26
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC *************** ĐỒ ÁN Môn: Công nghệ Chế Biến Thủy Hải Sản Đề tài:RONG BIỂN KHÔ GVPT: Nguyễn Anh Trinh Lớp: C8TP1 - Nhóm: 1 SV: Phan Nguyễn Thùy Dương

CD c8tp1 Nhom 1 Rong Bien Kho

  • Upload
    mon-map

  • View
    218

  • Download
    1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

đồ án rong biển khô

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC***************

ĐỒ ÁN

Môn: Công nghệ Chế Biến Thủy Hải Sản

Đề tài:RONG BIỂN KHÔ

GVPT: Nguyễn Anh TrinhLớp: C8TP1 - Nhóm: 1

SV: Phan Nguyễn Thùy DươngTrần Thị Tố Như

Huỳnh Thị Thanh PhươngNguyễn Thị Kim Tuyền

Đàm Thị LuyệnMục Lục

Chương 1: Mở đầu 11.1. Rong biển khô 11.2. Mục tiêu: 11.3. Nội dung của đồ án: 1CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ RONG BIỂN 12.1. Nguyên liệu: 22.2. Công nghệ chế biến: 62.3. Sản phẩm rong biển khô hiện nay: 7

a. Phổ tai Kombu (phổ tai bản to): 7b. Rong biển khô Kombu đóng gói: 7c. Rong Wakame:  8d. Rong Nori chữ nhật nhỏ: 8e. Rong biển khô Nori ăn liền: 8f. Rong biển Nori tẩm vừng: 9g. Rong Nori lá vuông: 9h. Tóc tiên Hijiki: 10

i. Xu xoa(Kanten): 10

j. Rong Funori:  10k. Tảo Irish 11l. Rong Dulse 11m. Arme 11

n. Tengusa 112.4. Cơ sở khoa học của sự biến đổi rong biển trong quá trình chế biến. 12CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 133.1. Vật liệu: 133.2. Phương pháp tiến hành: 13* Phân loại: 13* Ngâm rửa nước ngọt: 13* Phơi rong: 13* Hiện tượng hư hỏng của rong: 13

a. Đối với rong chưa rửa muối: 14b. Đối với rong đã rửa muối: 14

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 154.1. Kết quả 1 154.2. Kết quả 2 16CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 165.1. Kết luận 165.2. Đề nghị 16

Tài liệu tham khảo 17

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.1. Rong biển khô1.2. Mục tiêu: hiểu biết rộng hơn về rong biển khô và quy trình sản xuất rong biển khô.1.3. Nội dung của đồ án:

+Nguyên liệu+Công nghệ chế biến+Sản phẩm hiện nay+Cơ sở khoa học của sự biến đổi rong biển trong quá trình chế biến.+Vật liệu+Phương pháp tiến hành+Kết quả 1+Kết quả 2+Kết luận+Đề nghị

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ RONG BIỂN

Từ lâu, rong biển gắn liền với lịch sử của nước Nhật, người Nhật đã sử dụng rong biển làm thức ăn. Khi rong biển mới chỉ được khai thác với số lượng ít thì nó hiển nhiên trở thành món quà xa xỉ sau những chuyến đi biển của người Nhật. Sau này, khi cải cách được cách đi biển thì người ta đã khai thác được nhiều hơn và rong biển trở nên phổ biến hơn.

Hơn hết thì rong biển đã được sử dụng từ thời tiền sử trong các bữa ăn của họ, và sau đó trở nên phổ biến ở các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo một số tư liệu lịch sử thì rong biển được đa dạng hóa vào thời nara của Nhật.Người Nhật chủ yếu sử dụng 3 loại rong biển là rong dạng sợi, rong dạng miếng dẹt và rong dạng khối thạch trong suốt.

Ngoài ra ở nền văn hóa Trung Quốc cổ đại, rong biển được coi là đặc sản được dùng làm trong các món ăn của triều đình, chỉ có hoàng tộc, khách của hoàng thân mới được thưởng thức. Dù rong biển được xem là món ăn đặc trưng của Châu Á nhưng thực tế thì các quốc gia có đường biển trên thế giới như: Tô Cách Lan, Ái Nhĩ Lan, Tân Tây Lan, quần đảo Thái Bình Dương và các nước Nam Mỹ ven biển….cũng đã sử dụng rong biển từ rất lâu đời.

