183
Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỒI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN 3 1.1Tổng quan về tín dụng ngân hàng 3 1.1.1 Kh¸i niÖm vÒ Ng©n hµng Th¬ng m¹i 3 1.1.2 Tín dụng ngân hàng 4 1.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại 5 1.3Nội dung công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn 8 1.3.1 Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 8 1.3.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính 10 1.3.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng 12 1.3.4 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn 14 1.3.4.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp vay vốn .................................................14 1.3.4.2 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.....28 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 30 Lưu Ngân Hằng_CQ500836

Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Embed Size (px)

DESCRIPTION

http://tailieu.vncty.com

Citation preview

Page 1: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT

LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỒI VỚI DOANH NGHIỆP

VAY VỐN 3

1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 3

1.1.1 Kh¸i niÖm vÒ Ng©n hµng Th¬ng m¹i 3

1.1.2 Tín dụng ngân hàng 4

1.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn của

ngân hàng thương mại 5

1.3 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn 8

1.3.1 Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay

vốn 8

1.3.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính 10

1.3.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng 12

1.3.4 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn

14

1.3.4.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối

với doanh nghiệp vay vốn.............................................................................14

1.3.4.2 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ................................................28

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn

30

1.4.1 Nhân tố chủ quan 30

1.4.2 Nhân tố khách quan 31

CHƯƠNG 2

Lưu Ngân Hằng_CQ500836

Page 2: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NH TMCP Á CHÂU

HÀ NỘI 33

2.1 Tổng quan về chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội 33

2.1.1 Sự ra đời, phát triển, mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động

33

2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển 33

2.1.1.2 C¬ cÊu tæ chøc cña Ng©n hµng th¬ng m¹i cæ phÇn Á

Ch©u...........................................................................................................35

2.1.1.3 Ho¹t ®éng s¶n xuÊt, kinh doanh cña ACB Hµ Néi.......39

2.1.2 T×nh h×nh cho vay t¹i Chi nh¸nh NHTMCP Á Châu Hµ Néi

41

2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn tại chi

nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội 43

2.2.1 Kh¸i qu¸t vÒ c«ng t¸c ph©n tÝch tµi chÝnh ®èi víi Doanh

nghiÖp vay vèn t¹i chi nh¸nh NHTMCP Á Châu Hµ Néi43

2.2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại chi

nhánh ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội 44

2.2.2.1 Công ty Xăng dầu quân đội...............................................................44

2.2.2.2 Công ty TNHH Pooching Vina.........................................................60

2.3 §¸nh gi¸ c«ng t¸c ph©n tÝch tµi chÝnh doanh nghiÖp cña

ng©n hµng khi cho vay vèn 71

2.3.1 Những thành tựu đạt được 71

2.3.2 Nh÷ng tån t¹i vµ nguyªn nh©n 74

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NH TMCP Á CHÂU

HÀ NỘI 80

3.1 Ph¬ng híng ho¹t ®éng cho vay cña ng©n hµng trong thêi

gian tíi 80

Lưu Ngân Hằng_CQ500836

Page 3: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

3.2 Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng ph©n tÝch tµi chÝnh doanh

nghiÖp vay vèn. 81

3.3. KiÕn nghÞ víi c¬ quan h÷u quan 90

3.3.1 KiÕn nghÞ víi Ng©n hµng Nhµ níc 90

3.3.2. KiÕn nghÞ víi Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu92

3.3.3 KiÕn nghÞ víi c¸c Doanh nghiÖp 94

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

DANH MỤC BẢNG 97

Lưu Ngân Hằng_CQ500836

Page 4: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình

phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, trước hết nó đáp ứng các như cầu về

vốn của các cá nhân và tập thể, muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu

vốn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các Ngân hàng thương mại

ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một

trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, "bà đỡ" của mọi nền kinh tế.

Trong các hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng đóng một vai trò quan trọng.

Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là

hoạt động mang lại rủi ro nhất. Vì thế, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động

tín dụng vừa là mục tiêu, là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi

Ngân hàng thương mại. Trước mỗi quyết định tài trợ, Ngân hàng luôn phải cân nhắc

kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời dựa trên phân tích các khía cạnh tài

chính, phi tài chính theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học

cao, phân tích tài chính khách hàng là một trong những nội dung đó.

Như vậy , quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng (đặc biệt là các

Doanh nghiệp) ngày càng găn bó, tương tác lẫn nhau. Khách hàng không trả được

nợ đến hạn, doanh thu cua Ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến việc cho khách hàng

khác vay vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại cua Ngân hàng. Để tránh được những rủi ro

tín dụng này, trong quá trình thẩm định cho vay, Ngân hàng cần nâng cao chất

lượng trong khâu phân tích đánh giá tài chính đối với khách hàng - khâu quyết định

xem khách hàng có đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng không.

Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động cho vay luôn chiếm

tỷ trọng từ 85% - 95% doanh thu, tuy nhiên công tác phân tích tín dụng, trong đó có

phân tích tài chính khách hàng vẫn còn nhiều bất cõp dẫn đến hiệu quả cho vay

chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao….

Qua quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu

Hà Nội, em chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 1

Page 5: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

với doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội ” làm

Chuyên đề Tốt nghiệp của mình.

Kết cấu của chuyên đề nh sau:

Chương I: Lý luận chung về Tín Dụng Ngân hàng và chất lượng phân tích

tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn.

Chương II: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính đối với doanh

nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà

Nội.

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính đối với doanh

nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, em xin đưa ra một vài đóng góp nhỏ góp

phần hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng

TMCP Á Châu Hà Nội đối với doanh nghiệp vay vốn. Vì trình độ kiến thức còn

nhiều hạn chế, bài viết không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự

đóng góp của các thầy cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và chỉ

bảo em trong suốt quá trình viết Chuyên đề Tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các cán bộ

trong Chi nhánh, đặc biệt là các cô chú cán bộ của phòng Khách hàng doanh nghiệp

đã hết sức nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn

thành bài viết này.

Hà Nội, năm 2012

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 2

Page 6: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

VÀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỒI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN

1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại

Thuật ngữ “ Ngân hàng” đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, gần 3500 năm

trước Công nguyên trở về trước, từ khi xuất hiện xã hội loài người, chính nhu cầu

phát triển của xã hội và nền kinh tế đã thúc đẩy hoạt động Ngân hàng không ngừng

phát triển từ mức thô sơ cho đến đa dạng và phức tạp như ngày nay. Mỗi thời kỳ

phát triển của xã hội loài ngưòi, hoạt động của Ngân hàng ngày càng trở nên đa

dạng và phức tạp, ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi dân tộc khác nhau, luật

pháp, tập quán khác nhau dẫn đến một cách nhìn nhận và quan niệm về Ngân hàng

Thương mại là khác nhau. Do đó, không có một định nghĩa chung cho các quốc gia

về Ngân hàng Thương mại. Riêng ở Việt Nam, theo tinh thần Luật tổ chức tín dụng

của Việt Nam: Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh tiền

tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi , sử dụng số

tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, dù theo

kiểu cách nào thì chắc chắn: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế hoạt động

kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với hai nội dung chính: nhận tiền gửi và cho vay.

Đây cũng là điểm đặc trưng để phân biệt Ngân hàng thương mại với các loại hình

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác .

Hoạt động của Ngân hàng bao gồm ba loại nghiệp vụ chính: nghiệp vụ nợ

(huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung

gian ( dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ, vật quý giá...).

Ba loại nghiệp vụ này có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát

triển, tạo uy tín cho Ngân hàng. Có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn cho

vay; chỉ cho vay có hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế thì mới có nguồn vốn để

huy động vào; đồng thời muốn cho vay và huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải làm

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 3

Page 7: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

tốt nghiệp vụ môi giới trung gian; ngược lại, nghiệp vụ môi giới trung gian tốt sẽ

tạo việc thu hút nguồn vốn huy động vào và có thể cho vay ra. Do đó cho vay thế

nào để có hiệu quả nhất đối với người đi vay và với Ngân hàng cho vay là một trong

những vấn đề cơ bản nhất của Ngân hàng hiện nay, đó luôn là vấn đề làm đau đầu

các cán bộ Ngân hàng trong việc tìm ra phương pháp giải quyết cho mỗi thời kỳ

khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau.

1.1.2 Tín dụng Ngân hàng

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng Thưong mại để tạo ra

lợi nhuận. Kinh tế càng phát triển, lực lượng cho vay của các Ngân hàng Thương

mại càng tăng nhanh, loại hình và cách thức cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng.

Hiện nay, ở những nước đang phát triển, khi một Ngân hàng được thành lập và đi

vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là sẽ cho ai vay và sẽ

đầu tư vào đâu, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn.

Ngược lại, ở những nước đã phát triển, vấn đề đặt ra ở những nước này là lợi tức có

cao không và an toàn không.

Cho vay của Ngân hàng Thương mại, nói rộng ra là Tín dụng của Ngân hàng

Thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên phải cập nhật theo những

biến chuyển của môi trường kinh tế. Do đó, tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, ta cần

biết thêm khái niệm về “Tín dụng”.

Danh từ Tín dụng để chỉ một hành vi kinh tế rất phức tạp, nh: bán chịu hàng

hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. Nhà kinh tế Pháp,

ông Luis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “ một sự trao đổi tài hoá hiện tại

lấy một tài hoá tương lai”, như vậy yếu tố thời gian đã xen lẫn vào nên có thể có sự

bất trắc rủi ro xảy ra nên cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau, hai

bên đương sự dựa vào sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh

từ “Tín dụng”. Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai, chẳng hạn hai người

thường có thể cho nhau vay tiền. Tuy nhiên, với thời gian, chóng ta thấy có một sự

chuyên nghiệp đã xảy ra và ngày nay, khi nói tới Tín dụng, người ta nghĩ ngay tới

các Ngân hàng.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 4

Page 8: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Tóm lại, Tín dụng Ngân hàng có thể hiểu cơ bản là việc Ngân hàng tin tưởng

nhường quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định

và kết thúc thời gian đó, Ngân hàng sẽ thu về cả vốn lẫn lãi. Đặc trưng của tín dụng

là lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả. Chính nhờ hoạt động này mà Ngân hàng

trang trải được mọi chi phí phát sinh và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng. Tuy

nhiên, song hành với lợi nhuận thu được là độ rủi ro cao. Vì vậy, chất lượng của

hoạt động là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Để tăng

trưởng và phát triển, quy mô của hoạt động cho vay mới chỉ là điều kiện cần, còn

điều kiện đủ chính là chất lượng của hoạt động này.

1.2 Vai trò của công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn

của ngân hàng thương mại

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho

phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý

Doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của Doanh

nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Doanh

nghiệp đó. Bất kỳ một Doanh nghiệp nào khi được thành lập và đi vào hoạt động

đều phải thành lập sổ sách kế toán và các loại sổ sách khác. Những sổ sách này

phản ánh tình hình hoạt động mọi mặt của Doanh nghiệp, vấn đề là người sử dụng

sổ sách đó phải khai thác thế nào, ở góc độ nào, khía cạnh nào để phục vụ cho hoạt

động, công tác, cương vị của mỗi người. Tức là có phân tích tài chính doanh nghiệp

mới thấy hết vai trò ý nghĩa của nó.

Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,

các Doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật

trong việc lựa chọn lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh, mỗi Doanh nghiệp khi kinh

doanh đều có quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau như: nhà cung cấp, nhà tiêu

thụ, Ngân hàng, Nhà nước, các nhà quản lý, những người lao động. Do đó, mỗi đối

tượng đó sẽ quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác

nhau, sẽ tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một

Công ty. Mặc dù vậy, họ vẫn có cái chung là thường sử dụng các công cụ và kỹ

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 5

Page 9: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

thuật cơ bản là giống nhau để phân tích báo cáo tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp

và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi

nhuận và khả năng trả nợ, bởi vì có lợi nhuận thì Doanh nghiệp mới có thể tồn tại

và phát triển, khả năng trả nợ tốt thì Doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trên

thương trường ở cả đầu ra và đầu vào, tức là phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh.

Các chủ Doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp trong nghĩa vụ và quyền

hạn của mình, họ cần quan tâm tới đảm bảo đủ nguồn tài chính cho Doanh nghiệp

bằng cách huy động mọi nguồn vốn bên trong và bên ngoài, đảm bảo cho tiền tệ

đuợc đầu tư vào sản xuất kinh doanh một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm

nhất.

Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định

xem sắp tới có cho khách hàng được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không,

bởi vì nếu khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, tiềm lực tài chính của Doanh

nghiệp không đủ mạnh thì dẫn đến nợ thương mại của Doanh nghiệp đối với Doanh

nghiệp khác lên cao thì không có khả năng trả nợ.

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố nh: sự rủi

ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn... Vì vậy, họ cần

những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và

các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất

quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những

điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, các cơ quan tài chính khác như cơ quan thuế, thống kê, cơ quan chủ

quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động...Những nhóm người này

có nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các chủ Ngân hàng, các nhà đầu tư, các

chủ doanh nghiệp...bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách

hàng hiện tại và tương lai của họ.

Đặc biệt với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của

họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của Doanh nghiệp . Phân tích tài chính

Doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định cho vay của Ngân

hàng. Mục đích của công tác phân tích này giúp Ngân hàng có thể nhìn nhận một

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 6

Page 10: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

cách lôgic tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại

và xu hướng phát triển trong tương lai. Qua phân tích tài chính Doanh nghiệp, Ngân

hàng trả lời các câu hỏi:

- Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?

- Khả năng tự chủ tài chính cũng nh khả năng sử dụng nợ vay của Doanh

nghiệp đến mức độ nào?

- Mức doanh thu Doanh nghiệp thực hiện so với số đầu tư về các tài sản lưu

động và cố định của nó?

- Doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận là bao nhiêu và mức lợi nhuận đó có

thể giảm bao nhiêu trước khả năng không thể đáp ứng được các chi phí cố định?

- Nếu Doanh nghiệp thua lỗ, các tài sản sẽ mất giá bao nhiêu so với con sè

trong bảng tổng kết tài sản trước khi các chủ nợ được Bảo hiểm chấp nhận thiệt

hại?

Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích tài chính Doanh nghiệp, Ngân hàng có

thể tư vấn kịp thời cho các Doanh nghiệp về quyết định tài chính nhằm tháo gỡ khó

khăn, ổn định và phát triển Doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá tài chính Doanh

nghiệp trong Ngân hàng góp phần kiểm tra lại tính trung thực của kiểm tra tài chính

nội bộ. Từ đó, chủ doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về nội lực Doanh

nghiệp mình.

Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá được rủi ro của

Doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro về khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai, và

quyết định cho Doanh nghiệp có nên vay không và mức độ tủi ro mà Ngân hàng

gánh chịu khi chấp nhận cho Doanh nghiệp vay, cho vay với số lượng là bao nhiêu.

Có thể đưa ra những nhận định tinh tế hơn như mục đích vay vốn của doanh nghiệp

có thực sự trung thực không (thông qua phân tích nhu cầu vốn và khả năng vốn hiện

tại của doanh nghiệp). Phân tích tài chính không chỉ giúp Ngân hàng đưa ra những

quyết định đúng đắn khi tiến hành xét duyệt các khoản cho vay mà còn trong cả quá

trình cho vay. Trong thời hạn cho vay, Doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ cung cấp cho

Ngân hàng các báo cáo tài chính, các thông tin về tình hình tài chính của mình, qua

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 7

Page 11: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

đó, Ngân hàng có thể phát hiện những dấu hiệu xấu về tình hình tài chính của doanh

nghiệp đó và thu hồi các khoản vay trước hạn.

Ngoài ra còn giúp Ngân hàng xây dựng kế hoạch cho vay, trên cơ sở đánh giá

thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của mỗi doanh nghiệp, Ngân hàng có

thể đánh giá nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn... Từ đó có chiến lược huy

động vốn phù hợp, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, Ngân hàng

có thể biết được xu hướng phát triển của từng giai đoạn, từng lĩnh vực kinh tế, lập

kế hoạch cung cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực có khả năng phát triển mạnh trong

tương lai. Xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu

quả cho vay, đem lại lợi nhuận cao còng nh góp phần thực hiện chính sách phát

triển kinh tế của Nhà nước.

1.3 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn

1.3.1 Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

vay vốn

Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị

tại những thời điểm khác nhau, kết quả hoạt động kinh doanh và tinh hình sử dụng

vốn trong những thời kỳ nhất định, Đồng thời được giải trình, giúp cho các đối

tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản

xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết định phù hợp.

* Bảng cân đối kế toán :

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, mô tả thực trạng tài

chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó. Kết cấu của bảng được chia

làm hai phần: phần tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo

cáo thuộc quyên sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp. Bên nguồn vốn phản ánh

nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.

Bảng cân đối tài sản là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp các nhà phân tích

đánh giá được tổng quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn và

trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 8

Page 12: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình

hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tại những

thời kỳ nhất định. Nó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết

quả sử dụng các tiềm năng về sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý

sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, nó cũng giúp phân tích so sánh

được doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng, dịch vụ với tổng chi phí phát

sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành kinh doanh. Ngoài ra theo quy định ở Việt

Nam, báo cáo thu nhập cũn cú thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của

khách hàng đối với ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng -

VAT.

Hạn chế của báo cáo thu nhập là kết quả thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan

điểm của kế toán trong quá trình hạch toán. Đồng thời cũng do nguyên tắc kế toán

về ghi nhận doanh thu, theo đó doanh thu được ghi nhận khi nghiệp vụ mua bán

hoàn thành, tức là khi sở hữu hàng hoá có thể xảy ra vào một thời điểm khác.

Nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

*Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình

thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin giúp người sử dụng đánh giá

khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, đánh giá khả năng thanh toán của doanh

nghiệp, phân tích mối quan hệ giữa lợi tức ròng và lưu chuyển tiền tệ ròng, dự đoán

trong tương lai lượng tiền mang lại từ các hoạt động của Doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:

- Lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

Có hai phương pháp lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp

gián tiếp, mỗi phương pháp có ưu điểm riêng.

* Thuyết minh báo cáo tài chính:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 9

Page 13: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình

hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời,

giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày,

giải thích rõ ràng, cụ thể như các thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

, chế độ kế toán áp dụng, tình hình và lý do biến động một số tài sản và nguồn vốn

quan trọng...

* Các thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp.

1.3.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng cho nhiều đối

tượng trong xã hội, đó là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh…

Trong số đó, khách hàng lớn nhất, thường xuyên nhất, quan trọng nhất vẫn luôn là

các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kế toán tuân thủ theo những

nguyên tắc chung luật đề ra, các báo cáo tài chính trình ngân hàng phải tuân theo

những quy chuẩn nhất định, đây là thuận lợi cho quá trình phân tích của ngân hàng.

Trong phương pháp phân tích khách hàng nêu sau đây, tập trung nờu cỏc phương

pháp phân tích đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện

pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong

và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng

hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua chất lượng hoạt

động và mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về lý thuyết cú cỏc phương pháp để phân tích tài chính khách hàng là: phương

pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp Dupont, …

* Phương pháp so sánh:

Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo tính có thể so sánh được của các

chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chính xác và

đơn vị tính toán...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so

sánh được chọn là gốc thời gian và không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 10

Page 14: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số

tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh gồm:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu

hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của

Doanh nghiệp.

- So sánh giữa số liệu của Doanh nghiệp với số liệu của nghành, của các

Doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp mình đang

phân tích tốt hay xấu, được hay chưa được.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,

so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tuyệt đối

và số tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

* Phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính

trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi các đại

lượng tài chính . Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các

ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính tài chính doanh

nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đựơc phân thành các

nhóm đặc trưng , phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của

doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu

vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả

năng sinh lời.

Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt

động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, nguời

phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích tài

chính của mình.

* Phương pháp phân tích tài chính Dupont:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 11

Page 15: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Còn gọi là phân tích tách đoạn, được thực hiện bằng cách tách ROE thành các

nhân tố khác nhau, nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thu nhập của

chủ sở hữu.

ROE = NI/E = NI/S x S/A x A/E

Trong đó: NI là lợi nhuận ròng; S là doanh thu; A là tổng tài sản và E là vốn chủ

sở hữu. Với cách thay thế như vậy, ta sẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

chịu ảnh hưởng của 3 nhóm nhân tố: tỷ suất lợi nhuận biên (NI/S); hiệu suất sử

dụng tổng tài sản (S/A) và đòn bẩy tài chính (A/E).

Một DN có thể tăng ROE bằng cách nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản

(ROA) hoặc tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều nợ hơn để tài trợ cho tổng

tài sản).

+ Phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng:

Với phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng, các nhà phân tích đã đưa

ra một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến ROE, gồm 5 nhân tố:

- Tỷ suất lợi nhuận ròng biên = EBIT/doanh thu bán hàng;

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu bán hàng/tổng tài sản;

- Tỷ lệ chi phí trả lãi = Chi phí trả lói/tổng tài sản;

- Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu;

- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với lợi nhuận trước thuế (1-Thuế TNDN/EBT) = NI/EBT.

Những phân tích này sẽ giúp nhà đầu tư biết được những thay đổi về giá trị ROE

của DN cũng như các nguyên nhân gây ra chúng.

1.3.3 Quy trình phân tích tài chính khách hàng

*Phân tích trước khi cho vay

Trước bất kỳ một yêu cầu vay vốn nào, Ngân hàng luôn phải xem xét, phân tích

kỹ khách hàng, về phương án dự án xin tài trơ. Quá trình này goik là phân tích tín

dụng hay thẩm định tín dụng và thẩm định tài chính khách hàng là một nội dung

trong đó. Dựa trờn những nguồn thông tin thu thập được, Ngân hàng tiến hành phân

tích tài chính khách hàng nhằm xác nhập được, Ngân hàng tiến hành phân tích tài

chính khách hàng nhằm xác định được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, tiềm

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 12

Page 16: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

năng tương lai và dự báo khả năng tra nợ của khách hàng. Việc phân tích này có

ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay hay không của Ngân hàng. phân tích

tình hình tài chính bao gồm nhiều nội dung nhưng tập trung và phân tích khả năng

sinh lời và phân tích rủi ro từ đó xác định khả năng trả nợ.

Khả năng sinh lời của khách hàng là khả năng lâu dài và liờn tỳc của một khách

hàng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính gắn liền với khả năng tạo lợi nhuận.

Khả năng sinh lợi là vấn đề quan tâm đầu tiên của Ngân hàng. Nếu người vay kinh

doanh không có lãi thì ngay cả việc trả nợ gốc cho Ngân hàng cũng là điều khó

khăn chưa nói đến việc trả lãi. khả năng sinh lợi xao thì khả năng trả nợ cao và

ngược lại. Nghiên cứu khả năng sinh lợi của khách hàng trong quá khứ và hiện tại

sẽ giúp Ngân hàng sự đoán khả năng trả nợ trong tương lai. Hơn thế, khả năng sinh

lợi của khách hàng sinh lợi, Ngân hàng phân tích một số chỉ tiêu như: doanh lợi

doanh thu, doanh lợi tài sản, hệ số quay vòng tài sản…. các thông số để phân tích

được lấy từ báo kết quá kinh doanh, bảng cân đối kế toán.

Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không thuận lợi nào đó sẽ xuất hiện, rủi ro

xảy ra cho khách hàng cũng chính là rủi ro cho Ngân hàng vì nguy cơ không thu hồi

được món vay. Tình trạng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, sản xuất sản phẩm

không tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi thua lỗ kéo dài sẽ làm mất khả năng

chi trả các khoản nợ đến hạn của khách hàng. Trong trường hợp người vay vốn bị

phá sản thì nguy cơ không thu hồi được nợ của Ngân hàng sẽ rất cao. Phân tích rủi

ro là việc Ngân hàng dùa vào số liệu trên bảng cân đối để tính toán đánh giá các chỉ

tiêu nh: tỷ lệ thanh khoản, năng lực hoạt động, khả năng cân đối vốn.. để xác định

tính lành mạnh, an toàn của tài chính khách hàng

*Phân tích trong khi cho vay

Phân tích trước khi cho vay là cơ sở để Ngân hàng ra quyết định tín dụng. Nếu

qua phân tích Ngân hàng chấp nhận cho vay thì thế theo Ngân hàng phải thực hiện

phân tích trong khi cho vay. khi cho vay, quyền sử dụng vốn của Ngân hàng đã

chuyển giao cho khách hàng nhưng Ngân hàng vẫn có quyền và nghĩa vụ kiểm tra

theo dõi món vay. Kiểm tra theo dõi món vay dưới giác độ công tác phân tích tài

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 13

Page 17: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

chính khách hàng bao gồm các công việc.. xác định nguồn vốn trả nợ, phân tích lại

các chỉ tiêu tài chính căn cứ vào các báo cáo tài chính trong các kỳ kế toán tiếp theo

mà khách hàng có nghĩa vụ phải gửi cho Ngân hàng. Việc phân tích này giúp Ngân

hàng thất được hiệu quả việc đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng của khách hàng, thấy

tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có diễn ra đúng theo điều kiện hay

không, có xu hướng biến động tốt hay xấu… từ đó là cơ sở hay yêu cầu khách hàng

bổ sung thêm tài sản thế chấp hay tìm cách hối thúc trả nợ sớm.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 14

Page 18: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

*Phân tích sau khi cho vay

Quan hệ tín dụng kết thúc khi Ngân hàng thu hồi đủ gốc và lói. Cỏc khoản tín

dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là cac khoản tín dụng an toàn, Ngân

hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay không hoàn trả hay không

hoàn trả đúng hạn, Ngân hàng phải phân tích các nguyên nhân và đề ra biện pháp

xử lý, Ngân hàng vẫn phải theo sát hoạt động của khách hàng để khi thấy khách

hàng có nguồn thu bằng cách hối thúc trả nợ ngay.

