20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1066 ngày 13/3/2014 - Hướng tới Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Tr.9) - Triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 (Tr.2) - Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức lối sống (Tr.4) - Ứng xử thô bạo với di tích (Tr.13) Khai thác nghệ thuật truyền thống thu hút khách du lịch quốc tế (Tr.20) trong số nàY Ảnh: C.T.V Việt Nam đón chào “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” Ngày 20/3 tới, lần đầu tiên Việt Nam sẽ kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Để chuẩn bị cho “Ngày Quốc tế Hạnh phúc”, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 342/BVHTTDL- GĐ ngày 18/02 về việc Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014 với khẩu hiệu “Hãy hành động vì mục tiêu: Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, “Hãy tạo ra một môi trường sống và làm việc hạnh phúc hơn”. (Xem tiếp trang 12) Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong lễ xuất quân tuyên truyền lưu động Ngày 07/3, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức chức Lễ xuất quân tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề “Về với Điện Biên”. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dự và tuyên bố xuất quân. Đây là hoạt động chính trị lớn được sự hưởng ứng của 50 đoàn tuyên truyền lưu động đến từ 48 tỉnh/thành trên cả nước, nhằm tôn vinh ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, khẳng định chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh tri ân những đóng góp của nhân dân những người có công với cách mạng…. (Xem tiếp trang 3) Lễ xuất quân tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Cho phép tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam 2014” Ngày 06/3, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 545/QĐ-BVHTTDL cho phép UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam 2014” từ ngày 25/02 đến 24/8/2014. (Xem tiếp trang 3)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1066. Đăng trên vanhien.vn.

Citation preview

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1066 ngày 13/3/2014

- Hướng tới Kỷ niệm 60 nămChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

(Tr.9)- Triển khai công tác xét tặngdanh hiệu Nhà giáo Nhân dân,Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13

(Tr.2)- Phát huy vai trò của gia đìnhtrong giáo dục đạo đức lối sống

(Tr.4)- Ứng xử thô bạo với di tích

(Tr.13)Khai thác nghệ thuật

truyền thống thu hút khách du lịch quốc tế

(Tr.20)

trong số này

Ảnh:

C.T

.V

Việt Nam đón chào“Ngày Quốc tế Hạnh phúc”

Ngày 20/3 tới, lần đầu tiên ViệtNam sẽ kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnhphúc với chủ đề “Yêu thương và chiasẻ”. Để chuẩn bị cho “Ngày Quốc tếHạnh phúc”, Bộ VHTTDL đã banhành Công văn số 342/BVHTTDL-GĐ ngày 18/02 về việc Tổ chức cáchoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnhphúc 20/3/2014 với khẩu hiệu “Hãyhành động vì mục tiêu: Gia đình noấm, tiến bộ, hạnh phúc”, “Hãy tạo ramột môi trường sống và làm việchạnh phúc hơn”.

(Xem tiếp trang 12)

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong lễ xuất quân tuyên truyền lưu động

Ngày 07/3, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức chức Lễxuất quân tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ với chủ đề “Về với Điện Biên”. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã tới dựvà tuyên bố xuất quân. Đây là hoạt động chính trị lớn được sự hưởng ứng của50 đoàn tuyên truyền lưu động đến từ 48 tỉnh/thành trên cả nước, nhằm tôn vinhý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, khẳng định chủ nghĩa yêu nước,tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam,giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh tri ân những đóng góp của nhândân những người có công với cách mạng….

(Xem tiếp trang 3)

Lễ xuất quân tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 60 năm

Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cho phép tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam 2014”Ngày 06/3, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 545/QĐ-BVHTTDL

cho phép UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức cuộcthi “Hoa hậu Việt Nam 2014” từ ngày 25/02 đến 24/8/2014.

(Xem tiếp trang 3)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

quản lý nhà nước

2 số 1066 l 13.3.2014

Ngày 28/02/2014, Sở VHTTDLPhú Thọ đã ban hành Kế hoạch số15/KH-BVHTTDL về việc tổ chức cáchoạt động VHTTDL phục vụ Giỗ TổHùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nămGiáp Ngọ - 2014. Việc tổ chức các hoạtđộng này nhằm mục đích tạo không khívui tươi, phấn khởi phục vụ du kháchvà nhân dân về tham dự lễ hội; Độngviên nhân dân tích cực tham gia vàocác hoạt động văn hóa, thể thao, dulịch; Phấn khởi thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh Phú Thọ lần thứ XVII; Giáo dụctruyền thống yêu nước, đạo lý “Uốngnước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻtrồng cây”, củng cố và phát triển khốiđại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc; Tiếp tục tuyên truyền, quảngbá rộng rãi giá trị văn hóa vùng đất Tổ“Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”,từng bước xây dựng thành phố Việt Trìtrở thành thành phố lễ hội về với cộinguồn dân tộc Việt Nam; Tạo động lực

phát triển du lịch, dịch vụ góp phầnphát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Việc tổ chức các hoạt độngVHTTDL phục vụ Giỗ Tổ HùngVương - Lễ hội Đền Hùng năm GiápNgọ - 2014 cần đảm bảo thành kính,trang nghiêm theo nghi thức truyềnthống; Kết hợp hài hòa giữa truyềnthống và hiện đại, phát huy các loạihình văn hóa, thể thao truyền thốngvùng đất Tổ; Đảm bảo an toàn, tiếtkiệm, hiệu quả.

Theo Kế hoạch, tại TP. Việt Trì, Khudi tích lịch sử Đền Hùng, huyện LâmThao… sẽ diễn ra nhiều hoạt độngtuyên truyền cổ động trực quan; Hội thigói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tỉnhPhú Thọ lần thứ 2 năm 2014; Chươngtrình nghệ thuật chào mừng Giỗ TổHùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nămGiáp Ngọ 2014 với chủ đề “Về miềnquê di sản” nhằm tôn vinh di sản HátXoan và “Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóaphi vật thể đại diện của nhân loại; Tổchức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc LongQuân; Tổ chức Lễ dâng hương tưởng

niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; Lễ dâng hương tạicác di tích thờ Hùng Vương và các danhnhân, danh tướng thời Hùng Vương trênđịa bàn tỉnh Phú Thọ; Hội trại văn hóa;Liên hoan Hát Xoan cho các đối tượngthanh, thiếu nhi gắn với chương trìnhHát Xoan làng cổ; Hội thi gói, nấu bánhchưng và giã bánh giầy liên tỉnh; Cáchoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyênnghiệp, trưng bày, triển lãm; Các giải thểthao quần chúng tỉnh Phú Thọ, Hội thiBơi chải trên sông Lô; Giải Bóng đá tỉnhPhú Thọ cúp Hùng Vương lần thứ nhất.

Nằm trong chương trình các hoạtđộng VHTTDL, còn có các hoạt độngkhác như: Hướng dẫn và tổ chức cấpgiấy phép các hoạt động văn hóa, dịchvụ văn hóa trên địa bàn thành phố ViệtTrì và khu vực lễ hội; Tổ chức các hoạtđộng dịch vụ - du lịch, trưng bày và báncác mặt hàng lưu niệm, các sản phẩmvăn hóa, hoa, cây cảnh phục vụ đồngbào về dự lễ hội; Kiểm tra các hoạt độngvăn hóa, dịch vụ VHTTDL tại Khu ditích lịch sử Đền Hùng và các địaphương tổ chức lễ hội.

H.Q

Tổ chức các hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2014

Ngày 03/3, Bộ VHTTDL đã banhành Kế hoạch số 535/KH-BVHTTDL về việc triển khai côngtác xét tặng danh hiệu Nhà giáoNhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ13, năm 2014.

Việc triển khai công tác xét tặngdanh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhàgiáo Ưu tú lần thứ 13, năm 2014 nhằmxét chọn, tôn vinh những nhà giáo cóphẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tậntuỵ với nghề; gương mẫu, thực sự làtấm gương sáng cho người học vàđồng nghiệp noi theo để trình Hội

đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướngChính phủ xem xét, trình Chủ tịchNước tặng danh hiệu Nhà giáo Nhândân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13. Kếhoạch vạch rõ lộ trình các bước thựchiện. Cụ thể, hướng dẫn, đôn đốc côngtác xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sởthực hiện từ 21/02 đến 25/3/2014;Xây dựng dự thảo Phương án vậndụng quy đổi tiêu chuẩn xét tặng danhhiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưutú lần thứ 13 thực hiện từ 21/02 đến05/3/2014; Tiếp nhận hồ sơ từ Hộiđồng cấp cơ sở thực hiện từ 25/3 đến

31/3/2014; Thành lập và chuẩn bị nộidung phục vụ Hội đồng cấp Bộ xéttặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân,Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13 thực hiệntừ 20/3 đến 10/4/2014; Tổ chức họpHội đồng cấp Bộ từ ngày 10/4 đến30/4/2014; Hoàn thiện hồ sơ trình Hộiđồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệuNhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu túlần thứ 13 thực hiện từ ngày 27/4 đến30/4/2014; Tổ chức Lễ trao tặng tại 2khu vực phía Bắc và phía Nam sau khicó Quyết định của Chủ tịch Nước.

H.Q

Triển khai công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân,Nhà giáo Ưu tú lần thứ 13

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

quản lý nhà nước

3số 1066 l 13.3.2014

Ngày 05/3, Bộ VHTTDL đã banhành Quyết định số 521/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổ chứcChung kết Liên hoan cán bộ thư việntuyên truyền giới thiệu sách - Chủ đề“Âm vang Điện Biên”. Đây là một trongnhững hoạt động của Ngành VHTTDLchào mừng 60 năm Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ (07/5/1954-07/5/2014).Thông qua hoạt động này nhằm phổbiến đến mọi tầng lớp nhân dân nhữngtài liệu, sách báo về Chiến thắng lịch sử

Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm khángchiến trường kỳ chống thực dân Phápcủa dân tộc Việt Nam; về vị Đại tướnghuyền thoại Võ Nguyên Giáp - Ngườiđóng vai trò quan trọng trong chiếnthắng vĩ đại đó, thông qua đó khơi dậytinh thần tự hào dân tộc, truyền thốngđấu tranh cách mạng, tình yêu đối vớiquê hương đất nước của mọi tầng lớpnhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Các hoạt động chính tại Chung kếtLiên hoan bao gồm: Chung kết Liên

hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giớithiệu sách; Triển lãm (Bao gồm: Triểnlãm tư liệu, sách báo, hình ảnh về cuộckháng chiến chống thực dân Pháp vàchiến dịch Điện Biên Phủ; Các hình ảnhcủa các đội tuyển tham gia tuyên truyềngiới thiệu sách tại vòng Sơ khảo tại 06khu vực; Các bài, ấn phẩm thi viết tìmhiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ).Thời gian tổ chức Chung kết Liên hoancán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệusách - Chủ đề “Âm vang Điện Biên” từngày 07-08/4/2014 tại thành phố ĐiệnBiên (tỉnh Điện Biên).

H.Q

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, đây là hoạtđộng chính trị lớn với sự tham gia củanhiều tỉnh/thành, địa bàn hoạt động củaLiên hoan qua các tỉnh/thành và kếtthúc tại Điện Biên.

Qua hoạt động tuyên truyền sẽ giáodục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước,lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin củanhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng. Ca ngợi những thành tựu trong laođộng sản xuất, xây dựng quê hương,toàn dân chung sức xây dựng nông thônmới, giới thiệu bản sắc văn hóa truyềnthống đặc trưng của mỗi địa phương…

Thứ trưởng mong muốn các tuyêntruyền viên - những hạt nhân của phong

trào văn hóa văn nghệ sẽ tuyên truyềnhiệu quả những nhiệm vụ chính trị, tạokhông khí sôi nổi hấp dẫn, cuốn hútđông đảo quần chúng nhân dân thamgia để và tự hòa về truyền thống anhhùng của dân tộc sau 60 năm.

Ngay sau đó, 50 đoàn Tuyên truyềnlưu động chia thành hai hướng đi chính:Hà Nội-Sơn La-Điện Biên và Hà Nội-Yên Bái-Lào Cai-Lai Châu-Điện Biên.

Các đoàn đã gặp nhau tại TP. ĐiệnBiên Phủ vào tối ngày 09/3 với nhiềuhoạt động kỷ niệm như: Viếng anhhùng liệt sĩ tại Nghĩa trang A1 và đồiĐộc lập, tham quan các di tích lịch sửvà khai mạc Liên hoan nghệ thuật tạiQuảng trường Nghĩa trang A1, diễu

hành xe cổ động biểu dương lực lượng,biểu diễn văn nghệ phục vụ cơ sở tại 8điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên, triểnlãm tranh cồ động tấm lớn…

Lễ khai mạc thi Liên hoan Tuyêntruyền lưu động toàn quốc “Về vớiĐiện Biên” được tổ chức vào tối ngày10/3.

Dọc tuyến đường qua các tỉnh lênĐiện Biên có các hoạt động biểu diễnvăn nghệ, giao lưu giữa các đoàn Tuyêntruyền với đồng bào, nhân dân các dântộc, trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ kinhnghiệm giữa các đoàn, giới thiệu về nétVăn hoá đặc trưng, bản sắc Văn hoátruyền thống của các địa phương.

M.HạnHЉ

Lễ xuất quân tuyên truyền lưu động... (Tiếp theo trang 1)

Theo Quyết định, địa điểm thi Sơkhảo, Chung khảo (Bán kết) tại TP. HàNội và TP. Hồ Chí Minh. Vòng thichung kết tại thành phố Đà Nẵng.UBND thành phố Đà Nẵng và BáoTiền phong có trách nhiệm đề xuấtthành phần Ban Chỉ đạo cuộc thi, báocáo Bộ VHTTDL xem xét, quyết định.Đồng thời ban hành Quyết định thànhlập, Quy chế hoạt động của Ban Tổchức và Ban Giám khảo cuộc thi trongthời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngàyký Quyết định này. Trong thời hạn 05

ngày làm việc tính từ ngày kết thúcvòng thi bán kết, gửi văn bản báo cáoBộ VHTTDL kết quả và toàn bộ bảnsao hồ sơ của các thí sinh vào vòng thichung kết. Trước thời hạn 10 ngày, tínhđến ngày diễn ra đêm chung kết, gửikịch bản đêm chung kết cuộc thi báocáo Bộ VHTTDL.

Việc tổ chức cuộc thi phải đượcthực hiện theo đúng quy định tại Nghịđịnh số 79/2012/NĐ-CP ngày05/10/2012 của Chính phủ quy định vềbiểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời

trang; thi người đẹp và người mẫu; lưuhành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hìnhca múa nhạc, sân khấu; Thông tư số03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28/01/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDLquy định chi tiết thi hành một số điềucủa Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Đềán cuộc thi và các quy định của phápluật có liên quan. Việc thay đổi các nộidung trong Đề án, Đơn vị tổ chức cuộcthi phải báo cáo và được sự chấp thuậnbằng văn bản của Bộ VHTTDL.

