28
uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/ uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/ Quản lý Ngân sách Xây dựng ngân sách là lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm dựa trên các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai. Mặc dù nhiều người đã bắt đầu lập ngân sách để lên kế hoạch cho việc chi tiêu, phần lớn chúng ta đều chi tiêu nhiều hơn khả năng cho phép. Để chi tiêu trong khả năng của bạn, điều quan trọng là phải hiểu rõ những chi phí mà bạn đã trả và phải chi tiêu ít hơn mức thu nhập. Bạn có thể sử dụng thông tin và các tài liệu trong phần này để học cách quản lý ngân sách của mình hiệu quả, bao gồm việc lựa chọn các hình thức tiết kiệm cho đến việc dự thảo ngân sách cho các sự kiện đặc biệt Tiết kiệm như thế nào Khi lên kế hoạch tiết kiệm, bạn nên nghĩ rộng hơn là tiết kiệm tiền chỉ đơn giản để phòng cho tương lai. Bạn nên ý thức tiết kiệm là một phương thức để có thể kiếm tiền từ số tiền vốn có. Các phương thức tiết kiệm Không phải tài khoản tiết kiệm nào cũng giống nhau. Các ngân hàng khác nhau sẽ đưa ra mức lãi suất khác nhau. Mỗi ngân hàng thường sẽ đưa ra một số lựa chọn cho người gửi tiền khi mở tài khoản. Chi tiêu trong khả năng Nhiều người tự nhận thấy rằng mình tiêu nhiều hơn tiết kiệm được và dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Đây là một chuỗi các hệ quả thường thấy. Bạn cần có kế hoạch và kỷ luật để có thể tránh những hậu quả như trên. Lên ngân sách để đi nghỉ mát Chúng ta luôn mơ về những kỳ nghỉ thoải mái, không phải suy nghĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn kỳ nghỉ phù hợp với khả năng tài chính sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực hơn. Hãy khám phá các cách có thể giúp bạn lên kế hoạch cho kỳ nghỉ mơ ước mà không vượt quá mức ngân sách cho phép. Ngân hàng và thẻ Ngày nay, thẻ ghi nợ đang trở thành một công cụ thanh toán phổ biến, và người ta đang thay thế phương thức thanh toán tiền mặt bằng thẻ. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Hãy học cách sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến để tận hượng nhiều tiện ích hơn, và tìm hiểu thêm về lợi ích cá nhân của chủ thẻ khi sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ trả trước để lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với bạn hơn. Dịch vụ thanh toán trực tuyến Mạng Internet đã giúp việc thanh toán qua ngân hàng trở nên thuận tiện hơn

Quản lý ngân sách

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Quản lý Ngân sách Xây dựng ngân sách là lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm dựa trên các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai. Mặc dù nhiều người đã bắt đầu lập ngân sách để lên kế hoạch cho việc chi tiêu, phần lớn chúng ta đều chi tiêu nhiều hơn khả năng cho phép. Để chi tiêu trong khả năng của bạn, điều quan trọng là phải hiểu rõ những chi phí mà bạn đã trả và phải chi tiêu ít hơn mức thu nhập. Bạn có thể sử dụng thông tin và các tài liệu trong phần này để học cách quản lý ngân sách của mình hiệu quả, bao gồm việc lựa chọn các hình thức tiết kiệm cho đến việc dự thảo ngân sách cho các sự kiện đặc biệt Tiết kiệm như thế nào Khi lên kế hoạch tiết kiệm, bạn nên nghĩ rộng hơn là tiết kiệm tiền chỉ đơn giản để phòng cho tương lai. Bạn nên ý thức tiết kiệm là một phương thức để có thể kiếm tiền từ số tiền vốn có. Các phương thức tiết kiệm Không phải tài khoản tiết kiệm nào cũng giống nhau. Các ngân hàng khác nhau sẽ đưa ra mức lãi suất khác nhau. Mỗi ngân hàng thường sẽ đưa ra một số lựa chọn cho người gửi tiền khi mở tài khoản. Chi tiêu trong khả năng Nhiều người tự nhận thấy rằng mình tiêu nhiều hơn tiết kiệm được và dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Đây là một chuỗi các hệ quả thường thấy. Bạn cần có kế hoạch và kỷ luật để có thể tránh những hậu quả như trên. Lên ngân sách để đi nghỉ mát Chúng ta luôn mơ về những kỳ nghỉ thoải mái, không phải suy nghĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn kỳ nghỉ phù hợp với khả năng tài chính sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực hơn. Hãy khám phá các cách có thể giúp bạn lên kế hoạch cho kỳ nghỉ mơ ước mà không vượt quá mức ngân sách cho phép. Ngân hàng và thẻ Ngày nay, thẻ ghi nợ đang trở thành một công cụ thanh toán phổ biến, và người ta đang thay thế phương thức thanh toán tiền mặt bằng thẻ. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Hãy học cách sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến để tận hượng nhiều tiện ích hơn, và tìm hiểu thêm về lợi ích cá nhân của chủ thẻ khi sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ trả trước để lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với bạn hơn. Dịch vụ thanh toán trực tuyến Mạng Internet đã giúp việc thanh toán qua ngân hàng trở nên thuận tiện hơn

Page 2: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

nhiều. Đó là khi mọi ngân hàng đều cho phép bạn thực hiện các giao dịch trực tuyến. Hãy tìm hiểu cách giúp bạn có được nhiều tiện ích nhất từ dịch vụ này. Thẻ Ghi nợ Vì thẻ ghi nợ được kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn, bạn cần chú ý và cẩn trọng khi sử dụng. Sau đây là một số vấn đề cơ bản cần biết khi sử dụng thẻ ghi nợ. Thẻ Trả trước Hãy tìm hiểu cách sử dụng thẻ trả trước và sự khác biệt giữa giữa thẻ trả trước với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng và các loại thẻ trả trước bạn có thể đăng ký. Tín dụng và nợ Thẻ tín dụng có thể là một dụng cụ tài chính vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận, nó có thể khiến bạn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh đó, bạn không phải là người duy nhất.. Trong trường hợp bạn đang mắc nợ hay đang suy nghĩ đến việc đăng ký sử dụng thẻ tín dụng, bạn nên có hiểu biết về thẻ tín dụng và quản lý nợ để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc. Thuật ngữ của Thẻ tín dụng Hiểu rõ ngôn ngữ của thẻ tín dụng sẽ giúp bạn trong việc quyết định loại thẻ nào nên sử dụng. Đây là danh sách của một số từ chuyên môn thường được sử dụng liên quan đến thẻ tín dụng. Lợi ích và Bất lợi của Thẻ tín dụng Cái gì cũng có hai mặt: lợi và hại. Sử dụng thẻ tín dụng cũng như vậy. Khi bắt đầu sử dụng thẻ tín dụng, bạn nên ghi nhớ điều này. Chi phí thực sự của các khoản trả tín dụng Nếu bạn không trả hết số dư trên thẻ tín dụng mỗi tháng, trên thực tế, bạn sẽ phải trả nhiều hơn là bạn tưởng với phần lãi suất phải trả thêm do thanh toán quá hạn. Các khoản nợ Bạn đang vướng vào nợ nần? Có vẻ như bạn đang phải trả ngân hàng quá nhiều tiền và không có đủ tiền tiết kiệm hay chi tiêu cho những thứ bạn muốn? Nếu như vậy, bạn nên so sánh mức nợ với thu nhập của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính hiện tại của bạn. Thanh toán các khoản nợ Nếu bạn đang mắc nợ và gặp khó khăn trong việc trả nợ, bạn nên chủ động

Page 3: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

hơn nữa. Tìm mọi cách để trả nợ và quay lai cuộc sống bình thường là rất quan trọng. Quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân bao gồm nhiều hạng mục như dự thảo ngân sách, tiết kiệm tiền để nghỉ hưu và quản lý tín dụng hiệu quả. Với những kiến thức cơ bản về quản lý tài chính, bạn có thể tránh được nhiều rắc rối trong cuộc sống thường ngày và xây dựng một nền tảng tải chính vững chắc cho tương lai. Tiết kiệm như thế nào Khi lên kế hoạch tiết kiệm, bạn nên nghĩ rộng hơn là tiết kiệm tiền chỉ đơn giản để phòng cho tương lai. Bạn nên ý thức tiết kiệm là một phương thức để có thể kiếm tiền từ số tiền vốn có. Thật may, tiết kiệm đơn giản hơn chúng ta tưởng. Trừ khi bạn giấu tiền dưới gầm giường hoặc giữ trong két, tiền của bạn chắc chắn sẽ nhân lên nếu được gửi tiết kiệm. Nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng, bạn có thể chắc rằng sau một thời gian, bạn sẽ kiếm thêm tiền mà không phải làm bất cứ việc gì. Đó là vì ngân hàng sẽ trả lãi suất cho bạn khi gửi tiết kiệm. Khi bạn mở tài khoản và gửi tiền, ngân hàng đồng ý để nhân số tiền gửi của bạn với tỷ lệ phần trăm nhất định hàng năm. Ví dụ, nếu bạn gửi 100 đô la vào tài khoản với mức lãi suất là 6%, đến cuối năm, ngân hàng sẽ tặng bạn thêm 6 đô la. Như vậy, bạn không phải làm gì cả mà tài khoản của bạn tăng lên thành 106 đô la. Điều quan trọng nhất là gửi tiết kiệm không mang lại rủi ro nào cho bạn. Nhà nước đảm bảo về số tiền bạn gửi. Nếu ngân hàng bạn gửi tiền bị phá sản, bạn sẽ được trả lại tiền. Quy tắc 72 "Quy tắc 72" là một cách đơn giản để bạn có thể thấy được giá trị của lãi suất kép. Đây là một công thức giúp tính thời gian cần thiết để tiền của bạn nhân đôi nếu gửi tiết kiệm.

