201
Giới thiệu & Tập huấn Phần mềm TKB 10.0 Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường Tel: (04)2511017, Fax: (04)2511081 Email: [email protected] Website: www.vnschool.net Bùi Việt Hà [email protected] 0903454818

Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Giới thiệu & Tập huấnPhần mềm TKB 10.0

Công ty Công nghệ Tin học Nhà trườngTel: (04)2511017, Fax: (04)2511081

Email: [email protected]: www.vnschool.net

Bùi Việt Hà[email protected]

Page 2: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Nội dung

1. Qui trình 7 bước xếp nhanh thời khóa biểu2. Lịch sử phần mềm TKB3. Giới thiệu các tính năng chính phần mềm

TKB 10.04. Qui trình xếp thời khóa biểu bằng phần mềm

TKB 10.0

Page 3: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Qui trình 7 bước xếp thời khóa biểu nhanh

Page 4: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Qui trình 7 bước xếp TKB nhanh1. Khởi tạo và nhập dữ liệu gốc của thời khóa biểu2. Nhập thuộc tính môn học và ràng buộc giáo viên3. Nhập bảng phân công chuyên môn cho thời khóa

biểu. 4. Các bước chuẩn bị xếp thời khóa biểu5. Lệnh xếp 100% thời khóa biểu 6. Quan sát và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu bằng

các thuật toán tối ưu.7. In ấn, báo cáo, xuất bản dữ liệu thời khóa biểu. Các

thao tác chuẩn bị cho thời khóa biểu học kỳ tiếp theo

Page 5: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

1. Khởi tạo và nhập dữ liệu gốc của thời khóa biểu

Page 6: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Khởi tạo dữ liệu TKB

Mỗi thời khóa biểu nhà trường trong một học kỳ là một tệp *.tkb trên đĩa.Khi có phần mềm, nhà trường cần khởi tạo 1 lần tệp dữ liệu TKB cho trường mình. Tệp dữ liệu cần lưu trữ nhiều nơi đề phòng sự cố.

Lệnh khởi tạo tệp dữ liệu TKB trải qua 4 bước

Page 7: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thông tin hệ thống nhà trường

1. Địa điểm lớp học2. Các hệ đào tạo3. Phân phối tiết

chuẩn cho hệ đào tạo

4. Các khối lớp hệ thống

Các thông tin này có thể không cần nhập lần đầu tiên vì phần mềm đã có các thông số mặc định. Riêng thông tin Phân phối tiết chuẩn cho hệ đào tạo thì nên cập nhật lại.

Page 8: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Nhập dữ liệu GỐC

Dữ liệu gốc TKB là những dữ liệu ít hoặc hầu như không thay đổi theo thời gian. Các dữ liệu này chỉ được nhập vào phần mềm đúng 1 lần và được dùng nhiều lần. Phần lớn đây là các dữ liệu tham chiếu của thời khóa biểu.

DS môn họcDS giáo viênDS lớp họcDS phòng học (bộ môn, đa năng)DS nhóm GV (tổ chuyên môn)

Page 9: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Số phòng học môn: số tiết max được phép xếp tại 1 thời điểm trên thời khóa biểu.

Cửa sổ nhập danh sách môn học

Page 10: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Chú ý: chỉ chọn lớp học bình thường

Cửa sổ nhập danh sách lớpChú ý gán khối lớp hệ thống chính xác cho mỗi lớp học

Gán chương trình chính xác

Page 11: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cửa sổ nhập danh sách giáo viên

Cửa sổ nhập danh sách lớp

Mỗi GV có 1 mã duy nhất trong toàn trường.

Có thể gán nhóm, tổ GV ở đây hoặc gán sau, nhưng rất quan trọng

Thông tin email là rất quan trọng.

Page 12: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cửa sổ nhập tổ, nhóm giáo viên

Mỗi tổ giáo viên cần gán các môn học chuyên môn của tổ, nhóm của mình.

Page 13: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

2. Nhập thuộc tính môn học và ràng buộc giáo viên

Page 14: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Nhập tính chất môn học

Phần mềm hỗ trợ cho 17 tính chất sư phạm môn học. Cách nhập theo 3 bước như sau:- Chọn tính chất môn học - Chọn các môn học tương ứng- Chọn buổi học cần gán.- Chọn lớp hoặc khối lớp để gán tính chất này với môn học này.

Page 15: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

2 tính chất môn học được dung nhiều nhất là:1. Có 1 cặp tiết xếp liền.3. Chỉ học 1 tiết 1 ngày.

Page 16: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Nhập ràng buộc GVPhần mềm cho phép nhập ràng buộc GV theo:- Từng giáo viên- Từng nhóm, tổ giáo viênCó một màn hình nhập liệu cho mỗi GV và mỗi tổ giáo viên

Có 3 loại ràng buộc:1. Ràng buộc chung.2. Ràng buộc theo từng buổi, từng ngày trong tuần.3. Ràng buộc theo tiết cụ thể: HOP, BAN, NGHI, HANCHE.

Page 17: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

3. Nhập bảng phân công chuyên môn cho thời khóa biểu

Page 18: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Nhập bảng PCGD

Bảng PCGD là dữ liệu phức tạp nhất cần nhập cho mỗi lần xếp thời khóa biểu (đầu học kỳ).--------------------------Nhập từng phần tử, ô của bảng PCGD

Page 19: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

4. Các bước chuẩn bị xếp thời khóa biểu

Page 20: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Xếp tiết Chào cờ, Không học

Tiết CHÀO CỜ là tiết đặc biệt trên TKB.

Cần 1 lệnh đặc biệt xếp tiết chào cờ cho tất cả các lớp học trong nhà trường trong một buổi học.

Tiết KHÔNG HỌC là tiết mà lớp sẽ không học và không được xếp tiết bình thường.Các tiết Không học dùng để “tạo khuôn” cho các lớp học.

Page 21: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Xếp tiết Sinh hoạt, GV CNSinh hoạt thường là môn học đầu tiên trong DS các môn học.Sinh hoạt là môn học đặc biệt bởi vì:- Thông thường tiết Sinh hoạt là cố định trong tuần và không được phép thay đổi.- GV dạy tiết Sinh hoạt chính là GV chủ nhiệm.Có 1 lệnh riêng để xếp tiết Sinh hoạt trong toàn trường.Lệnh xép tiết GV CN sẽ tự động xếp thêm tiết vào buổi có tiết Sinh hoạt.

Page 22: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

5. Lệnh xếp 100% thời khóa biểu

Page 23: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Xếp tự động 100% TKB

Xếp tự động 100% là tính năng khó nhất và quan trọng nhất của một phần mềm xếp thời khóa biểu.

Phần mềm TKB lần đầu tiên đưa ra chức năng xếp 100% thời khóa biểu năm 2004 (bản 4.8), sau đó đã nâng cấp liên tục cho đến bản TKB 6.0 thì mở rộng lệnh này cho toàn bộ mô hình TKB với phòng học bộ môn và đa năng.

Page 24: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lệnh xếp toàn bộ (SF)

Chức năng chính của lệnh: tự động phân tích bộ dữ liệu hiện có xem có khả năng xếp tự động 100% hay không.

Nếu Không thì thông báo nguyên nhân.Nếu Có thì thực hiện việc xếp tự động

100%

Page 25: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

SF- Start and FinishLệnh SF chỉ phát huy tác dụng khi đã nhập xong toàn bộ dữ liệu

ban đầu và đã chuẩn bị xong các công việc cần thiết như: xếp tiết Sinh hoạt, Chào cờ, tạo khuôn lớp học, xếp trước một số môn hoặc giáo viên cần ưu tiên.

Lệnh SF sẽ thực hiện các công việc sau:1. Tự động phân tích, kiểm tra các ràng buộc vật lý và logic

của dữ liệu và ràng buộc Thời khóa biểu, kiểm tra khả năng có thể xếp được 100% công việc hay không. Nếu không được thì thông báo các nguyên nhân tương ứng.

2. Tiến hành một thuật toán đặc biệt xếp hết 100% các tiết có trong bảng PCGD của nhà trường.

3. Tiến hành điều chỉnh, “tối ưu” hóa lại các ràng buộc môn học hay giáo viên có thể bị phá vỡ.

4. Kết thúc công việc và thông báo lệnh thành công.

Page 26: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

SF- Start and FinishLệnh Xếp toàn bộ (SF) được thực

hiện qua 5 bước:

1. Kiểm tra điều kiện thực hiện

2. Xếp đại trà

3. Hoàn thiện

4. Kết thúc xếp

5. Tối ưu TKB

Kiểm tra các điều kiện vật lý và logic

Xếp tự động khoảng 70-95% công việc

Xếp tự động phần còn lại bỏ qua ràng buộc giáo viên

Xếp nốt phần còn lại bỏ qua tất cả các ràng buộc (xếp hết)

Sắp xếp, tinh chỉnh lại theo ràng buộc môn học và giáo viên đã bị phá vỡ

Page 27: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

6. Quan sát và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu bằng các thuật

toán tối ưu

Page 28: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Kiểm tra, tinh chỉnh, làm đẹp dữ liệu

Tinh chỉnh, làm đẹp thời khóa biểu là công việc phức tạp nhất và tốn nhiều thời gian, công sức nhất của người xếp thời khóa biểu.Chức năng mạnh nhất của phần mềm TKB chính nằm ở các lệnh quan sát, tinh chỉnh và làm đẹp thời khóa biểu.Phần mềm có nhiều màn hình và chế độ quan sát, tinh chỉnh dữ liệu. Main Loop, Triple View, 2b View, Show All, Browse Teacher.

Page 29: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các lệnh tinh chỉnh, điều chỉnh DL

-Nhóm các lệnh quan sát, xem, tô màu tkb theo các tiêu chí khác nhau.- Các lệnh xếp tay và xóa trực tiếp trên TKB.- Nhóm lệnh kiểm tra mâu thuẫn các ràng buộc TKB.

- Xếp tự động TKB cho từng lớp, từng GV.- Thay đổi tiết, môn học và phòng học- Khóa ô dữ liệu.- Nhóm lệnh tinh chỉnh dữ liệu trên TKB có đánh giá kết quả.

Page 30: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các công cụ tối ưu làm đẹp TKB

-3 kiểu đánh giá TKB giáo viên: đánh giá tiết học, đánh giá chung theo bảng 12 tiêu chí, đánh giá buổi học.-Đánh giá tự động thay đổi GV khi tinh chỉnh.

