56
CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN A. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ - Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó. - Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh: + So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch, trên cơ sở đó tính ra tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. + So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của từng loại sản phẩm, và tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng sản phẩm. + So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ với khối lượng sản phẩm sản xuất và khối lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ nhằm đánh giá tính cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. - Chỉ tiêu phân tích: 1

Ptkqhdkd

Embed Size (px)

Citation preview

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

VÀ LỢI NHUẬN

A. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP

I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

- Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá sự biến động về khối lượng sản

phẩm tiêu thụ của xí nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân

đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những

nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó.

- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh:

+ So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch với doanh thu kế hoạch

tính theo giá bán kế hoạch, trên cơ sở đó tính ra tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản

phẩm của doanh nghiệp.

+ So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của

từng loại sản phẩm, và tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng sản phẩm.

+ So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ với khối lượng sản phẩm sản xuất và khối

lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ nhằm đánh giá tính cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ

và dự trữ.

- Chỉ tiêu phân tích:

Khối lượng sp tiêu thụ

=

Khối lượng sp tồn kho đầu kỳ

+

Khối lượng sp

sx trong kỳ-

Khối lượng sp tồn kho

cuối kỳ

Tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ của

DN=

Q1Po

x 100%QoPo

Trong đó:Qo , Q1 : là số lượng sản phẩm tiêu thụ theo KH và TT của từng loại sp.

Po : là giá bán KH của mỗi loại sản phẩm.

Sản phẩm

Tồn khođầu kỳ

Sản xuấttrong kỳ

Tiêu thụtrong kỳ

Tồn khocuối kỳ

Giá bán KH đơn vị

1

(1000đ)

KH TT KH TT KH TT KH TT

ABCD

6010050

4440200

400440720320

430460520350

420500600300

430250720350

40405020

44250

--

201484

Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ

- Xét toàn bộ doanh nghiệp:Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp là:

(430 x 20) + (250 x 14) + (720 x 8) + (350 x 4) 19260 = x 100% = 90%(420 x 20) + (500 x 14) + (600 x 8) + (300 x 4) 21400

=> Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cụ thể là tỷ lệ hoàn

thành kế hoạch chỉ đạt 90%. Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ sản phẩm B trong kỳ

giảm, sản phẩm B giảm có thể là do chất lượng sản phẩm hoặc là do giá bán, do nhu cầu

của khách hàng về sản phẩm B giảm,…làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của

doanh nghiệp.

- Xét từng loại sản phẩm:

Ta có bảng phân tích sau:

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Chênh lệchKế hoạch Thực tế Mức %

Sản phẩm ASản phẩm BSản phẩm CSản phẩm D

420500600300

430250720350

10-25012050

2,38-5020

16,7

- Như vậy sản phẩm A đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 10 sản

phẩm, tăng 2,38%. Mặc dù mức dự trữ đầu kỳ giảm 16 sản phẩm nhưng do doanh nghiệp

đẩy mạnh sản xuất trong kỳ tăng 30 sản phẩm, nên đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong kỳ

và dự trữ cho tiêu thụ kỳ sau. Đây là biểu hiện tích cực đảm bảo được tính cân đối giữa

dự trữ, sản xuất và tiêu thụ.

- Sản phẩm B không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, cụ thể là giảm 250 sản phẩm, giảm

50% so với kế hoạch. Mặc dù xí nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất tăng 20 sản

2

phẩm, nhưng do tình hình tiêu thụ không thực hiện tốt nên số dự trữ cuối kỳ tăng 210 sản

phẩm. Đây là biểu hiện không tốt, không đảm bảo được tính cân đối giữa dự trữ, sản xuất

và tiêu thụ.

- Sản phẩm C đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 120 sản phẩm, tăng

20% so với kế hoạch. Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ trong

trường hợp tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất chỉ đạt 72,2%, giảm 27,8%, giảm 200 sản

phẩm. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do mức dự trữ đầu kỳ quá cao, tăng 150 sản

phẩm và không thực hiện đươc dự trữ cuối kỳ. Tình hình trên là biểu hiện không tốt, mất

cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ. ???

- Sản phẩm D đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 50 sản phẩm, tăng

16,7% trong khi đó kế hoạch sản xuất cũng hoàn thành vượt mức 30 sản phẩm, nhưng

lượng tồn kho cuối kỳ không có. Điều này cho thấy sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu

cầu tiêu thụ, tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ, tiêu thụ không được thực hiện.

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VỀ DOANH THU

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn

quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động của doanh thu sẽ

giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp.

- Khi phân tích doanh thu, có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: doanh thu theo từng

nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phân trực thuộc, …

- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.

Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu về doanh thu qua 2 năm của một công ty thương mại, phân

tích tình hình doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.

Cửa hàngDoanh thu năm trước Doanh thu năm nay Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng%

Số tiền Tỷ trọng%

Số tiền Tỷ trọng %

ABC

Cộng

13.5009.0007.500

30.000

453025

100

15.5106.930

10.56033.000

472132

100

2.010-2.0703.0603.000

14,9-23

40,810

- Ta nhận thấy tổng doanh thu của công ty tăng 3.000 triệu đồng, tỉ lệ tăng 10% là do

doanh thu cửa hàng A và C tăng, trong đó doanh thu cửa hang C tăng nhiều nhất: tăng

3.060 triệu đồng, tỉ lệ tăng 40,8%. Đây là biểu hiện tốt. Còn cửa hàng B thì đã giảm

3

doanh thu đáng kể: giảm 2.070 triệu đồng,tỉ lệ giảm 23%. Nguyên nhân là do tình hình

tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng B giảm, do đơn đặt hàng và nhu cầu của khách hàng

giảm hoặc là do phương thức bán hàng của cửa hàng chưa tốt,…Để khắc phục thì cửa

hàng cần tăng cường các chính sách chiêu thị như: quảng cáo, khuyến mãi,…để tăng tình

hình tiêu thụ sản phẩm hoặc cải thiện lại phương thức bán hàng,…

- Cùng với sự biến động của tổng doanh thu thì cơ cấu doanh thu của công ty cũng thay

đổi. Tỉ trọng doanh thu của cửa hàng A năm nay so với năm trước tăng và đóng vai trò

chủ đạo đối với công ty. Ngược lại, tỉ trọng về doanh thu của cửa hàng B giảm từ 30%

xuống còn 21% và doanh thu cửa hàng C tăng từ 25% lên 32%. Sự thay đổi này đã đưa

cửa hàng C lên vị trí quan trọng thứ 2.

