28
I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 1 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIN NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KHOA HC CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG TI BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S01 THÁNG 01/2016

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

2013

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 1

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG TỚI

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

SỐ 01 –THÁNG 01/2016

Page 2: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Việt Nam hợp sức cùng ITRC nâng giá cao su

Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cây trồng và Hàng hóa Malaysia Douglas Uggah Embas, tại

cuộc họp, Hội đồng Cao su quốc tế 3 bên (ITRC) gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã mời

VN tham gia ITRC.

Ông Douglas Uggah Embas nói: ―Chúng tôi muốn

VN là một thành viên của Hội đồng càng sớm càng

tốt. Thực tế là họ đang ở đây ngày hôm nay và điều

này cho thấy họ đã sẵn sàng hợp tác cùng với chúng

tôi để nâng giá cao su lên mức thực tế hơn‖. Trong

khi đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói rằng vừa qua VN

chưa tham gia Hội đồng ITRC, song trong tình hình

hiện nay VN cần phải tham gia sâu hơn vào các hoạt

động và liên minh quốc tế, trong đó có Hội đồng ITRC. Việc tham gia của VN có ý nghĩa rất

quan trọng và các nước rất mong đợi VN với tư cách là nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên

thế giới.

Tham gia những liên minh như vậy sẽ có tác động hiệu quả hơn đối với thị trường cao su quốc

tế. Về đề xuất thành lập sàn giao dịch chung tại phiên họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ việc

đề xuất hình thành một sàn giao dịch chung của các nước sản xuất cao su thiên nhiên là một ý

tưởng phù hợp và đây là hành động rất cần thiết để đảm bảo lợi ích của các nước sản xuất và

những người nông dân trồng cao su ở những nước này.

ừng.

THẾ GIỚI

Công ty Cordian (Nga) muốn tăng lượng mua cao su của VRG

Vừa qua, đại diện lãnh đạo Công ty Cordian (CHLB Nga) đã đi tìm hiểu tại nhà máy sản xuất

cao su của 4 đơn vị trực thuộc VRG: Bình Long, Lộc Ninh, Bình Thuận và Tân Biên.

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT I

TIÊU ĐIỂM THÁNG 01 II

Page 3: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Sau chuyến đi thực tế, đoàn đã có những nhận định rất

tích cực và phản hồi tốt về kết quả thẩm định, đại diện

Công ty Cordian cho biết: ―Trước đây, Cordian đã có

thời gian hợp tác với VRG. Chúng tôi hy vọng trong

thời gian sắp tới hai bên sẽ có mối quan hệ hợp tác bền

chặt hơn nữa. Các nhà máy mà đoàn chuyên gia đi thực

tế đều đạt các yêu cầu của Cordian đề ra, và các công

ty đều có khả năng cung ứng lượng hàng theo yêu cầu

của khách hàng. Các công ty thuộc VRG rất quan tâm

đến xây dựng, quản lý chất lượng

sản phẩm theo ISO 9001 và ISO 17025.

Chúng tôi rất hài lòng đánh giá cao việc chú trọng quản lý chất lượng của Bình Long, đội ngũ

công nhân có tay nghề cao của Lộc Ninh, sản phẩm đạt độ nhớt phù hợp với Cordian của Tân

Biên và công nghệ sản xuất RSS của Bình Thuận‖.

Được biết hàng năm, Công ty Cordian có nhu cầu mua 12.000 tấn cao su. Trong đó nguồn cung

chủ yếu từ Indonesia và Thái Lan, riêng mua của VN 3.000 tấn.

Chính phủ Thái Lan mua cao su tờ với giá 45 Bath/kg, dưới mức mong đợi

của nông dân

Ngày 14/01/2016, Phó Thủ tướng Thái Lan phụ trách an ninh quốc gia – Tướng Prawit

Wongsuwan – cho biết 16 cơ quan từ 8 Bộ sẽ mua 100.000 tấn cao su tờ từ người trồng với mức

giá 45 Bath/kg (1.241 USD/tấn) để giảm bớt khó khăn về kinh tế cho người trồng do giá cao su

giảm.

Để thực thi chương trình mua cao su tờ của Chính phủ, Hội

đồng Bộ trưởng sẽ chấp thuận ngân sách ban đầu là 4,5 tỷ

Bath (124 triệu USD). Tuy nhiên, Chính phủ chưa quyết định

về vấn đề hạn ngạch của mủ nước mà mỗi nông dân có thể

bán cho Nhà nước, còn giá mủ nước hoặc giá cao su tờ xông

khói hoặc mủ đông sẽ được xác định sau.

Giá của Chính phủ thu mua cao hơn giá thị trường là khoảng 9 Bath/kg (245 USD/tấn). Prawit

cho biết sẽ mua tất cả các loại cao su trực tiếp từ người trồng cao su trên toàn quốc. Bộ trưởng

Nội vụ – Tướng Anupong Paochinda – cho biết Chính phủ có thể sẽ bắt đầu mua cao su tờ tại 14

tỉnh phía Nam vì các tỉnh này đang chịu áp lực nhất.

Trong khi đó, Krisda Chinavic-Harana, Tổng Giám đốc của Văn phòng Chính sách Tài chính,

cho biết nếu ngân sách 4,5 tỷ Bath vẫn chưa đủ, các BAAC và các Ngân hàng tiết kiệm của

Chính phủ sẽ cung cấp các khoản vay không lãi suất cho nhà nước để tài trợ cho hoạt động trên.

Page 4: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giải pháp này có thể khiến các ngân hàng nhà nước phải chi ra khoảng 80 – 90 triệu Bath (2,20 –

2,48 triệu USD) để tài trợ lãi suất 2% theo mức của thị trường.

Thuế suất thuế nhập khẩu cao su vào Trung Quốc năm 2016

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc,thuế suất thuế nhập khẩu cao su thiên

nhiên, cao su tổng hợp và cao su hỗn hợp vào Trung Quốc năm 2016 vẫn được áp dụng như năm

2015, cụ thể là:

1. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi:

Áp dụng đối với các nước được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) của Trung Quốc: các quốc

gia thành viên WTO, hoặc các quốc gia, khu vực có ký hiệp định thương mại song phương với

Trung Quốc, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Cụ thể như sau:

– Mủ cao su thiên nhiên, cao su ly tâm (HS 4001.10): Thuế suất thuế nhập khẩu được tính bằng

10% giá mua hoặc 900 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 137 USD/tấn), được tính theo mức nào

thấp hơn.

– Cao su tờ và cao su định chuẩn kỹ thuật (HS 4001.21 và HS 4001.22): Thuế suất thuế nhập

khẩu được tính bằng 20% giá mua hoặc 1.500 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 228 USD/tấn),

được tính theo mức nào thấp hơn.

– Các loại cao su thiên nhiên khác (HS 4001.29, 4001.30) áp dụng theo một mức là 20%.

– Cao su tổng hợp (HS 4002.8000) có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 7,5% và cao su hỗn

hợp (HS 4005) được tính mức 8%.

2. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường:

Đối vớicác quốc gia, khu vực không thực hiện quy chế tối huệ quốc, cao su thiên nhiên (HS

40.01) nhập khẩu vào Trung Quốc được áp dụng thuế suất thông thường là 40%.

3. Thuế Giá trị gia tăng (VAT):

Đối với các mặt hàng cao su được áp dụng mức thuế suất 17%.

Biểu thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp và cao su hỗn hợp vào Trung Quốc năm

2016

Mã hàng

(HS code) Mô tả hàng hóa

Thuế suất thuế

nhập khẩu ưu đãi

Thuế

NK

thông

thường

Thuế

GTGT

40.01

Cao su thiên nhiên, nhựa cây balata,

nhựa cây cúc cao su và các loại nhựa

tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên

sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải.

4001.10.00 – Mủ cao su thiên nhiên, đã hoặc chưa

tiền lưu hóa

10% hoặc 900 NDT/tấn,

tính theo mức nào thấp

hơn

40% 17%

– Cao su thiên nhiên ở dạng khác:

4001.21.00 – – Tấm cao su xông khói 20% hoặc 1.500

NDT/tấn, tính theo mức 40% 17%

Page 5: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

nào thấp hơn

4001.22.00 — Cao su thiên nhiên đã định chuẩn về

kỹ thuật (TSNR)

20% hoặc 1.500

NDT/tấn, tính theo mức

nào thấp hơn

40% 17%

4001.29.00 — Loại khác 20% 40% 17%

4001.30.00 – Nhựa cây balata, nhựa cây cúc cao su

và các loại nhựa tự nhiên tương tự 20% 40% 17%

40.02

Cao su tổng hợp và các chất thay thế

cao su dẫn xuất từ dầu, ở dạng

nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc

dải; hỗn hợp của một sản phẩm bất

kỳ của nhóm 40.01 với một sản phẩm

bất kỳ của nhóm này, ở dạng nguyên

sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải.

4002.80.00

– Hỗn hợp của sản phẩm bất kỳ thuộc

nhóm 40.01 với sản phẩm bất kỳ của

nhóm này

7,5% 35% 17%

40.05

Cao su hỗn hợp, chưa lưu hóa, ở

dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá

hoặc dải:

4005.10.00 – Hỗn hợp với muội carbon hoặc silica 8% 35% 17%

4005.20.00

– Dạng dung dịch; dạng phân tán trừ

các sản phẩm thuộc phân nhóm

4005.10

8% 35% 17%

– Loại khác:

4005.91.00 — Dạng tấm, lá và dải 8% 35% 17%

4005.99.00 — Loại khác 8% 35% 17%

VIỆT NAM

VRG bắt nhịp với đối tác Nhật Bản

Với mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kêu gọi

các nhà đầu tư vào các KCN và các dự án mới của VRG

trong tương lai, VRG đã có những động thái tích cực

trong việc tìm hướng đi mới, hướng đến khách hàng tiềm

năng trong năm 2015 vừa qua. Một trong những đối tác

mới của VRG là Nhật Bản.

