151
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ MỸ AN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG HOẠT CHẤT LASER MÀU HỮU CƠ PHA TẠP HẠT NANO VÀNG DÙNG CHO LASER PHẢN HỒI PHÂN BỐ PHÁT XUNG NGẮN LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ HÀ NỘI - 2019

gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26660.pdf · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

NGUYỄN THỊ MỸ AN

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG HOẠT CHẤT LASER MÀU

HỮU CƠ PHA TẠP HẠT NANO VÀNG DÙNG CHO

LASER PHẢN HỒI PHÂN BỐ PHÁT XUNG NGẮN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ

HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

NGUYỄN THỊ MỸ AN

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG HOẠT CHẤT LASER MÀU

HỮU CƠ PHA TẠP HẠT NANO VÀNG DÙNG CHO

LASER PHẢN HỒI PHÂN BỐ PHÁT XUNG NGẮN

Chuyên ngành: Quang học

Mã số: 9440110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1: PGS.TS. Đỗ Quang Hòa

2: TS. Nghiêm Thị Hà Liên

HÀ NỘI - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu trong luận án tiến sỹ: “Nghiên cứu phát

xung laser ngắn sử dụng môi trường hoạt chất laser màu hữu cơ pha tạp nano kim

loại” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Quang Hòa và TS. Nghiêm Thị Hà Liên là

của riêng tôi. Đó là các kết quả mới, trung thực, không trùng lặp với bất kỳ luận án

hay công trình nào đã được công bố. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được

trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Mỹ An

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn và tình cảm sâu sắc tới

thầy hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Quang Hòa và TS. Nghiêm Thị Hà Liên, người đã dành

tình yêu thương của một người cha, một người chị để định hướng, dạy bảo và tạo mọi

điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Hồng Nhung và các em phòng

NanoBioPhotonics, Viện Vật lý đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên

cứu tại phòng.

Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Đại Hưng và các thầy/cô, các

anh/chị/em Viện Vật lý đã khuyến khích tôi trong quá trình làm nghiên cứu tại Viện.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, Bộ phận Đào

tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

Quốc gia, các đồng nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong công việc khi tôi đi học.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất tới những người thân yêu trong

gia đình đã luôn quan tâm, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018

Nguyễn Thị Mỹ An

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN..................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ............................................................... x

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LASER MÀU, CHẤT MÀU LASER, .................. 7

HẠT NANO VÀNG ................................................................................................... 7

1.1. Laser màu ............................................................................................................. 7

1.1.1. Môi trường hoạt chất cho laser màu.................................................................. 7

1.1.1.1. Cấu trúc hóa học phân tử màu hữu cơ ........................................................... 7

1.1.1.2. Tính chất của các chất màu laser hữu cơ ..................................................... 10

1.1.1.3. Quang phổ của chất màu .............................................................................. 12

1.1.2. Chất màu DCM ............................................................................................... 15

1.1.2.1. Cấu trúc hóa học của phân tử màu DCM ..................................................... 15

1.1.2.2. Đặc trưng quang của chất màu DCM ........................................................... 19

1.1.2.3. Đánh giá ưu nhược điểm của DCM ............................................................. 20

1.2. Tính chất quang của vật liệu nano kim loại, nano vàng ..................................... 21

1.2.1. Cộng hưởng plasmon bề mặt .......................................................................... 21

1.2.2. Các đặc trưng quang học của nano vàng ......................................................... 22

1.2.3. Truyền năng lượng giữa các phân tử màu hữu cơ với các hạt nano kim loại . 27

1.2.4. Ứng dụng của nano vàng trong laser xung ngắn ............................................. 29

1.2.4.1 Hiệu ứng Q-switch của nano vàng dạng cầu ................................................. 30

1.2.4.2. Hiệu ứng khóa mode thụ động bằng GNPs .................................................. 30

1.2.4.3. Cấu hình nanolaser do hiệu ứng cộng hưởng dãy GNPs ............................. 31

1.3. Laser màu xung ngắn ......................................................................................... 32

1.3.1. Cơ chế hoạt động của laser màu ..................................................................... 32

iv

1.3.2. Một số cấu hình laser màu phát xung picô-giây ............................................. 35

1.3.2.1. Phát xung picô-giây bằng hiệu ứng dập tắt .................................................. 35

1.3.2.2. Phát xung picô-giây bằng kỹ thuật chọn lọc thời gian – phổ ....................... 36

1.3.2.3. Phát các xung ngắn bằng kỹ thuật khóa mode va chạm xung ..................... 38

1.3.3. Laser màu phản hồi phân bố ........................................................................... 39

1.3.3.1. Phản xạ Bragg .............................................................................................. 39

1.3.3.2. Nguyên lý hoạt động của laser phản hồi phân bố ........................................ 42

1.3.3.3. Các đặc điểm của laser DFDL ..................................................................... 43

Kết luận chương I ...................................................................................................... 45

CHƯƠNG 2: CHẾ TẠO MÔI TRƯỜNG HOẠT CHẤT CHO LASER MÀU ....... 46

2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị sử dụng ................................................................... 46

2.1.1. Nguyên vật liệu ............................................................................................... 46

2.1.2. Thiết bị sử dụng ............................................................................................. 47

2.1.3. Chế tạo nano vàng và gắn kết HS-PEG-COOH .............................................. 47

2.1.4. Chuyển đổi môi trường của hạt nano vàng ..................................................... 49

2.2. Môi trường hoạt chất dạng lỏng cho laser màu .................................................. 51

2.2.1. Chuẩn bị dung dịch DCM ............................................................................... 51

2.2.2. Môi trường chất màu dạng lỏng pha tạp hạt nano vàng (DCM/GNPs) .......... 52

2.3. Chế tạo môi trường hoạt chất laser màu dạng rắn pha tạp hạt nano vàng

(DCM/GNPs/PMMA) ............................................................................................... 53

2.3.1. Môi trường laser màu trên nền PMMA ........................................................... 54

2.3.2. Khuôn dùng cho chế tạo mẫu. ......................................................................... 55

2.3.3. Chế tạo môi trường hoạt chất pha tạp dạng rắn .............................................. 56

2.2.3.1. Chế tạo môi trường hoạt chất DCM/PMMA ............................................... 56

2.2.3.2. Chế tạo mẫu PMMA/DCM pha tạp nano vàng ............................................ 61

2.4. Các thông số của mẫu cần xác định và kỹ thuật sử dụng.................................. 62

2.4.1. Phép đo phổ hấp thụ ........................................................................................ 62

2.4.2. Phép đo phổ huỳnh quang ............................................................................... 63

2.4.3. Phép đo thời gian sống huỳnh quang .............................................................. 64

v

2.4.4. Kỹ thuật tự tương quan đo độ rộng xung laser ............................................... 65

2.4.5. Đo kích thước, hình dạng của nano vàng bằng TEM ..................................... 65

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG HOẠT CHẤT PHÂN TỬ MÀU PHA

TẠP HẠT NANO VÀNG ......................................................................................... 67

3.1.1. Chuẩn bị mẫu .................................................................................................. 68

3.1.2. Đặc trưng quang của DCM trong môi trường lỏng và rắn .............................. 69

3.1.2.1. Phổ hấp thụ của chất màu DCM trong dung dịch ethanol và MMA ........... 69

3.1.2.2. Phổ hấp thụ của chất màu DCM trong nền PMMA ..................................... 71

3.1.3. Phổ hấp thụ và huỳnh quang của phân tử DCM pha tạp GNPs trong dung dịch

ethanol (DCM/GNPs/ethanol) ................................................................................... 72

3.1.4. Tính chất quang của DCM pha tạp GNPs trong nền PMMA ......................... 74

3.1.4.1. Phổ hấp thụ của DCM/GNPs trong PMMA................................................. 74

3.1.4.2. Huỳnh quang chất màu DCM/GNPs trong PMMA ..................................... 75

3.1.5. Thời gian sống huỳnh quang của phân tử DCM pha tạp GNPs ...................... 77

3.2. Sự ảnh hưởng của hiệu ứng biến đổi nhiệt cục bộ do ảnh hưởng của GNPs lên

phân tử DCM ............................................................................................................. 79

3.2.1. Sự biến đổi nhiệt do hiệu ứng plasmon của GNPs ......................................... 79

3.2.2. Sự suy giảm huỳnh quang của DCM/GNPs/PMMA ...................................... 80

3.2.3. Sự suy giảm cường độ bức xạ laser màu......................................................... 82

Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 83

CHƯƠNG 4. LASER MÀU PHẢN HỒI PHÂN BỐ (DFDL) SỬ DỤNG MÔI

TRƯỜNG HOẠT CHẤT MÀU RẮN PHA TẠP NANO VÀNG ........................... 84

4.1. Nghiên cứu lý thuyết về laser màu rắn DFDL ................................................... 85

4.1.1. Hệ phương trình tốc độ hai thành phần ........................................................... 85

4.1.2. Ảnh hưởng của tốc độ bơm ............................................................................. 90

4.1.4. Độ rộng xung laser .......................................................................................... 95

4.1.5. Ảnh hưởng của thể tích hoạt chất.................................................................... 96

4.2. Laser màu phản hồi phân bố điều chỉnh bước sóng (DFDL) ............................. 97

4.2.1. Cấu hình DFDL thực nghiệm .......................................................................... 97

vi

4.2.1.1. Bộ dao động DFDL ...................................................................................... 97

4.2.1.2. Bộ khuếch đại ............................................................................................. 100

4.2.2. Cấu hình điều chỉnh bước sóng ..................................................................... 101

4.2.3. Một số kết quả đo thực nghiệm ..................................................................... 102

4.2.3.1. Độ rộng xung .............................................................................................. 103

4.2.3.2. Khảo sát sự biến thiên cường độ laser theo nồng độ GNPs ....................... 105

4.2.3.3. Khoảng điều chỉnh bước sóng .................................................................... 106

Kết luận chương 4 ................................................................................................... 107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 109

1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 109

2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 110

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ....................................................... 111

PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 125

PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. 131

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Kí hiệu Tên Tiếng Anh Tên tiếng Việt

DCM 4-(Dicyanomethylene)-2-methyl-

6-(4-dimethylaminostyryl)-4H-

pyran

4-(Dicyanomethylene)-2-methyl-

6-(4-dimethylaminostyryl)-4H-

pyran

MMA Methyl methacrylate Methyl methacrylate

PMMA Poly methyl methacrylate Poly methyl methacrylate

D Donor Chất cho

A Acceptor Chất nhận

GNPs Gold-Nanoparticles Các hạt nano vàng

SP Surface plasmon Plasmon bề mặt

SPR Surface plassmon resonance Cộng hưởng plasmon bề mặt

Q-switch Q-switch Biến điệu độ phẩm chất

STS Specto–Temporal–Selection Chọn lọc thời gian phổ

EDFL Erbium-doped Fiber Laser Laser quang sợi erbium

BCH Buồng cộng hưởng

DFB Distributed feedback Phản hồi phân bố

DFDL Distributed feedback dye laser Laser màu phản hồi phân bố

NPs Nanoparticles Các hạt nano

DMSO Dimethyl sulfoxide Dimethyl sulfoxide

BP Benzoyl Peroxide Benzoyl peroxide

AIBN Azo-bis-isobutyrolnitril Azo-bis-isobutyrolnitril

TCSPC Time-correlated single photon

counting

Đếm đơn photon tương quan

thời gian

TEM Transmission electron

microscopy

Kính hiển vi điện tử truyền qua

SEM Scanning Elcetronic Microscopy Kính hiển vi điện tử quét

SET Surface energy transfer Sự truyền năng lượng bề mặt

FRET Foster Resonant Energy Transfer Truyền năng lượng cộng hưởng

Foster

viii

ESU Electrostatic unit of charge Đơn vị đo điện động

RhB Rhodamine B Rhodamine B

Rh6G Rhodamine 6G Rhodamine 6G

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nồng độ chất màu DCM trong dung dịch ethanol. .................................. 51

Bảng 2.2: Nồng độ chất màu DCM trong dung dịch MMA. .................................... 51

Bảng 2.3: Nồng độ chất màu DCM và GNPs trong dung dịch ethanol. ................... 52

Bảng 2.4: Nồng độ chất màu DCM và GNPs trong dung dịch MMA. ..................... 52

Bảng 2.5: Vật liệu và hàm lượng tương ứng chế tạo mẫu trắng. .............................. 57

Bảng 2.6: Vật liệu và hàm lượng tương ứng chế tạo mẫu màu DCM. ..................... 60

Bảng 2.7: Bảng tỉ lệ các chất chế tạo mẫu màu với nồng độ DCM 10-3 M. ............. 62

Bảng 2.8: Bảng tỉ lệ các chất chế tạo mẫu màu với nồng độ DCM 10-4 M. ............. 62

Bảng 4.1: Các thông số trong mô hình tính toán ...................................................... 89

Bảng 4.2: Các thông số của hệ DFDL sử dụng trong thí nghiệm. ............................ 99

x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của RhB và Rh 6G. ......................................................... 8

Hình 1.2: Hai dạng đồng hình cơ bản của chất màu Coumarin. ................................. 8

Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của Pyrromethene. .......................................................... 9

Hình 1.4: Họ chất màu mới ....................................................................................... 10

Hình 1.5: Giản đồ năng lượng của chất màu hữu cơ ................................................ 11

Hình 1.6: Phổ phát quang của các chất màu hữu cơ. ................................................ 13

Hình 1.7: Cấu trúc hóa học của phân tử DCM .......................................................... 16

Hình 1.8: Sự truyền điện tích cảm ứng nội phân tử cho - nhận. ............................... 16

Hình 1.9: Quỹ đạo điện tử π của nhóm butadiene trong phân tử DCM. ................... 17

Hình 1.10: Mô hình mức năng lượng của một hạt trong quỹ đạo phân tử có liên kết

cho/nhận. ................................................................................................................... 18

Hình 1.11: Ảnh hưởng của góc tương đối giữa các quỹ đạo p lên dạng quỹ đạo π của

phân tử. ...................................................................................................................... 18

Hình 1.12: Quá trình quang đồng phân của DCM khả dĩ nếu nó hấp thụ một photon

phù hợp với năng lượng của khe năng lượng π → π *. ............................................. 19

Hình 1.13: Phổ hấp thụ và huỳnh quang của DCM trong dung môi ethanol ............ 20

Hình 1.14: Sự dao động cộng hưởng của các hạt nano kim loại dưới tác dụng của ánh

sáng kích thích. .......................................................................................................... 21

Hình 1.15: Phổ hấp thụ cộng hướng plasmon bề mặt của các hạt nano vàng cầu có

kích thước khác nhau. ............................................................................................... 22

Hình 1.16: Tính toán lý thuyết phổ hấp thụ, tán xạ và dập tắt của các hạt nano vàng

với các kích thước khác nhau. ................................................................................... 24

Hình 1.17: Phân cực của ánh sáng tới theo phương song song và vuông góc với trục

quang hình. ................................................................................................................ 25

Hình 1.18: Hiệu suất hấp thụ , tán xạ , và dập tắt của thanh nano vàng.

................................................................................................................................... 26

Hình 1.19: Ảnh hưởng của nồng độ nano vàng có kích thước ................................. 29

absQ scaQ extQ

xi

Hình 1.20: Công suất ra của laser khóa mode EDFL như một hàm của công suất bơm

. .................................................................................................................................. 31

Hình 1.21: Sơ đồ laser “cung” plasmon.. .................................................................. 32

Hình 1.22: Sơ đồ laser màu với hai mức năng lượng rộng. ...................................... 33

Hình 1.23: Cấu hình buồng cộng hưởng dập tắt ....................................................... 36

Hình 1.24: Tiến trình phổ trong phát xạ laser màu của PM567/polymer BCH ........ 37

Hình 1.25: Sơ đồ nguyên lý phát xung laser cực ngắn kỹ thuật hấp thụ bão hòa va

chạm xung ................................................................................................................. 38

Hình 1.26: Cách tử Bragg có N gương bán phản xạ song song. ............................... 40

Hình 1.27: (a) Sơ đồ sóng phản xạ từ cấu trúc chu kỳ Bragg và (b) Bước sóng laser

thay đổi theo chu kỳ. ................................................................................................. 41

Hình 1.28: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của laser màu DFDL. .................................. 42

Hình 2.1: Sơ đồ chế tạo hạt keo vàng bằng phương pháp Turkevich. ...................... 47

Hình 2.2: Công thức phân tử của HS-PEG-COOH................................................... 48

Hình 2.3: Hình minh họa việc bọc hạt nano vàng bằng phân tử HS-PEG-COOH. .. 49

Hình 2.4: Ảnh TEM các hạt nano Au@PEG-COOH. .............................................. 49

Hình 2.5: Sơ đồ phân tán hạt nano vàng trong MMA. .............................................. 50

Hình 2.6: Khuôn sử dụng trong chế tạo các môi trường hoạt chất rắn. .................... 56

Hình 2.7: Mẫu đo huỳnh quang hấp thụ sử dụng xúc tác BP. ................................... 57

Hình 2.8: Mẫu đo huỳnh quang hấp thụ sử dụng xúc tác AIBN. .............................. 57

Hình 2.9: Sơ đồ chế tạo môi trường hoạt chất PMMA. ............................................ 59

Hình 2.10: Môi trường hoạt chất DCM phân tán trong PMMA. .............................. 61

Hình 2.11: Sơ đồ hệ đo phổ hấp thụ UV-VIS-NIR. .................................................. 63

Hình 2.12: Sơ đồ khối của phép đo quang huỳnh quang. ......................................... 63

Hình 2.13: Cấu hình của một máy phổ kế huỳnh quang Carry Eclipse. ................... 64

Hình 2.14: Sơ đồ tổng quát của hệ TCSPC. .............................................................. 64

Hình 2.15: Hệ đo tự tương quan cường độ. .............................................................. 65

Hình 2.16: Kính hiển vi điện tử truyền qua JEOL-1011. .......................................... 65

Hình 3.1: Phổ hấp thụ của DCM trong ethanol và trong MMA. .............................. 69

xii

Hình 3.2: Phổ huỳnh quang của DCM trong dung dịch MMA. ............................... 70

Hình 3.3: Phổ hấp thụ của DCM trong nền PMMA. ................................................ 71

Hình 3.4: Phổ huỳnh quang của DCM trong nền rắn PMMA xúc tác AIBN. .......... 72

Hình 3.5: Phổ hấp thụ của DCM và GNPs trong dung dịch ethanol. ....................... 73

Hình 3.6: Phổ huỳnh quang của DCM/GNPs trong dung dịch ethanol. ................... 74

Hình 3.7: Phổ hấp thụ của môi trường hoạt chất DCM/GNPs/PMMA. ................... 75

Hình 3.8: Huỳnh quang của DCM/GNPs trong nền PMMA kích thích tại bước sóng

472 nm. ...................................................................................................................... 76

Hình 3.9: Phổ huỳnh quang của DCM/GNPs trong nền PMMA kích thích tại bước

sóng 532 nm. ............................................................................................................. 77

Hình 3.10: Thời gian sống huỳnh quang của DCM pha tạp các loại GNPs khác nhau

trong dung dịch. ........................................................................................................ 78

Hình 3.11: Thời gian sống huỳnh quang của DCM/GNPs trong nền PMMA. ......... 78

Hình 3.12: Phổ hấp thụ, huỳnh quang của DCM và phổ hấp thụ cộng hưởng plasmon

bề mặt của GNPs 16nm. ............................................................................................ 80

Hình 3.13: Sự suy giảm cường độ huỳnh quang theo thời gian của môi trường hoạt

chất DCM/GNPs/PMMA tại nhiệt độ phòng và được làm lạnh ............................... 81

Hình 3.14: Phân bố của GNPs và phân tử DCM trong môi trường hoạt chất. ......... 82

Hình 3.15: Sự suy giảm cường độ laser DFDL......................................................... 83

Hình 4.1: Sơ đồ các mức năng lượng hoạt động laser pha tạp GNPs ....................... 86

Hình 4.2: Tiến trình phổ DFDL khi thay đổi tốc độ bơm. ........................................ 91

Hình 4.3: Tiến trình phổ bức xạ laser khi thay đổi nồng độ GNPs tại mức bơm cao trên

ngưỡng 2 lần. ............................................................................................................. 93

Hình 4.4: Sự ảnh hưởng của nồng độ GNPs lên bức xạ laser với tỷ số bơm trên ngưỡng

2 lần ........................................................................................................................... 93

Hình 4.5: Thông lượng của các xung trong quá trình bức xạ của DFDL ................. 94

Hình 4.6: Đặc tính thời gian của bức xạ laser DCM tại bước sóng 640 nm khi thay

đổi nồng độ GNPs. .................................................................................................... 95

xiii

Hình 4.7: Kết quả tính độ bán rộng xung theo độ dài thể tích hoạt động của DFDL tại

bước sóng 640 nm, tỷ số bơm1,2 lần trên ngưỡng. ................................................... 97

Hình 4.8: Sơ đồ hệ laser màu phản hồi phân bố ...................................................... 99

Hình 4.9: a) Sơ đồ khối hệ điều chỉnh bước sóng; b) giao diện điều khiển hệ DFDL

................................................................................................................................. 101

Hình 4.10: Vết tự tương quan cường độ của xung laser. ........................................ 104

Hình 4.11: Độ bán rộng xung laser tại các bước sóng khác nhau đo bằng kỹ thuật tự

tương quan cường độ. .............................................................................................. 105

Hình 4.12: Cường độ đỉnh của bức xạ laser DCM tại bước sóng 626 nm khi thay đổi

nồng độ GNPs. ........................................................................................................ 105

Hình 4.13: Dải điều chỉnh bước sóng laser sử dụng phân tử màu DCM pha tạp GNPs

................................................................................................................................. 107

1

MỞ ĐẦU

Ngày nay, các laser phát xung ngắn có độ rộng xung trong khoảng picô-giây

(10-12 s) đến femtô-giây (10-15 s) đã trở thành các công cụ không thể thiếu tại các phòng

thí nghiệm trong và ngoài nước. Laser xung ngắn cho phép ta có thể quan sát được diễn

biến của các quá trình vật lý, phản ứng hóa học, diễn biến sinh học [1]. Mặc dù vậy,

các nghiên cứu phát triển môi trường hoạt chất có khả năng hoạt động laser vẫn đang

là một chủ đề hấp dẫn đối với các phòng thí nghiệm quang học và quang tử.

Trong hơn một thập kỷ gần đây, các thành tựu nghiên cứu vật liệu có cấu trúc

nano đã đặt nền móng cho một loạt các ứng dụng trong khoa học và đời sống. Mặc dù

một số tính chất đặc biệt của vật liệu nano đã được khảo sát nhưng việc tìm hiểu sâu

về tính chất vật lý, hóa học của vật liệu mới này vẫn đang lôi cuốn nhiều ngành khoa

học. Người ta thấy rằng khi kích thước của các vật liệu kim loại giảm xuống dưới quãng

đường tự do trung bình của điện tử tự do sẽ gây ra một hấp thụ mạnh từ vùng nhìn thấy

đến vùng hồng ngoại gần. Sự dao động tập thể của các điện tử tự do trên bề mặt của

các hạt nano kim loại dưới tác động của bức xạ điện từ được gọi là hiện tượng cộng

hưởng plasmon bề mặt [2]. Do đó, khi được kích thích bằng ánh sáng tử ngoại hoặc

nhìn thấy, các cấu trúc nano kim loại thể hiện một số hiện tượng hấp dẫn bao gồm: phát

quang, quang phi tuyến và tăng cường tán xạ Raman [3]. Hiệu ứng plasmon trong các

cấu trúc nano kim loại cho phép giải thích các hiện tượng liên quan đến sự giam giữ

ánh sáng ở thang nano-mét. Trong số các vật liệu nano đã được biết đến, các đặc tính

của hạt nano vàng có kích thước khác nhau đã và đang là đối tượng hấp dẫn đặc biệt

tại nhiều phòng thí nghiệm bởi vì: (1) khả năng dễ dàng tổng hợp bằng phương pháp

hóa học hoặc vật lý; (2) hoạt tính bề mặt cao; (3) có thể kiểm soát được kích thước hạt

và có thể chế tạo được các hạt này với kích thước có đường kính từ 1-100 nm sai lệch

trong khoảng ± 10 %; (4) có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu; (5)

phổ hấp thụ và tán xạ của vật liệu nano vàng nằm trong vùng khả kiến rất thuận lợi cho

nghiên cứu.

2

Hiệu ứng truyền năng lượng giữa vật liệu kim loại có cấu trúc nano và các

phân tử màu, do hấp thụ cộng hưởng plasmon bề mặt làm biến điệu và méo dạng

trường quang học tại các vị trí gần với bề mặt vật liệu có kích thước cỡ nano-mét là

vấn đề then chốt trong lĩnh vực quang học nano [2]. Các hạt nano kim loại đã hấp dẫn

nhiều nghiên cứu bởi những đặc tính quang học đặc biệt của nó. Các mô hình nói

chung đều dựa trên sự lan truyền sóng tại mặt phân cách và sự phù hợp véc tơ sóng

giữa bức xạ huỳnh quang của chất phát quang và các plasmon của bề mặt kim loại.

Mặc dù cộng hưởng plasmon bề mặt có thể đạt được theo cách truyền năng lượng

lưỡng cực – lưỡng cực điện đã mô tả ở trên, nhưng hiện tượng này cũng được mô tả

bằng tương tác điện trường. Nếu một điện trường tới một bề mặt điện môi (E0), điện

trường bên trong vật liệu (E) là tích của hằng số điện môi () của vật liệu với điện

trường tới. Chú ý rằng hằng số điện môi của vật liệu và chiết suất liên quan đến nhau

theo biểu thức n = . Tuy nhiên, trong trường hợp môi trường là kim loại thì hằng

số điện môi là một số phức. Sự khác biệt này về hằng số quang học xảy ra bởi các

điện tử trong vật liệu cách điện là liên kết với hạt nhân hoặc được chia sẻ trong dải

hóa trị giữa các nguyên tử trong khi đó vật liệu kim loại có các điện tử tự do hoặc là

không liên kết có thể phản ứng với trường tới. Các hiệu ứng này gây nên sự tán xạ

cộng hưởng của điện trường tới trên bề mặt các hạt nano kim loại (tán xạ Mie). Do

đó, sự tương tác giữa các hạt nano kim loại với các tâm màu hữu cơ khi có tác động

của điện trường quang học có thể xảy ra ở khoảng cách khá xa và suy giảm theo

nghịch đảo bậc bốn khoảng cách giữa hai tâm hoạt động. Quá trình này là phù hợp

trong nghiên cứu môi trường hoạt động của laser màu với nồng độ chất màu khá thấp

và tránh được hiện tượng dập tắt huỳnh quang do nồng độ chất màu cũng như lượng

hạt nano pha tạp.

Lý thuyết của Foster đã được biết đến từ khoảng 50 năm nay đã cho ta những

hiểu biết căn bản về các quá trình truyền năng lượng cộng hưởng giữa hai vật rắn như

sự lân quang, dập tắt và chuyển dời phát huỳnh quang. Mô hình truyền năng lượng

này được xây dựng trên cơ sở tương tác lưỡng cực – lưỡng cực điện. Lý thuyết này

giả thiết rằng chỉ có chất cho (donor) được kích thích và chỉ tồn tại hai dạng suy hao

3

năng lượng do: chuyển dời bức xạ hoặc truyền năng lượng cho chất nhận (acceptor).

Giả thiết này thỏa mãn với điều kiện hồi phục từ trạng thái đầu của chất cho và trạng

thái cuối của chất nhận. Lý thuyết này được mô tả bởi quy luật Fecmi khi sử dụng

những tiêu chuẩn sau: (1) thời gian truyền năng lượng xảy ra dài hơn sự chuyển dời

phonon; (2) dịch chuyển Stocks của cả chất cho và chất nhận không đủ lớn để ngăn

cản sự truyền năng lượng ngược; (3) nồng độ của chất cho và chất nhận đủ nhỏ để

tương tác cùng loại có thể bỏ qua mà chỉ theo hướng từ chất cho đến chất nhận gần

nhất. Bằng giả thiết rằng đơn chất chất cho kích thích chỉ hoạt động trong mode phát

xạ, ta giả thiết rằng giữa chất cho và chất nhận có mối liên quan về phát xạ và hấp

thụ. Khoảng cách tới hạn giữa chất cho và chất nhận được mô tả bằng chiều dài

khoảng cách giữa hai tâm hoạt động mà không bức xạ từ chất cho hay nói cách khác

là có sự truyền năng lượng cộng hưởng đến chất nhận gần nhất.

Người ta quan sát thấy cả hiện tượng tăng cường và dập tắt huỳnh quang của

các phân tử màu trong phức hợp nano kim loại – chất phát quang. Do cộng hưởng

plasmon mà các hạt keo kim loại tán xạ các màu sắc khác nhau phụ thuộc vào hình

dạng và kích thước của chúng. Hệ số dập tắt của các hạt keo kim loại do hai thành

phần quyết định đó là hấp thụ và tán xạ. Sự phân bố tương đối giữa hấp thụ và tán xạ

trong hệ số dập tắt phụ thuộc vào từng kim loại và kích thước của chúng. Ánh sáng

tới gây ra các dao động điện tích trong các hạt keo kim loại và các dao động điện tích

có thể phát xạ năng lượng như một sóng lan truyền trường xa. Theo mô hình plasmon

phát xạ, sự hấp thụ của các kim loại sẽ gây ra sự dập tắt huỳnh quang và thành phần

tán xạ sẽ làm tăng trưởng huỳnh quang [4]. Dựa trên hiện tượng cộng hưởng plasmon

bề mặt cũng như đặc tính của các hạt nano kim loại, sự tương tác giữa các hạt nano

vàng, nano bạc với các chất màu hữu cơ hòa tan trong nước đã được công bố [3]. Sự

ứng dụng của các hạt keo kim loại quý đã trở nên phổ biến trong vài thập kỷ gần đây.

Các hạt nano kim loại bao gồm hàng chục đến hàng trăm nghìn nguyên tử có đường

kính từ vài chục đến vài trăm nano-mét. Về mặt quang học, các hạt nano kim loại quý

được quan tâm nhiều hơn cả bởi đặc tính trơ về mặt hóa học và có hiệu ứng quang

trong vùng phổ nhìn thấy. Do đó, hiệu ứng tương tác truyền năng lượng giữa các hạt

4

nano vàng và các tâm màu hữu cơ rất dễ dàng quan sát được do sự chồng chập vùng

phổ của hai vật liệu này.

Một hỗn hợp bao gồm chất màu laser với các hạt kim loại có kích thước nano-

mét có thể là một môi trường hoạt chất lý tưởng cho một buồng cộng hưởng (BCH)

laser màu. Hiệu ứng plasmon của các hạt nano kim loại ảnh hưởng đến cấu trúc mức

năng lượng của các phân tử màu như: thiết diện hấp thụ, thiết diện phát xạ cưỡng bức,

thiết diện phát xạ tự phát, thời gian sống phát quang… Các laser nano-chất màu đã

được nghiên cứu tại một số phòng thí nghiệm trên thế giới và đã được công bố [5].

Mặc dù các hạt nano kim loại – phân tử màu có kích thước nhỏ hơn bước sóng nhiều

lần, nhưng khi sự phản hồi năng lượng của các bức xạ huỳnh quang có tính kết hợp,

tính chọn lọc về không gian và thời gian tạo nên các bức xạ laser. Bằng chứng cho

loại bức xạ laser không gương này là khi năng lượng bơm đạt đến một giá trị nhất

định, các bức xạ huỳnh quang băng rộng trở nên hẹp lại, có tính kết hợp và có sự phân

cực rõ nét. Sự khuếch đại ánh sáng trong các môi trường hỗn hợp đã được công bố

[6]. Bằng thực nghiệm với chất màu phát quang PM567, PM650 hoặc DCM (4-

(Dicyanomethylene)-2-methyl-6-(4-dimethylaminostyryl)-4H-pyran) trộn lẫn các

tinh thể lỏng BL001 (Merck), các tác giả đã ghi nhận được bức xạ laser. Quá trình

tăng trưởng hoặc dập tắt huỳnh quang của chất màu khi có mặt của các hạt nano kim

loại đã được nhiều tác giả công bố trong các tạp chí chuyên ngành [4,7-10]. Tuy

nhiên, cơ chế tăng trưởng và dập tắt huỳnh quang từ các phân tử màu hữu cơ của các

hạt nano kim loại vẫn đang là một vấn đề được nghiên cứu. Một số tác giả cho rằng

tương tác này tương tự sự truyền năng lượng giữa hai phân tử màu theo nguyên lý

Foster [8] (tức là tỷ lệ với nghịch đảo bậc bốn của khoảng cách giữa hai tâm), trong

khi đó một số tác giả lại cho rằng sự tương tác này là tương tác giữa hiệu ứng plasmon

bề mặt với các tâm màu hữu cơ nên hệ số truyền tỷ lệ với nghịch đảo bậc sáu của

khoảng cách [11].

Việc nghiên cứu hoạt động của một laser xung có độ lặp lại từ thấp đến cao sử

dụng môi trường chất màu pha tạp các hạt nano kim loại quý như vàng, bạc sẽ mở ra

một triển vọng mới trong lĩnh vực phát triển laser. Các kết quả của luận án đề xuất

5

một môi trường hoạt chất cho laser theo hướng tăng cường hiệu suất laser, công suất

lớn, băng hẹp, điều chỉnh được bước sóng tùy ý. Điều đặc biệt, theo nhận thức của

tác giả, bằng cách lựa chọn các hạt nano có kích thước phù hợp ta có thể loại bỏ được

sự tích lũy bội ba trong hoạt động của laser màu khi làm việc ở tần số cao hoặc phát

liên tục mà không cần đến một cấu hình phức tạp. Mặt khác, khi có mặt của các hạt

nano kim loại, hiệu suất laser tăng lên do hiệu ứng tăng trưởng huỳnh quang cho nên

có thể sử dụng năng lượng bơm nhỏ cho quá trình phát laser dẫn đến kéo dài tuổi thọ

của môi trường hoạt chất. Xuất phát từ ý tưởng tạo nên một môi trường hoạt chất

laser nhỏ, gọn, có thời gian làm việc dài hơn, vì vậy luận án “Nghiên cứu môi trường

hoạt chất laser màu hữu cơ pha tạp hạt nano vàng dùng cho laser phản hồi phân

bố phát xung ngắn” được thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu:

Chế tạo và khảo sát các tính chất quang của môi trường hoạt chất pha tạp nano

vàng trên nền polymer PMMA để sử dụng hiệu quả tạo ra laser màu phản hồi phân

bố có xung ngắn picô-giây.

Nội dung nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung sau sẽ lần lượt được nghiên cứu:

- Nghiên cứu chế tạo môi trường hoạt chất laser màu lai tạp nano vàng ở

trạng thái rắn.

- Khảo sát các tính chất quang học của môi trường chất màu laser pha tạp

nano vàng.

- Xây dựng mô hình tính toán động học tiến trình phát bức xạ laser xung

phản hồi phân bố sử dụng môi trường hoạt chất pha tạp.

- Thử nghiệm hệ laser màu xung ngắn sử dụng môi trường hoạt chất pha tạp

nano vàng.

Phương pháp nghiên cứu:

- Thực nghiệm chế tạo môi trường hoạt chất pha tạp nano vàng; Xây dựng hệ

thực nghiệm khảo sát các tham số laser.

6

- Tính toán trên cơ sở xây dựng và giải mô hình tính toán mô phỏng các quá

trình động học của laser màu phản hồi phân bố sử dụng môi trường hoạt chất pha tạp

nano vàng.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:

- Thứ nhất, nó cho phép ta hiểu biết một quá trình vật lý cơ bản về tương tác

giữa các hạt nano vàng dạng cầu với các tâm màu hữu cơ.

- Thứ hai, kết quả cho phép ta làm chủ khoa học và công nghệ của laser màu

phát xung cực ngắn bằng hiệu ứng tự dập tắt trong buồng cộng hưởng phản hồi phân

bố và khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của laser màu với tần số cao.

Bố cục của luận án: Luận án gồm bốn chương,

Chương 1: Chương tổng quan, trình bày về laser màu, chất màu huỳnh quang

hữu cơ - đặc biệt là chất màu DCM, tính chất quang, điện của các hạt nano kim loại,

nano vàng.

Chương 2: Trình bày quy trình chế tạo môi trường hoạt chất cho laser màu

dạng lỏng và rắn.

Chương 3: Khảo sát môi trường hoạt chất laser màu rắn DCM pha tạp nano

vàng sử dụng cho laser màu phản hồi phân bố.

Chương 4: Xây dựng mô hình toán học của laser màu phản hồi phân bố

(DFDL) sử dụng môi trường hoạt chất màu rắn pha tạp nano vàng.

Cuối cùng là kết luận và kiến nghị.

