80
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIT - TH- MN LP NGHĨA SĨ III Sách này ca em ……………………………………………………….. ………………………………………………………. Thuc XĐoàn ……………………………………………………….. ……………………………………………………….. CNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIT NAM, TGP SYDNEY BAN TRUYN GIÁO & LIÊN ĐOÀN NVƯƠNG HÒA BÌNH (In Ln ThHai, năm 2011) CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIT THMN LP NGHĨA SĨ III

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

  • Upload
    lamanh

  • View
    217

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ

BIẾT - THỜ - MẾN

LỚP NGHĨA SĨ III

Sách này của em ……………………………………………………….. ………………………………………………………. Thuộc Xứ Đoàn ……………………………………………………….. ………………………………………………………..

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM, TGP SYDNEY BAN TRUYỀN GIÁO & LIÊN ĐOÀN NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH

(In Lần Thứ Hai, năm 2011)

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ

BIẾT THỜ MẾN LỚP NGHĨA SĨ III

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

2

by Catechistic Section and Eucharistic Youth Movement Has been registered to the International Standard Book

Numbering System with the Log number: ISBN 0 – 9752280 – 1 - 3

Publishing Director: Rev. Paul Văn Chi, M.A. Vietnamese Catholic Community

92 The River Road, Revesby NSW 2212 AUSTRALIA

Tel: (612) 9773-0933 Fax: (612) 9773-3998

CHÂN THÀNH TRI ÂN

BAN TRUYỀN GIÁO - BAN TU THƯ - BAN SOẠN THẢO

Lm Paul Văn Chi, Nữ Tu Bernadette Đoàn Thị Phục, Nữ Tu Têrêxa Phạm Thị Thu, Nữ Tu Lucy Võ Thị Hoàng Oanh,

Ông Lê Văn Tiệp, Ông Vũ Văn An, Ông Chương Văn Tuyến, Ông Hồ Ngọc Thanh, Ông Nguyễn Thanh Huân,

Ông Nguyễn Đình Khâm, Ông Lê Hiển, Ông Nguyễn Chí Vượng, Ông Đoàn Căn Thuận, Ông Đinh Văn Mùi, Ông Nguyễn Văn Thắng,

QUÝ VỊ ÂN NHÂN

Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ CĐCGVN TGP Sydney. Gia Đình Greg John Cozens và Chị Maria Mai Vân Cozens

Đức Ông Peter J. Elliott và Nhà Xuất Bản Bộ Sách To Know, Worship, and Love, Religious Education Office, TGP Melbourne.

BISHOP JULIAN CHARLES PORTEOUS

SYDNEY ARCHDIOCESE AUSTRALIA.

Printed in Australia All rights reserved by Catechistic Section and Eucharistic Youth Movement

Second Edition 2011

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

3

LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến, Ban Truyền Giáo, Ban Tu Thư, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình Sydney NSW, và cá nhân tôi, rất vui sướng và hân hạnh được giới thiệu với Quý Vị và Quý Em cuốn sách Giáo Lý Biết Thờ Mến Lớp Nghĩa Sĩ III, gồm những Bài Giáo Lý thiết thực và các câu hỏi cũng như trả lời, cùng với những Bài Tập làm tại nhà với phụ huynh, về những kiến thức Giáo Lý Công Giáo dành cho ngành Nghĩa Sĩ. Đây là một công trình dịch thuật và nghiên cứu công phu dựa theo Bộ Giáo Lý Biết Thờ Mến – To Know, Worship, and Love. Cuốn Sách Giáo Lý Biết Thờ Mến, Lớp Nghĩa Sĩ III, rất hữu ích và thực tế cho các Em Nghĩa Sĩ nói riêng cũng như cho các gia đình Công Giáo Việt Nam nói chung, muốn ôn lại những kiến thức Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Hân hạnh được làm việc chung với Ban Tu Thư và Quý Nữ Tu Trinh Vương trong công tác dịch thuật và biên soạn thành các Bài Giáo Lý tuyệt vời xuyên suốt từ năm 2005 đến năm 2007, kết hợp với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy Giáo Lý cho các Em Thiếu Nhi Thánh Thể. Ban Truyền Giáo, Ban Tu Thư, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình Sydney NSW, đã dày công dịch thuật, nghiên cứu, và áp dụng trong các lớp Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể. Từ những năm 1990, khi những cuốn sách Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể còn thô sơ, Quý Vị đã cùng chúng tôi truyền đạt Giáo Lý Công Giáo đến Quý Em Thiếu Nhi học hỏi về Thiên Chúa và Giáo Hội, để giáo dục Thiếu Nhi trưởng thành trong Đức Tin. Khi các trường học Công Giáo tại Úc Châu xử dụng Bộ Giáo Lý Biết Thờ Mến – To Know, Worship, and Love, Ban Truyền Giáo, Ban Tu Thư, với sự tích cực và nhiệt thành của Nữ Tu Bernadette Đoàn Thị Phục và Bác Vincentê Vũ Văn An, Bộ Giáo Lý Biết Thờ Mến đã thành hình với các Sách Giáo Lý khác nhau dành cho Lớp Tuổi Thơ, Lớp Ấu Nhi, Lớp Thiếu Nhi, và Lớp Nghĩa Sĩ. Với những kinh nghiệm và kiến thức về Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, cùng những thao thức truyền giáo trong vai trò người Giáo Dân, tâp thể soạn giả đã dày công nghiên cứu, soạn thảo, và in ấn tài liệu Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể quý giá này. Xin hân hoan chúc mừng và chia vui với Ban Truyền Giáo, Ban Tu Thư, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình Sydney NSW, đã dày công nghiên cứu và dấn thân thực hiện Bộ Giáo Lý quý giá này. Xin hân hoan giới thiệu Bộ Giáo Lý Biết Thờ Mến đến toàn thể quý độc giả Việt Nam bốn phương. Xin Thiên Chúa yêu thương và Mẹ Maria từ ái chúc lành cho công trình này với công sức cố gắng và dấn thân của Quý Soạn Giả. Ước mơ công trình Giáo Lý này được đón nhận trong các gia đình Công Giáo Việt Nam nói chung, và nhất là các em Thiếu Nhi Thánh Thể nói riêng. Trong Chúa Kitô và Mẹ Maria Từ Ái. Sydney ngày 31 tháng 1 năm 2007. Lễ Kính Thánh Gioan Don Bosco, Tông Đồ Giới Trẻ. Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi, MA.

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

4

LỜI GIAO CẢM. Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em Lớp Giáo Lý Thiếu Nhi Thánh Thể rất thương mến, Ban Truyền Giáo, Ban Tu Thư, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình Sydney NSW, và cá nhân tôi, rất vui sướng và hân hạnh được giới thiệu với Quý Vị và Quý Em Bộ Sách Giáo Lý Biết Thờ Mến, đã được hiệu đính với ấn bản lần thứ 2, gồm những Bài Giáo Lý thiết thực và các câu hỏi cũng như trả lời, cùng với những Bài Tập làm tại nhà với phụ huynh, về những kiến thức Giáo Lý Công Giáo dành cho ngành Thiếu Nhi Thánh Thể. Đây là một công trình dịch thuật và nghiên cứu công phu dựa theo Bộ Giáo Lý Biết Thờ Mến – To Know, Worship, and Love. Bộ Sách Giáo Lý Biết Thờ Mến rất hữu ích và thực tế cho các Em Thiếu Nhi nói riêng cũng như cho các gia đình Công Giáo Việt Nam nói chung, muốn ôn lại những kiến thức Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Đồng thời, trong ấn bản lần thứ 2 này, Ban Biên Tập đã cập nhật hóa những thống kê và những tư liệu mới nhất của thế giới và Giáo Hội Toàn Cầu. Đặc biệt hơn nữa, Ban Tu Thư còn in thêm phần song ngữ Anh Việt cho một số Kinh quan trọng trong phần phụ lục, giúp các em phong phú hóa kiến thức tôn giáo và đời sống đức tin trong cuộc đời. Xin hân hoan chúc mừng và chia vui với Ban Truyền Giáo, Ban Tu Thư, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình Sydney NSW, đã dày công nghiên cứu, kiên nhẫn, và dấn thân hiệu đính Bộ Sách Giáo Lý quý giá này. Xin hân hoan giới thiệu Bộ Sách Giáo Lý Biết Thờ Mến đến toàn thể quý độc giả Việt Nam bốn phương. Xin Thiên Chúa yêu thương và Mẹ Maria từ ái chúc lành cho công trình này với công sức cố gắng và dấn thân của Quý Soạn Giả. Ước mơ công trình Giáo Lý này được đón nhận trong các gia đình Công Giáo Việt Nam nói chung, và nhất là các em Thiếu Nhi Thánh Thể nói riêng. Trong Chúa Kitô và Mẹ Maria Từ Ái. Sydney ngày 31 tháng 1 năm 2011. Lễ Kính Thánh Gioan Don Bosco, Tông Đồ Giới Trẻ. Linh Mục Nhạc Sĩ Paul Văn Chi, MA.

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

5

BÀI 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC SÁCH TIN MỪNG

1. LỜI CHÚA Thưa ông Thêôphilê đáng kính, có nhiều người đã ra công viết ra bản tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ Lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ông, mong ông sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ông đã học hỏi thật là vững chắc. (Lc 1:1-4). 2. DIỄN Ý 2.1 Ba giai đoạn viết Tin Mừng Đầu tiên, là đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô, trong khoảng các năm thứ 4 trước công nguyên và năm 30 sau công nguyên. Rồi đến lúc các người theo Chúa suy nghĩ về đời sống và lời dạy của Người. Họ kể đi kể lại các việc Người làm, các lời Người giảng dạy. Họ cầu nguyện bằng những lời Người dạy họ, và cử hành sự chết và sự sống lại của Người bằng cách bẻ bánh. Họ bắt đầu gom góp các câu Chúa Giêsu nói và các dụ ngôn Người kể, cũng như các phép lạ Người làm, câu truyện Người chịu đau khổ và sống lại. Họ cũng bắt đầu đi rao giảng bên ngoài Palestine, tới tận vùng Địa Trung Hải. Nhưng đến lúc đó, vẫn chưa có những lời được viết ra một cách có tổ chức, cho đến lúc Thánh Phaolô viết thư thứ nhất của ngài khoảng năm 51 sau lịch chung. Sau cùng, là giai đoạn viết các sách Tin Mừng. Giai đoạn này có lẽ đã xẩy ra cuối thế kỷ thứ nhất. 2.2 Các Tin Mừng Nhất Lãm Các Tin Mừng Mátthêu, Máccô và Luca được gọi là các tin mừng nhất lãm, vì đây là những bản tóm tắt về đời sống và lời dạy của Chúa Giêsu rất giống nhau trong những nét chính. Gần như 90% Tin Mừng Máccô có thể tìm thấy trong Tin Mừng Mátthêu, và khoảng một nửa sách ấy trong Tin Mừng Luca. Ngày nay, nhiều nhà thông thái tin rằng Tin Mừng Máccô được viết ra đầu tiên và các vị viết ra các Tin Mừng Mátthêu và Luca có biết và có dùng Tin Mừng Thánh Máccô. Có lúc, các vị ấy chép nguyên văn các đoạn từ Tin Mừng Máccô. 2.3 Nguồn Q Tuy nhiên, có những điều y như nhau trong hai Tin Mừng Mátthêu và Luca, nhưng không thấy có trong Tin Mừng Máccô. Bởi thế, một số nhà thông thái cho rằng các vị viết ra các Tin Mừng Mátthêu và Luca cũng dùng các tài liệu khác nữa để viết ra các tin mừng của mình. Hình như các tài liệu khác này lấy từ một cuốn gom góp các lời nói và lời dạy của Chúa Giêsu, nhưng nay đã mất. Người ta thường gọi các tài liệu này là Nguồn Q. Q là tắt của chữ Quelle trong tiếng Đức, có nghĩa là nguồn. 2.4 Tin Mừng Gioan Tin Mừng Gioan rất khác ba Tin Mừng Nhất Lãm. Người viết Tin Mừng này có thể có biết ba Tin Mừng kia, nhưng không dùng chúng để viết ra Tin Mừng của mình, mà dựa vào một truyền thống bằng lời và bằng chữ viết đặc biệt riêng đối với người viết cũng như cộng đoàn của mình.

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

6

3. HỌC THUỘC LÒNG * Ba giai đọan viết các sách Tin Mừng là đời sống Chúa Giêsu, truyền khẩu về đời sống của Người và viết lại đời sống ấy. * Nguồn Q là nguồn đầu hết của các sách Tin Mừng. 4. SINH HOẠT a. Tin Mừng Nhất Lãm nghĩa là gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Tin Mừng nào được coi là có trước nhất? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Nghi thức bẻ bánh hiện nay được gọi là gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Nguồn Q là gì và tại sao gọi là Nguồn Q? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… e. Tin Mừng Gioan có đặc điểm gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã dẫn dắt và linh hứng cho các cộng đoàn Kitô Giáo tiên khởi biết cách gìn giữ và phát huy gia tài đức tin vào Thiên Chúa, qua giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô. Nhờ thế chúng con hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về Chúa, là Thiên Chúa chúng con, một cái hiểu đã được Thánh Augustinô đúc kết thành kinh nguyện sau đây. Tất Cả: Như vậy, lạy Chúa, Chúa là chi? Con xin hỏi, Chúa là gì nếu không phải là Thiên Chúa? Vì còn ai là Chúa ngoài Chúa ra, hay ai là Thiên Chúa, ngoài Thiên Chúa chúng con? Chúa rất cao cả, trổi vượt, mạnh mẽ, toàn năng, hết sức nhân từ và hết sức công bình; dấu mặt rất khéo, nhưng lại hiện diện vô cùng thân thiết; đẹp vô cùng và mạnh vô cùng; không dao động mà khó nắm bắt; không đổi thay mà thay đổi mọi sự;

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

7

không bao giờ mới, không bao giờ cũ mà làm mới mọi sự, làm hao mòn kẻ kiêu căng dù chúng không biết; luôn hoạt động, luôn nghỉ ngơi, thu hái tuy không biết đến nhu cầu, nâng đỡ, đổ đầy và canh giữ, tạo dựng và dưỡng nuôi cùng làm cho hoàn hảo, tìm kiếm dù không thiếu điều gì. Chúa cho phép chúng con trả Chúa nhiều hơn Chúa đòi, và do đó Chúa thành con nợ của chúng con. Nhưng có ai trong chúng con sở hữu điều chi mà điều ấy lại không thuộc về Chúa? Chúa có nợ chúng con gì đâu nhưng Chúa vẫn trả món nợ Chúa mắc. Chúa tha nợ chúng con, nhưng chẳng mất mát gì. (Lời Thú Tội của Thánh Augustinô, Cuốn I, Tiết 4)

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

8

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

9

BÀI 2: NỘI DUNG CÁC SÁCH TIN MỪNG 1. LỜI CHÚA Khởi đầu Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa: Chiếu theo lời đã chép trong sách ngôn sứ Isaia: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con (Mc 1:1-2). 2. DIỄN Ý 2.1 Tin Mừng là các sách nói về Đức tin Ngay những dòng mở đầu của mỗi Tin Mừng đã cho thấy các sách này không có ý thuật lại một cách dửng dưng cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô. Trái lại, chúng do các người viết tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Được Xức Dầu và là Con Thiên Chúa. Tin Mừng của họ được xếp đặt để chứng minh và giải thích điều ấy. 2.2 Tin Mừng, Đấng Kitô, Con Thiên Chúa: * Câu đầu trong Tin Mừng Máccô: “Khởi đầu tin mừng Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1:1) cho thấy đủ ba điều: Đây là tin mừng, về Chúa Kitô, là Con Thiên Chúa. * Câu đầu trong Tin Mừng Mátthêu: “Đây là gia phả Chúa Giêsu Kitô, con cháu Vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham” (Mt 1:1) * Câu đầu trong Tin Mừng Luca không nhắc đến ba điều trên, nhưng xác nhận đây là Lời Chúa: “… Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ Lời Chúa truyền lại cho chúng ta” (Lc 1:2-3), một phần vì Tin Mừng của ngài được viết cho những người ngoại giáo mới trở lại. * Câu đầu trong Tin Mừng Gioan: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1:1) đề cập tới chính Ngôi Lời và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2.3 Các Đối Tượng của Sách Tin Mừng * Tin Mừng Máccô viết cho các Kitô hữu không phải là người Do Thái. Vì Tin Mừng này giải thích mọi phong tục Do Thái được nhắc đến và giải nghĩa các chữ Aram là tiếng Chúa Giêsu nói hồi đó. Lại còn có những chữ Latinh đây đó khắp Tin Mừng của ngài. * Tin Mừng Mátthêu viết cho người Do Thái mới vào Kitô Giáo là những người vốn quen thuộc với luật lệ và truyền thống Do Thái, với các bài viết của các tiên tri và với niềm hy vọng chờ mong đấng Xức Dầu của dân tộc Do Thái. Nên tin mừng này thường hay nhắc đến Luật Do Thái, Thánh Kinh và truyền thống Do Thái. Chúa Giêsu được trình bầy như Đấng Xức Dầu mà dân Israel hằng mong đợi, và cũng có lúc như Môsê mới, đem Lề Luật mới đến các cộng đoàn Kitô giáo. * Tin Mừng Luca được viết cho các Kitô hữu gốc dân ngoại. Người mà Tin Mừng của ngài ngỏ lời có tên Hy Lạp, đó là Thêôphilê, và ngài công bố trong suốt Tin Mừng của mình rằng ơn cứu rỗi của Chúa Kitô được dành cho cả những người không có gốc Do Thái. * Tin Mừng Gioan với lời mở đầu nói tới “Ngôi Lời” (Logos) chắc chắn nhằm những người có nền văn hóa Hy Lạp nhưng đã thấm nhuần giáo huấn Chúa Kitô. Họ cần nắm vững chân lý Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Tin Mừng là sách nói về đức tin vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. * Các sách Tin Mừng được viết cho các đối tượng khác nhau.

