37
Yesnews 01 - 2015 Trang T1 2015

Yesnews tháng 01 2015

  • Upload
    yesnews

  • View
    220

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Yesnews 01 - 2015 Trang

T12015

Yesnews 01 - 2015 Trang

Quản lí bản tinPhòng công tác chính trị và quản

lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tinHội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dungPhòng quản lí khoa học ĐH

KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Ban Biên tập: Đỗ PhươngDung, Nguyễn Thị Thu Trang,Nguyễn Kiều Oanh, Xuân Toàn

Nội dung : Thu Trang, HuyềnTrang, Cao Nhung, Bùi Linh,Đinh Hạnh, Kiều Oanh, NguyễnNgọc, Hải YếnNhóm dịch: Kiều Oanh, HảiYến, Huyền Trang, Trần HuyềnTrang

Thiết kề và trình bày: Nguyễn Hồng Nga

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11Đại học Kinh tế quốc dânEmail: [email protected]

Giao lộ thông tin

• Tin tức kinh tế trong nước tháng 11 - 2014......2

• Tin tức kinh tế quốc tế tháng 11 - 2014............5

Lăng kính khoa học• “vàng đen” rớt giá… ......................................9

• Triển vọng M&A của Việt Nam trong

năm 2015........................................................12

• Uber - mối đe dọa hay làn gió mới của ngành

vận tải Việt Nam?...........................................15

Nhìn ra thế giới• Giá dầu giảm: ai được, ai mất.........................18

• Series: Nhưng chẳng ai đóng thuế cả

Phần 2

Nhiều người dân Mỹ ủng hộ cắt giảm ngân sách

hơn tăng thuế doanh nghiệp................................26

Phần 3

Doanh nghiệp Mỹ chịu mức thuế suất cao nhưng

thực sự phải trả ít................................................27

• Kinh tế toàn cầu 2015 với triển vọng tích cực hơn năm 2014 – nhưng không nhiều..............30

1

Yesnews 01 - 2015 Trang

Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm, ở mức 0,2%

Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục đà giảm trong tháng 1/2015 với mức 0,2%, đây là mức tăng thấp nhất trong các tháng 1 từ khi Việt Nam bắt đầu tính CPI từ năm 1998 trở lại đây. Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu giảm vẫn là nguyên nhân chính khiến CPI cả nước tiếp tục giảm. Cụ thể, mức giảm mạnh nhất trong số 11 nhóm hàng chính tính CPI là nhóm giao thông, với mức giảm 3,96% so với tháng 12/2014. Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, điện nước và chất đốt cũng tiếp tục giảm, ở mức 1,09% so với tháng 12 năm trước. Mức giảm này cũng xuất phát từ ảnh hưởng của gia dầu thô thế giới thông qua các mặt hàng gas, dầu hỏa. Cũng nằm trong nhóm mặt hàng có giá giảm, giá hàng hóa bưu chính viễn thông tháng 1 năm nay giảm chỉ ở mức 0,07% so với tháng 12/2014.

Giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm

Trong tháng 1 năm 2015, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiếp tục điều chỉnh giảm giá xăng dầu 2 lần liên tiếp.

Ngày 6/1 là mốc giảm giá đầu tiên trong tháng, theo đó, mức giá mới như sau: giá xăng RON 92 giảm 310 đồng xuống 17.570 đồng/lít, giá dầu diesel loại 0,05S giảm 360 đồng xuống 16.630 đồng/lít và giảm 200 đồng đối với các loại dầu mazut. Lần giảm thứ 2 diễn ra ngày

21/1, lần giảm này có xu hướng mạnh hơn, cụ thể: giá xăng RON 92 giảm 1.900 đồng xuống 15.670 đồng/lít, giá dầu diesel loại 0,05S giảm 1.460 đồng xuống 15.170 đồng/lít và giảm 1.080 đồng với các loại dầu mazut.

Lãnh đạo Petrolimex cho biết: Việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03.9.2014

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 1/2015

Bước sang tháng đầu tiên của năm 2015, kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn xoay quanh tình hình giá xăng dầu và chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, trong tháng cả nước nhập siêu sau thành tích xuất siêu trong năm 2014. Có lẽ điểm khởi sắc đáng chú ý là tổng vốn FDI vào Việt Nam tăng 67,1% so với cùng kỳ năm 2014.

2

Giao lộ thông tin

Yesnews 01 - 2015 Trang

của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 83) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 83 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Những kịch bản giá xăng dầu cho Việt Nam

Ngày 22/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phân tích tác động của giá dầu thế giới đến Việt Nam theo 3 kịch bản giá dầu ở mức 40,

50, 60 USD/thùng.

Điểm đáng chú ý, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng Việt Nam vừa nhập phần lớn các chế phẩm từ dầu vừa xuất khẩu dầu thô, mà sản lượng xăng dầu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu nên tác động của giá dầu sẽ diễn ra 2 chiều, trong đó nền kinh tế sẽ được nhiều hơn mất. Nếu kịch bản thấp nhất xảy ra là khi giá dầu về mức 40 USD/thùng, sản lượng khai thác xuất khẩu có thể giảm về mức 13,08 triệu tấn. Kịch bản mức giá cao thứ 2 (50USD/thùng), mức sản lượng khai thác là 14,4 triệu tấn. Kịch bản giá cao nhất (60USD/thùng), xuất khẩu dầu của Việt Nam

sẽ giảm nhưng không đáng kể, chỉ phải điều tiết giảm sản lượng ở một vài lô có giá sản xuất cao, sản lượng khai thác ở mức 14,74 triệu tấn. Nhưng ở chiều ngược lại, hai yếu tố quan trọng nhất là giá đầu vào cho sản xuất hàng hóa giảm và giá vận tải xuống theo. Do đó, nếu cả hai yếu tố này cùng giảm thì các mô hình tính toán cho thấy, giá dầu ở mức 60 USD/thùng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế tăng 0,27%; nếu 50 USD/thùng thì góp phần thúc đẩy kinh tế tăng 0,31% so với kế hoạch dự kiến 2015, và nếu giá dầu 40 USD/thùng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế tăng thêm 0,43%.

Bộ trưởng cũng phân tích, việc giá dầu giảm sẽ dẫn đến thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô sụt giảm có thể ở mức 4 – 5%. Tuy nhiên, trong trung hạn và dài hạn sẽ kích thích tiêu dùng, kích thích tăng trưởng kinh tế tốt hơn do việc giá xăng dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất, vận tải.

FDI vào Việt Nam tăng 67,1% so với cùng kỳ năm 2014

Theo số liệu từ bộ kế hoạch và đầu tư, tính chung tháng 1/2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 663,44 triệu USD, tăng 67,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất trong tổng số 11 ngành lĩnh vực được đầu tư trong tháng 1 năm 2015. Trong lĩnh vực này, có 18 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 605,69 triệu USD, chiếm đến 91,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong tháng. Lĩnh vực bán buôn bán lẻ sửa chữa đứng ở vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 30,79 triệu USD, chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nước với 1 dự án đầu tư mới và 2 dự án tăng vốn với

3

Giao lộ thông tin

Yesnews 01 - 2015 Trang

tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 10,44 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, trong 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam tháng 1/2015, British Virgin Islands là đối tác dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 331,32 triệu USD, chiếm 49,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 110,25 triệu USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư. Đứng vị trí thứ 3 là Hồng Kông với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 105,5 triệu USD, chiếm 15,9% trong tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, trong 13 tỉnh thành phố được đầu tư, TP. Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 20 dự án cấp mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 347,2 triệu USD, chiếm 52,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 2 là Bình Dương với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 100 triệu USD, chiếm 15,1%. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 96,72 triệu USD chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư.

Việt Nam nhập siêu 500 triệu USD

Theo số liệu từ Tổng cục

thống kê, tháng 1/2015 Việt Nam nhập siêu 500 triệu USD, trong đó

kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 12,9 tỷ USD và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 13,4 tỷ USD. Có thể thấy, thực trạng nhập siêu xuất phát từ khu vực kinh tế trong nước khi trong tháng 1 mức thâm hụt thương mại của khu vực này ước khoảng gần 1,2 tỷ USD, trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu 609 triệu USD.

Lý giải thực trạng nhập siêu tháng 1/2015, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phân tích: “thứ nhất, giá dầu giảm khiến cho kim ngạch xuất khẩu cả nước sẽ bị tác động đáng kể. Thứ hai, giá dầu xuống thấp cũng tạo đà cho nền kinh tế trong nước và lâu nay các doanh nghiệp trong nước vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên

ngoài để sản xuất. Do đó, nhu cầu nhập khẩu có thể gia tăng. Giá dầu

xuất khẩu giảm trong khi nhu cầu nhập khẩu tăng sẽ khiến cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt.”

Xuân Toàn

(tổng hợp)

4

Giao lộ thông tin

Yesnews 01 - 2015 Trang

TIN TỨC KINH TẾ QUỐC TẾ THÁNG 1/2015

Bước sang năm 2015, các chuyên gia đã đưa ra nhiều dự báo mới cho nền kinh tế thế giới. Kết quả của dự báo có những điểm sáng như: sự trở lại của kinh tế Mỹ, các thay đổi lớn trong mô hình của hệ thống ngân hàng toàn cầu… Sự thay đổi lớn từ thị trường tài chính thế giới trong những ngày qua cùng với đòn đáp trả và kế hoạch đối phó với khùng hoảng từ Nga đều có tác động lớn đến tình hình và diễn biến kinh tế thế giới nói chung.

Dự báo hạ mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 của IMF

Vừa qua 19/01, IMF đã đưa ra triển vọng kinh tế toàn cầu ở mức tăng trưởng 3,5% năm 2015, giảm so với mức dự báo tháng 10 (3,8%). Sự giảm sút cũng được đề cập trong con số dự báo của năm 2016 từ 4% xuống 3,7%.

Nguyên do của việc hạ mức tăng trưởng này một phần là bởi tỷ lệ lạm phát đang ở dưới mức mục tiêu trong thời gian dài. Ngoài ra, sự biến động phức tạp và mạnh mẽ của giá dầu cũng khiến cho mức

tăng trưởng kỳ vọng trong năm 2015 không mấy khả quan.

IMF cũng lần lượt đưa ra dự báo cho các nền kinh tế trên thế giới. Ở Mỹ, mức dự báo tăng từ 3,1% lên 3,6%. Ở châu Âu, mặc dù có các yếu tố tích cực như giá dầu giảm, đồng euro yếu và các hỗ trợ từ NHTW châu Âu nhưng “bóng đen” của đầu tư giảm lại lấn át những tích cực ấy. Kết quả mức tăng trưởng dự báo của Châu Âu sẽ chỉ ở mức 1,2%. Các quốc gia như Nhật hay Trung Quốc cũng lần lượt có mức tăng trưởng được dự báo thấp hơn mức đã đưa ra trước

đó. Tại Trung Quốc, mức tăng trưởng giảm 0,3 điểm phần trăm (ở mức 6,8%). Còn ở Nhật, mức tăng trưởng chỉ ở ngưỡng 0,6%, mặc cho nỗ lực từ cải cách kinh tế cùng với các chính sách về thuế, tiền tệ của quốc gia này. Thêm nữa, IMF còn cảnh báo về rủi ro dòng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi khi Fed nâng lãi suất, nhất là ở các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Góc nhìn về kinh tế thế giới 2015 từ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)

Ngày 21/1 vừa qua, diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 45 đã khai mạc tại Davos, Thuy sĩ. Chủ đề chính của diễn đàn năm nay là thảo luận về bất ổn chính trị thế giới tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế và làm thế nào khôi phục niềm tin trong bối cảnh thế giới mới.

Đến nay, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc chương trình nới lỏng định lượng (QE), NHTW Anh cũng thực hiện tương tự và NHTW Thụy Sĩ tiến hành thả nổi đồng franc. Từ góc độ của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, Axel A.

5

Giao lộ thông tin

Yesnews 01 - 2015 Trang

Weber đưa ra nhận định của mình về các chính sách tiền tệ của các

NHTW. Ông cho đây là quá trình trở lại trạng thái bình thường của các ngân hàng trên toàn thế giới, sau nhiều năm, với chính sách phi truyền thống. Theo dự báo của chuyên gia kinh tế, Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) sẽ thông báo chương trình mua trái phiếu trị giá 550 tỷ euro (tương đương 635 tỷ USD) tại cuộc họp chính sách quan trọng. Đây là kết quả sau nhiều năm trì hoãn và trước những tác động tiêu cực của suy thoái đang diễn ra ở châu Âu. Có thể thấy quá trình QE này sẽ diễn ra khó khăn hơn so với Mỹ. Nguyên nhân xuất phát từ sự bất cân đối giữa các nước trong khối EU và cách thức triển khai chính sách của họ. Theo một tờ báo Đức, Spiegel, các nước sẽ mua nợ của chính mình dựa vào quy mô nền kinh tế: Đức mua 18%, Pháp mua 14%, Italy mua 12%, còn Tây Ban Nha mua 9%, 8 nước mua chưa đến 1% và tất cả các nước còn lại mua dưới 5%. Riêng

Hy Lạp không được mua trái phiếu do không đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra,

việc mà EU cần quan tâm đến lúc này là các vấn đề về cơ sở hạ tầng, thị trường lao động… Nếu những vấn đề này không được giải quyết hợp lí và triệt để, thì mục tiêu về tăng trưởng, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp mà các nước đặt ra sẽ khó có thể thực hiện được. Đây sẽ là cản trở cho sự phục hồi của châu Âu.

