27
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH……..….***………… NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HTHC VT BC CAO CÓ MCH TI VƯỜN QUC GIA PHIA OC PHIA ĐÉN, TỈNH CAO BNG Chuyên ngành: Thc vt hc Mã s: 9 42 01 11 TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Ni 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

……..….***…………

TRẦN VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI

VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC – PHIA ĐÉN, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 9 42 01 11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2020

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ

-

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. Trần Thế Bách

Phản biện 1: …

Phản biện 2: …

Phản biện 3: …

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện

Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào

hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2020.

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN

1. Do Van Hai, Tran The Bach, Tran Van Hai, Ritesh Kumar Choudhary,

Sangjin Lee & Joong ku Lee (2018), Staurogyne caobangensis (Acanthaceae),

a new species from northern Vietnam, Ann. Bot. Fennici 56: 79-85.

2. Trần Văn Hải, Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Các loài thực vật bị đe dọa

tuyệt chủng thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae) và giá trị sử dụng của chúng

ở Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng, Tạp chí KHLN, Số

1/2019 (13-18).

3. Trần Văn Hải, Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Nghiên cứu đa dạng cây thuốc

thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta) tại Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén,

tỉnh Cao Bằng, Tạp chí KHLN, Số 1/2019 (5-12).

4. Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Bùi Hồng Quang, Phan Thị Lan Anh, Trần

Văn Hải, Bùi Thu Hà, Hà Minh Tâm, Sỹ Danh Thường, Nghiên cứu định loại

các taxon thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) ở Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén,

tỉnh Cao Bằng, TNU Journal of Science and Technology, 197(04): 119-125.

5. Trần Văn Hải, Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Nghiên cứu đa dạng họ Mua

(Melastomataceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao

Bằng. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh

vật lần thứ 7 (2017): 150-158.

6. Joongku Lee, Tran The Bach, Do Van Hai, Bui Hong Quang, Hae Joo Lee,

Badamtsetseg Bazarragchaa, Doan Hoang Son, Duong Thi Hoan, Ha Minh

Tam, Hye-Young Jin, Le Ngoc Han, Nguyen Thi Thanh Huong, Phan Thi Lan

Anh, Sangjin Lee, Sy Danh Thuong, Tai-Hyeon Ahn, Tran Duc Binh, Tran

Van Hai, Vu Anh Thuong (2018), Woody Plants of Phia Oac - Phia Den

National Park in Vietnam. Korea National Arboretum, Pocheon, Republic of

Korea.(ISBN 979-11-88720-25-5).

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Thực vật là nguồn tài nguyên có thể tái tạo vô giá, giữ vai trò rất

quan trọng đối với khoa học, kinh tế xã hội và môi trường ở mỗi quốc

gia, mỗi khu vực. Điều tra nghiên cứu về các Hệ Thực vật, đặc biệt là

Thực vật bậc cao có mạch luôn được coi là nhiệm vụ tiên phong, là các

cơ sở khoa học cần thiết, không thể thiếu đối với các lĩnh vực điều tra,

nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, … về thực vật, nông, lâm nghiệp, y dược,

… Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng về điều tra,

nghiên cứu cơ bản các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của

mỗi quốc gia, mỗi khu vực, nhất là với các Vườn Quốc gia (VQG), các

Khu bảo tồn Thiên nhiên (Khu BTTN), … Các thông tin về Hệ Thực

vật, chính là những dữ liệu khoa học rất cần thiết góp phần làm cứ liệu

khoa học cho nhiệm vụ xây dựng các chiến lược quy hoạch phát triển

kinh tế, xã hội, môi trường,… của đất nước ta.

Việc nghiên cứu về Hệ Thực vật còn góp phần cung cấp các mẫu

vật, các dẫn liệu rất cần thiết, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các

phương án quy hoạch, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững Đa dạng

sinh học tại VQG Phia Oắc – Phia Đén, ở tỉnh Cao Bằng cũng như với

cả nước.

Trong mỗi Hệ Thực vật thì thực vật bậc cao có mạch luôn là

thành phần chiếm ưu thế tuyệt đối và giữ vai trò quan trọng nhất về kinh

tế, xã hội và môi trường. Cho đến nay, chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về Hệ Thực vật bậc cao có mạch

tại VQG Phia Oắc – Phia Đén. Vì lý do đó, tác giả thực hiện đề tài luận

án: "Nghiên cứu đa dạng Hệ Thực vật bậc cao có mạch tại Vườn

Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng".

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được tính đa dạng Hệ Thực vật bậc cao có mạch tại VQG

Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.

3. Bố cục của luận án

Luận án gồm 144 trang, 62 bảng, 18 hình, 38 trang ảnh.

Cấu trúc luận án như sau: Mở đầu (2 trang); Chương 1: Tổng quan

tài liệu (24 trang); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp

nghiên cứu (10 trang); Chương 3: Kết quả và thảo luận (90 trang); Kết

luận và kiến nghị (2 trang); Những đóng góp mới của luận án (1 trang);

Tài liệu tham khảo (14 trang); Danh mục công trình công bố liên quan

đến luận án (1 trang); Phần phụ lục.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Những nghiên cứu về đa dạng Hệ Thực vật trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu về thành phần các taxon trong Hệ Thực vật

Nguồn tài nguyên thực vật là tài sản vô cùng giá trị của nhân loại

cùng với sự phong phú và đa dạng trên trái đất. Nghiên cứu về thực vật

có từ rất lâu, trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên” của Plinus (79-23 trước

công nguyên), nhà bác học La Mã đã mô tả gần 1000 loài cây trong đó

có nhiều loài cây làm thuốc và ăn quả. Trong tác phẩm “Lịch sử thực

vật” nhà khoa học người Anh - Ray (1628-1705) đã mô tả tới 18.000

loài thực vật. Nhà bác học Thụy Điển Carl Linnaeus (1707-1778),

người đầu tiên khởi xướng đặt tên loài bằng tên kép, đã mô tả hơn 8.000

loài cây. Nhà bác học người Pháp - Antoine - Laurent de Jussieu (1748-

1836) ông là người đầu tiên sắp xếp thực vật vào các họ và đã mô tả gần

100 họ.

