23
CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ

Quản trị học_Lê Thị Bích Ngọc_Chương 3

  • Upload
    ku-meo

  • View
    108

  • Download
    2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Vận dụng qui luật và nguyên tắc quản trị

Citation preview

CHƯƠNG 3

VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ

2

NỘI DUNG

1. Vận dụng quy luật trong quản trị1. Vận dụng quy luật trong quản trị

2. Các nguyên tắc quản trị2. Các nguyên tắc quản trị

3

3.1.Vận dụng quy luật trong quản trị

Khái niệm

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, bền vững thường xuyên lặp đi lặp lại của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định. Mọi sự vật hiện tượng đều do các quy luật khách quan chi phối. Do vậy khi xem xét quy luật điều quan trọng là phải tính đến điều kiện của nó.

4

Đặc điểm của các quy luật

1 . Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có, ngược lại cũng không thể xóa bỏ được quy luật nếu điều kiện tồn tại của nó vẫn còn.

2. Các quy luật tồn lại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không.

3. Các quy luật đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, nhưng khi xử lý cụ thể thường chỉ do một hoặc một số quy luật quan trọng chi phối.

3.1.Vận dụng quy luật trong quản trị

5

Cơ chế sử dụng các quy luật

1 . Phải nhận biết được quy luật. Quá trình nhận thức quy luật bao gồm 2 giai đoạn: Nhận biết qua các hiện tượng thực tiễn và qua các phân tích bằng khoa học, lý luận.

2. Tổ chức các điều kiện chủ quan của tổ chức để cho xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng.

3. Tổ chức thu thập và xử lý thông tin sai phạm, ách tắc do việc không tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan

3.1.Vận dụng quy luật trong quản trị

Quy luật cạnh tranh

Quy luật giá trị

Quy luật cung cầu – giá cả

Quy luật kinh tế Đặc điểm

tâm lý cá nhân

Tâm lý khách hàng

Tâm lý cạnh tranh

Quy luật tâm lý

MỘT SỐ QUY LUẬT TRONG QUẢN TRỊ

6

7

CÁC QUY LUẬT KINH TẾ

Quy luật giá trị

Quy luật cung cầu

Quy luật cạnh tranh

Quy luật lưu thông tiền tệ

QUY LUẬT CẠNH TRANH• Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền

sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

• Cạnh tranh có thể diễn ra giữa – Người sản xuất với người tiêu dùng. Ví dụ: người sản xuất thì

muốn bán được hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được hàng hóa với giá rẻ

– Người tiêu dùng với người tiêu dùng để mua được hàng hóa với giá rẻ hơn, chất lượng hơn;

– Người sản xuất với người sản xuất nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, như điều kiện về vốn, lao động, nguồn nguyên liệu, thị trường, giành nơi đầu tư có lợi... để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình

8

• Nội dung của quy luật cạnh tranh là: Trong nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ, sự cạnh tranh là một tất yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên đối với các doanh nghiệp.

• Yêu cầu của quy luật cạnh tranh là các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh phải dùng mọi biện pháp để độc chiếm hoặc chiếm hữu ưu thế thị trường về sản phẩm dịch vụ cạnh tranh, nhờ đó thu được lợi nhuận kinh tế cao nhất trong phạm vi cho phép.

QUY LUẬT CẠNH TRANH

9

• Quá trình cạnh tranh thường được sử dụng tổng hợp bằng nhiều phương pháp và thủ đoạn: – Bằng công nghệ, để tạo ra sản phẩm tốt với giá rẻ nhất – Bằng quan hệ hành chính, quân sự... thông qua các ưu đãi của chính quyền hành

chính để lũng đoạn mảng thị trường chiếm lĩnh (ví dụ, việc cấm vận kinh tế của các cường quốc kinh tế v.v...).

– Bằng yếu tố bất ngờ (đa dạng hoá sản phẩm, tung ra thị trường các sản phẩm mới, lợi dụng các sơ hở của đối phương để tạo các thắng lợi chớp nhoáng v.v...).

– Bằng các thủ đoạn bất minh: hàng giả, trốn thuế, đánh lừa khách hàng, bắt chẹt khách hàng.

– Bằng các biện pháp liên kết kinh doanh góp nhiều doanh nghiệp nhỏ thành thế lực mạnh.

– Bằng yếu tố vốn lớn và kéo dài thời gian để chấp nhận chịu lỗ mặt hàng này, giai đoạn này để kiếm lãi ở mặt hàng khác, giai đoạn khác khi đã tạo ra được lợi thế ...

QUY LUẬT CẠNH TRANH

10

QUY LUẬT GIÁ TRỊ

• Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, dịch vụ vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, dịch vụ, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

• Nội dung của quy luật giá trị là: Sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

• Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.

11

• Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. ở đây, giá trị như cái trục của giá cả.

• Tác động của quy luật giá trị – Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. – Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng

năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. – Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành

giàu, nghèo.

