13
MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI Người thực hiện: 1. Lưu Thị Thảo 2. Nguyễn Thị Mận

Thu y c3. bệnh sán chó

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thu y   c3. bệnh sán chó

MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI

Người thực hiện:

1. Lưu Thị Thảo

2. Nguyễn Thị Mận

Page 2: Thu y   c3. bệnh sán chó

Bệnh sán chó(do Dipylidium caninum)

• Bệnh sán chó còn được gọi là “bệnh sán hạt dưa” vì đốt sán thải theo phân ra ngoài nhỏ như hạt dưa. Đây là bệnh phổ biến ở chó mèo trên toàn thế giới. Ở nước ta, bệnh sán chó cũng gặp ơ khắp nơi.

• Sán hạt dưa

Page 3: Thu y   c3. bệnh sán chó

Nguyên nhân

• Bệnh gây ra do sán dây Dipylidium caninum, kí sinh ở ruột non của chó, mèo, các loại thú ăn thịt hoang dã và người

• Tế bào sán dây

Page 4: Thu y   c3. bệnh sán chó

Đặc tính sinh học

• Hình thái: Sán dây D.caninum là loại sán nhỏ, dài 15- 40cm, chiều ngang chỗ rộng nhất 2-4mm. Đầu sán rộng 0,3-0,5mm, có bộ phận nhô ra và có 4 vòng móc với 100-200 móc kitin dùng để bám vào ruột. Đốt sán nhỏ ở phần đầu, to dần về phía sau. Đốt sán già rụng theo phân ra ngoài. Mỗi đốt sán đều có cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái, có lỗ sinh dục ở 2 bên đốt. Trứng sán hình tròn đường kính 35-40 micromet, chụm lại với nhau thành từng nang có 8-20 trứng.

Page 5: Thu y   c3. bệnh sán chó

Vòng đời

• Sán phát triển vòng đời cần vật chủ trung gian là bọ chét ở chó, mèo. Đốt sán thheo phân ra ngoài có mang nhiều trứng, rồi vỡ ra, giải phóng trứng vào môi trường tự nhiên. Bọ chét kí sinh ngoài ra ở chó mèo ăn phải trứng: trứng phát triển thành ấu trùng 6 móc trong cơ thể bọ chét, gọi là ấu trùng cảm nhiễm. Chó mèo và người ăn phải bọ chét có ấu trùng cảm nhiễm thì ấu trùng vào ruột sẽ phát triển thành sán trưởng thành

Page 6: Thu y   c3. bệnh sán chó

Vòng đời sán dây chó, mèo Dipylidium caninum

Page 7: Thu y   c3. bệnh sán chó
Page 8: Thu y   c3. bệnh sán chó

Triệu chứng

• Sán chó cũng gây ra các tác hại và triệu chứng lâm sàng ở chó tương tự như sán dây D.mansoni. Chó mèo bệnh thể hiện gầy yếu, thiếu màu, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy, xuất huyết ruột…có thể làm chết chó mèo

Page 9: Thu y   c3. bệnh sán chó

Bệnh tích

• Sán cúng gây ra các bệnh tích: tụ huyết, xuất huyết và làm tróc niêm mạc ruột ở vật bệnh giống như bệnh tích do D.mansoni gây ra

Page 10: Thu y   c3. bệnh sán chó

Dịch tễ học

• Động vật cảm nhiễm: là chó, mèo, chó sói, cáo, sư tử…người cũng bị nhiễm sán chó.

• Đường lây nhiễm: Đường tiêu hóa, do vật chủ ăn phải vật chủ trung gian có mang ấu trùng sán.

• Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh: Bệnh xảy ra ở chó, mèo với tỉ lệ cao ở các vùng nông thôn mà điều kiện vệ sinh còn kém, chưa thực hiện các biện pháp phòng chống ngoại kí sinh trùng cho chó mèo nên chó, mèo có nhiều bọ chét, tạo điều kiện cho D.caninum hoàn thành vòng đời

Page 11: Thu y   c3. bệnh sán chó

Chẩn đoán

• Triệu chứng trong các thể lâm sàng của bệnh sán chó không đặc hiệu cho bệnh.

• Ấu trùng có thể phân tán rộng trong cơ thể và không phải lúc nào làm sinh thiết cũng phát hiện được ấu trùng.

• Số lượng bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có tăng nhưng với mức độ rất thay đổi.

Page 12: Thu y   c3. bệnh sán chó

Chẩn đoán

• Chính vì như vậy mà năm 1979 Glickman đã đề xuất ra các tiêu chuẩn

1. Số lượng bạch cầu > 10.000/ml máu,

2. Bạch cầu ái toan > 10% tổng số bạch cầu,

3. Hiệu giá anti- A isohemagglutinin > 400,

4. Hiệu giá anti-B isohemagglutinin >200,

5. Nồng độ lgG và lgM tăng,

6. Gan to.

7. Nếu hội đủ 3 tiêu chuẩn trên trở lên thì là mắc bệnh

Page 13: Thu y   c3. bệnh sán chó

Phòng bệnh

• Tẩy sán định kì cho chó, mèo ở những vùng có bệnh lưu hành bằng Niclosamid, cứ 6 tháng/lần.

• Không cho chó, mèo ăn thịt ếch, nhái sống bằng cách: xích chó, nhốt mèo hạn chế không cho chúng bắt ếch nhái ngoài tự nhiên.

• Chú ý quan sát, theo dõi phân chó mèo, phát hiện đốt sán để điểu trị kịp thời.