21
I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 11 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIN NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KHOA HC CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG TI BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S12 THÁNG 12/2015

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

  • Upload
    ledieu

  • View
    219

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

v

[Year]

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 11

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG TỚI

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

SỐ 12 –THÁNG 12/2015

Page 2: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư công nghệ

Theo ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư

vào lĩnh vực chuyển giao công nghệ để tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, nhập khẩu vào các

thị trường khó tính, trong sân chơi hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngày 24/11, tại Khách sạn Victory, TP.HCM đã diễn ra

Hội thảo Chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN)

tham gia đầu tư nghiên cứu ứng dụng, phát triển và

chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực NN&PTNT, do

Bộ NN&PTNT chủ trì.

Đại diện các Bộ KHCN, Bộ Tài Chính, Bộ Công

Thương, Tổng cục Hải quan, đại diện các sở, ban,

ngành địa phương 16 tỉnh Bình Dương, Sóc Trăng,

Long An, Đồng Nai, Lâm Đồng…và hơn 20 đơn vị,

DN, Tập đoàn, Tổng Công ty trong lĩnh vực nông

nghiệp đã tham gia hội thảo.

Tại hội thảo, nhiều DN nêu ý kiến nên có chính sách thiết thực hơn giúp các DN nông nghiệp trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là hỗ trợ DN về đất đai, thuế, tài chính, vay vốn ngân hàng, đầu tư cơ

sở hạ tầng… Đặc biệt cần có cơ chế ưu đãi để hỗ trợ DN trong chuyến giao công nghệ KHKT vào sản

xuất.

ừng.

THẾ GIỚI

Bộ ba cường quốc cao su ASEAN sẽ kết nạp Việt Nam

Một hội nghị bộ trưởng giữa Indonesia, Malaysia và Thái Lan, ba thành viên trong Hội đồng Cao su quốc

tế ba bên (ITRC), đã nhóm họp hồi đầu tháng 12 để bàn về việc kết nạp VN vào liên minh này.

ITRC quy tụ 3 quốc gia canh tác và sản xuất cao su hàng đầu khu vực, hiện cung cấp 67% sản lượng cao

su tự nhiên toàn thế giới. Việc gia nhập của VN không chỉ khiến các thành viên ITRC phải đổi tên “ba

bên” thành “bốn bên”, mà còn giúp nhóm này nâng thị phần xuất khẩu cao su, dự kiến chiếm đến 76%

tổng sản lượng toàn cầu.

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT I

TIÊU ĐIỂM THÁNG 12

II

Page 3: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

“Đây sẽ là bước tiến lớn để đẩy mạnh vị thế của các nước sản xuất

cao su trong khu vực. Chúng tôi cam kết duy trì sự cân bằng về cung

– cầu trong ngành cao su cho thị trường thế giới”, đại diện của

Indonesia phát biểu tại cuộc họp diễn ra tại Jakarta.

Theo các chuyên gia kinh tế sản lượng cao su của Indonesia đã giảm

mạnh trong năm qua, gây ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu và

khiến giá cao su có thể tăng cao trong thời gian tới.

Trung quốc thỏa thuận mua gạo và cao su Thái Lan

Đại diện Chính phủ Thái Lan vừa ký với đại diện Chính phủ Trung Quốc một bản ghi nhớ về việc bán

một triệu tấn gạo mới thu hoạch và 200.000 tấn mủ cao su cho các

công ty Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, số gạo trên sẽ được bán

cho Tổng công ty Ngũ cốc, dầu và thực phẩm (COFCO) của Trung

Quốc. Còn công ty Trung Quốc đứng ra mua số mủ cao su là Tổng

công ty Hóa chất Trung Quốc (Sinochem). Việc giao nhận gạo và

cao su sẽ được bắt đầu vào năm 2016.

Việc ký kết thỏa thuận mua bán nông sản này được diễn ra cùng ngày với việc hai nước ký một bản ghi

nhớ khác khẳng định các cam kết trong dự án hợp tác xây dựng tuyến đường sắt từ Bangkok đến Nong

Khai. Dự kiến ngày 19/12/2015 tới hai bên sẽ tiến hành lễ khởi công Trung tâm điều khiển dự án.

VIỆT NAM

Xuất khẩu cao su 11 tháng tăng về lượng nhưng giảm về giá trị

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 11 đạt 108

nghìn tấn với giá trị đạt 134 triệu USD. Với ước tính này, 11 tháng 2015, xuất khẩu cao su đạt 983 nghìn

tấn, giá trị đạt 1,35 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm

2014.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2015 đạt 1.401

USD/tấn, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc,

Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn

nhất của Việt Nam trong 10 tháng, chiếm 72,36% thị phần. Giá trị

xuất khẩu cao su trong 10 tháng ở 10 thị trường chính của Việt

Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.

Trong khi đó, ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng

11/2015 đạt 28 nghìn tấn với giá trị đạt 44 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 11

năm 2015 đạt 345 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 584 triệu USD, tăng 17,1% về khối lượng nhưng lại

giảm 0,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu từ các nước như Hàn

Quốc (chiếm 20%), Nhật Bản (15,8%) và Campuchia (11,8%). Thị trường có giá trị tăng mạnh so với

cùng kỳ là Indonesia tăng gấp 2,6 lần về khối lượng và 2,2 lần về giá trị, tiếp theo là thị trường Malaixia

tăng 37,3% về khối lượng và tăng 25,9% về giá trị.

Tại thị trường trong nước, giá cao su nguyên liệu trong nước tiếp tục giảm trong tháng 11. Tại Bình

Phước, giá thu mua mủ cao su tạp 32 độ/kg giảm từ 7.040 đồng/kg xuống còn 6.400 đồng/kg. Giá cao su

Page 4: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh giảm trong ngày 13/11, sau đó hồi phục trở lại. Cụ

thể, cao su SVR 3L giảm từ 25.400 đồng/kg (12/11) xuống 25.300 đồng/kg (13/11), sau đó tăng lên

25.500 đồng/kg (18/11); cao su SVR10 giảm từ 25.100 đồng/kg xuống 25.000 đồng/kg, và hiện ở mức

25.100 đồng/kg.

Hội nghị cao su toàn cầu 2015: Hướng đến sự phát triển bền vững

Ngày 4/12, tại Trung tâm Hội nghị ADORA, quận 7, TP.HCM đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị và Triển

lãm cao su toàn cầu GRC 2015 với chủ đề “Hợp tác vì một tương lai bền vững”.

Tham dự Lễ khai mạc có ông Hà Công Tuấn – Thứ

trưởng Bộ NN&PTNT; ông Trần Tuấn Anh – Thứ

trưởng Bộ Công Thương; bà Sheela Thomas – Tổng

thư ký Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên;

ông Stephen Evans – Tổng thư ký Tổ chức Nghiên cứu

Cao su quốc tế; ông Abdul Aziz Kadiz – Chủ tịch Tập

đoàn Confexhub; ông Trần Ngọc Thuận – Chủ tịch

Hiệp hội Cao su VN (VRA), Tổng giám đốc VRG và

200 đại biểu đến từ 25 quốc gia.

Hội nghị cao su toàn cầu 2015 diễn ra trong thời gian 3

– 5/12, đây là lần thứ 3 Hội nghị cao su toàn cầu diễn

ra tại Việt Nam. Hội nghị này được kết nối với buổi Họp mặt doanh nhân Cao su Việt Nam ngày 4/12

trong khuôn khổ của Hội nghị quốc tế ngành hàng cao su xuất khẩu thuộc Chương trình Xúc tiến thương

mại quốc gia do VRA tổ chức, nhằm tăng cường quan hệ với khách hàng thân thiết và tiếp xúc với khách

hàng mới tiềm năng.

Trong lễ khai mạc Hội nghị, BTC đã trao giải thưởng GRC – Wickham cho ông Lê Mậu Túy – Trưởng

Bộ môn giống – Viện Nghiên cứu cao su đã có thành tích xuất sắc trong việc đổi mới công nghệ và ông

Nguyễn Thành Được – Phó TGĐ Công ty TNHH MTV CS Dầu Tiếng đã có thành tích trong thương mại

hóa công nghệ.

Với chủ đề “Hợp tác vì tương lai bền vững”, tại Hội nghị có 6 phiên họp với 21 báo cáo chuyên đề được

diễn ra xuyên suốt Hội nghị, tập trung vào các chủ đề chính: Triển vọng ngành cao su thế giới: cung, cầu

và xu hướng giá năm 2016; Thị trường, chính sách và đổi mới trong ngành sản xuất sản phẩm nhúng;

Ngành lốp xe thế giới: Triển vọng, cơ hội và chiến lược phát triển bền vững; Qũy hỗ trợ và phát triển

ngành cao su thiên nhiên; Khuôn khổ thị trường cao su: Thực trạng và định hướng; Sáng kiến, khoa học

và công nghệ: Giải pháp hướng đến nguyên liệu chất lượng.

