27

Yesnews tháng 03 - 2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Phụ nữ và kinh tế

Citation preview

φ Yesnews 03 – 2013

Lời nói đầu……………………………….3

Giao lộ thông tin

Tin tức kinh tế trong nước tháng 03 – 2013…………4

Tin tức kinh tế thế giới tháng 03 – 2013……………..7

Lăng kính khoa học

Bất bình đẳng giới và phát triển………………….…...10

Nhân ngày Phụ nữ bàn về chuyện mại dâm……..……13

Phụ nữ Nhật Bản và con đường cứu nguy nền kinh tế..17

Nhìn ra thế giới 6 Nghịch lí các nữ lãnh đạo Mỹ phải đối mặt…..……20

Ngõ tự do Khi sinh viên kinh doanh…………………………..…24

Quản lí bản tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Nguyễn Thị Lan

Biên tập: Trịnh Duy Hoàng, Vũ Ngọc Anh.

Nội dung: Đinh Thị Thanh Nhàn, Phan Thị Thương, Trịnh Duy Hoàng, Đỗ Thị Phương Dung, Trần Như Trung, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Hồng Phương.

Thiết kề và trình bày: Vũ Hoàng Trung

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Chờ đón YESNEWS tháng 04/2013

Phát hành ngày 30/04/2013

χ Yesnews 03 – 2013

Lời mở đầu của số báo thật đặc biệt này, Chúng tôi xin được trích dẫn Một công trình nghiên cứu đặc biệt của toàn thể các bạn nam của YES – Thay cho những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến một nửa của nhân loại: Phụ nữ - Sai lầm ngọt ngào của Thượng đế!

YES là một thế giới kỳ lạ.

Thế giới của chúng ta không ngừng phải chịu những ánh mắt khắt khe, quan điểm cố hữu về một văn phòng chất đầy giấy bút sách vở, những siêu nhân với sức mạnh thần kỳ trong tiết kiệm giấc ngủ và một cuộc sống mà ở đó sự hài hước cũng khó có được chỗ đứng của nó. Thế nhưng phải hòa mình vào thế giới ấy bạn mới nhận ra cái sống động và quyến rũ của những sinh viên trẻ gắn kết nhau bằng sợi dây đồng cảm và hòa hợp, bằng cảm nhận về sự đồng điệu của những trái tim nhiệt thành cùng chí hướng, đau đáu với nghiên cứu khoa học. Đó là còn chưa kể đến một văn phòng luôn rộn rã tiếng cười, một văn phòng mà số bộ bài không bao giờ nhỏ hơn 2, hay thường được cải tạo để biến thành cinema mini luôn chật cứng chỗ ngồi. Ngoiaj trừ vụ bài bạc ra thì nếu để ý đâu đâu cũng có bóng dáng của chị em phụ nữ. Chính bởi thế sau đây tôi xin nói về ngày 8/3. Nhân cái dịp có một không hai hàng năm này, anh em trong CLB cũng hào hứng bắt tay vào thực hiện một công trình NCKH đặc biệt, coi như là món quà nhỏ tặng các chị em. Sau đây là phần cơ sở lý thuyết. Chúng ta thương nói với nhau rằng: “Cái đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm được là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong cái nôi nghệ thuật và khoa học chân chính”. Vẻ đẹp tiềm ẩn của các chị em Yeser, không phải bàn cãi gì nữa, chính là cảm hứng để anh em chúng tôi ngày ngày dõi theo và nỗ lực trong mọi hoạt động. Chị em Yeser như đồng nghĩa với 2 chữ giản dị vậy. Giản dị cả trong cách đi đứng, ăn mặc, giản dị cả trong lời ăn tiếng nói: Không lả lướt điệu đà, không cầu kỳ sang trọng, nói năng nhẹ nhàng, biết trước biết sau, thể hiện một ý thức sống động về cái đẹp cái thiện từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nói đi cũng phải nói lại, sinh nhật 10 năm CLB, chị em ban đầu nhiều người kịch liệt phản đối mặc váy, sau lại hào hứng chọn đi chọn lại, có người còn cẩn thận hỏi ý kiến anh em từ trước để hôm đó còn thỏa sức tạo dáng trước máy ảnh. Vậy là anh em CLB được phen mấy ngày liền xem ảnh Facebook mà không thấy chán. Như thế, ít ra dưới con mắt có phần thô thiển của anh em chúng tôi, cũng là nữ tính lắm. Thêm vào chút giận dỗi để anh em phải đến tận nhà xếp hàng, mua hoa tặng mà xin lỗi thì đúng là con gái đích thực không lẫn vào đâu được. Sau mỗi lần như thế các chị em lại cười nói vui vẻ như chư có chuyện gì, lại bỏ qua một cách vô tư lỗi lầm của chúng tôi dù có trầm trọng đến thế nào. Chị em còn ngày ngày cống hiến chân thành sức lực yếu ớt trong cuộc vật lộn không ngừng nghỉ với trách nhiệm khắc nghiệt mà có lẽ khiến không ít người trong số chúng tôi phải suy sụp. Chứng kiến các chị em miệt mài hàng đêm như thế, chúng tôi xót xa mà lại càng yêu quý nhiều hơn.Điều tôi cũng như anh em trong CLB trân trọng và hy vọng nhiều nhất, chính là những nét đẹp, khát vọng và nỗ lực hăng say ấy sẽ được truyền vào tay thế hệ sau như một phần gia tài thừa kế, được trân trọng và giữ gìn. Chúng tôi đã cố gắng tỏ ra hồn nhiên và vô tư khi thực hiện nghiên cứu này, nhưng thật không dễ gì đặt mình vào vị trí quan sát khách quan khi trong lòng có quá nhiều ấn tượng và cảm xúc.

Thay mặt toàn thể YES’s boys Phan Huy Hoàng

ψ Yesnews 03 – 2013

Tin tức kinh tế trong nước 03 – 2013 Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 3 không mấy khả quan. Động lực trở lại hoạt động của các doanh nghiệp đã trùng hẳn, người dân thắt chặt chi tiêu vì quan ngại khó khăn không được đẩy lùi,… Trong khi đó Nhà nước vẫn nỗ lực điều hành nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội. 1. Tiếp tục giảm tốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2013 đạt chỉ số âm! Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 3 giảm 0,19% so với tháng trước. Tuy nhiên, ở mức so sánh khác CPI tháng này tăng 2,39% so với cuối năm trước; tăng 6,64% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI bình quân quý 1/2013 tăng 6,91% so với quý 1/2012. Những nhóm hàng có ảnh hưởng lớn tới diễn biến của CPI đều giảm. Trong đó, hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,53%, giao thông hạ 0,25%. Giá nhóm đồ uống và thuốc lá, bưu chính viễn thông cũng giảm nhẹ. Các nhóm hàng khác chỉ có mức tăng nhẹ, dưới 0,25%. Nằm ngoài các mặt hàng tính CPI, chỉ số giá vàng tháng giảm 2,63%, chỉ số giá USD tăng 0,41%. CPI tháng sau Tết thường giảm là đúng, nhưng nó chỉ đúng khi áp dụng vào nền

kinh tế có CPI tháng Tết tăng hơn 2%. Tháng 2, CPI chỉ tăng 1,32% nên việc lý giải sự giảm tốc của CPI tháng 3 không thể vận dụng điều đó được. Có thể thấy rằng nguyên nhân chính là do tổng cầu tiếp tục tăng chậm lại, thậm chí có yếu tố còn giảm xuống. Tại sao vậy? Phải chăng niềm tin vào thị trường đang suy giảm tới mức quá thấp? Ngân hàng liên tiếp giảm lãi suất dưới sàn, liên tục tung các gói ưu đãi cho vay, tăng mức tín dụng, huy động nguồn vốn, vậy mà chênh lệch quan hệ tín dụng đầu vào vẫn cao hơn đầu ra,… tất cả đều chứng tỏ tâm lý thị trường và lực cầu đang yếu. Cũng vì thế mà chính sách giá đang được kiểm soát rất chặt. Giá xăng dầu đang được kiềm chế; y tế và giáo dục cũng chưa bắt đầu việc tăng phí. Nhằm nhất quán với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm

phát, Chính phủ vẫn đang cẩn trọng, quan tâm giám sát trong việc điều chỉnh lộ trình giá cả thị trường. 2. 300 triệu USD – con số nhập siêu trong tháng 3 Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo xuất nhập khẩu tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 11 tỷ USD, tăng gần 54% so với tháng 2/2013. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 3 ước đạt 11,3 tỷ USD, tăng 56% so với tháng trước. Tính chung quý I, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước gần 29,7 tỷ USD, tăng 19,7% so cùng kỳ 2012. Cả nước nhập khẩu hơn 29,2 tỷ USD, tăng 17% so cùng kỳ 2012. Các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất trong 3 tháng đầu năm là dệt may (ước 3,79 tỷ USD, tăng 18,5% cùng kỳ 2012), điện thoại các loại và linh kiện (4,48 tỷ USD, tăng 89,8% cùng

ω Yesnews 03 – 2013

kỳ), dầu thô (1,89 tỷ USD), thuỷ sản (1,26 tỷ USD, giảm 2,3%,… Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong quý I là điện tử, máy tính và linh kiện (ước 3,97 tỷ USD, tăng 51,5% so cùng kỳ 2012); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (3,92 tỷ USD, tăng 8,1%); vải (1,61 tỷ USD); xăng dầu (1,54 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (1,707 tỷ USD)... Như vậy, trong quý I, cả nước xuất siêu 482 triệu USD. Riêng trong tháng 3, cả nước nhập siêu 300 triệu USD. Điều này cho thấy, đây là tháng thứ hai Việt Nam liên tiếp nhập siêu, sau khi xuất siêu liên tục kể từ tháng 5/2012. 3. Đề án nợ xấu sẽ đi vào thực tế? Sau thông báo số 79/TB-VPCP của thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam khẩn trương trình Đề án xử lý nợ xấu vào tháng 2, Thống đốc NHNN cho biết rất có thể đề án sẽ được Chính phủ phê duyệt sớm. Tại Hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ ngân hàng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát

triển kinh tế xã hội tại thành phố Đà Nẵng ngày 20/3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề ra mục tiêu hoạt động chính cho toàn hệ thống trong năm 2013 là phải tập trung xử lý nợ xấu, góp phần khơi thông dòng chảy nguồn vốn bị “nghẽn” của các tổ chức tín dụng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông: “Trách nhiệm trong xử lý nợ xấu thuộc về ngân hàng và chính doanh nghiệp, sau đó mới là hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước". Vì thế các ngân hàng cần chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng của các khoản vay mới và xử lý nợ xấu của các khoản nợ trước đây, thông qua trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng các giải pháp chỉ mang tính “cứu trợ”. Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường các giải pháp tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay, hướng vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các lĩnh vực kinh tế ở địa phương có thế mạnh. Một điểm đáng lưu ý nữa là phát biểu của Trưởng

ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Ông ủng hộ việc thành lập công ty mua bán nợ Quốc gia và cho rằng đây là một giải pháp tốt giải quyết tình hình nợ xấu hiện nay. Mặt khác ông cảnh báo: "Quan trọng ở cách làm. Nếu không cẩn thận rất dễ nảy sinh tiêu cực. Ông mua bán nợ có thể ăn 2 đầu, cuối cùng thì Nhà nước và người dân lại gánh chịu". Thật vậy, vấn đề giải quyết nợ xấu vẫn đang nóng lên từng ngày, công chúng vẫn trông chờ các động thái từ Nhà nước. Liệu hướng đi này có đem lại tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam? 4. Chính phủ yêu cầu NHNN điều hành tiền tệ theo hướng giảm lãi suất Nghị quyết số 32/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó NHNN Việt Nam có nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất, tăng dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu cả năm 2013. NHNN cũng phải đảm bảo vừa hỗ trợ sản xuất, vừa kiểm soát lạm phát; theo dõi và điều hành tỷ giá hợp lý. Bên cạnh đó, Nghị quyết đã chỉ ra tình hình kinh tế-

ϊ Yesnews 03 – 2013

xã hội vẫn còn khó khăn, thách thức như lãi suất vẫn ở mức cao, dư nợ tín dụng giảm. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, tồn kho còn cao ở một số ngành, số doanh nghiệp giải thể tăng. Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn. Trong khi đó, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội Việt Nam. Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương, quyết liệt đưa ra các cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu đi vào cuộc sống; tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; triển khai đồng thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2013.

5. Chính thức mở cơ chế bình ổn giá vàng Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN đã được Thủ tướng ký duyệt. Tại Quyết định trên, có quy định NHNN được phép linh hoạt mua, bán vàng miếng. Thống đốc NHNN được quyết định phương án can thiệp thị trường vàng theo quy định, bao gồm các nội dung: thời điểm mua, bán; khối lượng vàng miếng mua, bán; hình thức mua, bán; đối tượng thực hiện mua, bán; các mức giá mua, bán cụ thể phù hợp với từng hình thức thực hiện mua, bán; các nội dung khác có liên quan… NHNN có trách nhiệm đảm bảo an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước thông qua việc tuân thủ các quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước khi thực hiện mua, bán vàng miếng.

NHNN cũng sẽ quyết định việc áp dụng tỷ giá và giá vàng để quy đổi sang đô la Mỹ và đồng Việt Nam phục vụ công tác hạch toán và phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Có thể nói Quyết định trên là điều kiện tạo cơ sở pháp lý để NHNN vào cuộc bình ổn giá vàng, thu hẹp chênh lệch giá trong nước so với giá thế giới. Tuy nhiên, trên thế giới không có ngân hàng trung ương nào đứng ra quản lý thị trường vàng như ở Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại giá vàng vẫn chênh lệch ở mức cao, thị trường vàng cũng không có nhiều biến động lớn. Dường như các biện pháp hành chính không có tác động đáng kể tới thị trường vàng. Như vậy, NHNN nên có nhiều biện pháp giải quyết hơn nữa để có thể hoàn thành nhiệm vụ bình ổn giá vàng đáp ứng kỳ vọng của người dân.

Lời kết: Nền kinh tế vẫn tiếp tục gặp trở ngại. Nhà nước đang từng bước đưa ra các biện pháp khắc phục, lấy lại niềm tin thị trường, giải quyết vấn đề nợ xấu, khơi thông nguồn vốn,… Tuy nhiên để giải quyết được bài toán phức tạp của nền kinh tế hiện nay không phải là việc trong một sớm một chiều. Tháng 4 tới sẽ hứa hẹn nhiều thách thức mà nền kinh tế vốn đang suy yếu phải vượt qua!

Đinh Thị Thanh Nhàn Tổng hợp

ϋ Yesnews 03 – 2013

Tin tức kinh tế thế giới 03 – 2013 Ba tháng đầu năm, kinh tế thế giới đã bắt đầu ổn định. Mặc dù vẫn còn những khó khăn chung song đà tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu xuất hiện ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Các thị trường mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nga cũng sẽ được hưởng lợi từ đà phục hồi của hoạt động kinh tế.

Giá dầu, giá vàng có những sự lên xuống thất thường, đặc biệt là nửa cuối của tháng. Chốt phiên giao dịch ngày 21/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 5 giảm 1,05 USD, tương ứng với mức 1,1%, xuống còn 92,45 USD mỗi thùng trên sàn New York. Phiên liền trước, giá dầu loại này đã tăng 1,1% do lượng cung dầu thô tại Mỹ tuần trước bất ngờ sụt giảm. Cũng hôm 21/3, giá vàng đã chạm 1.617,07 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 26/2. Ngày 25/3 sàn giao dịch thế giới sau tin Síp đạt thỏa thuận về gói cứu trợ, giá vàng giảm về gần ngưỡng $1603/oz. Trong năm nay, vàng đã giảm 4,2% trước những dấu hiệu cho thấy các chính phủ châu Âu thiết lập bảo vệ cho đồng tiền chung và kinh tế Mỹ hồi phục.

Kinh tế Mỹ Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, hôm 20/3, Fed quyết định sẽ duy trì tốc độ mua ở tài sản ở mức 85 tỷ USD/tháng. Fed cũng tuyên bố lãi suất sẽ được giữ ở mức gần 0 cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 6,5% và lạm phát kỳ vọng lớn hơn 2,5%. Các nhà hoạch định chính sách hạ dự báo tỷ lệ thất nghiệp cuối năm xuống còn 7,3% - 7,5%. Nền kinh tế sẽ tăng trưởng 2,3% - 2,8% trong năm nay. Sau thông báo của Fed, thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng. Chỉ số S & P500 đóng cửa tăng 0,7%, lên

1.558.71 điểm. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 1,96%. Hơn nữa với mức thặng dư lần đầu tiên trong tháng Một và mức giảm trong tháng Hai, dự báo mức thâm hụt ngân sách tài khóa 2013 của Mỹ có thể lần đầu tiên trong năm năm qua giảm xuống dưới ngưỡng 1.000

tỷ USD. Kinh tế châu Á

Ngày 5/3, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo Theo dõi Hội nhập Kinh tế Châu Á. Theo đó, ADB đưa ra nhận định Châu Á đang ngày càng hội nhập hơn trong vòng một thập kỷ

qua nhờ sự phát triển của thương mại và du lịch và gần đây là do khu vực đã vượt qua được khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng ở khu vực đồng Euro. Chỉ số hội nhập mới này theo dõi đầu tư trực tiếp nước ngoài, các thị trường vốn, các tương quan sản lượng, thương mại

ό Yesnews 03 – 2013

và du lịch của Châu Á. Mức độ hội nhập đã tăng lên từ mức cơ sở 100,00 điểm vào năm 2001 lên tới đỉnh là 233,27 điểm vào năm 2010 khi cả khu vực cùng nhau gắng sức ứng phó với cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng Euro. Số liệu sơ bộ của năm 2011 cho thấy mức độ hội nhập giảm nhẹ xuống còn 192,22 điểm, tuy nhiên chỉ số này vẫn cao hơn nhiều so với chỉ số củ năm 2007 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới bắt đầu. Nhật Bản: Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 8/3 cho thấy GDP của nước này trong quý 4 năm 2012 tăng 0,2%, dấu hiệu cho thấy giai đoạn suy thoái vừa qua của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã kết thúc. Các số liệu công bố trước đó cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản giảm xuống còn 4,2% trong tháng Giêng năm nay, sản lượng công nghiệp cùng thời gian tăng 0,1% so với tháng trước đó và nền kinh tế vẫn ở tình trạng giảm phát. Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố cam kết mở cửa nền kinh tế để tăng thêm sức mạnh thị trường và nới lỏng tác động của chính phủ nhằm

đạt mục tiêu 7,5% tăng trưởng năm từ nay tới 2020, kéo dài lợi ích của tăng trưởng quốc gia. Đây là thách thức lớn đối với các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc. Các dữ liệu kinh tế mới đây cho thấy, lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc khởi động chậm chạp nhất kể từ năm 2009. Bên cạnh đó, lĩnh vực cho vay và bán lẻ cũng tăng trưởng tương đối chậm. Theo báo cáo, sản lượng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc chỉ tăng 9,9% và doanh số bán lẻ tăng 12,3% trong 2 tháng đầu năm. Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng 7,8%, thấp nhất trong 13 năm. Ấn Độ: Ngày 19/3 Ngân hàng Trung ương Ấn Độ vừa quyết định hạ tỷ lệ lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong năm nay, tỷ lệ lãi suất hạ xuống còn 7,5% từ 7,75%, nhằm khôi phục đầu tư và thúc đẩy nền kinh tế hiện đang tăng trưởng yếu nhất trong 1 thập kỷ. Trong khi đó, việc mở rộng phạm vi nới lỏng tiền tệ vẫn tiếp tục hạn chế. Hiện, Ấn Độ là nền kinh tế châu Á duy nhất hạ tỷ lệ lãi suất trong năm 2013. Trong năm nay, đồng rupee đã tăng khoảng 1,5% so với đồng

đôla. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán BSE Ấn Độ Sensitve lại sụt giảm khoảng 0,7%. Kinh tế châu Âu Theo số liệu Cơ quan Thống kê châu Âu-Eurostat công bố ngày 18/3, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế tháng 1/2013 của các nước Liên minh châu Âu (EU) thâm hụt 16,5 tỷ euro; trong đó riêng khu vực eurozone thâm hụt 3,9 tỷ euro. Tuy vẫn chưa đạt được sự cân bằng nhưng thương mại hàng hóa của eurozone đã được cải thiện rõ nét so với cùng kỳ năm ngoái, khi mức thâm hụt tháng 1/2012 là 9,1 tỷ euro. So với thời điểm phục hồi tháng cuối năm 2012 khi cán cân thương mại tháng 12 thặng dự 10,8 tỷ euro, kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 1/2013 đều tăng lần lượt 2,0% và 3,1%. Đức vẫn là đầu tàu kinh tế EU. Tuy nhiên 11,1 tỷ euro thặng dư trong tháng 1 của nước này không thể bù đắp nổi 22,8 tỷ euro đến từ 13 nước thâm hụt cán cân thương mại. Điều này tiếp tục phản ánh tính không cân bằng giữa các nền kinh tế EU.

