20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văN Hóa, tHể tHao và du LịcH Số 1115 ngày 26/02/2015 - Kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Tr.7) - Đầu tư mạnh mẽ, bài bản cho các môn thể thao trọng điểm (Tr.12) Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN-2015 (Tr.11) - Nét đẹp văn hóa truyền thống đầu năm của đồng bào Tây Bắc (Tr.11) - Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác gia đình (Tr.6) trong số nàY Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 229/CĐ-TTg về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh/thành thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tiếp tục thực hiện Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội... (Xem tiếp trang 3) Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao mừng Xuân Ất Mùi Hòa chung trong không khí hân hoan, rộn ràng của những ngày đầu xuân Ất Mùi 2015, khắp các tỉnh/thành trên cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao sôi nổi mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi 2015. Không khí mừng Xuân rộn ràng, náo nức với những niềm vui, hy vọng về một năm mới lập nhiều thành tích mới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. (Xem tiếp trang 4) Du lịch Việt Nam tiếp tục “gặt vàng” dịp Tết Ất Mùi Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2015 với kết quả thành công, ngành du lịch nước ta lại tiếp tục gặt hái thành công đáng kể với chương trình du lịch Tết Nguyên đán Ất Mùi ở cả 2 thị trường quốc tế và nội địa. Theo ghi nhận từ Sở VHTTDL một số tỉnh/thành trọng điểm du lịch và nhiều đơn vị lữ hành cho thấy: Có khá đông khách quốc tế đến Việt Nam vào dịp này để thưởng thức hương sắc Tết Việt. (Xem tiếp trang 20) Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội Lễ hội Gò Đống Đa Xuân Ất Mùi 2015

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115

Embed Size (px)

Citation preview

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1115 ngày 26/02/2015

- Kỷ niệm 226 năm Chiến thắngNgọc Hồi - Đống Đa

(Tr.7)- Đầu tư mạnh mẽ, bài bản cho các môn thể thao trọng điểm

(Tr.12)Liên hoan Âm nhạc

truyền thống các nước ASEAN-2015

(Tr.11)- Nét đẹp văn hóa truyền thốngđầu năm của đồng bào Tây Bắc

(Tr.11)- Nâng cao năng lực cán bộthực hiện công tác gia đình

(Tr.6)

trong số này

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 229/CĐ-TTg về tăng cườngcông tác quản lý và tổ chức lễ hội. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBNDtỉnh/thành thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về việc tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tiếp tục thực hiện Kết luận số51-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TWcủa Bộ Chính trị khóa VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,việc tang, lễ hội... (Xem tiếp trang 3)

Sôi nổi các hoạt độngvăn hóa, thể thaomừng Xuân Ất Mùi

Hòa chung trong không khí hânhoan, rộn ràng của những ngày đầuxuân Ất Mùi 2015, khắp cáctỉnh/thành trên cả nước đã tổ chứcnhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật,thể dục thể thao sôi nổi mừng Đảng,mừng Xuân Ất Mùi 2015. Không khímừng Xuân rộn ràng, náo nức vớinhững niềm vui, hy vọng về một nămmới lập nhiều thành tích mới chàomừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tớiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII của Đảng.

(Xem tiếp trang 4)

Du lịch Việt Nam tiếp tục “gặt vàng” dịp Tết Ất Mùi Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2015 với kết quả thành công, ngành du lịch

nước ta lại tiếp tục gặt hái thành công đáng kể với chương trình du lịch TếtNguyên đán Ất Mùi ở cả 2 thị trường quốc tế và nội địa. Theo ghi nhận từSở VHTTDL một số tỉnh/thành trọng điểm du lịch và nhiều đơn vị lữ hànhcho thấy: Có khá đông khách quốc tế đến Việt Nam vào dịp này để thưởngthức hương sắc Tết Việt.

(Xem tiếp trang 20)

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Lễ hội Gò Đống Đa Xuân Ất Mùi 2015

quản lý nhà nước

2 số 1115 l 26.02.2015

Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL đãcó văn bản đề nghị Tỉnh ủy, Thành ủycác tỉnh/thành chỉ đạo các cấp ủy, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể,các Sở, ban, ngành trên địa bàn triểnkhai nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW và Công điện số 229/CĐ-TTg.

Tổ chức quán triệt và thực hiệnnghiêm Chỉ thị số 41-CT/TW ngày05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác quản lý và tổ chức lễ hội; Côngđiện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015của Thủ tướng Chính phủ về việc quảnlý, tổ chức hoạt động lễ hội năm 2015,các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chínhphủ về công tác quản lý, tổ chức lễ hộiđể nhân dân địa phương đón Tết ẤtMùi 2015 và những năm tiếp theo thựcsự vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiếtkiệm, tạo không khí thi đua sôi nổi chàomừng ngày lễ lớn của đất nước.

Đối với công tác quản lý và tổ chứclễ hội: Tăng cường sự lãnh đạo của cáccấp ủy Đảng đối với công tác quản lývà tổ chức lễ hội; đảm bảo việc quản lývà tổ chức lễ hội của từng ngành, địaphương, cơ sở theo đúng quy định củapháp luật; thiết thực, hiệu quả, tiếtkiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tụcvà các giá trị văn hóa truyền thống củadân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinhthần lành mạnh của nhân dân; chỉ đạokhắc phục những hạn chế đã nêu trongChỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015của Ban Bí thư.

Việc tổ chức các lễ kỷ niệm cầnthực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉthị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư vàNghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày29/10/2013 của Chính phủ quy định vềtổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức traotặng, đón nhận hình thức khen thưởng,danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và

đón tiếp khách nước ngoài. Đặc biệt,chú ý tới tần suất và sử dụng ngân sáchnhà nước; việc mời khách Trung ươngtham dự lễ hội thực hiện đúng sự chỉđạo tại Công điện số 162/CĐ-TTg ngày09/02/2011 của Thủ tướng Chính phủvề tổ chức, quản lý lễ hội.

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặttrận Tổ quốc, các đoàn thể, các sở, ban,ngành có liên quan đến lễ hội, trên cơsở chức năng nhiệm vụ của mình xâydựng kế hoạch cụ thể, tăng cường sựphối hợp để quản lý tổ chức lễ hội vàthường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩmquyền của từng ngành những hạn chếđã nêu trong Chỉ thị.

Chỉ đạo cán bộ, đảng viên chấphành các quy định về quản lý và tổ chứclễ hội; phê bình và xử lý nghiêm đối vớicán bộ, đảng viên vi phạm.

Đ.AnH

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệtQuy hoạch chung xây dựng Vườn quốcgia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh QuảngBình đến năm 2030. Theo quy hoạch, sẽbảo tồn nguyên trạng và tính toàn vẹn củadi sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc giaPhong Nha-Kẻ Bàng trong mối liên kếtbảo tồn với vùng sinh thái Hin Nammocủa Lào và quần thể sinh thái dãy TrườngSơn. Thiết lập và kiểm soát các hành langđa dạng sinh học lưu vực sông Son, sôngRanh, sông Nhật Lệ nối liền Vườn quốcgia với các vùng tự nhiên khác trongvùng miền Trung.

Kiểm soát các hoạt động sản xuất tiểuthủ công nghiệp, khai thác đá mỏ quặng,kinh tế thương mại, phát triển dân cư...trong vùng đệm, đặc biệt tại các khu vựccửa khẩu Thượng Trạch, cửa khẩu ChaLo, dọc 2 bên bờ sông Son để không ảnhhưởng đến bảo tồn.

Phát triển khu du lịch quốc gia PhongNha-Kẻ Bàng, liên kết hợp tác với cáctrung tâm du lịch biển, du lịch văn hóalịch sử trong địa bàn tỉnh Quảng Bình vàcác tỉnh miền Trung trên tuyến du lịchquốc gia “Con đường di sản miềnTrung”.

Xây dựng tuyến không gian lễ hộikéo dài từ biển đến Vườn quốc gia PhongNha-Kẻ Bàng dọc theo đường thủy từsông Gianh đến sông Son và theo đườngbộ từ thành phố Đồng Hới đến đô thị Dulịch Phong Nha. Xây dựng trung tâmdịch vụ du lịch cao cấp tại Sơn Trạch,Phúc Trạch. Hình thành các điểm du lịchchất lượng cao trong Vườn quốc gia, trênsông Son, sông Troóc, sông Long Đại,thác nước Phù Định, núi Thần Đinh...Hình thành các tuyến du lịch theo đườngHồ Chí Minh nhánh Tây và đường 20Quyết Thắng; tuyến đến bản A Rem qua

các hang động; tuyến theo đường Hồ ChíMinh đến đỉnh U Bò, hang Én và hangSơn Đoòng, sông Long Đại. Mở rộng,nâng cấp trung tâm xã Sơn Trạch, huyệnBố Trạch và lựa chọn quỹ đất cao ráo tạicác thôn Xuân Sơn, Hà Lời... để xâydựng các khu chức năng đô thị hạn chếngập lũ sông Son. Hình thành trung tâmdịch vụ du lịch Phong Nha trên cơ sởnâng cấp trung tâm du lịch hiện có trênsông Son thành trung tâm dịch vụ du lịchcao cấp phục vụ khách du lịch trong nướcvà quốc tế.

Mở rộng, nâng cấp trung tâm xã PhúcTrạch, huyện Bố Trạch về phía Đôngđường Hồ Chí Minh. Phát triển các khunhà ở sinh thái, dịch vụ công cộng phụcvụ khu dân cư nông thôn xã Phúc Trạchvà lân cận, chợ nông sản đầu mối, dịchvụ quá cảnh trên đường Hồ Chí Minh...

H.PHượng

Phát huy giá trị di sản Phong Nha-Kẻ Bàng

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội

quản lý nhà nước

3số 1115 l 26.02.2015

Chỉ thị số 45-CT/TW ngày22/7/2010 của Bộ Chính trị khóa X vềđổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức cácngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đónnhận danh hiệu vinh dự Nhà nước vàcác hình thức khen thưởng cao; Chỉ thịsố 21-CT/TW của Ban Bí thư Trungương Đảng khóa XI về đẩy mạnh thựchành tiết kiệm, chống lãng phí.

Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngàyhội, nhất là những lễ hội có quy môlớn. Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễhội, ngày hội phải chịu trách nhiệm vềkế hoạch, chương trình, nội dung, quymô, tần suất, thời gian tổ chức; bảođảm việc tổ chức lễ hội, ngày hội tiếtkiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãngphí; phù hợp với truyền thống văn hóa

của dân tộc, phong tục, tập quán củatừng địa phương.

Hạn chế tối đa sử dụng ngân sáchnhà nước để tổ chức lễ hội, ngày hội.Không truyền hình trực tiếp trên sóngtruyền hình quốc gia khi chưa được cơquan có thẩm quyền phê duyệt; khônglạm dụng truyền hình trực tiếp để huyđộng tài trợ cho việc tổ chức lễ hội,ngày hội.

Thực hiện đúng quy định của phápluật về quản lý, sử dụng, lưu thông tiềntệ, đặc biệt là tại các di tích, công trìnhtín ngưỡng, tôn giáo, nơi tổ chức lễ hội.Quản lý việc đặt tiền lễ, tiền giọt dầubảo đảm văn minh, tiết kiệm, hợp lý.Nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻhưởng phí chênh lệch, đặc biệt là trong

khuôn viên di tích và lễ hội. Việc tu bổ,tôn tạo di tích; cung tiến, tiếp nhận đồcung tiến vào di tích, công trình tínngưỡng, tôn giáo thực hiện theo đúngquy định của pháp luật.

Bộ VHTTDL sơ kết, tổng kết kịpthời việc thực hiện Quyết định số308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ ban hành Quy chế thực hiệnnếp sống văn minh trong việc cưới, việctang, lễ hội; Tham mưu, đề xuất cấpthẩm quyền phân công Lãnh đạo cấpTrung ương tham dự lễ hội khi cần thiết;Hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sốngvăn minh trong sinh hoạt văn hóa, tínngưỡng và lễ hội; Thanh tra, kiểm trahoạt động quản lý và tổ chức lễ hội.

Đ.ngọc

Tăng cường công tác quản lý... (Tiếp theo trang 1)

Thị xã vùng biên Hà Tiên (KiênGiang) đang tập trung đầu tư xây dựngcơ sở hạ tầng đô thị, hoàn chỉnh hệ thốnggiao thông, mạng lưới điện, nước đểphục vụ phát triển du lịch gắn với pháttriển kinh tế ven biển.

Thời gian qua, thị xã đã tập trungnâng cấp, chỉnh trang, vệ sinh môitrường, tạo mỹ quan, nâng cao chấtlượng dịch vụ du lịch ở khu du lịch MũiNai, Thạch Động, Đá Dựng, khu di tíchlịch sử núi Bình San… Bên cạnh đó, HàTiên còn mở ra nhiều tuyến mới, nhưkhu du lịch sinh thái Hòn Đước - HònTre Vinh (xã Tiên Hải), du lịch sinh tháiđầm Đông Hồ… Hiện toàn thị xã có 38khách sạn, 921 phòng; 88 nhà nghỉ, 669phòng; 163 nhà trọ, đáp ứng nhu cầu củakhách du lịch.

Hàng năm, thị xã Hà Tiên tổ chứccác lễ hội truyền thống của địa phương,như Năm văn hóa du lịch, Tao đàn ChiêuAnh Các, Lễ giỗ Mạc Cửu, Lễ giỗ bàMạc Mi Cô… Qua đó, quảng bá du lịchđịa phương, thu hút nhiều du khách.

Năm 2015, Hà Tiên phấn đấu tốc độ

tăng trưởng kinh tế đạt trên 18%; lượngkhách đến tham quan du lịch trên 2 triệulượt người… Tỉnh đẩy mạnh công táctuyên truyền, xúc tiến đầu tư, quảng bávà xây dựng thương hiệu du lịch HàTiên; phát triển du lịch theo hướng khaithác tối đa tiềm năng du lịch của địaphương... Bên cạnh đó, thị xã nâng cấp,mở rộng các khu, điểm du lịch hiện có;trong đó, tập trung nâng cấp, cải tạo, mởrộng bãi biển Mũi Nai, hoàn thiện hệthống xử lý nước thải. Đồng thời,khuyến khích các thành phần kinh tếtham gia đầu tư, mở rộng các cơ sở dịchvụ du lịch, đầu tư xây dựng các khu dịchvụ vui chơi, giải trí; thúc đẩy triển khaicác dự án du lịch mới tạo thêm nhiều sảnphẩm du lịch đa dạng, đặc biệt tập trungphát triển các loại hình du lịch biển, dulịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội gắnvới bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử,văn hóa của địa phương…

Nhằm rút ngắn khoảng cách cho dukhách đến Hà Tiên bằng việc đẩy nhanhvà sớm đưa vào khai thác sử dụng trụcgiao thông nối Hà Tiên với các tỉnh lân

cận, như thành phố Cần Thơ, Thành phốHồ Chí Minh (đường hành lang ven biểnphía Nam, đường N1); kêu gọi đầu tưnâng cao chất lượng các phương tiện vậntải đường bộ, đường thủy, đặc biệt làtuyến cao tốc, tàu phà Hà Tiên - PhúQuốc để phát triển mạnh vùng tam giácdu lịch Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc;Hà Tiên - Kép và Cảng Sihanoukville(Campuchia).

