9
Chương trình Dạy học của Intel® Nhóm Big Bang Mira® Page 1 of 9 Dán “Vòng xoáy kỳ diệu” Người son Hvà tên Nhóm Big Bang Khoa V t lý Trường Đại học sư phạm Thành phHChí Minh Thành phHChí Minh T ng quan vbài dy Tiêu đề bài dy Vòng xoáy kdiu Tóm tt bài dy Tình trạng đáng báo động v vic thiếu hụt năng lượng trong những năm gần đây ngày càng gia tăng đã gây ảnh hưởng rt nghiêm trng ti công vic và cuc sng ca nhiều người dân. Nhân ngày môi trường thế gii 5 tháng 6, tổng công ty điện lc HChí Minh đã tchc mt bui hi chkhoa hc v i mục đích tìm kiếm và trao gi i những phát minh đơn giản nhm to ra nguồn điện. Hc sinh đóng vai trò nhân viên ca các công ty tham gia vào bui hi chsto ra một máy phát điện đơn giản da trên ki ến thc v hiện tượng cm ứng điện tđể tham dvào bui hi chkhoa hc din ra vào ngày 5 tháng 6 và trình bày sn phm này nhm thuyết phc ban giám kho ca cuc thi. Goal (G): học sinh thiết kế và trình bày một máy phát điện đơn giản dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Role (R): Học sinh đóng vai nhân viên của các công ty tham gia vào buổi hội chợ. Product (P): Máy phát điện đơn giản dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Solution (S): Học sinh phải tìm ra cách để thiết kế một máy phát điện đơn giản dựa trên những kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ. Audience (A): Học sinh sẽ trình bày sản phẩm với ban giám khảo cuộc thi.

Ke hoach bai_day

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ke hoach bai_day

Chương trình Dạy học của Intel®

Nhóm Big Bang

Mira® Page 1 of 9

Dự án “Vòng xoáy kỳ diệu”

Người soạn

Họ và tên Nhóm Big Bang

Khoa Vật lý

Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy

Vòng xoáy kỳ diệu

Tóm tắt bài dạy

Tình trạng đáng báo động về việc thiếu hụt năng lượng trong những năm gần đây ngày càng gia

tăng đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới công việc và cuộc sống của nhiều người dân. Nhân ngày

môi trường thế giới 5 tháng 6, tổng công ty điện lực Hồ Chí Minh đã tổ chức một buổi hội chợ khoa

học với mục đích tìm kiếm và trao giải những phát minh đơn giản nhằm tạo ra nguồn điện. Học sinh

đóng vai trò nhân viên của các công ty tham gia vào buổi hội chợ sẽ tạo ra một máy phát điện

đơn giản dựa trên kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để tham dự vào buổi hội chợ khoa học

diễn ra vào ngày 5 tháng 6 và trình bày sản phẩm này nhằm thuyết phục ban giám khảo của cuộc

thi.

Goal (G): học sinh thiết kế và trình bày một máy phát điện đơn giản dựa trên hiện tượng

cảm ứng điện từ.

Role (R): Học sinh đóng vai nhân viên của các công ty tham gia vào buổi hội chợ.

Product (P): Máy phát điện đơn giản dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Solution (S): Học sinh phải tìm ra cách để thiết kế một máy phát điện đơn giản dựa trên

những kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ.

Audience (A): Học sinh sẽ trình bày sản phẩm với ban giám khảo cuộc thi.

Page 2: Ke hoach bai_day

Chương trình Dạy học của Intel®

Nhóm Big Bang

Mira® Page 2 of 9

Lĩnh vực bài dạy

Vật lý lớp 11, chương cảm ứng điện từ.

Cấp / lớp

Cấp 3, lớp 11 (nâng cao)

Thời gian dự kiến

Thời gian chuẩn bị: 1 tuần.

Thời gian tiến hành: 3 tuần.

Thời gian trình bày: 1 tiết (45 phút).

Chuẩn kiến thức cơ bản

Chuẩn nội dung và quy chuẩn

Chuẩn kiến thức

Viết được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông. Nêu

được các cách làm biến đổi từ thông.

Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.

Xác định được chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Len-xơ.

Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.

Chuẩn kỹ năng

Tiến hành được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.

Biết cách xác định từ thông và tính suất điện động cảm ứng theo công thức. Nêu được từ trường trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua và mọi từ trường đều mang

năng lượng.

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

1. Về kiến thức

Phát biểu được định nghĩa từ thông, ý nghĩa của từ thông.

Phân biệt được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng

trong mạch kín.

Trình bày được định luật Fa-ra-đây, định luật Lenxơ.

2. Về kỹ năng

Page 3: Ke hoach bai_day

Chương trình Dạy học của Intel®

Nhóm Big Bang

Mira® Page 3 of 9

a. Các kỹ năng liên quan tới bài học

Tính từ thông qua một đơn vị diện tích S.

Vận dụng kiến thức học được tạo ra dòng điện cảm ứng.

Chỉ ra được chiều của dòng điện cảm ứng.

Tính được suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín.

b. Các kỹ năng của thế kỷ 21

Kỹ năng giao tiếp và hợp tác: Học sinh có khả năng giao tiếp tốt với các thành viên trong

nhóm và cùng nhau hợp tác hoàn thành dự án.

Kỹ năng tư duy độc lập và giải duyết vấn đề: Thông qua việc tìm hiểu những vấn đề liên

quan tới bài học, học sinh có thể hình thành nên các ý tưởng để tạo ra sản phẩm cho dự án

(bản thiết kế + vật mẫu).

Sự sáng tạo và cải tiến: Dựa trên nguyên lý hoạt động thông thường, học sinh có thể cải tiến

sản phẩm của mình bằng cách thêm vào các chi tiết khác nhau.

Làm việc năng suất và có trách nhiệm: hoàn thành các mục tiêu đặt ra đúng thời hạn, sẵn

sàng chịu trách nhiệm trước tập thể.

3. Về thái độ

Năng động, sáng tạo trong quá trình tạo ra sản phẩm.

Hứng thú trong quá trình làm dự án.

Độc lập, tự giác trong công việc.

Page 4: Ke hoach bai_day

Chương trình Dạy học của Intel®

Nhóm Big Bang

Mira® Page 4 of 9

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái

quát

1. Năng lượng đến từ đâu?

2. Năng lượng có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống chúng ta?

Câu hỏi bài

học

1. Những tác nhân nào ảnh hưởng đến dòng điện cảm ứng?

2. Dựa trên kiến thức của hiện tượng cảm ứng điện từ, người ta có thể tạo ra

các loại máy phát điện nào?

3. Trong thực tế có sử dụng dòng điện cảm ứng được tạo ra trong một vòng

dây kín không? Tại sao?

4. Suất điện động cảm ứng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

5. Khi nào xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ?

Câu hỏi nội

dung

1. Phát biểu định nghĩa từ thông và nêu ý nghĩa của khái niệm từ thông?

2. Khái niệm dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng?

3. Phát biểu định luật len – xơ?

4. Nội dung định luật Fa – ra – đây?

5. Nếu cho cuộn dây và nam châm chuyển động cùng về một phía với vận

tốc như nhau thì có dòng điện cảm ứng xuất hiện không? Tại sao?

Page 5: Ke hoach bai_day

Chương trình Dạy học của Intel®

Nhóm Big Bang

Mira® Page 5 of 9

Kế hoạch đánh giá

Lịch trình đánh giá

Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và

hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

Đánh giá nhu

cầu của học

sinh

Đặt câu

hỏi

Kế hoạch

dự án

Biểu đồ K

– W – L

Khuyến

khích tự định

hướng và

hợp tác

Kế hoạch

dự án

theo gợi

ý

Tài liệu

tham

khảo

Sổ ghi

chép

Khuyến khích

tự định hướng

và hợp tác

Tự đánh

giá và phản

hồi

Quan sát

các nhóm

làm việc

Theo dõi tiến

bộ

Ghi chép

học tập

thông qua

mẫu phiếu

Bản kiểm

mục tiến

độ

Thể hiện sự

tiếp thu kiến

thức và kỹ

năng

Trình

bày các

sản

phẩm

Bảng

tiêu chí

Đánh giá

bài thuyết

trình và

sản phẩm

học sinh

(máy phát

điện)