Page 4: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Bạn chỉ cần chia 72 với tỷ giá lãi suất. Nếu lãi suất là 6% thì chia 72 cho 6. Theo đó, trong vòng 12 năm, tiền gửi của bạn sẽ được nhân đôi. Kết quả hơn mong đợi Bạn vẫn chưa thực sự cảm thấy ấn tượng? Cũng có thể, 12 năm là một khoảng thời gian khá dài để nhân đôi số tiền bạn có. Tuy nhiên, đó là khi bạn để tiền vào tài khoản và không làm gì với nó. Nếu bạn tiếp tục gửi thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm thì tiền của bạn sẽ được tăng lên nhanh hơn. Nếu mỗi năm, bạn gửi 100 đô la vào tài khoản tiết kiệm lãi suất 6% liên tục trong vòng 40 năm, bạn sẽ nhận được 17.433 đô la và hơn 1.000 đô la lãi suất. Như chúng ta đã thấy, tiết kiệm từ sớm và thường xuyên sẽ đem lại kết quả bất ngờ. Đọc kỹ các điều khoản Ngân hàng cho bạn thêm tiền nhưng cũng có thể lấy đi mà bạn không hề biết. Bạn nên cẩn thận với các khoản phí và tiền phạt có thể bị trích ra từ tiền lãi suất mà bạn nhận được. Thậm chí, chúng có thể ảnh hưởng đến phần tiền gửi của bạn. Việc đọc kỹ các thông tin và điều khoản khi mở tài khoản là rất quan trọng để bạn có thể hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai: Bạn nên cẩn thận với: Tiền phí và tiền phạt: Các khoản phí phạt này thường gắn với yêu cầu về số dư tối thiểu nhưng chúng cũng có thể bị áp dụng khi bạn thực hiện giao dịch qua máy ATM hoặc chuyển khoản trực tuyến. Giới hạn lãi suất: Một số tài khoản yêu cầu mức số dư tiền gửi tối thiểu để có thể hưởng lãi suất. Tỷ giá lãi suất khác nhau: Một số tài khoản – thường là tài khoản ký thác theo thị trường tiền tệ ngắn hạn – sẽ áp dụng mức lãi suất khác nhau tùy theo lượng tiền gửi. Lượng tiền gửi lớn hơn sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn. Các phương thức tiết kiệm Không phải tài khoản tiết kiệm nào cũng giống nhau. Các ngân hàng khác nhau sẽ đưa ra mức lãi suất khác nhau. Mỗi ngân hàng thường sẽ đưa ra một số lựa chọn cho người gửi tiền khi mở tài khoản. Trước khi mở tài khoản tiết kiệm, tốt nhất là bạn nên biết mình sẽ sử dụng tài khoản này như thế nào. Một số câu hỏi bạn nên biết: Bạn sẽ duy trì tài khoản tiết kiệm này trong bao lâu? Bạn có hay thường xuyên rút tiền từ tài khoản tiết kiệm không? Bạn sẽ gửi bao nhiêu tiền vào tài khoản tiết kiệm? Tất cả những yếu tố nói trên đều sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất mà bạn sẽ nhận được. Bạn nên luôn ghi nhớ một quy tắc đơn giản: thời gian là vàng là

Page 5: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

bạc. Bạn càng giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao lâu thì bạn càng kiếm được nhiều tiền. Các loại tài khoản tiết kiệm Hiện nay, có rất nhiều loại tài khoản tiết kiệm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại thành 4 loại chính như sau: Tài khoản tiết kiệm cơ bản: áp dụng mức lãi suất thấp nhất, thường là 2%. Việc rút tiền sẽ gặp một số hạn chế. Tài khoản tiết kiệm cơ bản thường không yêu cầu mức tiền gửi tối thiểu. Tài khoản tiết kiệm sinh lợi cao: tương tự như Tài khoản tiết kiệm cơ bản nhưng hạn chế nhiều hơn trong việc rút tiền và yêu cầu mức tiền gửi tối thiểu. Tài khoản này thường có mức lãi suất lên tới 3 đến 4%. Tài khoản ký thác theo thị trường tiền tệ ngắn hạn: tượng tự như Tài khoản tiết kiệm sinh lợi cao nhưng mức lãi suất của tài khoản này được điều chỉnh dựa trên trên sự chỉ báo về thị trường của Nhà nước. Tài khoản tiết kiệm trực tuyến: tương tự như một tài khoản tiết kiệm cơ bản nhưng áp dụng mức lãi suất cao hơn vì ngân hàng trực tuyến không phải chịu các chi phí quản lý như ngân hàng thông thường. Hội tín dụng: tương tự như ngân hàng nhưng dưới sự sở hữu bởi chính khách hàng. Hội tín dụng thường áp dụng mức lãi suất cao hơn cho tài khoản tiết kiệm. CD – Chứng nhận tiền gửi Nếu bạn có thể gửi tiền trong một khoảng thời gian dài mà không phải rút tiền – từ vài tháng cho đến vài năm – bạn nêm xem xét việc lấy giấy chứng nhận tiền gửi (CD). Đây là những hình thức tiết kiệm đem lại lãi suất cao nhất có thể. Không như các tài khoản ngân hàng thông thường, bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào bạn muốn – đi kèm theo một khoản phí phạt khá cao. Nhưng bạn sẽ không phải mất phí hay gặp bất cứ rủi ro nào khi làm chứng nhận tiền gửi. Các dạng CD khác nhau bao gồm: Stock-indexed CD: dựa trên thị trường chứng khoán. Callable CD: lãi suất cao hơn và thời hạn tiết kiệm dài hơn, có thể đến 10-15 năm. Tuy nhiên, ngân hàng có thể đóng tài khoản nếu lãi suất giảm mạnh. Global CD: dựa trên tỷ giá tiền tệ. Bạn cũng nên để ý đến các dạng CD khuyến mại. Thỉnh thoảng, ngân hàng sẽ phát hành CD khuyến mại để lôi kéo khách hàng mới với mức lãi suất ưu đãi. Chi tiêu trong khả năng

Page 6: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Nhiều người tự nhận thấy rằng mình tiêu nhiều hơn tiết kiệm được và dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Đây là một chuỗi các hệ quả thường thấy. Bạn cần có kế hoạch và kỷ luật để có thể tránh những hậu quá như trên. Bước đầu tiên là thiết lập ngân sách. Bạn có thể cảm thấy việc này là khá phiền phức, tuy nhiên, lập ngân sách đơn giản chỉ là kiểm soát thu nhập và chi tiêu nhằm định hướng xem bạn kiếm được bao nhiêu tiền và sẽ tiêu tiền vào những mục nào cho hợp lý. Một khi bạn đã nắm rõ được ngân sách của mình, bước tiếp theo là xác định xem những mục chi tiêu nào có thể cắt giảm hoặc kiếm thêm tiền để có thể đạt được mục tiêu tài chính. Sau đây là một số bước cuối cùng trong quy trình lập ngân sách: 1. Xác định Nhu cầu và Mong muốn Đâu là những thứ bạn muốn? Đâu là những thứ bạn thật sự cần? Bạn hãy cân nhắc tình hình tài chính của bản thân và nhìn nhận một cách tổng quát. Hãy làm 2 danh sách – một là những thứ bạn muốn và một là những thứ bạn cần. Trong quá trình lập danh sách này, hãy tự hỏi: Vì sao bạn muốn thứ đó? Nếu bạn không có thứ đó thì có gì khác không? Nếu bạn có được thứ đó rồi thì có ảnh hưởng hay thay đổi gì đến những thứ khác không? (tốt hơn hay xấu đi) Những thứ gì thực sự quan trọng với bạn? Điều này có phù hợp với giá trị của bạn không? 2. Hướng dẫn Ngân sách của mỗi người đều khác nhau dựa trên những khoản cần và muốn. Bảng Dự thảo Ngân sách trong trang tiếp theo sẽ đưa ra một số hướng dẫn về sắp xếp các khoản chi tiêu vào từng mục một cách hợp lý. Bạn có thể sẽ phải điều chỉnh và thêm vào những mục chi tiêu hàng ngày như tiền đi café hay đi thăm họ hàng, tuy nhiên, đừng quên cắt giảm ở mục khác nếu thêm vào các mục chi tiêu mới. 3. Theo dõi, cắt giảm và đặt mục tiêu Một khi bạn bắt đầu quan sát và theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mình tiêu hàng triệu đồng mỗi tháng cho việc ăn nhà hàng hay các khoản chi phí hàng ngày. Một số chi phí này có thể được cắt giảm. Giảm bớt chi tiêu dần dần sẽ dễ dàng hơn là cắt hoàn toàn một khoản chi phí nào đó. Chúng ta nên thực tế. Điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai. Cắt giảm chi phí một cách linh hoạt Đặt mục tiêu tiết kiệm cho mỗi tháng sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí một cách linh hoạt. Bạn cũng cần suy tính kỹ trước khi đặt mục tiêu:

Page 7: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Mục tiêu đặt ra phải cụ thể để có thể dựa vào đó, đặt ra kế hoạch hành động. Ví dụ: tiết kiệm đủ tiền để đi du lịch nước ngoài nhân dịp kỷ niệm ngày cưới. Mục tiêu đặt ra phải mang tính định lượng để có thể biết được bạn đang ở đâu so với mục tiêu đã đề ra. Ví dụ: một chuyến đi nước ngoài tốn 20 triệu, hiện tại, bạn đang tiết kiệm được 8 triệu. Mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi. Ví dụ: Bạn biết số tiền bạn tiết tiệm hàng tuần gộp lại có thể đủ để chi trả cho chuyến du lịch đi nước ngoài. Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với nhu cầu thực sự của bạn. Bạn không muốn bỏ công sức vào mục tiêu không phù hợp với nhu cầu thực sự của mình. Ví dụ: Bạn muốn nghỉ ở khách sạn sang trọng bậc nhất nhân kỷ niệm ngày cưới của mình chưa chắc là cần thiết. Mục tiêu đặt ra phải có thời gian cụ thể. Ví dụ: bạn muốn đi du lịch Ý vào mùa hè năm tới. Biểu đồ này sẽ đưa ra một số hướng dẫn về việc phân loại các khoản vào các mục chi tiêu khác nhau một cách hợp lý. Nếu chi phí cho việc đi lại hoặc nhà ở tại khu vực bạn sống đắt hơn, bạn nên điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bạn muốn thêm mục quà tặng hoặc những khoản chi tiêu khác, bạn sẽ phải cắt giảm chi phí của các mục khác. Lập Ngân sách: Du lịch, nghỉ hè Lời khuyên để tiết kiệm khi du lịch 1. Hãy xác định khả năng chi trả thực tế của bạn. Chúng ta đều muốn có một kỳ nghỉ thoải mái và không phải lo nghĩ, nhưng lựa chọn một chuyến đi mà bạn không thể chi trả sẽ giống như việc tạo thêm áp lực lên bản thân bạn. Liệu kỳ nghỉ của bạn có còn ý nghĩa nếu sau đó, bạn phải trả nợ cho khoản chi phí đó trong nhiều tháng tiếp theo? 2. Xác định chi phí chuyến đi. Để có thể chi tiêu hiệu quả hơn, chúng ta nên cộng tất cả các chi phí dự kiến với công cụ online miễn phí 'Tính toán chi phí Du lịch '. Công cụ này sẽ giúp bạn tính toán được chi phí đi lại, ăn uống và nghỉ ngơi, vv. Tính toán chi phí Du lịch cũng được ứng dụng miễn phí trên iPhone, và bạn có thể tải xuống tại đây download from iTunes. 3. Tìm hiểu nhiều nguồn thông tin trước khi lựa chọn. Thông qua các trang web, chúng ta có thể dễ dàng so sánh giá giữa các đại lý vé máy bay, các khách sạn và phương tiện đi lại. Một trong các trang web nổi tiếng nhất là Expedia.com và Travelocity.com. Đó là nguồn thông tin phong phú của các du khách- Vì vậy, bạn hãy truy cập để biết thêm thông tin nhé!

