128
i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY ĐA HƯỚNG CHO HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015

HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY ĐA HƯỚNG

Embed Size (px)

DESCRIPTION

"TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ DÙNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY ĐA HƯỚNG CHO HỌC SINH" LINK MEDIAFIRE: https://www.mediafire.com/?znasojozoambuay LINK BOX: https://app.box.com/s/79vqr72w9nlj5q32w5i84zwf4jrpp9qe

Citation preview

  i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

 

 

 

 

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

 

 

 

 

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG

BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY ĐA HƯỚNG

CHO HỌC SINH

 

 

 

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2015

  ii

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

 

 

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

 

 

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG

BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY ĐA HƯỚNG

CHO HỌC SINH

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN HÓA HỌC)

Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường

HÀ NỘI – 2015

  iii 

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn

PGS.TS Nguyễn Xuân Trường đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, tạo

điều kiện cho em hoàn thành luận văn này!

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Sư phạm,

trường ĐHGD – ĐHQGHN đã giúp đỡ em trong thời gian làm luận văn!

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi, tới các anh chị đồng

nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua!

Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Thu Hương

  iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 

                             BTHH                                      Bài tập hóa học 

                             ĐC                          Đối chứng 

                             ĐKTC                             Điều kiện tiêu chuẩn 

                             GV                          Giáo viên 

                             HS                          Học sinh 

                             PTHH                                   Phương trình hóa học 

                             THPT                                    Trung học phổ thông 

                             TN                           Thực nghiệm 

                             TNSP                                   Thực nghiệm sư phạm 

                             TSCĐ                                   Tuyển sinh cao đẳng 

                             TSĐH                          Tuyển sinh đại học 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  v

MỤC LỤC 

 

Lời cảm ơn   ................................................................................................................. i              

Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................  ii 

Mục lục ...................................................................................................................... iii 

Danh mục bảng  .......................................................................................................... vi 

Danh mục hình  .......................................................................................................... iv 

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 5

1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 5 

1.2. Một số vấn đề về dạy học ...................................................................................... 5 

1.2.1.  Đổi mới phương pháp dạy học .......................................................................... 5 

1.2.2.  Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ..............................................  6 

1.2.3. Dạy học hướng vào người học ........................................................................... 7 

1.2.4. Dạy học bằng hoạt động của người học  ............................................................. 7 

1.3. Vấn đề phát triển năng lực tư duy ......................................................................... 8 

1.3.1. Khái niệm về tư duy, tư duy đa hướng ............................................................... 8 

1.3.2. Tầm quan trọng của phát triển tư duy ................................................................. 9 

1.3.3. Các đặc điểm của tư duy .................................................................................... 9 

1.3.4. Các phẩm chất của tư duy ................................................................................ 10 

1.3.5. Các thao tác tư duy và phương pháp logic ........................................................ 10 

1.3.6. Những hình thức cơ bản của tư duy .................................................................. 11 

1.3.7. Tư duy hóa học ................................................................................................ 12 

1.3.8. Hình thành và phát triển tư duy hóa học cho học sinh ...................................... 13 

1.4. Bài tập hóa học ................................................................................................... 14 

1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học ................................................................................ 14 

1.4.2. Vai trò, ý nghĩa của bài tập hoá học ................................................................. 15 

1.4.3. Phân loại  ........................................................................................................  15 

1.4.4. Các phương pháp giải bài tập hóa học .............................................................. 16 

1.4.5. Quá trình giải bài tập hóa học........................................................................... 26 

1.4.6. Quan hệ giữa bài tập hóa học và phát triển tư duy cho học sinh........................ 27 

  vi

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 28 

Chương 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI

TẬP PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM

NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY ĐA HƯỚNG CHO HỌC SINH ......... 29

2.1. Những kiến  thức  trọng  tâm và hệ  thống kỹ năng cơ bản phải đạt được  từ   phần 

Kim loại lớp 12 .......................................................................................................... 29 

2.1.1. Đại cương kim loại .......................................................................................... 29 

2.1.2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm   ........................................................ 30 

2.1.3. Sắt và một số kim loại quan trọng  ..................................................................  31 

2.2. Những nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài hóa học có nhiều cách giải để rèn 

luyện tư duy ............................................................................................................... 33 

2.3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập ...................................................................... 33 

2.4. Một số ví dụ về bài tập hóa học nhiều cách giải phần kim loại lớp 12…………..34 

2.5. Hệ thống bài tập Hóa học có nhiều cách giải nhằm nâng cao năng lực tư duy đa 

hướng cho HS…………………………………………………………………………83 

2.6. Một số hình thức sử dụng bài tập nhằm nâng cao năng lực tư duy đa hướng cho 

học sinh ..................................................................................................................... 96 

2.6.1.Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán hóa học theo nhiều cách  ............... 96 

2.6.2. Học sinh chọn lựa, đề xuất nhiều cách giải cho một bài toán ............................ 97 

2.6.3. Học sinh làm việc theo nhóm để tìm ra các cách giải khác nhau  .....................  97 

2.6.4. Học sinh làm báo cáo chuyên đề theo nhóm ..................................................... 97 

2.6.5. Học sinh tự chọn lựa cách giải nhanh bài toán trong thời gian cho phép ........... 97 

2.6.6. Học sinh sưu tầm các bài toán hóa học nhiều cách giải  ................................... 97 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 98 

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 99

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .......................................................... 99 

3.1.1. Mục đích .......................................................................................................... 99 

3.1.2. Nhiệm vụ ......................................................................................................... 99 

3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 99 

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................................... 99 

3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 100 

  vii 

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .................................................................... 100 

3.4. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm  .................................................................. 101 

3.4.1. Tính các tham số đặc trưng ............................................................................ 101 

3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 102 

3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................ 107 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3  ......................................................................................... 108 

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 110

Kết luận  .................................................................................................................. 110 

Khuyến nghị ............................................................................................................ 111 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 112

PHỤ LỤC .............................................................................................................. 114

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  viii 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng mô tả số liệu thực nghiệm sư phạm ................................................. 102 

Bảng 3.2: Bảng tần số và tần suất theo loại .............................................................. 102 

Bảng 3.3: Bảng tần số lũy tích ................................................................................. 104 

Bảng 3.4: Bảng tần suất lũy tích .............................................................................. 104  

Bảng 3.5: Một số đại lượng thống kê 1 .................................................................... 106 

Bảng 3.6: Một số đại lượng thống kê 2 .................................................................... 106

 

 

 

 

  ix

DANH MỤC HÌNH

 

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (theo từng loại) của HS lớp 12A10 và lớp 

12A11 trường THPT Hai Bà Trưng ........................................................................... 103 

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (theo từng loại) của HS lớp 12A1 và 12A2 

trường THPT Phùng Khắc Khoan ............................................................................ 103 

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (theo từng loại) lớp 12A5 và 12A6 trường 

THPT Phùng Khắc Khoan ....................................................................................... 104 

Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích so sánh HS lớp 12A10 và 12A11 trường THPT Hai Bà 

Trưng ....................................................................................................................... 105 

Hình 3.5: Đồ  thị đường  lũy  tích  so sánh HS  lớp 12A1 và 12A2  trường THPT Phùng 

Khắc Khoan ............................................................................................................. 105 

Hình 3.6: Đồ  thị đường  lũy  tích so sánh HS lớp 12A5 và 12A6  trường THPT Phùng 

Khắc Khoan ............................................................................................................. 106 

 

 

  1

MỞ ĐẦU 

1. Lí do chọn đề tài

Một trong những mục tiêu dạy học hóa học ở Trung học phổ thông là ngoài việc 

truyền  thụ  kiến  thức  hóa  học  phổ  thông  cơ  bản  còn  cần  mở  rộng  kiến  thức,  hình 

thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, phát huy tính chủ động, sáng tạo, 

rèn  luyện  năng  lực  nhận  thức,  tư  duy  hóa  học  thông qua  các  hoạt  động  học  tập  đa 

dạng, phong phú. Như vậy, ngoài nhiệm vụ đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ, việc dạy 

học hóa học còn có chức năng phát hiện, bồi dưỡng, nâng cao tri thức cho những HS 

có năng lực, hứng thú trong học tập bộ môn. Nhiệm vụ này được thực hiện bằng nhiều 

phương pháp  khác nhau. Trong đó bài  tập hóa học  là một  trong những phương  tiện 

giúp HS rèn luyện được tư duy. 