12

QUY LUẬT GIÁ TRỊ

• Cầu được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ là lượng hàng hoá hay dịch vụ đó mà người mua dự kiến mua trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

• Cung về một loại hàng hóa hay dịch vụ là tổng số hàng hóa hay dịch vụ đó mà các chủ thể kinh tế đưa ra bán trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm cả hàng hóa bán được và chưa bán được

13

QUY LUẬT CUNG CẦU-GIÁ CẢ

• Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu. – Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, dịch vụ: Chỉ có

những hàng hóa, dịch vụ nào dự kiến có cầu thì mới được sản xuất, cung ứng; Hàng hóa, dịch vụ nào tiêu thụ được nhiều, nhanh nghĩa là có cầu lớn sẽ được cung ứng nhiều

– Cung tác động đến cầu, kích thích cầu: Những hàng hóa nào được sản xuất, cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn, làm cho cầu về chúng tăng lên.

14

Vì vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện các nhu cầu mới..., để cải tiến chất lượng, hình thức, mẫu mã cho phù hợp; đồng thời phải quảng cáo để kích thích cầu...

QUY LUẬT CUNG CẦU-GIÁ CẢ

15

QUY LUẬT CUNG CẦU-GIÁ CẢ

Giữa cung, cầu và giá cả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Giá cả = giá trị thì trạng thái cung cầu ở

thế cân bằng. Giá cả < giá trị trị thì cung ở xu thế giảm,

cầu ở xu thế tăng. Giá cả > giá trị trị thì cung ở xu thế tăng,

cầu ở xu thế giảm. Cung > cầu thì giá cả có xu thế giảm. Cung < cầu thì giá cả có xu thế tăng. Cung = cầu thì giá cả ổn định tương đối.

16

QUY LUẬT TÂM LÝ Tâm lý Tâm lý (Tâm lý cá nhân) là sự phản ánh thế giới khách quan (của bản thân, của tự nhiên, của xã hội) vào bộ não con người, được con người tích lũy và được biểu hiện thành các hiện tượng tâm lý.   Vai trò của tâm lý học quản lý kinh tế - Tâm lý là một tiềm năng to lớn của quản lý vì nó tạo ra (hoặc làm mất đi) niềm tin và môi trường tâm lý tốt đẹp cho con người trong quá trình hoạt động kinh tế, nhờ đó làm cho hiệu quả thu được tăng lên (hoặc giảm đi) đáng kể (từ 5 - 20%). Thực tế chỉ rõ : Nếu con người làm việc, hoạt động trong môi trường tâm lý tốt lành (vui vẻ, phấn

khởi v.v...) thì năng suất công việc tăng lên từ 10 - 20% so với làm việc trong môi trường nặng nề, ức chế.

Con người trong điều kiện bình thường chỉ có thể sử dụng được từ 20 - 30% tiềm năng (sức cơ bắp, trí tuệ) vốn có của mình. Chỉ khi gặp hoàn cảnh đột biến (lòng quyết tâm, lòng căm thù địch, ý chí chống trả lại cái chết, ý chí rửa hận v.v...) mới có thể huy động tới 50 - 60% tiềm năng vốn có của mình mà thôi.

Đặc điểm tâm lý cá nhân

17

là các đặc điểm về tâm lý để phân biệt người nọ với người kia dựa trên các nhân tố tâm lý cá nhân: xu hướng, tính khí, tính cách và năng lực.

Xu hướng của con người là hướng hoạt động, ý định vươn tới của con người trong một thời gian lâu dài; được thể hiện thành: mục đích, mục tiêu, thái độ, cách sống của con người mà con người dồn hết tâm trí của mình vào thực hiện để đạt lấy.

Tính khí là thuộc tính tâm lý cá nhân biểu hiện cường độ, tốc độ (biên độ) của các hoạt động tâm lý trong cách ứng xử của con người, nó mang tính di truyền và chịu tác động bởi cấu tạo của các tế bào thần kinh của con người.

Tính cách là đặc điểm tâm lý cá nhân biểu hiện bằng những hành vi, cách ứng xử, cách nói năng mang tính định hình của con người và nó chi phối lên quá trình sống và hoạt động của con người, nó chịu tác động to lớn của môi trường sống, của quá trình học tập và giao tiếp của con người, của trào lưu xã hội.

Năng lực là thuộc tính tâm lý cá nhân, nhờ đó giúp cho con người có thể dễ dàng tiếp thu một lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nào đó và nếu công tác trong lĩnh vực đó thì họ dễ có kết quả cao hơn với các lĩnh vực khác và người khác

TÂM LÝ KHÁCH HÀNG

18

Khách hàng là đối tượng phục vụ, là lẽ sống còn của các doanh nghiệp, việc nghiên cứu tâm lý khách hàng là điều không thể không được chú ý thỏa đáng, có được khách hàng là tồn tại là thành công trong cạnh tranh trên thương trường ngày nay.

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là những người đang có nhu cầu và khả năng mua sản phẩm, nhưng chưa được đáp ứng và mong được thỏa mãn.