Page 8: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

4. Cẩn trọng. Bạn hãy lưu ý về tính hợp pháp của trang web mà bạn đặt vé. Trong suốt chuyến đi, bạn cũng nên cất giữ cẩn thận các giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, bằng lái xe và thẻ tín dụng ở một chỗ an toàn và kín đáo. Nếu bạn bị mất các giấy tờ này, hãy đọc lời khuyên của chúng tôi để khắc phục tình huống này tại đây. 5. Luôn chuẩn bị cho tình huống bất ngờ. Mất thẻ tin dụng, chuyến bay bị hoãn, hoặc bão ập đến bất ngờ. Bạn hãy luôn chuẩn bị cho mọi tình huống không mong muốn và dành riêng 10 – 15% ngân sách du lịch của bạn cho các trường hợp khẩn cấp. Các Dịch vụ Du Lịch đáng quan tâm Bất kể bạn đang cân nhắc về loại hình du lịch nào, dưới đây là một số gợi ý để bạn có một chuyến đi hiệu quả nhất mà không phải vay nợ ngân hàng Du lịch tại chỗ Nhiều người quan niệm rằng một kỳ nghỉ gần nhà với các hoạt động giải trí ít tốn kém sẽ giúp họ tiết kiệm hàng triện đồng từ chi phí vé máy bay và chỗ ở. Đây là một số cách giúp bạn tận hưởng kỳ nghỉ này hiệu quả nhất. Du lịch biển Hãy tìm hiểu nguồn thông tin nào có thể cung cấp cho bạn tất cả những điều bạn cần biết để lên kế hoạch cho một chuyến du lịch biển_ từ thông tin về giá cả tốt nhất tới thông tin về hành trang chuẩn bị cho mỗi chuyến đi đến từng thành phố biển. Du lịch ra nước ngoài Nếu bạn là người yêu du lịch, hãy làm theo những lời khuyên này để có thể đi khắp thế giới với mức chi phí thấp nhất. Du lịch nội địa Bạn có thể khám phá những điểm đến kỳ thú, những nơi nghỉ dưỡng, từ vùng núi tới thành thị mà không phải bay ra nước ngoài. Đây là một số lời khuyên để có một chuyến đi với chi phí hợp lý trong khoảng. Ngân hàng trực tuyến Internet đã khiến các dịch vụ ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. Hầu hết các ngân hàng đều cho phép khách hàng kiểm tra tài khoản và thực hiện giao dịch trực tuyến. Thực tế, nếu muốn, bạn sẽ không phải trực tiếp đi đến các chi nhánh ngân hàng. Tự động hóa tài chính Ngân hàng trực tuyến có thể tự động hóa rất nhiều các giao dịch tài chính. Đây là một số chức năng điển hình:

Page 9: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Tự động gửi tiền: Tiền lương hàng tháng của bạn có thể được chuyển khoản tự động vào tài khoản của bạn. Hãy kiểm tra xem công ty của bạn có sử dụng dịch vụ này không. Dịch vụ này rất tiện ích bởi vì bạn sẽ không phải xếp hàng đợi tại chi nhánh ngân hàng mỗi khi nhận lương. Tự động thanh toán hóa đơn: Bạn có thể cài đặt để ngân hàng tự động trả tiền cho các hạng mục cần thanh toán hàng tháng như điện, nước, vv. Hầu hết các công ty điện nước đều sẽ cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ này vì thỉnh thoảng, bạn sẽ nhận được giảm giá hoặc ưu đãi. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cẩn thận. Chức năng tự động thanh toán sẽ bị ngừng lại nếu bạn không có đủ tiền trong tài khoản, dẫn đến việc phải chịu phí phạt. Hãy ghi nhớ rằng, theo luật mới, khách hàng rút tiền quá mức chỉ được miễn phạt khi thực hiện giao dịch tại máy ATM hoặc khi thanh toán bằng thẻ ghi nợ. Phí phạt vẫn sẽ bị áp dụng cho thanh toán tự động. Tự động chuyển khoản. Nếu bạn đang cố gắng duy trì thói quen tiết kiệm, hãy xem xét việc chuyển khoản một phần tiền lương hoặc một phần của tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm hoặc một quỹ đầu tư. Bạn đều có thể cài đặt dịch vụ này một cách dễ dàng trực tuyến hoặc tại các chi nhánh ngân hàng địa phương. Tự động lữu trữ. Rất nhiều dịch vụ ngân hàng trực tuyến có chức năng như một phần mềm quản lý tài chính. Bạn có thể lưu trữ lại các giao dịch và hoạt động diễn ra trong tài khoản của mình thường xuyên và thanh toán các chi phí nhanh gọn và đơn giản. Thực hiện dịch vụ Ngân hàng ở bất cứ đâu. Với ngân hàng trực tuyến, bạn có thể thanh toán hóa đơn và quản lý tài khoản ngay tại nhà. Bạn cũng có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nếu bạn nối mạng, bạn có thể truy cập vào tài khoản của mình. Ngân hàng ảo Một số ngân hàng hoạt động trực tuyến hoàn toàn. Các ngân hàng này cung cấp các dịch vụ tương tự như ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, chúng không phải chịu các khoản chi phí để mở chi nhánh hay thuê nhân viên. Điều này giúp tiết kiệm tiền cho khách hàng. Do không phải trả chi phí quản lý chung, ngân hàng ảo có mức lãi suất cao hơn cho tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán. Các chi phí của ngân hàng cũng thấp hơn và các quy định về số dư tối thiểu và việc rút tiền cũng được đơn giản hóa. Một trong những điểm yếu của ngân hàng ảo là không có máy ATM. Vì thế, nếu cần tiền gấp, bạn sẽ phải chịu một khoản phí để sử dụng máy ATM của ngân hàng khác. Thẻ Ghi nợ

Page 10: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Một vài năm gần đây, thẻ ghi nợ đã trở nên phổ biến hơn, thay thế cho phương thức thanh toán bằng tiền mặt Thẻ ghi nợ không như thẻ tín dụng. Nó được kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán của bạn tại ngân hàng. Khi bạn thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn đang vay tiền từ ngân hàng phát hành thẻ. Còn với thẻ ghi nợ, bạn rút tiền trực tiếp từ tài khoản của mình để thực hiện thanh toán. Do được kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng thẻ ghi nợ. Nắm rõ tình hình thẻ của bạn Bạn nên nắm rõ số dư tài khoản của mình và số tiền có thể sử dụng. Đừng quên những khoản thanh toán khác vẫn chưa được ghi vào tài khoản. Bạn nên xem xét việc mở tài khoản trực tuyến để có thể dễ dàng quản lý các thanh toán qua thẻ ghi nợ, séc và hóa đơn phải trả cùng một lúc. Đây sẽ là đầu mối để bạn có thể quản lý tất cả những khoản gửi và chi trong tài khoản của mình. Nắm rõ hạn mức của thẻ ghi nợ Rất nhiều thẻ ghi nợ có hạn mức sử dụng hàng ngày và hạn mức rút tiền. Những hạn mức này giúp bảo vệ bạn trong trường hợp thẻ bị đánh cắp. Nhưng bạn nên nhớ, thẻ ghi nợ của bạn có thể bị từ chối nếu bạn sử dụng quá hạn mức cho phép, mặc dù bạn vẫn có đủ tiền trong tài khoản. Bạn nên nắm rõ hạn mức thẻ ghi nợ của mình và liên hệ với ngân hàng nếu cần thiết phải giảm bớt hoặc nâng hạn mức này lên. Bạn cũng luôn phải theo dõi chi tiêu của mình. Khi bạn thực hiện thanh toán tự động vượt quá số dư có trong tài khoản, bạn sẽ phải chịu "phí thấu chi".. Trong trường hợp đó, mặc dù ngân hàng của bạn sẽ bù cho khoản giao dịch ghi nợ quá hạn mức của bạn, bạn sẽ vẫn phải trả phí. Bạn sẽ phải trả một lần phí cho mỗi giao dịch quá hạn mức, kèm theo một khoản phí phạt cho việc rút tiền quá mức. Kiểm tra số dư tài khoản của bạn thường xuyển để tránh phải chịu những khoản phí phạt thêm. Chống phụ phí Nhiều ngân hàng buộc bạn phải trả phụ phí nếu sử dụng thẻ ghi nợ trên máy ATM của một ngân hàng khác. Khách hàng không có tài khoản tại ngân hàng của họ cũng phải trả phí nếu sử dụng máy ATM của ngân hàng. Thay vì phải trả phụ phí, bạn nên lựa chọn ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào có mạng lưới ATM gần nhà và cơ quan hoặc sử dụng thẻ ghi nợ để lấy tiền mặt khi thực hiện thanh toán. Bảo mật thẻ Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên chú ý và tận dụng các cảnh báo miễn phí cho thẻ ghi nợ. Một số tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cảnh báo giao dịch trên di động và email. Bạn sẽ nhận được cảnh báo trong trường hợp:

Page 11: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Rút tiền qua máy ATM hoặc thanh toán bằng thẻ ghi nợ vượt mức tiền cho phép. Thay đổi ID và mật mã tài khoản trực tuyến. Một giao dịch lớn vừa được thực hiện. Giữ bí mật Thẻ ghi nợ của bạn sẽ có Mã số bảo mật cá nhân (PIN) vì mục đích bảo mật. Bạn nên chọn một dãy số đặc biệt. Tránh sử dụng địa chỉ nhà, số điện thoại hay ngày sinh. Bạn nên lưu giữ số PIN cẩn thận. Ghi nhớ trong đầu và đừng viết ra bất cứ đâu. Bạn không nên nói cho ai biết số PIN của mình. Nếu bạn nghĩ là số PIN đã bị người khác phát hiện, bạn bên thay đổi số PIN ngay lập tức bằng cách liên lạc với tổ chức tài chính phát hành thẻ của bạn. Bắt đầu, Lên kế hoạch Cũng như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được chấp nhận tại hàng triệu điểm thanh toán toàn cầu. Bạn nên nhớ rằng, vì mục đích bảo mật, khi sử dụng thẻ tại các vùng khác nơi thường trú hoặc quốc tế, bạn sẽ nhận được cảnh báo từ tổ chức tài chính bởi việc này khác biệt so với thói quan chi tiêu bình thường của bạn. Nếu được, bạn nên thông báo trước cho ngân hàng của mình về kế hoạch du lịch. Giao dịch treo trong tài khoản Trong một số trường hợp, khi một giao dịch chưa được hoàn thành, một lượng tiền nhất định trong tài khoản của bạn sẽ được giữ lại hoặc dành riêng cho giao dịch đó. Ví dụ, khi bạn nhận phòng tại khách sạn, thẻ của bạn được chấp nhận và một lượng tiền nhất định được giữ lại để trả cho tiền phòng. Tuy nhiên, số tiền này chưa bị trừ đi từ tài khoản của bạn cho đến khi tất cả các chi phí, bao gồm dịch vụ phòng, tiền điên thoại, vv được tính vào. Đây là hình thức để bào vệ bạn và chủ khách sạn và đảm bảo tài khoản của bạn có số tiền chính xác để trả khi giao dịch hoàn thành. Thẻ Ghi nợ - Tăng cường bảo vệ Bạn có biết là rất nhiều các chức năng và hệ thống bảo vệ của thẻ tín dụng cũng được áp dụng cho thẻ ghi nợ? Không phải chịu trách nhiệm pháp lý: bạn không phải chịu trách nhiệm cho những giao dịch trái phép qua thẻ ghi nợ của mình nếu thông báo kịp thời cho ngân hàng phát hành thẻ. Tiền đền bù gian lận: Luật quy định là các ngân hàng sẽ phải bù tiền cho những khoản mất mát của khách hàng gây nên bởi hành vi gian lận thẻ thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thông báo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ nhận được khoản tiền bù này trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi thông báo và có thể sớm hơn thế nữa.

Page 12: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Quyền khiếu nại: Bạn có lựa chọn để khiếu nại trong trường hợp có vấn đề phát sinh khi sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán. Quyền này thường được áp dụng cho các thanh toán mua hàng đã được ký nhận. Bạn nên kiểm tra với Ngân hàng phát hành thẻ và lưu giữ tất cả các hóa đơn. Thẻ Trả trước Thẻ Trả trước là gì? Tương tự như thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, thẻ trả trước cho phép bạn thực hiện thanh toán mà không cần tiền mặt hay séc. Không như thẻ tín dụng, bạn không thanh toán trước, trả sau với thẻ trả trước. Thẻ trả trước cũng không kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng như thẻ ghi nợ. Thẻ trả trước không có giá trị nào cho đến khi bạn cho tiền vào thẻ. Thẻ Trả trước hoạt động ra sao? Khi bạn thực hiện thanh toán với thẻ trả trước, số tiền trả sẽ bị cắt trừ đi từ số dư tiền có trong thẻ. Khi số dư tài khoản còn là 0, bạn không thể sử dụng thẻ để thanh toán nữa. Bạn có thể vứt thẻ đi hoặc nạp thêm tiền vào thẻ để tiếp tục sử dụng nếu là loại thẻ nạp lại. Với Thẻ Trả trước, bạn có thể: Thực hiện thanh toán trực tiếp, online hoặc qua điện thoại. Tặng thẻ làm quà tặng cho bạn bè và gia đình. Rút tiền mặt từ máy ATM hoặc ngân hàng. Chuyển lương vào thẻ. Thanh toán hóa đơn. Các loại Thẻ Trả trước Thẻ nạp lại. Thẻ trả trước nạp lại cho phép bạn nạp thêm tiền sau lần đầu sử dụng. Thẻ cho teen, thẻ du lịch hay Thẻ lương thường là Thẻ nạp lại. Thẻ quà tặng. Thẻ trả trước nhưng không nạp thêm được. Thẻ này có thể đem làm quà tặng và có giá trị sử dụng cho đến khi hết số dư. Thẻ cho teen. Các bậc phụ huynh có thể huấn luyện cho con cái để có trách nhiệm hơn trong việc quản lý tài chính mà vẫn có thể kiểm soát được chi tiêu của con cái với Thẻ cho teen. Thẻ du lịch. Thẻ du lịch là một phương thức thanh toán an toàn hơn thay cho việc mang tiền mặt hoặc séc du lịch. Một số loại Thẻ du lịch cung cấp các dịch vụ như: đền bù mất hành lý, thay thế cho trường hợp mất thẻ và chủ thẻ không phải chịu trách nhiệm gì trong trường hợp thẻ bị mất hoặc đánh cắp. Thẻ trả lương. Thẻ trả lương là một phương thức thanh toán thay thế cho hình thức trả lương truyền thống. Thu nhập của chủ thẻ được chuyển khoản thẳng vào thẻ. Thuật ngữ của Thẻ tín dụng

Page 13: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Hiểu rõ ngôn ngữ của thẻ tín dụng sẽ giúp bạn trong việc quyết định loại thẻ nào nên sử dụng. Đây là danh sách của một số từ chuyên môn liên quan đến thẻ tín dụng thường được sử dụng. Phí thường niên Để sở hữu một chiếc thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu chi phí một năm một lần này. Khoản phí này là một phần của tổng chi phí cho một chiếc thẻ tín dụng. Một số loại thẻ tín dụng miễn phí thường niên cho chủ thẻ. Lãi suất phần trăm bình quân năm (APR) Lãi suất hàng năm này được tính dựa trên khoản số dư thẻ tín dụng chưa trả. Số dư Trong ngân hàng bán lẻ, số dư được coi là số tiền có trong tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản thanh toán. Đối với mảng tín dụng, số dư được coi là số lượng tiền mà chủ thẻ cần phải trả. Công ty lưu trữ hồ sơ tín dụng Công ty này thu thập các thông tin về lịch sử tín dụng của người tiêu dùng. Hạn mức tín dụng Lượng tiền tối đa chủ thẻ có thể sử dụng đối với một tài khoản tín dụng. Định mức tín dụng Là đánh giá của một tổ chức tài chính về khả năng quản lý và thanh toán nợ tín dụng của cá nhân. Bạn nên duy trì một định mức tín dụng tốt bởi nó sẽ trở nên quan trọng khi bạn muốn vay tiền hoặc đăng ký sử dụng thẻ tín dụng. Thời gian gia hạn Là khoảng thời gian chủ thẻ tín dụng được cho phép để thanh toán số dư mà không phải trả thêm lãi suất. Tỷ suất giới thiệu Đơn vị phát hành thẻ tín dụng có thể đưa ra mức tỷ suất hàng năm ưu đãi cho chủ thẻ. Bạn nên tìm hiểu xem mức tỷ suất giới thiệu này sẽ kéo dài bao lâu và mức tỷ suất bình thường là bao nhiêu. Mức thanh toán tối thiểu Là số lượng tiền tối thiểu trong tổng số tiền nợ mà bạn buộc phải trả mỗi tháng để có thể duy trì tài khoản tín dụng ở trạng thái tốt. Dịch vụ bảo hiểm rút tiền quá mức Là một dịch vụ ngân hàng cho phép kết nối tài khoản thanh toán của bạn với thẻ tín dụng, bảo vệ bạn trong trường hợp bị phạt vì rút tiền quá mức cho phép vì không đủ tiền. Lợi ích và Bất lợi của Thẻ tín dụng Cái gì cũng có hai mặt: lợi và bất lợi. Sử dụng thẻ tín dụng cũng như vậy. Khi bắt đầu sử dụng thẻ tín dụng, bạn nên ghi nhớ điều này.

Page 14: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Lợi ích Luôn sẵn sàng để sử dụng: Bạn cần thay máy giặt mới? Thẻ tín dụng trở nên hữu ích khi bạn lâm vào trường hợp khẩn cấp và cần một lượng tiền lớn. Sau đó, bạn có thể trả dần. Bảo mật: Mất tiền đồng nghĩa với việc không đòi lại được. Khi mất thẻ tín dụng, bạn luôn có thể hủy thẻ. Nếu thông báo kịp thời về việc mất thẻ hoặc thẻ bị đánh cắp, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các khoản thanh toán trái phép. Giữ giấy tờ liên quan đến thẻ: Bảng sao kê thẻ tín dụng là một trong những tài liệu để thống kê chi tiêu hàng tháng và sẽ trở nên hữu ích cho việc lập ngân sách. Tiện lợi: Thẻ tín dụng ngày càng được chấp nhận tại nhiều điểm mua sắm Sử dụng thẻ tín dụng cũng nhanh hơn rất nhiều. Thanh toán hóa đơn: Hóa đơn cho những khoản chi phí hàng tháng như tiền điện, tiền nước,vv có thể được trả trực tiếp qua thẻ tín dụng. Ưu đãi: Sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể nhận được rất nhiều ưu đãi cũng như tham gia các chương trình khuyến mại hấp dẫn như du lịch miễn phí. Bất lợi Bất lợi lớn nhất của việc sử dụng thẻ tín dụng là các loại tiền phí và lãi suất. Để sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn ngoan, bạn nên nắm rõ các chi phí này để điều chỉnh hợp lý. Theo dõi chi tiêu và chắc chắn rằng bạn có thể trả hết nợ tín dụng đúng kỳ hạn mỗi tháng. Chi phí thực sự của các khoản trả tín dụng Nếu bạn không trả hết số dư trên thẻ tín dụng mỗi tháng, trên thực tế, bạn sẽ phải trả nhiều hơn là bạn tưởng với phần lãi suất phải trả thêm do thanh toán quá hạn. Nếu bạn tiêu nhiều hơn khả năng cho phép, mức nợ và lãi suất nợ có thể trở nên rất lớn. Khi phải thanh toán 1triệu nợ thẻ tín dụng, với các mức lãi suất khác nhau, bạn sẽ phải trả thêm: Tổng số tiền mua Đây là số dư mà bạn phải trả trên thẻ tín dụng. APR tín dụng Đây là lãi suất hàng năm của thẻ tín dụng. Thanh toán hàng tháng Bao gồm phần Thanh toán tối thiểu hàng tháng. Trong ví dụ này, bạn phải trả 400 ngàn. Số tháng phải trả để thanh toán hết Tổng số tiền mua* Thời gian bạn có để có thanh toán hết toàn bộ số dư cho thẻ tín dụng. Tổng số tiền lãi suất phải trả Đây là tổng số tiền lãi suất bạn phải trả. Tổng chi phí Đây là tổng số tiền bạn phải trả cho khoản mua sắm bằng thẻ tín dụng.

