21
1 GIÁO PHẬN KONTUM BAN TRUYỀN THÔNG GIÁO XỨ THĂNG THIÊN HÔM QUA HÔM NAY NGÀY MAI Kontum, tháng 08 năm 2011

GIÁO PHẬN KONTUM BAN TRUY ·  · 2012-08-10đảm nhiệm chính xứ. Giáo xứ Pleiku I (Thăng Thiên) được giao cho linh ... trên 7.000. Nhưng do chiến tranh loạn

Embed Size (px)

Citation preview

1

GIÁO PHẬN KONTUMBAN TRUYỀN THÔNG

GIÁO XỨ THĂNG THIÊNHÔM QUA – HÔM NAY – NGÀY MAI

Kontum, tháng 08 năm 2011

2

GIÁO XỨ THĂNG THIÊN

Những hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo vãi trên mảnh đấtTây Nguyên này từ năm 1848. Dần dần, những hạt giống đó được lantràn khắp nơi trên mảnh đất này và chờ đợi sự tác động của ân sủng vàThần Khí của Thiên Chúa để hạt những hạt giống này nảy mầm, sinhtrưởng và trổ sinh hoa trái. Ngài chi phối và quyết định mọi biến cố củalịch sử. Vì thế, lịch sử giáo xứ Thăng Thiên gắn liền với sự quan phòngvà yêu thương của Thiên Chúa đối với cư dân trong vùng H’drung này(Pleiku ngày nay). Vì vậy, chúng ta cùng nhìn lại những biến cố đã quacủa giáo xứ để cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa đối với conngười nơi đây, đồng thời cũng xem xét tình hiện tại để đưa ra những dựphóng trong tương lai để Tin Mừng của Chúa ngày càng được lan rộngkhắp nơi.

1. Nhìn lại những biến cố đã qua của giáo xứ ThăngThiên - Pleiku

1.1. Một giáo họ hẻo lánh thuộc giáo xứ Hà Bầu(1909-1932)

Giáo họ Pleiku được hình thành theo nhịp độ phát triển dân cư vàan ninh trong vùng đất Hdrung (Pleiku, Gia Lai ngày nay). Từ thế kỷXIX (1848–1885), khi tìm đường lên truyền giáo Tây Nguyên, các vịthừa sai đi từ An Sơn (An Khê ngày nay) lên theo ngã Hà Đông Hà Tây,sau đó theo lộ vùng Đăk Đoa, không đi qua nơi cư dân Jrai sống trongvùng H’drung này. Các nhà thám hiểm từ Đăk Lăk đến cư dân Bahnarhoặc đến ngã ba vùng đất Vua Nước (huyện Chư Sê ngày nay) họ rẽ quaphía bắc theo dòng sông Sê San lên Sa Thầy đến Kontum. Đầu thế kỷXX, khi quân đội Pháp lập đồn tại Pleiku (1907), dân cư Kinh ngày cànglên đông để lập cư và buôn bán tại Pleiku (Thành phố Pleiku ngày nay)hay xa hơn tại Trại Đầm (nay là vùng Thanh Bình) trục lộ điCampuchia.

3

Ngôi nhà thờ tạm đầu tiênđược cha Jean-Pierre

Demeure (cố Ngự) vào năm1918

Năm 1918, cha Bề Trên ÉmileKemlin (cố Văn) quyết định thành lậpmột giáo họ tại Pleiku và giáo họ nàycó tên là Pleiku; đồng thời ngài bổnhiệm linh mục Demeure (cố Ngự),lúc này là cha sở Hà Bầu, chăm sóccộng đoàn tín hữu này.

Đến năm 1923, ngài được bổnhiệm về chính xứ An Khê. Sau đó,giáo họ Pleiku thuộc về xứ Hà Bầutừ năm1923-1932 và đã trải qua haiđời cha sở là: G.B. Phan (1923-1927) và Léopold Priou (cố Tài) (1927-1932)1.

1 x. Echos 10-11-12/1948, tr.6

Những lộ trình các Vị truyền giáo đến Kontum đã đi qua.

4

Ngôi nhà nguyện đơn sơ này lần lượt đã được di chuyển tới gầngiọt nước mạch sau Trường Minh Đức (Trường THPT Lê Lợi ngày nay),rồi tới địa điểm Trạm Y Tế phường Hội Thương ngày nay vào thời linhmục Hiển kiêm nhiệm quản xứ, về sau lại được dời một lần nữa vào bêntrong khuôn viên Thăng Thiên bây giờ.