- Sử dụng thuật toán tối ưu OpCX/OpDPR hoặc OpDPR/FPR trong các lệnh tinh chỉnh.-Đánh giá tiết học và chuyển tiết tối ưu.-Đánh giá buổi học và các công cụ TOP tối ưu hóa các buổi học của TKB giáo viên.

Page 31: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lựa chọn thuật toán tinh chỉnh tối ưu ở đây.

Vị trí tiết muốn dịch chuyển trên thời khóa biểu

Nhấn giữ chuột trái 1 lúc sẽ xuất hiện các vị trí xanh là gợi ý nên chuyển đến. Người dùng có thể dịch chuyển đến bất cứ vị trí trống nào theo ý muốn.

Page 32: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

7. In ấn, báo cáo, xuất bản dữ liệu thời khóa biểu. Các thao tác chuẩn bị cho thời khóa biểu học

kỳ tiếp theo

Page 33: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

In ấn dữ liệu TKB

Có 6 dạng chính có thể in TKB:-TKB toàn trường theo các nhóm lớp học.- TKB của từng lớp học theo sáng / chiều- TKB toàn trường theo GV- TKB của từng giáo viên- TKB toàn trường theo phòng học- TKB của từng lớp học

Page 34: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Quản lý, báo cáo

Đây là các công việc sau khi đã hoàn thành việc xếp thời khóa biểu cho nhà trường.- Quan sát, in ấn TKB.- Tìm kiếm thông tin để quản lý- Chuyển DL ra dạng Excel- Tiến hành các báo cáo, thống kê tải dạy theo TKB.- Thay đổi GV dạy trong quá trình năm học.- Chuẩn bị tạo thời khóa biểu cho học kỳ tiếp theo.

Page 35: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Kết nối với Cùng học

Đây là chức năng mới nhất của phần mềm TKB 10.0:- Mỗi nhà trường sẽ được cấp miễn phí 1 Account để truy cập vào trang phần mềm trực tuyến Cùng học (cunghoc.vn).- Mỗi thời khóa biểu có thể đưa lên trang Cùng học với 1 trang (Website) riêng của nhà trường để truy cập, khai thác và quản trị thời khóa biểu.- Từ trang này, người quản trị thời khóa biểu nhà trường sẽ có thể gửi email cho từng lớp, giáo viên.

Page 36: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0
Page 37: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Nội dung tiếp theo

1. Lịch sử phần mềm TKB2. Giới thiệu các tính năng chính phần mềm

TKB 10.03. Qui trình xếp thời khóa biểu nhanh bằng

phần mềm TKB 10.0

Page 38: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lịch sử phần mềm TKB

Page 39: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lịch sử 25 năm của TKBTKB phiên bản đầu tiên 1.0, 1.5 ra đời năm 1988.Phiên bản 2.1 ra đời năm 1989.Các phiên bản thương mại của TKB:

12/1999: TKB 3.0 04/2000: TKB 3.5 09/2001: TKB 4.0 thuật toán FPR, DPR 12/2001: TKB 4.0 --> Việt hóa hoàn toàn 03/2002: TKB 4.5 06/2003: TKB 4.8 --> xếp tự động 100% 06/2004: TKB 5.0 --> hỗ trợ phòng bộ môn 03/2005: TKB 5.5 hỗ trợ hoàn toàn phòng bộ môn, xếp

100% cho phòng bộ môn.

Page 40: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lịch sử 25 năm của TKB06/2006: TKB 6.0 --> bắt đầu tối ưu hóa TKB07/2007: TKB 6.506/2008: TKB 7.005/2009: TKB 7.5 thuật toán OpCX/OpDPR08/2010: TKB 8.005/2011: TKB 8.5 --> tối ưu hóa tất cả các thuật toán

tinh chỉnh dữ liệu08/2012: TKB 9.0 Gửi thông tin thời khóa biểu qua

email và tin nhắn09/2013: TKB Management Viewer 9.0: phần mềm

Quản lý thời khóa biểu đầu tiên.6/2016: TKB 10.0

Page 41: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lịch sử 25 năm của TKB

- Hiện tại phiên bản TKB 10.0 đang được sử dụng tại trên 3000 trường phổ thông (THCS và THPT) trên toàn quốc.

TKB trở thành phần mềm chính thức được khuyến cáo sử dụng tại nhiều Sở Giáo dục & Đào tạo của một số tỉnh thành.

TKB đã đạt nhiều lần IT CUP của hội Tin học Việt nam và BITCUP của PCWORLD Việt Nam.

Page 42: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Độ phức tạp của bài toánXếp Thời khóa biểu

- Bài toán xếp Thời khóa biểu là một bài toán rất khó, vậy điều khó nhất là ở đâu?

- Bí quyết của cách giải quyết vấn đề của TKB như thế nào?

- Việc chuyển tư duy xếp Thời khóa biểu bằng tay sang máy tính có khó hay không?

- Làm thế nào để đưa phần mềm TKB vào thực tế nhà trường?

Page 43: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Bài toán xếp Thời khóa biểu là một bài toán rất khó, vậy điều khó nhất là ở đâu?

Bản thân việc xếp Thời khóa biểu là rõ ràng nhưng mục đích, tính tối ưu của bài toán này chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có thể rõ ràng. Không có chuẩn mực nào cho việc xác định tính tối ưu của một Thời khóa biểu.

Sự phức tạp nhất hiện nay của bài toán xếp Thời khóa biểu nhà trường Việt Nam hiện nay nằm ở sự mâu thuẫn và phức tạp của các ràng buộc giáo viên.

Giải quyết các mâu thuẫn ràng buộc trên nằm ngoài phạm vi tư duy logic của thuật toán và lập trình cổ điển.

Page 44: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Quan điểm xây dùng chương trình

Khi xây dựng chương trình TKB quan điểm chính của chúng tôi là:

1. TKB phải là một phần mềm chuyên nghiệp2. Xây dựng các công cụ hỗ trợ giáo viên lập

thời khóa biểu 3. Xây dựng các mô hình mô phỏng tư duy

xếp thời khóa biểu, tự động hóa các qui trình xếp thời khóa biểu bằng tay.

4. Lấy ràng buộc giáo viên làm khâu đột phá chính trong thiết kế và xây dựng phần mềm.

Page 45: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Việc chuyển tư duy xếp Thời khóa biểu bằng tay sang máy tính có khó hay không?

Vừa khó, vừa dễ- Công cụ: thước, tẩy, bút chì, mảnh gỗ, giấy trắng to.

- Không hạn chế tầm nhìn và ghi chép trên giấy.

- Luôn phải đề phòng khỏi bị xếp trùng giờ, trùng tiết.

- Phải tư duy liền mạch nếu không quên ngay.

- Kinh nghiệm nhiều năm được tích lũy.

- Công cụ: bàn phím, chuột.

- Toàn bộ thông tin hiện trên màn hình 14-17 inch.

- Máy tính tự động cảnh báo trùng giờ, trùng tiết.

- Vừa làm vừa chơi, lưu giữ liệu trên máy, có thể xếp bất cứ lúc nào.

- Có thể mô phỏng tuy duy xếp của con người.

Page 46: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Ích lợi của việc xếp Thời khóa biểu bằng máy tính

- Đảm bảo một Thời khóa biểu đúng, không bao giờ trùng giờ.

- Thoải mái đầu óc, không phải căng thẳng suy nghĩ và tư duy.

- Công cụ mô phỏng rất đa dạng phong phú và phát triển không ngừng.

- Theo thời gian, TKB được tạo ra sẽ càng ngày càng tốt hơn.

- Dữ liệu được lưu trữ dùng cho nhiều việc khác trong quản lý nhà trường.

to

Xếp tay

Xếp máy

Page 47: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình 3 mức của bài toán TKB

Mô hình dữ liệu

Xếp tự động 95-99%

Xếp toàn bộ 100%

Tối ưu, làm đẹp dữ liệu

Dễ

Khó

Rất khó

Page 48: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cách giải quyết vấn đề4 mức giải quyết vấn đề của bài toán Thời khóa biểu

Dễ, hầu hết các phần mềm đều có thể làm được.

Khó, đòi hỏi một số chức năng và công cụ đặc biệt.

Rất khó, hầu như không có phần mềm nào làm được điều này.

Xếp đại tràkhoảng 70-98%

Xếp xong TKB: 1-5% còn lại

Tinh chỉnh, làm đẹp TKB

Mô phỏng mô hình

Không dễ, nhưng là khâu rất quan trọng.

Page 49: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Phần mềmTKB

Các phiên bản TKB 2.1, 3.0, 3.5 đã làm được. Bản 4.0 nâng cấp đáng kể chức năng này.

Các phiên bản TKB 4.X đã có một số chức năng phục vụ chức năng này. Bản 6.0 đã giải quyết trọn vẹn vấn đề này.

Đây là hướng đi chính của phần mềm TKB hiện tại và trong tương lai. Những phát triển đầu tiên của hướng này từ TKB 6.5.

Xếp đại tràkhoảng 70-98%

Xếp xong TKB: 1-5% còn lại

Tinh chỉnh, làm đẹp TKB

Mô phỏng mô hình

TKB 2.1 đã mô phỏng khá chính xác mô hình dữ liệu và phương pháp tiếp cận bài toán.

Page 50: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

TKB 10.0: phần mềm chuyên nghiệp

Phần mềm TKB chỉ có một chức năng duy nhất là hỗ trợ xếp thời khóa biểu cho các nhà trường phổ thông.

Phần mềm TKB được viết trên một ngôn ngữ bậc cao không phụ thuộc vào bất cứ một phần mềm có bản quyền nào của nước khác.

Giao diện của TKB được chuẩn hóa theo những qui ước chung của các phần mềm chuyên nghiệp trên thế giới.

Page 51: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các tính năng TKB 10.0

1. Hỗ trợ 300 lớp học sáng, 300 lớp chiều, 300 phòng học bộ môn và đa năng, 500 giáo viên.

2. Hỗ trợ 10 địa điểm lớp nhà trường3. 17 tính chất sư phạm môn học4. Hơn 20 ràng buộc và thuộc tính giáo viên.5. 6 màn hình xem và tinh chỉnh dữ liệu chính:

Main Loop, Show All, Browse Teacher, Triple View, Show All Room và 2b View.

Page 52: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các tính năng TKB 10.0

6. Tích hợp hơn 100 công cụ hỗ trợ xếp tay và bán tự động thời khóa biểu. Các công cụ này biến phần mềm thành một công cụ lao động mới của giáo viên xếp thời khóa biểu.