Lecomte H. (1907 - 1952) nhà thực vật người Pháp với bộ “Thực

vật chí đại cương Đông Dương” gồm 7 tập đã ghi nhận được 7.004 loài,

1.850 chi, của 289 họ.

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

3

Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về phân loại

thực vật, có rất nhiều những thành tựu về nghiên cứu thực vật như:

Hutchinson (1975), Heywood (1997), Takhtajan (2009),...đã đề cập

tổng thể về các họ thực vật hạt kín trên thế giới.

Một số công trình khác nghiên cứu về thành phần các taxon trong

Hệ Thực vật như Newman, M.F. et al. (2007), Maarten J.M.

Christenhusz, James W. Byng (2016), Richard T. Corlett (2016), Jin H.-

Y.et al. (2016), Rundel, P.W. & Middleton, D.J. (2017), William

K. Cornwell et al. (2019), Enquist et al. (2019)…; Thực vật chí

Malaixia (1948-1972), Thực vật chí Hải Nam (1971-1980), Thực vật

chí Vân Nam (1977-1997), Thực vật chí Trung Quốc (1994-

2013)(1968-2000), (1972-1976), Đa dạng Hệ Thực vật Ấn Độ (Rao,

1997), Thực vật chí Hồng Kông (2007-2009), Thực vật chí Đài Loan

(1993-2000), Thực vật chí Thái Lan (1970-2017), ...

1.1.2. Những nghiên cứu đa dạng về dạng sống

Dạng sống có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên của từng

vùng và là biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với loài

thực vật. Đã có rất nhiều các nhà khoa học với các công trình nghiên

cứu về dạng sống của các loài thực vật trên thế giới, một số công trình

đáng chú ý như:

Raunkiaer, 1934 để phân chia dạng sống cho Hệ Thực vật ông đã

dựa trên cơ sở là sự khác nhau về khả năng thích nghi, Raunkiaer chỉ

chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt

thời gian bất lợi trong năm. Với quan điểm của mình ông đã chia giới

thực vật trên thế giới theo 05 nhóm dạng sống cơ bản: Phanerphytes

(Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất; Chamaetophytes (Ch): nhóm cây

có chồi sát mặt đất; Hemicrytophytes (Hm): nhóm cây có chồi nửa ẩn;

Crytophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn; Therophytes (Th): nhóm cây

sống 1 năm.

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

4

Ông cũng xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác

nhau trên trái đất (SB):

SB = 46%Ph + 9%Ch + 26%Hm + 6%Cr + 13%Th

Hệ thống phân chia dạng sống của Raukiaer, 1934 có ý nghĩa quan

trọng, đảm bảo tính khoa học, dễ áp dụng.

Một số công trình nghiên cứu khác đề cập về dạng sống như Braun

– Blanquet (1951), Costa et al. (2007), Jafari Z. et al. (2016).

1.1.3. Những nghiên cứu về yếu tố địa lý và đặc hữu

Trên thế giới, có nhiều công trình liên quan đến yếu tố địa lý và

đặc hữu của các loài thực vật ở từng vùng hay của mỗi quốc gia. Việc

nghiên cứu về thành phần loài đặc hữu cũng như đánh giá mức độ nguy

cấp của chúng đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới. Điều đó cho

thấy đặc hữu là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu bảo tồn.

Một số công trình nghiên cứu về yếu tố địa lý và đặc hữu như:

Kyriacos G., Pinelopi D. (2010), Zabta K. Shinwari (2010), Kumar,

K.M.P. et al. (2012), Maria M. Romeiras et al. (2016), Yuanjun Zhu et

al. (2019).

1.1.4. Những nghiên cứu về thực vật nguy cấp, quý hiếm

Danh lục đỏ IUCN được công bố vào năm 1964, nó là danh sách

được đánh giá toàn diện về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các

loài động vật và thực vật trên thế giới. Nó sử dụng một bộ tiêu chí để

đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của các loài (hay dưới loài). Danh lục đỏ

IUCN cũng đã thường xuyên được cập nhật và thay đổi qua các năm

2006, 2007, 2008, 2012, Danh lục đỏ IUCN - 2019 cập nhật mới nhất về

các loài đe bị đe dọa.

Như vậy, công tác bảo tồn trên thế giới đã được chú trọng từ rất

lâu, đặc biệt là các nước phát triển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn đã

được thành lập từ rất sớm. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào việc

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

5

bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý, hiếm và đặc hữu với các

chương trình và hành động cụ thể.

1.2. Những nghiên cứu về đa dạng Hệ Thực vật ở Việt Nam

Nghiên cứu về tài nguyên thực vật của nước ta có từ rất sớm. Ngay

từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các nhà khoa học người Pháp

đã tập trung vào nghiên cứu về nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước

ta (trong đó có tài nguyên thực vật) với mục đích khai thác. Do vậy, đã

có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thực vật đã được các nhà khoa

học thực hiện.

1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần các taxon trong Hệ

Thực vật Việt Nam

Khi nghiên cứu về Hệ Thực vật của Việt Nam, nhiều nhà khoa học

trong và ngoài nước đã xuất bản nhiều ấn phẩm nổi tiếng như của

Loureiro, 1793, của Pierre (1880 – 1888), đây là những công trình nổi

tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật của Việt Nam

từ thế kỷ XX đến nay.

“Thực vật chí đại cương Đông dương” do Lecomte H. chủ biên

(1907 – 1952), là một công trình nổi tiếng đã được các nhà thực vật học

tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng như một cẩm nang khi nghiên cứu

về thực vật.

“Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam” (1960 – 2018) do

Aubréville khởi xướng và chủ biên cùng với nhiều tác giả khác đến nay

đã công bố 36 tập, gồm 83 họ thực vật bậc cao có mạch. Ngoài ra còn

nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đã được công bố gồm: “Cây cỏ

Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000); Trung tâm nghiên cứu

Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), xuất bản

Danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch, tập I; Nguyễn Tiến Bân

(chủ biên) (2003, 2005), xuất bản Danh lục các loài thực vật thuộc

ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), tập II, III và một số công trình của

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

6

Phan Kế Lộc (1970), Trần Đình Lý (chủ biên) và cộng sự (1993, 2006),

Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), Joongku Lee, Tran The Bach và cộng

sự (2011), 21 tập thực vật chí Việt Nam được xuất bản (2000-2017)…

1.2.2. Những nghiên cứu về dạng sống

Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như:

Thái Văn Trừng, 1978, cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer,

1934 khi phân chia dạng sống của Hệ Thực vật ở Việt Nam.

Lê Trần Chấn, 1990 khi nghiên cứu Hệ Thực vật Lâm Sơn tỉnh

Hoà Bình cũng phân chia Hệ Thực vật thành 5 nhóm dạng sống chính

theo phương pháp của Raunkiaer, 1934.

Vũ Thị Liên, 2005, phân chia dạng sống thực vật trong thảm thực

vật sau nương rẫy ở Sơn La đã dựa vào thang phân loại của Raunkiaer,

1934.

Cho đến nay đã có rất nhiều cách phân loại dạng sống khác nhau,

nhưng để xây dựng phổ dạng sống của một Hệ Thực vật, người ta

thường sử dụng cách phân loại của Raunkiaer, 1934.

1.2.3. Những nghiên cứu về yếu tố địa lý và đặc hữu

Những công trình nghiên cứu về yếu tố địa lý thường có mặt cùng

với công trình nghiên cứu về dạng sống như của Nguyễn Nghĩa Thìn,

2007; Thái Văn Trừng, 1978,…

Lê Trần Chấn, 1990 đã sắp xếp 10.193 loài thực vật vào 20 yếu tố

địa lý. Trong 20 yếu tố, 4 yếu tố liên quan đến đặc hữu như đặc hữu Bắc

bộ, đặc hữu Trung bộ, đặc hữu Nam bộ và đặc hữu Việt Nam.

1.2.4. Những nghiên cứu về thực vật nguy cấp, quý, hiếm

Tài liệu quan trọng nhất công bố một cách đầy đủ các loài thực vật

quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cho đến nay đó là “Sách

đỏ Việt Nam, 2007”.

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

7

Để quản lý các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Chính phủ đã ban

hành Nghị định 160/2013/NĐ-CP, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP thay

thế Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

1.3. Những nghiên cứu về đa dạng Hệ Thực vật tại tỉnh Cao

Bằng và VQG Phia Oắc – Phia Đén.

Một số nghiên cứu về đa dạng Hệ Thực vật tại tỉnh Cao Bằng của

Lê Vũ Khôi (2003), Nguyễn Hữu Tứ và cộng sự (2009), Trần Công

Khánh (2012).

Rất ít những nghiên cứu về Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia

Đén. Theo Trần Thị Thu Thủy, La Quang Độ, Nguyễn Quang Hùng,

2014, khi nghiên cứu khu Hệ Thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phia

Oắc – Phia Đén đã xác định được thành phần loài thực vật quý hiếm và

nguy cấp gồm 33 loài thuộc 27 chi, 20 họ thuộc 3 ngành thực vật khác

nhau.

Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và hệ

thống về đa dạng Hệ Thực vật VQG Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao

Bằng.

1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội VQG Phia Oắc – Phia

Đén, tỉnh Cao Bằng

- VQG Phia Oắc – Phia Đén có tổng diện tích tự nhiên 10.593,6ha

trong đó có 8.146,6ha rừng tự nhiên thuộc địa bàn 05 xã: Thành Công,

Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo, TT. Tĩnh Túc có tọa độ địa lý:

+ Từ 22o31’44’’ đến 22o39’41’’ vĩ độ Bắc;

+ Từ 105o49’53’’ đến 105o56’24’’ kinh độ Đông.

- Dân số có khoảng 33.628 người trong đó: Dân tộc Dao chiếm

48,62%, Nùng chiếm 23%, Tày 14%, Mông 10% …

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

8

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Các loài thực bật bậc cao có mạch tại VQG Phia Oắc - Phia Đén,

tỉnh Cao Bằng.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Xây dựng Danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại

VQG Phia Oắc – Phia Đén.

- Xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG

Phia Oắc – Phia Đén một cách đầy đủ có hệ thống đến hết thời điểm

nghiên cứu.

2.2.2. Đánh giá đa dạng các taxon bậc ngành, lớp, họ và chi

- Mức độ đa dạng ngành

- Tỷ trọng 2 lớp trong ngành Ngọc lan

- Đa dạng ở bậc họ

- Đa dạng ở bậc chi

2.2.3. Đánh giá đa dạng về dạng sống

2.2.4. Đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý

2.2.5. Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng

2.2.6. Đa dạng về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm

Các loài thực vật có trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ

IUCN – 2019, Nghị định 06/2019/ NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định

160/2013/NĐ-CP.

2.2.7. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển đa dạng thực vật

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia

Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu về tính đa

dạng Hệ Thực vật tại VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.

Phương pháp chuyên gia sẽ được sử dụng để hỗ trợ định loại một số

loài thực vật.

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

9

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đa dạng Hệ Thực vật.

Áp dụng phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn trong công trình

“Các phương pháp nghiên cứu thực vật”(2007) và “Hệ thực vật và đa

dạng loài”(2004), Gary J. Martin (2002).

Qua quá trình nghiên cứu đã thu được 674 số hiệu tiêu bản của Hệ

Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén. Toàn bộ các mẫu vật trên đều

được lưu trữ tại Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

(chi tiết tại Phụ lục 1).

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Định loại tiêu bản và xây dựng danh lục: dựa theo các bộ thực vật

chí trong và ngoài nước.