Giải  một  bài  toán  hóa  học  bằng  nhiều  phương  pháp  khác  nhau  là  một  trong 

những  nội  dung quan trọng trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Phương pháp 

giáo dục ở  ta hiện nay  còn nhiều gò  bó và hạn chế  tầm  suy nghĩ,  sáng  tạo  của HS. 

Bản thân các em HS khi đối mặt với một bài toán cũng thường có tâm lý tự hài lòng 

sau khi đã giải quyết được bài toán bằng cách nào đó, mà chưa nghĩ đến chuyện tìm 

cách giải  tối ưu, giải quyết bài  toán bằng cách nhanh nhất. Do đó, giải bài toán hóa 

học  bằng  nhiều  cách  khác  nhau  là  một  cách  để  rèn  luyện  tư  duy  nhất  là  tư duy đa 

hướng  của  mỗi HS,  giúp  các em  có  khả  năng  nhìn  nhận  vấn  đề  theo  nhiều  hướng 

khác  nhau,  sử dụng thành thạo và tận dụng tối đa các kiến thức đã học. Đối với GV, 

suy nghĩ về bài toán và giải bài toán bằng nhiều cách là một hướng đi có hiệu quả để 

tổng quát hoặc đặc biệt hóa, liên hệ với những bài tập cùng dạng, điều này góp phần 

hỗ trợ phát triển các bài tập hay và mới cho HS. 

Với HS  lớp  12, các em  không  những  cần  phải  nắm  vững  kiến  thức  cơ  bản 

của  chương  trình  để  thi  tốt nghiệp mà phải còn có cả những kiến  thức nâng cao để 

thi vào đại học, cao đẳng và phải được trang  bị đầy đủ những kiến thức hóa học nền 

tảng làm hành trang vào đời. Việc dạy và học phần Kim loại  trong chương trình  lớp 

12  có ý nghĩa  thiết  thực đối  với HS, do đó việc  đề xuất  một hệ  thống bài  tập nhiều 

cách giải phần Kim loại của người GV tự soạn và sử dụng nó vào quá  trình dạy học 

một  cách  có  hiệu  quả  nhằm  phát  triển  năng  lực  tư  duy  đa  hướng  cho  HS  là 

  2

việc  làm  hết  sức  cần  thiết  để  hỗ  trợ  quá  trình  tổ  chức  hoạt  động  dạy  học  theo  xu 

hướng đổi mới trong quá trình giáo dục hiện nay. 

Xuất  phát  từ  những  lí  do  trên  chúng  tôi  chọn  đề  tài:  :“ Tuyển chọn, xây

dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Kim loại lớp 12 – Trung học phổ thông

nhằm nâng cao năng lực tư duy đa hướng cho học sinh” với mong muốn góp phần 

đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện và phát 

triển năng lực tư duy cho HS. Với vốn kiến thức khổng lồ mà HS lĩnh hội được sau 

một thời gian các em có thể quên đi và sẽ có lại được khi các em đọc lại từ sách vở, 

nhưng tư duy mà các em được hình thành trong quá trình lĩnh hội kiến thức đó thì sẽ ở 

bên các em mãi mãi, nó giúp các em có thể lấy lại kiến thức dễ dàng. Do đó, giá trị của 

giáo dục không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư 

duy, có được tư duy tốt sẽ giúp cho các em có năng lực tự học, tự bồi dưỡng cao. 

2. Lịch sử nghiên cứu

Việc nghiên cứu về bài tập hóa học từ trước đến nay đã có nhiều công trình của 

các tác giả ngoài nước như Apkin G. L., Xereda I. P. nghiên cứu về phương pháp giải 

toán  hóa  học.  Ở  trong  nước  có    PGS.TS  Nguyễn  Xuân  Trường,  PGS.TS  Đào  Hữu 

Vinh, TS Cao Cự Giác,  ...  và nhiều  tác giả  khác quan  tâm đến nội dung và phương 

pháp giải toán hóa học. Xu hướng của lí luận dạy học hiện nay đặc biệt chú trong đến 

hoạt động tư duy của HS trong quá trình dạy học, đòi hỏi HS phải làm việc tích cực, tự 

lực. Việc giải BTHH bằng nhiều cách khác nhau ngoài cách giải thông thường đã biết 

cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm kích thích khả năng tìm tòi, làm việc một cách 

tích cực, chủ động sáng tạo của HS. 

3. Mục đích nghiên cứu

Thông qua BTHH có nhiều cách giải nhằm phát triển năng lực tư duy đa hướng 

và tăng cường khả năng sáng tạo cho HS. 

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. 

4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống BTHH có nhiều cách giải. 

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích của đề tài chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ chính sau: 

1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. 

  3

   - Lí luận về đổi mới phương pháp dạy học 

- Lí luận về tư duy và quá trình tư duy. 

- Ý nghĩa, tác dụng của BTHH. 

2. Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học 12, phần Kim loại và đưa ra một 

số ý kiến về việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH có nhiều cách giải 

phần Kim loại lớp 12 - THPT. 

3. Thực nghiệm sư phạm : Kiểm nghiệm giá trị của hệ thống BTHH có nhiều 

cách giải phần kim loại lớp 12 - THPT và hiệu quả của các đề xuất về phương pháp sử 

dụng chúng. 

6. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp sau : 

* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết

   - Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận. 

   - Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập. 

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Điều tra thực trạng sử dụng bài tập trong dạy học hóa học hiện nay ở trường 

THPT. 

   - Trao đổi với GV có nhiều kinh nghiệm sử dụng bài tập. 

  - Trao đổi với HS về tác dụng của việc sử dụng BTHH có nhiều cách giải 

   - Phương pháp TNSP: Đánh giá hiệu quả hệ  thống BTHH có nhiều cách giải 

phần Kim loại lớp 12 - THPT và phương pháp sử dụng chúng trong việc rèn tư duy đa 

hướng cho HS  

*Phương pháp thống kê toán học : Xử lí phân tích các kết quả TNSP 

7. Giả thuyết khoa học

Nếu có hệ  thống BTHH có nhiều cách giải kết hợp với phương pháp dạy học 

phù hợp của GV và khả năng tự học, tự tìm tòi của HS sẽ góp phần nâng cao năng lực 

tư duy đa hướng, năng lực tư duy sáng tạo của HS. 

8. Đóng góp của đề tài

1. Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng BTHH có nhiều cách giải phần 

kim loại lớp 12 để rèn tư duy cho HS ở trường THPT một cách có hệ thống. 

  4

2. Đưa ra một số ý kiến về phương pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH 

có nhiều cách giải nhằm phát triển năng lực tư duy đa hướng cho HS ở trường THPT. 

