31
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com MỘT CON NGƯỜI LỊCH SỬ Hôm qua, một người bạn nhắc tôi đi thăm mộ Cụ Ngô Đình Diệm, tôi chợt nhớ đã gần đến ngày giỗ của Cụ, nhanh thật, 52 năm rồi, từ năm 1963 xa tắp đến bây giờ, thời gian qua nhanh, nhiều thay đổi, thời gian quá dài đủ để trắng đen tỏ bày trong lịch sử công minh. Nhớ những năm xưa, hai ngôi mộ lạnh lùng trong nghĩa trang rộng mênh mông giữa lòng thành phố, người ta còn bảo tên khắc trên mộ không đúng như vậy, dười phần mộ Huynh là Đệ, dưới phần mộ Đệ là Huynh ! Chết rồi vẫn chưa yên mồ mả, hận thù và gian ác thật khủng khiếp. Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi “ban” cho thành phố một khoảng trời thinh lặng, nhẹ nhàng mênh mang và sâu lắng, bầu khí nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi mang lại cho con người khung trời sống hồi tâm. Tuổi trẻ Sàigòn chúng tôi vẫn tìm đến mỗi khi mỏi mệt với những quay cuồng của thế sự, suy ngẫm và trải lòng cùng cỏ cây mây gió, cảm giác nhẹ nhàng và bình an sau những giây phút dạo chơi trên con đường già nua giữa nghĩa trang im ắng, lá vàng không ngừng rơi rụng dưới những bước chân lạnh lùng. Năm mươi hai năm qua rồi, thời gian đủ để phơi bày khá nhiều sự, lịch sử nhân loại cũng như lịch sử đất nước này đảo lộn nhanh đến chóng mặt, nhiều điều bất ngờ nhưng cũng có nhiều điều tất yếu, chẳng cần bàn đến chuyện công-tội, đã có lịch sử làm rõ cuộc đời. Nhớ đến Cụ trong ngày giỗ sắp tới, những điều rút ra được cho bài học làm người nhất là làm người Kitô hữu thật cần thiết cho mỗi người chúng ta, bậc tiến bối cũng như kẻ hậu sinh. Con người có nhân cách Nhiều tài liệu dần dần được bạch hóa, xóa vĩnh viễn nhưng câu chuyện đàm tiếu, đơm đặt, vu khống một cách thô lỗ về con người Ngô Đình Diệm. Từ cách ăn mặc, cách tiếp xúc, cách ứng xử với người thân trong gia đình, với người cộng tác, đến chương trình sống và làm việc mỗi ngày của Cụ, tất cả cho chúng ta thấy Cụ là một con người có nhân cách. Những câu chuyện dựng đứng về đời tư của Cụ chỉ cần 50 năm thôi đã trở thành những trò hoàn toàn bịa đặt một cách độc ác và hèn hạ. Cho đến nay, không một tài liệu nào có thể dẫn chứng về bất kỳ một mối quan hệ bất xứng nào của Cụ với người khác. Với cô em dâu Ngô Đình Nhu, hơn 50 năm sống âm thầm im lặng không một điều tiếng, bà mất đi mang theo những hình ảnh thật đẹp về con người Bà và về người anh đáng kính của chồng Bà. Thời gian thật nhiệm mầu. Cái cách của Cụ Diệm đã sống, yêu thương và bao bọc mọi người, lấy sự sống phồn thịnh của người dân làm mục đích, lấy sự độc lập của dân tộc làm kim chỉ nam, lấy sự bình an và mạng sống của nhiều người làm tôn chỉ, và nhất là những quyết định của Cụ trong những giờ phút cuối đời để không phải đổ máu nhiều người, càng làm nổi bật những nét nhân cách này. Con người có đạo đức Tài liệu để lại về Cụ cho thấy rõ Cụ là con người rất đạo đức, những tấm ảnh chụp mỗi sáng Cụ vào Nhà Nguyện để dâng Thánh Lễ và quỳ cầu nguyện lâu giờ như một thầy tu. Những lần xuất ngoại công tác, Cụ không ở trong nhà khách với các tiện nghi sang trọng dành cho quốc khách, Cụ tạm trú trong một Tu Viện gần nơi làm việc, vẫn tiếp tục dành giờ để cầu nguyện riêng trong bầu khí thánh thiêng. 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 629 – CHÚA NHẬT 26.10.2014

Ephata 629

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ephata 629

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

MỘT CON NGƯỜI LỊCH SỬHôm qua, một người bạn nhắc tôi đi thăm mộ Cụ Ngô

Đình Diệm, tôi chợt nhớ đã gần đến ngày giỗ của Cụ, nhanh thật, 52 năm rồi, từ năm 1963 xa tắp đến bây giờ, thời gian qua nhanh, nhiều thay đổi, thời gian quá dài đủ để trắng đen tỏ bày trong lịch sử công minh.

Nhớ những năm xưa, hai ngôi mộ lạnh lùng trong nghĩa trang rộng mênh mông giữa lòng thành phố, người ta còn bảo tên khắc trên mộ không đúng như vậy, dười phần mộ Huynh là Đệ, dưới phần mộ Đệ là Huynh ! Chết rồi vẫn chưa yên mồ mả, hận thù và gian ác thật khủng khiếp. Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi “ban” cho thành phố một khoảng trời thinh lặng, nhẹ nhàng mênh mang và sâu lắng, bầu khí nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi mang lại cho con người khung trời sống hồi tâm. Tuổi trẻ Sàigòn chúng tôi vẫn tìm đến mỗi khi mỏi mệt với những quay cuồng của thế sự, suy ngẫm và trải lòng cùng cỏ cây mây gió, cảm giác nhẹ nhàng và bình an sau những giây phút dạo chơi trên con đường già nua giữa nghĩa trang im ắng, lá vàng không ngừng rơi rụng dưới những bước chân lạnh lùng.

Năm mươi hai năm qua rồi, thời gian đủ để phơi bày khá nhiều sự, lịch sử nhân loại cũng như lịch sử đất nước này đảo lộn nhanh đến chóng mặt, nhiều điều bất ngờ nhưng cũng có nhiều điều tất yếu, chẳng cần bàn đến chuyện công-tội, đã có lịch sử làm rõ cuộc đời. Nhớ đến Cụ trong ngày giỗ sắp tới, những điều rút ra được cho bài học làm người nhất là làm người Kitô hữu thật cần thiết cho mỗi người chúng ta, bậc tiến bối cũng như kẻ hậu sinh.

Con người có nhân cách

Nhiều tài liệu dần dần được bạch hóa, xóa vĩnh viễn nhưng câu chuyện đàm tiếu, đơm đặt, vu khống một cách thô lỗ về con người Ngô Đình Diệm. Từ cách ăn mặc, cách tiếp xúc, cách ứng xử với người thân trong gia đình, với người cộng tác, đến chương trình sống và làm việc mỗi ngày của Cụ, tất cả cho chúng ta thấy Cụ là một con người có nhân cách.

Những câu chuyện dựng đứng về đời tư của Cụ chỉ cần 50 năm thôi đã trở thành những trò hoàn toàn bịa đặt một cách độc ác và hèn hạ. Cho đến nay, không một tài liệu nào có thể dẫn chứng về bất kỳ một mối quan hệ bất xứng nào của Cụ với người khác. Với cô em dâu Ngô Đình Nhu, hơn 50 năm sống âm thầm im lặng không một điều tiếng, bà mất đi mang theo những hình ảnh thật đẹp về con người Bà và về người anh đáng kính của chồng Bà. Thời gian thật nhiệm mầu.

Cái cách của Cụ Diệm đã sống, yêu thương và bao bọc mọi người, lấy sự sống phồn thịnh của người dân làm mục đích, lấy sự độc lập của dân tộc làm kim chỉ nam, lấy sự bình an và mạng sống của nhiều người làm tôn chỉ, và nhất là những quyết định của Cụ trong những giờ phút cuối đời để không phải đổ máu nhiều người, càng làm nổi bật những nét nhân cách này.

Con người có đạo đức

Tài liệu để lại về Cụ cho thấy rõ Cụ là con người rất đạo đức, những tấm ảnh chụp mỗi sáng Cụ vào Nhà Nguyện để dâng Thánh Lễ và quỳ cầu nguyện lâu giờ như một thầy tu. Những lần xuất ngoại công tác, Cụ không ở trong nhà khách với các tiện nghi sang trọng dành cho quốc khách, Cụ tạm trú trong một Tu Viện gần nơi làm việc, vẫn tiếp tục dành giờ để cầu nguyện riêng trong bầu khí thánh thiêng.

1

NĂM THỨ 15 – SỐ 629 – CHÚA NHẬT 26.10.2014

Page 2: Ephata 629

Trong ngày cuối cùng của cuộc đời nhân thế, nơi Cụ chọn để tạm trú lại cũng là một ngôi Nhà Thờ, Nhà Thờ Cha Tam trong Chợ Lớn. Cụ đã dành những giờ phút đầy nhiễu nhương tao loạn cuối đời cho việc cầu nguyện trước khi gọi điện nộp mình cho những người sẽ sát hại Cụ. Có kẻ độc miệng cho rằng Cụ đóng kịch, vậy ai đó hãy cứ thử đóng kịch được như vậy ?

Con người bị phản bội

Bên cạnh những tia sáng nhân đức trong đạo ngoài đời như thế, bóng tối của sự phản bội vẫn hung hăng kéo một phần ba tinh tú trên trời xuống đất. Có thể nói, tất cả những kẻ đóng những vai chủ chốt trong cuộc chính biến 1.11.1963 toàn là những kẻ đã được chính Cụ yêu thương, cất nhắc, và thậm chí được Cụ nhận làm… con nuôi ! Đau đớn là như vậy. Hàng tướng lãnh bất tài, háo danh, kiêu ngạo, mê quyền lực và nhất là có tâm địa và hành động phản trắc hèn hạ đã đẩy miền Nam và đẩy cả đất nước này lao đao cả nửa thế kỷ vừa qua. Sự Dữ đã hoành hành như muốn nhận chìm tất cả…

Con Chiên chịu sát tế

Hôm qua tôi có dịp dùng cơm với một vị Giám Mục đáng kính, ngồi giữa 4 anh em Linh Mục thân hữu như con cái của ngài, ngài bộc bạch suy tư: “Chúa Giêsu sinh ngoài đồng, sống ngoài đường, chết ngoài đồi, Chúng ta sẽ không có cách sống nào khác ngoài cách sống ấy”.

Cụ Ngô Đình Diệm đã chọn sống cho người khác, sống kết thân với Chúa và sống đối đầu với Sự Ác, Cụ không có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi, quả thật Cụ đã bị sát tế nên giống như Thầy Chí Thánh của mình.

Là Kitô hữu, chúng ta có hiểu và chấp nhận điều đó không ? Hay lại tìm sự thỏa hiệp và từ chối thập giá ?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 24.10.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:MỘT CON NGƯỜI LỊCH SỬ ( Lm. Vĩnh Sang ) .................................................................................... 01THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC: MỤC VỤ GIA ĐÌNH ( Lê Thiên tổng hợp ) ..................................... 02CẦU NGUYỆN ĐẶC BIỆT CHO GX. THÁI HÀ ( Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, DCCT ) ................ 08TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI ( AM. Trần Bình An ) ................................................................................... 09LUẬT THIỆN HẢO ( Trầm Thiên Thu ) .................................................................................................. 11PHẢI YÊU MẾN THIÊN CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .............................. 13PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 23: BẢO VỆ CHIÊN TRƯỚC QUỶ DỮ ( Nguyễn Trung ) ............... 15KÝ SỰ CỦA MỘT THIẾU NỮ GỐC VIỆT TẠI HONG KONG ( Nancy Nguyen ) ................................... 19HÀNG NGHÌN CUỘC ĐỜI ĐƯỢC TÁI SINH NHỜ VỊ GIÁO SƯ PHÁP GỐC VIỆT ( Lê Phương ) ....... 21DỊCH SIDA XUẤT PHÁT TỪ KINHASA, CONGO, TRONG NHỮNG NẮM 1920 ( Đức Tâm ) .............. 23CÔ BÁN HÀNG MỸ PHẨM Ở SEOUL ( Tony Buổi Sáng ) .................................................................... 24NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 25

THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC: MỤC VỤ GIA ĐÌNHThay vì trình bày nội dung suy tư và phát biểu đôi khi mang sắc thái thần học từ các phiên thảo

luận của Thượng Hội Đồng Giám mục, bản tóm lược này chỉ cô đọng những phần mang tính dân dã để mọi tầng lớp người đọc có thể nắm được vài nét chính yếu của chủ đề “Những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh của Phúc Âm Hóa” với bốn phân đoạn:

1. Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt quan tâm tới Thương Hội Đồng; 2. Hướng nhắm của Thương Hội Đồng; 3. Tiếng nói của giáo dân trong Thương Hội Đồng; 4. Phúc Trình Sau Thảo Luận và phản ứng.

Dĩ nhiên không tránh khỏi thiếu sót, phiến diện hoặc bất cập, mong nhận được tôn ý từ mọi tầng lớp độc giả.

2

CÙNG THÔNG TIN

Page 3: Ephata 629

Truyền thông Công Giáo theo dõi sát sao diễn tiến các cuộc họp của Thượng Hội đồng Giám Mục tại Vatican từ ngày 5.10.2014, dự trù kéo dài trong hai tuần lễ. Mạn phép ghi nhận ở đây một số nét quan trọng trích dẫn từ các truyền thông Công Giáo, trong đó có VietCatholic News và VRNs của Việt Nam.

1. Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt quan tâm tới Thương Hội Đồng

Từ đêm 4 rạng 5.10.2014 trước khi diễn ra kỳ họp đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi canh thức tại quản trường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng.

Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người “hãy nài xin Chúa Thánh Thần ban cho tất cả các nghị phụ ơn biết lắng nghe: lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, làm theo Thánh ý của Thiên Chúa.”

Trong các ý cầu nguyện, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến ý cầu xin cho các nghị phụ “chuẩn bị thật tốt cho cuộc thảo luận chân thành, nhờ đó mới có thể hướng dẫn chúng ta cách đầy trách nhiệm trong việc mục vụ về những vấn đề chúng ta đang mang lấy tại thời điểm hôm nay.”

Xác tín vào “gió của Lễ Hiện Xuống thổi trên công việc của Thượng Hội Đồng, trên Giáo Hội và trên toàn thể nhân loại,” Đức Thánh Cha phó thác mọi sự vào Chúa Thánh Thần. Ngài khẩn thiết “xin ơn Thánh Thần chữa lành các vết thương và thắp lên niềm hy vọng.”

Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục trong Thượng Hội Đồng hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa hầu có thể “chăm sóc cho các gia đình,” vì “các gia đình là “một phần kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa cho nhân loại.” Đức Thánh Cha nhắc nhở các Nghị phụ: “Kỳ họp của Thượng Hội Đồng không phải là thảo luận về các ý tưởng đẹp và khôn ngoan, nhưng để chăm sóc tốt hơn cho vườn nho của Chúa.”

Ngài cảnh báo: “Khi chúng ta không để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình, chúng ta sẽ ngăn chặn giấc mơ của Thiên Chúa. Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan để chúng ta có khả năng làm việc với lòng quảng đại, với sự tự do đích thực và khiêm tốn sáng tạo.”

2. Hướng nhắm của Thượng Hội Đồng

Trong cuộc họp báo ngày 03/10/2014 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri cho biết Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới là độc đáo so với các Thượng Hội Đồng Giám Mục trước đó về sự tham dự đông đảo các vị Giám Mục để đối đầu với những thách thức của các gia đình Công Giáo. Ngoài 191 Nghị Phụ gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, còn có sự hiện diện cả một số các chuyên gia và nhà lãnh đạo tinh thần các Giáo Hội Kitô Giáo khác như Chính Thống và Tin Lành. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của những cặp vợ chồng từ một số quốc gia, như Úc, Phi Luật Tân, Hoa Kỳ, Côte d’Ivoire ( Bờ Biển Ngà ) Phi Châu…

Cũng trong ngày 3.10.2014, Đức Hồng Y Velasio De Paolis, cựu Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Kinh Tế và cũng là đương kim thành viên Tòa Ân Giải Tối Cao đã nói lên tầm quan trọng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình với chủ đề “Những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh của Phúc Âm Hóa.” Ngài nói: “Hôn nhân và gia đình là hạt nhân của xã hội. Nếu hôn nhân bị khủng hoảng, thì xã hội bị khủng hoảng theo. Và nếu xã hội khủng hoảng, thì gia đình cũng bị khủng hoảng…”

Đức Hồng Y lưu ý: “Đức Giáo Hoàng không triệu tập các Thượng Hội Đồng để thay đổi hay thiết lập các học thuyết về hôn nhân, nhưng để tìm những cách thức mới hầu giải quyết những vấn đề vì lợi ích của các gia đình.”

Đức Hồng Y Đe Paolis xác quyết: “Tín lý của Giáo Hội không phải là những thứ có thể thay đổi tùy tiện. Không ! Ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng không thể thay đổi các tín lý của Giáo Hội. Thượng Hội Đồng là để xét xem có thể có những ngộ nhận nào về tín lý cần phải làm rõ hơn hay việc áp dụng tín lý ấy trong Giáo Hội cần phải được chấn hưng.”

Cũng vậy, vào ngày 6.10.2014, nghĩa là chỉ sau một ngày Thượng Hội Đồng khai mạc, Đức Hồng Y Brandmuller, Chủ tịch danh dự Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử, đã nhận định rằng, “tại Thượng Hội Đồng, các Giám Mục từ khắp nơi trên thế giới sẽ cùng ngồi với nhau, cùng thảo luận về các giải pháp mục vụ cho những thách đố xung quanh đời sống gia đình.” Tuy nhiên, theo ngài, “các giải pháp ấy không thể đi ngược lại với Giáo Huấn của Giáo Hội.”

Đức Hồng Y Brandmuller quả quyết: “Dù dưới bất cứ hình thức mục vụ nào, không ai được làm trái với giáo lý của Giáo Hội.” Ngài còn nhấn mạnh: “Nếu anh là một người Công Giáo thì mọi hoạt động

3

Page 4: Ephata 629

của anh đều phải phù hợp với đức tin và Huấn Quyền của Giáo Hội.” Ngoài ra, ngài còn lưu ý: “Chúng ta phải nhớ rằng Thượng Hội Đồng ngoại thường này sẽ chưa có một đúc kết cụ thể nào. Chỉ có Thượng Hội Đồng thường niên diễn ra vào năm tới mới có thể làm điều đó.”