Cũng trong Hội nghị, nhiều chuyên gia đánh giá Mỹ đang ở thời điểm tăng trưởng khá tốt với con số dự báo 3,6% trong năm nay, tăng 0,5% so với mức dự báo 6 tháng trước. Trong phát biểu ngày 13/1, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Kaushik Basu đã nhận định: “Nền kinh tế toàn cầu hiện nay giống như một con tàu lớn đang được kéo bởi một đầu máy duy nhất là kinh tế Mỹ”. Bên cạnh những khía cạnh tích cực về sự tăng trưởng, chênh lệc giàu nghèo vẫn là sự nhức nhối của nước này. Tăng trưởng kinh tế

thúc đẩy các thị trường đầu tư, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung cũng như kết quả thực sự của tăng trưởng. Liệu tăng trưởng có mang lại lợi ích hay sự công bằng cho mọi cá nhân? Ngược lại với điểm sáng Mỹ là sự trì trệ tăng trưởng kéo dài ở khu vực EU và Nhật Bản. Sự chênh lệch này đã lấn át phần nào những thay đổi tích cực của kinh tế Mỹ. Hay nói cách khác, rủi ro đang đặt ra nhiều hơn với sự phục hồi của toàn cầu.

Cuối cùng, việc giá dầu giảm mạnh bất thường trong 6 tháng cuối năm 2014 có thể tiếp tục giảm vào năm 2015. Theo dự đoán của các chuyên gia, giá cả hàng hóa trong năm 2015 sẽ tăng không đáng kể. Sự giảm giá dầu sẽ tác động mạnh tới tiêu dùng, từ đó thúc đẩy cầu tạo sự khởi sắc cho thị trường. Bên cạnh đó, giá dầu giảm làm giảm đáng kể áp lực lạm phát và góp phần cải thiện cán cân tài khoản và tài chính hiện tại ở các nước đang phát triển xuất khẩu dầu. Tuy nhiên, sự sụt giảm giá dầu giúp giảm lạm phát và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng là một nguyên nhân chính của tình trạng dễ bị tổn thương ở nhiều nước trong nhóm thu nhập thấp. Hoạt động sản xuất tại các nước xuất khẩu bị suy yếu. Các nhà sản xuất tại các quốc gia này sẽ không giữ được cân bằng ngân sách khi giá dầu hạ quá thấp, tiêu biểu như ở Venezuela hay Iran.

6

Giao lộ thông tin

Yesnews 01 - 2015 Trang

Kế hoạch chống khủng

hoảng và cú đáp trả EU từ Tổng thống Putin

Vào ngày 21/1, Phó thủ tưởng Nga, Igor Shuvalov, cho biết Chính phủ Nga đang lên kế hoạch phát động chương trình chống khủng hoảng ở nước này. Mục tiêu đặt ra nhằm ngăn ngừa tình trạng kinh tế đang suy thoái và mất giá của đồng ruble. Con số tài chính được đưa ra cho chương trình này sẽ là 1375 nghìn tỷ ruble (21 tỷ USD). Một số khoản trong gói hỗ trợ này được lấy từ ngân sách dự trữ thu từ xuất khẩu năng lượng trong những năm trước, thời điểm mà giá dầu ở ngưỡng cao. Hiện nay, Nga đang bị cả ba tổ chức tín nhiệm đầu tư hàng đầu thế giới hạ mức xếp hạng về sát ngưỡng “rác” kèm theo tiêu cực. Có thể thấy điều này tác động không nhỏ đến kinh tế Nga và là

rào cản của các nhà đầu tư trong năm 2015. Song ngoài Nga thì phương Tây cũng đang gặp rắc rối bởi chính những điều trên.

Đầu tiên, vấn đề nảy sinh với

Ukraine. Một khi kinh tế Nga bị đẩy đến chân tường sẽ kéo theo sự vỡ nợ của Ukraine, để lại gánh nặng kinh tế cho Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ khi cứu vãn nền kinh tế bong bóng của nước này. Việc Nga đánh tiếng đòi khoản nợ 3 tỷ USD trái phiếu và các khoản nợ hàng tỷ USD khí đốt từ Ukraine, vào ngày 10/1 vừa qua, được xem như một mũi tên trúng hai đích trong chính sách đối phó từ Moscow với phương Tây. Khoản tiền mà Nga đòi về dùng để bổ sung lực lượng trong cuộc chiến kinh tế với các lệnh trừng phạt. Hơn nữa, lời tuyên bố này còn cảnh tỉnh các nước đưa lệnh trừng phạt. Châu Âu đã phải cân nhắc về việc có nên tiếp tục các trừng phạt của mình với Nga hay không, bởi họ đều nhìn thấy được kết cục bi thảm của Ukraine có thể xảy ra với chính nước mình. Một năm qua,

đồng Hryvnia đã mất giá một nửa so với đồng USD. Các nhà chức trách Ukraine đang xem xét vấn đề tăng lãi suất cơ bản khi mà lạm phát đang ở mức 24,9%, mức cao

nhất trong vòng 6 năm qua. Một quốc gia khác phải kể

tới là Hy Lạp. Trong khi nước này đang không biết có nên rút khỏi khối liên minh châu Âu (EU) hay không thì ngày 17/01, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Nikolai Fyodor-ov tuyên bố có khả năng sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với thực phẩm Athen nếu nước này ra khỏi EU. Mặc dù “lời dụ dỗ” của Nga chưa thể khiến Hy Lạp đưa ra quyết định rời khỏi EU một cách dứt khoát, nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lựa chọn của nước này, nhất là trước cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến vào ngày 25/01. Tại thời điểm này, cơ hội thắng cử đang ng-hiêng về đảng đối lập cánh tả Sur-iza - đảng theo đuổi mục đích hủy các biện pháp ngặt nghèo mà EU đưa ra và đòi xóa một phần nợ cho Hy Lạp.

Ngoài ra, một lo ngại khác đang đặt ra cho EU: liệu Tây Bal-kan có trở thành điểm nóng tiếp theo mà Nga hướng tới hay không? Tây Balkan là khu vực phụ thuộc nhiều vào dầu khí của Nga nhưng nằm ngoài chính sách ngoại.giao của châu Âu. Trước thực tế Nga đang có ảnh hưởng không nhỏ ở Tây Balkan, nhất là Bosnia- Her-zegovina và Serbia thì vấn đề mà Đức lo ngại càng trở nên phức tạp hơn ở cả hai trường hợp: hoặc các nước Balkan bỏ ý định gia nhập EU hoặc nếu các nước này gia nhập cũng sẽ có tác động lên các nghị quyết theo hướng lợi cho Nga.

7

Giao lộ thông tin

Yesnews 01 - 2015 Trang

Chao đảo thị trường tiền tệ thế giới

Việc NHTW Thụy Sĩ bất ngờ loại bỏ giới hạn cặp tỷ giá franc – euro, vào ngày 15/1, đã khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Ngay sau quyết định đó, Đồng franc tăng giá 23% so với euro lên mức 97,55 centimes đổi 1 euro. Franc Thụy Sĩ cũng tăng giá 21%

so với USD. Lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ kì hạn 10 năm giảm còn 1,7%, của Đức xuống mức thấp kỉ lục -0,154%. Điều này cũng xảy ra tương tự trên thị trường chứng khoán Thụy Sĩ, chỉ số SMI giảm 14%, mạnh nhất kể từ năm 1988. Trái ngược với hiện tượng trên, thị trường châu Âu đã chứng kiến phiên tăng điểm đồng loạt với chỉ số Euro Stoxx 50 tăng 2,2%, FTSE MIB chứng khoán Italy tăng 2,4%, chỉ số DAX của Đức tăng 2,2%. Như vậy dưới tác động của chính sách từ NHTW Thụy Sĩ đã mang đến nhiều hệ quả. Một mặt là sự sụt giảm giá của các thị trường trái phiếu Mỹ, Đức, Tụy Sĩ, nhưng mặt khác, nó lại khiến cho các đồng tiến mất giá mạnh trên thị trường

quốc tế có cơ hội phục hồi trở lại. Các cặp tỷ giá tiếp tục biến động trong vài ngày tới với ưu thế của các đồng tiền như yên Nhật, euro. Mặt khác, bên ngoài châu Âu, đồng tiền của các thị trường mới nổi giảm đáng kể so với đồng franc khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khó có thể hoàn trả các khoản nợ niêm yết bằng đồng franc.

Thị trường dầu biến động sau khi vua Saudi Arabia băng hà

Vào ngày 23/1, vua Abdullah, người trị vì của Saudi Ara-bia - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới

và có ảnh hưởng lớn nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã qua đời. Em trai của Abdullah là Salman đã lên ngôi kế vị. Cuộc chuyển giao quyền lực này đã tác động mạnh tới giá dầu thế giới.

Ngay sau khi tin vua Abdullah băng hà được tuyên bố, giá dầu thế giới đã bật tăng trong cùng ngày, do những đồn đoán về khả năng thay đổi chính sách của vị vua mới. Có thời điểm, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 tại New York tăng 1 USD/thùng. Tại 9h sáng ngày 23/1 theo giờ Việt Nam, giá dầu loại này tăng 0,73 USD/thùng (gần 1,6%) so với đóng cửa đêm 22/1.

Mỗi ngày, sản lượng dầu của Saudi Arabia đạt khoảng 9,5 triệu

thùng và xuất khẩu 7 triệu thùng, chiếm hơn 1/10 nguồn cung dầu toàn cầu và 1/5 lượng dầu xuất khẩu của thế giới. Một trong các nguyên nhân quan trọng khiến giá dầu giảm quá nửa trong thời gian từ năm ngoái đến nay là do việc Saudi Arabia kiên quyết không cắt giảm sản lượng dầu, nhằm bảo vệ thị phần trước sự nổi lên của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Tuy nhiên, chỉ trong chưa đầy 1 ngày sau khi vua Abdullah băng hà, giá dầu đã chuyển biến tăng. Nguyên nhân chính do những đồn đoán về khả năng nới lỏng chính sách của vị vua mới. Các chuyên gia cho rằng, với mức đóng góp lên tới 46% của dầu thô vào GDP, Saudi Arabia có thể sẽ nới lỏng chính sách hiện nay đối với dầu trong năm 2015 nếu không muốn gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với nước này và một số nước Arab khác. Ngược lại, cũng có một số ý kiến cho rằng chính sách dầu lửa của nước này sẽ không bị xáo trộn, bởi khi ở cương vị Thái tử, vào ngày 6/1, thay mặt vua Abdullah, Salman đã nói rằng, Saudi Arabia sẽ duy trì chính sách dầu lửa trong bối cảnh căng thẳng trên thị trường dầu lửa gia tăng do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại.

Cao Nhung – Huyền Trang – Thu Trang (Tổng hợp)

8

Giao lộ thông tin

Yesnews 01 - 2015 Trang

“vàng đen” rớt giá…

Khép lại năm 2014, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã giảm gần một nửa giá trị. Trên thị trường Việt Nam giá xăng cũng đã giảm tới 26%. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2014 không có nhiều biến động, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định thì sự lao dốc của giá dầu thế giới cũng như giá xăng dầu ở Việt Nam là chủ đề nóng rất được quan tâm.

Xăng dầu – “vàng đen” của thế giới

Nếu coi nền kinh tế thế giới như một cơ thể sống thì xăng dầu chẳng khác nào các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể đó. Mỗi ngày thế giới cần hơn 13 triệu tấn dầu để phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp – nông ng-hiệp – dịch vụ đó là chưa kể đến nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của con người.

Đối với nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, thì ngành công ng-hiệp khai thác dầu chính là xương sống của cả nền kinh tế. Nó đóng vai trò là nguồn thu nhập chính cho các quốc gia đó. Chẳng hạn như ở Nga thì trung bình dầu và khí đốt chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu và 50% thu ngân sách. Hay Saudi Arabia – nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới thì ngành khai thác, sản xuất dầu mỏ đóng góp khoảng 75% thu ngân sách, 45% GDP, 90% thu nhập từ xuất khẩu. Còn ở những nước nhập khẩu, dầu đóng vai trò chất bôi trơn cho nền kinh tế với tư cách là yếu tố đầu

vào của sản xuất. Bởi vậy, mọi sự thay đổi trong giá cả đều gây ra những ảnh hưởng nhất định, mức độ tùy sự phụ thuộc của quốc gia đó vào nguồn nhiên liệu này. Đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô thường chiếm khoảng 10% ngân sách nhưng mặt khác chúng ta cũng là nước nhập khẩu xăng dầu thành phẩm nên mỗi biến động của giá xăng dầu đều gây ra ảnh hưởng hai chiều.

“Vàng đen” rớt giáGiá dầu thô thế giới đã giảm

gần một nửa trong năm 2014, mức giảm nhiều nhất kể từ cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu 2008. Tại Việt Nam, giá xăng dầu cũng có một năm biến động mạnh theo giá thế giới khi các doanh nghiệp đầu mối thực hiện điều chỉnh giá tới 24 lần, nhưng mức giảm vẫn chưa tương xứng với thị trường toàn cầu.

Khép lại năm 2014, giá dầu thô WTI trên thị trường New York đứng ở mức 53,27 USD, tính chung cả năm đã giảm 46%. Giá dầu Brent trên thị trường Luân Đôn cũng chốt năm ở mức 57,33 USD/thùng, là mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Ở Việt Nam với 24 lần điều chỉnh giá trong năm 2014, giá xăng dầu các

Bùi Linh

9

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

loại đã giảm từ 22 – 29%. Cụ thể theo bảng giá của Petrolimex – do-anh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối lớn nhất cả nước, giá xăng RON 92 đã giảm 26,1%, từ mức 24.210 đồng xuống 17.880 đồng/lít vào cuối năm. Giá dầu diesel vào cuối tháng 12 đứng ở mức 16.940 đồng/lít, giảm 5.650 đồng, tức 25%, so với đầu năm. Giá dầu hỏa giảm 22,3% trong năm 2014, kết thúc năm ở mức 17.400 đồng, trong khi giá dầu mazut giảm 29,2% xuống 13.030 đồng.