9. Giới hạn của đề tài

              Nội dung kiến thức được giới hạn trong 3 chương: “Đại cương về kim loại”, 

“Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm” và chương “Sắt và một số kim loại quan 

trọng” hóa học lớp 12 – ban cơ bản 

10. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 

Chương 2: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Kim loại lớp 12 – 

THPT nhằm nâng cao năng lực tư duy đa hướng cho HS 

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm  

 

 

  5

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu

Bài  tập  hóa  học  là  một  phần  rất  quan  trọng  trong  giảng  dạy  hóa  học.  Việc 

nghiên cứu về bài tập hóa học từ trước đến nay đã có nhiều công trình của các tác giả 

ngoài  nước  như  Apkin  G.  L,  Xereda.  I.  P  nghiên  cứu  về  phương  pháp  giải  toán. Ở 

trong nước có PGS. TS Nguyễn Xuân Trường, PGS.TS Lê Xuân Trọng, PGS.TS Đào 

Hữu Vinh, PGS.TS Cao Cự Giác, Phùng Ngọc Trác và nhiều  tác giả khác quan tâm 

đến nội dung và phương pháp giải toán, ... Việc nghiên cứu bài toán hóa học có nhiều 

cách  giải  cũng  đã  có  nhiều  người  nghiên  cứu  như:  PGS.TS  Nguyễn  Xuân  Trường, 

PGS.TS Cao Cự  Giác, TS Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thọ, Vũ Khắc Ngọc, Lê 

Phạm Thành, . . .Tuy nhiên việc tuyển chọn, xây dựng một hệ thống bài tập nhiều cách 

giải  cho  từng chương  chưa được phong phú. Trong  luận  văn  này,  chúng  tôi  sẽ  khai 

thác nhiều về biện pháp sử dụng và xây dựng hệ  thống bài toán nhiều cách giải cho 

phần Kim loại lớp 12 – THPT nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy của thầy cô 

giáo. 

1.2. Một số vấn đề về dạy học [2], [3], [21]

1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học

Định  hướng  đổi  mới  PPDH  đã  được  nêu  trong  các  Nghị  quyết  của  Đảng  và 

Luật giáo dục.  

 Luật giáo dục, năm 2005 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát 

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng 

lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp  tự học, rèn  luyện kỹ năng vận dụng kiến 

thức  vào  thực  tiễn,  tác  động  đến  tình  cảm, đem  lại  niềm vui,  hứng  thú  học  tập  cho 

HS”.  

Trong Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, năm 2013 cũng đã 

chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp: “Tiếp  tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học 

theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính 

tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung 

dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm “giảng ít, học nhiều”. Chuyển 

quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Bồi dưỡng khát vọng học tập suốt đời” 

  6

- Đổi mới phương pháp là một quá trình liên tục phát huy, kế thừa những tinh 

hoa của giáo dục  truyền  thống và  tiếp  thu có chọn  lọc những phương pháp hiện đại 

trên thế giới.  

- Cần khuyến khích sự phong phú đa dạng của các phương pháp cũng như là sự 

phong phú đa dạng của các ý tưởng.  

-  Trọng  tâm  của  việc  đổi  mới  phương  pháp  dạy  học  hiện  nay  là  hướng  vào 

người học.  

- Cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp  là nâng cao hiệu quả của 

quá trình dạy học.  

- Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ, áp dụng. Người sinh viên, học sinh giỏi là người 

sinh viên,  học  sinh  có  tư duy  tốt  chứ không phải  người  sinh viên,  học  sinh  chỉ biết 

thuộc bài.  

-  Người  giáo  viên  giỏi  không phải  là  cho  sinh  viên,  học  sinh  biết  nhiều  kiến 

thức mà là dạy cho sinh viên, học sinh biết cách tư duy, biết cách sử dụng những kiến 

thức vào các tình huống mới, vào đời sống thực tế.  

- Giáo viên chỉ dạy tốt khi có sự đồng cảm với sinh viên, học sinh.  

- Những điều kiện để sinh viên, học sinh học tập có hiệu quả là sức khỏe, vốn 

kiến thức, khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp học tập, điều kiện 

cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, có thầy giỏi.  

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình và SGK phổ thông mà 

trọng tâm là đổi mới  PPDH. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học thì mới 

có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng 

động, sáng tạo.  

1.2.2. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học

- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng 

tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang 

tìm tòi khám phá.  

- Cá thể hóa việc dạy học.  

- Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông 

tin  

  7

- Tăng cường khả năng  vận  dụng kiến  thức  vào đời  sống. Chuyển  từ  lối học 

nặng về ghi nhớ kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.  

- Cải tiến việc kiểm tra - đánh giá việc nắm vững kiến thức của HS.  

- Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.  

- Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát 

triển của học sinh, theo cấp học, bậc học).  

1.2.3. Dạy học hướng vào người học

    Cách gọi khác: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.  

                          “Dạy học hướng tập trung vào học sinh”.  

Sau đây là một số nội dung cơ bản của tư tưởng dạy học hướng vào người học :  

- Mục đích dạy học vì sự phát triển nhiều mặt của học sinh : 

     * Coi trọng lợi ích, nhu cầu, hứng thú của người học.  

     * Phát huy cao nhất các năng lực tiềm ẩn của người học.  

     * Hình thành cho người học phương pháp học tập khoa học, năng lực sáng  

tạo, khả năng thích ứng với môi trường…  

- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học.  

- GV không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn tổ chức ra những tình huống học 

tập kích thích trí tò mò, tư duy độc lập, sáng tạo của HS, hướng dẫn HS học tập.  

- Người học được tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.  

1.2.4. Dạy học bằng hoạt động của người học

Nội dung cơ bản của xu hướng đổi mới phương pháp này là tạo mọi điều kiện 

cho học sinh hoạt động càng nhiều càng tốt. Theo lối dạy học cũ, hoạt động của thầy 

chiếm phần lớn thời gian trên lớp. Trò chủ yếu ngồi nghe một cách thụ động, rất ít khi 

tham gia vào hoạt động chung của lớp. Trò ít được phát biểu, càng rất ít khi được thắc 

mắc, hỏi thầy những điều không hiểu hay chưa được rõ. Dạy như thế kết quả học tập 

bị hạn chế rất nhiều. Người ta đã tìm cách làm giảm thời gian hoạt động của thầy và 

tăng thời gian hoạt động của trò trong một tiết học. Với cách tiếp cận đó, thực chất của 

dạy học bằng hoạt động của người học  là chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về truyền 

đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới, trong đó vai trò chủ yếu của thầy 

là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức.  

1.2.4.1. Ý nghĩa, tác dụng của dạy học bằng hoạt động của người học

  8

- Dạy học bằng hoạt động của người học  là một nội dung của dạy học hướng 

vào người học. HS chỉ có thể phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết 

vấn  đề, thích  ứng với cuộc sống… nếu như họ có cơ hội hoạt động.  

- Dạy học bằng hoạt động của người học là một trong những con đường dẫn đến 

thành công của người GV.  

- Dạy học bằng hoạt động của người học làm tăng hiệu quả dạy học.  

- Dạy học bằng hoạt động của người học có ý nghĩa đặt biệt quan trọng khi rèn 

luyện  các kỹ  năng  dạy  học cho  sinh viên  sư phạm vì  kỹ năng chỉ  có  thể được hình 

thành qua hoạt động.  

1.2.4.2. Những biện pháp để tăng cường hoạt động của người học

- Thầy gợi mở, nêu vấn đề cho trò suy nghĩ.  

- Sử dụng câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau từ thấp đến cao.  

