17
UBND TỈNH HÀ TĨNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 6 năm 2014 BO CO Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Báo cáo tại buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh ngày23/6/2014) I. Tổng quan những vấn đề môi trường cơ bản trên địa bàn tỉnh 1. Các vấn đề về chất thải rắn 1.1. Chất thải rắn sinh hoạt Theo thống kê, bình quân mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh là khoảng 1.141 tấn/ngày tương đương với 416.465 tấn/năm; Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 140 đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt (trong đó có 3 công ty và 137 HTX, tổ đội vệ sinh môi trường). Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt vùng đô thị đạt 90,1%, vùng nông thôn đạt 37,6%) và tổng lượng rác sinh hoạt thu gom được trên toàn tỉnh là 530 tấn/ngày. Về việc đầu tư xây dựng các khu xử lý CRT: toàn tỉnh mới chỉ có 01 nhà máy chế biến phân hữu cơ (Nhà máy chế biến rác Cẩm Quan) và 14 bãi xử lý CTR trong đó có 05 bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành đảm bảo tiêu chuẩn (bãi rác Thiên Cầm, bãi rác Tây Sơn, bãi rác Hồng Lĩnh, bãi rác Xuân Thành, bãi rác Cẩm Quan), còn lại 09 bãi chôn lấp ở các địa phương chưa được đầu tư đúng quy định. Việc chôn lấp chưa bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường. Một số địa phương còn tình trạng rác thải sinh hoạt đổ thải bừa bãi tại các chân cầu, kênh mương, bên đường giao thông và khu vực công cộng làm mất mỹ quan và đang gây ô nhiễm môi trường. 1.2. Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN), chất thải nguy hại (CTNH) Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phát sinh một lượng tương đối lớn chất thải rắn công 1

attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

Embed Size (px)

DESCRIPTION

BC moi truong Ha Tinh

Citation preview

Page 1: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

UBND TỈNH HÀ TĨNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 6 năm 2014

BAO CAOKết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

(Báo cáo tại buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh ngày23/6/2014)

I. Tổng quan những vấn đề môi trường cơ bản trên địa bàn tỉnh

1. Các vấn đề về chất thải rắn

1.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Theo thống kê, bình quân mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh là khoảng 1.141 tấn/ngày tương đương với 416.465 tấn/năm;

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 140 đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt (trong đó có 3 công ty và 137 HTX, tổ đội vệ sinh môi trường). Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt vùng đô thị đạt 90,1%, vùng nông thôn đạt 37,6%) và tổng lượng rác sinh hoạt thu gom được trên toàn tỉnh là 530 tấn/ngày.

Về việc đầu tư xây dựng các khu xử lý CRT: toàn tỉnh mới chỉ có 01 nhà máy chế biến phân hữu cơ (Nhà máy chế biến rác Cẩm Quan) và 14 bãi xử lý CTR trong đó có 05 bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành đảm bảo tiêu chuẩn (bãi rác Thiên Cầm, bãi rác Tây Sơn, bãi rác Hồng Lĩnh, bãi rác Xuân Thành, bãi rác Cẩm Quan), còn lại 09 bãi chôn lấp ở các địa phương chưa được đầu tư đúng quy định. Việc chôn lấp chưa bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường. Một số địa phương còn tình trạng rác thải sinh hoạt đổ thải bừa bãi tại các chân cầu, kênh mương, bên đường giao thông và khu vực công cộng làm mất mỹ quan và đang gây ô nhiễm môi trường.

1.2. Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN), chất thải nguy hại (CTNH)

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phát sinh một lượng tương đối lớn chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải nguy hại (CTNH). Theo kết quả điều tra khảo sát trong những năm gần đây, lượng CTRCN phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăng dần theo từng năm. Năm 2008, ước tính có khoảng 48.200 tấn CTRCN, đến năm 2011 tổng lượng CTRCN phát sinh trung bình năm khoảng: 71.480 tấn/năm, trong đó lượng CTNH khoảng 14.300 tấn/năm.

Với tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp trong những năm gần đây luôn đạt trên 20%/năm, vì vậy mỗi năm lượng chất thải cũng tăng dần, năm 2013 lượng CTRCN phát sinh khoảng 85.700 tấn, trong đó CTNH là khoảng 17.100 tấn.

Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có khu xử lý CTRCN và CTNH. CTRCN phát sinh tại các cơ sở một phần được tận thu, tái chế, xử lý, một phần được đổ thải trong các bãi thải của nhà máy, một số ít xử lý chung với chất thải sinh hoạt. Mặc

1

Page 2: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

dù CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh bước đầu đã được các chủ nguồn thải đăng ký, thu gom, phân loại và quản lý nhưng vẫn chưa triệt để. Trong tương lai, khi các dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Tĩnh đi vào hoạt động thì khối lượng CTRCN và CTNH phát sinh càng lớn thì nhu cầu xử lý CTRCN và CTNH trên địa bàn tỉnh càng trở nên cấp thiết.

1.3 Chất thải rắn y tế

Toàn tỉnh hiện có 19 bệnh viện (tỉnh 6, huyện thị 12 và 01 bệnh viện tư nhân), 10 phòng khám đa khoa khu vực, 262 trạm y tế và một số phòng khám chữa bệnh tư nhân hàng ngày thải ra môi trường một lượng lớn chất thải rắn các loại. Theo con số thống kê hàng năm tất cả các bệnh viện, trạm y tế trong toàn tỉnh tổng lượng nước thải y tế phát sinh 412.450 m3/năm. Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh khoảng 136 tấn/năm, trong đó khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý là 115 tấn/năm, đạt 84,1%; 14/19 bệnh viện đã được đầu tư lò đốt chất thải y tế và hệ thống xử lý nước thải y tế. Còn lại 05/19 bệnh viện chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và lò đốt chất thải y tế nguy hại theo quy định mà xử lý chất thải rắn y tế còn mang tính tạm bợ, thủ công chưa đảm bảo yêu cầu. Ngoài ra chất thải y tế phát sinh tại các trạm y tế xã, phường, phòng khám tư nhân hầu như chưa được thu gom và xử lý đảm bảo theo quy định.

2. Môi trường trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ, gia súc gia cầm

2.1. Môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung

Thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 công tác chăn nuôi (đặc biệt là chăn nuôi lợn) trên địa bàn toàn tỉnh phát triển mạnh. Đến nay trên địa bàn tỉnh 17 cơ sở chăn nuôi lợn với quy mô trên 1000 con trở lên và hơn 100 cơ sở chăn nuôi có quy mô từ 200 con đến 1000 con. Phần lớn các cơ sở chăn nuôi tập trung đã thực hiện các thủ tục môi trường (ĐTM, Đề án bảo vệ môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường). Tuy nhiên, thực tế kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi tập trung cho thấy mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường tại các cơ sở còn rất hạn chế. Nhiều cơ sở mặc dù có xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi nhưng nước thải, chất thải vẫn chưa được xử lý triệt để do hệ thống xử lý không đảm bảo công suất, vận hành không đúng quy trình, một số nơi đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

2.2. Môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm

Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tập trung (thành phố Hà Tĩnh: 04, thị xã Hồng Lĩnh: 01, huyện Thạch Hà: 01) và đang xây dựng 01 nhà máy giết mổ và chế biến thực phẩm Mitraco với công suất giai đoạn 1 là 500 con lợn/ngày, 50-70 con bò/ngày tại khu kinh tế Vũng Áng.

Hầu hết các cơ sở chưa đầu tư xử lý môi trường đúng quy định, nhất là không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải hoạt động kém hiệu quả. Thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt và phân gia súc chưa đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường.

2

Page 3: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

3. Thực hiện tiêu chí bảo vệ môi trường trong xây dựng Nông thôn mới

Thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới, thời gian qua Sở TN&MT đã phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh và UBND các địa phương tổ chức hướng dẫn và kiểm tra kết quả thực hiện tại các xã. Đến tháng 12 năm 2013 chỉ mới 7/47 xã điểm đạt tiêu chí môi trường.

