53

Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Citation preview

Page 1: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong
Page 2: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ

THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN

(VNGO-FLEGT)

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA VPA ĐẾN

SINH KẾ CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Hà Nội, Tháng 3 năm 2014

1

Page 3: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................................. 4 I. GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................. 5

1.1. Mở đầu ................................................................................................................................. 5 1.2. Tổng quan phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7 1.3. Các thành viên tham gia nghiên cứu ................................................................................. 10 1.4. Cấu trúc và nội dung của Báo cáo tóm tắt ......................................................................... 11

II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ PHÂN TÍCH THỂ CHẾ ........... 12 2.1 NHÓM HỘ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GỖ NHỎ LẺ .......................................................... 12

2.1.1 Đặc trưng chính của nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ ......................................... 12 2.1.2. Hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ và các vấn đề của họ ................................................ 13 2.1.3. Một số tác động của VPA đến nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ ........................ 17

2.2. NHÓM HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG PHỤ THUỘC VÀO RỪNG ...... 19 2.2.1. Đặc trưng chính của nhóm đối tượng nghiên cứu ...................................................... 19 2.2.2 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của nhóm đối tượng nghiên cứu tới VPA ...................... 20 2.2.3 Những vấn đề mà nhóm đối tượng nghiên cứu gặp phải và tác động của VPA ......... 21

2.3. NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG TRÊN ĐẤT ĐƯỢC GIAO NHƯNG KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ ..................................................................................................................................................25

2.3.1 Đặc trưng chính của nhóm hộ gia đình trồng rừng trên đất được giao ....................... 25 2.3.2 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của nhóm đối tượng nghiên cứu tới VPA ...................... 26 2.3.3 Những vấn đề mà nhóm đối tượng nghiên cứu gặp phải ............................................ 27 2.3.4 Tác động của VPA tới nhóm đối tượng nghiên cứu .................................................... 29

III. PHÂN TÍCH KÊNH TRUYỀN TẢI .................................................................................. 30 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 39

4.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 39 4.1.1 Kết luận chung............................................................................................................. 39 4.1.2 Khoảng trống dữ liệu và thông tin trong việc chuẩn bị VPA ...................................... 41 4.1.3 Khác biệt theo khu vực ................................................................................................ 42

4.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................. 42 4.2.1 Kiến nghị về Tính hợp pháp của gỗ và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ ...... 42 4.2.2. Các vấn đề về đảm bảo an toàn xã hội và kiến nghị .................................................. 44 4.2.3 Kiến nghị về giáo dục và thông tin đại chúng (phụ lục VPA ) ................................... 45 4.2.4 Kiến nghị về kiểm soát, giám sát VPA ....................................................................... 46

PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 49

Page 4: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

LỜI CẢM ƠN Mạng lưới Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị

rừng và Thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động tiềm tàng của VPA đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng. Với sự nỗ lực hợp tác của Nhóm nghiên cứu và các bên liên quan, báo cáo đã được hoàn thành sau 9 tháng triển khai gồm, tập huấn, nghiên cứu bàn giấy, thu thập thông tin điển hình tại một số địa bàn nghiên cứu, tổng hợp, phân tích số liệu, viết báo cáo, hội thảo phản hồi và hoàn thiện báo cáo.

Thay mặt Ban điều hành Mạng lưới, xin trân trọng cảm ơn Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Anh – DFID, tổ chức FERN và Forest Trend đã tài trợ kinh phí để Mạng lưới có thể thực hiện được nghiên cứu này. Mạng lưới xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới ông Michael Richards, bà Mary Hobley và ông Edwin Shanks đã hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên trong suốt các giai đoạn triển khai nghiên cứu.

Để nghiên cứu được thực hiện, không thể không nhắc tới sự nỗ lực của các thành viên tham gia nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhóm nghiên cứu và các cơ quan đã tạo điều kiện cho cán bộ của cơ quan mình tham gia thực hiện nghiên cứu này bao gồm: Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD), Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước (ForWet), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Viện Quản lý rừng Bền vững và Chứng chỉ rừng (FSMI), Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng (CECoD), Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý tài nguyên (CORENARM), Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, Chuyển giao khoa học và công nghệ Tây Bắc (CARTEN), Hợp tác xã Phát triển Nông thôn Quan Hóa (CRD) và Trung tâm Phát triển cộng đồng và Ứng phó biến đổi khí hậu Tây Nguyên (CCHC).

Cuối cùng chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các bên liên quan là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cơ quan địa phương, các cá nhân, tổ chức đã cung cấp thông tin dữ liệu, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên Mạng lưới trong quá trình thực hiện và hoàn thiện báo cáo này.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng trước một phương pháp khá mới và vấn đề chưa xảy ra, báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và biên soạn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý độc giả để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện báo cáo này.

Trân trọng cảm ơn,

Vũ Thị Bích Hợp

Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT Giám đốc Trung tâm SRD

3

Page 5: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ban QLRPH Ban Quản lý Rừng phòng hộ

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CSOs Các Tổ chức xã hội

DFID Cơ quan hợp tác phát triển Vương quốc Anh

DTTS Dân tộc thiểu số

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

EU Liên minh Châu Âu

FLEGT Chương trình Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản

KTXH Kinh tế xã hội

LD Định nghĩa gỗ hợp pháp

LIA Đánh giá tác động tiềm tàng của VPA tới sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

PCCC Phòng cháy chữa cháy

QLBVR Quản lý Bảo vệ rừng

QLTT Quản lý Thị trường

QSDĐ Quyền sử dụng đất

TCA Phân tích kênh truyền tải

TLAS Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UBND Ủy ban Nhân dân

TCLN Tổng cục lâm nghiệp

VNGO-FLEGT Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản

VPA Hiệp định đối tác tự nguyện

Page 6: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

5

I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Mở đầu

Việt Nam hiện đang trong giai đoạn cuối của quá trình đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với Liên minh châu Âu (EU) như là một phần của Kế hoạch hành động Thực thi Lâm Luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT), nhằm mục đích bảo đảm thương mại gỗ hợp pháp và quản trị rừng hiệu quả. Báo cáo này nhằm cung cấp một bản tóm tắt phương pháp, những kết quả và khuyến nghị chính của nghiên cứu “Đánh giá tác động tiềm tàng của VPA đến sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương (LIA)” đã được tiến hành bởi Mạng VNGO-FLEGT trong năm 2013.

Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA), và các tiến trình được phát triển theo đó, có tiềm năng mang lại những cải cách chính sách vì người nghèo và có thể dẫn đến việc trao quyền cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương. Với việc thực thi VPA, ngành sản xuất gỗ và công nghiệp chế biến gỗ phải thích ứng với những thay đổi của thị trường và các quy định xuất khẩu, và một kế hoạch hành động để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ là yêu cầu được đưa ra từ phía Việt Nam. Kế hoạch hành động này phải tập trung vào nâng cao nhận thức, rà soát và bổ sung pháp luật, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có giấy phép, phát triển và thực thi một hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ, và tăng cường hợp tác quốc tế với các nước xuất khẩu gỗ như Lào và Cam-pu-chia và với các thị trường ở các nước EU.

Để hỗ trợ cho tiến trình này và đảm bảo rằng tiếng nói của người dân địa phương được lắng nghe, các Tổ chức xã hội (CSOs) và các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (VNGOs) đã thành lập Mạng lưới VNGO-FLEGT vào tháng 1 năm 2012, Mạng lưới hiện nay bao gồm hơn 40 tổ chức thành viên phân bổ trên khắp 3 miền Bắc Trung Nam của Việt Nam. Ban điều hành của Mạng lưới bao gồm bốn tổ chức: Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) - Trưởng ban, Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước (ForWet), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), và Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD). Mạng lưới hiện đang tham gia triển khai ba dự án liên quan đến FLEGT, với hai dự án cấp khu vực do DFID và EU tài trợ qua FERN và một dự án cấp quốc gia quy mô nhỏ được tài trợ bởi Chương trình EU-FAO FLEGT. Mạng lưới cũng đã có những đóng góp có giá trị cho tiến trình đàm phán VPA như triển khai đợt tham vấn cộng đồng tại sáu tỉnh về tính hợp pháp của gỗ, đồng thời lấy ý kiến của các tổ chức thành viên trong Mạng lưới cho Dự thảo về định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS) và gửi ý kiến tổng hợp tới Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN). Bên cạnh đó, Mạng lưới cũng đã tích

Page 7: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

6

cực tham gia các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, tập huấn liên quan đến VPA / FLEGT được tổ chức bởi TCLN và các tổ chức có liên quan tại Việt Nam, cũng như các nước trong khu vực và tại Châu Âu. Việc chia sẻ các hoạt động và thông tin về tiến trình FLEGT/VPA cũng được thực hiện thông qua nhiều kênh truyền thông như Website và cập nhật thường xuyên qua Email.

VPA được dự đoán sẽ có nhiều tác động tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho thị trường gỗ Việt Nam. Việc cải thiện quản trị và các quy định của ngành lâm nghiệp sẽ dẫn đến triển vọng mới cho nền kinh tế thị trường, bao gồm những cơ hội thị trường có liên quan trong việc thay đổi môi trường thương mại gỗ toàn cầu, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường EU đối với các sản phẩm được cấp phép FLEGT và cơ hội kinh tế cho những nhà chế biến và xuất khẩu gỗ. Tuy nhiên, quá trình của việc chính thức và hợp pháp hoá, cộng với việc thực thi nghiêm ngặt pháp luật và các quy định VPA cũng có khả năng tác động tiêu cực đến những người có sinh kế phụ thuộc vào rừng. Những hệ quả không thể tránh khỏi của quá trình đàm phán và thực thi VPA là sẽ dẫn đến việc người thắng và kẻ thua, và có thể sẽ là một loạt các hiệu ứng xã hội, một số sẽ có tác động tích cực còn một số khác thì ngược lại. Quyền quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam đã dần dần phát triển trong các giai đoạn khác nhau, các văn kiện khác nhau tồn tại là cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng. Tuy nhiên, hiện đang có sự thiếu hụt các văn bản pháp luật có liên quan để cung cấp các chứng cứ cần thiết và đảm bảo một sự hiểu biết rõ ràng một số khía cạnh của tính hợp pháp. Các biện pháp để tích hợp các chiến lược xác minh Hệ thống đám bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS) của chính quyền địa phương vẫn phải được cải thiện và một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là giấy chứng nhận hàng nhập khẩu từ các nước xuất khẩu gỗ.

Để có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn, Mạng lưới VNGO-FLEGT đã tiến hành nghiên cứu những tác động tiềm tàng của VPA tới các nhóm dễ bị tổn thương (LIA). Tại Việt Nam, VPA vẫn trong quá trình đàm phán, tức là LIA đã được thực hiện trước khi các văn bản VPA được hoàn tất, và do đó mục tiêu của đánh giá là chỉ ra tác động tiềm tàng có thể xảy ra của VPA tới các bên liên quan dễ bị tổn thương. Nghiên cứu LIA có thể đóng góp có giá trị vào việc xây dựng VPA, bao gồm việc xác định các vấn đề liên quan tới an toàn xã hội và câu trả lời cho vấn đề này, đồng thời tìm kiếm cơ hội để nâng cao hiệu quả sinh kế. Nghiên cứu LIA sẽ tìm hiểu về tác động của VPA đối với sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương và xem xét các quy định và luật pháp có liên quan một cách toàn diện và kỹ lưỡng.

Page 8: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

7

1.2. Tổng quan phương pháp nghiên cứu

Quá trình đánh giá LIA bao gồm một chuỗi các hội thảo, với rất nhiều phân tích: phân tích các bên liên quan, phân tích thể chế và phân tích các kênh truyền tải. Đánh giá LIA gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn 1 xác định các nhóm liên quan dễ bị tổn thương; Giai đoạn 2 nghiên cứu những hạn chế và các vấn đề VPA có thể gây ra đối với sinh kế, và những khó khăn hiện tại mà các bên liên quan đang phải đối mặt; Giai đoạn 3 phát triển lý thuyết của sự thay đổi và chiến lược đảm bảo các kết quả là tích cực; và Giai đoạn 4 xây dựng một kế hoạch giám sát với các chỉ số thích hợp. Chi tiết của bốn giai đoạn đánh giá LIA được mô tả trong Bảng 1 dưới đây.

Trong hội thảo khởi động được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2013, với sự hỗ trợ kỹ thuật của 2 chuyên gia nước ngoài đến từ tổ chức Forest Trends, các thành viên mạng lưới đã chia sẻ những hiểu biết và đã thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến các tác động tiềm tàng của VPA đến các bên liên quan chủ chốt. Hai chuyên gia kỹ thuật đã cung cấp cho các thành viên tham dự một sự hiểu biết toàn diện về lý thuyết và thực hành LIA, hỗ trợ việc xác định các bên liên quan chủ chốt, và cùng các thành viên tham dự phát triển một kế hoạch thực hiện LIA cho các nhóm liên quan dễ bị tổn thương bởi VPA của Việt Nam. Các thành viên tham gia đã xác định và lập bản đồ các nhóm liên quan dễ bị tổn thương quan trọng ở miền Nam, miền Trung và miền Bắc Việt Nam và xây dựng được một kế hoạch để thực hiện LIA. Hội thảo khởi động thể hiện sự cam kết cao của các Tổ chức xã hội Việt Nam vào quá trình FLEGT/VPA, với mục đích đảm bảo rằng các quyền của cộng đồng phụ thuộc vào rừng địa phương được tôn trọng đầy đủ.

Tại hội thảo khởi động, ba nhóm hộ liên quan có khả năng bị ảnh hưởng đáng kể bởi VPA được xác định, bao gồm:

• Nhóm 1: Nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ trong các làng nghề gỗ • Nhóm 2: Nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng

nhưng không có đất rừng và rừng. • Nhóm 3: Nhóm hộ gia đình trồng rừng, cung cấp gỗ cho ngành công

nghiệp gỗ, nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng (sổ đỏ);

Sau Hội thảo khởi động, các thành viên của Mạng lưới đã tiến hành các nghiên cứu bàn giấy để phân tích các bên liên quan và phân tích thể chế (giai đoạn 1 LIA ). Kết quả các phân tích đã được trình bày tại hội thảo LIA lần thứ hai được tổ chức tại Huế vào tháng 9 năm 2013 với sự tham dự của 30 đại biểu, bao gồm các thành viên của Mạng lưới VNGO-FLEGT và đại diện 3 nhóm dễ bị tổn thương được xác định ở

Page 9: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

8

trên. Tại hội thảo LIA lần thứ hai các thành viên tham gia đã chia sẻ và thảo luận về các kết quả chính từ báo cáo phân tích các bên liên quan và phân tích thể chế, và cung cấp cơ hội quý giá để tiếp tục cải thiện và điều chỉnh các kết quả phân tích. Phần lý thuyết và thực hành của giai đoạn 2 LIA (phân tích kênh truyền tải) đã được một chuyên gia nước ngoài đến từ tổ chức Mandala giới thiệu trong hội thảo này và các thành viên tham gia hội thảo cũng đã xây dựng các kênh truyền tải cho ba nhóm liên quan trong quá trình làm việc nhóm.