- Thầy yêu cầu trò nêu câu hỏi về các vấn đề mà bản thân thấy không hiểu hay 

chưa rõ.  

- Ra bài tập hay yêu cầu học sinh hoàn thành một nhiệm vụ học tập.  

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa.  

- Tổ chức cho học sinh làm một vài thí nghiệm nhỏ.  

- Thảo luận nhóm.  

- Thuyết trình theo chủ đề.  

- Tổ chức cho HS nhận xét, góp ý, tham gia vào quá trình đánh giá lẫn nhau.  

- Xây dựng các câu lạc bộ hóa học.

1.3. Vấn đề phát triển năng lực tư duy [9], [24], [26]

1.3.1. Khái niệm về tư duy, tư duy đa hướng

Theo M.N. Sacđacôp: "Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và 

hiện  tượng của hiện  thực trong những dấu hiệu, những thuộc  tính chung và bản chất 

của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật, hiện tượng mới, riêng 

rẽ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận được.

Theo lí thuyết thông tin thì "Tư duy là hành động trí tuệ nhằm thu thập và sử lí 

thông tin về thế giới quanh ta và thế giới trong ta. Chúng ta tư duy để hiểu, làm chủ tự 

nhiên, xã hội và chính mình". 

  9

Về tư duy đa hướng thì trong luận văn của nhiều tác giả cũng đã nhắc tới, nhưng  

khái  niệm  tư  duy đa  hướng  thì  rất  ít  tác  giả  đưa  ra. Trong  luận  văn  thạc  sĩ  “Tuyển 

chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nhiều cách giải để phát triển tư duy cho 

học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT” của tác giả Nguyễn Thị Long - trường 

Đại học Vinh, tác giả đã đưa ra khái niệm về tư duy đa hướng như sau: “Tư duy đa

hướng là tư duy phân tích, tổng hợp các thuộc tính của sự vật, hiện tượng theo nhiều

hướng khác nhau nhằm tìm ra bản chất, các mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện

tượng mà trước đó ta chưa biết.” [9, tr.15] 

Giải một bài  toán hóa học bằng nhiều cách  là một  trong những nội dung quan 

trọng trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông nhằm kích thích khả năng tư duy và 

sáng tạo cho học sinh, giúp học sinh có khả năng nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng 

khác nhau, sử dụng thành thạo và tận dụng tối đa các kiến thức đã học. Đối với giáo 

viên, suy nghĩ về bài  toán và giải quyết nó bằng nhiều cách còn là một hướng đi có 

hiệu quả để khái quát hóa và đặc biệt hóa, liên hệ với các bài toán cùng dạng, góp phần 

hỗ trợ phát triển các bài tập hay và mới cho học sinh. 

1.3.2. Tầm quan trọng của phát triển tư duy

Lí luận dạy học hiện đại đặc biệt chú ý đến sự phát triển tư duy cho HS thông 

qua việc điều khiển tối ưu quá trình dạy học, còn các thao tác tư duy cơ bản là công cụ 

của nhận thức, đáng tiếc rằng điều này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện rộng rãi 

và hiệu quả. Vẫn biết rằng sự tích luỹ kiến thức trong quá trình dạy học đóng vai trò 

không nhỏ, song không phải quyết định hoàn toàn. Con người có thể quên đi nhiều sự 

việc cụ thể mà dựa vào đó những nét tính cách của anh ta được hoàn thiện. Nhưng nếu 

những tính cách này đạt đến mức cao thì con người có thể giải quyết được mọi vấn đề 

phức tạp nhất, điều đó có nghĩa là anh ta đã đạt đến một trình độ tư duy cao 

1.3.3. Các đặc điểm của tư duy

- Quá trình tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ là phương tiện: Giữa tư duy 

và ngôn ngữ có mối quan hệ không thể chia cắt, tư duy và ngôn ngữ phát triển trong sự 

thống nhất với nhau. Tư duy dựa vào ngôn ngữ nói chung và khái niệm nói riêng. Mỗi 

khái niệm lại được biểu thị bằng một hay một tập hợp từ. Vì vậy, tư duy là sự phản ánh 

nhờ vào ngôn ngữ. Các khái niệm  là những  yếu  tố của  tư duy. Sự kết hợp các khái 

  10 

niệm theo những phương thức khác nhau, cho phép con người đi từ ý nghĩ này sang ý 

nghĩ khác. 

+ Tư duy phản ánh khái quát  

+ Tư duy phản ánh gián tiếp  

+ Tư duy không tách rời quá trình nhận thức cảm tính 

1.3.4. Các phẩm chất của tư duy

* Khả năng định  hướng: Ý  thức nhanh chóng và  chính xác đối  tượng cần  lĩnh 

hội, mục đích phải đạt được và những con đường tối ưu đạt được mục đích đó. 

* Bề rộng: Có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác. 

* Độ sâu: Nắm vững ngày càng sâu sắc hơn bản chất của sự vật, hiện tượng. 

* Tính linh hoạt: Nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và cách thức hành 

động vào những tình huống khác nhau một cách sáng tạo. 

* Tính mềm dẻo: Thể hiện ở hoạt động  tư duy được  tiến hành  theo các hướng 

xuôi ngược chiều. 

* Tính độc  lập: Thể hiện ở chỗ  tự mình phát hiện  ra vấn đề, đề xuất cách giải 

quyết và tự giải quyết được vấn đề. 

* Tính khái quát: Khi giải quyết một loại vấn đề nào đó sẽ đưa ra được mô hình 

khái quát, trên cơ sở đó có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề tương tự, cùng loại. 

1.3.5. Các thao tác tư duy và phương pháp logic

Việc hình thành và vận dụng các khái niệm, cũng như việc thiết lập các mối quan 

hệ giữa chúng được thực hiện trong quá trình sử dụng các thao tác tư duy như: phân 

tích,  tổng  hợp,  so  sánh,  khái  quát  hóa,  trừu  tượng  hóa,  cụ  thể  hóa  kết  hợp  với  các 

phương pháp hình thành phán đoán mới là quy nạp, diễn dịch, suy diễn và loại suy. 

- Phân tích: Là hoạt động tư duy tách các yếu tố bộ phận của sự vật, hiện tượng 

nhằm mục đích nghiên cứu chúng một cách đầy đủ, trọn vẹn theo hướng nhất định. 

- Tổng hợp: Là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, yếu tố đã được phân tích 

để nhận thức, để nắm được cái toàn bộ của sự vật, hiện tượng 

- So sánh: Là thiết lập sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng 

và giữa những khái niệm phản ánh chúng.  

Ở đây, có hai cách phát triển tư duy so sánh: 

+ So sánh liên tiếp (tuần tự):  

  11 

+ So sánh đối chiếu:  

Tóm lại, trong giảng dạy hóa học so sánh là phương pháp tư duy rất hiệu nghiệm 

nhất là khi hình thành khái niệm. 

- Cụ thể hóa

Cụ thể: Là sự vật hiện tượng trọn vẹn, đầy đủ các tính chất, các mối quan hệ giữa 

các thuộc tính với nhau và với môi trường xung quanh. 

Cụ thể hóa: Là hoạt động tư duy tái sản sinh ra hiện tượng và đối tượng với các 

thuộc tính bản chất của nó. 

Vận dụng định  luật  tuần hoàn có các chu kỳ khác nhau cho  thấy  sự biến  thiên 

tuần hoàn không có nghĩa sao y nguyên tính chất của chu kì trước mà luôn có sự phát 

triển một cách có cơ sở. 

