23
BÁO CÁO Tổng hợp kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của ctri trước kỳ họp lần thứ 5 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 ______________ Theo Chương trình kỳ họp lần thứ 6 HĐND tỉnh, UBND tỉnh xin báo cáo kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp lần thứ 5 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 (Báo cáo số 297/BC-MTTQ-BTT ngày 20/6/2017 của Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang) như sau: I. KINH TẾ: 1. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: - Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, giá vật tư nông nghiệp tăng theo thời vụ, giá lúa và giá heo hơi đầu ra không ổn định (giá heo khoảng từ 23.000 đồng - 24.500 đồng/kg). Từ đó, thu nhập của người dân không ổn định, đời sống gặp khó khăn. Cử tri đề nghị HĐND, UBND tỉnh kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ và bộ, ngành Trung ương có giải pháp bình ổn giá vật tư nông nghiệp và giá cả thị trường như: Giá lúa, giá heo,… tạo điều kiện mở rộng mô hình liên kết doanh nghiệp hiệu quả, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đầu ra có lợi nhuận; có chính sách hỗ trợ hoặc cho vay ưu đãi tái sản xuất đối với các hộ chăn nuôi heo; tiếp tục quản lý chặt, kiểm soát và niêm yết giá vật tư nông nghiệp, kiểm tra và xử lý nghiêm khi phát hiện các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón giả, kém chất lượng (xã Lê Trì, An Tức, Cô Tô, huyện Tri Tôn; cử tri xã Phước Hưng, Phú Hữu, Khánh An, Quốc Thái, huyện An Phú; cử tri xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành và cử tri xã Phú Lâm, Phú Thạnh, huyện Phú Tân) . 1. Đối với việc bình ổn giá vật tư nông nghiệp và giá cả thị trường: Trong thời gian qua, để góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp đầu vào, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị và mô hình cánh đồng lớn nhằm giúp nông dân mua được vật tư đầu vào với giá gốc và bán sản phẩm cho doanh nghiệp tiêu thụ với gcao hơn thị trường. Đối với giá heo hơi, tính đến thời điểm hiện tại, thị trường heo hơi vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực, giá bán vẫn còn thấp. Do vậy, người chăn nuôi chủ yếu chỉ còn duy trì đàn giống thay cho việc phát triển đàn thịt như trước đây. Ngành Nông nghiệp đã triển khai thực hiện các hoạt động để duy trì và phát triển đàn heo, đảm bảo đầu ra ổn định, cụ thể: - Thực hiện chuỗi cung cấp ngành hàng: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 702/BC-UBND An Giang, ngày 28 tháng 11 năm 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM T …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/702168A919766CB8472581E70053340C/... · 2 + Trại heo Hoàng Vĩnh Gia tại

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO Tổng hợp kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri

trước kỳ họp lần thứ 5 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 ______________

Theo Chương trình kỳ họp lần thứ 6 HĐND tỉnh, UBND tỉnh xin báo cáo kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp lần thứ 5 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 (Báo cáo số 297/BC-MTTQ-BTT ngày 20/6/2017 của Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang) như sau:

I. KINH TẾ: 1. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: - Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gặp nhiều khó

khăn, giá vật tư nông nghiệp tăng theo thời vụ, giá lúa và giá heo hơi đầu ra không ổn định (giá heo khoảng từ 23.000 đồng - 24.500 đồng/kg). Từ đó, thu nhập của người dân không ổn định, đời sống gặp khó khăn. Cử tri đề nghị HĐND, UBND tỉnh kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ và bộ, ngành Trung ương có giải pháp bình ổn giá vật tư nông nghiệp và giá cả thị trường như: Giá lúa, giá heo,… tạo điều kiện mở rộng mô hình liên kết doanh nghiệp hiệu quả, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đầu ra có lợi nhuận; có chính sách hỗ trợ hoặc cho vay ưu đãi tái sản xuất đối với các hộ chăn nuôi heo; tiếp tục quản lý chặt, kiểm soát và niêm yết giá vật tư nông nghiệp, kiểm tra và xử lý nghiêm khi phát hiện các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón giả, kém chất lượng (xã Lê Trì, An Tức, Cô Tô, huyện Tri Tôn; cử tri xã Phước Hưng, Phú Hữu, Khánh An, Quốc Thái, huyện An Phú; cử tri xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành và cử tri xã Phú Lâm, Phú Thạnh, huyện Phú Tân).

1. Đối với việc bình ổn giá vật tư nông nghiệp và giá cả thị trường: Trong thời gian qua, để góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng nông sản và vật

tư nông nghiệp đầu vào, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị và mô hình cánh đồng lớn nhằm giúp nông dân mua được vật tư đầu vào với giá gốc và bán sản phẩm cho doanh nghiệp tiêu thụ với giá cao hơn thị trường.

Đối với giá heo hơi, tính đến thời điểm hiện tại, thị trường heo hơi vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực, giá bán vẫn còn thấp. Do vậy, người chăn nuôi chủ yếu chỉ còn duy trì đàn giống thay cho việc phát triển đàn thịt như trước đây. Ngành Nông nghiệp đã triển khai thực hiện các hoạt động để duy trì và phát triển đàn heo, đảm bảo đầu ra ổn định, cụ thể:

- Thực hiện chuỗi cung cấp ngành hàng:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 702/BC-UBND

An Giang, ngày 28 tháng 11 năm 2017

2

+ Trại heo Hoàng Vĩnh Gia tại huyện Tri Tôn nuôi gia công cho Công ty CP Việt Nam hàng năm cung cấp trên 6.000 con heo thịt.

+ Trại heo, gà của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao An Khang nuôi gia công cho Công ty CP Việt Nam.

- Tổ chức gắn kết tìm đầu ra sản phẩm: + Gắn kết với Công ty Phan Nam các điểm cung cấp thịt sạch tại các địa

bàn Phú Tân, Châu Thành, Châu Đốc, Long Xuyên,….. + Gắn kết giữa Trại heo Vĩnh Khánh - Trực thuộc Công ty cổ phần xuất nhập

khẩu Nông sản thực phẩm An Giang-AFIEX với Hải Quân An Giang trong tiêu thụ heo thịt.

+ Kết nối doanh nghiệp Thành Đạt tỉnh Trà Vinh tham gia đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và kho dự trữ thịt tại thành phố Châu Đốc với quy mô lớn, công nghệ hiện đại nhằm tiêu thụ và dự trữ sản lượng thịt an toàn cho chăn nuôi.

- Kết nối giữa các tiểu thương tại các chợ với các hộ chăn nuôi để thảo luận liên kết, tiêu thụ sản phẩm tại Chợ Mỹ Bình, Long Xuyên.

- Đồng thời, ngành nông nghiệp đang đẩy nhanh việc triển khai Kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2016 – 2017.

2. Về việc mở rộng mô hình liên kết doanh nghiệp hiệu quả, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đầu ra có lợi nhuận:

Thực hiện Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 05/4/2017 Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành thực hiện nhiều hoạt động động mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ, cả trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, cụ thể:

* Lĩnh vực trồng trọt: - Đối với cây chuối: Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Vĩnh Phát đầu

tư liên kết trồng chuối cây mô 370 ha, đã cho thu hoạch 110 ha, dự kiến sẽ xuống giống thêm 150 ha trong thời gian tới; Công ty cổ phần đầu tư Chuối Việt liên kết Công ty TNHH MTV SD trồng 54 ha, đã cho thu hoạch. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục tăng diện tích khi có doanh nghiệp tiêu thụ.

- Đối với cây lúa: Tính đến nay đã mời gọi Công ty CP nông sản Vinacam làm việc với các huyện Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Phú, An Phú về hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng vùng nguyên liệu như: Công ty TNHH Angimex-Kitoku, Doanh nghiệp tư nhân Trung Thạnh, Công ty Cổ phần Gentraco, Hợp tác xã nông sản xanh Cần Thơ, Công ty lương thực Sông Hậu, Công ty lương thực thực phẩm Tiền Giang, Công ty TNHH MTV chế biến thương lực Hiếu Nhân…

3

- Đối với cây xoài: Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm việc Công ty TNHH chế biến nông sản Thuận Phong và đã cơ bản đồng thuận hợp đồng liên kết cung ứng giống và tiêu thụ sản phẩm xoài cát chu giai đoạn 1 với diện tích 150 ha (huyện Chợ Mới 100 ha, thành phố Long Xuyên 50). Hiện công ty đã giao giống khoảng 5 ha tại xã Hội An huyện Chợ Mới. Sở Nông nghiệp và PTNT đang đàm phán với Công ty trồng loại cây ngắn ngày xen canh xoài cát chu tạo điều kiện tăng thu nhập cho nông dân.

* Lĩnh vực chăn nuôi: Tổ chức kết nối các công ty Cổ phần con giống Vina Cattle, Công ty TNHH

Súc Sản Liên Hiệp; Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Paloma World Việt Nam để đầu tư và liên kết tiêu thụ bò trên địa bàn tỉnh An giang; xúc tiến hỗ trợ Công ty TNHH Giống – Chăn nuôi Việt Thắng An Giang đầu tư chuồng trại quy mô đầu tư 130 tỷ với diện tích 12,6 ha, đang tiếp tục hỗ trợ công ty mở phân trại thứ 2 tại khu vức Ô Tà Sóc, xã Lương Phi 20 ha; hỗ trợ Công ty TNHH nông nghiệp Công nghệ cao An Khang nuôi gà, heo công nghệ cao và trồng cây ăn trái ở Tịnh Biên.