7. Khóa dữ liệu trên ô TKB.8. Tinh chỉnh thời khóa biểu hỗ trợ Undo và Redo vô

hạn lần.9. Lệnh tìm kiếm và truy vấn dữ liệu TKB hoàn toàn

mới là công cụ hỗ trợ đắc lực cho BGH quản lý thời khóa biểu.

Page 53: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các tính năng TKB 10.0

10. Tự động phân tích và xếp 100% thời khóa biểu áp dụng cho tất cả các mô hình.

11. 3 lệnh mô phỏng tư duy xếp TKB chính là CX (xếp bằng được 1 tiết), Push Out (giải phóng 1 ô) và Move To (Di chuyển tiết trên TKB.

12. Các thuật toán tinh chính dữ liệu chính: CX, FPR, DPR, Đặc biệt thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpCX/OpDPR, OpDPR/FPR.

13. Cho phép lưu trữ và in ấn 5 phương án TKB trong phần mềm.

14. Dữ liệu nhỏ, gọn dễ dàng vận chuyển và sao chép. Cài đặt mật khẩu bảo vệ dữ liệu.

Page 54: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các tính năng TKB 10.0

14. Cho phép in trên 10 dạng TKB khác nhau với rất nhiều các lựa chọn khác nhau để in trên ô TKB. Cho phép in cả TKB dự phòng.

15. Dữ liệu TKB có thể đưa ra Excel với rất nhiều khuôn dạng và báo cáo thống kê khác nhau.

16. Đưa vào hệ số môn học cho phép tính tải dạy giáo viên chính xác hơn.

17. Lệnh đưa dữ liệu ra HTML ngay lập tức có thể tạo thành trang thông tin TKB trên Website nhà trường.

Page 55: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các tính năng TKB 10.0

18. Chức năng tiện ích PCGD cho phép thay đổi phân công chuyên môn của giáo viên ngay trong năm học mà không phải nhập và xếp lại thời khóa biểu.

19. Hỗ trợ hoàn toàn mô hình THPT phân ban với khái niệm Chương trình đào tạo.

20. Hỗ trợ hoàn toàn mô hình phòng học bộ môn và đa năng

21. Lần đầu tiên hỗ trợ mô hình các lớp học 2b.22. Một loạt các tính năng hỗ trợ đánh giá GV trong quá

trình tinh chỉnh dữ liệu được đưa vào phần mềm.23. Các chức năng tối ưu hóa TKB giáo viên (TOP).

Page 56: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các tính năng TKB 10.024. Chức năng xóa tiết Chào cờ riêng lẻ cho từng

lớp.25. Chức năng chuyển đổi thời khóa biểu giữa 2

ngày trong tuần.26. Gửi thông tin thời khóa biểu đến từng GV và

HS thông qua email và tin nhắn.27. Tính năng liên kết với Cùng học cho phép mỗi

nhà trường có thể tạo 1 Website hay 1 trang riêng cho nhà trường trên Cùng học để quan sát và quản trị thời khóa biểu.

Page 57: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Giới thiệu nhanh giao diện phần mềm TKB

Page 58: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10 tính năng mạnh nhất của TKB1. Xếp tự động 100% thời

khóa biểu.2. Mô phỏng 3 công cụ chính

của tư duy xếp TKB: CX, Push Out, Move To.

3. Tinh chỉnh dữ liệu cho phép quan sát tất cả các giáo viên trung gian.

4. Thuật toán tinh chỉnh vị trí cố định FPR.

5. Tự động đánh giá thay đổi giáo viên của các lệnh tinh chỉnh dữ liệu.

6. Đánh giá tiết học trên thời khóa biểu và chức năng các phương án chuyển tiết tối ưu.

7. Đánh giá thời khóa biểu giáo viên theo 12 tiêu chí quan trọng.

8. Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpCX/OpDPR.

9. Đánh giá thời khóa biểu giáo viên theo buổi học.

10. Các công cụ tối ưu hóa thời khóa biểu giáo viên (TOP).

Page 59: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

1. Xếp tự động 100% TKB

Xếp tự động 100% là tính năng khó nhất và quan trọng nhất của một phần mềm xếp thời khóa biểu.

Phần mềm TKB lần đầu tiên đưa ra chức năng xếp 100% thời khóa biểu năm 2004 (bản 4.8), sau đó đã nâng cấp liên tục cho đến bản TKB 6.0 thì mở rộng lệnh này cho toàn bộ mô hình TKB với phòng học bộ môn và đa năng.

Page 60: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lệnh xếp toàn bộ (SF)

Chức năng chính của lệnh: tự động phân tích bộ dữ liệu hiện có xem có khả năng xếp tự động 100% hay không.

Nếu Không thì thông báo nguyên nhân.Nếu Có thì thực hiện việc xếp tự động

100%

Page 61: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

SF- Start and FinishLệnh SF chỉ phát huy tác dụng khi đã nhập xong toàn bộ dữ liệu

ban đầu và đã chuẩn bị xong các công việc cần thiết như: xếp tiết Sinh hoạt, Chào cờ, tạo khuôn lớp học, xếp trước một số môn hoặc giáo viên cần ưu tiên.

Lệnh SF sẽ thực hiện các công việc sau:1. Tự động phân tích, kiểm tra các ràng buộc vật lý và logic

của dữ liệu và ràng buộc Thời khóa biểu, kiểm tra khả năng có thể xếp được 100% công việc hay không. Nếu không được thì thông báo các nguyên nhân tương ứng.

2. Tiến hành một thuật toán đặc biệt xếp hết 100% các tiết có trong bảng PCGD của nhà trường.

3. Tiến hành điều chỉnh, “tối ưu” hóa lại các ràng buộc môn học hay giáo viên có thể bị phá vỡ.

4. Kết thúc công việc và thông báo lệnh thành công.

Page 62: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

SF- Start and FinishLệnh Xếp toàn bộ (SF) được thực

hiện qua 5 bước:

1. Kiểm tra điều kiện thực hiện

2. Xếp đại trà

3. Hoàn thiện

4. Kết thúc xếp

5. Tối ưu TKB

Kiểm tra các điều kiện vật lý và logic

Xếp tự động khoảng 70-95% công việc

Xếp tự động phần còn lại bỏ qua ràng buộc giáo viên

Xếp nốt phần còn lại bỏ qua tất cả các ràng buộc (xếp hết)

Sắp xếp, tinh chỉnh lại theo ràng buộc môn học và giáo viên đã bị phá vỡ

Page 63: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

2. 3 công cụ mô phỏng tư duy xếp: CX, Push Out, Move To

CX: xếp 1 tiết vào thời khóa biểu.Push Out: giải phóng 1 ô thời khóa biểu.Move To: dịch chuyển 1 tiết trên thời khóa biểu

sang vị trí khác.

Page 64: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các công cụ chính

Lệnh Giải phóng 1 ô Lệnh Xếp 1 tiết CX Lệnh dịch chuyển

Kéo thả trên TKB

Cả 3 lệnh trên đều có thể áp dụng 1 trong 5 thuật toán chính:CX, FPR, DPR, DPR-1e, OpCX/OpDPR

Page 65: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu lõi

1. Thuật toán CX (Conditional eXecution - dịch chuyển trên lớp)

2. Thuật toán FPR (Fix Position Replacement - thay thế vị trí cố định)

3. Thuật toán DPR (Dinamic Position Replacement - thay thế vị trí động)

Page 66: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

3. Tinh chỉnh dữ liệu cho phép quan sát các GV trung gian

Nguyên tắc chính của chức năng tinh chỉnh dữ liệu là phải thay đổi một số giáo viên trung gian: nguyên tắc bù trừ (hay bảo toàn).

Phần mềm TKB cho phép quan sát tất cả các thay đổi của các giáo viên trung gian. Quyết định cuối cùng bao giờ cũng thuộc về người xếp thời khóa biểu.

Page 67: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

“dây giáo viên” trong lệnh tinh chỉnh dữ liệu TKB

Trong phần mềm TKB, toàn bộ các lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu cho phép người xếp quan sát các “dây” giáo viên bị ảnh hưởng khi tinh chỉnh. Như vậy người dùng sẽ kiểm soát được toàn bộ quá trình thay đổi dữ liệu khi tinh chỉnh thời khóa biểu.

Page 68: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

4. Thuật toán tinh chỉnh vị trí cố định FPR

Để thực hiện các mô phỏng tư duy của phần mềm cần những thuật toán lõi tinh chỉnh dữ liệu. Trong số các thuật toán cổ điển, FPR (t/t thay đổi vị trí cố định) có rất nhiều ưu điểm vì t/t này chỉ có thể làm ảnh hưởng đến nhiều nhất 1 GV trung gian.

Thuật toán FPR được thiết kế từ bản TKB 4.0 và được nâng cấp hoàn toàn trong TKB 6.0 để hỗ trợ cho mô hình phòng học bộ môn và đa năng.

Trong phần mềm TKB sử dụng 3 thuật toán chính: FPR, CX và DPR.

Page 69: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán FPRTKB giáo viên A Giả sử giáo viên

A dạy tiết 1 thứ 7 muốn chuyển tiết đến tiết 5 thứ 4.Tư duy điều chỉnh?

TKB giáo viên B

TKB giáo viên C

TKB giáo viên D

TKB giáo viên E

Chỉ có giáo viên E có thể bị ảnh hưởng. Giáo viên A luôn hưởng lợi.

Page 70: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán CXTKB lớp học 10A

Các giáo viên trong một lớp đổi chỗ cho nhau, một giáo viên có lợi (gv đầu tiên), các giáo viên còn lại phải “hy sinh” để nhận một TKB có thể xấu đi.

Giả sử giáo viên dạy tiết 1 thứ 5 muốn chuyển tiết đến tiết 2 thứ 2.Tư duy điều chỉnh?

Page 71: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán DPR (general)TKB giáo viên A

TKB giáo viên B

TKB giáo viên C

TKB giáo viên D

TKB giáo viên E

Page 72: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán DPR (lệnh CX)1 2 3 4

Page 73: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán DPR (lệnh di chuyển)1 2 3 4

Page 74: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Công cụ tinh chỉnh & thuật toán

Push Out: giải phóng ô thời khóa biểu

CX: xếp bằng được 1 tiết trên TKB

Move To: di chuyển tiết trên TKB

CX

FPR

DPR

Page 75: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

5. Tự động đánh giá GV thay đổi dữ liệu của lệnh tinh chỉnh

Tính năng mới này được đưa vào phần mềm từ bản TKB 6.5 hỗ trợ cho người xếp quan sát và đánh giá chung kết quả của một thao tác tinh chỉnh dữ liệu.