Rong biển là một loại hải sản “rau xanh”, một món quà thiên nhiên vô cùng quý giá vì ngoài việc sử dụng rong biển để làm thức ăn thì rong biển còn được sử dụng để làm thuốc, thức ăn hỗ trợ chữa bệnh cho con người.

Những thứ trên mặt đất giàu vitamin bao nhiêu thì các loại rong biển lại chứa nhiều chất khoáng bấy nhiêu. Vì vậy những người ăn chay không thể bỏ qua các loại rong biển để bổ sung chất khoáng .

Nhiều loại rong biển có thể làm thức ăn cho con người, ở Việt Nam thường được sử dụng nhiều nhất là rong câu (rau câu), rong mứt, rong sụn, rong mơ, rong

1

nho…Một số khác người ta dùng để tách chiết Carrageenan từ một số loại rong biển như: rong sụn, rong đỏ, rong hồng vân, rong mơ…

Trước đây rong biển được khai thác trong tự nhiên từ những năm 1960 ở nhiều nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…Người ta đã trồng rong biển để làm lương thực.

Theo tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), từ sản lượng rong biển năm 1960 chỉ 150.000 tấn đến nay đã tăng đến 1.6 triệu tấn mỗi năm. Trong đó Châu Á là nơi tiêu thụ rong biển nhiều nhất chiếm đến 90% tổng sản lượng toàn thế giới, còn Châu Âu chỉ tiêu thụ khoảng 1%. Hằng năm Mỹ chỉ chi 10 triệu USD nhập các sản phẩm rong biển mà phần lớn để làm thực phẩm cho người ăn kiêng. Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới , rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người.

2.1. Nguyên liệu: Rong mơ (hải tảo)-Sargassum henslowianum:  Rong mọc thành bụi lớn, cao

40-60cm, hoặc hơn, màu nâu vàng hay nâu ôliu, tìm thấy ở Quảng Ninh, và Hà Tĩnh.

Rong mơ

Rong mơ chứa 10-15% muối vô cơ (trong đó có nhiều iod 0,3-0,8%, asen, kali), 1-2% lipid, 4-5% protid và rất nhiều algin hay acid alginic.Vị đắng, tính mặn, có tác dụng tiêu đàm, lợi niệu. Rong mơ cho keo aginat, rất quý cho công nghiệp. Keo đó dùng để bao viên thuốc, đã được nghiên cứu làm huyết thanh nhân tạo, làm chỉ khâu vết mổ, vải nhựa y dược sát trùng, thuốc cầm máu. Trong công nghiệp, dùng để chế phẩm in hoa, hồ vải, dán gỗ, chế tơ nhân tạo, làm diêm. Trong nông nghiệp dùng làm phân bón, pha chế thuốc trừ sâu, thay thế phèn chua. Trong thực phẩm, dùng để chế các loại rượu, kẹo bánh. Bã rong mơ dùng để chế than hoạt tính dùng trong y dược.

2

Rong sụn (rong chân vịt)-Kappaphicus alvarezii: là loài rong biển nhiệt đới, có nguồn gốc từ Philippines. Có thể dài đến 2m, màu xanh hoặc vàng. Sinh trưởng nhanh, có thể tăng gấp đôi sinh khối sau 15 ngày.

Rong sụn

Rong sụn cung cấp nguyên liệu chủ yếu để chế biến Carrageenan-là nhóm Polysaccharid tạo gel và tạo độ nhớt có tính nhũ hóa cao. Có tác dụng tạo đông, ổn nhũ, kết dính...trong công nghiệp thực phẩm (làm sữa, kem, bánh mứt..), y dược ( vỏ bao thuốc..), mỹ phẩm (kem đánh răng, dầu gội..), công nghệ sinh học (môi trường nuôi cấy vi sinh vật và mô thực vật...). Đặc biệt rong sụn là một loại thực phẩm bổ sung cho cơ thể nhiều khoáng chất vi lượng cùng một số axit amin cần thiết và nhiều vitamin quan trọng như vitamin A, C, B12...

Rong hồng vân, Rong đỏ - Eucheuma gelatinae: Rong mọc bò thành bụi, thân dẹt, dài 10-20cm, chất sụn, màu đỏ nhạt hoặc nâu hồng, chia nhánh kiểu chạc hai hoặc kiểu lông chim không có quy luật. Rong bám trên đá san hô chết, nơi có sóng, nước trong. Có ở Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Rong hồng vân

3

Vị ngọt mặn, tính hàn. Nguyên liệu để chiết xuất carragheenan, làm thuốc. Còn dùng làm thực phẩm. Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc thanh phế bộ nhiệt đàm, đạo trường trung thấp nhiệt, âm hư thấp nhiệt, trĩ ra máu.