* Lĩnh vực thủy sản: Xúc tiến mời gọi công ty Cổ phần Việt Úc đầu tư vào khu phức hợp sản xuất

giống cá tra chất lượng cao tại xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, dự kiến giai đoạn trước mắt là 35 ha và sẽ mở rộng đến 100 ha. Sở Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng đề án giống cá tra 3 cấp để hình thành vệ tinh cung cấp giống cá tra chất lượng cao cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

* Lĩnh vực dược liệu: Hỗ trợ công ty Cổ phần sản xuất thương mại Hành Tinh Xanh hoàn thành các

thủ tục đầu tư xây dựng nhà máy chiết xuất trầm hương tại xã Lê Trì, Tri Tôn để tổ chức liên kết tiêu thụ với các hộ dân trong vùng.

3. Về việc tiếp tục quản lý chặt, kiểm soát và niêm yết giá vật tư nông nghiệp, kiểm tra và xử lý nghiêm khi phát hiện các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và phân bón giả, kém chất lượng:

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tổ chức thành lập đoàn thực hiện 17 cuộc điều tra thanh tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc thú y – thủy sản). Số đối tượng được thanh tra, kiểm tra là 548 cá nhân, tổ chức. Kết quả đã phát hiện 185 trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, thuốc thú y, thủy sản, thức ăn. Đã ban hành 185 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng số tiền nộp kho bạc là 1.295.000.000 đồng.

Đồng thời, Thực hiện Chương trình phối hợp số 02-CTPH/HNDT-MTTQ-SNN-SCT ngày 22/3/2016 giữa Hội Nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 -2020, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tổ chức triển khai các nội dung theo Kế hoạch phối hợp, đồng thời phối hợp tuyên truyền cho Hội nông dân tại địa phương cách nhận biết hàng thật,

4

hàng giả, nhằm nâng cao ý thức trong việc lựa chọn sản phẩm chất lượng để phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng;

Trong quá trình hoạt động, Đoàn kiểm tra luôn nhắc nhở các cửa hàng, đại lý thực hiện nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá đã niêm yết; đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật. Ngoài ra, Thanh tra Sở và các Chi cục đã công bố số điện thoại tiếp nhận, xử lý các thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi quản lý.

- Cử tri đề nghị HĐND, UBND tỉnh có biện pháp xây dựng mô hình HTX kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh, nhằm phát huy tính năng động, hiệu quả thu hút nhiều xã viên tham gia (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới); hiện nay Công ty Tấn Vương thu mua lúa vùng Global GAP với giá cao hơn thị trường 10%. Tuy nhiên, với mức giá như vậy thì nông dân không có lợi nhuận, do chi phí sản xuất cao, đề nghị UBND tỉnh có chủ trương mời gọi các doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua lúa vùng Global GAP với giá phù hợp có lợi nhuận cho nông dân, nhằm duy trì sản xuất lúa đạt chuẩn (huyện Châu Phú).

1. Về việc xây dựng mô hình HTX kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh, nhằm phát huy tính năng động, hiệu quả thu hút nhiều xã viên tham gia: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 473/KH-UBND ngày 16/8/2017 thực hiện Đề án Đổi mới phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp theo Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 09/5/2017 của UBND tỉnh An Giang, trong đó có hoạt động hỗ trợ cho các HTX, cụ thể: (1) Thành lập các HTX kiểu mới có sự tham gia của doanh nghiệp để được hỗ trợ về mặt tài chính, quản lý và kỹ thuật cho các HTX nhằm hỗ trợ thành viên tiêu thụ sản phẩm; (2) Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các HTX, THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp về quản lý điều hành trên cơ sở nhu cầu của các HTX, THT; (3) Đưa cán bộ quản lý các HTX đào tạo cơ bản trình độ từ trung cấp đến đại học tại các cơ sở đào tạo, trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh; (4) Đưa cán bộ trẻ có trình độ từ cao đẳng trở lên về làm việc có thời hạn tại các HTX để hỗ trợ quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh; (5) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho các HTX theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; (6) Xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới làm điểm cụ thể trong các lĩnh vực nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, ứng dụng công nghệ cao; (7) Tham gia hội chợ triễn lãm và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa. Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã hỗ trợ phát triển thêm một Hợp tác xã kiểu mới là HTX nông sản an toàn Kiến An - Chợ Mới (từ tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Kiến An), liên kết với siêu thị Metro và Công ty CP Rau quả Thực phẩm An Giang (Cty Antesco) cung ứng rau an toàn (cho Metro) và bắp non (cho Cty Antesco) của thành viên đến các đơn vị này. Hiện nay HTX này hoạt động có hiệu

5

quả và khá ổn định, mang lại thu nhập cho thành viên HTX (trung bình giá bắp non mà HTX bán cho Công ty Antesco là 16.000 đồng/kg, cao hơn bên ngoài từ 1.500 - 2.000 đồng/kg). Tỉnh đang có kế hoạch phát triển thêm HTX Xoài Chợ Mới và HTX rau từ các THT nhằm giúp nông dân đảm bảo đầu ra cho nông sản, góp phần tăng thu nhập cho thành viên HTX.

2. Về việc mời gọi các doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua lúa vùng Global GAP:

Thời gian qua, ngành nông nghiệp luôn quan tâm kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu liên kết và tiêu thụ lúa sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Tuy nhiên, việc tiêu thụ dòng sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào chiến lược của từng doanh nghiệp nên số lượng công ty tham gia liên kết và tiêu thụ còn hạn chế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, ngoài Công ty TNHH Lương Thực Tấn Vương có ký hợp đồng liên kết và tiêu thụ lúa sản xuất tiêu chuẩn GlobalGAP tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn (35 ha, trồng 3 vụ/năm) và xã Bình Chánh huyện Châu Phú (70 ha, trồng 1 vụ/năm), thì chưa có công ty doanh nghiệp nào có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lúa này.

Ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục quan tâm phối hợp cùng các sở, ngành liên quan chủ động kết nối, mời gọi các doanh nghiệp quan tâm đến lúa sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tham gia liên kết tiêu thụ nhằm góp phần phát triển mô hình này được bền vững, đảm bảo giá thu mua và lợi nhuận cho nông dân một cách phù hợp.

2. Lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng: - Cử tri đề nghị tỉnh sớm sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường đã hư

hỏng, xuống cấp một số tuyến như: Tỉnh lộ 948 (đoạn đường từ Nhà Bàng đến cầu Bưng Tiền xã Văn Giáo) và xây dựng hệ thống thoát nước, trong đó có đoạn mũi tàu (trụ điện 4TB/130) đến ngã ba khu Xuân Tô 1, vào mùa mưa các tuyến đường này đều bị ngập lụt làm ảnh hưởng đến nhà dân và mặt đường gây khó khăn cho việc sinh hoạt của người dân nơi đây (xã Văn Giáo, TT Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên); sửa chữa tỉnh lộ 958 đoạn khu vực cống Ranh có nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng, nhằm hạn chế tai nạn giao thông (xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn); Tỉnh lộ 943 và tuyến đường Trần Phú thuộc tỉnh lộ 943, phần vỉa hè bị xuống cấp sụt lún và khắc phục dốc cầu kênh F bị hư dễ xảy ra tai nạn giao thông (TT Núi Sập, TT Phú Hòa, huyện Thoại Sơn); sớm thực hiện đường tránh dẫn lên cầu Cồn Tiên, nhằm giảm bớt lưu lượng xe lưu thông trong nội ô thành phố (phường Vĩnh Ngươn, phường Châu Phú A, TP Châu Đốc).

- Tỉnh lộ 948 (đoạn đường từ Nhà Bàng đến cầu Bưng Tiền xã Văn Giáo): Dự án nâng cấp đường tỉnh 948 đã được UBND tỉnh giao UBND huyện Tịnh Biên làm chủ đầu tư, hiện nay dự án đã được phê duyệt, UBND huyện Tịnh Biên thực hiện dự án giai đoạn 1 (nâng cấp cải tạo đoạn từ cầu Bưng Tiền – cầu Tà Đét). Về công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên để đảm bảo giao thông các vị trí hư hỏng trên tuyến, Sở Giao thông vận tải đang thực hiện duy tu sửa chữa và khơi thông cống rãnh thoát nước.

6

- Sửa chữa tỉnh lộ 958 đoạn khu vực cống Ranh có nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng, nhằm hạn chế tai nạn giao thông: Trong Quý II năm 2017 đã xây dựng hoàn thành hệ thống thoát nước Km0+264 – Km0+420, sửa chữa mặt đường Km0 – Km1+200. Trong kế hoạch năm 2018, đã đề xuất UBND tỉnh tiếp tục triển khai đầu tư duy tu, sửa chữa trên tuyến trong quý I. Hiện nay, đã tiến hành dặm vá để đảm bảo giao thông trên toàn tuyến.

- Tỉnh lộ 943 và tuyến đường Trần Phú thuộc tỉnh lộ 943, phần vỉa hè bị xuống cấp sụt lún và khắc phục dốc cầu kênh F bị hư dễ xảy ra tai nạn giao thông: Đã thực hiện duy tu các vị trí hư hỏng trên tuyến và khắc phục hư hỏng dốc cầu Kênh F.