7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LASER MÀU, CHẤT MÀU LASER,

HẠT NANO VÀNG

Để các laser màu phát xung ngắn cần sử dụng các cấu hình buồng cộng hưởng

đặc biệt hoặc các đặc tính phát quang của môi trường hoạt chất. Trong đó, một môi

trường hoạt chất laser cần phải thỏa mãn các yêu cầu nhất định như cấu trúc mức

năng lượng, thời gian sống ở trạng thái kích thích đủ dài, độ bền quang học cao…

Trong chương này, luận án trình bày các vấn đề cơ bản về các chất màu hoạt động

laser, đặc tính quang vật liệu nano vàng, sự tương tác của vật liệu nano vàng dạng

cầu với các phân tử màu trong môi trường hoạt chất laser. Nguyên lý hoạt động của

một laser màu phản hồi phân bố sử dụng các môi trường hoạt chất này cũng sẽ được

giới thiệu trong chương này.

1.1. Laser màu

Laser màu hữu cơ là laser sử dụng các phân tử màu hữu cơ làm môi trường

hoạt chất, được phát hiện vào năm 1966 bởi nhà khoa học Sorokin P.P và Lankard

J.R [12]. Ưu điểm nổi bật của nó là khả năng điều chỉnh liên tục bước sóng trong dải

phổ rộng từ vùng tử ngoại gần đến vùng hồng ngoại gần và có thể lựa chọn được

bước sóng tùy ý. Laser màu hữu cơ hoạt động được ở chế độ liên tục, chế độ xung từ

mili-giây (ms) đến fem-tô-giây (fs) và có thể phát các bức xạ đơn sắc cao với độ rộng

phổ chỉ vài picô-mét (pm). Đến nay, các kết quả nghiên cứu phát triển thu được từ

laser màu rất khả quan và mang lại nhiều ứng dụng trong nghiên cứu khoa học và đời

sống.

1.1.1. Môi trường hoạt chất cho laser màu

1.1.1.1. Cấu trúc hóa học phân tử màu hữu cơ

Chất màu dùng trong laser màu là các phân tử màu hữu cơ chứa các liên kết

đôi liên hợp với các nhóm chức nhất định có khả năng hấp thụ mạnh ánh sáng trong

vùng tử ngoại và vùng nhìn thấy. Cấu trúc hóa học của chúng được đặc trưng bởi tổ

hợp các vòng benzen, vòng pyridin, vòng azine, vòng pyron,… nằm trong cùng một

8

mặt phẳng. Chất màu hữu cơ được chia làm các nhóm như: xanthene, coumarine,

oxazine, antharacene, acridine, pyrromethene,…

Cấu trúc hóa học của một số chất màu điển hình:

* Họ phân tử màu Xanthene:

Họ phân tử màu này được chia làm hai nhóm chính là nhóm Rhodamine và

Fluorescein [13]. Họ chất màu này có phổ huỳnh quang trong dải từ 500÷700 nm.

Không giống như họ chất màu Coumarin, các phân tử màu này có thể tan tốt trong

nước và có thể chế tạo được dễ dàng. Các điện tử có thể chuyển dời dọc theo chiều

dài liên kết (Hình 1.1).

* Họ phân tử màu Coumarin:

Họ phân tử màu Coumarin được sử dụng rộng rãi làm môi trường hoạt chất

laser trong vùng bước sóng 450 ÷ 500 nm. Một số chất trong họ này có sự dịch chuyển

Stocks giữa phổ hấp thụ và phổ phát quang khá lớn và có dải điều chỉnh bước sóng

khá rộng. Các phân tử này có hai dạng thế đồng hình (A) và (B) như trong Hình 1.2.

Khi ở trạng thái cơ bản, các điện tử được phân bố chủ yếu trong dạng (A) và một

phần nhỏ ở dạng (B) gây nên sự phân cực của chất màu.

Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của RhB và Rh 6G.

(A)

(B)

Hình 1.2: Hai dạng đồng hình cơ bản của chất màu Coumarin.

9

Đối với họ chất màu này, độ phân cực của dung môi hữu cơ có khả năng quyết

định đến nồng độ chất màu hòa tan trong dung dịch.

* Họ phân tử màu Pyrromenthene:

Pyrromethene là họ phân tử màu do Pavlopoulos, Boyer và đồng nghiệp tìm

ra năm 1980 [14]. Pyrromethene là phân tử màu laser ion và phân cực, hoà tan tốt

trong nhiều dung môi, trong đó phải kể đến cồn ethanol và methylmethacrylate

(MMA).

Cấu trúc phân tử và đặc trưng quang học của chất màu Pyrromenthene được

quyết định bởi vị trí và sự phân cực của nhóm BF2. Độ rộng của phổ hấp thụ và huỳnh

quang của nó có bị thay đổi nhỏ khi thay thế nhóm chức alkyl hoặc phenyl-acetone.

Chất màu này có hiệu suất huỳnh quang cao, độ bền tốt và được đánh giá là có tiềm

năng sử dụng cho môi trường laser màu rắn (Hình 1.3).

* Một số họ chất màu laser khác:

Các chất màu laser đã và đang được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao khả

năng ứng dụng và đáp ứng yêu cầu công nghệ. Để phát triển các vật liệu cho laser

màu, các nghiên cứu mới đây đã công bố tổng hợp được các chất màu có độ bền

quang cao, hiệu suất laser cao, thời gian sống huỳnh quang đủ ngắn, độ khuếch đại

quang lớn. Một trong các nhóm chất màu này là 4,8-diphenyl-2-oxa-

bicyclo[3.3.0]octa-4,8-diene-3,6-diones có công thức phân tử và phổ hấp thụ, huỳnh

quang như Hình 1.4 [15]. Phổ huỳnh quang của họ phân tử này trải từ vùng xanh (526

nm) đến vùng da cam (590 nm) khi thay thế vào nút liên kết các nhóm khác nhau như

Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của Pyrromethene.

10

–H (1a), -CH3 (1b), và –OCH3 (1c). Các tác giả đã công bố hiệu suất lượng tử huỳnh

quang của chất màu này lên đến ~1, thời gian sống huỳnh quang <4 ns trong các loại

dung môi và độ khuếch đại (gain) là >10. Điều đó cho thấy khả năng sử dụng chất

màu này trong hoạt động laser là rất có tiềm năng [15]. Đặc biệt chất màu này có thể

hòa tan trong nước mà không bị tạo phức và tẩy màu.

1.1.1.2. Tính chất của các chất màu laser hữu cơ

Độ bền nhiệt và độ bền quang hoá của phân tử màu là các đặc tính rất quan

trọng có ảnh hưởng lớn đến khả năng sử dụng làm môi trường hoạt chất cho laser và

trong các ứng dụng khác. Các đặc tính này thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào cấu trúc

hóa học và không theo một quy luật tổng quát nào. Độ bền nhiệt ảnh hưởng đến giới

hạn phổ hấp thụ, do đó không thể tìm được chất màu nào có cực đại hấp thụ sóng dài

trong vùng hồng ngoại trên 1,0 m ở nhiệt độ phòng. Vì thế hoạt động laser màu ở

nhiệt độ phòng bị giới hạn ở bước sóng không vượt quá 1,7 m.

Giới hạn về phía sóng ngắn của phổ hấp thụ của phân tử màu hữu cơ ở trong

khoảng 220 nm được xác định bởi một liên kết đôi liên hợp. Do đó, phổ phát quang

của chất màu hầu như không thể hoạt động ở các bước sóng dưới 250 nm tại nhiệt độ

phòng, vì khi hoạt động ở vùng phổ sóng ngắn các phân tử màu dễ bị phá hủy cấu

trúc do năng lượng photon lớn hơn năng lượng liên kết nội phân tử. Hơn nữa ở vùng

sóng ngắn xác suất hấp thụ ở trạng thái kích thích chuyển dời lên các mức năng lượng

cao hơn có thể so sánh với xác suất phát xạ cưỡng bức, điều này ngăn cản hoạt động

của laser 16.

Hình 1.4: Họ chất màu mới [15].

Ch

uẩn

a

Bước sóng (nm)

11

Cấu trúc các phân tử màu hữu cơ thường ở dạng phẳng nên các điện tử liên

kết π có thể dịch chuyển tự do trong toàn chuỗi liên kết. Các điện tử π này tạo thành

một đám mây điện tử trong toàn cấu trúc phân tử. Giả sử trong phân tử có N điện tử

tự do liên kết, theo nguyên lý Pauli mỗi trạng thái chỉ có tối đa hai điện tử chiếm chỗ,

do đó sẽ có 1/2N trạng thái năng lượng tồn tại trong phổ năng lượng của phân tử. Các

mức năng lượng (mức năng lượng quay và dao động) này là rất gần nhau do sự hòa

trộn của đám mây điện tử π tạo nên một băng phổ rộng gần như liên tục.

Ví dụ cho một phân tử màu dạng thẳng, cấu trúc phẳng ta có thể tính được phổ

hấp thụ của phân tử nếu biết được số điện tử π và chiều dài phân tử, L, theo công thức

khá đơn giản [16].

∆𝐸𝑚𝑖𝑛 =ℎ2

8𝑚𝐿2(𝑁 + 1),

suy ra 𝜆𝑚𝑎𝑥 =8𝑚𝑐

𝐿2

𝑁+1 , (1.1)

với E = hc/.

Nhìn chung, các phân tử màu có cấu trúc phức tạp hơn cần phải sử dụng các

phương pháp khác khi tính toán giản đồ mức năng lượng của chúng, ví dụ như phải

sử dụng phép tính của lý thuyết nhiễu loạn.

Hình 1.5: Giản đồ năng lượng của chất màu hữu cơ

S0

S1

S2

T3

T2

T1

12

Giản đồ mức năng lượng của các phân tử màu hữu cơ được mô tả như Hình 1.5

trong đó bao gồm trạng thái điện tử cơ bản S0, trạng thái kích thích đơn S1, S2; các

mức bội ba T1, T2 có năng lượng thấp hơn trạng thái đơn. Các chuyển dời bức xạ chủ

yếu từ mức đơn S1 về các mức dao động – quay của trạng thái cơ bản S0.

1.1.1.3. Quang phổ của chất màu

Quang phổ của các chất màu laser là các dải rộng và liên tục do chuyển dời

phát xạ của các mức dao động và quay. Các bức xạ huỳnh quang xảy ra tại trạng thái

điện tử thấp nhất do sự hấp thụ từ trạng thái S0 lên trạng thái kích thích đầu tiên S1.

Đây là sự chuyển dời hấp thụ mạnh nhất của các chất màu laser và thường trong vùng

phổ nhìn thấy hoặc tử ngoại gần. Sự hồi phục từ các mức đơn S1 về các trạng thái

năng lượng thấp hơn theo hai hướng (1) hồi phục về trạng thái đơn S0 bức xạ ra một

photon; (2) hồi phục về trạng thái bội ba thấp hơn gần nhất T1 không bức xạ. Thông

thường, thời gian sống ở trạng thái bội ba là khá lớn (> ms) và từ mức T1 này có thể

các phân tử nhận tiếp năng lượng bơm để chuyển lên mức T2 cao hơn hoặc chuyển

về trạng thái cơ bản phát ra photon (hiện tượng lân quang). Sự tích lũy năng lượng ở

trạng thái bội ba sẽ làm giảm hiệu suất phát huỳnh quang của chất màu dẫn đến sự

giảm hiệu suất phát laser. Mặt khác nữa, do nguyên lý cấm chuyển dời từ các mức

bội ba về mức đơn nên độ tích lũy phân tử tại trạng thái cơ bản S0 sẽ suy giảm gây

nên sự dập tắt laser.

Sự dịch chuyển Stocks giữa phổ hấp thụ và phổ huỳnh quang của các chất

màu được giải thích bởi quá trình hồi phục không bức xạ từ các mức năng lượng quay

cao Svi về mức năng lượng cực tiểu Sv0 trong trạng thái dao động kích thích. Phổ hấp

thụ và phổ huỳnh quang của chất màu là các băng rộng (30 100 nm) ít cấu trúc và

không trùng chập nhau. Phổ phát quang của tập hợp các chất màu thường được sử

dụng làm môi trường hoạt chất cho laser màu bao trùm vùng phổ từ 300 nm đến 750

nm (Hình 1.6).

13

Hình 1.6: Phổ phát quang của các chất màu hữu cơ.

Các phổ hấp thụ và bức xạ của các chất màu hữu cơ tuân theo các định luật

huỳnh quang của phân tử; dạng phổ huỳnh quang ít phụ thuộc vào bước sóng kích

thích; cực đại và toàn bộ phổ huỳnh quang dịch chuyển về phía sóng dài so với phổ

hấp thụ, sự dịch chuyển này xác định bởi dịch chuyển Stocks. Cường của phổ hấp thụ

giảm nhanh ở phía sóng dài, giảm chậm ở phía sóng ngắn. Ngược lại, cường độ của

phổ huỳnh quang giảm nhanh ở phía sóng ngắn, giảm chậm ở phía sóng dài. Phổ

huỳnh quang đối xứng gương với phổ hấp thụ. Phần sóng dài của phổ hấp thụ thường

chồng lên phần sóng ngắn của phổ huỳnh quang. Sự hấp thụ ứng với các dịch chuyển

từ trạng thái S0 (singlet) lên trạng thái triplet Ti (i= 1, 2, ...) là bị cấm theo spin. Dải

hấp thụ sóng dài ứng với dịch chuyển S0 → S1. Các bước sóng ngắn hơn ứng với các

dịch chuyển S0 → S2, S0 → S3, ...

Khi thông lượng bức xạ nhỏ hơn 1026 photon cm-2s-1, các dải hấp thụ và

bức xạ của phân tử chất màu có thể coi là các băng mở rộng đồng nhất . Người ta

cũng thấy rằng phổ hấp thụ và huỳnh quang của chất màu phụ thuộc rõ rệt vào

dung môi hòa tan chất màu. Tùy thuộc vào cấu trúc phân tử mà các chuyển dời

quang học của chất màu nằm giữa khoảng từ 200 nm đến 1200 nm (ứng với mức

năng lượng 6,2 eV – 1,0 eV). Giới hạn ở phía sóng ngắn là độ bền quang học của

Vùng phổ hoạt động của laser màu

Năng lư

ợng t

ỉ đối

14

phân tử màu (năng lượng liên kết phân tử), giới hạn ở phía sóng dài phụ thuộc vào

độ bền nhiệt của phân tử.

Huỳnh quang của chất màu được đặc trưng bởi các đại lượng:

+ Dạng phổ huỳnh quang: đỉnh phát xạ HQ và độ bán rộng ∆HQ.

+ Hiệu suất huỳnh quang lượng tử : là tỷ số giữa số photon phát ra với số

photon hấp thụ.

+ Độ phân cực huỳnh quang.

Huỳnh quang của phân tử màu có thể bị phân cực do nguyên nhân bên trong

hay bên ngoài của chất phát huỳnh quang khi kích thích bằng ánh sáng phân cực

thẳng. Mức độ phân cực của phát xạ được mô tả bởi độ phân cực [17]:

, (1.2a)

hoặc . (1.2b)

Trong đó, Imax và Imin là cường độ cực đại và cực tiểu được quan sát khi

quay kính phân tích xung quang trục trùng với phương quan sát; và I, I là cường

độ đo khi đặt kính phân tích song song và vuông góc với véc tơ điện của bức xạ kích

thích.

Nói chung, ánh sáng huỳnh quang thường là phân cực thẳng, một số trường

hợp phân cực elip. Sự phân cực là kết quả của tính dị hướng của các tâm bức xạ hoặc

là do ảnh hưởng của môi trường dị hướng.

+ Thời gian tắt dần huỳnh quang τ (hay thời gian sống phát quang): thời

gian sống phát quang là thời gian trung bình của một phân tử ở trên trạng thái kích

thích trước khi hồi phục phát xạ một photon. Sự phát huỳnh quang biểu diễn theo

động học:

[N] = [No]. e-t/ , (1.3)

trong đó: [N] là số các phân tử tồn tại ở trạng thái kích thích tại thời điểm t;

[No] là số phân tử được kích thích lúc ban đầu;

ax min

ax min

m

m

I IP

I I

II

IIP

//

//

15

là thời gian sống huỳnh quang còn được gọi là thời gian để cường độ

huỳnh quang suy giảm đi e lần.

Nói chung, thời gian sống huỳnh quang, hiệu suất huỳnh quang và hiệu suất

lượng tử của chất màu phụ thuộc vào dung môi, nhiệt độ và tạp chất. Chất màu hữu

cơ trong dung môi có thời gian sống huỳnh quang khoảng 110 ns.

Mặc dù có hàng ngàn chất màu hữu cơ nhưng chỉ có một vài loại chất màu

thỏa mãn các điều kiện cần để có thể được sử dụng làm môi trường hoạt tính laser.

Có những họ chất màu phức hợp mà liên kết trong phân tử rất dễ bị biến đổi cấu trúc

dưới tác động của bức xạ quang học hoặc trường điện từ thích hợp dẫn đến sự mở

rộng các mức năng lượng kích thích cho phép bức xạ huỳnh quang băng rộng. Phân

tử DCM được xem là điển hình của họ phân tử này.

1.1.2. Chất màu DCM

Chất màu DCM được sử dụng trong nghiên cứu của luận án có tính chất đặc

biệt mà hầu hết các chất màu thông thường khác không có. Với một cấu trúc phân tử

đặc biệt DCM vừa mang đặc tính của chất cho vừa mang đặc tính của chất nhận cho

nên nó có một dải phổ phát quang khá rộng (~ 100 nm) trong vùng phổ nhìn thấy.

Mặt khác, chất màu DCM có phổ hấp thụ mạnh ở vùng bước sóng ngắn hơn bước

sóng cộng hưởng plasmon của các hạt nano vàng (đỉnh hấp thụ của DCM tại 472 nm

so với khoảng 520 nm của nano vàng dạng cầu có đường kính 20 nm). Ta có thể sử

dụng DCM để quan sát sự tương tác của GNPs do hiệu ứng truyền năng lượng bề mặt

(SET) phân biệt với hiện tượng hấp thụ của DCM. Cho nên các phân tử màu DCM

được lựa chọn trong nghiên cứu của luận án. Các tính chất hóa – lý của phân tử DCM

sẽ được trình bày trong mục này.

1.1.2.1. Cấu trúc hóa học của phân tử màu DCM

Chất màu hữu cơ DCM là chất màu huỳnh quang được phát hiện bởi công ty

Eastman-Kodak vào giữa năm 1970 bởi Webster và các cộng sự nhằm mở rộng dải

phát sóng laser màu đến vùng ánh sáng đỏ khi hòa tan trong dung môi methanol và

được kích thích bởi ánh sáng thích hợp [18]. Tính chất quang phổ của DCM được đặc

trưng bởi hiệu suất cao, dải phổ trải rộng, thời gian sống ở trạng thái kích thích dài

16

[19-21] và sự dịch đỉnh stocks phụ thuộc vào dung môi [22]. Do cấu trúc mức năng

lượng, cấu hình phân tử, động lực học của các trạng thái kích thích dẫn đến khả năng

phát xạ huỳnh quang trong một dải phổ khá rộng.

DCM là một thí dụ của phân tử cấu trúc điển hình chất cho - điện tử π - chất

nhận. Nó bao gồm điện tử của nhóm dimethylamine qua cầu nối đôi và nhóm dicyano

nhận điện tử [18]. Hệ này có khả năng chuyển dời điện tích bên trong phân tử bị kích

thích, trong đó điện tử tự do bị kích thích chuyển rời từ chất cho (D) sang chất nhận

(A) (Hình 1.8) trước khi hồi phục tạo ra trạng thái nền phân cực.

Sự chuyển rời điện tích trong phân tử thực hiện bởi cầu kết hợp. Cầu này được

hình thành bởi các vòng và các liên kết kép/đơn trải dài từ chất cho sang chất nhận.

Sự kết hợp làm tăng quỹ đạo phân tử trải ra từ chất cho sang chất nhận do sự chồng

chập của quỹ đạo p từ các nguyên tử cacbon. Từ Hình 1.9, phân tử kết hợp 4 nguyên

tử C là chuỗi các quỹ đạo phân tử π tạo ra định xứ dọc theo chiều dài phân tử [23-

Hình 1.8: Sự truyền điện tích cảm ứng nội phân tử cho - nhận (D – A) [18].

Trạng thái kích thíchTrạng thái cơ bản

Hình 1.7: Cấu trúc hóa học của phân tử DCM

17

25]. Trong trạng thái cơ bản của hệ kết hợp, quỹ đạo phân tử điền đầy cao nhất (the

highest occupied molecular orbit - HOMO) được lấp đầy và các điện tử không tích

lũy thêm được trong đó. Tuy nhiên nếu có một điện tử nhóm chất D bị kích thích vào

trạng thái quỹ đạo phân tử không điền đầy thấp nhất (the lowest unoccupied molecular

orbital - LUMO) thì nó được dịch chuyển dọc theo quỹ đạo không định xứ.

Sự tách năng lượng của quỹ đạo π của hệ kết hợp có thể mô hình hóa bởi một

hạt trong một hố thế một chiều, trong đó các điện tử được giam cầm trong giếng thế

năng [25]. Lời giải của phương trình Schrodinger của hệ này cho ta các mức năng

lượng phân tách ra khỏi nhau tỷ lệ với chiều dài của giếng lượng tử (Hình 1.10) [26].

Trong hệ kết hợp, điều này được xác định bởi khoảng cách mà các quỹ đạo π định xứ

tồn tại trên chiều dài liên kết [27-29]. Như đã nói ở trên, sự hình thành các quỹ đạo

phân tử không định xứ của hệ liên kết đòi hỏi quỹ đạo p của các nguyên tử hình thành

nên phân tử phải có vùng chồng chập lên nhau.

Hình 1.9: Quỹ đạo điện tử của nhóm butadiene trong phân tử DCM.

Năng lượng

Quỹ đạo điện tử của butadiene

Năng lượng cao nhất

Năng lượng thấp nhất

18

Các quỹ đạo π trải rộng dọc theo chuỗi cacbon theo một hướng xác định phụ

thuộc rất nhiều vào góc tương đối giữa quỹ đạo p của của các nguyên tử bên trong

phân tử như Hình 1.11 [26]. Nhóm dimethylamine của phân tử DCM khi được kích

thích sẽ trở thành điện tử quỹ đạo π không lấp đầy trong vòng benzen [30,31]. Điện

tích từ quỹ đạo cặp đơn trở thành tự do, di chuyển tới nhóm nhận trên vòng cyano.

Trạng thái kích thích phân cực này được gọi là trạng thái dịch chuyển điện tích. Phổ

huỳnh quang của DCM minh chứng khá rõ nét cho cấu trúc phân tử đã trình bày

trong mục này.

Hình 1.11: Ảnh hưởng của góc tương đối giữa các quỹ đạo p lên dạng quỹ đạo

của phân tử [26].

Quỹ đạo nguyên tử Quỹ đạo phân tử

Hình 1.10: Mô hình mức năng lượng của một hạt trong quỹ đạo phân tử có

liên kết cho/nhận [26].

độ dài liên kết“sự giam giữ hạt trong hốc” khi tăng độ dài liên kết

năn

g lư

ợn

g

19

1.1.2.2. Đặc trưng quang của chất màu DCM

Theo cấu trúc phân tử của DCM có dạng “xoắn” thuộc họ các phân tử có khả

năng truyền điện tích nội phân tử [32], các thí nghiệm về đặc trưng phổ được dự tính

rằng sẽ nhận được sự huỳnh quang kép của hai trạng thái kích thích của chất D và

chất A (Hình 1.12).

Hình 1.12: Quá trình quang đồng phân (photoisomerization) của DCM khả dĩ nếu

nó hấp thụ một photon phù hợp với năng lượng của khe năng lượng π → π * [32].

Kết quả khảo sát dải quang phổ phát xạ sau kích thích của DCM [33-37] giải

thích bản chất của trạng thái kích thích vẫn còn là một vấn đề đang được thảo luận.

DCM trong dung môi phân cực cho thấy sự dịch chuyển Stokes của phổ huỳnh quang

khác nhau. Điều này được giải thích bởi sự tương tác của dung môi lên các lưỡng cực

của phân tử đã làm thay đổi của trạng thái kích thích.

Trong các dung môi không phân cực như n-heptane hay n-hexane tại nhiệt độ

phòng (293oK), hiệu suất huỳnh quang của DCM thấp và đặc trưng suy giảm huỳnh

quang là một hàm e-mũ đơn. Trong các dung môi phân cực, phân tử DCM tồn tại hai

trạng thái kích thích đó là kích thích riêng phần và trạng thái truyền năng lượng nội

phân tử. Do tính phân cực của dung môi, các phân tử DCM ở trạng thái kích thích sẽ

trở về trạng thái bền, ổn định (thời gian hồi phục khoảng vài ps) tuân theo quy luật

Liên kếtđôi có

thể bị quay khi

điện tử

chuyển thành *

Không bền vững

Đồng phân hóa

20

Franck – Condon. Phổ huỳnh quang của DCM là một dải rộng không có cấu trúc đa

đỉnh của bức xạ huỳnh quang kép.

Khảo sát động học phổ huỳnh quang của chất màu DCM trong vùng phổ 600 nm

đến 720 nm cho thấy thực chất phổ huỳnh quang thu nhận được là chồng chập của hai

bức xạ huỳnh quang có thời gian suy giảm theo hai hàm mũ với thời gian sống khác

nhau 1 ~ 0.25 0,01 ns và 2 ~ 2,2 0,1 ns [38] với tỷ lệ tương ứng là 15% và 85%.

Do đó, thời gian sống huỳnh quang trung bình của DCM là 2,1 0,1 ns.

Điểm đặc biệt hấp dẫn đã được nhiều tác giả công bố là sự dịch chuyển Stocks

khá lớn giữa phổ hấp thụ và phổ huỳnh quang của DCM (>100 nm) cho phép gần như

loại bỏ ảnh hưởng của bức xạ kích thích tại cực đại hấp thụ lên phổ huỳnh quang cũng

như hạn chế được sự tự hấp thụ của các phân tử DCM làm giảm hiệu suất phát quang

(Hình 1.13).

1.1.2.3. Đánh giá ưu nhược điểm của DCM

Trong vài thập kỷ gần đây, chất màu DCM được sử dụng trong lĩnh vực phát

các xung laser cực ngắn hoặc phát các xung laser đơn sắc có độ rộng xung tới hạn do

các đặc điểm nổi trội của nó. Độ rộng phổ huỳnh quang của chất màu này khá lớn (~

100 nm) cho phép phát các xung laser có độ rộng xung dưới picô-giây đến vài trăm

femto-giây theo nguyên lý bất định (≤ a) trong đó a là hằng số tùy thuộc vào

dạng xung. Mặt khác, các laser có các yếu tố lọc lựa bước sóng có thể dễ dàng lựa

Hình 1.13: Phổ hấp thụ và huỳnh quang của DCM trong dung môi ethanol [13]

Độ

hấ

p t

hụ

ch

uẩn

a

ờn

g đ

ộ h

q c

hu

ẩn

a

Bước sóng (nm)

21

chọn một cách liên tục các bước sóng theo yêu cầu trong vùng phổ phát xạ của DCM.

Nhược điểm của DCM là dễ bị phân hủy trong môi trường có nước và độ tan trong

môi trường phân cực thấp.

1.2. Tính chất quang của vật liệu nano kim loại, nano vàng

Các vật liệu có cấu trúc nano-mét đang hấp dẫn nhiều nhà khoa học và là chủ

đề nghiên cứu của nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới bởi các tính chất quang đặc

biệt của chúng. Với kích thước này (nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tử ngoại - khả kiến),

các qui luật của quang học cổ điển để giải thích các hiện tượng như sự cầm giữ ánh

sáng, tán xạ... không còn thỏa mãn. Đối với các loại vật liệu không còn được xem là

vì khi kích thước giảm xuống thang nano, các tương tác của bức xạ ánh sáng với

chúng cần phải được xem xét để giải thích các hiện tượng quang học này.

1.2.1. Cộng hưởng plasmon bề mặt

Plasmon: là dao động tập thể của các điện tử tự do ở các tần số quang học.

Plasmon bề mặt (SP): là dao động của điện tử tự do ở bề mặt của hạt nano với

sự kích thích của ánh sáng tới.

Cộng hưởng plasmon bề mặt (SPR): cộng hưởng plasmon bề mặt là sự dao

động tập thể đồng thời của tất cả các điện tử “tự do” trong vùng dẫn gây nên một dao

động đồng pha dưới tác dụng của ánh sáng kích thích (Hình 1.14).

Hình 1.14: Sự dao động cộng hưởng của các hạt nano kim loại dưới tác dụng của

ánh sáng kích thích [39].

22

Hình 1.15 trình bày phổ hấp thụ cộng hưởng plasmon bề mặt của các hạt nano

vàng dạng cầu đường kính 22 nm, 48 nm và 99 nm được chế tạo bằng phương pháp

khử muối natri. Ta thấy, hấp thụ SPR dịch về phía sóng dài khi kích thước hạt tăng

còn độ rộng phổ tăng khi kích thước hạt bắt đầu lớn hơn 20 nm.

1.2.2. Các đặc trưng quang học của nano vàng

Plasmons bề mặt chỉ tồn tại ở bề mặt phân cách của hai môi trường với các hằng

số điện môi trái dấu. Điều kiện này phù hợp cho ánh sáng vùng tử ngoại gần - nhìn

thấy - hồng ngoại tại mặt phân cách của không khí/kim loại và nước/kim loại (ở đó

hằng số điện môi của kim loại có giá trị âm và của nước và không khí có giá trị dương)

[40].

Đối với nhiều kim loại khác như Pb, Ln, Hg, Sn, Al và Na tần số dao động

plasmon trong vùng tử ngoại nên không có các hiệu ứng về màu sắc [41]. Trong khi

các kim loại quý như Au, Ag, và Cu có tần số plasmon nằm trong vùng nhìn thấy nên

các kim loại này có các hiệu ứng về màu sắc. Phổ hấp thụ của plasmon phụ thuộc

mạnh vào hình dạng, kích thước và hằng số điện môi của môi trường bao quanh. Các

màu của các dung dịch nano kim loại quý này, đặc biệt là nano vàng nhận được là

Hình 1.15: Phổ hấp thụ cộng hướng plasmon bề mặt của các hạt nano

vàng cầu có kích thước khác nhau [39].

0,6

350 400 450 500 550 600 650 700 750 800

1

0,5

0,1

0,2

0,3

0,4

0,7

0,8

0,9

22 nm

48 nm

99 nm

Bước sóng (nm)

ờn

g đ

ộ h

ấp

th

ụ c

hu

ẩn

a

23

do hấp thụ plasmon bề mặt. Tính chất quang của các hạt nano vàng này có thể điều

chỉnh được bằng cách điều chỉnh các thông số trên.

Các loại hạt thường sử dụng là các hạt nano vàng hạt hình cầu, lõi/vỏ (lõi silica

vỏ vàng), và các thanh nano vàng. Ta sẽ xem xét các tính chất quang của các hạt nano

này.

a) Hạt nano vàng dạng cầu

Do có hiệu ứng SPR, thiết diện tán xạ và hấp thụ của hạt vàng nano lớn hơn

đáng kể thiết diện hấp thụ và huỳnh quang của tâm màu thường được sử dụng trong

nghiên cứu quang động học hoặc sinh - y học. Lý thuyết Mie đánh giá rằng thiết diện

quang của các hạt nano cầu vàng cao hơn khoảng 4-5 bậc của tâm màu. Như vậy, các

hạt nano vàng dạng cầu với đường kính 40 nm có hệ số hấp thụ 2,93 × 10-15 m2 (tương

ứng với hệ số hấp thụ mol lý thuyết khoảng ~ 7,7 × 109 M-1cm-1) ở bước sóng cực đại

530 nm, 4 bậc cao hơn hệ số tắt của Rh6G ( = 1,2 × 105 M-1cm-1 ở 530 nm) và

malachite green (= 1,5 × 105 M-1cm-1 ở 617 nm) [42]. Hơn nữa, lý thuyết tán xạ Mie

chỉ ra rằng độ lớn của tán xạ ánh sáng trong vùng nhìn thấy của hạt vàng 80 nm (Csca

~ 1,2 × 10 -14 m2 ở 560 nm) là tương đương với tán xạ từ hạt vi cầu polystyrene với

đường kính 300 nm (Csca ~ 1,8 × 10-14 m2) ở cùng bước sóng ánh sáng. Hạt vi cầu này

thường được sử dụng trong hiện ảnh đồng tiêu (confocal imaging). Đối với cùng một

cường độ ánh sáng kích thích, số photon do phân tử fluorescein phát ra (hệ số bức xạ

~ 9,2 × 104 M-1.cm-1 ở 483 nm, được giả thiết là hiệu suất lượng tử bằng 1) là thấp

hơn 5 bậc ánh sáng tán xạ từ hạt vàng 80 nm dạng cầu (hệ số tán xạ mol ~ 3,2 × 1010

M-1cm-1 tại 560 nm). Không giống như các tâm màu thông thường, các tính chất hấp

thụ và tán xạ của hạt nano vàng có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi kích thước và

dạng của chúng.

Hình 1.16 biểu diễn phổ hấp thụ, tán xạ và dập tắt của các hạt nano vàng với

các kích thước khác nhau được tính theo lý thuyết Mie. Hạt vàng đường kính 20 nm

thể hiện hiệu ứng hấp thụ SPR là chủ yếu, và phần ánh sáng tán xạ không đáng kể.

Nhưng khi đường kính của hạt tăng từ 20 nm lên 80 nm, tỷ lệ đóng góp của tán xạ

plasmon bề mặt tăng lên đáng kể. Sự tăng như vậy của hệ số tán xạ tạo ra một công

24

cụ để lựa chọn các hạt nano cho các ứng dụng phản quang. Hiện nay, các hạt có kích

thước lớn thích hợp với các ứng dụng hiện ảnh trên cơ sở tán xạ ánh sáng. Như vậy,

bước sóng hấp thụ và tán xạ plasmon bề mặt có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi

kích thước và hình dạng hạt.

Hình 1.16: Tính toán lý thuyết phổ hấp thụ, tán xạ và dập tắt của các hạt nano vàng

với các kích thước khác nhau [40].

Hình 1.16 biểu diễn phổ hấp thụ, tán xạ và dập tắt (extinction) của các hạt nano

vàng với các kích thước khác nhau được tính theo lý thuyết Mie. Hạt vàng đường

kính 20 nm thể hiện hiệu ứng hấp thụ SPR là chủ yếu, và phần ánh sáng tán xạ không

đáng kể. Nhưng khi đường kính của hạt tăng từ 20 nm lên 80 nm, tỷ lệ đóng góp của

tán xạ plasmon bề mặt tăng lên đáng kể. Sự tăng như vậy của hệ số tán xạ tạo ra một

công cụ để lựa chọn các hạt nano cho các ứng dụng phản quang. Hiện nay, các hạt có

kích thước lớn thích hợp với các ứng dụng hiện ảnh trên cơ sở tán xạ ánh sáng. Như

Hiệ

u s

uấ

t

Hiệ

u s

uấ

t

Hiệ

us

uấ

t

Hấ

pth

Bước sóng (nm) Bước sóng (nm)

Bước sóng (nm)Bước sóng (nm)

25

vậy, bước sóng hấp thụ và tán xạ plasmon bề mặt có thể điều chỉnh bằng cách thay

đổi kích thước và hình dạng hạt.

b) Nano vàng dạng thanh

Tính toán các hiệu suất hấp thụ, tán xạ và dập tắt của các hạt nano vàng dạng

thanh bằng cách sử dụng phương pháp gần đúng lưỡng cực rời rạc (discrete dipole

approximation) [40]. Giả sử ánh sáng tới truyền theo phương vuông góc với trục

quang học của thanh nano. Chỉ có hai hướng phân cực của ánh sáng tới được xem xét

trong tính toán: một là điện trường song song và hai là vuông góc với trục quang học

Hình 1.17 [43].

Thanh nano vàng được khảo sát trong trường hợp có dạng hình trụ với hai đầu

là hai bán cầu. Đó là trường hợp phổ biến để chỉ rõ hình dạng, kích thước và thể tích

bất kỳ với bán kính hiệu dụng được cho bởi [44]:

133

4effVr

, (1.4)

trong đó V là thể tích thanh nano (𝑉 = 𝜋2𝑅12𝑅2); R1, R2 tương ứng là bán kính trục

ngắn và trục dài của thanh nano.

Hình 1.17: Phân cực của ánh sáng tới theo phương song song và vuông

góc với trục quang hình.