Page 15: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Các khoản nợ Bạn đang vướng vào nợ nần? Có vẻ như bạn đang phải trả ngân hàng quá nhiều tiền và không có đủ tiền tiết kiệm hay chi tiêu cho những thứ bạn muốn? Nếu như vậy, bạn nên so sánh mức nợ với thu nhập của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính hiện tại của bạn. Các khoản nợ Bước đầu tiên là phải tính tổng số nợ. Tổng số nợ sẽ được tính dựa trên tổng số tiền mà bạn nợ khi: Mua nhà. Trả tiền vay cho học phí. Số dư thẻ tín dụng. Tiền vay bạn bè và gia đình. Tỷ lệ Nợ/Thu nhập Một khi bạn đã tính xong những khoản nợ đang có, bạn cần phải hiểu xem khoản nợ này nghiêm trọng tới mức nào. Bạn có thể sử dụng phương thức mà ngân hàng và chủ nợ vẫn sử dụng, bằng cách tính tỷ lệ Nợ/Thu nhập - lượng tiền nợ so sánh với lượng tiền kiếm được. Cách tính đơn giản như sau: Tính số nợ cần thanh toán mỗi tháng - bao gồm nợ thẻ tín dụng, mua nhà và phí nuôi trẻ. (Nếu con số này không như nhau, bạn có thể ước tính mỗi tháng trung bình bằng 4% tổng số nợ của bạn.) Đem tổng thu nhập trước thuế hàng năm chia cho 12 để ra thu nhập hàng tháng. Đem số nợ cần thanh toán mỗi tháng chia cho thu nhập hàng tháng. Dịch dấu phẩy thập phân sang phải hai số để lấy số phần trăm. Đây chính là tỷ lệ Nợ/Thu nhập cần tìm. Ví dụ. Thu nhập hàng tháng của bạn là 6 triệu đồng và khoản nợ cần trả hàng tháng của bạn là 1 triệu rưỡi. Nếu bạn chia 1.500.000 cho 6.000.000, bạn sẽ được 0,25. Như vậy, tỷ lệ Nợ/Thu nhập của bạn là 25%. Bao nhiêu là nhiều? Chỉ có bạn mới có thể hiểu được nợ bao nhiêu là nhiều. Tự bản thân mỗi người sẽ cảm thấy gánh nặng tài chính hàng tháng ngày càng áp lực bởi những khoản nợ như hóa đơn thanh toán thẻ tín dụng. Một luật đơn giản, đó là nếu Tỷ lệ Nợ/Thu nhập lý tưởng ở mức bằng hoặc ít hơn 10%. Ở mức 10 đến 20 %, tình trạng tín dụng của bạn khá tốt và bạn có thể mượn tiền nếu muốn. Nếu bạn chạm ngưỡng 20% hoặc trở lên, bạn nên nhìn lại tình trạng nợ nần một cách nghiêm túc. Chủ nợ sẽ không cho một người với tỷ lệ Nợ/Thu

Page 16: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

nhập cao như vậy tiếp tục vay tiền. Nếu có, bạn sẽ phải chịu một mức lãi suất rất cao. Tồi tệ hơn nữa, nếu tỷ lệ Nợ/Thu nhập của bạn trên 20%, bạn sẽ cảm thấy thực sự căng thẳng về tình hình tài chính của mình. Quy tắc 28/36 "Quy tắc 28/36" được sử dụng rộng rãi bởi các nhà cho vay bất động sản và có thể hữu ích cho bạn. "Quy tắc 28/36 quy định rằng mức nợ của bạn không nên vượt quá 28% mức thu nhập hàng tháng, các khoản nợ dịch vụ hàng tháng – bao gồm tiền nhà trả góp và tiền điện nước – không nên nhiều hơn 36%. Rất nhiều công ty tài chính sẽ so sánh tổng số nợ với thu nhập hàng năm của bạn. Họ thường sẽ cho vay gấp 3 lần mức thu nhập hàng năm của bạn. Nếu một người mua nhà kiếm được 30 triệu một năm, họ có thể được cho vay thế chấp trị giá 90triệu. Thanh toán các khoản nợ Nếu bạn thường xuyên nhận được điện thoại từ ngân hàng, đây là dấu hiệu bạn đang lâm vào tình trạng nợ nần đáng lo ngại. Trong trường hợp này, bạn nên chủ động nói chuyện với nhân viên tư vấn của ngân hàng đó càng sớm càng tốt. Bạn có thể phải chịu các khoản phí khác nếu đợi. Ngân hàng có thể sẽ chấp nhận để điều chỉnh lãi suất để giúp bạn tiết kiệm thêm một số tiền. Sau đây là một số lời khuyên để có thể nói chuyện với ngân hàng: Tỏ ra hợp tác, không nên nổi nóng. Chuẩn bị danh sách những khoản bạn đang nợ. Mang theo tất cả các hồ sơ tài chính với bạn. Lắng nghe. Ngân hàng có thể có ý tưởng để giúp bạn. Nếu bạn đang có vấn đề với một nhân viên phụ trách các khoản nợ nhất định, bạn luôn luôn có thể đề xuất làm việc với một người khác. Quyền lợi của bạn Chủ nợ không có quyền đe dọa bạn. Phá sản Phá sản là một cách để không phải trả nợ hoặc trả lại thông qua bảo hộ của tòa án. Chi phí nuôi trẻ, tiền cấp dưỡng, tiền phạt, thuế và tiền vay để trả học phí sẽ vẫn phải trả. Phá sản là phương thức để giúp người mắc nợ không có hy vọng nào khác bắt đầu lại từ đầu và chỉ nên coi đây là lựa chọn cuối cùng. Một lần phá sản sẽ bị lưu vào hồ sơ tín dụng của bạn trong vòng 10 năm. Điều nầy sẽ có ảnh hưởng đến việc mua hoặc thuê nhà và bạn có thể phải chịu lãi suất cao hơn nếu phải vay tiền. Tư vấn tín dụng Công ty tư vấn tín dụng có thể hỗ trợ bạn xử lý khoản nợ hiện có của bạn: Xem xét lại các khoản nợ và thu nhập của bạn.

Page 17: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Giúp khách hàng xây dựng ngân sách cá nhân thực tế. Đàm phán với chủ nợ để giảm bớt khoản nợ cần thanh toán. Hỗ trợ khách hàng lên kế hoạch cho các chi phí trong tương lai. 7 lời khuyên để sống tiết kiệm mà vẫn khỏe mạnh

Nếu bạn giống như đa số mọi người, thì chắc hẳn bạn cũng đang phải tìm mọi cách để thắt chặt chi tiêu và tiết kiệm mỗi khi có thể. Có lẽ bạn đang phải đối phó với việc giá xăng vừa tăng, giá điện sắp tăng, và đủ loại chi phí tốn kém mà không thể cắt được. Vậy nên, chi phí cho việc

giữ sức khỏe có lẽ không phải là ưu tiên khi còn trăm ngàn mối lo cần thiết khác. Tuy nhiên, đầu tư cho sức khỏe thì bao giờ cũng tốt. Khi bạn khỏe mạnh, bạn ít bị căng thẳng hơn, học tập, làm việc tập trung hơn và đạt kết quả tốt hơn. Khi bạn khỏe mạnh, bạn sẽ không cần phải tiêu tốn tiền bạc vào thuốc men hay viện phí đắt đỏ. Để giúp bạn khỏe mạnh hơn mà vẫn rất tiết kiệm, Bác Ví có 7 lời khuyên sau đây: Đừng mua thẻ tập Hiện nay, việc đi đến phòng tập hay các trung tâm thể hình đang là mốt. Có lẽ bạn cũng đã từng được bạn bè hay đồng nghiệp rủ mua thẻ tập cùng. Đây là chi phí không cần thiết. Nhiều khả năng bạn sẽ không sử dụng hết tất cả các dịch vụ bao gồm trong thẻ, hoặc thậm chí mua mà không dùng. Thay vào đó, bạn có thể tập ở trường hoặc ở nhà. Gần như tất cả các trường đại học đều có một khu thể dục thể thao dành cho sinh viên. Hoặc bạn chỉ cần trang bị cho mình một đồi giầy thể thao và biến vỉa hè, góc đường, công viên hay những không gian sinh hoạt công cộng phù hợp thành nơi tập thể dục hàng ngày - một cách hoàn toàn miễn phí. Tận dụng những trang bị có sẵn Tập thể dục tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 đến 2 triệu đồng cho thẻ tập mỗi tháng. Để tiết kiệm hơn nữa, hãy tìm kiếm đồ tập thể dục như tạ hay thảm tập đã qua sử dụng trên mạng. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng chai nước, hộp bột giặt hoặc các đồ dùng trong nhà khác làm tạ. Nếu bạn cảm thấy