Rong nho màu xanh lục-Caulerpa lentillifera: là một loại tảo biển, được phân bố tự nhiên tại khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Do hình dạng hạt rong và cảm quan lạ có hình dáng giống quả nho nên được gọi là Rong nho. Có sự phân bố tự nhiên tại vùng Đông và Đông Nam Á. Rong nho hấp thu chất dinh dưỡng từ môi trường nước xuyên qua các “nhánh” và “lá” để phát triển. Trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn và chất dinh dưỡng thích hợp, rong nho phát triển rất nhanh, thời gian thu hoạch ngắn.

Rong nho

Trong rong nho có hoạt chất Caulerpin và Caulerpicin tạo mùi vị kích thích ngon miệng và có tác dụng chữa bệnh. Hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiệt lượng thấp, nó có hàm lượng chất khoáng nhiều nhất là sinh tố, canxi, sắt, vitamin A,C....Hỗ trợ nhiều cho việc chữa bệnh, tốt cho nhuận trường và giải độc gan, bình thường hóa lượng đường trong cơ thể, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, sản phẩm làm đẹp da cho phụ nữ.

Rong biển có thể sống ở hai môi trường nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng triều sâu và vùng biển cạn v.v.... Chúng mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc chúng có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để chúng có thể quang hợp.

Tại 10 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Phan Vinh, Tốc Tan, Thuyền Chài, Đá Tây, Sinh Tồn và Đá Nam), đã xác định được 255 loài rong biển. Trong đó, rong Đỏ chiếm ưu thế hơn cả: 136 loài chiếm 53,3%, tiếp theo là rong Lục: 69 loài chiếm 27,0%, rong nâu có số lượng loài bằng nhau: 25 loài chiếm 9,8%.

4

Thu mẫu rong biển dải trên vùng dưới triều tại quần đảo Trường Sa 

Cây rong mứt có tên khoa học là Porphyra, thuộc ngành rong đỏ, là một trong ba loại rong thực phẩm được ưa chuộng nhất. Loại rong này mọc trên ghềnh đá ở biển, nhiều nhất là vùng biển trung Trung bộ vào thời điểm cuối đông đến đầu xuân. Cây rong có màu nâu cà phê, thân sụn mềm, tạo thành chùm ở phần ngọn.

Thông thường, cây rong mứt biển dùng để nấu canh. Đặc biệt rong biển chứa nhiều các chất như protein, carbohydrate, các vitamin B, B2, A, C, nhiều nguyên tố vi lượng và khoáng, rất thơm ngon bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể trong quá trình lao động, sinh hoạt. Do đặc thù, rong mứt chỉ có trong độ cuối đông.

Rong đỏ và rong nâu là hai đối tượng được khai thác với sản lượng lớn  và được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp và đời sống sản phẩm chiết xuất có được từ rong biển đó là Agar được dùng trong các ngành sản xuất thực phẩm như mứt kẹo; trong công nghiệp thịt và đặc biệt là khi sản xuất xúc xích; trong công nghiệp y học chống táo bón.

Đặc biệt về sinh tố và chất khoáng, rong biển có nhiều hơn các thực phẩm khác.

Thí dụ nori (mứt biển) chứa sinh tố A nhiều gấp 2 đến 4 lần cà-rốt; rau câu chỉ

vàng, rau câu chân vịt, rau câu rễ tre chứa calcium (chất vôi) nhiều gấp 11 đến 14

lần sữa bò; rong biển (kombu), mứt biển chứa chất sắt nhiều gấp 3 đến 8 lần thịt

bò. Ngoài ra rong biển là nguồn iod phòng chống bệnh bướu cổ rất hiệu quả.

5

2.2. Công nghệ chế biến:

Rong biển bám trên các tảng đá, lên xuống dập dềnh theo sóng biển.

Rong biển hái về được ngâm vào các thùng to để rửa sạch tạp chất

Nhặt bỏ cát, đá hoặc những con sò, con hàu còn dính trong rong biển

Phơi nắng cho khô

6

2.3. Sản phẩm rong biển khô hiện nay:

Rong biển có thể ăn được và rất giàu chất khoáng(calcium, photpho, sắt, muối) Vitamin A, B1, B12, C không có protein và làm tiêu hóa dễ dàng các chất cacbonhydrat.

Rong biển thanh lọc cơ thể chúng ta bằng cách loại trừ các tác dụng axit của thức ăn hiện đại, nó giúp thiết lập chất kiềm của máu. Hơn nữa, nó có thể dùng để ngừa và cải thiện nhiều loại bệnh tât như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, dị ứng, viêm khớp, phong thấp, rối loạn thần kinh. Rong biển còn giúp làm tan chất mỡ chất nhầy lắng đọng do dùng qua nhiều thịt, sản phẩm của sữa và đường.

Nhiều loại rong biển được dùng trong việc ăn kiêng dưỡng sinh.

Phổ tai Kombu (phổ tai bản to): là loại rong mọc sâu dưới biển. Dùng ninh lấy nước cho các món súp, nấu cơm và các loại đỗ giúp nhanh nhừ. Theo truyền thống, người ta dùng phổ tai để làm đen tóc. Nó cũng làm tăng tuổi thọ, thông minh và trong sáng nếp nghĩ. Công dụng: làm mềm, phân tán các vật chất tích tụ, tiêu đờm, giải nhiệt. Chủ trị: bệnh bướu cổ, tê phù (sưng chân), phù thũng, viêm đường tiết niệu, viêm họng.

Rong biển khô Kombu đóng gói: Rong biển khô Kombu có lượng Canxi cao nhất trong các loại rong biển. Chứa acid glutamic, khi nấu tạo ra vị ngọt tự nhiên. Dùng để nấu nước dashi nấu bột cho bé ăn dặm.

7

Rong Wakame: Giúp cho bệnh cao huyết áp và những rối loạn tim. Nó thường dùng để nấu canh, cuốn nem, đặc biệt là món sup miso nổi tiếng. Loại này hơi giống kombu nhưng mặn hơn và nó có sọc cứng.

Rong Nori chữ nhật nhỏ :

Nori, tức rong biển khô, là một thức ăn không thể thiếu trên bàn ăn của người Nhật. Đây là một loại rong biển có màu xanh đen, mềm, có thể dài đến 1m. Trên thế giới có 70 loại nori và ở Nhật người ta ăn đến 13 loại. Nori được dùng trong nhiều món ăn, từ những món đơn giản như cơm nắm onigiri đến những món chế biến phức tạp.

Loại rong bể ép thành lá vuông dùng để gói rau quả mà người Nhật gọi là suchi, như gỏi cuốn của ta. Hơ qua lửa cho chín, sắc nó trở thành hơi xanh. Có hương vị êm dịu, mát và mùi thơm nhẹ của iot.

Rong biển khô Nori ăn liền: Rong biển Hàn quốc sợi ăn liền là thực phẩm  dinh dưỡng cao, lượng calories lại thấp nên rong biển Nori khô được dùng trong nhiều món ăn, cơm nắm onigiri, cơm cuộn trứng, cơm trộn.

8

Rong biển Nori tẩm vừng: Rong biển Nori tẩm vừng. Món ăn ngon, món chay cho trẻ em, người già, người ăn kiêng, người bệnh tiểu đường.Dùng làm các món cơm nắm,cơm trộn,cơm cuộn.

Rong Nori lá vuông: thực phẩm tạo kiềm dương, bổ sung iot và protein cùng các vitamin.

9

Tóc tiên Hijiki: Rong tóc tiên chứa nhiều calcium hơn cả.1400mg trên 100gr trọng lượng khô, nhiều hơn cả sữa(khoãng 120mg calcium trên 100gr). Nó cũng rất giàu chất sắt, 29mg trên 100gr trọng lượng khô, trong khi rau dền (spinach) chỉ chứa 3mgr chất sắt trên 100gr)

Xu xoa(Kanten) : Xu xoa không chứa các yếu tố dinh dưỡng nhưng rất tốt cho hoạt động của ruột khi bị táo bón.

Rong Funori: rất tốt để loại trừ các chất độc của nấm và măng tre.