Đối với 19 xã điểm đăng ký về đích năm 2014, kết quả thực hiện đến 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy: chỉ có 6/19 xã có tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia quy chuẩn quốc gia QCVN: 02:2009/BYT (yêu cầu 50%). Việc đầu tư xây dựng hạ tầng các điểm trung chuyển, bãi xử lý còn hạn chế. Hầu hết các xã mới chỉ quy hoạch được nghĩa trang và có quy chế quản lý nghĩa trang nhưng chưa thực hiện xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch.

Theo Nghị quyết 132 của HĐND tỉnh và quy hoạch hệ thống xử lý CTR, quy hoạch xây dựng NTM thì các địa phương phải có các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển CTR nhưng đến nay hầu hết các địa phương chưa đầu tư xây dựng. Tình trạng nước thải đổ bừa bãi ở nhiều nơi công cộng, ven sông suối, đường giao thông, bờ đê... Theo tổng hợp của Văn phòng BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh thì tiêu chí môi trường là một trong hai tiêu chí đạt thấp nhất trong các tiêu chí NTM (Tiêu chí môi trường đạt 23%; Tiêu chí văn hóa đạt 8,5%).

4. Ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và rò rỉ đường ống xăng dầu

Theo thống kê từ các địa phương, trên toàn tỉnh hiện có khoảng 160 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật (ở 76 xã thuộc 12 huyện, thị xã, thành phố) và 9 điểm ô nhiễm do xăng dầu rò rỉ (ảnh hưởng đến diện tích 4.500 ha trên 06 xã với khoảng 5000 hộ). Hầu hết các điểm ô nhiễm nằm xen kẽ trong khu dân cư, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Trong đó mới chỉ 11 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật được đưa vào danh mục xử lý theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện đang xử lý 5 điểm, còn lại chưa được điều tra, đánh giá và phân loại xử lý. Do vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường do các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và rò rỉ đường ống dẫn xăng dầu từ thời chiến tranh vẫn đang là một vấn đề bức xúc.

5. Hiện trang môi trường do sản xuất công nghiệp, khai thác và chế khoáng sản, khu dân cư và đô thị

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 02 khu kinh tế (KKT), 3 Khu công nghiệp (KCN) và 18 Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN), trong đó có 2 KCN (KCN Vũng Áng 1 và KCN Gia Lách) và 9 CCN đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết KCN và CCN-TTCN đều chưa hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật về môi trường, chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất đã phát hiện tình trạng xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường (nhất là các cơ sở chế biến thủy sản, chăn nuôi, tái chế giấy, chế biến mủ cao su...).

Môi trường không khí tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản đã bị ô nhiễm cục bộ (chủ yếu là ô nhiễm bụi). Đặc biệt tại các khu vực

3

Page 4: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

tập trung hoạt động khai thác khoáng sản và xây dựng (KKT Vũng Áng), nồng độ bụi luôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (trung bình từ 1,01 – 1,5 lần). Nguồn gây ô nhiễm chính là từ các phương tiện vận chuyển vật liệu từ các khu vực khai thác khoáng sản đến khu vực xây dựng hạ tầng giao thông, đô thị...

Tại các khu đô thị, tập trung đông dân cư, nước thải sinh hoạt đang là nguồn gây ô nhiễm lớn cho các lưu vực tiếp nhận. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị tập trung đông dân cư (thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Kỳ Anh, thị trấn Tây Sơn) cho thấy các thông số BOD5, chất hữu cơ (N, P), chất rắn lơ lửng, coliforms vượt giá trị giới hạn cho phép.

6. Về đa dạng sinh học

Hà Tĩnh là một tỉnh có mức độ đa dạng sinh học khá phong phú bao gồm cả hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, ven biển và hệ sinh thái nông nghiệp với nhiều loài động thực vật có giá trị cao, một số loài quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học đang gặp một số khó khăn: hệ thống chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; phân cấp quản lý chưa rạch ròi, còn chồng chéo lẫn nhau dẫn đến hiệu quả quản lý thấp; quy hoạch đa dạng sinh học chưa được lập, năng lực bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế; sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học chưa hiệu quả; hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học còn ít; sự gia tăng dân số, tình trạng chặt phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật quý hiếm còn xảy ra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Vì vậy dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học trên địa bàn hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