Biểu diễn bán kính của hình cầu có thể tích bằng thể tích của hạt. Từ đó cho

thấy chỉ rõ thể tích thanh nano. Thể tích thanh nano thay đổi khi thay đổi tỷ lệ effr

26

tương quan R giữa trục ngắn và trục dài. Tính toán lý thuyết phổ hấp thụ, tán xạ và

dập tắt của các thanh nano được chỉ ra trên Hình 1.18 [44].

Hình 1.18 a) ứng với trường hợp cố định tỷ lệ tương quan ở 3,9 nm và (tỷ

lệ tương quan R= R2/R1) thay đổi bán kính hiệu dụng reff = 8,74; 11,43; 17,90 và 21,86

nm. Hình 1.20 b) biểu diễn trường hợp bán kính hiệu dụng cố định ở 11,43 nm và

thay đổi R = 3,9; 3,1 và 4,6 nm. Cũng từ hình trên ta thấy cực đại dao động plasmon

R

effr

Hình 1.18: Hiệu suất hấp thụ , tán xạ , và dập tắt của thanh

nano vàng [44].

Hiệ

u s

uất

Hiệ

u s

uất

Hiệ

u s

uất

Hiệ

u s

uấ

t

Hiệ

u s

uất

Hiệ

u s

uất

Hiệ

u s

uấ

tBước sóng (nm) Bước sóng (nm)

Bước sóng (nm)Bước sóng (nm)

Bước sóng (nm) Bước sóng (nm)

Bước sóng (nm)

absQ scaQ extQ

27

(tương ứng các mode của điện trường song song với trục dài của thanh nano) nằm

trong vùng hồng ngoại gần, điều đó tạo cho thanh nano có nhiều ứng dụng hữu ích. Độ

lớn của thiết diện tán xạ và hấp thụ của thanh nano vàng với reff = 21,86 nm, R = 3,9

nm trong vùng hồng ngoại gần là Csca = 1,97 x 10-14 m2 và Cabs = 1,07 x 10-14 m2 ở max

= 842 nm. Một tính chất rất đáng chú ý và có nhiều ứng dụng của hạt nano vàng là tần

số của SPR rất nhạy với môi trường xung quanh hay là chiết suất, hằng số điện môi của

môi trường bao quanh chúng. SPR của các hạt nano vàng dịch về phía sóng dài với sự

tăng chiết suất của môi trường. Hiện tượng này được sử dụng trong các sensơ sinh học

ghi nhận những thay đổi của bước sóng SPR xuất hiện khi có một thay đổi do thêm

hoặc bớt một liên kết trên bề mặt của các hạt Au, Ag. Các SPR của các hạt nano này

cũng dịch về phía sóng dài khi có hiện tượng tự tập hợp hoặc tụ đám [44].

1.2.3. Truyền năng lượng giữa các phân tử màu hữu cơ với các hạt nano kim loại

Ngày nay, việc chế tạo các vật liệu có kích thước nano-mét và kiểm soát các

tương tác của chúng trong các thiết bị tích hợp là hai thách thức lớn nhất mà các nhà

khoa học đang phải đối mặt. Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự tiến bộ

vượt bậc về việc giải quyết những thách thức này. Một trong những hướng nghiên

cứu được đánh giá là có tiềm năng là nhắm tới một thế hệ mới của các linh kiện quang

tử hoặc quang điện tử là sử dụng hiệu ứng plasmon bề mặt trong các ứng dụng khác

nhau [7,45-47]. Tại bề mặt tiếp giáp kim loại-điện môi trường điện từ do hiệu ứng SP

gây nên tồn tại trong không gian nhỏ hơn nhiều so với trong vật liệu quang học thông

thường, vì vậy sử dụng các vật liệu này trong các thiết bị quang học có kích thước

nano có ý nghĩa rất lớn [48-52]. Mặt khác, các hạt nano kim loại lại có khả năng tác

động mạnh lên tính chất quang của môi trường ngay cả khi công suất tới rất nhỏ. Ví

dụ, một hạt nano kim loại quý có đường kính 10 nm có hệ số tắt cỡ 107 M-1cm-1, hoặc

có giá trị khoảng lớn hơn hai bậc so với giá trị điển hình của chất màu laser hữu cơ.

Hướng nghiên cứu các mạch quang học tích hợp nano, để tiến tới thiết kế xây

dựng các thiết bị có các chức năng đặc biệt như chuyển đổi năng lượng, hoạt động

laser, lưu trữ năng lượng… đang là mục tiêu của nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới

[47,53,54]. Dao động cộng hưởng plasmon bề mặt trong vật liệu pha tạp nano kim

28

loại hữu cơ tạo nên những tính chất mới của vật liệu như chất nhạy quang học, quang

học phi tuyến liên quan đến sự phát huỳnh quang và chuyển hóa năng lượng do quang

hóa [55-64].

Khi một phân tử phát quang phân bố gần một cấu trúc nano kim loại, cường

độ huỳnh quang của chất phát quang có thể được tăng cường hoặc bị dập tắt. Điều

này có thể được giải thích bởi mô hình plasmon bức xạ hoặc trường tiêu biến trên bề

mặt cấu trúc nano. Quá trình tương tác giữa một chất phát quang và các cấu trúc nano

kim loại đã được giải thích bằng sự tương tác do liên kết “yếu” và liên kết “mạnh”

giữa các phân tử màu hữu cơ và hạt nano kim loại. Hai dạng liên kết này quyết định

đến hai cơ chế truyền năng lượng khác nhau trong môi trường pha tạp nano kim loại

và tâm màu hữu cơ.

Cấu trúc liên kết yếu được định nghĩa là hai phần tử nano kim loại và tâm màu

hữu cơ được phân bố ngẫu nhiên và có khoảng cách đủ lớn (>10 nm). Khi đó có thể

xem quá trình truyền năng lượng xảy ra dưới dạng lưỡng cực – lưỡng cực. Quá trình

dập tắt huỳnh quang từ các phân tử màu chiếm ưu thế. Hiện tượng chất phát quang ở

gần bề mặt kim loại bị dập tắt có thể giải thích là do dao động lưỡng cực của phân tử

chất phát quang bị tắt dần, tương ứng quá trình dập tắt trạng thái kích thích của phân

tử, hay nói cách khác là có sự truyền năng lượng từ phân tử chất màu tới bề mặt kim

loại. Cơ chế truyền năng lượng này còn được gọi là truyền năng lượng bề mặt [8,9].

Tốc độ của quá trình truyền năng lượng bề mặt được cho theo công thức:

𝑘𝐸𝑇 = 1

𝐷(

𝑅𝑜

𝑟)

4

= 1

𝐷𝐴−

1

𝐷 , (1.5)

với r là khoảng cách từ phân tử chất cho (chất phát quang) tới bề mặt hạt kim loại

(chất nhận); Ro là khoảng cách mà tại đó hiệu suất truyền năng lượng đạt 50%; Dτ và

DAτ lần lượt là thời gian sống phát quang của chất phát quang khi không có mặt kim

loại và khi có mặt kim loại.

29

Sự tăng cường huỳnh quang do hiệu ứng plasmon bề mặt cũng được ghi nhận

đối với chất màu khi sử dụng các hạt vàng. Hình 1.19 biểu diễn sự tăng cường huỳnh

quang của chất màu rhodamine B (RhB) khi có mặt hạt vàng kích thước 50 nm, cường

độ huỳnh quang tăng hơn 10 lần [10]. Sự tăng cường này được giải thích là do các

plasmon bề mặt định xứ được kích thích gây ra sự tăng cường trường điện từ định xứ

ở gần bề mặt các hạt do đó làm tăng cường huỳnh quang đối với các chất phát quang

ở gần hạt (có khoảng cách <10 nm).

1.2.4. Ứng dụng của nano vàng trong laser xung ngắn

Laser hoạt động ở chế độ Q-switch (biến điệu độ phẩm chất) đang thu hút sự

chú ý rất lớn bởi khả năng ứng dụng của nó không những trong nghiên cứu cơ bản,

mà còn trong cả quân sự, y tế… Trong đó, phổ biến là laser Q-switch dạng thụ động

sử chất hấp thụ bão hòa (SA) trong các BCH laser bởi sự đồng bộ, đơn giản và kinh

tế của nó [65-67]. Hấp thụ băng thông rộng gây nên bởi cộng hưởng plasmon bề

mặt và thời gian hồi phục nhanh cỡ picô-giây của các hạt nano vàng rất phù hợp với

việc sử dụng trong hoạt động của laser Q-switch thụ động. Trong trường hợp laser

sợi pha tạp erbium khóa mode sử dụng thanh nano vàng như là SA chậm, người ta

đã thu được xung laser 12 ps tại bước sóng 1561 nm với tần số 34.7 MHz [68].

(1): RhB + GNPs-; (2):RhB + GNPs+

Hình 1.19: Ảnh hưởng của nồng độ nano vàng có kích thước

(20 ± 2) nm lên phổ huỳnh quang của RhB [10].

Nồng độ GNPs, M^10-4/L

ờn

ộ(đvty

)

30

1.2.4.1 Hiệu ứng Q-switch của nano vàng dạng cầu

Các vật liệu nano kim loại đã và đang được quan tâm nghiên cứu và trở thành

một loại vật liệu tiềm năng cho ứng dụng Q-switch hoặc khóa mode trong phát laser

xung [69,70] do đặc tính phi tuyến bậc ba lớn [71], sự hấp thụ mạnh và sự đáp ứng

thời gian nhanh [72]. Tính chất hấp thụ bão hòa của các hạt nano kim loại được quyết

định bởi SPR định xứ. Đặc biệt, vùng phổ đáp ứng của nano vàng nằm trong vùng

nhìn thấy cho nên vật liệu này trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các laser hoạt động ở

chế độ Q-switch hoặc khóa mode [73]. Kết quả đo sự hấp thụ bão hòa của nano vàng

trong vùng phổ nhìn thấy khẳng định khả năng sử dụng vật liệu này như một chất hấp

thụ bão hòa để phát laser xung ngắn. Một màng mỏng polyvinylalcohol chứa nano

vàng dạng cầu có kích thước 15 2,8 nm theo tỷ lệ khối lượng 40:1 được đặt trên

đường truyền của một laser quang sợi đã ghi nhận được chuỗi bức xạ laser có độ bán

rộng 320 ns, tần số 421,9 kHz tại bước sóng 634,9 nm [74]. Bằng kỹ thuật Q-switch

thụ động, các tác giả đã chứng minh khả năng có thể thay đổi được tần số phát đối

với laser quang sợi Pr3+ pha tạp ZrF4-BaF2-LaF3-AlF3-NaF (ZBLAN) trong khoảng

285,7 đến 546,4 kHz.

Các nghiên cứu và sử dụng vật liệu nanô kim loại làm môi trường phát các

xung cực ngắn vùng picô-giây hoặc femtô-giây vẫn là một chủ đề hấp dẫn tại các

phòng thí nghiệm trên thế giới.

1.2.4.2. Hiệu ứng khóa mode thụ động bằng GNPs

Hệ số phi tuyến bậc ba của các vật liệu GNPs đã được sử dụng làm yếu tố khóa

mode trong hoạt động laser quang sợi erbium pha tạp (Erbium-doped Fiber Laser –

EDFL) [70]. Một màng mỏng sodium carboxymethylcellulose (NaCMC) có chứa vật

liệu GNPs dạng thanh được sử dụng làm chất hấp thụ bão hòa thụ động được đặt

trong BCH quang sợi. Đặc trưng hấp thụ bão hòa của màng đã được xác định bằng

thực nghiệm với độ sâu biến điệu 4,4%, mật độ công suất bão hòa 1,05 MW/cm2 và

độ mất mát 28,2%. Sử dụng môi trường hoạt chất 20 cm cáp quang đơn mode pha tạp

erbium bơm bằng laser bán dẫn bước sóng 980 nm, công suất bơm 62 mW, các xung

laser có độ rộng xung 12 ps, công suất ~ 2,05 mW đã được ghi nhận tại bước sóng

31

1561 nm. Hiệu ứng này được giải thích bởi sự tương tác truyền năng lượng phonon

– phonon có thời gian lên đến vài chục pico-giây tương ứng với thời gian đáp ứng

của các GNPs. Một ưu điểm nổi trội của môi trường hấp thụ bão hòa GNPs dạng

thanh là cho phép sử dụng làm yếu tố khóa mode trong một dải bước sóng rộng tương

ứng với phổ hấp thụ plasmon bề mặt của GNPs. Công suất ra của laser khóa mode

khi thay đổi công suất bơm là gần tuyến tính được trình bày trên Hình 1.20 mặc dù

tần số có thay đổi.

Hình 1.20: Công suất ra của laser khóa mode EDFL như một hàm của công suất

bơm [70].

1.2.4.3. Cấu hình nanolaser do hiệu ứng cộng hưởng dãy GNPs

Các BCH photonic thường phải bị giới hạn bởi giới hạn nhiễu xạ photon do

kích thước tức là sự giam giữ các photon trong một cấu trúc có kích thước L> /2nhd

với nhd là chiết suất hiệu dụng của môi trường. Song với một cấu trúc tuần hoàn mà

các điểm bức xạ photon là tập hợp các phân tử màu lai tạp GNPs có thể tạo thành các

bức xạ laser. Khi các phân tử màu có phổ chồng chập về không gian và thời gian với

các plasmon định xứ được kích thích, các bức xạ laser sẽ xảy ra thỏa mãn điều kiện

độ khuếch đại lớn hơn sự mất mát tại tần số plasmon [75].

Hình 1.21 mô tả một dãy ba chiều các “cung” GNPs với các tâm màu hoạt

động laser. Năng lượng chùm bơm gây nên các bức xạ huỳnh quang chồng chập

ng

su

ấtla

se

r ra

(mW

)

Công suất laser bơm (mW)

32

với phổ cộng hưởng plamon bề mặt định xứ trong một cấu trúc có chu kỳ thỏa mãn

điều kiện phản hồi phần bố. Các tác giả đã ghi nhận được bức xạ laser tại bước

sóng 912 nm gần với điều kiện nhiễu xạ bậc hai của cấu trúc cách tử Bragg GNPs

khi sử dụng chất màu IR140. Tại mode laser gần pháp tuyến không được ghi nhận

bởi vì không tồn tại các bức xạ huỳnh quang có bước sóng phù hợp với cấu trúc

ma trận điểm GNPs.

Hình 1.21: Sơ đồ laser “cung” plasmon (bowtie plasmon). a) cấu trúc của nanolaser

bao gồm các phiến GNPs gắn phân tử IR-140; b) chùm bơm là laser có bước sóng

800 nm; c) ảnh SEM nhìn từ phía trên; d) hình dạng cung phát laser [75].

Các tác giả chỉ ra rằng bằng một cấu hình đặc biệt, BCH nano-mét có kích

thước nhỏ hơn giới hạn nhiễu xạ của bước sóng laser vẫn có thể hoạt động. Điều này

xảy ra do thiết diện phát xạ của hệ được tăng cường nên dễ dàng đạt được điều kiện

ngưỡng trong phát xạ laser. Cấu trúc này có thể ứng dụng cho các vật liệu nano khác

phù hợp với phổ bức xạ huỳnh quang của các chất màu được sử dụng.

1.3. Laser màu xung ngắn

1.3.1. Cơ chế hoạt động của laser màu

Khảo sát quá trình hoạt động của laser màu, ta có thể xem laser màu hoạt

động theo sơ đồ 4 mức năng lượng: mức 1 là mức cơ bản S00; mức 2 là mức laser

33

dưới gồm các mức dao động S0V; mức 3 là mức laser trên S10 và mức 4 là mức kích

thích gồm các mức dao động S1v. Hoạt động của laser màu có thể được mô tả theo sơ

đồ 4 mức năng lượng, trong đó mức 1 và mức 2 nằm ở trạng thái điện tử S0, mức 3

và 4 nằm ở trạng thái điện tử kích thích đơn S1. Do vậy có thể nói rằng laser màu hoạt

động trên hai mức rộng: mức điện tử đơn S0 và mức điện tử kích thích đơn S1.

Trên Hình 1.22 cho thấy sơ đồ năng lượng với hai mức rộng, có độ rộng ∆ν,

năng lượng hấp thụ hν0, năng lượng kích thích hνp và năng lượng bức xạ hνe. Gọi N0

và N1 là mật độ hạt ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. Trên mỗi mức, các

điện tử được phân bố theo năng lượng Ei tương ứng với hàm phân bố ηi(Ei).

Mật độ tích lũy trên các mức xác định bởi

. (1.6)

Ở nhiệt độ phòng, các điện tử có xu hướng ở trạng thái thấp nhất, hàm phân bố

Boltzmann có dạng:

, (1.7)

trong đó: gi(Ei) là bậc suy biến; Ci là hằng số chuẩn hóa; T là nhiệt độ tuyệt đối; K là

hằng số Boltzmann.

Hệ số hấp thụ tại tần số ν cho bởi

, (1.8)

dEEN iii )(

)/exp()()( KTEEgCE iiiiii

)(1

110001 NBNBc

nh

dx

dI

IK

Hình 1.22: Sơ đồ laser màu với hai mức năng lượng rộng.

S1

S0

hνp hνe hν0

34

với: Iν - cường độ bức xạ tại tần số ν;

n - chiết suất môi trường;

B01, B10 - hệ số Einstein;

c - vận tốc ánh sáng.

Khi tồn tại sự khuếch đại công thức (1.6) có thể viết cho hệ số khuếch đại:

, (1.9)

trong đó hấp thụ và bức xạ liên hệ với hệ số Einstein:

, (1.10)

. (1.11)

Ngoài ra, hấp thụ và bức xạ còn được xác định bởi:

, (1.12)

. (1.13)

Phương trình (1.9) có thể viết lại:

=> . (1.14)

Để xác định mối liên hệ giữa hấp thụ và bức xạ, ta giả sử rằng trong phương

trình (1.13) có C0 = C1, khi đó sử dụng hệ thức:

, (1.15)

với E1 = E0 + h(ν – ν0), (1.16)

trong đó ν0 là tần số.

Từ các công thức (1.7), (1.10), (1.11), (1.15) và (1.16), ta có:

. (1.17)

Thay (1.17) vào (1.14), ta có điều kiện khuếch đại trong laser màu hai mức rộng:

. (1.18)

)()()( 01 ae NN

)()( 01

Bc

nha

)()( 10

Bc

nhe

000 )(),()( dEEEaa

111 )(),()( dEEEee

0

0

1

)(

)()()( N

N

N

e

ae

)(

)(

0

1

e

a

N

N

)(),()(),( 000111 EgEEgE ae

KThe

a /)(exp)(

)(0

KThN

N/)(exp 0

0

1

35

Từ kết quả trên ta thấy, nếu ≥ 0 thì có sự đảo lộn mật độ giữa mức 0 và mức 1 khi

đó có sự khuếch đại trong hệ. Như vậy, điều kiện để phát laser màu phụ thuộc vào

năng lượng kích thích, các tham số vật lý và độ phẩm chất của BCH.

Để có thể đạt được sự nghịch đảo độ tích lũy, cần phải cung cấp một năng lượng

phù hợp cho môi trường hoạt chất phát laser. Người ta thường sử dụng nguồn bơm

quang học cho laser màu. Các nguồn năng lượng bơm thường được dùng đèn chớp

hoặc các laser. Mỗi phương pháp và cấu hình bơm đều có những đặc điểm và yêu cầu

riêng nhưng đều dựa trên một nguyên tắc chung là bước sóng của bức xạ bơm phải

nằm trong vùng phổ hấp thụ của chất màu và tốt nhất là ở bước sóng có hệ số hấp thụ

là cực đại. Hiện nay người ta thường dùng bức xạ họa ba bậc 2 của các loại laser màu

rắn biến điệu độ phẩm chất như laser Ruby, Nd:YAG hay các laser khí N2, Kr, Xe, ...

để bơm cho laser màu.

1.3.2. Một số cấu hình laser màu phát xung picô-giây

Mặc dù thời gian sống phát quang của các chất màu chỉ trong khoảng một vài

nano-giây, nhưng tùy thuộc vào nguồn bơm năng lượng và cấu hình BCH, các xung

laser màu có thể trải trong miền micro đến femto giây. Trong luận án này, chúng tôi

giới thiệu và phân tích một số cấu hình laser màu có thể phát các xung có độ rộng

trong khoảng picô-giây. Trong mục tiếp theo, luận án tập trung vào nghiên cứu quá

trình vật lý phát xung picô-giây theo nguyên lý phản hồi phân bố năng lượng bởi

nhiễu xạ Bragg.

1.3.2.1. Phát xung picô-giây bằng hiệu ứng dập tắt

Buồng cộng hưởng dập tắt tạo ra xung laser ngắn từ laser bơm với độ rộng

xung cỡ ns và được sử dụng đầu tiên cho laser màu. Trong cấu hình của một laser

màu có BCH dập tắt bơm ngang ở Hình 1.23. Môi trường hoạt chất là những dung

dịch chất màu được chứa trong cu-vét. Người ta tạo ra hai BCH laser khác nhau nhưng

cùng sử dụng chung một môi trường hoạt chất. BCH thứ nhất có độ phẩm chất thấp

được tạo nên bằng việc sử dụng trực tiếp hai thành cu-vét làm hai gương phản xạ.

BCH thứ hai có độ phẩm chất cao được tạo nên bằng việc sử dụng gương có hệ số

36

phản xạ cao làm gương sau và một thành cu-vét, BCH Q-cao có chiều dài lớn hơn

BCH thứ nhất và quang trục của nó lệch chút ít so với BCH thứ nhất.

Nếu hai BCH này hoạt động độc lập thì bức xạ laser phát ra của từng BCH Q-

thấp hoặc Q-cao đều là các xung laser dài cỡ ns (Hình 1.23). Tuy nhiên khi hai BCH

này cùng hoạt động đồng thời thì giữa chúng có sự cạnh tranh năng lượng tích luỹ

trong môi trường hoạt chất. Hoạt động của laser có BCH Q-cao chiếm hầu hết khả

năng khuếch đại (gain) trong môi trường hoạt chất. Do đó sự phát laser (BCH Q-thấp)

chỉ cho phép phát một xung ngắn ở lối ra [76].

Phương pháp phát xung laser ngắn từ BCH dập tắt là đơn giản. Chúng ta có

thể kiểm soát được đặc tính thời gian của xung laser lối ra từ BCH Q-thấp bằng việc

khống chế các thông số hoạt động của laser như phần thể tích hoạt chất dùng chung

giữa hai BCH, thông số BCH Q-cao, thông số bơm cũng như nồng độ của chất màu.

Đây là ưu điểm của phương pháp BCH quenching. Tuy nhiên phương pháp này chỉ

cho phép phát các xung ngắn với hệ số nén xung thấp chỉ cỡ ~ 10 lần.

1.3.2.2. Phát xung picô-giây bằng kỹ thuật chọn lọc thời gian – phổ (STS)

Một kỹ thuật nhằm tạo ra xung ngắn từ các laser bơm nano giây là phương pháp

chọn lọc thời gian phổ (Specto–Temporal–Selection - STS). Phương pháp STS dựa

Hình 1.23: Cấu hình buồng cộng hưởng dập tắt

Q-thấp

Q-cao

Bơm

Môi trường hoạt chất

R1R2

R3

37

trên tiến trình quét phổ rất nhanh của bức xạ laser màu băng rộng phát ra từ một BCH

ngắn Q - thấp [76,77].

Việc nghiên cứu tiến trình phổ của laser này cho thấy, tại thời điểm ban đầu phổ

laser rất rộng, ngay sau đó, một sự làm hẹp phổ rất nhanh xảy ra và cực đại phổ phát

xạ chuyển về phía sóng dài. Điều này có nghĩa là có sự dập tắt dao động rất nhanh ở

về phía sóng ngắn của phổ laser. Nếu lọc lựa một băng phổ hẹp ở phía sóng ngắn của

phát xạ laser băng rộng sẽ thu được một xung laser ngắn. Với kỹ thuật nén xung này

ta thu được xung laser ngắn với hệ số nén xung cỡ 102 lần.

Tuy nhiên phương pháp phát xung ngắn bằng kỹ thuật STS vẫn còn tồn tại

nhược điểm là phát xung ngắn ở trong một vùng phổ hẹp. Vùng phổ khảo sát phụ

thuộc vào nồng độ chất màu trong môi trường hoạt chất.

Hình 1.24: Tiến trình phổ trong phát xạ laser màu của PM567/polymer BCH

L = 5 cm, l = 1 cm, R = R1 = R2 = 0.1, N = 5e17, r = 10.

38

1.3.2.3. Phát các xung ngắn bằng kỹ thuật khóa mode va chạm xung

Kỹ thuật khóa mode bởi quá trình va chạm xung từ hai hướng tại một lớp hấp

thụ bão hòa mỏng có thể phát các xung laser cực ngắn đến dưới pico-giây [78].

Nguyên lý của kỹ thuật này dựa trên hiệu ứng đóng mở khi hai xung gặp nhau trên

đường lan truyền tại môi trường hấp thụ bão hòa gây ra. Tương tác giữa hai xung tạo

nên một “cách tử” tức thời về độ tích lũy của các phân tử trong môi trường hấp thụ

bão hòa làm đồng bộ, ổn định và làm ngắn các xung tới theo cả hai hướng truyền. Kỹ

thuật này có thể phát các xung laser cực ngắn khi nguồn phát là các laser màu xung

hoặc liên tục. Sơ đồ nguyên lý của kỹ thuật này được trình bày trên Hình 1.25.

Mặc dù cấu hình này có thể phát được các xung cực ngắn nhưng cần có yêu

cầu cao về tính ổn định không gian của bức xạ laser. Kỹ thuật này phù hợp với các

bức xạ laser liên tục hoặc có tần số lặp lại cao.

Một phương pháp phát các xung laser cực ngắn có độ rộng xung (full width of

half maximum - FWHM) trong vùng pico-giây khá đơn giản và hiệu quả đã được

nghiên cứu và sử dụng trong luận án. Nguyên lý hoạt động của cấu hình laser này

được trình bày chi tiết trong mục dưới đây.

Hình 1.25: Sơ đồ nguyên lý phát xung laser cực ngắn kỹ thuật hấp thụ

bão hòa va chạm xung

Hấp thụ

bão hòa

Bơm

Môi trường

hoạt chất

39

1.3.3. Laser màu phản hồi phân bố

Nét đặc trưng về mặt cấu tạo của laser phản hồi phân bố (DFB) là không dùng

BCH gồm các gương, thay vào đó ánh sáng được phản xạ Bragg và khuyếch đại trong

môi trường hoạt chất do hiệu ứng phản hồi phân bố, nó được tạo ra bởi sự thay đổi

có tính chu kỳ theo không gian các đặc tính vật lý của môi trường hoạt chất như: chiết

suất, hệ số khuyếch đại và thông số hình học. Ưu điểm nổi bật của laser DFB là khả

năng phát laser đơn sắc cao tại các bước sóng khác nhau. Kỹ thuật DFB có thể ứng

dụng cho các loại môi trường khác nhau, và có thể phát xung laser ngắn picô-giây,

độ đơn sắc cao, lựa chọn bước sóng.

Laser màu hoạt động theo hiệu ứng DFB là một trong các loại laser không có

BCH lần đầu tiên được quan sát vào những năm 1970. Trong laser này, môi trường

hoạt chất là màng mỏng chưa chất màu Rh6G (Rh6G), kết quả thu được bước sóng

laser tại 580 nm, độ rộng phổ laser 0.1Ao [79].

Các kết quả nghiên cứu về laser DFB chủ yếu trên các chất màu lỏng sử dụng

hoạt chất dung dịch màu Rh6G pha trong dung môi ethanol, vùng bước sóng laser

điều chỉnh từ 560 nm đến 640 nm. Chùm laser DFB có thể có độ bán rộng phổ rất

hẹp 0.5 Ao, độ tinh chỉnh bước sóng 0.01 Ao và công suất 36 kW [76,77].

Vào những năm 1980, người ta đã thu được những kết quả laser DFB sử dụng

hoạt chất màu lỏng Rh6G với mô hình lí thuyết gồm các phương trình động học và

thực nghiệm [80]. Nguồn bơm laser N2 có độ rộng xung 3.5 ns, đã thu được xung

laser màu ngắn 30 ps. Lý thuyết laser DFB đã được áp dụng trong chế tạo các loại

laser DFB trên các môi trường hoạt chất như bán dẫn, màng mỏng [81-84]. Hiện nay

hướng nghiên cứu được tập trung nhiều nhằm hoàn thiện công nghệ chế tạo laser

DFB trên màng mỏng hữu cơ và bán dẫn.

1.3.3.1. Phản xạ Bragg

Trong tiến trình tạo thành bức xạ laser của laser DFB có xảy ra hiệu ứng chọn

lọc bức xạ và khuyếch đại tại một bước sóng nhất định trong vùng phổ khuyếch đại

của hoạt chất theo nguyên lí phản xạ Bragg [79].

40

Cách tử Bragg gồm một dãy các gương bán phản xạ sắp xếp song song (Hình

1.26). N là số gương bán phản xạ được đặt cách nhau một khoảng d (còn gọi không

gian Bragg), giả sử môi trường có hệ số mất mát s và hệ số khuyếch đại g, R là hệ

số phản xạ công suất và R<<1, T là hệ số truyền qua công suất và T 1. Giả sử xung

của những photon E(t,x) đi vào gương 1, E(t=0, x=0). Khi đó:

𝐸(𝑡, 𝑥) = 𝐴𝑒−𝛼𝑠𝑥

2𝑗(𝜔𝑡−𝛽𝑥)

(1.19)

trong đó s hệ số mất mát; là hằng số lan truyền; và là tần số ánh sáng.

Năng lượng xung sáng đầu tiên đến tại gương thứ nhất là Ein, phần phản xạ tại

gương thứ nhất là ER1(0) = Ein(0)R và phần truyền qua cũng tại gương thứ nhất này

là ET1(0) = Ein(0)T, trong đó R là hệ số phản xạ và T là hệ số truyền qua. Tại gương

thứ 2, phần truyền dẫn ET1(0) bị phản xạ một phần [ER2(d) = ET1(0)Rexp(-jd)] và

truyền qua một phần [ET2(d) = ET1(0)Texp(-jd)], và quá trình tiếp tục tương tự tại

các gương tiếp theo. Phần phản xạ tại gương thứ N là

ERN[(N-1)d] = ET(N-1)[(N-2)d]Re-jd. (1.20)

Phần truyền qua tại gương thứ N là

ETN[(N-1)d] = ET(N-1)[(N-2)d] Te-jd. (1.21)

Phần phản xạ từ gương thứ N ngược lại đến gương đầu tiên

ERN[(N)d] = ET(N-1)[(N-1)d] RN-1 e-(N-1)jd. (1.22)

Năng lượng phản xạ tổng cộng tại một cửa sổ ra của cấu hình này là:

𝐸𝑅,𝑡𝑜𝑡(0) = 𝐸𝑖𝑛(0)𝑅(1−𝑀𝑁)

1−𝑀 (1.23)

Gương 1 Gương 2 Gương j Gương N

EOUT

EIN

ER.tot(0)

d d d

Hình 1.26: Cách tử Bragg có N (chu kì) gương bán phản xạ song song [77,85].

41

trong đó M = T2exp(-2jd). Nếu N là một số đủ lớn, thì năng lượng phản xạ tổng cộng

tại gương đầu tiên bằng xấp xỉ năng lượng đến, ngay cả khi R là nhỏ.

Trong các biểu thức trên, pha của những sóng tại mỗi gương là tuỳ ý. Nếu pha

là bội số của 2, điều kiện cho phản xạ mạnh có thể đạt được đó là:

arg(𝑀) = 2arg (𝑇) − 2𝛽𝑑 = 2arg (𝑇) − 22𝜋

𝜆𝑑 = 2𝑚 (1.24)

trong đó m là một số nguyên.

Để cho đơn giản, khi pha = 0 hoặc đặt arg(T) = 0, khi đó –(2/)d = m, từ đó

điều kiện cho phản xạ mạnh hoặc điều kiện Bragg là d = và

. (1.25)

Dấu âm biểu thị cho sự phản xạ, và m biểu thị bậc cách tử Bragg. Khi m = 1

(bậc nhất) thì L = /2, và khi m = 2 (bậc 2) thì L = . Biên độ điện trường của sóng

sáng lan truyền qua cách tử Bragg có bước sóng thỏa mãn điều kiện Bragg được biểu

diễn trên hình 1.27a. Từ công thức (1.31), biên độ điện trường của sóng sáng lan

truyền qua cách tử Bragg có bước sóng thỏa mãn điều kiện Bragg được biểu diễn trên

hình 1.27b.

(a)

(b)

Hình 1.27: (a) Sơ đồ sóng phản xạ từ cấu trúc chu kỳ Bragg và (b) Bước sóng laser

thay đổi theo chu kỳ.

2

m B

-E0

E0

-E0

E0

-E0

E0

E0

-E0

L

z

z

z

z

m = 6

m = 4

m =1

m = 2

Biê

n đ

ộ đ

iện

trư

ờn

g

Hướng lan truyền

1000

900

800

700

600

500

400

2000 1500 1000 500 0

Chu kì cách tử L (nm)

m = 2 m = 3 m = 4 m = 5 m = 6 m =1

Lase

r w

av

ele

ng

th l

L (

nm

)

Hình 1.21. Bước sóng laser thay đổi theo chu kì

cách tử tại các bậc phản xạ Bragg khác nhau

Hình 1.20. Sơ đồ sóng sáng phản xạ theo điều kiện Bragg

z

z

z

z

-E0

E0

-E0

E0

-E0

E0

E0

-E0

Biê

n đ

ộ đ

iện

trư

ờn

g

L

m = 6

m = 4

m =1

m = 2

Bướcsóng

(nm

)

42

1.3.3.2. Nguyên lý hoạt động của laser phản hồi phân bố

Giả sử trên môi trường hoạt chất của laser DFDL, một cấu trúc có chu kỳ theo

không gian của chiết suất và hệ số khuyếch đại. Hình 1.28 đã được tạo ra từ hệ vân

giao thoa khi cho hai chùm laser bơm kết hợp với nhau (giao thoa) ngay trên bề mặt

môi trường hoạt chất. Cấu trúc này tương đương như một cách tử Bragg. Khi môi

trường bị kích thích, các photon bức xạ (tại các vân sáng bơm giao thoa) lan truyền

trong môi trường này và chỉ có photon có độ dài bước sóng thoả mãn điều kiện

Bragg thì sẽ bị phản xạ lại truyền qua vân sáng. Mặt khác các photon này sẽ được

khuyếch đại trong khi lan truyền. Như vậy, bức xạ bước sóng λ mà thoả mãn điều

kiện phản xạ Bragg sẽ phát xạ laser DFDL, còn các photon có bước sóng

khác không được khuyếch đại do đó sẽ bị suy hao hết.

Một đặc trưng quan trọng trong phát xạ laser theo cấu hình DFDL là thời gian

sống c của photon trong BCH được Bohr [77] đề xuất. Thời gian sống trong BCH

của laser DFDL được tính bằng công thức:

𝝉𝒄 =𝟏

𝟐𝒄𝜼𝑳𝟑(𝒒𝝅)−𝟐|𝜿|𝟐 , (1.26)

trong đó L là chiều dài của thể tích hoạt động của DFDL; là chiết suất trung bình

của môi trường; q là số mode laser; là hệ số “cặp đôi”. Hệ số này liên quan đến độ

nhìn rõ của vân giao thoa. Nó sẽ xác lập sự biến điệu của chiết suất () và độ khuếch

đại của môi trường () được cho bằng công thức sau:

𝟒|𝜿|𝟐 = 𝜷𝑩𝟐 (

𝜟𝜼

𝜼) + 𝜟𝜶𝟐 = (

𝟐𝝅

𝝀)

𝟐

𝜟𝜼𝟐 + 𝜟𝜶𝟐 , (1.27)

2

m B

Hình 1.28: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của laser màu DFDL.

Sơ đồ nguyên lí hoạt động laser DFB

Hệ vân giao thoa

Laser LLaser L

p p

z

L

Biến điệu gain

)()( tTT

ntn

Laser ra Laser ra

43

trong đó và là các tham số phụ thuộc vào thời gian, quyết định do cách bố trí

chùm laser bơm cho DFDL. Sự phụ thuộc vào thời gian của , nói cách khác tạo

thành các cặp gương có hệ số phản xạ R > 0, cần phải tạo thành các lớp tiếp giáp giữa

hai môi trường có chiết suất khác nhau. Hiệu ứng này được quyết định bởi sự đáp

ứng biến đổi nhiệt của môi trường trong không gian chùm bơm:

𝜟𝜼(𝒕) = (𝜹𝜼

𝜹𝑻)

𝒑𝜟𝑻(𝒕) = (

𝜹𝜼

𝜹𝑻)

𝑷𝜟𝑻[𝑰𝒑(𝒕)]. (1.28)

Trong đó, sự biến thiên T(t) theo thời gian của mỗi chu kỳ bơm có thể được tính

bằng phương trình truyền nhiệt phụ thuộc vào độ dẫn nhiệt của môi trường hoạt tính

và nồng độ của các tâm màu hữu cơ; Ip(t) là cường độ tức thời của xung laser bơm.