Tâm lý khách hàng là sự phản ánh vào bộ óc khách hàng quá trình hình thành nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua quá trình mua và tiêu dùng sản phẩm trên thị trường và được thể hiện thành cách xử lý nhu cầu.  

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG

19

Nhu cầu của con người là vô cùng, vô tận trong quá trình sống, luôn luôn biến đổi

Một đặt điểm tâm lý tiêu dùng khác của người tiêu dùng là cùng một loại nhu cầu nhưng các loại sản phẩm đáp ứng có thể khác nhau và có tính thay thế lẫn nhau

Việc mua bán sản phẩm trên thị trường cho bản thân, cho gia đình còn lệ thuộc vào cơ cấu của các gia đình. Rõ ràng số lượng người trong một gia đình nhiều hay ít, trong gia đình có trẻ con, người già v.v... thì việc tiêu dùng sản phẩm cũng khác nhau.

Đặc điểm của bản thân mỗi người tiêu dùng (tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc, thói quen chi tiêu v.v...) sẽ góp phần chi phối việc lựa chọn nhu cầu để xử lý của mỗi khách hàng

Một đặc điểm tâm lý tiêu dùng khác chi phối việc lựa chọn nhu cầu để xử lý của khách hàng là lượng thông tin ban đầu về các sản phẩm có thể đáp ứng cho nhu cầu của khách đến mức độ nào, đó là kết quả của các hoạt động chiêu thị (Promotion) của các doanh nghiệp và của các nhóm bạn bè trao đổi v.v...

Tâm lý trong cạnh tranh

20

Trong cạnh tranh, các chủ thể cạnh tranh đều mong muốn mình phải chiến thắng (chiếm ưu thế, hoặc nếu tốt hơn nữa là độc quyền).  

Sự cạnh tranh có thể diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: • Cạnh tranh đối kháng: Là cạnh tranh mà sản phẩm để đáp ứng cho

khách hàng và qua đó sẽ thu được lợi ích là duy nhất . Cạnh tranh đối kháng lại có thể diễn ra ở hai tình thế, tình thế thứ nhất, buộc phải loại bỏ các chủ thể khác nếu thắng hoặc bị tiêu diệt nếu thua, tình thế thứ hai, không thể loại bỏ được nhau mà phải phân chia khu vực ảnh hưởng.

• Cạnh tranh không đối kháng: Là cạnh tranh trong các trường hợp còn lại. Có nghĩa là hoặc các doanh nghiệp dễ dàng rút khỏi cạnh tranh để chuyển sang sản xuất, cung ứng mặt hàng khác; hoặc thị trường quá rộng lớn, nhu cầu thị trường rất cao mà khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp chưa đủ để thoả mãn.

Các yêu cầu về mặt tâm lý trong cạnh tranh

21

Tốt nhất nên chia sẻ thị trường để cùng tồn tại, phải nhận rõ đặc điểm loại hình cạnh tranh để có giải pháp thích hợp. Cạnh tranh là vất vả, là phải động não và tốn kém. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo trong quản lý kinh tế phải có sức bền về mọi mặt (thể lực, ý chí); Trong cạnh tranh nhiều khi đòi hỏi nhà quản lý phải chấp nhận mạo hiểm và phải hết sức cương quyết, mọi sự đùn đẩy, mọi hành vi nhu nhược, mủi lòng đều không có chỗ trong tính cách của các nhà quản lý. Cạnh tranh tốt nhất là phải sử dụng các biện pháp và thủ đoạn hợp pháp (nếu được thì càng tốt). Mọi biện pháp và thủ đoạn phi đạo đức nhất thời có thể thành công nhưng không thể lâu bền và khó tránh khỏi hậu quả xấu về sau; Đây là vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Đã cạnh tranh thì có lúc thắng, lúc thua. Thắng không nên chủ quan, thua không nên nản chí.

22

3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ

Khái niệm• Các nguyên tắc quản trị là các quy tắc chỉ đạo những

tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản trị và các nhà quản trị phải tuân thủ trong quá trình quản trị.

Căn cứ hình thành nguyên tắc• Mục tiêu của tổ chức• Đòi hỏi của các quy luật khách quan liên quan đến sự

tồn tại và phát triển của tổ chức• Các ràng buộc của môi trường• Thực trạng và xu thế phát triển của tổ chức

23

CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CƠ BẢN

Nhóm các nguyên tắc quản trị chung

• Nguyên tắc mối liên hệ ngược (feedback)

• Nguyên tắc bổ sung ngoài• Nguyên tắc độ đa dạng

cần thiết• Nguyên tắc phân cấp (tập

trung dân chủ)• Nguyên tắc khâu xung yếu• Nguyên tắc thích nghi với

môi trường

Nhóm các nguyên tác quản trị các tổ chức

kinh tế-xã hội

• Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội

• Tập trung dân chủ• Kết hợp hài hòa các lợi

ích.• Chuyên môn hóa• Biết mạo hiểm• Hoàn thiện không ngừng• Tiết kiệm và hiệu quả