Cùng với phát triển du lịch trọngđiểm sẵn có, Hà Tiên tập trung phát triểnkinh tế ven biển. Hiện trên địa bàn thị xãđang triển khai thực hiện 3 dự án đầu tưven biển là Khu đô thị mới (khu lấn biển),Khu dịch vụ - thương mại - du lịchphường Tô Châu, Khu đô thị du lịchNam Hà Tiên; trong đó, Khu đô thị mớivới tổng số vốn đăng ký 334 tỷ đồng,tổng số vốn đã thực hiện 280 tỷ đồng,diện tích đã bàn giao trên 96 ha. Khu dịchvụ - thương mại - du lịch phường TôChâu tổng số vốn đăng ký 20 tỷ đồng.Riêng Khu đô thị du lịch Nam Hà Tiêncó tổng số vốn đăng ký 872 tỷ đồng.

Đ.Lâm

Kiên Giang: Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển

4 số 1115 l 26.02.2015

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL đã ra Quyết định số384/QĐ-BVHTTDL về việc ban hànhKế hoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuậtquần chúng “Câu hò nối những dòngsông”. Liên hoan “Câu hò nối nhữngdòng sông” gồm 3 nội dung chính:Triển lãm tranh cổ động tấm lớn với cácchủ đề: Đất nước đổi mới, kỷ niệm 125năm Ngày sinh nhật Bác, Đại hội Đảngcác cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XII; Kỷ niệm 40 năm giảiphóng hoàn toàn miền Nam, thống nhấtđất nước; Kỷ niệm 50 năm Hàm Rồngchiến thắng sẽ được triển khai trưng bàytại 4 điểm (Quảng trường Lam Sơn;quảng trường Hàm Rồng; khu hội nghịHàm Rồng; công viên bến thuyền sông

Mã). Thời gian khai mạc triển lãm vàochiều 03/4/2015.

Liên hoan nghệ thuật quần chúngvới tên gọi “Câu hò nối những dòngsông mở rộng - năm 2015”, liên hoannghệ thuật quần chúng sẽ có nhiều tiếtmục đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ kínhyêu; ca ngợi truyền thống yêu nước,tình đoàn kết, gắn bó các dân tộc anhem và tình yêu đôi lứa trong lao động,sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp,diễn ra từ ngày 05/4 đến 07/4/2015 tạicông viên bến thuyền sông Mã.

Liên hoan các di sản văn hóa phi vậtthể được UNESCO công nhận với têngọi “Qua miền di sản” sẽ chính thứcdiễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21/11-

23/11/2015 tại Nhà hát Lam Sơn(Thanh Hóa). Liên hoan nghệ thuậtquần chúng “Câu hò nối những dòngsông” do Bộ VHTTDL và UBND tỉnhThanh Hóa chủ trì phối hợp với các cơquan, đơn vị có liên quan tổ chức nhằmgiới thiệu, quảng bá hình ảnh thiênnhiên và con người xứ Thanh với bạnbè trong nước, khu vực và quốc tế; bảotồn, phát huy và tôn vinh các di sản vănhóa phi vật thể đã được UNESCO côngnhận; đồng thời kết nối khai thác sứcmạnh về thắng cảnh thiên nhiên, di sảnvăn hóa phong phú đặc sắc là cơ hộicho xứ Thanh hoàn chỉnh và phát triểncác sản phẩm văn hóa du lịch.

H.PHượng

Liên hoan nghệ thuật “Câu hò nối những dòng sông”

* Dịp Xuân Ất Mùi 2015, tỉnh NinhBình tổ chức trưng bày triển lãm ảnhgiới thiệu tiềm năng về kinh tế, văn hóa,xã hội, du lịch của địa phương. Nhà hátchèo Ninh Bình đưa vở chèo “TốngTrân - Cúc Hoa” mới dàn dựng đi lưudiễn ở những nơi vùng sâu, vùng xa,vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cáchuyện, thành phố, thị xã tổ chức thi đấugiao hữu thể dục thể thao và các trò chơidân gian như: đẩy gậy, ném còn, đuquay, chọi gà, kéo co, bóng bàn, cầulông, bóng chuyền, cờ tướng, vật dântộc. Sở VHTTDL phối hợp với Hội nhàbáo, Thư viện tỉnh Ninh Bình tổ chứcHội báo Xuân Ất Mùi, trưng bày 114loại báo và tạp chí nhằm đưa đến chonhân dân món ăn tinh thần sinh động,hấp dẫn và bổ ích, giới thiệu nét đẹp vănhóa, phong tục tập quán vui đón Tết,đón Xuân của đất nước Việt Nam cùngcác dân tộc trên thế giới.

Chuẩn bị cho mùa lễ hội 2015, tỉnhNinh Bình tăng cường công tác quản lýmôi trường, văn hóa, đảm bảo an ninh,an toàn tại các khu, điểm du lịch trên địabàn, tập trung giải quyết vấn nạn ăn xin,chèo kéo khách, bắt chẹt khách, épkhách mua hàng, chụp ảnh, đổi tiền lẻ

và các hoạt động mê tín dị đoan, cáchành vi tội phạm và tệ nạn xã hội, tạomôi trường văn hóa lành mạnh, phục vụdu khách trong và ngoài nước đến địaphương thăm quan, vui xuân, đón Tết.

* Tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạtđộng văn hóa văn nghệ, thể thao phụcvụ nhân dân trong những ngày vuiXuân, đón Tết. Đêm Giao thừa tạiQuảng trường và trung tâm của 15huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổchức chương trình biểu diễn nghệ thuậtmừng Đảng, đón Xuân. Các ngành vàđịa phương trong tỉnh cũng tổ chức cácđêm biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ tổnghợp, chiếu phim tuyên truyền chủ đề cangợi Đảng, Bác Hồ, thành tựu của côngcuộc đổi mới phục vụ bà con vùng sâu,vùng xa, các chiến sĩ đang bảo vệ Tổquốc vùng biên giới. Bên cạnh cácchương trình văn nghệ, tỉnh cũng tổchức nhiều chương trình văn hóa đặcsắc phục vụ nhân dân và du khách như:trưng bày, trình diễn nghề thủ côngtruyền thống tại Bảo tàng Biệt Điện, tổchức tham quan Đình Lạc Giao, Nhàđày Buôn Ma Thuột, khai mạc Hội báoXuân Ất Mùi tỉnh Đắk Lắk… Hội vậtVụ Bổn (huyện Krông Pắk) vào ngày

04/3. Các địa phương cũng tổ chức thiđấu các môn thể thao, các trò chơi dângian gắn với đời sống, bản sắc văn hóacủa từng dân tộc như bóng đá, bóngchuyền, bóng bàn, kéo co, đẩy gậy, đi càkheo, bắn nỏ… nhằm đáp ứng như cầuvui chơi, giải trí của đồng bào các dântộc trong tỉnh.

* Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi2015, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa tổchức triển lãm sách báo Xuân Ất Mùi,sách về Đảng Cộng sản Việt Nam, BácHồ kính yêu; xây dựng chương trìnhnghệ thuật với chủ đề “Mừng Đảng,mừng Xuân” biểu diễn đón giao thừa,kết hợp bắn pháo hoa trong Đêm Giaothừa đón mừng năm mới Ất Mùi năm2015; lễ hội thư pháp và cho chữ ngàyxuân 2015. Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tổchức mở cửa các phòng trưng bày“Thanh Hóa thời Tiền - Sơ sử” và“Thanh Hóa từ thế kỷ X đến thế kỷXIX” phục vụ nhân dân trong dịp TếtNguyên đán Ất Mùi. Ngoài ra, ngànhvăn hóa Thanh Hóa cũng tổ chức cácđợt chiếu phim phục vụ nhân dân nhấtlà tại các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnhnhân dịp Tết Nguyên đán.

trần nguyện

Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao mừng Xuân... (Tiếp theo trang 1)

5số 1115 l 26.02.2015

quản lý nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị địnhquy định về giáo dục thể chất và hoạtđộng thể thao trong nhà trường. Theođó, cơ quan quản lý giáo dục các cấpvà các nhà trường có trách nhiệm hỗtrợ, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ thểthao, các hội thể thao học sinh, sinhviên hoạt động. Giáo dục thể chất trongnhà trường là nội dung giáo dục, mônhọc bắt buộc, thuộc chương trình giáodục của các cấp học và trình độ đào tạo,nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh,sinh viên các kiến thức, kỹ năng vậnđộng cơ bản, hình thành thói quenluyện tập thể dục, thể thao để nâng caosức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc,góp phần thực hiện mục tiêu giáo dụctoàn diện.

Hoạt động thể thao trong nhàtrường được tổ chức theo phương thứcngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thểthao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở

thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe,nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động,hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thểchất thông qua các hình thức luyện tập,thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho họcsinh, sinh viên thực hiện quyền vuichơi, giải trí, phát triển năng khiếu thểthao; phát hiện và bồi dưỡng năngkhiếu, tài năng thể thao. Chương trìnhmôn học Giáo dục thể chất thuộcchương trình giáo dục phổ thông, giáodục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nộidung giáo dục thể chất thuộc chươngtrình giáo dục mầm non, thể hiện mụctiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩnkiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúcnội dung giáo dục thể chất, phươngpháp và hình thức tổ chức hoạt độnggiáo dục thể chất, cách thức đánh giákết quả thực hiện môn học Giáo dụcthể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độđào tạo. Giáo viên, giảng viên thể dục,

thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn vàtrình độ đào tạo của nhà giáo theo quyđịnh tại Điều 70 và Điều 77 của LuậtGiáo dục. Giáo viên, giảng viên thểdục, thể thao thực hiện các quyền,nghĩa vụ, được hưởng các chế độ,chính sách đối với nhà giáo và cácchính sách ưu đãi đặc thù khác theoquy định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhà nước khuyến khích, tạo điềukiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư,đóng góp nguồn lực để xây dựng cơ sởvật chất, cung cấp trang thiết bị, dụngcụ tập luyện và thi đấu thể thao phụcvụ công tác giáo dục thể chất và hoạtđộng thể thao trong nhà trường. Các tổchức, cá nhân đóng góp nguồn lực đầutư xây dựng cơ sở vật chất phục vụcông tác giáo dục thể chất và hoạt độngthể thao trong nhà trường được hưởngcác chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng,đất đai. Đ.AnH

Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường

Mới đây, Ban Chỉ đạo Đề án đã banhành Kế hoạch số 436/KH-BCĐ vềviệc thực hiện Đề án Tăng cường nănglực quản lý, thực thi có hiệu quả phápluật bảo hộ quyền tác giả, quyền liênquan đối với các tổ chức đại diện tậpthể quyền tác giả, quyền liên quan tạiViệt Nam.

Kế hoạch gồm 8 nội dung hoạtđộng: Tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tàichính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ để hoànthiện các Báo cáo kiến nghị, đề xuất vềhoàn thiện pháp luật quyền tác giả,quyền liên quan; chính sách thuế ưuđãi đối với các tổ chức đại diện tập thểquyền tác giả, quyền liên quan; hoànthiện pháp luật về Chế độ nhuận bút,thù lao; hoàn thiện hệ thống tổ chứcđại diện tập thể quyền tác giả, quyềnliên quan tại Việt Nam; Hỗ trợ thúcđẩy thành lập Tổ chức bảo vệ quyềncủa người biểu diễn; Xây dựng Đề án

thành lập Trung tâm giám định quyềntác giả, quyền liên quan. Tổ chức hộithảo, hội nghị về quyền tác giả, quyềnliên quan: Trong lĩnh vực âm nhạcthuộc nhóm quyền cấp phép của Trungtâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc;Trong lĩnh vực văn học thuộc nhómquyền cấp phép của Trung tâm quyềntác giả văn học; Trong lĩnh vực saochép tác phẩm thuộc nhóm quyền cấpphép của Hiệp hội quyền sao chép;Xây dựng hệ thống phần mềm đốisoát, quản lý số hóa cơ sở dữ liệu tácgiả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tácgiả, đối tượng quyền liên quan: xâydựng hệ thống số hóa cơ sở dữ liệu củaHiệp hội quyền sao chép phục vụ hoạtđộng cấp phép thu và phân phối tiềnbản quyền, của Trung tâm quyền tácgiả văn học phục vụ hoạt động cấpphép thu và phân phối tiền bản quyền;Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm

nhạc phục vụ hoạt động cấp phép thuvà phân phối tiền bản quyền; xây dựngphần mềm đối soát phục vụ hoạt độngcấp phép thu và phân phối tiền bảnquyền; Xuất bản tài liệu, tờ rơi, xâydựng chương trình truyền thông tuyêntruyền thực thi tốt các quy định phápluật về quyền tác giả, quyền liên quan;Tổ chức điều tra xã hội học về nhậnthức, hiểu biết của các tổ chức, cá nhânsử dụng quyền tác giả, quyền liên quanvà công chúng về pháp luật bảo hộquyền tác giả, quyền liên quan; Tổchức nghiên cứu làm việc tại các nướccó kinh nghiệm về xây dựng cơ chếchính sách, pháp luật,quản lý và thựcthi bảo hộ quyền tác giả, quyền liênquan nói chung và về hoạt động đạidiện tập thể quyền tác giả, quyền liênquan và tổ chức tổng kết đánh giá kếtquả thực hiện Đề án.

n.tHAnH

Tăng cường thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả

6 số 1115 l 26.02.2015

quản lý nhà nước

Bộ VHTTDL vừa ban hành Côngvăn số 432/BVHTTDL-KHTC thỏathuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Nhàthờ họ Hồ, huyện Quỳnh Lưu, NghệAn. Theo đó, Bộ VHTTDL thống nhấtvề cơ bản với nội dung dự án tu bổ gồmcác hạng mục: tu bổ Nghi môn, Báiđường, Thượng điện, Tả vu, Hữu vu,nhà bia, tượng danh nhân họ Hồ; xâydựng nhà khách, am hóa vàng, nhà bếp,nhà vệ sinh, cổng, tường rào, tường lancan bờ ao, sân vườn, đường dạo và hạtầng kỹ thuật. Dự án đã được lập trêncơ sở khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng, đềxuất các giải pháp tu bổ, tôn tạo di tíchcơ bản đáp ứng nguyên tắc bảo quản,tu bổ, phục hồi di tích.

Ngoài ra, một số nội dung của dựán cần được làm rõ, Bộ VHTTDL đề

nghị Sở VHTTDL tỉnh Nghệ An yêucầu đơn vị tư vấn bổ sung và chỉnh sửa:Cân nhắc việc thay đổi chi tiết trang trímái của tòa Bái đường, nghiên cứu sửdụng hình thức tương đồng với cáctrang trí tòa Thượng điện; Điều chỉnhthiết kế nhà khách theo dạng mặt bằnghình chữ nhật, kết cấu giống tả, hữu vu,bố trí quay mặt về phía nhà thờ và giảmlược trang trí (không làm chân tảng hoasen và hạn chế chạm khắc trên cấukiện); Cần tính toán, giảm bớt kíchthước, tiết kiệm cấu kiện móng của cáchạng mục Bái đường, Thượng điện, Tảvu, Hữu vu, nhà khách để đảm bảo đủkhả năng chịu lực và tiết kiệm kinh phí;Việc xây dựng mới và lựa chọn hình

thức Tắc môn cần tham khảo ý kiếncủa dòng họ và nhân dân địa phương.

Về nguồn vốn đầu tư, trong năm2015, Bộ VHTTDL đề nghị UBNDtỉnh Nghệ An xem xét bố trí bằngnguồn ngân sách địa phương và huyđộng các nguồn vốn hợp pháp khác đểthực hiện. Trong giai đoạn tới (2016-2020) nếu được Thủ tướng Chính phủđồng ý cho phép thực hiện Chươngtrình mục tiêu phát triển văn hóa, thểthao, Bộ sẽ xem xét hỗ trợ một phầnkinh phí để tu bổ các hạng mục di tíchgốc trên cơ sở đề xuất kế hoạch hàngnăm của tỉnh Nghệ An.