1.2. Một giáo xứ nhỏ bé của giáo phận Kontum mới(1932-1952)

Ngày 18 tháng 01 năm 1932, Tòa Thánh tách một phần đất thuộcgiáo phận Qui Nhơn để thiết lập Giáo phận mới là Kontum gồm 3 tỉnhKontum, Pleiku, Ban Mê Thuột và vùng A-tô-pơ của Lào. Giáo họ Pleikuvẫn trong tình trạng “mồ côi” không có cha xứ chính thức. Từ năm 1932-1933, giáo họ trực thuộc giáo xứ Hà Bầu dưới sự chăm sóc của cha AnrêLê Xuân. Trong giai đoạn từ 1933-1943, họ đạo trực thuộc giáo xứ PleiPơ O (La Sơn ngày nay) và trải qua hai đời cha quản nhiệm là cha PhaolôLê Đình Ban (1933-1943) và cha Paul Boudillet Đinh (1943-1945). Từnăm 1945-1948, họ đạo trực thuộc giáo xứ Phú Thọ dưới sự chăm sócmục vụ của cha Antôn Ngô Đình Thận. Từ năm 1948-1949, họ đạo lạitrở về trực thuộc giáo xứ Hà Bầu dưới sự trông coi của cha ClaudeCorompt Hiển.2 Mãi cho tới năm 1952, sinh hoạt giáo họ lúc đó thật âmthầm và khiêm tốn. Số giáo dân có tăng lên nhưng không đáng kể. Ôngcâu Thừa (1909-1946) vẫn tiếp tục phục vụ giáo họ.

Ngày 12 tháng 03 năm 1949, cha Joseph Curien được bổ nhiệmlàm cha sở họ Pleiku. Công việc của ngài lúc bấy giờ là giúp cho gần 100tín hữu của giáo họ và thăm viếng công nhân đồn điền trà Catecka, cáchPleiku độ 15 km.3

2 x. Echos 10-11-12/1948, tr.63 x. Mémorial du Rp Joseph Curien, MEP, p.2

5

NHÀ THỜ THỨ HAI ĐƯỢC CHAJOSEPH CURIEN XÂY DỰNG

VÀO NĂM 1952

Ngày 06 tháng 01 năm 1950, cha Claude Corompt Hiển được saiđến giúp họ đạo Pleiku.4

1.3. Bắt đầu một sắc thái mới (1952-1960)Với đà tiến của lịch sử, Thị xã Pleiku bắt đầu mang một bộ mặt

mới và có một chỗ đứng mới tại Cao Nguyên. Mặt tôn giáo cũng chuyểnbiến với đà tiến của xã hội.

Năm 1952, giáo họ Pleiku được nâng lên thành địa sở Pleiku.Linh mục Joseph Curien Kim đã được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởicủa giáo xứ mới. Giáo xứ nhận “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” làm bổnmạng.

Vào ngày 07 tháng11 năm 1953, Đức Cha PaulSeitz Kim đã đặt viên đá đầutiên cho ngôi Thánh Đườngdo cha Curien xây dựngdưới sự hướng dẫn của chaVacher (cố Vượng). NgôiThánh Đường này bằng gạchvới mái ngói và kính màunằm ngay giữa khuôn viênngày nay với chiều dài 32mvà rộng 10m, bên cạnh làmột căn nhà sàn kiểu dântộc, có bốn gian bằng gỗ và ngói, để làm nhà xứ5.

Qua tháng 4 năm 1959, linh mục Phaolô Võ Quốc Ngữ thay thếđể linh mục Curien về làm thư ký Tòa Giám Mục.

4 x. Echos 12/1949-1/1950, tr.65 x. Mémorial du Rp Joseph Curien, MEP, p.2

6

TRƯỜNG TRUNG TIỂU HỌCMINH ĐỨC VÀO NĂM 1973

Thời kỳ này có các ông câu Dần (Quá) (1946-1952) và ông Viết,ông Thái, ông Thủ và ông Nhi phục vụ giáo xứ.