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MẶT HÀNG CHỦ YẾU

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình

hình tiêu thụ về mặt khối lượng sản phẩm mà phải tiếp tục phân tích tình hình thực hiện

kế hoạch tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu. Bởi vì xí nghiệp không thực hiện tốt kế hoạch

mặt hàng tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của xí nghiệp, tình hình sản xuất

kinh doanh của khách hàng, giảm uy tín xí nghiệp.

- Nguyên tắc phân tích là: Không lấy giá trị mặt hàng tiêu thụ vượt mức bù cho giá trị

mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.

- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh.

- Chỉ tiêu phân tích: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng tiêu thụ.

4

Ví dụ:

Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng tiêu thụ.

Sản phẩm

Số lượng sản phẩm tiêu thụ (sp)

Giá bán kế hoạchKế hoạch Thực tế

ABC

100300200

110280150

1.0002.0001.500

Ta có:

Tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ mặt hàng:

(100 x 1.000) + (280 x 2.000) + (150 x 1.500) x 100% = 88,5% (100 x 1.000) + (300 x 2.000) + (200 x 1.500)

=> Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng, nguyên nhân

dẫn đến tình hình này do sản phẩm B, C không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, do nhu cầu

của khách hàng giảm, do chất lượng sản phẩm hay do ảnh hưởng của giá bán,…Để khắc

phục cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán, tích cực tìm nhiều đơn đặt

hàng hơn,…

IV. PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH

TIÊU THỤ

1. Nguyên nhân chủ quan (thuộc về bản thân xí nghiệp)

Tình hình cung cấp thu mua

Chịu sự tác động của các nhân tố:

- Vốn, tiền mặt.

- Thị trường cung ứng.

- Nâng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi.

- Tổ chức, kỹ thuật tác nghiệp.

5

Tình hình dự trữ hàng hóa

- Phân tích tình hình tồn kho: hàng tồn kho phải đảm bảo không để tình trạng thiếu

hụt nhưng cũng phải đảm bảo không gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Tồn kho phải luôn

kịp thời và vừa đủ.

- Phân tích luân chuyển hàng hóa: số vòng luân chuyển hàng hóa (số vòng quay

kho) và kỳ luân chuyển (số ngày cho 1 vòng).

Số vòng luân Trị giá hàng bán ra theo giá vốnchuyển hàng hóa Trị giá hàng tồn kho bình quân

Số ngày của một 360 vòng quay Số vòng luân chuyển

Ví dụ: Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh 2011/2010

CL %

Giá vốn hàng bán 737.483.239 783.207.200 45.723.961 6,2

Tồn kho hàng hóa bình quân 172.308.871 195.620.267 23.311.396 13,5

Số vòng luân chuyển hàng

hóa(lần/năm)

4,28 4 - 0,28 -6,55

Số ngày của một vòng quay 84 90 6 7,14

Mức độ tồn kho bình quân năm 2011 tăng 23.311.396 nghìn đồng tương ứng 13,5% so

với năm 2010, số vòng luân chuyển hàng hóa năm 2011 giảm 0.28 lần (bán ra giảm/tồn

kho tăng), chứng tỏ hàng tồn kho năm 2011 ứ động nhiều hơn so với năm 2010, tốc độ

chu chuyển năm 2011 chậm hơn 2010 là 6 ngày. Chứng tỏ hiệu quả quản lý hàng tồn kho

của công ty năm 2011 kém hơn năm trước.

Nguyên nhân:

- Có thể do đội ngũ quản trị kho của công ty còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong quản trị

hàng tồn kho dẫn tới công tác dự báo hàng tồn kho còn chậm.

- Ảnh hưởng của cơ chế thị trường, những biến động của nền kinh tế đã tác động đến tình

hình tiêu thụ của công ty.

6

Giá bán:

Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản lượng hàng hóa tiêu thụ

(xét cả mặt giá trị và hiện vật) ảnh hưởng đến lợi nhuân doanh nghiệp. Giá bán tăng lên

làm doanh thu tăng lên trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm bán ra không thay

dổi. Tuy nhiên cần chú ý rằng, khi thu nhập người tiêu dùng không tăng, giá bán tăng lên

thông thường khối lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm. Doanh nghiệp cần

quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế

cao nhất.

Chất lượng hàng hóa

- Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm qua việc chất

lượng sản phẩm, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng

cao nếu với một mức giá hợp lý, nếu hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu này thì sẽ rất

khó tiêu thụ.

- Doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao uy tín cho sản phẩm bằng cách đảm bảo chất lượng

sản phẩm, giá cả tương đối ổn định, luôn có đủ hàng cung ứng cho thị trường và các dịch

vụ mua bán tốt.

Phương thức bán hàng

- Phương thức tiêu thụ: Phương thức tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản

phẩm hàng hoá như : bán trực tiếp hoặc bán qua các tổ chức trung gian, bán sỉ và lẻ…

Doanh nghiệp phải áp dụng linh động các phương thức và phải quan tâm nhiều đến công

tác chăm sóc khách hàng. (kênh phân phối sản phẩm)

- Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ

như : bán thu tiền mặt, bán trả góp,…

Tổ chức, kỹ thuật thương mại

Trong khâu tiêu thụ thì khả năng tổ chức tiêu thụ hàng là rất quan trọng, phải căn cứ vào

đặc điểm sản phẩm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh và đối tượng khách hàng để cho

doanh nghiệp phục vụ được khách hàng một cách tốt nhất. Đối với sản phẩm mang tính

kỹ thuật thì yêu cầu trình độ của người tiêu thụ không chỉ ở nghệ thuật giao tiếp ứng xử

với khách hàng, mà còn cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về các thông số kỹ

thuật của hàng hoá. Nhân viên tiêu thụ luôn tạo được lòng tin với khách hàng thì sẽ thu

hút được khách hàng mua hàng cho doanh nghiệp và ngược lại.

7

2. Nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân thuộc về chính sách nhà nước.

- Mức độ ảnh hưởng đến doanh thu từ chính sách thuế, các chính sách kinh tế của chính

phủ và tình hình giao thương quốc tế.

- Mức độ tác động của tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính tiền tệ.

- Tác động của khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh

- Chính sách bảo hộ với các chiến lược thương mại và công nghiệp hóa

Nguyên nhân thuộc về xã hội

- Phân tích nhu cầu, thu nhập thay đổi tập quán tiêu dùng.

- Trong đó, nhu cầu tiêu dùng là 1 hàm số của thu nhập và có mối quan hệ thuận

với thu nhập: thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tăng và ngược lại. Có ba loại nhu

cẩu:

Nhu cầu thiết yếu:

Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu về các loại thực phầm quan trộng và sản phẩm thiết yếu

khác như lương thực thực phầm v.v…Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu này sẽ tăng lên sau

đó tốc độ giảm dần và cuối cùng đạt mức bảo hòa.Quan hệ này có thể biểu diễn bằng đồ

thị sau:

Hàm số mà đồ thị này biểu diễn có thể là: Y=

8

Thu nhập

Nhu cầu thiết yếu

0

Đồ thị: Xu hướng nhu cầu thiết yếu

Đây là hàm nhất biến nhận đường thẳng y = a làm tiệm cận ngang.Với a là nhu cầu ở

điểm bảo hòa.

