161
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHĐÔNG HIẾU NGHIÊN CU MT SĐẶC ĐIỂM SINH HC, PHÂN BTHÀNH PHN HÓA HC TINH DU CA CÁC LOÀI TRONG HHTIÊU (PIPERACEAE) BC TRUNG BLUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NI - 2017

Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LÊ ĐÔNG HIẾU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, PHÂN BỐ VÀ

THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CÁC LOÀI TRONG

HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE) Ở BẮC TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2017

Page 2: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LÊ ĐÔNG HIẾU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, PHÂN BỐ VÀ

THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CÁC LOÀI TRONG

HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE) Ở BẮC TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 62.42.01.11

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Minh Hợi

2. GS. TS. Trần Đình Thắng

HÀ NỘI – 2017

Page 3: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất những người thầy

PGS. TS. Trần Minh Hợi - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn

Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và GS. TS. Trần Đình Thắng - Viện

công nghệ Hóa, Sinh và Môi Trường trường Đại học Vinh đã tận tình hướng

dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Ngọc Đài, Trường Đại học Kinh tế

Nghệ An, PGS. TS. Trần Huy Thái, PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi - Viện Sinh

thái và Tài nguyên Sinh vật đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận án; bày tỏ

lòng biết ơn TS. Isiaka A. Ogunwande, trường Đại học Lagos State, Nigeria.

Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào

tạo Sau đại học Học viện Khoa học và Công nghệ, Ban lãnh đạo, các thầy cô, cán

bộ, nhân viên Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam; Ban Giám hiệu trường Đại học Y khoa Vinh, Phòng Thí

nghiệm Trung Tâm trường Đại học Vinh; các Vườn Quốc gia: Bến En, Pù Mát,

Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã và các khu Bảo tồn Thiên nhiên:

Xuân Liên, Pù Huống, Pù Luông, Pù Hoạt, Kẻ Gỗ; các bạn đồng nghiệp, gia đình

và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017

Tác giả

Lê Đông Hiếu

Page 4: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

Mọi sự giúp đỡ đã có lời cám ơn

Các trích dẫn trong luận án đã chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017

Tác giả

Lê Đông Hiếu

Page 5: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1

2. Mục tiêu ............................................................................................................. 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3

1.1. Nghiên cứu thực vật họ Hồ tiêu (Piperaceae) .......................................................3

1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 3

1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 4

1.2. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ........................... 5

1.3. Tinh dầu .......................................................................................................... 8

1.3.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu ................................................................ 8

1.3.2. Khái niệm về tinh dầu ................................................................................. 8

1.3.3. Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam ...................................... 11

1.4. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Hồ tiêu (Piperaceae) ......... 12

1.4.1. Trên thế giới .............................................................................................. 12

1.4.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 18

1.5. Điều kiện tự nhiên xã hội ở Bắc Trung Bộ .................................................. 20

1.5.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20

1.5.2. Địa hình, địa mạo ....................................................................................... 20

1.5.3. Đặc điểm khí hậu ....................................................................................... 21

1.5.4. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 21

1.5.5. Đặc điểm hệ thực vật ................................................................................. 22

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 24

2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 24

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu sinh học ............................................................ 24

Page 6: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu ............................ 26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 29

3.1. Đặc điểm sinh học của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ................... 29

3.1.1. Đặc điểm hình thái của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ................ 29

3.1.2. Đặc điểm sinh thái, mùa hoa, mùa quả của các loài trong họ Hồ tiêu

(Piperaceae) .......................................................................................................... 30

3.1.3. Đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ ................................... 30

3.1.4. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận thêm vùng phân bố

cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ .................................................................... 33

3.1.5. Đa dạng về giá trị sử dụng ........................................................................ 37

3.1.6. Đặc điểm của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ ........ 38

3.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)

ở Bắc Trung Bộ ................................................................................................... 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 120

1. Kết luận ......................................................................................................... 120

2. Kiến nghị ....................................................................................................... 121

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ........................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................

PHỤ LỤC .........................................................................................................................

Page 7: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 3.1. Danh lục thành phần loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc

Trung Bộ ………………………………………………….. 31

Bảng 3.2. So sánh số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung

Bộ với tổng số loài đã biết ở Việt Nam ………………….. 32

Bảng 3.3. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận vùng

phân bố cho Khu Hệ thực vật Bắc Trung Bộ……………… 33

Bảng 3.4. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá gai (Piper

boehmeriifolium)………………………………………… 77

Bảng 3.5. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu thân ngắn (Piper

brevicaule) . . . . . . . . …………………………………… 79

Bảng 3.6. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu cam bốt (Piper

cambodianum) ……………………………………… 82

Bảng 3.7. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu chó (Piper cf. caninum) 84

Bảng 3.8. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá hoa mập (Piper

carnibracteum)……………………………………………………. 87

Bảng 3.9. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu châu đốc (Piper

chaudocanum) ……………………………………………. 89

Bảng 3.10. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié trần (Piper

gymnostachyum) ……………………………………….. 91

Bảng 3.11. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu hải nam (Piper

hainanense) ………………………………………………… 94

Bảng 3.12. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu harmand (Piper

harmandii) ………………………………………………… 96

Bảng 3.13. Thành phần hóa học tinh dầu loàiTiêu lá tím (Piper longum) 97

Bảng 3.14. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu maclure (Piper cf.

maclurei) ………………………………………………….. 100

Bảng 3.15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu to (Piper majusculum) 101

Page 8: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Bảng 3.16. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu biến thể (Piper

mutabile) ………………………………………………….. 103

Bảng 3.17. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié thòng (Piper

pendulispicum) ……………………………………………. 105

Bảng 3.18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu pierre (Piper pierrei) 108

Bảng 3.19. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu sóng có lông (Piper

pubicatulum) ………………………………………………. 110

Bảng 3.20. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu dội (Piper

retrofractum) ……………………………………………… 112

Bảng 3.21. Thành phần hóa học tinh dầu loài Lốt (Piper sarmentosum) 114

Bảng 3.22.

Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác

nhau của một số loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc

Trung Bộ .................................................................................

115

Page 9: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1. Bản đồ các VQG, khu BTTN, khu Bảo tồn loài, khu Bảo tồn

Cảnh quan ở Bắc Trung Bộ ……………………………… 23

Hình 3.1. Peperomia parcicilia C.DC. ………………………………. 39

Hình 3.2. Peperomia pellucida (L.) Kunth. ………………………. 40

Hình 3.3. Piper albispicum C. DC. ………………………………… 42

Hình 3.4. Piper arboricola C. DC. ……………………………….. 43

Hình 3.5. Piper baccatum Blume ………………………………….. 44

Hình 3.6. Piper bavinum C. DC. ………………………………….. 45

Hình 3.7. Piper betle L. ……………………………………………. 46

Hình 3.8. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. …………………. 48

Hình 3.9. Piper bonii C. DC. ………………………………………. 50

Hình 3.10. Piper brevicaule C. DC. …………………………………. 51

Hình 3.11. Pipercambodianum C.DC. ………………………………. 52

Hình 3.12. Piper cf. caninum Blume ………………………………… 53

Hình 3.13. Piper carnibracteum C.DC. ……………………………… 54

Hình 3.14. Piper chaudocanum C. DC. …………………………….. 55

Hình 3.15. Piper cubeba L. f. ………………………………………… 56

Hình 3.16. Piper griffithii C. DC. …………………………………… 57

Hình 3.17. Piper gymnostachyum C. DC. ……………………………. 58

Hình 2.18. Piper hainanense Hemsl. ………………………………… 59

Hình 3.19. Piper harmandii C. DC. …………………………………. 60

Hình 3.20. Piper laosanum C. DC. ………………………………….. 62

Hình 3.21. Piper lolot C. DC. ……………………………………….. 63

Hình 3.22. Piper longum L. ………………………………………….. 65

Hình 3.23. Piper cf. maclurei Merr. …………………………………… 66

Hình 3.24. Piper majusculum Blume …………………………………. 67

Hình 3.25. Piper mutabile C. DC. ……………………………………. 68

Page 10: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 3.26. Piper nigrum L. ………………………………………….. 69

Hình 3.27. Piper pendulispicum C. DC. ……………………………… 70

Hình 3.28. Piper pierrei C. DC. …………………………………….. 71

Hình 3.29. Piper pubicatulum C. DC. ……………………………….. 72

Hình 3.30. Piper retrofractum Yahl …………………………………… 73

Hình 3.31. Piper sarmentosum Roxb. ……………………………….. 74

Hình 3.32. Piper saxicola C. DC. ……………………………………. 75

Hình 3.33. Zippelia begoniaefolia Blume ex Schult. & Schult. f. …. 76

Page 11: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

DANH MỤC CÁC ẢNH

Trang

Ảnh 3.1. Peperomia parcicilia C.DC. ……………………………… 39

Ảnh 3.2. Peperomia pellucida (L.) Kunth. …………………………. 40

Ảnh 3.3. Piper acre Blume …………………………………………… 41

Ảnh 3.4. Piper albispicum C. DC. ………………………………….. 42

Ảnh 3.5. Piper arboricola C. DC. …………………………………… 43

Ảnh 3.6. Piper baccatum Blume …………………………………….. 44

Ảnh 3.7. Piper bavinum C. DC. ……………………………………… 45

Ảnh 3.8. Piper betle L. ………………………………………………... 46

Ảnh 3.9. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. …………………….. 48

Ảnh 3.10. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. var. tonkinense C. DC. 49

Ảnh 3.11. Piper bonii C. DC. …………………………………………. 50

Ảnh 3.12. Piper brevicaule C. DC. …………………………………… 51

Ảnh 3.13. Piper cambodianum C. DC. ………………………………… 52

Ảnh 3.14. Piper cf. caninum Blume …………………………………… 53

Ảnh 3.15. Piper carnibracteum C. DC. ……………………………….. 54

Ảnh 3.16. Piper chaudocanum C. DC. ……………………………….. 55

Ảnh 3.17. Piper cubeba L. f. ………………………………………….. 56

Ảnh 3.18. Piper griffithii C. DC. ……………………………………… 57

Ảnh 3.19. Piper gymnostachyum C. DC. ………………………………. 58

Ảnh 3.20. Piper hainanense Hemsl. ………………………………….. 59

Ảnh 3.21. Piper harmandii C. DC. …………………………………….. 60

Ảnh 3.22. Piper hymenophyllum Miq. ………………………………… 61

Ảnh 3.23. Piper laosanum C. DC. ……………………………………. 62

Ảnh 3.24. Piper lolot C. DC. …………………………………………. 63

Ảnh 3.25. Piper longum L. …………………………………………… 65

Ảnh 3.26. Piper cf. maclurei Merr. …………………………………… 66

Ảnh 3.27. Piper majusculum Blume …………………………………… 67

Page 12: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ảnh 3.28. Piper mutabile C. DC. ……………………………………… 68

Ảnh 3.29. Piper nigrum L. …………………………………………….. 69

Ảnh 3.30. Piper pendulispicum C. DC. ……………………………….. 70

Ảnh 3.31. Piper pierrei C. DC. ………………………………………… 71

Ảnh 3.32. Piper pubicatulum C. DC. …………………………………. 72

Ảnh 3.33. Piper retrofractum Yahl ……………………………………. 73

Ảnh 3.34. Piper sarmentosum Roxb. …………………………………. 74

Ảnh 3.35. Piper saxicola C. DC. ……………………………………… 75

Ảnh 3.36. Zippelia begoniaefolia Blume ex Schult. & Schult. f. …….. 76

Page 13: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĂNĐ: Cây ăn được

BTTN: Bảo tồn Thiên nhiên

CTD: Cây tinh dầu

GV: Cây gia vị

L: Thân leo

Th: Thân thảo

THU: Cây là thuốc

VQG: Vườn Quốc gia

Page 14: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong hệ thực vật Việt Nam, nhóm các cây có tinh dầu rất phong phú và

đa dạng. Đến nay đã thống kê được khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ

(chiếm khoảng 6,3% tổng số loài; 15,8% tổng số chi và 37,8% số họ). Họ Hồ

tiêu (Piperaceae) có 4 chi, 50 loài (chi Lepianthes – Lân hoa có 01 loài:

Lepianthes umbellatum; chi Peperomia – Càng cua có 06 loài; chi Piper – Hồ

tiêu có 42 loài; chi Zippelia có 01 loài) [10]; thường là dây leo với lá đơn (mọc

cách hay mọc đối, ít khi mọc vòng) phần lớn có gân vòng cung. Hoa tạo thành

vòng nạc dày đặc (đôi khi có dạng như đuôi sóc); không có cánh hoa; bao phấn

ngoại hướng và lá bắc rất nhỏ. Tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là

vùng Đông Nam Á và nhiệt đới châu Mỹ. Xu hướng hiện nay của các nhà khoa

học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu không chỉ về mặt hình thái mà đặc

biệt là các hợp chất hóa học có ở trong họ này nhằm ứng dụng trong y dược học.

Kinh nghiệm dân gian cho thấy có nhiều loài trong họ Hồ tiêu

(Piperaceae) được đồng bào các dân tộc sử dụng các bộ phận khác nhau để làm

thuốc, làm rau ăn,...[6]. Do vậy, nghiên cứu họ Hồ tiêu (Piperaceae) để có cơ sở

khoa học nhằm khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật đã và

đang là mối quan tâm lớn của nhân loại. Trong số các nhóm tài nguyên thực vật

thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí rất quan trọng. Đây là nguồn nguyên

liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược

phẩm... Hiện nay, hầu hết các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) đều có khả

năng sinh tổng hợp và tích luỹ các hợp chất tự nhiên, đặc biệt là tinh dầu.

Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm đa dạng sinh học không chỉ ở

Việt Nam mà còn của thế giới [32]. Nơi đây, có thể còn nhiều loài động, thực vật

mới; trong đó, họ Hồ tiêu (Piperaceae) có thể tiềm ẩn nhiều loài mới và là nguồn tài

nguyên vô cùng phong phú và đa dạng.

Những kết quả điều tra, nghiên cứu, thu thập các dữ liệu về các đặc điểm

hình thái, sinh học, sinh thái, hóa học nhằm đánh giá đầy đủ tiềm năng về nguồn

Page 15: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2

tài nguyên đa dạng của họ Hồ tiêu (Piperaceae) là lý do mà tác giả luận án đã

chọn đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phân bố và thành phần

hoá học tinh dầu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.

2. Mục tiêu

Đánh giá được tính đa dạng thành phần loài, một số đặc điểm sinh học,

phân bố và thành phần hóa học trong tinh dầu của một số loài trong họ Hồ tiêu

(Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.

Page 16: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu thực vật họ Hồ tiêu (Piperaceae)

1.1.1. Trên thế giới

Họ Hồ tiêu (Piperaceae) là 1 họ lớn của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta);

phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới trên thế giới, có khoảng 10 chi và 2.000 loài.

Trong đó 2 chi Piper và Peperomia chiếm khoảng 90% tổng số loài [54], [68],

[79]. Sự phân nhóm đối với các loài và chi của họ này cho đến nay vẫn chưa đạt

được sự thống nhất. Tác giả Miquel (1843) chia họ này thành hai nhóm là

Piperneae gồm 15 chi với 304 loài và Peperomeae có 5 chi với 209 loài [72]. De

Candolle (1869) xác định họ này gồm 2 chi Piper và Peperomia với trên 1.000

loài [50]. Theo Rendle (1956), họ Hồ tiêu gồm 2 chi lớn là Piper với trên 700

loài và Peperomia với trên 600 loài, ngoài ra, còn thêm 7 chi nhỏ khác [80]. Tuy

nhiên, theo Lawrence (1957), họ này có 10 - 12 chi với 2 chi lớn là Piper và

Peperomia [62]. Tác giả Burger (1977) cũng đưa ra kết luận tương tự [45]. Theo

phân loại của Takhtajan (1987), họ Piperaceae gồm có 7 chi và trên 2.000 loài

[105].

Nghiên cứu phân loại họ Hồ tiêu (Piperaceae) bắt đầu với việc xuất bản

Các loài thực vật bởi Linnaeus (1753). Ông đã mô tả có 17 loài, tất cả đều được

bao gồm trong chi Piper [114]. Sau này Hooker (1885) mô tả có 45 loài trong

Thực vật chí Ấn Độ [57]. Quisumbing E. (1930) có 89 loài phân bố ở Philippine

[78]. Ở Java, Inđônexia có 23 loài [43]. Ridley (1967) đưa ra danh sách 73 loài

từ vùng Malay Peninsula [82]. Long (1984) đưa ra danh lục ở Bhutancó 12 loài

[65]. Huber (1987) đã công bố có 10 loài từ Ceylon [58].

Ở các vùng khác nhau có những công trình công bố đại diện cho khu vực

như: Năm 1999, Cheng và cộng sự đã công bố ở Trung Quốc có 60 loài, trong

đó có 34 loài đặc hữu [48]. Gần đây, Chaveerach và cộng sự (2005), đã công bố

ở Thái Lan có 37 loài [46]. Năm 2006 nâng tổng số loài được thừa nhận ở Thái

Page 17: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

4

Lan lên 40 loài và 2 thứ [47]. Trong “Danh lục thực vật ở Lào” có 24 loài [74].

1.1.2. Ở Việt Nam

Nghiên cứu về họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Việt Nam chủ yếu người Pháp

với công trình đầu tiên đề cập đến họ này là J. Loureio (1793), Ông đã mô tả 3

chi với 13 loài có ở Nam Bộ [115]. Gagnepain (1908) trong “Thực vật chí đại

cương Đông Dương”, đã công bố 13 chi, 118 loài có mặt ở Đông Dương, trong

đó ghi nhận ở Việt Nam có 3 chi và 21 loài [111]. Sau công trình này còn có

một số công trình nghiên cứu về họ Hồ tiêu ở Việt Nam như trong công trình

“Cây cỏ thường thấy Việt Nam” của Lê Khả Kế và cộng sự (1975) [19]. Phạm

Hoàng Hộ (1972) trong “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” đã công bố 4 chi với 18

loài thuộc họ Hồ tiêu ở Miền Nam Việt Nam [12]. Đến năm 1993, trong “Cây cỏ

Việt Nam” được xuất bản ở Canada, ông đã xác định ở Việt Nam họ Piperaceae

có 5 chi, 48 loài và thứ. Công trình này được tái bản vào năm 1999 có bổ sung,

chỉnh sửa đã đưa tổng số các loài trong họ Hồ tiêu ở Việt Nam là 55 loài và thứ

thuộc 5 chi [13], [14]. Năm 1999, Lê Trần Chấn và cộng sự đã công bố họ Hồ

tiêu trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”, đã thống

kê ở Việt Nam có 49 loài và 5 chi [5]. Trong cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” đã

thống kê có 13 loài [3]. Gần đây, theo Nguyễn Kim Đào (2003) thì họ Hồ tiêu

phân bố ở Việt Nam có 5 chi gồm: Peperomia, Zippelis, Circaeocarpus, Piper,

Lepianthes, trong đó, chi Piper L. có 46 loài [10].

Ngoài những công trình đã được công bố theo dạng danh lục hoặc sách tra

cứu còn được công bố theo hướng các loài có giá trị sử dụng làm thuốc, làm gia

vị, làm cảnh,… điển hình là các công trình “1900 loài cây có ích ở Việt Nam”

của Trần Đình Lý và cộng sự (1993), đã ghi nhận họ Hồ tiêu có 8 loài thuộc 2

chi có giá trị sử dụng [24]. Đỗ Tất Lợi (1999) đã mô tả 16 loài thuộc 3 chi, được

sử dụng làm thuốc [21]. Lê Trần Đức (1997) đã giới thiệu 2 chi với 10 loài

được sử dụng làm thuốc [11][11]. Gần đây nhất là công trình của Võ Văn Chi

(2012) trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 18 loài và thứ, thuộc 3

chi được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam [6].

Page 18: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5

Ngoài ra, còn có nhiều công trình công bố về tính đa dạng hệ thực vật ở các

khu vực trong cả nước như ở các VQG và Khu BTTN, trong đó có các kết quả

nghiên cứu về các taxon họ Hồ tiêu (Piperaceae) như của tác giả Phùng Ngọc

Lan và cộng sự (1996), khi nghiên cứu đa dạng thực vật ở Cúc Phương đã công

bố, họ Hồ tiêu (Piperaceae) có 10 loài thuộc 2 chi [20]. Năm 1998, khi nghiên

cứu hệ thực vật ở vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Phăng, Nguyễn Nghĩa Thìn và

cộng sự, công bố 2 chi, 7 loài thuộc họ Hồ tiêu [31]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai

Văn Phô và cộng sự (2003), khi nghiên cứu hệ thực vật VQG Bạch Mã ghi nhận

họ Hồ tiêu có 4 loài thuộc 01 chi [30]. Năm 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn và

Nguyễn Thanh Nhàn đã ghi nhận họ Hồ tiêu ở VQG Pù Mát có 14 loài và thứ

thuộc 3 chi [29]. Năm 2008, Trần Minh Hợi và cộng sự đã công bố ở VQG

Xuân Sơn có 3 chi với 11 loài [15]. Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2010), công bố 2

chi, 8 loài có ở Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa [9]. Năm 2012, Lê Thị

Hương và cộng sự, khi nghiên cứu hệ thực vật Pù Hoạt, Nghệ An đã công bố 2

chi với 6 loài [18]. L. V. Averyanov và cộng sự (2012) đã công bố ở VQG

Phong Nha - Kẻ Bàng có 2 chi, 9 loài [41]. Đậu Bá Thìn và cộng sự (2016),

công bố 2 chi 12 loài của họ này ở khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa [28]. Năm

2015, Lê Thị Hương và cộng sự, đã công bố 1 chi và 6 loài thuộc họ Hồ tiêu ở

VQG Vũ Quang [17].

1.2. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)

Rất nhiều loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) có chứa tinh dầu nên đã được

trồng để dùng làm gia vị, làm chất kích thích và làm thuốc trong y học dân gian.

Nhiều bộ phận của các loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) đều có thể được dùng để

làm thuốc. Tuy nhiên, giữa các quốc gia khác nhau có sự khác nhau về loài hoặc

bộ phận được sử dụng của cùng một loài. Công dụng phổ biến nhất của chi này

theo kinh nghiệm dân gian là để chữa các bệnh về đường tiêu hóa (bệnh dạ dày,

đầy hơi, tiêu chảy, táo bón), giảm đau (bệnh thấp khớp, đau lưng, đau răng) và

kháng khuẩn, chống viêm (viêm phế quản, vết thương phần mềm, viêm đường

tiêu hóa) [6].

Page 19: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

6

Hồ tiêu (Piper nigrum) là loài có giá trị kinh tế lớn. Quả, hạt Hồ tiêu là

loại gia vị được ưa chuộng ở hầu khắp các khu vực trên thế giới dùng là gia vị

chế biến thực phẩm nói chung, cũng như trong các bữa ăn hàng ngày.

Chỉ với liều lượng nhỏ, Hồ tiêu cũng có tác dụng gây tiết dịch vị, dịch

tụy,… kích thích khả năng tiêu hóa ở người. Với liều lượng lớn chúng kích thích

niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ [26].

Một số loài khác như Tiêu thất (Piper cubeba), Tiêu dài (Piper longum),

Tiêu dội (Piper refrofractum),… cũng được sử dụng làm gia vị của từng vùng,

từng địa phương [26].

Trong y học dân gian ở một số khu vực, loài Tiêu thất (Piper cubeba) đã

được làm thuốc kích thích, hoạt động tiết dịch nhờn ở niêm mạc của cơ quan tiết

niệu, cơ quan hô hấp, chữa ho và kích dục,… Tại đảo Java (Inđônêxia), người ta

thường sử dụng Tiêu thất và một số loài khác để làm thuốc kích thích tiêu hóa,

tráng dương, lợi tiểu, chữa kiết lỵ do amíp, viêm thấp khớp, trị bệnh lậu và sát

trùng [26].

Quả và hạt khô loài Tiêu thất (Piper cubeba) hiện vẫn còn là loại gia vị

được ưa chuộng ở nhiều nước châu Âu. Quả và hạt của Tiêu dài (Piper longum)

lại được sử dụng làm gia vị ở nhiều nước Địa Trung Hải; nhiều địa phương của

Lào, Campuchia, Việt Nam, Ấn Độ,… người ta vẫn thường dùng quả, thân, rễ

của loài Tiêu dài làm gia vị hoặc làm thuốc trong y học dân tộc để chữa ho, viêm

phế quản, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng và làm thuốc xổ. Tại Trung Quốc

người ta sử dụng rễ Tiêu dài giã nhỏ làm thuốc trợ giúp cho phụ nữ khi sinh đẻ

được dễ dàng [26].

Nhân dân ta vẫn dùng Lá lốt (Piper lolot) làm rau gia vị, làm thuốc chữa

chân tay đau nhức, thuốc giãn tĩnh mạch và thấp khớp…[6].

Loài tiêu dội (Piper refrofractum) cũng được sử dụng làm gia vị tương tự

như ở nhiều loài khác. Trong y học dân gian, đây là loài được sử dụng khá phổ

biến để chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Cư

dân tại nhiều nơi ở Đông Nam Á thường dùng tiêu dội ngâm rượu dùng để chữa

Page 20: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

7

băng huyết và giúp cho nhau thai ra thuận lợi đối với phụ nữ sau khi sinh. Dịch

chiết từ lá tiêu dội được dùng làm nước súc miệng, làm thuốc chữa đau răng tại

nhiều địa phương ở Inđonexia; Người Philippin dùng rễ tiêu dội sắc lấy nước

hoặc nhai dùng chữa bệnh tải; Tại Malaixia, người ta dùng rễ tiêu dội như một

loại thuốc độc [26].

Tinh dầu cất từ Tiêu thất (P. cubeba) được dùng làm hương vị trong chế

biến thực phẩm và pha chế nước uống không chứa cồn tại nhiều nước Âu - Mỹ.

Tiêu thất được xếp vào mục GRAS 2338 và tinh dầu Tiêu thất vào mục

GRAS2339 trong danh mục các sản phẩm tự nhiên an toàn trong chế biến dược

phẩm và thực phẩm của Hoa Kỳ [26].

Nhân dân ta trước đây thường có tập quán “ăn trầu” khá phổ biến, đặc biệt

là vùng nông thôn. Trầu không (Piper betle L.) cũng được dùng làm thuốc chữa

mẫn ngứa, các vết loét, viêm mạch huyết, chàm mặt ở trẻ em, viêm kết mạc,

chữa ho hen,…[6].

Mặc dù đã có khá nhiều loài thuộc chi Hồ tiêu (Piper L.) được sử dụng

làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian, tuy nhiên, việc sử dụng chi này để chữa

bệnh trong thực tế hiện nay không nhiều. Hiện nay, có một số sản phẩm thực

phẩm chức năng trong thành phần có dịch chiết từ một vài loài thuộc chi Hồ tiêu

(Piper L.) hoặc chứa hoạt chất piperin. Trong đó, những sản phẩm có chứa

piperin phối hợp cùng curcumin là phong phú nhất, một số sản phẩm có chứa

đồng thời hai hoạt chất này như: Curcumin 2K, Curcumax, Biocurmin... Sự kết

hợp giữa hai thành phần hoạt chất này trong nhiều sản phẩm xuất phát từ kết quả

nghiên cứu của Shoba và cộng sự (1997), theo đó piperin có tác dụng làm tăng

sinh khả dụng của curcumin lên 20 lần. Cơ chế của tác dụng này là do piperin có

khả năng ức chế quá trình liên hợp giữa acid glucuronic và curcumin nên làm

giảm quá trình chuyển hóa và đào thải curcumin [84].

Những chế phẩm khác trong thành phần có chứa dịch chiết từ một số loài

thuộc chi Piper L. được sử dụng để chữa bệnh như: Eupolin (chứa cao đặc lá

Trầu không và cao đặc Cỏ lào có tác dụng chữa viêm lợi, viêm chân răng);

Page 21: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

8

Sakantin có chứa dịch chiết từ quả của hai loài Piper nigrum L., Piper longum

L. và gừng giúp kích thích tiêu hóa; sản phẩm Armorex T (chứa hạt tiêu, tinh

dầu tỏi, tinh dầu mè…, có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm co thắt,

chữa tiêu chảy). Đặc biệt, một số sản phẩm chứa dịch chiết từ rễ loài Piper

methysticum G. Forst (có tên gọi khác là kava) có tác dụng an thần, giảm lo âu.

Tuy nhiên, gần đây có một số báo cáo về những tác dụng phụ trên gan khi sử

dụng những sản phẩm này, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng chúng [70].

1.3. Tinh dầu

1.3.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu

Trước đây chưa có định nghĩa chính xác về cây tinh dầu. Khi phát hiện ra

một số hợp chất của tinh dầu có trong cơ thể mọi sinh vật (axít mật của động

vật, caroten trong hầu hết thực vật…). Như vậy, không có ranh giới rõ ràng giữa

cây tinh dầu và các cây khác. Từ quan điểm này Nicolaev (1968) đưa ra định

nghĩa: “Cây tinh dầu là những cây khác biệt với các cây khác ở chỗ có thể thu

được tinh dầu từ nó” [22].

Sau này, khi nghiên cứu cấu trúc và hoạt động chức năng các cơ quan tiết,

người ta đã thấy rõ sự khác biệt về bản chất của cây tinh dầu. Từ đó có thể định

nghĩa "Cây tinh dầu là những cây có chứa các cấu trúc chuyên biệt làm nhiệm

vụ tiết và tích luỹ tinh dầu".

1.3.2. Khái niệm về tinh dầu

Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thỏa đáng về tinh dầu.

Theo dược điển Pháp (1965) thì tinh dầu là các sản phẩm nhìn chung có

thành phần khá phức tạp, bao gồm các chất dễ bay hơi có chứa trong thực vật, và

có khả năng thay đổi nhiều hay ít trong quá trình chế biến.

Tiêu chuẩn Pháp (1987), đưa ra định nghĩa về tinh dầu như sau: Sản phẩm

thu được từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, bằng cách cất kéo hơi nước hoặc

bằng các phương pháp cơ học đối với vỏ trái cây thuộc chi Citrus Tinh dầu được

tách ra khỏi nước bằng các phương pháp vật lý”. Định nghĩa này có hạn chế là

loại trừ các sản phẩm thu được bằng cách chiết xuất với dung môi cũng như các

Page 22: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

9

sản phẩm thu được nhờ các phương pháp khác.

Tinh dầu được hiểu là những hỗn hợp của hợp chất hữu cơ, có cấu tạo phân

tử phức tạp và khác nhau về các đặc tính lý học cũng như hóa học. Tinh dầu có

một số đặc tính sau:

- Tất cả tinh dầu đều là hợp chất lỏng, sánh, có hoạt tính quang học, gây

hiện tượng quay cực của ánh sáng.

- Đa số tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước (d<1), một số có tỷ trọng lớn

hơn nước (d>1), không tan hoặc rất ít tan trong nước, nhưng lại tan trong các

dung môi hữu cơ.

- Có mùi thơm do thành phần tinh dầu có các cấu tử dạng tự do.

- Tinh dầu có khả năng bay hơi.

Căn cứ vào cấu tạo phân tử hóa học của tinh dầu được sắp xếp vào 4

nhóm chủ yếu sau [75]:

- Các hợp chất aliphatic.

- Các terpen và những dẫn xuất của chúng.

- Các dẫn xuất benzen.

- Các thành phần khác.

* Các hợp chất aliphatic

Các hợp chất aliphatic là các hợp chất acyclic. Mạch cacbon có thể là

mạch nhánh, thẳng và một số liên kết giữa các nguyên tử cacbon có thể không

no. Các hydrocacbon aliphatic thường có nhiều trong hoa quả, song chỉ góp

phần nhỏ vào mùi vị của chúng. Mùi thơm nhẹ của hầu hết các alcohol aliphatic

cũng giữ vai trò đáng kể và là bộ phận cấu thành trong các cấu trúc thơm. Các

aldehyd alphatic là những thành phần quan trọng trong các loại hương liệu và

nước hoa. Các ceton aliphatic thường gặp trong tự nhiên, đây là những hợp chất

tạo nên hương vị của thực phẩm. Ngoài ra các este alphatic thường được sử

dụng trong công nghệ thực phẩm.

* Các terpen và dẫn xuất của chúng

Đây là nhóm lớn, thường gặp trong các loài thực vật. Các terpen được cấu

Page 23: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

10

tạo từ isopren (C5H8)n với n = 2 (monoterpen), n=3 (sesquiterpen) ...

- Các hydrocacbon terpen góp phần tạo nên một phần của mùi vị tinh dầu,

nhưng các dẫn xuất oxy hóa của chúng lại là những hợp chất thơm rất quan trọng.

- Các monotecpen (C10H16) có thể mạch thẳng như geraniol, 1 vòng như

limonen, 2 vòng hoặc 3 vòng như cyclofenchen và tricyclen. Các monoterpen

acyclic thường có các liên kết không bền, do chúng có cấu trúc không bão hòa.

Các monoterpen acyclic ít tham gia thành phần của mùi hoặc sản phẩm mang

hương vị ở thực phẩm song chúng lại được sử dụng làm nguyên liệu cho quá

trình sinh tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học để tạo thành các hương liệu có giá trị

trong thực phẩm và mỹ phẩm như: -terpinen, limonen, -terpinen,...

- Trong số các terpen bicyclic thì -pinen, -pinen là những hợp chất có

giá trị cao trong công nghệ hương liệu.

- Sesquiterpen là những hợp chất được hình thành từ 3 đơn vị isopren và

có công thức cấu tạo chung với 15 nguyên tử cacbon. Tuy vậy, hiện vẫn còn

nhiều hợp chất sesquiterpen chưa thể xác định được về cấu trúc phân tử. Nhiều

sesquiterpen là bicyclic có 2 vòng C6 hoặc 1 vòng C6 và 1 vòng C5. Các hợp chất

sesquitecpen cùng với monotecpen thường gặp trong thành phần của nhiều loài

thực vật. Trong tinh dầu, các sesquiterpen luôn là những thành phần quan trọng,

song chúng lại có nhiệt độ sôi cao (nhiệt độ sôi thường trên 200oC) do đó

thường không thu được hoặc chỉ thu được rất ít.

Các hợp chất chứa oxy của các monotecpen và các sesquitecpen thường

có giá trị hơn các hydrocarbon tecpen. Sự kết hợp của các thành phần chứa oxy

thường tạo thành mùi thơm đặc trưng của nhiều loại tinh dầu. Các alcohol,

aldehyd, ether, ceton và este là những nhóm chức quan trọng của các thành phần

chứa oxy.

Các alcohol monotecpen acyclic và những alcohol sesquitecpen thường

góp phần tạo nên mùi đặc trưng và thường có thành phần đáng kể trong nhiều

loại tinh dầu.

Este của các alcohol tecpen và các axít béo thấp, đặc biệt là các acetat là

Page 24: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

11

những chất thơm quan trọng trong công nghệ chế biến thực phẩm và hóa mỹ

phẩm. Các este của alcohol tecpen cyclic như α-terpinyl acetat, methyl acetat,

bornyl acetat và một số alcohol sesquitecpen như guaiyl acetat, cedryl acetat,...

là những hợp chất thơm có giá trị sử dụng cao trong công nghệ hương liệu.

* Các dẫn xuất benzen

Các dẫn xuất của benzen hoặc các benzoid là những hợp chất có chứa 1

vòng benzen đặc trưng và thường được biểu thị như 1 vòng C6 có 3 nối đôi luân

phiên với các nối đơn giữa các nguyên tử cacbon. Đây là nhóm hợp chất khá đa

dạng và được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm và hóa mỹ phẩm dưới dạng

tổng hợp hay tự nhiên. Các este của các alcohol thơm và các axít aliphatic có mùi

thơm đặc trưng nên được sử dụng trong công nghệ thực phẩm và mỹ phẩm.

* Các thành phần khác

Một vài hợp chất chứa nitrogen có những tính chất khá đặc trưng, tuy chỉ

với hàm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,1%, nhưng lại có tác dụng nâng cao

hương vị hấp dẫn của nhiều loại tinh dầu ngay cả ở dạng thô.