H.Q

Cho phép tổ chức cuộc thi ... (Tiếp theo trang 1)

Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách - Chủ đề “Âm vang Điện Biên”

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

Sự kiện vấn đề

4 số 1066 l 13.3.2014

quản lý nhà nước

Ngày 04/3, tại Hà Nội, Thứ trưởngVương Duy Biên đã có buổi tiếp vàlàm việc với Thứ trưởng Bộ Thông tin,Văn hóa và Du lịch Lào Boua-ngeunXaphouvong về thúc đẩy hợp tác tronglĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởngVương Duy Biên khẳng định, thời gianqua, mối quan hệ hữu nghị truyềnthống giữa hai nước Việt Nam - Lào đãkhông ngừng được phát triển, mở rộng,đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, nghệthuật. Hai nước thường xuyên trao đổicác đoàn lãnh đạo cấp cao để chia sẻkinh nghiệm trong quản lý nhà nước vềvăn hóa, nghệ thuật cũng như tổ chứccác lớp bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễnviên… Trên cơ sở mối quan hệ thâmgiao này, trong thời gian tới, hai bêncần có những hoạt động trao đổi văn

hóa thông tin, nghệ thuật sâu rộng,thường xuyên hơn nữa, giúp nhân dânhai nước hiểu rõ hơn về mối quan hệhữu nghị truyền thống, tình đoàn kếtđặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc.

Về kế hoạch hợp tác, hai bên cầnthường xuyên phối hợp, tùy tình hình cụthể hàng năm để điều chỉnh, bổ sung kịpthời. Năm 2015 sẽ diễn ra nhiều sự kiện,hoạt động có quy mô quốc gia ở cả hainước, theo đó, kế hoạch hợp tác cầnđược nghiên cứu, xây dựng thật cụ thể.

Về ý tưởng thành lập dàn nhạc dântộc đồng thời hỗ trợ dàn dựng một sốtiết mục âm nhạc phục vụ cho các sựkiện lớn của năm 2015 của Lào, Thứtrưởng Vương Duy Biên cho biết, BộVHTTDL Việt Nam sẽ hợp tác và hỗtrợ tối đa để giúp đỡ Lào, đồng thờigiao Cục Nghệ thuật biểu diễn, Học

viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phốihợp với các đơn vị liên quan của Làothực hiện.

Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa vàDu lịch Lào Boua-ngeun Xaphouvongkhẳng định, thông qua các chương trìnhhợp tác, các sự kiện giao lưu văn hoá,biểu diễn nghệ thuật... nhân dân hainước sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểubiết về nhau sâu sắc hơn. Để cácchương trình hợp tác được đẩy mạnh vàđạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới,Thứ trưởng Boua Ngeun Xaphouvongcho rằng, hai bên cần tiếp tục tăngcường trao đổi văn hoá-nghệ thuật ởcấp Trung ương và địa phương; tăngcường nghiên cứu, nâng cao chất lượngcác chương trình biểu diễn giao lưugiữa hai nước.

tHtt

Hợp tác văn hóa Việt Nam - Lào

Bộ VHTTDL vừa tổ chức hội thảo“Phát huy vai trò gia đình trong giáodục đạo đức, lối sống tốt đẹp, lànhmạnh, tiến bộ văn minh”. Đây là mộthoạt động nhằm hưởng ứng năm 2013được Thủ tướng Chính phủ chọn làNăm Gia đình Việt Nam, thực hiệnChiến lược phát triển gia đình ViệtNam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Phát biểu tại Hội thảo, bà TrầnTuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ Gia đìnhkhẳng định: Gia đình chính là điểmxuất phát để tạo ra cộng đồng xã hộivà đất nước. Giáo dục gia đình, lốisống là không thể thiếu, không thểthay thế cho dù giáo dục nhà trường vàgiáo dục xã hội có bước phát triển cao.Con người có tới 2/3 thời gian ở giađình, 1/3 thời gian còn lại ở ngoài giađình. Vì thế môi trường gia đình có ýnghĩa rèn luyện thực hành cử chỉ hànhvi, nhận thức về đạo đức lối sống. Tuynhiên, trong thời đại ngày nay, giáodục đạo đức gia đình đang đối mặt với

những thánh thức và nguy cơ không hềnhỏ. Hiện tượng tiếp thu cái tốt chậm,hấp thụ cái xấu nhanh, trẻ em nghiệnvi tính và mạng xã hội với những nộidung ít nhiều độc hại phản giáo dục,bạo lực gia đình gia tăng, bình đẳnggiới dưới mức an toàn, thất nghiệp, didân, di cư tự do còn lớn…

Để nâng cao nhận thức và thay đổihành vi trong giáo dục đạo đức lốisống trong gia đình Việt Nam; đánhgiá vai trò, tác động của gia đình trongviệc hạn chế tình trạng suy giảm đạođức, lối sống, các đại biểu đưa ra mộtsố giải pháp cụ thể, như: cần có cácchính sách củng cố và phát triển cácmối quan hệ lành mạnh, trong sáng, sựbình đẳng vợ chồng, sự hiếu thảo củacon cái đối với ông bà cha mẹ, sự gắnbó giữa các thành viên trong gia đình,giữa họ tộc… Cần nghiên cứu mộtcách nghiêm túc đầy đủ và toàn diệnvề gia đình Việt Nam trong truyềnthống, so sánh với những nhu cầu phát

triển của xã hội hiện đại để có đượcnhững cơ sở đúng đắn và khoa họcxây dựng các chuẩn mực văn hóa giađình mới; cần có những biện pháp đểngăn chặn tàn dư của những tập tục vàthói quen trong các chuẩn mực cũkhông còn phù hợp với sự phát triểncủa gia đình mới…

Các đại biểu dự Hội thảo cũngnhất trí cần nâng cao trách nhiệm củagia đình trong việc xây dựng và bồidưỡng các thành viên của mình có lốisống văn hóa, làm cho gia đình thựcsự là tổ ấm của mỗi người và là tế bàolành mạnh của xã hội; củng cố và xâydựng các chuẩn mực mới cho giađình, phát triển các quan hệ gia đìnhtrên tinh thần mà Chủ tịch Hồ ChíMinh đã khẳng định “Nhiều gia đìnhcộng lại mới thành xã hội, gia đình tốtthì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì giađình càng tốt. Hạt nhân của xã hội làgia đình”.

Đức Kiên

Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức lối sống

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

Sự kiện vấn đề

5số 1066 l 13.3.2014

quản lý nhà nước

Ngày 05/3, Ban Quản lý Làng Vănhóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đãtổ chức Hội nghị triển khai công tácnăm 2014. Thứ trưởng Bộ VHTTDL,kiêm Trưởng Ban Quản lý Làng Vănhóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam - HồAnh Tuấn đã tới dự Hội nghị.

Phát huy những kết quả đạt đượctrong năm 2013 cũng như các nămtrước đó, trong năm 2014, Ban Quản lýLàng Văn hoá-Du lịch các dân tộc ViệtNam xác định chủ đề công tác là “LàngVăn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam- Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tưtrong và ngoài nước” trong đó đặc biệtnhấn mạnh nhiệm vụ đột phá: Tăngcường hoạt động xúc tiến đầu tư, lựachọn được nhà đầu tư vào các khu chứcnăng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân

sách nhà nước theo Quy hoạch chungđã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, từng bước xây dựng Làng Vănhóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam thựcsự trở thành Trung tâm văn hóa, thểthao, du lịch quốc gia phục vụ nhândân, du khách trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý LàngVăn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Namcũng triển khai tổ chức khai thác, vậnhành Khu các làng dân tộc - “linh hồn”của Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộcViệt Nam, đồng thời nâng cao hơn nữahiệu quả huy động đồng bào dân tộctham gia hoạt động tại “Ngôi nhàchung” với nhiều hoạt động hấp dẫn,thu hút du khách.

Chiều cùng ngày, Ban Quản lýLàng Văn hoá-Du lịch các dân tộc

Việt Nam đã tổ chức Hội nghị côngchức, viên chức năm 2014. Tại Hộinghị, Ban Chấp hành Công đoàn BanQuản lý Làng Văn hoá-Du lịch cácdân tộc Việt Nam đã phát động thi đuatrong toàn thể cán bộ, công chức, viênchức, người lao động, thời gian từ05/3 đến 31/12/2014 với khẩu hiệu:“Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộcViệt Nam - Điểm đến hấp dẫn của cácnhà đầu tư trong nước và quốc tế”. 08chỉ tiêu thi đua được toàn thể cán bộ,công chức, viên chức, người lao độngBan Quản lý Làng Văn hoá-Du lịchcác dân tộc Việt Nam hưởng ứng vớitinh thần đoàn kết, sáng tạo, phấn đấuhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tácnăm 2014.

tHtt

Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam triển khaichương trình công tác năm 2014

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởngBộ VHTTDL Vương Duy Biên tại Hộithảo “Những vấn đề lý luận và thựctiễn xây dựng và phát triển văn hóa ởThủ đô trong 30 năm đổi mới” doThành ủy Hà Nội tổ chức ngày 06/3 tạiHà Nội.

Thứ trưởng Vương Duy Biên chorằng, muốn xây dựng được bản sắc văn

hóa riêng, trước hết phải bắt đầu từnhững công việc thực tiễn. Hà Nội cónhiều di tích văn hóa lớn mà nơi kháckhông có. Tận dụng điều này để tạo ranét riêng của văn hóa Hà Nội vừa làcông việc cụ thể vừa là vấn đề xâydựng hình ảnh con người nơi đây. Qua30 năm đổi mới, Hà Nội có nhiều cáiđược nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn

đề cần khắc phục. Với vị trí là Thủ đôcủa cả nước, Hà Nội phải mẫu mực vềvăn hóa, chữ viết, tiếng nói… Lãnh đạoHà Nội phải quan tâm đến thiết chế vănhóa, tạo dựng những tác phẩm mangbản sắc Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Các đại biểu lưu ý những vấn đềđang đặt ra trong quá trình phát triển

(Xem tiếp trang 7)

Ngày 25/02, Sở VHTTDL tỉnhKon Tum đã ban hành Kế hoạch số177/KH-SVHTDL về việc tổ chức“Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen -Kon Plông lần thứ hai năm 2014” vớichủ đề “Về với đại ngàn xanh MăngĐen” diễn ra từ ngày 12 đến16/3/2014 tại huyện Kon Plông, KonTum.

Chương trình do Sở VHTTDL tỉnhKon Tum phối hợp với UBND huyệnKon Plông (Kon Tum) tổ chức. Đây làhoạt động thiết thực nhằm bảo tồn,phát triển văn hóa với khai thác du

lịch; tạo điểm nhấn để thu hút kháchdu lịch, các nhà đầu tư xúc tiến hoạtđộng liên kết, liên doanh vào Khu dulịch sinh thái quốc gia Măng Đen. Quađó, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệuvề vùng đất - con người - văn hóa củaKon Tum nói chung và huyện KonPlông nói riêng; tiềm năng thế mạnhvề du lịch và bản sắc văn hóa truyềnthống của tỉnh Kon Tum, của huyệnKon Plông đến với nhân dân trongnước và bạn bè quốc tế, góp phần ổnđịnh và nâng cao đời sống mọi mặtcủa nhân dân các dân tộc trên địa bàn

huyện Kon Plông.Tuần lễ Văn hóa-Du lịch Măng

Đen lần thứ 2 với nhiều hoạt động đadạng và phong phú như: Liên hoan tạctượng gỗ dân gian; Liên hoan trìnhdiễn nghệ thuật dân gian (biểu diễncồng chiêng, các nhạc cụ dân tộc, cáclàn điệu dân ca); phục dựng các nghithức lễ hội tiêu biểu của đồng bào dântộc thiểu số ở cực bắc Tây Nguyên;liên hoan văn hóa ẩm thực; Sơ kết liênkết Du lịch Bình Định-Quảng Ngãi-Kon Tum…

Duyên trần

Tuần Văn hóa-Du lịch Măng Đen - Kon Plông lần thứ hai năm 2014

Hà Nội cần xây dựng bản sắc văn hóa riêng

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

6 số 1066 l 13.3.2014

quản lý nhà nước

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 466/QĐ-BVHTTDL ngày03/3/2014, giao Vụ Đào tạo chủ trì,phối hợp với các đơn vị liên quan tổchức gặp mặt, giao lưu học sinh, sinhviên, vận động viên tiêu biểu các dântộc thiểu số các cơ sở đào tạo trựcthuộc Bộ. Thời gian: Quý IV/2014tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Tại Quyết định số 490/QĐ-BVHTTDL ngày 03/3/2014, BộVHTTDL giao Vụ Văn hóa dân tộcchủ trì, phối hợp với các cơ quan liênquan chuẩn bị nội dung xây dựng Đềán “Giải pháp để bảo tồn, phát huytrang phục truyền thống các dân tộcthiểu số trong giai đoạn hiện nay”.Thời gian hoàn thiện Đề án: QuýIV/2014.

- Ngày 04/3/2014 Bộ VHTTDLđã ban hành Quyết định số 498/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Tổ chứcthiết kế logo, mẫu huy hiệu và pin càiáo phục vụ Đại hội lần thứ 132 (IPU-132) Liên minh Nghị viện thế giới tổchức tại Việt Nam do Thứ trưởngVương Duy Biên làm Trưởng Ban và06 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 505/QĐ-BVHTTDL ngày 04/3/2014, BộVHTTDL giao Trung tâm Triển lãmvăn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì,phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh ĐiệnBiên tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề“Dấu ấn Điện Biên Phủ và Văn hóaDu lịch Tây Bắc” Điện Biên - năm2014. Thời gian: từ ngày 13-16/3/2014 tại tỉnh Điện Biên.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 506/QĐ-BVHTTDL ngày04/3/2014, cho phép Tổ chứcNewborns Việt Nam phối hợp vớiCông ty Cổ phần Du lịch Nối vòngtay (Handspan) tổ chức chương trìnhDiễu hành xe đạp gây quỹ choChương trình đào tạo điều dưỡng nhisơ sinh dưới sự bảo trợ của Đại sứquán Anh tại Việt Nam. Chươngtrình sẽ diễn ra trong các ngày từ 20-22/3/2014 tại các tỉnh/thành: QuảngNam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị vàĐà Nẵng.

- Ngày 05/3/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 523/QĐ-BVHTTDL về sửa đổi, bổ sung Điều1 Quyết định số 3992/QĐ-BVHTTDL

ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng BộVHTTDL về xếp hạng di tích khảocổ Hang mộ Tạng Mè như sau:Xếp hạng di tích quốc gia “Di tíchkhảo cổ Hang mộ Tạng Mè” xãSuối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnhSơn La.

- Tại Quyết định số 530/QĐ-BVHTTDL ngày 06/3/2014, BộVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạocuộc thi “Hoa hậu Đại dương ViệtNam 2014” do Thứ trưởng Hồ AnhTuấn làm Trưởng Ban, ôngNguyễn Thành Tâm - Phó Chủ tịchUBND tỉnh Bình Thuận làm PhóTrưởng Ban và 02 Thành viên.