- Đường tránh dẫn lên cầu cồn tiên: UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải đã báo cáo xin ý kiến Bộ GTVT bổ sung đấu nối từ QL 91 vào QL 91C đường vào cầu Cồn Tiên (tuyến mới) thay thế cho các tuyến, đường hiện nay đi nội ô của thành phố Châu Đốc.

- Cử tri đề nghị UBND tỉnh kiến nghị đến Bộ, Ngành Trung ương sớm đẩy nhanh tiến độ thi công Quốc lộ 91 phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, vì thời gian thi công gần 4 năm nay chưa hoàn thành; khắc phục tuyến đường Đông kênh 12 sạt lở nghiêm trọng; sửa chữa tỉnh lộ 945 đã xuống cấp và xây dựng tuyến đường về trung tâm xã Vĩnh Thạnh Trung; đề nghị sớm đưa vào xây dựng cầu vượt nối liền 2 xã Bình Chánh (huyện Châu Phú) và xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành) theo tỉnh lộ 947 nối qua tỉnh lộ 941 thuận lợi cho việc giao thông liên xã và huyện (xã Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú).

- Đẩy nhanh thi công Quốc lộ 91: Dự án đầu tư xây dựng kiên cố hóa sạt lở Quốc lộ 91 đoạn qua địa phận tỉnh An Giang do Ban Quản lý dự án 7 của Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 1779/QĐ-TCĐBVN ngày 31/10/2012 với tổng mức đầu tư là 406 tỷ đồng, bao gồm: * Gói thầu xây lắp XL.1 – Xây dựng 4 đoạn kè với tổng chiều dài 1.835m: Đã hoàn thành. * Gói thầu xây lắp XL.2 – Xây dựng tuyến đường cầu Bình Mỹ đến cầu Cây Dương mới: Đã bàn giao 4,6/5,0km, đoạn 0,4km còn lại chưa thực hiện do vướng giải phóng mặt bằng (phạm vi nút giao cuối tuyến cầu Cây Dương mới và di dời đường dây cao thế 110KV, trạm cấp nước). Đến nay, đã giải phóng xong mặt bằng, làm xong nền đường, dự kiến đến cuối năm nay sẽ thảm nhựa, hoàn thành công trình.

- Khắc phục tuyến đường Đông kênh 12 sạt lở nghiêm trọng: Hiện nay, công trình đang sử dụng bình thường.

- Sửa chữa Tỉnh lộ 945: Hiện nay, Ban QLDA Đầu tư và xây dựng công trình Giao thông đang làm công tác chuẩn bị đầu tư cải tạo tuyến đường này từ QL 91 đến đường hành lang ven biển thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang với chiều dài trên 40Km (31 cầu), dự toán: 1.125 tỷ đồng. Dự kiến sẽ triển khai năm 2018.

7

Hiện nay Sở lên kế hoạch duy tu sửa chữa những đoạn đường đang xuống cấp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến.

- Xây dựng tuyến đường về trung tâm xã Vĩnh Thạnh Trung: Tuyến đường này do Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú quản lý, đã thực xong vào năm 2011, hiện đang sử dụng bình thường.

- Xây dựng cầu vượt nối liền 2 xã Bình Chánh (huyện Châu Phú) và xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành): Xây dựng cầu Ranh giữa huyện Châu Phú và Châu Thành (cầu 15) Sở đã nâng cấp, sửa chữa xong năm 2015. Để nối với ĐT 947 và ĐT 941 đã lập hồ sơ thiết kế cầu Mai Công Chánh bắc qua kênh Mặc Cần Dưng, nguồn kinh phí đầu tư khoảng 9 tỷ đồng sẽ triển khai xây dựng trong quí I năm 2018.

- Kênh Vĩnh Tế được khai thác vào tháng 12 năm 1819 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1824, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương giữa các địa phương với các nước lân cận từ trước đến nay. Hiện nay lòng kênh bị bồi lắng, nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là vào mùa mưa nguồn nước bị nhiễm phèn. Đề nghị các cơ quan chức năng có chủ trương nạo vét khai thông nhằm bảo vệ nguồn nước, thuận tiện cho việc sản xuất và lưu thông đường thủy (xã Vĩnh Gia, Tà Đảnh, huyện Tri Tôn).

Dự án Cải tạo kênh Vĩnh Tế do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư. Đã phê duyệt dự án và triển khai trong năm 2018, thời gian hoàn thành năm 2020.

- Cử tri đề nghị UBND tỉnh khi xây dựng đề án đưa vào xây dựng Khu liên hợp tổng thể cửa khẩu Vĩnh Hội Đông (xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú).

Căn cứ Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu vực cửa khẩu Vĩnh Hội Đông được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 10/07/2011, với quy mô khoảng 120 ha (trong đó có 14 ha mặt nước) với các khu chức năng như: Các công trình quản lý chuyên ngành; Công trình Thương mại dịch vụ; Khu sản xuất - kho hàng bến bãi; Khu nhà ở - tái định cư; Công viên cây xanh,…..

Thực hiện Quyết định số 2270/QĐ-UBND, ngày 27/7/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án phân bổ chi tiết Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020; Ban Quản lý Khu kinh tế phối hợp với UBND huyện An Phú đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình: Nâng cấp láng nhựa đường đến cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, quy mô 3,5 km và Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, quy mô 0,73 ha, bao gồm Nhà làm việc chính, Nhà nghỉ nhân viên, hạ tầng kỹ thuật, các công trình phụ trợ, Cổng hàng rào,......

Đối với các công trình Thương mại dịch vụ; Khu sản xuất – kho hàng bến bãi,… thực hiện mời gọi đầu tư; Ban Quản lý Khu kinh tế đã tích cực phối hợp với các Sở, ngành và huyện An Phú tăng cường công tác xúc tiến mời gọi đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư đến đăng ký đầu tư.

Trong thời gian tới, Ban Quản lý Khu kinh tế tiếp tục tăng cường cập nhật các chính sách về thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư,..... lên website; chủ động truyền thông, quảng bá về các khu công nghiệp, khu Kinh tế cửa khẩu thông qua

8

việc in ấn brochures bằng tiếng Việt, tiếng Anh, phát hành đĩa DVD và phối hợp với các Sở ngành, địa phương có liên quan đăng thông tin các dự án mời gọi đầu tư vào khu công nghiệp, khu Kinh tế cửa khẩu trong đó có cửa khẩu Vĩnh Hội Đông trên các phương tiện thông tin đại chúng và giới thiệu trong các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

- Nâng cấp, mở rộng cầu Phú Vĩnh thuộc xã Vĩnh Thành và tuyến đường giao thông liên xã từ cầu Thành Vĩnh đến giáp xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên thuận tiện cho việc đi lại (xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành); đoạn đường từ Bến đò Cây Gòn đến Văn phòng ấp Thạnh Hưng có nguy cơ bị sạt lở, đề nghị có biện pháp gia cố đảm bảo an toàn tài sản và tín mạng của khoảng 40 hộ dân đang sinh sống trên đây (xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành).

- Nâng cấp, mở rộng cầu Phú Vĩnh: cầu Phú Vĩnh do UBND huyện Thoại Sơn quản lý, yêu cầu sở Giao thông vận tải phối hợp huyện có kế hoạch triển khai nâng cấp, mở rộng.

Hiện Sở Giao thông vận tải đã thẩm định xong tuyến đường Mỹ Khánh của TP Long Xuyên, còn đoạn tiếp giáp về phía huyện Châu Thành thì địa phương chưa có kế hoạch thực hiện, tuyến đường này còn sử dụng tốt.

- Đoạn đường từ Bến đò Cây Gòn đến Văn phòng ấp Thạnh Hưng (xã Bình Thạnh) có nguy cơ bị sạt lở đề nghị có biện pháp gia cố đảm bảo an toàn tài sản và tín mạng của khoảng 40 hộ dân đang sinh sống trên đây: UBND tỉnh báo cáo Bộ Giao thông vận tải để có hướng xử lý phụ hợp do đoạn này nằm cặp sông Hậu do Trung ương quản lý. Trước mắt Sở đặt biển báo cảnh báo sạt lở bờ để người dân và các phương tiện thủy cảnh giác khi qua khu vực này.

- Đề nghị UBND tỉnh, sớm thực hiện các bước lộ trình xây dựng cụm tuyến dân cư trên địa bàn tỉnh cho các xã Khánh An, Nhơn Hội, Phú Hữu, Mỹ Hội Đông,.. tạo điều kiện di dời các hộ bị ảnh hưởng sạt và các hộ sống trên ghe, bè có nơi ở ổn định (xã Khánh An, Nhơn Hội, Phú Hữu, huyện An Phú và cử tri Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới).

Trong thời gian qua, việc sạt lở dọc trên các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao đã gây ra nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản và các công trình hạ tầng,… Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ đầu tư xây dựng 23 cụm, tuyến dân cư với tổng kinh phí 885,48 tỷ đồng để di dời khẩn cấp cho 5.380 hộ dân đang sống trên các khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở có chỗ ở ổn định. Trong đó: (1) huyện An Phú dự kiến đầu tư xây dựng 07 cụm, tuyến dân cư với quy mô 23,56ha và bố trí 970 nền (tại các xã Khánh An, Quốc Thái, Phú Hữu, Nhơn Hội,…); (2) huyện Chợ Mới dự kiến đầu tư xây dựng 05 cụm, tuyến dân cư với quy mô 20,64ha và bố trí 850 nền (tại thị trấn Chợ Mới và thị trấn Mỹ Luông; các xã Kiến An, Mỹ Hội Đông và Kiến Thành). Tuy nhiên, đến nay Trung ương chưa có chủ trương để triển khai thực hiện.