- Trừu tượng hóa

Trừu tượng: Là một bộ phận của toàn bộ, tách ra khỏi toàn bộ, nó cô lập ra khỏi 

các mối quan hệ của các bộ phận, mà nó chỉ giữ lại các thuộc tính cơ bản và tước bỏ 

những thuộc tính không cơ bản. Cụ thể có tri giác trực tiếp được. Trừu tượng không tri 

giác  trực  tiếp được. Trong nhận  thức  có  quy  luật phát  triển  là  từ  cụ  thể  trừu  tượng. 

Trừu tượng hóa là sự phản ánh bản chất cô lập các dấu hiệu, thuộc tính bản chất. Tìm 

hiểu cấu tạo nguyên tử và sự chuyển động của electron trong nguyên tử làm tiền đề để 

thông hiểu sự hình thành các liên kết hóa học … liên kết  ,  , hiđro, những yếu tố 

ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lí hóa của các chất. 

- Khái quát hóa  

Là bước cần thiết của trừu tượng hóa. Mỗi vật thể (chất, phản ứng …) với đầy đủ 

các dấu hiệu bản chất và không bản chất, dấu hiệu chung, riêng. Xác định thuộc tính 

bản chất và chung của mọi loại đối tượng, từ đó hình  thành lên một khí niệm. Đó là 

khái quát hóa. 

1.3.6. Những hình thức cơ bản của tư duy

- Khái niệm: Là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất riêng biệt của sự 

vật hiện tượng. 

- Phán đoán: Là sự tìm hiểu tri thức về mối quan hệ giữa các khái niệm, sự phối 

hợp giữa các khái niệm, thực hiện theo một nguyên tắc, quy luật bên trong.       

  12 

- Suy lý: Hình thức suy nghĩ liên hệ các phán đoán với nhau để tạo thành phán 

đoán mới gọi là suy lý. Suy lý được cấu tạo bởi hai bộ phận: 

+ Các phán đoán có trước gọi là tiên đề. 

+  Các  phán  đoán  có  sau  gọi  là  kết  luận  (dựa  vào  tính  chất  của  tiên  đề  để  kết 

luận). 

Suy lý chia làm ba loại: Loại suy, suy lý quy nạp và suy lý diễn dịch. 

1.3.7. Tư duy hóa học

Hóa  học  -  bộ  môn  khoa  học  lý  thuyết  và  thực  nghiệm  có  lập  luận,  trên  cơ  sở 

những kỹ năng quan sát các hiện tượng hóa học, phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh 

hưởng, thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ giữa các mặt 

định  tính và định lượng, quan hệ nhân quả của các hiện  tượng và quá  trình hóa học, 

xây dựng nên các nguyên  lý, quy  luật, định  luật,  rồi  trở  lại vận dụng để nghiên cứu 

những vấn đề của thực tiễn. 

Với tư duy toán thì   1 + 2  = 3 

                                 A  +  B  = C + D  A – C = B - D 

Nhưng với tư duy hóa học thì A + B không phải là phép cộng thuần túy của toán 

học, mà là xảy ra sự biến đổi nội tại của các chất để tạo thành chất mới, theo những 

nguyên lý, quy luật, những mối quan hệ định tính và định lượng của hóa học. 

Với hoá học thì có thể là  :     

                                         A  +  B   C + D 

          A  +  B  E  

          A  +  B   G  +  H  +  K 

Cơ sở của tư duy hoá học là sự liên hệ quá trình phản ứng với sự tương tác giữa 

các tiểu phân của thế giới vi mô, mối liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo chất với tính chất 

của chất, các qui luật biến đổi giữa các loại chất và mối liên hệ giữa chúng 

Đặc điểm của quá trình tư duy hóa học là sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa 

những hiện tượng cụ  thể quan sát được với những hiện  tượng cụ  thể không quan sát 

được, ngay cả khi dùng kính hiển vi điện tử, mà chỉ dùng kí hiệu, công thức để biểu 

diễn mối liên hệ bản chất của các hiện tượng nghiên cứu. 

Vậy bồi dưỡng phương pháp và năng lực tư duy hóa học là bồi dưỡng cho học 

sinh  biết  vận  dụng  thành  thạo  các  thao  tác  tư  duy  và  phương  pháp  lôgic,  dựa  vào 

  13 

những dấu hiệu quan sát được mà phán đoán về  tính chất và sự biến đổi nội  tại của 

chất, của quá trình. 

Như vậy cũng giống như tư duy khoa học tự nhiên, toán học và vật lý, tư duy hóa 

học cũng sử dụng các thao tác tư duy vào quá trình nhận thức thực tiễn và tuân theo 

quy luật chung của quá trình nhận thức. 

 

       

 

Quá trình tư duy hoá học được bắt đầu từ sự quan sát các hiện tượng hoá học, 

phân tích các yếu tố của quá trình biến đổi để tìm ra các mối liên hệ về mặt định tính, 

định lượng, quan hệ nhân quả của các hiện tượng và quá trình  hoá học để xây dựng 

nên các cơ  sở  lí  thuyết,  quy  luật, định  luật mô  tả bằng ngôn ngữ hoá học  rồi  trở  lại 

nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn. 

1.3.8. Hình thành và phát triển tư duy hóa học cho học sinh

Việc  phát  triển  tư  duy  hoá  học  cho  học  sinh  trước  hết  là  giúp  học  sinh  nắm 

vững kiến thức hoá học cơ bản, biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực 

hành. Qua đó mà kiến  thức học sinh  thu nhận được  trở nên vững chắc và sinh động 

hơn. Học sinh chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy của họ phát triển và nhờ sự 

hướng dẫn của giáo viên mà học sinh biết phân tích, tổng hợp, khái quát tài liệu có nội 

dung, sự kiện cụ thể và rút ra những kết luận cần thiết. 

Tư duy càng phát triển thì có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức một cách nhanh 

nhạy, sâu sắc và khả năng vận dụng tri thức càng linh hoạt và có hiệu quả. Như vậy sự 

phát  triển  tư duy của học  sinh được diễn  ra  trong quá  trình  tiếp  thu và vận  dụng  tri 

thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kỹ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ có 

phương pháp, chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho học sinh hoạt động sáng tạo sau này. Do 

đó, trong hoạt động giáo dục cần phải tập luyện cho học sinh hoạt động tư duy sáng 

tạo qua các khâu của quá trình dạy học. Từ hoạt động dạy học trên lớp , thông qua hệ 

thống câu hỏi, bài  tập mà giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh để 

giải quyết các vấn đề học tập được đưa ra. Học sinh tham gia vào hoạt động này một 

cách tích cực sẽ nắm được cả kiến thức và phương pháp nhận thức, đồng thời các thao 

tác tư duy cũng được rèn luyện. 

Trực quan 

sinh động 

Tư duy 

trừu tượng 

 Thực tiễn 

  14 

Trong học  tập hoá học,  hoạt động giải  bài  tập hoá học  là  một  trong  các hoạt 

động chủ yếu để phát triển tư duy. Vì vậy giáo viên cần phải tạo điều kiện để  học sinh 

tham gia thường xuyên, tích cực vào hoạt động này. Qua đó mà năng lực trí tuệ được 

phát triển, học sinh sẽ có được những sản phẩm tư duy mới. Có thể đánh giá  tư duy 

phát triển bằng các dấu hiệu sau đây: 

- Có khả năng vận dụng các tri thức và kỹ năng vào tình huống mới. 

- Tái hiện nhanh chóng kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải một bài toán 

nào đó. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng. 

- Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự khác nhau 

giữa các hiện tượng tương tự. 

- Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế 

Như vậy hoạt động giải bài tập hoá học rèn  luyện cho HS năng  lực phát hiện 

vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới. Thông qua hoạt động giải bài  tập hoá học mà các 

thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá… thường xuyên được 

rèn luyện. Năng lực quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, năng lực độc lập suy nghĩ của 

HS không ngừng được nâng cao. HS biết đánh giá, nhận xét đúng và cuối cùng tư duy 

được rèn luyện, phát triển thường xuyên. Để thực hiện được nhiệm vụ phát triển năng 

lực nhận thức, năng lực tư duy qua hoạt động giải bài tập hoá học GV cần ý thức được 

đây chính là phương tiện hiệu nghiệm để rèn luyện, phát triển tư duy cho HS. Vì vậy 

cần chọn lọc các bài tập tiêu biểu và thông qua quá trình giải để hướng dẫn HS tư duy, 

sử dụng các thao tác tư duy trong việc vận dụng kiến thức hoá học vào việc giải quyết 

các yêu cầu của bài toán. Hơn nữa việc giải bài tập phải được tiến hành thường xuyên, 

liên tục để tư duy trở nên nhạy bén. 

1.4. Bài tập hóa học [1], [9], [13]

1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học

  “Bài tập  là một nhiệm vụ mà người giải cần phải thực hiện. Trong đó có dữ 

kiện và yêu cầu cần tìm”  

BTHH là một vấn đề mà trong trường hợp tổng quát được giải quyết nhờ những 

suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định 

luật, học thuyết và phương pháp hóa học. Một BTHH có thể là một câu hỏi, một yêu 

cầu trả lời, một lời giải thích về một khái niệm, một định luật, một đơn vị kiến thức, 

  15 

một hiện tượng hay một thí nghiệm hóa học nào đó. BTHH cũng có thể là một bài toán 

định lượng về hóa học. 

1.4.2. Vai trò, ý nghĩa của bài tập hoá học

Qua tham khảo một số  tài liệu, chúng  tôi  tóm tắt một số  tác dụng của bài  tập 

như sau: 

          - Bài tập có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh 

          - Bài tập giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức. 

          - Cung cấp thêm kiến thức mới, mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề 

thực tiễn cuộc sống và sản xuất hóa học 

          - Rèn luyện một số kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh như: 

               + Sử dụng  ngôn ngữ hóa học 

               + Lập công thức, cân bằng phương trình hóa học 

               + Tính theo công thức và phương trình 

               + Các tính toán đại số 

               + Kĩ năng giải từng loại bài tập khác nhau 

          - Phát triển một số tư duy cho học sinh 

          - Giúp GV đánh giá được kiến thức và kĩ năng của HS, HS cũng tự kiểm tra biết 

được những lỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung 

          - Rèn cho HS tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính xác khoa học, say mê khoa 

học, … 

Sử dụng bài tập hóa học đúng mục đích, đúng đối tượng sẽ phát triển năng lực 

nhận  thức,  rèn  trí  thông minh cho HS. Một số bài  tập có  tình huống đặc biệt,  ngoài 

cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc sảo. Thông 

thường GV nên yêu cầu HS giải bằng nhiều cách, có thể tìm cách giải ngắn nhất, hay 

nhất đó  là cách  rèn  luyện  trí  thông minh cho HS. Khi giải bài  toán bằng nhiều cách 

dưới góc độ khác nhau, phân tích  thấu đáo thì khả năng  tư duy của HS tăng lên gấp 

nhiều lần so với việc giải nhiều bài toán bằng một cách mà không phân tích sâu sắc. 

1.4.3. Phân loại

         Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hoá học dựa trên cơ sở khác nhau: 

* Dựa vào mức độ kiến thức: cơ bản, nâng cao 

* Dựa vào tính chất bài tập: định tính, định lượng 

  16 

* Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh: lý thuyết, thực nghiệm 

* Dựa vào mục đích dạy học: ôn tập, luyện tập, kiểm tra 

* Dựa vào cách tiến hành trả lời: trắc nghiệm khách quan, tự luận 

* Dựa vào kỹ năng, phương pháp giải bài tập: lập công thức, hỗn hợp, tổng hợp chất, 

xác định cấu trúc…  

* Dựa vào loại kiến thức trong chương trình: dung dịch, điện hoá, động học, nhiệt hoá 

học, phản ứng oxi hoá - khử... 

* Dựa vào đặc điểm  bài tập: 

      - Bài tập định tính: giải thích hiện tượng, nhận biết, điều chế, tách hỗn hợp... 

      - Bài tập định lượng: có lượng dư, giải bằng trị số trung bình, giải bằng đồ thị... 

            Giữa  các  cách  phân  loại  không  có  ranh  giới  rõ  rệt,  sự  phân  loại  thường  để 

nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định 

1.4.4. Các phương pháp giải bài tập hóa học

1.4.4.1. Phương pháp bảo toàn số mol electron

Nội dung: “Trong phản ứng oxi hóa – khử, số mol electron mà chất khử cho bằng số 

mol electron mà chất oxi hóa nhận”. 

Phạm vi áp dụng: Phương pháp bảo toàn eletctron cho phép giải rất nhanh nhiều bài 

toán  trong đó có nhiều chất oxi hóa và chất khử  tham gia vì  theo phương pháp này 

không cần viết các PTPU và dĩ nhiên không cần cân bằng các ptpư.  

Các bước giải: 

- Xác định chất khử và chất oxi hóa ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối (bỏ qua 

các giai đoạn trung gian). 

- Viết các quá trình khử và quá trình oxi hóa (có thể theo phương pháp electron 

hoặc ion – electron). 

- Áp dụng định luật bảo toàn electron. 

Chú ý: Điều quan trọng nhất là nhận định đúng trạng thái đầu và trạng thái cuối cùng 

của các chất oxi hóa và chất khử, không cần tới các phương trình hóa học cũng như 

các sản phẩm trung gian. 

1.4.4.2. Phương pháp bảo toàn khối lượng

Nội dung: “Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản 

phẩm” 

  17 

Xét phản ứng:   A + B  C + D 

Luôn có:     DCBA mmmm  

Đánh giá phương pháp bảo toàn khối lượng 

- Phương pháp bảo toàn khối lượng cho phép giải nhanh được nhiều bài khi biết 

quan hệ về khối lượng của các chất trước và sau phản ứng. 

- Đặc biệt, khi chưa rõ phản ứng xảy ra là hoàn toàn hay không hoàn toàn thì 

việc sử dụng phương pháp này càng đơn giản hóa bài toán. 

-  Phương  pháp  bảo  toàn  khối  lượng  thường  được  sử  dụng  trong  các bài  toán 

hỗn hợp nhiều chất.  

Các bước giải: 

- Lập sơ đồ biến đổi các chất trước và sau quá trình phản ứng. 

- Từ giả thiết của bài toán tìm m trước và m sau (không cần biết là phản ứng 

hoàn toàn hay không hoàn toàn). 

- Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng để lập phương trình toán học, kết 

hợp với các dữ kiện khác để lập được hệ phương trình. 

- Giải hệ phương trình. 

Chú ý: Điều quan trọng nhất khi áp dụng phương pháp này là phải xác định đúng khối 

lượng chất tham gia phản ứng và tạo thành (lưu ý đến các chất kết tủa, bay hơi và khối 

lượng dung dịch). 

1.4.4.3. Phương pháp bảo toàn nguyên tố

Nội dung: Căn  cứ vào định  luật  bảo  toàn  nguyên  tố:  “Trong  các  phản ứng  hóa học 

thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn”.