II. Kết quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Tĩnh, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp các sở ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật và các văn bản dưới luật liên quan về bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, như: Quyết định số 1294/QĐ-UB ngày 01/7/2005 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 15/2005 ngày 11/5/2006 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 3140/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 ban hành Kế hoạch hành động về bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn sinh học đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3531/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 về phê duyệt quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn cho các đô thị tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2797/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 về phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 về việc quy định bổ sung, điều chỉnh phí vệ sinh áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 10/3/2011 về việc ban hành bộ đơn giá quan trắc phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Quyết định số

4

Page 5: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

36/2013/UBND-QĐ ngày 15/8/2013 ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh...

Ngoài ra, Sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường vào các dịp Tết nguyên đán, các văn bản hướng dẫn triển khai hưởng ứng các ngày lễ, chiến dịch về môi trường, văn bản hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ môi trường trong phòng chống dịch bệnh về gia súc, gia cầm, xử lý môi trường sau lũ lụt, văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM...

2. Công tác thẩm định, cấp phép các thủ tục môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường hiện đang thực hiện 11 bộ thủ tục hành chính về môi trường. Các thủ tục hành chính về môi trường đều được thực hiện theo quy trình một cửa. Từ 2010 đến nay Sở đã tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt 295 báo cáo ĐTM, 17 đề án bảo vệ môi trường, 71 dự án cải tạo phục hồi môi trường (cho các dự án khai thác khoáng sản). Sở đã kiểm tra và cấp 186 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; 1 giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại; 1 giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và 5 quyết định chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để.

Nhìn chung, các thủ tục hành chính về môi trường được giải quyết kịp thời, đảm bảo chất lượng và đúng quy định, góp phần rất lớn đối với công tác quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường

Từ năm 2011 đến nay, Sở đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh, kiểm tra tại hơn 150 cơ sở sản xuất kinh doanh, chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp nhận và giải quyết 30 đơn thư khiếu nại vấn đề ô nhiễm môi trường. Sở đã phối hợp với thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra công tác bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra kiểm tra đã xử phạt các vi phạm hành chính, yêu cầu các đơn vị này thực hiện nghiêm túc các nội dung bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt và trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận, góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường.

4. Xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Hà Tĩnh có 04 cơ sở thuộc diện phải xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, cả 04 cơ sở này đã hoàn thành và được rút ra khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định.

Thực hiện Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra và đề xuất đưa 06 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa tỉnh; Bệnh viện đa khoa các huyện Kỳ Anh; Can Lộc; Lộc Hà; thành phố Hà Tĩnh và Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng) và 02 bãi rác Kỳ Anh và Hồng Lĩnh vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Cho đến nay:

5

Page 6: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

Bệnh viện đa khoa Kỳ Anh và Bệnh viện đa khoa huyện Can Lộc đã thực hiện xong việc xử lý ô nhiễm và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chứng nhận hoàn thành việc xử lý triệt để; 04 bệnh viện và 02 bãi rác còn lại hiện đang triển khai thực hiện dự án xử lý ô nhiễm triệt để theo quyết định phê duyệt.

5. Công tác truyền thông và xã hội hóa bảo vệ môi trường

Xác định vai trò của công tác truyền thông trong công cuộc bảo vệ môi trường, từ nhiều năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các sở, ban ngành và các địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua các chương trình hội thảo, tập huấn về Luật và các văn bản dưới Luật, về các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới; về quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường và trách nhiệm của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn... Hằng năm Sở phối hợp với Đài phát thanh – truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh thực hiện nhiều chuyên đề, phóng sự thông tin tuyên truyền cổ động về môi trường...

Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn, Ngày đa dạng sinh học, Giờ Trái đất... Các hoạt động này đã thu hút hàng trăm ngàn người tham dự, từ đó nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, góp phần đưa hoạt động bảo vệ môi trường đi vào nề nếp và xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong mỗi người dân.

Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, Sở ký kết các chương trình phối hợp hành động về bảo vệ môi trường với Công an tỉnh Hà Tĩnh, sở Công thương, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, UBMTTQ tỉnh, Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân... thực hiện nhiều mô hình tốt như: đoạn đường tự quản, chung tay bảo vệ dòng sông quê hương, thanh niên xung kích bảo vệ môi trường... Đặc biệt là việc thành lập, tổ chức nhân rộng mô hình hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường, tổ tự quản về bảo vệ môi trường. Năm 2005 số lượng hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường là 14 đơn vị, đến nay số lượng này đã tăng lên 137 đơn vị hoạt động tại các thị trấn, thị tứ trong toàn tỉnh, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có số lượng HTX, tổ đội vệ sinh môi trường nhiều nhất cả nước.

6. Công tác quan trắc và giám sát môi trường

Để kiểm soát và đánh giá được thực trạng môi trường trên địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quan trắc và phân tích môi trường theo mạng lưới được UBND tỉnh phê duyệt. Từ năm 2010 đến nay, mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh liên tục được điều chỉnh và tăng dày mật độ điểm quan trắc nhằm đáp ứng nhu cầu đánh giá chất lượng môi trường phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

TT Năm Số điểm và tần suất quan trắc

1 2010-2012

30 điểm nước mặt, 20 điểm nước ngầm, 9 điểm nước thải, 6 điểm nước biển ven bờ, 12 điểm môi trường bụi, khí thải, 18 điểm môi trường không khí xung quanh.

6

Page 7: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

Tần suất quan trắc 3 tháng/lần.

2 2013

40 điểm môi trường không khí; 14 điểm phóng xạ; 46 điểm nước mặt, 36 điểm nước ngầm; 20 điểm môi trường đất; 13 điểm nước biển ven bờ; 17 điểm nước thải (trong đó có 13 điểm nước thải công nghiệp, 04 điểm nước thải sinh hoạt).Tần suất quan trắc 3 tháng/lần.

3 2014

70 điểm môi trường không khí; 19 điểm phóng xạ; 71 điểm nước mặt, 56 điểm nước ngầm; 20 điểm môi trường đất; 17 điểm nước biển ven bờ; 23 điểm nước thải. Tần suất quan trắc 3 tháng/lần.

Qua kết quả quan trắc và phân tích môi trường hàng năm Sở Tài nguyên và môi trường đã cập nhật số liệu, kết quả quan trắc và phân tích nhằm dự báo diễn biến chất lượng môi trường và định hướng phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường, các số liệu quan trắc hàng năm được quản lý trên phần mềm Envim.Hti nhằm góp phần quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

7. Công tác thu phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường

7.1. Về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, từ năm 2005 đến hết quý II/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã chủ trì phối hợp với Sở Tài Chính, Cục thuế, Kho bạc nhà nước thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải. Kết quả đến hết 2013 đã có 66 đơn vị được thẩm định phí và thu được 3.778.133.300 đồng.

7.2. Về ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường

Thực hiện quy định của Chính phủ về ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực đẩy mạnh triển khai công tác ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường. Cho đến nay, toàn tỉnh đã có 154 đơn vị khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ với tổng số tiền ký quỹ đến nay là 9.393,2 triệu đồng.

8. Tăng cường nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường

- Về nguồn nhân lực:

Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn quản lý môi trường ở cấp tỉnh hiện có 15 người cán bộ công chức và người lao động, gồm 14 biên chế và 01 hợp đồng lao động. Tại các huyện, thị xã, thành phố và ban quản lý khu kinh tế tỉnh đều bố trí 01-02 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý môi trường. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ cán bộ viên chức được đào tạo bài bản, đáp ứng nhu cầu quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và các nguồn thải phục vụ quản lý. Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về các chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực,

7

Page 8: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

trình độ cho cán bộ làm công tác môi trường cấp huyện và các doanh nghiệp. Tuy vậy nguồn nhân lực về quản lý bảo vệ môi trường hiện nay vẫn còn thiếu nên chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

- Về tài chính:

Trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí nhưng từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã huy động nguồn vốn TW và bố trí nguồn vốn địa phương gần 200 tỷ đồng để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường (như: đầu tư cho các dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý chất thải cho các công trình công cộng (bệnh viện, trạm xá...), xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, hỗ trợ kinh phí cho việc thành lập các hợp tác xã môi trường... ). Hàng năm tỉnh đã bố trí nguồn kinh phí ngân sách sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nguồn kinh phí cho xây dựng các khu xử lý CTR, công tác thanh tra, kiểm tra, truyền thông, quản lý bảo vệ môi trường. Nhiều huyện, xã hiện nay bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở địa phương còn rất thấp.