Page 6: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Công ty CP Xuất khẩu VRG – Nhật Bản: Đã ký hợp đồng 7.000 tấn năm 2016. Sự kiện thành lập

Công ty CP Xuất khẩu VRG – Nhật Bản đánh dấu khởi nguồn hợp tác dài lâu giữa VRG và các

đối tác Nhật Bản. Công ty Xuất khẩu VRG – Nhật Bản sẽ có những chiến lược khả thi hướng tới

việc ổn định thị trường, xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững thông qua các hoạt động đầu tư

nghiên cứu để có những công nghệ, hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa

thị trường xuất khẩu, giữ vững thị phần sản phẩm cao su Việt Nam trên trường quốc tế.

Năm 2015, công ty đã xuất khẩu trực tiếp 2.200 tấn sang các nhà sản xuất lớn như Sumitomo,

Yokohama, Bridgestone và thị trường Iran, Thổ Nhĩ Kỳ. Với thị trường Nhật Bản, Châu Âu, các

mặt hàng luôn hướng đến sự bền vững, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường nên yêu

cầu về tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe. Nhờ đó, các nhà máy ở Việt Nam đã dần thay đổi quan

điểm và có những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Giao kế hoạch 2016 căn cứ vào năng lực và thực tiễn

Đó là nhận định của TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận tại Hội nghị giao kế hoạch năm 2016 diễn ra

sáng ngày 14/1, tại Nhà khách T78 Lý Chính Thắng, TP.HCM.

Tham dự Hội nghị có ông Trần Thanh Khê – Uỷ viên Ban thường vụ, Trưởng Ban tuyên giáo

Đảng ủy Khối DNTW; ông Võ Sỹ Lực – Chủ tịch HĐTV VRG; ông Trần Ngọc Thuận – TGĐ

VRG, các Phó TGĐ, KSV, Trưởng – phó các ban chuyên môn Tập đoàn và 300 đại biểu đại diện

các đơn vị thành viên.

Nhận định giá cao su tiếp tục ở mức thấp, VRG

đã xây dựng kế hoạch năm 2016 như sau: Sản

lượng khai thác 249.530 tấn, thu mua trên 61.000

tấn, tiêu thụ hơn 317.000 tấn. Sản lượng gỗ phôi

trên 297.000 m³, gỗ ghép tấm 18.800m³, gỗ MDF

571.500m³. Găng tay cao su 2,7 tỷ chiếc, bóng

các loại 1,7 triệu bóng, nệm – gối cao su 21.600

cái, đất KCN cho thuê 299 ha. Với các chỉ tiêu cơ

bản đó, tổng doanh thu dự kiến của VRG là

17.808 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến đạt 2.570 tỷ

đồng, nộp ngân sách 1.300 tỷ đồng.

Về giá bán mủ, dự kiến giá bán cao su bình quân 26 triệu đồng/tấn, giá thành phấn đấu khoảng

25 triệu đồng/tấn. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, lĩnh vực trồng cao su chỉ tiếp tục trồng mới ở

khu vực thuận lợi, tập trung tái canh và chăm sóc vườn cây hiện có, hoàn thành các dây chuyền

mủ SVR 10, 20 theo hướng nhà máy cụm để chế biến hết sản phẩm khu vực Lào, Campuchia…

Đối với ngành công nghiệp cao su cũng sẽ thuận lợi vì giá cao su nguyên liệu giảm, giúp giảm

nhu cầu vốn lưu động. Tổng doanh thu dự kiến ngành sản xuất công nghiệp cao su đạt 1.770 tỷ

đồng, lợi nhuận dự kiến 115 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2015.

Page 7: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

―Việc xây dựng và giao kế hoạch năm 2016 căn cứ vào tình hình thực tiễn và năng lực của đơn

vị, vì vậy các đơn vị thành viên phải tích cực chủ động để duy trì lợi nhuận, thu nhập của NLĐ.

Trong quá trình hoạt động, nếu có vướng mắc cần phải phản ánh kịp thời với cấp trên, phối hợp

tốt với Tập đoàn cùng tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế để hoàn thành kế hoạch 2016, đảm

bảo SXKD có lợi nhuận‖, ông Trần Ngọc Thuận đề nghị.

Gia Lai tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp cao su

Sáng 6/1, ông Võ Ngọc Thành – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã chủ trì

buổi làm việc với các công ty cao su trên địa bàn nhằm tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho

doanh nghiệp.

Các đơn vị cũng đã nêu khó khăn, vướng mắc để Tỉnh ủy,

UBND tỉnh và VRG đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà

nước, các bộ ngành liên quan tìm biện pháp tháo gỡ cho

doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giảm thuế,

giảm lãi suất ngân hàng, thiết kế gói tài chính hỗ trợ và lĩnh

vực đất đai….

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh, hệ thống

ngân hàng cần cơ cấu lại lãi vay và tỷ lệ cho vay để hỗ trợ các công ty cao su vượt qua khó

khăn, cần nghiên cứu, đề xuất cách giảm lãi suất, có gói hỗ trợ doanh nghiệp, chia sẻ với doanh

nghiệp lúc khó khăn để giải quyết vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn. Về vấn đề đất đai cần có sự

liên kết 2 chiều giữa VRG và địa phương, giải quyết trên cơ sở quy chế giữa 2 bên.

Quảng Trị: Xuất hiện tình trạng chặt bỏ cây cao su

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện tình

trạng một số hộ dân cưa, chặt cây cao su đang trong thời kỳ

khai thác.

Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, vừa qua, tại thôn Hảo

Sơn, xã Gio An (Gio Linh), một số người dân đã cưa bỏ hàng

loạt cây cao su đang trong thời kỳ khai thác vì giá cao su xuống

thấp, không đủ chi phí chăm bón, khai thác.

Ông Trần Thanh Hiền – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị cho NTNN biết, sở đã có

khuyến cáo nông dân nên chăm sóc cao su ở một mức độ vừa phải, đợi giá lên chứ không nên

chặt bỏ cây trồng này.

Page 8: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giá cao su tháng 1 năm 2016

Trong tháng 01/2016,

từ ngày 01 –

15/01/2016, giá cao

su RSS 3 (TOCOM)

trung bình đạt 1.284

USD/tấn đối với loại

hợp đồng giao sau 5

tháng, giảm 74

USD/tấn (-5,5%) so

với mức giá trung

bình tháng 12/2015 và

giảm 416 USD/tấn (-

24,5%) so với tháng

01/2015.

Trong tháng

01/2016, từ ngày 01

– 15/01/2016, giá

TSR 20 trung bình

của hợp đồng giao

sau 1 tháng trên sàn

SICOM đạt 1.084

USD/tấn, giảm 88

USD/tấn (-7,5%) so

với mức giá trung

bình tháng 12/2015

và giảm 339

USD/tấn (-23,8%)

so với tháng

01/2015.

Page 9: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trong tháng

01/2016, từ ngày

01 – 15/01/2016,

giá SMR 20

trung bình do

MRB chào bán

đạt 1.087

USD/tấn, giảm

80 USD/tấn (-

6,8%) so với

trung bình tháng

12/2015 và giảm

339 USD/tấn (-

23,8%) so với

tháng 01/2015.

Trong tháng

01/2016, từ

ngày 01 –

15/01/2016, giá

SVR 3L của

Việt Nam xuất

khẩu chào bán

đạt trung bình

1.235 USD/tấn,

không đổi so

với mức trung

bình trong

tháng 12/2015

nhưng giảm

338 USD/tấn (-

21,5%) so với

tháng 01/2015.

Page 10: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chỉ sợi cao su VRG SADO cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Chỉ sợi cao su VRG SADO đã chính thức bước ra thị trường trong nước và quốc tế, đánh dấu

bước phát triển mới trong lĩnh vực công nghiệp cao su của VRG. Nhu cầu lớn cùng với các hiệp

định kinh tế được ký kết sẽ là cơ hội cho VRG SADO từng bước thâm nhập và đứng vững trên

thị trường.

Nhu cầu tiêu thụ chỉ sợi cao su phục vụ ngành dệt may,

giày da, y tế, thực phẩm… trên toàn cầu là rất lớn trong

năm 2014: 247.400 tấn, năm 2015: 249.500 tấn, dự

kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2016 và những năm tiếp

theo. Đây là một trong những cơ hội tốt để Công ty

CP Chỉ sợi Cao su VRG SADO thâm nhập thị trường

quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam gia nhập Hiệp định đối

tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP),

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (VEAEUFTA), Cộng

đồng kinh tế Châu Á (AEC) sẽ là cơ hội tốt cho VRG SADO từng bước phát triển thị trường xuất

khẩu.

Hiện nay, có 14 công ty chỉ sợi cao su chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Tổng sản lượng tiêu thụ

năm 2015 là 249.500 tấn. ―So với sản phẩm của 14 công ty trên, Chỉ sợi cao su của VRG

SADO vừa trắng sáng, vừa mềm mại dẻo dai. Đồng thời, các thông số kỹ thuật đo đạc tại các

phòng thí nghiệm liên quan đến chất lượng chỉ sợi do công ty sản xuất cũng đều đạt cao hơn so

với các tiêu chuẩn chỉ sợi của Thái Lan và Malaysia đang bán trên thị trường thế giới. Do đầu tư

công nghệ hiện đại Châu Âu, chuyển giao trực tiếp từ Ý, nên sản phẩm chỉ sợi của SADO đã ký

hợp đồng bao tiêu xuất khẩu sản phẩm đến năm 2020. Sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường

nuớc ngoài như Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Tunisia, Angeria, Maroc, Mexico, Hồng Kông, Hàn

Quốc

Việt Nam phải nhập hơn 90% chỉ sợi cao su từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia phục vụ

ngành dệt may, giày da, y tế, thực phẩm… Trong thời gian qua, có 4 doanh nghiệp trong nước

đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm của công ty với số lượng gần 1.500 tấn/năm. Chỉ sợi Cao su

VRG SADO là dấu ấn mới của ngành cao su, không những góp phần nâng cao giá trị xuất

khẩu, gia tăng giá trị công nghiệp cho sản phẩm cao su thiên nhiên mà còn giảm tỷ lệ nhập khẩu,

thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu trong ngành công nghiệp dệt

may, da giày.

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

Page 11: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tiết giảm suất đầu tư từ chủ trương đến thực tiễn

Từ chủ trương chung quản lý suất đầu tư (SĐT) của ngành và thực tiễn của đơn vị, các công ty

đã chủ động điều chỉnh, quản lý chặt SĐT để tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và

đảm bảo có lợi nhuận. Theo lãnh đạo VRG, sẽ quyết liệt quản lý SĐT hơn nữa trong năm 2016.

Cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì

quản lý SĐT là chủ trương lớn, dài hơi và xuyên suốt

trong năm 2015. TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận nhấn

mạnh: ―Trong tình hình khó khăn buộc mọi hoạt

động phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế, đảm

bảo hoạt động SXKD có lãi. Chủ trương giảm 30%

SĐT nông nghiệp tuy khó nhưng các đơn vị đã năng

động, sáng tạo thực hiện bằng nhiều giải pháp tích

cực, thậm chí nhiều đơn vị làm rất tốt, đặc biệt là khu

vực Đông Nam bộ‖.

Trong suốt năm 2015, lãnh đạo, các ban chuyên môn VRG và Viện Nghiên cứu CSVN cũng đã

đồng hành cùng các đơn vị để nhất quán triển khai thực hiện đúng chủ trương. Các đơn vị cũng

nắm bắt thế mạnh của mình để điều chỉnh hợp lý bằng nhiều giải pháp tích cực.

Ngay từ đầu năm, Công ty CPCS Phước Hòa đã rà soát và cắt giảm các hạng mục không cần

thiết. Công ty cũng là đơn vị có nhiều ứng dụng những tiến bộ KHKT trong sản xuất, làm lợi

hàng tỷ đồng, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, để ứng phó với biến

động nhân công, công ty đã chuyển 55% diện tích khai thác từ D3 – D4, và trong thời gian sắp

tới sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích sang chế độ cạo D4.

Các công ty khác ở miền Đông như Phú Riềng, Đồng Nai, Dầu Tiếng, Bình Long, Tân Biên,

Đồng Phú, Lộc Ninh… rất tích cực và quyết liệt trong tiết giảm SĐT, rà soát lại các chi phí, cắt

giảm những gì không cần thiết, sử dụng cơ giới hóa tối đa nhằm giảm nhân công, giảm chi phí

đầu tư.

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng có tổng diện tích trồng mới, tái canh năm 2015 là hơn

1.202 ha và tổng diện tích chăm sóc KTCB từ năm 2008 đến năm 2014 là 5.539 ha. Sau khi thực

hiện chủ trương tiết giảm suất đầu tư của Tập đoàn, từ suất đầu tư bình quân 1 ha theo định mức

trên 103 triệu đồng, công ty giảm suất đầu tư bình quân 1 ha còn 71 triệu, tỷ lệ tiết giảm chi phí

là 31,3%.

Để các đơn vị có mức căn cứ thực hiện, VRG đã ban hành SĐT bốn khu vực. Cụ thể, khu vực 1

tại Đông Nam bộ 70 triệu đồng/ha, khu vực 2 gồm các công ty khu vực Tây Nguyên, Công ty

Hòa Bình, Bình Thuận, các đơn vị tại Campuchia, Nam Lào 80 triệu đồng/ha, khu vực 3 gồm

Bắc Trung bộ, Trung Lào 90 triệu đồng/ha, khu vực 4 gồm miền núi phía Bắc, Bắc Lào 115 triệu

đồng/ha.

Tại Cao su Dầu Tiếng, sau khi thực hiện các giải pháp: Giảm chi phí nhân công trên vườn cây,

tận dụng tối đa biện pháp cơ giới hóa và hóa học hóa; tiết giảm hợp lý các chi phí vật tư trên

vườn cây; giảm bớt các công đoạn không cần thiết trong công tác phục hoang, tái canh… Tổng

hợp các giải pháp, công ty xây dựng suất đầu tư bình quân năm 2015 là khoảng 70 triệu đồng/ha,

Page 12: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

giảm 32% so với suất đầu tư năm 2014. ―Năm 2015, công ty thực hiện chủ trương giảm định

mức suất đầu tư được 30%, đúng với chủ trương mà Tập đoàn ban hành, ông Lê Thanh Hưng –

TGĐ cho biết.

Nếu như trước đây các đơn vị ở Tây Nguyên, Campuchia

vẫn chưa triệt để thực hiện cơ giới hóa thì nay thực hiện chủ

trương giảm 30% SĐT các đơn vị đã đẩy mạnh cơ giới hóa

để giảm chi phí nhân công, thực hiện tốt công tác phòng

chống bệnh trên vườn cây, hạn chế tình trạng để tràn lan

trên vườn cây mới trị bệnh sẽ mất chi phí khá lớn.

Ông Lê Khả Liễm – TGĐ Công ty TNHH MTV CS Kon

Tum cho biết: ―Chủ trương giảm 30% SĐT của lãnh đạo

VRG rất đúng đắn, vì căn cứ vào tình hình cụ thể để đầu tư,

những năm gần đây ngành cao su gặp rất nhiều khó khăn vì

giá bán giảm sâu, để đảm bảo ổn định hoạt động SXKD và

có lãi, chăm lo tốt đời sống NLĐ thì bắt buộc các đơn vị

phải giảm SĐT. Công ty chúng tôi đã rà soát và thực hiện

theo đúng chủ trương của VRG. Cắt giảm một số hạng mục

như giảm chi phí nhân công, giảm trồng dặm, quét vôi

chống nắng… Bên cạnh đó, khuyến khích công nhân trồng

xen lúa, bắp để nâng cao thu nhập‖.

Đối với khu vực miền Trung và Bắc Trung bộ còn nhiều khó khăn trong việc tiết giảm SĐT do

đặc điểm địa hình, thời tiết. Tuy nhiên, các đơn vị cũng đã có nhiều nỗ lực để quản lý và tiết

giảm SĐT theo chủ trương của VRG.

Bên cạnh thực hiện các giải pháp nhằm giảm suất đầu tư, các công ty còn nâng cao hiệu quả sử

dụng đất bằng việc phát triển trồng xen canh cây ngắn và dài ngày, góp phần tăng thu nhập cho

CNLĐ. Tại Cao su Hà Tĩnh, phát triển kinh tế gia đình đã trở thành truyền thống trong nhiều

năm qua. Công ty thực hiện các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá hồ; trồng cây ăn

quả; cây keo, cây tràm…

Tại Cao su Điện Biên, ông Hoàng Xuân Lợi – Chủ tịch CĐ công ty, cho biết một số mô hình như

phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt rất phát triển, được nhiều CNLĐ thực hiện có hiệu quả.

Tiêu biểu như mô hình trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Đức Khương – Trưởng phòng

Thanh tra Bảo vệ công ty, với quy mô diện tích 2 ha đã quy hoạch trồng cây ăn quả, chăn nuôi

gia súc gia cầm bước đầu tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Mô hình làm vườn cà phê của anh Trần Xuân Định – Đội trưởng Sản xuất, NT Tuần Giáo với

diện tích 7 ha đã cho thu hoạch, tạo thu nhập ổn định cho gia đình. Ngoài ra, các đơn vị như Cao

su Hòa Bình phát triển mô hình trồng xen cây hoa màu ngắn ngày như đậu, bắp với diện tích 250

ha, trồng xen keo lai hơn 265 ha và liên kết đầu tư trồng cây gió bầu gần 276 ha. Cao su Phước

Hòa phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, trồng xen canh bắp, bí đỏ, đậu xanh, dưa hấu, mè,

gấc…

Page 13: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Dự báo giá cao su năm 2016: Sẽ ấm lên?

Giá cao su thiên nhiên đã trải qua 3 năm liên tiếp ―nguội lạnh‖, song các dự báo mới nhất cho

thấy, mặt hàng ―vàng trắng‖ có thể sẽ ―ấm‖ lên trong năm 2016.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ chạm đáy vào quý IV/2015 trước khi phục hồi trở lại bắt

đầu từ năm 2016. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay

đến năm 2025. Theo dự báo mới nhất của WB, giá cao su RRS3 năm 2015 chạm đáy với

mức giá bình quân là 1,5 USD/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54

USD/kg, đến 2025 là 2,09 USD/kg. Theo phân tích của IMF và WB, giá cao su thiên nhiên hồi

phục nhờ vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, nguồn cung cao su thế giới được dự báo

sẽ giảm trong thời gian tới do các quốc gia sản xuất

cao su lớn trên thế giới đã có những chính sách

kìm hãm sản lượng. Tổng sản lượng của Hiệp hội

các nước sản xuất cao su thiên nhiên (chiếm

khoảng 92% tổng sản lượng toàn cầu) năm 2014

giảm 1,9% so với năm 2013 và năm 2015 tiếp tục

thấp hơn 0,9% so với năm 2014. Đây là lần đầu

tiên trong vòng ít nhất một thập kỷ, sản lượng giảm

trong 2 năm liên tiếp.

Nguyên nhân do nông dân ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ đều thu hoạch cầm chừng

mủ cao su, thậm chí nhiều người bỏ không thu hoạch. Mặt khác, ảnh hưởng của El Nino trong

cuối năm 2015 – giữa năm 2016 được dự báo gây tình trạng khô hạn và thiếu nắng tại Thái

Lan, Indonesia, sẽ làm giảm sản lượng mủ. Thái Lan đang áp dụng chính sách giảm diện tích

trồng cao su và hạn chế cạo mủ. Năm 2015, Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp Thái Lan ước tính

sản lượng mủ cao su đạt 4,2 triệu tấn, giảm so với mức 4,4 triệu tấn năm 2014. Indonesia, nước

sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới, có thể giảm 10% trong năm 2015.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Cao su Indonesia, Moenardji Soedarg, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi

El Nino và khói mù ảnh hưởng tới năng suất và diện tích cao su nước này. Nhưng nguyên

nhân chính là do giá cao su liên tục ở mức thấp nên nông dân chặt cây cao su để trồng cây khác

hoặc bán gỗ cao su để bù đắp thu nhập. Ở Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 5 thế giới, sản lượng

dự báo sẽ giảm 13,4% xuống 610.000 tấn.đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn, xếp thứ 3 toàn cầu.

Thứ hai, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới đang tổ chức thực hiện liên kết, quản

lý nguồn cung cân đối phù hợp với nhu cầu thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và các

tác nhân khác trong ngành cao su. Tại phiên họp đặc biệt cấp Bộ trưởng của Hiệp hội các nước

sản xuất cao su thiên nhiên năm 2015, các Bộ trưởng đã nhất trí giao cho Ban thư ký Hiệp hội

thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu thị trường, sớm đưa ra các giải pháp hiệu quả để cân đối

cung – cầu, ổn định giá cả trên thị trường và đặc biệt thành lập sàn giao dịch chung để quản lý

nguồn cung và điều phối thị trường cao su.

Thứ ba, tồn kho cao su thế giới đã giảm đáng kể. Tính tới cuối tháng 10/2015, lượng tồn kho cao

su thế giới là 1,84 triệu tấn, giảm từ 2,06 triệu tấn từ cuối năm 2014.

Page 14: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Thứ tư, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc đang dần phục hồi sẽ có tác động tích

cực đến nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới. Đáng chú ý, năm 2015 ngành sản xuất ô tô năng

lượng mới của Trung Quốc rất phát triển với số lượng sản xuất tăng gấp 4 lần so với cùng

kỳ năm trước và thay Mỹ trở thành nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ ô tô năng lượng mới.

Với tương lai khả quan của ngành cao su thế giới, xuất khẩu cao su của VN được kỳ vọng có

triển vọng tốt hơn trong năm 2016, sau khi giảm sâu trong 2015. Trong năm 2015, xuất khẩu cao

su của VN đạt trên 1,1 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,6 tỉ USD. Lượng xuất khẩu cao su của VN tăng

chủ yếu nhờ sự phục hồi của thị trường Trung Quốc.

Tham gia TPP, AEC: Cơ hội và thách thức với ngành cao su

Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); hội nhập Cộng

đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương mại tự do khác đã mở ra nhiều cơ

hội và không ít thách thức cho ngành cao su VN trong thời gian sắp tới.

Cơ hội

* Lợi thế cạnh tranh về NK: Một số sản phẩm cao su VN

và một số nước khi nhập vào Hoa Kỳ như lốp xe, găng

tay, băng tải… từ mức thuế suất 3,3- 3,9%, sẽ về 0% khi

TPP có hiệu lực.

* Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành cao su: Khi TPP

có hiệu lực, nếu sản xuất ở VN và XK cao su qua các

nước thành viên TPP như Hoa Kỳ, Nhật, Úc… sẽ được hưởng thuế suất 0%. Nhờ vậy, các khu

công nghiệp và ngành cao su VN có cơ hội đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp (DN) nước

ngoài nhằm tận dụng ưu đãi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và thuế; đồng thời ngành cao su VN sẽ

có điều kiện hợp tác, liên doanh liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

* Thúc đẩy đổi mới, đẩy mạnh liên kết, nâng chuỗi giá trị cung ứng: Khi tham gia TPP, để tồn tại

và phát triển, DN Việt buộc phải thay đổi cách thức quản trị, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, nâng

cao chất lượng, phát triển thương hiệu, đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tăng

nguồn thu từ chuỗi giá trị sản phẩm cao su.

* Tạo động lực hoàn thiện thể chế: Hội nhập đòi hỏi VN phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về

kinh tế và cải cách hành chính nhằm thu hút đầu tư, phòng vệ thương mại, xây dựng hàng rào kỹ

thuật, chú trọng yếu tố sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường… Từ đó, xây dựng môi trường kinh

doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng.

Thách thức

* Thách thức cạnh tranh về giá, chất lượng, thương hiệu hàng hóa: Chất lượng cao su của VN

chưa thực sự đồng đều, thương hiệu cao su VN chưa mạnh và các yếu tố về chính sách bán hàng,

nhân lực, chi phí sản xuất… là thách thức lớn khi hội nhập.

* Cạnh tranh với nguồn cao su nguyên liệu trong nước: Khi thuế suất nhập khẩu CSTN từ các

nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia vào VN giảm xuống còn 0%, các DN sản

xuất sản phẩm cao su công nghiệp có thêm sự lựa chọn cao su nguyên liệu để sản xuất. Nếu chất

Page 15: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

lượng, chính sách bán hàng của các DN sản xuất CSTN trong nước không đảm bảo và thiếu cạnh

tranh, có thể mất cơ hội tiêu thụ.

* Cạnh tranh với các sản phẩm cao su XK

sang các nước trong TPP: Tham gia TPP,

nếu sản phẩm cao su của VN XK qua các

nước trong TPP được hưởng thuế 0%, thì

Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng vậy.

Vì vậy, nếu chất lượng sản phẩm chưa cao,

thương hiệu không tốt, giá cả kém cạnh

tranh, chính sách bán hàng không linh hoạt

thì DN VN sẽ rất khó cạnh tranh với các DN của các nước trong TPP.

Giải pháp

* Về phía Nhà nước:

- Xây dựng chiến lược và chính sách đồng bộ đối với ngành cao su, có lộ trình cụ thể trên cơ sở

các quy hoạch của Nhà nước kết hợp với những giải pháp khả thi, phù hợp theo đề xuất của

doanh nghiệp và Hiệp hội Cao su VN.

- Tăng cường quản lý chất lượng CSTN và sản phẩm cao su: Xây dựng quy chuẩn hoặc quy

chuẩn quốc gia về chất lượng nguyên liệu đầu vào và điều kiện sản xuất của các nhà máy chế

biến để có cơ sở các DN tuân thủ một cách nghiêm túc.

- Tháo gỡ các vướng mắc về chính sách thuế: Cụ thể là giải quyết sự bất hợp lý về thuế giá trị gia

tăng đối với mủ cao su sơ chế như những nông sản khác, qua đó giúp DN mở rộng thị trường

XK, tăng doanh thu, tăng nộp thuế thu nhập DN.

- Thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin cảnh báo về các vụ việc phòng vệ thương mại

của các nước đối với ngành cao su. Cùng với đó, cung cấp số liệu thống kê kịp thời để làm cơ sở

nghiên cứu và dự báo thị trường.

- Hỗ trợ Hiệp hội Cao su VN xây dựng thương hiệu ngành và hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu

nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho ngành cao su để mở rộng và đa dạng hóa thị

trường, giảm rủi ro khi phụ thuộc một vài th ị trường.

- Có chính sách ưu đãi phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su để giảm dần XK

nguyên liệu thô.

- Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực XK để tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

* Đối với DN

- Nghiên cứu thấu đáo các yêu cầu của các nước có ký kết hiệp định thương mại để tận dụng

mức thuế ưu đãi.

Page 16: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

- Cần liên kết chặt chẽ, cùng Hiệp hội Cao su VN tạo mối liên kết theo chuỗi để tăng lợi thế cạnh

tranh.

- Xây dựng chiến lược phát triển trung và dài hạn. Tích cực cập nhật thông tin phân tích thị

trường, các chính sách mới để ứng dụng vào hoạt động của DN một cách hiệu quả.

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng quy chuẩn, ổn định và dịch vụ sau bán hàng uy tín.

* Đối với VRA

- Tiếp tục gắn kết và khuyến khích Hội viên tìm giải pháp hiệu quả tăng cường tiêu thụ và chế

biến nguồn CSTN trong nước; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường; ổn định và

nâng cao chất lượng CSTN và sản phẩm cao su VN theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Có ý kiến thúc đẩy đề án xây dựng Thương hiệu ngành, kết hợp với việc sử dụng Nhãn hiệu

chứng nhận Cao su VN và Chương trình thương hiệu quốc gia.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành đề xuất tổ chức hệ thống quản lý chất lượng

CSTN và sản phẩm cao su, góp phần giữ vững uy tín cho thương hiệu Cao su VN.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ và bảo vệ Hội viên; kịp thời đề xuất những biện pháp

tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN ngành cao su.

- Kết nối với các Bộ ngành, địa phương và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan trong và

ngoài nước.

- Tiếp tục thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại, nhất là trong bối cảnh hội nhập.

Sẽ thiết lập tiêu chuẩn cao su không protein

VRG quyết liệt thực hiện Đề án tái cơ cấu

Trong năm 2015 VRG đã tích cực triển khai các bước CPH 5 CTCS: Bình Long, Phú Riềng, Lộc

Ninh, Bà Rịa, Tân Biên.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, trong năm 2015, VRG chỉ

có thể CPH CTCS Bà Rịa, Tân Biên. Các công ty còn lại đang hoàn

tất các thủ tục để tiến hành CPH theo lộ trình.

