20
Mu dbáo tài chính doanh nghi p ( Bình chn: 16 -- Tho lun: 13 -- Sln đọc: 3666) Vi doanh nghip, vic dbáo tình hình tài chính chính là vic lên kế hoch tài chính - là quá trình tính toán và ước lượng tình trng tài chính trong tương lai ca mt hot động kinh doanh. Hot động kinh doanh này có thlà mt doanh nghip, mt dán mi, mt phương án đầu tư,... Lp kế hoch và điu chnh kế hoch tài chính ca công ty hàng năm là mt công vic quan trng đối vi hu hết nhng nhà qun trdoanh nghip . Thm chí, kết qucui cùng ca kế hoch tài chính này đôi khi li không quan trng bng quá trình ta thc hin vic tính toán và dbáo. Bi, trong quá trình chun bkế hoch này bn cũng tnhn thc được nhng vn đề bn có thsđối mt trong tương lai và xác định cho mình mt ltrình để đi tiếp. Ta có thtxây dng mt kế hoch tài chính bng các tính toán thcông hoc cũng có thnhstrgiúp ca các phn mm và công vic duy nht ca người lp là cung cp sliu. Thông thường các kế hoch tài chính tn ti dng bng excel. Người ta cùng thường tlàm các bng này hơn là sdng máy móc, nguyên nhân như đã nói trên, quá trình chun b, tính toán thường mang li nhiu giá trvà hiu biết hơn là kết qucui cùng. Hin nay nhng tchc tài chính, các trường đại hc và các đơn vhtrkinh doanh thường phát trin các bng tính toán mu, trong đó đã thiết lp khung, các liên kết thông svà hthng giđịnh có khnăng điu chnh để người sdng có ththam kho, thm chí điu chnh nhng hsbên trong và sdng chính cho mình. Nhng mc tiêu cn nhm đến khi ta tiến hành xây dng mt bn kế hoch tài chính: Đầu tiên, kế hoch tài chính cn truyn đạt được mc đích vn hành ca công ty thành nhng mc tiêu cth. Nói cách khác, nó phi định nghĩa được rõ nhng kết qucthnào (bao nhiêu) thì được coi là đạt mc đích. Nhiu người nghĩ kế hoch là dng dbáo, điu này không sai, tuy nhiên nếu được xây dng tt vi toàn btâm huyết, kế hoch tài chính còn mang ý nghĩa quan trng hơn - nó là mt scam kết nhm đến đạt mc tiêu đã đề ra trên cơ snhng mc cthđã thiết lp qua kế hoch. Thhai, bn kế hoch tài chính cho ta mt công cnhn phn hi và điu chnh. Bn cht ca kế hoch là dbáo, sai lch, điu chnh là không thtránh khi, thm chí nhng sai l ch còn tt khía cnh nó cung cp nhng tín hiu cnh báo cho ta vcác vn đề tim tàng có khnăng phát sinh. Khi có sai lch khi các thông sđã tính toán, kế hoch tài chính cho phép ta xác định chính xác tác động tài chính ca nhng sai lch cũng như nh hưởng ca các hành động điu chnh. Thba, kế hoch được chun btt là công cddbáo vn đề có thphát sinh. Chng hn nếu doanh nghip tăng trưởng quá nhanh làm phát sinh hi n tượng thiếu ht tin mt do có nhiu hàng trong kho hoc do lượng tin btrong các tài khon phi thu quá ln,... nhng đim này sđược phn ánh toàn bvà chi tiết trong kế hoch kinh doanh. Nếu doanh thu hay chi phí năm sau phthuc vào mt thông squan trng trong năm trước đó thì quan hnày sđược mô tchi tiết trong phn githiết mô hình. Có nhiu dng kế hoch tài chính khác nhau, tùy thuc nhu cu và tính hung lên kế hoch. Chng hn: Kế hoch ngn hn 12 tháng, phc vhot động kinh doanh ngn hn và mang tính chi ến thut. Kế hoch dài hn, cho ba đến năm năm hoc lâu hơn, mang tính chi ến lược dài hn, gn lin và thích ng vi chiến lược chung ca toàn doanh nghi p. Lp dtoán ngân sách, thường cho mt năm. Dbáo tin mt. Bn kế hoch này chnhkế hoch ngân sách và dbáo 12 tháng thành các chtiêu cthhơn, tp trung vào dòng ti n. Kế hoch tài chính thường bao hàm ccác bng dbáo cân đối kế toán và dbáo kết qukinh doanh cho các năm lên kế hoch. Vi người khi nghip , nhà qun trdoanh nghip, kế hoch tài chính có vai trò rt quan trng trong vic hoch định và qun trhot động vn hành ca doanh nghip, đảm bo doanh nghip đi đúng hướng và hn chế ri ro đối mt vi nhng khó khăn tài chính có khnăng lường trước. góc độ ngược li, kế hoch tài chính cũng có ý nghĩa vi nhà đầu tư. Vi nhng thông tin công bca mt doanh nghip cùng nhng thông tin chung vngành và nhng githiết hp lý, nhà đầu tư cũng có ththiết lp kế hoch tài chính cho doanh nghi p. đây, nó nên được gi là dbáo tài chính có lschính xác hơn. Vi bn dbáo tài chính này, mt nhà đầu tư vi đầy đủ kiến thc scó cái nhìn sâu và chi ti ết vào năng lc hin ti cũng như tim năng kinh doanh ca doanh nghip. Hơn thế na, kết qutính toán tt trong bn dbáo là nhng thông srt tt cho các phân tích mrng vdoanh nghip, cthhơn là vcphiếu, trái phiếu ca doanh nghip. Dưới đây xin chia svi các bn mt bn khung kế hoch kinh doanh do TS. Vương Quân Hoàng cung cp, nm trong ni dung ging dy MBA ca TS. Hoàng. Mu lp kế hoch kinh doanh được gii thiu bao gm có các bng: Bng kết quchính: INCOME: Báo cáo kết qusn xut (chung và theo tháng, quý) BALANCE: Bng cân đối kế toán CASHFLOW: Bng lưu chuyn tin t(chung và theo tháng, quý) Các bng tính ph: COMPS: So sánh các chtiêu tài chính cơ bn vi các công ty tương tREVENUE: Dbáo doanh thu COST OF REV: Chi phí hàng bán OPER EXPEN: Chi phí hot động sn xut kinh doanh PROP & EQUIP: Chi tiêu vn, khu hao và tài sn cđịnh thun ròng SALARIES: Lương nhân viên

Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Citation preview

Page 1: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp

( Bình chọn: 16 -- Thảo luận: 13 -- Số lần đọc: 3666) Với doanh nghiệp, việc dự báo tình hình tài chính chính là việc lên kế hoạch tài chính - là quá trình tính toán và ước lượng tình trạng tài chính trong tương lai của một hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh này có thể là một doanh nghiệp, một dự án mới, một phương án đầu tư,... Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tài chính của công ty hàng năm là một công việc quan trọng đối với hầu hết những nhà quản trị doanh nghiệp. Thậm chí, kết quả cuối cùng của kế hoạch tài chính này đôi khi lại không quan trọng bằng quá trình ta thực hiện việc tính toán và dự báo. Bởi, trong quá trình chuẩn bị kế hoạch này bạn cũng tự nhận thức được những vấn đề bạn có thể sẽ đối mặt trong tương lai và xác định cho mình một lộ trình để đi tiếp. Ta có thể tự xây dựng một kế hoạch tài chính bằng các tính toán thủ công hoặc cũng có thể nhờ sự trợ giúp của các phần mềm và công việc duy nhất của người lập là cung cấp số liệu. Thông thường các kế hoạch tài chính tồn tại ở dạng bảng excel. Người ta cùng thường tự làm các bảng này hơn là sử dụng máy móc, nguyên nhân như đã nói ở trên, quá trình chuẩn bị, tính toán thường mang lại nhiều giá trị và hiểu biết hơn là kết quả cuối cùng. Hiện nay những tổ chức tài chính, các trường đại học và các đơn vị hỗ trợ kinh doanh thường phát triển các bảng tính toán mẫu, trong đó đã thiết lập khung, các liên kết thông số và hệ thống giả định có khả năng điều chỉnh để người sử dụng có thể tham khảo, thậm chí điều chỉnh những hệ số bên trong và sử dụng chính cho mình. Những mục tiêu cần nhắm đến khi ta tiến hành xây dựng một bản kế hoạch tài chính:

• Đầu tiên, kế hoạch tài chính cần truyền đạt được mục đích vận hành của công ty thành những mục tiêu cụ thể. Nói cách khác, nó phải định nghĩa được rõ những kết quả cụ thể nào (bao nhiêu) thì được coi là đạt mục đích. Nhiều người nghĩ kế hoạch là dạng dự báo, điều này không sai, tuy nhiên nếu được xây dựng tốt với toàn bộ tâm huyết, kế hoạch tài chính còn mang ý nghĩa quan trọng hơn - nó là một sự cam kết nhắm đến đạt mục tiêu đã đề ra trên cơ sở những mốc cụ thể đã thiết lập qua kế hoạch.

• Thứ hai, bản kế hoạch tài chính cho ta một công cụ nhận phản hồi và điều chỉnh. Bản chất của kế hoạch là dự báo, sai lệch, điều chỉnh là không thể tránh khỏi, thậm chí những sai lệch còn tốt ở khía cạnh nó cung cấp những tín hiệu cảnh báo cho ta về các vấn đề tiềm tàng có khả năng phát sinh. Khi có sai lệch khỏi các thông số đã tính toán, kế hoạch tài chính cho phép ta xác định chính xác tác động tài chính của những sai lệch cũng như ảnh hưởng của các hành động điều chỉnh.

• Thứ ba, kế hoạch được chuẩn bị tốt là công cụ dể dự báo vấn đề có thể phát sinh. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp tăng trưởng quá nhanh làm phát sinh hiện tượng thiếu hụt tiền mặt do có nhiều hàng trong kho hoặc do lượng tiền bị ứ trong các tài khoản phải thu quá lớn,... những điểm này sẽ được phản ánh toàn bộ và chi tiết trong kế hoạch kinh doanh. Nếu doanh thu hay chi phí năm sau phụ thuộc vào một thông số quan trọng trong năm trước đó thì quan hệ này sẽ được mô tả chi tiết trong phần giả thiết mô hình.

Có nhiều dạng kế hoạch tài chính khác nhau, tùy thuộc nhu cầu và tính huống lên kế hoạch. Chẳng hạn:

• Kế hoạch ngắn hạn 12 tháng, phục vụ hoạt động kinh doanh ngắn hạn và mang tính chiến thuật. • Kế hoạch dài hạn, cho ba đến năm năm hoặc lâu hơn, mang tính chiến lược dài hạn, gắn liền và thích ứng với chiến lược chung của toàn doanh nghiệp. • Lập dự toán ngân sách, thường cho một năm. • Dự báo tiền mặt. Bản kế hoạch này chẻ nhỏ kế hoạch ngân sách và dự báo 12 tháng thành các chỉ tiêu cụ thể hơn, tập trung vào dòng tiền.

Kế hoạch tài chính thường bao hàm cả các bảng dự báo cân đối kế toán và dự báo kết quả kinh doanh cho các năm lên kế hoạch. Với người khởi nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp, kế hoạch tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và quản trị hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng và hạn chế rủi ro đối mặt với những khó khăn tài chính có khả năng lường trước. Ở góc độ ngược lại, kế hoạch tài chính cũng có ý nghĩa với nhà đầu tư. Với những thông tin công bố của một doanh nghiệp cùng những thông tin chung về ngành và những giả thiết hợp lý, nhà đầu tư cũng có thể thiết lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Ở đây, nó nên được gọi là dự báo tài chính có lẽ sẽ chính xác hơn. Với bản dự báo tài chính này, một nhà đầu tư với đầy đủ kiến thức sẽ có cái nhìn sâu và chi tiết vào năng lực hiện tại cũng như tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, kết quả tính toán tốt trong bản dự báo là những thông số rất tốt cho các phân tích mở rộng về doanh nghiệp, cụ thể hơn là về cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Dưới đây xin chia sẻ với các bạn một bản khung kế hoạch kinh doanh do TS. Vương Quân Hoàng cung cấp, nằm trong nội dung giảng dạy MBA của TS. Hoàng. Mẫu lập kế hoạch kinh doanh được giới thiệu bao gồm có các bảng: Bảng kết quả chính: INCOME: Báo cáo kết quả sản xuất (chung và theo tháng, quý) BALANCE: Bảng cân đối kế toán CASHFLOW: Bảng lưu chuyển tiền tệ (chung và theo tháng, quý) Các bảng tính phụ: COMPS: So sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản với các công ty tương tự REVENUE: Dự báo doanh thu COST OF REV: Chi phí hàng bán OPER EXPEN: Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh PROP & EQUIP: Chi tiêu vốn, khấu hao và tài sản cố định thuần ròng SALARIES: Lương nhân viên

Page 2: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

EXTRA: Thu và chi bất thường TAXES: Tính thuế WORKCAP: Vốn lưu động FUNDING: Vốn chủ, nợ, chi phí trả lãi, thu từ lãi, cổ tức và lợi nhuận để lại Bước đầu tiên để tiến hành là phải so sánh các chỉ tiêu và xác lập giả định mô hình. Trong bước này người xây dựng kế hoạch sẽ cần phải so sánh các doanh nghiệp tương đồng hoặc tra cứu để có được những thông số đặc trưng ngành cùng với các giả định để đưa các thông số này vào quá trình tính toán

Bước tiếp theo của người lập kế hoạch là tiến hành dự báo doanh thu. Trong bước này sẽ phải xác định, đánh giá và ước lượng những nhân tố chủ chốt tác động đến doanh thu của doanh nghiệp/dự án

• Số lượng khách hàng, số lượng giao dịch, số lượng hàng bán • Giá áp dụng với mỗi khách hàng, mỗi giao dịch, mỗi đơn vị sản phẩm • Doanh thu bình quân mỗi khách hàng/mỗi giao dịch • Chiết khấu cho các kênh phân phối • Mức độ thâm nhập thị trường • Mức độ phản hồi từ thị trường • Tỉ lệ khách hàng ra đi • Tỉ lệ tăng trưởng • Sản phẩm/Dịch vụ mới

Page 3: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Ngoài ra cũng cần xem xét đến

• Thời điểm tung ra sản phẩm/dịch vụ • Tỉ lệ tăng trưởng trong năm • Tính thời vụ • Thời điểm có thể nhận được đơn đặt hàng

Bước tiếp theo là xác định chi phí nhân sự. Những nhân sự cơ bản thường phải tính đến bao gồm [a] Bán hàng và Marketing [b] Nghiên cứu và Phát triển [c] Hành chính tổng hợp [d] Chi phí hàng bán (Cost of revenue) Trong đó sẽ cần xác định những tiêu chí cụ thể sau với từng nhóm nhân sự

Page 4: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

[a] Vị trí, chức vụ [b] Số lượng người [c] Thời điểm sẽ tuyển dụng [d] Lương/tiền công dự kiến

Page 5: Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Page 6: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Ước tính tài sản và trang thiết bị 1. Dự tính mức chi tiêu vốn (capital expitures) cho khoảng thời gian dự báo. Lưu ý: 2. Ước lượng mức tăng trưởng chi tiêu vốn 3. Xác định khoảng thời gian trước khi hết khấu hao của khoản chi tiêu

Page 7: Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Page 8: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Ước tính chi phí hàng bán Ở bước này sẽ cần xác định những yếu tố chính tác động đến chi phí cung cấp sản phẩm/dịch vụ [a] Chi phí nhân sự - lấy từ bảng tính chi phí nhân sự [b] Khấu hao từ những khoản chi tiêu vốn (capital expitures) lớn (số liệu lấy từ bảng tính tài sản và trang thiết bị) [c] Chi phí nguyên vật liệu [d] Khả năng tái chế/tái sử dụng [e] Chi phí vận hành website [f] Chi phí hệ thống [g] Chi phí lưu kho và vận chuyển [h] Chi phí bảo hành/bảo dưỡng [i] Lợi suất [j] Chi phí thuê ngoài (Outsourcing) [k] Chi phí thuê và/hoặc cho thuê [l] Giảm chi phí [m] Hiệu suất

Thông thường, người ta ước lượng các khoản chi phí khác theo tỉ lệ % của doanh thu.