H.PHượng

Bộ VHTTDL vừa ra Quyết định số375/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạchhoạt động năm 2015 của Bộ VHTTDLtriển khai “Đề án kiện toàn, đào tạo nângcao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiệncông tác gia đình các cấp đến năm2020”. Kế hoạch gồm 3 nội dung hoạtđộng lớn: Kiện toàn đội ngũ cán bộ thựchiện công tác gia đình các cấp và xâydựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở:Hướng dẫn kế hoạch hoạt động năm

2015 của Đề án tới các cơ quan liên quanở cấp Trung ương, các địa phương; Xâydựng văn bản hướng dẫn phát triển mạnglưới cộng tác viên về gia đình ở cơ sở;xây dựng văn bản hướng dẫn đảm bảonhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước về gia đình các cấp; Tổ chức cáccuộc họp, hội thảo về nhân lực và tàichính thực hiện Đề án. Đào tạo, bồidưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộthực hiện công tác gia đình các cấp: Tổ

chức các lớp bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ về công tác gia đình và phòng,chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cánbộ thực hiện công tác gia đình các cấp;Xây dựng chương trình đào tạo nghiệpvụ công tác gia đình và phòng, chốngbạo lực gia đình.

Kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án:Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đôn đốcthực hiện Đề án và tổng hợp, báo cáotình hình thực hiện Đề án. Đ.ngọc

Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác gia đình

Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà thờ họ Hồ

Mừng Xuân Ất Mùi 2015, SởVHTTDL tỉnh Bình Dương đã tổ chứckhai mạc Đường hoa nghệ thuật tạitrung tâm thành phố mới Bình Dươngvà Hội Hoa xuân, Báo Xuân, Triển lãmMỹ thuật tại Bảo tàng tỉnh để phục vụngười dân thưởng ngoạn nhân dịp TếtẤt Mùi 2015.

Đường hoa nghệ thuật tại trung tâmthành phố mới Bình Dương (bên cạnhtrung tâm hành chính tỉnh) có chiều dàigần 300m, được đầu tư hơn 3 tỷ đồng,trang trí nhiều loại hoa hai bên đường vớinhiều tiểu cảnh thể hiện Bình Dương trên

đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế... Cùng với các côngtrình xây dựng, văn hóa khác, đường hoanghệ thuật sẽ là nơi tập trung vui chơi củangười dân trong những ngày Tết. Tại Bảotàng tỉnh, Thư viện tỉnh phối hợp với HộiNhà báo tỉnh khai mạc Hội Báo Xuân vớichủ đề: “Mừng Đảng quang vinh - MừngXuân Ất Mùi năm 2015”. Trưng bày, giớithiệu 478 ấn phẩm xuân của các báoTrung ương, Bình Dương và cáctỉnh/thành trên toàn quốc với 1.034 bản;triển lãm 2.000 bản sách về Đảng, mùaxuân, biển đảo Việt Nam. Hội Văn học

Nghệ thuật tỉnh khai mạc Triển lãm mỹthuật trưng bày khoảng 60 tác phẩmtranh, tượng mỹ thuật bằng các chất liệuvà 60 tác phẩm nhiếp ảnh với chủ đề:“Mừng Đảng quang vinh - Mừng XuânẤt Mùi năm 2015”. Hội Hoa Xuân trưngbày các tác phẩm độc đáo của các nghệnhân trong tỉnh, dự thi ở nhiều nhóm câynhư: Nhóm hoa Lan; nhóm bon-sai;nhóm kiểng; nhóm ghép hình bằng tráicây... Ban tổ chức cũng trao giải nhất, nhì,ba và giải khuyến khích cho các tác phẩmdự thi Hội hoa Xuân.

L.KHánH

Bình Dương: Nhiều hoạt động mừng Xuân Ất Mùi

7số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

Sáng 23/02 (tức mùng 5 Tết ẤtMùi), Chủ tịch Quốc hội - NguyễnSinh Hùng, Phó Thủ tướng - NguyễnXuân Phúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội -Phạm Quang Nghị cùng lãnh đạoĐảng, Nhà nước, một số Bộ, ngành;lãnh đạo thành phố Hà Nội, cùng hàngnghìn người dân Thủ đô, các tỉnh/thànhtrong cả nước đã đến dâng hoa, dânghương tượng đài, đền thờ Hoàng đếQuang Trung-Nguyễn Huệ (tại GòĐống Đa, Hà Nội) và tham dự Lễ kỷniệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.

Cách đây 226 năm, vào mùa XuânKỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơndưới sự chỉ huy của người anh hùngáo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ đãhành quân thần tốc, bất ngờ tiến côngvào thành Thăng Long, với đỉnh caolà trận chiến sáng mùng 5 Tết đánh tanhơn 29 vạn quân xâm lược MãnThanh, giải phóng kinh thành ThăngLong. Kể từ đó, ngày mùng 5 thángGiêng âm lịch hàng năm đã trở thànhngày kỷ niệm truyền thống thiêngliêng, trọng đại, mang ý nghĩa lịch sử

to lớn đối với nhân dân ta.Tại Lễ hội Lễ kỷ niệm 226 năm

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa nămnay, sau nghi lễ rước, dâng hoa, dânghương… các đồng chí lãnh đạo Đảng,Nhà nước, lãnh đạo thành phố Hà Nộiđã cắt băng khánh thành dự án đầu tưxây dựng công trình cải tạo, tu bổCông viên văn hóa Đống Đa - Di tíchGò Đống Đa; công trình xây mới đềnthờ Hoàng đế Quang Trung. Dự ánđược khởi công cách đây một năm,với tổng diện tích hơn 2,27ha, bằngnguồn vốn xã hội hóa. Đây là côngtrình mang ý nghĩa đặc biệt quantrọng, góp phần gìn giữ, phát huy cácgiá trị văn hóa, lịch sử truyền thống,tô điểm diện mạo ngàn năm văn hiếncủa Thăng Long-Hà Nội; phục vụ nhucầu sinh hoạt văn hóa tâm linh củanhân dân.

Sau phần lễ, những màn biểu diễnnghệ thuật, võ thuật đã tái hiện lại trậnđánh hào hùng năm xưa của vua QuangTrung…

* Trước đó, ngày 22/2, tại Bảo tàngQuang Trung ở huyện Tây Sơn, tỉnh

Bình Định đã diễn ra lễ kỷ niệm 226năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa(1789-2015). Tự hào và phát huytruyền thống của phong trào Tây Sơnvà người anh hùng áo vải Hoàng đếQuang Trung-Nguyễn Huệ, nhữngnăm gần đây, tỉnh Bình Định và Trungương đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng mởrộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung,đền thờ Tam Kiệt và đền thờ của cáctướng lĩnh dưới thời Tây Sơn như BùiThị Xuân, Trần Quang Diệu và Đền tếtrời đất; đưa các di tích này trở thànhnhững công trình văn hoá và du lịch,đồng thời góp phần quan trọng tronggiáo dục truyền thống yêu nước vàchống giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ.

Nhân dịp này, tỉnh Bình Định cũngtổ chức đón Bằng Di tích quốc gia đặcbiệt Đền thờ Tam Kiệt - Bảo tàngQuang Trung. Khu di tích Đền thờ TamKiệt - Bảo tàng Quang Trung là nơi thờtự ba anh em triều Tây Sơn là NguyễnNhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữcùng các văn thần võ tướng dưới thờiTây Sơn.

Hải PHong

Kỷ niệm 226 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Bộ VHTTDL đã có Quyết định số470/QĐ-BVHTTDL ban hành Kếhoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuậtquần chúng tuyên truyền kỷ niệm 40năm Ngày Giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước. Liên hoan là hoạtđộng văn hóa thiết thực góp phần tuyêntruyền, tạo không khí vui tươi, phấnkhởi chào mừng kỷ niệm 40 năm Giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2015), chào mừng125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh (19/5/1890-19/5/2015).

Theo kế hoạch, Liên hoan nghệthuật quần chúng sẽ diễn ra tại TP. Hồ

Chí Minh ngày 10/4/2015 tại Côngviên 23/9 gồm: triển lãm tranh cổ độngtấm lớn; Lễ xuất quân, diễu hành tuyêntruyền và Chương trình Lễ dâng hươngChủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Quảng Trịgồm các hoạt động: Trưng bày phướnthơ ngày 01/4/2015 tại Nghĩa trangTrường Sơn, triển lãm tranh cổ độngtấm lớn tại Trung tâm văn hóa tỉnhQuảng Trị.

Liên hoan nghệ thuật quần chúngca khúc cách mạng đề tài “Giai điệuquê hương” với nội dung ca ngợi quêhương, đất nước, con người Việt Nam;ca ngợi truyền thống đấu tranh cách

mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợiChủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngời thànhtựu của công cuộc Đổi mới và hộinhập; tình yêu biển đảo Việt Nam trongsự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,lòng tự hào dân tộc quyết tâm bảo vệchủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Đối tượng tham gia là các đoànnghệ thuật quần chúng của Trung tâmvăn hóa các tỉnh/thành trên toàn quốc.Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 10-13/4/2015 tại TP. Hồ Chí Minh và từngày 17-20/4/2015 tại tỉnh Quảng Trị.

H.PHượng

Liên hoan nghệ thuật kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

8 số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ hộiđường hoa Tết Ất Mùi tại đường HàmNghi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Hơn 10năm qua, đường hoa Nguyễn Huệ là sựkiện văn hóa đặc trưng của TP. Hồ ChíMinh. Năm nay đường Nguyễn Huệđang được chỉnh trang trở thành Quảngtrường đi bộ nên đường hoa được tạmdời về đường Hàm Nghi. Với chủ đề“Bản sắc Việt - Hào khí Việt Nam”,xuyên suốt cả tuyến đường hoa là sự kếthợp uyển chuyển giữa hoa, hình tượngsáng tạo, nhằm thể hiện khái quát sự laođộng, truyền thống yêu nước, khát vọnghòa bình, sự phát triển, phồn vinh củaTP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả dân tộcnói chung. Qua đó, đường hoa cũngtruyền tải thông điệp của người ViệtNam kiên cường, bất khuất, vượt mọihoàn cảnh, phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc, hội nhập quốc tế.Đường hoa được phân đoạn theo

từng chủ đề, tái hiện tinh hoa truyềnthống của người Việt Nam từ bao đờinay như hình ảnh búp bê Bắc TrungNam, mái che hoa từ sáo tăm, kén hoakhổng lồ với chất liệu mộc xen kẽ nhữngchú dê xinh xắn từ nhiều chất liệu nhưrơm, cừ tràm, vỏ gỗ cùng kết hợp vớinhiều chủng loại hoa đa màu sắc. Kháchtham quan có dịp ngắm nhìn hình ảnhhoa mai đại đóa khổng lồ, suối hoa, trụhoa, kén hoa, sông hoa đầy màu sắcđược bố trí nhiều cao độ khác nhau.Cùng với đó còn có nhiều phân cảnh vềcuộc sống đô thị với thùng thư, khungcửa hoa và đặc biệt là metro hoa, thể hiệnhình ảnh tượng trưng của tuyến đườngmetro đang xây dựng tại TP. Hồ ChíMinh, hứa hẹn năm mới nhiều niềm vui,

thành công mới.* Dịp này, Lễ hội đường sách Tết Ất

Mùi TP. Hồ Chí Minh cũng được tổ chứctại tuyến đường Hàm Nghi (ngã tư HồTùng Mậu - Hàm Nghi đến đường TônĐức Thắng). Đây là năm thứ 5 UBNDTP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Thôngtin và Truyền thông tổ chức Lễ hộiđường sách trong dịp Tết cổ truyền dântộc. Với chủ đề “Bản sắc Việt - Hào khíViệt Nam”, lễ hội giới thiệu hơn 15.000đầu sách được chia thành 4 chuyên đề là:Dấu ấn lịch sử - Sài Gòn - TP. Hồ ChíMiinh; Tự hào - Con người thành phốmang tên Bác; Biển đảo thiêng liêng;Thành phố hội nhập. Bên cạnh đó, còncó khu sách điện tử, khu sách dành chothiếu nhi; sách hay - sách quý, sách dànhcho người khiếm thị...

Huy Long

TP. Hồ Chí Minh: Lễ hội đường hoa và đường sách

Mừng Xuân Ất Mùi 2015, SởVHTTDL tỉnh Long An đã tổ chứctrưng bày các chuyên đề: “Trung dũngkiên cường - Toàn dân đánh giặc” tạicông viên tượng đài thành phố Tân An,tỉnh Long An.

Các chuyên đề được thực hiện tạikhông gian tầng hầm của tượng đài vớidiện tích khoảng 240m2. Các biểutượng được thể hiện bằng các vật liệunhựa composit, cây, đá... với kinh phíhơn 12 tỉ đồng.

8 chuyên đề này gồm: “Nhân dândùng xuồng đưa bộ đội qua sông đánhgiặc” - đây là một đặc trưng của miềnsông nước vùng Đồng bằng sông CửuLong nói chung và Long An nói riêng,thể hiện hai con sông Vàm Cỏ Đông vàVàm Cỏ Tây, trong hai cuộc khángchiến chống Pháp và chống Mỹ, ngườidân dùng xuồng để đưa bộ đội quasông đánh giặc. Chuyên đề “Ba lầnđánh trận Đức Lập” - đây là trận đánhgiặc tiêu biểu của nhân dân huyện Đức

Hòa - Long An; chuyên đề “Công binhxưởng sản xuất vũ khí phục vụ chocuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước”; “Nữ quân dùng vai làm cầu vậntải dân binh”, thể hiện trong điều kiệnsình lầy trong khi không có đường bộđể đi và đường xuồng cũng đi được -là sự sáng tạo của nhân dân Long Antrong cuộc kháng chiến.

Chuyên đề “Trạm dân y trong đámlá tối trời” - đây là đặc trưng hiếm cómà ở Long An có vùng gọi là đám látối trời, dựa vào địa hình này, phân khu3 đã làm trạm dân y phục vụ cho việckhám chữa bệnh cho thương binh tronggiai đoạn chiến đấu ở khu vực này;chuyên đề “Làng chiến đấu” - đây làmột nét đặc trưng ở vùng huyện CầnĐước, Cần Giuộc ở Long An và là nơihình thành làng chiến đấu gồm 10 xã,góp phần cho đại thắng mùa xuân năm1975. Chuyên đề “Cán bộ và nhân dânsống ở vùng lũ”, thuộc vùng ĐồngTháp Mười rộng lớn của tỉnh sống

trong điều kiện nước lên trong mùa lũnhưng vẫn kiên cường bám trụ, chốngsự càn quét của địch; và cuối cùng làchuyên đề “Trận Hiệp Hòa” - là trậnđánh tiêu biểu, lần đầu tiên ở chiếntrường miền Nam bắt sống được cốvấn Mỹ.

