22
Giáo trình ôn thi Viên chc Giáo viên Môn Tin hc Trang 1 I. CHỨC NĂNG VÀ KHỞI ĐỘNG Chức năng Windows Explorer là một trình tiện ích được tích hợp vào trong máy tính để giúp người dùng có thể tổ chức quản lý dữ liệu trên ổ đĩa, hiển thị nội dung của ổ cứng và các thư mục, sử dụng Windows Explorer để điều hướng đến tất cả các thư mục và file trên máy tính. Khởi động: Thc hin mt trong các cách sau: Start All Programs Accessories Windows Explorer Nhn phi chut ti biểu tượng My Computer Open Nhn phi ti nút Start Open Windows Explorer Kích vào biểu tượng trên thanh Taskbar Nhn thp phím Windows + E Sau khi khởi động Windows Explorer đưa đến Panel điều hướng phía bên trái vi 4phn chyếu:

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học I. CHỨC ...longdien.baria-vungtau.gov.vn/.../0/GiaoTrinh_OnThiVienChucGiaoVien.pdf · Giáo trình ôn thi Viên chức

  • Upload
    others

  • View
    20

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 1

I. CHỨC NĂNG VÀ KHỞI ĐỘNG

Chức năng

Windows Explorer là một trình tiện ích được tích hợp vào trong máy tính để giúp người dùng có

thể tổ chức quản lý dữ liệu trên ổ đĩa, hiển thị nội dung của ổ cứng và các thư mục, sử dụng Windows

Explorer để điều hướng đến tất cả các thư mục và file trên máy tính.

Khởi động: Thực hiện một trong các cách sau:

– Start All Programs Accessories Windows Explorer

– Nhấn phải chuột tại biểu tượng My Computer Open

– Nhấn phải tại nút Start Open Windows Explorer

– Kích vào biểu tượng trên thanh Taskbar

– Nhấn tổ hợp phím Windows + E

Sau khi khởi động Windows Explorer đưa đến Panel điều hướng ớ phía bên trái với 4phần chủ

yếu:

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 2

Để điều hướng trong Windows Explorer là sử dụng Favorites và Computer. Phần Favorites cho

phép chúng ta truy cập trực tiếp đến các thư mục ưa thích mặc định gồm có: Desktop, Downloads,

Network và Recent Places. Trong khi đó phần Computer cho phép bạn truy cập vào tất cả các thư mục và

ổ đĩa cũng như các thư mục con trên hệ thống máy tính của mình. Kích vào mũi tên bên cạnh mỗi mục để

mở rộng phần chọn trong Panel điều hướng; kích bất cứ mục nào để hiển thị nội dung hoặc thư mục của

thiết bị đó trong Panel chi tiết của cửa sổ Explorer.

Thanh công cụ làm việc chủ yếu Toolbar là nút Organize. Kích nút này để hiển thị menu

Organize, menu này đặc trưng cho tất cả các hoạt động có liên quan đến file, chẳng hạn như Cut, Copy,

Paste, Delete ,…

Ở phía trên cửa sổ Explorer là hai nút “Back” , “Forward” và hai hộp. Hộp lớn hơn là hộp địa chỉ,

hiển thị đường dẫn thư mục.Hộp thứ hai ở phía trên bên phải cửa sổ Explorer là hộp tìm kiếm, sử dụng

hộp này để tìm kiếm các file và thư mục trong hệ thống.

Hiển thị/Ẩn các Bảng điều khiển - Panel

Từ bên trong Windows Explorer, chọn Organize Layout

Tích vào Panel mà bạn muốn hiển thị.

Hủy chọn các Panel mà bạn không muốn thấy.

Một số khái niệm và quy ước

Tập tin (File)

Là đơn vị lưu trữ thông tin trên đĩa của hệ điều hành.

Tập tin được đặt tên và lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD...

Tên tập tin bao gồm phần tên và phần mở rộng (đuôi, dùng để phân loại tập tin) được phân

cách bởi dấu chấm (.).

Folder (Thư liệu): Là một dạng tập tin đặc biệt có công dụng như là một ngăn chứa tài liệu, được

dùng trong việc quản lý và sắp xếp việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính theo phân loại của người

dùng.

Shortcut: Là một biểu tượng hoặc một lối tắt để chạy một chương trình hoặc mở nhanh một tài

liệu.

Properties: Mô tả thuộc tính của một đối tượng.

Thay đổi các chế độ xem trên màn hình : Vào View Chọn:

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 3

Icons : Các biểu tượng riêng cho mỗi file hoặc thư mục, có kích thước từ nhỏ đến lớn

Medium icons : Xem biểu tượng ở dạng trung bình

Small icons: Xem biểu tượng ở dạng nhỏ

List:iệt kê các nội dung của thư mục, không hiển thị chi tiết, chỉ sử dụng một số cột cần thiết. Đây là

khung nhìn kinh tế nhất.

Details: một dòng liệt kê mỗi mục với các cột tên, ngày chỉnh sửa, kiểu và kích thước.

Tiles: là một lưới các biểu tượng nhỏ cho mỗi mục, với filename và kích cỡ bên cạnh mỗi biểu tượng.

Content:hiển thị mỗi mục trong một dòng với các thông tin về nó – gồm có ngày chỉnh sửa, kích thước,

tác giả và kiểu.

Lưu ý: Việc hiển thị các khung nhìn có thể làm chậm hiệu suất máy tính của bạn, đặc biệt khi xem ảnh (và

các thư mục có chứa ảnh).

Sắp xếp, phân loại files và thư mục: Vào View Chọn Sort by Chọn kiểu sắp xếp.