Về thoái vốn, theo đề án được duyệt, VRG thoái vốn ở 23 đơn vị.

Tính đến hết quý II/2015, toàn VRG đã thực hiện thoái vốn tại các

đơn vị ngoài ngành chính thu về 1.188 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị thoái

vốn gần 300 tỷ đồng, tổng giá trị thu về xấp xỉ 318 tỷ đồng, lãi gần 18 tỷ đồng.

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH IV

Page 17: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tiếp tục điều chỉnh suất đầu tư trong năm 2016

Tiếp tục quản lý chặt suất đầu tư, tiết giảm giá thành, thực hiện tốt các cơ chế chính sách, chăm

lo cho đời sống NLĐ là những nội dung chính được

lãnh đạo VRG quán triệt trong cuộc họp Trưởng, Phó

ban VRG ngày 16/12.

Trong năm 2015, các đơn vị đã thực hiện tốt

chủ trương của lãnh đạo VRG là tiết giảm suất đầu

tư, nhiều đơn vị chủ động, tích cực, thực hiện nhiều

giải pháp đem lại hiệu quả cao trong SXKD. TGĐ

VRG Trần Ngọc Thuận khẳng định: ―Tiết giảm suất

đầu tư là yêu cầu bắt buộc, vì vậy phải thực hiện

quyết liệt, nếu giữ nguyên suất đầu tư như cũ thì sẽ không hiệu quả. Dự báo năm 2016 còn nhiều

khó khăn. VRG đưa ra kịch bản giá thành 25 triệu đồng/tấn, giá bán 26 triệu đồng/tấn nên cần

tiếp tục điều chỉnh suất đầu tư cho phù hợp‖.

Năm 2016, VRG quyết liệt trong việc thực hiện cổ phần hóa các đơn vị theo kế hoạch đề ra và

tiếp tục đẩy mạnh thoái vốn. Cùng với đó, giám sát các đơn vị thực hiện chủ trương giảm suất

đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xen canh trên vườn cây cao su. Đồng thời, chú trọng tăng

cường củng cố chất lượng vườn cây, chỉ trồng mới ở những khu vực đặc thù, áp dụng cơ cấu

giống mới trên vùng tái canh, trồng mới. Về khai thác, VRG chỉ đạo mở rộng diện tích cạo D4,

thí điểm chế độ cạo D5, D6.

Cần xây dựng sản phẩm chiến lược quốc gia cho ngành cao su

Giai đoạn 2010 – 2014, Việt Nam nhập khẩu cao su thiên nhiên bình quân 320.000 tấn/năm

(tương đương 37% sản lượng khai thác trong nước). Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan,

Campuchia, Malaysia, Indonesia chiếm hơn 88,4% về lượng và 86,8% về kim ngạch nhập khẩu

cao su thiên nhiên (CSTN) của Việt Nam.

Tại Hội nghị Đẩy mạnh chế biến và tiêu

thụ cao su thiên nhiên (ngày 11/12,

tại TP.HCM), đại diện Cục chế biến Nông

lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ

NN&PTNT), cho rằng do quy mô sản xuất

trong nước chưa cao, chất lượng CSTN

không phù hợp và chưa ổn định. Ngoài ra do

gia tăng nhu cầu tạm nhập tái xuất

CSTN với giá rẻ sau đó tái xuất (chủ

yếu xuất sang thị trường Trung Quốc)

và hưởng chênh lệch giá.

Bên cạnh đó, do nhu cầu nguyên liệu tăng mạnh từ các loại DN sản xuất săm lốp nội địa và nước

ngoài đang hoạt động trong nước. Một vài chủng loại cao su dùng cho săm lốp ít được sản xuất

trong nước do tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các dòng sản phẩm dành cho xuất khẩu. Vì vậy,

đa số các DN sản xuất cao su trong nước ưu tiên vào các sản phẩm xuất khẩu. Điều này dẫn

Page 18: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

đến việc phải nhập các dòng sản phẩm CSTN bị thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu nội

địa.

Thêm vào đó, theo các Hiệp định đã ký kết, CSTN của các nước trong khu vực Đông Nam Á khi

nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được miễn thuế, điều này tạo sự cạnh tranh gay gắt với cao su nội

địa, nhất là nguồn cao su từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia có giá rẻ hơn, chất lượng ổn định

và chủng loại phù hợp với các nhà sản xuất lốp xe tại Việt Nam.

Thông tin từ ông Nguyễn Mạnh Sơn – Phó TGĐ Công ty CPCS ĐàNẵng, mỗi năm đơn vị này có

nhu cầu sử dụng 20.000 tấn cao su các loại, trong đó VRG cung cấp 5.000 tấn, còn lại 15.000 tấn

mua các công ty bên ngoài. Năm 2017, công ty sẽ đầu tư dự án để sản xuất từ 5 – 6 triệu bộ lốp

xe. Vị đại diện Cao su Đà Nẵng cho biết rất muốn sử dụng nguồn cao su của VRG và hy

vọng các công ty thành viên Tập đoàn sẽ đáp ứng được các nhu cầu, tiêu chuẩn của nhà máy.

Trong Quy hoạch phát triển sản xuất sản phẩm cao su Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến

năm 2035 của Bộ Công Thương (QĐ số 4665/ QĐ-BCT, ngày 14/5/2015), nhấn mạnh phấn đấu

đến năm 2020 hầu hết các cơ sở sản xuất sản phẩm cao su có nhu cầu sử dụng nguyên liệu

CSTN sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất.

―Chúng tôi đánh giá cao chất lượng của CSTN

Việt Nam. 70% sản lượng cao su sản xuất là để

cung cấp cho các nhà máy sản xuất săm lốp.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, các DN chạy theo

hướng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mà

chưa thực sự chú trọng đến việc tiêu thụ nội địa.

Chủng loại dùng cho săm lốp chủ yếu là SVR

10, SVR 20, trong đó SVR 10 chiếm đến 70 –

75%. Vì vậy, các DN phải quan tâm đến

việc điều chỉnh cơ cấu để đáp ứng nhu cầu của

các nhà sản xuất săm lốp. Các DN sản xuất lốp

xe ở nước ngoài sẽ đến đầu tư tại Việt Nam để tranh thủ nguồn nguyên liệu, lao động và ưu đãi

về thuế. Do đó, nhu cầu sử dụng CSTN của các nhà sản xuất rất lớn. Các DN sản xuất cũng nên

tranh thủ cơ hội này để nâng cao chất lượng sản phẩm để bán được cho thị trường trong nước‖,

ông Sơn phân tích.

Hiện nay, có nhiều nhà máy sản xuất săm lốp hàng đầu trên thế giới như Bridgeston,

Sailun, Yokohama… đầu tư nhà máy tại Việt Nam để xuất khẩu đi các nước. Năng lực sản xuất

của các nhà máy này rất lớn vì vậy cần nguồn cung ổn định, chất lượng. Nếu CSTN của các DN

nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy sản xuất này thì hiệu quả thu về rất cao.

Về phía VRG, hiện có các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su như bóng thể thao,

găng tay, nệm, băng tải cao su, chỉ thun. ―Hàng năm, các nhà máy này tiêu thụ khoảng 23.000

tấn cao su nguyên liệu, chiếm 7% sản lượng cao su khai thác của VRG. Dự kiến đến năm 2020,

ngành sản xuất công nghiệp nhẹ của VRG sẽ tiêu thụ 43.000 tấn/ năm cao su nguyên liệu. Một

trong những mục tiêu Tập đoàn hướng đến là gia tăng tiêu thụ nội địa để phát triển sản phẩm

công nghiệp cao su trong nước và góp phần tăng giá trị gia tăng trong chuỗi sản phẩm‖, ông Võ

Hoàng An – Tổng Thư ký Hiệp hội CSVN, Trưởng ban XNK VRG cho hay.

Page 19: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

19 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Để tăng cường sử dụng cao su nguyên liệu trong nước cần có sự đồng bộ trong việc áp dụng các

giải pháp cụ thể: Rà soát quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến CSTN gắn với vùng nguyên liệu

và thị trường; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, công nghệ và nâng cao chất lượng; triển khai nhân

rộng mô hình liên kết ―Nhà sản xuất cam kết cung cấp nguyên liệu ổn định cho nhà chế biến sản

phẩm thông qua hợp đồng dài hạn‖…

Theo TS Lưu Hoàng Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương, lý do Sailun, hay

các nhà máy sản xuất lốp xe tại Việt Nam nhập khẩu cao su từ Thái Lan, Indonesia. Vì chất

lượng CSTN của Việt Nam không ổn định, nơi thì cao, nơi thì thấp. ―Chúng ta không thể để chất

lượng nay thế này, mai thế kia được, mà cần phải nâng lên theo quy chuẩn. Có như vậy thì cao

su mới đứng vững được trong thị trường nội địa và quốc tế‖, ông Ngọc đề xuất.

Thứ nữa, Việt Nam cần phải xác định chiến lược sản phẩm quốc gia của ngành cao su là gì, tập

trung vào lĩnh vực gì? Đơn cử, Malaysia tập trung vào sản phẩm nhúng, cao su sản xuất ra tiêu

thụ được hết. Việt Nam không thể nào ―chọi‖ lại với các Tập đoàn sản xuất săm lốp hàng đầu thế

giới. Vì vậy, chúng ta phải chọn thị trường ―ngách‖. Nghĩa là nên chọn thị trường có phân

khúc rõ ràng, dễ tính, vừa tầm để đầu tư.

