23
Danh sách thành viên nhóm stt Họ tên mssv 1 Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo 1456010124 2 Mai Ý Vi 1456010169 3 Trần Thị Thu Hà 1456010027 4 Nguyễn Thị Kiều Vy 1456010174 5 Phạm Hương Quỳnh 1456020058 6 Trần Thị Thu Trang 1456010149 7 Lê Thị Phương Linh 1456010064 8 Bùi Quang Tấn 1456010120 9 Chung Thị Bảo Ngân 1456010082 10 Trần Đắc Chính 1256010015

Truong phai dada va sieu thuc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Truong phai dada va sieu thuc

Danh sách thành viên nhómstt Họ tên mssv1 Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo 14560101242 Mai Ý Vi 14560101693 Trần Thị Thu Hà 14560100274 Nguyễn Thị Kiều Vy 14560101745 Phạm Hương Quỳnh 14560200586 Trần Thị Thu Trang 14560101497 Lê Thị Phương Linh 14560100648 Bùi Quang Tấn 14560101209 Chung Thị Bảo Ngân 1456010082

10 Trần Đắc Chính 1256010015

Page 2: Truong phai dada va sieu thuc

I. CHỦ NGHĨA ĐA ĐA1. Nguồn gốc: Dada là trào lưu nghệ thuật ra đời vào đầu thế kỉ XX tại

thành phố Zuyrich của quốc gia trung lập Thuỵ Sĩ vào năm 1916 bởi Tristan Tzara, nhà thơ Romanie và nhà điêu khắc Jean ( Hans) Arp cùng với một số nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ khác. Họ là một nhóm người thường gặp nhau tại quán Cafe Voltaire phát triển sự phản chiến và chống đối mỹ học. Tất cả những gì trước đây được cho là cao quý, là quan trọng hoặc xinh đẹp trong hội hoạ và văn học đều bị họ công khai chế giễu và bôi bác qua những cuộc triển lãm của họ.

Dada là phong cách thuộc thời kì sớm nhất của nghệ thuật huyền ảo. Nó được nuôi dưỡng bởi sự đẫm máu và tàn phá của chiến tranh thế giới thứ nhất, một sự đa mang làm gia tăng khía cạnh phi lý động thái của con người và làm tan vỡ ảo tưởng về vai trò lý trí trong mọi khía cạnh xã hội.

Dada là cái tên đã được lựa chọn một cách tình cờ từ từ điển tiếng Pháp có nghĩa là “con ngựa” hoặc tiếng bập bẹ của đứa trẻ. Theo nguyên tắc, tuy không hề có giới hạn trong sự hỗn loạn được tung ra hội hoạ, thi ca và động thái xã hội nói chung, thì cái điều mà phái Dada tồn tại đến khoảng năm 1923 tại Châu Âu và Hoa Kỳ, khi nó đã hình thành nền tảng cho phong trào Siêu thực.

Page 3: Truong phai dada va sieu thuc

2.Nội dung của trường phái Đa Đa Trường phái Dada chủ yếu liên quan đến nghệ thuật thị giác, văn học, thơ ca, tuyên ngôn nghệ thuật, lí thuyết nghệ thuật, sân khấu, thiết kế đồ họa, và tập trung vào chính trị chống chiến tranh thông qua việc loại bỏ các tiêu chuẩn hiện hành trong nghệ thuật bằng các công trình văn hoá chống nghệ thuật. Mục đích của nó là để chế giễu những thứ mà những thành viên của trường phái này xem là vô nghĩa về thế giới hiện đại. Ngoài phản chiến ra, Dada cũng có tính chất chống tư sản và chủ nghĩa vô chính phủ. Một số tác giả nổi bật của trường phái Dada như Marcel Duchamp, Max Ernst, Tristan Tzara,...Những hoạ sĩ của phong trào này, bắt đầu tạo ra những hình dáng để mô tả con người như là những rôbôt vô cảm, nhằm chế giễu mỹ học của thời đại máy móc ở đằng sau nghệ thuật Trừu Tượng được lãng mạn hoá của Kandinsky.

