130
Y BAN NHÂN DÂN TNH YÊN BÁI _____________________ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐIU CHNH QUY HOCH TNG THPHÁT TRIN KINH TXÃ HI TNH YÊN BÁI ĐN NĂM 2020, TM NHÌN ĐN NĂM 2030 Yên Bái, tháng 3 năm 2018

ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

ỦỦYY BBAANN NNHHÂÂNN DDÂÂNN TTỈỈNNHH YYÊÊNN BBÁÁII _____________________

BBÁÁOO CCÁÁOO TTỔỔNNGG HHỢỢPP

ĐĐIIỀỀUU CCHHỈỈNNHH QQUUYY HHOOẠẠCCHH TTỔỔNNGG TTHHỂỂ PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN

KKIINNHH TTẾẾ XXÃÃ HHỘỘII TTỈỈNNHH YYÊÊNN BBÁÁII ĐĐẾẾNN NNĂĂMM 22002200,,

TTẦẦMM NNHHÌÌNN ĐĐẾẾNN NNĂĂMM 22003300

Yên Bái, tháng 3 năm 2018

Page 2: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tế

CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CN&XD Công nghiệp và xây dựng

CCN Cụm công nghiệp

DVTM Dịch vụ thương mại

ĐT Đường tỉnh

ĐTCĐ, ĐTDĐ Điện thoại cố định, điện thoại di động

EU Cộng đồng chung Châu Âu

FTA Hiệp định thương mại tự do

FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Giá trị tổng sản phẩm quốc nội

GRDP Giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

KCN Khu công nghiệp

KH&CN Khoa học và công nghệ

KT - XH Kinh tế - Xã hội

MTQH Mục tiêu quy hoạch

NLTS Nông lâm thuỷ sản

NM Nhà máy

ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

QL Quốc lộ

QSDĐ Quyền sử dụng đất

SDD Suy dinh dưỡng

TDTT Thể dục thể thao

TD&MNPB Trung du và miền núi phía Bắc

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TP Thành phố

TT Thị trấn

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TX Thị xã

UBND Uỷ ban nhân dân

Vùng KTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm

VLXD Vật liệu xây dựng

Page 3: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4

1. Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch ................................................................ 4

2. Căn cứ để xây dựng và điều chỉnh quy hoạch....................................................... 5

3. Mục đích .......................................................................................................... 10

4. Yêu cầu ............................................................................................................ 11

5. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch ......................................................................... 11

PHẦN THỨ NHẤT .................................................................................................... 12

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

QUY HOẠCH 2011 - 2015 ........................................................................................ 12

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011- 2015 ..................... 12

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch chủ yếu .......................................... 12

2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ......................................... 13

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC .............................. 15

1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .......................................................... 15

2. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội ........................................................ 25

4. Tài nguyên môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu ...................................... 29

5. Khoa học và công nghệ ................................................................................... 31

6. Quốc phòng - An ninh ..................................................................................... 32

7. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng .............................................................. 33

8. Thực trạng phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới ................................ 36

9. Thực trạng phát triển các vùng kinh tế ............................................................ 37

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ THỰC

TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ......................................................... 38

1. Kết quả chủ yếu ............................................................................................... 38

2. Tồn tại, hạn chế................................................................................................ 39

PHẦN THỨ HAI ........................................................................................................ 42

RÀ SOÁT CÁC YẾU TỐ, NGUỒN LỰC TÀI NGUYÊN VÀ DỰ BÁO ĐIỀU

CHỈNH PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ....................................................................... 42

I. RÀ SOÁT CÁC YẾU TỐ, NGUỒN LỰC TÀI NGUYÊN .................................. 42

1.Về vị trí địa kinh tế và điều kiện địa hình lãnh thổ .......................................... 42

2. Tài nguyên tự nhiên ......................................................................................... 44

3. Dân số và nguồn nhân lực ............................................................................... 50

4. Đánh giá chung điều kiện tài nguyên cho phát triển ....................................... 52

II. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH .......................................................................... 52

1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ........................................................................... 52

2. Bối cảnh phát triển trong nước và Vùng TD&MNPB ..................................... 54

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN .................. 56

1. Cơ hội phát triển .............................................................................................. 56

2. Thách thức ....................................................................................................... 57

IV. DỰ BÁO VÀ ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ............................. 57

1. Các phương án phát triển ................................................................................. 57

Page 4: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

2

2. Phương án điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch chủ yếu ..................... 62

PHẦN THỨ BA .......................................................................................................... 64

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN

NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ................................................................. 64

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN ........................................ 64

1. Quan điểm phát triển ....................................................................................... 64

2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................... 65

3. Hướng đột phá ................................................................................................. 67

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC .............................. 69

1. Phát triển các ngành kinh tế ............................................................................. 69

2. Phát triển các lĩnh vực xã hội .......................................................................... 88

3. Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã................................................................. 95

4. Khoa học và công nghệ ................................................................................... 96

5. Tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ................................ 98

6. Quốc phòng - an ninh .................................................................................... 100

7. Phát triển kết cấu hạ tầng ............................................................................... 101

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN LÃNH THỔ VÀ SỬ

DỤNG ĐẤT ...................................................................................................... 107

1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo không gian lãnh thổ.................. 107

2. Phát triển hệ thống đô thị và xây dưng nông thôn mơi ................................. 110

PHẦN THỨ TƯ ........................................................................................................ 118

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ...................................... 118

I. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ............................................... 118

1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển........................................................................ 118

2. Các giải pháp huy động vốn đầu tư ............................................................... 119

II. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ............................... 120

1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên ........................ 120

2. Chính sách phát triển thị trường và doanh nghiệp ......................................... 121

3. Đổi mới và hoàn thiện các thủ tục đầu tư, cải cách hành chính .................... 121

III. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .................................. 122

IV. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG .......................................................................................................... 123

1.Về khoa học - công nghệ ................................................................................ 123

2. Về bảo vệ môi trường .................................................................................... 124

V. GIẢI PHÁP VỀ PHỐI HỢP VỚI CÁC BỘ NGÀNH, CÁC TỈNH VÀ HỢP TÁC

QUỐC TẾ .......................................................................................................... 125

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT QUY HOẠCH .............................. 126

KÊT LUÂN VA KIÊN NGHI .................................................................................. 127

I. KẾT LUẬN .................................................................................................... 127

II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 127 DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Page 5: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch chủ yếu 2011-2015 ...................... 13

Bảng 2: GTSX và cơ cấu công nghiệp phân theo ngành công nghiệp ....................... 18

Bảng 3. Một số chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh Yên Bái so với Vùng TD&MNPB ............ 39

Bảng 4. Thời tiết, khí hậu các khu vực thuộc tỉnh Yên Bái ........................................ 43

Bảng 5. Tình hình sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2015 ....................................... 45

Bảng 6:Dự báo dân số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2030 ....................................... 51

Bảng 7. Cơ câu lao đông trong nên kinh tê tinh Yên Bai ........................................... 51

Bảng 8. Các phương án tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2016 - 2030 .............................. 59

Bảng 9. Các phương án cơ cấu GRDP của tỉnh đến năm 2020 và 2030 .................... 61

Bảng 10. Phương án chọn về tăng trưởng và chuyên dich cơ cấu kinh tế .................. 62

Bảng 11. Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu quy hoạch phát triển đến năm 2020............. 63

Bảng 12. Dự báo tăng trưởng và cơ cấu GTSX nông lâm thuỷ sản ................................ 70

Bảng 13. Phát triển cac khu công nghiêp tinh Yên Bai đến năm 2020 ..................... 78

Bảng 14. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Yên Bái đến năm 2030 .............. 85

Bảng 15. Dự báo sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2020 ...................................... 116

Bảng 16. Nhu cầu đầu tư và cơ cấu đầu tư theo nhóm ngành .................................. 118

Bảng 17: Cơ cấu huy động các nguồn vốn ............................................................... 118

Page 6: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

4

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch

Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Yên Bái đến năm 2020 được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày

28/8/2012, tạo cơ sở pháp lý trong việc phát triển KT- XH của tỉnh Yên Bái

thời gian qua. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn va thách thức, đặc biệt là

khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song kinh tế xã hội của tỉnh vẫn đạt được những

kết quả tích cực.

Sau thời gian thực hiện, đến nay một số định hướng và mục tiêu, chỉ tiêu

phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoach trươc đây đã không còn phù hợp với

tình hình thực tế của tỉnh và bối cảnh tác động bên ngoài. Đảng, Nhà nước đã

có nhiều chủ trương mới về phát triển kinh tế - xã hội; nhiều quy hoạch ngành,

lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu và cơ chế, chính sách đã được Chính phủ sửa đổi,

bổ sung, xây dựng mới và ban hành. Đặc biệt, sau khi tuyến đường cao tốc Nội

Bài - Lào Cai hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2015 đã mở ra những cơ hội

thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái. Vì vậy, để phù hợp

với tình hình mới hiện nay và khai thác tốt hơn tiềm năng, cơ hội của tỉnh, việc

điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 là thực sự cần thiết.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-

2020 xác định một trong những trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế

của tỉnh la rà soát, bổ sung và thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội ở các cấp, quy hoạch ngành và lĩnh vực đảm bảo tính chiến lược,

đồng bộ.

Sau khi xin chủ trương và được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Tờ

trình số 374/TTr-UBND ngày 16/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái;

công văn số 736/VPCP-KTTH ngày 29/01/2016 của Văn phòng Chính phủ về

việc Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Yên Bái đến năm

2020), UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế

hoạch và Đầu tư tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là

Điều chỉnh quy hoạch tỉnh). Điêu chinh quy hoạch tỉnh nhằm hoạch định

phương hướng và đề xuất chính sách, giải pháp phát triển, làm cơ sở xây dựng

các quy hoạch, chương trình và kế hoạch phát triển của tỉnh cho phù hợp với

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc là cần thiết và phù

hợp với thực tế.

Page 7: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

5

2. Căn cứ để xây dựng và điều chỉnh quy hoạch

* Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy hoạch

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,

phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH.

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi

một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.

- Quyêt đinh sô 312/QĐ-TTg ngay 02/3/2010 cua Thu tương Chinh phu

phê duyêt Đê an đôi mơi đông bô cac hê thông chi tiêu thông kê va Thông tư số

02/2012/TT-BKHĐT ngày 04/04/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Quy

định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống

kê so sánh.

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công

bố quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực

và sản phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố

quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; quy hoạch các ngành, lĩnh vực và sản

phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06/6/2016 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư về việc hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy

hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

* Các Nghị quyết, văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ có liên quan đến Vùng Trung du miền núi phía Bắc và tỉnh Yên Bái

- Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011).

- Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Chiến lược phát triển KT-XH đất nước thời kỳ 2011 - 2020.

- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội về Điều

chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

(2016 - 2020) cấp quốc gia.

- Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 19/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX)

về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước và Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy

mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục

thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa XI

Page 8: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

6

nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 và Quyết định số 1580/QĐ-

TTg ngày 06/9/2014 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 26-

KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Kết luận số 97-KL/TW

ngày 09/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực

hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 Hội nghị lần thứ 6 Ban

Chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ

sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9

khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu

cầu phát triển bền vững đất nước.

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát

triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định

về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-

CP ngày 12/11/2013 và Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP.

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực

gia đình.

- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng

giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 đến 2020.

- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải

pháp đẩy mạnh phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Nghị quyết số 13-NQ-CP ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa

nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ Chính trị về đẩy

mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững và hội nhập quốc tế.

Page 9: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

7

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát

nước và xử lý nước thải;

- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính

phủ điện tử.

- Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ

ban hanh danh muc công nghiêp hô trơ ưu tiên phat triên và Nghị định

số 111/2015/NĐ-CP ngay 03/11/2015 cua Chinh phu về phát triển công nghiệp

hỗ trợ.

- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngay 14/4/2006 cua Thủ tướng Chính

phủ phê duyêt Chiên lươc quôc gia vê tai nguyên nươc đên năm 2020.

- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngay 16/11/2007 cua Thủ tướng

Chính phủ phê duyêt Chiên lươc quôc gia phong, chông va giam nhe thiên tai

đên năm 2020.

- Quyết định số 2139/QĐ-TTg cua TTg ngay 05/12/2011 cua Thủ tướng

Chính phủ phê duyêt Chiên lươc quôc gia vê biên đôi khi hâu.

- Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến 2030.

- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định sô 879/QĐ-TTg ngay 09/6/2014 cua Thu tương Chinh phu

phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn

đến năm 2035.

- Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngay 01/7/2013 cua Thu tương Chinh phu

phê duyêt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác

Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngay 27/01/2011 cua Thu tương Chinh phu

phê duyêt Chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ đến năm 2020.

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2016 - 2020; Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực

thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Quyết định số

1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí

quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn

2016 - 2020.

Page 10: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

8

- Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện

đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020.

- Công văn số 736/VPCP-KTTH ngày 29/01/2016 của Văn phòng Chính

phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Yên Bái

đến năm 2020.

* Các quy hoạch, dư án phát triển ngành và lĩnh vực của cả nước và

vùng có liên quan đến tỉnh Yên Bái

- Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg ngày 13/11/2008 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lao Cai - Hà Nội - Hải

Phòng - Quang Ninh đến năm 2020.

- Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính

phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Quyết định sô 677/QĐ-TTg ngay 10/5/2011 cua Thu tương Chinh phu

phê duyệt Chương trinh đôi mơi công nghê quôc gia đên năm 2020.

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020.

- Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét

đến năm 2030.

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm

2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng

trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai

đoạn 2013 - 2020.

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngay 10/6/2013 cua Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị

gia tăng và phát triển bền vững”.

Page 11: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

9

- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030.

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030.

- Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng Trung và Miền núi phía

Bắc đến năm 2020.

- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 cua Thu tương Chinh

phu phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể

thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 365/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt

Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía

Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2020.

- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng của cả nước đến năm 2020,

tầm nhìn đến 2030.

- Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1196/QĐ-BNN-LN ngày 22/4/2008 của Bộ trưởng Bộ

Nông nghiệp va Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển lâm

nghiệp vùng trung du va miền núi Bắc Bộ (2007 - 2020).

- Quyết định số 7052a/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bô trương Bộ

Công Thương phê duyêt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên

tuyến hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có

xét đến năm 2025.

- Quyết định số 7641/QĐ-BCT ngày 12/12/2012 của Bô trương Bộ Công

Thương phê duyêt Quy hoạch phát triển công nghiệp trên tuyến hành lang Lào

Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020.

Page 12: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

10

- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn 2030.

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/ 2011 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030".

- Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định

hướng đến năm 2030.

* Các văn bản của tỉnh Yên Bái

- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII.

- Các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy

tỉnh Yên Bái về phương hướng phát triển KT - XH tỉnh.

- Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Yên Bái về phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5

năm 2016 - 2020.

- Các đề án; quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

quy hoạch sử dụng đất..., trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh

phí điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Mục đích

- Trên cơ sở phân tích bối cảnh, nguồn lực và điều kiện phát triển, đánh

giá hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh; xác định quan điểm và mục tiêu phát

triển; các định hướng và giải pháp phát triển; đề xuất các chương trình và dự án

ưu tiên đầu tư để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đạt kết

quả; thu hẹp khoảng cách chênh lệch và nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng

TD&MN phía Bắc.

- Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh phù hợp với định hướng

phát triển theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước đến năm 2020, Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TD&MN phía Bắc đến năm 2020.

- Làm rõ các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

giải quyết các vấn đề KTXH và môi trường; phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư

phát triển.

Page 13: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

11

- Làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch hàng năm và 5 năm nhằm hỗ trợ

công tác quản lý và điều hành quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Cung cấp các thông tin cần thiết về tiềm năng, định hướng phát triển

kinh tế, cơ hội đầu tư tới các nhà đầu tư, nhà tài trợ cũng như người dân.

- Đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quốc phòng, an ninh và trật

tự an toàn xã hội của tỉnh.

- Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4. Yêu cầu

Điều chỉnh quy hoạch tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội

quan trọng nhất, những bất cập và vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp, làm cơ sở

phát triển KT - XH theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nhằm tạo điều kiện để tỉnh Yên Bái khai thác hiệu quả các nguồn lực

phát triển theo hướng chuyển đổi từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp.

- Phân tích các điều kiện tự nhiên, nguồn lực phát triển và dự báo năng

lực phát triển trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

- Đánh giá hiện trạng phát triển KT - XH tỉnh thời kỳ 2011 - 2015 và

những vấn đề cần điều chỉnh, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

- Xác định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Yên Bái đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng các phương án phát triển và tổ chức lãnh thổ phát triển kinh

tế - xã hội; từ đó lựa chọn phương án quy hoạch phát huy lợi thế, tranh thủ các

cơ hội, vượt qua thách thức tiếp tục phát triển với tốc độ khả quan và bền vững.

- Xác định các dự án phát triển theo thứ tự ưu tiên và tổ chức không gian

của các hoạt động kinh tế.

- Xác định các giải pháp phát triển phù hợp với năng lực tổ chức thực

hiện của tỉnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp Đảng ủy, chính quyền

từ cấp tỉnh đến huyện và xã, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

5. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch

- Phạm vi: Địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Thời kỳ: Giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030.

Page 14: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

12

PHẦN THỨ NHẤT

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 2011 - 2015 _________________

Yên Bái nằm ở khu vực trung tâm của Vùng Trung du và Miền núi phía

Bắc, kết nối khu vực Tây Bắc với khu vực Đông Bắc, khu vực các tỉnh biên

giới phía Bắc với Vùng Thủ đô Hà Nội. Vị trí tọa độ ở vào: 21o24' - 22o17' độ

Vĩ Bắc và 103o56' - 105o03' độ Kinh Đông. Ranh giới giáp 06 tỉnh, gồm:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.

- Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sơn La.

Tỉnh có diện tích tự nhiên 6.887,67 km2, dân số năm 2015 là 792,7 nghìn

người chiếm 2,1% về diện tích và 0,78% dân số cả nước. Toàn tỉnh có 09 đơn

vị hành chính, gồm: Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 07 huyện: Trạm

Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011- 2015

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch chủ yếu

Thực hiện Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên

Bái đến năm 2020. Giai đoạn 2011 - 2015, với sự nỗ lực của các cấp ngành,

thành phần kinh tế và nhân dân tham gia phát triển sản xuất, kinh tế Yên Bái

phát triển khá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt,

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp một bước, quốc phòng an ninh

được bảo đảm vững chắc.

Kết quả thực hiện: 13/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu quy hoạch.

- Về kinh tế: Đạt và vượt 6/8 chỉ tiêu, gồm: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản

xuất, thu nhập bình quân đầu người, tổng sản lượng lương thực, giá trị sản xuất

công nghiệp, huy động thực hiện vốn đầu tư, thu ngân sách nhà nước trên địa

bàn; 02/8 chỉ tiêu chưa đạt gồm: Tăng trưởng kinh tế, giá trị xuất khẩu.

- Về xã hội: Đạt và vượt 5/8 chỉ tiêu gồm: Giải quyết việc làm cho lao

động hàng năm, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ

trường học đạt chuẩn quốc gia, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng,

03/8 chỉ tiêu chưa đạt gồm: Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế, giảm tỷ lệ

tăng dân số tự nhiên hàng năm và tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Về môi trường: Đạt và vượt 2/3 chỉ tiêu gồm: Tỷ lệ dân số nông thôn

dùng nước hợp vệ sinh và tỷ lệ dân số đô thị dùng nước sạch, 1/3 chỉ tiêu chưa

đạt là tỷ lệ che phủ rừng.

Page 15: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

13

Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch chủ yếu 2011 - 2015

Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu

QH Thực hiện

So sánh

TH/QH

I. Về kinh tế

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 13,5 12,4 Chưa đạt

2. Cơ cấu kinh tế %

- Nông lâm thủy sản % 25 24,2 Đạt

- Công nghiệp - xây dựng % 41 28,5

- Dịch vụ % 34 47,3 Vượt

3. Tổng sản lượng lương thực Tấn 275.000 >300.000 Vượt

4. Thu nhập bình quân đầu người Tr. đồng > 25 26,1 Vượt

5. Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 7.400 7.555 Vượt

6. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 Tr. USD 100 66,6 Chưa đạt

7. Thu ngân sách nhà nước trên địa

bàn năm 2015 Tỷ đồng 1.700 1.750 Vượt

8. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa

bàn 5 năm 2011-2015 Tỷ đồng 34.000 41.555,4 Vượt

II. Về xã hội

9. Giải quyết việc làm hàng năm LĐ 18.000 18.500 Vượt

10. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 45 45 Đạt

11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm % 4 4 Đạt

12. Tỷ lệ trường mầm non và phổ

thông đạt chuẩn quốc gia % 35 37 Vượt

13.Tỷ lệ trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng % 19 19 Đạt

14. Xã, thị trấn đạt tiêu chí QG về y tế Xã, TT 90 60 Chưa đạt

15. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,09 1,2 Chưa đạt

16. Tỷ lệ xã đạt nông thôn mới % 20 4 Chưa đạt

III. Về môi trường

17. Tỷ lệ che phủ rừng % 63,5 62,2 Chưa đạt

18. Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước

hợp vệ sinh % 85 85 Đạt

19. Tỷ lệ dân số đô thị dùng nước sạch % 75 76,2 Vượt

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê và các Sở, ngành của tỉnh Yên Bái

2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

2.1. Về tăng trưởng và quy mô kinh tế

Giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất nông

lâm nghiệp đồng thời tích cực thu hút dự án đầu tư phát triển các cơ sở công

nghiệp, dịch vụ thương mại, kinh tế tỉnh tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng

khá, giá trị tổng sản phẩm (giá cố định 1994) tăng bình quân 12,4%/năm, tuy

Page 16: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

14

chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra (13,5%/năm) nhưng ở mức khá (đứng thứ 5)

trong Vùng TD&MNPB.

Tốc độ tăng trưởng GRDP (gia 2010) bình quân đạt 5,8%/năm tương

đương mức tăng trưởng chung của cả nước (5,9%/năm). Trong đo, khu vực

nông lâm thuy san tăng 5%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 7,3%/năm, dịch

vụ (gồm cả thuế) tăng 5,4%/năm. Quy mô GRDP (giá TT) năm 2015 đạt

20.662 tỷ đồng, gấp hơn 1,8 lần so với năm 2010 (11.161 tỷ đồng), chiếm xấp

xỉ 0,5% GDP cả nước, đứng thứ 7/14 tỉnh TD&MNPB.

2.2. Về GRDP bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người tính theo GRDP (giá thực tế) năm 2015

đạt 26,1 triệu đồng (xấp xỉ 1.210 USD), gấp 1,75 lần so với năm 2010. So với

cả nước và Vùng TD&MNPB, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh tiếp tục

được nâng lên, từ xuất phát điểm (năm 2010) bằng 49,8% và 83,6% tăng lên

58,1% và 90,1% (năm 2015).

2.3. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu

vực phi nông nghiệp. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp (CN&XD, DV) trong

GTSX (giá TT) từ 74,1% (năm 2010) tăng lên 76,9% (năm 2015), vượt mục tiêu

quy hoạch đặt ra (MTQH là 75%). Trung bình hàng năm tỷ trọng khu vực kinh

tế phi nông nghiệp trong GTSX tăng lên 0,56% (Cả nước tăng 0,4%).

Tính theo GRDP (giá TT) có tách riêng rẽ phần thuế sản phẩm trừ trợ

cấp sản phẩm, cơ cấu các khu vực NLTS, CN&XD, DV năm 2015 tương ứng

chiếm: 24,2% - 24,4% - 40,4% - 11% (Cả nước: 17% - 33,25% - 39,73% -

10,02%).

2.4. Về huy động vốn đầu tư xã hội

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được huy động tích cực, góp phần thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cấp kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề xã hội

thiết yếu và cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhất là ở 2 huyện

Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm 2011 - 2015 đạt

41.555,407 tỷ đồng (chiếm 48,26% tổng GRDP), vượt mục tiêu quy hoạch đề ra

(34.000 tỷ đồng), gấp gần 2,25 lần so với giai đoạn 2006 - 2010 (18.497 tỷ đồng),

trung bình hàng năm huy động vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 8.300 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn khu vực nhà nước chiếm

43,05% (17.888,031 tỷ đồng), vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm 54,96%

(22.880,024 tỷ đồng), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 1,99% (827,352

tỷ đồng).

Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015 vượt mục tiêu quy

hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại không đạt mục tiêu quy hoạch.

Nguyên nhân là do:

Page 17: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

15

+ Giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp cao,

hàng năm đầu tư khoảng 80-100 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị gia tăng của ngành

nông nghiệp bình quân tăng khoảng 5-5,5% nên không đóng góp nhiều trong

tốc độ tăng GRDP toàn tỉnh.

+ Trong tổng vốn đầu tư phát triển có thành phần vốn ngân sách nhà

nước do trung ương quản lý, giai đoạn 2011 - 2015 có đầu tư đường cao tốc

Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua Yên Bái với chiều dài 83 km) với tổng vốn đầu tư

là 4.320 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng là 720 tỷ đồng) được tính vào

tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Thu hút dự án đầu tư: Trong 5 năm 2011 - 2015 đã có 181 dự án đăng ký

đầu tư với tổng số vốn đăng ký 18.662 tỷ đồng và 177 triệu USD, gồm 150 dự

án công nghiệp, 16 dự án nông lâm nghiệp, 15 dự án dịch vụ thương mại. Đến

đầu năm 2016 đã có 50 dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh,

trong đó một số dự án có quy mô đầu tư lớn như: Dự án trồng cây cao su trên

địa bàn các huyện Văn Chấn, Văn Yên; dự án nhà máy xử lý rác thải và sản

xuất phân bón hữu cơ; dự án nhà máy tuyển tinh quặng chì kẽm 150.000

tấn/năm; dự án Trung tâm thương mại vui chơi giải trí tại TP Yên Bái.

2.5. Về thu chi ngân sách

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Tổng thu 5 năm 2011 - 2015 đạt

7.002 tỷ đồng, tăng bình quân 16,3%/năm. Trong đó, thu từ doanh nghiệp và cá

nhân sản xuất kinh doanh 3.325 tỷ đồng chiếm 48,7%. Thời gian qua, tỉnh đã

tập trung triển khai mọi nguồn thu, chống thất thu, nợ đọng thuế, quy định phân

cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia các nguồn thu cho các cấp ngân

sách phù hợp. Thực hiện tốt công tác quản lý, xây dựng nguồn thu gồm thu

thuế, phí và lệ phí và tạo nguồn thu ngân sách từ phát triển quỹ đất. Góp phần

giúp thu nội địa hàng năm tăng tương đối đều, từng bước tạo điều kiện cho chi

ngân sách thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội hàng năm.

- Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2015 ở mức 11.536 tỷ đồng,

gấp 2,1 lần so với năm 2010, tăng bình quân 15,8%/năm. Các khoản chi ngân

sách được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng các chế độ, chính sách. Tiết kiệm

chi thường xuyên, tập trung vốn cần thiết để ưu tiên cho đầu tư phát triển, tái

cơ cấu đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chi ngân sách

hàng năm cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản chi theo dự toán được

giao về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, chi sự nghiệp xã hội giáo dục,

đào tạo, y tế, an sinh xã hội, giảm nghèo...

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

1.1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả khá toàn diện, thưc hiên

đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Quá trình tái cơ cấu sản xuất bước

đầu phát huy tốt hơn lợi thế các vùng trong tỉnh, hình thành phát triển được một

Page 18: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

16

số vùng cây trồng, vật nuôi tập trung, nhất là với cây trồng mũi nhọn gắn với

chế biến. GTSX nông lâm thủy sản (giá 2010) tăng bình quân 5,4%/năm đạt

mục tiêu quy hoạch (tăng 5,4%/năm); quy mô GTSX nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản (gia TT) năm 2015 đat 8.972 ty đông, gấp hơn 1,8 lần so với năm 2010. Cơ

cấu GTSX chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng

lâm nghiệp và thủy sản, năm 2015. Cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

năm 2015 là 72% - 24,5% - 3,5% (năm 2010 là 74,6% - 22,3% - 3,1%). Giai

đoạn 2011-2015, nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn là khu vực tạo nguồn thu nhập

cho phần lớn dân số trong tỉnh với số lao động năm 2015 khoảng 308,2 nghìn

người chiếm 70,9% tổng số lao động trong nền kinh tế.

Sản xuất nông, lâm nghiệp có giá trị hàng hóa cao được mở rộng, nhiều

mô hình sản xuất trang trại, gia trại, hộ trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng quy trình

kỹ thuật mới, giống mới cho sản phẩm có năng suất, chất lượng được phát triển

ở các huyện. Toàn tỉnh, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt năm

2015 đạt 55,8 triệu đồng, tăng 22 triệu đồng so với năm 2010.

a) Trồng trọt:

Cơ cấu cây trồng từng bước được chuyển đổi có hiệu quả, đưa vào sản

xuất một số cây trồng mới (cây ăn quả, rau củ thực phẩm,…) và nhiều giống

mới (lúa, ngô, cây ăn quả,…). Thực hiện mục tiêu quy hoạch, đã phát triển một

số vùng cây trồng sản xuất tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (vùng lúa, vùng

ngô, đậu tương, lạc, che an toan, săn cao san,...) cho năng suất, chất lượng sản

phẩm khá cao. Diện tích cây lương thực có hạt được duy trì ổn định, năm 2015

có 69.465 ha cho sản lượng hơn 300.000 tấn (gấp 1,2 lần so với năm 2010),

bình quân đạt 379 kg/người.

- Lúa: Diên tich hàng năm cơ ban ôn đinh ở mức trung bình 41.200 ha

(MTQH 39.500 ha), năng suât tăng kha, sản lượng năm 2015 đạt trên 207.700

tấn (tăng 21.500 tân so với năm 2010). Hình thành một số vùng sản xuất lúa

hàng hóa chất lượng cao (cánh đồng Mường Lò, Đại Phú An, Đông Cuông,

Mường Lai, Liễu Đô,...) tổng diện tích khoảng 5.000 ha cho năng suất trên 5

tấn/ha vụ.

- Ngô: Diện tích ngô lai được mở rộng nhanh, bước đầu thử nghiệm nhân

rộng mô hình trồng ngô biến đổi gen cho năng suất cao, hình thành vùng sản

xuất ngô hàng hóa gần 15.000 ha cung ứng cho chăn nuôi và chế biến. Năm

2015, diện tích ngô đạt trên 28.200 ha (MTQH 28.000 ha), sản lượng đạt trên

92.900 tấn (gâp hơn 1,4 lân so với năm 2010).

- Lạc, đậu tương: Diện tích hàng năm tương đối ổn định trung bình 2.100

ha cho sản lượng 2.900 tấn; những năm gần đây diện tích lạc và đậu tương có

xu hướng giảm để chuyển sang cây trồng khác chủ yếu do đầu ra và năng suất

tăng chậm.

- Rau đậu củ quả thực phẩm: Diện tích hàng năm tiếp tục tăng, nhất là

rau vụ đông, năm 2015 có trên 9.100 ha (tăng thêm 1.700 ha so với năm 2010),

sản lượng đạt 98.100 tấn.

Page 19: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

17

- Săn: Diện tích hàng năm tăng không nhiều, năm 2015 có gần 15.800 ha

(MTQH 15.000 ha), trong đó vùng sắn cao sản 8.000 ha, sản lượng đạt trên

305.700 tấn (tăng 17,5% so với năm 2010). Hiện có 80% diện tích sắn đã áp

dụng các biện pháp đầu tư thâm canh và 30% diện tích được áp dụng các biện

pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc.

- Cây ăn quả: Diện tích năm 2015 có 6.625 ha (MTQH 7.040 ha), sản

lượng 30.200 tấn (tăng gần 1.000 tấn so với năm 2010). Các cây trồng chủ yếu

là cây có múi, chuối, nhãn, vải, hồng tập trung ở 04 huyện Yên Bình, Lục Yên,

Văn Chấn, Văn Yên; cây sơn tra ở 02 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

- Che: Theo quy hoạch được xac định là cây thế mạnh đã tập trung thâm

canh, mở rộng ứng dụng các giống chè mới (chè lai, chè nhập nội chất lượng

cao,...) đat 2.330 ha, hình thành vùng sản xuất chè an toàn với 9.000 ha. Diện

tích chè hàng năm tương đối ổn định, năm 2015 có 11.241 ha (MTQH 11.372

ha) cho sản lượng chè búp tươi 85.448 tấn.

- Cây cao su: Đang trồng thí điểm quy mô trên 2.200 ha (MTQH 7.600

ha) ở các huyện Văn Yên và Văn Chấn.

Sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên sản

xuất hàng hóa chưa gắn với tiêu thụ; chưa có nhà đầu tư chiến lược trong sản

xuất chuỗi giá trị sản phẩm; sản phẩm xuất ra ngoài tỉnh chủ yếu là sản phẩm

thô, sơ chế, giá trị gia tăng và giá trị kinh tế thấp, chưa có thương hiệu; chủ yếu

vẫn quan tâm đến tăng năng suất hơn là nâng cao chất lượng.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống nhỏ lẻ ở các vùng

cao, vùng thấp đã có xu hướng phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại nhưng

chưa hình thành vùng sản xuất tập trung. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 16 trang

trại chăn nuôi và nhiều mô hình gia trại, kinh tế hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm

kết hợp trồng trọt, nuôi thủy sản, làm nghề rừng.

Thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ nông dân phát triển chăn

nuôi, cải tạo cơ cấu giống, chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, phòng chống dịch

bệnh cho gia súc gia cầm. Chăn nuôi được phát triển có chọn lọc hơn, chất

lượng đàn gia súc, gia cầm chuyển biến tích cực, tỷ trọng đàn bò lai, đàn lợn

hướng nạc tăng mạnh. Số lượng đàn gia súc chính tăng chủ yếu do đàn lợn

(tăng 70,1 nghìn con). Đến năm 2015, tổng đàn gia súc chính đạt 643,5 nghìn

con (tăng 47,8 nghìn con so với năm 2010), trong đó, đàn đại gia súc giảm đáng

kể: Đàn trâu giảm 13,7 nghìn con; đàn bò giảm 8,6 nghìn con. Nguyên nhân

chủ yếu do nhu cầu nuôi đại gia súc để lấy sức kéo giảm dần, diện tích đồng cỏ

ngày càng hạn hẹp. Đàn dê tăng nhanh hơn những năm gần đây, từ 21,2 nghìn

con năm 2010 lên 31,6 nghìn con năm 2015; đàn gia cầm tăng đều hàng năm từ

3,2 triệu con lên hơn 4,01 triệu con.

Page 20: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

18

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (gia súc chính và gia cầm) năm 2015 đạt

39.504 tấn (MTQH 32.000 tấn), trứng gia cầm hơn 57,3 triệu quả, mật ong 91

nghin lít. GTSX chăn nuôi năm 2015 (giá SS 2010) gấp 1,6 lần so với năm 2010.

c) Lâm nghiệp

Hoạt động xã hội hóa lâm nghiệp, giao đất giao rừng cho các hộ khoanh

nuôi, chăm sóc, trồng mới rừng, đặc biệt là rừng sản xuất được đẩy mạnh. Đến

đầu năm 2016, tổng diện tích 03 loại đất rừng đã giao gần 291.000 ha, góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế rừng, nhất là trồng cây gỗ cho phát triển công

nghiệp chế biến.

Giai đoạn 2011 - 2015 đã trồng mới 76.474 ha rừng tập trung chủ yếu là

rừng sản xuất, trung bình hàng năm 15.295 ha. Diện tích rừng đến 2015 là

453.107 ha, gồm rừng tự nhiên 246.005 ha và rừng trồng 207.102 ha; tỷ lệ che

phủ rừng đạt 62,2% (tăng 4,5% so với năm 2010).

Quê: Diện tích đến 2015 có hơn 56.000 ha tập trung các huyện Văn Yên,

Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên và TP Yên Bái; bình quân mỗi năm

cho thu hoạch hơn 3.000 tấn quế vỏ khô.

Cây nguyên liêu giây: Vùng cây nguyên liệu giấy có khoang 100.000 ha

(keo, bồ đề, bạch đàn...) cung ứng cho các nhà máy giấy trên địa bàn.

Sản lượng khai thác từ rừng trồng tăng nhanh, năm 2015 đạt 450.000 m3

gỗ; 100.000 tấn tre, vầu, nứa; 7.453 tấn vỏ quế khô. GTSX lâm nghiệp (giá SS

2010) tăng bình quân 7,4%/năm, GTSX ngành lâm nghiệp năm 2015 (giá TT)

đạt 2.186 tỷ đồng, gấp 2,02 lần so với năm 2010.

Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, các

công ty lâm nghiệp, các lâm trường làm ăn kém hiệu quả đang tiến hành sắp

xếp, đổi mới loại hình quản lý, cổ phần hóa.

d) Thủy sản

Nuôi thủy sản chuyển dần từ chủ yếu quảng canh theo hướng thâm canh,

bán thâm canh khai thác, sử dụng mặt nước ao, hồ, đầm và đất ruộng trũng.

Diện tích nuôi quảng canh có xu hướng giảm, nuôi bán thâm canh tăng; tổng

diện tích nuôi thủy sản trung bình hàng năm đạt 2.399 ha, sản lượng năm 2015

đạt 6.429 tấn. Sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm có chiều hướng giảm, từ

955 tấn (năm 2010) xuống còn 790 tấn (năm 2015).

1.2. Công nghiệp - xây dựng

1.2.1. Công nghiệp

Thưc hiên định hướng lấy công nghiệp làm khâu đột phá để phát triển

kinh tế, tập trung phat triên công nghiêp chế biến quy mô vừa và nhỏ gắn với

vùng nguyên liệu kết hợp phát triển các cơ sở TTCN, làng nghề. Công nghiệp

có bước phát triển tích cực hơn, góp phần tạo việc làm mới, thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu lao động trong tỉnh, đóng góp gần 2 điểm % vào tốc độ tăng trưởng

GRDP bình quân hàng năm 5,8% trong giai đoạn 2011 - 2015. Nhiều dự án, cơ

Page 21: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

19

sở công nghiệp, TTCN mới được đầu tư đi vào hoạt động, trong đó một số dự

án công nghiệp có quy mô lớn được thu hút vào các KCN, cụm công nghiệp.

GTSX công nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 10,7%/năm, GTSX công

nghiệp (giá TT) năm 2015 đạt 9.943 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2010.

- Cơ cấu GTSX công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng, giảm tỷ trọng

công nghiệp khai khoáng từ 13,3% năm 2010 xuống 7,3% năm 2015; tăng tỷ

trọng công nghiệp chế biến chế tạo từ 79,4% lên 81,3%; sản xuất và phân phối

điện tăng từ 6,2% lên 10,8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ

3,9% lên 11,6%.

Bảng 2: GTSX và cơ cấu công nghiệp phân theo ngành công nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng (giá hiện hành); %

Chỉ số Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015

GTSX % GTSX % GTSX %

Tổng số 4.512,0 100 7.784,5 100 9.943,0 100

- Khai khoáng 600,4 13,3 581,3 7,5 728,9 7,3

- Công nghiệp chế biến, chế tạo 3.583,1 79,4 6.237,9 80,1 8.086,6 81,3

- Sản xuất phân phối điện, khí

đốt, nước nóng 281,4 6,2 912,4 11,7 1.074,0 10,8

- Cung cấp nước; hoạt động

quản lý và xử lý rác thải 47,1 1,0 53,0 0,7 53,5 0,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Yên Bái

- Các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực như: Khai khoáng, chế biến

thực phẩm, tinh bột sắn, may mặc, sản xuất giấy, fenspat bột, sản xuất xi măng,

VLXD phát triển ổn định, tăng tương đối đều. Một số ngành sản phẩm chế biến

như sản xuất chè, chế biến gỗ, ván ép có xu hướng giảm sút.

- Sản xuất TTCN có chiều hướng phát triển chậm lại do găp khó khăn

trong tiêu thụ. Các sản phẩm chủ yếu gồm: Chế biến gỗ, ván ép, bột đá, vải dệt

thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, tranh đá quý, chè tuyết, thức ăn chăn nuôi,

chế biến tinh bột.

- Công nghiệp sản xuất điện có thêm 03 dự án thủy điện đi vào vận hành

phát điện (Khao Mang 21 MW; Khao Mang Thượng 28 MW; Ngòi Hút 2 công

suất 48 MW). Toàn tỉnh hiện có 13 nhà máy, trạm thủy điện đang vận hành

hoạt động (Thủy điện Thác Bà 120 MW và các thủy điện Văn Chấn, Hồ Bốn,

Mường Kim, Ngòi Hút 1, Nậm Tục, Hưng Khánh, Nậm Đông III, Nậm Đông

IV, Hát Lìu, Khao Mang, Khao Mang Thượng, Ngòi Hút) với tổng công suất

247,5 MW, sản lượng điện bình quân đạt trên 817 triệu KWh điện/năm. Ngoài

ra, có 05 dự án đang triển khai thi công, 04 dự án đang tạm dừng thi công và 09

dự án đang làm các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được tốc độ

tăng trưởng bình quân 10,7%/năm (giá so sánh 2010) nhưng phát triển công

Page 22: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

20

nghiệp còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Quy

mô công nghiệp còn nhỏ bé, phát triển công nghiệp chưa trở thành khâu đột

phá trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều dự án của doanh nghiệp chậm tiến

độ hoặc không triển khai thực hiện nên ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển công

nghiệp của tỉnh. Các dự án sản xuất công nghiệp hầu hết có quy mô nhỏ, công

nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chậm được đổi mới; sản phẩm sản xuất ra còn ở dạng

thô, bán thành phẩm, chất lượng thấp, sức cạnh tranh yếu; tiểu thủ công nghiệp

và làng nghề chậm phát triển, chưa hỗ trợ đúng mức, việc liên doanh liên kết

trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm thực hiện.

1.2.2. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Đến năm 2015, toàn tỉnh đã có quy hoạch và từng bước triển khai đầu tư

hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật 03 KCN và 09 cụm công nghiệp (do cấp huyện

quản lý), tổng diện tích đất quy hoạch 1.590 ha. Trong đó, một số KCN, cụm

công nghiệp đã thu hút được dự án đầu tư sản xuất đi vào hoạt động. Tuy

nhiên, việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa

đảm bảo; môi trường đầu tư tuy có nhiều chuyển biến song vẫn chưa thực sự

hấp dẫn các nhà đầu tư.

a) Khu công nghiệp

+ KCN phía Nam (400 ha): Thuộc địa bàn TP Yên Bái, được thành lập

theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích đất đã cho thuê

199,34ha/323,72 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 61,57%. Hạ tầng kỹ thuật

đầu mối đã đầu tư tương đối hoàn chỉnh hệ thống cấp điện, cấp nước, kết nối

đường giao thông nội bộ và đối ngoại. Hiện có khoảng 28 dự án đăng ký đầu tư

với tổng số vốn hơn 5.710 tỷ đồng, trong đó đã có các dự án hoạt động như Nhà

máy nghiền fenspat, NM nghiền bột đá CaCO3, NM sơn dẻo nhiệt phản quang,

NM chế biến thức ăn gia súc, NM sản xuất ván dăm, NM chế biến đá vôi, NM

chế biến gỗ công nghệ cao, NM sản xuất chì kẽm, NM sản xuất bột đá hoa trắng.