Phó TGĐ VRG Lê Xuân Hòe cho biết thêm, để xác định được sản phẩm chiến lược quốc gia –

sản phẩm nhúng, Malaysia đã phải mời chuyên gia tư vấn nước ngoài trong 10 năm trời. Năm

2016, Malaysia còn xây dựng ―Thành phố Cao su‖, tập trung sản xuất các sản phẩm cao su như

lốp xe, găng tay và các sản phẩm khác. Tham vọng của họ sẽ trở thành một ―hành lang cao su‖,

một trung tâm kết nối các nước sản xuất cao su hàng đầu trong khu vực.

Trong thời gian gần, Việt Nam ưu tiên phát triển sản xuất sản phẩm cao su nhúng là lựa chọn

phù hợp. Bởi chúng ta có sản phẩm cao su latex có chất lượng rất tốt, được sản xuất với quy mô

đại điền, sản lượng lớn. Hiện nay, Tập đoàn có 2 nhà máy sản xuất sản phẩm nhúng. Công ty CP

VRG Khải Hoàn năm 2014 sản xuất hơn 2,5 tỷ chiếc găng tay, hiện đang mở rộng quy mô sản

xuất. Còn nhà máy sản xuất chỉ thun tại Đồng Nai công suất 5.000 tấn/năm vừa đi vào hoạt động.

Thương hiệu “Cao su Việt Nam” vươn ra thị trường quốc tế

Xây dựng và phát triển thương hiệu ―Cao su Việt Nam‖ là giải pháp góp phần nâng cao uy tín,

tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển ngành cao su VN theo

hướng bền vững.

Tiến sỹ Trần Thị Thúy Hoa – Chánh Văn phòng

Hiệp hội Cao su VN (VRA) cho biết, hiện nay

VRA đang tiến hành đăng ký quốc tế để bảo hộ

quyền sở hữu Nhãn hiệu chứng nhận ―Cao su

Việt Nam/Viet Nam Rubber‖ tại các quốc gia

thuộc thị trường mục tiêu của ngành cao su VN.

Trước đó, cuối năm 2014, Hiệp hội hoàn tất các

thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ cho Nhãn hiệu chứng nhận

―Cao su Việt Nam/Viet Nam Rubber‖ tại Cục sở

hữu trí tuệ với Logo, Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu mà VRA xây dựng.

Page 20: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

20 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

―Sau khi nhận được văn bản bảo hộ tại Việt Nam về quyền sở hữu nhãn hiệu ―Cao su Việt Nam‖,

Hiệp hội đã nghiên cứu các phương thức đăng ký quốc tế phù hợp với tình hình thực tiễn, với

tiềm năng xuất khẩu cao su, cũng như khả năng về tài chính cho công tác thương hiệu. Chúng tôi

đã xây dựng lộ trình và đang tiến hành đăng ký quốc tế‖, Tiến sỹ Hoa cho biết.

Theo VRA, mục tiêu đến năm 2020, quản lý và phát triển thương hiệu ngành cao su VN thông

qua việc nhượng quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận ―Cao su Việt Nam/Viet Nam Rubber‖,

nhằm kiểm soát, đảm bảo uy tín và chất lượng cao su thiên nhiên của tất cả Hội viên thuộc Hiệp

hội và mở rộng đến 30% doanh nghiệp (DN) ngoài Hội viên. Đến năm 2030, tất cả Hội viên và

mở rộng đến 70% DN ngoài Hội viên sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ―Cao su Việt Nam‖.

Trong giai đoạn hiện nay, VRA triển khai thực hiện thí điểm việc sử dụng nhãn hiệu tại một số

công ty. Dự kiến, chọn 3 – 4 đơn vị Hội viên nòng cốt, có số lượng và giá trị xuất khẩu cao su

lớn, có chất lượng sản phẩm ổn định để tiến hành thực hiện thí điểm. ―Sau bước thí điểm, đánh

giá và đúc kết kinh nghiệm, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quy trình làm việc, bước

tiếp theo là tổ chức phổ biến thông tin đến Hội viên, DN; quảng bá rộng rãi nhãn hiệu Cao su

Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước; đề xuất các chính sách ưu tiên đối với DN sử

dụng nhãn hiệu; khuyến khích DN tích cực tham gia sử dụng nhãn hàng; kiểm tra, giám sát việc

sử dụng nhãn hiệu‖, Tiến sỹ Hoa cho biết kế hoạch triển khai.

Năm 2016 tiết giảm chi phí tối thiểu 15% so 2015

HĐTV VRG nhận định, năm 2016 và các năm kế tiếp ngành cao su có thể sẽ khó khăn hơn. Do

đó, HĐTV VRG yêu cầu sự nỗ lực nhiều hơn và sự đoàn kết thống nhất của toàn VRG trong

công tác điều hành, tổ chức SXKD, triển khai thực hiện nhiều giải pháp cắt giảm chi phí, suất

đầu tư. Chống thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý và sử dụng tài sản. Huy động và sử

dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tăng cường hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác có

tiềm lực về tài chính, thị trường, để tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất cũng như các nguồn lực của

VRG.

HĐTV VRG thống nhất thỏa thuận giao chỉ tiêu kế

hoạch nông nghiệp cho các CTCS năm 2016, như

sau: Khai thác mủ cao su trên diện tích 159.097 ha;

sản lượng 249.530 tấn; trồng mới 2.043 ha, tái canh

14.554 ha; chăm sóc 238,805 ha vườn cây KTCB.

Về giá bán mủ cao su bình quân 26 triệu đồng/tấn ở

khu vực Đông Nam bộ; Tây Nguyên và Duyên hải

miền Trung 25,5 triệu/tấn; nước ngoài 24,5 triệu

đồng/tấn. Giá thành bình quân 25 triệu đồng/tấn. Sản lượng thu mua phấn đấu tương đương với

thực hiện năm 2015.

Các công ty nghiên cứu thực hiện xây dựng kế hoạch giá thành theo hướng có lợi nhuận, đặc biệt

các công ty ở khu vực Đông Nam bộ cần có giải pháp lợi nhuận tối thiểu 1 triệu đồng/tấn.

VRG đưa ra các giải pháp xây dựng giá thành 2016 như sau:

Page 21: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

21 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Về phân bón: Không bón phân cho vườn cao su kinh doanh. Đối với các công ty giá thành có thể

cân đối được, có thể thực hiện bón phân nhưng mức tối đa không quá 50% lượng phân bón thực

tế thực hiện năm 2015.

Về tiền lương: Với những công ty có lợi nhuận, căn cứ mức thu nhập của người lao động ở khu

vực để xác định chi phí tiền lương theo nguyên tắc tích cực tăng năng suất lao động thông qua

chuyển chế độ cạo, thực hiện triệt để việc chuyển đổi vườn cây sang chế độ cạo D4, một số đơn

vị thiếu lao động thực hiện thí điểm việc chuyển đổi sang chế độ cạo D5, D6.

Với các công ty nước ngoài, các công ty trong nước có điều kiện bảo vệ mủ cao su, thực hiện

việc để đông mủ tại lô, định mức tạm thời là mỗi phần cạo tối thiểu 600 cây, xem xét phương án

tách lao động cạo mủ và lao động thu mủ riêng để đảm bảo năng suất cạo mủ.

Các chi phí khác: Xây dựng với tinh thần tiết kiệm tối thiểu 15% so với năm 2015.

VRG đạt lợi nhuận khá, tăng trưởng tốt

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 và phương hướng

nhiệm vụ 2016 của VRG, vào ngày 15/1, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh,

năm 2015 là năm ngành cao su phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng ngành cao su đã đạt

được những thành quả đáng khích lệ, lợi nhuận khá, tăng trưởng tốt.

Năng suất vườn cây bình quân toàn VRG đạt 1,737 tấn/ha. Khu vực Đông Nam bộ có 6 công ty

đạt năng suất bình quân 2 tấn/ha là Tây Ninh (2,21 tấn/ha), Đồng Phú (2,134 tấn/ha), Lộc Ninh

(2,112 tấn/ha), Phú Riềng (2,307 tấn/ha), Phước Hòa (2,073 tấn/ha), Bình Long (2,018 tấn/ha) và

39 nông trường đạt 2 tấn/ha.

Khu vực Tây Nguyên có Công ty Kon Tum đạt 1,998 tấn/ha và toàn khu vực có 12 nông trường

đạt từ 1,8 tấn/ha đến 2 tấn/ha. Khu vực Duyên hải miền Trung có Công ty Bình Thuận đạt 1,802

tấn/ha và 2 nông trường đạt 1,998 tấn/ha. CHDCND Lào có Công ty Việt – Lào đạt năng suất

bình quân 1,854 tấn/ha và 3 nông trường đạt năng suất bình quân 1,930 tấn/ha.

Toàn VRG cũng đã tái canh trồng mới được 19.760 ha, đạt 100% kế hoạch, trong đó diện tích tái

canh là 13.290 ha, trồng mới 6.470 ha. Năm 2015, diện tích trồng mới của Tập đoàn giảm 11.601

ha so với năm 2014, do đã cơ bản hoàn tất chương trình phát triển 100.000 ha cao su tại Vương

quốc Campuchia, định hình diện tích cao su tại khu vực miền núi phía Bắc và CHDCND Lào,

các khu vực mà trước đây chiếm tỷ trọng hơn 80% kế hoạch trồng mới hàng năm của VRG.

CÔNG TY TRONG NGÀNH V

Page 22: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

22 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tích cực hỗ trợ cao su tiểu điền. Trước tình hình khó khăn chung của ngành cao su do giá cao

su giảm sâu, VRG đã tập trung quán triệt chủ trương quyết liệt, tăng cường đẩy mạnh hoạt động

thu mua mủ cao su của các hộ cao su tiểu điền, nhằm khẳng định vai trò chủ đạo của Tập đoàn

kinh tế Nhà nước trong việc dẫn dắt và hỗ trợ cao su tiểu điền vượt qua thời điểm khó khăn của

thị trường cao su, đồng thời góp phần bình ổn thị trường cao su ở VN.

Tổng sản lượng thu mua của toàn VRG năm 2015 là 64.046 tấn, đạt 112,48% so với kế hoạch, về

lượng vượt 7.111 tấn. Bên cạnh tổ chức tốt thu mua, các đơn vị thành viên còn hỗ trợ, chuyển

giao cho các hộ cao su tiểu điền về kỹ thuật khai thác, cách đánh giá phân loại chất lượng mủ cao

su, phương pháp đo DRC trong mủ. Ngoài ra chính sách giá, thanh toán luôn công khai minh

bạch và chuyên nghiệp đã tạo được sự tin tưởng, trở thành điểm tựa cho các hộ cao su tiểu điền

trong việc tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng ép giá của thương lái.

Ngoài ra, thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật từ khai thác đến thu hoạch mủ cho các hộ cao su tiểu

điền đã góp phần kiểm soát chất lượng mủ cao su, từng bước cải thiện và nâng cao thương hiệu,

chất lượng sản phẩm cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.

Về phía Tập đoàn, tăng cường thu mua mủ cao su tiểu điền còn góp phần sử dụng tối đa công

suất chế biến của các nhà máy sản xuất cao su, đảm bảo doanh thu và thu nhập ổn định của

người lao động. Ngoài ra thu mua cũng là

phương án bù đắp nguồn mủ nguyên liệu thiếu

hụt do thanh lý cao su hàng năm và vườn cây

già cỗi do năng suất thấp, góp phần ổn định và

gia tăng sản lượng chế biến, giảm bớt khấu hao

cho nhà máy chế biến.

Trong năm 2015, VRG đẩy mạnh triển khai

chiến lược tái cơ cấu chủng loại sản phẩm cao

su theo hướng tập trung sản xuất các sản phẩm

mà thị trường cần như SVR 10, SVR 20, mủ ly tâm và mủ tờ. Thực hiện các giải pháp kiểm soát

giá thành sản xuất, triển khai hiệu quả quy trình sản xuất ―sạch‖. Theo dõi và quản lý chặt các

công đoạn sản xuất, thực hiện tiết kiệm tối đa nguyên – nhiên liệu đầu vào, đẩy mạnh đổi mới

thiết bị, công nghệ, để góp phần kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm cao su của Tập

đoàn, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các sản phẩm đồng chủng loại trên thị trường

nhưng giá bán cao hơn.

Năm 2015, Tập đoàn đã tiêu thụ được 322.896 tấn cao su các loại, bằng 98,32% kế hoạch năm,

vượt 5.494 tấn và bằng 95,26% so với thực hiện năm 2014, giảm 16.036 tấn cao su các loại. Giá

bán cao su bình quân năm 2015 ước đạt 30,5 triệu đồng/tấn, giá thành tiêu thụ bình quân 29,6

triệu đồng/tấn.

Mặc dù năm 2015 là năm rất khó khăn đối với thị trường cao su thế giới nói chung và thị trường

cao su Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên VRG đã rất nỗ lực để đưa doanh thu tiêu thụ cao su ước

đạt 9.855 tỷ đồng (đạt 97% KH). Lợi nhuận cao su ước đạt 235 tỷ đồng, chiếm 8,7% trong tổng

lợi nhuận của Tập đoàn.

Page 23: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

23 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Kết luận Hội nghị, TGĐ Trần Ngọc Thuận đánh giá, mặc dù năm 2015 có nhiều khó khăn nhưng

VRG và các đơn vị đã chủ động, tự tin trong công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý là

doanh thu, lợi nhuận của lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng lên, là dấu hiệu cho thấy lĩnh vực

này đã phát huy tác dụng trong nhóm 4 ngành nghề chính của VRG. Dù khó khăn nhưng VRG

đã đạt được kết quả đáng chú ý đối với ngành nông nghiệp. Đây là nỗ lực lớn của VRG và các

đơn vị.

Cao su Tây Ninh: Giá thành giảm, lợi nhuận tăng

Nhờ chủ động, linh hoạt và quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm tiết giảm suất đầu tư đã

giúp Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh hạ giá thành gần 2 triệu đồng/tấn sản phẩm so kế hoạch.

Cụ thể, năm 2015, công ty xây dựng giá thành sản

phẩm cao su khai thác là 30 triệu đồng/tấn, thực tế

thực hiện chỉ còn 28,3 triệu đồng/tấn. Trong khi giá

bán bình quân mủ khai thác cả năm được gần 30,8

triệu đồng/tấn, lợi nhuận gần 2,5 triệu đồng/tấn sản

phẩm. Có thể khẳng định, Tây Ninh là một trong

những công ty đứng tốp đầu VRG về thực hiện

giảm giá thành sản phẩm và đạt lợi nhuận trên tấn

sản phẩm khá cao trong năm 2015.

Năm 2015, với 4.787 ha cao su kinh doanh, công ty

khai thác được 10.579 tấn mủ/10.480 tấn mủ kế

hoạch (KH), đạt 100,9% KH và về trước kế hoạch 5 ngày. Năng suất bình quân vườn cây đạt

trên 2,2 tấn/ha, đây là năm thứ 11 liên tiếp công ty đạt năng suất bình quân trên 2 tấn/ha. Công ty

chế biến 11.823 tấn mủ; tiêu thụ 10.965 tấn, trong đó xuất khẩu 1.535 tấn và nội tiêu 9.430 tấn.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá bán mủ giảm sâu, tuy nhiên nhờ lường trước được tình hình

nên công ty chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp. Tổng doanh thu ước đạt được 415 tỷ đồng,

đạt 101% so KH; tổng lợi nhuận trước thuế 54,7 tỷ đồng, đạt trên 144% so KH, trong đó lợi

nhuận từ cao su khai thác là 24,2 tỷ đồng, đạt 151% KH; nộp ngân sách Nhà nước hơn 44 tỷ

đồng; thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/người/tháng, đạt 118% KH.

Năm 2016, Công ty CPCS Tây Ninh có kế hoạch khai thác 4.719 ha cao su với sản lượng 9.100

tấn mủ; chế biến 11.100 tấn mủ; tiêu thụ 10.610 tấn; giá bình bình quân 25 triệu đồng/tấn, giá

bán bình quân 26 triệu đồng/tấn; tổng doanh thu trên 338 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 37,6 tỷ

đồng.

Thu nhập gần 7 triệu đồng/người/tháng tại NT Xa Trạch (Cao su Bình Long)

Sáng 23/12, Nông trường Xa Trạch (Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long) đã tổ chức Hội

nghị đại biểu người lao động năm 2016 với sự tham dự của 140 đại biểu đại diện cho 903 cán bộ

công nhân lao động.

Page 24: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

24 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Văn Quyền – Phó bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Nông trường cho

biết, năm 2015, đơn vị được công ty giao quản lý tổng diện tích 2.767,81 ha cao su, trong đó

diện tích khai thác là 1.964,28 ha, kế hoạch khai thác 3.768,4 tấn mủ.

Nông trường ―về đích‖ vào ngày 21/12. Dự kiến sản lượng cả

năm đạt khoảng 3.934 tấn (104,39%), năng suất vườn cây

2,027 tấn/ha, năng suất lao động 6,015 tấn/người. Quy trình

kỹ thuật cả năm đạt loại giỏi.

Tình hình an ninh trật tự, bảo vệ tài sản được nông trường

phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt. Thu nhập

bình quân toàn nông trường đạt gần 7 triệu đồng/người/tháng

(trong đó tiền lương 6,311 triệu đồng/người/tháng).

Cao su Sơn La: Tập huấn kỹ thuật trồng xen cây ngắn ngày

Trong tháng 12, Công ty CPCS Sơn La phối hợp với Trường Đại học Tây Bắc mở lớp tập huấn

kỹ thuật trồng xen cây ngắn ngày trong lô cao su cho 150 công nhân, nhằm tạo việc làm, tăng thu

nhập cho người lao động.

Trong năm 2015, Công ty cũng phối hợp với Trường Cao đẳng Công

nghiệp Cao su và Trung tâm Nghiên cứu Cao su tiểu điền, Viện

Nghiên cứu Cao su VN tổ chức tập huấn kỹ thuật bảo vệ thực vật và

khai thác mủ cho 550 học viên là CN thuộc các đội sản xuất của công

ty.

-

Xen cây dược liệu trên đất cao su: Cách làm hiệu quả

Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam trồng xen canh các

loại cây ngắn ngày trên đất cao su với phương châm ―lấy ngắn nuôi dài‖ bước đầu mang lại hiệu

quả.

Từ năm 2013, khi trồng cao su tại Tổ sản xuất cao su xã Bình Lãnh (Thăng Bình), nhận thấy tình

trạng người dân ồ ạt đi khai thác cây cà gai leo để bán cho thương lái Trung Quốc dẫn đến tình

trạng ngày càng khan hiếm, ĐVTN Tổ sản xuất Cao su Bình Lãnh (thuộc Công ty TNHH MTV

Cao su Quảng Nam) đã có sự tìm tòi, nghiên cứu về đặc điểm, thuộc tính của loài cây này.

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VI

Page 25: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

25 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Anh Huỳnh Văn Lo – nhân viên kỹ thuật của Tổ sản xuất cao su xã Bình Lãnh cho biết, cây cà

gai leo là loại cây dược liệu dùng để đặc trị những bệnh về gan, là loại cây ngắn ngày, dễ trồng

có thể thích nghi với những vùng đất có điều kiện khắc nghiệt.