ύ Yesnews 03 – 2013

Bồ Đào Nha: Bồ Đào Nha cho biết kinh tế nước này đã giảm 3,2% trong năm ngoái - mức giảm lớn nhất kể từ năm 1975. Viện thống kê quốc gia Bồ Đào Nha cho biết sự suy giảm trong tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng xuất khẩu chậm là những yếu tố chính khiến kinh tế nước này suy yếu. Trong quý IV/2012, kinh tế Bồ Đào Nha đã giảm tới 3,8%. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Bồ Đào Nha cũng vọt lên mức 17,6% - xếp thứ 3 khu vực đồng euro sau Hy Lạp và Tây Ban Nha. Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết nền kinh tế đất nước sẽ vẫn tiến triển chậm trong năm nay và dự kiến sẽ giảm 2%. Italy: Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch của Mỹ ngày 8/3 đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Italy từ A- xuống BBB+ và còn có khả năng xuống thấp hơn nữa. Fitch dự báo suy thoái kinh tế tại Italy sẽ trở nên trầm trọng hơn, theo đó năm 2013 GDP sẽ giảm 1,8%, nợ nước ngoài lên tới 130% GDP, trong khi nợ nước ngoài năm 2012 cũng đã tăng lên 127% GDP (so với 120,8% năm 2011) với tổng giá trị lên tới hơn 2

nghìn tỷ euro. Theo đánh giá của Fitch, suy thoái tại Italy trầm trọng hơn ở các nước khác trong EU và các chỉ số kinh tế cho thấy quá trình khắc phục khủng hoảng đang chậm lại. Bất ổn chính trị kéo dài có nguy cơ làm suy yếu vị thế của Italy trên các thị trường tài chính. Đảo Síp: Ngày 25/3, Síp đã nhất trí với phác thảo về gói cứu trợ quốc tế, mở đường cho khoản vay khẩn cấp 10 tỷ euro (13 tỷ USD), loại bỏ đe dọa vỡ nợ. Thỏa thuận giữa Síp và đại diện các nhà tài trợ quốc tế đạt được đã được các bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro phê chuẩn. Thỏa thuận này kêu gọi ngân hàng Popular Bank of Cyprus đóng cửa và phân chia. Bank of Cyprus sẽ nhận phần tài sản hữu hình của ngân hàng cùng với khoản nợ 9 tỷ euro nhận từ ECB thông qua chương trình hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp, theo nguồn tin từ quan chức EU. Trước đó, trong khi các chính trị gia vẫn chưa tìm được giải pháp khả thi sau khi đề xuất đánh thuế tiền gửi bị quốc hội bác bỏ, người dân đảo Síp ngày 21/3 lại rồng rắn xếp hàng rút tiền tại Popular Bank, vì sợ ngân

hàng lớn thứ hai nước này sụp đổ. Trung Đông Sản lượng và xuất khẩu dầu Iran giảm đáng kể sau khi Mỹ và châu Âu tăng lệnh trừng phạt lên Iran nhằm buộc nước này ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu lớn thứ nhì của Iran, sau Trung Quốc, đang lên kế hoạch ngừng nhập khẩu từ tháng tới, nhằm tránh cho các nhà máy lọc dầu của nước này mất khoản bảo hiểm. Nhật Bản và Hàn Quốc, hai khách hàng lớn khác của dầu Iran cũng có kế hoạch giảm nhập khẩu hơn nữa kể từ tháng 4. Những động thái trên có thể buộc chính phủ Iran, nơi 50% doanh thu đất nước là từ dầu mỏ, phải giảm sản lượng hơn nữa. Sản lượng dầu nước này hiện đã xuống thấp nhất gần 25 năm. Theo số liệu ước tính, tác động của lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu sẽ khiến Tehran mất khoảng 40% doanh thu dầu trong năm tài khóa tới, bắt đầu từ ngày 21/3.

Phan Thị Thương Tổng hợp

Trong những nền văn hóa khác nhau, phụ nữ vẫn luôn bị coi thường ở một mức độ nhất định, từ những nền văn minh cổ xưa cho đến xã hội ngày nay. Mặc dù quan niệm về vai trò của phụ nữ đã thay đổi nhiều trong những năm qua nhưng bình đẳng giới vẫn còn là một câu chuyện đáng để bàn. Dựa trên những số liệu thu thập từ Ngân hàng Thế giới, bài viết dưới đây xin được trình bày một cách nhìn mới về bình đẳng giới dưới giác độ mới mẻ và thú vị…

Khôn ngoan

Trong khi nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập thì việc tạo một môi trường bình đẳng cho cả đàn ông và phụ nữ là một sự sáng suốt và biết nhìn xa trông rộng. Hiện nay phụ nữ chiếm 40% lực lượng lao động trên toàn cầu và 43% lực lượng lao động nông nghiệp. Vì vậy, việc giúp đỡ phụ nữ được tiếp cận những cơ hội về kinh tế, giáo dục, y tế như nam giới sẽ tạo một bước tiến trong cải thiện năng suất, điều này là quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng cao. Trong khi nguồn lực lao động nữ bị lãng phí, chủ yếu là do thiếu cơ hội tiếp cận, bị phân biệt đối xử làm cho năng suất của phụ nữ nói riêng và năng suất lao động của xã hội nói chung đều bị giảm sút. Đối với một nền kinh tế có thế mạnh xuất khẩu hàng may mặc, chế biến thủy hải sản

như Việt Nam, nơi mà lao động nữ chiếm đa số, giảm năng suất của nữ giới sẽ là vấn đề cần quan tâm đặc biệt.

Tăng quyền kiểm soát của phụ nữ với nguồn lực của hộ gia đình đồng nghĩa với tăng chi tiêu cho vốn con người, cái sẽ tạo ra tăng trưởng dài hạn cho một nền kinh tế. Cụ thể ở đây, những nghiên cứu đã cho thấy việc phụ nữ có thêm quyền lực trong gia đình sẽ tăng chi tiêu cho trẻ em, bao gồm về cả chi phí học

hành, dinh dưỡng… bảo đảm đầy đủ nhận thức và sức khỏe cho trẻ em cho đến khi trưởng thành. Các nghiên cứu y khoa đã tìm ra mối liên hệ giữa giữa việc chứng kiến bạo lực gia đình khi còn nhỏ và các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành. Theo đó, nhưng đứa trẻ trải qua một quá khứ có bạo hành gia đình sẽ dễ mắc ung thư, đột quỵ hay bệnh tim

υυ Yesnews 03 – 2013

mạch gấp 2-3 lần và có tỉ lệ sử dụng chất cồn hay ma túy cao gấp 5-10 lần so với người không trải qua tình trạng trên.

Ngoài ra, việc tạo sự bình đẳng cho phụ nữ trong hoạt động xã hội, chính trị… sẽ làm cho việc xây dựng thể chế chính trị được toàn diện, bao quát hơn, từ đó sẽ làm giảm bớt “chi phí ngầm” cho các hoạt động kinh tế xã hội. Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, việc nữ giới tham gia vào lãnh đạo sẽ giảm nạn hối lộ 2,7 đến 3,2% so với những khu vực chỉ có đàn ông làm lãnh đạo.

Bình đẳng về cơ hội hay về thu nhập?

Việc xác định bình đẳng giới là tương đối khó khăn vì nhưng quan sát không rõ nét. Trên hết, rất khó phân định được mức độ phúc lợi của người đàn ông và phụ nữ sống trong một gia đình do những thiếu thốn về số liệu. Thứ hai, những nghiên cứu của chúng ta là về hai giới hoàn toàn khác nhau về ưu tiên, nhu cầu, hạn chế, tâm sinh lí… Điều này đặt ra một câu hỏi đau đầu, chúng ta nên sử dụng thước đo nào cho bình đẳng giới?

Có hai hướng nghiên cứu đã được đề xuất với góc độ xem xét khác nhau, đó là trên phương diện cơ hội và trên phương diện thu nhập. Bộ phận ủng hộ xem xét bình đẳng về cơ hội cho rằng, làm như vậy sẽ giúp chúng ta phân biệt được đâu là bất bình đẳng do yếu tố khách quan và đâu là do yếu tố chủ quan. Họ lí luận rằng, với những sự khác biệt sẵn có giữa hai giới, tất yếu sẽ đem đến sự khác biệt về thu nhập, cơ hội, sự ưu tiên… và chỉ

nên tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng chứ không nên can thiệp vào hành vi cá nhân của mỗi giới. Trái với quan điểm này, những nhà nghiên cứu ủng hộ bình đẳng về thu nhập lại cho rằng, sự khác biệt trong ưu tiên, nhu cầu của phụ nữ và đàn ông không phải có sẵn mà là do yếu tố văn hóa lâu đời tác động, có nghĩa rằng việc thả nổi kết quả của bất bình đẳng sẽ chỉ tạo ra vòng luẩn quẩn. Điều sáng suốt nên làm là tạo ra bình đẳng thu nhập để thay đổi nhận thức của hai giới. Sẽ là rất khó để nói rằng ai đúng ai sai và rằng nên sử dụng phương pháp nào, tuy nhiên điều quan trọng vẫn là những quan điểm trên đều hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng giữa nữ giới và nam giới.