Chọn các Folder / File (Trên màn hình chi tiết)

Nếu chọn một đối tượng( Folder/File) thì Click tại đối tượng đó

Nếu chọn các đối tượng không kề nhau thì Click tại một đối tượng đầu tiên sau đó nhấn CTRL

và Click vào các đối tượng còn lại.

Nếu chọn các đối tượng kề nhau thì Click tại đối tượng đầu tiên, sau đó nhấn Shift vàClick đối

tượng cuối cùng.

Nếu chọn tất cả các đối tượng trong một cửa sổ thì vào Edit Select All (Hoặc nhấn CTRL –

A)

Thay đổi chế độ xem hoặc không xem phần mở rộng của tên File.

Vào Tools Folder Options View Để hiển thị phần mở rộng, không đánh dấu vào ô kiểm

Hide file extensions for known file types.

II. MỘT SỐ LỆNH CƠ BẢN CỦA WINDOWS EXPLORER

1. Tạo Folder/File mới.

a. Tạo Folder

– Chọn vị trí cần tạo và thực hiện một trong các cách sau:

Nhấp vào mục New Folder trên thanh Toolbar

Nhấn phải chuột New Folder

File New Folder

Nhấn tổ hợp phím : Ctrl + Shift + N

– Nhập tên Folder Nhấn Enter

b. Tạo tập tin

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 4

- Nếu tập tin có phần mở rộng là .DOCX thì chọn Microsoft Word Document

- Nếu tập tin có phần mở rộng là .XLSX thì chọn Microsoft Excel WorkSheet

- Các phần mở rộng khác thì chọn Text Document Xác định tên của tập tin Nhấn Enter.

- Nhấp đúp tại tên tập tin để mở cửa sổ soạn thảo nội dung tập tin. Soạn xong, chọn File Save để lưu

lại Close để đóng tập tin.

2. Sao chép các Folder/File

– Chọn Folder / File cần sao chép Thực hiện 1 trong các cách sau:

Vào Edit Copy (Copy to Folder) tại vị trí muốn sao chép tới chọn Edit Paste

Nhấn phải chuột Copy tại vị trí muốn sao chép tới nhấn phải chuột Paste

Vào Organize chọn Copy tại vị trí muốn sao chép tới, vào Organize Paste

Nhấn phím Ctrl + C tại vị trí muốn sao chép tới nhấn Ctrl + V

3. Di chuyển Folder/File

– Chọn File/Folder cần di chuyển Thực hiện 1 trong các cách sau:

Vào Edit Cut (Move to Folder) tại vị trí muốn di chuyển tới, vào Edit Paste

Nhấn phải chuột Cut tại vị trí muốn di chuyển tới Paste

Vào Organize Cut tại vị trí muốn di chuyển tới Paste

4. Đổi tên các Folder/File

- Chọn Folder/File cần đổi tên

Vào File Rename Nhập tên mới Nhấn Enter

Vào Organize Rename Nhập tên mới Nhấn Enter

Nhấn phải chuột tại Folder/File cần đổi tên Rename Nhập tên mới Nhấn Enter

Nhấn phím F2 Nhập tên mới Nhấn Enter

5. Xoá cácFolder/File

– Chọn File/Folder cần xóa Thực hiện 1 trong các cách sau:

Nhấn phím Delete trên bàn phím

Vào File Chọn Delete

Vào Organize Chọn Delete

Nhấn phải chuột tại File/Folder cần xóa Delete

Muốn xóa vĩnh viễn các File/Folder nhấn đồng thời phím Shift + Delete

6. Thay đổi thuộc tính cho các Folder/File

- Chọn Folder/File cần thay đổi thuộc tính

- Vào File Properties (Hoặc Vào Organize Chọn Properties)

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 5

- Xác định thuộc tính (đánh dấu chọn) hoặc huỷ thuộc tính (bỏ chọn) OK

Các thuộc tính có thể là :

o Read Only – Chỉ đọc

o Hidden – Ẩn

7. Tìm kiếm

– Chọn ổ đĩa nơi cần tìm thông tin Trên khung tìm kiếm nhập tên Folder hoặc tên tập tin cần tìm

Nhấn Enter.

– Sử dụng các ký tự hỗ trợ trong việc tìm kiếm:

Dấu * đại diện cho 1 nhóm ký tự.

Dấu ? đại diện cho 1 ký tự.

– Tìm kiếm theo thời gian xác định trong: Date Modifield

– Tìm kiếm theo kích thước xác định trong: Size

8. Khôi phục lại Folder/File đã bị xoá nhầm.

- Khởi động chương trình Recycle Bin

- Click tại tên Folder/File cần phục hồi

- Vào File Restore (Hoặc nhấn phải chuột tạiFolder/File cần phục hồi chọn Restore)

III. XỬ LÝ TIẾNG VIỆT

– Sử dụng bảng mã VNI- Windows, Unicode

– Các loại font chữ tương thích: Times New Roman, Tahoma, Arial, Vni-Times,VNI-Helve,..

– Kiểu gõ thông dụng: Telex, VNI.

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 6

Chức năng: Là phần mềm soạn thảo văn bản.

Khởi động: Start All Programs Microsoft Office Microsoft Office Word 2007 (Hoặc

nhấp đúp tại biểu tượng của Microsoft Office Word 2007 )

Sau khi khởi động, màn hình giao diện của Word bao gồm các thành phần chính như sau:

Thanh tiêu đề (Title bar): Chứa tên cửa sổ đang làm việc.

Quick Access Toolbar: Thanh công cụ giúp truy cập nhanh đến các tính năng thường dùng như

Save, Undo, Repeat,…

Thanh Ribbon: Gồm 3 thành phần chính:

Tab: Tổng cộng có 7 Tab xuất hiện phía trên cùng của thanh Ribbon.