Hội thảo LIA lần thứ ba, được tổ chức tại thành phố Vĩnh Phúc vào tháng 11 năm 2013, hội thảo đã sử dụng kết quả phân tích các bên liên quan và phân tích kênh truyền tải để phát triển Lý thuyết về sự thay đổi và kế hoạch hành động để đóng góp cho các cuộc đàm phán VPA. Hội thảo có 33 thành viên tham dự, bao gồm các đại diện từ Mạng lưới VNGO-FLEGT, TCLN, các NGO quốc tế, ngoài ra còn có sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài đến từ Forest Trends, Mandala và FERN. Hội thảo LIA lần thứ ba là bước quan trọng để có thể kết luận thành công của phân tích LIA. Đầu tiên, các nhóm nghiên cứu đã trình bày và thống nhất về kết quả phân tích kênh truyền tải cho ba nhóm các bên liên quan. Các nhóm sau đó thực hành xây dựng cây vấn đề, chuỗi kết quả, phân tích khả năng và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đề xuất một lý thuyết về sự thay đổi với các chiến lược và các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Các thành viên tham gia hội thảo cùng đồng ý rằng những kết quả và khuyến nghị từ nghiên cứu LIA của Mạng lưới có thể cung cấp đầu vào quan trọng và có giá trị cho việc xây dựng các chỉ số thích hợp để giám sát VPA/FLEGT tại Việt Nam, và các thành viên Mạng lưới cũng có thể tham gia tích cực trong quá trình giám sát độc lập sau này.

Bảng 1: Tổng quan về phương pháp LIA

Giai đoạn 1: Phân tích thể chế và phân tích các bên liên quan

Giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu LIA là phân tích các bên liên quan và phân tích thể chế. Mục tiêu chính của việc phân tích các bên liên quan là để đạt được một sự hiểu biết về những người có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi VPA. Phân tích các bên liên quan thường bao gồm các mô tả đặc điểm của các nhóm liên quan dễ bị tổn thương và phân tích về giới. Phân tích nền kinh tế chính trị và thể chế cũng là rất cần thiết, và tập trung vào những tác động có thể xảy ra bởi VPA và các động cơ hành vi về các nhóm liên quan, đặc biệt là các nhóm quyền lực có thể phản đối các chiến lược quan trọng của VPA.

Page 10: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

9

Giai đoạn 2: Phân tích kênh truyền tải

Kênh truyền tải là cách thức mà qua đó một chính sách, ví dụ như VPA, ảnh hưởng đến các bên liên quan dễ bị tổn thương. Phân tích các kênh truyền tải là một công cụ cốt lõi trong bộ công cụ PSIA của Ngân hàng Thế giới. Sáu kênh truyền tải chính thường được xem xét là: việc làm, giá cả, phí, các loại thuế, quyền lực, tài sản, và khả năng tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ. Phân tích các kênh truyền tải sẽ giúp xác định các ảnh hưởng trực tiếp của VPA (ảnh hưởng “vòng một”), ví dụ những thay đổi về quyền lực chính trị và thực thi pháp luật sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của công nhân khai thác rừng như thế nào? Thông qua đó có thể dự đoán một số ảnh hưởng gián tiếp của VPA (ảnh hưởng “vòng hai”).

Giai đoạn 3: Lý thuyết của sự thay đổi có sự tham gia

Lý thuyết của sự thay đổi là một giả thuyết làm như thế nào để can thiệp nhằm đảm bảo sinh kế cho nhóm dễ bị tổn thương trước VPA. Lý thuyết của sự thay đổi dựa trên một tập hợp các giả định nguyên nhân và kết quả đáng tin cậy mà được những người đề xuất hy vọng sẽ trở thành sự thật. Định nghĩa về lý thuyết của sự thay đổi liên quan đến việc đặt ra và theo dõi một tập hợp các "chuỗi kết quả" liên kết với chiến lược của một sự can thiệp và các hoạt động với các đầu ra, kết quả, các tác động, và phân tích các giả định nguyên nhân và kết quả giữa chúng.

Giai đoạn 4: Xây dựng kế hoạch giám sát với một tập hợp các chỉ số

Một khía cạnh quan trọng của LIA là phát triển một quá trình giám sát những tác động của việc thực thi VPA tới sinh kế. Điều này đòi hỏi việc xác định các chỉ số thích hợp. Một chỉ số lý tưởng sẽ thấy quá trình giữa đầu vào, hoạt động, đầu ra, kết quả, tác động, và sẽ được bắt nguồn từ các mục tiêu SMART (cụ thể, có thể đo lường được, có khả năng thực thi, thực tế và có thời gian rõ ràng) được xây dựng từ các kết quả quan trọng trong chuỗi kết quả. Từ các mục tiêu SMART, các chỉ số có thể được xây dựng để theo dõi và đánh giá tiến độ. Một khi các chỉ số được phát triển, kế hoạch giám sát có thể được tạo ra. Kế hoạch giám sát vạch ra những dữ liệu cần thiết, và cách thức thu thập như thế nào đối với mỗi chỉ số.

Page 11: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

10

1.3. Các thành viên tham gia nghiên cứu

Bảng 2: Thông tin chung của nhóm nghiên cứu các bên liên quan

Nghiên cứu các bên liên

quan

Địa điểm nghiên

cứu điển hình

Thành viên nhóm nghiên cứu (tên, tổ

chức)

Chi tiết liên lạc

Nhóm 1: Nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ trong các làng nghề gỗ

Đồng Nai, Lâm Đồng

-Phan Triều Giang (HCM UAF) -Nguyễn Chí Thành (ForWet) -Đinh Văn Tài (ForWet)

[email protected] [email protected] [email protected]

Nhóm 2: Nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng nhưng không có đất rừng và rừng

Thừa Thiên Huế

-Trương Quang Hoàng (CRD-Huế), -Trần Nam Thắng (CORENARM)

[email protected] [email protected]

Nhóm 3: Nhóm hộ gia đình trồng rừng trên đất không có sổ đỏ

Đắk Lắk, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình

-Dương Thị Liên (SFMI) -Đặng Ngọc Toàn (CHCC) -Nguyễn Kim Trọng (CARTEN) -Lê Thanh Yên (CRD-Thanh Hóa)

[email protected] [email protected]@gmail.com [email protected]

Nhóm nghiên cứu phân tích thể chế (bao gồm: GS. Tô Đình Mai - CECoD, ông Nguyễn Xuân Lãm - PanNature, ông Phạm Anh Tuấn - SRD) đã phối hợp chặt chẽ với nhóm nghiên cứu các bên liên quan để đảm bảo rằng tất cả các thông tin và nhận định từ phân tích các bên liên quan đều được đưa vào phân tích thể chế một cách đầy đủ.

Nghiên cứu LIA được điều phối bởi Trung tâm SRD và do bà Phạm Thị Bích Ngọc (Trưởng phòng Biến đổi khí hậu) làm trưởng nhóm, cùng với 2 chuyên gia đến từ tổ chức Forest Trend (TS. Michael Richards và TS. Mary Hobley) và 2 chuyên gia đến từ tổ chức Mandala (ông Edwin Shanks và ông Dương Quốc Hùng) và 2 tình nguyện viên nước ngoài của Trung tâm SRD (TS. Juliane Sander và bà Stephanie

Page 12: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

11

Higgs) đã hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật cũng như tư vấn cho các thành viên Mạng lưới trong suốt quá trình của nghiên cứu LIA.

1.4. Cấu trúc và nội dung của Báo cáo tóm tắt

Báo cáo tóm tắt LIA được chia thành năm phần chính:

Phần 1 - Giới thiệu chung;

Phần 2 - Tóm tắt phần phân tích các bên liên quan và phân tích thể chế;

Phần 3 - Tóm tắt phần phân tích kênh truyền tải;

Phần 4 - Tổng hợp các khuyến nghị quan trọng cho đoàn đám phán của Tổng

cục Lâm nghiệp và EU dựa trên những phát hiện từ các nghiên cứu của các nhóm

nghiên cứu và đánh giá thể chế.

Phần cuối cùng là danh sách các phụ lục bao gồm các báo cáo đầy đủ của các

nhóm nghiên cứu.

Page 13: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

12

II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ PHÂN TÍCH THỂ CHẾ 2.1 NHÓM HỘ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GỖ NHỎ LẺ

2.1.1 Đặc trưng chính của nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ

Hộ gia đình chế biến gỗ là một bên liên quan quan trọng vì đây là một nhóm lớn về số lượng cung cấp sản phẩm gỗ truyền thống cho người dân, đặc biệt là trong các khu vực ngoài đô thị trên cả nước. Hiện nay không có số liệu chính thức về số lượng các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Các số liệu chính thức của Bộ NN&PTNT chỉ thu thập trên các cơ sở có công suất hoạt động trên 200m3 gỗ tròn/năm (Bộ NN&PTNT 2011), mà không có số liệu chắc chắn về các hộ nhỏ lẻ. Số liệu về hộ sản xuất chế biến nhỏ (<200m3/năm) không được thống kê và có nhiều khác biệt. Bộ NN&PTNT (2011) ước tính hiện tại có khoảng 10,000 hộ, 201 làng nghề gỗ ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), 5 làng nghề gỗ ở duyên hải Nam Trung Bộ. Theo Tô Xuân Phúc (2012, dẫn nguồn HRPC 2009) có 20,000 hộ và 302 làng nghề cả nước.

Các cơ sở sản xuất tiêu thụ khoảng 1 triệu m3 gỗ/năm. Trong đó 350.000 - 400.000 m3 dùng trong làng nghề, khoảng 400.000 m3 sử dụng trong các cụm công nghiệp chế biến gỗ không phải làng nghề và 200.000 m3 gỗ sử dụng bởi các hộ nhỏ lẻ (Tô Xuân Phúc, 2012). Các hộ sản xuất nhỏ thường sử dụng gỗ quý hiếm nhập khẩu hoặc địa phương. Số liệu chính xác về số lượng và nguồn gốc gỗ đầu vào của các hộ gia đình nhỏ không rõ ràng ở cấp quốc gia.

Về tình trạng kinh tế, không có số liệu chính thống về tình trạng nghèo đói của nhóm hộ sản xuất gỗ nhỏ. Tuy vậy, nhìn chung họ có thu nhập khá cao so với mặt bằng lao động. Thu nhập trung bình của lao động nghề mộc từ 2-4,5 triệu đồng, chủ hộ có thu nhập từ 10-13 triệu đồng/tháng. Lực lượng lao động chính ở các hộ sản xuất nhỏ hầu hết là người trong gia đình hoặc họ hàng. Nhìn chung nam giới có vai trò ưu thế ở các khâu sản xuất do có sức khỏe, kiến thức và nắm kỹ thuật. Đa phần nam giới có quyền lực cao hơn trong việc ra các quyết định quan trọng. Ở các hộ sản xuất nhỏ tỉ lệ lao động nữ rất thấp. Lao động nữ thu nhập thường ít hơn nam giới do họ thường làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Mặc dù nữ giới và trẻ em thường chỉ tham gia một số việc nhẹ nhàng, nhóm này thường mẫn cảm hơn với môi trường. Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng xấu do điều kiện sản xuất ô nhiễm. Lao động làm thuê thường thuê trọ quanh khu làm việc với điều kiện sống tạm bợ, khó khăn.

Page 14: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

13

2.1.2. Hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ và các vấn đề của họ

Nghiên cứu ở Lâm Đồng và Đồng Nai cho thấy nhìn chung có bốn nhóm hộ sản xuất mộc quan trọng bao gồm i) Hộ sản xuất cho thị trường xuất khẩu; ii) Hộ gia công công nghiệp; iii) Hộ sản xuất cho thị trường trong nước theo cách công nghiệp; iv) Hộ sản xuất, gia công nhỏ lẻ. Các vấn đề mà các nhóm hộ này đang phải đối mặt được mô tả sơ lược trong sơ đồ 1- Sơ đồ cây vấn đề dưới đây.

Các hộ sản xuất chế biến, kinh doanh gỗ chịu sự theo dõi, quản lý nhà nước trực tiếp của UBND phường, xã đồng thời chịu sự quản lý, kiểm tra, cấp phép của các cơ quan chức năng trên địa bàn như: UBND phường, xã; Phòng Kinh tế (tham mưu cho UBND cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh (ĐKKD) cho hộ), Phòng Tài nguyên Môi trường, Chi cục Thuế, Phòng Thống kê, Chi cục Quản lý thị trường (trực tiếp là Đội QLTT), Hạt Kiểm lâm, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát PCCC, Công an kinh tế, cơ quan có liên quan SXKD như Ngân hàng, Quỹ tín dung, v.v.. Tuy vậy, nhìn chung việc quản lý giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật tại các hộ sản xuất nhỏ lẻ lỏng lẻo, chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan liên quan.

Rất nhiều hộ kinh doanh, đặc biệt các hộ sản xuất nhỏ lẻ không có giấy phép ở địa phương, và không báo cáo nhập lượng, sản lượng, doanh thu. Một số hộ của nhóm này chỉ phải trả thuế cố định thuế mỗi tháng và chỉ đến chi cục thuế mua hóa đơn khi cần. Ở làng nghề Hố Nai (Đồng Nai), số hộ gia công có ĐKKD chỉ chiếm 12.5% tổng số hộ gia công. Hầu hết các hộ nhỏ lẻ không thể cung cấp hóa đơn bán hay gia công cho khách hàng. Theo báo cáo nghiên cứu các làng nghề phía Bắc 30% đến 78% số hộ bán sản phẩm mà không có hồ sơ sản phẩm cho khách hàng (Forest Trends, 2012). Lý do của việc này là một phần để hộ tránh thuế, phần khác do năng lực, quy mô sản xuất của hộ quá nhỏ, không phù hợp với các ràng buộc kềnh càng của luật pháp. Các hộ sản xuất nhỏ cũng thường không tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Page 15: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Sơ đồ 1: Các vấn đề mà các nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẽ đang phải đối mặt

Thiếu trang thiết bị

phù hợp, hiệu quả

Hộ SX không đủ năng

lực, quy mô để xin giấy

phép

Viên chức

nhũng nhiễu

Giám sát, thực thi

pháp luật chưa tốt

Thiếu hóa đơn giấy tờ cần

thiết GPKD, hợp đồng LĐ… Hàng khó

bán

Điều luật cồng

kềnh

Chi phí chế biến

nhập khẩu gỗ hợp

pháp cao

Không đủ năng lực thiếu lao

động, sản xuất lớn

Chi phí thủ tục, tiêu

cực phí tăng

Giá gỗ nguyên

liệu tăng

Sản xuất nhỏ lẻ

manh mún Thu nhập các

hộ sản xuất nhỏ

giảm (bỏ nghề)

Chi phí sản

xuất tăng

Sản lượng kém

Hiểu biết của dân

về luật kém

Sản phẩm không đồng bộ về

chất lượng, không kịp thời

về mẫu mã

Thiếu thông tin

Năng lực kỹ thuật về mẫu

mã, tìm kiếm đánh giá thị

trường kém

Thiếu vốn, thiếu liên

kết để trang bị máy

móc

Thiếu liên kết &

kênh thông tin

Vấn đề cốt lõi

Vấn đề trực tiếp

Vấn đề trung gian

14

Page 16: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

15

Nguồn nguyên liệu của các hộ sản xuất nhỏ phức tạp, đa phần được mua trôi nổi trên thị trường từ sơn tràng, đầu nậu do giá gỗ lậu thường rẻ hơn có thể đến 50% ở những khu vực gần rừng (Phan, 2012). Ở Đồng Nai, nguồn nguyên liệu của các hộ cá thể chủ yếu là mua từ gỗ nhập khẩu (mua lại từ các đầu nậu trung gian), chiếm đến 70% (gồm các loại như gõ đỏ, giáng hương, căm xe, xoan đào, dầu đỏ, sồi, tần bì, thông,…). Một phần từ gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu là gỗ keo lá tràm, tếch, cao su (chiếm 28%), số còn lại (2%) là gỗ bao bì tận dụng, trụ tiêu, và gỗ trôi nổi trên thị trường. Ở Lâm Đồng, nguồn gỗ đặc được mua từ các cơ sở kinh doanh hợp pháp lẫn từ sơn tràng, đầu nậu. Gỗ lậu thường được sơn tràng chặt hạ từ rừng rồi kéo về bán cho các xưởng xẻ ở gần rừng. Gỗ kéo từ rừng về thường được đẽo thành bi với kích thước thông thường từ 2-3m dài với bề mặt từ 30-40cm. Do việc lấy gỗ không phép khó khăn do đó, sơn tràng thường lấy gỗ tốt hoặc quý như dổi, huỳnh đàn, cẩm lai, căm xe, hương, sao, kiền kiền, chiêu liêu. Một số xưởng xẻ thường không tập trung gỗ một chỗ mà thường phân tán tản mát ở các nhà quen, bà con trong vùng. Nhìn chung, nguồn gỗ lậu được đưa vào chuỗi cung qua nhiều cách thức tinh vi, khó kiểm soát. Một hộ sản xuất nhỏ với 2-3 công nhân thường sử dụng khoảng 10-20 khối gỗ một năm.