Tiếp tục điều chỉnh suất đầu tư trong năm 2016

Tiếp tục quản lý chặt suất đầu tư, tiết giảm giá thành, thực hiện tốt các cơ chế chính sách, chăm lo cho đời

sống NLĐ là những nội dung chính được lãnh đạo VRG quán triệt trong cuộc họp Trưởng, Phó ban VRG

ngày 16/12.

TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận khẳng định: “Tiết giảm suất đầu tư là

yêu cầu bắt buộc, vì vậy phải thực hiện quyết liệt, nếu giữ nguyên

suất đầu tư như cũ thì sẽ không hiệu quả. Dự báo năm 2016 còn

nhiều khó khăn. VRG đưa ra kịch bản giá thành 25 triệu đồng/tấn,

giá bán 26 triệu đồng/tấn nên cần tiếp tục điều chỉnh suất đầu

tư cho phù hợp”.

Page 5: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

TGĐ Trần Ngọc Thuận nhấn mạnh: Năm 2016, Tập đoàn tiếp tục thực hiện chủ trương quản lý chặt suất

đầu tư, tiết giảm giá thành, thực hiện tốt các cơ chế chính sách. TGĐ cũng chỉ đạo các đơn vị tập trung

chăm lo tốt đời sống CBCNV-LĐ, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Năm 2016, VRG quyết liệt trong việc thực hiện cổ phần hóa các đơn vị theo kế hoạch đề ra và tiếp

tục đẩy mạnh thoái vốn. Cùng với đó, giám sát các đơn vị thực hiện chủ trương giảm suất đầu tư, nâng

cao hiệu quả sử dụng đất, xen canh trên vườn cây cao su. Đồng thời, chú trọng tăng cường củng cố chất

lượng vườn cây, chỉ trồng mới ở những khu vực đặc thù, áp dụng cơ cấu giống mới trên vùng tái canh,

trồng mới. Về khai thác, VRG chỉ đạo mở rộng diện tích cạo D4, thí điểm chế độ cạo D5, D6.

Tháng 12, cao su xuất khẩu đạt 137 nghìn tấn, nhập khẩu 36 nghìn tấn

Khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 12/2015 ước đạt 137 nghìn tấn giá trị đạt 156 triệu

USD. Với ước tính này năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 1,13 triệu tấn, giá trị đạt 1,52 tỷ USD, tăng 6,1%

về khối lượng nhưng giảm 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11

tháng đầu năm 2015 đạt 1.377 USD/tấn, giảm 18,74% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc, Malaysia

và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2015,

chiếm 72,73% thị phần. Giá trị xuất khẩu cao su trong 11 tháng đầu năm 2015 ở 10 thị trường chính của

Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 12 đạt 36 nghìn tấn với giá trị đạt 52 triệu

USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 12 tháng năm 2015 đạt 385 nghìn tấn, giá trị nhập

khẩu đạt 641 triệu USD, tăng 17,8% về khối lượng nhưng lại giảm 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm

2014. Thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc (chiếm 20%), Nhật Bản (15,9%)

và Campuchia (11,6%). Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ là Indonesia tăng gấp 2,8 lần về

khối lượng và 2,5 lần về giá trị, tiếp theo là thị trường Malaixia tăng 35,6% về khối lượng và tăng 27,1%

về giá trị.

VRG thanh lý 30.000 ha cao su năm 2016

Viettrade đánh giá việc hợp tác giữa ngành chế biến gỗ và ngành cao su được coi là điểm sáng của năm

2015. Dự kiến, hết năm nay và thậm chí cả trong năm 2016, tình hình vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích

cực. Viettrade cho rằng, thông thường, chu kỳ trồng cao su khai thác mủ được khoảng 25 năm, có vùng

chỉ dao động từ 18-20 năm là lượng mủ kém đi. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ chuyển sang khai thác gỗ cao su

và tiến hành tái canh.

Bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam,

trong năm 2016, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến sẽ

thanh lý khoảng 30 nghìn ha cao su đã hết thời gian khai thác mủ để

khai thác gỗ, lượng gỗ khai thác dự kiến lên tới 8-9 triệu m3 nên gỗ

cao su càng dư thừa.

Do đó, theo bà Hoa, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói

riêng và các doanh nghiệp trong ngành cao su mong muốn các doanh

nghiệp chế biến gỗ sử dụng ngay nguyên liệu gỗ cao su trong nước,

vừa giúp tiết kiệm chi phí lại giải quyết phần nào khó khăn cho ngành

cao su. Đây chính là giải pháp góp phần giải quyết vướng mắc cho cả

đôi bên. Gỗ cao su cũng đã được khai thác và sử dụng làm đồ nội thất xuất khẩu sang các thị trường Hoa

Kỳ và Nhật Bản.

Bà Hoa đề nghị trước mắt cần có một lộ trình phù hợp và những chương trình làm việc, xây dựng các kế

hoạch cụ thể để doanh nghiệp hai bên hiểu nhau nhiều hơn và tin tưởng vào sự hợp tác thành công trong

tương lai.

Page 6: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo dự báo của Bộ Công thương, năm 2015 thị trường xuất khẩu đồ gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ

USD, tăng 7% so với năm 2014. Không chỉ xuất khẩu, thị trường nội địa cũng có sự tăng trưởng khả quan

khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ trong nước cũng đang ngày càng tăng.

Với tình hình hiện nay, khi nguồn nguyên liệu gỗ rất khó khăn thì giải pháp kết hợp với ngành cao su chỉ

là tạm thời. Về lâu dài, theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản cho rằng, Chính phủ cần điều chỉnh cơ cấu rừng

trồng cho phù hợp, ổn định khoảng 3,8 triệu ha rừng trồng sản xuất vào năm 2020, nâng cao chất lượng

rừng để đạt sản lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó có 40% là gỗ lớn.

Chính phủ cũng cần xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ tập trung ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ và

Duyên hải Nam Trung Bộ để cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ cho các khu vực gần nhà máy và cung cấp

nguyên liệu gỗ lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ tại địa phương và khu vực lân cận.

Cần quy chuẩn quốc gia để giám sát chất lượng cao su

Chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên VN hiện nay đã tốt nhưng chưa đồng đều, đó là đánh giá chung

tại Hội thảo Nâng cấp quản lý chất lượng cao su VN thời kỳ hội nhập. Để quản lý chất lượng cao su được

tốt hơn, đảm bảo công tác tiêu thụ, nâng cao giá trị và thương hiệu trên thị trường, đã đến lúc cần Quy

chuẩn quốc gia.

Đến nay, để quản lý chất lượng, tiêu chuẩn mặt hàng

cao su thiên nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ có 2

văn bản ban hành năm 2005 và 2013. Ngoài ra,

VRG còn có 8 văn bản tiêu chuẩn cơ sở về

Quy trình công nghệ chuẩn chế biến một số chủng

loại sản phẩm cao su.

“Trong quá trình cung cấp sản phẩm cao su ra thị

trường, phát sinh một số vấn đề như yêu cầu của

khách hàng bằng hoặc cao hơn ISO. Vấn đề cạnh

tranh trong khu vực với yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn trong ASEAN, cạnh tranh trên sân nhà do cao su nhập

khẩu có thuế suất bằng 0%. Vì vậy, cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cao su VN trong quá

trình hội nhập”, Tiến sỹ Trần Thị Thúy Hoa – Chánh Văn phòng Hiệp hội Cao su VN (VRA), cho biết.

Trước yêu cầu trên, bà Hoa đề xuất giải pháp, cần phải cập nhật tiêu chuẩn cao su thiên nhiên VN hài hòa

ASEAN và ISO; xây dựng Quy chuẩn VN về nguyên liệu và nhà máy; tăng cường số phòng Vilas kiểm

nghiệm chất lượng (hiện nay có 26 phòng). Đặc biệt, nên nâng cấp Phòng Kiểm nghiệm của Viện Nghiên

cứu Cao su VN (RRIV) làm phòng tham chiếu quốc gia về kiểm tra chất lượng cao su. Giao Viện được ủy

quyền cấp chứng chỉ kiểm nghiệm cao su xuất khẩu, giữ chuẩn cho ngành cao su VN và tham gia

hệ thống phòng tham chiếu ASEAN.