Nhóm (Group): Mỗi Tab có một số Group có các tính năng liên quan tới nhau.

Lệnh (Command): Có thể là một nút lệnh, một hộp thoại để nhập thông tin hoặc một

menu.

- Dialog Box Launcher : Biểu tượng xuất hiện ở góc dưới phải của một số nhóm, nhấp nút này sẽ

mở hộp thoại tương ứng với các tính năng trong nhóm.

Thước tỷ lệ (Ruler): Dùng để xác định lề trái/phải hoặc đầu dòng và đặt để thước canh cột (Tab

Stop).

CÁC CHẾ ĐỘ MÀN HÌNH

1. Chọn Tab ViewDocument Views:

Draft: Chỉ hiển thị phần text (câu chữ) của văn bản. Hình ảnh, Header & Footer không hiển

thị ở chế độ này. Chế độ này cung cấp một góc nhìn đơn giản để đánh phần text giống như

thao tác với văn bản thường ngày.

Print Layout: Cung cấp một cái nhìn tổng thể về văn bản khi in ấn. Chế độ này hiển thị chính

xác những gì khi được in; Phần nội dung text của văn bản, hình ảnh, Header & Footer, ngắt

trang, văn bản được thể hiện theo từng trang.

Outline: Hiển thị văn bản dưới dạng có cấu trúc để người dùng có thể tổ chức lại cấu trúc của

văn bản.

Web Layout: Hiển thị văn bản dưới dạng những trang Web. Văn bản hiển thị ở chế độ này sẽ

tự động điều chỉnh để thể hiện trên toàn bộ cửa sổ của trang Web.

Ngoài 4 chế độ trên MS Word còn cung cấp chế độ xem văn bản trước khi in.

- Vào Office Button Print Print Preview: Để xem lại tổng quát các trang tài liệu trước khi in.

Ở chế độ này cho phép hiển thị nhiều trang cùng 1 lúc, cho phép phóng to, thu nhỏ độ lớn của văn

bản.

2. Chọn tỷ lệ hiển thị màn hình:

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 7

- Chọn Tab View Zoom Zoom Xác định tỷ lệ % cần hiển thị trong Percent OK. (Hoặc

có thể sử dụng thước Zoom ở góc phải bên dưới màn hình)

MỘT SỐ THAO TÁC VỀ TẬP TIN

1. Khái niệm về tập tin:

- Dữ liệu lưu vào đĩa theo từng đơn vị riêng biệt gọi là tập tin - Mỗi tập tin xác định bởi 1 tên theo

qui ước sau:

Tên tập tin có thể gồm có hai phần: <Tên chính>[.<Phần mở rộng>]

Tên chính là phần bắt buộc phải có, phần mở rộng có thể có hoặc không có.

Tên File có thể sử dụng tối đa 255 ký tự (kể cả khoảng trắng) và không được sử dụng các ký

tự đặc biệt sau:

*/ \ <> ? “ :

Ví dụ: QDUB_06-01-2005.DOCX; HDKT N01-02-2005.DOCX; …

2. Các lệnh về tập tin:

a. Lưu tập tin vào đĩa:

- Vào Office Button Save (Hoặc chọn ký hiệu Save trên thanh Quick Access Toolbar hoặc nhấn

Ctrl +S)

Xác định vị trí cần lưu

Xác định tên tập tin trong: File Name

Save

(Trong trường hợp tập tin đã được đặt tên thì lệnh sẽ cập nhật những thay đổi mà người sử dụng vừa

thực hiện)

b. Mở một cửa sổ tư liệu mới:

- Vào Office Button New Blank and recent chọn Blank Document Create. (Hoặc nhấn phím

CTRL+N)

c. Chọn tập tin (cửa sổ) làm việc hiện hành:

Chọn Tab View Window Switch Windows Click vào tên cửa sổ muốn chọn.

d. Đóng cửa sổ hiện hành:

Vào Office ButtonClose

e. Mở tập tin đã lưu trên đĩa:

Vào Office ButtonOpen (Hoặc nhấn Ctrl +O)

Xác định vị trí chứa tập tin cần mở.

Chọn tên tập tin cần mở Open.

f. Lưu tập tin đang mở với tên khác (thực chất là Copy tập tin đang mở):

Vào Office ButtonSave as.

Xác định vị trí và tên mới Save.

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 8

g. Thoát khỏi MS Word:

Vào Office ButtonExit Word. (Hoặc Click tại Close ở góc phải trên của màn hình)

CÁC THAO TÁC THƯỜNG SỬ DỤNG KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Chọn đoạn văn:

Cách 1: Drag Mouse quét từ đầu đến cuối đoạn văn.

Cách 2: Đặt con trỏ tại đầu đoạn văn, nhấn phím F8, click Mouse tới vị trí cuối đoạn văn bản.

2. Sao chép 1 đoạn văn:

Xác định (bôi đen) đoạn văn cần sao chép.

Vào Tab Home Copy (Hoặc nhấn Ctrl + C)

Đặt con trỏ tại vị trí cần sao chép tới.

Vào Tab Home Paste (Hoặc nhấn Ctrl + V)

3. Di chuyển 1 đoạn văn:

- Xác định (bôi đen) đoạn văn cần di chuyển.

- Vào Tab Home Cut (Hoặc nhấn Ctrl + X)

- Đặt con trỏ tại vị trí cần di chuyển tới.

- Vào Tab Home Paste (Hoặc nhấn Ctrl + V).

4. Xoá 1 đoạn văn:

- Chọn đoạn văn cần xoá.