―Từ thực tế về giá trị kinh tế mà loài cây này mang lại, chúng tôi đã nảy sinh ý tưởng nhân giống

để loài cây này không bị tận diệt và tăng thu nhập kinh tế cho công nhân tổ sản xuất‖ – anh Lo

nói.

Anh Nguyễn Duy Thạnh – Bí thư Đoàn

Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam

cho biết, xuất phát từ ý tưởng trồng các loại

cây dược liệu xen canh trong các vườn cây

cao su kiến thiết cơ bản nhằm phát huy tối

đa hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho

người lao động, Ban Chấp hành Đoàn công

ty đứng ra chịu trách nhiệm phối hợp cùng

Viện Dược liệu Hà Nội và Viện Công nghệ

sinh học Việt Nam, thí nghiệm và đưa những

giống cây dược liệu phù hợp để trồng xen

trong vườn cây cao su kiến thiết cơ bản của

công ty như sâm ba kích, cà gai leo, đinh lăng, sả…

―Trong thời gian cao su chưa khép tán thì có thể trồng xen nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng

thêm thu nhập. Việc trồng xen canh đã giúp giảm công làm cỏ, người lao động thường xuyên

chăm sóc vườn cây cao su và cây dược liệu ở những vùng sâu vùng xa trong thời gian chờ cao su

phát triển. Ngoài ra còn giảm bớt tình trạng xói mòn đất tại những nơi đồi dốc, giúp cản gió cho

cây cao su mới trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho cao su phát triển. Hơn nữa, cây trồng xen hấp

thụ các chất khó tan trong lòng đất, sau khi thu hoạch để lại lượng chất hữu cơ làm tăng độ phì

cho đất và có sản phẩm ủ gốc giữ ẩm mùa hè, giữ ấm mùa đông để cây cao su trồng mới sinh

trưởng, phát triển tốt‖ – anh Thạnh cho biết.

Theo tính toán, sau 6 tháng kể từ lúc trồng, người lao động có thể thu hoạch vụ mùa cà gai leo

lần đầu tiên. Với 1ha cây cà gai leo trồng xen cây cao su, sau 1 năm, trừ đi chi phí trồng có thể

thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng. Bắt đầu từ mùa vụ thứ hai cây sẽ tự sinh trưởng và không cần

tốn chi phí trồng mới.

―Hiện tại, Tổ sản xuất cao su Bình Lãnh, Nông trường Cao su Bắc Trà My 2 là những đơn vị

trồng thí điểm loại cây này. Hiệu quả và giá trị kinh tế mà cây cà gai leo mang lại là rất cao, giúp

giải bài toán khó khăn trước mắt của người trồng cao su‖ – anh Thạnh khẳng định.

Theo anh Thạnh, sau khi nhân giống và trồng thí nghiệm thành công tại một số vườn ươm, Ban

Chấp hành Đoàn công ty đã liên hệ tìm đầu ra cho các sản phẩm. Hiện tại một số công ty như

Công ty CP Daphaco tại Đà Nẵng, Công ty CP Traphaco và một số bệnh viện y học dân tộc trên

cả nước đã nhận làm nơi tiêu thụ sản phẩm dược liệu cho công ty.

Page 26: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

26 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Với việc ổn định đầu ra cho sản phẩm trong những năm tiếp theo, Ban Chấp hành Đoàn công ty

đã lên kế hoạch mở rộng quy mô trồng các loại cây dược liệu trong các vườn cây cao su của

công ty trên địa bàn toàn tỉnh. ―Bên cạnh cây cà gai leo, hiện tại các tổ sản xuất cao su tại Hiệp

Đức đã trồng và phát triển thành công cây sâm ba kích, loại cây chỉ mọc được ở các huyện miền

núi cao như Tây Giang với năng suất và hiệu quả dược liệu cao tương đương cây trồng trên đất

bản địa‖ – anh Thạnh cho biết thêm.

Theo ông Trần Hùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, trong

những năm gần đây, giá bán mủ cao su giảm sâu làm công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất

kinh doanh. Hiện nay công ty đang đẩy mạnh các giải pháp, nhằm hạ giá thành sản phẩm, trong

đó có việc trồng xen trong vườn cây cao su từ năm 1 đến năm 5 tuổi, qua đó tăng thu nhập cho

người lao động. Việc phát triển, trồng xen canh các loại cây dược liệu với phương châm lấy ngắn

nuôi dài đã góp phần giải quyết việc làm và từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động tại

địa phương.

―Sắp tới, công ty sẽ nhân rộng mô hình trồng xen và tạo điều kiện về giống để cán bộ, công nhân

lao động công ty đẩy mạnh trồng xen cây dược liệu trên vườn cây cao su. Đây được xem là

hướng đi mang đầy triển vọng, đáp ứng chủ trương đẩy mạnh trồng xen của Tập đoàn Cao su đề

ra‖ – ông Hùng nói.

VRG tiết giảm 15% – 30% chi phí chế biến năm 2015

Giảm giá thành chế biến là yêu cầu tối quan trọng trong công tác giảm giá thành. Trong năm

2015, các đơn vị thành viên VRG đã cắt giảm được chi phí chế biến đáng kể, giảm từ 15 – 30%,

tương đương từ 670.000 – 800.000 đồng/tấn.

Năm 2014, VRG có 8 đơn vị có giá thành

chế biến cao: Đông Nam bộ (6 công ty),

Tây Nguyên (2 công ty), Duyên hải miền

Trung (1 công ty). Giá thành cao tập trung

vào các chi phí: dầu, điện, nước, hóa chất

và nhân công trực tiếp. Các yếu tố này

chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi công nghệ,

thiết bị và quản lý. Từ các nguyên nhân

trên, Ban Công nghiệp VRG liên tục kết

hợp với các đơn vị tìm ra những giải pháp

khả thi áp dụng, nhằm giảm giá thành chế

biến.

Nhân rộng 2 mô hình sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn (SXSH) – tiết giảm chi phí là xu

hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất trên toàn thế giới. SXSH không những giảm ô

nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động, mà còn giảm được các chi phí vật tư, hóa

chất, năng lượng, giảm phát thải; đồng thời giảm được chi phí xử lý môi trường; điều đó đồng

nghĩa với việc đem lại hiệu quả cụ thể cho đơn vị.

Page 27: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

27 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Hiện tại các đơn vị đang áp dụng các giải pháp kỹ thuật mang tính phổ biến và đơn lẻ, chưa

mang tính đồng bộ. Ví dụ như tôn lấy sáng, thu hồi nước mưa, tận thu tái sử dụng nước, giải

pháp biến tần – bánh đà cơ học, thiết bị nạp liệu, trạm nhiệt năng sinh khối, xử lý nước thải thu

hồi khí Biogas, tự động – cơ khí hóa các công đoạn chế biến RSS…

Vì vậy, Ban Công nghiệp VRG đã triển khai 2 mô hình điểm làm nòng cốt về SXSH tại Công ty

CP Cao su Phước Hòa và Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê. Tại 2 mô hình điểm này, sẽ triển

khai một cách đồng bộ các giải pháp SXSH từ nguyên liệu vườn cây cho đến thành phẩm và xử

lý môi trường. Đề án mô hình điểm SXSH tại 2 đơn vị này đã triển khai từ quí IV năm 2014 và

sẽ được triển khai nhân rộng ra các đơn vị trong ngành vào năm 2016.

―Qua các mô hình điểm làm nòng cốt, dự kiến năm 2016, theo chỉ đạo của lãnh đạo VRG, Ban

Công nghiệp sẽ triển khai nhân rộng các mô hình đến các đơn vị chế biến cao su thiên nhiên của

VRG; trong đó có xem xét đến mô hình xử lý nước thải thu hồi khí Biogas tại Nhà máy Chế biến

Hiệp Đức – Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, phù hợp áp dụng cho quy mô vừa và nhỏ.

Bước đầu, sẽ triển khai áp dụng nguồn nhiệt năng sinh khối Biomass thay thế dần cho nhiên liệu

đốt dầu và khí gas. Nguồn nhiệt này dự kiến sẽ cắt giảm chi phí nhiệt bình quân từ 20-25% so

với đốt dầu Diesel. Song song đó, sẽ triển khai mô hình thu mủ sạch, đồng thời áp dụng cùng các

biện pháp khác như đã nêu để giảm chi phí chế biến, tăng hiệu quả và giảm mức độ nặng nhọc

cho người lao động‖ – ông Thái nhấn mạnh.

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng qua

Thực hiện công tác chăm sóc vườn cây cao su trồng mới 2015.

Chống cháy cho toàn bộ diện tích cây cao su.

Khai hoang chuẩn bị trồng mới năm 2016

Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên dự án.

Theo dõi đánh giá sinh trưởng phát triển cây khoai mì.

Tiếp tục các công việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và có kế hoạch đảm bảo môi

trường xanh cho dự án.

Tiếp xúc và làm việc với nhà đầu tư quan tâm đến dự án cao su

Page 28: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 01 –THÁNG 01/2016

28 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

TRIỂN LÃM CÔNG NGHỆ LỐP XE 2016

Địa điểm: Deutsche Messe, Hannover, Đức

Thời gian: từ ngày 16 đến 18 tháng 2 năm 2016

Nội dung: Sự kiện này giới thiệu sản phẩm từ ô tô, Sản

xuất và chế tạo; sửa chữa và bảo dưỡng; Nghiên cứu &

Phát triển Cao su & Sản phẩm cao su công nghiệp. Có

một chương trình hội nghị và hội thảo và Gala Dinner

(môi trường trong đó để thảo luận và xem tất cả những

sáng kiến mới nhất về vật liệu, hóa chất, máy móc …).

SỰ KIỆN THÁNG TỚI VII