υφ Yesnews 03 – 2013

Thay đổi nhận thức

Điểm cuối cùng tác giả bài viết muốn lưu ý tới những hoạt động chống bất bình đẳng giới là vấn đề nhận thức của xã hội về bình đẳng. Một khi xã hội còn chưa nhận thức được vai trò của nó thì việc thúc đẩy những hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ sẽ là vô ích, nhưng khoản vay sẽ không đến được tay phụ nữ và trẻ em, nhưng luật định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ sẽ bị vi phạm ngầm. Sẽ là sáng suốt khi giao nhiều quyền lực hơn cho phụ nữ trong công cuộc bảo vệ quyền lợi của mình, bao gồm quyền lực từ tổ chức đoàn thể công đoàn hay những tổ chức chính trị. Chỉ khi phụ nữ có tiếng nói thì quyền lợi của họ mới được bảo vệ và tôn trọng thực sự.

Tương lai tươi sáng

Cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đã thay đổi nhiều trong hơn hai mươi năm qua.Ngày nay đã có nhiều phụ nữ biết chữ hơn bao giờ hết, 1/3 số quốc gia đang phát triển có số trẻ em gái đi học nhiều hơn số trẻ em trai.Tuổi thọ trung bình của nữ giới cao hơn nam giới ở gần như mọi nơi. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới trên nhiều lĩnh vực . Đó là một thực trạng đáng lưu tâm cho những nhà hoạch định chính sách xã hội nói chung và những nhà kinh tế nói riêng khi tính đến những tác động của sự thiệt thòi mà chị em phụ nữ phải gánh chịu đối với một quốc gia. Đáng mừng là những quan điểm cổ hủ về vị trí của nữ giới đã thay đổi nhiều và đó sẽ là tiền đề vững chắc cho quá trình đòi lại quyền lợi cho phụ nữ hiện tại cũng như trong tương lai. Sự cải thiện đó sẽ như thế nào, nhanh hay chậm, triệt để hay không triệt để vẫn còn là một câu chuyện để ngỏ.

Trịnh Duy Hoàng

υχ Yesnews 03 – 2013

NHÂN NGÀY CỦA PHỤ NỮ

BÀN VỀ CHUYỆN MẠI DÂM Từ bao giờ hoạt động mại dâm được sinh ra đã không còn mấy ai để ý. Nhưng những tác động của nó đến đời sống xã hội lại chưa bao giờ giảm thu hút sự quan tâm. Sự nguy hại của mại dâm ngày càng lớn tới mức nào? Làm sao để đấu tranh hiệu quả tiến tới bài trừ nó? Rất nhiều nước trong đó có Việt Nam vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này. Vài nét về hoạt động mại dâm Từ cổ chí kim, khi mại dâm ra đời, trong con mắt của những người bình thường, đây là nghề bất hợp pháp, nhơ nhớp, trái với luân thường đạo lý. Thế nhưng, như một lẽ tự nhiên, nó vẫn hiên ngang tồn tại suốt chiều dài lịch sử với tư cách là một trong những nghề lâu đời nhất của loài người. Có rất nhiều ý kiến cho rằng mại dâm là hành vi đáng bị lên án và những người thực hiện hành vi ấy cũng vậy. Động cơ để họ coi đó là nghề chỉ vì đồng tiền, vì lười lao động hay muốn thỏa mãn nhu cầu xác thịt một cách bệnh hoạn. Chưa kể những hệ lụy mà hoạt động này gây ra ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt là giới trẻ như lối sống buông thả, dễ dãi, lây truyền căn bệnh thế kỷ và các bệnh hoa liễu khác... Cũng không ít người cho rằng tuy mại dâm không phải là nghề tốt đẹp nhưng nó ra đời cũng là để phục vụ nhu cầu con người, và không phải ai hoạt động trong lĩnh vực này cũng là người xấu, họ cũng vì bất đắc dĩ và rất cần sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ từ những người xung quanh. Chưa rõ ý kiến nào xác đáng hơn nhưng một đặc điểm chung dễ nhận thấy là nghề mại dâm gần như không được hoan nghênh bên ngoài thế giới ngầm. Nhắc đến mại dâm, đa số mọi người sẽ lập tức nghĩ đến những người phụ nữ “bán trôn nuôi miệng”. Bên cạnh đó, mại dâm nam cũng đang ngày một phổ biến, bao gồm cả việc phục vụ khách hàng nữ giới và dân gay (đồng tính nam). Những người hoạt động mại dâm gồm những người không nhận được sự giáo dục đầy đủ, người bị hoàn cảnh xô đẩy, người bị lừa bán, ép buộc, thậm chí có cả những người có học thức, có giáo dục, gia đình có điều kiện, người nổi tiếng... đến với nghề theo nhiều cách khác nhau. Cùng với đó là những hình thức biến tướng đa dạng và những câu chuyện bi hài kèm theo. Khi làm nghề,

υψ Yesnews 03 – 2013

họ biết và xác định là không nhận được sự cảm thông, bởi những người có thể làm được điều đó rất hiếm và thường ít lai vãng đến những nơi mà họ hay tụ tập. Buồn vui trong nghề, có lẽ chỉ những người trong cuộc mới hiểu được cho nhau. Vì sao một nghề bị coi rẻ lại có khả năng thu hút lao động mạnh mẽ? Câu trả lời chắc hẳn ai cũng biết là do thu nhập. Cái giá của một lần trao đổi tùy thuộc vào đối tượng tham gia và chất lượng dịch vụ, nhưng với một nghề không được coi trọng, người làm phải gánh chịu những điều tiếng cũng như đánh đổi khả năng lập gia đình, thậm chí đánh cược sức khỏe của mình, giá đắt hơn những loại hình dịch vụ thông thường khác là chuyện dễ hiểu. Trong khi đó, những gì họ cần để làm nghề là những gì họ sẵn có, không cần học vấn, hiểu biết, tức là không cần sự đầu tư ban đầu. Hơn nữa, khi rất nhiều người cùng lao vào tìm kiếm, tranh giành bất cứ một công việc nào, sẽ có người được người không. Những người thua cuộc phải chịu áp lực kinh tế nặng nề khi bị dồn vào đường cùng buộc lòng phải nghĩ ra cách khác để tồn tại. Và khi đã bước vào nghề, không dễ gì họ đánh đổi những hào nhoáng trước mắt để lại vất vả đi tìm một công việc khác với thu nhập thấp hơn, trừ khi họ có động lực lớn để thay đổi. Tuy nhiên, dù nội tình bên trong câu chuyện duyên nghiệp của mỗi người là thế nào thì cũng phải khẳng định mại dâm không phải là điều tốt. Trước nhất là về sức khỏe, đây là con đường truyền bệnh với tốc độ rất nhanh. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2011 nước ta có khoảng 250000 người sống chung với HIV. Con số này tăng khá nhanh so với năm 2006 khoảng 210000, năm 2001 khoảng 110000. Ngoài ra còn các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà... Vấn đề thứ hai là về đạo đức, cũng là vấn đề gây lo ngại nhất. Người phụ nữ bán dâm trái ngược hoàn toàn với hình tượng về một người phụ nữ đoan chính, cổ điển của phương Đông do chung đụng với quá nhiều người. Nam giới bán dâm còn khổ sở hơn vì công việc này vốn không dành cho những người thuộc phái mạnh. Còn với những khách mua dâm, phần lớn là đàn ông, vấn đề chủ yếu xoay quanh chuyện gia đình, sự thủy chung. Mặc dù mua dâm không hoàn toàn là do sự tha hóa, khá nhiều người tìm đến gái mại dâm vì nhu cầu sinh lý không thể tự giải quyết, nhưng những nhu cầu đó hoàn toàn có thể được tiết chế bằng lý trí. Hơn nữa, sự quá dễ dãi trong giải quyết nhu cầu sinh lý sẽ tạo ra thói quen thiếu kiềm chế bản năng, là một trong những lí do làm gia tăng số vụ hiếp dâm. Bài học từ Thái Lan là một ví dụ điển hình. Không chính thức công nhận mại dâm là một loại hình dịch vụ hợp pháp, nhưng với những hoạt động công khai như được tổ chức quy củ bởi pháp luật đã dẫn tới tỷ lệ hiếp dâm cao nhất Đông Nam Á của nước này. Từ những nguyên do chủ đạo nói trên dẫn tới nguyên do lớn trên phương diện xã hội, đó là nạn buôn bán, bóc lột người, bảo kê, buôn bán ma túy, là hàng loạt những vụ việc nguy cơ băng hoại cả một thế hệ, băng hoại những giá trị đạo lý căn bản. Giải quyết vấn đề

