45
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU

Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

TẠI CÁC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU

Page 2: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Dê, Thỏ Ba Vì

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên Xác định các môn học/bài học có liên quan Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh ngoài thực địa: lựa chọn địa điểm thực địa (Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì)

Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Ban Giám đốc Trung

tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học

trong chương trình Tìm hiểu thực tế về các công việc cơ bản của trung tâm nghiên cứu và chăn

nuôi dê, thỏ Tìm hiểu về nguồn thức ăn chủ yếu của dê, thỏ, cừu; chế biến và cho dê, thỏ,

cừu ăn một số loại thức đơn giản; tìm hiểu quy trình vắt sữa dê Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

địa Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ

các loài động vật và lối sống thân thiện với môi trườngII. Thời gian 1 ngàyIII. Đối tượng Học sinh lớp 5

Page 3: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Ban Giám đốc Trung tâm biết được thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật tại Trung tâm, ...)

Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1 tuần trước khi đi)

Các đồ dùng, phương tiện cần cho việc tổ chức học tập Thuê phương tiện đưa đón học sinh Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế

(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng, ...)2. Đối với học sinh: Tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến nội dung của buổi học tập thực địa Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: sách vở, dụng cụ cho môn vẽ, bút để

ghi chép; máy ảnh (nếu có) để chụp lại những hình ảnh Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm) Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa

3. Đối với phụ huynh học sinh: Kiểm tra các đồ dùng mà con đã chuẩn bị (không nên chuẩn bị hộ cho con);

nhắc nhở, động viên con. Nếu có vần đề gì chưa rõ, phụ huynh nên chủ động liên lạc, trao đổi với giáo

viên chủ nhiệm4. Đối với Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Ba Vì: Cử 02 cán bộ kĩ thuật để giới thiệu và hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu về một số

bước cơ bản trong nghiên cứu và chăn nuôi dê, thỏ; tìm hiểu về nguồn thức ăn chủ yếu của dê, thỏ; phương pháp chế biến và cho dê, thỏ ăn một số loại thức ăn đơn giản

Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình học tập của học sinh

Page 4: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Nghiên cứu chương trình và giáo án để giảng dạy cho các em học sinh trong quá trình các em học tập tại trung tâm.

Chuẩn bị tốt các điều kiện về ăn trưa, nghỉ trưa theo yêu cầu của nhà trường (tổ chức nấu ăn và có nhà ăn, bàn ăn cho khoảng 60 người; có sàn nhà để cho học sinh nghỉ trưa; Ban tổ chức sẽ đem theo bạt trải để các em nghỉ trưa)

V. Các bước tiến hành

Các mốc thời gian và các hoạt động7h30 Học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh sau đó học sinh xếp

hàng ra ôtô (học sinh dậy sớm và ăn sáng tại nhà)8h00 Xe khởi hành từ Hà Nội đi Trung tâm nghiên cứu Dê, Thỏ8h00 - 9h30 Giáo viên tổ chức các hoạt động cho các em trên ô tô: Hướng

dẫn các em về an toàn khi tham gia giao thông, các biển báo giao thông trên đường; ôn lại kiến thức Tiếng Anh; ôn lại các bài hát đã được học ở cấp tiểu học và ôn lại kiến thức của một số môn học khác (như toán học, lịch sử, địa lý ...) thông qua các câu hỏi, câu đố, trò chơi

9h30 Xe đến Trung tâm Nghiên cứu Dê, Thỏ Ba Vì9h30 – 9h45 Học sinh xếp thành hàng và nghỉ giải lao tại chỗ 9h45 – 10h00 Nghe giới thiệu sơ bộ về Trung tâm và nội quy trong quá trình

học tập10h00 – 11h00 Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm. Sau đó mỗi nhóm sẽ có

01 cán bộ kĩ thuật của trung tâm đưa các em đi tìm hiểu về một số loài thực vật là nguồn thức ăn chủ yếu của Dê, Thỏ, Cừu và thực hành thu hoạch một số loài thực vật làm thức ăn cho Dê, Thỏ, Cừu (học sinh nghe cán bộ kĩ thuật hướng dẫn, làm mẫu sau đó mỗi học sinh sẽ trực tiếp thu hoạch thức ăn cho dê, thỏ, cừu theo đúng kĩ thuật đã được hướng dẫn. Lượng thức ăn các em thu hoạch được sẽ đem về khu chế biến để buổi chiều chế biến cho dê, thỏ, cừu ăn)

Page 5: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

11h00 – 11h20 Học sinh vệ sinh cá nhân để chuẩn bị ăn trưa (Giáo viên hướng dẫn các em ôn lại kiến thức môn khoa học về vệ sinh cá nhân trước khi ăn uống, trong khi ăn uống...)