9. Triển khai các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và Cải thiện môi trường.

Thực hiện Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015 và Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh đã ban hành quyết định 1034/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh. Đến nay Sở đã hoàn thành dự án xử lý tại trường tiểu học Khánh Lộc, huyện Can Lộc, đang triển khai thực hiện 03 dự án tại xóm 8, xã Cẩm Thăng huyện Cẩm Xuyên và Tiểu Khu 4, Tiểu khu 6, thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh. Ngoài ra Sở còn phối hợp với Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường khảo sát, triển khai Dự án xử lý hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại thôn Bảo Lộc, xã Thạch Lưu, huyện Thạch Hà, tại thôn Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc. Dự án này do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư, kinh phí từ nguồn tài trợ, dự kiến triển khai và hoàn thành trong năm 2014.

Để đánh giá quy mô, mức độ ô nhiễm và lập kế hoạch xử lý các điểm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu còn lại trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở ngành và các địa phương lập dự án điều tra bổ sung các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tỉnh, hiện nay dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3856/QĐ-UBND ngày 03/12/2013 với kinh phí 5,56 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án năm 2013 và 2014, hiện nay Sở đang tổ chức triển khai thực hiện.

III. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân

1. Những khó khăn, tồn tại

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường mặc dù đã được triển khai đến tận phường, xã nhưng kết quả thu được chưa cao, nhiều

8

Page 9: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

nội dung chậm đi vào cuộc sống, việc triển khai thực hiện ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện, đầy đủ, một số văn bản còn chồng chéo.

- Một số huyện và ngành chưa thực sự tích cực chủ động trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chưa quan tâm, lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chưa chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng và bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường.

- Việc triển khai công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp huyện và cấp xã một số nơi còn yếu, chất lượng các bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận đăng ký ở cấp huyện chưa đảm bảo yêu cầu; chế độ báo cáo về kết quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp huyện lên cấp tỉnh chưa kịp thời, chất lượng còn thấp.

- Quy chế phối hợp giữa ngành TNMT và các Sở, Ngành, đoàn thể mặc dầu đã được ký kết nhưng kết quả chưa cao; Công tác phối hợp giữa các ngành có liên quan trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn chưa chặt chẽ; nội dung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn của các ngành chưa phối hợp thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đặc biệt là kiểm tra sau khi thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM và bản cam kết bảo vệ môi trường chưa triển khai được nhiều.

- Việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh còn chưa nghiêm: một số cơ sở đã đi vào sản xuất, kinh doanh nhưng chưa có thủ tục về môi trường; hầu hết các dự án đầu tư mới đều lập báo cáo ĐTM/cam kết bảo vệ môi trường nhưng việc thực hiện không đầy đủ các nội dung theo Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM/Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường; Một số doanh nghiệp có công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, tiềm năng gây ô nhiễm cao nhưng không có điều kiện để đầu tư, lắp đặt công nghệ mới, đầu tư và vận hành hệ thông xử lý chất thải. Bên cạnh đó việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không đồng bộ, hầu hết chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường (hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn...). Do đó, chất lượng môi trường tại các khu vực sản xuất công nghiệp có tiềm ẩn gây ô nhiễm. Hệ thống hạ tầng các Khu kinh tế, khu CN, Cum CN chưa được đầu tư đồng bộ, hiện tại toàn tỉnh chưa có KKT.KCN, CCN được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, ảnh hưởng không nhỏ cho việc thực hiện của các dự án đầu tư.

- Công tác triển khai quy hoạch xử lý chất thải rắn còn chậm; việc thu gom xử lý rác thải còn gặp một số khó khăn, chưa được các địa phương quan tâm đầu tư thích đáng, tỷ lệ thu gom xử lý còn thấp, hầu hết các bãi rác còn tạm bợ, một số nơi còn tình trạng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị, du lịch và gây khiếu kiện của người dân.

- Việc thành lập và tổ chức hoạt động các hợp tác xã môi trường gặp nhiều khó khăn, hoạt động hiệu quả thấp do kinh phí hạn chế; thiếu trang thiết bị thu

9

Page 10: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

gom, vận chuyển, mức thu nhập từ 800.000 đ - 2.500.000 đ/ công nhân/tháng là quá thấp.

- Nhiều nội dung nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa được triển khai theo kế hoạch như việc đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải tại hạ tầng khu KK, Khu CN...; Bố trí nguồn ngân sách và đối ứng của địa phương cho xử lý các điểm nóng về ô nhiễm môi trường như tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm xăng dầu do chiến tranh để lại, ô nhiễm Asen trong nguồn nước sinh hoạt.

- Một số chính sách chưa ban hành kịp thời, chưa phù hợp như phí thẩm định cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khoáng sản chưa được quy định, trong khi theo Quyết định 18/2013/QĐ-TTg quy định phải có Hôi đồng thẩm định.

2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

2.1. Nguyên nhân chủ quan:

- Bộ máy quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở các cấp còn thiếu và yếu, cán bộ địa chính xã chủ yếu chuyên môn về đất đai chưa có chuyên môn sâu về lĩnh vực môi trường. Trang thiết bị, trụ sở làm việc, xe ôtô phục vụ công tác cho chi cục BVMT chưa được đầu tư, các thiết bị quan trắc môi trường phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm hàng năm không được bổ sung. Do vậy hiệu quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước còn hạn chế.

- Đầu tư cho các công trình hạ tầng môi trường chưa đồng bộ. Hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung.

- Nhận thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp còn bị coi nhẹ. Nhiều doanh nghiệp chưa có có cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách về môi trường để theo dõi thường xuyên nên việc nắm bắt các quy định pháp luật về môi trường còn hạn chế.

- Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (1% ngân sách) theo Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ chính trị và Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho công tác bảo vệ môi trường chưa được thực hiện đầy đủ ở cả cấp tỉnh, huyện, xã. Vì vậy, kinh phí hoạt động khó khăn, quy hoạch xử lý CTR chưa thực hiện được

2.2. Nguyên nhân khách quan:

- Chức năng nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về môi trường giữa các Bộ, ngành (cấp Trung ương) và các Sở, ngành (cấp tỉnh) chưa được phân định rõ ràng. Ví dụ: trong phân định chức năng như quản lý nhà nước đối với đa dạng sinh học (Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chất thải rắn (Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).... Một số quy định trong quản lý chưa thống nhất như quy định về khoảng cách an toàn trong chăn nuôi (theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế thì khoảng cách tối thiểu từ trại gia súc trên 1000 con đến khu dân cư là 500m; theo QCVN 01-

10

Page 11: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

14:2010/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khoảng cách từ trang trại chăn nuôi lợn đến khu dân cư tối thiểu là 100m; còn theo Hướng dẫn liên ngành số 1786/LN/STC-SNN&PTNT thực hiện Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015 thì khoảng cách của trại chăn nuôi tập trung phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với khu dân cư là 700 m).

- Công nghệ xử lý chất thải chưa được các Bộ, ngành trung ương quan tâm, hướng dẫn cụ thể nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Hà Tĩnh là tỉnh miền Trung, khí hậu khắc nghiệt, là nơi phải hứng chịu nhiều hậu quả của thiên tai, bão lũ kéo theo đó là tình trạng dịch bệnh ở gia súc, gia cầm xảy ra sau mỗi đợt mưa lũ kéo dài; thêm vào đó nhiều sự cố môi trường cũng xảy ra như sạt lở đất, sụn lún đất ở các vùng miền núi, vùng ven biển gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Ngoài ra Hà Tĩnh còn là tỉnh chịu hậu quả của chiến tranh để lại đến nay vẫn chưa giải quyết được như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rò rỉ đường ống xăng dầu từ thời chiến tranh... Do là tỉnh nghèo nên việc đầu tư kinh phí 1% chi ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường còn rất khó khăn.