Page 18: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

không có cảm hứng, bạn có thể tham khảo vố số những clip hướng dẫn các động tác thể dục trên YouTube. Điều đình lại chi phí thẻ tập Nếu đã quen với việc tập thể dục tại các câu lạc bộ, bạn cũng không cần thiết phải trả quá nhiều tiền. Hãy tìm đến những phòng tập khác để so sánh chi phí và giá trị thẻ tập. Hoặc bạn có thể điều đình lại với các nhân viên phòng tập để có được ưu đãi hay chi phí rẻ hơn. Bạn nên tìm hiểu càng nhiều phòng tập càng tốt, để ý từng ưu đãi và tránh phải trả nhiều tiền khi gia nhập một câu lạc bộ mới. Đạp xe tới nơi học tập và làm việc Ví tiền và sức khỏe của bạn sẽ cảm ơn bạn về điều đó. Nếu nhà bạn cách trường khoảng 5-10 cây số, trung bình một ngày bạn sẽ phải lái xe khoảng 10-20 cây số. Giá xăng hiện tại đang rất cao, khoảng 25 ngàn 1 lít, và một chiếc xe máy trung bình sẽ tiêu tốn 1 lít xăng trong quãng đường 30 – 40 cây số. Như vậy, bạn đã tiêu tốn dễ dàng 200 ngàn đến 400 ngàn mỗi tháng cho tiền xăng. Thay vào đó, bạn hãy đạp xe tới trường. Việc này cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Nấu ăn ở nhà Một suất cơm bình dân hiện nay có giá khoảng 20 đến 25 ngàn đồng. Nếu bạn ăn cơm bình dân mỗi ngày, bạn đã tốn khoảng 600 ngàn đồng tiền ăn hàng tháng. Bạn có thể vừa tiết kiệm, vừa ăn uống sạch sẽ hơn nếu bạn nấu ăn ở nhà và chỉ ăn ngoài vào những dịp đặc biệt. Để tiết kiệm hơn nữa, hãy nấu dư vào bữa tối và để ngăn lạnh phần còn lại để dùng cho bữa trưa ngày hôm sau. Am hiểu về cách đi chợ Kỹ năng mua sắm thông minh là rất cần thiết để có thể có bữa ăn ngon, bổ mà vẫn tiết kiệm. Trước khi đi chợ, hãy lên danh sách và xác định ngân sách để tránh phung phí mua những thứ không cần thiết. Tìm hiểu kỹ càng về giá cả từng món để có thể mặc cả với người bán hàng. Nếu bạn mua sắm tại siêu thị, hãy làm thẻ hội viên của một siêu thị mà bạn đến thường xuyên và mua nhiều hơn khi có ưu đãi. Hãy nghĩ vì tương lai Kể cả khi đang trong tình trạng khó khăn tài chính, bạn cũng không nên chỉ tập trung tìm những món đồ giá rẻ nhất, hãy nghĩ xem về dài hạn, thực sự bạn phải trả những gì. Chế độ ăn uống nghèo nàn là nguyên nhân cho phần lớn các trường hợp bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, ung thư… Thực phẩm tươi có thể không rẻ, nhưng chắc chắn là rẻ hơn chi phí bệnh viện và thuốc thang cho cả một đời người. Ăn uống lành mạnh có thể không đắt, nhưng ăn uống nghèo nàn có thể dẫn đến những kết cục không lường. Bác Ví hi vọng

Page 19: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

những lời khuyên này sẽ giúp bạn không chỉ tiết kiệm tiền mà còn cải thiện lối sống của bạn và giúp bạn có quan điểm tích cực hơn trong cuộc sống. 7 thói quen chi tiêu cần hạn chế Mỗi chúng ta đều có những thói quen muốn bỏ, như cắn móng tay, vứt chìa khóa lung tung hay nước đến chân mới nhảy. Chúng ta thường “chấp nhận” những thói quen đó mà không nghĩ đến việc chúng có thể thực sự ngăn cản chúng ta đến với cuộc sống hằng mong muốn. Tương tự như vậy, trong việc chi tiêu, bạn nên xem xét hạn chế những thói quen có thể làm thiệt hại cho chiếc ví của mình: 1. Phớt lờ hóa đơn: Những chiếc hóa đơn sẽ không tự biến mất chỉ vì bạn lờ chúng đi và và không thanh toán đúng hạn. Hậu quả là bạn có thể tiêu những khoản tiền dành để thanh toán những hóa đơn đó vào việc khác. Nếu bạn có thói quen tương tự, bạn cần thay đổi suy nghĩ và thanh toán hóa đơn càng sớm càng tốt. 2. Tiêu hết hạn mức tín dụng: Thẻ tín dụng là một công cụ hiệu quả giúp bạn mua sắm thuận tiện và tạo lịch sử tín dụng tốt nếu được sử dụng đúng cách. Nhưng quan trọng là bạn cần thanh toán đúng hạn toàn bộ số dư tín dụng hàng tháng. Hãy cẩn thận với việc sử dụng tối đa hạn mức tín dụng và chỉ thanh toán ở mức tối thiểu. Bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng nợ nần với cách chi tiêu như vậy. 3. Chi tiêu mù quáng: Việc nắm rõ bạn tiêu bao nhiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng là rất quan trọng. Nếu mù mờ về những khoản này, các hóa đơn tiền điện nước, ăn uống, quần áo... có thể khiến bạn choáng ngợp khi chúng được cộng lại với nhau. Bạn có thể sử dụng công cụnày để hoạch định ngân sách chi tiêu hàng ngày. 4. Không có quỹ dự phòng: Những sự việc bất ngờ không mong muốn như hỏng xe, tai nạn hay bệnh tật có thể làm bạn tiêu tốn một khoản lớn và gây bất ổn về tài chính. Một khoản dự phòng sẽ là cứu cánh trong tình thế như vậy. Hãy tiết kiệm một cách đều đặn. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, quỹ dự phòng nên có giá trị bằng 3 – 6 tháng chi tiêu hàng tháng của bạn. 5. Chỉ tiết kiệm vào cuối tháng: Nếu bạn cho rằng nên chi tiêu trước và bỏ ống số tiền dư nếu còn, thì bạn hãy nghĩ lại. Bởi lẽ, khả năng là bạn sẽ chẳng còn xu nào sót lại để tiết kiệm hoặc số tiền còn lại quá ít ỏi. Khi sẵn tiền trong tay, bạn thường có xu hướng rút hầu bao cho những món đồ không thực sự cần thiết. Hãy coi bản thân là chủ nợ và trả cho mình trước tiên. Hãy để riêng một khoản nhất định hàng tháng và đưa vào tài khoản tiết kiệm.

Page 20: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Mặc dù khi mới bắt đầu tiết kiệm, khoản tiền này còn ít ỏi, nhưng qua thời gian, chúng sẽ là cứu tinh cho bạn trong những trường hợp cần thiết. 6. Tiêu nhiều hơn những gì bạn có: Những thiết bị điện tử hiện đại, những xu hướng thời trang nổi bật, những chương trình giảm giá liên tục từ các nhãn hàng ưa thích… là những cám dỗ khó có thể chối từ khiến bạn dễ dàng liên tiếp rút ví để khuân về những món đồ mới. Để trở thành một người sống có nguyên tắc tài chính đơn giản là bạn phải học được cách chống lại những cám dỗ trên và ngừng tiêu những khoản tiền mà bạn không thực sự có. Hãy sử dụngcông cụ này để tính toán tiền tiết kiệm cần thiết cho những dịp đặc biệt. 7. Ngừng thỏa hiệp với bản thân: Những điều chúng ta nói với bản thân và với người khác về tiền bạc có thể ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta chi tiêu. “Mình chẳng bao giờ có tiền, mình cũng sẽ chẳng bao giờ kiếm được tiền cả”, “Mua sắm là cách xả stress tuyệt vời”, và “Nhưng mình đã có bố mẹ/ vợ chồng lo chuyện tiền nong cho mình rồi”… Hãy cẩn thận với những câu nói tiêu cực hay tự bào chữa như trên, chính chúng là những tác nhân khiến bạn không đủ tự tin về khả năng tự quản lý tiền bạc của mình. CHI TIÊU TIẾT KIỆM TRONG THỜI BUỔI SUY THOÁI Kinh tế suy thoái, giá cả ngày càng leo thang, thu nhập tăng không đáng kể – Đó là nỗi lo của mỗi gia đình. Trong hoàn cảnh đó, việc lập kế hoạch chi tiêu là vô cùng cần thiết. Là người quản lý chi tiêu trong gia đình, bạn lo lắng làm thế nào đểcắt giảm những chi phí phát sinh, chi tiêu sao cho hiệu quả nhất,… Để làm được những việc này thật không dễ chút nào. Hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây của chuyên gia để giúp bạn giảm bớt gánh nặng trong việc chi tiêu: 1. HẠN CHẾ ĂN NGOÀI Thời buổi giá cả đắt đỏ, việc cắt giảm chi phí ăn nhà hàng có thể tiết kiệm cho bạn một khoản đáng kể. Chi phí trung bình cho một bữa ăn 2 người là 500 nghìn đồng, chưa kể bạn sẽ đi café hay quán bar sau đó. Với số tiền đó, bạn có thể mua nguyên liệu nấu ăn cho 5 bữa tại nhà (100 nghìn một bữa). Săp xếp thời gian chuẩn bị bữa ăn cho gia đình mình, đó cũng là một cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, xây dựng một tổ ấm hạnh phúc cho gia đình bạn. Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định tới sức khỏe con người. Hãy bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bằng các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Lên thực đơn các bữa ăn trong tuần sao cho đa dạng, phù hợp với khẩu vị mỗi người. 2. CÂN NHẮC KĨ TRƯỚC KHI MUA