- Ngày 06/3/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 545/QĐ-BVHTTDL cho phép Ủy ban nhândân thành phố Đà Nẵng phối hợpvới Báo Tiền phong tổ chức cuộcthi “Hoa hậu Việt Nam 2014”. Thờigian: từ ngày 25/02-24/8/2014. Địađiểm tổ chức: Thi Sơ khảo, Chungkhảo (Bán kết) tại Hà Nội và TP HồChí Minh. Vòng thi chung kết tạithành phố Đà Nẵng.

tHtt

VăN BảN Mới

Tối 05/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,Bộ VHTTDL Việt Nam phối hợp vớiBộ Văn hoá Ấn Độ, Đại sứ quán ẤnĐộ tại Việt Nam tổ chức khai mạc Lễhội Ấn Độ tại Việt Nam. Tham dự Khaimạc lễ hội có Chủ tịch Uỷ ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam -Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng BộVHTTDL Vương Duy Biên, Thứtrưởng Bộ Văn hoá Ấn Độ Ra-vin-draSingh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ẤnĐộ tại Việt Nam bà Pree-ti Saran, đạidiện Đại sứ quán, các tổ chức quốc tếtại Hà Nội.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứtrưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh,

chương trình nghệ thuật trong khuônkhổ “Lễ hội Ấn Độ tại Việt Nam”đượctổ chức là một minh chứng sinh độngvề giao lưu Văn hoá giữa Việt Nam-ẤnĐộ. Thông qua chương trình này, khángiả Việt Nam có cơ hội thưởng thứccác loại hình nghệ thuật dân tộc đặc sắccủa đất nước Ấn Độ anh em, đại diệncho các vùng miền của Ấn Độ, trongđó có nhiều bài hát, điệu múa đã đượcUNESCO công nhận là Di sản văn hoáphi vật thể của nhân loại. Đây là sựkiện Văn hoá có ý nghĩa, góp phầncủng cố và thúc đẩy mối quan hệ hợptác, hữu nghị, đối tác chiến lược ViệtNam-Ấn Độ...

Đây là hoạt động mở màn chuỗi cácchương trình Festival Ấn Độ diễn raViệt Nam từ ngày 05 đến 15/3/2014với các hoạt động: Trình diễn múa cổđiển tại các Trường Đại học Khoa họcXã hội và Nhân văn, Đại học Quốc giaHà Nội, Đại học Công nghệ Giaothông vận tải Hà Nội, Bảo tàng Hồ ChíMinh; Lễ hội ẩm thực và vẽ nghệ thuậttrên da (Henna) tại Khách sạnSheraton, Trung tâm Văn hoá ẩm thựcAquaria; Hướng dẫn giới thiệu vềYoga… Các nội dung trên cũng sẽđược giới thiệu tại Đà Nẵng và TP. HồChí Minh. Ngoài ra, còn có Lễ hội Phậtgiáo tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh từngày 11-15/3.

Hoàng Huệ

Khai mạc Lễ hội Ấn Độ tại Việt Nam

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

Sự kiện vấn đề

7số 1066 l 13.3.2014

quản lý nhà nước

Triển khai thực hiện Quyết định số2359/QĐ-BVHTTDL ngày 02/7/2013của Bộ VHTTDL về việc ban hànhChương trình Năm Du lịch quốc gia2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, ngày28/02/2014, Sở VHTTDL Lâm Đồngcó Công văn số 153/SVHTTDL gửi BộVHTTDL về việc báo cáo tiến độ triểnkhai chương trình Năm Du lịch quốc gia2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt.

Theo đó, các hoạt động trongchương trình Năm Du lịch quốc gia2014 đã tổ chức bao gồm: Lễ Khai mạcNăm Du lịch quốc gia 2014 - TâyNguyên - Đà Lạt; Giải Golf chào mừngĐà Lạt 120 năm; Phối hợp tổ chứcchương trình Triển lãm giới thiệu tour

du lịch Đại ngàn Tây Nguyên - Đà Lạt;Tổ chức chương trình Lễ hội mùa xuânkhởi động chủ đề “Điểm hẹn TâyNguyên”… Ngoài ra, công tác tuyêntruyền quảng bá cho Năm Du lịch quốcgia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt cũngđã và đang được tích cực triển khai.

Văn bản cũng đưa ra các hoạt độngdo tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong chươngtrình Năm Du lịch quốc gia 2014 - TâyNguyên - Đà Lạt với 3 chủ đề. Chủ đề“Điểm hẹn Tây Nguyên” bao gồm cáchoạt động: Chương trình lễ hội“Pongour Rằm tháng Giêng” và Lễ hộitình yêu 2014 từ ngày 13-14/02; Ngàyhội Văn hóa du lịch miền Đông Nam bộvà Đại ngàn Tây Nguyên; Liên hoan

Thể dục cổ vũ Năm Du lịch quốc gia2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt; Giải Việtdã Báo Tiền phong; Hội thi về đô thị dulịch; Hội thảo khoa học “Văn hóa vàphát triển du lịch ở Tây Nguyên”; GiỗTổ Hùng Vương; Lễ hội Cồng chiêngtỉnh Lâm Đồng; Festival các nhómnghệ thuật đường phố. Chủ đề “Sôiđộng mùa hè Tây Nguyên” gồm cáchoạt động: Lễ hội Mùa hè tuổi thơ - ĐàLạt 2014; Kế hoạch tổ chức Hoạt độnglữ hành hưởng ứng tour du lịch Đạingàn xanh Tây Nguyên; Hội thi Ẩmthực Tây Nguyên; Hội chợ Triển lãmVăn hóa Du lịch Thương mại TâyNguyên; Lễ hội mùa hè Đà Lạt “Mưaphố núi”. Chủ đề: Hội tụ sắc màu TâyNguyên” gồm các hoạt động: Trưngbày Triển lãm: Tượng gỗ Tây Nguyên”;Bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 -Tây Nguyên - Đà Lạt. H.Q

Theo Sở VHTTDL tỉnh KiênGiang, năm 2014 ngành du lịch của địaphương này phấn đấu đón và phục vụhơn 4 triệu lượt khách; trong đó có185.000 lượt khách quốc tế, đạt doanhthu trên 1.300 tỷ đồng.

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh KiênGiang thực hiện đồng bộ nhiều giảipháp như: Đẩy mạnh hoạt động tuyêntruyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảngbá và xây dựng thương hiệu du lịch;đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự ánkết cấu hạ tầng giao thông và phát triểncơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch; hoànchỉnh các đề án phát triển du lịch, tổ

chức các sự kiện du lịch nhằm thu hútkhách. Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ tiếptục thực hiện các chương trình hợp tácliên kết phát triển du lịch với thành phốCần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Cà Mau,vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằngsông Cửu Long và thực hiện liên kếtvới các tỉnh khác; xây dựng tour, tuyếndu lịch và các sản phẩm du lịch đặc thùgắn với thị trường khách du lịch. Cùngvới việc chú trọng thị trường nội địa,tỉnh cũng thực hiện nhiều cơ chế, chínhsách nhằm tập trung thu hút khách tạicác thị trường quốc tế như: Nga, TháiLan, Campuchia.

Kiên Giang được xem là địaphương có nhiều tiềm năng phát triểndu lịch với nhiều thắng cảnh như: ĐảoPhú Quốc, biển Hà Tiên, Vườn quốcgia U Minh Thượng… và nhiều di tíchlịch sử văn hóa. Năm 2013, tỉnh đãthực hiện nhiều dự án đầu tư phát triểndu lịch, tham gia xúc tiến, quảng bá dulịch tại nhiều sự kiện lớn có quy môtrong nước và quốc tế. Nhờ đó, lượngkhách du lịch đến Kiên Giang trongnăm qua đạt trên 3,8 triệu lượt (tăng8,2% so với cùng kỳ), doanh thu đạt1.120 tỷ đồng (tăng 27,6%). Ngoài ra,tỉnh còn thu hút hơn 1,7 triệu lượtkhách tham gia các lễ hội diễn ra trênđịa bàn.

Huy Long

Kiên Giang: Năm 2014, phấn đấu đạt doanh thu 1.300 tỷ đồng từ du lịch

Tiến độ triển khai Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt

văn hóa ở Thủ đô. Đó là mức độ vàhiệu quả gắn kết giữa phát triển vănhóa và phát triển kinh tế, thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội và xây dựng,chỉnh đốn Đảng; sự ô nhiễm môitrường văn hóa, sự thoái hóa đạo đức,

lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng,lãng phí; sự thiếu đồng bộ, chậm trễtrong xây dựng thể chế, chính sáchphát triển văn hóa, nguồn lực đầu tưcho con người; sự chênh lệch ngàycàng lớn về đời sống văn hóa, tinh

thần của các tầng lớp nhân dân, cácvùng miền trên địa bàn Thành phố;những mâu thuẫn đang tác động đếnviệc xây dựng hệ giá trị con người vàdân tộc Việt Nam…

H.H

Hà Nội cần xây dựng bản sắc .... (Tiếp theo trang 5)

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

8 số 1066 l 13.3.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 09/3, UBND huyện Bắc Hà,tỉnh Lào Cai đã đón nhận Bằng xếphạng Di tích quốc gia danh lam thắngcảnh động Thiên Long, thuộc thônNhìu Cồ Ván, xã Tả Văn Chư. Đây làdanh thắng thứ 17 trên địa bàn tỉnh LàoCai được Bộ VHTTDL xếp hạng ditích danh thắng cấp quốc gia.

Danh thắng động Thiên Long cònđược người dân địa phương gọi là“Hang Rồng”. Đây là hệ thống hangđộng rộng lớn, nằm sâu trong lòngnúi Rồng, ở độ cao trên 1.000m sovới mực nước biển. Động Thiên Long

còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ bívới nhiều tầng lớp thạch nhũ lớn.Tổng chiều dài của động khoảng470m, được chia làm 3 tầng khácnhau, mỗi tầng có kết cấu đặc thùriêng, có mặt bằng rộng, nền được tạobởi những tảng đá lớn, bao phủ lên làmột lớp đất trầm tích. Vòm động cao,thoáng với các mảng thạch nhũ đượcthiên nhiên kiến tạo nhiều hình thù đadạng, phong phú.

Theo người dân địa phương, độngThiên Long từng là nơi che chở ngườidân, cất giấu lương thảo trong những

năm kháng chiến. Ngày nay tại đây,vào ngày 29-30 tháng Giêng hàng năm,người dân địa phương thường xuyên tổchức lễ cúng rừng cầu cho mưa thuậngió hòa, mùa màng tươi tốt, gia cầmphát triển, con người khỏe mạnh, dânbản tránh được mọi tai ương. Trong dựán phát triển du lịch địa phương, độngThiên Long nói riêng và núi Rồng nóichung đã trở thành một mắt xích trongchuỗi các điểm du lịch từ Sa Pa - thànhphố Lào Cai đến huyện Bắc Hà, tỉnhLào Cai.

V.toàn

Ngày 08/3, tại thành phố Huế, tỉnhThừa Thiên Huế đã tổ chức giới thiệuđiểm đến “Về miền Di sản Cố đô” tạiHuế; Tọa đàm quảng bá về FestivalHuế 2014, phát triển sản phẩm dulịch Huế với Đoàn Fresstrip (Công tycổ phần du lịch và tiếp thị Giaothông vận tải Việt Nam - Vietravel),gồm các phóng viên của 25 cơ quanbáo chí đến từ thành phố Hồ ChíMinh, miền Tây, miền Trung và Thủđô Hà Nội.

Buổi Tọa đàm đã thu hút được sựquan tâm tham gia đóng góp ý kiếncủa các nhà báo về công tác tổ chứcđón tiếp đại biểu và các đoàn tham giaFestival; năng lực đón khách lưu trúcủa hệ thống nhà hàng, khách sạn, khảnăng đáp ứng nhu cầu vận chuyển củahệ thống giao thông đường bộ, đườngkhông; các địa điểm tham quan vàviệc sắp xếp lịch, cơ cấu các chươngtrình nghệ thuật, hoạt động biểu diễncũng như làm thế nào để Festival Huếgiữ được bản sắc và đặc trưng củaFestival truyền thống Huế trước sốlượng các đoàn quốc tế lớn đa quốcgia, đa màu sắc văn hóa tham giatrong một không gian trình diễn vănhóa lớn trải rộng trên nhiều địa điểm.

Đa số các ý kiến tham gia tại Tọađàm đều thống nhất với chủ đềFestival lần thứ 8 - 2014 là “Di sảnvăn hoá với hội nhập và phát triển”,xem đây là nơi hội tụ của các thànhphố cố đô của Việt Nam và một sốquốc gia trên thế giới. Là lễ hội cóquy mô quốc gia và mang tính quốctế, Festival Huế 2014 cần có sự phốihợp tổ chức chặt chẽ vừa bao quátvừa cụ thể để gắn các sự kiện quốc tếsẽ được tổ chức tại TP. Huế trong thờigian diễn ra Festival, như Hội nghịBộ trưởng phụ trách văn hoá và nghệthuật ASEAN + 3... với các sự kiệnlịch sử văn hoá Huế, các sự kiện vănhoá chính trị quốc gia, đồng thời kếthợp các hoạt động văn hoá, du lịch,nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn, cótính cộng đồng cao, mới lạ, hấn dẫn,có sức thu hút mạnh mẽ, là động lựcthúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội củaThừa Thiên Huế. Tiếp tục khẳng địnhthương hiệu Festival Huế với nhữngđặc trưng đã được tạo dựng và đánhgiá cao, qua các kỳ Festival gần đây.

Trước đó, trong hành trình, đoàncũng đã đến tham quan các làng nghềtruyền thống ở Huế, như tìm hiểu vàkhám phá những nét đặc sắc của

tranh làng Sình; trải nghiệm đạp xetrên đường làng tham quan làng hoagiấy Thanh Tiên; tham quan chùaThiên Mụ; đền Huyền Trân CôngChúa; trung tâm nghệ thuật Lê BáĐảng, khám phá và trải nghiệmnhững màn võ thuật của Vạn Anphái, Huế.

Festival Huế 2014 với chủ đề “Disản văn hóa với hội nhập và pháttriển” diễn ra từ ngày 12/4 đến ngày20/4/2014, là nơi tụ hội của các thànhphố Cố đô, các vùng văn hoá tiêu biểucủa Việt Nam và thế giới. FestivalHuế 2014 tiếp tục là một hoạt độngvăn hoá đặc biệt trong khuôn khổdiễn đàn giao lưu văn hoá Đông Á -Mỹ La tinh do Bộ Ngoại giao ViệtNam tổ chức.

Trong thời gian diễn ra FestivalHuế 2014, cũng sẽ diễn ra hội nghịBộ trưởng phụ trách Văn hoá vàNghệ thuật các nước ASEAN + 3 tạiHuế theo đề nghị của Bộ VHTTDLViệt Nam. Đến thời điểm hiện tại đãcó 40 đoàn nghệ thuật của 31 quốcgia đến từ 5 châu lục trên thế giớiđăng ký chính thức tham gia FestivalHuế 2014.

Q.Việt

Lào Cai: Thêm một danh thắng được công nhận di tích cấp quốc gia

Giới thiệu điểm đến “Về miền Di sản Cố đô” tại Huế

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

9số 1066 l 13.3.2014

Sự kiện vấn đề

Sáng 04/3, tại Hà Nội, Tổng cục Dulịch phối hợp với Sở VHTTDL tỉnhThanh Hóa tổ chức Tọa đàm về tổ chứcNăm Du lịch quốc gia 2015 diễn ra tạitỉnh Thanh Hóa.