Phát biểu tại Hội thảo Nâng cấp quản lý chất lượng cao su VN thời kỳ hội nhập, do VRA và RRIV phối

hợp tổ chức ngày 24/11, ông Đặng Việt Yên – Phó phòng Quản lý chất lượng, Cục quản lý chất lượng

Nông lâm sản và thủy sản, cho rằng nguyên liệu đầu vào tốt thì chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ tốt. Chất

lượng sản phẩm chịu những yếu tố tác động như thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; sản phẩm do thị

trường quyết định nên yêu cầu chất lượng phải cao.

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

Page 7: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đồng ý với quan điểm trên, ông Võ Hoàng An – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VRA, cho biết để quản

lý được chất lượng sản phẩm cao su VN, một trong những vấn đề quan trọng, ngành cao su phải có cơ

quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về cao su. Cơ quan này sẽ quản lý chất lượng cao su khi xuất khẩu,

quản lý nguồn nguyên liệu đầu về tiêu chuẩn chất lượng, quản lý tiêu chuẩn của các nhà máy chế biến

theo quy hoạch vùng, quy hoạch của các địa phương. Để từ đó, có sự hài hòa cho phát triển cả về cao su

thiên nhiên và sản phẩm cao su, hướng đến phát triển bền vững.

“VRA đã có đề án, đề xuất với các Bộ, Ngành, Cục thống nhất xây dựng mô hình quản lý chất lượng cao

su VN. Trong tháng 12 này sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên ngành về vấn đề này”, ông An cho hay.

Ông An còn cho biết thêm, tiêu chuẩn cao su VN hiện nay đã có. Tiêu chuẩn này cũng tương đương tiêu

chuẩn của các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Tiêu chuẩn này

đang được đề xuất trở thành Quy chuẩn quốc gia để các doanh nghiệp sản xuất cao su có một quy chuẩn

chung thực hiện. Hai năm qua, VRA rất tích cực trong việc xây dựng thương hiệu cao su VN.

Đến nay, Hiệp hội đã xây dựng được thương hiệu cao su VN. Trong thời gian tới, tất cả các sản phẩm cao

su khi xuất khẩu ra khỏi VN đều mang thương hiệu cao su VN, đạt chất lượng chuẩn quốc gia.

“Đêm đen” của ngành cao su sắp kết thúc

Ngành cao su thế giới và Việt Nam đang bị suy giảm nặng cả về về sản lượng và giá trị thương mại song

theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới, thị trường cao su có thể sẽ sớm hồi phục vào

đầu năm 2016.

Ngành cao su thế giới đang phải chịu đựng những đợt

suy giảm nặng nề về giá do ảnh hưởng mạnh mẽ từ

sự suy thoái của ngành sản xuất ô tô của Trung Quốc,

quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới. Tuy nhiên,

“đêm đen” của ngành cao su có thể sắp kết thúc khi

giá cao su thế giới được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

dự báo sẽ chạm đáy vào quí 4 năm 2015 trước khi

phục hồi trở lại bắt đầu từ năm 2016, trong khi Ngân

hàng Thế giới (WB) cũng dự báo giá cao su sẽ phục

hồi từ nay đến năm 2025. Theo dự báo mới nhất của

WB, giá cao su RRS3 (**) năm 2015 sẽ chạm đáy

với mức giá bình quân là 1,5 đô la Mỹ/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54 đô

la Mỹ/kg, đến 2025 là 2,09 đô la Mỹ/kg.

Cơ sở để IMF và WB đưa ra các dự báo trên gồm:

Thứ nhất, nguồn cung cao su thế giới được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do các quốc gia sản xuất

cao su lớn trên thế giới đã có những chính sách kìm hãm sản lượng. Thái Lan đang áp dụng chính sách

giảm diện tích trồng cao su và hạn chế cạo mủ. Nông dân Ấn Độ và Indonesia cũng đang chặt cây cao su

để trồng cây khác hoặc bán gỗ cao su để bù đắp thu nhập khi giá cao su liên tục ở mức thấp. Năm 2015,

Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan ước tính sản lượng mủ cao su sẽ đạt 4,2 triệu tấn, giảm từ mức

4,4 triệu tấn năm 2014. Đồng thời, ảnh hưởng của El Nino trong cuối năm 2015 – giữa năm 2016 được dự

báo gây tình trạng khô hạn và thiếu nắng tại Thái Lan, Indonesia sẽ làm giảm sản lượng mủ. Sản lượng

cao su của Indonesia được dự báo giảm 10% vào năm 2016 do El Nino, khói bụi cháy rừng và nông dân

giảm cạo mủ. Tính đến cuối tháng 8-2015, sản lượng cao su thế giới đã giảm 1,7% so với cùng kỳ năm

2014.

Thứ hai, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới đang tổ chức thực hiện liên kết, quản lý

Page 8: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

nguồn cung cân đối phù hợp với nhu cầu thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và các tác nhân

khác trong ngành cao su. Tại phiên họp đặc biệt cấp bộ trưởng của Hiệp hội các nước sản xuất cao su

thiên nhiên vừa qua tại Malaysia, các bộ trưởng đã nhất trí giao cho Ban thư ký Hiệp hội thành lập nhóm

chuyên gia nghiên cứu thị trường, sớm đưa ra các giải pháp hiệu quả để cân đối cung – cầu, ổn định giá cả

trên thị trường và đặc biệt thành lập sàn giao dịch chung để quản lý nguồn cung và điều phối thị trường

cao su.

Thứ ba, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc đang dần phục hồi sẽ có tác động tích cực đến

cầu tiêu thụ cao su trên thế giới. Số lượng ô tô được sản xuất trong 10 tháng đầu năm 2015 của Trung

Quốc đạt 1.923 nghìn chiếc, tăng 0,02% so với cùng kì năm trước và số lượng bán ra đạt 1.927,8 nghìn

chiếc, tăng 1,51% so với cùng kì năm trước . Đáng chú ý, năm 2015 ngành sản xuất ô tô năng lượng mới

của Trung Quốc rất phát triển với số lượng sản xuất tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước và thay Mỹ

trở thành nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ ô tô năng lượng mới.

Thứ tư, tồn kho cao su thế giới đã giảm đáng kể. Tính tới cuối tháng 7 năm 2015, lượng tồn kho cao su

thế giới là 1.845 triệu tấn, giảm từ 2063 triệu tấn từ cuối năm 2014.

Với tương lai khả quan của ngành cao su thế giới, xuất khẩu cao su của Việt Nam được kỳ vọng có triển

vọng tốt hơn trong năm 2016, dù giá trị xuất khẩu trong năm 2015 vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Trong 10

tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 874,3 nghìn tấn về lượng và 1,23 tỉ đô la Mỹ về

giá trị, tương đương tăng 8,2 % về lượng, nhưng giảm 12,8% về giá trị so với cùng kỳ 2014 do giá giảm.

Lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng chủ yếu nhờ sự phục hồi của thị trường Trung Quốc. Cụ thể,

lượng xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc tăng 18,8% so với cùng kì năm trước và xuất sang

Hoa Kì tăng 9,8%. Dự báo năm 2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam có thể đạt 1,1 triệu tấn,

tăng nhẹ khoảng 3,2% về lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,6 tỉ đô la Mỹ, giảm khoảng 10% so

với năm 2014.

Doanh nghiệp lốp xe đã đến lúc tăng tốc?

Giá cao su nguyên liệu chưa hồi phục, tiêu thụ ô tô tăng trưởng khá, hạ tầng giao thông được cải

thiện, các tuyến đường cao tốc được khai thác sẽ là điều kiện thuận lợi hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của

các DN săm lốp.

Trong những năm qua, ngành sản xuất săm lốp

có mức tăng trưởng khá mạnh. Bằng chứng là rất

nhiều dự án sản xuất quy mô lớn đã được các DN đưa

vào hoạt động ở nhiều tỉnh – thành.

Đơn cử như sau nhà máy tại KCN Hố Nai (Đồng

Nai) với vốn 100 triệu USD hoạt động vào năm 2010,

vào cuối tháng 9 vừa qua, Kenda – nhà đầu tư đến từ

Đài Loan đã nhận giấy phép đầu tư nhà máy sản xuất

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH IV

Page 9: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

vỏ, ruột xe thứ 2 tại VN, với vốn đầu tư 160 triệu USD, nhà máy đặt tại KCN Giang Điền (Đồng Nai), dự

kiến có 4.000 – 5.000 lao động. Nhà máy sẽ sử dụng cao su nguyên liệu từ Đồng Nai để sản xuất vỏ, ruột

xe xuất khẩu (XK).