Xác định đây là vấn đề cấp bách cần phải sớm giải quyết nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống, đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mặt khác, do điều kiện nguồn kinh phí của tỉnh còn khó khăn không thể cân đối để thực hiện hết các cụm, tuyến dân cư nêu trên. Trước mắt triển khai thực

9

hiện ngay 08 cụm, tuyến dân cư sạt lở rất nghiêm trọng để di dời các hộ dân ngay nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, cụ thể như: (1) Cụm dân cư ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (Cụm dân cư này do Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới làm chủ đầu tư đã thực hiện xong phần san lấp mặt bằng và đang xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật); (2) Tuyến dân cư Trung tâm xã Khánh An, huyện An Phú; (3) Khu dân cư ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú; (4) Tuyến dân cư di dời khẩn cấp vùng sạt lở sông Hậu, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu; (5) Cụm dân cư ấp Tân Hậu A1 và ấp Tân Hậu A2, thị xã Tân Châu; (6) Tuyến dân cư Long An, xã Long An, thị xã Tân Châu; (7) Tuyến dân cư Phú Thọ - Phú An, xã Phú Thọ, huyện Phú Tân; (8) Khu dân cư Bình Đức mở rộng, thành phố Long Xuyên; còn các cụm, tuyến dân cư còn lại sẽ tiếp tục thực hiện theo Chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ và theo hình thức kêu gọi đầu tư.

- Hiện nay, đoạn đường tỉnh lộ 944 từ ngã ba kênh Cựu hội về phà An Hòa và đường giao thông liên xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân công trình thi công rất chậm làm ảnh hưởng đến việc lưu thông và sinh hoạt của người dân (xã Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Kiến An, An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới); Đề nghị các ngành chức năng của tỉnh quan tâm việc thi công công trình xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Long Xuyên cần có giải pháp thích hợp tránh ùn tắc giao thông trên quốc lộ 91, đặc biệt khu vực vòng xuyến dưới cầu Hoàng Diệu (bên phường Mỹ Long và đường Hùng Vương), vì đây là nơi giao nhau của người tham gia giao thông từ nhiều hướng (TP Long Xuyên).

- Tuyến Đường tỉnh 944 đang thi công có tổng chiều dài 11km, được chia làm 03 gói thầu xây lắp, thời gian thực hiện 12 tháng, tiến độ thi công đáp ứng kế hoạch đề ra, dự kiến cuối năm 2017 hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

- Tuyến đường giao thông liên xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân do UBND huyện Chợ Mới quản lý và làm chủ đầu tư, đoạn từ Tấn Mỹ đến Mỹ Hiệp đã thi công được 50%, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2017, đoạn Mỹ Hiệp đến Bình Phước Xuân đã hoàn thành. (KHTC)

- Dự án Xử lý nước thải thành phố Long xuyên: Sở GTVT đã nhắc nhở chủ đầu tư, các đơn vị thi công có giải pháp thi công hợp lý chống ùn tắc giao thông, nhất là tại Ngã tư đèn 4 ngọn và đề nghị TP Long Xuyên đẩy nhanh dự án đường Lý Thái Tổ nối dài – đường Ung Văn Khiêm nhằm giảm áp lực giao thông tại vòng xuyến đèn 4 ngọn.

- Cử tri ấp Chánh Hưng, xã Bình Long, đề nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh Quyết định số 68/QĐ-UBND tỉnh An Giang về việc quy định lộ giới xây dựng trên địa bàn tỉnh, trong đó có tuyến đường Nam Phù Dật - Bắc Cây Dương, quy định phạm vi lộ giới được tính từ tim đường trở vào là 14,5 m, theo quy định này thì hiện nay người dân đang gặp khó khăn trong việc sửa chữa, cất mới nhà ở; xem xét điều chỉnh quy định phạm vi hành lang an toàn đường bộ tuyến đường tỉnh lộ 941, giảm bề rộng mặt đường từ 22,5m xuống còn 20m (đoạn đường từ ấp Tô Thủy, xã Núi Tô) nhằm tạo điều kiện thông thoáng phần diện tích đất trước nhà cho người dân sử dụng theo nhu cầu hiện tại (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn).

10

Ghi nhận kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giao thông vận tải xem xét cụ thể và có hướng đề xuất xin ý kiến UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp về lâu dài.

II. VĂN HÓA – XÃ HỘI: 1. Lĩnh vực Y tế: - Cử tri đề nghị HĐND, UBND tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ,

bộ, ngành Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm y tế các xã, phường, thị trấn nhằm thuận tiện cho người dân đến khám, điều trị bệnh và tiêm ngừa cho trẻ (TT Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên).

Hiện nay, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của phòng khám đa khoa khu vực được thực hiện theo Thông tư số 15-BYT/TT ngày 17/5/1977 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức phòng khám đa khoa khu vực theo Nghị quyết số 15- CP ngày 14-1-1975 của Hội đồng Chính phủ vềcải tiến tổ chức y tế địa phương. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn được thực hiện theo thông tư 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế, hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

Đối với các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đã triển thực hiện theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT chưa gặp những vấn đề khó khăn vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đối với Phòng khám đa khoa khu vực:do Thông tư số 15-BYT/TT ngày 17/5/1977 của Bộ Y tế quy định phòng khám đa khoa khu vực chỉ có chức năng “khám và chữa bệnh ngoại trú” nên Cơ quan BHXH từ chối thanh quyết toán chi phí điều trị đối với các trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú tại phòng khám đa khoa khu vực.

Sở Y tế đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế và đề nghị sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của phòng khám đa khoa khu vực cho phù hợp với tình hình thực tiển hiện nay. Trong năm 2017, Bộ Y tế đã có Công văn số 5251/BYT-KCB ngày 18/9/2017 giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với Vụ Bảo hiểm y tế và các Ban liên quan thuộc BHXH Việt Nam để thống kê cụ thể số PKĐKKV, nhân lực làm việc, số giường nội trú được UBND tỉnh hoặc Sở Y tế giao, số giường thực kê, chi phí khám chữa bệnh BHYT đã thực hiện để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế và Lãnh đạo BHXH Việt Nam thống nhất hướng giải quyết.

- Cử tri phản ánh, phòng khám bệnh tư nhân của bác sĩ Hà Văn Tâm (thị xã Tân Châu) trưng dụng người thân (chưa đủ bằng cấp) để thực hiện việc khám bệnh cho bệnh nhân tại phòng khám tư nhân của mình (xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân); Phòng khám của bác sĩ Lâm Võ Hùng để cho người thân không có chuyên môn bán thuốc tại phòng khám (phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên). Đề nghị các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, tránh trường hợp không lành nghề mà khám và cấp thuốc cho bệnh nhân dễ xảy ra rủi ro.

Đối với Phòng khám đa khoa Bác sĩ Hà Văn Tâm: đã được Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động. Theo hồ sơ thẩm định, nhân sự đăng ký hành nghề có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí chuyên môn theo quy định. Sở Y tế tiếp thu ý kiến cử tri phản ánh việc Bác sĩ Hà Văn Tâm trưng dụng người thân chưa đủ bằng cấp

11

để thực hiện việc khám bệnh cho bệnh nhân tại phòng khám, Sở Y tế đã kiểm tra và cấp bổ sung chứng chỉ hành nghề cho nhân viên của phòng khám. - Đối với Phòng khám Bác sĩ Lâm Võ Hùng: Thanh tra Sở Y tế đã có văn bản gửi Phòng Y tế Tp. Long Xuyên đề nghị Phòng Y tế Tp. Long Xuyên phối hợp Trạm Y tế phường Mỹ Long kiểm tra cơ sở khám, chữa bệnh của Bác sĩ Lâm Võ Hùng theo quy định. Trong thời gian vừa qua, theo báo cáo của Phòng y tế Thành phố Long Xuyên, đơn vị đã tiến hành kiểm tra và qua xác định với bệnh nhân đang khám bệnh, Bác sĩ Lâm Võ Hùng chỉ thực hiện khám bệnh kê toa thuốc cho người bệnh. Phòng Y tế cũng tiếp tục giám sát hoạt động của Phòng khám bệnh của Bác sĩ Lâm Võ Hùng, nếu có vi phạm sẽ xử lý theo quy định.

- Cử tri đề nghị UBND tỉnh, Sở Y tế tỉnh kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh Nghị định 109/2006/NĐ/CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công văn 1055/BYT-KCB ngày 8/3/2017 của Bộ Y tế về việc cấp hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh theo quy định của Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Vì hiện nay, các Phòng khám đa khoa khu vực (trong đó có Phòng khám đa khoa khu vực Óc Eo) Bác sĩ không được khám lâm sàng, phải chuyển viện gây khó khăn và quá tải bệnh viện tuyến huyện, tỉnh (TT Óc Eo, huyện Thoại Sơn).

Hiện nay, tại các phòng khám ĐKKV trong tỉnh, các bác sĩ công tác tại đây vẫn được khám bệnh, xử lý cấp cứu, điều trị ngoại trú người bệnh có thẻ BHYT và được cơ quan BHXH thanh toán chi phí theo quy định.