Page 76: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các tiêu chí đánh giá thay đổi GV

Page 77: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Dãy các GV tham gia vào lệnh tinh chỉnh dữ liệu

Bảng thể hiện các tiêu chí đánh giá trước và sau khi thực hiện lệnh

Đánh giá chung

Lựa chọn đánh giá tinh chỉnh TKB

Page 78: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

6. Đánh giá tiết học và chức năng chuyển tiết tối ưu

Một tính năng mới nổi bật được đưa vào từ bản TKB 7.0. Tính năng này bao gồm 2 yếu tố:

(a) Đánh giá các tiết học (xem tiết nào tốt, tiết nào xấu trên TKB giáo viên).

(b) Nếu tiết là Xấu, tìm ra vị trí tối ưu nhất để chuyển tiết này đến vị trí mới sao cho không bị Xấu nữa. Tính năng mới này được mô tả trong lệnh Các phương án chuyển tiết tối ưu.

Page 79: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

8 tiêu chí đánh giá tiết học

Tiết tạo ra tiết trốngTiết duy nhất trong buổi họcTiết vi phạm ràng buộc Bận, Nghỉ, Hạn chếTiết vi phạm ràng buộc không dạyTiết vi phạm ràng buộc nghỉ buổi dạyTiết vi phạm ràng buộc không dạy qua trưaTiết vi phạm điều kiện thời gian nghỉ giữa buổiTiết vi phạm ràng buộc tính chất môn học

Page 80: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Đánh giá tiết họcTiết "xấu" là tiết

phá vỡ, vi phạm tối thiểu 1 trong các tiêu chí được đánh giá.

Tiết xấu cần chuyển đi??

Cần chuyển đi đâu?

Page 81: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10 tiêu chí đánh giá chuyển tiết tối ưu

Không vi phạm ràng buộc Nghỉ, Hạn chế, BậnKhông vi phạm ràng buộc không dạy theo tiếtKhông vi phạm ràng buộc nghỉ các ngày cụ thểKhông vi phạm ràng buộc về số tiết dạy max trong ngàyKhông vi phạm ràng buộc không dạy qua trưaKhông vi phạm ràng buộc dạy qua giờ nghỉ giải laoKhông vi phạm ràng buộc tính chất môn họcKhông làm tăng tiết trốngKhông làm giảm số buổi nghỉKhông làm giảm số ngày nghỉ

Page 82: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Chuyển tiết tối ưu?

9

4

7

9Chuyển tiết tối ưu? Thỏa mãn càng nhiều càng tốt các tiêu chí của chuyển tiết tối ưu

Page 83: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Chuyển tiết tối ưu

• Chỉ ra các tiết học "Xấu" cần chuyển đi.• Chỉ ra ngay trên màn hình các vị trí "tối ưu

nhất" có thể chuyển đến.• Lệnh Các phương án chuyển tiết cho phép

người dùng quan sát tất cả các phương án chuyển và chọn phương án tối ưu nhất.

• Tự động thực hiện 1 phương án tối ưu nhất có thể.

Page 84: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

7. Đánh giá GV theo 12 tiêu chíĐánh giá một TKB giáo viên thế nào là Tốt, Xấu

là một câu hỏi khó và là vấn đề lớn của mọi phần mềm thời khóa biểu.

Từ TKB 7.0 đưa vào thêm đánh giá GV theo 12 tiêu chí, khá phù hợp với thực tế.

Page 85: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

12 Tiêu chí đánh giá GV6 tiêu chí định lượng thông tin TKBSố tiết trống trong một buổi học.Tổng số tiết trống trong một tuần.Số lượng buổi nghỉ và ngày nghỉ trong một tuầnSố lượng tiết dạy Max trong buổiCó dạy qua trưa hay không?

6 tiêu chí đánh giá thỏa mãn ràng buộc TKBSố lượng các tiết bị phá vỡ ràng buộc Nghỉ, Bận, Hạn chế.Số buổi vi phạm ràng buộc nghỉ theo tiết học.Số buổi vi phạm ràng buộc nghỉ buổi học.Có vi phạm ràng buộc số buổi nghỉ dạy hay không.Số buổi vi phạm ràng buộc dạy Max trong buổi học.Có vi phạm ràng buộc số ngày nghỉ dạy hay không.

Page 86: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

12 Tiêu chí đánh giá TKB GV

Page 87: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cài đặt thông tin đánh giá

6 tiêu chí định lượng, thông tin dữ liệu thời khóa biểu

6 tiêu chí thỏa mãn ràng buộc thời khóa biểu

Page 88: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các thuật toán tinh chỉnh tối ưu

• Các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu đã biết:CXFPRDPR

• Các thuật toán này chỉ xét kết quả tổng thể, không tính đến sự tối ưu nào cả, do vậy các GV trung gian có thể bị ảnh hưởng thời khóa biểu.

• Cần có các thuật toán mới áp dụng tối ưu hóa tinh chỉnh dữ liệu.

Page 89: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các thuật toán tinh chỉnh tối ưu

• Tối ưu hóa các thuật toán cũ:CX ---> OpCXFPR ---> OpFPRDPR ---> OpDPR

• Tính tối ưu hóa "Op" thể hiện như sau: Tất cả các thay đổi tiết trung gian đều được "tối ưu hóa". Do vậy nếu thuật toán được tối ưu hóa thì các GV trung gian sẽ không bị xấu đi TKB.

Page 90: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

2 thuật toán tinh chỉnh tối ưu

• 3 thuật toán tinh chỉnh tối ưu TKB là:OpCX/OpDPROpDPR/FPROpDPR (ít dùng vì khó thực hiện)

• 2 thuật trên hay được sử dụng nhất.

Page 91: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

8. Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpCX/OpDPR, OpDPR/FPR

Thuật toán tinh chỉnh OpCX/OpDPR mới được đưa vào từ bản mới nhất TKB 7.5 tháng 6 năm 2009. Phát triển đột phá nhất của thuật toán này là đảm bảo tất cả các giáo viên trung gian đều không bị thay đổi dữ liệu để TKB bị xấu đi. Hay nói cách khác: thuật toán đã xử lý được tính tối ưu của tất cả các giáo viên trung gian.

OpCX/OpDPROpCX: tối ưu CX

OpDPR: tối ưu DPR

Page 92: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpDPR/FPR

Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpDPR/FPR mới được đưa vào từ bản phiên bản TKB 8.5. Thuật toán này đã tối ưu hóa hoàn toàn các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu chính của bài toán xếp thời khóa biểu.

OpDPR/FPRTối ưu hỗn hợp

sử dụngOpDPR/OpFPR

Page 93: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán OpCX/OpDPR1 2 3 4

Page 94: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán OpDPR/FPR1 2 3 4

Page 95: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

9. Đánh giá TKB giáo viên theo buổi học

Từ TKB 7.5 phần mềm đưa ra thêm 1 đánh giá nữa: đánh giá từng buổi học của GV. Các đánh giá này là cơ sở của các chức năng tối ưu TKB giáo viên trong tương lai.

Page 96: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10 tiêu chí đánh giá từng buổi dạy của giáo viên (TOP)

Có khoảng trống trong buổi họcVi phạm điều kiện ràng buộc nghỉ buổi họcDạy qua trưaVi phạm tính chất môn họcChỉ có tiết Sinh Hoạt và HỌPDạy quá nhiều tiếtChỉ có 1 tiết dạyDạy quá nhiều môn học chínhVi phạm điều kiện ràng buộc nghỉ tiếtPhá vỡ cân bằng môn Tự nhiên - Xã hội

Page 97: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10. Các lệnh tối ưu TKB giáo viên (TOP - Teacher Optimization)

Các lệnh hỗ trợ tối ưu TKB giáo viên mới được đưa vào từ TKB 7.5 (áp dụng cho từng buổi học):

1. Xóa các tiết trống.2. Giải phóng buổi học (dồn buổi, giãn buổi).3. Tăng 1 tiết trong buổi học (dồn buổi, giãn buổi). 4. Giảm 1 tiết trong buổi học (dồn buổi, giãn buổi).

Page 98: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các lệnh TOP

- Thực hiện trên từng buổi học của giáo viên.- Bao gồm một hay nhiều lệnh tinh chỉnh đơn

gộp lại được thực hiện như một giao dịch (transaction) hoàn chỉnh.

- Hoàn toàn dựa trên thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpCX/OpDPR.

Page 99: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

TKB hỗ trợ mô hình phòng học bộ môn và đa năng

Page 100: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Sự khác biệt chính giữa phòng học bộ môn, đa năng và phòng truyền thống

Là phòng học bình thườngChứa các dụng cụ học tập,

thí nghiệm, bài giảng phục vụ đổi mới giảng dạy

Giáo viên ngồi tại chỗ, học sinh di chuyển tới phòng tương ứng

Phòng không cấp cho lớp học như phòng truyền thống

Là phòng học bình thường

Không chứa bất cứ công cụ giảng dạy hay thí nghiệm nào

Học sinh ngồi tại chỗ, giáo viên di chuyển đến phòng bộ môn

Phòng học được cấp cố định cho một lớp trong năm học

Phòng Bộ môn, Đa năng Phòng Truyền thống

Page 101: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Sự khác biệt chính giữa phòng học bộ môn và phòng học đa năng

Là phòng học bình thườngChứa các dụng cụ học tập,

thí nghiệm đặc thù với một số môn học nhất định

Giáo viên ngồi tại chỗ, học sinh di chuyển tới phòng tương ứng

Phòng không cấp cho lớp học như phòng truyền thống

Là phòng học bình thườngChứa các thiết bị truyền thông

đa năng cho phép dạy bất cứ môn học nào

Giáo viên ngồi tại chỗ, học sinh di chuyển tới phòng tương ứng

Phòng không cấp cho lớp học như phòng truyền thống

Phòng Bộ môn Phòng Đa năng

Page 102: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình phòng học bộ môn và đa năng trong TKB

Mô hình cũ (cổ điển): mọi lớp học đều học trong phòng truyền thống. Phần mềm không có đối tượng phòng học.

Mô hình mới: bổ sung khái niệm phòng học:+ Phòng học bộ môn+ Phòng học đa năng Trong TKB không có đối tượng phòng truyền thống.