Page 21: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Hãy tự hỏi bản thân: "Mình có thực sự cần sản phẩm này không?" Bạn nên hiểu rõ sự khác biệt giữa sản phẩm bạn muốn và sản phẩm bạn cần. Mặc dù thực phẩm hàng ngày đều nằm trong hai khía cạnh này. Thực phẩm bạn cần cho cuộc sống là những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin. Đồ ăn vặt, kem…là những sản phẩm bạn muốn mua nhưng không thực sự cần thiết để duy trì sự sống. Do đó, hãy ghi nhớ chỉ nên mua những gì bạn cần. Đừng chi tiền cho một giây phút bốc đồng của bạn, để rồi đau đầu vì các khoản thanh toán cuối tháng. 3. ĐI MUA SẮM KHI NO Lời khuyên này nghe có vẻ không thực tế nhưng rất hữu ích. Nếu bạn đi mua sắm khi đói, bạn có thể bị mua rất nhiều đồ mà thực sự không cần dùng đến 4. MUA THEO LỐ Nếu gia đình bạn thường xuyên sử dụng số lượng lớn một sản phẩm nào đó (dầu ăn, đường, giấy vệ sinh…), hãy mua sản phẩm đó với số lượng nhiều cùng một lúc. Lên danh sách sản phẩm bạn cần số lượng lớn và mua chúng tại những địa điểm bán buôn. Lưu ý đọc hạn sử dụng trên mỗi sản phẩm.. 5. LÊN DANH SÁCH NHỮNG THỨ CẦN MUA Việc này có thể giúp bạn tránh việc mua vô tội vạ, bị thuyết phục từ những quảng cáo. Nghiên cứu cho thấy rằng tâm trạng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua sắm. Bạn có thể đưa ra lựa chọn chỉ vì bao bì hay slogan quảng cáo mà không quan tâm đến giá trị thực của sản phẩm, nhu cầu thực của bản thân. Vậy việc tập trung những sản phẩm cần thiết trên một danh sách có thể giúp bạn chi tiêu hợp lý với túi tiền của mình. 6. SỬ DỤNG THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm tiết kiệm điện, sản phẩm năng lượng tự nhiên (năng lượng gió, năng lượng mặt trời). Sử dụng những thiết bị này không chỉ giúp bạn cắt giảm hóa đơn tiền điện mà còn góp phần bảo vệ môi trường. 7. BẠN CÓ THỰC SỰ LUÔN LUÔN CẦN MUA NƯỚC LỌC ĐÓNG CHAI? Hãy luôn mang theo 1 chai nước khi đi ra ngoài, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí cho việc mua thêm 1 chai nước khi bạn cần.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÊN NGÂN SÁCH Khi nhắc đến việc lên ngân sách, thông thường chúng ta có thể thấy 2 nhóm người tiêu dùng: "họ" và "những người còn lại". "Họ" là những người mà chúng ta luôn nhờ chọn giúp những món ăn phù hợp với túi tiền tại nhà hàng, hay những người cho ta biết những địa điểm

Page 22: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

mua hàng rẻ nhất trong thành phố. "Ho" nhớ chính xác số tiền đã dùng để đi chợ, đi mua sắm, đi du lịch hay bất kể khoản chi tiêu nào từ tuần trước, tháng trước hay thậm chí 3 tháng trước. "Họ" có thói quen cân đối các nguồn tài chính và tài khoản ngân hàng của mình đến từng đồng. Và "họ" làm việc đó hàng ngày. "Những người còn lại" ư? Đó là những người luôn tự hứa với bản thân sẽ bắt đầu lên ngân sách chi tiêu từ NGÀY MAI, nhưng đến tận bây giờ mọi thứ vẫn chỉ là kế hoạch. Trên thực tế, đa số người Việt Nam nằm trong nhóm người tiêu dùng này. Không phải là chúng ta không muốn mà đơn giản là vì chúng ta thường không thực hiện một cách nghiêm túc, hoặc không biết bắt đầu từ đâu. Việc lên ngân sách vẫn còn là một khái niệm mới ở Việt Nam. Rất nhiều người trong chúng ta thậm chí còn chưa bao giờ biết tới khái niệm này chứ chưa kể đến việc thực hiện. Những nước phát triển trên thế giới đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân, cụ thể là việc hướng dẫn lên ngân sách cho cả thanh thiếu niên lẫn người lớn. Về cơ bản, lên ngân sách là ước lượng chi tiêu hàng tháng dựa trên các khoản thu nhập và chi tiêu tháng trước của bạn. Ví dụ, nếu bạn có một khoản thu nhập cố định 10 triệu đồng/ tháng, bạn có thể dùng khoản tiền này trừ đi những hóa đơn hàng tháng trước khi bạn nhận được hóa đơn chính thức. Những hóa đơn hàng tháng này hoàn toàn có thể ước lượng được dựa trên những chi tiêu của các tháng trước. Khoản tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu cố định hàng tháng chính là ngân sách cho gia đình của bạn. Sự thật là việc lên ngân sách không chỉ dành cho những lúc bạn gặp khó khăn tài chính hoặc những lúc bạn đang trải qua những bước ngoặt cuộc đời. Lên ngân sách là việc ai cũng nên làm, dù giầu hay nghèo. Trên thực tế, việc lên ngân sách sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều tại những thời điểm khó khăn này nếu như bạn tạo được thói quen thường xuyên quản lý chi tiêu của mình. Sẽ không bao giờ là quá muộn để bạn bắt đầu tạo cho mình thói quen lên ngân sách hàng tháng. Hãy bắt đầu bằng cách ghi chép lại số tiền bạn dùng để trả cho tiền thuê nhà hay những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, tiền điện nước, gas, dịch vụ y tế - kể cả tiền mua quà sinh nhật, tiền tiêu vặt hay thậm chí tiền lãi thẻ tín dụng. Đừng quên những khoản chi hàng năm như tiền bảo hiểm y tế hay thuế thu nhập. Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin trên trang web Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính (www.practicalmoneyskills.com/calculators); hoặc đơn giản hơn, tìm kiếm trên Google với từ khóa "Budgeting Worksheet" để tải về 1 bản kế hoạch ngân sách mẫu, điền con số của bạn vào và tính toán chi tiêu theo đó.

Page 23: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Hãy nhớ rằng bạn sẽ không thể thành công nếu gian lận! Lên ngân sách cũng giống như ăn kiêng, những bước chậm và chắc sẽ luôn mang lại hiệu quả. Lên ngân sách không những sẽ giúp bạn thoát khỏi những khó khăn tài chính – nó còn là một công cụ có thể giúp bạn làm giàu. Hãy trở thành "họ" thay vì "những người còn lại" và đạt được những mục tiêu tài chính của mình bằng cách lên ngân sách cá nhân ngay hôm nay. TIẾT KIỆM CHI PHÍ ĐI LẠI Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng cao. Ngày nay mỗi hộ gia đình với thu nhập trung bình đều sở hữu khoảng 1-2 chiếc xe máy. Số lượng xe hơi đang lưu hành cũng tăng lên đáng kể. Nhu cầu di chuyển ra và vào thành phố đang cao hơn bao giờ hết. Cùng lúc đó, người dân cũng nhận ra được chi phí ngày càng đắt đỏ của việc đi lại do lệ phí đăng ký và thuế nhập khẩu các phương tiện cá nhân, giá vé xe bus hay giá gửi xe v.v… ngày càng tăng. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn tiết kiệm được phần nào chi phí và tránh những bực mình không cần thiết khi đi lại. 1. CHI TIỀN ĐỂ TIẾT KIỆM TIỀN. Thường xuyên bảo trì phương tiện đi lại của bạn là điều cần thiết. Nó không những giúp bạn duy trì chất lượng của phương tiện mà còn tiết kiệm nhiên liệu. Bạn có biết rằng lái một chiếc xe máy với bộ chế hòa khí bị bẩn và môt chiếc ô tô có bộ lọc bẩn sẽ tốn xăng gấp 2 lần lái một chiếc xe máy hoặc ô tô ở tình trạng tốt? 2. ĐI CÙNG XE. Khi còn đi học, bạn thường xuyên đi cùng bạn bè, nhưng đa số chúng ta lại thường đi làm một mình. Tại sao không thử thay đổi điều đó bằng cách đi cùng đồng nghiệp? Nếu công việc của bạn không yêu cầu phải ra ngoài thường xuyên và bạn may mắn có một đồng nghiệp ở gần nhà, hãy thử bàn bạc chuyện này và cùng đi làm với nhau. Các bạn cũng có thể thay phiên dùng phương tiện của nhau để đi. Đi cùng xe với nhau không những vui mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại đến một nửa. 3. NẮM RÕ TUYẾN ĐƯỜNG CỦA BẠN. Khi bạn đi ăn tối, hãy gọi điện để kiểm tra trước xem nhà hàng có còn chỗ hay không, và nếu bạn đi lại bằng ô tô, hãy kiểm tra rằng ở gần đó có chỗ đỗ xe hay không. Đừng đi cả quãng đường dài tới đó mà phải quay về hoặc đi lòng vòng tìm nhà hàng khác chỉ vì nhà hàng đã hết chỗ hoặc không có chỗ đậu xe. Khi bạn đi mua sắm, hãy chọn nơi mua sắm tập trung nhiều cửa hàng để bạn có thể đi bộ từ hàng này qua hàng khác, hoặc lên sẵn danh sách thứ cần mua để tìm chặng đường thuận tiện nhất, trong trường hợp cửa hàng có những thứ bạn cần mua ở xa nhau. Thời gian và tiền xăng để tìm đường hoặc lái lòng vòng tốn hơn bạn nghĩ.

Page 24: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

4. TẬP LUYỆN THỂ THAO. Bạn đã bao giờ phàn nàn với bạn bè rằng mình không có thời gian để tập thể thao mặc dù rất muốn? Đây chính là lúc để bắt đầu! Hãy chọn một nơi để xe xa nơi làm việc một chút và đi bộ từ đó tới văn phòng. Bằng cách đó, bạn vừa có thể tiết kiệm xăng, vừa có thể tranh thủ rèn luyện sức khỏe. Bạn cũng có thể thỉnh thoảng chuyển qua đạp xe đạp đi làm. Không nhất thiết phải làm như vậy hàng ngày nhưng bạn có thể giành ra vài ngày trong tuần để rèn luyện cơ thể bằng cách này. MUA SẮM TRỰC TUYẾN: NÊN & KHÔNG NÊN Ngày nay mua sắm trực tuyến đã không còn là một hình thức xa lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Bạn có thể ngồi ngay tại nhà hay văn phòng, lựa chọn sản phẩm ưng ý và được vân chuyển đến tận nơi. Đó không chỉ là một thú vui của các tín đồ mua sắm, mua sắm trực tuyến có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, thoát khỏi cảnh đông đúc ồn ào tại các trung tâm mua sắm. Nhưng làm thế nào để mua sắm an toàn mà hiệu quả, tránh được những chiêu thức lừa bịp , cạm bẫy trên mạng ? Dưới đây là một số lời khuyên nên và không nên khi bạn mua sắm trực tuyến.

