33
Tên đề tài: Tên đề tài: Tìm Hiểu Bệnh Cúm Gà và Tìm Hiểu Bệnh Cúm Gà và Bệnh Lở Mồm Long Móng Bệnh Lở Mồm Long Móng Người thực hiện: Lê Thị Hà Thanh Hoàng Phương Thùy

Thu y c4. bệnh cúm gà và lở mồm long móng

Embed Size (px)

Citation preview

Tên đề tài:Tên đề tài:Tìm Hiểu Bệnh Cúm Gà và Tìm Hiểu Bệnh Cúm Gà và Bệnh Lở Mồm Long MóngBệnh Lở Mồm Long Móng

Người thực hiện:Lê Thị Hà ThanhHoàng Phương Thùy

A.Lời mở đầu

Tình hình bệnh dịch đang là mối lo ngại nhất trong chăn nuôi. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, kinh tế trong chăn nuôi và sức khỏe con người. Trong bài thuyết trình hôm nay nhóm em xin nêu ra một số hiểu biết của mình về hai trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là bệnh cúm gà và lở mồm long móng.

Thanh – Thùy

B. Bệnh cúm gà

I. Giới thiệu về bệnh cúm gà

Bệnh cúm gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh, tỉ lệ chết cao, lây nhiễm cho nhiều loài gia cầm và chim hoang dã, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung trên thế giới

1. Nguyên nhân+ Bệnh gây ra do chủng virut cúm gà được xếp vào

nhóm virut cúm A; họ Orthomyxoviridae. Virut cúm gà có kháng nguyên H thay đổi từ H1, H2, H3...đến H15 và kháng nguyên N thay đổi từ N1, N2, N3...đến N9

+ Virut có độc lực mạnh và lây lan thành đại dịch

Virut cúm H7N9

Virut cúm H5N1

Vi rus cóm gia cÇm, ¶nh kÝnh hiÓn vi ®iÖn töVi rus cóm gia cÇm, ¶nh kÝnh hiÓn vi ®iÖn tö

M« h×nh virus cóm

2. Triệu chứng và bệnh tích

a. Triệu chứng+ Thời gian ủ bệnh của gà rất

ngắn: từ vài giờ đến 3 ngày

+ Gà bệnh thể hiện: tăng nhiệt độ đột ngột( 440C – 450C, đi lại loạng choạng, run rẩy, khi thở phải há miệng, ho khẹc, chảy dịch mắt , dịch mũi và rớt dãi liên tục, mào và tích sưng, tích nước, kết mạc mắt sưng thũng xuất huyết, ỉa chảy rất nặng, phân xám vàng, đôi khi có máu, mùi tanh, xuất huyết dưới da.

b. Bệnh tích Mổ khám gà bệnh thấy: mũi bị viêm xuất huyết và

tịt lại, mào và tích sưng thũng, màu đỏ sẫm có tích nước, viêm loạn tử, xuất huyết tràn lan ở các phủ tạng và tổ chức dưới da và cơ

3. Dịch tễ học và chẩn đoán

a. Dịch tễ học+ Động vật cảm nhiễm: gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây...nhiều loài

chim hoang dã ở tất cả các lứa tuổi đều bị cả nhiễm virut và phát bệnh, chết với tỉ lê cao (100% vật bị bệnh )

+ Đường lây truyền là virut xâm nhập vào cơ thể theo cả 2 đường : đường hô hấp và đường tiêu hóa; bằng cả 2 cách : tiếp xúc trực tiếp giữa gà ốm và gà khỏe và gián tiếp do dụng cụ, môi trường, người chăn nuôi, thức ăn, nước uống có mầm bệnh.

+ Mùa phát sinh và lây lan dịch: bệnh lây nhiễm quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ.

Đ­êng truyÒn l©y cña Virus cóm

b. Chẩn đoán

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng và dịch tễ

Chẩn đoán virut

Chẩn đoán huyết thanh miễn dịch

Phương pháp ngưng kết hồng cầu

Phản ứng miễn dịch gắn men ELISA

4. Điều trị và phòng bệnha. Điều trị

Kháng sinh nấm và hóa dược đều không diệt được virut cúm gà

Virut lây lan nhanh, nguy hiểm với tất cả gia cầm và con người

Hủy bỏ và tiêu độc với toàn bộ gà bệnh, không điều trị

b. Phòng bệnh+ Chẩn đoán để phát hiện sớm và xử lí kịp thời với các

biện pháp mạnh, ngăn không cho dịch lây lan+ Bao vây, cách ly khu vực có dịch, tiêu hủy toàn bộ số

gia cầm trong ổ dịch

+ Vệ sinh tiêu độc tòan bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi bằng các thuốc sát trùng; dụng cụ , xe chở gia cầm, nguồn nước uống trong khu vực có dịch cũng

phải xử lí chu đáo.+ Khi vào làm việc trong ổ dịch cần có phương tiện bảo

hộ: khẩu trang, gang tay, áo bảo hộ, ủng cao su...khi ra khỏi ổ dịch phải để phương tiện bảo hộ lại để tiêu độc

+ Kiểm dịch nghiêm ngặt không cho gà bệnh ra khỏi ổ dịch, ngược lại cũng không cho gà khỏe mang vào khu vực có dịch.Cho ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám và cho uống B.Complex giúp gia súc khỏe mạnh và tăng sức đề kháng

+ Trong ổ dịch, khi có người ốm nghi bị lây cúm gà thì phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán và cách li điều trị

