6
“TRỜI VÀO THU, VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI…” Đoan Trang Bản tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English translation. Ngày đầu thu. Nắng vàng vọt. Lòng trống rỗng. Hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy. Nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, mà tôi chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tôi mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”. Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa. Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm. Tình cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đã quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nhìn, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn… * * * Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày… Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bóp”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. Trời đất ạ, trong chúng ta, có ai mời người khác đi đâu bằng cách ấy bao giờ chưa? Với chiếc mũ bảo hiểm to rộng mang tên “an ninh quốc gia”, họ có thể nghe điện thoại, bẫy email, bẫy chat… của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào họ quan tâm. Những việc ấy, ở nước khác, để được làm còn cần phải có tòa án, viện kiểm sát v.v. cho phép, nhưng ở cõi riêng của họ, nhiều khi chỉ cần cái thẻ ngành là đủ.

Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi

“TRỜI VÀO THU, VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI…”

Đoan Trang

Bản tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English translation.

Ngày đầu thu. Nắng vàng vọt. Lòng trống rỗng.

Hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy. Nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, mà tôi chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tôi mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.

Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa.

Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm.

Tình cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đã quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nhìn, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn…

* * *

Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày…

Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích

thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bóp”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. Trời đất ạ, trong chúng ta, có ai mời người khác đi đâu bằng cách ấy bao giờ chưa?

Với chiếc mũ bảo hiểm to rộng mang tên “an ninh quốc gia”, họ có thể nghe điện thoại, bẫy email, bẫy chat… của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào họ quan tâm. Những việc ấy, ở nước khác, để được làm còn cần phải có tòa án, viện kiểm sát v.v. cho phép, nhưng ở cõi riêng của họ, nhiều khi chỉ cần cái thẻ ngành là đủ.

Page 2: Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi

Còn nhiều, họ có thể làm rất nhiều việc, nếu họ thích. Thời điểm này, dường như chỉ có mỗi việc chống lạm phát, nâng cao mức sống người dân, là họ không thèm làm hoặc không làm được thôi.

Thành phố ấy, bây giờ không còn là của chúng tôi nữa.

* * *

Cái cảm giác xa lạ này đã nhiều lần đến với tôi. Lần đầu tiên, là ngày tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi. Tôi thường được bố mẹ cho lên nhà ông bà chơi – một căn nhà áp mái ở phố cổ, nhỏ xíu, nóng như điên như dại, có khung cửa sổ tròn màu xanh cổ kính, rất đẹp, và rất không ăn nhập với bức tường lở loét, gian buồng chật đến không thể chật hơn. Đó là một khung cửa sổ thời Pháp thuộc.

Lúc ấy tôi không biết rằng lẽ ra, khung cửa sổ ấy là của một ngôi nhà kiểu Pháp rất bề thế. Hòa bình lập lại, ngôi nhà bị xé nhỏ, ông bà tôi được ở phòng xếp mái. Toàn bộ khuôn viên còn lại dành cho các cán bộ mới về tiếp quản.

Tôi nhớ tôi đã hăng hái đi lấy nước hộ ông bà. Xuống máy nước, hứng đầy xô, rồi lũn cũn xách lên gác, tới khoảnh sân chung chừng ba mét vuông trước cửa một căn buồng đóng kín, tôi đặt phịch cái xô xuống. Nước sóng sánh tràn ra ngoài. Cửa xịch mở và một ông lao ra. Nhìn vũng nước trên sàn, bộ mặt ông ta nhăn nhúm lại, kèm tiếng rít lên: “Á, con này, con này…”.

Đứa bé 5 tuổi kinh hãi đứng chết sững, mặt tái dại (có lẽ thế). May mắn thay, ông nó xuất hiện kịp thời, xin lỗi hàng xóm và xách xô nước, dắt nó lên nhà. Sau đó nó được người lớn bảo cho biết, ông láng giềng vốn là một cán bộ công an tên M., nghiêm lắm, tại nó làm sánh nước ra sân chung trước cửa nhà ông ấy nên ông ấy mắng cho là đúng rồi. Nhưng từ ngày ấy, đứa bé cứ sợ sợ, nó tự hỏi làm sao người hiền từ như ông bà nó lại ở gần cái ông công an ác như con ma thế. Trẻ con mà, chúng thường nghĩ ai xung quanh cũng phải hiền và yêu chiều chúng nó như ông bà, bố mẹ chúng nó; người tốt dứt khoát là phải ở với người tốt.

Đứa bé đâu có biết, ngôi nhà ấy không còn là của ông bà nó nữa từ ngày giải phóng thủ đô.

* * *

Bây giờ tôi đã lớn, và ông bà tôi đều đã mất từ lâu. Ngôi nhà xưa nay càng xa lạ hơn. Thỉnh thoảng nghĩ đến ông (như lúc này đây), tôi vẫn nhớ hình ảnh tôi ngồi trong lòng ông – cụ giáo dạy sử, dạy toán trường Hàng Kèn – và nghe ông thủ thỉ: “Ông đố cháu ông này, triều Hậu Lê có bao nhiêu vua?”. Và tôi reo lên: “Cháu biết rồi, “Đời vua Thái Tổ Thái Tông; con bế, con bồng, con dắt, con mang”, mở đầu phải là Thái Tổ nhé…”. “Đúng rồi, cháu ông giỏi. Thế triều Nguyễn có bao nhiêu vua?”. “Ưm… Gia Long này, Minh Mạng này, Thiệu Trị này…”.

Ông ơi, sinh thời, có bao giờ ông nghĩ, lớn lên cháu sẽ thành một trong những phần tử “bất mãn”, “chống phá”, từng bị quy kết là “xâm hại an ninh quốc gia” không, ông của cháu? Có bao giờ ông tưởng tượng được, bạn của nó, một thanh niên rất yêu và rất giỏi môn lịch sử, bây giờ đang bị giam đâu đó “trong kia” vì tội tham gia biểu tình… chống Trung Quốc gây hấn không, ông của cháu?

Anh tôi làm thơ:

… Bao giờ cho đến ngày xưa,

Page 3: Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi

Cháu thành thằng bé ngồi vừa lòng ông?

Nhưng tôi không biết làm thơ. Tôi chỉ ao ước, giá ông bà tôi còn sống… tôi sẽ hỏi ông bà thật nhiều về lịch sử, về quá khứ của Việt Nam thế kỷ 20: thời Pháp thuộc, những ngày tháng căng thẳng tiền khởi nghĩa, cách mạng mùa thu 1945, tạm chiếm, cuộc đấu tranh thầm lặng của người dân trong lòng thành phố, bộ đội về thủ đô, ký hiệp định hai miền chia cắt, dòng người tản cư, tiếng mẹ gào gọi con, những đêm Khâm Thiên lửa đỏ trời, chiến thắng rộn rã, rồi bo bo, cơm độn, gạo tấm, những mảnh tem phiếu…

Rồi tôi sẽ hỏi ông: Người ta có nên yêu nước, nên gắn bó với đất nước không ông?

Hà Nội, buổi chiều trống rỗng 21/8/2011

http://www.phamdoantrang.com/2011/08/troi-vao-thu-viet-nam-buon-lam-em-oi.html

-------

“WHEN AUTUMN COMES, THAT ONE SAD PLACE IS VIETNAM, MY DEAR!”

Translated by Trần Quỳnh Vi

First day of autumn. The lifeless sunshine. One empty soul.

Two years ago around this same time, the feeling was similar. Under the bright sunshine and one blue sky, yet all that I could feel was my weariness and a sense of ultimate emptiness. Only then, I came to truly understand the state of mind of the poet who wrote: “I kept walking, unable to see the town or any of its homes. Before my very own eyes, only raindrops kept falling on the color of the red flag.”

I have never experienced such feeling in this utmost distinctiveness: My very own hometown, right at this moment has ceased from being my own.

My native hometown, the place where I have memorized every old, broken bricked and peeled off wall, every street corner busied with small shops, every French styled window, every deep green shadow made by the Khaya wood trees each winter that would fully awake once spring came… The town where my “Tây An Nam” 1 friends and I have become so attached to and where we have treasured it so much that we would not want to destroy even just one of its leaves or one of its road bricks because we have always felt that Hanoi and Vietnam have become such fragile bodies that continuously being crushed.

Such emotion, perhaps, cannot be called patriotism as we only dare to consider it an attachment. We have become so accustomed to its beauty, loveliness, and purity to love even the cluttered and unkempt space of our native land. The more we look at it, witness it, and experience it, the more we come to love it…

1 A slang term used by the young people of Hanoi, Vietnam to describe Vietnamese people who do not think, act,

or behave like a typical Vietnamese, but more like foreigners or people who belong to another realm.

Page 4: Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi

Such a town has now ceased from being my own. It has become the private realm of uneducated persons with red bands wrapped around their arms and the whistles readily to sound off on their puffing mouths; of the secret agents and police officers in uniforms or plain clothes, overly confident; of those “who’s who” that we all knew of, with their shameless faces and their increasingly fattened up bellies.

In such a realm, those people have an absolute right to act according to how they feel like. They can put tens of those banners which state “Crowd Gathering is Strictly Prohibited” in the back of their cars, tour around the city, and when and if they feel like it, they can just drop off those banners at the city’s garden, park, lake, or at the base of the Ly Thai To statute. They can grab one’s shirt, lift one up by the shoulders, or pull away the arms of those unarmed youths to drag them onto their buses to be improperly taken to the police station, and yet their mouths unctuously announced: “We are inviting you to come along, we are not arresting anyone”. Dear Lord, would any of us ever invite another person in such manner?

Under the broad, wide and fully insured helmet named “homeland security,” they can listen to telephone conversations, entrap emails, and entrap chat messages of any individual or organization whom they have concerns with. Those activities would have to be authorized by a court of law or a prosecution office in other countries. However, in this private realm which belongs to those people, sometimes all that they need is the fact that they are members of a specific profession.

And there are many more things that they could have done to you if they feel like it. At this time, it seems like the fight against the country’s inflation, and the improvement of public welfare are the only issues that are not on their to-do list, or perhaps, they have no potential to do anything about those issues.

That one town, as of now, has ceased from being our own.

* * *

This alienated feeling has come and gone from time to time. The first time it happened when I was really young, around five-year-old. Back then, my parents often took me to visit my grandparents at their home – which was an attic in the historic downtown, tiny and insanely hot with a round window in an exquisitely beautiful, antique blue color, which really had nothing to do with the blotching wallpaper in a room that could not be any smaller. It was a window from the time of the French colonization.

Back then, I did not know that very window belonged to a sizeable French styled villa. When “peace” was reestablished in Hanoi, that villa was divided into many smaller sections, and my grandparents were assigned to the attic. The rest of the villa was designated to the newly occupying officials who were members of the “take-over” forces.

I remembered that I enthusiastically went to get usable water for my grandparents. I went down to the water pump, filled up the container, then waddled up the stairs. When I came to the common courtyard that had an area of about three square meters, in front of a tightly shut room, I heedlessly put down the container. The water in the uncovered container teetered, tottered, and

Page 5: Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi

poured onto the ground. The door swung open, and a man dashed out. As he looked at the water on the ground, his face became wrinkly, and he shrieked loudly: “Damn this girl, this girl...”

The five-year-old girl was terrified and stood there motionlessly, her face turned blue (maybe). Fortunately, her grandfather appeared just in time, said his apology to the neighbor, and took her back to their home. Afterward, the girl was told by the adults that the neighbor was a police officer named M., who was very strict. And because it was her who caused the water to pour onto the ground of the common courtyard right in front of that man’s front door, she therefore was rightly deserved to be scolded. Since that day, a little girl became frightful, and she often wondered how could such kind people like her grandparents live together with the awfully mean police officer who was like a monster to her? She was just being a typical child. Children often think that the world is full of kind people who would coddle them just like their grandparents and parents; good people most definitely have to live together with good people.

The little girl had no idea that such villa was no longer belong to her grandparents since the day the Capitol was liberated.

* * *

I have since grown up, and my grandparents have passed away for a long time now. Their old villa has become more alienated to me. Occasionally, I found myself thinking of my grandfather (like at this very moment), and I still remembered the image of me sitting on his lap – he was a history and math teacher at the Hang Ken school – listening to him whispered dearly in my ears: “Tell me, my granddaughter, how many kings did the Later Le Dynasty have?” And I would happily exclaim: “I already know, ‘During the reigns of King Thai To and King Thai Tong; picking up a child, holding up a child, walking with a child, and carrying a child,' as the beginning always had to start with King Thai To…” “That’s correct; my granddaughter is so great. Well then, how many kings did the Nguyen Dynasty have?” “Well, there was Gia Long, Minh Mang, Thieu Tri…”

My dear grandfather, during your lifetime, had you ever contemplated that your granddaughter would grow up to be a member of the “social discontent,” “the resistance”, and had been accused of “subversion of the state’s national security”? Could you ever imagine that a friend of mine, a young man who loves and studies Vietnamese history very well, is being detained somewhere “over there” because he participates in a rally to protest against… China’s aggression, my beloved grandfather?

My brother wrote this poem:

… When will our past come to be our present For me once again become that little boy, sitting on my grandfather’s lap?

But I don’t know how to write poems. My wish is that my grandparents are still with me… I would ask them many questions about our country’s history and about Vietnam in the twentieth century of yore: during the French colonization, the anxious yesteryears before the general uprising, the 1945 Fall Revolution, the temporary occupancy, the silent resistance of the people residing within the inner city, the coming of the communist military to the capitol, the signing of

Page 6: Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi

the treaty dividing our country into two separate states, the migration from the North to the South, the sound of a mother’s crying call for her child, those nights in Kham Thien where fire consumed and turned the sky red, the celebrated victory, and then the time of those meals with semolina grains, mixed rice, broken rice, and those food coupons…

And then, I will ask him: My dear grandfather, when one faces the question, to be or not to be patriotic and attached to our beloved homeland, shall he be?

Written in Hanoi, one empty afternoon on August 21, 2011

http://www.phamdoantrang.com/2014/08/when-autumn-comes-that-one-sad-place-is.html

A young girl cried as she was watching police and "civil order defenders"

cracked down on protesters in Hanoi on August 21, 2011. Photo by Chau Doan