Trước Kenda, cuối năm 2014, Công ty Sản xuất lốp xe Bridgestone VN (thành viên của Tập đoàn

Bridgestone Nhật Bản) đã khánh thành nhà máy sản xuất lốp xe radial (lốp không săm) tại KCN Đình Vũ

(Hải Phòng), có vốn đầu tư lên đến gần 448 triệu USD với sản lượng 6.000 lốp ô tô/ngày. Vào cuối năm

nay, nhà máy này sẽ nâng quy mô sản xuất lên 10.000 lốp/ngày. Tập đoàn Bridgestone Nhật Bản cho biết

sẽ tiếp tục đầu tư vốn để Bridgestone VN nâng công suất nhà máy lên 25.000 lốp/ngày vào nửa đầu năm

2016 và 49.000 lốp/ngày trong nửa cuối năm 2017.

Cùng với hai nhà đầu tư Nhật Bản và Đài Loan, trước đó, Công ty Săm lốp Kumho Tire (thành viên của

Tập đoàn Kumho Asiana – Hàn Quốc) đã đầu tư thêm 100 triệu USD (vốn ban đầu 200 triệu USD) để mở

rộng nhà máy sản xuất vỏ xe tại Bình Dương, nâng công suất nhà máy từ 3,3 triệu vỏ/năm lên 5 triệu

vỏ/năm.

Trước áp lực từ các nhà đầu tư nước ngoài, các DN trong nước cũng không thể ngồi yên nhìn ngó. Một số

DN đã mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất với công nghệ hiện đại hơn. Trong đó, tiêu biểu là Công ty CP

Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) và Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC).

Với sản lượng cao su nguyên liệu lên đến 1 triệu tấn/năm, VN được đánh giá là thị trường “ngon ăn” để

các nhà đầu tư nước ngoài dốc vốn đặt nhà máy. Bên cạnh nguồn nguyên liệu dồi dào, thì giá lao động rẻ

và thuế XK săm lốp chỉ 0%, đang là lợi thế cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ngoài những

yếu tố trên thì xu hướng tiêu thụ ô tô đang tăng nhanh tại VN cũng rất hấp dẫn ác DN sản xuất săm lốp.

Đặc biệt là đến đầu năm 2018 khi thuế nhập khẩu ô tô sẽ giảm mạnh, dự báo thị trường VN sẽ bùng nổ về

tiêu thụ cao su, kéo theo nhu cầu sử dụng săm lốp sẽ tăng theo.

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô VN, sau 2 năm sụt giảm, năm 2014, đã có hơn 158.000 xe ô tô được

bán ra, tăng 43% so với năm 2013 và năm nay dự kiến đạt 200.000 xe. Dự báo này là có cơ sở vì 8 tháng

đầu năm nay, thị trường ô tô đã tiêu thụ đến hơn 142.000 xe. Chỉ riêng tại TP.HCM, theo số liệu thống kê

từ Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, trong 10 tháng của năm 2015, TP.HCM có 41.774 xe ô tô đăng ký

mới. Tính bình quân mỗi ngày tại TP.HCM có thêm 139 ô tô lưu thông ra đường, tăng 39% so với mức

bình quân cùng kỳ của năm 2014.

Dự báo của Bộ Công Thương cho biết, mức tiêu dùng ô tô sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, đặc

biệt là khi nhiều FTA có hiệu lực. Cụ thể, vào năm 2025, nhu cầu ô tô của Việt Nam sẽ đạt khoảng

800.000 – 900.000 xe và tới năm 2030 sẽ tăng lên 1,5 – 1,8 triệu chiếc. Quy định tăng tỷ trọng xe sản

xuất, lắp ráp trong nước sẽ tạo ra dư địa tăng trưởng cho tiêu thụ săm lốp trong nước. Với tình hình đó, dự

báo trong năm nay và các năm tới, doanh số lốp xe ô tô có khả năng tăng trưởng khá, đặc biệt là lốp

radial.

Cần đồng bộ hóa các giải pháp để nâng tầm thương hiệu Cao su VN

Ngày 11/12, tại TP.HCM, Cục chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), Cục Hóa

chất (Bộ Công thương) kết hợp với Hiệp hội Cao su VN (VRA) và VRG tổ chức Hội nghị Đẩy mạnh chế

biến và tiêu thụ cao su thiên nhiên.

Hội nghị tập trung vào các báo cáo xoay quanh các vấn đề chính: Thực trạng sản xuất chế biến, tiêu thụ

cao su thiên nhiên. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ; Đánh giá thực trạng phát triển

sản xuất sản phẩm cao su và định hướng phát triển sản xuất sản phẩm cao su VN đến năm 2025 và tầm

nhìn 2035; Kết quả hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ cao su thiên nhiên của VRG và định hướng

Page 10: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

đến năm 2030; Giới thiệu Quy chế sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Cao su Việt Nam và kế hoạch triển

khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng thương hiệu ngành.

Tại Hội nghị, tiến sỹ Trần Thị Thúy Hóa – Chánh Văn phòng VRA, khẳng định thương hiệu Ngành Cao

su VN là giải pháp để góp phần nâng cao uy tín của ngành cao su VN, tăng cường năng lực cạnh tranh, tái

cấu trúc ngành theo hướng đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Với ý

nghĩa đó, cuối năm 2014, VRA đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ cho Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam/Viet Nam Rubber” tại Cục Sở hữu trí tuệ với

Logo và Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

“Sau khi nhận được văn bằng bảo hộ tại VN về quyền

sở hữu Nhãn hiệu, VRA đã nghiên cứu đăng ký quốc tế

phù hợp với tình hình thực tiễn và tiềm năng xuất khẩu

cao su của VN. Hiệp hội đã xây dựng lộ trình và hiện

đang tiến hành đăng ký quốc tế để bảo hộ quyền sở hữu

Nhãn hiệu tại các quốc gia thuộc các thị trường mục tiêu

của VN”, tiến sỹ Hoa cho biết.

Theo tiến sỹ Lưu Hoàng Ngọc – Phó Cục trưởng Cục

Hóa chất, quy hoạch phát triển sản xuất sản phẩm cao su

VN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trên quan điểm phát triển sản xuất các sản phẩm cao su trên

cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tăng cường và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu

trong nước, phát huy những lợi thế và tiềm năm phát triển.

“Mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su giai

đoạn 2015 – 2020 đạt 14 – 15%; giai đoạn 2021 – 2025 đạt 15% và 12% trong giai đoạn 2026 – 2035.

Phấn đấu đến năm 2020, hầu hết các cơ sở sản xuất sản phẩm cao su có nhu cầu sử dụng nguyên liệu cao

su thiên nhiên sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất”, ông Ngọc đề xuất.

VN là quốc gia có tốc độ tăng năng suất đứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên sản lượng cao su thiên nhiên

sơ chế cung cấp cho chế biến sản phẩm công nghiệp cao su trong nước tăng trưởng chậm. Trong khoảng

thời gian 2009 – 2014, tiêu thụ cao su trong nước chiếm khoảng trên 17% sản lượng khai thác trong nước.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do quy mô sản xuất trong nước chưa cao, chất lượng cao su thiên

nhiên không phù hợp và chất lượng không ổn định. Đây là vấn đề được các nhà sản xuất và nhà tiêu thụ

cao su quan tâm hàng đầu.

Kỳ tích Chư Sê Kampong Thom

18.204 ha đất rừng tạp thuộc địa phận 3 tỉnh Kampong Thom, Siêm Riệp và Preh Vihear, Vương quốc

Campuchia chỉ trong vòng 5 năm đã được biến thành một vùng cao su bát ngát, xanh rì. Một kỳ tích mà

không phải ai cũng nghĩ đến được.

Năm 2010 khởi đầu với 2.028 ha, năm 2011 là 3.501 ha, năm

2012 tăng lên 3.814 ha, năm 2013 nhiều nhất với 4.539 ha và

CÔNG TY TRONG NGÀNH V

Page 11: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

năm 2014 kết thúc dự án với 2.385 ha. Tổng cộng 16.268,68 ha cao su bạt ngàn là thành quả đáng tự hào,

là niềm khâm phục khi nhắc đến Công ty CPCS Chư Sê Kampong Thom.

Năm 2010, công ty đã ký kết hợp đồng tô nhượng với Chính phủ Campuchia với tổng dự án 18.204 ha đất

để trồng cao su. Theo quy định của Chính phủ nước bạn, một dự án chỉ quy mô tối đa 10.000 ha, với

diện tích này, công ty phải chia thành 2 dự án để quản lý.

Vào mùa trồng mới, tất cả cán bộ văn phòng công ty đều được huy động 100% xuống dự án, bám rừng,

bám lô kiểm tra giám sát. Mỗi buổi chiều kết thúc ngày trồng mới, tất cả đều phải tập trung họp, đánh giá

lại công việc đã thực hiện, kịp thời điều chỉnh nếu thiếu sót.