+ KCN Âu Lâu (120 ha): Thuộc địa bàn TP Yên Bái, được bổ sung quy

hoạch các khu công nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Diện

tích đất đã cho thuê 22 ha/81,06 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 27,14%.

Hạ tầng kỹ thuật có tuyến đường dây 35kV, có trạm cấp nước lấy từ Ngòi Lâu,

hiện đang tiếp tục xúc tiến các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.

+ KCN Minh Quân (112 ha): Thuộc địa bàn huyện Trấn Yên, được bổ

sung quy hoạch các khu công nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính

phủ. Diện tích đất đã cho thuê 14 ha/64 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt

21,88%. Hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, trạm

cấp nước thô, đường kết nối với QL32C. Hiện đang kêu gọi các dự án đầu tư

sản xuất hoá chất, giấy, chế biến nông, lâm sản, khoáng sản, sản xuất VLXD.

+ KCN Bắc Văn Yên (72 ha): Thuộc địa bàn huyện Văn Yên, thành lập

theo quyết định của UBND tỉnh. Hạ tầng kỹ thuật giao thông đối ngoại được

kết nối với QL70, cấp điện có tuyến đường dây 35kV, nguồn cấp nước lấy từ

sông Hồng theo đường ống dẫn về trạm cấp nước. Diện tích đất đã giao cho các

Page 23: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

21

dự án 20,2 ha/42,7 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 47,3%. Đến đầu năm

2016 đã thu hút được 04 dự án đầu tư gồm nhà máy giấy đế Văn Yên, nhà máy

chế biến tinh bột sắn số 1 và số 2 (Công ty Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái),

nhà máy chế biến tinh dầu quế và chế biến ván nhân tạo (Công ty thương mại

Đạt Thành).

+ KCN Mông Sơn (90 ha): Thuộc địa bàn huyện Yên Bình, phê duyệt quy

hoạch chung theo quyết định của UBND tỉnh, chưa có quy hoạch chi tiết. Hạ

tầng kỹ thuật có đường kết nối với QL70, đường dây cấp điện 35kV, chưa có

trạm cấp nước, đang triển khai làm đường ống lấy nước từ hồ Thác Bà. Đang

kêu gọi các dự án đầu tư chế biến gỗ, cơ khí, sản xuất VLXD từ đá các loại.

b) Cụm công nghiệp

Thực hiện quy hoạch, 09 cụm công nghiệp đã được triển khai đầu tư san

tạo mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật và kêu gọi dự án đầu tư sản xuất gồm: CCN Đầm

Hồng - TP Yên Bái (16 ha), CCN Âu Lâu - TP Yên Bái (50 ha), CCN Tây cầu

Mậu A - Văn Yên (35 ha), CCN Đông An - Văn Yên (90 ha), CCN Sơn Thịnh -

Văn Chấn (200 ha), CCN Yên Thế - Lục Yên (50 ha), CCN Thịnh Hưng - Yên

Bình (40 ha), CCN Báo Đáp - Trấn Yên (40 ha), CCN Hưng Khánh - Trấn Yên

(40 ha). Tổng diện tích đất quy hoạch các cụm công nghiệp 561 ha.

Đến hết năm 2015, có 8/9 CCN đã thu hút được dự án đầu tư sản xuất,

trong đó một số cụm công nghiệp vừa đầu tư hạ tầng, mở rộng mặt bằng vừa

thu hút được số lượng dự án, cơ sở sản xuất có tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cho

thuê tương đối khá như CCN Đầm Hồng tỷ lệ lấp đầy đã đạt 100%, CCN Yên

Thế đạt 79,9%, CCN Âu Lâu 55,9%; 05 CCN khác đạt từ 15% - 38,8%. Dự án

đầu tư vào các cụm công nghiệp chủ yếu là dự án quy mô nhỏ chế biến nông,

lâm sản, gỗ, khoáng sản, hóa chất, nhựa, sản xuất bột đá, VLXD.

1.2.3. Xây dựng

Ngành xây dựng duy trì được nhịp tăng tương đối trong điều kiện chịu

tác động của suy giảm kinh tế, GTSX ngành xây dựng (giá SS 2010) tăng bình

quân 7,1%/năm. Quy mô GTSX ngành xây dựng (giá TT) năm 2015 đạt 7.615

tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với năm 2010.

Trong 5 năm 2011 - 2015, toàn tỉnh đã huy động từ nhiều nguồn vốn cho

đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đưa vào hoạt

động, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, phát triển đô thị, xây dựng nông

thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt của nhân dân. Hoàn thành

xây mới, nâng cấp đưa vao sử dụng 2.219 công trình lớn, nhỏ. Trong đo, co 12

dự án trọng điểm của tỉnh đã được triển khai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội

rõ nét (đường Âu Cơ, đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đường Hoàng Thi, đường

Yên Bái - Khe Sang, kè sông Hồng và các suối chính tại TP Yên Bái, Trường

Cao đẳng nghề, Bệnh viện đa khoa 500 giường, Bệnh viện lao và bệnh phổi,

Bảo tàng tỉnh, Trường chuyên Nguyễn Tất Thành, Đề án Giao thông nông thôn,

Dự án nâng cấp TP Yên Bái,...).

Page 24: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

22

Công tác lập và quản lý quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị được tăng

cường, các dự án nâng cấp, mở rộng hạ tầng đô thị, cải tạo nâng cấp đường nội

thị, chỉnh trang các khu dân cư, xây dựng các khu đô thị mới với trọng điểm là

TP Yên Bái và TX Nghĩa Lộ được quan tâm đầu tư, góp phần làm thay đổi diện

mạo, cải thiện chất lượng các đô thị trong tỉnh.

Thưc hiên có hiêu qua giai phap huy đông các nguồn vốn đầu tư xã hội

cho xây dựng, huy động vốn đầu tư từ phát triển quỹ đất, phát triển thị trường

bất động sản. Vốn đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng lên khá

nhanh, năm 2015 hơn 42 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2010.

1.3. Dịch vụ

1.3.1. Thương mại

Dịch vụ thương mại phát triển nhanh hơn trước, thu hút sự tham gia của

nhiều thành phần kinh tế, số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại đến

hết năm 2015 có 32.647 cơ sở với gần 82.000 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng

hóa và dịch vụ tăng bình quân 16,2%/năm, năm 2015 đạt mức 10,9 nghìn tỷ

đồng cao gấp 2,1 lần so với năm 2010.

Hoạt động thương mại giao dịch bán buôn, bán lẻ lưu thông tiêu thụ hàng

hóa gia tăng về quy mô và mức độ đa dạng các loại mặt hàng. Nhiều mặt hàng

sinh hoạt thiết yếu, vật tư sản xuất được lưu thông về tại các xã vùng cao, vùng

sâu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Cơ sở hạ tầng thương mại từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng

theo hướng hiện đại. Mạng lưới chợ được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, đến

nay có 103 chợ (19 chợ ở khu vực đô thị và 84 chợ nông thôn), trong đó: Có 56

chợ kiên cố, 32 chợ bán kiên cố, 15 chợ tạm. Ở các đô thị đang bước đầu phát

triển mạng lưới siêu thị, cửa hàng tự chọn, cửa hàng chuyên doanh (ôtô, xe

máy, điện tử, nhu yếu phẩm,...).

Mạng lưới cơ sở kinh doanh cung ứng xăng dầu, khí đốt được mở rộng

hơn, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị, chưa đáp ứng nhu cầu

cung ứng xăng dầu thuận tiện cho dân cư khu vực nông thôn.

Hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là nông

sản, lâm sản được quan tâm. Thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại của

tỉnh, xây dựng sàn giao dịch điện tử, hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, xuất xứ,

thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa các sản phẩm có lợi thế, góp phần tạo dựng

thương hiệu trên thị trường một số sản phẩm của địa phương (chè vùng cao, bột

đá, tinh bột sắn, ván ghép thanh, sản phẩm từ cây quế,...).

Thực hiện chính sách khuyên khich, hỗ trợ đây manh xuất khẩu, đặc biệt đã

thành lập Chi cục Hải Quan tỉnh Yên Bái nên hoạt động xuất, nhập khẩu đã có

phần thuận lợi hơn. Kết quả giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh hơn binh quân

đạt 18,37%/năm; năm 2015 đat 68,176 triệu USD, tuy chưa đạt mục tiêu quy

hoạch đề ra (100 triệu USD) nhưng cao gấp 2,3 lân so vơi năm 2010. Một số mặt

hàng xuất khẩu chủ yếu (năm 2015) như: Chè (1.235 tấn), gỗ xẻ (7.118 m3), đũa

Page 25: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

23

gỗ (190 triệu đôi), giấy vàng mã (8.298 tấn), sứ cách điện (80.000 quả), tinh bột

sắn (29.445 tấn), khoáng sản thô và sơ chế (35,5 triệu USD).

1.3.2. Dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải và các dịch vụ hỗ trợ phát triển nhanh, tăng thêm số

lượng phương tiện vận tải đi đôi với chất lượng dịch vụ được nâng lên, doanh

thu tăng bình quân 23,7%/năm; năm 2015 đạt 982,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, hạ

tầng cho hoạt động dịch vụ vận tải phát triển còn chậm.

Giai đoạn 2011 - 2015, khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển

tăng bình quân 9,8%/năm và 11,5%/năm; khối lượng hàng hóa và hành khách

luân chuyển tăng bình quân 11,8%/năm và 9,0%/năm. Năm 2015, khối lượng

hàng hóa vận chuyển đường bộ đạt 7.826 nghìn tấn, đường thủy 476 nghìn tấn

(gấp 1,6 lần và 1,5 lần so với năm 2010); khối lượng hành khách vận chuyển

đường bộ đạt 9.002 nghìn lượt người (gấp 1,8 lần so với năm 2010), đường

thủy 703 nghìn lượt người (tương đương với năm 2010).

1.3.3. Dịch vụ thông tin và truyền thông

- Thông tin: Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục duy trì tốc độ phát

triển, mở rộng nhanh hạ tầng viễn thông, internet và mạng lưới các điểm bưu

chính. Đến năm 2015, toàn tỉnh đã có 27 bưu cục (01 bưu cục trung tâm, 08

bưu cục huyện, thị, thành phố và 18 bưu cục khu vực), 147/157 xã có điểm bưu

điện văn hóa, 156 xã/157 xã có báo đến trong ngày.

Mạng thông tin di động đã phủ sóng 100% xã, phường, thị trấn; mạng

cáp quang đến 9/9 trung tâm huyện, thị xã, thành phố; tổng dung lượng tổng đài

điện thoại đạt 40.756 số, dung lượng sử dụng đạt 70%.

Số thuê bao điện thoại (ĐTCĐ và ĐTDĐ) tăng binh quân 14%/năm, từ

160,8 nghìn thuê bao năm 2010 lên 542,29 nghìn thuê bao năm 2015. Số thuê

bao internet tăng nhanh, năm 2015 có 168,4 nghìn thuê bao (gấp 9,8 lần so với

năm 2010), bình quân đạt 19 thuê bao/100 dân.

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên mạng internet được phổ

biến ở các cơ quan, doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình góp phần thúc đẩy phát

triển kinh tế, xã hội, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Đến nay, 100% các sở, ban, ngành có mạng LAN, internet; ở cấp tỉnh bình

quân 1,2 cán bộ/1 máy tính, cấp huyện 2 cán bộ/1 máy tính, cấp xã 3,5 cán bộ/1

máy tính; 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện và 23% UBND cấp xã được

cài đặt và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trực tuyến; đã cấp

2.946 tài khoản thư công vụ cho 100% các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh.

Cổng Thông tin điện tử của tỉnh gồm 1 cổng chính, 38 trang thành viên đã đáp

ứng đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định, đồng thời cung cấp gần 2.500

dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 và cung cấp 17 dịch vụ công mức độ 3 cấp

tỉnh với hơn 40 thủ tục, 12 lĩnh vực được cung cấp ở mức độ 3 đối với cấp

Page 26: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

24

huyện với hơn 250 thủ tục,... Các phần mềm ứng dụng khác cũng được triển

khai sử dụng rộng rãi, hiệu quả tại các cấp, các ngành, góp phần nâng cao chất

lượng hoạt động quản lý và điều hành.

- Truyền thông: Phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản có những đổi

mới về nội dung và hình thức sản phẩm. Hệ thống phát thanh truyền hình ngày

càng mở rộng diện phủ sóng và nâng cao chất lượng phát sóng đến các điểm

dân cư trong tỉnh. Truyền hình qua mạng viễn thông internet (IPTV) bao phủ

rộng với nhiều kênh đa dạng, có chất lượng cao. Đến năm 2015, tỷ lệ hộ được

nghe, xem phát thanh - truyền hình đạt 95% (tăng 8% so với năm 2011); tỷ lệ

dân số được xem truyền hình địa phương đạt 72%. Thời lượng phát thanh bằng

tiếng dân tộc năm 2015 đạt 2.239 giờ (tăng 1.144 giờ so với năm 2011); thời

lượng truyền hình tiếng dân tộc năm 2015 đạt 312 giờ; tỷ lệ phủ sóng truyền

hình địa phương năm 2015 đạt 100% (tăng 24% so với năm 2011); thời lượng

phát sóng kênh chương trình truyền hình Yên Bái trên vệ tinh đạt 17 giờ/ngày.

Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền năm 2015 đạt 33.250 thuê bao.

1.3.4. Du lịch

Dịch vụ du lịch được đẩy mạnh phát triển, có nhiều hoạt động và sản

phẩm đa dạng hơn. Thị trường khách du lịch ngày càng được mở rộng, đặc biệt

là thị trường khách du lịch nội địa. Số lượng khách lưu trú tăng bình quân

6,7%/năm. Năm 2015, số lương khách du lịch đạt 342.284 lượt người, gâp

1,4 lân so vơi năm 2010, trong đo khach quôc tê có 5.220 lượt người, gâp

1,2 lân so vơi năm 2010. Doanh thu dịch vụ lưu trú đat 1.236 tỷ đồng, gấp

1,9 lân so vơi năm 2010, tốc độ tăng binh quân 14,2%/năm. Góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cải thiện đời sống nhân dân.

Cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm huy động đầu tư xây dựng từ nguồn

vốn ngân sách và xã hội hóa tạo tiền đề cho phát triển du lịch từng bước nhanh

hơn. Hoạt động xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những

kết quả nhất định, góp phần nâng cao hình ảnh, tiềm năng và triển vọng phát

triển du lịch. Một số địa danh du lịch đã được du khách trong nước và quốc tế

biết đến như: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, Mường Lò...

Một số dự án lớn đã được triển khai thực hiện, đồng thời đang tiếp tục kêu gọi

đầu tư một số khu du lịch (Khu du lịch Hồ thác Bà, Khu du lịch Suối Giàng,...).

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch từng bước được hoàn thiện đáp

ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Chất lượng và hiệu quả công tác quản

lý nhà nước dần từng bước được nâng cao, đội ngũ cán bộ, công chức được bồi

dưỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Thực hiện

tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nước các hoạt động du lịch. Công tác thanh

tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên giúp các doanh nghiệp, hộ kinh

doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật.

Page 27: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

25

2. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

2.1. Giáo dục - đào tạo

- Giáo dục: Phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, chống mù

chữ, phổ cập giáo dục THCS được củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng.

Đến 2015, toàn tỉnh có 178/180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục

tiểu học đúng độ tuổi (mức độ I); 178/180 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ

cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt

chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,1%; trẻ 6

- 10 tuổi ra lớp đạt 99,8%; trẻ em 11 - 14 tuổi ra lớp đạt 92%; trẻ em 15 - 17

tuổi ra lớp đạt 47% (tăng 5% so với năm 2011).

Mạng lưới trường, lớp được quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển

giáo dục trên từng địa bàn. Cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên từng

bước được đầu tư, xây dựng theo hướng chuẩn hóa. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh

có 190 trường mầm non (tăng 12 trường so với 2010); 377 trường phổ thông

(giảm 5 trường so với năm 2010). Tổng số có 209 trường đạt chuẩn quốc gia ở

các bậc học, chiếm tỷ lệ 37% (MTQH 35%), tăng 104 trường so với năm 2010.

Thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục

mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020,

tính đến thời điểm tháng 8 năm 2016: Số trường đạt chuẩn quốc gia là 93

trường, bằng 22%, trong đó 46 trường mầm non, 20 trường tiểu học, 21 trường

THCS, 6 trường THPT.

Đội ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cơ bản đủ

về số lượng và đáp ứng yêu cầu dạy học; phong trào “thi đua 2 tốt” được đẩy

mạnh phát triển theo chiều sâu. Năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 11.658 giáo

viên (tăng 9,1% so với năm học 2010 - 2011).

- Giáo dục nghề nghiệp: Hoạt động đào tạo, dạy nghề gắn với nhu cầu

thị trường và cung ứng lao động cho doanh nghiệp trên địa bàn được đẩy mạnh.

Hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề được khuyến khích phát triển, quan tâm đầu

tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đổi mới nội dung chương trình đào tạo.

Đến nay trong tỉnh, hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo nghề nghiệp có 22

cơ sở gồm: 04 trường cao đẳng (trong đó có 02 trường cao đẳng nghề); 03

trường trung cấp nghề; 08 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 07 cơ sở khác tham

gia hoạt động đào tạo dạy nghề. Trong đó, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng trở thành trường chất lượng

cao của cả nước vào năm 2020 (đào tạo 01 nghề đạt cấp độ quốc tế, 04 nghề đạt

cấp độ ASEAN).

Quy mô tuyển sinh đào tạo hàng năm của hệ thống cơ sở giáo dục đào

tạo nghề nghiệp trong tỉnh trung bình khoảng 10.000 - 12.000 học viên, trong

đó các trường cao đẳng, trung cấp khoảng 3.000 - 3.500 học viên. Góp phần

nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 45%, trong đó tỷ lệ lao động qua

đào tạo nghề đạt 30%.

Page 28: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

26

2.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Mạng lưới cơ sở y tế phát triển về số lượng đi đôi với chất lượng khám,

chữa bệnh từng bước được nâng lên. Đến hết 2016, toàn tỉnh có 220 cơ sở

khám chữa bệnh công lập, gồm: 02 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh với tổng số

760 giường bệnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh với 500 giường bệnh, Bệnh viện đa

khoa khu vực Nghĩa Lộ với 260 giường bệnh); 05 bệnh viện chuyên khoa với

505 giường bệnh (Bệnh viện Sản nhi 200 giường bệnh, Bệnh viện Tâm thần với

65 giường bệnh, Bệnh viện Lao và bệnh phổi với 65 giường bệnh, Bệnh viện Y

học cổ truyền với 120 giường bệnh, Bệnh viện Nội tiết với 55 giường bệnh); 01

khu điều trị phong với 06 giường bệnh; 01 bệnh viện ngành với 60 giường

bệnh; 08 trung tâm y tế tuyến huyện với 760 giường bệnh; 19 phòng khám đa

khoa khu vực với 175 giường bệnh; 180 trạm y tế xã và 03 trạm y tế ngành với

1.023 giường bệnh (trạm y tế xã: 993 giường bệnh); 01 phòng khám Ban Bảo

vệ sức khỏe cán bộ tỉnh.

Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập có 168 cơ sở, gồm: 01

bệnh viện đa khoa, 08 phòng khám đa khoa, 159 phòng khám chuyên khoa,

dịch vụ y tế, chẩn trị y học cổ truyền, dịch vụ cấp cứu.

Tổng số toàn tỉnh năm 2016 có 3.347 giường bệnh, trong đó giường bệnh

công lập (kể cả y tế ngành) là 2.304 giường bệnh đạt tỷ lệ 28,74 giường bệnh/1

vạn dân; y tế tư nhân: 50 giường bệnh đạt tỷ lệ 0,62 giường bệnh/1 vạn dân; số

giường trạm y tế xã: 993 giường bệnh. Tuy nhiên, do nhu cầu khám chữa bệnh

của nhân dân ngày càng tăng, hầu hết các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, trung

tâm y tế tuyến huyện đều trong tình trạng quá tải người bệnh; công suất sử

dụng giường bệnh một số bệnh viện lên đến trên 130% (Bệnh viện đa khoa khu

vực Nghĩa Lộ 146%, Trung tâm y tế huyện Văn Yên 160%, Trung tâm y tế

huyện Lục Yên 123,9%).

Đến cuối năm 2016, tổng số cán bộ y tế có 3.193 người (tăng 789 người

so với năm 2010), trong đó bác sỹ có 668 người đạt tỷ lệ 8,35 bác sỹ/vạn dân

(đạt MTQH); dược sỹ đại học: 90 người đạt tỷ lệ 1,12 dược sỹ đại học/vạn dân.

Tổng số xã có bác sỹ: 126 xã, đạt tỷ lệ 70% (trong đó xã có bác sỹ định biên:

105 xã, bác sỹ phòng khám đa khoa khu vực lồng ghép: 07 xã, trạm y tế có bác

sỹ luân phiên 2 lần/tuần: 14 xã). Tổng số nhân viên y tế thôn bản: 1.942, đạt

100% thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động. Số xã đạt tiêu chí quốc

gia về y tế là 60 xã đạt tỷ lệ 33,3%.

Các chương trình y tế quốc gia được tích cực thực hiện, công tác y tế dự

phòng được quan tâm không để dịch bệnh lớn xảy ra, không có trường hợp bị

tử vong do dịch trên địa bàn. Hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia

đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được duy trì. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi tiêm

đủ các loại vacine đạt 98,8%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ

22% năm 2010 xuống 19% năm 2015.

Page 29: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

27

Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, đến giữa năm 2016 (tháng

6/2016), số người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đã tăng lên 711.000

người, nâng tỷ lệ dân số tham gia BHYT của tỉnh đạt 88,7%.

2.3. Văn hóa - Thể dục thể thao

- Văn hóa: Hoạt động văn hóa cơ sở được duy trì hàng năm ở các cấp,

một số lễ hội truyền thống được khôi phục gắn với phát triển du lịch. Các hoạt

động văn hóa nghệ thuật quần chúng (mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn học nghệ

thuật...) được đẩy mạnh góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần

của nhân dân. Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp phát huy tốt việc chọn lựa,

xây dựng chương trình, tiết mục đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị và

phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Đoàn Nghệ thuật tỉnh hàng

năm thực hiện trên 120 buổi biểu diễn, trong đó hơn 50% số buổi tại vùng sâu,

vùng xa.

Thư viện tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách

với nhiều hình thức, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, trung

bình hàng năm phục vụ trên 100.000 lượt người đọc. Hệ thống thư viện cấp

huyện phối hợp với Thư viện tỉnh thực hiện tốt công tác luân chuyển sách báo

phục vụ nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng dân tộc tổ chức tốt công tác

tuyên truyền, giới thiệu sách báo. Thường xuyên luân chuyển sách tới các điểm

bưu điện văn hóa xã, các tủ sách ở cơ sở và các thư viện trường học.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được đẩy

mạnh thực hiện, đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa chiếm

72% (143.778/199.678 hộ); tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa đạt

48% (1.106/2.303 làng bản tổ dân phố); tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa

đạt 77% (1.189/1.536 cơ quan, đơn vị); 39/180 xã, phường, thị trấn tổ chức ra

mắt xây dựng đạt chuẩn văn hóa, trong đó có 30 xã ra mắt xây dựng đạt chuẩn

văn hóa nông thôn mới, 09 phường, thị trấn xây dựng đạt chuẩn văn minh đô thị.

Thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư, nhiều nhà văn hóa xã,

thôn bản được xây dựng giai đoạn vừa qua. Đến hết 2015, toàn tỉnh đã có 1.320

nhà văn hóa thôn, bản, khu phố đạt tỷ lệ 57,3%; 100% số xã, phường, thị trấn

duy trì hoạt động của tủ sách pháp luật.

Công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử được tích cực triển

khai kết hợp xã hội hóa. Năm 2015 có 86 di tích đã được xếp hạng, thực hiện

hoàn thành 14 dự án và đề tài bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật

thể các dân tộc trong tỉnh. Trong đó, có 03 di sản văn hóa phi vật thể được công

nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ,

6 điệu Xòe cổ dân tộc Thái Mường Lò, hội Hạn Khuống). Hoàn thành xây

dựng bia các di tích cấp quốc gia (Khu di tích mộ Nguyễn Thái Học, Khu ủy

Tây Bắc, Ruộng bậc thang Mù Cang Chải,…). Tổ chức lễ hội danh thắng

Ruộng bậc thang (huyện Mù Cang Chải) góp phần bảo tồn, phát huy nét văn

hóa đặc trưng của các dân tộc và thu hút được đông đảo khách du lịch. Đã triển

Page 30: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

28

khai lập các đề án bảo tồn văn hóa phi vật thể Nghi lễ cấp sắc người Dao, đề án

bảo tồn nghệ thuật Xòe Thái Nghĩa Lộ để đưa vào thực hiện.

- Thể dục thể thao: Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh, các

trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất và có hoạt động ngoại khóa

TDTT cho học sinh, tổ chức tốt đại hội thể dục thể thao các cấp. Tỷ lệ dân số

tham gia tập luyện TDTT thường xuyên tăng từ 24% năm 2010 lên 29% năm

2015. Hoạt động xã hội hóa thể dục thể thao được cộng đồng tham gia hưởng

ứng tích cực; 95/180 xã, phường, thị trấn đã có sân, bãi cho hoạt động văn hóa,

thể dục thể thao.

2.4. Lao động việc làm và an sinh xã hội

Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan

tâm thực hiện đạt kết quả tích cực. Giai đoạn 2011 - 2015, thông qua các chương

trình và hình thức đã giải quyết việc làm cho 90.000 lao động; trung bình hàng

năm giải quyết việc làm cho hơn 18.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động

(Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…) khoảng 1.000 - 1.200 lao động.

Chương trình giảm nghèo được đẩy mạnh thực hiện, huy động nhiều

nguồn lực, tiến hành lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự tham gia

của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội cùng thực hiện mục tiêu

nhiệm vụ giảm nghèo. Tập trung triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn 2 huyện nghèo. Trong đó, riêng

chương trình 30a và chương trình 135 đa đâu tư hơn 614 ty đông cho xây dựng

trên 100 công trình (67 công trình thủy lợi va nước sinh hoạt, 27 công trình

đương giao thông, 5 công trình giáo dục va các công trình khác) phục vụ giảm

nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh liên tục được giảm xuống, trung

bình mỗi năm giảm 4% (đạt MTQH), năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 16,02%.

Hiện tại, tỉnh còn 72 xã đặc biệt khó khăn, giảm nghèo vẫn là một trong những

nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và cải thiện đời

sống cho nhân dân ở các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

Các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công được thực hiện

đầy đủ, kịp thời. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp người yếu thế được

quan tâm thực hiện, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng. Giai đoạn

2011 - 2015 đã giải quyết trên 6.500 hồ sơ hưởng trợ cấp ưu đãi người có công.

Huy động xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" hàng năm được trên 2,6 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách làm nhà ở cho người có công, từ năm 2012 đến năm 2015

đã hỗ trợ xây dựng 1.362 nhà ở cho người có công, trong đó thực hiện đề án

của tỉnh là 474 nhà và thực hiện chính sách của Trung ương là 888 nhà. Chính

sách bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và công tác phòng chống tệ nạn

xã hội được tích cực thực hiện có chuyển biến rõ rệt.

3. Về phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã

Những năm vừa qua, tỉnh đã đẩy mạnh thu hút đầu tư đi đôi với cải cách

thủ tục hành chính tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng thuận lợi

cho phát triển các thành phần kinh tế. Chỉ số PCI của tỉnh từng bước được cải

Page 31: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

29

thiện, nâng lên (năm 2014: 55; năm 2015: 51; năm 2016: 47). Thực hiện Nghị

quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, tỉnh đang tiếp tục tập

trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn

ban quy pham cua tinh và ban hanh các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ vướng

mắc, khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ

chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường thu

hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm gắn với tái cơ cấu

các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại -

dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập kinh doanh trên địa bàn tỉnh

tăng khá nhanh. Trong giai đoạn 2010 - 2015, số doanh nghiệp tăng từ 1.091

doanh nghiệp lên 1.413 doanh nghiệp (tăng thêm 322 doanh nghiệp), trung bình

hàng năm có 140 doanh nghiệp thành lập mới và 50 doanh nghiệp giải thể. Cơ

cấu loại hình doanh nghiệp chủ yếu gồm doanh nghiệp tư nhân chiếm 97,7%

(1.381 doanh nghiệp), còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm

1,4% (20 doanh nghiệp) và doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý chiếm

0,8% (12 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp

nhỏ và vừa, nhìn chung chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhiều doanh

nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập còn hạn chế, nhiều doanh

nghiệp, cơ sở sản xuất còn sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ thấp.

Phát triển kinh tế HTX được quan tâm, đến hết năm 2015, toàn tỉnh có

316 HTX với hơn 7.200 lao động thường xuyên và hàng chục nghìn lao động

thời vụ; hơn 2.600 tổ hợp tác với khoảng 20.000 lao động.

4. Tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

4.1. Quản lý sử dụng tài nguyên

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quản lý và thực hiện

chặt chẽ gắn với các quy hoạch khác (quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy

hoạch xây dựng đô thị,…), phát huy hiệu quả trong việc phân bổ điều tiết quỹ

đất cho phát triển kinh tế - xã hội. Đang triển khai rà soát điều chỉnh quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020 và các kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016 -

2020 tỉnh Yên Bái; quy hoạch chung xây dựng các đô thị (thành phố Yên Bái,

thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn) và quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã

góp phần thu hút dự án đầu tư vào những vùng quy hoạch của tỉnh.

Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, giao đất, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất được triển khai đạt kết quả tích cực. Công tác giao đất, cho

thuê đất, thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định, góp phần phát triển

quỹ đất và đóng góp nguồn thu ngân sách.

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã đi vào

nề nếp. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ,

sử dụng tổng hợp tài nguyên nước trên địa bàn. Thực hiện nghiêm các quy định

trong cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt, nước dưới đất; cấp giấy phép

Page 32: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

30

xả nước thải vào nguồn nước; các công trình thủy điện được cắm mốc giới xác

định hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa thủy điện.

Công tác quản lý khai thác khoáng sản được tăng cường, đã triển khai rà

soát, kiểm tra gần 60 điểm khai thác khoáng sản và xử lý nghiêm các vi phạm

quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án khai thác khoáng sản và bảo

vệ môi trường. Hoàn thành khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt

động khai thác khoáng sản. Tăng cường biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai

thác, ngăn chặn và giảm hẳn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Tích

cực triển khai việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác

khoáng sản theo đúng quy định.

4.2. Bảo vệ môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường có chuyển biến, vệ sinh môi trường

ở các khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn được cải thiện hơn so với trước.

Triển khai thực hiện các mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh

hoạt tại nhiều địa phương (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bình, Văn

Chấn, Văn Yên,…), mô hình thu gom, xử lý vỏ bao bì hoá chất, thuốc bảo vệ

thực vật trong sản xuất nông nghiệp; các dự án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm

môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và dự án cải tạo, phục hồi

môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm, nhất là các khu vực bị ô nhiễm do tồn

lưu thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải.

Thực hiện đúng các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với

các dự án; cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản;

triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất có nước thải công

nghiệp. Các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi

trường được tích cực thực hiện.

Khu thu gom xử lý rác thải tập trung đã được xây dựng ở tất cả các

huyện, thị xã, thành phố. Toàn tỉnh hiện có 09 khu thu gom xử lý rác tập trung

cấp huyện, trong đó có 01 nhà máy xử lý rác thải khu vực TP Yên Bái (ở xã

Văn Tiến), còn lại 08 khu khác đang xử lý rác theo phương thức chôn lấp. Đối

với chất thải rắn công nghiệp nguy hại, tỉnh chưa có khu xử lý tập trung.

Hệ thống thu gom xử lý rác thải ở đô thị được chính quyền các cấp quan

tâm, tuy nhiên năng lực thu gom còn hạn chế cả về thiết bị phương tiện, nhân

lực trong khi rác thải sinh hoạt tăng nhanh, tỷ lệ thu gom rác thải mới đạt

khoảng 80%. Thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn còn hạn chế, nhiều

khu vực dân cư chưa có bãi thu gom rác thải, còn tình trạng dân cư đổ rác, đốt

rác một cách tự phát gây ảnh hưởng đến môi trường.

Còn thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các đô thị, khu công

nghiệp, cụm công nghiệp, tại nhiều đô thị, điểm công nghiệp hệ thống thu

gom xử lý thoát nước đã xuống cấp hoặc quá tải, một phần lớn nước thải được

xả thẳng ra sông, suối, khe, rạch gây ô nhiễm nguồn nước sông, ngòi.

Page 33: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

31

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa chấp hành đúng,

đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, chất thải rắn, chất

thải nguy hại, khí thải chưa đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

4.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu

Yên Bái có điều kiện địa hình dốc, nhiều sông, suối và hồ, đập lớn nhỏ

dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu làm tăng lũ lụt ở vùng thấp, khô hạn ở

vùng cao. Tỉnh đã tích cực nâng cao năng lực quản lý, kiện toàn tổ chức bộ

máy, củng cố và chủ động các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng

chống thiên tai. Tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, phê duyệt

quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực có lồng ghép yếu tố ứng phó với biến đổi

khí hậu; tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi

khí hậu cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cư; lồng ghép ứng phó

với biến đổi khí hậu trong các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội,

quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng tại các điểm dân cư, trong việc quy

hoạch xây dựng các khu chôn lấp, xử lý chất thải, các khu công nghiệp, khai

thác và chế biến khoáng sản dựa trên các đánh giá tác động của biến đổi khí

hậu… Thực hiện di dân ra khỏi những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét

và sắp xếp ổn định dân cư trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai; nâng cấp

hoàn chỉnh hệ thống kè chống sạt lở bờ sông, suối (kè chống sạt lở bờ sông

Hồng, suối Nậm Kim…), nâng cấp, cải tạo, gia cố các hồ chứa nước lớn (hồ

Từ Hiếu - Mường Lai, hồ Suối Giàng,…), nghiên cứu, ứng dụng các biện

pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp và sản xuất theo hướng bền vững, xây

dựng các mô hình thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu…

5. Khoa học và công nghệ

Tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất và đời sống. Hầu hết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai

bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị, giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết của

địa phương, nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng đã tạo động lực cho phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh

tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ

khoa học ngày càng được nâng lên.

Trong nông nghiệp, từng bước công nghiệp hoá các khâu trong sản xuất

nông nghiệp, đặc biệt việc đưa các loại giống cây, giống con có năng suất, chất

lượng cao vào sản xuất. Tập trung phát triển, nhân rộng các mô hình đã khẳng

định thành công; nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới; xây dựng

thương hiệu cho các sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, ổn

định đời sống nhân dân như các dự án phát triển cây ăn quả có múi, xác định bộ

giống lúa chất lượng cao; phục tráng giống lúa bản địa... Công tác khuyến

nông, chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó

khăn cũng được quan tâm, chú trọng. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN

Page 34: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

32

thực hiện cải tiến quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao

chất lượng sản phẩm.

Công nghệ tin học được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động quản lý và

sản xuất, đặc biệt là trong ngành giáo dục và giữa các phòng, ban chuyên môn

của các sở, UBND tỉnh và huyện... Việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại

hoá phương tiện làm việc trong các cơ quan, đơn vị, trường học, trạm y tế đã

mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Ngoài ra việc

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật cũng được quan tâm đúng mức để

có thể tiếp thu và làm chủ được một số công nghệ mới khi được chuyển giao.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ

cao. Đội ngũ nhân lực KH&CN chưa đồng bộ về cơ cấu, còn thiếu nhân lực

trình độ cao chuyên sâu. Việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất trên địa bàn tỉnh còn chậm, nhiều doanh nghiệp không có năng lực đầu

tư đổi mới công nghệ, vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu.

6. Quốc phòng - An ninh

Yên Bái là tỉnh trung du miền núi với nhiều đồng bào thuộc các dân tộc

khác nhau sinh sống, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị trật tự xã

hội là vấn đề rất quan trọng. Lực lượng vũ trang trong tỉnh đã thường xuyên

bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện tốt chức năng tham mưu

cho cấp uỷ và chính quyền về công tác quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện

thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện có kết quả các mục

tiêu, nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

Thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nâng cao

khả năng sẵn sàng chiến đấu. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương, xây

dựng cơ sở vững mạnh, an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu không để xảy ra

đột xuất, bất ngờ; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ số

lượng, chất lượng; tổ chức diễn tập phòng thủ các cấp đạt kết quả tốt. Công tác

đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ quân sự địa phương, chính sách

hậu phương quân đội được thực hiện có hiệu quả.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát động sâu rộng

phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện hiệu quả Chi thi sô 48-

CT/TW ngay 22/10/2015 cua Bô Chinh tri vê “Tăng cương sư lanh đao cua

Đang đôi vơi công tac phong, chông tôi pham trong tinh hinh mơi” và chương

trình quốc gia phòng chống tội phạm, chương trình hành động phòng, chống

ma túy, buôn bán người...

Bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà

nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại tỉnh, đảm bảo an ninh trật

tự trong tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, các ngày lễ, kỷ niệm diễn ra trên

địa bàn, tạo chuyển biến về an ninh trật tự, nhất là ở các địa bàn trọng điểm.

Duy trì các mô hình phòng chống tội phạm, xây dựng khu dân cư, xã, phường,

Page 35: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

33

thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về an ninh trật tự. Tổ chức

điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo kịp thời, đúng pháp luật.

7. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng

7.1. Hệ thống giao thông

a) Đường bộ

- Đường cao tốc: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai (245 km) mới được đưa vao

vân hanh hoạt động.

- Quốc lộ có 04 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh, tổng chiều dài 377 km,

giai đoạn vừa qua đã duy tu, nâng cấp được 114 km quốc lộ đạt khoảng 30,2%.

+ QL37 (100,5 km) đường cấp IV, một số đoạn đã nâng cấp đạt cấp III

(khoảng 21%), đang tiếp tục triển khai nâng cấp.

+ QL70 (84 km) đường cấp IV, một số đoạn đã xuống cấp, đã cải tạo

nâng cấp đạt đường cấp III (khoảng 11%).

+ QL32A (175 km) đường cấp IV, đã cải tạo nâng cấp đạt đường cấp III

(khoảng 16%).

+ QL32C (17,5 km) đường cấp IV, đã cải tạo nâng cấp đạt đường cấp III

(khoảng 45,7%).

- Đường tỉnh có 15 tuyến tổng chiều dài 507,61 km, giai đoạn vừa qua đã

duy tu, nâng cấp được 143 km đường tỉnh đạt 32,6%. Hiện đường tỉnh cấp III

chiếm 5,8% (25,5 km); đường tỉnh cấp IV chiếm 16,9% (74,3 km); đường tỉnh

cấp V chiếm 77,3% (339,1 km).

- Đường giao thông nông thôn: Thực hiện Đề án phát triển giao thông

nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, hoàn thành kiên cố mặt đường bê tông xi

măng đạt 582,5 km (vươt 45,6% muc tiêu); mở mới va mở rộng đường đất thôn

bản đạt 1.189 km (vươt 138% mục tiêu).

Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn đến nay có 6.639 km (tăng

thêm 2.189 km so với năm 2010), gồm: Đường huyện có 85 tuyến với tổng

chiều dài 1.361 km; đường xã và đường thôn, bản có 980 tuyến (đường xã:

3.131 km và đường thôn bản 2.148 km). Trong đó, đường huyện, đường xã chủ

yếu đạt đường cấp VI và cấp A, B nông thôn, tỷ lệ cứng hóa đạt 90%.

- Đường đô thị: Hoan thanh xây dưng, nâng câp một số tuyến theo quy

hoạch (Đường Âu Cơ, TP Yên Bái; Đường Tân An, TX Nghĩa Lộ,...). Tổng

chiều dài đường đô thị hiện có 182,2 km (tăng thêm 16,6 km), trong đó TP Yên

Bái có 129,8 km, TX Nghĩa Lộ 18,3 km, còn lại thuộc cac thị trấn huyên.

- Bến xe khách: Trên địa bàn tỉnh hiện có 07 bến xe khách từ loại 2 đến

loại 5 đang hoạt động và được quản lý (06 bến do Công ty cổ phần vận tải thủy

bộ Yên Bái đầu tư khai thác quản lý, 01 bến do Công ty TNHH Thương mại và

dịch vụ Hải Phượng đầu tư quản lý). Hàng ngày có trên 300 chuyến xe xuất bến

Page 36: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

34

và bình quân trên 1.200 lượt hành khách/ngày lưu thông ở tất cả các bến xe.

Hiện còn 02 huyện vùng cao (Trạm Tấu và Mù Cang Chải) và một số thị trấn,

trung tâm cụm xã khu vực đông dân cư trong tỉnh chưa có bến xe khách.

b) Đường sắt

Tuyến đường sắt Ha Nôi - Lao Cai qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài

86,25 km đã được nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu hiện đại, duy trì hoạt

động ổn định 03 nhà ga trên địa bàn tỉnh (Ga Yên Bái, Ga Văn Phú, Ga Mậu A).

c) Đường thủy

Hoạt động của 02 tuyến đường thủy được duy trì ổn định, gồm:

- Tuyến đường thủy quốc gia trên sông Hồng: Đoạn qua tỉnh dài 115 km,

đã hình thành 02 bến Mậu A và Văn Phú.

- Tuyến đường thủy hồ Thác Bà: Dài 83 km, đã hình thành bến hồ Thác Bà.

d) Hàng không

Trên địa bàn tỉnh có 01 sân bay quân sự, có thể kết hợp nhiệm vụ quốc

phòng và khai thác cho các hoạt động cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp.

7.2. Hệ thống cấp điện

Giai đoạn 2011 - 2015, đã triển khai cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện

theo quy hoạch và thông qua việc thực hiện các chương trình năng lượng nông

thôn, xây dựng xã nông thôn mới.

- Lưới cao thế: Mở rộng 01 trạm biến áp (TBA) 220/110kV với công

suất tăng thêm 125MVA, đang xây dựng 02 TBA 110kV tổng công suất

65MVA, cải tạo mở rộng 01 TBA 110kV và xây dựng mới một số tuyến đường

dây 110 kV với các trạm biến áp 2x40MVA, 2x25MVA cung cấp điện chống

quá tải cho khu vực TP Yên Bái, các khu công nghiệp và mở rộng mạng phân

phối điện cho khu vực vùng cao thuộc các huyện phía Tây.