υω Yesnews 03 – 2013

Xưa nay, ở nước ta, việc đấu tranh chống tệ nạn mại dâm được nhìn nhận và thực hiện thuần túy bằng công cụ pháp lý. Với một hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo và có nhiều điểm chưa hợp lý, có thể thấy rằng công việc được tiến hành không mấy hiệu quả. Tệ nạn mại dâm vẫn tiếp diễn với nhiều chiêu trò, thủ đoạn mới để né tránh luật. Nhiều người biết rằng phạm pháp nhưng vẫn buộc phải lao vào nghề do bần cùng, bế tắc. Do đây là một loại hình dịch vụ nên gái mại dâm kiếm nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự thu hút của chính họ khả năng của khách làng chơi, nhưng nhìn chung, thu nhập mà nghề này mang lại rất cao so với nhiều nghề khác. Tuy nhiên, vì là hoạt động bất hợp pháp nên đây là khoản thu nhập trốn thuế. Thu nhập đó được chuyển giao chủ yếu từ những người trong nước, một phần từ người nước ngoài. Một nhóm người làm việc cho chính họ nhưng không có đóng góp gì cho xã hội là việc khiến các nhà làm luật phải suy ngẫm. Cách đây không lâu, dư luận xôn xao về việc có những ý kiến cho rằng nên hợp pháp hóa mại dâm và đưa nó vào khuôn khổ. Về mặt lý thuyết, đây không phải là ý kiến tồi vì rõ ràng chính phủ có thể thu được một khoản thuế rất khá từ những người làm nghề, cùng với đó những hàng rào pháp lý sẽ giới hạn phạm vi hoạt động để nó không gây quá nhiều ảnh hưởng tới xã hội. Hơn nữa, nếu quản lý tốt, rất có thể đây sẽ là một nguồn thu ngoại tệ lớn khi cộng hưởng với các hoạt động du lịch. Suy cho cùng, dù luật hóa hay không thì mục đích cuối cùng của các quyết sách vẫn là để hạn chế hoạt động này. Tuy vậy, tính khả thi của phương án vẫn là một dấu hỏi lớn. Trên thực tế, không nhiều nước dám đánh cược để làm điều đó, vì bản thân những gái mại dâm hoạt động độc lập và các chủ chứa đều có thể tự tìm ra cách lách luật, khiến chi phí quản lý có thể còn lớn hơn cả nguồn thu của chính phủ. Ngay cả một nước phát triển như Thụy Điển sau 30 năm chung sống với hoạt động mại dâm công khai cũng phải tuyên bố cấm trở lại vào năm 1998 thì một nước có hệ thống pháp luật yếu kém như Việt Nam khó có thể tạo được niềm tin với dân chúng. Nếu nhìn nhận từ nguồn cơn của vấn đề, mại dâm thu hút được lao động do những khoản thù lao mà nó mang lại so với các nghề khác. Như vậy, nghề mại dâm sẽ không được lựa chọn nếu người ta không nhìn thấy ở nó lợi nhuận. Hơn nữa, phải có cầu thì mới có cung. Dưới góc độ kinh tế, chúng ta có thể tác động vào hai thành tố này để giải quyết vấn đề: tăng cung hoặc giảm cầu. Một nguyên tắc rất cơ bản là cung tăng thì giá giảm, tức là nếu số lượng gái mại dâm tăng lên thì cái giá mà khách làng chơi phải trả sẽ thấp hơn, cơ hội lao động và kiếm lời của các cô gái cũng theo đó mà giảm. Tuy nhiên, rõ ràng phương án này có chi phí cơ hội quá lớn khi phải đánh đổi cuộc đời của biết bao người phụ nữ, hơn nữa qua một thời gian, khi trạng thái cân bằng cung – cầu mới được thiết lập, nỗ lực giải quyết vấn đề mại dâm sẽ dường như không đạt được kết quả. Mại dâm không giống như ma túy, yếu tố con người ẩn chứa bên trong khiến nó cần một cách giải quyết khác.

υϊ Yesnews 03 – 2013

Giảm cầu đối với mại dâm không phải chuyện một sớm một chiều và chắc chắn không thể triệt tiêu hoàn toàn vì nó xuất phát từ nhu cầu bản năng của con người. Những cách thức như giáo dục, tuyên truyền vốn đã quá quen thuộc nhiều khi không phát huy được hiệu quả do cách tiếp cận đối tượng nhàm chán, khô khan. Tuy nhiên, loại bỏ những hoạt động nhân văn như vậy là hoàn toàn không nên, thay vào đó, các cơ quan, các tổ chức nên tạo ra sự mới mẻ và hấp dẫn để khiến mọi người cảm thấy cần phải tìm hiểu về mại dâm và có những hành vi đúng đắn. Chìa khóa cho vấn đề này là sự sáng tạo. Nên chăng những câu khẩu hiệu được thay thế bằng những tình huống dở khóc dở cười thể hiện dưới dạng thức truyện tranh, phim hoạt hình...? Trên thế giới, nhắc đến giải quyết mại dâm phải kể đến Thụy Điển. Hướng giải quyết ban đầu của nước này cũng nhằm vào cầu mại dâm. Nếu như đa số các nước coi mại dâm là một loại tội phạm thì Thụy Điển lại cho rằng mãi dâm mới là hành vi đáng bị trừng trị. Bởi vậy, họ giương mũi nhọn luật pháp của mình vào túi tiền và danh dự của những người mua dâm. Nếu bị bắt gặp thực hiện điều bị cho là đáng xấu hổ này, họ sẽ phải trả một khoản tiền phạt lớn, thậm chí ngồi tù, và đương nhiên sẽ bị công khai danh tính – hình phạt nặng nề khi 70% công dân Thụy Điển ủng hộ chính sách này. Cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng gái mại dâm và khách có thể hợp tác với nhau tạo ra vỏ bọc cho hành vi của mình nhưng sự thật là mại dâm đã giảm hẳn ở đất nước này. Khi cầu giảm, nguồn thu của người làm nghề mất theo, đến một mức độ nào đó, họ sẽ buộc phải đổi nghề. Tất nhiên không chính sách nào là hoàn hảo, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, có thể coi đây là phương án rất độc đáo và tương đối hiệu quả, góp phần làm nên hình ảnh đất nước Thụy Điển ngày nay. Suy cho cùng, xóa sổ hoàn toàn hoạt động mại dâm trong xã hội là điều không thể vì nó vẫn có sức hấp dẫn với một số người, và vì cầu của nó không bao giờ biến mất. Nhưng làm giảm quy mô của hoạt động này là có thể. Các công cụ chính sách, luật pháp vẫn chỉ phát huy vai trò trong ngắn hạn và không thể thích ứng kịp thời nếu xuất hiện sự biến tướng. Quan trọng nhất là mỗi nước, trong đó có Việt Nam, phải giải quyết được vấn đề công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi khi không phải chịu gánh nặng cơm áo gạo tiền, sẽ không ai phải nghĩ đến chuyện phạm pháp hay hi sinh bản thân một cách cay đắng như vậy. Lời kết Mại dâm không hẳn là nghề của những kẻ lười lao động như nhiều người nói, trái lại nó là nghề lao động khổ sai, vất vả cả về thể xác lẫn tinh thần. Cũng bởi lẽ đó, không ai mong muốn bị bóc lột trong thứ nghề tủi nhục đó, nhất là những người phụ nữ. Dù ngày 8/3 đã qua, tác giả vẫn muốn chúc tất cả chị em đang làm nghề mau chóng tìm ra hướng đi mới sáng sủa hơn cho riêng mình.

Đỗ Thị Phương Dung

υϋ Yesnews 03 – 2013

Phụ nữ Nhật Bản và con đường cứu nguy nền kinh tế Dân số già, mất cân bằng giới tính trong lực lượng lao động là một thực trạng

đáng báo động đối với nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới. Theo dự báo của vụ dân số UN, đến năm 2050 dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ gấp 2,5 lần dân số 0-4 tuổi. Nhật Bản phương Đông cũng không rơi ra ngoài thảm cảnh già cỗi. Không chỉ vậy, văn hóa công sở khắc nghiệt khiến cho 70 % phụ nữ thất nghiệp sau khi sinh con đầu lòng. Vậy đâu là lối thoát tích cực cho xứ hoa anh đào?

Xứ hoa anh đào già cỗi và những hệ quả tiềm ẩn

Nhật bản là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, là đất nước đi đầu về khoa học-kĩ thuật toàn cầu nhưng lại luôn bị đe dọa từng giờ từng phút bởi tình trạng dân số già. Dân số già đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung lao động quốc gia khiến chính phủ gặp khó khăn trong hoạch định chính sách kinh tế. Điều này sẽ khiến chính phủ phải tăng chi tiêu cho chăm sóc y tế, các chương trình xã hội và lương hưu, do đó làm tăng thâm hụt ngân sách. Mặc dù tỷ lệ nợ trong GDP của Nhật Bản hiện ở mức khá cao, nhưng quỹ lương hưu và nhiều tài sản khác vẫn dồi dào do có nhiều nguồn lực để bù đắp cho công nợ. Ngoài ra, già hóa dân số cũng sẽ tác động mạnh đến truyền thống tiết kiệm của người dân Nhật Bản. Khi lực lượng lao động ngày càng mỏng và số người nghỉ hưu tăng, thì xu hướng tiết kiệm trong dân cũng giảm, khiến cho tài sản tích lũy trong nhiều năm cũng dần bị hao mòn. Từ nhiều thập kỷ nay, công nợ của Nhật Bản chủ yếu được chi trả bằng các khoản tiết kiệm khổng lồ của người dân được gửi ở hệ thống ngân hàng hoặc bằng trái phiếu chủ quyền của Nhật Bản. Tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm của Nhật Bản hiện giảm xuống khoảng 3% từ mức trên 10% của 10 năm trước. Các nhà phân tích dự đoán với đà này, Nhật Bản sẽ

phải mở cửa các thị trường trái phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, khi đó nợ sẽ càng tăng hoặc Nhật Bản sẽ phải in thêm tiền để thanh toán nợ nần và chi trả cho các chủ nợ đang nắm giữ đồng Yên. Hành động này sẽ làm giá trị của đồng Yên giảm so với các đồng tiền lớn khác trong vòng nhiều năm.Theo số liệu của Bộ Y tế Nhật Bản, tính đến năm 2008, trung bình một phụ nữ Nhật Bản sinh 1,37 con và dân số Nhật Bản sẽ giảm từ 127 triệu người hiện nay xuống còn 95 triệu người vào năm 2050. Tới năm 2055, 40% dân số Nhật Bản sẽ trên độ tuổi 65, trong khi tỷ lệ này của năm 2006 là 20%. Có thể nói người Nhật Bản là người “già” nhất thế giới, bởi tính đến năm 2008, tuổi thọ của người Nhật Bản đối với nữ giới là 86,1 năm và đối với nam là 79,3 năm. Việc trẻ hóa nguồn lao động cũng như dân số đang được chính phủ quan tâm hàng ngày, hàng giờ.