Do đó, ngoài các điều kiện cần cho một nguồn phát laser thông thường (như

nghịch đảo độ tích lũy, điều kiện dao động cộng hưởng...) BCH laser DFDL chỉ có thể

hoạt động được khi có đồng thời hai điều kiện phù hợp về pha của biến điệu chiết suất

và biến điệu độ khuếch đại phù hợp với vùng phổ phát quang của chất màu.

1.3.3.3. Các đặc điểm của laser DFDL

* Khả năng điều chỉnh liên tục bước sóng

Từ điều kiện Bragg (1.31) ta có:

𝜆𝐿 =𝜂𝜆𝐵

𝑚𝑠𝑖𝑛𝜃 (1.29)

trong đó là chiết suất của môi trường hoạt chất; là góc giữa một chùm bơm và

pháp tuyến của môi trường hoạt chất; B là bước sóng bơm.

Hai phương pháp để điều chỉnh bước sóng phát của laser DFDL: hoặc là thay

đổi chu kỳ biến điệu (tức là thay đổi góc ) hoặc thay đổi chiết suất của môi

trường hoạt chất. Tùy thuộc loại vật liệu hoạt chất và loại laser DFDL, người ta chọn

phương pháp điều chỉnh bước sóng cho phù hợp. Thông thường với loại vật liệu là

chất màu thì người ta thay đổi liên tục bước sóng laser nhờ thay đổi chu kì bằng

cách thay đổi góc đến chùm bơm, còn trong vật liệu dạng màng màu hoặc bán dẫn

người ta thường thay đổi chiết suất bằng cách thay đổi nhiệt độ của môi trường hoạt

chất. Bằng những thay đổi này người ta đã điều chỉnh bước sóng laser với độ tinh

44

chỉnh bước sóng rất cao (dưới 0.01 nm). Do vậy trong vùng phổ môi trường hoạt chất

vẫn có thể phát được nhiều bước sóng riêng biệt.

* Độ đơn sắc cao

Độ đơn sắc của laser DFDL được quyết định bởi sự cạnh tranh mode trong

quá trình dao động trong BCH. Khi năng lượng bơm đạt ngưỡng phát laser, các

mode trong BCH đều được kích thích và lan truyền theo hướng khuếch đại ưu tiên.

Chỉ một mode duy nhất lan truyền phù hợp với điều kiện phản xạ Bragg được

khuếch đại (các dao động có nửa bước sóng bằng với hằng số cách tử), tức là bức

xạ lan truyền theo hướng vuông góc với pháp tuyến của bề mặt môi trường

khuyêchs đại. Vì vậy, tính chọn lọc bước sóng rất cao trong điều kiện phản xạ

Bragg nên laser DFDL thường phát đơn mode tại một bước sóng nhất định, độ đơn

sắc của laser DFDL có thể đạt được rất cao (cỡ 0.001 nm) đạt giá trị tới hạn [86].

* Phát laser xung ngắn

Trong laser màu DFDL, khi bơm sát ngưỡng bằng nguồn bơm xung cỡ nano

giây thì laser DFB có thể phát đơn xung và độ rộng thời gian xung dưới 100 picô-

giây [79]. Thực tế, thông thường các laser màu DFDL hoạt động ở chế độ trên ngưỡng

phát một vài lần. Do đó, các xung laser khi quan sát bằng các đầu đo có độ phân giải

cao là một chuỗi các xung hẹp (độ rộng xung cỡ 10 ps). Điều này được giải thích bởi

thời gian sống của photon trong BCH ngắn và có quá trình hồi phục nghịch đảo độ

tích lũy dẫn đến quá trình phát xạ thứ cấp. Khi độ tích lũy ở mức laser trên đạt đến

trạng thái bão hòa khuếch đại, các xung laser DFDL phát ra kéo theo sự sụt giảm độ

tích lũy năng lượng ở trạng thái laser trên xuống dưới ngưỡng. Trong quá trình đó,

năng lượng xung bơm vẫn tiếp tục được cung cấp cho môi trường tạo nên sự hồi phục

độ tích lũy và quá trình phát bức xạ laser tiếp tục xảy ra. Quá trình này tiếp diễn đến

giá trị nghịch đảo độ tích lũy dưới ngưỡng phát laser. Để có thể thu nhận được đơn

xung có độ rộng ~ 10 ps người ta có thể sử dụng một số giải pháp trong đó hiệu quả

là sử dụng cấu hình BCH kép có thời gian khởi phát bức xạ laser khác nhau hoặc

nguồn bơm xung ngắn. Kết quả là một đơn xung laser picô-giây đã được ghi nhận

[87,88].

45

Kết luận chương I

Chương I của luận án đã trình bày tổng quan về tính chất và đặc trưng vật lý

của các chất màu laser trong đó nêu rõ đặc điểm riêng của chất màu DCM. Sự truyền

năng lượng nội phân tử của chất màu DCM hạn chế sự chồng chập trong phổ hấp thụ

và huỳnh quang của DCM được sử dụng trong nghiên cứu động học và đặc trưng thời

gian – phổ của laser màu phản hồi phân bố với môi trường hoạt chất pha tạp vật liệu

nano vàng dạng cầu. Các đặc trưng quang học của các hạt nano vàng và sự truyền

năng lượng giữa các hạt nano vàng dạng cầu và tâm màu DCM cũng được phân tích

và đánh giá. Cấu hình laser màu phản hồi phân bố (DFDL) được giới thiệu về nguyên

lý hoạt động và cấu hình cơ bản sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu đặc tính bức xạ

laser sử dụng môi trường hỗn hợp chất màu/nano vàng.

46

CHƯƠNG 2: CHẾ TẠO MÔI TRƯỜNG HOẠT CHẤT CHO LASER MÀU

Sự tương tác giữa chất màu laser và vật liệu nano kim loại cho thấy hai hiệu

ứng quang học đáng quan tâm: dập tắt huỳnh quang và tăng cường hiệu suất phát

quang [89,90]. Các nghiên cứu cho thấy quá trình truyền năng lượng giữa hai thành

phần này trong môi trường được giải thích bằng cơ chế truyền năng lượng bức xạ và

truyền năng lượng trường gần bởi hiệu ứng plasmon bề mặt. Tức là, quá trình truyền

năng lượng xảy ra trong môi trường phụ thuộc vào khoảng cách giữa hạt nano kim

loại và tâm màu phát quang [91]. Điều này phụ thuộc vào cấu hình và nồng độ của

các thành phần mẫu trong môi trường hoạt chất phát quang. Để có thể khảo sát được

các đặc trưng và các hiệu ứng quang học xảy ra trong môi trường hoạt chất, luận án

đã chuẩn bị và gia công chế tạo môi trường chất laser màu dạng lỏng (trong dung môi

ethanol) và trong môi trường rắn (PMMA). Sự khác nhau cơ bản về độ linh động của

các thành phần sẽ cho phép khảo sát được sự tương hỗ giữa chúng.

2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị sử dụng

2.1.1. Nguyên vật liệu

- Phân tử màu hữu cơ đóng vai trò là các tâm phát huỳnh quang được sử dụng là

DCM là chất màu hữu cơ có công thức C19H17N3O2 phân tán tốt trong các dung môi

hữu cơ ít phân cực .

- Hạt nano vàng Au@PEG-COOH có dạng hình cầu đường kính khoảng 20 nm đơn

phân tán trong nước (hình 2.4). Các hạt này sẽ được loại nước và phân tán lại trong

dung dịch MMA. Các hạt nano vàng được sử dụng với vai trò làm các yếu tố truyền

năng lượng (cho/nhận).

- Methyl methacrylate (MMA): là hợp chất hữu cơ có công thức C5H8O2, không màu

dùng để tạo nền Poly Methyl methacrylate (PMMA).

- Azobisisobutyronitrile (AIBN): là hợp chất hữu cơ công thức [(CH3)2C(CN)]2N2,

màu trắng, hòa tan tốt trong MMA. Thường được sử dụng như một chất xúc tác kích

47

hoạt phản ứng tạo gốc tự do trong các phản ứng polymer hóa (còn được gọi là phụ

gia đóng rắn).

2.1.2. Thiết bị sử dụng

- Máy rung siêu âm ELMASONIC S30: đây là thiết bị rửa hoặc hòa trộn mẫu bằng

kỹ thuật rung siêu âm có dung tích 5 lít nước. Hệ thống điều khiển hoạt động của máy

được kiểm soát bằng vi xử lý có khá nhiều ưu điểm, dễ sử dụng. Một số thông số của

thiết bị: Tần số: 37 kHz; Công suất: 280 W; Bình chứa nước: chế tạo bằng thép không

gỉ, dễ dàng làm sạch; Nhiệt độ nước có thể điều chỉnh tùy ý < 100 oC; Hệ thống hiển

thị: màn tinh thể lỏng.

- Lò ủ nhiệt (< 200 oC): để kiểm soát quá trình đóng rắn của PMMA cần phải kiểm

soát được nhiệt độ ủ mẫu. Lò ủ mẫu được đốt nóng bằng dây điện trở có tổng điện

trở cao (500 – 700 ) được cung cấp nguồn điện bởi hệ thống kiểm soát nhiệt độ

thông qua bộ vi xử lý. Nhiệt độ trong lò có sai số trong khoảng ± 1 oC, phân bố nhiệt

độ trong lò khá đồng đều do thiết kế tốc độ đốt nóng chậm.

- Máy li tâm: được dùng để tách, chuyển dung môi trong hạt nano vàng. Thông số

của thiết bị: Ký hiệu: K3 Series; Hãng: Centurion Scientific; Tốc độ tối đa: 15000

vòng/phút; Điện áp: 220-240V/50-60Hz; Lực li tâm: 22000 G; Dải nhiệt độ li tâm: -

20 oC đến + 40 oC.

- Một số thiết bị khác như máy khuấy từ, máy cắt, máy mài mẫu,… được sử dụng

phục vụ việc chế tạo và gia công mẫu.

2.1.3. Chế tạo nano vàng và gắn kết HS-PEG-COOH

a) Chế tạo dung dịch nano vàng:

Hạt nano vàng dạng cầu đường kính khoảng 20 nm được chế tạo bằng phương

pháp Turkevich (Hình 2.1).

Hình 2.1: Sơ đồ chế tạo hạt keo vàng bằng phương pháp Turkevich [92].

HAuCl4 Dung dịch hạt keo vàngBình phản ứng

Na3C6H5O7

48

Thí nghiệm được thực hiện như sau, một lượng nước 100 ml được đưa vào

trong bình cầu ba cổ đáy bằng có khuấy từ gia nhiệt đến sôi, khuấy với tốc độ 800-

1000 vòng/phút. 1 ml dung dịch 10% natri citrate (Na3C6H5O7) được đưa vào bình ba

cổ. Tiếp ngay sau đó, đưa vào bình cầu 1ml dung dịch 1% vàng HAuCl4, phản ứng

ngay lập tức diễn ra. Vẫn giữ bình phản ứng khuấy từ và giữ ở nhiệt độ khoảng 100

oC, dung dịch sẽ đổi màu dần tương ứng với sự thay đổi kích thước hạt theo thời gian

phản ứng khác nhau. Màu dung dịch dần dần chuyển từ màu vàng nhạt sang trong

suốt rồi xám, đến màu tía đậm cho tới màu đỏ mận. Màu đỏ mận là dấu hiệu của phản

ứng kết thúc. Sau đó ngưng khuấy từ và để dung dịch trong bình cầu giảm xuống

nhiệt độ phòng. Dung dịch vàng citrate được làm nguội tới nhiệt độ phòng trước khi

gắn kết với các phân tử HS-PEG-COOH.

b) Gắn kết HS-PEG-COOH lên bề mặt hạt vàng.

Mục đích gắn kết HS-PEG-COOH lên bề mặt hạt vàng để tạo ra hạt nano vàng

có thể đưa vào trong MMA trước khi đóng rắn. Chúng ta biết rằng hạt nano vàng

chưa chức năng hóa phân tán trong nước, dễ bị kết tụ bởi môi trường bên ngoài như

pH hoặc muối. Hơn nữa, dung môi nước không phân tán trong MMA, vì vậy việc loại

nước là điều kiện tiên quyết để có thể phân tán hạt nano vàng đồng đều trong MMA.

Để chuẩn bị cho việc loại nước và phân tán hạt nano vàng trong MMA, chúng tôi bọc

hạt vàng bằng poly ethylenglycol (PEG) đa chức năng có công thức phân tử như Hình

2.2. Kết quả sẽ nhận được hạt vàng vừa có lớp bọc PEG vừa có nhóm chức COO-

trên bề mặt.

Dung dịch vàng citrate được thêm vào một lượng HS-PEG-COOH đã hòa tan

trong dung dịch citrate, khuấy từ 15 phút với tốc độ 800-1000 vòng/phút. Lượng HS-

PEG-COOH được lựa chọn tối ưu phù hợp với nồng độ GNPs được sử dụng trong thí

Hình 2.2: Công thức phân tử của HS-PEG-COOH

49

nghiệm [92]. Nhóm chức thiol trên phân tử HS-PEG-COOH sẽ liên kết trực tiếp trên

bề mặt hạt vàng tạo liên kết bền Au-S, và nhóm chức COOH trên phân tử PEG sẽ quay

ra ngoài bề mặt hạt vàng như minh họa trên Hình 2.3. Hình 2.4 là ảnh kính hiển vi điện

tử truyền qua (TEM) của các hạt nano vàng sau khi được bọc bởi phân tử HS-PEG-

COOH, ảnh này cho thấy các hạt dạng cầu có đường kính khoảng 20 nm, kích thước

đồng đều và đơn phân tán.

2.1.4. Chuyển đổi môi trường của hạt nano vàng

Để một chất phân tán trong nước phân tán vào trong dung môi kỵ nước người

ta cần phải chuyển đổi dung môi hoặc sử dụng một dung môi chung, dung môi này

có khả năng hòa tan cả chất ưa nước và chất kỵ nước. Một số dung môi chung như

ethanol, DMSO được sử dụng để phân tán nano vàng. Tuy nhiên các kết quả thực

nghiệm cho thấy các dung môi này vẫn gây ảnh hưởng tới chất lượng của phân tử

Hình 2.3: Hình minh họa việc bọc hạt nano vàng bằng phân tử HS-PEG-COOH.

Hình 2.4: Ảnh TEM các hạt nano Au@PEG-COOH.

50

màu DCM trong nền rắn như làm mất màu DCM, không phân tán đồng đều hạt nano

vàng. Trong khi đó việc phân tán được nano vàng và màu DCM trong chính monomer

MMA cho kết quả màu DCM được bảo toàn.

Các hạt nano vàng được chế tạo bằng phương pháp Turkevich có dạng cầu,

đường kính khoảng 15-20 nm phân tán trong nước với sẽ được sử dụng trong môi

trường hoạt chất rắn. Do nước không hòa tan trong MMA, đồng thời nước còn làm

phân tử màu DCM dễ bị phân hủy, vì vậy cần loại bỏ hoàn toàn nước trước khi phân

tán trong MMA. Để loại nước và phân tán được các hạt nano vàng trong MMA, quá

trình chuyển đổi hạt nano vàng từ môi trường nước sang môi trường MMA được tiến

hành như Hình 2.5.

Việc loại bỏ loại nước của dung dịch hạt nano vàng Au@PEG-COOH được

thực hiện bằng cách sử dụng máy ly tâm với tốc độ 12 nghìn vòng/phút trong 30 phút.

Hình 2.5: Sơ đồ phân tán hạt nano vàng trong MMA.

Máy ly tâm Hút dung dịch

Hạt nano vàng Au@PEG-

COOH /H20

ethanol

Máy ly tâm Hút dung dịch

Máy ly tâm Hút dung dịch

Hạt nano vàng Au@PEG-

COOH /MMA

Lặp

lạih

ailần

Hạt nano vàng Au@PEG-

COOH /H20

MMAHạt nano vàng Au@PEG-

COOH /ethanol Lặp

lạih

ailần

51

Dịch nước được hút bỏ, phần cặn được phân tán lại trong ethanol, ta thu được hạt

nano vàng Au@PEG-COOH trong dung dịch ethanol. Tương tự, ly tâm hai lần dung

dịch vàng vừa thu được trong MMA, ta thu được hạt nano vàng phân tán trong MMA.

Hạt nano vàng trong MMA thu được, bảo quản trong lọ kín ở nhiệt độ < 10oC. Thời

gian sử dụng dung dịch dưới 2 tháng.

2.2. Môi trường hoạt chất dạng lỏng cho laser màu

2.2.1. Chuẩn bị dung dịch DCM

Để khảo sát đặc trưng quang học: hấp thụ, huỳnh quang và thời gian sống

của chất màu (DCM) trong dung dịch MMA và trong dung môi lỏng truyền thống

ethanol. Chất màu DCM được chuẩn bị với các nồng độ thấp, trong khoảng 10-7

M đến 3.0x10-5 M. DCM hòa tan tốt trong cả ethanol và MMA tuy nhiên nồng độ

bão hòa của DCM trong ethanol bị hạn chế (< 5×10-3 M). Chất màu được cân chính

xác 30,3 mg bằng cân phân tích, sau đó hòa tan trong 100 ml ethanol hoặc MMA

bằng rung siêu âm ở nhiệt độ phòng trong 5 phút. Dung dịch thu được có nồng độ

ban đầu 1×10-3M. Các nồng độ thấp hơn của DCM sẽ được pha loãng từ nồng độ

ban đầu, các mẫu được trình bày chi tiết trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2.

Bảng 2.1: Nồng độ chất màu DCM trong dung dịch ethanol.

Mẫu Nồng độ DCM (M)

Mẫu 1 3.0×10-5

Mẫu 2 1.0×10-5

Mẫu 3 5.0×10-6

Mẫu 4 1.0x10-6

Bảng 2.2: Nồng độ chất màu DCM trong dung dịch MMA.

Mẫu Nồng độ DCM (M)

Mẫu 1 2.5×10-6

Mẫu 2 2.0×10-6

Mẫu 3 1.5×10-6

52

Mẫu 4 2.0×10-7

Mẫu 5 5.0 10-7

Lựa chọn nồng độ DCM trong dung môi ethanol cao hơn trong dung môi

MMA được giải thích bởi DCM trong dung dịch MMA là nguồn tạo mẫu rắn trong

thí nghiệm có tính đến sự sụt khối của mẫu sau khi kết thúc quá trình đóng rắn hoàn

toàn.

2.2.2. Môi trường chất màu dạng lỏng pha tạp hạt nano vàng (DCM/GNPs)

Dung dịch DCM trong ethanol có nồng độ 1×10-4 M được pha loãng để thu

được các nồng độ thấp hơn sau đó được pha với tỷ lệ nano vàng khác nhau như Bảng

2.3. Các dung dịch tạo thành được rung siêu âm trong khoảng thời gian 5 phút, bảo

đảm sự phân tán đồng đều của các hạt nano vàng trong dung dịch. Hạt nano vàng có

đường kính là 15,8 3,8 nm, nồng độ 1×1010 hạt/ml được phân tán trong dung dịch

ethanol. Mẫu sau khi chuẩn bị xong được bảo quản ở nhiệt độ ~10oC. Nồng độ các

thành phần được tính toán phù hợp với phép đo các đặc trưng huỳnh quang, hấp thụ

và hiệu ứng laser của môi trường pha tạp dạng dung dịch.

Bảng 2.3: Nồng độ chất màu DCM và GNPs trong dung dịch ethanol.

Mẫu Nồng độ DCM (mol/L) Dung tích GNPs (hạt/ml)

Mẫu 1 1.0x10-4 M 5.0x109

Mẫu 2 1.0x10-4 M 1.0x1010

Mẫu 3 1.0x10-4 M 1.5x1010

Mẫu 4 1.0x10-4 M 2.0x1010

Đặc trưng quang học của chất màu DCM pha tạp hạt nano vàng trong dung

dịch MMA được khảo sát. Dung dịch DCM nồng độ 3.0x10-5 M trong MMA có pha

tạp nano vàng với các nồng độ khác nhau được chuẩn bị như trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Nồng độ chất màu DCM và GNPs trong dung dịch MMA.

53

Mẫu Nồng độ DCM (M) Dung tích GNPs (hạt/ml)

Mẫu 0 3.0x10-5 0

Mẫu 1 3.0x10-5 1.0x1010

Mẫu 2 3.0x10-5 1.5x1010

Mẫu 3 3.0x10-5 2.0x1010

Mẫu 4 3.0x10-5 3.3x1010

2.3. Chế tạo môi trường hoạt chất laser màu dạng rắn pha tạp hạt nano vàng

(DCM/GNPs/PMMA)

Môi trường laser màu rắn có thể loại trừ được một số vấn đề khi sử dụng môi

trường hoạt chất dạng lỏng như sự linh động hoặc dòng chảy của các tâm màu hoặc

quá trình động học không kiểm soát được [95]. Các nền vật liệu polymer, chất dẻo hay

thủy tinh hữu cơ là những lựa chọn để chế tạo môi trường hoạt chất cho laser có thể

hạn chế được các quá trình không mong muốn khi sử dụng môi trường lỏng [96].

Trong thời gian gần đây, sự phát triển các loại laser màu rắn thay đổi bước sóng đã đạt

được rất nhiều kết quả đáng chú ý [97,98]. Tuy nhiên, môi trường hoạt chất dạng rắn

cho tâm màu laser phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn của dung môi cho tâm màu laser:

- Đáp ứng độ bền về cơ, lý, hóa và có thể gia công cắt gọt, mài, đánh bóng;

- Đồng nhất quang học, cấu trúc hoá học bền vững dưới ánh sáng kích thích;

- Các phân tử màu đơn phân tán trong nền rắn;

- Trong suốt trong vùng UV – VIS – NIR nhằm bảo toàn bức xạ quang;

- Chế tạo mẫu ở nhiệt độ thấp (dưới 200 oC) để phân tử màu không bị phá hủy.

Ưu điểm của laser màu dùng môi trường hoạt chất rắn là dễ sử dụng, dễ thay

thế, không độc hại, kết cấu gọn nhẹ hơn laser màu lỏng. Đồng thời, khắc phục được

nhược điểm của môi trường hoạt chất lỏng là hạt nano chuyển động tự do, không

khống chế được khoảng cách tương tác giữa các thành phần, trong mẫu rắn có thể dễ

dàng tính toán được khoảng cách này.

Có một vài phương pháp chế tạo môi trường laser màu rắn đi từ monomer.

Phương pháp sol-gel trong chế tạo thủy tinh đi từ các monomer là các alkoxide kim

54

loại, đặc biệt là silic. Dưới tác dụng của các xúc tác, các alkoxide kim loại xảy ra quá

trình thủy phân và ngưng tụ tạo thành các hạt sol sau đó tạo thành các gel và được

sấy khô trở thành thủy tinh dạng rắn. Phương pháp khác là chế tạo các polymer đi từ

trùng hợp các monomer hữu cơ [99,100]. Trong hai phương pháp trên thì phương

pháp polymer hóa cho ưu điểm nổi bật là dễ tạo hình, đơn giản, đặc biệt có độ sụt

khối không đáng kể so với các phương pháp đóng rắn khác nên nồng độ màu trước

khi đưa vào và nhận được sau khi hóa rắn là hoàn toàn có thể kiểm soát được. Phương

pháp này dễ thực hiện ở nhiệt độ thấp, chủ động được nồng độ phân tử màu và mật

độ hạt nano vàng trong nền rắn. Độ hòa tan và sự phân bố phân tử màu tốt, nền

polymer không hấp thụ trong vùng UV-VIS-NIR, đảm bảo các tiêu chuẩn làm nền

cho môi trường hoạt chất dạng rắn dùng trong laser. Vì vậy, luận án này sẽ chế tạo

môi trường laser màu rắn bằng phương pháp polymer hóa các đơn phân tử MMA.

2.3.1. Môi trường laser màu trên nền PMMA

PMMA được tổng hợp bằng phương pháp đồng trùng hợp từ các đơn phân tử

với sự có mặt của các chất xúc tác. Loại nền này có đặc điểm là độ đồng nhất

quang học cao, có thể dễ dàng kiểm soát các giai đoạn đóng rắn và đủ cứng cho

quá trình gia công cơ học. Một đặc điểm đáng quan tâm của loại nền này là độ dẫn

nhiệt thấp của vật liệu tức là thời gian tiêu tán nhiệt khá lớn (0,19 W/m.oK) [101].

Các tính chất vật lý cơ bản của vật liệu nền PMMA như sau được trình bày trong

Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Đặc tính vật lý của nền PMMA [102].

Thông số vật lý PMMA

Màu sắc

Tỷ trọng (g/cm3)

Độ cứng bề mặt (Rockwell)

Nhiệt độ biến dạng (oC)

Độ giãn nở nhiệt (10-5 mm/mm)

Độ sụt khối (%)

Độ hấp thụ nước (%)

Độ dẫn nhiệt (W/m.K)

Không màu

1,18

M90 – M100

110 ÷ 120

6,3

0,3 ÷ 0,6

0,3

0,12

55

Một ưu điểm của môi trường này là một số lớn chất màu laser có thể hòa tan

trong nền PMMA. Bức xạ laser màu đơn sắc có độ bán rộng đến 0,011 cm-1 (350

MHz) không bị các biến dạng khi lan truyền trong môi trường bởi hiệu ứng tán sắc

vận tốc nhóm đã được công bố trong tài liệu tham khảo [103].

2.3.2. Khuôn dùng cho chế tạo mẫu.

Đối với môi trường hoạt chất cho laser màu rắn, việc tạo hình cho các mẫu là

rất quan trọng bởi vì nó quyết định đến chất lượng chùm laser và các hiện tượng vật

lý xảy ra trong quá trình phát laser bởi hiện tượng tán sắc, phân kỳ, ngưỡng phát,…

Như ta đã biết, chất lượng chùm laser phụ thuộc rất lớn vào cửa sổ ra của BCH. Do

đó, cửa sổ ra phải có độ bóng, độ phẳng cao (sai lệch <1 m). Gia công cơ học để

đảm bảo yêu cầu đối với môi trường hoạt chất laser màu rắn PMMA khó có thể đạt

được theo yêu cầu. Môi trường hoạt chất dạng rắn được tạo trong khuôn hình chữ

nhật có kích thước 1x1x2,5 cm3 (tương tự cuvet). Tạo khuôn là một công đoạn quyết

định sự thành công của quá trình tạo mẫu. Yêu cầu trong việc tạo khuôn là các mặt

cần song song và đảm bảo kín để không làm thoát các chất trong quá trình tổng hợp

các polymer được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 50 oC.

Lam kính được cắt thành những miếng nhỏ có kích thước 1x2,5 cm2 và 2x2,5

cm2. Các mép lam kính được mài bóng bằng máy mài mặt nhám cỡ nm, sau đó được

rửa sạch theo quy trình rửa kính, sấy khô và được dán lại thành hình chữ nhật đứng

bằng thủy tinh lỏng. Khi dán khuôn phải đảm bảo các mặt kính phía trong không bị

trầy xước và dính bẩn. Khuôn dán xong để khô tại nhiệt độ phòng trong 1 ngày. Sau

đó đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 60 oC trong 2 giờ (Hình 2.6).

Sử dụng thủy tinh lỏng để dán khuôn đảm bảo được các yêu cầu trên:

- Khuôn đựng mẫu phải kín và chịu được áp suất hơi bão hòa của MMA tại

nhiệt độ ~ 55 oC (~ 1,8 atm)

- Khuôn mẫu dán bằng thủy tinh lỏng sau khi được làm khô không bị phá

vỡ bởi với các chất lỏng dùng để chế tạo môi trường hoạt chất dạng rắn

như MMA, DMSO, AIBN;

56

- Khuôn được dán bằng thủy tinh lỏng dễ dàng tháo giỡ khi ngâm khuôn

mẫu đã chế tạo vào trong nước, giúp việc lấy mẫu ra dễ dàng.

Hình 2.6: Khuôn sử dụng trong chế tạo các môi trường hoạt chất rắn.

Quá trình phản ứng trùng hợp MMA dưới tác dụng của xúc tác có sinh nhiệt

nếu khuôn không kín khít dễ làm thất thoát dung dịch, làm thay đổi các thông số của

mẫu như thay đổi thể tích nồng độ tâm màu. Do đó, các khuôn tạo mẫu phải được gia

công rất chi tiết về bề mặt và độ kín bảo đảm quá trình phản ứng xảy ra hoàn toàn cô

lập với môi trường xung quanh.

2.3.3. Chế tạo môi trường hoạt chất pha tạp dạng rắn

Môi trường hoạt chất dạng rắn được chế tạo bằng phương pháp polymer hóa

MMA pha tạp nano vàng với tâm màu DCM.

2.2.3.1. Chế tạo môi trường hoạt chất DCM/PMMA

- Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng, màu bị phân hủy mạnh khi sử

dụng xúc tác Benzoyl Peroxide (BP), ngược lại với xúc tác AIBN, các phân tử DCM

gần như bảo toàn trong quá trình đóng rắn khi sử dụng AIBN (Hình 2.7 và Hình 2.8).

Luận án trình bày quá trình tổng hợp mẫu rắn sử dụng xúc tác AIBN và không trình

bày ảnh hưởng của xúc tác BP, mặc dù trong một số công bố liên quan chúng tôi có

nghiên cứu sử dụng xúc tác này [103].

57

Hình 2.7: Mẫu đo huỳnh quang hấp thụ sử dụng xúc tác BP.

Hình 2.8: Mẫu đo huỳnh quang hấp thụ sử dụng xúc tác AIBN.

a) Chế tạo mẫu trắng

Mục tiêu: Chế tạo mẫu trắng nhằm tìm điều kiện polymer hóa tạo được nền

rắn PMMA đáp ứng được đặc trưng cơ, lý hóa, đồng nhất quang học đáp ứng yêu cầu

làm môi trường mẫu trong phép đo phổ huỳnh quang mẫu màu như đã đề cập phía

trên.

Vật liệu được sử dụng: monomer MMA và xúc tác AIBN. Dung dịch MMA

cho mỗi mẫu thí nghiệm là 2000 µl. Thực nghiệm 5 mẫu với phụ gia đóng rắn AIBN

thay đổi. Lượng phụ gia ban đầu là 3 mg/2000 ml; Với mỗi mẫu tiếp theo, lượng xúc

tác AIBN được tăng, giảm 1mg.

Bảng 2.5: Vật liệu và hàm lượng tương ứng chế tạo mẫu trắng.

Mẫu AIBN (mg) MMA (µl)

T1 1mg 2000

T2 2mg 2000

T3 3mg 2000

T4 4mg 2000

T5 5mg 2000

58

Các bước tiến hành tạo mẫu được trình bày chi tiết trên Hình 2.9 cụ thể như sau:

Bước 1: cân AIBN với các lượng 1mg, 2mg, 3mg, 4mg, 5mg vào năm ống eppendort

đặt tên theo thứ tự từ T1 đến T5 như trên Bảng 2.5.

Bước 2: Lấy 2000 µl MMA cho mỗi ống eppendort chứa AIBN từ T1 tới T5 đã chuẩn

bị sẵn trong Bước 1.

Bước 3: Rung siêu âm năm ống eppendot nhận được ở Bước 2 trong vòng 03 phút

nhằm hòa tan hoàn toàn AIBN.

Bước 4: Rót hỗn hợp từ năm ống eppendort cho vào năm khuôn cuvet được chuẩn bị

sẵn (mục 2.2.2) được đánh số từ T1 đến T5.

Bước 5: Dán kín khuôn và cho các mẫu vào lò ủ trong 30 phút (không gia nhiệt để

dung dịch ổn định trong khuôn).

Bước 6: Gia nhiệt lò ủ ở 45 oC ± 2 oC, thời gian ủ 24h.

Bước 7: Để nguội các mẫu tới nhiệt độ phòng rồi lấy mẫu ra khỏi khuôn bằng cách

ngâm mẫu vào bình chứa nước cất. Sau 2h, khuôn thủy tinh sẽ rời ra, chúng tôi thu

được mẫu trắng.

Sau khi nhận được các mẫu trắng được chế tạo theo quy trình trên chúng tôi

thấy rằng mẫu được tạo với AIBN (3 mg) cho đồng đều cao, không tạo bọt, đạt chất

lượng tốt nhất. Vì vậy, lượng AIBN là 3 mg này sẽ được sử dụng cho toàn bộ các thí

nghiệm trong luận án.

59

b) Chế tạo môi trường hoạt chất DCM/PMMA

Quy trình chế tạo mẫu màu rắn tương tự việc chế tạo mẫu trắng. Để phân tán

được các phân tử màu DCM vào nền rắn một cách đồng đều, trước tiên chất màu

DCM được phân tán đồng đều trong MMA sau đó bổ sung AIBN và được rung siêu

âm trước khi đóng rắn.

Mục tiêu: Chế tạo mẫu màu rắn để khảo sát tính chất môi trường hoạt chất

dạng rắn khi nồng độ chất màu thay đổi.

Lượng dung dịch MMA và AIBN được giữ cố định trong mỗi mẫu: lượng

dung dịch MMA là 2000 µl, khối lượng AIBN là 3 mg. Chất màu DCM được pha với

Hình 2.9: Sơ đồ chế tạo môi trường hoạt chất PMMA.

T1

AIBN

(1mg)

T2

AIBN

(2mg)

T3

AIBN

(3mg)

T4

AIBN

(4mg)

T5

AIBN

(5mg)

MMA (10ml)

Rung siêu âm 3’

MMA

AIBN

(1mg)

MMA

AIBN

(2mg)

MMA

AIBN

(3mg)

MMA

AIBN

(4mg)

MMA

AIBN

(5mg)

Gia nhiệt 24h

Mẫu rắn PMMA

60

nồng độ khác nhau như sau: nồng độ 1x10-2 M, 5x10-3 M, 1x10-3 M, 5x10-4 M, 1x10-4

M, 3x10-5 M, 1x10-5 M.

Bảng 2.6: Vật liệu và hàm lượng tương ứng chế tạo mẫu màu DCM.

Mẫu DCM/MMA (M) DCM/MMA (µl) AIBN (mg)

D1 1x10-2 2000 3

D2 5x10-3 2000 3

D3 1x10-3 2000 3

D4 5x10-4 2000 3

D5 1x10-4 2000 3

D6 3x10-5 2000 3

D7 1x10-5 2000 3

Các bước tiến hành chế tạo mẫu:

Chất màu DCM được chuẩn bị với nồng độ 10-2 M trong dung dịch MMA tại

nhiệt độ phòng. Dung dịch được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 20oC tránh ánh sáng

trực tiếp. Đối với các nồng độ thấp hơn chỉ cần pha loãng bằng MMA từ nồng độ 10-

2 M, số liệu như Bảng 2.6 trên.

Bước 1: AIBN khối lượng 3 mg được cho vào năm ống eppendot đặt tên theo thứ tự

từ D1 đến D7.

Bước 2: Lấy 2000 µl dung dịch DCM/MMA theo thứ tự mẫu từ D1 đến D7 cho mỗi

ống eppendot chứa AIBN đã chuẩn bị sẵn trong Bước 1.

Bước 3: Rung siêu âm năm ống eppendot nhận được ở Bước 2 trong vòng 03 phút

nhằm hòa tan hoàn toàn hỗn hợp AIBN và DCM/MMA với nồng độ 10-2 M÷10-5 M

cho các mẫu từ D1-D7.

Bước 4: Rót hỗn hợp từ năm ống eppendot cho vào năm khuôn cuvet được chuẩn bị

sẵn (mục 2.2.2) được đánh số từ D1 đến D7.

Bước 5: Dán kín khuôn và cho các mẫu vào lò ủ trong 30 phút (không gia nhiệt để

dung dịch ổn định trong khuôn).

Bước 6: Gia nhiệt lò ủ ở 45oC ± 2oC, thời gian 24h.

61

Bước 7: Lấy mẫu khỏi lò ủ, để nguội, lấy mẫu ra khỏi khuôn bằng cách ngâm mẫu

vào chứa nước cất trong 2h, thu được mẫu màu rắn (Hình 2.10).

Hình 2.10: Môi trường hoạt chất DCM phân tán trong PMMA.

Các mẫu nhận được từ D1-D7 sẽ được đo

1. Đo phổ hấp thụ/ phổ huỳnh quang;

2. So sánh hiệu suất phát huỳnh quang của các mẫu chế tạo bằng xúc tác khác nhau;

3. Đo thời gian sống phát quang của phân tử màu DCM.