Page 103: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các mô hình phòng bộ môn trong nhà trường phổ thông Việt Nam

Mô hình truyền thống

Mô hình phòng học bộ môn lý tưởng

Mô hình phòng học bộ môn thực tế

Mô hình cũ

Mô hình để nghị trên thực tế

Mô hình không lý tưởng ít xảy ra trên thực tế

Page 104: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình cổ điển của nhà trường: không có phòng học bộ môn + đa năng

8A 8B 9A 9B

7A 7B 6A 6B

Khu vực lớp học truyền

thống

Page 105: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình lý tưởng của nhà trường với phòng bộ môn + đa năng

8A 8B 9A 9B

7A 7B 6A 6B

Lý 6, 7 Lý 8, 9

Hóa 8, 9 Sinh 6-9

Khu vực lớp học truyền

thống

Khu vực các phòng học bộ môn, đa năng

DN 1

DN 2

Page 106: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình thực tế Việt Nam (không lý tưởng)

8A, Hóa 8B 9A 9B

7A, Sinh 7B 6A 6B

Lý 6, 7 Lý 8, 9

Hóa 8, 9 Sinh 6-9

2 lớp đặc biệt 8A, 7A

DN 1

DN 2

Page 107: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Phòng học đa năng trong TKB- Khởi tạo các phòng học đa năng từ lệnh nhập DS

phòng học (có chữ D)- Không cần khai báo thêm bất cứ điều gì.- Có thể học bất cứ môn học nào.- Được phép chuyển đổi các tiết học trong phòng

truyền thống sang phòng đa năng và ngược lại.

Page 108: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình thời khóa biểu với phòng đa năng

6A

Khu vực các phòng học

truyền thống

6B

7A 7A

8A 8A

9A 9A

Phòng Đa năng 1

Phòng Đa năng 2

Khởi tạo phòng đa năng

Page 109: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Phòng học bộ môn trong TKB

- Khởi tạo các phòng học bộ môn lệnh nhập DS phòng học (có chữ M)

- Cần khai báo tính chất môn học cho từng môn học và từng khối lớp phòng học sẽ trở thành phòng học bộ môn thực sự.

- Các lớp học cần khai báo phân công môn học trong phòng bộ môn. Nếu đã đăng ký, các môn học này bắt buộc phải được xếp trong phòng học bộ môn tương ứng. Ngược lại các tiết học sẽ được xếp học theo mô hình cổ điển, tức là học trong phòng học truyền thống.

Page 110: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các thao tác với phòng bộ mônSau khi các phòng bộ môn được xác định, các lớp học

sẽ đăng ký các môn học được phép học trong phòng bộ môn. Tuỳ thuộc vào số lượng phòng bộ môn mà việc đăng ký này sẽ hạn chế số lượng các lớp và môn học được đăng ký.

Khi một lớp đã đăng ký một môn học được học trong phòng bộ môn, toàn bộ các tiết học môn này của lớp này bắt buộc phải học trong các phòng bộ môn tương ứng.

Được phép chuyển giữa các phòng bộ môn.Không được phép chuyển đổi tiết học giữa phòng học

bộ môn và phòng đa năng.

Page 111: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình thời khóa biểu của phòng học bộ môn với TKB

Khởi tạo phòng

HOA9

Gán thuộc tính môn học, khối lớp cho

phòng

Phòng bộ môn Hóa, khối 9

Lớp 9A

Mặc định các môn học đều học trong phòng học truyền

thống

Đăng ký lớp 9A, môn Hóa học trong phòng

bộ môn

Lớp 9A, môn Hóa, bắt buộc học trong

phòng bộ môn

Page 112: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình phòng học bộ môn trong TKB

6A

PHBM1 PHBM2

PHBM3 PHBM4

Khu vực các phòng học bộ môn, đa năng

Khu vực các phòng học truyền thống

6B

7A 7A

8A 8A

9A 9A

DN1 DN2

Page 113: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình phòng học lý tưởng với TKB

6A

PHBM1

PHBM2

DN 1

DN 2

Khu vực lớp học (phòng truyền thống)

6B

7A 7A

8A 8A

9A 9A

Khu vực phòng học

Tiết học truyền thống

Tiết học trong

phòng học

Page 114: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình phòng học lý tưởng với TKB

- Hai khu vực phòng học truyền thống (lớp học) và phòng học bộ môn, đa năng độc lập.- Là một mở rộng tự nhiên của mô hình TKB cũ (hiện thời).- Đa số các tiết học là truyền thống. Học sinh và giáo viên cùng di chuyển.

- Phân công học trong phòng bộ môn rất chặt chẽ. Không được di chuyển tự do với phòng học truyền thống và đa năng.- Tiết học truyền thống được phép chuyển đổi tự do sang phòng đa năng.- Không được phép chuyển đổi giữa phòng bộ môn và đa năng và ngược lại.

Page 115: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cách xử lý các lớp học đặc biệt

1. Trước tiên giả sử đây vẫn là các lớp học bình thường (nghĩa là có phòng truyền thống như mọi lớp khác.)

2. Tiến hành xếp thời khóa biểu như trường hợp mô hình lý tưởng.

3. Khi đã xếp xong thì dùng lệnh RAD để phân bổ lại các tiết học truyền thống trong các lớp đặc biệt này sang các phòng học khác.

Page 116: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cách xử lý các lớp học đặc biệt

9A, Hóa 9B 8B 7B

8A, Sinh 9C 8C 7C

Lý 8, 9 Lý 6, 7

Hóa 8, 9 Sinh 6-9

2 lớp đặc biệt 9A, 8A

DN 1

DN 2

Page 117: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cách xử lý các lớp học đặc biệt

9A 9B 8B 7B

8A 9C 8C 7C

Lý 8, 9 Lý 6, 7

Hóa 8, 9 Sinh 6-9

1. Giả sử các lớp 9A, 8A là các lớp bình thường

DN 1

DN 28A, Sinh

9A, Hóa

Page 118: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cách xử lý các lớp học đặc biệt

9A 9B 8B 7B

8A 9C 8C 7C

Lý 8, 9 Lý 6, 7

Hóa 8, 9 Sinh 6-9

2. Xếp TKB cho toàn trường như mô hình lý tưởng

DN 1

DN 28A, Sinh

9A, Hóa

Page 119: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cách xử lý các lớp học đặc biệt

9A, Hóa 9B 8B 7B

8A, Sinh 9C 8C 7C

Lý 8, 9 Lý 6, 7

Hóa 8, 9 Sinh 6-9

3. Phân bổ các tiết “truyền thống” của các lớp đặc biệt bằng lệnh RAD

DN 1

DN 2

Page 120: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lệnh RAD: phân bổ các tiết học truyền thống của các lớp đặc biệt

9B

7B 7C

9C

8B 8C

Lý 8, 9

Sinh 6-9

DN 1DN 2

9A – đặc biệt

Các tiết học trong phòng học không cần phân bổ

Các tiết học truyền thống cần phân bổ Phân bổ có thể thực

hiện tự động hoặc điều chỉnh bằng tay trên màn hình lệnh RAD

Page 121: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Mô hình không lý tưởng với TKB

Đa số các lớp học sẽ tiến hành học tập giống như trường hợp mô hình lý tưởng.

Riêng đối với các lớp đặc biệt: học sinh sẽ phải di chuyển nhiều hơn các lớp khác. Các lớp này sẽ bị một chút thiệt thòi hơn các lớp khác trong nhà trường.

Page 122: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

TKB hỗ trợ mô hình THPT phân ban mới

Page 123: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Chương trình đào tạo

10A 11B 12C

Cơ Bản Ban A KHTN

Ban C KHXH

Phân phối tiết chuẩn

Chương trình đào tạo

Page 124: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Qui trình xếp TKB bằng phần mềm

Page 125: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Nội dung1. Khởi tạo tệp dữ liệu TKB2. Nhập thông tin địa điểm, hệ đào tạo, phân

phối tiết chuẩn cho các khối lớp3. Nhập dữ liệu gốc TKB4. Nhập bảng PCGD (phân công chuyên môn)5. Nhập ràng buộc giáo viên6. Nhập tính chất môn học7. Xếp tiết CHÀO CỜ và KHÔNG HỌC8. Xếp tiết Sinh hoạt và tiết GV chủ nhiệm

Page 126: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Nội dung (tiếp)9. Xếp tự động 100% thời khóa biểu.10. Kiểm tra, điều chỉnh, tinh chỉnh, tối ưu dữ liệu

thời khóa biểu (I).11. Tinh chỉnh, tối ưu, làm đẹp dữ liệu thời khóa

biểu (II).12. In ấn TKB toàn trường, từng lớp, từng giáo

viên.13. Quản lý và báo cáo thời khóa biểu.

Page 127: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Khởi tạo dữ liệu

Nhập dữ liệu GỐC

Nhập bảng PCGD Nhập ràng buộc GV Nhập tính chất môn học Phân công phòng BM

Xếp Chào cờ, KH Xếp tiết SH, GVCN

Xếp tự động 100%

Tinh chỉnh, làm đẹp TKB

In TKB trường, lớp In TKB trường, gv Quản lý, báo cáo TKB

Phân bổ phòng học (RAD)

Page 128: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

1. Khởi tạo dữ liệu TKB

Mỗi thời khóa biểu nhà trường trong một học kỳ là một tệp *.tkb trên đĩa.Khi có phần mềm, nhà trường cần khởi tạo 1 lần tệp dữ liệu TKB cho trường mình. Tệp dữ liệu cần lưu trữ nhiều nơi đề phòng sự cố.

Lệnh khởi tạo tệp dữ liệu TKB trải qua 4 bước

Page 129: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

2. Thông tin hệ thống nhà trường

1. Địa điểm lớp học2. Các hệ đào tạo3. Phân phối tiết chuẩn

cho hệ đào tạo4. Các khối lớp hệ

thống

Page 130: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

3. Nhập dữ liệu GỐC

Dữ liệu gốc TKB là những dữ liệu ít hoặc hầu như không thay đổi theo thời gian. Các dữ liệu này chỉ được nhập vào phần mềm đúng 1 lần và được dùng nhiều lần. Phần lớn đây là các dữ liệu tham chiếu của thời khóa biểu.

DS môn họcDS giáo viênDS lớp họcDS phòng học (bộ môn, đa năng)DS nhóm GV (tổ chuyên môn)----------------------------------DS lớp 2bPhân phối tiết chuẩn cho lớp 2b

Page 131: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

4. Nhập bảng PCGD

Bảng PCGD là dữ liệu phức tạp nhất cần nhập cho mỗi lần xếp thời khóa biểu (đầu học kỳ).--------------------------Nhập từng phần tử, ô của bảng PCGD

Page 132: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

5. Nhập ràng buộc GV

Phần mềm cho phép nhập ràng buộc GV theo:- Từng giáo viên- Từng nhóm, tổ giáo viênCó một màn hình nhập liệu cho mỗi GV và mỗi tổ giáo viên

Page 133: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

6. Nhập tính chất môn học

Phần mềm hỗ trợ cho 17 tính chất sư phạm môn học. Cách nhập theo 3 bước như sau:- Chọn tính chất môn học - Chọn các môn học tương ứng- Chọn lớp hoặc khối lớp để gán tính chất này với môn học này.

Page 134: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

7. Xếp tiết Chào cờ, Không học

Tiết CHÀO CỜ là tiết đặc biệt trên TKB.

Cần 1 lệnh đặc biệt xếp tiết chào cờ cho tất cả các lớp học trong nhà trường trong một buổi học.

Tiết KHÔNG HỌC là tiết mà lớp sẽ không học và không được xếp tiết bình thường.Các tiết Không học dùng để “tạo khuôn” cho các lớp học.

Page 135: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

8. Xếp tiết Sinh hoạt, GV CN

Sinh hoạt thường là môn học đầu tiên trong DS các môn học.Sinh hoạt là môn học đặc biệt bởi vì:- Thông thường tiết Sinh hoạt là cố định trong tuần và không được phép thay đổi.- GV dạy tiết Sinh hoạt chính là GV chủ nhiệm.Có 1 lệnh riêng để xếp tiết Sinh hoạt trong toàn trường.

Page 136: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

9. Xếp tự động 100%

Sau khi đã nhập xong toàn bộ DL, các ràng buộc môn học, giáo viên, xếp tiết Chào cờ, tạo khuôn lớp bằng Không học, xếp tiết Sinh hoạt và GV chủ nhiệm thì có thể bắt đầu thực hiện lệnh xếp 100% thời khóa biểu: lệnh SF.-Lệnh SF thực hiện theo từng buổi học sáng / chiều.- Phần mềm sẽ tự động kiểm tra khả năng xếp toàn bộ và thông báo lỗi nếu không xếp được.

Page 137: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10. Kiểm tra, tinh chỉnh, làm đẹp dữ liệu

Tinh chỉnh, làm đẹp thời khóa biểu là công việc phức tạp nhất và tốn nhiều thời gian, công sức nhất của người xếp thời khóa biểu.Chức năng mạnh nhất của phần mềm TKB chính nằm ở các lệnh quan sát, tinh chỉnh và làm đẹp thời khóa biểu.Phần mềm có nhiều màn hình và chế độ quan sát, tinh chỉnh dữ liệu. Main Loop, Triple View, 2b View, Show All, Browse Teacher.

Page 138: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các lệnh tinh chỉnh, điều chỉnh DL

-Nhóm các lệnh quan sát, xem, tô màu tkb theo các tiêu chí khác nhau.- Các lệnh xếp tay và xóa trực tiếp trên TKB.- Nhóm lệnh kiểm tra mâu thuẫn các ràng buộc TKB.

- Xếp tự động TKB cho từng lớp, từng GV.- Thay đổi tiết, môn học và phòng học- Khóa ô dữ liệu.- Nhóm lệnh tinh chỉnh dữ liệu trên TKB có đánh giá kết quả.

Page 139: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các công cụ tối ưu làm đẹp TKB

-3 kiểu đánh giá TKB giáo viên: đánh giá tiết học, đánh giá chung theo bảng 12 tiêu chí, đánh giá buổi học.-Đánh giá tự động thay đổi GV khi tinh chỉnh.

- Sử dụng thuật toán OpCX/OpDPR trong các lệnh tinh chỉnh.-Đánh giá tiết học và chuyển tiết tối ưu.-Đánh giá buổi học và các công cụ TOP tối ưu hóa các buổi học của TKB giáo viên.

Page 140: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

11. In ấn dữ liệu TKB

Có 6 dạng chính có thể in TKB:-TKB toàn trường theo các nhóm lớp học.- TKB của từng lớp học theo sáng / chiều- TKB toàn trường theo GV- TKB của từng giáo viên- TKB toàn trường theo phòng học- TKB của từng lớp học

Page 141: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

12. Quản lý, báo cáo

Đây là các công việc sau khi đã hoàn thành việc xếp thời khóa biểu cho nhà trường.- Quan sát, in ấn TKB.- Tìm kiếm thông tin để quản lý- Chuyển DL ra dạng Excel- Chuyển TKB lên Website nhà trường để có thể truy nhập từ xa.- Tiến hành các báo cáo, thống kê tải dạy theo TKB.- Thay đổi GV dạy trong quá trình năm học.

Page 142: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10 lời khuyên cho giáo viên làm nhiệm vụ xếp TKB

Page 143: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

1. Không nản và nhụt chí khi bắt đầu sử dụng phần mềm TKB.

2. Một thời khóa biểu do phần mềm tạo ra có thể xấu hơn so với làm bằng tay thì cũng là chuyện bình thường, không có gì lạ.

3. Dữ liệu cần nhập rất cẩn thận, đặc biệt là bảng phân công giảng dạy của giáo viên.

4. Không cần quá tập trung suy nghĩ nhiều trong khi xếp thời khóa biểu. Nếu thấy mệt hãy nghỉ giải lao và xả hơi không hạn chế.

5. Nếu muốn xếp cho giáo viên nào đẹp hãy vào màn hình của giáo viên đó mà chỉnh sửa theo ý muốn.

Page 144: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

6. Nếu sáng mai cần có thời khóa biểu ngay mà hôm nay vẫn chưa nhập dữ liệu xong, hãy bình tĩnh, không vội vàng. Hãy nhớ rằng bạn chỉ cần 1 phút để xếp xong một thời khóa biểu hoàn chỉnh. Hãy yên tâm đi chơi nếu bạn bè rủ đi nhậu ngay hôm nay.

7. Nếu có ai đó kêu ca có thời khóa biểu xấu thì hãy nhớ rằng sẽ có nhiều người sung sướng vì có thời khóa biểu đẹp.

8. Nếu có ai đó nói với bạn rất nặng lời rằng "..... thời khóa biểu sai bét, trùng giờ trùng tiết lung tung...." thì chắc chắn rằng đó là một người nói dối. Vì chắc chắn rằng thời khóa biểu do phần mềm tạo ra không bao giờ mắc lỗi đó.

9. Phải nhớ quan sát thật kỹ khi muốn chỉnh thời khóa biểu của một người thân. Vì khi bạn đang muốn làm 1 việc tốt cho 1 người thì sẽ có nhiều người khác bị xấu đi đấy.

10. Một khi bạn thấy không hề nhức đầu khi xếp thời khóa biểu, khi mà rời ra chiếc máy tính bạn không thể nghĩ gì được nữa, tức là lúc đó bạn đã trở thành một chuyên gia xếp thời khóa biểu bằng phần mềm rồi đấy.

Page 145: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10 lời khuyên cho giáo viên sử dụng phần mềm TKB

Page 146: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

1. Bạn nên kiểm tra ngay xem phiên bản phần mềm TKB đang dùng là phiên bản nào, nếu khác với 7.5 thì lời khuyên đầu tiên của chúng tôi là: hãy nhanh nhanh nâng cấp lên phiên bản mới nhất TKB 7.5.

2. Hãy chuyển ngay và yên tâm sử dụng thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpCX/OpDPR trong tất cả các lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu của mình.

3. Hãy thực hiện ngay 1 vài thao tác nhỏ để bạn có thể hoàn toàn yên tâm cho công việc tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu của mình.

4. Nếu ai đó trong trường vẫn kêu ca rằng TKB của mình không đẹp, bạn hãy tự tin trả lời: hãy yên tâm, mong ước của anh (chị) sẽ được thực hiện nhanh chóng.

5. Đối với người xếp thời khóa biểu bằng phần mềm TKB, ưu tiên nào lớn hơn: xếp xong 100% phân công thời khóa biểu hay làm đẹp thời khóa biểu cho từng giáo viên? Câu trả lời: tất nhiên là ưu tiên xếp 100% thời khóa biểu. Tuy nhiên với TKB 7.5 mọi thứ đã thay đổi.

Page 147: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

6. Nếu như hầu hết GV trong nhà trường đều hài lòng với thời khóa biểu "khá đẹp" của mình nhưng một vài GV chủ nhiệm kêu ca về TKB lớp học không hợp lý thì điều đó không có gì lạ.

7. Với những GV khó tính nhất khi họ đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn thời khóa biểu của một ngày để họ được nghỉ ngày đó, đáng lẽ những đòi hỏi này làm bạn méo mặt thì giờ đây bạn hãy yên tâm và nói: "vô tư đi, chỉ cần một click chuột thôi mà".

8. Bạn đừng quá chủ quan khi dành tất cả các ưu ái cho một vài người thân khi muốn TKB của họ tốt. Hãy cẩn thận không khéo bạn sẽ bị nhiều GV khác trong trường kiện đấy.

9. Nếu bạn thấy vẫn chưa hài lòng với những tính năng mới của TKB 7.5 trong việc tối ưu tinh chỉnh thời khóa biểu, bạn hãy yên tâm vì phiên bản mới của TKB chắc chắn sẽ sắp ra và sẽ đáp ứng yêu cầu mới của bạn.

10. Lời khuyên cuối cùng của chúng tôi: hãy thông báo với bạn bè đồng nghiệp về phiên bản mới nhất TKB 7.5 với nhiều tính năng phát triển đột phá theo định hướng tự động tối ưu thời khóa biểu giáo viên. Bạn sẽ là một trong những người đang góp phần tích cực vào sự phát triển của phần mềm TKB của chúng tôi.

Page 148: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thực hành TKB (cơ bản)

Page 149: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Khởi tạo dữ liệu

Nhập dữ liệu GỐC

Nhập bảng PCGD Nhập ràng buộc GV Nhập tính chất môn học Phân công phòng BM

Xếp Chào cờ, KH Xếp tiết SH, GVCN

Xếp tự động 100%

Tinh chỉnh, làm đẹp TKB

In TKB trường, lớp In TKB trường, gv Quản lý, báo cáo TKB

Phân bổ phòng học (RAD)

Page 150: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thực hành TKB đơn giản (bản mới)A. Khởi tạo và nhập dữ liệu gốc của thời khóa biểu B. Các bước chuẩn bị xếp thời khóa biểuC. Lệnh xếp 100% thời khóa biểu D. Quan sát và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (I). Quan

sát và xếp tay thời khóa biểu E. Quan sát và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (II).