1.4. Một tầm vóc mới (1960-1971)Vào năm 1960, số dân Pleiku ngày một đông, khu chợ mới được

mở rộng. Nhu cầu mục vụ đòi hỏi phải phân chia địa sở mới. Giáo xứPleiku II (giáo xứ Hiếu Đạo sau này) ra đời, linh mục Võ Quốc Ngữđảm nhiệm chính xứ. Giáo xứ Pleiku I (Thăng Thiên) được giao cho linhmục Gioan Nguyễn Trí Thức. Sinh hoạt tôn giáo từ từ chuyển về Thị xãPleiku. Pleiku bắt đầu mang một tầm vóc mới. Trong năm này, cha sở đãthành lập một trường học mới và đặt tên là trường Minh Đức, giúp ngàicó một linh mục phó xứ mới cho giáo xứ Pleiku I (Thăng Thiên) là chaGiuse Đoàn Đức Thiệp (1960-1962). Đến năm 1963, linh mục chính xứPleiku I (Thăng Thiên) được bổ nhiệm làm Tổng Đại Diện Hạt Pleikubao gồm các tỉnh Pleiku, Phú Bổn và huyện An Khê thuộc tỉnh BìnhĐịnh6 và vào ngày 13 tháng 08 năm này, cha Giuse Hoàng Kim Khánhđược bổ nhiệm làm phó xứ Thăng Thiên (1963-1965).

Cuộc đảo chính năm 1963 đã ảnh hưởng lớn và làm tăng dân sốPleiku. Vì số giáo dân tăng nhanh, nên vào năm 1964, Đức Giám Mụcbổ nhiệm thêm cha F.X. Phạm Hữu Thế làm phó xứ (1964-1965).

Vào năm 1965, một lần nữa giáo xứ Pleiku I (Thăng Thiên) lạiđược tách ra để thành lập mộtgiáo xứ mới với lãnh địa từcầu Hội Phú đến hướng vềHàm Rồng. Linh mục GiuseHoàng Kim Khánh, phó xứPleiku I (Thăng Thiên), đượcbổ nhiệm làm chính xứ tiênkhởi giáo xứ Thánh Tâm.

Trong khi đó, Pleiku I (ThăngThiên) lại có thêm một họ

6 x. Niên giám 1964, tr.257-258

7

KHU NHÀ ĐÃ ĐƯỢC SỞ VHTTMƯỢN LÀM THƯ VIỆN

nhánh khác về hướng ngã ba Hoa Lư: họ Hoa Lư (gốc dân Mỹ Thạch dicư lên).

Vào năm 1967, giáo xứ lại có hai cho phó mới là cha GiuseNguyễn Tiến Lễ (1967-1968) và cha Vinh Sơn Nguyễn Bá Quý (1967-1969). Cha Vinh Sơn Nguyễn Bá Quý cũng được bổ nhiệm làm HiệuTrưởng trường Minh Đức (1967-1969).

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ đồng bào Thị xã nói chung và giáodân nói riêng, giáo xứ Pleiku I (Thăng Thiên) cũng phải nhanh chónghoàn thành một số cơ sở giáo dục văn hóa. Năm 1965, xây dựng dãy nhàtrường Trung Học, nay tạm làm nhà sinh hoạt. Năm 1969, giáo xứ xâydựng ngôi trường Minh Đức mới gồm ba lầu làm trường Trung Học vàsửa sang các dãy nhà trường Tiểu Học, Mẫu Giáo bên đường Lê Lợi. Sĩsố lúc này sấp xỉ 3.000 học sinh. Ngày 22 tháng 08 năm 1969, ĐứcGiám Mục đã bổ nhiệm cha Micae Hoàng Đức Oanh làm phó xứ PleikuI (Thăng Thiên) đồng thời ngài cũng là Hiệu Trưởng trường Trung HọcMinh Đức (1969-1971). Cơ sở giáo dục này đã được chuyển giao choNhà Nước quản lý làm trường Phổ Thông Trung Học Pleiku. Cũng trongthời gian này, vào ngày 22 tháng 05 năm 1970, tân linh mục GiuseNguyễn Đức Chương được bổ nhiệm làm phó xứ Pleiku I (1970-1971).