- Hệ thống danh lục thực vật: Danh lục thực vật được sắp xếp theo

quan điểm của cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001,

2003, 2005).

- Phương pháp phân tích đa dạng các bậc taxon thực vật:

+ Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành và lớp.

+ Đánh giá đa dạng loài của các chi và họ.

- Phân tích đa dạng các yếu tố địa lý thực vật: theo Nguyễn Nghĩa

Thìn, 2007, Lê Trần Chấn và cộng sự, 1990.

- Phân tích đa dạng về giá trị sử dụng của các loài thực vật:

nghiên cứu, kế thừa tài liệu của các công trình nghiên cứu trước đây.

- Phân tích đa dạng nguồn gen thực vật nguy cấp, quý hiếm: Theo

Sách đỏ Việt Nam, 2007, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, Nghị định

160/2013/NĐ-CP, Danh lục đỏ IUCN-2019.

- Đánh giá sự đa dạng về dạng sống: Áp dụng tiêu chuẩn của

Raunkiaer, 1934 với sự chỉnh sửa của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007.

Một điều đặc biệt trong luận án là đã ứng dụng phần mềm

Microsoft Access vào việc xử lý và phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu.

Các dữ liệu dùng để phân tích trong luận án đều được xử lý, phân tích

trên phần mềm Microsoft Access.

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

10

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đa dạng Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao

Bằng

3.1.1. Đa dạng mức độ ngành

Tổng số 1448 loài và dưới loài thuộc 754 chi và 204 họ thực vật

của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch tại VQG Phia Oắc – Phia Đén là:

Ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta): 1 loài, 1 chi, 1 họ;

Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 8 loài, 4 chi, 2 họ;

Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta): 2 loài, 1 chi, 1 họ;

Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 130 loài và dưới loài, 72 chi,

24 họ;

Ngành Thông (Pinophyta): 17 loài, 10 chi, 6 họ;

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 1290 loài và dưới loài, 666 chi,

170 họ. Ngành Ngọc lan có hai lớp (lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có

số loài là 1072 chiếm 74,03% so với lớp Hành (Liliopsida) chỉ có 218

loài, chiếm 15,06% tổng số loài và dưới loài thực vật của cả Hệ Thực

vật).

Trong quá trình nghiên cứu, đã có một số kết quả đáng chú ý sau:

- Phát hiện, mô tả và công bố 01 loài mới cho khoa học: Nhụy thập

cao bằng (Staurogyne caobangensis D.V. Hai & Joongku Lee) thuộc họ

Ô rô (Acanthaceae).

- Bổ sung 232 loài thực vật bậc cao có mạch cho Hệ Thực vật

VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.

Bảng 3.1. Đa dạng các bậc taxon của Hệ Thực vật

VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

TT Taxon bậc ngành Tên Việt Nam

Họ Chi Loài

SL % SL % SL %

1 Psilotophyta Ngành Khuyết lá

thông 1 0,49 1 0,13 1 0,07

3 Lycopodiophyta Ngành Thông đất

2 0,98 4 0,53 8 0,55

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

11

2 Equisetophyta Ngành Cỏ tháp bút 1 0,49 1 0,13 2 0,14

4 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 24 11,76 72 9,55 130 8,98

5 Pinophyta Ngành Thông 6 2,95 10 1,33 17 1,17

6

Magnoliophyta

Magnoliopsida

Liliopsida

Ngành Ngọc lan

Lớp Ngọc lan

Lớp Hành

170

146

24

83,33

71,57

11,76

666

558

108

88,33

74,01

14,32

1290

1072

218

89,09

74,03

15,06

Tổng 204 100 754 100 1448 100

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Hệ Thực vật tại VQG Phia Oắc - Phia

Đén, tỉnh Cao Bằng thuộc về Hệ Thực vật nhiệt đới.

Các loài trong các ngành được phân bố không đều nhau, sự không

đều nhau này còn được thể hiện ngay tại ngành Ngọc lan thông qua

bảng 3.6 sau đây:

Bảng 3.6. Sự phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan

Lớp

Họ Chi Loài

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Magnoliopsida 146 85,88 558 83,78 1072 83,10

Liliopsida 24 14,12 108 16,22 218 16,90

Tổng 170 100 666 100 1290 100

Magnoliopsida/

Liliopsida 6,08 5,17 4,92

Qua bảng 3.6 có thể khẳng định được tính ưu thế vượt trội của lớp

Ngọc lan (Magnoliopsida) trong toàn Hệ Thực vật.

3.1.2. Đa dạng ở mức độ họ

Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén có tổng số 204 họ thực vật

trong đó có 38 họ mới chỉ gặp 1 loài, 49 họ mới chỉ gặp 2 loài. Điều này

thể hiện tính đặc thù của Hệ Thực vật nơi đây, cụ thể một số loài thực

vật đặc trưng cho vùng núi cao hoặc ít gặp đều xuất hiện ở đây như:

Olacaceae, Platanaceae, Rhoipteleaceae,...

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích về đa dạng các họ thực vật nhận

thấy họ giàu loài nhất là họ Cúc (Asteraceae) với 54 loài (chiếm

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

12

3,73%), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 53 loài (chiếm 3,66%),...

Tổng số 10 họ giàu loài nhất (chỉ chiếm 4,9% tổng số họ toàn HTV)

nhưng đã có tới 372 loài (chiếm 25,69% số loài của toàn HTV).

Theo A. L. Tolmachop, 1974 thì Hệ Thực vật VQG Phia Oắc–

Phia Đén mang tính chất của Hệ Thực vật nhiệt đới.