Nhu cầu trung lưu:

Nhu cầu trung lưu là nhu cầu về các mặt hàng sử dụng lâu dài như quần áo, nhà ở, giày

dép v.v… Khi thu nhập tăng thì những nhu cầu này tăng chậm, sau đó tăng nhanh rồi

tốc độ giảm dần và cuối cùng đạt mức bảo hòa.

Nhu cầu cao cấp:

Đối với loại nhu cầu này khi thu nhập tăng lên nhu cầu tang chậm, nếu thu nhập càng

tăng thì nhu cầu này càng tăng, trên thực tế nhu cầu này không có mức bão hòa. .Quan hệ

này có thể biểu diễn bằng đồ thị sau:

Hàm số mà đồ thị này biểu diễn có thể là: Y= ax

9

Thu nhập

Nhu cầu trung lưu

0Đồ thị: Xu hướng nhu cầu trung lưu

Thu nhập

Nhu cầu cao cấp

0

Đồ thị: Xu hướng nhu cầu cao cấp

V. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ VỚI PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY ĐA

BIẾN

1. Lý thuyết về khối lượng tiêu thụ

- Khối lượng tiêu thụ chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: giá cả và dịch vụ của hàng

hóa, chi phí quảng cáo, giá bán của các đối thủ cạnh tranh, giá hàng có tính thay thế và

hàng bổ sung, tổ chức kỹ thuật thương mại và phương thức tiêu thụ, thu nhập bình quân

đầu người, chính sách bảo hộ mậu dịch của chính phủ hay các hiệp định song phương và

đa phương, sự thay đổi thời trang thị hiếu tập quán tiêu dùng tôn giáo giới tính lễ hội mùa

vụ, nắng mưa, thời tiết …

- Trong phạm vi mục này, để đơn giản, khối lượng tiêu thụ được xét trong giới hạn mối

quan hệ chỉ với hai nhân tố: giá bán (X1) và chi phí quảng cáo (X2).

- Về mặt lý thuyết, khối lượng tiêu thụ có quan hệ nghịch biến với giá bán sản phẩm và

có quan hệ thuận biến với chi phí quảng cáo.

2. Mô hình hồi quy dưới dạng tuyến tính

Y = bo + b1X1 + b2X2 + e

Trong đó:

- Y: khối lượng tiêu thụ.

- X1: giá bán sản phẩm.

- X2: chi phí quảng cáo.

- bo: tung độ gốc.

- b1 : mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi giá bán thay đổi 1 đơn vị.

- b2: mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi chi phí quảng cáo thay đổi 1 đơn vị.

- e: sai số, thể hiện mức độ tác động của các yếu tố khác không thể biết hoặc không

được đưa vào mô hình.

10

Ví dụ: Có số liệu thu thập được về tình hình thực hiện khối lượng tiêu thụ, đơn giá bán và

chi phí quảng cáo tại một doanh nghiệp như sau:

Hồi qui đa biến bằng phần mềm SPSS cho kết quả sau:

Model Summary

,986a ,973 ,969 113,30507Model1

R R SquareAdjustedR Square

Std. Error ofthe Estimate

Predictors: (constant) GB gia ban, CPQC chi phiquang cao...

a.

ANOVAb

6379309 2 3189654,251 248,453 ,000a

179732,6 14 12838,040

6559041 16

Regression

Residual

Total

Model1

Sum ofSquares df Mean Square F Significance

Predictors: (constant) GB gia ban, CPQC chi phi quang cao...a.

Dependent Variable: KLHB khoi luong hang banb.

Coefficientsa

333,281 459,495 ,725 ,480

1,309 ,077 ,813 16,980 ,000

-34,491 5,040 -,328 -6,843 ,000

(Constant)

CPQC chi phi quang cao

GB gia ban

Model1

B Std. Error

UnstandardizedCoefficients

Beta

StandardizedCoefficients

t Significance

Dependent Variable: KLHB khoi luong hang bana.

Kỳ (tháng) Khối lương hàng bán (sp)

Giá bán(1000đồng)

Chi phí quảng cáo (1000đ)

1/052/053/054/055/056/057/058/059/0510/0511/0512/051/062/063/064/065/06

30114875422025422967319443403082344931203616349441293326374246273700

5147545959624252584850454448494250

33614533440133233515383741793535391032023795372241083594388544283905

11

Nhận xét:

- Tham số R2 ( R Square) bằng 0,973: Biến phụ thuộc (GB gia ban, CPQC chi phi quang

cao) giả thích được 97,3% sự thay đổi của khối lượng tiêu thụ, còn lại 2,7% do các yếu tố

khác quy định.

- Giá trị p-value của bảng ANOVA để đánh giá sự phù hợp (tồn tại) của mô hình, giá trị

p-value < 0.05 mô hình tồn tại.

- Giá trị p-value trong bảng Cofficlents cho biết tham số hồi quy có ý nghĩa hay không,

giá trị p-value < 0.05 các tham số hồi quy có ý nghĩa.

- Thông số độ dốc của biến giá cả: x1 = -34,491< 0 cho thấy sự phù hợp với lý thuyết về

quan hệ ngịch biến với biến số y.

- Thông số độ dốc của biến chi phí quảng cáo x2 = 1,309 chứng tỏ sự phù hợp với lý

thuyết về quan hệ thuận biến với biến y.

Mô hình hồi qui:

Y = 333.281 – 34.491X1 + 1.309X2

3. Các chính sách đề nghị có thể ứng dụng từ phương trình hồi qui

- Khối lượng tiêu thụ có mối quan hệ nghịch biến với giá bán và có mối quan hệ thuận

biến với chi phí quảng cáo.

Nếu chi phí quảng cáo không đổi khi giá bán tăng 1 (nghìn đồng) thì khối lượng

tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm trung bình 34.491 sản phẩm.

Nếu giá bán không đổi khi chi phí quảng cáo tăng 1(nghìn đồng) thì khối lượng

tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng trung bình 1.309 sản phẩm.

=> Vì vậy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá bán hay chi phí quảng cáo để đạt được

mức sản lượng tiêu thụ mong muốn.

VI. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG TIÊU THỤ

1. Khái niệm

Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tai đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Tại

điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không lỗ.