Song song với việc xây dựng cơ sở văn hóa giáo dục, giáo xứPleiku I cũng dốc tâm kiếnthiết ngôi Thánh Đường mớiđể đáp ứng các cử hànhphụng vụ. Nhiều đồ án đãđược đệ trình lên Đức GiámMục và linh mục đoàn, môhình rất hiện đại, đồ sộ vànguy nga. Vật dụng nềnmóng hầu như tạm đủ,nhưng vì nhiều nguyên nhânngoài ý muốn đã không chophép tiến hành xây dựngngôi Thánh này (một trong

8

những nguyên nhân chủ yếu là cha chánh xứ Gioan muốn đầu tư tiền củavào việc xây dựng phát triển trường Minh Đức), ngoại trừ việc hoànthành được dãy nhà xứ mới (một lầu). Dãy nhà này đã bị Sở Văn HóaThông Tin tỉnh Gia Lai- Kontum “mượn” làm thư viện trong hai năm từngày 25 tháng 10 năm 1976 (nhưng thực tế đến năm 1983 cơ sở này mớiđược trả lại). Hiện nay, nhà này tạm được dùng làm Trụ Sở 2 CaritasGiáo Phận Kontum.

1.5. Đến một sức sống mới (1971- 1975)Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1971, giáo xứ Pleiku I đã mang

danh hiệu mới: Thăng Thiên. Nhận Đức mẹ Maria Hồn Xác Lên Trờilàm bổn mạng. Cũng từ mốc thời gian này, ngôi Thánh Đường cũ đãđược san bằng để lấy chỗ làm Nhà Thờ mới thích ứng cho số giáo dântrên 7.000. Nhưng do chiến tranh loạn lạc đã làm ngưng công trình kiếnthiết to lớn này. Thế là một ngôi Thánh Đường mới, đẹp và tân kỳ màbao người hằng mong chờ làm bằng xi-măng, bằng gạch, bằng sắt, chưabắt đầu nổi. Bù vào đócó một ngôi ThánhĐường làm bằng khunggỗ che tôn. Nhưng thiếttưởng, đã có rất nhiềuThánh Đường khác bằngxương, bằng thịt đã đượckhởi sự và hình thànhtrong một giáo xứ đangdồi dào sức sống mới,chuẩn bị chỗ đứng choNhà Thờ Thăng Thiênsau này. Trong năm này,có hai cha phó về giáo xứ là cha Đaminh Trương Bảo Tâm (1971-1972)và cha Giuse Trần Sơn Nam (22/8/1971-28/9/1975). Cha Giuse TrầnSơn Nam kiêm nhiệm thêm chức Hiệu Trưởng trường Minh Đức. Sangnăm 1972, cha Antôn Đinh Bạt Huỳnh được bổ nhiệm làm phó xứThăng Thiên (1972-1975).

NHÀ THỜ TẠM NĂM 1971

9

Luồng gió của Công Đồng Vaticanô II đã thổi khắp nơi, trong đócó Ban Chức Việc xứ đạo Thăng Thiên. Dần dần, từng bước, công việcđược phối trí, đồng lao cộng tác giữa các linh mục với Ban Chức Việcđược phát triển mạnh mẽ. Quả thực, việc bầu cử và hình thành Ban ChứcViệc năm 1974 đã mang một khuôn mặt và một tinh thần làm việc mới,với những trách nhiệm mới. Đứng đầu ban chức việc là ông PhêrôNguyễn Văn Tự. Toàn xứ đạo đã được phân ra 10 khóm giáo (mỗi khuphố là một khóm giáo). Mỗi khóm giáo có một Ủy Ban khóm giáo phụcvụ lợi ích thiêng liêng của anh chị em đồng đạo. Đây cũng là lần đầutiên chị em phụ nữ có mặt trong hàng ngũ Ban Chức Việc.

1.6. Trong một xã hội mới (1975 đến nay)Hòa mình vào trong dòng lịch sử Đất Nước sau ngày thống nhất,

một Ban Chức Việc mới đã hình thành để phục vụ xứ đạo, trong một xãhội mới, Xã Hội Chủ Nghĩa. Ông Phêrô Lê Hậu đảm nhận chức vụ câuchánh, ngoài ra còn có các vị câu phó: Ông Giuse Nguyễn Văn Cửu, ôngAugustinô Nguyễn Văn Bình và bà Maria Trần Thị Thanh7. Sinh hoạtkhóm giáo được phân định thành bốn xóm giáo:

Xóm giáo I: có 175 gia đình

Xóm giáo II: có 298 gia đình

Xóm giáo III: có 272 gia đình

Xóm giáo IV: có 176 gia đình

Ngày 07 tháng 06 năm 1976, cha Giuse Trần Sơn Nam, cha sởHiếu Đạo, bị bắt đi cải tạo và đồng thời Nhà Thờ cũng bị trưng dụng.Cha Phêrô Hoàng Văn Quy được bổ nhiệm làm chính xứ Hiếu Đạonhưng tạm trú tại Nhà Thờ Thăng Thiên.