- Nhấn phím Delete

5. Phục hồi thao tác trước đó:

Dùng ký hiệu Undo trên Quick Access Toolbar (Hoặc nhấn Ctrl + Z).

6. Tìm kiếm và thay thế dữ liệu

Chọn Tab HomeEditing Replace (Hoặc nhấn phím Ctrl – H)

Chuỗi tìm kiếm xác định trong: Find What

Chuỗi thay thế xác định trong: Replace With

Chọn Replace All để thay thế toàn bộ.

Close

7. Sử dụng ký hiệu Show/Hide:

Tại Tab Home trong ngăn Paragraph Click chuột tại ký hiệu ¶ Show/Hide sẽ cho hiển thị

những ký hiệu không được in ra văn bản (Non printing character) như: Xuống dòng, khoảng trống, Tab –

giúp người sử dụng có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

CĂN LỀ CHO ĐOẠN VĂN

- Xác định (bôi đen) đoạn văn

Chọn Tab Home Nhấp vào ký hiệu để mở hộp thoại Paragraph dialog box Indents and

Spacing

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 9

Mục General Alignment: Xác định kiểu canh lề (Trái, Phải, Giữa, Đều)

Mục Indentation: Chọn Left/Right: Khoảng cách từ lề trái hoặc lề phải đến cuối nội dung

văn bản.

Mục Spacing: Chọn Before/After: Xác định khoảng cách giữa đoạn văn đang chọn với đoạn

văn bên trên/hoặc đoạn văn bên dưới.

Chọn Line Spacing: Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.

OK.

Ghi chú: Có thể sử dụng các ký hiệu canh lề trên nhóm Paragraph

XÁC ĐỊNH KIỂU CHỮ TRONG WORD

Xác định (bôi đen) đoạn văn.

Dùng Home click chuột tại mũi tên ở góc phải dưới của ngăn Font

Các kiểu chữ chọn trong Font

Kích cỡ chữ: Size; Màu chữ: Font Color.

Kiểu gạch chân chữ: Underline style.

Dạng hiển thị chữ: Effects.

Superscript: Chữ dạng chỉ số trên (m2, m

3 - hoặc nhấn tổ hợp 3 phím Ctrl + Shift + dấu bằng)

Supcript: Chữ dạng chỉ số dưới (H2, O2 - hoặc nhấn tổ hợp 2 phím Ctrl + dấu bằng)

All Caps: Chữ hoa toàn bộ

( Hoặc có thể sử dụng các ký hiệu trên ngăn Font. Ví dụ: B (Bold) - Chữ đậm; I (Italic) - Chữ nghiêng);

U (Underline) - Chữ gạch chân)

Lưu ý:

+ Chọn OK: Chỉ có hiệu lực đối với đoạn văn vừa chọn.

+ Chọn Default: Mặc định cho tất cả các văn bản sẽ soạn thảo sau này.

THAY ĐỔI KIỂU CHỮ TRONG WORD

- Xác định (bôi đen) đoạn văn.

Vào Tab Home trong ngăn Font Click tại ký hiệu Change Case (Aa) Chọn các dạng:

Sentence case: Chữ hoa đầu câu

lowercase: chữ thường toàn bộ

UPPERCASE: CHỮ HOA TOÀN BỘ

Capitalize Each Word: Ký tự đầu của mỗi từ là chữ hoa.

tOGGLE cASE: Đổi chữ hoa thành chữ thường và ngược lại.

CHÈN CÁC KÝ HIỆU ĐẶC BIỆT VÀO VĂN BẢN

Tại vị trí cần chèn ký tự đặc biệt, chọn Tab Insert trong ngăn SymbolsSymbolMore Symbols…

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 10

Các ký hiệu đặc biệt chọn trong thư mục: Fonts

Click chọn ký hiệu cần chèn Insert

Close

ĐẶT ĐỂ CÁC KÝ HIỆU/ CON SỐ LIÊN TỤC TẠI ĐẦU ĐOẠN VĂN

- Chọn Tab HomeParagraph

Ký tự đặc biệt chọn trong: Bullets (Thay đổi dạng trình bày trong Define New Bullet…)

Con số chọn trong: Numbering (Thay đổi dạng trình bày trong Define New Number Format…)

OK

TẠO KHUNG VÀ LÀM NỀN BÓNG CHO TÀI LIỆU

Đánh dấu khối cần tạo khung và làm nền bóng.

Vào Tab Home Trong ngăn Paragraph Click tại mũi tên bên phải ký hiệu Borders Borders

and Shading

Kẻ khung: Chọn Borders

Chọn các đường cần vẽ từ Setting

Chọn kiểu đường vẽ trong Style, Màu đường kẻ trong Color.

Tạo bóng: Chọn Shading

Khung của trang: Chọn Page Border

OK.

CĂN LỀ CÁC BỘ PHẬN TRONG 1 ĐOẠN VĂN (THƯỚC TAB)

Xác định (bôi đen) đoạn văn cần đặt thước Tab.

Click trên thước tỷ lệ (Ruller) tại các vị trí phù hợp.

Chọn Tab Home (Hoặc Tab Page Layout)Paragraph Tabs… (Hoặc nhấp nhanh 2 lần tại

một vị trítrên thước Ruler)

Click chọn Tab cần định dạng.

Các kiểu thước Tab chọn trong: Leader; Kiểu căn lề Tab: Alignment

Set

Tiếp tục cho các Tab còn lại (nếu có)

OK.

Ghi chú:Nếu trên các đoạn văn có sử dụng các kiểu Tab đồng nhất thì xác định thước Tab trước khi

nhập liệu; Nếu các kiểu Tab không đồng nhất trên các đoạn văn thì xác định Tab sau khi nhập văn bản.