12

2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn

a. Sản lượng hòa vốn

QHV =TFC

P – AVC

b. Doanh thu hòa vốn

Doanh thu hòa vốn

=Tổng chi phí cố định

1 - Chi phí biến đổi trong 1 đồng doanh thu

Trong đó:

- QHV : sản lượng hòa vốn,

- TFC: tổng chi phí cố định,

- AVC: chi phí biến đổi bình quân (chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sp),

- P: đơn giá bán sp.

c. Thời gian hòa vốn

- Thời gian hòa vốn: là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ

kinh doanh thường là một năm.

- Việc xác định thời gian hòa vốn có ý nghĩa trong công tác hoạch định hàng năm, liên

quan thời điểm thích hợp trong năm để lập các chương trình khuyến mãi, hay điều chỉnh

chính sách kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ nhằm tăng thêm doanh số và lợi nhuận.

Thời gian hòa vốn =Doanh thu hòa vốn

Doanh thu bình quân 1 ngày

Doanh thu bq 1 ngày =Doanh thu trong kỳ

360 ngày

13

d. Công suất hòa vốn

Ý nghĩa:

- Thông qua công suất hòa vốn người quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp có đạt được

điểm hoà vốn trong kỳ:

Nếu công suất hòa vốn càng nhỏ hơn 1 khả năng đem lại lợi nhuận càng cao.

Ngược lại nếu công suất hòa vốn lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp không đạt

điểm hoà vốn trong kỳ kinh doanh sẽ bị lỗ.

- Khi công suất hòa vốn càng gần đến 1 thì sự an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp

sẽ không cao vì khả năng kinh doanh có lãi chỉ giới hạn trong chênh lệch giữa sản lượng

hòa vốn và sản lượng công suất.

e. Doanh thu an toàn

- Là phần doanh thu vượt qua điểm hòa vốn, phần doanh thu đó bắt đầu tạo lợi nhuận cho

doanh nghiệp và đặc biệt, khi ấy doanh thu chỉ còn trang trải cho chi phí khả biến mà

thôi, vì chi phí bất biến đã được bù đắp đủ tại doanh thu hòa vốn. Hoạt động trong doanh

thu an toàn, khi số lượng hàng hóa tiêu thụ sút giảm nhưng chưa bé hơn sản lượng hòa

vốn thì doanh nghiệp vẫn chưa bị lỗ. Nếu doanh thu an toàn lớn thì doanh nghiệp có thể

chấp nhận số lượng hàng tiêu thụ giảm mà không bị lỗ.

- Doanh thu an toàn càng lớn, điểm hòa vốn càng gần và vì thế rủi ro sẽ giảm đi, mức an

toàn cao hơn.

Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn

Công suất hòa vốn =

Khối lượng hòa vốn

x 100%Khối lượng tiêu thụ trong kỳ

14

Ví dụ: Công ty Xuân Mai có doanh thu hoà vốn là $200.000 (400 sản phẩm). Và doanh

thu thực tế là $250.000 (500 sản phẩm).

- Thời gian hòa vốn:

+ TRbình quân 1 ngày = 250.000/360 = 694.4 ($/ngày)

+ Thời gianHv = 200.000/694,4 = 288 (ngày)

=> Công ty Xuân Mai cần có 288 ngày để đạt được mức doanh thu hòa vốn.

- Công suất hòa vốn:

Công suất Hv = (400/500)*100% = 80%

=> Công suất hòa vốn bằng 0,8 < 1chứng tỏ công ty Xuân Mai kinh doanh có lợi

nhuận, tuy nhiên mức lợi nhuận này không lớn công ty cần phải có những chính sách để

tăng cường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao lợi nhuận.

- Doanh thu an toàn:

Doanh Thu an toàn = 250.000 – 200.000 = $50.000

=> Công ty Xuân Mai có doanh thu vượt qua doanh thu hòa vốn $50.000. Ở mức

$250.000 đã tạo ra lợi nhuận cho công ty Xuân Mai.

VII. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN

1. Phương pháp đại số.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = TR - TC

Tại điểm hòa vốn: Lợi nhuận = 0

-> TR = TC = TFC + TVC = TFC + Q*AVC

-> Q*P = TFC + Q*AVC

QHV =TFC

P – AVC

TRHV = P*QHV

2. Phương pháp hiệu số gộp.

- Hiệu số gộp: là phần còn lại từ doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến, hiệu số gộp dùng

để trang trải cho chi phí bất biến và có lãi.

HSG = TR – TVC = LN + TFC

15

- Hiệu số gộp đơn vị:

HSG đơn vị = HSG / Khối lượng sp = P - AVC

- Tỷ lệ hiệu số gộp trên doanh thu:

Ý nghĩa: Trong điều kiện định phí không thay đổi, nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng

thì lợi nhuận sẽ tăng (giảm) một lượng bằng doanh thu tăng (giảm) nhân với tỷ lệ HSG.

Tại ĐHV: HSG = TFC-> Q*HSG đơn vị = TFC

3. Phương pháp đồ thị

- ĐHV là giao điểm của hai đường doanh thu và chi phí.

- Phương trình tổng doanh thu: TR = P*Q

- Phương trình tổng chi phí: TC = TFC + TVC = TFC + Q*AVC

Tại ĐHV : TR = TC

-> P*Q = TFC + Q*AVC

Tỷ lệ HSG =HSG

x 100% = 1 -TVC

TR TR

QHV =TFC

Hiệu số gộp đơn vị

QHV =TFC

P – AVC

TRHV = P xTFC

=TFC

=TFC

P - AVC P - AVC Tỷ lệ HSG

P

Công suất hòa vốn =TRHV

x 100% =

TFC

x 100%TR HSG

16

ĐỒ THỊ ĐIỂM HÒA VỐN

TR TC

0

TRHV

TFC

TR

TC

TFC

Q

Vùng lãi

Vùng lỗ

Ví dụ: Thông tin về công ty Xuân Mai như sau:

Tổng 1 sản phẩm %

Doanh thu (500 sp) $ 250,000 $ 500 100%

Trừ: CP biến đổi 150,000 300 60%

HSG $ 100,000 $ 200 40%

Trừ: CP cố định 80,000

- Theo phương pháp đại số:

LN = TR - TFC - Q*AVC

=> 500*Q – 80.000 – Q*300 = 0

=> 200*Q = 80.000

=> Qhv = 400 (sản phẩm)

- Theo phương pháp hiệu số gộp:

HSGđv = P – AVC = 500 – 300 = 200

=> Qhv = TFC/HSGđv = 80.000/200 = 400 (sản phẩm)

- Theo phương pháp đồ thị:

TR = P*Q = 500*Q

TC = TFC + TVC = 80.000 + 300*Q

Tại điểm hòa vốn: TR = TC

=> 500*Q = 80.000 + 300*Q

=> Qhv = 400 (sản phẩm)

17

Đồ thị điểm hòa vốn:

TR TC

0

TFC

200000

TR =500Q

TC = 80.000 + 300Q

TFC

Q

Vùng lãi

Vùng lỗ

400

Dựa vào đồ thị, ta thấy đường doanh thu và chi phí cắt nhau tại điểm có sản lượng tiêu

thụ là 400 sản phẩm, tương ứng với doanh thu $ 200.000. Đó là điểm hòa vốn. Đồ thị hòa

vốn còn giúp các nhà quản lý xác định vùng họat động lỗ và lãi của công ty. Nếu công ty

đạt mức doanh thu trên $ 200.000, công ty sẽ có lãi, ngược lại nếu mức doanh thu dưới $

200.000 thì công ty sẽ chịu lỗ.