Các đại biểu tham dự thảo luận vàgóp ý cho chủ đề, tên gọi và nội dung tổchức Năm Du lịch quốc gia 2015. Mộtsố ý kiến khác như đề xuất cần đặt ra chỉtiêu và đánh giá những thành tích đạtđược của các Năm Du lịch quốc gia;Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩmdu lịch; Tạo môi trường du lịch trongsạch, an toàn… Đặc biệt, các ý kiếntham dự Tọa đàm đều nhất trí cao việctổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 phảitranh thủ các nguồn lực của tổ chức, cánhân cùng tham gia và hưởng lợi từ các

sự kiện của Năm Du lịch quốc gia. Đồngthời, xây dựng một số sản phẩm du lịchcó thương hiệu quốc gia và quốc tế,trong đó ưu tiên tập trung phát triển cácsản phẩm nhằm kết nối tuyến các kinhđô cổ là di sản văn hóa thế giới; tạo ra sựliên kết giữa các hoạt động du lịch vớicác điểm đến du lịch trọng điểm, thu hútlượng khách du lịch lớn trong nước vàquốc tế.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịchNguyễn Văn Tuấn cho biết, Ban Tổ chứcsẽ tiếp thu những đóng góp của các đạibiểu và trình lên Bộ trưởng BộVHTTDL xem xét, sớm ban hànhChương trình chính thức để tạo điều hiệncho các đơn vị lữ hành xây dựng sảnphẩm du lịch và xúc tiến quảng bá nhằm

thu hút du khách trong và ngoài nướcđến với Thanh Hóa.

Năm Du lịch quốc gia 2015 được tổchức với mục đích nâng cao nhận thứccủa các cấp, các ngành và của nhân dânvề sự phát triển du lịch gắn với bảo tồnvà phát huy các giá trị văn hóa; góp phầnphát triển du lịch văn hóa di sản của cáctỉnh, thành phố trở thành sản phẩm dulịch đặc trưng của các vùng, miền. Đồngthời, xây dựng và nâng cao hình ảnh vềdu lịch Việt Nam trong mắt du khách,đẩy mạnh sự liên kết du lịch giữa các địaphương tham gia tổ chức Năm Du lịchquốc gia nhằm phát huy những thếmạnh, tiềm năng, thu hút các nguồn vốnđầu tư phát triển du lịch trong vùng cũngnhư liên vùng. tHtt

Năm 2014, Lễ kỷ niệm 60 nămChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽđược tổ chức ở cấp quốc gia. Đến thờiđiểm này, tỉnh Điện Biên và các cơquan, ban, ngành Trung ương đangnhanh chóng hoàn thành các công việcchuẩn bị cho các hoạt động hướng tớiĐại lễ. Từ tháng 3/2014, các hoạt độngchào mừng Kỷ niệm 60 năm Chiếnthắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ bắt đầudiễn ra.

Để đánh dấu thời điểm bộ đội ta nổtiếng súng đầu tiên vào Đồi Him Lam,mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ,tỉnh Điện Biên sẽ phối hợp với BộVHTTDL tổ chức Tuần Văn hóa Dulịch Điện Biên từ ngày 13-15/3 tạithành phố Điện Biên Phủ. Tuần lễ nàygồm các hoạt động: Lễ khai mạc, bếmạc, diễu hành văn hóa đường phố vàchương trình nghệ thuật “Hoa Bankhoe sắc”.

Sau Tuần Văn hóa, Du lịch ĐiệnBiên, trong tháng 4, tháng 5 sẽ cónhiều hoạt động thể thao, văn hóa,nghệ thuật đặc sắc như: Tổ chức triểnlãm tranh và quà tặng với chủ đề “Điện

Biên trong vòng tay bè bạn”; hội thảo“Phát huy giá trị đặc biệt của di tíchĐiện Biên Phủ để đẩy mạnh phát triểndu lịch tỉnh Điện Biên trong mối liênkết với vùng Tây Bắc”; vòng chungkết cuộc thi hướng dẫn viên, thuyếtminh viên du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mởrộng; ngày hội Văn hóa, Thể thao vàDu lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; vòngchung kết toàn quốc liên hoan tuyêntruyền giới thiệu sách với chủ đề “Âmvang Điện Biên”; Tuần phim Kỷ niệm60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ;Liên hoan tuyên truyền lưu động toànquốc “Về với Điện Biên”; cuộc đua xeđạp “Về Điện Biên Phủ năm 2014”...

Chương trình nghệ thuật đặc biệtKỷ niệm 60 năm Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ do Bộ VHTTDL chủ trì sẽđược tổ chức vào tối 06/5. Các hoạtđộng kỷ niệm tiếp tục diễn ra trongngày 07/5 tại thành phố Điện BiênPhủ, bao gồm: Tổ chức Lễ dâng hươngtại Nghĩa trang Liệt sỹ A1, chươngtrình mít tinh, diễu binh, diễu hành tạiSân vận động tỉnh Điện Biên vàchương trình nghệ thuật chào mừng

diễn ra vào tối 07/5. Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất

cho các hoạt động kỷ niệm, tỉnh ĐiệnBiên đã tích cực triển khai việc xâydựng mới và cải tạo, nâng cấp một sốcông trình trọng điểm như: Gấp rúthoàn thành để đưa vào trưng bày Bảotàng chiến thắng lịch sử Điện BiênPhủ; nâng cấp sân vận động tỉnh; tôntạo Nghĩa trang liệt sỹ A1, Him Lamvà các di tích trong quần thể di tíchChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Tỉnh cũng đã tổ chức sưu tầm, vậnđộng trao tặng, hiến tặng các kỷ vật,hiện vật, tư liệu, tài liệu trong Chiếndịch Điện Biên Phủ cho bảo tàngChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Đến nay, bảo tàng đã tiếp nhận đượcgần 180 tài liệu, hiện vật từ các cựuchiến binh và các gia đình có ngườitừng tham gia chiến dịch Điện BiênPhủ. Dự kiến, cuối tháng 4/2014, Bảotàng Chiến thắng lịch sử Điện BiênPhủ sẽ trưng bày gần 2.000 tài liệu,hiện vật về chiến dịch lịch sử ĐiệnBiên Phủ.

Hải PHong

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

10 số 1066 l 13.3.2014

Sự kiện vấn đề

Sau khi được đầu tư cải tạo bài bảnvà đưa vào khai thác trở lại từ đầu nămnay, Hang động Tiên Sơn thuộc Di sảnThiên nhiên Thế giới Vườn quốc giaPhong Nha - Kẻ Bàng trở thành điểmdu lịch hút khách vào loại bậc nhất hiệnnay tại tỉnh Quảng Bình.

Chỉ trong vòng 3 tháng qua, đã cóhơn 35.000 lượt khách đến thăm quanhang động này, tăng 2,2 lần so vớicùng kỳ năm ngoái; trong đó, lượngkhách quốc tế tăng cao kỷ lục với hơn7.000 lượt.

Theo nhiều du khách thì việc họchọn Tiên Sơn bởi nơi này được biếtđến là “Thiên Nam đệ nhất động”.Cùng với đó, việc chọn Tiên Sơn cũnggiúp cho họ dễ dàng tiếp cận và thựchiện du lịch khám phá hang độngPhong Nha hơn. Tiên Sơn (hang độngkhô) và Phong Nha (hang động nước)

được mọi người gọi là “tuyệt tác songsinh của tạo hóa” nằm chỉ cách nhauvài trăm mét. Ngoài ra, cũng từ hangđộng Tiên Sơn hoặc Phong Nha, nếucó nhu cầu, du khách cũng dễ dàng vàthoải mái để chọn lựa các tour, tuyếndu lịch khác trong hành trình khámphá, trải nghiệm ở Di sản thiên nhiênthế giới Vườn Quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng như: Tour du lịch SôngChày-Hang Tối; Thung lũng SinhTồn-Hang Thủy Cung; Suối nướcMoọc-Động Thiên Đường; RàoThương-Hang Én…

Theo ông Lê Thanh Lợi, Giám đốcTrung tâm Du lịch Phong Nha - KẻBàng thì việc du khách ưu tiên chọnhang động Tiên Sơn làm điểm đến đólà một tín hiệu đáng mừng cho thấyviệc đầu tư bài bản để phục vụ dukhách đã đi đúng hướng. Hiện nay,

cùng với việc tiếp tục đầu tư cơ sở hạtầng, mở thêm nhiều tuyến, tour mớiđể phục vụ du khách, Trung tâm Dulịch Phong Nha - Kẻ Bàng còn kiệntoàn đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viêndu lịch để ngày càng đáp ứng tốt hơnviệc phục vụ du khách khi đến thamquan ở đây.

Hang động Tiên Sơn được đưa vàokhai thác cách đây khoảng 15 năm.Vào thời điểm đó việc đầu tư còn chưabài bản nên chưa thể khai thác hết vẻđẹp tuyệt bích của hang động này. Sauhơn 8 tháng dừng khai thác để đầu tưcải tạo, hang động Tiên Sơn chính thứcmở cửa trở lại để đón du khách vào đầunăm 2014 với một hình ảnh hoàn toànmới lạ, có hệ thống sàn đạo, mái chesinh thái, hệ thống ánh sáng được đầutư bài bản và hợp lý.

Hồ tHanH

Quảng Bình: Hang động Tiên Sơn hút khách du lịch

Năm 2014 ngành du lịch tỉnhTuyên Quang đặt mục tiêu thu hútkhoảng 950 nghìn lượt khách vớidoanh thu đạt 880 tỷ đồng. Để thu hútkhách du lịch, tỉnh tăng cường bảotồn, tôn tạo và phát huy giá trị các ditích lịch sử cách mạng, văn hóatruyền thống của các dân tộc; tậptrung đầu tư xây dựng giao thông tạicác khu du lịch trọng điểm; đẩy mạnhkết nối các tour, tuyến du lịch với cáccông ty lữ hành; tăng cường liên kếtvùng trong xây dựng các sản phẩm dulịch, nâng cao chất lượng dịch vụ.Tỉnh xây dựng các cơ chế chính sách,tăng cường quản lý các khu, điểm dulịch; đào tạo nguồn nhân lực cho du

lịch; xây dựng thương hiệu sản phẩmdu lịch là thế mạnh của Tuyên Quang.

Trong hai tháng đầu năm 2014,tỉnh Tuyên Quang đã đón gần 290nghìn lượt khách du lịch, tổng số tiềnthu được từ các hoạt động du lịch đạtgần 280 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳnăm 2013. Riêng trong tháng 2 nămnay, tỉnh đã thu hút gần 247 nghìn lượtkhách với doanh thu đạt 238 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, TrưởngPhòng Nghiệp vụ du lịch (SởVHTTDL tỉnh Tuyên Quang) chobiết: Vào dịp đầu năm, trên địa bàntỉnh Tuyên Quang có những lễ hội lớnnhư: Lễ hội Lồng tông, Hội chọi trâu,Lễ nhảy lửa của người Pả Thẻn…

Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều đền,chùa, đáp ứng nhu cầu du lịch tâmlinh của du khách nên lượng kháchđến Tuyên Quang dịp đầu năm nhiềuhơn so với những thời điểm kháctrong năm.

Tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn500 điểm di tích lịch sử, văn hóa;trong đó có Khu Di tích quốc gia đặcbiệt Tân Trào và gần 400 điểm di tíchlịch sử cách mạng quan trọng. Trênđịa bàn tỉnh còn có các khu du lịchsinh thái, nghỉ dưỡng như: Khu dulịch sinh thái hồ thủy điện Na Hang,khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoángMỹ Lâm, thác Bản Ba, động Tiên...

H.L

Tuyên Quang thu hút khách du lịch

Ngày 07/3, tại thành phố Hội An(Quảng Nam), Tổ chức Cứu trợ phát triểnquốc tế (FIDR, Nhật Bản) phối hợp với SởVHTTDL Quảng Nam tổ chức Hội thảoChia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch dựavào cộng đồng đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Dự án Phát triển du lịch dựa vàocộng đồng đồng bào dân tộc Cơ Tuđược Tổ chức Cứu trợ phát triển quốc tếhỗ trợ triển khai thực hiện tại xãTabhing, huyện Nam Giang, tỉnh QuảngNam. Dự án thực hiện trong 4 năm, từ

tháng 4/2012 đến tháng 3/2016, vớinguồn kinh phí hỗ trợ mỗi năm 120.000USD, trong đó đối tượng được hưởnglợi chính là đồng bào dân tộc Cơ Tu tạiđịa phương. Sau gần 2 năm đi vào hoạtđộng, Dự án đã thực hiện được 30 tour

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

Sự kiện vấn đề

11số 1066 l 13.3.2014

Sự kiện vấn đề

Festival Bắc Ninh 2014 và Đại hộithể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh lần thứVII -2014 (Festival Bắc Ninh 2014)diễn ra trong 5 ngày từ 13-17/3, thuhút trên 100.000 người tham gia. Đâylà một hoạt động lớn của tỉnh BắcNinh diễn ra 4 năm một lần.

Với chủ đề “Hào khí Bắc Ninh -Kinh Bắc”, Festival Bắc Ninh năm2014 được tổ chức tại 8 huyện, thị xã,thành phố trên địa bàn tỉnh. Biểu trưngcủa Festival Bắc Ninh năm 2014 làBức Cuốn thư trang trí đôi Rồng, nềnhoa văn thời Lý, in bài thơ “Nam quốcsơn hà” viết bằng Tiếng Việt.

Festival Bắc Ninh năm 2014 sẽ cónhiều sự kiện hoạt động đặc sắc như:Lễ dâng hương tại Đền Đô, phường

Đình Bảng, thị xã Từ Sơn; hội thi hátDân ca Quan họ Bắc Ninh, hội báoXuân và hội thi Sinh vật cảnh xuân2014; hội trại thanh niên với chủ đề“Vang mãi truyền thống hào hùng”;khai mạc Festival Bắc Ninh năm 2014và Đại hội thể dục thể thao tỉnh lần thứVII; bế mạc Festival Bắc Ninh vàchương trình giao lưu biểu diễn nghệthuật diễn xướng dân gian tiêu biểukhu vực miền Bắc.

Bên cạnh đó, một chuỗi các hoạtđộng văn hóa, thể thao, du lịch sẽ diễnra trong khuôn khổ Festival như:Trưng bày, triển lãm, hội chợ, tổ chứccác tour du lịch miễn phí, quảng bá dulịch... sẽ được diễn ra tại khu Côngviên Nguyên Phi Ỷ Lan, trục đường

Lý Thái Tổ, khu vực Trung tâm Vănhóa Kinh Bắc và các điểm di tích lịchsử văn hóa, làng nghề tiêu biểu trên địabàn tỉnh.

Được tổ chức với quy mô cấp tỉnh,Festival Bắc Ninh năm 2014 cókhoảng 6.000 đến 7.000 người là cácnghệ nhân, diễn viên chuyên nghiệp vàkhông chuyên, diễn viên quần chúng,các làng nghề, đoàn vận động viên của8 huyện, thị xã, thành phố; các doanhnghiệp, trường học, lực lượng vũ trangđóng trên địa bàn tỉnh; các đoàn,trường nghệ thuật Trung ương, địaphương, quốc tế; Đoàn nghệ thuật cáctỉnh Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội,Bắc Giang, Hà Tĩnh, Phú Thọ.

M.cường

Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vựcđồng bằng sông Hồng lần thứ 17 vàLiên hoan âm nhạc khu vực phía Bắcnăm 2014 sẽ được tổ chức tại Bắc Ninhtrong tháng 3 và tháng 4 năm 2014.

Theo kế hoạch, Liên hoan Ảnhnghệ thuật khu vực đồng bằng sôngHồng lần thứ 17 năm 2014 với chủ đề“Quê hương - con người khu vựcđồng bằng sông Hồng” diễn ra từ ngày14-20/3 tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh.Tham gia Liên hoan có 9 tỉnh/thànhtrong khu vực: Bắc Ninh, Hưng Yên,Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng,Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình vàThái Bình. Đây là cơ hội để các nhà

nhiếp ảnh trong khu vực giới thiệu,quảng bá rộng rãi các tác phẩm về vẻđẹp đất nước, con người, những tiềmnăng phát triển công nghiệp, du lịchvà thành tựu kinh tế, khoa học kỹthuật, an sinh xã hội… trong thời kỳcông nghiệp hóa - hiện đại hóa, gópphần gìn giữ, phát huy bản sắc vănhóa dân tộc.