1.3.4 Nội dung công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn

Khi Doanh nghiệp vay vốn, điều mà Ngân hàng quan tâm nhất là khả năng thanh

toán và trả nợ của khách hàng (DN) vay vốn. Do đó, khi phân tích tài chính, Ngân

hàng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá rủi ro thanh toán của Doanh nghiệp. Tức

là phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu nợ, báo cáo lưu chuyển tiền

tệ cũng nh trạng thái tài chính của Doanh nghiệp nhằm đánh giá rủi ro trong tương

lai. Do đó Ngân hàng đặc biệt quan tâm tới việc phân tích khái quát một số chỉ tiêu

tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh .

1.3.4.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối

với doanh nghiệp vay vốn

Mục tiêu của phân tích này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các

chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên

độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của nghành (nếu có) với các Doanh

nghiệp khác. Từ đó mà đánh giá được một phần của xu hướng giai đoạn tiếp theo

của Doanh nghiệp, có thể giúp Ngân hàng tránh đựơc những rủi ro không có khả

năng thanh toán của Doanh nghiệp do xu hướng hoạt động kinh doanh không tốt

của Doanh nghiệp.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 15

Page 19: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Các chỉ tiêu đã được chuẩn hoá trong mẫu bảng phân tích nh sau:

Chỉ tiêu

Năm N-1 Năm N Năm N/ Năm N-1

LưọngTỷ

trọngLượng

Tỷ

trọngLượng

Tỷ

trọng

1.Doanh thu thuần

2.Giá vốn hàng bán

Trong đó:KHTSCĐ

3.Lãi gộp

4.Chi phí bán hàng và

quản lý

Trong đó:- KHTSCĐ

-Lãi vay

5. Lãi trước thuế và lợi

tức vay

6.Lãi trước thuế

-Thuế( TNDN)

7.Lãi sau thuế

8.Lãi không chia

a) Đối với cho vay ngắn hạn

*Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Đây là nhóm chỉ tiêu mà không riờng gỡ Ngân hàng mà rất nhiều đối tượng

khác quan tâm tới, bất kỳ đối tượng nào liên quan đến doanh nghiệp nh nhà đầu

tư, công ty tài chính, cán bộ công nhân viên.. Phân tích tình hình thanh toán của

doanh nghiệp đối với các khoản nợ trước đây rất quan trọng vỡ nú phản ánh

được phần nào mức độ tín nhiệm hay sự sẵn sàng chi trả của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 16

Page 20: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Tài sản lưu động

Hệ sè thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp bằng cách chuyển

đổi những tài sản lưu động thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời kỳ trả nợ.

Tài sản lưu động gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu và dự

trữ. Nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn…. cả tài sản lưu động và nợ

ngắn hạn đều có thời hạn dưới một năm.

Trong thực tiễn, người ta thường yêu cầu chỉ tiêu này của doanh nghiệp là lớn

hơn 1, còn lớn hơn bao nhiêu là tốt thì tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp ở từng

ngành nghề khác nhau.

- Chỉ tiêu thanh toán nhanh

Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu

Hệ sè thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của doanh nghiệp bằng

nguồn vốn bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn

kho và các khoản phải thu. Về mặt lý thuyết, hệ số này lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt.

Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp quá lớn,chi phí cho việc lưu trữ,

ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác không sinh lời nên cũng không

phải là tốt.

- Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời:

Vốn bằng tiền

Hệ sè thanh toán tức thời =

Nợ đến hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của doanh nghiệp bằng

nguồn vốn bằng tiền, không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng hoá tồn

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 17

Page 21: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

kho và các khoản phải thu. Về mặt lý thuyết, hệ số này lớn hơn 0,5 là dấu hiệu tốt.

Nếu quá lớn tức là vốn bằng tiền của doanh nghiệp để lại quá lớn, chi phí cho việc

lưu trữ, ghi chép, kiểm đếm, phân loại khá lớn, mặt khác lại không sinh lợi cho nên

cũng không phải là càng lớn càng tốt. Cũng như vậy với hệ số thanh toán ngắn hạn và

hệ số thanh toán nhanh, không hẳn là càng cao càng tốt, chỉ vừa hợp lý sao cho tương

ứng với các khoản nợ ngắn hạn để không gây ra hiện tượng dư thừa nguồn lực, hiệu

quả tài sản lưu động kém hay tài sản lưu động quay vòng kém là không sinh lợi.

*Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Tổng nợ phải trả

- Hệ số nợ tổng =

Tổng tài sản

Hệ số này cho thấy lượng hàng hoá tồn kho cú lõu hay không, có quay vòng

nhanh hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

đều tất yếu có hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng nhiều hay ít tuỳ vào nhiều yếu tố

khác như lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh…

Giá vốn hàng bán

- Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho

Doanh thu thuần

- Vòng quay vốn lưu động =

Tài sản lưu động

Doanh thu thuần

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Tổng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song hai chỉ tiêu này

phản ánh rất rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay

không. Nếu sản xuất kém hiệu quả, vòng quay vốn lưu động nhỏ, doanh thu thuần,

lãi thuần trong một kỳ kinh doanh thấp kéo theo nhiều chỉ tiêu khác kém đi như:

nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận, có những trường hợp bị lỗ, tài sản cố định còn trích

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 18

Page 22: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

khấu hao không đủ dẫn đến việc đầu tư cho trang bị cho tài sản cố định kém, hậu

quả kéo theo là tiếp tục sản xuất kinh doanh kém tạo ra vòng xoáy liên tiếp.

Doanh thu thuần

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Tổng tài sản

Các khoản phải thu

- Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bình quân một ngày

Nếu kỳ thu tiền bình quân lớn do các khoản phải thu nhiều chứng tỏ doanh

nghiệp bị chiếm dụng vốn hoặc do doanh nghiệp thu tiền bình quân một ngày nhỏ,

chứng tỏ sự tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kém. Những điều trên đều tác động

tới khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng.

*Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Tổng nợ phải trả

- Hệ số nợ tổng tài sản =

Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả

- Hệ số nợ vốn cổ phần =

Tổng vốn chủ sở hữu

Nhóm chỉ tiêu này để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp

so với nợ vay. Chủ nợ ưa thích một hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp, hệ số an

toàn càng cao, món nợ của họ càng được đảm bảo và họ có cơ sở để tin vào sự đáo

nợ đúng hạn của con nợ.

Khi hệ số nợ cao tức là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số

vốn, thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu chuyển sang cho chủ nợ gánh chịu, nhưng

bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ nợ vẫn nắm được quyền kiểm soát và

điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên,vấn đề giữa vốn vay và vốn góp với cơ cấu nh

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 19

Page 23: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

thế nào còn rất nhiều phức tạp, nó còn ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của

mỗi bên tùy từng thời kỳ và đối với từng doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay

- Hệ số khả năng thanh toán lãi =

Lãi vay

Đây là chỉ tiêu được Ngân hàng quan tâm nh là một chỉ tiêu khả năng thanh

toán lãi vay bằng kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu lãi vay mà không trả được thì

nợ gốc càng khó trả hơn.

Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động

- Hệ số cơ cấu tài sản =

Tổng tài sản

Hệ số này còn tuỳ thuộc vào từng nghành nghề, lĩnh vực và từng doanh mghiệp vì

có những nghành nghề kinh doanh quay vòng nhanh , tài sản lưu động cần nhiều,

nhưng có những nghành nghề thì tài sản cố định lại chiếm phấn lớn như mày móc,

trang thiết bị, công nghệ, đặc biệt ngày nay tài sản cố định vô hình chiếm tương đối

lớn.

Tổng vốn chủ sở hữu

- Hệ số cơ cấu nguồn vốn =

Tổng nguồn vốn

Hệ số này nói chung tốt nhất bằng 0,5 vì nếu nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu chiếm

rất Ýt, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thu hút vốn vay, vốn đầu tư thấp,

khả năng rủi ro tương đối cao.

* Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế

+ Thu nhập cổ phần =

Số lượng cổ phiếu thường

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 20

Page 24: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Lợi nhuận đem chia

+ Cổ tức =

Số lượng cổ phiếu thường

Cổ tức Lãi đem chia

+ Tỷ lệ trả cổ tức = =

Thu nhập cổ phiếu Lãi sau thuế

Riêng nhóm chỉ tiêu này dành riêng cho công ty cổ phần.Nó cho biết tình hình

phân phối lợi nhuận( kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh ) có phù hợp hay

không đối với doanh nghiệp trong tình trạng hiện nay, nếu khộng phù hợp sẽ gây ra

ảnh hưởng gì không tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía

các cổ đông, đây là những chỉ tiêu rất đáng chú ý và nó ảnh hưởng đến quyền lợi

riêng của họ.

b) Đối với cho vay trung và dài hạn

Khi phân tích tình hình tài chính khách hàng đối với cho vay trung và dài

hạn, các NHTM thường tập trung phân tích cỏc nhúm tỷ lệ và các tỷ lệ cụ thể sau:

*Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn tự có và vốn đi vay. Nguồn gốc và cấu thành

hai loại vốn này xác định sự ổn định tài chính và khả năng thanh toán dài hạn của

doanh nghiệp. Nhìn chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp

thường muốn sử dụng vốn tự có nhỏ nhất bởi vì: chi phí của vốn chủ sở hữu lớn hơn

so với chi phí của vốn vay, do khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp được hưởng một

khoản tiết kiệm nhờ thuế, mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trong

toàn bộ vốn hoạt động thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do nguời cho vay gánh

chịu. Trong khi đó, doanh nghiệp nắm phần lợi rõ rệt, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra

một số vốn Ýt nhưng được quyền sử dụng một lượng tài sản lớn để kinh doanh đang

phát triển, sẻ quyền kiểm soát. Đặc biệt khi hoạt động của doanh nghiệp đang phát

triển, lãi thu được trên tiền vay lớn hơn lãi suất tiền vay, lợi nhuận dành cho chủ

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 21

Page 25: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

doanh nghiệp tăng lên gấp bội. Doanh nghiệp càng vay càng có hiệu quả và khi đó

rủi ro đến với người cho vay cũng càng lớn.

Bất cứ Ngân hàng nào cũng muốn mở rộng doanh nghiệp doanh số hoạt động

nhất là mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. song nếu càng

lấn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ càng trở thành người gánh

chịu rủi ro thay cho doanh nghiệp. Do đó, Ngân hàng phải tự hạn chế mình, chỉ cho

vay trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thường được Ngân hàng

sử dụng khi xem xét cơ cấu vốn của doanh nghiệp là:

Tỷ số này cho biết tổng số vốn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong

tổng số vốn của doanh nghiệp đưa ra sản xuất kinh doanh. Tỷ số càng lớn, càng có

sự đảm bảo cao cho các khoản nợ vay. Trong tình huống xấu nhất, khi doanh nghiệp

không còn khả năng đối đầu với những cam kết trên thị trường và bị đặt vào tình

trạng thanh lý thì số vốn tự có sẽ dùng để trang trải những khoản tổn thất phát sinh

khi chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra cũn dựng để trang trải những

cam kết của doanh nghiệp nh phí thanh lý, tiền phạt do không thực hiện hợp đồng,

hoặc trả tiền trợ cấp cho người lao động nếu doanh nghiệp giải thể.

Mức tối thiểu của tỷ số này tuỳ thuộc vào từng ngành hoạt động. Ví dụ, những

doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh tương đối ổn định có thể chấp nhận

được tỷ số này ở mức thấp hơn doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất không ổn

định. Những ngành mà tài sản cố định mang tính đặc thù chuyên dùng, có tính

chuyên môn hoá cao hơn các doanh nghiệp bình thường khác

Nói tóm lại, trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, nguồn vốn chủ sở

hữu doanh nghiệp nào, nguồn vốn chủ sở hữu thường phải đảm bảo những khoản

mục có mức độ rủi ro cao như TSCĐ vô hình, TSCĐ có tính chuyên dùng, cỏc bỏn

thành phẩm…..

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 22

Page 26: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Tỷ số này cao phản ánh doanh nghiệp phụ thuộn nhiều vào chủ nợ, đó là cấu

trúc vốn mạo hiểm. Tỷ số này càng cao thì sự an toàn trong đầu tư càng giảm và do

đó rủi ro của doanh nghiệp càng tăng, tuy nhiên tỷ số này cũng thay đổi theo ngành

hoạt động.

Trong đó, nguồn vốn dài hạn là tổng hợp của hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu

và nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán

Tỷ số tài trợ TSCĐ luôn phải lớn hơn 1 mới mang lại cho doanh nghiệp sự ổn

định và an toàn tài chính. Vì TSCĐ thể hiện năng lực sản xuất lâu dài của doanh

nghiệp không thể thu hồi nhanh chóng nên nguyên tắc nguồn vốn dài hạn trong

doanh nghiệp phải đảm bảo đủ tài trợ cho TSCĐ và một phần tài sản lưu động tối

thiểu, thường xuyên, cần thiết, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp được tiến hành bình thường không bị gián đoạn. tỷ số trên nhỏ hơn 1

có nghĩa là doanh nghiệp đó dựng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. tình hình

tài chính của doanh nghiệp không bình thường, nếu NH đầu tư vốn vào doanh

nghiệp trong tình trạng trờn thỡ sẽ quá mạo hiểm.

*Nhóm chỉ tiêu sinh lợi

Lợi nhuận sau thuế

+ Hệ số sinh lợi doanh thu =

Doanh thu thuần

Lợi nhuận trước thuế + Tiền lãi phải trả

+ Hệ số sinh lợi của tài sản =

Tổng tài sản

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 23

Page 27: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Chỉ tiêu này cho thấy sau khi đầu tư vào tài sản bằng nguồn vốn mới huy động sẽ

đem lại hiệu quả cao hay thấp hơn so với lúc chưa đầu tư. Vì vậy, trong phân tích tài

chính khách hàng để ra quyết định cho vay thì đây là tỷ lệ được Ngân hàng quan tâm.

Lợi nhuận sau thuế

+ Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem

về bao nhiêu doanh thu, từ đó đánh giá doanh nghiệp làm ăn nh vậy có hiệu quả hay

không.

*Nhóm tỷ lệ về khả năng trả nợ

Để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, các hệ số sau đây có thể được xét:

Vì nguồn vốn trả nợ dài hạn là khả năng tự tài trợ. Tỷ số này nêu lên thời hạn lý

thuyến tối thiểu cần thiết để hoàn trả toàn bộ nguồn kinh phí vay muợn với giả thiết

cho rằng khả năng tự tài trợ được dùng toàn bộ vào hoàn trả nợ vay. Nếu hệ số này

bằng 3, điều đó có nghĩa là trong vòng 3 năm doanh nghiệp có khả năng tích luỹ

được số tiền đủ để trả nợ dài hạn.

Khả năng thanh toán lãi vay thường xuyên được tính để đánh giá độ an toàn của

việc hoàn trả nợ cho chủ nợ. Số tiền thu nhập trước khi trả thuế TNDN và các

khoản tiền lãi cố định là số tiền sẵn sàng để thanh toán tiền lãi cho các khoản nợ vay

dài hạn. hệ số này càng lớn càng tốt. Thông thường khả năng thanh toán lãi vay

được xem là an toàn, hợp lý, nếu doanh nghiệp tạo ra khoản thu nhập gấp hơn hai

lần khoản lãi cố định phải trả hàng năm.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 24

Page 28: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Ngoài ra có thể xem xét khả năng trả nợ bằng cách so sánh lãi vay với doanh thu

thuần. Theo kinh nghiệm thực tế người ta cho rằng tỷ lệ này phải dưới mức 3 % tỷ

lệ cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trung và dài hạn:trước đây khi

trình bày các chỉ tiêu này, có một điểm cần lưu ý là: đối với các chỉ tiêu này, việc

thẩm định của Ngân hàng chỉ là thẩm định lại những gì đó cú mà chủ dự án đã thẩm

định, việc tính toán các chỉ tiêu này cũng là Ngân hàng đứng trên quan điểm của

doanh nghiệp để tính toán, bởi vì các chỉ tiêu này mà hấp dẫn đối với doanh nghiệp

thì chắc chắn là hấp dẫn đối với Ngân hàng. cũn cỏc chỉ tiêu thuộc nhóm này đối

với Ngân hàng là hoàn toàn khác so với doanh nghiệp.

Trước đây khi trình bày các chỉ tiêu này, có một điểm cần lưu ý là: đối với các

chỉ tiêu này, việc thẩm định của Ngân hàng chỉ là thẩm định lại những gì đã có mà

chủ dự án đã thẩm định, việc tính toán các chỉ tiêu này cũng là Ngân hàng đứng trên

quan điểm của doanh nghiệp để tính toán, bởi vì các chỉ tiêu này mà hấp dẫn đối với

doanh nghiệp thì chắc chắn là hấp dẫn đối với Ngân hàng. còn các chỉ tiêu thuộc

nhóm này đối với Ngân hàng là hoàn toàn khác so với doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trung

và dài hạn:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Công thức tính:

Trong đó:

CFI phản ánh dòng chi (liên quan đến sự giảm sút ngân quỹ của doanh nghiệp)

CFi = Bi - C i với là khoản thu nhập ròng của năm thứ i

Là vốn đầu tư thực hiện tại năm thứ i

R là lãi suất chiết khấu

I là thứ tự các năm, i = (0, n), n là thứ tự các năm.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 25

Page 29: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

NPV càng lớn càng tốt, nhưng nhất thiết NPV phải lớn hơn 0 thì dự án mới được

chọn. Đối với Ngân hàng, NPV của dự án dự cú lớn đến mấy thì Ngân hàng cũng

chỉ thu được gốc lẫn lãi vay, nhưng nếu NPV mà càng lớn thì Ngân hàng có khả

năng thu hồi được gốc và lãi nhanh hơn vì lúc đó lợi nhuận cho dù án tạo ra chắc

chắn trang trải được chi phí và gốc, lãi vay cho Ngân hàng. Nếu tỷ giá có thay đổi

thì khả năng chống đỡ của dự án tốt nên khả năng thu hồi gốc và lãi vay tốt.

Chỉ tiêu NPV được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước do nó phản ánh chính xác

nhất quy mô tiền lời của một dự ánh sau khi đã hoàn trả vốn đầu tư, tức là nó phản

ánh chính xác hiệu quả của đầu tư về phương diện tài chính.

Để sử dụng phương pháp này cần lưu ý một số quan điểm sau:

Phải lập được dòng tiền phát sinh hàng năm là âm hoặc dương cho dù án. khi

đó cần phải tính được doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trờn công suất

thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính, cuối cùng là quy tất cả số tiền phát

sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh giá và tính toán.

Phải xác định được tỷ suất chiết khấu hợp lý cho từng loại dự án, muốn vậy

phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu, đó là các nhân tố:

Tỷ lệ lạm phát hàng năm: tỷ lệ này có ảnh hưởng trực tiếp tới r, nếu tỷ lệ lạm

phát tăng thì r cũng phải tăng một tỷ lệ tương ứng và ngược lại.

Tỷ lệ gia tăng do sử dụng phương án này mà không sử dụng phương án khỏc

dựa trờn việc xác định chi phí cơ hội. Nhân tố ảnh hưởng này thương xuất hiện khi

cú cỏc phương án loại trừ nhau cựng giỳp nhà đầu tư được chọn phải thể hiện được

tỷ lệ gia tăng do việc quyết định chọn phương án đầu tư này mà không phải là

phương án khác.

Tỷ lệ tăng hoặc giảm do việc thu được hoặc mất đi một lượng giá trị do các

yếu tố rủi ro hoặc may mắn. Đõy chớnh là yếu tố đã quy định một việc xác định rủi

ro r cho từng dự án thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh là khác

nhau, chẳng hạn trong sản xuất nông nghiệp do phải chịu nhiều ảnh hưởng của yếu

tố rủi ro khách quan hơn là so với các dự án trong các lĩnh vực khác như công

nghiệp, thương nghiệp…

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 26

Page 30: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Tỷ suất thu hồi nội bộ IRR

IRR chính là tỷ suất chiết khấu sao cho NPV= 0 hay IRR được xác định bằng

công thức:

Để đánh giá dự án, ta có thể đánh giá IRR của dự án bằng cách so sánh nó với giá

trị IRR định mức. Tuỳ theo từng dự án mà IRR định mức có thể là lãi suất cho vay dài

hạn, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành, lợi tức cổ phần, chi phí cơ hội…

Để tính IRR tao phải làm như sau:

Chọn lãi suất chiết khấu r1, thường lấy bằng lãi suất vay vốn ta sẽ tính được NPV1.

Chọn lãi suất chiết khấu i2, tính được NPV2, giá trị này cần chọn sao cho NPV2 < 0.

Dùng phương pháp nội suy ta tính được:

*Ưu điểm của phương án này

IRR cho biết lãi suất mà tự bản thân dự án có thể mang lại cho nhà đầu tư, IRR

càng lớn thì càng tốt. Nếu có hai hay nhiều dự án cần so sánh thì dự án nào có tỷ

suất thu hồi nội bộ tối đa thì sẽ chọn.

IRR còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp đầu tư bằng vốn vay. Giả sử lãi

suất vay là i % thì:

- Nếu IRR < i thì dự án không đủ tiền để trả nợ

- Nếu IRR > i thì nhà đầu tư không những sẽ trả được nợ mà còn có lời

Do vậy đối với Ngân hàng, Ngân hàng sẽ cho vay khi IRR lớn hơn lãi vay và

càng lớn càng tốt (thường thì IRR > 15 %)

- Hệ số lợi ích trên chi phí

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 27

Page 31: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Tỷ số này cho biết một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số

này càng lớn càng tốt nhưng nhất thiết phải lớn hơn 1 thì dự án mới được chọn.

- Thời gian hoàn vốn đơn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Thời gian hoàn vốn đơn (PP): là khoảng thời gian mà tại đó:

ti=0CFi = 0 t = thời gian hoàn vốn đơn

Thời gian hoàn vốn chiết khấu: là khoảng thời gian mà tại đó

ti=0CFI/(1 + r)i = 0 t* = thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Thời gian hoàn vốn cho biết thời gian tối thiều, cần thiết để chủ dự án thu về số

vốn đã bỏ ra. Đối với Ngân hàng, thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt, bởi vì,

doanh nghiệp càng mau chóng thu hồi lại số vốn đầu tư ban đầu va sau khoảng thời

gian nào đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận

càng dài. và như vậy, khoản vay của NH dành cho doanh nghiệp càng được đảm

bảo và doanh nghiệp càng nhanh chóng trả cho Ngân hàng cả gốc lẫn lãi.

*Nhóm chỉ tiêu về đo lường độ rủi ro của dự án

Điểm hoà vốn

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn

*Điểm hoà vốn lãi lỗ

Gọi R: doanh thu bán hàng; F : tổng chi phí cố định; V: chi phí biến đổi một sản

phẩm. X: lượng sản phẩm tiêu thụ; P: giá bán đơn vị sản phẩm; c: tổng chi phí trong kỳ

Ta có R = P x X

C = F + (V x X)

Theo khái niệm hoà vốn: R = C P x X = F + (V x X)

Vậy

Sản lượng hoà vốn đạt từ 50% đến 60% công suất của dự án là tốt.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 28

Page 32: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

* Điểm hoà vốn trả nợ

Điểm hoà vốn trả nợ là điểm mà tại đó doanh thu do dự án tạo ra vừa đủ để trang

trải gốc và lãi vay cho Ngân hàng.

Phân tích độ nhạy:

Phân tích độ nhạy là kỹ thuật chỉ ra chính xác giá trị hiện tại ròng NPV thay đổi

nh thế nào khi một biến đầu tư vào thay đổi . các giá trị dễ thay đổi làm ảnh hưởng

tới dòng tiền từ đó làm ảnh hưởng tới NPV là sản lượng bán hàng, giá bán, chi phí

cố định, chi phí biến đổi.

Để phân tích ta cho mét trong các yếu tố trên thay đổi, từ đó tính được các NPV

mới, rồi tập hợp các NPV tính được để biểu diễn nú trờn đồ thị. Đường biểu diễn

NPV càng dốc thì mức độ nhạy cảm của NPV đối với sự thay đổi của biến số càng

lớn, khi đó dự án càng dễ gặp rủi ro

Tóm lại: Thông qua phân tích tình hình tài chính khách hàng, NHTM có thể

biết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khả quan hay

không khả quan, xu hướng phát triển của đơn vị như thế nào để từ đó có quyết định

cho vay đúng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ gốc và lãi.

Tuy nhiên, việc phân tích tình hình tài chính khách hàng chỉ hữu Ých khi các số

liệu báo cáo phải được đảm bảo tính chính xác. trong điều kiện của nước ta hiện

nay, khi mà việc thực hiện pháp lệnh kế toán thúng kờ chưa được chấp hành nghiêm

chỉnh thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định tính chính xác của các số liệu báo

cáo và cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích tình hình tài chính với các thông số

phi tài chính để đưa ra những kết luận xác đáng về khác hàng mà Ngân hàng đã

quan hệ làm ăn.

1.3.4.2 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp

trong mét chu kỳ kinh doanh. Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho

biết được sự vận động sản xuất kinh doanh, lượng tiền bình quân trong kỳ. Bản chất

sự vận động nh sau:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 29

Page 33: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Nguồn thu tăng do giảm tài sản này hay tăng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Nguồn chi tăng do tăng tài sản, trả các khoản nợ đến hạn hay trả cho đồng sở

rút vốn

- Tiền mặt đầu kỳ + tiền phát sinh trong kỳ = tiền mặt cuối kỳ

Sự vận động của dòng tiền thể hiện qua ba hoạt động:

Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là hoạt động chủ yếu của doanh

nghiệp. Dòng tiền này >=0 do: doanh thu tăng, bán chịu Ýt, tốc độ tăng doanh thu

bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng sản phẩm được sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trước.

Đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định phát triển. Dòng tiền<0 do nguyên

nhân ngược lại

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền này>0 do: thu lãi đầu tư, thu tiền bán

tài sản cố định, thu hồi đầu tư không có hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn

hoạt động từ bên ngoài; dòng tiền này< 0 do: Doanh nghiệp mới đầu tư vào tài sản

hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải xem xét nguồn vốn để đầu

tư, nếu không phải vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chức tỏ doanh nghiệp đã đầu

tư bằng vốn ngắn hạn như vậy tiềm Èn rủi ro tín dụng.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền này liên quan tới vốn chủ sở hữu,

vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu. Dòng tiền này <=0 do trả lãi, chủ

sở hữu rút vốn. Trường hợp > 0. Tăng vay vốn, gúp thờm vốn.

DtiềnHĐSXKD

Dtiền HĐĐT

Dtiền HĐTC

Tổng Đánh giá

+ + + + DN thừa tiền,chỉ cho vay mở rộng SXKD

+ + -+

DN gặp khó khăn về tài chính, chỉ cho vay mở rộng SXKD

- DN có vấn đề, cẩn trọng trong cho vay mới

+ - +

+DN có đầu tư lớn, chỉ xem xét cho vay bổ sung vốn lưu động

-DN đầu tư quá lớn, cẩn trọng trong cho vay mới

- + + + DN gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay mới

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 30

Page 34: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

-DN rất khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay

- - ++

DN đầu tư lớn, gặp khó khăn tiêu thụ sản phẩm, cẩn trọng trong cho vay, chỉ cho vay giải quyết khó khăn này.

- Không cho vay nữa

- - - -DN có khó khăn rất lớn nguy cơ không trả được nợ, không cho vay nữa

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp

vay vốn

Chất lượng phân tích tài chính khách hàng được hiểu là tính chính xác của

những đánh giá về tình hình tài chính một khách hàng, về rủi ro, mức độ, chất lượng

hiệu quả hoạt động của khách hàng và sự sát sao của các báo cáo tài chính. Vì vậy,

có rất nhiều nhân tố khác nhau gây nhưng snảh hưởng trực tớe cũng như gián tiếp

tới chất lượng phân tích tài chính của khách hàng, ở đây xin được phân chia theo hai

nhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Mỗi nhân tố có mức

độ tác động mạnh yếu khác nhau theo những chiều hướng khách nhau nhưng tổng

hợp lại thì có tác động rất lớn tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng

1.4.1 Nhân tố chủ quan

*Nhân tố con người

Đó là trình độ nghiệp vụ, nhận thức, đạo đức, kinh nghiệm của Cán bộ Tín dụng

trong suốt quá trình đánh giá tài chính khách hàng. Mỗi người Cán bộ Tín dụng đều

có kinh nghiệm thực tế, trình độ nghiệp vụ, nhận thức và hiểu biết khác nhau do đó

ngoài việc đánh giá phân tích khách hàng thep quy định chung của Luật thỡ cú độ

nhạy bén, sắc sảo khác nhau. Những thế hệ đi trước có kinh nghiệm thực tế rất

nhiều nhưng trì trệ, bảo thủ, trình độ chuyên môn không được bổ sung, cập nhật

thường xuyên thì sẽ khụngtheo kịp tốc độ phát triển, cánh thức hiện đại. thế hệ trẻ

mặc dù kiến thức, trình độ được cập nhật mới nhưng nóng vội, thiếu kinh nghiệm

thực tế. Chưa kể tới đạo đức nghề nghiệp, tính cách của mỗi người,tất cả những vấn

đề trên đều ảnh hưởng tới chất lượng phân tích khách hàng.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 31

Page 35: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

*Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Chính sách tín dụng trong từng thời kỳ khác nhau mở rộng hay thu hẹp tớndụng.

Trong thời kỳ Ngân hàng thu hẹp tín dụng, phân tích khách hàng sẽ có thể kỹ hơn,

phức tạp và khó khăn hơn. nếu Ngân hàng mở rộng tín dụng thì quy trình phân tích

khách hàng có thể đơn giản hơn, tất nhiên không thể để sai phạm ở một khâu nào

trong quy trình phân tích đánh giá nó

1.4.2 Nhân tố khách quan

*Bản thân khách hàng vay vốn

Khách hàng vay vốn là rất đa dạng và nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau,

quy mô hoạt động khác nhau.. đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích của

Ngân hàng.

- Lĩnh vực kinh doanh: với những ngành nghề khác nhau thì đặc trưng của

từng nghành đó là khác nhau, cho nên đối với các chỉ tiêu tài chính của mỗi ngành

mỗi nhóm khách hàng là khác nhau cũng có những mức chuẩn khác nhau do đó

không thể áp dụng chuẩn của ngành này cho ngành khác để phân tích hoạt động sản

xuất kinh doanh. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp sản xuất và những doanh nghiệp

dịch vụ thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động tài sản cố định sẽ là khác nhau, ở doanh

nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động của tài sản là cao hơn trong đó

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thỡ cỏc chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng

vốn sẽ phải được quan tâm hơn.

- Nhóm khách hàng khác nhau do đó cũng gây khó khăn cho Ngân hàng, vì

những nhóm khách hàng khác nhau thì mức độ phức tạp của các báo cáo tài chính là

khác nhau ví dụ như Doanh nghiệp Nhà nước so với Công ty tư nhân, góc độ phân

tích là khác nhau, các chỉ tiêu quan tâm được chú trọng cũng khau. Mặt khác đối

với mỗi nhóm khách hàng nh khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng là hộ

kinh doanh… thì sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng. Với những nhóm khách hàng có

số liệu phức tạp, cán bộ tín dụng càng cần thiết phải sử dụng hết số liệu, tìm mối

liên quan và lời giải thích giữa các chỉ tiêu. với những nhóm khách hàng có báo cáo

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 32

Page 36: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

tài chính nhiều thông số phức tạp thì điều quan trọng hơn là búc tỏch những chỉ tiêu

quan trọng, tìm được mối liên quan giữa chúng và từ đó nên bật được tình hình tài

chính hiện tại của khách hàng.

- Thời hạn của khoản vay mà Ngân hàng sẽ chú trọng đến các khía cạnh khác

nhai của tình hình tài chính khách hàng. Chẳng hạn, với các khoản vay ngắn hạn,

các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn cũng như các nguồn có thể đáp ứng

cho việc trả nợ trong ngắn hạn sẽ được Ngân hàng quan tâm hơn, vỡ nú ảnh hưởng

tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong khi đó, với các khoản cho vay trung và

dài hạn, thì Ngân hàng lại đề cao các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt

động của khỏchhàng vỡ trong dài hạn chính lợ nhuận và sự vững mạnh về tài chính

mới là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khác hàngg

*Độ chính xác của các báo cáo tài chính:

Đây là một nhân tố đóng vai trò quyết định độ chính xác của nội dung phân tích

tài chính vì toàn bộ việc phân tích tài chính được thực hiện căn cứ vào số liệu trong

báo cáo này. Các báo cáo mà không sát thực thì dẫn đến những quyết định sai lầm.

Vì thế, việc kiểm tra lại độ chính xác, phù hợp của báo cáo tài chính là hết sức cần

thiết, công sức của người cán bộ không lãng phí.

Ngoài ra các nhân tố khác như công nghệ tin học, môi trường kinh tế, xã hội và

pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới chát lượng phân tích tài

chính khách hàng. việc ứng dụng công nghệ tin học sẽ giúp cho việc tính toán được

chính xác hơn, không phức tạp, gây lộn xộn không đáng có, tiết kiệm thời gian sức

lực. Thông qua hệ thốngmỏy tớnh, Ngân hàng có thể lưu giữ, cập nhật những thông

tin mới nhất và cần thiết một cách nhanh chóng.

Các văn bản pháp luật, quy định cũng buộc công tác phân tích, đánh giá phải

tuân thủ các buớc, các chuẩn mực của toàn nghành và từng ngành, của Ngân hàng,

chính những yếu tố này đã tạo ra những thông tin phản hồi của các khách hàng.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 33

Page 37: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NH TMCP Á CHÂU HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội

2.1.1 Sự ra đời, phát triển, mô hình tổ chức và khái quát nội dung hoạt động

2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (gọi tắt là ngân hàng ACB) là một ngân

hàng thương mại cổ phần Việt Nam đăng ký hoạt động tại nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy

phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24-04-1993. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ

VND cho thời hạn hoạt động 50 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04-06-

1993. Năm 1994, ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND, năm 1996 vốn

điều lệ là 341 tỷ VND, năm 2003 ACB lại tăng vốn điều lệ lên 424 tỷ VND và tính

đến ngày 23-08-2005 vốn điều lệ của ACB là 948,32 tỷ VND.

Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay ACB đó cú 61 chi nhánh và phòng giao dịch

tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.

Tại TP Hồ Chí Minh: 23 chi nhánh và 13 phòng giao dịch

Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh): 6 chi

nhánh và 6 phòng giao dịch

Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hoà, Hội An, Huế): 5

chi nhánh và 1 phòng giao dịch

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 34

Page 38: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Tại khu vực miền Tây (Cần Thơ, An Giang, và Cà Mau): 3 chi nhánh

Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh

và 1 phòng giao dịch.

5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB (31/12/2005)

360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union

(tháng 03/2005)

E-banking.

Trong hệ thống ngân hàng ACB thì Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Á

Châu tại Hà Nội (viết tắt là ACB Hà Nội) là chi nhánh cấp một đầu tiên trên cả nước,

đã được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 14/12/1993, tại địa chỉ 184 - 186 Bà

Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện nay ACB Hà Nội có một chi nhánh cấp hai là

chi nhánh Cửa Nam tại 6 Nguyễn Thái Học và năm phòng giao dịch (PGD) là:

- PGD Kim Liên tại số 1 Chùa Bộc, quận Đống Đa

- PGD Bát Đàn tại 46B Phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm

- PGD Chùa Hà tại 18 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy

- PGD Ngọc Lâm tại 225 Phố Ngọc Lâm, quận Long Biên

- PGD Nội Bài tại Khu C, tầng 1, Sân Bay Quốc tế Nội Bài

Nhiệm vụ chính của ACB Hà Nội là cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

nhằm phục vụ tốt nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho mọi đối tượng khách hàng.

Đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng ACB cũng như cả hệ

thống ngân hàng Việt Nam. Những sản phẩm dịch vụ chính mà ACB Hà Nội cung

cấp bao gồm:

Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại

tệ và vàng

Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng

Việt Nam, ngoại tệ và vàng

Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện

dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ

qua ngân hàng.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 35

Page 39: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Kinh doanh ngoại tệ và vàng.

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

Bên cạnh đó ACB còn là nơi đặt chi nhánh của Công ty cổ phần địa ốc ACB

(công ty liên kết với ngân hàng ACB) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 36

Page 40: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói chung về mặt

nội dung tuân theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, kiểm soát

viên, người điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần

theo quyết định số 166/ QĐ-NH5 ngày 10/08/1994.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức tại Sở giao dịch Hà Nội được thực hiên theo sơ đồ sau đây:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 37

Page 41: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Theo sơ đồ này, cơ cấu tổ chức tại sở Giao dịch Hà Nội được thực hiện giống

như tại Hội sở chính và được chia theo khối khách hàng, bao gồm:

- Ban giám đốc: gồm có giám đốc và phó giám đốc

Theo phân công, giám đốc có trách nhiệm điều hành hoạt động của Sở và chịu

trách nhiệm trước tổng giám đốc, thực hiện các công việc: xây dựng các kế hoạch

ngắn hạn và dài hạn; tổ chức thực hiện các phương án hoạt động sản xuất kinh

doanh đã được tổng giám đốc phê duyệt; điều hành và quyết định các vấn đề về

hoạt động kinh doanh; quản lý nhân sự, hành chính, quản lý hệ thống thông tin, báo

cáo; hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết phân tích, đánh giá việc thực hiện và hiệu quả

kinh doanh tại Sở.

Giúp việc cho tổng giám đốc có phó giám đốc. Phó giám đốc sẽ là người thay

mặt cho Giám đốc khi cần thiết, và là người được phân công phụ trách thường

xuyên mảng giao dịch ngân quỹ, kế toán, hành chính, thu hồi công nợ và một số

việc khác.

- Phòng hành chính - kế toán

Phòng hành chính - kế toán lại được chia ra làm hai bộ phận riêng là bộ phận

hành chính và bộ phận kế toán

Bộ phận hành chính: Bộ phận hành chính sẽ gồm trưởng phòng hành chính chịu

quản lý trực tiếp của ban giám đốc và các nhân viên hành chính. Ngoài ra, tổ chức

của phòng hành chính còn bao gồm tổ bảo vệ và tổ xe.

Nhiệm vụ cụ thể bao gồm: giao/nhận xử lý thông tin đến khách hàng, quản lý

hồ sơ giao dịch với khách hàng lưu kho tạị Sở, bảo quản con dấu của Sở, quản lý

các tài sản và thiết bị làm việc, lập kế hoạch chi tiêu và báo cáo thực hiện chi tiêu;

lập kế hoạch tuyển dụng và kế hoạch đào tạo nhân sự, đăng ký cỏc khoỏ đào tạo,

theo dõi đánh giá sau đào tạo nhân viên theo quy định của ACB; theo dõi quản lý hồ

sơ nhân sự…

Bộ phận kế toán – vi tính: Bộ phận này bao gồm một trưởng phòng Kế toán và

các nhân viên kế toán. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát kế toán, kế toán

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 38

Page 42: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

chi tiêu nội bộ, thanh toán bù trừ và thanh toán liên ngân hàng (kể cả liên ngân hàng

nội bộ qua chuyển tiền điện tử); kế toán tổng hợp và báo cáo nhiệm vụ quản lý

nguồn vốn và sử dụng vốn; giao dịch về điều chuyển vốn và tiền gửi liên ngân hàng,

kinh doanh ngoại tệ, xây dựng và quản lý mạng dữ liệu thông tin của Sở.

- Bộ phận ngân quỹ: Nhận tiếp quỹ tiền mặt từ Hội Sở (các loại tiền) và đảm

bảo điều hoà giao dịch trong ngày.

Thực hiện các giao dịch thu chi hộ, kiểm đếm tiền, phân loại tỡờn một cách

chính xác nhằm đảm bảo việc thu đủ, chi đúng, an toàn ngân quỹ.

Thực hiện kiểm quỹ và cân đối tồn quỹ tối thiểu theo quy định.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Cơ cấu phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm một trưởng phòng chịu trách

nhiệm hoạt động chung, các trưởng bộ phận phụ trách từng bộ phận, và các nhân

viên tín dụng.

Phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận: bộ phận giao dịch; bộ

phận dịch vụ khách hàng doanh nghiệp; và bộ phận tín dụng doanh nghiệp.

Bộ phận giao dịch:

- Teller: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng lai, và các

nghiệp vụ giao dịch khác giữa các khách hàng doanh nghiệp và ACB.

- Bộ phận CSR: giải đáp, hướng dẫn khách hàng trong việc mở tài khoản, tư

vấn sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

Bộ phận dịch vụ khách hàng: Hướng dẫn thủ tục vay vốn, thực hiện công việc

liên quan đến cho vay như lập hợp đồng tín dụng, chứng từ, theo dõi nợ.

Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các dịch vụ về bảo lãnh thanh toán ra

nước ngoài, nhờ thu, L/C, cả chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài.

Bộ phận tín dụng doanh nghiệp: Bao gồm trưởng bộ phận tín dụng doanh

nghiệp và các nhân viên tín dụng (A/O). Bộ phận này có chức năng tiếp thị và phát

triển khách hàng. Hướng dẫn khách hàng vay vốn (nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ vay

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 39

Page 43: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

vốn). Thẩm định và phân tích khách hàng vay vốn. Thực hiện các công việc khác

liên quan đến khoản vay như: theo dõi, đôn đốc, nhắc nợ khách hàng, báo cáo tình

hình hoạt động kinh doanh vay nợ của khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Phòng khách hàng cá nhân:

Cơ cấu phòng khách hàng cá nhân gồm một trưởng phòng (do phó giám đốc sở

đảm nhiệm), các trưởng bộ phận, và các nhân viên phòng tín dụng cá nhân.

Tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân cũng

bao gồm các bộ phận: bộ phận giao dịch, bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân, bộ

phận tín dụng cá nhân. Ngoài ra, ở phòng này cú thờm bộ phận giao dịch vàng.

Bộ phận giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng

lai, và các nghiệp vụ giao dịch khác giữa các khách hàng cá nhân và ACB

Bộ phận dịch vụ khách hàng có chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về

tiền gửi cho khách hàng cá nhân tại quầy giao dịch.

Quản lý các thông tin, hồ sơ, theo dõi và quản lý tài khoản tiền gửi của khách

hàng cá nhân. Giới thiệu và hướng dẫn các dịch vụ chuyển nhận tiền. Tiếp nhận và

giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.

Bộ phận tín dụng cá nhân có chức năng: Thu thập và phân tích thông tin, đưa ra

những nhận xét cùng đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân.

Trình hồ sơ tín dụng cho các cấp có thẩm quyền. Giải quyết các công việc có liên

quan trong quá trình cho vay. Tiếp nhận và phản hồi ý kiến đóng góp của khách

hàng.

Bộ phận giao dịch vàng: Thực hiện các giao dịch nhập lệnh đầu tư vàng theo

đúng quy trình và nghiệp vụ. Phản hồi các vướng mắc, các điểm không phù hợp

trong quy trình kiểm soát, các tình huống nghiệp vụ phát sinh ngoài quy

trỡnh/hướng dẫn đó cú. Báo cáo các trường hợp rủi ro phát sinh và rủi ro tiềm ẩn.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 40

Page 44: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

2.1.1.3Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ACB Hà Nội

Bảng 1: Kết quả huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Hà

Nội giai đoạn 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số

tiền%

Số

tiền%

Tổng nguồn vốn 4.997 5.676 6.415 679 13,6 749 13,2

Phân theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 1.695 1.468 2.097 -277 -13,4 629 42,8

Có kỳ hạn 3.302 4.208 4.318 906 27,4 110 2,6

Phân theo TPKT

Từ dân cư 1.974 2.715 2.951 741 37,5 236 8,69

Từ TCKT 3.023 2.961 3.464 -62 -2,05 503 16,99

Phân theo loại tiền

Nội tệ 4.019 3.981 5.041 -38 -0,95 1.060 26,6

Ngoại tệ

(quy đổi VND)978 1.695 1.374 717 73,3 -321 18,9

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp ACB Hà Nội)

Phân loại theo kỳ hạn:

Tiền gửi có kỳ hạn: Qua bảng số liệu ta thấy, nhìn chung tiền gửi ngắn hạn luôn

chiếm tỷ trọng lớn tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và

có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2009 chiếm 66,08 % trong tổng nguồn

vốn huy động, năm 2010 chiếm 74,13%,tăng 27,4 % so với 2009 (tương ứng tăng

906 tỷ đồng). Năm 2011 chiếm 67,31% trong tổng vốn huy động và tăng 2,6%

(tương ứng với số tiền 110 tỷ đồng) so với năm 2010.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 41

Page 45: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Tiền gửi không kỳ hạn : Tiền không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua

các năm. Trong năm 2009 chiếm 33,92 % trong tổng nguồn vốn huy động. Sang

năm 2010 chiếm 25,86% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 13,4% so với 2009

(giảm tương ứng 277 tỷ đồng). Năm 2011 chiếm 32,69% tổng nguồn vốn huy động

tăng 42,8% (tương ứng với số tiền 629 tỷ đồng) so với năm 2010. Tiền gửi trung và

dài hạn tỷ trọng nguồn vốn nhìn chung tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng

cao. Điều này phải thừa nhận là một thành công lớn của đội ngũ cán bộ công nhân

viên của Ngân hàng trong việc thu hút, lôi kéo khách hàng có quan hệ giao dịch với

Ngân hàng một cách thường xuyên và ổn định hơn.

Phân loại theo thành phần kinh tế:

Bảng kết quả huy động vốn của ngân hàng 3 năm trở lại đây cho thấy, nguồn

vốn huy động chủ yếu của ngân hàng chủi yếu là từ các tổ chức kinh tế.

Từ TCKT: Năm 2009, số tiền huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 60,05%

trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2010 giảm 2,05% so với 2009 (tương

ứng giảm 62 tỷ đồng). Năm 2011 là 3464 tỷ đồng, tăng 16,99% so với 20110 (tăng

tương ứng 503 tỷ đồng).

Từ dân cư: Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ thấp hơn so với từ các

TCKT. Năm 2009 chiếm 38,95% trong tổng ngồn vốn huy động được của ngân

hàng. Năm 2010 có mức tăng đáng chú ý 37,5% so với 2009 (tăng tương ứng 741 tỷ

đồng). Sang năm 2011 đạt 2951 tỷ đồng, tăng tương ứng 8,69 % so với 2010.

Điều này chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng tạo được uy tín với cỏc khỏc hàng

cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế.

Phân theo loại tiền gửi:

Tiền gửi nội tệ: qua bảng số liệu ta có thể thấy được vốn huy động bằng nội tệ

của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2009 chiếm 80,43% trong tổng nguồn vốn.

Tiếp sang năm 2010 giảm tỷ lệ xuống còn 70,14% trong tổng vốn huy động nhưng

sang năm 2011 con số này là 78,58%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 26,6%

tương ứng với số tiền 1.060 tỷ đồng.

Tiền gửi ngoại tệ : của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tiền gửi nội tệ và

năm 2011 có sự giảm đi rõ rệt so với năm 2010. Cụ thể, năm 2011 giảm 18,95% so

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 42

Page 46: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

với năm 2010 tương ứng với mức tăng này là con sè 321 tỷ đồng. Qua tình hình huy

động vốn của ngân hàng trong hai năm 2010 và 2011 ta thấy số vốn huy động của ngân

hàng năm sau hầu như đều tăng trưởng vượt bậc so với năm trước. Điều này chứng tỏ

ngân hàng đang ngày một phát triển, gây dựng được niềm tin với khách hàng.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHAC-CNHN giai đoạn 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Tổng thu 552.,9 771,5 828,5 218,6 39,5 57 7,39

Tổng chi 469,5 662,4 683 192,9 41,08 21,4 3,23

Chênh lệch thu chi 83,4 109,1 144,7 25,7 30,8 35,6 32,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHAC-CNHN 2009-2011)

Về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh:

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của ngân hàng đều là năm sau tăng hơn so với năm

trước. Năm 2009 chênh lệch thu chi là 83,4 tỷ đồng, đến năm 2010 là 109,1 tỷ đồng

tăng 30,8% so với 2009 (tương ứng 25,7 tỷ đồng). Năm 2011 chênh lệch là 144,7 tỷ

đồng, tăng 32,6% so với 2010 (tương ứng 35,6 tỷ đồng). Chỉ tiêu của ngân hàng trong

năm 2012 là đạt chênh lệch thu chi 198 tỷ đồng. Điều này khẳng định việc hoạt động

hiệu quả cao của ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội nhiều năm trở lại đây.

2.1.2 Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội

Cho vay là một bộ phận trong hoạt động Tín dụng của Ngân hàng. Bất kỳ một

Ngân hàng Thương maị nào khi đi vào hoạt động kinh doanh thì huy động và cho

vay cũng là nghiệp vụ chính của Ngân hàng. Từ lịch sử xa xưa chho đến ngày nay,

các nghiệp vụ này vẫn đóng góp phân quan trọng trong kết quả kinh doanh của

Ngân hàng, mặc dù cùng với sự phát triển xã hội của xã hội và nền kinh tế và có

nhiều nghiệp vụ khác ra đời.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 43

Page 47: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Nằm trong hệ thống Ngân hàng Thương mại, Chi nhánh Nam Hà Nội cũng hoạt

động chủ yếu trên nghiệp vụ huy động và cho vay. Nhưng có điểm đặc biệt là Chi

nhánh mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 10 tháng, nên mặc dù là

nghiệp vụ chủ yếu nhưng thực sự nhận gửi và cho vay chưa nhiều và chưa sôi động

như các Ngân hàng thương mại đã đi vào hoạt động lâu năm. Mặt khác, là Chi

nhánh phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Á Châu, cho nên đường đi nước bước của

Chi nhánh căn cứ vào mục tiêu, phương hướng của Ngân hàng TMCP Á Châu, lấy

đó làm đường lối hoạt động và vận dụng vào thực tiễn của Chi nhánh, thực hiện một

cách phù hợp, sáng tạo sao cho vừa thực hiện được như kế hoạch ở trên đưa ra, vừa

phát huy tính chủ động, năng lực để khai thác thị trường tiềm năng.

Bảng 3: Dư nợ cho vay tại NHTMCP Á Châu –CNHN 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

% so với

năm

2009

Số

tiền

Tỷ

trọng

% so

với năm

2010

Tổng dư nợ 4.154 100 4.976 100 19,78% 5.892 100 18,4%

Dư nợ theo TPKT

Ngoài quốc doanh 3.589 86,4 4.414 88,7 22,98% 5.116 86,8 15,9%

Hộ kinh doanh 565 13,6 562 11,3 -0,53% 736 13,2 30,96%

Theo thời gian

Ngắn hạn 3.659 88,1 3.857 77,5 5,41% 4.255 72,2 10,3%

Trung- dài hạn 495 11,9 1.119 22,5 126,1% 1.637 27,8 46,3%

Theo loại tiền

Dư nội tệ 2.296 55,3 3.892 78,2 69,51% 4.769 81,4 23,2%

Dư nợ ngoại tệ

(quy đổi ra VND)1.858 44,7 1.084 21,8 -41,66% 1.096 18,6 1,107%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHAC-CNHN 2009-2011)

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 44

Page 48: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Cụ thể: Tổng dư nợ của chi nhánh Hà Nội đến hết năm 2011 là 5.892 tỷ đồng.

