23
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM Ngành: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng Giảng viên hướng dẫn: Lê Văn Tuấn Sinh viên thực hiện : Phan Thanh Hùng MSSV : 1211190428 Nguyễn Tấn Hưng 1211190432 Lý Nhật Trang 1211191101 Trần Thị Như Tuyết 1211191206 Đỗ Trung Tín 1211191553 Lớp : 12DTC15 TP. Hồ Chí Minh, 2014

Thực trạng đô la hoá ở việt nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM

Ngành: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng

Chuyên ngành: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: Lê Văn Tuấn Sinh viên thực hiện : Phan Thanh HùngMSSV : 1211190428

Nguyễn Tấn Hưng1211190432Lý Nhật Trang1211191101Trần Thị Như Tuyết1211191206Đỗ Trung Tín1211191553

Lớp : 12DTC15

TP. Hồ Chí Minh, 2014

Page 2: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM

Ngành: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng

Chuyên ngành: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: Lê Văn Tuấn Sinh viên thực hiện : Phan Thanh HùngMSSV : 1211190428

Nguyễn Tấn Hưng1211190432Lý Nhật Trang1211191101Trần Thị Như Tuyết1211191206Đỗ Trung Tín1211191553

Lớp : 12DTC15

TP. Hồ Chí Minh, 2014

Page 3: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan :

1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực

tiếp của thầy Lê Văn Tuấn.

2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên

công trình, thời gian, địa điểm công bố.

3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu

hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên,

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …..tháng …..năm 2014

(SV Ký và ghi rõ họ tên)

Page 4: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài đồ án này không chỉ có sự cố gắng của chúng em mà bên cạnh đó

còn có sự giúp đỡ của các thầy cô đang giảng dạy ở khoa kế toán – tài chính – ngân

hàng của trường đại học Công nghệ Tp. HCM. Thầy cô đã tạp tiền đề cho chúng em

thông qua những bài giảng dạy ở trên lớp và chia sẻ kinh nghiệm của các thầy cô.

Chúng em chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy cô, đặc biệt là sự hướng dẫn trực

tiếp của thầy Lê Văn Tuấn để hoàn thiện bài đồ án này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …..tháng …..năm 2014

(SV Ký và ghi rõ họ tên)

Page 5: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VD Ví dụNHTW Ngân hàng trung ươngIMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tếUSD Đô la MỹVND Việt Nam đồngHĐQT Hội đồng quản trịOAD Hỗ trợ phát triển chính thức

Page 6: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: lượng kiều hối dựa về Việt Nam qua các năm

Bảng 2: Đồ thị biểu diễn đô thị hoá ở Việt Nam

Bảng 3: lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008

Page 7: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1: Mua bán ngoại tệ không qua kiểm soát của cơ quan chức năng

Hình 2: Việc niêm yết giá bằng đồng USD

Hình 3: Cần ngăn chăn ngoai tê chay ra nươc ngoai

Page 8: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................................1

TÓM TẮT............................................................................................................................2

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3

1-Khái quát về đô la hoá:...............................................................................4

1.1-Khái niệm: .......................................................................................................................4

1.2-Phân loại:.........................................................................................................................4

1.2.1-Theo phạm vi tác động:...........................................................................................................4

1.2.1.1-Đô la hóa không chính thức (unofficial dollarzation): ....................4

1.2.1.2-Đô la hóa bán chính thức (semiofficial dollarzation): ....................4

1.2.1.3-Đô la hóa chính thức (oficial dollarzation): ....................................4 1.2.2-Theo hình thức:.......................................................................................................................4

1.2.2.1-Đô la hoá thay thế tài sản: ............................................................4

1.2.2.2-Đô la hoá phương tiện thanh toán: ................................................4

1.2.2.3-Đô la hoá định giá, niêm yết giá: ...................................................51.3-Nguồn gốc: ......................................................................................................................5

1.4-Tác động của đô la hoá:...................................................................................................6

1.4.1-Tích cực:.................................................................................................................................6

1.4.2-Tiêu cực:.................................................................................................................................7

2-Thực trạng đô la hoá ở Việt Nam và một số giải pháp khắc phục:.............7

2.1-Thực trạng đô la hoá ở Việt Nam hiện nay:.....................................................................7

2.2-Nguyên nhân:...................................................................................................................9

3-Các giải pháp khắc phục tình trạng đô la hoá:..........................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................14

PHỤ LỤC.............................................................................................................................1

Page 9: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

2

TÓM TẮT

Bài viết này đề cập đến tình trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay, đây là một

đề tài mang tính cấp thiết, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam hiện tại.