Liên hoan Âm nhạc khu vực phíaBắc dự kiến diễn ra từ ngày 03-05/4tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc(thành phố Bắc Ninh). Trong khuônkhổ Liên hoan còn diễn ra hội thảo âmnhạc với chủ đề “Âm nhạc khu vựcphía Bắc truyền thống và đương đại”.

Liên hoan là dịp để các nhạc sỹ, nghệsỹ đến từ 25 tỉnh/thành khu vực phíaBắc gặp gỡ, trao đổi nghiệp vụ, đẩymạnh hoạt động sáng tác và biểu diễnâm nhạc. Đây cũng là dịp để côngchúng trong và ngoài tỉnh có cơ hộithưởng thức các ca khúc đậm chất vănhóa đặc trưng của mỗi vùng miền.

Để Liên hoan Ảnh nghệ thuật vàLiên hoan Âm nhạc khu vực phía Bắcnăm 2014 thành công, UBND tỉnh BắcNinh giao các cơ quan chức năngchuẩn bị các điều kiện tổ chức; khônggian trưng bày, triển lãm ảnh; xây dựngchương trình nghệ thuật chào mừngchuyên đề về dân ca Quan họ để giớithiệu, quảng bá đến đông đảo bạn bètrong nước và quốc tế.

trần nguyện

Liên hoan ảnh nghệ thuật và Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Bắc năm 2014

Festival Bắc Ninh 2014 sẽ diễn ra từ ngày 13-17/3

thử nghiệm và có tác động trực tiếp vàophát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Các tour đã tạo ra cho đồng bào địaphương nguồn thu trên 233 triệu đồng,các nhóm hộ đồng bào tham gia dự áncó nguồn thu trên 135 triệu đồng. Dự ánđã tổ chức hàng chục lớp tập huấn về kỹnăng phục vụ du lịch cho hàng trăm hộgia đình đồng bào tại địa phương. Thu

nhập của đồng bào được cải thiện, có tácđộng tích cực đến việc bảo tồn, gìn giữvà phát huy bản sắc văn hóa truyềnthống của người Cơ Tu. Các hoạt độngdu lịch còn góp phần đáng kể trong côngtác bảo vệ môi trường và gắn kết cộngđồng.

Tại Hội thảo, đại diện các nhóm hộgia đình đồng bào tham gia dự án du lịch

dựa vào cộng đồng đã chia sẻ những kỹnăng trong công tác đón du khách, phụcvụ du khách tham quan, du lịch văn hóasinh thái, văn hóa, lịch sử; kỹ năng giaotiếp và phục vụ du khách các món ăn, đồuống truyền thống của người Cơ Tu khilưu trú tại các homestay hoặc ở cùngtrong nhà với đồng bào. Đức Kiên

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

12 số 1066 l 13.3.2014

Sự kiện vấn đề

Ông Trần Hướng Dương, Phó Vụtrưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL),Phó Trưởng Ban tổ chức các hoạt độngnhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc chobiết: “Tháng 6/2012, Liên hợp quốc(LHQ) đã tuyên bố chọn ngày 20/3hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc,đồng thời LHQ cũng kêu gọi các nướcthành viên, các tổ chức quốc tế và khuvực, các tổ chức xã hội dân sự và côngchúng cùng chào đón Ngày Quốc tếHạnh phúc bằng cách tổ chức các hoạtđộng giáo dục và các chiến dịch nângcao nhận thức. 193 nước thành viên(trong đó có Việt Nam) đã cam kết sẽủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nângcao chất lượng cuộc sống, xây dựng xãhội công bằng, phát triển bền vữngnhằm đem lại hạnh phúc cho ngườidân”. Ý tưởng về Ngày Quốc tế Hạnhphúc được LHQ lấy từ Vương quốcBhutan, một quốc gia nằm ở khu vựcNam Á. Bhutan là nước có chỉ số hạnhphúc cao dựa trên các yếu tố: Sức khỏe,tinh thần, giáo dục, môi trường, chấtlượng quản lý và mức sống của ngườidân. Ngay từ những năm 70 của thế kỷXX, Bhutan đã chú trọng thực thi mụctiêu vì hạnh phúc quốc gia hơn tổngsản phẩm quốc nội. Việc chọn ngày20/3 hằng năm là “Ngày Quốc tế Hạnhphúc” cũng bắt nguồn từ một ý nghĩasâu xa khác. Bởi lẽ, LHQ cho rằng,ngày 20/3 là ngày đặc biệt trong năm,do mặt trời nằm ngang đường xích đạonên độ dài giữa ngày và đêm bằng

nhau; đó là biểu tượng cho sự hài hòa,cân bằng của vũ trụ, cũng là biểu tượngcủa sự cân bằng giữa âm và dương,giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơvà hiện thực. Vậy nên, thông điệp màLHQ muốn truyền tải trong NgàyQuốc tế Hạnh phúc là: Cân bằng, hàihòa là một trong những chìa khóa đểmang đến hạnh phúc. Ngay sau khiLHQ kêu gọi các nước thành viên, ViệtNam đã có nhiều hoạt động cụ thểhưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc.Đặc biệt, ngày 26/12/2013, Phó Thủtướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết địnhsố 2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổchức các hoạt động nhân ngày Quốc tếHạnh phúc 20/3 hằng năm”. Mục tiêucủa Đề án là nhằm nâng cao nhận thứccủa các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân,gia đình, toàn xã hội về Ngày Quốc tếHạnh phúc 20/3, từ đó có hành động cụthể, thiết thực xây dựng gia đình hạnhphúc, cộng đồng hạnh phúc của ViệtNam; tăng cường sự tham gia, phốihợp giữa các cấp, ngành, các tầng lớpnhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của cáctổ chức, cá nhân trong và ngoài nướcđối với các hoạt động nhân Ngày Quốctế Hạnh phúc 20/3. Ngày 18/02/2014,Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số342/BVHTTDL-GĐ về việc Tổ chứccác hoạt động nhân Ngày Quốc tếHạnh phúc 20/3/2014 với chủ đề “Yêuthương và chia sẻ”. Nội dung chính củacác khẩu hiệu tuyên truyền gồm:“Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc

20/3”, “Hãy hành động vì mục tiêu:Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”,“Hãy tạo ra một môi trường sống vàlàm việc hạnh phúc hơn”. Ông TrầnHướng Dương cho biết: “Ngày Quốctế Hạnh phúc năm 2014 mang thôngđiệp: Hãy yêu thương và chia sẻ cùngnhau trong gia đình, trong dòng tộc,trong mỗi cộng đồng dù lớn hay nhỏ,giữa những người bạn, người đồng chí,trong mỗi đơn vị, cơ quan, trườnghọc… Bằng những hành động thiếtthực nhất, hãy góp phần đem lại hạnhphúc cho chính bản thân, gia đình vàcộng đồng, góp phần phát triển an sinhxã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng giađình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”. Thờigian triển khai các hoạt động hưởngứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc tại ViệtNam sẽ diễn ra từ ngày 08-21/3. Lễhưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúcsẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn HàNội vào đúng ngày 20/3, với sự thamgia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đạidiện các bộ, ngành và đại diện các tầnglớp nhân dân. Trong thời gian này, tạicác địa phương cũng sẽ tổ chức nhiềuhoạt động hưởng ứng như: Tuyêntruyền về Ngày Quốc tế Hạnh phúc tạicác cơ quan, trường học, các trụcđường chính...; tổ chức các hoạt độngmít tinh, hội thảo, tập huấn, tọa đàm,diễn đàn, cuộc thi, hội thi… có chủ đềvề hạnh phúc nói chung, hạnh phúc củangười Việt Nam nói riêng.

yến nHi

Việt Nam đón chào... (Tiếp theo trang 1)

Ngày 06/3, tại Nhà hát Chèo KimMã (Hà Nội), Công đoàn BộVHTTDL đã tổ chức buổi gặp mặt vànói chuyện chuyên đề “Phụ nữ với vănhóa công sở và hạnh phúc gia đình”nhân Kỷ niệm 1974 năm Khởi nghĩaHai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ08/3.

Tại buổi gặp mặt, đồng chí NguyễnHữu Giới, Chủ tịch Công đoàn BộVHTTDL đã gửi những lời chúc mừngtốt đẹp nhất tới các chị em là nữ cán bộquản lý, nữ cán bộ công đoàn đanghàng ngày nỗ lực đóng góp trí tuệ, tâmsức, nhiệt tình trên mọi lĩnh vực, côngviệc được giao phó.

Chủ đề của buổi gặp mặt “Phụ nữvới văn hóa công sở và hạnh phúc giađình” đã được đông đảo chị em nhiệtliệt quan tâm. Sau phần giao lưu làphần tham gia thi Cắm hoa Nghệ thuậtcủa 5 Khối thuộc Công đoàn BộVHTTDL. Tại buổi gặp mặt, đánh giácao những đóng góp của chị em trên

Gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

13số 1066 l 13.3.2014

Sự kiện vấn đề

Liên tục những ngày gần đây đãxảy ra khá nhiều chuyện buồn với ditích ở Thủ đô. Chuyện đưa hiện vật lạ(gồm áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt) vàođền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyệnGia Lâm) còn chưa lắng dịu, thì dưluận lại phải đón nhận tin không vui.Đó là việc, Ban Khánh tiết đình CựuQuán (thuộc thôn Cựu Quán, xã ĐứcThượng, huyện Hoài Đức) đã chongười phá dỡ mái nối giữa nhà đại báivà hậu cung, lấy 4 thanh kèo bằng gỗsưa đem bán lấy 1,2 tỷ đồng. Cách đâychưa lâu, dư luận từng xôn xao chuyệnngười ta đưa “hòn đá lạ” vào đền thờcác vua Hùng tại khu di tích đặc biệtĐền Hùng ở Lâm Thao, Phú Thọ. Tạichùa Chân Long, xã Chàng Sơn, huyệnThạch Thất, việc sư thầy tự ý đưa mộtpho tượng lạ bằng đồng vào di tíchchùa Chân Long đã khiến nhân dân địaphương bất bình. Gần đây là chùa BàĐá (tại quận Hoàn Kiếm) sau TếtNguyên đán bỗng xuất hiện “pho tượnglạ” để ngay gian chính của chùa, làmảnh hưởng tới khuôn viên, cảnh quandi tích. Chưa hết, tại Lăng Ngô Quyền(xã Đường Lâm, TX. Sơn Tây) ngườita cho dựng tấm bình phong bằng đákhắc hình con vật, người thì bảo đó làhổ, người thì bảo đó là con báo lai chósói... Trở lại với việc đưa hiện vật lạvào Di tích đền Phù Đổng (được xếphạng Di tích quốc gia đặc biệt vào cuốinăm 2013). Trong buổi kiểm tra thực tếcủa đoàn công tác Sở VHTTDL HàNội tại đền Phù Đổng và làm việc vớiUBND huyện Gia Lâm, Phòng Vănhóa Thông tin huyện Gia Lâm... cácbên đã xác định các hiện vật mới đưa

vào di tích này chưa đúng quy định củaLuật Di sản văn hóa. Ông TrươngMinh Tiến, Phó Giám đốc SởVHTTDL Hà Nội khẳng định: Từ cuốinăm 2013, có một số cá nhân, doanhnghiệp đặt vấn đề với Ban quản lý ditích đền Phù Đổng và đã phát tâm côngđức một số đồ gồm 1 ngựa, 1 áo giápvà roi để cung tiến vào di tích. Chưanói đến việc các hiện vật này có phùhợp với khu di tích này hay khôngnhưng quá trình tiếp nhận chưa thựchiện đúng quy định. Điều đáng nói làcác hiện vật cung tiến kể trên đã đượcsự đồng ý của Trưởng ban Quản lý ditích đền Phù Đổng nhưng chưa báocáo, thỏa thuận... với các cơ quan chứcnăng có thẩm quyền theo đúng quyđịnh của Luật Di sản văn hóa.

Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Ủy viên Hộiđồng Di sản quốc gia cho biết, do đềnPhù Đổng là di tích quốc gia đặc biệtnên khi đưa hiện vật vào phải có thỏathuận với Cục Di sản văn hóa. “Việccho phép bổ sung hiện vật vào di tíchcũng phải có lý do chính đáng về khoahọc, phải bảo đảm về thẩm mỹ. Chophép mà không chuẩn thì còn có thểphê bình cả cơ quan cho phép”.

Theo quyết định của UBND thànhphố Hà Nội, hiện nay di tích đền PhùĐổng thuộc thẩm quyền quản lý trựctiếp của UBND huyện Gia Lâm. Vìvậy, ngay sau buổi kiểm tra, làm việctại di tích đền Phù Đổng, Sở VHTTDLHà Nội yêu cầu huyện Gia Lâm chỉ đạoUBND xã Phù Đổng, Ban quản lý ditích đền Phù Đổng sớm di chuyển cácđồ thờ đã được tiếp nhận chưa đúngquy định ra khỏi khu vực di tích; tiến

hành kiểm điểm trách nhiệm các cánhân liên quan.

Về vụ phá nhà đại bái và hậu cungtại đình Cựu Quán (thôn Cựu Quán, xãĐức Thượng, huyện Hoài Đức) lấy gỗsưa đem bán, điều đáng nói là việc làmnày lại do chính những người đượcngười dân tin tưởng giao trọng tráchtrông coi di tích thực hiện; trong đó cócả Bí thư chi bộ thôn, Trưởng thôn,Trưởng ban Khánh tiết, Chi hội trưởngNgười cao tuổi... Điều đó chứng tỏ, cósự cấu kết phá hoại di tích để kiếm lời.Theo thông tin từ chính quyền địaphương, người đứng ra mua số kèo gỗsưa trên là Ni sư Thích Diệu Bản - trụtrì chùa Bát Phúc, xã Tân Lập (huyệnĐan Phượng).

Trước hiện tượng vi phạm Luật Disản văn hóa liên tục xảy ra tại các ditích lịch sử văn hóa ở Thủ đô, đã chothấy lỗ hổng lớn trong công tác quảnlý các di tích, đặc biệt là các di tíchchưa được xếp hạng. Là địa phương cósố di tích được xếp hạng vào bậc nhấtcả nước (hơn 2.000 di tích, trong đó cóhơn 1.000 di tích quốc gia), do vậyviệc quản lý, trùng tu tôn tạo, bảo quảnvà phát huy giá trị di sản của Hà Nộiquả là nhiệm vụ nặng nề. Nhiều ý kiếncho rằng, muốn làm tốt công tác quảnlý di tích, Hà Nội cần phải tăng cườngcông tác tuyên truyền, thậm chí làmhẳn những tờ rơi tuyên truyền vềnhững việc được làm và không đượclàm đối với các di tích cho người dânvà cũng như những người tham giatrông coi, quản lý khu di tích nắm rõ,thực hiện.

tHế Hùng

Ứng xử thô bạo với di tích

từng lĩnh vực, nhiệm vụ công tác, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên cũng chiasẻ với những nỗ lực để đạt được thànhcông của các nữ cán bộ làm công tácquản lý, công tác công đoàn, đồng thời

đề nghị các tổ chức, đoàn thể thuộc Bộtiếp tục tạo điều kiện, cơ hội để các nữcán bộ thể hiện khả năng và đóng gópcông sức, trí tuệ của mình. Nhân dịpnày, Công đoàn Bộ VHTTDL đã tổ

chức trao tặng các bằng khen, danhhiệu cho các tập thể, cá nhân đã cóđóng góp, thành tích xuất sắc trongcông tác công đoàn năm 2013.