Quy mô nhà xưởng, trang thiết bị của các nhóm khác nhau thì khác nhau. Ở Đồng Nai, do tính chất sản xuất khá lớn, đa số các hộ sản xuất có diện tích nhà xưởng dao động từ 200-1000m2. Các hộ sản xuất nhỏ lẻ có mặt bằng sản xuất trung bình khoảng 50 m2. Tuy vậy, đa số các hộ có thêm diện tích kho nguyên liệu khoảng từ vài đến vài chục mét vuông. Đối với các hộ sản xuất nhỏ, phương tiện, máy móc sản xuất cũng không phức tạp, chủ yếu ở tầm công cụ cá nhân thường gồm cưa đĩa, cưa lộng, máy bào, máy làm mộng, máy thổi PU, máy bắn đinh. Trang thiết bị trong các hộ này mỗi loại chỉ từ 1 đến 2 cái. Đối với các hộ gia công công nghiệp, vì không phải thực hiện toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất nên trang bị cũng đơn giản, tuy vậy mang tính chuyên nghiệp cao. Một số hộ có thể xẻ gỗ tròn bằng cưa CD được đặt ở những nơi xa khu dân cư. Theo một số hộ sản xuất nhỏ, đa phần các trang thiết bị có giá dưới 15 triệu và đều là máy sản xuất tại Việt Nam hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên, trang thiết bị các hộ quy mô lớn là khá hiện đại với một số khâu bố trí theo dây chuyền.

Quan hệ giữa chủ hộ sản xuất và người lao động ít ràng buộc. Nguồn lao động phổ thông là dồi dào trong khi đó nguồn lao động có tay nghề là hiếm. Điều này tạo môi trường dễ dàng hơn cho các hộ sản xuất công nghiệp, trong khi đó các hộ sản xuất nhỏ lẻ cần nhân lực ít nhưng tay nghề cao thường gặp khó khăn. Các hộ sản xuất nhỏ lẻ có số lao động từ 2-10 người tùy theo mùa. Tuy vậy, ngoại trừ ở các cơ sở lớn, các công nhân thường được ăn lương theo tháng và một số có hợp đồng lao động, đa số

Page 17: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

16

người lao động, kể cả thợ cả ở các hộ sản xuất nhỏ ăn lương tuần và không có hợp đồng, bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội. Do quan hệ giữa hộ và người lao động ít bị ràng buộc bởi hợp đồng mà chỉ là thỏa thuận miệng, vì thế người lao động phải tự chịu khi có sự cố xảy ra trong quá trình lao động. Khi mùa thấp điểm đến, nhiều lao động được cho nghỉ việc dễ dàng. Những người lao động không có tay nghề dễ bị mất việc nhất. Tuy vậy, hình thức hợp đồng miệng được cả chủ và người lao động ưa chuộng vì tính linh động của nó. Người lao động có thể nhảy việc khi tìm được nơi khác có giá cao hơn trong khi chủ thuê lại có thể tuyển lựa được người vừa ý và giảm chi phí.

Hình thức “buôn có bạn bán có phường” cũng quan sát được ở các hộ sản xuất nhỏ ở các cấp độ khác nhau chặt chẽ hơn ở Đồng Nai nhưng cũng không thành hệ thống như ở các làng nghề phía Bắc. Ở hộ gia công, sản xuất dây chuyền, quan hệ giữa hộ sản xuất và hộ vệ tinh, hộ kinh doanh trong chuỗi sản phẩm là khá chặt. Giao dịch giữa các hộ nhóm này thường không có giấy tờ chính thống mà thường chỉ là các cam kết viết tay, cam kết miệng để không phải đóng thuế, giảm chi phí sản xuất.

Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thường rất độc lập mặc dù họ có biết một vài cơ sở khác cùng địa bàn hoặc có bà con họ hàng. Các hộ này chỉ trao đổi thông tin thông thường như giá cả nguyên liệu, giá ngày công, đầu vào nguyên liệu, không có các hình thức trao đổi khác như thợ, máy móc, khách hàng hay các hợp tác khác. Như vậy, tương tự nhận định ở làng nghề phía Bắc, hầu như không có liên kết nào được hình thành giữa các hộ đã dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm dẫn đến những hạn chế lớn về cạnh tranh, về năng lực phát triển nghề nghiệp và thị trường.

Vấn đề về môi trường là vấn đề mang lại rất nhiều bức xúc đặc biệt khi các hộ sản xuất tọa lạc ở khu vực dân cư. Trong sản xuất, bụi gỗ và sơn là tác nhân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân, đặc biệt là phụ nữ. Những nhà dân xung quanh dù đóng cửa kín vẫn ngửi thấy mùi sơn. Tại các hộ sản xuất nhỏ lẻ chưa có trang thiết bị xử lí bụi gỗ và sơn. Tại nhiều công đoạn lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, dễ phát tán trong không khí. Các hộ nhỏ thường không thực hiện tốt vệ sinh môi trường và chấp nhận chịu phạt vì lợi nhuận so ra vẫn còn cao hơn so với việc đầu tư cơ sở vật chất, môi trường lao động. Tình trạng ô nhiễm kéo dài gây bất bình cho người dân, dẫn đến khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự chung, và làm mất lòng tin của người dân vào cơ quan chức năng. Một số người dân cho rằng công tác quản lý của nhà nước chưa tốt, đã xuất hiện tiêu cực, một số cơ quan địa phương đã lờ đi để các hộ sản xuất vi phạm luật. Thêm vào đó, các hộ sản xuất có nhiều công nhân làm việc, sản phẩm nhiều, thường để ngổn ngang chắn hết lối đi trong khi đó trang thiết bị phòng cháy chữa cháy còn sơ sài chỉ mang tính hình thức đưa đến những nguy cơ cao về cháy, nổ. Về vấn đề vệ sinh, môi trường và phòng chữa cháy, đa số các hộ

Page 18: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

17

“mạnh ai nấy làm” không được hướng dẫn, tập huấn và cũng không tuân thủ các quy định.

Chủng loại sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ đa dạng gồm bàn ghế, salon, tủ thờ, tủ áo, giường, đồ gỗ văn phòng, kệ, tủ bếp, tủ đứng, tay vịn cầu thang, trụ cầu thang, ván sàn, lam ri trần nhà, vách nhà. Ở một số nơi còn có nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất, mỹ nghệ (thần tài, tượng, đồng hồ, v.v..). Đa phần các hộ nhỏ sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường địa phương. Một số nhỏ các hộ gia công cho các công ty xuất khẩu như các hộ ở khu vực tỉnh Đồng Nai. Ở các làng nghề phía Bắc, hàng hóa được đưa đi tiêu thu khắp cả nước với hơn 83% được tiêu thụ trong nước và hơn 16% được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Riêng ở làng nghề Đồng Kỵ, có đến 33,3% số công ty và 42,8% số hộ gia đình có xuất hàng đi thị trường Trung Quốc (Forest Trends 2012). Tuy vậy, số liệu chính xác về sản lượng, loại gỗ của các hộ sản xuất nhỏ cho thị trường và các ngành công nghiệp khác trong nước và quốc tế là không chính thức kể cả ở tầm quốc gia hay địa phương.

Trong khi nhiều hộ sản xuất lớn thường có quan hệ thân mật, chặt chẽ với Kiểm lâm, phòng kinh tế, quản lý thị trường, các hộ sản xuất nhỏ thường có rất ít liên hệ với các cơ quan nhà nước và không nắm rõ các quy định pháp luật liên quan. Nhiều hộ vận hành thông qua các cách thức phi chính thống. Các định chế không chính thống quan sát được bao gồm các quan hệ của hộ với nguồn cung cấp gỗ, một số cán bộ chức năng, người lao động, cộng đồng dân cư, nguồn vay vốn. Các quan hệ không chính thống giúp nhiều hộ đi xuyên qua nhiều quy định, ràng buộc của luật pháp để duy trì sản xuất. Theo quy định, hộ có trách nhiệm báo cáo xuất nhập gỗ định kỳ cho kiểm lâm sở tại, hoặc khi gỗ về tới xưởng, đặc biệt khi nhập gỗ rừng tự nhiên, hộ phải báo ngay. Nhưng thực tế, các hộ không ghi chép thường xuyên cũng không báo cáo, và cơ quan kiểm lâm cũng không kiểm tra thường xuyên đặc biệt là đối với các cơ sở nhỏ. Tuy vậy, kiểm lâm sở tại thường nắm rõ các hộ sản xuất mộc trong địa bàn. Do điều kiện pháp lý chưa được thông suốt, nhiều hộ nhỏ sản xuất trong điều kiện khó khăn, dấu diếm. Một số nơi, hộ khóa cửa ngoài và hoạt động bên trong, hoặc làm xưởng kín, khuất sau nhà để tránh bị cơ quan chức kiểm tra.

2.1.3. Một số tác động của VPA đến nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ

Nhìn chung, trong bốn nhóm hộ phân tích không có nhóm nào có ảnh hưởng đến VPA một cách trực tiếp, đáng kể. Các hộ chỉ biết các thông tin rất sát sườn với mình mà không có thông tin gì về VPA/FLEGT. Ngược lại tác động của VPA đến các nhóm hộ này là hiện hữu và khác nhau.

Page 19: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

18

Trong tương lai, việc áp dụng các quy định nghiêm ngặt mới có thể làm tăng quyền lực của cơ quan chức năng liên quan như Sở KH&ĐT (liên quan đến cấp đăng ký), Hạt kiểm lâm, Sở TN&MT. Điều này có thể làm môi trường sản xuất khó khăn hơn nếu tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu quan sát được ở nhiều nơi không được cải thiện. Để tránh tình trạng này, cần phải có cơ chế phối hợp để kiểm soát, giám sát việc sử dụng quyền lực của các cơ quan thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật cũng cần được tinh gọn, rõ ràng và hiểu biết về pháp luật của người sản xuất cũng cần được nâng lên.

Mặc dù sẽ phải gặp một số khó khăn lúc ban đầu, nhiều nhóm sẽ hưởng lợi ích từ VPA ở các mức độ khác nhau bao gồm việc chuẩn hóa các quy định, luật lệ, nếu được thực thi tốt sẽ làm dễ dàng hơn, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho sản xuất. Đối với các nhóm sản xuất và gia công xuất khẩu, do năng lực quản lý của nhóm này khá tốt, VPA có thể giúp họ mở rộng và ổn định thị trường. Nhiều nhóm cũng sẽ nâng cao được năng lực sản xuất theo yêu cầu của VPA. Khó khăn phổ biến mà các hộ nhóm này sẽ gặp phải là chi phí sản xuất có thể sẽ tăng, lợi nhuận hay sức cạnh tranh sẽ giảm do chi phí ban đầu để chuẩn hóa lại bộ máy sản xuất sẽ tăng bao gồm việc mua gỗ hợp pháp, việc trang bị bảo vệ môi trường, phòng chữa cháy và việc bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động.

Các hộ sản xuất cho thị trường trong nước hoạt động như một doanh nghiệp thường có đăng ký kinh doanh, không bị tác động trực tiếp từ VPA nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực thi lâm luật, quản lý lâm sản trong nước. Nhiều hộ sử dụng một phần nguồn gỗ tự nhiên trôi nổi, bao bì, trụ tiêu, sẽ gặp khó khăn khi phải chứng minh tính hợp pháp của nguồn gỗ. Bên cạnh đó, một số hộ có tiềm lực lớn có mua gỗ qua đấu thầu khai thác, tận thu, tỉa thưa hay mua gỗ vi phạm qua đấu giá hợp pháp có thể không còn tiếp cận với nguồn này dễ dàng như trước. Các hộ nhóm này thường có môi trường làm việc ô nhiễm, không đảm bảo an toàn lao động cũng như phòng chữa cháy, và quyền lợi của người lao động. Việc thực thi các quy định trong VPA, có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất của nhóm này. Tuy vậy, do quy mô sản xuất, vốn lớn, các hộ này sẽ không khó thích nghi.

Việc thực thi VPA một cách nghiêm túc và hiệu quả sẽ có tác động lớn nhất đến nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Các thay đổi về đòi hỏi các hộ sản xuất gia công nhỏ phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, thuế, vệ sinh môi trường, hợp đồng lao động. Trong khi đó đa số các hộ sản xuất gia công nhỏ có vốn ít, không có giấy phép kinh doanh, không có năng lực làm sổ sách kế toán, thuế, và không có ký kết hợp đồng lao động với nhân công do tính mùa vụ của nó. Do đó các yêu cầu về các vấn đề này sẽ làm các hộ gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải rời bỏ nghề, nếu họ không được hỗ trợ, cải thiện

Page 20: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

19

năng lực thích đáng. Sự thành công của VPA sẽ không trọn vẹn nếu một số nhóm bị đẩy vào kết cục này do đây là nhóm lớn trên bình diện cả nước, là nguồn cung cấp sản phẩm mộc truyền thống ở các vùng ngoài đô thị.

2.2. NHÓM HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG PHỤ THUỘC VÀO RỪNG

2.2.1. Đặc trưng chính của nhóm đối tượng nghiên cứu

Theo đánh giá, nhóm đối tượng nghiên cứu có những đặc điểm chung hoặc những đặc trưng cụ thể như sau:

- Dân tộc thiểu số (DTTS): Phần lớn là đồng bào thiểu số, có thể có người kinh.

- Sống gần rừng hoặc trong rừng tự nhiên (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) - Người bản địa hoặc di cư - Sinh kế phần lớn phụ thuộc và gắn với thu nhập từ rừng: khai thác rừng, lâm

sản ngoài gỗ (LSNG) - Phần lớn là người nghèo, điều kiện sống khó khăn, nguồn lực cho phát triển

hạn chế. - Mức độ/khả năng tiếp cận dịch vụ công và thị trường hạn chế. - Dân trí thấp - Có hệ thống luật tục/văn hóa liên quan đến rừng. - Gia đình đông con, không được giao rừng tự nhiên - Tham gia vào quản lý rừng cộng đồng chính thống và không chính thống.

Với những khó khăn và những đặc điểm đặc thù cản trở sự phát triển, nhóm đối tượng này là đối tượng chính của đói nghèo do những nguyên nhân cụ thể như sau:

- Cơ sở hạ tầng sản xuất ít phát triển hoặc ít được đầu tư, thiếu đất sản xuất - Đông con nhưng lại thiếu lao động, thu nhập thấp, phụ thuộc nhiều vào sự

hỗ trợ từ chính sách xã hội - Kiến thức quản lý chi tiêu không có hoặc rất hạn chế - Ít am hiểu về khoa học kỹ thuật.

Nhóm đồng bào dân tộc ít người ở Thừa Thiên Huế (nơi triển khai nghiên cứu thực địa/nghiên cứu trường hợp) phân bố chủ yếu ở hai huyện Nam Đông và A Lưới, một số ít ở các huyện Phú Lộc và Phong Điền và thị xã Hương Trà. Các nhóm người dân tộc chính theo thứ tự số lượng là Pa kô, Cơ tu, Ta Ôi, Vân Kiều và Pa hy. Đa phần

Page 21: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

20

các nhóm dân tộc này sử dụng hệ thống canh tác du cư không sử dụng hệ thống thủy lợi (Rerkasem, 2009).