Bài viết này giúp chúng ta hiểu được khái niệm, cách phân loại, nguồn gốc và tác

động của đô la hoá đối với các nền kinh tế đặc biệt là các nền kinh tế đang trên đà

phát triển như Việt Nam. Cả hai phương pháp định tính, định lượng đều được sử

dụng nhằm tìm hiểu nguyện nhân, ảnh hưởng của đô la hóa đối với nền kinh tế của

Việt Nam từ 1990 đến nay và hướng giải quyết vấn đề của nhà nước và ngân hàng

trung ương.

Page 10: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

3

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường hội nhập với các nước trên thế

giới và tiến tới một nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư từ các

nước trên thế giới để giải quyết các vấn đề về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng,... là nhu

cầu thiết yếu. Việc thu hút vốn đầu tư đem lại những thuận lợi cũng như khó khăn

đối với nền kinh tế của chúng ta. Việc đồng tiền ngoại tệ đặc biệt là đô la Mỹ ồ ạt

đổ vào Việt Nam dẫn đến không thể kiểm soát tốt gây ra hậu quả là tình trạng đô la

hóa. Tình trạng đô la hóa thường xuất hiện ở các nước đang phát triển có tỷ lệ lạm

phát cao trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, đô la hóa đã tác động đến nền kinh tế

trong một thời gian dài với nhiều cấp độ khác nhau. Đây là vấn đề mang tính cấp

thiết ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế. bài viết nghiên cứu hiện

tượng đô la hoá ở Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 1990 đến nay và những

ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế, nguyên nhân chung và riêng dẫn đến hiện tượng

này và cuối cùng là tìm hiểu hướng giải quyết của NHTW và nhà nước nhằm nâng

cao vị thế của đồng VND ở cả trong và ngoài nước.

Do còn hạn chế về kiến thức và những yếu tố khách quan về nguồn tin nên bài đồ

án này sẽ không được đầy đủ, chính xác, số liệu chưa được sát thực tế, nên rất mong

sự góp ý của thầy để giúp cho bài đồ án này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành

cám ơn!

Page 11: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

4

1-Khái quát về đô la hoá:

1.1-Khái niệm:

-Theo định nghĩa của ông Tyler Maroney, một chuyên gia người Mỹ: "Đôla

hoá là quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng tiền nội tệ mà thay vào đó sử dụng

đồng tiền của nước khác có tính ổn định hơn làm phương tiện thanh toán hợp pháp".

-Theo tiêu chí do IMF đưa ra thì đô la hóa là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi

bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2) gồm: tiền mặt

trong lưu thông, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngoại tệ.

1.2-Phân loại:

Dựa trên các tiêu chí của IMF, đô la hoá được phân chia thành các loại:

1.2.1-Theo phạm vi tác động:

1.2.1.1-Đô la hóa không chính thức (unofficial dollarzation):

Đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong giao dịch, tiết kiệm cá nhân và trong

vay mượn vì nó đáng tin cậy hơn đồng nội tệ mặc dù không được quốc gia đó chính

thức thừa nhận.

1.2.1.2-Đô la hóa bán chính thức (semiofficial dollarzation):

Đồng đô la và đồng nội tệ tồn tại song song, lưu thông trong nền kinh tế.

Đồng đô la có chức năng như một đồng tiền hợp pháp thứ hai của nền kinh tế. Các

nước ở tình trạng này vẫn duy trì NHTW để thực hiện chính sách tiền tệ của họ.

1.2.1.3-Đô la hóa chính thức (oficial dollarzation):

Đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng

ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp đối với tư nhân mà còn đối với Chính

phủ. Thông thường, các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức khi đã thất bại trong

việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế.

1.2.2-Theo hình thức:

1.2.2.1-Đô la hoá thay thế tài sản:

Điều này được xác định thông qua tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương

tiện thanh toán và khi tỉ lệ này cao hơn 30% thì nền kinh tế đó được xem có sự đô la

hoá cao.

1.2.2.2-Đô la hoá phương tiện thanh toán:

Page 12: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

5

Khi sử dụng đô la trong việc thanh toán thì xuất hiện sự đô la hoá trong nền

kinh tế và phương thức này được xem là bất hợp pháp đối với một nền kinh tế tiền

mặt như Việt Nam.