3. Tiếng nói của giáo dân trong Thượng Hội Đồng

Tuy là Thượng Hội Đồng Giám Mục, song một số Giáo Dân đã được hân hạnh góp mặt và đóng góp tiếng nói như là chứng từ thiết thực từ cuộc sống của họ trong tư cách là vợ, là chồng, là cha, là mẹ giữa cái thời mà vấn đề hôn nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Bởi lẽ “lắng nghe và tin tưởng giáo dân được chứng tỏ là việc chủ yếu, vì nơi họ và với họ, Giáo Hội có thể tìm thấy các giải đáp cho các vấn nạn của gia đình” theo nhận định của Thượng Hội Đồng.

Có cặp vợ chồng đến từ Úc như ông bà Pirola. Có cặp đến từ Hoa Kỳ như ông bà Jeffrey Heinzen, hay từ Philippines như ông bà George và Cynthia Campos, hay bà Jeannette Toure từ Côte d’Ivoire ( Bờ Biển Ngà ) Phi Châu.

Ông bà George và Cynthia Campos

Trong phát biểu của mình ( ảnh bên phải ), bà Cynthia Campos ( Philippines ) đưa ra những chứng từ bản thân trong đó “lần mang thai thứ 4, con ( Cynthia ) bị chẩn đoán mang chứng tiểu đường và nhiễm độc máu lúc có thai. Chúng con được cho hay mạng sống con có thể nguy hiểm nếu con tiếp tục mang thai và đứa con có xác xuất cao sinh ra bất thường. Chúng con được khuyên nên chọn lựa giữa phá thai và chấp nhận nguy hiểm. Đấy quả là một thử thách đối với đức tin và đầu hàng. Chúng con quyết định sinh cháu và tuân theo ý Chúa. Nhờ ơn Chúa, chúng con được mẹ tròn con vuông và con gái Christen của con hiện nay mạnh khỏe, đầy sức sống.”

Ông bà Jeffrey Heinzen

Ông bà Jeffrey Heinzen ( Hoa Kỳ ) đưa ra một loạt hình ảnh bản than trong trách nhiệm sinh con và giáo dục con. Ông bà cho biết “Cha mẹ chúng con là chứng nhân trung thành của niềm vui và vẻ đẹp trong kế hoạch Thiên Chúa dành cho tình yêu và sự sống.” Nhưng chứng kiến thực tại xã hội hôm này, ông bà cũng đã phải thốt lên: “Bất hạnh thay, không những trong các lượng giá của chúng con về nền văn hóa đương đại, nhưng còn do các kinh nghiệm mục vụ của chúng con, chúng con biết: nhiều người trẻ không gặp được chứng tá của tình yêu vợ chồng như chúng con đã được gặp. Do đó, quá nhiều giới trẻ đã lớn lên trong những gia đình bị đổ vỡ vì ly dị hay không có cảm nghiệm gì về cha mẹ kết hôn do những vụ thai nghén ngoài hôn nhân.” Rồi ông bà đưa ra kết luận: “Như một số nhà khoa học xã hội từng mô tả, chúng con đã bước vào một thời đại trong đó cấu trúc gia đình bị thu nhỏ. Điều này trầm trọng hơn một cuộc khủng hoảng.”

Từ suy tư trên, ông bà Heinzen nói lên trăn trở của mình: “Chúng con thấy người trẻ trở thành mồi cho nền văn hóa hưởng lạc đầy mù mờ. Chúng con biết con số đếm không xuể những người trưởng thành ly dị tham gia các cộng đồng đức tin khác vì họ cảm thấy họ không được Giáo Hội Công Giáo chào đón. Và lòng chúng con nhói đau đối với những cha mẹ đơn lẻ đang lao đao trong việc chăm sóc con cái. Giống như qúy vị, chúng con cố gắng tìm ra những cách thế đơn giản hơn, hữu hiệu hơn để chia sẻ tốt hơn các ơn phúc trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình.”

Bà Jeannette Toure

Bà Jeannette Toure từ Bờ Biển Ngà, Phi Châu, chỉ mỗi một mình đến với Thượng Hội Đồng, vì chồng bà là một tín đồ Hồi Giáo, họ kết hôn với phép chuẩn của Tòa Thánh về hôn nhân dị giáo, đạo ai nấy giữ. Bà tâm sự: “Đối với chúng con, trong những cuộc hôn nhân hỗn hợp, chủ đề này ‘Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa’ lại càng quan trọng hơn nhiều khi áp dụng vào thực tế của chúng con: làm thế nào để một người đàn ông, theo Hồi Giáo, và một người đàn bà, theo Công Giáo, trong hơn 52 năm qua đã yêu nhau, và tiếp tục yêu nhau cho tới ngày nay, trở thành chứng tá của Tin Mừng cho con cái họ, cho khu xóm họ, cho bằng hữu của họ, cho các cộng đồng tôn giáo khác ?”

Bà Jeanne nêu rõ: “Chúng con muốn chứng tá đời sống của chúng con trở thành một đóng góp cho chủ đề trên: 52 năm chung sống trong khoan dung, tôn trọng hỗ tương các niềm tin của nhau, nâng đỡ nhau, giáo dục con cái theo Kitô Giáo ( tất cả đều chịu phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo với sự thỏa thuận của chồng con ), tất cả những điều này trong khi tiếp nhận được nhiều niềm vui do Chúa ban và trong khi

4

Page 5: Ephata 629

giữ vững hy vọng trước nhiều nỗi khó khăn. Từ cuộc phối hợp này, chúng con được 5 đứa con và 6 đứa cháu: với tất cả, chúng con vun xới lòng kính trọng người khác dù dị biệt và đem lại niềm tin cho chúng.”

Bà Jeanne lại một lần nữa triển dương lòng biết ơn đối với chồng mình cũng như xác lập quyết tâm dấn thân của bà trong trách nhiệm đem Tin Mừng đến những người xung quanh. Bà phát biểu: “Con cám ơn chồng con, người đã chấp nhận việc đó, tức việc tất cả các con của chúng con đều là người Công Giáo. Đến lượt chúng, chúng cũng cố gắng trở thành những người đem Tin Mừng tới những người xung quanh. Gia đình, nhất là gia đình Phi Châu, có nhiệm vụ làm chứng cho đức tin của mình ở giữa đời và ở khu vực xung quanh. Cũng là một thách đố khi ta ý thức được sức mạnh của truyền thống. Các chọn lựa và quyết định của ta phải giúp người xung quanh hiểu biết hơn, chấp nhận và yêu mến Thiên Chúa hơn.”

Ông bà Ron và Mavis Pirola và những phản ứng

Riêng phát biểu của cặp vợ chồng người Úc là ông bà Ron và Mavis Pirola ( ảnh bên phải ) đã gây nên một luồng phản ứng không thuận lợi khi ông bà đặt lên câu hỏi: “Chúng con sẽ làm gì khi đứa con đồng tính muốn đem bạn tình về nhà trong dịp lễ họp mặt gia đình ?”

Ông bà ấy nêu lên rằng: “Gia đình phải đối mặt với sự căng thẳng trong việc bảo tồn chân lý đức tin trong khi vẫn phải thể hiện lòng từ bi và thương xót”. Họ kể lại việc có một số bạn bè của họ phải làm như thế nào khi người con đồng tính của họ muốn đem bạn tình về nhà trong dịp lễ Giáng Sinh: “Nó là con của con mà !”

Cụ thể là thế này: “Những người bạn của chúng con đã lên chương trình họp mặt gia đình vào lễ Giáng Sinh, khi đó người con trai đồng tính của họ nói rằng anh ta cũng muốn mang bạn tình của mình về nhà họp mặt. Các bậc phụ huynh này hoàn toàn tin tưởng vào giáo lý của Giáo Hội và họ biết rằng con cháu của họ sẽ chứng kiến việc tiếp đón của người con trai này với bạn tình của anh ta trong đại gia đình. Phản ứng của họ có thể được tóm gọn trong câu này: ‘Nó là con của chúng con mà !’”

Theo ông bà Pirola, “Giáo Hội liên tục phải đối mặt với sự căng thẳng để bảo tồn chân lý trong khi vẫn phải thể hiện lòng từ bi và thương xót. Các gia đình phải đối mặt với sự căng thẳng này trong mọi lúc.” Từ đó. ước mong của ông bà Pirola đối với Thượng Hội Đồng là: “Một mô hình truyền giáo cho các giáo xứ phải trả lời được với các tình huống tương tự như vậy !”

Ông bà còn nêu lên một tình huống khác, một kinh nghiệm thực tế về “một người bạn đã ly dị của chúng con nói rằng đôi khi cô ấy cảm thấy mình không hoàn toàn được đón nhận trong Giáo Xứ của mình. Tuy vậy cô vẫn tham dự Thánh Lễ thường xuyên và giáo dục con cái rất tốt. Đối lại Giáo Xứ không có thiện cảm với cô và việc cô ly dị là một chướng mắt cho họ. Từ những người như cô, chúng con ngộ ra rằng tất cả chúng con còn giữ những yếu tố khiếm khuyết trong cuộc sống. Nhận ra sự khiếm khuyết, chúng con sẽ bớt phán xét người khác, phán xét sẽ làm cản trở việc loan báo Tin Mừng.”

Phát biểu của ông bà Pirota về đứa con đồng tính được truyền thông Công Giáo Việt Nam, cụ thể là VietCatholic News ( Vũ Văn An, 10.10.2014 ) cho là “phát súng khá điếc tai”. Đặng Tự Do trên VietCatholic News ngày 11.10.2014 nói rõ hơn: “Cách đặt vấn đề và cách giải quyết [ về người con trai đồng tính ] của ông Ron và Mavis Pirola đã gây ra xao xuyến và bất mãn cho nhiều người Hoa Kỳ.”

Tác giả Đặng Tự Do trích dẫn câu trả lời của Đức Hồng Y Raymond Burke ( Mỹ ) cho chương trình truyền hình LifeSite News: “Nếu những mối quan hệ đồng tính luyến ái là những mối quan hệ rối loạn về bản chất, mà thực sự cúng là như vậy – thì việc chào đón một thành viên gia đình cùng với một người khác đang trong quan hệ rối loạn ấy trong một cuộc gặp gỡ gia đình có ý nghĩa gì với con cháu chúng ta ?”

Cũng theo Đặng Tự Do, Đức Hồng Y [ Burke ] nói rằng cha mẹ trong trường hợp này có thể gây ngộ nhận cho con cháu của họ, và gây hại cho họ "bởi thái độ dường như tán đồng một hành vi phạm tội nghiêm trọng của một thành viên trong gia đình."

4. Phúc Trình Sau Thảo Luận và phản ứng

Từ ngày khởi sự làm việc ( 5.10.2014 ) cho đến cuối tuần lễ đầu, Thượng Hội Đồng đã trải qua 10 phiên họp với nhiều ý kiến và đề nghị sôi nổi, nhiều khi không phải là không có những cuộc tranh cãi khá gay gắt, đến nỗi, tại phiên họp thứ 10, sau khi bản phúc trình sau thảo luận giữa kỳ được công bố đả xẩy sinh “các nhận định không thuận lợi cho phúc trình” ( như nhan đề bản tin của Vũ Văn An ngày

5

Page 6: Ephata 629

14.10.2014 trên VietCatholic News đã chỉ ra ). Hoặc “Âu lo của các nghị phụ với bản Phúc Trình Sau Thảo Luận” ( theo như Đặng Tự Do cũng ngày 14.10.2014 trên VietCatholic News ). Hay “Thượng Hội Đồng về Gia Đình gây chấn động với Phúc Trình Sau Thảo Luận” ( Vũ Văn An, VietCatholic News 13.10.2014 )…

Lý do: “Các nghị phụ phàn nàn rằng bản Phúc Trình Sau Thảo Luận đưa ra hôm Thứ hai đã không phản ánh đúng những suy nghĩ của Thương Hội Đồng” ( Đặng Tự Do – Âu lo… 14.10.2014 ).

Bài viết của Đặng Tự Do nêu rõ Đức Hồng Y Raymond Burke ( Mỹ ) “cáo buộc rằng bản Phúc Trình không phản ánh chính xác các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng, nhưng ‘trên thực tế lại đề xuất những quan điểm mà nhiều nghị phụ không thể chấp nhận, và tôi có thể nói những mục tử trung thành với đoàn chiên không thể chấp nhận.’” Cũng theo tiết lộ của bài báo, “vị Hồng Y Mỹ cho biết rằng ‘một số lượng lớn những nghị phụ của Thượng Hội Đồng phản đối Phúc Trình này.’”

Ngày 16.10.2014, các tham dự viên của Thượng Hội Đồng bước vào giai đoạn II của cuộc thảo luận. Cha Lombardi kể lại rằng: “Những gì tôi chứng kiến sáng nay là rất đáng ghi nhận… Mọi người thảo luận rất cởi mở và đó là một phần quan trọng của việc đổi mới từ cuộc họp của Thượng Hội Đồng…”

Các tham dự viên sẽ tiếp tục nghiền ngẫm các văn bản từ tài liệu làm việc để bàn về những thách đố nơi gia đình trong bối cảnh Tân Phúc Âm hóa. Cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí ( Ảnh bên trái ) cùng các trợ lý đã tường thuật lại những gì Đức Hồng Y Christoph Schonborn người Áo trình bày về giai đoạn tiếp theo này trong tiến trình thảo luận.

Cha Lombardi trình bày “điểm chính” cuộc thảo luận vào sáng thứ Năm và những kết quả từ cuộc thảo luận đang được cánh báo chí trên thế giới lưu tâm cách đặc biệt. Mỗi nhóm đều làm việc chăm chỉ để đề xuất những cải tiến, sửa đổi trong tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng và sẽ đi đến biểu quyết vào ngày thứ bảy 18 tháng 10 tới đây.

Trong khi một số các phương tiện truyền thông đời đã mô tả cuộc thảo luận đang xảy ra những căng thẳng, xung đột từ các giám mục có đầu óc cải tiến thì cha Tom Rosica người Canada cho biết các cuộc thảo luận hết sức chân thành và trung thực và đó cũng là mong muốn của Đức Thánh Cha. Đồng thời từ những thảo luận chân thành và trung thực này sẽ đưa ra quyết định trong Giáo Hội.

Một số những thắc mắc từ các cuộc hội thảo trước, nay cũng đang có những giải thích nhận được nhiều sự đồng thuận, như Hoàng Minh của VRNs ( Tin DCCT Việt Nam ) ghi nhận ngày 16.10.2014 như sau:

“Phải chăng những thay đổi này dẫn đến việc thay đổi bản chất của Giáo huấn Giáo hội về đời sống hôn nhân và gia đình ? Đức Hồng Y Schonborn khẳng định rằng: ‘Không hề có chuyện đó. Việc đổi mới là nhằm để phát triển giáo huấn của Giáo hội để đối phó với những thách đố trong đời sống ngày nay. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta ‘chuyển đổi mục vụ’ trong Giáo Hội nơi nhiều nước châu Âu, là một thành phần của thế giới. Điều đó đòi hỏi sự can đảm nơi các Giáo hội tại Châu Âu là ‘đi ra các đường phố’, gặp tất cả mọi người, tôn trọng và tiếp đón họ, chứ không phải phán xét tình trạng của gia đình hay định hướng về khuynh hướng tính dục nơi gia đình…

“Trường hợp về những người có khuynh hướng đồng tính thì giáo lý và các tài liệu nói rằng phải tiếp đón họ như những nhân vị và có cách cư xử mang tính Kitô giáo. Nhưng việc tôn trọng họ không có nghĩa là tôn trọng hành vi của họ.

“Đức Hồng Y Schonborn cũng nói đến kinh nghiệm đau khổ nơi những người con khi cha mẹ chúng ly dị, cũng như sự ngưỡng mộ của mình khi ngài làm việc mục vụ ở Vienna về tình yêu và sự quan tâm của một đôi đồng tính. Đức Hồng Y nhắc lại với cánh nhà báo rằng: Nhiệm vụ của Giáo Hội là tìm kiếm hạt giống tích cực của sự thật trong mọi tình cảnh, để nhận ra tình yêu nơi mỗi gia đình.”

Ngoài ra, trên truyền thông internet, người ta cũng đọc thấy quan điểm của Đức Hồng Y Kasper về một số vấn đề trong khủng hoảng gia đình hiện nay và những phản ứng đối với quan điểm ấy.

Theo tác giả Vũ Văn An, VietCatholic News ngày 16.10.2014 ( Thượng Hội Đồng về gia đình, quan điểm gây tranh cãi của Đức Hồng Y Kasper về Phi và Á Châu ), “trong cuộc phỏng vấn mới đây của hãng tin Zenit, ngài phát biểu hết sức một chiều, phiến diện về quan điểm của các Giáo Hội Công Giáo Phi Châu, trong khi lại dựa các luận điểm của mình vào những Giáo Hội không phải là Công Giáo để bênh

6

Page 7: Ephata 629

vực chủ trương của mình là cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ ( hình như không cần xưng tội ! ), theo một mô thức mà ngài gọi là “được khoan dung dù không được chấp nhận”.

Trong khi đó, khi được báo Vatican Insider phỏng vấn, nêu lên hỏi “Các người bảo thủ nói giáo điều đang bị lâm nguy”, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, linh mục Adolfo Nicolas, người sẽ từ nhiệm vào năm 2016, đang tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về gia đình đang diễn ra tại Rôma, đã trả lời: “Tuyệt đối hóa là sai lầm. Chúng ta lấy ví dụ của những cặp sống chung với nhau. Không phải vì có khiếm khuyết mà mọi sự đều xấu. Cũng như, có một cái gì đó tốt khi người ta không làm điều xấu cho người anh em. Đức Phanxicô đã nhắc lại chuyện này: “Tất cả chúng ta đều là kẻ phạm tội”. Phải nuôi dưỡng sự sống trong mọi lãnh vực. Công việc của chúng ta là đưa giáo dân về với ơn sủng chứ không phải vì các nguyên tắc mà loại bỏ họ. Đó là công việc hàng ngày của các Tu Sĩ Dòng Tên chúng tôi. Tòa Thẩm Tra biết chuyện này rất rõ.”

Vị linh mục kết luận: “Thần Khí vẫn là trước hết, vì Thần Khí đến từ Thiên Chúa, còn luật lệ và nguyên tắc là của con người. Đối với luân lý về tình dục và gia đình, phải dịu dàng và có tình anh em. Không phải chia rẽ nhưng là hòa hợp. Người ta không thể rao giảng Phúc Âm mà đi ngược với Phúc Âm. Chỉ có lựa chọn tập trung vào Chúa Kitô mới là lựa chọn thoát được các tranh chấp cằn cỗi, các tranh cãi ý thức trừu tượng. Các lỗ hổng và các bất toàn không vô hiệu hóa sự tiến triển của gia đình trong xã hội từ mấy mươi năm nay. Nếu có gì tiêu cực thì không phải tất cả mọi chuyện đều tiêu cực” ( VietCatholic News, cha Bề Trên Tổng quyền Dòng Tên trả lời phỏng vấn về Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, Nguyễn Tùng Lâm dịch, 13.10.2014 ).