VIII. QUAN HỆ GIỮA ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỢI NHUẬN

- Dự tính lợi nhuận và xác định khối lượng tiêu thụ: Xác định khối lượng tiêu thụ cần

thiết để đạt mức lợi nhuận mong muốn, chủ động điều hành sách lược bán hàng, quản lý

khối lượng sx và tiêu thụ, hoạch định kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.

Khối lượng tiêu thụ cần thiết =TFC + LN mong muốn

HSG đơn vị

Ví dụ: Công ty Xuân Mai mong muốn đạt được mức lợi nhuận $ 100.000.

Khối lượng tiêu thụ cần thiết = (80.000+100.000)/200 = 900 (sản phẩm)

Doanh thu tiêu thụ cần thiết = 900*500 = $ 450.000

=> Vậy để đạt được mức lợi nhuận $ 100.000 thì công ty Xân Mai phải tiêu thụ được 900

(sản phẩm), tương đương với mức doanh thu tiêu thụ cần thiết là $ 450.000.

Doanh thu tiêu thụ cần thiết =TFC + LN mong muốn

Tỷ lệ HSG

18

- Ứng xử của lợi nhuận sau điểm hòa vốn:

Tại ĐHV: TR = TC nghĩa là chi phí cố định đã được bù đắp hết tại đây. Vì vậy sau ĐHV

chi phí cho sản phẩm tiêu thụ chỉ còn lại chi phí biến đổi. Như vậy phần HSG tức phần

còn lại từ doanh thu sau khi trừ chi phí biến đổi của số sản phẩm vượt qua khỏi ĐHV

chính là lợi nhuận của doanh nghiệp.

IX. ĐIỂM HÒA VỐN THAY ĐỔI

1. Nhân tố giá bán

Giả sử Q không đổi chỉ thay đổi giá (P) và biến phí (TVC) ta có

TH1: P tăng và TVC không đổi sẽ làm HSG tăng, do đó sản lượng hòa vốn sẽ giảm

TH2: Biến phí tăng, P không đổi sẽ làm cho HSG giảm và do đó sản lượng hòa vốn tăng

2. Nhân tố cơ cấu hàng bán

Trong doanh nghiệp khi kinh doanh nhiều mặt hàng, thay đổi cơ cấu hàng bán sẽ làm cho

ĐHV thay đổi vì mỗi loại hàng hóa có tỷ lệ HSG khác nhau.

19

3. ĐHV thay đổi theo sự gia tăng đầu tư.

- Trong quá trình sxkd, nâng cao năng lực sx, chất lượng sản phẩm là công việc cần thiết

và luôn được sự quan tâm của các doanh nghiệp.. Gia tăng đầu tư có thể hạ thấp được

AVC, tuy nhiên TFC trong kỳ sẽ tăng lên vì chi phí khấu hao tăng

- Năng lực hoạt động của doanh nghiệp tăng lên hay khối lượng sản xuất tăng và TFC

mới tăng do đó ĐHV mới xa hơn (giả định P không đổi),

- Vùng lãi trước đây (với TFC cũ) trở thành vùng lỗ (với TFC mới). Vì vậy, sự đầu tư

luôn phải dựa trên cơ sở thị trường và phải luôn cân nhắc cẩn trọng.

20

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN

- Lợi nhuận của xí nghiệp là kết quả cuối cùng về mặt tài chính sau một kỳ kinh doanh

của xí nghiệp.

- Lợi nhuận gồm 2 phần chính:

+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

+ Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

LN từ HĐBH và CCDV = DTT BH và CCDV – Giá thành toàn bộ HHDV đã tiêu thụ.

(Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá,

dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng hoá bị trả lại, thuế xuất khẩu,

thuế tiêu thụ đặc biệt)

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận thu được do hoạt động tài

chính mang lại như: hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán

chứng khoán, hoạt động cho thuê tài sản, …

LN từ HĐTC = Thu nhập từ các HĐTC – CP cho các HĐTC.

+ Lợi nhuận hoạt động khác

LN từ HĐ Khác = Thu từ hoạt động khác – Chi cho hoạt động khác

Thu khác như: (711)

Chi khác (811)

I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN

- Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn xí

nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch và năm trước nhằm thấy

khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình

trên.

- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh.

21

Ví dụ: phân tích chung tình hình lợi nhuận căn cứ vào tài liệu sau:

ĐVT: 1000đ

Các bộ phận lợi nhuận Kế hoạch Thực tế

Chênh lệch tuyệt

đối

Chênh lệch

tương

đối(%)

I. Lợi nhuận về hoạt động kinh doanh.

1. Lợi nhuận của hoạt động bán hàng.

2. Lợi nhuận về hoạt động tài chính.

- Lợi nhuận về hoạt động đầu tư CK.

- Lợi nhuận của hoạt động góp VLD.

II. Lợi nhuận khác

- Thu nhập khác.

- Chi phí khác

87,000

30,856

20,856

10,000

142,520

43,630

35,630

8,000

500

1,000

500

55,520

12,774

14,774

-2,000

+500

+1,000

+500

63,8

14,4

70,8

-20

Tổng cộng 117,856 186,650 68,794 58,4

=> Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, cụ thể là lợi

nhuận tăng 68.794 (ngàn đồng), tỷ lệ tăng 58,4%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình

này là:

- Do lợi nhuận của hoạt động bán hàng tăng 55.520 (ngàn đồng), tăng 63,8% đây là bểu

hiện tích cực.

- Do lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 12.774 (ngàn đồng), tăng 41,4% cụ thể:

Do lợi nhuận về hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn tăng 14.774

(ngàn đồng) tăng 70,8%, đây là biểu hiện tốt.

Do lợi nhuận của hoạt động liên doanh giảm 2.000 (ngàn đồng), giảm 20% điều

này làm hạn chế mức tăng của lợi nhuận toàn doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận hoạt đọng liên

doanh hoàn thành kế hoạch thì lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ tăng 67.794 mà

tăng 69.794 (ngàn đồng).