- Người dân hiện nay đang gặp khó khăn trong vấn đề điều trị nội trú tại các Phòng khám khu vực không được thanh toán tiền Bảo hiểm y tế (do Công văn số 76/BHXH-CSYT ngày 09/01/2017 của Ban thực hiện chính sách BHYT Trung ương về việc thanh toán tiền giường bệnh điều trị nội trú tại phòng khám khu vực theo qui định tại Thông tư số 15-BYT/TT, ngày 17/5/1977 của Bộ Y tế, hiện nay không còn phù hợp). Để khuyến khích người dân tham gia BHYT trong thời gian tới, cử tri đề nghị UBND tỉnh, Sở Y tế tỉnh kiến nghị Bộ Y tế điều chỉnh Thông tư số 15-BYT/TT, ngày 17/5/1977 của Bộ Y theo hướng những người tham gia BHYT khi điều trị nội trú tại Phòng khám khu vực đa khoa được thanh toán BHYT (cử tri TT Óc Eo, huyện Thoại Sơn và cử tri xã Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái, TT Long Bình, huyện An Phú).

Ngoài Thông tư số 15-BYT/TT đã không còn phù hợp, Bộ Y tế có Quyết định số 1327/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 ban hành tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành, theo đó không quy định việc điều trị nội trú tại PKĐKKV. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là người có thẻ BHYT và góp phần giảm quá tải cho bệnh viện huyện, Sở Y tế đã có văn bản số 870/BC-SYT ngày 18/04/2017 đề nghị Bộ Y tế cho PKĐKKV được điều trị nội trú. Hiện nay, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng có văn bản yêu cầu các Sở Y tế báo cáo tình hình KCB tại PKĐKKV theo nội dung Thông báo số 561/TB-BYT, Bộ Y tế sẽ phối hợp Lãnh đạo BHXH Việt Nam để thống nhất hướng giải quyết.

- Cử tri tiếp tục đề nghị lãnh đạo Sở Y tế tỉnh, Ban Giám đốc bệnh viện đa

12

khoa khu vực tỉnh (thành phố Châu Đốc) và Bệnh viện Tim mạch tỉnh quan tâm đến văn hóa giao tiếp, ứng xử và thái độ phục vụ của một số y, bác sĩ tại buồng khám có những lời lẽ không lịch sự với bệnh nhân, thờ ờ, quát nạt bệnh nhân,.. (xã Mỹ Đức, Bình Mỹ, huyện Châu Phú và cử tri xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành).

Về nội dung này, Sở Y tế đã chỉ đạo các Bệnh viện tăng cường chấn chỉnh thực hiện tốt các điều kiện phục vụ người bệnh tại khoa khám bệnh: bố trí chỗ ngồi chờ, quạt, nước uống, thông tin hướng dẫn quy trình khám, chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, giao tiếp với người bệnh, tổ chức phòng hỗ trợ xã hội tại khoa khám bệnh để tư vấn, hỗ trợ cho người bệnh và thân nhân người bệnh. Các bệnh viện đều có hộp thư góp ý, công bố đường dây nóng của lãnh đạo bệnh viện, Sở Y tế, Bộ Y tế để tiếp nhận và xử lý kịp thời những ý kiến đóng góp của người bệnh và thân nhân người bệnh. Ngoài ra,hàng tuầnbệnh viện còn tổ chức họp Hội đồng người bệnh để lắng nghe ý kiến phản ánh của người bệnh và thân nhân người bệnh, từ đó kịp thời chấn chỉnh thái độ giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế.

Trong thời gian vừa qua, Ban lãnh đạo của 02 bệnh viện này đã có phương án tăng cường thêm phòng khám bệnh vào giờ cao điểm để giảm bớt thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Bên cạnh đó Ban lãnh đạo bệnh viện đã thường xuyên nhắc nhở nhân viên về văn hóa ứng xử bệnh viện, lấy người bệnh làm trung tâm, hướng tới sự hài lòng người bệnh. Đề nghị người bệnh, thân nhân người bệnh kịp thời phản ảnh cho lãnh đạo bệnh viện qua đường dây nóng các vấn đề chưa hài lòng, các vụ việc cụ thể, giúp bệnh viện kịp thời xử lý, chấn chỉnh.

- Cử tri tiếp tục phản ánh việc khám chữa bệnh và chuyển viện thủ tục còn nhiều khó khăn phiền hà cho người bệnh có thẻ BHYT; đề nghị Ban Giám đốc bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh (TP Châu Đốc) quan tâm, tạo điều kiện cho bệnh nhân khi có nhu cầu chuyển viện và xin giấy chuyển tái khám bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh (xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú và cử tri Vĩnh Thành, huyện Châu Thành); đề nghị nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh BHYT, bố trí đội ngũ y, bác sĩ giỏi, đầu tư dụng cụ trang thiết bị y tế về tuyến huyện, xã và bổ sung danh mục thuốc điều trị được BHYT thanh toán, vì các toa thuốc thường không nằm trong danh mục thuốc BHYT (ấp Long Hòa, Tân Châu; cử tri xã Châu Lăng, huyện Tịnh Biên và cử tri xã Phú Lâm, huyện Phú Tân); thiết kế mẫu mã của thẻ BHYT dành cho những người đã tham gia từ 05 năm trở lên khác so với thẻ BHYT dưới 05 năm để dễ phân biệt (Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú).

- Về thủ tục khám chữa bệnh, chuyển viện tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh:Tiếp thu ý kiến của cử tri, bệnh viện đã có phương án tăng cường thêm phòng khám bệnh vào giờ cao điểm để giảm bớt thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh đã phát triển thêm nhiều danh mục kỹ thuật khám chữa bệnhtheo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế qui định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, nhiều kỹ thuật có thể thực hiện tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh, không cần thiếtchuyển tuyến trên. Tuy nhiên, do chưa giải thích rõ cho

13

bệnh nhân nên người bệnh đến xin giấy chuyển viện cảm thấy bức xúc khi yêu cầu không được đáp ứng. Sở Y tế đã chỉ đạo đơn vị công khai rõ ràng những bệnh lý nằm trong danh mục kỹ thuật để người bệnh hiểu rõ và yên tâm điều trị.

- Về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến y tế cơ sở (huyện, xã), Sở Y tế luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở (huyện và xã) đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và tranh thủ nguồn vốn của các dự án viện trợ, ngành Y tế đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho các Bệnh viện đa khoa huyện, các trạm Y tế xã phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, điều kiện năng lực chuyên môn của cán bộ y tế.

- Về danh mục thuốc điều trị, thực hiện theo danh mục thuốc của Bộ Y tế ban hành (danh mục thuốc tân dược theo Thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17/01/2014 của Bộ Y tế, danh mục thuốc gồm 27 nhóm, 845 hoạt chất, 1.064 loại thuốc; danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu theo Thông tư 12/2010/TT-BYT). Đối với thuốc tân dược, danh mục thuốc sử dụng của các bệnh viện theo phân hạng bệnh viện chứ không theo tuyến y tế (tỉnh hay huyện).

- Các bệnh viện đa khoa huyện căn cứ theo danh mục thuốc của Bộ Y tế, trình độ chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện (hạng bệnh viện, danh mục chuyên môn kỹ thuật được phê duyệt) mà xây dựng danh mục thuốc điều trị cho phù hợp.

- Danh mục thuốc điều trị của trạm y tế xã do trung tâm y tế huyện và bệnh viện đa khoa huyện phối hợp, căn cứ theo danh mục thuốc điều trị của Bộ Y tế ban hành, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng trạm y tế xã (có bác sĩ hay không, danh mục kỹ thuật được phê duyệt, trang thiết bị…) mà xây dựng danh mục thuốc điều trị cho phù hợp và trình Sở Y tế thẩm định phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

- Về đề nghị thiết kế mẫu mã của thẻ BHYT dành cho những người đã tham gia từ 05 năm trở lên:Tiếp thu ý kiến của cử tri, Sở Y tế đã có ý kiến với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong buổi họp giữa hai ngành.

- Hiện nay, Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020, gây khó khăn đối với xã Lê Trì (huyện Tri Tôn), xã Phú Hữu (huyện An Phú). Cử tri đề nghị HĐND, UBND tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ để xã Lê Trì, xã Phú Hữu tiếp tục được hưởng các chế độ chính sách đặc thù giống như Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, vì hiện nay 02 xã này tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao và là xã vùng biên giới (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn và cử tri xã Phú Hữu, huyện An Phú).

Ghi nhận kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh có kiến nghị với Chính phủ về nội dung kiến nghị trên.

2. Lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo: Cử tri kiến nghị UBND tỉnh, đề nghị Chính phủ sớm thực hiện chính

sách hỗ trợ chi phí học tập cho các em học sinh theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở thuộc hệ

14

thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2010-2021, vì đã 02 năm học vừa qua các em chưa được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP (xã Phú Thành, huyện Phú Tân và cử tri xã Phú Hữu, Vĩnh Hậu, huyện An Phú)

Về nội dung này, Sở GDĐT đã hướng dẫn cho các phòng GDĐT, các trường tổng hợp nhu cầu kinh phí chi trả cho đối tượng thụ hưởng theo Nghị định 86 gửi đến cơ quan tài chính địa phương, nhưng theo thông tin của Sở Tài chính thì hiện nay Bộ Tài chính chưa cấp tiền này cho tỉnh An Giang.