Chúng tôi thực hiện bản tóm lược này đang khi Thượng Hội Đồng Giám Mục đi vào giai đoạn cuối của tuần lễ thứ hai, và đúng lúc này cũng vừa nhận được Bản Tường trình kết thúc Thượng Hội Đồng – cuộc hội ngộ kéo dài hai tuần lễ – trong đó xin ghi nhận lại một lần nữa lời của Đức Hồng Y Brandmuller: “Chúng ta phải nhớ rằng Thượng Hội Đồng ngoại thường này sẽ chưa có một đúc kết cụ thể nào. Chỉ có Thượng Hội Đồng thường kỳ diễn ra vào năm tới mới có thể làm điều đó.”

Bản Tường trình kết thúc Thượng Hội Đồng

Vào đêm 18 rạng 19.10.2014, chúng tôi đọc được những bản tin kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới. Xin mạn phép ghi lại những điểm then chốt mà bản tin ngày 18.10.2014 của Vũ Văn An, VietCatholic News đưa ra dưới nhan đề “Thượng Hội Đồng về Gia Đình: tường trình sau cùng”.

Theo bản tin này, đêm thứ bẩy 18.10, Thượng Hội Đồng về Gia Đình phiên đặc biệt đã kết thúc với bản tường trình sau cùng, hay bản tường trình của Thượng Hội Đồng ( Relatio Synodi ), được công bố chi tiết. Theo đó, đã có sự sửa đổi lớn đối với cả hai vấn đề đồng tính và ly dị tái hôn so với bản tường trình giữa khoá hay còn gọi là bản tường trình sau thảo luận ( relatio post deceptationem ).

Bản tin nêu rõ: Các đoạn nói về hai vấn đề trên là những đề mục không hội đủ 2 phần 3 số phiếu để được thông qua, mặc dù đã được sửa lại với những lối nói thận trọng hơn. Có Giám Mục sẵn sàng thay đổi thì cũng có Giám Mục lo ngại trước việc xâm hại tới truyền thống Công Giáo.

Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Aparecida, Ba Tây, cho rằng đây là một “tài liệu thỏa hiệp” nghĩa là phản ảnh cố gắng dung hoà khuynh hướng muốn có sự cởi mở lớn hơn và khuynh hướng bảo thủ lo lắng trước viễn ảnh giáo huấn Giáo Hội bị lu mờ.

Điều này xem ra cũng phản ảnh viễn kiến của Đức Phanxicô. Trong bài diễn văn dài 10 phút, Đức Giáo Hội nói rằng Giáo Hội Công Giáo cần mở ra con đường trung dung giữa “cứng cỏi chống đối” và “thương xót sai lầm”. Ngài nói thêm: Giáo Hội không nên “ném đá người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn” mà cũng không nên “xuống khỏi thập giá” bằng cách tự thỏa hiệp với “tinh thần thế gian”.

Bản tin cho biết Đức Giáo Hoàng vừa dứt lời, Thượng Hội Đồng đứng lên hoan hô trong 5 phút đồng hồ. Bản tường trình của Thượng Hội Đồng được dùng để hướng dẫn các cuộc thảo luận trong suốt năm tới, chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng thông thường về gia đình dự trù được tổ chức vào tháng 10 năm 2015.

Bản tường trình kết thúc rằng: Người đồng tính phải được “chào đón một cách tôn trọng và tế nhị” không nên “bị kỳ thị một cách bất công”; nhưng đồng thời cũng quả quyết rằng “không có căn bản

7

Page 8: Ephata 629

nào” để so sánh “dù là xa xôi” các mối liên hệ đồng tính này với cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà.

Về những người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự, tường trình sau cùng cho hay: việc cho phép họ rước lễ được cả hai phe nhiệt tình tranh luận và kết cục, Thượng Hội Đồng đã quyết định để nó lại cho một cuộc nghiên cứu thấu đáo hơn.

Riêng thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, đại đa số các nghị phụ Thượng Hội Đồng ủng hộ một hệ thống nhanh hơn, đơn giản hơn và lý tưởng nhất là miễn phí. Tuyên bố vô hiệu là tuyên bố rằng một cuộc phối hợp chưa bao giờ là hôn nhân cả vì thiếu một trong những điều làm nó thành sự. Trên thực tế, lời tuyên bố này cho phép người ta kết hôn lần thứ hai trong Giáo Hội.

Chúng ta tiếp tục hiệp thông cùng Đức Thánh Cha Phanxicô và toàn thể Giáo Hội khẩn thiết cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng cho các Đấng bậc tìm ra và thực hiện viên mãn các điều tốt đẹp Chúa muốn cho Giáo Hội và cho sự thăng tiến của mọi gia đình, nhất là gia đình con cái Chúa nơi trần gian này đang rơi vào khủng hoảng.

LÊ THIÊN

THƯ NGỎ XIN CẦU NGUYỆN ĐẶC BIỆT CHO GIÁO XỨ THÁI HÀ, DCCT HÀ NỘI

Sàigòn, Quận 3, ngày 23.10.2014

Kính gửi:

- Quý cha, quý thầy thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

- Anh chị em lương, giáo thường lui tới Nhà Thờ Thái Hà và cộng đoàn tín hữu khắp nơi.

Chiều hôm qua, ngày 22.10.2014, cha Giuse Nguyễn Văn Phượng, Phó Bề Trên DCCT Hà Nội, đại diện cộng đoàn Hà Nội, đã gửi thư cho toàn Tỉnh Dòng xin mọi người cầu nguyện để quyền lợi chính đáng của DCCT và Giáo Xứ Thái Hà được nhà cầm quyền tôn trọng.

Vì trong những ngày qua, nhà cầm quyền quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã ngang nhiên đưa công nhân và các máy móc đến xây dựng trên phần đất Hồ Ba Giang thuộc quyền sở hữu của DCCT Hà Nội và giáo xứ Thái Hà. DCCT Hà Nội có đầy đủ văn bản pháp lý từ năm 1928 đến nay chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng khu đất Hồ Ba Giang thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Quá trình quản lý và sử dụng của DCCT Hà Nội tại khu đất hồ Ba Giang là liên tục kể từ năm 1928 cho tới nay. Chính UBND thành phố Hà Nội, Sở Địa Chính Hà Nội ( nay là Sở Tài Nguyên Môi Trường và Nhà Đất Hà Nội ), UBND quận Đống Đa, UBND phường Quang Trung đã có nhiều văn bản xác nhận quyền quản lý và sử dụng khu đất hồ Ba Giang của Giáo Xứ Thái Hà, thuộc DCCT Hà Nội. Cụ thể là các văn bản số 387/BC-SĐCNĐ, ngày 11.5.1999 của Sở Địa Chính Hà Nội; số 64/CV-UB-ĐĐ, ngày 30.1.1996, của UBND quận Đống Đa; và số 313/KL-TTLN, ngày 20.6.2008, của Thanh tra Liên ngành.

Chưa bao giờ DCCT Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà tặng, cho, bàn giao hay chuyển quyền sử dụng bất kỳ phần đất nào của mình cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Cũng không có bất kỳ qui hoạch, quản lý nào phù hợp pháp luật của cơ quan nhà nước đối với khu đất này.

Do vậy, việc UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Đống Đa ngang nhiên qui hoạch công trình không đúng trình tự pháp luật và sắp tiến hành xây dựng trên phần đất của Giáo Xứ Thái Hà, bất chấp các ý kiến phản đối, kiến nghị, kiến nghị khẩn cấp… của Tu Viện DCCT và Giáo xứ Thái Hà là một việc làm trái với Hiến pháp và pháp luật, trái với các chính sách về tôn giáo, về quản lý đất đai của Nhà nước…, trái với đạo lý và lẽ phải, gây thiệt hại nghiêm trọng quyền và lợi ích của tổ chức Tôn giáo, xúc phạm niềm tin, tình cảm Tôn giáo của Giáo dân.

8

CÙNG HIỆP THÔNG

Page 9: Ephata 629

Việc làm này hoàn toàn đi ngược lại những gì mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa cam kết với Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến viếng thăm Vatincan ngày 18.10.2014, về sự tôn trọng và cải thiện tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Bảo vệ sự thật và công bằng là tinh thần của các nghị quyết các Công Hội Tỉnh 2009 và 2013 mà anh em Tu Sĩ DCCT đã long trọng cam kết.

DCCT Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà đã nhiều lần kiên nhẫn gửi văn thư nhưng các cấp cầm quyền vẫn phớt lờ. Vì thế, DCCT sẽ sử dụng mọi biện pháp, trong quy định pháp luật, để bảo vệ tài sản này của các Giáo Dân và Tu Sĩ DCCT trước đây đã gây dựng.

Tôi kêu gọi quý cha, quý thầy và tất cả anh chị em cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Xứ Thái Hà và Tu Viện DCCT Hà Nội trong giai đoạn khó khăn này.

Trong Chúa Cứu Thế,Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám Tỉnh

TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI Malala Yousafzai đã được trao giải

Nobel Hòa Bình vào hôm thứ sáu, 10.10.2014 cùng với ông Kailash Satyarthi cho những nỗ lực tranh đấu chống lại sự áp bức đối với trẻ em và quyền của giới trẻ, trong đó có quyền được giáo dục.

Malala Yousafzai, người Pakistan, năm nay 17 tuổi là người trẻ nhất trong lịch sử được vinh dự nhận giải Nobel Hòa Bình trong danh sách những người nhận giải nổi tiếng như Martin Luther King Jr., Nelson Mandela and Mẹ Têrêsa thành Calcutta.

Hai năm trước đây Malala Yousafzai bị quân khủng bố cực đoan Taliban bắn vào đầu và cổ bởi vì những tranh đấu của cô đòi quyền được giáo dục cho các em gái nhỏ ở Pakistan. Sau khi hồi phục từ cuộc giải phẫu, Malala đã mở rộng phạm vi chiến dịch vận động ra thế giới bên ngoài và trở thành tiếng nói đi đầu cho quyền được giáo dục của các trẻ em phái nữ.

Từ khi mới 11 tuổi, Malala Yousafzai đã bắt đầu có những buổi trả lời phỏng vấn và chuyển tải những thông điệp của cô về sự quan trọng của giáo dục đối với các bé gái. Lúc bấy giờ Taliban đã chiếm đóng thành phố của cô và đe dọa sẽ phá hủy toàn bộ những trường lớp dành cho nữ sinh và ngăn cấm các bé gái đến trường.

"Mặc dù tuổi còn rất trẻ, Malala Yousafzai đã tranh đấu trong nhiều năm cho quyền được đến trường của trẻ em gái. Cô là tấm gương chứng minh rằng trẻ em và thế hệ trẻ cũng có thể đóng góp để cải thiện hoàn cảnh của chính mình. Và Malala đã làm điều đó trong những điều kiện vô cùng nguy hiểm. Qua cuộc tranh đấu hào hùng của cô, cô đã trở thành phát ngôn viên hàng đầu cho quyền của trẻ em gái được học hành." Ủy ban Nobel đã tuyên bố.

Malala Yousafzai hiện đang theo học tại Birmingham, Anh Quốc và cô nhận được tin thắng giải Nobel Hòa Bình vào sáng thứ sáu khi đang ở trong lớp hóa học. Phát biểu cảm tưởng về giải thưởng, Malala nói rằng cô không tin là cô xứng đáng với giải Nobel Hòa Bình. Tuy nhiên, cô xem đây là một khích lệ lớn lao để cô tiếp tục và biết rằng cô không cô đơn trên con đường tranh đấu của cô.

"Đây chỉ là bước khởi đầu, trẻ em trên toàn thế giới cần đứng dậy cho những quyền của mình mà không phải chờ đợi ai khác," cô nói. ( Theo CNN & USA Today ).

Cô bé Malala Yousafzai tuy tuổi nhỏ nhưng đã chín chắn trưởng thành, ý thức tranh đấu cho nữ quyền, mặc dù nguy hiểm đe dọa tính mạng. Cô can đảm xả kỷ, xả thân cho lý tưởng phụ nữ bình quyền. Phải có một tình yêu tha nhân cháy bỏng, cô mới có thể kiên trì dấn thân. Điều không phải ai cũng dễ dàng làm được, dù có thừa lợi thế hơn cô bé.

Trình thuật Tin Mừng Thánh Matthêu hôm nay, Đức Giêsu tuyên bố hai giới răn quan trọng nhất. Đó là mến Chúa, yêu người. Tuy vắn tắt, đơn giản nhưng thực hiện không hề dễ.

9

CÙNG SUY NIỆM

Page 10: Ephata 629

Khi con người bị đột biến gien

Trong sáng, thành thật, dễ thương, trẻ thơ là hình ảnh Đức Giêsu muốn nhắn nhủ, gửi đến những ai mong được hưởng Ơn Cứu Rỗi, được vào Nước Trời. Nhưng dù lên non tìm động hoa vàng đi nữa, chắc mấy ai có thể cải lão hoàn đồng, khi cái tâm vẫn còn lục dục, thất tình, tham sân si ?

Vốn nhân chi sơ tính bản thiện, trẻ thơ sống hồn nhiên, vô tư, ngay lành trong tình yêu của ông bà, cha mẹ, anh chị em. Thiên Chúa đã đặt dấu ân Tình Yêu trên bản sao của Ngài.

Tiếc thay dấu ấn đó phai mờ dần, khi con người lớn lên, chịu ảnh hưởng thói xấu, gian trá, lưu manh, háo lợi, háo danh, háo chức, háo quyền lực của bá tánh, của môi trường xã hội.

Khi này lương tâm hạ cấp thê thảm. Lương tâm không bằng lương bổng ! Thay vì làm con thơ yêu thương của Thiên Chúa, lại cam phận nô lệ cho ba thù, xác thịt, thế gian và ma quỷ, mà Thánh Phaolô đã phải chua xót thốt lên: “Họ chẳng phục vụ Đức Kitô, Chúa chúng ta, mà phục vụ chính cái bụng của mình !” ( Rm 16, 18 ).

Tình yêu trong sáng chấp cánh bay đi, chỉ còn tình hận, tình phụ và tình thù. Con người bị đột biến gien, bị văn minh sự chết cấy sinh tử phù dở sống dở chết, cấy gien tự hoại, tự hủy, như Cty Monsanto cấy gien vô sinh vào hạt giống ( GMO ), để độc quyền cung cấp giống thực vật, động vật đã đăng ký bản quyền.

Khi Đấng Cứu Thế đến giải thoát con người "Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã

yêu thương anh em" ( Ga 15, 12 ). Đây chính là lệnh truyền, cũng như điều răn của chính Đức Giêsu phán dạy. Ngôn hành hiệp nhất, Người đã yêu thương con người, đến giảng dạy và chứng mình lời nói bằng chính cuộc chịu nạn, chịu chết và sống lại để giài thoát con người khỏi kiếp nô lệ và cái chết đời đời.

Người đem Tình Yêu cao quý, sáng ngời, nóng bỏng, đến đốt cháy sự chết, gian tà, kiêu căng, hợm hĩnh, xa hoa, giả hình. Tình Yêu xóa tan hận thù, đố kỵ, chia rẽ, để tất cả thương yêu, hiệp nhất với nhau và với Người. “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta” ( Ga 17, 20 – 21 ).

Nên một với Đức Giêsu, nên đồng hình đồng dạng với Người, thì con người sẽ biết cách yêu thương nhau như Người đã yêu thương con người.

Khi con người biết yêu mến Thiên Chúa, tôn thờ, ngợi khen và cảm tạ, cũng là lúc biết sám hối, thành khẩn tìm về với Ngài, mong muốn Ngài luôn hiện diện trong thế giới đang ra sức chổi bỏ Ngài, từ khước và vô ơn bạc nghĩa với Ngài.

“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” ( Mt 22, 39 ).

Thắm đậm Tình Yêu Thiên Chúa, con người mới mở rộng cõi lòng đến với tha nhân, mới có thể yêu tha nhân như chính mình. Mới biết đem đến tha nhân những tinh túy Tình Yêu, tình người, lòng bác ái, tình yêu thương, đùm bọc, che chở, chia sẻ và giúp đỡ tận tình.

“Vì yêu thương, ta sẵn sàng hy sinh tất cả: “Để thế gian biết Đức Chúa Cha yêu Thầy và Thầy yêu mến Đức Chúa Cha, chúng ta hãy chỗi dậy và ra đi” ( Đường Hy Vọng, số 159 ).

Lạy Chúa, xin gột rửa trái tim chúng con nên trong sạch, tẩy đi những dấu vết, hoen ố, tội lỗi, ích kỷ, kiêu căng, đam mê xác thịt, thế gian, để chúng con xứng đáng đón rước Tình Yêu đại lượng cao cả của Thiên Chúa.

Xin Chúa cải hóa chúng con trở lại con người chân chính, nguyên thủy mà Chúa đã yêu thương tạo dựng, để chúng con luôn biết kính yêu Chúa, tôn thờ và cảm tạ Chúa mãi, cũng như biết yêu thương tha nhân chân tình.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ dạy dỗ, nhắc nhủ chúng con ngày càng thêm mến Chúa, yêu Chúa qua những bổn phận và trách nhiệm hằng ngày, trở nên chứng nhân Tình Yêu Thiên Chúa giữa tha nhân. Kính xin Mẹ nâng đỡ, hướng dẫn chúng con yêu thương tha nhân như chính Chúa vậy. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

10

Page 11: Ephata 629

LUẬT THIỆN HẢOThiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ và ban hành luật pháp. Tác giả Thánh Vịnh cho biết kinh

nghiệm: “Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn. Thánh ý Chúa thật là vững chắc, cho người dại nên khôn” ( Tv 19, 8 ). Thánh Phaolô so sánh rất mạnh và độc đáo: “Cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” ( 1 Cr 1, 25 ). Phải thực sự có niềm tin vào Đức Kitô mới khả dĩ hiểu được lập luận này.

Công Giáo mệnh danh là Đạo Yêu Thương, có luật gồm 10 điều khoản – gọi là Mười Điều Răn. Cả 10 điều trong Thánh Luật của Thiên Chúa đều liên quan tình yêu – đối với Thiên Chúa ( đối thần ) và đối với tha nhân ( đối nhân ). Mười điều nhưng tóm lại chỉ là hai điều: Mến Chúa và yêu người. Hai điều khoản ấy “rút gọn” chỉ còn một điều: YÊU. Nói ngắn gọn cho dễ hiểu và dễ nhớ: Luật Yêu, hoặc Luật Tình. Nói theo ngôn ngữ ngày nay là luật Hai-Trong-một.