3.1.3. Đa dạng ở mức độ chi

Theo kết quả nghiên cứu Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén,

tỉnh Cao Bằng có tổng số 754 chi, có khá nhiều họ đa dạng về số chi và

chiếm tỷ lệ lớn số chi của toàn khu hệ. Họ có nhiều chi nhất là họ Cúc

(Asteraceae) có 41 chi, chiếm 5,44% tổng số chi của cả HTV, tiếp đến

họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 29 chi chiếm 3,85%, họ Cỏ (Poaceae)

có 28 chi chiếm 3,71%,... Chi có số lượng loài nhiều nhất là chi Sung

(Ficus) có 20 loài chiếm 1,38% tổng số loài, chi Cơm nguội (Ardisia)

có 15 loài chiếm 1,04% tổng số loài, …. Điều này còn chứng tỏ có rất

nhiều chi có số lượng loài ít. Đặc biệt là có 449 chi chỉ có 01 loài, 163

chi có 02 loài. Vì vậy, nếu mất đi những loài này đồng nghĩa với việc

mất các taxon ở bậc cao hơn.

Kết quả nghiên cứu về mức độ đa dạng chi thực vật ở VQG Phia

Oắc – Phia Đén cũng chỉ ra rằng Hệ thực vật nơi đây cũng mang tính

chất của Hệ Thực vật nhiệt đới

3.1.4. Đa dạng về dạng sống của Hệ Thực vật VQG Phia Oắc–

Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

Áp dụng tiêu chuẩn của Raunkiaer, 1934 với sự chỉnh sửa của

Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 để nghiên cứu về phổ dạng sống của Hệ

Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng kết quả thu được là

đã xác định được kiểu dạng sống cho 1448 loài (chiếm 100% tổng số

loài của toàn khu Hệ Thực vật).

Phổ dạng sống cho Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh

Cao Bằng được thiết lập như sau:

SB = 61,05%Ph + 8,08%Ch + 16,57%Hm + 9,32%Cr + 4,97%Th

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

13

(Ph: Nhóm cây chồi trên; Ch: Cây có chồi sát đất; Hm: Cây có

chồi nửa ẩn; Cr: Cây có chồi ẩn; Th: Cây có chồi 1 năm).

3.1.5. Đa dạng các yếu tố địa lý của Hệ Thực vật VQG Phia Oắc–

Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

3.1.5.1. Đa dạng các yếu tố địa lý của Hệ Thực vật VQG Phia

Oắc– Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý cho Hệ Thực vật VQG Phia

Oắc – Phia Đén được áp dụng sự phân chia của Nguyễn Nghĩa Thìn,

2007 và Lê Trần Chấn và cộng sự, 1999. Các yếu tố địa lý của Hệ Thực

vật khu vực nghiên cứu được thể hiện theo bảng 3.13 sau: Bảng 3.13. Các yếu tố địa lý thực vật

của Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

Số

hiệu

YTĐL

Yếu tố Số

loài

Tỷ lệ

%

loài

Số loài Tỷ lệ %

loài

1

Toàn thế giới

65 4,49

Toàn thế giới

65 4,49

2 Liên nhiệt đới 20 1,38

Liên nhiệt đới

20 1,38

3 Cổ nhiệt đới 19 1,31 Cổ nhiệt đới

3.1 Cổ nhiệt đới (nhiệt đới

châu Á và châu Úc)

50 3,45

80

5,52 3.2 Cổ nhiệt đới (nhiệt đới

châu Á và châu Phi)

11 0,76

4 Nhiệt đới châu Á 264 18,23 Nhiệt đới châu Á

4.1 Đông Dương - Malêzi 86 5,94 988 68,23

4.2 Đông Dương - Ấn Độ 195 13,47

4.3 Đông Dương-Himalaya 23 1,59

4.4 Đông Dương - Nam

Trung Hoa

309 21,34

4.5 Đông Dương 111 7,67

5 Ôn đới Bắc 2 0,14 Ôn đới

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

14

5.1 Đông Á 64 4,42 66 4,56

6 Đặc hữu Việt Nam 103 7,11 Đặc hữu Việt Nam

103 7,11

7 Cây trồng 40 2,76 Cây trồng

40 2,76

8 Yếu tố khác (Yếu tố

châu Á)

86 5,94

Yếu tố khác

86 5,94

Tổng số 1448 100 1448 100

3.1.5.2. Đa dạng các bậc taxon đặc hữu Việt Nam

- Đa dạng ngành: (có 02 ngành) ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

có 102 loài, còn lại ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 1 loài.

- Đa dạng lớp: (có 02 lớp) lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) với 89

loài; lớp Hành (Liliopsida) có 13 loài.

- Đa dạng họ: (có 54 họ) họ Cà phê (Rubiaceae) có 7 loài, họ Mua

(Melastomaceae) có 5 loài, 5 họ có 4 loài là Cau (Arecaceae), Thầu dầu

(Euphorbiaceae), Dẻ (Fagaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Ngũ gia bì

(Araliaceae), …

- Đa dạng chi: (có 81 chi) chi có 3 loài gồm Tế tân (Asarum),

Mâm xôi (Rubus), Chân chim (Schefflera).

Như vậy, VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng có 103 loài

đặc hữu chiếm 7,11% tổng số loài của toàn bộ Hệ Thực vật. Đặc hữu là

một trong những tiêu chuẩn để lựa chọn các loài ưu tiên cho việc bảo

tồn.

3.1.6. Đa dạng về giá trị sử dụng của Hệ Thực vật VQG Phia

Oắc – Phia Đén

Đánh giá về giá trị sử dụng của các loài thực vật trong Hệ Thực vật

VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng đã thống kê được 884 loài có

giá trị sử dụng trong 548 chi và 170 họ. Các nhóm loài có giá trị sử

dụng đã được thống kê tại bảng 3.14 sau:

Bảng 3.14. Thống kê giá trị sử dụng của các loài thực vật

VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

15

TT Công dụng Ký

hiệu

Loài

Số lượng Tỷ lệ

%

1 Cây ăn được AND 170 11,74

2 Cây cho gỗ LGO 194 13,40

3 Cây cho sợi SOI 25 1,73

4 Cây cho tinh dầu CTD 74 5,11

5 Cây có độc DOC 20 1,38

6 Cây làm cảnh CAN 112 7,73

7 Cây thức ăn động vật AGS 67 4,63

8 Cây làm thuốc THU 697 48,14

9 Cây nhuộm TAN 33 2,28

Tổng số loài có giá trị sử dụng 884 61,05

Tổng số loài của Hệ Thực vật 1448 100

Tổng số lượt sử dụng 1391

3.1.6.1. Cây ăn được

Cây thuộc nhóm ăn được gồm: Rau, ăn quả, ăn hạt, … 170 loài,

135 chi, 72 họ, 2 lớp (Magnoliopsida có 161 loài, Liliopsida có 9 loài)

của 1 ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đã được ghi nhận.