Ngày 23 tháng 05 năm 1977, linh mục chánh xứ Gioan NguyễnTrí Thức, Quản Hạt Pleiku và Tổng Đại Diện giáo phận Kontum đã ra đi

7 Theo bản báo cáo gửi UBND Thị xã ngày 21/02/1975

10

NHÀ THỜ MỚI ĐƯỢC KHÁNHTHÀNH NGÀY 24 THÁNG 03

NĂM 1998

về nhà cha, sau 17 năm phục vụ xứ đạo (1960-1977). Công trình phục vụdân Chúa, kiến tạo các ngôi Thánh Đường trong tâm hồn con ngườichuyển sang linh mục Phêrô Hoàng Văn Quy lúc bấy giờ là chính xứHiếu Đạo.

Năm 1981, cha Tôma Nguyễn Văn Thượng được bổ nhiệm làmphó xứ Thăng Thiên (1981-1994).

Ngày 12 tháng 12 năm 1994, cha Giuse Trần Sơn Nam nhậmchức cha sở Thăng Thiên.

Ngày 02 tháng 02 năm 1996, Đức cha Phêrô Trần Thanh Chungđã đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ mới. Đến ngày 24 tháng 03năm 1998, Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung đã chủ sự nghi lễ khánhthành và cung hiến Nhà Thờ Thăng Thiên.

Vào ngày 24 tháng 04năm 2005, theo thông báo số06/TB/TGM/KT, Đức ChaMicae Hoàng Đức Oanh,Giám mục Kontum, đãthuyên chuyển và bổ nhiệmcác linh mục trong giáo phận:Cha Phêrô Nguyễn VânĐông, chánh xứ Đức An,được bổ nhiệm làm chánh xứ

Thăng Thiên, kiêm HiếuĐạo, Hiếu Đức và HiếuNghĩa. Cha Giuse Trần SơnNam, chánh xứ Thăng Thiên,được bổ nhiệm làm chánh xứ Hoa Lư, kiêm giáo họ Trà Đa (kinh tế mới)và xức dầu bệnh nhân Bệnh Viện tỉnh Gia Lai (2005-2009). Ngày 26tháng 07 năm 2005, cha Tổng Đại Diện Giuse Nguyễn Thanh Liên chủ

11

sự thánh lễ bàn giao và nhậm chức chánh xứ Thăng Thiên của cha PhêrôNguyễn Vân Đông.

Ngày 01 tháng 01 năm 2008, cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, chánhxứ Thăng Thiên, được bổ nhiệm làm Đại Diện Giám Mục.

Ngày 28 tháng 10 năm 2009, Đức Giám Mục Micae Hoàng ĐứcOanh đã bổ nhiệm cha Đaminh Nguyễn Tiến Trung làm phó xứ ThăngThiên.

Ngày 09 tháng 01 năm 2011, cha Phêrô Nguyễn Vân Đông bịchoáng váng vì suy nhược cơ thể khi đang dâng lễ. Ngài đã đi dưỡngbệnh trong một thời gian. Ngày 11 tháng 01 năm 2011 cha Phêrô NguyễnĐức Trí (SJ) được bổ nhiệm làm phó xứ Thăng Thiên.

LM CHÁNH XỨ ĐƯƠNG NHIỆM2005 đến nay

12

1.7. Các bảng thống kêCÁC CHA CHÁNH XỨ THĂNG THIÊN PLEIKU 1918-2011

Từ ngày thành lập giáo họ Pleikuđến khi thành lập địa sở Pleiku

Cha sở thành lập giáo họ Pleiku

TT Họ và tên cha sở Nhiệm kỳ

1 Jean Pierre Demeure Ngự 1918-1923

Cha sở kiêm nhiệm giáo họ Pleiku từ 1923-1933(Không có linh mục nên trực thuộc địa sở Hà Bầu)

TT Họ và tên cha sở Nhiệm kỳ

1 GB Phan 1923-1927

2 Léopold Max. Henri Priou(cố Tài)

1927-1932

3 Anrê Lê Xuân 1932-1933

13

Cha sở kiêm nhiệm giáo họ Pleiku từ 1933-1945(Không có linh mục, trực thuộc địa sở Plei Pơ O – La Sơn ngày nay)

TT Họ và tên cha sở Nhiệm kỳ

1 Phaolô Lê Đình Ban 1933-1943

2 Paul Nicolas Boudillet

(cố Đinh)

1943-1945

Cha sở kiêm nhiệm giáo họ Pleiku từ 1945-1949(Không có linh mục trực thuộc địa sở Hà Bầu hoặc Phú Thọ)

TT Họ và tên cha sở Nhiệm kỳ

1. Antôn Ngô Đình Thận 1945-1948 (Phú Thọ)

2. Claude Corompt Hiển 1948-1949 (Hà Bầu)

Từ ngày thành lập giáo xứ đến nay

TT Họ và tên cha sở Nhiệm kỳ1 Joseph Simon Curien

(cố Kim)1949-1959

2 Phaolô Võ Quốc Ngữ 1959-19603 Gioan Nguyễn Trí Thức 1960-19774 Phêrô Hoàng Văn Quy 1977-19945 Giuse Trần Sơn Nam 1994-20056. Phêrô Nguyễn Vân Đông 2005 đến nay

14

CÁC LINH MỤC PHÓ XỨ THĂNG THIÊN-PLEIKUTỪ 1960-2011

TT Họ và tên cha phó Nhiệm kỳ1. Giuse Đoàn Đức Thiệp 1960-19622. Giuse Hoàng Kim Khánh 1963-19653. FX Phạm Hữu Thế 1964-19654. Vinh Sơn Nguyễn Bá Quý 1966-1969

(Hiệu Trưởng trường Minh Đức)5. Giuse Nguyễn Tiến Lễ 1967-19686. G.B. Nguyễn Hoa Viên 1968-19697. Micae Hoàng Đức Oanh 22.08.1969-22.08.1971

(Hiệu Trưởng trường Minh Đức)8. Giuse Nguyễn Đức Chương 1970-19719. Đaminh Trương Bảo Tâm 1971-1972

10. Giuse Trần Sơn Nam 22.08.1971 – 17.03.1975(Hiệu Trưởng trường Minh Đức)

11. Antôn Đinh Bạt Huỳnh 1972-197512. Phêrô Phaolô Hoàng Văn Quy 1975-197713. Tôma Nguyễn Văn Thượng 1981 – 11.12.199414. Đaminh Nguyễn Tiến Trung 28.10.2009

(Phụ trách Hoa Lư)15. Phêrô Nguyễn Đức Trí (SJ) 11.01.2011 đến nay

15

THỐNG KÊ VỀ GIÁO DÂNGIÁO XỨ THĂNG THIÊN – PLEIKU

Năm LM. phụ trách Số họ đạo Giáo dân Dự tòng1956 Cha Curien Kim 4 12391958 Nt 5 k. 1967 361959 Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ1960 Nt 1 k. 3792 471961 Cha Gioan Nguyễn Trí Thức1963 Nt 2 2193 321966 Nt 1 5902 321970 Nt 2 6678 601971 Đổi tên THĂNG THIÊN1974 Nt 2 54471975 Nt 2 53031977 Cha Phêrô Hoàng Văn Quy1994 Cha Giuse Trần Sơn Nam1995 Nt1996 Nt2005 Cha Nguyễn Vân Đông 1 15248

8 Hiện nay cha sở Thăng Thiên kiêm nhiệm các giáo xứ giáo họ sau: giáo xứ ThăngThiên (1.524 giáo dân); giáo xứ Hiếu Đạo (1.175 giáo dân); giáo họ Hiếu Đức (423 giáodân); giáo họ Hiếu Nghĩa (920 giáo dân); Hoa Lư (949 giáo dân); giáo họ Trà Đa (535giáo dân). Tổng cộng: 5.526 giáo dân.

16

2. Giáo xứ Thăng Thiên ngày nay

Giáo xứ Thăng Thiên ngày nay nằm trong địa bàn phường TâySơn và phường Hội Thương, thuộc khu vực trung tâm Thành phố Pleikuđược chia thành 5 xóm giáo: Thiên Mẫu, Mân Côi, Truyền Tin, MẫuTâm, Lộ Đức với số lượng giáo dân là 1.560 người.