- Đề nghị UBND tỉnh xem xét và điều chỉnh Quyết định số 2074/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của UBND tỉnh An Giang về công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm trên địa bàn tỉnh, vì quyết định này không hợp lý với lý do: Qui định các trường được tự mua sắm thiết bị dạy và học, kinh phí các trường tự chi trả nhưng phải đăng ký về Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất rồi phân bổ về các trường, vì thời gian đợi Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ việc thực hiện mua sắm tập trung thì sẽ gây khó khăn cho quá trình dạy và học của các trường trên địa bàn tỉnh (Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới).

Sau quá trình tổ chức mua sắm thiết bị dạy học năm 2017, Sở GDĐT đã tiến hành rà soát tổng hợp những khó khăn vướng mắc và đang phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh để điều chỉnh Quyết định số 2074/QĐ-UBND, bổ sung danh mục mua sắm tập trung trong thời gian tới cho phù hợp.

3. Lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội: - Trước đây, trên địa bàn xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn có một tổ phụ nữ

người dân tộc Khmer làm nghề dệt thổ cẩm, trong thời gian qua do thiếu nguồn vốn đầu tư và chưa có thương hiệu, không có đầu ra dẫn đến không tồn tại. Hiện nay, người dân có nhu cầu vay vốn để khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm và phát triển thương hiệu. Cử tri đề nghị UBND tỉnh, có chính sách ưu đãi cho vay vốn để khôi phục nghề dệt thổ cẩm và thành lập làng nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer có thương hiệu để phát triển trên thị trường, nhằm tạo việc làm tại chỗ và thu nhập cho bà con người dân tộc Khmer (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn).

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đang tiến hành xây dựng Đề án “Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh An Giang giai đoạn 2017 -2020 trong đó có lồng ghép nội dung bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống.

Về việc khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm ở xã Ô Lâm: Qua trao đổi và tìm hiểu với địa phương thì hiện tại nghề dệt ở xã Ô Lâm chưa phải là làng nghề và chưa được UBND tỉnh công nhận. Đồng thời, trên địa bàn xã không còn sản xuất nữa, các hộ biết dệt đều đã lớn tuổi và không có người kế thừa nghề dệt. Nếu muốn được công nhận làng nghề thì phải đạt các tiêu chí quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về Ban hành Quy định Tiêu chí xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang và Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND. Do đó, trường hợp muốn khôi phục

15

nghề dệt thổ cẩm và thành lập làng nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn xã Ô Lâm, trước mắt đề nghị huyện Tri Tôn thực hiện rà soát nhu cầu, đối tượng, có kế hoạch hỗ trợ dạy nghề để từng bước khôi phục lại nghề dệt trên địa bàn.

- Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm nâng cấp Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú An Giang trở thành điểm Trường được liên kết các Trung tâm và các trường Đại học, mở các lớp đào tạo hệ Đại học tại chức và Đại học liên thông như trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật An Giang (trụ sở huyện Châu Phú) nhằm thu hút nhiều học sinh, sinh viên đến học tại đây (thị trấn Ba Chúc, Lê Trì, huyện Tri Tôn).

Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú An Giang tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp, trong các năm qua trường không tổ chức liên kết đào tạo hệ Đại học tại chức và Đại học liên thông. Bên cạnh đó, việc liên kết đào tạo hệ Đại học tại chức và Đại học liên thông thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Giáo dục và Đào tạo; còn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ thực hiện quản lý nhà nước từ cấp trình độ đào tạo cao đẳng, trung cấp trở xuống. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu địa phương có nhu cầu đào tạo liên kết hệ Đại học tại chức và Đại học liên thông để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chỉ đạo Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú An Giang có văn bản xin ý kiến ngành chức năng (Sở Giáo dục và Đào tạo) về việc tổ chức liên kết đào tạo và đào tạo liên thông hệ đại học trước khi tổ chức thực hiện.

Tính đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa nhận được báo cáo về nhu cầu đào tạo liên kết hệ Đại học tại chức và Đại học liên thông để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương của địa phương và Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú.

- Cử tri phản ánh việc thực hiện chế độ chính sách đối tượng “Dân công hỏa tuyến” theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trên địa bàn tỉnh An Giang đến nay thực hiện còn chậm (xã Mỹ An, Long Giang, huyện Chợ Mới). Việc thực hiện chế độ thăm hỏi, tặng quà nhân dịp tết đối với người đang được hưởng nhiều chính sách: Cán bộ hưu trí, người có công vừa hưởng chế độ nạn nhân chất độc màu da cam nhưng chỉ được hưởng được 01 phần quà tết (theo Quyết định 3707/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh) thực hiện vừa qua như vậy là chưa phù hợp (phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên). Đề nghị UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh có quan tâm.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu 9 trình Bộ Quốc phòng cấp kinh phí thực hiện chế độ đối với 440 hồ sơ theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg, trong đó có 175 trường hợp thuộc địa bàn Chợ Mới: Mỹ An (67 hồ sơ), thị trấn Mỹ Luông (06 hồ sơ), Long Giang (35 hồ sơ),... Tuy nhiên, Trung ương chưa cấp kinh phí nên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chưa phân bổ thực hiện chế độ theo quy định.

16

- Cử tri đề nghị UBND huyện Châu Phú và UBND tỉnh quan tâm, làm việc với Chi Cục quản lý đường bộ IV.5 ở Cần Thơ, sớm khảo sát và giải quyết xong các thủ tục hành chính để sớm cung cấp nước sạch cho bà con sử dụng: Đoạn cặp Quốc lộ 91 thuộc 2 ấp Mỹ Lợi và Mỹ Hưng, người dân đóng phí trên 1,5 năm nay mà vẫn chưa thực hiện (lý do lắp đặt hệ thống ống nước cặp theo quốc lộ 91 phải xin ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Cục quản lý đường bộ ở TP.HCM và phải chờ Chi cục quản lý đường bộ IV.5 ở Cần Thơ khảo sát, thủ tục lòng vòng qua nhiều cơ quan chức năng); Kéo điện đường Rạch Cây Gáo và tăng công suất nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt (ấp Mỹ Lợi, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú).

+ Đã lắp đặt xong tuyến ống cấp nước ấp Mỹ Lợi và ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú.

+ Kéo điện đường Rạch Cây Gáo và tăng công suất nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt (ấp Mỹ Lợi, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú): Sở Giao thông Vận tải không quản lý lĩnh vực này, đề nghị chuyển nội dung này cho Sở Công Thương trả lời.

4. Về BHXH, BHYT: - Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định số năm đóng BHXH

theo lộ trình kể từ năm 2018 đến năm 2022 trở về sau. Như vậy, lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH thấp nhất là đủ 30 năm, nam phải có thời gian đóng BHXH thấp nhất là đủ 35 năm. Vì theo cách tính nghỉ hưu nêu trên thì đối tượng áp dụng gặp khó khăn khi nghỉ hưu, vì không đủ thời gian. Cử tri đề nghị HĐND, UBND tỉnh, cơ quan BHXH tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương xem xét điều chỉnh giảm thời gian đóng BHXH để đối tượng nghỉ hưu được hưởng lương hưu tối đa 75%, từ 30 năm giảm xuống còn 20 năm đối với nữ và 25 năm đối với nam xã Lương Phi, huyện Tri Tôn).

Bảo hiểm xã hội đã báo cáo, giải trình Đoàn Đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân tỉnh trong các đợt kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại đơn vị, mặt khác lồng ghép vào các báo cáo chuyên đề gửi đến các Bộ, ngành, cơ quan quản lý cấp trên để kiến nghị Quốc hội xem xét.

- Mặc dù mức lương cơ bản gần đây có điều chỉnh tăng lương cơ bản. Tuy nhiên, với chính sách trả lương hiện nay, mức lương khởi điểm của công chức còn thấp, chưa thu hút người giỏi tham gia vào bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Ở cấp cơ sở (xã, ấp) hiện nay số lượng công việc ngày càng nhiều mà mức lương như hiện nay thì không đủ đảm bảo chi tiêu và cuộc sống gia đình. Cử tri đề nghị HĐND, UBND tỉnh có cơ chế tổ chức sắp xếp lại một số chức danh không chuyên trách ở cấp xã (kiêm nhiệm để hưởng thêm phụ cấp); đồng thời kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ xem xét cải cách chế độ tiền lương cho đoàn thể xã, phường, nhất là cán bộ không chuyên trách cấp xã và kể cả lực lượng công an xã, xã đội, cán bộ ấp, khóm (xã Vĩnh Gia, Tân Tuyến, Lương An Trà, huyện Tri Tôn và cử tri xã Hội An, huyện Chợ Mới).

Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kế hoạch số 12-KH/TW ngày 18/9/2013 của Bộ Chính trị về tiếp

17

tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 20/6/2016 về việc xây dựng Đề án của Tỉnh ủy về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Song song đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã giao Sở Nội vụ xây dựng Đề án tinh giản bộ máy, biên chế, cơ chế thực hiện quản lý ngành dọc ở một số ngành có điều kiện; hoàn thiện Đề án về vị trí, chức danh, việc làm, cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn vị trí, chức danh,...

Ngày 15/8/2017, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 4307/BNV-CQĐP về việc góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Theo đó, dự kiến số lượng cán bộ, công chức ở cấp xã loại 2, loại 3 giảm 1 người; tăng mức phụ cấp kiêm nhiệm từ 20% lên 50% đối với cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 cán bộ, công chức; giảm 05 người hoạt động không chuyên trách cho mỗi cấp xã hoặc Chính phủ quy định cụ thể 12 chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; thực hiện khoán quỹ phụ cấp và kinh phí đối với; nâng mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở khóm, ấp lên với hệ số tối thiểu bằng 1,0 mức lương cơ sở,...