11h20 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa13h30 – 13h45 Khởi động (Trò chơi do cán bộ kĩ thuật tại trung tâm tổ chức)13h45 – 14h15 02 cán bộ kĩ thuật của trung tâm hướng dẫn 2 nhóm học sinh

tìm hiểu cách chế biến một số loại thức ăn đơn giản cho Dê, Thỏ, Cừu (lượng thức ăn các em thu hoạch được buổi sáng sẽ được chế biến để làm thức ăn cho dê, thỏ, cừu. Sau đó mỗi học sinh sẽ lấy lượng nhất định để chuẩn bị đi dê, thỏ, cừu ăn)

14h15 – 15h15 02 cán bộ kĩ thuật của trung tâm hướng dẫn 2 nhóm học sinh thực hành cho Dê, Thỏ, Cừu ăn ăn một số loại thức ăn đơn giản (Ôn lại kiến thức môn khoa học: Động vật cần gì để sống?; Bổ trợ kiến thức cho môn tập làm văn: Miêu tả động vật); Trong quá trình học sinh cho vật nuôi ăn, cán bộ kĩ thuật nêu cho các em biết đặc điểm cơ bản của từng loại vật nuôi, giá trị kinh tế và hướng dẫn các em cách chăm sóc cơ bản dê, thỏ, cừu

15h15 – 16h15 02 cán bộ kĩ thuật của trung tâm hướng dẫn 2 nhóm học sinh tìm hiểu về quy trình vắt sữa dê (khi nào thì dê đến tuổi lấy sữa?; thời gian vắt sữa trong ngày?; chuẩn bị trước khi vắt sữa, như tắm và vệ sinh cho dê?; lưu ý một số kĩ thuật trong khi vắt sữa?; bảo quản sữa sau khi vắt?; giá trị dinh dưỡng của sữa dê?; chăm sóc dê trong thời kì vắt sữa?...)

16h15 Kết thúc buổi học, giáo viên và học sinh cảm ơn các cô chú cán bộ của trung tâm đã hưỡng dẫn cho chúng ta có một buổi học tập lý thú, sau đó học sinh lên xe về Hà Nội

18h15 Dự kiến xe về đến Hà Nội

VI. Gợi ý cho người sử dụng:

Lên danh sách để thông báo cho phụ huynh và học sinh những đồ dùng cần mang theo phục vụ cho việc học tập

Page 6: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cũng như các thành viên trong nhóm

Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của các học sinh và đánh giá buổi học ngoài thực địa và rút kinh nghiệm

Có thể phát cho phụ huynh và học sinh danh sách những thứ tham khảo cần mang theo cho chuyến học tập như: giầy, kính râm, ba lô nhỏ, chai nước nhỏ, thuốc cảm cúm, dầu gió, hạ sốt, tiêu chảy, bông băng, thuốc sát trùng, nước rửa tay (không cần nước), giấy vệ sinh, giấy ăn, dụng cụ và đồ dùng để tổ chức hoạt động và học tập cho học sinh

Các cán bộ kĩ thuật của trung tâm cần lưu ý: Vì đây là buổi học tập mang ý nghĩa giáo dục môi trường nên trong quá trình giảng dạy cho các em, các cán bộ kĩ thuật không nên giới thiệu nhiều về giá trị cung cấp thực phẩm (để làm thịt) của thỏ cũng như một số vật nuôi khác có ở trung tâm mà nên nhấn mạnh về các giá trị kinh tế khác của chúng đối với đời sống con người, qua đó giáo dục các em ý thức bảo vệ các loài vật nuôi và các động vật.

Page 7: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên Xác định các môn học/bài học có liên quan đến nội dung buổi học tập Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh ngoài thực địa: lựa chọn địa điểm thực địa (Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì)

Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Ban Giám đốc Trung

tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Ban Giám đốc Trung tâm biết được

thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học Tìm hiểu thực tế về điều kiện chăn nuôi bò sữa, đặc điểm ngoại hình của bò

sữa Tìm hiểu về nguồn thức ăn chủ yếu của bò sữa; thu hoạch, sơ chế và cho bò

sữa ăn một số loại thức ăn đơn giản Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

địa Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường và lối

sống thân thiện với môi trườngII. Thời gian 1 ngàyIII. Đối tượng Học sinh lớp 4

Page 8: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật tại Trung tâm, ...)

Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1 tuần trước khi đi)

Thuê phương tiện đưa đón học sinh Chuẩn bị về hậu cần: Ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế

(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng, ...)2. Đối với học sinh: Tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến nội dung của buổi học tập thực địa Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: sách vở, bút để ghi chép; dụng cụ cho

môn vẽ; máy ảnh (nếu có) để chụp lại những hình ảnh Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm) Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa

3. Đối với Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì: Cử 02 cán bộ kĩ thuật để giới thiệu và hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu về một số

bước cơ bản trong nghiên cứu và chăn nuôi bò sữa; tìm hiểu về nguồn thức ăn chủ yếu của bò sữa; phương pháp sơ chế và cho bò sữa ăn một số loại thức ăn đơn giản

Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để cho học sinh thực hành Chuẩn bị chỗ để học sinh nghỉ trưa

V. Các bước tiến hành1. Dự kiến các mốc thời gian trong ngày tổ chức7h30 Khởi hành từ Hà Nội9h30 Xe đến Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì9h30 – 9h45 Học sinh giải lao9h45 – 10h00 Nghe giới thiệu sơ bộ về Trung tâm và nội quy trong quá trình

học tập

Page 9: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

10h00 – 11h15 Tìm hiểu giống cỏ voi, là nguồn thức ăn chủ yếu của bò sữa11h15 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa13h30 – 13h45 Khởi động13h45 – 14h00 Xe đưa học sinh đến khu vực chăn nuôi bò sữa14h00 – 16h00 Quan sát, tìm hiểu thực tế về chăn nuôi bò sữa tại các chuồng

trại và thực hành sơ chế thức ăn đơn giản cho bò sữa và cách cho bò sữa ăn

16h15 Xe khởi hành về Hà Nội18h15 Xe về đến Hà Nội2. Các hoạt động học tập tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì

Hoạt động 1: Nghe giới thiệu sơ bộ về Trung tâm và nội quy cần chấp hành trong quá trình học tập

Bước 1: Giáo viên cho học sinh tập trung thành 3 hàng ngang ở sân của Trung tâm và cho các em ngồi xuống

Bước 2: Cán bộ kĩ thuật của Trung tâm giới thiệu sơ bộ về Trung tâm và nội quy cần chấp hành trong quá trình học tập tại Trung tâm Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguồn thức ăn chủ yếu của bò sữa và

thực hành thu hoạch cỏ voi – là nguồn thức ăn chủ yếu của bò sữaHoạt động này cán bộ kĩ thuật tổ chức cho các em học sinh

Bước 1: Chia học sinh thành 2 nhóm Bước 2: Mỗi nhóm có 01 cán bộ kĩ thuật hướng dẫn các em tìm hiểu, thực

hành- Tìm hiểu về đặc điểm, giá trị dinh dưỡng một số nguồn thức ăn của bò

sữa- Thực hành thu hoạch cỏ voi

Hoạt động 3: Khởi động (Do cán bộ kĩ thuật tại trung tâm tổ chức cho các em)

Hoạt động 4: Sơ chế một số loại thức ăn đơn giản cho bò sữa và cho bò sữa ăn một số loại thức ăn đơn giản

Cán bộ trung tâm sẽ tiến hành hướng dẫn các nhóm học sinh thực hành sơ chế một số loại thức ăn đơn giản cho bò sữa và cho bò sữa ăn một số loại thức ăn

Page 10: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

đơn giản. Trong quá trình học sinh cho bò sữa ăn, cán bộ kĩ thuật nêu cho các em biết những đặc điểm cơ bản của bò sữa tại trung tâm (nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, chiều cao, cân nặng, khă năng cho sữa, ...), giá trị kinh tế, ... Hoạt động 5: Tìm hiểu quy trình vắt sữa bò

02 cán bộ kĩ thuật của trung tâm hướng dẫn 2 nhóm học sinh tìm hiểu về quy trình vắt sữa bò với một số nội dung như:- Khi nào thì bò đến tuổi lấy sữa?; thời gian vắt sữa trong ngày?- Chuẩn bị trước khi vắt sữa, như tắm và vệ sinh cho bò?- Lưu ý một số kĩ thuật trong khi vắt sữa? bảo quản sữa sau khi vắt?- Giá trị dinh dưỡng của sữa bò? chăm sóc bò trong thời kì vắt sữa? ...

Sau khi kết thúc hoạt động 5, học sinh đi rửa chân tay sau đó tập trung tại sân của Trung tâm, đại diện giáo viên và học sinh cảm ơn Trung tâm để chuẩn bị lên xe khởi hành về Hà Nội. Kết thúc ngày học tập.

VI. Gợi ý cho người sử dụng:

Lên danh sách để thông báo cho phụ huynh và học sinh những đồ dùng cần mang theo phục vụ cho việc học tập như: giầy, kính râm, ba lô nhỏ, chai nước nhỏ, thuốc cảm cúm, dầu gió, hạ sốt, tiêu chảy, bông băng, thuốc sát trùng, nước rửa tay (không cần nước), giấy vệ sinh, giấy ăn, dụng cụ và đồ dùng để tổ chức hoạt động và học tập cho học sinh

Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cũng như các thành viên trong nhóm

Có thể kết hợp nội dung này cùng với chuyến học tập tại vườn Quốc gia Ba Vì Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của các học sinh và

đánh giá buổi học ngoài thực địa và rút kinh nghiệm

Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Đà điểu Ba Vì

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học

trong chương trình học chính khóa trên lớp. Tìm hiểu thực tế về Trung tâm nghiên cứu Đà điểu Ba Vì. Tìm hiểu thực tế đặc điểm và đời sống của Đà điểu. Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

Page 11: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên Xác định các môn học/bài học có liên quan Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Đà Điểu Ba Vì Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Ban Giám đốc Trung

tâm Nghiên cứu Đà Điểu Ba Vì Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Ban Giám đốc Trung tâm biết được

thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật tại Trung tâm, ...)

Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1 tuần trước khi đi)

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học

trong chương trình học chính khóa trên lớp. Tìm hiểu thực tế về Trung tâm nghiên cứu Đà điểu Ba Vì. Tìm hiểu thực tế đặc điểm và đời sống của Đà điểu. Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

Page 12: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Các đồ dùng, phương tiện cần cho việc tổ chức học tập Thuê phương tiện đưa đón học sinh Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế

(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng...) Máy ảnh, máy quay phim

2. Đối với học sinh: Tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến Đà điểu và việc chăn nuôi Đà điểu. Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: vở, bút, ... Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm) Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa

3. Đối với phụ huynh học sinh: Kiểm tra các đồ dùng mà con đã chuẩn bị (không nên chuẩn bị hộ cho con);

nhắc nhở, động viên con. Nếu có vần đề gì chưa rõ, phụ huynh nên chủ động liên lạc, trao đổi với giáo

viên chủ nhiệm3. Đối với Trung tâm nghiên cứu Đà điểu Ba Vì: Cử 02 cán bộ kĩ thuật để giới thiệu và hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu về Trung

tâm nghiên cứu Đà điểu, tìm hiểu về nguồn thức ăn, cách chế biến và đặc điểm của Đà điểu.

Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình học tập của học sinh Nghiên cứu chương trình và giáo án để giảng dạy cho các em học sinh trong

quá trình các em học tập tại Trung tâm. Chuẩn bị tốt các điều kiện về ăn trưa, nghỉ trưa theo yêu cầu của nhà trường (tổ

chức nấu ăn cho HS và GV; có chỗ để cho học sinh nghỉ trưa; ...)V. Các bước tiến hành

Các mốc thời gian và các hoạt động

7h30 Học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh sau đó học sinh xếp hàng ra ôtô (học sinh dậy sớm và ăn sáng tại nhà)

8h00 Xe khởi hành từ Hà Nội đi Trung tâm nghiên cứu Đà điểu Ba Vì

Page 13: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

8h00 - 9h30 Giáo viên tổ chức các hoạt động cho các em trên ô tô: Hướng dẫn các em về an toàn khi tham gia giao thông, các biển báo giao thông trên đường; ôn lại kiến thức Tiếng Anh; ôn lại các bài hát đã được học ở cấp tiểu học và ôn lại kiến thức của một số môn học khác (như toán học, lịch sử, địa lý,...) thông qua các câu hỏi, câu đố, trò chơi.

9h30 Xe đến Trung tâm Nghiên cứu Đà điểu Ba Vì9h30 – 9h45 Học sinh xếp thành hàng và nghỉ giải lao tại chỗ 9h45 – 10h00 Nghe giới thiệu sơ bộ về Trung tâm và nội quy trong quá trình

học tập10h00 – 11h00 Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm. Sau đó mỗi nhóm sẽ có

01 cán bộ kĩ thuật của trung tâm đưa các em đi tìm hiểu về một số loài thực vật là nguồn thức ăn chủ yếu của Đà điểu và thực hành thu hoạch một số loài thực vật làm thức ăn cho Đà điểu (học sinh nghe cán bộ kĩ thuật hướng dẫn, làm mẫu sau đó mỗi học sinh sẽ trực tiếp thu hoạch thức ăn cho Đà điểu theo đúng kĩ thuật đã được hướng dẫn. Lượng thức ăn các em thu hoạch được sẽ đem cho Đà điểu ăn.

11h00-11h20 Học sinh vệ sinh cá nhân để chuẩn bị ăn trưa (Giáo viên hướng dẫn các em ôn lại kiến thức môn khoa học về vệ sinh cá nhân trước khi ăn uống, trong khi ăn uống...)

11h20 – 14h00 Ăn trưa, nghỉ trưa14h00 – 14h15 Khởi động (Trò chơi do GV phụ trách)14h15 – 14h45 Học sinh chia nhóm tìm hiểu về đặc điểm và đời sống của Đà

điểu từ quan sát thực tế và cán bộ hướng dẫn của Trung tâm để hoàn thiện phiếu học tập.

14h45 – 15h45 Các nhóm HS báo cáo kết quả thu hoạch của nhóm. (Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm sẽ hướng dẫn và bổ sung nhũng nội dung mà HS hiểu chưa đúng hoặc chưa hoàn chỉnh)

15h45 - 16h00 GV nhận xét buổi học tập, hướng dẫn HS về nhà viết cảm nhận của mình sau 1 ngày học tập tại Trung tâm

Page 14: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

GV thay mặt nhà trường cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm trong suốt quá trình học tập của HS tại Trung tâm.

16h00 – 17h30 Lên xe về trường

VI. Gợi ý cho người sử dụng:

Lên danh sách để thông báo cho phụ huynh và học sinh những đồ dùng cần mang theo phục vụ cho việc học tập

Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cũng như các thành viên trong nhóm

Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của các học sinh và đánh giá buổi học ngoài thực địa và rút kinh nghiệm

GV chuẩn bị trước một số hoạt động trò chơi đơn giản để tổ chức xen kẽ trong ngày học tập tại Trung tâm nghiên cứu Đà điểu.

Phụ lục: Phiếu học tập tại Trung tâm nghiên cứu Đà điểu Ba VìNhóm 1 và Nhóm 3

Em hãy quan sát, hỏi các cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Đà điểu Ba Vì để hoàn thành các câu hỏi sau:

1. Đà điểu trưởng thành (con trống) có đặc điểm gì về:- Lông: ............................................................................................................- Hình dáng: ...................................................................................................- Cân nặng: ....................................................................................................- Chiều cao: ....................................................................................................2. Nguồn thức ăn chủ yếu của Đà điểu: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Nhóm 2 và Nhóm 4Em hãy quan sát, hỏi các cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Đà điểu Ba Vì để hoàn thành các câu hỏi sau:

1. Đà điểu trưởng thành (con mái) có đặc điểm gì về:- Lông: ............................................................................................................- Hình dáng: ...................................................................................................

Page 15: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

- Cân nặng: ....................................................................................................- Chiều cao: ....................................................................................................- Một năm Đà điểu mẹ đẻ được bao nhiêu trứng: ..........................................2. Trứng Đà điểu có đặc điểm gì:- Hình dáng: ...................................................................................................- Màu sắc: .......................................................................................................- Kích thước: ..................................................................................................- Cân nặng: .....................................................................................................

Nhóm 5 và Nhóm 6Em hãy quan sát, hỏi các cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Đà điểu Ba Vì để hoàn thành các câu hỏi sau:

1. Đà điểu trưởng thành (con non) có đặc điểm gì về:- Lông: ...........................................................................................................- Hình dáng: ..................................................................................................- Cân nặng: ....................................................................................................- Chiều cao: .................................................................................................2. Em hãy nêu một số lợi ích của Đà điểu:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tạiTrung tâm nhân giống cây trồng Lâm nghiệp - Suối Hai, Ba Vì

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Tìm hiểu thực tế về một số bước cơ bản trong nhân giống và trồng một số

cây lâm nghiệp Được trực tiếp thực hành các bước nhân giống và trồng một số cây lâm

nghiệp Tìm hiểu vai trò của công tác nhân giống cây trồng lâm nghiệp Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học

thông qua các hoạt động ở ngoài thực địa Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

địa Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường và lối

Page 16: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên Xác định các môn học/bài học có liên quan Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức

cho học sinh ngoài thực địa: lựa chọn địa điểm thực địa (Trung tâm nhân giống cây trồng Lâm nghiệp)

Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Ban Giám đốc Trung

tâm nhân giống cây trồng Lâm nghiệp Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Ban Giám đốc Trung tâm biết được

thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật tại Trung tâm, ...)

Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em (nên có 4- 5 phụ huynh cùng tham gia để quản lý và giúp đỡ các em)

I. Mục tiêuGiúp học sinh: Tìm hiểu thực tế về một số bước cơ bản trong nhân giống và trồng một số

cây lâm nghiệp Được trực tiếp thực hành các bước nhân giống và trồng một số cây lâm

nghiệp Tìm hiểu vai trò của công tác nhân giống cây trồng lâm nghiệp Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học

thông qua các hoạt động ở ngoài thực địa Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

địa Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường và lối

Page 17: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (trước khi đi ít nhất 1 tuần)

Thuê phương tiện đưa đón học sinh Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế

(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng, ...) Chuẩn bị về thiết bị: 02 Loa cầm tay, máy ảnh, máy quay phim

2. Đối với học sinh: Tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến nội dung của buổi học tập thực địa Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: sách vở, bút để ghi chép; máy ảnh (nếu

có) để chụp lại những hình ảnh Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm) Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa

3. Đối với Trung tâm nhân giống cây trồng lâm nghiệp: Cử 02 cán bộ kĩ thuật để giới thiệu và hướng dẫn học sinh thực hành phương

pháp nhân giống và trồng cây lâm nghiệp Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để cho học sinh thực hành Chuẩn bị chỗ nghỉ trưa cho học sinh

V. Các bước tiến hành1. Dự kiến các mốc thời gian trong ngày tổ chức7h30 Khởi hành từ Hà Nội9h30 Xe đến Trung tâm nhân giống cây trồng lâm nghiệp9h30 – 9h45 Học sinh giải lao9h45 – 10h00 Nghe giới thiệu sơ bộ về Trung tâm và nội quy trong quá trình

học tập10h00 – 11h15 Tìm hiểu một số giống cây trồng lâm nghiệp có ở Trung tâm11h15 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa13h30 – 13h45 Khởi động13h45 – 15h15 Tìm hiểu và thực hành nhân giống cây trồng lâm nghiệp15h15 – 16h00 Thực hành trồng cây lâm nghiệp và chăm sóc sau khi trồng16h15 Xe khởi hành về Hà Nội18h15 Xe về đến Hà Nội

Page 18: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

2. Các hoạt động học tập tại Trung tâm Hoạt động 1: Nghe giới thiệu sơ bộ về Trung tâm và nội quy cần chấp

hành trong quá trình học tập Bước 1: Giáo viên cho học sinh tập trung thành 3 hàng ngang ở sân của Trung

tâm và cho các em ngồi xuống Bước 2: Cán bộ kĩ thuật của Trung tâm giới thiệu sơ bộ về Trung tâm và nội

quy cần chấp hành trong quá trình học tập tại Trung tâm Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số giống cây trồng lâm nghiệp

Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành 02 nhóm (có thể chia theo tổ, tổ 1 và tổ 2 một nhóm; tổ 3 và tổ 4 một nhóm)

Bước 2: 02 cán bộ kĩ thuật của Trung tâm hướng dẫn 02 nhóm học sinh đi tìm hiểu (đặc điểm hình thái; sức sống; giá trị kinh tế...) về một số giống cây trồng lâm nghiệp có tại Trung tâm Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi

Tổ chức trò chơi: Hát các bài hát về cây cối Giáo viên: Chia học sinh của lớp thành 4 đội chơi. Thông báo thể lệ trò chơi:

- Các đội sẽ rút thăm xem đội nào hát trước. - Mỗi đội phải hát được một đoạn (trong một bài hát) có nêu tên về một

loài thực vật nào đó. Sau khi đội 1 hát xong 1 đoạn có nêu tên một loài thực vật thì đến lượt đội 2 hát, đội 2 hát xong đến lượt đội 3, rồi đến lượt đội 4 và quay lại đội 1…trò chơi cứ thế diễn ra.

- Nếu sau 30 giây mà đội nào không hát được một đoạn bài hát có nêu tên một loài thực vật thì đội đó sẽ thua cuộc.

- Nếu cùng hát tên một loài thực vật nhưng ở các bài hát khác nhau thì vẫn được chấp nhận.

- Đoạn đã hát rồi sẽ không được hát lại.- Một bài hát mà có nêu tên nhiều loài thực vật thì có thể hát thành nhiều

đoạn. - Phát cho mỗi đội chơi 1 tờ giấy và 1 cái bút.- Sẽ có 1 phút cho các đội để nghĩ và ghi tên các bài hát có tên các làoi

thực vật ra tờ giấy của đội mình

Page 19: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Học sinh: Thực hiện trò chơi theo thể lệ.- Suy nghĩ để tìm ra bài hát trong suốt quá trình chơi và khi nghĩ ra bài hát

mới thì nên ghi tiếp vào giấy để khỏi quên. Thời gian của trò chơi: 15 phút. Có thể sau 15 phút sẽ không tìm ra được thắng

cuộc, giáo viên tuyên bố tất cả chúng ta đều thắng cuộc. Giáo viên tổng kết và nêu ý nghĩa của trò chơi Hoạt động 4: Thực hành nhân giống cây trồng lâm nghiệp

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tập trung thành 02 nhóm Bước 2: 02 cán bộ kĩ thuật của Trung tâm hướng dẫn 02 nhóm học sinh về quy

trình thực hành nhân giống cây trồng lâm nghiệp (sau khi nghe giới thiệu xong từng nội dung học sinh sẽ thực hành luôn nội dung đó); gồm một số nội dung- Giới thiệu về ruột bầu, túi bầu và cách đóng bầu đất- Cách chọn cành hom (cành hom là cành được chọn rồi cắt ra thành những

đoạn nhỏ để tiến hành nhân giống)- Cách xử lý cành hom và hom cành- Cách chăm sóc cây giống trong vườn ươm

Bước 3: Cán bộ kĩ thuật, giáo viên và phụ huynh quan sát, hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hành Hoạt động 5: Thực hành trồng cây lâm nghiệp

Bước 1: Cán bộ kĩ thuật đưa nhóm học sinh ra khu vực trồng cây; hướng dẫn các em cách đào hố trồng cây (cách sử dụng dụng cụ đào hố; cách đào hố; chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của hố); học sinh quan sát cán bộ kĩ thuật làm mẫu

Bước 2: Học sinh tiến hành đào hố trồng cây Bước 3: Cán bộ kĩ thuật hướng dẫn học sinh cách nhận biết cây giống đạt tiêu

chuẩn để đem trồng; học sinh chọn cây giống để trồng Bước 4: Cán bộ kĩ thuật hướng dẫn học sinh cách đặt cây trồng, cách lấp đất;

học sinh quan sát cán bộ kĩ thuật làm mẫu Bước 5: Học sinh tiến hành trồng cây Bước 6: Hướng dẫn học sinh chăm sóc sơ bộ sau khi trồng cây; học sinh tiến

hành chăm sóc cho cây trồng của mình

Page 20: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Sau khi kết thúc hoạt động 4, học sinh đi rửa chân tay sau đó tập trung tại sân của Trung tâm, đại diện giáo viên và học sinh cảm ơn Trung tâm để chuẩn bị lên xe khởi hành về Hà Nội. Kết thúc ngày học tập.

VI. Gợi ý cho người sử dụng:

Nên tổ chức buổi học tập này vào thời gian cuối của học kì 2 vì thời tiết và lượng kiến thức khi đó thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

Lên danh sách để thông báo cho phụ huynh và học sinh những đồ dùng cần mang theo phục vụ cho việc học tập

Page 21: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Mô đun: Tìm hiểu sự đa dạng của động – thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh

IV. Chuẩn bị1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường Xây dựng kế hoạch học tập và trao đổi dự kiến các hoạt động học tập sẽ được

tổ chức cho học sinh ngoài thực địa. Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua và thông

báo tới gia đình học sinh.

I. Mục tiêuGiúp học sinh:Kiến thức:

Tìm hiểu thực tế về một số loài động thực vật nhiệt đới Việt Nam; Tìm hiểu về một số loài động vật, thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tìm hiểu về môi trường sống và các biện pháp duy trì và gìn giữ các loài

động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.Kỹ năng:

Hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích và nhận xét. Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực

địa.Thái độ:

Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức yêu quý các loài động – thực vật quý hiếm; có ý thức bảo vệ các loài động – thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và từng bước hình thành lối sống thân thiện với môi trường.

II. Thời gian 1 ngàyIII. Đối tượng Học sinh lớp 5

Page 22: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và trao đổi kế hoạch với ban lãnh đạo Trạm đa dạng sinh học Mê Linh về các hoạt động: giới thiệu một vài nét về Trạm; tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức về sự đa dạng của thực vật nhiệt đới; tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức về sự đa dạng của động vật nhiệt đới; tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức về một số loài động – thực vật có nguy cơ tuyệt chủng; tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu về các hoạt động nhằm duy trì và từng bước hạn chế nguy cơ tuyệt chủng của các loài động – thực vật quý hiếm.

Thông báo kế hoạch chi tiết với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh (nếu cùng tham gia hoạt động với nhà trường).

Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh. Thuê phương tiện đưa đón học sinh. Chuẩn bị về hậu cần, y tế và một số vật dụng cần thiết. Chuẩn bị 02 Loa cầm tay, máy ảnh, máy quay phim.

2. Đối với học sinh Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: sách vở, bút để ghi chép; đồ dùng học

tập môn Mỹ thuật (dành cho hoạt động vẽ). Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm). Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa.

3. Đối với Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Chuẩn bị nhân sự để có các hoạt động phối hợp với nhà trường và giáo viên

(như kế hoạch và một số hoạt động trên). Chuẩn bị về cơ sở vật chất; đảm bảo an toàn cho học sinh suốt quá trình tìm

hiểu tại Trạm. Chú ý: Nhà trường nên liên hệ cụ thể với Trạm để xác định cụ thể lượng HS

mà Trạm có khả năng tiếp đón và giới thiệu.V. Các bước tiến hành1. Dự kiến các mốc thời gian trong ngày tổ chức8h00 - 9h30 Khởi hành từ Hà Nội đến Mê Linh.

Page 23: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

9h30 – 10h00 HS ổn định tổ chức lớp và di chuyển trật tự đến phòng họp lớn của Trạm

10h00 – 11h00 Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (cán bộ Trạm hướng dẫn)

11h00 – 11h30 HS thu gọn đồ và chuẩn bị ăn trưa tại phòng ăn chung của Trạm11h30 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa tại Trạm13h30 – 13h45 HS ổn định tổ chức, chuẩn bị tham gia các hoạt động tại Trạm13h45 – 15h15 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của động - thực vật nhiệt

đới (cán bộ Trạm hướng dẫn)15h15 – 15h45 Hoạt động 3: Chúng em thi “nuôi động vật”15h45 – 16h15 Hoạt động 4: Tìm hiểu một số loài động – thực vật có nguy

cơ tuyệt chủng được nuôi dưỡng và bảo vệ tại Trạm.16h15 - 17h45 HS ra xe và khởi hành về Hà Nội - Xe về đến Hà Nội2. Các hoạt động học tập tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh

Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Cán bộ Trạm giới thiệu)

Cán bộ Trạm: Chuẩn bị nội dung bài giới thiệu; chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để trình bày; trình bày giới thiệu về Trạm, các hoạt động HS được tham gia trong buổi chiều.

Giáo viên: Tổ chức ổn định HS theo hướng dẫn của cán bộ Trạm; phát phiếu hộ tập cho HS (xin xem phụ lục).

Học sinh: Ổn định tổ chức, trật tự ngồi nghe giới thiệu và ghi nhớ lịch trình. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của động - thực vật nhiệt đới (Cán bộ Trạm hướng dẫn – GV phối hợp quản lý HS)

Cán bộ Trạm: - Lên lộ trình và dẫn học sinh theo lộ trình để tìm hiểu về sự đa dạng: Của

các loài thực vật nhiệt đới: kích thước cây; các dạng cây; đa dạng loài; đa dạng lá; đa dạng thân...; của các loài động vật nhiệt đới: côn trùng; lưỡng thê; bò sát; động vật có xương nhỏ; động vật kích thước lớn, ...

Page 24: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

- Hướng dẫn HS trực tiếp tiếp xúc và cảm nhận các “cảm giác loài khác nhau” giữa các loài động - thực vật (có sự lựa chọn các loài an toàn, tránh gây dị ứng hoặc có nguy cơ gây hại cho HS).

Giáo viên: Tổ chức ổn định HS theo hướng dẫn của cán bộ Trạm; giao việc cho HS (quan sát, ghi chép, hoàn thành phiếu học tập suốt quá trình tìm hiểu).

Học sinh: Trật tự di chuyển và quan sát theo sự chỉ dẫn của cán bộ Trạm và giáo viên; ghi chép các kiến thức nhận được; hoàn thiện các phiếu học tập được giao. Hoạt động 3: Chúng em thi “nuôi động vật”

Cán bộ Trạm: Làm thao tác cho động vật ăn; hướng dẫn các bước (chuẩn bị đồ ăn đã có sẵn, đặt vào khoang ăn cho động vật – tránh lãng phí, vệ sinh khoang ăn cho động vật); mời các nhóm học sinh lên cùng “thi cho động vật ăn” và nhận xét sau khi kết thúc; cùng GV khen thưởng và phát quà cho các nhóm.

Giáo viên: Tổ chức ổn định HS theo hướng dẫn của cán bộ Trạm; phân nhóm HS (theo tổ) và sắp thứ tự các nhóm tham gia; cùng cán bộ Trạm chấm điểm, khen thưởng và phát quà cho các nhóm.

Học sinh: Chia thành các nhóm; tham gia thi cho động vật ăn. Hoạt động 4: Tìm hiểu một số loài động – thực vật có nguy cơ tuyệt

chủng được nuôi dưỡng và bảo vệ tại Trạm. Cán bộ Trạm: Lên lộ trình và dẫn học sinh theo lộ trình để tìm hiểu về một số

loài động - thực vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam và những biện pháp tích cực của Trạm để giải quyết vấn đề này.

Giáo viên: tổ chức ổn định HS theo hướng dẫn của cán bộ Trạm. Học sinh: trật tự di chuyển và quan sát theo sự chỉ dẫn của cán bộ Trạm và

giáo viên; ghi chép các kiến thức nhận được; hoàn thiện các phiếu học tập được giao.

VI. Gợi ý cho người sử dụng Có thể tổ chức trong thời gian ½ ngày (xuất phát từ 7h sáng và kết thúc lúc 12h

trưa tại Hà Nội – Thời gian di chuyển: 3h; thời gian học tập: 2h). Lúc này, các hoạt động diễn ra ngắn và nội dung đơn giản, gồm các hoạt động sau:

Page 25: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

- Hoạt động 1: Kết hợp giới thiệu về Trạm và giới thiệu sự đa dạng của động - thực vật nhiệt đới tại Trạm (nội dung giới thiệu về Trạm đan xen trong lúc cán bộ hướng dẫn HS tìm hiểu sự đa dạng) – 45 phút;

- Hoạt động 2: HS thi “nuôi động vật” – 30 phút;- Hoạt động 3: Tìm hiểu một số loài động – thực vật có nguy cơ tuyệt

chủng được nuôi dưỡng và bảo vệ tại Trạm – 45 phút. Có thể liên hệ các nội dung hoạt động tại Trạm để chuẩn bị phiếu học tập giao

việc cho HS. Một số thông tin về Trạm và liên hệ với Trạm: Trạm trưởng - TS. Lê Đồng

Tấn, điện thoại cơ quan 043 7566801.

PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬPDành cho học sinh tham gia ngày học tập

tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh

Thông tin về học sinhHọ và tên: ............................................. Lớp: ...................... Tổ/Nhóm: ...............Trường: ...................................................................................................................

PHẦN I. SỰ ĐA DẠNG CỦA ĐỘNG – THỰC VẬT NHIỆT ĐỚI1. Sự đa dạng của thực vật:- Em đã quan sát và được nghe giới thiệu về mấy loài thực vật: ......- Em hãy điền các thông tin về 5 loài cây mà em được tìm hiểu vào bảng sau:Tên cây

Kích thước cây Lá cây Thân cây

NhỏTrung bình

To lớn

NhỏNgắnBé

Trung bình

Rất lớn

NhỏMềmYếu

Trung bình

ToCứngNhiều cành

Page 26: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

1......2......3......4......5......2. Sự đa dạng của động vật:- Em đã quan sát và được nghe giới thiệu về mấy loài động vật: ......- Em hãy điền các thông tin về 5 loài động vật mà em được tìm hiểu vào bảng sau:Tên con

Môi trường sống Kích thước Thức ăn

Dưới nước

Trong đất

Trên mặt đất

NhỏTrung bình

To lớn

ÍtTrung bình

Nhiều

1.........2.........3.........4.........5.........

PHẦN II. MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG – THỰC VẬT CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG1. Em đã quan sát và được nghe giới thiệu về các loài có nguy cơ tuyệt chủng, hãy cho biết tên các loài đó:+ Động vật: .............................................................................................................................................................................................................................................+ Thực vật: .............................................................................................................................................................................................................................................2. Em hãy giới thiệu về 1 loài động vật hoặc thực vật mà em thấy có nguy cơ bị tuyệt chủng nhất:+ Tên loài: ..........................................+ Biện pháp ngăn ngừa (được các cô chú ở Trạm giới thiệu): ..............................

Page 27: Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................PHẦN III. EM SẼ LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ ĐỘNG – THỰC VẬT QUÝ HIẾMEm sẽ làm gì để bảo vệ các loài động – thực vật quý hiếm?..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................