- Do lợi nhuận hoạt động khác phát sinh trong kỳ là 500 (ngàn đồng), nên làm tăng lợi

nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này do các khoản thu

nhập khác phát sinh lớn chi phí khác phát sinh là 500 (1000 – 500) (ngàn đồng).

22

II. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

1. Phân tích chung:

- Là xem xét đánh giá sự biến động lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch

vụ giữa thực tế với kế hoạch hoặc năm trước, nhằm thấy khái quát tình hình thực hiện kế

hoạch lợi nhuận của bộ phận này.

- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.

2. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận.

- Là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động về lợi

nhuận như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu hàng bán, giá thành sản xuất, giá bán,

chi phí ngoài sản xuất.

- Phương pháp phân tích: phương pháp thay thế liên hoàn.

Công thức dùng để tính lợi nhuận của hoạt động bán hàng là:

L = QP - QZ – CPNSX – QPT .

Trong đó:

L: Lãi (+) hay lỗ (-) về tiêu thụ sản lượng sản phẩm hàng hóa trong kỳ

phân tích.

Q: khối lượng tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm cá biệt.

P: giá bán đơn vị loại sản phẩm cá biệt đó.

Z: giá thành sản xuất đơn vị loại sản phẩm cá biệt đó.

CPNSX: chi phí ngoài sản xuất.

T: thuế suất .

23

Ví dụ: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận bán hàng của một doanh

nghiệp căn cứ vào tài liệu sau:

SP

Sản lượng sxQ (sp)

Gía thànhZ( 1000đ)

Gía bánP (1000đ)

KHQ0

TTQ1

KHZ0

TTZ1

KHP0

TTP1

ABCD

9204000180

8404000200350

44189

531122

45386

492112

550111667178

535112650178

Với thuế suất KH và TT như nhau 10%

Với chi phí ngoài sản xuất theo

KH: 44.120.000 đồng

TT: 44.412.000 đồng

Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận hoạt động bán hàng

SP

Tổng Doanh thuQP (trđ)

Tổng giá thànhQZ (trđ)

Thuế phải nộpQPT (trđ)

Q0P0

Q1P0 Q1P1 Q0Z0 Q1Z0 Q1Z1 Q0P0 T0 Q1P0T0 Q1P1T0 Q1P1T1

ABCD

506444

120,06

462444

133,462.3

449,444813062,3

405,72356

95,58

370,44356

106,242,7

380,5234498,439,2

50,644,4

12,006

46,244,4

13,346,23

44,9444,8

136,23

44,9444,8

136,23

Tổng cộng

1070,06 1101,7 1089,7 857,3 875,34 862,12 107,006 110,17 108,97 108,97

- Công thức dùng để tính lợi nhuận của hoạt động bán hàng là:

∑L = ∑QP - ∑QZ - CPNSX - ∑QPT

Từ đó ta có:

- Lợi nhuận của hoạt động bán hàng (KH):

∑L0 = ∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - CPNSX0 - ∑Q0P0T0

= 1070,06 – 875,3 – 44.120.000 – 107,006

= 61,634 triệu đồng

- Lợi nhuận của hoạt động bán hàng (TT):

∑L1= ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T1

24

=1089,7 – 862,12 – 44.120.000 – 108,97

= 74,198 triệu đồng

∆L =∑L1 - ∑L0 = 74,198 – 61,643 = 12,564 triệu đồng

%∆L = ∆L/ L0 = 12,564/ 61,643 = 20,38%

Nhận xét: Lợi nhuận của hoạt động bán hàng của kì thực tế cao hơn lợi nhuận của

hoạt động bán hàng ở kì kế hoạch là 12,564 triệu đồng tương đương tăng với 20,38%.

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

∑L0 = ∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - CPNSX0 - ∑Q0P0T0

∑L1= ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T1

Gọi:

a: là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

b: là kết cấu sản lương sản phẩm tiêu thụ

c: là giá bán

d: là giá thành sản xuất

e: là chi phí ngoài sản xuất

1. Xem xét đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản lượng hàng hóa

của DN (K)

∑Q1P0/∑Q0P0 = 1101,7/1070,06 x 100 = 102,96% = K

∑L/a = ∑Q/aP0 - ∑QaZ0 - CPNSX0 - ∑QaP0T0

= ∑KQ0P0 - ∑KQ0Z0 - CPNSX0 - ∑KQ0P0T0

= K (∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - ∑Q0P0T0) - CPNSX0

= 102,96% (1070,06 – 857,3 – 107,006) – 44,12

= 64,764 triệu đồng

∆L/a = La – L0 = 64,764 – 61,634 = 3,13 triệu đồng

Nhận xét: Khi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở thực tế so với kế hoạch tăng 2,96% làm

cho lợi nhuận ở thực tế tăng so với kế hoạch là 3,13 triệu đồng.

2. Kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

∑L/b = ∑Q1P0 - ∑Q1Z0 - CPNSX0 - ∑Q1P0T0

= 1101,7 – 875,34 – 44,12 – 110,17 = 72,07 triệu đồng

∆Lb = L/b – L/a = 72,07 – 64,764 = 7,306 triệu đồng

25

Nhận xét: Khi kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận bán

hàng tăng 7,306 triệu đồng.

3. Giá bán thay đổi

∑L/c = ∑Q1P1 - ∑Q1Z0 - CPNSX0 - ∑Q1P1T0

= 1089,7 – 875,34 – 44,12 – 108,97 = 61,27 triệu đồng

∆L/c = L/c – L/b = 61,27 – 72,07 = -10,8 triệu đồng

Nhận xét: Khi giá bán thay đổi làm cho lợi nhuận giảm 10,8 triệu đồng

4. Giá thành sản xuất

∑L/d = ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 - CPNSX0 - ∑Q1P1T0

= 1089,7 – 862,12 – 44,12 – 108,97 = 74,49 triệu đồng

∆L/d = L/d – L/c = 74,49 – 61,27 = 13,22 triệu đồng

Nhận xét: Khi tổng giá thành giảm 13,22 làm lợi nhuận tăng 13,22 triệu đồng

5. Chi phí ngoài sản xuất thay đổi

∑L/e = ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T0

= 1089,7 – 862,12 – 44,412 – 108,97 = 74,198 triệu đồng

∆L/e = L/e – L/d = 71,198 – 74,49 = -0,292 triệu đồng

Nhận xét: Khi chi phí ngoài sản xuất tăng 0,292 làm cho lợi nhuận giảm 0,292 triệu

đồng.

Tổng hợp:

Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ 3,13

Kết cấu sản lương sản phẩm tiêu thụ thay đổi 7,306

Giá bán thay đổi -10,8

Giá thành sản xuất 13,22

Chi phí ngoài sản xuất thay đổi - 0,292

Cộng 12,564

Nhận xét : Qua phân tích các nhân tố trên ta nhận thấy tổng lợi

nhuận của doanh nghiệp tăng 12,564 triệu đồng chủ yếu do giảm giá thành sản xuất và

thay đổi kết cấu mặt hàng nguyên nhân là do sự quản lý tốt chi phí và doanh nghiệp có

cách nhìn đúng về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của giá bán

làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 10,8 triệu đồng nguyên nhân là do chủ

26

quan và doanh nghiệp vẫn không tăng được khối lượng tiêu thụ đây là kết quả xấu doanh

nghiệp cần đề ra biện pháp khắc phục.

III. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DOANH THU VÀ CHI PHÍ:

- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

- Trong đó:

+ Doanh thu = Khối lượng * Đơn giá bán

+ Chi phí gồm:

Chi phí bất biến.

Chi phí khả biến.

- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí khả biến – Chi phí bất biến

- Lợi nhuận = Hiệu số gộp – Chi phí bất biến

Ví dụ: Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau: (đơn vị tính: đồng).

Tiền thuê nhà : 2,500,000.

Thuê máy móc thiết bị : 3,000,000.

Khấu hao TSCĐ : 4,000,000.

Chi phí quảng cáo : 5,000,000.

Lương quản lý (thời gian) : 3,000,000.

Lương bán hàng (sp) : 4,000,000.

Giá vốn hàng bán : 20,000,000.

Chi phí vận chuyển bán hàng : 2,000,000.

Chi phí bao bì đóng gói : 4,000,000.

Trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ được 10,000 sản phẩm, giá bán 5,000

đồng cho một sản phẩm.

- Yêu cầu:

+ Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Giả sử khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 10%, chi phí khả biến tăng theo tỷ lệ, chi

phí bất biến và giá bán không đổi. Hãy xác định lợi nhuận trong trường hợp này?

+ Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu 30% bằng cách tăng cường quảng cáo thêm

3,000,000 đồng. Hãy xem xét quyết định này?

27

+ Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí bao bì đóng gói xuống

còn 2,000,000 đồng và vì vậy khối lựợng sản phẩm tiêu thụ dự kiến giảm xuống còn

9,500 sản phẩm. Với giá bán và các chi phí khác không đổi, hãy xem xét quyết định này?

+ Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách dự tính tăng giá bán lên 5,200 đồng

cho một sản phẩm và vì vậy khối lượng tiêu thụ dự kiến chỉ đạt 9,000 sản phẩm. Có nên

hay không?

+ Để tăng doang số, doanh nghiệp dự tính giảm giá 400 đồng cho một sản phẩm và

tăng cường quảng cáo thêm 8,000,000. Với biện pháp đó doanh nghiệp dự kiến khối

lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 50%. Hãy xem xét quyết định này ?

1. Tính lợi nhuận:

Khoản mục Tổng số Đơn vịDoanh thu (10.000sp)Chi phí khả biến

- Giá vốn hàng bán- Vận chuyển- Bao bì đóng gói- Lương bán hàng

Hiệu số gộpChi phí bất biếnLợi nhuận

50.000.00030.000.00020.000.0002.000.0004.000.0004.000.00020.000.00017.500.0002.500.000

5.0003.000

2.000

2. Xác định lợi nhuận:

Khoản mục Tổng số Đơn vị

Doanh thu (11.000sp)Chi phí khả biến

- Giá vốn hàng bán- Vận chuyển- Bao bì đóng gói- Lương bán hàng

Hiệu số gộpChi phí bất biếnLợi nhuận

55.000.00033.000.00022.000.0002.200.0004.400.0004.400.00022.000.00017.500.0004.500.000

5.0003.000

2.000

28

3. Xem xét quyết định:

Khoản mục Tổng số Đơn vịDoanh thu (13.000sp)Chi phí khả biến

- Giá vốn hàng bán- Vận chuyển- Bao bì đóng gói- Lương bán hàng

Hiệu số gộpChi phí bất biếnLợi nhuận

65.000.00039.000.00026.000.0002.600.0005.200.0005.200.00026.000.00020.500.0005.500.000

5.0003.000

2.000

Nhận xét: Lợi nhuận tăng thêm so với trước: 5.500.000 - 2.500.000 = 3.000.000đ. Doanh

nghiệp nên tăng cường quảng cáo.

4. Xem xét quyết đinh:

Khoản mục Tổng số Đơn vịDoanh thu (9.500sp)Chi phí khả biến

- Giá vốn hàng bán- Vận chuyển- Bao bì đóng gói- Lương bán hàng

Hiệu số gộpChi phí bất biếnLợi nhuận

47.500.00027.000.00019.000.0002.000.0002.000.0004.000.00020.500.00017.500.0003.000.000

5.0002.842

2.158

Nhận xét: Lợi nhuận tăng thêm so với trước: 3.000.000 - 2.500.000 = 500.000đ. Do đó

nên thực hiện quyết định này.

5. Xem xét quyết đinh:

Khoản mục Tổng số Đơn vịDoanh thu (9.000sp)Chi phí khả biến

- Giá vốn hàng bán- Vận chuyển- Bao bì đóng gói- Lương bán hàng

Hiệu số gộpChi phí bất biếnLợi nhuận

46.800.00027.000.00018.000.0001.800.0003.600.0003.600.00019.800.00017.500.0002.300.000

5.2003.000

2.200

Nhận xét: Lợi nhuận giảm so với trước 200.000đ. Không nên thực hiện quyết định này.

6. Xem xét quyết định:

29

Khoản mục Tổng số Đơn vịDoanh thu (15.000sp)Chi phí khả biến

- Giá vốn hàng bán- Vận chuyển- Bao bì đóng gói- Lương bán hàng

Hiệu số gộpChi phí bất biếnLợi nhuận

69.000.00045.000.00030.000.0003.000.0006.000.0006.000.00024.000.00025.500.000-1.500.000

4.6003.000

1.600

Nhận xét: phương án trên lỗ 1.500.000đ tức là lợi nhuận giảm so với trước 4.000.000đ.

IV. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CƠ CẤU CHI PHÍ

Cơ cấu chi phí được xem xét trong mục này là tỷ trọng của chi phí bất biến và chi phí khả

biến trong tổng chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc một dự án. Cơ cấu chi phí

ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động (khối lượng kinh doanh) thay

đổi.

Yêu cầu:

1. Giả sử doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều tăng 30%. Hãy xác định lợi nhuận trong

trường hợp này?

2. Giả sử doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều giảm 30%. Hãy xác định lợi nhuận trong

trường hợp này?

VD: Khảo sát 2 doanh nghiệp thể hiện qua số liệu sau: (đơn vị tính 1000 đồng).

STT Khoản mục DN A Tỷ trọng DN B Tỷ trọng

12345

Doanh thuChi phí khả biếnHiệu số gộpChi phí bất biếnLợi nhuận

1,000,000800,000200,000100,000100,000

1008020

1,000,000400,000600,000500,000100,000

1004060

- Tính lợi nhuận:

30

Khoản mục DNA Tỷ trọng

DN B Tỷ trọng

Doanh thu (1.000.000*1,3)

Chi phí khả biến (1.300.000*80%(40%))

Hiệu số gộp

Lợi nhuận

1.300.000

1.040.000

260.000 (TVC)

100.000 (TFC)

160.000

100

80

20

1.300.000

520.000

780.000 (TVC)

500.000 (TFC)

280.000

100

40

60

- Xác định lợi nhuận:

Khoản mục DNA Tỷ trọng

DN B Tỷ trọng

Doanh thu (1.000.000*0,7)

Chi phí khả biến (700.000*80%(40%))

Hiệu số gộp

Lợi nhuận

700.000

560.000(TVC)

140.000

100.000(TFC)

40.000

100

80

20

700.000

280.000(TVC)

420.000

500.000(TFC)

-80.000

100

40

60

Nhận xét:

- Khi doanh thu của 2 doanh nghiệp đều tăng 30% thì lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp

cũng tăng, cụ thể:

+ Doanh nghiệp A lợi nhuận tăng so với trước: 160.000 – 100.000 = 60.000đ

Tốc độ tăng lợi nhuận 60% gấp 2 lần tốc độ tăng doanh thu.

+ Doanh nghiệp B lợi nhuận tăng so với trước: 280.000 – 100.000 = 180.000đ

Tốc độ tăng lợi nhuận 180% gấp 6 lần tốc độ tăng doanh thu.

- Khi doanh thu của 2 doanh nghiệp đều giảm 30% thì lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp

đều giảm, cụ thể:

+ Doanh nghiệp A lợi nhuận giảm so với trước: 40.000 – 100.000 = -60.000đ

31

Tốc độ giảm lợi nhuận 60% gấp 2 lần tốc độ giảm doanh thu.

+ Doanh nghiệp B lợi nhuận giảm so với trước: -80.000 – 100.000 = -180.000đ

Tốc độ giảm lợi nhuận 180% gấp 6 lần tốc độ giảm doanh thu.

- Điều này được giải thích như sau:

Ta có: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Hiệu số gộp/Lợi nhuận

DNA:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = 200.000/100.000 = 2

DNB:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = 600.000/100.000 = 6

=> Doanh nghiệp B có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn hơn doanh nghiệp A nên sự nhảy

cảm của lãi (lỗ) đối với mức độ hoạt động cao hơn. Khi doanh thu tăng 30% làm cho lợi

nhuận của doanh nghiệp B tăng 180% trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp A chỉ

tăng 60%, ngược lại khi doanh thu giảm 30% làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp B

giảm 180% trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp A chỉ giảm 60%.

- Tỷ trọng chi phí bất biến của doanh nghiệp B cao hơn doanh nghiệp A, giúp cho doanh

nghiệp B dễ dàng thích ứng khi tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, khi thị

trường biến động (do cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả hoặc nguyên nhân

khác..) thì DN B sẽ đi đến phá sản nhanh hơn.

- DN A có tỷ trọng chi phí bất biến thấp nên không thể đảm bảo khi tăng mức độ hoạt

động vượt quá giới hạn, tốc độ tăng lợi nhuận thấp (vì phần lớn chiếm trong doanh thu là

chi phí khả biến). Tuy nhiên, sự biến động xấu đi của thị trường tiêu thụ dường như ảnh

hưởng rất ít đến DN A. Mặt khác, do cơ cấu chi phí bất biến thấp nên DN A dễ dàng

xoay chuyển khi cần thiết.

V. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

- Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên doanh, liên

kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gởi, hoạt động mua bán chứng khoán ...

Các hoạt động này nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh.

LN về HĐTC = DT từ HĐTC – CP cho HĐTC

32

- Áp dụng phương pháp so sánh để :

So sánh giữa lãi thực tế với lãi kế hoạch, giữa lãi thực tế năm nay với các

năm trước.

Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

đến tình hình biến động lợi nhuận.

- Trong quá trình phân tích cần đối chiếu với các chế độ chính sách của từng khoản lãi và

tình hình thực tế của XN để có kết luận chính xác.

Ví dụ: Có bảng phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính ở doanh nghiệp như sau:

ĐVT: 1.000.000đ

Kế hoạch Thực tếChênh lệch

Số tiền Tỷ lệ %

- Đầu tư chứng khoán

Thu nhập

Chi phí

Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán

- Góp vốn liên doanh

Thu nhập

Chi phí

Lợi nhuận từ góp vốn liên doanh

- Cộng lợi nhuận từ hoạt động tài chính

25.000

4.144

20.856

13.000

3.000

10.000

30.856

40.000

4.370

35.630

10.000

2.000

8.000

43.630

15.000

226

14.774

-3.000

-1.000

-2.000

12.774

60

5,45

70,8

-23

-33,3

-20

14,4

- Tổng lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 12.774 triệu đồng, tỉ lệ tăng 14,4%, nhỏ hơn

tỉ lệ tăng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là biểu hiện tốt. Trong lợi nhuận từ hoạt động

tài chính của doanh nghiệp thì lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán tăng 14.774

triệu đồng, tỉ lệ tăng 70,8%, còn lợi nhuận từ góp vốn liên doanh giảm.

- Nếu sự thay đổi lợi nhuận này phù hợp với phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp

thì rất tốt.

33

VI. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN KHÁC

- Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi về thanh lý, nhượng bán tài sản cố

định, về phạt vi phạm hợp đồng ... Để phân tích lợi nhuận của bộ phận này thường

thường không chỉ so sánh số thực tế với số kế hoạch mà phải căn cứ vào nội dung của

từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà đánh giá. Nói

chung phần lớn những khoản chi phí khác phát sinh là biểu hiện không tốt nhưng những

khoản thu nhập khác phát sinh chưa hẳn là đã tốt.

- Khi phân tích lợi nhuận khác có thể lập bảng phân tích chi tiết theo nội dung của từng

khoản.

- Ví dụ:

+ Thu nhập về tiền phạt bồi thường tăng lên làm cho lợi nhuận xí nghiệp tăng nhưng tình

hình đó ảnh hưởng không tốt đến sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

+ Thu nhập về vật tư hàng hóa dôi ra trong quá trình kiểm kê làm lợi nhuận tăng nhưng

đây là biểu hiện của quản lý vật tư hàng hóa chưa tốt.

34