Cơ cấu tổ chức của giáo xứ được thực hiện rất chặt chẽ: Đứngđầu và điều hành toàn thể giáo xứ là linh mục chánh xứ Phêrô NguyễnVân Đông, trực tiếp giúp đỡ ngài có hội đồng giáo xứ được phân chianhư sau: ông câu chánh Antôn Nguyễn Minh Hùng; ông câu phó nội vụGiuse Dương Doãn Hùng; ông câu phó ngoại vụ Phêrô Nguyễn QuốcVinh; thư ký Anrê Nguyễn Đình Bang và thủ quỹ Maria Nguyễn ThịKính. Tại các xóm giáo có các ông biện trực tiếp điều hành mỗi xómgiáo. Hơn nữa, để cho các cử hành phụng vụ và các hoạt động của giáoxứ diễn ra tốt đẹp và trật tự, giáo xứ đã thiết lập những ban ngành: BanPhụng Vụ, Ban Giảng Viên Giáo Lý, Ban Âm Thanh-Ánh Sáng, BanKhánh Tiết, Ban Trật Tự và Ban Lâm Chung.

Nhờ sự quan tâm chăm sóc của cha sở trong thời gian qua, cáchội đoàn trong giáo xứ đã hoạt động rất hữu hiệu và càng ngày càng làmtăng thêm lòng đạo đức của giáo dân. Các đoàn thể của giáo xứ ThăngThiên rất đa dạng: Hội Legio Mariae, Hội Gia Trưởng, Hội Các Bà MẹCông Giáo, Ban Lễ Sinh, Gia Đình Ơn Gọi, Ca Đoàn, Hội Giáo ViênCông Giáo, Hội Junior.

Phương diện học vấn của con em trong giáo xứ ngày càng đượcnâng cao. Hiện nay, giáo xứ có 56 em học Mẫu Giáo, 93 em Tiểu Học,107 em Trung Học Cơ Sở, 78 emTrung Học Phổ Thông, 72 em CaoĐẳng và Đại Học trong cả nước. Trong giáo xứ, có 01 giáo viên MẫuGiáo, 6 giáo viên tiểu Học, 7 giáo viên Trung Học Cơ Sở và 3 giáo viênTrung Học Phổ Thông và 1 giáo viên Cao Đẳng9.

9 Số liệu được cung cấp bởi Văn Phòng giáo xứ Thăng Thiên ngày 27 tháng 7 năm2011.

17

Đời sống kinh tế của giáo dân trong giáo xứ tương đối ổn định.Cơ cấu ngành nghề của giáo dân trong giáo xứ rất đa dạng từ lao độngchân tay, buôn bán, dạy học, làm việc trong công ty và các cơ quan hànhchính của Nhà Nước.

Cơ sở hạ tầng của giáo xứ hiện này tương đối đầy đủ và có thểgiúp giáo dân nâng cao đời sống đức tin của mình và đồng thời cũng giúpcác hội đoàn sinh hoạt hữu hiệu. Những cơ sở hiện nay của giáo xứ gồm:nhà thờ, nhà xứ Thăng Thiên, nhà sinh hoạt mục vụ giáo lý, nhà An Bìnhvới tổng diện tích xây dựng là 1.152 m2 ( diện tích sàn:1200m2; dt sửdụng: 788m2; dt sử dụng phụ: 412m2; tháp chuông cao 24m.)

Hình ảnh nhà thờ, nhà xứ, các công trình của giáo xứ vànhững hoạt động trong giáo xứ

NHÀ THỜ THĂNG THIÊN HIỆN NAY

18

NHÀ AN BÌNH NHÀ GIÁO LÝ

NHÀ NGUYỆN NẰM ỞTẦNG HẦM NHÀ THỜ

THÁP CHUÔNGNHÀ THỜ

19

3. Hướng về tương lai3.1. Mục vụ giáo lýGiáo dục giới trẻ và thiếu nhi sống đức tin có chiều sâu bằng cách

tổ chức các khối lớp giáo lý từ lớp 1 đến lớp 12 gồm các khối lớp: KhaiTâm, Xưng Tội Rước Lễ, Thêm Sức, Kinh Thánh và Vào Đời. Ngoài ra,

NHÀ XỨ VĂN PHÒNG BANBAXH -CARITAS

HỌP NHAU CỬ HÀNHPHỤNG VỤ

LỚP GIÁO LÝ

20

mỗi năm giáo xứ tổ chức hai khóa Giáo Lý Hôn Nhân và một khóa DựTòng.