Cuộc chiến giá dầu!Giá dầu được quyết định một

phần bởi mối quan hệ cung – cầu và một phần bởi sự kỳ vọng. Cầu và cung năng lượng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và có khi cũng dính líu cả yếu tố chính trị.

Lượng dầu sản xuất ra trên thế giới liên tục tăng trong những năm gần đây, nhờ có những tiến bộ khoa học – công nghệ. Đặc biệt về phía Mỹ, các công ty nước này

nắm độc quyền công nghệ khai thác dầu đá phiến đã liên tục đẩy tăng sản lượng. Từ một nước phải nhập khẩu dầu, Mỹ đã chính thức vượt Nga và Saudi Arabia thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới (theo báo cáo của Bank of America năm 2014). Trước tình hình này, giá dầu chỉ có thể tăng trở lại khi một trong các bên chịu giảm sản lượng. Tuy nhiên cuối tháng 11/2014 bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia tuyên bố OPEC sẽ không cắt giảm sản lượng khai thác ngay cả khi giá dầu tụt xuống còn 20 USD/thùng. Không lâu sau Mỹ cũng đã âm thầm dỡ bỏ lệnh cấm xuất khầu dầu thô tồn tại suốt 40 năm qua. Cuộc chiến giữa Mỹ và OPEC sẽ còn quyết liệt hơn nữa khi mỗi bên đều có lý do để tiếp tục: OPEC không muốn mất thị phần vào tay đối thủ, họ có ưu thế chi phí khai thác rẻ và nguồn lực tài chính; còn với Mỹ, lý do chính trị với Nga đang kéo nước này ở lại cuộc chơi.

Cung dầu luôn ở mức cao,

trong khi cầu về dầu lại không có nhiều thay đổi. Có vẻ như thế giới đã học được cách sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm hơn sau những năm giá dầu tăng cao. Nói như vậy một phần bởi vì, những nền kinh tế sử dụng nhiều dầu mỏ như Nhật và EU vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng, chỉ số sản xuất và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng giảm. Cùng với đó những tiến bộ trong công nghệ được áp dụng vào sản xuất giúp tiết kiệm năng lượng hơn, dầu mỏ đang dần bị thay thế bởi những nguồn năng lượng mới như gió, mặt trời, sinh học…không những có thể tái tạo mà còn sạch hơn. Theo báo cáo của EIA (cơ quan thông tin năng lượng Mỹ) năm 2014 thế giới tiêu thụ khoảng 91,39 triệu thùng/ngày. Con số này là không đủ để so với sản lượng 92,18 triệu thùng/ngày được sản xuất ra cộng thêm với lượng dầu tồn kho từ những năm trước. Cung luôn vượt cầu và hệ quả là giá dầu rớt thảm hại.

Chúng ta có được lợi?Với các nước xuất khẩu dầu

mỏ, sụt giá kỷ lục của dầu gắn với nguy cơ phá sản, vỡ nợ. Còn các nước nhập khẩu, đó là lộc trời cho. Nhưng ở Việt Nam, vừa xuất khẩu dầu thô, vừa nhập khẩu xăng dầu thành phẩm thì lại có một bức tra-nh riêng đa dạng hơn.

Năm 2014, nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô chiếm 12,05% thu

10

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

ngân sách nhà nước. Tuy vậy giá dầu giảm mạnh trong nửa cuối năm được nhận định không ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách do phần lớn các hợp đồng trong năm đã được ký kết từ trước. Nhưng nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp chắc chắn sẽ tác động không nhỏ cho thu ngân sách trong năm tới. Theo tính toán thì mỗi thùng dầu giảm 1 USD nguồn thu ngân sách thất thu khoảng 1.000 tỉ đồng. Nếu giả định giá dầu giá dầu bình quân năm 2015 là 60 USD/thùng (giảm khoảng 40% so với đầu năm 2014), Ủy ban Giám sát Tài chính dự báo tổng mức hụt thu ngân sách nhà nước từ xuất khẩu dầu và thuế, phí

nhập khẩu dầu vào khoảng 43.000 tỷ đồng, bằng 4,6% tổng thu ngân sách dự toán năm 2015.

Về mặt tích cực, giá xăng dầu giảm nghĩa là chi phí đầu vào giảm, kích thích sản xuất tiêu

dùng. Các mặt hàng xăng dầu hiện chiếm 14,6% chi phí trung gian của nền kinh tế, tương đương 8,8% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Vì thế, khi mặt hàng này giảm giá tới 26% chỉ trong nửa cuối năm đã làm giảm đáng kể chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát là minh chứng rõ nhất cho điều này khi con số của năm 2014 là 4,09%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 29/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Nếu giá xăng dầu trong nước giảm khoảng 10% thì chi phí sản xuất sẽ giảm khoảng 0,57%, chỉ số

giá tiêu dùng (CPI) giảm khoảng 0,55% và kinh tế có thể tăng thêm 0,91%”. Theo một tính toán khác của bộ tài chính, nếu giá dầu thô giảm 40% chẳng khác nào chúng ta có một gói kích thích kinh tế 3

– 3,2 tỉ USD tương đương khoảng 60 – 65.000 tỷ đồng.

So sánh hai con số ấn tượng 60 – 65.000 tỉ đồng và 43.000 tỉ đồng giữa được và mất chúng ta gần như đã có đáp án cho câu hỏi ở trên. Xét trên tổng thể, lợi ích từ việc giảm giá xăng dầu còn to lớn hơn nữa nếu nhìn từ góc độ xã hội trên phương diện của những người tiêu dùng. Tiền chỉ chuyển từ túi những ông chủ dầu mỏ sang túi của những người tiêu thụ, rõ ràng lợi ích cho đa số vẫn hơn và Việt Nam chúng ta nằm trong đa số đó. Kenneth Rogoff - Giáo sư kinh tế học tại Đại học Harvard đã nhận định: “Giá dầu là câu chuyện chủ đề cho năm 2015, là cú sốc hàng chục năm mới có một và sẽ có tác động lan truyền lớn”. Đối với Việt Nam, “vàng đen” rớt giá có thể chính là cơ hội, và việc còn lại là tận dụng cơ hội đó để mang lại hiệu ứng tốt cho nền kinh tế.

11

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

riển vọng M&A của Việt Nam trong năm 2015

Trong nhiều năm qua, M&A trên thế giới phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng và chiều sâu. Tại Việt Nam, xu hướng M&A còn rất mới mẻ nhưng đã thu hút sự chú ý lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, bất động sản, bán lẻ. Năm 2013, 2014 chứng kiến các thương vụ M&A “đình đám” tuy nhiên số lượng, chất lượng của các thương vụ thành công lại có dấu hiệu suy giảm. M&A 2015 của Việt Nam sẽ có bước tiến hay lùi?

T

Khái quát về hoạt động M&A

M&A (Mergers and Acquisitions) đã xuất hiện trên thế giới từ lâu và ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế gay gắt. Mergers (sáp nhập) là hình thức các công ty thống nhất kết hợp, góp chung cổ phần với nhau. Còn Acquisitions (mua lại) là hình thức một công ty tiến hành mua lại hoạt động kinh doanh và chiếm lĩnh toàn bộ một công ty khác với tư cách là chủ sở hữu mới. Đối với doanh nghiệp chủ động mua bán, sáp nhập thì rõ ràng M&A là cơ hội để thay đổi cấu trúc sở hữu, cách thức quản lý điều hành, nâng cao tiềm lực tài chính. Tuy nhiên với các doanh nghiệp là đối tượng của mua bán hoặc sáp nhập thì có hai kịch bản có thể xảy ra: M&A mở ra khởi đầu của một chu kỳ phát triển mới hoặc nó sẽ là dấu chấm hết cho một thương hiệu/doanh nghiệp đã có từ lâu.

Tình hình M&A tại Việt Nam

M&A tại Việt Nam thực sự tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương Việt Nam, trước năm 2007 mỗi năm có không quá 50 vụ

12

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

M&A với giá trị giao dịch cao nhất đạt 300 triệu USD. Đến năm 2007 số vụ M&A là 108 vụ, tổng giá trị lên tới 1.72 tỷ USD. Số vụ M&A tiếp tục tăng qua các năm 2008, 2009, 2010 và lần lượt là 146, 295 và 345 vụ. Tính đến năm 2014 tổng giá trị giao dịch đã đạt tới 5 tỷ USD-một con số thực sự ấn tượng!

Hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ ở các lĩnh vực: dịch vụ tài chính, sản xuất kinh doanh, hàng tiêu dùng và bán lẻ. Nhật Bản, Mỹ và Singapore theo thứ tự là 3 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào M&A Việt Nam.

Một số thương vụ M&A “đình đám” nhất tại Việt Nam năm 2013-2014

STT Bên bán Bên mua Tính chất Tỷ lệ Giá trị1 Fortis Healthcare Richard Chandler

CorpMua lại 80% 2000 tỷ VND

2 Masan Agriculture TPG Phát hành riêng lẻ

49% 50 triệu USD

3 Masan Consumer KKR Phát hành riêng lẻ

n.a 220 triệu USD

4 Phin Deli Kinh Đô Mua lại n.a n.a5 Fecon DBJ Nhật Bản Phát hành

riêng lẻn.a 195 tỷ VND

6 Đường Ninh Hòa Đường Biên Hòa Sáp nhập 100% 1238 tỷ VND7 Vocarimex Kinh Đô Phát hành

riêng lẻ24% 300 tỷ VND

8 VOF, Prime Group Siam Cement Group Mua lại 85% 4900 tỷ VNDNguồn: Tổng hợp từ VnEconomy

Tuy số lượng và giá trị của các thương vụ M&A gia tăng nhưng trong hai năm 2013, 2014 tổng giá trị và số lượng của các giao dịch M&A thành công lại suy giảm. Theo ông John Ditty, Tổng giám đốc KPMG sự suy giảm này xuất phát từ niềm tin của nhà đầu tư không cao, cơ sở hạ tầng yếu kém và môi trường định luật thiếu nhất quán.

Triển vọng M&A 2015 của Việt Nam

Việt Nam đã bắt đầu làn sóng M&A thứ hai (2014-2018), nhiều chuyên gia cho rằng đó sẽ là thời kỳ phát triển vượt bậc của M&A Việt Nam. Trong năm 2015 M&A dự kiến có xu hướng tăng trở lại nhờ một số lý do sau:

Thứ nhất, hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, sẽ có những tài sản lớn và có chất lượng tốt thuộc sở hữu nhà nước, nhờ đó thu hút đầu tư.

Thứ hai, việc tăng mức vốn sở hữu nước ngoài trong một số ngành và khu vực sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Để đạt được triển vọng phát triển trong năm 2015, thì các doanh nghiệp cần phải cải thiện những yếu kém trong quản trị, tăn cường tính minh bạch, trung thực. Bên bán cần có sự chuẩn bị tốt, tìm hiểu rõ nhu cầu của

13

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

bên mua để đảm bảo tiến hành giao dịch hiệu quả. Thêm vào đó, Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy việc thực hiện các chính sách đã công bố để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tăng khả năng thu hút nhà đầu tư.

Ngay từ thời điểm nửa cuối năm 2014, lĩnh vực tài chính ngân hàng đã được dự đoán sẽ chứng kiến nhiều thương vụ M&A vào năm 2015, trong đó chủ yếu là các ngân hàng lớn “ôm” các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém. Các cơ quan Nhà nước sẽ sâu sát hơn trong việc thúc đẩy và quản lý hoạt động M&A trong lĩnh vực này, hướng đến mục tiêu năm 2017 chỉ còn lại khoảng 20 ngân hàng thương mại. Điều đó có nghĩa là thị trường tài chính cần “thanh lọc” rất nhiều ngân hàng nhỏ, kéo theo nhiều vấn đề đặt ra: lợi ích của các bên có được đảm bảo? Các ngân hàng lớn có nỗ lực hết mình để tiếp quản các ngân hàng nhỏ? Nền kinh tế được gì, mất gì thông qua các vụ mua bán, sáp nhập? Mục tiêu lớn nhất của M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ năm 2015 là tạo động lực cho sự tăng tốc kinh tế, nâng cao vị thế cạnh tranh trong hội nhập cho nên Nhà nước sẽ có những biện pháp khuyến khích cũng như “áp đặt” đối với các ngân hàng.

Kết

Năm 2015 mở ra kỳ vọng về “bước tiến” của M&A Việt Nam. Nhiều lĩnh vực có cơ hội tăng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý qua hoạt động M&A, đặc biệt là tài chính-ngân hàng, bất động sản và bán lẻ. Hy vọng rằng Việt Nam sẽ tận dụng thật tốt cơ hội đến từ làn sóng M&A thứ hai để có một nền kinh tế vững chắc, hiệu quả hơn.

Kiều Oanh

14

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

Uber - mối đe dọa hay làn gió mới của ngành vận tải Việt Nam?

Trong thời gian gần đây, “cơn bão” Uber – phần mềm di động đe dọa đến ngành vận chuyển toàn cầu – đang lan rộng khắp các thị trường trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Khách hàng hào hứng trong khi nhà quản lý lại tìm cách chối bỏ, vậy chúng ta được gì từ dịch vụ này?

Uber là gì?Uber là một dịch vụ trung gian

hoạt động thông qua ứng dụng trên Smartphone. Công ty không sở hữu xe ô tô hay người lái xe mà làm nhiệm vụ gắn kết người cần đi xe với người sở hữu xe. Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như taxi truyền thống mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng, thanh toán qua thẻ visa, mastercard. Ưu điểm của Uber là sự mới lạ trong phương thức kinh

doanh, không phải trả tiền mặt, có thể huy động nhiều mẫu xe cao cấp và trên hết là thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ lái xe.