Với diện tích hơn 32.000m2,Công viên tượng đài “Long An trungdũng kiên cường - Toàn dân đánhgiặc” gồm các quần thể tượng đàichiến thắng bằng 500m3 khối đágranite, nặng 1.800 tấn, cao 12m;tượng mẹ chiến sỹ bằng đá granit cao3,5m; tranh đề tài sản xuất và chiếnđấu bằng gốm màu dài 20m cùngquảng trường, sân lễ, hồ sen, hệthống chiếu sáng bằng đèn led… Nơiđây, không chỉ là nơi giáo dục truyềnthống uống nước nhớ nguồn, truyềnthống yêu nước, đấu tranh, mà còn làđiểm tham quan, vui chơi giải trí củangười dân Long An.

minH HạnH

Long An: Trưng bày “Trung dũng kiên cường - Toàn dân đánh giặc”

9số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

Dịp Tết Ất Mùi, Sở VHTTDLthành phố Cần Thơ tổ chức Đường hoaXuân Ất Mùi 2015, với chủ đề “Sắcxuân phương Nam”. Đường hoa XuânẤt Mùi 2015 có nhiều điểm mới hơnso với năm 2014, như số ngày phục vụ,chiều dài đường hoa Xuân được tănglên từ 310m (năm 2014) lên 450m, đặcbiệt số phân đoạn đường hoa Xuânnăm nay được tăng lên, có thêm đoạnđường Bonsai cây cảnh nghệ thuậtđược trưng bày các tác phẩm nghệthuật của các nghệ nhân hoa kiểng củahội Bonsai, nghệ thuật tạo hình hoa tráiđộc đáo… Đây là chương trình nhằmđáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóatruyền thống của người dân và là hoạt

động không thể thiếu mỗi dịp Tết, gópphần gìn giữ, phát huy những giá trịvăn hóa truyền thống không chỉ củathành phố Cần Thơ mà của cả khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long.

Đường hoa xuân Ất Mùi 2015 cóchủ đề “Sắc xuân phương Nam”, vớichiều dài 450m được bố trí ở cáctuyến đường Võ Văn Tần, NguyễnThái Học và Phan Đình Phùng đếngiáp đường Hai Bà Trưng trong nội ôthành phố Cần Thơ. Đường hoa Xuânđược chia làm 4 phân đoạn với cácchủ đề: Thành phố Cần Thơ mừngĐảng mừng Xuân, Sắc xuân Đồngbằng sông Cửu Long, Hoa sóng biểnĐông và triển lãm Bonsai cây

cảnh.Tại đây tái hiện lại những địadanh nổi tiếng của thủ phủ Tây Đô,những nét văn hóa, sinh hoạt củangười dân, kiểu cảnh quê hương sôngnước vùng Đồng bằng sông Cửu Longvới các tiểu cảnh chợ nổi, đồng quê,nhà tranh thư pháp, các hình ảnh sảnvật ngày Tết như bánh tét, bánhchưng, dưa hấu, mâm ngũ quả đềuđược tạo hình, tạo cảnh từ chất liệuhoa, trái cây… Ngoài ra, trên đườnghoa còn được thiết kế một số côngtrình phụ như mô hình các công trìnhvăn hóa, doanh nhân văn hóa, hệthống kiốt, nhà Nam bộ xưa, triển lãmảnh nghệ thuật viết thư pháp…

mạnH Huân

Trong 2 ngày 22 và 23/02, tại Vănmiếu Xích Đằng, phường Lam Sơn,thành phố Hưng Yên, Ban quản lý ditích tỉnh Hưng Yên đã tổ chức “Triểnlãm thư pháp, hát Ca Trù và cho chữđầu Xuân”.

Đây là hoạt động nhằm lưu giữ nétđẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.Tham gia triển lãm có 10 thư pháp giađến từ Câu lạc bộ Hán Nôm huyện VănLâm và thành phố Hưng Yên, Câu lạc

bộ Ca Trù Đào Đặng cùng đông đảotầng lớp nhân dân. Triển lãm trưng bàytrên 30 bức thư pháp của các thư phápgia đến từ Hà Nội và Câu lạc bộ HánNôm Văn Lâm.

Tại các bàn viết thư pháp luôn đôngngười xin chữ từ già tới trẻ, đông nhấtlà học sinh các cấp. Hoạt động cho chữđầu xuân giúp đông đảo tầng lớp nhândân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm vềtruyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc,

tạo không khí vui vẻ, may mắn chongười đi xin chữ trong những ngàyxuân.

Nhân dịp này, tại Văn miếu XíchĐằng, Hội Khuyến học thành phốHưng Yên cũng đã tổ chức cho các emhọc sinh dâng hương, nhằm động viên,khuyến khích các em chăm chỉ rèn đức,luyện tài, phát huy truyền thống hiếuhọc của quê hương.

K.Hoàn

Hưng Yên: Triển lãm thư pháp, hát Ca Trù đầu xuân

Cần Thơ: Đường hoa Xuân Ất Mùi 2015

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc,sáng 16/02 (tức ngày 28 tháng Chạp),Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy banMTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đãlong trọng tổ chức Lễ dâng cúng bánhTét Quốc Tổ Hùng Vương tại Khu tưởngniệm các Vua Hùng nằm trong khuônviên Khu Công viên Lịch sử - Văn hóadân tộc (quận 9, TP. Hồ Chí Minh).

Buổi lễ diễn ra với các nghi lễ truyềnthống mang đậm bản sắc văn hóa dântộc, đặc trưng của người dân Nam bộtrong dịp Tết cổ truyền dân tộc. Trongkhông khí thành kính, trang nghiêm, cácđại biểu đã thắp hương và dâng lên Quốc

Tổ Hùng Vương bánh tét, những đặc sảncủa vùng đất Nam bộ. Bánh tét dângcúng Quốc Tổ Hùng Vương là loại bánhmang đậm bản sắc của người dân Nambộ, được lựa chọn từ Hội thi gói, nấubánh tét mừng Xuân Ất Mùi diễn ratrước đó tại Khu tưởng niệm các VuaHùng. Lễ dâng cúng bánh tét Quốc TổHùng Vương là một trong những hoạtđộng truyền thống của TP. Hồ Chí Minhđược tổ chức hàng năm vào dịp Tết cổtruyền của dân tộc, thể hiện tấm lòng“đền ơn đáp nghĩa”, tri ân công ơn củacác anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì nềnđộc lập dân tộc.

Dịp Tết Ất Mùi 2015, tại Công viênlịch sử - văn hóa dân tộc cũng diễn ranhiều chương trình lễ hội, hoạt động vănhóa như: Triển lãm thư họa, biểu diễn tràViệt; trò chơi dân gian; chợ hoa ngày Tết;biểu diễn nghệ thuật ca múa nhạc, võthuật, Lân Sư Rồng; Lễ vía các vị nhânthần, nhiên thần… Các hoạt động hướngtới việc bảo tồn và phát huy giá trị vănhóa cổ truyền của dân tộc, đáp ứng nhucầu hưởng thụ đời sống tinh thần củangười dân, qua đó góp phần giáo dụctruyền thống lịch sử, văn hóa và lòng tựhào dân tộc cho các thế hệ trẻ.

t.Lâm

TP. Hồ Chí Minh: Dâng cúng bánh tét Quốc Tổ Hùng Vương

10 số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

Mừng Xuân Ất Mùi, tại QuảngNgãi, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợpvới Chi hội Di sản Văn hóa Thiên Ấn(thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam)tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vậtViệt Nam”.

Trưng bày giới thiệu trên 300 cổ vậtgốm sứ Việt Nam, có niên đại từ thế kỷXI đến thế kỷ XX qua các thời kỳ lịchsử Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Mục đích

của cuộc trưng bày là cung cấp thôngtin cho những người nghiên cứu,thưởng lãm cổ vật, công chúng trongvà ngoài tỉnh hiểu biết thêm về cổ vậtgốm sứ Việt Nam và lịch sử của mộtnghề thủ công truyền thống độc đáo đãtồn tại, phát triển hơn 1000 năm.

Đặc biệt, trưng bày còn giới thiệumột số hiện vật gốm Mỹ Thiện (ChâuỔ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

- một trong những làng nghề truyềnthống ở Quảng Ngãi và miền TrungViệt Nam. Cũng trong dịp này, Ban tổchức đã kết hợp giới thiệu khu nhàrường truyền thống của người Việt vừađược tái tạo trong khuôn viên Bảo tàngtỉnh. Đây chính là kết quả mới nhất củaviệc thực hiện xã hội hóa bảo tồn, bảotàng theo chỉ đạo của UBND tỉnhQuảng Ngãi. H.L

Sáng 22/2 (tức mùng 4 Tết) lượngngười đến tham quan, dâng hương tạiKhu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Cà Mau vẫn đông đúc. Hàng chụcnghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, người dântrong và ngoài tỉnh Cà Mau, bà con Việtkiều về thăm quê hương trong dịp Tếtđã đến Khu tưởng niệm bày tỏ lòngthành kính tưởng nhớ công lao của BácHồ kính yêu.

Đến với Khu tưởng niệm, mọingười có dịp tham quan nhà trưng bàygần 150 hình ảnh, hiện vật và xemnhững thước phim tư liệu về cuộc đời,sự nghiệp hoạt động cách mạng của

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều thú vị nữathu hút đông đảo cán bộ, nhân dân đếnKhu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minhđó là cảnh quan trong khuôn viên thơmộng, đẹp mắt. Trong khuôn viên xâydựng ao cá, nhà sàn Bác Hồ và nhiềucông trình di tích lịch sử nhằm tuyêntruyền giáo dục thế hệ trẻ về truyềnthống cách mạng. Nơi đây có vườn hoarộng với nhiều cây cảnh quý do cácđồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khivề thăm và làm việc tại Cà Mau đãtrồng cây lưu niệm tại khuôn viên, cónhiều cây cổ thụ và vườn chim độc nhấtvô nhị nằm “giữa lòng thành phố’’.

Ông Trần Minh Sơn - Phó Giámđốc Ban quản lý Di tích tỉnh cho biết:Khu tưởng niệm tổ chức mở cửa đónkhách đến tham quan từ 7 giờ sáng đến22 giờ đêm mỗi ngày và bố trí lựclượng túc trực bảo vệ 24/24h. Trongnhững ngày Tết Ất Mùi, Ban quản lýKhu tưởng niệm tạo điều kiện thuậnlợi, tận tình hướng dẫn cán bộ và nhândân trong và ngoài tỉnh đến tham quancũng như thực hiện nghi thức dâng hoa,dâng hương thể hiện tính thiêng liêng,trang nghiêm tại đền thờ Chủ tịch HồChí Minh.

Đức Kiên

Hơn 20.000 lượt người tham quan Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Theo Sở VHTTDL Hải Dương,trước, trong và sau Tết Nguyên đán ẤtMùi 2015, trên địa bàn tỉnh diễn ranhiều chương trình, hoạt động mừngĐảng, mừng Xuân.

Từ ngày 11-17/02, tại Thư viện tỉnhdiễn ra Triển lãm thư pháp Hán Nômvà trưng bày báo Xuân năm 2015 tậphợp gần 200 loại báo, tạp chí của Trungương, gần 140 loại báo, tạp chí của cácđịa phương trong cả nước cùng với hơn100 câu đối, các bức hoành phi vànhững áng thơ văn bất hủ do Câu lạcbộ Hán Nôm Hải Dương sưu tầm vàsáng tác. Đặc biệt vào đêm 30 Tết,

Trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức biểudiễn văn nghệ tại Quảng trường Độclập và múa rồng, múa lân tại các đườngphố và công viên Bạch Đằng. Đồngthời, một đêm nghệ thuật đặc biệt đượctổ chức tại 2 điểm tổ chức bắn pháohoa là công viên Bạch Đằng và Quảngtrường 30/10.

Từ mùng 2 đến mùng 5 Tết, Bảotàng tỉnh mở cửa trưng bày và tại Nhàthi đấu diễn ra giao lưu cầu lông,bóng đá, bóng chuyền, khiêu vũ, võthuật, chọi gà. Các buổi tối mùng 3đến mùng 5 Tết tại Quảng trường Độclập liên tục diễn ra những đêm nghệ

thuật đặc biệt do Nhà hát Chèo HảiDương và Trung tâm văn hóa thôngtin thành phố biểu diễn. Từ mùng 6đến mùng 8 Tết, tại Nhà thi đấu tỉnhdiễn ra Giải gia đình thể thao tỉnh HảiDương; hoạt động du thuyền trên hồBạch Đằng... Sau Tết, từ mùng 5 đến11 Tết, Trung tâm phát hành phim vàchiếu bóng của tỉnh sẽ tổ chức chiếuphim tại 12 huyện, thị xã, thành phốtrong tỉnh (ưu tiên cho các xã miềnnúi, vùng sâu, vùng xa), tạo khôngkhí vui tươi phấn khởi phục vụ nhândân vui đón Xuân.

Vũ minH

Hải Dương: Hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân

Quảng Ngãi: Trưng bày chuyên đề “Cổ vật Việt Nam”

11số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

Bắt đầu từ sáng sớm mùng 1 Tết,hàng nghìn lượt người dân từ cụ già đếntrẻ nhỏ, nam thanh nữ tú ở nhiều nơitrong tỉnh Sơn La đã nườm nượp đi lễtại 2 địa điểm có Đền Nàng Han bên hồSông Đà, thuộc xã Mường Giàng,huyện Quỳnh Nhai và Đền thờ Vua LêThái Tông (Quế Lâm linh từ) tạiphường Chiềng Lề, thành phố Sơn Lađể tạ ơn, cầu bình an cho năm mới.

Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La cóhai ngôi Đền thiêng từ thế kỷ XVII củabà con dân tộc vùng thượng nguồn sôngĐà là Đền Linh Sơn Thủy Từ và ĐềnNàng Han. Trong tâm thức của mỗingười dân tộc Tây Bắc xưa và nay,Nàng Han là niềm tự hào, là hiện thâncủa khát vọng hòa bình.

Cùng với khu “long mạch” củahuyện lỵ Quỳnh Nhai mới tại đồi PuNghịu, xã Mường Giàng, Đền thờ NàngHan được phục dựng từ tháng 10/2011đến tháng 5/2012 hoàn tất. Đền NàngHan phía mặt tiền hướng về phía mặttrời mọc, ven hồ Sông Đà. Đền gồm 3gian có diện tích khoảng 31m2. Đền thờLinh Sơn Thủy Từ, đền thờ thần sông,thần suối được xây mới gồm 3 gian códiện tích 64,68m2. Những nhà phụcdựng đã di dời và đặt lại 4 viên đá cổ(nằm sâu dưới đất 2m) vào khu vực đền

khôi phục lại, để đáp ứng nguyện vọngbà con có nơi thờ tự mới.

Theo truyền thuyết, Nàng Han làcon gái một tộc trưởng ở Chiềng Phung(Quỳnh Nhai ngày nay). Nàng có tàikiếm, cung vô địch. Nàng xin cha đượcgiả trai và luyện tập cùng quân lính.Nàng Han đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩađánh bại quân xâm lược đến từ phươngBắc. Chỉ với cung tên, giáo mác vót từtre nứa, đội quân do Nàng Han chỉ huyđã đánh đuổi quân giặc khỏi bờ cõi. LúcNàng Han và quân sĩ đuổi giặc xong đãlà trưa 30 Tết. Nàng Han ban lệnh chotoàn thể quân sĩ nghỉ ngơi, tắm gội đểmừng chiến thắng và đón năm mới. Kểtừ đó ở Quỳnh Nhai và các vùng ngườiThái trắng sinh sống ở Tây Bắc hìnhthành tục lệ Lung Ta (xuống bến sôngtắm gội chiều 30 Tết), còn gọi là lễ gộiđầu của người Thái trắng. Truyềnthuyết về Nàng Han là bản anh hùng calịch sử hào hùng của dân tộc Thái vàmột số dân tộc khác ở Tây Bắc. Đền thờLinh Sơn Thủy Từ và Đền thờ NàngHan là các giá trị văn hóa nền tảng lâuđời của các dân tộc huyện Quỳnh Nhai,đã được phục dựng sau khi Quỳnh Nhaithực hiện di chuyển dân tái định cư đếnnơi ở mới.