Một điểm khác thể hiện sự sáng tạo trong cách làm của công ty là linh hoạt trong cách trồng. Thay vì

trồng xong mới tủ bồn như các đơn vị khác, công ty tiến hành làm bồn trước, lấp đất phẳng sau đó mới

tiến hành trồng. Phương pháp này vừa giúp vườn cây đồng đều, đạt chất lượng cao vừa tận dụng được

nguồn lao động tranh thủ làm bồn trong lúc ngưng trồng do thời tiết không thuận lợi.

Trong công tác trồng mới, chất lượng vườn cây là yếu tố sống

còn.Theo đánh giá của Ban Quản lý Kỹ thuật Tập đoàn, chất

lượng vườn cây công ty thuộc diện đồng đều nhất với 93% vườn

cây đạt loại A. Mặc dù trồng trên đất xám nhưng mật độ vườn

cây bình quân đạt đến 99,87%. Với chất lượng vườn cây này,

công ty hoàn toàn có khả năng đưa vào khai thác sau 6 năm

trồng, vượt 1 năm so với quy trình Tập đoàn ban hành.

Sắp tới, khi vườn cây được đưa vào khai thác, công ty sẽ xây

dựng khu dân cư trung tâm với diện tích 400 ha, nhằm tạo cho người lao động có chỗ ở ổn định. Đây

là chiến lược lâu dài để thu hút cũng như giữ chân người lao động. Ngoài khu dân cư sẽ là trạm xá, trường

học, chùa, điện, nước cùng với các chế độ đãi ngộ như phương tiện sinh hoạt, các hoạt động văn hóa theo

phong tục của người Campuchia để công nhân gắn bó với vườn cây, gắn bó với công việc…

Không chỉ thế, công ty còn xây dựng hoàn chỉnh 8 cụm nông trường, ổn định nơi làm việc, ăn, ở, sinh

hoạt cho CBCNV nông trường. Hiện công ty đã xây dựng hoàn thành khu phụ trợ trụ sở công ty khang

trang sạch đẹp với dãy nhà vừa ở vừa làm việc cho cán bộ chuyên môn người Việt.

Hiện công ty có 164 CBCNV người Việt sang làm việc tại đây, hầu hết là cán bộ trẻ, xông pha nơi vùng

đất mới để gầy dựng màu xanh cao su trên nước bạn. Dự kiến khi vườn cây được khai thác, công ty sẽ

xây dựng trụ sở làm việc hoàn chỉnh, xứng với quy mô, tầm vóc dự án. Lãnh đạo Tập đoàn từng đánh giá

đây là dự án điểm, là mô hình mà từ trước đến nay chưa có một đơn vị nào

làm được.

2017 công ty sẽ đưa diện tích 2.000 ha cao su đầu tiên vào khai thác. Nếu giá mủ thuận lợi sẽ mở miệng

cạo lên đến 5.000 ha bởi diện tích trồng năm 2011 đã đủ tiêu chuẩn đưa vào khai thác. Hiện tại công ty

đang chuẩn bị quy hoạch mặt bằng để xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su. Nhà máy có tổng công suất

35.000 tấn/năm, nếu hoạt động hết công suất sẽ lên đến 45.000 tấn/năm, sẽ là nhà máy có công suất lớn

nhất ngành.

Tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp VRG

Page 12: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ông Huỳnh Trung Trực – Phó TGĐ VRG, cho biết VRG sẽ làm việc với các địa phương để đề xuất

kiến nghị, giãn thời gian trả tiền thuê đất. Ông lưu ý việc thanh lý cao su để triển khai làm KCN phải hợp

lý.

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo tình hình hoạt động SXKD

và các khó khăn, đề xuất kiến nghị, ông Lê Xuân Hòe cho

biết đây là lần đầu tiên VRG họp để nghe các KCN báo cáo

những khó khăn vướng mắc. Ông nhấn mạnh, nhiệm vụ

quan trọng sắp tới của các KCN vẫn là kêu gọi, thu hút đầu

tư. Những KCN phát triển tốt như Nam Tân Uyên tiếp tục

phát huy. Một số KCN đang phát triển hiệu quả như Bình

Long, Minh Hưng III. Còn KCN Tân Bình tuy mới nhưng

bước đầu có triển vọng.

Các đơn vị cần nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh KCN theo nhiều

kênh thông tin. Phó TGĐ Lê Xuân Hòe lưu ý các đơn vị thực hiện đầu tư hạ tầng theo hình thức cuốn

chiếu theo chủ trương của VRG. Việc thanh lý cao su theo nhu cầu, phù hợp với tình hình. Phó TGĐ cũng

đề nghị các đơn vị tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp với địa phương. Về phía VRG, sẽ theo dõi, hỗ trợ, kết

nối và quảng bá cho các KCN.

Cao su Hòa Bình hoàn hành kế hoạch trước 16 ngày

Sáng ngày 16/12, Công ty CPCS Hòa Bình tổ chức công bố hoàn thành kế hoạch (KH) năm 2015. Năm

2015 công ty gặp nhiều khó khăn do thanh lý tái canh hầu hết diện tích cao su, diện tích khai thác chỉ còn

847,98ha. Mặc dù vậy công ty vẫn hoàn thành KH khai thác 1.200 tấn mủ trước thời hạn 16 ngày.

Công ty cũng chế biến 4.080 tấn , thu mua 1500 tấn, tiêu thụ

2800 tấn, doanh thu đạt 134,713 tỷ đồng, lợi nhuận trước

thuế 41,911 tỷ, nộp ngân sách 9,088 tỷ.

Đặc biệt trong lĩnh vực xen canh, công ty tiến hành trồng

xen đậu các loại, bắp, gừng mang lại thu nhập cao cho người

lao động. Ngoài ra công ty còn mạnh dạn trồng xen cây keo

lai, được trên 265 ha, cây gió bầu trên 275 ha, đang phát

triển tốt.

Mặc dù lương bình quân người lao động chỉ đạt 3.210.000

đ/tháng nhưng công ty vẫn thưởng thường xuyên để động

viên tinh thần cho CNLĐ với 1.181 lượt người trong năm

2015 với số tiền 732 triệu đồng. Trong tháng 12 công ty sẽ chi thưởng cho 1.456 lao động với số tiền là 1

tỷ. Trong phong trào thi đua nước rút về quản lý và sản xuất giỏi, công ty cũng đã thưởng cho 18 tập thể

và 44 cá nhân điển hình.

Sắp xếp, đổi mới công ty nông nghiệp VRG

Thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm 75% vốn điều lệ đối với Công ty mẹ – VRG (năm 2016), trong đó

bao gồm 20 Công ty TNHH MTV là công ty cao su: Bình Long, Phú Riềng, Lộc Ninh, Dầu Tiếng, Đồng

Nai, Bình Thuận, Kon Tum, Krông Buk, Ea H’leo, Chư Sê, Chư Păh, Chư Prông, Mang Yang, Quảng Trị,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hương Khê – Hà

Tĩnh, Nam Giang – Quảng Nam, Thanh Hoá.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ –

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo các quy

Page 13: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

định hiện hành; chỉ đạo Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện cổ phần

hóa Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa và Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên theo quy định.

Trước khi sắp xếp phải rà soát, xác định nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp; diện tích đất dự kiến

giao, cho thuê sau khi sắp xếp lại doanh nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương;

chỉ đạo doanh nghiệp phải sử dụng đất đúng mục đích, khi thay đổi mục đích sử dụng đất phải được cấp

có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch của địa phương và quy định của pháp luật.

Cao su Tây Nguyên thi đua sôi nổi

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Đình Luyến – Q. Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Cao su

Chư Păh cho biết: “Năm 2015, địa bàn của Tây Nguyên nói chung và đơn vị phải chịu hiện tượng thời tiết

hết sức bất lợi đối với công tác khai thác, ngay đầu vụ cạo thì nắng hạn, tiếp đó là phấn trắng. Năm trước

công ty đưa vườn cây vào khai thác ngay từ những ngày đầu của tháng 4, nhưng sang năm nay phải đến

20/5 mới đưa vào khai thác được, tức chậm hơn so với năm trước đến 50 ngày”.

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, ông

Lâm Xuân Lịch cho hay: Đến 10/12/2015 toàn công ty đã có 4 nông

trường hoàn thành sản lượng, đối với cá nhân thì có đến vài trăm

công nhân. Chúng tôi đang đề xuất với lãnh đạo công ty tiền thưởng

sẽ bằng năm trước, nhưng việc này cũng khó do giá bán thấp, lợi

nhuận không nhiều”.

Tại Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang, đơn vị đầu tiên

của khu vực Tây Nguyên hoàn thành kế hoạch được giao 3.650 tấn,

công nhân Nghinh, người dân tộc Bana, Tổ khai thác 12 – Nông

trường K’dang hồ hởi: “Tuy giá bán cao su thấp, lương giảm nhưng công nhân trong tổ vẫn quyết tâm, cố

gắng phấn đấu khai thác vượt kế hoạch để bù tiền lương thấp và cuối năm có giấy khen”.

Cao su Kon Tum: Năm thứ 4 liên tiếp vượt kế hoạch trên 20 ngày

Sáng 11/12, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum đã tổ chức lễ công bố hoàn thành kế hoạch 14.200

tấn. Đây là năm thứ 4 liên tiếp công ty vượt kế hoạch giao trên 20

ngày. Đến ngày 5/12/2015 công ty đã xuất sắc khai thác được

14.209 tấn, bằng 100,6% kế hoạch giao, vượt 26 ngày.

Năm 2016, Công ty phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu

trong công tác khai thác như: Diện tích khai thác: 7.802 ha, sản

lượng: 13.500 tấn với năng suất bình quân 1,73 tấn/ha. Trong đó,

năng suất bình quân mô hình công nhân là 1,81 tấn/ha, hộ nhận

khoán là 1,75 tấn/ha và mô hình hộ liên kết là 920 kg/ha.

Cao su Phú Thịnh dự kiến khai thác đạt 116,5% kế hoạch

Ngày 9/12, Công ty đã tổ chức lễ mừng công hoàn thành kế hoạch năm 2015. Với sự nỗ lực và đồng

lòng, chung sức của tập thể CNLĐ, ngày 28/11, công ty đã khai thác được 2.303 tấn mủ cao su, về trước

kế hoạch 33 ngày.

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Cao su Phú Thịnh là công ty con của

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, có tỷ lệ công nhân đồng bào

dân tộc thiểu số chiếm trên 45%.Với những kết quả đạt được, công ty

đã được VRG thưởng 100 triệu đồng và Công ty TNHH MTV Cao su

Phú Riềng thưởng 60 triệu đồng.

Page 14: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Cũng trong ngày 28/11, NT Cao su Đăk Ơ đã khai thác được 1.502 tấn mủ cao su, về trước kế hoạch 33

ngày. Ngày 30/11, Nông trường Cao su Thống Nhất khai thác được 811 tấn mủ, về trước kế hoạch 30

ngày.

Cao su Dầu Tiếng thưởng 490 triệu đồng cho 7 NT hoàn thành kế hoạch

Tính đến ngày 5/12, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng có 7 nông trường hoàn thành và vượt mức

kế hoạch sản lượng khai thác năm 2015. Mỗi nông trường được thưởng 70 triệu đồng. Theo kế hoạch, đến

ngày 8/12, Công ty hoàn thành kế hoạch khai thác 27.200 tấn mủ chỉ tiêu giao.

Ông Nguyễn Văn Minh – Phó TGĐ công ty chia sẻ, ngành cao su hiện đang

trong tình hình rất khó khăn do giá bán mủ cao su giảm mạnh. Với Dầu

Tiếng còn gặp thêm khó khăn khác, tỷ lệ vườn cây kinh doanh già cỗi lớn,

đa số thuộc nhóm II, nhóm III và vườn cây thanh lý, nhưng tập thể

CB.CNVC-LĐ Công ty cố gắng quyết tâm vượt qua khó khăn, đảm bảo các

chỉ tiêu SXKD và thu nhập nhằm đảm bảo chăm lo đời sống công nhân lao

động.

Cao su Nghệ An: Diện tích vườn cây đạt 4.174 ha

Năm 2015, Công ty CP ĐTPT Cao su Nghệ An đã thực hiện trồng mới được 300 ha, đưa tổng diện tích

vườn cây cao su KTCB đạt 4.174,08 ha. Trong đó vườn cây trồng năm 2010 là: 124,68 ha, trồng năm

2011 là 119,58 ha, năm 2012 là 624,99 ha, năm 2013 là 1.202,93ha, năm 2014 là 1.801,89 ha.

Công ty đã thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc vườn cây, công tác

phòng chống cháy, chống rét, chống nắng, phòng trừ sâu bệnh, tạo

hình, tạo tán cho vườn cây luôn được chú trọng, cây trồng sinh

trưởng phát triển tốt. Qua 11 đợt kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện

dự án của Lãnh đạo, các Ban chuyên môn VRG, vườn cây công ty

được đánh giá sinh trưởng và phát triển tốt, đạt yêu cầu, triển vọng.

Tính đến thời điểm 30/11/2015, tổng số CBCNV lao động là 594

người, trong đó lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số 207

người, chiếm 34,85%. Tất cả cán bộ, công nhân lao động của Công

ty đảm bảo thường xuyên có việc làm và thu nhập ổn định, các chế độ chính sách, quyền lợi của người lao

động được đảm bảo. Thu nhập bình quân 10 tháng đầu năm 2015 đạt 4.204.490 đồng/người/tháng.

Kế hoạch năm 2016, Công ty dự kiến trồng mới 1.300 ha, chăm sóc diện tích vườn cây KTCB 4.174,08

ha.

Cao su Lộc Ninh “về đích” trước 38 ngày, dự kiến vượt 20%

Ngày 1/12, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh long trọng tổ chức Lễ mừng công về trước kế hoạch

sản lượng năm 2015. Dự kiến đến hết năm 2015, Công ty sẽ khai thác vượt kế hoạch 2.200 tấn, tương

đương 20%. Năng suất vườn cây bình quân đạt 2,13 tấn/ha. Tính đến

ngày 23/11, Công ty đã khai thác được 11.007 tấn, đạt 100,07% kế

hoạch

Năm nay, ước tổng sản lượng chế biến của Công ty đạt 20.600 tấn,

tiêu thụ 20.900 tấn, giá bán bình quân 31 triệu đồng/tấn. Doanh thu

Page 15: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

cao su 642 tỷ đồng. Thu mua 7.500 tấn, tương đương 58% sản lượng Công ty. Thu nhập bình quân ước

đạt 5,6 triệu đồng/người/tháng.

Để biểu dương nỗ lực của tập thể CBCNV – LĐ Công ty, VRG đã tặng Bằng khen và tiền thưởng 150

triệu đồng, Công đoàn tặng Bằng khen và thưởng 15 triệu đồng. Ngoài ra, Công đoàn CSVN tặng thưởng

có 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nước rút. Tỉnh đoàn Bình Phước tặng Bằng

khen cho các Chi đoàn cơ sở trực thuộc ĐTN Công ty có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua

“Tấn sản phẩm mủ vượt”.

Kon Tum: Xây dựng nhà máy chế biến mủ tờ tại huyện Ia H’Drai

Ngày 23/11, UBND tỉnh Kon Tum có Quyết định 1139 về việc chấp thuận cho Chi nhánh 716 thuộc

TCT 15 thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ tờ (RSS) tại khoảnh 2 và 3, Tiểu khu 754,

xã Ia Dal, huyện Ia H’Drai.

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 150.000 m²; công suất 4.000

tấn/năm; tổng vốn đầu tư trên 102,5 tỷ đồng; trong đó, vốn góp để

thực hiện dự án gần 58,8 tỷ đồng, thời hạn hoạt động của dự án 20

năm.

Theo kế hoạch, đến quý III/2016 nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Nhà

đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của

Luật Đầu tư, các quy định của pháp luật có liên quan.

Công ty Hoàng Anh Mang Yang K khánh thành trường tiểu học ở Campuchia

Công ty Hoàng Anh Mang Yang K (thuộc Công ty CPCS Mang Yang Rattanakiri) vừa tổ chức lễ khánh

thành Trường Tiểu học Công ty Mang Yang phát triển cao su Phnom Kok tại tỉnh Rattanakiri, Vương

quốc Campuchia, vào ngày 19/11.

Trường gồm 6 phòng học do công ty đầu tư xây dựng với

tổng giá trị 150.000 USD. Trường được Sở Giáo dục

Thanh niên và Thể thao tỉnh Rattanakiri ra quyết định

thành lập, trực thuộc Sở và điều động giáo viên về quản

lý và giảng dạy.

Trong thời gian tới, theo đề nghị của Công ty, tỉnh sẽ

xem xét giải quyết mở rộng đất đai để Công ty làm nhà ở

cho công nhân và phân công lực lượng chức năng bảo

đảm an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư. Dự kiến đến

năm 2020 trong dự án Công ty có khoảng 2.000 lao

động, trong đó có khoảng 1.500 hộ dân tương đương với

1 huyện của tỉnh.

Cũng tại buổi lễ, bà Chăn Khăm Khưa – Giám đốc Sở Giáo dục thanh niên và Thể thao tỉnh đã cảm ơn sự

quan tâm của Công ty giúp cho tỉnh có thêm 1 trường học khang trang đúng tiêu chuẩn, là niềm vui lớn

của ngành giáo dục tỉnh. Bà cũng cam kết sẽ tăng cường đủ giáo viên và quan tâm đến trường Tiểu học

do Công ty xây dựng.

Công ty Hoàng Anh Mang Yang K đã triển khai đầu tư dự án phát triển cao su tại tỉnh Rattanakiri từ năm

2009. Đến nay, Công ty đã trồng được 6.500 ha cao su. Số lao động trực tiếp sản xuất là 500 công nhân

người Campuchia. Số lao động đến thời vụ hàng năm khoảng 2.000 người. Lao động đã định cư tại dự án

Page 16: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

là 150 người cả gia đình và con cái. Việc xây dựng trường học nhằm đảm bảo cuộc sống lâu dài cho

người lao động yên tâm làm việc và thu hút lao động đến làm việc tại dự án.

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng qua

Thực hiện công tác chăm sóc vườn cây cao su trồng mới 2015.

Chống cháy cho toàn bộ diện tích cây cao su.

Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên dự án.

Theo dõi đánh giá sinh trưởng phát triển cây khoai mì.

Tiếp tục các công việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và có kế hoạch đảm bảo môi trường

xanh cho dự án.

Tiếp xúc và làm việc với nhà đầu tư quan tâm đến dự án cao su

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến mủ cao su

CHẾ BIẾN MỦ SVR 3L VÀ SVR 10,20

I. CHẾ BIẾN MỦ SVR 3L:

1. Hiện trạng

Hiện nay, các công ty chế biến sản phẩm SVR 3L hầu hết

đều đạt các chỉ tiêu theo TCVN 3769:2004 với tỷ lệ trên

95%. Tuy nhiên, chỉ tiêu màu Lovibond theo ngoại quan từ

4,5-6 là màu sậm (trong TCVN 3769:2004, chỉ tiêu màu từ

2-6), điều này thường ảnh hưởng tới thị hiếu khách hàng.

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VI

Page 17: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

2. Nguyên nhân

Màu sậm do nhiều nguyên nhân gây ra, thường là do giống cây, đánh đông, gia công cơ học, quá trình sấy

và đặc biệt là do serum không rửa được hết. Hiện nay, việc sẫm màu thường do bọt serum còn giữ lại

trong hồ cốm quá nhiều nên bọt sẽ theo hạt cốm cao su vào thùng sấy trolley. Sau khi sấy, mủ có hiện

tượng sẩm màu, nhất là ở phần đáy của bành mủ.

3. Khắc phục.

Để giảm sẩm màu, cần giảm bọt ở hồ cốm bằng cách: – Thay hồ cốm 3 ngăn bằng hồ cốm thẳng để dễ

dàng trong việc tách bọt serum ra khỏi hồ cốm. – Dùng tia nước đẩy bọt ra ngoài: lắp vòi xịt nước trên hồ

cốm đẩy bọt ra ngoài hồ cốm qua miệng hồ cốm. Chú ý: không dùng vòi xịt nước hạ bọt serum trong hồ

cốm. Đặc biệt, không được áp dụng các biện pháp như dùng dầu cao su để hạ bọt serum và phun nước sau

sàn rung để cải thiện màu.

II. CHẾ BIẾN MỦ SVR 10, 20:

1.Hiện trạng

Hiện nay, sản phẩm SVR 10, 20 bị rớt hạng thường là do 2 chỉ tiêu tạp chất và chỉ số PRI (Plasticity

Retention Index- Chỉ số duy trì độ dẻo). Đây là 2 chỉ tiêu quan trọng trong chất lượng sản phẩm SVR 10,

20 và thường được khách hàng quan tâm.

2. Nguyên nhân

a. Tạp chất: Phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ gia công cơ học. Đặc biệt, việc phân loại và kiểm soát

nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng.

b. Chỉ số PRI: Chịu ảnh hưởng phần lớn bởi phương pháp đông tụ, quá trình sấy và quá trình lưu trữ.

Quá trình sấy: Khi sấy, cao su sẽ diễn ra 2 phản ứng nối mạch (liên kết ngang) các chuỗi cao su và quá

trình oxy hóa. Nhiệt độ sấy cao và thời gian ngắn không ảnh hưởng đến PRI. Ngược lại, nhiệt độ cao và

thời gian dài sẽ làm giảm PRI.

- Quá trình lưu trữ: Lưu trữ nguyên liệu mủ đông sẽ làm tăng Vr và quá trình oxy hoá, vì vậy ảnh hưởng

đến PRI. Đặc biệt, nếu lưu trữ ngoài nắng, nguyên liệu bị ánh nắng trực tiếp sẽ lão hoá nhanh, do đó, nếu

lưu trữ ngoài trời cần phun nước (lưu trữ ướt để hạn chế quá trình oxy hóa.

3.Khắc phục

Để làm tăng chỉ tiêu PRI, có các biện pháp sau:

– Cán sơ bộ (vắt nước): nguyên liệu được cán sơ bộ và lưu trữ trong khu vực có mái che, không phun

nước (lưu trữ khô). Quá trình này làm đồng nhất nguyên liệu về trạng thái lưu trữ, hạn chế quá trình lên

mẹn và góp phần ổn định PRI. Chú ý, trong quá trình lưu trữ cần đảo trộn nguyên liệu để tăng sự khô

đồng đều của nguyên liệu.

- Cải thiện chỉ tiêu PRI bằng xử lý hóa chất: các acid như acid phosphoric, acid oxalic, acid thiuorea

được dùng để cải thiện chỉ tiêu PRI. Trong đó, acid phosphoric được dùng phổ biến nhất bằng cách ngâm

hoặc phun bề mặt.

Phương pháp đề nghị: + Cho acid phosphoric vào hồ Shredder 1 với tỷ lệ 0,5% để ngâm. + Phun

acid phosphoric tỷ lệ 0,5% vào trolley trước khi sấy.

Page 18: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

III.Gia công cơ học.

Quá trình gia công cơ học được chia làm 02 phần: phương pháp và thiết bị. Hai phần này đều có ảnh

hưởng nhiều tới chất lượng sản phẩm.

1.Phương pháp gia công cơ học.

Hiện nay, gia công cơ học được phân chia làm gia công liên tục và gia công gián đoạn. Mỗi loại đều có ưu

khuyết điểm riêng. Tuỳ theo điều kiện của công ty mà có thể áp dụng 1 trong 02 phương pháp này.

Ngoài ra, để gia công cơ học được tốt hơn, việc gia công sơ bộ cần được quan tâm để nguyên liệu mủ

đông được cán vắt nước khi về đến nhà máy tạo điều kiện tốt cho quá trình lưu trữ đồng nhất, giảm thiểu

mùi hôi, gia công cưa cắt và ổn định PRI do:

- Gia công sơ bộ loại bỏ khoảng 25-35% lượng nước serum ban đầu – tăng tính đồng nhất về hàm lượng

DRC của khối mủ đông. Tạo điều kiện tốt các công đoạn sau và tăng chất lượng sản phẩm.

- Bình quân giảm 50% thể tích và 30% trọng lượng, giảm chi phí nhân công cưa cắt và vận chuyển.

- Hạn chế quá trình lên men.

Do đó: nếu trang bị được hệ thống cán sơ bộ tại trạm thu mủ ở vườn cây, sẽ góp phần giảm chi phí chuyên

chở và giảm mùi hôi.

2.Thiết bị:

Phần thiết bị chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong quá trình chế biến là trong giai

đoạn gia công cơ học. Việc tạo tờ và tạo hạt cốm được ổn định phần lớn là

do thiết bị quyết định. Do đó, để công đoạn gia công cơ học hoạt động ổn

định cần cải tạo các phần sau:

- Thay thiết bị nạp nguyên liệu cho máy Rotary Cutter: Thiết bị nạp liệu

bằng tải gàu có đặc điểm nạp liệu gián đoạn với số lượng lớn nên máy làm

việc với tải trọng động lớn, không ổn định, làm sụp áp trong dây chuyền. Vì

vậy, máy sẽ mau hỏng phần cơ-điện, tiêu thụ điện lớn và làm dây chuyền

chế biến hoạt động kém ổn định. Để khắc phục điểm này, cần thay thế thiết

bị nạp liệu tải gàu bằng băng tải có gờ hoặc trục vít tải, những thay đổi này

nhằm nạp liệu cho thiết bị với tải nhỏ và đều.