Biểu đồ K

– W – L

Tổng hợp đánh giá

Trước khi bắt đầu dự án

Tạo ra một bảng khảo sát nghiên cứu kiến thức của học sinh liên quan tới các phần điện trường, từ

trường. Thu thập kết quả, đối chiếu và phân loại nhằm so sánh mức độ hiểu biết của học sinh. Từ

đó đánh giá được những kiến thức học sinh còn chưa vững nhằm điều chỉnh dự án cho phù hợp.

Trong buổi học đầu tiên, giới thiệu dự án cho học sinh thông qua các gợi ý, cho học sinh điền vào

biểu đồ K – W – L, thông qua đó cho học sinh một cái nhìn toàn cảnh đối với dự án bao gồm

những gì cần phải làm.

Mỗi nhóm sẽ được nhận một quyển sổ ghi chép để ghi chép các nội dung liên quan tới việc thực

hiện dự án, các nhiệm vụ sẽ làm, tất cả các công việc cần thực hiện đều được thể hiện ở đây.

Cung cấp cho học sinh một số tài liệu tham khảo liên quan tới công việc sẽ thực hiện.

Trong quá trình thực hiện dự án

Page 6: Ke hoach bai_day

Chương trình Dạy học của Intel®

Nhóm Big Bang

Mira® Page 6 of 9

Cho các nhóm phản hồi và tự đánh giá mức độ hoàn thiện công việc của mình thông qua các mốc

thời gian cố định (thường là sau 1 tuần sẽ đánh giá 1 lần).

Quan sát các nhóm làm việc trong 3 tuần, đánh giá khả năng làm việc nhóm, kỹ năng trao đổi thu

thập thông tin, các kỹ năng giao tiếp,…

Thu về các mẫu phiếu ghi chép, bản kiểm mục tiến độ của các nhóm nhằm đánh giá mức độ thấu

hiểu và tiến độ hoàn thành dự án để có phương án hỗ trợ kịp thời.

Ngày trình bày (tiết cuối cùng)

Học sinh sẽ đóng vai các nhân viên trình bày các sản phẩm: bài trình diễn đa phương tiện về sản

phẩm, tài liệu in về sản phẩm (một số tư liệu liên quan tới máy phát điện) và máy phát điện tự làm

(bao gồm bản thiết kế và vật mẫu).

Giáo viên theo dõi, nhận xét và đánh giá dựa trên bảng tiêu chí đánh giá sàn phẩm.

Giáo viên tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện lại kiến thức phần bài học liên quan tới dự

án.

Sau khi hoàn tất dự án

Giáo viên thu lại bản ghi chép đã phát ban đầu để nhận xét mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra của

mỗi nhóm.

Cho học sinh hoàn thiện biểu đồ K –W – L.

Cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh.

Page 7: Ke hoach bai_day

Chương trình Dạy học của Intel®

Nhóm Big Bang

Mira® Page 7 of 9

Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếu

Kiến thức:

Kiến thức về từ trường, điện trường.

Hiện tượng cảm ứng điện từ. Kỹ năng:

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá nhóm.

Kỹ năng tổng hợp, sắp xếp, trình bày ý tưởng.

Các bước tiến hành bài dạy

Lớp sẽ được chia thành các nhóm từ 5 đến 6 bạn cùng nhau hoàn thành dự án:

Tuần 1: Phổ biến dự án cho học sinh, cung cấp cho các nhóm các nguồn tài liệu tham khảo

cần thiết, tiến hành khảo sát nhu cầu học sinh. Phân công nhiệm vụ bước đầu cho các nhóm

thu thập thông tin về các kiến thức liên quan tới hiện tượng cảm ứng điện từ thông qua

Internet, chương trình truyền hình, sách báo tham khảo,…

Tuần 2 + 3: Các nhóm sẽ tiến hành thiết kế máy phát điện đơn giản dựa trên hiện tượng cảm

ứng điện từ (bao gồm bản thiết kế + vật mẫu).

Tuần 4: Các nhóm hoàn tất vật mẫu và chuẩn bị bài trình diễn sản phẩm của mình.

Buổi trình diễn: Các nhóm lần lượt đóng vai là các nhân viên của công ty trình bày sản phẩm của

mình nhằm thuyết phục ban giám khảo. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá sản phẩm của

nhóm bạn.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh

tiếp thu

chậm

-Hướng dẫn học sinh cụ thể về nội dung công việc , kiến thức cần có trước khi thực

hiện dự án.

-Đưa ra phương hướng kĩ năng đơn giản nhất để học sinh hiểu nắm chuẩn kiến thức

cơ bản.

-lập biểu mẫu để học sinh tự điền khuyết.

-kiểm tra mức độ nắm bài thường xuyên để học sinh hoàn thành nhiệm vụ được

giao.

Page 8: Ke hoach bai_day

Chương trình Dạy học của Intel®

Nhóm Big Bang

Mira® Page 8 of 9

Học sinh

khá giỏi

-Lập ra từng mục kế hoạch để học sinh tự tìm hiểu,đối với những phần quan trọng

(khó)gợi ý đưa ra hướng sau đó học sinh tự khai thác kiến thức .

-cung cấp thêm các kiến tthức mở rộng cho các em.

Học sinh

năng

khiếu

-Đặt ra yêu cầu và mục tiêu cao hơn so với học sinh khác.

-trao đổi, đặt vấn đề và đưa ra câu hỏi khó và có sự sáng tạo trong câu trả lời.

-đưa ra kĩ năng làm việc nhóm và khả năng tư duy.

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)

Máy quay

Máy tính

Máy ảnh kỹ thuật số

Đầu đĩa DVD

Kết nối Internet

Đĩa Laser

Máy in

Máy chiếu

Máy quét ảnh

TiVi

Đầu máy VCR

Máy quay phim

Thiết bị hội thảo Video

Thiết bị khác

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Cơ sở dữ liệu/ bảng tính

Ấn phẩm

Phần mềm thư điện tử

(Gmail)

Bách khoa toàn thư trên đĩa

CD

Phần mềm xử lý ảnh

Trình duyệt Web

Đa phương tiện (Microsoft

Powerpoint)

Phần mềm thiết kế Web

Hệ soạn thảo văn bản

(Microsoft Word)

Phần mềm khác

Page 9: Ke hoach bai_day

Intel® Teach Program

Essentials Course

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 9 of 9

Tư liệu in

1. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên),

Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết,

Nguyễn Trần Trác. (2009). Sách giáo khoa vật lý 11 nâng cao (tái bản lần

thứ hai). Nhà xuất bản giáo dục.

2. Vũ Thanh Khiết. (2001). Điện học. Nhà xuất bạn giáo dục.

3. Lương Duyên Bình. (1996). Vật lý đại cương tập 2: Điện, dao động và

sóng. Nhà xuất bản giáo dục.

Hỗ trợ

Laptop, bộ dụng cụ thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ, máy chiếu, các

bản đánh giá được cung cấp từ khi bắt đầu dự án tới buổi trình diễn sản

phẩm cuối cùng.

Nguồn Internet

1. Minh Tuan. Tự chế tạo máy phát điện. (11/04/2013). 10/10/2014:

https://www.youtube.com/watch?v=IGI4bAS_uqg

2. Nguyen Sinh Quan. Hiện tượng cảm ứng điện từ 2. (26/10/2010).

10/10/2014:

https://www.youtube.com/watch?v=TfHottAy4vQ

Yêu cầu khác Người hướng dẫn dự án (giáo viên), khách mời làm ban giám khảo (học

sinh, giáo viên các lớp khác).