12
ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA NƯỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẶP KHẨU CỦA VIỆT NAM Lời mở đầu

bài NCKH cuối kì.doc

Embed Size (px)

Citation preview

ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA NƯỚC NGOÀI

TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẶP KHẨU CỦA VIỆT NAM

Lời mở đầu

Trong những thập niên gần đây, các nhà kinh tế học đều công nhận

rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng đáng kể đối với thương

mại quốc tế (Segerstrom và các cộng sự, 19901; Grossman và Helpman,

19912; Helpman, 19933). Đây cũng chính là một trong những lý do làm

cho vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ gây nhiều tranh cãi. Trên quan điểm của

các nước phát triển, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách không đầy

đủ tại các nước đang phát triển sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các

công ty của các nước phát triển. Không nhất trí với quan điểm trên, các

nước đang phát triển lại cho rằng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một

cách “lỏng lẻo” không hề ảnh hưởng nhiều đến các nhà sản xuất ở các

nước phát triển, và việc thắt chặt bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo điều

kiện cho các công ty nước ngoài thu lợi trên sự thiệt hại của công ty trong

nước và làm hạn chế triển vọng phát triển của các nước đang phát triển.

1 Segerstrom et al., 1990, “A Schumpeterian Model of the Product Life Cycle,” American Economic Review 80: 1077-1091.

2 Grossman, G. M. and Helpman, E., 1991, “Innovation and Growth in the Global Economy,” (MIT Press 61: 1247-1280).

3 Helpman, E., 1993, “Innovation, Imitation and Intellectual Property Rights,” Econometrica 61: 1247-1280.

Trên phương diện lý thuyết, các phân tích kinh tế chưa thể khẳng định

được chiều hướng tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với

thương mại bởi lẽ việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ cùng

một lúc tạo ra hai hiệu ứng (Schwartz, 19914; Taylor, 19935; Taylor,

19946; Maskus and Penubarti, 1995; Smith, 1999). Một mặt, bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia nhập khẩu sẽ tạo cơ hội quốc gia xuất

khẩu thực hiện độc quyền (Lee và Mansfield, 19967; Maskus, 19988;

Seyoum, 19969). Quốc gia xuất khẩu có thể giảm sản xuất và tăng giá

hàng xuất khẩu. Trong trường hợp này, xuất khẩu có thể sẽ giảm xuống

(hiệu ứng quyền lực thị trường - market power effects). Mặt khác, việc

thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ ở quốc gia nhập khẩu sẽ hạn chế các

công ty trong nước sản xuất hàng giả, và làm tăng nhu cầu về hàng nhập

khẩu từ nước ngoài. Trong trường hợp này, nhập khẩu sẽ tăng lên (hiệu

ứng mở rộng thị trường - market expansion effects).

Trên thực tế, hai hiệu ứng nêu trên có thể triệt tiêu lẫn nhau. Điều này

đã gây khó khăn cho việc dự đoán tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ đối với thương mại. Do đó, việc phân tích tác động của bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ đối với thương mại sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp

nghiên cứu cụ thể (từng quốc gia, từng ngành hàng cụ thể). Chính vì vậy,

nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ ở ngoài đối với xuất khẩu của Việt Nam”.

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

4 Schwartz, M., 1991, “Patent Protection through Discriminatory Exclusion of Imports,” Review of Industrial Organization 6: 231-246.

5 Taylor, S. M., 1993, “TRIPs, Trade, and Technology Transfer,” Canadian Journal of Economics 26: 625-638.

6 Taylor, S. M., 1994, “TRIPs, Trade, and Growth,” International Economic Review 35: 361-382-638. 7 Lee, J-E & Mansfield, E., 1996, “Intellectual Property Right Protection and U.S. Foreign Direct

Investment,” Review of Economics and Statistics 78 (2): 181-186. 8 Maskus, K. E., 1998, “The International Regulation of Intellectual Property,” Weltwirtschaftliches

Archiv 134 (2): 186-208. 9 Seyoum, B., 1996, “The Impact of Intellectual Property Rights on Foreign Direct Investment,”

Columbia Journal of World Business 31: 51-59.

1.1.Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc

lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình

nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi

đánh giá tổng quan)

Cho đến nay, vẫn còn rất ít các công trình nghiên cứu về tác động bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế. Nghiên cứu của Kien

(2011)10 tập trung vào đánh giá sự thay đổi môi trường bảo hộ sở hữu trí

tuệ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Kết quả

nghiên cứu của bài viết cho thấy số lượng phát minh chưa nhiều, bản

quyền được cấp chủ yếu cho người nước ngoài. Đồng thời, chế độ bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ chưa chặt chẽ thể hiện tiến bộ công nghệ còn yếu,

chất lượng của các nhà khoa học và các cơ sở nghiên cứu còn thấp, và

đầu tư vào R&D (nghiên cứu và phát triển) chưa thỏa đáng. Mặc dù Việt

Nam đã ban hành khá đầy đủ quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

nhưng việc thực thi còn nhiều hạn chế.

1.2. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc

lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình

nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi

đánh giá tổng quan)

Mối quan hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại đã được

đề cập từ lâu trong các tài liệu về thương mại quốc tế (Flam and

Helpman, 198711; Maskus và Penubarti, 199712). Cho đến nay, đã có

10 Heo, Y. and Kien, T. N., 2011, “Vietnam’s Intellectual Property Landscape from a Regional Perspective”, International Area Studies Review 14(1): 73-104.

11 Flam, H. and Helpman, E., 1987, “Industrial Policy under Monopolistic Competition,” Journal of International Economics 22: 79-102.

12 Maskus, K. E. and Penubarti, M., 1997, “Patents and International Trade,” in Quiet Pioneering: Robert M. Stern and His International Economic Legacy, ed. K. Maskus, et al. (Ann Arbor: University of Michigan Press).

nhiều công trình nghiên cứu về bản chất cũng như chiều hướng tác động

của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương mại (Frink và Primo

Braga, 199713; Maskus, 200014; Al-Mawali, 200515; Wen-Hsien, 200516).

Maskus và Penubarti (1995)17 là hai tác giả đưa ra bằng chứng đầu tiên về

mối quan hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại. Cụ thể là sự

khác nhau về mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia bóp

méo dòng chảy thương mại. Các kết quả nghiên cứu của họ cho thấy việc

tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ có tác dụng thúc đẩy thương mại về mặt

tổng thể. Điều đó có nghĩa là hiệu ứng mở rộng thị trường có chiều hướng

chiếm ưu thế hơn so với hiệu ứng quyền lực thị trường.

Trong số các công trình nghiên cứu trước đây, một số công trình

nghiên cứu có xét đến khả năng bắt chước công nghệ (imitative ability)

và tiềm lực R&D của nước nhập khẩu khi đánh giá tác động của bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ đối với thương mại (Ferrantino, 199318; Maskus và

Penubarti, 1995; Smith, 199919; Smith, 200220; Lui và Lin, 200521). Cụ

thể, Ferrantino (1993) đã phân tích chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với

xuất khẩu, sử dụng số liệu xuất khẩu của Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu của

13 Fink, C. and Primo-Braga, C. A., 2005, “How Stronger Protection of Intellectual Property Rights Affects International Trade Flows,” in C. Fink and K. E. Maskus ed., Intellectual Property and Development: Lessons from Recent Economic Research (pp. 19-40). Washington, DC: The International Bank for Reconstruction and Development/ The World Bank.

14 Maskus, K. E., 2000, Intellectual Property Rights in the Global Economy, Washington, DC: Institute for International Economics.

15 Al-Mawali, N., 2005, “Bilateral Intra-Industry Trade Flows and Intellectual Property Rights Protection: First Empirical Evidence,” Applied Economic Letters 12: 823-828.

16 Wen-Hsien, L. and Ya-Chi, L., 2005, “Foreign Patent Right and High-Tech Export: Evidence from Taiwan,” Applied Economics, 37(13): 1543-1555.

17 Maskus, K. E. and Penubarti, M., 1995, “How Trade-related Are Intellectual Property Rights?,” Journal of International Economics 39: 227-248.

18 Ferrantino, M. J., 1993, “The Effects of Intellectual Property Rights on International Trade and Investment,” Weltwirtschaftliches Archive 129: 300-331.

19 Smith, P. J., 1999, “Are Weak Patent Rights a Barrier to U.S. Exports?,” Journal of International Economics 48: 151-177.

20 Smith, P. J., 2002, “Patent Rights and Trade: Analysis of Biological Products, Medicinals and Botanicals, and Pharmaceuticals,” American Journal of Agricultural Economics 84(2): 495-512.

21 Liu, W. H. and Lin, Y. C., 2005, “Foreign Patent Rights and High-tech Exports: Evidence from Taiwan,” Applied Economics 37: 1543-1555.

Ferrantino cho thấy chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ của các nước nhập khẩu

không ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ. Smith

(1999) đã khẳng định kết quả nghiên cứu này thông qua việc minh chứng

rằng hiệu ứng mở rộng thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của

các công ty của quốc gia nhập khẩu bắt chước công nghệ của quốc gia

xuất khẩu. Để minh chứng được điều này, các quốc gia nhập khẩu trong

mẫu nghiên cứu được chia thành 4 nhóm dựa trên tiêu chí phân loại “khả

năng bắt chước công nghệ”. Bốn biến giả cho 4 nhóm quốc gia này lại

được tương tác với biến “chỉ số bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”. Kết quả

nghiên cứu cho thấy rằng xuất khẩu của Hoa Kỳ rất nhạy cảm với bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ, và chiều hướng tác động hoàn toàn phụ thuộc vào

khả năng bắt chước công nghệ của nước nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu

này cũng được khẳng định lại trong nghiên cứu của Smith (2002), cụ thể

là việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác dụng

kích thích xuất khẩu dược phẩm của Hoa Kỳ sang các quốc gia có khả

năng bắt chước công nghệ, nhưng lại làm giảm kim ngạch xuất khẩu

dược phẩm sang các quốc gia không có khả năng bắt chước công nghệ.

Nghiên cứu của Frink và Primo Braga (2005) cho thấy có mối quan hệ tỷ

lệ thuận giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hàng phi nhiên

liệu. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương

mại hàng công nghệ cao lại không rõ ràng.

Một số nghiên cứu khác lại tập trung vào trình độ phát triển của quốc

gia nhập khẩu khi đánh giá tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối

với thương mại. Cụ thể, Smith (1999) đã đưa ra biến tương tác giữa chỉ

số bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và biến giả về trình độ phát triển của quốc

gia nhập khẩu (nước có mức thu nhập thấp, nước có mức thu nhập trung

bình thấp, nước có mức thu nhập trung bình cao, nước có mức thu nhập

cao). Simth cũng chứng minh được rằng việc tăng cường bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác dụng kích thích xuất khẩu của Hoa Kỳ

sang các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, nhưng lại làm giảm

xuất khẩu của Hoa Kỳ sang các nhóm nước còn lại. Rafiquzzaman

(2002)22 sử dụng phương pháp tương tự để xây dựng 3 biến tương tác.

Những biến tương tác này là kết quả của sự tương tác giữa biến bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ và trình độ phát triển của quốc gia nhập khẩu (quốc

gia có mức thu nhập thấp, quốc gia có mức thu nhập trung bình, quốc gia

có mức thu nhập cao). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, về mặt tổng thể,

việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác dụng

kích thích xuất khẩu hàng chế biến của Canada sang tất cả các nhóm

nước.

Gần đây hơn, Yang và Huang (2009)23 sử dụng mô hình số liệu mảng

động để phân tích độ nhạy trong xuất khẩu của Đài Loan đối với bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ và khả năng bắt chước công nghệ. Kết quả nghiên

cứu cho thấy việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước nhập

khẩu có tác dụng kích thích xuất khẩu của Đài Loan. Điều đó cho thấy

hiệu ứng mở rộng thị trường lớn hơn hiệu ứng quyền lực thị trường trong

trường hợp của Đài Loan. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa khả năng bắt

chước và thương mại lại trái ngược với dự đoán về mặt lý thuyết. Falvey

và các cộng sự (2009)24 sử dụng mô hình số liệu mảng để

phân tích tác động của bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với

thương mại có xét đến trình độ phát triển, khả năng bắt

chước công nghệ và quy mô thị trường của nước nhập

khẩu. Kết quả của công trình nghiên cứu này cho thấy

hiệu ứng mở rộng thị trường lấn át hiệu ứng quyền lực thị

22 Rafiquzzaman, M., 2002, “The Impact of Patent Rights on International Trade: Evidence from Canada,” The Canadian Journal of Economics 35(2): 307-330.

23 Yang, C-H. and Huang, Y-J., 2009, “Do Intellectual Property Rights Matter to Taiwan’s Exports? A Dynamic Panel Approach,” Pacific Economic Review 14 (4): 555-578.

24 Falvey, R., Foster, N. and Greenaway, D.,2009, “Trade, Imitative Ability and Intellectual Property Rights,” Review of World Economics 145 (3): 373-404.

trường. Đối với những quốc gia có ít khả năng bắt chước

công nghệ, việc tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ dẫn

đến hiệu ứng mở rộng thị trường đối với hầu hết các ngành

công nghiệp. Đối với những quốc gia có khả năng cao về

bắt chước công nghệ thì kết quả lại khác nhau giữa các

ngành công nghiệp.

Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận

sau đây. Một là, về mặt lý thuyết, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có tác động

đến thương mại. Tuy nhiên, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

có tác dụng làm tăng hay giảm thương mại vẫn chưa rõ ràng, mà hoàn

toàn phụ thuộc vào sự tương tác giữa hiệu ứng mở rộng thị trường (làm

tăng thương mại) và hiệu ứng quyền lực thị trường (làm giảm thương

mại). Hai là, về mặt nghiên cứu thực nghiệm, việc tăng cường bảo hộ sở

hữu trí tuệ có tác động làm tăng hay giảm thương mại hoàn toàn phụ

thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ba là, nếu nước nhập khẩu là nước

công nghiệp hoặc là nước có khả năng bắt chước công nghệ thì việc tăng

cường bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước ngày thường có tác động làm tăng

thương mại. Ngược lại, nếu nước nhập khẩu là nước chậm phát triển thì

việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở những nước này thường

làm giảm thương mại. Bốn là, chúng ta rất khó có thể phán đoán được tác

động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương mại hàng thâm dụng

R&D (nghiên cứu và phát triển). Lý do là nhóm hàng này là nhóm hàng

rất khó bắt chước. Hơn nữa, nhà sản xuất thường lựa chọn việc cung cấp

những mặt hàng này cho thị trường nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp

nước ngoài hoặc cấp phép kinh doanh.

2.