1.3.3. Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam

Khi nghiên cứu thành phần các loài cây tinh dầu ở các khu vực khác nhau

trên thế giới, các nhà nghiên cứu nhận định rằng khu vực có khí hậu nhiệt đới là

nơi tập trung cây tinh dầu với số lượng lớn. Bên cạnh đó, một số loài cây tinh

dầu trong đai khí hậu này lại có sự đa dạng về thành phần hóa học.

Phân bố cây tinh dầu trong mỗi hệ thực vật nói chung theo 2 nguyên tắc:

- Nguyên tắc phổ biến (hay còn gọi là nguyên tắc có tính quy luật). Theo

nguyên tắc này, ở một số taxon thực vật, sự có mặt tinh dầu trong cây và trong

các bộ phận xác định là đặc tính phổ biến. Giới hạn của quy luật này thường xác

định ở các bậc họ (ngay trong 1 họ, có chi hầu như tất cả các loài đều chứa tinh

dầu, trong khi đó ở các chi khác hoàn toàn không có loài nào được coi là có tinh

dầu). Với những họ mà tích lũy tinh dầu là đặc tính chung của các loài trong cả

họ thì được gọi là họ cây tinh dầu.

- Nguyên tắc ngẫu nhiên: Theo nguyên tắc này, sự có mặt của tinh dầu ở

Page 25: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

12

các cá thể trong taxon là một đặc tính ngẫu nhiên. Khi nghiên cứu phân bố cây

tinh dầu ở các họ khác nhau, dễ nhận thấy rằng trong đa số họ thực vật, đặc tính

tích lũy của tinh dầu chỉ có ở một số chi nhất định trong họ.

Phân tích và tìm hiểu quy luật phân bố của cây tinh dầu ở các họ thực vật

không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu tiến hóa sinh lý, sinh hóa mà còn có giá

trị rất lớn đối với công tác điều tra, phát hiện. Hiện nay, trong hệ thực vật Việt

Nam có khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ chứa tinh dầu [26]. Như vậy,

nguồn tài nguyên cây tinh dầu nói riêng và tài nguyên thực vật Việt Nam rất là

đa dạng và phong phú.

1.4. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Hồ tiêu (Piperaceae)

1.4.1. Trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần

hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học. Điển hình là các công trình như: Từ loài

Piper cubeba phân bố ở Inđônexia được Rein B. và cộng sự (2007) nghiên cứu

với sabinen (9,1%), β-elemen (9,4%), epi-cubebol (4,3%) và cubebol (5,6%) là

các thành phần chính của tinh dầu quả. Trans-sabinen hydrat (8,2%), β-

caryophyllen (5,0%), epi-cubebol (4,2%), γ-cadinen (16,6%) và cubebol (4,8%)

là các thành phần chính của lá [81].

Loài Piper permucmnatutum phân bố ở Braxin được H. S. Toquilho và

cộng sự (1999) công bố với các thành phần chính trong tinh dầu là δ-cadinen

(12,7%), γ-muurolen (7,4%), α-cadinol (6,9%), β-caryophyllen (6,8%) [108]. Từ

7 mẫu trên mặt đất của loài Piper anonifolium ở Braxin được E. H. A. Andrade

và cộng sự (2005) công bố với các thành phần chính của tinh dầu của các mẫu

5,6,7 là α-pinen (45,5%, 45,7% và 41,1%), β-pinen (17,7%, 17,2% và 17,8%) và

limonen (7,1%, 8,4% và 6,1%); mẫu 1 với α-pinen (53,1%) và β-pinen (22,9%)

là các thành phần chính; mẫu 2 và 4 được đặc trưng bởi α-pinen (40,9% và

41,8%), β-pinen (18,8% và 18,6%), limonen (7,4% và 8,5%) và δ-2-caren (7,7%

và 8,0%); mẫu 3 với α-eudesmol (33,5%), ishwaran (19,1%),germacren D

(9,6%), α-pinen (7,3%) và limonen (5,9%) là các thành phần chính trong tinh

Page 26: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

13

dầu [35]. Nghiên cứu 4 loài thuộc họ Hồ tiêu ở Braxin, với β-elemen (11,6%) và

epi-cubebol (13,1%) là các thành phần chính của loài Piper cernuum; trong lá

loài Piper glabratum được đặc trưng bởi β-caryophyllen (14,6%) và

longiborneol (12,0%); ở loài Piper hispidum với β-pinen (12,0%), khusimen

(12,1%) và δ-cadinen (13,2%) là các thành phần chính. β-caryophyllen (11,2%)

và germacren D-4-ol (11,1%) là các thành phần chính của loài Piper madeiranum

[39]. Khi công bố 6 mẫu tinh dầu trên mặt đất của loài Piper cyrtopodon ở

Braxin, E. H. A. Andrade và cộng sự (2006) cho thấy, mẫu 1 được đặc trưng bởi

β-caryophyllen (19,2%), bicyclogermacren (13,0%), germacren D (10,0%),

spathulenol (8,4%); mẫu 2 gồm bicyclogermacren (23,3%), germacren D

(17,9%), spathulenol (6,9%); mẫu 3 là β-caryophyllen (34,6%), bicyclogermacren

(21,4%), germacren D (13,6%) và α-pinen (7,5%); mẫu 4 với elemicin (26,8%),

germacren D (14,8%), bicyclogermacren (14,0%) là các thành phần chính; mẫu 5

với β-caryophyllen (18,1%), bicyclogermacren (14,9%), germacren D (13,6%),

elemicin (10,1%) và mẫu 7 là epi-α-bisabolol (26,3%), α-cadinol (9,5%),

bicyclogermacren (8,3%) và germacren D (7,5%) [36].

Cũng từ phần trên mặt đất của 4 mẫu loài Piper demeraranum ở Braxin

với các thành phần chính là limonen (20,2%, 31,0%, 40,3% và 30,6%), sabinen

(12,9%, 17,0%, 22,7% và 18,2%), β-pinen (7,7%, 8,2%, 14,4% và 10,7%) và α-

pinen (7,3%, 6,1%, 12,3% và 7,6%) [38][38]. Từ lá và quả loài Piper

divaricatum ở Braxin với linalool (23,4–29,7%), β-pinen (19,9–25,3%) và α-

pinen (9,0–18,8%), là các thành phần chính; ở quả là β-pinen (18,0–12,0%), α-

pinen (6,3–17,6%) và β-caryophyllen (9,0–11,4%) [34]. Ở lá của loài Piper

dumosum với các thành phần chính là biclyclogermacren (16,2%), β-

caryophyllen (15,9%), β-pinen (16,0%) và α-pinen (12,1%). Đối với lá của loài

Piper aleyreanum được đặc trưng bởi β-pinen (14,4%), isocaryophyllen (17,5%)

và β-caryophyllen (18,6%) [55].

Ở lá của loài Piper gaudichaudianum, mẫu A là β-caryophyllen (12,1%),

α-humulen (13,3%), β-selinen (15,7%) và α-selinen(16,6%); mẫu B là β-

Page 27: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

14

caryophyllen (19,3%), α-humulen (29,2%) và α-selinen (8,9%). Trong loài Piper

regnelii với β-caryophyllen (23,4%), (E)-nerolidol(13,7%) và spathulenol

(11,1%) là các thành phần chính trong tinh dầu [37]. Trong lá của loài Piper

hispidum phân bố ở CuBa được Pino A. và cộng sự (2004) công bố với các

thành phần chính của tinh dầu là β-eudesmol (17,5%), trans-6-vinyl-4,5,6,7-

tetrahydro-3,6-dimethyl-5-isopropenylbenzofuran (12,9%) [76]. Từ 4 mẫu tinh

dầu của loài Piper manausense ở vùng Amazon được công bố, với mẫu 1 và 2

được đặc trưng bởi bicyclogermacren (32,0% và 34,0%), gleenol (6,8% và

9,4%), β-caryophyllen (7,7% và 8,5%). Mẫu 3 với thành phần chủ yếu là

bicyclogermacren (41,0%), β-pinen (9,2%), α-pinen (9,1%). Spathulenol

(15,0%), globulol (9,4%), bicyclogermacren (7,8%) là các thành phần chính của

mẫu 4 [69]. Trong tinh dầu của loài Piper mikanianum với β-vetivon (33,0%),

(Z)-isoelemicin (21,5%) và (E)-asaron (11,6%) là các thành phần chính của tinh

dầu [63].

Trong lá của loài Piper peltata được J. A. Pino và cộng sự (2004) công bố

trong tinh dầu đặc trưng bởi caryophyllen oxit (22,9%), spathulenol (9,0%),

trans-calamenen (5,4%) và α-copaen (5,2%). Dillapiol (82,2%) là thành phần

chính của loài Piper aduncum [77]. Khi nghiên cứu 3 loài trong chi Piper ở

Costa Rica, B. Vogler và cộng sự (2006), đã công bố ở hoa của loài Piper

auritum với thành phần chính của tinh dầu là safrol (93,0%); ở loài Piper

marginatum với trans-anethol (46,0%), p-anisaldehyd (22,0%) và anisyl keton

(14,0%). β-caryophyllen (28,0%), germacren D (17,0%) và (E,E)-α-farnesen

(15,0%) là các thành phần chính của tinh dầu [104]. Từ tinh dầu lá, thân, rễ và

cụm hoa của loài Piper truncatum ở Braxin được A. P. F. Trindade (2010) công

bố với camphen (10,3%), germacren D (56,0%) là thành phần chính ở cụm hoa;

các thành phần đặc trưng trong lá là (Z)-3-hexenol (35,3%), β-caryophyllen

(24,2%), germacren D (11,1%) và (E)-nerolidol (10,5%); ở cành với 6(Z), 8(E)-

N-isobutyl-decadienamit (16,2%) là thành phần chính và ở rễ là 6(Z), 8(E)-N-

isobutyl-decadienamit (67,6%) [107]. Từ lá của thứ Piper tuberculatum var.

Page 28: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

15

tuberculatum với các thành phần chính trong tinh dầu là β-caryophyllen (26,3%)

và α-cadinol (13,7%) [99]. Trong tinh dầu lá của loài Piper vicosanum với thành

phần chính là các monotecpen (56,0-62,6%); trong đó limonen (40,0-45,5%) và

1,8-cineol (10,4-15,0%) là các thành phần đặc trưng [61]. Trong lá của loài

Piper xylosteoides được đặc trưng bởi myrcen (31,0%) và γ-terpinen (26,0%)

[71]. Ở lá của loài Piper officinarum với β-caryophyllen (11,2%), α-pinen

(9,3%), sabinen (7,6%), β-selinen (5,3%) và limonen (4,6%) là các thành phần

chính; ở cành được đặc trưng bởi β-caryophyllen (10,9%), α-phellandren

(9,3%), linalool (6,9%), limonen (6,7%) và α-pinen (5,0%) [87]. Một số loài

thuộc chi Piper phân bố ở Braxin với dillapiol (64,4%) là thành phần chính của

loài Piper aduncum; p-mentha-1(7),8-dien (39,0%), 3,4-methylenedioxypropio

phenon (19,0%), và (E)-β-ocimen (9,8%) là các thành phần chính của loài Piper

marginatum. Các thành phần chủ yếu của loài Piper marginatum là (E)-

isoosmorhizol (32,0%), (E)-anethol (26,4%), isoosmorhizol (11,2%) và (Z)-

anethol (6,0%). Methyl eugenol (69,2%) và eugenol (16,2%) là các hợp chất

chính của loài Piper divaricatum. Safrol (69,2%), methyl eugenol (8,6%) và β-

pinen (6,2%) được đặc trưng của loài Piper callosum [40]. Ở loài Piper cernuum

với thành phần chính là β-elemen (11,6%) và epi-cubebol (13,1%). β-

caryophyllen (14,6%) và longiborneol (12,0%) là các hợp chất chính của loài

Piper glabratum. β-pinen (12,0%), khusimen (12,1%) và γ -cadinen (13,2%) là

các hợp chất đặc trưng của loài Piper hispidum. Đối với loài thì β-caryophyllen

(11,2%) và germacren D-4-ol (11,1%) là các hợp chất chính [90]. Trong lá của

loài Piper pellucidađược M. H. L. Silva và cộng sự (1999) công bố với các

thành phần chính của tinh dầu là dillapiol (39,7%) và trans-caryophyllen

(10,7%) [92].

Ở Phillipines lá của loài Piper betle với chavibetol (53,0%), acetat

(16,0%) và caryophyllen (4,0%) là các thành phần chính. Cũng lá của loài này

phân bố ở Malaysian với chavibetol (69,0%) là các thành phần chính; đối với

loài phân bố ở Campuchia thì được đặc trưng bởi -pinen (7,0%), sabinen

Page 29: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

16

(8,0%), 1,8–cineol (10,0%), methyl chavicol (9,0%) và terpinyl acetat (19,0%).

Safrol (28,0%) và myrcen (26,0%) là các thành phần đặc trưng trong lá của loài

phân bố ở Đài Loan [53].

Khi nghiên cứu tinh dầu của một số loài thuộc chi Piper, M.A.

Sumathykutty và cộng sự (1999) cho thấy, elemol (11,5%) là thành phần chính

trong lá của loài Piper nigrum, β-caryophyllene (13,0%) là thành phần chính

trong lá của loài Piperattenuatum; trong thân là β-cubeben (10,0%). Cubebol

(23,6%) là thành phần chính của lá loài Piper cubeba [95].

Ở lá của 4 loài Piper cernuum, Piper glabratum, Piper hispidum và Piper

madeiranum được S.H. Soidrou và cộng sự (2013) công bố với β-elemen

(11,6%) và epi-cubebol (13,1%) là thành phần chính của Piper cernuum; β-

caryophyllen (14,6%) và longiborneol (12,0%) là các thành phần chính của

Piper glabratum; β-pinen (12,0%), khusimen (12,1%) và γ-cadinen (13,2%) là

các thành phần chính của P. hispidum; β-caryophyllen (11,2%) và germacren D-

4-ol (11,1%) là các hợp chất chính của P. madeiranum [93]. Năm 2001, M.

Mundina và cộng sự công bố lá của loài Piper lanceaefolium phân bố ở Costa

Rica; trong tinh dầu được đặc trưng bởi các sesquitecpen hydrocacbon với β-

caryophyllen và germacren D là các thành phần chính [73]. Trong lá của loài

Piper fulvescens phân bố ở Paraguay được R. Vila và cộng sự (2001) công bố

với trans-anethol (26,4%) và ishwaran (12,1%), là các thành phần chính của tinh

dầu [101]. Ở tinh dầu của lá loài Piper aduncum từ Panama và Bolivia. Trong đó

mẫu ở Panama với β-caryophyllen (17,4%) và aromadendren (13,4%) là các

thành phần chính. 1,8-cineol (40,5%) sarisan (1-allyl-2-methoxy-4,5-

methylenedioxybenzen (12,9%) là thành phần chính ở mẫu Bolivia [102].

Ở lá và hoa loài Piper friedrichsthalii phân bố Costa Rica và Panama.

Mẫu của loài Piper friedrichsthalii ở Costa Rica được đặc trưng bởi α-pinen,

camphen, β-phellandren, limonen. Trong lá của loài P. pseudolindenii với 11-

selinen-4α-ol, α-selinen, germacren D và β-selinen là các thành phần chính của

tinh dầu [103]. Từ lá của 5 loài trong chi Piper phân bố ở Malaysian được I. B.

Page 30: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

17

Jantan và cộng sự (1994) công bố với dillapiol (64,5%) là thành phần chính của

loài P. aduncum. Chavibetol chiếm 69,0% và 42,7% của loài Piper betle và

Piper lanatum. Thành phần chính của loài Piper pedicellosum là β-phellandren

(21,9%) và eugenol (17,2%). (E)-Nerolidol (17,5%) và cedrol (14,8%) là các

hợp chất chính của loài Piper penangense [59]. Trong lá của loài Piper

corcovadensis với các thành phần chính là 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen

(30,6%), terpinolen (17,4%), trans-caryophyllen (6,3%), α-pinen (5,9%) [49].

Trong lá của loài Piper aduncum ở 3 mẫu tinh dầu được đặc trưng bởi dillapiol

(69,3%; 79,9% và 85,4%) [67]. Từ lá của loài Piper miniatum được Salleh W.

M. và cộng sự (2015) công bố với caryophyllen oxit (20,3%) và α-cubeben

(10,4%) là các thành phần chính của tinh dầu [85]. Ở lá của loài

Piper hongkongense phân bố Trung Quốc được đặc trưng bởi các hợp chất

caryophyllen, α-caryophyllen và nerolidol [113].

Từ phần trên mặt đất của 3 loài thuộc chi Piper phân bố ở Malaysia được

Salleh W. và cộng sự (2014) công bố với spathulenol (11,2%), (E)-nerolidol

(8,5%) và β-caryophyllen (7,8%) là các thành phần chính của tinh dầu loài Piper

abbreviatum. Loài Piper erecticaule được đặc trưng bởi β-caryophyllen (5,7%)

và spathulenol (5,1%). Borneol (7,5%), β-caryophyllen (6,6%) và α-amorphen

(5,6%) là các thành phần chính từ loài Piper lanatum [86].

Ở lá và cụm hoa của loài Piper subtomentosum được đặc trưng bởi α-

pinen (27,3% và 21,0%) và δ-cadinen; phần trên mặt đất của loài Piper

septuplinervium được đặc trưng bởi camphen và α-, β-pinen [42]. Trong lá của

loài Piper divaricatum với các thành phần chính của tinh dầu là methy leugenol

(75,0%) và eugenol (10,0%) [49]. Từ lá và cành loài Piper flaviflorum phân bố

ở Trung Quốc với các thành phần đặc trưng là (E)-nerolidol (16,7% và 40,5%),

β-caryophyllen (26,6% và 14,6%) và elixen (5,3% và 12,3%) [64]. Ở lá của loài

Piper nigrum được Bagheri H. và cộng sự (2014) công bố với các thành phần

chính từ tinh dầu là β-caryophyllen (25,4 ± 0,6%), limonen (15,6 ± 0,2%),

sabinen (13,6 ± 0,2%), 3-caren (9,3 ± 0,1%), β-pinen (7,3 ± 0,1%), và α-pinen

Page 31: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

18

(4,3 ± 0,1%) [44]. Loài Piper capense phân bố ở phía Đông Cameroon với các

thành phần chính của tinh dầu là β-pinen (33,2%), sabinen (10,0%) và α-pinen

(8,9%) [110]. Từ 3 loài của chi Piper phân bố ở Cuba được xác định là piperiton

(34,0%), camphor (17,1%), camphen (10,9%), 1,8-cineol (8,7%) và viridiflorol

(7,4%) là các thành phần chính của loài Piper aduncum. Trong các loài Piper

auritum và Piper umbellatum được đặc trưng bởi safrol (71,8%và 26,4%) [83].

Ở lá của loài Piper aduncum phân bố từ Braxin với thành phần chính trong tinh

dầu là các monotecpen (90,4%) và sesquitecpen (7,0%). Thành phần đặc trưng

là 1,8-cineol (53,9%) [94]. Trong tinh dầu lá, rễ, thân và quả của loài Piper

klotzschianum được đặc trưng bởi 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen; 2,4,5-

trimethoxy-1-propenylbenzen, 1-butyl-3,4-methylenedioxybenzen, 1-butyl-3,4-

methylenedioxybenzen, limonen và α-phellandren [51].

Tinh dầu từ lá và cành của loài Piper officinarum được đặc trưng bởi β-

caryophyllen (11,2%), α-pinen (9,3%), sabinen (7,6%), β-selinen (5,3%) và

limonen (4,6%). Ở thân là β-caryophyllen (10,9%), α-phellandren (9,3%),

linalool (6,9%), limonen (6,7%) và α-pinen (5,0%) [87]. Từ tinh dầu lá của loài

Piper cubeba được đặc trưng bởi sabinen (20,0%), eucalyptol (11,9%), 4-

terpineol (6,4%), β-pinen (5,8%), camphor (5,6%) và δ-3-caren (5,3%) [66].

Trong lá và cành của loài Piper caninum phân bố ở Malaysia được Salleh W. M.

và cộng sự (2011) công bố với safrol (17,1%) trong lá và 25,5% trong cành [88].

Từ rễ, thân, quả và lá của loài Piper longum được Varughese T. và cộng sự

(2016) công bố với các thành phần chính là các monotecpen và các sesquitecpen

[100].

1.4.2. Ở Việt Nam

Nghiên cứu về tinh dầu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở nước

ta mới diễn ra khoảng hơn 3 thập kỷ trở lại đây. Các tác giả cũng chủ yếu đề cập

đến các loài cây trồng như Tiêu (Piper nigrum), Trầu không (Piper betle), Lá lốt

(Piper lolot),...

Từ loài Piper bavinum phân bố ở Hương Sơn, Hà Tĩnh được D. Lesueur

Page 32: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

19

và cộng sự (2009) công bố với các thành phần chính là bicyclogermacren

(10,6%), globulol (5,7%), leden (5,1%) và α-pinen (4,4%) [52]. Loài Trầu

không (Piper betle) phân bố ở Bạch Mã, Thừa Thiên Huế với thành phần chính

là isoeugenol (72,0%), isoeugenyl acetat (12,2%) [53]. Trong rễ được đặc trưng

bởi -cadinen (11,7%), -cadinol (26,2%) và T-muurolol (20,7%) [53]. Phần

trên mặt đất của loài Piper pierrei ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế với p-

methylbenzyl cinnamat (18,1%) và -methylbenzyl cinnamat (28,0%) [53]. Từ

lá, thân và rễ loài Piper lolot phân bố ở Việt Nam với các thành phần chính

trong tinh dầu là -caryophyllen (26,1%, 30,9% và 27,6%) tương ứng trong lá,

thân và rễ [53]. Đỗ Đình Rãng và cộng sự (2001), công bố từ phần trên mặt đất

của loài này ở Hà Nội với -asaron (21,8%), d–nerolidol (8,6%), trans-methyl

isoeugenol (5,5%) [27]. Loài Peperomia pellucida ở Thừa Thiên Huế được

Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (2005), công bố với các thành phần chính là

carotol (33,1%) và dill apiol (29,3%) [53]. Gần đây, Lưu Đàm Ngọc Anh và

cộng sự (2016), công bố ở lá của loài Piper arboricola với các thành phần chính

là spathulenol (27,5%), α-phellandren (20,3%), germacren D (14,6%), γ-terpinen

(6,2%) [1].

Khi nghiên cứu loài Trầu không (Piper betle) và Hồ tiêu (Piper nigrum) ở

các vùng khác nhau của Nghệ An, Hoàng Văn Lựu (2003) cho thấy thành phần

chính trong tinh dầu gồm α-pinen và D-limonen [23]. Ở loài Hồ tiêu (Piper

nigrum) được chiết xuất bằng CO2 lỏng siêu tới hạn tại các áp suất khác nhau thì

thành phần chính của tinh dầu là 3-caren, caryophyllen, β-selinen cũng có sự

biến đổi [25].

Từ lá Trầu không (Piper betle) ở Hải Dương được Phạm Thế Chính và cộng

sự (2009) công bố với các thành phần chính của tinh dầu là chavicol (7,6%),

eugenol (77,2%), eugenyl axetat (8,7%) [8]. Cũng từ lá của loài này phân bố ở Hậu

Giang được đặc trưng bởi phenol, 2-methoxy-3- (2-propenyl)- (19,8%),

acetyleugenol (20,1%) và 4-allyl-1,2- diacetoxybenzen (34,6%) [7]. Ở lá của loài

Piper longum được Đỗ Đình Rãng và cộng sự (2007), công bố với các thành phần

Page 33: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

20

chính là β-caryophyllen (11,42%), β-pinen (8,0%), α-pinen (4,9%) và α-copaen

(4,0%) [27].

1.5. Điều kiện tự nhiên xã hội ở Bắc Trung Bộ

1.5.1. Vị trí địa lý

Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam

dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân, có tọa độ địa lý từ 16o13' đến 19°18' vĩ

độ Bắc, 104°22' đến 108o12' kinh độ Đông. Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6

tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-

Huế. Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên giới dài

1.294 km với các cửa khẩu Quan Hoá, Lang Chánh (Thanh Hoá), Kỳ Sơn (Nghệ

An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị)…, tạo điều kiện giao lưu kinh

tế với Lào và các nước Đông Nam Á trên lục địa; Phía Đông hướng ra biển

Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km, biển có nhiều hải sản và nhiều

vùng nước sâu có thể hình thành các cảng biển. Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng

Bình (khoảng 50 km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiện thuận lợi

giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

1.5.2. Địa hình, địa mạo

Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống

Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt

phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ

An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An),

sông Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình của Bắc Trung Bộ gồm nhiều

dãy núi có độ cao từ 600 – 2.450m, đỉnh cao nhất là đỉnh núi Phacatun cao

2.450m, đỉnh Giăng màn thượng nguồn sông Ngàn Sâu cao 2.235m, Pù Huống

1.570m, Pù Kô Kô 1.124m, Pù Chó 1.500m, Bạch Mã cao 1.450m, với địa hình

bị chia cắt mạnh tạo nên độ dốc lớn 35 - 400 trước khi chuyển dần xuống đồng

bằng hay ven biển. Đây cũng là địa hình phức tạp tạo nên nhiều hệ sinh thái:

Rừng núi cao (chiếm gần 50% diện tích); vùng gò đồi (gần 30% diện tích); và

các dải đồng bằng nông nghiệp, đất cát ven biển, rừng ngập mặn, đảo ven bờ…

Page 34: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

21

giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển và an ninh quốc phòng. Đặc biệt ở

Quảng Bình có hệ sinh thái núi đá vôi Carst rộng lớn, có nhiều hang động như

động Phong Nha (Bố Trạch) rộng và dài vào bậc nhất thế giới lại nằm tiếp giữa

hai vùng địa lý sinh học Bắc và Nam, là nơi có cấu tạo địa chất đặc biệt của

vùng Carst trẻ, là địa bàn có tính đa dạng sinh học cao.

1.5.3. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ mang tính chuyển tiếp giữa hai miền khí

hậu của nước ta là khí hậu cận nhiệt đới có mùa Đông lạnh ở phía Bắc và khí

hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Nằm trong sườn Đông của dãy Trường Sơn

Bắc lại nằm kề với biển. Khí hậu vùng Bắc Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng sâu

sắc của mối tương tác phức tạp của chế độ hoàn lưu khí quyển và các điều kiện

địa hình được thể hiện rõ qua chế độ mưa ẩm cũng như sự xuất hiện thường

xuyên của gió phơn Tây Nam vào nửa đầu mùa hè. Toàn vùng chịu ảnh hưởng

của thời tiết bất lợi, áp thấp nhiệt đới, bão lụt xảy ra hàng năm v.v… trung bình

có 6 cơn bão mỗi năm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều trận lụt lớn xảy

ra do rừng đầu nguồn bị phá hủy. Yếu tố khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ bởi các hiện tượng bốc hơi nước. Theo

lượng bốc hơi nước kể cả thảm thực vật, dao động trong khoảng 1.100 - 1259

mm/năm, bằng hơn ½ lượng mưa năm. Song song với đặc điểm bốc hơi nước,

hiện tượng gió phơn Tây Nam (gió Lào) gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng vật

nuôi trong khu vực. Với vị trí độc đáo của rừng núi Bắc Trung Bộ được các nhà

khoa học trong nước và quốc tế công nhận còn chứa đựng nguồn tài nguyên sinh

vật phong phú và đa dạng, là vùng duy nhất có sự giao lưu giữa các luồng sinh

vật Bắc và Nam, bao gồm các yếu tố Trung Hoa, yếu tố Ấn Độ - Malaysia, yếu

tố Hymalaia; Yếu tố phân bố toàn cầu và yếu tố đặc hữu.

1.5.4. Đặc điểm kinh tế xã hội

Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng trên 51.168 km2, chiếm khoảng 15,5% diện

tích của cả nước, với tổng dân số là 10.500.000 người theo điều tra dân số

1/4/2009. Dân cư sống trong vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu là người Kinh, và nhiều

Page 35: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

22

dân tộc khác như: Tày, Thái, Thổ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Mường, Dao

ở Thanh Hóa; H'mông, Khơ Mú, Đan Lai ở Nghệ An, Hà Tĩnh; Bru-Vân Kiều, Cơ

Tu, Tà Ôi, Chưt ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Mật độ dân số

khoảng 200 người/km2 trong đó Thanh Hoá có mật độ cao nhất khoảng 310

người/km2, thấp nhất là ở Quãng Bình chỉ có khoảng 95 người/km

2. Mật độ dân

số thay đổi mạnh mẽ giữa khu vực đồng bằng và miền núi, đô thị và nông thôn.

1.5.5. Đặc điểm hệ thực vật

Bắc Trung Bộ có 5 Vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong

Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã) và 9 khu Bảo tồn Thiên nhiên (Pù Luông, Pù Hu, Xuân

Liên, Pù Hoạt, Pù Huống, Kẻ Gỗ, Bắc Hướng Hóa, Đakrông, Phong Điền) toàn

vùng có 2.135.649 ha có rừng. Trong đó, rừng đặc dụng là 349.316 ha; rừng

phòng hộ 1.054.431 ha và rừng sản xuất là 731.902 ha. Hiện nay, đã biết 4.133

loài thuộc 1.211 chi của 224 họ thực vật bậc cao có mạch với đầy đủ các ngành

thực vật bậc cao có mạch của Việt Nam. Đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộ

chiếm 23,25% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước (tính bằng tổng diện tích

của hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam) nhưng hệ thực vật ở đây chiếm

tới 64,47% tổng số họ, 51,71% tổng số chi và 39,06% tổng số loài trong hệ thực

vật Việt Nam; hệ thực vật ở Bắc Trung Bộ đóng góp khoảng một nửa cho hệ

thực vật Việt Nam.

Thảm thực vật ở Bắc Trung Bộ rất đa dạng, có 38 kiểu thảm khác nhau

[34], được chia thành 2 nhóm chính là thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật

trồng. Thảm thực vật tự nhiên chia theo các vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở

vành đai nhiệt đới (<800m ở Quảng Bình trở ra và <900m ở Thừa Thiên - Huế),

trên đất địa đới (tầng dày, thoát nước tốt) có 5 kiểu thảm khác nhau. Trên đất phi

địa đới (tầng mỏng, thoát nước nhanh) có 5 kiểu thảm thực vật. Trên đất nội địa

đới ngập nước ngọt ở vùng đồng bằng, ven sông suối với nền đáy phù sa ngập

định kỳ có khoảng 14 kiểu thảm, trên than bùn và cát ẩm khá đặc sắc với 5 kiểu

thảm. Thảm thực vật ngập mặn có 5 kiểu thảm. Thảm thực vật trên vành đai nhiệt

đới gồm 3 kiểu. Còn lại là các thảm thực vật cây trồng.

Page 36: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

23

Hình 1.1. Bản đồ các VQG, khu BTTN, khu Bảo tồn loài, khu Bảo tồn Cảnh quan

ở Bắc Trung Bộ

Page 37: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

24

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc

Trung Bộ.

Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là các Vườn Quốc Gia (Bến En, Pù Mát, Vũ

Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã) và các Khu Bảo tồn Thiên nhiên (Xuân

Liên, Pù Luông, Pù Hoạt, Pù Huống, Kẻ Gỗ, Đak Krông) ở Bắc Trung Bộ. Ngoài

ra còn thu mẫu ở một số địa điểm của các huyện có phân bố của họ này.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học (hình thái, sinh thái), phân bố và tính

đa dạng các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.

- Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở

Bắc Trung Bộ.

- Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong

trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật

2.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu

Các số liệu về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu, các mẫu vật

lưu ở bảo tàng trong nước và nước ngoài, các công trình công bố liên quan.

2.3.1.2. Phương pháp điều tra thực địa

Ở mỗi địa điểm nghiên cứu tác giả chọn các tuyến điều tra chính để nghiên

cứu:

+ VQG Bến En: tuyến Sông Tràng - Bãi Trành; tuyến Đồng Mười – Hồ

Sông Mực - Điện Ngọc; tuyến Đồng Mười - Xuân Thái.

+ VQG Pù Mát: tuyến Môn Sơn - Sông Giăng; tuyến Chi Khê - Khe Bu;

tuyến Lâm Trường Con Cuông - Khe Kèm; tuyến Tam Đình - Tam Hợp; tuyến

Page 38: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

25

Châu Khê - Khe Choang.

+ VQG Vũ Quang: tuyến Hương Quang - Dốc Dẻ; tuyến Hương Đại -

Hương Quang; tuyến Trạm chè - Sơn Kim II.

+ VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: tuyến ngã ba Đông – Vườn Thực vật và

Tây đường Trường Sơn - U Bò.

+ VQG Bạch Mã: tuyến Trung tâm Vườn - Thác Thủy Điện - thác Đá

Dựng; tuyến Trĩ Sao - Đỉnh Bạch Mã - Đỗ Quyên; tuyến Hương Phú - Thị trấn

Khe Tre, Thượng Nhật - Hưng Lộc).

+ Khu BTTN Xuân Liên: tuyến Xuân Liên - Vạn Xuân, tuyến Yên Nhân –

Bát Mọt.

+ Khu BTTN Pù Luông: tuyến Phú Lệ - Thung Hang; tuyến Cổ Lũng –

Lũng Cao.

+ Khu BTTN Pù Huống: tuyến Châu Thái - Nam Sơn – Bắc Sơn – Bình

Chuẩn; tuyến Châu Hoàn – Diên Lãm – Quang Phong.

+ Khu BTTN Pù Hoạt: Tri Lễ - Nậm Giải; Hạnh Dịch - Thông Thụ - Đồng

Văn.

+ Khu BTTN Kẻ Gỗ: Trung tâm du lịch đến các khu vực chạy theo phía

Nam – Bắc.

2.3.1.3. Phương pháp thu mẫu và định loại

Mỗi cây thu 2-3 mẫu tiêu bản ở cùng 1 địa điểm. Sau khi thu mẫu thì ghi số

hiệu. Khi thu mẫu thì ghi chép tỉ mỉ ngay những đặc điểm dễ bị mất khi mẫu khô

như: màu sắc, hình dạng tự nhiên của hoa, quả, lá ... Ngoải ra còn chụp ảnh tổng

thể và chi tiết từng bộ phận của cây bằng máy ảnh kỹ thuật số Canon.

Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại phòng

mẫu Dược liệu, Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Y Khoa Vinh.

Phương pháp dùng để nghiên cứu phân loại là phương pháp hình thái so

sánh. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng vẫn là phương pháp

thông dụng được sử dụng hiện nay. Trong phương pháp này dựa trên các đặc

điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu trong đó chủ

Page 39: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

26

yếu dựa vào cơ quan sinh sản như vị trí cụm hoa, cấu tạo của hoa, đặc điểm của

lá bắc, đài hoa, cấu tạo của nhị và núm nhụy khi tạo thành quả. Bởi vì đây là

những đặc điểm ít thay đổi dưới tác động của điều kiện sống.

Tổng số mẫu thu được là hơn 500 mẫu, số mẫu đã phân tích và xác định tên

khoa học hơn 300 mẫu. Mẫu hiện được lưu trữ ở phòng mẫu Dược liệu, bộ Môn

Dược liệu, Trường Đại học Y Khoa Vinh.

Các tài liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu mẫu là: Phạm

Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I [14]; Wu T. L (1981), Flora of

China [112]; Cheng Y., N. Xia & M.G. Gilbert (1999), Flora of China, Vol. 4,

Piperaceae [48].