Như vậy, trên địa bàn tỉnh An Giang hiện đang triển khai Đề án đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế và khi Trung ương ban hành chính thức Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Sở Nội vụ sẽ sớm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện trên toàn tỉnh.

- Cử tri huyện Châu Thành, đề nghị UBND tỉnh xem xét có chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho tổ trưởng tổ tự quản.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 21 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, trong đó quy định về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh: “Quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương, ngân sách trung ương không hỗ trợ. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trực tiếp”.

Như vậy, khi điều kiện cân đối ngân sách tỉnh cho phép và có ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành ở trung ương, Sở Nội vụ sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.

5. Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao & Du lịch:

18

- Tình trạng bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè hai bên đường từ khu vực Chùa Ông đến cổng Chùa Bà ở Núi Sam, gây mất trật tự an toàn giao thông và vẽ mỹ quan tại khu vực Chùa Bà. Đề nghị ngành chức năng của thành phố Châu Đốc có biện pháp thích hợp chấn chỉnh, sắp xếp trật tự các hộ bán hàng rong và có biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm này (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân).

UBND thành phố đã triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng và lập lại trật tự lòng, lề đường, vỉa hè, đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Châu Đốc. Kết quả nhiều tuyến đường đã được thông thoáng, mua bán ở một số nơi được sắp xếp tương đối ổn định. Riêng khu vực Miếu Bà chúa Xứ những ngày cao điểm Lễ hội vẫn còn xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè, mua bán hàng rong gây mất trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng, chủ yếu là Công an thành phố kết hợp UBND phường Núi Sam tổ chức nhiều đợt tuần tra, đẩy đuổi, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, đã tăng cường lắp đặt hệ thống camera trong Khu du lịch Núi Sam (trong đó có khu vực Miếu Bà chúa Xứ), phối hợp cùng Mặt trận và các đoàn thể thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở giáo dục các đối tượng mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, góp phần hạn chế tình trạng nêu trên, tạo sự thông thoáng các tuyến đường quanh khu vực Miếu Bà chúa Xứ. Đến nay, tình hình đã ổn định, hạn chế các trường hợp như pah3n ánh của cử tri.

- Cử tri đề nghị UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có giải pháp khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang, đặc biệt là du lịch tâm linh trên địa bàn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên nhằm phát triển ngành du lịch An Giang và thu hút nhiều du khách đến tham quan (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn); Cử tri phản ánh hiện nay giá cáp treo trên Núi Cấm cao hơn các nơi khác, đề nghị có quy định niêm yết giá cáp treo để thu hút khách đến tham quan, du lịch Núi Cấm (xã Vĩnh An, huyện Châu Thành).

Trong thời gian qua, Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để khai thác tiềm năng và lợi thế của du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong năm 2017, Tỉnh đã tổ chức Thành công Tháng Du lịch An Giang với chủ đề An Giang - Non nước Hữu tình với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, tái hiện công phu Lễ hội cấp quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, thu hút sự tham gia của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để giới thiệu hình ảnh, tiềm năng và lợi thế của du lịch An Giang đến với du khách trong và ngoài nước. Thường xuyên phối hợp các đơn vị có liên quan, tổ chức các sự kiện văn hóa lễ hội để thu hút khách du lịch về An Giang như: Hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Đài Phát thanh truyền hình An Giang; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm, Khmer để duy trì và bảo tồn các sinh hoạt văn hóa truyền thống. Đồng thời, thường xuyên phối hợp các đơn vị có liên quan chấn chỉnh tình hình an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch để góp phần phát triển du lịch An Giang theo hướng xanh - sạch - đẹp - thân thiện. Song song đó, Tỉnh đã mời chuyên gia của Tổ chức PUM (Hà Lan) tư vấn cho tỉnh bốn sản phẩm du lịch chính của An Giang là: Du lịch tâm linh Núi Sam, du lịch sinh thái tại Núi Cấm, Du lịch di tích văn hóa lịch sử tại Óc eo - Ba Thê; Du lịch xanh

19

và du lịch theo dòng với chủ đề Đồng tâm lan tỏa. Sau khi nhận được báo cáo chính thức của đơn vị tư vấn, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai xây dựng các kế hoạch chi tiết để khai thác có hiệu quả các hoạt động du lịch An Giang.

* Quy định niêm yết giá cáp treo để thu hút khách đến tham quan, du lịch Núi Cấm (xã Vĩnh An, huyện Châu Thành):

Thực hiện Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc quy định tạm thời chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu phí tham quan Khu du lịch Núi Cấm. Theo đó, giá cáp treo Núi Cấm (giá vé khứ hồi) đến thời điểm hiện tại là 155.000 đồng/người, trong đó, bao gồm: giá vé cáp treo khứ hồi là 135.000 đồng/người và giá vé vào cổng Khu du lịch Núi Cấm là 20.000 đồng/người (loại phí này được thu theo Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND ngày 02/04/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan công trình văn hóa và di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh An Giang). Trong thời gian tới, Sở sẽ phối hợp các Sở, Ban, Ngành có liên quan để trao đổi với phía Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang để xem xét điều chỉnh mức giá cho phù hợp.

6. Lĩnh vực Tài nguyên & Môi trường: - Đề nghị các ngành chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm các trường

hợp gây ô nhiễm môi trường như: Công ty Việt Thắng và Công ty bột cá Hải Thuận trong quá trình sản xuất gây mùi hôi ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống của người dân (xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn).

1. Nhà máy chế biến bột cá Hải Thuận của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Hải Thuận An Giang:

Ngày 19/07/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và yêu cầu Công ty dừng hoạt động để hoàn thành việc lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt trước khi đưa vào hoạt động chính thức.

Đến ngày 21/09/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tái kiểm tra thì Công ty đã ngưng hoạt động sản xuất và đã có lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường, chuẩn bị đưa vào vận hành thử nghiệm trước khi đưa vào hoạt động chính thức theo quy định và giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tri Tôn cùng UBND xã Lương An Trà theo dõi, giám sát hoạt động của Công ty.

1.2. Trang trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng của Công ty TNHH Giống - Chăn nuôi Việt Thắng An Giang:

Ngày 13/7/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tri Tôn và UBND xã Lương An Trà kiểm tra và yêu cầu Công ty tiến hành hoàn thành lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt trước khi đưa vào hoạt động chính thức.

Hiện nay, Đoàn Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện thanh tra tại Trang trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng (theo Quyết định số 2063/QĐ-BTNMT ngày 28/08/2017) nên Sở Tài nguyên và Môi trường không tái

20

kiểm tra và khi có kết quả thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thông tin đến HĐND tỉnh và cử tri được biết.

- Hiện nay, Tàu du lịch của khách sạn Hàn Châu lưu thông trên đoạn sông Tiền và sông Hậu chạy với tốc độ cao làm ảnh hưởng đến dòng chảy gây sạt lở ven sông của các xã Long An, Tân An, Châu Phong, Vĩnh Hậu và gây ảnh hưởng đến tàu bè của bà con ven sông đoạn sông này, đề nghị có biện pháp xử lý (ấp Long Hòa, TX Tân Châu).

Sở Giao thông vận tải có Công số 975/SGTVT-QLKCHTGT ngày 02/6/2017 gửi Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam về việc đề nghị lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa trên kênh Tân Châu, thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Chi cục đã trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xem xét lắp đặt bổ sung báo hiệu, các cơ quan chức năng đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Cử tri đề nghị UBND tỉnh, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh tăng cường kiểm tra, quy định khu vực được khai thác, nơi nào cấm, việc cấp phép khai thác cát và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh khai thác cát trái phép; xem xét trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương khi vẫn để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép trên sông; có chính sách bình ổn giá cát, vì hiện nay giá cát đang tăng đột biến, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng người dân, nhất là nhu cầu xây dựng nhà ở (thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn; xã Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Kiến Thành, Long Giang, Hòa An, huyện Chợ Mới và Thành phố Long Xuyên).

Trong 09 tháng đầu năm 2017 của các Đoàn kiểm tra liên ngành và ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh: đã triển khai 242 cuộc kiểm tra, giám sát về hoạt động khoáng sản. Qua đó, đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 123 trường hợp với số tiền 1.396.564.875 đồng, tịch thu các phương tiện khai thác cát sông trái phép, từ đó đã góp phần chấn chỉnh hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát sông cơ bản đi vào nề nếp theo khuân khổ của pháp luật.

- Cử tri phản ánh việc thực hiện chủ trương nạo vét (khai thác cát) khai thông luồng rạch dòng chảy trên sông Tiền ven sông các xã Tấn Mỹ, Hội An, Mỹ An và TT Mỹ Luông, có khả năng gây sạt lở ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở khu vực nơi đây, vừa qua, sau sự cố sạt lỡ tại xã Mỹ Hội Đông (Chợ Mới) người dân còn đang lo lắng, hiện nay UBND cấp phép cho Doanh nghiệp tư nhân Dương Khang khai thác. Đề nghị UBND tỉnh xem xét (Tấn Mỹ, Long Điền A, TT Chợ Mới, Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới).