  Như vậy:  “Tổng  số  mol  nguyên  tử  của  một  nguyên  tố X bất  kì  trước  và  sau 

phản ứng luôn bằng nhau”. 

Các bước giải 

- Viết sơ đồ (ptpư) các biến đổi 

- Rút ra mối liên hệ về số mol của các nguyên tố cần xác định theo yêu cầu của 

đề bài trên cơ sở định luật bảo toàn nguyên tố. 

Chú ý: 

  18 

- Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định được đúng các hợp phần có 

chứa nguyên tố X ở trước và sau phản ứng. Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với 

X để  rút ra mối liên hệ giữa các hợp phần. 

- Hạn chế viết ptpư mà thay vào đó nên viết sơ đồ phản ứng biểu diễn các biến 

đổi cơ bản của các nguyên tố quan tâm. 

1.4.4.4. Phương pháp tăng giảm khối lượng

Nội dung: “Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để 

xác định khối lượng một hỗn hợp hay một chất” 

Đánh giá phương pháp tăng giảm khối lượng 

- Phương pháp tăng giảm khối lượng cho phép giải nhanh được nhiều bài toán 

khi biết quan hệ về khối lượng và tỉ lệ mol của các chất trước và sau phản ứng. 

- Đặc biệt, khi chưa biết rõ phản ứng xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn thì 

việc sử dụng phương pháp này càng giúp đơn giản hóa bài toán. 

- Các bài toán giải theo phương pháp tăng giảm khối lượng đều có thể giải được 

theo phương pháp bảo toàn khối lượng. Vì vậy có thể nói phương pháp tăng giảm khối 

lượng và bảo toàn khối  lượng là anh em sinh đôi. Tuy nhiên  tùy từng bài  tập mà sử 

dụng phương pháp nào sẽ hiệu quả hơn. 

- Phương pháp tăng giảm khối lượng thường được sử dụng trong các bài toán 

hỗn hợp nhiều chất. 

Các bước giải: 

- Xác định mối quan hệ tỷ lệ mol giữa chất cần tìm và chất đã biết. 

- Lập sơ đồ chuyển hóa của 2 chất này. 

- Xem xét sự tăng hoặc giảm của M và m theo phản ứng và theo dữ kiện đề 

bài. 

- Lập phương trình toán học để giải. 

1.4.4.5. Phương pháp bảo toàn điện tích

Nội dung:

- Trong dd luôn trung hòa về điện nên một dd tồn tại đồng thời các các cation 

và anion thì tổng số điện tích dương bằng tổng số điện tích âm hay tổng số mol điện 

tích dương bằng tổng số mol điện tích âm. 

  19 

-  Ví  dụ: Dung dịch  X có  chứa  a  mol  Na+,  b mol  Mg2+,  c mol  HCO3-,  d  mol 

SO42- thì:  

a.1 + b.2 = c.1 + d.2 

Phạm vi áp dụng 

Định luật bảo toàn điện tích thường áp dụng cho các bài toán về chất điện li để: 

- Tìm số mol, nồng độ các ion hoặc pH của dd. 

- Xét xem sự tồn tại hay không tồn tại của một dd. 

Các bước giải 

- Xác định tổng số mol điện tích dương và tổng số mol điện tích âm. 

- Áp đụng định luật bảo toàn điện tích. 

- Xét các tương tác có thể xảy ra trong dd (nếu tạo được kết tủa, chất khí, chất 

điện li yếu). 

- Đối với quá  trình oxi hóa – khử phải nhận định đúng sự tồn  tại của  ion sau 

phản ứng. 

1.4.4.6. Phương pháp trung bình

Nội dung: 

Đối với một hỗn hợp bất kì ta luôn có thể biểu diễn chúng qua một đại lượng 

tương đương, thay thế cho cả hỗn hợp,  là đại  lượng trung bình (như khối lượng mol 

trung bình, số nguyên tử trung bình, số nhóm chức trung bình….), được biểu diễn qua 

biểu thức: 

                                            

n

ii

n

iii

n

nX

X 1

.

            

Trong đó: 

Xi là đại lượng đang xét của chất thứ i trong hỗn hợp 

ni là số mol của chất thứ i trong hỗn hợp 

Ví dụ: Công thức khối lượng mol phân tử trung bình hỗn hợp ( )

là khối lượng trung bình của một mol hỗn hợp.  

không phải hằng số mà có giá trị phụ thuộc vào thành phần về  lượng các 

chất trong hỗn hợp: 

  20 

1 1 2 2 3 3hh

1 2 3

n M + n M + n MKhogã lö ôïng hoãn hôïpM

Toång sog mol n + n + n  

Nếu hỗn hợp là chất khí thì  có thể tính theo công thức: 

1 1 2 2 3 3hh

1 2 3

V M + V M + V MM

V + V + V  

  luôn nằm trong khoảng khối  lượng mol phân  tử của các chất  thành phần 

nhỏ nhất và lớn nhất: 

Mmin <   < Mmax 

Biểu thức tính nguyên tử Cacbon trung bình: 

2

a(mol) b(mol)

CO

A

an + bm n n m n

a + b

nn

n

 

Trong đó nA là số mol hỗn hợp chất hữu cơ. 

Một hỗn hợp gồm nhiều chất cùng tác dụng với một chất khác  thì có  thể  thay 

thế hỗn hợp đó bằng một công thức trung bình với các điều kiện: 

- Các phản ứng xảy ra phải xảy ra cùng loại và cùng hiệu suất.  

- Số mol, thể tích hay khối lượng của chất trung bình phải bằng số mol, thể tích 

hay khối lượng của hỗn hợp. 

- Các kết quả phản ứng của chất trung bình phải y hệt như kết quả phản ứng của 

toàn bộ hỗn hợp.  

Công thức của chung cho toàn bộ hỗn hợp là công thức trung bình. 

Đánh giá 

- Phương pháp trung bình là một trong những phương pháp thuận tiện nhất cho 

phép giải nhanh chóng và đơn giản nhiều bài toán hóa học phức tạp. 

- Phương pháp này được áp dụng trong việc giải nhiều bài toán khác nhau kể cả 

vô cơ và hữu cơ, đặc biệt là chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán đơn giản. 

- Phương pháp trung bình còn giúp giải nhanh nhiều bài toán mà thoạt nhìn có 

vẻ là thiếu dữ kiện hoặc những bài toán cần biện luận để xác định chất trong hỗn hợp. 

Các bước giải: 

- Xác định trị số trung bình giúp giải quyết yêu cầu của bài toán. 

  21 

- Chuyển hỗn hợp về dạng công thức chung mn

BA  

- Xác định trị số  n ,  m … theo dữ kiện đã cho từ đó đưa ra kết luận cần thiết. 

Chú ý 

- Theo tính chất toán học ta luôn có: min(Xi) <  X <max(Xi) 

- Nếu các chất trong hỗn hợp có số mol bằng nhau thì trị trung bình đúng bằng 

trung bình cộng và ngược lại. 

- Nếu biết tỉ lệ mol các chất thì nên chọn số mol của chất có số mol ít nhất là 1, 

rồi suy ra số mol các chất còn lại, từ đó tính  X . 

1.4.4.7. Phương pháp đường chéo

Nội dung: Khi trộn lẫn hai dung dịch

  Khối lượng  Thể tích  Nồng độ (C% hoặc CM) 

Dung dịch 1  m1 V1 C1

Dung dịch 2  m2 V2 C2

Dung dịch cần pha   m = m1 + m2 V = V1 + V2 C

Sơ đồ đường chéo và công thức tương ứng với mỗi trường hợp: 

- Đối với nồng độ % về khối lượng: 

 

                                                                                     CC

CC

m

m

2

1

2

1  

 

- Đối với nồng độ mol: 

 

                                                                                     CC

CC

V

V

2

1

2

1  

 

Đánh giá phương pháp đường chéo 

- Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, giúp tăng tốc tính toán và là một công 

cụ đắc lực cho phương pháp trung bình. 