Sự cứu vãn tuổi trẻ

Theo tính toán, sẽ rất khó để Nhật Bản đảo ngược lại thảm họa dân số nhưng họ có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm nhẹ tác động của nó.Tỷ lệ người già trong dân số Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi vào năm 2055 so với thời điểm 2005, đồng nghĩa số lượng công nhân sẽ giảm một nửa. Bà Matsui (chiến lược gia kinh tế) cho biết

υό Yesnews 03 – 2013

số lượng trẻ em được sinh ra cũng sẽ giảm 40% trong thời kỳ này, góp phần làm giảm lượng lao động tiềm năng. Do đó, để cứu vãn kinh tế, chính phủ Nhật Bản nhất thiết phải huy động cả phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về kinh tế và khoa học kĩ thuật nhưng cũng đi đầu thế giới về bất bình đẳng giới tính. Trong một cuộc thăm dò của Thompson Reuters Foundation, trong nhóm G20, Nhật Bản cũng nằm trong số những quốc gia tồi tệ nhất đối với phụ nữ.Báo cáo chênh lệch bình đẳng giới toàn cầu năm 2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố tháng 11/2012 đặt Nhật Bản ở vị trí 101 trong số 135 quốc gia. Một kết quả khiến nhiều chính khách Nhật phải đỏ mặt xấu hổ. Mặt khác, các chuyên gia kinh tế phát triển Nhật cho rằng, khoảng cách chênh lệch trên chính là một cơ hội cho chính phủ Nhật Bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Chiến lược gia tại Goldman Sachs, bà Kathy Matsui, nói: "Nếu có thể bù lấp khoảng cách giới, ước tính lực lượng lao động Nhật Bản có thể có thêm 8,2 triệu việc làm".

Trong khi một số nhà nghiên cứu cho rằng Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt việc làm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mờ nhạt trong những năm gần đây, bà Matsui của Goldman Sachs lại cho rằng việc dân số già đi đồng nghĩa sẽ có nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trong tương lai. Tuy nhiên, tăng cường số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động chỉ là bước đầu tiên, vì vẫn còn nhiều thách thức khác vẫn ở phía trước. Theo nghiên cứu, khoảng 70% phụ nữ Nhật Bản sẽ rời khỏi lực lượng lao động sau khi sinh đứa con đầu tiên và thường họ sẽ không trở lại làm việc. "Đó gần như là một truyền thống

đối với phụ nữ Nhật Bản", bà Matsui nói. Theo bà Matsui, cốt lõi của vấn đề này là không chỉ là các dịch vụ y tế và chăm sóc trẻ của Nhật Bản khiến phụ nữ không yên tâm và họ nghỉ việc để dành toàn thời gian chăm sóc cho con cái mà còn là tập tính văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản mới đây đã thực hiện một loạt cải tiến nhằm mở rộng số lượng các cơ sở giữ trẻ, nhưng như thế vẫn chưa đủ.“Điều đó chỉ đủ để họ yên tâm hơn về con cái mình chứ chưa đủ để giúp họ thoải mái khi làm việc” bà Matsui cho biết. Mặt dù đạo luật chống bất bình đẳng giới ở các công ti Nhật Bản được chính phủ ban hành vào những năm 1980 được sửa đổi bổ sung đã phần nào đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ trong các công sở về giờ làm việc, mức lương, đãi ngộ công việc…Nhưng, con đường cứu nguy cho nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn vô cùng trắc trở.

Nữ nhân và tinh thần dân tộc

Hiệu trưởng Lin Kobayashi

Tuy nhiên, không phải vì gánh nặng gia đình hay sự thua kém về trình độ học vấn cũng như bất bình đẳng giới trong xã hội Nhật Bản mà nền kinh tế “xứ hoa anh đào” không thể cứu vãn. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số nữ samurai-những người đàn bà thép trên chính trường và

υύ Yesnews 03 – 2013

thương trường của Nhật Bản. Như bao phụ nữ Nhật Bản khác, Fumiko Hayashi tham gia vào lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1965, và những công việc đầu tiên cô được phép làm chỉ là những công việc đơn giản với tư cách là trợ lý của một nam giới. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, bà đã trở thành thị trưởng của thành phố Yokohama và là một trong những phụ nữ quyền lực nhất Nhật Bản với một bản tiểu sử việc làm đầy ấn tượng. Trước khi trở thành một chính trị gia, bà Hayashi từng giữ chức chủ tịch của Tokyo Nissan Auto Sales, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành (CEO) của công ty bán lẻ Daiei, chủ tịch của BMW Tokyo kiêm người đứng đầu của Fahren Tokyo (nay là hãng Volswagen).Bên cạnh tấm gương của thị trưởng Hayashi là hình tượng hiệu trưởng Lin Kobayashi của trường quốc tế châu Á Kazurawa-trường học nội trú quốc tế đầu tiên của Nhật Bản. Lin vốn là một nhà phân tích đầu tư của tập đoàn tài chính Morgan Stanley. Với quan điểm “Châu Á điều khiểu sự tăng trưởng kinh tế thế giới nhưng khu vực này lại quá phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo phương Tây”, bà đã xây dựng và phát triển trường Kazurawa như một lò đạo tạo chỉ cho những doanh nhân châu Á. Lin Kobayashi hy vọng rằng ngôi trường nằm ở ngoại ô thủ đô Tokyo mà bà đang xây dựng sẽ giúp thay đổi phong cách lãnh đạo trong khu vực, bằng cách tạo ra một làn sóng các lãnh đạo chính trị và kinh doanh có cách tư duy "châu Á hơn". Bà cho biết nhà trường sẽ thu hút học sinh từ một loạt các nền văn hóa và nền kinh tế - xã hội, với các suất học bổng cho học sinh nghèo

được tài trợ bởi các khoản đóng góp. Việc thành lập trường cho đến nay đã quyên góp được 1,5 tỷ yên (19 triệu USD) từ các khoản đóng góp và tài trợ tư nhân để trang trải chi phí ban đầu, trong khi đó vẫn đang kêu gọi các nhà kinh doanh xuất chúng tham gia làm cố vấn. Việc làm trên đã mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Nhật Bản cũng như việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ của châu Á.

Khởi sắc kinh tế

Với những tấm gương trên thương trường và chính trường Nhật Bản, nền kinh tế “mặt trời mọc” đã thực sự có những biến đổi tích cực không chỉ trong nguồn cung lao động trẻ mà còn cả tình trạng bình đẳng giới trong xã hội. Kể từ năm 1999, bà Matsui cũng nhiều lần viết về tầm quan trọng của phụ nữ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Trong báo cáo mới nhất, bà cho rằng sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động sẽ giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản tăng 15%. Điều này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia, trong đó có cả giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde. Theo số liệu thống kê mới đây của chính phủ Nhật Bản được đăng trên Nhật báo Yomiuri Shinbun, tỷ lệ phụ nữ có việc làm đang đạt mức cao kỷ lục, 60,1%. Với những con số đầy hi vọng trên, Nhật Bản truyền thống hoàn toàn có hi vọng về một nguồn cung lao động dồi dào cũng cư cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội.

Trần Như Trung

φτ Yesnews 03 – 2013

6 nghịch lý các nữ lãnh đạo Mỹ phải đối mặt

Nước Mỹ bước vào năm mới 2013 với niềm tin rằng phụ nữ sẽ tiếp tục thu hẹp được những cách biệt về giới tính, và dần tiến tới sự bình đẳng trong tiền lương cũng như trong cơ hội đảm nhiệm các vị trí then chốt. Trong năm ngoái, đã có rất nhiều những thông tin khả quan: phụ nữ có được nền tảng giáo dục tốt hơn bao giờ hết, tiếp tục nắm giữ những vị trí Giám đốc điều hành (CEO) đáng mơ ước tại nhiều công ty như IBM và Yahoo, và một nghiên cứu thậm chí còn công bố rằng phụ nữ đã trở thành trụ cột trong đa số các hộ gia đình ở Mỹ. Mọi thứ dường như đang tiến triển theo hướng rất tích cực.

Tuy nhiên, để tiến tới sự công bằng và tiến bộ hơn nữa trong năm 2013, chúng ta rất cần phải giải quyết những nghịch lý khó khăn mà các nữ lãnh đạo vẫn tiếp tục phải đối mặt - đây là những quan điểm, lập trường trái chiều và thực tế đang làm phức tạp hóa bức tranh được xem là đang có tiến triển.

1. Nghịch lý về tiền lương. Theo số liệu mới nhất, tại Mỹ, phụ nữ hiện nay đang có được nền tảng giáo dục tốt hơn bao giờ hết, chiếm gần 60% trong tổng số bằng tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, họ vẫn được trả lương ít hơn - trung bình 23% so với nam giới. Khoảng cách này có thể là do quá trình chọn lựa nghề nghiệp: phụ nữ thường chọn những công việc như giảng dạy và công tác xã hội, và có thu nhập ít hơn so với “những nghề nghiệp của nam giới”, như công nghệ hay tài chính. Nhưng những đặc thù về nghề nghiệp cũng không hoàn toàn giải thích được nghịch lý này. Một nghiên cứu mới đây phân tích nhóm người lao động 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học đã cho thấy sự khác biệt 12% trong thu nhập mà hoàn toàn không giải thích được bởi lí do lựa chọn nghề nghiệp. Điểm mấu chốt là sự đấu tranh cho bình đẳng về tiền lương đã và đang rơi vào bế tắc.

2. Tiến thoái lưỡng nan. Phụ nữ phải đưa ra được những đề xuất có giá trị nếu muốn thăng tiến trong công việc, tuy nhiên họ cũng vẫn phải duy trì “sức cuốn hút” của mình để gây thiện cảm. Điều khá bất ngờ là trong tất cả các rào cản mà phụ nữ gặp phải, đây là điều mà phụ nữ chia sẻ nhiều nhất mỗi khi được phỏng vấn. Một nghiên cứu của Catalyst[1] đã xác định rằng những khuôn mẫu phiến diện về giới tính gây khó khăn cho phụ nữ khi ở cương vị lãnh đạo bởi vì họ luôn được cho rằng hoặc

1 Catalyst là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu hỗ trợ phụ nữ trong kinh doanh.

φυ Yesnews 03 – 2013

là thật sự có năng lực hoặc chỉ là do đã gây được cảm tình – và rất hiếm khi lại là cả hai.