KỸ THUẬT CHIA CỘT (COLUMNS)

Nhấn Enter ở cuối đoạn văn trước khi chia cột

Đánh dấu nội dung cần chia cột

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 11

Chọn Tab Page Layout Page Setup Columns Chọn số cột phù hợp (Hoặc Click chọn More

Columns… để hiệu chỉnh thêm)

Xác định số cột trong mục: Number of Columns

Xác định đường kẻ dọc giữa các cột: Line between ( có đường kẻ; không có đường kẻ)

OK.

Nếu chia cột trước khi nhập tài liệu:

Nhấn Enter đưa con trỏ xuống một số dòng nhất định.

Thao tác còn lại như trên.

TẠO CHỮ HOA THẢ DÙ TẠI ĐẦU ĐOẠN VĂN (Drop Capital)

Đặt con trỏ tại vị trí đầu đoạn văn.

Chọn Tab Insert Text Drop Cap Drop Cap Options…

Kiểu Drop Cap chọn trong: Position

Số dòng rơi xuống trong: Lines to Drop

Kiểu chữ chọn trong: Font

Khoảng cách giữa văn bản với chữ Drop Cap: Distance from text

OK

Lưu ý: Nếu trong 1 đoạn văn có chia cột và có Drop Cap thì phải tiến hành chia cột trước, tạo Drop Cap

sau.

IN ẤN

Chọn Tab Page Layout Click chuột tại mũi tên ở góc phải dưới của ngăn Page Setup để định lại 1

số tham số

Margins: Biên lề: Left (lề trái); Right (lề phải); Top (biên trên); Bottom (biên dưới); Gutter

(lề ghim giấy); Gutter position (vị trí của lề ghim giấy)

Paper Size: Xác định khổ giấy in trong: Page Size; Hướng in Orientation: Landscape: In

ngang; Portrait: In dọc

Layout: Kiểu trình bày khi in, chọn:

OK: Thiết đặt trên có hiệu lực đối với văn bản hiện hành.

Default: Thiết đặt trên là mặc định cho tất cả các văn bản sau này.

Vào Office Button Click tại mũi tên bên phải PrintPrintPreview để xem tài liệu trước khi in.

Đặt con trỏ tại vị trí cần xem lại, nhấp chuột khi có biểu tượng dấu cộng (+) để phóng lớn;

hoặc nhấp chuột khi có biểu tượng dấu trừ (-) để thu nhỏ.

Khi đang phóng lớn, nếu có lỗi sai, click chuột bỏ chọn ô kiểm Magnifier và nhấp tại vị trí

cần điều chỉnh để sửa chữa.

Chọn Close Print Preview sau khi đã xem và chỉnh tài liệu.

Vào Office ButtonPrintPrint (Hoặc nhấn phím Ctrl+P) để thực hiện in.

Name: Chọn tên máy in (khi có từ 2 máy in trở lên hoặc có Fax Modem)

Xác định trong Page Range:

All: In toàn bộ tài liệu.

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 12

Current Page: In trang hiện hành (Tại trang con trỏ đang đứng)

Selection: In một đoạn văn đã được bôi đen trước.

Pages: In có lựa chọn (Nhập trang cần in, ví dụ: 1,3,5 hoặc 1-5)

Number of Copies: Xác định số bản in.

OK.

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 13

Chức năng: Là một phần mềm bảng tính.

Khởi động: Start All Programs Microsoft Office Microsoft Office Excel 2007 (Hoặc

nhấp nhanh 2 lần tại biểu tượng Microsoft Office Excel 2007 trên màn hình nền).

Các khái niệm:

Work Book: là một tập tin của Excel, trong mỗi Work Book chứa tối đa 255 Work Sheet.

Work Sheet: là một trang tính, khi khởi động mặc định sẽ có 3 Work Sheet.

Trong một Work Sheet có 1,048,576 dòng và 16,384 cột

Range: là một vùng tham chiếu

Cell: là 1 ô trong trang trang tính

Cách nhập và điều chỉnh dữ liệu

– Nhập dữ liệu: Nhập theo từng ô, dùng các phím điều khiển để đặt con trỏ tới ô cần nhập liệu.

– Sửa dữ liệu: Click tại vị trí cần sửa trên hàng Formula bar (khi con trỏ đang đứng tại ô cần

sửa). Sau khi sửa xong, nhấn Enter (Hoặc nhấn F2 sau đó tiến hành sửa đổi).

– Xoá dữ liệu: Xác định ô (hoặc khối) cần xoá Nhấm phím Delete.

Các thao tác lưu, mở đóng tương tự như chương trình Word

Các thao tác với Work Sheet

+ Chèn thêm Sheet (thực hiện trong các cách sau):

Click ký hiệu Insert Work Sheet

Nhấn phím Shift + F11

Nhấn phải tại 1 Sheet bất kỳ Insert

+ Đổi tên Sheet(thực hiện trong các cách sau):

Nhấp nhanh 2 lần tại tên Sheet cần đổi tên Nhập tên mới

Nhấn phải chuột tại Sheet cần đổi tên Rename Nhập tên mới

+ Xóa Sheet: Nhấn phải tại Sheet cần xóa Delete (Lưu ý: Không thể phục hồi Sheet đã bị xóa)

Các kiểu dữ liệu trong Excel:

– Kiểu số

– Kiểu chuỗi

– Kiểu ngày tháng

– Kiểu công thức

– Kiểu logic

Các phép toán trong Excel

- Bắt đầu bởi dấu =

- Gồm các phép toán + (cộng); - (trừ); * (nhân); / (chia) và các hàm số, các phép toán quan hệ, so sánh.