3.1.6.2. Cây cho gỗ

Nhóm cây gỗ trong Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh

Cao Bằng đã ghi nhận được 194 loài chiếm 13,40%, 121 chi chiếm

16,05%, 59 họ chiếm 28,92%.

3.1.6.3. Cây cho sợi

Nhóm cây cho Sợi của Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén ghi

nhận được 25 loài chiếm 1,73% tổng số loài của cả Hệ Thực vật.

3.1.6.4. Cây cho tinh dầu

Nhóm cây cho tinh dầu của Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia

Đén ghi nhận được 74 loài chiếm 5,11% tổng số loài của cả Hệ Thực

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

16

vật, đây là nhóm cây có công dụng với số lượng loài ít nhất đã được ghi

nhận.

3.1.6.5. Cây có độc

Nhóm cây có độc của Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén ghi

nhận được 20 loài chiếm 1,38% tổng số loài của cả Hệ Thực vật.

3.1.6.6. Cây làm cảnh

Nhóm cây làm cảnh đã ghi nhận được 112 loài trong 86 chi của 53

họ thực vật trong toàn Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén.

3.1.6.7. Cây làm thức ăn động vật

Cây làm thức ăn động vật đã ghi nhận được 67 loài trong 49 chi

của 25 họ thực vật trong toàn Hệ Thực vật.

3.1.6.8. Cây làm thuốc

Nhóm cây làm thuốc đã ghi nhận được 697 loài trong 470 chi của

157 họ thực vật trong toàn Hệ Thực vật của VQG Phia Oắc – Phia Đén.

Qua đó thấy rằng nhóm cây làm thuốc của Hệ Thực vật nơi đây rất

phong phú và đa dạng. Ghi nhận 56 loài thực vật thực vật làm thuốc

đang bị khai thác mạnh có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng.

Thống kê được 583 loài chiếm 83,64% tổng số loài đây thuốc đã

được xác định để chữa trị cho 50 loại bệnh cụ thể, còn lại 114 loài

chiếm 16,35% tổng số loài cây thuốc do thiếu các thông tin hoặc chưa

có căn cứ xác thực nên tác giả vẫn chưa đưa vào các nhóm cây dùng để

chữa các loại bệnh cụ thể.

3.1.6.9. Cây nhuộm

Kết quả nghiên cứu về nhóm cây dùng để nhuộm đã ghi nhận được

33 loài trong 26 chi của 16 họ trong toàn Hệ Thực vật của VQG Phia

Oắc – Phia Đén.

Trên cơ sở phân tích kết quả về giá trị sử dụng của các loài thực

vật của VQG Phia Oắc – Phia Đen, đã đề xuất bảo tồn và phát triển dựa

trên biện pháp “kết hợp toàn diện, hợp lý” giúp cho việc bảo tồn và

phát triển hiệu quả hơn bởi đủ tiềm lực cả về năng lực và kinh phí như

sơ đồ sau:

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

17

Hình 3.14. Mô hình kết hợp toàn diện và hợp lý cho bảo tồn, phát

triển loài

3.1.7. Đa dạng về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm

Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 109 loài thực vật bị đe dọa tuyệt

chủng thuộc 47 họ, 82 chi thực vật chiếm 7,53% số loài, 23,04% số họ

và 10,88% số chi trong tổng số 1448 loài, 204 họ và 754 chi thực vật

bậc cao có mạch của VQG Phia Oắc – Phia Đén. Mức độ nguy cấp của

các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở từng cấp được

thể hiện ở bảng 3.37 sau:

Bảng 3.37. Mức độ nguy cấp của các loài có nguy cơ tuyệt chủng

TT Ký hiệu Mức phân hạng Số loài

Số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng 109

Theo Sách đỏ Việt Nam 2007 69

1 CR Rất nguy cấp 3

2 EN Nguy cấp 23

3 VU Sẽ nguy cấp 43

Theo danh lục đỏ IUCN năm 2019 8

1 CR Rất nguy cấp 0

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

18

2 EN Nguy cấp 7

3 VU Sẽ nguy cấp 1

Theo nghị định 06/2019/NĐ-CP 64

1 Nhóm IA Nghiêm cấp khai thác và sử

dụng vì mục đích thương mại

4

2 Nhóm IIA Hạn chế khai thác và sử dụng vì

mục đích thương mại

60

Như vậy, nguồn gen thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở VQG Phia

Oắc – Phia Đén rất đa dạng và phong phú, đây là cơ sở khoa học để cho

các cơ quan chức năng xây dựng các giải pháp để bảo tồn và phát triển

bền vững trong tương lai.

3.2. Bảo tồn loài theo thứ tự ưu tiên dựa trên tổng hợp 4 dữ

liệu: Sách đỏ Việt Nam, 2007 (CR, EN, VU), Nghị định 06/2019 (IA,

IIA), danh sách các loài đặc hữu Việt Nam, danh sách các loài trong

Danh lục đỏ IUCN 2019.

Theo kết quả nghiên cứu tác giả đã thống kê được 324 loài thuộc

22 nhóm theo các thứ tự ưu tiên bảo tồn từ 1 đến 22 cụ thể:

1. CR + NĐ06/2019 (IIA) (1 loài): Vù hương (Cinnamomum

parthenoxylon (Jack) Meisn.)