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

10

4. SINH HOẠT a. Tin Mừng nào nói tới 3 điều: Đây là Tin Mừng, về Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa? …………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………… b. Em hiểu gì về chữ Kitô? Nó có liên hệ gì với chữ Đấng Được Xức Dầu? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Trong câu đầu của Tin Mừng Mátthêu, tại sao Đavít và Ápraham đã được nhắc tới? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Tên Thêôphilê được nhắc đến ở đầu Tin Mừng Luca muốn nói lên điều gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Dù do nhiều nguồn khác nhau, nhưng tất cả các sách Tin Mừng đều nhằm tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa, là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Ta hãy cùng Chân Phúc Gioan Phaolô II tuyên xưng điều ấy: Tất Cả: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống Xin cho hết thẩy chúng con biết yêu Chúa nhiều hơn, Khi chúng con được một lần nữa sống các mầu nhiệm của đời Chúa ngay trong chúng con, từ lúc Chúa được tượng thai và được sinh ra, cho tới lúc Chúa chết trên thánh giá và sống lại. Xin Chúa ở với chúng con qua các mầu nhiệm này, xin ở với chúng con trong Chúa Thánh Thần. Xin giúp chúng con biết thay đổi hướng đi của những đe dọa và bất hạnh mỗi ngày một gia tăng trên thế giới ngày nay! Xin Chúa nâng con người dậy! Xin che chở các quốc gia và các dân tộc! Ôi lạy Chúa Giêsu Kitô, Xin Chúa tỏ cho con người và thế giới biết công trình Cứu Chuộc của Chúa còn mạnh hơn các bất hạnh kia xiết bao!

(Kinh khai mạc Năm Thánh Ơn Cứu Độ 1983)

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

11

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

12

BÀI 3: NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT TRONG TIN MỪNG MÁCCÔ 1. LỜI CHÚA Một người hủi đến cầu xin Người, và vừa quỳ vừa nói với Người: ‘Nếu ngài muốn, ngài có thể làm cho tôi lành sạch’. Động lòng thương, Người giơ tay ra, đụng đến anh ta và nói với anh ta: ‘tôi muốn; anh hãy lành sạch’. Lập tức chứng hủi rời anh ta, và anh ta được lành sạch. Người nghiêm giọng đuổi anh ta đi ngay, và nói với anh ta: ‘không được nói gì với ai; nhưng hãy đi, trình diện với linh mục và dâng lễ tạ ơn được sạch như Môsê đã truyền, như chứng cớ cho người ta biết’. Nhưng vừa ra đến ngoài, anh ta đã bắt đầu nói huyên thuyên về việc đó, và loan tin đi khắp nơi, đến nỗi Chúa Giêsu không dám công khai vào thành nào nữa, nhưng phải tới vùng quê; và người khắp nơi tới với Người (Mc 1:40-45) 2. DIỄN Ý 2.1 Thánh Máccô là ai? Thánh Gioan Máccô, vốn là thư ký và thông dịch viên của Thánh Phêrô, và là người ghi chép các lời giảng dạy của vị thánh này. Thánh Máccô được nhắc đến vài lần trong Sách Tông Đồ Công Vụ và trong một số thư Tân Ước. Mẹ ngài là Maria, một Kitô hữu hàng đầu tại Giêrusalem, có nhà dùng để bẻ bánh (Cv 12:12). Anh em họ của ngài là Banaba (Cl 4:10). Máccô và Banaba cùng đi với Thánh Phaolô trong lần truyền giáo thứ nhất. Thánh Phêrô âu yếm gọi Máccô là con trai tôi (1 Pr 5:13). Tin Mừng này đặc biệt nhắc đến Thánh Phêrô (Chúa chữa lành cho mẹ vợ ngài, các biến cố chữa lành con gái Giaia, biến hình, Chúa hấp hối trong Vườn đều có sự hiện diện của ngài), nên người ta tin là dựa vào lời kể và các lời giảng của Thánh Phêrô. 2.2 Sứ Điệp Sứ điệp chính: Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa Cao Cả. Sứ điệp ấy được công bố ngay ở câu đầu tiên: Khởi đầu tin mừng Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, và câu gần cuối cùng nơi miệng viên sĩ quan Rôma: Quả thật người này là Con Thiên Chúa (15:39). Chính vì thế, Tin Mừng này chú trọng tới các phép lạ Chúa Giêsu làm. 2.3 Cách Sắp Xếp Song Đối Có nhiều cách đọc Tin Mừng Thánh Máccô. Cách dưới đây gọi là Cách Sắp Xếp Song Đối (chiastic structure), nghĩa là ta có thể đọc và hiểu Tin Mừng này qua 5 phần, mỗi phần song song với nhau. Đó là các phần: A. Hoang Địa (1:1-15): Mọi ý tưởng sẽ được khai triển đầy đủ trong Sách: Chúa Giêsu Kitô sẵn sàng nhận lãnh công việc giảng dạy Nước Thiên Chúa, một việc sẽ dẫn Người đến cái chết. B. Galilê (1:16-8:21): Phần dài nhất: việc làm môn đệ, các phép lạ (chiếm 1/4 toàn bộ Tin Mừng, chú ý tới cảm quan và các xúc động của Chúa cũng như hiệu quả của phép lạ), Nước Thiên Chúa (đã đến rồi nhưng chưa đầy đủ), bí mật về Đấng Kitô (Chúa Giêsu muốn giữ bí mật về lý lịch của Người nhưng thường không có kết quả, như các câu Mc 1:40-45). C. Đường (8:22-11:11): Cao điểm và trung tâm của Tin Mừng gồm tất cả các lời nhắn gửi quan trọng. D. Giêrusalem (11:12-14:52): Đấng Kitô phải chịu đau khổ (Chiên Vượt Qua). E. Mồ (14:53-16:20): Cuộc đau khổ, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

13

Phần đầu và phần cuối có liên quan với nhau vì cùng có nhiều ý tưởng và đề tài tương tự như nhau. Phần hai và phần bốn tương phản lẫn nhau và phần ba ở giữa là tâm điểm và là chìa khóa mở toàn bộ Tin Mừng này. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Tin Mừng Máccô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. * Tin Mừng Máccô đặc biệt nói tới cảm quan của Chúa Giêsu và hiệu quả phép lạ Người làm. 4. SINH HOẠT a. Tại sao người ta tin rằng Tin Mừng Máccô dựa vào lời giảng của Thánh Phêrô? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................................……………………………………………………………………………………………………………… b. Sứ điệp chính của Tin Mừng Máccô tìm thấy ở đâu trong Sách? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Các phép lạ chiếm một vị trí như thế nào trong Tin Mừng Máccô? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Em biết gì liên quan tới Bí Mật về Đấng Kitô? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Lạy Chúa toàn năng, nhờ bàn tay thánh sử Máccô, Chúa đã ban cho Giáo Hội Chúa Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa: chúng con cảm tạ Chúa vì chứng tá này và chúng con xin Chúa ban cho chúng con được nắm chặt các chân lý của chứng tá ấy. Giờ đây, chúng con xin dâng lên Chúa bài thánh ca của Isaia: Tất Cả: Ðẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ

và nói với Xi-on rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị." Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy;

họ sẽ được thấy tận mắt Ðức Chúa đang trở về Xi-on.

Hỡi Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng,

vì Ðức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. Trước mặt muôn dân, Ðức Chúa đã vung cánh tay thần thánh của Người:

ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta, người bốn bể rồi ra nhìn thấy.

(Lời nguyện Lễ Thánh Máccô và Isaia 52: 7-10)

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

14

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

15

BÀI 4: CUỘC CẢI CÁCH THỆ PHẢN VÀ CÔNG GIÁO 1. LỜI CHÚA Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Giáo Hội. Nếu Giáo Hội mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế. Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy (Mt 18: 16-18).

2. DIỄN Ý 2.1 Lạm dụng Ân Xá Sự lạm dụng ân xá trong Giáo Hội đã là một trong những nhân tố đưa tới phong trào Cải Cách. Ân xá là một hành động, một lời cầu nguyện hay một hy sinh có thể bớt đi tất cả hay một phần hình phạt luyện ngục cho mình hay cho người khác. Nó được ban khi ta làm một việc tốt ở trên trần gian. Nhưng nhiều người hiểu sai ý nghĩa của ân xá, biến nó thành một thứ mua bán bằng tiền, gây ra đủ thứ tệ nạn trong Giáo Hội thời Trung Cổ, làm cớ cho phe Cải Cách, lúc đó vốn bất mãn với đủ thứ thối nát trong Giáo Hội, tạo ra biến cố ta gọi là Thệ Phản. 2.2 Martin Luther Người chủ chốt tạo ra biến cố trên là Martin Luther, một tu sĩ Dòng Thánh Augustinô và là giảng sư Thánh Kinh. Trước các lạm dụng về ân xá, ngày 31 tháng 10 năm 1517, ông cho công bố 95 Luận Đề để chống lại. Mục đích của ông chỉ là để người ta suy nghĩ lại, chứ không nhằm ly khai Giáo Hội. Nhưng các biến cố sau đó, sự cứng rắn của Đức Leô X và sự lèo lái của các ông hoàng nước Đức, đã đưa tới hậu quả ly khai: Năm 1530, Tuyên Tín Ausburg chính thức công bố đề cương cho niềm tin Thệ Phản. Điều quan trọng là: Ơn cứu rỗi hoàn toàn do Chúa; công chính hóa chỉ nhờ đức tin, Thánh Kinh là nguồn mạc khải duy nhất. Từ Đức, niềm tin Thệ Phản tràn qua Thụy Sĩ (Zwingli), Pháp (Calvin), Tô Cách Lan (John Knox), Anh (Henry VIII). 2.3 Công Đồng Trent Nhiều năm sau cuộc nổi loạn của Luther, người ta thấy rõ cần có một công đồng chung cho toàn thể Giáo Hội. Chính Đức Phaolô III đã cho triệu tập công đồng ấy tại Trent vào năm 1545, như một trả lời cương quyết cho các vấn đề của phong trào Cải Cách. Sau đây là một số kết quả: (1) cải tổ hàng giáo sĩ (phải cư ngụ tại nhiệm sở, ngăn cấm việc bán ân xá); (2) tái xác định các tín điều (cứu rỗi là ơn nhưng không của Chúa nhưng cũng cần sự cộng tác của con người, Thánh Kinh và Thánh Truyền là 2 nguồn của mạc khải); (3) canh tân các bí tích (xác định rõ con số và ý nghĩa 7 bí tích; bí tích Thánh Thể là lễ hy sinh của Chúa Kitô); (4) canh tân việc huấn luyện linh mục (lập chủng viện, quan tâm tới nhiệm vụ giảng và dạy của hàng giáo sĩ). 2.4 Các Thánh và Các Lãnh Tụ Canh Tân Công Giáo Các dòng tu mới và nhiều tổ chức khác được thành lập để góp tay vào việc canh tân Công Giáo. Đó là các Dòng Capuchins, Ursulines, và nhất là Dòng Tên. Cuối thế kỷ đó, hai Thánh Gioan Thánh

Luther lúc còn là tu sĩ

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

16

Giá và Têrêsa Avila góp tay cải tổ Dòng Kín Carmêlô. Thánh Francois de Sales gây nhiều ảnh hưởng lớn lao đối với đức tin người bình dân, và sau đó, Thánh Vincent de Paul đưa ra đường hướng mới trong việc huấn luyện các linh mục và phục vụ người nghèo. Ba vị giáo hoàng vĩ đại trong thời gian canh tân này là Thánh Piô V, Grêgôriô XIII và Sixtô V. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Lạm dụng ân xá đã là cơ hội gây ra phong trào ky khai của người Thệ Phản. * Giáo Hội đã đáp ứng phong trào Thệ Phản bằng cách tự canh tân mình. 4. SINH HOẠT a. Ân xá là gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Ân xá đã bị lạm dụng ra sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Martin Luther khởi đầu chỉ có ý định gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Giáo Hội đã phản ứng ra sao đối với phong trào Thệ Phản? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. Cầu Nguyện Giáo Lý Viên: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến đổ đầy tâm hồn các tín hữu Chúa. Tất Cả: Và đốt lửa tình yêu Chúa trong lòng họ. Giáo Lý Viên: Xin sai Thánh Thần Chúa xuống và họ sẽ được tạo dựng. Tất Cả: Và Chúa sẽ canh tân bộ mặt trái đất.

Chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Chúa, nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần, Chúa đã dạy dỗ tâm hồn các tín hữu Chúa. Trong cùng một Chúa Thánh Thần ấy, xin giúp chúng con biết qúy trọng điều chân thật và luôn luôn hân hoan trong tình Chúa ủi an. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

17

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

18

BÀI 5: GIÁO HỘI TRÊN ĐƯỜNG THAY ĐỔI 1. LỜI CHÚA Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Chúa Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Chúa Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28: 16-20). 2. DIỄN Ý 2.1 Công Đồng Chalcedon Công đồng Nicea dạy rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng điều này dẫn đến nhiều vấn đề khác như Chúa Giêsu có thực sự là người không? Người quả vừa là Thiên Chúa vừa là người thật. Quá nhấn mạnh tới một trong hai khía cạnh ấy đến độ bác bỏ khía cạnh tên gọi là lạc giáo. Chính vì thế, một Công Đồng khác được triệu tập tại Chalcedon vào năm 451 để cố tìm ra ngôn ngữ thích hợp diễn tả được quân bằng cả hai khía cạnh ấy nơi Chúa Giêsu. Công đồng nói rằng Chúa Giêsu có hai bản tính, bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa. Công đồng miêu tả Chúa Giêsu “là người trọn vẹn và là Thiên Chúa trọn vẹn trong một Ngôi Vị”. Chỉ sau nhiều thế kỷ cố gắng, Giáo Hội mới hiểu ra và dạy rõ ràng rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa cách trọn vẹn và là người cách trọn vẹn. 2.2 Công Đồng Vatican Thứ Nhất Nhóm họp giữa các năm 1869 và 1870, do Chân phúc Giáo Hoàng Piô IX triệu tập, với sự tham dự của 744 Giám Mục, để duyệt lại và tóm lược đức tin Công Giáo, và bàn đến thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng. Theo Công Đồng này, Đức Giáo Hoàng, vốn là đấng kế vị thánh Phêrô, có quyền tối thượng trên toàn thể Giáo Hội và “vô ngộ” hay không thể sai lầm khi ngài xác định dứt khoát các học thuyết liên quan đến đức tin và luân lý mà toàn thể Giáo Hội phải tin. Tính vô ngộ này cũng thuộc về các Giám Mục khi các vị họp công đồng để cùng Đức Giáo Hoàng truyền dạy về đức tin.

2.3 Công Đồng Vatican II Công Đồng Vatican II họp giữa các năm 1962 và 1965, đây là Công Đồng thứ 21 của Giáo Hội Công Giáo và là điểm rẽ theo hướng cởi mở đối với thế giới hiện đại, do Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập, gồm 2,600 Giám Mục từ khắp nơi trên thế giới. Kể cả các thần học gia và các chuyên viên khác, con số lên gần 3,000 vị. Vatican II không được triệu tập để giải quyết một khủng hoảng hay để lên án một lạc giáo đặc thù nào, mà là cổ võ hòa bình và hiệp nhất trong nhân loại. Trách vụ của Công Đồng là tìm ra cách thế mới nhờ đó Giáo Hội biểu hiện mình với thế giới ngày nay và tuyên xưng đức tin Công Giáo của mình.

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

19

Công đồng công bố 16 văn kiện bàn đến các chủ đề sau: phụng vụ, Giáo Hội, mạc khải, thế giới ngày nay (hôn nhân và gia đình, sinh hoạt văn hóa, xã hội và kinh tế; cộng đồng chính trị; chiến tranh và hòa bình…), các phương tiện truyền thông hiện đại, các giáo hội Công Giáo Đông Phương, các giáo hội Kitô khác, vai trò các giám mục, vai trò các linh mục, việc huấn luyện các linh mục, giáo dân trong Giáo Hội, hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, đời sống tu dòng (nam nữ), các tôn giáo ngoài Kitô Giáo, giáo dục Kitô Giáo, tự do tôn giáo. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Giáo Hội, qua các Công Đồng, luôn cố gắng tìm ra ngôn ngữ thích hợp để diễn tả đức tin của mình. * Công Đồng gần ta nhất là Công Đồng Vatican II, ban hành 16 văn kiện, nhằm canh tân Giáo Hội. 4. SINH HOẠT a. Công Đồng Chalcedon dạy điều gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Công Đồng Vatican I dạy điều gì về ngôi vị giáo hoàng? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Em hiểu gì về chữ vô ngộ? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Đặc điểm nổi bật của Công Đồng Vatican II là gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Tất cả cùng đọc: Lạy Chúa Thánh Thần, Chúa được Chúa Cha sai đến nhân danh Chúa Giêsu, Đấng luôn hiện diện trong Giáo Hội và hướng dẫn Giáo Hội một cách không thể nào sai lầm được… Chính nhờ Chúa, từ các công đồng, nhiều hoa trái dồi dào được mọng chín, ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng được truyền lan trong xã hội loài người, Giáo Hội Công Giáo và hoạt động truyền giáo tích cực của Giáo Hội được phồn thịnh với nhiều sinh khí hơn, đem lại kết quả phúc đức là việc hiểu biết giáo huấn của Giáo Hội được truyền lan, và nền luân lý Kitô Giáo được gia tăng. Ôi thượng khách dịu ngọt của linh hồn, xin củng cố tâm trí chúng con trong sự thật và hướng dẫn trái tim chúng con biết cung kính chú ý để chúng con chấp nhận trong phục tùng cách chân thành các điều Công Đồng quyết định và thực thi chúng bằng hết ý chí mình. (Phỏng theo Kinh Cầu Cho Công Đồng Vatican II của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII).

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

20

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

21

BÀI 6: PHONG TRÀO ĐƠN TU 1. LỜI CHÚA Hãy thinh lặng và biết rằng Ta là Thiên Chúa ngươi (Thánh vịnh 46:11). 2. DIỄN Ý 2.1 Ý Niệm Đơn Tu Có hai cách tu dòng: với đơn tu, các tu sĩ thường xuyên sống trong một đan viện, mọi bổn phận được chu toàn tại địa điểm cư ngụ ấy; với các dòng tông đồ, các tu sĩ làm việc ở bất cứ nơi nào cần đến họ. Đơn tu đã có từ thế kỷ thứ 3 với Thánh Antôniô Ai Cập. Các đan sĩ đầu tiên là các nhà ẩn tu sống một mình trong sa mạc. Nhưng không bao lâu sau, người ta thấy lối sống thành cộng đoàn mang lại nhiều lợi ích hơn, nên đã tổ chức thành những nhóm đồng tâm đồng trí trong các đan viện. Luật sống chi tiết cho các cộng đoàn này là của Thánh Bênêđictô, sinh khoảng năm 480 tại Ý, nhấn mạnh đến việc quân bình giữa việc làm và cầu nguyện cũng như học hành. Dần dà, các đan viện trở thành các trung tâm học hành lớn. Các thư viện ở đó bảo trì và lưu truyền nhiều trước tác của Giáo Hội sơ khai cũng như của các tư tưởng gia vĩ đại từng lên khuôn cho Thánh Truyền của Giáo Hội như ta biết ngày nay. 2.2 Phục Vụ Người Nghèo Lý tưởng phía sau lối sống đơn tu là sống sự khó nghèo và khiêm nhường của Chúa Giêsu, nên giống Chúa Giêsu càng nhiều càng hay. Để duy trì lý tưởng ấy, họ muốn phục vụ người nghèo như Chúa Giêsu từng làm. Theo thánh Bênêđictô, một trong các vị chính lên khuôn cho lối sống đơn tu, có bốn loại người ta phải săn sóc: người bệnh, trẻ em, khách vãng lai và người nghèo. Ý niệm đó phát sinh từ câu nói sau: “Khi các con làm việc ấy cho một trong những kẻ bé nhỏ này, là các con làm cho Ta…” (Mt 25:35-40). 2.3 Ba Kiểu Cầu Nguyện Thiên Chúa là trung tâm đời sống đơn tu, và cầu nguyện là sinh hoạt chính của bất cứ đan viện nào, dù lớn hay nhỏ. Bất cứ việc gì khác cũng phải đứng ở hàng thứ hai. Có ba kiểu cầu nguyện: (a) hát hay đọc lời cầu nguyện theo phụng vụ, gồm cả Thánh Lễ và Kinh Thần Vụ (cả hai thường hay được hát). Thánh Lễ được cử hành hàng ngày, còn các Giờ Kinh Phụng Vụ thì được đọc mỗi ngày 7 lần; (b) Suy Niệm (im lặng cầu nguyện với tập chú vào một đoạn Thánh Kinh chẳng hạn). Nam nữ đan sĩ đọc đoạn văn, cố gắng hiểu đoạn văn ấy, nhận ra sứ điệp trong đó, rồi hướng về Chúa, để Người biến đổi mình; (c) Chiêm Niệm (một trạng thái cởi mở với Chúa). Chiêm niệm chính là “thinh lặng cầu nguyện” – đáp ứng ý niệm đàng sau câu: “hãy thinh lặng và biết rằng Ta là Thiên Chúa ngươi”. 2.4 Phong Trào Đan Viện Ngày Nay Ngày nay, lối sống đan viện vẫn còn tiếp tục tại nhiều nước như Hy Lạp, Pháp, Anh, Mỹ, Úc và cả Việt Nam nữa. Tại Jamberoo, NSW, có nữ đan viện Bênêđíctô. Các nữ tu khấn các lời khấn ổn định (stability, hứa luôn sống tại cùng một cộng đoàn, với các chị em, chấp nhận sự khác biệt của nhau, họ ra sao, mình chấp nhận như vậy); hồi tâm (conversion, quay lưng khỏi cái tôi

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

22

của chính mình để hướng về hình ảnh Chúa muốn nơi tôi); vâng lời (lắng nghe tiếng Chúa, hiểu điều Chúa muốn bạn làm rồi bước theo tiếng ấy qua các hành động của đời bạn). 3. HỌC THUỘC LÒNG * Từ lối sống một mình, các đan sĩ đã từ từ thành lập các cộng đoàn đơn tu. * Luật đơn tu của Thánh Bênêđíctô tạo quân bình giữa làm việc và cầu nguyện. 4. SINH HOẠT a. Hình thức đơn tu khác hình thức tu dòng tông đồ ra sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Cho biết lý do tại sao sai khi nói rằng các đan sĩ không lưu tâm gì đến thế giới bên ngoài? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Kể ra các hình thức cầu nguyện của các đan sĩ? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Thử nói qua về lời khấn ổn định của các nữ đan sĩ tại Jamberoo. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Đời sống đơn tu phản ảnh lời Thánh Vịnh 46: Hãy thinh lặng và biết rằng Ta là Thiên Chúa. Thinh lặng để lắng nghe và nhận biết Thiên Chúa. Chính vì thế Thánh Bênêđíctô đã soạn ra kinh sau đây: Tất Cả: Lạy Chúa chí ái, xin cho con luôn biết cố gắng hiểu biết Chúa. Xin giúp con biết kiên tâm khi gặp khó khăn. Xin cho tai con biết nghe Chúa, mắt con biết nhìn Chúa và lời con luôn nói về tình yêu Chúa. Xin ban cho con ơn thánh sống sao cho vui lòng Chúa. Con cầu xin nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

23

Page 24: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

24

BÀI 7: KITÔ GIÁO CÁC THẾ KỶ ĐẦU

1. LỜI CHÚA Thấy có đông người tụ họp ở đó, Phêrô nói với họ: "Quý vị thừa biết: giao du hay vào nhà một người khác chủng tộc là điều cấm kỵ đối với người Do Thái. Nhưng tôi thì Thiên Chúa đã cho tôi thấy là không được gọi ai là ô uế hay không thanh sạch. Vì thế khi được mời, tôi đã đến mà không hề chống cãi (Cv 10: 27-29)… Họ tôn vinh Thiên Chúa mà nói: “Vậy ra Thiên Chúa cũng ban cho các dân ngoại ơn sám hối để được sự sống” (Cv 11:18). 2. DIỄN Ý 2.1 Khai sinh và phát triển Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại một biến cố mà nhiều người thường gọi là ngày sinh của Kitô giáo, đó là biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Nhưng liền sau đó, các môn đệ Chúa Giêsu vẫn coi mình như các tín đồ Do Thái Giáo, nhất là trong việc thờ phượng. Việc bành trướng chỉ xẩy ra, khi các môn đệ đem giáo huấn của Chúa Giêsu tới những cộng đoàn Do Thái Giáo dọc theo Địa Trung Hải. Thoạt đầu, họ chỉ giảng cho các đồng hương Do Thái, cho đến khi một nhóm môn đệ do phó tế Stephen, bỏ thói quen trên, bắt đầu giảng cho dân ngoại. Việc giảng đạo cho Dân Ngoại càng tiến xa hơn sau khi được Công Đồng Giêrusalem năm 49 chính thức nhìn nhận. 2.2 Bách Hại Vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất, Kitô giáo bắt đầu bị ganh ghét. Lý do: các Kitô hữu, vì niềm tin riêng của mình, đã tránh không tham dự nhiều sinh hoạt công cộng (không mua thịt đã được dâng cho các ngẫu thần, tức các thần minh của La Mã, không dự các trận giác đấu, không phục vụ quân ngũ…) Năm 64, Nêrông lợi dụng sự ganh ghét chung chung đó, đã khởi sự bách hại các Kitô hữu. Ông ra lệnh thảm sát dã man các Kitô hữu, và thiêu sống một số người làm đuốc sáng cho bữa tiệc mừng tại vườn ngự uyển. Từ đó trở đi, Kitô giáo bị coi là tôn giáo bất hợp pháp, và số Kitô hữu chịu đau khổ vì danh Chúa Giêsu nhiều vô kể. 2.3 Giáo Hội và Nhà Nước Cuộc bách hại trên chỉ thực sự chấm dứt dưới thời Constantinô vào thế kỷ thứ tư, khi ông chiến thắng các địch thủ nhờ chiến đấu dưới biểu hiệu Chúa Kitô và thống nhất được Đế Quốc. Ông cho Kitô giáo được ngang hàng với các tôn giáo của Rôma và cho phép Kitô hữu được thờ phượng công khai. Không bao lâu sau, Kitô giáo trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc và ngoại đạo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Chính ông, năm 325, đã triệu tập Công Đồng Chung tại Nicea, để làm sáng tỏ học lý về Chúa Ba Ngôi, là học lý dạy rằng có Ba Ngôi Vị trong Một Thiên Chúa Duy Nhất là Cha, Con và Thánh Thần. Thế là từ một tôn giáo bị bách hại, Kitô Giáo từ này trở thành một tôn giáo chính thức của đế quốc. Nguy hiểm là: cũng vì thế đạo đời không còn phân biệt. Nhiều tệ nạn đã xẩy ra nơi một số giám mục và linh mục, nay vừa là người của Chúa vừa là người của hoàng đế.

Phêrô rửa tội cho Cornelius

Page 25: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

25

3. HỌC THUỘC LÒNG * Nhờ được Chúa cho thị kiến, Thánh Phêrô đã lên đường giảng đạo cho dân ngoại. * Khi bị bách hại, Giáo Hội vững mạnh. Khi được ưu đãi, Giáo Hội có nguy cơ yếu đi.

4. SINH HOẠT a. Kitô Giáo bắt đầu phát triển nhờ điều gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Đóng góp lớn lao của Công Đồng Giêrusalem là gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Kể ra một số điều khiến Kitô Hữu bị ghét bỏ. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Việc gì tiêu cực xẩy ra khi Kitô Giáo trở thành tôn giáo của Đế Quốc Rôma? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Liên hệ đúng đắn nhất giữa Giáo Hội và Nhà Nước phải là liên hệ liên lập. Mỗi bên độc lập nhưng có liên hệ với nhau. Hoàn toàn tách biệt hay giẫm chân lên nhau đều không phục vụ công ích. Muốn thế, các nhà cầm quyền dân sự cần sự trợ giúp và hướng dẫn của Chúa. Ta hãy cầu xin Chúa cho họ. Tất Cả: Lạy Chúa là Cha toàn vũ trụ, Chúa đã dựng nên con người để làm việc với Chúa. Xin Chúa soi sáng những người đang lãnh đạo và cai trị chúng con. Chúa biết thật khó biết bao mới luôn luôn công bình được, ân cần và biết cảm thương. Lạy Chúa, các chính khách và các nhà lãnh đạo chúng con cần được Chúa trợ giúp và hướng dẫn. Xin Chúa ban cho họ tình yêu và lòng khoan hậu của Chúa và làm họ biết chú tâm tới thánh ý hoàn hảo của Chúa. Lạy Cha trên trời, xin Cha làm cho họ trở thành khí cụ của công lý và tự do, thành những người bảo vệ sự thiện. Lạy Cha, vì lượng từ bi vô cùng của Cha, xin Cha ban cho họ ý muốn phục vụ, và dạy họ biết bênh vực chính nghĩa bằng cách luôn trung thành với Cha. Xin Cha chúc phúc cho các nhà lãnh đạo chính trị của chúng con và che chở họ khỏi sự dữ khi nay và mãi mãi. Amen (Trích Catholic.net).

Page 26: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

26

Page 27: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

27

BÀI 8: ĐÔNG VÀ TÂY MỘT ĐỨC TIN TRONG NHIỀU CỘNG ĐỒNG

1. LỜI CHÚA Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Ðấng ngự trên mọi người và trong mọi người. (Eph. 4: 2-5). 2. DIỄN Ý 2.1 Hiệp Nhất bị phá lần đầu Khi Đế Quốc Rôma xuống dốc vào thế kỷ thứ năm, bị các bộ lạc “mọi rợ” đe dọa, Rôma gần như bị bỏ trống. Người ta có cảm tưởng Chúa đã bỏ rơi Giáo Hội. Cùng lúc ấy, lại có sự gia tăng lòng ganh tị và căng thẳng giữa Phương Đông với thủ phủ Constantinope và Phương Tây với thủ phủ Rôma. Kết quả: sự hiệp nhất Kitô giáo bị phá vỡ lần đầu tại Ba Tư nay là Iran, vì các Kitô hữu Ba Tư không chấp nhận các giáo huấn của Công Đồng Êphêsô năm 431. Công đồng Chalcedon nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu vừa là người vừa là Thiên Chúa cách trọn vẹn. Nhiều Kitô hữu tại Ai Cập và Syria không nhìn nhận giáo huấn ấy và đã ly khai với Giáo Hội. Ngày nay, những Kitô hữu đó lập thành Giáo Hội Jacobite và Giáo Hội Chính Thống Coptic. 2.2 Các dị biệt Đông Tây Sau đây là một số các khác biệt từng làm cho Đông Tây trở thành hai Giáo Hội riêng biệt: * Tây Phương dùng tiếng Latinh, Đông Phương dùng tiếng Hylạp; * Giáo Hội Rôma nghĩ rằng mình có thẩm quyền vì thánh Phêrô, thủ lãnh các tông đồ, đã thiết lập ra nó, Constantinope cho là mình có thẩm quyền vì mình là thủ đô của Đế Quốc Rôma; * Việc cử hành Thánh Thể và các Bí Tích dần dần ra khác nhau (Phương Đông che dấu bàn thờ vì muốn nhấn mạnh tới mầu nhiệm, Tây Phương để giáo dân thấy rõ mọi nghi thức trên bàn thờ…); * Linh mục Phương Đông có gia đình, linh mục Phương Tây độc thân; * Phương Tây tin Chúa Thánh Thần “bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra”, Phương Đông tin Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha mà thôi… Nhưng gay gắt nhất chính là cuộc tranh luận về quyền bính của Đức Giáo Hoàng trên toàn thể Giáo Hội. Chính cuộc tranh luận này đã đưa đến cuộc ly khai lớn giữa Đông và Tây năm 1054 qua việc lên án tuyệt thông nhau. Vạ tuyệt thông này chỉ được tháo bỏ năm 1965 giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras của Phương Đông. 2.3 Tình Trạng Ngày Nay Bước qua thế kỷ 16, tại Phương Tây còn xẩy ra việc ly khai của các nhóm Thệ Phản. Ngày nay, những cay đắng của quá khứ dần dần lui vào dĩ vãng, và các Kitô hữu mọi phía đã cương quyết dấn thân tìm kiếm hiệp nhất qua phong trào đại kết. Đây là một phong trào giúp các Giáo Hội Kitô giáo khắp thế giới lắng nghe và đối thoại với nhau nhằm thực hiện được sự hiệp nhất. Giáo Hội Công Giáo ngày nay uớc vọng và cố gắng rất nhiều thực hiện cho được sự hiệp thông hoàn toàn giữa các Giáo Hội Kitô giáo. Sự hiệp nhất này bao gồm một đức tin chung xây dựng trên

Thánh Gregory

Palamas

Page 28: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

28

việc chấp nhận Kinh Tin Kính Nicea, một cử hành chung Phép Thánh Thể và một cộng đoàn hiệp nhất dưới thẩm quyền của đức giáo hoàng. Dù các mục tiêu này không dễ dàng đạt được, nhưng Giáo Hội tin rằng tựu chung ta sẽ đạt tới mà mỗi Giáo Hội chuyên biệt vẫn duy trì được cá tính và đặc sủng riêng của mình. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Sự chia rẽ trong Giáo Hội buổi đầu một phần do ganh tị chính trị giữa Rôma và Constantinốp. * Ngày nay, các Giáo Hội Kitô Giáo đang cùng dấn thân tạo hiệp nhất hữu hình. 4. SINH HOẠT a. Các Kitô Hữu Ai Cập và Syria không đồng ý tín điều nào? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Vì sao Rôma cho rằng mình có thẩm quyền? Còn Constantinope? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Em biết gì về vạ tuyệt thông năm 1054? Hiện nay vạ ấy ra sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Thử tóm tắt quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về đại kết. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con đứng trước nhan thánh Chúa, Biết mình tội lỗi, nhưng tụ tập lại đây nhân danh Chúa. Xin Chúa đến với chúng con, ở lại với chúng con, và soi sáng tâm hồn chúng con. Xin ban cho chúng con ánh sáng và sức mạnh của Chúa để chúng con biết ý Chúa, Biến ý Chúa làm ý chúng con, và sống ý ấy trong cuộc sống chúng con. Xin hãy hướng dẫn chúng con bằng sự khôn ngoan của Chúa, Nâng đỡ chúng con bằng sức mạnh của Chúa, Vì Chúa là Thiên Chúa, Cùng một vinh quang như Chúa Cha và Chúa Con. Chúa muốn công bình cho mọi người: Xin giúp chúng con biết bảo vệ quyền lợi người khác; Đừng để chúng con bị ngu dốt hướng dẫn, hay sợ sệt hoặc thiên vị hủ hóa. Xin hãy hiệp nhất chúng con với Chúa bằng sợi dây đức ái, Và gìn giữ chúng con luôn trung thành với mọi điều chân thật. Vì chúng con tụ tập nhân danh Chúa, Xin cho chúng con biết lấy yêu thương làm dịu công bình, Để mọi quyết định của chúng con đều vui lòng Chúa,

Page 29: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

29

Và đem lại cho chúng con phần thưởng Chúa đã hứa Cho các tôi tớ tốt lành và trung thành của Chúa. Amen.

Đức Bênêđíctô XVI và Thượng Phụ Bartholomew II

Page 30: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

30

Page 31: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

31

BÀI 9: CÁC TÔN GIÁO CỔ XƯA 1. LỜI CHÚA Khi Ðức Giêsu vào thành Caphácnaum, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin: "Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm". Người nói: "Chính tôi sẽ đến chữa nó". Viên đại đội trưởng đáp: "Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh. Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: "Ði!", là nó đi, bảo người kia: "Ðến!", là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: "Làm cái này!", là nó làm". Nghe vậy, Ðức Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: "Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Ítraen nào có lòng tin như thế. Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng" (Mt 8:5-12). 2. DIỄN Ý I. Các Tôn Giáo Cổ Xưa Các niềm tin và thực hành của người cổ xưa tiếp tục ảnh hưởng đến văn hóa hiện đại. Các tôn giáo của vùng Trung Đông xưa cũng gây nhiều ảnh hưởng đối với các lễ nghi, và đôi khi cả niềm tin, của các tôn giáo Thánh Kinh nữa. Để giúp ta hiểu các thành phần tạo ra tôn giáo, ta sẽ khảo sát một vài thí dụ trong các tôn giáo của thế giới cổ thời. 2.1 Các Tôn Giáo Tại Vùng Lưỡng Hà Xưa Vùng Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates. Tôn giáo vùng này gồm nhiều tục thờ các thần nam và thần nữ. Các thần này được thờ như là những vị che chở của thị quốc, nguồn gốc mầu mỡ cho người, gia súc và mùa màng, nhiều khi có tác phong kỳ quặc, gây hại cho người này ban phúc cho người kia, được kính sợ và làm yên lòng bằng lễ nghi, nhất là các lễ nghi theo mùa liên quan đến mưa thuận gió hòa cần thiết cho việc cấy trồng và thu hoạch. 2.2 Tôn Giáo Của Ai Cập Xưa Các truyện kể về Osiris và Isis là các niềm tin tôn giáo chính của Ai Cập xưa. Chúng giải thích chu kỳ của sinh nở, chết chóc và tái sinh, nơi con người cũng như trong thiên nhiên. Pharaô là nhập thể của Horus, con trai Osiris và Isis, nhờ vậy có thần quyền để cai trị Ai Cập. Người Ai Cập tin rằng hồn người chết phải về nơi Hạ Giới để chịu phán xét. Trái tim họ sẽ được cân đo bằng lông Maat (chân lý). Nếu họ xấu, tim họ sẽ nặng, và sẽ bị cá sấu quái dị nuốt chửng. Người tốt, trái lại, trái tim rất nhẹ, sẽ đồng cân đồng lạng với lông Maat, đáng được hưởng cuộc sống vĩnh hằng. 2.3 Tôn Giáo Của Hy Lạp Xưa Tôn giáo Hy Lạp pha trộn thần thoại và dã sử để giải thích sự vật đã hiện hữu ra sao và tại sao các biến cố đã xẩy ra. Người Hy Lạp thời xưa tin rằng các thần nam thần nữ kiểm soát và không ngừng can thiệp vào cuộc sống con người. Họ cũng tin rằng các hồn thiêng sống ngay trong cảnh trí, sông ngòi, hang động, núi non. Ngoài đền thờ công cộng, mỗi gia đình đều có nơi thờ phượng ngay bên trong nhà, nơi đó họ cầu kinh hàng ngày và dâng rượu nho. Plato, nhà triết học thời danh của Hy Lạp, nói rằng người khôn ngoan là người biết dừng lại cầu nguyện ngày hai lần.

Page 32: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

32

2.4 Tôn Giáo Của Rôma Xưa Trong tôn giáo Rôma, có hai khu vực thờ phượng, một công một tư. Thờ phượng công bao gồm tôn giáo chính thức của nhà nước và việc thờ kính hoàng đế. Mục đích để bảo toàn nền thịnh vượng kinh tế và việc thành công trong chiến tranh. Thờ phượng tư diễn ra trong gia đình, nơi đây, người ta dâng của lễ cho các thần gia đình như Janus (thần canh cửa), Vesta (thần lò sưởi), Lares (thần giữ của), Penetes (thần giữ kho lương thực). Người Rôma không chú trọng lý thuyết về thần minh, họ chuộng thực tế. Điều quan trọng đối với người họ là phải cử hành các nghi lễ cho đàng hoàng. Bởi thế, các tư tế được chọn rất cẩn thận, từ các giai cấp cao nhất trong xã hội. 2.5 Tôn Giáo Của Á Châu Xưa Các tôn giáo của cổ Ai Cập, Hy Lạp và La Mã nay đều là những tôn giáo đã chết, không còn được ai thực hành nữa. Trái lại, các tôn giáo của Á Châu xưa thì khác. Dù kinh qua nhiều thay đổi và biến hoá trong một thời gian dài, chúng vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay, được rất nhiều người tiếp tục thực hành. Thí dụ, các kinh điển xưa nhất của Lão Giáo có từ khoảng 300 năm trước công nguyên, nhưng Lão Giáo vẫn còn là một hệ thống triết học tôn giáo quan trọng tại Trung Hoa ngày nay. Ấn độ giáo, với hơn 600 triệu tín đồ tại Ấn Độ ngày nay, còn xưa hơn nữa. Các kinh điển của nó như kinh Vedas, có từ 1000 năm trước công nguyên. Trong nhiều trường hợp, các tôn giáo của Á Châu xưa đã trở nên những tôn giáo lớn của thế giới. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Các thần của Lưỡng Hà nhiều khi có tác phong kỳ cục: ban phước cho người này, gây hại cho người kia. * Các tôn giáo cổ xưa của Á Châu vẫn tồn tại cho tới ngày nay. 4. SINH HOẠT a. Các thần nam nữ của Lưỡng Hà quan trọng như thế nào đối với họ? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Nhờ đâu các Pharaô của Ai Cập được coi là có thần quyền để cai trị? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Plato nói gì về người khôn ngoan? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Người Rôma thờ kính hoàng đế nhằm mục đích gì? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 33: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

33

5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Ta hãy cầu cho những người không nhận biết Thiên Chúa, nhưng vẫn sống theo lương tâm ngay thẳng: xin cho họ một ngày kia được gặp thấy Người. Tất Cả: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã đặt vào trái tim con người niềm khát vọng đi tìm kiếm Chúa, khiến con người chỉ được bình an khi đã gặp thấy Chúa. Xin cho mọi người khắp thế gian, dù đang sống giữa muôn vàn nghịch cảnh, vẫn có thể nhận ra những dấu chỉ của tình yêu Chúa; và khi thấy các tín hữu sống đời bác ái yêu thương, họ sẽ vui mừng tin nhận duy có Chúa là Thiên Chúa đích thực và là Cha của hết mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Kitô Chúa chúng con. Amen.

(Lời nguyện chung Thứ Sáu Tuần Thánh)

Page 34: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

34

Page 35: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

35

BÀI 10: CÁC TÔN GIÁO BẢN ĐỊA 1. LỜI CHÚA Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng. (Mt 5: 6) 2. DIỄN Ý Các tôn giáo bản địa là những tôn giáo bắt nguồn từ những nơi đặc thù. Hạn từ “bản địa” thường có ý nói tới các tôn giáo không phổ biến hay phát triển thành các tôn giáo thế giới; thường chỉ thuộc về một vùng địa dư nhất định nào đó; thuộc một bộ lạc hay một nhóm nhỏ; ít khi thành công khi đem tới nơi khác; thường bị các phát triển xã hội và kinh tế làm tiêu tan. 2.1 Các Tôn Giáo Thổ Dân Úc Châu Tại Úc, tôn giáo bản địa chính là tôn giáo của người Thổ Dân. Nhưng vì có rất nhiều các niềm tin khác nhau của Thổ Dân, thiển nghĩ nên dùng hạn từ “các tôn giáo” hơn là “tôn giáo’ Thổ Dân. Mỗi dòng tộc cử hành các niềm tin của họ bằng những nghi lễ đặc thù. Các thành viên của dòng tộc tin rằng mảnh đất nhỏ nhoi của họ do chính các thần linh xây dựng nên, họ đến và làm nó có hình thù như hiện nay. Các thần linh không phải là tạo hóa theo nghĩa hẹp, vì trước đó đã có sẵn một khối hỗn mang không có hình thù chi cả rồi. Các thần linh là người ban cho cái khối hỗn mang ấy một ý nghĩa. Họ làm nên những người đàn ông và đàn bà là tổ tiên của các thành viên trong dòng tộc. Họ đặt các vị này vào vùng đất riêng. Miền đất do các thần linh tạo hình vì thế rất thánh thiêng và thuộc về dòng tộc mãi mãi. Họ không thể bán hay cho đi được. Họ cũng nhất định không để người ta lấy mất nó. Thần linh đã ban cho họ là ban mãi mãi. 2.2 Thần Thoại Học Thổ Dân Hạn từ thần thoại được dùng ở đây để chỉ các truyện thánh thiêng nhằm giải thích nguồn gốc đất đai, con người và lối sống của họ. Quan trọng nhất là Mộng Thế (The Dreaming). Đây là một thế giới không có thời gian, nó hiện hữu trong một thế giới thần linh song hành, từng được gọi là “mọi lúc”. Thế giới song hành này có thể được nối kết với thế giới hiện tại qua các nghi lễ dùng để cử hành các hoạt động của thần linh. Ta có thể gặp gỡ các hữu thể thần linh trong các giấc mộng, trong đó nhiều phần và nhiều nghi lễ mới mẻ được thông truyền. Người Thổ Dân cũng được sinh ra trong Mộng Thế và đôi khi, họ có những cảm nghiệm bản thân hết sức đặc biệt về nó đến nỗi họ tin là chúng giúp họ năng lực chữa được bệnh tật và che chở bộ tộc họ khỏi mọi tai họa. 2.3 Các Nghi Lễ Của Thổ Dân Nghi lễ thường bao gồm nhiều bài ca và điệu múa diễn lại các việc làm của các thần linh tổ tiên, những người thường được họ tượng hình như những con chim hay con vật. Các nghi lễ này đôi khi được đệm bằng nhạc cụ như que gậy gõ vào nhau hay kèn ống (didjeridu). Các nghi lễ chính bao gồm: Nghi lễ chuyển tiếp: như để đánh dấu các giai đoạn trong chu kỳ cuộc sống: từ thiếu niên lên trưởng thành, từ sống qua chết; nghi lễ mừng các thần linh tổ tiên; nghi lễ “tăng gia” để duy trì các loài trong thiên nhiên, nhất là những loài dùng làm thực phẩm; nghi lễ giao hòa để giải quyết các tranh chấp bên trong một nhóm hay với người bên ngoài; các nghi lễ gây hại và chữa lành và các nghi lễ “gây mê” để lôi cuốn bạn đời.

Page 36: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

36

2.4 Các Niềm Tin Về Nguyên Ủy Và Cùng Đích Của Sự Sống Một con người mới sẽ vào đời khi một “thần linh con nít” vốn chờ sẵn đến phiên tại trung tâm dòng tộc hay một địa điểm thánh nào đó để vào lòng mẹ. Cha Mẹ Thổ Dân lưu tâm đến căn tính thần linh của đứa trẻ sắp sinh. Căn tính này được xác định nhờ “vật tổ” (totem) của người ta. Vật tổ ảnh hưởng mọi sự trong cuộc đời của con người: đất đai, các nghi lễ họ “sở hữu” và tham dự, người họ sẽ cưới hay sẽ phải tránh né. Khi chết, các thần linh trở về những địa điểm nhất định trong xứ họ vốn thuộc về. Có những nghi lễ giúp các hồn tiến nhanh hơn trên hành trình trở về của họ và không gây hại đến người sống. 2.5 Kitô Giáo Thổ Dân Các cuộc thống kê dân số gần đây cho thấy số người Thổ Dân theo Kitô Giáo mỗi ngày một gia tăng. Những năm gần đây, nhiều giáo hội Kitô giáo đã khai triển được một thứ Kitô Giáo thực sự của Thổ Dân rút tỉa từ gia tài Thổ Dân cũng như gia tài Kitô Giáo Phương Tây. Phong trào này đem lại kết quả tốt đẹp: hiện nay người Thổ Dân đang khai triển được nhiều nghi lễ và thực hành Kitô giáo riêng của họ. Khi chia sẻ các nghi lễ và thực hành này với các người Úc không phải là Thổ Dân, họ đã giúp mọi người Úc hiểu và chăm sóc tốt hơn cho môi trường của ta. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Gọi là các tôn giáo Thổ Dân, vì mỗi dòng tộc Thổ Dân có niềm tin riêng. * Ngày nay, con số người Thổ Dân theo Kitô Giáo mỗi ngày một gia tăng. Họ đã khai triển được nhiều nghi lễ và thực hành riêng. 4. SINH HOẠT a. Người Thổ Dân coi đất đai quan trọng ra sao? Tại sao thế? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Truyện thánh nào quan trọng nhất đối với người Thổ Dân? Và nó có nghĩa gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Thử kể ra các yếu tố trong nghi lễ của người Thổ Dân. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Vật tổ (totem) quan trọng như thế nào đối với người thổ dân? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 37: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

37

5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Người thổ dân Úc từng gánh chịu nhiều bất công bởi các sắc dân khác trên mảnh đất này. Nhiều cố gắng đã được Giáo Hội Công Giáo Úc đưa ra nhằm kêu gọi mọi người lưu tâm đến số phận của họ, những chủ nhân ông thực sự của lục địa bao la này. Một trong các cố gắng ấy là hành trình hàn gắn. Ta hãy cầu xin Chúa cho hành trình này. Tất Cả: Lạy Thiên Chúa cao cả và đầy yêu thương, Chúa là Đấng dựng nên mọi người theo hình ảnh Chúa, Chúa đã hướng dẫn chúng con đi tìm tình xót thương của Chúa, khi chúng con lắng nghe các truyện kể về quá khứ của chúng con. Chúa đã ban con một Chúa là Chúa Giêsu, Đấng đã chết và đã sống lại để tội lỗi chúng con được tha. Chúng con xin đặt trước mặt Chúa nỗi đau đớn lắng lo của việc mất đất, mất ngôn ngữ, mất truyền thuyết, mất văn hóa và người thân mà các anh em Thổ Dân phải gánh chịu xưa nay. Xin Chúa hãy xoa dịu tâm hồn những người tan nát, những người không nhà và đang khốn khổ và chữa lành tinh thần họ. Trong nhân từ và xót thương, xin Chúa hãy cùng bước với chúng con trên hành trình hàn gắn, để tạo nên một tương lai công lý và công bằng. Lạy Chúa, Chúa là niềm hy vọng của chúng con. Amen. (Lời Cầu năm 2003 của Ủy Ban Quốc Gia Thổ Dân Và Dân Đảo Torres Strait, trực thuộc Hội Đồng Quốc Gia Các Giáo Hội Úc Châu)

Người Thổ Dân tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney năm 2008

Page 38: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

38

Page 39: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

39

BÀI 11: Ý NGHĨA PHÉP THÁNH THỂ 1. LỜI CHÚA Họ chuyên cần nghe các Tông Ðồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Ðồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Ðền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ (Cv 2:42-47). 2. DIỄN NGHĨA 2.1 Cử hành ý nghĩa nhất Phép Thánh Thể là cử hành quan trọng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội. Nó là nguồn và là căn bản của mọi sinh hoạt Công Giáo. Đây là một hy lễ hiện thực hóa đời sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đây cũng là một cử hành ngợi khen và tạ ơn Chúa Cha, tưởng niệm và cử hành các hoạt động của Chúa Giêsu Kitô, được Chúa Thánh Thần ban sức mạnh, và được cả cộng đoàn Giáo Hội cử hành, mỗi người theo vai trò của mình. 2.2 Các Biểu Tượng và Hành Động Nghi Thức Bánh và rượu là biểu tượng của nuôi dưỡng. Của nuôi dưỡng này có thể có tính cách cá nhân; nhưng cũng biểu tượng cho việc dưỡng nuôi có tính cộng đoàn. Bẻ bánh, và cầm lấy chén và cùng chia sẻ với nhau đều là các hành động biểu tượng. Việc cử hành Phép Thánh Thể được cấu trúc quanh các hành động nghi thức, có liên quan tới các biến cố thường ngày của ta. Đó là : (a) tụ tập; (b) hòa giải; (c) công bố Lời Chúa; (d) lắng nghe Lời Chúa; (e) dâng của lễ; (f) chia sẻ bữa ăn; (g) ra đi và tạo khác biệt. 2.3 Thánh Thể và Lễ Vượt Qua Các Tin Mừng Nhất Lãm trình bày Bữa Tiệc Ly như là một bữa tiệc Vượt Qua. Trong bữa ăn này, khi bẻ bánh không men, đọc các lời cầu nguyện cổ truyền, và phân phối bánh, Chúa Giêsu thêm những lời sau: Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con. Rồi khi Người chuyền chén rượu với các lời cầu nguyện cổ truyền, Người thêm: Này là Máu Thầy, sẽ đổ ra vì các con. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Như thế, Chúa Giêsu đã đem một ý nghĩa hoàn toàn mới cho Lễ Vượt Qua đối với những ai làm môn đệ Người: đây là cuộc xuất hành của Chúa Giêsu ra khỏi sự chết, vốn là kết quả của tội lỗi, để bước vào sự sống mới của phục sinh. Chúa Giêsu nay là Chiên Vượt Qua mới, đã đổ máu ra trên thánh giá để cứu nhân loại khỏi chết và đem họ tới sự sống mới. 3. HỌC THUỘC LÒNG

* Phép Thánh Thể là hy lễ hiện thực hóa đời sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. * Với Phép Thánh Thể, Chúa Giêsu là Chiên Vượt Qua Mới. 4. SINH HOẠT a. Tại sao nói Phép Thánh Thể là cử hành quan trọng nhất trong phụng vụ?

Page 40: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

40

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Kể ra hai biểu tượng của tính cộng đoàn trong của nuôi dưỡng Thánh Thể. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………… c. Hãy kể ra một số hành động nghi thức của Phép Thánh Thể. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Tại sao gọi Chúa Giêsu là Chiên Vượt Qua Mới? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN

Chia các em thành 2 nhóm để cùng đọc bài cầu nguyện sau: Nhóm 1: Chúa Kitô hiến sinh được phân phát giữa chúng ta. Alleluia! Nhóm 2: Người ban cho ta Mình Người làm của ăn, và Người đổ Máu Người trên chúng ta. Alleluia! Nhóm 1: Hãy tới gần Chúa và ngập tràn ánh sáng của Người. Alleluia! Nhóm 2: Hãy nếm để thấy Chúa dịu ngọt dường bao. Alleluia! Nhóm 1: Hãy chúc tụng Chúa trên các tầng trời. Alleluia! Nhóm 2: Hãy chúc tụng Người trên nơi cao thẳm. Alleluia! Tất cả: Hãy chúc tụng Người hỡi mọi thiên thần. Alleluia! Hãy chúc tụng Người hỡi mọi thần thánh. Alleluia!

Page 41: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

41

Page 42: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

42

BÀI 12: PHÉP THÁNH THỂ TRONG GIÁO HỘI 1. LỜI CHÚA Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết (1Cor 11:23-26). 2. DIỄN Ý 2.1 Phép Thánh Thể Trong Giáo Hội Sơ Khai Bản văn xưa nhất nhắc đến Phép Thánh Thể là thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (11: 23-26), viết khoảng năm 55, cho thấy Phép Thánh Thể là việc chính yếu nói lên sinh hoạt và bản sắc của cộng đoàn Kitô giáo sơ khai. Lúc ấy, nghi lễ này gọi là nghi lễ bẻ bánh, một bữa ăn. Các Kitô hữu tin rằng trong nghi lễ này, họ ăn uống Mình và Máu của Chúa. Khoảng giữa thế kỷ thứ nhất, việc làm phép bánh và rượu được tách rời khỏi bữa ăn, trong một lời cầu nguyện, mà sau này gọi là lời nguyện thánh thể. Sau cử hành, một số Kitô hữu được phép đem một phần Thánh Thể về nhà, để lãnh nhận trong tuần hoặc đem tới cho những ai không hiện diện được, nhất là những người bị cầm tù. 2.2 Phép Thánh Thể thời Trung Cổ Dần dà, nhiều tín hữu trở thành khách bàng quan hơn là người tham dự Thánh Thể: sợ, thấy mình không xứng đáng rước Mình Máu Chúa thường xuyên, chỉ rước lễ trong những ngày lễ đặc biệt, sau khi đã xưng tội trong cùng một ngày. Cả thánh lễ đều được đọc bằng tiếng Latinh. Ai không hiểu, thì tìm đến những việc sùng kính khác và việc chầu Thánh Thể bên ngoài Thánh Lễ trở nên phổ biến. Năm 1215, để khuyến khích việc rước Thánh Thể, Giáo Hội buộc các tín hữu rước lễ ít nhất mỗi năm một lần, vào mùa Phục Sinh. Đến giữa thế kỷ 12, Thánh Lễ đã rất khác so với nghi thức bẻ bánh trong các thế kỷ đầu. Tuy thế, tín điều quan trọng nhất rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện dưới hình dạng bánh và rượu thì không hề thay đổi. Niềm tin ấy vẫn là căn bản trong suốt lịch sử của Phép Thánh Thể. 2.3 Phép Thánh Thể và Công Đồng Vatican II Các nghị phụ của Công Đồng Vatican II, dù vẫn nhấn mạnh đến sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể, cũng chỉ rõ rằng Người hiện diện: nơi vị linh mục đang cử hành Thánh Thể; trong Thánh Kinh đang được đọc lớn lên; và trong cả cộng đoàn đang tụ họp. Công Đồng vẫn xác nhận Thánh Thể là Lễ Hy Sinh, nhưng cũng nhấn mạnh rằng Thánh Thể là bữa ăn thánh của cộng đoàn. Để làm sáng tỏ khía cạnh này, bàn thờ được đem lên phía trước để linh mục quay mặt về phía giáo dân; Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng nói của giáo dân; giáo dân được rước lễ “dưới hai hình” (bánh và rượu đã truyền phép); việc đọc Thánh Kinh tăng phần quan trọng, thích hợp theo mùa và ngày lễ; giáo dân được khuyến khích tham dự phụng vụ cách tích cực, qua việc đọc sách, dẫn lễ, giúp lễ và phân phối Mình Máu Thánh khi cần đến.

Page 43: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

43

2.4 Phép Thánh Thể Ngày Nay Cử hành Thánh Thể trong Giáo Hội ngày nay có bốn phần. Đó là: a. Các Nghi Thức Đầu Lễ: Ca Nhập Lễ, Dấu Thánh Giá, Chào Cộng Đoàn, Dẫn Vào Thánh Lễ, Nghi Thức Thống Hối, Kinh Vinh Danh, Lời Nguyện Nhập Lễ. b. Phụng Vụ Lời Chúa: Bài Đọc Một, Đáp Ca, Bài Đọc Hai, Câu Xướng Trước Tin Mừng, Bài Tin Mừng, Bài Giảng, Tuyên Xưng Đức Tin, Lời Nguyện Giáo Dân. c. Phụng Vụ Thánh Thể: Chuẩn Bị Của Lễ (rước của lễ, lời nguyện trên của lễ), Kinh Nguyện Thánh Thể (Tiền Tụng, Truyền Phép, Lời Tung Hô), Nghi Thức Rước Lễ (Kinh Lạy Cha, Dấu Bình An, Kinh Chiên Thiên Chúa, Rước Lễ, Lời Nguyện Sau Hiệp Lễ). d. Các Nghi Thức Kết Lễ: Phép Lành Cuối Lễ, Giải Tán. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Thời Giáo Hội sơ khai, Phép Thánh Thể được gọi là nghi lễ bẻ bánh, một bữa ăn. * Công đồng Vatican II giúp mọi tín hữu tham dự tích cực vào Phép Thánh Thể bằng cách sử dụng ngôn ngữ thông thường và tăng vai trò của giáo dân. 4. SINH HOẠT a. Khi thực hành nghi lễ bẻ bánh, các Kitô Hữu sơ khai tin gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Niềm tin gì vẫn là căn bản trong lịch sử Phép Thánh Thể? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Theo Công Đồng Vatican II, ngoài hiện diện thực sự trong Phép Thánh Thể, Chúa còn hiện diện ở những đâu nữa? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………… d. Em cho biết Lời Tung Hô là lời nào và nó thuộc phần nào của Thánh Lễ ? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Cũng chia lớp thành 2 nhóm để đọc các lời cầu nguyện sau đây: Nhóm 1: Lạy Cha, xin cho tất cả chúng con, là những người đang chia sẻ cùng Một Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, được hiệp nhất với nhau nhờ Chúa Thánh Thần. Lạy Cha, xin nhớ đến Giáo Hội Cha trên khắp hoàn cầu; xin cho chúng con lớn mạnh trong đức mến. Hiệp cùng Mẹ Maria và các thánh, chúng con xin chúc tụng và ngợi khen danh Cha, nhờ Con Cha là Chúa Giêsu Kitô. (Phỏng theo Kinh Nguyện Thánh Thể 2).

Page 44: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

44

Nhóm 2: Lạy Chúa nhân từ, chúng con không dựa vào sự tốt lành của chúng con, nhưng dựa vào lòng nhân từ vô biên của Chúa mà đến nơi bàn thánh Chúa. Đến cả việc thu lượm vụn bánh dưới bàn thánh Chúa, chúng con cũng không xứng đáng. Nhưng Chúa là Đấng luôn luôn có lòng từ nhân. Nên lạy Chúa nhân hậu, xin cho chúng con khi ăn Mình Con Chúa là Chúa Giêsu Kitô, và uống Máu Người, chúng con được cư ngụ trong Người và Người cư ngụ trong chúng con. Amen (Phỏng theo Lời Nguyện Hiệp Lễ của Giáo Hội Anh Giáo).

Page 45: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

45

Page 46: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

46

BÀI 13: LƯƠNG TÂM VÀ VIỆC ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH 1. LỜI CHÚA Dân ngoại là những người không có Luật Môsê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dầu họ không có Luật Môsê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải (Rm 2: 14-15). 2. DIỄN Ý 2.1 Định Nghĩa Lương Tâm Lương tâm là toàn bộ con người, cả thân xác lẫn linh hồn và tri thức cố gắng đưa ra các phán quyết về đúng và sai. Chính trong lương tâm, con người thực hiện sự chọn lựa sau cùng, và chọn lựa những lối sống và tác phong luân lý họ biết là tốt và đúng. Bởi thế, lương tâm là tiếng nói của bản ngã chân thực, và phải được tuân theo. Nó phản ảnh các giá trị và các xác tín vốn điều hướng con người tới sự chính trực của cuộc sống và hành động. 2.2 Giáo Dục Lương Tâm Vì lương tâm là thành phần làm nên con người, nên nó có thể bị giới hạn, hay yếu đuối hoặc không hiểu biết. Bởi thế, ai cũng phải phát triển và giáo dục lương tâm mình để nó trở thành một lương tâm có hiểu biết, tức một lương tâm, trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, biết truyền thống luân lý khôn ngoan đã nói gì, lời dạy và việc làm của Chúa Giêsu gợi ý ra sao, các Tông Đồ và Thánh Sử nói gì, Giáo Hội đã dạy gì, giá trị và nhân đức Kitô Giáo nào cần đến. 2.3 Tìm Hiểu Giáo Hội Muốn Dạy Gì Các cột mốc để ta nắm vững các giá trị và nhân đức Kitô Giáo, sau các lời dạy và việc làm của Chúa Giêsu, dĩ nhiên là Mười Điều Răn, Tám Mối Phúc Thật, Các Nhân Đức Đối Thần, Các Nhân Đức Chính, và sau nữa là lời dạy đặc thù của Giáo Hội nữa. Về khía cạnh này, ta có thể tham khảo các nguồn tài liệu như Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, một hợp tuyển mọi tín điều và tập tục Công Giáo. 2.4 Đưa Ra Các Quyết Định Có Tính Kitô Giáo Sau đây là một mô thức làm quyết định đối với những người biết quan tâm hành động theo một lương tâm có hiểu biết: a. Đâu là vấn đề và tại sao nó quan trọng? b. Ai chịu tác dụng bởi quyết định này? c. Đâu là những chọn lựa có thể có và đâu là hậu quả của từng chọn lựa ấy? d. Gia đình và bạn bè tôi khuyên bảo điều gì? e. Lời và giáo huấn của Chúa Giêsu gợi ý điều gì? Có gì trong Mười Điều Răn hay Mối Phúc liên quan tới nó hay không? f. Có nhân đức nào trong các nhân đức tin, cậy, mến, khôn ngoan, can đảm, công chính và tiết độ liên quan đến hoàn cảnh này hay không? g. Giáo Hội dạy gì về vấn đề này? h. Hãy cầu nguyện để được hướng dẫn. i. Hãy tự tin đưa ra quyết định.

Page 47: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

47

3. HỌC THUỘC LÒNG * Lương tâm phản ảnh các giá trị và các xác tín vốn điều hướng con người. * Lương tâm hiểu biết là lương tâm, trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó, biết Chúa Giêsu cũng như Giáo Hội dạy gì. 4. SINH HOẠT a. Em hãy cho biết một định nghĩa về lương tâm. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Tại sao cần phải giáo dục lương tâm? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Muốn giáo dục lương tâm, ta phải dựa vào những gì? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Hãy nhận diện 3 nhân đức đối thần và 4 nhân đức chính: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5 CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Lời cầu nguyện cổ truyền với Chúa Thánh Thần sau đây xin cho chúng ta luôn yêu mến điều đúng. Tất Cả: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến đổ đầy tâm hồn các tín hữu Chúa và đốt lên trong lòng họ ngọn lửa tình yêu của Chúa. Xin Chúa sai Chúa Thánh Thần xuống và sẽ có một tạo dựng mới, và xin canh tân bộ mặt thế giới. Chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa, Chúa đã dùng ánh sáng Chúa Thánh Thần mà dạy dỗ tâm hồn các tín hữu Chúa. Xin nhờ cùng một Chúa Thánh Thần, chúng con luôn trân qúy điều đúng và luôn mừng vui trong sự yên ủi của Người. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.

Page 48: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

48

Page 49: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

49

BÀI 14: LIÊN HỆ ĐÚNG ĐẮN

1. LỜI CHÚA Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được… (1 Cor 13:4-13). 2. DIỄN Ý 2.1 Liên Hệ Gia Đình Liên hệ gia đình là liên hệ quan trọng nhất trên đời. Gia đình vẫn là tâm điểm cuộc sống của đại đa số người Úc, dù đang trải qua nhiều thay đổi: vì tệ nạn ly dị, nhiều gia đình chỉ có cha hay có mẹ mà thôi. Các vai trò trong gia đình cũng đã thay đổi: nhiều bà mẹ phải ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhiều gia đình không còn ăn cơm chung với nhau hay chuyện vãn với nhau nhiều như trước chỉ vì áp lực của thời gian. 2.2 Liên Hệ Bạn Bè Liên hệ quan trọng thứ hai là liên hệ bạn bè. Một số các em từng đưa ra các đặc tính sau đây cho một liên hệ bạn bè tốt: không lợi dụng nhau, nhưng kính trọng nhau; biết quan tâm đến bạn nhất là khi bạn buồn; không cần tấn công bạn để mình được vui; có thể cười đùa và vui chơi với nhau; góp phần bằng nhau vào mối liên hệ; không ai điều khiển ai; có thể bất đồng ý kiến mà vẫn là bạn; các kinh nghiệm của cả hai người đều quan trọng và có giá trị; không độc chiếm lẫn nhau. Các em được tự do có những bạn khác. 2.3 Liên Hệ Tính Dục Cảm thấy bị người khác phái lôi cuốn là điều có thể làm ta bối rối, sợ hãi và phấn chấn cùng một lúc. Trong tất cả chúng ta, ai cũng có khuynh hướng muốn yêu và được yêu trở lại. Các năm còn thiếu niên là những năm ta thấy mình bị người khác phái lôi cuốn lần đầu, và là lúc ta hình thành nhiều tình bạn quan trọng giúp ta có quyết định chọn những mối liên hệ sau này trong đời. Tính dục có ý nói về toàn bộ con người của ta, nó bao gồm nam tính hay nữ tính, cách ta biểu lộ tình yêu và tình âu yếm, khả năng biết tin cậy người khác, trách nhiệm chúng ta đảm nhiệm vì người khác. Tính dục của ta là phần chủ yếu tạo ra toàn bộ nhân cách ta. Tuổi thiếu niên là lúc mỗi người chúng ta cảm nghiệm được sự phát triển tính dục của mình. Nó cũng là lúc các nhân đức đi kèm với tính dục xuất hiện, như: tinh thần trách nhiệm; biết quan tâm tới người khác; biết kính trọng người khác như những cá thể; biết tự trọng; biết cảm thương; biết tự chủ; biết thực hiện các quyết định chín chắn. 2.4 Giáo Huấn Công Giáo Về Tính Dục Giao hợp tính dục bao gồm một cam kết trưởng thành, nghĩa là nó không phải chỉ là một hành động của thân xác nhưng là một hành động của toàn bộ con người, một hành động tự hiến. Vì là một hành động của toàn bộ con người, nó đòi phải có sự chín mùi, cam kết và trách nhiệm. Ba điều ấy được nói lên trong một cam kết suốt đời của hôn nhân. “Cưới thử”, dù với ý định sẽ kết hôn với nhau, vẫn là biểu hiệu của một tình yêu không đích thực; trái lại, chỉ là thứ tình yêu có điều kiện.

Page 50: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

50

3. HỌC THUỘC LÒNG * Gia đình vẫn là tâm điểm cuộc sống của đại đa số người Úc, dù đang kinh qua nhiều thay đổi. * Tính dục của ta là phần chủ yếu tạo ra toàn bộ nhân cách ta. 4. SINH HOẠT a. Thử kể ra một số thay đổi đối với các gia đình tại Úc. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Em hãy cho biết một số đặc tính của một tình bạn tốt. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Em thử cho hay tại sao tính dục là điều quan trọng? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Em có đồng ý khi có người bảo tính dục chỉ là việc của thân xác? Tại sao? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Tuổi thiếu niên là lúc mỗi người chúng ta cảm nghiệm được sự phát triển tính dục của mình. Nó cũng là lúc các nhân đức đi kèm với tính dục xuất hiện, như: tinh thần trách nhiệm; biết quan tâm tới người khác; biết kính trọng người khác như những cá thể; biết tự trọng; biết cảm thương; biết tự chủ; biết thực hiện các quyết định chín chắn. Ta hãy xin Thánh Gia cầu cùng Chúa ban cho ta những đức tính cần thiết ấy. Tất Cả: Lạy Chúa Giêsu là Đấng yêu mến sự trong sạch. Lạy Đức Mẹ là Mẹ rất sạch trong. Lạy Thánh Giuse là đấng gìn giữ Đức Mẹ Đồng Trinh, giờ đây con chạy đến cùng các Ngài, xin các Ngài khẩn cầu cùng Chúa cho con. Con tha thiết mong được trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm như các Ngài từng nêu gương. Xin bầu cử để con ý thức sâu xa được sự nết na biểu lộ qua tác phong bên ngoài. Xin bảo vệ đôi mắt con, vốn là cửa sổ linh hồn, khỏi những điều có thể làm mờ vẻ sáng tâm hồn con đến không còn phản chiếu được sự trong sạch của Chúa Kitô. Và khi Bánh Thiên Thần trở thành Bánh nuôi tâm hồn con lúc Rước Lễ, xin hãy niêm phong nó vĩnh viễn khỏi bất cứ ham muốn tội lỗi nào. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn suối mọi sự trong sạch, xin thương xót con. Amen.

(Trích www.catholic.org)

Page 51: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

51

Page 52: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

52

BÀI 15: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ ĐỐI VỚI THANH THIẾU NIÊN 1. LỜI CHÚA Thân xác anh chị em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong anh chị em vì anh chị em tiếp nhận Người từ nơi Thiên Chúa. Anh chị em không sở hữu chính mình; anh chị em đã được mua và được trả tiền rồi. Chính vì thế, anh chị em phải dùng thân xác mình mà tôn vinh Thiên Chúa (1 Cor 6:19-20)… Bất cứ anh chị em ăn gì,uống gì, làm gì, hãy làm vì vinh quang Thiên Chúa (1 Cor 10:31)… Bởi thế anh chị em hãy thận trọng về lối sống của mình, như những người thông minh chứ không như những kẻ khờ dại. Bây giờ có thể là thời xấu xa, nhưng cuộc sống anh chị em phải cứu chuộc nó. Đừng thiếu suy nghĩ nhưng hãy nhận ra đâu là ý Chúa. Đừng say sưa rượu chè, điều ấy chỉ là hư ảo; hãy tràn đầy thần khí (Ep.5:15-18). 2. DIỄN Ý Chương này bàn đến một số vấn đề luân lý mà các thanh thiếu niên thường phải đối diện lúc thiếu thời. 2.1 Lạm Dụng Ma Túy Mọi gia đình tại Úc đều cách này hay cách khác phải đương đầu với việc thanh thiếu niên lạm dụng ma túy. Những năm gần đây, sự gia tăng trong việc sử dụng và ghiền ma túy nơi thanh thiếu niên Úc đã gây ra nhiều chết chóc hơn cho nhóm tuổi này. Căn cứ trên niềm tin của mình vào tính thánh thiêng của sự sống, vào phẩm giá của nhân vị, vào sự thánh thiện của thân xác, Giáo Hội dạy rõ rằng bất cứ sự liên lụy nào vào việc dùng hay buôn bán ma túy đều sai cả. Vì dùng ma túy rất nguy hiểm cho sức khỏe và mạng sống. Dùng ma túy vì thế luôn luôn xấu, ngoài trường hợp bệnh nặng cần nó để phục hồi sức khỏe hay để giảm đau. Việc chế tạo và buôn bán ma túy là việc xấu và tạo ra nhiều tệ hại không thể nói được đối với những người liên hệ. 2.2 Thanh Thiếu Niên Và Rượu Chè Thanh thiếu niên Úc đôi khi bị rượu lôi kéo từ lúc còn rất trẻ. Các nghiên cứu gần đây tại Úc cho thấy hơn 40% nam và nữ sinh lớp 7 từng uống rượu và gần 90% học sinh lớp 11 uống rượu thường xuyên. Uống đến “say khướt” nơi thanh thiếu niên Úc, nhất là con trai, có khi cả con gái nữa, có tỷ lệ khá lớn. Việc này đã gia tăng tác phong liều lĩnh nơi người trẻ, bao gồm việc dùng xe cách nguy hiểm và không bằng lái, các hoạt động bạo hành và tính dục. Vì dưới ảnh hưởng của rượu, khả năng đưa ra các quyết định bình thường và hợp lý, vốn là thứ bảo vệ con người trong các hoàn cảnh khác, bị giảm hẳn đi. Về vấn đề này, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo từ số 2288 tới 2290 dạy rằng: Sự sống và sức khỏe thể xác là các ơn phúc qúy giá Chúa ban cho chúng ta, ta phải chăm sóc chúng cách hợp lý, bằng cách quan tâm tới nhu cầu người khác và ích chung; tiết độ giúp ta tránh được đủ các thứ thái quá. Riêng những kẻ say rượu mà gây hại đến an toàn bản thân và an toàn của người khác trên đường lộ, trên biển và trên không là phạm tội nặng. Không nên quên lời khuyên của Thánh Phaolô: Đừng say sưa rượu chè, điều ấy chỉ là hư ảo; hãy tràn đầy thần khí (Ep.5: 18).

Page 53: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

53

2.3 Đồng Tính Luyến Ái Những người bị người khác phái lôi cuốn được gọi là dị tính luyến ái, còn những người bị người cùng phái với mình lôi cuốn được gọi là đồng tính luyến ái. Có xu hướng đồng tính luyến ái là khi thấy mình bị lôi cuốn bởi người cùng phái. Các lôi cuốn này tự nhiên mà có, không do chọn lựa của ta, và là một phần bình thường trong diễn trình trưởng thành về thể lý và xúc cảm. Trái lại, có sinh hoạt đồng tính luyến ái là thực hiện các hành động tính dục với người cùng phái. Đây là vấn đề chọn lựa của ta, và ta phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó. Về những chọn lựa này, ta nên nhớ giáo huấn của Chúa Kitô và của Giáo Hội đều dạy rằng sinh hoạt tính dục thuộc về liên hệ có cam kết của hôn nhân, và sinh hoạt tính dục bên ngoài hôn nhân là chuyện không thể chấp nhận được về phương diện luân lý. Điều ấy bao gồm cả các sinh hoạt đồng tính luyến ái. 3. HỌC THUỘC LÒNG * Giáo Hội dạy bất cứ sự liên lụy nào vào việc dùng hay buôn bán ma túy đều sai cả. * Sinh hoạt tính dục ngoài hôn nhân, kể cả sinh hoạt tính dục đồng tính, đều sai lầm về phương diện luân lý. 4. SINH HOẠT a. Giáo Hội căn cứ vào những gì để dạy rằng dùng ma túy là sai lầm? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………… b. Việc uống rượu đến say khướt gây ra nơi người trẻ những nguy hại nào? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Hãy cho một thí dụ về tội nặng khi uống quá độ gây ra tai nạn. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………… d. Cho biết sự khác nhau giữa xu hướng đồng tính và sinh hoạt đồng tính. Điều nào xấu? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Thánh Giacôbê nói với ta rằng: “Thưa anh chị em, anh chị em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì anh chị em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn (Gc 1:2-3). Trong muôn vàn thử thách của tuổi thiếu niên, ta hãy xin Chúa hướng dẫn ta. Tất Cả: Lạy Cha trên trời, con biết Cha mạnh mẽ. Ngay lúc này đây, con cần Cha nâng đỡ vì con đang bị cám dỗ tham gia các sinh hoạt mà con biết rõ là không tốt hay không thích đáng đối với

Page 54: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

54

con. Xin cho con sức mạnh để con chống lại các cám dỗ này. Xin giúp con biết tìm ra điều gì khác để quan tâm thay vì các sinh hoạt mà mấy đứa bạn con muốn con tham dự. Lạy Cha, Cha là sức mạnh của con trong lúc này. Con cám ơn Cha đã thấu hiểu các cơn cám dỗ mà thanh thiếu niên chúng con ngày nay đang phải đương đầu, và điều gì cần để chúng con khỏi bị lùa vào hướng sai lạc. Con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Amen.

(Trích www.allaboutprayer.org)

Page 55: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

55

Page 56: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

56

BÀI 16: TÌNH YÊU KITÔ GIÁO VÀ NƯỚC THIÊN CHÚA 1. LỜI CHÚA

Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện (Mt 5:43-48). 2. DIỄN Ý

2.1 Tình Yêu Kitô Giáo Lời mời gọi yêu thương là tâm điểm giáo huấn Kitô giáo. Nó tóm lược trọn vẹn các giới răn trong luật pháp Do Thái. Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu mến chúng con” (Ga 15:12). Theo các Tin Mừng, tình yêu Kitô giáo có ý nói đến thiện chí, lòng nhân ái và biết cảm thương, bất kể người kia làm gì. Có nghĩa là dù người ta làm bất cứ điều gì cho một Kitô hữu, thì người Kitô hữu vẫn không bao giờ giận ghét hay cay đắng đối với họ, và luôn luôn muốn cho họ được điều may lành. Tình yêu này là một hành vi chọn lựa hơn là một xúc cảm. Có nghĩa là chọn để có thiện chí và cảm thương đối với tất cả mọi người. Hiểu như thế, Kitô hữu không được mời gọi cảm nhận tình yêu đối với mọi người, nhưng là chọn sống một cách đầy cảm thông với người khác. 2.2 Nước Thiên Chúa Khác với người Do Thái, Chúa Giêsu không nói về việc làm vua một quốc gia hay về Thiên Chúa như một ông vua giầu có và thế lực, nhưng đúng hơn về một vương quốc thiêng liêng, tức sự thống trị của Thiên Chúa trong trái tim và cuộc sống con người. Theo Người, Vương Quốc Thiên Chúa đã tới rồi. Nó như hạt đậu tí hon sẽ mọc thành cây vĩ đại. Nước ấy hệ ở cách ta cảm nghiệm các mối liên hệ trong đời sống và trong thế giới đã bị đảo ngược hoàn toàn. Câu truyện về bữa tiệc của ông Lêvi (Mc 2:15-17) cho thấy nước ấy gồm cả những người bị xã hội ruồng bỏ. Muốn vào nước Thiên Chúa, ta phải thay đổi cuộc sống, tái sinh trong thái độ, trong các giá trị và trong các mối liên hệ với người khác. 12.4 Nước Thiên Chúa trong cái hiểu của Giáo Hội Căn cứ vào giáo huấn và gương sáng của Chúa, các cộng đoàn Kitô hữu thuở ban đầu nhấn mạnh đến sự hiệp nhất giữa mọi người, bất kể phái tính, nòi giống, giai cấp hay giáo dục cao thấp. Các Kitô hữu thời ấy biểu lộ sự hiệp nhất trong cách sống của họ (chuyên cần cầu nguyện, luôn luôn hiệp thông, siêng năng tham dự Thánh Lễ, cầu nguyện không ngừng, để mọi sự làm của chung) (xem Cv 2:43-46). Ngày nay, các Kitô hữu hiểu Nước Thiên Chúa rộng rãi hơn. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cho rằng Kitô hữu cũng phải tạo ra những điều kiện hợp nhân bản: mọi người có những điều cần thiết để sống; cải thiện các vấn đề xã hội; mọi người được giáo dục và có văn hóa; làm việc cho nhân phẩm, hòa bình và ích chung; tin vào Chúa và Nước của Người (Thông điệp Populorum Progressio).

Page 57: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

57

3. HỌC THUỘC LÒNG * Tình yêu Kitô Giáo không hệ ở xúc cảm mà hệ ở việc chọn sống cảm thông với người khác. * Nước Thiên Chúa hệ ở cách ta cảm nghiệm các mối liên hệ trong đời sống và trong thế giới. 4. SINH HOẠT a. Theo các Sách Tin Mừng, tình yêu Kitô Giáo đề cập tới những gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Chúa Giêsu khác với người Do Thái về ý niệm “Nước” ra sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Ngoài hạt đậu tí hon, Chúa còn ví Nước Thiên Chúa như điều gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Người Kitô Hữu thời nay hiểu thế nào về Nước Thiên Chúa? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5 CẦU NGUYỆN: Giáo Lý Viên: Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu vốn dạy ta xin cho Nước Chúa trị đến. Lời cầu nguyện sau đây quảng diễn lời dạy của Người. Tất Cả: Lạy Chúa Giêsu, xin cho Nước Chúa Mau Đến! Nước của sự thật và sự sống, nước của thánh thiện và ơn sủng, nước của công lý, yêu thương và bình an. Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa hãy thống trị trong trái tim và trong đời sống chúng con, trong xã hội được Tin Mừng Chúa đổi mới, trong thân xác đang hoạt động của Chúa, là Giáo Hội sống động. Lạy Chúa Giêsu, xin hãy thống trị đến cùng tận thời gian, lúc Chúa đến đem chúng con vào Nước của Chúa đến muôn đời. Amen.

Nước hòa bình theo Isaia 11:6

Page 58: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

58

Page 59: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

59

BÀI 17: CHĂM SÓC THẾ GIỚI

1. LỜI CHÚA Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ của anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Ápraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn (xuống âm phủ, chịu cực hình) (Lc 16:19-22, xem thêm 23-31). 2. DIỄN Ý 2.1 Giáo Hội Chăm Sóc Nhân Loại Qua nhiều thế kỷ, theo gương Chúa Giêsu, các Kitô hữu đã cố gắng đem ra thực hành lệnh truyền phải thương yêu nhau của Người. Các đan sĩ Kitô giáo phát triển các trường và các đại học. Những người đầu tiên mở các nhà dành cho người bệnh và người sắp chết chính là các Kitô hữu, nhất là các nữ tu. Cuối cùng, các chính phủ mới nhận ra họ cũng có trách nhiệm mở trường và nhà thương cũng như các nhà dành cho người già hay những người mắc bệnh tâm thần. Tất cả các hình thức chăm sóc xã hội ấy đều đã do các Kitô hữu khởi đầu. Họ hiến tiền bạc, thì giờ và cả sức lao động nữa để giúp đỡ người khác. 2.2 Một Trăm Năm Giáo Huấn Xã Hội. Giáo Hội cũng can dự vào các vấn đề như chiến tranh, lao động, tiền lương, việc bóc lột và các vấn đề xã hội khác từng ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người. Trong hơn một trăm năm nay, các vị giáo hoàng từ Đức Lêô XIII tới Gioan Phaolô II đều ban hành các thông điệp xã hội, nhằm tạo điều kiện phục vụ công lý, hòa bình và phát triển đồng đều trên khắp thế giới. Các vấn đề được các ngài nêu ra bao gồm: Phẩm giá sự sống con người; nhân quyền; bổn phận con người; một xã hội công chính; người tị nạn; đô thị hóa; kỹ nghệ hóa; các vấn đề môi sinh; các điều kiện làm việc công bằng; nâng đỡ các gia đình; cảnh nghèo tại các quốc gia đang phát triển… 2.3 Ba vị Giáo Hoàng gần đây Đức Gioan XXIII, trong Thông Điệp Hòa Bình Thế Giới (Pacem in Terris) năm 1961 coi nhân quyền là điều chủ yếu của hòa bình. Ngài liệt kê hầu hết các nhân quyền từng được Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1948. Sau ngài là Đức Phaolô VI. Năm 1971, qua Tông Thư Lời Kêu Gọi Hành Động Xã Hội, vị giáo hoàng này nêu ra ba vấn đề mới: Đô thị hóa (gây ra cảnh không ai biết ai, tiêu thụ quá đáng), kỹ nghệ hóa (coi thường nông nghiệp), các vấn đề môi sinh (bổn phận làm quản lý trái đất). Hai mươi năm sau, năm 1991, Đức Gioan Phaolô II ban hành Thông Điệp Một Trăm Năm (Centesimus Annus) tập trung vào các điều kiện làm việc đối với công nhân, sự bất quân bình giữa các khu vực địa dư trên thế giới, trợ giúp các gia đình, cảnh nghèo nàn ngay trong các xã hội phát triển.