Đặt mua hàng tại website lạ, không uy tín mà không có thông tin, địa chỉ liên lạc cụ thể.

Ưu tiên mua hàng tại những website uy tín được nhiều người giới thiệu. Nếu bạn chuẩn bị mua hàng tại một website mới, tham khảo thông tin bằng cách đọc bình luận của khách hàng trên website đó, sử dụng công cụ tìm kiếm Google hoặc Bing, tham gia những diễn đàn như lamchame.com, webtretho.com. Đảm bảo rằng các thông tin cá nhân và tài khoản của bạn được bảo mật.

Thấy thích là mua ngay tại website đầu tiên có sản phẩm.

So sánh giá sản phẩm giữa các website khác nhau.Tham khảo các điều khoản thanh toán, vận chuyển cũng như hoàn lại trong trường hợp hàng không đảm bảo chất lượng hay bị hỏng/vỡ trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, lưu ý một số sản phẩm bạn tìm được trên các website nước ngoài có thể cũng có bán tại Việt Nam. Nếu mua hàng từ nước ngoài, hãy nhớ kiểm tra giá niêm yết trên website đã bao gồm thuế nhập khẩu chưa. Nếu bạn mua hàng trong nước, hãy lưu ý hầu hết các sản phẩm đều vận chuyển không có bảo hiểm.

Thực hiện thanh toán, cung cấp thông tin thẻ ngân hàng mà không kiểm tra điều khoản bảo mật.

Nếu bạn thanh toán bằng thẻ, kiểm tra điều khoản bảo mật của trang web. Tìm chữ "s" sau tên miền "https" tại đường link, hay biểu tượng bảo mật của

Page 25: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

các công ty cung cấp giải pháp thanh toán như Verified by Visa, sử dụng cổng thanh toán an toàn như baokim, nganluong.

Cả tin với những hình thức khuyến mãi lớn, siêu giảm giá như: nhận ipad miễn phí, mua 1 tặng 1…,..

Chỉ nhận những tin nhắn thông báo giảm giá từ những website bạn đã đăng ký, cảnh giác với những địa chỉ email lạ, đa phần chúng đều là chiêu thức lừa đảo nhằm ăn cắp thông tin cá nhân và tín dụng của bạn, hay là email chứa virus từ tin tặc.

Thực hiện mua sắm trực tuyến tại máy tính hay mạng wi-fi công cộng.

Máy tính và đường truyền internet nơi công cộng thường không đảm bảo, dễ bị hack để lấy cắp thông tin cá nhân. Đối với máy cá nhân tại nhà hay công sở, dùng phần mềm diệt virus đảm bảo, cập nhật những phiên bản mới nhất để tránh xa các tin tặc, bảo mật thông tin của bạn. Công việc và đời sống

Tại không giàu vì sao? Câu hỏi đặt ra là “Tại sao nhiều người không trở nên giàu có" Sau đây là lý do tại sao người ta không trở nên giàu có. Nơi xuất thân? Trước hết, lý do hàng đầu là sự giàu có chưa bao giờ nảy sinh trong đầu họ. Một người bình thường lớn lên trong một gia đình mà người ấy chưa hề gặp hoặc quen biết một người nào giàu có, người ấy chỉ biết đi học và quan hệ xã

Page 26: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

hội với những người bình thường khác. Rồi cùng làm việc với những người chẳng giàu có gì và chơi chung với những người bình thường như người ấy thì người ấy sẽ chẳng sao có được thần tượng về sự giàu có. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn trong suốt giai đoạn ban đầu cuộc đời mình cho tới lúc 20 tuổi, bạn có thể lớn lên và trở thành một người hoàn toàn trưởng thành trong xã hội mà khát vọng làm giàu chưa lần nào lóe lên trong ý nghĩ của bạn; thì khả năng có thể trở nên giàu có đối với bạn cũng như với bất cứ ai sẽ ít có thể xảy ra. Đây là lý do tại sao những người lớn lên trong gia đình cha mẹ giàu có sẽ có nhiều khả năng trở nên giàu khi ở tuổi trưởng thành hơn những trẻ lớn lên trong các gia đình cha mẹ không giàu có. Sự thành đạt, giàu có là một phần thế giới quan của trẻ trong gia đình cha mẹ giàu có. Bởi vậy lý do đầu tiên tại sao người ta không trở nên giàu có là vì khát vọng đó chưa bao giờ lóe lên trong suy nghĩ của họ. Và tất nhiên, nếu họ chưa bao giờ nảy ra ý nghĩa đó, thì họ sẽ không bao giờ thực hiện bất kỳ bước đi cần thiết nào để điều đó trở thành hiện thực. Đưa ra quyết định! Một lý do khác cũng làm cho người ta không trở nên giàu có là họ chưa bao giờ quyết định thực hiện khát vọng làm giàu. Dù cho một người đọc một cuốn sách chỉ cách là giàu, tham dự một cuộc hội thảo kinh doanh hoặc cộng tác với những người thành công về mặt tài chính, nhưng sẽ chẳng có gì thay đổi cho đến lúc nào người ấy đưa ra quyết định để thực hiện một việc nào khác. Dù khát vọng làm giàu lóe lên trong ý nghĩ là có thể trở thành giàu nếu người ấy chỉ cần nhất định làm việc gì đó theo một cách của riêng mình, nhưng lại không quyết định thực hiện bước đi đầu tiên thì cuối cùng người ấy vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu bạn liên tục làm việc gì bạn luôn luôn làm, thì bạn sẽ liên tục có được thứ bạn luôn có. Lý do chủ yếu không đạt được thành công như mong đợi và bị thất bại là phần lớn người ta không đưa ra quyết định để thực hiện đến thành công. Họ chẳng bao giờ quyết định dứt khoát hoặc cầm chắc mình sẽ trở thành giàu có. Họ chỉ dự định, có ý định và hy vọng rồi đây họ sẽ trở nên giàu có. Họ ước mong, hy vọng và cầu trời cho mình làm được nhiều tiền, nhưng chưa bao giờ họ quyết định “Tôi sẽ làm giàu!”. Quyết định này là bước đi đầu tiên quan trọng để trở thành người có tiền bạc sung túc. Dành một giờ mỗi tuần để quản lý tài chính cá nhân Lên phương án thu chi hàng tuần, học hỏi kinh nghiệm từ những người am hiểu về tài chính hoặc qua sách vở, tạo thói quen xem quản lý tiền bạc như thú vui... sẽ có tác dụng lớn trong kiểm soát tài chính cá nhân. Các mẹo để cắt giảm chi tiêu

Page 27: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Lập kế hoạch dòng tiền ra/vào hàng tuần Các triệu phú trung bình dành khoảng 8,4 giờ mỗi tháng để quản lý và hoạch định tài chính, theo một báo cáo của nhà lý luận kinh doanh Thomas Stanley. Có rất nhiều người mong trở thành triệu phú, nhưng hầu hết trong số họ không cống hiến đủ thời gian và sức lực cần thiết để biến ước mơ thành hiện thực. Và nếu không ngó ngàng gì đến quản lý tài chính cá nhân, sẽ là một sai lầm. Do vậy, bạn nên thiết lập việc chi tiêu và thu nhập theo hàng tuần và dành ít nhất một giờ mỗi tuần để xem lại mức tài chính. Trong suốt thời gian lập kế hoạch, bạn nên cập nhật ngân sách, xem lại các chi tiêu sắp tới, thanh toán hóa đơn, kiểm tra tài khoản cho chính xác và xử lý các vấn đề tài chính cấp bách khác. Bạn hãy xem việc quản lý tiền bạc như một thú vui giống như nghe nhạc, khiêu vũ. Nếu cảm thấy thoải mái trong việc quản lý tài chính, bạn sẽ có khuynh hướng duy trì cách làm này liên tục và lâu dài.

Hãy xem việc quản lý tiền bạc như một thú vui giống như nghe nhạc, khiêu vũ. Ảnh:Yourpersonalfinance

Dành 20 phút mỗi tuần đọc sách tài chính cá nhân Đừng cố gắng tìm hiểu tất tần tật những nội dung về tài chính cá nhân ngay lúc đó. Thay vì vậy, bạn chỉ nên quan tâm và hiểu kỹ lưỡng từng phần. Dành 20 phút mỗi tuần để đọc các chủ đề liên quan đến tài chính cá nhân. Chọn một đề tài và đọc nó cho đến khi hiểu hết ý nghĩa, sau đó mới chuyển sang một chủ đề tiếp theo. Nói chuyện với người am hiểu về tài chính

Page 28: Quản lý ngân sách

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

uploader: http://www.vn-zoom.com/5599236-ngphutien/ more information and additional documents connect with me here: http://facebook.com/ngphutien/

Để bắt đầu tìm hiểu các chủ đề tài chính cá nhân như cách chi tiêu, tiết kiệm, tín dụng, nợ, đầu tư và chiến lược tài chính lúc về hưu, bạn nên học cách thảo luận điều này với những ai bạn cảm thấy họ có kiến thức tốt về tài chính. Bạn có thể gặp gỡ và trao đổi với các chuyên gia tài chính hay doanh nhân mà có những thành công nhất định trong quản lý tiền bạc và đừng quên hỏi họ về sự thành công và thất bại. Thực tế, khi đề cập đến câu chuyện tiền nong là một chủ đề nhạy cảm với nhiều người, vì vậy lúc ban đầu cần phải gợi mở từ nội dung đơn giản, sau đó mới đi sâu vào chi tiết hơn. Hãy tôn trọng những gì mọi người chia sẻ và luôn cảm ơn họ vì dành cho bạn lời khuyên. Dùng công cụ tính toán để quản lý tài chính Hầu hết các doanh nghiệp nhận ra rằng cách tốt nhất để biết ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không thì nên kiểm tra thực tế. Triết lý này cũng đúng với quản lý tài chính cá nhân, ví dụ ở phần kiểm soát ngân sách thu và chi. Hiện tại, có khá nhiều hệ thống và chương trình giúp bạn tính toán việc dòng tiền ra hay vào mỗi tháng. Tuy vậy, bạn có thể dùng bảng tính Excel đơn giản để tính toán. Ngoài ra, bạn thử sử dụng nhiều ứng dụng khác miễn sao cảm thấy phù hợp.