2. CR (2 loài): Đài mác (Chroesthes lanceolata (T. Anders.) B.

Hansen); Kim cang petelot (Smilax petelotii T. Koyama).

3. EN + NĐ06/2019 (IA)+ đặc hữu (1 loài): Kim tuyến đá vôi

(Anoectochilus calcareus Aver)

4. EN + NĐ06/2019 (IA) (1 loài): Kim tuyến tơ (Anoectochilus

setaceus Blume)

5. NĐ06/2019 (IA)+ IUCN 2019 (1 loài): Lan hài henry

(Paphiopedilum henryanum Braem)

6. VU + NĐ06/2019 (IA)+ IUCN 2019 (1 loài): Hoa tiên (Asarum

glabrum Merr)

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

19

7. EN + NĐ06/2019 (IIA)+ đặc hữu (2 loài): Tế tân nam (Asarum

balansae Franch); Lọng lá tía (Bulbophyllum purpureifolium

Aver).

8. EN + NĐ06/2019 (IIA)+ IUCN 2019 (3 loài): Hài hoa nhỏ

(Paphiopedilum micranthum Tang & F.T.Wang); Pơ mu

(Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas); Bách

xanh (Calocedrus macrolepis Kurz.).

9. EN + NĐ06/2019 (IIA) (6 loài): theo bảng 4.45. Danh sách loài

có cả trong EN + NĐ06/2019 (IIA)

10. EN (9 loài): theo bảng 4.46. Danh sách loài có trong EN.

11. VU + NĐ06/2019 (IIA)+ đặc hữu (1 loài): Sa mộc dầu

(Cunninghamia konishii Hayata).

12. VU + NĐ06/2019 (IIA)+ IUCN 2019 (1 loài): Tuế balansa

(Cycas balansae Warb).

13. VU + NĐ06/2019 (IIA) (8 loài): theo bảng 4.50. Danh sách loài

có cả trong VU + NĐ06/2019 (IIA)

14. VU + đặc hữu (2 loài): Bộp quả bầu dục (Actinodaphne

ellipticibacca Kosterm); Rẫm bắc bộ (Bursera tonkinensis

Guillaum).

15. VU +IUCN 2019 (7 loài): theo bảng 4.52. Danh sách loài có cả

trong VU + IUCN 2019

16. NĐ06/2019 (IIA)+ đặc hữu + IUCN 2019 (1 loài): Nhẵn diệp

petelot (Liparis petelotii Gagnep).

17. NĐ06/2019 (IIA)+ đặc hữu (4 loài): theo bảng 4.55. Danh sách

loài có cả trong NĐ06/2019 (IIA)+đặc hữu.

18. NĐ06/2019 (IIA)+ IUCN 2019 (1 loài): Trắc dây (Dalbergia

rimosa Roxb).

19. NĐ06/2019 (IIA) (31 loài): theo bảng 4.57. Danh sách loài có

trong NĐ06/2019 (IIA).

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

20

20. Đặc hữu + IUCN 2019 (2 loài): Dạ hợp hoa ống (Magnolia

fistulosa (Fin. & Gagnep.) Dandy); Táu muối (Vatica chevalieri

(Gagnep.) Smitinand).

21. Đặc hữu (90 loài): theo bảng 4.59. Danh sách loài có trong đặc

hữu.

22. IUCN 2019 (149 loài): theo bảng 4.60. Danh sách loài có trong

IUCN 2019.

3.3. Nguyên nhân gây suy giảm và giải pháp bảo tồn đa dạng

Hệ thực vật ở VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

3.3.1. Các nguy cơ gây suy giảm đa dạng Hệ Thực vật VQG Phia

Oắc – Phia Đén.

3.3.1.1. Nguyên nhân trực tiếp: Khai thác khoáng sản, khai thác gỗ

trái phép, khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép, chăn thả gia súc tự do,…

3.3.1.2. Nguyên nhân gián tiếp: Thiếu công ăn việc làm, trình độ

của người dân còn nhiều hạn chế, …

3.3.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho Hệ

Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

3.3.2.1. Khắc phục các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng

Chi tiết các nhóm giải pháp khắc phục suy giảm đa dạng sinh học

được trình bày ở bảng 3.62 như sau:

Bảng 3.62. Các Giải pháp khắc phục nguyên nhân gây suy giảm đa

dạng sinh học cho Hệ Thực vật VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh

Cao Bằng

TT Nguyên

nhân Giải pháp khắc phục

1

Sự đói

nghèo và

thiếu việc

làm

- Phát triển ngành nghề phụ, tạo công ăn việc làm,

giảm sự phụ thuộc của người dân vào rừng.

- Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất

nông nghiệp, phát triển kinh tế.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, truyền

thông.

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

21

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối giao thương.

- Triển khai nghiên cứu, ứng dụng mô hình phát triển

kinh tế hộ gia đình, phát triển thương mại ở địa

phương.

2 Thiếu đất

sản xuất

- Quy hoạch diện tích đất nông nghiệp, đưa các loại

cây trồng phù hợp với từng loại đất với mục đích xen

canh gối vụ góp phần làm tăng giá trị sử dụng đât.

- Triển khai nghiên cứu, ứng dụng và áp dụng mô

hình canh tác hiệu quả.

- Xây dựng các mô hình vườn rừng với các loài cây

có giá trị góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

- Tăng cường công tác truyền thông, thông tin về sử

dụng đất hiệu quả.

3

Thiếu diện

tích đất

giành cho

chăn thả

gia súc

- Tuyên truyền, khuyến khích mô hình chăn nuôi

nhốt, phát triển bãi cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc.

- Có các giải pháp phát triển vật nuôi theo mô hình

trang trại.

- Tăng cường công tác thông tin truyền thông.

4

Nhận thức

về giá trị

của rừng

còn thấp

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng

cao nhận thức của người dân đối với rừng.

- Phát triển hệ thống truyền thông, truyền thanh.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng về giáo dục.