H.Q

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

14 số 1066 l 13.3.2014

Theo kế hoạch của Tổng cục Thểdục thể thao, bóng bàn nằm trong số 20môn được lựa chọn tham dự Đại hội thểthao Châu Á 2014 - ASIAD 17, tạiIncheon (Hàn Quốc) vào tháng 9 tới.Mặc dù không thuộc nhóm các môntrọng điểm có khả năng tranh chấp huychương, nhưng ASIAD là cơ hội cọ xátquý giá, giúp bóng bàn Việt Nam chuẩnbị cho giải vô địch Đông Nam Á vàocuối năm và đặc biệt là SEA Games 28năm 2015, sẽ diễn ra tại Singapore.Vào thời điểm hiện tại, công tác chuẩnbị của bóng bàn Việt Nam cho kế hoạchthi đấu năm 2014, với điểm nhấn làASIAD 17, đang được gấp rút hoànthiện. Bộ môn đã xây dựng lịch thi đấucác giải quốc gia, nhằm tạo cơ sở tuyểnchọn vận động viên cho đội tuyển, cũngnhư lên kế hoạch tập trung đội tuyểncho những mục tiêu cụ thể, nhưng côngviệc hiện gặp một số khó khăn. Trưởngbộ môn Bóng bàn Tổng cục TDTTNguyễn Đức Long cho biết, lịch thi đấucác giải quốc gia năm 2014 về cơ bảnđã được hoàn tất. Tuy vậy, do nguồnkinh phí hạn chế, một số giải đấu vẫnchưa tìm được đơn vị đăng cai, ví dụnhư giải “Các cây vợt xuất sắc toànquốc”. Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam(VTTF) đang liên hệ với một số địaphương để có thể tổ chức giải đấu này,nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.Theo ông Nguyễn Đức Long, khả năngmột số giải đấu trong nước không được

tổ chức, hoặc tổ chức không đúng kếhoạch, sẽ ảnh hưởng tới sự chuẩn bị củaĐTQG, bởi cơ sở để tuyển chọn VĐVđi thi đấu quốc tế chính là các giải trongnước. “Cái khó bó cái khôn”, nguồnkinh phí hạn chế cũng đang là rào cảnđối với việc tìm kiếm chuyên gia giỏingười nước ngoài cho bóng bàn ViệtNam. Với mức lương khoảng 2.000USD/tháng theo quy định như hiện nay,Việt Nam không thể lôi kéo được cácHLV có năng lực sang huấn luyện chocác tuyển thủ. Theo kế hoạch, sẽ có mộtchuyên gia và một VĐV làm công tácthị phạm người CHDCND Triều Tiênsang giúp huấn luyện cho ĐTQG từtháng 2 này, nhưng bộ đôi này đến giờvẫn chưa xuất hiện. Ông Nguyễn ĐứcLong cho biết, trong mọi tình huống, bộmôn vẫn sẽ chủ động. Đội tuyển sẽ tậptrung đúng lịch vào cuối tháng 2 này,gồm 8 VĐV nam, 8 VĐV nữ và 8VĐV trẻ (chia đều cho cả nam và nữ).Nhiều khả năng, ông Nguyễn ĐứcLong cũng kiêm nhiệm luôn vai tròHLV trưởng đội tuyển. Một vấn đề rấtđược dư luận quan tâm là kế hoạchtuyển chọn VĐV cho đội tuyển bóngbàn tham dự các giải quốc tế sắp tới,trong đó có ASIAD 17. Trước đây,bóng bàn bị tiếng là để xảy ra chuyện“quân anh, quân tôi” ở đội tuyển, nghĩalà HLV đội tuyển có ít nhiều ưu ái đối

với các tay vợt thuộc đơn vị mình quảnlý. Ngay trước thềm SEA Games 27cuối năm vừa qua, làng bóng bàn ViệtNam lại có phen “rung chuyển” vì việchai tay vợt xuất sắc, Đinh Quang Linhvà Trần Tuấn Quỳnh, bị loại khỏi danhsách sang Myanmar, do từ chối thamdự vòng tuyển chọn nội bộ (các tuyểnthủ thi đấu 3 vòng, để xác định cácVĐV có thành tích tốt nhất tham dựSEA Games). Người hâm mộ đang longại chuyện này có thể lặp lại trongnăm 2014. Trước băn khoăn này, ôngNguyễn Đức Long tái khẳng định, việctổ chức vòng tuyển chọn nội bộ choSEA Games 27 là trong tình thế bất khảkháng, khi một số tay vợt không gópmặt đủ ở các giải quốc gia là cơ sở đểtuyển chọn VĐV. Khi đó, vòng tuyểnchọn nội bộ chính là cơ hội “vớt” đểcác tay vợt khẳng định mình. Cách làmtheo bóng bàn Trung Quốc này rấtđược lãnh đạo Tổng cục TDTT ủng hộvà cũng rất hợp lý để xác định cácVĐV có phong độ tốt nhất trước mỗigiải đấu. Trở lại với thực tế của năm2014, do lịch thi đấu quốc gia đang gặpvướng mắc như đề cập ở trên, đồngthời giải vô địch toàn quốc lại đượcghép vào Đại hội TDTT toàn quốc lầnthứ VII (chỉ diễn ra vào tháng 11, saukhi ASIAD 17 đã kết thúc), nên việc

(Xem tiếp trang 16)

Bóng bàn Việt Nam hướng tới ASiAD 17

Sự kiện vấn đề

Hội xuân núi Bà Đen của tỉnh TâyNinh diễn ra từ ngày 03/02 đến nay đãthu hút trên 1,4 triệu khách, với tổng sốtiền nộp ngân sách nhà nước trên 23 tỷđồng.

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh TâyNinh, Dương Văn Phong cho biết: Hộixuân núi Bà Đen năm nay được tổ chứckhá chu đáo, đảm bảo về an ninh trật tự,an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm,phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàncho du khách đến tham quan, vui chơi,

giải trí. Các Sở, ngành, địa phương thựchiện tốt công tác phối hợp để Hội xuânnúi Bà Đen năm Giáp Ngọ - 2014 đượctổ chức thành công tốt đẹp.

Mùa lễ hội năm nay, Ban Quản lýkhu Di tích lịch sử văn hóa, danh thắngvà du lịch núi Bà Đen đã tăng cườnggấp đôi lực lượng bảo vệ so với năm2013 nhằm đảm bảo an ninh trật tự.Các ngành chức năng phối hợp túctrực 24/24h trong Khu di tích, thườngxuyên bố trí lực lượng bảo vệ tại

những nơi tập trung đông người như:phòng vé, cổng vào, chùa Trung, chùaBà, cầu Đôi và những đoạn đường đibộ chật hẹp, chen lấn có nguy cơ xảyra trộm cắp, cướp giật, đảm bảo antoàn cho du khách đến tham quan dulịch và hành hương; đồng thời phốihợp thanh, kiểm tra thường xuyên tìnhhình vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cáccơ sở dịch vụ, phục vụ ăn uống, giảikhát trong Khu di tích.

MạnH Huân

Tây Ninh: Khu du lịch núi Bà Đen hấp dẫn du khách

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

15số 1066 l 13.3.2014

Ngày 08/3, tại bến sông NhưNguyệt xã Tam Giang, huyện YênPhong (Bắc Ninh), gần 200 vận độngviên bơi chải đến từ 6 đội bơi truyềnthống đến từ hai tỉnh Bắc Ninh và BắcGiang chính thức bước vào trận đuatranh sức, tranh tài của cuộc thi Bơichải truyền thống trên sông Cầu, do SởVHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp vớiUBND huyện Yên Phong tổ chức.

Theo Ban Tổ chức, cuộc thi nhằmphục dựng lại môn thể thao truyềnthống của dân tộc, ôn lại truyềnthống hào hùng, lịch sử đấu tranhchống giặc ngoại xâm của dân tộc

Việt Nam dưới sự lãnh đạo củatướng Lý Thường Kiệt, đã đập tanhơn 30 vạn quân Tống vào năm1077, mở ra giai đoạn phát triểncường thịnh của quốc gia Đại Việt.Ngoài ra, cuộc thi còn thể hiện lòngbiết ơn sâu sắc, hướng về nguồn cội,khơi dậy những nét văn hóa đặctrưng của làng xã ven sông Cầu. Quađó góp phần củng cố, nâng cao tinhthần thượng võ của nhân dân.

Cuộc thi năm nay thu hút các vậnđộng viên có truyền thống bơi chảivùng sông nước như đội Mai Đình(huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang), Tam

Giang, Dũng Liệt (cùng ở Yên Phong- Bắc Ninh). Tham gia cuộc thi, cácđội chia làm 3 bảng thi đấu 1 lượt, 3đội nhất sẽ vào vòng Chung kết. Khibơi, trên mỗi thuyền sẽ có 21 người,trong đó 1 lái trưởng, 1 tay mõ, 1 tátnước và 18 tay chải với tổng độ dàiđường bơi 3km.

Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức traogiải Nhất cho đội Tam Đa (Yên Phong- Bắc Ninh), đội Mai Đình đạt giải Nhì;4 đội còn tại là Tam Giang, Đông Tiến,Yên Trung, Dũng Liệt cùng ở YênPhong đồng đạt giải Ba.

n.anH

Sự kiện vấn đề

Bắc Ninh: Thi Bơi chải truyền thống trên sông Cầu

Sở VHTTDL tỉnh Hà Tĩnh vừa tổchức khai trương tuyến du lịch quốc tếHà Tĩnh (Việt Nam) - SakonNakhon(Thái Lan). Đây là hoạt động thiết thựcquảng bá du lịch Hà Tĩnh, góp phầnthúc đẩy kinh tế trên tuyến hành langkinh tế Đông Tây và tiểu vùng sông MêKông mở rộng.

Các tỉnh Đông bắc Thái Lan như SakonNakhon, Nakhonphannom,Nongkhai… có rất đông bà con Việtkiều sinh sống, nhu cầu của kiều bàohồi hương tham quan du lịch, kết hợptìm kiếm cơ hội đầu tư là rất lớn. Cácdoanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh và TháiLan có thể kết hợp tổ chức tour du lịch“Một ngày ăn cơm 3 nước” (sáng ăncơm Thái Lan, trưa ăn cơm ở Lào,chiều ăn cơm Hà Tĩnh và ngược lại). Từcác tỉnh Đông bắc Thái Lan nếu muốndu lịch tắm biển tới Phù Khẹt, BăngCốc phải mất từ 700-900km, trong khiđó tới Hà Tĩnh chỉ mất từ 350-400km,do vậy các doanh nghiệp du lịch có lợithế rất lớn trong việc khai thác thịtrường du lịch này.

Nằm ở trung tâm khu vực BắcTrung Bộ và cả nước, trên “Tuyến dulịch xuyên Việt” và là điểm đầu củatuyến du lịch “Con đường di sản miền

Trung”, một trong những cửa ngõ quantrọng của không gian du lịch “Hànhlang Đông-Tây”, với hệ thống giaothông thuận lợi để phát triển du lịchtrong nước và các nước khác trong khốiASEAN, Hà Tĩnh có nhiều tài nguyêntự nhiên và thắng cảnh gắn với các địadanh nổi tiếng như núi Hồng - sông La,bến Tam Soa - Tùng Lĩnh, suối Tiên -Thiên Tượng, đèo Ngang - Hoành SơnQuan, hồ Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia VũQuang, thác Vũ Môn... Với gần 137kmbờ biển, Hà Tĩnh sở hữu nhiều bãi tắmđẹp, sạch sẽ như Xuân Thành, XuânHải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh,Đèo Con. Biển Hà Tĩnh được biết đếnbởi vẻ đẹp nguyên sơ, sạch sẽ, chấtlượng dịch vụ với giá cả phải chăng.

Tỉnh Hà Tĩnh có bề dày truyềnthống - quê hương của nhiều danh nhângắn với di tích lịch sử, văn hóa như:Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Ditích Hải Thượng Lãn Ông Lê HữuTrác... Mảnh đất này còn nổi danh vớiđời sống văn hoá dân gian phong phúđược phản ánh qua các làn điệu dân ca,câu hát, vần thơ, lễ hội, làng nghề thủcông như: Hát Phường vải Trường lưu,Trường nga; Ca trù Cổ Đạm; hát VíGiặm đò đưa dọc sông Lam, múa Sắc

bùa ở Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Khê;hò Chèo cạn ở Cẩm Nhượng; hò ThạchKhê. Các đình, chùa nổi tiếng như chùaHương Tích, đền Chợ Củi, Quỳnh Viên- Chiêu Trưng, đền bà Nguyễn Thị BíchChâu, Sơn phòng Hàm Nghi... luôn hấpdẫn du khách thập phương đến thamquan, tìm hiểu và thưởng ngoạn.

Con người Hà Tĩnh cần cù, thânthiện, mến khách, sống nghĩa tình, thủychung luôn để lại tình cảm sâu lắng chokhách du lịch sau mỗi chuyến đi, quađó góp phần làm cho Hà Tĩnh trở thànhmột trong những điểm đến ấn tượng.

Việc hợp tác phát triển du lịch giữacác tỉnh Hà Tĩnh qua Lào tớiSakonNakhon với các tỉnh lân cận sẽtạo ra một thị trường đầy tiềm năng baogồm cộng đồng dân cư 3 nước và kháchdu lịch quốc tế đến tour du lịch này.Tour du lịch được mở ra không nhữngđáp ứng nhu cầu của khách du lịch màcòn góp phần tạo điều kiện cho việcphát triển các loại hình dịch vụ du lịch,mang lại cơ hội kinh doanh cho ngườidân, lợi ích cho ngành du lịch của cácđịa phương trên tuyến hành lang, đónggóp vào hiệu quả phát triển kinh tế củamỗi địa phương.

t.LâM

Khai trương tuyến du lịch Hà Tĩnh - SakonNakhon (Thái Lan)

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

16 số 1066 l 13.3.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Ngày 26/02/2014, Ban Tổ chứcFestival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứnhất - Bạc Liêu 2014 đã có Thông báo số30/TB-BTC về lịch tổ chức các hoạtđộng chính trong khuôn khổ Festival.