- Lưới điện trung thế: Đã nâng cấp, xây dựng mới các TBA 35/0,4kV,

TBA 22(10)/0,4kV với tổng dung lượng các TBA gần 100.000 kV; thực hiện

cải tạo, nâng công suất và mức điện áp từ 10/0,4kV lên 22/0,4kV cho TP Yên

Bái và một số khu vực đô thị trong tỉnh.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thành Dự án năng lượng nông thôn II

mở rộng triển khai tại 29 xã thuộc vùng sâu vùng xa, đã xây dựng mới và cải

tạo 535,7 km đường dây hạ thế, lắp đặt mới 7.825 công tơ.

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 100% số xã có điện (157/157 xã), tăng thêm

03 xã so với 2010; trong đó có 152 xã (96,8%) đạt tiêu chí hệ thống điện đảm

bảo an toàn của ngành điện, 97 xã (chiếm 61,8%) đạt tiêu chí tỷ lệ hộ sử dụng

điện thường xuyên an toàn từ các nguồn. Tổng số hộ dân được sử dụng điện

lưới quốc gia đạt 94,2%; còn một số xã vùng cao, lưới điện quốc gia mới đến

Page 37: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

35

trung tâm xã; toàn tỉnh còn 161 thôn bản (khoảng 12.000 hộ dân) chưa được sử

dụng điện lưới.

7.3. Cấp nước

- Cấp nước đô thị: Duy trì hoạt động ổn định các nhà máy nước TP Yên

Bái - Yên Bình (16.500 m3/ngày đêm) và nhà máy nước TX Nghĩa Lộ (3.500

m3/ngày đêm); triển khai đầu tư các trạm xử lý và cấp nước thô tại các thị trấn.

Tỷ lệ hộ dân cư đô thị được dùng nước sạch năm 2015 đạt 76,2% (vượt

MTQH), tăng thêm 6,2% so với năm 2010. Điều kiện địa hình có đồi núi xen

kẽ ảnh hưởng đến mở rộng xây lắp nhanh mạng đường ống phân phối nước cấp

II, III ở khu vực đô thị và dẫn nước cho các khu công nghiệp, đang làm hạn chế

đến việc đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

- Cấp nước sinh hoạt nông thôn: Thực hiện chương trình nước sạch nông

thôn kết hợp với các chương trình khác, đã xây dựng đưa vào hoạt động thêm

113 công trình nâng tổng số công trình cấp nước tập trung ở nông thôn lên 368

công trình đồng thời phát triển thêm nhiều công trình nước sạch quy mô hộ gia

đình (giếng lọc, giếng khoan bơm tay, lắp đặt đường ống nhựa tự chảy từ

nguồn nước tự nhiên hợp vệ sinh,...). Nâng tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử

dụng nước hợp vệ sinh từ 70% năm 2010 lên 85% năm 2015 (đạt MTQH).

Một số khu vực trong tỉnh, hoạt động của công trình cấp nước tập trung

nông thôn còn chưa bền vững, kém hiệu quả do gặp khó khăn về kinh phí bảo

trì và chưa có cơ chế quản lý vận hành phù hợp. Tỷ lệ các công trình hoạt động

có hiệu quả tốt và bền vững mới chiếm khoảng 70%.

7.4. Hệ thống thủy lợi

Giai đoạn 2011 - 2015 đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, cải

tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ, đập chứa nước, nạo vét, kiên cố hóa

kênh mương, củng cố hệ thống đê, kè sông, suối phục vụ nước tưới cho sản

xuất nông nghiệp, một phần kết hợp cấp nước sinh hoạt nông thôn và đảm bảo

an toàn chống lũ.

Tập trung đầu tư các công trình thuỷ lợi đầu mối, tu bổ nâng cấp hồ, đập

chứa nước vùng miền núi, hoàn thành cải tạo nâng cấp một số công trình thủy

lợi trọng điểm (công trình thuỷ lợi Nghĩa Tâm - Bình Thuận, thủy lợi Ngòi

Gùa, thuỷ lợi Nậm Có - Bản Lìm,...). Thi công hoàn thành đưa vào vận hành

hàng chục công trình kè chống sạt lở bờ sông, suối (kè chống sạt lở bờ sông

Hồng, kè chống sạt lở suối Nậm Kim, kè chống sạt lở suối Thia,…).

Đến nay, toàn tỉnh có 3.248 công trình thuỷ vừa, nhỏ và công trình tạm

có diện tích tưới 0,5 ha trở lên, trong đó có 22 công trình trạm bơm điện, 160

công trình hồ chứa, 3.066 công trình đập dâng, kênh dẫn nước; hệ thống kênh

mương có 1.670 km kênh dẫn nước và 2.100 km kênh nội đồng (750 km kênh

đã kiên cố chiếm 35,7%); có 313 công trình thủy lợi đầu mối đã được kiên cố.

Page 38: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

36

Hệ thống công trình thủy hiện đáp ứng tưới, tiêu cho trên 15.750 ha, đảm bảo

nước tưới cho hầu hết 100% diện tích lúa 2 vụ, 76% diện tích lúa cả năm.

Khu vực các huyện vùng cao phía Tây do phần lớn diện tích đất canh tác

trên địa hình có độ dốc từ mức trung bình đến cao, việc xây dựng công trình

dẫn nước gặp khó khăn, tình trạng thiếu nước tưới vụ đông xuân còn xảy ra đối

với diện tích ruộng bậc thang, cần tiếp tục nâng cấp, xây dựng các đập dâng

nhỏ đáp ứng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Khu vực các huyện phía Đông nhất

là Yên Bình, Lục Yên có nhiều vùng trũng thấp ngập úng vào mùa mưa bão

cần tăng cường đầu tư nạo vét, củng cố hệ thống kênh mương tiêu thoát và bổ

sung trạm bơm tiêu.

8. Thực trạng phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới

8.1. Thực trạng phát triển đô thị

Đến hết năm 2015, hệ thống đô thị trong tỉnh tiếp tục duy trì có 13 đô thị,

gồm thành phố Yên Bái (đô thị loại III), thị xã Nghĩa Lộ (đô thị loại IV) va 11

thi trân thuộc đô thị loại V (07 thị trấn huyên ly, 04 thị trấn nông trường).

Ngoài ra, các thị tứ trung tâm cụm xã có quá trình đô thị hóa khá mạnh tạo

thành những tụ điểm giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội ở các huyện trong tỉnh.

Quy mô dân số đô thị tăng bình quân 2%/năm, năm 2015 có 161,9 nghìn

người chiếm tỷ lệ 20,4% dân số (Vung TD&MNPB 20,6%; Ca nươc 33,5%).

Trong đó, thành phố Yên Bái có quy mô dân số nội thị 77,4 nghìn người chiếm

47,8% dân số đô thị trong tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ dân số nội thị có 20,9 nghìn

người chiếm 12,9% dân số đô thị trong tỉnh.

Giai đoạn vừa qua, các đô thị đều được đầu tư nâng cấp, xây dựng kết

cấu hạ tầng khang trang hơn, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng vai trò trung tâm,

hạt nhân thu hút, lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và các huyện, phát

triển các đô thị văn hóa, đô thị du lịch. Tại TP Yên Bái đô thị trung tâm tỉnh và

TX Nghĩa Lộ đô thị trung tâm khu vực phía Tây đã triển khai nhiều dự án đầu

tư nâng cấp, mở rộng kết cấu hạ tầng đô thị (đường giao thông đô thị, lưới điện,

hệ thống tiêu thoát nước,...), xây dựng các khu đô thị mới.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã đi vào hoạt động tạo nhiều cơ hội cho

TP Yên Bái xây dựng phát triển thành một trong những đô thị trung tâm của

Vùng TD&MNPB. Thành phố đã có quy hoạch mở rộng xây dựng kết cấu hạ

tầng, không gian đô thị sang khu vực hữu ngạn sông Hồng. Hình thành thêm

một số khu chức năng và khu đô thị mới đáp ứng nhu cầu xây dựng các khu ở

mới cho dân cư, người lao động và thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn về

dịch vụ, thương mại, công nghiệp và xây dựng.

8.2. Xây dựng nông thôn mới

Dân số nông thôn đến năm 2015 có 631,32 nghìn người, chiếm 79,6% sô

dân toan tinh. Nguồn sống và thu nhập chủ yếu của người dân nông thôn dựa

vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Các điểm dân cư nông thôn

Page 39: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

37

phân bố thành các làng, bản đa phần phân tán, quá trình xây dựng thôn bản, xã

nông thôn mới có những khó khăn hạn chế nhất định.

Tỉnh đã huy động và lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách trung ương,

địa phương và của cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới, tổng mức vốn huy

động đạt 1.021 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách 448 tỷ đồng, vốn huy động

trong dân và các tổ chức 573 tỷ đồng.

Triển khai đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống ở xã, thôn

bản (đường giao thông, cấp điện, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế

xã,…). Đến hết năm 2015, đã kiên cố mặt đường bê tông xi măng đạt 582,5

km, mở mới và mở rộng 1.189 km đường thôn bản. Phát triển nhiều mô hình

sản xuất (mô hình trồng cây ăn quả, trồng rừng và chế biến gỗ, trồng rau củ

thực phẩm, nuôi thủy sản giá trị hàng hóa cao,…) đem lại hiệu quả tích cực

giúp cải thiện, nâng lên đời sống hộ nông thôn, giảm số hộ nghèo.

Đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã có 6 xã đạt tiêu chí nông thôn mới

(chiếm 3,8%); 40 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên (25,5%); 51 xã đạt tiêu chí về thu

nhập (32,5%); 86 xã đạt tiêu chí việc làm (54,8%).

9. Thực trạng phát triển các vùng kinh tế

Quy hoạch vừa qua đã phân toàn tỉnh thành 02 vùng để định hướng phát

triển kinh tế - xã hội. Vùng phía Đông gồm TP Yên Bái và các huyện Văn Yên,

Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, có diện tích bằng 53,8% diện tích tự nhiên toàn

tỉnh. Vung phía Tây gồm TX Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù

Cang Chải, có diện tích bằng 46,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

a) Vùng kinh tế phía Đông

Với địa hình tương đối bằng phẳng, có diện tích mặt nước lớn, các địa

phương trong Vùng đã đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nông lâm kết

hợp và nuôi trồng thủy sản; hình thành một số vùng cây trồng tập trung như:

Lúa, cây thực phẩm, chè, quế, nuôi thuỷ sản, trồng rừng nguyên liệu.

Phát huy điều kiện thuận lợi có mạng lưới giao thông đường bộ, đường

sắt, đường thủy và hạ tầng kỹ thuật tương đối phat triên, trong Vùng đã hình

thành và phát triển hệ thống các khu, cụm công nghiệp tập trung trong tỉnh

(gồm 5 KCN, 8 cụm công nghiệp) thu hút được khá nhiều dự án đầu tư.

Các ngành dịch vụ, thương mại có bước phát triển với nhiều cơ sở kinh

doanh mới tập trung ở TP Yên Bái và các thị trấn. Quá trình xây dựng hạ tầng

giao thông, đô thị được đẩy mạnh hơn. Thành phố Yên Bái đang được xây

dựng và mở rộng theo hướng đáp ứng tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020.

b) Vung kinh tế phía Tây

Vung phía Tây chu yêu la đôi nui cao, giao thông đi lại khó khăn, trong

vùng có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha (cánh đồng lớn thứ 2 ở vùng

Tây Bắc) là vùng san xuât lương thực tập trung chu yêu la lua gao lớn nhất của

tỉnh. Các địa phương trong vùng đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp,

Page 40: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

38

lâm nghiệp. Khai thác tiềm năng thế mạnh, trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ,

trồng chè shan, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.

Du lịch và các dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đẩy

mạnh phát triển. Trong vùng đã hình thành một số khu, điểm du lịch sinh thái

nghỉ dưỡng (các khu du lịch sinh thái Suối Giàng, suối nước nóng bản Bon, ban

Hôc,...). Thị xã Nghĩa Lộ đang được đầu tư xây dựng thành thị xã văn hóa - du

lịch trung tâm vùng.

Phát triển hạ tầng thiết yếu, giải quyết các vấn đề xã hội được tỉnh tập

trung đầu tư cho các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải nhằm hỗ trợ giảm

nghèo nhanh, bền vững. Thực hiện hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa khai thác thế mạnh của 2 huyện. Sản xuất đã có chuyển biến

tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Kết quả chủ yếu

1) Trong điều kiện chịu tác động của suy giảm kinh tế thế giới và trong

nước, kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, về cơ bản tỉnh đã phát

triển đúng hướng theo quy hoạch được duyệt và đạt được kết quả khá toàn diện,

đạt và vượt 13/19 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.

Duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tiếp tục thu hẹp nhanh

khoảng cách về phát triển và GRDP bình quân đầu người so với cả nước và

vùng. Tạo lập được xuất phát điểm mới vững chắc cho phát triển kinh tế - xã

hội các giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 và xa hơn.

Môi trường chính sách, đầu tư kinh doanh được đổi mới, cải thiện một

bước tích cực, số lượng dự án đầu tư và doanh nghiệp thành lập mới tăng lên

khá nhanh. Huy động thêm được những nguồn lực trong và ngoài tỉnh vào phát

triển kinh tế, xã hội. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư tập trung và có

trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông đô thị và nông thôn. Khắc phục được

tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản.

Sản xuất nông, lâm nghiệp đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa

theo hướng tập trung nhất là trong lâm nghiệp. Sản xuất công nghiệp đã hình

thành một số KCN, cụm công nghiệp đi vào hoạt động khá hiệu quả, thu hút

được các dự án, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều

lao động.

Dịch vụ du lịch có nhiều chuyển biến, phát triển mạnh hơn, thu hút được

một số dự án đầu tư có quy mô, hình thành phát triển một số khu, điểm du lịch

bước đầu có sức hấp dẫn khách du lịch trong, ngoài nước (Suối Giàng, Mù

Cang Chải,...).

2) Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh được cải thiện,

nâng lên một bước rõ rệt. Các chủ trương chính sách, chương trình mục tiêu về

Page 41: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

39

phát triển các lĩnh vực xã hội được thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm

nhanh từ hơn 32,21% (năm 2010) xuống còn 16,02% (năm 2015).

Phổ cập giáo dục được mở rộng ra các bậc học từ mầm non đến THCS

và toàn bộ các huyện, thị trong tỉnh; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt khá cao

37%. Chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết quả tiến bộ, tỷ lệ dân số tham

gia BHYT đạt cao 88,4%. Các hoạt động văn hóa, thông tin được đẩy mạnh

góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc

trong tỉnh.

3) Hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, cấp điện, thông tin, viễn thông,

cấp nước,...) được xây dựng, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất,

sinh hoạt của nhân dân và các thành phần kinh tế: Xây dựng đường giao thông

nông thôn (kiên cố hóa hơn 500 km đường, mở mới và mở rộng hơn 1.000 km

đường đất thôn, bản); hoàn thành 100% xã có điện lưới đến khu vực trung tâm;

mạng thông tin, viễn thông được phát triển nhanh, số thuê bao internet tăng lên

gấp gần 10 lần so với năm 2010.

4) Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự xã hội được tổ chức

thực hiện đạt kết quả tích cực, quốc phòng an ninh được củng cố, duy trì ổn

định chính trị xã hội, không để xảy ra tình huống bất ngờ trên địa bàn.

Bảng 3. Một số chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh Yên Bái so với Vùng TD&MNPB

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015

1. Diện tích (km2) 6.886,3 6.886,3 6.887,67

So với Vùng TD&MNPB (%) 7,2 7,2 7,2

2. Dân số (nghìn người) 751,3 774,6 793,07

So với Vùng TD&MNPB (%) 6,7 6,7 6,8

3. GRDP (tỷ đồng, giá hiện hành) 11.160,8 17.113,9 20.662,1

So với Vùng TD&MNPB (%) 5,6 5,9 6,1

4. GRDP/người (triệu đồng, giá hiện hành) 14,9 22,1 26,1

So với Vùng TD&MNPB (%) 83,6 87,0 90,1

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái và tổng hợp của Dự án

2. Tồn tại, hạn chế

1) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, tăng trưởng kinh tế nhanh

nhưng còn dựa nhiều vào khai thác các tài nguyên sẵn có. Thu ngân sách trên

địa bàn tăng lên khá nhưng còn thiếu bền vững, chưa tạo được nhiều nguồn thu

mới. Quy mô, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và năng suất, chất lượng của

nhiều sản phẩm còn hạn chế.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp chưa phát triển được nhiều mô hình sản

xuất tập trung có giá trị hàng hóa lớn (trang trại, gia trại, HTX), hình thành các

chuỗi liên kết sản xuất - cung ứng tiêu thụ sản phẩm. Việc mở rộng ứng dụng

Page 42: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

40

tiến bộ công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, giá trị thu được trên 01 ha đất chưa

cao; xây dựng phát triển thương hiệu đặc sản, nông, lâm sản hàng hóa chưa

mạnh; phát triển các mô hình HTX kiểu mới chưa được nhiều. Phát triển kinh

tế lâm nghiệp còn thiếu bền vững. Tỷ lệ che phủ rừng đã được nâng lên 62%

nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu quy hoạch (63,5%).

- Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch chưa nhanh, còn phụ thuộc nhiều vào

khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có, ít sản phẩm mới, công nghiệp chế

biến sâu nông sản, lâm sản phát triển còn chậm; các ngành nghề tiểu thủ công

nghiệp, nghề truyền thống phát triển chưa tương xứng. Một số KCN, cụm công

nghiệp điều kiện hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ.

- Các ngành dịch vụ, du lịch có bước phát triển nhưng sản phẩm còn

thiếu đa dạng, thiếu sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao; một số dịch vụ phát

triển chưa tương xứng tiềm năng như dịch vụ logistics xuất nhập khẩu hàng hóa,

dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch sinh thái.

2) Phát triển các lĩnh vực xã hội còn một số hạn chế. Chất lượng giáo

dục, khám chữa bệnh có chuyển biến nhưng chưa đồng đều giữa các địa bàn

trong tỉnh; lực lượng lao động có kỹ thuật và lành nghề còn chiếm tỷ lệ thấp;

hoạt động văn hóa, thông tin ở cơ sở chậm đổi mới nội dung, hình thức, chất

lượng xây dựng làng, bản, khu phố, gia đình văn hóa chưa cao.

3) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng, nâng cấp có thay đổi

khá rõ, song nhìn chung vẫn còn thiếu thốn, chưa đồng bộ nhất là kết cấu hạ

tầng nông thôn; ty lê xa đat tiêu chí nông thôn mới con tương đối thâp; hạ tầng

dịch vụ thương mại (mạng lưới chợ, kho bãi,...) phát triển chưa nhanh đáp ứng

yêu cầu sản xuất, sinh hoạt. Một số công trình kết cấu hạ tầng chưa phát huy

hiệu quả cao. Nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu

cầu phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương trong tỉnh.

4) Bảo vệ môi trường còn một số hạn chế, hạ tầng môi trường (thu gom

xử lý rác thải, nước thải,...) đô thị, khu công nghiệp phát triển còn chậm; khai

thác sử dụng một số tài nguyên khoáng sản hiệu quả chưa cao, khai thác

khoáng sản trái phép, không đúng quy định còn xảy ra.

3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế

Kết quả thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu theo quy hoạch

trong giai đoạn vừa qua còn 6/19 chỉ tiêu chưa đạt (tăng trưởng kinh tế; giá trị

hàng hóa xuất khẩu; xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên; tỷ lệ xã nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng), ngoài nguyên nhân khách

quan như: Kinh tế của tỉnh chịu tác động mạnh của suy giảm kinh tế trong và

ngoài nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản

xuất công nghiệp tăng chậm, thị trường bị thu hẹp; sản xuất nông, lâm nghiệp

bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh xuất hiện ở nhiều địa

phương trong tỉnh; huy động nguồn vốn xã hội cho đầu tư xây dựng xã, thôn

bản nông thôn mới gặp những khó khăn hạn chế chưa đạt theo dự kiến. Về chủ

quan là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Page 43: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

41

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tuy vượt chỉ tiêu quy hoạch đề ra

nhưng nhìn chung nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế chưa đáp ứng được

nhu cầu phát triển các ngành, địa phương. Đầu tư cho một số ngành, lĩnh vực

còn chậm, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đảm bảo ảnh

hưởng đến thu hút các dự án đầu tư sản xuất; một số dự án, công trình đầu tư

kết cấu hạ tầng hiệu quả còn hạn chế; chưa huy động được nhiều nguồn vốn

cho đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng xã, thôn, bản nông

thôn mới.

- Thực hiện cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lý chưa đồng đều

giữa các ngành, địa phương, chưa đáp ứng yêu cầu tạo môi trường thật sự hấp

dẫn thông suốt, các khâu trong thu hút các nhà đầu tư, phát triển các thành phần

kinh tế.

- Các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ, hộ

nông dân sản xuất trước những tác động từ bên ngoài còn hạn chế, thiếu hiệu

quả. Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm

nghiệp. Việc thực hiện, vận dụng cơ chế, chính sách theo quy định của pháp

luật để phát triển sản xuất, huy động nguồn lực có mặt còn cứng nhắc.

- Công tác quản lý, điều hành của một số ngành, địa phương còn chưa

khoa học, thiếu trọng tâm trọng điểm và sát sao cụ thể; chưa có giải pháp kịp

thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh; việc nghiên cứu, tham mưu

triển khai áp dụng các chính sách, chế độ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung

ương ban hành có lúc còn chậm, chất lượng chưa cao.

- Còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nỗ lực trong thực

hiện nhiệm vụ, năng lực còn hạn chế; thiếu tích cực chủ động nghiên cứu, nắm

bắt kiến thức quản lý và sâu sát công việc thực tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

được giao.

Page 44: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

42

PHẦN THỨ HAI

RÀ SOÁT CÁC YẾU TỐ, NGUỒN LỰC TÀI NGUYÊN VÀ

DỰ BÁO ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ___________________

I. RÀ SOÁT CÁC YẾU TỐ, NGUỒN LỰC TÀI NGUYÊN

1.Về vị trí địa kinh tế và điều kiện địa hình lãnh thổ

1.1.Vị trí địa kinh tế

Yên Bái nằm ở khu vực trung tâm của Vùng Trung du và Miền núi phía

Bắc, trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông quốc gia, liên vùng đi qua, gồm:

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, QL70, QL32, QL32C, QL37, đương sắt Ha Nôi -

Lao Cai, tuyến đường thủy sông Hồng (Lào Cai - Hà Nội). Đặc biệt, Yên Bái

nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đây là những điều kiện thuận lợi giúp Yên Bái rút ngắn thời gian, tăng khả

năng lưu thông vận chuyển, giao lưu thương mại của tỉnh với các trung tâm

kinh tế lớn ở khu vực các tỉnh phía Bắc, Vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng Thủ đô Hà

Nội và quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cơ hội thuận lợi khai thác, sử dụng cơ

sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật quốc gia cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội,

nhất là với Cảng HKQT Nội Bài, Cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Khu cửa

khẩu quốc tế Lào Cai. Những tác động thay đổi về điều kiện vị trí địa kinh tế

đang tạo cho tỉnh những điều kiện cơ hội phát triển nổi bật như sau:

- Cơ hội thuận lợi cho thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng

hóa sản phẩm, khai thác tiềm năng thế mạnh tài nguyên cho phát triển nhiều

ngành kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông lâm nghiệp,...).

- Cơ hội thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong, ngoài nước

đầu tư vào tỉnh trong một số ngành lĩnh vực trước đây còn thiếu lợi thế như

phát triển các dịch vụ logistics lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu và liên

vùng; phát triển thương mại quốc tế, nhất là với thị trường Trung Quốc; phát

triển các ngành công nghiệp không sử dụng tài nguyên tự nhiên tại chỗ (công

nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, ...).

- Cơ hội đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết với các địa phương xung quanh

cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giao lưu kinh tế, xây dựng hạ tầng, từng

bước phát triển thành một trung tâm đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội ở

Vùng TD&MNPB.

1.2. Đặc điểm điều kiện địa hình lãnh thổ

Địa hình toàn tỉnh có 3 dãy núi lớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam, từ Tây sang Đông có: Dãy Hoàng Liên Sơn - Phú Luông phân chia thung

lũng sông Ðà và sông Hồng; dãy núi Con Voi phân tách thung lũng sông Hồng

và sông Chảy; dãy núi đá vôi lớn phân tách thung lũng sông Chảy và sông Lô

(Tuyên Quang). Theo đó, toàn tỉnh có:

Page 45: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

43

- 02 vùng thấp, đất tương đối bằng có xen đồi núi, gồm:

Vùng đất thấp tương đối bằng thung lũng sông Hồng thuộc khu vực TP

Yên Bái và các huyện Văn Yên, Trấn Yên.

Vùng đất thấp tương đối bằng thuộc thung lũng sông Chảy vùng hồ Thác

Bà thuộc khu vực các huyện Yên Bình, Lục Yên.

- 02 vùng núi vừa và cao, gồm:

Vùng núi cao phía Tây thuộc khu vực TX Nghĩa Lộ và các huyện Mù

Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.

Vùng núi vừa và thấp phía Đông (khu vực núi Con Voi và dãy núi đá vôi

sông Chảy) thuộc khu vực TP Yên Bái và các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên

Bình, Lục Yên.

1.3. Tình hình biến đổi khí hậu

Yên Bái nằm trong khu vực khí hậu Miền Bắc Việt Nam với nền khí hậu

nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chịu ảnh hưởng nhiều của phân hóa khí

hậu, thời tiết theo đai cao và địa hình chia cắt tạo thành những tiểu vùng khí

hậu khác nhau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 220C - 250C, tổng nhiệt độ cả

năm 7.500 - 8.0000C, độ ẩm trung bình 83 - 87%, lượng mưa trung bình hàng

năm 1.500 - 2.200 mm.

Đặc điểm khí hậu, thời tiết ở Yên Bái nhìn chung tương đối ôn hòa nhất

là ở các vùng núi vừa và cao, thuận lợi cho dân sinh và phát triển các ngành du

lịch, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới,

nhất là một số sản phẩm cận nhiệt đới, ôn đới (rau củ quả thực phẩm, hoa quả,

cây dược liệu, cây lấy gỗ,...).

Hạn chế lớn nhất, về mùa đông lượng mưa ít gây khô hạn ở nhiều nơi,

vùng núi cao thường có sương giá, rét đậm rét hại xảy ra nhiều và kéo dài ảnh

hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Mùa hè, có những đợt mưa bão lớn, gây lũ quét,

ngập lụt nhất là ở các khu vực thấp ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại và sinh hoạt.

Trong điều kiện chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm qua nhiệt độ

trung bình năm có xu hướng tăng, tình trạng hạn hán mở rộng ra nhiều khu vực

trong tỉnh kể cả ở khu vực thấp, khô nóng cháy rừng, mưa bão, lũ quét, lũ ống

gây sạt lở đất, ngập lụt diễn biến tăng cả về cường độ và tần suất.

Bảng 4. Thời tiết, khí hậu các khu vực thuộc tỉnh Yên Bái

Tiểu vùng

khí hậu

Độ cao

TB (m)

Nhiệt

độ TB

(0C)

Nhiệt độ

cả năm

(0C)

Lượng

mưa TB

(mm)

Độ ẩm

TB

(%)

Đặc điểm

Mù Cang

Chải > 900 18 - 20

6.500 -

7.000

1.800 -

2.000 80

- Về mùa đông nhiệt độ có

khi xuống tới 00C.

- Thích hợp phát triển các

loại động, thực vật vùng

ôn đới.

Page 46: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

44

Tây Nam

Văn Chấn -

Trạm Tấu

800 18 - 20 7.500 1.200 -

2000 84

- Phía Bắc mưa nhiều,

phía Nam là vùng mưa ít

nhất tỉnh.

- Thích hợp phát triển các

loại động, thực vật á nhiệt

đới, ôn đới

Văn Chấn -

Tú Lệ

200 -

400 21 - 32 8.000

1.400 -

1.600 83

Phát triển cây lương thực,

thực phẩm, cây chè, cây

ăn quả có múi, có cùi

Nam Trấn

Yên - Văn

Yên - Yên

Bái - Ba Khe

70 23 - 24 8.000 1.800 -

2.200 83 - 87

- Mưa phùn nhiều nhất

tỉnh

- Phát triển cây lương

thực, thực phẩm, cây công

nghiệp, cây ăn quả

Lục Yên -

Yên Bình 300 20 - 23 8.000

1.800 -

2.000 87

- Có diện tích mặt nước rộng:

hồ Thác Bà 19.050 ha.

- Phát triển cây lương

thực, thực phẩm, cây lâm

nghiệp, nuôi trồng thuỷ

sản, phát triển du lịch

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái

2. Tài nguyên tự nhiên

2.1. Tài nguyên đất

Đất đai trong tỉnh chủ yếu là đất dốc, trong đó: Đất có độ dốc < 90 chiếm

9,3% diện tích tự nhiên; đất dốc 9 - 150 chiếm 1,2%; đất dốc 16 - 250 chiếm

33,8%; đất dốc > 250 chiếm diện tích lớn 55,7% diện tích tự nhiên. Theo kết

quả điều tra phân loại đất, toàn tỉnh có 08 nhóm đất chính, gồm:

- Nhóm đất phù sa: Chiếm 1,33% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở

khu vực thuộc TP Yên Bái và các huyện Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên. Hiện

chủ yếu đang sử dụng làm đất sản xuất nông nghiệp, đất xây dựng kết cấu hạ

tầng (đô thị, giao thông, khu công nghiệp,...).

- Nhóm đất glây: Chiếm 0,61% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các

địa hình thấp trũng, thung lũng sông suối. Hiện chủ yếu đang sử dụng trồng lúa

nước, nuôi thủy sản.

- Nhóm đất đen: Chiếm 0,13% diện tích, phân bố chủ yếu ở các khu vực

núi đá vôi, thích hợp trồng các loại cây màu, cây công nghiệp hàng năm.

- Nhóm đất xám: Có diện tích lớn nhất chiếm 82,57% diện tích tự nhiên,

phân bố nhiều ở độ dốc trên 250 tập trung ở Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang

Chải. Đất có độ mùn thấp, thích hợp cho trồng rừng, trồng cây lâu năm, cải tạo

trồng cây ăn quả. Hiện chủ yếu sử dụng trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn

quả, một số nơi đất dốc <250 đang được sử dụng làm ruộng bậc thang.

- Nhóm đất đỏ nâu: Chiếm 1,76% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều trên

các núi đá vôi, tập trung ở các huyện Lục Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, thích hợp

trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

Page 47: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

45

- Nhóm đất mùn alít: Chiếm 8,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở các đai

núi cao trên 1.800 mét thuộc các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn,

thích hợp cho trồng rừng.

- Nhóm đất tầng mỏng trơ sỏi đá: Chiếm 0,33% diện tích tự nhiên, phân

bố chủ yếu ở vùng đá lộ đầu thuộc các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn,

trồng cây chống xói mòn (muồng, keo,...).

- Đất khác (sông, suối, núi đá,...): Chiếm 5,17% diện tích.

Điều kiện thổ nhưỡng có nhiều loại đất, từ đất phù sa bồi tích ven sông,

đất thung lũng tích tụ đến các loại đất đỏ vàng, nâu đen trên đồi núi, thích hợp

cho phát triển đa dạng hóa cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp. Hạn chế, qua

nhiều quá trình khai thác sử dụng, tỷ lệ đất xám bạc màu ngày càng tăng và

chiếm diện tích lớn. Đất đai phần lớn là đất có độ dốc từ trung bình đến cao,

thâm canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa cần phải đầu tư nhiều cho thủy lợi và

xây dựng đồng ruộng.

Hiện trạng sử dụng đất:

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên theo

các đơn vị hành chính của tỉnh có 688.767 ha, bao gồm:

- Đất nông nghiệp: Có 588.559 ha chiếm 85,5% tổng diện tích đất, tăng

thêm 3.471 ha so với năm 2013. Trong đó, đất trồng lúa có 28.042 ha chiếm

4,1% diện tích đất tự nhiên (tăng thêm 1.707 ha); đất lâm nghiệp có 466.829 ha

chiếm 67,8% diện tích tự nhiên, giảm 7.292 ha do chuyển đổi mục đích sang

đất sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng; đất có mặt nước nuôi thủy sản

2.351 ha chiếm 0,3% diện tích tự nhiên (tăng 765 ha).

- Đất phi nông nghiệp: Có 53.902 ha chiếm 7,8% diện tích đất tự nhiên

(tăng 191 ha) so với năm 2013, trong đó đất ở 5.266 ha chiếm 0,8% diện tích

đất tự nhiên, đất chuyên dùng có 16.734 ha chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng có 46.306 ha chiếm

6,7% tổng diện tích đất tự nhiên và giảm 3.522 ha so với năm 2013. Trong giai

đoạn 2013 - 2015 chuyển đổi một phần diện tích đất chưa sử dụng sang đất phi

nông nghiệp và đất nông nghiệp.

Bảng 5. Tình hình sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2015

TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã

Năm 2013 Năm 2015 Tăng

(+),

giảm(-) Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích đất tự

nhiên (1+2+3) 688.627,6 100 688.767 100 140

1 Đất nông nghiệp NNP 585.088,5 85,0 588.559 85,5 3.471

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 109.319,1 15,9 119.285 17,3 9.966

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 64.186,56 9,3 71.790 10,4 7.604

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 26.335 3,8 28.042 4,1 1.707

Page 48: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

46

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 37.851,56 5,5 43.748 6,4 5.896

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 45.132,56 6,6 47.495 6,9 2.362

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 474.121 68,9 466.829 67,8 -7.292

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 285.412,6 41,4 291.732 42,4 6.319

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 152.200,3 22,1 138.949 20,2 -13.251

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 36.508,12 5,3 36.147 5,2 -361

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.585,96 0,2 2.351 0,3 765

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 62,44 0,0 95 0,0 32

2 Đất phi nông nghiệp PNN 53.711,31 7,8 53.902 7,8 191

2.1 Đất ở OCT 5.066,88 0,7 5.266 0,8 199

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 4.058,47 0,6 4.246 0,6 188

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1.008,41 0,1 1.020 0,1 11

2.2 Đất chuyên dùng CDG 15.604,04 2,3 16.734 2,4 1.130

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 164,14 0,0 129 0,0 -35

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.912,04 0,3 1.914 0,3 2

2.2.3 Đất an ninh CAN 134,27 0,0 161 0,0 27

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự

nghiệp DSN 743,83 0,1 697 0,1 -47

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 3.814,53 0,6 3.859 0,6 44

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 8.835,23 1,3 9.974 1,4 1.138

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 31,13 0,0 24 0,0 -7

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 15,47 0,0 44 0,0 28

2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,

nhà tang lễ, NHT NTD 671,34 0,1 767 0,1 96

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 8.987,43 1,3 8.646 1,3 -341

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 23.185,69 3,4 22.287 3,2 -899

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 149,33 0,0 134 0,0 -15

3 Đất chưa sử dụng CSD 49.827,82 7,2 46.306 6,7 -3.522

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 713,06 0,1 627 0,1 -86

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 45.620,9 6,6 44.058 6,4 -1.563

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 3.493,86 0,5 1.621 0,2 -1.873

Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai 2015 - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái

Page 49: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

47

2.2. Tài nguyên rừng

Khí hậu và thổ nhưỡng tạo cho Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau

(rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, rừng trên núi cao...) với nhiều nguồn lợi phong phú

từ rừng. Hàng năm tỉnh đã tích cực trồng rừng va khôi phuc rưng, bao vê va nuôi

dương rưng phong hô. Trong giai đoạn 2006 - 2015, diện tích rừng tăng bình

quân 2,4%/năm, đến năm 2015 tỷ lệ che phủ rừng toan tinh đạt 62,2%.

Với diện tích đất lâm nghiệp lớn, hơn 470 nghìn ha chiếm gần 70% diện

tích tự nhiên toàn tỉnh, Yên Bái có lợi thế phát triển kinh tế rừng, nhất là phát

triển công nghiệp trồng rừng và chế biến gỗ có quy mô lớn; hình thành phát

triển các làng nghề chế biến lâm thổ sản góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

vùng cao miền núi và tạo nguồn sinh kế cho nhiều hộ đồng bào dân tộc.

2.3. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước tỉnh Yên Bái tương đối phong phú, đảm bảo để phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bao gồm nước mưa, nước mặt và nước dưới đất.

Lượng mưa bình quân trong toàn tỉnh khoảng 1.800 - 1.900 mm với tổng

lượng mưa là 12,8 tỷ m3/năm.

- Nguồn nước mặt: Được hình thành từ 101 con sông, ngòi trên địa bàn

tỉnh. Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn gồm sông Thao, sông Chảy và suối

Nậm Kim với tổng chiều dài 320 km, diện tích lưu vực trên 3.400 km2, phân bố

tương đối đều từ Đông sang Tây theo các vùng trong tỉnh. Hàng năm, Yên Bái

nhận được trung bình 23,3 tỷ m3 nước từ bên ngoài chảy vào qua hệ thống lưu

vực sông Thao, sông Chảy. Lượng nước mặt từ các con sông trên địa bàn tỉnh

đạt khoảng 8,47 tỷ m3/năm.

+ Sông Thao là dòng chính của sông Hồng chảy qua địa phận Yên Bái

dài 100 km, với 48 ngòi suối phụ lưu (trong đó có 4 phụ lưu lớn: Ngòi Thia,

Ngòi Hút, Ngòi Lâu và Ngòi Lao), diện tích lưu vực 2.700 km2.

+ Sông Chảy qua địa phận Yên Bái dài 95 km, diện tích lưu vực 2.200

km2, dòng chảy có độ dốc lớn nên phần hạ lưu đã xây dựng Nhà máy thuỷ điện

Thác Bà tạo nên một cảnh quan du lịch sinh thái.

+ Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 554 km2 là chi nhánh hệ

thống sông Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện.

+ Hệ thống ao, hồ, đầm có tổng diện tích trên 23.000 ha, là tiềm năng để

phát triển các ngành du lịch và thuỷ sản.

- Nguồn nước dưới đất: Phân bố ở độ sâu 20 - 200 mét dưới lòng đất, có

trữ lượng tiềm năng khai thác khoảng 1.109.924 m3/ng. Nước khoáng nóng

phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị

xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 400C, hàm lượng khoáng hoá 1 - 5 gam/lít, có khả

năng chữa bệnh khi được xử lý độc tố.

Page 50: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

48

2.4. Tài nguyên khí hậu

Yên Bái có khí hậu thuận lợi để phát triển cho sản xuất nông nghiệp. Đặc

trưng của khí hậu Yên Bái là nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền nhiệt

cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (khoảng 18-200C) (khác với số

liệu chung là từ 22-230C), cao nhất 37-390C, thấp nhất 2-40C; chế độ mùa trong

năm phân thành 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Tài nguyên ánh sáng: Yên Bái có tổng số giờ nắng trong năm tương đối

nhiều, trung bình khoảng 1.100-1.300 giờ nắng, cường độ bức xạ ánh nắng mặt

trời lớn; thuận lợi cho phát triển công nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo; phân

mùa rõ rệt, có nhiều trong mùa khô, thuận lợi cho quá trình quang hợp trong đời

sống của cây trồng, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (trong

những năm gần đây nhiệt độ trung bình dao động khoảng 20-230C; nhiệt độ

trung bình tháng trong năm cao nhất khoảng 28-290C; thấp nhất khoảng 12-

140C). Điều kiện nhiệt độ của Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc ra

hoa, tạo hạt; ra quả, tạo củ... của nhiều loại cây trồng.

Tài nguyên ẩm: Yên Bái có lượng mưa hàng năm lớn, độ ẩm tương đối

cao nên thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật tại các

tiểu vùng khí hậu, như: Tiểu vùng Mù Cang Chải thích hợp phát triển cây

trồng, vật nuôi vùng ôn đới; tiểu vùng Tây Nam Văn Chấn thích hợp trồng cây

và vật nuôi vùng á nhiệt đới và ôn đới; tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ thích hợp

phát triển cây lương thực, cây công nghiệp chè, đặc biệt chè tuyết vùng cao,

quế, cây ăn quả và cây lâm nghiệp; tiểu vùng Nam Trấn Yên - Văn Yên - thành

phố Yên Bái - Ba Khe thích hợp phát triển cây nông nghiệp, lương thực, thực

phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, chè...; tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình là

vùng có diện tích mặt nước nhiều nhất tỉnh, có khí hậu ôn hòa, có điều kiện

thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và du lịch.

2.5. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng nhưng đa số là những mỏ nhỏ phù

hợp cho khai thác phát triển công nghiệp địa phương. Toàn tỉnh hiện có 257 mỏ

và điểm mỏ khoáng sản thuộc các nhóm năng lượng, khoáng chất công nghiệp,

kim loại, vật liệu xây dựng và nước khoáng.

- Nhóm khoáng chất công nghiệp: Có các mỏ, điểm mỏ khoáng chất

nguyên liệu công nghiệp cho sản xuất phân bón, hóa chất, đặc biệt có đá quý,

đá bán quý phân bố ở Lục Yên, Yên Bình và Trấn Yên.

- Nhóm khoáng sản kim loại: Có sắt (trữ lượng khoảng 200 triệu tấn),

kim loại mầu (đồng, chì, kẽm,...), vàng, đất hiếm phân bố chủ yếu ở khu vực

hữu ngạn sông Hồng.

Page 51: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

49

- Khoáng sản đá vôi trắng: Yên Bái có trữ lượng lớn đá vôi trắng, thuận

lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến tiêu thụ trong nước, xuất

khẩu các sản phẩm từ đá vôi trắng như đá block, đá ốp lát, đá bột nghiền các

loại phục vụ sản xuất công nghiệp (giấy, nhựa, sơn, hóa chất,…). Khu vực mỏ

đá vôi trắng tập trung ở 2 huyện Lục Yên và Yên Bình, dọc theo phía tả ngạn

sông Chảy, tổng trữ lượng khoảng 2,4 ty m3. Những năm gần đây, sản lượng

khai thác chế biến đá vôi trắng trong tỉnh trung bình hàng năm đạt khoảng

53.000 m3 đá block, 850.000 m2 đá xẻ ốp lát, 1.200.000 tấn đá bột nghiền.

- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng: Có đá vôi ximăng, đá mỹ nghệ, đá

cảnh Suối Giàng (đá Marble), đá granit, sét, cát sỏi trữ lượng lớn (VLXD thông

thường trên 450 triệu tấn, Kaolin, Felspat trên 15 triệu tấn) để sản xuất ximăng,

đá ốp lát các loại và vật liệu xây dựng.

- Nhóm khoáng sản năng lượng: Có các loại than nâu, than antraxít, than

bùn và đá chứa dầu, phân bố tập trung trong khu vực thung lũng sông Hồng,

sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù Nham, Văn Chấn.

- Nhóm nước khoáng: Hầu hết các loại nước khoáng tại Yên Bái đều

thuộc loại nước khoáng chữa bệnh, được phân bố chủ yếu ở hữu ngạn sông

Hồng thuộc các huyện Văn Chấn và Trạm Tấu.