5

Công tác

quản lý,

bảo vệ

rừng và

bảo tồn

loài

- Tăng cường công tác điều tra, kiểm tra, kiểm soát,

quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Tăng cường truyền thông giáo dục.

- Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ Vườn quốc

gia và Kiểm lâm.

- Thực hiện giám sát đa dạng sinh học.

6

Chính

sách bảo

tồn và

phát triển.

- Xây dựng các chính sách bảo tồn và phát triển rừng

thiết thực và hiệu quả.

- Dừng các dự án về khai thác khoáng sản đang triển

khai tại Vườn quốc gia.

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

22

- Tăng cường giáo dục nhận thức, nâng cao hoạt động

nghiên cứu khoa học góp phần bảo tồn và phát triển

các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm và đang bị khai

thác mạnh, …

3.3.2.2. Bảo tồn loài theo 22 bậc (trong 46 bậc) thứ tự ưu tiên được xây

dựng

3.3.2.3. Bảo tồn và phát triển dựa trên biện pháp “kết hợp toàn diện,

hợp lý”

Bên cạnh việc tập trung vào việc khắc phục các nguyên nhân gây

suy giảm đa dạng sinh học cần song song thực hiện bảo tồn và phát

triển dựa trên biện pháp “kết hợp toàn diện, hợp lý”.

3.3.2.4. Kết hợp một cách hợp lý giữa bảo tồn nguyên vị và chuyển vị

cho các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của VQG Phia Oắc-Phia Đén.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bước đầu đề xuất một số kết luận cụ

thể như sau:

1. Danh lục Hệ Thực vật bậc cao có mạch VQG Phia Oắc – Phia

Đén, tỉnh Cao Bằng đã được hoàn thiện với các kết quả cụ thể gồm:

+ Thống kê được 1448 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 754 chi

và 204 họ thực vật của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch.

+ Phát hiện, mô tả và công bố 01 loài mới cho khoa học là Nhụy

thập cao bằng (Staurogyne caobangensis D.V. Hai & Joongku Lee).

+ Bổ sung 232 loài thực vật bậc cao có mạch cho Hệ Thực vật

VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.

+ Các họ đa dạng nhất là Asteraceae, Euphorbiaceae, Rubiaceae,

Poaceae, Cyperaceae, Lauraceae, Rosaceae, Fabaceae, Moraceae,

Araliaceae.

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

23

+ Các chi đa dạng nhất là Ficus, Ardisia, Carex, Begonia, Rubus,

Schefflera, Viburnum, Litsea, Strobilanthes, Alpinia.

2. Nghiên cứu về phổ dạng sống cho Hệ Thực vật VQG Phia Oắc–

Phia Đén, tỉnh Cao Bằng, tác giả đã xác định được kiểu dạng sống cho

1448 loài, xây dựng được phổ dạng sống cho Hệ Thực vật bậc cao có

mạch ở đây.

SB = 61,05%Ph + 8,08%Ch + 16,57%Hm + 9,32%Cr + 4,97%Th

3. Xác định được yếu tố địa lý cho 1448 loài thuộc 16 nhóm yếu tố

địa lý. Trong đó yếu tố Đặc hữu Việt Nam có 103 loài thuộc 81 chi, 54

họ, 2 lớp, 2 ngành.

4. Đã thống kê được 884 loài và dưới loài có giá trị sử dụng trong

548 chi và 170 họ thực vật trên cơ sở ứng dụng phần mềm Microsoft

Access.

5. Đã xây dựng được danh lục và sơ đồ phân bố các loài thực vật

nguy cấp, quý hiếm gồm 109 loài và dưới loài thực vật bị đe dọa tuyệt

chủng thuộc 47 họ, 82 chi thực vật (Theo Sách đỏ Việt Nam, 2007 ghi

nhận 69 loài; Danh lục đỏ IUCN-2019 ghi nhận 08 loài; Nghị định số

06/2019/NĐ-CP ghi nhận 64 loài).

6. Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển đa dạng thực

vật:

+ 6 giải pháp cho việc khắc phục các nguyên nhân gây suy giảm đa

dạng;

+ Đề xuất mô hình bảo tồn và phát triển dựa trên biện pháp “kết

hợp toàn diện, hợp lý”;

+ Kết hợp một cách hợp lý giữa bảo tồn nguyên vị và chuyển vị

cho các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của VQG Phia Oắc-Phia Đén;

+ Xây dựng được 46 bậc thứ tự ưu tiên cho Bảo tồn loài dựa trên

tổng hợp 4 dữ liệu Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 06/2019, danh sách

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VI N HÀN LÂM KHOA H C VÀ …

24

các loài đặc hữu Việt Nam, danh sách các loài trong IUCN 2019. Lựa

chọn 324 loài xếp vào 22 nhóm theo các thứ tự ưu tiên từ 1 đến 22.

2. Kiến nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách cũng như có

các hành động cụ thể trong việc triển khai các giải pháp bảo vệ và phát

triển rừng cho VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng (dừng và

không cấp phép mới các dự án khai thác khoáng sản; phát triển mô hình

kinh tế vườn rừng; …). Tăng cường hợp tác khoa học với các cơ sở

nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Áp dụng hiệu quả mô hình

“kết hợp toàn diện và hợp lý” cho bảo tồn và phát triển.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Với danh lục của 1448 loài và dưới loài, 754 chi, 204 họ thuộc 6

ngành thực vật bậc cao có mạch thì đây là công trình khoa học đầu tiên,

mang tính hệ thống và tương đối đầy đủ về Hệ Thực vật bậc cao có

mạch tại VQG Phia Oắc–Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.

- Phát hiện, mô tả và công bố 01 loài mới cho khoa học: Nhụy thập

cao bằng (Staurogyne caobangensis D.V. Hai & Joongku Lee) thuộc họ

Ô rô (Acanthaceae).

- Bổ sung 232 loài thực vật bậc cao có mạch cho Hệ Thực vật

VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng.