32
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN THÔNG ………….…O….……………. BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN CHỦ ĐỀ:BỘ GIẢ MÃ BÀN PHÍM Giáo viên hướng dẫn : HỒ MẬU VIỆT Nhóm sinh viên : NGUYỄN MINH ĐỨC LÊ VĂN TÙNG ĐỖ TIẾN DŨNG ĐỨC MINH ĐỘNG

Báo Cáo Môn x2222

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bao cao

Citation preview

Page 1: Báo Cáo Môn x2222

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN THÔNG

………….…O….…………….

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

CHỦ ĐỀ:BỘ GIẢ MÃ BÀN PHÍM

Giáo viên hướng dẫn : HỒ MẬU VIỆT

Nhóm sinh viên :

NGUYỄN MINH ĐỨC

LÊ VĂN TÙNG

ĐỖ TIẾN DŨNG

ĐỨC MINH ĐỘNG

Lớp: Thực hành điện tử và kỹ thuật số1 N04

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013

Page 2: Báo Cáo Môn x2222

Mục lục

Phần I – Các linh kiện kiện sử dụng trong mạch.

1. IC 555

2. IC 4017

3. IC 74192

4. 7400

5. Tụ hóa.

6. Điện trở.

7. Led.

8. Button

Phấn II – Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch.

1. Sơ đồ mạch nguyên lý.

2. Mạch in .

3. Nguyên lý hoạt động của mạch và mạch thật .

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.

Tài liệu tham khảo.

Page 3: Báo Cáo Môn x2222

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những ứng dụng của khoa

học kỹ thuật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Hầu hết các thiết bị từ đơn

giản đến phức tạp như thiệt bị điều khiển tự động, thiết bị văn phòng, cho đến

các thiết bị trong gia đình đều là sản phẩm của nghành kỹ thuật.Dựa trên những

kiến thức về các linh kiện điện tử cũng như chức năng của các linh kiện đó,

chúng ta có thể tạo ra được rất nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống xã hội.

Và với những kiến thức cơ bản về những linh kiện điện tử chúng em xin trình

bày một trong những ứng dụng đó là thiết kế mạch đa hài 5 nhịp .

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong thời gian thực hiện bài tập lớn nhưng chúng

em không thể tránh khỏi những sai xót do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn

hạn chế .chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và các bạn

để bài tập chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Page 4: Báo Cáo Môn x2222

Phần I: Các linh kiện sử dụng trong mạch.

1. Giới thiệu về IC 555

1.1. Phần tạo dao động LM555

IC thời gian 555 được du nhập vào những năm 1971 bằng công ty Signetics Corporation bằng 2 dòng sản phẩm SE555/NE555 và được gọi là máy thời gian và cũng là loại có đầu tiên. Nó cung cấp cho các nhà thiết kế mạch điện tử với chi phí tương đối rẻ, ổn định và những mạch tổ hợp cho những ứng dụng cho đơn ổn và không ổn định. Từ đó thiết bị này được làm ra với tính thương mại hóa. 10 năm qua một số nhà sản suất ngừng sản suất loại IC này bởi vì sự cạnh tranh và những lý do khác

Hình 1.1: IC 555

1.2. Thông số

+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555, NE7555..)+ Dòng điện cung cấp : 6mA - 15mA+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V+ Công suất lớn nhất là : 600m

1.3. Bố trí chân và sơ đồ nguyên lý

Page 5: Báo Cáo Môn x2222

Hình dạng của 555 ở trong hình 1 và hình 2. Loại 8 chân hình tròn và loại 8 chân hình vuông. Nhưng ở thị trường Việt Nam chủ yếu là loại chân vuông.

Cấu trúc của 555 nó tương đương với hơn 20 transitor , 15 điện trở và 2 diode và còn phụ thuộc vào nhà sản xuất. Trong mạch tương đương trên có : đầu vào kích thích , khối so sánh, khối điều khiển chức năng hay công suất đầu ra.Một số đặc tính nữa của 555 là : Điện áp cung cấp nằm giữa trong khoảng từ 3V đến 18V, dòng cung cấp từ 3 đến 6 mA. Dòng điện ngưỡng xác định bằng giá trị lớn nhất của R + R . Để điện áp 15V thì điện trở của R + R .phải là 20M. Tất cả các IC thời gian đều có 1 tụ điện ngoài để tạo ra 1 thời gian đóng cắt của xung đầu ra. Nó là một chu kì hữu hạn để cho tụ điện (C) nạp điện hay phòng điện thông qua một điện trở R. Thời gian này nó đã được xác định và nó có thể tính được thông qua điện trở R và tụ điện C

Page 6: Báo Cáo Môn x2222

Hình 1.3.

Mạch nạp RC cơ bản như trên hình 1.3. Giả thiết tụ điện ban đầu là phóng điện.Khi mà đóng công tắc thì tụ điện bắt đầu nạp thông qua điện trở. Điện áp qua tụ điện từ giá trị 0 lên đến giá trị định mức vào tụ. Đường cong nạp được thể hiện qua hình 4A.Thời gian đó nó để cho tụ điện nạp đến 63.2% điện áp cung cấp và hiểu thời gian này là 1 hằng số. Giá trị hằng số thời gian đó có thể tính bằng công thức đơn giản sau:

t = R.C

Đường cong nạp của tụ điện

1.4. Chức năng từng chân của 555

Page 7: Báo Cáo Môn x2222

IC NE555 N gồm có 8 chân:+ Chân số 1(GND): cho nối GND để lấy dòng cấp cho IC hay chân còn gọi là chân chung.+ Chân số 2(TRIGGER): Đây là chân đầu vào thấp hơn điện áp so sánh và được dùng như 1 chân chốt hay ngõ vào của 1 tần so áp.Mạch so sánh ở đây dùng các transitor PNP với mức điện áp chuẩn là 2/3Vcc.+ Chân số 3(OUTPUT): Chân này là chân dùng để lấy tín hiệu ra logic. Trạng thái của tín hiệu ra được xác định theo mức 0 và 1. 1 ở đây là mức cao nó tương ứng với gần bằng Vcc nếu (PWM=100%) và mức 0 tương đương với 0V nhưng mà trong thực tế mức 0 này ko được 0V mà nó trong khoảng từ (0.35 ->0.75V) .+ Chân số 4(RESET): Dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối masse thì ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6.Nhưng mà trong mạch để tạo được dao động thường hay nối chân này lên VCC.+ Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): Dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối GND. Chân này có thể không nối cũng được nhưng mà để giảm trừ nhiễu người ta thường nối chân số5 xuống GND thông qua tụ điện từ 0.01uF đến 0.1uF các tụ này lọc nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn định.+ Chân số 6(THRESHOLD) : là một trong những chân đầu vào so sánh điện áp khác và cũng được dùng như 1 chân chốt.+ Chân số 7(DISCHAGER) : có thể xem chân này như 1 khóa điện tử và chịu điều khiển bỡi tầng logic của chân 3 .Khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng lại.ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho 1 mạch R-C lúc IC 555 dùng như+ Chân số 8 (Vcc): Không cần nói cũng biết đó là chân cung cấp áp và dòng cho IC hoạt động. Không có chân này coi như IC chết. Nó được cấp điện áp từ 2V -->18V (Tùy từng loại 555 nhé thấp nhất là con NE7555)

1.5. Cấu tạo bên trong và nguyên tắc hoạt động

a. Cấu tạo

Page 8: Báo Cáo Môn x2222

Nhìn trên sơ đồ cấu tạo trên ta thấy cấu trúc của 555 gồm : 2 con OPAM, 3 con điện trở, 1 transitor, 1 FF ( ở đây là FF RS):

2 OP-amp có tác dụng so sánh điện áp. Transistor để xả điện. Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này

tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset

b. Nguyên tắc hoạt động

Page 9: Báo Cáo Môn x2222

Ở trên mạch trên ta bít là H là ỏ mức cao và nó gần bằng Vcc và L là mức thấp và nó bằng 0V. Sử dụng pác FF – RS.

Khi S = [1] thì Q = [1] và = Q- = [ 0].

Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và =Q- = [0].

Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].

Khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q-= [1], transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset.

Khi mới đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời hằng (Ra+Rb)C.

* Tụ C nạp từ điện Áp 0V -> Vcc/3:

- Lúc này V+1(V+ của Opamp1) > V-1. Do đó O1 (ngõ ra của Opamp1) có mức logic 1(H).

- V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0(L).

- R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.

- Q = 1 --> Ngõ ra = 1.

- /Q = 0 --> Transistor hồi tiếp không dẫn.

* Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3:

- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.

- V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.

- R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=1, /Q=0).

- Transistor vẫn ko dẫn !

* Tụ C nạp qua ngưỡng 2Vcc/3:

- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.

- V+2 > V-2. Do đó O2 = 1.

- R = 1, S = 0 --> Q=0, /Q = 1.

- Q = 0 --> Ngõ ra đảo trạng thái = 0.

- /Q = 1 --> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !

- Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C

- Điện áp trên tụ C giảm xuống do tụ C xả, làm cho điện áp tụ C nhảy xuống dưới 2Vcc/3.

* Tụ C tiếp tục "XẢ" từ điện áp 2Vcc/3 --> Vcc/3:

- Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.

- V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.

- R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1).

- Transistor vẫn dẫn !

Page 10: Báo Cáo Môn x2222

* Tụ C xả qua ngưỡng Vcc/3:

- Lúc này V+1 > V-1. Do đó O1 = 1.

- V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0.

- R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.

- Q = 1 --> Ngõ ra = 1.

- /Q = 0 --> Transistor không dẫn -> chân 7 không = 0V nữa và tụ C lại được nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3.

Nói tóm lại các bạn cứ nên hiểu là :

Trong quá trình hoạt động bình thường của 555, điện áp trên tụ C chỉ dao động quanh điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3. (Xem dường đặc tính tụ điện phóng nạp ở trên)

- Khi nạp điện, tụ C nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3, và kết thúc nạp ở thời điểm điện áp trên C bằng 2Vcc/3.Nạp điện với thời hằng là (Ra+Rb)C.

- Khi xả điện, tụ C xả điện với điện áp ban đầu là 2Vcc/3, và kết thúc xả ở thời điểm điện áp trên C bằng Vcc/3. Xả điện với thời hằng là Rb.C.

- Thời gian mức 1 ở ngõ ra chính là thời gian nạp điện, mức 0 là xả điện.

Page 11: Báo Cáo Môn x2222

2. Giới thiệu IC 4017

2.1. Phần đếm dao động IC4017

- IC 4017 là dòng CMOS dùng đếm xung thập phân. Nó có thể đếm xung ở sườn dương và sườn âm và kết thúc 1 chu kỳ đếm tự động reset. Nó được ứng dụng nhiều vào trong các ứng dụng như: điều khiển tự động, làm các công cụ âm nhạc, điện tử y sinh, hệ thống cảnh báo, điện tử công nghiệp, và thiết bị đo từ xa,...

2.2. Sơ đồ chân

IC 4017 gồm 16 chân:

Các chân uotput số 1,2,3,4,5,6,7,9,10,11 tương ứng với 10 đầu ra của IC 4017. Các chân này được xuất ra mức 1 khi số xung được đếm tương ứng với thứ tự các chân đầu ra.

Chân 15 là chân reset. Khi chân này tác động ở mức 1 thì đếm sẽ bị Reset về đầu.

Chân 14 là chân xung đầu vào và đếm ở sườn dương.Chân 13 là chân xung ở đầu vào và đếm ở sườn âm.Chân 12 là chân xung báo hiệu là đã đếm xong 1 chu kỳ đếm ( Có nghĩa là khi IC 4017 đếm từ 1 đến 5 thì chân 12 ở mức 1 và IC 4017 đếm từ 6 đến 10 thì chân 12 ở mức 0 ).Chân 8 nối đất và chân 16 là nguồn.

Page 12: Báo Cáo Môn x2222

2.3. Cấu tạo của IC 4017

Page 13: Báo Cáo Môn x2222

2.4. Bảng giá trị của IC 4017

Nhìn vào bảng trên ta thấy đc: khi xung đầu vào nó đang ở mức dương thì xung đầu tiên đc đếm và khi xung đầu vào xuống mức âm thì chân 1 vẫn giữ nguyên trạng thái ở mức 1. Khi xung đầu vào lại đến sườn dương thứ 2 thì ngay lập tức xung thứ 2 được đếm và xung đầu tiên bị mất trạng thái và xuống mức âm. Cứ như thế nó đếm đến 10 là kết thúc 1 chu kỳ đếm và quay trở về chu kỳ mới.

Nhìn vào bảng đếm để đếm tới 10 thì chân Reset luôn phải ở mức 0 và chân 13 luôn phải ở mức âm.

Chú ý: CD 4017 nó có thể đếm được ở 2 mức: đếm sườn âm và đếm sườn dương.

Nếu mà đếm ở sườn dương thì: clock vào chân 14 và chân 13 phải nối đất.+ Nếu mà đếm ở sườn dương thì: clock vào chân 13 và chân 14 nối lên VCC.

Page 14: Báo Cáo Môn x2222

CD 4017 không chỉ đếm từ 1 đến 10. Nó có thể đếm từ 1 đến 2 hay đến 3… nhưng lớn nhất là 10 dựa vào chân Reset.

3. Giới thiệu về IC74ls192

3.1. Sơ đồ chân IC 74ls192

IC 74ls192 là IC đếm mã BCD lên xuống với Kd = 10. Chân 16 nối với dương nguồn .

Chân số 8 nối với âm nguồn.

Chân 3,2,6,7 tương ứng với Q0,Q1,Q2,Q3 là các đầu ra của bộ đếm nhị phân

BCD.

Các chân số 15,1,10,9 tương ướng với P0,P1,P2,P3 là các đầu vào đặt

trước dữ liệu.

PL(chân 11) : Đầu vào cho phép đặt dữ liệu, hoạt động ở mức tích cực thấp.

MR(chân 14) : Đầu vào xóa dữ liệu ở đầu ra về 0000, hoạt động ở mức tích cực

cao.

CPU(Chân5) : Đầu vào cho phép đếm thuận (đếm tiến).

CPD(Chân4) : Đầu vào cho phép đếm nghịch (đếm lùi).

TCU,TCD(Chân 12,13) là chân tín hiệu ra của bộ đếm khi đếm thuận/nghịch.

Page 15: Báo Cáo Môn x2222

3.2.Sơ đồ cấu tạo bên trong của IC74ls192

3.3. Hoạt động Là bộ đếm BCD thuận nghịch lập trình được.

Hoạt động của ic74ls192 được tóm tắt trong bảng sau:

Trong đó:là mức tích cực cao hoăc thấp có thể xác định được.Khi chân ML ở mức cao ,lối ra nhị phân sẽ reset về mức thấp.Khi chân ML ở mức cao ic có thể thực hiện các chức năng sau:Nếu chân PL ở mức thấp thì bộ đếm đặt dữ liệu cho các lối ra Q0,Q1,Q2,Q3 bằng chính dữ liệu của các lối vào P0,P1,P2,P3.Nếu chân CPU có xung vuông tác động vào ,đồng thời các chân CPD và PL ở mức cao thì bộ đếm thực hiện đếm tiến, khi đếm đến 9 nó quay lại về trạng thái

Page 16: Báo Cáo Môn x2222

0 ban đầu, lúc này chân TCU chuyển từ mức thấp sang mức cao và lặp lại một chu kỳ mới.Nếu chân CPD có xung vuông tác động vào ,đồng thời các chân CPD và PL ở mức cao thì bộ đếm thực hiện đếm tiến,khi đếm đến 0 nó quay lại về trạng thái 9 ban đầu,lúc này chân TCD chuyển từ mức thấp sang mức cao và lặp lại một chu kỳ mới.

4. Giới thiệu 7400Ký hiệu giá trị đầu ra của NAND là 1/A.BNhìn hình a là ký hiệu của cổng NAND trong các sơ đồ mạch.Nó cũng có 2 đầu vào và 1 đầu ra và giá trị đầu ra bằng phủ định của tích vào A và B ( Y=1/A.B) và nó cũng tương tự như hàm NOR ngầm hiểu là phủ định của hàm AND.Cấu tạo của cổng này hơi khác so với các cổng khác là nó hẳng 3 diode và 2 điện trở và kết hợp với 1 transitor.Cách lớp kiểu sơ đồ này được lắp theo hình c.Nên nhớ ở đây là BJT kênh N và nguyên tắc hoạt động của nó như sau:Nếu A=1 và B=1.Như vậy thì 2 diode D1 và D2 sẽ phân cự nghịch không dẫn dòng khi đó D3 lại dẫn dòng từ nguồn và Bazo làm cho BJT phân cực thuận và mở hoàn toàn BJT nên khi đó dòng điện lại từ nguồn qua Colector xuống Emiter xuống đất làm cho đầu ra 1/A.B không có điện áp nên nó bằng 0V.Nếu các trường hợp A=B=0 và A=1,B=0 hay B=1,A=0 thì lúc này hai diode D1 và D2 đều dược phân cực trong từng trường hợp nên dòng điện tử từ nguồn qua một trong hai diode D1 và D2 xuống đất không có dòng điện qua D3.Do đó BJT không được phân cực khóc hoàn toàn BJT nên đầu ra của 1/A.B=1

Hình b là bảng biểu diễn giá trị vào ra của NANDHình d là bảng xung đầu vào và đầu ra của NAND.

Bảng chân lí :

A B 1/(A*B)0 0 11 0 10 1 1

Page 17: Báo Cáo Môn x2222

1 1 0

5. Tụ điện

5.1. Định nghĩa:

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngắn

cách nhau bởi điện môi.Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt

sẽ xuất hiện điện tích cùng cường độ nhưng trái dấu.

Tụ điện được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng

trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo

dao động.

Hình ảnh về tụ điện

5. 2. Cấu tạo và phân lọai tụ.

Page 18: Báo Cáo Môn x2222

Tụ gồm hai bản cực đặt song song, giữa là một lớp cách điện gọi là điện

môi.

Tụ điện gồm:

Tụ có trị số xác định.

Tụ điện một chiều: hay tụ điện phân cực (có cực xác định) theo cấu tạo còn

gọi là tụ hóa.Thường trên tụ quy ước cực âm phân biệt bằng một vạch màu

sáng dọc theo thân tụ .Khi tụ chưa bị cắt chân thì chân dài hơn sẽ là cực

dương.

Khi nối phải đúng cực âm ,cực dương. Trị số phân cực vào khoảng

0,47µF- 4.700µF, thường dùng cho các mạch tần số làm việc thấp, dùng

lọc nguồn.

Tụ xoay chiều: hay tụ điện không phân cực(không xác định cực âm cực

dương), theo cấu tạo có thể là tụ gốm,tụ giấy,hoặc tụ mica.Tụ xoay chiều

thường có trị số điện dung nhỏ hơn 0,47µF và thường được sử dụng trong

các mạch điện tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.

Tụ điện có trị số biến đổi: hay còn gọi là tụ xoay(cách gọi theo cấu tạo ), là tụ

có thể thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường sử dụng trong kỹ thuật radio

để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài(kênh tần số).

5. 3. Điện dung, đơn vị và ký hiệu của tụ

Điện dung là đại lượng vật lý nói lên khả năng tích điện giữa hai bản cực

của tụ.Điện dung của tụ phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện

môi và khoảng cách giữa hai bản cực theo công thức:

C = ζ.S/d

Trong đó:

C là điện dung tụ điện, đơn vị là Fara[F].

ζ là hằng số điện môi của lớp cách điện.

d là chiều dày của lớp cách điện.

S diện tích bản cực của tụ điện.

Page 19: Báo Cáo Môn x2222

5.4. Tụ hóa 47μF và tụ hóa 1μF.

Hai tụ này được sử dụng trong mạch dùng để nạp và phóng điện .

Tụ hóa 47 Tụ hóa 1

Tụ 47 , dùng để nạp và phóng điện.Tụ 1 điều kiện để mạch khởi

động dễ dàng và nhanh hơn.

6. Điện Trở

6. 1. Khái niện điện trở

- Là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một

vật thể dẫn điện. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật

thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó:

Trong đó:

U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn[V].

I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện,đo bằng ampe[A].

R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm[Ω].

Page 20: Báo Cáo Môn x2222

Hình ảnh về điện trở.

- Giá trị điện trở càng lớn thì độ dẫn điện càng kém.Khi vật dẫn cản trở

dòng điện, năng lượng dòng điện bị chuyển hóa thành các dạng năng lượng

khác, ví dụ như nhiệt năng.

- Đối với nhiều chất dẫn điện, trong điều kiện môi trường (ví dụ nhiệt độ)

ổn định, điện trở không phụ thuộc vào giá trị cường độ dòng điện hay hiệu điện

thế. Hiệu điện thế luôn tỷ lệ với cường độ dòng điện và hằng số tỷ lệ chính là

điện .Trường hợp này được miêu tả theo định luật Ohm và các chất dẫn điện như

vậy gọi là các thiết bị ohm.

6.2. Cách đọc chỉ số điện trở theo vòng màu

Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên ,thường được ghi trị số trực tiếp trên thân.

Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch màu theo một quy ước chung của thế giới.

Page 21: Báo Cáo Môn x2222

Bảng vòng màu của điện trở

Hình 6.2. Đọc giá trị điện trở bằng vòng màu

6.3. Điện trở sử dụng trong mạch.

Page 22: Báo Cáo Môn x2222

Điện trở 47k hạn dòng cho led.Trở 1k để phân cực cho transitor

7. Led

Led hay diot phát quang, là các điot có khả năng phát ra ánh sáng, tia

hồng ngoại, tử ngoại.Cũng giống diot , led được cấu tạo từ khối bán dẫn loại P

ghép với 1 khối bán dẫn .

Hình ảnh về led

Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp màu màu sắc sáng của

led cũng khác nhau.Độ sáng hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của

các nguyên tử chất bán dẫn.

Led thường có điện thế phân cực thuận cao hơn diot thông thường trong

khoảng 1,5đến 3v.Nhưng hiệu điện thế phân cực ngược của led thì không cao .

Do đó led rất hay bị hư hỏng do điện thế ngược gây ra.

Loại LED Điện thế phân cực thuận

Đỏ 1,4 - 1,8V

Vàng 2 - 2,5V

Xanh lá cây 2 - 2,8V

Page 23: Báo Cáo Môn x2222

Tác dụng:quan sát số xung ra dễ dàng hơn từ việc quan sát sự sáng tắt của led.

8. Button

Tạo liên kết và reset lại mạch khi cần thiết .

Phấn II – Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch.

1,Sơ đồ nguyên lý .

(vẽ trên proteus)

Page 24: Báo Cáo Môn x2222

CLK14

E13

MR15

CO12

Q03

Q12

Q24

Q3 7

Q4 10

Q51

Q65

Q76

Q89

Q911

U1

4017

D015

Q03

D11

Q12

D210

Q26

D39

Q37

UP5

TCU12

DN4

TCD13

PL11

MR14

U2

74LS192

1

23

U3:A

74LS00

4

56

U3:B

74LS00

10

98

U3:C

74LS00

A K

D1

LED-GREEN

A K

D2

LED-GREEN

A K

D3

LED-GREEN

A K

D4

LED-GREEN

12R1

0.22k 12R2

0.22k 12R3

0.22k 12R4

0.22k

R4

DC7

Q3

GN

D1

VC

C8

TR2

TH6

CV5

U4

555+

-

C210uC1

0.1u

12

R522k

12

R60.22k

Tụ hóa : - 1 tụ hóa 10uF .

- 5 tụ thường 0,1uF.

Led : 5 con led quang hiển thị tín hiệu

Button : 11 cái .

Trở : - 5 trở 220 ohm

- 1 trở 22 kohm

- 1 trở 10 kohm

IC 4017 : 1 con

IC 7400 : 1 con

IC555 : 1 con

IC 74192 : 1 con

2, Mạch in .

Page 25: Báo Cáo Môn x2222

3.Nguyên lí hoạt động .

Page 26: Báo Cáo Môn x2222

Bộ giải mã bàn phím xây dựng trên bộ đếm 10 với lỗi ra giải mã Jonhson (IC4017) ghép với bàn phím , các chân giải mã từ 0…9 được nối với các phim bấm . Mỗi lần bấm phím thì máy đếm lại phát ra sỗ xung bằng số hiệu của phím . Các xung này được đếm bằng IC3 (74LS 192) theo mã BCD . Khi một phím bất kì được bấm thì đầu ra nối với phím đó được nối với đầu mạch NAND (IC2 7400) . Sauk hi có xung Clear bộ đếm với lối ra giải mã Jonhson được đặt về 0 và các đầu ra của IC4017 từ 0…9 đều ở mức 0 . Bộ đếm lại bắt đầu đếm các xung nhịp từ đầu vào đến khi có một chân ra nối với phím được bấm .Số xung đạt được bằng với chỉ số của phím bấm . Đầu vào mạch NAND IC2a 7400 có mức 1 , đầu ra có mức 0 đưa đến IC2b 7400 cấm các xung đếm đưa đến IC3( 74LS 192) . Kết quả là số xung được đưa đến bộ đếm 10 mã BCD IC3 74LS 192 bằng với chỉ số của phím được bấm . Mạch hoàn thành .

Page 27: Báo Cáo Môn x2222

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………........

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………........

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………........

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Tài liệu tham khảo :

1. Giáo trình thực hành kỹ thuật điện tử II

2. Điện tử tương tự .

3. http://www.dientuvietnam.net

4. http://hoiquandientu.com

****************** THE END ********************