2.2.3.2. Chế tạo mẫu PMMA/DCM pha tạp nano vàng

Quy trình chế tạo mẫu màu rắn pha tạp nano vàng tương tự chế tạo mẫu màu

rắn DCM. Hạt nano vàng Au@PEG-COOH sử dụng đã được phân tán trong MMA

và được đưa vào mẫu ngay công đoạn đầu.

Mục tiêu: Chế tạo mẫu màu rắn pha tạp nồng độ nano vàng khác nhau trong

cùng nồng độ chất màu DCM 10-3 M hoặc 10-4 M, nhằm khảo sát tính chất môi trường

hoạt chất dạng rắn dưới ảnh hưởng của việc pha tạp hạt nano vàng.

Vật liệu được sử dụng: MMA, AIBN, DCM, hạt nano vàng Au@PEG-COOH

trong dung dịch MMA có nồng độ 3×1011 hạt/ml.

Dãy mẫu được chuẩn bị tương tự như mục (2.2.3.1), lượng dung dịch MMA

và AIBN được giữ cố định trong mỗi mẫu: lượng dung dịch MMA là 2000 µl và khối

lượng AIBN là 3mg. Hai dãy mẫu trình bày trong bảng 2.7 và 2.8 có nồng độ chất

màu DCM được pha với hai nồng độ là 10-3 M và 10-4 M tương ứng hai dãy mẫu DA1-

5 và DA6-10. Trong mỗi dãy mẫu các nồng độ hạt nano vàng (Au@PEG-

COOH/MMA) được thay đổi như trong cột 3 Bảng 2.7 và Bảng 2.8.

62

Bảng 2.7: Bảng tỉ lệ các chất chế tạo mẫu màu với nồng độ DCM 10-3 M.

Mẫu DCM (mol/l) Au/MMA (µl) DCM/MMA (µl) AIBN (mg)

DA1 10-3 0 2000 3

DA2 10-3 4 2000 3

DA3 10-3 8 2000 3

DA4 10-3 12 2000 3

DA5 10-3 20 2000 3

Bảng 2.8: Bảng tỉ lệ các chất chế tạo mẫu màu với nồng độ DCM 10-4 M.

Mẫu DCM (mol/l) Au/MMA (µl) DCM/MMA (µl) AIBN (mg)

DA6 10-4 0 2000 3

DA7 10-4 4 2000 3

DA8 10-4 8 2000 3

DA9 10-4 12 2000 3

DA10 10-4 20 2000 3

2.4. Các thông số của mẫu cần xác định và kỹ thuật sử dụng

Các tính chất và đặc trưng của mẫu đã chế tạo có tác dụng quyết định đến quá

trình hoạt động của laser màu DFDL với môi trường hoạt chất hỗn hợp DCM/GNPs.

Do đó một số tính chất quang học của môi trường và đặc trưng bức xạ laser cần được

xác định bằng các kỹ thuật khác nhau như:

- Đo phổ hấp thụ/ phổ huỳnh quang;

- Đo thời gian sống của phân tử màu DCM;

- Tính toán cường độ huỳnh quang tương đối giữa các mẫu chế tạo bằng phương pháp

khác nhau.

2.4.1. Phép đo phổ hấp thụ

Các phép đo phổ hấp thụ được tiến hành trên hệ máy quang phổ UV-visible-

NIR (nhãn hiệu UV-2600 của Shimazdu) ở Viện Vật lý. Dải phổ đo từ 185 nm đến

63

900 nm, khi có quả cầu tích phân (ISR - 2600Plus) dải phổ đo từ 220 nm đến 1400

nm, độ phân giải trong các phép đo: từ 0.1 nm, đến 5 nm.

Sơ đồ hệ đo hấp thụ được trình bày trên Hình 2.11.

Hình 2.11: Sơ đồ hệ đo phổ hấp thụ UV-VIS-NIR.

2.4.2. Phép đo phổ huỳnh quang

Sơ đồ khối hệ đo huỳnh quang (Hình 2.12):

Hình 2.12: Sơ đồ khối của phép đo quang huỳnh quang.

Phổ huỳnh quang của các mẫu trên được đo bằng máy phổ kế huỳnh quang

Carry Eclipse ở Viện Vật lý (Hình 2.13), nguồn kích là đèn Xenon với bước sóng

kích thích hoạt động trong dải rộng, tần số lặp lại 80 Hz, công suất xung 75 KW. Độ

phân giải trong các phép đo từ 0.1 nm đến 5 nm. Toàn bộ hệ thống được điều khiển

bằng phần mềm chuyên dụng.

64

Hình 2.13: Cấu hình của một máy phổ kế huỳnh quang Carry Eclipse.

2.4.3. Phép đo thời gian sống huỳnh quang

Thời gian sống của các phân tử trên trạng thái kích thích là một thông số động

học quan trọng, đặc trưng cho phân tử trong một môi trường và cung cấp những thông

tin như về: khả năng hấp thụ, phát xạ và laser; sự biến đổi cấu trúc phân tử và đặc

biệt trong sự truyền năng lượng giữa hai phân tử khác nhau.

Nguồn sáng

Đèn Xê-nôn

Máy đơn sắc

Cửa sậpKính lọcTấm chia chùm

Tấm phân cựcRef - Cell

Môđun quang họcMáy đơn sắc

Buồng đựng mẫu

Điều khiển

máy đơn sắc

Máy tính

Hiển thị

Hình 2.14: Sơ đồ tổng quát của hệ TCSPC.

Ultra short

pulse laser

CFD

TDC

Em.

Ex.

Amp.

TTL

Monochrom

-ator/Filter

PMT

PD or

PMT

Sample

Computer

Reader and

communication

card

Stop

pulse

CFD

Start

pulse

65

Thời gian sống huỳnh quang được xác định bằng phương pháp huỳnh quang

phân giải thời gian (TRF) trên cơ sở đếm đơn photon tương quan thời gian (TCSPC),

Hình 2.14. Hệ thiết bị được đặt tại Viện Vật lý.

2.4.4. Kỹ thuật tự tương quan đo độ rộng xung laser

Các mẫu vật có hàm lượng chất màu DCM phù hợp sẽ được sử dụng làm môi

trường hoạt chất cho laser màu phản hồi phân bố. Đặc trưng thời gian của bức xạ

laser sẽ cung cấp các thông tin về quá trình động học của laser DFDL. Một trong các

kỹ thuật khá thông dụng được sử dụng cho mục đích này là kỹ thuật đo tự tương quan

thời gian cường độ hoặc giao thoa.

2.4.5. Đo kích thước, hình dạng của nano vàng bằng TEM

Hình 2.15: Hệ đo tự tương quan cường độ.

Hình 2.16: Kính hiển vi điện tử truyền qua JEOL-1011.

66

Vật liệu nano vàng sau khi chế tạo được bảo quản trong lọ thủy tinh kín ở nhiệt

độ thấp. Trước khi sử dụng, vật liệu này được đo kiểm về kích thước, hình dạng bằng

kính hiển vi điện tử truyền qua JEOL-1011 ở Viện Khoa học Vật liệu (Hình 2.16).

Kết luận chương 2

Trong chương này, chúng tôi đã xác định được điều kiện chế tạo mẫu rắn trắng

sử dụng chất đóng rắn khác AIBN. Từ đó, xây dựng các quy trình chế tạo các mẫu

mầu rắn với nồng độ DCM khác nhau nhằm xác định đặc trưng quang học và laser

của mầu DCM trong nền rắn so sánh với môi trường lỏng sử dụng dung môi ethanol

truyền thống. Từ đó, xác định được nồng độ DCM sử dụng trong chế tạo môi trường

hoạt chất cho laser mầu rắn. Đồng thời ảnh hưởng của hàm lượng nano vàng lên các

mẫu rắn với nồng độ được lựa chọn cũng được khảo sát. Các dẫy mẫu được chế tạo

cho cả hai mục đích (i) nghiên cứu đặc tính quang học của môi trường rắn chứa chất

màu hữu cơ DCM pha tạp và không pha tạp nano vàng như phổ hấp thụ, phổ huỳnh

quang, thời gian sống huỳnh quang... (nồng độ DCM thấp); (ii) các mẫu môi trường

nền rắn sử dụng làm môi trường hoạt chất laser (nồng độ DCM đến 10-2 M). Các mẫu

có chất lượng tốt nhất phù hợp với yêu cầu nghiên cứu nhất cho phép chúng tôi rút ra

được điều kiện tối ưu cho qui trình chế tạo mẫu. Các thiết bị và phương pháp đo các

thông số quang học sử dụng xác định tính chất của các mẫu chế tạo ra cũng được

trình bày trong chương này.

67

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG HOẠT CHẤT PHÂN TỬ MÀU

PHA TẠP HẠT NANO VÀNG

Những năm gần đây, sự phát triển vật liệu nano đã góp phần thúc đẩy việc

nghiên cứu môi trường laser lai hữu cơ - vô cơ mới. F. J. Duarte và R.O. James [105]

sử dụng một lớp mới của môi trường khuếch đại pha tạp chất màu hữu cơ - vô cơ làm

môi trường laser đã thu được chùm laser chất lượng cao. Tương tác của hạt nano kim

loại với các phân tử chất màu sẽ làm ảnh hưởng tới đặc tính huỳnh quang của quá

trình phát xạ từ các phân tử đó. Truyền năng lượng hai chiều giữa phân tử chất màu

và các hạt nano (NPs) đóng vai trò quan trọng đối với hiệu ứng laser [106-108].

Plasmon bề mặt định xứ (SP) được phát hiện trên các bề mặt nhám ở các đảo (clusters)

và tập hợp hạt nano [109] cũng như ở dạng cấu trúc của vật liệu nano [110]. Tăng

cường mạnh trường điện từ của hạt nano bạc được mô tả về lý thuyết và thực nghiệm

bởi Shalaev và các cộng sự [111]. Sự truyền năng lượng của các NPs và tâm màu xảy

ra qua tương tác lưỡng cực - trường cộng hưởng SP từ một phân tử chất cho kích

thích (D) tới một chất nhận (A) tương tự như truyền năng lượng cộng hưởng Foster

(FRET) giữa hai chất màu khác nhau. Một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm

đã được công bố về truyền năng lượng từ chất màu tới NPs [112] hay NPs tới chất

màu [113]. Truyền năng lượng bề mặt giữa NPs và chất màu đã thu hút sự quan tâm

của nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới bởi khoảng cách hoạt động gần gấp đôi so

với FRET.

Môi trường hoạt chất laser nền polymer chứa chất màu, dựa trên sự pha tạp

hữu cơ - vô cơ đã được nghiên cứu với một số cấu hình như laser phản hồi phân bố

[103], BCH bơm nhiệt [111]. Các tác giả cho thấy rằng phát xạ laser từ môi trường

hoạt chất laser màu dạng rắn bảo toàn đặc trưng không gian TEMoo và cải thiện độ

đồng nhất môi trường. Phát xạ laser màu phản hồi phân bố trên màng mỏng vô cơ

titania-silica phân tán trong Rh6G được thể hiện trong [15]. Bước sóng của laser này

có thể điều chỉnh được khi sử dụng màng mỏng ZrO2-TiO2-ORMOSIL và sử dụng

phân tử Rh6G làm môi trường hoạt chất. Các nghiên cứu khác về khả năng phát laser

68

của mẫu với các loại huyền phù chất màu và hạt nano được công bố bởi Cerdan [114].

Độ ổn định huỳnh quang của chất màu Nile Blue pha tạp các hạt nano trong MMA

được gia tăng đáng kể khi so sánh với trường hợp chất màu trong dung dịch ethanol.

Hạt nano kim loại, định vị trong nền MMA, DCM của laser màu rắn, làm thay đổi

trường điện từ bao quanh chúng. Do đó, đặc tính vật lý và quang học của môi trường

laser cũng thay đổi.

Trong chương này, các kết quả mới về huỳnh quanh dập tắt và tăng cường của

chất màu laser trong môi trường hoạt chất DCM có pha tạp GNPs được khảo sát. Các

mode truyền năng lượng từ/đến GNPs dạng cầu khi tương tác với chất màu DCM sẽ

được thảo luận. Các kết quả nghiên cứu đặc tính quang học của môi trường hoạt chất

laser màu DCM lai tạp GNPs sử dụng cho hệ DFDL sẽ được trình bày. Đặc trưng phổ

và sự ổn định của laser màu phản hồi phân bố sử dụng chất màu pha tạp hạt nano

vàng làm môi trường hoạt chất được nghiên cứu.

3.1. Tính chất quang học của môi trường hoạt chất laser màu pha tạp các hạt

nano vàng dạng cầu

3.1.1. Chuẩn bị mẫu

Đối với ứng dụng laser màu với cấu hình bơm ngang, một điều kiện quan trọng

cho môi trường hoạt chất là sự đồng nhất và chất lượng cửa sổ ra của chùm laser. Do

đó, các mẫu sau khi được chế tạo như trong chương 2 sẽ được kiểm tra cẩn thận bằng

đo truyền qua và hấp thụ đa điểm. Trong cấu hình thí nghiệm khảo sát đặc trưng của

laser màu phản hồi phân bố (một dạng theo cấu hình bơm ngang) sử dụng bức xạ hòa

ba bậc hai của laser Nd:YAG dùng làm nguồn bơm, các mẫu PMMA pha tạp màu và

GNPs có thể được chế tạo dưới dạng khối 1×1×2,5 cm3. Chất màu DCM được pha

với nồng độ từ 10-4 M tới 10-3 M trong dung dịch MMA ở nhiệt độ phòng. Dung dịch

được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 20oC và tránh ánh sáng trực tiếp. Phụ gia đóng

rắn AIBN với nồng độ 1,5 mg/ml được dùng để polymer hóa MMA bởi máy rung

siêu âm. Hạt nano vàng được điều chế bằng cách khử HAuCl4 thông qua Natri citrate

theo nghiên cứu trước đây của chúng tôi [105], đường kính trung bình của GNPs xác

định bởi TEM độ phân giải cao (15,8 3,8) nm. Một thể tích phù hợp dung dịch

69

GNPs (nồng độ 1,2x1012 hạt/ml) được phân tán vào dung dịch ethanol và MMA trước

khi polymer hóa. Quá trình polymer hóa được thực hiện ở nhiệt độ (45±2)oC trong

tối, thời gian polymer hóa là 24h. Như vậy, các mẫu màu pha tạp GNPs được chế tạo

dưới dạng khối trong các khuôn cu-vet với cặp mặt song song. Các mẫu sử dụng làm

môi trường hoạt chất laser phản hồi phân bố sẽ được cắt lát có kích thước 1×10 mm2

cho các khảo sát hiệu ứng quang nhiệt trong phát xạ laser.

3.1.2. Đặc trưng quang của DCM trong môi trường lỏng và rắn

Để có thể so sánh hiệu ứng truyền năng lượng giữa chất màu laser và các hạt

nano vàng dạng cầu ở trạng thái nền khác nhau, dung dịch có màu hồng đỏ chứa

GNPs có nồng độ 1,2×1012 hạt/ml trong nước bổ sung 10% ethanol được lựa chọn.

Đường kính trung bình của các hạt nano vàng được xác định là d 15,8 3,8 nm.

Dung dịch cuối cùng nồng độ GNPs xấp xỉ 3×1011 hạt/ml. Chất màu laser DCM trong

ethanol và MMA có nồng độ trong khoảng 1×10-2 tới 1×10-3 M được dùng làm dung

dịch có nồng độ ban đầu.

3.1.2.1. Phổ hấp thụ của chất màu DCM trong dung dịch ethanol và MMA

Để có thể so sánh chất lượng và sự ổn định của phân tử DCM ở trạng thái dung

dịch và trạng thái rắn, chúng tôi tiến hành đo phổ hấp thụ của DCM hòa tan trong

(a) (b)

Hình 3.1: Phổ hấp thụ của DCM trong ethanol (a) và trong MMA (b).

400 500 600 700

0.0

0.7

1.41 1x10

-5M

2 5x10-6M

3 3x10-6M

4 1x10-6M

Độ

hấ

p t

hụ

Bước sóng (nm)

400 500 6000.00

0.02

0.04

0.06

0.08

0.101 DCM 2.5 10

-6M

2 DCM 2.0 10-6M

3 DCM 1.5 10-6M

4 DCM 2.0 10-6M

5 DCM 5.0 10-7M

1

2

3

4

5

Độ

hấ

p t

hụ

Bước sóng (nm)

70

ethanol và MMA tại các nồng độ khác nhau. Nồng độ và tỷ lệ các thành phần đã được

trình bày trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2 pha loãng từ dung dịch gốc.

Phổ hấp thụ của chất màu DCM trong dung dịch ethanol và trong MMA được

đo bằng quang phổ kế UV-VIS (UV-2600, Shimadzu Co.). Kết quả đo thực nghiệm

với chất màu DCM trong dung dịch ethanol và MMA khi không có GNPs được thể

hiện trong Hình 3.1. Ta thấy, phổ hấp thụ các phân tử DCM trong dung dịch MMA

tương tự như trong ethanol với nồng độ thấp hơn (Hình 3.1a và 3.1b). Tuy nhiên,

đường cong phổ hấp thụ của DCM hẹp hơn và suy giảm dốc hơn ở phía bước sóng

dài.

Nhìn chung, cực đại phổ hấp thụ của DCM trong MMA không thay đổi so với

trong dung môi ethanol. Điều đó có thể được giải thích bởi tương tác yếu giữa phân

tử chất màu và dung môi hòa tan không làm mở rộng hoặc thay đổi trạng thái mức

năng lượng trên và mức cơ bản của phân tử DCM. Điều này cũng được biểu hiện trên

phổ huỳnh quang của DCM trong dung dịch phù hợp với các thông số đã công bố của

nhà sản xuất khi kích thích tại bước sóng 472 nm (Hình 3.2).

Hình 3.2: Phổ huỳnh quang của DCM trong dung dịch MMA có nồng độ từ

5 × 10-7 ÷ 2,5 × 10-6 M (tương ứng từ 1÷5) kích thích tại bước sóng 472 nm.

500 550 600 650 700 7500

10

20

30

40

50

60

70

Cu

on

g d

o h

uy

nh

qu

an

g

Buoc song(nm)

2

1

3

4

5

71

Một điểm cần nhấn mạnh là huỳnh quang của các mẫu dung dịch DCM hòa

tan trong MMA có nồng độ khá thấp vẫn có thể ghi nhận được. Điều này có thể giải

thích bởi thiết diện phát xạ huỳnh quang của phân tử DCM tăng lên do tính phân

cực của MMA.

3.1.2.2. Phổ hấp thụ của chất màu DCM trong nền PMMA

Trong nền rắn PMMA, các phân tử DCM ít linh động hơn, phổ hấp thụ thu

được bị mở rộng nhiều về phía sóng dài (Hình 3.3). Sự mở rộng mức năng lượng dao

động ở trạng thái điện tử cơ bản (So) và trạng thái điện tử kích thích thứ nhất (S1) dẫn

đến dạng phổ hấp thụ bị thay đổi ở nồng độ DCM cao (3x10-4 M). Chất màu DCM

được coi như phân tử lưỡng tính chất cho – cầu π – chất nhận (donor - - bridge -

acceptor). Mặc dù tương tác giữa nền rắn với phân tử DCM được đánh giá là yếu,

nhưng do cầu nối này dễ bị phá vỡ chuyển thành liên kết đôi trong phân tử, dẫn tới

thay đổi phổ hấp thụ của chất màu DCM [115].

Quá trình tạo mẫu rắn có thể làm thay đổi nồng độ thực tế của DCM trong mẫu.

Các kết quả khảo sát cho thấy khi sử dụng xúc tác PB trong quá trình đóng rắn sẽ làm

suy giảm đáng kể nồng độ DCM (mất mát hơn 1 bậc nồng độ) và rất khó kiểm soát

Hình 3.3: Phổ hấp thụ của DCM trong nền PMMA.

300 400 500 600

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

1.4

1 1x10-5M/L

2 3x10-5M/L

3 1x10-4M/L

1

2

3

ờn

g đ

ộ h

ấp

th

ụ (

đ.v

.t.y

)

Bước sóng (nm)

72

được chất lượng mẫu so với sử dụng xúc tác AIBN. Giải thích cho hiện tượng này có

thể do tương tác hóa học giữa DCM và PB kết hợp với quá trình sinh nhiệt cục bộ của

phản ứng trùng hợp phá hủy cầu liên kết trong phân tử DCM. Phổ huỳnh quang của

DCM trong nền PMMA khi sử dụng AIBN được biểu diễn trên Hình 3.4 cho thấy ít có

sự dịch đỉnh phổ so với đường cong phổ của DCM trong trạng thái lỏng.

Hình 3.4: Phổ huỳnh quang của DCM trong nền rắn PMMA xúc tác AIBN.

3.1.3. Phổ hấp thụ và huỳnh quang của phân tử DCM pha tạp GNPs trong dung

dịch ethanol (DCM/GNPs/ethanol)

Chúng tôi nghiên cứu tính chất hấp thụ của hỗn hợp chất màu DCM và GNPs

trong dung dịch ethanol. Phổ hấp thụ cộng hưởng plasmon của GNPs dạng cầu được

đặc trưng bởi dải rộng phủ phần lớn vùng khả kiến và mở rộng tới vùng hồng ngoại

gần. Đỉnh phổ dập tắt của GNPs dạng cầu ở xấp xỉ 520 nm được thể hiện trong [44].

Các tác giả chỉ ra rằng trong trường hợp của GNPs, chuyển dịch đỉnh phổ hấp thụ

do thay đổi dạng và kích thước GNPs, hạt càng lớn bước sóng càng dài. Hình 3.5

thể hiện phổ hấp thụ của hai thành phần trong dung dịch chất màu DCM và GNPs

tách biệt. Đường số 1 (đen) cho thấy phổ hấp thụ của dung dịch GNPs với d = 16

nm. Có thể thấy rõ đỉnh plasmon bề mặt ở 520 nm. Đường số 2 (đỏ) biểu diễn phổ

hấp thụ của chất màu laser DCM 10-6 M trong ethanol nguyên chất có đỉnh tại bước

sóng 461 nm và sườn trải dài đến hơn 600 nm. Điều đó cho thấy sự phù hợp để hấp

thụ ánh sáng xanh (532 nm) của bức xạ hòa ba bậc hai từ laser Nd:YAG hay

550 600 650 700 750 800

0

100000

200000

300000

400000

B

A

1 DCM1x10-4M

2 DCM 7x10-5M

3 DCM 5x10-5M

4 DCM 3x10-5M

5 DCM 1x10-5M

1

2

3

4

5

Bước sóng (nm)

ờn

g đ

ộ h

uỳn

h q

uan

g (

a.u

) 200

50

100

150

ờn

ộh

uỳn

hq

uan

g(đ.v.t.y

)

73

Nd:YVO4 bơm bằng diode đối với GNPs, và có thể khảo sát tương tác tương hỗ của

hiệu ứng plasmon bề mặt cộng hưởng của GNPs với DCM mà không bị ảnh hưởng

bởi phổ hấp thụ của DCM.

Phổ hấp thụ của phân tử DCM với các nồng độ GNPs khác nhau bị tác động

bởi hai hiệu ứng: (i) sự chồng chập của cả hai phổ hấp thụ và (ii) tương tác giữa GNPs

và phân tử chất màu lân cận tại nồng độ GNPs thấp được dùng trong thí nghiệm của

chúng tôi.

Phổ huỳnh quang của hỗn hợp chất màu DCM và GNPs trong dung dịch ethanol

được đo bằng máy đơn sắc cách tử và nguồn kích thích ở bước sóng 532 nm và 472

nm. Trong trường hợp của GNPs có đường kính d ≈ 16 nm, cường độ phát xạ huỳnh

quang của phân tử DCM được tăng cường rõ ràng với sự có mặt của GNPs và đỉnh phổ

huỳnh quang dịch chuyển với các nồng độ GNPs khác nhau (Hình 3.6).

Từ Hình 3.6 ta thấy, cường độ huỳnh quang đạt giá trị cực đại với tỷ lệ của

GNPs (dung dịch 1x1010 hạt/ml của GNPs d ≈ 16 nm) và DCM (trong dung dịch

1x10-4 M) là 1:20. Khi tăng nồng độ GNPs (> 1x1010 hạt/ml), cường độ đỉnh của

phổ huỳnh quang tăng chậm và sau đó giảm. Điều đó có thể được giải thích bởi hiện

Hình 3.5: Phổ hấp thụ chuẩn hóa của DCM và GNPs trong dung dịch ethanol.

300 400 500 600 700

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1

2C

ườ

ng

độ

ch

uẩ

n h

óa

Bước sóng (nm)

1. GNPs 1x109 hạt/mL

2. DCM 1x10-6 M

74

tượng tăng cường huỳnh quang do tương tác trường gần giữa GNPs và phân tử chất

màu đạt tới giá trị bão hòa sau đó sự dập tắt huỳnh quang bởi truyền năng lượng

Foster và SET chiếm ưu thế.

3.1.4. Tính chất quang của DCM pha tạp GNPs trong nền PMMA

3.1.4.1. Phổ hấp thụ của DCM/GNPs trong PMMA

Trong nền PMMA chứa DCM pha tạp GNPs, cường độ hấp thụ của môi trường

được quyết định bởi nồng độ của DCM và GNPs (có thể bỏ qua sự hấp thụ của nền

bởi độ trong suốt cao của PMMA trong vùng khảo sát). Trong thí nghiệm của chúng

tôi nồng độ DCM được lựa chọn là 1×10-4 M, nồng độ GNPs được thay đổi. Cường

độ hấp thụ của DCM tăng nhẹ (Hình 3.7) khi nồng độ GNPs pha tạp tăng từ 5 l/ml

tới 20 l/ml (tương ứng với 0,5x1010 hạt/ml 2x1010 hạt/ml).

Mặc dù với nồng độ GNPs trong môi trường khá thấp, tức là khoảng cách trung

bình giữa các hạt nano vàng và các phân tử DCM khá lớn (>190 nm), ta vẫn quan sát

được có sự tăng trưởng huỳnh quang nhẹ. Điều đó có thể được giải thích là do sự xuất

hiện của tương tác gần (khoảng cách phải <10 nm). Khi có mặt các hạt GNPs, một số

phân tử DCM kết đám trên bề mặt GNPs dẫn đến thiết diện hấp thụ của DCM cao

hơn hấp thụ riêng phần của GNPs và chất màu. Khi tăng nồng độ GNPs, độ hấp thụ

Hình 3.6: Phổ huỳnh quang của DCM/GNPs trong dung dịch ethanol.

450 500 550 600 650 700

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450 (1) DCM 1x10-4M

(2) DCM+5x109hat/ml

(3) DCM+1x1010

hat/ml

(4) DCM+1,5x1010

hat/ml

(5) DCM+2,0x1010

hat/ml

(1)

(2)

(3)

(5)

(4)

ờn

g đ

ộ h

uỳn

h q

uan

g (đ.v.t.y)

Bước sóng (nm)

75

của mẫu tăng lên mặc dù cực đại hấp thụ plasmon bề mặt của các hạt GNPs kích

thước 16 nm không chồng chập với cực đại hấp thụ của DCM.

3.1.4.2. Huỳnh quang chất màu DCM/GNPs trong PMMA

Chất màu DCM là một trong các chất màu laser có bức xạ huỳnh quang trong

vùng phổ đỏ và có tính chất huỳnh quang rất hấp dẫn [116]. Chú ý rằng DCM dễ dàng

bị tẩy màu trong dung môi phân cực bởi sự đứt gẫy liên kết đôi không ổn định (NC)2C

trong vòng benzene. Huỳnh quang của phân tử DCM trong mẫu rắn pha tạp GNPs

được trình bày trong Hình 3.8. Tại bước sóng kích thích 472 nm, cường độ huỳnh

quang của DCM được tăng tới giá trị cực đại với nồng độ GNPs 1,5x1010 hạt/ml và

nồng độ DCM 3x10-5 M trong nền PMMA, sau đó giảm cùng với sự tăng của nồng

độ GNPs. Điều đó được giải thích bởi sự kém linh động phân tử DCM trong nền rắn

nên tại nồng độ GNPs cao hơn thì khoảng cách trung bình giữa GNPs và DCM càng

nhỏ và hiệu ứng SET càng rõ. Đặc điểm này của GNPs có thể được ứng dụng để điều

khiển sự phát quang của các tâm màu ở lân cận của nó. Khi chùm ánh sáng tới đến

GNPs có thể gây nên một điện trường đậm đặc và bức xạ dao động điện từ. Trong

trường hợp này, GNPs thể hiện như anten phát hay thu nhận bức xạ điện từ trường.

Hình 3.7: Phổ hấp thụ của môi trường hoạt chất DCM/GNPs/PMMA.

350 400 450 500 550 600 650

0,0

0,5

1,0A

bso

rba

nce

(a

.u)

Wavelength (nm)

1 DCM+1.0x1010

hat/mLGNPs

2 DCM+1.5x1010

hat/mLGNPs

3 DCM+2.0x1010

hat/mLGNPs1

2

3

ờn

ộh

ấp

thụ

(đ.v.t.đ

)

Bước sóng (nm)

76

Hình 3.8: Huỳnh quang của DCM/GNPs trong nền PMMA kích thích tại bước

sóng 472 nm (nồng độ DCM 3x10-4 M).

Ở nồng độ GNPs thấp, khi có bức xạ kích thích huỳnh quang, nó đóng vai trò

phát năng lượng dẫn tới việc truyền năng lượng từ GNPs tới phân tử DCM. Ở nồng

độ GNPs cao hơn, dập tắt huỳnh quang từ phân tử DCM xảy ra, việc truyền năng

lượng bởi hiệu ứng SET là chủ yếu theo hướng từ phân tử chất màu tới GNPs do

khoảng cách lớn giữa hai hạt. Khi kích thích tại bước sóng 532 nm, chỉ quan sát được

dập tắt huỳnh quang (Hình 3.9). Điều đó có thể được giải thích bởi bước sóng kích

thích gần với đỉnh hấp thụ cộng hưởng plasmon của GNPs dẫn đến sự tẩy quang tức

thời đối với các phân tử DCM định xứ trên bề mặt GNPs. Kết quả này khác với trường

hợp mẫu dung dịch DCM pha tạp GNPs.

Sự tăng cường hay dập tắt huỳnh quang của các hạt phát quang khi đặt gần các

hạt kim loại có thể được giải thích theo mô hình plasmon phát xạ (Radiant Plasmon)

và các tính chất quang của các hạt keo kim loại [117]. Do cộng hưởng plasmon mà

các hạt keo kim loại tán xạ các màu sắc khác nhau phụ thuộc vào hình dạng và kích

thước của chúng. Hệ số dập tắt của các hạt keo kim loại do hai thành phần quyết định

là hấp thụ và tán xạ. Sự phân bố tương đối giữa hấp thụ và tán xạ trong hệ số dập tắt

500 600 700 800

0

20

40

1 1x1010

hat/ml

2 1,5x1010

hat/ml

3 2x1010

hat/ml

4 2,5x1010

hat/ml1

2

3

4

ờn

ộh

uỳn

hq

uang

(đ.v.t.y

)

Bước sóng (nm)

77

phụ thuộc vào từng kim loại và kích thước của chúng. Ánh sáng tới gây ra các dao

động điện tích trong các hạt keo kim loại và các dao động điện tích có thể phát xạ

năng lượng như là một sóng lan truyền trường xa. Theo mô hình plasmon phát xạ, sự

hấp thụ của các hạt kim loại sẽ gây ra sự dập tắt huỳnh quang và thành phần tán xạ

sẽ làm tăng cường huỳnh quang. Đối với sự tăng cường huỳnh quang, một phần của

ánh sáng tương tác với các hạt keo bị tán xạ là đáng kể. Đối với cả vàng và bạc, hiệu

suất tán xạ của các hạt kích thước lớn tiến tới đơn vị, và các hạt kích thước lớn này

thích hợp để làm tăng cường huỳnh quang của các hạt phát quang.

3.1.5. Thời gian sống huỳnh quang của phân tử DCM pha tạp GNPs

Thời gian sống huỳnh quang của mẫu được xác định bằng cách dùng hệ đếm

đơn photon time-correlated (TCSPC). Độ phân giải thời gian của hệ là 300 picô-giây,

với laser picô-giây (405 nm, độ rộng xung 200 ps) làm nguồn kích thích huỳnh quang

và một PMT hoạt động ở chế độ đếm photon (Hamamatsu 5783P, thời gian khởi động

300 ps). Đối với trường hợp các mẫu lỏng, các phân tử DCM rất dễ bị tác động bởi

phân cực của môi trường nền (dung môi hòa tan). Do đó, thời gian sống huỳnh quang

của DCM có sự khác biệt rõ khi sử dụng dung môi hòa tan khác nhau cũng như vật

liệu pha tạp khác nhau (GNPs hoặc vật liệu nano lõi - vỏ) (Hình 3.10).

Hình 3.9: Phổ huỳnh quang của DCM/GNPs trong nền PMMA kích thích

tại bước sóng 532 nm (nồng độ DCM 3x10-5 M).

500 550 600 650 700 750

0

50

100

150

200

250

300

Flu

ore

sce

nce

In

ten

sity (

a.u

)

Wavelength (nm)

1 DCM+1.0x1010

hat/ml GNPs

2 DCM+1.5x1010

hat/ml GNPs

3 DCM+2.0x1010

hat/ml GNPs

1

2

3C

ườ

ng

độ

hu

ỳn

hq

uang

(đ.v.t.y

)

Bước sóng (nm)

78

Trong khi đó, thời gian sống huỳnh quang của DCM trong PMMA với các nồng

độ GNPs khác nhau, từ 0 tới 33 l của dung dịch GNP 1x1011 hạt/ml không thay đổi

(1,05 0,05 ns) như thể hiện trong Hình 3.11. Tính chất phát quang của phân tử DCM

như tự phát, khả năng chuyển dời từ mức năng lượng cao trong giản đồ năng lượng hầu

như không bị biến đổi. Do đó, vật liệu rắn chứa phân tử DCM pha tạp GNPs có thể sử

dụng làm môi trường hoạt chất laser như khi tồn tại dưới dạng dung dịch.

Hình 3.11: Thời gian sống huỳnh quang của DCM/GNPs trong nền PMMA.

Thời gian (ns)

Ln

I(đ.v.t.y

)

5 10 15 20

2,71828

7,38906

20,08554

54,59815

148,41316

403,42879

1096,63316

0

GNP 0,6x1010

hat/ml

GNP 0,9x1010

hat/ml

GNP 1,5x1010

hat/ml

GNP 3,3x1010

hat/ml

Hình 3.10: Thời gian sống huỳnh quang của DCM pha tạp các loại GNPs khác

nhau trong dung dịch.

Ln

I(đ.v.t.y

)

Thời gian (ns)

79

3.2. Sự ảnh hưởng của hiệu ứng biến đổi nhiệt cục bộ do ảnh hưởng của GNPs

lên phân tử DCM

Các môi trường laser màu rắn tuy đã được nghiên cứu và đánh giá từ nhiều

năm trước nhưng rất khó phát triển bởi một số hạn chế như tính ổn định thấp, suy

giảm nhanh, độ bền cơ học không cao… Một trong các nhược điểm của loại nền này

là sự suy thoái môi trường hoạt chất do quá trình tích tụ nhiệt cục bộ làm tăng nhiệt

tại vùng hoạt động laser dẫn đến sự phá hủy tâm mầu. Đã có một số giải pháp được

đề nghị như sử dụng môi trường hoạt chất dạng đĩa quay hoặc dạng hỗn hợp trên cấu

trúc quang tử (photonic) [97,98,118]… Tuy nhiên các giải pháp này là khá phức tạp

và thời gian hoạt động của DCM trong môi trường cũng chưa được cải thiện đáng kể.

Sử dụng đặc tính dẫn nhiệt cao của vật liệu GNPs có thể là giải pháp cải thiện thời

gian hoạt động của môi trường hoạt chất laser.

3.2.1. Sự biến đổi nhiệt do hiệu ứng plasmon của GNPs

Hiệu ứng quang nhiệt của các vật liệu nano (tức là sự chuyển đổi năng lượng

bức xạ điện từ vùng phổ quang học thành nhiệt năng) được quan tâm và tập trung

nghiên cứu trong những năm gần đây bởi ứng dụng đa dạng của nó. Ngoài các ứng

dụng tích cực trong y – sinh học như một công cụ tương lai, hiệu ứng này còn được

ứng dụng trong các nghiên cứu về động học của quá trình truyền năng lượng bởi tính

thuận nghịch của nó. Đây cũng là một trong những giải pháp kiểm soát nhiệt độ cục

bộ của môi trường hoạt chất laser màu nền rắn nhằm hạn chế sự tẩy màu của các phân

tử chất màu. Mô hình dựa trên sự cân bằng nhiệt của một hệ đồng nhất và mở đã đưa

ra một phép tính giải tích cho phép tính toán nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian tương

ứng với quá trình đóng – mở (on and off) của laser kích thích [119]:

𝑇(𝑡) = 𝑇0 +𝐴

𝐵(1 − 𝑒−𝐵𝑡) và 𝑇(𝑡) = 𝑇0 + (𝑇𝑚𝑎𝑥 − 𝑇0𝑒−𝐵𝑡), (3.1)

trong đó T(t) là nhiệt độ tức thời theo thời gian; T0 là nhiệt độ xung quanh; A và B là

các hệ số làm mịn tùy thuộc vào cấu hình hệ thí nghiệm.