Theo báo cáo mới nhất về điều tra thực trạng Kinh tế Xã hội (KTXH) ở Thừa Thiên Huế cho thấy, hộ nghèo toàn tỉnh có 11,16% thì miền núi có 18,9%, vùng DTTS có 28,57%. Hộ cận nghèo toàn tỉnh có 6,83% thì vùng DTTS có 14,72%. Tất cả 18 xã có tỷ lệ hộ nghèo >25% đều thuộc vùng DTTS và miền núi. Số liệu thống kê hằng năm cho thấy, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới ở vùng này rất cao (Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế, 2013).

Với người dân tộc địa phương ở khu vực Thừa Thiên Huế, rừng và sản phầm rừng đóng vai trò rất quan trọng với cuộc sống của họ. Theo khảo sát của các nghiên cứu thì sản phẩm rừng đóng góp tỷ lệ khá lớn vào thu nhập của người dân địa phương, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc (Wetterwald et al, 2004). Theo một số nghiên cứu đánh giá về mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân địa phương khu vực Nam Đông, A Lưới, mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng của nhóm đồng bào người dân tộc trung bình chiếm từ 30%-50% (thậm chí có một số gia đình có mức phụ thuộc đến 70%) vào những năm 2004 – 2005 (Thắng, 2004) và sau đó giảm dần xuống 18% vào thời điểm 2009 (Thắng, 2010).

Đặc biệt là trong thời gian vừa qua (2010, 2011), sự mở rộng của các khu bảo vệ (mở rộng vườn quốc gia Bạch Mã, thành lập mới Khu bảo tồn Sao La Quảng Nam và Thừa Thiên Huế) đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đồng bào. Các diện tích rừng trước kia thuộc sự quản lý của các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ thì các sản phẩm như lâm sản ngoài gỗ (LSNG) người dân vẫn được phép thu hái. Nhưng khi mở rộng/thành lập mới khu bảo tồn, về nguyên tắc tất cả các sản phẩm này đều không được phép khai thác. Các diện tích đất canh tác của người dân địa phương (nương rẫy) đều không được triển khai, thực hiện.

2.2.2 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của nhóm đối tượng nghiên cứu tới VPA

Đây là một nhóm đối tượng có thể nói không thật sự liên quan trong việc cung cấp gỗ, chế biến sản phẩm gỗ cho các thị trường xuất khẩu, quy mô về số lượng của họ cũng không lớn. Tuy nhiên, họ là những cộng đồng dân tộc ít người có truyền thống lịch sử và cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, chính vì thế, những tác động của VPA, FLEGT lên tài nguyên rừng sẽ gián tiếp tác động đến họ, họ dễ bị tổn thương và mức độ bị tổn thương của họ rất nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, phần lớn các nhóm dân tộc ít người là các nhóm có điều kiện kinh tế và mức sống thấp so với mặt bằng chung của xã hội, ở đây họ lại là đối tượng không

Page 22: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

21

được giao/khoán rừng tự nhiên trong khi họ có truyền thống rất lâu đời trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng. Chính vì thế tác động của VPA, FLEGT lên cuộc sống của họ sẽ là rất lớn.

Ngoài ra, việc thực hiện VPA, FLEGT là nhằm mục đích tạo ra công bằng chung cho toàn xã hội, nên việc tác động của tiến trình này lên một nhóm người thiểu số, bị lề hóa và yếu thế sẽ là một trong những yêu cầu đầu tiên cần phải giải quyết và tạo ra sự công bằng cho xã hội cũng như mục tiêu của chính tiến trình này.

VPA/FLEGT quan tâm đến lợi ích của người dân sống phụ thuộc vào rừng cũng như các tác động môi trường. Mối quan tâm này có thể bắt buộc các chủ rừng phải thực hiện trách nhiệm đền bù những thiệt hại cho người dân do họ gây ra khi khai thác và sử dụng rừng. Hơn nữa, mục tiêu sâu xa của VPA/FLET là cải thiện quản trị rừng, vì vậy sẽ giúp cho rừng phát triển tốt, dẫn đến sinh kế của những hộ gia đình dân tộc sống phụ thuộc vào rừng sẽ có cơ hội được cải thiện. Để có thể ký kết VPA, cả nhà nước, các doanh nghiệp phải cải thiện điều kiện làm việc, môi trường sống cũng như tất cả các lĩnh vực liên quan đến nhóm đối tượng này.

2.2.3 Những vấn đề mà nhóm đối tượng nghiên cứu gặp phải và tác động

của VPA

Các vấn đề mà các nhóm hộ này đang phải đối mặt được mô tả sơ lược tại Sơ đồ 2 - Sơ đồ cây vấn đề dưới đây.

Mất đất sản xuất: Tiến trình VPA/FLEGT có thể gây ra mất đất sản xuất cho

nhóm đối tương nghiên cứu thông qua những tác động có thể diễn ra như:

- Quy hoạch quản lý đất đai kém (năng lực của cán bộ quy hoạch, ưu tiên của lãnh đạo địa phương), không quan tâm đến quyền sở hữu và luật tục truyền thống của người dân địa phương.

- Người dân địa phương bị dụ dỗ bán đất cho đối tượng bên ngoài: các đồn điền và công ty lâm nghiệp có nguồn lực kinh tế mạnh tìm cách thu mua đất rừng, làm thiệt hại cho nông dân thiểu số.

Page 23: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Sơ đồ 2: Các vấn đề mà các nhóm hộ DTTS sống phu thuộc vào rừng đang phải đối mặt

Năng lực của cán bộ

quy hoạch Chuyển đổi sử dụng

đất NN sang LN Quy hoạch và quản

lý quy hoạch đất

đai kém

Mất đất sản

xuất

Ưu tiên của lãnh đạo

địa phương Gỗ nhập

khẩu bất

hợp pháp

giảm

Phát triển rừng

trồng Bị dụ dỗ bán đất

Thiếu sự tham gia

trong quy hoạch Rừng tự nhiên bị

thu hẹp Giao rừng ngoài

cộng đồng Mất quyền

thu hái lâm

sản phụ

Lợi nhuận từ gỗ tăng VPA

Cơ chế chia sẻ lợi

ích không hiệu quả Thực hiện quy định

chưa chặt chẽ Nhu cầu

gỗ tăng Chủ rừng lớn thâu

tóm đất rừng Người dân

bị loại trừ

về kinh tế-

VHXH

Luật tục trong

QLTNR không

được tôn trọng

Luật tục không

được pháp luật

cônKhông được đào tạo Tâm lý ngại thay

đổi g nhận

Năng lực

quản lý vốn

kém

Ít sự lựa chọn sinh Nghèo đói Tay nghề lao động

thấp kế

Không công

bằng trong tiếp

cận thị trường

lao động

Tiếp cận vốn vay hạn

chếCạnh tranh lao động

Thiếu vốn đầu tư

Năng lực truyền thông

kém

Phương tiện nội dung

chưa phù hợp

Nhận thức chưa cao

Thủ tục phức tạp

Truyền thông chưa

hiệu quả

Ít chính sách ưu tiên

lao động tại chỗ

Năng lực tiếp cận

kém

Không nắm rõ

thủ tục của VPA

Vấn đề cốt lõi

Vấn đề trực tiếp

Vấn đề trung gian

22

Page 24: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

23

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

+ Kết quả tích cực là diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế thấp được chuyển sang trồng rừng kinh tế có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này có thể làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng đất tăng, tức là thu nhập và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích tang, có thể làm giảm bớt nhu cầu về đất đai và do đó làm giảm tình trạng lấn chiếm đất rừng.

+ Kết quả tiêu cực là tạo ra hệ thống canh tác độc canh, thay thế hệ thống canh tác đa canh trước đây của các hộ gia đình (Hoang, 2011). Trong hệ thống canh tác độc canh, sinh kế của các hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào gỗ rừng trồng. Nhưng trồng rừng chịu nhiều rủi ro như hư hại do thiên tai, rớt giá do biến động thị trường. Những rủi ro này ngày càng lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu và thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Trong khi đó, khả năng đối phó với rủi ro của các hộ gia đình này có thể thấp đi một khi các lựa chọn sinh kế của hộ gia đình bị hẹp lại do tiếp cận của họ với rừng bị hạn chế. Hơn nữa, các hộ dân tộc sống phụ thuộc vào rừng thường là các hộ nghèo và họ không đủ vốn nên phải vay mượn để đầu tư trồng rừng. Một khi rủi ro xảy ra sẽ tạo cho họ một gánh nặng nợ nần, và do đó hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay để khôi phục sản xuất và ổn định đời sống. Cách giải quyết rủi ro này của các hộ gia đình dân tộc ít người thường là khai thác lâm sản trái phép và lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp nhằm duy trì sinh kế của gia đình.

Luật tục trong quản lý tài nguyên không được tôn trọng

Thừa nhận quyền theo luật tục đối với rừng và đất rừng của đồng bào dân tộc thiểu số: cộng đồng dân tộc ít người đã và đang quản lý rừng theo truyền thống và luật tục sẽ có được những quyền hợp pháp nhất định đối với rừng và đất rừng, thông qua việc nhà nước giao rừng hoặc thông qua hình thức đồng quản lý với các đơn vị chủ rừng nhà nước. Như vậy họ có thể trở thành chủ rừng và được hưởng quyền và lợi ích theo luật định. Một khi cộng đồng được xem là chủ thể pháp lý và họ được phép khai thác gỗ từ rừng do họ quản lý nhằm mục đích thương mại thì gỗ này sẽ được thừa nhận là gỗ hợp pháp để có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu sang Châu Âu. Điều này có thể giúp cho các hộ gia đình dân tộc ít người sống phụ thuộc vào rừng có thu nhập tốt hơn từ rừng tự nhiên mà họ đã gắn bó bao đời nay.

Có thể có hai hình thức xảy ra:

Giao cho các đơn vị, tổ chức ngoài cộng đồng (Ban QLRPH, Nông Lâm trường, Công ty lâm nghiệp, ...): Một khi giao cho các đơn vị, tổ chức này, rừng có thể bị quản lý nghiêm ngặt hơn, và cùng với phương pháp quản lý thiếu sự tham gia sẽ hạn chế sự

Page 25: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

24

tiếp cận rừng và đất rừng của các hộ gia đình dân tộc ít người có sinh kế phụ thuộc vào rừng được giao. Những hoạt động sinh kế của hộ gia đình dân tộc phụ thuộc vào rừng như khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản từ rừng sẽ bị hạn chế và dẫn đến giảm nguồn thu nhập cũng như giảm đi sự đa dạng sinh kế của những hộ gia đình này.

Giao cho hộ gia đình, các tổ chức trong cộng đồng: ba nhóm đối tượng được giao là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình. Việc giao rừng với những quyền lợi hợp pháp khẳng định quyền tiếp cận với rừng và đất rừng của người dân địa phương.

Mất quyền thu hái lâm sản phụ

VPA/FLEGT tạo cơ hôi tốt hơn để Việt Nam xuất khẩu gỗ sang thị trường châu Âu, cùng với dân số tăng và rừng phục hồi chậm hoặc có xu hướng suy giảm ở một số nước, sẽ làm cho nhu cầu gỗ ở Việt Nam ngày càng tăng, thị trường gỗ ngày càng mở rộng, và theo đó giá gỗ tăng cao, tạo ra lợi nhuận hấp dẫn từ gỗ. Điều này có thể thúc đẩy các chủ rừng (đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao rừng) mở rộng diện tích rừng trồng. Nhất là các chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, mối quan quan tâm chính yếu của họ là lợi nhuận hơn là bảo tồn tài nguyên rừng, vì vậy họ càng tập trung nhiều hơn vào việc phát triển rừng trồng. Mở rộng rừng trồng có thể dẫn đến nhiều diện tích rừng tự nhiên bị lấn chiếm và thay thế bằng các rừng trồng. Những diện tích rừng tự nhiên, cho dù được xem là nghèo kiệt hiện nay (về trữ lượng gỗ), cũng cung cấp một lượng lâm sản phi gỗ đáng kể và vì vậy có vai trò quan trọng đối với sinh kế của hộ gia đình dân tộc sống phụ thuộc vào rừng. Một khi rừng tự nhiên bị thu hẹp, nguồn lâm sản phi gỗ từ rừng cũng bị giảm đi, làm mất đi nguồn sống quan trọng đối với những cộng đồng và hộ gia đình dân tộc ít người sống phụ thuộc vào rừng.

Khó khăn khi tiếp cận thị trường lao động

Như đã trình bày ở trên, VPA có thể thúc đẩy quá trình giao rừng và điều này sẽ làm hạn chế tiếp cận rừng và đất rừng của các hộ gia đình dân tộc thiểu số. VPA cũng có thể thúc đẩy phát triển rừng trồng, làm giảm đi diện tích rừng tự nhiên nơi mà hộ gia đình dân tộc ít người khai thác lâm sản tự nhiên. Khi đó các lựa chọn sinh kế của các hộ gia đình dân tộc ít người sẽ bị hẹp dần và họ có thể phải làm thuê cho các công ty lâm nghiệp hoạt động tại địa phương. Điều này, cùng với đặc điểm của người đồng bào dân tộc ít người là có trình độ nhận thức thấp, trình độ học vấn hạn chế, bất đồng ngôn ngữ …, sẽ làm giảm khả năng thương lượng của các hộ gia đình này với đơn vị thuê mướn lao động về chế độ lương bổng. Hậu quả là họ có thể bị chèn ép và chịu nhiều thiệt thòi.

Page 26: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

25

Không nắm rõ thông tin, thủ tục liên quan đến VPA/FLEGT

Do điều kiện thực tế là nhóm đối tượng phần lớn là người nghèo, điều kiện sống khó khăn, nguồn lực cho phát triển hạn chế; mức độ/khả năng tiếp cận dịch vụ công và thị trường hạn chế; dân trí thấp nên khả năng tiếp cận với thông tin liên quan đến thị trường, các thông tin liên quan đến VPA/FLEGT rất hạn chế. Người dân sẽ không nắm được những yêu cầu, đòi hỏi của VPA/FLEGT để có thể áp dụng, triển khai vào hoạt động sản xuât kinh doanh. Đây cũng chính là một trong những khó khăn người dân gặp phải.

Tóm lại: Có khả năng là VPA sẽ đẩy nhóm dân tộc thiểu số có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng ra bên lề và tăng bất bình đẳng về kinh tế bằng một số các tác động cụ thể lên nhóm như: (1) làm mất đất sản xuất, (2) không tôn trọng luật tục trong quản lý tài nguyên rừng, (3) làm mất quyền thu hái LSNG, (4) gây khó khăn trong tiếp cận thị trường tuyển dụng lao động, và (5) không nắm rõ thông tin, hiểu rõ các vấn đề liên quan đến VPA/FLEGT để có thể tham gia và hưởng lợi từ tiến trình này.

2.3. NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG TRÊN ĐẤT ĐƯỢC GIAO NHƯNG KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

Trong quá trình tìm các tài liệu và dữ liệu của các ngành, bài báo, các nghiên cứu công bố v.v. về đối tượng này, cho thấy hiện nay chưa tìm ra một tài liệu, một báo cáo hay công bố nào về diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình nhưng chưa được cấp sổ đỏ theo các vùng sinh thái lâm nghiệp mà chỉ công bố về diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình theo vùng (nguồn: Kết qủa kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2010 của Bộ TN&MT) và số diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp sổ đỏ cho hộ gia đình theo vùng còn diện tích đất lâm nghiệp giao cho các hộ nhưng chưa được cấp sổ đỏ thì không có. Do vậy nhóm chỉ nêu các hộ gia đình nói chung.