Page 60: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

60

3. HỌC THUỘC LÒNG * Tất cả các hình thức chăm sóc xã hội đều do các Kitô Hữu khởi đầu. * Trong hơn một trăm năm qua, các vị giáo hoàng luôn ban hành các thông điệp xã hội nhằm phục vụ công lý, hòa bình và phát triển. 4. SINH HOẠT a. Thử kể ra một số cơ sở xã hội do Kitô Hữu khởi xướng? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Thử kể ra một số vấn đề xã hội được các vị Giáo Hoàng đề cập tới. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Đâu là một số lãnh vực được các Đức Giáo Hoàng lưu tâm? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Thử kể tên một số văn kiện xã hội được các vị giáo hoàng gần đây ban hành. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN

Giáo Lý Viên: Xin Thánh Thần Thiên Chúa chỉ cho chúng con sự khôn ngoan chân thật. Em 1: Chúng con cầu xin cho diễn trình hòa giải ngay trên quê hương Úc Châu của chúng con. Tất cả: Xin Chúa nhận lời chúng con. Em 2: Chúng con cầu xin cho hòa bình giữa các dân tộc. Tất cả: Xin Chúa nhận lời chúng con. Chúng con cầu xin cho việc bảo vệ môi sinh. Tất cả: Xin Chúa nhận lời chúng con. Chúng con cầu xin cho việc hiệp nhất giữa các nhóm sắc tộc tại Úc Châu. Tất cả: Xin Chúa nhận lời chúng con. Chúng con cầu xin cho cuộc sống gia đình. Tất cả: Xin Chúa nhận lời chúng con. Chúng con cầu xin cho giới trẻ Úc Châu. Tất cả: Xin Chúa nhận lời chúng con. Chúng con cầu xin cho việc chấm dứt bạo lực trên thế giới, trong gia đình, trên truyền thông, trên hè phố. Tất cả: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Page 61: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

61

Page 62: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

62

BÀI 18: VẤN ĐỀ TRUYỀN GIÁO 1. LỜI CHÚA Ðức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Ðức Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về" (Mt 9:35-38). 2. DIỄN Ý 2.1 Nhà Truyền Giáo Hiện Nay Quan điểm về truyền giáo nay đã thay đổi. Nhiều người trẻ ngày nay thực sự truyền giáo, dù họ không biết tới từ ngữ này. Họ có thể là người viết thư cho các tờ báo, kêu gọi người ta khoan dung, chống kỳ thị chủng tộc; là người giúp lo định cư các gia đình tị nạn, giúp họ tìm ra chỗ ở và công ăn việc làm… 2.2 Truyền Giáo Là Gì? Từ “truyền giáo” (missio) trong tiếng Latinh có nghĩa là sai đi. Chúa Giêsu sai các môn đệ từng hai người một ra đi công bố lời dạy của Người về Nước Thiên Chúa cho các đồng bào Do Thái (Mt 10:1-15; Mc 6:7-13). Cuối Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu truyền cho các ông đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới (Mt 28:19-20). Lệnh này được nói với mọi Kitô hữu. Thoạt đầu, ai cũng tưởng truyền giáo là phải rời bỏ cuộc sống, gia đình và bằng hữu của mình để ra đi tới một phương xa. Tuy nhiên, câu nói của Chúa Giêsu không đòi như vậy. Sứ mệnh truyền giáo diễn ra trong thời gian và hoàn cảnh riêng của từng người. Một số Kitô hữu chọn làm việc trong các dự án truyền giáo tại các nơi xa xăm xa cách gia đình. Nhưng đối với phần lớn, việc truyền giáo sẽ được thực hiện ngay trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống hàng ngày. Vì công bố Nước Thiên Chúa không phải chỉ là dạy bằng lời, nhưng còn bằng hành động nữa. Nó bao gồm việc hành động cho công lý và cho việc phát triển con người như nhân phẩm của họ đòi hỏi. 2.3 Công Đồng Vatican II và Việc Truyền Giáo Công đồng Vatican II nhấn mạnh rằng mỗi hoàn cảnh truyền giáo đều khác nhau. Nhiều khi điều kiện sống của người ta quá nghèo khổ, và họ phải chịu đựng thiếu thốn quá đỗi khiến ta phải ưu tiên giúp họ cải thiện các điều kiện vật chất của cuộc sống. Tin Mừng phải được “rao giảng” qua việc giúp đỡ người ta một cách thực tiễn và đầy yêu thương. Thành thử, sinh hoạt truyền giáo được thực thi nhiều cách: trực tiếp rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô cho người chưa bao giờ nghe Tin Mừng ấy; đem người vào Giáo Hội qua các bí tích khai tâm Kitô Giáo; huấn luyện các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân bản xứ trở thành những người rao giảng và giảng dạy trong cộng đoàn địa phương; giúp phát triển tốt nền giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội; thiết lập trường, bệnh viện và các cơ sở trợ giúp khác; ở những nước không được các chính phủ cho phép trực tiếp rao giảng Kitô Giáo, các nhà truyền giáo làm chứng cho đạo bằng cuộc sống và đối thoại với tôn giáo của nước ấy; làm việc chung với người ta để thay đổi các điều kiện bất công và qua đó giúp họ có khả năng tự cải thiện cuộc sống của mình.

Page 63: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

63

3. HỌC THUỘC LÒNG * Nhiều người ngày nay truyền giáo mà không biết mình truyền giáo. * Sứ mệnh truyền giáo diễn ra trong thời gian và hoàn cảnh riêng của từng người. 4. SINH HOẠT a. Ý niệm truyền giáo đã thay đổi ra sao, cho thí dụ. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... b. Tại sao nói: truyền giáo không nhất thiết phải bỏ gia đình để đi xa? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… c. Theo Công Đồng Vatican II, phải rao giảng Tin Mừng ra sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Thử kể ra một số điển hình truyền giáo hiện nay. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. CẦU NGUYỆN Giáo Lý Viên: Dù ý niệm truyền giáo được hiểu ra sao, nó vẫn bao gồm việc ta phải dấn thân giúp người khác biết về Nước Thiên Chúa hoặc bằng lời nói hoặc bằng gương sáng hay bằng cả hai. Chúng ta đã đáp trả cách đại lượng lệnh truyền của Chúa Giêsu chưa? Ta hãy cùng xin Chúa giúp ta và nhiều người khác dấn thân vào sứ mệnh này. Tất Cả cùng hát: Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt; Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành Để Nước Chúa rộng lan khắp nơi Xin Chúa ban cho đoàn chúng con Nên tông đồ thiện toàn mở Nước Chúa Trời.

Page 64: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

64

Page 65: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

65

MỤC LỤC

Tri Ân 2 Lời Giới Thiệu 3 Lời Giao Cảm 4 Bài 1: Lịch Sử Hình Thành Các Tin mừng 5 Bài 2: Nội Dung Các Tin Mừng 9 Bài 3: Những Nét Đặc Biệt trong Tin Mừng Theo Thánh Máccô 12 Bài 4: Cuộc Cải Cách Thệ Phản Và Công Giáo 15 Bài 5: Giáo Hội Trên Đường Thay Đổi 18 Bài 6: Phong Trào Đơn Tu 21 Bài 7: Kitô Giáo Các Thế Kỷ Đầu 24 Bài 8: Đông Và Tây: Một Đức Tin Trong Nhiều Cộng Đồng 27 Bài 9: Các Tôn Giáo Cổ Xưa 31 Bài 10: Các Tôn Giáo Bản Địa 35 Bài 11: Ý Nghĩa Phép Thánh Thể 39 Bài 12: Phép Thánh Thể Trong Giáo Hội 42 Bài 13: Lương Tâm Và Việc Đưa Ra Quyết Định 46 Bài 14: Liên Hệ Đúng Đắn 49 Bài 15: Một Số Vấn Đề Luân Lý Đối Với Thanh Thiếu Niên 52 Bài 16: Tình Yêu Kitô Giáo và Nước Thiên Chúa 56 Bài 17: Chăm Sóc Thế Giới 59 Bài 18: Vấn Đề Truyền Giáo 62 Mục Lục 65 Phụ Lục: Các Kinh Quen Đọc 66 Phụ Lục: Tóm Tắt Giáo Huấn Kitô Giáo 72 Phụ Lục: Các Xưng Tội và Rước Lễ 77

Page 66: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

66

PHỤ LỤC

1. Các Kinh Thông Dụng

DẤU THÁNH GIÁ

Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.

KINH LẠY CHA

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

KINH KÍNH MỪNG

Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà; Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

KINH SÁNG DANH

Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

KINH ĂN NĂN TỘI

(Short Act of Contrition) Lạy Chúa con, con ăn năn thống hối vì Chúa là đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, mà con đã phạm đến Chúa. Nhờ ơn Chúa giúp con sẽ không phạm tội nữa. Amen

O my God, I am sorry that I have sinned against you, because you are so good, and with your help I will not sin again. Amen.

KINH TIN

Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy, thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen.

KINH CẬY

Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ Đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng, xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc, và lòng lành vô cùng, đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.

Page 67: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

67

KINH KÍNH MẾN

Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.

KINH DÂNG MÌNH BUỔI SÁNG

Lạy Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giêsu, con nhờ Trái Tim Cực Sạch Đức Bà Maria, mà dâng cho Trái Tim Chúa, mọi lời con cầu xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay, cho được đền vì tội lỗi con, và cầu nguyện theo ý Chúa. Khi dâng mình tế lễ trên bàn thờ, con lại dâng các sự ấy cho Trái Tim Chúa, có ý cầu nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng.

KINH DÂNG MÌNH BUỔI SÁNG NGẮN

Lạy Chúa, con dâng cho Chúa mọi lời con cầu xin, mọi điều con suy nghĩ, mọi việc con làm và mọi hành vi cử chỉ của con, để chúng làm vinh danh Chúa và mưu ích cho thế giới. Amen.

KINH DÂNG MÌNH BUỔI SÁNG

(dành cho các em nhỏ tuổi hơn)

Lạy Chúa, con dâng lên Chúa mọi điều con suy nghĩ, hoặc con làm hay con nói. Con cũng dâng lên Chúa mọi công việc của con và mọi trò chơi của con trong ngày hôm nay. Amen.

KINH DÂNG MÌNH BUỔI SÁNG

(Dòng De La Salle)

Lạy Chúa Cha, hôm nay xin hướng dẫn con trong tình yêu của Chúa, vì hôm nay là ngày của Chúa. Xin cho con biết chia sẻ tình yêu của Chúa với người khác, vì toàn thể loài người là của Chúa. Xin giúp con trong việc con làm hôm nay, vì việc con làm là việc của Chúa. Xin cho con biết yêu mến và kính trọng chính mình con, vì con là của Chúa. Amen.

KINH THIÊN THẦN BẢN MỆNH

Lạy Đấng Thiên Thần Chúa đã sai xuống hướng dẫn con, xin Người soi sáng và bước đi bên con; xin che chở và bảo vệ con; xin hướng dẫn con trên mọi nẻo đường đời. Amen.

CHÚC LÀNH TRƯỚC BỮA ĂN

Lạy Chúa, mọi công trình của Chúa hãy ca tụng Chúa. Đáp: Toàn dân Chúa hãy chúc tụng Người. Lạy Chúa, xin chúc phúc (dấu thánh giá) cho chúng con và những của ăn chúng con sắp nhận lãnh do lòng nhân hậu của Chúa. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Đáp: Amen.

CHÚC LÀNH SAU BỮA ĂN

Lạy Chúa, mọi công trình của Chúa hãy ca tụng Chúa. Đáp: Toàn dân Chúa hãy chúc tụng Người. Lạy Chúa toàn năng, Đấng hằng sống và hiển trị đời đời, chúng con tạ ơn Chúa về mọi ơn lành Chúa đã ban cho chúng con. Đáp: Amen.

Page 68: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

68

KINH CÁO MÌNH TRONG THÁNH LỄ

Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em, khẩn cầu cho tôi trước toà Thiên Chúa, Chúa chúng ta.

KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần, thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con. Chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống. Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con. Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành; vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

KINH VỰC SÂU

Lạy Chúa con, con ở dưới vực sâu kêu lên Chúa con, xin Chúa con hãy thương nhậm lời con kêu van, hãy lắng nghe tiếng con cầu xin. Nếu Chúa con chấp tội, nào ai rỗi được? Bởi Chúa con hằng có lòng lành, cùng vì lời Chúa con phán hứa, con đã trông cậy Chúa con. Linh hồn con cậy vì lời hứa ấy thì đã trông cậy Chúa con. Những kẻ làm dân Đức Chúa Trời, đêm ngày hãy trông cậy Người cho liên, vì Người rất nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết mọi tội lỗi kẻ làm dân Người thay thảy. Lạy Chúa con, xin ban cho các linh hồn (linh hồn…) được nghỉ ngơi đời đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa con, xin cứu lấy các linh hồn (linh hồn…) cho khỏi tù ngục mà được nghỉ yên. Amen.

KINH SÁNG SOI

(Kinh đọc trước khi làm việc)

Cúi xin Chúa sáng soi, cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

KINH TRUYỀN TIN Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria. Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Kính mừng Maria…. Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời. Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền. Kính mừng Maria… Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người. Đáp: Và ở cùng chúng con.

Page 69: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

69

Kính mừng Maria… Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con. Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa. Lời nguyện: Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con, là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Đáp: Amen.

KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG (Thay kinh Truyền Tin, đọc trong Mùa Phục Sinh) Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng. Alleluia. Vì Đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng. Alleluia. Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa. Alleluia. Xin cầu cùng Chúa cho chúng con. Alleluia. Lạy Nữ Đồng Trinh Maria, hãy hỉ hoan khoái lạc. Alleluia. Vì Chúa đã sống lại thật. Alleluia. Lời nguyện: Lạy Chúa là Đấng đã làm cho thiên hạ được vui mừng quá bội bởi Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại, xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người, nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời đời. Vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Đáp: Amen.

KINH LẠY NỮ VƯƠNG

Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ. Chúng con con cháu E-và ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà; chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ơi, Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đầy, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.

KINH CÁM ƠN

Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con, cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che chở con, lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chuộc tội chịu chết trên cây Thánh Giá vì con, lại cho con được đạo thánh Đức Chúa Trời, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa, và đã cho phần xác con đêm nay (tối thì đọc: ngày hôm nay) được mọi sự lành; lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Vậy các Thánh ở trên nước thiên đàng cám ơn Đức Chúa Trời thế nào, thì con cũng hợp cùng các Thánh mà dâng cho Chúa con cùng cám ơn như vậy. Amen.

KINH TRÔNG CẬY Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn; Đức Nữ Đồng Trinh, hiển vinh sáng láng.

Page 70: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

70

Đáp: Hằng chữa chúng con cho khỏi sự dữ. Amen. Lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Đáp: Thương xót chúng con. Lạy Trái Tim cực thanh cực tịnh Rất Thánh Đức Bà Maria. Đáp: Cầu cho chúng con. Lạy Ông Thánh Giuse là Bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời Đồng Trinh. Đáp: Cầu cho chúng con.

KINH HÃY NHỚ Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Nhân vì sự ấy, con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Đức Mẹ, là Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Đức Mẹ đoái đến con, là kẻ tội lỗi. Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một rủ lòng thương mà nhậm lời con cùng. Amen.

KINH THÁNH THIÊN THẦN MICAE Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, xin người bênh vực chúng con trong ngày chiến đấu; xin bảo vệ chúng con khỏi sự ác độc và cạm bẫy của ma quỉ. Chúng con khiêm nhường xin Chúa trừng phạt nó và nhờ quyền năng của Chúa, lạy hoàng tử muôn đạo binh thiên quốc, xin người hãy ném Satan và mọi ma quỉ xấu xa xuống hỏa ngục, chúng hằng rảo quanh khắp thế giới tìm cách phá hoại các linh hồn. Amen.

LẦN HẠT MÂN CÔI

Cách thức lần hạt

Trọn tràng hạt Mân Côi gồm 20 chục, nhưng chia ra bốn phần riêng biệt, mỗi phần gồm 5 chục. Phần thứ nhất là năm Mầu Nhiệm mùa Vui, phần thứ hai là năm Mầu Nhiệm Sáng, phần thứ ba là năm Mầu Nhiệm mùa Thương, phần thứ bốn là năm Mầu Nhiệm mùa Mừng.

Để khởi đầu kinh Mân Côi, chúng ta làm dấu Thánh Giá. Sau đó có thể đọc kinh Tin Kính, 1 kinh Lạy Cha, 3 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh, tay lần khúc đầu của tràng hạt. Tuy nhiên không buộc đọc những kinh vừa nói để được ân xá của kinh Mân Côi.

Sau đây là những điều cần phải làm: suy gẫm 1 mầu n hiệm, đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng và 1 kinh Sáng Danh. Sau mỗi chục kinh đọc: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Amen.

Đó là 1 chục hạt. Chục nào cũng đọc như thế nhưng với sự suy gẫm các Mầu Nhiệm khác nhau. Hết tràng hạt thì đọc kinh Lạy Nữ Vương, và có thể thêm kinh Cầu Đức Bà.

Các Mầu Nhiệm Mùa Vui.

Năm Sự Vui:

Page 71: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

71

Thứ nhất thì ngắm: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.

Thứ hai thì ngắm: Đức Bà đi viếng Bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.

Thứ ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.

Thứ bốn thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.

Thứ năm thì ngắm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.

Các Mầu Nhiệm Sáng.

Năm Sự Sáng:

Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giócđăng. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng làm con cái Chúa.

Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Người.

Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.

Thứ bốn thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.

Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể. Ta hãy xin cho được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

Các Mầu Nhiệm Mùa Thương.

Năm Sự Thương:

Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.

Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.

Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.

Thứ bốn thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá. Ta hãy xin được vác Thánh Giá theo chân Chúa.

Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá. Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.

Các Mầu Nhiệm Mùa Mừng.

Năm Sự Mừng:

Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.

Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.

Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.

Page 72: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

72

Thứ bốn thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.

Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên Đàng.

CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ

Cách thứ nhất: 1. Quan Philatô luận giết Đức Chúa Giêsu. 2. Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. 3. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất. 4. Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. 5. Ông Simong vác Thánh Giá đỡ Đức Chúa Giêsu. 6. Bà Vêrônica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt. 7. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai. 8. Đức Chúa Giêsu đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem. 9. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba. 10. Quân dữ lột áo Đức Chúa Giêsu. 11. Quân dữ đóng đinh Đức Chúa Giêsu. 12. Đức Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá. 13. Tháo đinh Đức Chúa Giêsu xuống mà phó trong tay Đức Mẹ. 14. Táng xác Đức Chúa Giêsu trong hang đá. 15. Đức Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Cách thứ hai:

1. Đức Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly. 2. Đức Chúa Giêsu trong Vườn Giệtximani. 3. Đức Chúa Giêsu bị điệu tới trước Thượng Hội Đồng. 4. Đức Chúa Giêsu bị điệu tới trước Tổng Trấn Philatô. 5. Đức Chúa Giêsu bị đánh đòn và đội mão gai. 6. Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. 7. Ông Simong vác Thánh Giá đỡ Đức Chúa Giêsu. 8. Đức Chúa Giêsu đứng lại yên ủi con thành Giêrusalem. 9. Đức Chúa Giêsu bị lột áo và bị đóng đinh vào Thánh Giá. 10. Đức Chúa Giêsu nói với kẻ trộm lành. 11. Đức Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ và Thánh Gioan. 12. Đức Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá. 13. Đức Chúa Giêsu được táng xác. 14. Đức Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.