- Các phép toán so sánh bao gồm:

> Lớn hơn < Nhỏ hơn

>= Lớn hơn hoặc bằng <= Nhỏ hơn hoặc bằng

= Bằng <> Khác

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 14

Toán tử kết nối chuỗi: &

CÁC THAO TÁC VỀ ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH

1. Căn lề dữ liệu trong ô

Chọn Tab Home Click tại mũi tên ở góc phải dưới của ngăn Alignment:

- Text alignment: Chọn kiểu căn lề phù hợp (Hoặc sử dụng các ký hiệu canh lề trên ngăn

Alignment)

- TextControl:

+ Wrap Text: Cuốn chữ rơi xuống thành nhiều dòng trong 1 ô nếu độ rộng cột không đủ.

+ Merge cells: Gộp nhiều ô thành 1 ô (Hoặc sử dụng ký hiệu Merge & Center trên ngăn

Alignment)

+ Orientation: Hướng của dòng chữ trong ô.

2. Định dạng hiển thị dữ liệu dạng số:

- Xác định (bôi đen) khối cần định dạng số

- Chọn Tab Home Click tại mũi tên ở góc phải dưới của ngăn NumberNumber:

+ Number : Chọn kiểu số trình bày OK.

+ Custom Trong ô Type nhập kiểu số cần hiển thị. Ví dụ:

#,##0 “VND” : Kiểu tiền tệ - đơn vị tính là VND

#,##0.0 “USD” : Kiểu tiền tệ có 1 số lẻ - đơn vị tính là USD

dd/mm/yyyy: Kiểu ngày/tháng/năm

OK.

- Hoặc dùng một số ký hiệu định dạng trên ngăn Number của Tab Home:

+ Comma Style: Định dạng kiểu số tài chính (Cứ ba chữ số hàng nghìn phân cách bởi dấu phẩy,

và nếu số âm thì chuyển thành dạng (), số 0 (Zêro) chuyển thành dấu hyphen (-) )

+ $ Accounting Number Format : Định số kiểu tiền tệ.

+ % Percent Style : Định số kiểu phần trăm.

+ Increase decimal : Tăng chữ số thập phân.

+ Decrease decimal : Giảm chữ số thập phân.

- Hoặc có thể trở lại dạng ban đầu khi chưa định dạng: Chọn Tab Home Click chuột tại mũi tên

ở góc phải dưới của ngăn NumberNumberGeneral.

3. Vẽ khung cho bảng tính

- Xác định khối cần vẽ khung.

- Chọn Tab Home Click tại mũi tên ở góc phải dưới của ngăn Font Border (Hoặc ký hiệu

Border trên ngăn Font)

+ Các đường kẻ chọn trong Border

+ Kiểu đường kẻ chọn trong Style

+ Màu đường kẻ chọn trong ColorOK.

4. Tạo kiểu chữ và nền bóng ô

- Đánh dấu nội dung cần tạo kiểu chữ và nền bóng. Chọn Tab Home.

- Chọn màu chữ: Click tại ký hiệu Font Color

- Nền bóng ô: Click tại ký hiệu Fill Color.

HIỆU CHỈNH BẢNG TÍNH

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 15

a/ Chèn thêm dòng/cột:

- Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn thêm dòng/cột:

- Chọn Tab HomeCells Click tại mũi tên bên phải Insert… Chọn:

+ Insert Cells: Chèn thêm ô

+ Insert Sheet Rows: Chèn thêm dòng

+ Insert Sheet Columns: Chèn thêm cột

b/ Xoá dòng/cột:

- Xác định (bôi đen) dòng/cột cần xoá.

- Chọn Tab Home Cells Delete…

c/ Một số thao tác khi sử dụng bảng tính có kích cỡ lớn

- Để khoá lại các cột và các dòng dùng tham chiếu khi nhập liệu hoặc tính toán ta dùng lệnh cố định

tiêu đề.

- Đặt con trỏ tại dưới dòng và bên phải cột cần cố định.

- Chọn Tab ViewWindowFreeze Panes Freeze Panes.

- Chọn Tab ViewWindowFreeze Panes UnFreeze Panes để huỷ bỏ việc cố định.

d/ Tìm kiếm, thay thế dữ liệu

– Chọn khối dữ liệu cần tìm hoặc thay thế

– Chọn Tab Home Find & Select

+ Tìm kiếm: Chọn Find

+ Thay thế: Chọn Replace

ĐIỀU CHỈNH BẢNG TÍNH TRƯỚC KHI IN

- Chọn Tab Page Layout Click tại mũi tên ở góc phải dưới của ngăn Page Setup để định lại một số

tham số:

+ Page:

Orientation: Hướng in Portrait – In dọc; Landscape – In ngang.

Scaling: Adjust to …% normal size: Tỷ lệ in so với thực tế.

+ Margins: Lề trang in: Left (lề trái); Right (lề phải); Top (lề trên); Bottom (lề dưới)

+ Header/Footer: Tạo tiêu đề đầu trang và cuối trang khi thực hiện in Thay đổi dạng trình bày

trong Custom Header/Custom Footer.

+ Sheet:

Print Area: Chọn vùng cần in (có thể bôi đen vùng cần in, chọn ký hiệu Print Area

Set Print Area).

Rows to repeat at top: Lặp lại dòng tiêu đề ở đầu các trang.

Columns to repeat at left: Lặp lại cột tiêu đề ở bên trái các trang.

(Hoặc có thể sử dụng các ký hiệu trên Tab Page Layout).

+ Print Preview: để xem bảng tính trước khi in.

Click chọn Show Margins: bật các ký hiệu canh cột để có thể điều chỉnh độ rộng các

cột phù hợp với trang in.