3.2. Sứ mạng loan báo Tin MừngCha chánh xứ thường hướng dẫn cộng đoàn xứ đạo hiểu được sứ

mạng loan báo Tin Mừng là bản chất của Giáo Hội và là trách nhiệm củamỗi người. Ngài cũng thường mời gọi mỗi người tham gia vào công việcloan báo Tin Mừng bằng đời sống chứng tá giữa môi trường sống và làmviệc thường nhật của mình. Đồng thời, ngài khuyến khích những ngườitrong gia đình mà vợ chồng khác tôn giáo truyền giáo cho nhau.

3.3. Bác ái xã hộiLinh mục chánh xứ, đồng thời là Giám Đốc Ủy Ban Caritas của

Giáo Phận, luôn kêu gọi mọi người thương yêu giúp đỡ người nghèotrong giáo xứ và trong giáo phận. Giáo xứ thường tổ chức các cuộc lạcquyên để giúp đỡ người nghèo trong những dịp tết, các ngày lễ lớn, dịpbổn mạng giáo xứ, đặc biệt là vào những lúc xảy ra thiên tai, lũ lụt.

3.4. Nhiệm vụ giảng dạy của linh mụcCha chánh xứ đích thân dạy dỗ giáo lý cho giáo dân ở mọi lứa

tuổi. Tại giáo xứ Thăng Thiên, cha chánh xứ thường dạy giáo lý chogiáo dân trước mỗi giờ lễ ngày Chúa Nhật và buổi chiều ngày thường.

3.5. Cổ võ ơn gọiTheo lời mời gọi của Đức Giám Mục Giáo Phận, cha chánh xứ tổ

chức gia đình ơn gọi trong giáo xứ để nuôi dưỡng những mầm non ơngọi ngay từ cấp I. Vì vậy, số lượng ơn gọi trong giáo xứ ngày càng tănglên.

3.6. Tổ chức nhà nội trúCha xứ tổ chức và sắp xếp một số phòng trong khuôn viên

giáo xứ cho các em vùng xa về học tại Thành phố Pleiku được cóchỗ trọ. Trong số các em đã từng ở nhà nội trú này có nhiều em đãxin đi tu.

3.7. Đào tạo giáo lý viênMột cách đặc biệt, cha xứ quan tâm đến các thiếu nữ sắc tộc

thiểu số nên ngài cho mở lớp đào tạo các nữ giáo lý viên người

21

sắc tộc ở vùng xa không có linh mục. Các nữ giáo lý viên tương lainày được học tập trung và ở lại tại giáo xứ trong suốt khóa học.

3.8. Gánh nặng mục tửHiện nay cha sở Thăng Thiên phải kiêm nhiệm nhiều giáo xứ và

giáo họ khác nhau: Thăng Thiên (1.524 giáo dân); Hiếu Đạo (1.175 giáodân); Hiếu Đức (423 giáo dân); Hiếu Nghĩa (920 giáo dân); Hoa Lư (949giáo dân); giáo họ Trà Đa (535 giáo dân). Tổng cộng: 5.526 giáo dân.Đây quả là một gánh nặng cho ngài với tuổi tác và sức khỏe của ngàihiện nay.

Giáo xứ Thăng Thiên đã trải qua biết bao thăng trầm từ ngàythành lập đến nay. Những biến cố dù vui dù buồn thế nào đi chăng nữa,dưới con mắt đức tin thì tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa. Ngàidùng những đường cong để viết những hàng chữ thẳng. Qua đó, mỗingười nhận ra bàn tay quan phòng yêu thương của Ngài và cũng nhận rarằng mình là những dụng cụ nhỏ bé để Ngài dùng thế nào tùy ý. Tạ ơnChúa đã săn sóc, gìn giữ và tuôn đổ muôn ơn lành để giáo xứ ThăngThiên có được như ngày hôm nay.

Viết tại giáo xứ Thăng ThiênGiáo hạt Pleiku

Giáo phận KontumNgày 02 tháng 08 năm 2011