Page 9: Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Page 10: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Ngoài chi phí hàng bán, sẽ cần phải xác định một loại chi phí khác, gọi là chi phí vận hành kinh doanh, không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng có ý nghĩa trong việc hỗ trợ bán hàng, bao gồm 1 Chi phí bán hàng và Marketing

• Chi phí nhân sự (lấy từ bảng tính nhân sự) • Chi phí thu hút/thâu tóm khách hàng • Hoa hồng doanh thu • Triển lãm, giới thiệu sản phẩm • Xây dựng thương hiệu • Catalog, Brochure, tài liệu giới thiệu • Dịch vụ khách hàng • Hỗ trợ kỹ thuật

2 Nghiên cứu và phát triển

• Chi phí nhân sự • Kiểm định Beta • Time to market • Chi phí sử dụng Patent và độc quyền • Chi phí thử nghiệm • Hợp đồng phụ (subcontracting)

3 Hành chính tổng hợp

• Chi phí nhân sự • Khấu hao (số liệu từ bảng tính tài sản và trang thiết bị)

Page 11: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

• Chi phí pháp lý, kế toán và các dịch phụ phải trả phí khác • Phí chuyển khoản • Chi phí tuyển dụng • Chi phí MIS • Chi phí thuê văn phòng và tiện ích

Page 12: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Ngoài ra, người lập kế hoạch sẽ còn phải tính đến những chi phí khác và các khoản thu-chi bất thường Bước quan trọng tiếp theo, có ý nghĩa quan trọng tới hiệu quả vận hành của bất kỳ doanh nghiệp nào, là đánh giá vốn lưu động 1. Tài khoản phải thu:

• Xác định tài khoản phải thu dưới dạng % doanh thu. Tỉ lệ % này được ước lượng thông qua so sánh với các công ty tương đương. • Số ngày cho nợ bình quân được tính bằng tỉ lệ nói trên nhân với 360 • Số liệu cơ bản lấy từ bảng tính tài khoản phải thu theo tháng và quý • Mô hình minh họa chỉ tính cho tài khoản phải thu có thời hạn nợ tối đa 120 ngày. Với thời gian nợ cao hơn cần điều chỉnh công thức hoặc chính sách nợ.

2. Lưu kho

• Xác định giá trị lưu kho mỗi năm dưới dạng % doanh thu, ước lượng thông qua so sánh các công ty tương đương • Số liệu lấy từ bảng tính giá trị lưu kho theo tháng và quý • Mô hình minh họa áp dụng cho số vòng quay lưu kho tối thiểu là 3. Cần điều chỉnh công thức nếu số vòng ít hơn

Vốn lưu động bao gồm (i) Tài sản ngắn hạn (Current Assets) khác: ước lượng dưới dạng % doanh thu và (ii) Tài khoản phải trả và chi phí cộng dồn (Accrued Expenses); và (iii) Nghĩa vụ nợ ngắn hạn (Current Liabilities) khác: theo % doanh thu và mô hình minh họa áp dụng giới hạn 120 ngày

Page 13: Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Page 14: Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Page 15: Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Page 16: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Tính toán vốn cần huy động

1. Dựa vào bảng dự báo lưu chuyển tiền tệ để xác định lượng vốn cần thiết. Quyết định hình thức huy động nào phù hợp (vốn chủ, vốn vay). 2. Doanh nghiệp mới thành lập thường buộc phải có vốn chủ trong năm đầu hình thành 3. Quyết định sử dụng vốn vay cần đi liền lựa chọn hình thức vay, thời hạn, cách thức chi trả, lãi suất 4. Thu từ lãi (Interest Income) tính bằng cách nhân lãi suất tín phiếu kho bạc với lượng tiền chênh lệch đầu năm và cuối năm 5. Thời điểm huy động vốn: Mô hình minh họa giả định vốn được huy động vào đầu năm và các khoản thanh toán được thực hiện vào cuối năm. Cần điều chỉnh nếu thực tế khác

với giả định

Page 17: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Cuối cùng, dựa trên những thông số tính toán, ta xây dựng các bảng báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ. Ba bảng này thường có tính liên kết về số liệu và việc hiệu chỉnh sao cho chúng tương thích, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc kế toán là rất quan trọng.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Page 18: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Bảng cân đối kế toán

Page 19: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Báo cáo kết quả kinh doanh

Page 20: Mau du bao tai chinh doanh nghiep

Từ kế hoạch tài chính đã xây dựng, người thiết lập có thể tính tóan nhiều thông số rất có ý nghĩa, chẳng hạn như điểm hòa vốn, NPV, IRR, các hệ số tài chính trong phân tích cơ bản, sử dụng thông số để định giá doanh nghiệp, tính giá cổ phiếu,... Các dạng mẫu khác sẽ được cung cấp ở phần tiện ích để các Saganors cùng tham khảo.

www.saga.vn