Cùng với việc phục dựng và đáp

ứng nhu cầu về tâm linh của bà con ởSơn La, tháng 9/2001, tỉnh Sơn La chọnhang Di tích lịch sử có văn bia “QuếLâm ngự chế” để xây đền Quế Lâmlinh từ. Đây là nơi ghi dấu chiến côngcủa vị Vua trẻ hùng tài Lê Thái Tông đãhai lần lên miền sơn cước dẹp quânphản loạn giữ bình yên cho bờ cõi giangsơn. Trên đường về, Vua cùng quân sỹnghỉ chân tại động La (địa phương còngọi là hang Thẩm Ké, hang trai già).Thấy nơi đây cảnh đẹp, tâm hồn phấnchấn Nhà vua đã cảm hứng ứng tác bàithơ mang nhan đề: “Quế Lâm ngự chế”khắc lên vách đá thẳng đứng trên cửađộng. Với ước nguyện tìm sự may mắnvà bình an trong năm mới, những ngàyTết, ngày lễ, đông đảo nhân dân khắpnơi trong huyện và tỉnh Sơn La đều vềđây dâng hương bày tỏ tấm lòng thànhkính trước đền thờ, cầu xin một nămmới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươitốt, sung túc trong năm.

Đi lễ đền thờ vua Lê Thái Tông tạithành phố Sơn La cũng như đến bên hồSông Đà dâng lễ Linh Sơn Thủy Từ vàĐền thờ Nàng Han đầu năm là mộttrong những nét đẹp văn hóa truyềnthống được lưu giữ trong tiềm thức củanhân dân tộc ở vùng cao Tây Bắc.

t.t.n

Liên hoan Âm nhạc truyền thốngcác nước ASEAN-2015 dự kiến diễn ratừ 01-06/8 tại thành phố Thanh Hóa.Đây là hoạt động nằm trong chươngtrình Năm Du lịch quốc gia 2015 vớichủ đề “Kết nối các di sản thế giới”. Dựkiến có 12 đoàn nghệ thuật thuộc cácnước ASEAN tham dự liên hoan gồm:Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào,Malaysia, Myanma, Philippines,Singpore, Thái Lan và một số nước đốithoại, đối tác của ASEAN: TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ.

Chương trình nghệ thuật tham dựLiên hoan bao gồm các tiết mục độctấu, hòa tấu nhạc cụ, trình diễn làn điệu,bài bản trong sân khấu ca kịch truyềnthống và hát dân ca được trình bàybằng nhiều hình thức biểu diễn mangđậm phong cách và bản sắc của mỗiquốc gia. Liên hoan khuyến khích sựtham gia trình diễn của các tác phẩmâm nhạc phát triển trên chất liệu âmnhạc truyền thống với phương pháphòa âm, phối khí hiện đại.

Liên hoan là ngày hội âm nhạc để

nghệ sĩ các nước gặp gỡ, giao lưu, traođổi kinh nghiệm trong lao động sángtạo nghệ thuật, tiếp thu những tinh hoaâm nhạc truyền thống trong cộng đồngcác nước ASEAN; là dịp để nghệ sĩ giớithiệu tôn vinh các gái trị độc đáo trongâm nhạc truyền thống của mỗi quốc gia;thắt chặt quan hệ, tình đoàn kết củacộng đồng các nước ASEAN trong lĩnhvực văn hóa nghệ thuật; thể hiện thốngnhất trong đa dạng văn hóa - xã hộiASEAN ngày càng vững mạnh.

H.PHượng

Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN-2015

Nét đẹp văn hóa truyền thống đầu năm của đồng bào Tây Bắc

Sự kiện vấn đề

12 số 1115 l 26.02.2015

Với chủ trương tập trung pháttriển các môn trọng điểm, năm 2015và những năm tiếp theo, Ngành thểdục thể thao Việt Nam sẽ đầu tưmạnh mẽ, có bài bản các môn thểthao trọng điểm theo hướng tiếp cậnvới thành tích của châu lục và thếgiới. Ngành phấn đấu đạt thành tíchcao tại các giải thể thao cấp khu vực,châu lục và thế giới. Tổng cụctrưởng Tổng cục Thể dục thể thao -Vương Bích Thắng cho biết, năm2015, toàn ngành sẽ tập trung ràsoát, đánh giá thực trạng hoạt độngthể dục thể thao, đề xuất các nhiệmvụ, chính sách, giải pháp nhằm đổimới mạnh mẽ, phát huy hiệu quảcông tác trong giai đoạn sắp tới,cũng như tiếp tục đẩy mạnh triểnkhai thực hiện các chính sách lớncủa Đảng và Nhà nước về phát triểnsự nghiệp thể dục thể thao. Đặc biệt,ngành tập trung chuẩn bị tổ chứcĐại hội Thể thao Bãi biển Châu Álần thứ 5 (ABG5) năm 2016, chuẩnbị lực lượng tham dự Đại hội Thểthao Đông Nam Á lần thứ 28 (SEAGames 28) và Đại hội Thể thaongười khuyết tật Đông Nam Á lầnthứ 8 (Para Games 8) tại Singapore,Vòng loại Thế vận hội 2016(Olympic 2016) tại Brazil.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụđặt ra, trong năm 2015, Tổng cụcThể dục thể thao tiếp tục đẩy mạnhphát triển phong trào thể dục thểthao quần chúng trên địa bàn cảnước, phấn đấu đưa chỉ tiêu sốngười luyện tập thể dục thể thaothường xuyên đạt 28%, số gia đìnhtập luyện đạt 22%. Ngành chú trọngnâng cao thành tích của các môn thểthao trọng điểm theo hướng tiếp cậnvới thành tích của châu lục và thếgiới; phấn đấu đạt thành tích cao tạiSEA Games 28, Para Games 8,Vòng loại Olympic 2016 và giành

kết quả cao tại các giải thể thao cấpkhu vực, châu lục và thế giới.

Công tác chuẩn bị cho SEAGames 28 (được tổ chức vào tháng6/2015 tại Singapore) của đoàn Thểthao Việt Nam đã được bắt đầu. PhóTổng cục trưởng Tổng cục Thể dụcthể thao - Trần Đức Phấn cho biết,Thể thao Việt Nam tham dự Đại hộivới 640 thành viên, trong đó có 440vận động viên tranh tài ở 27 môn với287/402 nội dung thi đấu. Với 24môn và phân môn được đầu tư từkinh phí nhà nước là: Điền kinh, Thểdục dụng cụ, Bơi, Bắn súng, Kiếm,Rowing, Taekwondo, Judo, Xe đạp,Bắn cung, Canoeing, Boxing,Pencak Silat, Wushu, Bi-a, Bi sắt,Nhảy cầu, Cầu lông, Bóng bàn,Quần vợt, Bóng chuyền nam, nữ,Thể dục nghệ thuật, Cầu mây; cònlại 3 môn thi đấu theo kinh phí xãhội hóa là Golf, Bóng rổ, Bowling.

Tại SEA Games 28, Thể thaoViệt Nam phải đối mặt với nhiềukhó khăn. Trước hết là thời gian,không giống như các kỳ Đại hộitrước, SEA Games lần này được tổchức sớm vào mùa hè nên việcchuẩn bị lực lượng, tinh thần thi đấucho các vận động viên rất ngắn. Bêncạnh đó, nước chủ nhà sẽ không cólàng vận động viên, thay vào đó làcác đoàn sẽ được bố trí ở các kháchsạn theo quy định của Ban tổ chức.Điều này cũng ít nhiều gây khó khăntrong công tác chỉ đạo, điều hànhcác đội tuyển tham dự Đại hội.Ngoài ra, Ban tổ chức SEA Games28 cũng cắt giảm nhiều môn, nộidung thế mạnh của Thể thao ViệtNam như: Vật, Karatedo, Cờ, Bắnsúng, Judo, Wushu, Boxing... Điềunày đồng nghĩa với việc Thể thaoViệt Nam sẽ mất nhiều cơ hội giànhHuy chương Vàng so với kỳ Đại hộitrước.

Cũng theo Phó Tổng cục trưởngTrần Đức Phấn, SEA Games 28 làđấu trường quan trọng của khu vực,Thể thao Việt Nam đã có những tínhtoán kỹ lưỡng để hoàn thành mụctiêu giành từ 56 đến 70 Huy chươngVàng. Hiện tại, một số đội tuyển đãtập trung luyện tập ở 3 Trung tâmhuấn luyện thể thao quốc gia tại HàNội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.Bên cạnh đó, Tổng cục Thể dục thểthao đã lên kế hoạch tập huấn nướcngoài cho các đội tuyển, quán triệtcác đội tuyển tập trung tập huấn tạicác nước có nền thể thao phát triển,có truyền thống và đảm bảo tốt cácđiều kiện cho các đội tuyển nâng caothành tích như tại Mỹ, Hungary,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Với mục tiêu lấy đấu trường SEAGames làm “bàn đạp” cho ASIADvà Olympic, Thể thao Việt Nam sẽtập trung cao độ vào các môn trọngđiểm mang tầm thế giới. Đây cũngchính là điểm nhấn của Thể thaoViệt Nam trong năm 2015 và nhữngnăm tiếp theo. Tổng cục trưởngVương Bích Thắng chia sẻ, việcchuẩn bị cho ASIAD và Olympic làquá trình lâu dài và cần phải có sựđầu tư bài bản khi mà các quốc giatrong khu vực đều có sự đầu tưmạnh mẽ cho thể thao. Tuy nhiên,với sự ủng hộ của Bộ VHTTDL vàsự đồng thuận từ các nhà quản lý,các nhà khoa học, các huấn luyệnviên, vận động viên... Thể thao ViệtNam đã, đang và sẽ nỗ lực hết mìnhvới quyết tâm cao nhất trong việcthực hiện nhiệm vụ đột phá này.

Điều này được thể hiện rõ, mụctiêu mà Thể thao Việt Nam hướngtới là có từ 25 đến 30 vận động viênlọt qua vòng loại Olympic. Các cuộcthi đấu vòng loại các môn bắt đầu từnăm 2014 đến tháng 7/2016.

tHế Hùng

Đầu tư mạnh mẽ, bài bản cho các môn thể thao trọng điểm

13số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

Ngày Tết, ngoài các trò chơicung đình như đầu hồ, đổ xămhường, bài vụ, thả thơ, tặng chữ thưpháp ở khu vực Đại Nội, ở ThừaThiên Huế khách du lịch còn hết sứcthích thú với các trò chơi dân dã ởthôn quê như Đu tiên, hội vật, BàiChòi...

Hội Bài Chòi Thủy Thanh (thị xãHương Thuỷ) năm nay đông vuingay từ sáng mùng một, mùng haiTết, với những hàng chòi tre đãđược dựng bên khu vực đình chợ đểđón hội Bài Chòi. Đón Xuân nămmới này Thủy Thanh còn có thêmcác trò chơi dân gian để trải nghiệm,như chèo thuyền trên sông, hay bịtmắt đập om… Đây là những trò chơiphục vụ nhu cầu vui xuân của cácbạn trẻ, do hợp tác xã và Đoàn thanhniên xã phối hợp tổ chức. Để giữ vuicho hội bài Chòi, mỗi lần mở hội,chính quyền Thủy Thanh đều tríchmột phần kinh phí để hỗ trợ cho bantổ chức, nhất là trong khâu dựngchòi. Cái hay của Bài Chòi là lối háthò, diễn xướng, nhất là phải có phầnxướng tên con bài bằng các câu hát,nên hội Bài Chòi luôn thu hút đôngđảo công chúng và khách du lịchtham gia.

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huếcho biết, Bài Chòi là một trò chơi,

thú tiêu khiển vừa là một hình thứctrình diễn độc đáo của nhân dân vàonhững dịp lễ hội ngày Xuân. Tròchơi này được kết tinh qua nhiều thếhệ, với sự sáng tạo không ngừng vàtrở thành một trò chơi dân gianmang tính nghệ thuật cao, chứađựng nhiều giá trị văn hóa trong mỗilời ca, câu hát.

Với những giá trị độc đáo của bàichòi, vừa qua, Bộ VHTTDL đãquyết định phê duyệt Kế hoạch xâydựng hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệthuật Bài Chòi miền Trung ViệtNam” trình UNESCO công nhận Disản văn hóa thế giới. Thừa ThiênHuế là một trong 10 tỉnh/thành nằmtrong kế hoạch xây dựng hồ sơ Nghệthuật Bài Chòi miền Trung Việt Namnói trên. Tuy Bài Chòi chưa đượcsân khấu hóa một cách chuyênnghiệp như vùng Quảng Nam, BìnhĐịnh, nhưng bù lại, ở Thừa ThiênHuế chơi Bài Chòi lại có tính cộngđồng rất cao.

Điều khẳng định ở đây, muốn giữđược Bài Chòi phải giữ được tínhcộng đồng trong không gian vănhóa. Chơi Bài Chòi ở Thủy Thanhluôn hấp dẫn du khách bởi lẽ, đây làvùng quê giàu bản sắc văn hóatruyền thống, có cầu ngói ThanhToàn là di tích cấp quốc gia và đangcó những chuyển biến tích cực để

phát triển du lịch cộng đồng, trongđó có sự đóng góp tích cực của cáchội Bài Chòi trong mỗi kỳ FestivalHuế và mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Ngày Tết ở Thừa Thiên Huế còncó lễ hội Đu tiên ở các vùng quê nhưPhong Hiền, Điền Hòa. Đây khôngchỉ là món ăn tinh thần của ngườidân trong những ngày đầu Xuânnăm mới, mà còn là hoạt động cầumong cho mưa thuận gió hòa, quốcthái dân an, mùa màng bội thu.

Nhún mình như thể nhúnđu/Càng nhún càng dẻo, càng đucàng mềm. Trong dân gian, có rấtnhiều loại cây đu và lối chơi đu khácnhau, nhưng ở Thừa Thiên Huế phổbiến nhất vẫn là hình thức đu đôi,mà mọi người vẫn quen gọi là đutiên, tức từng cặp (một nam, một nữ)thanh niên cùng lên đu so tài. Giá đuđược chọn làm từ những cây tre giàvà thẳng, chọn khắp trong vùng. Bêncạnh cây đu, người ta trồng một câycột và treo một chiếc khăn hồng ởđộ cao xấp xỉ chiều cao giá đu.

Người dự cuộc phải đưa cánh đubay cao, giật cho được chiếc khănhồng ở chiếc cột kia, mới được coilà thắng cuộc. Chính lẽ đó, các lễ hộiĐu tiên ở Thừa Thiên Huế bao giờcũng thu hút đông đảo người dân vàkhách thập phương đến chung vui.

Đức minH

Thú chơi đu, chơi Bài Chòi trong ngày Tết ở Thừa Thiên Huế

Chiều 21/02, lễ khai hội đuathuyền rồng mở lạch ra khơi đánh bắtthủy hải sản đầu Xuân Ất Mùi của ngưdân vùng biển ở hai xã Cà Ná vàPhước Diêm, huyện Thuận Nam(Ninh Thuận) đã diễn ra sôi nổi.

Đua thuyền rồng mở lạch ra khơiđánh bắt đầu xuân là lễ hội truyềnthống của ngư dân ven biển ở tỉnhNinh Thuận, thu hút đông đảo ngư dân

đến cổ vũ, động viên, tạo không khíthi đua lao động sản xuất đầu xuânmới 2015. Tại hội thi, 4 đội đua đã thểhiện sức mạnh tay chèo dẻo dai qua 3lượt đấu, mỗi lượt đấu dài 800mđường biển.

