10
1 XÃ HỘI ẢO... NHƯNG THẬT Phạm Đoan Trang Tóm tắt Bài viết dưới đây (bản gốc được viết bằng tiếng Anh) cung cấp một cái nhìn tổng quan về xã hội dân sự Việt Nam trong 5 năm từ 2007 đến 2012. Bài viết nhấn mạnh vào tiến trình phát triển của xã hội dân sự kể từ năm 2011 với đóng góp trọng yếu của mạng xã hội trong bối cảnh văn hóa chính trị xung quanh vẫn đậm tính cộng sản. Ngoài việc mô tả sự phát triển của xã hội dân sự, tác giả cũng mong muốn trình bày nhiều biện pháp mà Đảng Cộng sản cầm quyền đang thực hiện để thắt chặt kiểm soát môi trường blog ở Việt Nam, và cuộc chiến truyền thông đang diễn ra giữa Đảng và các nhà hoạt động dân chủ. Bất chấp sự kiểm soát đáng sợ của Đảng Cộng sản cầm quyền, xã hội dân sự vẫn đang bừng nở và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở Việt Nam, với xuất phát điểm là Internet. *** Ngày 21/10/2011 có thể được coi là “ngày thứ sáu đen tối” đối với Trần Gia Thái, giám đốc Truyền hình Hà Nội, đài truyền hình của Nhà nước. Là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và là một nhà báo với nhiều năm kinh nghiệm làm việc dưới sự lãnh đạo của đảng này, ông ta chưa bao giờ phải đối mặt với một chuyện kỳ lạ đến thế: Một nhóm khoảng 10-20 người tụ tập trước cổng đài, hô vang các khẩu hiệu “công lý và sự thật”, “phản đối Đài Truyền hình Hà Nội”, “các nhà báo, hãy tôn trọng sự thật”, v.v... Những người này đang phát động một cuộc biểu tình nho nhỏ phản đối đài vì đã “đưa tin vu khống, bôi nhọ người biểu tình yêu nước”. Ngoài mục đích chung này, họ còn có một điểm chung khác nữa: Tất cả họ đều là người dùng Facebook, hoặc là blogger, hoặc là cả hai. Cùng lúc đó, màn “tường thuật trực tiếp” cuộc biểu tình của họ được chia sẻ nhanh chóng trên các mạng xã hội và “Thông Tấn Xã Vỉa Hè” - một trong những blog chính trị hàng đầu ở Việt Nam.

Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

1

XÃ HỘI ẢO... NHƯNG THẬT

Phạm Đoan Trang

Tóm tắt

Bài viết dưới đây (bản gốc được viết bằng tiếng Anh) cung cấp một cái nhìn tổngquan về xã hội dân sự Việt Nam trong 5 năm từ 2007 đến 2012. Bài viết nhấn mạnh vàotiến trình phát triển của xã hội dân sự kể từ năm 2011 với đóng góp trọng yếu của mạngxã hội trong bối cảnh văn hóa chính trị xung quanh vẫn đậm tính cộng sản. Ngoài việcmô tả sự phát triển của xã hội dân sự, tác giả cũng mong muốn trình bày nhiều biện phápmà Đảng Cộng sản cầm quyền đang thực hiện để thắt chặt kiểm soát môi trường blog ởViệt Nam, và cuộc chiến truyền thông đang diễn ra giữa Đảng và các nhà hoạt động dânchủ.

Bất chấp sự kiểm soát đáng sợ của Đảng Cộng sản cầm quyền, xã hội dân sự vẫnđang bừng nở và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở Việt Nam, với xuất phát điểm làInternet.

* * *

Ngày 21/10/2011 cóthể được coi là “ngàythứ sáu đen tối” đối vớiTrần Gia Thái, giám đốcTruyền hình Hà Nội, đàitruyền hình của Nhànước. Là đảng viên củaĐảng Cộng sản ViệtNam cầm quyền và làmột nhà báo với nhiềunăm kinh nghiệm làmviệc dưới sự lãnh đạocủa đảng này, ông tachưa bao giờ phải đốimặt với một chuyện kỳlạ đến thế: Một nhómkhoảng 10-20 người tụ

tập trước cổng đài, hô vang các khẩu hiệu “công lý và sự thật”, “phản đối Đài Truyềnhình Hà Nội”, “các nhà báo, hãy tôn trọng sự thật”, v.v... Những người này đang phátđộng một cuộc biểu tình nho nhỏ phản đối đài vì đã “đưa tin vu khống, bôi nhọ ngườibiểu tình yêu nước”. Ngoài mục đích chung này, họ còn có một điểm chung khác nữa: Tấtcả họ đều là người dùng Facebook, hoặc là blogger, hoặc là cả hai. Cùng lúc đó, màn“tường thuật trực tiếp” cuộc biểu tình của họ được chia sẻ nhanh chóng trên các mạng xãhội và “Thông Tấn Xã Vỉa Hè” - một trong những blog chính trị hàng đầu ở Việt Nam.

Page 2: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

2

Hai tháng trước đó, trong chương trình thời sự tối 21/8/2011, Đài Truyền hình HàNội - một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của đảng bộ TP. Hà Nội - đã phátmột phóng sự gọi tất cả những người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội là những kẻkích động và là thế lực thù địch âm mưu phá hoại khối đoàn kết dân tộc và gây rối trật tựcông cộng “dưới chiêu bài yêu nước”.

Đúng trong buổi sáng ngày hôm đó, một cuộc biểu tình của các blogger ở Hà Nội đãnhanh chóng bị đàn áp với 47 người bị bắt giữ, một vài trong số đó bị buộc tội “gây rốitrật tự công cộng”. Đây là cuộc biểu tình cuối cùng trong chuỗi các cuộc biểu tình chốngTrung Quốc bị đàn áp tàn tệ trong mùa hè 2011. Những người tham gia biểu tình bị bắtgiữ thành xe buýt, một số bị khênh lên như lợn. Blogger Nguyễn Chí Đức bị một công antrẻ tuổi đẩy và đạp vào mặt. Mặc dù video nặc danh về cảnh tượng đáng sợ này lan truyềnrộng khắp trên Facebook, nhưng cảnh sát thản nhiên cho nó là clip giả mạo.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, các cuộc biểu tình bị trấn áp bạo lực hơn nhiều và kếtthúc sau ba ngày chủ nhật. Những bức ảnh lan truyền trên Internet cho thấy nhân viên anninh mặc thường phục đấm và quật ngã những người biểu tình trẻ tuổi trên các con phốchính.

Ngoài công an, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng được huy động triệt đểvào việc “tuyên truyền quần chúng” chống lại các cuộc biểu tình. Các phương tiện truyềnthông đại chúng được sử dụng chủ yếu để làm cho quần chúng nhân dân tránh xa ngườibiểu tình, đánh đồng những bình luận phê phán chính phủ với “bôi nhọ nhà nước” và hạuy tín của bất kỳ ai có vẻ như có ảnh hưởng với quần chúng mà vẫn chưa bị bắt.

Với bộ máy truyền thông như thế, Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ cảm thấy an tâmrằng mọi chuyện đều nằm trong tầm kiểm soát của mình: Mọi người tiếp tục bị tẩy não,và nếu một nhóm thiểu số muốn lên tiếng nói lên những ý kiến khác biệt, họ đơn giản làkhông thể tìm được cách nào để làm vậy. Ngoài ra, mọi người cũng không có cách nào đểkết nối với nhau: không liên lạc, không có quyền hội họp. Không cách nào.

Nhưng ánh sáng cuối đường hầm lại lóe lên cùng với sự ra đời của các phương tiệntruyền thông trên Internet.

Buổi bình minh của blog

Internet bắt đầu du nhập vào Việt Nam tháng 11/1997. Ban đầu, nó là một thứ xa xỉ:Chỉ những người giàu mới đủ sức chi trả mức phí cao ngất ngưởng để có quyền truy cậpvà sử dụng Internet. Tuy nhiên, theo thời gian, mức phí giảm dần và Việt Nam hiện làmột trong những nước có tốc độ tăng trưởng Internet vào hàng cao nhất thế giới.

Ngoài việc sử dụng Internet để trò chuyện và chơi game, người Việt Nam tỏ ra đặcbiệt quan tâm đến các mạng xã hội. Ngày 24/6/2005, Yahoo! 360° ra mắt tại Mỹ. Nónhanh chóng trở thành một hiện tượng ở Việt Nam, một đất nước mà suốt nhiều năm trờingười dân chỉ đọc, xem và nghe những gì chính quyền cho phép. Giờ đây, với blog Yahoo!360°, mọi người có thể viết ra những gì họ nghĩ, trước tiên là cho bản thân họ, sau đó là

Page 3: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

3

cho những người họ muốn chia sẻ những nội dung đó. Họ không phải phụ thuộc tuyệt đốivào các phương tiện truyền thông nhà nước nữa.

Chẳng mấy chốc Việt Nam chứng kiến một làn sóng mới trong địa hạt truyền thôngđại chúng: khoảng thời gian 2006-2008 là những năm bùng nổ của Yahoo! 360° ở ViệtNam. Người dùng mạng Việt Nam viết bài, đăng ảnh, chia sẻ file và các đường dẫn tới

những nguồn nằm ngoài vùng kiểm soát của chínhphủ. Cả một thế giới mới mẻ mở ra trước mặt họvới nhiều điều kỳ thú theo kiểu “lần đầu tiên”: lầnđầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mọi người có thểtự xuất bản; một thế hệ “nhà văn mạng” đã hìnhthành khi các cây bút viết ra những tác phẩm lãngmạn và đăng tải lên blog; và quan trọng hơn cả, mọingười có thể kết nối với nhau theo những cách thứchoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm soát của nhà nước.

Có một số cây bút mạng nổi bật, như Trần ThuTrang, Trang Hạ và Hà Kin. Không có gì lạ khinhững nhà văn mạng nổi tiếng nhất là những phụnữ trong độ tuổi 20-30 và tránh xa chính trị: Nói

cho cùng, chính trị vẫn là thứ nguy hiểm ở đất nước Việt Nam cộng sản. Sau nhiều nămtuyên truyền, truyền thông đại chúng và hệ thống giáo dục đã thành công trong việc khiếnmọi người, đặc biệt là những người trẻ, nghĩ về chính trị như là điều gì đó xấu xa và nguyhiểm hay chỉ là chuyện của “Đảng và Nhà nước”.

Trong khi chính trị bị cấm đoán, thì các tác phẩm văn học lãng mạn, dễ đọc là lựachọn không tồi. Các truyện ngắn và tiểu thuyết về những đề tài được ưa chuộng như đờisống đô thị, tình yêu và tình dục được viết và đăng trên blog thành chuỗi như một dạngopera xà phòng, nhưng là trên Internet thay vì trên truyền hình. Một số blogger cố gắngtăng lượng người đọc bằng việc đăng tải những bài viết và hình ảnh sexy cũng như nhữngnội dung liên quan đến người nổi tiếng. Only You và Cô Gái Đồ Long là hai blogger nhưvậy.

Cũng có một số blogger chính trị, hay nói chính xác là những blogger có định hướngchính trị. Nhưng họ ít về số lượng đến độ có thể đếm trên đầu ngón tay, và không ai trongsố họ nổi tiếng: Vàng Anh (được biết đến chủ yếu với những bài viết liên quan đến tìnhdục và những câu chuyện giận gân, xen lẫn đây đó với các bình luận chính trị, tức là sốc,sex và chính trị), Người Buôn Gió, và Thông Tấn Xã Vỉa Hè của Anh Ba Sàm. Gió và BaSàm về sau trở thành những cái tên rất nổi tiếng trong cộng đồng blogger Việt Nam.

Vô sản, bọn mày không thể đoàn kết được!

Khả năng kết nối và truyền thông là những tiêu chí quan trọng để mọi người hìnhthành các nhóm vốn là nền tảng cho xã hội dân sự. Đảng Cộng sản chắc chắn ý thức đượcthực tế này, vì vậy mới kiểm soát báo chí nghiêm ngặt như trình bày ở phần trên. Ngoài ra,Đảng cũng theo dõi chặt chẽ khả năng người dân hình thành mạng lưới thật. Dùng luật

Page 4: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

4

như một công cụ quyền năng, đảng cầm quyền ngăn chặn sự hình thành và hoạt độngcủa các tổ chức không có sự can thiệp của nhà nước. Chẳng hạn, Điều 79 Bộ luật Hình sựáp cả án chung thân và tử hình lên những người “hoạt động, thành lập hoặc tham gia tổchức nhằm lật đổ chính quyền”. Với điều khoản này, Đảng Cộng sản cản trở việc thànhlập bất kỳ đảng phái chính trị tiềm năng nào.

Điều 258 còn đi xa hơn với ngôn ngữ pháp lý mơ hồ khi tuyên bố “Người nào lợidụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,... tự do hội họp, lập hội... xâm phạm lợiích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” sẽ bị bỏ tù. Điều khoảnmơ hồ và khó hiểu này đã mở đường cho những cuộc bắt giữ tùy tiện và những án tù áplên các nhà báo và các blogger.

Ngày 12/5/2008, giới nhà báo Việt Nam và cộng đồng Yahoo! 360° choáng vángtrước vụ bắt giữ hai nhà báo điều tra, Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến, hai phóngviên làm phóng phóng sự về một vụ tham nhũng lớn nhiều triệu đô-la. Ban đầu, cả haiđều bị buộc tội theo Điều 258, sau mới chuyển sang tội khác. Vụ bắt giữ và án tù sau đóđối với Hải Và Chiến là một đòn mạnh giáng xuống các phương tiện truyền thông chốngtham nhũng và số lượng tin bài về chủ đề “nhạy cảm” này kể từ đó sụt giảm hẳn.

Cô Gái Đồ Long, một trong những blogger có nhiều người đọc nhất ở Việt Nam kể từthời Yahoo! 360°, bị bắt vào ngày 26/10/2010 vì đã đăng tải một bài viết “nói xấu” mộtquan chức công an, tướng Nguyễn Khánh Toàn, và một lần nữa, chị cũng bị buộc tội theoĐiều 258. Vấn đề ở đây, như nhiều blogger đã chỉ ra, rất khó phân biệt giữa đấu tranhchống tham nhũng và xâm hại “lợi ích Nhà nước”.

Ngoài ra, chính quyền cũng sử dụng Nghị định 38 (2005) về trật tự nơi công cộng đểdập tắt các cuộc biểu tình, và Điều 88 Bộ luật Hình sự về tuyên truyền chống phá nhànước để bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Trong hai năm 2010-2012, hàng chụcngười biểu tình đã bị bắt đưa về các trải cải tạo và buộc tội vi phạm Nghị định 38. Chỉriêng trong năm 2012, thống kê sơ bộ cho thấy 52 người đã bị câu lưu hoặc bị buộc tộitheo Điều 88.

Thế thì chúng tôi đoàn kết trên mạng vậy!

Khi những nhà làm luật cộng sản ban hành những điều luật hạn chế các quyền dânchủ, họ không nghĩ đến một “kẻ thù” cực mạnh sắp xuất hiện: Internet. Sức mạnh củaInternet chỉ bắt đầu được chính quyền để ý đến cuối năm 2007.

Sáng chủ nhật, ngày 9/12/2007, đánh dấu một sự kiện đáng chú ý: Các cuộc biểu tìnhcủa các blogger nổ ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phản đối việc Trung Quốcthông qua kế hoạch thành lập “Thành phố Tam Sa” quản lý hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa. Đây là những cuộc biểu tình đầu tiên ở Việt Nam kể từ năm 1975.

Điều đáng chú ý là ở chỗ các cuộc biểu tình này xuất phát từ những lời kêu gọi lantruyền trên Yahoo! 360°. Truyền thông truyền thống, như thường lệ, chỉ im lặng. Nhưngtruyền thông Internet, trái lại, rất phấn khích. Mọi người liên tục gửi ảnh và bài viết về

Page 5: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

5

những cuộc biểu tình đầu tiên này. Điếu Cày là một trong những người tham gia năng nổnhất. Ngay cả các blogger phi chính trị chắc chắn cũng nghe nói đến việc có những cuộcbiểu tình chống Trung Quốc “ở đâu đó”.

Tuy nhiên, chính quyền lại nhìn sự kiện này từ góc độ khác. Những cuộc biểu tìnhtiếp theo vào hai ngày chủ nhật sau đónhanh chóng bị bố ráp. Bốn tháng sau,vào ngày 19/4/2008, Điếu Cày bị bắt giữ,rồi bị tống giam 2 năm 6 tháng vì tội“trốn thuế”. Sau đó, ông lại bị buộcthêm bản án 12 năm tù giam vì “tuyêntruyền chống nhà nước” theo Điều 88.

Tuy vậy, dù bắt giữ Điếu Cày, songnhà chức trách lại không phá được mạnglưới nhà báo độc lập và các nhà “dânbáo” mà ông đã xây xựng, Câu lạc bộNhà báo Tự do. Họ không nghĩ rằng

ngay cả một blogger - một cây bút và nhiếp ảnh gia không chuyên như Điếu Cày - cũngcó độc giả riêng, thậm chí là “người hâm mộ”.

Một chiến dịch trấn áp người biểu tình và các thành viên khác của Câu lạc bộ Nhàbáo Tự do đã bắt đầu cùng với vụ bắt giữ Điếu Cày. Nhiều người trẻ bị đẩy vào tình cảnhmất việc, thậm chí mất nhà nếu họ không phải là dân Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Hai nhà sáng lập khác của Câu lạc bộ Nhà báo Trẻ, Phan Thanh Hải (tức Anhbasg) và TạPhong Tần, liên tiếp bị bắt giữ năm 2010 và 2011. Cùng với Điếu Cày, họ phải nhậnnhững bản án nặng nề 4 và 10 năm tù giam tại một phiên tòa tai tiếng ngày 28/12/2012.

Tuy nhiên, sự khủng bố này dường như không gây ra nỗi sợ hãi như mong đợi củachính quyền, đặc biệt là khi các blogger bị khủng bố bắt đầu tường thuật lại trên blognhững gì xảy ra với họ. Đây là một thay đổi lớn. Trước đây, từng có những chiến dịchđánh người bất đồng chính kiến chính trị hoặc những người được cho là bỏ đảng, như vụNhân Văn - Giai Phẩm những năm 1950 và chống xét lại những năm 1960. Đàn áp, dùtàn bạo và vô nhân đạo, gần như không được chú ý vì mọi người giữ im lặng. Nhưng giờđây mọi sự đã khác: Các blogger sẵn sàng viết về các cuộc thẩm vấn, áp lực và nhiềuhình thức khủng bố khác mà họ phải đối mặt; khi làm vậy, họ cũng tiết lộ phần nào sựthật về các nhà chức trách. Thì ra các quan chức chính phủ, công án và các đại diện nhànước khác không phải là không thể sai hay cao hơn người dân. Ngay cả những kỹ thuậtthẩm vấn cũng hết sức tệ hại, như Facebooker Gốc Sậy từng tường thuật về một cuộcthẩm vấn như vậy:

An ninh: Tại sao anh lại đi biểu tình? Bảo vệ chủ quyền quốc gia không phải là việccủa anh. Chuyện đấy đã có Đảng và Nhà nước lo.

Người biểu tình: Thì Nhà nước cứ làm việc của Nhà nước. Tôi chỉ là một cá nhân,một công dân không có không gian để nói lên ý kiến của mình, vì thế tôi đi biểu tình.

Page 6: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

6

An ninh: Anh làm thế chỉ làm tình hình tồi tệ thêm. Anh đang bị bọn xấu, bọn phảnđộng, thế lực thù địch lợi dụng.

Người biểu tình: Đấy là quan điểm của anh. Nhưng chẳng có cái thế lực thù địch nàolợi dụng người biểu tình cả. Chúng tôi là người trưởng thành, chúng tôi có hiểu biết,chưa bao giờ để bị ai lợi dụng.

Vào ngày 13/7/2009, Yahoo! 360° đóng cửa. Ban đầu sự đóng cửa này trông có vẻnhư một tổn thất nặng nề cho các blogger chính trị ở Việt Nam khi cộng đồng của họ tanvỡ. Một số người tự động chuyển sang Yahoo! 360° Plus, một nền tảng do văn phòngYahoo! ở Việt Nam quản lý. Những người khác thì chọn Wordpress, Blogger, Multiply,Weblog, v.v... Tuy nhiên, họ nhanh chóng tụ trở lại, lần này là ở một diễn đàn mới, mạnhvà rất có sức ảnh hưởng: Facebook. Các con số thống kê được cập nhật vào tháng 3/2013cho thấy Việt Nam là một trong số những nước dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng Facebook,với 11 triệu tài khoản. Một chốn như vậy chắc chắn sẽ là một mặt trận đáng sợ đối vớiĐảng Cộng sản.

Một số blogger chính trị nổi lên. Blog Ba Sàm trởthành "điểm gặp gỡ" của những người chú ý đến tìnhhình chính trị. Ba Sàm là biệt danh của một blogger đặttên cho blog của mình là Thông Tấn Xã Vỉa Hè nhằmgiễu Thông Tấn Xã Việt Nam. (Trong tiếng Việt, tin vỉahè cũng là từ lóng để chỉ những “chuyện cóp nhặt” hay“tin vịt” mà mọi người kể cho nhau nghe khi họ cà kê ởcác quán cafe vỉa hè). Công việc mà các biên tập viênblog này làm từ trước đến nay là điểm tin hàng ngày vềViệt Nam, bất kể là tin tức trên phương tiện truyền thông

chính thống hay từ các blogger (các nhà dân báo), các cơ quan truyền thông quốc tế. Vớimỗi tin, biên tập viên đăng đường dẫn và bổ sung thêm bình luận cá nhân về tin tức đó,thường là theo phong cách hài hước và châm biếm. Công việc này có vẻ quá đơn giản,khó có thể thu hút được một lượng độc giả lớn đến vậy - trên 100.000 người đọc mỗingày, một số lượng độc giả đáng mơ ước đối với bất kỳ tờ báo giấy nào của nhà nước.Nhưng chắc chắn, nó không đơn giản chút nào. Blog Ba Sàm thỏa mãn được những độcgiả đã mệt mỏi với hệ thống tuyên truyền nghiêm túc thái quá và vô hồn của nhà nước, đólà những người khát phương tiện truyền thông thay thế. Thông Tấn Xã Vỉa Hè có vẻ hấpdẫn hơn bất kỳ cơ quan truyền thông chính thống nào: Nó cung cấp một lượng tin tức đadạng về tình hình chính trị, kinh doanh, giáo dục, khoa học và công nghệ trong nước cũngnhư quốc tế, với một phong cách chưa từng có - một sự kết hợp giữa ngôn ngữ thẳng thắn,hài hước của miền Nam và các phân tích phê bình của một trí tuệ thâm sâu kiểu miềnBắc.

Bên cạnh Bà Sàm, còn có một số blog nổi tiếng khác như Người Buôn Gió, QuêChoa, Xuân Diện và Trương Duy Nhất (Trương Duy Nhất bị bắt tạm giam ngày26/5/2013 theo Điều 258 Bộ luật Hình sự). Số lượng các blog chính trị đã tăng lên với tốcđộ vượt ngoài dự đoán trong nhiều năm kể từ năm 2011, và hiện có khoảng 30 blog như

Page 7: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

7

thế - đấy là một con số mà 4-5 năm trước đó không ai có thể hình dung nổi.

Không giống như truyền thông của Đảng hay thứ truyền thông bị kiểm duyệt chínhthức, các phương tiện truyền thông thay thế này có tính tương tác rất cao: Quả thực,chúng là những diễn đàn trực tuyến, nơi mọi người tự do bình luận, và các tác giả có thểthảo luận, thậm chí tranh cãi với khán giả về chủ đề đang được bàn đến. Đặc điểm quantrọng này của “những tờ báo của dân” khiến cho chúng trở thành những điểm tụ hội lýtưởng cho mọi người, bất kể là ở trong nước hay ngoài nước, vô danh hay có danh tính rõràng, hội họp trên mạng. Một số người thậm chí còn trở nên nổi tiếng vì các bình luậnchứ không phải vì bài viết. Dân Làm Báo, một trong những blog bất đồng chính kiến lớntiếng nhất, còn tự gọi mình là “thôn”. Từ đây một hình thức xã hội dân sự mới ra đời: xãhội dân sự trên mạng.

Các mối quan hệ trên mạng có thể đi đến chỗ ngoài mạng. Một số người nhanhchóng gặp gỡ ngoài đời thật và trở thành những nhóm nhỏ mà chắc chắn không đăng kýhay có sự công nhận nào của nhà nước. Họ làm nhiều việc thực tiễn: Họ giúp gia đình củacác blogger bị bỏ tù như Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasg; họ đi tới các phiên tòa xửnhững người bất đồng chính kiến chính trị như nhà hoạt động pháp lý Cù Huy Hà Vũ; họchia sẻ và thậm chí in những cuốn sách tự xuất bản về lĩnh vực cấm kỵ - chính trị. Và cólẽ quan trọng hơn cả, họ xây dựng nền tảng cho những cuộc biểu tình sắp nổ ra.

Báo chí nhà nước và báo chí lề dân

Trung Quốc dường như đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong tình hình chính trịViệt Nam. Ngoài quan điểm cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì sự can thiệp vôlý vào công việc nội bộ của ĐCSVN, có một thực tế là “phản đối Trung Quốc hung hăng”luôn được các blogger Việt Nam lấy làm lý do chính đáng cho các cuộc biểu tình, đặc biệtlà trong bối cảnh tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngày 26/5/2011, các tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp khảo sát địa chấn của tàuBình Minh 2 của Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam ngay tại vùng đặc quyền kinh tế củaViệt Nam. Một làn sóng phẫn nộ lan khắp blog và Facebook. Nhật Ký Yêu Nước (mộttrang Facebook được tạo tháng 4/2009) kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc, và kết quảlà ngày 5/6, các cuộc biểu tình đã nổ ra ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cùngvới trang Facebook Nhật Ký Yêu Nước, Xuân Diện và Ba Sàm nổi lên như những điểmtụ hội nổi bất cho người biểu tình. Hai blog này đăng tải những thông báo biểu tình, thậmchí kêu gọi cảnh sát “dọn đường cho người dân thực hành quyền tự do biểu đạt”.

Những lời kêu gọi như vậy là không thể chấp nhận được với chính quyền của một đấtnước nơi mà từ năm 1975 khi chiến tranh kết thúc và Đảng Cộng sản lên nắm quyền, biểutình vẫn là một việc cấm kỵ. Có thể giải thích điều này bằng những gì mà một công anviên nói với tác giả trong một cuộc thẩm vấn tháng 7/2012: “Không bao giờ được để chomột đốm lửa nhỏ bùng lên thành đám cháy lớn. Phải dập tắt nó ngay khi còn có thể”. Mộtmặt, các nhà chức trách phản ứng lại ngay lập tức bằng việc huy động công an đến, sửdụng bạo lực để trấn áp biểu tình. Mặt khác, các chiến dịch đàn áp bắt đầu được triển khaitrên Internet. Một kỹ thuật đơn giản là tấn công các trang web. Anh Ba Sàm, Quê Choa,

Page 8: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

8

Gốc Sậy và nhiều blog có ảnh hưởng khác thường xuyên bị hack, xóa dữ liệu và thay thếbằng những thông tin xúc phạm các nạn nhân. Mỗi cuộc tấn công trang web đều đượccộng đồng blogger coi là một thảm họa, nhưng rất may là các blog thường được khôiphục khá nhanh chóng. Nhiều người cho rằng tất cả các cuộc tấn công trang web này đềulà do công an mạng Việt Nam, thậm chí đôi khi là do hacker Trung Quốc, gây ra.

Cách thức kiểm soát Internet kinh điển - chặn trang web - cũng từng được sử dụngrộng rãi. Từ năm 2009, Facebook, Blogspot, Multiply, v.v... đều thỉnh thoảng bị chặn.Công an cũng không từ bỏ việc khủng bố các blogger. Nhiều blogger đã bị công an triệutập, thẩm vấn, câu lưu và công kích trong 5 năm trở lại đây. Xuân Diện bị Sở Thông tinvà Truyền thông Hà Nội phạt vì đã xuất bản những “nội dung xấu” trên blog.

Ngoài ra, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng luôn được huy động triệt đểcho việc “vận động quần chúng” chống lại những cuộc biểu tình mà hiện đang được gắnnhãn là “chống nhà nước”. Bộ máy truyền thông đại chúng đóng vai trò tích cực trongviệc khiến người dân xa lánh những người biểu tình, đánh đồng các bình luận phê phánchính phủ với hành động “bôi nhọ, nói xấu nhà nước”, và hạ uy tín của những blogger cóvẻ như có ảnh hưởng đối với công chúng nhưng vẫn chưa bị bắt. Người biểu tình phảnứng lại bằng việc viết nhiều hơn nữa, chụp ảnh nhiều hơn nữa và chia sẻ nhiều hơn nữatrên Facebook, Youtube và blog.

Một số người tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ trước cửa Đài Truyền hình Hà Nội đểphản đối những phóng sự vu khống người biểu tình yêu nước. Cuộc biểu tình không thuđược gì nhiều: Trần Gia Thái và Đài Truyền hình với tư cách là cơ quan ngôn luận củaĐảng bộ Hà Nội sẽ không bao giờ xin lỗi “đám phản động”. Nhưng ít nhất đây cũng làlần đầu tiên đài truyền hình quốc doanh này thấy được sự phẫn nộ của những khán giả bịđẩy làm nạn nhân.

Cuộc chiến truyền thông trở nên dữ dội khi các quan chức bắt đầu “dùng bloggerchống blogger”. Trưởng Ban Tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội, Hồ Quang Lợi, trong mộtcuộc họp ngày 9/1/2013 tổng kết hoạt động báo chí tuyên truyền năm 2012, cho biết Banđã xây dựng một lực lượng 900 “dư luận viên” ở riêng Hà Nội “để phát huy sức mạnh

Page 9: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

9

của đội ngũ tuyên truyền”. Ông Lợi cho biết thêm, Ban Tuyên giáo cũng xây dựng thànhcông các nhóm chuyên gia trực tiếp tham gia bút chiến với người bất đồng trên Internet;cho đến thời điểm đó, họ đã có 19 trang tin và 400 tài khoản mạng. Những bình luận viênđược thuê tuyển này là đội quân mạng thật sự hung hãn. Vô danh tính, và có lẽ học vấnkém, họ hành xử như những lính canh Internet, duyệt các blog chính trị và dội xuống bấtcứ thứ ngôn ngữ độc địa và ngụy biện nào họ có thể nghĩ đến.

Nhưng có vẻ như đã quá muộn để các nhà chức trách ngăn cản mọi người thành lậphội nhóm trên mạng và nói lên ý kiến của họ. Facebook, với tính năng hữu dụng cho phépngười dùng tổ chức các nhóm kín, trở thành lựa chọn nền tảng số 1. Có vẻ như Facebookcàng bị chặn dữ dội bao nhiêu, người dùng Facebook càng khao khát đăng nhập, và họcàng trở nên thành thạo về công nghệ bấy nhiêu. Không có bức tường lửa nào có thể ngăncản họ. Và những gì phải đến đã đến. Tháng 8/2011, khi cuộc bố ráp người biểu tình lênđến đỉnh điểm ở Hà Nội với lời cảnh báo chính thức từ Ủy ban Nhân dân Thành phố HàNội là sẽ giải tán tất cả các kiểu hội họp, những nhóm “người biểu tình yêu nước” đầutiên đã được tạo ra. Có thể hiểu họ không bao giờ đăng ký và sẽ không bao giờ được cấpphép. Lần đầu tiên trong lịch sử tiến trình dân chủ ở Việt Nam, những người bất đồngchính kiến có thể kết nối trong những nhóm dù hoạt động ngầm nhưng có tổ chức.

Trong vòng vài tháng kể từ tháng 8/2011, các nhóm hoạt động ngầm này phát triểnthành một mạng lưới lớn gồm các nhà hoạt động trên khắp không gian Internet ở ViệtNam. Không ai thật sự biết hay có thể nói có bao nhiêu nhóm như vậy ở Việt Nam vàothời điểm hiện tại - đây là điều lực lượng an ninh quả thật khao khát muốn nắm được.Đến thời điểm này chính quyền và lực lượng an ninh đã hoàn toàn ý thức được rằng biểutình không còn là hoạt động “tự phát” nữa.

Điều quan trọng hơn cả, những nhóm online này dần dà mở rộng mối quan tâm từvấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam sang các vấn đề khác ở đấtnước Việt Nam đương đại, chẳng hạn cuộc đấu tranh giành quyền sử dụng đất của nôngdân. Từ những người biểu tình được truyền cảm hứng bởi tinh thần dân tộc, họ trở thànhcác nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền. Với tình hình hiện tại, những nhóm này còn xamới trở thành các đảng đối lập, nhưng ít nhất những người quan tâm đến các vấn đề chínhtrị - xã hội có thể tự hình thành nhóm với nhau, trong nhóm đó họ chia sẻ kinh nghiệm vàkỹ năng đối đầu với an ninh, báo cáo lại những trường hợp vi phạm nhân quyền, làmcông tác từ thiện và cùng nhau phát động nhiều dự án xã hội khác nhau. No-U FC là mộtví dụ, đây là một đội bóng, các thành viên gặp gỡ nhau hàng tuần vào chủ nhật với mụcđích bề ngoài là để đấu bóng, nhưng mục đích thật sự lại là “vận động chống đường lưỡibò của Trung Quốc” (hay đường chín đoạn, đường chữ U mà Trung Quốc thường dùngtrong các yêu sách về chủ quyền của họ). Được thành lập vào tháng 10/2011, câu lạc bộnày nhanh chóng trở thành mục tiêu theo dõi và quấy nhiễn của an ninh. Nhưng điều đókhông ngăn được câu lạc bộ mở rộng số lượng thành viên và các hoạt động xã hội như đitừ thiện, giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đềvề các tranh chấp trên Biển Đông - các hoạt động mà nhà nước vẫn giữ vai trò độc quyềnsuốt hàng chục năm.

Kết luận

Page 10: Xa Hoi Dan Su Tren Mang - Ao Nhung That.doc

10

Trong nhiều năm, Đảng Cộng sản đã thể hiện thành công hình ảnh Việt Nam ra thếgiới như một đất nước nhỏ bé xinh đẹp có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, chính quyềnnăng động và người dân mến khách. Có một niềm tin phổ biến rằng Trung Quốc và ViệtNam có lẽ là hai ví dụ nổi bật về việc một đất nước có thể đạt được tiến bộ kinh tế màkhông cần đến cải cách chính trị, hay nói cách khác phát triển không nhất thiết đòi hỏidân chủ.

Tuy nhiên, nhìn vào cuộc đấu tranh ngầm của các blogger chống lại giới cầm quyềnđàn áp thô bạo có thể đưa đến một kiến giải khác hẳn. Thực tế là dưới bề mặt của sự pháttriển kinh tế (mà đến bây giờ còn rất yếu) là những chính sách độc tài, một chính phủtham nhũng và hà khắc dập tắt tiếng nói bất đồng và hạn chế các quyền tự do. Chắc chắnđiều mà chính quyền này ghét nhất là trách nhiệm giải trình và tính minh bạch. Do đó,Internet với sức mạnh đưa mọi thứ ra ánh sáng nhanh chóng trở thành "kẻ thù chung".Điều này đặc biệt đúng khi các phương tiện truyền thông xã hội bùng nổ ở Việt Nam. Khiphương tiện truyền thông chính thống lỗi thời không chiếm được cảm tình của độc giả vàkhông gian công cộng rơi vào tay các blogger, các nhà chức trách liền dùng đến vũ lực.

Nhưng một khi người dân đã biết đến vị tự do, họ sẽ không từ bỏ nó. Dân chủ và tựdo luôn có khuynh hướng mở rộng. Trong tiếng Việt có một phép ẩn dụ về cái trần nhà.Khi nhà cầm quyền ụp trần lên người dân, mọi người phải ở dưới cái trần ấy; nhưng nếumột số người đẩy được cái trần đó lên để không gian giới hạn kia được nới ra thêm chút ít,cả cộng đồng sẽ được hưởng lợi và họ sẽ muốn thêm nữa. Do đó, cái trần sẽ nhanh chóngbị đẩy lên thêm và mọi người sẽ hưởng thêm không gian, và thêm thèm tự do.

Mọi thứ cũng diễn ra tương tự với quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam trong kỷ nguyênInternet.

Khó có thể khẳng định rằng các tổ chức xã hội dân sự đã và đang hoạt động hiệu quảvà đóng góp vào tiến trình dân chủ của đất nước. Ta cũng không thể nói rằng nhờ cóInternet, dân chủ diễn ra nhanh hơn và sẽ sớm có “mùa xuân Ả-rập” ở Việt Nam. Tuynhiên, tất cả các hội nhóm được tạo ra trên Internet, dù tổ chức còn lỏng lẻo, thiếu kinhnghiệm chính trị, và còn lâu mới trở thành các đảng đối lập, vẫn là tiền thân của xã hộidân sự trong thực tế, việc này ít nhất có thể làm cho quần chúng quen với những ý niệmvề một không gian tự do ít sự kiểm soát của nhà nước hơn. Lý tưởng là, các tổ chức xãhội dân sự online này sẽ là nguồn cung cấp những ứng viên ngoài Đảng Cộng sản cho cáccơ quan công quyền trong những cuộc bầu cử dân chủ tương lai.