2.3.1 Đặc trưng chính của nhóm hộ gia đình trồng rừng trên đất được giao

Phân bố địa lý: nằm theo 8 vùng sinh thái lâm nghiệp thì thây rõ tỷ lệ số hộ được giao đất lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Đông bắc, Tây bắc (62,74% và 61,77%) và bắc Trung bộ (36,62%) cao hơn mức bình quân của các vùng là (29,13%), thấp nhất Tây nguyên (Tây nguyên giao đất lâm nghiệp cho tổ chức nhiều hơn) rồi đến vùng đồng bằng. Các hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp thường tập trung ở các vùng núi là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau;

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo: vùng Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm tỷ lệ 33,02%; hộ cận nghèo chiếm 12,08%, miền núi Đông Bắc có số hộ nghèo chiếm

Page 27: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

26

21,01% và hộ cận nghèo chiếm 9,58%; ngoài ra Khu IV cũ có số hộ nghèo chiếm 18,28% và hộ cận nghèo chiếm 12,38% so với tỷ lệ bình quân toàn quôc là 11,76% đối với hộ nghèo và 6,98%. Hơn nữa các hộ gia đình trồng rừng có trình độ dân trí hạn chế phần lớn cấp I, II như phân tích trong báo cáo, kinh tế chậm phát triển vì hạ tầng cơ sở giao thông đi lại không thuận tiện để thông thương buôn bán với với vùng đồng bằng. Đời sống còn nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, nông nghiệp và chăn nuôi, không có ngành công nghiệp trên miền núi.

Về góc độ giới: qua thực tế khảo sát, 57,09% hoạt động trồng rừng là do người vợ đảm nhiệm, chồng chỉ đảm nhiệm 42,91% ; tuy nhiên các công việc nặng như khai thác thì chồng lại làm phần lớn (90%), trong khi đó vợ chỉ làm khoảng 10%, đặc biệt các công việc liên quan tới giao dịch với bên ngoài, chồng là đảm nhiệm chính, ví dụ: liên hệ mua cây giống chồng 85%, vợ 15% hay liên hệ bán cây chồng 90%, vợ 10%. Người vợ làm các công việc được xem là nhẹ nhàng hơn, như: làm vườn ươm (vợ chiếm 76%, chồng chiếm 24%); hay chăm sóc bảo vệ, trồng cây v.v.. (vợ làm nhiều hơn chồng). Người vợ ít tham gia các hoạt động hội họp, tập huấn, dẫn đến nhận thức và kiến thức khoa học kỹ thuật hạn chế nhưng họ lại phải tham gia nhiều hoạt động mang tính kỹ thuật như: làm đất, trồng cây…vì vậy hiệu quả không cao. Thêm nữa, khi phụ nữ không tham gia các hoạt động hội họp, truyền thông cũng đồng nghĩa với việc không có các thông tin về chính sách, pháp luật thì khi triển khai VPA họ sẽ không hiểu biết về VPA, có nghĩa là không hiểu về nguồn gốc gỗ, không hiểu về các chính sách lâm nghiệp, pháp luật.

Trong chuỗi cung ứng gỗ ra thị trường: Hiện chu kỳ của rừng trồng thường khoảng 5 – 7 năm, do vậy gỗ khai thác thường có cấp kính nhỏ, hầu hết chỉ được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến bột giấy, dăm gỗ xuất khẩu hoặc làm ván nhân tạo. Các nhà máy bột giấy, chế biến dăm, và ván nhân tạo cũng nằm rải rác theo các vùng sinh thái có rừng nguyên liệu là rừng trồng. Có thể nói nhóm hộ này đóng góp đáng kể cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

2.3.2 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của nhóm đối tượng nghiên cứu tới VPA

Ảnh hưởng: Khi cơ sở pháp lý về quyền sử dụng rừng và đất rừng bị đòi hỏi thì sinh kế của nhóm hộ trồng rừng không có sổ đỏ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, gỗ của họ có thể bị coi là không hợp pháp. Họ thiếu thông tin về thị trường, sản phẩm, không hiểu biết về nguồn gốc gỗ hợp pháp và sản phẩm gỗ hợp pháp, năng lực hạn chế,‘tiếng nói’ yếu không gây ảnh hưởng mạnh đến chính sách, trong việc tạo điều kiện hoặc thúc đẩy cải cách chính sách liên quan đến VPA.

Tầm quan trọng: Nhóm này có số lượng người đông, sống gần rừng và am hiểu về rừng và địa bàn/địa phương, vì vậy họ sẽ là người phát hiện nhanh và chính xác những sai phạm trong lâm nghiệp (đặc biệt là khâu khai thác và vận chuyển tại nguồn), do đó họ có tầm quan trọng trong việc giám sát thực thi VPA.

Page 28: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

27

Lợi ích: Khi VPA ký kết, có thể việc cấp sổ đỏ cho nhóm hộ này sẽ được đẩy nhanh hơn, các bên liên quan sẽ quan tâm hơn tới việc nâng cao nhận thức và năng lực cho họ. Như thế họ sẽ yên tâm hơn trong phát triển sản xuất và khai thác hợp pháp đúng kỹ thuật các sản phẩm từ rừng và bán ra thị trường với giá cả phù hợp.

Rủi ro: VPA đòi hỏi gỗ có nguồn gốc thi mới được lưu thông ra thị trường, làm tổn thương đến sinh kế của nhóm hộ này gây ảnh hưởng đến đời sống, đa số là những hộ nghèo nay họ lại trở nên nghèo hơn. Họ bị thua thiệt khi bán gỗ có thể không được lưu thông trên thị trường có thể bán gỗ chui, vì không có giấy tờ hợp pháp

2.3.3 Những vấn đề mà nhóm đối tượng nghiên cứu gặp phải

Các vấn đề mà các nhóm hộ này đang phải đối mặt được mô tả sơ lược tại Sơ đồ 3 - cây vấn đề dưới đây.

Những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề mà nhóm hộ trồng rừng chưa được cấp sổ đỏ gặp phải đó là:

Sự phối hợp của cơ quan đo đạc đất đai (thuộc cơ quan tài nguyên và môi trường) và đo đạc rừng (thuộc cơ quan kiểm lâm) còn hạn chế. Công tác rà soát đất đai, xác định ranh giới, mốc giới, giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai chưa được triển khai hiệu quả, triệt để. Nhiều diện tích rừng được giao cho hộ nhưng chưa xác định ranh giới, lập hồ sơ, dẫn đến tranh chấp hoặc cấp trùng giấy. Có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng này, gồm cả việc tranh chấp diễn ra giữa các hộ dân và công ty lâm nghiệp ở một số địa phương; các công ty lâm nghiệp trả lại đất cho xã và người dân nhận đất giao mà chưa có giấy tờ chính thức; hoặc các hộ dân từ xưa thiếu đất đầu tư vào các diện tích trên đất của công ty lâm nghiệp có sổ đỏ chưa được giải quyết. Cần nhiều nỗ lực để giải quyết các bất ổn này để đảm bảo các hộ dân trồng rừng có tư cách pháp lý cần thiết như những nhà sản xuất gỗ theo khuôn khổ VPA.

Tổn thương tiềm tàng thứ hai nhóm này gặp phải là nhu cầu về các sản phẩm gỗ sản xuất hợp pháp trong nước ngày càng tăng có thể dẫn đến việc tập trung đất rừng vào một số trang trại và công ty lâm nghiệp có nguồn lực mạnh, dẫn đến thiệt hại cho các hộ trồng rừng không có quyền sử dụng đất ổn định.

Page 29: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Sơ đồ 3: Các vấn đề mà các nhóm hộ trồng rừng trên đất được giao không có sổ đỏ đang phải đối mặt

Thiếu phương tiện đo đạc Năng lực giải quyết các

vấn đề pháp lý yếu

Khả năng quản lý đấy

của người dân kém

Công ty lâm nghiệp

không muốn lấy sổ đỏ

Khả năng quản trị đất

của CT Lâm nghiệp

Thiếu văn bản hướng

dẫn rõ ràng của tỉnh về

QLĐD với CTLN

Ý thức chấp hành pháp

luật

Người dân thiếu đất

Người dân nghèo đói

Công ty lâm nghiệp

nhiều đất không sử

Giám sát của địa phương

kém

Thiếu vốn

Trình độ cán bộ thực thi

ế

Các trường hợp đất còn

tranh chấp

Tham nhũng gây chậm trễ

cấp sổ đỏ

Lấn chiếm đất lâm nghiệp

Thiếu cán bộ thực hiện đo

đạc, cấp sổ đỏ

Nhận thực của người dân

kém

Người dân thiếu tiền làm

sổ đỏ

Không có giấy tờ hợp

pháp khi VPA/FLEGT

được áp dụng

Sự khác biệt giữa các vùng

miền

Không bán được gỗ

Giá gỗ thấp/ bị ép giá

Trồng cây thay thế giá

thấp

Bán đất rừng giá thấp

Chi phí giao dịch tăng

Hộ trồng rừng

không có giấy tờ

hợp lệ bị tổn hại về

kinh tế

Vấn đề cốt lõi

Vấn đề trực tiếp

Vấn đề trung gian

28

Page 30: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

29

2.3.4 Tác động của VPA tới nhóm đối tượng nghiên cứu

Quyền sử dụng đất

Theo dự thảo Định nghĩa tính hợp pháp (LD) và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS), bên cạnh giấy chứng nhận sử dụng đất chính thức, sổ xanh và các quyết định giao đất giao rừng của chính quyền địa phương là giấy tờ pháp lý đạt yêu cầu cho việc sản xuất và cung ứng gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ các hộ có giấy chứng nhận sử dụng đất chính thức mới có quyền theo các điều khoản trong Luật đất đai, bao gồm quyền sử dụng đất như tài sản thế chấp để vay tiền cho sản xuất. Thêm nữa, các giấy chứng nhận sử dụng đất được xem là đảm bảo an toàn hơn về dài hạn cho các nhà sản xuất, đây là điều căn bản với sản xuất và cung ứng gỗ bền vững.

Nhận thức cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng

Hiện nay các hộ gia đình sản xuất gỗ cho thị trường không hiểu biết về gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp, các thủ tục khi khai thác gỗ phải làm những việc gì, do vậy họ đều bán qua thương lái, và phải trả tiền phí dịch vụ ảnh hưởng đến sinh kế của họ.

Page 31: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

30

III. PHÂN TÍCH KÊNH TRUYỀN TẢI

Là một phần trong tiến trình Phân tích tác động sinh kế (LIA), Phân tích kênh truyền tải (TCA) được nhóm nghiên cứu tiến hành nhằm chỉ ra những tác động tiềm ẩn của VPA đối với một số nhóm liên quan dễ bị tổn thương, trong đó bao gồm các hộ gia đình trồng rừng không có sổ đỏ, các hộ làm nghề chế biến gỗ và các hộ dân tộc thiểu số sống lệ thuộc vào rừng.

Sơ đồ 4 dưới đây đưa ra khái quát về phương pháp Phân tích TCA và kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.

Định nghĩa và phương pháp

Kênh truyền tải được định nghĩa là những con đường mà qua đó một chính sách hoặc một can thiệp, hỗ trợ có ảnh hưởng tới các bên liên quan. Phân tích kênh truyền tải (TCA) là một công cụ để dự báo và chỉ ra mối liên kết giữa những tác động phái sinh tiềm ẩn của một chính sách hay một chương trình can thiệp đối với sinh kế của (các) bên liên quan. Những tác động nêu trên có thể bao gồm: (i) tác động sơ cấp – những tác động trực tiếp hay ngắn hạn; và (ii) tác động thứ cấp– những tác động gián tiếp hay trung hạn được tạo ra từ những thay đổi trong hành vi của các bên liên quan trước một hỗ trợ, can thiệp hoặc chính sách đưa ra. Những tác động phái sinh có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực xét từ những cách thức chúng ảnh hưởng tới sinh kế của các bên liên quan.

Đối với VPA, việc đánh giá tác động tiềm tàng đã được thực hiện cho ba nhóm liên quan dễ bị tổn thương khi các quy định của nhà nước và yêu cầu tuân thủ được đưa ra áp dụng (cụ thể như qua áp dụng Hệ thống Đảm bảo tính pháp lý gỗ - TLAS). Phân tích TCA đã ước định những tác động phái sinh tiềm tàng nói trên dựa trên sáu nhân tố: chi phí và giá cả; việc làm; tài sản sinh kế (vốn tự nhiên); tiếp cận hàng hóa và dịch vụ; phí và thuế; các mối quan hệ quyền lực.

Một số câu hỏi có thể dùng làm gợi ý hướng dẫn cho việc đánh giá, cụ thể như sau:

1) Chi phí và giá cả • Khi áp dụng những quy định chặt chẽ hơn về tính pháp lý gỗ, khả năng sẽ có

những tác động nào lên chi phí gỗ nguyên liệu và chi phí sản xuất của người chế biến gỗ?

• Sẽ có những tác động tiềm tàng nào lên chi phí sản xuất và giá sản phẩm tại gốc đối với người trồng rừng nội địa?

Page 32: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

31

• Sẽ có những tác động tiềm tàng nào lên chi phí giao dịch, bao gồm cả các giao dịch chính thống và không chính thống đối với người trồng rừng và chế biến gỗ?

• Những tác động tiềm ẩn nói trên có thể khác nhau như thế nào giữa những người trồng rừng nội địa, người chế biến gỗ quy mô nhỏ với người trồng rừng nội địa, người chế biến gỗ quy mô lớn?

2) Việc làm • Sẽ có những tác động tiềm tàng nào lên cấu trúc ngành sản xuất và chế biến gỗ

trong nước và những tác động đó ảnh hưởng thế nào tới vấn đề việc làm?

• Sẽ có những tác động tiềm tàng nào đối với lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ, bao gồm cả việc làm chính thức và không chính thức?

• Cơ hội việc làm cho phụ nữ và lao động từ các hộ nghèo có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

• Liệu lao động có thể chuyển sang các lĩnh vực việc làm khác có liên quan tới rừng hoặc các ngành khác khi điều kiện trong lĩnh vực của mình bị thay đổi?

3) Tài sản sinh kế • Sẽ có những tác động tiềm tàng nào lên nhu cầu thị trường đối với nguồn cung

cấp gỗ hợp pháp nội địa?

• Sẽ có những tác động tiềm tàng nào lên nhu cầu đất trồng rừng và điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề an ninh đất sử dụng của người trồng rừng quy mô nhỏ?

• Sẽ có những tác động tiềm tàng nào lên cấu trúc sử dụng đất lâm nghiệp và khả năng tiếp cận đất lâm nghiệp, tiếp cận tài nguyên rừng đối với các hộ nghèo?

4) Tiếp cận hàng hóa và dịch vụ • Sẽ có những tác động nào lên nhu cầu cung cấp dịch vụ công (vd: cấp giấy

chứng nhận sử dụng đất và các dịch vụ khác)?

5) Phí và thuế • Khi áp dụng những quy định chặt chẽ hơn, sẽ có những tác động tiềm tàng nào

lên mức phí và thuế đối với người trồng rừng và chế biến gỗ?

6) Quan hệ quyền lực • Khi áp dụng những quy định pháp lý chặt chẽ hơn, sẽ có những thay đổi như thế

nào đối với các mối quan hệ quyền lực trong ngành lâm nghiệp?

• Sẽ có những tác động tiềm tàng nào đối với gánh nặng thủ tục hành chính cho người trồng rừng, người chế biến gỗ và các cơ quan hành chính liên quan?

Page 33: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

32

• Sẽ có những tác động tiềm tàng nào lên vai trò và quyền lực của những người trung gian (VD: thương lái, vận chuyển, buôn bán, đại lý gỗ)?