Các thuật toán và khái niệm cơ bản F. Quan sát và tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (III). Các

thuật toán tối ưu dữ liệu và liên quan G. Các công cụ khác trên thời khóa biểu H. In ấn và báo cáo dữ liệu thời khóa biểu

Page 151: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

A. Khởi tạo và nhập dữ liệu gốc của thời khóa biểu

1. Khởi tạo một tệp TKB mới. Open/ Close một tệp TKB.2. Nhập thông tin hệ thống: địa điểm trường, chương trình

đào tạo, số tiết chuẩn theo chương trình, hệ đào tạo.3. Nhập thông tin gốc thời khóa biểu: DS môn học, DS lớp,

DS giáo viên, DS tổ, nhóm giáo viên.4. Nhập tính chất sư phạm các môn học.5. Nhập ràng buộc giáo viên, nhóm giáo viên. 6. Nhập bảng phân công giảng dạy chuyên môn theo toàn

trường hoặc từng nhóm, tổ giáo viên.

Page 152: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

B. Các bước chuẩn bị xếp thời khóa biểu

7. Xếp tiết Chào cờ.8. Xếp tiết Không học để tạo khuôn cho các lớp

học.9. Xếp tiết Sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm.10. Xếp trước một số môn học hoặc tiết học đặc

biệt

Page 153: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

C. Lệnh xếp 100% thời khóa biểu

11. Kiểm tra toàn bộ hệ thống dữ liệu thời khóa biểu trước khi xếp chính thức.

12. Xếp toàn bộ thời khóa biểu (lệnh SF).

Page 154: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Xếp tự động 100% TKB

Xếp tự động 100% là tính năng khó nhất và quan trọng nhất của một phần mềm xếp thời khóa biểu.

Phần mềm TKB lần đầu tiên đưa ra chức năng xếp 100% thời khóa biểu năm 2004 (bản 4.8), sau đó đã nâng cấp liên tục cho đến bản TKB 6.0 thì mở rộng lệnh này cho toàn bộ mô hình TKB với phòng học bộ môn và đa năng.

Page 155: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Lệnh xếp toàn bộ (SF)

Chức năng chính của lệnh: tự động phân tích bộ dữ liệu hiện có xem có khả năng xếp tự động 100% hay không.

Nếu Không thì thông báo nguyên nhân.Nếu Có thì thực hiện việc xếp tự động

100%

Page 156: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

SF- Start and FinishLệnh SF chỉ phát huy tác dụng khi đã nhập xong toàn bộ dữ liệu

ban đầu và đã chuẩn bị xong các công việc cần thiết như: xếp tiết Sinh hoạt, Chào cờ, tạo khuôn lớp học, xếp trước một số môn hoặc giáo viên cần ưu tiên.

Lệnh SF sẽ thực hiện các công việc sau:1. Tự động phân tích, kiểm tra các ràng buộc vật lý và logic

của dữ liệu và ràng buộc Thời khóa biểu, kiểm tra khả năng có thể xếp được 100% công việc hay không. Nếu không được thì thông báo các nguyên nhân tương ứng.

2. Tiến hành một thuật toán đặc biệt xếp hết 100% các tiết có trong bảng PCGD của nhà trường.

3. Tiến hành điều chỉnh, “tối ưu” hóa lại các ràng buộc môn học hay giáo viên có thể bị phá vỡ.

4. Kết thúc công việc và thông báo lệnh thành công.

Page 157: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

SF- Start and FinishLệnh Xếp toàn bộ (SF) được thực

hiện qua 5 bước:

1. Kiểm tra điều kiện thực hiện

2. Xếp đại trà

3. Hoàn thiện

4. Kết thúc xếp

5. Tối ưu TKB

Kiểm tra các điều kiện vật lý và logic

Xếp tự động khoảng 70-95% công việc

Xếp tự động phần còn lại bỏ qua ràng buộc giáo viên

Xếp nốt phần còn lại bỏ qua tất cả các ràng buộc (xếp hết)

Sắp xếp, tinh chỉnh lại theo ràng buộc môn học và giáo viên đã bị phá vỡ

Page 158: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

D. Tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (I). Quan sát và xếp tay thời khóa biểu

13. Quan sát thời khóa biểu theo các màn hình khác nhau (tối thiểu 3 màn hình: Main Loop, Show All, Browse Teacher).

14. Tô màu trên thời khóa biểu lớp, giáo viên.15. Quan sát khung thông tin lớp và giáo viên.16. Xóa 1 tiết trên ô thời khóa biểu. Xóa 1 môn học. Xóa 1 lớp.

Xóa tiết Chào cờ. Điều chỉnh tiết Không học.17. Xếp 1 tiết bằng tay trên ô thời khóa biểu.18. Xếp tự động thời khóa biểu cho một lớp hoặc một giáo viên.19. Khóa tiết trên thời khóa biểu.20. Undo và Redo các thao tác dữ liệu trên thời khóa biểu.

Page 159: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

E. Tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (II). Các khái niệm và thuật toán cơ bản

21. Tinh chỉnh dữ liệu bằng lệnh Giải phóng 1 ô trên thời khóa biểu (Push Out).

22. Lệnh CX - xếp bằng được 1 tiết trên thời khóa biểu.

23. Lệnh di chuyển tiết trên thời khóa biểu (Move To).24. Giới thiệu 3 thuật toán tinh chỉnh dữ liệu lõi trên

thời khóa biểu: CX, FPR, DPR và 3 lệnh tinh chỉnh dữ liệu gốc thời khóa biểu: Push Out, CX, Move To.

Page 160: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

3 công cụ mô phỏng tư duy xếp: CX, Push Out, Move To

CX: xếp 1 tiết vào thời khóa biểu.Push Out: giải phóng 1 ô thời khóa biểu.Move To: dịch chuyển 1 tiết trên thời khóa biểu

sang vị trí khác.

Page 161: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các công cụ chính

Lệnh Giải phóng 1 ô Lệnh Xếp 1 tiết CX Lệnh dịch chuyển

Kéo thả trên TKB

Cả 3 lệnh trên đều có thể áp dụng 1 trong 5 thuật toán chính:CX, FPR, DPR, DPR-1e, OpCX/OpDPR

Page 162: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu lõi

1. Thuật toán CX (Conditional eXecution - dịch chuyển trên lớp)

2. Thuật toán FPR (Fix Position Replacement - thay thế vị trí cố định)

3. Thuật toán DPR (Dinamic Position Replacement - thay thế vị trí động)

Page 163: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Tinh chỉnh dữ liệu cho phép quan sát các GV trung gian

Nguyên tắc chính của chức năng tinh chỉnh dữ liệu là phải thay đổi một số giáo viên trung gian: nguyên tắc bù trừ (hay bảo toàn).

Phần mềm TKB cho phép quan sát tất cả các thay đổi của các giáo viên trung gian. Quyết định cuối cùng bao giờ cũng thuộc về người xếp thời khóa biểu.

Page 164: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

“dây giáo viên” trong lệnh tinh chỉnh dữ liệu TKB

Trong phần mềm TKB, toàn bộ các lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu cho phép người xếp quan sát các “dây” giáo viên bị ảnh hưởng khi tinh chỉnh. Như vậy người dùng sẽ kiểm soát được toàn bộ quá trình thay đổi dữ liệu khi tinh chỉnh thời khóa biểu.

Page 165: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán CXTKB lớp học 10A

Các giáo viên trong một lớp đổi chỗ cho nhau, một giáo viên có lợi (gv đầu tiên), các giáo viên còn lại phải “hy sinh” để nhận một TKB có thể xấu đi.

Giả sử giáo viên dạy tiết 1 thứ 5 muốn chuyển tiết đến tiết 2 thứ 2.Tư duy điều chỉnh?

Page 166: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán FPRTKB giáo viên A Giả sử giáo viên

A dạy tiết 1 thứ 7 muốn chuyển tiết đến tiết 5 thứ 4.Tư duy điều chỉnh?

TKB giáo viên B

TKB giáo viên C

TKB giáo viên D

TKB giáo viên E

Chỉ có giáo viên E có thể bị ảnh hưởng. Giáo viên A luôn hưởng lợi.

Page 167: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán DPR (general)TKB giáo viên A

TKB giáo viên B

TKB giáo viên C

TKB giáo viên D

TKB giáo viên E

Page 168: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán DPR (lệnh CX)1 2 3 4

Page 169: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán DPR (lệnh di chuyển)1 2 3 4

Page 170: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Công cụ tinh chỉnh & thuật toán

Push Out: giải phóng ô thời khóa biểu

CX: xếp bằng được 1 tiết trên TKB

Move To: di chuyển tiết trên TKB

CX

FPR

DPR

Page 171: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

F. Tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu (III). Các thuật toán tối ưu hóa dữ liệu

25. Đánh giá thời khóa biểu lớp, giáo viên.26. Đánh giá sự thay đổi thời khóa biểu Giáo viên và Lớp

học.27. Bảng thông tin trạng thái tiết học.28. Đánh giá tiết học và chuyển tiết tối ưu.29. Lệnh chuyển tiết tối ưu.30. Các thuật toán tinh chỉnh tối ưu.31. Các tiêu chí đánh giá thời khóa biểu giáo viên theo từng

buổi dạy.32. Các chức năng tối ưu hóa thời khóa biểu giáo viên (TOP)

Page 172: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Đánh giá GV theo 12 tiêu chíĐánh giá một TKB giáo viên thế nào là Tốt, Xấu

là một câu hỏi khó và là vấn đề lớn của mọi phần mềm thời khóa biểu.

Từ TKB 7.0 đưa vào thêm đánh giá GV theo 12 tiêu chí, khá phù hợp với thực tế.

Page 173: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

12 Tiêu chí đánh giá GV6 tiêu chí định lượng thông tin TKBSố tiết trống trong một buổi học.Tổng số tiết trống trong một tuần.Số lượng buổi nghỉ và ngày nghỉ trong một tuầnSố lượng tiết dạy Max trong buổiCó dạy qua trưa hay không?

6 tiêu chí đánh giá thỏa mãn ràng buộc TKBSố lượng các tiết bị phá vỡ ràng buộc Nghỉ, Bận, Hạn chế.Số buổi vi phạm ràng buộc nghỉ theo tiết học.Số buổi vi phạm ràng buộc nghỉ buổi học.Có vi phạm ràng buộc số buổi nghỉ dạy hay không.Số buổi vi phạm ràng buộc dạy Max trong buổi học.Có vi phạm ràng buộc số ngày nghỉ dạy hay không.