- Phân theo thời gian:

+ Cho vay ngắn hạn: 4.255 tỷ đồng chiếm 72,2% tổng dư nợ;

+ Cho vay trong và dài hạn: 1.637 tỷ đồng chiếm 27,8% tổng dư nợ.

Từ số liệu trên cho thấy, tình hình cho vay của Ngân hàng đối với cho vay ngắn

hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 72,2% tổng dư nợ năm 2011). Cho vay trung và

dài hạn chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Như vậy giảm bớt rủi ro nợ không có khả năng chi trả

của khách hàng nhưng thu nhập có được từ khoản cho vay ngắn hạn thấp.

- Phân theo thành phần kinh tế:

+ Hộ kinh doanh: 736 tỷ đồng chiếm 13,2 % tổng dư nợ;

+ Doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty trách

nhiệm hữu hạn 5.116 tỷ đồng chiếm 86,8% tổng dư nợ.

3 năm trở lại đây (kết quả tích lũy của thời kỳ) cho vay đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của ngân hàng, năm 2009 chiếm

86,4% tổng dư nợ, năm 2010 tăng lên 88,7% tương đương tăng 825 tỷ đồng), và

năm 2011là 86,8% trong tổng dư nợ. Trong khi đó cho vay cá thể, hộ kinh doanh thì

chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều. Điều này chứng tỏ sự lựa chọn khách hàng mục tiêu của

ngân hàng là nhắm tới các doanh nghiệp lớn, ngoài quốc doanh, có quy mô sản xuất

và tổng vốn điều lệ cao.

- Phân theo loại tiền:

- Cho vay bằng đồng Việt Nam: 4.769 tỷ đồng chiếm 81,4% tổng dư nợ.

- Cho vay bằng ngoại tệ: 1.096 tỷ đồng chiếm 18,6% tổng dư nợ.

2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn

tại chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội

2.2.1 Khái quát về công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay

vốn tại chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội

Cũng như hoạt động của bất kỳ Ngân hàng Thương mại nào khác, đối với Chi

nhánh Hà Nội, công tác phân tích, đánh giá đối với tài chính doanh nghiệp vay vốn

đối với Ngân hàng là một khâu quan trọng cơ bản của toàn bộ qúa trình thẩm định

cho Doanh nghiệp vay vốn nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 45

Page 49: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

doanh nói chung và hoạt động Tín dụng nói riêng. Đây là công tác thường xuyên

liên tục phải làm đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh, kết quả đưa ra từ

công tác trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định cho vay hay không của Ban lãnh

đạo và cán bộ tín dụng đối với doanh nghiệp.

* Thông tin được sử dụng để đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn:

- Các báo cáo tài chính do doanh nghiệp vay vốn cung cấp:

+ Bảng cân đối kế toán.

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

- Các thông tin trong cùng hệ thống cung cấp.

* Phương pháp được sử dụng để phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn:

- Phương pháp tỷ lệ.

- Phương pháp so sánh.

* Nội dung sử dụng trong phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn:

- Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (nếu cần).

- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh (nếu cần).

- Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu.

2.2.2 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh

ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hiện nay ở nước ta có loại hình Doanh

nghiệp sau : Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ

phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp tác xã. Tuy nhiên, nh đã trình

bày ở trên, hiện nay, Chi nhánh cho vay đối với Doanh nghiệp Nhà nước chiếm hơn

90%. Do đó, để nêu bật được thực trạng phân tích, đánh gía tài chính doanh nghiệp

vay vốn, xin được phân tích qua 2 đại diện điển hình cho 2 loại doanh nghiệp:

doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.2.2.1 Công ty Xăng dầu quân đội

- Tên doanh nghiệp : TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI

(dưới đây gọi tắt là Công ty)

- Tên giao dịch quốc tế: MILITARY PETROLEUM CORPORATION

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 46

Page 50: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Điện thoại : 04.37567895, Fax: 043.37567858

- Địa chỉ : 125 đường Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

- GCN ĐKKD : 0106000702 (Số cũ: 110488), đăng ký lần đầu ngày

14/05/1996, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 15/05/2006; cấp bởi: Sở kế hoạch và đầu

tư Hà Nội. Hiện tại công ty đang hoàn thiện thủ tục pháp lý để thay đổi đăng ký kinh

doanh theo mô hình mới.

- Vốn điều lệ : 390.075 triệu đồng.

- Vốn chủ sở hữu : Vốn thực góp đến ngày 31/05/09 : 224.548 triệu đồng

- Mã CIC : 100003429

Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán phản ánh rõ nét về tình hình doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu

này là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng khác nhau, chỉ tiêu này là một trong

những mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng tại Chi nhánh tiến

hành phân tích nh sau:

Bảng 4: Bảng cân đối kế toán của Công ty xăng dầu quân đội

Đvt: tr.đ

TÀI SẢN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/05/09

A. Tài sản ngắn hạn 765,790 1,812,324 1,975,830 2,384,433

I. Tiền và tương đương tiền 44,889 233,057 202,281 66,128

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 486,915 721,163 797,197 1,251,195

1. Phải thu của khách hàng 334,281 190,469 325,481 795,098

2. Trả trước cho người bán 2,504 77,509 13,437 10,418

3. Các khoản phải thu khác 153,714 456,705 461,797 449,199

IV. HÀNG TỒN KHO (chỉ có

HTK)225,782 790,565 793,097 1,009,661

V. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC 8,204 67,539 183,256 57,449

2. Thuế GTGT được khấu trừ 8,204 67,539 183,256 55,682

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 47

Page 51: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

TÀI SẢN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/05/09

B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ

DÀI HẠN52,425 58,315 220,999 208,877

II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 52,415 58,305 220,999 208,877

1. Tài sản cố định hữu hình 51,860 53,863 220,999 206,002

- Nguyên giá 103,302 125,703 333,199 354,870

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -51,442 -71,840 -112,200 -148,868

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 818,215 1,870,640 2,196,829 2,593,310

NGUỒN VỐN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/05/09

A. NỢ PHẢI TRẢ 741,765 1,787,745 1,948,020 2,338,423

I. NỢ NGẮN HẠN 730,265 1,782,745 1,946,020 2,338,423

1. Vay và nợ ngắn hạn 234,437 898,731 1,000,452 885,206

2. Phải trả người bán 358,619 695,643 561,906 1,020,073

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 74,454 42,390 158,940 188,300

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn

hạn khác59,932 142,071 217,786 223,257

II. NỢ DÀI HẠN (chỉ có vay dài

hạn)11,500 5,000 2,000 0

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 76,450 82,895 248,809 254,886

I. NGUỒN VỐN, QUỸ 62,992 75,980 237,693 246,119

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 45,276 55,451 224,458 224,458

7. Quỹ đầu tư phát triển 12,377 14,538 4,704 4,704

8. Quỹ dự phòng tài chính 5,340 5,991 8,531 8,531

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8,426

II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ

KHÁC13,457 6,915 11,116 8,767

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 818,215 1,870,640 2,196,829 2,593,310

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 48

Page 52: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 5: Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán công ty Xăng dầu quân đội so

sánh với các doanh nghiệp tương tự.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu năm 2009 Công ty PETROLIMEX Tỷ lệ Ptro/QD

Tổng tài sản 2,196,829 13,283,873 6

Vốn chủ sở hữu 248,809 4,843,030 19

Doanh thu 11,537,726 111,732,610 10

Giá vốn 10,891,390 105,868,723 10

Lợi nhuận sau thuế 30,394 1,030,781 34

ROE 12.22% 21.28% 1.7

ROS 0.26% 0.92% 3.5

ROA 1.38% 7.76% 5.6

% Giá vốn/Doanh thu 94.40% 94.75% 1.0

Nợ phải trả/VCSH 7.83 2.73 0.3

Nợ phải trả/Tổng NV 0.89 0.73 0.8

Nợ vay / VCSH 4.02 1.45 0.4

Khả năng thanh toán hiện

hành1.02 1.03 1.0

Phân tích

Công ty không bị mất cân đối vốn. Mặc dù hàng tồn kho có tính thanh khoản

cao, các khoản phải thu có chất lượng tốt, tuy nhiên, khả năng thanh toán phụ thuộc

nhiều vào tiến độ thu hồi các khoản phải thu từ ngân sách đối với việc bù lỗ dầu và

tạm ứng lỗ xăng 2011. Trong năm 2012, nếu Nhà nước không có chính sách điều

tiết hợp lý thì có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của đơn vị.

So sánh Công ty với Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là đơn vị

chiếm thị phần chủ đạo (60-70% thị phần) kinh doanh xăng dầu, Công ty có quy mô

ở mức nhỏ hơn nhiều lần, khả năng thanh toán ở mức trung bình; tỷ lệ nợ phải trả

cao hơn, hiệu quả kinh doanh thấp hơn. Nguyên nhân:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 49

Page 53: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Đối với Công ty: mảng kinh doanh xăng dầu nội địa chiếm tới trên 99%

doanh thu thực tế đây là lĩnh vực thời gian qua không có lợi nhuận do thực hiện

chính sách bình ổn giá.

Đối với Petrolimex: là tập đoàn kinh doanh đa ngành, mảng kinh doanh xăng

dầu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu doanh thu. Nếu xét trong hoạt động kinh

doanh xăng dầu, Petrolimex có lợi thế hơn do có hoạt động kinh doanh xăng dầu tái

xuất (không chịu kiểm soát giá của Nhà nước). Cụ thể: trong 06 tháng đầu năm

2009, Petrolimex lói trờn 200 tỷ đồng, trong đó: kinh doanh xăng dầu tạm nhập tái

xuất lãi 392 tỷ đồng, kinh doanh xăng dầu nội địa vẫn lỗ trên 100 tỷ đồng.

* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính:

Phân tích nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính giúp cán bộ tín dụng đánh giá trạng

thái nợ cũng nh khả năng tự chủ tài chính của công ty.

Bảng 6: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty Xăng dầu Quân Đội

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 5T/2009

Số ngày các khoản phải thu

(ngày)14.81 13.18 8.16 23.66

Số ngày hàng tồn kho (ngày) 17.57 25.54 25.05 38.06

Số ngày các khoản phải trả

(ngày)21.99 27.87 21.07 36.24

Hiệu quả sử dụng tài sản (vòng) 6.45 5.40 5.67 3.56

Vòng quay vốn lưu động (vòng) 6.81 5.63 6.09 3.91

- Tổng tài sản: tại thời điểm 31/31/2008 là 2.196.829 triệu đồng, tăng

(#17,5%) so với 31/12/2007 chủ yếu là tăng về TSCĐ, từ # 58.305 tỷ đồng lên

220.999 triệu đồng, đó là do trong năm 2008, Công ty được Nhà nước bổ sung vốn

để đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh, tiếp nhận thêm 4 kho xăng dầu, 13 trạm

xăng và 8 xe ụtụ làm cho nguyên giá tài sản cố định tăng mạnh. Trong năm tháng

đầu năm, với nhận định về xu hướng giá tăng, Công ty đã đẩy mạnh tăng tồn kho để

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 50

Page 54: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

chuẩn bị bán hàng khi giá được điều chỉnh => Tổng tài sản tăng mạnh do tăng tài

sản ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 90%) trong tổng tài sản của

Công ty. Đặc điểm này phù hợp với đặc thù hoạt động thương mại Công ty.

Hàng tồn kho: Tại thời điểm 31/12/2008, giá trị hàng tồn kho của Công ty là

793.097 triệu đồng chiếm khoảng 36,1% tổng tài sản. Hàng tồn kho của Công ty

chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, tuy nhiên do hàng tồn kho chủ yếu là

xăng dầu, mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng nên có tính thanh khoản

khá cao. Bên cạnh đó, chế độ bảo quản tại các kho xăng dầu của doanh nghiệp khá

khắt khe nên chất lượng hàng tồn kho tốt.

Giá trị hàng tồn kho của Công ty tăng do xu hướng biến động giá dầu thời gian

gần đây tăng, Công ty tăng dự trữ hàng tồn kho để tăng lợi nhuận. Theo báo cáo chi

tiết, giá bình quân đối với các mặt hàng xăng dầu tại kho văn phòng Công ty thấp

hơn so với giá thị trường, cụ thể:

Tên vật tư Đvt Số lượng Trị giá (đồng)Giá bình

quân (đ/lớt)

Giá thị trường

ngày 31/5/2009 (*)

Xăng 92 lít 12.969.482 120.904.218.666 9.322 12.500

DO 0.25S lít 28.843.860 248.737.779.846 8.624 10.450

DO 0.05S lít 5.735.239 50.325.950.911 8.775 10.500

KO dầu hỏa lít 28 303.105.888 10.784 12.000

FO 3% S kg 15.824.005 118.397.478.611 7.482 9.100

(*) Nguồn: www.petrolimex.com.vn

Với mức giá bình quân hàng tồn kho thấp tại thời điểm cuối kỳ lần này, cùng với

các biến động tăng giá xăng vừa qua, khả năng trong quý 3 Công ty sẽ có được kết

quả kinh doanh khả quan từ chính hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu.

- Khoản phải thu: Tại thời điểm 31/12/2008 các khoản phải thu ngắn hạn là

797.197 triệu đồng, trong đó phải thu của khách hàng là 325.481 triệu đồng và

461.797 triệu đồng là các khoản phải thu khác (bao gồm cả phải thu từ ngân sách).

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 51

Page 55: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

+ Phải thu khách hàng: Chiếm 40,8% các khoản phải thu, tốc độ luân chuyển

khoản phải thu khá nhanh, số ngày phải thu bình quân 8-15 ngày. Từ 2006 đến nay,

Công ty không phát sinh thêm các khoản phải thu khú đũi.

+ Các khoản phải thu khác: Theo cách hạch toán của đơn vị khoản phải thu của

Nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng phải thu khác; sau khi đã điều chỉnh

loại trừ một phần tương ứng với khoản phải trả NSNN thì giá trị khoản phải thu

khác là 461.797 triệu đồng, trong đó chủ yếu là phải thu khác của các đơn vị thành

viên.

- Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là TSCĐ. Đây là bất

động sản dùng để làm văn phòng, các đơn vị trực thuộc và hệ thống cửa hàng xăng

dầu và phương tiện vận tải.

Năm 2008, nguyên giá TSCĐ của Cty tăng mạnh (tăng 165%) so với 31/12/2007

nguyên nhân là do Công ty tiếp nhận 4 kho xăng dầu tài Hải Phòng, Cam Ranh, Nha

Trang, Đà Nẵng và đầu tư 13 trạm xăng dầu tại các tỉnh thành (Nha Trang, Huế,

Quảng Ninh, Vũng Tàu, Cần Thơ…)

Đvt: triệu đồng

TT Loại tài sản Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 126,261 56,126 70,135

2 Phương tiện vận tải 43,048 32,090 10,958

3 Máy móc thiết bị 160,429 21,162 139,267

4 Dụng cụ quản lý 2,966 2,327 639

5 Tài sản dùng cho phúc lợi 495 495

TỔNG TSCĐ 333,199 112,200 220,999

* Nhận xét: Cơ cấu tài sản biến động theo hướng ổn định hơn, thể hiện ở việc

tăng mạnh tỷ trọng tài sản cố định trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ trọng chính

vẫn là tài sản ngắn hạn (chiếm trên 90% tổng tài sản), đặc điểm này khá phù hợp

với đặc thù kinh doanh thương mại của Công ty.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 52

Page 56: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi:

Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 5T/2009

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp

DV(đã loại trừ DT nội bộ)6,189,313 7,263,754 11,537,726 3,552,475

DT hàng kinh tế 5,210,791 6,406,796 9,283,476 3,282,192

DT hàng Quốc phòng 303,684 29,651 194,638

DT trợ giá (bù lỗ) 674,838 827,307 2,059,612 270,283

2. Giá vốn hàng bán 5,914,010 6,903,717 10,891,390 3,273,712

Tỷ lệ giá vốn/doanh thu 95.55% 95.04% 94.40% 92.15%

3. LN gộp về BH và cung cấp DV 275,303 360,037 646,336 278,762

4. Doanh thu hoạt động tài chính 8,722 9,117 17,916 5,789

5. Chi phí tài chính 59,114 77,694 198,942 81,474

- Trong đó: Chi phí lãi vay 59,114 77,694 181,026 19.880

6. Chi phí bán hàng 180,336 251,746 396,824 176,445

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 20,892 33,767 41,103 18,226

Chi phí hoạt động/doanh thu 3.25% 3.93% 3.80% 3.26%

8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 23,682 5,947 27,383 8,407

9. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 1,901 3,149 14,832 18

10. TỔNG LN TRƯỚC THUẾ 25,583 9,095 42,215 8,425

11. Chi phí thuế TNDN 7,195 2,547 11,820 -

12. Lợi nhuận sau thuế TNDN 18,502 6,549 30,394 8,425

Bảng 8: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi của công ty Xăng dầu Quân Đội

Chỉ tiêu sinh lời Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 5T/09

Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE) 26.04% 8.22% 18.33% 3.35%

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu (ROS) 0.30% 0.09% 0.26% 0.24%

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) 1.93% 0.49% 1.49% 0.35%

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 53

Page 57: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Doanh thu: Doanh thu thuần của Công ty tăng trưởng đều qua các năm, tốc

độ tăng trưởng bình quân 3 năm gần đây đạt 46%. Doanh thu năm 2008 của Công ty

tăng mạnh là do giá xăng dầu năm 2008 có thời gian tăng liên tục. Doanh thu trợ giá

từ bù lỗ dầu và tạm ứng lỗ xăng năm 2008 là 2.059.612 triệu đồng. Doanh thu

5T/2009 là 3.552 trđ (đã điều chỉnh phần lỗ kinh doanh xăng dầu theo cách hạch

toán tương tự) giảm 17% so với mức bình quân 5T/2008. Điều này là do mức giá

xăng đầu năm 2009 duy trì ở mức thấp hơn so với bình quân giá năm 2008. Đồng

thời, do lượng hàng tồn kho tại thời điểm này có mức giá vốn bình quân thấp, trong

khi giá dầu có xu hướng biến động tăng, Công ty giảm lượng bán ra để đợi mức giá

điều chỉnh cao hơn.

- Giá vốn: Tỷ trọng giá vốn hàng bán ổn định ở mức 94 - 95% doanh thu đó

tớnh phần trợ giá.

- Chi phí hoạt động: Năm 2008 là 41.103 trđ, chiếm 3,8% doanh thu. Tỷ trọng

chi phí hoạt động giảm so với năm 2007 cho thấy công tác quản lý chi phí của công

ty được quản lý chặt chẽ hơn.

- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 tăng đột

biến so với các năm trước, lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 364% so với lợi nhuận

năm 2007. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực bán lẻ xăng dầu

và vận chuyển xăng dầu tăng hơn nhiều so với năm trước. Với giả định cách điều

chỉnh tương tự như các năm trước đối với khoản lỗ xăng dầu thì lợi nhuận 5 tháng

đầu năm 2009 là 8.425 triệu đồng.

Nhận xét: Tình hình tài chính của Công ty trong năm 2009 khá lành mạnh, cơ

cấu nguồn vốn cân đối. Vốn lưu động được luân chuyển nhanh, hàng tồn kho có

tính thanh khoản cao. Các hệ số nợ ở mức cao, khả năng thanh toán trung bình,

hiệu quả kinh doanh thấp chủ yếu do đặc thù ngành nghề kinh doanh và ảnh hưởng

từ các chính sách của Nhà nước có liên quan tới giá cả xăng dầu.

* Chính sách quản lý của Nhà nước:

Chủ trương của Nhà nước là chuyển dần việc kinh doanh xăng dầu sang cơ chế

thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nguyên tắc này đang được thống nhất triển

khai thực hiện, cụ thể:

a. Giá xăng:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 54

Page 58: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Quyết định số 1968/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 06/06/07 về cơ

chế quản lý, điều hành giá bán xăng: “...Điều 1: Giá bán xăng do thương nhân Việt

Nam theo quy định của Luật Thương mại, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng

dầu hoặc chế biến xăng dầu tại thị trường trong nước (sau đây gọi tắt là doanh

nghiệp xăng dầu đầu mối) được quy định giá bán xăng theo cơ chế giá thị trường,

trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý....”. - Hiệu lực từ ngày 30/04/2007

(cùng ngày hiệu lực của Nghị định 55/2007.NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu).

b. Giá dầu:

Tại Quyết định 57/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 21/7/08 về

giá bán xăng dầu các loại : “... Điều 3: Sau lần điều chỉnh giá xăng, dầu theo quyết

định này, giá bán lẻ xăng, dầu hỏa, mazut do thương nhân kinh doanh xuất khẩu,

nhập khẩu hoặc thương nhân sản xuất chế biến quyết định thực hiện theo cơ chế

giá thị trường quy định tại Nghị định 55.2007; Nghị định 75.2008; quyết định

1968/QD-BTC về cơ chế quản lý, điều hành giá bán xăng....” - Hiệu lực từ ngày

21/07/08.

c. Quỹ bình ổn giá xăng dầu:

Để điều hòa giá thị trường, bình ổn giá xăng dầu trong nước đồng thời đảm bảo

lợi nhuận cho các doanh nghiệp xăng dầu, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp

kinh doanh xăng dầu đầu mối được lập Quỹ bình ổn giá từ ngày 26/03/09 theo

Thông báo số 44/CQLG-TLXS của Cục Quản lý giá ngày 26/03/2009). Tuy nhiên,

từ đầu tháng 4/2009, giá xăng dầu trên thế giới tăng cao, để không phải điều chỉnh

giá, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã cho phộp cỏc doanh nghiệp đầu mối tạm

thời chưa trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Nguồn: Công văn số 66/CQLG-TLSX

ngày 02/04/2009 và Công văn số 96/CQLG-TLSX ngày 08/5/2009).

=> Hiện tại, có thể thấy rằng thời gian và phương thức hoàn trả NSNN số tiền

tạm ứng lỗ xăng là chưa xác định. Giải pháp khả thi hiện tại vẫn là tạm ứng đối với

các khoản lỗ vượt quá sức đề kháng của doanh nghiệp để đảm bảo duy trì việc nhập

khẩu, kinh doanh xăng dầu bình thường.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 55

Page 59: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

* Những ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế đến cung – cầu sản phẩm:

Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu là một ngành kinh doanh có điều kiện, để được

cấp phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu các đơn vị phải thoả một số tiêu chí khá

khắt khe về cơ sở vật chất: hệ thống cầu cảng, kho chứa, phương tiện vận chuyển

chuyên dụng và hệ thống đại lý. Mặt khác, DN mới khi tham gia thị trường này bắt

buộc phải huy động được lượng vốn rất lớn để có thể nhập được hàng (trung bình 1

tàu dầu nhỏ có giá khoảng 6 triệu USD, không bán lẻ). Vì thế việc gia nhập thị

trường ngành của các đơn vị khác là không đơn giản.

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước

nên chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường

cung ứng xăng dầu trong nước.

Việc hội nhập quốc tế làm đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế, vì vậy, nhu

cầu đối với việc tiêu thụ nhiên liệu xăng dầu ngày càng lớn. Cùng với quá trình hội

nhập, các rào cản về thuế và phí sẽ dần bị loại bỏ => mức giá sát với giá thị trường

thế giới => đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, vấn đề can thiệp của

Nhà nước vẫn có thể gây những tác động làm biến dạng thị trường và gây ra những

biến động khó dự báo từ ảnh hưởng của những chính sách có liên quan.

* Rủi ro ngành kinh doanh:

TT Các loại rủi ro Biện pháp kiểm soát

1

Tình hình nền kinh tế

trong nước và thế giới có

nhiều biến động => rủi

ro biến động giá, biến

động tỷ giá => gây lỗ.

Công ty đã kinh doanh trong ngành lâu năm, các cán bộ làm

kinh doanh đều có nhiều kinh nghiệm trong ngành.

2

Mặt hàng xăng dầu là

mặt hàng khó bảo quản

(dễ bay hơi, cháy nổ...)

Phải có quy trình lưu kho và bảo quản hết sức chặt chẽ, hệ

thống kho và các thiết bị phụ trợ phải được bảo dưỡng định

kỳ. Mua bảo hiểm đầy đủ cho các sản phẩm liên quan.

3 Rủi ro về chính sách Do Nhà nước vẫn thực hiện việc điều tiết thị trường xăng dầu

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 56

Page 60: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

TT Các loại rủi ro Biện pháp kiểm soát

điều hành của Nhà nước

trong lĩnh vực xăng dầu.

khi cần thiết nên không thể tránh khỏi các ảnh hưởng tiêu

cực tới thị trường và hiệu quả hoạt động. ACB cần theo dõi

thường xuyên các thông tin liên quan để có thể có biện pháp

xử lý kịp thời.

4

Thiếu hụt nguồn ngoại tệ

để nhập khẩu xăng dầu

do khan hiếm ngoại tệ

trên thị trường.

Mặt hàng xăng dầu luôn là mặt hàng được Nhà nước có

chính sách ưu tiên bán ngoại tệ. Thời gian vừa qua, thị

trường ngoại tệ có nhiều biến động nhưng nguồn ngoại tệ

phục vụ cho việc nhập khẩu XD luôn được bảo đảm. Tuy

nhiên, do nguồn USD của ACB hạn chế, vì thế, Công ty cần

có cam kết tự lo nguồn ngoại tệ để thanh toán trong trường

hơp sử dụng USD.

5

Rủi ro do tâm lý ỷ lại

của các cán bộ quản lý

Công ty vào chính sách

hỗ trợ của Nhà nước.