• Những thay đổi nói trên trong các mối quan hệ quyền lực có thể ảnh hưởng như thế nào tới hiện trạng của các hộ nghèo và nhất là tới các hộ trồng rừng và chế biến gỗ quy mô nhỏ?

Trong phân tích này, các tác động thứ cấp được định nghĩa là những tác động gián tiếp hoặc trung hạn tạo ra từ những thay đổi trong hành vi của các bên liên quan đứng trước một chính sách hay một hỗ trợ, can thiệp. Bởi vậy, những tác động thứ cấp nói trên một phần được quyết định bởi tiềm lực của các bên liên quan trong việc ứng phó trước tình hình mới. Chúng ta phải cân nhắc nhiều khía cạnh của ‘tiềm lực’ để có thể hiểu được những ứng phó vừa đề cập, cụ thể là:

• Tiềm lực kinh tế– Ví dụ: tiềm lực kinh tế của người chế biến gỗ và người sản xuất đồ mộc trong vay vốn và đầu tư vào các loại hình sản xuất mới đáp ứng nhu cầu và điều kiện thay đổi của thị trường; hoặc tiềm lực của người sản xuất, chế biến gỗ trong việc đáp ứng những gia tăng trong chi phí sản xuất và chi phí giao dịch.

• Tiềm lực con người – Ví dụ: khả năng các hộ chế biến gỗ có thể thích nghi và duy trì việc làm trước tình hình có những thay đổi, biến động trong cấu trúc của ngành chế biến gỗ.

• Tiềm lực chính trị– Ví dụ: khả năng người chế biến gỗ nhỏ được đại diện và ảnh hưởng tới việc thực thi các chính sách của nhà nước liên quan.

• Tiềm lực văn hóa-xã hội– Ví dụ: khả năng để người trồng rừng và người chế biến gỗ quy mô nhỏ cộng tác với nhau lập ra các tổ chức hội, các hợp tác xã về thị trường, về sản phẩm nhằm gia tăng khả năng ngã giá của mình.

• Tiềm năng về bảo trợ pháp lý và bảo trợ xã hội– bao gồm năng lực của các hộ, của những người làm nghề lâm nghiệp có thể tiếp cận với các dạng bảo trợ xã hội hòng giảm nhẹ nguy cơ tổn thương và tăng khả năng chịu đựng trước các cú sốc kinh tế.

Phân tích kênh truyền tải (TCA) là một công cụ dự báo tác động tiềm tàng của một chính sách hay hỗ trợ, can thiệp. Chính vì vậy, bản thân nó mang nhiều tính chủ quan và có một số hạn chế. Ví dụ, khó để có thể đưa vào trong phân tích những yếu tố thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới vấn đề thương mại gỗ toàn cầu, hoặc đưa vào trong nó những yếu tố thay đổi về nhu cầu sản phẩm gỗ của các quốc gia thành viên EU. Tuy vậy, Phân tích TCA là một công cụ hữu hiệu trong việc xác định các tác động tiềm tàng từ đó làm cơ sở phân tích định lượng chi tiết hơn cho những nghiên cứu tiếp theo.

Page 34: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Sơ đồ 4 - Phương pháp phân tích Kênh truyền tải

Những thay đổi trong

hành vi của các bên liên

quan trước chính sách,

hỗ trợ can thiệp và tác

động sơ cấp

Chính sách

hoặc hỗ trợ

can thiệp

Giá cả (sản xuất, tiêu dùng, nhân công) Việc làm (chính thức và không chính thức) Tài sản sinh kế của các bên tham gia

Tiếp cận thị trường, hàng hóa và dịch vụ

Nguồn thu, chuyển ngân sách, thuế, phí

Quyền lực (luật, c.sách, q.hệ quyền lực vv..)

Kênh truyền tải

• • • • • •

• •

• •

• •

Tác động sơ cấp

(t.tiếp/n.hạn)

Kinh tế

Con người

Văn hóa – xã hội

Chính trị

Bảo trợ Xã hội và Luật pháp

Tiềm lực của các bên

liên quan dễ bị tổn

thương

Tác động thứ cấp

(g.tiếp / t.hạn)

• • • • • •

• •

• •

• •

Tác động tích cực

hoặc tiêu cực Tác động tích cực

hoặc tiêu cực

33

Page 35: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Bảng 3 - Phân tích kênh truyền tải – tác động tiềm tàng của VPA lên các bên

liên quan dễ tổn thương

Kênh truyền

tải

Tác động sơ cấp (Tác động trực tiếp và ngắn hạn)

Tác động thứ cấp (Tác động gián tiếp và trung hạn – bao gồm những thay đổi trong hành vi của các bên liên quan trước một chính sách

đưa ra)

Mô tả CCấp độ

Mô tả Cấp độ

Giá cả và chi phí

Đối với những hộ

trồng rừng có tiềm lực để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu

trở thành hộ trồng rừng hợp lệ (khả

năng chi trả)

►Nhu cầu cung cấp gỗ hợp pháp gia tăng cho những người trồng rừng.

++

►Về lâu dài có cơ hội đầu tư trồng rừng với giá trị cao hơn, có thị trường ổn định hơn và nâng cao thu nhập, sinh kế. +

►Tăng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch để đáp ứng yêu cầu trở thành người sản xuất gỗ hợp lệ bao gồm các chi phí ‘chính thức’ và ‘không chính thức’ để lấy được sổ đỏ (đối với những hộ không có sổ) và chuẩn bị hồ sơkhai thác gỗ, xác minh, thẩm định và nhận được giấy phép khai thác vv..

_-

►Có khả năng chính quyền địa phương và các cơ quan thanh, kiểm soát sẽ áp đặt thêm các loại phí lên người trồng rừng (phí không chính thức).

-

Đối với những hộ

trồng rừng

không có tiềm lực để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu

trở thành hộ trồng rừng hợp lệ (khả

năng chi

►Chuyển sang trồng các loại cây có giá trị thấp hơn cho thị trường trong vùng (vd: gỗ cọc, gỗ củi) hoặc các loại cây khác. _

-

►Thu nhập bị giảm, mất khả năng lựa chọn sinh kế lâu dài và tài sản sinh kế. - ►Giảm chất lượng và giá trị rừng trồng cũng như các nguồn cung cấp gỗ. - ►Giảm giá thành một số loại gỗ cho thị trường trong nước. +/-

►Bán đất rừng với giá thấp

-

►Thu nhập bị giảm và mất khả năng lựa chọn sinh kế lâu dài cũng như tài sản sinh kế. ►Có khả năng tập trung đất đai trong tay một số người và làm

34

Page 36: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

trả)

gia tăng sự bất bình đẳng trong phân bổ đất.

Giá gỗ tại gốc đối với các hộ trồng

rừng

►Giá của gỗ trên đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ khác nhau (hiện tại không có sự phân biệt giá cả theo thực trạng pháp lý của đất đang trồng rừng).

+

+/-

►Giá gỗ hợp pháp tăng và về trung hạn cũng như lâu dài lợi nhuận cho người sản xuất gỗ hợp lệ tăng.

+

►Có khả năng các công ty chế biến và thương lái sẽ ép và áp giá bán gỗ tại gốc. - ►Tăng sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thị trường gỗ. -

Chi phí gỗ

nguyên liệu cho

người chế biến

►Giá gỗ nguyên liệu hợp lệ tăng dẫn tới tăng chi phí sản xuất các sản phẩm đồ mộc.

--

►Tăng sự cạnh tranh giữa các hộ làm nghề để mua gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp lệ. ►Các hộ làm nghề quy mô nhỏ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu hợp lệ và đáp ứng trước sự gia tăng của giá gỗ nguyên liệu đầu vào.

-

Chi phí giao dịch cho người chế biến gỗ

►Chi phí giao dịch tăng do việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định, yêu cầu mà hộ làm nghề phải tuân thủ (đăng ký kinh doanh, bảo vệ môi trường, thuế vv…).

--

►Giảm nguồn thu nhập. Các hộ gia đình làm nghề có thể gặp khó khăn khi phải đáp ứng các quy định, yêu cầu và đảm bảo chi trả cho chi phí giao dịch bị tăng lên.

-

Giá thành sản phẩmcho người chế biến gỗ

►Tăng giá cả các mặt hàng đồ gỗ có giá trị trong thị trường trong nước và xuất khẩu. +

+

►Cơ hội thành công lâu dài cho các hộ làm nghề tập trung vào thị trường gỗ có nguồn gốc hợp lệ.

+

Việc làm

Việc làm cho nhân công trên các khu rừng trồng (khu vực ngoài nhà nước)

►Lượng nhân công được thuê làm việc trên các khu rừng trồng bị thay đổi, một số nơi tăng lên và một số nơi bị giảm đi. +

+/-

►Giảm thu nhập đối với một số hộ gia đình phụ thuộc vào làm thuê theo thời vụ trong các lâm trại. Một số hộ khác lại có cơ hội tốt hơn

+/-

35

Page 37: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số

►Sẽ có những thay đổi khác nhau trong lượng lao động trả công được thuê làm việc trong các khu rừng trồng (bao gồm rừng của các hộ gia đình và của các doanh nghiệp). ►Có khả năng ở một số nơi cơ hội việc làm gia tăng và ở nơi khác cơ hội việc làm bị suy giảm.

++/-

►Tăng sự phụ thuộc của hộ gia đình dân tộc thiểu số vào việc làm thuê kiếm sống (vd: ở những khu vcwj như Tây Nguyên, ven biển Trung bộ) ►Lao động người dân tộc thiểu số ít có khả năng tiếp cận thị trường lao động

+/-

Việc làm cho nhân công trong ngành chế biến gỗ (khu vực ngoài nhà nước)

►Có khả năng giảm việc làm đối với những hộ làm nghề khó thích nghi với các điều kiện thị trường mới.

--

►Thu nhập giảm và khả năng tổn thương gia tăng đối với một số hộ làm nghề. Ghi chú: hầu hết các hộ làm nghề và những công nhân làm việc ở đó không thuộc diện hộ nghèo nên không được hưởng các hỗ trợ về bảo trợ xã hội (vd: hỗ trợ bảo hiểm y tế vv..).

-

Việc làm cho nhân công trong ngành chế biến gỗ (khu vực nhà nước)

►Có khả năng giảm tạm thời lực lượng lao động trong các doanh nghiệp chế biến quy mô lớn do họ phải thích ứng trước những thay đổi trong điều kiện thị trường mới.

--

►Mất việc làm và thu nhập đối với một số công nhân làm nghề chế biến gỗ. - ►Có khả năng tăng lượng việc làm tạm thời (không có hợp đồng) và dẫn đến tăng khả năng tổn thương đối với công nhân làm nghề.

-

►Áp dụng chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn, quy đinh về lao động trong lĩnh vực chế biến gỗ (luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

++

►Điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân làm việc trong lĩnh vực chế biến gỗ.

+

Tài sản sinh kế

Tài sản đất rừng và các khu rừng trồng hiện có của các hộ trồng

►Không chắc chắn về tính pháp lý và giá trị kinh tế của các khu rừng trồng của các hộ hiện tại (cả với những hộ có và không có sổ đỏ).

--

►Các hộ trở thành người sản xuất gỗ hợp lệ gặt hái thành công, mở rộng sản xuất và thích nghi với tình hình mới. +

►Có các tác động khác nhau tùy theo tiềm lực của hộ trong +►Có khả năng đất sẽ bị tập

36

Page 38: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

rừng việc có được sổ đỏ và đáp ứng yêu cầu để trở thành người sản xuất gỗ hợp lệ.

+/- trung trong tay một số người và có sự bất bình đẳng trong phân bổ; khả năng xung đột sử dụng đất gia tăng.

-

Tiếp cận đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng đối với các hộ dân tộc thiểu số

►Giảm nguồn gỗ nhập khẩu bất hợp pháp. ►Tăng nhu cầu gỗ hợp pháp từ nguồn trong nước và tăng nhu cầu cầu đất trồng rừng để cung cấp gỗ nguyên liệu. ►Thắt chặt quy định nhiều hơn trong việc khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ

++/-

►Các công ty lâm nghiệp và hộ trồng rừng tiếp tục mở rộng và củng cố pháp lý diện tích đất của mình (bao gồm khả năng các hộ dân tộc thiểu số bị dụ dỗ bán đất rừng). ►Khả năng có sự gia tăng xu hướng chuyển đổi sử dụng đất và phân bố bất bình đẳng. ► Mất tài sản sinh kế và giảm khả năng tiếp cận với rừng tự nhiên (đất rừng và sản phẩm), và đất trồng cây mùa vụ đối với nhiều hộ dân tộc thiểu số.

-

Hàng hóa và dịch vụ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

►Tăng nhu cầu về giấy chứng nhận sử dụng đất. Lợi ích cho các cơ quan chức năng đẩy mạnh quy hoạch sử dụng và hoàn thành tiến trình cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp.

++

►Điều kiện sản xuất ổn đinh hơn và tư cách pháp nhân tốt hơn cho các hộ trồng rừng. + ►Có khả năng làm tăng phí tổn và chi phí không chính thức để có được giấy chứng nhận sử dụng đất.

-

Cung cấp gỗ nguyên liệu cho người chế biến gỗ

►Lượng gỗ tự nhiên và gỗ hợp lệ ban đầu bị giảm. Gia tăng mức cạnh tranh giữa các đơn vị chế biến gỗ quy mô lớn và các hộ làm nghề đối với nguồn cung cấp gỗ hợp lệ.

+

+/-

►Bất lợi cho các hộ làm nghề quy mô nhỏ, không có đủ gỗ nguyên liệu hợp lệ. Các hộ làm nghề có thể gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp gỗ hợp lệ và thích nghi với các điều kiện thị trường mới.

-

►Điều chỉnh cấu trúc lĩnh vực chế biến gỗ, tăng việc sử dụng các loại nguyên liệu thay thế như composit và các loài gỗ khác, chuyển sang làm các mặt hàng, sản phẩm khác.

+

►Tăng sản xuất cho thị trường nội địa và phát triển chế biến gỗ phục vụ thị trường trong nước. +

37

Page 39: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

►Lợi ích nhiều hơn cho người trồng gỗ đầu tư vào các loài cây gỗ có giá trị cao để đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu của ngành chế biến.

+

Phí, thuế và các mối quan hệ quyền lực

Quy định về trồng và khai thác rừng trồng

►VPA có thể tăng quá mức cần thiết quyền lực cho huyện (và xã) và các cơ quan kiểm tra, giám sát đối với việc trồng rừng và bán gỗ.

++/-

►các quy định chặt chẽ và hiệu quả hơn trong việc trồng rừng và bán gỗ. + ►Có khả năng chính quyền địa phương, kiểm lâm và các cơ quan thanh, kiểm soát sẽ áp đặt thêm các loại phí lên người trồng rừng (phí không chính thức).

-

►Chi phí giao dịch cao cho người trồng rừng trong việc hoàn thành các thủ tục giấy tờ theo quy định và các yêu cầu khác.

-

Quy định trong ngành chế biến gỗ

►Vai trò của Nhà nước trong sản xuất, lưu thông, phân phối thị trường gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng lên. Vai trò của chính quyền địa phương và các cơ quan thanh, kiểm tra được đẩy mạnh.

++/-

►Gánh nặng thủ tục và phí giao dịch cao đối với một số hộ làm nghề. ►Có khả năng các địa phương và những cơ quan thanh, kiểm soát áp đặt thêm yêu cầu và loại phí đối với các hộ làm nghề.

-

►Hộ gia đình làm nghề trở nên có kinh nghiệm và đủ khả năng để đáp ứng các yêu cầu và thủ tục pháp lý.