2.6. Tài nguyên du lịch

Yên Bái có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, hấp dẫn cả về tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, trong điều kiện hạ tầng

giao thông kết nối ngày càng thuận lợi, du lịch ngày càng có nhiều tiềm năng

triển vọng phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Có thể khai thác phát triển các loại hình du

lịch sinh thái thăm quan, nghỉ dưỡng, thể thao, chữa bệnh. Các vùng du lịch

đang có cơ hội đẩy mạnh khai thác, gồm:

+ Vung du lich hồ Thác Bà và dọc sông Chảy: Trung tâm là khu vực hồ

Thác Bà (hơn 19.000 ha) với mặt nước rộng lớn, nhiều đảo lớn nhỏ và hang

động, có điều kiện hình thành phát triển các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng,

thể thao, giải trí có quy mô lớn. Hiện hồ Thác Bà đang được lập hồ sơ xây

dựng thành khu du lịch cấp Quốc gia.

+ Vung du lich thành phố Yên Bái và Nam huyện Trấn Yên: Nổi bật có

khu đâm Vân Hôi, đâm Hâu thuận lợi để phát triển khu du lịch sinh thái kết hợp

thể thao (sân golf,..), giải trí.

+ Vung du lịch miền Tây, gồm: Thị xã Nghĩa Lộ va cac huyện Văn

Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, có nhiều địa điểm để phát triển du lịch sinh

thái độc đáo như Cánh đồng Mường Lò (lớn thứ hai ở Vùng Tây Bắc), Suối

Giàng (vùng chè San Tuyết cổ thụ), Suối nước khoáng nóng Bản Bon (350C -

450C), Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (khoảng 2.300 ha ở độ cao trên

1.500m) được xếp vào danh mục khu di tích danh thắng cấp Quốc gia,... Có

Page 52: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

50

điều kiện khai thác phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thăm

quan kết hợp du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng với đồng bào nhiều dân tộc

trong tỉnh nhất là đồng bào dân tộc Thái và dân tộc Mông.

+ Vung du lịch Trấn Yên - Văn Yên, gồm: Phía Bắc của huyện Trấn Yên

và huyện Văn Yên với các địa điểm có điều kiện phát triển du lịch sinh thái nổi

bật như Rừng nguyên sinh Nà Hẩu, Thác nước (tại xã Ngòi A).

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Có các di tích lịch sử, văn hóa, kho tàng

văn hóa dân gian, lễ hội, làng nghề truyền thống có giá trị du lịch, văn hóa tâm

linh như: Đền Đông Cuông, đền Tuần Quán, đền Đại Cại, Căng - Đồn Nghĩa

Lộ, chiến khu Vần...; các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các

dân tộc trong tỉnh như: Hạn Khuống của người Thái, lễ hội Lồng Tồng của

người Tày, lễ hội Gầu Tào của người Mông...; nghệ thuật xòe của người Thái,

múa khèn của người Mông, hát giao duyên của người Cao Lan, nghi lễ cấp sắc

của người Dao Đỏ; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng nghề tranh đá

quý (Lục Yên), làng nghề Dệt thổ cẩm Nghĩa An (Nghĩa Lộ),... đều có thể khai

thác cho phát triển du lịch.

3. Dân số và nguồn nhân lực

3.1. Dân số

- Hiện trạng: Quy mô dân số toàn tỉnh năm 2015 có 793.076 người (nam

chiếm 49,95% va nữ 50,05%), tỷ lệ dân sô đô thi chiếm 20,4% dân số. Mật độ

dân cư trung bình 115 người/km2, phân bố tập trung nhiều ở các khu vực thấp

và đô thị (thị xã Nghĩa Lộ 987 người/km2, thành phố Yên Bái 935 người/km2),

mât đô dân cư thưa nhất ơ cac huyên vung cao (Trạm Tấu 41 người/km2, Mù

Cang Chải 47 người/km2).

Cộng đồng dân cư trong tỉnh gồm trên 30 dân tộc cùng sinh sống, trong

đó: 07 dân tộc có dân số trên 10.000 người, 02 dân tộc có từ 2.000 - dưới

10.000 người, 03 dân tộc có 500 - 2.000 người, còn lại các dân tộc khác có số

dân dưới 500 người. Dân tộc Kinh có dân số lớn nhất chiếm 46,3%, dân tộc

Tày 18,3%, dân tộc Dao 11,3%, dân tộc Mông 11,1%, dân tộc Thái 7,2%, còn

lại là các dân tộc khác. Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng

năm có xu hướng giảm, trung bình hàng năm ở mức 1,2%. Tốc độ tăng quy mô

dân số (tự nhiên và cơ học) bình quân 1,08%/năm do hàng năm có một số lao

động dịch chuyển đi làm ăn ở ngoài tỉnh.

- Dự báo: Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên sẽ giảm

xuống, trung bình hàng năm ở mức 1,1%; tỷ lệ giảm dân số cơ học trung bình

hàng năm khoảng 0,05%, dân số của tỉnh tăng bình quân khoảng 1,03%/năm.

Quy mô dân số vào năm 2020 có khoảng 834.600 người, trung bình hàng năm

tăng thêm 8.000 - 8.500 người. Thời kỳ 2021 - 2030, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

tiếp tục giảm xuống, dự kiến trung bình hàng năm ở mức 0,9 - 1%; tỷ lệ tăng

dân số cơ học trung bình hàng năm khoảng 0,05%, chủ yếu do một bộ phận lao

Page 53: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

51

động trẻ ở ngoài đến làm việc và thường trú. Quy mô dân số tăng bình quân

khoảng 1%/năm, đến năm 2030 dân số toàn tỉnh có khoảng 917.500 người.

Bảng 6: Dự báo dân số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2030

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Năm Tăng bình quân

(%/năm)

2010 2015 2020 2030 2011-

2015

2016-

2020

2021-

2030

I Dân số Nghìn người 751,3 793,07 834,6 917,5 1,1 1,03 1,0

1 Dân số đô thị Nghìn

người 146,7 161,75 209,0 320,9 2,0 5,26 4,4

Tỷ lệ dân số đô thị % 19,5 20,4 25,0 35

2 Dân số nông thôn Nghìn

người 604,6 631,3 625,6 596,4 0,9 -0,18 -0,5

Tỷ lệ dân số nông thôn % 80,5 79,6 75,0 65,0

3 Giảm tỷ lệ hộ nghèo BQ

thời kỳ " 3,3 4,0 4,0 3,0

4 Tỷ lệ dân số có thẻ bảo

hiểm y tế " 86,0 90,5 100

II Lao động

1 Dân số trong tuổi lao động Nghìn người 457,0 512,5 538,3 591,7 2,3 0,99 1,0

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi

lao động % 60,8 64,6 64,5 64,5

2 Lao động trong nền kinh tế

(>=15 tuổi ) Nghìn người 415,7 435,0 457,6 502,9 0,9 1,02 0,9

- Nông lâm thủy sản " 303 308,2 320,2 263,5 0,3 0,77 -1,9

- Công nghiệp - xây dựng " 37 44,8 78,1 144,8 3,9 11,76 6,4

- Dịch vụ " 75,7 82,0 119,0 155,9 1,6 7,73 2,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Yên Bái

3.2. Nguồn nhân lực

- Hiện trạng: Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động trong 5 năm 2011-

2015 tăng từ 457.000 người lên hơn 512.000 người, trung bình hàng năm tăng

thêm khoảng 11.000 người, tốc độ tăng bình quân 2,3%/năm. Lực lượng lao

động làm việc trong nền kinh tế năm 2015 có 435.000 người chiếm 54,9% dân

số, trong đó lao động nông thôn chiếm 80,9%. Tỷ lệ lao động đang làm việc

trong nền kinh tế đã qua đào tạo chiếm 45%, tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua

đào tạo ở nông thôn còn thấp.

Bảng 7. Cơ câu lao đông trong nên kinh tê tinh Yên Bai

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Năm Tăng bình quân

(%/năm)

2010 2015 2020 2030 2011-

2015

2016-

2020

2021-

2030

1

Lao động trong nền kinh

tế (>=15 tuổi )

Nghìn

người 415,7 435,0 457,6 502,9 0,9 1,02 0,9

2 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100

- Nông lâm thủy sản % 72,9 70,9 59,5 44,5

- Công nghiệp - xây dựng " 8,9 10,3 14,5 24,5

- Dịch vụ " 18,2 18,9 26,0 31,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Yên Bái

Page 54: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

52

- Dự báo: Thời kỳ đến 2030, tốc độ tăng nhân lực trong tuổi lao động

của tỉnh sẽ giảm dần theo đà giảm tỷ lệ sinh từ những năm trước đây. Giai đoạn

2016 - 2020, nhân lực trong tuổi lao động tăng bình quân hàng năm khoảng

1,9%; trung bình hàng năm tăng thêm hơn 10.000 người, đến năm 2020 quy mô

khoảng 563.000 người chiếm 67,5% dân số. Giai đoạn 2021 - 2030, nhân lực

trong tuổi lao động dự kiến tăng bình quân hàng năm ở mức 1,4%, trung bình

hàng năm tăng thêm khoảng 8.000 - 9.000 người, đến năm 2030 có khoảng

648.000 người.

Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào là điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo

nghề và thu hút lao động tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác,

cũng đặt ra cho tỉnh cần phải tổ chức giải quyết việc làm cho một lực lượng khá

lớn thanh niên trong tuổi lao động đang tăng nhanh hàng năm, nhất là thanh

niên ở khu vực nông thôn.

4. Đánh giá chung điều kiện tài nguyên cho phát triển

Bên cạnh một số tiềm năng lợi thế về tài nguyên cho phát triển lâm

nghiệp, sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa (chè, quế, cây ăn

quả,…), phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa (gắn với cánh đồng

Mường Lò, hồ Thác Bà,…); điều kiện tài nguyên cho phát triển của tỉnh có

những khó khăn, hạn chế:

1) Điều kiện địa hình đa phần là đồi núi, đất dốc, chia cắt bởi nhiều núi

cao, sông, suối làm hạn chế lớn đến giao lưu hàng hóa, phát triển sản xuất, nhất

là sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn tập trung, suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng cao, phải đầu tư nhiều cho bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là chống xói

mòn đất, lở đất.

2) Một số nguồn tài nguyên (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, đa dạng

sinh học,…) qua quá trình khai thác sử dụng lâu dài cộng với tác động của quy

mô dân số tăng lên và biến đổi khí hậu, việc tiếp cận, sử dụng hạn hẹp hơn

trước, nhất là quỹ đất tương đối bằng cho hoạt động sản xuất và xây dựng ở

vùng thấp, nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất ở vùng cao.

3) Lao động có kỹ thuật, lành nghề còn thiếu, trình độ dân trí chưa đồng

đều, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc một số nơi vùng cao còn lạc hậu

hạn chế đến việc đổi mới sản xuất, ứng dụng tiến bộ công nghệ, mở mang phát

triển các ngành nghề mới.

4) Tác động của biến đổi khí hậu làm thiên tai lũ lụt, khô hạn có xu

hướng ngày càng tăng cường độ, tần suất và mở rộng ra các địa bàn trong tỉnh

làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

II. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Xu hướng toàn cầu hóa hội nhập đang tiếp tục đem lại vừa cơ hội vừa

thách thức đối với các địa phương trong nước trong đó có Yên Bái. Đồng thời

có một số yếu tố mới so với trước.

Page 55: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

53

- Kinh tế, thương mại thế giới có bước phục hồi (sau khủng hoảng tài

chính toàn cầu năm 2008) nhưng với tốc độ chậm. Quá trình toàn cầu hóa, khu

vực hóa hội nhập vẫn đang tiếp diễn nhưng bên cạnh đó có những rào cản từ

chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa quốc gia đang nổi lên từ một số nền kinh tế. Tác

động không nhỏ đến lưu chuyển các dòng vốn FDI và thúc đẩy thương mại

quốc tế. Yên Bái và các địa phương trong nước phải nâng cao sức cạnh tranh

của môi trường đầu tư kinh doanh nhiều hơn trong thu hút các dự án FDI và mở

rộng thị trường xuất khẩu. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã

được các nước tham gia hoàn tất đàm phán nhưng khả năng đưa vào thực hiện

trong thực tế trước mắt còn những khó khăn rào cản đặt ra.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đến gần với những nước

đang phát triển như Việt Nam và thực tế đã bắt đầu ở những nước công nghiệp

phát triển. Công nghệ số trên nền tảng công nghệ thông tin và hạ tầng viễn

thông internet; các công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học đang phát triển

mạnh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tạo sự phát triển rất nhanh nhiều

ngành công nghiệp và các ngành nghề mới xuất hiện như công nghiệp số, công

nghiệp sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ thương mại điện tử từ xa.

Cơ hội cho những địa phương không gần các trung tâm kinh tế đô thị cả nước

như Yên Bái vẫn có thể thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ứng dụng công

nghệ cao, phát triển giao lưu thương mại trong, ngoài nước trên cơ sở tập trung

đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng viễn thông internet.

- Bối cảnh phát triển khu vực, Đông Nam Á đang là khu vực phát triển

năng động trên thế giới, có sức thu hút mạnh các tập đoàn kinh tế xuyên quốc

gia đến đầu tư. Trong đó, Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, chính trị xã

hội ổn định, quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng,

có sức thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại đang có xu hướng chuyển

dịch dòng vốn FDI của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ từ

vào Trung Quốc chuyển sang khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam là một điểm

đến, đây là cơ hội để tỉnh đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư.

Đối với nguồn vốn ODA, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập

trung bình, nguồn ODA ưu đãi sẽ giảm dần, các khoản viện trợ không hoàn lại

sẽ tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực. Điều này sẽ ảnh hưởng

đến việc thu hút ODA để thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.

- Theo lộ trình đến 2020 - 2025, Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam

kết gia nhập WTO, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp

định thương mại ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và những hiệp định thương

mại tự do (FTA) thế hệ mới có hiệu lực như FTA Việt Nam - EU (VEFTA) và

có thể Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hầu hết các

dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ

và nhiều nước khác sẽ cắt giảm xuống mức 0 - 5%. Tiến trình này có tác động

đến sản xuất trong nước, các ngành, sản phẩm như: Cơ khí, thép, sản xuất ôtô,

hóa chất, xăng dầu, xi măng, phân bón, thiết bị văn phòng, chế biến thực phẩm

sẽ chịu sức ép lớn cạnh tranh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Các ngành công

Page 56: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

54

nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, giày dép, đồ da,…), điện tử, chế

biến nông sản, lâm sản, gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng có cơ hội mở rộng xuất

khẩu nhưng cũng yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.

- Thoả thuận hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc về xây dựng

phát triển các khu kinh tế cửa khẩu qua biên giới và hành lang kinh tế (Côn

Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn -

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) đang tiếp tục được triển khai. Yên Bái nằm

ở trung điểm của tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội, có điều kiện thuận

lợi hơn để mở rộng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa đi thị trường Trung Quốc,

phát triển các dịch vụ trung chuyển thu phát các luồng hàng hóa xuất, nhập

khẩu nhất là giữa Vùng KTTĐ Bắc Bộ với Vân Nam, Trung Quốc qua khu vực

cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

2. Bối cảnh phát triển trong nước và Vùng TD&MNPB

2.1. Bối cảnh trong nước

Xu thế phát triển nổi bật là đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý và môi

trường đầu tư kinh doanh theo hướng kiến tạo, thông thoáng, tạo điều kiện tối

đa cho phát triển doanh nghiệp và sức sản xuất. Thực hiện tái cơ cấu kinh tế

chuyển đổi mô hình tăng trưởng đi vào chiều sâu, nâng cao năng suất, chất

lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05-

NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng;

Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn

2016 - 2020; Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ

về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường

kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các chủ trương, chính sách

có nhiều đổi mới này đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường thể chế,

pháp lý cho cả khu vực doanh nghiệp và khu vực công, tạo điều kiện và cơ hội

thuận lợi cho các địa phương phát huy tính năng động, huy động các nguồn lực,

thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, xây dựng

phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Dự báo quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước đến năm 2020

và 2025 tiếp tục thu được những kết quả tích cực dù trước mắt còn một số khó

khăn hạn chế (ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối xuất nhập khẩu, giảm bội chi ngân

sách và tỷ lệ nợ công trên GDP,...). Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng

kinh tế nhanh hơn, bình quân khoảng 6,5 - 7%/năm, GDP bình quân đầu người

đạt mức 3.200 - 3.500 USD vào 2020, cơ cấu kinh tế chuyển dich mạnh theo

hướng công nghiệp và dịch vụ với tỷ trọng chiếm trong GDP đạt khoảng 85%,

năng suất lao động xã hội bình quân tăng 5%/năm.

- Những xu hướng lớn về phát triển các ngành lĩnh vực kinh tế là: Đổi

mới mô hình phát triển nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa lớn

tập trung cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao; chuyển dịch cơ cấu công

nghiệp từ chủ yếu khai thác tài nguyên tự nhiên sang phát triển công nghiệp hỗ

trợ, sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các ngành,

Page 57: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

55

sản phẩm công nghiệp mới đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn như du lịch, vận tải, logistics, dịch vụ

ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ kinh

doanh bất động sản.

- Xu thế mở rộng lan tỏa mạnh công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, phát triển không gian đô thị từ Vùng Thủ đô, Vùng KTTĐ

Bắc Bộ ra các vùng xung quanh theo các trục đường cao tốc, quốc lộ (QL1A,

QL2, QL3,…). Về phía Bắc theo hướng Hà Nội - Thái Nguyên, phía Nam

hướng Hà Nội - Ninh Bình, phía Bắc - Tây Bắc là Hà Nội - Yên Bái.

- Môi trường chính sách tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện tạo điều kiện

cho các địa phương, nhất là những địa phương còn khó khăn đẩy mạnh phát

triển kinh tế - xã hội. Quốc hội đã có Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt

chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia 2016 - 2020 gồm

Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.

Chính phủ ban hành nhiều chương trình, chính sách mới như về phát triển công

nghiệp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và kinh tế HTX, chương trình

thương hiệu quốc gia, chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng

sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam và nhiều chương trình khác.

- Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đến 2020 định hướng 2030 tiếp tục

triển khai theo các quy hoạch đã phê duyệt, trong đó một số yếu tố có tác động

đến Yên Bái thời kỳ tới như: Nâng cấp các đoạn tuyến quốc lộ 32, QL32C,

QL70, QL37 - đường vành đai 3 Vùng thủ đô Hà Nội, nâng cấp tuyến đường

sắt, cải tạo tuyến đường thủy Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai.

2.2. Bối cảnh Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc

Thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về

tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị

khóa XI nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an

ninh Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 và Quyết định số

1064/QĐ-TTg ngày 07/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển KTXH Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020.

Các địa phương trong Vùng đang đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế cho

phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa có giá trị, công nghiệp khai

khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu đi đôi với tăng cường đảm bảo an sinh xã

hội, bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố quốc phòng, an ninh. Phương hướng

phát triển kinh tế - xã hội chung của Vùng tiếp tục được xác định gồm:

- Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn

2016 - 2020 đạt trên 8%/năm; GDP bình quân đầu người vào 2020 đạt khoảng

2.000 USD; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế đến năm 2020 tỷ trọng các khu

vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản, Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ chiếm trong

GDP tương ứng khoảng 21,9% - 38,7% - 39,4%; tỷ lệ thu ngân sách trên GDP

chiếm khoảng 13%. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông

sản, lâm sản và thực phẩm, công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản,

Page 58: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

56

công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thu hút nhiều lao động, phát triển làng

nghề. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, du

lịch, thương mại nhất là phát triển du lịch với những sản phẩm đặc sắc tiêu biểu

ở từng địa phương.

- Về phát triển các lĩnh vực xã hội: Hướng đến đạt mức trung bình của cả

nước, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3 - 4%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo

đạt trên 65% vào năm 2020.

- Về bảo vệ môi trường: Nâng độ che phủ rừng lên 50% vào năm 2020;

đảm bảo hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ

sinh; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;

95% chất thải rắn thông thường và 85% chất thải nguy hại được thu gom và xử

lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN

1. Cơ hội phát triển

(1) Cơ hội phát triển mới trực tiếp và nổi bật đối với tỉnh Yên Bái là

tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã đi vào hoạt động. Tỉnh được hưởng lợi trực

tiếp từ tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai nên được tiếp cận thuận tiện nhiều cơ sở

hạ tầng cấp quốc tế, quốc gia (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải

Phòng, Quảng Ninh, cửa khẩu quốc tế Lào Cai,...). Tạo cơ hội lớn mở rộng

giao lưu trong, ngoài nước, thu hút đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh cho

phát triển nhiều mặt toàn diện kinh tế - xã hội.

(2) Xu thế hội nhập và phát triển kinh tế trong nước, đầu tư trong nước

và nước ngoài, thị trường xuất khẩu mở rộng trên cơ sở các FTA thế hệ mới

được ký kết, thỏa thuận vừa qua. Tạo cơ hội cho tỉnh đẩy mạnh phát triển nhiều

ngành kinh tế như phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng

tiêu dùng xuất khẩu, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển các

ngành dịch vụ mũi nhọn như: Du lịch, vận tải, logistics, thương mại liên vùng

và quốc tế (qua cửa khẩu Lào Cai và Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh); phát triển

các mô hình nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

(3) Môi trường chính sách pháp luật của Nhà nước ngày càng được đổi

mới, hoàn thiện tạo điều kiện, cơ hội cho tỉnh khai thác, phát huy để phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương nhất là các chủ trương, chính sách mới của Nhà

nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, huy

động các nguồn lực (tài nguyên, đất đai,...) cho đầu tư phát triển, ngoài ra còn

có các chính sách hỗ trợ phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia.

(4) Cơ hội khai thác phát huy xuất phát điểm phát triển đã có, nhất là về

cơ sở hạ tầng (các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch đang hình

thành,….), quan hệ kinh tế đối ngoại (đã có quan hệ với trên 60 nhà tài trợ WB,

ADB, JICA..., nhà đầu tư lớn nước ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đài

Loan, Trung Quốc, Ấn Độ,...) để xúc tiến huy động nguồn lực, thu hút đầu tư

cho phát triển kinh tế - xã hội.

Page 59: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

57

2. Thách thức

(1) Thách thức cạnh tranh hội nhập về thu hút đầu tư, tiêu thụ sản phẩm

trong điều kiện sản xuất hàng hóa phần nhiều còn manh mún, nguồn lực phân

tán, năng suất lao động còn thấp, thiếu nhân lực có trình độ kỹ thuật lành nghề,

một bộ phận dân cư, lao động còn tập quán sản xuất lạc hậu.

(2) Xuất phát điểm phát triển của kinh tế tỉnh còn thấp, điều kiện địa bàn

miền núi, nguồn lực trong dân và doanh nghiệp còn nhỏ; kết cấu hạ tầng (giao

thông, cấp nước,...) còn thiếu và yếu kém nhất là hạ tầng giao thông kết nối với

đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và các tuyến quốc lộ ở cả vùng phía Đông và

phía Tây của tỉnh là thách thức trong thu hút đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt

là thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn.

(3) Thách thức về thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, chênh

lệch phát triển giữa các vùng trong tỉnh, giữa khu vực có điều kiện thuận lợi và

khu vực ít thuận lợi; một số địa bàn đang có cơ hội tăng tốc phát triển nhanh

cần được tập trung đầu tư để tạo đột phá trong khi nguồn lực đầu tư của tỉnh

còn hạn hẹp.

(4) Thách thức phát triển bền vững trong điều kiện tác động của thiên tai,

biến đổi khí hậu có xu hướng ngày càng tăng. Mưa lũ, sạt lở đất, khô hạn, giá

lạnh ở nhiều khu vực trong tỉnh những năm gần đây tăng lên bất thường cả về

tần suất, cường độ và phạm vi ảnh hưởng, gây khó khăn cho sản xuất và đời

sống của nhân dân.

IV. DỰ BÁO VÀ ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

1. Các phương án phát triển

Trên cơ sở hiện trạng xuất phát điểm phát triển và xem xét thuận lợi, khó

khăn, cơ hội, thách thức đối với tỉnh, mô hình tăng trưởng kinh tế của Yên Bái

giai đoạn đến năm 2020 được lựa chọn theo hướng kết hợp chiều rộng và từng

bước đi vào chiều sâu. Tiếp tục phát triển các ngành, sản phẩm công nghệ còn

thấp trung bình, quy mô sản xuất vừa, nhỏ (Công nghiệp có lợi thế dựa trên

khai thác tài nguyên tại chỗ, dịch vụ quy mô vừa, nhỏ, nông nghiệp theo

phương thức truyền thống,...) kết hợp với từng bước phát triển một số ngành,

lĩnh vực, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng lớn, công nghệ trung bình,

ứng dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động kỹ thuật (Nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo sản xuất lắp ráp, dịch vụ có

chất lượng cao quy mô vùng, liên vùng,...). Tạo tiền đề để giai đoạn sau 2020,

phát triển kinh tế đi vào chiều sâu, tăng trưởng chủ yếu dựa vào các ngành sản

phẩm sử dụng lao động kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trung bình, công nghệ

cao. Theo đó, có 3 phương án tăng trưởng kinh tế như sau:

Page 60: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

58

1.1. Phương án tăng trưởng

a) Phương án 1

Tính đến các yếu tố phát triển bên trong và bên ngoài còn nhiều khó

khăn, việc khai thác các điều kiện, cơ hội thuận lợi mới chưa được nhiều, còn ít

hiệu quả do đầu tư hạ tầng (Hạ tầng kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, hạ

tầng KCN, CCN,...), phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, đổi mới cơ

chế chính sách còn chậm. Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng vì vậy

chưa nhanh, ít có đột phá, tăng trưởng kinh tế thấp hơn mức bình quân chung

cả nước. Khả năng huy động vốn đầu tư xã hội tăng bình quân hàng năm

khoảng 12,5% giai đoạn 2016 - 2020 và 13,5% giai đoạn 2021 - 2030.

Theo phương án 1, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh bình quân đạt cao

nhất ở mức 7%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 7,5%/năm giai đoạn 2021 - 2030;

GRDP bình quân đầu người đạt 45,6 triệu đồng vào năm 2020 và 161,8 triệu

đồng vào năm 2030. GRDP bình quân đầu người của tỉnh so với Vùng

TD&MNPB ước bằng khoảng 86,7% vào năm 2020 và bằng 79,3% vào 2030,

so với cả nước dự kiến bằng 54,8% vào năm 2020 và 55,5% vào năm 2030.

b) Phương án 2

Phát huy điều kiện thuận lợi về vị trí nằm ở trung điểm của tuyến hành

lang kinh tế theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai và các tiềm năng, lợi thế về du lịch,

tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước... Tính đến khả năng khai thác, phát huy

được khá hiệu quả các điều kiện, cơ hội thuận lợi mới, nhất là tuyến cao tốc

Nội Bài - Lào Cai. Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng có một số đột phá

các ngành lĩnh vực (Dịch vụ du lịch, thương mại quy mô vùng, nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp không dựa vào khai thác tài

nguyên tại chỗ,...). Thu hút được các dự án đầu tư, đẩy nhanh tỷ lệ lấp đầy các

KCN, CCN, nhiều cơ sở dịch vụ, thương mại mới ở TP Yên Bái, TX Nghĩa Lộ

và các đô thị trong tỉnh.

Theo đó, kinh tế tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung cả nước,

tốc độ huy động vốn đầu tư dự kiến tăng bình quân khoảng 15,4% giai đoạn

2016 - 2020 và 15 - 16% giai đoạn 2021 - 2030, đạt mức 60.000 tỷ đồng trong

5 năm 2016 - 2020 và khoảng 220.000 tỷ đồng trong 10 năm 2021 - 2030. Tăng

trưởng GRDP bình quân đạt trên 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và

8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. GRDP bình quân đầu người vào năm

2020 đạt trên 50 triệu đồng và năm 2030 đạt khoảng 206 triệu đồng.

Nâng GRDP bình quân đầu người của tỉnh so với Vùng TD&MNPB từ

mức bằng 90,1% (năm 2015) lên 94,9% vào năm 2020 và bằng 101,3% vào

năm 2030; so với cả nước từ mức bằng 58,1% (năm 2015) tăng lên 60% vào

năm 2020 và bằng 70,9% vào năm 2030.

Page 61: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

59

Biểu 8: Các phương án tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2016 - 2030

Phương án Năm

2010

Năm

2015

Năm

2020

Năm

2030

Tốc độ tăng (%)

2011-

2015

2016-

2020

2021-

2030

Phương án 1

1.GRDP giá 2010 (tỷ đồng) 11.161 14.765,9 20.710 42.684 5,8 7,0 7,5

2.GRDP giá hiện hành (tỷ

đồng) 11.161 20.662,1 38.070 148.426

3.GRDP/người (giá HH, Triệu

đồng) 14,9 26,1 45,6 161,8

So với ca nươc (%) 49,8 58,1 54,8 55,5

So với Vùng TDMNPB (%) 83,6 90,1 86,7 79,3

4.Vốn đầu tư giai đoạn (tỷ

đồng) 41.555,4 50.000 180.000

So với Vung TDMNPB (%) 4 - 6 5 - 6 6 - 7

Phương án 2 (PA chọn)

1.GRDP giá 2010 (tỷ đồng) 11.161 14.765,9 21.198 45.765 5,8 7,5 8,0

2.GRDP giá hiện hành (tỷ

đồng) 11.161 20.662,1 41.700 189.594

3.GRDP/người (giá HH, Tr. đ) 14,9 26,1 50,0 206,7

So với ca nươc (%) 49,8 58,1 60,0 70,9

So với Vùng TDMNPB (%) 83,6 90,1 94,9 101,3

4.Vốn đầu tư giai đoạn (tỷ

đồng) 41.555,4 60.000 220.000

So với Vung TDMNPB (%) 4 - 6 6 - 7 7 - 9

Phương án 3

1.GRDP giá 2010 (tỷ đồng) 11.161 14.765,9 21.696 49.054 5,8 8,0 8,5

2.GRDP giá hiện hành (tỷ

đồng) 11.161 20.662,1 43.621 204.118

3.GRDP/người (giá HH, Tr. đ) 14,9 26,1 52,3 222,5

So với ca nươc (%) 49,8 58,1 62,8 76,4

So với Vùng TDMNPB (%) 83,6 90,1 99,3 109,1

4.Vốn đầu tư giai đoạn (tỷ

đồng) 41.555,4 75.000 260.000

So với Vung TDMNPB (%) 4 - 6 7 - 9 8 - 10

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái và tính toán của Dự án

c) Phương án 3

Tính đến khả năng cải cách hành chính, đổi mới cơ chế chính sách, phát

triển nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến mạnh, kết cấu hạ tầng nhất là giao

thông kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai và các vùng trong tỉnh được đầu tư

Page 62: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

60

xây dựng nhanh. Nhờ đó, khai thác, phát huy được cao độ các điều kiện, cơ hội

thuận lợi và tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Quá trình chuyển đổi mô hình tăng

trưởng có nhiều đột phá ở các ngành, lĩnh vực; các ngành công nghiệp, dịch vụ,

nông nghiệp đều chuyển đổi mạnh mô hình tăng trưởng và cơ cấu sản phẩm.

Phát triển được nhiều các khu du lịch sinh thái, các trung tâm dịch vụ, thương

mại; các KCN, CCN đạt tỷ lệ lấp đầy đất cho thuê cao, hình thành phát triển

được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo phương án này, tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8%/năm trong giai

đoạn 2016 - 2020 và 8,5%/năm giai đoạn 2021 - 2030. GRDP bình quân đầu

người đạt 52,3 triệu đồng vào 2020 và khoảng 222 triệu đồng vào 2030. GRDP

bình quân đầu người của tỉnh so với vùng TD&MNPB bằng khoảng 99,3% vào

năm 2020 và 109,1% vào năm 2030; so với cả nước bằng khoảng 62,8% vào

năm 2020 và bằng 76,4% vào năm 2030. Huy động vốn đầu tư hàng năm cần

tăng bình quân khoảng 18% giai đoạn 2016 - 2020 và 16,5% giai đoạn 2021 -

2030; khoảng 75.000 tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020 và 260.000 tỷ đồng giai

đoạn 2021 - 2030.

* Lựa chọn phương án tăng trưởng

Trong 03 phương án trên, phương án 1 có độ an toàn cao về tính khả thi

nhưng không thu hẹp được khoảng cách về GRDP bình quân đầu người của

tỉnh so với mức bình quân cả nước và vùng, chưa thể hiện được quyết tâm nỗ

lực của các ngành, các cấp trước những điều kiện, cơ hội phát triển mới.

Phương án 3, có mức độ chuyển đổi mô hình và tăng trưởng kinh tế nhanh, tuy

nhiên cần hội tụ nhiều yếu tố, cơ hội thuận lợi trong, ngoài tỉnh, huy động vốn

đầu tư lớn, tính khả thi không cao bằng các phương án 1 và 2.

Phương án 2 đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, thu hẹp dần khoảng

cách về GRDP bình quân đầu người của tỉnh so với vùng và cả nước, quá trình

chuyển đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện xuất phát điểm của tỉnh

và bối cảnh cơ hội, thách thức bên ngoài hơn phương án 1 và phương án 3.

Mức huy động vốn đầu tư phát triển là khả thi. Khi phát huy tốt điều kiện thuận

lợi về đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, về vị trí địa chính trị và các tiềm năng,

lợi thế về tài nguyên, du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo đó, lựa chọn phương án 2 là phương án làm cơ sở xác định mục tiêu tăng

trưởng kinh tế của tỉnh.

1.2. Phương án cơ cấu kinh tế

Trên cơ sở phương án lựa chọn về tăng trưởng kinh tế, khả năng chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh thời kỳ tới dự kiến có 3 phương án như sau:

- Phương án 1: Ưu tiên đầu tư cho phát triển nông lâm thủy sản, tăng

GRDP nông lâm thủy sản bình quân từ 5%/năm trở lên trong giai đoạn 2016 -

2020 và trên 4,5%/năm thời kỳ 2021 - 2030. Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp

trong GRDP sẽ tăng chậm. Cơ cấu các khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản -

Page 63: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

61

Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ trong GRDP tương ứng chiếm khoảng 22%

- 31% - 47% vào năm 2020 và 20% - 32,5% - 47,5% vào năm 2030.

- Phương án 2: Tiếp tục đầu tư cho phát triển ổn định sản xuất nông, lâm

nghiệp, thủy sản, từng bước đi vào chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng

sản phẩm chủ lực, đồng thời tạo các điều kiện, cơ hội cho thu hút đầu tư phát

triển công nghiệp, dịch vụ. Theo phương án này, giai đoạn 2016 - 2020, tăng

trưởng GRDP bình quân trên 7%/năm, trong đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản

tăng khoảng 4,6%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 12,3%/năm và khu vực

dịch vụ tăng khoảng 6%/năm; thời kỳ 2021 - 2030, tăng trưởng GRDP bình

quân đat mức 8%/năm, trong đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản tăng khoảng

4,7%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 11,9%/năm và dịch vụ tăng 6,2%/năm.

Cơ cấu các khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp và xây

dựng - Dịch vụ trong GRDP dự kiến chiếm khoảng 21,3% - 30,8% - 47,9% vào

năm 2020 và 17% - 35% - 48% vào năm 2030.

- Phương án 3: Ưu tiên huy động nguồn lực cho phát triển mạnh các

ngành công nghiệp, dịch vụ ngay trong giai đoạn 2016 - 2020 và tiếp tục trong

thời kỳ 2021 - 2030. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công

nghiệp, dịch vụ; tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm xuống ở mức

khá thấp so với tiềm năng (gần 4%/năm).

Trong điều kiện dân số nông nghiệp ước tính còn chiếm trên 70% khi

bước vào thời kỳ 2021 - 2030, phương án này khó đảm bảo cải thiện nhanh

mức sống của một bộ phận lớn dân số còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông

lâm thủy sản, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản sẽ chậm đi vào

chiều sâu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Bảng 9. Các phương án cơ cấu GRDP của tỉnh đến năm 2020 và 2030

Đơn vị 2015 2020 2030

Phương án 1

1. GRDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 20.662,1 38.070 148.425

2. Cơ cấu GRDP (giá HH) %

- Công nghiệp - Xây dựng ,, 32,0 31,0 32,5

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản ,, 22,9 22,0 20,0

- Dịch vụ ,, 45,1 47,0 47,5

Phương án 2 (PA chọn)

1. GRDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 20.662,1 41.700 189.594

2. Cơ cấu GRDP (giá HH) %

- Công nghiệp - Xây dựng ,, 32,0 30,8 35,0

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản ,, 22,9 21,3 17,0

- Dịch vụ ,, 45,1 47,9 48,0

Page 64: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

62

Đơn vị 2015 2020 2030

Phương án 3

1. GRDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 20.662,1 43.621 204.118

2. Cơ cấu GRDP (giá HH) %

- Công nghiệp - Xây dựng ,, 32,0 31,7 35,0

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản ,, 22,9 20,0 16,0

- Dịch vụ ,, 45,1 48,3 49,0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái và tính toán của Dự án

* Lựa chọn phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xem xét 3 phương án về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phương án 2 có

mức độ chuyển dịch cơ cấu khá nhanh theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đồng

thời đảm bảo được mức độ tăng trưởng khá, cần thiết đối với khu vực nông,

lâm, thủy sản. Phương án 2 là phương án mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của tỉnh đến 2020 và tầm nhìn 2030.

Bảng 10. Phương án chọn về tăng trưởng và chuyên dich cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng (%/năm)

2010 2015 2020 2030 2011-

2015

2016-

2020

2021-

2030

1. GRDP (tỷ đồng, giá 2010) 11.160,8 14.765,9 21.198,4 45.765 5,8 7,5 8,0

- Công nghiệp - Xây dựng 2.499,8 3.561,5 6.357,2 19.618 7,3 12,3 11,9

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2.739,3 3.491,7 4.372,1 6.921 5,0 4,6 4,7

- Dịch vụ 4.785,2 6.086,0 8.144,5 14.863 4,9 6,0 6,2

- Thuê SP trư trơ câp SP 1.136,6 1.626,7 2.324,5 4.363 7,4 7,4 6,5

2. GRDP (tỷ đồng, giá HH) 11.160,8 20.662,1 41.700 189.594

3.Cơ cấu GRDP ngành (%)

- Công nghiệp - Xây dựng 27,9 32,0 30,8 35,0

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 33,3 22,9 21,3 17,0

- Dịch vụ 38,8 45,1 47,9 48,0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái và tính toán của Dự án

2. Phương án điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch chủ yếu

Trên cơ sở phương án tăng trưởng kinh tế và huy động đầu tư đã lựa

chọn, đề xuất điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên

Bái đến năm 2020 như sau:

- 03 chỉ tiêu giữ nguyên: Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm; tỷ lệ

dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ dân cư đô thị được sử

dụng nước sạch.

Page 65: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

63

- 06 chỉ tiêu điều chỉnh tăng: Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu

kinh tế; tổng sản lượng lương thực có hạt; tỷ lệ lao động qua đào tạo; số bác

sĩ/vạn dân; tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên năm 2020.

- 12 chỉ tiêu điều chỉnh giảm: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa

bàn (GRDP); GRDP bình quân đầu người; giá trị xuất khẩu hàng hóa; GTSX

công nghiệp; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tổng vốn đầu tư phát triển;

giải quyết việc làm hàng năm cho lao động; số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí

quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông

thôn mới; số giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ che phủ rừng.

- Bổ sung 08 chỉ tiêu: Tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; tỷ

lệ cơ quan (đơn vị) đạt chuẩn văn hóa; tỷ lệ làng (bản, tổ dân phố) đạt chuẩn

văn hóa; tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; tỷ lệ thôn, xóm có nhà văn

hóa; tỷ lệ chất thải rắn chất thải y tế được thu gom xử lý; tỷ lệ nước thải KCN

được xử lý.

Bảng 11: Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu quy hoạch phát triển đến năm 2020

TT Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Mục tiêu

2016-2020 (QH đã

được phê duyệt)

ĐCQH

giai đoạn

2016-2020

Ghi

chú

I Về kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng GRDP %/năm 14 7,5

2 GRDP bình quân đầu người Tr. đồng 59 50

3

Cơ cấu tổng sản phẩm (GRDP)

theo ngành Công nghiệp Xây

dựng-Dịch vụ-Nông lâm nghiệp

% 45 - 37 - 18 30,8 - 47,9 - 21,3

4 Giá trị xuất khẩu hàng hóa Tr. USD 300 200

5 Tổng sản lượng lương thực 1.000 tấn 290 320

6 GTSX công nghiệp (giá SS

2010) 1.000 tỷ 16 >13

7 Thu ngân sách nhà nước trên địa

bàn 1.000 tỷ 5,2 3

8 Vốn đầu tư phát triển 2016-2020 1.000 tỷ 70 60

II Về xã hội

9 Giải quyết việc làm hàng năm 1.000 lao

động 18 17

10 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 55 60

11 Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân

mỗi năm % 4 4

12 Tỷ lệ trường mầm non và phổ

thông đạt chuẩn quốc gia % 46 50

13 Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh

dưỡng % 16 17

14 Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu

chí quốc gia về y tế Đơn vị 144 126

15 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,006 1,04

Page 66: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

64

TT Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Mục tiêu

2016-2020 (QH đã

được phê duyệt)

ĐCQH

giai đoạn

2016-2020

Ghi

chú

16 Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn

mới % 50 40 (64 xã)

17 Số bác sĩ/vạn dân Người 8,5 9,5

18 Số giường bệnh/vạn dân (Không

kể trạm y tế xã) Giường 42,4 36,44

19 Tỷ lệ đô thị hóa % Chưa xác định 25 Bổ sung

20 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp % Chưa xác định 40,5 Bổ sung

21 Tỷ lệ cơ quan (đơn vị) đạt chuẩn

văn hóa % Chưa xác định 82

Bổ sung

22 Tỷ lệ làng (bản, tổ dân phố) đạt

chuẩn văn hóa % Chưa xác định 65

Bổ sung

23 Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn

văn hóa % Chưa xác định 80

Bổ sung

24 Tỷ lệ thôn, xóm có nhà văn hóa % Chưa xác định 80 Bổ sung

III Về môi trường

25 Tỷ lệ che phủ rừng % 63,5 63

26 Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử

dụng nước hợp vệ sinh % 90 90

27 Tỷ lệ dân cư đô thị được cung

cấp nước sạch % 80 80

28 Tỷ lệ chất thải rắn, chất thải y tế

được thu gom, xử lý % Chưa xác định >90

Bổ sung

29 Tỷ lệ nước thải KCN được qua xử

lý cơ bản % Chưa xác định 100

Bổ sung

Nguồn: Xử lý tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê và các Sở, ngành tỉnh Yên Bái

PHẦN THỨ BA

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

______________

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái phải

phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc;

đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước

và của tỉnh.