Cơ chế điều hành chính sách trong lĩnh vực xăng dầu vừa

qua của Nhà nước chưa thực sự mạch lạc, nhất quản và hiệu

quả. Vì vậy, phần nào gây tâm lý ỷ lại cho các cán bộ quản lý

tại các DN đầu mối (vì lỗ thì được bự, lói thỡ không được gì

hơn). Tâm lý này sẽ ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả hoạt động

của DN. Vì thế, ACB cần kiểm soát chặt chẽ tình hình hoạt

động của đơn vị thông qua kiểm soát sau cho vay, cập nhật

báo cáo tài chính để nắm vững được thực tế doanh nghiệp,

kịp thời phối hợp với Công ty xử lý các vấn đề phát sinh

cũng như chủ động có biện pháp khi cần.

6

Hiện tại, Công ty chưa

có Quy chế tài chính

(đang được phê duyệt)

=> rủi ro xác định sai

thẩm quyền quyết định

vay vốn.

Việc cấp tín dụng chỉ được thực hiện khi có đủ các văn bản

pháp lý cần thiết để đảm bảo an toàn cho ACB. Khi có Quy

chế tài chính, ACB Vĩnh Phúc sẽ gửi các tài liệu liên quan để

cựng Phũng Pháp chế và tuân thủ – Khối vận hành xác định

đúng thẩm quyền của người quyết định vay vốn.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 57

Page 61: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Ngân hàng đỏnh giá khách hàng theo chính sách tín dụng hiện hành:

Công ty thuộc nhóm khách hàng không cấp tín dụng do

vi phạm một số khoản mục chi tiết sau:

T

TĐiều kiện theo quy định

Thực tế doanh

nghiệpĐánh giá

- Nợ vay ngân hàng/VCSH:

Bình thường: X ≤ 3. Không cấp:

X > 3.

4,02 Không cấp

- Nợ phải trả/VCSH:

Bình thường: X ≤ 6; Không cấp:

X > 6.

7,83 Không cấp

- Đánh giá tiêu chí cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm theo quy định tại

Công văn 289/NVCV-BCS&QLTD.09 ngày 26/03/09 (Chi tiết - Phụ lục 4): Công

ty đạt 3/4 tiêu chí, không đạt tiêu chí tài chính do vi phạm một số các khoản mục chi tiết sau:

T

T

Tiêu chí Yêu cầu Thực tế DN Đánh giá

3 Tài chính

- Báo cáo tài chính BCTC đã

được kiểm

toán.

BCTC đã được Tổng cục

Hậu cần - Bộ quốc phòng

thẩm tra và có xác nhận

kết quả kinh doanh xăng

dầu 2008 của Cục TCDN -

Bộ tài chính.

Không đạt

- ROS > 0.5% 0,26% Không đạt

- Nợ vay ngân

hàng/VCSH

X < 2 4,02 Không đạt

- Nợ phải trả/VCSH X < 4 7,83 Không đạt

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 58

Page 62: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Đánh giá chung các tiêu chí tài trợ:

T

T

Tiêu chí Yêu cầu Thực tế DN Giải trình khắc phục

1 Báo cáo tài

chính

BCTC

đã

được

kiểm

toán.

BCTC đã được

Tổng cục Hậu cần -

Bộ quốc phòng

thẩm tra và có xác

nhận kết quả kinh

doanh xăng dầu

2008 của Cục

TCDN - Bộ tài

chính.

Công ty đang được Kiểm toán

Nhà nước thực hiện kiểm toán

BCTC các năm 2006, 2007, 2008

nhưng hiện vẫn chưa có kết quả

– đây là tình trạng chung đối với

việc kiểm toán các DN nhập

khẩu xăng dầu đầu mối hiện nay.

2 ROS > 0.5% 0,26% Công ty hoạt động chủ yếu trong

lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

(chiếm hơn 90% doanh thu). Đây

là lĩnh vực chịu sự kiểm soát chặt

chẽ của Nhà nước, thời gian qua

do thị trường xăng dầu biến động

mạnh, việc kinh doanh xăng dầu

được đặt dưới yêu cầu bình ổn

giá của Nhà nước và chỉ được

hạch toán bự/tạm ứng tương ứng

với phần lỗ => hiệu quả không

cao.

3 Nợ vay

ngân

hàng/VCS

H

X < 2 4,02 Do mức vốn đầu tư của chủ sở

hữu theo số liệu 31/12/08 không

cao (224.458 triệu đồng); các chỉ

số này sẽ được cải thiện đáng kể

sau khi Công ty hoàn thành thủ tục

chuyển đổi với mức vốn vốn đầu

tư của chủ sở hữu là 390.075 triệu

đồng (tăng 73%) trong năm 2009

4 Nợ phải

trả/VCSH

X < 4 7,83

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 59

Page 63: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

T

T

Tiêu chí Yêu cầu Thực tế DN Giải trình khắc phục

và dự kiến sẽ điều chỉnh tăng lên

500.000 triệu đồng năm 2010.

* Nhận xét:

1. Vấn đề chủ yếu đối với Công ty hiện này là các hệ số nợ cao – xuất phát từ

đặc thù kinh doanh của ngành luôn cần lượng vốn khá lớn (yêu cầu tồn kho nhiều

để đảm bảo nhu cầu thường xuyên và khối lượng đặt hàng từng lần lớn để giảm chi

phí bình quân) nên lượng vốn huy động cần nhiều. Theo kế hoạch thì nguồn vốn

chủ sở hữu của Công ty sẽ được bổ sung liên tục trong những năm tới => khả năng

hệ số nợ sẽ được cải thiện theo hướng tích cực.

2. Về việc cung cấp BCTC: Dự kiến sau đợt kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm

toán toàn bộ các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lần này, Nhà nước sẽ đưa ra được

cơ chế hạch toán và các chính sách thống nhất cho hoạt động kinh doanh xăng dầu

trong nước => khi đó, có thể sử dụng các báo cáo giữa niên độ để phân tích với mức

độ tin cậy cao.

3. Kiểm soát các hệ số an toàn theo tiêu chí tín chấp: Do nhu cầu vốn đối với

hoạt động kinh doanh xăng dầu rất lớn => hệ số nợ vay có thể cao nhưng chỉ duy trì

trong thời gian ngắn, vì vậy, đề xuất mở rộng tiêu chí nợ vay/VCSH từ 2 lần lên 4

lần cho phù hợp với hoạt động của ngành nghề công ty:

TT TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn

Cam kết của

công ty trong

Hợp đồng TD

Ghi chú

1

Đầu tư kinh doanh

chứng khoán, bất động

sản

X<10% VCSH X<10% VCSH Đúng quy định

2Nợ vay ngân

hàng/VCSHX<=2 4

Cao hơn

quy định

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 60

Page 64: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

TT TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn

Cam kết của

công ty trong

Hợp đồng TD

Ghi chú

3Tỷ số thanh toán hiện

hànhX>=1 1 Đúng quy định

4 Chuyển doanh thu

Cam kết thực hiện

giao dịch tương ứng

với số tiền tài trợ và

các Hợp động do

ACB tài trợ phải

chuyển doanh số về

ACB.

Có cam kết Đúng quy định

5Tần suất cung cấp

BCTC6 thỏng/lần 6 thỏng/lần Đúng quy định

Công ty có hiệu quả hoạt động không cao do phải thực hiện chính sách bình

ổn giá xăng dầu của Nhà nước. Hiện tại, khoản lỗ trong năm 2009 vẫn chưa được

Nhà nước có phương án xử lý. Việc bù lỗ là chắc chắn không thể xảy ra do đã là

chủ trương thống nhất của Chính phủ, vì vậy, chỉ có thể giải quyết bằng giải pháp

tạm ứng lỗ và trích dần lợi nhuận để hoàn trả trong các giai đoạn kinh doanh có lãi

– như phương pháp hoàn trả tạm ứng lỗ xăng hiện nay – giải pháp này vẫn đảm bảo

được hoạt động bình thường của doanh nghiệp và nguồn thu cho ngân sách Nhà

nước.

Việc lỗ trong kinh doanh nhập khẩu xăng dầu đầu mối để phục vụ thị trường

trong nước vẫn là tình trạng chung của các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối trong

khoảng thời gian đầu năm 2009. Với đặc thù ngành kinh doanh này, Nhà nước sẽ

phải tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn ra bình thường.

Với vị thế đã xác lập được trên thị trường với mạng lưới phân phối rộng

khắp, có ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động bình thường của số lượng lớn dân cư, vì

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 61

Page 65: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

vậy, công ty có thể tạo được ảnh hưởng với các cơ quan quản lý để ra các chính

sách đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của đơn vị cũng như ngành kinh doanh nhập

khẩu xăng dầu nói chung.

Đồng thời, với quyết định chuyển đổi Công ty từ Công ty Xăng dầu Quân

đội thành Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội thể hiện tiềm năng phát triển mạnh của

Công ty trong thời gian tới.

=> Việc cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm cho Công ty vẫn có độ an toàn

cần thiết.

Kết luận: Đồng ý cấp tín dụng cho Tổng công ty Xăng dầu Quân Đội

- Số tiền: : 300.000 triệu đồng (Ba trăm tỷ đồng) hoặc USD tương đương.

- Thời hạn : 9 tháng, mỗi KƯNN không quá 4 tháng.

- Lãi suất, phí : Theo quy định của ACB tại thời điểm giải ngân.

- Tỷ lệ ký quỹ L/C : 0%

- Mục đích : Bổ sung vốn lưu động kinh doanh xăng dầu.

2.2.2.2 Công ty TNHH Pooching Vina

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH POONGCHIN VINA

- Đại diện theo PL: ễng Moon Chang Ho Quốc tịch: Hàn Quốc

- Điện thoại: 04.36783722

- GCN đầu tư: 011043000333 ngày 24/04/2008 bởi Ủy ban nhân dân thành

phố Hà Nội

- Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Thông Trung Dương, xó Kiờu Kỵ, huyện Gia

Lâm, Hà Nội

- Vốn điều lệ: 2.760.000 USD

- Vốn thực góp đến ngày 30/09/2011 # 43.244 trđ

- Mã số TCBS: N/a, Mã CIC: 0100010177

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 62

Page 66: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Bảng 9: Tình hình sản xuất kinh doanh - hoạt động tài chính CT Poocngchin

Vina 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

Stt Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 9T/2011

I Hiệu quả kinh doanh

1 Doanh thu (trđ) 114,155 131,978 134,902 137,966

%tăng/giảm doanh thu 15.60% 2.20% 36.40%

2 %giá vốn hàng bỏn/doanh thu 85.20% 84.00% 87.90% 90.20%

3 %chi phí BH-QLDN/DT 9.90% 7.10% 8.50% 6.50%

5 Lợi nhuận sau thuế (trđ) 2,397 1,034 74.00% 508.00%

%ROE 5.90% 2.50% 0.20% 1.20%

%ROS 2.10% 0.80% 0.10% 0.40%

%ROA 1.80% 0.70% 0.10% 0.40%

II Chỉ tiêu tài chính

1 Tổng tài sản 132,282 143,816 146,178 139,349

%phải thu/TTS 16.10% 17.90% 20.80% 29.20%

%tồn kho/TTS 36.30% 34.70% 36.30% 29.70%

2

Nguồn vốn chủ sở hữu

(trđ) 40,931 42,046 42,741 42,584

3

%nợ phải trả/tổng nguồn

vốn 69.10% 70.80% 70.80% 69.40%

4 Nợ phải trả/VCSH (lần) 2.23 2.42 2.42 2.27

5 Nợ vay/VCSH (lần) 1.12 1.02 1.05 1.04

6 Vốn lưu động ròng (trđ) -388 5,880 7,361 11,746

7

Khả năng thanh toán hiện

hành (lần) 1 1.06 1.07 1.13

8

Khả năng thanh toán nhanh

(lần) 0.45 0.56 0.55 0.68

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 63

Page 67: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 10: Bảng cân đối kế toán CT Poongchin Vina 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

Stt CHỈ TIÊU 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 9T/2011

A Tài sản ngắn hạn 88,185 106,143 108,145 105,519

I Tiền và tương đương tiền 5,071 18,909 8,676 9,944

III Các khoản phải thu ngắn hạn 29,017 35,217 40,826 50,803

1 Phải thu của khách hàng 21,324 25,772 30,428 40,740

2 Trả trước cho người bán 6,181 7,947 9,341 9,004

5 Các khoản phải thu khác 1,512 1,498 1,056 1,059

IV Hàng tồn kho 48,017 49,880 53,003 419,396

V Tài sản ngắn hạn khác 6,081 2,138 5,640 3,377

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0 0 52 0

2

Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ 5,315 1,488 3,540 3,028

4 Tài sản ngắn hạn khác 765 650 2,048 349

B Tài sản dài hạn 44,097 37,673 38,033 33,830

II Tài sản cố định 42,260 37,376 37,589 33,709

1 TSCĐ hữu hình 37,656 33,071 29,432 29,877

Nguyên giá 63,656 33,071 29,432 70,465

Giá trị hao mòn lũy kế 63,177 64,578 66,012 -40,588

3 TSCĐ vô hình 4,604 4,305 4,031 3,832

Nguyên giá 5,042 5,042 5,042 5,042

Giá trị hao mòn lũy kế -438 -737 -1,011 -1,210

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 4,126 0

V Tài sản dài hạn khác 1,837 297 444 121

1 Chi phí trả trước dài hạn 1,837 297 444 121

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 132,282 143,816 146,178 139,349

A Nợ phải trả 91,351 101,769 103,438 96,765

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 64

Page 68: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

I Nợ ngắn hạn 88,573 100,262 100,784 93,774

1 Vay và Nợ ngắn hạn 43,057 41,433 42,203 41,434

2 Phải trả cho người bán 40,245 52,082 46,212 40,084

3 Người mua trả tiền trước 1,797 2,759 7,435 80,041

4

Thuế và các khoản phải nộp

nhà nước 1,971 2,520 2,477 3,450

5 Phải trả người lao động 690 824 429

6 Chi phí phải trả 831 102 0 0

9 Các khoản phải trả, phải nộp khác 672 677 1,633 335

II Nợ dài hạn 2,778 1,057 2.654 2,992

4 Vay và nợ dài hạn 2,778 1,057 2,654 2,992

B Vốn chủ sở hữu 40,931 42,046 42,741 42,584

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 43,244 43,244 43,244 43,244

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 82 665 0

10

Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối -2,313 -1,280 -1,168 -660

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 132,282 143,816 146,178 139,349

Tổng tài sản của công ty Poongchin duy trì khá ổn định trong thời gian 2 năm

gần đây, thời điieerm 30/09/2011 # 139,348 trđ, giảm nhẹ 4,8% so với cuối năm

2010. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 75% trong TTS của công ty. Cụ thể:

+ Tiền và tương đương tiền: tại thời điểm 31/12/2010 # 8.676 trđ, trong đó tiền

gửi VND và USD tại các ngân hàng là 5.695 trđ (~65,6%), tiền mặt tại quỹ chỉ

chiếm 34,4%

+ Phải thu ngắn hạn: chủ yêu là phải thu khách hàng và trả trước người bán.

=>Khoản phải thu KH chiếm 75%-80% phải thu ngắn hạn, chủ yếu là từ các đối

tác truyền thống, thường xuyên phát sinh mua hàng của công ty. Chi tiết một số

khách hàng phải thu lớn của công ty tại thời điểm 31/12/11:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 65

Page 69: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Khách hàng

31/12/1010 30/09/2011

Số tiền

(trđ)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(trđ)

Tỷ trọng

(%)

Công ty Danh Thành 1,109 3.64% 959 2.35%

Công ty MOVE Hàn Quốc 377 1.24% 2,243 5.51%

Công ty Deahan Việt Nam 818 2.69% 682 1.67%

Công ty Levy 9,142 30.04% 10,926 26.82%

Công ty sản xuất Thắng Lợi 558 1.83% 558 1.37%

Han Kyung International Corp 444 1.46% 1,726 4.24%

Các Kh khác và đại lý các tỉnh 17,980 59.1% 23,646 58.04%

Tổng Cộng 30,428 100 40,740 100%

Theo CN phỏng vấn khách hàng cho biết Công ty thường cho đối tác nợ khoảng

90-120 ngày và khụng trớch lập sự phòng các khoản phải thu khú đũi, cỏc khoảng

phải thu được quản lý khá tốt. Luân chuyển các khoảng phải thu khá ổn định trong

những năm gần đây, thong thường từ 3-4 vũng/năm, tương đương 90-100

ngày/vũng.

=>Trả trước cho người bán: Do công ty ứng trước 1 phần tiền mua hàng cho

các đối tác đầu vào như Shinhan Vina, Tấm bông PE Hà Nội, Korea Normad,

Poongchin Product Ltd…

+ Hàng tồn kho của công ty được duy trì khá đều qua các thời điểm, tại 30/09/2011

# 41.936 trđ, tương đương 39% TS ngắn hạn và 29% Tổng tài sản.

HTK của công ty chủ yếu gồm: thành phẩm chăn ga, gối,đệm (~44% HTK), xơ

polyester fiber (`26,8% HTK); còn lại là vải và cỏc nguyờn phụ liệu. Luân chuyển

HTK của công ty trong các năm gần đây khá ổn định, công tu khụng trớch lập dự

phòng giảm giá HTK.

Tại thời điểm thẩm định 12/02/2010, NVTD đã kiểm đếm riêng mẫu tồn kho

bông xơ của công ty, cho kết quả như sau: Khoảng 850 khối bông xơ, đơn vị

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 66

Page 70: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

260kg/khối, 2.0 USD/kg => tồn kho bông xơ kiểm đếm được # 9.503 trđ, TG tạm

tính 21.500 VND/USD => Giá trị khoản mục HTK trên BCTC của công ty có thể

tin cậy được.

Công ty thường duy trì HTK khá cao, nhất là thời điểm tháng 2- tháng 4 với mục

đích chủ động NVL (do tháng 5 hàng năm công nhân tại Hàn Quốc – nơi cung cấp

xưo cho công ty thường diễn ra biểu tình, đỡnh cụng…cú thể ảnh hưởng đến việc

cung NVL – thông tin phỏng vấn KH) hoặc do trong 1 số thời diểm, công ty dự kiến

gớa thành NTVL tăng. Công ty được công ty mẹ bên Hàn Quốc hỗ trợ hoàn toàn

trong công tác dự báo giá.

Tài sản dài hạn: tại thời điểm 30/09/2011 # 33,709 trđ, trong đó chủ yếu là tài

sản cố định hữu hình 29.877 trđ, tài sản cố định vô hình 3.832 trđ. Cụ thể:

+ Tài sản cố định hữu hình: do đặc thù là đơn vị sản xuất , tài sản cố định của

công ty phần lớn là nhà xưởng và máy móc, thiết bị.

+ Tài sản cố định vô hình: của cồng ty là giá trị phần mềm, thường hiệu và giá

trị quyền sử dụng đất của Công ty tại xã Trung dương, xó Kiờu Kỵ, Gia Lâm , Hà

Nội.

Bảng 11: Khả năng thanh toán công ty Poongchin Vina 2008-2011

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 9T/2011

Khả năng thanh toán nợ tổng quát 1.45 1.41 1.41 1.44

Khả năng thanh toán hiện hành (lần) 1 1.06 1.07 1.13

Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0.45 0.56 0.55 0.68

Vốn lưu động thuần -388 5,880 7,361 11,746

Công ty không bị mất cân đối vốn, vốn lưu động ròng trong những năm gần đây

luôn > 0.

Khả năng thanh toán của công ty bị tác động một phần khi các khế ước nhận nợ

đáo hạn cùng thời điểm với một số khoảng phải trả nhà cung cấp

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 67

Page 71: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 12: Hiệu quả hoạt động kinh doanh CT Poongchin Vina 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 9T/2011

1

DT bán hàng và cung cấp

dịch vụ 114,154 131,977 134,900 137,966

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 70 420 1,007 518

3

DTT về bán hàng và cung

cấp DV 114,084 131,577 133,893 137,448

4 Giá vốn hàng ván và cung cấp DV 97,157 110,469 117,698 123,938

5 LN gộp về BH, cung cấp DV 16,927 21,088 16,204 13,510

6 Doanh thu hoạt động tài chính 379 49 42 92

7 Chi phí tài chính 3,479 10,794 4,816 4,022

8 Chi phí bán hàng 1,369 775 1,634 2,305

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,926 8,575 10 6,614

10 LN thuần từ HĐSXKD 2,532 993 9 661

13 Lợi nhuận khác -135 40 102 16

14 Tổng LN kế toán trước thuế 2,397 1,033 111 677

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 37 169

17 LN sau thuế TNDN 2,397 1,033 74 508

* Nhóm chỉ tiêu sinh lời

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 9T/2011

Tỷ lệ GVHB/DT 85,16% 83,97% 87,90% 90,17%

ROE 5,9% 2,5% 0,2% 1.20%

ROS 2,1% 0,8% 0,1% 0,4%

ROA 1,8% 0,7% 0,1% 0,4%

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 68

Page 72: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Nhận xét: Doanh thu của công ty đạt 134.900 trđ trong năm 2010, tăng nhẹ so

với năm 2009. Thời kỳ 09T/2011, công ty đạt doanh thu 137.966 trđ, bằng 102,2%

cả nắm 2010, tình hình tiêu thụ có xu hướng khả quan trong năm 2011.

Doanh số của công tu phát sinh từ 2 mảng KD chính: Xuất khẩu các sản phẩm tấm đệm lót từ bông xơ,

một phần trăm, gối, đệm (~60% - *0% Dt) và tiêu thụ trong nước chăn ga gối đệm với thương hiệu

Senses/Fedora (~20% - ~40% Dt). Cơ cấu hàng tháng như sau:

Chỉ tiêu

Doanh thu 2010 (đv: trđ) Doanh thu 2011 (đv: trđ)

Trong nước

(38,1%)

Xuất khẩu

(61,9%)

Trong nước

(21,6%)

Xuất khẩu

(78,4%)

Tháng 1 5,043 1,025 4,198 1,867

Tháng 2 2,068 2,147 2,270 2,259

Tháng 3 2,220 5,339 2,534 7,989

Tháng 4 2,502 6,992 2,531 11,640

Tháng 5 3,073 11,080 2,262 12,707

Tháng 6 2,448 8,320 5,663 30,333

Tháng 7 1,991 16,276 3,360 15,429

Tháng 8 2,903 13,687 3,139 14,419

Tháng 9 6,092 9,439 4,658 11,190

Tháng 10 8,038 4,799

Tháng 11 8,086 2,890

Tháng 12 6,529 958

Tổng 50,993 82,952 29,615 107,833

Doanh thu của công ty tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9

hàng năm, đặc biệt doanh thu xuất khẩu. Trong năm 2010, doanh thu trong 05 tháng

này đạt 65.794 trđ tương đương 79% doanh số xuất khẩu. đây là gia đoạn sản xuất

mặt hàng đệm lót bông theo mùa vụ, nhằm cung cấp cho thị trường nước ngoài

trước mùa đông.

Hoạt động kinh doanh của công ty phần lớn là xuất khẩu các mặt hàng về bông,

thị trường trong nước thiên về chăn ga gối đệm chiếm tỷ trọng không lớn.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 69

Page 73: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Tỷ trọng giá vốn/doanh thu của công ty biến động không đồng đều qua các năm,

văm 2010 tỷ trọng # 87,9%, trong 9T/2010 # 90,17%. Trong năm 2011, giá vốn gia

tăng do yếu tố giá nguồn nguyên vật liệu chính là bông xơ tăng trong năm 2011.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 6-8% so với doanh

thu.

Lợi nhuận của công ty năm 2009 đạt 1.033 trđ, tuy nhiên sụt giảm mạnh còn 74

trđ năm 2010. Trong năm 2011, lợi nhuận của công ty đó cú sự phục hồi với 508 trđ

trong 09 tháng. LN năm 2010 có sự sụt giảm là do tỷ trọng giá vốn hàng bỏn/doanh

thu tăng cao, đồng thời chi phí bán hàng và chi phí quản lý gia tăng. Trong năm

2011, giá vốn gia tăng hơn so với năm 2010 tuy nhiên các loại chi phí đã giảm, tình

hình LN được cải thiện. Trong năm 2010 và 2011, công ty bắt đầu nộp thuế TNDN

do hết thời gian ưu đãi đầu tư.

* Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 9T/2011

Số ngày các khoản phải thu

(ngày) 93 89 104 91

Số ngày hàng tồn kho (ngày) 180 162 160 104

Số ngày các khoản phải trả

(ngày) 151 160 168 112

Hiệu quả sự dụng tài sản

(vòng) 0.9 1 0.9 1.3

Vòng quay vốn lưu động

(vòng) 1.3 1.4 1.2 1.7

Số ngày dự trữ tiền bình quân 16.22 33.27 37.6 18.54

Tổng nguồn vốn của công ty khá ổn định, tại thời điểm 30/09/2011 có 69,44%

tài sản của công ty hình thành bởi các khoản nợ phải trả. Các hệ số nợ của công ty

khá ổn định và không có biến động lớn thời gian gần đây. Cụ thể:

+ Nợ vay ngắn hạn: hiện công ty đang quan hệ tín dụng tại Techcombank,

HMTD được cấp 60 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là toàn bộ nhà xưởng và 1 phân

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 70

Page 74: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

MMTB của công ty. Dư nợ tại thời điểm 30/09/2011 # 41.434 trđ, hệ số nợ vay

/VCSH của công ty ổn định và duy trì ở mức 1,04-1,12 lần, thuộc giới hạn chấp

nhận theo chính sách của ACB.

+ Phải trả người bán: Công ty cú cỏc đối tác cung cấp nguyên vật liệu đầu vào

khá thường xuyên, đồng thời được phép trẻ chậm trong vòng tối đa 90 ngày. Các

đối tác do Poongchin trả chậm chủ yếu là các nhà cung cấp Hàn Quốc như

Poongchin Production # 15.418 trđ, Shinhan Vina # 5.731 trđ…đối tác Việt Nam

như công ty TNHH SXKD tấm bông PE Hà Nội # 3.082trđ và các đối tác khác.