Tạp chí Forbes mới đây công bố, "Các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ quyết đoán thường bị cho là hiếu chiến; những phụ nữ này thường không đòi hỏi những thứ họ xứng đáng phải có, nhưng mỗi khi làm thế thì họ lại đứng trước nguy cơ bị xem như độc đoán, hoặc thậm chí tồi tệ hơn là "quá tham vọng." Đây là những tình huống khó xử - tiến thoái lưỡng nan - mà xã hội cần phải xóa bỏ để phụ nữ có thể phát huy được hết những tiềm năng của mình.

3. Nghịch lý trong thăng tiến. Một điều rất rõ ràng là, so với nam giới, phụ nữ hoàn toàn đủ điều kiện cả về kĩ năng và năng lực để lãnh đạo, nhưng họ lại chỉ được giao phó rất ít những vị trí lãnh đạo chủ chốt. Chỉ có 4% các chức vụ Giám đốc điều hành (CEO) trong 1.000 công ty hàng đầu[2] là nữ và nữ giới chiếm chưa đến 20% vị trí trong Quốc hội Mỹ. Điều tồi tệ hơn là hầu như không có bất cứ một tiến triển nào trong vòng vài năm trở lại đây. Đây là thực trạng rất bất lợi – có hàng chục cách khác nhau để giải thích tình trạng đáng buồn này và mỗi lí do lại đúng trong một phạm vi nhất đinh: Phụ nữ không tích cực như nam giới trong việc tiến tới đòi hỏi vị trí mà họ muốn. Bên cạnh đó, những lãnh đạo cấp cao là nam giới thường có khuynh hướng thích lôi kéo những người đàn ông khác cùng giữ những vị trí quản lý với họ. Có ít hơn những lãnh đạo là nữ giới và phụ nữ thường bị cho là có các mối quan tâm khác lớn hơn ngoài công việc chuyên môn của mình.

Sự bất công quá lớn giữa phụ nữ và nam giới đã tiếp thêm sức mạnh cho phụ nữ để ngày càng cứng rắn và nỗ lực hơn. Thật không may, nó cũng khiến rất nhiều người trong số họ băn khoăn, liệu cuộc đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng về giới tính trong sự nghiệp có thực sự cần thiết. Kết quả là, số lượng các nữ ứng viên đủ tiêu chuẩn cho những vị trí then chốt ngày càng thu hẹp, khi những người phụ nữ giỏi nhất quyết định dừng lại để chăm sóc gia đình hay chỉ đi tìm kiếm những việc làm bán thời gian.

4. Mạng lưới các mối quan hệ. Phụ nữ rất khéo léo trong xây dựng các mối quan hệ, tuy nhiên họ lại không tận dụng các lợi thế này để thăng tiến. Phụ nữ nói rằng thời

2 Trong bảng xếp hạng của Fortune – Fortune’s top 1,000 companies.

φφ Yesnews 03 – 2013

gian dành cho các tương tác xã hội khiến họ có thể quên đi những căng thẳng, áp lực, mệt mỏi. Nó giúp tiếp thêm sức mạnh để họ có thể đối mặt với những ngày làm việc, với những cuộc họp sắp tới, hay những khó khăn tiếp theo. Hình thành nên các mối quan hệ xã hội không chỉ giúp phụ nữ trao đổi, chia sẻ thông tin mà còn giúp họ tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề mà họ thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên, mạng lưới các mối quan hệ xã hội vững chắc của phụ nữ cũng cho thấy đây là một cơ hội rất lớn mà vẫn chưa được khai thác. Trong khi đó, các mạng lưới tương tác của nam giới lại mang tính giao dịch hơn nhiều - họ trao đổi ý tưởng kinh doanh và tạo ra một sự sòng phẳng về quyền lợi công việc. Họ chủ động tìm kiếm các nhà tài trợ và luôn đòi hỏi các vị trí làm việc thích hợp. Đối với phụ nữ, mạng lưới này chủ yếu chỉ mang tính xã hội. Phụ nữ không sử dụng các mối quan hệ của mình để thúc đẩy sự nghiệp hiệu quả như nam giới. Họ dành nhiều thời gian hơn để tương tác với nhau, tuy nhiên lại không phải là để tìm kiếm những sự giúp đỡ. Tóm lại, phụ nữ vẫn ngần ngại đưa những thỏa thuận, trao đổi với mục đích kinh doanh vào trong các mối quan hệ của mình. Vì vậy, việc mà phụ nữ cần làm trong năm 2013 này là tìm cách thúc đẩy sự nghiệp thông qua mạng lưới quan hệ và tương tác xã hội.

5. Nghịch lý trong quá trình khởi nghiệp. Phụ nữ hoàn toàn có thể trở thành những doanh nhân thành đạt, tuy nhiên họ phải rất vất vả để có được các khoản tài trợ về vốn đầu tư (VC). Một phân tích năm 2012 của Dow Jones VentureSource cho thấy gần một nửa trong tổng số các doanh nghiệp mới thành lập thuộc sở hữu của phụ nữ và những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công nhất thường có nhiều phụ nữ nắm vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, bất chấp những số liệu nêu trên, có chưa đến 7% các giám đốc điều hành tại hơn 20.000 công ty đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu của Dow Jones là phụ nữ. Điều này cho chúng ta thấy rằng, tại Mỹ, các dự án đầu tư có tài trợ nay thậm chí còn thua kém cả trường phái bảo thủ và các công ty quốc doanh trong việc sử dụng lãnh đạo là nữ giới. Điều này dẫn đến số lượng ít ỏi phụ nữ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây là hồi chuông thức tỉnh các doanh nghiệp đầu tư thừa nhận và tạo thêm nhiều hơn nữa các điều kiện để phát triển tiềm năng của các nữ lãnh đạo hiện nay.

6. Nghịch lý trong chính nguyện vọng của phụ nữ. Hiện nay phụ nữ đã có nhiều hơn những cơ hội việc làm, nhưng rất nhiều trong số họ lại từ bỏ nó. Đã được gần một thập kỷ kể từ khi bài viết của Lisa Belkin "The Opt-Out Revolution"[3] được giật tít ngay trên trang đầu của một loạt các tạp chí lớn trong năm 2003, tuy nhiên các thống kê gần đây vẫn cho thấy rằng phụ nữ hiện nay hơn bao giờ hết mong muốn dừng lại công việc của mình để dành toàn bộ thời gian ở nhà nuôi dạy con cái. Nghịch lý này nhấn

3 "The Opt-Out Revolution" là bài báo viết về những phụ nữ có trình độ học vấn rất cao nhưng lại quyết định từ bỏ công việc của mình sau khi kết hôn và sinh con.

φχ Yesnews 03 – 2013

mạnh một thực tế là ngày nay phụ nữ vẫn chịu rất nhiều áp lực khi phải cân bằng giữa sự nghiệp và trách nhiệm trong gia đình, và có thể trở nên căng thẳng, chán nản nếu thất bại trước vấn đề này. Tất cả phụ nữ (và nhiều nam giới) đều cảm nhận được sự xung đột trong những ưu tiên mình đặt ra, nhưng khi những phụ nữ tài năng từ bỏ công việc thì chính những doanh nghiệp lại là người phải chịu tổn thất lớn nhất. Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh rằng những công ty có nhiều phụ nữ nằm trong hội đồng quản trị hơn đều hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.

Những nghịch lý trên đây rất cần được chỉ ra vì nhiều lí do – và công bằng xã hội là một lí do rõ ràng nhất. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo nên một cơ chế công bằng đã giúp nhiều phụ nữ có được vị trí cao hơn, tồn tại thực tế là những quan điểm trái chiều vẫn cướp đi của phụ nữ sự tự tin và động lực để tạo ra những đột phá và hướng tới cương vị lãnh đạo. Thế giới cần những phụ nữ tài năng sẵn sàng đương đầu với những thách thức, cống hiến hết mình, và phụ nữ cần có nghị lực để vượt lên cho dù là những rào cản khó khăn nhất.

Tuy nhiên, thực tế là những nghịch lý này sẽ không biến mất trong vòng một năm. Vậy thì đâu là những giải pháp trước mắt? Các tác giả Jill Flynn, Kathryn Heath, và Mary Davis Holt [4] đã đưa ra hai lời khuyên dưới đây:

Đầu tiên, phụ nữ cần giữ một phong cách lãnh đạo rất riêng của mình. Các kỹ năng mà nhiều phụ nữ đã mang đến một cách rất tự nhiên cho công việc – như thái độ hợp tác, tinh thần luôn biết lắng nghe, và một khả năng thiên bẩm về giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự - là một vài trong số những năng lực tối cần thiết đối với tất cả các nhà lãnh đạo hiện nay và cả trong tương lai. Phụ nữ không cần thiết ép mình phải trở nên quyền lực và quyết đoán giống như nam giới, họ đơn giản chỉ cần là chính mình.

Thứ hai, phụ nữ rất cần hình thành nên những định nghĩa về thành công của riêng mình. Thực tế là, trong lịch sử, đàn ông luôn là người đặt ra hoài bão – và chính vì vậy mà phụ nữ sẽ phải tự định nghĩa lại nó trong năm 2013 này. Khi hỏi phụ nữ về hoài bão của họ, câu trả lời nhận được vô cùng đa dạng, từ những người tham vọng trở thành những giám đốc điều hành (CEO) cho đến những phụ nữ sẵn sàng để lại phía sau tất cả những cơ hội thăng tiến trong công ty để bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ của riêng mình. Nếu tham vọng có thể đưa một phụ nữ đến với phố Wall thì tại sao nó lại không thể khiến một người khác thành công được ở Thung Lũng Silicon? Ai có thể nói rằng những nỗ lực này vẫn còn cần nhiều tham vọng hơn nữa?