1.2.2.3-Đô la hoá định giá, niêm yết giá:

Sử dụng đô la trong việc niêm yết, định giá và đây cũng được xem là bất hợp

pháp.

1.3-Nguồn gốc:

Ở mỗi quốc gia khác nhau thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô la hoá là

khác nhau tuy nhiên có 3 nguyên nhân chính dẫn đến đô la hoá:

-Thứ nhất, đa phần những nước xuất hiện tình trạng đô la hoá cao là do bản

thân các nước đó không thể kiểm soát được tỉ lệ lạm phát, đồng tiền nội tệ bị mất

giá. Khi đó NHTW sẽ tiến hành tăng lãi suất để cứu đồng nội tệ. Người dân có nhu

cầu vay vốn sẽ chuyển sang vay đồng ngoại tệ để được hưởng lãi suất thấp hơn,

những người mất lòng tin vào đồng nội tệ sẽ rút tiền tiết kiệm mặc dù lãi suất cao.

-Thứ hai, do nhu cầu thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để giải quyết các vấn

đề trong việc phát triển đất nước nên đồng ngoại tệ ồ ạt đổ về trong nước. Do cơ chế

thị trường mở cửa nên ít nhiều cũng tác động đến quá trình đô la hoá trong một số

hình thức thanh toán trong giao dịch thương mại. Đô la hoá ở đây là nhu cầu.

-Thứ ba, trình độ phát triển của nền kinh tế, nhận thức của người dân, tâm lý,

sự phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách về quản lý tiền tệ, khả năng

chuyển đổi của đồng nội tệ,... Các tiêu chí trên sẽ quyết định mức độ đô la hoá của

mỗi quốc gia. Các tiêu chí trên càng thấp thì mức độ đô la hoá càng cao, ngược lại.

Page 13: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

6

Hình 1: Mua bán ngoại tệ không qua kiểm soát của cơ quan chức năng

-Tóm lại, nguồn gốc chủ yếu là do NHTW hoạt động không hiệu quả nên

thường dùng đô la hoá để giữ cho tiền tệ ổn định, sự quản lý không chặt chẽ về hệ

thống tiền tệ dẫn đến lạm phát cao cũng là nguyên nhân chủ yếu của đô la hoá trong

nền kinh tế. Những nước có đồng tiền kém linh hoạt hơn so với đồng đô la Mỹ đều

có nguy cơ cao trong việc xuất hiện sự đô la hoá.

1.4-Tác động của đô la hoá:

1.4.1-Tích cực:

-Giải quyết phần nào áp lực do tình trạng lạm phát cao đem lại cho nền kinh

tế, lượng lớn ngoại tệ trong ngân hàng sẽ là một công cụ hữu hiệu để tự bảo vệ lại

lạm phát và phương tiện để thanh toán các giao dịch không chính thức. Ở những

nước đô la hoá chính thức thì lạm phát được kìm hãm ở mức thấp. NHTW sẽ không

thể phát hành thêm tiền, gây ra lạm phát, chính phủ sẽ không thể trông chờ vào

nguồn tiền này để giải quyết thâm hụt nên về cơ bản ngân sách sẽ mang tính tích

cực hơn.

-Đô la hoá kìm chế lạm phát trong hiện tại và tương lai, nếu một quốc gia có

đô la hoá chính thức thì mức đô lạm phát của nước đó sẽ gần tiến tới mức lạm phát

của nước đã phát hành ra đồng tiền này. Lạm phát ở mức thấp sẽ làm gia tăng sự an

toàn đối với việc sỡ hữu tài sản tư nhân (đặc biệt là tiền), khuyến khích tiết kiệm và

cho vay dài hạn.

-Hạ thấp chi phí trong giao dịch mua và bán giữa các đồng tiền, các chi phí

dự phòng cũng không cần nên ngân hàng có thể giảm lượng tiền dự trữ làm cho chi

phí kinh doanh giảm xuống. Việc đô la hoá cũng tạo thuận lợi trong giao dịch quốc

tế, hợp đồng thương mại quốc tế. Hạn chế vay mượn nước ngoài và tăng cường khả

năng cho vay cũng như hoạt dộng hội nhập thương mại quốc tế.

-Thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi chính thức,

giảm gánh nặng của cán cân thanh toán.Thúc đẩy thương mại và đầu tư, thu hút vốn

đầu tư từ nước ngoài vì nhà đầu tư biết giá trị tài sản quy ra tiền sẽ không thay đổi.

Về tâm lý, đô la hoá giải quyết nỗi lo trong đầu tư.

Page 14: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

7

1.4.2-Tiêu cực:

-Tình trạng đô la hoá sẽ làm cho các hoạch định về tài chính của một quốc

gia sẽ bị hạn chế, mất đi tính độc lập phụ thuộc nhiều vào biến động của nền kinh tế

thế giới, đặc biệt là các nước phát hành tiền.

-Đô la hoá làm cho chức năng người cho vay cuối cùng của NHTW đối với

các ngân hàng thương mại dẫn đến người dân mất lòng tin khi gửi tiết kiệm tại các

hệ thống ngân hàng trong nước. Và nguy cơ NHTW phá sản là rất cao.

-Đô la hoá làm tăng nguy cơ tiền giả. Chức năng in tiền của NHTW cũng

mất đi và các ưu quyền trong hoạt động này cũng mất đi đó là việc thu lãi. Đô la

hoá sẽ vô hiệu hoá các hoạt động chính sách tỉ giá hối đoái.

-Mặc dù đô la hoá giải quyết vấn đề lạm phát cao nhưng nó cũng làm cho

nền kinh tế nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn đối với các biến động kinh tế.

-Tóm lại, mặc dù đô la hoá ngoài việc đem lại những hiệu ứng tích cực thì nó

cũng đem lại những hiệu ứng tiêu cực vì vậy đây vẫn được xem là một trong những

vấn đề rắc rối trong việc đưa nền kinh tế của đất nước đi lên.

2-Thực trạng đô la hoá ở Việt Nam và một số giải pháp khắc phục:

2.1-Thực trạng đô la hoá ở Việt Nam hiện nay:

-Việc sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán các giao dịch hầu như đều được

diễn ra công khai đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,... Khác

xa với các nước khác, khi mà các khách du lịch nước ngoài phải đổi tiền sang VNĐ

để thanh toán thì Việt Nam lại dễ dàng chấp nhận hình thức thanh toán này. Các

doanh nghiệp sử dụng đồng USD trong thanh toán nhiều hơn vì phải phục thuộc vào

các nguyên, phụ liệu nhập khẩu, do vậy để tránh rủi ro tỷ giá cho mình nên buộc

doanh nghiệp phải niêm yết giá bằng USD (mặc dù điều này nhà nước cấm).

- Không chỉ dừng lại ở việc thanh toán bằng USD mà hiện nay việc sử dụng

USD còn xuất hiện trong cả những hoạt động mang tính truyền thống như mừng

tuổi,... Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy giá của 1 tờ 2USD vào thời điểm Tết

nguyên đán có thể tăng lên 30% và luôn trong tình trạng khan hiếm.

-Việc niêm yết giá bằng đồng USD diễn ra công khai tại những quán ăn, nhà

hàng, khách sạn... điều này cho thấy việc dễ dàng chấp nhận thanh toán bằng USD

trong người dân.

Page 15: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

8

Hình 2: Việc niêm yết giá bằng đồng USD

-Hiện nay việc trao đổi đồng ngoại tệ diễn ra ở các tiệm vàng đã bị nghiêm

cấm, phần lớn các tiệm vàng không còn dự trữ đô la và nhận đổi tiền với khách

hàng nữa. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn đang tiếp diễn ngầm dưới nhiều hình thức

gây khó khăn cho các cơ quan trong việc xử lý.

-Lượng ngoại tệ xâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, đặc

biệt là đồng USD. Lượng USD gửi vào các hệ thống ngân hàng không ngừng tăng

lên và để thu được lợi nhuận hiệu quả các ngâng hàng cho các doanh nghiệp trong

nước vay số USD này. Chính vì thế, các hoạt động giao dịch đồng USD càng gia

tăng kéo theo đô la hoá và rủi ro về tỷ giả cũng tăng theo. Đặc biệt là lượng kiều hối

ngày một tăng lên trung bình khoảng 10%/năm, cụ thể (nguồn: tổng cục thống kê)

Năm Kiều hối (triệu đô la)1991 311995 2851999 12002000 17572001 18202002 21542003 27002004 32002005 4000

Bảng 1: lượng kiều hối dựa về Việt Nam qua các năm

-Theo ông Trần Bắc Hà – chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV thì tỷ lệ tiền gửi

USD trên tổng số tiền gửi trong các hệ thống ngân hàng dao dộng 20%-25% (năm

2008). Việc ký gửi bằng USD ở các NHTM đạt đến mức 1 triệu USD mỗi ngân

hàng.

Page 16: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

9

-Nguồn tiền từ viện trợ không hoàn lại, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi

chính phủ nước ngoài,... Năm 2005 số vốn ODA lên đến 3,44 tỷ USD lớn hơn nhiều

so với năm 2003 là 2,7 tỷ USD.

-Các hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, FDI/GDP tăng từ 2% vào

năm 1992 lên đến 15% năm 2005 (Theo bộ kế hoạch đầu tư), việc này cũng thu hút

một số lượng lớn ngoại tệ vào Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng khá

mạnh từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 32,2 tỷ USD năm 2005 (Theo tổng cục thống kê).

-Theo tổng cục thống kê, tình trạng đô la hoá của Việt Nam luôn ở mức 20%

trong khi đó các nước trong khu vực: Indonesia, Thái Lan, Malaisia,... khoảng 7-

10%. Điều này cho chúng ta thấy việc sử dụng USD trong các hoạt động thanh toán

ở Việt Nam dễ dàng hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Bảng 2: Đồ thị biểu diễn đô la hoá ở Việt Nam

2.2-Nguyên nhân:

- Nguyên nhân mang tính lịch sử, đó là sự mất lòng tin vào đồng nội tệ của

người dân do những cuộc khủng hoảng tiền tệ sau năm 1985 và những năm 1997-

1998. Thêm vào đó là hiện tượng lạm phát phi mã trong những năm cuối thập niên

80, đầu thập niên 90 càng làm làm cho đồng nội tệ mất giá nhanh và tạo cho những

người giữ tiền cảm thấy quá rủi ro khi giữ một khối lượng đồng nội tệ lớn. Người ta

thích dùng USD không chỉ vì tính ổn định mà còn vì sự gọn nhẹ và tiện dụng.

-Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhưng chưa thật bền vững: hiệu quả

đầu tư thấp, đặc biệt nhập siêu còn cao, cán cân thanh toán tổng thể vẫn thâm hụt

lớn, cân đối vĩ mô chưa thật ổn định…

-Biến động lạm phát và thay đổi tỉ giá: Tỉ giá của đồng Việt Nam bất ổn

định, thay đổi liên tục theo từng ngày, không an toàn so với đồng đô la Mỹ.

Page 17: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

10

Bảng 3: lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008

Tỉ lệ lạm phát biến động không ngừng và liên tục tăng trong những năm gần

đây. Trong 10 năm, từ 3.2% năm 2001 tăng lên 23% năm 2008. Điều đó cho thấy

sức mua của đồng Việt Nam giảm rõ rệt.

-Nguồn kiêu hối ngày càng tăng mạnh, lượng ngoại tệ chi tiêu ở Việt Nam

của khách du lịch nước ngoài cũng tăng nhanh.

-Tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự án liên

doanh, dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài tại

Việt Nam... được trả bằng ngoại tệ.

-Tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ

thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài v.v... Bên cạnh đó là nguồn vốn tài

trợ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, Chính phủ các nước.

-Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng cùng với sự phát

triển của nền kinh tế.

-Ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt

động kinh tế ngầm khác mà chính phủ Việt Nam chưa thể quản lý.

-Trình độ dân trí cùng với yếu tố tâm lí của người dân: các nước có trình độ

dân trí chưa cao, người dân thường ít hiểu biết và có thói quen “chuộng hàng

ngoại”, thích nắm giữ vàng và đô la. Do thu nhập đại đa số người dân Việt Nam

tương đối thấp cộng với thói quen tiết kiệm (để dành) và sợ VND mất giá nên đã

chọn USD để tiết kiệm. Hơn nữa, USD thuận tiện hơn VND trong mua bán, thương

mại mang tính chất, quy mô lớn. dần đẫn đén tình trạng đô la hóa cao.

Page 18: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

11

3-Các giải pháp khắc phục tình trạng đô la hoá:

*Nâng cao vị thế của VND:

- Tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam. Tăng cường, nâng cao

chất lượng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ không dùng tiền mặt. Đẩy

mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ,kể cả tín dụng quốc tế.

- Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để đồng Việt Nam hấp dẫn hơn

đô la Mỹ, áp dụng chính sách lãi suất nhằm hạn chế hướng chuyển đổi từ VND sang

USD.

- Thu hút tiền mặt ngoại tệ trong dân cư, tránh tình trạng để trôi nổi ngoại tệ

trong dân.

- Nâng cao tính chuyển đổi của VND nay trong chính quốc gia để người dân,

doanh nghiệp có lòng tin vào VND.

-Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay trừ trường hợp

cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ nguyên liệu, bán thành phấm,… phục

vụ xuất khẩu.

-Khuyến khích cá nhân Việt Nam nhận kiều hối bằng VND

-Kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết giá bằng ngoại tệ. Tiến tới đẩy lùi việc

niêm yết giá bằng ngoại tệ đối với mợi độ tượng trong nền kinh tế.

-Về lâu dài, cần nâng cao tiền gửi dự trữ đối với tiền gửi bằng đô la, cũng

như làm giảm hiện tượng đô la hóa dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng. Dỡ bỏ

những rào cản trong giao dịch vãng lai.

-Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, viêc chống đô la hóa phải được tiến hành một cách

toàn diện, đồng bộ; về lâu dài, cần coi giải pháp kinh tế, kỹ thuật là chủ đạo. Bô đã

đê xuât goi giai phap gôm 5 điêm, đươc nhiêu chuyên gia kinh tê tan đông.

*Chặn nguy cơ chảy máu ngoại tệ:

- Cần thực hiện các biện pháp vĩ mô để tăng dự trữ USD; chủ động trong

điều hành tỉ giá, tránh tăng tỉ giá quá mạnh gây kích thích tâm lý dự trữ USD; thực

hiện đa dạng hóa ngoại tệ, tránh phụ thuộc vào USD; sớm có chủ trương bán ngoại

tệ cho người dân có nhu cầu chính đáng như du học, chữa bệnh, đi công tác...

-Hai là, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng tránh lệ thuộc vào nguồn

nhập khẩu, nhất là nguyên liệu đầu vào để hạn chế cầu USD.

Page 19: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

12

-Ba là, nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tín dụng, mở rộng thêm

các tiện ích gắn với việc giao dịch bằng tiền VNĐ như dịch vụ thẻ, điểm thanh toán,

cho vay tiêu dùng.

-Bốn là, có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân,

người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam; khuyến khích tăng

tỉ lệ quy đổi sang VNĐ với số lượng USD lớn.

-Nhóm giai phap thư năm la sửa đổi các văn bản và quản lý chặt chẽ việc

niêm yết hàng hóa trong nước bằng VNĐ, chẳng hạn ban hành một pháp lệnh.

-Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng trong bối cảnh thị trường tự do ngừng giao

dịch, Nhà nước nên có sự chỉ đạo kịp thời đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục

tình trạng găm giữ ngoại tệ.

-Mặt khác, thời điểm này cần rà soát lượng ngoại tệ trong các tổ chức tín

dụng để phòng ngừa trường hợp ngoại tệ chảy ra nước ngoài, nhât la hoạt động

đánh bạc ở nước ngoài.

Hình 3: Cần ngăn chăn ngoai tê chay ra nươc ngoai -Theo cac chuyên gia tai chinh, cac giai phap trên se gop phân xoa bo tình

trang đô la hoa. Tuy nhiên, cac giai phap cân thưc hiên ngay la tăng dư trư USD,

ban ngoai tê cho ngươi dân co nhu câu chinh đang, ngăn chăn ngoai tê chay ra nươc

ngoai. Theo PGS.TS Trần Huy Hoàng, Trưởng Khoa Ngân hàng (NH) Trường ĐH

Kinh tế TP.HCM, viêc Bô Kế hoạch - Đầu tư đề xuât ra soat lai sô lương ngoai tê

cua cac ngân hàng la đê ngăn chăn nguy cơ chảy máu ngoại tệ thông qua thẻ tín

dụng.

Page 20: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

13

-Hiện nay, các ngân hàng của Việt Nam cấp hạn mức thẻ tín dụng lên tới 300

triệu đồng (tương đương 15.000 USD).Người Việt Nam có thể đánh bạc ở nước

ngoài bằng cách chuyển tiền từ thẻ tín dụng đến một địa chỉ nào đó ở nước

ngoài.Mặt khác, chủ thẻ có thể rút USD tại nươc ngoai và số ngoại tệ là của ngân

hàng phát hành thẻ.

-"Các ngân hàng thương mại cân tăng phí, giảm hạn mưc rút tiền mặt ở nước

ngoài. Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát những thông tin chuyển

tiền bất thường từ thẻ tín dụng" - PGS.TS Trần Huy Hoàng đề nghị.

Đề xuất thu mua USD có khuyến mãi

-Vê giai phap thu hut ngoai tê, khuyến khích người nước ngoài tăng tỉ lệ quy

đổi USD sang VND, PGS.TS Trần Huy Hoàng cũng cho răng nêu Nhà nước cho

phép các ngân hàng thu mua USD kèm theo một mức thưởng nhất định giống như

hình thức khuyến mãi se tăng thêm cung USD.

-Trong khi đó, ông Trân Phương Binh, Tông Giam đôc NH Đông A, cho biêt:

Đê co ngoai tê ban cho ngươi co nhu câu chinh đang, ngân hàng phai dư trư ngoai tê

dân đên phat sinh chi phi. Nêu ngân hàng đươc phep ban ngoai tê co thu phi se bao

đam kinh doanh không thua lô, đông thơi ti gia ngoai tê uyên chuyên hơn.

-Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách

tiền tệ quốc gia đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng bán ngoại tệ bằng tiền mặt

cho người dân có nhu cầu chữa bệnh, học tập... ở nước ngoài nhưng ngân hàng

được thu phí, bởi để có ngoại tệ dưới dạng "tiền tươi thóc thật", ngân hàng phải

nhập khẩu có tốn kém chi phí.

-Riêng lãi suất ngoại tệ cần có lộ trình khống chế trần lãi suất huy động vốn

bằng USD, tăng dự trữ bắt buộc, hạn chế đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ để giảm

cầu USD.

Page 21: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://archive.saga.vn/Cohoigiaothuong/Thitruong1/forex/9470.saga

http://www.vnecon.com/showthread.php?761-khai-quat-chung-ve-do-la-hoa

http://luanvan.co/luan-van/de-tai-hien-tuong-do-la-hoa-thuc-trang-va-giai-phap-khac-

phuc-tac-dong-tieu-cuc-tai-viet-nam-16840/

http://luanvan.co/luan-van/de-tai-thuc-trang-do-la-hoa-tai-viet-nam-anh-huong-va-giai-

phap-khac-phuc-18431/

http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-do-la-hoa-o-viet-nam-hien-nay-va-

nhung-anh-huong-den-nen-kinh-te-26045/

http://www.slideshare.net/juli197848/thc-trng-la-ha-vit-nam-11950927

Page 22: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

PHỤ LỤC

-Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ

chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầubằng theo dõi tỷ giá hối

đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu

cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

-Theo thống kê của IMF vào năm 1998, 19 nước có mức độ đô la hoá cao với

tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30%, bao gồm các nước: Argentina, Azerbaijian,

Belarus, Bolivia, Cambodia, Costa Rica, Croatia, Georgia, Guinea - Bissau, Laos,

Latvia, Mozambique, Nicaragua, Peru, Sao Tome, Principe, Tajikistan, Turkey và

Uruguay. 35 nước có mức độ đô la hoá vừa phải với tỷ lệ tiền gửi/M2 khoảng

16,4%, bao gồm các nước: Albania, Armenia, Bulgaria, Cộng hoà Czech,

Dominica, Honduras, Hungary, Jamaica, Jordan, Lithuania, Macedonia, Malawi,

Mexico, Moldova, Mongolia, Pakistan, Philippines, Poland, Romania, Russia,

Sierra Leone, Cộng hoà Slovak, Trinidad, Tobago, Uganda, Ukraine, Uzbekistan,

Việt Nam, Yemen và Zambia.

-

Page 23: Thực trạng đô la hoá ở việt nam

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên - MSSV :

Phan Thanh Hùng – 1211190428

Nguyễn Tấn Hưng – 1211190432

Trần Thị Như Tuyết – 1211191206

Lý Nhật Trang – 1211191101

Đỗ Trung Tín - 1211191553

Khoá :2012 - 2016

Nhận xét chung

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………...

Tp. Hồ Chí Minh, ngày……. tháng ……năm

2014

(Ký và ghi rõ họ tên)