Trong một nghiên cứu đã công bố [117], hiệu ứng chuyển đổi nhiệt giữa các hạt

GNPs với môi trường xung quanh đã được mô phỏng bằng lý thuyết Mie khi sử dụng

nguồn sáng 808 nm, mật độ năng lượng 2W/cm2. Mô hình lý thuyết này có thể áp

80

dụng để giải thích các kết quả thực nghiệm đã ghi nhận được khi sử dụng các hạt

GNPs đường kính d 16 nm pha tạp trong môi trường laser màu rắn DCM. Mặc dù

sự chồng chập giữa phổ hấp thụ và huỳnh quang của DCM và hấp thụ cộng hưởng

plasmon bề mặt của GNPs nhỏ, các hiệu ứng truyền năng lượng được quan sát thấy

do độ hấp thụ của GNPs là lớn hơn phân tử DCM tới gần 5 bậc (Hình 3.12).

3.2.2. Sự suy giảm huỳnh quang của DCM/GNPs/PMMA

Cực đại phổ hấp thụ cộng hưởng plasmon bề mặt phụ thuộc vào kích thước và

tính chất của các hạt GNPs. Bức xạ hòa ba bậc hai của laser Nd:YAG (532 nm) rất

gần với cực đại hấp thụ cộng hưởng plasmon bề mặt của GNPs dạng cầu có kích

thước d~ 16 nm. Do đó các hiệu ứng chuyển đổi quang nhiệt ảnh hưởng rất mạnh đến

tuổi thọ của môi trường hoạt chất của DFDL. Hình 3.13 biểu diễn mức độ suy giảm

cường độ huỳnh quang tích phân theo thời gian của môi trường hoạt chất laser

DCM/GNPs trong nền PMMA được kích thích bằng hòa ba bậc hai của laser Nd:YAG

(532 nm, 10 Hz, 1,2 mJ).

Hình 3.12: Phổ hấp thụ, huỳnh quang của DCM và phổ hấp thụ cộng hưởng

plasmon bề mặt của GNPs 16nm [19,44].

81

Hình 3.13: Sự suy giảm cường độ huỳnh quang theo thời gian của môi trường

hoạt chất DCM/GNPs/PMMA tại nhiệt độ phòng và được làm lạnh.

Trong khoảng thời gian đầu, cường độ huỳnh quang của môi trường hoạt chất

có tăng nhẹ sau đó giảm nhanh gần như tuyến tính. Điều này có thể được giải thích do

sự phân bố của các hạt GNPs và phân tử DCM trong nền PMMA (Hình 3.14). Sự tăng

cường huỳnh quang giai đoạn đầu bởi một số các phân tử chất màu kết đám trên bề mặt

của các hạt GNPs (khoảng cách < 10 nm). Sau một khoảng thời gian (tùy thuộc vào

nồng độ của GNPs), các phân tử này bị tẩy màu do tương tác mạnh của hiệu ứng

plasmon dẫn đến hiện tượng dập tắt và suy giảm nồng độ do tương tác truyền năng

lượng bức xạ và sự tăng nhiệt cục bộ. Khi môi trường hoạt chất được làm lạnh (~ 4 oC),

đường cong suy giảm huỳnh quang biểu diễn sự suy thoái chất màu chậm và sự tăng

trưởng giai đoạn đầu không rõ nét. Điều đó chứng tỏ sự truyền nhiệt của GNPs đã hạn

chế quá trình tăng nhiệt cục bộ trong môi trường hoạt chất. Hiệu ứng này có thể được

giải thích bởi sự điền đầy các hốc trống trong môi trường và độ dẫn nhiệt cao của GNPs

tăng tốc độ truyền nhiệt.

0 1000 2000

0

2000

4000

6000

1 1x10-3 mol/l DCM

2 DCM/2x1010

GNPs (TP)

3 DCM/2x1010

GNPs (T4C

)

1

2

3

Số xung (x102)

ờn

ộh

uỳn

hq

ua

ng

(đ.v.t.y

)

82

Hình 3.14: Phân bố của GNPs và phân tử DCM trong môi trường hoạt chất.

3.2.3. Sự suy giảm cường độ bức xạ laser màu

Độ ổn định của DFDL được mô tả trong Hình 3.15 ở nhiệt độ phòng và nhiệt

độ 4oC. Nếu không làm mát, sự suy giảm cường độ laser cũng tương tự như sự suy

giảm huỳnh quang, nghĩa là cho ta thấy một quá trình đơn điệu (dạng hàm e mũ).

Ngược lại, cường độ laser vẫn ổn định trong một thời gian dài khi môi trường

laser được làm mát đến nhiệt độ 4 ± 1°C. Tính dẫn nhiệt tốt của GNPs cho phép môi

trường laser màu nhanh chóng cân bằng nhiệt dẫn tới hạn chế sự tẩy trắng quang các

phân tử DCM. Sự cân bằng nhiệt độ nhanh của môi trường cho phép sự ổn định của

laser đạt được khi làm mát. Độ ổn định của laser được cải thiện khi tăng nồng độ

GNP, nhưng cường độ laser giảm đáng kể. Trong thí nghiệm của chúng tôi, tỷ lệ suy

giảm của cường độ laser và môi trường hoạt tính gia tăng khi nồng độ GNPs cao hơn

3x1010 hạt/ml. Ở tại nồng độ này, sự suy giảm cường độ laser có thể được giải thích

bằng sự truyền năng lượng theo hiệu ứng SET gây nên sự dập tắt huỳnh quang. Thêm

vào đó, sự suy giảm chất màu tăng mạnh do sự truyền năng lượng plasmon khoảng

cách gần gây tăng nhiệt vượt quá khả năng dẫn nhiệt và tiêu tán nhiệt của môi trường.

AuNP

DCM

83

Hình 3.15: Sự suy giảm cường độ laser DFDL (532 nm, 140J, 5,6 ns, 10Hz).

Mặt khác, thời gian suy thoái của môi trường hoạt chất laser phụ thuộc rất mạnh

vào công suất bơm. Công suất bơm càng lớn sự suy thoái chất màu DCM trong môi

trường rắn PMMA càng nhanh do tính dẫn nhiệt kém của polymer và giới hạn về

nồng độ GNPs. Do đó, trong thí nghiệm này chúng tôi chỉ sử dụng tỷ lệ bơm trên

ngưỡng phát laser (r/ro) khoảng 1,2 ÷ 1,5 lần.

Kết luận chương 3

Môi trường hoạt chất laser màu rắn tạo bởi PMMA pha tạp GNPs đã được khảo

sát. Cường độ huỳnh quang và phổ hấp thụ của môi trường pha tạp giảm xuống khi

nồng độ GNP cao. Hiện tượng dập tắt huỳnh quang khi pha tạp GNPs được quan sát

thấy khi nồng độ GNPs đủ lớn (1010 hạt/ml). Thời gian sống huỳnh quang của DCM

trong môi trường rắn PMMA hầu như không thay đổi khi so sánh với môi trường lỏng.

Đặc biệt là, hiện tượng tăng cường huỳnh quang đã được ghi nhận, khi bước sóng kích

thích ở gần đỉnh phổ hấp thụ của phân tử DCM (472 nm) trong khi hiện tượng này

không quan sát thấy tại bước sóng kích thích gần đỉnh hấp thụ plasmon cộng hưởng

của GNPs. Chất lượng môi trường hoạt chất laser màu DCM/GNPs/PMMA được cải

thiện rõ rệt tại nhiệt độ làm việc thấp khoảng 4 oC. Điều này cho phép nâng cao thời

gian làm việc của môi trường laser màu nền rắn, có thể vượt qua sự hạn chế ứng dụng

của loại môi trường hoạt chất này trong thời gian qua.

0 500 1000 1500 2000 2500

0

3000

6000

9000 at 10

oC

room temp.

Số xung (x102)

ờn

ộla

ser

(đ.v.t.y

)

84

CHƯƠNG 4. LASER MÀU PHẢN HỒI PHÂN BỐ (DFDL) SỬ DỤNG MÔI

TRƯỜNG HOẠT CHẤT MÀU RẮN PHA TẠP NANO VÀNG

Laser màu được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu quang phổ vì khả năng phát

xạ laser trong dải rộng và có thể lựa chọn được bước sóng. Phát xạ laser với độ rộng

vạch phổ hẹp, xung ngắn có thể nhận được bằng cách dùng BCH đặc biệt. Một trong

các kỹ thuật đó là sử dụng hiệu ứng nhiễu xạ Bragg trong môi trường hoạt chất tạo

nên sự biến điệu có chu kỳ phù hợp với phổ phát xạ của môi trường đó. Nguyên tắc

của laser này được mô tả đầu tiên bởi nhà khoa học Kogenik và Shank [120], trong

đó sự phản hồi bức xạ kết hợp đã được ghi nhận do hiệu ứng tán xạ Bragg do sự biến

điệu tuần hoàn của chiết suất và độ khuếch đại của môi trường.

Laser màu hữu cơ nền rắn có thể điều chỉnh được bước sóng sử dụng môi

trường hoạt chất polymer chứa phân tử chất màu có thể là nguồn phát xạ laser với độ

rộng vạch phổ hẹp [103,121], và đơn mode dọc [122] với các cấu hình đặc biệt.

Holzer et al [123] cho thấy rằng tính chất quang nhiệt của môi trường khuếch đại rắn

pha tạp chất màu có thể được cải thiện bằng cách dùng dạng ma trận hữu cơ-vô cơ

hỗn hợp. Các bức xạ laser độ rộng vạch phổ hẹp, đơn mode sử dụng môi trường hữu

cơ - vô cô hỗn hợp truyền thống thường không ổn định vì chúng có độ không đồng

nhất chiết suất nội. Môi trường khuếch đại chất rắn gồm hạt nano silica phân tán có

thể cho độ đồng nhất quang cao [105].

Nghiên cứu hiệu ứng truyền năng lượng của môi trường laser màu rắn

DCM/GNPs/PMMA có thể sử dụng cho DFDL trong chương 3 cho thấy khả năng sử

dụng các môi trường laser lai tạp hữu cơ – vô cơ trong nền polymer có độ ổn định

cao, thời gian sống đủ dài. Mặt khác, khi môi trường được tiêu tán nhiệt, cường độ

bức xạ laser gần như không biểu hiện sự suy giảm trong thời gian khảo sát (180 phút)

với nồng độ GNPs pha tạp 2×1010 hạt/ml.

Trong chương 4, cơ chế làm dập tắt bức xạ do dao động hồi phục của DFDL

dựa trên quá trình truyền năng lượng trong môi trường hoạt chất hỗn hợp màu DCM

85

rắn pha tạp nano vàng sẽ được nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Các xung

đơn của DFDL có thể thu được với nồng độ hạt nano vàng phù hợp và tỷ số công suất

bơm trên ngưỡng. Tính toán mô phỏng theo mô hình và phương pháp thực nghiệm

cho phép quan sát và giải thích cơ chế vật lý của hiệu ứng truyền năng lượng hai

chiều của GNPs dạng cầu. Nội dung nghiên cứu chương 4 bao gồm:

- Nghiên cứu thiết lập mô hình lí thuyết cho laser màu rắn DFDL

DCM/GNPs/PMMA. Dựa trên mô hình lí thuyết này, lập chương trình bằng ngôn

ngữ lập trình Matlab để mô phỏng các quá trình động học của DFDL.

- Bằng công cụ phần mềm, nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số laser lên

tính chất chùm tia laser nhằm thu được các thông số hoạt động tối ưu của DFDL với

DCM/GNPs/PMMA.

- Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của một số thông số laser màu rắn

DFDL lên tính chất chùm tia laser.

- Các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nhằm định hướng cho việc

xây dựng một thiết bị laser DFDL có thể đưa vào ứng dụng thực tiễn.

4.1. Nghiên cứu lý thuyết về laser màu rắn DFDL

4.1.1. Hệ phương trình tốc độ hai thành phần

Sơ đồ nguyên lý bức xạ của DFDL sử dụng môi trường hoạt chất DCM/GNPs

trong nền PMMA đã được trình bày trên Hình 1.27 (chương 1). Mô hình nghiên cứu

các hiện tượng xảy ra trong quá trình phát laser của một môi trường hoạt chất diễn tả

trạng thái dừng của sự hấp thụ ánh sáng bơm, độ tích lũy của phân tử ở trạng thái

laser trên và dưới, số phân tử bức xạ tự phát và cưỡng bức… Kết quả nghiên cứu về

laser màu nền rắn cho thấy các thuộc tính của chùm tia laser màu trong môi trường

rắn vẫn bảo tồn như trong môi trường lỏng [122,38]. Do vậy, ta có thể áp dụng mô

hình tính toán mô phỏng phát xạ laser màu DFB đã được công bố [124] cho môi

trường rắn nhưng phải chú ý đến các tham số môi trường như chiết suất, sự điều biến

độ khuếch đại và chiết suất do nhiệt độ...

Giả thiết rằng hoạt động laser màu có thể được biểu diễn bởi hai mức năng

lượng rộng (tương ứng hệ thống bốn mức lí tưởng) (Hình 4.1) bao gồm dải bức xạ và

86

hấp thụ được mở rộng đồng nhất, bỏ qua hiệu ứng kích thích cao hơn và trạng thái

triplet của những phân tử.

Đối với mô hình tính toán động học bức xạ laser trong môi trường hỗn hợp

hai chất màu, cả hai phân tử thành phần đều được giả thiết có cùng dạng cấu trúc mức

năng lượng. Do đó, một thành phần là chất cho (tức là chất giải phóng năng lượng)

và thành phần còn lại là chất nhận (chất thu nhận năng lượng) đều tồn tại mức laser

trên và mức cơ bản đều là các dải rộng và cùng có chung một cơ chế khử kích thích

[125]. Đối với môi trường pha tạp DCM/GNPs, chỉ phân tử DCM có cơ chế bức xạ

năng lượng dưới dạng các photon và tạo nên các bức xạ laser còn các vật liệu nano

vàng vừa đóng vai trò là chất cho (tác động của hiệu ứng plasmon bức xạ) vừa đóng

vài trò là chất nhận (tương tác kiểu Foster và SET) có thể được sử dụng như một chất

hấp thụ bão hòa nội tại.

Môi trường hoạt chất của DFDL là hỗn hợp lai của chất màu DCM pha tạp hạt

nano vàng GNPs ở trạng thái rắn của PMMA. Khoảng cách trung bình từ tâm của các

hạt GNPs đến các phân tử DCM được đánh giá là lớn hơn 10 nm tại nồng độ của

DCM và GNPs trong tính toán lý thuyết và thực nghiệm. Cơ chế chính của chuyển

dịch năng lượng đơn -SPR của cặp chất cho - chất nhận ở đây được xem như là: (i)

truyền năng lượng không bức xạ do tương tác trường gần của các phân tử chất màu

bám chặt trên bề mặt của GNPs theo cơ chế cộng hưởng Foster; (ii) truyền năng lượng

Hình 4.1: Sơ đồ các mức năng lượng hoạt động laser pha tạp GNPs

S1

S0

p e 00GNPGNP

87

bức xạ do khoảng cách xa từ các phân tử chất màu tới các GNPs bằng truyền năng

lượng theo cơ chế cộng hưởng SET.

Với hỗn hợp DCM/GNPs trong PMMA, phổ huỳnh quang không xuất hiện

những đỉnh mới [126]. Điều đó có nghĩa rằng ở đây không có sự dịch chuyển cấu

trúc phân tử của DCM trong cả hai trường hợp truyền năng lượng.

Như ở hình 3.12, phổ hấp thụ của GNP chồng chập với phổ hấp thụ của DCM

và bước sóng bơm và một phần nhỏ của nó mở rộng ở phổ huỳnh quang của DCM.

Chú ý rằng, hấp thụ của GNP lớn hơn rất nhiều so với phân tử DCM. Mặc dù sự

chồng chập của phổ hấp thụ bị hạn chế và phổ huỳnh quang của DCM với phổ cộng

hưởng plasmon bề mặt là yếu, nhưng năng lượng truyền từ GNP hoặc tới GNP vẫn

đáng kể. Điều đó dẫn tới có thể xảy ra các quá trình truyền năng lượng dạng trường

gần hay dạng Foster giữa DCM và GNP. Để mô tả sự chuyển dịch năng lượng trong

hệ chất màu lai tạp hạt nano vàng, hệ phương trình tốc độ đã được chỉ ra ở tài liệu

tham khảo [126]. Hệ 4 phương trình được giới thiệu để mô tả quá trình động học của

phát xạ laser của DFDL với yếu tố dập tắt nội tại,

𝑑𝑛𝐴𝑢

𝑑𝑡= (𝐼𝑝𝜎𝑝𝐴𝑢 + 𝜎𝑎𝐴𝑢𝑐𝐼𝑎𝑖(𝑡))(𝑛0𝐴𝑢 − 𝑛𝐴𝑢(𝑡)) −

𝑛𝐴𝑢(𝑡)

𝜏𝐴𝑢−𝑛𝐴𝑢[∑ 𝜎𝑎𝑖𝐴𝑢𝐸𝑖(𝑡)𝑘

𝑖=1 ], (4.1)

𝑑𝐸𝑖(𝑡)

𝑑𝑡=

𝜎𝑠𝐴𝑢𝑐

𝜂𝑛𝑎𝑢(𝑡)𝐸𝑖(𝑡) −

𝐸𝑖(𝑡)

𝜏𝐴𝑢, (4.2)

𝑑𝑛𝑎

𝑑𝑡= 𝐼𝑝(𝑡)𝜎𝑝𝑎[𝑁𝑎 − 𝑛𝑎(𝑡)] +

𝐾𝑠𝜎𝑎𝐴𝑢𝑎𝑛𝐴𝑢𝑐𝐸𝑖

𝜂−

𝜎𝑒𝑎𝑐𝑛𝑎(𝑡)𝐼𝑎(𝑡)

𝜂−

𝑛𝑎(𝑡)

𝜏𝑎+

𝜎𝑎𝑎𝑙𝑐[𝑁𝑎−𝑛𝑎(𝑡)]𝐼𝑎(𝑡)

𝜂, (4.3)

𝑑𝐼𝑎𝑖(𝑡)

𝑑𝑡=

(𝜎𝑒𝑎𝑖−𝜎𝑎𝑎𝑖)𝑐

𝜂𝑛𝑎(𝑡)𝐼𝑎𝑖(𝑡) −

𝐼𝑎𝑖(𝑡)

𝜏𝑐(𝑡)+

Ω𝑛𝑎(𝑡)

𝜏𝑎−

𝐾𝐹𝜎𝑎𝐴𝑢𝑐𝐼𝑎𝑖(𝑡)

𝜂, (4.4)

trong đó n0Au, na là các mật độ của các phân tử GNP và DCM trong 1cm3; nAu(t), na(t)

là các mật độ trung bình tức thời của GNPs và DCM ở mức năng lượng trên trong

1cm3; η - chiết suất của môi trường; τAu - thời gian sống trong trạng thái kích thích

của vàng cỡ 100ps [127]; Ω - hệ số xác định tỉ số photon phát xạ tự phát, nó có thể là

88

giá trị hằng số (2 × 109 [124]); τc - thời gian sống của photon trong BCH tương đương,

được cho bởi biểu thức sau [124]:

𝜏𝑐 =𝜂𝐿3[𝑛𝑎𝑖(𝑡)𝜎𝑒𝑎𝑖𝑉]2

8𝑐3𝜋2=

𝜂𝐿3

2𝑐3𝜋2[(

𝜋

𝜆𝑖∆𝜂(𝑡))

2

+ (𝛾𝑖(𝑡)

2)

2

]. (4.5)

Ở đây, Δη(t), γi(t) tương ứng là biến điệu của chiết suất môi trường và độ khuếch đại.

Ngưỡng khuếch đại của các mode laser của DFDL định nghĩa bởi mật độ phân tử ở

mức laser trên (tương ứng với mật độ photon bức xạ laser) được chỉ ra như sau:

𝑛𝑡ℎ =2

𝜎𝑒𝑎𝑖𝐿(

𝜋

𝑉)

2

3. (4.6)

Phương trình (4.1) mô tả tốc độ biến đổi của GNPs ở trạng thái kích thích bởi

năng lượng bơm vào và năng lượng bức xạ laser của các phân tử DCM. Sự thay đổi

năng lượng plasmon bề mặt cộng hưởng của GNPs đươc chỉ ra ở phương trình (4.2),

nó phụ thuộc vào hấp thụ của GNPs và thời gian suy giảm năng lượng của dao động

cộng hưởng plasmon bề mặt đám mây điện tử trong mạng pha tạp. Sự truyền năng

lượng từ/tới các phân tử chất màu DCM được mô tả bởi phương trình (4.3) với KF là

hệ số truyền năng lượng. Nó là dương nếu năng lượng được truyền từ GNPs tới phân

tử chất màu và âm theo hướng ngược lại. Hệ số KF phụ thuộc vào hiệu ứng tán xạ,

hấp thụ và cả sự xen phủ của các phổ hấp thụ huỳnh quang của GNPs và DCM. Sự

truyền năng lượng từ/tới các phân tử chất màu DCM được mô tả bởi phương trình

(4.3) và (4.4) với Ks và KF là hệ số truyền năng lượng từ GNPs tới DCM và ngược

lại. Nó là dương nếu năng lượng được truyền từ GNPs tới phân tử chất màu và âm

theo hướng ngược lại. Hệ số Ks và KF phụ thuộc vào hiệu ứng tán xạ, hấp thụ và cả

sự xen phủ của các phổ hấp thụ huỳnh quang của GNPs và DCM. Đại lượng Ei(t) đặc

trưng cho cường độ dao động SFR của GNPs dưới tác dụng của bức xạ xung bơm và

xung laser DFDL. Mặc dù năng lượng của các dao động cộng hưởng plasmon bề mặt

là không lượng tử hóa, song các giá trị này có thể chuyển đổi sang mật độ photon

tương đương tại các bước sóng tương ứng. Số hạng ở vế phải của phương trình mô tả

quá trình tích lũy tại mức trên do năng lượng bơm, năng lượng chuyển dịch không

phát xạ từ GNPs, tái hấp thụ của bức xạ laser trong BCH, và mất mát năng lượng do

89

quá trình phát xạ tự phát. Tốc độ thay đổi của mật độ photon trong BCH được chỉ ra

ở phương trình (4.4). Như vậy, ta thấy rằng, tiến trình theo thời gian của photon trong

BCH phụ thuộc vào thiết diện hấp thụ và thiết diện phát xạ cưỡng bức của DCM tại

bước sóng laser và thời gian sống của photon trong BCH. Các thông số cho tính toán

số được tham khảo từ thực nghiệm, được cho ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Các thông số trong mô hình tính toán [126]

Ký hiệu Ý nghĩa Giá trị

Ip(t) Cường độ bơm theo thời gian Phân bố hàm Gaussian

(photon/s.cm2)

pa Thiết diện hấp thụ của DCM tại bước sóng

bơm 532 mn

1.518×10-16 cm2

aai Thiết diện hấp thụ của DCM tại bước sóng

laser

Bảng 1 (phụ lục)

eai Thiết diện phát xạ cưỡng bức của DCM Bảng 1 (phụ lục)

a Nồng độ phân tử DCM 6×1017 ÷ 6×1018

pt/cm3

na Số phân tử DCM ở mức kích thích

a Thời gian sống huỳnh quang tại mức kích

thích

1.8 ns

n Chiết suất môi trường laser (PMMA) 1.4906

c Thời gian sống của photon trong buồng cộng

hưởng tương đương

Công thức (4.5)

n0Au Nồng độ hạt nano vàng 5.0×1010 hạt/cm3

pAu Thiết diện hấp thụ tại bước sóng bơm của

AuNP

1.3x10-10 ÷4.3x10-10

cm2

aAu Thiết diện hấp thụ plasmon bề mặt của AuNP Bảng 1 (phụ lục)

sAu Thiết diện tán xạ Mie của AuNP = 0,75 x aAu

90

Au Thời gian sống kích thích tương đương của

AuNP

~ 10-10s (~100ps) [73]

Ks Hệ số truyền năng lượng plasmon bề mặt = {

0,5 𝑣ớ𝑖 𝑡 ≤ 𝜏𝐴𝑢

0 𝑣ớ𝑖 𝑡 > 𝜏𝐴𝑢

KF Hệ số truyền năng lượng giữa màu - GNPs = {

0,5 𝑣ớ𝑖 𝑡 ≤ 𝜏𝐴𝑢

0 𝑣ớ𝑖 𝑡 > 𝜏𝐴𝑢

4.1.2. Ảnh hưởng của tốc độ bơm

Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ bơm bằng cách thay đổi tỉ số bơm trên

ngưỡng (Ip) từ 1,0 ÷ 2,5 lần trên ngưỡng khi giữ nguyên các tham số khác như nồng

độ DCM = 1×10-3 M (khoảng 1018 pt/ml), Nồng độ GNPs = 1×1010 hạt/cm3, độ dài

làm việc L = 0,5 cm. Kết quả tính toán toán theo phương pháp Euler sử dụng phần

mềm Matlab được trình bày trên hình 4.2. Tại tốc độ xấp xỉ ngưỡng phát laser, một

dải phổ hẹp (khoảng 10 nm) xuất hiện. Khi tốc độ bơm tăng lên, độ tích lũy của

phân tử ở mức laser trên đạt đến ngưỡng phát laser tăng lên khi đó dải phổ bức xạ

laser cũng được mở rộng và đạt đến trạng thái dừng khi có sự cân bằng về độ tích

lũy và khử tích lũy phát xạ photon laser. Các xung laser trong dải phổ có độ rộng

xung biến đổi nhỏ tùy theo độ hấp thụ của phân tử DCM tại bước sóng đó, tức là

chế độ bơm trên ngưỡng tại bước sóng đó. Khi tốc độ bơm khoảng 2 lần trên ngưỡng

(hai lần so với chế độ bơm tại Hình 4.2a), các xung laser thứ hai xuất hiện, đồng

thời dải phổ bức xạ laser cũng được mở rộng cả về phía sóng dài và phía sóng ngắn.

Ta có thể thấy độ rộng xung laser đầu tiên hầu như ít biến động khi thay đổi tốc độ

bơm. Điều này có thể được giải thích bởi thời gian sống của photon trong BCH, c,

không phụ thuộc vào tốc độ bơm (Biểu thức 4.5). Do đó khi tăng tốc độ bơm đến

vượt ngưỡng khoảng hai lần, sự hồi phục độ tích lũy ở mức trên sẽ gây nên các bức

xạ laser thứ cấp.

91

Hình 4.2: Tiến trình phổ DFDL khi thay đổi tốc độ bơm: a) tốc độ bơm xấp xỉ

ngưỡng; b) 1,5 lần vượt ngưỡng; c) 2 lần vượt ngưỡng.

4.00E-012 8.00E-012 1.20E-011

0.00E+000

1.00E+015

2.00E+015

A19

A24

A29

X Axis

640

635

645

Thời gian (s)

(a)

4.00E-012 8.00E-012

0.00E+000

2.00E+015

4.00E+015

A18

A23

A28

A33

X Axis

645

640

635

650

Thời gian (s)

(b)

(c)

4.00E-012 8.00E-012

0.00E+000

2.00E+015

4.00E+015

6.00E+015

A17

A22

A27

A32

Thời gian (s)

640

645

650

635

92

4.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ GNPs

Để khảo sát sự biến đổi của bức xạ laser từ cấu hình phản hồi phân bố, các thông

số bơm vượt ngưỡng phát 2 lần, nồng độ DCM 10-3M, độ dài vùng hoạt động của thể

tích kích hoạt và các tham số khác được giữ nguyên. Tiến trình bức xạ laser khi nồng

độ GNPs được thay đổi trong khoảng 1010 ÷ 1011 hạt/ml được biểu diễn trên hình 4.3.

Khi nồng độ GNPs tăng lên, tương tác truyền năng lượng từ các phân tử DCM đến

GNPs tăng lên làm dập tắt các bức xạ thứ cấp trong chuỗi xung laser do các dao động

hồi phục tích lũy mức laser trên. Các xung laser đầu gần như bị ít tác động bởi quá

trình truyền năng lượng này xảy ra sau thời gian truyền năng lượng của các GNPs

(khoảng 10 – 30 ps) [76,80].

4.00E-012 8.00E-012

0.00E+000

2.00E+015

4.00E+015

A16

A21

A26

A31

Thời gian (s)

650

645

640

635

(a)

4.00E-012 8.00E-012

0.00E+000

2.00E+015

4.00E+015

A16

A21

A26

A31

635

640

645

650

Thời gian(s)

(b)

93

Hình 4.3: Tiến trình phổ bức xạ laser khi thay đổi nồng độ GNPs tại mức bơm cao

trên ngưỡng 2 lần với a) 8x1010 hạt/ml; b) 9,5x1010 hạt/ml; c) 1,1x1011 hạt/ml.

Để có thể luận giải rõ thêm hiệu ứng này, quá trình dập tắt dao động hồi phục

được biểu diễn trên Hình 4.4.

Hình 4.4: Sự ảnh hưởng của nồng độ GNPs lên bức xạ laser với tỷ số bơm

trên ngưỡng 2 lần tại bước sóng 640 nm

(a) GNPs 7,5×1010 hạt/ml; (b) GNPs 1,1×1011 hạt/ml.

Thời gian (s)

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

0.00E+000 5.00E-011 1.00E-010 1.50E-010

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

(a)

ờn

ộ(chuẩnhóa

)

0.00E+000 5.00E-011 1.00E-010 1.50E-010

0.0

0.5

1.0

Thời gian (s)

ờn

ộ(chuẩnhóa

)

(b)

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

Thời gian (s)

640

645

650

635

4.00E-012 8.00E-012

0.00E+000

2.00E+015

4.00E+015

(c)

94

Nhìn Hình 4.4 ta thấy, tại tốc độ bơm cao hơn ngưỡng phát 2 lần, ta có thể

thấy mặc dù có sự hồi phục tích lũy trên ngưỡng phát laser nhưng chỉ đơn xung duy

nhất xuất hiện. Điều này có thể luận giải bằng hiệu ứng truyền năng lượng từ các

phân tử DCM đến “chất nhận” là các GNPs trong môi trường hoạt chất.

Vì vậy, GNPs được xem như thành phần dập tắt nội tại của thể tích làm việc.

Trước tiên, ta sẽ thu được phát xạ laser từ DFDL bằng việc bơm năng lượng trực tiếp

và truyền năng lượng từ GNPs tới phân tử DCM. Sau đó, xung thứ cấp xuất hiện do

hồi phục sự tích lũy ở mức năng lượng trên. Trong giai đoạn này, GNP như là thành

phần dập tắt đóng vai trò như chất hấp thụ bão hòa đã làm biến mất các xung thứ cấp

của DFDL. Trong trường hợp tăng tốc độ bơm cao hơn nữa và giữ nguyên nồng độ

GNPs, lần lượt ta sẽ thu được các xung thứ cấp bậc cao hơn. Khi có sự pha tạp GNPs,

ta thu được xung đơn laser, mặc dù tồn tại dao động tắt dần của mật độ trạng thái

chiếm giữ. Điều đó cho ta thấy rằng xung thứ cấp đã bị loại bỏ bởi GNPs do sự truyền

năng lượng Foster. Trong phạm vi khảo sát 1x1010÷ 1x1011 hạt/ml, nồng độ GNPs ít

ảnh hưởng lên cường độ của xung đầu tiên của DFDL (giảm 9%) nhưng lại ảnh hưởng

lớn lên xung thứ cấp (giảm > 70.4%) do hiệu ứng dập tắt với những điều kiện bơm

nhất định (Hình 4.5).

Hình 4.5: Thông lượng của các xung trong quá trình bức xạ của DFDL

0 3 6 9

0

2

4

6

8

10

(x1

01

5 p

ho

ton

)

GNP (x1010

par/mL)

First peak

Second peak

GNP (x1010 hạt/mL)

Th

ôn

glư

ợn

g(x

10

15p

ho

ton

)

95

4.1.4. Độ rộng xung laser

Tính toán độ bán rộng xung laser từ hệ phương trình tốc độ cho ta thấy rằng khi

tăng nồng độ GNPs, khoảng xung dường như không thay đổi khi thay đổi năng lượng

bơm trong khoảng giá trị gấp vài lần giá trị ngưỡng phát xạ laser. Khi công suất bơm

được giữ ở giá trị nào đó (khoảng một vài lần trên ngưỡng phát) để xuất hiện xung thứ

cấp), nồng độ GNPs tăng từ 1x1010 ÷ 2x1011 hạt/ml ứng với nồng độ nhất định của

DCM hiệu ứng truyền năng lượng bức xạ từ DCM sang GNPs như được chỉ ra ở Hình

4.6. Khi nồng độ GNPs cao, các xung thứ cấp biến mất, trong khi đó khoảng xung cơ

bản dường như không thay đổi đáng kể (độ bán rộng xung 12 ± 2 ps).

(a)

(b)

Hình 4.6: Đặc tính thời gian của bức xạ laser DCM tại bước sóng 640 nm khi thay

đổi nồng độ GNPs khác nhau a) biểu diễn ba chiều; b) biểu diễn hai chiều.

5.00E-011 1.00E-010

0.00E+000

2.00E+015

4.00E+015

6.00E+015

8.00E+015

1.00E+016

1.20E+016

2e9

4e9

6e9

8e9

1e10

2e10

Thời gian (s)

4.50E-012 5.00E-012 5.50E-012 6.00E-012 6.50E-012 7.00E-012 7.50E-012

0.00E+000

2.00E+016

4.00E+016

(1) 1.2e11

(2) 1e11

(3) 8e10

(4) 6e10

(5) 4e10

(6) 2e10

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

ờn

ộla

ser

(đ.v.t.y

)

Thời gian (s)

96

Thật vậy, sự truyền năng lượng giữa GNPs từ/tới các phân tử DCM phụ thuộc

vào 2 hiệu ứng. Thứ nhất, cả hai tâm hấp thụ năng lượng bơm dẫn tới tăng cường mật

độ chiếm giữ ở trạng thái năng lượng cao của các phân tử DCM và cường độ dao

động điện từ do hiệu ứng plasmonic của GNPs. Lúc này, năng lượng chuyển dịch chủ

yếu tồn tại khi chuyển từ GNPs tới các phân tử DCM do cộng hưởng plasmon bề mặt

ở vùng trường gần (nhỏ hơn 10 nm). Thứ hai, trong quá trình hồi phục mật độ chiếm

giữ, dịch chuyển năng lượng từ các phân tử DCM kích thích tới GNPs được biểu diễn

bởi hiệu ứng Foster như là lưỡng cực - lưỡng cực hoặc SET tại khoảng cách lớn (lớn

hơn 100 nm). Vì vậy, ta có thể thu được xung đơn từ DFDL khi lựa chọn các thông

số tốc độ bơm và nồng độ GNPs phù hợp.

4.1.5. Ảnh hưởng của thể tích hoạt chất

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thể tích môi trường hoạt chất do thay đổi chiều

dài hoạt động của môi trường, liên quan đến thời gian sống trong BCH, c. Độ rộng

xung được xác định theo công thức (4.4) cho thấy với chiều dài môi trường hoạt chất

thay đổi trong khoảng 0,2 ÷ 0,6 cm, độ bán rộng xung được biểu diễn trên Hình 4.7

gần như không thay đổi đáng kể (~2ps). Điều này có thể được giải thích bởi sự bỏ

qua sự phù hợp về pha trong giao thoa trong mô hình tính toán. Điều đó gây nên sự

biến đổi của độ nhìn thấy (hằng số V trong biểu thức 4.5) trong toàn bộ chiều dài hoạt

động của môi trường. Thực vậy, nếu xem hằng số V là một hàm của chiều dài BCH

ta sẽ nhận được các kết quả gần với thực nghiệm hơn.

Cường độ đỉnh của các xung laser tăng khi chiều dài thể tích làm việc tăng lên

là do tổng số phân tử được tích lũy ở mức laser trên tham gia vào quá trình dao động

laser tăng lên.