Nguyễn Hồng Ngọc

Theo Harvard Business Review 4 Jill Flynn, Kathryn Heath, và Mary Davis Holt là ba chuyên gia cấp quốc gia nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của phụ nữ.

φψ Yesnews 03 – 2013

Dạo gần đây hiện tượng sinh viên tự kinh doanh không còn xa lạ. Ngoài việc học, nhiều bạn sinh viên đã kiếm được rất nhiều tiền bởi sự sáng tạo và dám nghĩ, dám làm. Các hình thức kinh doanh cũng rất “ lạ và độc”.

Bán hàng online Thay vì đi bán thuê cho các cửa hàng thời trang, hiện nay, nhiều bạn trẻ táo bạo mở các shop kinh doanh riêng của mình. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các bạn ngày càng thể hiện được sự năng động và bản lĩnh của mình.

Lựa chọn mở shop online được coi là hợp lý nhất vì các bạn sinh viên không cần phải đầu tư nhiều thời gian, mà lượng khách hàng luôn đông đảo.

Các shop thời trang online không phải thuê mặt bằng và các chi phí khác nên hàng giá khá rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên hay khách hàng trẻ. Bên cạnh đấy, với mẫu mã đẹp, đa dạng và có chất lượng, nhiều shop còn thu hút thêm đối tượng công sở.

Bán hàng online để duy trì được lâu điều quan trọng là cần phải tạo được sự uy tín đối với khách hàng. Sản phẩm bạn rao bán qua ảnh với thực tế khác nhau sẽ gây sụt giảm lòng tin ở người mua. Vì thế, yêu cầu chất lượng sản phẩm luôn phải đưa lên hàng đầu. Ngoài ra, bạn cần phải đầu tư thời gian để thiết kế web sao cho bắt mắt, tạo sự ấn tượng, luôn cập nhật những mẫu hàng mới theo kịp xu hướng và kiên trì đến cùng với công việc bạn lựa chọn .

Ngọc Dung (SV ĐH Kinh tế Quốc dân) mới mở shop online bán quần áo được 4 tháng nhưng đã có lượng khách hàng tương đối ổn định. Số vốn ban đầu của Dung để mở cửa hàng online là 5 triệu nhờ mẹ đầu tư và chỉ 2 tháng sau bạn đã hoàn trả lại cho mẹ.

Mỗi lần lấy hàng của Dung khoảng 3 – 4 triệu.Vì vốn ít, cô bạn chỉ nhặt vài mẫu nên bán khá nhanh và ít bị tồn hàng. Nếu có tồn, Dung sẽ giảm giá cho khách bởi vậy khoảng 7 – 10 ngày là bạn lại lấy hàng. Khách hàng của Dung dao động từ 3 – 4 người/ ngày.

Lúc đầu bạn gặp khó khăn trong việc đi tìm nguồn hàng vì trước đây bạn chưa tìm hiểu kỹ lắm. Nhưng nhờ có bạn bè chỉ giúp, dần dần, Dung đã làm việc khá suôn sẻ. Dung bày tỏ: “Yêu thích thời trang từ bé và có chút “máu me” kinh doanh, mình muốn tự buôn bán để kiếm thêm ít tiền tiêu vặt và trau dồi kỹ năng kinh tế - đúng ngành nghề đang học”.

φω Yesnews 03 – 2013

Bán hoa những dịp lễ tết Bán hoa trở thành nghề theo thời vụ của các bạn sinh viên. Vào những ngày như 20/10, 20/11, valetine, tết hay 8/3 không thể thiếu cảnh hoa ngập tràn phố mà người bán là những bạn sinh viên trẻ. Tuy không đem lại thu nhập ổn định nhưng chỉ cần bỏ ra vài ngày, các bạn sinh viên đã thu được kha khá tiền.

Bán hoa, quan trọng là phải biết bảo quản sao cho hoa luôn được tươi lâu. Sự khéo léo trong việc bó hoa.Những bó hoa đẹp luôn được khách hàng chú ý tới. Giá hoa khi nhập vào khá rẻ, hoa hồng dao động 2K- 3K / 1 bông khi bán đã được nâng giá lên tới ngưỡng 15- 20K / 1 bông.

Như ngày 8/3 vừa rồi, là thời điểm “ làm ăn” của các bạn sinh viên. Phỏng vấn 1 bạn sinh viên năm 2 trường KTQD đang đi giao hoa thì được biết: “ bán hoa không ba giờ lỗ em ạ, chỉ là lãi nhiều hay ít mà thôi. Trước đó 2 tuần là chị đã phải liên hệ các cửa hàng quen để giá gốc, rồi liên hệ với những bạn chị quen.Quan trọng phải quen biết nhiều, như chị thân với mấy anh lớp trưởng các trường Đại học.Ngày này, các lớp bao giờ cũng có nhu cầu tặng hoa cô giáo, nên đều liên hệ với chị đặt hoa” Vừa nói, chị vừa đưa cho tôi xem giỏ hoa mà chị đang đi giao cho 1 lớp trường ĐH Ngân hàng.

Việc học vẫn là hàng đầu Hương – sinh viên năm 2 trường ĐH ngân hàng tâm sự : “ chị cũng muốn đi làm thêm để vừa có thêm thu nhập, vừa có sự trải nghiệm, nhưng chị lo làm thêm sẽ ảnh hưởng đến việc học. Dù sao, là sinh viên, việc học vẫn là trên hết”

Nỗi lo lắng của Hương, cũng chính là mối bận tâm của đại đa số các bạn sinh viên.Làm sao để phân bổ thời gian hợp lý? Làm sao để không làm ảnh hưởng đến việc học? Khi biết sắp xếp thời gian biểu, và phân biệt rạch ròi giữa học và làm, bạn mới có thể duy trì lâu dài công việc bạn theo đuổi.

Có rất nhiều trường hợp các bạn sinh viên phải bỏ dở công việc mà khó khăn lắm mới xin được, vì không thể hoàn thành tốt song song hai việc học và làm. Còn có những trường hợp phải bỏ học vì thi lại quá nhiều.

Theo cô Nguyễn Mai Phương - giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, “chọn công việc kinh doanh đúng với ngành học sẽ tạo cho sinh viên có điều kiện cọ xát với nghề. Song để dung hòa cả công việc và học tập, cũng như sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý không dễ chút nào. Công việc đòi hỏi cường độ cao có thể là nguyên nhân

φϊ Yesnews 03 – 2013

khiến sinh viên chểnh mảng việc bài vở, chưa kể những rủi ro bên ngoài xã hội mà các em có thể gặp phải. Vì vậy, các em nên ưu tiên cho việc học và thời gian nghỉ ngơi trong thời gian biểu.Đối với sinh viên nhiệm vụ chính vẫn là học tập.Công việc kinh doanh không thể giúp các em đi đến mục tiêu mà các em hướng tới, có chăng chỉ là một trong những điều kiện để giúp các em tiến gần hơn tới tương lai.Chỉ có việc học ở giảng đường và với tấm bằng tốt nghiệp mới là hành trang để các em bước tiếp.”

Lời khuyên nhủ của cô Phương thực sự bổ ích. Chúng ta cần phải biết xác định con đường mà chúng ta lựa chọn là gì. Kiên trì, cố gắng hết mình đến cùng với lựa chọn ấy. Đừng ồm đồm quá nhiều để khiến bản thân bị quá tải.

Ngoài ra, bạn cần phải biết chọn lọc công việc phù hợp với bản thân, bởi kiếm tiền khi đang là sinh viên. Tức là bạn chưa có bằng cấp, kinh nghiệm, khi đó có rất nhiều cạm bẫy mà bạn không thể lường trước được.

Kinh doanh không “ dễ ăn” Để thành công trong kinh doanh không hề dễ, có nhiều bạn sinh viên dù rất sáng tạo, có nhiều ý tưởng mới mẻ nhưng vẫn thất bại.

Thùy Trang – cô bạn cùng trường với tôi, là người ham mê kinh doanh. Đợt 8/3 vừa rồi, Trang cùng vài người bạn hùn vốn mua hoa về bán. Trước ngày bán, Trang đã học cách bó hoa thật đẹp, rồi đăng quảng các trên facebook. Cô bạn cứ ngỡ đầu tư lần này sẽ thu về kha khá, nhưng không ngờ được hoa mua về thì tươi, nhưng để lâu, trời nắng, hoa héo nhanh, hàng bán ế ẩm. Trang tâm sự: “ may mà tớ bỏ vốn ít, ban đầu cũng bán được, nên hòa vốn, chỉ tiếc công bán thôi”.

Thực sự, nếu bạn có ý tưởng cũng không đủ làm nên thành công. Có rất nhiều yếu tố khác tác động mà bạn chưa nắm bắt hết được.

Ngoài ra, nếu bạn không tinh tường, có thể dễ lừa vào những hình thức kinh doanh không lành mạnh như bán hàng đa cấp biến tướng, hay các trung tâm môi giới việc làm ảo...v..v

Rất nhiều trường hợp các bạn sinh viên mất tiền oan ức vì cả tin. Vì thế, trước khi quyết đinh bất kỳ việc gì bạn cần suy nghĩ cẩn thận, chín chắn.

Con đường dẫn đến thành công không bao giờ dễ dàng. Khi bạn có ý định kinh doanh, bạn cần xác định trước rủi ro mà bạn sẽ gặp phải. Bạn có thể sẽ thất bại, hay phải đánh đổi nhiều thứ quan trọng. Có lúc, bạn phải lựa chọn, bỏ cuộc hay kiên trì bước tiếp…Rất nhiều, rất nhiều khó khăn đến với bạn. Dám nghĩ, dám làm, dám nhận thử thách nhưng cần có sự chọn lọc, tinh khôn. Nếu bạn giữ được sự tỉnh táo và biết cân bằng công việc bạn sẽ đến gần cái bạn muốn. Chúc các bạn tìm được đường đi đúng đắn cho mình.

Nguyễn Hồng Phương

φϋ Yesnews 03 – 2013