Khai hội đua thuyền rồng mở lạchra khơi đánh bắt là nét văn hóa truyềnthống, mang đậm bản sắc dân tộc củangư dân vùng biển, cầu mong quốc

thái dân an, mưa thuận gió hòa, sóngyên biển lặng, ngư dân được mùa tôm,mùa cá. Lễ hội cũng là dịp để ngư dânthắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, traođổi học hỏi kinh nghiệm để ra khơibám biển đánh bắt, tạo không khíhăng say trong lao động sản xuất, hứahẹn mang lại nhiều thắng lợi mới saumỗi chuyến ra khơi.

m.minH

Ninh Thuận khai hội đua thuyền đầu Xuân

14 số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

Đại kiện tướng Cờ vua Phạm LêThảo Nguyên gây ấn tượng vớingười đối diện bằng đôi mắt sángtoát lên vẻ thông minh, quyết đoán,cùng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng khúcchiết. Nhìn cô thật giản dị trong bộđồng phục của Đoàn thể thao CầnThơ, khiến người tiếp xúc càngthêm nể phục khi biết những thànhtích thi đấu Cờ vua mà ThảoNguyên đã đạt được khi tuổi đờimới 28 mà tuổi nghề đã ở con số 23:Là vận động viên hàng đầu quốcgia, nằm trong top 100 nữ kiệntướng xuất sắc nhất thế giới với hệsố ELO đạt 2338.

Ông Hồ Văn Huỳnh - Trưởng bộmôn Cờ vua, Trung tâm TDTTthành phố Cần Thơ không giấuđược niềm tự hào khi nói về cô họctrò cưng của mình: Phạm Lê ThảoNguyên từng đoạt giải Nhất cờ vuacấp thành phố cho khối Tiểu học khiem mới 6 tuổi, từ đó em được tuyểnvào đội thi đấu cờ vua Cần Thơ vàsinh hoạt tại đây cho đến bây giờ.Là vận động viên cấp quốc gia,Thảo Nguyên cũng thường xuyênlên TP. Hồ Chí Minh tập huấn cùngđội tuyển quốc gia với lịch thi đấutrong và ngoài nước dày đặc.

Nói về cơ duyên đưa ThảoNguyên đến với môn Cờ vua, mẹ côchia sẻ, hồi nhỏ Thảo Nguyên rấthiếu động, nghịch ngợm như contrai, gia đình tập cho con chơi cờ đểmong rèn cho con gái sự kiên trì,trầm tĩnh. Không ngờ cô bé 5 tuổiấy, chỉ sau 1 năm được cha mẹ chỉbảo cho những nước cờ đầu tiên, đãgiành giải Nhất môn Cờ vua toànthành phố Cần Thơ khi mới vào lớp1. Hỏi về những huy chương mà côđã đạt được, Thảo Nguyên cười ethẹn: “Em cũng không thể nhớ hết,chỉ nhớ gần đây nhất, tháng12/2014, em đoạt 2 Huy chương

Vàng tại Đại hội Thể dục Thể thaotoàn quốc”. Kể về những thành tíchđáng mơ ước một cách nhẹ nhàngnhư thế, nhưng để có được ngàyhôm nay, cô đã phải phấn đấu và rènluyện rất nhiều.

Ông Hồ Văn Huỳnh nói: ThảoNguyên là một cô học trò kiên trì,nội lực cao, có khả năng tự nghiêncứu và làm việc với thái độ nghiêmtúc. Em luôn tuân thủ nghiêm ngặtlịch tập huấn, cũng như có tinh thầncầu tiến cao. Hiếm khi thấy em thanmệt, chán nản, hay bỏ lịch tập dùcường độ thi đấu, di chuyển của mộtđại kiện tướng luôn dày đặc. ThảoNguyên luôn là tấm gương mà thầynêu ra để nhắc nhở các học trò kháctrong đội tuyển thành phố Cần Thơcần phấn đấu, vươn lên hơn nữa.

Thảo Nguyên chia sẻ, khó khănchung của các vận động viên ViệtNam hiện nay là thiếu sự đào tạo bàibản, hầu hết các thầy hướng dẫn tậptrung việc cung cấp tài liệu để họctrò tự nghiên cứu, chứ chưa cóngười chỉ ra cho các em những mặtyếu của bản thân để các em có thểkhắc phục và nâng cao khả năng thiđấu. Ngoài ra, việc được cọ xáttrong thi đấu trên trường quốc tếcũng còn nhiều hạn chế. Châu Âu lànơi được đánh giá quy tụ giàn kỳthủ cờ vua có hệ số ELO cao, nhưngvận động viên Việt Nam ít được quađây tập huấn do hạn hẹp về kinh phícũng như những khó khăn trong thủtục làm visa. Chính vì lẽ đó, khiphải “cân não” với các đối thủ“nặng ký” quốc tế, các kỳ thủ ViệtNam thường khó giành được kếtquả tốt nhất do không vượt quađược yếu tố tâm lý, bị “khớp” vì ítcơ hội cọ xát thực tế để tích lũy kinhnghiệm cũng như bản lĩnh thi đấu.

Cô gái vàng của thể thao ViệtNam - Phạm Lê Thảo Nguyên đang

có một tương lai đầy hứa hẹn, khiliên tục chứng minh được phong độđỉnh cao của mình với các huychương Vàng đóng góp cho thànhtích của đội tuyển quốc gia cũngnhư đội tuyển thành phố Cần Thơ.Theo chia sẻ của thầy Hồ VănHuỳnh, năm 2013, Thảo Nguyên đãđược Liên đoàn Cờ vua quốc tế(FIDE) công nhận chuẩn Đại kiệntướng nữ. Hiện nay Thảo Nguyênđã đạt chuẩn Kiện tướng nam (tiêuchuẩn rất khó đạt được đối với nữ).Trong lịch sử thi đấu cờ vua quốctế, ngoài Thảo Nguyên ra, mới chỉcó một vận động viên ngườiHungary đạt được chuẩn này.

Tin vui đối với cá nhân ThảoNguyên, cũng là của thể thao CầnThơ, đầu năm 2015, đại kiện tướngcờ vua hàng đầu Việt Nam, NguyễnNgọc Trường Sơn, bạn trai củaThảo Nguyên sẽ về đầu quân chođội tuyển Cờ vua Cần Thơ. Hyvọng, với sự chắp cánh của tình yêu,cặp đôi vàng của thể thao nước nhàsẽ còn thăng hoa hơn nữa trong sựnghiệp thi đấu của mình.

Cô gái hay cười, ít nói, khôngnhớ mình đã giành được bao nhiêuhuy chương, đã đặt chân đến baonhiêu quốc gia để thể hiện tài năngCờ vua Việt Nam, hiện đang ấp ủnhững dự định để có thể cống hiếnnhiều hơn cho thể thao Cần Thơ,nơi đã phát hiện và ươm mầm tàinăng cho Thảo Nguyên tỏa sáng. Kếhoạch dài hơi, đến một độ tuổi nhấtđịnh, khi không còn thi đấu cho độituyển quốc gia nữa, kỳ thủ Phạm LêThảo Nguyên sẽ trở về quê nhà đểgiữ vai trò huấn luyện viên, dìu dắtnhững thế hệ đàn em, đưa Cờ vuaViệt Nam ngày càng vươn cao,vươn xa hơn...

nAm AnH

Cô gái làm rạng danh Cờ vua Việt Nam

15số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

Trước đây, Hát Sắc bùa có từ Namchí Bắc, song hiện nay, loại hình nghệthuật diễn xướng này lại có nguy cơmai một. Vì vậy, từ năm 1998, trên cơsở gợi ý của các nhà nghiên cứu vănhóa về thực hiện chương trình mục tiêuquốc gia “Bảo tồn văn hóa phi vật thểcủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam”,ông Lư Văn Hội - Giám đốc Bảo tàngBến Tre đã đề xuất với Sở VHTTDLBến Tre ghi nhận, bảo tồn hình thứcdiễn xướng Hát Sắc bùa Phú Lễ.

Năm 2010, khi Bến Tre thành lậpHội Di sản văn hóa, Hát Sắc bùa PhúLễ đã thực sự được khôi phục. Ông Hộiđã đi tìm nghệ nhân để được truyền lạicách hát. Năm 2010, một đội hát Sắcbùa tại xã Phong Nẫm, huyện GiồngTrôm được thành lập với 4 thành viên.

Đội hát thường xuyên tập luyện và giaolưu với các câu lạc bộ khác trong tỉnh.Dần dần, Hát Sắc bùa được các hộiviên Hội Di sản Bến Tre đưa nghệ thuậtnày vào hát trong những đợt “Giao lưuĐờn ca tài tử” của hội. Hiện nay, ở cácđịa phương khu vực miền Nam, HátSắc bùa chỉ có ở Bến Tre. Ở tỉnh BếnTre có 5 đội Hát Sắc bùa, trong đó cómột đội Hát Sắc bùa của học sinh xãPhú Lễ, huyện Ba Tri. Tại Bến Tre,khác với hát Đờn ca tài tử, hát Sắc bùachỉ phổ biến ở một vài địa phương nhưPhú Lễ, Phú Ngãi, Phước Tuy, AnĐức…của huyện Ba Tri và xã TânThanh, Phong Nẫm của huyện GiồngTrôm. Trong đó xã Phú Lễ được xemlà cái nôi của hát Sắc bùa Bến Tre. Bởitrong những thập niên trước, ở đây

từng có nhiều đội hát Sắc bùa với quymô lớn và trình độ diễn xướng cao.

Ngày xưa, Hát Sắc bùa là hát trongngày xuân, hát cho những gia đình cónhu cầu với ý nghĩa là ém quỷ trừ tà,cầu cho gia đạo bình yên và hát gópvui. Bây giờ nhu cầu này không cònnữa nhưng hát Sắc bùa cần được phụchồi, đáp ứng việc bảo tồn và phát huygiá trị văn hóa trong đời sống xã hội;đồng thời trình diễn trên sân khấu đểgiới thiệu đến du khách, các nhà nghiêncứu văn hóa.

Ở Bến Tre, hiện nay có 6 hình thứcdiễn xướng dân gian: Hát Sắc bùa, Nóitheo Vân Tiên, Nói vè, Hát đưa em, Hátlý, Hò. Trong đó, Hát Sắc bùa được cácnhà nghiên cứu văn hóa dân gian đánhgiá cao. m.HạnH

Khôi phục và bảo tồn nghệ thuật Hát Sắc bùa Phú Lễ

Chú trọng đầu tư nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực ở các trình độđại học, cao đẳng và trung cấp về dulịch; đẩy mạnh đầu tư đào tạo quản lý,đào tạo tại chỗ, đào tạo giáo viên,giảng viên, đào tạo viên và hướng dẫnviên các ngoại ngữ hiếm, là một trongnhững giải pháp mà Tổng cục Du lịchđang tích cực thực hiện để giải quyếttình trạng thiếu hướng dẫn viên nóicác ngoại ngữ hiếm. Tổng cục Du lịchcũng xác định rõ: Đẩy mạnh pháttriển nguồn nhân lực du lịch chính làtạo tiền đề nâng cao giá trị sản phẩmdu lịch Việt Nam. Để thực hiện thànhcông chiến lược cũng như phát triểndu lịch bền vững, du lịch Việt Namcần đầu tư ngay từ giờ để cân đốingay quan hệ cung - cầu về hướngdẫn viên du lịch.

Tổng cục Du lịch cho biết, trướctình trạng khan hiếm hướng dẫn viêntiếng hiếm trong nước và hướng dẫnviên nước ngoài hoạt động “chui” ởViệt Nam, Bộ VHTTDL đã chỉ đạoThanh tra của ngành chấn chỉnh tình

trạng này. Bên cạnh đó, ngành du lịchcũng đã thông báo rộng rãi, đặc biệtlà đối với sinh viên về sự khan hiếmhướng dẫn viên du lịch quốc tế tạimột số thị trường để các em theo họcngôn ngữ này, sau đó có việc làmngay. Bộ VHTTDL cũng đã xây dựngvà ban hành khung đào tạo ngắn hạncho hướng dẫn viên du lịch, quy địnhvề tiêu chuẩn ngoại ngữ đối vớihướng dẫn viên quốc tế. Ngành dulịch cũng thường xuyên tổ chức cáckỳ thi sát hạch về ngoại ngữ vàchuyên môn đối với những ngườiđam mê nghề hướng dẫn viên màchưa có điều kiện học qua các lớp đàotạo ngắn hạn.

Thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ làmviệc với Bộ Giáo dục và Đào tạonhằm hướng nghiệp cho sinh viên cácngoại ngữ hiếm để đáp ứng nhu cầuthị trường du lịch. Bộ cũng đã tiếnhành sửa đổi Luật Du lịch, trong đósẽ xem xét lại các tiêu chuẩn đối vớihướng dẫn viên phù hợp tình hìnhhiện nay, trong đó quy định linh hoạt

hơn đối với một số đối tượng mà cókinh nghiệm, yêu thích và có khảnăng chuyên môn để tham gia vào lựclượng hướng dẫn viên kể cả nội địavà quốc tế... Hướng dẫn viên du lịchlà người tiếp xúc và phục vụ khách dulịch nhiều nhất trong suốt chuyếntham quan. Do đó, hướng dẫn viênkhông chỉ là đại diện cho doanhnghiệp lữ hành mà còn là người đạidiện quảng bá văn hóa lịch sử của đấtnước đến với du khách. Nói một cáchkhác, hướng dẫn viên du lịch đượcxem như một “đại sứ văn hóa” giớithiệu hình ảnh đất nước, con ngườicủa quốc gia mình đến với khách dulịch, nhất là khách quốc tế. Hướngdẫn viên cũng giữ vai trò quyết địnhsự thành bại đối với một chương trìnhdu lịch. Để hoàn thành những vai tròkể trên đòi hỏi một người hướng dẫnviên du lịch không chỉ giỏi về chuyênmôn nghiệp vụ mà cần phải vữngvàng về tư tưởng chính trị và đạo đứcnghề nghiệp..

yến nHi

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

16 số 1115 l 26.02.2015

Xuất thân là một thầy giáo tiểuhọc, sau đó trải qua nhiều công việckhác nhau, năm 1998, cái duyên đưaông Lư Văn Hội đến với văn hóa phivật thể. Gần 20 năm gắn bó với nghề,ông Lư Văn Hội - Giám đốc Bảotàng Bến Tre và các cộng sự đã cónhiều đóng góp trong sưu tầm, bảotồn những di sản văn hóa phi vật thểBến Tre. “Lúc được phân công phụtrách văn hóa phi vật thể Bến Tre, tôihầu như chưa biết gì nhưng do đượcphân công nên phải nỗ lực hết mình,nâng cao tinh thần trách nhiệm,nghiên cứu để làm. Làm riết rồi thànhđam mê luôn”, ông Hội cho biết.