2.3.1.4. Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu

(Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ

Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) qua

các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước về các loài nghiên cứu để bổ sung

vào giá trị sử dụng tài nguyên của họ này trong các tài liệu: Võ Văn Chi (2012)

[6], Đỗ Tất Lợi (1999) [21], Lê Trần Đức (1997) [11][11], Triệu Văn Hùng và

cộng sự (2007) [16], Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) [2], Chaveerach A.et al.,

(2006) [46] và thông qua phỏng vấn người dân bằng phương phương pháp có sự

tham gia PRA: Parcitipartory Rual Appraisal.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu

2.3.2.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu

Mẫu để chưng cất tinh dầu là các bộ phận riêng biệt của cây (lá, thân giả,

thân rễ, hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi, mẫu được ghi số hiệu (số hiệu

này trùng với số hiệu mẫu thực vật để định loại) và ngày tháng được thu. Sau

khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước

có hồi lưu trong thiết bị Clevenger trong thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường theo

tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (2010) [4].

2.3.2.2. Phương pháp định lượng tinh dầu

Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương pháp I của

Page 40: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

27

Dược điển Việt Nam IV (2010) [4]. Hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức:

X(%) = (khi d<1)

Hoặc theo công thức

X(%) = (khi d>1)

Trong đó: a là thể tích của tinh dầu tính bằng ml

b là khối lượng của mẫu tính bằng gam.

Tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn đậy

kín, bảo quản ở 0-5oC trước khi đem phân tích.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu

Chuẩn bị mẫu phân tích cho sắc ký khí: Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được

làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích

sắc ký.

Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent

Technologies HP 6890N Plus với detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều dài

30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25m với khí mang

là hydro. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là 250oC. Nhiệt độ Detectơ là 260

oC.

Chương trình nhiệt độ 60oC (2 min), tăng 4

oC/phút cho đến 220

oC, dừng ở nhiệt

độ này trong 10 phút.

Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký

khí khối phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD với cột

tách và các điều kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và với Heli làm khí mang.

Việc xác định định tính các thành phần của tinh dầu được thực hiện bằng các

phương pháp sau:

- Dựa trên giá trị của chỉ số lưu giữ (Retention Index), xác định với một dãy

các đồng đẳng n-alkan trong cùng một điều kiện sắc ký.

a x 0,9

b x 100%

a

b x 100%

Page 41: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

28

- Dựa trên sắc ký nội chuẩn (co-injection) với các chất chuẩn thương mại

(của hãng Sigma-Aldrich, St. Louis, MO, USA) hoặc với các thành phần tinh

dầu đã biết.

- Dựa trên phổ khối lượng, so sánh với phổ khối lượng tìm thấy trong các

ngân hàng dữ liệu (NIST 08 và Wiley 9th Version) hoặc so sánh với các dữ liệu

của các tài liệu tham khảo.

Tỉ lệ % các thành phần trong tinh dầu được tính toán dựa trên diện tích hoặc

chiều cao của pic sắc ký (detector FID) mà không sử dụng các yếu tố điều chỉnh

[33], [56], [60], [97], [98].

Tinh dầu được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Trường Đại học

Vinh.

2.4. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2010.

Page 42: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

29

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh học của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)

3.1.1. Đặc điểm hình thái của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae)

+ Thân: Cây bụi đứng thẳng, cây leo với rễ mọc ở đốt; đôi khi có dạng thân

thảo bò trên mặt đất hoặc sống bì sinh; thường có mùi thơm.

+ Lá: Đơn, mép nguyên, mọc đối hoặc mọc cách, có thể có hoặc không có lá

kèm (rụng sớm để lại sẹo ở mấu khá rõ). Lá rất khác nhau về hình dạng và kích

thước giữa các loài. Lá có các dạng: hình mác, hình trứng, hình tim,... Trên

cùng một cây có thể có nhiều hình dạng lá khác nhau với đặc điểm lá già

thường to và nổi bật hơn so với những lá còn lại. Phiến lá có thể mỏng hoặc dày,

nhẵn bóng, nhăn nheo hoặc thô ráp, có thể có lông. Lông che chở màu nâu hoặc

trắng, có thể đơn bào hoặc đa bào, bao phủ bề mặt lá hoặc toàn thân cây. Gốc lá

cân đối hoặc lệch, hình tròn hoặc hình tim. Cuống lá ngắn hoặc dài khoảng vài

cm. Gân lá thường tạo thành các cặp xuất phát từ một số điểm như: gốc lá, điểm

sát gốc lá, điểm giữa hoặc điểm phía trên của gân giữa lá. Một số lá có hệ gân

thứ cấp chạy dọc theo gân giữa, có dạng đường cong từ gốc đến đỉnh của lá, có

hình chân vịt hoặc có một phần xẻ lông chim.

+ Hoa: Cụm hoa dạng bông, mọc đối diện với lá, ngoài nách lá hoặc ở nách lá;

hiếm khi mọc ở đỉnh cành và cũng hiếm khi tạo thành cụm gồm nhiều bông mọc

ở nách lá. Cụm hoa có dạng vươn thẳng hoặc uốn cong nhẹ và có thể bị rủ

xuống khi chín. Hoa trần, thường đơn tính (đa số khác gốc, ít khi cùng gốc) hoặc

lưỡng tính, không có cuống. Cánh hoa có thể có màu hồng, màu hạt dẻ, màu

xanh xám, màu vàng xanh, màu trắng đục… Lá bắc nhỏ; mọc đối diện với hoa,

đôi khi dính với trục cụm hoa; hình khiên, hình tam giác hoặc hình tròn; thường

nhẵn hoặc có lông mịn. Bộ nhị có 2-6 nhị, chỉ nhị ngắn; bao phấn 2, 2-4 thùy.

Bộ nhụy có bầu nhụy rời hoặc đôi khi ôm lấy trục, 1 ô, 1 lá noãn; đầu nhụy 2-5.

+ Quả: Hạch, có hoặc không có cuống; hình trứng, hình cầu, hình trứng ngược

hoặc có mặt cắt hình tam giác, hiếm khi hình bầu dục; khi chín thường có màu

Page 43: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

30

đỏ hoặc vàng. Quả thường nhẵn hoặc đôi khi có lông tơ; mỗi quả có 1 hạt. Hạt

gần hình cầu, vỏ hạt mỏng; phôi nhỏ, ngoại nhũ dạng bột và cứng.

3.1.2. Đặc điểm sinh thái, mùa hoa, mùa quả của các loài trong họ Hồ tiêu

(Piperaceae)

+ Nơi sống: Các loài chủ yếu leo trườn trên đá hoặc bám lên các loài cây khác như:

Tiêu gắt (Piper acre Blume), Tiêu thượng mộc (Piper arboricola C. DC.), Tiêu ba

vì (Piper bavinum C. DC.), Trầu không (Piper betle L.), Tiêu cam bốt (Piper

cambodianum C. DC.), Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu châu đốc

(Piper chaudocanum C. DC.), Tiêu griffithi (Piper griffithii C. DC.), Tiêu

maclure (Piper cf. maclurei Merr.), Hồ tiêu (Piper nigrum L.),… Một số loài mọc

ở dưới đất hoặc trong hốc núi đá vôi như: Rau càng cua (Peperomia pellucida

(L.) Kunth.), Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu lá gai (Piper

boehmeriaefolium Wall. ex Miq.), Tiêu lá gai bắc bộ (Piper boehmeriaefolium

var. tonkinensis C. DC.), Lá lốt (Piper lolot L.), Lốt (Piper sarmentosum Roxb.),

Tiêu rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.),…

+ Mùa ra hoa, mùa quả: Tùy vào từng loài mà có mùa ra hoa, mùa quả khác nhau

nhưng chủ yếu ra hoa từ tháng 2(3) - 5(6), có quả từ tháng 4 - 8, điển hình là các

loài Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth.), Càng cua ba lá

(Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu cam bốt (Piper cambodianum C. DC.),

Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu hải nam (Piper hainanense Hemsl.),

Tiêu lá mỏng (Piper hymenophyllum Miq.), Tiêu harmand (Piper harmandii C.

DC.), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei Merr.), Tiêu lào (Piper laosanum C.

DC.),… Một số loài ra hoa tháng 7 - 12, có quả tháng 10 đến 4 năm sau như:

Tiêu thất (Piper cubeba L. f.), Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.), Lốt

(Piper sarmentosum Roxb.),...

3.1.3. Đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ

Kết quả điều tra, thu thập mẫu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc

Trung Bộ đã xác định được 3 chi gồm 36 loài và thứ; ghi nhận vùng phân bố cho

khu vực Bắc Trung Bộ cho 28 loài. Kết quả được trình bày trong bảng 3.1.

Page 44: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

31

Bảng 3.1. Danh lục thành phần loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng

thân

Giá trị sử

dụng

1 Peperomia pellucida (L.) Kunth.*

Rau càng cua Th THU, ĂNĐ

2 Peperomia parcicilia C. DC. Càng cua ba lá Th ĂNĐ

3 Piper acre Blume*

Tiêu gắt L CTD

4 Piper albispicum C. DC.*

Tiêu gié trắng Th CTD

5 Piper arboricola C. DC.*

Tiêu thượng mộc L THU, CTD

6 Piper baccatum Blume* Tiêu phì quả L CTD

7 Piper bavinum C. DC.*

Tiêu ba vì L CTD

8 Piper betle L. Trầu không L THU, CTD

9 Piper boehmeriifolium

(Miquel) Wallich ex C. de

Candolle in A. de Candolle

Tiêu lá gai Th THU, CTD

10 Piper boehmeriifolium var.

tonkinensis C. DC.

Tiêu lá gai bắc

bộ

Th THU, CTD

11 Piper bonii C. DC.*

Hàm ếch rừng L CTD

12 Piper brevicaule C. DC.* Tiêu thân ngắn L CTD

13 Piper cambodianum C. DC.*

Tiêu cam bốt L CTD

14 Piper cf. caninum Blume*

Tiêu chó L CTD

15 Piper carnibracteum C. DC.*

Tiêu lá hoa mập L CTD

16 Piper chaudocanum C. DC.

Tiêu châu đốc L THU, CTD

17 Piper cubeba L. f.*

Tiêu thất L THU, CTD

18 Piper griffithii C. DC.*

Tiêu griffith L CTD

19 Piper gymnostachyum C. DC.* Tiêu gié trần L CTD

20 Piper hainanense Hemsl.*

Tiêu hải nam L CTD

21 Piper harmandii C. DC.*

Tiêu harmand L CTD

22 Piper hymenophyllum Miq.*

Tiêu lá mỏng L CTD

23 Piper laosanum C. DC.*

Tiêu lào L CTD

Page 45: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

32

24 Piper lolot L. Lá lốt Th THU, CTD, ĂND

25 Piper longum L. Tiêu lá tím L THU, CTD

26 Piper cf. maclurei Merr.*

Tiêu maclure L CTD

27 Piper majusculum Blume*

Tiêu to L CTD

28 Piper mutabile C. DC.*

Tiêu biến thể L THU, CTD

29 Piper nigrum L. Hồ tiêu L THU, CTD,

ĂNĐ, GV

30 Piper pendulispicum C. DC.*

Tiêu gié thòng L CTD

31 Piper pierrei C. DC.*

Tiêu pierre Th CTD

32 Piper pubicatulum C. DC.* Tiêu sóng có lông L CTD

33 Piper retrofractum Vahl*

Tiêu dội L THU, CTD

34 Piper sarmentosum Roxb.*

Lốt Th THU, CTD

35 Piper saxicola C. DC.* Tiêu trên đá Th CTD

36 Zippelia begoniifolia Blume ex

Schult. & Schult. f.*

Tiêu rận Th THU, CTD

Ghi chú: * loài ghi nhận phân bố ở Bắc Trung Bộ; L: thân leo; Th: thân thảo;

THU: cây làm thuốc; CTD: cây tinh dầu; GV: Cây gia vị; ĂNĐ: cây ăn được

Để thấy được tính đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ, kết

quả được so sánh với tổng số loài hiện biết ở Việt Nam (Nguyễn Kim Đào,

2003) (bảng 3.2) [10].

Bảng 3.2. So sánh số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ với

tổng số loài đã biết ở Việt Nam

Chi Bắc Trung Bộ (1) Việt Nam (2) Tỷ lệ % giữa (1) và (2)

Chi 3 4 75,00

Loài và thứ 36 50 72,00

(2) theo Nguyễn Kim Đào (2003) [10].

Các kết quả trình bày trong bảng 3.2 cho thấy, thành phần loài của họ Hồ

tiêu ở Bắc Trung Bộ khá đa dạng. Trong đó, có 3 chi so với 4 chi, chiếm 75%

Page 46: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

33

tổng số chi và 36 loài và thứ so với 50 loài và thứ chiếm 72,00% tổng số loài và

thứ hiện biết ở Việt Nam. Từ đây cho thấy, tuy chỉ ở trong một khu vực phân bố

với một diện tích khá khiêm tốn so với các khu vực khác trong cả nước, nhưng

thành phần loài trong họ này cũng khá đa dạng và phong phú.

3.1.4. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận thêm vùng phân

bố cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ.

So với danh lục các loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperraceae) ở Bắc Trung Bộ

của Nguyễn Kim Đào (2003) [10], kết quả nghiên cứu đã ghi nhận thêm vùng

phân bố của 28 loài cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được ghi nhận vùng phân bố

cho khu hệ thực vật Bắc Trung Bộ

TT Tên khoa học Tên Việt

Nam Phân bố ở Bắc Trung Bộ

Phân bố ở Việt Nam

[10]

1 Peperomia

parcicilia C. DC.

Càng cua

ba lá

Thanh Hóa (Pù Luông: Phú

Lệ, Lũng Cao), Quảng Bình

(Phong Nha-Kẻ Bàng)

Lâm Đồng (Lạc Dương,

Lang Bian), Đồng Nai

(Giá Rai)

2 Piper acre Blume Tiêu gắt Thanh Hóa (Bến En: Đảo

Thực vật), Hà Tĩnh (Sơn Kim:

Suối nước sốt), Thừa Thiên

Huế (Bạch Mã: K21 Đỉnh

Mạch Mã; Nam Đông: Hương

Phú)

3 Piper albispicum

C. DC.

Tiêu gié

trắng

Thanh Hóa (Bến En: Đảo Thực

vật; Pù Luông: Phú Lệ), Nghệ

An (Pù Mát: Khe Kèm, Khe

Bu; Pù Hoạt: Nậm Giải; Pù

Huống: Châu Hoàn, Bình

Chuẩn), Hà Tĩnh (Vũ Quang:

Thành Cụ Phan), Quảng Bình

(Phong Nha-Kẻ Bàng: U Bò),

Thừa Thiên Huế (Bạch Mã:

Thác Đá Dựng)

Page 47: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

34

4 Piper arboricola

C. DC.

Tiêu

thượng

mộc

Thanh Hóa (Bến En: Đảo Tình

Yêu), Nghệ An (Pù Hoạt:

Nậm Giải), Hà Tĩnh (Vũ

Quang: Thành Cụ Phan), Thừa

Thiên Huế (Bạch Mã: Thác

Thủy Điện)

Lâm Đồng (Đà Lạt,

Đatanla)

5 Piper baccatum

Blume

Tiêu phì

quả

Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải)

6 Piper bavinum C.

DC.

Tiêu ba vì Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Thôn),

Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ)

Hà Nội (Ba Vì, Làng

Cốc)

7 Piper bonii C. DC. Hàm ếch

rừng

Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm

Giải), Hà Tĩnh (Vũ Quang:

Thành Cụ Phan)

Hòa Bình, Ninh Bình

(Cúc Phương)

8 Piper brevicaule

C. DC.

Tiêu thân

ngắn

Thanh Hóa (Pù Luông: Phú

Lệ, Cổ Lũng), Nghệ An (Pù

Mát: Khe Kèm; Pù Huống:

Bình Chuẩn), Thừa Thiên Huế

(Bạch Mã; Nam Đông)

Hà Nội (Ba Vì)

9 Piper cambodianum

C. DC.

Tiêu cam

bốt

Nghệ An (Pù Hoạt: Châu

Thôn)

10 Piper cf. caninum

Blume

Tiêu chó Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ) Kon Tum (Đác Tung)

11 Piper

carnibracteum C.

DC.

Tiêu lá

hoa mập

Nghệ An (Pù Hoạt: Châu

Kim)

Cao Bằng (Nguyên

Bình), Ninh Bình

12 Piper cubeba L.f. Tiêu thất Nghệ An (Pù Mát: Khe kèm,

Khu Bu), Hà Tĩnh (Vũ Quang:

Dốc Dẻ), Quảng Bình (Phong

Nha-Kẻ Bàng: Động Thiên

Đường)

Lâm Đồng (Bảo Lộc),

Đồng Nai (Biên Hòa)

13 Piper griffithii C.

DC.

Tiêu

griffith

Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải)

14 Piper

gymnostachyum C.

DC.

Tiêu gié

trần

Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm) Ninh Binh (Cúc

Phương), Nam Bộ

15 Piper hainanense

Hemsl.

Tiêu hải

nam

Hà Tĩnh (Kẻ Gỗ) Ninh Bình (Cúc Phương),

Page 48: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

35

Kon Tum (Đác Giây, Đác

Chong)

16 Piper harmandii C.

DC.

Tiêu

harmand

Thanh Hóa (Bến En: Xuân

Thái; Pù Luông: Thành Sơn),

Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm),

Thừa Thiên Huế (Bạch Mã:

K21 đỉnh Bạch Mã)

Kon Tum (Đác Giây,

Ngọc Linh)

17 Piper

hymenophyllum

Miq.

Tiêu lá

mỏng

Thanh Hóa (Pù Luông: Phú

Lệ), Nghệ An (Pù Hoạt: Châu

Kim, Hạnh Dịch; Pù Huống:

Nga My, Bình Chuẩn)

Gia Lai (đèo An Khê)

18 Piper laosanum C.

DC.

Tiêu lào Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ),

Quảng Trị (Đar Krông), Thừa

Thiên Huế (Bạch Mã, Nam

Đông: Thượng Nhật)

19 Piper cf. maclurei

Merr.

Tiêu

maclure

Thanh Hóa (Pù Luông: Lũng

Cao), Nghệ An (Kỳ Sơn: Na

Ngoi), Hà Tĩnh (Vũ Quang:

Sao La; Kẻ Gỗ), Thừa Thiên

Huế (Bạch Mã: Thác Đá Dựng)

Cao Bằng (Quàng Hòa,

Tiên Thành), Kon Tum

(Đác Giây, Ngọc Linh)

20 Piper majusculum

Blume

Tiêu to Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ,

Thành Cụ Phan)

21 Piper mutabile C.

DC.

Tiêu biến

thể

Hà Tĩnh (Vũ Quang: Trạm

Trè, Trạm Sao La)

Quảng Ninh, Ninh Bình,

22 Piper

pendulispicum C.

DC.

Tiêu gié

thòng

Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải) Hà Nội (Ba Vì, Làng

Cốc), Ninh Binh (Cúc

Phương)

23 Piper pierrei C.

DC.

Tiêu

pierre

Thanh Hóa (Bến En, Pù

Luông), Nghệ An (Pù Mát, Pù

Huống, Pù Hoạt), Hà Tĩnh (Vũ

Quang, Kẻ Gỗ), Quảng Bình

(Phong Nha), Quảng Trị

(Phong Điền), Thừa Thiên

Đác Lắc (Krông Pắc,

Khuê Ngọc Điền), Đồng

Nai (Biên Hòa, Bảo

Chánh)

Page 49: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

36

Huế (Bạch Mã, Nam Đông)

24 Piper pubicatulum

C. DC.

Tiêu sóng

có lông

Hà Tĩnh (Kẻ Gỗ) Ninh Bình

25 Piper retrofractum

Vahl

Tiêu dội Nghệ An, Hà Tĩnh (KẻGỗ) Hòa Bình (Mai Châu),

Hà Nội (Ba Vì), Tp Hồ

Chí Minh

26 Piper saxicola C.

DC.

Tiêu trên

đá

Thanh Hóa (Pù Luông, Bến

En), Nghệ An (Pù Mát, Pù

Hoạt, Pù Huống), Quảng Bình

(Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa

Thiên Huế (Bạch Mã)

Quảng Ninh (Uông Bí),

Khánh Hòa (Nha Trang)

27 Piper sarmentosum

Roxb.

Lốt Nghệ An (Pù Huống)

28 Zipppelia

begoniifolia Blume

ex Schult. &

Schult.f.

Tiêu rận Thanh Hóa (Bến En: Sông

Tràng; Xuân Liên: Bát Mọt;

Pù Luông: Thành Sơn), Nghệ

An (Pù Huống: Diên Lãm; Pù

Hoạt: Nậm Giải; Pù Mát: Khe

Kèm), Hà Tĩnh (Vũ Quang:

Dốc Dẻ; Kẻ Gỗ), Quảng Bình

(Phong Nha-Kẻ Bàng: Động

Phong Nha), Thừa Thiên Huế

(Bạch Mã: Thác Thuỷ Điện;

Nam Đông: Hương Phú)

Bắc Giang, Hà Nội (Ba

vì), Ninh Bình (Cúc

Phương), Kiên Giang

(Phú Quốc)

Kết quả bảng trên cho thấy, trong 28 ghi nhận có phân bố mới ở vùng Bắc

Trung Bộ thì có 7 loài phân bố từ Gia Lai trở vào đến Kiên Giang là: Càng cua

ba lá (Peperomia parcicilia C. DC.), Tiêu thượng mộc (Piper arboricola C.

DC.), Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume), Tiêu thất (Piper cubeba L.f.), Tiêu

harmand (Piper harmandii C. DC.), Tiêu lá mỏng (Piper hymenophyllum Miq.),

Tiêu pierre (Piper pierrei C. DC.); có 7 loài phân bố từ Ninh Bình trở ra là Tiêu

ba vì (Piper bavinum C. DC.), Hàm ếch rừng (Piper bonii C. DC.), Tiêu thân

ngắn (Piper brevicaule C. DC.), Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum C. DC.),

Page 50: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

37

Tiêu biến thể (Piper mutabile C. DC.), Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum C.

DC.) Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum C. DC.); Có 6 loài phân bố ở cả

Miền Bắc và Miền Nam là Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.), Tiêu

hải nam (Piper hainanense Hemsl.), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei Merr.),

Tiêu dội (Piper retrofractum Vahl), Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.), Tiêu

rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.). Có 8 loài mới thấy

phân bố ở Bắc Trung Bộ là Tiêu gắt (Piper acer Blume), Tiêu gié trắng (Piper

albispicum C. DC.), Tiêu phì quả (Piper baccatum Blume), Tiêu cam bốt (Piper

cambodianum C. DC.), Tiêu griffithi (Piper griffithii C. DC.), Tiêu lào (Piper

laosanum C. DC.), Tiêu to (Piper majusculum Blume), Lốt (Piper sarmentosum

Roxb.).

3.1.5. Đa dạng về giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) được xác định

dựa theo các tài liệu trong và ngoài nước. Trong số 36 loài và thứ được ghi nhận

có mặt ở Bắc Trung Bộ thì tất cả đều có giá trị sử dụng chiếm 100% tổng số loài

và thứ, thuộc 3 nhóm giá trị sử dụng khác nhau. Nhóm cây cho tinh dầu chiếm

tỷ lệ lớn nhất với 34 loài và thứ, chiếm tỷ lệ 94,4%; tiếp theo là nhóm làm thuốc

với 14 loài và thứ (chiếm 38,89%) so với tổng số loài nghiên cứu; nhóm cây ăn

được và làm gia vị với 4 loài (11,11%).

- Nhóm cây cho tinh dầu (CTD)

Hầu như tất cả các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) đều có chứa tinh dầu.

Tuy nhiên, tùy vào từng loài, từng chi mà sự tích lũy hàm lượng tinh dầu khác

nhau. Tinh dầu của các loài trong 2 chi Piper, Zippelia có giá trị cao nên được

ứng dụng làm mỹ phẩm, dược phẩm, y học,.... Đã thực hiện nghiên cứu tinh dầu

đối với 18 loài thuộc chi Hồ tiêu – Piper, chưng cất được 48 mẫu và phân tích

được 36 mẫu tinh dầu.

- Nhóm cây làm thuốc (THU)

Với 14 loài và thứ, các loài cây làm thuốc chủ yếu là chữa các bệnh thường

gặp trong đời sống người dân như về bồi bổ sức khỏe, bệnh tiêu hóa,... điển hình

Page 51: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

38

như: Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth.), Tiêu thượng mộc (Piper

arboricola C. DC.), Trầu không (Piper betle L.), Tiêu lá gai (Piper

boehmeriifolium (Miquel) Wallich ex C. de Candolle in A. de Candolle), Tiêu

lá gai bắc bộ (Piper boehmeriifolium var. tonkinensis C. DC.), Tiêu châu đốc

(Piper chaudocanum C. DC.), Tiêu thất (Piper cubeba L. f.), Lá lốt (Piper lolot

L.), Tiêu lá tím (Piper longum L.), Tiêu biến thể (Piper mutabile C. DC.), Tiêu

(Piper nigrum L.), Tiêu dội (Piper retrofractum Yahl), Lốt (Piper sarmentosum

Roxb.), Tiêu rận (Zippelia begoniifolia Blume ex Schult. & Schult. f.).

- Nhóm cây ăn được và cây làm gia vị: (ĂNĐ & GV)

Với 4 loài được người dân sử dụng từ trước đến nay là Lá lốt (Piper

lolot), Tiêu (Piper nigrum), Rau càng cua (Peperomia pellucida.) và Càng cua

ba lá (Peperomia parcicilia). Đây là những loài đang được trồng rộng rãi ở các

vùng khác nhau trên cả nước. Đặc biệt loài Tiêu (Piper nigrum) hiện nay là cây

chủ lực được trồng ở nhiều vùng núi và vùng Tây Nguyên của Việt Nam và là

cây xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân.

3.1.6. Đặc điểm của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ

3.1.6.1. Chi Càng cua (Peperomia Ruiz. & Pav.)

Đặc điểm nhận dạng: Thân cỏ thẳng đứng, thân cây dày lên ở các nốt;

vết sẹo dạng vòng ở mỗi nốt, các gân đều xuất phát từ đáy. Hoa lưỡng tính, có

cuống ngắn. Cụm hoa mảnh, có lá mọc đối diện. Lá bắc hình trứng, gắn liền với

cuống cụm hoa. Nhị 6, chỉ nhị rời, dày, ngắn; bao phấn thẳng đứng, hình thuôn.

Bầu 4 ô. Noãn 2. Quả khô.

1. Càng cua ba lá (Peperomia parcicilia C.DC.) (Ảnh 3.1; Hình 3.1)

Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo, cao 20-30 cm; thân bò nằm rồi

đứng, mắt các thân thường nằm sát đất và có rễ phụ, phần non có lông. Lá

mọc vòng, có 3 lá; phiến lá có lông nâu ở mặt dưới. Cụm hoa ở ngọn hay

nách lá, dài 4-8 cm; hoa nhỏ. Nhị 2. Quả nhỏ, cỡ 0,05 cm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 5-8. Cây mọc ở

dưới tán rừng ẩm, trên hốc hay các thung lũng núi đá vôi, gặp mọc cùng với các

Page 52: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

39

loài Ráng sẹo gà hình gươm (Pteris ensiformis Burm. f.), Sung táo (Ficus

oligodon Miq.), Trâm núi (Syzygium levinei (Merr.) Merr. & Perry), Trèn collin

(Tarenna collinsae Craib), Gai toàn tơ (Boehmeria holosericea Blume),…

Phân bố: Mới thấy ở Thanh Hóa (Pù Luông: Phú Lệ), Quảng Bình

(Phong Nha-Kẻ Bàng: Động Thiên Đường), Lâm Đồng (Lạc Dương, Lang

Bian), Đồng Nai (Giá Rai). Còn có ở Inđônêxia (Java).

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU, 101, 107 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Cả cây dùng làm rau ăn.

Ảnh 3.1. Peperomia parcicilia C.DC.

thân mang lá hoa; (Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù

Luông, Thanh Hóa, 2013)

Hình 3.1. Peperomia parcicilia

C.DC.; cành mang lá và hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

2. Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth.) (Ảnh 3.2; Hình 3.2)

Syn.: Piper pellucidum L. 1753. - Rau càng cua, Tiêu màng.

Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo, cao 20 - 40 cm; thân mọng nước. Lá

hình tim, hình tam giác hoặc hình trái xoan, cỡ cỡ 1,5-2 x 2-2,5 cm; gốc phiến lá

hình tim hoặc hơi tù, chóp lá nhọn. Hoa mọc thành chùm dài ở đầu ngọn, hợp

thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2-3 lần lá. Quả mọng hình cầu,

đường kính 0,5 mm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 6-9. Mọc dại

hoặc được trồng, thường gặp cây sống bám trên tường hoặc mái nhà cũ, các bãi

Page 53: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

40

hoang quanh làng bản, nơi ẩm.

Phân bố: Khá phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Trung Quốc, các nước

nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU, 05, 11, THỪA THIÊN HUẾ, L.

Đ. HIẾU, 121, 124 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Làm rau ăn sống hoặc để nấu canh. Lá nghiền đắp trị sốt

rét, đau đầu. Dịch ép từ lá dùng uống chữa đau bụng. Toàn cây dùng trị đòn ngã,

chữa bỏng lửa, bỏng nước sôi [6].

Ảnh 3.2. Peperomia pellucida (L.) Kunth.

1. dạng sống; 2. thân mang lá và cụm hoa

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Thừa Thiên Huế,

2014)

Hình 3.2. Peperomia pellucida (L.)

Kunth.; cành mang lá và cụm hoa

(hình theo C. Suwanphakdee, 2005)

1

2

Page 54: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

41

3.1.6.2. Chi Hồ tiêu (Piper L.)

Đặc điểm nhận dạng: Thân bụi hoặc leo trèo, hiếm khi thân cỏ hoặc gỗ

nhỏ, mùi thơm. Thân cây dày lên ở các nốt, ở mỗi nốt có các vết sẹo dạng vòng,

lá thường có cuống, phiến lá có các gân mọc từ gốc lá hoặc mọc cách gốc phiến

lá một đoạn. Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính, nhưng thường là lưỡng tính. Cụm

hoa thường mọc đối diện với lá, ít khi mọc tận cùng. Lá bắc nhỏ, thỉnh thoảng

dính liền với trục cụm hoa, thường có dạng khiên. Nhị 2-6. Nhụy rời ở phần đầu

nhụy, đầu nhụy 2-5. Quả hạch, nhẵn, khi chín thường có màu đỏ hoặc vàng.

1. Tiêu gắt (Piper acre Blume) (Ảnh 3.3)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 5-12 m. Thân có lông mịn phủ kín. Lá

hình bầu dục, cỡ 8-12 x 3-4,5 cm, chóp lá tù hay có mũi ngắn, gốc lá bất xứng

bao phủ lấy cuống lá, không có gân đáy, khi khô nâu ở mặt trên và có lông nâu,

mặt dưới nâu xám và có lông dày ở gân; cuống dài 3-5 cm. Cụm hoa mọc ở

ngọn hoặc nách lá, dài 10-15 cm; hoa đực có vảy hình lọng, có lông; nhị 2. Quả

hình bầu dục thuôn, cỡ 0,3 x 0,5 cm; hạt màu đen.

Ảnh 3.3. Piper acre Blume

1. dạng thân; 2. cành mang cụm quả (Ảnh Lê Đông Hiếu, Sơn Kim, 2014)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 6-10. Cây ưa

ẩm, dưới tán rừng thứ sinh leo trên các loài như Trâm (Syzygium sp.), Đa (Ficus

1 2

Page 55: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

42

sp.), Gáo (Neuclea orientalis), Dọt sành (Pavetta nervosa Craib),...

Phân bố: Mới thấy ở Thanh Hóa (Bến En: Đảo Thực vật), Hà Tĩnh (Sơn

Kim: Suối nước sốt), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã: Khe Đá Dựng; Nam Đông:

Hương Phú).

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU, 10, 410; NGHỆ AN, L.Đ.

HIẾU, 94, 95; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ. HIẾU, 170, 172 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

2. Tiêu gié trắng (Piper albispicum C. DC.) (Ảnh 3.4; Hình 3.3)

Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo đứng, cao 20-50 cm; thân có nhánh

ngắn, nâu, không lông. Lá có phiến xoan, cỡ 5,5 x 3,5 cm, chóp lá hơi nhọn, gốc

lá tù, gần như đối xứng, có ít lông đốm ở trong, mặt trên không lông, mặt dưới

có lông mịn, gân phụ ở đáy 2 và 1 gân cách đáy; cuống 2 cm. Cụm hoa mọc ở

nách lá; hoa đực dài 1 cm, không có lá bắc, cuống cụm hoa ngắn. Nhị 2. Hoa cái

dài 2 cm, rộng 7 mm. Quả hình tròn, có 4 núm.

Ảnh 3.4. Piper albispicum C. DC.

cành mang quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.3. Piper albispicum C. DC.

cành mang lá và quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 6-10. Cây ưa

ẩm, dưới tán rừng thứ sinh mọc cùng với các loài Nhọc (Polyalthia laui Merr.),

Sao mặt quỷ (Hopea mollissima C. Y. Wu), Đa (Ficus sp.), Trâm đỏ thắm

(Syzygium rubicundum Wight & Arn.), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum

2 cm

Page 56: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

43

(Wall.) Masam.),...

Phân bố: Mới thấy Thanh Hóa (Bến En: Đảo Tình Yêu; Pù Luông: Phú

Lệ), Nghệ An (Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình

(Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã).

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L. Đ. HIẾU 35, 60, 65; NGHỆ AN,

L.Đ. HIẾU233, 270; HÀ TĨNH, L. Đ. HIẾU 255, 258; QUẢNG BÌNH, L. Đ.

HIẾU 438, 539; QUẢNG TRỊ, L. Đ. HIẾU 09; THỪA THIÊN HUẾ, L. Đ.

HIẾU 303, 307 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

3. Tiêu thượng mộc (Piper arboricola C. DC.) (Ảnh 3.5; Hình 3.4)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 3-10 m; cành non có lông thưa. Lá

mỏng, phiến lá hình trứng hay hình trứng thuôn, cỡ 3,5-5 x 2-3 cm; chóp nhọn

hay tù, đáy hình tim, bất xứng; cuống lá 1-2,5 cm, gân bên 5-7. Cụm hoa đơn

tính khác gốc, mọc đối diện với lá. Hoa đực, cỡ 5,5-13 x 2-3 cm; cuống và

cuống lá phía trên có lông; lá bắc tròn, đường kính 0,7 -1 mm; nhị 2; bao phấn

có sợi ngắn. Hoa cái, dài 4-5,5 cm. Quả hình trứng, đường kính cỡ 2 mm.

Ảnh 3.5. Piper arboricola C. DC.

1. dạng thân; 2. cành mang cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Vũ Quang, 2014)

Hình 3.4. Piper arboricola C. DC.

cành mang lá và cụm quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-7; mùa quả tháng 6-10. Mọc rải

rác trong rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh, nơi ẩm, gặp leo bám trên các loài Đa

(Ficus spp.), Gội (Aglaia sp.), Giổi lá láng (Michelia foveolata Merr. ex Dandy),...

Page 57: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

44

Phân bố: Thanh Hóa (Bến En), Nghệ An (Pù Hoạt), Hà Tĩnh (Vũ Quang),

Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Lâm Đồng (Đà Lạt, Đatanla). Còn có ở Trung

Quốc, Đài Loan.

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU, 217, 299; NGHỆ AN, L.Đ.

HIẾU, 127, 140; HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU, 386, 427; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ.

HIẾU, 209, 215 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Cây được dùng làm thuốc [6], cho tinh dầu.

4. Tiêu phì quả (Piper baccatum Blume) (Ảnh 3.6; Hình 3.5)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài đến 20 m. Lá có phiến hình bầu dục

xoan, khi non đối xứng, lá ở trên có gốc bất xứng, gân 5, cách gốc 4-5 mm, rõ ở

mặt dưới, khi khô mặt trên mờ, mặt dưới xám đen, gân bên lồi. Cụm hoa thõng

xuống, lá bắc hoa không có lông, hoa đực nhỏ, dài 6-10 cm, đường kính chỉ nhị

4-5 mm, hoa cái dài 5-9 cm, đầu nhụy 4. Quả hình cầu, cỡ 6-7 mm, có cuống

quả.