Page 73: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

73

2. Tóm Tắt Giáo Huấn Kitô Giáo

KINH TIN KÍNH CÁC THÁNH TÔNG ĐỒ Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

KINH TIN KÍNH CÔNG ĐỒNG NIXÊA. Tôi tin kính một Thiên Chúa, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng; ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh, Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Và Người sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một phép rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại, và sự sống đời sau. Amen.

TÓM LƯỢC MỌI GIỚI LUẬT Con phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa con hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Đó là giới răn đầu tiên và quan trọng nhất. Còn giới răn thứ hai cũng giống thế, là con phải yêu thương người lân cận của con như chính mình con. Mọi giới luật và lời tiên tri đều tùy thuộc hai giới răn trên. (Mt 22:37-39).

GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG

Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. (Ga 15:12).

Page 74: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

74

KINH MƯỜI ĐIỀU RĂN

Đạo Đức Chúa Trời có Mười Điều Răn: Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự. Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ. Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật. Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ. Thứ năm: Chớ giết người. Thứ sáu: . Chớ làm sự dâm dục. Thứ bẩy: Chớ lấy của người. Thứ tám: Chớ làm chứng dối. Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người. Thứ mười: Chớ tham của người. Mười Điều Răn ấy tóm về hai này mà chớ; trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau là yêu người như mình ta vậy. Amen.

The ten Comandments: I am the Lord your God. You shall have no other gods besides Me. You shall not take the name of the Lord, your God, in vain. Remember to keep holy the Lord’s day. Honour your father and your mother. You shall not kill. You shall not commit adultery. You shall not steal. You shall not bear false witness agianst your neighbour. You shall not covet your neighbour’s wife. You shall not covet your neighbour’s goods.

SÁU ĐIỀU RĂN HỘI THÁNH

Hội Thánh có Sáu Điều Răn: Thứ nhất: Xem Lễ ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc. Thứ hai: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc. Thứ ba: Xưng tội trong một năm ít là một lần. Thứ bốn: Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục Sinh. Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc. Thứ sáu: Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng những ngày khác Hội Thánh dạy. Các ngày phải ăn chay và kiêng thịt: Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Ngoài ra, Giáo Hội cũng đòi mọi tín hữu đóng góp theo khả năng để trợ giúp các cha, các giáo xứ, giáo đoàn, các trường học và các công việc bác ái của Giáo Hội, và tuân giữ luật lệ của Giáo Hội liên quan đến Bí Tích Hôn nhân.

CÁC NGÀY LỄ BUỘC TẠI ÚC

Lễ Giáng Sinh; Lễ Đức Mẹ Lên Trời (15 tháng Tám)

CÁC NHÂN ĐỨC * Ba nhân đức Đối Thần lấy Chúa làm đối tượng: Tin, Cậy, Mến. * Các nhân đức chính: khôn ngoan, công bình, tiết độ, và dũng cảm (prudence, justice, temperance and fortitude)

CẢI TỘI BẨY MỐI CÓ BẨY ĐỨC:

Thứ nhất: Khiêm nhường chớ kiêu ngạo (humility, not pride).

Page 75: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

75

Thứ hai: Rộng rãi chớ hà tiện (generosity, not avarice). Thứ ba: Giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục (chastity, not lust). Thứ bốn: Hay nhịn, chớ hờn giận (gentleness, not anger). Thứ năm: Kiêng bớt chớ mê ăn uống (temperance, not gluttony). Thứ sáu: Yêu người chớ ghen ghét (love of neighbour, not envy). Thứ bẩy: Siêng năng việc Đức Chúa Trời, chớ làm biếng (diligence, not sloth).

KINH TÁM MỐI PHÚC THẬT

Phúc thật Tám Mối: Thứ nhất: Ai có lòng khó khăn ấy là phúc thật, vì chưng Nước Ðức Chúa Trời là của mình vậy. Thứ hai: Ai hiền lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được đất Ðức Chúa Trời làm của mình vậy. Thứ ba: Ai khóc lóc ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được yên ủi vậy. Thứ bốn: Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy. Thứ năm: Ai thương xót người ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thương xót vậy. Thứ sáu: Ai giữ lòng sạch sẽ ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Ðức Chúa Trời vậy. Thứ bảy: Ai làm cho người hòa thuận ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con Ðức Chúa Trời vậy. Thứ tám: Ai chịu khốn nạn vì Ðạo ngay ấy là phúc thật, vì chưng Nước Ðức Chúa Trời là của mình vậy.

The beatitudes: Blessed are the poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven. Blessed are the meek, for they shall inherit the earth. Blessed are those who mourn, for they shall be comforted. Blessed are those who hunger and thirst for righteousness, for they shall be satisfied. Blessed are the merciful, for they shall obtain the mercy. Blessed are the pure of heart, for they shall see God. Blessed are the peacemakers, for they shall be called sons of God. Blessed are those who are perse-cuted for righteousness’ sake for theirs is the kingdom of heaven.

KINH MƯỜI BỐN MỐI Thương người có mười bốn mối: Thương xác bảy mối: Thứ nhất: Cho kẻ đói ăn (to feed the hungry). Thứ hai: Cho kẻ khát uống (to give drink to the thirsty). Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn mặc (to clothe the naked). Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc (to visit the sick and the imprisoned). Thứ năm: Cho khách đỗ nhà (to give welcome to strangers). Thứ sáu: Chuộc kẻ làm tôi (to ransom the captive). Thứ bảy: Chôn xác kẻ chết (to burry the dead). Thương linh hồn bảy mối: Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người (to counsel the doubtful). Thứ hai: Mở dạy kẻ mê muội (to instruct the ignorant). Thứ ba: Yên ủi kẻ âu lo (to comfort the sorrowful). Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội (to convert the sinner). Thứ năm: Tha kẻ dể ta (to forgive injuries). Thứ sáu: Nhịn kẻ mất lòng ta (to bear wrongs patiently). Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết (to pray for the living and the dead).

Page 76: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

76

BỐN THÁNH SỬ VIẾT PHÚC ÂM

Mátthêu (21 tháng 9), Máccô (25 tháng 4), Luca (18 tháng 10), Gioan (27 tháng 12) .

BẨY BÍ TÍCH Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Hòa Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân, Hôn Phối, Truyền Chức Thánh (Baptism, Confirmation, The Eucharist, Penance or Reconciliation, Anointing of the Sick, Marriage, Holy Orders).

BẨY ƠN CHÚA THÁNH THẦN Khôn ngoan, thông hiểu, lo liệu, mạnh mẽ, suy biết, đạo đức, kính sợ Chúa (wisdom, understanding, right judgement, courage, knowledge, reverence, wonder and awe in God’s presence).

MƯỜI HAI HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN Lòng mến, vui tươi, bình an, nhẫn nại, tử tế, tốt bụng, tiết độ, hoà nhã, trung tín, kiên trì chịu đựng, nết na, thanh tịnh (charity, joy, peace, patience, kindness, goodness, self-control, gentleness, faithfulness, generosity or long-suffering, modesty, chastity) .

CÁC THÁNH TÔNG ĐỒ Tên Ngày Lễ Phêrô 22 tháng Hai, 29 tháng Sáu Anrê 30 tháng Mười Một Giacôbê Tiền 25 tháng Bẩy Gioan 27 tháng Mười Hai Philiphê 3 tháng Năm Báctôlômêô 24 tháng Tám Mátthêu 21 tháng Chín Tôma 3 tháng Bẩy Giacôbê Hậu 3 tháng Năm Simon 28 tháng Mười Giuđa(Tađêô) 28 tháng Mười Matthias 14 tháng 5 Phaolô 25 tháng Giêng, 29 tháng Sáu

CÁC MÙA TRONG NĂM PHỤNG VỤ Mùa Vọng Mùa Giáng Sinh và Hiển Linh Mùa Thường Niên (phần một) Mùa Chay, Tuần Thánh và Tam Nhật Phục Sinh, Phục Sinh, Lên Trời, và Hiện Xuống Mùa Thường Niên (phần hai).

Page 77: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

77

3. Các Nghi Thức Bí Tích

BÍ TÍCH THỐNG HỐI – NGHI THỨC HÒA GIẢI THỨ NHẤT (The Sacrament of Penance – First Rite of Reconciliation)

Chuẩn Bị Đầu tiên, em xét mình bằng cách xin Chúa Thánh Thần giúp em nhớ em đã phạm tội ra sao: 1. chống lại Chúa; 2. chống lại người khác; 3. chống lại chính em. Đó là các tội em sẽ xưng. Em có thể đọc lời nguyện sau đây: Lạy Chúa Giêsu Kitô, con đến bí tích hòa giải này để nhận sự tha thứ và bình an của Chúa. Lạy Mẹ Maria, là Mẹ Thiên Chúa và là mẹ con, xin giúp con đến gần Con Mẹ hơn. Khi đến phòng hay toà hòa giải, em hãy qùi hay ngồi xuống ghế. Em có thể chọn quay mặt vào linh mục hay nói với ngài một cách ẩn danh qua một tấm màn. 1. Linh mục sẽ chào đón em: + Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Rồi ngài có thể đọc một đoạn Thánh Kinh và dẫn giải đoạn Thánh Kinh này. 2. Em hãy nói cho ngài hay lần xưng tội trước cách nay bao lâu. Rồi kể cho ngài hay mọi tội em nhớ được. 3. Linh mục có thể khuyên em ít điều rồi cho em việc đền tội, thường là một hai kinh phải đọc sau đó. 4. Em hãy đọc Kinh Ăn Năn Tội CáchTrọn: Lạy Chúa con, Chúa là đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, mà con đã phạm đến Chúa. Nhờ ơn Chúa giúp con sẽ không phạm tội nữa. 5. Linh mục dơ tay lên và tha tội cho em…Qua tác vụ của Giáo Hội, xin Thiên Chúa ban ơn tha tội và ơn bình an cho con và cha tha tội cho con + nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen 6. Em hãy cám ơn ngài trước khi rời chỗ

Preparation First, you examine your conscience by asking God the Holy Spirit to help you remember how you have sinned: 1. against God; 2. against other people; 3. against yourself. These are he sins you will confess. You may add a prayer such as: Lord Jesus Christ, I come to this sacrament of reconciliation to receive he pardon and peace of your forgiveness. Mary, Mother of God and my Mother, help me to come closer to your Son. When you come to the reconciliation room or confessional, kneel down or sit in the chair. You can choose either to face the priest or to talk to him anonymously through the screen. 1. The priest welcomes you. Say with him: + In the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit. Amen. He may read some Scripture and dicuss it. 2. Tell him how long since you last came to reconciliation. Then tell him all he sins you have remembered. 3. The priest may give you advice then he gives a penance to do, usually a prayer to say afterwards. 4. Say the Prayer of Sorrow (Act of Contrition): Oh my God, I am very sorry that I have sinned against you because you are so good and with your help I will not sin again. 5. The priest extends his hand and absolves you… Through the ministry of the Church may God give you pardon and peace and I absolve you from your sins + in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit. Amen. 6. Thank him before you leave the place of reconciliation. Then go and say your penance if it is a prayer. You may add other prayers, such as: Thank you, Lord Jesus Christ, for forgiving me

Page 78: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

78

xưng tội. Rồi đi làm việc đền tội. Em có thể thêm lời cầu nguyện sau đây: Lạy Chúa Giêsu Kitô, con cảm tạ Chúa vì đã tha thứ và cất đi mọi tội lỗi cho con. Con cũng xin cám ơn cho vị linh mục đã hòa giải con hôm nay. Xin giúp con trở nên người tốt hơn. Xin giúp con yêu mến Chúa hơn. Xin giúp con yêu người khác như Chúa yêu họ. Nhất là xin giúp con mỗi ngày mỗi lớn lên trong đức tin, đức cậy và đức mến. Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và mẹ con, xin Mẹ cầu nguyện cho con.

and taking away my sins. I also thank you for the priest who reconciled me today. Help me to be a better person. Help me to love you more. Help me to love other people as you love them. Help me especially to grow daily in faith and hope and love. Mary, Mother of God and my mother, pray for me.

BÍ TÍCH THÁNH THỂ - LÃNH NHẬN THÁNH THỂ

(The Sacrament of the Eucharist - Receiving Holy Communion) Chuẩn Bị Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, con đến nhận lấy Chúa với lòng tin tưởng. Con tin rằng Chúa thực sự đang ở đây như Bánh Nuôi Sống chúng con. Con hối hận về bất cứ điều xấu nào con đã làm. Xin giữ con trung thành với Chúa. Xin đừng để con xa lìa Chúa bao giờ. Khi đến với linh mục hay thừa tác viên thánh thể, em có thể nhận Mình Thánh trên lưỡi hay trên lòng bàn tay của em. Khi nhận trên lòng bàn tay, trước nhất em hãy dơ tay lên và đưa tay ra với bàn tay kia nâng dưới. Nếu em thuận tay phải, thì hãy để bàn tay trái lên trên; nếu em thuận tay trái, thì hãy để bàn tay phải lên trên. Hãy thưa “Amen” khi nghe “Mình Thánh Chúa Kitô” và Mình Thánh được đặt vào tay em. Rồi bước qua một bên. Vừa nhìn lên Bàn Thờ, vừa cẩn thận cho Mình Thánh vào miệng với bàn tay kia. Và về chỗ của em. Khi nhận trên lưỡi, hãy thưa “Amen” khi nghe “Mình Thánh Chúa Kitô”. Mở rộng miệng ra và đưa lưỡi ra, ngẩng đầu lên khi Mình Thánh được đặt vào lưỡi em. Khép miệng lại và về chỗ của em. (Nếu

Preparing Lord Jesus Christ, Son of the living God, I come to receive you in trust. I believe you are really here as our Bread of Life. I am sorry for anything wrong I have done.Keeping me faithful to you. Letme never be separated from you. When you come to the priest or eucharist minister you can either receive the Host directly on your tongue or in the palm of your hand. To receive in the hand: first raise and extend your hand with the other hand underneath it. If you are right handed, you have your left hand on top; if you are left handed, you have your right hand on top. Reply “Amen” to “The Body of Christ” and the Host is placed in your hand. Then step to one side. Keep facing the altar as you carefully put the Host in your mouth with your other hand. Then return to your place. To receive directly in the mouth: reply “Amen’ to “The Body of Christ”. Open your mouth wide and extend your tongue, keeping your head up while the Host is placed on your tongue. Close your mouth and return to your place. (If the Host is dipped in the chalice, you receive it this way, directly in the mouth) If you receive from the chalice, reply “Amen” to “The Blood of Christ”. Take it firmly in both

Page 79: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

79

Mình Thánh được nhúng vào chén thánh, em cũng rước kiều này, thẳng vào miệng) Nếu em uống Máu Thánh, hãy thưa “Amen” khi nghe “Máu Thánh Chúa Kitô”. Cầm chắc lấy chén thánh bằng cả hai bàn tay và cẩn thận uống một chút, rồi trao chén thánh lại cho linh mục hay thừa tác viên thánh thể và về lại chỗ của em. Muốn tỏ lòng tôn kính, em nên giữ hai bàn tay với nhau khi bước về chỗ của em. Sau khi Rước Lễ, hãy ở yên lặng. Qùi gối hay ngồi im lặng để cám ơn Chúa Giêsu Kitô đã đến với em và mọi người hiện diện trong Bí tích tình yêu này. Trong giờ phút thánh thiện này, em hãy cầu nguyện cho người khác. Kinh sau đây có thể giúp ích cho em: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Bánh Nuôi Sống con, con cám ơn Chúa đã ban chính Chúa cho con trong bí tích Thánh Thể vĩ đại này. Xin Chúa giúp con biết cho con đi mỗi ngày, bằng cách phục vụ người khác, như Chúa đã dạy chúng con. Xin Chúa hướng dẫn con trong đời sống. Nhất là xin giúp con biết các kế hoạch Chúa dành cho con. Xin Chúa ở với gia đình và bạn bè con, con xin cầu đặc biệt cho… Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa phục sinh, xin Mẹ cầu cho con và mọi người hôm nay nhận lãnh Con Mẹ trong Phép Thánh Thể.

hands and carefully drink a little, then hand it back to the priest or eucharistic minister and return to your place. It shows respect if you keep your hands joined while you walk back to your place. After Communion, be very quiet and still. Kneel down or sit quietly to thank Jesus Christ for coming to you and all those present in this sacrament of his love. Pray for other people in this holy time. The following prayers may be helpful: Lord Jesus Christ, Bread of Life, I thank you for gift of yourself in this great sacrament of the Eucharist. Help me togive myself each day, by serving other people, as you have taught us. Guide me in my life. Especially help me to know your plans for me. Be with my family and friends, and now I especially pray for… Mary, Mother of the risen Lord, pray for me and every one who will receive your Son in the Eucharist today.

Page 80: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ BIẾT - THỜ - MẾN · PDF file3 LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Cùng Quý Em lớp Giáo Lý Nghĩa Sĩ III rất thương mến,

80