10

Tảo Irish

Rong Dulse

Arme

Tengusa

11

2.4. Cơ sở khoa học của sự biến đổi rong biển trong quá trình chế biến.

Rong biển khô rất giàu chất bột đường, chất xơ, chất đạm, sinh tố và chất khoáng.+ Hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt.+ Hàm lượng Canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò.+ Vitamin B12 cao gấp 4 lần so với trong trứng.+ Vitamin C: cần cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành Collagen, giúp cho vết thương mau lành và phòng bệnh chảy máu chân răng.+ Iot: cần cho tuyến giáp, phòng tránh bệnh bướu cổ+ Vitamin B2:là chất tham gia trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tế bào.+ DHA: là một acid béo không no cần cho sự phát triển hoàn thiện của não bộ ở trẻ em. Ở người lớn, nó có tác dụng làm giảm triglyceride máu và cholesterol xấu, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim.+ Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh và bệnh tim mạch.Các axit folic có nhiều trong rong biển đóng một vai trò quan trọng. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng axit folic hấp thụ trong bữa ăn là cần thiết để ngừa các khuyết tật bẩm sinh, bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ em. Súp và các món hầm với rong biển hoặc ăn kèm rong biển với salad là những món ăn rất bổ dưỡng, đặc biệt là với những người mắc chứng bệnh xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Chất Magie trong rong biển có tác dụng làm giảm thiểu bệnh cao huyết áp và những cơn đau tim.+ Chống viêmMột số loài rong biển là những nguồn duy nhất của carbonhydrat làm giảm nguy cơ viêm nhiễm cơ thể con người, giống như những dưỡng chất có tên gọi là fucans. Thêm vào đó thì như đã đề cập về rong biển có nguồn magie dồi dào và phong phú, chất được cho là có khả năng ngăn ngừa bệnh đau đầu, đau nử đầu và giảm chứng hen suyễn.+ Giảm những căng thẳng trong thời kì mãn kinhRong biển chứa magie còn giúp phụ nữ trong thời kì mãn kinh có giấc ngủ ngon hơn, chất ligans trong rong biển làm giảm bớt sự khó chịu đối với những phụ nữ có triệu chứng nóng đột ngột trong người.+ Làm sạch ruột và ngừa táo bónThành phần Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hóa nhanh và sớm loại bỏ các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ và tăng khả năng hấp thụ Canxi. Vì vậy rong biển trở thành thực phẩm ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.+ Giảm huyết ápTrong rong biển chứa hàm lượng chất khoáng rất phong phú. Thực tế khoa học đã chứng minh rằng rong biển hấp thụ từ biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Chính vì lẽ đó mà rong biển được ưu tiên hàng đầu với những người bị cao huyết áp.+ Giảm Cholesterol

12

Cuộc sống ngày nay ai cũng sợ các thực phẩm giàu cholesterol, nguyên nhân gây nên bệnh béo phì. Vậy nên các thực phẩm với hàm lượng calo thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng như rong biển đang rất được coi trọng.+ Diệt khuẩn và làm sạch máu.

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Vật liệu:Rong biển tươi thu mua về.

3.2. Phương pháp tiến hành:Rong thu mua   ->  Phân loại   ->  Ngâm rửa bằng nước ngọt  -> Phơi khô ->  Bảo quản.           * Phân loại: Loại bỏ tạp chất, xác rong chết, vỏ nhuyển thể, rong tạp.v.... cần ưu tiên sơ chế trước những lô rong ẩm lẫn nhiều tạp chất.           * Ngâm rửa nước ngọt: rong được rửa 4 - 5 lần theo phương pháp gián đoạn, hoặc rửa trong bể nước luân lưu, hoặc bằng máy rửa, thời gian đầu cần ngâm rong 0.5 - 1h tổng lượng nước rửa so với trọng lương 30 - 40%.           * Phơi rong: Cần phơi trên các nong tre hay các dàn phơi cách mặt đất 0.5 - 0.8m, chiều rộng giàn phơi không quá 1.5 - 2m, rủ tơi đều, độ dày rong < 3cm sau 2 - 3 ngày rong khô đạt độ ẩm <=22%. Hiệu suất sơ chế lần 2 đạt 40 - 60% rong so với sơ chế lần 1. Tiêu chuẩn  của rong thành phẩm độ khô <22%, không còn muối, sạch bùn đất tạp chât, thân cây cứng, màu vàng, nâu, đen nắm trong tay không thấy độ ẩm của muối ., hàm lượng muối <0.8%. Sau khi phơi cần để rong trong mát để cân bằng độ ẩm, sau đó mới bảo quản hay vận chuyển tiếp theo, nếu không phơi cần phải sấy nhiệt độ 50- 60oC, nếu nhiệt độ sấy cao hơn, các chất keo rong sẽ bị phá hủy làm giảm chất lượng của sản phẩm keo rong này.           * Hiện tượng hư hỏng của rong: Trạng thái cây rong bị thay đổ: rong giòn, mủn, giòn là do sấy nhiệt độ cao, rong mủn là do sơ chế nước ngọt không đúng kỹ thuật, hàm lượng muối còn nhiều, các loại vi sinh vật hoạt động mạnh. Rong hao hụt trọng lượng do độ ẩm cao; rong hư cục bộ do trải rong xuống nền nhà không tản nhiệt, xuất hiện sự tự phát nhiệt làm cho nấm mốc phát triển.

13

Đối với rong chưa rửa muối: Sau khi thu hoạch được loại bỏ các tạp chất, bỏ rác rồi rửa sạch bùn đất ngay tại đầm, ao đã trồng. Sau đó phơi hoặc sấy rong khô đến đạt ẩm 18-20%. Có thể sử dụng các thiết bị như sấy hầm hoặc sấy phun.

Đối với rong đã rửa muối: Rong sau khi thu hoạch cũngđược loại bỏ tạp chất bùn đất, sau đó rửa lại bằng nước ngọt vì trong nước biển có một số vi sinh vật gây ảnh hưởng đến chất lượng. Sau đó sấy khô, bao gói và bảo quản.

 

14

Rong tươiLoại bỏ tạp

chấtRửa bùnSấy khôBao gói

Bảo quản

Rong sụn sau khi thu hoạchLoại bỏ tạp

chấtRửa lại bằng nước ngọt

Sấy khôBao gói

Bảo quản

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

4.1. Kết quả 1

Rong biển mua về là 300 gram.

Rửa sạch để loại bỏ các tạp chất đem cân lại còn 250 gram.

Đem phơi ở nhiệt độ 30-34 độ C trong 24 giờ.

15

4.2. Kết quả 2

Sau khi phơi xong rong biền khô lại và khối lượng chỉ còn lại 30 gram.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

- Rong biển sau khi phơi khô bị cứng lại, mất nước nên khối lượng giảm nhiều.- Do mất nước nhiều nên rong biển không bị úng để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hư hỏng phát triển-> rong biển bảo quản được lâu hơn.

5.2. Đề nghị

16

Tài liệu tham khảo

1.Đàm Đức Tiến. “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển nguồn lợi rong biển có hàm lượng Carbohydrate cao ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”. Báo cáo chuyên đề, 27 tr.,(2009)

2.Đàm Đức Tiến. “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển nguồn lợi rong biển có hàm lượng Carbohydrate cao ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định”. Báo cáo chuyên đề, 35 tr.,(2009)

3.Huỳnh Quang Năng, “Điều tra qui hoạch và đề xuất các giải pháp phát triển trồng rong Sụn bền vững”. Báo cáo đề tài cấp Bộ Thủy sàn 2005-2007, 240 tr., (2008)

4.J-I Park, H-C Woo, J-H.Lee, “Production of Bio-energy from Marine Algae: Status and Perspectives”. Korean Chem. Eng. Res. 46, 833-844, (2008).

5.Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến. Rong biển Việt Nam (phần phía Bắc), NXB KH & KT, HCM, 364 tr., (1993)

6.Nguyễn Văn Tiến. “Nguồn lợi Rong biển”. Chuyên khảo biển Việt Nam, IV. (nguồn lợi Sinh vật và các hệ sinh thái biển), Hà Nội. Tr. 236-280 (1994).

7.Phạm Hoàng hộ. “Rong biển Việt Nam (phía Nam)”. NXB Sài Gòn, 560 tr. , 1969.

8.S. M. Lee, and J. H. Lee, “Production of Bio-ethanol from Brown Algae by Physicochemical Hydrolysis”. J. Korean Ind. Eng. Chem., 20(5), 517-521, (2009).

9.Uỷ ban Khoa học & Kỹ thuật Nhà Nước, “Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển (phần Rong biển)”. Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 205 tr., (1981).

10.Viện Nuôi trồng thủy sản II, “Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Báo cáo Bộ NN & PTNT 2007-2009,147 tr. (2009).

11.www.agroviet.gov.vn

17

Lời nhận xét của thầy cô

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

18