Poongchin Vina Production tại Hàn Quốc là công ty mẹ của Poongchin vina,

chuyên cung cấp bông xơ ép cho công ty.

+ Người mua trả tiền trước: tại thời điểm 30/09/2011 # 8.041 trđ, thông

thường khi khách hành đầu ra mua hàng, công ty đề nghị trả trước một phần hợp

đồng, việc thanh toán được thực hiện bằng TT hoặc LC do NH nhập khẩu phát hành

tùy theo từng hợp đồng.

+ Nợ vay dài hạn: là phần nợ vay trung và dài hạn tại Techcombank và Korean

Exchange Bank, khoản vay phát sinh mua thêm MMTB và xây nhà xưởng chứa

thành phẩm số 04. Giá trị khoản vay nợ giảm nhẹ so với cuối năm 2010 do tiến độ

trả nợ thực tế.

Nhìn chung nợ phải trả của công ty được duy trì với hệ số ổn định qua 03 năm gần

đây, phần lớn là nợ ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình

nợ vay được kiểm soát.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 71

Page 75: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

*So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành

T

TChỉ tiêu

Cty

Vikosan

Cty

Việt

Hàn

Cty

Nam

Vang

Cty

Kohasan

Cty

EVC

Cty

Poongchin

Vina

1 Sp chính

Sản xuất

chăn,

ga, gối,

đệm,

bụng cây

Sản

xuất

chăn,

ga, gối,

đệm,

bụng

cây

Sản

xuất

ruột

đệm

bụng ép

bông

PE

SX đệm

bụng ép

PE

SX tấm

bông

PE

SXKD

miếng lót,

bông chần,

chăn, gối,

đệm

2 Thị trường

Làng nghề

Trát Cầu,

bán lẻ

Làng

nghề

Trát

Cầu,

bán lẻ

Thường

Tín

và khu

vực lân

cận

Thường

Tín

và khu

vực

lân cận

Trong

nước

và XK

XK và

trong nước

3Doanh thu

(trđ)106,777 87,727 114,764 103,187 25,409 134,900

4 GVHB/DT 79.01% 79,77% 83.24% 83.00% 80,41% 87,9%

5 TTS (trđ) 67,840 34,870 53,255 26,400 23,226 146,178

6VCSH

(trđ)56,387 32,659 48,951 22,000 8,376 42,584

7LNST

(trđ)11,366 15,845 11,897 11,813 1,275 74

8Vòng quay

VLĐ5.7 9.4 3.0 6.79 2.5 1.2

Như vậy, so sánh với các DN hoạt động cùng ngành đang vay vốn tại ACB,

công ty Poongchin là đơn vị có quy mô doanh thu và tổng tài sản ở mức cáo, tuy

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 72

Page 76: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

nhiên vòng quay VLĐ thấp hơn hẳn mức trung bình của các Dn. Hiệu quả kinh

doanh của công ty thấp, một phần do ảnh hưởng của việc công ty là DN 100% vốn

nước ngoài, xơ bông – NVL chiếm tỷ trọng chủ yếu trong SX sản phẩm do công ty

mẹ cấp.

2.3 Đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng

khi cho vay vốn

2.3.1 Những thành tựu đạt được

*Rủi ro thấp, độ an toàn cao:

Vì Chi nhánh NHTMCP Á Châu là Chi nhánh phụ thuộc trên định hướng của

Hội Sở là tăng cường trong việc huy động vốn, mở rộng việc cho vay nhưng phải

đảm bảo an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng là luôn tạo uy tín đối

với toàn hệ thống và khách hàng. Do đó, toàn Ngân hàng nói chung và các cán bộ

tín dụng nói nói riêng đã phát huy hết năng lực của mình để hoạt động cho vay đạt

hiệu quả cao nhất, đặc biệt là cho vay vốn đối với các Doanh nghiệp bởi vì hiện

nay, các loại hình Doanh nghiệp tư nhân như Công ty tư nhân, Công ty TNHH xin

vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhiều, mà bản thân các Công ty này

chứa đựng độ rủi ro rất cao, cho nên mỗi cán bộ tín dụng luôn tập trung phát huy hết

khả năng phân tích tài chính của Doanh nghiệp cũng như phân tích các điều kiện

khác trong quy trình thẩm định cho vay vốn, do đó, đến nay nợ quá hạn dưới 0,5%.

Con số này cho thấy, sau một thời gian hoạt động, Ngân hàng đang hoạt động ở

ngưỡng rất an toàn, trong đó nợ quá hạn đối với Doanh nghiệp là chưa có, chỉ chủ

yếu tập trung vào hộ gia đình vay vốn. Qua phân tích tài chính Tổng công ty Xăng

dầu Quân Đội và công ty trách nhiệm hữu hạn Poongching Vina ở trên cho ta thấy,

các chỉ tiêu đem ra tính toán và phân tích đều là các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản

xuất kinh doanh nói chung và khả năng thanh toán của Công ty nói riêng, sau khi

tính toán xong được phân tích tương đối cụ thể mặt tốt mặt tồn tại của tài chính và

đôi chút có sự tổng hợp, liên kết phân tích giữa các mặt và các số liệu.

Để đạt được thành tích trên, Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi

dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng liên tục sao cho kiến thức mới

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 73

Page 77: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

bắt kịp với sự thay đổi từng ngày trong cơ chế thị trường, sự thay đổi trong quy định

của pháp luật về Doanh nghiệp...

Đặc biệt là khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực và đi vào cuộc sống, các loại hình

doanh nghiệp khác nhau ra đời. Nhà nước, tư nhân, nước ngoài đã làm thay đổi bộ

mặt kinh tế của nước ta nhưng cũng kéo theo nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình

thẩm định như: vốn điều lệ, mục đích vay vốn, phương án vay vốn... Tuy nhiên, kết

hợp sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân, kinh nghiệm làm việc và kiến thức mới,

đến nay Chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội đang hoạt động vững mạnh và bắt

đầu mở rộng uy tín với khách hàng trong và ngoài nước.

* Tài chính của Doanh nghiệp vay vốn thường xuyên được đánh giá lại tại

thời điểm xin vay:

Các phương thức cho vay mà tại Chi nhánh đang áp dụng hiện nay là: cho vay

từng lần; cho vay hạn mức tín dụng; cho vay theo dự án đầu tư; cho vay hợp vốn;

cho vay trả góp; cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng; cho vay thông qua

nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và các phương thức cho vay khác.

Tóm lại đối với bất kỳ loại cho vay nào Ngân hàng cũng thực hiện đề nghị

Doanh nghiệp tại thời điểm cho vay vốn hoặc định kỳ cung cấp cho Ngân hàng về

tình hình tài chính của Doanh nghiệp (tuỳ theo thời hạn vay của Doanh nghiệp), tại

thời điểm xin vay tiếp, cán bộ tín dụng của Chi nhánh tiến hành xem xét, tính toán,

phân tích và đánh giá lại các số liệu trên BCĐKT, báo cáo KQKD, các tài liệu khác

thông qua hoạt động này, Cán bộ Tín dụng có thể theo dõi được tình hình tài chính

của Doanh nghiệp vay vốn ở thời điểm hiện tại, thấy được xu hướng tốt hoặc xấu

hoặc những biến động trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh

nghiệp.

*Thực hiện phân tích kế hoạch kinh doanh trong những kỳ kinh doanh tiếp

theo của Doanh nghiệp vay vốn

Một yêu cầu bắt buộc trong bộ hồ sơ kinh tế mà Ngân hàng tiếp nhận là kế hoạch

sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong những kỳ kinh doanh tới. Tất nhiên mặc

dù kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ là các con số mà các Doanh nghiệp đưa ra dựa

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 74

Page 78: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

trên các điều kiện hiện có và dự báo trong tương lai nhưng nó lại có cơ sở của nó, nếu

kế hoạch kinh doanh phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong tương lai là khả

quan và tốt đẹp, đó là một cơ sở để thuyết phục Ngân hàng cho vay vốn.

Đây không phải là yếu tố quan trọng trong quá trình phân tích đánh giá tài chính

doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng nhưng nó cung cấp thêm những thông tin bổ

sung cho hoạt động phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp ban đầu, bởi vì hoạt

động sản xuất kinh doanh là một quá trình lâu dài.

*Về cơ cấu tổ chức:

ACB đã xây dựng được cơ chế hoạt động cho công tác thẩm định theo kiểu phân

cấp từ cán bộ tín dụng lên trưởng phòng tín dụng đến Giám đốc chi nhánh và Hội

đồng tín dụng để đảm bảo luồng thông tin được thông suốt và kết quả thẩm định

được sàng lọc cẩn thận, chặt chẽ.

Việc tách bạch giữa khâu kiểm soát và thẩm định tạo tính khách quan trong việc

xét duyệt dự án. Tất cả các dự án trước khi quyết định giải ngân đều được thông qua

ý kiến của Hội đồng tín dụng.

Với khâu tổ chức theo cấp đã tăng tính an toàn và bảo toàn vốn tăng hiệu quả sử

dụng vốn của ngân hàng trong những năm qua.

* Họp Hội đồng Tín dụng:

Không phải khoản vay nào của Doanh ngiệp cũng phải thông qua Hội đồng tín

dụng, chỉ có những khoản cho vay không có bảo đảm hoặc vượt quyền phán quyết

của Cán bộ Tín dụng, Trưởng phòng Tín dụng hoặc cho vay không có tài sản bảo

đảm (tín chấp) thì mới thông qua Hội đồng Tín dụng, nhưng những khoản cho vay

phải thông qua quyết định cuối cùng của Hội đồng tín dụng thì việc rủ ro giảm đi

đáng kể, trong đó Hội đồng thẩm định lại tình hình tài chính của Doanh nghiệp càng

là một điều kiện tốt để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất bởi vì, sau khi cán bộ tín

dụng đã thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn, Hội đồng tín dụng

gồm cả Trưởng, Phó phòng Tín dụng, Cán bộ lãnh đạo (Giám đốc, Phó giám đốc )

những người có kinh nghiệm, có năng lực và trình độ cao trong công tác đó, xem

xét phân tích đánh giá lại một lần nữa.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 75

Page 79: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

* Về đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ:

Trong những năm qua, ngân hàng đã cử nhiều cán bộ đi đào tạo, tập huấn nâng

cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đồng thời ngay tại chi nhánh cũng mở nhiều

lớp bỗi dưỡng kiến thức; tổ chức và đào tạo theo các chương trình dự án quốc tế,

bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ. Do vậy, trình độ các cán bộ ngân hàng không ngừng

nâng lên. Đội ngũ cán bộ thẩm định của ACB Hà Nội với bề dày kinh nghiệm và

đang được trau dồi thêm kiến thức tổng hợp về mọi mặt: thị trường, tài chính, pháp

luật, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển và các cơ chế chính sách

của Nhà nước.

* Về trang thiết bị thông tin:

Việc trang bị máy móc, phương tiện làm việc cho các cán bộ tín dụng được ngân

hàng quan tâm một cách đầy đủ như máy vi tính, điện thoại, máy fax, máy

Photocopy... và các phương tiện cần thiết khác, giúp cho việc soạn thảo, thu thập

thông tin được nhanh chóng và tương đối đầy đủ, việc lưu trữ thông tin được nhanh

chóng và tương đối đầy đủ, việc lưu trữ thông tin được tiện lợi, là cơ sở cho phép

nâng cao chất lượng phân tích tài chính của Ngân hàng,

Tóm lại, nhờ việc tổ chức điều hành, phân cấp hợp lý, việc phân tích tài chính

được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ và sự giúp đỡ của trang

thiết bị hiện đại nên chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ACB

Hà Nội trong những năm qua đã được cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng vào kết

quả hoạt động cho vay trung và dài hạn cũng như kết quả kinh doanh của ngân

hàng. Song bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Phân tích đánh giá tài chính

doanh nghiệp vay vốn của ACB vẫn còn nhiều hạn chế cần được nhìn nhận một

cách khách quan vì đây chính là cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm nâng

cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính tại ACB Hà Nội.

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình phân tích, đánh giá tài

chính của Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội, còn tồn

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 76

Page 80: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

tại rất nhiều những hạn chế xung quanh những công tác phân tích tài chính doanh

nghiệp vay vốn.

* Thứ nhất, chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá đối

với từng Cán bộ Tín dụng:

- Chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá đối với từng cán

bộ tín dụng từ thực tế hiện nay đòi hỏi, công tác chuyên môn hoá đối với từng Cán

bộ Tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách việc phân tích tài chính đối với một hoặc

một nhóm khách hàng, một số khách hàng, một số loại hình kinh doanh bởi vì

không phải Cán bộ Tín dụng noà cũng có khả năng hiểu biết sâu sắc tất cả các

ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động tài chính của tất cả các loại hình kinh doanh,

mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, và đều có

những đặc thù riêng.

- Nếu thực hiện phân công theo loại hình kinh doanh hoặc ngành nghề kinh

doanh như vậy sẽ giúp cho các Cán bộ Tín dụng có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về

từng ngành nghề vay vốn tại Ngân hàng sẽ được nâng cao chất lượng mà cả quá

trình thẩm định cho vay, theo dõi sau khi cho vay va mở rộng quan hệ với khách

hàng cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, lãnh đạo quản lý cũng dễ dàng

hơn.

- Nhưng thực tế chi nhánh hiện nay chưa có một sự phân công rõ ràng nào đối

với từng cán bộ tín dụng. Tất nhiên có cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lâu năm, có

cán bộ tín dụng còn rất trẻ, có Cán bộ Tín dụng có kiến thức cập nhật mới nhưng

không có sự phân công cho phù hợp, bất kỳ Cán bộ Tín dụng nào cũng có thể làm

việc với một loại hình Doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà không có sự cân

nhắc, chọn lựa.

*Thứ hai, nội dung phân tích tài chính còn nhiều thiếu sót:

- Mặc dù các chỉ tiêu chính đã được các cán bộ tín dụng đưa ra tính toán, phân

tích nhưng vẫn còn thiếu sót và chưa đầy đủ, đặc biệt là phân tích Thuyết minh báo

cáo tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bởi vì thông qua đó, các thông tin về

luồng vào luồng ra của Doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của Doanh

nghiệp trong từng thời kỳ, các thông tin này giúp đỡ đắc lực cho người phân tích,

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 77

Page 81: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

đánh giá về khả năng tạo ra các luồng tiền trong tương lai, khả năng chi trả tiền lãi

cổ phần...

- Ngoài ra, các số liệu cần phải được cung cấp từ 3 năm trước trở lại nhưng

thực tế thì chỉ một hoặc hai năm là đầy đủ, các Công ty TNHH chỉ cung cấp theo

quý. Thực ra, nguyên nhân khách quan của vấn đề này là hầu hết các Công ty trách

nhiệm hữu hạn mới được thành lập và đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn

nên chỉ có thể cung cấp số liệu dưới ba năm, nhưng có những nguyên nhân chủ

quan từ phía các Doanh nghiệp hoặc vô tình hoặc cố ý cung cấp Ýt thông tin.

- Mặc dù trong quy định cho vay của Chi nhánh NH TMCP Á Châu Hà Nội có

yêu cầu khách hàng phải nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng trên thực tế, có rất ít

doanh nghiệp nộp, đơn cử ở đây Tổng công ty Xăng dầu quân đội và Công ty

TNHH Poongchin Vina cũng không nộp cho Ngân hàng. ý thức khách hàng chỉ là

một phần nguyên nhân, mà phần còn lại là do trong quá trình phân tích tài chính

khách hàng Chi nhánh NH TMCP Á Châu chủ yếu chỉ phân tích trên bảng cân đối

kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì không mấy

khi sử dụng đến.

- Trong thực tế, một doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân

đối kế toán cho thấy doanh nghiệp làm ăn có lãi thì chưa chắc đã trả được nợ đúng

hạn vì vào thời điểm này luân chuyển tiền tệ sẽ giúp Ngân hàng nhìn nhận được vấn

đề này, như vậy phân tích này là rất cần thiết cho kết luận đánh giá của Ngân hàng.

Vậy có thể nói đây là một thiếu sót không chỉ của Chi nhánh NH TMCP Á Châu mà

là hầu như các Ngân hàng ở Việt Nam nói chung.

* Thứ ba, chưa có hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành làm tiêu chuẩn:

- Với bất kỳ loại hình Doanh nghiệp nào, hoạt động sản xuất kinh ở lĩnh vực

nào thì Ngân hàng đều lấy một mức nhất định làm cơ sở, căn cứ cho việc đánh giá tài

chính là tốt hay không tốt. Hạn chế này trong nhiều trường hợp dẫn đến đánh giá tình

hình tài chính doanh nghiệp một cách sai lầm bởi vì các loại hình Doanh nghiệp khác

nhau có quy mô hoạt động khác nhau và kết quả xếp hạng khác nhau, do đó tiêu

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 78

Page 82: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

chuẩn của các chỉ tiêu là khác nhau. Đặc biệt các Doanh nghiệp kinh doanh ở các

ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cũng có tiêu chuẩn tài chính khác nhau.

- Nguyên nhân của thực trạng này không phụ thuộc vào Ngân hàng mà chủ

yếu do các cơ quan lãnh đạo quản lý hành chính chưa có những nghiên cứu tìm hiểu

một cách chính thức, có hệ thống đối với toàn bộ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

trong nền kinh tế để đưa ra các tiêu chuẩn chung làm căn cứ không chỉ cho hoạt

động của Ngân hàng mà cho rất nhiều đối tượng khác như: phục vụ cho việc quản lý

tài chính, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành; tạo môi trường,

mặt bằng cho các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh lành mạnh;

* Thứ tư, Ngân hàng chưa sử dụng tối đa nguồn thông tin hiện có:

- Ngoài nguồn thông tin do doanh nghiệp cung cấp, để phân tích đánh giá tài

chính doanh nghiệp vay vốn, Chi nhánh còn có thể sử dụng nhiều nguồn thông tin

khác, trong đó có thông tin từ Trung tâm Thông tin Tín dụng của ngành Ngân hàng

(viết tắt là CIC), các thông tin trên báo chí như báo đầu tư, báo ngân hàng, tài chính,

thông tin từ các Ngân hàng khác ngoài hệ thống, trên mạng Internet. Tất nhiên là

mức độ tin cậy của các thông tin này còn thấp, song Chi nhánh và các Cán bộ Tín

dụng phải biết cách khai thác, cập nhật theo khía cạnh phục vụ tốt nhất cho hoạt

động Chi nhánh và bản thân.

- Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, các thông tin ngày càng trở nên cập

nhật, đầy đủ, chính xác, tuy nhiên, nguồn thông tin chính yếu để khai thác lại còn

nhiều hạn chế. Hiện nay, chất lượng thông tin do CIC cung cấp có độ tin cậy chưa

cao, nguyên nhân là vì thông tin của CIC phần lớn do các tổ chức tín dụng cung

cấp, thông tin thường bị phản ánh sai lệch do các Doanh nghiệp chưa chấp hành tốt

pháp lệnh về Kế toán - Thống kê, cung cấp thông tin không đầy đủ kịp thời làm cho

các thông tin thường bị lạc hậu so với thời điểm cung cấp.

* Thứ năm, năng lực của cán bộ tín dụng trong công tác phân tích tài chính

doanh nghiệp còn hạn chế

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 79

Page 83: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Một là, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn,

song chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng vẫn còn nhiều điểm chưa

đáp ứng được với yêu cầu của công việc. Phân tích về thị trường và kỹ thuật vẫn

đang là vấn đề khó đối với cán bộ tín dụng, cán bé tín dụng thường khó đánh giá

hoặc đánh giá không chính xác mức độ tiên tiến của máy móc thiết bị với công suất

của nhà máy, không dự báo trước được những xu hướng biến đổi của thị trường.

Đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả một số dự án được duyệt trong khi không đủ

điều kiện về kỹ thuật và không đáp ứng được nhu cầu thị trường gây ảnh hưởng xấu

cho dù án khi đi vào hoạt động.

- Ngoài ra, cán bé tín dụng còn hạn chế ở khâu xử lý thông tin tín dụng,

chưa quen với việc kiểm tra, phát hiện hành vi lừa đảo của khách hàng cũng như

những biểu hiện thiếu trung thực của họ bằng các phương pháp khoa học tâm lý

như: trắc nghiệm, thăm dò, gợi ý...

* Thứ sáu, tính trung thực của các báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn

chưa cao.

- Mét trong những điều kiện để khách hàng được vay vốn là khách hàng

phải có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời gian cam kết. Khi có

nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu cần thiết

chứng minh đầy đủ điều kiện vay vốn như quy định. Khách hàng phải chịu trách

nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức

tín dụng, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng

minh dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, khả năng tài chính

của khách hàng... Song thực tế khi tiến hành thẩm định khách hàng xin vay, Ngân

hàng thường được cung cấp các Báo cáo tài chính tại thời điểm cách xa so với thời

điểm cho vay.

- Mặc dù khi ký kết hợp đồng tín dụng, Ngân hàng và doanh nghiệp đã

thoả thuận doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc thực hiện

nghĩa vụ theo dõi, nắm bắt tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhưng ngân hàng

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 80

Page 84: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện thoả thuận này. Ngân hàng nếu muốn xin

kết quả kiểm toán Nhà nước tiến hành nhưng hiếm khi được đáp ứng.

- Ngoài việc cung cấp thông tin không trung thực từ Doanh nghiệp vay vốn

thì một yếu tố khác là do Ngân hàng. Trước khi tiến hành đánh giá, phân tích tài

liệu mà Doanh nghiệp vay vốn cung cấp, Ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác,

trung thực của tài liệu bằng biện pháp này hay biện pháp khác, nhưng thực tế tại Chi

nhánh chưa đưa ra và sử dụng một phương pháp, ngay bản thân bộ hồ sơ lưu tại

Ngân hàng thì chỉ những Doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh

lớn hoặc Doanh nghiệp Nhà nước như: Công ty Xăng dầu Quân đội, là có biên bản

về việc kiểm tra kiểm toán tình hình tài chính kế toán của doanh nghiệp, còn lại đối

với các Công ty tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn... thì trong hồ sơ lưu lại

không có nhưng bản thân Cán bộ Tín dụng khi phân tích đánh giá cũng chưa có

biện pháp nào kiểm tra tính chính xác báo cáo tài chính của các công ty đó.

- Các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một trong những căn cứ quan

trọng để Ngân hàng thiết lập và đảm bảo chất lượng quan hệ tín dụng với doanh

nghiệp. Khi doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời

các số liệu này thì quan hệ tín dụng sẽ thiếu đi sự tin tưởng, gắn kết lẫn nhau và kết

quả là gây ra thiệt hại cho cả doanh nghiệp lẫn Ngân hàng.

* Thứ bảy, còn thiếu những văn bản cụ thể hướng dẫn công tác phân tích

tài chính và xếp hạng doanh nghiệp:

- Hiện tại hệ thống NHTMCP Á Châu chưa có văn bản cụ thể nào quy định về

quy trình phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn, do đó mà trong quá

trình phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn, chủ yếu các Cán

bộ Tín dụng dựa vào kinh nghiệm và những hiểu biết về kiến thức và thực tiễn để

tiến hành phân tích, đánh giá, điều này một phần làm tăng thêm độ không chính xác

và không thống nhất, đồng đều trong hoạt động Tín dụng của Ngân hàng và rủi ro

xảy ra ở một vài món vay nào đó. Nguyên nhân của hạn chế này một phần là do các

yếu tố khách quan, một phần khác là do yếu tố chủ quan.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 81

Page 85: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Trước tiên, về mặt chủ quan mà nói, do Ngân hàng là loại Doanh nghiệp đặc

biệt , do đó mà hoạt động của Doanh nghiệp hết sức phức tạp, Ngân hàng phải từng

bước ban hành các văn bản pháp luật. Trong đó, chưa có điều kiện để ban hành một

văn bản cụ thể cho hoạt động đánh giá tài chính doanh nghiệp. Mặt khác, nền kinh

tế luôn luôn thay đổi và phát triển, đòi hỏi Ngân hàng cũng phải luôn vận động và

và sửa đổi, bổ sung và quy định lại đối với từng loại văn bản cụ thể sao cho phù hợp

với những văn bản đó, đặc biệt là chế độ Tài chính Kế toán ở nước ta hiện nay cũng

đang từng bước thay đổi cho phù hợp với nhịp điệu phát triển kinh tế, do đó khó có

thể có một quy định cụ thống nhất, cụ thể trong hoạt động phân tích tài chính khách

hàng nói chung và Doanh nghiệp nói riêng.

CHƯƠNG 3GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐNTẠI NH TMCP Á CHÂU HÀ NỘI

3.1 Phương hướng hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới:

ACB trong thời gian tới phải đồng thời đáp ứng nhiều yêu cầu: vừa phải vuợt

qua những thử thách nội tại, vừa phải đủ sức tồn tại trong cạnh tranh, vừa phải nâng

cao trình độ hoạt động để chuẩn bị cho môi trường hoạt động khắc nghiệt của

những năm sắp tới bởi quá trình mở cửa và hội nhập đang đến rất gần sẽ đào thải

những ngân hàng không có khả năng tự vệ.

Mục tiêu chủ đạo trong những năm tới của ngân hàng Á Châu đó là "hướng tới

khách hàng". Hoạt động ngân hàng thời gian tới không chỉ là giới thiệu để khách

hàng lựa chọn những sản phẩm sẵn có mà còn là việc tạo ra những sản phẩm mới

bằng cách kết hợp nhiều sản phẩm riêng lẻ lại với nhau để thoả mãn nhu cầu khác

nhau của khách hàng, đó là hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Xuất phát

điểm của hoạt động ngân hàng không còn là "sản phẩm "mà là "khách hàng ", tạo

cho ngân hàng sự uyển chuyển và linh hoạt để sẵn sàng thoả mãn những nhu cầu

khác biệt nhau của từng khách hàng thay vì để cho khách hàng tự thích nghi nhu

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 82

Page 86: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

cầu riêng của mình với những sản phẩm ngân hàng sẵn có mang tính cứng nhắc do

tính chất đồng loạt của nó ngân hàng cũng phấn đấu để trở thành ngân hàng hàng

đầu trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng. Phương

châm chỉ đạo của ngân hàng trong những năm tới là 'Đa dạng hoá các nguồn thu

nhập' và 'Phân tán rủi ro'.