Ảnh 3.6. Piper baccatum Blume

cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.5. Piper baccatum Blume

cành mang lá và cụm quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả gần như quanh năm. Mọc rải rác

trong rừrng thứ sinh, ven rừng, ở độ cao 600-1700 m, sống trên cây của các loài

Trường (Amesiodendron chinense), Đa (Ficus sp.),...

Phân bố: Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải). Còn có ở Inđônêxia (Java).

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU, 184, 186, 187 (Mẫu được lưu

2 cm

Page 58: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

45

ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

5. Tiêu ba vì (Piper bavinum C. DC.) (Ảnh 3.7; Hình 3.6)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 5-15 m; thân không lông, khi khô màu

đen. Lá có phiến bầu dục thon, cỡ 13,5 x 6 cm, gốc hơi bất xứng, chóp nhọn,

mỏng, không lông, có đốm trong dọc theo gân; gân bên 3 đôi, cuống lá dài 1,2

cm. Cụm hoa ở ngoài nách lá; hoa đực, dài 4-9 cm; hoa cái, cụm hoa cái cỡ 2 x

0,7 cm, lá bắc tròn, rộng 0,8 cm. Quả rời nhau, tròn, không cuống, không lông,

to 2 mm, đen.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-7, mùa quả tháng 6-10. Mọc rải

rác trong rừng nguyên sinh, thứ sinh ẩm, ở độ cao 150-1.500 m. Sống trên cây

của các loài Đa (Ficus sp.), Gáo lá tim (Adina cordifolia (Roxb.) Hook. f. ex

Brandis), Chẹo bông (Engelhardtia spicata Lesch. ex Blume), Trâm (Syzygium

sp.),…

Ảnh 3.7. Piper bavinum C. DC.

cành mang lá và cum quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.6. Piper bavinum C. DC.

Cành mang lá và cụm quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Phân bố: Hà Nội (Ba Vì: Làng Cốc), Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Thôn), Hà

Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ). Còn có ở Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU, 222, 263, HÀ TĨNH, L.Đ.

HIẾU, 16, 57 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

2 cm

Page 59: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

46

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

6. Trầu không (Piper betle L.) (Ảnh 3.8; Hình 3.7)

Đặc điểm hình thái: Cây leo, dài 2-10 m. Phiến hình trái xoan, cỡ 10-13

x 4,5-9 cm, gốc lá lệch hay hình tim ở những lá dưới, chóp lá có mũi nhọn, có

dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn; gân gốc thường 5;

cuống lá có bẹ, dài 1,5-3,5 mm. Cụm hoa đơn tính khác gốc, mọc thành cụm

bông. Quả tròn, có những lông mềm ở đỉnh.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-8, mùa quả tháng 7-10. Thường

leo trên cây Cau (Areca catechu L.), trên tường nhà.

Phân bố: Trồng khắp nơi ở Việt Nam. Còn có ở Mianma, Trung Quốc,

Đài Loan, Lào, Campuchia Thái Lan, Inđônêxia.

Ảnh 3.8. Piper betle L.

cành mang lá

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.7.Piper betle L.

cành mang lá và cụm quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU, 19, 20 (Mẫu được lưu ở Phòng

mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Lá dùng để ăn trầu. Làm thuốc chữa hàn thấp nhức mỏi,

đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng

đau, hen suyễn, nhức đầu khó thở; còn dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét.

Dùng ngoài đắp trị chốc lở, viêm mạch bạch huyết [6]. Toàn cây cho tinh dầu.

2 cm

Page 60: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

47

7. Tiêu lá gai (Piper boehmeriifolium (Miquel) Wallich ex C. de Candolle in

A. de Candolle) (Ảnh 3.9; Hình 3.8)

Syn.: Chavica boehmeriifolia Miq., Syst. Piperac. 265. 1843.

Đặc điểm hình thái: Cây bụi, cao 1-3(-5) m, nhẵn hoặc ít lông, đơn tính

khác gốc, hầu hết các bộ phận đều đen khi khô; cành dạng ống, nhưng khi khô

thường có góc cạnh, trên cành có gai thịt mịn. Phiến lá có phần gốc có dạng

thuôn dài hoặc hình trứng, cỡ 8-24x2,5-9,5 cm, mỏng như giấy, có nhiều tuyến,

đỉnh lá nhẵn hoặc có lông mềm, phía hướng trục nhẵn, trừ một vài cặp gân có

lông thưa, gốc lá không đối xứng, 1 bên tròn, còn bên kia có dạng nêm hoặc

hình nhọn, đỉnh nhọn, có 6-10 cặp gân, trong đó có ít nhất 1 cặp gân kéo dài đến

mép phiến lá; cuống lá dài 0,2-1 cm, nhẵn hoặc có ít lông. Cụm hoa đực cỡ 10-

16(23) x 0,3-0,4 cm, cuống cụm hoa dài 1-3,5 cm, lá bắc rộng 1-2(-2,5) mm,

nhẵn, nhị 2; chỉ nhị dày, ngắn, bao phấn hình thận. Cụm hoa cái, cỡ 6-12 cm,

cuống hoa và lá bắc giống như ở cụm hoa đực, trục có lông thưa thớt, lá bắc 1-

1,4 mm. Quả hạch dạng cầu, cỡ 1,2-3 mm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 10-2 năm sau; mùa quả tháng 3-6.

Cây mọc dưới tán rừng nguyên sinh, thứ sinh ẩm, ven suối, ở độ cao 300-2.200

m. Mọc cùng với các loài Mua leo (Medinilla assamica (C.B. Clarke) C. Chen),

Ràng ràng (Ormosia balansae), Quếch thorel (Chisocheton thorelli Pierre),

Chẹo thui Đài loan (Helicia formosana Hemsl.), Thiên niên kiện (Homalomena

occulta (Lour.) Schott), Trôm đài màng (Sterculia hymenocalyx K. Schum.), Sa

nhân (Amomum sp.), Sơn linh quảng đông (Sonerila cantonensis Stapf),...

Phân bố: Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm, Khe Bu), Hà Tĩnh (Vũ Quang),

Thừa Thiên Huế (Bạch Mã, Nam Đông). Còn có ở Trung Quốc, Bu Tan, Ấn Độ,

Malaysia, Myanmar, Sikkim, Thái Lan.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU, 272, 312, 314, 335; Đ. N.

ĐÀI, 348, 390; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ. HIẾU, 420, 458 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

Page 61: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

48

Ảnh 3.9. Piper boehmeriifolium Wall. ex

Miq.; 1. dạng sống; 2. cành mang lá; 3.

cành mang hoa; 4. cành mang quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Mát, 2015)

Hình 3.8. Piper boehmeriifolium Wall.

ex Miq.

cành mang lá và cụm quả

(hình theo C. Suwanphakdee, 2005)

Bàn luận:

Loài này khác với thứ Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq. var.

tonkinense C. DC. ở cụm hoa đực và hoa cái. Cụm hoa đực dài 10-23 cm và cụm

hoa cái dài 6-12 cm.

Loài này trong tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2003) có ghi nhận ở

VQG Bạch Mã, và năm 2004 có ở Cúc Phương, tuy nhiên tác giả chưa xem

được mẫu chuẩn thu được ở Việt Nam và bản mô tả loài.

1 2

3

4

Page 62: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

49

8. Tiêu lá gai (Piper boehmeriifolium var. tonkinense C. DC.) (Ảnh 3.10)

Syn.: Piper spirei C.de Candolle; P. spirei var. pilosius C. de Candolle; P.

terminaliflorum Y. C. Tseng.

Đặc điểm hình thái: Cây bụi, cao 2-5 m, thân nhẵn hoặc có ít lông, cành

màu nâu đen khi khô, thỉnh thoảng có gai thịt. Lá bất đối xứng ở gốc, hai bên

khác nhau khoảng 2 mm phiến lá hình thuôn dài hoặc trứng, cỡ (8-)11-24 ×

(2,5)4-8(-9,5) cm, mỏng như giấy, gân có 6-9 cặp; cuống lá dài (2-)4-10 mm;

Cụm hoa mọc ngoài nách lá. Cụm hoa hoa đực, cỡ 4-8 x 0,2-0,25 cm. Cụm hoa

cái, cỡ 10-12 x 0,2-0,4 cm. Quả hạch, đường kính 2-3 mm.

Ảnh 3.10. Piper boehmeriifolium Wall. ex Miq.var. tonkinense C. DC.

1-2. dạng sống; 3. cành mang lá và cụm hoa; 4. cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-6; mùa quả tháng 5-8. Mọc rải

rác trong rừng thường xanh, ở độ cao 500-1.500 m. Gặp mọc cùng với các loài

Dương xỉ, Mua leo, Xú hương, Lấu núi, Nhọc (Polyalthia sp.), Chân chim 9 lá

(Schefflera sp.),…

Phân bố: Hà Nội (Ba Vì), Thanh Hóa (Bến En), Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm

1

3

2

4

Page 63: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

50

Giải), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã), Gia Lai (An Khê, Kon

Hà Nừng), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc). Còn có ở Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU 291, 293; NGHỆ AN, L.Đ.

HIẾU 226, 268; HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU 30, 111; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ.

HIẾU 155, 157 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Làm thuốc trị phong thấp, đau gân cốt, đòn ngã tổn

thương, bế kinh, đau bụng kinh, cảm mạo, bụng lạnh tê đau. Cây tươi giã đắp trị

rắn độc và rết cắn [6]. Toàn cây cho tinh dầu.

9. Hàm ếch rừng (Piper bonii C. DC.) (Ảnh 3.11; Hình 3.9)

Đặc điểm hình thái: Dây leo có hoa đơn tính khác gốc; cành to, khi khô

màu nâu đen, có lông; phiến lá hình trứng hoặc hình trứng ngược, cỡ 4,5-18 ×

2,2-8 cm, mỏng như giấy, có tuyến; mặt dưới gân chính có lông, đặc biệt là các

gân bên, gân mặt trên nhẵn, hoặc thỉnh thoảng có lông ở gốc; gốc phiến lá gần

tròn, đỉnh có mũi nhọn, gân 7 cặp, cặp ở gần gốc cách đáy 1-2 cm. Cuống lá dài

0,4-0,7 cm, có lông. Cụm hoa đực, cỡ 6-11 × 0,2 cm; cuống hoa, dài 0,5-4 cm,

có lông; lá bắc rộng 0,1 cm, hình khiên, mặt trên có 2-5 lông dài, gốc lá thường

có răng cưa nhỏ. Nhị 3, chỉ nhị gần như không có, bao phấn hình cầu. Cụm hoa

cái dài 8 cm, cuống hoa sớm rụng, lá bắc giống như ở cụm hoa đực. Quả hạch

dạng trứng ngược, đường kính 0,2 cm.

Ảnh 3.11. Piper bonii C. DC.

cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Bạch Mã, 2015)

Hình 3.9. Piper bonii C. DC.

cành mang lá và cụm hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

2 cm

Page 64: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

51

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-6, mùa quả tháng 5-9. Mọc rải

rác trong rừng thường xanh, thường bám vào vách đá vôi hoặc leo trên các cây

gỗ, ở độ cao 300-1.200 m.

Phân bố: Hòa Bình, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lam Kinh),

Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Thành Cụ Phan), Thừa

Thiên Huế (Bạch Mã). Còn có ở Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L. Đ. HIẾU 109; NGHỆ AN, L.Đ.

HIẾU 219, 340; HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU, 260, 262; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ.

HIẾU 507, 511 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

10. Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule C. DC.) (Ảnh 3.12; Hình 3.10)

Đặc điểm hình thái: Cây thân bò rồi đứng, cao 30-40 cm, không lông. Lá

ở thân chính phiến bầu dục, cỡ 15 x 5 cm, gốc tròn hay cắt ngang, gần như đối

xứng; ở nhánh ngang lá hẹp dài, mỏng, không lông; gân ở gốc 5, gân bên 3-4

cặp, lúc khô nâu; cuống lá 1,5-2 cm. Cụm hoa mọc ở ngoài nách lá, phần hữu

thụ dài khoảng 1-2 cm, lá bắc tròn, cỡ 0,8 cm; hoa gần như không cuống. Quả

tròn, nhỏ, đường kính 0,2 cm, đen khi khô.

Ảnh 3.12. Piper brevicaule C. DC.

cành mang lá

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Luông, 2014)

Hình 3.10. Piper brevicaule C. DC.

cành mang lá và cụm quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ưa ẩm. Mùa hoa

2 cm

Page 65: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

52

tháng 3-6, mùa quả tháng 5-8.

Phân bố: Hà Nội (Ba Vì), Thanh Hóa (Pù Luông), Nghệ An (Pù Mát:

Khe Kèm; Pù Huống: Bình Chuẩn), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã; Nam Đông).

Còn có ở Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU 26, 29; NGHỆ AN, L.Đ.

HIẾU 351, 372, 373; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ. HIẾU 104, 146 (Mẫu được lưu

ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

11. Tiêu cam bốt (Piper cambodianum C. DC.) (Ảnh 3.13; Hình 3.11)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 5-18 m; cành non không lông, màu nâu

khi khô. Lá có phiến xoan thon, cỡ 10 x 5 cm, chóp nhọn, gốc tròn hoặc hơi bất

xứng, không lông, có đốm trong, gân bên ở đáy 2, 1 cách đáy 1 cm, cuống lá 1

cm. Cụm hoa ở ngoài nách lá, cụm hoa cái dài 5 cm, trục cụm hoa có lông, đầu

nhụy 4. Quả tròn, cỡ 0,4 x 0,3 cm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-6; mùa quả tháng 5-9. Mọc dưới

rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, ưa ẩm. Gặp mọc cùng các loài Mú từn (Rourea

sp.), Dẻ (Castanopsis sp.), Lim xẹt,….

Ảnh 3.13. Piper cambodianum C.DC.

cành mang lá và hoa

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.11. Piper cambodianum C.DC.

cành mang lá và quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

2 cm

Page 66: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

53

Phân bố: Mới thấy ở Nghệ An (Pù Hoạt: Châu Thôn). Còn có ở

Cămpuchia, Trung Quốc, Thái Lan.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 393, 398, 400 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

12. Tiêu chó (Piper cf. caninum Blume) (Ảnh 3.14; Hình 3.12)

Đặc điểm hình thái: Dây leo gỗ, cây đơn tính khác gốc, nhẵn hay có ít lông

măng, ở rễ có các nốt phồng. Phiến lá hình thuôn, hình trứng hay gần như hình trái tim,

đối xứng hay gần đối xứng, cỡ 3-15,5 x 2,5-5 cm, đỉnh nhọn, gốc tròn hoặc gần tròn;

mép nhẵn, mặt trên phiến lá có lông thưa, có 2 cặp gân; cuống lá 0,7-1,8 cm, nhẵn hoặc

có ít lông, lá kèm hình trứng ngược, nhẵn hay có ít lông. Cụm hoa ở đầu tận cùng của

cành, mọc thẳng, màu trắng, nhiều hoa; lá bắc cỡ 2 mm, mép có lông mịn. Cụm hoa đực

dài 0,5-2,5 cm, cuống cụm hoa dài 1-1,5 cm. Mỗi hoa có 3 nhị, chỉ nhị dài 0,8 mm, bao

phấn dài bằng chỉ nhị. Cụm hoa cái dài 0,6-1,2 cm, cuống cụm hoa dài 3-6 mm.

Ảnh 3.14. Piper cf. caninum Blume

1. dạng sống; 2. cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Vũ Quang, 2014)

Hình 3.12. Piper cf. caninum Blume

cành mang lá và cụm hoa

(hình theo C. Suwanphakdee2006)

1

2

Page 67: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

54

13. Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum C.DC.) (Ảnh 3.15; Hình 3.13)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 3-8 m, cành không lông, đen khi khô.

Lá có phiến xoan tròn dài, cỡ 8 x 2,5-3 cm; chóp tù hay thon, gốc bất xứng, một

bên tròn, gân bên 3 cặp, đốm trong nhiều; cuống lá dài 0,5-0,8 cm. Cụm hoa

nằm ngoài nách lá; cụm hoa đực dài đến 17 cm, thõng xuống; lá bắc tròn dài,

không lông, rất mập, không cuống; nhị 2, rất nhỏ, bao phấn tròn.

Ảnh 3.15. Piper carnibracteum C. DC.

cành mang lá và cụm hoa (Ảnh Lê

Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.13.Piper carnibracteum C. DC.

cành mang lá và cụm hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Sinh thái và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-6, mùa quả tháng 6-9. Mọc dưới

rừng thứ sinh, trảng cây bụi cùng với các loài trong họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae), Xoan (Meliaceae),…

Phân bố: Mới thấy ở Cao Bằng (Nguyên Bình), Ninh Bình, Nghệ An (Pù

Hoạt: Châu Kim).

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 384, 424, 434 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

14. Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum C. DC.) (Ảnh 3.16; Hình 3.14)

Đặc điểm hình thái: Thân leo, dài 3-10 m; cành nhẵn, màu xám khi khô,

2 cm

Page 68: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

55

dày cỡ 2 mm. Phiến lá hình thuôn đến thuôn dài, cỡ 10,5 - 13(-16) × 3-5 cm,

mỏng như giấy, có tuyến, tuyến hơi phồng lên khi khô, mặt trên màu hơi xám,

gốc phiến lá tù hoặc hơi vát nhọn, sự khác nhau giữa hai bên từ 0-2 mm, chóp

nhọn; gân dạng lông chim, có 3 gân ở mỗi bên phiến lá, các gân rất mảnh, cặp

gân ở gần đỉnh cách cặp gân ở gốc lá khoảng 4-5,5 cm, gân nổi rõ ở mặt dưới;

cuống lá dài 1-1,2 cm. Cụm hoa đực, cỡ 8-9 x 0,2 cm; cuống cụm hoa dài 2,5-3

cm; lá bắc hình thuôn, cỡ 1,2 × 0,5 mm, hợp ở phần dưới còn ở phần trên và

mép tự do. Nhị 3, chỉ nhị dài và dày hơn bao phấn, bao phấn hình trứng. Cụm

hoa cái dài 15 cm, lá bắc giống như cụm hoa đực. Quả hạch, dạng cầu, đường

kính 3 mm.

Ảnh 3.16. Piper chaudocanum C. DC.

1. dạng sống; 2. cành mang quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.14. Piper chaudocanum C. DC.

1. cành mang lá, hoa; 2. cành mang cụm

quả (hình theo C. Suwanphakdee 2006)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 1-3, màu quả tháng 4-7. Mọc rải

rác trong rừng ẩm, ở độ cao từ 300 – 1.200 m. Gặp mọc cùng với các loài thuộc

ngành Dương xỉ (Polydodiophyta), các họ Long não (Lauraceae), Xoan

1

2

Page 69: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

56

(Meliaceae),…

Phân bố: Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải), Kon Tum (Đác Glây, Ngọc

Linh), Đồng Nai, An Giang (Châu Đốc). Còn có ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 354, 382, 437 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Làm thuốc chữa gan nóng, đau đầu, đau mình, trẻ em

kinh phong, phong hàn, cảm mạo. Còn dùng giải các loại thuốc độc [6]. Toàn

cây cho tinh dầu.

15. Tiêu thất (Piper cubeba L. f.) (Ảnh 3.17; Hình 3.15)

Đặc điểm hình thái: Thân leo, dài 2-7 m; thân có nhiều ống tiết. Lá có

phiến hình xoan hoặc bầu dục, rộng đến 9,5 cm; gân bên 4 đôi; cuống lá dài 0,3-

0,5 cm. Cụm hoa mọc đối diện với lá; cụm hoa cái dài 3,5-4,5 cm; lá bắc dính

vào trục, noãn 4 ô. Quả rời nhau, hình tròn trên 1 cuống dài 2,5 mm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 8-12, mùa quả tháng 11-4 năm sau.

Mọc ở rừng thứ sinh, nơi ẩm, ven suối, ở độ cao 300-500 m.

Phân bố: Nghệ An (Pù Mát), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Phong

Nha-Kẻ Bàng), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Đồng Nai (Biên Hòa). Còn có ở Ấn Độ,

Trung Quốc, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia.

Ảnh 3.17. Piper cubeba L. f.

cành mang lá và quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.15. Piper cubeba L. f.

1. cành mang lá và cụm hoa; 2. cụm

quả (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Page 70: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

57

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 62, 103, 147; HÀ TĨNH, L.Đ.

HIẾU 14, 22; QUẢNG BÌNH, L.Đ. HIẾU 308, 309 (Mẫu được lưu ở Phòng

mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Dầu của hạt trị các bệnh về niệu sinh dục, như viêm niệu

đạo, lậu. Quả dùng trị ăn uống không tiêu, lạnh bụng, đau dạ dày, nôn mửa, đau

bụng đi ngoài, kiết lỵ. Lá nghiền thành bột dùng xát vào răng hoặc xông mũi [6].

Toàn cây cho tinh dầu.

16. Tiêu griffith (Piper griffithii C. DC.) (Ảnh 3.18; Hình 3.16)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 2-8m, thân không có lông. Lá có phiến

hình bầu dục, cỡ 13 x 6 cm; chóp có mũi nhọn, gốc tròn, gần như đối xứng; gân

ở gốc 2 cặp, 1 cặp khác cách gốc 2-3 cm, mỏng, không lông; cuống lá dài 1-1,5

cm. Cụm hoa mọc ở ngoài nách lá; cụm hoa cái dài 15 cm, nhụy 2-3. Quả có

cuống, dài 4-5 mm, hình cầu, đường kính 3 mm.

Ảnh 3.18. Piper griffithii C. DC.

cành mang hoa (Ảnh Lê Đông Hiếu,

Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.16. Piper griffithii C. DC.

cành mang lá và cụm hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-5, mùa quả tháng 4-8. Mọc ở

rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, ven đường, ưa sáng. Gặp leo trên các loài Gáo

(Nauclea sp.), Trường nhãn (Pometia pinnata J. et G. Forster ), Đa (Ficus

sp.),….

Page 71: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

58

Phân bố: Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải). Còn có ở Ấn Độ, Himalay.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 191, 192, 195 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

17. Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.) (Ảnh 3.19; Hình 3.17)

Đặc điểm hình thái: Cây thảo, cao 30-80 cm; cành có màu nâu, không có

lông. Lá có phiến hình bầu dục tròn dài, cỡ 8 x 3 cm; chóp nhọn, gốc bất xứng, 1

bên hình tim, 1 bên tù, mỏng, có đốm trong nhỏ, mặt trên nâu đen, mặt dưới nâu

lợt, gân phụ ở gốc 3, 2 gân khác cách gốc vào 2 cm; cuống dài 0,8 cm. Cụm hoa

mọc ngoài nách lá; cụm hoa đực dài 2 cm; lá bắc tròn, gần như không cuống, nhị

2. Cụm hoa cái hình trụ, cỡ 1 x 0,8 cm. Quả tròn, to 1,3 mm, đen.

Ảnh 3.19. Piper gymnostachyum C.

DC.); cành mang lá

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Mát, 2013)

Hình 3.17. Piper gymnostachyum C.

DC.; cành mang lá và quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 10-3 năm sau.

Mọc dưới rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, nơi ẩm ở độ cao 300-1.100 m.

Phân bố: Ninh Binh (Cúc Phương), Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm, Khe

Bu), Nam Bộ. Còn có ở Lào, Campuchia.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 199, 205, 278 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

2 cm

Page 72: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

59

18. Tiêu hải nam (Piper hainanense Hemsl.) (Ảnh 3.20; Hình 3.18)

Syn.: Piper flagelliforme Yamamoto.

Đặc điểm hình thái: Thân leo, dài 10-15 m; thân nhẵn trừ ở phần non.

Cành dày 2-4 mm, có rãnh nhỏ. Phiến lá hình trứng ngược, cỡ 7-12 × 3-5 cm,

mỏng như da, màu xanh xám khi khô, mặt trên xanh xám, mặt dưới bóng; gốc

phiến lá hình tròn hoặc gần tròn, ít khi hình tim, đỉnh có dạng hình nêm, phiến lá

có từ 5-7 cặp gân, cặp gân trên cùng cách gốc lá cỡ 1 cm; cuống lá dài 1-3,5 cm.

Cụm hoa đực cỡ 7-12 cm × 1,5 cm; cuống hoa dài 1-2 cm; lá bắc hình thuôn dài,

cỡ 1,5 × 0,8 mm, có tuyến. Có 3 hoặc 4 nhị, trong đó chỉ nhị ngắn hơn bao phấn.

Cụm hoa cái cỡ 8-15 cm, cuống hoa dài 1-2 cm, trục cụm hoa có lông thưa; lá

bắc có hình thuôn, cỡ 2-3,5 × 0,8-1 mm. Bầu hình trứng, nhụy 4 ô.

Ảnh 3.20. Piper hainanense Hemsl.

cành mang lá

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Kẻ Gỗ, 2014)

Hình 2.18. Piper hainanense Hemsl.

cành mang lá, hoa và cụm quả

(hình theo Cheng Y. et al., 1999)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 5-8. Mọc rải

rác trong rừng thường xanh ẩm, bám trên đá hoặc trên các loài cây như Lim

xanh, Lim xẹt, Máu chó, Đa,…ở độ cao 100-900 m.

Phân bố: Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Xuân Liên), Hà Tĩnh

(Kẻ Gỗ), Kon Tum (Đắk Glây, Đắk Choong). Còn có ở Trung Quốc (Quảng

Tây, Hải Nam).

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L. Đ. HIẾU 75, 114; HÀ TĨNH, L.Đ.

HIẾU 359, 366, 368, 476, 514 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học

Page 73: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

60

Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

19. Tiêu harmand (Piper harmandii C. DC.) (Ảnh 3.21; Hình 3.19)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 5-15 m; cành màu nâu hình trụ, lóng dài

10-12 cm, không lông. Lá có phiến rất mỏng, cỡ 8-13 x 3-6 cm, rộng ở ½ trên,

đáy tròn gần như đối xứng, màu ôliu xám khi khô, gân ở gốc 5(7), một cặp cách

gốc 2 cm; cuống dài 1-1,5 cm. Cụm hoa ở ngoài nách lá; dài 2-3 cm, noãn sào

trong trục và dính vào đáy một phần. Quả có vòi nhụy cứng, dài 2 mm, đáy dính

vào trục, tạo 1 khối có gai, cỡ 5,5 x 2 cm.

Ảnh 3.21.Piper harmandii C. DC.

cành mang lá và quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Bến En, 2013)

Hình 3.19. Piper harmandii C. DC.

cành mang lá và quả

(hình theo Phạm hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-6, mùa quả tháng 5-10. Mọc rải

rác trong rừng ẩm thường xanh, ở độ cao khoảng 200-1.100 m. Gặp mọc cùng

với các loài Mao quả mốc (Dasymaschalon rostratum), Đa (Ficus sp.), Hồng bì

(Clausena harmandii), Riềng (Alpinia napoensis), Quế rừng (Cinnomomum

burhanmii),…

Phân bố: Thanh Hóa (Bến En, Pù Luông), Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm,

Khe Bu, Môn Sơn), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Kon Tum (Đák Glây, Ngọc

Linh). Còn có ở Lào.

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU 52, 55, 96; NGHỆ AN,

L.Đ. HIẾU 350, 391, 462, 467; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ. HIẾU 176, 179, 180

2 cm

Page 74: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

61

(Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

20. Tiêu lá mỏng (Piper hymenophyllum Miq.) (Ảnh 3.22)

Đặc điểm hình thái: Cây leo, dài 5-10 m; phần non có nhiều lông. Lá mọc

cách, cuống lá dài 1cm. Phiến lá hình trứng hẹp, cỡ 12-15 x 6-7,5 cm; gốc hình

tim, lệch rõ; mép nguyên; chóp lá nhọn; hai mặt lá có lông ở gân; mùi thơm; gân

lá hình cung với 3-5 gân xuất phát từ gốc lá và 2 gân xuất phát ở vị trí cách gốc lá

khoảng 0,5-1 cm. Cụm hoa dạng bông, mọc đối diện với lá. Cụm hoa đực dài

5,0-7,0 cm, cuống cụm hoa đực dài 1,5–1,8 cm. Cụm hoa cái dài 2,0-3,0 cm,

cuống cụm hoa cái dài 3,5-4,0 cm, có lông. Hoa đơn tính khác gốc. Mỗi hoa có

một lá bắc, dạng vẩy, gần hình tròn, đường kính khoảng 0,3-0,5 mm, xếp theo

kiểu vẩy cá, mặt trên có lông mịn màu trắng. Nhị 2; chỉ nhị nạc, dài gấp 3 lần bao

phấn, cỡ 0,2-0,3 x 0,1-0,15 mm; bao phấn 2 ô. Bộ nhụy có 1 lá noãn tạo thành

bầu, 1 ô, 1 noãn. Bầu gần hình cầu, đường kính khoảng 0,5 mm, có lông. Núm

nhụy xẻ 4 thùy, không có vòi nhụy. Cụm quả dài 9-12 cm, cuống cụm quả dài

2,5-3,5 cm. Quả mọng, hình cầu, đường kính cỡ 0,4 cm, mỗi quả có 1 hạt. Hạt

gần hình cầu, màu vàng nâu, đường kính cỡ 2-3 mm.

Ảnh 3.22. Piper hymenophyllum Miq.

1. dạng sống; 2. cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Mát, 2014)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả 5-8. Mọc rải rác ở rừng thứ

1 2

Page 75: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

62

sinh, rừng trên núi đá vôi, ven rừng, ở độ cao khoảng 200-700 m. Gặp mọc trên

các loài Gáo (Nauclea sp.), Săng lẻ, Mạy tèo,…

Phấn bố: Thanh Hóa (Pù Luông: Phú Lệ, Lũng Cao), Nghệ An (Pù Mát:

Khe Kèm; Pù Hoạt: Nậm Giải; Pù Huống: Bình Chuẩn, Nga My), Gia Lai (đèo

An Khê). Còn có ở Ấn Độ, Srilanka.

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU 47, 48, 50; NGHỆ AN,

L.Đ. HIẾU 245, 246, 250, 463, 464 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại

học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

21. Tiêu lào (Piper laosanum C. DC.) (Ảnh 3.23; Hình 3.20)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 3-6 m, cành non có lông mịn; tủy có 01

ống tiết. Lá thon hình trái xoan ngược, cỡ 7,5-9 x 2-2,5 cm; chóp nhọn, gốc bất

xứng; mỏng, nhám, có nhiều đốm ở trong, có nhiều lông mịn màu vàng theo

gân, gân phụ 3 mỗi bên, gân trên cách đáy 1,5 cm; cuống 0,6 cm. Cụm hoa ở

ngoài nách lá. Cụm hoa đực dài 10-12 cm; lá bắc tròn, cỡ 0,8 cm, gần như

không cuống, có lông mặt trên, tiểu nhụy 3-4. Cụm quả chưa thấy.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-6, mùa quả tháng 5-9. Cây mọc ở

rừng nguyên sinh, thứ sinh, ven suối. Gặp mọc trên các loài Côm (Elaeocarpus

sp.), Lim xẹt, Bời lời (Litsea sp.), Ngọc lan rừng (Michelia sp.),….

Ảnh 3.23. Piper laosanum C. DC.

cành mang lá và cụm hoa

(ảnh Lê Đông Hiếu, Vũ Quang, 2015)

Hình 3.20. Piper laosanum C. DC.

cành mang lá và cụm hoa

(hình theo Phạm hoàng Hộ, 1999)

2 cm

Page 76: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

63

Phân bố: Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Trị (Đak Krông), Thừa Thiên Huế

(Bạch Mã, Nam Đông). Còn có ở Lào.

Mẫu nghiên cứu: HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU 131, 173; QUẢNG TRỊ, L.Đ.

HIẾU 84, 90; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ. HIẾU 39, 40 (Mẫu được lưu ở Phòng

mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

22. Lá lốt (Piper lolot C. DC.) (Ảnh 3.24; Hình 3.21)

Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo, bò dài rồi đứng, cao 30-40 cm, có mùi

thơm; thân màu xanh lục sậm, phồng to ở các mấu, tiết diện tròn, mặt ngoài nhiều

rãnh dọc, có lông ngắn và mịn. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng rộng, đầu

thót nhọn, gốc hình tim và không đối xứng, cỡ 10-12 x 8-11 cm; mép lá nguyên;

gân lá hình chân vịt với 5 gân gốc; cuống lá dài 2-5 cm. Cụm hoa cái mọc đối

diện với lá, hình trụ, màu trắng, dài 10-12 mm, đường kính 3 mm. Hoa rất nhỏ,

trần, đơn tính cái, xếp khít nhau và áp sát vào trục. Lá bắc là phiến tròn nhỏ, áp

sát và trục, lúc đầu màu trắng sau chuyển hơi nâu. Lá noãn 3-4, dính nhau tạo

thành bầu trên 1 ô đựng 1 noãn, đính noãn đáy; bầu hình trứng, màu trắng, mặt

ngoài nhẵn, dài 1,5 mm, đường kính 1-2 mm; vòi nhụy gần như không có; đầu

nhụy 3, có khi 4, hình trứng rộng, màu trắng.

Ảnh 3.24. Piper lolot C. DC.

dạng sống

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Bạch Mã, 2013)

Hình 3.21. Piper lolot C. DC.

cành mang lá và cụm hoa

(hình theo Phạm hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Cây thường được trồng hoặc sống ở nơi ẩm ướt và

2 cm

Page 77: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

64

chịu bóng. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 6-11.

Phân bố: Cao Bằng, Quảng Ninh (Quảng Yên), Hà Nội, Ninh Binh (Cúc

Phương), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên

Huế và được trồng ở nhiều nơi khác. Còn có ở Trung Quốc.

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L. Đ. HIẾU 406, 448; NGHỆ AN, L.

Đ. HIẾU 301, 302; HÀ TĨNH, L. Đ. HIẾU 211, 251; QUẢNG BÌNH, L. Đ.

HIẾU 44, 83; QUẢNG TRỊ, L. Đ. HIẾU 143, 148; THỪA THIÊN HUẾ, L. Đ.

HIẾU 7, 13 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Lá làm rau gia vị. Làm thuốc trị phong hàn, chân tay

lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đây hơi sinh bụng, đau bụng đi ngoài,

đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Toàn cây cho tinh dầu [6].

23. Tiêu lá tím (Piper longum L.) (Ảnh 3.25; Hình 3.22)

Syn.: Chavica roxburghii Miquel.

Đặc điểm hình thái: Thân leo, dài 3-14 m; cây đơn tính khác gốc, khi còn

non nhiều phần phủ phấn; thân thường cong queo. Những lá phía dưới thân

thường có cuống dài, còn những lá khác ở phía trên gần như không cuống và

đính trên các mấu, thân phủ rất nhiều lông tơ mịn, lá gốc dài bằng 1/3 cuống lá,

những lá ở phía dưới gốc thường hình trứng, còn những lá phía trên thân thường

có dạng trứng thuôn, cỡ 6-12 × 3-12 cm, phiến lá mỏng, có nhiều tuyến, gốc

phiến lá dạng tim, hay gần dạng tim, mũi lá nhọn, phiến lá hơi uốn cong xuống,

gân 7, 1 cặp gân chạy đến gần ½ phiến lá, 1 cặp chỉ dài đến 1/3 phiến lá; cuống

lá dài 0-9 cm. Cụm hoa đực cỡ 4-5 x 0,5 mm; cuống cụm hoa 2-3 cm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-5, mùa quả tháng 5-8. Sống bám

trên hàng rào hoặc các cây khác, ở độ cao đến 600 m.

Phân bố: Mọc hoang hoặc trồng khắp nơi ở Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ,

Trung Quốc, Malaixia, Nê Pan, Sri Lanka.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 342, 345, 346 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Quả dùng trị lạnh bụng gây nôn mửa, đau bụng đi ngoài,

Page 78: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

65

kiết lị, đau đầu, đau lỗ mũi, tim quặn đau, động kinh, đau răng. Rễ sắc uống chữa

ăn uống không tiêu, trị viêm phế quản mãn tính, ho và cảm lạnh. Ở Ấn Độ dùng

cho phụ nữ không có con uống để làm nóng tử cung [6]. Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.25. Piper longum L.

1. dạng sống; 2. cành mang cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Mát, 2014)

Hình 3.22. Piper longum L.

cành mang lá, cụm hoa

(hình theo C. Suwanphakdee)

24. Tiêu maclure (Piper cf. maclurei Merr.) (Ảnh 3.26; Hình 3.23)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 3-15 m, thân có lông dài 0,1 - 0,3 cm;

thân mảnh. Lá có phiến hình trái xoan ngược thon, cỡ 10-11 x 3,5-4 cm, rất

mỏng, không lông; gốc bất xứng, 1 bên tròn, 1 bên có tai, gân 1 cặp gắn gần gốc,

3 ở mỗi bên; lá bẹ dài 1 cm. Cụm hoa mọc ở ngoài nách lá, dài 2,5-4 cm, cuống

cụm hoa dài 2-1,5 cm. Quả hình bầu dục, đường kính 0,1-0,2 cm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 5-8. Mọc rải

rác trong rừng thường xanh, ven rừng, ở độ cao 400-1.500 m. Gặp mọc cùng các

loài Ráng song quần (Diplazium christii), Dương đào bắc bộ (Actinidia

1

2

Page 79: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

66

tonkinensis), Táu (Hopea spp.), Côm cuống dài (Elaeocarpus petiolatus),...

Ảnh 3.26. Piper cf. maclurei Merr.

cành mang lá và cụm hoa

(hình Lê Đông Hiếu, Pù Luông, 2012)

Hình 3.23. Piper cf. maclurei Merr.

cành mang lá và cụm hoa

(hình theo Phạm hoàng Hộ, 1999)

Phân bố: Cao Bằng (Quàng Hòa, Tiên Thành), Thanh Hóa (Pù Luông:

Phú Lệ), Nghệ An (Kỳ Sơn: Na Ngoi), Hà Tĩnh (Vũ Quang, Kẻ Gỗ), Thừa

Thiên Huế (Bạch Mã), Kon Tum (Đák Glây, Ngọc Linh). Còn có Trung Quốc

(Hải Nam).

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU 138, 177; NGHỆ AN, L. Đ.

HIẾU 337, 344, 388; HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU 413, 452; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ.

HIẾU 72, 116 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

25. Tiêu to (Piper majusculum Blume) (Ảnh 3.27; Hình 3.24)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 8-12 m, lóng dài 10-20 cm; cành non có

lông mịn. Lá có phiến hình bầu dục, cỡ 11-13 x 5-6 cm, chóp tù, gốc bất xứng,

một bên tròn, một bên hình tim, gân ở gốc 3; 2 cặp gân phụ khác mỏng, cuống lá

dài 1 cm. Cụm hoa mọc ở ngoài nách lá, dài 4-7 cm, cuống cụm hoa dài 2- 3 cm;

vảy hình lọng, có lông; nhụy 2; núm 3. Quả hình bầu dục, đường kính 0,2 cm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 5-9. Mọc ở

rừng thứ sinh, ven suối, gặp cùng với các loài Sa nhân (Amomum muricarpum),

Dương xỉ (Polypodiaceae), Ngọc lan rừng (Michelia sp.),…

Phân bố: Hà Tĩnh (Vũ Quang: thành Cụ Phan). Còn có ở Malaysia,

2 cm

Page 80: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

67

Inđônêxia.

Mẫu nghiên cứu: HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU 322, 337, 349, 356 (Mẫu được

lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.27. Piper majusculum Blume

cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Vũ Quang, 2014)

Hình 3.24. Piper majusculum Blume

cành mang lá, cụm hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

26. Tiêu biến thể (Piper mutabile C. DC.) (Ảnh 3.28; Hình 3.25)

Đặc điểm hình thái: Cây thân leo, gần như nhẵn. Cây đơn tính, những lá

ở phía dưới gốc thân có hình trứng, cỡ 5-6 × 4,5-5 cm, mỏng như giấy; gốc lá

hình tim, thường đối xứng, đỉnh nhọn, gân có từ 5-7 gân, cặp trên cùng cách gốc

0-6 mm, gần chạy đến đỉnh lá, các gân khác tạo thành dạng mạng, phiến lá có

nhiều tuyến. Những lá ở trên của thân cỡ 5-9 × 2-3,5 cm, đáy tròn, thường mọc

đối diện với cụm hoa, cụm hoa thường màu vàng; Cuống lá dài 5-12 mm. Cụm

hoa mọc đối diện với lá; cụm hoa đực cỡ 3-5 x 2 mm; cuống cụm hoa dài 1-2

cm, trục có lông tơ, mỗi hoa có 2 nhị, lá bắc dạng trứng thuôn, cỡ 2-2,2 x 1 mm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 8-12. Gặp

trong rừng ẩm, ở độ cao 200-600 m.

Phân bố: Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh (Vũ Quang). Còn có ở Trung

Quốc (Quảng Đông).

Mẫu nghiên cứu: HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU 319, 375, 416 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

2 cm

Page 81: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

68

Giá trị sử dụng: Dân gian dùng làm thuốc chống co giật [6]. Toàn cây

cho tinh dầu.

Ảnh 3.28. Piper mutabile C. DC.

1. Cành mang lá

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Vũ Quang, 2014)

Hình 3.25. Piper mutabile C. DC.

cành mang lá và cụm hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

27. Hồ tiêu (Piper nigrum L.) (Ảnh 3.29; Hình 3.26)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 10-20 m; thân non màu xanh, nhẵn, thân

già màu xám, có nốt sần; toàn cây có mùi thơm. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình

trái xoan, gốc tròn, đỉnh có mũi nhọn dài, có nhiều đốm trong mờ, bìa nguyên,

cỡ 11,5-13,5 x 6-7 cm; gân lá nổi rõ 2 mặt, 3 cặp gân phụ cong hình cung.

Cuống dài 1-1,6 cm. Cụm hoa: bông thòng mọc đối diện với lá; trục cụm hoa

mập, hình trụ dài 6,5-8 cm, màu vàng mang nhiều hoa đính xoắn ốc thường là

hoa lưỡng tính. Hoa mẫu 3, không cuống. Bộ nhị 2 vòng, 1 noãn; vòi nhụy rất

ngắn gần như không có; 3-4 đầu nhụy dài 1-2 mm. Quả hình cầu, đường kính

0,5-0,6 cm, quả non có màu xanh, khi chín màu đỏ mang đầu nhụy tồn tại.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 5-8. Thường bám dựa vào các

cọc chống (chối tiêu). Cây ưa sáng và ẩm.

Phân bố: Trồng nhiều nơi, nhất là ở Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum,

Đắc Lắc, Lâm Đồng, An Giang (Châu Đốc), Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở

Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L. Đ. HIẾU 134, 136; THỪA THIÊN

HUẾ, L. Đ. HIẾU 296, 300 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y

2 cm

Page 82: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

69

khoa Vinh).

Ảnh 3.29. Piper nigrumL.

cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Nghĩa Đàn, 2014)

Hình 3.26. Piper nigrumL.

cành mang lá và cụm quả

(hình theo Cheng Y. et al., 1999)

Giá trị sử dụng: Hạt làm gia vị, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau;

dùng trị lạnh bụng, đi ngoài, nôn mửa. Hạt tán bột xát vào chân răng chữa sâu răng,

chữa trúng gió lạnh hôn mê cắn răng co quắp, hoặc thổi vào mũi để gây hắt hơi.

Còn dùng cho vào tủ hay hòm quần áo để chống dán [6]. Toàn cây cho tinh dầu.

28. Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum C. DC.) (Ảnh 3.30; Hình 3.27)

Đặc điểm hình thái: Thân leo gỗ, dài 2-10m, sống bám vào các tảng đá

hoặc cây khác; thân mập, nhiều rễ, trên rễ có nhiều nốt phồng lên. Phiến lá

mỏng như da, có màu xanh sáng hoặc màu xanh đậm, nhưng khi khô có màu đỏ

tía, phiến lá hình trứng hay hình trứng thuôn, cỡ 14-20 x 7-14 cm; mặt dưới có

nhiều lông tơ; gốc lá nhọn, bất xứng, đỉnh có mũi, gân 6-7, gân ở mặt dưới lồi

lên; cuống lá dài 0,5-1 cm. Cụm hoa đực rủ xuống, màu hơi vàng, dài 7-15 cm,

đường kính 0,3-0,5 cm, cuống cụm hoa dài 1-2 cm, trục có lông tơ, nhị 2; cụm

hoa cái cũng rủ xuống, dài 10-20 x 0,5 cm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 7-8. Mọc rải rác trong rừng ẩm

thường xanh, ở độ cao 400- 600 m.

Phân bố: Mới thấy ở Hà Nội (Ba Vì, Làng Cốc), Ninh Binh (Cúc

Phương), Nghệ An (Pù Hoạt: Nậm Giải).

Page 83: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

70

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 379, 381, 421, 466 (Mẫu được

lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.30. Piper pendulispicum C. DC.

cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Hoạt, 2015)

Hình 3.27. Piper pendulispicum C. DC.

cành mang lá và cụm quả

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

29. Tiêu pierre (Piper pierrei C. DC.) (Ảnh 3.31; Hình 3.28)

Đặc điểm hình thái: Thân bò rồi đứng, cao 40 cm, có một ống tiết. Lá có

nhiều dạng, hình tròn, trái xoan, bầu dục; gốc hình tim, không lông; cuống lá 1

cm. Cụm hoa mọc đối diện với lá, hoa cái ngắn, cỡ 1,1 x 0,3 cm, lá bắc tròn

không đính vào trục cụm hoa, noãn đính vào trục cụm hoa. Quả hình trái xoan,

dài 1,5 mm; 3 núm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-5, mùa quả tháng 4-8. Cây mọc

dưới tán rừng ẩm, rừng thứ sinh; gặp mọc cùng các loài thuộc ngành Dương xỉ

(Polypodiaceae), các họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Long não (Lauraceae), Sim

(Myrtaceae), Xoan (Meliaceae),…

Phân bố: Thanh Hóa (Bến En, Pù Luông), Nghệ An (Pù Mát, Pù Huống,

Pù Hoạt), Hà Tĩnh (Vũ Quang, Kẻ Gỗ), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng),

Quảng Trị (Phong Điền), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã, Nam Đông), Đác Lắc

(Krông Pắc, Khuê Ngọc Điền), Đồng Nai (Biên Hòa, Bảo Chánh).

2 cm

Page 84: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

71

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU 68, 70, 71; NGHỆ AN,

L.Đ. HIẾU 305, 310, 315, 383; HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU 86, 129, 182; QUẢNG

BÌNH, L.Đ. HIẾU 223, 264; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ. HIẾU 32, 34, 370 (Mẫu

được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.31. Piper pierrei C. DC.

dạng sống

(hình Lê Đông Hiếu, Pù Mát, 2014)

Hình 3.28. Piper pierrei C. DC.

cành mang lá, hoa

(hình thảo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

30. Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum C. DC.) (Ảnh 3.32; Hình 3.29)

Đặc điểm hình thái: Dây leo, dài 5-20 m, cành không lông, màu nâu to

cỡ 4 mm. Lá có phiến hình xoan hay bầu dục, cỡ 11-12,5 x 6,5-7,5 cm; chóp có

mũi nhọn, đáy bất xứng; không lông, mỏng, có đốm trong, màu nâu ửng đỏ; gân

phụ 1 cặp ở đáy, 1 cặp cách đáy 1,2 cm; cuống 2 cm. Cụm hoa mọc ngoài nách

lá; cụm hoa cái ngắn, cỡ 2,5-4 cm, màu vàng xanh; gân có lông; lá bắc có lông,

tròn, to cỡ 1,5 mm, có cuống dài, có lông. Cụm quả tròn, núm 3-4.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-6, mùa quả tháng 5-9. Mọc ở

rừng nguyên sinh, thứ sinh, ven suối, gặp cùng với các loài trong họ Dâu tằm

(Moracceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Long não (Lauraceae),…

Phân bố: Mới thấy ở Hà Tĩnh (Kẻ Gỗ).

Mẫu nghiên cứu: HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU 139, 214, 304, 358 (Mẫu được

lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

2 cm

Page 85: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

72

Ảnh 3.32. Piper pubicatulum C. DC.

cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Kẻ Gỗ, 2013)

Hình 3.29. Piper pubicatulum C. DC.

cành mang lá và hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

31. Tiêu dội (Piper retrofractumYahl) (Ảnh 3.33; Hình 3.30)

Syn.: Chavica officinarum Miquel; Piper chaba Hunter; P. officinarum

(Miquel) C. de Candolle.

Đặc điểm hình thái: Thân leo, nhẵn, màu nâu khi khô. Phiến lá nhỏ hẹp,

hình trứng thuôn, cỡ 8,5-16 × 3,2-7,5 cm, mỏng; màu lam khi khô, nhiều tuyến,

gốc lá thường bất đối xứng, 1 bên gần tròn, 1 bên thon nhẹ, đỉnh lá nhọn, gân

dạng lông chim, có 9-11 gân hoặc hơn, mỗi bên có 4-5 gân; cuống lá dài 5 -11

mm. Cụm hoa đực dài 5-6,5 cm, thường mọc đối diện với phiến lá, cuống cụm

hoa hơi dài hơn cuống lá. Nhị 2 hoặc 3, chỉ nhị gần như không có, bao phấn có

dạng bầu dục. Cụm hoa cái cỡ 3-4 cm × 7 mm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 6-10. Mọc rải

rác trong rừng thường xanh hoặc đôi khi được trồng làm thuốc.

Phân bố: Hòa Bình (Mai Châu), Hà Nội (Ba Vì), Nghệ An, Hà Tĩnh (Kẻ

Gỗ), Tp Hồ Chí Minh. Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaysia.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 376, 418, 422; HÀ TĨNH, L.Đ.

HIẾU 73, 117, 334, 425 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y

khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Dùng chữa đau gan vàng da hay phù nề và chống đau

nửa đầu. Dùng ngoài trị thấp khớp, đau dây thần kinh, viêm hạch [6]. Toàn cây

2 cm

Page 86: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

73

cho tinh dầu.

Ảnh 3.33. Piper retrofractumVahl

cành mang lá và quả

(hình Lê Đông Hiếu, Kẻ Gỗ, 2014)

Hình 3.30. Piper retrofractumVahl

cành mang lá, quả

(hình theo C. Suwanphakdee, 2006)

32. Lốt (Piper sarmentosum Roxb.) (Ảnh 3.34; Hình 3.31)

Syn.: Chavica hainana C. de Candolle; C. sarmentosa (Roxburgh)

Miquel; P. saigonense C. de Candolle.

Đặc điểm hình thái: Thân thảo đứng, cao 0,5-1 m, nhiều phần có phủ lông

mịn trắng nhất là khi non; đơn tính khác gốc. Phiến lá hình trứng hay trứng thuôn,

cỡ 7-14 x 6-13 cm, những lá ở phía trên thường nhỏ hơn lá ở phía dưới, trên lá có

nhiều tuyến nhỏ, mặt dưới của lá có nhiều lông dọc theo các gân, mặt trên nhẵn,

gốc lá tròn hay dạng tim, đỉnh nhọn, khi khô có màu lục, gân 7, lồi lên ở mặt

dưới, cặp gân trên cùng cách gốc lá 1-2 cm. Cuống lá dài 2-5 cm (10 cm). Cụm

hoa đực màu trắng, cỡ 1,5-2,5(-3) cm × 0,2-0,3 cm; cuống cụm hoa dài bằng phần

mang hoa. Mỗi hoa có 2 nhị

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-10, mùa quả tháng 8-2 năm sau.

Mọc rải rác ven đường hoặc nơi ẩm rợp vùng đất cát, ở độ cao từ thấp đến 1000

m; gặp mọc cùng với các loài Đa (Ficus sp.), Đùng đình (Caryota mitis), Duối

(Streblus sp.),….

Phân bố: Mới thấy ở Nghệ An (Pù Huống). Còn có ở Ân Độ, Trung

Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Lào, Philippin.

Page 87: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

74

Ảnh 3.34. Piper sarmentosum Roxb.

1-2. cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Pù Huống, 2014)

Hình 3.31. Piper sarmentosum Roxb.

cành mang lá, quả

(hình theo C. Suwanphakdee, 2006)

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, L.Đ. HIẾU 189, 231, 336 (Mẫu được lưu ở

Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Làm thuốc trị lạnh bụng, ho do phong hàn, thủy thũng,

phong thấp, đau nhức xương, sốt rét, đau răng. Rễ và hoa lợi tiểu. Ở Thái Lan,

dùng toàn cây làm thuốc long đờm, lọi trung tiện [6]. Toàn cây cho tinh dầu.

33. Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.) (Ảnh 3.35; Hình 3.32)

Đặc điểm hình thái: Cây leo, dài 2-10 m, thường bám trên đá; thân non có

lông mịn, khi khô đen đen. Lá có phiến hình trái xoan, cỡ 6-7 x 2,5-3,5 cm; chóp

nhọn, đáy tròn, hơi bất xứng, mỏng, mặt dưới có lông mịn, gân ở gốc 5, gân phụ

3-5 cặp, cuống có lông mịn. Cụm hoa đối diện với lá, cuống cụm hoa có lông

mịn, cụm hoa đực dài 5-7 cm; lá bắc tròn hoặc bầu dục, có ít lông. Cụm quả chưa

thấy.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-5, mùa quả tháng 4-8. Gặp ở

1

2

Page 88: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

75

rừng thứ sinh, trảng cây bụi, leo bám trên đá gradnit hoặc núi đá vôi.

Ảnh 3.35. Piper saxicola C. DC.

cành mang lá và quả; (Ảnh Lê Đông

Hiếu, Phong Nha-Kẻ Bàng, 2014)

Hình 3.32. Piper saxicola C. DC.

cành mang lá, hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Phân bố:Mới thấy ở Quảng Ninh (Uông Bí), Thanh Hóa (Pù Luông, Bến

En), Nghệ An (Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ

Bàng), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Khánh Hòa (Nha Trang).

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU 66, 74; NGHỆ AN, L.Đ.

HIẾU 252, 257, 289, 330; QUẢNG BÌNH, L.Đ. HIẾU 338, 417, 461; THỪA

THIÊN HUẾ, L.Đ. HIẾU 152, 159, 194 (Mẫu được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu,

Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

3.1.6.3. Chi Zippelia Blume ex Schult. & Schult.f.

1. Tiêu rận (Zippelia begoniaefolia Blume ex Schult. & Schult. f.) (Ảnh 3.36;

Hình 3.33)

Syn.: Circaeocarpus saururoides C. Y. Wu; Piper begoniifolia (Blume ex

Schultes & J. H. Schultes) C. de Candolle; P. lappaceum (Bennett) C. de Candolle;

P. zippelia C. de Candolle, 1869, nom. illeg.; Zippelia lappacea Bennett.; Tiêu gai,

Trầu không sáu nhị.

Đặc điểm hình thái: Cây thảo, cao 40-80 cm, nhẵn; phiến lá hình trứng

hay hình trứng thuôn, cỡ 8–14 × 5–8 cm, mỏng như màng; gốc phiến lá hình tim

nhưng bất đối xứng, đỉnh nhọn, gân 5-7, tất cả các gân đều xuất phát từ gốc, hơi

2 cm

Page 89: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

76

trắng khi khô, mặt dưới gân lồi lên. Cuống lá dài 2-5 cm. Cụm hoa dạng chùm

đơn, cỡ 15-30 cm, càng về phía đỉnh hoa có kích thước càng nhỏ, cuống cụm

hoa dài hơn trục cụm hoa. Nhị màu vàng trắng; Bầu màu trắng xanh, đầu nhụy

hình trứng hay trứng thuôn.

Ảnh 3.36. Zippelia begoniaefolia Blume ex

Schult. & Schult. f.

cành mang lá và cụm quả

(Ảnh Lê Đông Hiếu, Vũ Quang, 2014)

Hình 3.33. Zippelia begoniaefolia

Blume ex Schult. & Schult. f.

cành mang lá cụm hoa

(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 4-6. Cỏ nhiều năm, cao 30-70

cm. Gặp rải rác trong rừng ẩm thường xanh, ở độ cao 300 -900 m.

Phân bố: Bắc Giang, Hà Nội (Ba vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh

Hóa (Bến En, Xuân Liên, Pù Luông), Nghệ An (Pù Huống, Pù Hoạt, Pù Mát),

Hà Tĩnh (Vũ Quang, Kẻ Gỗ), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa Thiên

Huế (Bạch Mã, Nam Đông), Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở Ấn Độ, Trung

Quốc, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.

Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, L.Đ. HIẾU 216, 225; NGHỆ AN, L.Đ.

HIẾU 237, 239, 380, 428; HÀ TĨNH, L.Đ. HIẾU 149, 190, 256; QUẢNG

BÌNH, L.Đ. HIẾU 274, 277; THỪA THIÊN HUẾ, L.Đ. HIẾU 415, 456 (Mẫu

được lưu ở Phòng mẫu Dược liệu, Đại học Y khoa Vinh).

Giá trị sử dụng: Cây cho tinh dầu và làm thuốc

2 cm

Page 90: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

77

3.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong họ Hồ tiêu

(Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ

1. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá gai (Piper boehmeriifolium)

Mẫu lá và thân được thu ở VQG Bạch mã vào tháng 8 năm 2012 (LĐH

335). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,20% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng

nhạt, nhẹ hơn nước. Thành phần hóa học tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá gai (Piper boehmeriifolium)

TT Hợp chất RI Tỷ lệ %

1 α-Pinen 939 7,4

2 Camphen 953 0,6

3 Verbenen 962 0,5

4 Sabinen 976 0,4

5 β-Pinen 980 0,9

6 Myrcen 990 0,3

7 α-Phellandren 1006 1,6

8 α-Terpinen 1017 0,1

9 p-Cymen 1022 1,3

10 Limonen 1032 4,4

11 1,8-Cineol 1034 5,7

12 (E)-β-Ocimen 1052 0,8

13 γ-Terpinen 1061 0,2

14 α-Terpinolen 1090 0,2

15 Linalool 1100 0,2

16 trans-Pinocarveol 1141 1,1

17 trans-Verbenol 1145 1,0

18 Borneol 1167 1,4

19 Terpinen-4-ol 1177 0,4

20 -Thujenal 1182 1,3

21 p-Cymene-8-ol 1183 0,2

22 α-Terpineol 1189 1,2

23 Verbenone 1205 0,5

24 trans-Carveol 1217 0,2

25 Neral 1238 0,2

26 (E)-Citral 1272 0,4

27 Bornyl acetat 1289 0,3

28 Eugenol 1356 1,3

29 Isoleden 1376 0,6

30 α-Copaen 1377 28,3

31 Methyl eugenol 1407 0,2

Page 91: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

78

32 β-Caryophyllen 1419 0,2

33 α-Guaien 1440 0,4

34 γ-Gurjunen 1477 0,5

35 α-Amorphen 1485 2,8

36 Epizonaren 1505 1,6

37 γ-Cadinen 1514 0,2

38 δ-Cadinen 1525 2,1

39 14-nor-cadin-5-en-4-one isomer A 1526 2,9

40 cis-Calamenen 1527 3,6

41 Spathulenol 1578 0,7

42 Caryophyllen oxit 1583 0,8

43 Widdrol 1597 1,4

44 β-Oplopenon 1608 0,3

45 allo-Aromadendren epoxit 1623 0,3

46 α-Cadinol 1654 3,3

47 Germacren epoxit 1700 4,1

48 (Z)-9-Octadecenamit 2398 0,2

49 (Z)-13-Docosenamit 2499 2,6

Tổng 91,2

Các monotecpen hydrocacbon 18,7

Các monotecpen chứa oxy 14,1

Các sesquitecpen hydrocacbon 40,3

Các sesquitecpen chứa oxy 13,8

Phenylpronaoit 1,5

Các hợp chất khác 2,8

Bảng trên cho thấy ở lá đã xác định được 49 hợp chất chiếm 91,2% tổng

lượng tinh dầu. Trong tinh dầu được đặc trưng bởi các sesquitecpen chiếm

54,1%; các monotecpen chiếm 32,8%; các hợp chất khác chiếm tỷ lệ không

đáng kể. α-copaen (28,3%), α-pinen (7,4%) và 1,8-cineol (5,7%) là các thành

phần chính của tinh dầu.

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

2. Thành phần hóa học tinh dầu Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule)

Hàm lượng tinh dầu từ lá và thân Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule) (LĐH

351) được thu hái ở VQG Pù Mát vào tháng 3 năm 2014, đạt 0,15% và 0,12%

theo nguyên liệu tươi. Mẫu LĐH 453 được thu hái ở Vườn quốc gia (VQG) Pù

Mát vào tháng 6 năm 2014; hàm lượng tinh dầu đạt 0,22% và 0,17 so với trọng

lượng tươi.

Page 92: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

79

Bảng 3.5.Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule)

TT

Hợp chất RI 453

453

Thân

351

351

Thân

1 α-thujen 930 0,1 0,2 0,2 0,2

2 α-pinen 939 3,5 2,5 1,4 1,2

3 Camphen 953 0,1 -

4 Sabinene 976 - - 17,9 13,5

5 β-pinen 980 1,8 3,0

6 β-myrcen 990 0,3 0,3 1,4 0,9

7 α-phellandren 1006 0,4 0,4 0,2 0,2

8 δ3-carene 1011 - - 0,1 0,1

9 Hexyl acetat 1014 0,6 0,2 - -

10 α-terpinene 1017 - - 0,3 0,2

11 p-cymen 1026 1,6 1,0 - 0,2

12 β-phellandrene 1028 - - 3,6 1,7

13 Limonene 1032 1,7 1,9 - -

14 (Z)-β-ocimene 1043 - - - 0,1

15 (E)-β-ocimen 1052 0,1 - 2,7 1,4

16 γ-terpinen 1061 0,1 0,1 0,7 0,4

17 α-terpinolene 1090 - - 1,2 0,9

18 linalool 1100 1,2 0,6 0,2 0,1

19 terpinen-4-ol 1177 - - 0,3 -

20 α-terpineol 1189 0,1 - 0,2 -

21 Cittronella 1223 - - 2,0 0,4

22 Chavicol 1232 0,7 - - -

23 E-citral 1270 - - 0,2 -

24 2-undecanon 1291 0,4 0,2 - -

25 Bicycloelemen 1327 4,7 5,3 0,7 0,2

26 α-cubeben 1351 3,5 4,3 - -

27 Cyclosativen 1371 0,1 0,2 - -

28 Isoleden 1373 0,5 - - -

29 α-copaen 1377 8,0 10,2 0,8 -

30 β-bourbonen 1385 0,5 0,1 - -

31 β-cubeben 1388 1,3 2,4 - -

32 β-elemen 1391 1,7 - 0,6 0,2

33 α-gurjunen 1412 18,5 10,0 - -

34 α-cederen 1413 - 0,9 - -

35 β-caryophyllen 1419 10,1 14,0 0,4 0,1

36 γ-elemene 1437 - - 0,3 -

37 Aromadendren 1441 3,7 1,0 - -

38 α-humulen 1454 3,6 2,3 0,6 0,3

39 Ishwaran 1467 - - 0,9 0,3

Page 93: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

80

40 γ-gurjunen 1477 1,3 1,5 - -

41 germacren D 1485 2,8 3,5 0,5 0,8

42 α-amorphen 1485 1,9 2,0 - -

43 β-selinene 1486 - - 0,3 0,3

44 Leden 1487 0,1 - - -

45 -pinasinen 1493 - 1,8 - -

46 cadina-1,4-diene 1496 - - 1,0 -

47 Bicyclogermacren 1500 - 9,2 1,1 0,8

48 Neoalloocimen 1502 0,6 - - -

49 Eugenol axetat 1524 2,4 - - -

50 δ-cadinen 1525 - 0,2 1,0 0,3

51 α-cadinen 1539 0,1 - 0,3 0,3

52 eudesma-4 (15), 11-dien-9-on 1543 - - 0,3 -

53 Calacoren 1546 0,6 - - -

54 Elemol 1550 0,3 0,8 - -

55 (E)-nerolidol 1563 0,9 0,7 - 0,4

56 Palustrol 1565 0,6 0,5 - -

57 cis calamenen 1568 6,7 6,8 - -

58 Spathoulenol 1578 1,0 0,5 0,2 0,4

59 Ledol 1580 0,5 0,5 - -

60 caryophyllene oxid 1583 - - 0,4 1,0

61 Globulol 1585 1,4 1,0 0,5 1,0

62 Viridiflorol 1593 - - 0,9 1,9

63 Longiborneol 1599 - - - 0,6

64 Guaiol 1601 3,6 4,5 1,3 0,4

65 α-cedrol 1601 - - - 1,3

66 Epiglobulol 1608 0,2 - - -

67 β-oplopenone 1608 - - 1,0 0,4

68 Caryophyllenol 1611 - - 0,4 1,0

69 aromadendren epoxit 1623 - - 1,1 1,1

70 -muurolol 1646 - - 2,4 1,7

71 4-ally-1,2-diacetoxybenzen 1647 2,4 - - -

72 β-eudesmol 1651 1,1 0,6 13,8 8,4

73 α-cadinol 1654 - - 0,6 0,3

74 7-epi-α-eudesmol 1658 - 1,2

75 Bulnesol 1672 0,4 0,8 2,0 1,4

76 α-sinensal 1675 - - - 0,9

77 Calamenene 1702 - - 0,6 -

78 Farnesol 1718 - - - 5,9

79 farnesyl acetate 1726 - - 1,1 4,6

80 benzyl benzoat 1760 - - 20,5 32,5

81 Azunol 1772 0,2 0,1 - -

Page 94: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

81

82 benzyl salicylate 1866 - - 1.7 1.2

83 Phytol 2125 0,1 - 1.8 2.1

Tổng 98,1 97,3 91.7 93.6

Các monotecpen hydrocacbon 9,7 9,2 29,7 21,0

Các monotecpen chứa oxi 1,3 0,6

Các sesquitecpen hydrocacbon 70,3 75,7

Các sesquitecpen chứa oxi 10,2 11,2 25,3 31,7

Khác 6,6 0,4 22,2 33,8

Qua bảng 3.5 cho thấy, trên cùng 1 cây thì sự tích lũy tinh dầu trong ở các

bộ phận cũng khác nhau. Ở lá đã xác đinh được 49 hợp chất trong khi ở cành

mới xác định được 40 hợp chất; thành phần chính cũng biến đổi đáng kể ở 2 bộ

phận, trong lá α-gurjunen chiếm 18,5%; còn ở thân là 10,0%; ngược lại β-

caryophyllen ở thân lại chiếm 14,0%; còn ở lá là 10,1%. Ngoài ra các hợp chất

khác cũng tương tự như α-copaen và cis calamenen. Các thành phần chung của 2

mẫu tinh dầu là α-gurjunen (18,5% và 10,0%), β-caryophyllen (10,1% và

14,0%), α-copaen (8,0 và 10,2%) và cis calamenen (6,7% và 6,8%).

49 hợp chất được xác định có trong tinh dầu từ lá chiếm 98,1% tổng hàm

lượng tinh dầu). Các thành phần chính của tinh dầu là α-gurjunen (18,5%), β-

caryophyllen (10,1%), α-copaen (8,0%) và cis calamenen (6,7%). Các hợp chất

có tỷ lệ thấp hơn là bicycloelemen (4,7%), aromadendren (3,7%), α-humulen

(3,6%), guaiol (3,6%), α-cubeben (3,5%), α-pinen (3,5%), germacren D (2,8%),

4-ally-1,2-diacetoxybenzen (2,4%) và eugenol axetat (2,4%).

Từ tinh dầu ở cành đã xác định được 40 hợp chất chiếm 97,3% tổng lượng

tinh dầu. β-caryophyllen (14,0%), α-copaen (10,2%), α-gurjunen (10,0%) và

bicyclogermacren (9,2%) là các thành phần chính của tinh dầu. Cis calamenen

(6,8%), bicycloelemen (5,3%), guaiol (4,5%), α-cubeben (4,3%), germacren D

(3,5%), β-pinen (3,0%), α-pinen (2,5%), β-cubeben (2,4%) và α-humulen (2,3%)

là các thành phần nhỏ hơn.

Trong mẫu 351 (lá và thân) thì các monotecpen hydrocacbon (29,7% và

21,0%), các sesquitecpen chứa oxy (25,3% và 31,7%) và các hợp chất thơm

Page 95: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

82

(22,2% và 33,8%). Thành phần chính chung của 2 mẫu tinh dầu là sabinen (17,9%

và 13,5%), β-eudesmol (13,8% và 8,4%) và benzyl benzoat (20,6và 32,5%).

Trong lá đã xác định được 47 hợp chất chiếm 91,7% tổng lượng tinh dầu.

Các thành phần chính của tinh dầu là benzyl benzoat (20,5%), sabinen (17,9%),

β-eudesmol (13,8%), β-phellandren (3,6%).

Ở thân đã xác định được 46 hợp chất chiếm 93,6% tổng lượng tinh dầu.

benzyl benzoat (32,5%), sabinen (13,5%), β-eudesmol (8,4%), farnesol (5,9%)

là các thành phần chính của tinh dầu.

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

3. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu cam bốt (Piper cambodianum)

Mẫu loài được thu ở VQG Pù Mát, Nghệ An vào tháng 5 năm 2013 (LĐH

393). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,23 và 0,18% so với trọng lượng tươi. Tinh dầu

có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu cam bốt (Piper cambodianum)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-thujen 930 0,1 0,1

2 α-pinen 939 7,4 8,8

3 Camphen 953 0,4 0,4

4 Sabinen 976 1,2 -

5 β-pinen 980 3,4 11,7

6 β-myrcen 990 0,7 0,9

7 α-phellandren 1006 0,7 0,4

8 δ3-caren 1011 0,1 -

9 α-terpinen 1017 - 0,1

10 o-cymen 1024 0,5 0,9

11 Limonen 1032 1,4 3,6

12 1,8-cineol 1034 1,3 -

13 (Z)-β-ocimen 1043 - 0,1

14 (E)-β-ocimen 1052 0,3 0,1

15 γ-terpinen 1061 1,4 0,2

16 α-terpinolen 1090 0,1 0,1

17 Linalool 1100 1,5 4,5

18 Alloocimen 1128 0,1 0,1

19 terpinen-4-ol 1177 0,1 0,1

20 Chavicol 1232 5,0 0,6

21 Bicycloelemen 1327 8,4 4,3

Page 96: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

83

22 δ-elemen 1340 - 0,3

23 α-cubeben 1351 1,2 1,1

24 Cyclosativen 1371 0,1 0,1

25 α-copaen 1377 4,5 3,4

26 -maalien 1380 - 0,1

27 β-bourbonen 1385 0,4 0,2

28 β-cubeben 1388 6,6 1,2

29 β-elemen 1391 - 2,8

30 α-gurjunen 1412 1,7 2,6

31 β-caryophyllen 1419 5,1 6,4

32 α-guaien 1440 0,6 -

33 Aromadendren 1441 0,3 0,3

34 α-humulen 1454 8,1 6,3

35 germacren D 1485 0,3 3,3

36 α-amorphen 1485 2,6 0,8

37 Leden 1485 0,2 -

38 β-selinen 1486 1,5 1,4

39 epi-bicyclosesquiphellandren 1489 0,5 -

40 cadina-1,4-dien 1496 1,5 1,8

41 Bicyclogermacren 1500 9,7 7,8

42 α-muurolen 1500 0,3 -

43 β-bisabolen 1506 - 0,3

44 (E,E)-α-farnesen 1508 0,2 -

45 -cadinen 1514 - 1,5

46 δ-cadinen 1525 10,3 -

47 Calacoren 1546 - 0,2

48 Elemol 1550 - 0,6

49 (E)-nerolidol 1563 0,2 0,5

50 Palustrol 1565 - 0,5

51 Spathoulenol 1578 1,5 0,7

52 Globulol 1585 0,8 1,5

53 Ledol 1588 - 0,7

54 Viridiflorol 1593 0,6 -

55 Guaiol 1601 - 2,9

56 -muurolol 1646 2,6 -

57 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen 1647 - 2,1

58 β-eudesmol 1651 - 0,5

59 α-cadinol 1654 2,2 1,9

60 Bulnesol 1672 - 0,7

61 Calamenen 1702 - 5,4

Tổng 97,7 98,4

Các monotecpen hydrocacbon 19,1 27,5

Page 97: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

84

Các monotecpen chứa oxi 6,6 5,2

Các sesquitecpen hydrocacbon 64,1 51,6

Các sesquitecpen chứa oxi 7,9 12,0

Khác - 2,1

Kết quả bảng trên cho thấy, trong tinh dầu lá có 45 hợp chất được xác

định chiếm 97,7% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu được đặc trưng bởi các

hợp chất sesquitecpen chiếm hơn 70%; trong đó các sesquitecpen chứa oxy

chiếm 64,1%; các monotecpen chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thành phần chính

của tinh dầu là δ-cadinen (10,3%), bicyclogermacren (9,7%), bicycloelemen

(8,4%), α-humulen (8,1%), α-pinen (7,4%).