Trên thị trường, Uber được định giá lên tới 40 tỷ USD – mức giá kỷ lục cho một phần mềm kỹ thuật mới.

Ra đời từ 2009, Uber đang rất được ưa chuộng và hiện có mặt tại hơn 250 thành phố của 50 quốc gia. Tuy nhiên chính việc tính tiền không giống những hãng taxi phổ thông hiện nay, việc không có biển hiệu hay logo đã khiến Uber bị coi là có hành vi “lách luật” và bị các nhà chức trách coi như một “dịch vụ đen”, thường không nhận được

sự đồng tình từ phía chính quyền cũng như nhận sự phản đối mạnh mẽ của Taxi truyền thống.

Uber với những vướng mắc và tranh cãi trên thế giới

Uber từng đối mặt với một số vấn đề pháp lý. Ngay khi mới ra mắt thị trường, các hãng taxi truyền thống ở London, ở Roma (Italy), Paris (Pháp), Berlin (Đức) đã đồng loạt phản đối dịch vụ này. Tháng 5/2011, hãng này nhận thư yêu cầu ngừng hoạt động ở San Francisco, sau đó 11/6, hàng nghìn tài xế tại châu Âu biểu tình phản đối Uber.

Mới đây, Uber đã chính thức bị cấm ở Thái Lan, ngừng hoạt động ở Hà Lan và đang đối mặt với lệnh cấm và án phạt tại Ấn Độ sau cáo buộc tài xế cưỡng hiếp nữ hành khách. Hiện Uber cũng đang đối mặt với sự kiểm tra kỹ lưỡng ở Indonesia, Singapo, Việt Nam.

Giải thích cho hành động trên, các nhà quản lý và đại diện các hãng taxi truyền thống cho biết, Uber tạo ra sự cạnh tranh không công bằng, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về các quy tắc an toàn, sức khỏe và luật bảo vệ người tiêu dùng, cước giá ngoài kiểm soát và

15

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

phân biệt đối với khách hàng chưa có thẻ thanh toán, sự thiếu linh hoạt khi gặp những rào cản văn hóa khác nhau.

Việt Nam được gì và mất gì từ Uber?

Hiện nay Uber đã xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Xét trên phương diện kinh tế, Uber đem lại nhiều lợi ích: giá rẻ, chất lượng tốt cho khách hàng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn tài xế, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho xã hội; giảm thiểu lưu lượng giao thông trong thành phố bằng cách gia tăng hiệu suất sử dụng xe hiện có.

Tuy nhiên không giống những công ty FDI khác mang vào Việt Nam vốn, tạo thị trường lao động rộng, Uber lại mang vào Việt Nam rất ít vốn đầu tư do không sở hữu xe, không cần tổng đài, không cần điều phối. Thế nhưng, Uber mang tới 20% doanh số thị trường taxi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tiếp đó, Uber không tạo ra thị

trường mới mà thực chất là giành lấy thị phần từ thị trường vận tải truyền thống, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các hãng taxi truyền thống, làm giảm doanh thu của doanh ng-hiệp vận tải. Sự trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế khiến giá cước rẻ hơn taxi truyền thống tới 20% đã tạo nên sự cạnh tranh không công bằng với các hãng taxi khác.

Không chỉ vậy, Uber còn vướng mắc những bất cập về pháp lý khi xâm nhập thị trường Việt Nam. Taxi Uber hoàn toàn không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, hệ thống xe không có bảng hiệu, logo đồng bộ, không có bộ máy tổ chức nên không đảm bảo quy định vận tải theo pháp luật Việt Nam.

Ở một khía cạnh khác, Uber còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về hình thức thanh toán thông qua thẻ, về sự an toàn và đảm bảo lợi ích cho cả người lái xe và hành khách như: vấn đề giấy phép, bảo hiểm, an ninh,…

Hướng đi nào cho Uber trong năm 2015?

Xoay quanh Uber còn rất nhiều những ý kiến trái chiều nhất là sự phản ứng mạnh mẽ từ hiệp hội taxi. Thực tế, dịch vụ này là một lựa chọn không tồi, có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách với giá rẻ, trải nghiệm mới mẻ và sang trọng hơn. Mặt tích cực thì đã rõ nhưng Uber vẫn chưa thực sự được chào đón, đặc biệt là các cơ quan chức năng. Các ban ngành lãnh đạo nước ta ứng phó với dịch vụ này luôn nghiêng về tìm cách chối bỏ. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ đã khẳng định trước báo giới taxi Uber hoạt động giống “xe dù” và cho rằng đây là một loại xe hợp đồng trá hình. Ông Trần Bảo Ngọc – Vụ trưởng vụ vận tải cho rằng loại hình taxi này chưa phù hợp với quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro và không nên sử dụng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng lo ngại khả năng cạnh tranh của Uber sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi truyền thống trong nước.

Phản ứng của chính phủ và các ban ngành liên quan trong sự việc Uber đã cho thấy những tồn tại còn yếu kém trong quản lý nhà nước. Thực chất, theo điều 33, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, trong cách quản lý của nhà nước lại thể

Biểu tình phản đối Uber ở Châu Âu

16

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

hiện nhiều mâu thuẫn. Ví dụ, pháp luật quy định cấm cờ bạc, đánh bài dưới mọi hình thức nhưng lại phê duyệt dự án và chính thức cho mở Casino ở Phú Quốc, dù kho-anh vùng đối tượng là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Còn Uber chưa được quy định trong văn bản pháp luật lại bị chỉ trích, cấm hoạt động do tâm lý “không quản được thì cấm” của các cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, mới đây nhất, ngày 2/12/2014 bộ trưởng bộ giao thông

vận tải Đinh La Thăng đã chỉ đạo “Nếu loại hình kinh doanh bằng phần mềm Uber chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn, thì mình có trách nhiệm rà soát, nghiên cứu bổ sung để hợp pháp hoá. Phải làm sao để thuận cho quản lý nhưng tiện lợi cho người dân”. Đồng thời Tổng cục Thuế đã đưa ra hai phương án:

Nếu coi Uber là công ty kinh do-anh vận tải thì tính thuế giá trị gia tăng ở mức 3% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 2%. Còn nếu xác định Uber chỉ là công ty kết nối trung gian thì thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ ở mức 5% tổng doanh thu. Động thái này cho thấy Chính phủ Việt Nam đã dần có những bước tiến trong việc không đi ngược với lợi ích nhân dân, sẵn sàng đối thoại và chấp nhận loại hình kinh doanh mới theo kịp thời đại.

Kết luậnCâu chuyện được – mất của

nền kinh tế Việt Nam với Uber vẫn đang tiếp diễn với nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên không thể không thừa nhận Uber là một loại hình dịch vụ mới đã tạo ra sự thay đổi trong tư duy, chính sách quản lý kinh tế, pháp luật của nhà nước. Hiện nay, Uber đã và đang

là xu hướng, chúng ta chặn Uber này sẽ có Uber khác. Cách tốt nhất là chấp nhận và điều chỉnh để thúc đẩy nó phát triển, bởi cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại thì hợp lý (Hegel).

Hãy chờ xem liệu Uber có thể làm nên chuyện tại Việt Nam trong 2015!

Đinh Hạnh

17

Lăng kính khoa học

Yesnews 01 - 2015 Trang

GIÁ DẦU GIẢM: AI ĐƯỢC, AI MẤT

Mĩ và đồng minh của nó được hưởng lợi từ sự giảm giá dầu; còn những nước phản đối nó thì không.

Đầu tháng 10, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã xem xét những gì có thể xảy ra với nền kinh tế thế giới nếu cuộc xung đột ở Iraq là nguyên nhân gây ra cú sốc về giá dầu. Các tay súng thuộc Nhà nước Hồi giáo IS đang dồn về phía bắc của đất nước và Quỹ đã lo lắng về sự tăng giá đột ngột, 20% trong một năm. IMF cũng cho là GDP toàn cầu sẽ giảm từ 0,5 đến 1,5%. Giá cổ phiếu ở các nước phát triển sẽ giảm từ 3 đến 7%, và lạm phát sẽ tăng ít nhất 0,5 điểm phần trăm.

IS vẫn đang phát triển. Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 Thế giới, bị kéo vào cuộc xung đột ở Ukraine. Iraq, Syria, Nigeria, và Libya, đều là các nhà sản xuất dầu, đang trong tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, giá của dầu

thô Brent đã giảm hơn 25% từ $115/ thùng vào giữa tháng 7 xuống dưới $85/ thùng vào giữa tháng 10, trước khi hồi phục được một chút.

Sự chuyển dịch như vậy sẽ tạo ra những hậu quả mang tính toàn cầu. Vậy, ai được, ai mất?

Người thắng cuộc đầu tiên chính là nền kinh tế thế giới. 10% thay đổi trong giá dầu kéo theo khoảng 0,2% thay đổi trong GDP toàn cầu, ông Tom Helbling của IMF nói, giá giảm thường dẫn đến sự tăng GDP bởi sự

18

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

chuyển dịch các nguồn lực từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng - có khả năng đem lại lợi ích cho họ nhiều hơn các nước Hồi giáo giàu có.

Nếu tăng nguồn cung là nguyên nhân dẫn đến giảm giá dầu, sự tác động có thể sẽ lớn hơn- như ở Mĩ, nơi mà giá khí đá phiến đã đẩy giá dầu xuống so với châu Âu, và theo IMF, điều này đã khiến xuất khẩu tăng lên 6% so với phần còn lại của thế giới. Nhưng nếu nó phản ánh cầu yếu, người tiêu dùng có thể sẽ được hưởng lợi.

Hiện nay, giá dầu giảm là do sự chuyển dịch trong cả cung và cầu. Nền kinh tế thế giới đi xuống, và sự phục hồi chậm chạp ở châu Âu và Nhật Bản đang làm hạn chế nhu cầu về dầu. Tuy nhiên, có một cú sốc lớn về nguồn cung: đó là, nhờ phần lớn vào Mĩ, từ đầu năm 2013, sản lượng dầu được sản xuất tăng thêm khoảng 1-2 triệu thùng/ngày so với năm trước.

Những ảnh hưởng khác đang diễn ra như là 1 sự kìm hãm nền kinh tế thế giới. Nhưng giá dầu giảm 25% trong thời gian dài, sẽ có nghĩa rằng GDP toàn cầu sẽ tăng xấp xỉ khoảng 0,5 điểm % trong điều kiện bình thường.

Một vài quốc gia sẽ tiếp tục thu được nhiều lợi nhuận hơn mức trung bình, và số khác, bị thua thiệt. Thế giới sản xuất chỉ trên 90 triệu thùng dầu/ ngày. Ở mức $115/ thùng, nó đáng giá khoảng $3,8 nghìn tỉ/ năm; ở mức $85 giá trị chỉ khoảng $2,8 nghìn tỉ. Hầu hết các quốc gia hay khu vực có sự tiêu dùng nhiều hơn lượng nó sản xuất được hưởng mức chênh lệch từ $1 nghìn tỉ trên, đó là những nhà nhập khẩu dầu.

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới. Dựa vào số liệu năm 2013, mỗi $1 giảm trong giá dầu, Trung Quốc tiết kiệm được $2,1 tỷ hàng năm. Với sự giảm gần đây, nếu kéo dài, chi phí nhập khẩu của nước này sẽ thấp hơn $60 tỷ, tương đương với 3%. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các hàng hóa có giá không giảm. Chỉ trong trường hợp cầu yếu làm thay đổi điều này, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá, và chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện.

19

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

Giá dầu giảm cũng giúp cho chính phủ Trung Quốc xử lí tình trạng ô nhiễm không khí của quốc gia này bằng cách loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu bẩn, như diesel. Nhiên liệu nhẹ có giá cao hơn, theo kế hoạch hiện nay, người lái xe có thể phải trả thêm đến 70%; do đó, giá giảm sẽ làm dịu gánh nặng đó.

Ông Lin Boqiang của đại học Xiamen cho rằng, nhìn chung thì giá thấp hơn sẽ hỗ trợ cho những nỗ lực của chính phủ trong việc giảm trợ cấp (nó đã giải phóng giá vài loại xăng, và giá điện được trông chờ là đối tượng tiếp theo trong năm tới).

Giá dầu giảm vừa tác động tiêu cực, vừa tác động tích cực đến Mĩ vì quốc gia này cũng đồng thời là người tiêu dùng, nhà nhập khẩu và sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Về tổng thể, Mĩ được hưởng lợi từ việc giảm giá dầu, nhưng không nhiều bằng trước kia. Các nhà phân tích ở Goldman Sachs đoán rằng giá dầu rẻ hơn và lãi suất thấp hơn sẽ làm tăng thêm khoảng 0,1% điểm vào sự tăng trưởng năm 2015. Nhưng nó sẽ được bù lại nhiều hơn bởi đồng đô la có giá trị hơn, tăng trưởng toàn cầu chậm hơn và thị trường chứng khoán yếu đi.

Chiết dầu từ đá phiến rất tốn kém. Vì vậy khi giá dầu giảm, Mĩ là một trong những quốc gia có khả năng phải thu hẹp hoạt động này. Theo ông Michael Cohen của ngân hàng Barclays, $20 giảm trong giá dầu thế giới dẫn đến sự sụt giảm 20% trong lợi nhuận của các nhà sản xuất Mĩ, và chỉ 4/5 lượng dự trữ đá phiến sẽ mang lại lợi ích khi được dùng để chiết dầu sử dụng công nghệ hiện hành của dầu Brent khoảng $85.