Ngoài Mười Điều Răn do Thiên Chúa ban qua Môsê, Giáo Hội còn có Sáu Điều Răn. Cả 16 điều đều đồng quy về chữ YÊU. Trong Mười Điều Răn, ba điều trước là trách nhiệm đối với Thiên Chúa, bảy điều sau là bổn phận đối với mọi người. Có lẽ Thiên Chúa muốn cho chúng ta biết điều này: “Yêu người khó lắm”. Và Ngài muốn chúng ta thể hiện chi tiết đối với nhau, từ suy nghĩ tới lời nói, rồi biến thành việc làm cụ thể. Thánh Giacôbê so sánh: “Đức Tin không có hành động là Đức Tin chết” ( Gc 2, 17 và 26 ). Còn Thánh Gioan gọi những người đó là “kẻ nói dối” ( x. 1 Ga 2, 4; 1 Ga 4, 20 ). Yêu thương liên quan công lý.

Chỉ một chữ YÊU, rất ngắn gọn, không còn ngắn hơn được nữa, nhưng “xòe” chữ Yêu đó ra theo hình cánh quạt thì lại vô cùng bao la. Chữ Yêu đó “viết” theo dạng tương tự chữ Thập – Thập Giá. Yêu là Thập Giá, là chịu mọi đau khổ. Thánh Vincent de Paul đặt vấn đề: “Tôi yêu mến Chúa chưa đủ nếu tha nhân của tôi chưa yêu mến Ngài”. Người khác chưa thực sự yêu mến Chúa cũng có phần do lỗi của chúng ta, vì “tấm gương” của chúng ta chưa đủ lớn và chưa đủ sáng để người khác có thể soi vào ! Chúa Giêsu “nhắc

khéo” qua lời chúc: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa !” ( Lc 11, 28 ). Phúc này còn quan trọng hơn cả việc Đức Mẹ được cưu mang và cho Con Thiên Chúa bú mớm. Có yêu mến Thiên Chúa thì mới “lắng nghe và tuân giữ” lời Thiên Chúa.

Như đã nói, chữ Yêu tương quan chữ Thập. Chữ Thập có bốn hướng: Hướng lên trời là hướng đến với Thiên Chúa, hai hướng ngang là các hướng đến với tha nhân ( cả người trên và dưới, lớn và nhỏ, sang và hèn, giàu và nghèo, giỏi và dốt, ... ), và hướng đến với các linh hồn. Tuyệt vời biết bao ! Cũng vậy, chữ Yêu bắt đầu bằng mẫu tự Y, giống như một người đứng dang rộng đôi tay. Chỉ những ai có lòng yêu thương thực sự, biết động lòng trắc ẩn người khác, biết thương xót tha nhân thì mới có thể dang rộng vòng tay như vậy. Không ai có thể giả bộ được. Thiên Chúa đã quan phòng và tiền định cho Việt ngữ có dạng độc đáo lắm !

Luật vị nhân sinh. Luật vì con người, nghĩa là luật có sau con người. Tuy có trước luật, nhưng con người lộng hành, thế nên cần có luật để chấn chỉnh, luật như chiếc hàm thiếc kiềm chế ngựa chứng. Đất nước nào cũng có hiến pháp, quốc gia nào cũng có quốc pháp, nhà nào cũng có gia phong, dù chỉ một nhóm nhỏ cũng có luật, chí ít cũng là nội quy. Kitô giáo có Mười Điều Răn là Hiến Pháp Nước Trời. Thánh Phaolô nói: “Lề Luật đã thành người quản giáo dẫn chúng ta tới Đức Kitô, để chúng ta được nên công chính nhờ đức tin” ( Gl 3, 24 ).

Thời Cựu Ước, Thiên Chúa truyền nghiêm luật: “Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai Cập. Mẹ goá con côi, các ngươi không được ức hiếp. Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu. Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi: thế là vợ các ngươi sẽ thành goá bụa, và con các ngươi sẽ thành côi cút” ( Xh 22, 20 – 23 ).

Luật pháp phải bao hàm tình yêu thương, quyết bảo vệ và nâng đỡ người “nhỏ bé”, nhưng phải trừng phạt kẻ “lớn” mà ngông cuồng, hống hách. Luật pháp không thể theo kiểu “luật rừng”, mà phải nghiêm minh như quân luật: Quân pháp bất vị thân. Nói đầy đủ là: “Pháp bất vị thân, nghĩa bất dung tình” – nghĩa là Pháp Luật KHÔNG được thiên vị mà bênh vực người thân, và Nghĩa Lý KHÔNG được bao che bất cứ ai vì tình cảm. Không dễ đâu đấy ! Ai làm được vậy mới đáng tâm phục khẩu phục, là đại nhân, là quân tử, là người thẳng thắn giống Đức Giêsu Kitô.

11

Page 12: Ephata 629

Luật Chúa rạch ròi đến từng chi tiết: “Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi. Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó sẽ lấy gì mà ngủ ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ” ( Xh 22, 24 – 26 ). Thiên Chúa là Đấng luôn chạnh lòng thương người thấp cổ bé miệng nên Luật của Ngài là Công Luật, là Thiên Luật, là Thánh Luật, chứa đầy Lòng Thương Xót. Quả thật, Luật Chúa là luật thiện hảo vô cùng !

Được sống trong luật thiện hảo như vậy thì thật hạnh phúc. Vì thế, tác giả Thánh Vịnh phải thốt lên: “Con yêu mến Ngài, lạy Chúa là sức mạnh của con. Lạy Chúa là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con; lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn, là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ” ( Tv 18, 2 – 3 ). Tác giả Thánh Vịnh xác nhận và chia sẻ: “Tôi kêu cầu Chúa là Đấng xứng, muôn lời ngợi khen, và tôi được cứu thoát khỏi quân thù” ( Tv 18, 4 ).

Chúng ta cũng đã và đang nhận lãnh biết bao hồng ân của Thiên Chúa, nhưng chúng ta thường quên tạ ơn. Hãy cùng tác giả Thánh Vịnh xưng tụng Ngài khi chúng ta xác tín: “Đức Chúa vạn vạn tuế ! Chúc tụng Người là núi đá cho tôi trú ẩn. Tôn vinh Thiên Chúa là Đấng cứu độ tôi, là Thượng Đế giúp tôi rửa sạch hận thù, bắt chư dân quy phục quyền tôi” ( Tv 18, 47 – 48 ). Nhờ đó, chắc chắn Thiên Chúa lập tức quên hết tội lỗi của chúng ta và âu yếm ôm chúng ta vào lòng, cho chúng ta cư ngụ trong Thánh Tâm Ngài.

Thánh Phaolô chia sẻ tâm sự: “Khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em; còn anh em, anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban: bởi vậy anh em đã nên gương cho mọi tín hữu ở miền Makêđônia và miền Akhaia” ( 1 Tx 1, 5 – 7 ). Ước gì chúng ta luôn có thể nói với nhau như vậy, nhất là những người có chức có quyền, đừng ỷ thế cậy quyền mà “tự làm luật” ( vừa “mới” vừa “lạ” ) để rồi làm khổ người khác. Có “quyền” thì đừng “hành” người khác, mà phải phục vụ mới đúng luật ( x. Mt 20, 26 – 28; Mc 10, 43 – 45 ).

Thánh Phaolô bộc bạch thêm: “Khi nói về chúng tôi, người ta kể lại chúng tôi đã được anh em tiếp đón làm sao, và anh em đã từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào, để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật, và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, người Con mà Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Đức Giêsu, Đấng cứu chúng ta thoát cơn thịnh nộ đang đến” ( 1 Tx 1, 9 – 10 ). Vâng, được như vậy thì chẳng cần nói thêm gì nữa, như Thánh Phaolô cũng đã xác nhận trước đó: “Chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa” ( 1 Tx 1, 8 ).

Trình thuật Tin Mừng hôm nay ( Mt 22, 34 – 40 ) nói về “điều răn trọng nhất” ( tương tự Mc 12, 28 – 34 và Lc 10, 25 – 28 ) liên quan chữ YÊU. Tin Mừng ngắn gọn nhưng súc tích, làm nổi bật chữ YÊU.

Một hôm, khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, những người Pharisêu họp nhau lại – nhóm này “không tin có sự sống lại” nên chuyên tìm cách “gài bẫy” Chúa Giêsu nhiều lần mà không được. Lần này, có một người thông luật trong nhóm hỏi để thử Đức Giêsu: “Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?” Đức Giêsu thản nhiên đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy”. Kinh Thánh không cho biết sau đó thế nào, nhưng chắc chắn là nhóm Xađốc đành cắn răng và ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi !

Nói đi nói lại, nói tới nói lui, nói trước nói sau, nói ngang nói dọc,... nói kiểu nào hoặc theo hướng nào thì cũng chỉ để “diễn giải” chữ YÊU mà thôi. Thiên Chúa là tình yêu ( 1 Ga 4, 8 và 16 ) nên luật của Ngài là Luật Yêu. Chúng ta chấp nhận theo Đức Kitô thì phải “giữ trọn vẹn lề luật” ( Gl 5, 3 ). Đó là lẽ tất nhiên, không yêu không được. Tại sao ? Thánh Gioan cho biết: “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” ( 1 Ga 4, 8 ). Thánh Phaolô giải thích và kết luận: “Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy” ( Rm 13, 10 ).

Liên quan Luật Yêu, Thánh Bênađô nói: “Lý do yêu mến Thiên Chúa thì nên vì Thiên Chúa, mà mức độ yêu mến Thiên Chúa chính là không có mức độ”. Mức độ yêu là “yêu vô hạn” – không tính toán, không

12

Page 13: Ephata 629

so đo, không phân bì, yêu như điên. Các thánh đều đã yêu “tới bến” và hóa điên rồ vì yêu Đức Kitô, vì các ngài biết chắc rằng Thiên Chúa không thể ngừng yêu thương. Muốn làm thánh, chúng ta cũng phải có “máu yêu” như vậy. Chỉ có các Kitô hữu “chính hiệu” mới có loại máu Y – loại máu này y học không hề biết vì không đủ trình độ để phát hiện.

Quả thật, còn hơn là sự liên tục của hơi thở giúp bảo vệ sự sống, Thiên Chúa không thể ngừng yêu. Thánh Tiến Sĩ Tommaso d’Aquino ( Tôma Aquinô ) xác định: “Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta, khi chúng ta cho là mình cô độc thì Thiên Chúa vẫn ở bên chúng ta”.

Lạy Thiên Chúa, xin thương giúp chúng con chân nhận Ngài là Thiên Chúa duy nhất giàu lòng thương xót, xin giúp chúng con khả dĩ nhận biết chính mình để chúng con yêu mến Ngài hết lòng và yêu thương tha nhân thật lòng, bằng cả con người của chúng con. Xin hướng dẫn chúng con đi theo Đường Chân Lý của Ngài ( Tv 25:5 ). Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

PHẢI YÊU MẾN THIÊN CHUA TRÊN HẾT MỌI SỰLại một bẫy khác do con người đặt ra để thử lòng Thiên Chua. Thay vì một nhóm người như

trước, họ chọn ra một đại diện cho cả nhóm. Vì muốn thử thách Chúa, họ chọn một vị thông luật, đã là thông luật nên chắc ông này phải thuộc nằm lòng 613 điều luật ghi trong sách Luật Do Thái, trong đó 365 điều luật cấm và 248 điều luật truyền làm, chưa kể các điều luật phụ nữa. Ông cũng biết các điều trên được chia thành hai vế trọng luật và khinh luật. Phạm khinh luật thì chịu phạt đền tội, nhưng phạm trọng luật như giết người, thờ tà thần, gian dâm... thì bị tử hình.

Lại vì là người thông luật, hiển nhiên ông biết rõ mỗi nhóm thích giữ một điều luật và cho rằng điều ấy đối với họ là quan trọng hơn cả, có thể Chúa Giêsu đưa ra điều này là trọng đối với nhóm này nhưng lại là thường đối với nhóm kia, đó là lý do ông đặt ra câu hỏi với Chúa Giêsu hòng nắm chắc phần thắng về mình: “Thưa Thầy, trong lề luật điều răn nào trọng nhất ?"

Hai điều răn

Thật không dễ để trả lời. Nếu Chúa trả lời điều luật này trọng, điều luật kia không trọng thì thế nào Người cũng bị quy lỗi là thiên về phe này, chống lại nhóm kia, và như vậy Người sẽ mắc bẫy họ.

Chúa Giêsu là Thiên Chua thấu hiểu lòng người, nhưng Người vẫn trả lời. Chúng ta cũng cám ơn vị thông luật này đã hỏi thử Chúa để chúng ta có được chỉ dẫn rõ ràng, xác thực về thứ tự các giới răn.

Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi" ( Mt 22, 37 ). Câu luật này trích trong sách Đệ Nhị Luật 6, 5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì thay đổi.

Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" ( Mt

22, 39 ). Luật này trích ở sách Lêvi 19, 18, có khác ở chỗ thay vì nói yêu kẻ khác thì Chúa bảo yêu đồng loại: "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình".

Ba đối tượng yêu thương

Chúa Giêsu kết luận: "Toàn thể Lề luật và sách các Ngôn Sứ đều tóm lại trong hai giới răn đó" ( Mt 22, 38 ). Điều răn thì có: thứ nhất mến Chúa, thứ hai yêu người, nhưng gồm đến ba đối tượng phải yêu thương: Thiên Chua, kẻ khác và bản thân.

Đối tượng thứ nhất là Thiên Chua, Đấng là Tình Yêu "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất" ( Mt 22, 37 – 38 ).

Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta nhiều điều, bởi "yêu mến là chu toàn cả Lề luật" ( Rm 13, 10 ). Nhưng tình yêu có hai vế: yêu mến Thiên Chúa và yêu thương kẻ khác...

Trước hết, khi dạy chúng ta yêu mến Thiên Chua, Chúa đòi hỏi chúng ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Vì Thiên Chua "là dũng lực, là Đá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh, là sơn động, là

13

Page 14: Ephata 629

khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù chúng ta " ( x. Tv 17, 2 – 3 ), nên chúng ta phải yêu mến Thiên Chua trên hết tất cả mọi sự, hơn cả chính mình, vì theo lời Chúa Giêsu thì: "Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất" ( Mt 22, 38 ).

Còn yêu thương kẻ khác, Chúa Giêsu không bảo ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn, nhưng phải yêu kẻ khác như yêu như chính mình, tại sao vậy ? Đối tượng thứ hai là "kẻ khác" Chúa phán: "Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" ( Mt 22, 39 ).

Theo quan niệm của Người Do Thái lúc bấy giờ thì "tha nhân" là những người đồng chủng, đồng hương, đồng xứ ( x. Lv 19, 18 ). Còn “kẻ khác” được hiểu là hết mọi người ( x. Mt 25, 40 ). Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Người có ý dạy phải thương yêu tất cả mọi người chứ không giới hạn trong những người đồng hương với nhau ( Mt 25, 40 ), không những thế, lại còn phải yêu thương cả địch thù nữa ( Mt 5, 43 ). Và yêu như thế nào ? "Yêu như chính mình ngươi".

Chúa có truyền dạy chúng ta phải yêu chính mình không ? Thưa, Thiên Chúa xét thấy không cần buộc con người phải yêu chính mình, vì chẳng ai lại ghét mình bao giờ. Nhưng cũng có nhiều người tự đánh mất chính mình khi ngả theo sự ác.

Ngay khi Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu mến Thiên Chua hết lòng, cũng chính là Người truyền cho chúng ta phải yêu chính bản thân mình. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn yêu chính mình. Thiên Chua là Tình Yêu, chúng ta là kẻ có tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chua. Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một tình yêu khác với chúng ta nghĩ. Tình yêu ấy nuôi dưỡng và củng cố các mối quan hệ của tình yêu mà chúng ta dành cho bản thân và kẻ khác. Trong thực tế, chúng ta phải yêu bản thân mình trong tình yêu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, và chúng ta có thể bước vào trong tình yêu. Vậy, hãy yêu mến Thiên Chúa hết mình, thì trong Thiên Chua chúng ta sẽ tìm được chính mình, và tránh được nguy cơ tự đánh mất mình… Nên, theo nguyên tắc, ta yêu kẻ khác như chính mình, yêu Thiên Chua hết mình và yêu chính mình.

Yêu kẻ khác như chính mình Khi truyền dạy "Ngươi

hãy yêu thương kẻ khác như chính mình", Chúa Giêsu như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình xem mình có yêu "kẻ khác" hay không ? Chúa Giêsu xem tình yêu "kẻ khác" như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" ( Ga 15, 12 ). Nhiều người đã đồng hóa toàn thể Kitô giáo với luật yêu người.

Chúng ta cố gắng đi xa hơn một chút bề mặt của sự

việc. Khi nói về tình yêu kẻ khác, người ta nghĩ ngay tới các "việc bác ái", các việc "phải làm" cho kẻ khác như: cho họ ăn, uống, thăm viếng họ, nói tóm tắt là giúp đỡ kẻ khác. Nhưng đó chỉ là làm phúc, là hậu quả của tình yêu, chứ chưa phải là tình yêu. Lòng từ tâm tới trước sự làm phúc. Trước khi làm phúc, người ta phải muốn làm phúc, nghĩa là người ta phải yêu trước !

Thánh Phaolô nói rõ: Đức bác ái phải là "không giả vờ," tức là, phải chân thật, nghĩa đen, "không giả hình" ( Rm 12, 9 ); Thánh Phêrô thì bảo người ta phải yêu "với một con tim trong sạch" ( 1 Pr 1, 22 ). Trên thực tế, người ta có thể làm việc bác ái và bố thí vì nhiều lý do không dính dấp gì với tình yêu: đó là tô điểm đánh bóng chính mình, để ra vẻ là một người chuyên làm điều thiện, để mai mốt được lên thiên đàng, và có khi chỉ để trấn an một lương tâm đã bị nhiễm cái xấu.