97

4.2. Laser màu phản hồi phân bố điều chỉnh bước sóng (DFDL)

4.2.1. Cấu hình DFDL thực nghiệm

Hệ laser màu phản hồi phân bố được sử dụng trong luận án có sơ đồ được trình

bày trong hình 4.8. Hệ laser màu phản hồi phân bố DFDL bao gồm các phần: dao

động phát laser màu phản hồi phân bố, tiền khuếch đại 6 lần truyền qua, khuếch đại

công suất ngõ ra sử dụng cùng môt nguồn bơm quang học cho môi trường hoạt tính

và các tầng khuếch đại.

4.2.1.1. Bộ dao động DFDL

Nguyên lý laser màu phản hồi phân bố đã được trình bày chi tiết trong

chương 1. Ưu điểm của DFDL không chỉ là một loại laser đơn giản, không quá

đắt, chế độ làm việc tin cậy để phát xung cực ngắn mà còn dễ điều chỉnh bước

sóng laser. Bộ phận dao động tạo bởi quart cell 1x1 cm với chất màu lưu chuyển

hoặc các phiến môi trường laser màu rắn được kiểm soát nhiệt. Chùm bơm được

sử dụng trong thí nghiệm là bức xạ hòa ba bậc hai của laser Nd:YAG Q-switch

Hình 4.7: Kết quả tính độ bán rộng xung theo độ dài thể tích hoạt động của

DFDL tại bước sóng 640 nm, tỷ số bơm1,2 lần trên ngưỡng.

210

0,20,3

0,40,5

0,6

ờn

ộ(đ.v.t.y

)

98

(Quantel Brilliant, 10 Hz, 5 ns, đường kính chùm 6 mm). Chùm bơm được hội tụ

bởi thấu kính trụ và được tách thành hai chùm bằng một gương kép phản xạ dải

rộng với góc đỉnh 30o. Có nhiều cách để phân chia chùm bơm thành hai chùm có

tính chất tương đương nhau như sử dụng cách tử hologram, sử dụng lăng kính hoặc

sử dụng bản chia bán mạ… Tuy nhiên mỗi linh kiện chia chùm đều có ưu điểm và

nhược điểm riêng, ví dụ như do sự phụ thuộc góc tán sắc vào chiết suất nên tấm

chia 50/50 chỉ có thể sử dụng cho một bước sóng bơm hoặc góc nhiễu xạ của cách

tử là một hàm của bước sóng và hằng số cách tử nên khi thay đổi bước sóng bơm

cần phải thay đổi cấu hình BCH. Ưu điểm của bộ chia chùm sử dụng gương kép

là có thể sử dụng cho nhiều bước sóng bơm khác nhau mà không làm thay đổi cấu

hình của BCH. Hai chùm thành phần được giao thoa trên bề mặt của môi trường

hoạt chất. Sự điều biến không gian tuần hoàn sẽ xác định bước sóng laser [128].

Năng lượng bơm 160 J (khoảng 2 lần trên ngưỡng laser) được dùng cho bộ dao

động. Trong trường hợp này, một chuỗi xung ps, có thể quan sát được trong dải

bước sóng rộng ở đầu ra laser [129,130]. Bước sóng của DFDL có thể được điều

chỉnh trong vùng phổ của đường cong khuếch đại chất màu bằng một cơ cấu tịnh

tiến – quay đồng bộ như trong [131]. Cơ cấu lựa chọn bước sóng này có thể điều

khiển cơ hoặc kết nối với một máy tính cá nhân. Do đó có thể ứng dụng một cách

thuận lợi để khảo sát phân bố năng lượng cũng như khoảng thay đổi bước sóng

khả dĩ đối với các chất màu khác nhau hoặc sự biến đổi cường độ tại từng bước

sóng được quan tâm. Chùm laser ra khỏi BCH được chuẩn trực đưa vào bộ khuếch

đại bơm bão hòa nhiều lần truyền qua và bộ khuếch đại công suất (Hình 4.8) để

tạo xung năng lượng cao (>100J/xung) phù hợp với yêu cầu khảo sát tính chất

thời gian của laser bằng kỹ thuật đo tự tương quan cường độ.

99

Môi trường hoạt chất rắn được cắt thành các lát mỏng và được mài bóng bề

mặt nhận năng lượng bơm. Các lát mỏng được gắn trên một bộ điều biến nhiệt sử

dụng pin Peltier. Các thông số sử dụng trong thí nghiệm được cho trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Các thông số của hệ DFDL sử dụng trong thí nghiệm.

Thành phần hệ

DFDL

Tên linh

kiện quang

Đặc trưng kỹ thuật

Bộ phát laser màu

phản hồi phân bố

L1 Thấu kính trụ H =20 mm, L = 22 mm, f =

25 cm

CM Gương tam giác 12x12 (mm x mm)

M1, M2 Gương nhôm 9x9 (mm x mm)

P1 Lăng kính thạch anh cạnh 2 cm, AR cạnh

vuông

DC Cuvette thạch anh (1 x 1 x 3,5) cm hoặc

mẫu rắn (0,1 x 1 x 2) cm

Hình 4.8: Sơ đồ hệ laser màu phản hồi phân bố bao gồm: khối dao động,

khối khuếch đại 6 lần truyền và khuếch đại công suất

560 – 610 nm

12 ps, 1 mJ

M6

MM

M

M

M

M

M

MM2

M1

L2

C2

L4

M

M

M3M4

L3

C3

M7

Nd:YAG laser

532 nm, 10 Hz, 5.6 ns

16

0

J

BS

CM

M1 M2

DC

Bơmbộ khuếch đại

M5

M5

Bơmbộ khuếch đại công suất

100

L4 Thấu kính chuẩn trực d = 1,2 cm, f = 2,5

cm

M5 Gương nhôm phản xạ 400-700 nm

Khuếch đại 6 lần

truyền qua

M6 Gương 400-700 nm

L2 Thấu kính lồi 1”, f = 10 cm

M Gương 9x9 (mm x mm)

C2 Cuvette thạch anh dày 1 mm

Khuếch đại công

suất

L3 Thấu kính trụ H = 20 mm, L = 22 mm, f =

20 cm

C3 Cuvette thạch anh 2 cm x 1 cm x 3 cm

Hệ quang học bơm

các chất màu

M1-M4, M7 Gương 1”, 532 nm

BS1, BS2 Bản chia chùm 532 nm T:R = 80:20

P2, P3 Lăng kính phản xạ toàn phần cạnh 2 cm,

AR (phủ chống phản xạ) đường trễ quang

(không biểu diễn trong hình)

4.2.1.2. Bộ khuếch đại

Hai tầng khuếch đại được thiết kế trên cơ sở bơm bão hòa năng lượng, sử dụng

chung một nguồn laser bơm có độ bán rộng xung 5,6 ns. Do đó, quang trình lan truyền

trong bộ khuếch đại phải tính toán sao cho phù hợp với điều kiện năng lượng tối ưu

của bức xạ laser bơm. Một bộ khuếch đại 6 lần truyền qua môi trường được sử dụng

như bộ tiền khuếch đại với tổng chiều dài quang trình 72 cm (tương ứng thời gian lan

truyền khoảng 3,4 ns < 5,6 ns) được lựa chọn. Năng lượng bơm (1,6 ÷ 2,2 )

mJ/xung/mm2 được sử dụng cho lớp dung dịch chất màu DCM có nồng độ 3×10-4 M

bảo đảm đáp ứng với yêu cầu bơm bão hòa của bộ khuếch đại. Năng lượng ra (65 ÷

90) J/xung được dẫn vào bộ khuếch đại công suất một lần truyền qua để có thể thu

nhận được các xung năng lượng cao ~ 1 mJ/xung thuận lợi cho đo kiểm và ứng dụng

tiếp theo.

101

4.2.2. Cấu hình điều chỉnh bước sóng

Như đã phân tích trong Chương 1, bước sóng của DFDL phụ thuộc vào chu

kỳ biến điệu của nhiễu xạ Bragg trên môi trường hoạt chất. Do đó, một cơ cấu điều

khiển gương quay sao cho có thể kiểm soát được góc tạo giao thoa đồng thời không

làm thay đổi đường truyền của bức xạ laser màu đã được thiết kế. Cấu trúc tổng thể

của hệ thống điều chỉnh bước sóng trong DFDL như Hình 4.9.

(a)

(b)

Hình 4.9: a) Sơ đồ khối hệ điều chỉnh bước sóng; b) giao diện điều khiển hệ DFDL

1

5

2 3

4

102

Bộ điều khiển bước sóng gồm hệ điện tử ghép nối với máy tính để điều khiển

mô-tơ bước qua hệ dẫn truyền quay gương điều chỉnh cho việc lựa chọn bước sóng.

Tín hiệu điều khiển hoạt động của motor được kiểm soát từ phần mềm máy tính, bằng

cách điều khiển việc gửi các xung điện từ bộ biến đổi DAQ tới bộ điều khiển motor

(motor driver). Trong cấu hình này chúng tôi điều chỉnh góc tới chùm giao thoa bằng

hệ gương quay. Mặt phẳng gương điều chỉnh được đặt đi qua trục quay của gương.

Việc quay gương được thực hiện nhờ một cánh tay đòn quay xung quang trục của

gương và tựa trên một trục cố định. Hệ thống này nối với một mô-tơ bước và một

driver có thể điều khiển bằng máy tính nhờ một chương trình phần mềm (visual) hoặc

bằng tay. Hệ thống này cho phép thay đổi tuyến tính và liên tục bước sóng của laser.

Gương quay được gắn trên một giá có khả năng điều hướng 3 chiều. Qua đó, chúng

ta có thể tinh chỉnh chùm giao thoa trên bề mặt hoạt chất (mỗi bước điều chỉnh của

mô tơ bước có thể tinh chỉnh dịch chuyển bước sóng 0.003nm).

4.2.3. Một số kết quả đo thực nghiệm

Cấu hình thực nghiệm hệ laser xung picô-giây như đã được chỉ ra ở trên Hình

4.8. Laser Nd:YAG (Quantel Brilliant, 5.6 ns, 10 Hz) được sử dụng như là nguồn bơm

cho laser màu. Môi trường hoạt chất laser có dạng bản mỏng PMMA pha tạp

DCM/GNPs có kích thước 10 × 10 × 0.5 mm. Môi trường hoạt chất rắn này được

kiểm soát nhiệt độ bằng thiết bị làm lạnh Peltier. Chùm bơm được chia làm 2 phần

bằng nhau bằng việc sử dụng một gương hình tam giác có góc đỉnh là 30°. Hai chùm

bơm thành phần này được điều chỉnh bởi 2 gương có mạ nhôm (aluminum-coating

mirrors) hội tụ tại cùng một vị trí trên bề mặt môi trường hoạt chất laser tạo thành các

vân giao thoa. Khoảng cách giữa các vân giao thoa xác định bước sóng của phát xạ

laser. Mặt của môi trường laser được gắn với bề mặt của lăng kính thạch anh với mục

đích đồng nhất chiết suất của hai môi trường truyền sáng. Vì vậy, giá trị của chiết

suất trong hệ DFDL trong cộng thức nhiễu xạ Bragg được bỏ qua. Một thấu kính lồi

với tiêu cự 20 mm được sử dụng để chuẩn trực chùm laser ra và đưa tới bộ khuếch

đại nhiều lần truyền qua.

103

4.2.3.1. Độ rộng xung

Sự phụ thuộc vào thời gian của tín hiệu đầu ra DFDL được xác định bằng máy

tương quan tự động cường độ. Thông thường, tiến triển theo thời gian của tín hiệu

đầu ra DFDL phụ thuộc mạnh vào năng lượng bơm và các thông số khoang khác.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ pha tạp GNPs

trong môi trường laser lên độ rộng xung laser. Tại một công suất bơm nhất định (0.16

mJ/mm2) và chiều dài hoạt động (5 mm), sự thay đổi theo thời gian của xung phát xạ

laser khi nồng độ pha tạp GNPs trong DCM/PMMA (10-3 M) thay đổi từ 2.5 × 109

hạt/cm3 tới 2.5 × 1010 hạt/cm3 được chỉ ra trên Hình 4.10.

Tại Hình 4.10a và 4.10b ta thấy xuất hiện một đỉnh sắc nét và hai đỉnh mờ trên

vết của tín hiệu tự tương quan của xung laser khi môi trường kích hoạt laser không

có GNPs hoặc nồng độ GNPs thấp. Điều đó cho thấy có sự chồng chập của các xung

thứ cấp trong vết đo tự tương quan. Độ rộng xung laser giảm xuống 12 ps khi nồng

độ GNPs cao hơn (Hình 4.10c và 4.10d). Trong nghiên cứu này, GNPs được giả thiết

là tán xạ đồng đều trong môi trường laser. Khoảng cách trung bình giữa các GNPs

lân cận được ước lượng trong khoảng từ 190 nm tới 1 μm (hay 2.5 × 1010 tới 2.5 × 109

hạt/cm3). Sự phát huỳnh quang của phân tử màu DCM định xứ gần GNPs bị ảnh

hưởng bởi hai hiệu ứng. Thứ nhất, khi năng lượng bơm lớn, phát xạ của các phân tử

màu gần hay ở sát bề mặt của GNPs được tăng cường năng lượng chuyển dịch từ

GNPs tới các phân tử màu. Thứ hai, GNPs với độ phi tuyến bậc 3 lớn (~10-6 esu) [70]

như những SA thông thường đã hấp thụ photon phát xạ từ các phân tử màu. Kết quả

dẫn tới làm suy giảm những xung thứ cấp trong tín hiệu đầu ra DFDL.

104

Hình 4.10: Vết tự tương quan cường độ của xung laser: a) nồng độ GNPs 2,5×109

hạt/cm3; b) 5×109 hạt/cm3; c) 1×1010 hạt/cm3; d) 2,5×1010 hạt/cm3.

Độ bán rộng xung laser tại các bước sóng khác nhau trong dải điều chỉnh bước

sóng cũng có sự biến đổi nhỏ. Tại các bước sóng gần với cường độ laser cực đại có

độ bán rộng xung nhỏ hơn so với biên của dải bước sóng laser (Hình 4.11). Điều này

có thể được giải thích bởi độ hấp thụ bước sóng bơm trong phổ hấp thụ của môi

trường. Vùng có độ khuếch đại cao sẽ có chế độ bơm trên ngưỡng phát laser cao hơn

do đó có độ bán rộng xung nhỏ hơn. Điều đó phù hợp với các kết quả đã được công

bố về đặc tính của bức xạ laser màu [79].

0 30 60

0.0

0.5

1.0

0 30 60

0.0

0.5

1.0

0 30 60

0.0

0.5

1.0

0 30 60

0.0

0.5

1.0

d)

a) b)

c)

Thời gian trễ (ps)

ờn

g đ

ộ (

ch

uẩ

n

hóa

)

105

Hình 4.11: Độ bán rộng xung laser tại các bước sóng khác nhau đo bằng kỹ

thuật tự tương quan cường độ.

4.2.3.2. Khảo sát sự biến thiên cường độ laser theo nồng độ GNPs

Cường độ đỉnh của bức xạ laser thay đổi theo nồng độ GNPs trong môi trường

hoạt chất DCM/PMMA được biểu diễn trên Hình 4.12.

Hình 4.12: Cường độ đỉnh của bức xạ laser DCM tại bước sóng 626 nm khi thay

đổi nồng độ GNPs.

Khi nồng độ GNPs tăng cường độ cực đại bức xạ laser chỉ tăng nhẹ tại nồng

độ 5×109 hạt/cm3. Khi tăng nồng độ GNPs hơn nữa cường độ laser giảm dần. Với

590 600 610 620 630

0

5

10

15

20

Bước sóng (nm)

Độ

b

án

rộ

ng

xu

ng

(p

s)

600 620 640

0.0

0.2

0.4

0.6

1

2

3

4

5

1 2x109

2 5x109

3 1x1010

4 1.5x1010

5 2x1010

Bước sóng (nm)

ờn

ộ(a

.u)

ờn

ộ(đ

.v.t

.y)

0.00E+000 1.00E+010 2.00E+010

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

ờn

ộđ

ỉnh

las

er

(a.u

)

Nồng độ GNPs (hạt/mL)

ờn

g đ

ộ đ

ỉnh

la

se

r (đ.v.t.y)

106

một tỷ lệ giữa DCM/GNPs nhất định, có sự truyền năng lượng từ GNPs đến DCM

nhưng khi tăng nồng độ GNPs có sự đảo hướng truyền năng lượng. Điều đó chứng tỏ

có sự dịch chuyển hướng truyền năng lượng giữa DCM và GNPs. Cơ chế này cần

được nghiên cứu tiếp bởi vì theo tính toán, khoảng cách giữa các hạt GNPs và phân

tử DCM là khá xa (>10 nm) tức là sự truyền năng lượng dạng Foster từ DCM đến

GNPs. Nhưng thực nghiệm có thể ghi nhận được sự tăng cường độ tại một nồng độ

nhất định.

4.2.3.3. Khoảng điều chỉnh bước sóng

Thiết bị kích hoạt laser mô tả ở trên được sử dụng để nghiên cứu vùng điều

chỉnh bước sóng của laser. Bước sóng của tín hiệu đầu ra DFDL được điều chỉnh bằng

việc thay đổi góc giữa 2 chùm tia laser gây nên giao thoa trên bản mỏng. Sự thay đổi

độ lớn của góc này và việc xác định bước sóng của laser ở đầu ra được tiến hành một

cách tự động bằng phép quét liên tục. Hình 4.13 cho ta những giá trị thực nghiệm của

phạm vi điều chỉnh bước sóng của laser khi bản mỏng laser với nhiều giá trị của nồng

độ pha tạp GNPs. Nhìn chung, phạm vi điều chỉnh của laser DCM không thay đổi

(590–620 nm) khi nồng độ pha tạp GNPs trong khoảng 2.5 × 109 - 2.5 × 1010 hạt/cm3.

Điều đó chỉ ra rằng, năng lượng chuyển đổi laser không thay đổi do tương tác từ/tới

giữa GNPs/DCM và chiết suất của môi trường laser khi pha tạp GNPs không thay đổi.

Độ rộng phổ của laser DFB thu nhận được quyết định bởi hiệu ứng nhiễu xạ

Bragg [120,132]. Trong thí nghiệm, chúng tôi đã khảo sát nồng độ GNPs pha tạp vào

chất màu laser được xem như không ảnh hưởng đến độ rộng phổ của phát xạ laser so

với môi trường khuếch đại chỉ có chất màu DCM. Trong khi đó, dải điều chỉnh bước

sóng trong hai trường hợp của DCM gốc và pha tạp GNPs thay đổi không đáng kể

khi đỉnh cường độ laser sử dụng môi trường laser chất màu lai mạnh hơn một chút so

với chỉ sử dụng đơn chất màu (khoảng 1,2 lần). Quá trình truyền năng lượng giữa

GNPs và phân tử chất màu tác động chủ yếu lên độ tích lũy của các phân tử DCM tại

mức laser trên. Do tính chất quang lưỡng hướng của GNPs, ngưỡng phát laser, nthr,

gần như không thay đổi và không có sự mở rộng hoặc làm hẹp các mức năng lượng

hoạt động laser của DCM.

107

Hình 4.13: Dải điều chỉnh bước sóng laser sử dụng phân tử màu DCM pha tạp

GNPs

Khoảng cách giữa phân tử chất màu và GNPs (tức là tỷ lệ nồng độ của

DCM/GNPs) đóng vai trò quan trọng đối với cường độ huỳnh quang của phân tử chất

màu. Hiệu ứng cộng hưởng Plasmon bề mặt định xứ trong quá trình kích thích và

phát xạ là rõ ràng. Vùng bước sóng được xác định do dao động hồi phục của laser

màu được dập tắt. Dù dải điều chỉnh của laser hẹp hơn khi nồng độ GNPs tăng. Sự

dập tắt huỳnh quang tại vùng sóng ngắn rõ rệt hơn có thể giải thích do sự chồng chập

của bức xạ laser với vùng phổ hấp thụ cộng hưởng plasmon bề mặt của GNP. Tuy

nhiên, hiệu ứng này là một gợi ý có thể áp dụng GNPs làm vật liệu dập tắt nội để đạt

được laser xung ngắn.

Kết luận chương 4

Từ những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tiến trình phổ theo thời gian

của laser màu phản hồi phân bố trong môi trường laser hoạt động của hỗn hợp

570 580 590 600 610 620 630 640

0,0

0,5

1,0

No

rma

lize

d In

ten

sit

y

Wavelength (nm)

4

1

2

3

Bước sóng (nm)

ờn

ộc

hu

ẩn

a

1: GNPs 2,5x109 hạt/mL

2: GNPs 5x109 hạt/mL

3: GNPs 1x1010 hạt/mL

4: GNPs 2,5x1010 hạt/mL

108

GNPs/DCM, chúng tôi nhận thấy rằng xung thứ cấp thường xuất hiện ở laser đầu ra

của DFDL, có thể bị dập tắt bởi hấp thụ cộng hưởng plasmon bề mặt của những hạt

nano vàng. Phạm vi điều chỉnh của laser ra không bị ảnh hưởng bởi tương tác truyền

năng lượng hai chiều giữa GNPs và các phân tử màu. Kết quả thực nghiệm tương đối

phù hợp với kết quả tính toán số dựa trên hệ phương trình tốc độ. Một môi trường

laser mới phát các xung laser đơn được bơm bởi những xung nano giây đã được khảo

sát và đề xuất.

Các kết quả chỉ ra một cách tiếp cận mới để phát triển môi trường laser phát

xung laser đơn trong dải picô-giây, bơm bởi laser xung nano giây. Tính chất của laser

picô-giây bao gồm độ rộng dải lựa chọn bước sóng, độ rộng xung và cường độ đầu

ra có thể được điều khiển bằng cách sử dụng hiệu ứng plasmon bề mặt của GNPs.

Truyền năng lượng giữa các phân tử chất màu và GNPs có thể được giải thích bởi sự

truyền năng lượng cộng hưởng Foster và SET ở khoảng cách lớn hơn nửa sóng. Laser

màu DFB có thể phát bức xạ laser có độ rộng phổ hẹp và khoảng điều chỉnh bước

sóng rộng mặc dù nồng độ GNPs thay đổi trong khoảng 2×109 đến 2×1010 hạt/ml.

109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Luận án “Nghiên cứu môi trường hoạt chất laser màu hữu cơ pha tạp hạt nano

vàng dùng cho laser phản hồi phân bố phát xung ngắn” đã trình bày một số kết quả

nghiên cứu mới trong lĩnh vực phát triển môi trường hoạt chất laser màu lai nano

vàng dạng cầu trong nền polymer PMMA và nghiên cứu quá trình động học thời gian

– phổ của một laser phản hồi phân bố sử dụng môi trường đã chế tạo. Các kết quả

chính của luận án là:

1.1. Xây dựng được quy trình và chế tạo thành công môi trường hoạt chất laser màu

pha nano vàng dạng cầu trong nền polymer PMMA. Các kết quả khảo sát cho thấy

để các hạt nano vàng đạt được đơn phân tán trong môi trường PMMA cần phải tách

nano vàng khỏi môi trường nước và phân tán trong dung dịch MMA có nồng độ DCM

cần nghiên cứu. Các mẫu chế tạo được có độ đồng nhất quang học cao và hạn chế

được sự phá hủy tâm màu DCM.

1.2. Khảo sát và thu được các tính chất quang học quan trọng của môi trường hoạt

chất laser màu chế tạo được. Cụ thể, cường độ huỳnh quang và phổ hấp thụ của phân

tử DCM trong nền PMMA có pha tạp GNPs giảm khi tăng nồng độ của GNPs trong

khi thời gian sống huỳnh quang của phân tử DCM hầu như không thay đổi. Đặc biệt,

sự tăng cường huỳnh quang được quan sát thấy khi bước sóng kích thích tại gần đỉnh

phổ hấp thụ của phân tử DCM (khoảng 470 nm) khá xa đỉnh phổ hấp thụ plasmon

của GNPs (530nm).

1.3. Khảo sát cho thấy độ ổn định của laser DFDL sử dụng môi trường hoạt chất

DCM/GNPs/PMMA được cải thiện bởi hệ số dẫn nhiệt cao của GNPs kết hợp với cơ

cấu kiểm soát nhiệt bằng pin Peltier.

1.4. Xây dựng được mô hình tính toán cho quá trình động học phổ của môi trường lai

DCM/GNPs trong môi trường rắn (độ linh động kém). Quá trình truyền năng lượng

hai chiều giữa hai thành phần là một mô hình lý thuyết mới về quá trình truyền năng

lượng trong môi trường hoạt chất DCM/GNPs.

110

1.5. Khảo sát cho thấy các đơn xung laser picô-giây có thể được ghi nhận tại tốc độ

bơm cao trên ngưỡng trong một cấu hình DFDL với môi trường hoạt chất

DCM/PMMA/GNPs. Các xung thứ cấp bị dập tắt bởi quá trình truyền năng lượng từ

phân tử DCM đến GNPs trong khi các xung đầu tiên hầu như không bị tác động.

1.6. Thu được kết quả thực nghiệm sử dụng cấu hình DFDL khá gần với các kết quả

tính toán. Cụ thể, độ rộng xung laser (122) ps được đo bằng kỹ thuật tự tương quan

cường độ khi độ dài của thể tích hoạt động là 0,5 cm. Khoảng điều chỉnh bước sóng

laser DFDL không bị thay đổi đối với môi trường hoạt chất DCM/PMMA/GNPs.

1.7. Thử nghiệm thành công hệ laser DFDL sử dụng môi trường hoạt chất

DCM/GNPs/PMMA có khả năng điều chỉnh liên tục bước sóng được điều khiển bằng

phần mềm sử dụng ngôn ngữ Labview. Các kết quả thực nghiệm cho thấy hệ hoạt

động ổn định, có độ lặp lại cao đảm bảo tin cậy trong nghiên cứu của luận án.

2. KIẾN NGHỊ

Đề tài luận án đã tiến hành nghiên cứu về vât lý quá trình phát xung laser picô-

giây theo cấu hình phản hồi phân bố sử dụng môi trường hoạt chất lai

DCM/PMMA/GNPs. Để có thể phát triển một môi trường laser màu rắn, lựa chọn

bước sóng, đơn sắc bơm bằng laser có tần số cao (ví dụ như laser bán dẫn) cần phải

khảo sát cơ chế vật lý tương hỗ giữa các hạt nano vàng để tối ưu tỷ lệ nồng độ giữa

phân tử màu và nano vàng để thu được đơn xung picô-giây, hạn chế được sự suy thoái

môi trường hoạt chất. Đây là một hướng nghiên cứu rất có triển vọng cả về cơ bản và

định hướng ứng dụng.

111

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Các bài báo quốc tế:

1. N.T.M. An, N.T.H. Lien, N.D. Hoang, and D.Q. Hoa, “Improving the

performance of gold-nanoparticle-doped solid-state dye laser using thermal

conversion effect”, Journal of Electronic Materials 47, pp 2237–2240 (2018)

SCI Q2.

2. N.T.M An, N.T.H. Lien, N.T. Nghia, and D.Q. Hoa, “Spectral evolution of

distributed feedback laser of gold nanoparticles doped solid-state dye laser

medium”, Jourrnal of Applied Physics 122, pp. 133110 (2017) SCI Q2

3. D. Q. Hoa, N. T. H. Lien, V. T. T. Duong, V. Duong & N. T. M. An, “Optical

features of spherical gold nanoparticle-doped solid-state dye laser medium”,

Journal of Electronic Materials 45, pp. 2484-2489 (2016) SCI Q2.

Các bài báo trong nước:

4. Nghiem Thi Ha Lien, Do Thi Hue, Nguyen Thi My An, Do Quang Hoa, Nguyen

Trong Nghia, Tran Hong Nhung, “Biofunctionalization of gold nanoshells

monitored by surphase plasmon resonance”, Vietnam Journal of Science and

Technology 56, pp. 604-611 (2018).

5. Nguyen Thi My An, Nghiem Thi Ha Lien, Vu Duong, Nguyen Thanh Thuy, Do

Quang Hoa, “A short pulse, narrow band distributed feedback dye laser using

nanoparticle-doped dye solution active medium”, Communications in Physics

24, pp.24-28 (2014).

Các bài hội nghị:

6. Nguyễn Thị Mỹ An, Vũ Dương, Nghiêm Thị Hà Liên, Phạm Minh Tiến, Nguyễn

Thị Kiều Oanh, V.M. Katakevich, Đỗ Quang Hòa, “Laser màu phản hồi phân

bố bậc hai phát xung picô-giây”, Những tiến bộ trong Vật lý Kỹ thuật và Ứng

dụng –CAEP V, Tuyển tập ISBN 978-604-913-232-2, 168-171 (2018).

7. Nguyen Thi My An, Nghiem Thi Ha Lien, Nguyen Thi Thanh Thuy, Vu Thi

Thuy Duong, Vu Duong, Vu Minh Thanh, Nguyen Dinh Hoang, Do Quang Hoa,

112

“Gold nanoparticle-doped polymer-dye laser medium”, Advances in Optics,

Photonics, Spectroscopy & Applications VIII, ISSN 1859-4271, pp.212-216

(2015).

8. Vu Duong, Nghiem Thi Ha Lien, Nguyen Thi My An, Do Quang Hoa., “Self-

quenching cavity in picosecond laser pulse generation by noble metallic

nanoparticles”, Advances in Optics, Photonics, Spectroscopy & Applications

VIII, ISSN 1859-4271, pp.500-504 (2015).

9. Thi Ha Lien Nghiem, Thi Hue Do, Van Tuyen Nguyen, Thanh Hai Cao, Thi

My An Nguyen, Duong Vu, Quang Hoa Do, Thi Thuy Duong Vu and Hong

Nhung Tran, “Synthesis and biofunctionalization of gold nanoshells for

biomedical applications”, Advances in Optics, Photonics, Spectroscopy &

Applications VIII, ISSN 1859-4271, pp.455-460 (2015).

10. Nguyen Thi My An, Nguyen Thu Thuy, Vu Duong, Nghiem Thi Ha Lien and

Do Quang Hoa, “Optical properties of nanoparticle doped solid state dye laser

medium”, The 3rd Academic Conference on Natural Science for Master and

PhD Students from Asean Countries, Proceeding ISBN 978-604-913-088-5,

pp. 351-355 (2013).

11. Le Thi Ly, Vu Duong, Nguyen Thi My An and Do Quang Hoa, “Frequency-

doubling efficiency of a distributed feedback dye laser using beta-Barium

Borat (BBO)”, The 3rd Academic Conference on Natural Science for Master

and PhD Students from Asean Countries, Proceeding ISBN 978-604-913-088-

5, pp. 454-457 (2013).

12. Nguyễn Đình Hoàng, Nguyễn Thị Mỹ An, Nguyễn Văn Hảo, Đỗ Quốc Khánh,

“Phát triển một hệ đo độ rộng xung Laser cực ngắn đơn giản, Những Tiến bộ

trong Vật lý Kỹ thuật và Ứng dụng, Tuyển tập, ISBN 978-604-913-232-2, 156-

161 (2013).

113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. R. E. Samad, S. L. Baldochi, L. Courrol, D. N. Viera., “ Ultrashort laser

pulses application”, DOI: 10.5772/13095 (2010).

2. A. Kramer, W. Trabesinger, B. Hecht, and U. P. Wild, “Optical near-field

enhancement at a metal tip probed by a single fluorophore”, Appl. Phys. Lett.

80(9), 1652-1654 (2002)

3. M. Iosin, P. Baldeck, S. Astilean., “Plasmon – enhanced fluorescence of

dye”, Nucl. Instr. Meth. B 1-3 (2008).

4. T. D. Corrigan, S. H. Guo, H. Szmacinski, and R. J. Phaneuf, “Systematic

study of the size and spacing dependence of Ag nanoparticle enhanced

fluorescence using electron-beam lithography”, Appl. Phys. Lett. 88, 101112

(2006).

5. Y.Yin, T. Qiu, J. Li, P.K. Chu., “Plasmonics Nano Laser”, Nano energy

(2012) 1, 25-41.

6. V. Barna, G. Strangi, A. Deluca, S. Ferjani., “Amplification of light and

random laser action in partially ordered dye-doped nematic”, Optoelect. and

adv. Mat. Vol.5 (2011)

7. T. D. Neal, K. Okamoto, and A. Scherer., “Surface plasmon enhanced

emission from dye doped polymer layers”, Opt. Exp. 13(14), 5522 – 5527

(2005)

8. C. S. Yun; et al. (2005). "Nanometal Surface Energy Transfer in Optical

Rulers, Breaking the FRET Barrier". J. Am. Chem. Soc. 127 (9), 3115–3119

9. T. Sen, A. Patra. (2011) “Surface energy transfer between nanostructured

gold and dye molecules” Int. J. of Sci. Vol.10, 147 – 150.

10. V. Livchenco, M. Grouchco, S. Magdassi, T. Saraidarov, R. Reisfend.,

“Enhancemment of luminescence of rhodamine B by gold nanoparticles in

thin films on glass for active optical materials application” Opt. Mat. 34,

(2011), 360-364.

114

11. E. Dulkeith, M. Ringler, TA Klar, J. Feldmann, A.M. Javier, and WJ Parak.,

“Gold nanoparticles quench fluorescence by phase induced radiative rate

suppres-Sion”, Nano letters, 5(4):585{589, 2005.

12. P.P. Sorokin & J.R. Lankard “Stimulated emission observed from an organic

dye, chloro-aluminum phthalocyanine”. IBM J. Res. Develop. 10:162-3,

1966.

13. Ulrich Brackmann, (2000), “Lambdachrome Laser Dyes”.

14. F.L. Arbeloa, J. Banuelos, V. Martinez, T. Arbeloa, I.L. Arbeloa.,

“Structural, photophysical, lasing properties of pyrromenthene dyes”, Int.

Rev. in Phys. Chem. 24(2) (2005) 339-374

15. C.Y Wang, Y.S. Yeh, E.Y Li, Y.H. Liu, S.M Peng, S.T Liu, and P.T Chou.,

“A new class of laser dyes, 2-oxa-bicyclo[3.3.0]octa-4,8-diene-3,6-diones,

with unity fluorescence yield”, Chem. Commun. (camb.) 25 (2006) 2693-

2695

16. F.P. Schafer, “Dye Lasers”, Edited by F.P. Schafer with Contributions by

K.H. Drexhage, Gerhardt H, Hansch T.W, Ippen E.P, Schafer F.P, Shank

C.V, Snavely B.B, Snyder J.J (1990).

17. E.A. Saleh Bahaa, C. Teich Malvin, “Fundamentals of photonics”, A Wiley-

interscience publication, 193-197 (1991).

18. F. Webster and W. McGolgin. Arylidene dye lasers, US patent 3,852,683,

(1974)

19. P. Hamond., “Laser dye DCM, its spectral properties, synthesis and

comparison with other dyes in the red”, Opt. Comm. 29 (1979)331-333.

20. E.G. Marason., “Laser dye DCM: CW, synchronously pumped, cavity

pumped and single-frequency performance”, Opt. Comm. 37(1) (1981) 56-

58.

21. M. Meyer and J. Mialocq., “Fluorescence lifetime measurements of the

isomers of the laser dye DCM”, Chem. Phys. Lett. 150, (1988) 484-490.

22. W. Rettig and W. Majenz. Competing adiabatic photoreaction in stilbene

derivatives, Chemical Physics Letters, 65:3610–3616, 1989.

23. A. Streitwie., “Molecular Orbital Theory for Organic Chemists”, JR. Wiley,

New York (1961).

115

24. C.A. Coulson, B. O’Leary, and R.B. Mallion. H¨uckel Theory for Organic

Chemists. Academic Press, New York, 1978.

25. Y. Volatron (tranlated by Jeremy Burdett). An Introduction To Molecular

Oribtals. Oxford University Press, Oxford UK, 1993.

26. DavidMcDonald, Polarisation Resolved Ultrafast Spectroscopic

Investigation of Photoinduced Structural Dynamics in DCM dye, thesis,

November 27, 2013.

27. A.G. Hankin and A.M. North. D.C. conductivity of some linear conjugated

polymers. Transactions of the Faraday Society, 63:1525–1536, 1967.

28. B.E. Davydov, G.P. Karpacheva, T.G. Samedova, and M.M. Yandarova. On

certain peculiarities of polyconjugated systems. European Polymer Journal,

7(11):1569–1574, 1971.

29. Y. Tan, Q. Zhang, J. Yu, X. Zhao, Y. Tian, Y. Cui, X. Hao, Y. Yang, and G.

Qian, “Solvent effect on two-photon absorption (TPA) of three novel dyes

with large TPA cross-section and red emission”, Dyes and Pigments,

97(1):58–64, 2013.

30. K. Rotkiewicz, K.H. Grellmann, and Z. R. Grabowski, “Reinterpretation of

the anomalous fluorescense of p-n,n-dimethylamino-benzonitrile”,

Chemical Physics Letters, 19:315–318, 1973.