Tác động của sự cắt giảm sản xuất lan nhanh như thế nào vẫn là điều chưa rõ ràng, vì chi phí của các nhà sản xuất khác nhau và một số đã bị chặn giá thông qua bảo hiểm rủi ro. Sự tác động cũng sẽ khác theo vùng miền. “Nếu tôi ở California, giá dầu giảm là một tin tốt”, ông Michael Levi, tư vấn viên của Hội đồng quan hệ đối ngoại nói. “Nếu tối ở Bắc Dakota (vùng khai thác dầu đá phiến lớn nhất), tôi sẽ phải lo lắng nhiều hơn”

Mĩ là một nước nhập khẩu ròng, do đó giá thấp hơn đồng nghĩa với việc Mĩ sẽ giữ tiền và chi tiêu nhiều hơn ở trong nước. Nhưng tác động kích cầu đã giảm đi so với trước kia, vì nhập khẩu ngày càng trở nên kém quan trọng hơn, và dầu đang thu hẹp trong thị phần của nền kinh tế.

Cơ quan thông tin năng lượng (EIA), 1 tổ chức phi chính phủ, dự báo lượng dầu nhập khẩu ròng sẽ giảm xuống 20% tổng tiêu dùng vào năm sau, chiếm thị phần thấp nhất kể từ năm 1968. Vào đầu những năm 1968, khi giá dầu được tính vào khoảng trên 4% GDP, 1% giảm trong giá dầu sẽ đẩy sản lượng tăng lên 0,04%, ông Stephen Brown của đại học Nevada, Las Vegas phát biểu. Nó đã giảm 0,018% vào năm 2008, và ông ấy cho rằng bây giờ nó ở vào khoảng 0,01%.

Giá dầu rẻ hơn có thể tạo ra nhiều sự khác biệt đến chính sách tiền tệ. Sự kì vọng lạm phát đã trở nên ổn định hơn kể từ những năm 1980, nó có nghĩa rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed cảm thấy ít cần phải hành động khi giá dầu chuyển dịch. Nhưng với mức lạm phát dưới 2% mục tiêu của mình, Fed sẽ băn khoăn rằng giảm giá dầu có thể sẽ giảm xuống dưới mức mong đợi, làm cho nó trở nên khó khăn hơn để giữ mức lạm phát theo mục tiêu. Fed có thể quyết định để giữ lại suất ở mức 0 lâu hơn, hoặc thậm chí mở rộng chương trình mua trái phiếu (giảm định lượng).

Năm 2013, năng lượng nhập khẩu vào liên minh châu Âu có trị giá tới $500 tỷ, trong đó dầu chiếm 75%. Bởi vậy nếu giá dầu vẫn giữ ở mức $85, tổng chi phí nhập khẩu có thể sẽ giảm xuống dưới mức $400 tỷ /năm. Tuy nhiên, lợi nhuận có thể sẽ bị triệt tiêu. Đầu tiên, ở khu vực châu Âu, lạm phát thậm chí thấp hơn ở Mĩ. Mario Draghi, thống đốc ngân hàng trung ương châu Âu, khẳng định rằng sự giảm 80% giữa năm 2011 và

20

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

tháng 10 năm 2014 là nguyên nhân dẫn đến giá dầu và thực phẩm giảm.

Giá dầu ở mức $85 có thể dẫn đến giảm phát, kích thích người tiêu dùng để kiểm soát chi tiêu hơn nữa. Thứ hai, chính sách năng lượng châu Âu chỉ quyết định 1 phần về giá và năng suất. Châu Âu cũng cố gắng để

giảm sự phụ thuộc vào Nga và để cắt giảm lượng khí thải Carbon bằng cách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Giá dầu giảm khiến những mục tiêu này khó hơn để đạt được.

Những lợi ích đạt được

Một nhóm các quốc gia giành được lợi ích rõ rệt: các quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp. Nông nghiệp cần nhiều năng lượng hơn sản xuất. Năng lượng là đầu vào chính của phân bón, và người nông dân ở nhiều quốc gia sử dụng một lượng lớn điện để bơm nước từ tầng nước ngầm, hay xả ra sông. Để tạo ra $1 sản phẩm nông nghiệp thì phải tiêu tốn mức năng lượng nhiều gấp 4-5 lần cho một hàng hóa trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất ông John Baffes của Ngân hàng Thế giới cho biết. Người nông dân được lợi từ sự giảm giá dầu. Và bởi vì hầu hết người nông dân trên thế giới sống trong tình trạng nghèo đói, nên giá dầu rẻ hơn, nhìn chung, có lợi cho các nước kém phát triển.

Ở Ấn Độ, đất nước chiếm khoảng 1/3 tổng dân số thế giới có mức sống dưới $1,25/ ngày. Giá dầu rẻ đem lại 3 lợi ích cho Ấn Độ. Đầu tiên, cũng giống Trung Quốc, hàng nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng xuất khẩu. Dầu đóng góp khoảng 1/3 tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ, nhưng hàng xuất khẩu của nó đa dạng (mọi thứ từ thực phẩm đến thiết bị máy tính), do đó họ không phải chịu sự giảm giá. Thứ 2,năng lượng rẻ hơn làm giảm lạm phát, nó đã từng giảm từ trên 10% đầu năm 2013 xuống còn 6,5%, đưa nó vào chuỗi mục tiêu chính thức của ngân hàng trung ương. Điều này sẽ dẫn tới lãi suất giảm, từ đó thúc đẩy đầu tư. Thứ 3, giá dầu rẻ hơn làm giảm bớt sự thâm hụt ngân sách của Ấn Độ, hiện nay ở mức 4,5% của GDP, bằng cách giảm trợ

21

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

cấp nhiên liệu và phân bón. Đó là những khoản khá hớn: cùng với trợ cấp thực phẩm, chúng tiêu tốn của Ấn Độ tổng cộng là 2,5 nghìn tỷ Rúp($41 tỷ) trong năm tài khóa sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2015- tương đương 14% chi tiêu chính phủ và 2,5% của GDP. Chính phủ kiểm soát giá diesel và đền bù người bán về những tổn thất của họ.

Tuy nhiên, vào đầu năm, những người bán sẽ tạo ra được lợi nhuận. Giống ở Trung Quốc, giá dầu rẻ hơn sẽ làm giảm sự khó khăn của việc cắt giảm trợ cấp - và ngày 19 tháng 11, ông Narendra Modi, thủ tướng chính phủ của Ấn Độ, nói rằng ông ấy chắc chắn sẽ kết thúc trợ cấp diesel, giải phóng giá diesel và tăng giá khí tự nhiên.

Cơ quan năng lượng quốc tế, một hiệp hội người tiêu dùng dầu, thừa nhận rằng giá trợ cấp cho sự tiêu dùng năng lượng toàn cầu ( hầu hết ở các quốc gia đang phát triển) là $550 tỷ/ năm. Giảm giá dầu sẽ khiến điều này giảm bớt xuống còn khoảng $400 tỷ khi tất cả cái khác là không đổi. Điều đó có nghĩa rằng nhiều nước phải đối mặt với sự lựa chọn: nắm bắt thời điểm để xóa bỏ trợ cấp, hoặc tiếp tục duy trì chương trình mà hiện giờ chi phí thấp hơn. Dù chọn cách nào, họ cũng sẽ đạt được lợi nhuận bằng việc chấm dứt 1 sự biến dạng kinh tế (mặc dù sẽ có một vài rủi ro từ sự phản ứng của người tiêu dùng), hay bằng việc giảm chi phí tài khóa trong 1 khoảng thời gian.

Sự lựa chọn này được biểu hiện khá rõ rệt đối với các nhà nhập khẩu dầu ở Trung Đông.

Chi phí trợ cấp năng lượng chiếm 6,5% GDP năm 2014; ở Jordan là 4,5%, Moroc-co và Tunisia từ 3-4%. 20% giảm trong giá dầu sẽ cải thiện cân bằng ngân sách của Ai Cập và Jordan gần 1% GDP, IMF công bố. Tuy nhiên, ông Baffes sợ rằng, hiệu quả đạt được không đủ để thuyết phục các chế độ, đặc biết là các chế độ không đủ mạnh, để cắt giảm trợ cấp cái mà phần lớn có lợi cho các tầng lớp trung lưu có ảnh hưởng chính trị. Nhiều quốc gia khác cũng đang vật lộn với các trợ cấp năng lượng. Indonesia chi khoảng 1/5 ngân sách của nó vào đó. Các nhà xuất khẩu dầu vùng Vịnh thậm chí còn phung phí hơn: Bahrain chi 12,5%GDP và Kuwait là 9%. Brazil muốn giá dầu cao để thu hút sự đầu tư đến nguồn dự trữ dầu vô cùng lớn ở nước ngoài của nó.

Nhưng giá dầu giảm đem lại lợi ích đến những người nông dân của họ, và trong ngắn hạn đến Petrobras, công ti nhà nước kiểm soát dầu của Brazil, buộc phải nhập khẩu dầu ở mức giá thế giới và bán ở mức giá riêng

22

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

để giữ lạm phát ở mức thấp. Lần đầu tiên trong năm, nó không phải chịu thua lỗ khi bán các mặt hàng nhập khẩu.

Có vẻ rằng quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới phải bị thua lỗ. Khi giá dầu ở mức $115/thùng, Ả Rập kiếm được $360 tỷ trong xuất khẩu ròng 1 năm; ở mức $85, nước này chỉ thu được $270 tỷ. Ngân sách của Ả-rập đã gần như chắc chắn đi vào thua lỗ. Hoàng tử Alwaleed bin Talal, 1 doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn, đã gọi sự giảm giá là 1 “thảm họa” và bày tỏ sự ngạc nhiên rằng chính phủ đã không cố gắng để thúc đẩy nó hồi phục trở lại.

Nhưng lãi suất dài hạn của Ả Rập Xê Út trong thực tế có thể được đáp ứng trong giai đoạn giá dầu giảm. Nó có thể đáp ứng điều này, khác với hầu hết các nhà xuất khẩu khác. Mặc dù chi tiêu công đã tăng lên trong những năm gần đây, dự trữ ngoại hối của nó cũng tăng nhiều hơn. Tài sản nước ngoài ròng là 2,8 nghìn tỷ Riyals ( tương đương $737 tỷ) vào tháng 8- vượt quá sự chi tiêu hiện hành của 3 năm. Nó có thể chi trả cho sự thâm hụt ngân sách trong 1 thập kỉ bằng cách vay mượn từ chính nó ngay cả khi giá dầu thấp hơn bây giờ.

Trong những năm qua, sản lượng dầu của các nước không nằm trong OPEC như Nga và Mĩ , tăng từ 50 triệu thùng/ngày đến 57 triệu thùng/ngày. Ả Rập Xê Út có thể kết luận rằng những người hưởng lợi chính từ việc giá dầu tăng là các nước không năm trong OPEC. Một số sản lượng mới có giá cao, khác với Ả Rập. Giai đoạn giá dầu giảm có thể đẩy một số nhà khai thác với chi phí cao vào tường, hạn chế đầu tư vào những thứ khác và để cho Ả Rập Xê Út giành lại thị phần.

Vào giữa những năm 1980, Ả Rập Xê Út đã cắt giảm sản lượng khoảng ¾ với nỗ lực duy trì giá. Nó khai thác và các nước khác gửi tiền vào-tuy nhiên Ả Rập Xê Út đã tự phải chịu một sự mất mát lớn về doanh thu và thị trường. Họ nhìn thấy ít lý do để phải hi sinh như vậy.

Những tai họa bất ngở

23

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

Ả Rập Xê Út có thể tồn tại qua sự giảm giá bởi vì, khi giá dầu là $100/ thùng, nó đã tiết kiệm được nhiều hơn ngoài mong đợi so với sự chi tiêu của nó. Người mất nhiều nhất là các quốc gia không có được điều đó. Đáng chú ý trong số này là 3 đối thủ không đội trời chung của Mĩ, đó là Venezuela, Iran và Nga.

“Dù giá dầu có thấp đến đâu, chúng tôi sẽ luôn luôn bảo vệ quyền lợị cho những công dân của chúng tôi”, ông Nicolas Maduro, tổng thống Venezuela, tuyên bố vào ngày 16 tháng 10, Thực tế thì khá khác biệt. Hugo Chavez, người tiền nhiệm của ông ấy, đã xóa bỏ 1 quỹ với mục đích để tích trữ lợi nhuận bất ngờ về dầu, chi tiền và làm tăng tới 10 tỷ dollar trong khoản nợ. Số nợ đó bây giờ sắp đến kì hạn phải trả.

Đầu tháng này, 1 sự thanh toán dịch vụ khổng lồ đã đưa dự trữ ngoại hối của Venezuela xuống dưới $20 tỷ lần đầu tiên trong một thập kỉ. Giá dầu giảm $1/thùng tương đương với khoảng $450-500 triệu giảm trong kim ngạch xuất khẩu. Bằng sự tính toán của ngân hàng Deutsche, chính phủ cần giá dầu ở mức $120/thùng thì Venezuela mới có đủ tiền để chi cho các kế hoạch chi tiêu.

Như vậy, khác với ngân sách của các nước xuất khẩu khác, Venezuela lđã từng gặp rắc rối. Thâm hụt ngân sách năm ngoái lên tới 17% trong GDP. Phản ứng trước tình trạng này, chính phủ đã in thêm tiền, đẩy lạm phát ( thạm chí đến các biện pháp chính thức)lên trên 60%. Sản xuất công nghiệp đang dừng lại hẳn và Standard & Poor, 1 tổ chức xếp hạng, đã hạ bậc xếp hạng nợ của Venezuela xuống còn CCC+ tháng trước.

Các nhà phân tích từ lâu đã nghĩ nó sẽ dịch chuyển mọi thứ để tránh vỡ nợ- nhất là bởi vì nó có tài sản nước ngoài, cái mà các chủ nợ có thể nắm giữ và phụ thuộc nhiều và thị trường tài chính. Nhưng chữ “d” càng ngày càng được nghe thấy nhiều hơn.

Tác động của giá dầu của Venezuela liên quan tới những khó khăn có thể được cảm nhận ngoài ranh giới của nó. Nước này thực hiện 1 chương trình có tên là PetroCaribe. Nó cung cấp tín dụng giá rẻ cho các nước vùng Caribe để có thể mua dầu của Venezuela.

Với Guyana, Haiti, Jamaica and Nicaragua, các nước này đã trì hoãn trả khoảng 4%GDP của họ theo PetroCaribe.Tuy nhiên họ trả cho chính phủ Venezuela $ 2,3 tỷ/ năm. Như vậy nếu Venezuela quyết định chấm dứt sự cung cấp của mình, một cú sốc sẽ lan truyền rộng khắp vùng Caribe.

Iran thậm chí dễ bị tổn thương hơn Venezuela. Nó cần giá dầu ở mức $136/thùng để tài trợ cho các kế hoạch chi tiêu, hầu hết là được thừa hưởng từ sự điều hành hoang phí và kém hiệu quả của Mahmoud Ah-madinejad. Năm ngoái, nó đã chi $100 tỷ cho sự trợ cấp người tiêu dùng, tương đương với khoảng 25% GDP.

Tổng thống Hassan Rouhani, người vừa nhậm chức năm ngoái, bước đầu đã tạo nên sự ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng trung ương cho biết nền kinh tế đã tăng trưởng trong quý II năm 2014 lần đầu tiên trong 2 năm. Nhưng ông thắng cử nhờ lời hứa về sự cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Vẫn chưa rõ ràng rằng liệu giá dầu giảm sẽ buộc Iran cải cách mạnh hơn nữa, và tăng áp lực cho 1 thỏa thuận với Mĩ về chương trình hạt nhân của Iran, hay việc giảm doanh thu sẽ thúc đẩy sự ủng hộ cho phe bảo thủ, người đã từng gây ra rắc rối cho ông ấy.

Với Nga, sự tác động ít hơn đáng kể, nhất là lúc ban đầu. Ngân sách dự tính của nó năm 2015 giả định giá dầu ở mức $100/thùng; do đó, nó sẽ khó khăn hơn cho tổng thống Vladimir Putin để giữ lời hứa về sự chi tiêu của ông ấy. Một vài sự trùng hợp đã xảy ra khi giá dầu giảm vào giữa những năm 1980, để lại những khoản nợ cho Liên Bang Xô Viết.

24

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

Tuy nhiên, Nga bây giờ đã dự trữ được $454 tỷ để chống đỡ trước sự biến đổi thất thường của giá dầu. Quan trọng hơn, đồng Rúp đã giảm. Ngân sách năm sau giả định 1 đô la có giá trị bằng 37 rup, như vậy ít cân bằng với giá dầu ở mức 3,700 rup. Giá 1 thùng dầu hiện hành là 3600 Rup ( giảm ít hơn nhiều so với giá đô la), bởi vì tiền tệ đã lao dốc 20% vào năm nay. Cùng với giá dầu ở mức $80-85/ thùng, thâm hụt ngân sách của

Nga có thể ở mức khoảng 1% GDP trong năm tới.

Nếu tất cả đều như vậy, Nga sẽ rơi vào suy thoái. Trong nhiều năm qua, thu nhập thực tăng, nhờ lương trong khu vực nhà nước tăng. Sự tăng chi tiêu vào các hàng nhập khẩu khiến giá rẻ hơn bởi vì giá trị của tiền tệ tăng lên. Như vậy, đồng rup trượt giá làm giảm chất lượng sống bởi nó làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn. Biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây đã đóng cửa thị trường vốn đối với các công ti của Nga, ngay cả những công ti tư nhân.

Hoạt động kinh doanh đang suy yếu. Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính cho biết thị phần của doanh thu phi dầu mỏ và khí đốt trong ngân sách đang bị thu hẹp, khiến cho Nga phu thuộc nhiều hơn vào dầu. Một số nhà phân tích nghĩ sự tăng trưởng trong năm 2015 sẽ chỉ đạt từ 0,5 đến 2%, so với khoảng 4% một năm từ năm 2010-2012. Lạm phát là 8%. Nga, có vẻ như đang phải đối chọi với lạm phát đình trệ.

Đối với hầu hết các chính phủ - Venezuela là 1 ngoại lệ - giá dầu giảm có thể có 1 tác động nhỏ ở lần đầu tiên. Thậm chí ông Putin có thể có khả năng để vượt qua lạm phát đình trệ trong 1 thời gian. Tuy nhiên qua thời gian, những hậu quả có khả năng sẽ gia tăng.

Những năm giá dầu ở mức $100/thùng cũng đã chứng kiến được sự nổi lên của 1 “Bắc Kinh thống nhất” theo hướng chủ nghĩa can thiệp vào kinh tế nhiều hơn. Có lẽ giai đoạn khi giá dầu ở mức $85/ thùng - nếu điều đó xảy ra – có lẽ sẽ mở ra một sự thay đổi trong thái độ, các giả thiết và các chính sách.

Nguyễn Ngọc (dịch)25

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

Series: Nhưng chẳng ai đóng thuế cảPhần 2

NHIỀU NGƯỜI DÂN MỸ ỦNG HỘ CẮT GIẢM NGÂN SÁCH HƠN TĂNG THUẾ DOANH NGHIỆP

Một cuộc thăm dò dư luận mới đây của New York Times/CBS News cho thấy, mặc dù hầu hết người dân Mỹ cho rằng các doanh nghiệp nước này đang không đóng thuế một cách minh bạch, họ vẫn ưa thích giải pháp cắt giảm chi tiêu Chính phủ hơn là tăng thuế đánh vào doanh nghiệp để giảm thâm hụt ngân sách.

Tuy nhiên, khi phải lựa chọn giữa việc tăng thuế doanh nghiệp và tăng thuế đánh vào các hộ gia đình – khoản thuế có thể lên tới hơn 250000 USD mỗi năm, gần hai phần ba những người tham gia khảo sát lựa chọn tăng thuế đánh vào các hoạt động kinh doanh.

Hiện đang có một sự phân hóa đảng phái mạnh mẽ: phần lớn những người theo Đảng Cộng hòa và phái trung lập ủng hộ cắt giảm chi tiêu Chính phủ thay vì tăng thuế đánh vào các hoạt động kinh doanh, trong khi đảng Dân chủ chia làm 2 phe bằng nhau. Những người theo đảng Dân chủ ủng hộ việc tăng thuế đánh vào các doanh nghiệp chứ không phải các hộ gia đình giàu có, còn Đảng Cộng hòa và phái trung lập thì lại có sự phân hoá về vấn đề này.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, chỉ có số ít người dân Mỹ ủng hộ

việc tăng thuế đánh vào các hoạt động kinh doanh. Khoảng 37% người tham gia khảo sát cho rằng việc tăng thuế đánh vào doanh nghiệp có thể làm giảm thâm hụt ngân sách. Bộ phận còn lại cho rằng hành động này sẽ chỉ cản trở các công ty của Mỹ tạo thêm việc làm và gây thiệt hại cho họ trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, trong số những người tham gia khảo sát, có 32% ủng hộ việc giữ nguyên mức thuế như hiện nay và 26% cho rằng mức thuế đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp cần hạ thấp.

Trong một cuộc phỏng vấn liên quan, ông Larry Williams – một chủ doanh nghiệp đã về hưu ở Hoover, Ala cho rằng: “Việc tăng thuế sẽ chỉ hạn chế năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là trên thị trường quốc tế”, “nếu chúng ta tăng thuế đánh vào các doanh ng-hiệp sản xuất, họ sẽ chuyển hướng kinh doanh và gửi các công việc ra nước ngoài, bởi vì đó là cách duy nhất để họ có thể tồn tại.”

Sáu trên mười người tham gia cuộc khảo sát nghĩ rằng các công ty sử dụng phần tiết kiệm thuế của mình để thưởng cho các nhà quản trị cấp cao và chia cổ tức cho cổ đông. 23% khác nghĩ rằng doanh

nghiệp sẽ dùng khoản tiền này để tái đầu tư và chỉ 4% tin là tiết kiệm thuế sẽ được các doanh nghiệp sử dụng để tạo thêm việc làm cho người lao động Mỹ.

Trong khi đó 46% người tham gia khảo sát ủng hộ quan điểm tất cả các doanh nghiệp nên chịu cùng một mức thuế suất. Khoảng 1/3 khác cho rằng một số ngành công nghiệp xứng đáng được giảm thuế, trong đó được nhắc đến nhiều nhất là các doanh nghiệp nhỏ, các công ty thân thiện với môi trường và ngành công nghiệp y tế. Scott Cochran, một nhà thiết kế nội thất đồng thời là chủ doanh nghiệp 34 tuổi ở Columbus, Ohio phát biểu: “Trong nền kinh tế hiện nay, chúng ta nên ủng hộ những chủ doanh ng-hiệp nhỏ, những người có thể trở thành các chủ doanh nghiệp lớn hơn trong tương lai”.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại, trên phạm vi toàn quốc, trong thời gian từ 2-7/3, với sự tham gia của 1266 người trưởng thành, độ lệch chuẩn của mẫu: 3 điểm phần trăm. Phương pháp thực hiện và bảng câu hỏi có thể tham khảo tại NYTimes.com)Marina Stefan thực hiện báo cáo.

26

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

Chạm mức 35%, mức thuế thu nhập doanh nghiệp chính thức của Mĩ chỉ đứng sau Nhật Bản với 39.5%, trong khi Nhật Bản cũng đã có kế hoạch cắt giảm thuế suất. Mức thuế suất này cao gần gấp ba Ireland và cao hơn 10% so với Đan Mạch, Áo và Trung Quốc. Để giúp các công ty giữ được khả năng cạnh tranh, nhiều giám đốc điều hành cho rằng Quốc hội nên giảm tỉ lệ này xuống.

Nhưng bằng cách tận dụng vô số những cơ hội giảm thuế và sơ hở pháp luật mà luật thuế ở các quốc gia khác thường không có, các công ty của Hoa Kỳ chỉ phải trả hơn mức trung bình một chút so với các các công ty ở các nước công nghiệp khác. Và một số công ty Mỹ thậm chí sử dụng các chiến lược triệt để nhằm trả thuế ít hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh của họ ở nước ngoài và trong nước. Một nghiên cứu của Văn phòng Kế toán Chính phủ năm 2008 cho thấy rằng 55% các doanh nghiệp của Mĩ không trả thuế thu nhập liên bang ít nhất một năm trong khoảng thời gian bảy năm được nghiên cứu.

Edward D. Kleinbard, giáo sư tại Đại học miền Nam Califor-nia, người đứng đầu Ủy ban liên hiệp Quốc hội về thuế cho rằng nghịch lý trong luật thuế Hoa Kỳ

\thuế suất cao nhưng lại nhiều các khoản trợ cấp, cơ hội tránh thuế và những miễn giảm đặc biệt - đã biến các công ty đa quốc gia ở Mỹ trở thành “những chuyên gia số 1 trên thế giới trong việc tránh thuế”. Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với các doanh nghiệp, nền kinh tế và ngân sách liên bang.

Phần 3Doanh nghiệp Mỹ chịu mức thuế suất cao nhưng thực

sự phải trả ítNước Mỹ có thể sẽ có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao đến mức sẽ khiến những chủ doanh nghiệp phải giật mình.

Khi Quốc hội cố gắng kiểm soát thâm hụt ngân sách, một câu hỏi đáng chú ý là liệu cắt giảm chi tiêu chính phủ có cần đi kèm với tăng thuế đối với một số cá nhân

hoặc doanh nghiệp hay không. Trong khi phải đối mặt với những áp lực từ phía chủ doanh nghiệp cho rằng hệ thống thuế là lỗi thời và nặng nề, Tổng thống Obama, Quốc hội và một số chủ công ty đã thận trọng đàm phán đưa ra nhiều đề xuất khác nhau, nhưng chủ yếu là về việc cắt giảm thuế suất thuế

Edward D. Kleinbard, người thứ 3 từ trái sang

27

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

thu nhập doanh nghiệp cao nhất và thắt chặt luật thuế mà không hề đề cập đến việc tăng doanh thu.

David S. Miller, một đối tác tại Cadwalader, Wickersham & Taft ở New York cho biết, Hoa Kỳ hầu như đơn độc trong đánh thuế khoản thu nhập từ nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia của mình, nhưng lại cho phép các công ty tránh những khoản thuế vô thời hạn bằng cách giữ lợi nhuận ở nước ngoài. Điều đó khuyến khích các công ty sử dụng thao tác kế toán để chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp và đầu tư ra nước ngoài.

Công ty quốc tế Honeywell ở New Jersey - công ty sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau như các bộ phận máy bay và thiết bị báo cháy, đã ghi nhận trong báo cáo thường niên rằng trong năm năm qua, họ đã trả thuế thu nhập

tiền mặt tại Hoa Kỳ và nước ngoài bằng 15% lợi nhuận của mình. Vào ngày thứ Sáu, một phát ngôn viên

của Honeywell đã phát biểu rằng công ty cũng đóng góp phần hưu trí lớn, điều này làm giảm lợi nhuận và giảm mức thuế suất xuống gần 22%.

Đối thủ cạnh tranh lớn trong nước của họ, Tập đoàn United Technologies, báo cáo rằng công ty nộp mức thuế suất trung bình là 24% trong cùng khoảng thời gian đó. Một đối thủ của Đức, Siemens, báo cáo chi phí cho thuế chiếm 29% tổng số lợi nhuận của mình.

Ngoài sự phức tạp và không công bằng, luật thuế thu nhập do-anh nghiệp Mĩ còn không hiệu quả và doanh thu thuế thì ngày càng suy giảm. Thuế doanh nghiệp chiếm khoảng 9% doanh thu liên bang trong năm 2010, đạt mức 191 tỷ đô và tương đương với 1,3% tổng sản phẩm quốc nội. Hầu hết các nước công nghiệp khác đều thu được nhiều hơn khoảng 2,5 % GDP so

với Mỹ từ thuế công ty. Chỉ một phần của sự chênh lệch đó có thể được giải thích bởi mức thuế suất

ưu đãi đối với nhiều doanh nghiệp tại Mỹ.

Giáo sư Michelle Hanlon từ Học viện M.I.T nói: “Cho dù là tính công bằng hay hiệu quả thì hệ thống của Mĩ đều được đánh giá thấp”. Ông cũng cho rằng đất nước cần sửa đổi hoàn toàn cách đánh thuế doanh nghiệp.

Không phải tất cả các công ty Mỹ sẵn sàng hoặc có thể giảm thuế của họ một cách nhanh chóng. Theo một nghiên cứu công bố vào tháng Hai bởi Kevin S. Markle từ Đại học Dartmouth và Douglas A. Shackelford từ Đại học Bắc Caro-lina, thuế dao động nhiều bởi nền công nghiệp trong nước Mỹ hơn là ở nước ngoài. Các nhà bán lẻ Mỹ đóng góp nhiều nhất ở mức 31% tổng số thuế thu nhập, ngành xây dựng đóng góp 30% và 26% là từ các nhà sản xuất. Các công ty dịch vụ tài chính đóng góp trung bình 20%, bất động sản 19% và công nghiệp khai thác là 6%.

(Lượng thuế đóng góp của các công ty là không chính xác bởi các doanh nghiệp đều không công khai báo cáo thuế. Ước lượng ghi nhận được trong các báo cáo tài chính bắt buộc của một công ty trong nhiều trường hợp lớn hơn mức thuế nộp thực tế trong một năm vì chúng đã bao gồm phần thuế bị hoãn lại. Tuy nhiên, các học giả, các nhà kinh tế và các quan chức vẫn có thể sử dụng những ước tính này cho mục đích so sánh).

Honeywell International in Minnesota

28

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

Vì một số công ty có khả năng giảm thiểu thuế rất triệt để nên mức thu trung bình từ thuế ít hơn nhiều so với mức thuế suất chính thức. Theo một số nghiên cứu và bình luận của các chuyên gia về thuế, các công ty của Mỹ phải trả khoảng một phần tư lợi nhuận của họ cho thuế thu nhập liên bang, cao hơn một vài điểm phần trăm so với công ty ở hầu hết các nước công nghiệp khác.

Tại Washington người ta đang đề xuất giảm mức thuế suất xuống 25% đồng thời loại bỏ một vài quy định miễn giảm thuế để mức doanh thu từ thuế là không đổi.

Nhưng một số ông chủ khét tiếng, trong đó gồm cả giám đốc điều hành của Procter & Gamble, lại hối thúc giảm mức thuế suất nhưng không thắt chặt các quy định giúp tránh thuế. Nếu xảy ra, hành động trên sẽ làm cho Hoa Kỳ trở thành quốc gia duy nhất trong những năm gần đây thay đổi luật thuế doanh nghiệp mà cuối cùng vẫn làm tăng thêm thâm hụt ngân sách.

Reuven S.Avi-Yonah, một luật sư về thuế hiện đang giảng dạy tại trường đại học Michigan nhận xét: “Chúng ta biết một thực tế rằng tất cả các quốc gia đã giảm mức thuế suất doanh nghiệp thời gian gần đây vẫn thu được doanh thu tương đương hoặc thậm chí lớn hơn mức ban đầu”. “Điều này cũng có nghĩa là họ đang mở rộng cơ sở thuế mà

chính là lợi nhuận các doanh ng-hiệp thu được”.

Procter & Gamble, tập đoàn sản xuất những sản phẩm như bột giặt Tide và kem đánh răng Crest, đã nộp tiền thuế chiếm trung bình 24% lợi nhuận công ty trong ba năm liền theo như ghi chép trong báo cáo tài chính. Mức này gần bằng mức được ghi nhận bởi hai đối thủ cạnh tranh lớn từ châu Âu là Unilever và Henkel.

Giám đốc điều hành của P&G, Robert A. McDonald, đã nêu ý kiến trước ủy ban Quốc hội về sự cần thiết phải cắt giảm mức thuế suất của Mỹ mà không cần xóa bỏ những quy định miễn giảm thuế hay tránh thuế. Ông nói: “Chúng ta cần một hệ thống thuế thể hiện tính siêu cạnh tranh toàn cầu” và cho rằng thị trường đang bị nghiêng theo hướng bất lợi cho những do-anh nghiệp của Mỹ.

Nhiều nhóm ủng hộ tự do phản đối điều này và cho rằng xóa bỏ những quy định miễn trừ, trợ cấp và tránh thuế trong luật thuế doanh nghiệp của công ty có thể cung cấp đủ tiền để giảm mức thuế suất một vài phần trăm mà vẫn làm tăng doanh thu.

Hơn nữa, một số chủ doanh nghiệp phàn nàn rằng hệ thống của Mỹ khuyến khích kê khai gian dối chứ không khuyến khích sự đổi mới. Paul Egerman, cựu chủ tịch và giám đốc điều hành của eScrip-

tion, một công ty về y tế ở Boston nói: Luật thuế buộc các công ty phải cạnh tranh “không dựa trên chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mà dựa trên các công cụ kế toán”.

Không thể chắc chắn hành vi kế toán sai lệch khiến chính phủ liên bang tốn bao nhiêu tiền do-anh thu thuế, nhưng hầu hết các ước tính đều cho rằng con số phải vượt quá 50 tỷ USD một năm. Ưu đãi về thuế mà Quốc hội lập ra với chủ đích là hỗ trợ cho một số công ty hoặc ngành công nghiệp nào đó cũng tiêu tốn thêm hơn khoảng 100 tỷ USD một năm.

Nhiều chuyên gia thuế hoài nghi về việc Quốc hội, chủ doanh nghiệp và chính quyền Obama có thể tiến đến một thỏa thuận trước cuộc bầu cử năm 2012.

Clint Stretch, trưởng phòng thuế tại Deloitte đồng thời là cựu cố vấn của Ủy ban liên hiệp Quốc hội về Thuế cho biết: “Đấu tranh để duy trì một lợi ích đã có hơn là cố gắng đạt được những lợi ích mới là một phần bản chất của con người”, “Cải cách thuế chỉ làm hài lòng tất cả mọi người khi ai cũng được lợi. Và với tình hình ngân sách liên bang hiện nay điều đó là không thể”.

Nhóm dịch Yesnews

29

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

Tất cả chúng ta hãy vui mừng về năm 2015. Chắc chắn là vẫn có Ebola, Vladimir Putin và tổ chức Khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Tây Âu quay trở lại với sự suy giảm kinh tế, sự phục hồi của Nhật Bản cũng đang chững lại, và Trung Quốc dường như đang hướng đến mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, cũng có một số những dấu hiệu tốt như sự tăng mạnh doanh số bán hàng của các phương tiện giải trí ở miền bắc tiểu bang Indiana . «Chúng tôi đang ở trong quá trình phục hồi - chúng tôi đang được phục hồi “ Derald Bontrager, chủ tịch của Hiệp hội Công nghiệp giải trí nói. “Obama đến thăm khu vực này ba lần và người ta xem nơi này như là “trung tâm tăng trưởng nóng của nền kinh tế.” Bontrager , giám đốc điều hành của công ty gia đình Jayco ở Middlebury, Ind, dự đoán ngành công nghiệp này sẽ ghi nhận mức doanh số bán hàng cao nhất trong năm 2015 và phá vỡ kỷ lục này vào năm 2016 nhờ nguồn nhân lực của Mỹ tăng trong khi đó lãi suất tiếp tục giảm.

Các trung tâm sản xuất phương tiện giải trí ở miền Bắc Indiana tận dụng được nhiều thời điểm thuận lợi để phát triển. Toàn thể hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang nổi lên như là một ứng viên tiềm

năng nhất giúp nâng cao tăng trưởng kinh tế thế giới vào năm 2015. Bắc Dakota bận rộn với việc sản xuất dầu đá phiến. Seattle bận rộn với các đơn đặt hàng của Boe-ing (BA). Tại thung lũng Silicon, Apple (AAPL) bán hàng tấn iP-hone. Tỉ lệ việc làm ở New York nhiều hơn bao giờ hết đặc biệt ở các công ty công nghệ như Google (GOOG) dẫn đầu với hơn 4.000 nhân viên trong thành phố.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Mỹ nơi mà cho đến tận gần đây vẫn được xem như là một thành phần không được chấp nhận. Nhật gọi cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008 – 2009 mà Mỹ gây ra là “Lehman shokku”, còn Pháp xem nó như là“ la crise

des subprimes”(cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn). Sau những đe dọa về chính trị mà chính phủ liên bang đem đến với một vài thất bại năm 2011, trung tâm tin tức Xinhua của Trung Quốc cảnh báo: “Đã đến lúc những cậu bé láo xược ở Washington phải dừng ngay trò chơi của mình trước khi chúng gây ra nhiều thiệt hại hơn nữa”.

Bây giờ nói đến nửa còn lại của thế giới. Trong bài tổng quan kinh tế mới nhất của mình trong tháng 11 vừa qua, Qũy tiền tệ quốc tế IMF đã gọi sự phát triển toàn cầu là “tầm thường”. Nhà kinh tế học Olivier Blanchard cho biết rằng “sự trì trệ trong nền kinh tế tiên tiến vẫn còn được quan tâm” và những nền kinh tế mới nổi cũng

Kinh tế toàn cầu 2015 với triển vọng tích cực hơn năm 2014 – nhưng

không nhiều

30

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

không thể tăng trưởng nhanh như nó đã từng phát triển mà không có lạm phát.

Dù bạn là giám đốc của một

tập đoàn đa quốc gia hay chủ một cửa hàng kinh doanh nhỏ thì bạn đều phải có tính nhanh nhạy nhận ra các cơ hội hay nguy hiểm ẩn nấp trong năm 2015. Đây cũng là thứ mà vấn đề đặc biệt này đặt ra. Tiếp theo đây, chúng tôi xin đưa ra cái nhìn cụ thể chi tiết từ những con người chủ chốt, những ngành công nghiệp, những khu vực cùng với những xu hướng mới nổi nhất hiện nay. Bài giới thiệu này sẽ tập trung chủ yếu vào bức tranh kinh tế vĩ mô – hay nói cách khác là những điều kiện giúp bạn thành công hay cản trở bạn trong năm 2015.

Tấm bản đồ trên đây cho ta thấy khu vực nào đang dẫn đầu dựa trên dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế. Nam Mỹ đang trong tình trạng lộn xộn với Argentina

và Venezuala dẫn đầu trong buổi diễu hành của những kẻ thất bại còn Brazil cũng không xa ở đằng sau. Nga và Tây Âu cũng đang yếu thế. Cả ba nền kinh tế ở Bắc Mỹ vẫn trông khá là bền vững. Tăng trưởng mạnh mẽ nhất là ở Đông Nam Á cùng với nhiều nước châu Phi nơi mà có sự khởi đầu thấp. Sau đó, có Greenland nơi ... rộng lớn.

Nền kinh tế toàn cầu mất nhiều thời gian hơn dự kiến để phục hồi từ sự bùng nổ của bong bóng nợ thập kỉ qua. Ba năm trước, Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi

trở lại trước năm 2015, với mức tăng trưởng 4.8%. Mỹ đã đáp ứng được nhiều sự mong đợi của IMF tuy nhiên thật đáng thất vọng với Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc

cùng với một số quốc gia Trung Đông, Châu Âu và Nhật Bản.

Điều này làm cho Qũy tiền tệ quốc tế phải giảm mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu theo dự đoán trong năm 2015 xuống còn 3.2%. Nó dự báo mức tăng trưởng của Mỹ là 3.1%, của khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ 1.3%, của Nhật Bản với 0.8%. Tỉ lệ tăng trưởng dự kiến của Trung Quốc là 7.1% tuy là cao so với các quốc gia khác nhưng nó là mức tăng thấp nhất của nó trong 15 năm qua. Trung Quốc không thích ứng với sự suy giảm như thế: những nhà đầu tư còn mắc nợ ví như những nhà đầu tư bất động

31

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

sản có thể thất bại lớn nếu mở rộng công việc làm ăn theo mong đợi của họ. Nói về tỉ lệ tăng trưởng không đồng đều của bốn nền kinh tế lớn trên thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu. Jacob Lew - thư ký kho bạc nhà nước nói với Bloomberg “ Ta cần cả bốn bánh xe cùng chuyển động nếu không thì sẽ không có một chu trình tốt.”

Dự báo trong năm 2015 vẫn tiếp tục với những bất đồng giữa các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Vào cuối tháng 11 khi mà Cục dự trữ liên bang thông báo kết thúc vòng thứ ba mua trái phiếu chính phủ và hai ngày sau Ngân hàng Nhật Bản nói rằng nó đang mở rộng mua trái phiếu của chính nó. Việc nới lỏng định lượng – hay chính là việc mua trái phiếu chính phủ mục đích là để làm tăng nhanh giá cả thị trường của trái phiếu. Khi mà giá tăng, sản lượng giảm sẽ hạ thấp tỷ lệ cho những khoản vay bất động sản và những khoản

nợ khác cái mà đang gây rắc rối cho người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp. Năm tới, Ngân hàng trung tâm châu Âu có thể bắt đầu thực hiện kế hoạch nới lỏng định lượng của riêng nó mặc cho sự phản đối của Ngân hàng dự trữ của Đức. Những nhà kinh tế ở Barclays (BCS) viết vào ngày 31 tháng mười rằng: “ chúng ta hãy trông đợi vào điều này vào đầu năm sau”

Các cuộc tranh chấp về việc đánh thuế và tiêu dùng có thể sẽ tăng nhiệt trong năm tới đây mà đặc biệt là ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, nơi mà Pháp và Italia đang đụng độ với Đức về giới hạn mức thâm hụt ngân sách. Trong tháng 11, Uỷ ban châu Âu ở Brussels đã cho phép Pháp và Ita-lia vượt quá mức thâm hụt nhưng cũng cảnh cáo tất cả các quốc gia trong khu vực đồng tiền chung sẽ nhận một bản đánh giá chi tiết vào giữa tháng 11. Dennis Gartman bình luận về thị trường thường ngày: chính sách thắt lưng buộc

bụng mà Đức khăng khăng đòi thực hiện gây khó khăn cho những quốc gia châu Âu để châm ngòi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông cũng nói : “Ta có xu hướng muốn là một người theo quy tắc chuẩn nhưng đôi khi chúng ta không thể nào giữ được sự cân bằng ngân sách. Ví dụ như khi mà bạn có tỉ lệ thất nghiệp lên đến 15%.”

Một vài thứ khác về năm 2015 như sự nóng lên toàn cầu. Một vài thứ không quan trọng như đội bóng nào sẽ giành chức vô địch Super Bowl vào ngày 1 tháng Hai ở Phoenix. Hãy để ý đến những sự kiện chưa biết sẽ như thế nào nhưng vô cùng quan trọng: Những cuộc đụng độ của Nga và Trung Quốc với những nước láng giềng có trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn tới mâu thuẫn quân sự hay không? Đại dịch Ebola có thể lan rộng ra ngoài phạm vi Tây Phi không? Trung Quốc có thể dập tắt phong trào dân chủ của Hồng Kông? Những cuộc bầu cử của Anh trong tháng Năm tới đây phải chăng sẽ làm tăng áp lực để Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu? Một trong những mâu thuẫn ở Trung Đông liệu có sục sôi lên? Bất cứ điều gì ở trên đây xảy ra cũng có thể khiến cho năm 2015 trở thành một năm tồi tệ.

Cũng có thể có sự quay trở lại của một vài tín hiệu đáng mừng. Ở Mỹ, công nghệ khoan dầu nứt vỡ thủy lực tiếp tục vượt lên trên

32

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

mong đợi nâng cao mức sản lượng dầu thô khai thác trong nước lên đến hơn 50% chỉ trong 4 năm. Sự

bùng nổ của dầu và khí gas không chỉ làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và nâng cao nền kinh tế của Texas, Bắc Dakota và những vùng khai thác dầu nhỏ khác, nó cũng đẩy mạnh thành phần tiêu dùng và sản xuất. Ông Keith Nosbusch - giám đốc Rockwell Automation phát biểu: “Một ngày nào đó Mỹ sẽ trở thành quốc gia có mức chi phí cho năng lượng thấp nhất trên thế giới”. Thêm vào đó, việc giảm giá dầu đã hạn chế nguồn lực của các quốc gia như Nga và Iran để chi cho việc gây rắc rối ra nước ngoài. Chính phủ Iran chịu thâm hụt khi mà giá dầu thô Brent giảm xuống còn 138 đôla một thùng.

Sự bùng nổ về dầu hiện nay là chiến thắng của ngành công nghệ khoan dầu được phát minh ở Mỹ và được áp dụng hiệu quả trên toàn

thế giới. Đó là một ví dụ cho một chủ đề cần quan tâm trong năm 2015: Đầu tư của doanh nghiệp được đẩy nhanh bằng tiến bộ công nghệ có thể cứu thế giới khỏi tình trạng trì trệ kém phát triển. Người tiêu dùng vẫn còn đang trong thời kì khó khăn do thu nhập được điều chỉnh theo lạm phát của họ đã giảm kể từ thời kì suy thoái 2007-2009. Có lẽ, doanh nghiệp giữ vị trí tốt hơn để dẫn dắt nền kinh tế đi đến phục hồi. Các công ty giữ nguyên lượng tiền mặt, bởi vì với nhu cầu yếu họ không có có bất cứ áp lực nào trong việc đầu tư trang thiết bị và phần mềm. Những bước tiến bộ công nghệ có thể làm bùng nổ chi tiêu đầu tư, nó thuyết phục những giám đốc điều hành của các doanh nghiệp bắt kịp cho những cái mới để có thể đi đầu trong cạnh tranh và không tụt lại phía sau.

Chi tiêu vốn là lĩnh vực bất ổn nhất của nền kinh tế và nó thường biến những tình trạng xấu thành sự bùng nổ đáng kinh ngạc. Michael Englund – nhà kinh tế học của khoa Kinh tế học hành động ở Boul-der, Colo có nói rằng nhu cầu tăng nhanh về công nghệ khoan và khai khoáng, thiết bị y tế, sản xuất máy bay chở khách hiệu quả và các doanh nghiệp của Mỹ như

là Halliburton (HAL), Medtronic (MDT) và Boeing là những công ty đi đầu trong những lĩnh vực này, tuy nhiên những tiến bộ công nghệ này thực sự đem lại lợi ích cho cả người mua và người bán trên khắp thế giới.

Máy bay tiết kiệm nhiên liệu mới của Boeing và đối thủ của nó từ châu Âu – Airbus (AIR:FP) là một ví dụ. Nhiều hãng hàng không chi ra hàng tỷ cho những chiếc máy bay mới bởi họ biết chi phí trả trước này sẽ giúp tiết kiệm hơn nhiều trong tương lai mặc dù ngày nay giá nhiên liệu máy bay thấp hơn. Ngành du lịch đường hàng không cũng được giúp đỡ tăng trưởng mạnh mẽ - số lượng hành khách tăng 6.7% trong 12 tháng kể từ tháng Tám. Từ tầm nhìn vĩ mô, Englund nhận xét, điều quan trọng là sự bùng nổ đầu tư không phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung.

33

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

Với nền kinh tế Mỹ, điều quan trọng nhất cần biết là phải chăng năm 2015 là năm mà Cục dự trữ liên bang quyết định bắt đầu tăng tỉ lệ ngân sách liên bang – cái mà đã bị khóa ở mức 0 đến 0,25% kể từ cuối năm 2008. Tỉ lệ ngân sách thấp nhất trong lịch sử được xem như là một biện pháp khẩn cấp trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng nền kinh tế còn chưa chỉ ra được rằng nó có thể giữ vững và phát triển nếu thiếu ngân sách. Những nhà phê bình cho rằng tiền rẻ đang thổi phồng bong bóng tài sản và tỉ lệ thất nghiệp – 5.9% trong tháng 9 là thấp và cũng không tạo ra lạm phát tiền lương nguy hiểm.

Những thành viên của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang dự đoán tỉ lệ ngân sách có thể đạt tới 1.25% hoặc 1.5% đến cuối năm 2015. Những nhà kinh doanh thì có đôi chút hoài nghi. Họ cá cược rằng tỉ lệ ngân sách liên bang sẽ chỉ vào khoảng 0.5%. Họ không mấy tự tin vào sự phục hồi của kinh tế Mỹ và họ cũng nghĩ rằng Chủ tịch Qũy dự trữ liên bang Janet Yellen là người sẽ giữ tỉ lệ ở mức thấp dù cho nền kinh tế có thể vươn lên mạnh mẽ hoặc là sự kết hợp của cả hai.

Khi mà những kế hoạch tăng tỉ giá của Cục dự trữ liên bang Mỹ được thực hiện thì đều có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng, lạm phát và tỉ giá hối đoái trên toàn thế giới. Hơn nữa, với tỉ lệ lãi suất cao Mỹ sẽ thu hút được nhiều nguồn đầu

tư và đẩy giá trị đồng đô la lên cao so với các đơn vị tiền tệ khác. Điều đó có thể là sẽ không đủ để gây ảnh hưởng lớn đến mức cạnh tranh ở Mỹ: thậm chí với sự phục hồi gần đây của nó, đồng đô la vẫn còn rẻ hơn rất nhiều so với thập kỉ trước. Nếu tỉ giá đồng đô la tăng các quốc gia đang phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát cao như Ấn Độ, Brazil có thể bị buộc phải tăng lãi suất của chính nó để giữ cho đồng tiền của nó mạnh và tránh khỏi sự tăng đột biến giá nhập khẩu. Mặt khác, châu Âu và Nhật Bản nơi không bị đe dọa bởi lạm phát có thể chào đón

sự giảm giá trị đồng tiền của họ để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng. Stephen King một chuyên gia kinh tế toàn cầu của HSBC London nói: “Phá giá là một cơ chế để thúc đẩy giảm phát ở nước ngoài”. “ Đó là chính sách ăn xin người hàng xóm của thế kỉ 21”.

“Mỹ - vẫn là người tí hon cao lớn nhất trên thế giới,” là tiêu đề

trên báo cáo vào cuối tháng 11 của David Rosenberg - một chuyên gia nghiên cứu của công ty quản lí tài sản Gluskin Sheff (GS:CN). Những đất nước yếu thế hơn nhìn Mỹ đầy ghen tị.Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, những chế độ cản trở sự phát triển của tiền tệ theo chế độ bản vị vàng trước khi các nước bỏ chế độ này trong thời kì Đại suy thoái: Nó ngăn những nền kinh tế yếu như Hy Lạp và Bồ Đào Nha làm mất giá đồng tiền của mình, đó có thể là một cách nhanh chóng giúp một quốc gia với chi phí lao động cao thúc đẩy

xuất khẩu cho nền kinh tế. Đối với Nhật Bản, một sự gia tăng mạnh về thuế tiêu thụ đã đánh mạnh vào nền kinh tế của nó trong mùa xuân này. Nhật Bản đã lên kế hoạch cho sự gia tăng lần hai trong năm 2015, nhưng Thủ tướng Shinzo Abe có thể sẽ tìm cách trì hoãn nếu nền kinh tế vẫn còn yếu. David Mor-ton, một đối tác tại Rocaton Đầu

34

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang

tư Advisors, cho biết:”Người Nhật đang cố gắng làm bất kể thứ gì để tránh khỏi tình trạng giảm phát”.

Trung Quốc đang phải trải qua khó khăn từ cuộc giảm phát của nước này. Giá cả bán buôn đã giảm qua từng tháng kể từ tháng 4, năm 2012. Mặc dù Tổng thống Xi Jinping đã hứa hẹn thúc đẩy sự đáp ứng cho nhu cầu của thị trường để làm hài lòng công chúng với việc tăng mức sống, nhưng những nỗ lực này đã không đạt được. Theo như số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư cho kinh doanh chiếm tới 49% GDP vào năm ngoái, tăng từ 35 % vào năm 2000. Chi tiêu quá nhiều cho máy móc và thiết bị sản xuất đã gây ra sự dư thừa khả năng sản xuất, khiến cho giá thành giảm xuống và giảm lợi nhuận. Trung Quốc là một quốc gia lớn nhập khẩu chính về nguyên liệu thô, vì vậy sự chững lại của sản xuất sẽ

gây ảnh hưởng bất lợi đến các quốc gia giàu tài nguyên ở châu Á, Mỹ la tinh và châu Phi. Các nhà lãnh

đạo Trung Quốc có khả năng sẽ trợ giúp cho một số khu vực kinh tế đặc thù như nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng trong hội nghị trung tâm cấp bộ Trung Quốc về kinh tế và thương mại Andrew Polk- một nhà kinh tế học cho rằng “ những đòn bẩy của chính phủ đang dần kém hiệu quả” và “áp lực về kinh tế có xu hướng đi xuống có tác động quá mạnh mẽ, không thể bù đắp được thông qua các sự điều chỉnh chính sách một cách sơ sài”.

Một ngày vào mùa thu năm nay, ông David Dingle - chủ tịch Carnival UK ngồi trên con tàu Queen Mary 2 của công ty vận tải đường biển Cunard Line, con tàu đã được đưa vào bến tàu ở Brooklyn, N.Y. Ông phát biểu rằng

mặc dù có thông báo về dịch Eb-ola nhưng nhu cầu về vận chuyển đường biển vẫn lớn. Ông nói “đối với một công ty kinh doanh như chúng tôi thấy được điều mà chúng tôi luôn hy vọng - thời kì suy thoái kết thúc thì thực sự rất đáng mừng. Đó là quãng thời gian mà chúng tôi đã phải thắt lưng buộc bụng nhiều”. Giá cả nói chung còn khá “bấp bênh” nhưng công ty Cunard - một thương hiệu xa xỉ đang bắt đầu phục hồi.

Công ty Cunard giảm chi phí dành cho nhiên liệu bằng việc cho tàu chạy ở tốc độ chậm hơn. Các chuyến hải vận xuyên Đại Tây Dương hàng thập kỉ trước thường mất 5 ngày rưỡi bây giờ mất 8 ngày, theo như ông Dingle cho biết. Đó cũng có thể coi như một phép ẩn dụ với nền kinh tế thế giới trong năm 2015: chậm hơn so với thời kỳ trước nhưng sẽ tiếp tục phát triển. Nhiều giờ sau khi Dingle đưa ra tầm nhìn lạc quan của ông ấy, hãy chú ý Queen Mary 2 – tàu thuỷ vận chuyển trên đại dương – đã cập bến vào vùng Maritimes của Canada một cách chậm rãi.

Hải Yến

35

Nhìn ra thế giới

Yesnews 01 - 2015 Trang