1.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên

ngoài, kết nối chặt chẽ với các địa phương trong khu vực để phát triển nhanh,

Page 67: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

65

bền vững kinh tế - xã hội, từng bước đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá

trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, định hướng trở thành trung tâm

công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, xã hội của vùng.

1.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

theo hướng tăng cường liên kết vùng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất

lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước hội nhập với kinh tế khu

vực và quốc tế; tăng trưởng kinh tế hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, trên cơ

sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công

nghệ, đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý. Ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát

triển nhanh các khu vực kinh tế động lực, các ngành, sản phẩm công nghiệp,

dịch vụ có lợi thế trên cơ sở phát triển nông nghiệp ổn định có chiều sâu, nâng

cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

1.4. Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội,

phát triển nguồn lực con người, cải thiện và nâng cao mức sống của các tầng

lớp nhân dân, giảm dần chênh lệch về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội giữa

các khu vực trong tỉnh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi

trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

1.5. Phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố, bảo đảm vững chắc quốc

phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn,

xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và cơ hội đi đôi với từng bước đổi mới

mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập, phát

triển toàn diện, bền vững các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng an

ninh; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Phấn đấu đến năm 2020, Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng Trung

du và Miền núi phía Bắc; đến năm 2030 tỉnh Yên Bái trở thành trung tâm công

nghiệp, dịch vụ, văn hoá, xã hội của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

2.2.1. Về kinh tế

1) Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân đạt trên

7%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

2) Cơ cấu các ngành năm 2020: Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp

và xây dựng - Dịch vụ trong GRDP tương ứng chiếm 21,3% - 30,8% - 47,9%.

3) GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 50 triệu đồng trở lên.

4) Giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt khoảng 200 triệu USD.

5) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 đạt trên 3.000 tỷ đồng.

Page 68: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

66

6) Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 60.000 tỷ

đồng.

2.2.2. Về xã hội

7) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 khoảng 1,04%.

8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 60% năm 2020, trong đó lao

động qua đào tạo nghề khoảng 40%.

9) Trung bình hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 17.000 lao động.

10) Giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm khoảng 4% trở lên (xác

định theo chuẩn nghèo đa chiều).

11) Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia năm 2020

khoảng 50%.

12) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2020 đạt

khoảng 70%.

13) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2020 còn khoảng 17%.

14) Tỷ lệ làng ban, tổ dân phố đat tiêu chuẩn văn hóa năm 2020 đạt

khoảng 65%.

15) Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt khoảng 25%.

16) Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2020 đạt 40% (64/157

xã), tỷ lệ các huyện đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 14,3% (1/7 huyện).

2.2.3. Về môi trường

19) Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt khoảng 63%.

20) Ty lê dân cư đô thi đươc sử dụng nươc sach năm 2020 khoảng 80%

(dùng nước hợp vệ sinh 100%).

21) Tỷ lê dân cư nông thôn đươc sử dụng nươc hơp vê sinh năm 2020 đạt

khoảng 90%.

22) Tỷ lệ chất thải rắn, chất thải y tế được thu gom, xử lý năm 2020 đạt

trên 90%.

23) Tỷ lệ nước thải tại KCN được qua xử lý cơ bản năm 2020 đạt 100%.

2.3. Chỉ tiêu đến năm 2030

2.3.1. Về kinh tế

1) Tốc độ tăng GRDP bình quân (giá so sánh 2010) từ 8%/năm trở lên

thời kỳ 2021 - 2030.

2) Cơ cấu các ngành năm 2030: Nông, lâm, thủy sản - Công nghiệp và

Xây dựng - Dịch vụ trong GRDP tương ứng chiếm 17% - 35% - 48%.

3) GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt trên 200 triệu đồng.

4) Giá trị xuất khẩu năm 2030 đạt khoảng 700 triệu USD.

Page 69: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

67

5) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2030 đạt từ 12.000 tỷ đồng

trở lên.

6) Tổng vốn đầu tư phát triển 10 năm 2021 - 2030 đạt khoảng 220.000 tỷ

đồng.

2.3.2. Về xã hội

7) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2030 khoảng 0,9 - 0,95%.

8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2030 đạt khoảng 78%.

9) Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 18.000 lao động.

10) Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 4%.

11) Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia năm 2030 đạt

khoảng 70%.

12) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 14% năm

2030.

13) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2030 đạt

khoảng 85%.

14) Tỷ lệ làng ban, tổ dân phố đat tiêu chuẩn văn hóa năm 2030 đạt từ

70% trở lên.

15) Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt khoảng 35%.

16) Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2030 cơ bản đạt 70%.

2.3.3. Về môi trường

17) Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 63%.

18) Ty lê dân cư đô thi đươc cung cấp nươc sach năm 2030 đạt khoảng

100%.

19) Ty lê dân cư nông thôn đươc sử dụng nươc hơp vê sinh năm 2030 đạt

98%.

20) Tỷ lệ chất thải rắn, chất thải y tế được thu gom xử lý đạt khoảng

100% vào năm 2030.

21) Tỷ lệ nước thải tại khu công nghiệp được qua xử lý đạt khoảng100%

vào năm 2030.

3. Hướng đột phá

3.1. Đẩy mạnh cải cách thể chế gắn với cải cách thủ tục hành chính để

thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh

thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần

kinh tế cho đầu tư phát triển, trong đó chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư

nhân, thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Đổi mới cơ chế quản lý điều hành,

nâng cao trách nhiệm đạo đức công vụ và năng lực thực thi nhiệm vụ của đội

Page 70: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

68

ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công

của tỉnh.

3.2. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu hợp lý và

có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường và yêu cầu phát triển

các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội trên địa bàn. Tập trung đầu tư cho đào tạo

nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nguồn nhân

lực cho phát triển kinh tế, xã hội ở các địa bàn khó khăn trong tỉnh; đào tạo

phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân, thanh niên khởi nghiệp,

công nhân lành nghề gắn với khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và lao động

nông, lâm nghiệp có kỹ thuật. Coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức, nhất là đào tạo nguồn nhân lực cán bộ, công chức, lãnh đạo, quản lý

ở các cấp, các ngành trong tỉnh.

3.3. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đi trước một bước, tạo tiền

đề cho thu hút các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có quy mô lớn. Tập trung

đầu tư cho vùng kinh tế động lực theo tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trong

đó ưu tiên đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu dịch vụ thương mại (kho

bãi, logistics,…) và hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với đường cao tốc.

4. Phát triển các ngành, sản phẩm ưu tiên

4.1. Công nghiệp

- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, ưu tiên sản xuất và chế

biến các sản phẩm chủ lực: Chế biến chè chất lượng cao, chế biến quả sơn tra,

chế biến các sản phẩm quế xuất khẩu, chế biến dược liệu, chế biến các sản

phẩm từ gỗ rừng trồng.

- Phát triển công nghiệp chế biến sâu khoáng sản có giá trị kinh tế cao, tiết

kiệm nguyên liệu; sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao, vật liệu tiết kiệm tài

nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường tiêu thụ trong

nước và xuất khẩu.

- Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu (may mặc,

giày dép, sản phẩm gỗ cao cấp,...).

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí

nông nghiệp, cơ khí vận tải; các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác; công

nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế, thiết bị điện tử,

viễn thông, quang điện tử.

- Phát triển công nghiệp sản xuất điện: Ưu tiên phát triển các dự án năng

lượng tái tạo.

4.2. Dịch vụ

- Phát triển du lịch sinh thái, thể thao giải trí, du lịch văn hóa, du lịch

cộng đồng.

- Phát triển dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics (gắn với hành lang kinh tế

Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng).

Page 71: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

69

- Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng; thương mại theo mô hình hiện

đại, quy mô vùng; kinh doanh bất động sản.

- Phát triển dịch vụ y tế kỹ thuật cao; dịch vụ đào tạo, dạy nghề đạt

chuẩn ASEAN, quốc tế; dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông.

4.3. Nông lâm nghiệp

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp hàng hóa, đặc sản

cho chế biến, gồm: Chè năng suất chất lượng cao; cây ăn quả; ngô lai năng suất

cao; cây dược liệu; quả sơn tra; tre măng bát độ; quế; rau quả thực phẩm... theo

hướng sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi sản phẩm.

- Ưu tiên trồng rừng cây gỗ lớn.

- Phát triển chăn nuôi bò thịt và gia cầm theo phương thức công nghiệp,

bán công nghiệp quy mô trang trại, gia trại.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Phát triển các ngành kinh tế

1.1. Phát triển nông, lâm, thủy sản

1.1.1. Điều chỉnh bổ sung mục tiêu, phương hướng phát triển

(1) Đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu nông lâm nghiệp, khuyến khích tạo điều

kiện cho quá trình tập trung tích tụ ruộng đất, đất rừng sản xuất cho các tổ

chức, cá nhân có điều kiện phát triển sản xuất. Hình thành các vùng sản xuất

hàng hóa lớn tập trung và bền vững, gắn với chế biến sâu và mạng lưới phân

phối tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh về đất, rừng,

mặt nước, nhất là điều kiện đất rừng sản xuất có diện tích lớn với các cây trồng,

vật nuôi lợi thế ở từng vùng địa phương trong tỉnh.

(2) Tiếp tục phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa

lớn tập trung và bền vững, gắn với chế biến sâu và mạng lưới phân phối tiêu

thụ sản phẩm. Đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nâng cao

năng suất, chất lượng sản phẩm đi đôi với xây dựng thương hiệu cho các sản

phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất mới tạo chuỗi sản phẩm có

giá trị hàng hóa cao phù hợp với từng địa bàn. Khuyến khích phát triển kinh tế

trang trại, gia trại, HTX, tổ hợp tác; tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư vào

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển các mô hình trang trại nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp lâm nghiệp trồng rừng cây gỗ lớn gắn

với chế biến.

(3) Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hình thành

các vùng dân cư nông nghiệp nông thôn đa ngành nghề (sản xuất nông lâm

nghiệp kết hợp tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ…), phát triển bền vững,

giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn bản sắc văn hóa.

Page 72: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

70

(4) Điều chỉnh bổ sung chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (giá so sánh 2010) tăng bình quân

5,2%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 5,4%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

- Giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản

bình quân đạt 80 triệu đồng/ha vào năm 2020.

- Phát triển kinh tế trang trại, gia trại nông nghiệp, lâm nghiệp có từ 100

mô hình trở lên vào năm 2020.

Bảng 12. Dự báo tăng trưởng và cơ cấu GTSX nông lâm thuỷ sản

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng (%/năm)

2010 2015 2020 2030 2011-

2015

2016-

2020

2021-

2030

1. GTSX NLTS (Tỷ đồng giá SS

2010) 4.830,7 6.287,9 8.082,6 13.676,0 5,4 5,2 5,4

- Nông nghiệp 3.602,0 4.544,1 5.689,9 9.093,2 4,8 4,6 4,8

- Lâm nghiệp 1.077,2 1.535,8 2.094,3 3968,3 7,4 6,4 6,6

- Thủy sản 151,5 208,1 298,5 614,5 6,6 7,5 7,5

2. Cơ cấu GTSX (%, giá HH)

- Nông nghiệp 74,6 72,0 68 66

- Lâm nghiệp 22,3 24,4 27 58

- Thủy sản 3,1 3,6 5 6

3. Lao động NLTS (10.000 người) 303,0 308,2 320,2 263,5

% so với tổng số lao động 72,9 70,9 59,5 44,5

Nguồn: Xử lý tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê và Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái

1.1.2. Nông nghiệp

a) Trồng trọt

- Lúa: Chuyển đổi dần diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng

cây khác có hiệu quả cao hơn (rau củ quả thực phẩm, ngô năng suất cao,...).

Năm 2020, diện tích gieo trồng cả năm đạt 42.810 ha, năng suất trung bình 51,6

tạ/ha, sản lượng khoảng 221.000 tấn, trong đó lúa chất lượng cao khoảng 50%

sản lượng, còn lại là lúa năng suất cao.

Tập trung phát triển vùng lúa hàng hóa có năng suất chất lượng cao, đến

năm 2020 khoảng 5.800 ha, gồm: Cánh đồng Mường Lò 1.500 ha (huyện Văn

Chấn 1.000 ha và TX Nghĩa Lộ 500 ha); cánh đồng Đại Phú An - Đông Cuông

(huyện Văn Yên) 1.000 ha; các xã thuộc huyện Trấn Yên 1.700 ha; các xã

thuộc huyện Yên Bình 1.000 ha; cánh đồng Mường Lai - Vĩnh Lạc (huyện Lục

Yên) 600 ha và vùng sản xuất lúa đặc sản nếp Tú Lệ (huyện Văn Chấn) 100 ha.

- Ngô: Mở rộng diện tích gieo trồng các giống ngô lai chiếm khoảng

95%, từng bước thử nghiệm và mở rộng diện tích ngô biến đổi gien để tăng

năng suất. Tiếp tục xây dựng vùng ngô 2 vụ bền vững trên đất dốc và trồng ngô

trên đất 2 vụ lúa khoảng 7.000 ha, mở rộng diện tích ngô vụ đông hàng năm

Page 73: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

71

khoảng 4.000 ha. Ổn đinh diện tích ngô năm 2020 khoảng 30.000 ha, sản lượng

99.000 tấn. Tập trung phát triển vùng sản xuất ngô hàng hóa 18.000 ha ở các

huyện Văn Chấn 4.300 ha, Lục Yên 3.600 ha, Trạm Tấu 1.900 ha, Văn Yên

5.000 ha, Mù Cang Chải 2.000 ha, Trấn Yên 500 ha, Yên Bình 700 ha.

- Lạc, đậu tương: Đầu tư thâm canh đưa giống đậu tương mới vào sản

xuất để nâng cao năng suất, phát triển cây đậu tương tại các huyện Trạm Tấu,

Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên. Diện tích đậu tương đến năm

2020 khoảng 600 ha, sản lượng 700 tấn.

Lựa chọn các giống lạc cho năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào sản

xuất thâm canh, phát triển vùng lạc tập trung ở 2 huyện Lục Yên, Yên Bình

chiếm trên 80% diện tích lạc cả tỉnh. Đên năm 2020, diện tích lạc khoảng 2.000

ha, sản lượng khoảng 3.960 tấn.

- Rau đậu củ quả thực phẩm: Xây dựng các vùng sản xuất rau sạch an

toàn áp dụng VietGAP cung ứng cho chế biến, xuất khẩu. Hình thành một số

vùng rau đặc sản ở một số huyện (Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn,...). Mở

rộng diện tích rau củ quả thực phẩm khoảng 9.400 ha, sản lượng 111.870 tấn

vào năm 2020. Trong đó, vùng rau an toàn tập trung 360 ha ở khu vực thành

phố Yên Bái, Văn Yên, Văn Chấn.

- Cây dược liệu: Tiếp tục khuyến khích mở rộng diện tích trồng cây

dược liệu lên khoảng 10.300 ha vào năm 2020 chủ yếu trồng dưới tán rừng tự

nhiên, tập trung vào các loài cây (cây lá khôi, thanh hao hoa vàng, ý dĩ, giảo

cổ lam, ích mẫu, kim tiền thảo, sa nhân tím, ba kích,...). Hình thành các vùng

trồng tập trung ở Văn Chấn, Tram Tấu và Mù Cang Chải, Văn Yên.

- Săn: Cải tạo giống và duy trì vùng thâm canh sắn cao sản bền vững trên

đất dốc khoang 10.000 ha tập trung ở Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trấn

Yên, Lục Yên. Ổn định diện tích sắn hàng năm, đến năm 2020 diện tích sắn đạt

11.950 ha, sản lượng đạt 232.500 tấn.

- Cây ăn quả: Tập trung cải tạo và nhân giống mới, đồng thời mở rộng

diện tích cây ăn quả đến năm 2020 khoảng 9.500 ha, sản lượng khoảng 50.000

tấn, trong đó nhóm cây ăn quả có múi 5.200 ha, sản lượng 25.600 tấn; nhãn, vải

1.560 ha, sản lượng khoảng 5.000 tấn; còn lại là cây khác (xoài, chuối, mận,

mơ, hồng, na...). Phát triển vùng cây ăn quả tập trung ở các huyện Văn Chấn,

Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình.

- Che: Giảm dần diện tích chè không hiệu quả ở các khu vực ít phù hợp

điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng; loai bo va thay thê giống chè kém chất lượng,

chè già cỗi (khoảng 30% diện tích chè hiện có) bằng các giống tiến bộ kỹ thuật

có năng suất, chất lượng cao, nâng lợi nhuận bình quân trên đơn vị diện tích

chè từ 33 triệu đồng/ha năm 2015 lên 50 triệu đồng/ha vào năm 2020. Tập

trung củng cố các vùng chè có điều kiện phát triển tốt gắn với nhà máy, cơ sở

chế biến và xây dựng thương hiệu các sản phẩm chè của tỉnh trên thị trường nội

địa và xuất khẩu. Vùng thấp sử dụng các giống chè nhập nội, vùng cao sử dụng

các giống chè truyền thống, chè shan, đồng thời phát triển vùng sản xuất chè

Page 74: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

72

đen, chè xanh chuyên canh. Các vùng trồng chè tập trung tại các huyện Văn

Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Mù Cang Chải và thành phố Yên Bái. Đến năm

2020, diện tích chè khoảng 8.500 ha, sản lượng chè búp tươi khoảng 85.000

tấn, trong đó diện tích trồng chè shan 2.600 ha, sản lượng khoảng 8.000 tấn.

- Cây cao su: Duy trì diện tích cao su đã trồng chuẩn bị cho sản xuất mủ.

Trên cơ sở trồng thử nghiệm và xem xét hiệu quả kinh tế, nếu có hiệu quả tốt sẽ

mở rộng từng bước phù hợp.

b) Chăn nuôi

Phát triển mạnh theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi hàng hóa tập

trung gắn với các trung tâm, cơ sở giết mổ, chế biến tiêu thụ và chợ đầu mối

nông sản. Kết hợp phát triển chăn nuôi ở các quy mô kinh tế hộ, gia trại, trang

trại, kết hợp chăn nuôi theo phương thức truyền thống và chăn nuôi theo

phương thức công nghiệp, bán công nghiệp phù hợp với điều kiện từng địa bàn.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chọn tạo và nhân rộng các giống vật

nuôi có giá trị hàng hóa cao.

Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân phát triển chăn

nuôi, chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Tăng cường công

tác đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu

quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi. Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn

nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia

súc, gia cầm phải có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh, không gây ô

nhiễm môi trường.

Phấn đấu GTSX chăn nuôi (giá SS 2010) tăng 7,5%/năm thời kỳ 2016 -

2020 và 8,9%/năm thời kỳ 2021 - 2030; đạt khoảng 1.906 tỷ đồng vào năm 2020

và 4.480 tỷ đồng vào năm 2030. Nâng tỷ trọng GTSX chăn nuôi (giá hiện hành)

chiếm 37% GTSX nông nghiệp vào năm 2020 và khoảng 44% vào năm 2030.

- Chăn nuôi trâu, bò: Mở rộng cải tạo đàn bò theo hướng Zebu, lai tạo

đàn bò lấy thịt. Khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi bò lai lấy thịt,

chăn nuôi bò sữa theo quy mô trang trại, gia trại; mô hình chăn nuôi bò kết hợp

trồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi. Tập trung phát triển vùng chăn nuôi bò thịt, bò

sinh sản tập trung tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên. Thu hút đầu tư

hình thành khu chăn nuôi bò theo phương thức công nghiệp tập trung 5.000 -

10.000 con tại huyện Yên Bình. Đến năm 2020, quy mô đàn bò khoảng 39.800

con, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm 40 - 50%.

Phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt kết hợp một phần làm sức

kéo, từng bước cải tạo phục tráng đàn trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

để phát triển đàn trâu lấy thịt phù hợp nhu cầu thị trường. Phát triển vùng chăn

nuôi tập trung trâu lấy thịt ở các huyện Văn Chấn, Lục Yên. Tăng số lượng đàn

trâu lên khoảng 113.200 con vào năm 2020.

- Chăn nuôi lợn: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo phương thức

công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh môi

Page 75: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

73

trường, nhất là ở các vùng thấp. Tăng cường các biện pháp lai tạo, quản lý con

giống và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân để nâng cao chất lượng

đàn lợn, tăng tỷ lệ lợn hướng nạc, tỷ lệ lợn lai (đạt trên 75% vào năm 2020) và

phòng ngừa dịch bệnh. Hình thành một số vùng chăn nuôi lợn hướng nạc, siêu

nạc, lợn sữa tập trung gần các đô thị tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Lục

Yên, Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ. Phấn đấu, chăn nuôi lợn tập trung cung câp

khoang 30 - 40% tổng sản lượng thịt vào năm 2020. Tăng quy mô đàn lợn lên

khoảng 608.000 con, sản lượng thịt lợn hơi khoảng 38.000 tấn vào năm 2020.

- Chăn nuôi gia cầm: Khuyến khích thu hút các dự án đầu tư trang trại,

khu chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp; các mô hình chăn nuôi

gà an toàn sinh học, gà lông màu, gà đặc sản địa phương có giá trị hàng hóa

cao. Đến năm 2020, quy mô đàn gia cầm khoảng 4,5 triệu con, trong đó chăn

nuôi theo phương pháp công nghiệp, gà sạch, gà đẻ trứng chiếm 30 - 40% tổng

đàn gà; sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 6.500 tấn.

- Các vật nuôi khác: Tiếp tục mở rộng chăn nuôi các con vât nuôi phù hợp

với nhu cầu thị trường, như: Dê, thỏ, lợn rừng, hươu, ong lấy mật... ở những nơi

có điều kiện, nhất là khu vực các huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu.

1.1.3. Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục tiêu kinh tế, xã hội

và môi trường. Tiếp tục mở rộng xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng cho

hộ, cho cộng đồng thôn, bản và tổ chức, cá nhân để nâng cao hiệu quả chăm

sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và phát triển trồng rừng sản xuất,

tăng chất lượng rừng. Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020, trồng rừng bình quân

mỗi năm khoảng 10.000 - 15.000 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 63%

vào năm 2020 và giữ vững ổn định đến năm 2030.

Tiếp tục rà soát quy hoạch các loại rừng trên diện tích đất lâm nghiệp ở

các địa phương trong tỉnh. Diện tích đất rừng đến năm 2020 khoảng 469.858

ha, trong đó cơ bản ổn định diện tích đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, tăng

diện tích đất trồng rừng sản xuất trên đất lâm nghiệp.

- Rừng đặc dụng: Duy trì bảo vệ chặt chẽ các diện tích rừng thuộc các

khu bảo tồn, khu di tích lịch sử đảm bảo nguyên vẹn hệ sinh thái và nâng cao

chất lượng đa dạng sinh học; đến năm 2020 diện tích đất quy hoạch khoảng

36.147 ha.

- Rừng phòng hộ: Tập trung đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển

rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, suối lớn, các hồ đập thủy điện, thủy lợi;

diện tích đất quy hoạch đến năm 2020 khoảng 152.794 ha.

- Rừng sản xuất: Diện tích đất quy hoạch đến năm 2020 là 280.917 ha,

tập trung đầu tư nâng cao chất lượng rừng sản xuất, chuyển diện tích rừng sản

xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt kém hiệu quả sang trồng cây gỗ lớn, trồng cây

ăn quả, trồng quế. Phát triển trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, hình

Page 76: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

74

thành các vùng trồng tập trung cây gỗ lớn, cây gỗ có giá trị kinh tế cao (lát hoa,

xoan, keo tai tượng, sao đen,...), vùng trồng cây sơn tra (Mù Cang Chải, Trạm

Tấu), vùng trồng tre măng bát độ, vùng cây ăn quả,… cung cấp cho chế biến

tiêu thụ, xuất khẩu.

Sản lượng gỗ khai thác đạt khoảng 600 nghìn m3 (trong đó gỗ nguyên

liệu giấy 325 nghìn m3), măng tươi khoảng 115 nghìn tấn, quế khoảng 20 nghìn

tấn, nhựa thông khoảng 350 tấn vào năm 2020. GTSX lâm nghiệp (giá so sánh

2010) tăng bình quân 6,4%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 6,6%/năm giai đoạn

2021 - 2030.

- Cây sơn tra: Duy trì 3.820 ha hiện có và trồng mới khoảng 6.200 ha,

phát triển trồng cây sơn tra dưới tán rừng phòng hộ, thay thế rừng nghèo ở

vùng cao (Mù Cang Chải trên 5.400 ha, Trạm Tấu trên 4.500 ha), sản lượng

khoảng 7.500 tấn.

- Quê: Rà soát các vùng trồng quế phù hợp và cải tạo giống, nâng cao

chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng quế, củng cố xây

dựng thương hiệu quế Văn Yên. Đến năm 2020, diện tích quế đạt khoảng

76.000 ha, sản lượng vỏ quế khoảng 20.000 tấn/năm và chưng cất khoảng 600

tấn tinh dầu. Vùng quế tập trung ở Văn Yên khoảng 47.700 ha, Trấn Yên

khoảng 15.300 ha, Văn Chấn khoảng 7.100 ha, Lục Yên khoảng 4.500 ha và

Yên Bình khoảng 1.400 ha.

- Cây tre măng bát độ và tre, luồng: Tiếp tục thực hiện trồng tre măng bát

độ, các cây họ tre, luồng để phát triển ổn định vùng nguyên liệu cho san xuât

hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất giấy, các mặt hàng khác va thu hoạch măng

tươi. Duy trì và thâm canh diện tích tre măng bát độ hiện có kết hợp trồng mới

khoảng 7.500 ha, nâng tổng diện tích đên năm 2020 lên khoảng 10.000 ha, sản

lượng măng tươi khoảng 115.000 tấn (trong đó: Trấn Yên 3.700 ha, Văn Chấn

2.030 ha, Lục Yên 1.700 ha, Yên Bình 1.170 ha, Văn Yên 1.000 ha).

1.1.4. Thủy sản

Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thủy sản trên các mặt nước hồ, ao, nuôi

cá lồng trên sông, suối và nuôi thủy sản dưới các hình thức nuôi bể, nuôi trên

đất ruộng trũng, đất ruộng ngập vào mùa mưa ở các quy mô hộ gia đình, trang

trại, HTX. Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh ở các

khu vực hồ Thác Bà, hồ Vân Hội, hồ Từ Hiếu, khu vực dọc sông Chảy.

Khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất giống thủy đặc sản, giống

thủy sản có giá trị hàng hóa cao (cá tầm, cá chiên, cá lăng, cá trắm, ếch, ba

ba,…) để phổ biến nhân rộng đối với các vùng có điều kiện phù hợp.

Page 77: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

75

Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên khoảng 3.590 ha cho sản lượng

khoảng 12.300 tấn vào năm 2020, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt khoảng

8.300 tấn. Nâng giá trị sản phẩm bình quân trên diện tích mặt nước nuôi trồng

thủy sản từ 95 triệu đồng/ha năm 2015 lên 130 triệu đồng/ha năm 2020. GTSX

thủy sản (giá SS 2010) tăng bình quân 7,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

1.2. Phát triển công nghiệp; xây dựng

1.2.1. Điều chỉnh bổ sung mục tiêu, phương hướng phát triển

(1) Tiếp tục xác định phát triển công nghiệp là khâu đột phá tạo động lực

cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn chuyển dịch cơ cấu lao động và

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các KCN,

CCN đi đôi với cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh

doanh để thu hút các dự án sản xuất có quy mô lớn vào KCN, CCN. Từng bước

hình thành chuỗi các KCN, CCN có hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo tuyến hành

lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa bàn tỉnh.

(2) Đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành, sản phẩm công nghiệp khai khoáng;

tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm công nghiệp chế biến sâu nông lâm sản,

công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và lắp ráp

sản phẩm cơ khí, điện tử, thiết bị y tế, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

tăng tỷ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

(3) Tiếp tục hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hình

thành các mô hình làng nghề gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng;

khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ phù

hợp với từng vùng, từng địa bàn nông thôn trong tỉnh.

(4) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô

thị trên địa bàn làm cơ sở cho kế hoạch hóa đầu tư và triển khai các dự án đầu

tư xây dựng.

(5) Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ

tầng đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng, các địa

phương trong tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án xây dựng,

dự án bất động sản trên địa bàn.

(6) Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu:

+ GTSX công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng bình quân 11,6%/năm giai

đoạn 2016 - 2020 và khoảng 12%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

+ GTSX ngành xây dựng (giá so sánh 2010) tăng bình quân 11,5%/năm

giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 12% giai đoạn 2021 - 2030.

Page 78: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

76

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đến năm 2020 gồm: Công nghiệp khai

khoáng chiếm 9%; công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 72%; sản xuất và phân

phối điện nước chiếm 17%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

chiếm 2%.

+ Tỷ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20% GTSX công

nghiệp đến năm 2020.

1.2.2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp

a) Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm

Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư chế biến sâu nông sản, lâm sản, thực

phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm gỗ công nghiệp gắn với phát triển

các vùng nguyên liệu tập trung ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Tập trung thu

hút dự án đầu tư quy mô vừa chế biến các sản phẩm chè xanh, chè tuyết, chè

đen chất lượng cao; tinh dầu, hương dược liệu và sản phẩm từ quế; hoa quả,

nước quả, rau củ quả thực phẩm, tinh bột đóng gói, đóng hộp; chế biến thịt gia

súc, gia cầm; chế biến dược liệu, dược phẩm; thức ăn chăn nuôi; chế biến các

sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp (ván ghép thanh, ván MDF, vách ngăn,…)

tiêu thụ trong nước, xuất khẩu. Ổn định quy mô công nghiệp chế biến tinh bột

sắn, chế biến giấy và bột giấy đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

b) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu

Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu

(sản phẩm dệt, may mặc, giày dép, đồ da,…) đang tiếp tục là những sản phẩm

Việt Nam có lợi thế mở rộng thị trường xuất khẩu thời kỳ tới. Tạo điều kiện

thuận lợi, nhất là cung ứng lao động để các doanh nghiệp sản xuất hàng may

mặc xuất khẩu đang hoạt động trên địa bàn (05 doanh nghiệp trong nước và

FDI tại TP Yên Bái, TX Nghĩa Lộ và Yên Bình, Trấn Yên). Mở rộng quy mô

sản xuất và mời gọi các doanh nghiệp khác đến đầu tư. Hình thành KCN, CCN

chuyên sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu và các sản phẩm phụ liệu, phụ kiện.

c) Công nghiệp hỗ trợ cơ khí, điện tử

Xúc tiến thu hút các dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ, lắp ráp trong các

ngành điện tử, cơ khí đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm (Nhật

Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, EU,…). Sản xuất linh kiện, phụ kiện lắp ráp các

thiết bị điện tử, viễn thông, thiết bị điện quang, điện công nghiệp, máy biến thế;

sản xuất phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ lắp ráp các loại máy nông nghiệp,

phương tiện vận tải, máy xây dựng, sản phẩm điện cơ gia dụng. Hình thành khu

chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ và lắp ráp các sản phẩm điện tử, cơ khí thuộc

khu vực có trục cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua.

d) Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư khai thác chế biến khoáng sản, sản

xuất hóa chất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường. Duy

Page 79: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

77

trì và mở rộng quy mô phù hợp (theo quy hoạch đã duyệt các mỏ khai thác) đối

với các cơ sở công nghiệp đang khai thác chế biến khoáng sản (fenspat, grafit,

cao lanh, sản xuất bột đá, đá hạt,...). Tiếp tục rà soát, xây dựng các phương án

khai thác, chế biến hợp lý có hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi

trường phát triển bền vững đối với một số mỏ khoáng sản (sắt, đồng, chì, kẽm,

barit, pyrit, mangan, puzlan, đá quý, đất hiếm,…) có đủ trữ lượng phù hợp cho

khai thác chế biến công nghiệp.

e) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Duy trì ổn định quy mô sản xuất ximăng, clinke hàng năm khoảng 1,2

triệu tấn; mở rộng sản xuất các sản phẩm đá tấm, đá ốp lát, quy mô khoảng 10

triệu m2 vào năm 2020. Khuyến khích thu hút dự án đầu tư sản xuất vật liệu

xây dựng thân thiện với môi trường (gạch không nung,…) và các dự án sản

xuất gạch đất sét nung có kích thước lớn bằng công nghệ lò tuynel và tuynel

công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất các loại bê-tông đúc sẵn, khung kèo thép,

ống thép, tôn mạ, tôn tấm lợp, sản xuất vật liệu xây dựng từ nhựa và hợp kim

(tấm nhựa PVC, ống nhựa các loại,…).

f) Tiểu thủ công nghiệp

Phát triển các nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, tranh đá quý,…) và các

nghề chế biến lâm sản, nông sản (miến dong, mây tre đan, sản xuất đũa gỗ,

hàng thủ công mỹ nghệ,…), hình thành các làng nghề, HTX nghề, tổ hợp tác

sản xuất thủ công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ nông thôn ở xã, cụm xã. Lựa chọn

một số sản phẩm tiêu biểu, đặc sản; tập trung xây dựng phát triển thương hiệu,

tạo thành vùng sản xuất hàng hóa. Bố trí khôi phục và phát triển các vùng

nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nghề truyền thống, làng nghề.

g) Công nghiệp sản xuất điện

Tổ chức quản lý duy trì hoạt động ổn định của 13 thủy điện hiện có, đã

đưa vào vận hành hoạt động các dự án thủy điện (Khao Mang, Vực Tuần, Làng

Bằng,...). Rà soát các dự án thủy điện thời kỳ 2021 - 2030 đáp ứng yêu cầu quản

lý sử dụng tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và ứng phó với biến đổi

khí hậu. Khuyến khích thu hút đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời, năng

lượng tái tạo. Đến năm 2020, có khoảng 17 nhà máy, trạm thủy điện cung cấp

sản lượng điện hàng năm khoảng 1,5 tỷ kwh. Giai đoạn 2021 - 2030, có khoảng

25 thủy điện quy mô vừa trở lên.

1.2.3. Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp

a) Phát triển khu công nghiệp

Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 từ phát triển 05 KCN (KCN Phía

Nam, KCN Minh Quân, KCN Âu Lâu, KCN Bắc Văn Yên, KCN Mông Sơn)

Page 80: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

78

giảm xuống 03 KCN gồm: KCN Phía Nam (532,8 ha), KCN Minh Quân (112

ha) và KCN Âu Lâu (120 ha) có tổng diện tích 764,8 ha.

Tập trung đầu tư xây dựng mở rộng, hoàn chỉnh kết nối hạ tầng đến hàng

rào và đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN theo hướng hiện đại, có các

dịch vụ tiện ích (logistics giao nhận hàng hóa, kho hàng, làm các thủ tục xuất

nhập khẩu,...) cho các doanh nghiệp ngay trong KCN. Phát triển KCN gắn với

xây dựng các khu nhà ở cho người lao động, hình thành các khu dân cư, khu

đô thị mới. Đẩy mạnh xúc tiến thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, phấn

đấu nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích các KCN lên trên 65% vào năm 2020.

Đổi mới cơ chế thu hút đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN, nâng

cao hiệu quả vận hành hoạt động của các KCN để tạo sức hấp dẫn thu hút các

dự án đầu tư vào KCN. Ưu tiên phát triển thêm các KCN trong khu vực hành

lang kinh tế dọc cao tốc Nội Bài - Lào Cai để thu hút các dự án đầu tư hạ tầng

KCN chuẩn bị cho giai đoạn 2021 - 2030.

Bảng 13. Phát triển cac khu công nghiêp tinh Yên Bai đến năm 2020

Khu công nghiệp

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Thực hiện đến 2015 Dự kiến đên 2020

Đất đã cho

thuê (ha)

Lâp đây

DTQH

(%)

Đất cho

thuê được

(ha)

Lâp đây

DTQH

(%)

1. KCN Phia Nam (TP Yên Bai) 400 215,2 49,83 348 65,4

2. KCN Minh Quân (Trân Yên) 112 14,0 21,88 76 67,8

3. KCN Âu Lâu (TP Yên Bai) 120 22,0 27,14 95 79,2

Tông công 632 271,2 35,5 519 67,9

Nguồn: Ban Quan ly KCN tỉnh Yên Bái và tính toán của Dự án

b) Phát triển cụm công nghiệp

Đến năm 2020, toàn tỉnh quy hoạch phát triển khoảng 12 CCN. Trong

đó, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng 9 cụm công nghiệp gồm: CCN Thịnh

Hưng - Yên Bình, CCN Yên Thế - Lục Yên, CCN Sơn Thịnh - Văn Chấn, CCN

Báo Đáp - Trấn Yên, CCN Hưng Khánh - Trấn Yên, CCN Yên Hợp - Văn Yên,

CCN Đông An - Văn Yên, CCN Âu Lâu - TP Yên Bái, CCN Bắc Văn Yên -

Văn Yên, tổng diện tích các CCN khoảng 300 ha, dự kiến tỷ lệ lấp đầy diện tích

đất cho thuê khoảng 50%.

Đối với CCN Đầm Hồng - TP Yên Bái (16 ha) đã có tỷ lệ lấp đầy 100%

đất cho thuê, nghiên cứu phương án chuyển đổi công năng, di chuyển các cơ sở

sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố. Chuyển CCN Tây cầu Mậu A (gần khu

vực nút giao IC14) về xã Yên Hợp (Văn Yên) để chuyển đổi công năng phát

triển thành khu thương mại dịch vụ, khu ở đô thị.

Bố trí quỹ đất để hình thành một số CCN tập trung mới ở địa điểm có

điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư dọc theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai,

Page 81: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

79

chuẩn bị cho giai đoạn sau năm 2020. Trước mắt, ưu tiên phát triển 02 CCN tập

trung mới ở khu vực xã Bảo Hưng - huyện Trấn Yên và khu vực gần nút giao

cao tốc IC12.

1.2.4. Xây dựng

Khuyến khích thu hút đầu tư, thành lập, phát triển các doanh nghiệp

thuộc ngành xây dựng trên địa bàn. Tăng cường xúc tiến thu hút các dự án đầu

tư xây dựng theo cơ chế đối tác công - tư (PPP), các dự án đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng, trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước theo hình thức xây dựng -

chuyển giao (BT) bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước và đối tác đầu tư

trong xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tiếp tục dành nguồn

vốn từ ngân sách tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị, nông

thôn thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội và làm vốn đầu

tư đối ứng cho những dự án đối tác công tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dự án xây dựng, bất động sản trên địa bàn.

Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng

các khu đô thị mới theo quy hoạch trước hết ở khu vực thành phố Yên Bái, thị

xã Nghĩa Lộ. Huy động các nguồn vốn xã hội hóa phát triển nhà ở cho người

có thu nhập thấp, lao động ở các KCN, CCN. Mở rộng xã hội hóa đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng các ngành dịch vụ, thương mại, ưu tiên thu hút dự án đầu tư

xây dựng các khu du lịch trọng điểm, hạ tầng dịch vụ vận tải, kho bãi hàng hóa,

trung tâm thương mại, chợ đầu mối.

Có phương án bố trí phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử

dụng đất phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu dịch vụ, du lịch

trọng điểm cho kêu gọi nhà đầu tư. Tăng cường công tác quản lý xây dựng ở

các đô thị, tạo lập cảnh quan môi trường đô thị văn hóa, sinh thái, có chất lượng

về môi trường sống.

1.3. Dịch vụ

1.3.1. Điều chỉnh bổ sung mục tiêu, phương hướng phát triển

1) Khai thác lợi thế sẵn có và cơ hội (nhất là cơ hội do hạ tầng giao thông

quốc gia đi qua, khoảng cách từ Hà Nội - Yên Bái để rút ngắn chỉ còn 114km,

từ sân bay quốc tế Nội Bài đến thành phố Yên Bái với hơn 1 giờ đi xe ô tô),

đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tạo bứt phá về tốc độ tăng trưởng và đa dạng hóa

các sản phẩm dịch vụ, nhất là phát triển các sản phẩm dịch vụ có chất lượng

cao (bao gồm cả các dịch vụ xã hội cơ bản như đào tạo, y tế,…), đưa dịch vụ

trở thành khu vực ngày càng tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào tăng

trưởng kinh tế của tỉnh.

2) Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn, gồm: Du lịch văn hóa

cộng đồng, sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao vui chơi giải trí và du lịch khám phá

trải nghiệm...; dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics và các dịch vụ khác; dịch vụ tài

chính, ngân hàng; dịch vụ viễn thông, giáo dục, y tế, tư vấn mua bán, kinh

Page 82: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

80

doanh bất động sản. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, Yên Bái trở thành một

trung tâm du lịch, trung tâm giao lưu thương mại ở trong nội địa của vùng

TD&MNPB, kết nối khu vực kinh tế biên giới cửa khẩu với vùng Thủ đô Hà

Nội và kết nối giao lưu giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc.

3) Huy động các nguồn lực cho xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng các

ngành dịch vụ mũi nhọn, tập trung huy động đầu tư: Cơ sở hạ tầng các khu du

lịch trọng điểm (vùng du lịch hồ Thác Bà và dọc sông Chảy, vung du lich

thành phố Yên Bái và Nam Trấn Yên, vung du lịch miền Tây, vung du lịch

Trấn Yên - Văn Yên); xây dựng cảng cạn (ICD) làm các dịch vụ kho bãi trung

chuyển, vận tải, giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa và các thủ tục thông

quan; xây dựng trung tâm thương mại quy mô vùng ở TP Yên Bái.

4) Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu:

- GRDP dịch vụ (giá SS 2010) tăng bình quân 6%/năm giai đoạn 2016 -

2020 va 6,2%/năm giai đoạn 2021 - 2030.

- Tỷ trọng các dịch vụ mũi nhọn (du lịch, vận tải, logictics, tài chính

ngân hàng và tư vấn bất động sản) chiếm 20% GRDP (giá TT) toàn tỉnh vào

năm 2020 và trên 25% GRDP giai đoạn sau 2025.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 14,4%/năm, đến năm 2020

đạt khoảng 19 nghìn tỷ đồng.

- Khu vực dịch vụ thu hút giải quyết việc làm cho 26% lao động trong

nền kinh tế vào năm 2020 và 31% vào năm 2030.

1.3.2. Thương mại và tài chính ngân hàng

a) Thương mại

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại theo

quy hoạch. Trên cơ sở đó tạo lập vững chắc các kênh lưu thông hàng hoá, bảo

đảm hàng hoá được lưu thông thông suốt, thúc đẩy sản xuất gắn với đẩy mạnh

phát triển kinh tế nhiều thành phần. Củng cố và phát triển nâng cao hiệu quả

hoạt động của mạng lưới thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phù hợp với xu

hướng chuyển biến nhanh của các hoạt động thương mại về quy mô, phạm vi

hoạt động và phương thức kinh doanh truyền thống sang các phương thức kinh

doanh hiện đại.

Phát huy tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế, tranh thủ có hiệu quả

nguồn lực từ bên ngoài để tiếp tục khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh thương mại, đăc biêt cac nha đâu tư lơn

va tâm cơ (Công ty CP tâp đoàn Hoa Sen, Tâp đoan Vingroup, Công ty CP đâu

tư va du lich Chân - Thiên - My...). Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, hệ

thống cửa hàng, kho tàng và cơ sở kinh doanh hiện đại, văn phòng cao cấp, siêu

thị, chợ đầu mối với quy mô phù hợp. Đầu tư xây dựng Trung tâm triển lãm hội

chợ tỉnh.

Page 83: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

81

Dự kiến đến năm 2020 có 99 chợ, 05 trung tâm thương mại, 02 siêu thị;

trong đó có 02 chợ, 05 trung tâm thương mại và 01 siêu thị được đầu tư xây

dựng mới.

Xuất khẩu: Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu,

chuyển đổi dần cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu đang chiếm phần lớn là khoáng

sản thô và khoáng sản qua chế biến sang xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm nông,

lâm sản qua chế biến sâu, sản phẩm hàng tiêu dùng xuất khẩu (may mặc, giày

dép, thực phẩm, sản phẩm gỗ cao cấp, thiết bị phụ tùng,...), khoáng sản chế

biến tinh. Phấn đấu, tăng giá trị hàng xuất khẩu đạt 200 triệu USD vào năm

2020, trong đó: Hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (không kể chế biến khoáng

sản) chiếm khoảng 40%; hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 25% và hàng khoáng

sản chiếm 35%.

Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, thực hiện có hiệu quả các

chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm

hàng hóa xuất khẩu. Xúc tiến mở rộng xuất khẩu hàng hóa đi một số thị trường

có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện sản xuất xuất khẩu (nông, lâm sản qua

chế biến, hàng may mặc, giày dép, sản phẩm gỗ, một số sản phẩm VLXD,...)

của tỉnh như: EU, Trung Cận Đông, Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, khối ASEAN.

b) Dịch vụ tài chính, ngân hàng

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị

về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để

đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Chương trình hành động

số 58-CTr/TU ngày 03/02/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái với mục tiêu: Huy động,

phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu

và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, hội nhập

quốc tế, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người, bảo đảm an sinh

xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng đi vào hiện đại hóa, hội

nhập quốc tế, thực hiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng theo hệ thống trong

nước và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn vay và sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân

hàng có hiệu quả trong các hoạt động sản xuất và đời sống.

Tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước mở

rộng quy mô và phát triển mạng lưới chi nhánh, các điểm giao dịch ra toàn tỉnh,

thành lập mới các tổ chức tín dụng, tài chính, mở thêm một số chi nhánh ngân

hàng thương mại trên địa bàn. Khuyến khích các ngân hàng đa dạng hóa các

dịch vụ kinh doanh và tiện ích ngân hàng theo chuẩn quốc tế, đa dạng hóa các

hình thức huy động vốn. Thông qua hệ thống ngân hàng, khuyến khích huy

động và cho vay vốn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, mở rộng

cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình để phục

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Page 84: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

82

Mở rộng các loại hình thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bằng thẻ,

tạo thuận lợi cho kinh doanh, giao dịch... Đẩy mạnh hoạt động tín dụng khu

vực nông thôn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn để đầu tư, mở rộng sản

xuất, kinh doanh. Thực hiện các giải pháp huy động các nguồn vốn nhàn rỗi

trong dân và các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thu hút rộng rãi các nguồn vốn

xã hội đầu tư phát triển dịch vụ công. Đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ các

nguồn thu, đồng thời gắn với nuôi dưỡng nguồn thu. Tạo điều kiện cho các

thành phần kinh tế đầu tư phát triển tạo nguồn thu tăng trưởng ổn định và vững

chắc. Mở rộng phát triển các dịch vụ tài chính, như: Kiểm toán, bảo hiểm, cho

thuê tài chính, tư vấn tài chính.

1.3.3. Dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics

Khai thác điều kiện giao thông kết nối trong, ngoài tỉnh thuận lợi hơn,

nhất là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và hệ

thống giao thông vận tải đa phương thức (đường bộ, đường sắt, đường thủy kể

cả tiếp cận đường hàng không), đẩy mạnh phát triển các dịch vụ vận tải,

logistics phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nhất là giao thương, đi lại,

du lịch đối với tỉnh và liên vùng.

Khuyến khích thu hút các dự án đầu tư, thành lập doanh nghiệp kinh

doanh các dịch vụ logistics, vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh theo đường

bộ, đường thủy. Khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ vận tải đầu tư phương

tiện hiện đại, chuyên dụng (xe vận tải container, xe chở hàng đông lạnh, xe

chuyên chở khách du lịch,...), mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng

các dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, khai thác đa dạng hiệu quả các luồng

hàng, nhất là hàng xuất nhập khẩu qua hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -

Hà Nội - Hải Phòng.

Phát triển dịch vụ xe buýt kết nối trung tâm thành phố Yên Bái với một

số thị trấn, điểm du lịch, KCN có điều kiện phù hợp như tuyến xe buýt TP Yên

Bái - KCN phía Nam - Thác Bà; tuyến TP Yên Bái - Trấn Yên - Văn Yên.

Tăng cường phát triển dịch vụ vận tải đường sông liên vùng, tập trung

phát triển các dịch vụ vận tải, bến bãi trên tuyến đường thủy sông Hồng, vận

chuyển hàng hóa và vận chuyển khách du lịch với các loại tàu hàng trọng tải

200 tấn, tàu du lịch 50 - 100 ghế.

Triển khai lập quy hoạch và huy động đầu tư cảng cạn (ICD) làm dịch vụ

lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu qua hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -

Hà Nội - Hải Phòng. Hình thành khu cảng cạn Yên Bái có hạ tầng hiện đại,

đồng bộ các khu chức năng, thực hiện đầy đủ các dịch vụ của ICD quốc tế như

tiến hành các thủ tục hải quan, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu, cung cấp các

dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa, đại lý

Page 85: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

83

giao nhận hàng hóa, trung tâm thương mại, bảo quản và sửa chữa container,

phương tiện vận tải.

Phấn đấu nâng khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt mức 15 triệu tấn vào

năm 2020, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,5%/năm; khối

lượng hàng hóa luân chuyển đạt 295 triệu tấn km vào 2020, tốc độ tăng bình

quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,8%/năm. Năm 2020, khối lượng hành khách

vận chuyển đạt 18 triệu người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt

13,3%/năm; khối lượng khách luân chuyển đạt 880 triệu người km, tốc độ tăng

bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,2%/năm.

1.3.4. Thông tin, truyền thông

Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện

đại, độ bao phủ rộng, tốc độ và chất lượng cao. Đến năm 2020, phát triển hạ

tầng viễn thông, internet đáp ứng sô thuê bao điên thoai (cô đinh va di đông)

đạt 96 thuê bao/100 dân; sô thuê bao internet băng thông rông đạt 36,3 thuê

bao/100 dân. Tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình năm 2020 là

100%.

Phát triển mạnh ứng dụng công nghệ thông tin theo Nghị quyết số 36-

NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển

công nghệ thông tin đáp ứng theo yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc

tế; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày

01/7/2014 của Bộ Chính trị. Khuyến khích mở rộng ứng dụng công nghệ thông

tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và ở các địa phương trong tỉnh, nhất là

trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại điện tử, xây dựng chính

quyền điện tử, giáo dục đào tạo; tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh

mạng thông tin, internet.

Tăng cường đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin kết hợp với đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, địa phương các lĩnh

vực. Đến hết năm 2017, hoàn thành việc xây dựng Kiến trúc chính quyền điện

tử tỉnh Yên Bái; giai đoạn 2017 - 2019 hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử

dụng Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh và xây dựng mạng WAN kết nối

liên thông tới 100% các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Đến năm 2020 đảm bảo 100% văn bản điện tử ở cả 3 cấp chính quyền

trao đổi trên môi trường mạng có sử dụng chữ ký số; 100% cán bộ, công chức

các cấp sử dụng thư điện tử công vụ trong công việc; 100% cơ quan hành chính

nhà nước ở 3 cấp sử dụng hệ thống phần mềm quản lý công văn, điều hành trực

tuyến kết nối liên thông.

Hoàn thành và đưa vào sử dụng Cổng dịch vụ hành chính công hiện đại

nhằm cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và một số dịch vụ công

trực tuyến mức độ 4 theo định hướng của Chính phủ; tập trung đào tạo, tập

huấn nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho với cán bộ, công

Page 86: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

84

chức, viên chức làm công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; triển khai

các chương trình, dự án đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng mô hình chính quyền điện tử của tỉnh, phấn

đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% các địa phương cấp huyện và các Sở, ngành

hoàn thành triển khai thông suốt ứng dụng mô hình điện tử một cửa; các dịch

vụ công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp, nhất

là các dịch vụ công liên quan đến cấp phép đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế.

Phát triển các lĩnh vực phát thanh, truyền hình, xuất bản báo chí theo quy

hoạch. Từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại, thường xuyên đổi mới nội

dung và nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo chí, chương trình phát thanh

truyền hình của địa phương. Tăng thời lượng, nội dung và chất lượng các

chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc. Tiếp tục hiện đại hoá công

nghệ phát thanh, truyền hình, đến năm 2020 hoàn thành số hóa truyền hình mặt

đất. Mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao chất lượng phát sóng truyền hình Việt

Nam và truyền hình tỉnh ở các khu vực, địa bàn vùng cao. Nâng tỷ lệ hộ được

nghe, xem phát thanh - truyền hình đạt 99,5% vào năm 2020.

1.3.5. Du lịch

Triển khai thưc hiên tốt Nghi quyêt của Bộ Chính trị về phát triển du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày

16/01/2017) và Nghi quyêt số 35/NQ-TU ngày 18/10/2016 của Ban Châp

hanh Đang bô tinh khóa XVIII vê đây manh phat triên du lich tinh Yên Bai

giai đoan 2016 - 2020, đinh hương đên năm 2025. Huy đông tôi đa nguồn lực

ưu tiên cho đâu tư phát triển du lịch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo sức

hấp dẫn, thu hút đầu tư nhằm phát triển du lịch trở thành một trong những

ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Tập trung đầu tư lĩnh vực du lịch có lợi thế, du lịch sinh thái tham quan,

thể thao giải trí (hồ Thác Bà, suối Giàng, đèo Khau Phạ, Ruộng bậc thang Mù

Cang Chải,...); du lịch văn hóa tâm linh. Tích cực mơi goi cac nha đầu tư xây

dưng cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể

thao, giải trí, các khách sạn, cơ sở dịch vụ du lịch có chất lượng cao ở các địa

điểm thuận lợi trong tỉnh.

Từng bước xây dựng Yên Bái trở thành điểm đến thường xuyên của

khách du lịch trong nước và quốc tế trên tuyến du lịch theo hành lang kinh tế

Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và trong Vung TD&MNPB. Phấn

đấu đón được 700.000 lượt khach, trong đó 40.000 lượt khach quôc tê vào năm

2020 và 2.250.000 lượt khach, trong đó 250.000 lượt khách quốc tế vào năm

2030; gop phân giai quyêt viêc lam cho 6.500 lao đông nganh du lich vao 2020

va khoang 10.500 - 12.000 lao đông ngành du lịch vao năm 2030. Doanh thu từ

du lich giai đoạn 2016 - 2020 tăng binh quân 17,2%/năm va 18%/năm thơi ky

2021 - 2030.

Page 87: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

85

Bảng 14. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Yên Bái đến năm 2030

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2030

1. Khách du lịch Lượt người 339.284 700.000 2.250.000

Tr. đó: Khách quốc tế Lượt người 5.220 40.000 250.000

Tốc độ tăng %/năm 6,7 (*) 8,5 (**) 12,4 (***)

2. Cơ sở thương mại du lịch Cơ sở 21.153 27.500 32.700

- Lượng phòng lưu trú Phòng 1.900 2.500 4.000

Tr. đo: Đat chuẩn 3 sao trơ lên % 8 15 15

- Ngày khách lưu trú Ngày/ lượt 1,5 - 1,9 1,9 - 2,5 2,5 - 3,5

3. Doanh thu du lịch Tỷ đồng 89,528 430 2.200

4. Nhân lực du lịch Người › 2.200 6.500 12.000

Ghi chú: (*): Giai đoạn 2011-2015; (**): Giai đoạn 2016-2020; (***): Giai đoạn 2021-2030 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục Thông kê tỉnh Yên Bái và tính toán của Dự án

a) Phát triển các sản phẩm du lịch

- Du lịch sinh thái tham quan, nghi dương: Khai thac các khu, điểm du

lich sinh thai, thắng cảnh như vùng hô Thac Ba, đầm Vân Hội, thung lũng

Mường Lò, Suối Giàng, suối khoáng Bản Bon, ruộng bậc thang Mù Cang

Chải, du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hậu, rừng nguyên sinh xã

Chế Tạo,...

- Du lịch văn hóa, tâm linh: Tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, đền,

chùa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật dân tộc như: Tham quan đền Đông Cuông, đền

Tuần Quán, đền Nhược Sơn và hệ thống đình, đền, chùa dọc sông Hồng; các lễ

hội Hạn Khuống, Lồng Tồng, Gầu Tào; múa xòe, múa khèn, hát giao duyên.

- Du lịch thể thao, giải trí: Du lịch thể thao mạo hiểm như: Các môn thể

thao mặt nước hồ Thác Bà, bơi thuyền vượt thác sông Chảy, dù lượn đèo Khau

Phạ, leo núi thám hiểm rừng nguyên sinh Nà Hẩu, Chế Tạo. Thu hút đầu tư xây

dựng một số khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp giải trí, thể thao (bơi lội,

cưỡi ngựa, chơi golf,…).

- Du lịch cộng đồng, làng nghề, mua sắm, ẩm thực: Tham quan các làng

nghề truyền thống (làm tranh đá quý, dệt thổ cẩm, chế biến nông, lâm sản...)

kết hợp mua sắm, ẩm thực; du lịch cộng đồng, trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc

văn hóa đồng bào các dân tộc ở các vùng trong tỉnh.

- Du lịch hội thảo, hội chợ, sự kiện, du lịch MICE: Tổ chức dưới các

hình thức hội thảo, hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện (văn hóa, thể thao,…) kết

hợp tham quan, mua sắm, thể thao, giải trí tập trung ở khu vực thành phố Yên

Bai và các khu, điểm du lịch phù hợp.

Page 88: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

86

b) Phat triên các tuyến du lịch

- Các tuyên du lịch trong tỉnh:

+ Tuyến TP Yên Bái đi vùng hồ Thác Bà: Hang động, di tích văn hóa

tâm linh, văn hoa âm thưc cua đông bao vung hô Thac Ba.

+ Tuyến TP Yên Bái đi tham quan thương thưc văn hoa va âm thưc vùng

cao, văn hóa Mường Lò, Suối Giàng, Đèo Khau Phạ, Ruộng bậc thang Mù

Cang Chải, rừng nguyên sinh Mù Cang Chải.

+ Tuyến TP Yên Bái đi tham quan, khám phá rừng nguyên sinh Nà Hẩu,

vùng quế Văn Yên.

+ Tuyến TP Yên Bái đi cac điêm du lich dọc sông Hồng.

- Các tuyên du lịch liên tỉnh:

+ Tuyến Yên Bái - Lào Cai đi cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (Trung

Quốc), khu du lịch Sa Pa, đinh Phan Xi Păng và Vườn quốc gia Hoàng Liên.

+ Tuyến Yên Bái - Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích

thời đại Hùng Vương.

+ Tuyến Yên Bái - Sơn La - Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La,

cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.

+ Tuyến Yên Bái - Tuyên Quang - Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với khu

du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái đặc biệt

quốc gia Tân Trào, Hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, khu kinh tế cửa khẩu

Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.

+ Tuyến Yên Bái - Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu cao

nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang ...

c) Phát triển các vùng du lịch

- Vung du lich hồ Thác Bà và dọc sông Chảy (Yên Bình - Lục Yên): Tập

trung đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Thác Bà thành khu du lịch trọng điểm

quốc gia, khu du lịch tâm linh quần thể di tích Hắc Y - Đại Cại. Hình thành các

tour du lịch khám phá, leo núi, thể thao mạo hiểm khu vực núi Cao Biền, núi

Vua áo đen, hang Diêm và các loại hình thể thao lướt ván, dù lượn,... Tổ chức

thường niên và nâng quy mô tổ chức các lễ hội: Âm vang sông Chảy, Lễ hội

đền Đại Cại... Khôi phục và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống của

các dân tộc vùng hồ (Dao, Tày, Nùng, Cao Lan...).

Xây dựng khu trưng bày và bán các sản phẩm đá hồng ngọc, tranh đá

quý, đá trắng, đặc sản tại thị trấn Yên Thế (Lục Yên) và các điểm du lịch hồ

Thác Bà. Xây dựng khu vui chơi giải tri, thể thao mặt nước vùng hồ và các nhà

hàng trên đảo phục vụ ẩm thực vùng hồ. Phát triển các làng du lịch cộng đồng

phía Đông hồ Thác Bà gắn với khôi phục chợ Ngọc và các làng nghề truyền

Page 89: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

87

thống, trò chơi dân gian, trong đó có nghề đan lát của người Dao. Đầu tư phát

triển hệ thống tàu du lịch cao câp phuc vụ các tour du lịch và xây dựng khách

sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao tại khu vực hồ Thác Bà.

- Vung du lich thành phố Yên Bái và Nam Trấn Yên: Xây dựng các thiết

chế cao cấp, hiện đại để tổ chức các hoạt động thuộc loại hình du lịch MICE -

shopping va thê thao - nghi dương. Xây dựng nhà hát nghệ thuật Tây Bắc, công

viên Đồng Tâm, nhà thi đấu thể dục thể thao đa năng và công viên vui chơi giải

trí quy mô lớn với các trò chơi hiện đại, đáp ứng nhu cầu vui chơi của người

dân địa phương và khách du lich. Quy hoach phat triên cac khach san đat tiêu

chuân tư 3 - 5 sao tai khu vưc thanh phô. Xây dưng hoan chinh khu du lich đâm

Vân Hôi - đâm Hâu va sân golf Đâm Hâu vơi đây đu cac thiêt chê bao đam

phuc vu khach du lich. Phát triển cac lang nghê truyên thông (lang miên dong,

dêt tơ tăm...) thanh điêm du lich va cung câp cac san phâm hang hoa phuc vu

du khach.

- Vung du lịch miền Tây: (gồm thị xã Nghĩa Lộ va cac huyện Văn Chấn,

Mù Cang Chải, Trạm Tấu): Tập trung khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể

của đông bao thiêu sô (Thái, Mông, Mường...), đặc biệt là nghệ thuật “Xòe

Thái”. Tổ chức thường niên và nâng cấp quy mô tổ chức Tuần văn hóa, du lịch

Mường Lò - Nghĩa Lộ và Tuần văn hóa, du lịch khám phá danh thắng quốc gia

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Lễ hội Gầu Tào (du xuân) của người Mông và

Lễ hội Thẩm Han (hoa ban) của người Thái.

Tiếp tục đầu tư xây dựng va phát triển khu du lịch sinh thái Suối Giàng.

Bảo vệ nguồn suối nước nóng bản Bon, bản Hốc và xây dựng thành khu du

dịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Khuyến khích, hỗ trợ người dân khai khẩn, tu sửa,

tôn tạo các thửa ruộng bậc thang. Khoanh vùng xây dựng khu du lịch rừng

nguyên sinh Chế Tạo (Mù Cang Chải) thành điểm du lịch nghiên cứu, khám

phá. Đầu tư phát triển các điểm trồng các loại hoa tại Suối Giàng, Văn Chấn và

Mù Cang Chải tạo cảnh quan, kéo dài thời vụ du lịch trong cả năm.

Xây dựng khu du lịch đèo Khau Phạ thành điểm nhấn trên hành trình du

lịch khám phá “Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc”; xây dựng điểm du lịch dù lượn Mù

Cang Chải đảm bảo các điều kiện tổ chức thường xuyên trong năm; định hướng

va hương dân người dân giữ gìn, bảo vệ, khai thác các hang động trong khu vực

đèo Khau Phạ, bãi đá cổ..., thành điểm du lịch nổi bật của vùng. Xây dựng dãy

phố đi bộ gắn với văn hoa, thương mại và ẩm thực tại thị xã Nghĩa Lộ. Định

hướng và phát triển các làng du lịch cộng đồng với đầy đủ thiết chế, đảm bảo

phục vụ khách du lịch. Xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên

tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Mù Cang Chải.

- Vung du lịch Bắc Trấn Yên - Văn Yên: Đầu tư xây dựng đường giao

thông đến rừng nguyên sinh Nà Hẩu, tăng cường các biện pháp bảo vệ các loài

động vật, thực vật quý hiếm hiện có phục vụ khách du lịch nghiên cứu, khám

phá. Xây dựng quần thể thác nước tại xã Ngòi A thành điểm du lịch. Nâng cấp

Page 90: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

88

quy mô và tổ chức thường niên lễ hội đền Đông Cuông trở thành điểm du lịch

tâm linh nổi tiếng; xây dựng cơ sở lưu trú tại trung tâm xã Đông Cuông. Tiếp

tục tổ chức lễ hội Quế - Văn Yên trở thành lễ hội du lịch thường niên của vùng

TD&MNPB. Khôi phục nghề truyền dạy sáo Cúc Ke (sáo thổi bằng mũi) của

dân tộc Xá Phó, duy nhất còn lưu giữ ở Việt Nam trở thành sản phẩm du lịch

văn hóa nổi bật của vùng. Định hướng người dân chế biến đa dạng các sản

phẩm lưu niệm từ nguyên liệu quế phục vụ khách du lịch. Khuyến khích phát

triển du lịch cộng đồng tại xã Viễn Sơn, Đại Sơn và các xã quanh khu rừng

nguyên sinh Nà Hẩu.

2. Phát triển các lĩnh vực xã hội

2.1. Giáo dục và đào tạo

Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo toàn diện và vững chắc, thực

hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Thực

hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp ở tất cả các

bậc học theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mở rộng xã hội hóa giáo dục, đào tạo,

nghiên cứu từng bước phát triển các mô hình tự chủ từng phần hoặc toàn bộ về

tài chính và nguồn nhân lực đối với một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập có

điều kiện phù hợp. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng “chuẩn hóa,

hiện đại hóa, xã hội hóa” giáo dục, đào tạo.

a) Giáo dục

Tập trung nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,

phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở, tiến đến thực hiện phổ

cập giáo dục trung học phổ thông. Phấn đấu đến năm 2020: Huy động trẻ trong

độ tuổi ra lớp đạt 25% đối với nhà trẻ, 95% đối với mẫu giáo và trên 99% đối

với mẫu giáo 5 tuổi; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học đạt 99,9%, THCS đạt

95%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào THCS đạt 99,5%; tỷ

lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT đạt 70% (vùng thấp 95- 97%, vùng cao

65%); đảm bảo 80% số thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT hoặc tương

đương; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đạt 96%, THCS đạt 94%, THPT

đạt 93%.

Phấn đấu đến năm 2020: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập

giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi 100%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn

phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là 100%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt

chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 là 100%, mức độ 2 là 85%, mức độ 3

là 25%.

Rà soát, củng cố mạng lưới trường lớp, nhất là ở các vùng khó khăn, đầu

tư nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú ở các huyện vùng cao khó khăn.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất thiết bị nhà

trường đáp ứng yêu cầu dạy và học phù hợp với các địa bàn. Tập trung thực

hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, đến

Page 91: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

89

năm 2020, cơ bản đạt 75% phòng học được kiên cố hóa. Rà soát bố trí quỹ đất

theo định mức tiêu chuẩn quy định để xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc

gia theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2020, có 50% trường mầm non và trường

phổ thông đạt chuẩn quốc gia và khoảng 70% vào năm 2030.

Triển khai rà soát, điều chỉnh hệ thống trường lớp, quy mô và cơ cấu đội

ngũ giáo viên ở các bậc học và môn học phù hợp với quy mô học sinh và

chương trình đổi mới giáo dục. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội

ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu và có trình độ đạt chuẩn, trên

chuẩn theo Luật Giáo dục ở tất cả các cấp học. Rà soát sắp xếp đội ngũ giáo

viên đảm bảo phù hợp giữa các khu vực địa bàn trong tỉnh. Bổ sung hoàn thiện

cơ chế chính sách khuyên khich thu hút giáo viên về công tác tại vùng cao,

vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình sách

giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2024 nhằm nâng cao kết quả học

tập của học sinh thông qua chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích mở các loại hình trường

lớp ngoài công lập, nhất là ở khu vực đô thị. Đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển

có khoảng 420 trường mâm non và trường phổ thông với khoảng 7.356 lớp và

210.000 - 240.000 học sinh.

Tăng cường công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh khối THCS,

THPT, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp nhằm tạo nguồn nhân

lực lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường. Thu hút, tuyển mới hàng

năm từ 8 - 12% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học tại các cơ sở giáo

dục thường xuyên. Tổ chức giáo dục nghề phổ thông cho 80% học sinh THCS

và 100% học sinh THPT.

b) Đào tạo, dạy nghề

Đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề

nghiệp theo cơ chế thị trường gắn với nhu cầu xã hội và đáp ứng yêu cầu cung

cấp nguồn nhân lực lành nghề cho phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội

của tỉnh. Tiếp tục mở rộng phát triển hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo nghề

nghiệp theo hướng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa để

huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện công

bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công

lập trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo, quyền lợi của người học, người sử

dụng lao động và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Giai đoạn đến năm 2020, duy trì 22 cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt

động dạy nghề gồm: 04 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp, 08 trung tâm

giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề ở các huyện, thị và 07 cơ sở khác tham gia hoạt

động giáo dục nghề nghiệp. Quy mô tuyển mới đào tạo, dạy nghề hàng năm

trung bình khoảng 13.000 - 15.000 học viên. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo

đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% vào năm 2020.

Đầu tư củng cố các trường trọng điểm, xây dựng Trường Cao đẳng sư

phạm Yên Bái vững mạnh toàn diện, là trung tâm đào tạo, đào tạo lại, bồi

Page 92: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

90

dưỡng giáo viên và nghiên cứu ứng dụng khoa học có chất lượng; xây dựng

Trường Cao đẳng nghề Yên Bái trở thành 1 trong 40 trường chất lượng cao của

cả nước vào năm 2020. Tạo điều kiện huy động đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng

quy mô xây dựng và đào tạo cho các trường cao đẳng, trường trung cấp nghề;

đầu tư xây dựng, tăng cường trang thiết bị cho các trung tâm giáo dục thường

xuyên và hướng nghiệp, dạy nghề ở các huyện, thị xã, thành phố.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong tỉnh tổ chức liên kết đào

tạo với các cơ sở đào tạo, dạy nghề có chất lượng cao trong nước và nước

ngoài. Hợp tác với trường đại học có uy tín về mở phân hiệu đại học đa ngành

tại tỉnh Yên Bái trong giai đoạn sau năm 2020 phục vụ cho đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao của tỉnh ngay tại địa phương. Khuyến khích các hoạt động

hợp tác, liên kết đào tạo, dạy nghề giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh

nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Mở rộng thực hiện cơ

chế dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp với cơ sở

đào tạo, có chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho

người lao động và hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề.

Sắp xếp tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở

và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô,

cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có

phân tầng chất lượng. Nhà nước tập trung đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề

nghiệp chất lượng cao và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho các nhóm đối

tượng đặc thù phù hợp với ngân sách và khả năng huy động nguồn lực của xã

hội. Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái theo hướng bổ

sung thêm nhiệm vụ tổ chức dạy nghề trên địa bàn thành phố Yên Bái; sáp nhập

Trung tâm ngoại ngữ - Tin học với Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường

xuyên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là đào

tạo các nghề phù hợp cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở các địa bàn trong

tỉnh gồm các ngành nghề phi nông nghiệp sử dụng lao động tại chỗ và ngành

nghề thị trường có nhu cầu lớn, kể cả xuất khẩu lao động. Triển khai thưc hiên

hiêu qua đê an “Đao tao nghê cho lao đông nông thôn đên năm 2020”, đào tạo

lao động cho các nganh nghê co thê manh va tiêm năng cua đia phương. Tiếp

tục mơ rông đa dạng hóa các ngành nghề đao tao, quan tâm đào tạo, huấn luyện

các nghề sản xuất và chế biến nông lâm sản, đào tạo nghề về văn hóa, dịch vụ

du lịch, đào tạo ngoại ngữ cơ bản tại chỗ cho dân cư địa phương để phục vụ

phát triển du lịch.

2.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại, dự phòng tích cực và chủ

động đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ở các vùng trong tỉnh.

Đẩy nhanh phát triển các dịch vụ y tế có chất lượng cao trong và ngoài công lập

ở khu vực đô thị. Hình thành các trung tâm khám chữa bệnh, điều trị chất lượng

cao và điều trị theo yêu cầu tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.

Page 93: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

91

Mở rộng xã hội hóa đầu tư ở một số bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh

công lập để nâng cấp hiện đại hóa nhanh cơ sở vật chất, trang thiết bị. Dành

nguồn vốn ngân sách cho y tế để đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực y tế dự phòng,

y tế cơ sở và hỗ trợ người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách tham

gia bảo hiểm y tế.

Huy động đầu tư để các bệnh viện đạt chuẩn chất lượng bệnh viện theo

quy định và đáp ứng yêu cầu thực tế khám, chữa bệnh ở các khu vực địa bàn

trong tỉnh. Củng cố, nâng cao chất lượng các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh,

trung tâm y tế tuyến huyện nhằm khắc phục tình trạng quá tải các bệnh viện

cho tuyến trên. Tiếp tục phát triển bệnh viện đa khoa tỉnh trong mạng lưới bệnh

viện vệ tinh của các bệnh viện trung ương. Đổi mới cơ chế quản lý, đầu tư bổ

sung trang thiết bị hiện đại và mở thêm các trung tâm điều trị bệnh chuyên sâu

(tim mạch, u bướu,...) để phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh trở thành trung tâm

khám chữa bệnh chất lượng cao của khu vực Tây Bắc. Nâng cấp, mở rộng

Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ lên quy mô 350 giường bệnh và một số

bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh để giảm tình trạng quá tải. Ưu tiên nâng cấp

bệnh viện Sản Nhi đến năm 2020 lên quy mô 300 giường bệnh. Nghiên cứu

phương án ghép khu điều trị phong (hiện có 06 giường bệnh) vào bệnh viện

hoặc trung tâm y tế huyện để người bệnh có điều kiện chăm sóc sức khỏe toàn

diện hơn.

Đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các trung tâm y tế huyện đi đôi với

tăng cường đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ bác sỹ chuyên khoa đủ khả

năng khám, chữa bệnh một số chuyên khoa sâu. Ưu tiên đầu tư cho trung tâm y

tế các huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn để giảm tình trạng quá tải. Đến năm

2020, cơ bản các bệnh viện đa khoa huyện đạt tiêu chuẩn hạng II.

Tiếp tục đưa bác sĩ về làm việc thường xuyên ở các trạm y tế xã vùng

cao, vùng xa; rà soát và đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, cơ số thuốc cho

các trạm y tế xã đáp ứng bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đảm bảo thực hiện tốt

các hoạt động khám chữa bệnh, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho

nhân dân. Phấn đấu nâng tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 70%

vào năm 2020. Từng bước xây dựng và mở rộng mô hình bác sĩ gia đình gắn

với trạm y tế xã để quản lý sức khỏe đến từng người dân và quản lý các bệnh

không lây nhiễm tại cộng đồng. Triển khai lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho

khoảng 70% người dân trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường đầu tư cho hệ thống cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện.

Tập trung củng cố, kiện toàn bộ máy và xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đáp ứng yêu cầu kiểm soát tốt dịch bệnh và

quản lý các bệnh không lây nhiễm. Khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và

chết do sốt rét, sốt xuất huyết. Phòng chống và quản lý có hiệu quả các bệnh xã

hội, tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp. Bảo đảm an ninh y tế, tăng cường

và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn

xảy ra. Ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp; củng cố vững chắc hệ

Page 94: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

92

thống tiêm chủng. Triển khai các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây

nhiễm, chú trọng dự phòng, nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm

soát bệnh tật.

Phấn đấu tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại

vaccine hàng năm đạt > 98%; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống

11%o và tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 16%o vào năm 2020. Tăng

cường công tác truyền thông kết hợp với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

sinh sản - kế hoạch hóa gia đình để duy trì tỷ lệ sinh và phát triển dân số tự

nhiên một cách hợp lý. Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống đạt

60/100.000 vào năm 2020.

Củng cố phát triển hệ thống dược trong toàn tỉnh trên cơ sở quy hoạch

phát triển ngành dược, bảo đảm cung ứng thuốc thường xuyên và đầy đủ, sử

dụng thuốc an toàn, hợp lý. Đầu tư xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm thuốc -

mỹ phẩm - thực phẩm đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc

- GLP", đáp ứng yêu cầu giám sát chất lượng thuốc trong thời kỳ kinh tế hội

nhập WTO. Tiếp tục quan tâm phát triển lĩnh vực y, dược học cổ truyền, bảo

tồn và phát triển sản xuất các loại thuốc quý, dược liệu có nguồn gốc tự nhiên

trong tỉnh.

Kiện toàn và tăng cường công tác quản lý nhà nước về hành nghề y,

dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy nhanh thực hiện BHYT toàn

dân, phấn đấu đến 2020 đạt 90,5% dân số có thẻ BHYT.

2.3. Văn hoá - Thể dục thể thao

a) Văn hóa

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hoạt động văn hóa gắn với xây

dựng con người, gia đình, cộng đồng văn hóa trong thời kỳ mới, góp phần phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục huy động đầu tư xây dựng hệ thống thiết

chế văn hóa, thể dục thể thao các cấp theo các Quyết định của Thủ tướng Chính

phủ: Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 về việc phê duyệt đề án “Quy

hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp

chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”; Quyết

định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở

vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030”; Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Quy

hoạch tổng thể thiết chế văn hóa thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn

đến năm 2030. Tập trung đầu tư xây dựng Nhà hát nghệ thuật Tây Bắc, công

viên vui chơi giải trí Đồng Tâm với các trò chơi hiện đại (ở TP Yên Bái) đáp

ứng nhu cầu vui chơi của người dân và khách du lich. Tiếp tục triển khai đầu tư

phát triển hệ thống nhà văn hóa xã, thôn bản gắn với chương trình xây dựng

nông thôn mới.

Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào

chiều sâu, xây dựng môi trường văn hóa, lối sống văn minh bài trừ các hủ tục

Page 95: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

93

lạc hậu. Thực hiện tốt các cuộc vận động, xây dựng gia đình văn hóa gắn với

các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đạt mục tiêu đề ra về xây dựng

các thiết chế văn hoá thông tin đạt chuẩn. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu của

phát triển gia đình tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; thực

hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến

năm 2020; Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ

trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020; Đề án kiện toàn, đào

tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp đến

năm 2020. Xây dựng, bình chọn, biểu dương “người tốt”, “việc tốt” trên lĩnh

vực văn hóa gia đình.

Tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng

cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cho nhân dân. Bảo tồn và phát huy giá trị

của các di sản văn hoá, bảo vệ và phục dựng, trùng tu và tôn tạo các di tích lịch

sử, các giá trị văn hóa; chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các

giá trị di tích lịch sử, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; kết hợp hài hòa

việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du

lịch bền vững. Xây dựng hồ sơ nghệ thuật “Xòe Thái” trình Tổ chức Giáo dục,

Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc - UNESCO đưa vào danh sách di sản văn

hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghiên cứu đề nghị Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch trình Chính phủ cho phép lập hồ sơ danh thắng Quốc gia ruộng

bậc thang Mù Cang Chải trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới.

Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác

Bà; hoàn thiện hồ sơ công nhận và xây dựng các khu bảo tồn loài và sinh cảnh

gắn với phát triển du lịch (Mù Cang Chải, Nà Hẩu - Văn Yên ...).

Khuyến khích phát triển phong trào văn nghệ quần chúng đáp ứng nhu

cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ của nhân dân, đồng thời phục vụ tốt các nhiệm

vụ chính trị tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

b) Thể dục thể thao

Đẩy mạnh phát triển phong trào toàn dân rèn luyên, nâng cao sức khoẻ,

kết hợp TDTT quần chúng và TDTT thành tích cao. Thực hiện xã hội hóa các

hoạt động TDTT. Thông qua phong trào TDTT, phát hiện và bồi dưỡng nhân

tài, các vận động viên năng khiếu cho các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh tham

gia thi đấu quốc gia và khu vực. Nâng tỷ lệ người tập luyện TDTT thường

xuyên lên 32-35% dân số vào năm 2020.

Củng cố và xây dựng các công trình TDTT các cấp đủ về số lượng và

từng bước nâng cao chất lượng. Phấn đấu đến năm 2020, ở cấp tỉnh có đủ các

công trình thể thao như: Sân vận động, nhà thi đấu đa năng, bể bơi đủ tiêu

chuẩn thi đấu cấp quốc gia; tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có sân vận

động; 100% xã, phường có khu trung tâm văn hóa thể thao. Thực hiện có hiệu

quả Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê

Page 96: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

94

duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn

2011 - 2030.

2.4. Giảm nghèo, an sinh xã hội

Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

đối với các đối tượng chính sách va người nghèo. Chú trọng đào tạo va bồi

dưỡng nâng cao năng lực sản xuất cho người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng

cao va vùng sâu, vùng xa. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản

xuất, kinh doanh và chính sách an sinh xã hội. Giảm tỷ lệ hộ nghèo binh quân

3,5%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm 6%/năm (theo chuẩn nghèo đa chiều

giai đoạn 2016 - 2020).

Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án với chương trinh giam

ngheo, đây manh cac hoat đông trơ giup, kết hợp với khuyến khích, tư vấn cho

người nghèo xoa bo măc cam, vươn lên vượt qua khó khăn, tích cực sản xuất,

tăng thu nhập và cải thiện đời sống, thoat đoi ngheo; đông thơi củng cố thành

quả giảm nghèo bền vững, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo; quan tâm ưu

tiên giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là vùng đồng bào

dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích các

thành phần kinh tế phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút lao động

nhất là lao động trong nông nghiệp và nông thôn.

Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với các đối

tượng chính sách, đối tượng xã hội. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động

“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đối với người có công, gia đình

thương binh, liệt sỹ. Đầu tư củng cố Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh

Yên Bái đảm bảo phục vụ tốt đối với người có công.

Triển khai thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp, bảo hiểm lao động; khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện,

tăng tỷ lệ người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

2.5. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới

Về bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ

em được phát triển toàn diện; đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em, trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ

xâm hại trẻ em. Từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống

giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền, các dân tộc; tạo cơ hội

phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.

Về bình đẳng giới: Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về bình đẳng

giới. Thu hẹp khoảng cách giới, nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực,

địa bàn trọng điểm có bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao;

bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia cùng các

hoạt động kinh tế - xã hội và gia đình.

Page 97: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

95

Phát triển kinh tế - xã hội vùng cao và các xã đặc biệt khó khăn:

Tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có thế mạnh và lợi thế của

từng địa phương. Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trước hết

là các sản phẩm chủ lực, tạo ra các đột phá làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hóa và tăng nhanh tích lũy góp phần xóa đói giảm

nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn vốn chủ yếu

sống dựa vào kinh tế nông lâm nghiệp.

Huy động nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ của Trung ương và các

nguồn lực xã hội khác cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thưc hiên

chương trình giảm nghèo bền vững tại cac xa đăc biêt kho khăn (chu yêu thuôc

hai huyên Tram Tâu va Mu Cang Chai). Hỗ trợ đồng bào đưa khoa học ky thuât

vào sản xuất, thâm canh cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Sơn tra, thảo quả,

mô hình chăn nuôi nhỏ quy mô hộ gia đình (lợn, gà, dê...) để từng bước giảm

nghèo nhanh và bền vững. Phát triển cây sơn tra theo mô hình trồng rừng

phòng hộ; giảm dần diện tích cây thông; trồng xen ghép các loại cây (vối thuốc

và sơn tra; thông và sơn tra).

Giao đất, giao rừng cho đồng bào có đất, có rừng để sản xuất có thu nhập

từ rừng. Vận động nhân dân trồng sơn tra ở những diện tích đủ điều kiện để

tăng diện tích rừng phòng hộ. Hỗ trợ cho người dân xây dựng ruộng bậc thang

canh tác phù hợp vơi hai loai hinh ruông khô va ruông nước; quan lý tốt diện

tích lúa nước, chuyển lúa nương sang trồng ngô đồi va trên măt ruông kết hợp

cây mầu khác, tăng nhanh sản lượng ngô đap ưng nhu cầu về lương thưc và trở

thành hàng hóa.

Phát huy có hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đặc biệt khó

khăn. Tăng cường các hoạt động vận động viện trợ để huy động tối đa nguồn

tài trợ phi chính phủ nước ngoài vào các lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục,

đặc biệt là các khoản viện trợ, hợp tác lâu dài về phát triển kinh tế, chuyển giao

khoa học công nghệ,... cho vùng dân tộc thiểu số.

3. Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã

Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.840 doanh nghiệp. Dự kiến

tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2016 - 2020 là 550

doanh nghiệp; bình quân mỗi năm thành lập mới 110 doanh nghiệp. Khuyến

khích phát triển các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề, lĩnh vực theo quy định

của pháp luật. Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ,

doanh nghiệp khởi nghiệp; khuyến khích thu hút và phát triển các doanh nghiệp

sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, các doanh

nghiệp sản xuất và chế biến nông lâm sản, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất

kinh doanh ở những địa bàn khó khăn.

Hoàn thiện việc xử lý, sắp xếp các Lâm trường kinh doanh thua lỗ kéo

dài nhiều năm. Nghiên cứu xây dựng phương án chuyển đổi sở hữu đối với một

Page 98: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

96

số doanh nghiệp nhà nước quy mô vốn điều lệ quá nhỏ, ngành nghề và lĩnh vực

hoạt động không cần thiết phải duy trì doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu

phương án chuyển đổi hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp như: Dịch vụ vệ

sinh môi trường, cấp nước, quản lý chợ... sang doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã,

thành lập mới các tổ hợp tác, mở rộng các dịch vụ của hợp tác xã, đẩy mạnh

liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã và tổ hợp tác. Xây dựng các mô hình hợp

tác xã kiểu mới, xây dựng chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, tăng khả

năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo phát triển bền vững. Dự kiến bình

quân mỗi năm thành lập mới khoảng 20 hợp tác xã. Phấn đấu đến năm 2020

trên địa bàn tỉnh có trên 280 hợp tác xã hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho

khoảng 10.700 lao động trong các hợp tác xã và tổ hợp tác.

4. Khoa học và công nghệ

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII

về định hướng phát triển lĩnh vực KHCN, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng

dụng trong hoạt động khoa học nhằm phát huy những tiềm năng, thế mạnh của

tỉnh. Tăng cường năng lực ứng dụng, phát triển công nghệ, làm chủ công nghệ

tiên tiến, hiện đại của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các

sản phẩm chủ lực và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh.

Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu

vực nông thôn, nhất là công nghệ sinh học, giống mới vào lĩnh vực sản xuất

nông, lâm nghiệp. Đổi mới công tác quản lý trong thực hiện nhiệm vụ khoa

học, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao KHCN.

a) Phát triển tiềm lực KH&CN

Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN hoạt động

nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế, làm dịch vụ kiểm định,

thử nghiệm, tham gia đánh giá chất lượng công nghệ, sản phẩm. Tạo điều kiện

hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu sáng chế, cải tiến, ứng

dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất.

Ưu tiên hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao, ứng dụng

KH&CN trong sản xuất nông lâm nghiệp, chế biến và bảo quản nông sản, dược

liệu, bảo vệ môi trường. Thành lập Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị của tỉnh,

tạo điều kiện thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn.

Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng KH&CN tiến tới đạt trình

độ trung bình trong khu vực. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết

bị cho các đơn vị, cơ sở KH&CN công lập của tỉnh. Ưu tiên đầu tư trang thiết

bị cho tăng cường năng lực kiểm nghiệm, giám định sản phẩm trong lĩnh vực

tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng. Mở rộng các hoạt động dịch vụ tiêu chuẩn

đo lường chất lượng ra các lĩnh vực như tài nguyên môi trường, xây dựng, kiểm

Page 99: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

97

định chất lượng, tiêu chuẩn công nghệ. Đầu tư chuẩn hóa trang thiết bị cho

Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh.

Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh đủ về số

lượng, có chất lượng cao. Ưu tiên đào tạo bổ sung nhân lực cho các khâu chuyển

giao ứng dụng KH&CN, kiểm nghiệm giám định sản phẩm, hàng hóa. Có chính

sách đãi ngộ đối với các cán bộ khoa học trình độ cao nhằm thu hút và giữ được

đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, đẩy nhanh hơn việc đưa KH&CN vào sản

xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Triển khai nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH&CN

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống

xã hội, gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm và hoạt

động sản xuất, kinh doanh; ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, ứng

dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp nông thôn. Đổi mới cơ chế

quản lý nhiệm vụ khoa học theo hướng mỗi nhiệm vụ cần có địa chỉ áp dụng cụ

thể. Quan tâm đầu tư các chương trình điều tra, nghiên cứu cơ bản như: Điều

tra cơ bản tài nguyên, môi trường, nghiên cứu các đề tài khoa học xã hội, nhân

văn phục vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung đầu tư

các chương trình trọng điểm ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất.

- Lĩnh vực nông lâm nghiệp: Triển khai chương trình ứng dụng tiến bộ

KH&CN nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi chọn lọc có năng suất, chất

lượng cao, giống đặc sản; phổ biến, chuyển giao các quy trình kỹ thuật sản xuất

sạch, an toàn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như: VietGAP,

GlobalGAP; hỗ trợ nông dân đầu tư máy móc thiết bị, kỹ thuật bảo quản, chế

biến sản phẩm sau thu hoạch và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Hỗ trợ kỹ

thuật cho doanh nghiệp, nông dân phát triển các mô hình sản xuất nông, lâm

nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Trồng rau quả, trồng hoa nhà lưới, nhà

kính, mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp quy mô trang trại, gia

trại. Hình thành một số trang trại ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, sản

xuất giống. Nâng tỷ lệ sản phẩm chủ yếu từ cây trồng, vật nuôi được chọn nhân

giống và áp dụng các qui trình kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn trong nước,

quốc tế (VietGAP, GlobalGAP,...) đạt trên 50% vào giai đoạn 2020 - 2025.

- Công nghiệp: Mở rộng phổ biến thông tin, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho

các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp địa phương đầu tư đổi mới công nghệ, giảm

tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm chất thải vào môi trường, tăng chất lượng sản

phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng công

nghệ thân thiện với môi trường, nhất là trong các ngành khai thác, chế biến

khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Khuyến khích sản xuất, sử dụng năng

lượng mới, nhất là các loại năng lượng sạch, năng lượng tái sinh, sử dụng trang

thiết bị tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt. Phổ biến, chuyển giao công

nghệ quản lý chất lượng sản phẩm đến các doanh nghiệp, phấn đấu đến năm

2020 cơ bản đạt 100% số doanh nghiệp có quy mô từ 100 lao động trở lên áp

dụng qui trình quản lý chất lượng sản phẩm trong nước, quốc tế.

Page 100: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

98

- Dịch vụ: Phổ biến, tư vấn kỹ thuật cho các cơ quan, tổ chức, doanh

nghiệp dịch vụ áp dụng qui trình quản lý chất lượng (ISO 9001:2008); đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như xây dựng mạng LAN, mạng WAN,

website, ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử, sử dụng các

phần mềm hệ thống và chuyên dụng trong các hoạt động quản lý, kinh doanh.

5. Tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

5.1. Quản lý và sử dụng tài nguyên

Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài

nguyên, hạn chế khai thác nguồn tài nguyên không tái tạo. Tăng cường công

tác quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài

nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Triển khai điều tra, rà

soát các nguồn tài nguyên để bổ sung, hoàn chỉnh các quy hoạch, kế hoạch khai

thác, sử dụng theo từng giai đoạn. Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin và

cơ sở dữ liệu điện tử về đất đai, tài nguyên và môi trường của tỉnh phục vụ

công tác quản lý, xúc tiến đầu tư, xây dựng.

Thực hiện rà soát các điểm mỏ khoáng sản, bỏ ra khỏi quy hoạch các

điểm mỏ khoáng sản có trữ lượng thấp, hàm lượng kém, khai thác ít có hiệu

quả kinh tế - xã hội nhưng dễ gây tác động xấu đến môi trường, mất rừng, gây

hư hại đường giao thông. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các

điểm khai thác khoáng sản, khai thác đất, đá, cát, sỏi. Chấm dứt hoạt động khai

thác khoáng sản, vật liệu xây dựng trái phép, khai thác khoáng sản không theo

đúng quy định, khai thác khoáng sản gây tác động xấu đến môi trường.

Quản lý khai thác tổng hợp tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất)

theo các lưu vực để bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng đa mục tiêu các

nguồn nước nhất là nguồn nước sông, suối và các hồ lớn phục vụ cấp nước cho

sản xuất, sinh hoạt và thủy điện.

Hoàn thành các quy hoạch sử dụng đất trong tỉnh. Đẩy nhanh quá trình

cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng, giải quyết cơ bản việc cấp giấy

chứng nhận QSDĐ cho các diện tích đất đến nay phải đăng ký cấp giấy. Rà

soát, bổ sung cơ chế giao đất, cho thuê đất, đấu giá đất, bồi thường thu hồi đất

ở các khu vực địa bàn trong tỉnh tạo điều kiện sẵn sàng quỹ đất cho thu hút dự

án đầu tư, thúc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho xây dựng hạ tầng, đô thị và

xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh hoạt động phát triển quỹ đất, giới thiệu địa điểm đầu tư, thực

hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá QSDĐ, quyền khai thác khoáng sản

theo hướng minh bạch, giảm bớt thời gian, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục mở rộng diện tích che phủ của rừng và nâng cao chất lượng

rừng ở các lưu vực sông, suối lớn nhất là sông Hồng, sông Chảy, suối Nậm

Kim, hồ Thác Bà. Triển khai quy hoạch chi tiết 03 loại rừng, quy hoạch vùng

rừng có mức độ đa dạng sinh học cao để hình thành khu bảo tồn thiên nhiên.

Page 101: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

99

Nghiên cứu áp dụng các giải pháp phòng và chống cháy rừng, nâng cao hiệu

quả bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng xâm lấn, khai thác rừng trái phép.

5.2. Bảo vệ môi trường

Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm

môi trường. Tập trung biện pháp xử lý bảo vệ môi trường đối với các khu vực

có nguy cơ gây ô nhiễm cao như: Các KCN, CCN, khu vực khai thác chế biến

khoáng sản; các nguồn chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt lớn. Nâng cao

trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tuân thu các quy đinh về khai

thác, sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời bảo vệ nguồn tài

nguyên nước, bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn

khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với

tầng chứa nước. Đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường nguồn nước sinh hoạt

của nhân dân; bảo vệ môi trường nước hồ Thác Bà và các hồ khác trong tỉnh;

bảo vệ tốt môi trường các khu du lịch sinh thái.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp hệ thống các khu thu gom xử lý

chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt trong toàn tỉnh. Huy động nguồn lực đầu

tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các KCN, CCN và đô thị; xây dựng

bãi thu gom rác thải sinh hoạt ở các xã, thị trấn. Khuyến khích phát triển các

dịch vụ vệ sinh môi trường, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, HTX làm dịch

vụ môi trường ở các xã, thị trấn, các điểm dịch vụ, du lịch. Hình thành hệ thống

vệ sinh công cộng ở các đô thị, TP Yên Bái và TX Nghĩa Lộ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tác động môi trường của các dự

án, cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm

nguồn nước, ô nhiễm môi trường khu dân cư. Triển khai đến các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi

trường, lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, hồ sơ xin phép xả thải

vào nguồn nước. Thực hiện nghiêm các quy định về đánh giá tác động môi

trường đối với các dự án, thu phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh

doanh theo quy định, nhất là các cơ sở sản xuất có nước thải công nghiệp vào

nguồn nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sự tham gia của doanh

nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng thôn bản, khu dân cư vào công tác

bảo vệ môi trường. Phổ biến cac văn ban phap luât vê bảo vệ môi trường, nâng

cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt bảo vệ môi trường các nguồn nước trong

cộng đồng.

Có kế hoạch giám sát, kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ việc xử lý chất

thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN, bênh viên va cơ sơ y tế, chất

thải từ các khu dân cư tập trung. Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô

nhiễm hoặc nguy cơ gây ô nhiễm vào các khu, cụm công nghiệp, các khu vực

xa khu dân cư.

Xây dựng các nhà tang lễ, nghĩa trang, công viên vĩnh hằng, nhà hỏa

táng trên địa bàn tỉnh.

Page 102: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

100

5.3. Phong chông thiên tai, ưng phó vơi biên đôi khi hâu

Tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động chủ động thich ưng va ứng

phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh. Nâng

cao chất lượng dự báo, cảnh báo sơm, đánh giá phu hơp vê nguy cơ va diên

biên thiên tai đê phong tranh.

Tăng cường năng lực và lồng ghép các nội dung phòng tránh, giảm nhẹ

thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội phù hợp điều kiện thực tế của tỉnh.

Tham khảo, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt

Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, làm cơ sở để đánh giá tác

động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó có biện

pháp ứng phó kịp thời. Triển khai rà soát và áp dụng các biện pháp công trình,

phi công trình phù hợp đối với từng khu vực địa bàn để nâng cao khả năng

thích ứng, an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các di sản theo

Luật Di sản văn hóa và cộng đồng dân cư trước các tác động của biến đổi khí

hậu. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức, hình

thành ý thức thường trực về ứng phó với biến đổi khí hậu của các ngành, các

cấp và cộng đồng dân cư.

Tiếp tục đầu tư củng cố hệ thống kè, đập xung yếu đã xuống cấp tại các

sông, suối lớn, nhất là ở khu vực có dân cư tập trung, hình thành đường tránh lũ

ở những khu vực trũng thấp đông dân bị cô lập khi có mưa bão lớn. Tiếp tục

đầu tư hệ thống thoát ngập khi có mưa bão cho các khu vực thấp tập trung đông

dân cư (TP Yên Bái, Văn Chấn,...). Đối với các khu vực vùng cao có tình trạng

khô hạn gia tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cần ứng dụng giống mới,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý để chống chịu khô hạn tốt hơn.

6. Quốc phòng - an ninh

Thường xuyên quán triệt Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của

Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị định số

152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ và

Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 152/2007/NĐ-CP. Kết hợp chặt chẽ phát triển

kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh và đối ngoại;

tăng cường ứng dụng KH&CN vào quốc phòng an ninh; xây dựng thế trận quốc

phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tăng cường an ninh trên các

lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế; phòng,

chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và các biểu

hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ Đảng, cơ quan nhà nước và lực

lượng vũ trang; xây dựng các lực lượng vũ trang của tỉnh trong sạch vững

Page 103: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

101

mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và phát triển

tỉnh giàu mạnh, văn minh.

Tổ chức phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, trong

đó lực lượng công an, quân đội làm nòng cốt tập trung xây dựng các phương án

phòng chống khủng bố, thế trận an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân, nhất

là tại các địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự; tăng cường công tác quản lý

nhân khẩu, hộ khẩu đối với người dân tộc thiểu số di cư đến địa bàn.

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ bảo đảm số lượng và chất lượng theo

quy chuẩn. Thực hiện chặt chẽ việc đăng ký quản lý lực lượng dự bị động viên,

phương tiện phục vụ huấn luyện chiến đấu và đáp ứng yêu cầu huy động cứu

hộ, cứu nạn. Thực hiện tốt chế độ, chính sách về quốc phòng - an ninh và chính

sách hậu phương quân đội và công an.

Trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh cần

tính toán đến phương án chuyển hướng phục vụ quốc phòng khi cần thiết. Phối

hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành chức năng trong đánh giá khả năng,

phạm vi ảnh hưởng và bố trí về quốc phòng - an ninh và thế trận quân sự của

tỉnh trong vung TD&MNPB va ca nươc. Chú trọng phát triển kinh tế kết hợp

với phục vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu quốc phòng trên các lĩnh vực xây dựng

cơ sở hạ tầng; du lịch và dịch vụ; công nghiệp va nông, lâm nghiệp, thuy san.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng

công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai; phòng ngừa, giảm phát sinh mới

tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức; phòng, chống buôn bán người.

Về một số giải pháp đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh - quốc phòng

trên địa bàn tỉnh để đáp ứng việc triển khai thực hiện quy hoạch: Xây dựng lực

lượng quân đội và công an vững mạnh toàn diện; nâng cao tinh thần cảnh giác,

chủ động ngăn chặn mọi âm mưu chống phá, xây dựng cơ sở vững mạnh, giữ

vững ổn định chính trị xã hội; tăng cường đấu tranh trấn áp các loại tội phạm,

tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, không để tội phạm gia tăng, nhất là loại tội

phạm có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích; thực hiện đồng bộ các giải

pháp đảm bảo an toàn giao thông; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật trong nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc; phát huy sức mạnh

tổng hợp trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội, kiên quyết đấu tranh

ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho

phát triển kinh tế - xã hội.

7. Phát triển kết cấu hạ tầng

7.1. Giao thông

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, có tính liên kết

cao giữa các vùng trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực và đường cao tốc Nội Bài -

Lào Cai; đầu tư các tuyến đường huyết mạch, các tuyến đường ngang, hệ thống

cầu vượt sông Hồng kết nối các địa phương trong tỉnh; tạo sự liên thông, liên

Page 104: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

102

hoàn với các vùng lân cận và tạo không gian mở cho phát triển kinh tế - xã hội

bằng các phương thức và phương tiện vận tải (đường bộ, đường sắt, đường

thủy...), bảo đảm giao thông thông suốt, nhanh chóng và thuận lợi.

Tranh thủ đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn lực của các nhà đầu tư

để xây dựng, cải tạo và nâng cấp các hạ tầng giao thông huyết mạch quan

trọng, các công trình trọng điểm, các trục đường chính. Đẩy mạnh hợp tác, xúc

tiến đầu tư các dự án, công trình trọng điểm giao thông theo hình thức đối tác

công tư (PPP) đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và đối tác đầu tư trong

phát triển hạ tầng giao thông.

Từng bước nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống các tuyến đường đạt cấp kỹ

thuật giao thông theo quy hoạch. Các tuyến đường xây dựng cần đảm bảo chỉ

giới quy hoạch và hành lang, vỉa hè đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị văn minh,

xanh, sạch, đẹp nhằm khai thác tốt mạng lưới, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường

và tính đến phương án chống ùn tắc giao thông trong tương lai tại các đô thị.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn gắn với thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, điểm dừng đỗ... phương tiện vận tải

thủy trên sông Hồng, xây dựng các bến cảng trên sông Hồng, hồ Thác Bà.

7.1.1. Đường bộ

Tiêp tuc phối hợp với các Bộ ngành giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến

độ xây dựng, nâng cấp các quốc lộ, đường vành đai, tuyến tránh kết nối với

tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ liên hoàn và đồng bộ, phục vụ phát triển kinh tế

xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân. Chú trọng phát triển giao thông đôi ngoai

kêt nôi liên vùng, các tuyên đường trục, các cầu vượt ở một số điểm giao cắt.

Ưu tiên nâng cấp và xây dựng các tuyến quốc lộ, các đường vành đai, các cửa

ngõ ra vào tỉnh và liên thông với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng.

Xây dưng ha tâng giao thông đông bô đê phat triên sang hưu ngan sông Hông.

a) Quốc lộ

- Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Tiếp tục phối hợp triển khai đầu tư

thực hiện giai đoạn 2 đường cao tốc đạt tiêu chuẩn 4 làn xe.

- QL37 (100,5 km): Đầu tư nâng cấp đoạn từ TP Yên Bái - Ba Khe -

Thượng Bằng La.

- QL7 (84 km): Duy trì cấp kỹ thuật hiện có, sửa chữa và cải tạo các điểm

đen trên tuyến đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái nhằm đảm bảo an toàn cho

người và phương tiện tham gia giao thông.

- QL32A (175 km): Duy trì toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp

IV, một số đoạn có lưu lượng giao thông lớn đạt đường cấp III.

Page 105: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

103

- QL32C (17,5 km): Đầu tư nâng cấp đoạn từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái,

toàn tuyến cơ bản đạt đường cấp III.

- Huy động đầu tư các đường vành đai, các tuyến tránh qua đô thị, ưu

tiên tuyến đường tránh thành phố Yên Bái (tuyến nối QL 70 và QL 37); nghiên

cứu phương án đầu tư tuyến tránh thị trấn Yên Bình (thuộc QL 70).

b) Đường tỉnh

Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến kết nối các vùng trong tỉnh

với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và các tỉnh lân cận, tập trung đầu tư các

tuyến, gồm:

- Các tuyến ĐT165, ĐT166, ĐT174: Đầu tư sửa chữa nền, mặt đường

đảm bảo lưu thông thuận lợi cho các phương tiện vận tải.

- Đường nối ĐT170 (Yên Thế - Vĩnh Kiên) với QL70 và đường cao tốc

Nội Bài - Lào Cai: Dài 42 km (18 km trùng với ĐT165) xây dựng đạt tiêu

chuẩn đường cấp IV miền núi và công trình thoát nước đạt tải trọng H30-XB80

đối với cống và HL93 đối với cầu.

- Đường nối QL70 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Khánh Hòa

- Văn Yên): Dài 39 km, xây dựng mới đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi và

công trình thoát nước đạt tải trọng H30-XB80 với cống và HL93 với cầu.

- Đường nối QL32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Nghĩa Lộ -

Mậu A): Dài 52,2 km, đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi và

công trình thoát nước đạt tải trọng H30-XB80 đối với cống và HL93 với cầu.

- Đường nối núi giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Việt

Hồng - Trấn Yên.

- Đường nối QL32 với nút giao IC15 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

(đoạn Đông An - Gia Hội).

- Đường nối từ đường Yên Thế - Vĩnh Kiên đến đường cao tốc Nội Bài -

Lào Cai (tại nút giao IC14 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai).

Lập hồ sơ đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép chuyển một số

tuyến đường tỉnh thành Quốc lộ (ĐT 168, ĐT 167, ĐT 166, ĐT 165, ĐT

164, ĐT 163, ĐT 175…).

Từng bước đầu tư cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường huyết mạch có ý

nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt tiêu chuẩn đường

cấp IV miền núi (đường Hợp Minh - Mỵ; đường Đại Lịch - Minh An; đường

Âu Lâu - Quy Mông - Đông An - Trái Hút - Khe Sang; đường Khánh Hoà -

Minh Xuân; cải tạo nâng cấp tổng thể tuyến đường Yên Thế - Vĩnh Kiên,...).

Đầu tư cải tạo, nâng cấp chuyển một số tuyến đường huyện thành đường tỉnh.

Mở mới một số tuyến đường để tránh thế độc đạo cho các địa phương vùng cao

(đường Trạm Tấu - Mường La, tỉnh Sơn La; đường từ Nậm Khắt, Mù Cang

Chải - Túc Đán, Trạm Tấu...).

Page 106: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

104

c) Giao thông đô thị

- Khu vưc TP Yên Bai: Tập trung đầu tư hoàn thành xây dựng cầu Tuần

Quán, cầu Bách Lẫm, đường nối QL37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai,

đường nối QL32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và đường giao thông

kết hợp đê chống lũ hữu ngạn sông Hồng đoạn từ cầu Văn Phú - cầu Yên Bái.

Đầu tư xây dựng một số tuyến đường theo Dự án phát triển đô thị động lực -

Tiểu dự án thành phố Yên Bái sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

- Khu vưc TX Nghia Lô: Đầu tư xây dưng cầu Bản Xa, đường Thanh

Niên kéo dài, đường vành đai suối Thia và một số tuyến đường nội thị để kết

nối với đường tránh QL32 thành hệ thống giao thông đồng bộ.

- Các đô thị khác: Xây dựng mới, nâng cấp một số tuyến đường trục đô

thị, đường và nút giao thông đối ngoại tại những đô thị huyện lỵ, đặc biệt là các

đô thị vệ tinh như thị trấn Yên Bình, thị trấn Cổ phúc, thị trấn Mậu A. Đầu tư

xây dựng cầu Cổ Phúc vượt sông Hồng sang khu vực các xã phía Tây huyện

Trấn Yên.

d) Giao thông nông thôn

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn

trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020. Kết hợp nguồn vốn ngân sách

và xã hội hóa đầu tư để nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn. Phấn

đấu đến 2020, đảm bảo 100% đường huyện, đường xã đi lại được 4 mùa. Các

tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi trở lên, đường xã tối

thiểu đạt cấp B giao thông nông thôn trở lên, tỷ lệ kiên cố hóa đạt từ 60%-70%.

Nâng cấp kiên cố hóa hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện, đường

xã phù hợp với cấp đường và tải trọng thiết kế. Đầu tư hệ thống cầu dân sinh

đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa.

Phấn đấu đến năm 2020, có 64 xã trong toàn tỉnh hoàn thành tiêu chí số 2

về giao thông trong xây dựng nông thôn mới.

e) Hệ thống bến bãi

Đầu tư hệ thống bến xe khách, nâng cấp, xây mới các bến xe tại các

huyện, thị: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, TT Thác Bà, TX Nghĩa Lộ, Văn Chấn,

Trấn Yên và một số khu vực tập trung đông dân tại các huyện. Ngoài ra xây

dựng các điểm dừng đỗ đón trả khách đã được phê duyệt theo Quyết định của

UBND tỉnh năm 2015, nghiên cứu xây dựng các trạm dừng nghỉ kết hợp với

kinh doanh dịch vụ tại các trục tuyến huyện.

Mở rộng xây dựng các điểm dừng đỗ, bến xe buýt nội thị và tuyến xe

buýt từ Thành phố Yên Bái nối các đô thị vệ tinh như Yên Bình, Trấn Yên và

nối với khu công nghiệp phía Nam.

Huy động đầu tư xây dựng bãi đỗ xe tĩnh tại các khu vực đô thị (trung

tâm thành phố, thị xã, huyện lỵ), bãi đỗ xe tại các khu, điểm du lịch đảm bảo

đáp ứng nhu cầu và phù hợp điều kiện thực tế.

Page 107: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

105

Thu hút đầu tư xây dựng các điểm trung chuyển, trạm dừng nghỉ, kho hàng

trung chuyển phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa trên các tuyến quốc lộ và

tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi qua tỉnh (tại các nút giao với cao tốc).

7.1.2. Đường sắt

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải sớm đầu tư hoàn thành cải tạo, nâng

cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai vào cấp kỹ thuật và đảm bảo khai thác

hiệu quả hệ thống hiện có. Phối hợp thực hiện xóa bỏ toàn bộ các đường ngang

dân sinh, xây dựng hệ thống đường ngang có phòng vệ, đường gom, rào cách

ly, rào bảo vệ hành lang an toàn, chỉnh trang các ga hành khách trên tuyến

đường sắt Hà Nội - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái, đảm bảo hoạt

động an toàn, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, hành khách qua tuyến

đường sắt.

7.1.3. Đường thủy

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đầu tư dự án phát triển vận tải đường

thủy nội địa trên sông Hồng đoạn Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai đảm bảo toàn

tuyến cho sà lan 200 tấn hoạt động. Đầu tư đoạn Việt Trì - cảng Yên Bái (125

km) đạt cấp III; đoạn cảng Yên Bái - ngã ba Nậm Thi, Lào Cai (166 km) đạt

cấp IV, nghiên cứu xây dựng đập dâng nước, âu tầu kết hợp thủy điện để nâng

lên cấp III.

Từng bước xây dựng hệ thống bến cảng trên sông Hồng, đáp ứng nhu

cầu vận tải hàng hóa cho các KCN (trước mắt xây dựng cảng Văn Phú quy mô

đáp ứng tầu 200 tấn bốc dỡ hàng hóa). Xây dựng các bến cảng trung chuyển

lâm sản, vật liệu xây dựng, hàng hóa và hành khách tại các xã ven hồ Thác Bà;

xây dựng các bến khách trên địa bàn các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình,

Lục Yên và TP Yên Bái.

7.1.4. Hang không

Duy tri sân bay Yên Bái đê phục vụ quôc phong, tưng bươc kêt hơp vơi

nhiệm vụ cưu nan, cưu hô, thê thao va du lich.

7.2. Mạng lưới cấp điện

Tiếp tục cải tạo va hoan thiên hệ thống truyền tải, phân phối và trạm biến

áp đồng bộ, hiên đai, có dự phòng và độ an toàn cao, phù hợp với công suất

phát triển và tiêu thụ điện tại các khu vực trong tỉnh. Tiêu chuẩn hoá mạng lưới

phân phối, nâng cao chất lượng nguồn điện, xoá dần sự bất bình đẳng giữa

nông thôn và thành thị về tiêu dùng điện.

Xây dưng hê thông điên trung, ha ap khu trung tâm đô thị va cac đương

phô chinh la cap ngâm phu hơp vơi Quy chuân ky thuât Quôc gia cac công

trinh ha tâng ky thuât đô thi (QCVN:07:2010/BXD cua Bô Xây dưng), để phân

phối điện ổn định với chất lượng cao đến nơi tiêu thụ và các hộ sử dụng, đồng

thời bảo đảm mỹ quan đô thị hiện đại. Triển khai hoàn thành dự án đầu tư cấp

điện cho các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh.

Page 108: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

106

Dự kiến đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bình quân điện thương phẩm giai

đoạn 2016 - 2020 khoảng 10 - 13%/năm; đến năm 2020 khu vực đô thi khoảng

2.200 - 3.000 kW/hộ và khu vực nông thôn khoảng 1.300 - 1.600 kW/hộ.

Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp các hệ thống lưới điện, thiết bị hiện có

và đầu tư xây dựng hoàn thành các công trình đường dây tải điện, trạm biến áp

phân phối và lưới điện, đảm bảo chất lượng, giảm tổn thất điện năng; triển khai

hoàn thành dự án đầu tư cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện.

Đên năm 2020, toàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng

170.000 KVA và có 1.325 trạm biến áp với tổng dung lượng 141.750 KVA,

tổng chiều dài đường dây hạ thế là 3.096 km.

Cân đối nguồn và phụ tải theo vùng cần mở rộng thêm 02 máy để nâng

công suất các trạm 110 kV của vùng I gôm: Trạm Yên Bái 2 - 2 x 40 MVA,

trạm Văn Yên - 2 x 25 MVA và trạm Lục Yên - (20 + 25) MVA, để đảm bảo

cung cấp điện cho vùng I (vùng II: Pmax = 50 MW).

Cân đối nguồn và phụ tải theo vùng thì trạm 110 kV Nghĩa Lộ với công

suất 2 x 25 MVA kết hợp với nguồn thuỷ điện nhỏ tại chỗ sẽ đảm bảo cung cấp

điện cho vùng II. Riêng huyện Mù Cang Chải sẽ được cấp điện từ trạm 110 kV

Than Uyên, Lai Châu và trạm nâng áp trong nhà máy thuỷ điện Hồ Bốn.

7.3. Cấp, thoát nước

- Cấp nước sinh hoạt đô thị: Tiếp tục cung cô, phát huy công suất các

nha may nước đã có va đầu tư hoan thiên đồng bộ mạng lưới đường ống cấp II

và cấp III. Mở rộng, nâng công suất các nhà máy nước Mậu A, Yên Bình (nâng

cấp lên 25.000m3/ngày đêm), Nghĩa Lộ; cải tạo hệ thống lọc nước va mở rộng

thêm đường ống phân phối nhà máy nước Cổ Phúc; mở rộng các nhà máy nước

ở các cụm công nghiệp Văn Yên và Văn Chấn. Đầu tư xây dựng các cơ sở cung

cấp nước sạch cho cac thị trấn (Thac Ba; Liên Sơn; Trần Phú...), trung tâm cum

xa (Ba Khe, Khánh Hoà...), khu vực Mỵ, nga ba Kim...

- Cấp nước sinh hoạt nông thôn: Tiếp tục thực hiện chương trình nước

sạch nông thôn và nước ăn vùng cao, xây dựng các công trình nước sạch nông

thôn: Giếng lọc, giếng khoan bơm tay, công trình nước sạch tự chảy... Dự kiến

đến năm 2020 có 23.765 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có 335 công

trình cấp nước tập trung.

- Thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước thải tập trung, thường

xuyên bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thoát nước đô thị đáp ứng được yêu cầu

thoát nước trong mùa mưa, không gây ngập úng cục bộ trên địa bàn khu dân cư

tập trung. Thiết kế hệ thống thoát nước kín dọc trục đường giao thông trong các

khu dân cư để thoát nước thải sinh hoạt, tránh gây ô nhiễm môi trường.

7.4. Thủy lợi

Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi (hồ chứa, đâp dâng,

đê, kè, công ...) phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất va chông sat lơ

ven sông, suôi. Ưu tiên nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét và kiên cố hoá

Page 109: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

107

hệ thống kênh mương. Thường xuyên tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê

kè, nhất là những nơi xung yếu. Cung cô, nâng câp các tuyến đường kết hợp đê,

ke chống lũ dọc hai bờ sông Hồng.

Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng va phát huy năng lực thiết kế của

các công trình hiện có. Tăng cường cứng hoá kênh mương và nạo vét hệ thống

kênh mương trục dẫn đáp ứng tưới tiêu.

Cung cô, xây dựng kè chống lũ, chống sạt lở bờ sông Hồng va các trạm

bơm tưới cho diện tích lúa dọc theo bờ sông Hồng. Cung cô, xây dựng các cụm

công trình thuỷ lợi có diện tích tưới nhỏ lẻ, manh mún (Lục Yên, Tú Lệ, Bắc

Trấn Yên, Nam Văn Yên, Đông Hồ...). Đến năm 2020 bảo đảm tưới cho 100%

diện tích lúa.

7.5. Hạ tầng công cộng khác

Đầu tư xây dựng nâng cấp và xây dựng mới các cơ quan Đảng cấp tỉnh,

trự sở xã; các khu công viên xanh, vui chơi, giải trí; khách sạn, nhà hàng, trung

tâm thương mại và các chợ đầu mối; các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung;

các nhà máy xử lý nước thải; củng cố, nâng cấp các tuyến đường kết hợp đê, kè

chống lũ dọc hai bờ sông Hồng và hạ tầng công cộng khác.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN LÃNH

THỔ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo không gian lãnh thổ

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh theo không gian lãnh thổ từ

nay đến năm 2030, lấy tuyến hành lang theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua

làm trục chính, trục kinh tế động lực phát triển và khu vực TP Yên Bái là trọng

điểm kinh tế, trung tâm động lực phát triển, ngoài ra TX Nghĩa Lộ là hạt nhân

động lực phát triển vùng phía Tây; từ đó mở rộng lan tỏa phát triển kinh tế - xã

hội và đô thị hóa ra các khu vực xung quanh và các vùng trong tỉnh.

Các hành lang kinh tế khác giao lưu, lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội và

liên kết vùng trong, ngoài tỉnh, gồm:

- Hành lang kinh tế theo chiều dọc: Gồm hành lang kinh tế theo tuyến

QL 70 (Yên Bình - Lục Yên) và hành lang kinh tế theo tuyến QL 32 (kết nối

Trạm Tấu - Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải).

- Hành lang kinh tế theo chiều ngang: Kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào

Cai có các hành lang kinh tế theo QL 37 (kết nối Yên Bình - TP Yên Bái - Trấn

Yên - Văn Chấn - Trạm Tấu) và các tuyến hành lang khác theo tuyến ĐT 175 -

ĐT 155 (kết nối Văn Chấn - Văn Yên - Yên Bình), theo tuyến ĐT 176 - ĐT 177

(kết nối Mù Cang Chải - Văn Chấn - Văn Yên - Lục Yên).

Về bố trí phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng, quy hoạch vừa qua đã

phân toàn tỉnh thành 02 vùng, gồm: Vùng phía Đông (TP Yên Bái và các huyện

Page 110: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

108

Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên) và Vung phía Tây (TX Nghĩa Lộ và

các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải).

Hiện nay, với tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã đi vào hoạt động đang

tạo ra động lực mới cho phát triển khu vực TP Yên Bái và một phần khu vực

thuộc các huyện Văn Yên, Trấn Yên, khu vực này đang có cơ hội thuận lợi để

phát triển thành vùng kinh tế động lực của tỉnh. Vì vậy, việc bố trí phát triển

kinh tế - xã hội theo không gian lãnh thổ trong tỉnh cần được điều chỉnh phát

triển theo 03 vùng để có phương hướng đầu tư xây dựng và phát triển phù hợp.

- Vùng kinh tế động lực nằm ở trung tâm, gồm: TP Yên Bái và các

huyện Văn Yên, Trấn Yên.

- Vùng kinh tế phía Đông, gồm các huyện: Yên Bình, Lục Yên.

- Vùng kinh tế phía Tây: Duy trì phạm vi quy hoạch, gồm TX Nghĩa Lộ

và các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

1.1. Vùng trung tâm (Vùng kinh tế động lực)

Vùng này nằm dọc theo hành lang tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, bao

gồm: Thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Văn Yên, trong đó thành phố

Yên Bái là trung tâm phát triển của vùng. Vùng có quy mô chiếm 30,9% diện

tích và 38,7% dân số toàn tỉnh, mật độ dân cư trung bình 144 người/km2.

Lợi thế của vùng này là phát triển các ngành dịch vụ với trung tâm là TP

Yên Bái và phát triển các KCN, CCN (trên địa bàn đang tập trung cả 3 KCN và

6/9 CCN). Điều kiện vị trí, hạ tầng thuận lợi cho giao lưu kinh tế, xã hội với

các vùng trong tỉnh và với các tỉnh khác.

Định hướng phát triển là vùng kinh tế động lực, vùng tập trung công

nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp hàng hóa và vùng đô thị của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp: Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng

kỹ thuật KCN phía Nam, KCN Minh Quân, KCN Âu Lâu và 6 CCN (Âu Lâu,

Hưng Khánh, Báo Đáp, phía Tây cầu Mậu A, Đông An, Bắc Văn Yên) và đẩy

mạnh thu hút dự án đầu tư lấp đầy diện tích đất cho thuê. Ưu tiên thu hút các

dự án đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông,

máy móc nông nghiệp, phương tiện vận tải; sản xuất hàng may mặc, giày dép

xuất khẩu; chế biến thực phẩm, dược phẩm, thuốc.

- Phát triển dịch vụ: Phát triển mạnh và đa dạng hóa các ngành, sản phẩm

dịch vụ quy mô trong tỉnh và liên vùng. Rà soát, lập các quy hoạch chi tiết và

bố trí giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư các dự án dịch vụ, thương mại, du

lịch có quy mô lớn và hiện đại ở khu vực TP Yên Bái và một số điểm dọc theo

hành lang tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo

phát triển dịch vụ logistics hoàn chỉnh và có quy mô lớn. Thu hút đầu tư hình

thành các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, khách sạn cao cấp ở thành

phố Yên Bái. Huy động đầu tư xây dưng khu du lich sinh thái nghỉ dưỡng đâm

Vân Hôi, khu du lịch sinh thái kết hợp sân golf đâm Hâu.

Page 111: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

109

- Phát triển nông nghiệp hàng hóa: Tập trung hình thành vùng sản xuất

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng rau đậu củ quả thực phẩm, hoa,

cây cảnh, cây ăn quả xung quanh khu vực TP Yên Bái; vùng chăn nuôi gia súc,

gia cầm tập trung ở Trấn Yên, Văn Yên khu vực gần cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

1.2. Vùng phía Đông

Vùng này nằm về phía Đông và Đông Bắc của tỉnh, thuộc thung lũng

sông Chảy, gồm các huyện Yên Bình và Lục Yên; vùng chiếm khoảng 22,9%

diện tích và 27,3% dân số toàn tỉnh, mật độ dân cư trung bình 137 người/km2.

Vùng phía Đông có trục QL 70 chạy dọc qua nối Yên Bái với Lào Cai và

Hà Nội; tập trung nhiều mỏ khoáng sản trong tỉnh; là vùng có địa hình thấp

tương đối bằng phẳng tập trung nhiều diện tích đất phù sa nhất trong tỉnh, có hồ

thủy điện Thác Bà diện tích mặt nước lớn (hơn 19.000 ha).

Định hướng phát triển là vùng kinh tế tổng hợp, vùng tập trung công

nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp năng lượng tái tạo, vùng

sản xuất nông thủy sản hàng hóa tập trung, vùng du lịch sinh thái của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp: Tập trung phát triển các cơ sở công nghiệp khai

thác và chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD (xi măng, đá ốp lát,...) có quy mô

vừa, ứng dụng công nghệ hiện đại bảo đảm không ô nhiễm môi trường. Phát

triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, công nghiệp

sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo.

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh CCN Thịnh Hưng (Yên Bình) và CCN Yên Thế

(Lục Yên).

- Phát triển nông nghiệp: Tập trung phát triển thành vùng sản xuất lương

thực, thực phẩm nông, thủy sản hàng hóa trọng điểm (lúa, rau đậu, cây ăn quả,

nuôi bò, lợn, gia cầm, thủy đặc sản) có năng suất, chất lượng cao của tỉnh.

Khuyến khích phát triển kinh tế gia trại, trang trại, kinh tế hộ sản xuất theo mô

hình VAC.

- Phát triển dịch vụ, du lịch: Đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Thác Bà

thành khu du lịch quốc gia theo quy hoạch; khu du lịch tâm linh quần thể di

tích Hắc Y - Đại Cại găn vơi cac tour du lich, lê hôi hàng năm. Khuyến khích

phát triển các cơ sở dịch vụ, thương mại tại các thị trấn Yên Thế, Yên Bình,

Thác Bà và các cơ sở làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thông qua

tuyến QL70.

1.3. Vùng phía Tây

Vùng này nằm về phía Tây và Tây Nam của tỉnh, gồm: Thị xã Nghĩa Lộ

và các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Vùng chiếm khoảng

46,2% diện tích và 34% dân số toàn tỉnh, mật độ dân cư thâp, trung bình 85

người/km2.

Vùng thuộc phần Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình chia cắt

phức tạp, khí hậu mát mẻ, có một số điểm nước khoáng nóng nhiều tiềm năng

Page 112: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

110

phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; có cánh đồng Mường Lò, Tú Lệ là

trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh; có Suối Giàng, Đèo Khau Phạ, Ruộng

bậc thang Mù Cang Chải là các địa điểm có điều kiện phát triển du lịch; ngoài

ra có một số khoáng sản có thể khai thác công nghiệp.

Định hướng phát triển là vùng sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển dịch

vụ thương mại, đồng thời là vùng du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa cộng

đồng các dân tộc của tỉnh.

- Phát triển nông lâm nghiệp: Phát triển các nghề rừng, trồng rừng sản

xuất, trồng cây lâu năm (cây ăn quả, cây dược liệu, chè shan,...), chăn nuôi đại

gia súc, nuôi các loại vật nuôi đặc sản, trồng cây lương thực, cây thức ăn chăn

nuôi. Xây dựng vùng lúa thâm canh, vùng sản xuất rau củ quả thực phẩm có

chất lượng cao ở cánh đồng Mường Lò, Tú Lệ.

- Phát triển công nghiệp: Tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu

nông, lâm sản (hoa quả, dược liệu, chè chất lượng cao, sản phẩm gỗ cao cấp

xuất khẩu,...), chế biến tinh khoáng sản, phát triển các nghề truyền thống.

- Phat triên du lịch: Đầu tư xây dựng phát triển Khu du lịch sinh thái

Suối Giàng, các điểm du lịch suối nước nóng bản Bon, bản Hốc, du lịch rừng

nguyên sinh Chế Tạo, khu du lịch đèo Khau Phạ, điểm du lịch Ruộng bậc thang

Mù Cang Chải. Phát triển các hình thức du lịch cộng đồng, khai thác giá trị văn

hóa phi vật thể của các dân tộc (Thái, Mông, Mường,...) trong vùng.

2. Phát triển hệ thống đô thị và xây dưng nông thôn mơi

2.1. Phát triển hệ thống đô thị

Phát triển hệ thống đô thị của tỉnh theo hướng phân bố hợp lý, phù hợp

với điều kiện tự nhiên, xã hội và nhu cầu đô thị hóa ở các khu vực, địa bàn

trong tỉnh, bảo đảm có tính kết nối phát triển cùng với hệ thống đô thị của

Vùng TD&MNPB. Kết hợp giữa đầu tư nâng cấp, mở rộng các đô thị trung tâm

tỉnh và đô thị hạt nhân tiểu vùng trong tỉnh với tiếp tục phát triển mở rộng hệ

thống các đô thị đáp ứng quá trình đô thị hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội trong toàn tỉnh. Ưu tiên đầu tư xây dựng mở rộng và đồng bộ kết cấu hạ

tầng đô thị cho thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ để tạo các trung tâm

động lực thúc đẩy, lan tỏa phát triển nhanh kinh tế - xã hội toàn tỉnh và Vùng

phía Tây.

a) Giai đoạn đến năm 2020:

Giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục duy trì phát triển hệ thống đô thị trong

tỉnh gồm 13 đô thị. Tập trung xây dựng, nâng cấp thành phố Yên Bái đáp ứng

tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020. Xây dựng phương án mở rộng địa giới

hành chính của thị xã Nghĩa Lộ có tính đến bổ sung thêm 6 xã và thị trấn nông

trường Nghĩa Lộ, tiến tới xây dựng thị xã Nghĩa Lộ đạt tiêu chí đô thị loại III.

Đến năm 2020, quy mô dân số đô thị khoảng 209 nghìn người chiếm

25% dân số, hệ thống đô thị gồm:

Page 113: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

111

- 01 đô thị loại II: Thành phố Yên Bái.