Các hoạt động (diễn ra từ 20/4 -25/4/2014) gồm: Triển lãm Sinh vậtcảnh; Hội chợ Thương mại - Du lịch;Khai mạc “Không gian Đờn ca tài tử -Nam bộ”; Lễ hội ẩm thực Nam bộ;Chương trình nghệ thuật giới thiệu cáctác phẩm tiêu biểu của soạn giả TrọngNguyễn và soạn giả Yên Lang; Triển lãm

tranh, ảnh nghệ thuật; Liên hoan Đờn catài tử toàn quốc; Triển lãm nhạc cụ dântộc; Khánh thành Khu lưu niệm Nghệthuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩCao Văn Lầu; Chương trình lễ Khai mạcFestival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứnhất - Bạc Liêu 2014; Hội thảo xúc tiếndu lịch, xúc tiến đầu tư và lễ ký kết tour,tuyến du lịch; Họp mặt các doanh nhânvà nghệ sĩ; Tổ chức thi vòng II Giảithưởng Trần Hữu Trang; Hội thảo khoahọc “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóaphi vật thể Đờn ca tài tử Nam bộ”, chủ

đề “Di sản văn hóa - hội nhập và pháttriển”; Chung kết trao giải thưởng TrầnHữu Trang; Tổng kết và trao giải cho cáccuộc thi: Sáng tác ca khúc, vọng cổ vàsáng tác lời mới 20 bản tổ Đờn ca tài tửNam bộ, sáng tác ảnh thời sự nghệ thuậtchủ đề “Đất nước, con người Bạc Liêu”và “Khoảnh khắc Festival Đờn ca tài tửNam bộ; Giải báo chí “Bạc Liêu trênđường phát triển”; Chương trình biểudiễn nghệ thuật và trao giải Liên hoanĐờn ca tài tử toàn quốc; Chương trìnhnghệ thuật bế mạc Festival Đờn ca tài tửvà tôn vinh các tập thể, doanh nghiệpđóng góp quỹ “Vì Người nghèo, An sinhxã hội”. H.Quân

Các hoạt động tại Festival Đờn ca tài tửquốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014

Hội nghị Ban chấp hành các nướcĐông Nam châu Á (SEA - RADO) vềchống doping vừa diễn ra tại Hà Nộivới sự tham dự của đại diện Tổ chứcchống doping thế giới (WADA), đạidiện Tổ chức chống doping khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương, các quốcgia thành viên khu vực Đông Nam Á...

Tại hội nghị, Tổ chức chốngdoping thế giới, khu vực, các quốc giađã nhất trí và thỏa thuận phải xây dựngnền thể thao trong sạch “khôngdoping”, tăng cường tinh thần đoànkết, hữu nghị giữa các dân tộc, khuyếnkhích vươn tới đỉnh cao về thể chất,tinh thần con người.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông LâmQuang Thành, Phó Tổng cục trưởngTổng cục Thể dục thể thao, Phó Chủtịch Ủy ban Olympic Việt Nam khẳngđịnh: Việt Nam trở thành thành viênchính thức của Tổ chức chống doping

thế giới từ năm 2004, cam kết tuân thủluật quốc tế chống doping trong thểthao. Năm 2012, Trung tâm doping vàY học thể thao Việt Nam đã chính thứcđược thành lập với mục tiêu ngănngừa, kiểm soát việc sử dụng các chấtbị cấm, hướng tới việc xây dựng mộtnền thể thao trong sạch.

Việc đăng cai tổ chức hội nghị vàkhóa tập huấn quản lý kết quả xétnghiệm doping của Việt Nam là mộtbước tiến mới, thể hiện sự quyết tâmtrong phòng, chống sử dụng các chấtbị cấm trong hoạt động thể thao. Đồngthời khẳng định sự quyết tâm củaChính phủ Việt Nam trong xây dựngvà phát triển nền thể thao trong sạch,vững mạnh, chuẩn bị tốt các sự kiệnthể thao lớn sẽ diễn ra tại Việt Namnhư: Thể thao bãi biển Châu Á 2016và ASIAD 2018.

Hội nghị về chống doping 2014

nhằm tăng cường hợp tác, chia sẻ kinhnghiệm trong lĩnh vực phòng chốngdoping, từ đó thống nhất phươnghướng, đề ra những giải pháp phù hợptrong năm nay và những năm tiếp theocủa các quốc gia Đông Nam Á. Tại hộinghị này, các đại biểu cũng đã tiếnhành kiểm điểm, rút kinh nghiệm vềhoạt động chống doping của các nướctrong năm 2013, hoạt động chốngdoping của SEA Games 27 tạiMyanmar. Đồng thời đề ra các phươnghướng hoạt động trong năm 2014; tổchức tập huấn chuyên môn về quản lýkết quả doping cho các nước; thảo luậnviệc thực hiện luật thế giới chốngdoping năm 2015.

Các đại biểu tham dự Hội nghịcũng đã tham dự khóa tập huấn quản lýkết quả xét nghiệm doping cho các vậnđộng viên thể thao đỉnh cao.

a.tùng

Xây dựng nền thể thao trong sạch “không doping”

tuyển chọn VĐV tới Incheon thiếu đimột cơ sở nền tảng. Tình thế này buộcbộ môn phải cân nhắc khả năng bảolưu thành tích thi đấu của các VĐVtrong năm 2013. Điều này cũng cónghĩa, Quang Linh và Tuấn Quỳnhđang xuất phát sau các đối thủ như Lê

Tiến Đạt, Nguyễn Văn Ngọc, DươngVăn Nam, hay Đào Duy Hoàng. Bêncạnh đó, theo ông Nguyễn Đức Long,khả năng tiếp tục tổ chức vòng thi đấutuyển chọn nội bộ là không loại trừ,nếu xảy ra tình thế “bất khả kháng”.Nhưng cho dù thế nào, tất cả các VĐV

đều phải nâng cao ý thức chuyênnghiệp, sẵn sàng trong mọi thời điểm.Viện lý do này, lý do kia để từ chối thiđấu nội bộ là biểu hiện của “sự sợ hãi”và không sẵn sàng cho giải đấu.

tHế Hùng

Bóng bàn Việt Nam... (Tiếp theo trang 14)

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

17số 1066 l 13.3.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Hướng tới kỷ niệm 130 năm Khởinghĩa Yên Thế (1884-2014), ngày06/3, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chứckhai mạc trưng bày chuyên đề “Kỷniệm 130 năm cuộc Khởi nghĩa YênThế”.

Triển lãm đã trưng bày, giới thiệu50 hình ảnh, 70 hiện vật, tư liệu có giátrị cùng nhiều tài liệu liên quan đếncuộc Khởi nghĩa Yên Thế như: Súng,kiếm, dao, nồi niêu, ấm chén, trangphục và nhiều hình ảnh do các nhiếpảnh người Pháp chụp lại về nghĩa quânYên Thế. Các hình ảnh, hiện vật này

phản ánh tinh thần đấu tranh kiêncường, anh dũng của nghĩa quân YênThế trước thực dân xâm lược, đồngthời giúp khách tham quan có những tưliệu mới, những nhìn nhận rõ nhất vềcuộc Khởi nghĩa Yên Thế gắn với têntuổi người anh hùng dân tộc HoàngHoa Thám; góp phần giáo dục tinh thầnyêu nước, niềm tự hào về truyền thốnglịch sử quê hương cho thế hệ trẻ.

Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ngày16/3/1884 tại Bắc Giang, sau đó lanrộng tới các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,Thái Nguyên, Lạng Sơn… Cuộc khởi

nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh đầu tiên làLương Văn Nắm (Đề Nắm), sau làHoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh đạokéo dài gần 30 năm với nhiều gian khổ,hi sinh và những chiến công lừng lẫy,được đánh giá là cuộc khởi nghĩa có vũtrang lớn nhất, oanh liệt nhất trong lịchsử chống thực dân Pháp xâm lượctrước khi có Đảng. Cuộc khởi nghĩa đãthể hiện tinh thần bất khuất của nôngdân Việt Nam trong phong trào đấutranh giải phóng dân tộc cuối thế kỷ 19đầu thế kỷ 20.

L.KHánH

Để khuyến khích động viên các câulạc bộ (CLB) nghệ thuật tham gia tíchcực vào bảo tồn, phát huy giá trị di sảnvăn hóa dân tộc, Sở VHTTDL Hà Nộiđang triển khai chương trình hỗ trợtrang thiết bị phục vụ biểu diễn chomột số cơ sở. Trong đó, Ca trù, một disản văn hóa đã được thế giới ghi danhđược ưu tiên hỗ trợ trước mắt. Vừa qua,Sở này đã trao trang thiết bị âm thanhhỗ trợ cho 5 giáo phường, Câu lạc bộCa trù Hà Nội với tổng kinh phí trên200 triệu đồng, gồm: Câu lạc bộ Ca trùLỗ Khê, Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội,Giáo phường Ca trù Lỗ Khê, Giáophường Ca trù Chanh Thôn và Câu lạcbộ Ca trù Thái Hà.

Sở VHTTDL Hà Nội chỉ đạo Nhà

Văn hóa thành phố Hà Nội tổ chức cáclớp đào tạo cho các câu lạc bộ tại cộngđồng dân cư, gồm các loại hình nghệthuật: Tuồng, Chèo, Ca trù, Dân ca…Năm 2013, Nhà Văn hóa tổ chức được18 lớp học với khoảng 1.000 học viêntham gia và năm 2014 dự kiến tiếp tụctổ chức với số lượng lớp học như trên.Nhiều câu lạc bộ nghệ thuật được sự hỗtrợ của Nhà Văn hóa và sự ủng hộ nhiệttình của người dân, phát triển vữngmạnh như: Câu lạc bộ Ca trù Ngãi Cầu(huyện Quốc Oai), Thượng Mỗ (huyệnĐan Phượng), Đồng Chữ (huyệnChương Mỹ), Câu lạc bộ TuồngDương Cốc (huyện Quốc Oai), các câulạc bộ Chèo huyện Đông Anh… Nhờđó, nhiều làn điệu truyền thống có

nguy cơ mai một được sưu tầm, khôiphục lại; nhiều lớp trẻ được động viêntham gia vào câu lạc bộ, nhiều nghệnhân lớn tuổi nhiệt huyết truyền nghềcho thế hệ trẻ.

Sở VHTTDL Hà Nội còn thườngxuyên tổ chức các liên hoan, hội thảonghệ thuật truyền thống để các nghệnhân, nghệ sĩ và khán giả có dịp gặpgỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,đồng thời tìm ra những giải pháp hữuhiệu để bảo tồn và phát huy giá trị nghệthuật truyền thống. Trong đó, các liênhoan Chầu văn, Ca trù được đánh giácao, quy tụ nhiều câu lạc bộ tham gia.

Đức Kiên

Hà Nội hỗ trợ nghệ thuật truyền thống phát triển

Ban Tổ chức Festival Đờn ca tài tửquốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014đã công bố Logo chính thức của sựkiện này. Theo đó, Logo chính thức vàý tưởng của Logo Festival Đờn ca tàitử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu2014 do Công ty TNHH Một thànhviên dịch vụ Biểu tượng Việt thiết kế,

gồm có: Hoa Sen - Quốc hoa của ViệtNam, thể hiện yếu tố quốc gia, tính vănhóa nhân văn của một dân tộc; khóaSol - ký hiệu đặt ở đầu khuôn nhạc vàĐờn kìm là nhạc cụ quan trọng trongdàn nhạc Đờn ca tài tử và cũng chínhnhạc cụ này nhạc sỹ Cao Văn Lầu đãsáng tác bản “Dạ cổ hoài lang”.

Tổng thể Logo Festival là hình ảnhcách điệu của hoa Sen, mang bản sắcvăn hóa của một quốc gia, kết hợp khóaSol một biểu tượng của âm nhạc vàĐờn kìm cách điệu một trong nhữngbiểu tượng của nghệ thuật Đờn ca tàitử Nam bộ và cũng là biểu tượng vănhóa của tỉnh Bạc Liêu. Hoa Sen nở rộthể hiện sự trường tồn và phát triển củaNghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ.

Huệ oanH

Trưng bày hiện vật, tư liệu về cuộc Khởi nghĩa Yên Thế

Công bố Logo Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

18 số 1066 l 13.3.2014

nhân tố mới

Trong khi một số cựu danh thủ nhưTrần Minh Chiến, Võ Hoàng Bửu,Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn MạnhCường… đang đầu quân cho các trungtâm đào tạo trẻ, thì cựu tuyển thủ quốcgia Triệu Quang Hà lại chọn con đườngkhó: Tự bươn chải với một trung tâmđào tạo trẻ.

Thuộc lứa cầu thủ là “thế hệ vàng”của Thể Công, có nhiều đóng góp chođội tuyển bóng đá Việt Nam, nhưNguyễn Hồng Sơn, Trương ViệtHoàng, Nguyễn Đức Thắng, ĐặngPhương Nam, Phạm Như Thuần… saukhi giải nghệ, Triệu Quang Hà tiếp tụcgắn bó với bóng đá trong vai trò HLV.Trong lúc chờ đợi một cơ hội mới đểtrở lại với bóng đá chuyên nghiệp trongvai trò một huấn luyện viên chuyênnghiệp, Quang Hà đã mạnh dạn thựchiện một dự án mà anh đã ấp ủ từ hồisang tu nghiệp HLV tại Brazil.

Trung tâm bóng đá cộng đồng FCHà Nội đã ra đời trong hoàn cảnh nhưthế và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng5/2013, thông qua Công ty CP Đào tạo& Phát triển Thể thao Quang Hà. Mụctiêu của trung tâm không chỉ giúp cácem nhỏ trong độ tuổi 5-12 rèn luyện vềmặt thể chất, mà còn giúp các em cóđược kỹ thuật chơi bóng thành thạo.

Để hình thành được một trung tâmnhư vậy, Quang Hà đã phải bỏ ra khánhiều công sức. Đầu tiên là tìm kiếmđịa điểm tập luyện, bởi không phải bấtcứ địa điểm nào cũng có thể thu hútđược đông học viên. Nếu sân tập quáxa các khu vực trung tâm, phụ huynh

sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đưađón con em và họ có thể sẽ có một lựachọn khác. Đưa cậu con trai 7 tuổi tớitập ở trung tâm của Quang Hà tại sânHàng Đẫy, chị Nguyễn Thị Mai Hương(Tây Hồ) cho biết: “Tôi cho cháu theohọc tại trung tâm vì nhà gần đây”.

Rất may, nhờ những mối quan hệcó được trong thời gian thi đấu và huấnluyện, Quang Hà hiện đã thuê 5 địađiểm tương đối đẹp và có mặt sân chấtlượng, tạo điều kiện tốt nhất cho cáchọc viên “nhí” trong những bước chậpchững chơi bóng đầu tiên. Cũng có mộtsố phụ huynh nhiệt tình đưa con đi họcở nhiều địa điểm khác nhau do trungtâm Quang Hà tổ chức, bất kể nhà xa.Dù vậy, sau 3 tháng hè hoạt động đầutiên, trung tâm của Quang Hà hiệncũng phải điều chỉnh thời gian của cácbuổi học, để phù hợp với giờ học vănhóa của các học viên “nhí” khi năm họcmới đã bắt đầu.

Từ khi thành lập đến nay, trung tâmcủa Quang Hà đã và đang huấn luyệnkhoảng 250 học viên. Do trung tâmmới mở, nên vào thời điểm này, khókhăn là không thể tránh khỏi. Tuynhiên, Quang Hà chia sẻ, đây là dự ánmà anh tâm huyết và anh muốn pháttriển mô hình này một cách bền vững.Trong thời gian tới, trung tâm có kếhoạch lựa chọn những em có tố chất,đào tạo để xếp vào các đội U.10, U.12,đi thi đấu các giải nhi đồng.

Triệu Quang Hà cho biết, nhữngkhoản chính mà trung tâm phải chi làtiền sân bãi, dụng cụ tập luyện, thuê

HLV có kinh nghiệm đào tạo trẻ… Ởđây, khoản chi cho sân bãi tại các địađiểm là không giống nhau. Ví dụ, sânHàng Đẫy có mặt cỏ tự nhiên và là sântiêu chuẩn đá V-League, nên mức giáthuê đắt nhất, dẫn tới mức học phí ởđây cũng cao nhất (170.000đồng/buổi/học viên). Các sân khác,như 2 sân Viettel (đường TrườngChinh) hay sân Liên đoàn Bóng đá ViệtNam (Mỹ Đình), do là mặt cỏ nhân tạonên mức học phí cũng giảm theo(125.000 đồng/buổi/học viên). Đối vớiviệc thuê HLV, Quang Hà hiện trả500.000 đồng/buổi/người. Một điềuđáng mừng là một số doanh nghiệptrên địa bàn Hà Nội đã chia sẻ khókhăn ban đầu với Quang Hà thông quatài trợ, như Siêu thị dự án bất động sản,Công ty vàng Phú Quý hay Công ty cổphần sản xuất và xuất nhập khẩu PhúThịnh JSC. Triệu Quang Hà chia sẻ:Từng là cầu thủ chuyên nghiệp và đi thiđấu ở nhiều nước, tôi thấy mô hình đàotạo bóng đá trẻ của họ rất phát triển vàđiều tạo nên thành công cho nền bóngđá ấy chính là nhờ họ biết chú trọng môhình đào tạo bóng đá trẻ.

Với quyết tâm của bản thân và sựủng hộ của các Mạnh Thường Quân,Quang Hà hy vọng, mô hình đào tạocủa anh sẽ được nhân rộng, giúp cácem nhỏ có nền tảng cơ bản trước khibước chân vào con đường bóng đáchuyên nghiệp. Đặc biệt, đây cũng làcơ hội tìm kiếm nguồn nhân tài cho nềnbóng đá nước nhà.

Bảo an

Tâm huyết tạo nguồn cho bóng đá trẻ Việt Nam

Ngày 05/3, tại thành phố Huế đãdiễn ra Hội thảo tham vấn ý kiến đánhgiá nhu cầu đào tạo trong ngành dulịch do tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợpvới Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)tổ chức.

Theo kết quả khảo sát của ILO về

nhu cầu đào tạo du lịch tại các doanhnghiệp du lịch, các đơn vị du lịch cộngđồng và các cơ quan quản lý nhà nướcvề du lịch, Thừa Thiên Huế vẫn là địaphương thiếu chiến lược dài hạn vềnguồn nhân lực; chất lượng đào tạonghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

của thị trường. Nguyên nhân chủ yếulà do các doanh nghiệp du lịch, cácđơn vị du lịch làm quản lý nhà nướctrên địa bàn còn thiếu kinh nghiệmthực tế; hoặc tất cả các cơ sở đào tạonghề không có khả năng đào tạo liêntục để duy trì, nâng cao năng lực giáo

Đánh giá nhu cầu đào tạo trong ngành du lịch

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

19số 1066 l 13.3.2014

nhân tố mới

Dù không hiểu được ngôn ngữ củangười Xa Phó song khi nghe bà Lù ThịKha (xã Gia Phú, Bảo Thắng, Lào Cai)cất lời hát ru với âm điệu mượt màcộng với chất giọng ngọt ngào êm ái,người nghe rất dễ bị lay động. Từ mộtthiếu nữ say mê múa hát các điệu vũdân ca truyền thống và giành được hầuhết các giải thưởng quan trọng trong tạiLiên hoan dân ca của tỉnh và toàn quốc,giờ đây khi tuổi đã xế chiều, bà Kha lạiđau đáu với việc bảo tồn nghệ thuật cavũ dân tộc mình.

Từ nhiều đời nay, trong cuộc sốngsinh hoạt của người Xa Phó, nhữngđiệu múa, bài hát ru là món ăn tinh thầnkhông thể thiếu. Động tác múa vuitrong ngày hội mừng cơm mới, hội hoachuối, hội mừng mưa hay các điệu múadiễn tả khung cảnh ngày hội ở bảnlàng, đêm trăng bên bờ suối, ngày hộivăn hóa các dân tộc đều là điểm nhấntrong các cuộc vui. Sinh ra và lớn lênngay trên mảnh đất giàu truyền thốngdân tộc đó, ngay từ nhỏ bà Kha luôn bịcuốn hút bởi những vũ điệu như: múakhăn, múa xe chỉ, múa hái lượm…trong những buổi hội làng. Những vũđiệu uyển chuyển, diễn tả khung cảnhsinh hoạt trong đời sống cộng đồng cứthế in sâu trong bà. Mỗi lần trong thôntổ chức hội hè, bà thường đi theo “họclỏm”. Nhờ sự ham mê cộng với năngkhiếu trời phú, nên chẳng mấy chốc, bàthuộc hết các động tác cơ bản, biết kết

hợp sự uyển chuyển, nhịp nhàng củađôi chân với sự khéo léo, mềm mại củađôi tay. Từ đó, trong các chương trìnhvăn nghệ “cây nhà, lá vườn”, bà đềutham gia nhiệt tình, những tiết mục dobà biểu diễn luôn nhận được sự cổ vũnhiệt tình của khán giả.

Không chỉ múa đẹp, điều khiếnngười ta nhớ mãi về các tiết mục củabà đó là giọng hát đặc biệt truyền cảm.Cơ duyên sắp đặt, bà đã tìm cho mìnhngười bạn đời cùng chung sở thích vàđược mẹ chồng dạy thêm cho một sốvũ điệu cùng các bài hát ru cổ mà đếnnay vẫn còn nguyên giá trị. Với sựđộng viên, ủng hộ của gia đình, năm1993, lần đầu tiên tham gia trên sânkhấu lớn, bà Lù Thị Kha đoạt giải nhấtLiên hoan tiếng hát ru tỉnh Lào Cai lầnthứ nhất. Năm 1994, tại Liên hoan dânca toàn quốc bà đã giành Huy chươngVàng cho tiết mục hát ru lời cổ… Liêntục các năm tiếp theo, cứ có hội thi, hộidiễn của tỉnh, của khu vực và toànquốc, bà đều tham gia và lần nào cũngđạt thành tích xuất sắc, để lại ấn tượngsâu đậm trong lòng khán giả cả nước.

”Giải thưởng là vinh dự, nhưng quýhơn, qua hội thi, hội diễn, tôi được gópphần giữ gìn truyền thống văn hóa củadân tộc mình để truyền lại cho thế hệsau”, bà Kha chia sẻ. Gần 30 năm, vớiniềm say mê nghệ thuật truyền thống,bà tích lũy được nhiều kinh nghiệm vàkhông ngần ngại truyền dạy cho lớp

thanh niên trong thôn. Đội văn nghệcủa thôn An Thành do bà Lù Thị Khasáng lập có 10 chị em độ tuổi từ 18 đến30. Dù bận mùa vụ, nhưng cứ rảnh rỗi,các chị lại có mặt tại nhà bà Kha để tậpnhững điệu múa truyền thống, họcnhững bài hát ru cổ và những bài hátmới do bà đặt lời. Thậm chí nhiều cháuhọc sinh lúc đầu còn e ngại, được bàđộng viên, chỉ bảo từng động tác cơbản trong từng điệu múa, lời ca trongbài hát ru cổ, đến nay các cháu đã lànhững thành viên chủ lực của đội vănnghệ thôn, thường xuyên tham gia cáchội thi do huyện, tỉnh tổ chức.

Theo bà Kha, các điệu múa, lời cacủa dân tộc Xa Phó được lưu truyền từđời này sang đời khác thông quaphương pháp truyền dạy. Mỗi thế hệtiếp nhận đều trân trọng, giữ gìnnghiêm túc phong cách thể hiện bởi đâylà hình thức sinh hoạt văn hóa dân gianmang tính cộng đồng cao, ca ngợi vẻđẹp quê hương, đất nước, tình yêu đôilứa... được chắt lọc từ chính cuộc sốngtình yêu, lao động, sinh hoạt của đồngbào. Mong muốn lớn nhất của bà vànhững người yêu thích nghệ thuật ca vũtruyền thống của người Xa Phó là chínhquyền địa phương và các cơ quan chứcnăng quan tâm, động viên, hỗ trợ để độivăn nghệ thôn An Thành có thể duy trì,phát huy giá trị văn hóa truyền thống,gìn giữ cho muôn đời sau.

t.t.n

Người bảo tồn nghệ thuật ca vũ của dân tộc Xa Phó

viên; số lượng khóa học còn hạn chế vàthiếu liên kết với doanh nghiệp...

Tại Hội thảo, các đại biểu đến từcác doanh nghiệp du lịch, các hãng lữhành, khách sạn và các cơ sở đào tạođã nêu những hạn chế của nguồn nhânlực hiện nay, đồng thời đề xuất cácgiải pháp như: tạo cơ chế hợp tác giữacác trường đào tạo và doanh nghiệp;các giáo viên đào tạo nghề du lịchphải đi thực tế ở các doanh nghiệp để

nâng cao tay nghề; đào tạo chuyên sâukiến thức về văn hóa - lịch sử củaThừa Thiên Huế cho đội ngũ hướngdẫn viên du lịch, tăng cường bồidưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ phục vụdu lịch...

Theo Điều phối viên ILO, ngoàilao động còn thiếu trong các doanhnghiệp du lịch, các hãng lữ hành,khách sạn, nhà hàng, thì việc làm chothanh niên nông thôn gắn với du lịch

ở một số vùng quê cũng cần đượcchú trọng đúng mức. Đây vừa là cáchđể nâng cao sinh kế cộng đồng địaphương trên một số kinh nghiệm sẵncó ở mỗi vùng nông thôn; vừa nângcao tính cạnh tranh và cung cấp độingũ lao động thanh niên nông thôn vềdu lịch chất lượng cao và quan trọngnhất là tạo việc làm cho lớp trẻ ởnông thôn...

Huy Long

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066

Sự kiện vấn đề

20 số 1066 l 13.3.2014

Sự kiện vấn đề

Chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCông Ty Tnhh mộT Thành VIên

In Và Văn hóa Phẩm

Khai thác, phát huy các giá trị vănhóa đặc sắc của nghệ thuật truyền thốngđể thu hút khách quốc tế, góp phần pháttriển du lịch là mục tiêu mà các nghệ sỹNhà hát Tuồng Việt Nam hướng tới khixây dựng sản phẩm “Đêm Hoàng cung”.Sản phẩm đậm chất văn hóa này đã chínhthức được ra mắt ngày 26/02 tại Hà Nộivới sự tham dự lãnh đạo Tổng cục Dulịch, các đơn vị lữ hành nội địa, quốc tế.

Với thời lượng khoảng 50 phút, vởdiễn “Đêm Hoàng cung” là vở Tuồng cóyếu tố cách tân được dàn dựng dànhriêng cho du khách quốc tế. Sản phẩmdu lịch của Nhà hát Tuồng Việt Namkhông đậm đặc chất liệu tuồng cổ màđược chắt lọc và thiên về tính giải trí,thư giãn nhằm hấp dẫn người xem.

Sản phẩm “Đêm hoàng cung” giớithiệu, quảng bá tới du khách những nétđộc đáo của bộ môn nghệ thuật Tuồngtruyền thống thông qua việc tái hiện mộtđêm diễn đậm chất văn hóa cung đìnhcủa triều đình phong kiến xưa. Đêmdiễn này gồm nhiều trò diễn như “Ônggià cõng vợ đi chơi hội”, múa cờ, múalân, độc tấu kèn, hát múa hầu Thánh...Qua các trò diễn này, những đặc trưngcủa nghệ thuật tuồng truyền thống nhưvũ đạo, hóa trang, biểu hiện đường néttrên khuôn mặt nghệ sỹ được thể hiện rõnét. Bên cạnh việc xây dựng các trò diễnđặc sắc, Nhà hát Tuồng Việt Nam cũngđã xây dựng chương trình cho du kháchcùng trải nghiệm mới mẻ về nghệ thuậtTuồng. Đó là tìm hiểu về trang phụcbiểu diễn, vẽ mặt nạ Tuồng, tìm hiểu vềbinh khí sử dụng trong các trò diễn, lịchsử hình thành, phát triển nghệ thuậtTuồng Việt Nam thông qua các hiện vậttrưng bày trong bảo tàng thu nhỏ...

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dulịch Nguyễn Mạnh Cường khẳng định:Việc cho ra mắt sản phẩm “Đêm hoàngcung” thể hiện nỗ lực lớn của tập thể

nghệ sỹ Nhà hát Tuồng Việt Nam trongviệc khai thác, giới thiệu, đến đông đảocông chúng, đặc biệt là với du kháchquốc tế nguồn tài nguyên văn hóa đadạng của Việt Nam. Đây là điều màkhông phải nhà hát nào cũng làm được.Đánh giá về sản phẩm độc đáo này, ôngNguyễn Mạnh Cường cho rằng đây làmột nỗ lực rất lớn của đội ngũ lãnh đạoNhà hát Tuồng đồng thời cũng cho thấytrách nhiệm của các cơ quan quản lýtrong việc kết nối với các cơ quan truyềnthông để phát huy những nét văn hóađặc sắc, mà trong đó nghệ thuật Tuồnglâu nay chúng ta chưa quan tâm.

“Đây là nguồn tài nguyên, một sảnphẩm phong phú mà chắc chắn khôngchỉ khách nội địa mà cả du khách quốctế cũng rất quan tâm.

Theo đánh giá của các doanh nghiệpdu lịch, đơn vị lữ hành tham dự chươngtrình thì sản phẩm “Đêm Hoàng cung” cóthời lượng vừa phải, các tiết mục, trò diễnđều đạt chất lượng nghệ thuật cao, có độhuyền ảo hấp dẫn du khách, đặc biệt là tròdiễn “Ông già cõng vợ đi chơi hội”, hátmúa hầu Thánh với phần âm nhạc, vũ đạothực sự rất thu hút. “Đêm Hoàng cung”nếu được khai thác thường xuyên, liên tục

sẽ trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn dukhách bởi sự mới mẻ, giàu chất văn hóa.Bên cạnh đó, Nhà hát Tuồng Việt Namcũng nên khai thác thêm các trò diễn khácđể đa dạng hóa sản phẩm, tăng cườngtương tác với khách và cần thiết kế quàtặng lưu niệm đặc trưng của Nhà hát.Phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm“Đêm Hoàng cung” tới đông đảo các đơnvị du lịch, lữ hành trong cả nước là việclàm cần thiết để phát triển sản phẩm. Mộtsố đơn vị lữ hành đã cam kết sẽ kí hợpđồng gửi khách tới thưởng thức “ĐêmHoàng cung” trong thời gian tới với lượngkhách lên tới hàng trăm người cho mỗiđêm diễn...

Tuồng hay còn gọi là Hát bội, là mộtbộ môn nghệ thuật truyền thống củanước ta, phát triển từ sân khấu dân giantrên cơ sở ca, múa, nhạc kết hợp với cáctrò diễn. Đến cuối thế kỷ XVIII, Tuồngphát triển hoàn chỉnh về mọi mặt, từkịch bản văn học đến nghệ thuật biểudiễn. Nghệ thuật tuồng đã từng thâmnhập vào cuộc sống cung đình xưa.Ngày nay, nghệ thuật Tuồng của ViệtNam được đánh giá là có thể sánh vớiKinh kịch của Trung Quốc hay kịchNoh của Nhật Bản... t.t.n

Khai thác nghệ thuật truyền thống thu hút khách du lịch quốc tế

Trích đoạn "Ông già cõng vợ đi xem hội" hấp dẫn khán giả