– Thay thiết bị nạp liệu cho máy cán 3 trục: Thay gàu tải nạp liệu cho máy cán 3 trục bằng bơm cốm và

sàn rung. Điều này làm giảm nhân công và nạp liệu đều hơn nên tạo tờ ở máy cán tốt và ổn định hơn.

- Cải tạo thiết bị cán tạo tờ: tạo tờ là công đoạn quan trọng, nó ảnh hưởng tới công suất dây chuyền và

chất lượng sản phẩm. Hiện nay, việc tạo tờ bằng máy cán 2 trục có thanh nén thường tạo tờ không ổn

định, hiệu suất thấp, làm ảnh hưởng tới chất lượng cán. Đề nghị thay thiết bị máy cán 2 trục có thanh nén

bằng máy cán 3 trục để khắc phục các khuyết điểm trên. Tuy nhiên, máy cán 3 trục có khuyến điểm là chi

phí chế tạo cao hơn.

- Cải tiến dao cắt cho máy Rotary Cutter: Hiện nay, thường sử dụng máy băm búaHammermill, do thiết kế

đầu dao, số lượng dao băm, lưới dao (dao tĩnh) nên máy băm búa xin ra tải trọng lớn khi băm, máy làm

việc ồn và kém hiệu quả. Để khắc phục, sử dụng dao băm máy cắt-Rotary Cutter được cải tiến về biên

dạng dao, số lượng dao, lưới dao nên làm việc hiệu quả hơn.

Page 19: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

19 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Dùng màng phủ nông nghiệp diệt le: Sáng kiến nhỏ làm lợi tiền tỷ

Đây là sáng tiến của anh Trương Minh Tiến – Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray, đã

làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng chỉ bằng vài thao tác đơn giản với một chi phí thấp, đó là dùng màng

phủ nông nghiệp (ni lông) để diệt le.

Dự án được cấp cách biên giới Campuchia chừng 500m, lúc ấy chưa có giao thông, không điện

lưới, không dân cư… Thời kỳ này, khó khăn lớn của các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên, đặc biệt là

những vùng mới như dự án Ia Lâu, Ia Mơr của huyện Chư Prông – Gia Lai, Sa Thầy – Kon Tum là công

tác diệt le sau khi trồng mới.

Diện tích cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray chủ yếu trên đất rừng hỗn giao, đặc biệt

là le rất nhiều, vì thế yêu cầu cấp thiết là làm sao diệt hết gốc le một cách triệt để nhằm tạo thuận lợi cho

việc đưa cơ giới hóa vào khai thác vườn cây sau này. Lúc đầu, anh cùng với phòng ban chuyên môn đã

cho công nhân đào gốc. Biện pháp cũng tương đối triệt để, nhưng chi phí nhân công quá lớn, từ 120 – 130

công/ha, một công giá 150 ngàn đồng. Như vậy, mỗi ha đào gốc sẽ tốn từ 18 – 19,5 triệu đồng.

Sau khi thấy chi phí quá lớn, anh lại nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp khác. Qua tìm hiểu, anh và

anh em phòng kỹ thuật thử triển khai diệt le bằng cách đổ khoảng 5 kg muối trắng xuống mỗi gốc le.

Sau một thời gian thì le chỉ chết khoảng 50%, nhưng lại dễ làm đất chai cằn.

Lấp đất xung quanh màng phủ. Sau một thời gian ngắn, không quang hợp được ánh sáng mặt trời, mầm le

sẽ chết.

Không chịu dừng lại ở đó, anh quyết định để công

nhân phun thuốc nhưng le cũng chỉ chết trên

60%, điều này cũng sẽ làm cho đất nhanh cằn cỗi,

ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, biện pháp

này tốn chừng 3 – 4 triệu đồng/ha. Tại một cuộc

họp giao ban, anh chủ trì và tham khảo ý kiến

nhiều cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Với câu hỏi

đặt ra là “Làm sao để le có thể tự chết? Có lẽ chỉ

có thể không cho le quang hợp bằng cách

tạo bóng tối”.

Từ ý tưởng đó, anh đã nảy ra sáng kiến dùng màng phủ nông nghiệp (tức nilông màu đen) để phủ hoàn

toàn lên gốc le. Sau khi đi vào thực hiện, ý tưởng của anh đã vấp phải nhiều khó khăn do dùng dao phát le

đã tạo ra những gốc le nhọn làm thủng màng phủ, dẫn đến không có hiệu quả.

Cái khó ló cái khôn, anh đã cho dùng một lớp bao dựng phân vi sinh phủ làm lớp lót trước khi phủ nilông.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa đòi hỏi cần phải cào bằng gốc le, thế nên anh đã sáng tạo ra dùng máy

cắt cỏ mini và thay lưỡi cắt cỏ bằng một lưỡi cắt thân cứng với chất liệu hợp kim để có thể dùng lâu dài.

Với biện pháp này, chỉ sau một thời gian ngắn, dưới cái nắng gay gắt của thời tiết Tây Nguyên thì những

mầm le sẽ bị “luộc” chín nếu nẩy mầm, đồng thời không thể quang hợp được chất diệp lục từ ánh sáng

mặt trời nên từ từ sẽ chết và từng bước mục nát. Cách này chi phí tốn không nhiều nhưng hiệu quả lại

mang lại tối đa, triệt để. Sau khi le chết sẽ thối gốc và tạo nên một lớp mùn cực kỳ tốt cho rễ cao su non

hút dinh dưỡng.

Page 20: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

20 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Theo tính toán của anh Tiến: “Với màng phủ này, mỗi ha sẽ cần từ 300 – 400m nilông đen, tiền công và

xăng để cắt gốc le khoảng 4 – 5 công/ha, tương đương từ 600 – 750 ngàn/ha. Như vậy, mỗi ha nếu dùng

cách này chỉ tốn từ 1,5 – trên 2 triệu đồng nhưng hiệu quả mang lại thì thật mĩ mãn”.

Cũng theo anh Trương Minh Tiến, “Diện tích le toàn công ty phải diệt là hơn 1.000 ha trên tổng diện tích

3.600 ha cao su đứng. Nếu dùng biện pháp đào gốc thì trong 6 năm khai hoang trồng mới công ty tốn

khoảng 20 tỷ đồng, trong khi dùng màng phủ nông nghiệp chỉ tốn khoảng 2 tỷ đồng, tức bằng 10% so với

biện pháp đào gốc và rẻ hơn khoảng 50% so với biện pháp phun thuốc, bỏ muối”.

TRIỂN LÃM CÔNG NGHIỆP NHỰA, CAO SU, HÓA CHẤT, BAO BÌ VÀ IN ẤN QUỐC

TẾ LẦN III

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế Oman, Muscat, Oman

Thời gian: Ngày 5 đến ngày 7 tháng 1 năm 2016

Nội dung: Hội nghị OMAN Plast 2016 cung

cấp một cổng hoàn hảo để tiếp cận thị trường

đầy tiềm năng, các cơ hội kinh doanh tuyệt

vời và hợp tác mới. OMAN Plast 2016 là một

cuộc triển lãm ngành Nhựa, Cao su, hóa dầu,

In ấn và Bao bì. 3 OMAN Plast 2016 sẽ giới

thiệu các công nghệ mới nhất và máy móc

được sử dụng trong sản xuất nhựa, hóa dầu,

cao su, in ấn, bao bì và các ngành công

nghiệp liên quan. Đây sẽ là một cơ hội lý

tưởng cho Oman và các nước láng giềng (đặc

biệt là UAE, Iran, Qatar, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabia và Yemen) để giới thiệu nguồn công

nghệ và sản phẩm mới. Sự kiện này sẽ đưa ra một động lực lớn để đa dạng hóa và tăng trưởng

ngành Công nghiệp hóa dầu (một trong những thành phần chính của nền kinh tế Omani).

HỘI CHỢ CÔNG NGHIỆP NHỰA, BAO BÌ VÀ IN ẤN QUỐC TẾ DHAKA LẦN XI

Địa điểm: Trung tâm hội nghị quốc tế Bangabandhu, Dhaka, Bangladesh

Thời gian: Ngày 20 đến ngày 23 tháng 1 năm 2016

Nội dung: Sản phẩm trưng bày tại hội chợ bao

gồm các thiết bị phục vụ ngành công nghiệp

nhựa, bao bì, in ấn. máy móc ngành cao su bao

gồm: Máy trộn cao su; máy lọc; sản phẩm thiết

bị đúc; tấm cao su hấp; khuôn cán ép; thiết bịđo

lường kiểm tra chất lượng; dụng cụ điện tự

động;

SỰ KIỆN THÁNG TỚI VII

Page 21: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 12 –THÁNG 12/2015

21 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept