3
trang 1 TR. THPT LÊ QUÝ ĐÔN (Hướng dn chm có 03 trang) HƯỚNG DN CHM THI THTHPTQG NĂM 2015 Môn: Ngvăn ——————— I. LƯU Ý CHUNG: - Giám kho cn nm vng yêu cu ca Hướng dn chm để đánh giá tng quát bài làm ca thí sinh, tránh cách chm đếm ý cho đim. - Do đặc trưng ca bmôn Ngvăn nên giám kho cn chđộng, linh hot trong vic vn dng đáp án và thang đim; khuyến khích nhng bài viết có tư duy khoa hc, lp lun sc so, có khnăng cm thvăn hc và tính sáng to cao. - Sau khi chm xong, đim toàn bài làm tròn đến 0,25 đim. II. ĐÁP ÁN: Phn Câu Ni dung trình bày Đim I Đọc hiu 3,0 Đc đon thơ và trli câu hi t1 đến 4 1 - Đon thơ trên được viết bng ththơ lc bát; - Ni dung: Cm xúc bâng khuâng và tình c m biết ơn sâu nng vi đồng bào Vit Bc ca cán bchiến sĩ khi Trung ương Đảng ri chiến khu vthđô Hà Ni. 0,25 0.25 2 - Đon thơ gi người đọc liên tưởng ti đon trích Vit Bc ca THu; - Đim tương đồng: + Hình thc: đều viết bng ththơ lc bát. + Ni dung: thhin tình cm luyến lưu, bn rn, lòng biết ơn ca nhng chiến sĩ cách mng vi đồng bào Vit Bc. 0,25 0,25 3 Nhân vt giao tiếp ca đon thơ trên: Ta/ Vit Bc (Mnghèo) 0,25 4 - Li bn hc sinh mc phi trong câu văn là li vngpháp: Câu thi ếu chng(nhm ln gia trng ngvà chng) - Sa li: thêm tlàm chng(thí sinh có thsa theo nhi u cách để làm cho câu đủ thành phn nòng ct). Ví d: Qua nhng dòng thơ viết vVit Bc, Xuân Diu đã cho người đọc thy được tình cm thiết tha sâu nng ca thi nhân đối vi mnh đất này. 0,25 Đọc đon văn và trli câu hi t5 đến 8 5 Đon văn được Lc Hi viết theo phong cách ngôn ng nghthut; 0,25 6 Phương thc biu đạt chính ca đon văn là biu cm; 0,25 7 - Câu văn “Ghế đá lng im không nói, nhng ô gch lát bun tênh không mun ct li…” được tác gisdng bin pháp nghthut nhân hóa; - Hiu quthm mĩ: nghthut nhân hóa khi ến svt (ghế đá, nhng ô gch) trnên gn gũi, thân thiết, gn bó; câu văn vì thế cũng trnên n tượng, đặc sc hơn; 0,25 0,25 8 Đon văn tách dòng khá linh ho t, sdng tương đối nhiu du chm lng thhin sbâng khuâng, r i bi, sxúc động, nghn ngào ca người viết. 0,5 Phn II Làm văn 7,0

1 hdc de thi thu truong thpt chuyen le quy don quang tri nam 2015

Embed Size (px)

Citation preview

trang 1

TR. THPT LÊ QUÝ ĐÔN

(Hướng dẫn chấm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPTQG NĂM 2015

Môn: Ngữ văn ———————

I. LƯU Ý CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao. - Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm. II. ĐÁP ÁN: Phần Câu Nội dung trình bày Điểm

I Đọc hiểu 3,0 Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

1

- Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ lục bát; - Nội dung: Cảm xúc bâng khuâng và tình cảm biết ơn sâu nặng với đồng bào Việt Bắc của cán bộ chiến sĩ khi Trung ương Đảng rời chiến khu về thủ đô Hà Nội.

0,25

0.25

2

- Đoạn thơ gợi người đọc liên tưởng tới đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu; - Điểm tương đồng: + Hình thức: đều viết bằng thể thơ lục bát. + Nội dung: thể hiện tình cảm luyến lưu, bịn rịn, lòng biết ơn của những chiến sĩ cách mạng với đồng bào Việt Bắc.

0,25

0,25

3 Nhân vật giao tiếp của đoạn thơ trên: Ta/ Việt Bắc (Mẹ nghèo) 0,25

4

- Lỗi bạn học sinh mắc phải trong câu văn là lỗi về ngữ pháp: Câu thiếu chủ ngữ (nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ) - Sửa lại: thêm từ làm chủ ngữ (thí sinh có thể sửa theo nhiều cách để làm cho câu đủ thành phần nòng cốt). Ví dụ: Qua những dòng thơ viết về Việt Bắc, Xuân Diệu đã cho người đọc thấy được tình cảm thiết tha sâu nặng của thi nhân đối với mảnh đất này.

0,25

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8

5 Đoạn văn được Lạc Hi viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; 0,25

6 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là biểu cảm; 0,25

7

- Câu văn “Ghế đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời…” được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa; - Hiệu quả thẩm mĩ: nghệ thuật nhân hóa khiến sự vật (ghế đá, những ô gạch) trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó; câu văn vì thế cũng trở nên ấn tượng, đặc sắc hơn;

0,25 0,25

8 Đoạn văn tách dòng khá linh hoạt, sử dụng tương đối nhiều dấu chấm lửng thể hiện sự bâng khuâng, rối bời, sự xúc động, nghẹn ngào của người viết. 0,5

Phần II Làm văn 7,0

trang 2

1 3,0

Giải thích để hiểu hết ý câu nói: - Bill Gates là thương hiệu toàn cầu à có nhiều lời đề nghị trên mạng xã hội (mời kết bạn, tham gia comment – bình luận, trao đổi về tất cả những vấn đề của đời sống được cư dân mạng đưa lên); nguyên tắc tham gia facebook thì phải hồi đáp để đảm bảo nhu cầu của đối tượng giao tiếp, là phép lịch sự của người được mời và rõ ràng một người như Bill Gates thì không thể từ chối. - Vì thế tôi ít sử dụng mạng xã hội – lười vào facebook à mạng xã hội không thực sự thiết thực, ý nghĩa đối với Bill Gates à giúp ông tiết kiệm thời gian (khi mất công hồi đáp những vấn đề không liên quan thậm chí là nhảm nhí).

0,5

Suy ngẫm của người viết: hs có thể trình bày những chủ quan nhưng phải hợp lí và thuyết phục. Dưới đây là những ý để tham khảo: - Những suy nghĩ và hành động của Bill Gates gợi cho chúng ta thấy được một thực tế hiện nay: chúng ta (từ người lớn đến trẻ em/ đủ mọi thành phần lứa tuổi) đều dành quá nhiều thời gian trong ngày để sử dụng các trang mạng xã hội… đôi khi những trang mạng xã hội ấy lại kéo ta vào những chuyện không thực sự cần thiết, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống…; - Góc suy ngẫm phản đề: Một thực tế không thể phủ nhận là Thế giới ngày càng phẳng hơn bởi nhờ các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo…). Nó giúp con người xóa bỏ ranh giới về không gian địa lí, giao tiếp trở nên nhanh chóng, thân thiện và gần gũi hơn…

0,75

0,75

Bài học nhận thức và hành động: hs có thể có những nhận thức và hành động khác nhưng phải hợp lí và thuyết phục. Dưới đây là những ý để tham khảo: - Nhận thức: hành động của Bill Gates rất đáng được trân trọng bởi có lẽ ông là một trong số ít người trên thế giới thoát được những cám dỗ do facebook mang lại. Từ đó giúp ông có thời gian để tập trung sức lực cho công việc và cống hiến; Tuy nhiên, những trang mạng xã hội như facebook, zalo là những phát minh lớn, là tinh hoa của nhân loại. Nếu con người đứng ngoài hoặc thờ ơ với nó cũng có những thiệt thòi nhất định… - Hành động: con người đặc biệt là giới trẻ phải biết điều tiết để sử dụng những trang mạng xã hội một cách phù hợp; xem đó là một công cụ hỗ trợ, giúp chúng ta cập nhật những thông tin tích cực… thì cuộc sống sẽ trở nên thú vị, ý nghĩa hơn.

0,5

0,5

2 4,0

Mở bài

- Dẫn dắt: giới thiệu vài nét về 2 tác giả, 2 tác phẩm; - Luận đề: giới thiệu về nội dung hoặc điểm tương đồng của 2 đoạn trích 0,5

Thân bài

1. Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” - Nội dung: Qua việc miêu tả dáng vẻ của chị Chiến, những tình cảm của Việt cùng hành động của hai chị em… đoạn văn đã khéo léo làm nổi bật hình ảnh về những đau thương mất mát, sự thâm thù sâu nặng của hai chị em đối với Mĩ Ngụy đồng thời hướng đến khắc họa sự tiếp nối truyền thống bất khuất của gia đình Việt. Là đoạn văn cụ thể hóa cho hình ảnh hai chị em

0,5

0,5

trang 3

mang dòng sông gia đình mình đến với biển cả bao la. - Nghệ thuật: Đoạn văn cuối được xem là một chi tiết đắt có tính tiểu thuyết (với nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật thể hiện tâm trạng…), đoạn văn đã mang đến nhiều ý nghĩa và liên tưởng cho người đọc.

2. Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Rừng xà nu” - Nội dung: Đoạn văn hướng đến khắc họa những đau đớn về thể xác của nhân vật Tnú cũng như ý chí, khí phách cách mạng của con người này. Lát cắt về hình ảnh Tnú qua chi tiết này chính là sự phản chiếu cho nỗi đau và khí phách của dân làng Xô Man trước tội ác của Mĩ Ngụy. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ, tiết tấu nhanh à tô đậm tính kịch kết hợp với bút pháp đặc tả, liệt kê, điệp (không thèm kêu van)… đã mang đến nhiều ý nghĩa và liên tưởng cho người đọc.

0,5

0,5

3. Điểm tương đồng và khác biệt - Tương đồng: + Hai đoạn văn là hai chi tiết đắt mang đến nhiều sức gợi cho người đọc; + Đều phản ánh về những đau thương mất mát cũng như ý chí quyết tâm, khí phách của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước. - Khác biệt: + Đoạn văn ở “Những đứa con trong gia đình” nghiêng về khắc họa những đau đớn, mất mát về tinh thần; + Đoạn văn ở “Rừng xà nu” nghiêng về khắc họa những đau đớn mất mát về thể xác.

0,5

0,5

Kết bài

- Khái quát về vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn xuôi; - Thấy được vẻ đẹp của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

0,5