- Các mục tiêu sẽ được cụ thể hóa như sau:

+ Tổng dư nợ tăng từ 20% - 25%.

+ Hoạt động dịch vụ: phát hành phổ biến thẻ tín dụng nội địa song song với thẻ

tín dụng quốc tế, tiếp tục phát triển hệ thống đại lý và các điểm chi trả, thanh toán

trong cả nước để thanh toán thẻ tín dụng và chuyển tiền nhanh trong cả nước.

+ Hoạt động tín dụng: mở rộng cho vay các doanh nghiệp nước ngoài,cho vay

doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng cho vay đồng tài trợ, đầu tư cho vay

các công trình xây dựng trọng điểm của nhà nước.

Để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, Ngân hàng phải đổi mới công nghệ

ngân hàng, tăng cường được năng suất lao động để rút ngắn thời gian thực hiện các

quy trình nghiệp vụ, hoàn thành khối lượng công việc ngày càng tăng nhanh chóng;

đồng thời ứng dụng công nghệ mới đẻ hình thành và phát triển thêm nhiều sản

phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng; trình độ quản lý sử dụng

vốn phải được nâng lên phù hợp với việc hoàn thiện hệ thống thông tin; nghiên cứu

sử dụng những công cụ mới để khai thông đầu ra phi tín dụng.

Cũng trên nền tảng công nghệ mới, tái cấu trúc bộ máy điều hành và tác nghiệp

của ngân hàng theo hướng tập trung, thống nhất để phát huy sức mạnh của toàn hệ

thống; mặt khác tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và bộ máy quản lý

rủi ro để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cần dành một phần vốn thích đáng để đầu tư

trên thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ, tăng cường hoạt động đầu tư trực

tiếp, hùn vốn liên doanh với các dự án tốt hay các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Đổi mới công nghệ ngân hàng đòi hỏi phải đào tạo lại nhân viên để có khả năng

làm chủ công nghệ, mặt khác yêu cầu nâng cao trình độ hoạt động ngân hàng theo

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 83

Page 87: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

chuẩn mực quốc tế cũng đòi hỏi một đội ngũ nhân viên có năng lực ở tầm cao hơn.

Do đó, công tác phát triển nguồn nhân lực vẫn là công tác trọng tâm của ngân hàng

trong những năm sắp tới. Mạnh dạn sử dụng các chuyên gia giàu kinh nghiệm nước

ngoài đào tạo và tư vấn cho công tác này. Đổi mới hệ thống trả lương để khuyến

khích và kích thích nhân viên nâng cao chất lượng công tác, tiền lương phải gắn liền

với kết quả làm việc của từng nhân viên, được đánh giá đúng mức bởi một hệ thống

ghi nhân khoa học.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn.

Phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định cho vay

của Ngân hàng, đây là một khâu có vai trò quyết định tới chất lượng của hoạt động

cho vay. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay

vốn không chỉ phải là vấn đề bức xúc hiện nay của riêng Chi nhánh Hà Nội mà của

toàn ngành Ngân hàng. Trên cơ sở học tập tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân

cùng với một thời gian thực tập tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội, với những

thực trạng đã trình bày, trong mục giải pháp này, em xin đưa ra một số giải pháp và

kiến nghị nhỏ để góp phần nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

vay vốn:

Thứ nhất, chuyên môn hoá việc quản lý khách hàng theo nhóm ngành

kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp:

Hiện nay các loại hình Doanh nghiệp đa dạng ra đời, rất nhiều các Công ty tư

nhân, Công ty trách nhiện hữu hạn được thành lập. Phần lớn những Công ty này đều

có quy mô nhỏ, thời gian, ngành nghề kinh doanh rất đa dạng và phong phú, các

Báo cáo tài chính có thể còn nhiều thiếu sót, đơn giản, sơ sài, trong đó các Công ty

liên doanh hoặc Công ty 100% vốn nước ngoài, các Công ty Nhà nước có thời gian

hoạt động dài, quy mô kinh doanh lớn, các báo cáo tài chính dài và phức tạp.

Nhưng tại Chi nhánh chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá

đối với từng Cán bộ Tín dụng. Loại hình Doanh nghiệp hiện nay nhiều, mức độ phức

tạp trong các Báo cáo tài chính của từng loại hình Doanh nghiệp là khác nhau, nghành

nghề lĩnh vực kinh doanh là khác nhau, đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Do

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 84

Page 88: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

đó, để công việc đạt hiệu quả cao, cần thiết phải phân công cán bộ chuyên môn hoá phụ

trách theo nhóm nghành kinh doanh hoặc theo loại hình Doanh nghiệp:

- Theo nhóm ngành kinh doanh, trước tiên Chi nhánh nên thống kê tổng hợp

các Doanh nghiệp khách hàng của mình, trên cơ sở đó tiến hành phân loại khách

hàng theo nhóm ngành nghề kinh doanh như: ngành may mặc, giày dép, ngành cơ

khí, ngành xây dựng, ngành giao thông, sau đó mỗi nhóm khách hàng đã được phân

loại được phân công cho từng Cán bộ hoặc từng nhóm Cán bộ Quản lý, hoặc có

những thời kỳ nếu vì một lý do nào đó như: Cán bộ Tín dụng nghỉ phép, nghỉ công

tác, chuyển công tác. Có thể mỗi Cán bộ Tín dụng có thể phụ trách một số nhóm

khách hàng mà những nghành nghề có liên quan đến nhau. Cần đặc biệt chú ý việc

phân công phụ trách sao cho phù hợp, với Chi nhánh mới thành lập và đi vào hoạt

động, chưa có điều kiện ổn định nhiều mặt, đặc biệt về nhân lực thì để đạt được sự

phù hợp như mong muốn là rất khó.

- Theo loại hình Doanh nghiệp: các loại hình Doanh nghiệp khác nhau ở nhiều

đặc điểm lớn như: Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp Nhà

nước thường có vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc lớn hơn rất nhiều các Doanh nghiệp

tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, do đó các Doanh nghiệp Nhà nước sẽ tiến

hành sản xuất kinh doanh tất cả các ngành nghề kinh doanh mà được xét duyệt

trong giấy đăng ký kinh doanh, và kinh doanh với số lượng lớn, trong khi đó các

Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty tư nhân có hiện tượng là ngành nghề đăng ký

kinh doanh rất rộng nhưng vì thiếu vốn hoặc mới thành lập hoặc vì lý do nào đó mà

chưa kinh doanh hết được nghành nghề đã đăng ký, hoặc có kinh doanh cũng chỉ rất

nhỏ.

- Ngoài ra, để Cán bộ không bị quá lệch lạc về một lĩnh vực mà mình phụ

trách, chỉ mạnh trong khi đó những lĩnh vực còn lại kém đi thì Chi nhánh có thể

thực hiện như sau: sau một thời gian nhất định sẽ thực hiện việc hoán đổi giữa các

Cán bộ Tín dụng hoặc các nhóm về lĩnh vực mà họ phụ trách. Như vậy suốt quá

trình công tác, các Cán bộ Tín dụng có điều kiện tìm hiểu được nhiều mặt hoặc lĩnh

vực khác nhau của nền kinh tế, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm,có khả

năng giải quyết bất cứ công việc thuộc lĩnh vực nào. Đồng thời giúp cho Các bộ

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 85

Page 89: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

lãnh đạo phát hiện được ưu và nhược điểm của mỗi Cán bộ trong mỗi công việc.

Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý với các khách hàng truyền thống và có uy tín cao bởi

vì bất kỳ sự thay đổi nào từ mỗi bên đều gây ra cá ảnh hưởng tốt hoặc không tốt.

- Muốn vậy, trước tiên người chịu trách nhiệm phân công công việc cho Cán bộ

Tín dụng trong phòng( thường là Trưởng phòng) nắm bắt được khá rõ về những ưu

nhược điểm, điểm mạnh yếu khác nhau của từng Cán bộ. Bởi vì, có những Cán bộ lâu

năm nhiều kinh nghiệm, chuyên làm việc về một mảng lĩnh vực nghành nghề kinh doanh

cho nên kiến thức ở những mảng khác đã bị mai một, có những Cán bộ còn trẻ được

trang bị nhiều kiến thức mới nhưng chưa có kinh nghiệm. Cócán bé nhanh nhẹn tháo vát

thông minh, có những cán bộ chậm nhưng chắc chắn và cẩn thận...

Thứ hai, cần thiết xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành đối với

từng ngành ngề lĩnh vực.

Hiện nay, mặc dù cán bộ tín dụng của Chi nhánh được cung cấp nhiều tài liệu

về phân tích tài chính doanh nghiệp để tham khảo, song nhiều khi giữa các tài liệu

lại không có sự thống nhất về tên gọi cho việc tính toán cùng một chỉ tiêu, thậm chí

về một nội dung của chỉ tiêu, điều này gây lúng túng choCcán bộ Tín dụng, đặc biệt

là Cán bộ Tín dụng Ýt kinh nghiệm khi lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích đánh giá.

- ĐÓ nâng cao năng lực phân tích, đánh giá tài chính đối với Doanh nghiệp

vay vốn, Chi nhánh cần sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tài chính chuẩn mực

làm căn cứ, cơ sở cho các Cán bộ Tín dụng trong quá trình làm việc. Mặc dù hiện

nay, các cơ quan quản lý chưa thể xây dựng được hệ thống chỉ tiêu trung bình

ngành áp dụng cho cả nước nhưng nên chăng tại Ngân hàng chủ động, Ýt nhất là

xây dựng những phân tích về các chỉ tiêu này cho bản thân Chi nhánh của mình rồi

thực hiện hoàn thiện sau.

Để làm được điều này , trước tiên cần đến cả tập thể Chi nhánh , đặc biệt là các Cán

bộ Tín dụng. Nếu các Cán bộ Tín dụng đã được thực hiện chuyên môn hoá phụ trách

như đã nói ở trên thì sẽ giúp đỡ đắc lực và khá chính xác, hiệu quả cho công tác họp

bàn để đưa ra chỉ tiêu trung bình nghành bởi vì mỗi cán bộ bằng kiến thức và kinh

nghiệm của mình (hiểu thấu đáo về từng nghành nghề lĩnh vực, xu hướng phát triển

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 86

Page 90: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

chung của nghành đó. Sau đó, Chi nhánh cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan,

các Ngân hàng bạn, tham khảo lại các chỉ tiêu, kết quả đã có để đề ra các chỉ tiêu trung

bình nghành cho hoạt động của Chi nhánh dễ dàng và chính xác hơn.

Mặt khác, Chi nhánh có thể xếp hạng cho các Doanh nghiệp cũng sẽ tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho công tác phân tích đánh giá tài chính đối với Doanh nghiệp

vay vốn Chi nhánh.

Thứ ba, không ngừng nâng cao trình độ của Cán bộ Tín dụng:

- Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng và thường xuyên cập nhật những

quy định của Nhà nước là những quy định có tính nghiêm ngặt và chặt chẽ để bảo

vệ lợi Ých của Nhà nước, của chủ đầu tư và của cả cộng đồng. Tuân thủ các pháp

lệnh của Nhà nước còn giúp Ngân hàng có thể bảo vệ lợi Ých của mình trong một

số lĩnh vực mà ngân hàng không đủ khả năng chuyên môn để thẩm định.

- Con người là yếu tố trung tâm, cội nguồn của mọi vấn đề. Chất lượng

phân tích tài chính phụ thuộc phần lớn vào yếu tố này. Bởi chiến lược con người là

chiến lược lâu dài nên Ngân hàng cần có sự đầu tư quan tâm thường xuyên đến đội

ngũ cán bộ điều hành hoặc trực tiếp tham gia phân tích đánh giá. Để xây dựng một

đội ngũ cán bộ tín dụng vững mạnh, ACB cần chú ý:

- Cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng một cách cụ thể để có chính sách

tuyển chọn, đào tạo sắp xếp cán bộ một cách hợp lý. Đổi mới cán bộ theo hướng

chuyên môn hoá. Công tác chuyên môn hoá phải căn cứ vào năng lực, sở trường của

cán bộ để phân công công việc, không nên phân theo số khách hàng hay theo địa

bàn kinh tế. Yêu cầu này xuất phát từ kinh nghiệm và những hiểu biết về lĩnh vực

chuyên môn liên quan đến ngành nghề mà cán bộ tín dụng đang phụ trách.

- Cần có chế độ kiểm tra, hàng năm tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ để lựa chọn

ra những cán bộ giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt cho việc

phân tích đánh giá tài chính của những khách hàng quan trọng cũng như tìm ra

những thiếu sót, hạn chế để có biện pháp đào tạo bổ sung.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 87

Page 91: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tổ chức

đào tạo một cách có hệ thống cho các cán bộ tín dụng về chuyên môn cũng như các

lĩnh vực khác: ngoại ngữ, vi tính, quản lý, kiến thức vĩ mô về thị trường, pháp luật,

công nghệ thông tin... Ngân hàng có thể đề nghị sự giúp đỡ, phối hợp của các

trường đại học, các chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng soạn thảo một chương trình

đào tạo chặt chẽ, có hiệu quả. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tạo điều kiện thuận lợi,

khuyến khích cán bộ tự đào tạo nâng cao trình độ bằng sự hỗ trợ về vật chất như hỗ

trợ học phí), về thời gian cũng như đưa ra các cơ hội nâng lương, thăng tiến.

- Có chính sách thưởng phạt công bằng, nghiêm minh. Đối với những khách

hàng lớn, tài chính doanh nghiệp được phân tích kỹ, đem lại hiệu quả cho cả Ngân

hàng, sau khi thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi, nên chăng Ngân hàng trích ra

mét số phần trăm lợi nhuận từ lợi nhuận để thưởng cho cán bộ tín dụng hoặc tổ tín

dụng đó.

- Hàng năm, Ngân hàng nên tổ chức hội nghị báo cáo tổng kết tình hình, đánh

giá, rút kinh nghiệm về công tác phân tích tài chính, bình chọn ra các cán bộ suất

xắc để đề nghị trung ương khen thưởng.

Thứ tư, kiểm tra chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân

tích tài chính danh nghiệp vay vốn:

- Trong môi trường kinh tế đầy biến động như hiện nay, thông tin là một công

cụ vô cùng quan trọng, thậm chí là một vũ khí cạnh tranh lợi hại trong hoạt động

kinh doanh. Kinh doanh tiền tệ là một lĩnh vực chứa nhiều rủi ro, do đó vấn đề

thông tin được đặt ra như là một trong những yếu tố hàng đầu cần quan tâm. Một

trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn làm giảm chất lượng tín dụng là thiếu

thông tin về khách hàng trong quá trình phân tích tài chính và xét duyệt cho vay,

quá trình phân tích và xử lý thông tin về khách hàng vay vốn, làm cơ sở cho việc

quyết định cho vay hay không.

- Để có được thông tin có chất lượng cao, cán bộ tín dụng cần thu thập và chọn

lọc từ nhiều nguồn song cần chú ý tới các nguồn chính như:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 88

Page 92: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

+ Thông tin thu thập được từ doanh nghiệp vay vốn: Để vay được vốn, các

doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho ngân hàng: tư cách pháp

nhân, tình hình tài chính, kế hoạch sản xuất... Đối với các báo cáo tài chính thì

thông thường cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhưng rất khó xác định độ tin cậy

của các báo cáo tài chính đó vì quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ tài chính đối với

các doanh nghiệp chưa mang tính bắt buộc, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh thì công tác kế toán chưa được thực hiện một cách nghiêm túcm chủ yếu

được thực hiện dưới hình thức ghi sổ.

- Bên cạnh đó, để nâng cao tính chính xác của thông tin trong công tác phân

tích đánh giá tài chính, cán bộ tín dụng phải tiến hành điều tra tại cơ sở sản xuất

kinh doanh của khách hàng, nắm được tình hình thực tế và kiểm tra độ chuẩn xác

của thông tin. Cán bộ tín dụng cũng có thể thu thập thông tin qua phỏng vấn khách

hàng. Muốn đạt được kết quả cao thì trước khi phỏng vấn cần xác định rõ: mục đích

và cách thức phỏng vấn.

+ Về mục đích phỏng vấn: ngoài việc nhằm kiểm tra tính trung thực của khách

hàng, phỏng vấn đôi khi còn là cuộc trao đổi mà qua đó ngân hàng có thể giúp cho

doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn về thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn hoặc làm

sáng tỏ những điểm còn chưa rõ hoặc mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn.

+ Về nội dung phỏng vấn: mỗi khách hàng xin vay có một đặc điểm riêng do đó

nội dung phỏng vấn không nên áp đặt theo một khuôn mẫu nhất định. Khi đã xác

định được mục đích của cuộc phỏng vấn, cần đề ra nội dung các câu hỏi mà hồ sơ

vay vốn khách hàng trình bày chưa đầy đủ.

+ Về cách thức phỏng vấn: phải tạo không khí thoải mái cởi mở trong khi tiến

hành phỏng vấn, tránh tình trạng một người hỏi người kia trả lời dễ gây cảm giác là

đang bị dò xét. Câu hỏi đặt ra cần linh hoạt và nên đặt câu hỏi mở để khuyến khích

khách hàng nói chuyện, qua đó khai thác được nhiều thông tin hữu Ých cho quá

trình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 89

Page 93: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Cần thấy rằng việc kiểm tra này đòi hỏi nhiều công sức thậm chí là chi phí để

trang trải cho việc đi lại, kiểm tra, đánh giá, do đó, nên chăng để khuyến khích các

Cán bộ thực hiện chính xác có hiệu quả công việc này, đề nghị Ban lãnh đạo dành

ra một khoản kinh phí để phục vụ, trang trải cho công tác. Đồng thời, đề nghị Ban

lãnh đạo có công văn thực hiện bắt buộc đối với các Cán bộ Tín dụng phải thực hiện

khâu công việc này trong toàn bộ quá trình thẩm định cho vay tại Chi nhánh.

Thứ năm, khai thác tối đa nguồn thông tin hiện có:

Hiện nay, với sự phát triển của Công nghệ Thông tin và Điện tử Viễn thông,

thông tin là hoàn hảo, hoà mạng cập nhật không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế

giới. Vấn đề là chúng ta có biết sử dụng khai thác những thông tin đó để phục vụ

cho công tác của mình hay không mới là điều đáng quan tâm. Có những thông tin

lớn, có những thông tin nhỏ hẹp, có thông tin chất lượng cao, có thông tin chất

lượng thấp, có thông tin thật, có thông tin giả. Do đó, Ngân hàng cần quan tâm khai

thác sử dụng một cách có lựa chọn, sàng lọc nhưng không bỏ sót.

Thông tin Ngân hàng thu thập để thực hiện công tác phân tích đánh giá tài chính

khách hàng xuất phát từ nhiều nguồn: khách hàng, các Ngân hàng khác, Trung tâm

Thông tin Tín dụng, đối thủ cạnh tranh, các đối tác của khách hàng ... trên cơ sở

phân loại các nguồn thông tin, để nâng cao khả năng thu thập thông tin, Chi nhánh

thực hiện một số nội dung sau:

- Chi nhánh với tư cách là người tài trợ, có nhu cầu nắm bắt tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ... của khách hàng, yêu cầu khách

hàng nhận tài trợ phải cung cấp đầy đủ thông tin tài chính, kế hoạch sản xuất kinh

doanh ... theo quy định. Tuân thủ quy chế cho vay của tổ chức tin dụng đối với

khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành và Ngân hàng thương mại cổ phần Á

Châu hướng dẫn . Tính đầy đủ, chính xác và cập nhật của các thông tin phải được

đảm bảo, giải pháp đảm bảo này đã được trình bày ở trên. Ngoài ra, Chi nhánh có

thể thu thập thông tin một cách có sàng lọc từ các bạn hàng, các đối tác, đối thủ

cạnh tranh của doanh nghiệp.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 90

Page 94: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác, đặc biệt các

Ngân hàng trong cùng hệ thống NHTMCP Á Châu và các Ngân hàng khác nằm trong

địa bàn Hà Nội hoặc khác địa bàn, bởi vì các Ngân hàng cũng thu thập từ khách hàng

khác. Tuy nhiên , không phải lúc nào thông tin từ các nguồn khác nhau cũng có chất

lượng, do đó, đòi hỏi sự hợp tác trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng, hạn chế rủi ro

do thông tin kém chất lượng gây ra. Song, do yếu tố cạnh tranh và nhiều yếu tố khác

nh găm bí mật, thiếu tinh thần hợp tác, nhất là các Ngân hàng không cùng hệ thống, sự

hợp tác rất hạn chế thậm chí còn cung cấp thông tin không trung thực. Do đó, nên

chăng giữa các Ngân hàng có sự gặp nhau, hợp tác hiểu biết lẫn nhau, có những thoả

thuận nằm trong quy định cho phép để bàn thêm vấn đề này.

- Tập trung hơn vào nguồn thông tin do Trung tâm Thông tin Tín dụng cung

cấp . trong thời gian qua., do nguồn thông tin này còn hạn chế về số lượng cũng như

chất lượng nên vai trò của nó đối với công tác đánh giá phân tích tài chính khách

hàng chưa được phát huy, Chi nhánh Ýt hoặc chưa quan tâm tới nguồn thông tin

này. Nhưng do nhu cầu của sự phát triển, chắc chắn nguồn thông tin này sẽ ngày

càng nâng cao về số lượng và chất lượng, Trung tâm Thông tin Tín dụng với chức

năng và quyền hạn của mình có thể thu thập và sử lý nhiều loại thông tin và từ

nhiều nguồn khác nhau nên ưu điểm của nguồn này chính là tính đa dạng, tổng hợp,

đầy đủ và đã được xử lý , nên có thể đáp ứng được đầy đủ và chính xác hơn. Vì vậy,

Chi nhánh sẽ tiếp cận cách thức khai thác một cách hiệu quả nhất.

Để các nội dung trên đi vào thực tiễn, điều đầu tiên là bản thân Cán bộ Tín dụng

phải có ý thức và được tập thành thói quen trong việc khai thác và sử dụng các

thông tin ở các nguồn khác nhau (nếu cần), nâng cao hơn nữa năng lực khai thác sử

dụng thông tin của các cán bộ Ngân hàng.

Thứ sáu, cung cấp dịch vụ tư vấn cho Doanh nghiệp nếu Doanh nghiệp 4 cần.

Hiện nay, số lượng các Doanh nghiệp tư nhân, các Công ty trách nhiệm hữu hạn

rất lớn và ngày càng ra đời với số lượng ngày càng lớn, tốc độ nhanh. Các thành

viên góp vốn hoặc chủ doanh nghiệp có tiền vốn bỏ ra, có kiến thức kinh nghiệm

trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật... nhưng không

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 91

Page 95: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

có hoặc rất Ýt kiến thức, kinh nghiệm về các quy trình, thủ tục, giấy tờ liên quan

đến việc giao dịch với các Tổ chức Tín dụng và các Tổ chức khác cũng như tham

gia vào các hoạt động kinh tế khác. Khi đó, về phía Doanh nghiệp rất cần được

hướng dẫn cụ thể để công việc được thuận tiện dễ dàng hơn.

Như vậy, dịch vụ tư vấn là việc Ngân hàng cung cấp cho Doanh nghiệp những

lời khuyên, những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu, nhờ có

những lời khuyên có chất lượng của ngân hàng mà Doanh nghiệp có thể đưa ra

những quyết định phù hợp nhất cho hoạt động của mình, đạt được những mục tiêu

đề ra như hạn chế rủi ro, tối đa lợi nhuận, có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng, mở

rộng quy mô sản xuất kinh doanh...

Về phía Ngân hàng, dịch vụ tư vấn là một trong những dich vụ Ngân hàng mà

các lợi Ých thu được không nhỏ.

- Thu lệ phí phục vụ tư vấn làm tăng thu nhập của Ngân hàng.

- Thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tăng thu nhập cho Ngân hàng, củng

cố và tăng cường vị trí uy tín của Ngân hàng một cách nhanh chóng, hiện nay với

các Chi nhánh lại càng rất quan trọng.

- Sự phát triển, ổn định của Doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát

triển của Ngân hàng. Tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng đạt được những mục

tiêu trong hoạt động kinh doanh cũng chính là hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, duy trì

sự phát triển lẫn nhau. Từ đó, tạo tâm lý tin tưởng Ngân hàng đối với khách hàng và

lôi kéo khách hàng đặt quan hệ với Ngân hàng, cho nên thực ra hoạt động này cũng

là một trong những hình thức cạnh tranh tương đối lành mạnh của Ngân hàng.

- Nâng cao hơn được trình độ hiểu biết kinh nghiệm và năng lực đánh giá tài

chính doanh nghiệp của các Cán bộ Tín dụng trong Ngân hàng, giúp các Cán bộ

nắm bắt và kiểm tra tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng một

cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, để làm được việc này:

- Trước tiên Chi nhánh cần nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực nói chung

và khả năng tư vấn nói riêng cho toàn bộ cán bộ tín dụng trong Chi nhánh

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 92

Page 96: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

- Thông tin quảng bá để khách hàng ( đặc biệt là các Doanh nghiệp) biết rằng

Chi nhánh có dịch vụ tư vấn này bằng các biện pháp như: truyền miệng, thông tin

quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tờ rơi, panô, áp phích về

các hoạt động của Ngân hàng, trong đó có dịch cụ tư vấn khách hàng. Do đó, công

tác đào tạo tuyển dụng cán bộ sao cho có hệ thống và có chất lượng đã được trình

bày ở trên phải đi trước một bước. Phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, hiệu quả,

nhanh nhẹn đúng như phương châm hoạt động của Ngân hàng.