BÖnh cóm ë ng­êi vµ ®éng vËt

C. Bệnh lở mồm long móng

• Bệnh lở mồm long móng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất rộng của nhiều loại động vật, và cả người. Bệnh phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới

1. Nguyên nhân và phương thức lây truyềna. Nguyên nhân+ Bệnh gây ra do virut lở mồm long móng. Người ta xác

định được 7 típ virut gây bệnh, và nhiều biến chủng gây các biêu hiện lâm sàng giống nhau, nhưng không gây miễn dịch cho nhau được

+ Ở Việt Nam đã phát hiện 3 typ virut gây bệnh lở mồm long móng là: virut typ A, Asia 1 và O

Virut typ A

b. Phương thức lây truyền

Cách truyền bệnh: Trực tiếp: tiếp xúc giữa con bị bệnh và con khỏe Gián tiếp: dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, người chăm

sóc con vật bệnh có dính virut

Đường xâm nhập

•Tiêu hóa•Qua da•Niêm mạc hô hấp và đường sinh dục

2. Triệu chứnga. Ở trâu bò Thời gian nung bệnh từ 2 –

7 ngày. Bệnh phát ra ở 2 thể:

+ Thể nhẹ: con vật bị mệt mỏi, ủ rũ, đầu mũi khô, sốt 2 – 3 ngày liền, ăn khó khăn, châm chạp khi nằm xuống, đứng lên. Sau 3 – 4 ngày xuất hiện mụn nước ở niêm mạc mồm, chân và chỗ da mỏng

+ Ở miệng: lưỡi dày lên và cử động khó khăn. Niêm mạc miệng, môi, lợi, chân răng nóng, đỏ, khô.Con vật ít nhai lại, ăn khó

+ Ở mũi, miệng, chân và vú mụn nước mọc, lở loét, và nước mũi có mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của con vật

+ Thể nặng, thể ác tính: Bệnh có thể nhiễm vào bộ máy hô hấp, gây viêm phế quản và phổi cấp làm cho con vật chết sau vài ngày. Bệnh cũng có thể nhiễm vào bộ máy tuần hoàn, làm suy tim và con vật bị bệnh chết bất ngờ.

b. Bệnh ở lợn Lợn bệnh kém ăn,sốt

cao, thở nhiều, đầu vú, niêm mạc miệng, kẽ móng và xung quanh móng chân có mụn nước. Lợn chảy rãi nhiều. Nếu nhiễm tạp khuẩn, lợn có thể bị loét và long móng. Lợn con bị bệnh nặng dễ chết

c. Bệnh ở dê, cừu

Dê, cừu mắc bệnh nhẹ.Ở miệng, mụn nước rất nhỏ, mất đi nhanh.Còn ở chân, mụn giống như ở bò, vỡ loét ra con vật đi lại khó

d. Ở người

Có triệu chứng : sốt cao, niêm mạc miệng bị viêm loét do có các mụn nhỏ.Các mụn này mọc ở đầu ngón tay, bàn tay,cánh tay,đùi, mặt, vú...làm ngứa ngáy khó chịu.Bệnh thường kéo dài 10 – 20 ngày, nếu nặng người có thể bị nôn mửa, tiêu chảy dữ dội.

3. Bệnh tích và chẩn đoána. Bệnh tích

Con vật bị bệnh

Viêm phế quản, viêm phổi

Tim sưng,cơ tim biến chất

Mụn nước và xuất huyết ở miệng, thực quản, dạ dày

Móng có mụn và dễ bị long móng, viêm khớp

Cơ vân thoái hóa, có các ổ hoại tử

b. Chẩn đoán+ Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào các bệnh tích+ Chẩn đoán virut: Tiêm truyền bệnh cho chuột lang sau

đó quan sát các triệu chứng

4. Điều trị và phòng bệnh

a. Điều trị+ Trong giai đoạn đầu của bệnh có thể dùng huyết

thanh miễn dịch. Liều lượng 120 – 150 ml/ngày. Tùy theo khối lượng con vật.Tiêm dưới da.

+ Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh, mà phải tiêu hủy để bệnh không lây lan.Tuy nhiên cần chữa các mụn loét như sau:

• Ở móng chân: trước tiên dùng nước muối 10% rửa sạch vết loét

• Dùng bài thuốc sau: Nước lá ổi đặc 500 ml Phèn xanh 50g Nghệ 100g Bột sulfamit 150g

Lấy phèn xanh và nghệ giã nhỏ, hòa với nước lá ổi bôi vào vết loét, sau đó rắc bột sulfamit vào

• Loét ở vú và ở miệng: dùng các thuốc chữa triệu chứng và trợ tim mạch như cafein, vitamin B1, vitamin C, nước lá ổi đặc

b. Phòng b nhệ+ Tiêm vacxin phòng bệnh: vacxin phòng chống 3

type virut A, Asia 1 và O cho trâu bò lợn, vacxin phòng typ virut O cho lợn

+ Thực hiện vệ sinh phòng bệnh: tắm chải, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, vận chuyển...chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng hợp lí trâu bò...

+ Khi có dich xảy ra, phải thực hiện đúng như pháp lệnh thú y về khai báo, tiêm phòng, vệ sinh xử lí xác chết, cấm vận chuyển, giết thịt con vật bị bệnh.

C. Tác hại của bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng

Cúm gà và lở mồm long móng là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây thiệt hại rất lớn cho gành chăn nuôi, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Không chỉ vậy nó còn gây những hậu quả khá nghiêm trọng tới sức khỏe và mạng sống con người, đe dọa nền kinh tế của quốc gia

Xin Chân Thành Cảm Ơn