Hết mình với nghề, hễ có điềukiện là ông Hội lại lên đường đi điềndã đến từng ấp, từng xã để tìm kiếmcác cụ cao niên hỏi han, ghi chép. Từmột người “không biết ất giáp” gì vềvăn hóa phi vật thể, giờ đây ông Hộikhông chỉ thuộc và hát được các loạihình diễn xướng mà còn biết kéođàn, đánh trống, biết chế biến cácmón ăn mang đậm hương vị đặctrưng xứ dừa… Ông đi nhiều, nắm rõnên hiểu nhiều, vì thế có người đùavui rằng ai không biết về lễ nghicúng Kỳ yên, nghi thức của một lễtang… cứ đến hỏi ông Hội - Giámđốc Bảo tàng Bến Tre. Hễ nghe thấychỗ nào có tư liệu về văn hóa phi vậtthể, ông Hội lại tới. Ông bộc bạch:“Càng về sau, điều kiện kinh tế-xãhội càng phát triển, có những hìnhthức văn hóa nghệ thuật mới dầnthay thế cho những làn điệu cũ. Dođó, việc tìm kiếm, khôi phục và bảotồn văn hóa phi vật thể trong dângian là điều hết sức cần thiết. Ví dụnhư điệu hò Bến Tre lâu nay khôngcòn môi trường để tồn tại nữa. Tôi đãđi tìm hiểu ở các bậc cao niên mớibiết mỗi địa phương có các điệu hòsáng tạo khác nhau như “Hò ơ hơ”,“Hò sự sang”, “Hò khoan”… cần

được lưu truyền. Nếu không kịp thờibảo tồn, ghi nhận, tái hiện lại qua lờikể của nghệ nhân đương thời thì cóthể tới lúc thế hệ sau sẽ không biếtđến các làn điệu hò ở Bến Tre nữa”.Giờ đây, chỉ cần nghe nói đến bất kỳlễ hội nào, ông Hội đều biết cần phảithực hiện những nghi thức gì và cúngnhư thế nào trong lễ Kỳ yên hay lễNghinh Ông. Để tích lũy được vốnkiến thức ấy, ông Hội đã đi nhiều,gắn bó với từng ấp, từng xã còn lưugiữ những nét tinh hoa văn hóa củaBến Tre. Ông Hội bộc bạch: “Lễ hộiNghinh Ông mỗi năm một lần,không phải chỉ tham gia một lần làbiết được hết tất cả để viết lại. Tôiphải đi đến ba năm liên tiếp mớithuộc, mới hiểu hết các giá trị vàhình thức mà các bậc cao niên thểhiện trong lễ cúng”.

Hiện ông Hội là Giám đốc Bảotàng Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội Disản tỉnh nhưng trong các tiết mụcbiểu diễn Đờn ca tài tử, Hát sắc bùa,người xem đều thấy ông tham giavới vai trò một nghệ nhân diễnxướng rất say sưa và hết mình. Gắnbó với việc sưu tầm, ghi chép, bảotồn các di sản văn hóa phi vật thể đãgần 20 năm, theo ông, người làm vănhóa trước hết phải khẳng định mìnhtrong điều kiện, hoàn cảnh, tráchnhiệm mới đầu tư nghiên cứu, tínhtoán để thực hiện tốt chức năngnhiệm vụ cũng như khắc phục nhữngthiếu sót của bản thân. Đồng thờiphải có hiểu biết nhất định về vấn đềmình tiếp cận và sống hết mình vớilĩnh vực mình được giao và theođuổi.

Ông Hội mất một tháng “sáng đichiều về” đến với các nghệ nhân lớntuổi chỉ để nghe họ hát Hò khoan,ghi chép lại và tập hát theo, sau đóvề ký âm lại rồi mời một số anh emTrung tâm Văn hóa huyện Giồng

Trôm ngồi lại tập cho họ. Khi họthuộc rồi thì đợi đúng mùa cấy, cảnhóm xuống hò cấy tại hiện trường.Ông Hội nhớ lại: “Chính những nghệnhân tâm đắc với nghệ thuật dân giannhư nghệ nhân Lê Hắc Hổ, tuy nhà ởxa nhưng vẫn đến tìm, trao lại cho tôinhững làn điệu hò khoan của huyệnGiồng Trôm với lời gửi gắm giữ lấynét đẹp văn hóa dân gian Bến Tre đãgiúp tôi cố gắng và quyết tâm hơntrong con đường đi tìm, sưu tầm vàbảo tồn những giá trị văn hóa dângian của Bến Tre”.

Đi, tìm hiểu và biết nhiều về vănhóa dân gian Bến Tre nhưng điềulàm ông Hội trăn trở là làm thế nàođể lưu giữ vì thực tế ở Bến Trekhông có phòng chuyên môn, lựclượng chuyên môn sưu tầm, bảodưỡng. Thời gian trước, Bến Tre cóTrạm vệ tinh ngân hàng dữ liệuthuộc Bảo tàng quản lý nhưng giờthuộc Ban Quản lý di tích tỉnh BếnTre, đóng tại Đền thờ cụ NguyễnĐình Chiểu, huyện Ba Tri. Vì thế,Bảo tàng Bến Tre không có chỗ lưugiữ, trong khi đội ngũ Ngân hàng dữliệu lại không biết hoạt động như thếnào.

Vài năm gần đây, những côngtrình mà ông Hội gửi đi dự các cuộcthi đạt giải đều được Hội Di sản vănhóa in sách. Chính những cuốn sáchđã góp phần lưu giữ và truyền lạinhững tinh hoa văn hóa Bến Tre chomuôn đời sau. Qua những cuốn sáchdo ông Hội viết, người đọc thấyđược tư duy văn hóa của nông dânBến Tre trong quá trình tiếp cận vớithiên nhiên để chế biến hoặc làm rasản phẩm và thực hành nghi lễ nàođó, ước vọng và giá trị dân gian rasao, từ đó có thể thực hành một cáchtrọn vẹn những kiến thức mà ngườixưa để lại.

t.t.n

Đam mê lưu giữ tinh hoa văn hóa Bến Tre

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

17số 1115 l 26.02.2015

Những ngày đầu Xuân này, tiếng hátChèo của các anh, chị em đội văn nghệthôn Phương Thượng, xã Lê Hồ, huyệnKim Bảng, tỉnh Hà Nam, luôn vang lêntrên hệ thống loa phát thanh của xã, gópphần làm cho không khí Xuân thêm vuitươi, rộn rã.

Đội Chèo của thôn được thành lậpcách đây ngót 40 năm. Các diễn viêntrong đội đều là những người dân trongthôn. Vốn là những người nông dân chấtphác, có người làm thêm nghề thợ xây,thợ mộc… những họ đến với tiếng Chèobằng đam mê, tâm huyết.

Theo ông Hoàng Hởi, người biênsoạn lời kịch cho đội Chèo, trước đâykhi các phương tiện giải trí chưa đượcđa dạng như bây giờ, đội Chèo thôn khábận rộn. Các anh chị em thường xuyênluyện tập để biểu diễn phục vụ các dịplễ, Tết, dịp tiễn con em lên đường nhậpngũ hoặc những khi làng có hội. Nhữngbuổi biểu diễn của đội diễn ra tại sânkho lớn nhất thôn, thực sự là nhữngngày hội. Bà con trong thôn nô nức kéođến, nhiều khi sân không còn đủ chỗ đểđứng. Đội không chỉ biểu diễn tại thôn,mà còn phục vụ khán giả các thôn kháctrong xã, rồi giao lưu tại các xã kháctrong huyện. Cũng theo ông Hởi, nhữngvở mà đội biểu diễn thường là nhữngtích đã quen thuộc như Lưu BìnhDương Lễ, Quan âm Thị Kính, TrươngViên… kể về tình mẫu tử, tình bạn bè,anh em, có tính giáo dục cao. Xen giữavở diễn thường là những tiết mục hềChèo, được khán giả, nhất là các em nhỏ

yêu thích, dù đội biểu diễn rất nhiều lần. Đã từ rất lâu, hiếm khi những nghệ

sỹ làng này có đất diễn. Thi thoảng lắm,họ mới được mời tham dự liên hoan dotỉnh tổ chức, một lần dự liên hoan toànquốc. Lâu dần, tiếng hát Chèo cứ ngàymột thưa thớt trong đời sống văn hóangười dân nơi đây. Còn đối với anh chịem diễn viên, đây thực sự là một mấtmát lớn.

Những diễn viên tâm huyết và cóhàng chục năm gắn bó với tiếng hátChèo chia sẻ, không chỉ là hình thức vănhóa quý báu mà cha ông để lại, Chèocòn là cái hồn của làng quê Bắc bộ.Chèo mang đậm chất quê, đậm tính giáodục, hướng con người tới cái thiện, tớinhững giá trị cốt lõi trong nền tảng đạođức con người. Theo ông Hoàng VănThoan, diễn viên đội Chèo, nếu để mấttiếng hát Chèo là có tội với cha ông,đồng thời đánh mất đi một phương tiệngiải trí, giáo dục lành mạnh.

Trăn trở với nghề, với câu hát vàtiếng trống Chèo đã ăn sâu vào máu thịt,từ nhiều năm nay, anh chị em trong độiChèo thôn đã luyện tập trở lại. Địa điểmluyện tập được đặt tại chính nhà ôngHoàng Hởi. Tối tối, thường là sau khicơm nước xong, những diễn viên, nhạccông của đội lại tập trung tại đây. Ngoàinhững tích Chèo cổ, họ còn tập hátnhững làn điệu Chèo mới, nhất là nhữngcâu hát ca ngợi quê hương đất nước, cangợi Đảng, Bác Hồ. Họ tập, họ hát chothỏa lòng đam mê. Không trang điểm,không sân khấu, nhưng những nghệ sỹ

thôn quê này biểu diễn như đang đứngtrên sân khấu trước hàng nghìn khán giả.Đối với họ, được cất lên tiếng hát trongđiệu trống Chèo giục giã là cả một niềmvui vô bờ, mà như ông Thoan nói, cóđược hát mới “ngủ ngon được”.

Rất mừng là người dân trong thônvẫn còn yêu Chèo. Có nhiều tối, hàngchục bà con xung quanh nhà ông Hởi kéođến xem. Có người chỉ đứng ngoài cổngđể nghe một vài làn điệu cho đỡ nhớ. BàNghiêm Thị Vân, 62 tuổi, người dân xóm7 gần nhà ông Hởi cho biết, bà đã quenvới tiếng hát Chèo từ khi còn nhỏ. Đã lâukhông được xem đội biểu diễn, bà nhưthấy thiếu đi một thứ gì. Dù rằng có thểbật đài, ti vi lên để xem, nhưng với bà,được nghe trực tiếp các nghệ sỹ trongthôn hát, bà mới thấy thỏa lòng.

Các anh chị em trong đội tâm sự,bây giờ họ hát chủ yếu là vì niềm đammê và để giữ lấy Chèo. Cũng may là thithoảng, nhất là dịp Tết, đài truyền thanhxã lại thu thanh và cho phát những tiếtmục anh chị em biểu diễn. Anh HoàngVăn Thoan nói rằng “như thế cũng là rấtquý rồi”.

Xuân về khắp các làng quê, cũng làthời điểm tiếng hát Chèo của đội vănnghệ thôn Phương Thượng và có lẽ củanhiều làng quê khác cũng đang vanglên, làm ấm áp thêm không khí xuân chocác xóm làng. Mong sao, tiếng hát, tiếngtrống Chèo luôn được gìn giữ và truyềnlại, ngay từ những ngôi làng nhỏ bé nhưvậy, cho mãi muôn đời sau.

Hồ tHAnH

Tiếng hát Chèo rộn rã ngày Xuân

Chiều 21/02 (tức mùng 3 Tết), Liênhoan múa lân sư rồng, võ thuật đã đượctổ chức tại sân Nhà văn hóa trung tâmtỉnh Hà Nam. Đây là một trong nhữnghoạt động do Sở VHTTDL tỉnh HàNam tổ chức mừng Đảng, mừng XuânẤt Mùi, tạo không khí phấn khởi, tươivui trong nhân dân nhân dịp Tết đến,

Xuân về. Tham dự liên hoan có các độimúa lân sư rồng, võ thuật của 6 huyện,thành phố của tỉnh Hà Nam. Đông đảokhán giả đã được thưởng thức nhữngmàn trình diễn đặc sắc, đẹp mắt, làmthỏa mãn nhu cầu thưởng thức củangười dân với bộ môn nghệ thuậttruyền thống.

Đây cũng là dịp để các đội lân sưrồng, võ thuật trong tỉnh gặp gỡ, giaolưu những kinh nghiệm, kỹ thuật biểudiễn, những tiết mục mới lạ nhằm tăngcường tình đoàn kết gắn bó, phục vụnhu cầu thưởng thức của công chúngđược nhiều hơn nữa.

nguyễn cúc

Hà Nam: Liên hoan múa lân sư rồng mừng Xuân Ất Mùi

18 số 1115 l 26.02.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Hát Xoan Phú Thọ - Di sản vănhóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấpcủa nhân loại đã thực sự cuốn hút cảnhững người lần đầu tiên thưởngthức; làm rung động cả những ngườichưa một lần đặt chân đến vùng đấtTổ trong nhiều năm qua. Những câuXoan mượt mà mang âm hưởng mùaxuân đưa người nghe đắm mìnhtrong không khí vừa cổ kính trangnghiêm vừa dân dã trữ tình.

Chúng tôi đến xã Kim Đức,thành phố Việt Trì một ngày đầuxuân năm mới 2015. Ở đây dễ nhậnthấy Hát Xoan vốn đã ngấm vàomáu, vào thịt mỗi người dân. Từ trẻcon đến những người lớn tuổi đãđược học và biết hát Xoan. Khi vềgià thì đem những lời ca, tiếng háttruyền dạy cho con cháu. Dòng chảyHát Xoan ở Kim Đức cứ thế màchảy mãi không thôi.

Nghệ nhân Hát Xoan Lê Thị Huệ,74 tuổi, phường Xoan Phù Đức, xãKim Đức chia sẻ: Lớp trẻ khôngquay lưng lại với văn hóa truyềnthống, điều đó được chứng minh bởisự đam mê Hát Xoan của các cháuthiếu nhi ngày càng tăng, cứ tối đếncác cháu lại đến nhà ông trùm xinhọc hát Xoan. Bà Huệ đã truyền dạyhát Xoan cho 4 - 5 thế hệ. Trong hainăm 2013, 2014, tỉnh đã tổ chứcnhiều lớp đào tạo nghệ nhân kế cậnvà truyền dạy Hát Xoan, bà hy vọng,những lớp học như thế này sẽ ngàycàng nhiều để các em có cơ hội tiếpxúc, làm quen và sẽ là những ngườitiếp nối gìn giữ di sản Hát Xoan.

Tại Miếu Lãi Lèn - nơi được coilà phát tích của Hát Xoan, từ sángsớm, hàng chục nghệ nhân Hát Xoanđã tề tựu trước sân đình để cùng đắmmình trong không khí Hát Xoanngày xuân. Nghệ nhân Lê Xuân Ngũ,trùm phường Xoan Phù Đức, xã KimĐức cho biết, ông sinh ra trong một

gia đình có truyền thống Hát Xoan,bố ông là nghệ nhân Lê Văn Chứctrọn đời mình cất giữ, chăm chúttừng câu hát, điệu múa cổ. Nhờ đómà nhiều già làng trong xóm ở PhùĐức cùng với các phường An Thái,Kim Đới, Thét của 2 xã Kim Đức vàPhượng Lâu đã luôn âm thầm duytrì, bảo lưu trọn vẹn danh tiếngnhững phường Xoan cổ nhất ở PhúThọ. Cứ mỗi độ xuân về, không khíTết rộn ràng nồng ấm, người dân lạitổ chức các canh hát ngay tại cửađình, chứ không dàn dựng sân khấu.Cũng chính vì thế mà đến nay HátXoan Phú Thọ đã dần dần trở về đờisống cộng đồng đúng nguyên nghĩamà cha ông và các nghệ nhân đãgắng công ấp ủ, truyền tụng lại. Cònngười dân Phú Thọ tự hào hơn khiđang gìn giữ một di sản văn hóa.