- 01 đô thị loại III: Thị xã Nghĩa Lộ.

- 04 đô thị cơ bản đạt loại IV (thuộc tỉnh): TT Yên Thế, TT Yên Bình,

TT Cổ Phúc, TT Mậu A.

- 07 đô thị loại V: Các thị trấn huyên ly, thị trấn nông trường còn lại.

Huy động đầu tư nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, xây dựng cảnh

quan môi trường các đô thị theo hướng xanh - sạch - đẹp. Ưu tiên đầu tư nâng

cấp hạ tầng giao thông đô thị, hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hạ tầng cấp, thoát

nước, ngoài ra phát triển các công viên cây xanh, vườn hoa tăng cường cảnh

quan sinh thái ở các đô thị trong tỉnh.

Xây dựng thành phố Yên Bái theo tiêu chí đô thị loại II, mở rộng không

gian đô thị sang phía hữu ngạn sông Hồng với các phân khu chức năng: Khu

hành chính, khu dịch vụ thương mại, khu giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, công

viên cây xanh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu công nghiệp công nghệ cao.

Trước mắt tập trung đầu tư xây dựng khu hành chính mới có trụ sở Tỉnh ủy và

các ban Đảng tỉnh đồng thời kết hợp phát triển quỹ đất, xây dựng các khu đô thị

mới theo quy hoạch. Khai thác lợi thế nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn

Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư vào xây

dựng kết cấu hạ tầng đô thị, đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, dịch

vụ, du lịch, đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn thành phố.

Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa - du lịch theo mục

tiêu “Đề án xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 - 2020”.

Giai đoạn đến năm 2020: Dự kiến xây dựng một số trung tâm xã theo

hướng nâng cấp phát triển hình thành đô thị loại V, gồm: Cac xa Hưng Khánh

(H. Trấn Yên), Khánh Hòa (H. Lục Yên), Gia Hội va Tú Lệ (H. Văn Chấn),

Trái Hút (H. Văn Yên).

b) Giai đoạn 2021 - 2030:

Định hướng phát triển hệ thống đô thị trong tỉnh với tổng số 21 đô thị,

quy mô dân số đô thị đến năm 2030 khoảng 321 nghìn người chiếm tỷ lệ 35%

dân số, hệ thống đô thị dự kiến gồm:

- 01 đô thị loại II: Thành phố Yên Bái.

- 01 đô thị loại III: Thị xã Nghĩa Lộ.

- 04 đô thị loại IV: TT Yên Thế, TT Yên Bình, TT Cổ Phúc, TT Mậu A.

- 15 đô thị loại V: Gồm 07 thị trấn hiện hữu còn lại và 08 thị trấn mới.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện, nâng cấp các tiêu chí đô thị loại II đối với TP

Yên Bái, nâng cấp các tiêu chí đô thị loại III đối với TX Nghĩa Lộ, hướng đến

Page 114: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

112

đưa TP Yên Bái trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc

vào giai đoạn 2021 - 2030.

Giai đoạn 2021 - 2025: Đầu tư phát triển các trung tâm xã, cụm xã, thị tứ

gắn theo quốc lộ, đường tỉnh theo hướng hình thành các thị trấn mới gồm: Mỵ,

Ba Khe, Minh An, Nghĩa Tâm (H. Văn Chấn); Ngã Ba Kim (Mù Cang Chải);

Việt Cường, Vân Hội, Báo Đáp (Trấn Yên); Cẩm Ân, Cảm Nhân (Yên Bình).

2.2. Xây dựng nông thôn mơi

Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tập

trung nguồn lực thưc hiên hoan thanh cac nôi dung trong bô tiêu chi quôc gia

vê xây dựng nông thôn mới theo xu hướng chung của vùng và cả nước. Đẩy

mạnh phong trào xây dựng thôn, bản, xã nông thôn mới, phát động mọi hộ gia

đình nông thôn và cộng đồng phát triển sản xuất và cùng tham gia xây dựng

thôn, bản, xã nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ và từng bước hiện

đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông

nghiệp với phát triển đô thị theo quy hoạch, bảo vệ môi trường sinh thái; xây

dựng quy hoạch các xã nông thôn mới và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết

yếu theo tiêu chí quốc gia và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Phát triển các cơ sở chế biến bảo quản nông lâm thủy sản gắn với địa bàn

nông thôn; phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống gắn với sản xuất các

sản phẩm phục vụ khách du lịch; di dời dân cư khỏi vùng có nguy cơ sạt lở; định

canh, định cư; quy hoạch các điểm dân cư, các thị trấn, thị tứ; giải quyết việc

làm, xóa đói, giảm nghèo; thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận và nhất trí cao

trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tích cực tham gia xây dựng

nông thôn mới. Tập trung kiên trì thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, xác

định và cơ cấu lại các ngành hàng nông sản, thực phẩm chủ lực, có lợi thế và

phù hợp; thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao năng suất, chất lượng, giá

trị gia tăng của nông sản, thực phẩm, tăng xuất khẩu.

Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển

kinh tế - xã hội theo mô hình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và triển khai

thực hiện có hiệu quả các đề án (phát triển giao thông nông thôn; kiên cố hóa

trường, lớp học và nhà ở, công vụ cho giáo viên...). Phấn đấu đến năm 2020, toàn

tỉnh có 64 xã nông thôn mới, 01 huyện đạt tiêu chí huyện nông thôn mới. Xây

dựng giao thông và thuỷ lợi đồng ruộng, các công trình hạ tầng văn hoá thôn,

xóm. Huy động nguồn vốn từ nội lực là chủ yếu, xã làm công trình của xã, thôn

làm công trình của thôn, hộ gia đình tự lo tu sửa xây dựng công trình của hộ. Tập

trung xây dựng xã nông thôn mới theo hướng lồng ghép các dự án, đề án phát

triển sản xuất nông nghiệp bảo đảm đồng bộ và chất lượng.

Page 115: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

113

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo phương

thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Tiến hành quy hoạch các xã, các trung

tâm cụm xã, phát triển công nghiệp, TTCN, dịch vụ. Phát triển mạnh ngành

nghề khu vực nông thôn, khôi phục nghề truyền thống, hình thành một số nghề

mới (trồng nấm, trồng hoa, sinh vật cảnh, vườn sinh thái...). Thu hút lao động,

giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Thực

hiện tốt quy chế dân chủ, bảo đảm ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn

xã hội.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các địa phương vùng cao, vùng đồng bào các

dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các địa phương nghèo vùng cao, nhất

là các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Xây dựng các trung

tâm cụm xã tại các điểm tập trung dân cư gắn với phát triển các thị tứ theo tiêu

chí nông thôn mới.

Sắp xếp, ổn định dân cư gắn với khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động

tại từng khu vực, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông

thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, từng bước giải

quyết ổn định vấn đề di cư tự do. Kết hợp cả hai hình thức xen ghép và xây

dựng điểm dân cư mới, nhằm tạo thuận lợi trong bố trí đất ở cũng như xây

dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, hình thành các thôn, xóm văn minh, tiến bộ.

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 40%;

tỷ lệ các huyện đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 14,3% (1/7 huyện); thành phố,

thị xã có 100% các xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Đến năm 2030, tỷ lệ các

xã đạt tiêu chí nông thôn mới cơ bản đạt 70%.

3. Phát triển mối liên kết vùng

Yên Bái nằm ở khu vực trung tâm của Vùng Trung du và Miền núi phía

Bắc, trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông quốc gia, liên vùng đi qua (QL70,

QL32, QL37, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường sắt Hà Nội - Lào Cai,...), trong

điều kiện hạ tầng giao thông được nâng cấp ngày càng thuận lợi, có cơ hội đẩy

mạnh giao lưu phát triển liên kết vùng, trước hết là liên kết với các địa phương

xung quanh phối hợp cùng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết nối hạ tầng,

thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường.

Phát triển liên kết vùng của tỉnh chủ yếu theo hai trục chính, gồm:

+ Trục Tây Bắc - Đông Nam: Theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai và QL70,

giao lưu liên kết hợp tác phát triển với khu vực các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai

Châu và Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Hướng

đến là một trung tâm giao lưu liên kết kinh tế, xã hội giữa khu vực các tỉnh biên

giới phía Bắc và Vùng TD&MNPB với Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ (theo tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội

- Hải Phòng).

Page 116: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

114

+ Trục Đông - Tây: Theo tuyến QL37 - QL18 kết nối giao lưu giữa khu

vực Tây Bắc với khu vực Đông Bắc của Vùng TD&MNPB, từ Sơn La - Yên

Bái - Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Giang - Quảng Ninh.

Định hướng phát triển liên kết vùng với các địa phương xung quanh:

- Tập trung đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các địa phương xung quanh

trong phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch. Kết nối, hợp tác với các tỉnh trong

phát triển các dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics; đặc biệt là trung chuyển lưu

thông, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển thương mại liên vùng, quốc tế qua

tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Liên kết với

các địa phương xung quanh nhất là với tỉnh Lào Cai, trong lĩnh vực trao đổi

thông tin về thị trường, xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm qua cửa khẩu Lào

Cai và các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi kinh nghiệm trong công tác

quản lý thị trường giữa các địa phương.

- Tăng cường hợp tác, kết nối với các tỉnh xung quanh và trong Vùng

trong phát triển du lịch; hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng và kết

nối hình thành các tuor du lịch liên tỉnh như tuor du lịch theo cao tốc Nội Bài

- Lào Cai từ Hà Nội đi các trung tâm du lịch tỉnh Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên

Bái - Lào Cai và đi cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) - Côn Minh. Tuor du

lịch Yên Bái - Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang - Đông Bắc Lào

(theo tuyến QL37 - QL279); tuor du lịch Yên Bái - Tuyên Quang - Thái

Nguyên (theo QL37).

- Hợp tác, liên kết với các tỉnh xung quanh trong thu hút dự án đầu tư phát

triển công nghiệp; phối hợp với các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để sản

xuất, khai thác cung ứng nguyên liệu đầu vào (khoáng sản, nông, lâm sản,…)

cho các dự án, nhà máy công nghiệp chế biến có liên quan ở trong và ngoài địa

bàn tỉnh. Tiếp tục thu hút đầu tư khai thác chế biến quặng đồng, quặng sắt, trong

đó ưu tiên cung ứng cho các nhà máy của tỉnh Lào Cai. Liên kết hợp tác thu hút

đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu, phụ tùng, linh

kiện, thiết bị lắp ráp,… nhất là giữa các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong Vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với doanh nghiệp, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Hợp tác, liên kết với các địa phương xung quanh trong phát triển các

vùng sản xuất nông, lâm sản nguyên liệu tập trung có quy mô liên tỉnh cho chế

biến, nhất là trong các ngành sản xuất và chế biến các nông, lâm sản có lợi thế

của Vùng như chế biến hoa quả, chế biến gỗ, chế biến tinh dầu, dược liệu. Kết

nối, hợp tác với các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các chuỗi

liên kết sản xuất - chế biến - phân phối tiêu thụ sản phẩm liên tỉnh, liên vùng

như sản xuất nông sản thực phẩm có chất lượng cung ứng cho Thủ đô Hà Nội.

Tăng cường hợp tác với các tỉnh xung quanh về công tác nghiên cứu

khoa học, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ

các sản phẩm nông, lâm nghiệp; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

sản xuất, ưu tiên sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về giống (nuôi

Page 117: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

115

cấy mô, ghép, gieo ươm giống rau, hoa...); các quy trình canh tác an toàn, công

nghệ tưới tiết kiệm, nhà kính, nhà lưới, nhà màng phủ PE; công nghệ chế biến,

bảo quản sau thu hoạch.

- Hợp tác, liên kết với các địa phương, nhất là các cơ sở đầu ngành, có uy

tín về giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ,… trên địa bàn Thủ đô Hà

Nội trong phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, ứng dụng khoa học công

nghệ, bảo vệ môi trường. Hợp tác, kết nối với các tỉnh xung quanh trong tổ

chức đào tạo, dạy nghề, cung cấp dịch vụ y tế, phòng chống dịch bệnh, bảo

đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường các sông lớn chảy qua

khu vực (sông Hồng, sông Chảy,...).

- Hợp tác, liên kết với các tỉnh xung quanh trong kết nối hạ tầng, đầu tư

xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông liên tỉnh, liên vùng, nhất là các tuyến

ngang liên tỉnh kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua Yên Bái.

Phối hợp với tỉnh Lào Cai triển khai xây dựng một số tuyến đường mới như

đường kết nối ga Phố Mới (Lào Cai) - ga Bảo Hà - huyện Văn Yên (Yên Bái)

và trung tâm huyện Văn Bàn - Văn Yên (Yên Bái) bằng nguồn vốn trái phiếu

Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện kết nối các tuyến Văn Bàn (Lào

Cai) - Yên Bái; Bảo Yên (Lào Cai) - Yên Bái.

4. Định hướng sử dụng đất

Tăng cường công tác quản lý, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

nhằm bố trí cơ cấu sử dụng đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội và quốc phòng, an ninh từng thời kỳ phát triển và theo từng ngành, từng địa

bàn đat hiệu quả, đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những vi

phạm vê đất đai, chú trọng thanh tra, kiểm tra quỹ đất và nguồn thu từ quỹ đất.

Xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm Luật đất đai va cac vi pham

liên quan vê đât đai. Các chỉ tiêu sử dụng đất, phát triển kết cấu hạ tầng tại các

đia phương trong tỉnh cân bám sát chỉ tiêu quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Ra soat điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất các loại theo quy

hoạch, bố trí quỹ đất tạo nguồn thu cho ngân sách. Dành quỹ đất phù hợp tạo

tiền đề cho quá trình phát triển dịch vụ và du lịch, công nghiệp, nông lâm thủy

sản và đô thị hoá. Ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ kỹ thuật đô thị, hạ tầng

xã hội nhằm xây dựng các khu ở tập trung cho công nhân, người lao động tại

các KCN, CCN và các nhà máy có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động. Trong

quy hoạch chi tiết sử dụng đất cho phát triển đô thị, nông thôn… đảm bảo các

quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại Nghị định số

43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành

lang bảo vệ nguồn nước.

Tiếp tục khai thác, kết hợp với cải tạo, sử dụng hợp lý đất trống, đất chưa

sử dụng vào phát triển kinh tế, các ngành trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp sử

dụng hiệu quả và triệt để diện tích đât rưng, diên tich mặt nước vào nuôi trồng

Page 118: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

116

thủy sản. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất vào phát triển kinh tế -

xã hội, đặc biệt giữ ổn định đất lúa. Hạn chế tôi đa chuyển đất lúa nước, đất

lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác. Bao vê va phat huy gia tri đât khu bao

tôn, đât rưng phong hô va rưng đâu nguôn.

Định hướng sử dụng một số loại đất chính của tỉnh đến 2020:

a) Đất nông nghiệp

Dự kiến diện tích đất nông nghiệp giảm một phần do chuyển đổi mục

đích sang đất phi nông nghiệp, đên năm 2020, tông diên tich đất nông nghiệp la

582.435 ha, trong đó: Đât trồng lúa khoảng 26.744,35 ha, đất rừng phòng hộ

152.000 ha, đât rưng đăc dung 36.147,32 ha, đất rừng sản xuất là 276.021 ha.

b) Đất phi nông nghiệp

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế và các lĩnh vực đất phi

nông nghiệp tăng chủ yếu do nhu cầu sử dụng đất cho phát triển hạ tầng (giao

thông, thủy lợi, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo...), đất sản xuất kinh doanh

và sản xuất vật liệu xây dựng, đất quốc phòng, đất ở, đất xử lý và chôn lấp chất

thải... Theo đo, đất phi nông nghiệp đên năm 2020 co tông diên tich 76.655,85

ha, trong đo đất quốc phòng 8.027 ha, đất phát triển hạ tầng 14.669,19 ha, đất ở

tại đô thị 1.926,5 ha.

c) Đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng giảm mạnh do được khai thác

đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

Đến năm 2020, đất chưa sử dụng còn 29.676,27 ha.

Bảng 15. Dự báo sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2020

STT Chỉ tiêu

Diện tích quy

hoạch đến

năm 2020

(ha)

1 Đất nông nghiệp 582.435,09

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa 26.744,35

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 20.464,09

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 42.300,33

1.3 Đất trồng cây lâu năm 46.476,88

1.4 Đất rừng phòng hộ 152.000

1.5 Đất rừng đặc dụng 36.147,32

1.6 Đất rừng sản xuất 276.021

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 2.278,03

2 Đất phi nông nghiệp 76.655,85

Trong đó:

Page 119: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

117

STT Chỉ tiêu

Diện tích quy

hoạch đến

năm 2020

(ha)

2.1 Đất quốc phòng 8.027

2.2 Đất an ninh 377

2.3 Đất khu công nghiệp 632

2.4 Đất khu chế xuất

2.5 Đất cụm công nghiệp 548,78

2.6 Đất thương mại, dịch vụ 979,89

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 1.733,93

2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 5.056,75

2.9 Đất phát triển hạ tầng 14.669,19

Trong đó:

- Đất cơ sở văn hóa 37,82

- Đất cơ sở y tế 122,19

- Đất cơ sở giáo dục đào tạo 512,59

- Đất cơ sở thể dục thể thao 211,3

2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 274

2.11 Đất danh lam thắng cảnh 14.023,04

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải 150

2.13 Đất ở nông thôn 5.768,35

2.14 Đất ở tại đô thị 1.926,50

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 236,71

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 36,56

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

2.18 Đất cơ sở tôn giáo 64,25

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 1.121,23

3 Đất chưa sử dụng 29.676,27

4 Đất khu công nghệ cao *

5 Đất khu kinh tế*

6 Đất đô thị* 25.263,95

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái (*Chỉ tiêu không tổng hợp khi tính tổng

diện tích tự nhiên)

IV. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Có phụ biểu chi tiết kèm theo)

Page 120: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

118

PHẦN THỨ TƯ

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH _______________

I. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển

Để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển của tỉnh như đã đề ra, dự

kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư (giá hiện hành) thời kỳ 2016 - 2020 khoảng

60.000 tỷ đồng (MTQH la 70.000 ty đông).

Bảng 16. Cơ cấu đầu tư theo nhóm ngành

Chỉ tiêu 2011 - 2015 2016 - 2020

Tổng nhu cầu đầu tư thời kỳ (tỷ đồng) 41.555 60.000

Cơ cấu đầu tư theo nhóm ngành (%) 100 100

1. Khu vực Công nghiệp và Xây dựng (%) 27,0 40,0

2. Khu vực Nông lâm thuỷ sản (%) 7,0 12,5

3. Khu vực dịch vụ và KCHT (%) 66,0 47,5

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái và tính toán của Dự án

Vê cơ cấu vôn đầu tư phát triển theo cac nganh va linh vưc, dự kiến huy

động đầu tư khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 12,5% tông vôn đâu tư

(7.500 tỷ đồng); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 40% (24.000 tỷ

đồng); khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng khoảng 47,5% (28.500 tỷ đồng).

Bảng 17: Cơ cấu huy động các nguồn vốn

Các nguồn vốn 2011 - 2015 2016 - 2020

Tổng số (tỷ đồng) 41.555 60.000

Cơ cấu nguồn vốn (%) 100 100

- Vốn khu vực nhà nước 43,05 33

- Vốn đầu tư ngoài nhà nước 54,96 62

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,99 5

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái và tính toán của Dự án

Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo hướng giảm tỷ trọng nguồn

vốn từ khu vực nhà nước, tăng ty trong vôn khu vực ngoai nha nươc (doanh

nghiệp, tư nhân, dân cư,...). Dư kiên huy động vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

thơi ky 2016 - 2020 chiếm khoảng 33% tông vôn đâu tư, khoảng 19.800 tỷ

đồng (vốn đầu tư từ khu vực nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17.896 tỷ

đồng); huy động vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước chiếm 62% tổng vốn đầu

Page 121: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

119

tư, khoảng 37.200 tỷ đồng; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 5%

(quy đổi khoảng 3.000 tỷ đồng).

2. Các giải pháp huy động vốn đầu tư

Nhu cầu đầu tư phát triển thực hiện điều chỉnh quy hoạch tương đối lớn,

trong điều kiện nguồn vốn ngân sách (từ Trung ương điều tiết, đầu tư trên địa

bàn kể cả vốn ODA và ngân sách địa phương các cấp trong tỉnh) khả năng huy

động được trong giai đoạn tới sẽ còn hạn hẹp, dự kiến giai đoạn 2016 - 2020

khoảng 14.000 - 15.000 tỷ đồng. Cần nỗ lực lớn của các cấp, các ngành trong

tỉnh huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Trước hết tích cực vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách của Trung ương

để khai thác, huy động vốn đầu tư từ các nguồn lực sẵn có trên trên địa bàn

(nguồn lực đất đai, tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng,...). Đẩy mạnh hoạt

động phát triển quỹ đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng

đất, quyền khai thác khoáng sản, giới thiệu địa điểm đầu tư,… tạo điều kiện

thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp đầu tư, khai thác các nguồn lực trong tỉnh vào

phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng thực hiện xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực văn

hóa xã hội (giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, TDTT,...), phát triển quỹ nhà ở.

Đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư từ bên ngoài, huy động các

nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong, ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư lớn

có tiềm lực tài chính, công ty đa quốc gia. Tạo môi trường đầu tư kinh doanh

thông thoáng, hấp dẫn để huy động các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, kể cả

các tổ chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

Tăng cường xúc tiến đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh

cơ sở hạ tầng (khu đô thị, CCN, khu du lịch,…) đầu tư xây dựng hạ tầng theo

phương thức đối tác công - tư (PPP), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

(BOT), xây dựng - chuyển giao (BT)...; phát huy cộng đồng tham gia cùng xây

dựng nông thôn mới, hạ tầng khu vực đô thị. Quan tâm đầu tư tương xứng cho

khâu xúc tiến, huy động đầu tư; chuẩn bị dự án đầu tư (quy hoạch, chuẩn bị quỹ

đất, giải phóng mặt bằng, kết nối hạ tầng,...) đặc biệt đối với các dự án trọng

điểm có tính chất đột phá phat triên.

* Nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước: Trong đó ngân sách Trung

ương, ngân sách tỉnh danh chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và ha

tâng xã hội. Tranh thủ khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư của Trung ương và

tỉnh theo các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, chương trình quốc gia giải quyết

việc làm, xoá đói giảm nghèo, chương trình phát triển nông thôn, nông nghiệp

và các chương trình về văn hoá, xã hội khác.

Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quy đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền

sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, khu đô thị

mới, KCN, khu du lịch, trụ sở cơ quan,... (nguồn vốn này chủ yếu từ khu vực

doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp trong tỉnh và dân cư). Sử

Page 122: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

120

dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển công

nghiệp, du lịch và dịch vụ.

Đi đôi với các biện pháp tạo vốn, cần coi trọng công tác quản lý, thực

hiện tốt các quy định về quản lý tài chính, quản lý đầu tư và xây dựng để đảm

bảo hiệu quả chất lượng công trình, chống lãng phí, thất thoát vốn.

Nguồn vốn ODA dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng theo dự án được duyệt để

xây dựng cấu trúc hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin

liên lạc, bảo vệ môi trường...) tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư. Xác

định danh mục dự án cần sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu tiên để bố trí

kế hoạch trung hạn, dài hạn.

* Nguồn vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước: Để tăng nguồn vốn này

cần thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng trong

lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp và người

dân bỏ vốn đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Có chính sách khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, HTX vay vốn

thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tránh những phiền hà trong thủ tục

cho vay, thời gian cho vay vốn cần phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Vận dụng các cơ chế, chính sách, cải tiến các thủ tục đầu tư đảm bảo

thông thoáng khuyến khích các nhà đầu tư vào khu, cụm công nghiệp của tỉnh.

Kêu gọi đầu tư, xây dựng hạ tầng khu - cụm - điểm công nghiệp, khu thương

mại - du lịch - dịch vụ, hạ tầng đô thị. Các khu, cụm công nghiệp cần ưu tiên từ

quỹ đầu tư của tỉnh hoặc cho phép các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng ứng

vốn đầu tư.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc,

xúc tiến đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp

từ bên ngoai tỉnh (kê ca vôn đâu tư nước ngoài), nhất là từ Hà Nội, Hải Phòng,

Đa Năng, thanh phô Hô Chi Minh và cac đia phương trong ca nươc đâu tư vào

tỉnh, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.

* Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trên cơ sở tạo ra môi

trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lâu dài lợi ích cho nhà đầu tư

nước ngoài. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần hướng mạnh vào các

ngành công nghiệp chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất,

chế biến hàng xuất khẩu, nhất là những sản phẩm dùng nguyên liệu sẵn có ở địa

phương. Khuyến khích đầu tư vào những cơ sở du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui

chơi giải trí.

II. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên

Quan tâm phối hợp đề nghị hỗ trợ tín dụng phát triển các ngành công

nghiệp ưu tiên, du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý chất thải rắn, bảo vệ

môi trường các khu, cụm công nghiệp. Đề xuất hỗ trợ tín dụng sản xuất các sản

Page 123: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

121

phẩm chất lượng cao, chế biến sâu, hướng xuất khẩu; cơ chế miễn giảm thuế

đối với các dự án sử dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể hoá các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và của vùng

TD&MNPB vào địa bàn tỉnh Yên Bái, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng

kỹ thuật trọng điểm của vùng, của tỉnh và các huyện, thị trấn; thúc đẩy phát

triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp, thương mại; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ

tầng, xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường các KCN...

2. Chính sách phát triển thị trường và doanh nghiệp

Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương

nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ trong

tỉnh, trong vùng và cả nước.

Tỉnh chủ động phối hợp đẩy mạnh cải thiện môi trường cho phát triển

sản xuất, kinh doanh từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ

yếu. Chủ động và có lộ trình hợp lý hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Tăng cường tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, có

chính sách hỗ trợ kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham

gia triển lãm hội chợ, đưa hàng nông lâm sản, thuỷ sản vào siêu thị. Khuyến

khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, kinh tế hợp tác xã.

Khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế tín dụng.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến đầu

tư, xây dựng chương trình xúc tiến thị trường xuất khẩu. Tích cực phát triển thị

trường mới, nhất là thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu. Phổ biến kịp thời các

thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh kiên quyết và triệt

để chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mai.

3. Đổi mới và hoàn thiện các thủ tục đầu tư, cải cách hành chính

Tăng cường và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, đề xuất và

thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển một số lĩnh vực then chốt. Tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện sản

xuất kinh doanh trên địa bàn. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc các

thành phần kinh tế đầu tư mở rộng kinh doanh dịch vụ trên mọi lĩnh vực phục

vụ cho sản xuất và tiêu dùng, chú trọng sản xuất hướng vào xuất khẩu. Đồng

thời mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách tiếp cận với thị trường các KCN, các

thành phố lớn, các tỉnh phat triên, khu vưc ASEAN va quôc tê.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính,

bảo đảm công khai, minh bạch trong thực thi các chính sách và pháp luật của

nhà nước. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết

thủ tục hành chính, bảo đảm đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả để thu hút và vận

động nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào các ngành kinh tế động lực, các khu công

nghiệp, du lịch, dịch vụ... Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư

trong nước và nước ngoài.

Page 124: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

122

Tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành,

các cấp. Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và

cơ sở. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức bảo

đảm dân chủ và đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, tinh thần trách nhiệm và

đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ nhân dân.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường thanh tra, nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, tập

trung vào các giải pháp phòng ngừa. Thực hiện nghiêm các quy định về thực

hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ, định mức quy định.

Nâng cao chất lượng công tác thi hành pháp luật, giai quyết dứt điểm

không để xảy ra khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài. Han chế đơn thư khiếu nại,

tố cáo vượt cấp, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công

dân. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng,

Nhà nước, công khai, minh bạch kịp thời về cơ chế chính sách tài chính, đền bù

đất đai trong giải phóng mặt bằng,... để người dân nắm được và thực hiện, giảm

các vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý

chất lượng trong công tác quản lý hành chính, ưu tiên triển khai qua hình thức điện

tử nhằm nâng cao hiệu quả cải cách, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ hài lòng của người dân,

doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất

25% dịch vụ hành chính công đạt mức độ 2, trong đó có một số dịch vụ hành

chính công đạt mức độ 3; năm 2030 đạt 100% dịch vụ hành chính công đạt mức

độ 2 trở lên, trong đó có ít nhất 50% dịch vụ hành chính công đạt mức độ 3. Triển

khai thành lập Trung tâm hành chính công của tỉnh.

III. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Căn cứ quy hoạch phát triển nhân lực cua ca nươc, cua vùng TD&MNPB

và chi đao cua Chinh phu, xây dựng kế hoạch cụ thể và phù hợp để lồng ghép

phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong thời kỳ CNH, HĐH; tâp trung thực

hiện hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, xây dựng quy

hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển

kinh tế xã hội, phát triển nhân lực của tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

xã hội, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.

Khuyên khich miên, giam hoc phi đao tao, đào tạo bồi dưỡng lực lượng

doanh nhân, dạy nghề ngắn hạn hoặc hỗ trợ tuyển dụng, dạy nghề cho lao động

vào làm việc tại các tập đoàn doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại tỉnh. Có chính

sách khuyến khích học sinh nghèo vươt kho học giỏi, những đối tượng được

hưởng các chính sách xã hội. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý

nhà nước trên các lĩnh vực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt

là cán bộ đầu ngành.

Page 125: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

123

Phối hợp với các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh

đào tạo nghề cho lao động của tỉnh. Đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ cho các

trường, cơ sở đào tạo, trong đó ưu tiên Trường cao đẳng nghề trọng điểm quốc

gia; mở rộng thêm các ngành nghề mới đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ

giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy. Vận dụng cơ chế hỗ trợ cho các

doanh nghiệp tự đào tạo nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề cho

người lao động ở địa phương và học sinh THPT, THCS. Tổ chức liên kết với

các trường đào tạo nghề bậc cao trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu quả đào tạo nghề.

Quan tâm đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng

cao chất lượng và số lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tăng

thời gian thực hành tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Xây dựng chương trình sắp xếp, bố trí sử dụng lao động hiệu quả cho từng

thời kỳ, thực hiện phân bố lại lao động giữa các khu vực kinh tế và địa bàn cư

trú. Trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức sản xuất kinh

doanh và dịch vụ ở quy mô hộ gia đình, hợp tác xã kiểu mới để giải quyết đồng

thời các vấn đề huy động vốn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập dân cư.

Tăng cường thông tin đại chúng, đáp ứng các yêu cầu về thông tin cho nhân dân,

đặc biệt các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, thương mại... để nhân dân có

điều kiện nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho

công nhân của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích những

người có khả năng được tham gia học tập, có chính sách khuyến khích nhân tài

nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới vào sản xuất

và quản lý.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật,

ngoại ngữ; kỹ năng, kinh nghiệm xử lý giải quyết công việc và trách nhiệm

công vụ, nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo cán bộ vùng dân tộc thiểu số, vùng

đặc biệt khó khăn; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người uy tín trong

cộng đồng. Hoàn thành xây dựng và thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn về vị trí

việc làm và biên chế trong các cơ quan, đơn vị. Đổi mới tiêu chuẩn, quy trình

tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo khách

quan, dân chủ, lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công việc làm thước đo để nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

IV. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.Về khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của

các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và tham gia của toàn xã hội về

phát triển KH&CN.

Page 126: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

124

Đổi mới về căn bản thiết chế, cơ chế quản lý KH&CN; cơ chế lập kế

hoạch KH&CN. Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất

lượng; sở hữu trí tuệ; an toàn bức xạ, hạt nhân. Ban hành cơ chế chính sách của

tỉnh về khuyến khích phát triển thị trường KH&CN, hình thành phát triển kinh

tế tri thức ở địa phương.

Nghiên cứu hình thành nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của tỉnh trong một

số lĩnh vực mũi nhọn, sản phẩm chủ lực, sản phẩm triển vọng là thế mạnh của

tỉnh; nhiệm vụ KH&CN về thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Hình thành nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của tỉnh về đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa,

gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ, đặc biệt trong

các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản,

khoáng sản; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong ngành công

nghiệp có thế mạnh của tỉnh. Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hóa các quy định

về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn ngành. Xây dựng cơ chế

về tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại

xử lý chất thải.

Đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp,

hiện đại hóa các tổ chức làm nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,

các cơ sở thông tin KH&CN, các phòng thí nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm

chất lượng sản phẩm hàng hóa; tập trung đầu tư cho các dự án ưu tiên cho phát

triển KH&CN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (dự án xây dựng Trại

thực nghiệm ứng dụng tiến bộ KH&CN, đầu tư xây dựng Trung tâm kỹ thuật

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng...).

Mở rộng, đa dạng hóa và nâng tầm hợp tác với các tổ chức KH&CN của

Trung ương, hợp tác với các Viện nghiên cứu hàng đầu ở trong nước. Xây

dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh

nghiệp ứng dụng KH&CN trong việc khắc phục, giảm thiểu các tác động do

biến đổi khí hậu gây ra.

Quan tâm tạo mọi điều kiện để thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ cán

bộ khoa học kỹ thuật và phát huy phương tiện cơ sở vật chất hiện có trên địa bàn.

2. Về bảo vệ môi trường

Thực hiện nghiêm túc các mục tiêu bảo vệ môi trường trong phát triển

đô thị; các khu, CCN, khu du lịch, dịch vụ, khu vực nông thôn, làng nghề.

Thực hiện tốt các hoạt động ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu phát triển

bền vững của tỉnh (Chương trình nghị sự 21), như: Chống thoái hoá, sử dụng có

hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ nguồn nước và sử dụng bền vững

tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên

khoáng sản; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; giảm ô nhiễm không khí ở

các đô thị, các khu, cụm công nghiệp; quản lý có hiệu quả chất thải rắn, chất

Page 127: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

125

thải nguy hại, chất thải y tế; bảo tồn đa dạng sinh học; phòng chống thiên tai, lũ

quét, sự cố môi trường...

Định kỳ thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường, qua đó đánh giá nguy

cơ, mức độ ô nhiễm môi trường để kịp thời kiến nghị và điều chỉnh những hoạt

động, nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm bảo vệ môi trường. Thường

xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm quy trình xử lý nước thải, rác

thải, khói bụi, tiếng ồn, nhất là đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ, các cơ sở

sản xuất kinh doanh trên địa bàn để chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm.

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy ước bảo vệ môi trường, bảo đảm

cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.

V. GIẢI PHÁP VỀ PHỐI HỢP VỚI CÁC BỘ NGÀNH, CÁC TỈNH

VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh

Để phát huy có hiệu quả vị trí địa lý thuận lợi và góp phần tạo ra sự phát

triển nhanh của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, tỉnh cần phối hợp chặt

chẽ phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh trong Vùng, phối hợp giữa tỉnh với

các Bộ, ban, ngành Trung ương trong xây dựng, đề xuất ban hành và thực hiện

cơ chế chính sách phát triển, nhất là cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển

những ngành có lợi thế. Đồng thời tăng cường chỉ đạo kết nối, phối hợp giữa

các Sở, ban, ngành va câp huyên với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp

trong tỉnh từ khâu nghiên cứu, hình thành chương trình, dự án đến huy động

nguồn vốn và tổ chức thực hiện.

Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và đia phương liên

quan về hơp tác thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, quảng bá giới thiệu sản

phẩm nhằm thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế của tỉnh. Tăng cường

phối hợp nghiên cứu, hình thành dự án phù hợp và khả thi, tập trung vào các

lĩnh vực sau:

- Phối hợp trong phát triển kết cấu hạ tầng:

+ Củng cố và hoàn thiện kêt nôi liên thông va đông bô tuyến cao tốc Nội

Bài - Lào Cai vơi cac đia phương hai bên hưu ngan va ta ngan sông Hông.

+ Củng cố, nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đương săt và các phương

tiên, công trình giao thông liên vùng, liên tỉnh.

+ Phối hợp nâng cao năng lực vận tải thủy, khai thác nguồn nước và bảo

vệ môi trường hệ thống sông Hồng; nâng cao năng lực hệ thống đê kè, kết hợp

với giao thông đường bộ dọc tuyến đê có liên quan giữa các đia phương.

- Phối hợp xúc tiến đầu tư phát triển các khu du lịch, dịch vụ, các KCN;

trao đổi va cung cấp dịch vụ công nghệ; khuyến khích du nhập, phát triển các

ngành nghề mới và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm có tiềm năng và lợi

thế của tỉnh; giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Page 128: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

126

- Hợp tác, liên kết trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho

người lao động; tập huấn tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.

- Hợp tác, liên kết trong lĩnh vực du lịch, thương mại: Xây dựng trung

tâm giới thiệu sản phẩm, thực hiện các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương

mại, xây dựng các tour du lịch kết nối các khu, điểm du lịch của các địa

phương trên tuyến hành lang kinh tế, trong vùng và cả nước.

- Hợp tác trong phát triển y tế, trao đôi y thuât, khám chữa bệnh.

2. Hợp tác quốc tế

Tích cực phối hợp với các đối tác, Bộ, ngành liên quan triển khai các

hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, trước hết trong xúc tiến đầu tư, xúc tiến

thương mại, hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi

nghiên cứu kinh nghiệm quản lý, phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, văn

hóa xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị. Giao lưu văn

hóa hữu nghị giữa các dân tộc, giữa tỉnh với các địa phương thuộc nước bạn.

Tăng cường các hoạt động kết nối giao lưu, hợp tác giữa các doanh

nghiệp của địa phương với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài để thúc

đẩy phát triển các liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong

thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn, phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành

lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT QUY HOẠCH

Sau khi điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, tổ chức công

bố, tuyên truyền, quảng bá, thu hút toàn dân, các nhà đầu tư trong và ngoài

nước tham gia thực hiện.

Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên

địa bàn tỉnh theo quy định và phù hợp với điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung thưc hiên quy hoạch thông qua các kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải

phù hợp với các mục tiêu quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp tiến độ thực

hiện trong từng thời kỳ.

Xây dựng các chương trình, dự án cụ thể theo từng thời kỳ phải phù hợp

với định hướng của Trung ương và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội của vùng TD&MNPB đên năm 2020, quy hoach phat triên hành lang kinh

tê Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đên năm 2020. Đề xuất với Trung

ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với các Bộ,

ngành và các tỉnh trong vùng và cả nước, các chủ thể tham gia trong quá trình

lập và thực hiện điều chỉnh quy hoạch để triển khai các chương trình phát triển

và hợp tác cùng phát triển. Triển khai các chủ trương, chính sách phù hợp với

định hướng phát triển của tỉnh theo hướng hợp tác, tăng cường quan hệ liên

vùng để đảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển.

Page 129: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

127

Tăng cương công tac quan ly va thưc hiên quy hoach, trong đo quan tâm

giai quyêt tôt môi quan hê giưa phat triên du lich vơi phat triên công nghiêp va

nông nghiêp, vơi viêc bao vê tai nguyên thiên nhiên va môi trương.

Tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các nội dung quy hoạch.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch và đầu tư

phát triển theo quy hoạch. Hàng năm và cuối kỳ quy hoạch tổ chức đánh giá tình

hình thực hiện, trên cơ sơ đo co đê xuât điều chỉnh cho phu hơp với tình hình

thực tế.

Đề nghị chính quyền, cơ quan Nhà nước các cấp trong tỉnh tạo điều kiện

để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân

thực hiện quyền giám sát việc chấp hành pháp luật nói chung; giám sát việc

thực hiện quy hoạch nói riêng để phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái được thực hiện có kết quả, đáp ứng kỳ

vọng của nhân dân.

KÊT LUÂN VA KIÊN NGHI

I. KẾT LUẬN

Báo cáo tổng hợp Điêu chinh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Yên Bai đến năm 2020, tâm nhin đên năm 2030 (Báo cáo Điêu chinh

quy hoach) được xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố, tiềm năng nội lực

của tỉnh và những tác động của bối cảnh quốc tế, tình hình khu vực đối với quá

trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đông thơi tổng kết tương đối đầy đủ

về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, từ đó xác

định những tiềm năng, thế mạnh và hạn chế, các cơ hội và thách thức phat triên

trong thơi ky quy hoach.

Báo cáo Điêu chinh quy hoạch là bản luận chứng tương đôi toàn diện

định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và lãnh thổ trong thời ky quy hoach;

đã xác định rõ các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các lãnh thổ động lực cần ưu

tiên đầu tư phat triên nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực trong tỉnh và thu hút

các nguồn đầu tư bên ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đây cũng là nền tảng cơ sở cho việc xây dựng các chương trình, dự án đầu tư,

xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm của tỉnh để thực hiện các mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

II. KIẾN NGHỊ

Kiên nghi Chinh phu va cac Bô, nganh Trung ương quan tâm chi đao, có

cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư hỗ trợ các địa phương Vùng TD&MNPB đẩy

nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ địa phương thực hiện

dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm theo các hình thức BOT, BT,

PPP để thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội.

Page 130: ỦYY ABBANN DN NHHÂÂNN ÊDÂÂN TT ỈỈNNHH YYÊNN BBÁÁII

128

- Chi đao đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng quan

trọng có tác động lớn đến các mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của

Vung va tỉnh như: Cao tôc Nội Bài - Lào Cai giai đoan II (Yên Bai - Lao Cai

lên 4 lan đương); đường nôi cac đia phương phia Đông va phia Tây trong Vung

va tinh Yên Bái vơi đương cao tốc.

- Hỗ trợ tỉnh thực hiện đầu tư các dự án giao thông vùng khó khăn, đầu

tư các hồ chứa, đê chống lũ đang có nguy cơ mất ổn định cao; thực hiện kiên cố

hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, trường dân tộc nội trú, bán

trú; hỗ trợ thực hiện Đề án xóa bỏ tái trồng cây có chứa chất ma túy; xây dựng

nông thôn mới ở các xã, bản vùng cao.

- Quan tâm chi đao phôi hơp, có cơ chế hỗ trợ địa phương thực hiện các

dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm theo các hình thức BOT, BTO, PPP;

thực hiện các dự án phát triển du lich, dich vu, công nghiêp va nông nghiêp quy

mô lớn tạo đông lưc thuc đây phat triên (xây dưng kết cấu hạ tầng đô thi, khu

du lịch, KCN, dự án xư ly nươc thai, rac thai...); sơm phê duyêt quy hoạch triên

khai xây dưng va vân hanh khu du lich hô Thac Ba thanh khu du lich trong

điêm Quốc gia; hỗ trợ cho Yên Bái về vốn ODA cho các dự án cấp nước, thu

gom xử lý nước thải, chât thai.

- Tiêp tuc đâu tư lồng ghép các chương trình, các dự án có liên quan phát

triển du lịch trên địa bàn tỉnh như chương trình phát triển hạ tầng, xây dựng

nông thôn mới..., để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch, dich vu,

công nghiêp va nông lâm thuy san cua địa phương./.