50 hợp chất được xác định từ thân chiếm 98,4% tổng lượng tinh dầu.

Trong tinh dầu cũng được đặc trưng bởi các sesquitecpen chứa oxy chiếm

51,6%; các hợp chất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. β-pinen (11,7%), α-pinen

(8,8%), bicyclogermacren (7,8%), β-caryophyllen (6,4%), α-humulen (6,3%) là

các thành phần chính của tinh dầu. Các thành phần khác chiếm từ 0,1-4,5%.

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

4. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu chó (Piper cf. caninum)

Mẫu lá, thân, quả và rễ được thu ở Khu BTTN Kẻ Gỗ vào tháng 7 năm

2013. Số hiệu mẫu (LĐH 364). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,2 : 0,18 : 0,15 và

0,30% so với trọng lượng tươi; tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước.

Bảng 3.7.Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu chó (Piper cf. caninum)

TT

Hợp chất RI Lá Thân Rễ Quả

1 α-thujen 930 - 0,1 - -

2 α-pinen 939 5,4 3,6 2,4 0,8

3 Camphen 953 1,1 0,7 1,5 -

4 Sabinen 976 0,6 0,9 - -

5 β-pinen 980 0,6 3,4 3,7 3,5

6 β-myrcen 990 0,4 0,5 0,5 0,4

7 α-phellandren 1006 0,4 0,2 0,1 3,3

8 α-terpinen 1017 0,2 0,1 0,1 0,7

9 o-cymen 1024 0,2 - - -

10 Limonen 1032 1,6 3,0 1,5 7,1

11 (E)-β-ocimen 1052 0,1 0,1 0,1 -

12 γ-terpinen 1061 0,1 0,2 0,1 1,2

Page 98: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

85

13 α-terpinolen 1090 0,1 0,1 0,1 0,3

14 Linalool 1100 0,4 0,4 0,3 -

15 Alloocimen 1144 - 0,2 - -

16 Camphor 1145 0,1 0,1 0,1 -

17 Borneol 1167 - - 0,2 -

18 terpinen-4-ol 1177 0,2 0,1 0,1 1,2

19 α-terpineol 1189 0,1 - Vết 0,4

20 Methyl salicylat 1197 - 0,1 - -

21 Geraniol 1253 - - 0,4 0,2

22 Neryl alcohol 1258 - 0,1 - -

23 2-decenal 1259 - 0,2 - -

24 E-citral 1270 - 0,1 0,1 -

25 bornyl axetat 1289 0,2 - 0,2 -

26 2-undecanon 1291 0,2 - - 0,3

27 geranyl format 1298 0,2 - - -

28 z-citral 1318 0,1 - 0,2 -

29 Bicycloelemen 1327 8,4 5,9 5,0 2,5

30 α-cubeben 1351 0,5 0,5 0,4 -

31 Cyclosativen 1371 0,1 0,1 - -

32 α-copaen 1377 1,2 1,3 1,1 0,4

33 geranyl acetat 1381 - - - 0,2

34 β-cubeben 1388 - 3,7 2,3 -

35 β-elemen 1391 7,3 6,0 3,7 4,3

36 α-gurjunen 1412 2,7 2,6 2,1 1,1

37 β-caryophyllen 1419 6,0 7,2 7,0 2,8

38 γ-elemen 1437 4,2 - - 1,3

39 α-guaien 1440 1,0 - - -

40 Aromadendren 1441 0,2 0,6 0,7 -

41 α-humulen 1454 4,4 6,3 6,7 2,5

42 α-patchoulen 1457 0,8 1,0 0,9 0,7

43 γ-gurjunen 1477 - - 1,0 -

44 germacren D 1485 - 0,2 4,6 3,6

45 α-amorphen 1485 - 0,5 0,7 -

46 β-selinen 1486 1,7 1,7 1,6 1,1

47 eudesma-4(14),11-dien 1490 - 1,8 - -

48 Zingiberen 1494 - - - 2,1

49 Bicyclogermacren 1500 12,3 10,8 9,4 17,1

50 β-bisabolen 1506 4,2 3,8 2,7 2,9

51 Cis--bisabolen 1511 - 0,3 1,2 1,1

52 -cadinen 1514 - 1,2 1,8 -

53 δ-cadinen 1525 3,4 1,8 1,9 1,2

54 -curcumen 1536 6,3 6,6 - -

Page 99: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

86

55 Calacoren 1546 0,2 - - -

56 Elemol 1550 0,3 0,3 0,4 -

57 germacren B 1561 0,7 0,4 - 0,4

58 Palustrol 1565 0,5 0,4 0,6 -

59 spathoulenol 1578 2,2 1,4 1,3 0,9

60 Globulol 1585 2,3 1,8 2,6 1,1

61 viridiflorol 1593 1,0 0,6 1,3 0,5

62 α-guaiol 1600 0,7 0,6 - 0,3

63 epiglobulol 1608 - - 0,4 -

64 levonemol 1620 0,4 0,5 - -

65 -muurolol 1646 2,1 - - 1,6

66 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen 1647 6,4 12,9 14,6 24,6

67 α-cadinol 1654 - - 2,7 -

68 -bisabolol 1662 - - - 1,1

69 2-pentadecanon 1694 0,2 - - -

70 Farnesol 1718 - - 0,6 -

71 Phytol 2125 0,7 - - -

Tổng 94,7 97,0 91,0 94,8

Các monotecpen hydrocacbon 10,8 13,1 10,1 17,3

Các monotecpen chứa oxi 0,9 1,0 1,4 1,8

Các sesquitecpen hydrocacbon 65,6 64,3 54,8 45,1

Các sesquitecpen chứa oxi 9,7 5,6 9,9 5,6

Khác 7,7 13,0 14,8 25,1

Kết quả bảng trên cho thấy, tinh dầu ở 4 bộ phận (lá, thân, rễ và quả) đều

được đặc trưng bởi các sesquitecpen hydrocacbon chiếm từ 45,1% đến 65,6%

tổng lượng tinh dầu; các monotecpen chiếm từ 10,1% đến 17,3%; các thành

phần khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Ở lá đã xác định được 50 hợp chất chiếm 94,7% tổng lượng tinh dầu.

Thành phần chính của tinh dầu là bicyclogermacren (12,3%), bicycloelemen

(8,4%), β-elemen (7,3%), 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen (6,4%).

50 hợp chất được xác định ở thân chiếm 97,0% tổng lượng tinh dầu. 4-

allyl-1,2-diacetoxybenzen (12,9%), bicyclogermacren (10,8%), β-caryophyllen

(7,2%), -curcumen (6,3%) là các thành phần chính của tinh dầu.

Từ rễ đã xác định được 46 hợp chất chiếm 91,0% tổng lượng tinh dầu.

Các thành phần chính của tinh dầu là 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen (14,6%),

bicyclogermacren (9,4%), β-caryophyllen (7,0%), α-humulen (6,7%).

Page 100: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

87

Trong quả đã xác định được 36 hợp chất chiếm 94,8% tổng lượng tinh

dầu. 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen (24,6%), bicyclogermacren (17,1%), limonen

(7,1%), β-elemen (4,3%) là các thành phần chính.

Thành phần chính của 4 mẫu tinh dầu là 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen

(6,4%-24,6%), bicyclogermacren (9,4%-17,1%), bicycloelemen (2,5%-8,4%), β-

elemen (3,7%-7,3%), β-caryophyllen (2,8%-7,2%), α-humulen (2,5-6,7%).

Khi so sánh với công trình của Salleh ở Malaysia [88] thì ở lá được đặc

trưng bởi safrol (17,1%); trong mẫu nghiên cứu thì không thấy; β-pinen (8,9%),

ở mãu nghien cứu thì rất thấp (0,6%); linalool (7,0%) trong mẫu nghiên cứu là

1,6%. Trong thân cũng được đặc trưng bởi safrol (25,5%), β-caryophyllen

(9,8%), đối với mẫu nghiên cứu thì không có hoặc rất thấp. Như vậy, điều kiện

khí hậu, thổ nhưỡng đã ảnh hưởng đến sự tích lũy của tinh dầu.

5. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum)

Mẫu lá và thân được thu ở VQG Vũ Quang vào tháng 8 năm 2014. Số

hiệu mẫu (LĐH 384).

Bảng 3.8. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-thujen 930 0,2 0,2

2 α-pinen 939 28,1 18,3

3 Camphen 953 1,5 0,7

4 β-pinen 980 17,1 15,5

5 β-myrcen 990 2,3 1,1

6 α-phellandren 1006 - 0,1

7 δ3-caren 1011 - 5,5

8 α-terpinen 1017 0,1 0,1

9 Limonen 1032 3,1 -

10 (Z)-β-ocimen 1043 0,2 0,1

11 (E)-β-ocimen 1052 0,1 0,1

12 γ-terpinen 1061 0,1 0,2

13 α-terpinolen 1090 0,1 0,1

14 linalool 1100 0,1 -

15 Alloocimen 1128 0,1 0,5

16 E-citral 1270 0,1 -

17 bornyl axetat 1289 0,4 -

18 z-citral 1318 1,5 -

Page 101: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

88

19 Bicycloelemen 1327 1,0 5,0

20 δ-elemen 1340 - 0,9

21 α-cubeben 1351 1,3 0,2

22 Eucarvon 1373 2,1 -

23 α-copaen 1377 3,0 0,4

24 β-bourbonen 1385 0,6 0,3

25 β-cubeben 1388 2,0 -

26 β-elemen 1391 - 2,4

27 α-gurjunen 1412 0,2 0,1

28 β-caryophyllen 1419 9,0 10,1

29 γ-elemen 1437 2,2 5,6

30 α-guaien 1440 - 0,1

31 Aromadendren 1441 0,1 -

32 α-humulen 1454 2,1 2,4

33 Alloaromadendren 1457 0,4 -

34 germacren D 1485 1,5 12,2

35 α-amorphen 1485 0,6 -

36 β-selinen 1486 2,9 0,8

37 epi-bicyclosesquiphellandren 1489 0,7 -

38 -selinen 1493 3,3 -

39 cadina-1,4-dien 1496 0,3 -

40 Bicyclogermacren 1500 - 2,8

41 α-muurolen 1500 - 0,1

42 β-bisabolen 1506 0,2 -

43 Trans calamen 1512 - 0,6

44 Cis calamen 1512 1,3 -

45 δ-cadinen 1525 - 0,6

46 germacren B 1561 - 0,8

47 (E)-nerolidol 1563 0,8 -

48 Spathoulenol 1578 1,1 2,0

49 caryophyllene oxit 1583 1,9 0,1

50 aromadendren epoxit 1623 - 0,1

51 β-eudesmol 1651 1,0 -

52 Calamenen 1702 - 0,2

53 benzyl benzoat 1760 0,1 2,0

54 Phytol 2125 0,1 1,5

Tổng 94,2 93,8

Các monotecpen hydrocacbon 53,0 42,5

Các monotecpen chứa oxi 1,7 0

Các sesquitecpen hydrocacbon 34,8 45,6

Các sesquitecpen chứa oxi 4,8 2,2

Khác 0,6 3,5

Page 102: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

89

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hàm lượng tinh dầu đạt 0,22 và 0,18% so

với trọng lượng tươi; tinh dầu có màu vàng nhạt. 42 hợp chất được xác định từ

lá chiếm 94,2% tổng lượng tinh dầu; các sesquitecpen hydrocacbon chiếm

34,8%; các monotecpen hydrocacbon chiếm 53,0%; các hợp chất khác chiếm tỷ

lệ không đáng kể. Thành phần chính của tinh dầu là α-pinen (28,1%), β-pinen

(17,1%), β-caryophyllen (9,0%).

Trong thân đã xác định được 37 hợp chất chiếm 93,8% tổng lượng tinh

dầu. Tinh dầu được đặc trưng bởi các sesquitecpen hydrocacbon (45,6%) và

sesquitecpen hydrocacbon (42,5%). α-pinen (18,3%), β-pinen (15,5%), germacren

D (12,2%), β-caryophyllen (10,1%) là các thành phần chính của tinh dầu.

Như vậy, kết quả trên cho thấy, trong tinh dầu của loài này được đặc

trưng bởi các monotecpen hydrocacbon và các sesquitecpen hydrocacbon. Trong

đó, thành phần đặc trưng của 2 mẫu tinh dầu là α-pinen (18,3%-28,1%), β-pinen

(15,5% -17,1%), germacren D (1,5%- 12,2%), β-caryophyllen (9,0%-10,1%).

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

6. Thành phần hóa học tinh dầu Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum)

Mẫu lá và thân được thu ở VQG Vũ Quang vào tháng 8 năm 2014. Số

hiệu mẫu (LĐH 382). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,22 và 0,18% so với trọng lượng

tươi; tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước.

Bảng 3.9. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-thujen 930 - 0,9

2 α-pinen 939 0,5 0,9

3 Sabinen 976 0,2 -

4 6-methyl-5-hepten-2-on 978 0,1 -

5 β-pinen 980 0,1 -

6 β-myrcen 990 16,3 8,2

7 α-phellandren 1006 0,1 -

8 Limonen 1032 2,1 0,8

9 (Z)-β-ocimen 1043 2,9 0,5

10 (E)-β-ocimen 1052 10,8 7,3

11 α-terpinolen 1090 0,4 0,7

12 Linalool 1100 1,7 0,4

Page 103: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

90

13 Alloocimen 1128 1,7 0,2

14 p-mentha-1,5-dien-8-ol 1170 0,1 -

15 Decana 1185 0,3 -

16 (E,E)-2,6-dimethyl-3,5,7-octatriene-2-ol 1207 0,1 -

17 z-citra 1318 0,1 -

18 Bicycloelemen 1327 17,2 8,3

19 α-cubeben 1351 0,2 -

20 α-copaen 1377 0,4 0,2

21 geranyl acetat 1381 0,1 -

22 β-bourbonen 1385 0,3 -

23 β-cubeben 1388 2,0 -

24 Dodecanal 1390 0,4 -

25 β-elemen 1391 - 0,6

26 α-gurjunen 1412 0,1 -

27 β-caryophyllen 1419 6,7 7,5

28 Aromadendren 1441 - 0,6

29 Widdren 1444 - 1,2

30 α-humulen 1454 0,9 2,5

31 -curcumen 1480 - 0,3

32 germacren D 1485 6,7 -

33 α-amorphen 1485 0,2 -

34 β-selinen 1486 0,1 -

35 Pentadecan 1500 0,3 -

36 Cuparen 1500 - 15,8

37 Bicyclogermacren 1500 14,3 11,8

38 β-bisabolen 1506 0,1 -

39 δ-cadinen 1525 0,4 -

40 Cis calamen 1534 0,1 5,4

41 selina-3, 7(11)-dien 1547 0,1 -

42 (E)-nerolidol 1563 0,4 3,9

43 -cedrene oxit 1571 - 1,1

44 Spathoulenol 1578 3,7 2,4

45 caryophyllen oxit 1583 0,7 2,1

46 Viridiflorol 1593 0,3 -

47 Guaiol 1601 - 0,5

48 -muurolol 1646 - 0,9

49 α-cadinol 1654 0,4 0,9

50 Vulgarol B 1688 - 1,0

51 Phytol 2125 - 3,4

Tổng 93,6 90,3

Các monotecpen hydrocacbon 35,1 19,5

Các monotecpen chứa oxi 2,3 0,4

Page 104: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

91

Các sesquitecpen hydrocacbon 50,1 54,2

Các sesquitecpen chứa oxi 5,5 12,8

Các hợp chất khác 0,6 3,4

Kết quả phân tích tinh dầu cho thấy, ở lá đã xác định được 40 hợp chất

chiếm 93,6% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu thì các sesquitecpen

hydrocacbon chiếm 50,1%; monotecpen hyrocacbon chiếm 35,1%; các hợp chất

khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Bicycloelemen (17,2%), bicyclogermacren

(14,3%), β-myrcen (16,3%), (E)-β-ocimen (10,8%) là các thành phần chính của

tinh dầu.

Từ tinh dầu của thân đã xác định được 29 hợp chất chiếm 90,3% tổng

lượng tinh dầu. Sesquitecpen chứa oxy (54,2%) là thành phần chính đặc trưng

của tinh dầu. Các thành phần khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thành phần chính

của tinh dâu là bicyclogermacren (11,8%), cuparen (15,8%), bicycloelemen

(8,3%), β-myrcen (8,2%), β-caryophyllen (7,5%), (E)-β-ocimen (7,3%).

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

7. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum)

Hàm lượng tinh dầu từ lá và cành được thu ở VQG Pù Mát (LĐH 332) đạt

0,15% và 0,10% theo nguyên liệu tươi. 60 hợp chất được xác định có trong tinh

dầu từ lá chiếm 96,4% tổng hàm lượng tinh dầu). Các thành phần chính của tinh

dầu là bicyclogermacren (10,7%), bicycloelemen (9,9%) và -muurolol (6,8%).

Các hợp chất có tỷ lệ thấp hơn là germacren D (5,8%), α-cadinol (5,6%), δ-

cadinen (4,7%), β-caryophyllen (4,7%), calamenen (4,7%), linalool (4,4%), α-

pinen (3,7%), limonen (3,0%).

Từ tinh dầu ở thân đã xác định được 33 hợp chất chiếm 99,0% tổng lượng

tinh dầu. Limonen (33,6%), α-phellandren (27,8%) và α-pinen (18,6%) là các

thành phần chính của tinh dầu.

Bảng 3.10. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-thujen 930 0,2 0,3

2 α-pinen 939 3,7 18,6

Page 105: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

92

3 Camphen 953 0,9 0,2

4 Sabinen 976 0,2 1,5

5 β-pinen 980 0,9 3,4

6 β-myrcen 990 0,3 2,9

7 α-phellandren 1006 2,0 27,8

8 α-terpinen 1017 0,1 0,5

9 Limonen 1032 3,0 33,6

10 (Z)-β-ocimen 1043 0,4 -

11 (E)-β-ocimen 1052 0,4 1,1

12 γ-terpinen 1061 0,1 0,1

13 α-terpinolen 1090 0,2 0,4

14 linalool 1100 4,4 0,1

15 Alloocimen 1128 0,2 0,1

16 Camphor 1145 0,1 -

17 Borneol 1167 Vết -

18 terpinen-4-ol 1177 0,1 -

19 α-terpineol 1189 0,1 -

20 Methyl salicylat 1197 Vết -

21 p-cumenol 1201 0,2 -

22 Chavicol 1249 1,1 -

23 Cis-geraniol 1258 Vết -

24 2-decenal 1259 Vết -

25 bornyl acetat 1289 0,3 0,1

26 Bicycloelemen 1327 9,9 0,8

27 α-cubeben 1351 0,5 Vết

28 Eugenol 1356 0,2 0,1

29 Cyclosativen 1371 0,1 -

30 α-copaen 1377 1,8 0,1

31 β-bourbonen 1385 - Vết

32 β-cubeben 1388 0,6 -

33 β-elemen 1391 2,0 0,2

34 Methyl eugenol 1407 0,3 0,3

35 Dodecanal 1411 Vết -

36 α-gurjunen 1412 1,8 -

37 β-caryophyllen 1419 4,7 1,9

38 Aromadendren 1441 1,0 -

39 α-humulen 1454 1,5 -

40 2,6-di-butyl-2,5-xyclohexadiene-1,4-dion 1472 2,6 -

41 germacren D 1485 5,8 0,5

42 α-amorphene 1485 1,4 0,2

43 β-selinen 1486 - 0,7

44 epi-bicyclosesquiphellandren 1489 - Vết

45 cadina-1,4-dien 1496 2,2 -

Page 106: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

93

46 Bicyclogermacren 1500 10,7 1,0

47 α-muurolen 1500 0,2 -

48 cadina-4,9-dien 1523 - Vết

49 δ-cadinen 1525 4,7 0,5

50 Spathoulenol 1578 1,0 -

51 Globulol 1585 2,6 -

52 Viridiflorol 1593 2,0 -

53 -muurolol 1646 6,8 -

54 α-cadinol 1654 5,6 0,5

55 Calamenen 1702 4,7 -

56 Farnesol 1718 0,3 -

57 farnesyl acetat 1726 0,1 -

58 benzyl benzoat 1760 0,1 -

59 Hexadecanoic acid 1770 0,1 -

60 Benzyl cinnamat 2096 Vết -

61 Phytol 2125 Vết -

62 1,2-benzenedicarboxylic acid 1917 0,3 0,3

63 (Z) -9-Octadecenamit 2398 0,3 1,2

64 (Z)-13-docosenamit 2499 2,4 -

Tổng 96,4 98,9

Các monotecpen hydrocacbon 12,6 90,5

Các monotecpen chứa oxi 4,9 0,2

Các sesquitecpen hydrocacbon 53,6 5,9

Các sesquitecpen chứa oxi 18,3 0,5

Các hợp chất khác 7,8 1,9

Qua bảng 3.10 cho thấy, trên cùng 1 cây thì sự tích lũy tinh dầu trong ở các

bộ phận cũng khác nhau. Ở lá đã xác đinh được 60 hợp chất trong khi ở cành

mới xác định được 33 hợp chất; thành phần chính cũng biến đổi như α-pinen ở

lá chiếm 3,7% trong khi ở cành là 18,6%; ngoài ra các hợp chất khác cũng tương

tự như α-phellandren và limonen.

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

8. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu hải nam (Piper hainanense)

Mẫu lá và thân được thu ở Khu BTTN Kẻ Gỗ vào tháng 7 năm 2013. Số

hiệu mẫu (LĐH 359). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,30 và 0,25% so với trọng lượng

tươi; tinh dầu có màu vàng nhạt.

Page 107: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

94

Bảng 3.11. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu hải nam (Piper hainanense)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 1-methyl-2-propyl-cyclopentane 922 0,6 -

2 α-thujen 930 - 0,1

3 α-pinen 939 0,6 0,7

4 Camphen 953 - 0,9

5 Sabinen 976 4,4 3,4

6 β-myrcen 990 3,0 1,0

7 α-phellandren 1006 1,8 0,1

8 α-terpinen 1017 - 0,1

9 Limonen 1032 - 4,5

10 γ-terpinen 1061 - 0,2

11 α-terpinolen 1090 - 0,2

12 Linalool 1100 - 0,1

13 Nonanal 1106 - 0,1

14 (E)-4,8-dimethyl-1,3,7-nonatrien 1110 - 0,1

15 Nonanol 1169 - 0,2

16 terpinen-4-ol 1177 - 0,1

17 -fenchyl acetat 1210 - 0,1

18 Tricyclo[4.3.1.0]decan 1224 2,2 -

19 Geraniol 1253 0,6 0,3

20 2-decenal 1259 3,1 7,4

21 n-decanol 1274 - 1,8

22 2-undecanon 1291 4,3 1,1

23 z-citral 1318 - 0,1

24 Bicycloelemen 1327 1,6 0,2

25 Isoterpenen 1344 - 2,9

26 α-cubeben 1351 - 0,2

27 α-copaen 1377 0,7 0,7

28 β-bourbonen 1385 - 0,7

29 Decanoic axit 1388 - 0,7

30 β-cubeben 1388 - 0,3

31 β-elemen 1391 3,2 3,9

32 Dodecanal 1410 - 1,7

33 α-gurjunen 1412 - 0,3

34 1,15-pentadecanediol 1417 0,5 -

35 β-caryophyllen 1419 16,7 10,5

36 γ-elemen 1437 1,6 2,8

37 α-humulen 1454 1,7 1,9

38 1-dodecanol 1476 - 1,4

39 germacren D 1485 4,1 4,6

40 α-amorphen 1485 - 2,6

Page 108: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

95

41 2-tridecanon 1494 4,6 2,5

42 cadina-1,4-dien 1496 - 0,2

43 Bicyclogermacren 1500 - 3,1

44 β-bisabolen 1506 - 0,9

45 δ-cadinen 1525 - 1,4

46 selina-3,7(11)-dien 1547 - 0,4

47 Elemol 1550 - 0,4

48 (E)-nerolidol 1563 2,3 2,7

49 Spathoulenol 1578 - 2,6

50 caryophyllene oxit 1583 1,5 1,9

51 Viridiflorol 1593 - 0,4

52 Cis-3-dodecenyl acetat 1612 2,7 2,3

53 Cyclotridecanon 1647 1,4 -

54 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen 1647 0,7 1,0

55 -bisabolol 1651 - 0,4

56 (E,Z)-1,3-cyclododecatrien 1786 4,3 3,0

57 2-pentadecanon 1864 2,0 1,8

58 Geranyl linalool isomer 2004 - 3,3

59 Phytol 2125 - 0,3

60 2,6,10-dodecatrien-1-ol, 3,7,11-trimethyl- 2234 3,7 -

Tổng 73,9 86,6

Các monotecpen hydrocacbon 12,0 11,2

Các monotecpen chứa oxi 3,7 10,5

Các sesquitecpen hydrocacbon 31,0 37,6

Các sesquitecpen chứa oxi 10,0 10,2

Khác 17,2 13,5

Ditecpen - 3,6

Kết quả phân tích tinh dầu cho thấy, 26 hợp chất được xác định ở lá chiếm

73,9% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu được đặc trưng bởi sesquitecpen

hydrocacbon (31,0%), monotecpen hydrocacbon (12,0%), sesquitecpen chứa

oxy (10,0%), các hợp chất khác (17,2%). Thành phần chính của tinh dầu là β-

caryophyllen (16,7%), 2-tridecanon (4,6%),sabinen (4,4%).

Ở thân đã xác định được 55 hợp chất chiếm 86,6%. Tinh dầu với các hợp

chất điển hình là sesquitecpen hydrocacbon (37,6%), các hợp chất khác chiếm từ

3,6-13,5%. β-caryophyllen (10,5%), 2-decenal (7,4%), germacren D (4,6%),

limonen (4,5%) là các thành phần chính của tinh dầu.

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

Page 109: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

96

9. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu harmand (Piper harmandii)

Lá và thân của loài Tiêu harmand (Piper harmandii) được thu ở VQG Pù

Mát, Nghệ An vào tháng 8 năm 2013 (LĐH 343). Hàm lượng tinh dầu tương

ứng đạt 0,20% và 0,17% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng, nhẹ hơn nước.

Bảng 3.12. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu harmand (Piper harmandii)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-thujen 930 0,2 0,2

2 α-pinen 939 0,9 1,4

3 Camphen 953 - 0,4

4 Sabinen 976 14,5 16,2

5 β-myrcen 990 1,1 1,1

6 δ3-caren 1011 0,1 -

7 α-terpinen 1017 0,3 0,3

8 p-cymen 1026 0,3 -

9 β-phellandren 1028 - 2,7

10 (E)-β-ocimen 1052 2,3 1,5

11 γ-terpinen 1061 0,7 0,5

12 α-terpinolen 1090 1,2 0,9

13 Terpinen-4-ol 1177 0,2 -

14 Cittronella 1223 0,5 0,3

15 2-undecanon 1291 0,2 -

16 Bicycloelemen 1327 2,7 -

17 β-bourbonen 1385 0,2 -

18 β-cubeben 1388 0,5 -

19 β-elemen 1391 1,0 0,5

20 α-gurjunen 1412 0,4 -

21 β-caryophyllen 1419 2,7 0,7

22 β-gurjunen 1434 - 0,3

23 α-humulen 1454 0,8 1,4

24 γ-gurjunen 1477 0,2 -

25 Germacren D 1485 2,9 -

26 β-selinen 1486 0,3 0,3

27 Bicyclogermacren 1500 1,9 0,8

28 Phenol, 2,4-bis(1,1-dimethylethyl)- 1513 0,6 0,5

29 δ-cadinen 1525 0,2 -

30 (E)-nerolidol 1563 0,2 0,6

31 spathoulenol 1578 0,4 3,0

32 α-cadinol 1654 17,0 0,5

33 Bulnesol 1672 0,5 0,8

34 Farnesol 1718 1,1 5,3

Page 110: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

97

35 Farnesyl acetat 1726 1,0 1,0

36 Benzyl benzoat 1760 20,0 29,4

37 Benzyl salicylat 1866 14,1 24,3

38 Phytol 2125 1,1 1,1

39 Bis(2-ethyhexyl) phthalat 2492 - -

Tổng 92,3 96,0

Các monotecpene hydrocacbon 21,6 25,2

Các monotecpene chứa oxy 0,7 0,3

Các sesquitecpene hydrocacbon 14,4 4,5

Các sesquitecpen chứa oxy 20,2 11,2

Ditecpen 1,1 1,1

Các hợp chất thơm 34,1 53,7

Các hợp chất khác 0,2 -

Thành phần chính được xác định từ lá và thân là các monotecpen

hydrocarbon (21,6% và 25,2%), các sesquitecpen chứa oxy (20,2% và 11,2%)

và các hợp chất thơm (34,1% và 53,7%). Thành phần chính chung của 2 mẫu

tinh dầu là sabinen (14,5% và 16,2%), benzyl benzoat (20,0% và 29,4%) và

benzyl salicylat (14,1% và 24,3%).

Ở lá đã xác định được 34 hợp chất chiếm 92,3% tổng lượng tinh dầu.

Thành phần chính của tinh dầu là benzyl benzoat (20,0%), α-cadinol (17,0%),

sabinen (14,5%), benzyl salicylat (14,1%).

27 hợp chất được xác định từ cành chiếm 96,0% tổng lượng tinh dầu.

benzyl benzoat (29,4%), benzyl salicylat (24,3%), sabinen (16,2%), farnesol

(5,3%) là các thành phần chính.

Đây là loài lần đầu tiên phân tích tinh dầu.

10. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá tím (Piper longum)

Lá của loài Tiêu lá tím (Piper longum) được thu ở VQG Pù Mát, Nghệ An

vào tháng 8 năm 2013 (LĐH 342). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,20% và 0,15% so

với trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng, nhẹ hơn nước.

Bảng 3.13. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lá tím (Piper longum)

TT

Hợp chất RI 342L 342S

1 α-thujen 930 - 0,2

2 α-pinen 939 1,5 0,3

3 Camphen 953 0,2 -

Page 111: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

98

4 β-pinen 980 0,2 0,3

5 β-myrcen 990 0,1 0,1

6 Limonen 1032 2,2 1,9

7 (Z)-β-ocimen 1043 0,1 -

8 (E)-β-ocimen 1052 0,1 -

9 α-terpinolen 1090 0,5 -

10 Linalool 1100 0,8 1,4

11 Alloocimen 1128 0,1 -

12 Cinnamic aldehyt 1266 0,3 0,1

13 Bornyl acetat 1289 0,2 -

14 Bicycloelemen 1327 3,4 1,2

15 Cyclosativen 1371 0,2 -

16 α-copaen 1377 0,2 -

17 -maalien 1380 0,6 0,3

18 Geranyl acetat 1381 0,1 -

19 -panasinsen 1385 0,5 5,4

20 β-elemen 1391 2,8 1,1

21 β-caryophyllen 1419 1,6 0,8

22 β-gurjunen 1434 - 1,4

23 Trans cinnamyl acetat 1430 0,5 -

24 Cinnamyl alcohol aceat 1455 - 0,2

25 γ-elemen 1437 3,2 1,3

26 α-guaien 1440 0,1 -

27 Aromadendren 1441 3,6 -

28 γ-gurjunen 1477 - 0,5

29 Germacren D 1485 3,0 1,4

30 Leden 1485 0,2 0,1

31 δ-selinen 1493 0,6 0,5

32 -selinen 1493 1,2 1,0

33 Cadina-1,4-dien 1496 - -

34 Bicyclogermacren 1500 3,0 1,3

35 δ-cadinen 1525 3,9 1,6

36 Elemol 1550 8,2 5,2

37 Guaia-3,9-dien 1556 0,5 -

38 Para methoxy cinnamic aldehyt 1564 0,5 0,2

39 Spathoulenol 1578 1,0 0,5

40 Globulol 1585 0,8 0,8

41 Guaiol 1601 0,2 0,3

42 Rosifoliol 1615 0,1 -

43 Fonenol 1621 40,5 42,3

44 -muurolol 1646 2,1 1,7

45 β-eudesmol 1651 - 6,8

Page 112: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

99

46 α-cadinol 1654 3,9 9,5

47 Bulnesol 1672 - 1,3

48 Juniper camphor 1691 - 3,1

49 Calamenen 1702 4,1 -

50 Farnesol 1718 - 0,9

51 Benzyl benzoat 1760 0,2 0,3

52 Benzyl salicylat 1866 1,8 -

Tổng 98,9 95,3

Các monotecpen hydrocacbon 5,0 2,8

Các monotecpen chứa oxi 1,3 1,6

Các sesquitecpen hydrocacbon 40,9 23,1

Các sesquitecpen chứa oxi 48,6 67,2

Khác 3,1 0,6

Từ bảng trên cho thấy, trong tinh dầu chủ yếu là các sesquitecpen chiếm

89,5% và 90,3% tương ứng với lá và thân; trong đó các sesquitecpen chứa oxy

chiếm 48,6 và 67,2%; các thành phần khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

43 hợp chất được xác định từ lá chiếm 98,9% tổng lượng tinh dầu.

Fonenol (40,5%), elemol (8,2%), calamenen (4,1%), δ-cadinen (3,9%) và α-

cadinol (3,9%) là các thành phần chính của tinh dầu. Các thành phần khác từ 0,1

đến 3,6%.

Ở thân đã xác định được 35 hợp chất chiếm 95,3% tổng lượng tinh dầu.

Thành phần chính của tinh dầu là fonenol (42,3%), α-cadinol (9,5%), β-

eudesmol (6,8%), -panasinsen (5,4%), elemol (5,2%).

Khi so sánh với công trình được công bố ở Malaysia [106], trong lá được

đặc trưng bởi β-caryophyllen (10,2%). Mẫu được nghiên cứu thì được đặc

trưng bởi fonenol (40,5%), elemol (8,2%); còn β-caryophyllen thì chiếm tỷ lệ

rất thấp 1,6%.

11. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu maclure (Piper cf. maclurei)

Lá và thân được thu ở VQG Bạch Mã, Thừa Thiên Huế vào tháng 8 năm

2012 (LĐH 337). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,25% và 0,20% so với trọng lượng

tươi, tinh dầu có màu vàng, nhẹ hơn nước.

Page 113: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

100

Bảng 3.14. Thành phần hóa học tinh dầu loàiTiêu maclure (Piper cf. maclurei)

TT Hợp chất

RI Lá Thân

1 α-pinen 939 2,1 3,7

2 Camphen 953 0,1 0,6

3 β-Pinen 980 0,4 0,7

4 Myrcene 990 0,1 -

5 Limonen 1032 0,9 0,7

6 (E)-β-Ocimen 1052 0,1 -

7 Linalool 1100 1,1 3,3

8 Phenethyl acetat 1260 0,6 -

9 (E)-cinnamaldehyt 1266 4,4 8,8

10 (E)-cinnamyl alcohol 1303 0,1 -

11 Bicycloelemen 1337 4,2 -

12 Eugenol 1356 0,2 0,6

13 α-copaen 1377 0,2 -

14 β-elemen 1397 1,2 -

15 α-gurjunen 1412 0,1 -

16 β-caryophyllen 1419 2,4 0,8

17 (E)-cinnamyl acetat 1443 - 17,2

18 α-humulen 1454 - 1,7

19 (E)-cinnamic axit 1455 37,4 -

20 γ-gurjunen 1477 - 1,1

21 β-selinen 1486 3,1 -

22 n-pentadecan 1121 - 0,6

23 Bicyclogermacren 1500 3,4 2,4

24 β-bisabolen 1506 0,2 -

25 γ-cadinen 1514 0,1 -

26 cis-Z-α-Bisabolen epoxit 1515 0,4 -

27 δ-cadinen 1525 0,1 -

28 Guaia-3,9-dien 1556 0,7 -

29 Germacren B 1561 0,2 -

30 (E)-nerolidol 1563 19,4 2,8

31 Spathulenol 1578 3,2 0,9

32 Viridiflorol 1593 0,5 -

33 Isospathulenol 1625 0,7 -

34 Farnesol

1718 0,2 -

35 Benzyl benzoat 1760 3,4 -

36 Tetradecanoic axit 1770 0,2 -

37 6-hydroxy-benzopyran-2on 1840 2,1

38 Benzyl salicylat 1866 0,4 -

39 (Z)-9-Octadecanoic acid methyl ester 2085 0,1 28,0

40 Heneicosan 2100 - 5,1

Page 114: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

101

41 Phytol 2125 0,1 12,2

42 Hexadecanamit 2182 0,4

43 Docosan 2200 - 2,5

44 Octadecanamit 2349 0,3 -

45 (Z)-9-Octadecenamit 2398 1,9 -

46 Pentacosan 2500 0,1 1,0

47 Heptacosan 2700 - 1,6

Tổng 94,1 98,4

Các monotecpen hydrocarbon 3,7 5,7

Các monotecpen chứa oxi 43,0 29,3

Các sesquitecpene hydrocarbon 15,9 6,0

Các sesquitecpen chứa oxi 24,4 3,7

Ditecpen 0,1 12,2

Axit béo 0,4 38,8

Các chất thơm 4,4 2,1

Phenylpronaoid 0,2 0,6

Các chất khác 2,6 -

Kết quả bảng trên cho thấy, (E)-cinnamic acid (37,4%) và (E)-nerolidol

(19,4%) là thành phần chính của tinh dầu lá. (Z)-9-octadecanoic acid methyl

ester (28,0%), (E)-cinnamyl acetate (17,2%) và (E)-cinnamaldehyde (8,8%) và

phytol (12,2%) là thành phần chính của thân.

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

12. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu to (Piper majusculum)

Lá của loài Tiêu to (Piper majusculum) được thu ở VQG Pù Mát, Nghệ

An vào tháng 8 năm 2013 (LĐH 322). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,15% so với

trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng, nhẹ hơn nước. 36 hợp chất được xác

định chiếm 92,9% tổng lượng tinh dầu.

Bảng 3.15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu to (Piper majusculum)

TT

Hợp chất RI 322L

1 α-pinen 939 0,5

2 β-pinen 980 0,3

3 β-myrcen 990 0,1

4 Limonen 1032 0,6

5 (E)-β-ocimen 1052 0,4

6 Linalool 1100 0,2

7 E-citral 1270 0,2

Page 115: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

102

8 z-citral 1318 0,1

9 Bicycloelemen 1327 6,0

10 α-cubeben 1351 0,2

11 Cyclosativen 1371 0,1

12 α-copaen 1377 0,5

13 β-cubeben 1388 4,1

14 β-elemen 1391 11,3

15 α-gurjunen 1412 0,1

16 β-caryophyllen 1419 20,7

17 Aromadendren 1441 0,8

18 α-humulen 1454 4,1

19 γ-gurjunen 1477 0,3

20 Germacren D 1485 18,6

21 Cadina-1,4-dien 1496 0,2

22 Bicyclogermacren 1500 6,7

23 α-muurolen 1500 0,1

24 δ-cadinen 1525 2,7

25 Elemol 1550 0,3

26 (E)-nerolidol 1563 0,9

27 Spathouleno 1578 2,1

28 Caryophyllen oxit 1583 1,5

29 Viridiflorol 1593 0,4

30 Fonenol 1621 0,9

31 -muurolol 1646 1,3

32 α-cadinol 1654 3,1

33 Acorenon 1681 0,2

34 Benzyl benzoat 1760 0,2

35 Phytol 2125 0,3

36 Bis(2-ethyhexyl) phthalat 2492 2,8

Tổng 92,9

Các monotecpene hydrocacbon 1,9

Các monotecpene chứa oxi 0,5

Các sesquitecpene hydrocacbon 76,5

Các sesquitecpen chứa oxi 10,7

Ditecpen 0,3

Các hợp chất thơm 3,0

Trong tinh dầu lá các sesquitecpen hydrocacbon (76,5%) và các

sesquitecpen chứa oxy (10,7%) với các thành phần chính của tinh dầu là β-

caryophyllen (20,7%), germacren D (18,6%) và β-elemen (11,3%). Khi so sánh

với loài này ở Maylaysia được Salleh W.H. và cộng sự (2009) [89] công bố với

Page 116: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

103

các thành phần chính của tinh dầu là trans-caryophyllen (17,3%), caryophyllen

oxit (14,3%) và α-selinen (14,2%). Kết quả này tương tự nhau chỉ khác biệt là

mẫu nghiên cứu của loài Tiêu to (Piper majusculum) không có hợp chất

caryophyllen oxit. Ngoài ra, các hợp chất germacren D và β-elemen không thấy

trong mẫu ở Malaysia.

13. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu biến thể (Piper mutabile)

Mẫu lá và thân loài Tiêu biến thể (Piper mutabile) được thu ở VQG

Phong Nha – Kẻ Bàng vào tháng 5 năm 2013 (LĐH 319). Hàm lượng tinh dầu

tương ứng là 0,25 và 0,20% trọng lượng tươi. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ

hơn nước. Kết quả phân tích tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.16.

Bảng 3.16. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu biến thể (Piper mutabile)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-thujen 930 - 0,4

2 α-pinen 939 0,5 3,0

3 Camphen 953 - 0,1

4 Sabinen 976 - 12,8

5 β-pinen 980 0,2 -

6 β-myrcen 990 - 1,2

7 α-phellandren 1006 - 0,1

8 δ3-caren 1011 - 0,8

9 Limonen 1032 0,3 2,0

10 (Z)-β-ocimen 1043 0,3 0,2

11 (E)-β-ocimen 1052 3,5 0,8

12 γ-terpinen 1061 - 1,1

13 Trans sabinen hydrat 1071 - 0,1

14 α-terpinolen 1090 - 0,8

15 Trans sabinyl hydrat 1097 - 0,2

16 Linalool 1100 - 0,4

17 (E)-4,8-dimethyl-1,3,7-nonatrien 1110 - 0,1

18 Alloocimen 1128 - 0,1

19 Trans sabinol 1140 - 0,8

20 Isopulegol 1146 - 0,1

21 Geyren 1154 - 1,1

22 Terpinen-4-ol 1177 - 0,6

23 α-terpineol 1189 - 0,1

24 Piperitol isomer 1193 - 0,1

25 Pulegon 1239 - 0,1

26 E-citral 1270 0,8 0,1

Page 117: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

104

27 Bornyl axetat 1289 - 0,2

28 z-citral 1318 0,5 -

29 Bicycloelemen 1327 1,3 1,2

30 α-cubeben 1351 - 0,1

31 Neryl axetat 1362 - 0,1

32 α-copaen 1377 0,7 0,4

33 β-patchoulen 1381 1,3 -

34 β-bourbonen 1385 - 0,6

35 β-cubeben 1388 - 0,5

36 β-elemen 1391 2,2 1,5

37 Methyl eugenol 1407 - 0,2

38 α-gurjunen 1412 - 0,2

39 β-caryophyllen 1419 9,1 6,4

40 γ-elemen 1437 0,5 -

41 Aromadendren 1441 - 0,6

42 α-humulen 1454 2,6 2,0

43 Alloaromadendren 1457 - 0,1

44 Germacren D 1485 - 3,2

45 β-selinen 1486 1,4 3,1

46 -selinen 1493 - 5,8

47 Cadina-1,4-dien 1496 0,6 0,3

48 Bicyclogermacren 1500 3,5 -

49 Phenol, 2,4-bis(1,1-dimethylethyl)- 1513 1,6 -

50 δ-cadinen 1525 1,5 2,6

51 Elemol 1550 - 0,5

52 (E)-nerolidol 1563 0,7 4,6

53 Spathouleno 1578 28,5 3,9

54 2,6-di-t-butyl-4-ethylen-2,5-cyclohexadien-1-on 1583 6,4 -

55 Caryophyllen oxit 1583 0,8 0,3

56 Globulol 1585 1,0 -

57 Viridiflorol 1593 1,9 3,6

58 α-guaiol 1600 9,8 -

59 β-oplopenon 1608 0,7 -

60 Aromadendren epoxit 1623 6,5 1,9

61 -muurolol 1646 0,8 2,5

62 β-eudesmol 1651 1,0 -

63 α-cadinol 1654 - 3,2

64 Valerenol 1655 - 1,1

65 5-epi-intermedeol 1666 1,8 -

66 5-epi-neointermedeol 1666 - 1,5

67 Bulnesol 1672 0,9 1,1

68 Farnesol 1718 1,4 4,7

Page 118: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

105

69 Benzyl benzoat 1760 1,1 2,1

70 Benzyl salicylat 1866 1,4 5,1

71 Phytol 2125 0,3 -

Tổng 97,4 91,9

Các monotecpen hydrocacbon 4,8 24,9

Các monotecpen chứa oxi 1,3 2,3

Các sesquitecpen hydrocacbon 26,3 28,6

Các sesquitecpen chứa oxi 62,2 28,9

Khác 2,8 7,7

Kết quả phân tích cho thấy, ở lá đã xác định được 36 hợp chất chiếm

97,4% tổng lượng tinh dầu. Tinh dầu được đặc trưng bởi các sesquitecpen

88,5%; trong đó các sesquitecpen chứa oxy chiếm 62,2%; các hợp chất khác

chiếm tỷ lệ không đáng kể. Spathoulenol (28,5%), α-guaiol (9,8%), β-

caryophyllen (9,1%), aromadendren epoxit (6,5%) là các thành phần chính.

Trong thân với 58 hợp chất được xác định chiếm 91,9% tổng lượng tinh

dầu. Sesquitecpen chứa oxy (28,9%), sesquitecpen hydrocacbon (28,6%),

monotecpen hydrocacbon (24,6%) và các thành phần khác chiếm tỷ lệ không

đáng kể. Thành phần chính của tinh dầu là sabinen (12,8%), β-caryophyllen

(6,4%), -selinen (5,8%), (E)-nerolidol (4,6%).

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

14. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum)

Mẫu lá và thân được thu ở VQG Vũ Quang vào tháng 8 năm 2013 (LĐH

381). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,28 và 0,21% trọng lượng tươi; tinh dầu có màu

vàng nhạt. Kết quả phân tích tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.17.

Bảng 3.17. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-thujen 930 - 0,2

2 α-pinen 939 - 0,2

3 Sabinen 976 2,0 6,4

4 β-myrcen 990 3,0 1,6

5 α-phellandren 1006 - 0,2

6 α-terpinen 1017 - 0,4

7 Limonen 1032 - 10,4

8 (Z)-β-ocimen 1043 0,3 0,1

Page 119: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

106

9 (E)-β-ocimen 1052 0,2 0,2

10 γ-terpinen 1061 0,1 0,6

11 α-terpinolen 1090 2,4 6,1

12 Linalool 1100 0,4 0,3

13 (E)-4,8-dimethyl-1,3,7-nonatrien 1110 0,2 -

14 Alloocimen 1128 0,1 -

15 Terpinen-4-ol 1177 - 0,1

16 Decanal 1185 0,4 3,3

17 2-undecanon 1291 4,0 2,4

18 z-citral 1318 - 0,1

19 Cycloisolongifolen 1319 0,7 -

20 Bicycloelemen 1327 3,7 1,6

21 α-cubeben 1351 0,2 0,2

22 (E,Z)-1,3-cyclododecadien 1364 6,5 -

23 Cyclosativen 1371 - 0,2

24 α-copaen 1377 1,1 1,1

25 β-bourbonen 1385 0,7 1,1

26 β-cubeben 1388 2,5 1,1

27 Dodecanal 1390 - 0,4

28 β-elemen 1391 6,1 2,9

29 β-caryophyllen 1419 15,0 7,1

30 Aromadendren 1441 - 0,3

31 α-humulen 1454 3,4 2,1

32 Alloaromadendren 1457 - 0,8

33 Germacren D 1485 24,3 6,9

34 α-amorphen 1485 0,4 0,6

35 2-tridecanon 1492 1,3 -

36 Cadina-1,4-dien 1496 0,1 -

37 Pentadecan 1500 - 0,8

38 Bicyclogermacren 1500 5,3 2,9

39 Cuparen 1502 - 0,6

40 δ-cadinen 1525 0,6 0,7

41 γ-cadinen 1541 - 0,3

42 Calacoren 1546 - 0,3

43 (E)-nerolidol 1563 1,6 0,6

44 Spathoulenol 1578 0,6 1,7

45 -cedrol 1580 - 0,7

46 Caryophyllen oxit 1583 0,3 0,7

47 α-selina-6-en-4-ol 1648 0,4 0,6

48 α-cadinol 1654 0,4 2,1

49 Valerenol 1655 - 0,4

50 Apiol 1671 0,2 -

Page 120: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

107

51 Acorenon 1681 - 20,6

52 Calamen 1702 - 0,8

53 Mitsulfit 1741 3,0 -

54 Benzyl benzoat 1760 4,8 -

55 Phytol 2125 0,2 -

Tổng 93,5 92,8

Các monotecpen hydrocacbon 8,1 26,4

Các monotecpen chứa oxi 0,8 3,8

Các sesquitecpen hydrocacbon 71,9 32,4

Các sesquitecpen chứa oxi 3,3 27,4

Khác 9,4 2,8

Từ bảng trên cho thấy, trong tinh dầu lá được đặc trưng bởi các hợp chất

sesquitecpen chiếm (75,2%); các sesquitecpen chưa oxy chiếm 71,9%; các

sesquitecpen hydrocacbon chiếm 3,3%; các hợp chất khác chiếm tỷ lệ không

đáng kể. Trong tinh dầu lá đã xác định được 36 hợp chất chiếm 93,5% tổng

lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là germacren D (24,3%), β-

caryophyllen (15,0%), β-elemen (6,1%), bicyclogermacren (5,3%). Các thành

phần khác chiếm từ 0,1 đến 4,8%.

45 hợp chất được xác định từ thân chiếm 92,8% tổng lượng tinh dầu. Tinh

dầu được đặc trưng bởi các sesquitecpen chiếm (59,8%); trong đó các

sesquitecpen chứa oxy chiếm 32,4% và các sesquitecpen hydrocacbon chiếm

27,4%. Các hợp chất khác chiếm từ 2,8% đến 26,4%. Acorenon (20,6%),

limonen (10,4%), β-caryophyllen (7,1%), germacren D (6,9%), sabinen (6,4%),

α-terpinolen (6,1%) là các thành phần chính của tinh dầu.

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu pierre (Piper pierrei)

Mẫu lá và thân được thu ở VQG Pù Mát vào tháng 5 năm 2014 (LDH 305).

Hàm lượng tinh dầu từ lá và thân Tiêu pierre (Piper pierrei C. DC.) đạt 0,15%

và 0,12% theo nguyên liệu tươi.

49 hợp chất được xác định có trong tinh dầu từ lá chiếm 98,1% tổng hàm

lượng tinh dầu). Các thành phần chính của tinh dầu là α-gurjunen (18,5%), β-

caryophyllen (10,1%), α-copaen (8,0%) và cis calamenen (6,7%). Các hợp chất

Page 121: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

108

có tỷ lệ thấp hơn là bicycloelemen (4,7%), aromadendren (3,7%), α-humulen

(3,6%), guaiol (3,6%), α-cubeben (3,5%), α-pinen (3,5%), germacren D (2,8%),

4-ally-1,2-diacetoxybenzen (2,4%) và eugenol axetat (2,4%).

Từ tinh dầu ở cành đã xác định được 40 hợp chất chiếm 97,3% tổng lượng tinh dầu.

β-caryophyllen (14,0%), α-copaen (10,2%), α-gurjunen (10,0%) và bicyclogermacren

(9,2%) là các thành phần chính của tinh dầu. Cis calamenen (6,8%), bicycloelemen

(5,3%), guaiol (4,5%), α-cubeben (4,3%), germacren D (3,5%), β-pinen (3,0%), α-pinen

(2,5%), β-cubeben (2,4%) và α-humulen (2,3%) là các thành phần nhỏ hơn.

Bảng 3.18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu pierre (Piper pierrei)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-thujen 930 0,1 0,2

2 α-pinen 939 3,5 2,5

3 Camphen 953 0,1 -

4 β-pinen 980 1,8 3,0

5 β-myrcen 990 0,3 0,3

6 α-phellandren 1006 0,4 0,4

7 Hexyl acetat 1014 0,6 0,2

8 p-cymen 1026 1,6 1,0

9 Limonene 1032 1,7 1,9

10 (E)-β-ocimen 1052 0,1 -

11 γ-terpinen 1061 0,1 0,1

12 linalool 1100 1,2 0,6

13 α-terpineol 1189 0,1 -

14 Chavicol 1232 0,7 -

15 2-undecanon 1291 0,4 0,2

16 Bicycloelemen 1327 4,7 5,3

17 α-cubeben 1351 3,5 4,3

18 Cyclosativen 1371 0,1 0,2

19 Isoleden 1373 0,5 -

20 α-copaen 1377 8,0 10,2

21 β-bourbonen 1385 0,5 0,1

22 β-cubeben 1388 1,3 2,4

23 β-elemen 1391 1,7 -

24 α-gurjunen 1412 18,5 10,0

25 α-cederen 1413 - 0,9

26 β-caryophyllen 1419 10,1 14,0

27 Aromadendren 1441 3,7 1,0

28 α-humulen 1454 3,6 2,3

Page 122: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

109

29 γ-gurjunen 1477 1,3 1,5

30 Germacren D 1485 2,8 3,5

31 α-amorphen 1485 1,9 2,0

32 Leden 1487 0,1 -

33 -pinasinen 1493 - 1,8

34 Bicyclogermacren 1500 - 9,2

35 Neoalloocimen 1502 0,6 -

36 Eugenol axetat 1524 2,4 -

37 δ-cadinen 1525 - 0,2

38 α-cadinen 1539 0,1 -

39 Calacoren 1546 0,6 -

40 Elemol 1550 0,3 0,8

41 (E)-nerolidol 1563 0,9 0,7

42 Palustrol 1565 0,6 0,5

43 Cis calamenen 1568 6,7 6,8

44 Spathoulenol 1578 1,0 0,5

45 Ledol 1580 0,5 0,5

46 Globulol 1585 1,4 1,0

47 Guaiol 1601 3,6 4,5

48 Epiglobulol 1608 0,2 -

49 4-ally-1,2-diacetoxybenzen 1647 2,4 -

50 β-eudesmol 1651 1,1 0,6

51 7-epi-α-eudesmol 1658 - 1,2

52 Bulnesol 1672 0,4 0,8

53 Azunol 1772 0,2 0,1

54 Phytol 2125 0,1 -

Tổng 98,1 97,3

Các monotecpen hydrocacbon 10,3 9,6

Các monotecpen chứa oxi 1,3 0,6

Các sesquitecpen hydrocacbon 63,6 68,9

Các sesquitecpen chứa oxi 16,9 18

Khác 6 0,2

Qua bảng trên cho thấy, trên cùng 1 cây thì sự tích lũy tinh dầu trong ở các

bộ phận cũng khác nhau. Ở lá đã xác đinh được 49 hợp chất trong khi ở cành

mới xác định được 40 hợp chất; thành phần chính cũng biến đổi đáng kể ở 2 bộ

phận, trong lá α-gurjunen chiếm 18,5% còn ở thân là 10,0%; ngược lại β-

caryophyllen ở thân lại chiếm 14,0% còn ở lá là 10,1%; ngoài ra các hợp chất

khác cũng tương tự như α-copaen và cis calamenen. Các thành phần chung của 2

Page 123: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

110

mẫu tinh dầu là α-gurjunen (18,5% và 10,0%), β-caryophyllen (10,1% và

14,0%), α-copaen (8,0 và 10,2%) và cis calamenen (6,7% và 6,8%).

Khi so sánh với công trình của Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (2005) [53]

thì α-methylbenzyl cinnamat (28,0%) và methylbenzyl cinnamat (18,1%) được

đặc trưng trong lá còn mẫu nghiên cứu là α-gurjunen (18,5%), β-caryophyllen

(10,1%), α-copaen (8,0%) và cis calamenen (6,7%). Như vậy, 2 mẫu nghiên cứu

có sự khác biệt nhau, có thể do các điều kiện sống, thời gian thu hái ảnh hưởng

đến sự tích lũy của tinh dầu.

16. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum)

Mẫu lá và thân được thu ở Khu BTTN Kẻ Gỗ vào tháng 7 năm 2013

(LĐH 358). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,25 và 0,2% so với trọng lượng tươi; tinh

dầu có màu vàng nhạt. Kết quả phân tích tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.19.

Bảng 3.19. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum)

TT

Hợp chất RI Lá Thân

1 α-pinen 939 5,2 3,7

2 Camphen 953 0,7 -

3 β-pinen 980 0,4 3,4

4 β-myrcen 990 0,2 -

5 α-phellandren 1006 0,2 -

6 Limonen 1032 0,7 2,7

7 (E)-β-ocimen 1052 0,2 -

8 Linalool 1100 0,2 -

9 Geraniol 1253 - 6,9

10 Bornyl axetat 1289 0,1 -

11 Bicycloelemen 1327 11,9 10,3

12 α-cubeben 1351 0,8 -

13 Cyclosativen 1371 0,1 -

14 α-copaen 1377 1,9 -

15 β-cubeben 1388 4,1 5,4

16 β-elemen 1391 9,8 11,0

17 α-gurjunen 1412 4,4 2,9

18 β-caryophyllen 1419 6,5 11,8

19 α-guaien 1440 1,0 -

20 Aromadendren 1441 0,2 -

21 α-humulen 1454 5,3 10,7

22 -humulen 1454 5,9 -

23 α-patchoulen 1457 1,1 -

Page 124: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

111

24 γ-gurjunen 1477 0,8 -

25 Germacren D 1485 6,6 8,1

26 α-amorphen 1485 0,5 -

27 β-selinen 1486 1,6 -

28 Zingiberen 1494 4,2 5,3

29 Bicyclogermacren 1500 11,5 11,9

30 β-bisabolen 1506 - 4,0

31 Cis--bisabolen 1511 0,2 -

32 -sesquiphellandren 1543 1,7 -

33 Elemol 1550 0,1 -

34 (E)-nerolidol 1563 0,2 -

35 Spathoulenol 1578 1,0 -

36 Globulol 1585 0,9 -

37 Viridiflorol 1593 0,4 -

38 α-guaiol 1600 0,2 -

39 Levomenol 1603 0,2 -

40 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen 1647 3,6 -

41 Farnesol 1718 0,1 -

Tổng 94,5 98,0

Các monotecpen hydrocacbon 7,6 9,8

Các monotecpen chứa oxi 0,2 6,9

Các sesquitecpen hydrocacbon 80,1 81,3

Các sesquitecpen chứa oxi 3,1 -

Khác 3,7 -

Kết quả bảng trên cho thấy, ở lá đã xác định được 39 hợp chất chiếm 94,5%

tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các sesquitecpen hydrocacbon

chiếm 80,1%; các hợp chất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thành phần chính của

tinh dầu là bicycloelemen (11,9%), bicyclogermacren (11,5%), β-elemen (9,8%).

14 hợp chất được xác định từ thân với thành phần của tinh dầu là sesquitecpen

hydrocacbon chiếm 81,3%; các thành phần khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Bicyclogermacren (11,9%), β-caryophyllen (11,8%), β-elemen (11,0%), α-humulen

(10,7%),bicycloelemen (10,3%) là các thành phần chính của tinh dầu.

Các thành phần đặc trưng cho mẫu lá và thân gồm: bicyclogermacren

(11,5%-11,9%), β-caryophyllen (6,5%-11,8%), germacren D (6,6%-8,1%), α-

humulen (5,3%-10,7%), β-elemen (9,8%-11,0%).

Đây là loài lần đầu tiên được phân tích tinh dầu.

Page 125: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

112

17. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu dội (Piper retrofractum)

Lá của loài Tiêu dội (Piper retrofractumVahl) được thu ở Khu BTTN Kẻ

Gỗ, Hà Tĩnh vào tháng 8 năm 2012 (LDH 334). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,2% so

với trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng, nhẹ hơn nước.

Bảng 3.20. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu dội (Piper retrofractum)

TT Hợp chất

RI Tỷ lệ %

1 Tricyclen 926 Vết

2 α-thujen 930 Vết

3 α-pinen 939 2,3

4 Camphen 953 1,5

5 Sabinen 976 Tr

6 β-pinen 980 1,6

7 Myrcene 990 14,4

8 α-phellandren 1006 0,2

9 δ -3-Caren 1011 0,2

10 α-terpinen 1017 0,1

11 p-cymen 1022 0,1

12 Limonen 1032 4,1

13 (Z)-β-Ocimen 1043 2,0

14 (E)-β-Ocimen 1052 3,5

15 γ-terpinen 1061 0,1

16 α-terpinolen 1090 2,1

17 Linalool 1100 1,5

18 n-nonanal 1106 Tr

19 allo-Ocimen 1128 2,1

20 neo-alloocimen 1140 0,1

21 Camphor 1145 0,1

22 Isoborneol 1154 0,1

23 Terpinen-4-ol 1177 Tr

24 α-terpineol 1189 Tr

25 Geraniol 1253 Tr

26 2-decenal 1259 0,2

27 Bornyl acetat 1289 0,9

28 Isobornyl acetat 1290 0,3

29 2-undecanon 1291 0,1

30 Tridecan 1300 0,1

31 Bicycloelemen 1337 9,9

32 α-cubeben 1351 Tr

33 Cyclosativen 1371 0,1

34 Isoleden 1376 0,1

Page 126: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

113

35 α-copaen 1377 0,2

36 -patchoulen 1479 0,1

37 Geranyl acetat 1381 0,3

38 β-bourbonen 1385 0,4

39 β-cubeben 1388 0,9

40 β-elemen 1397 0,6

41 Dodecanal 1408 0,3

42 β-caryophyllen 1419 5,3

43 β-gurjunen 1431 0,1

44 γ-elemen 1437 0,4

45 Aromadendren 1441 0,4

46 α-humulen 1454 0,7

47 1-dodecanol 1469 0,1

48 γ-gurjunen 1477 0,1

49 Germacren D 1485 3,3

50 β-selinen 1486 0,1

51 Bicyclogermacren 1500 7,0

52 Epizonaren 1505 0,1

53 β-bisabolen 1506 0,1

54 γ-cadinen 1514 0,2

55 δ-cadinen 1525 0,5

56 Germacren B 1561 0,7

57 (E)-nerolidol 1563 0,6

58 Spathulenol 1578 1,1

59 Viridiflorol 1593 0,9

60 Isospathulenol 1625 0,9

61 α-cadinol 1654 0,3

62 Apiol 1674 0,2

63 Benzyl benzoat 1760 14,4

64 2-hydroxy- Benzoic acid phenyl methyl ester 1863 3,8

65 Phytol 2125 0,1

Tổng 92,1

Các monotecpen hydrocacbon 34,4

Các monotecpen chứa oxy 3,2

Các sesquitecpen hydrocacbon 31,7

Các sesquitecpen chứa oxy 3,8

Ditecpen 0,1

Axit béo 0,7

Các hợp chất thơm 18,2

Kết quả bảng trên đã xác định được 65 hợp chất chiếm 92,1% tổng lượng tinh

dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các monotecpen và sesquitecpen chiếm trên 30%.

Page 127: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

114

Đặc biệt là các hợp chất thơm chiếm 18,2% với thành phần là benzyl benzoat. benzyl

benzoat (14,4%), myrcen (14,4%), bicycloelemen (9,9%), bicyclogermacren, (7,0%)

và β-caryophyllen (5,3%) là các thành phần chính của tinh dầu.

Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.

18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Lốt (Piper sarmentosum)

Lá của loài Lốt (Piper sarmentosum) được thu ở Khu BTTN Kẻ Gỗ, Hà

Tĩnh vào tháng 8 năm 2012 (LDH 336). Hàm lượng tinh dầu đạt 0,2% so với

trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng, nhẹ hơn nước.

Bảng 3.21. Thành phần hóa học tinh dầu loài Lốt (Piper sarmentosum)

TT Hợp chất

RI Tỷ lệ %

1 Benzyl alcohol 1026 17,9

2 2-butenyl-benzen 1064 7,9

3 Linalool 1100 0,5

4 5-methyl-undecan 1154 0,2

5 Bicycloelemen 1337 0,6

6 α-ylangen 1375 0,3

7 α-copaen 1377 0,4

8 Aromadendren 1441 0,5

9 α-humulen 1454 0,6

10 (E)-cinnamic acid 1455 3,6

11 n-pentadecan 1121 0,9

12 Bicyclogermacren 1500 0,8

13 (E)-nerolidol 1563 0,7

14 Benzyl benzoat 1760 49,1

15 2-hydroxy- Benzoic acid phenyl methyl ester 1863 10,0

16 Eicosan 2000 0,6

17 Hexadecanamit 2182 2,4

18 Docosan 2200 1,6

19 Heptacosan 2700 0,8

Tổng 99,4

Các monotecpen chứa oxy 4,1

Các sesquitecpene hydrocacbon 3,2

Các sesquitecpen chứa oxy 0,7

Axit béo 4,1

Các hợp chất thơm 84,9

Các hợp chất khác 2,4

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu chủ yếu là các hợp chất thơm với

Page 128: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

115

benzyl benzoat (49,1%), benzyl alcohol (17,9%), 2-hydroxy-benzoic acid

phenylmethyl ester (10,0%) và 2-butenyl-benzen (7,9%) là thành phần

chính.Khi so sánh với các công trình nghiên cứu trước đó có sự khác biệt với

myristicin, β-caryophyllen và (E, E)-farnesol. Như vậy, có thể yếu tố di truyền,

các điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng đã ảnh hưởng đến sự tích lũy của tinh dầu.

Kết quả nghiên cứu 36 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, thân, rễ và quả của

18 loài trong họ Hồ tiêu (Pipeaceae) được tổng hợp qua bảng 3.22.

Bảng 3.22. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của

một số loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ

TT Loài Bộ

phận

Hàm

lượng

(%)

Số hợp

chất xác

định được

Tỷ lệ % một số thành phần

chính của tinh dầu

1 Piper

boehmeriifolium Lá 0,20 49 α-copaen (28,3%), α-pinen

(7,4%) và 1,8-cineol (5,7%)

2 Piper brevicaule

Lá 0,15 49 α-gurjunen (18,5%), β-

caryophyllen (10,1%), α-copaen

(8,0%) và cis calamenen (6,7%)

Thân 0,12 40 β-caryophyllen (14,0%), α-copaen

(10,2%), α-gurjunen (10,0%),

bicyclogermacren (9,2%)

Lá 0,22 47 benzyl benzoat (20,5%), sabinen

(17,9%), β-eudesmol (13,8%), β-

phellandren (3,6%)

Thân 0,17 46 benzyl benzoat (32,5%), sabinen

(13,5%), β-eudesmol (8,4%),

farnesol (5,9%)

3

Piper

cambodianum

Lá 0,23 45

δ-cadinen (10,3%),

bicyclogermacren (9,7%),

bicycloelemen (8,4%), α-

humulen (8,1%), α-pinen (7,4%)

Thân 0,18 50

β-pinene (11,7%), α-pinen

(8,8%), bicyclogermacren

(7,8%), β-caryophyllen (6,4%),

α-humulen (6,3%)

4 Piper cf. caninum Lá 0,20 50

bicyclogermacren (12,3%),

bicycloelemen (8,4%), β-elemen

(7,3%), 4-allyl-1,2-

diacetoxybenzen (6,4%)

Thân 0,18 50 4-allyl-1,2-diacetoxybenzen

Page 129: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

116

(12,9%), bicyclogermacren

(10,8%), β-caryophyllen (7,2%),

-curcumen (6,3%)

Quả 0,30 36

4-allyl-1,2-diacetoxybenzen

(24,6%), bicyclogermacren

(17,1%), limonen (7,1%), β-

elemen (4,3%)

Rễ 0,15 46

4-allyl-1,2-diacetoxybenzen

(14,6%), bicyclogermacren

(9,4%), β-caryophyllen (7,0%),

α-humulen (6,7%)

5 Piper

carnibracteum

Lá 0,22 42 α-pinen (28,1%), β-pinen

(17,1%), β-caryophyllen (9,0%)

Thân 0,18 37 α-pinen (18,3%), β-pinen

(15,5%), germacren D (12,2%),

β-caryophyllen (10,1%)

6 Piper

chaudocanum

Lá 0,22 40

bicycloelemen (17,2%),

bicyclogermacren (14,3%), β-

myrcen (16,3%), (E)-β-ocimen

(10,8%)

Thân 0,18 29

bicyclogermacren (11,8%),

cuparen (15,8%), bicycloelemen

(8,3%), β-myrcen (8,2%), β-

caryophyllen (7,5%), (E)-β-

ocimen (7,3%)

7 Piper

gymnostachyum

Lá 0,15 60 bicyclogermacren (10,7%),

bicycloelemen (9,9%) và -

muurolol (6,8%)

Thân 0,10 33 limonen (33,6%), α-phellandren

(27,8%) và α-pinen (18,6%)

8 Piper hainanense

Lá 0,30 26 β-caryophyllen (16,7%), 2-

tridecanon (4,6%), sabinen (4,4%)

Thân 0,25 55 β-caryophyllen (10,5%), 2-

decenal (7,4%), germacren D

(4,6%), limonen (4,5%)

9 Piper harmandii

Lá 0,22 34 benzyl benzoat (20,0%), α-cadinol

(17,0%), sabinen (14,5%), benzyl

salicylat (14,1%)

Thân 0,17 27 benzyl benzoat (29,4%), benzyl

salicylat (24,3%), sabinen

(16,2%), farnesol (5,3%)

10 Piper longum

Lá 0,20 43 fonenol (40,5%), elemol

(8,2%),calamenen (4,1%), δ-

Page 130: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

117

cadinen(3,9%) và α-cadinol

(3,9%)

Thân 0,15 35 fonenol (42,3%), α-cadinol

(9,5%), β-eudesmol (6,8%), -

panasinsen (5,4%), elemol (5,2%)

11 Piper cf. maclurei

Lá 0,25 40 E)-cinnamic acid (37,4%) và (E)-

nerolidol (19,4%)

Thân 0,20 21

(Z)-9-octadecanoic acid methyl

ester (28,0%), (E)-cinnamyl acetat

(17,2%),(E)-cinnamaldehyt

(8,8%), phytol (12,2%)

12 Piper majusculum Lá 0,15 36 β-caryophyllen (20,7%),

germacren D (18,6%) và β-

elemen (11,3%)

13 Piper mutabile

Lá 0,25 36 spathoulenol (28,5%), α-guaiol

(9,8%), β-caryophyllen (9,1%),

aromadendren epoxit (6,5%)

Thân 0,20 58 sabinen (12,8%), β-caryophyllen

(6,4%), -selinen (5,8%), (E)-

nerolidol (4,6%)

14 Piper

pendulispicum

Lá 0,28 36 germacren D (24,3%), β-

caryophyllen (15,0%), β-elemen

(6,1%), bicyclogermacren (5,3%)

Thân 0,21 45

Acorenon (20,6%), limonen

(10,4%), β-caryophyllen (7,1%),

germacren D (6,9%), sabinen

(6,4%), α-terpinolen (6,1%)

15 Piper pierrei

Lá 0,15 49 α-gurjunen (18,5%), β-

caryophyllen (10,1%), α-copaen

(8,0%), cis calamenen (6,7%)

Thân 0,12 40 β-caryophyllen (14,0%), α-copaen

(10,2%), α-gurjunen (10,0%),

bicyclogermacren (9,2%)

16 Piper pubicatulum

Lá 0,25 39 bicycloelemen (11,9%),

bicyclogermacren (11,5%), β-

elemen (9,8%)

Thân 0,20 14

bicyclogermacren (11,9%), β-

caryophyllen (11,8%), β-elemen

(11,0%), α-humulen (10,7%),

bicycloelemen (10,3%)

17 Piper

retrofractum Lá 0,20 65

benzyl benzoat (14,4%), myrcen

(14,4%), bicycloelemen (9,9%),

bicyclogermacren, (7,0%) và β-

Page 131: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

118

caryophyllen (5,3%)

18 Piper

sarmentosum Lá 0,20 19

benzyl benzoat (49,1%), benzyl

alcohol (17,9%), 2-hydroxy-

benzoic acid phenylmethyl ester

(10,0%), 2-butenyl-benzen (7,9%)

Kết quả phân tích 36 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, cành thuộc 18 loài

trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) thì hàm lượng tinh dầu biến động từ 0,10%-0,30%

so với trọng lượng tươi. Tinh dầu có màu vàng đến màu nhạt và nhẹ hơn nước.

Số hợp chất xác định được từ 14 đến 65 hợp chất chiếm từ 73,9%-99,4% tổng

lượng tinh dầu. Các thành phần chính trong tinh dầu của các loài cũng khác nhau

và rất đa dạng. Tuy nhiên, trong các loài được nghiên cứu thì tinh dầu được đặc

trưng bởi các monotecpen và các sesquitecpen.

Một số công thức của tinh dầu trong các loài được phân tích.

α-pinen Camphen Sabinen β-Pinen Myrcen α-Phellandren α-Terpinen

p-Cymen Limonen 1,8-Cineol (E)-β-Ocimen γ-Terpinen α-Terpineol

Linalool trans-Pinocarveol trans-Verbenol Borneol Terpinen-4-ol

-Thujenal p-Cymene-8-ol Verbenone trans-Carveol Eugenol

Page 132: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

119

α-Copaen Methyl eugenol β-Caryophyllen α-Guaien

γ-Gurjunen α-Amorphen Epizonaren γ-Cadinen δ-Cadinen

14-nor-cadin-5- cis-Calamenen Spathulenol Caryophyllen oxit Widdrol

en-4-one isomer A

β-Oplopenon allo-Aromadendren epoxit α-Cadinol Germacren epoxit

(Z)-9-Octadecenamit (Z)-13-Docosenamit

Page 133: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

120

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần hoá học trong tinh dầu

của một số loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ đã rút ra một số

kết luận sau:

1. Xác định được 36 loài và thứ thuộc 3 chi, trong đó chi Piper là đa dạng

nhất với 33 loài và ghi nhận vùng phân bố mới của 28 loài cho khu hệ Thực vật

Bắc Trung Bộ.

2. Đã mô tả một số đặc điểm sinh học (hình thái, sinh thái, phân bố) của các

loài được nghiên cứu; mùa ra hoa chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 6, mùa quả từ

tháng 5 đến tháng 9; các loài chủ yếu sống ở rừng thứ sinh, nơi ẩm.

3. Hầu hết các loài được nghiên cứu trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) đều có

giá trị sử dụng; cây cho tinh dầu với 34 loài, cây làm thuốc 14 loài, cây làm gia vị

và cây ăn được với 4 loài.

4. Xác định hàm lượng và phân tích thành phần hóa học tinh dầu của 36 mẫu

thuộc 18 loài trong chi Hồ tiêu (Piper). Trong đó, lần đầu tiên xác định hàm

lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 13 loài là: Tiêu lá gai (Piper

boehmeriifolium), Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule), Tiêu cam bốt (Piper

cambodianum), Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum), Tiêu châu đốc (Piper

chaudocanum), Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum), Tiêu hải nam (Piper

hainanense), Tiêu harmand (Piper harmandii), Tiêu maclure (Piper cf.

maclurei), Tiêu biến thể (Piper mutabile), Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum),

Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum), Tiêu dội (Piper retrofractum).

5. Thành phần hóa học tinh dầu chính của một số loài trong họ Piperaceae

đều được đặc trưng bởi các monotecpen và sesquitecpen. Đặc biệt là các

monotecpen chứa oxy và các sesquitecpen chứa oxy như các loài Tiêu lá gai (Piper

boehmeriifolium), Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule), Tiêu cam bốt (Piper

cambodianum), Tiêu harmand (Piper harmandii),... các loại tinh dầu này có tiềm

năng ứng dụng thực tế.

Page 134: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

121

2. Kiến nghị

- Cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về hàm lượng, thành phần tinh dầu

ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cùng 1 cây trong cùng một địa điểm và

của cùng 1 bộ phận ở các địa điểm khác nhau để biết được động thái tích lũy

tinh dầu của các loài. Từ đó để có cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên thực vật.

Nghiên cứu hoạt tính sinh học từ tinh dầu của các loài có hàm lượng tinh dầu

cao để đánh giá được giá trị của chúng.

- Cần có những nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn về trữ lượng tinh dầu, chất

lượng tinh dầu, giá trị kinh tế của một số loài có tiềm năng ứng dụng thực tế để

từ đó có thể giúp các nhà quản lý hoạch định chiến lược, chính sách phát triển

vùng nguyên liệu thực vật có tinh dầu trên địa bàn nhằm tạo nguồn thu ngân

sách và tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân.

3. Những đóng góp mới của luận án

- Điều tra đầy đủ về mẫu vật và thành phần loài họ Hồ tiêu (Piperaceae) cho

khu vực Bắc Trung Bộ.

- Ghi nhận thêm vùng phân bố của 28 loài cho khu vực Bắc Trung Bộ.

- Cung cấp những dẫn liệu về hàm lượng, thành phần hóa học trong tinh dầu

ở các bộ phận lá, thân, rễ và quả của 36 mẫu thuộc 18 loài với các hợp chất chủ

yếu là monotecpen và sesquitecpen.

- Lần đầu tiên cung cấp những dẫn liệu về tinh dầu của 13 loài: Tiêu lá gai

(Piper boehmeriifolium), Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule), Tiêu cam bốt (Piper

cambodianum), Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum), Tiêu châu đốc (Piper

chaudocanum), Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum), Tiêu hải nam (Piper

hainanense), Tiêu harmand (Piper harmandii), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei),

Tiêu biến thể (Piper mutabile), Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum), Tiêu sóng

có lông (Piper pubicatulum) và Tiêu dội (Piper retrofractum).

Page 135: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Đông Hiếu, Trần Đình Thắng, Trần Minh Hợi (2013), Thành phần hóa

học tinh dầu loài Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.) ở Vườn quốc

gia Pù Mát, Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 5, Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội, 22/10/2013, 1031-1036.

2. Lê Đông Hiếu, Trần Đình Thắng, Trần Minh Hợi (2014), Thành phần hóa

học tinh dầu loài Tiêu thân ngắn (Piper brevicaule C. DC.) ở Vườn Quốc gia

Pù Mát, Nghệ An, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 30(6S-A);

184-188.

3. Lê Đông Hiếu, Trần Minh Hợi, Trần Đình Thắng (2015), Thành phần hóa học

tinh dầu loài Tiêu pierre (Piper pierrei C.DC) ở Nghệ An, Hội nghị Khoa học

Toàn quốc lần thứ 6, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội,

22/10/2015, 125-129.

4. Le D. Hieu, Tran M. Hoi, Tran D. Thang, Isiaka A. Ogunwande (2014),

Chemical composition of essential oils from four Vietnamese species of

Piper (Piperaceae), Journal of Oleo Science, 63(3): 211-217 (SCIE).

5. Le D. Hieu, Tran M. Hoi, Tran D. Thang, Isiaka A. Ogunwande (2015),

Volatile constituents of three Piper species from Vietnam, Natural Product

Communications, 10(11): 1997-1998 (SCIE).

6. Lê Đông Hiếu, Trần Minh Hợi, Đỗ Ngọc Đài(2016), Giá trị sử dụng làm

thuốc của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Việt Nam, Báo cáo Khoa

học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học

Quốc gia lần thứ 2, Đà Nẵng, 20 tháng 5 năm 2016, 971-975.

7. Lê Đông Hiếu, Trần Minh Hợi, Đỗ Ngọc Đài (2016), Đa dạng họ Hồ tiêu

(Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,

Số 4: 109-115.

Page 136: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Việt

[1]. Lưu Đàm Ngọc Anh, Bùi Văn Hướng, Trần Thị Phương Anh (2016),

Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu loài Tiêu thượng mộc (Piper

arboricola C. DC.), Báo cáo Khoa học, Hội nghị Toàn quốc lần thứ 2, Hệ

thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, 3/2016, 318-321.

[2]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng

Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Huy Mai,

Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây

thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I-II, Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2000), Tên cây rừng Việt Nam.

Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

[4]. Bộ y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y học, Hà Nội.

[5]. Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị

Phượng, Trần Thúy Vân (1999), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật

Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

[6]. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1-2, Nxb Y học, Hà

Nội.

[7]. Nguyễn Thiện Chí, Nguyễn Thị Ngọc Châm, Phạm Khánh Ngọc, Đỗ Duy

Phúc, Dương Tùng Kha và Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Khảo sát thành

phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá trầu không

(Piper betle L.), họ hồ tiêu (Piperaceae), Tạp chí Khoa học Trường Đại

học Cần Thơ, 45A: 28-32.

[8]. Phạm Thế Chính, Dương Nghĩa Bang, Phan Thanh Phương, Khiếu Thị

Tâm, Phậm Thị Thắm, Lê Thị Xuân, Bùi Thị Thúy (2009), Thành phần

hóa học tinh dầu lá trầu không (Piper betle L.) trồng tại Hải Dương, Tạp

chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 72(10): 48-52.

[9]. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương (2010), Đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở

khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa, Tạp chí Công nghệ Sinh

học, 8(3A): 929-935.

Page 137: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

[10]. Nguyễn Kim Đào (2003), Họ Piperaceae trong Nguyễn Tiến Bân (Chủ

biên), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, Nxb. Nông nghiệp, Hà

Nội, 115-122.

[11]. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng, hái, chế biến, trị bệnh

ban đầu, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

[12]. Phạm Hoàng Hộ (1972), Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, Nxb Sài Gòn.

[13]. Phạm Hoàng Hộ (1991), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1, Montréal.

[14]. Phạm Hoàng Hộ (1999), Piperaceae - Họ Hồ tiêu, Cây cỏ Việt Nam, 1:

228-301. Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

[15]. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (chủ biên) (2008), Đa dạng sinh học

và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú

Thọ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[16]. Triệu Văn Hùng (chủ biên) (2007), Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, Nxb

Bản đồ, Hà Nội.

[17]. Lê Thị Hương, Lý Ngọc Sâm, Đỗ Ngọc Đài (2015), Nghiên cứu tinh đa

dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh,

Tạp chí Công nghệ Sinh học, 13(4A): 1347-1352.

[18]. Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài (2012), Đa dạng thực vật và bảo tồn ở Khu

Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

50(3E): 1347-1352.

[19]. Lê Khả Kế và cộng sự (1975), Piperaceae - Họ Hồ tiêu, Cây cỏ thường

thấy ở Việt Nam 5: 499-521, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[20]. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1996), Tính da

dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[21]. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

[22]. Đỗ Tất Lợi (1985), Cây tinh dầu Việt Nam, Nxb Y học tp Hồ Chí Minh.

[23]. Hoàng Văn Lựu (2003), Thành phần hóa học của tinh dầu cây Hồ tiêu

(Piper nigrum L.) và tinh dầu cây Trầu không (Piper betle L.) ở Nghệ An,

Tạp chí Dược học, Số 11: 15-17.

[24]. Trần Đình Lý và cộng sự (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb

Thế Giới, Hà Nội.

Page 138: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

[25]. Phan Nhật Minh, Mai Thành Chí, Phùng Văn Trung, Bùi Trọng Đạt,

Nguyễn Ngọc Hạnh (2006), Khảo sát thành phần hóa học tinh dầu Tiêu

(Piper nigrum L.) chiết xuất bằng phương pháp Cacbon dioxide lỏng siêu

tới hạn, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Đại học Cần Thơ, 6: 97-102.

[26]. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn

Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái và Ninh Khắc Bản (2001), Tài nguyên

thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[27]. Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Thúy Hằng (2015), Nghiên cứu thành phần hóa

học của lá cây Tất bạt (Piper longum Linn), Hội nghị khoa học Hóa hữu

cơ lần thứ 3, 413-416.

[28]. Đậu Bá Thìn, Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban (2016), Đa dạng hệ thực vật

bậc khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa, Nxb Nông Nghiệp, Hà

Nội.

[29]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đa dạng thực vật Vườn

Quốc gia Pù Mát, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003), Đa dạng sinh học hệ nấm và

thực vật Vườn Quốc Bạch Mã, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[31]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998), Đa dạng thực vật có mạch

ở vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Phăng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[32]. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Tiếng Anh

[33]. Adams R. P. (2001), Identification of essential oil components by Gas

Chromatography/Quadrupole mass spectrometry, Allured Publishing

Corp. Carol Stream, IL.

[34]. Almeida J. G. L., E. R. Silveira and O. D. L. Pessoa (2009), Essential oil

composition from leaves and fruits of Piper divaricatum G. Mey., Journal

of Essential Oil Research, 21: 228-230.

[35]. Andrade E. H. A., A. F. Ribeiro, E. F. Guimarães and J. G. S. Maia

(2005), Essential oil composition of Piper anonofolium (Kunth) C. DC.,

Journal of Essential oil Bearing Plants, 8(3): 289-229.

Page 139: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

[36]. Andrade E. H. A., E. F. Guimarães, M. H. L. Silva, R. A. Pereira, C. N.

Bastos, J. G. S. Maia (2006), Essential oil composition of Piper cyrtopodon

(Miq.) C. DC., Journal of Essential oil Bearing Plants, 9(1): 53 - 59.

[37]. Andrade E.H.A., Zoghbi M.G.B., Santos A.S. and Maia J.G.S. (1998).

Essential oils of Piper gaudichaudianum Kunth and Piper regnellii (Miq.)

C. DC., Journal of Essential Oil Research, 10: 465-467.

[38]. Andrade E. H. A., E. F. Guimarães and J. G. S. Maia (2006), Essential oil

composition of Piper demeraranum (Miq.) C. DC., Journal of Essential

oil Bearing Plants, 9(1): 47 – 52.

[39]. Assis A., V. Britoa, M. Bittencourt, L. Silva, F. Oliveira and R. Oliveira

(2013), Essential oils composition of four Piper species from Brazil,

Journal of Essential Oil Research, 25(3): 203–209.

[40]. Assis A., Valéria B., Maria B., Luiz S., F. Oliveira, R. Oliveira (2013),

Essential oils composition of four Piper species from Brazil, Journal of

Essential Oil Research, 25(3): 203-209.

[41]. Averyanov L. V., N. T. Hiep, P. K. Loc, N. S. Khang, P. V. The, N. V.

Tap, N. Q. Vinh, L. T. Kien, N. Q. Hieu (2012), Flora and vegetation of

area sallied to PhongNha - Ke Bang National Park (Northern Vietnam),

Saarbrucken: Lambert Academic Publishing.

[42]. Avila Murilloa M. C., Cuca Suareza L. E., Cerón Salamanca J. A. (2014),

Chemical composition and insecticidal properties of essential oils of Piper

septuplinervium and Piper subtomentosum (Piperaceae), Natural Product

Communication, 9(10): 1527-30.

[43]. Backer, C.A. and R.C. Bakhuizen van den Brink (1963), Flora of Java.

Vol. I. Noordhoff-Groningen, Netherlands.

[44]. Bagheri H., Abdul Manap M. Y., Solati Z. (2014), Antioxidant activity

of Piper nigrum L. essential oil extracted by supercritical CO₂ extraction

and hydro-distillation, Talanta., 121: 220-8.

[45]. Burger, W.C. (1977), The Piperales and the Monocots-alternate hypothesis

for the origin of Monocotyledonous flowers, Botany Review, 43: 345.

Page 140: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

[46]. Chaveerach A., P.Mokkamul, R. Sudmoon, T. Tanee (2006), Ethnobotany

of the genus Piper (Piperaceae) in Thailand, Ethnobotany Research &

Applications, 4: 223-231.

[47]. Chaveerach A., R. Sudmoon T. Tanee, P. Mokkamul (2006), Three new

species of Piperaceae from Thailand, Acta Phytotaxonomica Sinica, 44:

447-453.

[48]. Cheng Y., N. Xia & M.G. Gilbert (1999), Piperaceae, Pp 110-129 in Flora

of China Vol. 4. Edited by Z. Wu & P.H. Raven. Missouri Botanical

Garden, St.Louis, Missouri.

[49]. da Silva JK, Silva JR, Nascimento SB, da Luz SF, Meireles EN, Alves

CN, Ramos AR, Maia JG (2014), Antifungal activity and computational

study of constituents from Piper divaricatum essential oil against Fusarium

infection in black pepper, Molecules, 9(11):17926-42.

[50]. De Candolle (1842-1873), Piperaceae. In: Prodromus Systematics naturalis

Regnivegetabilis by A. de Candolle, Parisiis, 16: 235.

[51]. do Nascimento JC, David JM, Barbosa LC, de Paula VF, Demuner AJ,

David JP, Conserva LM, Ferreira JC, Guimaraes EF (2013), Larvicidal

activities and chemical composition of essential oils from Piper

klotzschianum (Kunth) C. DC. (Piperaceae), Pest Manag Science, 69(11):

1267-71.

[52]. Dominique L.., A. Bighelli, J. Casanova, T. M. Hoi, T. H. Thai (2004),

Composition of the essential oil of Piper bavinum C. DC. from Vietnam,

Journal of Essential Oil Research, 21, 16-18.

[53]. Dung N. X., T. D. Thang (2005), Terpenoids and Applications Hanoi

National University Publisher, 475 pp.

[54]. Dyer L.A., J. Richards & C.D. Dodson. 2004. Isolation, synthesis, and

evolutionary ecology of Piper amides. Pp 117-139 in Piper: A model

genus for studies of evolution, chemical ecology, and trophic interactions.

Edited by L.A. Dyer & A.N. Palmer. Kluwer Academic Publishers,

Boston.

[55]. Facundo V. A., S. A. Ferreira, S. M. Morais (2007), Essential oils of

Piper dumosum Rudge and Piper aleyreanum C. DC (Piperaceae) from

Page 141: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Brazilian Amazonian Forest, Journal of Essential Oil Research, 19, 165–

166.

[56]. Heller S. R., G. W. A. Milne (1983), EPA/NIH Mass Spectral Data Base,

U.S. Government Printing Office, Washington D.C.

[57]. Hooker J. D. (1887), Piperaceae, In Flora of British India. Vol. 5. L.

Reeve London.

[58]. Hurber H. (1987). Piperaceae. Dassanayake, M.D. and Fosberg, F.R.

(Eds.). A Revised Handbook to the Flora of Ceylon. Amerind Publishing

Private Limited, New Delhi, India 273-289.

[59]. Jantan I. B., Abdul Rashih Ahmad, Abu Said Ahmad and Nor Azah Mohd

Ali (1994), A comparative study of the essential oils of five Piper species

from Peninsular Malaysia, Flavour and Fragrance Journal, 9(6):339 – 342.

[60]. Joulain D., W. A. Koenig (1998), The atlas of spectral data of

sesquiterpene hydrocarbons, E. B. Verlag, Hamburg.

[61]. Jussara M.O. Mesquita, Alaide B. Oliveira and Fernão C. Braga, Júlio A.

Lombardi, António Proença da Cunha, Ligia Salgueiro and Carlos Cavaleiro

(2006), Essential oil constituents of Piper vicosanum Yunker from the

Brazilian Atlantic Forest, Mesquita, Journal of Essential Oil Research, 18:

392-395.

[62]. Lawrence G. H.M. (1967) Taxonomy of Vascularplants. Oxford and IBH

Publishing Co. New Delhi. 444-445.

[63]. Leal L. F., O. G. Miguel, R. Z. Silva, R. A. Yunes, A. S. Santos, V. C.

Filho (2005), Chemical composition of Piper mikanianum essential oil, J.

Essent. Oil Res., 17, 316-317.

[64]. Li R, Yang JJ, Wang YF, Sun Q, Hu HB (2014), Chemical composition,

antioxidant, antimicrobial and anti-inflammatory activities of the stem and

leaf essential oils from Piper flaviflorum from Xishuangbanna, SW China,

Natural Product Communication, 9(7): 1011-4.

[65]. Long D. G. (1984), Piperaceae. Flora of Bhutan. Vol. I. Part. I. Royal

Botanic Garden Edinburgh.

[66]. Magalhaes LG, de Souza JM, Wakabayashi KA, Laurentiz Rda S, Vinholis

AH, Rezende KC, Simaro GV, Bastos JK, Rodrigues V, Esperandim VR,

Page 142: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

FerreiraDS, Crotti AE, Cunha WR, e Silva ML (2012), In vitro efficacy of

the essential oil of Piper cubeba L. (Piperaceae) against Schistosoma

mansoni, Parasitol Research, 110(5): 1747-54.

[67]. Maia J.G.S., Zoghbi M.G.B., Andrade E.H.A., Santos A.S., SilvaH.L.,

Luz A.I.R. and Bastos C.N. (1998), Constituents of the essential oil of

Piper aduncum L. growing wild in the Amazon region, Flavour Fragra

Journal, 13: 269-272.

[68]. Maia J.G.S., Silva M.L., Luz A.I.R., Zoghbi M.G.B. and Ramos L.S.

(1987), Espécies de Piper da Amazônia ricas em safrol, Química Nova,

10: 200-2004.

[69]. Martins A.P., L. Salgueiro, R. Vila, F. Tomi, S. Canigueral, J. Casanova,

A. Proença da Cuhna and T. Adzett (1998), Essential oils from four Piper

species, Phytochemistry, 49: 2019–2023.

[70]. Michael J.L., Y. Chen, H. Zhang, Y. Huang, A. Krunic, J. Orjala, M.

Veliz, D.D. Soejarto, A. Caceres, A. Perez G.B. Mahady (2010),

Estrogenic and serotonergic butenolides from leaves of Piper hispidium

Swingle (Piperaceae), Journal of Ethnopharmacol, 129: 220–226.

[71]. Miriam P., Alexandre F. Costa, Humberto R. Bizzo, Micheline Carvalho-

Silva, Roberto F. Vieira (2006), Essential oil of Piper xylosteoides (Kunth)

Steud. from Federal District, Brazil, Journal of Essential Oil Research, 18:

523-524.

[72]. Miquel F.A.W. (1843), Systema Piperacearum. Rotterdam, the Netherlands

[73]. Mundina M., R. Vila, F. Tomi, X. Tomàs, J.F. Ciccio, T. Adzet, J.

Casanova and S. Canigueral (2001), Composition and chemical

polymorphism of the essential oils from Piper lanceaefolium,

Biochemistry Systems Ecology, 29, 739–748.

[74]. Newman M., S. Ketphanh, B. Svengsuksa, P. Thomas, K. Sengdala, V.

Lamxay, K. Armstrong (2007), Checklist of the vascular plants of Lao

PDR, Royal Botanic Garden Edinburgh, Scotland, UK, 361-366.

[75]. Oyen L. P. A., N. X. Dung (Editors) (1999), Plant Resources of South East

Asia, No19 Essential Oil Plants, Backhuys Publishers, Leiden, The

Netherlands.

Page 143: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

[76]. Pino J. A., R. Marbot, A. Bello and A. Urquiola (2004), Composition of the

essential oil of Piper hispidum Sw. from Cuba, Journal of Essential Oil

Research, 16: 459-460.

[77]. Pino J. A., R. Marbot, A. Bello and A. Urquiola (2004), Essential oils of

Piper peltata (L.) Miq. and Piper aduncum L. from Cuba, Journal of

Essential Oil Research, 16: 124-126.

[78]. Quisumbing E. (1930), Philippine Piperaceae. The Philip. J. Sci. 43: 1-

187.

[79]. Quijano M.A., R. Posada-Callejas and D.R. Miranda-Esquivel (2006),

Areas of endemism and distribution patterns for neotropical Piper species

(Piperaceae), Journal of Biogeography, 33, 1266–1278.

[80]. Rendie A.B. (1956), The classification of flowering plants-dicotyledons 2.

Cambridge Univ. Press.

[81]. Rein B., Herman J. Woerdenbag, Oliver Kayser and Wim J. Quax, Komar

Ruslan and Elfami (2007), Essential oil constituents of Piper cubeba L.

from Indonesia, Journal of Essential Oil Research, 19, 14–17.

[82]. Ridley H. N. (1967), Piperaceae: The flora of the Malaysia Peninsula.

Vol. 3: Apetalae. L. Reeve & Co., Ltd., Ashford, Kent, England. 25-51.

[83]. Rodriguez E. J., Saucedo-Hernández Y., Vander Heyden Y., Simó-Alfonso

E. F., Ramis-Ramos G., Lerma-García M. J., Monteagudo U., Bravo

L.,Medinilla M., de Armas Y., Herrero-Martínez J. M. (2013), Chemical

analysis and antioxidant activity of the essential oils of three Piperaceae

species growing in the central region of Cuba, Natural Product

Communication, 8(9): 1325-8.

[84]. Rolf T. (2011), Kava and the risk of liver toxicity: past, current, and

future, The Official Publication of the American Herbal Products

Association, 26(3): 9-17.

[85]. Salleh W. M., Kammil M. F., Ahmad F., Sirat H. M. (2015), Antioxidant

and Anti-inflammatory activities of essential oil and extracts of Piper

miniatum, Natural Product Communication, 10(11): 2005-8.

[86]. Salleh W. M, Ahmad F., Yen K. H. (2014), Chemical compositions and

antimicrobial activity of the essential oils of Piper abbreviatum, Piper

Page 144: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

erecticaule and Piper lanatum (Piperaceae), Natural Product

Communication, 9(12): 1795-8.

[87]. Salleh W. M., Ahmad F., Yen K. H., Sirat H. M. (2012), Chemical

compositions, antioxidant and antimicrobial activity of the essential oils

of Piper officinarum (Piperaceae), Natural Product Communication,

7(12):1659-1662.

[88]. Salleh W. M., Ahmad F., Yen K. H., Sirat H. M. (2011), Chemical

compositions, antioxidant and antimicrobial activities of essential oils of

Pipercaninum Blume, Int. J. Mol. Sci., 12(11): 7720-7731.

[89]. Salleh W. M., Ahmad F. (2009), Essential oils of Piper miniatum and

Piper majusculum, In Proceedings Malaysian Natural Product

International Seminar (MNPIS), Kuantan Pahang, Malaysia, pp. 1-6.

[90]. Santos P.R.D., D.L. Moreira, E.F. Guimarães, M.A.C. Kaplan (2001),

Essential oil analysis of 10 Piperaceae species from the Brazilian Atlantic

Forest, Phytochemistry, 58, 547–551.

[91]. Senaratna L.K. (2001), A check list of the flowering plants of Sri Lanka,

National Science Foundation, Sri Lanka.

[92]. Silva M. H. L., M. D. B. Zoghbi (1999), The essential oils of Peperomia

pellucida Kunth and P. circinnata Link var. circinnata, Flavour &

Fragrance Journal, 14 (5): 312-314.

[93]. Soidrou S.H., A. Farah, B. Satrani, M. Ghanmi, S. Jennan, S.O.S.

Hassane, M. Lachkar, S. El Abed, S. Ibnsouda Koraichi & D. Bousta

(2013), Fungicidal activity of four essential oils from Piper capense,

Piper borbonense and Vetiveria zizanoides growing in Comoros against

fungi decay wood, Journal of Essential Oil Research, 25(3), 216-223.

[94]. Sousa P. J. C., C.A.L. Barros, J.C.S. Rocha, D.S. Lira, G.M. Monteiroand,

J.G.S. Maia (2008), Avaliacao toxicological do oleo essencial de

Piperaduncum L., Rev. Bras. Farmacogn., 18: 217–221.

[95]. Sumathykutty M. A., J.M. Rao, K.P. Padmakumari and C.S. Narayanan

(1999), Essential oil constituents of some Piper species, Flav. Fragr. J.,

14, 279–282.

Page 145: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

[96]. Suwanphakdee C. (2005), Taxonomic studies of the genus Piper L.

(Piperaceae) in Thailand, Sumon Masuthon, M.S., 174 pp.

[97]. Stenhagen E., S. Abrahamsson, F. W. McLafferty (1974), Registry of

Mass Spectral Data, Wiley, New York, 3358 pp.

[98]. Swigar A. A., R. M. Silverstein (1981), Monoterpenes, Aldrich, Milwaukee.

[99]. Valdir A. F., Selene M. M. (2005), Essential oil of Piper tuberculatum

var. tuberculatum (Micq.) C. DC. leaves, J. Essent. Oil Res., 17, 304-305.

[100]. Varughese T., Unnikrishnan P.K., M. Deepak, I. Balachandran, A.B. Rema

Shree (2016), Chemical composition of the essential oils from stem, root,

fruit and leaf of Piper longum Linn, Journal of Essential Oil-Bearing Plants,

21: 52-58.

[101]. Vila R., B. Milo, F. Tomi, J. Casanova, E.A. Ferro and S. Canigueral

(2001), Chemical composition of the essential oil from the leaves of Piper

fulvescens, a plant traditionally used in Paraguay, J. Ethnopharmacol., 76:

105–107.

[102]. Vila R., F. Tomi, M. Mundina, A.I. Santana, P.N. Solis, J.B. Lopez Arce,

J.L. Balderrama Iclina, J. Iglesias, M.P. Gupta, J. Casanova and S.

Canigueral (2005), Unusual composition of the essential oils from the

leaves of Piper aduncum,Flav. Fragr. J., 20: 67–69.

[103]. Vila R., M. Mundina, F. Tomi, J.F. Ciccio, M.P. Gupta, J. Iglesias, J.

Casanova and S. Canigueral (2003), Constituents of the essential oils from

Piper friedrichsthalii C. DC. and P. pseudolindenii C. DC. from Central

America, Flav. Fragr. J., 18: 198–201.

[104]. Vogler B., Joseph A. Noletto, William A. Haber, William N. Setzer

(2006), Chemical constituents of the essential oils of three Piper species

from Monteverde, Costa Rica, Jeobp, 9(3): 230-238.

[105]. Takhtajan A. (1987), Diversity and classification of flowering plants,

Columbia University Press, New York.

[106]. Tewtrakul S., Hase K., Kadota S., Namba T., Komatsu K. & Tanaka K.

(2000), Fruit Oil Composition of Piper chaba Hunt., Piper longum L.

and Piper nigrum L., Journal of Essential Oil Research, 12(5): 603-608.

Page 146: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

[107]. Trindade A. P. F., L. S.M. Velozo, E. F. Guimarães, M. A. C. Kaplan,

(2010), Essential oil from Organs of Piper truncatum Vell.,Journal of

Essential Oil Research, 22: 200-202.

[108]. Toquilho H. S., A. C. Pinto, R. L. Godoy (1999), Essential oil of Piper

permucmnatutum Yuncker (Piperaceae) from Rio de Janeiro, Brazil, J.

Essent. oil Res., 11: 429-430.

[109]. Wang J. C. (2000), Piperaceae. In Editorial Committee of the Flora of

Taiwan (second edition), Flora of Taiwan, 5: 707-724. Taipei, Taiwan.

[110]. Woguem V., Maggi F., Fogang H. P., Tapondjoua L. A., Womeni H.

M., Luana Q., Bramuccic M., Vitali L. A., Petrelli D., Lupidi G., Papa

F., Vittori S., Barboni L. (2013), Antioxidant, antiproliferative and

antimicrobial activities of the volatile oil from the wild pepper Piper

capense used in Cameroon as a culinary spice, Nat. Prod. Commun., 8(12):

1791-6.

3. Tiếng Pháp

[111]. Gagnepain F. (1908), Piperaceae. In Lecomte, Flore Générale de

L’Indochine 6: 63-92.

4. Tiếng Trung

[112]. Wu T. L., S. J. Chen (1981), Piperaceae, Flora Rei. Pop. Sin 16(2): 22-

152. Science Press, Beijing.

[113]. Cai Y., Xie F. F., Yan P. H., Gan R. C., Zhu H. (2015),

Volatile oil analysis of Piper hongkongense form different hatbitats by

GC-MS, Zhong Yao Cai., 38(2):323-6.

5. Tiếng La tinh

[114]. Linnaeus C. (1753), Species Plantarum. ed 1.1, London.

[115]. Loureiro J. (1793), FIora Cochinchinensis, ed. l. Berolini.

Page 147: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

PHỤ LỤC 1. Sắc ký đồ của các loài được phân tích tinh dầu của họ Hồ tiêu

(Piperaceae) ở Bắc Trung Bộ

Hình 1. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu lá gai (Piper boehmeriaefolium) (Lê Đông

Hiếu, 335)

Hình 2. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu thân ngắn (Piper bvericaule) (Lê Đông

Hiếu, 351)

Page 148: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 3. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu thân ngắn (Piper bvericaule) (Lê Đông

Hiếu, 351)

Hình 4. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu cam bốt (Piper cambodianum) (Lê Đông

Hiếu, 393)

Page 149: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 5. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu cam bốt (Piper cambodianum) (Lê Đông

Hiếu, 393)

Hình 6. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu chó (Piper cf. caninum) (Lê Đông Hiếu, 364)

Page 150: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 7. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu chó (Piper cf. caninum) (Lê Đông Hiếu, 364)

Hình 8. Sắc ký đồ từ rễ của loài Tiêu chó (Piper cf. caninum) (Lê Đông Hiếu, 364)

Page 151: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 9. Sắc ký đồ từ quả của loài Tiêu chó (Piper cf. caninum) (Lê Đông Hiếu, 364)

Hình 10. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum) (Lê

Đông Hiếu, 384)

Page 152: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 11. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu lá hoa mập (Piper carnibracteum) (Lê

Đông Hiếu, 384)

Hình 12. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum) (Lê Đông

Hiếu, 382)

Page 153: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 13. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum) (Lê

Đông Hiếu, 382)

Hình 14. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum) (Lê Đông

Hiếu, 322)

Page 154: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 15. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum) (Lê

Đông Hiếu, 322)

Hình 16. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu hải nam (Piper hainanense) (Lê Đông

Hiếu, 359)

Page 155: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 17. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu hải nam (Piper hainanense) (Lê Đông

Hiếu, 359)

Hình 18. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu harmand (Piper harmandii) (Lê Đông

Hiếu, 343)

Page 156: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 19. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu harmand (Piper harmandii) (Lê Đông

Hiếu, 343)

Hình 20. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu maclure (Piper cf. maclurei) (Lê Đông

Hiếu, 337)

Page 157: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 21. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu maclure (Piper cf. maclurei) (Lê Đông

Hiếu, 337)

Hình 22. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu biến thể (Piper mutabile) (Lê Đông Hiếu,

319)

Page 158: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 23. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu biến thể (Piper mutabile) (Lê Đông

Hiếu, 319)

Hình 24. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum) (Lê Đông

Hiếu, 381)

Page 159: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 25. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum) (Lê

Đông Hiếu, 381)

Hình 26. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu pierre (Piper pierrei) (Lê Đông Hiếu, 305)

Page 160: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 27. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu pierre (Piper pierrei) (Lê Đông Hiếu,

305)

Hình 28. Sắc ký đồ từ lá của loài Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum) (Lê

Đông Hiếu, 358)

Page 161: Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25972.pdfBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 29. Sắc ký đồ từ thân của loài Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum) (Lê

Đông Hiếu, 358)

Hình 30. Sắc ký đồ từ lá của loài Lốt (Piper sarmentosum) (Lê Đông Hiếu, 336)