Dự án nạo vét Rạch cù lao Giêng, đây là một nhánh của sông Tiền nằm về phía Nam cù Lao Giêng, thuộc địa phận xã Tấn Mỹ, xã Bình Phước Xuân (bờ trái) và TT. Mỹ Luông, xã Mỹ An, xã Hội An (bờ phải), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, tổng chiều dài khoảng 15km (cách vị trí sạt lở sông Vàm Nao khoảng 20km theo đường chim bay). Đây là dự án nạo vét thông luồng giao thông thủy do UBND huyện Chợ Mới đề xuất thực hiện, Sở Giao thông Vận tải tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện là Công ty TNHH MTV Dương Khang và phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án theo Quyết định số 119/QĐ-SGTVT ngày 15/03/2017 (không phải dự án khai thác khoáng sản).

21

Dự án nạo vét theo phương thức xã hội hóa, nguồn cát thu hồi dự kiến san lấp khu dân cư di dời sạt lở khu Vàm nao, xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới. Dự án cũng đã được thẩm định về chuẩn tắc luồng giao thông thủy và đánh giá tác động môi trường, tác động sạt lở đường bờ. Tuy nhiên, do tâm lý người dân lo ngại sạt lở như trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua nên không đồng thuận về việc triển khai dự án. Hiện nay, Dự án đã tạm dừng. III. AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI:

Đề nghị ngành Công an tỉnh xem xét hỗ trợ (trang bị) cho ngành Công an huyện (trong đó có huyện An Phú) xe chữa cháy chuyên dụng, phòng ngừa và hạn chế thiệt hại khi có sự cố xảy ra (thị trấn An Phú, huyện An Phú); tăng cường đổi mới phương pháp quản lý giáo dục tại các trung tâm cai nghiện đối với các đối tượng nghiện ma túy thật sự trở thành người cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng không tái nghiện (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn).

Thực hiện Đề án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh An Giang đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” và Dự án “Đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh giai đoạn 2015 - 2018”, đến nay, Công an tỉnh đã triển khai thành lập được 06 đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) khu vực thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH gồm: Chợ Mới, Tịnh Biên, Phú Tân, Tân Châu, Châu Đốc, Châu Phú, được bố trí lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và xe chữa cháy chuyên dụng để tổ chức cứu chữa các vụ cháy xảy ra trên địa bàn phụ trách và địa bàn lân cận. Do địa bàn huyện An Phú chưa được bố trí Đội Cảnh sát PCCC và CNCH nên theo quy định của Bộ Công an, chưa thể bố trí xe chữa cháy chuyên dụng được; vì vậy, thực hiện nhiệm vụ chữa cháy trên địa bàn này do Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực Châu Đốc đảm nhiệm. Thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 sẽ thành lập Đội Cảnh sát PCCC và CNCH của các huyện, thị còn lại (trong đó có huyện An Phú) để năng cao hiệu quả công tác PCCC và CNCH, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản cho nhân dân. IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:

- Cử tri đề nghị UBND tỉnh có biện pháp bảo vệ nguồn thủy sản trên sông, vì hiện nay trên sông Tiền, sông Hậu đoạn từ công viên Nguyễn Du đến cuối đuôi kè khóm Nguyễn Du và bờ giáp ranh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp một số người dân sử dụng ghe cào điện để đánh bắt cá làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản, đề nghị các ngành chức năng có biện pháp xử lý, nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện, nhằm bảo vệ nguồn thủy sản (xã Bình Phước Xuân, Mỹ An, huyện Chợ Mới và cử tri Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên).

Ngành nông nghiệp đã thực hiện các hoạt động như thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, tập huấn nhằm báo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông, cụ thể như:

22

- Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với phòng Cảnh sát Môi trường (PC49), phòng Cảnh sát Đường thủy (PC68) - Công an tỉnh đã triển khai 09 đợt kiểm tra Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản về kích thước mắt lưới, đặt dớn, đáy, sử dụng xung điện, hóa chất để khai thác thủy sản trên các tuyến sông Hậu, sông Tiền, các nhánh sông tại các huyện trên địa bàn tỉnh và địa bàn giáp ranh các tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ. Tổng số kiểm tra 57 ngư dân khai thác thủy sản, kết quả đã phát hiện 16 ngư dân sử dụng điện trực tiếp để cào điện và 02 ngư dân đặt đáy khai thác cá linh trong thời gian cấm khai thác. - Xây dựng các mẫu tờ rơi tuyên truyền về khai khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Thiết kế tờ rơi, mẫu cam kết phục vụ tuyên truyền cho ngư dân đánh bắt thủy sản trên sông, thiết kế tờ rơi các loài cá khuyến khích thả tái tạo và các loài cá không khuyến khích thả; Tổ chức được 15 lớp tập huấn Luật Thủy sản và các văn bản liên quan đến khai thác phát triển nguồn lợi cho 401 người là đối tượng khai thácthủy sản tại các huyện An Phú, thị xã Tân Châu, huyện Châu Phú và huyện Thoại Sơn có tham gia khai thác ở các địa điểm trên phạm vi toàn tỉnh An Giang. Ngoài ra, đã cấp phát tổng số 900 tờ rơi, 30 áp phích để các Tổ Thủy sản Tịnh Biên, Châu Phú và Thoại Sơn thực hiện công tác tuyên truyền cho ngư dân và cộng đồng dân cư tại các chợ, các khu vực tập trung ngư dân đánh bắt thủy sản. - Tăng cường công tác phối hợp với UBND các xã phường thị trấn tổ chức thanh tra kiểm tra khai khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Hiện nay do thời điểm đỉnh lũ nước lớn nên hoạt động khai thác trên các tuyến sông giảm, ngư dân khai thác tập trung trên các sông rạch nội đồng, vì vậy, Chi cục Thủy sản đã có kế hoạch hỗ trợ chi phí (xăng) cho các huyện Tịnh Biên, Châu Phú, Chợ Mới và thị xã Châu Đốc với tổng số tiền là 27.750.000 đồng, để triển khai công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện thị quản lý, dự kiến thời gian bắt đầu triển khai thực hiện từ cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2017. - Tăng cường phối hợp với Chi cục Thủy sản các tỉnh lân cận: để khắc phục tình trạng ngư dân khai thác thủy sản trên sông, khi bị đoàn kiểm tra phát hiện, các ngư dân này chạy sang các tỉnh khác như: tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ, Chi cục Thủy sản An Giang có kế hoạch phối hợp Kiểm tra việc chấp hành các quy định nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn từ năm 2017 – 2020 với các tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản. Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch số 01/KHPH ngày 01 tháng 7 năm 2017 về phối hợp thả cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2017 và những năm tiếp theo, Trong năm 2017, đã tổ chức 02 đợt thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Hiện nay, theo quy định việc đăng ký tạm trú, tạm vắng thì 01 giấy chứng minh nhân dân chỉ bảo lãnh được cho 05 người. Đối với các hộ kinh doanh nhà trọ trên địa bàn phường Núi Sam, TP Châu Đốc vào mùa cao điểm Vía Bà mỗi nhà trọ có thể tăng số khách trọ lên đến vài chục người khách và khách liên tục thay đổi, vì vậy chủ kinh doanh nhà trọ phải viết giấy bảo lãnh cho khách, mỗi giấy bảo lãnh cũng chỉ bảo lãnh được 05 người. Như vậy có lúc

23

chủ kinh doanh có thể phải viết hàng chục tờ giấy bảo lãnh. Thực tế Công an địa phương cũng không đủ thời gian để xem tất cả các tờ giấy bảo lãnh này. Đây là một thủ tục quản lý chưa thật sự hiệu quả và gây phiền hà cho người dân. Đề nghị Công an tỉnh xem xét vấn đề này và có giải pháp chỉ đạo công tác quản lý đăng ký tạm trú, tạm vắng hiệu quả hơn, giảm bớt những thủ tục cho người dân (thành phố Châu Đốc).

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 44, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện (gọi tắt là Nghị định số 96 của Chính phủ): Đối với khách đi theo đoàn không mang theo giấy tờ tùy thân thì việc cho khách vào phòng nghỉ là trách nhiệm và thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ cơ sở, nhưng phải ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý trước khi cho khách vào phòng nghỉ và thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn theo quy định. Như vậy, Nghị định số 96 của Chính phủ đã tạo điều kiện thông thoáng cho cá nhân hoạt động kinh doanh và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật cho người đúng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của cử tri, Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an thành phố Châu Đốc yêu cầu Công an phường Núi Sam tổ chức tuyên truyền, phổ biến lại các nội dung cho chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn phường nắm, thực hiện đúng quy định. Qua đó, Công an phường Núi Sam đã tổ chức được 10 cuộc tuyên truyền nội dung Nghị định số 96 của Chính phủ tại 10 khóm cho 296 lượt người tham dự (chủ yếu là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú); trong thời gian tới, sẽ tiếp tục lòng ghép tuyên truyền nội dung này tại “Diễn đàn Công an phường lắng nghe ý kiến nhân dân năm 2017” để tuyên truyền cho người dân nắm. Đến nay, theo báo cáo của Công an phường Núi Sam, việc thông báo đối với khách lưu trú của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, đã chấm dứt tình trạng viết giấy bảo lãnh sai quy định như phản ánh của cử tri.

Trên là báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đề xuất, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp lần thứ 5 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021./.

Nơi nhận: - TT. HĐND tỉnh; - CT, PCT. UBND tỉnh; - Văn phòng HĐND tỉnh; - Các sở, ban ngành; - UBND huyện, thị, thành phố; - Lãnh đạo Văn phòng; - P. TH, KT, XDCB, VHXH, NC; - Lưu: VTLT.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Văn Nưng