Page 174: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

12 Tiêu chí đánh giá TKB GV

Page 175: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cài đặt thông tin đánh giá

6 tiêu chí định lượng, thông tin dữ liệu thời khóa biểu

6 tiêu chí thỏa mãn ràng buộc thời khóa biểu

Page 176: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Tự động đánh giá GV thay đổi dữ liệu của lệnh tinh chỉnh

Tính năng mới này được đưa vào phần mềm từ bản TKB 6.5 hỗ trợ cho người xếp quan sát và đánh giá chung kết quả của một thao tác tinh chỉnh dữ liệu.

Page 177: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các tiêu chí đánh giá thay đổi GV

Page 178: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Dãy các GV tham gia vào lệnh tinh chỉnh dữ liệu

Bảng thể hiện các tiêu chí đánh giá trước và sau khi thực hiện lệnh

Đánh giá chung

Lựa chọn đánh giá tinh chỉnh TKB

Page 179: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Đánh giá tiết học và chức năng chuyển tiết tối ưu

Một tính năng mới nổi bật được đưa vào từ bản TKB 7.0. Tính năng này bao gồm 2 yếu tố:

(a) Đánh giá các tiết học (xem tiết nào tốt, tiết nào xấu trên TKB giáo viên).

(b) Nếu tiết là Xấu, tìm ra vị trí tối ưu nhất để chuyển tiết này đến vị trí mới sao cho không bị Xấu nữa. Tính năng mới này được mô tả trong lệnh Các phương án chuyển tiết tối ưu.

Page 180: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

8 tiêu chí đánh giá tiết học

Tiết tạo ra tiết trốngTiết duy nhất trong buổi họcTiết vi phạm ràng buộc Bận, Nghỉ, Hạn chếTiết vi phạm ràng buộc không dạyTiết vi phạm ràng buộc nghỉ buổi dạyTiết vi phạm ràng buộc không dạy qua trưaTiết vi phạm điều kiện thời gian nghỉ giữa buổiTiết vi phạm ràng buộc tính chất môn học

Page 181: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Đánh giá tiết họcTiết "xấu" là tiết

phá vỡ, vi phạm tối thiểu 1 trong các tiêu chí được đánh giá.

Tiết xấu cần chuyển đi??

Cần chuyển đi đâu?

Page 182: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10 tiêu chí đánh giá chuyển tiết tối ưu

Không vi phạm ràng buộc Nghỉ, Hạn chế, BậnKhông vi phạm ràng buộc không dạy theo tiếtKhông vi phạm ràng buộc nghỉ các ngày cụ thểKhông vi phạm ràng buộc về số tiết dạy max trong ngàyKhông vi phạm ràng buộc không dạy qua trưaKhông vi phạm ràng buộc dạy qua giờ nghỉ giải laoKhông vi phạm ràng buộc tính chất môn họcKhông làm tăng tiết trốngKhông làm giảm số buổi nghỉKhông làm giảm số ngày nghỉ

Page 183: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Chuyển tiết tối ưu?

9

4

7

9Chuyển tiết tối ưu? Thỏa mãn càng nhiều càng tốt các tiêu chí của chuyển tiết tối ưu

Page 184: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Chuyển tiết tối ưu

• Chỉ ra các tiết học "Xấu" cần chuyển đi.• Chỉ ra ngay trên màn hình các vị trí "tối ưu

nhất" có thể chuyển đến.• Lệnh Các phương án chuyển tiết cho phép

người dùng quan sát tất cả các phương án chuyển và chọn phương án tối ưu nhất.

• Tự động thực hiện 1 phương án tối ưu nhất có thể.

Page 185: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các thuật toán tinh chỉnh tối ưu

• Các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu đã biết:CXFPRDPR

• Các thuật toán này chỉ xét kết quả tổng thể, không tính đến sự tối ưu nào cả, do vậy các GV trung gian có thể bị ảnh hưởng thời khóa biểu.

• Cần có các thuật toán mới áp dụng tối ưu hóa tinh chỉnh dữ liệu.

Page 186: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các thuật toán tinh chỉnh tối ưu

• Tối ưu hóa các thuật toán cũ:CX ---> OpCXFPR ---> OpFPRDPR ---> OpDPR

• Tính tối ưu hóa "Op" thể hiện như sau: Tất cả các thay đổi tiết trung gian đều được "tối ưu hóa". Do vậy nếu thuật toán được tối ưu hóa thì các GV trung gian sẽ không bị xấu đi TKB.

Page 187: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

2 thuật toán tinh chỉnh tối ưu

• 3 thuật toán tinh chỉnh tối ưu TKB là:OpCX/OpDPROpDPR/FPROpDPR (ít dùng vì khó thực hiện)

• 2 thuật trên hay được sử dụng nhất.

Page 188: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpCX/OpDPR

Thuật toán tinh chỉnh OpCX/OpDPR mới được đưa vào từ bản mới nhất TKB 7.5 tháng 6 năm 2009. Phát triển đột phá nhất của thuật toán này là đảm bảo tất cả các giáo viên trung gian đều không bị thay đổi dữ liệu để TKB bị xấu đi. Hay nói cách khác: thuật toán đã xử lý được tính tối ưu của tất cả các giáo viên trung gian.

OpCX/OpDPROpCX: tối ưu CX

OpDPR: tối ưu DPR

Page 189: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán OpCX/OpDPR1 2 3 4

Page 190: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpDPR/FPR

Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpDPR/FPR mới được đưa vào từ bản phiên bản TKB 8.5. Thuật toán này đã tối ưu hóa hoàn toàn các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu chính của bài toán xếp thời khóa biểu.

OpDPR/FPRTối ưu hỗn hợp

sử dụngOpDPR/OpFPR

Page 191: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thuật toán OpDPR/FPR1 2 3 4

Page 192: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Đánh giá TKB giáo viên theo buổi học

Từ TKB 7.5 phần mềm đưa ra thêm 1 đánh giá nữa: đánh giá từng buổi học của GV. Các đánh giá này là cơ sở của các chức năng tối ưu TKB giáo viên trong tương lai.

Page 193: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

10 tiêu chí đánh giá từng buổi dạy của giáo viên (TOP)

Có khoảng trống trong buổi họcVi phạm điều kiện ràng buộc nghỉ buổi họcDạy qua trưaVi phạm tính chất môn họcChỉ có tiết Sinh Hoạt và HỌPDạy quá nhiều tiếtChỉ có 1 tiết dạyDạy quá nhiều môn học chínhVi phạm điều kiện ràng buộc nghỉ tiếtPhá vỡ cân bằng môn Tự nhiên - Xã hội

Page 194: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các lệnh tối ưu TKB giáo viên (TOP - Teacher Optimization)

Các lệnh hỗ trợ tối ưu TKB giáo viên mới được đưa vào từ TKB 7.5 (áp dụng cho từng buổi học):

1. Xóa các tiết trống.2. Giải phóng buổi học (dồn buổi, giãn buổi).3. Tăng 1 tiết trong buổi học (dồn buổi, giãn buổi). 4. Giảm 1 tiết trong buổi học (dồn buổi, giãn buổi).

Page 195: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các lệnh TOP

- Thực hiện trên từng buổi học của giáo viên.- Bao gồm một hay nhiều lệnh tinh chỉnh đơn

gộp lại được thực hiện như một giao dịch (transaction) hoàn chỉnh.

- Hoàn toàn dựa trên thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpCX/OpDPR.

Page 196: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

G. Các công cụ khác trên thời khóa biểu

33. Làm việc với các phương án dữ liệu thời khóa biểu khác nhau.

34. Các tiện ích thay đổi PCGD trong năm học.35. Chuyển đổi thời khóa biểu toàn trường giữa

các ngày trong tuần.36. Khởi tạo dữ liệu cho học kỳ, năm học tiếp

theo.

Page 197: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

H. In ấn và báo cáo thời khóa biểu

37. Lệnh báo cáo tải dạy của thời khóa biểu theo lớp và giáo viên.

38. Lệnh in thời khóa biểu theo lớp.39. Lệnh in thời khóa biểu theo giáo viên.40. Lệnh xuất dữ liệu thời khóa biểu ra Excel.41. Lệnh xuất dữ liệu thời khóa biểu ra dạng HTML.

Page 198: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Các bài thực hành TKB (cũ)1. Khởi tạo một tệp TKB mới. Open/ Close một tệp TKB.2. Nhập thông tin hệ thống: địa điểm trường, chương trình đào tạo, số tiết chuẩn theo chương trình, hệ đào tạo.3. Nhập thông tin gốc thời khóa biểu: DS môn học, DS lớp, DS giáo viên, DS tổ, nhóm giáo viên.4. Nhập tính chất sư phạm các môn học.5. Nhập ràng buộc giáo viên, nhóm giáo viên. 6. Nhập bảng phân công giảng dạy chuyên môn theo toàn trường hoặc từng nhóm, tổ giáo viên.

7. Xếp tiết Chào cờ.8. Xếp tiết Không học để tạo khuôn cho các lớp học.9. Xếp tiết Sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm.10. Xếp toàn bộ thời khóa biểu (lệnh SF).11. Quan sát thời khóa biểu theo các màn hình khác nhau (tối thiểu 3 màn hình: Main Loop, Show All, Browse Teacher).12. Xóa 1 tiết trên ô thời khóa biểu.13. Xếp 1 tiết bằng tay trên ô thời khóa biểu.14. Xóa thời khóa biểu của một lớp hoặc một giáo viên.15. Xếp tự động thời khóa biểu cho một lớp hoặc một giáo viên.16. Khóa tiết trên thời khóa biểu.17. Undo và Redo các thao tác dữ liệu trên thời khóa biểu.

Page 199: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Thực hành TKB (cũ)18. Tinh chỉnh dữ liệu bằng lệnh Giải phóng 1 ô trên thời khóa biểu.19. Lệnh CX - xếp bằng được 1 tiết trên thời khóa biểu.20. Lệnh di chuyển tiết trên thời khóa biểu bằng cách kéo thả chuột, sử dụng một trong 3 thuật toán: CX, FPR, DPR.

21. Lệnh báo cáo tải dạy của thời khóa biểu theo lớp và giáo viên.22. Lệnh tìm kiếm thời khóa biểu theo lớp, giáo viên.23. Lệnh in thời khóa biểu theo lớp.24. Lệnh in thời khóa biểu theo giáo viên.25. Lệnh xuất dữ liệu thời khóa biểu ra Excel.

Page 200: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Câu hỏi và trả lời

Page 201: Tập huấn chi tiết phần mềm TKB 10.0

Cám ơn