Close Print Preview.

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 16

- Vào Office Button Print (Hoặc Ctrl-P) để thực hiện in.

Copies: Xác định số bản sẽ được in.

Entire WorkBook: In toàn bộ bảng tính.

Selection: In tờ bảng tính (Sheet) đã được chọn.

Print Range – In có lựa chọn: From … to … : Từ trang … đến trang …

OK.

SỬ DỤNG MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL

HÀM TÍNH TỔNG:

- Cú pháp:

= SUM(Các thành phần được liệt kê)

- Ví dụ:

= SUM(C2:10) Các ô kề nhau

= SUM(C2,E2,G2) Các ô không kề nhau

Hoặc có thể sử dụng ký hiệu (AutoSum) trong ngăn Editting của Tab Home.

CÁC HÀM VỀ CHUỖI

Trích chuỗi

- Cú pháp

=LEFT(Chuỗi,n): Trích ra n ký tự bên trái của chuỗi được chỉ định.

=RIGHT(Chuỗi,n): Trích ra n ký tự bên phải của chuỗi được chỉ định.

=MID(Chuỗi,m,n): Trích ra n ký tự kể từ vị trí thứ m của chuỗi được chỉ định.

=LEN(Chuỗi): Đếm số ký tự trong ô.

=VALUE(Chuỗi chữ số): Đổi một chuỗi chữ số thành con số thực

- Ví dụ:

=LEFT(“ABCD”,2) “AB”

=RIGHT(“ABCD”,2) “CD”

=MID(“ABCD”,2,2) “BC”

Lưu ý:

Nếu chuỗi con được trích ra là con số thì con số đó luôn tồn tại dưới dạng một chuỗi chữ số.

Ví dụ:

=RIGHT(“A0002”,1) “2”

=MID(“A20X”,2,2) “20”

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 17

=LEN(“ABCD”) 4

=VALUE(“12345”) 12345

CÁC HÀM VỀ SỐ

Hàm lấy phần nguyên của số thập phân:

- Cú pháp:

=INT( Số thập phân)

- Ví dụ: =INT(8.99) 8

=INT(9/4) 2

Hàm lấy phần dư của phép chia:

- Cú pháp:

=MOD( Số bị chia, Số chia)

- Ví dụ: =MOD(9,4) 1

HÀM LOGIC

Hàm điều kiện If()

- Cách dùng: Dùng để chọn ra một giá trị, khi có các yếu tố điều kiện thay đổi dẫn đến một yếu tố

kết quả khi thực hiện các phép toán.

- Cú pháp:

= IF( Biểu thức điều kiện, Giá trị 1, Giá trị 2)

- Ý nghĩa: Hàm nhận kết quả là Giá trị 1, nếu Biểu thức điều kiện thoả mãn, ngược lại (nếu Biểu

thức điều kiện không thoả mãn) hàm nhận Giá trị 2.

Ghi chú: Các giá trị chuỗi (Character) trong các công thức phải đặt trong cặp dấu nháy kép.

- Ví dụ: Đơn vị sản xuất A tính tiền thưởng theo ngày công (NC). Nếu ngày công của mỗi công

nhân viên thoả mãn điều kiện từ 25 ngày trở lên (NC>=25) thì tiền thưởng là 350000đ; Nếu ngày

công không thoả mãn điều kiện trên (NC<25) thì không có thưởng.

Giả sử bảng chấm công theo danh sách như sau:

A B C D

1 STT Họ và tên Ngày công Tiền thưởng

2 1 Nguyễn Văn A 26 =IF(C2>=25,350000,0)

3 2 Trần Văn B 25 =IF(C3>=25,350000,0)

4 3 Nguyễn Thị C 22 =IF(C4>=25,350000,0)

Hàm OR (Hoặc) ; AND (Và)

- Cách dùng: Kiểm tra đồng thời thoả mãn hoặc không đồng thời thoả mãn đủ từ 2 yếu tố điều

kiện trở lên. Hàm trả về 1 giá trị luận lý là TRUE hoặc FALSE (Đúng hoặc Sai). Các hàm này

thường giữ vai trò làm Biểu thức điều kiện của hàm IF.

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 18

- Cú pháp:

= OR( Biểu thức điều kiện 1,Biểu thức điều kiện 2,…)

= AND( Biểu thức điều kiện 1,Biểu thức điều kiện 2,…)

- Ý nghĩa:

Hàm OR cho Kết quả đúng nếu 1 trong các biểu thức điều kiện đúng.

Hàm AND cho Kết quả đúng nếu tất cả các biểu thức điều kiện đúng.

Ta suy ra:

Hàm OR cho Kết quả sai khitất cả các biểu thức điều kiện sai.

Hàm AND cho Kết quả sai khi1 trong các biểu thức điều kiện sai.

HÀM THỐNG KÊ

Hàm tính giá trị số lớn nhất:

- Cú pháp:

=MAX( Dãy liệt kê)

Hàm tính giá trị số nhỏ nhất:

- Cú pháp:

=MIN( Dãy liệt kê)

Hàm tính giá trị số trung bình:

- Cú pháp:

=AVERAGE( Dãy liệt kê)

- Ví dụ:

=MAX(3,4,5) 5

=MIN(3,4,5) 3

=AVERAGE(3,4,5) 4

Hàm đếm số phần tử khác trống:

- Cú pháp:

=COUNTA( Các thành phần được liệt kê)

- Ví dụ: =COUNTA(2, “A”, 3, 1, “XYZ”) 5

Hàm đếm số phần tử kiểu số:

- Cú pháp:

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 19

=COUNT(Các thành phần được liệt kê)

- Ví dụ: = COUNT(“A”,9,4,”ABC”) 2

Hàm đếm theo điều kiện đơn

- Cú pháp:

=COUNTIF( Khối dữ liệu, Điều kiện)

Lưu ý: Khối dữ liệu không xác định dòng tiêu đề.