+

Thị trường gỗ

►Các yêu cầu chặt hơn và thủ tục khai thác phức tạp hơn cho người trồng rừng trong khai thác và bán gỗ. Nhiều hộ không hiểu và quen với các yêu cầu, thủ tục. ►Các công ty chế biến lớn có thể tăng cường “nguồn cung cấp” gỗ thông qua thương lái trung gian để có được gỗ hợp lệ với giá tốt.

++/-

►Tăng quyền lực cho thương láivà người buôn bán gỗ đặt áp giá bán tại gốc. - ►Lâm dân ngày càng trở nên lệ thuộc và thương lái trong việc đánh giá chất lượng gỗ, hoàn thành giấy tờ cần thiết và bán sản phẩm của mình. +/-

38

Page 40: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

4.1.1 Kết luận chung

• Đánh giá tác động sinh kế thực hiện bởi mạng lưới VNGO-FLEGT đã chỉ ra rằng sẽ có nhiều tác động tích cực và lợi ích từ việc thực thi VPA tại Việt Nam. Điều này thể hiện ở sự cải thiện về quản trị rừng và quy định trong lĩnh vực lâm nghiệp, cũng như nhiều cơ hội tiềm năng về kinh tế và thị trường tốt hơn cho các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ. • Đánh giá này gợi ý rằng, với việc thực thi VPA, sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp, trong đó các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ thích ứng với tình hình mới – chẳng hạn như đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý và xây dựng năng lực để điều chỉnh theo thị trường mới. Cùng với đó là việc các nhà sản xuất, chế biến gỗ lớn hơn, có uy tín hơn và có nguồn lực mạnh hơn sẽ dễ dàng điều chỉnh hơn và tận dụng được các cơ hội mới. • Cùng lúc đó, các nhà sản xuất gỗ quy mô nhỏ (các hộ nông dân trồng rừng) và chế biến gỗ quy mô nhỏ (các hộ gia công) có thể đặt trong tình trạng dễ bị tổn thương và có thể khó điều chỉnh. Về điểm này, có cả tác động tích cực và tiêu cực từ việc áp dụng chặt chẽ hơn khung pháp lý và các quy định về giấy phép xuất khẩu. • Kết luận quan trọng nhất đưa ra từ đánh giá này là cần triển khai các bước để đảm bảo một sân chơi chung cho tất cả loại hình nhà sản xuất và chế biến gỗ có thể hưởng lợi bình đẳng từ các cơ hội mà VPA đem lại. Nói cách khác, cần đảm bảo rằng một chuỗi các biện pháp chủ động để VPA không đưa đến sự cô lập kinh tế hay đẩy các nhóm dễ bị tổn thương ra bên lề. • Đánh giá tác động sinh kế tập trung vào 3 nhóm dễ bị tổn thương tiềm năng: các hộ trồng rừng không có giấy chứng nhận QSDĐ, các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ, và các hộ dân tộc thiểu số sống phụ thuộc rừng. Các đặc tính của mỗi nhóm và tác động tiềm tàng của VPA với mỗi nhóm là rất khác biệt.

Các hộ trồng rừng không có sổ đỏ /giấy chứng nhận QSDĐ

• Những tổn thương tiềm tàng mà nhóm này gặp phải liên quan chủ yếu đến công tác giao đất giao rừng không ổn định đối với rừng SX, hiện còn tồn tại ở một số vùng và địa phương. Có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng này, bao

39

Page 41: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

gồm tranh chấp diễn ra liên tục giữa các hộ dân và công ty lâm nghiệp ở một số địa phương; các công ty lâm nghiệp trả lại đất cho xã và xã giao lại đất cho các hộ dân mà không có giấy tờ chính thức; hoặc các hộ dân đầu tư vào đồn điền trên đất mà theo truyền thống họ dùng để trồng trọt nhưng lại không có quyền sử dụng đất rõ ràng. Cần nhiều nỗ lực để giải quyết các bất ổn này để đảm bảo các hộ dân trồng rừng có tư cách pháp lý cần thiết như những nhà sản xuất gỗ theo khuôn khổ VPA. • Tổn thương tiềm tàng thứ hai nhóm này gặp phải là nhu cầu ngày càng tăng cho các sản phẩm gỗ sản xuất hợp pháp trong nước có thể dẫn đến việc thôn tính và tập trung đất rừng vào một số trang trại và công ty lâm nghiệp có nguồn lực mạnh, dẫn đến thiệt hại cho các hộ trồng rừng không có quyền sử dụng đất ổn định.

Các hộ chế biến, sản xuất gỗ quy mô nhỏ

• Có khả năng là VPA sẽ dẫn đến thay đổi về cấu trúc của ngành chế biến gỗ ở Việt Nam. Trong đó, những tổn thương mà các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ gặp phải. Đó là: (i) tăng chi phí sản xuất từ việc tăng giá gỗ hợp pháp; (ii) tăng chi phí giao dịch để đạt được các yêu cầu pháp lý đối với đăng ký kinh doanh và vận hành doanh nghiệp; và (iii) dễ bị tổn thương do thay đổi về thị trường dẫn đến thay đổi về thuê nhân công (đặc biệt là các hộ thuê lao động bên ngoài). • Tác động cộng hưởng của các yếu tổ trên có thể gây khó khăn cho các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ, ở một số địa phương và lĩnh vực, để điều chỉnh theo tình hình mới. Gia tăng chi phí sản xuất và chi phí giao dịch, hay mất công ăn việc làm do các doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn thay đổi theo tình hình mới, có thể gây khó khăn cho các hộ chế biến nhỏ tiếp tục duy trì, ít nhất là trong ngắn và trung hạn.

Các hộ dân tộc sống phụ thuộc rừng

• Các hộ dân tộc sống phụ thuộc rừng không tham dự nhiều vào cung cấp gỗ và chế biến gỗ cho thị trường xuất khẩu, do họ tham gia nhiều và các hoạt động tiêu thụ nhỏ lẻ ở địa phương. Tuy nhiên, các cộng đồng thiểu số có truyền thống lâu đời gắn bó với rừng và sinh kế của họ thường là phụ thuộc vào khả năng tiếp cận nguồn lợi rừng. Vì thế họ rất dễ tổn thương với những thay đổi về quy định lâm nghiệp và tiếp cận nguồn lợi từ rừng (bao gồm các sản phẩm gỗ và ngoài gỗ).

40

Page 42: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

• Tác động của VPA tới nhóm này là gián tiếp, nhưng cũng có thể quan trọng với hậu quả tiêu cực đến sinh kế của họ. Có khả năng là VPA có thể đẩy nhóm dân tộc thiểu số ra bên lề và tăng bất bình đẳng về kinh tế. • Dựa trên phân tích của Đánh giá tác động sinh kế, có thể đưa ra những kiến nghị với các vấn đề và các hành động cần xem xét trong khi đang có những chuẩn bị cho VPA ở Việt Nam.

4.1.2 Khoảng trống dữ liệu và thông tin trong việc chuẩn bị VPA

Các hộ trồng rừng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kiểm kê đất đai toàn quốc của Bộ TN&MT năm 2010 cho thấy 1,175,083 sổ đỏ đã được cấp cho các hộ dân với khoảng 3,337,632 ha đất rừng (như vậy là diện tích đất trung bình cho 1 sổ đỏ là 2.84 ha). Cùng lúc đó, theo số liệu thống kế, tổng diện tích đất rừng là khoảng 4,270,850 ha, như vậy diện tích đất rừng còn lại chưa giao khoảng 933,000 ha. Như vậy là khoảng 300,000 hộ dân hiện không có sổ đỏ. Diện tích 933,000 ha đất rừng còn lại không có sổ đỏ này trước đây được cấp sổ xanh hoặc theo các quyết định giao đất rừng của chính quyền địa phương.

Kiến nghị chính phủ và chính quyền địa phương nên có thêm số liệu thống kê về tình hình giao đất giao rừng cho các hộ trồng rừng, bao gồm số lượng và tình trạng các hộ không có chứng nhận sử dụng đất chính thức. Ngoài ra kiến nghị thông tin này cần được công bố, vì việc này sẽ giúp đưa ra kế hoạch và phân bổ nguồn lực để giải quyết các vấn đề tồn đọng về chứng nhận sử dụng đất rừng.

Các hộ sản xuất, chế biến gỗ nhỏ

Trong bối cảnh VPA, các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ là bên liên quan quan trọng bởi đây là nhóm lớn về số lượng hộ kinh doanh tham gia trong cung cấp sản phẩm gỗ cho người tiêu dùng (đặc biệt là trong các khu vực phi thành thị khắp cả nước), hay tham gia trong sản xuất thuê ngoài của các doanh nghiệp chế biến gỗ lớn. Hiện nay mới có số liệu thống kê số doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn(sản xuất trên 200m3 gỗ/năm). Tuy

41

Page 43: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

nhiên, dữ liệu và thông tin chính xác về số lượng các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ thì không có.

Kiến nghị chính phủ triển khai các nghiên cứu và thu thập dữ liệu để đảm bảo là các quan ngại về nhóm này được giải quyết và đưa vào tiến trình VPA. Đặc biệt là cần thông tin chi tiết về: (i) số lượng các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ (trước tiên cần tập trung vào 3 vùng trọng điểm chế biến gỗ – Nam bộ, duyên hải miền trung và đồng bằng sông Hồng); (ii) m3 khối gỗ và loại hình sản xuất; (iii) số lượng và loại hình nhân công trong các hộ sản xuất gia đình. Việc này sẽ giúp hiểu rõ hơn về tác động tiềm tàng của VPA đối với nhóm quan trọng này.

4.1.3 Khác biệt theo khu vực

Đánh giá tác động sinh kế chỉ ra rằng có sự khác biệt định tính về tình trạng và tính chất của các hộ trồng rừng và chế biến gỗ ở các vùng khác nhau. Tác động tiềm tàng của VPA cho những bên liên quan này sẽ khác nhau theo từng vùng.

Ví dụ, khác nhau về cấu trúc của ngành chế biến gỗ, thị trường xuất khẩu gỗ và tương tác giữa các hộ gia đình chế biến gỗ và các doanh nghiệp chế biến lớn giữa vùng Đông nam bộ và các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng. Đối với tình hình các hộ trồng rừng, có sự khác biệt lớn giữa vùng núi phía bắc (nơi mà phần lớn diện tích đất rừng đã giao cho các hộ) và khu vực cao nguyên trung du (chỉ một phần nhỏ diện tích đất rừng giao cho các hộ).

Kiến nghị có nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ khác biệt theo khu vực tới cấu trúc ngành cung ứng và sản xuất gỗ nội địa và chế biến gỗ. Việc này giúp cho đánh giá tốt hơn về tác động tiềm tàng của VPA tới các bên dễ bị tổn thương ở các vùng khác nhau.

4.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

4.2.1 Kiến nghị về Tính hợp pháp của gỗ và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ

Các thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT có cơ hội góp ý vào các dự thảo của Định nghĩa tính hợp pháp (LD) và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS), vì vậy mục đích của phần này không phải để nhắc lại những góp ý chi tiết đã đưa ra trước

42

Page 44: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

đây, thay vào đó, phần này sẽ đưa ra một số quan sát và kiến nghị rộng hơn về tình trạng pháp lý của các bên liên quan cụ thể đã được nói đến trong Đánh giá tác động sinh kế của VPA.

Định nghĩa tính hợp pháp và tình trạng của các hộ gia đình chế biến gỗ nhỏ lẻ

Hiện nay, nhiều hộ chế biến gỗ không đăng ký kinh doanh chính thức theo Luật doanh nghiệp. Nguyên nhân do quy mô hoạt động nhỏ hoặc thiếu năng lực đáp ứng các yêu cầu cần thiết về đăng ký kinh doanh và vận hành doanh nghiệp. Nhiều hộ chỉ đăng ký như doanh nghiệp gia đình hoặc chỉ thông báo cho chính quyền địa phương về các hoạt động.

Kiến nghị rằng các quy định và quy trình cho doanh nghiệp nên hữu ích và linh hoạt hơn để đem lại những điều kiện phù hợp cho các hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ đạt được tính pháp lý cần thiết; để họ có thể duy trì sinh kế và nguồn lợi từ các cơ hội thị trường tạo ra bởi VPA. Cụ thể, kiến nghị có một phạm vi rộng hơn về định nghĩa kinh doanh hợp pháp trong TLAS: bên cạnh hình thức đăng ký doanh nghiệp chính thức, nên chấp nhận các thủ tục đăng ký và hồ sơ đơn giản và không quá chính thức.

Chứng nhận sử dụng đất cho sản xuất bền vững bởi các hộ trồng rừng

Theo dự thảo LD và TLAS, bên cạnh giấy chứng nhận sử dụng đất chính thức, sổ xanh và các quyết định giao đất giao rừng của chính quyền địa phương là giấy tờ pháp lý đạt yêu cầu cho việc sản xuất và cung ứng gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ các hộ có giấy chứng nhận sử dụng đất chính thức mới có quyền theo các điều khoản trong Luật đất đai, bao gồm quyền sử dụng đất như tài sản thế chấp để vay tiền cho sản xuất. Thêm nữa, các giấy chứng nhận sử dụng đất được xem là đảm bảo an toàn hơn về dài hạn cho các nhà sản xuất, đây là điều căn bản với sản xuất và cung ứng gỗ bền vững.

Về điểm này, kiến nghị chính phủ và chính quyền địa phương đưa ra lộ trình hoàn thành công tác chứng nhận sử dụng đất rừng. Điều này đặc biệt quan trọng trong những tình huống mà giao đất chưa rõ ràng (ví dụ như nhiều sổ xanh hiển thị ranh giới đất sử dụng chưa rõ ràng) hoặc những tình huống đang còn mâu thuẫn về sử dụng đất giữa các hộ dân trồng rừng và các công ty lâm nghiệp. Tính hợp pháp của quyền sử dụng đất là nguyên tắc đầu tiên quan trọng trong Định nghĩa tính hợp pháp và TLAS; vì vậy, mọi nỗ lực cần hướng vào giải quyết và hoàn chỉnh công tác giao đất rừng, để đảm bảo an toàn

43

Page 45: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

về dài hạn cho các hộ nông dân tham gia sản xuất gỗ, để họ có thể tiếp cận thị trường và bán sản phẩm.

4.2.2. Các vấn đề về đảm bảo an toàn xã hội và kiến nghị

VPA được hiểu là sẽ bao gồm các điều khoản về thực hiện các bước xác định và giảm thiểu tác động xấu tiềm tàng cho các nhóm dễ bị tổn thương. Một phần quan trọng của Đánh giá tác động sinh kế là giúp xác định các tác động xấu tiềm tàng đó và các giải pháp đảm bảo an toàn xã hội. Về điểm này, một số kiến nghị được đưa ra dựa trên phân tích đã làm.

Các nhóm dân tộc thiểu số yếu thế

Như đã chỉ ra, tác động của VPA với các hộ dân và cộng đồng thiểu số ở các vùng nông thôn hẻo lánh chủ yếu là gián tiếp, nhưng cũng có thể rất quan trọng. Có thể trong vài trường hợp và ở vài địa phương, việc triển khai VPA có thể góp phần làm tăng bất bình đẳng về kinh tế. VPA được mong đợi sẽ làm tăng nhu cầu về nguồn cung gỗ nội địa hợp pháp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các đồn điền và công ty lâm nghiệp có nguồn lực kinh tế mạnh tìm cách thu mua đất rừng, làm thiệt hại cho nông dân thiểu số.

Việc thực thi VPA và FLEGT hướng tới tạo ra công bằng cho toàn xã hội nên các tác động của quá trình này với các nhóm thiểu số yếu thế là một trong những ưu tiên hàng đầu để đạt được công bằng xã hội và các mục đích của VPA. Kiến nghị chính phủ nên nghiên cứu để xác định các giải pháp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn xã hội hiệu quả và tương xứng cho nhóm này, cũng như vạch ra chính xác các hỗ trợ cần có cho nhóm này trong quấ trình thực thi VPA. Những hoạt động này là các giải pháp đảm bảo an toàn xã hội .

Cụ thể, các giải pháp này có thể bao gồm:(i) điều khoản quy định việc ưu tiên sử dụng lao động địa phương của các chủ rừng và doanh nghiệp trong vùng dân tộc thiểu số; (ii) áp dụng đầy đủ hơn các quy định và cơ chế chia sẻ lợi ích hiện có trong quản lý rừng; (iii) cải thiện năng lực của dân tộc thiểu số trong sản xuất và quản lý doanh nghiệp; và (iv) đưa ra phương thức tiếp cận thị trường lâm sản một cách công bằng.

Người lao động không chính thức trong các doanh nghiệp chế biến gỗ

Một khám phá quan trọng từ Đánh giá tác động sinh kế là phần đông các hộ chế biến gỗ và người lao động trong ngành chế biến gỗ không được xếp vào các hộ nghèo.

44

Page 46: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Đồng thời, nhiều nhân công trong các doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ không có hợp đồng lao động chính thức. Những công nhân này vì vậy không có phúc lợi xã hội trong trường hợp họ bị thôi việc hoặc doanh nghiệp gia đình buộc phải đóng cửa.

Đề xuất là sau khi đưa ra VPA, sẽ có giai đoạn chuyển tiếp để các doanh nghiệp chế biến gỗ thích ứng với tình hình mới. Việc điều chỉnh này có nghĩa là sự thay đổi về quy định lao động có thể dẫn đến sa thải và mất việc cho một số công nhân, ít nhất trong ngắn và trung hạn. Dự thảo TLAS bao gồm điều khoản quy định nhân công trong các doanh nghiệp chính thức cần có hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, quy định này không bao gồm số lượng lớn nhân công trong mảng chế biến gỗ không chính thức với các hộ chế biến gỗ nhỏ. Kiến nghị có sự quan tâm chú ý để đảm bảo an toàn xã hội cho những người lao động không chính thức trong trường hợp VPA dẫn đến thay đổi về nhu cầu lao động.

4.2.3 Kiến nghị về giáo dục và thông tin đại chúng (phụ lục VPA )

Tự do tiếp cận thông tin

Tự do tiếp cận thông tin là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo có một sân chơi chung cho tất cả các loại hình nhà sản xuất gỗ, chế biến gỗ có thể hưởng lợi công bằng từ VPA. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các hộ dân trồng rừng và chế biến gỗ quy mô nhỏ. Đánh giá tác động sinh kế chỉ ra rằng, trong điều kiện các hộ sản xuất nhỏ không tiếp cận được đầy đủ thông tin về VPA, họ có thể trở thành dễ bị tổn thương từ các thương lái và người môi giới ở giữa (các bên trung gian). Các thương lái và người ở giữa có thể không đưa ra thông tin quan trọng cho các hộ sản xuất nhỏ (ví dụ như tính hợp pháp của gỗ và yêu cầu giấy phép, thị trường và giá cả...) để thu lợi kinh tế cho bản thân.

Các cấu phần của Thông tin đại chúng và các chương trình giáo dục

Kiến nghị cần có sự chú ý đến việc thiết kế và triển khai một chương trình giáo dục và thông tin đại chúng hiệu quả để hỗ trợ triển khai VPA. Kiến nghị thêm là chương trình này nên có 4 yếu tố:

• Công bố tất cả thông tin và tài liệu căn bản liên quan tới tính hợp pháp của gỗ và yêu cầu về giấy phép... qua các phương tiện truyền thông trên trang mạng, truyền thông đại chúng và các hệ thống thông tin đại chúng ở cấp xã;

45

Page 47: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

• Có thông tin đầy đủ tại các địa điểm dừng chân ở địa phương bao gồm các địa điểm ở huyện, và ở Sở Kế hoạch đầu tư (đăng ký doanh nghiệp), Sở Lao động thương binh xã hội (các quy định về chính sách phúc lợi xã hội) và Sở Tài nguyên môi trường (chứng nhận sử dụng đất);

• Các chương trình về nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và đào tạo được triển khai bởi các hiệp hội doanh nghiệp và thương mại cho thành viên của họ trong lĩnh vực lâm nghiệp;

• Các chương trình về nâng cao nhận thức, thông tin và đào tạo dành riêng cho các hộ sản xuất gỗ, chế biến gỗ nhỏ lẻ, và các nhóm dễ bị tổn thương khác như người dân tộc thiểu số ở những vùng hẻo lánh sẽ khó tìm được thông tin căn bản thông qua các kênh truyền thông. Kiến nghị cần có vai trò quan trọng cho các CSO, ví dụ như các thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT và đối tác địa phương của họ, trong việc hỗ trợ các chương trình dành riêng cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ và các nhóm dễ bị tổn thương.

4.2.4 Kiến nghị về kiểm soát, giám sát VPA

Các yếu tố của hệ thống kiểm soát giám sát

Dự đoán rằng có thể có vài yếu tố khác nhau của một hệ thống kiểm soát và giám sát hiệu quả cho việc thực thi VPA. Những yếu tố này bao gồm:

• Kiểm toán độc lập (hay giám sát độc lập) theo yêu cầu của chính phủ và EU trong VPA. Kiểm toán độc lập sẽ được triển khai bởi một đơn vị độc lập với các cơ quan về pháp luật trong mảng lâm nghiệp, để đem lại tín nhiệm cho hoạt động của hệ thống cấp phép gỗ

• Đánh giá tác động sinh kế (LIA) liên quan đến đảm bảo an toàn xã hội để xác định và giảm tối đa các tác động tiêu cực đến các nhóm dễ bị tổn thương

• Việc kiểm soát của cộng đồng về thực thi VPA (hay kiểm soát xã hội) để tăng cường trách nhiệm giải trình, minh bạch, công bằng trong việc áp dụng hệ thống xác nhận tỉnh hợp pháp gỗ ở cấp địa phương

46

Page 48: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

Trách nhiệm giải trình của địa phương và công tác giám sát của cộng đồng trong thực thi VPA

Đánh giá tác động sinh kế chỉ ra rằng việc áp dụng chặt hơn các quy định về quản lý rừng và kinh doanh liên quan đến VPA sẽ làm tăng quyền lực của các cơ quan phụ trách pháp lý ở cấp địa phương. Điều này sẽ mang lại những tác động tích cực trong việc đảm bảo tính hợp pháp của nguồn cung gỗ.

Đồng thời, môi trường kinh doanh có thể trở nên khó khăn hơn cho các nhà sản xuất gỗ, chế biến gỗ do mức độ quan liêu tăng. Thêm nữa, sẽ có rủi ro là các nhà sản xuất gỗ, chế biến gỗ sẽ chịu thêm nhiều chi phí giao dịch và các khoản chi phí không chính thức (cho thương lái, quan chức chính quyền địa phương) do tình trạng tham nhũng không có kiểm soát. Kiến nghị nên có các bước để đảm bảo công tác giám sát của cộng đồng, qua đó thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cộng đồng và giảm tối đa những rủi ro tiềm tàng trong thực thi VPA.

Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức cộng đồng ở địa phương chưa được định nghĩa rõ ràng, điều này có thể ngăn cản sự tham gia hiệu quả của người dân địa phương trong quá trình thực thi VPA. Kiến nghị có các cơ chế để tăng cường vai trò của các tổ chức cộng đồng ở địa phương để giám sát quá trình VPA tại địa phương. Điều này sẽ giúp tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình theo trục ngang (giữa chính quyền địa phương, các cơ quan phụ trách pháp lý về lâm nghiệp, các chủ rừng, các công ty lâm nghiệp, cộng đồng địa phương...) Những cơ chế này có thể xây dựng trên hệ thống giám sát ở cấp xã hiện đang tồn tại.

Vai trò của các tổ chức xã hội trong giám sát

Kiến nghị cần có sự quan tâm của Chính phủ đối với các CSO có khả năng để có thể tham gia hỗ trợ trong nỗ lực kiểm soát và giám sát tiến trình VPA. Các thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT và đối tác của họ tại địa phương, với sự hỗ trợ của các cơ quan quốc tế, đã triển khai một bước quan trọng là triển khai Đánh giá tác động tiềm tàng bước đầu cũng như các nghiên cứu liên quan đến FLEGT. Qua quá trình này, năng lực của các CSO để tham gia vào tiến trình VPA được nâng lên, và họ học được các kỹ năng quan trọng qua các phương pháp đánh giá tác động. Nhìn về tương lai, đề xuất CSO có vai trò liên tục trong giám sát và đánh giá tác động của VPA, cũng như những nỗ lực để thúc đẩy sự minh bạch và giải trình trong thực thi VPA.

47

Page 49: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tiểu báo cáo về phân tích nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ trong các làng nghề

Phụ lục 2: Sơ đồ phân tích vấn đề, chuỗi kết quả, giả định các thay đổi, các rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro của nhóm hộ sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ trong các làng nghề

Phụ lục 3: Tiểu báo cáo về phân tích nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng nhưng không có đất rừng và rừng

Phụ lục 4: Sơ đồ phân tích vấn đề, chuỗi kết quả, giả định các thay đổi, các rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro của nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rưng nhưng không có đất rừng và rừng

Phụ lục 5: Tiểu báo cáo về phân tích nhóm hộ gia đình trồng rừng, cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp gỗ, nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng (sổ đỏ)

Phụ lục 6: Sơ đồ phân tích vấn đề, chuỗi kết quả, giả định các thay đổi, các rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro của nhóm hộ gia đình trồng rừng, cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp gỗ, nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng (sổ đỏ)

48

Page 50: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt: 1. Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu trường Đại học Lâm nghiệp(2005), “Lâm

nghiệp giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt nam”. 2. Nhóm nghiên cứu của tổ công tác về giới trong lâm nghiệp (2006), “ Báo cáo kết

quả nghiên cứu tham vấn hiện trạng các vấn đề về giới trong Lâm nghiệp làm cơ sở việc lồng ghép giới trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020”.

3. Trần Mạnh Long, Cục Kiểm lâm (2012) “Tổng quan về giao đất lâm nghiệp và giao rừng ở Việt nam”.

4. Vũ Long Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng(2011), “Đánh giá các chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc Bộ”.

5. Trần Lê Huy, Tô Xuân Phúc (2013), “ Ngành công nghiệp dăm gỗ Việt nam, Thực trạng và xu hướng phát triển trong tương lai”.

6. Luật Đất đai (2003). 7. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy

Sản và nghề muối (2011), Báo cáo “Tổng hợp Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025).

8. Forest Trends (2012), “Một số kết quả nghiên cứu làng nghề gỗ tại vùng đồng bằng Sông Hồng”.

9. Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), “Quy hoạch các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu”.

10. Tô Xuân Phúc và đồng sự, 2012, Làng nghề chế biến gỗ trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD+ tại Việt Nam.

11. Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2006. 12. Tổng cục Thống kê, 2010, “Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số

chỉ tiêu thống kê chủ yếu”. 13. Chu Khôi, 2013, “Ngành chế biến gỗ vượt khó”. 14. Ngân hàng thế giới (2012), “Cải cách thể chế sẽ tăng cường hệ thống quản lý đất

đai của Việt Nam, nâng cao tính minh bạch và kiểm soát tham nhũng”. 15. Nguyễn Bá Ngãi (2009), “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực Trạng, vấn

đề và giải pháp”. 16. Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước (ForWet), 2012, Kết quả tham vấn

49

Page 51: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tài liệu Tiếng Anh 17. Baulch B., Nguyen T.M.H., Phuong T.T. P., Pham T.H. 2010. Ethnic minority

poverty in Vietnam. Chronic Poverty Research Centre Manchester, UK. 18. Bayrak, M.M. (2010), Changing Indigenous Cultures through Forest Management

Case Study: Co Tu People in Central Vietnam. Master thesis: international development studies, faculty geosciences, University of Utrecht.

19. Bob Baulch, Truong Thi Kim Chuyen, Dominique Haughton & Jonathan Haughton (2007): Ethnic minority development in Vietnam, The Journal of Development Studies, 43:7, 1151-1176.

20. Bossman Owusu, K.S. Nketiah, Jane Aggrey and Freerk Wiersum, 2010. Timber legality, local livelihoods and social safeguards: implications of flegt/vpa in ghana. Isbn: 978-9988-1-1957-7.

21. Clement F., Amezaga J.M. 2008. Linking reforestation policies with land use change in northern Vietnam: Why local factors matter. Geoforum 39 (265–277).

22. Culture Identity and Resources Use Management (CIRUM), 2012. Customary Law in Forest Resources Use and Management - A Case Study among the Dzao and Thai People in North-West Vietnam.

23. Dang V.Q., Tran N.A., 2006. Commercial collection of NTFPs and households living in or near forest: Case study in Con Cuong and Tuong Duong, Nghe An, Viet Nam. Ecological Economic 60, 65-74.

24. Forest Protection Department. 2010. Ministry of Agriculture and Rural Development. http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/News/So-lieu-dien-bien-rung-hang-nam/2009/.

25. Hensbergen H.J., Bengtsson K., Miranda M. Dumas I., 2012. Poverty and forest certification. The Forest Initiative. WWF Swidden.

26. ILO, 2005. Employment Creation Potential of the Ethnic Minority Cooperatives in Vietnam. ILO Office in Vietnam.

27. Imai K., Gaiha R. (2007). Poverty, Inequality and Ethnic Minorities in Vietnam. Working paper, University of Manchester, UK.

28. Nguyễn Thị Yến, Nguyen Quang Duc, Vu Manh Thien, Dang Duc Phoung, B.A. Ogle, 1994. Dependency on Forest and Tree Products for Food Security, Pilot Study in Yen Huong Com- mune, Ham Yen District, Tuyen Quang Province,

50

Page 52: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong

51

North Vietnam. Working paper No. 250, Swedish University of Agricultural Science, Uppsala, Sweden.

29. Rerkasem, K. Yimyam, N. Rerkasem, B. (2009), Land use transformation in the mountainous mainland South-east-Asia region and the role of indigenous knowledge and skills in forest management. Forest ecology and management, 257, 10, 2035-2043.

30. Sikor, T. and Apel, U. 1998. The possibilities for community forestry in Vietnam. Working paper, No.1 <http://www.communityforestryinternational.org/publications/working_papers/possibilities_for_cfm_in_vietnam/the_possibilites_for_cfm_in_vietnam.pdf>.

31. Sunderlin W.D., Huynh T.B., 2005. Poverty Alleviation and Forests in Vietnam. CIFOR, Jakatar, Indonesia.

32. Sunderlin, W. D. 2006. Poverty alleviation through community forestry in Cambodia, Laos, and Vietnam: An assessment of the potential. Forest Policy and Economics 8(4): 386-96.

33. Tinh, V.X. (2009), Land tenure and poverty reduction for ethnic minorities in Vietnam’s mountainous regions. Anthropological review 2, 3-20.

34. Thang, Tran Nam, Ganesh P. Shivakoti and Makuto Inoue (2010), Change in property rights, forest use and forest dependency of Katu communities in Nam Dong district, Thua Thien Hue province, Vietnam. International Forestry Review. 12(4) 307-319.

35. Thang, Tran Nam., 2004. Forest use pattern and forest dependency of Katu communes of Nam Dong district, Hue province, Vietnam. M.Sc. thesis, Asian Institute of Technology, Bangkok.

36. Thuan, D.D. (2005), Forestry, Poverty Reduction and Rural Livelihoods in Vietnam. Ministry of Agriculture and Rural Development Forest Sector Support Program & Partnership. 1-146.

Page 53: Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton thuong