31. C. Ma, B. Zhang, Z. Liang, P. Xie,z X. Wang, B. Zhang, Y. Cao, X. Jiang,

and Z. Zhang, “A novel n-type red luminescent material for organic

lightemitting diodes”, Journal of Materials Chemistry, 117:9858–9861,

2002.

32. D. Easter and A. Baronovski, “Ultrafast relaxation in the fluorescent state of

the laser dye DCM”, Chemical Physics Letters, 201:153–158, 1993.

33. S. Pommeret, T. Gustavsson, R. Naskrecki, G. Baldacchino, and J.C.

Mialocq, “Femtosecond absorption and emission spectroscopy of the DCM

laser dye”, Journal of Molecular Liquids, 64:101–112, 1995.

35. M. Meyer, J.C. Mialocq, and B. Perly, “Photoinduced intramolecular charge

transfer and trans-cis isomerization of the DCM styre dye”, Journal of

Physical Chemistry, 94:98–104, 1990.

116

36. D. Birch, G. Hungerford, R. Imhof, and A. Holmes, “The fluorescence

properties of DCM”, Chemical Physics Letters, 178:177–184, 1991.

37. M. Martin, P. Plaza, and Y. Meyer, “Ultrafast intramolecular charge transfer

in the merocynanine dye DCM”, Chem. Phys., 192:367–377, 1995.

38. S.L. Bondarev, V.N. Knyushto, V.I. Stepuro, A.P. Stuhạtk, and A.A.

Turban., “Fluorescence and electronic structure of laser dye DCM in

solutions and in polymethylmethacrylate”, J. Appl. Spect. 71(2), (2004) 194-

201.

39. K. Lance Kelly, Eduardo Coronado, Lin Lin Zhao, and George C. Schatz,

“The Optical Properties of Metal Nanoparticles: The Influence of Size,

Shape, and Dielectric Environment”, J. Phys. Chem. B 2003, 107, 668-677.

40. P. K. Jain, I. H. El-Sayed, “Au Nanoparticles Target Cancer”, Nanotoday

February/Volume/Number1, February 2007, pp.18-29.

41. L.M. Liz-Marzán, “nanometals: formation and color”, Mat. Today 7(2), 26

– 31 (2004).

42. S. Link and A. Mostafa and El-Sauyed, “Shape and size dependence of

radiative, non-radiative and photothermal properties of gold nanocrystals”, Int

. Rev. in Phys. Chem., Vol .19, 409 – 453 (2000).

43. M. Niederberger, “Colloidal Gold”, Chem. Rev. 2006, pp. 104-293.

44. P. K. Jain, K.S. Lee, I.H. El-Sayed, “Caculated Absorption and Scattering

Properties of Gold Nanoparticles of Different Size, Shap, and Composition:

Applications in Biological Imaging and Biomedicine”, J.Phys. Chem. B

2006, pp. 110, 7238-7248.

45. E.Johnson and R. Aroca “Energy transfer between Langmuir-Blodgett

monolayers”, Can. J. Chem, 69, 1728-1731 (1991)

46. K. Okamoto, I. Niki, A. Shvartser, Y. Narukawa, T. Mukai, & A. Scherer.,

“Surface-plasmon-enhanced light emitters based on InGaN quantum wells”,

Nat. Mat. 3, 601 – 605 (2004) .

47. J. Malicka, I. Gryczynski, Z. Gryczynski, and J. R. Lakowicz., “Use of

Surface Plasmon-Coupled Emission to Measure DNA Hybridization”, J.

Biomol. Screen No.9(3), 208 – 215 (2004)

117

48. H.A. Atwater and A. Polman. “Plasmonics for improved photovoltaic

devices”, Nature Materials, 9(3):205:213, (2010).

49. M.A. Noginov, G. Zhu, A.M. Belgrave, R. Bakker, V.M. Shalaev, E.E .

Narimanov, S. Stout, E. Herz, T. Suteewong, and U. Wiesner.

“Demonstration of a spaser-based nanolaser”. Nature, 460(7259),1110-

1112, (2009).

50. G. Bauer, F. Pittner, and T. Schalkhammer. “Metal nano-cluster biosensors”,

Microchimica Acta, 131(1),107-114, (1999).

51. E.C. Le Ru, E. Blackie, M. Meyer, and P.G. Etchegoin., “Surface enhanced

raman scattering enhancement factors: a comprehensive study”, J. of Phys.

Chem. C, 111(37),13794-13803 (2007).

52. P. Bharadwaj, B. Deutsch, and L. Novotny., “Optical antennas”, Adv. in

Opt. and Photo., 1(3),438-483 (2009).

53. H.J. Koo, Y. J. Kim, Y. H. Lee, W. I. Lee, K. Kim, N.G. Hark., “Nano‐

embossed Hollow Spherical TiO2 as Bifunctional Material for High‐

Efficiency Dye‐Sensitized Solar Cells”, Adv. Mat. 20(1) 195-199 (2008).

54. K. V. Wong, N. Perilla and A. Paddon., “Nanoscience and Nanotechnology

in Solar Cells”, J. Energy Resour. Technol 136(1), 014001 (2013).

55. F. Boschi and F. De Sanctis., “Overview of the optical properties of

fluorescent nanoparticles for optical imaging”, Eur. J. Histochem. 61(3),

72830 (2017).

56. S. Bhowmick, S. Saini, V.B. Shenoy, and B. Bagchi., “Resonance energy

transfer from a fluorescent dye to a metal nanoparticle”. J. of Chem. Phys.

125, 181102, (2006).

57. S. Streckaitė, M. Franckevičius, D. Peckus, K. Redeckas, M. Vengris, V.

Gulbinas, “Enhanced Nonlinear Optical Response of Resonantly Coupled

Silver Nanoparticle–Organic Dye Complexes”, Plasmonics

doi:10.1007/s11468-017-0568-3, (2017).

58. Y. Zhang and Y. Wang., “Nonlinear optical properties of metal

nanoparticles: a review”, RSC Adv. 71, 45129 – 45144 (2017).

118

59. S. Alex. & A. Tiwari, “Functionalized Gold Nanoparticles: Synthesis,

Properties and Applications”, A Review J. Nanosci. Nanotechnol. 15, 1869

–1894 (2015).

60. J.L. Dadap, J. Shan, K.B. Eisenthal, & T.F. Heinz, “Second -Harmonic

Rayleigh Scattering from a Sphere of Centrosymmetric Material”, Phys.

Rev. Lett. 83, 4045–4048 (1999).

61. R. Kolkowski, L. Petti, M. Rippa, C. Lafargue, & J. Zyss, “Octupolar

Plasmonic Meta-Molecules for Nonlinear Chiral Watermarking at

Subwavelength Scale”, ACS Photonics 2, 899–906 (2015).

62. R. Czaplicki, et al. “Dipole limit in second-harmonic generation from arrays

of gold nanoparticles”, Opt. Express 19, 26866 (2011).

63. S. Linden, et al. “Collective Effects in Second-Harmonic Generation from

Split-Ring-Resonator Arrays”, Phys. Rev. Lett. 109, 015502 (2012).

64. W. Zhao, M.A. Brook, & Y. Li, “Design of Gold Nanoparticle-Based

Colorimetric Biosensing Assays”, ChemBioChem 9, 2363–2371 (2008).

65. Y. Pang and F. Wise, “Use of saturable absorber dyes for self-starting

operation of a self-mode-locked Ti:Al2O3 laser”, Opt. Quantum Electron.

24(8), 841–849 (1992).

66. U. Demirbas, M. Schmalz, B. Sumpf, G. Erbert, G. S. Petrich, L.

A.Kolodziejski, J. G. Fujimoto, F. X. K€artner, and A. Leitenstorfer,

“Femtosecond Cr:LiSAF and Cr:LiCAF lasers pumped by tapered diode

lasers”, Opt. Express 19(21), 20444–20461 (2011).

67. Y. K. Kuo and M. Birnbaum, “Passive Q-switching of the alexandrite laser

with a Cr4þ:Y2SiO5 solid-state saturable absorber”, Appl. Phys. Lett. 67,

173–175 (1995).

68. Z. Kang, Y. Xu, L. Zhang, Z. Jia, L. Liu, D. Zhao, Y. Feng, G. Qin, and W.

Qin, “Passively mode-locking induced by gold nanorods in erbiumdoped

fiber lasers”, Appl. Phys. Lett. 103, 041105 (2013).

69. H. I. Elim, J. Yang, J. Y. Lee, J. Mi, and W. Ji, “Observation of saturable

and reverse-saturable absorption at longitudinal surface plasmon resonance

in gold nanorods,” Appl. Phys. Lett. 88(8), 083107 (2006).

119

70. T. Jiang, Y. Xu, Q. J. Tian, L. Liu, Z. Kang, R. Y. Yang, G. S. Qin, and W.

P. Qin, “Passively Q-switching induced by gold nanocrystals,” Appl. Phys.

Lett. 101(15), 151122 (2012).

71. K. H. Kim, A. Husakou, and J. Herrmann, “Linear and nonlinear optical

characteristics of composites containing metal nanoparticles with different

sizes and shapes,” Opt. Express 18(7), 7488–7496 (2010).

72. H. Baida, D. Mongin, D. Christofilos, G. Bachelier, A. Crut, P. Maioli, N.

Del Fatti, and F. Vallée, “Ultrafast nonlinear optical response of a single

gold nanorod near its surface plasmon resonance”, Phys. Rev. Lett. 107(5),

057402 (2011).

73. L. D. Boni, E. L. Wood, C. Toro, and F. E. Hernandez, “Optical saturable

absorption in gold nanoparticles,” Plasmonics 3(4), 171–176 (2008).

74. D. Wu, J. Peng, Z. Cai, J. Weng, Z. Luo, N. Chen, and H. Xu., “Gold

nanoparticles as a saturable absorber for visible 635 nm Q-switched pulse

generation”, Opt. Exp. 23(18) (2015) 24017 – 24076.

75. J.Y. Suk, C.H. Kim, W.Zhou, M.D. Huntington, D.T. Co, M.R.

Wasielewski, T.W. Odom., “plasmonic bowtie laser”, Nano lett. 12, 5769 –

5771 (2012).

76. J. Zeller, W. Rudolph, M. Sheik-Bahae, “Theoretical and experimental

investigation of a quenched cavity laser with saturable absorber”, Appl.

Phys. B66, 295-303 (1998)

77. N.D. Hung, P. Plaza, M. Martin, Y.H. Meyer, “Generation of tunable

subpicosecond pulses using low-Q dye cavities”, J. Appl. Opt. 31, pp. 7046-

7058, (1992).

78. R.L Fork, B.I. Greene, and C.V. Shark., “Generation of optical pulses shorter

than 0..1 psec by colliding pulse mode locking”, Appl. Phys. Lett. 38(9),

671-673 (1981).

79. N. D. Hung, H. H. Hoa, L.H. Hai, P. Brechignac, “Simple generation of

tunable near-infrared picosecond dye-laser pulses using spectro-temporal

selection”, P. Appl. Phys. B69, 467-471 (1999) .

80. G. A. Fich, “Monolithic, Widely-tunable, DBR laser”, OFC 2001.

120

81. R. Plastow, Presented at the Key Conference on Compound Semiconductors

Key West, “Tunable Lasers and Future Optical Networks”, Florida, March

13–14, 2000.

82. D. Vakhshoori et al, “MEMs-tunable vertical-cavity surface emitting

lasers”, OFC 2001.

83. M.G. Littman and H.J. Metcalf, “Spectrally narrow pulsed dye laser without

beam expander”, Appl. Opt. 17, 2224 (1978).

84. H. Kogelnik and C. V. Shank, “Stimulated emission in preriodic structure”,

Appl. Phys. Letters 18, 152 (1971)

85. http://www.exciton.com.

86. D.Q. Hoa, N. Takeyatsu, N.D. Hung, and T. Imasaka., “Direct generation of

a tunable nearly transform-limited picosecond pulse in the ultraviolet region

using a distributed feedback dye laser”, Rev. Sci. Instru. 74(1) 28-31, (2003).

87. D.Q. Hoa, P. Long, T. Imasaka., “A self quenching picosecond distributed

feedback dye laser pumped by a picosecond laser pulse”, Appl. Phys. B101,

571-574 (2010).

88. M. Ahmad, M. D. Rahn, T. A. King, "Singlet oxygen and dye-triplet-state

quenching in solid-state dye lasers consisting of Pyrromethene P567-doped

polymethyl methacrylate", Appl. Opt., Vol. 38, No. 30, pp. 6337-6342,

(1999).

89. G. Zhu, V. I. Gavrilenko, and M. A. Noginov., “Emission of Au

nanoparticles with and without rhodamine 6G dye”, Jour. Of Chem. Phys.

127, 104503, (2007).

90. J. Zhang and J. R. Lakowicz, “Metal-enhanced fluorescence of an organic

fluorophore using gold particles”, Opt. Exp. 15(5), 2598-2660, (2007)

91. T. Sen, S. Sadhu, and A. Patra., “Surface energy transfer from rhodamine

6G to gold nanoparticles: A spectroscopic ruler”, Appl. Phys. Lett. 91,

043104 (2007).

92. J. Turkevich, P.C. Stevention, J. Hillier “A Study of the Nucleation and

Growth Processes in the Synthesis of Colloidal Gold.” Discussions of the

Faraday Society 1951, Vol. 11, 55-75.

121

93. Nguyễn Thị Tuyến, luận văn cao học năm 2008-2010, Trường Đại học Công

nghệ

94. Thi Ha Lien Nghiem, Tuyet Ngan Le, Thi Hue Do, Thi Thuy Duong Vu,

Quang Hoa Do, Hong Nhung Tran., “Preparation and characterization of

silica–gold core–shell nanoparticles”, J. Nanopart. Res (2013).

95. G. Somasundaram, A. Ramalingam., “Gain studies of Rhodamine 6G dye

doped polymer laser”, Jour. Photo. And Photobio. A: Chem. 125, 93-98

(1999).

96. S. Singh, V.R. Kanetkar, G. Sridhar, V. Muthuswamy, K. Raja., “Solid-state

polymeric dye lasers”, Jour. Of Lumines. 110, 285-291, (2003).

97. H. sakata, k. yamashita, h. takeuchi, m. tomiki., “Diode-pumped distributed-

feedback dye laser with an organic–inorganic microcavity”, Appl. Phys. B92

243-246, (2008).

98. H. Sakata, and H. Takeuchi., “Diode-pumped polymeric dye lasers operating

at a pump power level of 10 mW”, Appl. Phys. Lett. 92 (2008) 113310.

99. J.A. Brydson, “Plastic Materials”, 7th edition, Butterworth Heinemann

(1999).

100. A. Costela, I. Garcia-mareno, J.M. Figuera, F. A. Guerri, R. Sastre,

“polymeric solid-state dye lasers: Recent developments”, Laser Chem. 18

63-84, (1998).

101. M.J. Assael, S. Botsio, K. Gialou, and I.N. Metaxa., “Themal conductivity

of polymethymethacrylate (PMMA) and borosilicate crown glass (BK7),

Inter. J. of Thermophys. 26(5) 1595-1605 (2005).

102. Umar Ali, Khairil Juhanni Bt.Abd Karim and Nor AziAH Buang, “A Review

of the Properties and Applications of Poly (Methyl Methacrylate)

(PMMA)”, Polymer Reviews, 0:1–28, 2015;

103. F.J. Duarte, A. Costela, I. Garcia-Moreno, and R. Sastre, “Measurements of

∂n/∂T in Solid-State Dye-Laser Gain Media” Appl. Opt. 39, 6522 (2000).

104. Nguyen Thi My An, Nguyen Thu Thuy, Vu Duong, Nghiem Thi Ha Lien

and Do Quang Hoa, “Optical properties of nanoparticle doped solid state dye

laser medium”, The 3rd Academic Conference On Natural Science For

122

Master And Phd Students From Asean Countries, Proceeding ISBN 978-

604-913-088-5 (2013).

105. F. J. Duarte, R.O. James, “Tunable solid-state lasers incorporating dye-

doped, polymer–nanoparticle gain media” Opt. Lett. 28 (21) (2003) 2088.

106. E. Fort, and S. Gresillon, “Surface enhanced fluorescence”, J. Phys. D: Appl.

Phys. 41 (2008) 013001.

107. W. Lu, Y. Tokuhiro, I. Umezu, A. Sugimura, and Y. Nagasaki, “Resonance

energy transfer based on shallow and deep energy levels of biotin-

polyethylene glycol/polya-mine stabilized CdS quantum dots”, Appl. Phys.

Lett. 89, (2006) 143901.

108. P. S. Chowdhury, P. Sen, and A. Patra, “Optical properties of CdS

nanoparticles and the energy transfer from CdS nanoparticles to Rhodamine

6G”, Chem. Phys. Lett. 413 (2005) 311.

109. M. Moskovits, “Surface-enhanced spectroscopy”, Rev. Mod. Phys. 57

(1985) 783.

110. M. Quiten, A. Leiner, J. R. Krenn, and F. R. Aussenegg, “Electromagnetic

energy transport via linear chains of silver nanoparticles”, Opt. Lett. 23

(1998) 1331.

111. V. M. Shalaev, E. Y. Poliakov, and V. A. Markel, “Small-particle

composites. II. Nonlinear optical properties”, Phys. Rev. B 53 (1996) 2437.

112. A. M. Glass, A.Wokaun, J. P. Heritage, J. G. Bergman, P. F. Liao, and D.

H. Olson, “Enhanced two-photon fluorescence of molecules adsorbed on

silver particle films”, Phys. Rev. B 24 (1981) 4906.

113. N. N. Horimoto, K. Imura, and H. Okamoto, “Dye fluorescence

enhancement and quenching by gold nanoparticles: Direct near-field

microscopic observation of shape dependence”, Chem. Phys. Lett. 467

(2008) 105.

114. L. Cerdan, E. Enciso, V. Martın, J. Banuelos, I. Lopez-Arbeloa, A. C, and I.

Garcıa-Moreno, “FRET-assisted laser emission in colloidal suspensions of

dye-doped latex nanoparticles”, Nat. Photo. 6, 621 (2012).

doi:10.1038/NPHOTON.2012.201.

123

115. Z. R. Grabowski, K. Rotkiewicz, and W. Rettig, “Structural changes accom-

panying intramolecular electron transfer: Focus on twisted intramolecular

charge-transfer states and structures”, Chemical Reviews, 103(10): 3899–

4031, 2003.

116.

Q.Y. Zhang and Z.H. Jiang, “laser and fluorescence properties of organic

dye DCM doped sol-gel-derived solid-state materials”, J. Mater. Sci.

Technol.15, 563 (1999).

117. V.T.T. Duong, Anh D. Phan, Nghiem T. H. Lien, Do T. Hue, Do Q. Hoa,

Do T. Nga, Tran H. Nhung, and Nguyen A. Viet, “Near-Infrared

Photothermal Response of Plasmonic Gold-Coated Nanoparticles in

Tissues”, Phys. Status Solidi A, 1700564 (1-5) (2017)

118. R. Bornemann and U. Lemmer., “Contineous-wave solid-state dye laser”,

Opt. Lett. 31(11), 1669-1671 (2006)

119. H.H. Richardson, , M. T. Carlson, P. J.Tandler, P. Hernandez, , & A. O.

Govorov, “Experimental and Theoretical Studies of Light-to-Heat

Conversion and Collective Heating Effects in Metal Nanoparticle

Solutions”, Nan. Lett. Vol.9(3), 1139-1146 (2009)

120. H. Kogenik, C. V. Shank, “Coupled-Wave Theory of Distributed Feedback

Lasers” J. Appl. Phys. 43, 2327, (1972).

121. D. Lo, S.K. Lam, C. Ye, and K.S. Lam, “Narrow linewidth operation of solid

state dye laser based on sol-gel silica”, Opt. Commun. 156, 316 (1998).

122. F.J. Duarte, “Multiple-prism grating solid-state dye laser oscillator:

optimized architecture”, Appl. Opt. 38, 6347 (1999).

123. W. Holzer, H. Gratz, T. Schmitt, A. Penzkofer, A. Costela, I. Garcia-

Moreno, R. Sastre, and F.J. Duarte, “Photo-physical characterization of

rhodamine 6G in a 2-hydroxyethyl-methacrylate methyl-methacrylate

copolymer”, Chem. Phys. 256, 125 (2000).

124. Z. Bor, A. Muller, B. Racz, and F. P. Schafer, “Ultrashort pulse generation

by distributed feedback dye laser”, Appl. Phys. B 27, 9–14 (1982).

125. T. Urisu, K. Kajiyama., “Concentration dependence of the gain spectrum in

energy transfer dye mixture”, J. Appl. Phys. 47, 25-30 (1976).

124

126. N.T.M An, N.T.H. Lien, N.T. Nghia, and D.Q. Hoa, “Spectral evolution of

distributed feedback laser of gold nanoparticles doped solid-state dye laser

medium”, Jourrnal of applied physics, October 2017, Volume 122, Issue 13.

127. T. Sen and A. Patra, “Resonance energy transfer from rodamine 6G to gold

nanoparticles by steady-state and time-resolved spectroscopy”, J. Phys.

Chem. C 112, 3216–3222 (2008).

128. Anger Pascal, Bharadwaj Palash, and Novotny Lukas (2006). “Enhancement

and quenching of single-molecule fluorescence”. Phys. Rev. Lett.,

96:113002.

129. W. L. Barnes, “Fluorescence near interfaces: The role of photonic mode

density” J. Mod. Opt. 45(4) (1998) 661.

130. S. Szatmari and F. P. Schafer, Appl. Phys. B 46 (1998) 305.

131. Độc quyền sáng chế số 10311 “Máy phát laze màu phản hồi phân bố dập

tắt”, (2012).

132. N.T.M. An, N.T.H. Lien, N.D. Hoang, and D.Q. Hoa., “Improving the

Performance of Gold-Nanoparticle-Doped Solid-State Dye Laser Using

Thermal Conversion Effect”, JEM 47(4) (2018) 2237-2240.

133 N. Chandrasekharan, P. V. Kanat, J. Hu, G. J. Il, “Dye-Capped Gold

Nanoclusters:  Photoinduced Morphological Changes in Gold/Rhodamine

6G Nanoassemblies”, J. Phys. Chem. B 104 (2000) 11103.

125

PHỤ LỤC 1

Thiết diện hấp thụ, thiết diện phát xạ của phân tử DCM và thiết diện dập tắt

của GNPs dạng cầu đường kính (162) nm

Thiết diện hấp thụ

= 0,385×10-20 k đơn vị (cm2)

Thiết diện phát xạ cưỡng bức

trong đó A21 hệ số Einstein phát xạ tự phát (1/; n chiết suất; g(: dạng phân bố phổ.

Bảng 1. Thiết diện hấp thụ, phát xạ và dập tắt của DCM và GNPs (16 nm)

Wavelength

(nm)

Absorption cross-

section a (x10-16

cm2)

Fluo. stimulate cross-

section e (µ) (x10-17

cm2)

Extinction cross-

section aAu ()

(x10-10 cm2)

416 1.5748 1.48

418 1.68372 1.328

420 1.79264 1.176

422 1.90156 1.06

424 2.01048 0.98

426 2.1194 0.9

428 2.22832 0.868

430 2.33724 0.836

432 2.44426 0.814

434 2.54972 0.802

436 2.65518 0.79

438 2.76064 0.778

126

440 2.8661 0.766

442 2.97156 0.756

444 3.07703 0.748

446 3.18249 0.74

448 3.28795 0.734

450 3.39341 0.728

452 3.49887 0.722

454 3.59591 0.716

456 3.67681 0.71

458 3.75771 0.708

460 3.83862 0.706

462 3.91952 0.704

464 4.00042 0.702

466 4.04896 0.7

468 4.08518 0.6988

470 4.12141 0.6976

472 4.15763 0.6976

474 4.19385 0.6988

476 4.22689 0.7

478 4.22188 0.7

480 4.21687 0.7

482 4.21186 0.7006

484 4.20686 0.7018

486 4.18519 0.703

488 4.14927 0.7078

490 4.11334 0.7126

127

492 4.07741 0.72

494 4.04148 0.73

496 4.00556 0.74

498 3.90797 0.758

500 3.7991 0.776

502 3.69024 0.792

504 3.58137 0.806

506 3.46267 0.82

508 3.31488 0.854

510 3.16709 0.888

512 3.0193 0.924

514 2.87151 0.962

516 2.71753 1

518 2.56006 1.034

520 2.4026 1.068

522 2.24513 1.108

524 2.08766 1.154

526 1.93019 1.2

528 1.77273 1.26

530 1.63826 1.32

532 1.51314 1.381

534 1.38801 1.443

536 1.26966 1.505

538 1.17058 1.563

540 1.0715 0.02151 1.621

542 0.97242 0.02953 1.676

128

544 0.87334 0.03755 1.728

546 0.77426 0.04558 1.78

548 0.69588 0.0536 1.816

550 0.63616 0.06163 1.852

552 0.57644 0.07186 1.88

554 0.51912 0.09194 1.9

556 0.48319 0.11203 1.92

558 0.44726 0.13212 1.912

560 0.41133 0.15221 1.904

562 0.37541 0.17229 1.882

564 0.33948 0.21151 1.846

566 0.30861 0.26799 1.81

568 0.28509 0.32446 1.758

570 0.26158 0.38094 1.706

572 0.23806 0.43741 1.65

574 0.21455 0.49389 1.59

576 0.19103 0.55563 1.53

578 0.16752 0.61802 1.458

580 0.144 0.6804 1.386

582 0.12048 0.74278 1.315

584 0.09697 0.80517 1.245

586 0.07977 0.86755 1.175

588 0.06477 0.9633 1.117

590 0.04976 1.07346 1.059

592 0.03475 1.18361 1.001

594 0.02273 1.29377 0.943

129

596 0.02273 1.41307 0.885

598 0.02273 1.53498 0.839

600 1.65689 0.793

602 1.77532 0.752

604 1.889 0.716

606 2.00268 0.68

608 2.11636 0.648

610 2.23004 0.616

612 2.34371 0.587

614 2.50518 0.561

616 2.67681 0.535

618 2.84481 0.511

620 2.93388 0.487

622 3.02296 0.464

624 3.11494 0.442

626 3.2163 0.42

628 3.31766 0.404

630 3.37841 0.388

632 3.43894 0.373

634 3.48443 0.359

636 3.5247 0.345

638 3.54545 0.331

640 3.54545 0.317

642 3.54545 0.304

644 3.54381 0.292

646 3.52381 0.28

130

648 3.50381 0.268

650 3.48382 0.256

652 3.46382 0.247

654 3.41618 0.241

656 3.34462 0.235

658 3.27306 0.231

660 3.20149 0.227

662 3.12993 0.223

664 3.05837 0.219

666 2.96746 0.215

668 2.8723 0.211

670 2.77714 0.207

672 2.68198 0.202

674 2.58682 0.196

676 2.49241 0.19

678 2.40582 0.186

680 2.31922 0.182

682 2.23263 0.179

684 2.14603 0.177

686 2.05944 0.175

688 1.97285 0.171

690 1.88746 0.167

692 1.8024 0.164

694 1.71733 0.162

696 1.63227 0.16

131

PHỤ LỤC 2

Chương trình viết bằng ngôn ngữ Matlab tính toán động học quá trình phát

laser sử dụng môi trường DCM/GNPs

1) Toàn dải phổ hoạt động của laser

clear all;

close all;

load CrossSection.mat

Ip=8.9e22;%Thong luong trung binh photon bom tren don vi dien tich

totaltime=12e-9;

SumIp=Ip*totaltime;%

V=0.8;%?? nhin thay van giao thoa (0÷1)

nuy=1.4905; % chiet suat cua moi truong chat mau

us=0.2; %he so tan xa Mie hoac rayleigh (0.2 -0.5)

Lc=0.5;% do dai vung kich thich

dL=1/us*Lc;

L=Lc+dL;% do dai tuong duong truyen nang luong den hat nano vang

dnuy=1e-5; % do thay doi chiet suat

lambda=633e-7;% buoc song laser

n=1e17;% mat do phan bo trung binh cac phan tu hoat chat trong trang thai kich

thich

c=3e10;%van toc anh sang trong chan khong

b=0.025; % Do cao vung kich thich

Opa=1.51314e-16;%tiet dien hap thu tai buoc song bom cua DCM

S=1e4;

Na=6e18;%Nong do phan tu mau DCM

Omega=b/(pi*Na*Opa*L*L*S);

Tp=5e-9; % do rong xung bom

dt=1e-15;

step=round(totaltime/dt);

t0=5e-9;

TAu=90e-12; % Thoi gian song kich thich cua hat nano vang

OpAu=10000e-14;%Tiet dien hap thu tai buoc song bom cua hat nano vang

Ta=1.8e-9;% thoi gian song huynh quang tai muc kich thich

Oaa=1e-17;

132

checkpoint=1000;

Idata=zeros(100,ceil(step/checkpoint));

index=0;

NanoEff=1;

figure(1)

hold on;

view(45, 45);

xlabel('wavelength(nm)');

ylabel('Time(ns)');

zlabel('Photons')

while(1)

prompt = 'chon buoc song ve:';

buocsong = input(prompt);

if buocsong<300||buocsong>1000

disp('Da thoat')

break;

end

for scan=1:79

if buocsong<crosssection(scan,1)

break

end

end

k=scan-1;

index=index+1;

t=0;

Ip=-SumIp/Tp*4*log(2/pi)*exp(-(4*log(2)*(t-t0)^2/Tp^2));

n0Au=12.0e10;

nAu=n0Au;

E=0;

I=0;

Oea=crosssection(k,2)*1e-17;

OaAu=crosssection(k,3)*1e-10;

%Oea=3.54e-17;

%OaAu=1.3e-10;%Tiet dien hap thu be mat cua hat nano vang

OsAu=OaAu;%0.75*

na=Ta*Ip*Opa*Na/(1+Ta*Ip*Opa);

index2=0;

for i=1:step

if t>Ta

133

Kf=-0.5;

else

Kf=0.7;

end

Tc2=nuy*(Lc^3)/(8*c*(pi^2))*((Oea-Oaa)*V*na)^2;

Ip=-SumIp/Tp*4*log(2/pi)*exp(-(4*log(2)*(t-t0)^2/Tp^2));

dnAu=(Ip*OpAu*(n0Au-nAu)-nAu/TAu-nAu*OaAu*E)*dt;

dE=(OsAu*c/nuy*nAu*I-E/TAu)*dt;

dna=(Ip*Opa*(Na-na)+Kf*OaAu*nAu*c*E/nuy-Oea*c*na*I/nuy-

na/Ta)*dt;%+Oaa*(Na-na)*I/nuy

dI=((Oea-Oaa)*c/nuy*na*I-I/Tc2+Omega*na/Ta)*dt;

% Edata(i)=E;

% Ipdata(i)=Ip;

% tdata(i)=t;

% nAudata(i)=nAu;

% nadata(i)=na;

if rem(i,checkpoint)==0;

index2=index2+1;

Idata(index,index2)=I;

% Tcdata(i)=Tc2;

end

I=I+dI;

na=na+dna;

nAu=nAu+dnAu;

if NanoEff==1

E=E+dE;

end

t=t+dt;

end

Timedata=(1:index2)*dt;

XX = ones(1,index2);

X=XX*crosssection(k,1);

plot3(X,Timedata,Idata(index,:))

end

2) Tính toán các thông số cho các bước sóng lựa chọn

clear all;

close all;

load FluoStimulateCrossSection.mat

Ip=4.1e22;%Thong luong trung binh photon bom tren don vi dien tich

134

totaltime=12e-9;

SumIp=Ip*totaltime;%

V=0.5;%?? nhin thay van giao thoa (0÷1)

nuy=1.4905; % chiet suat cua moi truong chat mau

us=0.2; %he so tan xa Mie hoac rayleigh (0.2 -0.5)

Lc=0.5;% do dai vung kich thich

dL=1/us*Lc;

L=Lc+dL;% do dai tuong duong truyen nang luong den hat nano vang

dnuy=1e-5; % do thay doi chiet suat

lambda=633e-7;% buoc song laser

n=1e17;% mat do phan bo trung binh cac phan tu hoat chat trong trang thai kich

thich

c=3e10;%van toc anh sang trong chan khong

Oea=7.2e-17; %tiet dien phat xa cuong buc tai buoc song laser 633nm;

gama=Oea*n;

%%

% Tc=nuy*L^3*((pi*dnuy/lambda)^2+(gama/2)^2)/(2*c*pi^2);

% Tc=6e-12;

%%

nth=2*(pi/V)^(2/3)/(Oea*L);

b=0.025; % Do cao vung kich thich

Opa=1.5183e-16;%tiet dien hap thu tai buoc song bom cua DCM

S=1e4;

Na=6e18;%Nong do phan tu mau DCM

Omega=b/(pi*Na*Opa*L*L*S);

Tp=5e-9; % do rong xung bom

dt=1e-14;

step=round(totaltime/dt);

t0=5e-9;

n0Au=5.0e10;

nAu=n0Au;

TAu=30e-12; % Thoi gian song kich thich cua hat nano vang

OaAu=1.3e-10;%Tiet dien hap thu be mat cua hat nano vang

OpAu=10000e-14;%Tiet dien hap thu tai buoc song bom cua hat nano vang

OsAu=0.75*OaAu;

E=0;

I=0;

Ta=1.8e-9;% thoi gian song huynh quang tai muc kich thich

Oaa=1e-17;

Ipdata=zeros(1,step);

135

tdata=zeros(1,step);

nAudata=zeros(1,step);

nadata=zeros(1,step);

Idata=zeros(1,step);

Tcdata=zeros(1,step);

Edata=zeros(1,step);

t=0;

Ip=-SumIp/Tp*4*log(2/pi)*exp(-(4*log(2)*(t-t0)^2/Tp^2));

na=Ta*Ip*Opa*Na/(1+Ta*Ip*Opa);

%%

%na=6e13;

% %Oei=6.46509e-17;% Tiet dien phat xa cuong buc tai buoc song lambda

650nm [cm2

for i=1:step

if t>Ta

Kf=-0.5;

else

Kf=0.5;

end

Tc2=nuy*(Lc^3)/(8*c*(pi^2))*((Oea-Oaa)*V*na)^2;

Ip=-SumIp/Tp*4*log(2/pi)*exp(-(4*log(2)*(t-t0)^2/Tp^2));

dnAu=(Ip*OpAu*(n0Au-nAu)-nAu/TAu-nAu*OaAu*I)*dt;

dE=(OsAu*c/nuy*nAu*I-E/TAu)*dt;

dna=(Ip*Opa*(Na-na)+Kf*Oaa*(Na-na)*c*E/nuy-Oea*c*na*I/nuy-

na/Ta+Oaa*(Na-na)*I/nuy)*dt;%OaAu*nAu*

dI=((Oea-Oaa)*c/nuy*na*I-I/Tc2+Omega*na/Ta)*dt;

Edata(i)=E;

Ipdata(i)=Ip;

tdata(i)=t;

nAudata(i)=nAu;

nadata(i)=na;

Idata(i)=I;

Tcdata(i)=Tc2;

I=I+dI;

na=na+dna;

nAu=nAu+dnAu;

E=E+dE;

t=t+dt;

% dqi=((Oei-Oai)*c*n*qi/nuy-qi/Tc+Omega*n/To)*dt;

% dEi=(Osf*c*n*qi/nuy-qi/Tfs+Omega*n/To+KF)*dt;

% n=n+dn;%-dEi;

% qi=qi+dqi;

136

% if rem(i,checkpoint)==0

% j=j+1;

% %Ipdata(j)=IpGaussian;

% %ndata(j)= n;

% qidata(j)=qi;

% %Timedata(j)=i*dt;

% end

end

% arrayql(k,:)=qidata;

% wavelengtharray(k)=FluoStimulateCrossSection(w,1);

% end

% Timedata=1:checkpoint:step;

% Timedata=Timedata*dt;

%

% figure(gcf)

% waterfall(arrayql);

% XX = ones(1,800);

% hold on;

% %for i=1:ceil(count/checkpointwavelength)

% %X=XX*wavelengtharray(i);

% %plot3(X,Timedata,arrayql(i,:))

% %end

%

%%

hold on;

figure(1)

plot(tdata,Ipdata);

figure(2)

plot(tdata,nAudata);

figure(3)

plot(tdata,nadata);

figure(4)

plot(tdata,Idata);

figure(5)

plot(tdata,Tcdata);

figure(5)

plot(tdata,Edata);

outdata=[tdata' Idata'];%Ipdata' nAudata' nadata' Tcdata' Edata'

dlmwrite('output.txt', outdata);

%

% %plot(Timedata,ndata/max(ndata)*0.7,'r');

% %hold on;

% %plot(Timedata,qidata/max(qidata)*0.5,'b');

% %plot(Timedata,Ipdata/max(Ipdata),'g');