Những người truyền dạy hátXoan, hiện có người lưng đã còng,chân yếu tay run nhưng vẫn đam mêHát Xoan đến độ sẵn lòng dẫn dắtcon cháu đến với Hát Xoan. Bởi vậy,về làng Xoan dễ dàng thấy cảnh “đầugià - con trẻ” trên chiếu cói trải giữanhà cùng ngâm nga làn điệu Xoantheo tiếng trống, nhịp phách. Nhữnggương mặt non tươi của các cô đàođang tuổi cắp sách đến trường, giọnghát mượt mà của các kép độ tuổi 10-15 hào hứng nhập cuộc chơi đã minhchứng cho điều ấy.

Em Nguyễn Hữu Vân, 13 tuổi ởphường Xoan Kim Đới, xã Kim Đứccho biết: Từ nhỏ em đã được theocác cụ nghe hát và dần cảm thấy yêuthích làn điệu Hát Xoan, từ đó cứmỗi tối thứ bảy và chủ nhật em lạitheo các cụ trong phường Xoan đihát, vừa được nghe, vừa được các cụdạy hát, đến nay em đã thuộc khánhiều bài Xoan cổ và trở thànhngười đưa cách chính của phườngXoan Kim Đới. Em được các ông

trùm đánh giá thành thạo nhất trongviệc dẫn cách và được tham gia biểudiễn ở rất nhiều nơi.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch,phường Xoan An Thái, xã PhượngLâu bộc bạch: Những ngày Tết, nếunhư ở các vùng quê khác, mọi ngườithường đi thăm hỏi, chúc Tết họhàng, bạn bè, thì ở đây, cả phườngXoan phải dậy từ sớm, chuẩn bịtrang phục truyền thống để thựchành nghi lễ Hát Xoan. Từ mùng 6tháng Giêng, phường Xoan lại sắmsửa khăn áo, tay nải lên đường đểgiao lưu, hát đối đáp cùng nhữngphường Xoan khác trong vùng.

Ông Hà Kế San - Phó Chủ tịchUBND tỉnh Phú Thọ cho biết: Tỉnhđã và đang tập trung bảo tồn, truyềndạy và thực hành; nghiên cứu, sưutầm, biên soạn tổng tập hát XoanPhú Thọ; tổ chức các hoạt động biểudiễn và giao lưu trong nước; tăngcường tuyên truyền quảng bá; lập dựán bảo quản, tu bổ, khôi phục các ditích và kiểm kê Hát Xoan trên địabàn tỉnh. Tỉnh cũng đã quan tâm hỗtrợ kinh phí cho các phường Xoanđể chủ động truyền dạy và tổ chứccác hoạt động, đồng thời chi tiền thùlao cho các nghệ nhân và học viêntham gia các lớp truyền dạy.

Ngoài việc truyền dạy bài bản vềXoan, các học viên còn được tìmhiểu các đặc trưng của Hát Xoan PhúThọ do các nhà nghiên cứu âm nhạcvà nghệ nhân phổ biến trao đổi.Ngoài ra, để bảo tồn các bài Xoancổ, tỉnh Phú Thọ đã giao cho SởVHTTDL tỉnh phối hợp với ViệnÂm nhạc Việt Nam, Trung tâm bảotồn và phát huy di sản văn hóa…điều tra, sưu tầm các bài xoan cổ đểghi âm, ghi hình in xuất bản các bàiHát Xoan cổ phục vụ cho công táctruyền dạy và nghiên cứu tìm hiểu vềHát Xoan, trên cơ sở đó lên kế hoạch

Đầu Xuân thăm làng Xoan Phú Thọ

19số 1115 l 26.02.2015

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Mong muốn giữ gìn và phát huy giátrị văn hóa dân tộc, hơn 20 năm qua, ôngBàn Kim Sơn, dân tộc Dao, nguyên làcán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh HàTuyên (cũ) luôn miệt mài nghiên cứu,sưu tầm nghi Lễ Cấp sắc, lễ cầu mùa, lễcúng tổ tiên của dân tộc Dao đỏ… đểbảo tồn và truyền lại cho thế hệ trẻ.

Với dáng người nhỏ nhắn, năm nay79 tuổi, nhưng ông Sơn vẫn rất nhanhnhẹn. Ở thôn Nà Cọn, xã Sơn Phú,huyện Na Hang (Tuyên Quang), nhưngông đi khắp các vùng đồng bào dân tộcDao để làm Lễ Cấp sắc và cúng thổcông, thổ địa, cúng giải hạn… cho mọigia đình có nhu cầu.

Sinh ra trong gia đình có truyềnthống văn hóa, nên ngay từ tuổi cònthanh niên ông Sơn đã am hiểu tườngtận phong tục, tập quán của dân tộcDao, đặc biệt là Lễ Cấp sắc của ngườiDao. Ông Sơn cho biết: Lễ cấp sắc làmột trong những nét văn hoá truyềnthống đặc sắc nhất của người Dao.Theo quan niệm của người Dao, LễCấp sắc là một thủ tục không thể thiếucủa người đàn ông người Dao. Đối vớingười đàn ông dân tộc Dao được cấpsắc mới được coi là người đàn ông đãtrưởng thành và có đủ thẩm quyền thamgia các công việc của cộng đồng: Thầycúng, ông mối làng…

Ông Sơn cho biết, Lễ Cấp sắcthường diễn ra vào dịp cuối năm hoặctháng Giêng (Âm lịch). Lễ cấp sắc cónhiều bậc: 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Ôngthầy trong Lễ Cấp sắc là thầy cao tay,ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn

thận, người được cấp sắc cũng phảithuần thục các nghi lễ trong các bản sắc.Buổi Lễ Cấp sắc có thể làm thủ tục chomột người hoặc vài người cũng đượcnhưng phải là số lẻ. Trước khi hành lễ,người cấp sắc phải kiêng khem nhưkhông được nói tục chửi bậy, khôngđược quan hệ vợ chồng, không được đểý đến phụ nữ... Trình tự Lễ Cấp sắcthường diễn ra trong 3 ngày, ngày thứnhất Lễ Cấp sắc diễn ra ở ngoài trời,ngày thứ 2 người thụ lễ vào nhà để nghethầy cả đọc các loại sách cúng, thầy cảđọc lệnh cấp sắc, lúc này người thụ lễđã trở thành con người mới cả về thể xácvà tâm hồn. Sau đó, người thụ lễ đượccác thầy dạy múa như múa chùm cheng(múa chuông), múa sa ma. Ngày thứ 3,tiến hành lễ tạ ơn tổ tiên.

Không chỉ am hiểu về Lễ Cấp sắc,ông Sơn còn biết hát các bài hát Páodung, sử dụng thành thạo các đạo cụ,nhạc cụ truyền thống của dân tộc Daonhư: Đánh trống cổ hình con ba ba;đánh chuông, thanh la, chũm chọe; múagậy; múa đèn… Ông Bàn Kim Sinh,dân tộc Dao, 72 tuổi, già làng thôn NàCọn (xã Sơn Phú) cho biết: Khi còn trẻông Sơn có giọng hát hay như chimkhiếu, múa dẻo và đẹp như chim công.Trong ngày hội tiếng trống, tiếngchiêng, tiếng tù và của ông theo nhịpphách trầm hùng âm vang cả núi rừng...nên ông trở thành người giỏi và uy tínđược làm Lễ Cấp sắc 12 đèn, là lễ caonhất theo phong tục của người Dao.

Không những vậy, để bảo tồn và lưutruyền văn hóa cho thế hệ trẻ, ông Sơn

đã thành lập Đội văn nghệ của ngườiDao Phe Chang, với gần 20 thành viên.Sau giờ lao động sản xuất trồng lúa,ngô, lên rừng tìm ong lấy mật, ông lạimiệt mài dạy thanh niên nam nữ trongbản tập văn nghệ. Các bài hát “mùamàng”, “lễ tơ hồng”, “lễ cưới hồn lúa”,“lễ đầy tháng”, hát “Dung óm” đều doông sưu tầm, sáng tác từ vốn văn hoátruyền thống của dân tộc Dao. Từ khithành lập, Đội văn nghệ của người DaoPhe Chang tham gia đều đặn các cuộcliên hoan văn hoá, văn nghệ huyện, tỉnhvà các tỉnh khu vực vùng Đông Bắc đềuđoạt giải cao.

Huyện Na Hang có 12 dân tộc thiểusố, cư trú lâu đời, có phong tục tập quánriêng, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo,nhưng do nhiều nguyên nhân bản sắcvăn hoá các dân tộc đang bị mai một, dovậy, việc nghệ nhân Bàn Kim Sơn miệtmài sưu tầm, lưu giữ bản sắc văn hóadân tộc Dao và truyền lại cho thế hệ maisau “hồn cốt” của dân tộc mình là việclàm rất đáng trân trọng.

Với những đóng góp trong việc giữgìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc,năm 2009, nghệ nhân Bàn Kim Sơn đãđược Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam tặng Bằng khen có thànhtích xuất sắc trong công tác bảo tồn vănhóa dân tộc. Hiện ông Sơn là một trong7 nghệ nhân được tỉnh Tuyên Quang đềnghị Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệnhân Ưu tú cấp Bộ xét tặng tặng danhhiệu “Nghệ nhân Ưu tú” lần thứ nhấtnăm 2015.

H.L

Miệt mài nghiên cứu, bảo tồn văn hóa dân tộc Dao

phục hồi, bảo tồn, truyền dạy, thựchành Hát Xoan trong cộng đồng địaphương ở bốn phường Xoan gốc.

Giai đoạn 2016-2020, việc pháthuy giá trị của di sản văn hóa phivật thể Hát Xoan và Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương sẽ gắn với hoạt

động phát triển du lịch, dịch vụ(thông qua các hoạt động trình diễntại các phường Hát Xoan, các di tíchHát Xoan gắn với tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương); tăng cường đưaHát Xoan tham gia các cuộc giaolưu quốc tế về di sản văn hóa phi vật

thể; phấn đấu đến năm 2020, các lễhội, tục lệ Hát Xoan truyền thốngđược khôi phục; từ đó, xây dựngthành không gian văn hóa Hát Xoangắn với tín ngưỡng thờ cúng HùngVương.

t.t.n

Sự kiện vấn đề

20 số 1115 l 26.02.2015

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

Phan Đình Tân

Biên tậpTrung kIên, Thế hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty Tnhh mộT Thành vIên

In và văn hóa Phẩm

Tại Sa Pa (Lào Cai) đã có khoảng50.000 lượt khách du lịch trong nước,quốc tế đến đây vào dịp Tết Ất Mùi,đông không kém đợt Tết Dương lịchvừa qua. Sa Pa đã chuẩn bị các điềukiện vật chất tốt nhất cùng các hoạtđộng văn hóa nghệ thuật đặc sắc nhấtphục vụ du khách từ ngày 28 Tết đếnmùng 6 Tết. Lý giải xu hướng kháchđến Sa Pa tăng nhanh vào các dịp nghỉlễ, tết, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh LàoCai - Trần Hữu Sơn cho biết: Ngườidân có xu hướng đón Tết tại các khu dulịch ngày một tăng, trong đó có khu dulịch Sa Pa. Đây là điểm đến hấp dẫn dukhách từ nhiều năm nay, hiện tại tuyếnđường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đãđược đưa vào sử dụng, góp phần rútngắn thời gian đi lại của người dân,thuận tiện cho việc đi du lịch.

Từ 27 tháng Chạp đến mùng 6 Tết,Thừa Thiên Huế đón khoảng 75.000 lượtkhách, tăng 25% so với Tết Giáp Ngọ,riêng lượng khách quốc tế khoảng40.000 lượt khách. Doanh thu du lịchtrong 10 ngày Tết của tỉnh ước đạt 50 tỷđồng; doanh thu xã hội từ dịch vụ du lịchước đạt trên 150 tỷ đồng. Các khách sạnđạt công suất phòng trên 70%, từ mùng2 đến 4 Tết Ất Mùi công suất phòng đạttrên 85%.

Tại Đà Nẵng, lượng khách du lịchtăng hơn 10,2% so với Tết Giáp Ngọ.Trong đó, khách quốc tế ước đạt 66.170lượt, tăng 11,8%; khách nội địa ước đạt133.438 lượt, tăng 9,5% so với cùng kỳ;khách Việt Nam đi nước ngoài tăng19%. Riêng khách quốc tế đến Đà Nẵngbằng đường hàng không với 140 chuyếnbay ước đạt 14.125 lượt, tăng 68,3% socùng kỳ năm ngoái. Các đường baythẳng mới được đưa vào khai thác, đặcbiệt là các đường bay từ Hàn Quốc đượctăng cường vào dịp Tết cũng góp phầngia tăng đáng kể lượng khách quốc tếđến Đà Nẵng. Cũng trong dịp Tết ẤtMùi, Đà Nẵng đón 3 chuyến du lịch tàu

biển, đưa hơn 3.000 lượt khách quốc tếđến tham quan thành phố. Công suấtbuồng phòng của khối khách sạn 3-5 saoước đạt 60%; khối khách sạn 5 sao, biệtthự du lịch công suất ước đạt 75-85%.

Tết Ất Mùi 2015, tổng số khách lưutrú tại Nha Trang là hơn 145.000 lượt,trong đó khách quốc tế có hơn 31.000lượt. Sau khi khách Nga “rút” thì cáckhách sạn 3 sao chỉ đạt công suất phòng40-45%. Hiện khách quốc tế đến NhaTrang phần lớn là khách Hàn Quốc,Trung Quốc, Ấn Độ...

Từ ngày 27 Tết đến mùng 5 Tết ẤtMùi, tỉnh Bình Thuận đã đón khoảng75.500 lượt khách, trong đó khách dulịch quốc tế đạt khoảng 22.000 lượt,chiếm 29,2% tổng lượt khách. So với dịpTết Nguyên đán năm 2014, khách lưutrú tăng ít, chủ yếu là khách nội địa;lượng khách quốc tế giảm khoảng 17%.Tính chung, công suất huy động phòngbình quân của các khách sạn, resort trongdịp Tết đạt khoảng 75-80%.

Ghi nhận tại một số đơn vị lữ hànhlớn tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy:Lượng khách đi du lịch trong dịp Tếtnăm nay tăng trưởng ít nhất 10%.Saigontourist cho biết, mùa kinh doanhdu lịch Tết của hãng khá thành công,

phục vụ tổng cộng hơn 23.000 du kháchtrong nước và quốc tế du xuân dịp TếtẤt Mùi, với mức tăng trưởng trên 12%so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, từ25/01-01/3, Saigontourist đón và phụcvụ liên tục 7 đoàn khách Trung Quốc dulịch Nha Trang bằng hình thức thuê baonguyên chuyến bay. Đặc biệt, trong 7đoàn charter flight có đoàn số 6 đếnViệt Nam vào đúng ngày mùng 1 TếtẤt Mùi 2015. Chùm tour truyền thống“Tây ăn Tết ta” tiếp tục thu hút dukhách, số khách tham gia chùm tourđặc biệt này tăng khoảng 10% so vớinăm 2014, lên đến 800 du khách. Lĩnhvực du lịch tàu biển của Saigontouristcũng tiếp tục gặt hái thành công khi đón3 chuyến tàu biển quốc tế cao cấp đến“xông đất” Việt Nam.

Dịp Tết Ất Mùi 2015, Vietravel đãđón, phục vụ 18.000 lượt khách du xuân,tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Chỉtính riêng 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết,Vietravel đã phục vụ đến 7.000 lượtkhách du lịch…

Sau các tour Tết Nguyên đán, hiệncác hãng lữ hành, các địa phương và dukhách lại tiếp tục vào mùa du lịch hànhhương lễ hội đầu Xuân.

yến nHi

Những vị khách du lịch quốc tế “xông đất” TP Đà Nẵng dịp Tết Ất Mùi 2015

Du lịch Việt Nam tiếp tục “gặt vàng” dịp Tết Ất Mùi