Hàm tính tổng theo điều kiện đơn

- Cú pháp:

=SUMIF( Cột chứa điều kiện, Điều kiện, Cột tính tổng)

Lưu ý: Cột chứa điều kiện và Cột tính tổng không xác định dòng tiêu đề.

Hàm làm tròn số:

- Cú pháp:

=ROUND(Số thập phân,n)

Công dụng: Làm tròn số đến n vị trí chỉ định từ dấu chấm thập phân.

- Ví dụ:

=ROUND(9.55,1) 9.6

=ROUND(1263.654,-2) 1300

NHÓM HÀM XỬ LÝ NGÀY GIỜ

Hàm DATE(): Trả về các số thể hiện một ngày cụ thể nào đó.

Cú pháp:

=DATE(Year, Month, Day)

Ví dụ: = DATE(2012,04,30) 30/04/2012

Hàm DAY(): Tính giá trị ngày trong biểu thức (hoặc ô) dạng ngày tháng

- Cú pháp:

=DAY(Biểu thức dạng ngày tháng)

- Ví dụ: =DAY( “10/01/2015”) 10

Hàm MONTH(): Tính giá trị tháng trong biểu thức (hoặc ô) dạng ngày tháng

- Cú pháp:

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 20

=MONTH(Biểu thức dạng ngày tháng)

- Ví dụ: =MONTH( “10/01/2015”) 1

Hàm YEAR(): Tính giá trị năm trong biểu thức (hoặc ô) dạng ngày tháng

- Cú pháp:

=YEAR(Biểu thức dạng ngày tháng)

- Ví dụ: =YEAR( “10/01/2015”) 2015

Hàm TODAY(): Trả về ngày hiện tại theo hệ thống máy tính

- Cú pháp:

= TODAY()

- Hàm TODAY() không có tham biến

- Ví dụ: = TODAY()

Hàm NOW(): Trả về ngày và giờ hiện tại theo hệ thống máy tính

- Cú pháp:

= NOW()

- Hàm NOW() không có tham biến

- Ví dụ: =NOW()

Hàm HOUR(): Tính giá trị giờ trong biểu thức dạng giờ phút

- Cú pháp:

=HOUR(Biểu thức dạng giờ phút)

- Ví dụ: =HOUR( “10:26:05”) 10

Hàm MINUTE(): Tính giá trị phút trong biểu thức dạng giờ phút

- Cú pháp:

=MINUTE(Biểu thức dạng giờ phút)

- Ví dụ: =MINUTE( “10:26:05”) 26

Hàm SECOND():Trả về phần giây của giá trị thời gian

- Cú pháp:

= SECOND(Giá trị thời gian)

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 21

- Trong đó : Giá trị thời gian là giá trị muốn trả về phần giây. Giây được trả về dưới dạng số

nguyên trong khoảng từ 0-59

- Ví dụ: =SECOND( “10:26:05”) 5

NHÓM HÀM THAM CHIẾU VÀ DÒ TÌM

Hàm HLOOKUP() và VLOOKUP()

- Sử dụng khi có từ 2 bảng trở lên có mối quan hệ với nhau, dữ liệu của bảng thứ hai

(thường gọi là bảng phụ) dùng để tham chiếu cho việc tính toán trong bảng thứ nhất (bảng

chính).

- Phụ thuộc vào Giá trị so khớp của bảng phụ được sắp xếp trên 1 dòng hay sắp xếp trên 1 cột

để sử dụng hàm dò tìm theo dòng hoặc hàm dò tìm theo cột.

Cú pháp hàm dò tìm theo dòng:

=HLOOKUP(Giá trị tìm, Bảng dò tìm, Thứ tự dòng kết quả, Cách thức dò tìm)

Cú pháp hàm dò tìm theo cột:

=VLOOKUP(Giá trị tìm, Bảng dò tìm, Thứ tự cột kết quả, Cách thức dò tìm)

- Quy ước:

+ Dòng/cột đầu tiên của bảng dò tìm có thứ tự vật lý là 1.

+ Cách thức dò tìm nhận giá trị là 0 (hoặc FALSE) nếu bảng dò tìm chưa sắp xếp, và nhận

giá trị là 1 (hoặc TRUE hoặc không cần viết ra) nếu bảng dò tìm đã sắp xếp.

+ Để Copy công thức, bảng dò tìm luôn phải cố định.

THAO TÁC SẮP XẾP DỮ LIỆU

- Xác định nội dung cần sắp xếp (bôi đen bảng tính không gồm tiêu đề).

- Chọn Tab Data Sort

+ Chọn cột tiêu thức cần sắp xếp chính trong Sort by

+ Chọn kiểu sắp xếp trong Order:

Smallest to Largest: Tăng dần

Largest to Smallest: Giảm dần

Nếu sắp xếp từ 2 cột trở lên: Click AddLevel Chọn cột tiêu thức cần sắp xếp tiếp theo trong

Then by,…

OK.

(Hoặc có thể sử dụng ký hiệu Sort A to Z hoặc Sort Z to A trong Tab Data)

Giáo trình ôn thi Viên chức Giáo viên Môn Tin học

Trang 22

Lưu ý:Khi thực hiện sắp xếp theo dòng, sau khi theo 2 thao tác đầu tiên như trên Chọn Options

Chọn mục Sort Left to Right OK và tiếp tục thao tác còn lại như trên.