IV. Kế hoạch nhiệm vụ và giải pháp

Để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, Sở Tài nguyên và Môi trường xin đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:

1/ Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao ý thức BVMT trong mỗi cơ quan, tổ chức, cán bộ Đảng viên và cộng đồng dân cư bằng các biện pháp tổ chức học tập tuyên truyền pháp luật gắn với tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong ngành nhất là ở cấp huyện và cấp xã, lồng ghép trong chương trình phối hợp hoạt động với các ngành, tổ chức đoàn thể và tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng

2/ Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 132 của HĐND tỉnh về đề án quản lý CTR, phấn đấu hết năm 2015 nâng tỷ lệ thu gom xử lý CTR ở đô thị đạt 95%, nông thôn đạt 50- 55%.

Giải pháp: phối hợp liên minh HTX chỉ đạo các địa phương tiếp tục thành lập các HTX, tổ đội vệ sinh môi trường, hỗ trợ trang thiết bị cho các HTX hoạt động, phấn đấu hết năm 2015 có 85-90% số xã có HTX, tổ đội vệ sinh môi trường. Chỉ đạo các địa phương đầu tư xây dựng các điểm trung chuyển CTR theo qui hoạch NTM, xây dựng các khu xử lý CTR, nhà máy xử lý rác thải chế biến phân hữu cơ theo qui hoạch đã được duyệt. Qui hoạch mạng lưới vận chuyển CTR trên địa bàn từng huyện và đầu tư thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.

3/ Nâng cao chất lượng thẩm định các Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, khai thác khoáng sản, làng nghề.

11

Page 12: attachment_object.file.a2922631b0f285b3.62616f2063616f20636f6e67207461632042564d54206c616d207669656320766f692055424e442074696e68202832302e362e32303134292066696e616c2e646f63

4/ Chỉ đạo xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường nhất là hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn cho các KCN, CCN - TTCN, công trình xử lý môi trường trong các cơ sở giết mổ, chăn nuôi; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xử lý CTR, CTNH nhất là cho khu kinh tế Vũng Áng.

5/ Thực hiện tốt chương trình MTQG xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật tồn dư (đến 2015 hoàn thành xử lý 8 điểm theo kế hoạch, tổ chức điều tra, khoanh vùng ô nhiễm các điểm tồn dư còn lại theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt); đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các bãi rác thị trấn Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh vả thị trấn Nghèn.

6/ Xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; hoàn thiện cơ chế chính sách cho công tác BVMT nhất là chính sách cho các hoạt động xử lý CTR, chuyển giao công nghệ mới, thu gom xử lý chất thải, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

7/ Đẩy mạnh việc đầu tư xử lý bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM, lồng ghép trong đầu tư các công trình xử lý gắn Chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình nước sạch VSMT nông thôn.

8/ Tổ chức thực hiện tốt việc thu phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản để tăng nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường.

V. Đề xuất, kiến nghị

1/ Tăng cường đầu tư cho công tác BVMT đảm bảo nguồn chi 1% kinh phí sự nghiệp môi trường và quản lý, phân bổ nguồn chi đúng quy định. Bố trí đủ kinh phí đối ứng cho các dự án công trình thuộc chương trình MTQG xử lý ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2/ Sau khi thí điểm thành công lò đốt rác thải SANKYO theo công nghệ Nhật Bản, đề nghị UBND tỉnh cho nhân rộng trên địa bàn theo hướng ngân sách huyện, xã, HTX đầu tư, ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần, phấn đấu đến hết năm 2015 mỗi huyện có một lò đốt rác lắp đặt xây dựng trên vị trí quy hoạch các khu xử lý CTR đã được phê duyệt.

3/ Đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư trang thiết bị phương tiện cho Chi cục Bảo vệ môi trường như ô tô, thiết bị đo nhanh, quan trắc phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm, thanh tra môi trường; bổ sung thêm biên chế, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ làm môi trường để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến huyện, xã cho công tác bảo vệ môi trường.

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

12