"Như chính mình" Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh người được yêu đồng hóa với người yêu, vì vậy, phải yêu thương kẻ khác bằng chính tình yêu đối với bản thân, nhưng tiên vàn phải yêu mến Thiên Chua trên hết mọi sự. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

14

Page 15: Ephata 629

PHONG CÁCH PHANXICÔBài 23: Bảo vệ Chiên trước Quỷ Dữ

Nhân dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình từ 5 đến 19.10.2014, Papa Phaolô VI ( 1963 – 1978 ) được phong Chân Phước. Ngài và tất cả các Papa khác, luôn ký tên mình kèm với Papa. ( Paulus PP VI tức là Phaolô Papa VI ). Trong tổng số 265 Papa, 81 vị đã được phong Thánh, 52/54 vị đầu tiên đều là Thánh. Tất cả 35 đấng kế vị liền ngay sau Thánh Phêrô đều tử đạo. Vào thời đó chức vụ Papa đồng nghĩa với Tử Đạo ( When the Papacy was Synonymous with Martyrdom ).

Dù có nhiều danh hiệu khác nhau như Giám Mục Rôma, Đại diện Chúa Kitô, Tông Đồ trưởng, Giáo Chủ Nước Ý, Tổng Giám Mục Rôma, Quốc Trưởng Vatican, Đầy Tớ Các Đầy Tớ, Đại Diện Thánh Phêrô, Cha Thánh, nhưng để chỉ chức vụ Papa thì các ngôn ngữ Âu Châu chỉ có một từ duy nhất là papacy ( Anh ), papatum ( Latin ), παπισμό – papismó ( Hy Lạp ), papauté ( Pháp ), papado ( Tây Ban Nha ), papato ( Ý ), Papsttum ( Đức ), папство – papstvo ( Nga ). Vì Việt Nam gọi là Đức Giáo Hoàng ( từ này không hề có trong các ngôn ngữ Âu Châu ) nên cũng phát sinh ra từ triều đại Giáo Hoàng, ngai Giáo Hoàng như trong “Đức Phanxicô: một năm trên ngai Giáo Hoàng”. Mà nếu gọi là Đức Thánh Cha thì chức vụ phải là Ngôi Thánh Cha ? Như thế thì làm sao giải thích thỏa đáng cho trẻ em về Ngôi của Chúa Cha ! Làm vua thì được ngồi trên ngai vàng hay ngai báu. Nhưng làm Papa khác xa như thế.

Tiếng Việt đặt tính từ bổ nghĩa theo sau danh từ như hoa vàng, cô gái đẹp, nhà trắng, tên lửa…

Hán Tự lại đặt tính từ trước danh từ như trong hoàng hoa 黄花, mỹ nhân 美人, bạch ốc 白屋, hỏa tiến 火

箭. Dịch Holy Father, Holy See là Đức Thánh Cha tức là theo lối Hán Tự mặc dù trong tiếng Hoa không

hề có đại từ Đức đặt trước một tước vị để tỏ lòng tôn kính. Họ chỉ gọi Phật là Phật 佛 thôi, viết đầy đủ là

Phật Đà 佛陀 theo Phạn Ngữ là buddha. Chúa là Chúa 主, viết đầy đủ là Cứu Thế Chúa 救世主. Như thế theo tiếng Việt thuần túy ta nên dịch Holy Father là Cha Thánh. Nhưng Holy Father được dùng rất ít, trên thế giới, trong đại đa số trường hợp, kể cả trong các Thánh Lễ, mọi người dù theo đạo hay không đều gọi vị lãnh đạo tối cao Công Giáo là Papa.

Càng ở trong giai đoạn Nhà Thờ càng bị chà đạp thì chức vụ Papa càng làm cho các ngài trở nên thánh thiện. Ngược lại, trong giai đoạn vô cùng thuận lợi, Nhà Thờ bành trướng như buồm căng gió, không hề có Papa nào được phong thánh, thay vào đó lại có nhiều cuộc chiến tranh do các Papa cổ vũ làm rất nhiều người thiệt mạng. Mai đây nếu Tôi Tớ Chúa, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được phong Chân Phước thì giai đoạn ngồi tù của ngài ( 1975 – 1988 ) đã góp phần rất quan trọng hình thành nên một vị Thánh.

Trong suốt 500 năm ( 1572 – 1914 ), chỉ có Piô V ( 1566 – 1572 ) và Piô X ( 1903 – 1914 ) được phong thánh. Mãi đến cả trăm năm sau, vào ngày 27.4.2014, Nhà Thờ mới có thêm hai Thánh Gioan XXIII và Gioan-Phaolô II. Nay còn có thêm Chân Phước Phaolô VI. Điều này có nghĩa trong thời đại hiện nay, Thân Thể Đức Kitô đang phải chịu rất nhiều bách hại, nên càng được nhiều hồng ân của Chúa. Ở đâu tội lỗi gia tăng thì ân sủng càng siêu bội ( Rm 5, 20 ).

Làm Papa có sướng như làm vua không ? Mỗi khi có Papa mới, Nhà Thờ chỉ công bố tên của vị Tân Papa chứ không cho biết những ai cũng đã trúng cử nhưng từ chối không nhận trọng trách. Ngày 13.5.1981, Thánh Papa Gioan Phaolô II bị bắn 4 phát đạn vào người. Ngày 28.2.2013 Papa Benedict XVI đã từ chức ( nhiều người thích dùng chữ thoái vị cho giống với nhà vua ). Trong tiếng Việt khi nói về vai trò của cha mẹ, không ai nói ngôi cha mẹ mà lại nói bổn phận làm cha mẹ. Làm cha mẹ rất gian nan, đâu có sung sướng gì. Do đó khi nói về chức vụ của Papa, thiết tưởng nên gọi là trọng trách mới chính xác. Làm Papa thì phải e sợ điều gì nhất ?

15

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 16: Ephata 629

Ngày 3.9.2014, Papa Phanxicô nói tại quảng trường Thánh Phêrô: Trên hành trình cứu độ, Nhà Thờ hướng dẫn và đồng hành với ta với năng quyền của Lời Chúa và Bí Tích, ban cho ta năng lực chống lại Quỷ. Nhà Thờ có can trường của một người mẹ, biết rằng mẹ phải bảo vệ con cái khỏi những nguy hiểm vì sự có mặt của Satan trên thế giới, để mang con cái của mẹ đến với Chúa Giêsu. Sự phòng vệ này gồm có lời kêu gọi cảnh giác chống lại cạm bẫy và mê hoặc của Quỷ. Dù cho Chúa đã khuất phục Satan, cám dỗ của hắn vẫn còn quay lại. Ta phải ý thức là ta đang bị tấn công. Ta không được quá ngây thơ nhưng phải cảnh giác và đứng vững trong Lòng Tin, biết nghe theo lời Mẹ Nhà Thờ dạy. Một người mẹ hiền luôn ở bên con trong những lúc khó khăn.

The path of salvation, through which the Church guides us and accompanies us with the power of the Gospel and the support of the Sacraments, gives us the ability to defend ourselves from evil. The Church has the courage of a mother who knows that she must protect her own children from the dangers resulting from the presence of Satan in the world, to bring them to the encounter with Jesus. This defence also consists of a call to vigilance: be on guard against the deception and seduction of evil. Because even if God has conquered Satan, his temptations always return. We know this, we are all under attack. It is not for us to be naïve, but to be vigilant and stand firm in the faith, not to resist the advice of a mother, resist the help of mother Church. A good mother always accompanies her children in difficult moments. http://www.zenit.org/en/articles/on-the-motherhood-of-the-church-pope-francis-general-audience-sept-3

Papa Phanxicô nổi tiếng về những lời nói giản dị dễ hiểu. Khi ngài nói thì mọi người đều nghe ( When Pope Francis talks, people listen ). Nhưng lạ lùng thay, giới truyền thông thường không chú ý mỗi khi ngài nói về Quỷ. Chưa từng có Papa nào trong thời gian vừa qua nói nhiều về Quỷ như ngài.

Ngay sau khi nhận trọng trách Papa ( quen dịch quá hoành tráng là đăng quang Giáo Hoàng ) bài giảng trong Thánh Lễ đầu tiên trước Hồng Y Đoàn tại Nguyện Đường Sistine đã có lời mạnh mẽ: Khi ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô – tôi nhớ lại câu nói của Leon Bloy – ‘Ai không cầu nguyện với Chúa, sẽ cầu nguyện với Quỷ’. Khi ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, ta tuyên xưng thế gian của Quỷ."

“When one does not profess Jesus Christ — I recall the phrase of Leon Bloy — ‘Whoever does not pray to God, prays to the devil.’ When one does not profess Jesus Christ, one professes the worldliness of the devil.” http://www.news.va/en/news/pope-francis-1st-homily-full-text

Như để trả lời cho những công kích của dư luận về việc hay đề cập đến Satan, Papa Phanxicô lại lên tiếng vào ngày 11.4.2014: "Ta phải chịu thử thách vì đây là quy luật của đời sống thiêng liêng. Cuộc đời Kitô là một cuộc chiến đấu. Đó là vì Satan, Ông Hoàng của thế gian này không muốn sự thánh thiện của ta, hắn không muốn ta bước theo Đức Kitô. Có lẽ quý vị sẽ nói rằng: Thôi đi Cha ơi, thể kỷ 21 rồi mà còn quá cổ hủ cứ nói về Quỷ. Nhưng hãy cảnh giác vì Quỷ có mặt đó. Hắn đang ở ngay đây, ở giữa thế kỷ 21 này. Ta không được ngây ngô, ta phải học hỏi Lời Chúa để chống lại Satan."

“We are all tempted because the law of our spiritual life, our Christian life is a struggle: a struggle. That’s because the Prince of this world, Satan, doesn’t want our holiness, he doesn’t want us to follow Christ. Maybe some of you might say: ‘But Father, how old fashioned you are to speak about the devil in the 21st century !’ But look out because the devil is present ! The devil is here… even in the 21st century ! And we mustn’t be naïve, right ? We must learn from the Gospel how to fight against Satan.”

http://en.radiovaticana.va/storico/2014/04/11/pope_francis_satan_exists_in_the_21st_century_and_how_we_can_fight/en1-789915

Ta đang bị tấn công vì Quỷ không muốn ta nên thánh và bước theo Đức Kitô. Nên thánh là một việc hoàn toàn khả thi. Chướng ngại lớn nhất là chính ta. Ta không muốn trả giá. Ta không muốn tận hiến 100% cho Đức Kitô và làm chứng cho Tin Mừng. Chỉ cần một số ít Kitô Hữu dám dâng hiến tất cả cho Chúa, ta có thể thay đổi thế giới. Ít ra là ta cũng thay đổi được bản thân ta, gia đình thân thương của ta và cộng đoàn nhỏ bé của ta.

Khi giao cho Phêrô trọng trách lãnh đạo Nhà Thờ, khi đó không hề có bất kỳ một tài sản nào khác ngoài một nhóm nhỏ những người thất học, nghèo đói, chao đảo hoang mang, Đức Giêsu nhấn mạnh đến ba lần đó là Chiên của Người. Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy.” ( x. Ga 21, 15 – 19 )

16

Page 17: Ephata 629

Trong Kinh Thánh, từ Chiên được sử dụng trên 500 lần, hơn tất cả các con vật nào khác. Mục tử đầu tiên là Aben làm nghề chăn chiên, còn Cain làm nghề cày cấy đất đai. Đức Chúa đoái nhìn đến Aben và lễ vật của ông. Sau đó Aben bị anh là Cain sát hại ( x. St 3, 2 – 4 ). Những nhân vật lãnh đạo quan trọng nhất trong Cựu Ước như Abraham, Môsê, và Vua Đavít, tác giả Thánh Vịnh 23 thường được dùng trong phụng vụ an táng, đều làm nghề chăn chiên.

Chúa là mục tử, Người dẫn dắt con lần theo chính lối. Cho con đi tới vì danh Chúa con không lạc vương. Tối tăm con sợ chi vì có Chúa với con cung tiến bước. Cánh tay Người đưa, gậy Người dẫn yên lòng ( Tv 23 ).

Khi bị Phátxít Đức đưa vào phòng hơi ngạt trong những năm xẩy ra Thế Chiến thứ hai ( 1939 – 1945 ) nhiều người Do Thái cũng hát vang Thánh Vịnh này. Họ có thể mất tất cả, ngay cả đến mạng sống, nhưng họ vẫn có Chúa ở cùng, đây là niềm vui dạt dào lớn nhất của họ. Sau 1975 tại Việt Nam, Kitô Hữu đi tù cải tạo, kinh tế mới, hoặc vượt biên thừa sống thiếu chết cũng trải qua kinh nghiệm này.

Chính các người chăn chiên, sau Mẹ Maria và chồng của Mẹ là Thánh Giuse, được diễm phúc chiêm ngưỡng Hài Nhi Giêsu mới sinh ra trước những người khác ( x. Lc 2, 8 ). Đức Giêsu thường gọi người tin vào Người là Chiên. Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. ( Ga 10, 26 – 28 ) Ngươi trao cho Phêrô trọng trách: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy.” ( x. Ga 21, 15 – 19 ). Nhưng cần để ý, Chiên đây là Chiên của Đức Giêsu, chứ tuyệt đối không phải là chiên của Phêrô. Kitô Hữu trở thành chiên và Đức Giêsu trở thành Mục Tử tối thượng và duy nhất chỉ vì Người đã chết để cứu chuộc chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên ( Ga 10, 11 ). Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).

Theo gương Đức Kitô, đã có vô số Giáo Sĩ phải đổ máu ra vì Chiên. Tổng Giám Mục Óscar Romero ( 1917 – 1980 ) Giáo Phận San Salvador tại El Salvador, luôn lên tiếng bên vực người nghèo, chống lại bất công xã hội, tệ nạn ám sát và tra tấn, đã bị bắn chết lúc đang dâng Thánh Lễ.

Trong bài nói chuyện tại Đại Học Công Giáo Louvain, Belgium ( Bỉ Quốc ), ngày 2.2.1980, ngài cho biết: Trong vòng không đầy 3 năm qua, có trên 50 Linh Mục bị hành hung, đe dọa, vu cáo. 6 vị bị giết chết. Một số bị tra tấn, trục xuất khỏi đất nước. Các Nữ Tu cũng bị chung số phận. Đài phát thanh Giáo Phận, các trường học, nhiều Giáo Xứ bị bố ráp, đặt bom. Nếu những nhũng lạm này thường xuyên xẩy đến cho những cơ sở biểu tượng của Nhà Thờ thì các Kitô Hữu bình thường còn bị nặng nề hơn. Con số bị đe dọa, bắt bớ, tra tấn, giết hại lên tới hàng trăm hàng ngàn. Nhưng ta cần nhận ra rằng không phải Linh Mục nào, Giáo Xứ nào cũng bị tấn công như thế. Chỉ ở những nơi mà Nhà Thờ đứng về phía người nghèo và bảo vệ họ thì nơi đó mới bị bách hại. Do đó ta phải hiểu rằng lý do để Nhà Thờ bị bách hại là vì đứng về phía người nghèo. ( Ở Việt Nam, vùng nào càng giầu có, càng có nhiều lễ hội tôn giáo mang nặng hình thức, thì sinh hoạt đạo càng được dễ dãi. Còn nơi càng nghèo, có nhiều bất công như ở Tây Nguyên, thì càng bị làm khó dễ ).

Năm 1983, Thánh Gioan-Phaolô II đã đến cầu nguyện trước mộ ngài. Ngày 18.8.2014, Papa Phanxicô đã tuyên bố hiện không còn ngăn trở nào cho việc phong Chân Phước cho ngài. Nhiều người đã quen gọi ngài là San Romero ( Thánh Romero ). Nhà Thờ Anh Giáo, Luther cũng tôn kính ngài. Ngài

là một trong 10 vị tử đạo của thế kỷ 20 được dựng tượng trên bức tường phía tây Tu Viện Westminster tại London ( trụ sở chính của Anh Giáo ) để nói lên sự ngưỡng mộ của toàn thể Kitô Hữu dành cho ngài.

Nhưng cái chết của Tổng Giám Mục Óscar Romero, cũng như của tất cả các vị tử đạo khác, không hề mang đến hiệu năng cứu chuộc cho bất kỳ

ai, kể cả chính họ, nếu không nhờ đến cuộc Tử Nạn của Đức Kitô, Con Thiên Chúa Làm Người, Mục Tử

17

Page 18: Ephata 629

Tối Cao và Duy Nhất đã chết cho Chiên. "Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị" ( Rm 5, 17 ).

Vì thế khi ta gọi hàng Giáo Sĩ mang trọng trách hướng dẫn Đoàn Chiên của Đức Kitô là Mục Tử, không hề có ý nói họ cũng là Mục Tử giống như Đức Kitô nhưng họ cũng chỉ nhận nhiệm vụ Mục Tử mà Đức Kitô giao phó cho họ thôi. Chúa Giêsu chỉ giao phó Chiên của Người cho Phêrô. Người không bao giờ gọi Phêrô là Mục Tử. Trái lại Người còn nói rằng bất kỳ mọi ai khác đều là trộm cướp: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp” ( Ga 10, 7 – 8 ).

Nói về tính cách Con Chiên thì mọi Kitô Hữu kể cả hàng Giáo Sỹ đều là Con Chiên của Đức Kitô, Mục Tử Duy Nhất và Tối Cao. Trong tất cả Đoàn Chiên, không một Con Chiên nào bị chết vì đã có Mục Tử Giêsu đã thí mạng sống của mình vì Chiên. "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi" ( Ga 27, 18 ).

Một số Linh Mục Việt Nam quen gọi Kitô Hữu là Con Chiên một cách không chính xác. Khi gọi họ là Con Chiên phải luôn đi kèm với Mục Tử Giêsu và chỉ nên dùng khi diễn giảng Lời Chúa. Trong đời thường phải tránh gọi tùy tiện như vậy vì rất sai lạc với Tin Mừng.

( Trích ) Thánh Augustinô nói: “Người mục tử không phải chỉ run sợ khi nghe điều Chúa nói với các mục tử, mà cả khi nghe điều Chúa nói với chiên nữa. Nếu người mục tử nghe điều Chúa nói với chiên mà vẫn bình thản, thì quả thật người ấy chẳng lo lắng gì đến chiên nữa”.

Lời này khiến Linh Mục nhìn nhận: trước khi là Mục Tử, Linh Mục đã phải là một con chiên. Linh Mục cần luôn nhận mình là con chiên, trước khi trở thành mục tử, như thánh giám mục Augustinô nói: “Là Kitô hữu, cả chúng tôi nữa, chúng tôi cũng là chiên như anh em”. Nghĩa là, Linh Mục cũng cần được cứu chuộc... Là chiên của Chúa Giêsu, Linh Mục phải TIN và NGHE THEO Chúa Giêsu, vì Chúa đã từng cảnh cáo người Do Thái: “Các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi. Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” ( Ga 10, 26 – 27 ).

Là chiên của Chúa Giêsu, Linh Mục phải lo cho mình được đứng bên hữu Chúa, vì “Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái” ( Mt 25, 33 ), nghĩa là Linh Mục không được xao lãng phần rỗi của mình. Phải là chiên ngoan của Chúa Giêsu, Linh Mục mới có thể lo cho đoàn chiên của Chúa; có lo cho mình được rỗi, Linh Mục mới được thúc đẩy lo cho phần rỗi của đoàn chiên: “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình” ( Cv 20, 28 ). Linh Mục là người chăn chiên cho Chúa Giêsu.

Thánh Augustinô tuyên bố: “Là người lãnh đạo, chúng tôi được kể vào hàng mục tử, nếu chúng tôi là người tốt”. Vậy, đâu là những yếu tố làm nên cái ‘TỐT’ của Linh Mục xét như là mục tử, nếu không phải là nhận thức của Linh Mục về vai trò mục tử lãnh đạo ? và là mục tử có cái tâm, cùng với niềm vui siêu nhiên, mục tử vô vị lợi, mục tử có gương sáng, mục tử vì chiên, mục tử liên đới với đồng nghiệp, nhất là mục tử với những ưu tiên rõ rệt ?

Chỉ Chúa Giêsu là Mục Tử đích thực và đúng nghĩa: “Chính Người ( Đức Kitô ) là Đấng chăn dắt đoàn chiên của mình, và chỉ một mình Người chăn dắt cùng với tất cả những ai đang tận tình chăn dắt đoàn chiên, vì hết thảy mọi người chăn đều ở trong Người”. Chiên là của Chúa, chứ không phải của Linh Mục.

Thánh Augustinô nói: “Nếu mục tử là người phàm, thì chiên họ có không phải chính họ đã làm ra, chiên họ chăn không phải chính họ đã tạo thành. Còn Chúa, Thiên Chúa chúng ta, vì Người vừa là Thiên Chúa vừa là Đấng sáng tạo, nên Người đã làm ra cho mình những con chiên Người có và những con chiên Người chăn. Không ai khác tập họp được những con chiên mà chính Người chăn dắt, cũng không ai khác chăn dắt được những con chiên mà chính Người tập họp”. ( Bản gợi ý do quí cha Giáo Sư Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc biên soạn ).

https://vi-vn.facebook.com/GiaoXuVoDong/posts/236803273136862

18

Page 19: Ephata 629

NGUYỄN TRUNG, 10.2014 ( Còn tiếp nhiều kỳ )

KÝ SỰ CỦA MỘT THIẾU NỮ GỐC VIỆT TẠI HONG KONG“…Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì

chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả. 90 triệu người Việt Nam là chúng ta ! Là chính chúng ta ! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay…”

Day – Ngày 0

Hồng Kông đón tôi thân thiện lạ thường. Trời hừng hực cái nóng miền nhiệt đới, phố xá chật chội chen chúc nhau san sát. Những con đường nhỏ xíu mà tới hai làn xe chạy. Và người, cứ đan vào dòng xe đi mãi. Hong Kong bé tẻo teo nên nhà cửa cứ thi nhau vươn đến tận trời xanh. Giữa ngổn ngang nhà hàng, tiệm thuốc bắc, và cơ man nào là tả pí lù hàng quán, tôi thấy thấp thoáng một Chợ Lớn của Việt Nam mình. Nếu cộng thêm tiếng còi xe inh ỏi và tiếng người mình gọi nhau í ới, thì đúng là Việt Nam mất rồi ! Lại nghĩ… giá như…

Taxi đưa tôi vào khu trung tâm rồi… bỏ rơi tôi ở đó. Chẳng cần nhắc, HongKong cũng “tặng” cho tôi một cơn mưa bất chợt, hên, tôi đã kịp “tậu” xong một chiếc dù. Mưa, và tôi, giữa phố mênh mang. Nghe như vùng ký ức nào vẫy gọi. Nhớ một thủa xa xôi, có tôi và những cơn mưa cuối hạ. Giữa lòng đường trống, nhìn những con người hối hả lướt ngang, trong khoảnh khắc tôi đã ngỡ mình đang ở giữa Sàigòn. Để rồi cay đắng nhận ra, có giống nhau nhiều đấy, nhưng quê hương… sẽ còn lâu lắm…

Ngẫm cũng hay, mọi con đường ở Hong Kong đều dùng song ngữ, và người Hong Kong nào cũng đều nói được hai thứ tiếng Anh – Hoa. Nên cái đứa ngờ nghệch từ bên kia quả địa cầu này chẳng khó khăn gì để tìm đến được ngay “điểm nóng”.

Phần 1

Dù đã được báo trước là các bạn trẻ ở đây biểu tình... trên cả tuyệt vời, tôi vẫn không ngờ được những gì diễn ra trước mắt mình. Các bạn trẻ trong hình, tôi gọi vui là "tổ charge phone". Một đội hoàn toàn tự phát gồm các bạn sinh viên thay phiên nhau lại trực, bất cứ khi nào cũng có ít nhất 6, 7 bạn "có mặt tại hiện trường". Các bạn mang theo đầy đủ thiết bị, dây charge cho các loại phone thông dụng. Có cả một hệ thống sổ sách để ghi lại số phone của những người gửi. Người chụp chung với tôi trong hình là bạn trưởng nhóm, tên Sirius Lee. Sirius nói với tôi, bạn đọc được trên báo rằng mọi người than phiền chuyện phone hết pin nên đã tự nguyện mang đồ ra đây charge free.

Ở đây có nhiều bạn trực xuyên đêm. Ngủ gục ngay tại chỗ. Nhiều bạn đã "đóng đô" ở đây nhiều ngày liên tục. Hôm qua đến nơi, tôi đã ở lại nói chuyện với các bạn ấy đến tận khuya, và cũng gục tại đây một lúc.

Phần 2

Bước ra khỏi "tổ charge phone" để đến khu biểu tình, tôi tiếp tục bị... choáng tập hai. Trên tất cả các "ngõ vào" tự phát giữa các bức ngăn bêtông, là các bậc thang... cũng tự phát nốt. Mọi người góp thùng, ghế, bất cứ vật liệu gì, để làm thành các bậc thang cho mọi người tiện bước qua. Tại tất cả các ngõ vô tự phát này, là các bạn sinh viên thay nhau đứng giúp đỡ người khác qua an toàn. Mỗi một ngõ vô luôn có từ hai đến ba bạn sinh viên chỉ đứng làm nhiệm vụ nâng, và đỡ người bước qua hàng rào chắn, để đảm bảo không có tai nạn xảy ra.

19

CÙNG CHIA SẺ

Page 20: Ephata 629

Bên trong khu vực biểu tình là vô số những lều tiếp tế. Họ dự trữ chủ yếu là nước uống, ruy băng vàng, ít thức ăn nhẹ, các dụng cụ cứu hộ y tế, và nhất là... dù, rất nhiều dù. Các bạn chỉ phát không, nhưng tôi không có thói quen nhận miễn phí nên đã đề nghị trả tiền. Các bạn thẳng thắn: tất cả đều là đồ của người dân thành phố, chúng tôi không lấy tiền. Vâng. Tất cả đều là đồ của người dân Hong Kong tiếp vận cho các bạn trẻ. Rất nhiều người bảo tôi, mấy ngày nay đóng đường, việc đi lại khó khăn, tôi đi làm rất vất vả, NHƯNG HONG KONG CẦN NHƯ THẾ, PHẢI NHƯ THẾ, tôi không phiền.

Các bạn trẻ luôn luôn tự bảo nhau dọn rác và giữ bình tĩnh. Luôn luôn là như thế, trên mọi khẩu hiệu về tự do, dân chủ, phổ thông đầu phiếu, tranh đấu vì tương lai, là những khẩu kêu gọi nhau giữ bình tĩnh, và dọn rác.

Hong Kong ngày mai sẽ rất khác Hong Kong của ngày hôm nay. Hong Kong ngày mai, sẽ là một thế hệ những con người có ý thức cao bậc nhất thế giới.

Phần 3

Hong Kong là một miền đất lạ lùng. Những người khởi xướng đầu tiên hết, cho một phong trào đòi dân chủ làm chấn động cả thế giới hôm nay, lại là những người rất rất trẻ. Trẻ đến nỗi theo “cái nhìn Việt Nam” thì các bậc phụ huynh có lẽ sẽ bảo các bạn ấy nên về bú cho xong bình sữa. Nói thế để biết rằng, thưa các bạn sinh viên, thanh niên Việt Nam, các bạn không hề là quá nhỏ cho cuộc chơi chính trị. ĐỪNG BAO GIỜ cho phép bất cứ ai bảo với bạn rằng “nhãi con biết gì”, hay “đã có người lớn lo !” vì chính các bạn cũng hiểu rằng tất cả những điều đó đều là ngụy biện !

Các bạn nên nhớ, các bạn có quyền bỏ phiếu từ năm 18 tuổi, điều đó đồng nghĩa với việc, mỗi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều đã đủ trưởng thành, trước pháp luật, trong suy nghĩ và nhận thức. Đừng bao giờ cho phép bất cứ ai, cá nhân, hay tổ chức nào bảo các bạn còn quá nhỏ. Nếu ai đó nói các bạn chưa đủ trưởng thành, hay hỏi họ câu này: Tổng bí thư thứ nhất của đảng CSVN tham gia chính trị lúc mấy tuổi, và được bổ nhiệm chức vụ tổng bí thư lúc mấy tuổi ? Không ai, không cá nhân hay tổ chức nào được quyền bảo các bạn còn quá trẻ. Và, nên nhớ, các bạn không hề là quá trẻ để thay đổi vận mệnh đất nước này, dân tộc này.

Đừng bao giờ nghĩ, đã có người khác lo, dân Việt Nam đến 90 triệu con người cơ mà. Vì chính các bạn cũng hiểu, nếu không phải là bản thân các bạn, thì sẽ chẳng là ai cả. Chín mươi ( 90 ) triệu người Việt Nam là chúng ta ! Là chính chúng ta ! Chứ không phải ai khác. Chính các bạn, chứ không phải là ai khác, sẽ phải là những con người làm nên cuộc đổi thay. Vâng, chính khối óc, chính bàn tay này, sẽ phải là khối óc, và bàn tay làm nên cuộc đổi thay. Không phải là ai khác, không phải là thế hệ nào khác.

Đừng bao giờ để bất cứ ai bảo với bạn rằng, Việt Nam nhỏ bé, phải đối đầu với Trung Quốc một cách khôn ngoan. Bởi chính các bạn hiểu sâu sắc rằng: Đó cũng là nguỵ biện ! Hong Kong không có đến một người lính của riêng mình. Nhưng chính trong khó khăn đó, Hong Kong làm cả thế giới nghiêng mình ngả mũ. Đừng bao giờ cho phép bất cứ ai bảo các bạn hãy bỏ cuộc chỉ vì Việt Nam yếu hơn Trung Quốc nhiều lần. Vì chính các bạn biết rằng sức mạnh của tập thể còn mạnh mẽ gấp triệu lần súng đạn.

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, vì đó, là phần Người nhất trong mỗi một con người.

Ngày hôm nay Hong Kong xuống đường, bao giờ sẽ đến Việt Nam ?

Phần 4

Bạn biết không, đôi khi, những điều phi thường nhất lại được diễn tả bằng những điều bình thường nhất trong cuộc sống.

Ngay từ khi tới, Hong Kong đã nắm lấy tay tôi, đưa tôi đi giữa phố phường chen chúc, thăm cơ man nào là khuôn mặt, những khuôn mặt làm cả thế giới xúc động, có khi nghẹn ngào. Chỉ đến khuya nay, khi ngồi lại bên nhau trong bữa tối, nhìn các bạn và vội vài miếng cơm trong cơn đói mèm. Tôi ngắm họ ăn say sưa đến quên cả trời đất, mới chợt nhớ ra một điều mình đã quên mất từ lâu: các bạn ấy cũng chỉ là những con người.

Thế giới nói về sinh viên Hong Kong như những chiên binh, những người hùng. Còn tôi, tôi thấy họ Người lắm, như chính tôi, NHƯ CHÍNH BẠN. Họ bảo với tôi, họ không hề gan dạ, quả cảm như báo chí ca ngợi. Họ cũng hèn nhát, cũng sợ hãi, Đại Lục có tất cả, còn họ, họ có gì ? Họ thừa nhận hết, rằng họ cũng sợ bị thanh trừng, sợ từ nay về sau, có thể cuộc sống của họ sẽ không bao giờ còn như trước

20

Page 21: Ephata 629

nữa. Rồi học hành, rồi công việc, rồi cả mẹ cha… Họ nói với tôi, như chưa từng được nói với bất kỳ ai khác, những trăn trở rất con người mà truyền thông không bao giờ thèm đếm xỉa tới. Có vài người đã khóc. Trong giọt nước mắt không đủ nặng để lăn trên gò má, chỉ đủ để làm khoé mắt long lanh dưới ánh đèn siêu thị, tôi thấy được những cuộc đời trần trụi. Rồi họ nhìn tôi, kiên nghị: Nếu bảo chúng tôi không sợ hãi, thì đó là nói láo, nhưng nếu Hong Kong cần, chúng tôi cũng vẫn sẽ dấn thân, bời vì, Hong Kong cần chúng tôi.

Ở Hong Kong, tôi thấy được sự vĩ đại của những con người bình thường. Và chính sự bình thường đó, làm nên điều vĩ đại.

“Bởi vì Hong Kong cần chúng tôi !” Tôi nghe khoé mắt mình cay, và ruột gan như có ai đem dao đến cứa. “Bởi vì Hong Kong cần chúng tôi !” lẽ đơn giản như thế, mà sao với dân tôi nó xa xôi nhường vậy…

Việt Nam ơi ! … Hãy tỉnh dậy đi !

NANCY NGUYEN, Vietcatholic.net

HÀNG NGHÌN CUỘC ĐỜI ĐƯỢC TÁI SINH NHỜ VỊ GIÁO SƯ PHÁP GỐC VIỆT

Bỏ tiền túi mỗi ba tháng một lần bay từ Pháp về Việt Nam mổ những ca bệnh khó, giáo sư Rene D. Esser ( người đứng giữa trong ảnh ) đã trả lại cuộc đời cho hàng nghìn người và đều nhớ kỹ về họ.

28 năm đi đứng khập khiễng do di chứng của chất độc da cam, chị Nguyễn Thanh Hà cam phận với ý nghĩ cuộc đời mình sẽ trở thành gánh nặng suốt đời người thân. Nhiều lần đi khám, các bác sĩ đều từ chối phẫu thuật, cho đến khi gặp được giáo sư Rene, chị như được sinh ra một lần nữa. Từ cô gái chân khoèo, tay khoèo, đau nhức không làm gì được, sau 2 ca mổ, chị Hà đã đi đứng nhanh nhẹn hoạt bát.

Hiện chị trở thành chủ một tiệm cắt tóc tại Hải Phòng, dạy nghề miễn phí cho hàng trăm bạn trẻ khuyết tật. Đôi chân đã có thể đứng vững, đôi bàn tay co quắp ngày nào có thể thoăn thoắt từng nhát kéo làm đẹp cho mọi người.

"Giáo sư chính là vị thánh sống đã ban cho tôi đôi chân. Lúc trước nhiều khi tôi chỉ biết nghĩ đến cái chết để chấm dứt các cơn đau đớn hành hạ", chị Hà xúc động chia sẻ.

Hơn 7 năm nay, hàng trăm ca mổ phức tạp như trường hợp của chị Ngọc Hà được giáo sư Rene trực tiếp phẫu thuật trên khắp cả nước.

Rời Việt Nam định cư tại Pháp cùng gia đình khi mới một tháng tuổi, vị bác sĩ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình luôn hướng về quê hương bằng tất cả tấm lòng. Quyết định chọn theo ngành y của ông một phần cũng xuất phát từ trăn trở phải trở về quê, góp một phần công sức cho chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Vợ ông vốn là cô gái Hà Nội sang Pháp du học.

Tốt nghiệp Đại Học Y khoa Paris, Pháp, năm 1975, sau một thời gian đi nghĩa vụ ở đảo quốc Samoa, ông qua Đức bắt đầu sự nghiệp. Sau 3 tháng vừa phụ mổ vừa bập bẹ học tiếng Đức, ông dẫn đầu cuộc thi tuyển gắt gao để trở thành trưởng khoa chấn thương chỉnh hình của một bệnh viện có quy mô 220 giường.

Lúc ấy ông chỉ mới 29 tuổi. Một thời gian sau, vợ không thích môi trường ở Đức, cộng thêm nhận được lời mời nên ông trở về lại Samoa. Tại đây, vị bác sĩ đứng ra vận động tài trợ để xây một bệnh viện chấn thương chỉnh hình rồi bàn giao lại cho chính phủ. Với những đóng góp to lớn cho người dân đảo, ông được đức vua Samoa nhận làm con nuôi và tặng huy chương danh dự, trở thành Hoàng tử của quốc đảo xinh đẹp.

“Lúc tôi đến, đảo quốc còn nhiều khó khăn. Ngày rời đi, đảo hầu như không còn ai tàn tật vì đều đã được phẩu thuật. Thường với những ca bệnh phức tạp, người dân trên đảo phải ra nước ngoài chữa bệnh rất tốn kém. Từ khi tôi về, tất cả các ca mổ khó đều thực hiện tại chỗ”, giáo sư chia sẻ.

21

CÙNG TRÂN TRỌNG

Page 22: Ephata 629

Trong thời gian ở đảo, tiếng tăm của vị bác sĩ giỏi 5 ngoại ngữ đã lừng lẫy khắp nơi qua các bài giảng, các chuyến công tác tại nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1990, Đại học Stanford danh tiếng của Mỹ mời ông về làm Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phong hàm giáo sư.

Suốt thời gian công tác tại Mỹ, ông vẫn thường xuyên trở lại Samoa qua những chuyến thăm khám, phẫu thuật miễn phí. Ông còn kết hợp đưa các bác sĩ ở Samoa sang Stanford đào tạo chuyên môn để họ quay về giúp đảo quốc. Năm 1995, bố mẹ đã lớn tuổi nên ông quyết định quay trở về Pháp công tác để gần gũi gia đình.

Một đời tích cóp kinh nghiệm, đến lúc tay nghề và điều kiện thực sự vững vàng, ông chủ động tìm về Việt Nam trong các chương trình mổ từ thiện. Ông trực tiếp tham gia nhiều ca mổ khó tại các Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình, Chợ Rẫy, Nhân Dân 115, Nhân Dân Gia Định, 108… cùng nhiều bệnh viện lớn nhỏ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Không ngại vất vả, ông đến tận những nơi xa xôi để tận tay mổ cho dân nghèo. Mỗi chuyến trở về, ông thường đứng ra vận động tài trợ dụng cụ, thiết bị, thuốc men từ các công ty bên Pháp trao tặng cho Việt Nam.

Tự tay cầm dao phẩu thuật cho hàng chục nghìn ca lớn nhỏ nhưng vị bác sĩ không quên một ai. Mỗi bệnh nhân ông đều ghi nhớ rất kỹ lý lịch của họ. Ông quan niệm, mổ mới chỉ là một phần công việc của người bác sĩ, việc theo dõi sự hồi phục của bệnh nhân luôn là điều cần thiết. Những ca mổ đặc biệt như cô bé bị bỏ rơi đa dị tật bẩm sinh Thùy Nhi với bàn tay và chân bị khoèo, phủ tạng bị đảo ngược, trái tim nằm bên phải... ông hầu như nhớ đến từng chi tiết. ( Người đang chỉ tay trong ảnh ).

Ngược xuôi đi về, nỗi niềm canh cánh nhất trong ông là sau bao nhiêu năm Việt Nam hầu như vẫn chưa có sự thay đổi nổi bật trong lĩnh vực y tế. Phòng mổ, trang thiết bị các bệnh viện khi ông mới bước chân về nước so với bây giờ vẫn chưa có sự đầu tư đáng kể. Tỷ lệ người nghèo tàn phế, phải sống chung với thương tật suốt đời do không có điều kiện phẩu thuật vẫn còn rất nhiều.

“Những chuyến đi mổ trên quê hương mình giúp tôi có cảm giác được làm nghề y đúng nghĩa, đúng với tâm niệm phấn đấu suốt cả cuộc đời”, vị bác sĩ với nhiều giải thưởng quốc tế, nhiều công trình y học nổi tiếng thế giới trải lòng.

Nhiều năm liền ông âm thầm truyền nghề cho các bác sĩ Việt Nam. Trong ca bệnh nhân viêm dính cốt hóa khớp háng – xương hóa thạch tạo thành một mảng đá cứng che phủ phía trước, vùng bẹn và sau khớp háng hiếm gặp mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nhân dân 115 được chứng kiến người thầy “trời sinh ra để mổ” tỉ mẩn, khéo léo với từng đường nét phẩu thuật.

Sau hơn ba giờ đục đẽo, các bác sĩ đã lấy ra gần 0,8 kg xương cứng để tạo hình và đặt khớp háng nhân tạo cho bệnh nhân. Trước đó bệnh nhân bị tai nạn, gãy cột sống và bị liệt hai chân, đã được phẩu thuật hai lần, trong đó có một lần tại Hàn Quốc nhưng vẫn không thể đi đứng được. Ca mổ thành công tốt đẹp, bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc Bệnh Viện Nhân Dân 115, người song hành trong mỗi đợt về Việt Nam của giáo sư Rene cho biết, nhiều năm nay những ca bệnh khó của bệnh viện đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của vị giáo sư tài ba.

“Với những ca phẫu thuật phức tạp, chúng tôi thường hội chẩn từ xa để trao đổi ý kiến cùng giáo sư và tìm ra phương án tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu nhận thấy điều kiện Việt Nam không đủ thực hiện, giáo sư không ngại mang dụng cụ từ Pháp lặn lội về để vừa kết hợp mổ vừa tranh thủ truyền đạt kinh nghiệm trực tiếp cho các bác sĩ bệnh viện”, bác sĩ Phú chia sẻ.

Không chỉ học được ở giáo sư những kiến thức chuyên môn như cách làm việc chuyên nghiệp, cách lập kế hoạch trước, trong và sau mổ, cách đưa ra phương án, xử lý tình huống tài tình, bác sĩ Phú còn nêu gương ông ở góc độ một người thầy giản dị, chân tình bởi cái tâm cao cả, hết lòng vì bệnh nhân nghèo.

Một đời miệt mài "hóa kiếp sâu thành bướm", hồi sinh nhiều cuộc đời tàn tật bất hạnh, vị giáo sư ghiền ăn cơm nước mắm Việt Nam vẫn không ngừng ấp ủ những dự định trên xứ sở quê hương để hướng đến mục đích cuối cùng giúp những người vốn là gánh nặng gia đình trở thành người lành lặn, hòa nhập tốt với cuộc sống đời thường.

22

Page 23: Ephata 629

LÊ PHƯƠNG

DỊCH SIDA XUẤT PHÁT TỪ KINSHASA, CONGO, TRONG NHỮNG NĂM 1920

Không còn là những giả thuyết hoặc ngờ vực, mà điều này đã được chứng minh một cách khoa học, với các bằng chứng cụ thể: Dịch SIDA đã xuất phát từ thủ đô Kinshasa, Cộng hòa dân chủ Congo, từ những năm 1920, rồi dần dần lan truyền ra các nơi khác, chủ yếu do sự phát triển của hệ thống giao thông đường sắt. Đó là nội dung công trình nghiên cứu của nhà khoa học Nuno Faria và các đồng nghiệp, được công bố hôm 3.102014, trên tạp chí có uy tín Science.

Bài viết đầu tiên về trường hợp SIDA được công bố vào năm 1981 và việc nhận diện HIV loại 1 ( HIV-1 ) được đăng tải năm 1983. Điểm xuất phát ban đầu được xác định là tại miền trung Châu Phi, chính xác hơn là ở Congo thuộc Bỉ cũ, sau trở thành Congo Zaire, và hiện nay là Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Điều chắc chắn HIV là một dạng virus biến đổi từ một loại virus của khỉ, lây sang người và ra khỏi rừng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc khởi phát và lây lan thành dịch trên quy mô lớn vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Để làm việc này, một nhóm các nhà nghiên cứu Châu Âu và Bắc Mỹ đã phân tích các gen của hàng trăm mẫu virus HIV-1, được lấy từ lãnh thổ Congo thuộc Bỉ cũ, cũng như từ các nước lân cận, trong nhiều năm của thế kỷ 20 và được bảo quản tại Phòng Nghiên cứu quốc gia Los Alamos ( Tân Mêhicô ). Việc phân tích các mẫu virus này cho phép đi ngược thời gian, xác định được thời điểm virus biến đổi cũng như khu vực tồn tại của chúng. Các kết quả phân tích được đối chiếu với lịch sử các hoạt động của con người trong các vùng này để tìm hiểu xem hoàn cảnh dẫn đến việc dịch bệnh lây lan.

Martine Peeters, chuyên gia về vi trùng học, thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển, trụ sở tại Montpellier, Pháp, đồng tác giả công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, cho biết là các nhà khoa học đã tập hợp, đối chiếu thông tin, kết quả phân tích để xác định được địa điểm và thời điểm virus từ động vật sang người. Quá trình lây lan virus từ khỉ sang người chắc chắn đã xẩy ra nhiều lần mà không gây ra dịch, bởi vì virus chủ yếu vẫn tập trung và bị giới hạn trong rừng, và chờ đến khi có được địa điểm và thời điểm thuận lợi thì lan tỏa và làm bùng phát dịch bệnh.

Trong trường hợp dịch HIV, virus gốc đã tìm được động vật trung gian là đười ươi, sống ở phía đông nam Cameroun. Vào khoảng những năm 1920, có một người bị lây nhiễm ( do ăn thịt động vật hoang dã hoặc bị thương trong lúc săn thú ), đã đi tới Kinshasa và nơi đây trở thành điểm xuất phát dịch. Việc xem xét các tài liệu từ thời thuộc địa cho thấy trong thời kỳ này trao đổi thương mại phát triển mạnh qua đường thủy giữa hai vùng, nhất là buôn bán ngà voi và cao su.

Từ năm 1920 đến 1950, quá trình đô thị hóa và việc xây dựng mạng lưới giao thông, đặc biệt là đường sắt, đã diễn ra mạnh mẽ, chủ yếu do sự phát triển của ngành khai thác quặng mỏ. Vào thời điểm đó, Kinshasa trở thành đầu mối trung chuyển quan trọng. Vào năm 1937, các dấu hiệu dịch HIV-1 đã xuất hiện tại Brazzaville, thủ đô của Congo thuộc địa Pháp, cách Kinshasa khoảng 6 km, ở phía bên kia bờ sông Congo. Cũng vào quãng thời gian này, virus bắt đầu lây lan tới các thành phố lớn khác của nước Cộng hòa dân chủ Congo hiện nay, nằm ở phía đông nam Kinshasa. Trước tiên là tại Lubumbashi, cho dù cách khá xa, rồi hai năm sau, virus lây tới Mbuji-Mayi, chủ yếu do hành khách đi xe lửa.

Vào năm 1922, có tới 300 ngàn người đi tàu hỏa. Tuyến đường sắt này, chạy từ tây sang phía đông nam Congo, đã chuyên chở hơn 1 triệu lượt hành khách trong năm 1948. Trong thập niên sau đó, do giao thông đường sông mà virus đã lây tới Bwamanda, Kisangani, ở phía đông bắc nước này.

Các hoạt động của con người, lao động nhập cư, nạn mại dâm phát triển và việc sử dụng phổ biến phương pháp tiêm ven các loại thuốc chống bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục với các dụng cụ không được khử trùng cẩn thận ( kim tiêm sử dụng nhiều lần cho nhiều người ), đã là những yếu tố làm cho bệnh dịch bùng phát trên quy mô lớn.

Sự hiện diện của lao động nhập cư Haiti tại Congo- Kinshasa, nước vừa mới giành được độc lập vào năm 1960, giải thích vì sao một số người trong số họ đã đưa virus về nước khi hồi hương, vào khoảng năm 1964. Từ thời điểm đó, virus lây sang Hoa Kỳ. Cùng thời kỳ này, virus lan truyền sang các

23

Page 24: Ephata 629

nước nam Châu Phi khác. Phần còn lại thì mọi người đã biết. Khoảng 75 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus HIV và 36 triệu đã người tử vong.

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng những người thuộc nhóm M ( đa số ) bị nhiễm nhiều hơn những người thuộc nhóm O. Chuyên gia Martine Peeters giải thích, "để lây từ động vật sang người, virus trước tiên phải thích ứng với nhóm trung chuyển này. Virus HIV – 1 thuộc nhóm M có những đặc tính tạo thuận lợi cho sự lây lan". Một khi thích ứng được, virus có thể được nhân bội tại động vật trung chuyển, để rồi sau đó lây truyền sang những cá thể khác, mà không gây ra bệnh dịch.

Việc tái lập hành trình theo thời gian virus ra khỏi rừng, lây từ động vật sang người và lan truyền dưới hình thức dịch bệnh có một ý nghĩa quan trọng, đặc biệt vào thời điểm dịch Ebola gây chết chóc và nỗi kinh hoàng tại Tây Phi. Chuyên gia Martine Peeters nhấn mạnh, có một sự tương đồng nào đó giữa hai dịch bệnh, nhưng không một ai nghĩ rằng virus Ebola lại lan truyền nhanh và mạnh hơn cả virus HIV. Các con đường lây lan không giống nhau, virus Ebola lây dễ hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với HIV.

HIV trở thành dịch bệnh trong vòng 60 năm, trong khi virus Ebola là bốn năm.

ĐỨC TÂM, wikipedia.org

CÔ BÁN HÀNG MỸ PHẨM Ở SEOULTổng thống Park Geun Hye ( con gái của Tổng thống đầu tiên Hàn Quốc Park Chung Hy -

người đặt nền móng cho Kỳ tích sông Hàn ). Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức của mình, bà Park đã kêu gọi nhân dân cùng với chính phủ cùng nỗ lực để mở ra “một kỷ nguyên mới của hy vọng và hạnh phúc”.

Thập niên 60, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ôtô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo... bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào.

Trên tivi chỉ có hai chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, hai cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ.

Người Hàn tuyển chọn ngay 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ... 4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc... với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á.

24

Page 25: Ephata 629

Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu" tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này ?

Biểu đồ tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc, từ mức zero không có gì của năm 1960 lên đến 1.000 tỷ năm 2007. Như vậy 1.000 tỷ đô là thành quả của những đêm chỉ ngủ 5 giờ của 50 triệu người. Từ 2 bàn tay trắng, người ta đã biến giấc mơ thành có thật. Bạn hãy làm đi, đừng nói nữa ( no talk, action only ) là khẩu hiệu của người Hàn Quốc.

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng.

Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là một cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao ? Tony bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

TONY Buổi Sáng

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔTRỢ GIÚP CHỊ ĐINH THỊ CẨM BÀO Ở CÀ MAU, BỊ LAO PHỔI KHÁNG THUỐC

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu chị Đinh Thị Cẩm Bào, sinh năm 1987, quê quán ở ấp Bàu Chấu, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, điện thoại: 01203.535.669. Chị Cẫm Bào có một con 15 tháng tuổi, và đang mang thai đứa thứ hai được 27 tuần, chồng làm phụ hồ, mỗi ngày được 120 ngàn đồng, nhưng không ổn định. Từ lúc chị mang thai bé thứ hai được bốn tháng thì thường xuyên khó thở, và nhập viện ngày 11.9.2014. Bác sĩ Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch chẩn đoán chị bị lao phổi kháng thuốc. Gia đình đã phải vay mượn số

25

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 26: Ephata 629

tiền lên đến 10 triệu đồng trong thời gian nằm viện, nay về nhà vẫn phải tái khám và uống thuốc. Chúng tôi xin trợ giúp 3.000.000 VND ( 4 biên lai ), số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô.

TRỢ GIÚP ANH NGUYỄN ĐỨC TOÀN Ở ĐỒNG THÁP, BỊ LAO MÀNG NÃO

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu anh Nguyễn Đức Toàn, sinh năm, 1983, quê ấp Tân Phong, xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 01665.551.580. Anh Toàn là con thứ hai trong gia đình có ba anh em, cha mẹ đều đi làm thuê. Tháng 4.2014, Toàn đang làm thợ hồ thì thấy chóng mặt và té nhào, đưa vào Bệnh Viện tỉnh, rồi chuyển lên Bệnh Viện Chợ Rẫy, Sàigòn. Bác sĩ chẩn đoán anh bị lao màng não, điều trị 35 ngày, và chuyển qua Vệnh Viện Phạm Ngọc Thạch, xuất rồi lại nhập viện cho đến tháng 10 tổng cộng đã 4 lần. Chúng tôi xin trợ giúp gia đình anh số tiền 4.150.000 VND ( 5 biên lai ), được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô.

TRỢ GIÚP ANH PHẠM MINH TÂM Ở ĐỒNG THÁP, BỊ LAO MÀNG NÃO

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu anh Phạm Minh Tâm, sinh năm 1985, hiện ngụ tại 47/2A, liên tỉnh lộ 5, P. 5, Q. 8, điện thoại: 01632.404.453. Toàn có 3 anh em, cha mẹ chết năm 2000, sống tự lập. Anh Tâm phát bệnh hen suyễn và lao từ năm 2012, không đủ tiền uống thuốc đều đặn, nên bệnh ngày càng nặng, nhập Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch, Sàigòn, tháng 6.2014, điều trị 31 ngày. Chúng tôi xin trợ giúp số tiền 8.000.000 VND ( có 2 biên lai ), được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô.

TRỢ GIÚP ANH NGUYỄN ĐẶNG THANH PHONG Ở BÀ RỊA, BỊ LAO VÀ SƠ GAN

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu anh Nguyễn Đặng Thanh Phong, sinh năm 1979, hiện ngụ tại số 26, tổ 19, ấp Phước Lâm, xã Phước Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, điện thoại: 91285.878.111, Phong sống với Mẹ và hai em, lái ghe thuê. Tháng 4 năm 2014, anh Phong phát bệnh sơ gan và lao. Từ tháng 6.2014 vào điều trị tại

Bệnh Viện 115, Sàigòn, nay phải cấp cứu vào Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch. Chúng tôi xin trợ giúp số tiền 6.800.000 VND, được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 5 biên lai ).

TRỢ GIÚP EM NGUYỄN HỮU TÀI Ở SÀIGÒN, BỊ VIÊM RUỘT THỪA CÓ MỦ

Cô Isave Nguyễn Thị Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu em Nguyễn Hữu Tài sinh năm 1994, hiện ngụ tại 43/10A P. 15, Q. Bình Thạnh, điện thoại: 01222.816.401. Em Tài mồ côi cha, sống với mẹ là bà Nguyễn Thị Thùy Linh, sinh năm 1966, bán ve chai. Tài đang học nghề sửa xe Honda thì đau bụng quằn quại, phải đưa đi cấp cứu

bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán viêm ruột thừa có mủ phải mổ cấp cứu. Chúng tôi xin trợ giúp số tiền 2.800.000 VND, được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 1 biên lai ).

TRỢ GIÚP ÔNG NGUYỄN HỒNG XINH Ở AN GIANG, BỊ UNG THƯ PHỔI VÀ PHẾ QUẢN

Lm. Giuse Trân Văn Quăn, Nha Thơ Nui Tương, Giao Phân Long Xuyên, giới thiệu ông Nguyên Hông Xinh, sinh năm 1950, điên thoai: 01687.939.948, đia chi ấp Sơn Hoa, xa Vong Đông, huyện Sơn Thoai, tỉnh An Giang. Ông Xinh góa vợ, co 5 ngươi con đã lâp gia đinh, hiên ông ơ vơi con trai ut va cac chau, gia đinh đêu lam thuê.

Ông Xinh đau yêu thương xuyên, phat bênh ung thư phôi và phế quản, đưa về Bệnh Viện Pham Ngoc Thach, Sàigòn, hoa tri xương va se tiêp tuc xa tri. Chúng tôi xin trợ giúp số tiền 1.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 2 biên lai ).

TRỢ GIÚP ANH NGÔ ĐỨC MINH Ở KHÁNH HÒA, BỊ TAI NẠN, PHẢI CƯA CHÂN PHẢI

26

Page 27: Ephata 629

Lm. Nicolas Nguyễn Hòa, Giáo Xứ Vĩnh An, Giao Phận Nha Trang, giới thiệu anh Phêrô Ngô Đức Minh, sinh năm 1965, địa chỉ 432 đường 3 tháng 4, xóm Cồn, xã Cam Linh, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, điện thoại 0913.430.707, hiện tạm trú tại số 1A Lý Thường Kiệt, Saigon, để tái khám và cấy da. Tháng 8 năm 2014, anh Minh bị tai nạn đưa vào Bệnh Viện Khánh Hòa điều trị 20 ngày, nhưng do bị giập nát ống quyển chân phải, dẫn tới hoại tử, phải chuyễn về Bệnh Viện Chợ Rẫy, Sàigòn, cưa bỏ chân phải. Chúng tôi xin trợ giúp 10.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có biên lai ).

TRỢ GIÚP ANH ĐẶNG NGỌC HÂN Ở BẾN TRE, BỊ SUY THẬN

Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu anh Đặng Ngọc Hân, sinh năm 1984, địa chỉ 169/3 ấp Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, điện thoại số 0169.977.022, tạm trú tại nhà trọ số B 52/22 Bis Tôn Thất Thuyết, Q. 4, Sàigòn. Anh Hân lên Sàigòn làm bảo vệ cho Công ty dịch vụ Long Hoàn, phát bệnh suy thận mãn đã 6 năm nay suy thận mãn, phải lọc thận nhân tạo, mỗi tháng 9 lần, uống thêm thuốc đặc trị, chi phí 3 – 4 triệu đồng, phải vay nợ lên đến hơn 20 triệu rồi. Chúng tôi xin trợ giúp 10.000.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô ( có 46 biên lai ).

521. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ MÁU CHO

CHÁU BÉ LÂM THỊ MỸ TRÚC Ở BÌNH ĐỊNHLm. Phaolô Nguyễn Như Hiếu, Dòng Camillo, giới thiệu cháu bé LÂM THỊ MỸ TRÚC, sinh

năm 2009, con ông Lâm Vĩnh Hạnh và bà Tạ Thị Huệ, hiện ngụ tại xã An Nhơn, phường Nhơn Hòa, tỉnh Bình Định, điện thoại: 01635.616.026. Cháu Trúc là con út trong gia đình có 3 anh chị em. Cha làm thợ hồ, mẹ bán trứng gà, trứng vịt, chị lớn 15 tuổi đã nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Cháu Mỹ Trúc bị ung thư máu, phát hiện bệnh từ năm 2012. Cháu được chuyển từ Bệnh Viện Bình Định vào Bệnh Viện Nhi Đồng 1 rồi lại chuyển qua Bệnh Viện Ung Bướu Sàigòn. Mặc dù cháu có bảo hiểm y tế, nhưng nhiều loại thuốc đặc trị không có trong danh mục BHYT nên gia đình phải lo chi phí để mua thuốc. Cháu điều trị được một năm thì tình hình tạm ổn nên đã chuyển qua duy trì, cháu được về nhà, hàng tháng vào bệnh viện để tái khám theo dõi. Không may, đến đầu năm 2014 bệnh tình của cháu tái phát, buộc phải nhập viện để điều trị lại với việc vô hóa chất liều mạnh. Hiện giờ bệnh tình của cháu đã tạm ổn nhưng vẫn phải vào thuốc đặc trị, mỗi tháng tiền thuốc khoảng 3,5 triệu đồng. Cha mẹ cháu đã xoay sở, vay mượn tiền để mua thuốc cho cháu. Số tiền đang mắc nợ là 30 triệu đồng.

Ngày 3.10.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị ung thư máu cho cháu Lâm Thị Mỹ Trúc với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bé Nguyên Đăng: 650.000 VNDCô Anna Lê Thị Kim ( Sàigòn ): 3.000.000 VNDMột ân nhân ở Georgia ( Hoa Kỳ ): 200 USDChị Maria Duyên ( Sàigòn ): 500.000 VNDBà ngoại bé Emmanuelle ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCô Vân ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDCô Thu Diễm, Xóm 4 ( Sàigòn ): 200.000 VNDGia đình cô Ngân - cô Nga ( Đồng Nai ): 1.000.000 VNDMộ cô ẩn danh, Gx. ĐMHCG ( Sàigòn ): 3.000.000 VNDChị Jennifer Dinh ( Hoa Kỳ ): 100 USDÔng Phạm Xuân Phong ( Hoa Kỳ ): 50 USDBà Maria Mỹ, Gx. Tân Việt ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDCô Cúc, quận Tân Bình ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDMột người ẩn danh ( ? ): 500.000 VND

Tổng kết đến 21g tối Chúa Nhật 5.10.2014: 22.850.000 VND + 350 USD = 30.300.000 VND

27

Page 28: Ephata 629

Như vậy sau 3 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp cháu bé Lâm Thị Mỹ Trúc. Số tiền 300.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là em Phạm Thị Bình ở Hải Dương. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

523. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP THAY GIÁC MẠC CHO EM PHẠM THỊ BÌNH Ở HẢI DƯƠNG

Thầy Nguyễn Quốc Phong, Mái Ấm Thiên Ân, giới thiệu em PHẠM THỊ BÌNH, sinh ngày 20.9.1990 tại Bắc Ninh, lập gia đình với em Tăng Đình Lâm, là một em khiếm thị của Mái Ấm Thiên Ân, ra trường năm 2005, trở về quê ở Hải Dương, làm nghề massage. Hai vợ chồng đều khiếm thị và có được hai con còn nhỏ.

Em Phạm Thị Bình, năm 2000, khi lên 10 tuổi, có lượm được một cái kíp nổ, đang cầm chơi, không biết là gì thì cái kíp phát nổ làm đôi mắt em bị hư vì rách giác mạc và một số vết thương khác ở tay. Các bác sĩ ở Viện Mắt Trung Ương Hà Nội nói rằng nếu có ai hiến giác mạc thì có thể chữa được chứng mù cho em, thế nhưng em đã chờ đợi quá lâu mà vẫn chưa đến phiên. Nay bác sĩ nói rằng nếu để lâu thêm nữa thì dây thần kinh mắt bị teo và sẽ không thể thay giác mạc được nữa.

Nếu phải mua một giác mạc từ Mỹ, thì giá khoảng 1.750 USD để thay ngay trong thời gian này, thì khả năng gia đình em không lo liệu nổi. Mái Ấm Thiên Ân cũng đang cố gắng gom góp nhưng chỉ được một phần nhỏ. Rất may, Viện Mắt Trung Ương vừa báo tin đã có người hiến giác mạc cho em Bình. Các khoản chi phí giảm nhẹ hẳn đi.

Ngày 3.10.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp thay giác mạc cho em Phạm Thị Bình với số tiền là 10.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bé Mỹ Trúc: 300.000 VNDCô Trung, Gx. Tân Phú ( Sàigòn ): 4.000.000 VNDCô Nguyễn Thị Phụng ( Canada ): 200 CADGia đình bé Minh Kha ( Sàigòn ): 200.000 VND Một người ở Gx. Võ Đắc ( Phan Thiết ): 200.000 VND Một người ở quận Tân Bình ( Sàigòn ): 500.000 VNDAnh chị Tuấn Anh – Kim Oanh ( Sàigòn ): 1.000.000 VND

Tổng kết đến 13g30 trưa thứ tư 8.10.2014: 10.200.000 VND

Như vậy sau 6 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 10 triệu đồng giúp em Phạm Thị Bình. Số tiền 200.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là ông Hoàng Khắc Minh ở Nghệ An. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

524. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO CHO ÔNG HOÀNG KHẮC MINH Ở NGHỆ AN

Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Giao, Giáo Xứ Lãng Điền, Giáo Phận Vinh, giới thiệu ông Phêrô HOÀNG KHẮC MINH, sinh năm 1973, làm thợ hồ thường xuyên xa nhà, vợ là bà Maria Hoàng Thị Soa, làm nghề tráng bánh ướt, hiện ngụ tại xóm 7, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, điện thoại: 01643.982.599. Ông bà có hai người con, con lớn sinh năm 1996, đã nghỉ học đi làm phụ hồ với bố, con nhỏ sinh năm 2001 đang đi học.

Ông Minh đi làm thợ hồ bên Lào, sập giàn giáo, bị chấn thương sọ não, hôn mê, phải đưa về Việt Nam điều trị tại Bệnh Viện 115 tỉnh Nghệ An suốt một tháng, sau đó gia đình xin chuyển về Bệnh Viện huyện Anh Sơn chữa trị để tiết kiệm chi phí. Chi phí nằm viện cho đến nay đã hết khoảng 100 triệu đồng, gia đình chỉ lo được 30 triệu đồng, số

28

Page 29: Ephata 629

tiền còn lại phải đi vay mượn. Hiện tại ông đã hồi tỉnh và được về nhà, nhưng bị liệt nửa người và đang châm cứu tại phòng khám từ thiện Antôn ở Nghệ An.

Ngày 8.10.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị chấn thương sọ não cho ông Hoàng Khắc Minh với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Phạm Thị Bình: 200.000 VNDGia đình Le Bruno, La Chapelle ( Pháp ): 100 EURNhóm cô Đỗ Thị Tâm, Cali ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDMột ân nhân ở Georgia ( Hoa Kỳ ): 300 USDBác PHP, Gx. Bình Thọ ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDAnh Kha ( Đồng Nai ): 5.000.000 VNDCô Monica Nguyệt ( Pháp ): 10.000.000 VND

Tổng kết đến 18g30 chiều thứ bảy 11.10.2014: 25.200.000 VND + 100 EUR + 300 USD = 34.250.000 VND

Như vậy sau 4 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp ông Hoàng Khắc Minh. Số tiền 4.250.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là em Phạm Quý Nhân ở Huế. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

525. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU

CHO EM PHẠM QUÝ NHÂN Ở HUẾLm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu em Giuse PHẠM QUÝ NHÂN, sinh ngày 11.11.1986,

con ông Phaolô Phạm Quý và bà Têrêsa Tôn Nữ Thùy Mỵ, hiện ngụ tại số 9/4 Kiệt 10, Nguyễn Du, phường Phù Cát, thành phố Huế. Dù bệnh tật ngặt nghèo và hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, em Quý Nhân vẫn rất chăm học, đã tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm ngành Công Nghệ Thông Tin IT, nhưng không nơi nào tuyển dụng đi làm, nhận làm biên dịch tiếng Pháp cho bên Du Lịch và dạy thêm tại nhà để phụ giúp gia đình.

Em Quý Nhân bẩm sinh bị mắc chứng Hemophilia A ( rối loạn đông máu do thiếu yếu tố đông máu số 8 ), phát hiện lúc được 10 tháng tuổi. Đến nay em đã 18 tuổi, gia đình phải liên tục và thường xuyên đưa em đi bệnh viện cấp cứu do bị sang chấn, hoặc bất ngờ té ngã, gần đây lại phát hiện bị lây nhiễm viêm gan siêu vi C qua đường truyền máu. Hiện tại tay trái và chân phải của em bị teo cơ, tay trái hơi cong, chân đi hơi khập khiễng.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết hướng điều trị: Nếu dùng thuốc PEGnano mỗi tuần chích một mũi kèm thuốc Ribavirin uống mỗi ngày thì giá sẽ là hơn 2 triệu đồng, điều trị trong 48 tuần, chi phí tổng cộng khoảng 120 triệu đồng. Nếu dùng thuốc PEGASIS mỗi tuần chích một mũi kèm thuốc Ribavirin uống mỗi ngày thì giá khoảng 4,5 triệu đồng, điều trị trong 49 tuần, chi phí tổng cộng là 225 triệu đồng. Dẫu có chọn hướng điều trị thứ nhất thì con số cả trăm triệu đồng cũng vượt ngoài khả năng lo liệu của gia đình.

Ngày 11.10.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị rối loạn đông máu cho em Phạm Quý Nhân với số tiền là 40.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp ông Hoàng Khắc Minh: 4.250.000 VNDGia đình anh Đức ( Sàigòn ): 500.000 VNDChị Xuân Lan ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Miu Phương ( Sàigòn ): 500.000 VNDBà Trần Thị Liễu ( Sàigòn ): 100 USDMột gia đình ẩn danh ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDAnh chị Tuấn Anh – Kim Oanh ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDMột ân nhân qua cô Hương ( Sàigòn ): 5.000.000 VND

29

Page 30: Ephata 629

Hai người ẩn danh ( Sàigòn ) dự Lễ Xa Quê: 3.000.000 VNDGia đình Nho – Na ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCô Vàng, Giáo Xứ Xóm Lách ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDBạn Kiều My ( Khánh Hòa ): 1.500.000 VNDCô Nguyễn Liên Hương ( Hoa Kỳ ): 50 USDChị Maria Quỳnh Anh ( Sàigòn ): 2.500.000 VNDBạn Fiat Ngọc Anh, Thủ Đức ( Sàigòn ): 100.000 VNDBà Phạm Thị Hồng ( Sàigòn ): 200.000 VNDAnh chị Kỳ – Phượng ( Sàigòn ): 10.000.000 VND

Tổng kết đến 9g15 sáng thứ tư 15.10.2014: 39.050.000 VND + 150 USD = 41.200.000 VND

Như vậy sau 5 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 40 triệu đồng giúp em Phạm Quý Nhân. Số tiền 1.200.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là bà Nguyễn Thị Út ở Đồng Tháp. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

520. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP HÓA TRỊ UNG THƯ CHO BÀ NGUYỄN THỊ ÚT Ở ĐỒNG THÁP

Cha Phêrô Phạm Đức Thanh, DCCT, phụ trách Họ Đạo Mỹ Thuận, Giáo Phận Vĩnh Long, giới thiệu bà NGUYỄN THỊ ÚT, sinh năm 1972, hiện ngụ tại ấp Phú Thạnh, xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, người chồng đã qua đời từ năm 2012, đang ở với hai con còn nhỏ, hoàn cảnh gia đình ở nông thôn rất khó khăn.

Bà Út phát bệnh ung thư vú đã di căn xương, thêm bệnh đái tháo đường, phải đưa về phẫu thuật và hóa trị tại Khoa ĐV Hóa Trị Ung Thư của Bệnh Viện Đại Học Y Dược Sàigòn, BHYT thanh toán được 30%, phải đóng gần 20 triệu đồng, chưa kể những khoản chi phí đi lại, ăn uống và mua thuốc ngoài danh mục bảo hiểm.

Ngày 15.10.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp hóa trị ung thư vú cho bà Nguyễn Thị Út với số tiền là 25.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bé Mỹ Trúc: 300.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Quý Nhân: 1.200.000 VNDCô Hoàng Mai ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDÔng bà Dũng – Trinh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCô Dương, Quán Vương ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDMột cựu huynh trưởng TNTT ( Sàigòn ): 500.000 VNDAnh Ngô Văn Quảng ( Sàigòn ): 500.000 VNDMột người ẩn danh ( Bình Định ): 200.000 VNDBạn Fiat Thanh Lan ( Đồng Nai ): 300.000 VNDAnh Tiến. Gx. Bình Thuận ( Sàigòn ): 10.000.000 VND

Tổng kết đến 17g15 chiều thứ năm 16.10.2014: 25.000.000 VND

Như vậy chỉ sau 2 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 25 triệu đồng giúp bà Nguyễn Thị Út. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

526. MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO ANH NGUYỄN VĂN TRUNG Ở SÓC TRĂNG

Nữ Tu Maria Trương Thị Phương Dung, Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, điện thoại: 0985.450.650, giới thiệu anh NGUYỄN VĂN TRUNG, sinh năm 1978, vợ là chị Trần Minh Nguyệt, hiện ngụ tại ấp Phương An 1, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, điện thoại: 0969.396.147. Anh Trung bán bánh mì, vợ anh làm nghề giúp việc nhà, vợ chồng anh Trung có một con nhỏ 12 tuổi, đang học lớp 6.

Anh Trung bị bệnh tim từ nhỏ, anh bị hẹp hở van động mạch chủ, bệnh trở nặng nên bác sĩ yêu cầu mổ gấp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chi phí ca mổ gần 99 triệu đồng, cộng thêm các chi phí khác nữa, hết khoảng 180 triệu đồng. BHYT thanh toán 80 triệu đồng. Anh đã bán

30

Page 31: Ephata 629

nền nhà và công đất do cha mẹ cho ra riêng, nhưng vẫn không đủ, phải mượn sổ đỏ của người thân để thế chấp vay ngân hàng.

Ngày 16.10.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho anh Nguyễn Văn Trung với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDCô Jennifer Đinh Nguyệt, Houston, Texas ( Hoa Kỳ ): 200 USDÔng Thịnh Phúc Nguyễn ( Hoa Kỳ ): 100 USDÔng Vũ Thế Anh ( Hoa Kỳ ): 50 USDOng bà Khanh – Nhung ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDHai bạn Fiat Học – Chi ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDMột ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ): 500.000 VNDCô Vân, quán Hồng Hiên ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDHai ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ): 700.000 VNDÔng Báo ( Hoa Kỳ ): 50 USDBà mẹ của anh Hiếu ( Hoa Kỳ ): 50 USDMột ân nhân ẩn danh ( Sàigòn ): 500.000 VNDCô Phuong To ( Hoa Kỳ ): 50 USDAnh Võ Đức Huy ( Sàigòn ): 500.000 VNDHai người ẩn danh ( các tỉnh ): 300.000 VND

Sơ kết đến 17g30 chiều thứ ba 21.10.2014: 17.500.000 VND + 500 USD = 28.150.000 VND

527. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO BÀ NGUYỄN THỊ KIM TRANG Ở NHA TRANG

Lm. Phaolô Ngô Hành, Dòng Ngôi Lời, điện thoại: 0583.881.834, giới thiệu bà NGUYỄN THỊ KIM TRANG, sinh năm 1973, hiện ngụ tại phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang. Bà Kim Trang đi làm thủ công song mây, người chồng thì chạy xe ôm lo cho 3 người con còn đi học.

Bà Kim Trang bị hẹp hở van tim 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ, bác sĩ cho biết phải mổ, chi phí là 125.260.000 đồng, hoàn toàn vượt ngoài khả năng lo liệu của gia đình. Bà con láng giềng và nhiều người hảo tâm đã gom góp giúp được 50 triệu đồng, vẫn còn thiếu hơn 75 triệu đồng nữa.

Ngày 21.10.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho bà Nguyễn Thị Kim Trang với số tiền là 35.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDCô Phuong To ( Hoa Kỳ ): 50 USDAnh Trung, Gia Kiệm ( Đồng Nai ): 7.000.000 VNDCô Kim Cúc, Cali ( Hoa Kỳ ): 10.000.000 VNDBạn Hồng Phúc, Xóm 1 ( Sàigòn ): 200.000 VNDBạn Fiat Nhụy Bông ( Sàigòn ): 200.000 VNDMột gia đình ở Gx. Nam Thái ( Sàigòn ): 5.000.000 VNDCô Khánh ( Hoa Kỳ ): 500.000 VNDCô Maria Hòa, Phú Nhuận ( Sàigòn ): 300.000 VNDHọc viên Giáo Lý Hôn Nhân Agape 35 DCCT ( Sàigòn ): 7.500.000 VND

Tổng kết đến 21g30 tối thứ sáu 24.10.2014: 34.700.000 VND + 50 USD = 35.800.000 VND

Như vậy sau 4 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 35 triệu đồng giúp bà Nguyễn Thị Kim Trang. Số tiền 800.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là bà Nguyễn Thị Vinh ở Nghệ An. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

31