Marcel Duchamp, Niền Xe Đạp, 1951. Với tác phẩm này, Duchamp đã khai sinh cho khái niệm nghệ thuật “làm- sẵn”.

Những sáng kiến đó nhằm trình bày sự xem thường mọi loại hình nghệ thuật tương đối mới có tính thực nghiệm- như phái Biểu Hiện, Lập Thể, Vị Lai và Trừu Tượng- đã gây sốc cho

Page 4: Truong phai dada va sieu thuc

công chúng sau khi họ vừa bị quấy rầy bởi cuộc cách mạng hội hoạ. Marcel Duchamp, một trong những hoạ sĩ trí tuệ và phức tạp nhất của phái Dada, là người vừa nổi tiếng với tác phẩm theo phong cách Vị Lai “Khoả Thân Bước Xuống Cầu Thang”. Ông thiết lập một loại hình Dada tác động đến một khoảng thời gian còn lại của thế kỉ qua tiên phong trong nghệ thuật “ làm- sẵn” hoặc “ nghệ thuật đặt- nền” như được minh hoạ qua tác phẩm “Niền xe đạp” trong loại hình của phái Dada, những vật tầm thường được trao cho giá trị “ nghệ thuật” khi chúng được mang ra triễn lãm và được mua bởi các viện bảo tàng và các nhà sưu tập, ngay cả khi chúng được sử dụng với ý đồ châm biến mọi giá trị của mỹ học.

Marcel Duchamp, Khoả thân đang bước xuống cầu thang, số 2, 1912.

Trong bảng Tuyên ngôn Dada 1918, Tơzara có viết : ““Dada không có nghĩa gì cả. (...) Dada được ra đời như thế, từ một nhu cầu về độc lập, về sự bất tin tưởng đối với cộng đồng. Những người đi với chúng tôi vẫn giữ cho mình quyền tự do. Chúng tôi không công nhận bất cứ một lý thuyết nào. Đã quá đủ với các học viện lập thể và vị lai, với các phòng thí nghiệm về ý tưởng hình thức. (...) Người nghệ sĩ mới phản kháng bằng cách không vẽ (...) mà sáng tạo trực tiếp vào đá, gỗ, sắt, thiếc, các cơ thể cơ động có khả năng xoay theo mọi hướng trước ngọn gió trong lành của các cảm giác trực tiếp.

Page 5: Truong phai dada va sieu thuc

(...) Đối với người sáng tạo, tác phẩm của anh ta không có nguyên nhân và cũng không có lý thuyết. Trật tự = mất trật tự; cái tôi = cái phi tôi; khẳng định = phủ định: những điều này là những tia loé sáng tối cao của một loại nghệ thuật tuyệt đối. (...)”Như vậy, Dada đã dùng một hình thức nghệ thuật mới để phủ nhận tất cả, kể cả việc phủ nhận chính bản thân nghệ thuật. Vì vậy, nghệ thuật mới của nó được gọi là phản nghệ thuật.2. Chủ nghĩa Dada – các khía cạnh biểu hiện:

+ Hội hoạ: Điển hình cho xu hướng này trong hội họa là Marcel Duchamp, nghệ sĩ lưu vong người Pháp. Năm 1917, Duchamp đã gửi đến “Hội các Nghệ sĩ Độc lập” một chiếc bồn tiểu lật ngược, được sản xuất theo kiểu công nghiệp, ký một cái tên R. Mutt nào đó và đặt tên cho nó là “Suối nguồn”. Tất nhiên “tác phẩm” này đã bị từ chối. Tuy nhiên, từ việc ban đầu nó chỉ là một đồ vật bị khinh bỉ trong giới nghệ thuật, nó đã nhanh chóng được một số người tôn sùng thành “tác phẩm kinh điển” của trường phái Dada nói riêng và của nghệ thuật hiện đại nói chung. Quả thực, nếu xét theo chủ trương và các nguyên tắc của nhóm Dada thì Suối nguồn đúng là đã đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn của một tác phẩm theo phong cách Dada. Nó là một tác phẩm hoàn toàn vô nghĩa, mang tính phủ định triệt để: không nghệ thuật, không thẩm mỹ, không nội dung tư tưởng. Nó đúng là một đồ vật “phản nghệ thuật” đến mức cực đoan mà không có một trào lưu hiện đại nào sánh được. Chính vì thế mà khi nói đến chủ nghĩa Đađa, người ta không thể bỏ qua Suối nguồn của Duchamp.

Page 6: Truong phai dada va sieu thuc

Marcel Duchamp, Suối nguồn, 1917

+ Thơ ca: Với chủ trương phản nghệ thuật, nhóm Dada cố tình tạo ra những tác phẩm gây sốc trong lĩnh vực tạo hình và thơ ca, nhưng đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn. Tristan Tzara đã cho trình diễn mấy vở kịch theo kiểu gây sốc và đã gây phản ứng giễu cợt và náo loạn trong nhà hát, một phản ứng giễu cợt chẳng kém gì phản ứng do Suối nguồn của Duchamp gây ra. Tzara cũng chủ trương gây sốc trong cả thơ ca. Trong một bản tuyên ngôn năm 1920, Tzara đã đưa ra chỉ dẫn cho cách làm một bài thơ theo kiểu Đađa bằng cách viết một bài thơ Đađa mẫu như sau:“Để làm một bài thơ theo kiểu ĐađaBạn hãy lấy một tờ báo.Hãy lấy một chiếc kéo.Chọn một bài báo có độ dài mà bạn muốn dành cho bài thơ đang định làm.Cắt lấy bài báo ra.Bạn hãy cẩn thận cắt rời tất cả các từ làm thành bài báo đó rồi bỏ chúng vào một chiếc túi nhỏ.Xóc nhẹ túi.Bạn hãy lần lượt nhặt từng từ trong chiếc túi ra và xếp chúng đứng cạnh nhau theo trật tự mà chúng được rút ra.Cẩn thận chép lại những từ đó.Bạn sẽ có một bài thơ giống như bạn.

Page 7: Truong phai dada va sieu thuc

Và như thế bạn sẽ trở thành một nhà thơ vô cùng độc đáo và được phú cho một cảm quan có sức hấp dẫn, mặc dù, tất nhiên, những người bình thường sẽ không thể hiểu nổi.”Với một kiểu làm thơ như thế thì chỉ có thể gọi đó là một thứ phản nghệ thuật, phản văn học, và cụ thể là “phản thơ” đến mức cực đoan. Mục tiêu của Đađa là nó muốn phá bỏ tất cả, thậm chí phá bỏ cả chủ nghĩa hiện đại. Tzara đã viết trong Tuyên ngôn 1918: “Tôi là người chống lại các hệ thống: hệ thống duy nhất còn có thể được chấp nhận là cái hệ thống không có hệ thống.” Trong tinh thần này, Đađa chính là sự phá huỷ! Khắp nơi, để phản đối xã hội tư bản với tất cả truyền thống văn hoá-tinh thần của nó, các nghệ sĩ Đađa đã tổ chức những buổi trình diễn gây sốc bằng việc trưng bày chính những đồ vật thô tục, bằng việc thực hiện những hành vi thô tục và những lời lẽ tục tằn, nhiều khi khiến cho công chúng phải viện đến cả cảnh sát để giải tán.Tuy nhiên, trên cái nền của xu hướng gây sốc đó, các nghệ sĩ vẫn có những khoảnh khắc thăng hoa để tạo ra được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Đây là một trong số ít những câu thơ mang nhãn hiệu Đađa nhưng đã vẽ ra được một bức tranh chấm phá hiếm hoi trong sự kết hợp cú pháp phi lý của ngôn từ:“Chiếc máy bay đan dệt những sợi dây điệnvà con suối vẫn hát ca bài hát cũTại nơi gặp mặt của những người đánh xe ngựa món rượu khai vị có màu da camnhưng những người thợ máy đầu tàu có đôi mắt trắngQuý bà đã đánh mất nụ cười trong rừng cây.”(Tác giả: Philippe Soupault)- trích theo Marcel Raymond

Ngoài ra, các nghệ sĩ Đađa còn là những người đầu tiên đề xuất các vật liệu và kỹ thuật mới: đó là nghệ thuật cắt dán, nghệ thuật chắp ảnh, nghệ thuật lắp ráp [hay nghệ thuật sắp đặt]. Đó là những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nghệ thuật tạo hình hiện đại mà lịch sử không thể bỏ qua.

Page 8: Truong phai dada va sieu thuc

II. CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC

1. Nguồn gốc:

Chủ nghĩa Siêu thực được nhà văn và hoạ sĩ trước đây của phái Dada là Andre Breton (1896-1966) giới thiệu, khi ông công bố tuyên ngôn thứ nhất trong ba tuyên ngôn Siêu Thực. Là một phong cách Siêu Thực trỗi lên từ nghệ thuật của nhóm Dada, trong khi những lý thuyết của nó- do Breton đề ra- trở thành một lối sống của các thành viên phong trào. Với sự kết thúc của Chiến Tranh Thế Giới Thứ I, cuộc sống có vẻ ổn định và công chúng cảm thấy mãn nguyện với những căn bệnh xã hội hiện đại. Trước điều đó, những hoạ sĩ Siêu Thực phản ứng bằng cách đi theo một chương trình của nhóm Dada hướng đến việc duy trì sự sinh động của trí tưởng tượng trước những sức ép và căng thẳng của thế giới hiện đại. Dựa trên thuyết phân tâm của Sigmund Freud, thuyết Trực Giác của Bécxông và thuyết nhận thức của Kant, chủ nghĩa Siêu Thực đã ra đời với quan niệm có một thế giới ở trên ta, một thế giới cần phải khám phá.

2. Nội dung:

Những người theo trường phái này cho rằng thế giới mà ta đang sống là thế giới hiện thực nằm trong tầng bao quát của lý tính, còn thế giới Siêu thực vượt qua ngoài tầm bao quát đó. Để phản ánh vùng vượt biên độ này, chủ nghĩa Siêu thực đã đi đến một phương thức biểu hiện mới trong nghệ thuật là tìm cách tạo dựng một thế giới ám ảnh, dựa trên sự lắp ghép những biến thể của vật thể hoặc những ảnh giác soi rọi trong tâm thức nghệ sĩ để phát hiện một “ nội cảm vũ trụ”. Phái Siêu thực cho rằng họ chỉ có tham vọng khơi ra ánh sáng những trạng thái u uẩn, “muốn khám phá và gợi ra những bí mật trong vũ trụ và trong tâm hồn, làm thơ không ngại tối tăm, vẽ tranh chẳng cần ai hiểu, phô bày những hình thể, cảnh vật quái dị đã từng thấy trong giấc mơ hoảng loạn, hay tưởng tượng trong giây phút hoang mang nào đó” ( Đoàn Thêm, Thử tìm hiểu hội hoạ, trang 42).

Page 9: Truong phai dada va sieu thuc

Breton định nghĩa siêu thực như sau:

“Siêu thực (danh từ) là trạng thái tâm lý thuần túy không ý thức (automatism), mà ta có thể trải nghiệm để thể hiện (bằng lời được viết thành chữ hoặc bất cứ cách gì khác) hoạt động thực tế của tư duy (thought). Siêu thực được tư duy sai khiến, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào của lý trí, được miễn trừ khỏi mọi quan ngại liên quan tới thẩm mỹ và đạo đức.

Vể mặt triết học, siêu thực dựa trên niềm tin vào một thực tại cao cấp của một số hình thể được tạo bởi những liên tưởng mà trước đây thường bị bỏ qua, vào quyền lực vô hạn của giấc mơ, vào hoạt động không vụ lợi của tư duy. Nó hướng tới sự phá hủy một lần và vĩnh viễn mọi cơ chế tâm lý khác và thay thế chúng để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.”

3. Chủ nghĩa Siêu thực biểu hiện qua các khía cạnh:

+ Hội hoạ: Chủ nghĩa siêu thực trong hội họa là một phong trào văn hóa vào khoảng những năm 1920, và được biết đến với tác phẩm nghệ thuật hình ảnh mục đích là để "giải quyết các điều kiện trước đó mâu thuẫn của ước mơ và hiện thực"; Những cảnh không hợp lý với độ chính xác nhiếp ảnh, tạo ra hiện tượng lạ từ các sự vật và phát triển kỹ thuật vẽ tranh cho phép vô thức để thể hiện.

Page 10: Truong phai dada va sieu thuc

Hươu cao cổ bốc cháy, 1937, sơn dầu của Salvador Dali, đang lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Basel, Tây Ban Nha

Tác phẩm “Hươu cao cổ bốc cháy” của Salvador Dali đã lột tả cảm giác phập phồng trong cơn hoang tưởng: lửa bốc rừng rực trên thân hươu cao cổ bên cạnh những hình người biến dạng kì quái, nghêu ngao, bước đi dò dẫm, trên lòng ngực và vế đùi phải bật ra tám chiếc ngăn kéo. Núi nhấp nhô một dải mờ xa. Những cái bóng đổ dài im lìm, xa vắng.

Page 11: Truong phai dada va sieu thuc

Sanvador Dali, Sự Dai Dẳng Của Trí Nhớ, 1931.

Một kĩ thuật có khuynh hướng tự nhiên kết hợp với những trừu tượng lạ lùng tạo ra một trạng thái mộng mị cho tác phẩm này. Những cái đồng hồ mềm rũ có thể là lời bình phẩm về cảm nhận không đáng tin cậy của chúng ta về thời gian.

Bức tranh “Sự sống” do họa sĩ Trịnh Long tự vẽ trong khi bị liệt toàn thân, thời gian đằng đẵng chịu đựng thực sự khủng khiếp hơn cả cái chết... Người họa sĩ Mỹ thuật Công nghiệp này bị tai nạn trong khi tập xà. Anh vẽ tranh sau gần hai năm chờ đợi để cơ thể phục hồi lại một chút chức năng. Quãng thời gian như anh tự bạch: “Sự rỗi rãi và cảm giác bất lực làm tôi lúc nào cũng có thể phát điên”. Thực tế đau đớn là chấn thương của Trịnh Long không thể phục hồi được nữa, anh đã qua đời. Bị liệt mất 80% sức khỏe. Anh chỉ nhúc nhích cử động được một bên vai phải. Người xem có thể lặng đi khi nhìn "Chân dung tự họa" Trịnh Long năm 2007. Anh vẽ mình như một cái cây, phần dưới cơ thể là một khối đá quây cứng. Bức "Sự sống" vẽ chân dung nhìn nghiêng, màu đỏ lửa như bốc cháy. Những bức tranh được anh vẽ Siêu thực chỉ bằng cái nhúc nhích bờ vai bên phải ấy quả thật là nghị lực, khát khao cuộc sống.

Page 12: Truong phai dada va sieu thuc

Sự sống,

Trịnh Long, 2007

 + Thơ ca: Thơ siêu thực được sinh ra từ hai phát hiện lớn: cái viết tự động và hình ảnh. Khi thơ thiếu vắng vần luật thì hình ảnh quyết định cho bài thơ. Hình ảnh trong thơ siêu thực là "những va đập chói loà của từ ngữ" (J.Vaché) thường mang tính chất mộng mị, chiêm bao (onirique). Các nhà thơ siêu thực đều là những người xây dựng hình ảnh lạ và bất ngờ.

Bão tố của mùa màng tốt tươi như bàn tay không ngón. – Eluard

Những chủ nhật đã đi qua như rắn nước đang đi qua. – Leiris Cây đậu tía áo dài hun khói

Cây dương địa hoàng pha lê mịn

Page 13: Truong phai dada va sieu thuc

Cây hoa đinh những đôi môi sản sinh

Em duy nhất và anh nghe thấy cỏ từ tiếng em cười. - Eluard"Cỏ" và "tiếng em cười" là hai "thực tại" xa nhau được sáp nhập vào nhau cho tri giác về âm thanh vang lên của tiếng cười vui vẻ với cái nhìn đồng cỏ xanh rờn đã trở thành biểu tượng cho sự trẻ trung đầy hi vọng. Tai ở đây làm thay cả nhiệm vụ của mắt: "nghe thấy cỏ".Trong khu rừng bị thiêu cháy

Những con sư tử mát tươi. – Vitrac.

Chủ nghĩa siêu thực trong thơ ca cũng đã lan sang các nhà thơ mới Việt Nam, nhất là Trường thơ loạn. Trường thơ loạn đã bây cái đẹp qua một địa hạt khác, các nhà thơ đã mở rộng nội hàm cái đẹp để tiệm cận với cái kinh dị, cái ghê rợn , cái xấu và đem những cái ấy làm thi liệu cho thơ, đây thơ đến bờ chủ nghĩa siêu thực: Hồn, máu, sọ người, xương khô, tủy, đám ma… tràn đầy trong thơ Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên:“Ta  muốn hồn trào ra đầu ngọn bút;/ Mỗi lời thơ đều dính não cân ta!/ Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt,/ Như mê man chết điếng cả làn da”. (Hàn Mặc Tử - Rướm máu ) 

     Ở trên, chỉ là khổ đầu bài thơ Rướm máu của Hàn Mặc Tử; và đây, khổ thứ hai bài Xương khô, thơ Chế Lan Viên: “Trên một nắm mộ tàn ta nhặt được/ Khớp xương ma trắng tựa não cân nguời,/ Tuỷ đã cạn, nhưng vẫn dầm hơi ướt,/ Máu tuy khô, còn đượm khí tanh hôi.” 

        Qua hai khổ thơ đã dẫn, ta có thể nhặt ra đủ thứ ghê rợn, kinh người: hồn, não, máu, chết, nắm mộ tàn, khớp xương, ma, dầm hơi ướt, khí tanh hôi… 

Hàn Mặc Tử đã sáng tạo một thế giới thơ kỳ lạ, bí hiêm, thơ ông vừa lãng mạn, vừa tượng trưng - siêu thực, vừa có chất cổ điển, lại vừa hết sức tân kỳ. Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chưa thể khám phá hết thơ Hàn Mặc Tử - một thế giới vô cùng huyền nhiệm

Page 14: Truong phai dada va sieu thuc

+ Điêu khắc: nổi bật nhất có thể nói đến là Alberto Giacometti, hoạ sĩ và nhà điêu khắc Thuỵ Sĩ.

Alberto Giacometti, Ba người đàn ông đang bước điBằng cách giảm thiểu tối đa cái dáng vẻ bề ngoài và nhấn mạnh đến những không gian giữa các hình nhân, Giacometti muốn nói lên sự cô đơn của con người trong tác phẩm điêu khắc này của mình.+ Nhiếp ảnh: tuy chỉ một ít các nghệ sĩ Dada và Siêu Thực sử dụng nhiếp ảnh như một nguồn hình ảnh của họ, khả năng của phương tiện nhiếp ảnh nhằm văn méo hiện thực tỏ ra là một phương cách cho một số người nhằm giải phóng họ khỏi lối tạo dựng hình ảnh theo truyền thống.

Page 15: Truong phai dada va sieu thuc

Man Ray, Rayograph, 1924.Tác phẩm này nói lên sự phát triển của kỹ thuật do Man Ray nghĩ ra bằng cách đặt những vật thể giấy ảnh có độ nhạy cảm rồi sau đó phơi ra ánh sáng.Một số tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa Siêu Thực:

1. Max Ernst: là một họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ đồ họa, và nhà thơ người Đức. Một nghệ sĩ với nhiều tác phẩm, Ernst được coi là một trong những người tiên phong của phong trào Dada và chủ nghĩa siêu thực. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: The Elephant Celebes (1921), The Robing Of The Bride (1940), The Hats Make The Man (1920),...

The Elephant Celebes (1921)

Page 16: Truong phai dada va sieu thuc

The Robing Of The Bride (1940)2. Joan Miro: là một họa sĩ, nhà điêu khác, nghệ nhân gốm

xứ, người dân xứ Catalan thuộc Tây Ban Nha, sinh ra ở Barcelona. Bảo tàng Fundació Joan Miro dành riêng cho công việc của ông và được thành lập tại thành phố quê hương ông vào năm 1975. Một số tác phẩm của ông như: Prades, The Village (1917), House with Palm Tree (1918), The Farm (1922),....

Prades, The Village (1917)

Page 17: Truong phai dada va sieu thuc

House with Palm Tree (1918)

3. Rene Magritte: là một họa sĩ người Bỉ theo trường phái siêu thực. Ông nổi tiếng với nhiều bức tranh dí dỏm và hài hước. Một số tác phẩm của ông như: The Treachery of Images (1928-1928), The Lover (1928), Golconda (1953),...

The Treachery of Images (1928-1928),

Page 18: Truong phai dada va sieu thuc

The Lover (1928)

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA DADA VÀ CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC

Trong khi các hoạ sĩ Dada tìm cách vạch trần ý nghĩa của nghệ thuật như là những gì còn sót lại của cái mà họ cho là truyền thống xưa cũ, được chống đỡ bởi một xã hội đồi bại, thì những nghệ sĩ Siêu thực tìm cách tạo ra một huyền thoại nghệ thuật mới bằng cách hỗn hợp những mức độ ý thức và vô thức của tâm trí. Nói chung cả phái Dada và phái Siêu Thực đều là sự tiếp nối của sự phản công, đã được khởi đầu bởi trường phái Lãng Mạn trong thế kỉ XIX nhằm chống lại một xã hội càng lúc càng duy vật và máy móc.

Page 19: Truong phai dada va sieu thuc

Tuy công kích cái trật tự cũ của xã hội và nghệ thuật, phái Dada cũng tác động đến nhiều khía cạnh sau đó của nghệ thuật thế kỉ XX. Hệ quả là trong khi mặt tiêu cực của Dada gây ra một phản ứng quá đáng nơi những nhà phê bình nghệ thuật và công chúng, thì sự chú ý đó cuối cùng mở ra cho phái Dada một con đường với những khía cạnh thuận lợi hơn. Ngày nay giá trị chính của Dada là một giá trị có tính lịch sử vì nó là một nguồn chủ yếu của phong trào Siêu Thực và là sự giải phóng của tự do biểu hiện.

Tài liệu tham khảo: Đỗ Văn Khang (2008) Nghệ Thuật Học, nxb ĐHQG.

Tài liệu trên một số trang web như:http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2866%3Atinh-cht-bc-ngot-ca-ch-ngha-sieu-thc&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi.

http://chimviet.free.fr/thoidai/vocongliem/vcln084_TruongPhaiSieuThuc.htm

http://phuctriethoc.blogspot.com/2012/05/chu-nghia-a-trong-van-hoc.html.