3.3. Kiến nghị với cơ quan hữu quan

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

* Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC:

Trong mối quan hệ giữa ngân hàng và Doanh nghiệp, Ngân hàng luôn có thông

tin về Doanh nghiệp. Việc nắm bắt thông tin về Doanh nghiệp giúp cho Ngân hàng

hạn chế rủi ro trong mối quan hệ với Doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả. Nhận thức được vai trò và yêu cầu thông

tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại. Kiến nghị xin đề

cập tới nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC)

- Các trung tâm CIC cần có kế hoạch nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định,

cần bố trí đào tạo cán bộ về các chuyên đề: nghiệp vụ kế toán và phân tích tài chính

doanh nghiệp: phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng; các nguyên tắc đánh giá và xếp

loại doanh nghiệp; tin học cơ bản và nâng cao; kỹ thuật tra cứu, điều tra thông tin và

lập các báo cáo thông tin; hướng dẫn sử dụng phần mềm CIC; tiếng Anh chuyên

ngành...

- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin tín dụng

- Xây dựng các văn bản đủ hiệu lực, quy định cụ thể về tác nghiệp nh nguồn

cung cấp thông tin, người sử dụng thông tin, các chỉ tiêu thu thập, quy trình thu

thập, các tiêu thức phân tích đánh giá...

- Ban hành quy định bắt buộc các NHTM và các Tổ chức Tín dụng khai thác

tham gia CIC, coi đó nh quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nên mở rộng thành viên

của CIC, bao gồm các Doanh nghiệp lớn nh các Tổng công ty. Ngoài các Tổ chức

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 93

Page 97: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

tín dụng và các Doanh nghiệp lớn là thành viên của CIC hoặc các Cơ quan quản lý

Nhà nước thì mối quan hệ người sử dụng thông tin với CIC là quan hệ mua bán.

- Mở rộng phạm vi thu thập thông tin, áp dụng công nghệ hiện đại trong thu

thập xử lý và cung cấp thông tin.

- Đa dạng hoá thông tin đầu ra.

* Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành:

Các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng làm tiêu chuẩn cho kết

quả cuối cùng của công tác phân tích đánh gía tài chính, nó giúp cho Cán bộ Tín

dụng không làm theo cảm tính, kinh nghiệm mà không có căn cứ cụ thể. Do đó,

kiến nghị với NHNN xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành cho toàn bộ

ngành Ngân hàng Việt Nam áp dụng, không gây ra sai lệch giữa các Ngân hàng

trong hệ thống hoặc giữa các Chi nhánh trong cùng một Ngân hàng, giải pháp có thể

là:

- Ngân hàng Nhà nước cùng các Cơ quan hữu quan cùng phối hợp để đưa ra

các chỉ tiêu trung bình ngành.

- Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để có các chỉ tiêu trung bình ngành sử

dụng cho toàn quốc thì bản thân NHNN có thể tự nghiên cứu, cùng với sự đóng góp

của các NHTM để đưa ra hệ thông chỉ tiêu trung bình ngành.

* Ban hành văn bản quy định về quy trình phân tích tài chính doanh

nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại:

Hiện nay, đã có quy trình thẩm định cụ thể hướng dẫn đến từng Ngân hàng

Thương mại nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn nào về quy trình phân tích đánh

giá tài chính khách hàng nói chung và Doanh nghiệp nói riêng. Vì phân tích tài

chính doanh nghiệp là khâu quyết định cho vay hay không cho vay, khâu lớn nhất

trong quy trình thẩm định cho vay, một khâu phức tạp đòi hỏi tốn nhiều thời gian và

công sức. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn sơ bộ từ Ngân hàng Nhà nước, sau đó

sẽ có hướng dẫn cụ thể của từng Ngân hàng Thương mại. Trình tự có thể qua các

khâu như sau:

- Tiếp nhận hồ sơ (hồ sơ kinh tế ):

+ Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 94

Page 98: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

+ Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Biên bản kiểm tra, kiểm soát và phương hướng hoạt động kỳ tiếp theo.

- Kiểm tra tínhchính xác, độ trung thực của hồ sơ kinh tế.

- Tiến hành phân tích:

+Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp.

+ Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT

+ Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và các chỉ tiêu cuối cùng trong báo

cáo kết quả kinh doanh

+ Phân tích các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính chủ yếu.

+ Phân tích điểm hoà vốn (nếu cần).

+ Một số phân tích khác (nếu cần thiết).

- Đánh giá tổng hợp các tiêu cực tính toán, phân tích trên.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Thực tế cho thấy rằng, trong số các rủi ro tín dụng của các NHTM, phần lớn là

do nguyên nhân chủ quan gây ra. Tổng kết như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, cho

dù có kiến nghị rất nhiều đối với các cơ quan các cấp, các ngành từ trung ương đến

địa phương nhằm tạo một môi trường kinh tế pháp lý ổn định, đầy đủ, và đồng bộ

cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động thẩm định đạt hiệu quả cao, song hơn ai

hết, nhân tố quyết định chất lượng phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp vay

vốn phải chính do Ngân hàng Á Châu.

- Kiến nghị đối với Ngân hàng đã được nêu trong phần giải pháp nhưng ở đây

em muốn nhấn mạnh tới yếu tố con người là nhân quan trọng nhất, là cội nguồn của

mọi vấn đề từ việc xây dựng ra những quy trình, quy định cho đến việc áp dụng,

thực hiện các quy trình, quy định đó. Chính con người vận hành các trang thiết bị để

khai thác, sử dụng mọi nguồn thông tin và tìm ra giải pháp để khắc phục và hạn chế

rủi ro. Tóm lại, con người là nhân tố quyết định đối với chất lượng của công tác

thẩm định, nói rộng hơn là quyết định tới sự thành bại của một ngân hàng. Bởi vậy,

Ngân hàng Á Châu không ngừng chú trọng, quan tâm đến nhân tố này.

* Mở rộng công tác đào tạo:

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 95

Page 99: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Kiến nghị đối với Ngân hàng đã được nêu trong phần giải pháp nhưng ở đây em

muốn nhấn mạnh tới yếu tố con người là nhân quan trọng nhất, là cội nguồn của

mọi vấn đề từ việc xây dựng ra những quy trình, quy định cho đến việc áp dụng,

thực hiện các quy trình, quy định đó. Chính con người vận hành các trang thiết bị để

khai thác, sử dụng mọi nguồn thông tin và tìm ra giải pháp để khắc phục và hạn chế

rủi ro. Tóm lại, con người là nhân tố quyết định đối với chất lượng của công tác

thẩm định, nói rộng hơn là quyết định tới sự thành bại của một ngân hàng. Bởi vậy,

Ngân hàng Á Châu không ngừng chú trọng, quan tâm đến nhân tố này.

- Nhận thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Á

Châu xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang

bị mới về kiến thức. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn rất nhỏ

so với nhu cầu hiện tại. Do đó, kiến nghị với Ngân hàng Thương mại và cổ phần Á

Châu tăng thêm nhiều chỉ tiêu cử cán bộ đi học nói chung và riêng đối với Chi

nhánh Hà Nội nói riêng.

- Ngoài ra, kiến thức về Ngoại ngữ và Tin học không phải là yếu tố quyết định

nhưng lại rất cần thiết cho công việc, nó nâng cao hiệu quả làm việc và là một trong

các phương pháp cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, để việc đi học không ảnh hưởng

đến công việc, đề nghị Ban lãnh đạo xem xét thời gian cử đi học và số lượng cán bộ

cho từng đợt sao cho hợp lý, số cán bộ ở lại trong mỗi đợt có thể đảm đương được

số lượng công việc.

* Hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn cụ thể về phân tích tài chính doanh

nghiệp vay vốn:

Mặc dù cho đến nay, hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đã ban

hành rất nhiều quy định, văn bản cụ thể về nhiều mặt và lĩnh vực cụ thể khác nhau,

từ những quy định trong công tác thi đua đến những quy định, quyết định hướng

dẫn cụ thể từng nghiệp vụ hoạt động Ngân hàng nhưng cho đến nay chưa hề có văn

bản nào quy định cụ thể về một quy trình về phân tích đánh giá tài chính danh

nghiệp vay vốn. Vì vậy, Cán bộ Tín dụng chỉ có văn bản hướng dẫn cụ thể cho quy

trình thẩm định cho Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 96

Page 100: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Do đó, kiến nghị với NHTMCP Á Châu sớm có văn bản quy định cụ thể về quy

trình phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng. Trên cơ sở

văn bản Êy, trong quá trình thẩm định cho vay, các Cán bộ Tín dụng có một quy

trình thống nhất bắt buộc đối với công tác phân tích tài chính Doanh nghiệp vay

vốn. Từ đó, có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức kinh nghiệm của bản thân

vào công việc, tạo điều kiện cho chất lượng phân tích tài chính được chính xác, rõ

ràng, thống nhất.

3.3.3 Kiến nghị với các Doanh nghiệp:

Các Doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách

nhiệm hữu hạn, các Báo cáo tài chính còn chưa chính xác, trung thực gây ra rất

nhiều khó khăn không chỉ cho Ngân hàng mà cho tất cả đơn vị nào thu thập, xử lý

và sử dụng để phục vụ cho mục đích riêng.

- Đề nghị các Doanh nghiệp khi tham gia giao dịch, vay vốn tại Ngân hàng

cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của Doanh nghiệp mình một các trung

thực, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng tiến hành công tác thẩm

định, phân tích tài chính doanh vay vốn được chính xác, phản ánh đúng tình hình tài

chính, tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và gắn ý thức trách nhiệm

cao đối với những thông tin đã cung cấp.

- Nếu ngay từ ban đầu, kết quả phân tích đánh giá chính xác thì sau này trong

quá trình giao dịch sẽ tạo thuận lợi về mặt thời gian và sự tín nhiệm cho cả hai bên,

giảm rủi ro cho Doanh nghiệp cũng như cho Ngân hàng. Doanh nghiệp phải thường

xuyên cung cấp cho Ngân hàng các thông tin về tình hình tài chính theo một định

kỳ do hai bên thỏa thuận trong suốt quá trình Doanh nghiệp giao dịch với Ngân

hàng. Ngân hàng có thể liên tục theo dõi được tình hình mạnh yếu của Doanh

nghiệp, xem xét điều kiện Doanh nghiệp có thể vay thêm hoặc giảm bớt.

KẾT LUẬN

Họat động Tín dụng là một hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận chủ yếu của

các Ngân hàng Thương mại, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với các Doanh

nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro mà các Ngân hàng thường gặp khi cho vay là không thu

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 97

Page 101: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

hồi được các khoản nợ đến hạn. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro này phần lớn do Ngân

hàng không nắm bắt được các tình hình tài chính khác hàng một cách một cách

chính xác, toàn diện, kịp thời. Vì vậy, nâng cao năng lực phân tích tài chính khách

hàng của Ngân hàng qua phân tích tài chính doanh nghiệp là một chủ đề được nhiều

sự quan tâm. Với những kiến thức nhỏ bé của mình, tác giả qua bài viết này muốn

nêu ra một vài giải pháp và kiến nghị nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện những hạn chế

về nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng. Mong rằng đây sẽ là

một trong những giải pháp và kiến nghị hợp lý và có giá trị thực tiễn cho quá trình

đổi mới của Ngân hàng.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 98

Page 102: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp

Ts. Vò Duy Hào

2.Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính.

Ts. Nguyễn Văn Công

3.Ngân hàng thương mại - Giáo sư. Ts Lê Văn Tư

4.Các tài liệu khác tại Chi nhánh NHTMCP Á Châu Hà Nội.

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 99

Page 103: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Kết quả huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu

Hà Nội giai đoạn 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số

tiền %

Số

tiền %

Tổng nguồn vốn 4.997 5.676 6.415 679 13,6 749 13,2

Phân theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 1.695 1.468 2.097 -277 -13,4 629 42,8

Có kỳ hạn 3.302 4.208 4.318 906 27,4 110 2,6

Phân theo TPKT

Từ dân cư 1.974 2.715 2.951 741 37,5 236 8,69

Từ TCKT 3.023 2.961 3.464 -62 -2,05 503 16,99

Phân theo loại tiền

Nội tệ 4.019 3.981 5.041 -38 -0,95 1.060 26,6

Ngoại tệ

(quy đổi VND)

978 1.695 1.374 717 73,3 -321 18,9

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp ACB Hà Nội)

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 100

Page 104: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHAC-CNHN giai đoạn 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Tổng thu 552.,9 771,5 828,5 218,6 39,5 57 7,39

Tổng chi 469,5 662,4 683 192,9 41,08 21,4 3,23

Chênh lệch thu chi 83,4 109,1 144,7 25,7 30,8 35,6 32,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHAC-CNHN 2009-2011)

Bảng 3: Dư nợ cho vay tại NHTMCP Á Châu –CNHN 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

% so

với năm

2009

Số

tiền

Tỷ

trọng

% so

với năm

2010

Tổng dư nợ 4.154 100 4.976 100 19,78% 5.892 100 18,4%

Dư nợ theo TPKT

Ngoài quốc doanh 3.589 86,4 4.414 88,7 22,98% 5.116 86,8 15,9%

Hộ kinh doanh 565 13,6 562 11,3 -0,53% 736 13,2 30,96%

Theo thời gian

Ngắn hạn 3.659 88,1 3.857 77,5 5,41% 4.255 72,2 10,3%

Trung- dài hạn 495 11,9 1.119 22,5 126,1% 1.637 27,8 46,3%

Theo loại tiền

Dư nội tệ 2.296 55,3 3.892 78,2 69,51% 4.769 81,4 23,2%

Dư nợ ngoại tệ

(quy đổi ra VND)

1.858 44,7 1.084 21,8 -41,66% 1.096 18,6 1,107%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHAC-CNHN 2009-2011)

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 101

Page 105: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 4: Bảng cân đối kế toán của Tổng Công ty xăng dầu quân đội 2006-2009

Đvt: tr.đ

TÀI SẢN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/05/09

A. Tài sản ngắn hạn 765,790 1,812,324 1,975,830 2,384,433

I. Tiền và tương đương tiền 44,889 233,057 202,281 66,128

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 486,915 721,163 797,197 1,251,195

1. Phải thu của khách hàng 334,281 190,469 325,481 795,098

2. Trả trước cho người bán 2,504 77,509 13,437 10,418

3. Các khoản phải thu khác 153,714 456,705 461,797 449,199

IV. HÀNG TỒN KHO (chỉ có HTK) 225,782 790,565 793,097 1,009,661

V. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC 8,204 67,539 183,256 57,449

2. Thuế GTGT được khấu trừ 8,204 67,539 183,256 55,682

B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 52,425 58,315 220,999 208,877

II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 52,415 58,305 220,999 208,877

1. Tài sản cố định hữu hình 51,860 53,863 220,999 206,002

- Nguyên giá 103,302 125,703 333,199 354,870

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) -51,442 -71,840 -112,200 -148,868

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 818,215 1,870,640 2,196,829 2,593,310

NGUỒN VỐN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/05/09

A. NỢ PHẢI TRẢ 741,765 1,787,745 1,948,020 2,338,423

I. NỢ NGẮN HẠN 730,265 1,782,745 1,946,020 2,338,423

1. Vay và nợ ngắn hạn 234,437 898,731 1,000,452 885,206

2. Phải trả người bán 358,619 695,643 561,906 1,020,073

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 74,454 42,390 158,940 188,300

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 59,932 142,071 217,786 223,257

II. NỢ DÀI HẠN (chỉ có vay dài hạn) 11,500 5,000 2,000 0

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 76,450 82,895 248,809 254,886

I. NGUỒN VỐN, QUỸ 62,992 75,980 237,693 246,119

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 45,276 55,451 224,458 224,458

7. Quỹ đầu tư phát triển 12,377 14,538 4,704 4,704

8. Quỹ dự phòng tài chính 5,340 5,991 8,531 8,531

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8,426

II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ KHÁC 13,457 6,915 11,116 8,767

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 818,215 1,870,640 2,196,829 2,593,310

(Nguồn: Tổng công ty Xăng dầu quân đội)

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 102

Page 106: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 5: Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Tổng công ty Xăng dầu quân

đội so sánh với các doanh nghiệp tương tự năm 2009.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu năm 2009 Công ty PETROLIMEX Tỷ lệ Ptro/QD

Tổng tài sản 2,196,829 13,283,873 6

Vốn chủ sở hữu 248,809 4,843,030 19

Doanh thu 11,537,726 111,732,610 10

Giá vốn 10,891,390 105,868,723 10

Lợi nhuận sau thuế 30,394 1,030,781 34

ROE 12.22% 21.28% 1.7

ROS 0.26% 0.92% 3.5

ROA 1.38% 7.76% 5.6

% Giá vốn/Doanh thu 94.40% 94.75% 1.0

Nợ phải trả/VCSH 7.83 2.73 0.3

Nợ phải trả/Tổng NV 0.89 0.73 0.8

Nợ vay / VCSH 4.02 1.45 0.4

Khả năng thanh toán

hiện hành1.02 1.03 1.0

Bảng 6: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Tổng công ty Xăng dầu Quân

Đội 2006-2009

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 5T/2009

Số ngày các khoản phải thu (ngày) 14.81 13.18 8.16 23.66

Số ngày hàng tồn kho (ngày) 17.57 25.54 25.05 38.06

Số ngày các khoản phải trả (ngày) 21.99 27.87 21.07 36.24

Hiệu quả sử dụng tài sản (vòng) 6.45 5.40 5.67 3.56

Vòng quay vốn lưu động (vòng) 6.81 5.63 6.09 3.91

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 103

Page 107: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 7: Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi của công ty Xăng dầu Quân Đội

2006-2009

Chỉ tiêu sinh lời Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 5T/09

Lợi nhuận sau thuế/VCSH (ROE) 26.04% 8.22% 18.33% 3.35%

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu (ROS) 0.30% 0.09% 0.26% 0.24%

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) 1.93% 0.49% 1.49% 0.35%

Bảng 8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty Xăng dầu Quân Đội

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 5T/2009

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp

DV(đã loại trừ DT nội bộ)6,189,313 7,263,754 11,537,726 3,552,475

DT hàng kinh tế 5,210,791 6,406,796 9,283,476 3,282,192

DT hàng Quốc phòng 303,684 29,651 194,638

DT trợ giá (bù lỗ) 674,838 827,307 2,059,612 270,283

2. Giá vốn hàng bán 5,914,010 6,903,717 10,891,390 3,273,712

Tỷ lệ giá vốn/doanh thu 95.55% 95.04% 94.40% 92.15%

3. LN gộp về BH và cung cấp DV 275,303 360,037 646,336 278,762

4. Doanh thu hoạt động tài chính 8,722 9,117 17,916 5,789

5. Chi phí tài chính 59,114 77,694 198,942 81,474

- Trong đó: Chi phí lãi vay 59,114 77,694 181,026 19.880

6. Chi phí bán hàng 180,336 251,746 396,824 176,445

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 20,892 33,767 41,103 18,226

Chi phí hoạt động/doanh thu 3.25% 3.93% 3.80% 3.26%

8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 23,682 5,947 27,383 8,407

9. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 1,901 3,149 14,832 18

10. TỔNG LN TRƯỚC THUẾ 25,583 9,095 42,215 8,425

11. Chi phí thuế TNDN 7,195 2,547 11,820 -

12. Lợi nhuận sau thuế TNDN 18,502 6,549 30,394 8,425

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 104

Page 108: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 9: Tình hình sản xuất kinh doanh - hoạt động tài chính CT Poongchin

Vina 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

Stt Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 9T/2011

I Hiệu quả kinh doanh

1 Doanh thu (trđ) 114,155 131,978 134,902 137,966

%tăng/giảm doanh thu 15.60% 2.20% 36.40%

2

%giá vốn hàng bỏn/doanh

thu 85.20% 84.00% 87.90% 90.20%

3 %chi phí BH-QLDN/DT 9.90% 7.10% 8.50% 6.50%

5 Lợi nhuận sau thuế (trđ) 2,397 1,034 74.00% 508.00%

%ROE 5.90% 2.50% 0.20% 1.20%

%ROS 2.10% 0.80% 0.10% 0.40%

%ROA 1.80% 0.70% 0.10% 0.40%

II Chỉ tiêu tài chính

1 Tổng tài sản 132,282 143,816 146,178 139,349

%phải thu/TTS 16.10% 17.90% 20.80% 29.20%

%tồn kho/TTS 36.30% 34.70% 36.30% 29.70%

2

Nguồn vốn chủ sở hữu

(trđ) 40,931 42,046 42,741 42,584

3

%nợ phải trả/tổng nguồn

vốn 69.10% 70.80% 70.80% 69.40%

4 Nợ phải trả/VCSH (lần) 2.23 2.42 2.42 2.27

5 Nợ vay/VCSH (lần) 1.12 1.02 1.05 1.04

6 Vốn lưu động ròng (trđ) -388 5,880 7,361 11,746

7

Khả năng thanh toán hiện

hành (lần) 1 1.06 1.07 1.13

8 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0.45 0.56 0.55 0.68

(Nguồn: Công Ty PoongChin Vina)

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 105

Page 109: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 10: Bảng cân đối kế toán CT Poongchin Vina 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

Stt CHỈ TIÊU 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 9T/2011

A Tài sản ngắn hạn 88,185 106,143 108,145 105,519

I

Tiền và tương đương

tiền 5,071 18,909 8,676 9,944

III

Các khoản phải thu

ngắn hạn 29,017 35,217 40,826 50,803

1 Phải thu của khách hàng 21,324 25,772 30,428 40,740

2 Trả trước cho người bán 6,181 7,947 9,341 9,004

5 Các khoản phải thu khác 1,512 1,498 1,056 1,059

IV Hàng tồn kho 48,017 49,880 53,003 419,396

V Tài sản ngắn hạn khác 6,081 2,138 5,640 3,377

1

Chi phí trả trước ngắn

hạn 0 0 52 0

2

Thuế giá trị gia tăng

được khấu trừ 5,315 1,488 3,540 3,028

4 Tài sản ngắn hạn khác 765 650 2,048 349

B Tài sản dài hạn 44,097 37,673 38,033 33,830

II Tài sản cố định 42,260 37,376 37,589 33,709

1 TSCĐ hữu hình 37,656 33,071 29,432 29,877

Nguyên giá 63,656 33,071 29,432 70,465

Giá trị hao mòn lũy kế 63,177 64,578 66,012 -40,588

3 TSCĐ vô hình 4,604 4,305 4,031 3,832

Nguyên giá 5,042 5,042 5,042 5,042

Giá trị hao mòn lũy kế -438 -737 -1,011 -1,210

4

Chi phí xây dựng cơ bản

dở dang 0 0 4,126 0

V Tài sản dài hạn khác 1,837 297 444 121

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 106

Page 110: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

1 Chi phí trả trước dài hạn 1,837 297 444 121

TỔNG CỘNG TÀI

SẢN 132,282 143,816 146,178 139,349

A Nợ phải trả 91,351 101,769 103,438 96,765

I Nợ ngắn hạn 88,573 100,262 100,784 93,774

1 Vay và Nợ ngắn hạn 43,057 41,433 42,203 41,434

2 Phải trả cho người bán 40,245 52,082 46,212 40,084

3 Người mua trả tiền trước 1,797 2,759 7,435 80,041

4

Thuế và các khoản phải

nộp nhà nước 1,971 2,520 2,477 3,450

5 Phải trả người lao động 690 824 429

6 Chi phí phải trả 831 102 0 0

9

Các khoản phải trả, phải

nộp khác 672 677 1,633 335

II Nợ dài hạn 2,778 1,057 2.654 2,992

4 Vay và nợ dài hạn 2,778 1,057 2,654 2,992

B Vốn chủ sở hữu 40,931 42,046 42,741 42,584

1

Vốn đầu tư của chủ sở

hữu 43,244 43,244 43,244 43,244

6

Chênh lệch tỷ giá hối

đoái 0 82 665 0

10

Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối -2,313 -1,280 -1,168 -660

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 132,282 143,816 146,178 139,349

(Nguồn: Công ty Poongchin Vina)

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 107

Page 111: Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich

Chuyên đề tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Bảng 11: Khả năng thanh toán CT Poongchin Vina 2008-2011

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 9T/2011

Khả năng thanh toán nợ tổng quát 1.45 1.41 1.41 1.44

Khả năng thanh toán hiện hành (lần) 1 1.06 1.07 1.13

Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0.45 0.56 0.55 0.68

Vốn lưu động thuần -388 5,880 7,361 11,746

Bảng 12: Hiệu quả hoạt động kinh doanh CT Poongchin Vina 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 9T/2011

1

DT bán hàng và cung cấp

dịch vụ 114,154 131,977 134,900 137,966

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 70 420 1,007 518

3

DTT về bán hàng và cung

cấp DV 114,084 131,577 133,893 137,448

4

Giá vốn hàng ván và cung

cấp DV 97,157 110,469 117,698 123,938

5 LN gộp về BH, cung cấp DV 16,927 21,088 16,204 13,510

6 Doanh thu hoạt động tài chính 379 49 42 92

7 Chi phí tài chính 3,479 10,794 4,816 4,022

8 Chi phí bán hàng 1,369 775 1,634 2,305

9

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 9,926 8,575 10 6,614

10 LN thuần từ HĐSXKD 2,532 993 9 661

13 Lợi nhuận khác -135 40 102 16

14 Tổng LN kế toán trước thuế 2,397 1,033 111 677

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 37 169

17 LN sau thuế TNDN 2,397 1,033 74 508

(Nguồn: Công ty Poongchin Vina)

Lưu Ngân Hằng_CQ500836 108