-  Phương  pháp  đường  chéo  có  thể  các  dụng  tốt  cho  nhiều  trường  hợp,  nhiều 

dạng bài tập, đặc biệt là dạng bài tập “pha chế dung dịch” và tính thành phần hỗn hợp.  

   m1 C1 |C2 - C |

m2 C2 |C1 – C|

V1 C1 |C2 - C |

V2 C2 |C1 - C |

  22 

-  Thường  sử  dụng  kết  hợp  giữa  đường  chéo  với  phương  pháp  trung  bình  và 

phương pháp bảo toàn nguyên tố. Với hỗn hợp phức tạp có thể sử dụng kết hợp nhiều 

đường chéo. 

- Nhược điểm của phương pháp này là không áp dụng được cho những bài toán 

trong  đó  có  xảy  ra  phản  ứng  giữa  các  chất  tan  với  nhau  (trừ  phản  ứng  với  nước). 

Phương pháp này không áp dụng được với trường hợp tính toán pH. 

Các bước giải: 

- Xác định trị số cần tìm từ đề bài 

- Chuyển các số liệu sang dạng đại lượng % khối lượng 

- Xây dựng đường chéo để tìm kết quả của bài toán. 

1.4.4.8. Phương pháp quy đổi

Nguyên tắc: Quy đổi là một phương pháp biến đổi toán học nhằm đưa bài toán ban đầu 

là một hỗn hợp phức tạp về dạng đơn giản hơn, qua đó làm cho các phép tính trở nên 

dễ  dàng  thuận  tiện.  Dù  tiến  hành  qui  đổi  theo  hướng  nào  thì  cũng  phải  tuân  thủ  2 

nguyên tắc: 

- Bảo toàn nguyên tố: Tức là tổng số mol mỗi nguyên tố ở hỗn hợp đầu và hỗn 

hợp mới phải như nhau. 

- Bảo toàn số oxi hóa: Tức là tổng số mol mỗi nguyên tố ở 2 hỗn hợp phải như 

nhau. 

Các hướng quy đổi 

- Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về hỗn hợp 2 chất hoặc một chất. 

Ví dụ : Với hỗn hợp các chất gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 ta có thể chuyển thành các tổ 

hợp sau (Fe và FeO), (Fe và Fe3O4), (Fe và Fe2O3), (Fe2O3 và FeO), (Fe3O4 và FeO), 

(Fe3O4 và Fe2O3) hoặc FexOy...... 

- Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về các nguyên tử tương ứng 

Ví dụ : Hỗn hợp (Fe, FeS,FeS2, Cu, CuS, Cu2S, S)  (Cu, Fe, S). 

- Quy đổi tác nhân oxi hóa trong phản ứng oxi hóa – khử. 

Với những bài toán trải qua nhiều giai đoạn oxi hóa khác nhau bởi những chất oxi 

hóa khác nhau, ta có thể quy đổi vai trò oxi hóa của chất oxi hóa này cho chất oxi hóa 

kia để bài toán trở nên đơn giản. 

Ví dụ: Quá trình oxh hoàn toàn Fe thành Fe3+ 

  23 

Fe  2O  FexOy  3HNO  Fe3+ có thể qui thành Fe  2O  Fe3+ 

Một số điểm lưu ý: 

- Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi khi ta gặp số âm đó là 

do sự bù trừ khối lượng của các chất trong hỗn hợp. Trong trường hợp này ta vẫn tính 

toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thỏa mãn. 

- Khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất (hỗn hợp X) từ 3 chất trở lên thành hỗn hợp 2 

chất hay 1 chất ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn số mol hỗn hợp. 

- Phương án qui đổi tốt nhất, có tính khái quát cao nhất là qui đổi thẳng về các 

nguyên tử tương ứng. Đây là phương án cho lời giải nhanh, gọn, dễ hiểu, biểu thị đúng 

bản chất hóa học. 

1.4.4.9. Phương pháp đồ thị

Nội dung: Trên cơ sở các phương trình hóa học, vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ số mol 

các chất phản ứng và chất cần xác định. Sau đó dựa vào đồ thị xác định lượng mà đề 

bài yêu cầu. 

Trong  hoá  học,  một  số  dạng  bài  tập  được  giải  dựa  trên  cơ  sở  nội  dung  của 

phương  pháp  này.  Đó  là  trường  hợp  mà  trong  thí  nghiệm  hoá  học  có  hai  quá  trình 

lượng kết tủa tăng dần, sau đó giảm dần đến hết khi lượng chất phản ứng có dư. Có thể 

vận dụng phương pháp này trong hoá học ở các trường hợp chủ yếu sau:  

- Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa hiđroxit của kim loại nhóm IIA. 

- Rót  từ  từ dung dịch  kiềm đến dư vào dung  dịch muối  nhôm hoặc muối  kẽm 

hoặc muối crom (III). 

-  Rót từ từ dung dịch axit đến dư vào dung dịch muối có chứa anion AlO2- hoặc 

ZnO22- hoặc CrO2

2-. 

- Sục khí NH3 vào dung dịch muối đồng. 

Một số lưu ý  

   - Bài toán có thể có một nghiệm hoặc hai nghiệm. 

        - Dựa vào dữ kiện thực nghiệm đề bài để xác định nghiệm đúng: 

                  + Thể tích nhỏ nhất: Trước điểm cực đại 

                  + Thể tích lớn nhất: Sau điểm cực đại 

                  + Không có yêu cầu nào: Thường có 2 nghiệm. 

Đánh giá phương pháp đồ thị: 

  24 

- Ưu điểm: Trực quan, sinh động. 

- Nhược điểm: Chỉ áp dụng được cho số ít trường hợp và mất thời gian vẽ đồ thị 

(hoặc phải nhớ dạng đồ thị một cách máy móc). 

Hướng sử dụng: 

- Không nên  lạm dụng phương pháp này,  chỉ nên dùng  trong  trường hợp  tìm 

khoảng giá trị hoặc cần có cái nhìn một cách trực quan. 

- Có thể giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn nguyên tố. 

Các bước giải 

- Xác định dạng toán phù hợp 

- Xây dựng đồ thị theo số mol 

- Xác định lượng chất mà đề bài yêu cầu từ đồ thị, chú ý đến các từ khóa “lớn 

nhất”, “nhỏ nhất” nếu có. 

1.4.4.10. Phương pháp đại số

- Viết các phương trình phản ứng 

-  Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tìm 

- Tính theo phương trình phản ứng và các ẩn số đó để lập ra các phương trình 

đại số 

- Giải phương trình đại số hoặc hệ phương trình đại số và biện luân kết quả nếu 

cần 

- Một số bài toán cho thiếu dữ kiện nên khi giải bằng phương pháp đại số, số ẩn 

nhiều  hơn  số  phương  trình  và  có  dạng  vô  định  không  giải  được. Nếu  dùng  phương 

pháp ghép ẩn ta có thể giải loại bài toán này một cách dễ dàng. 

1.4.4.11. Phương pháp sử dụng công thức kinh nghiệm

- Xét bài toán tổng quát 

    M0      2O    hỗn hợp rắn (M,MxOy)     nđSOHHNO ,( 423      M+n + N (S) 

m gam        (1)              m1 gam                           (2)                                 (n: max) 

Gọi: Số mol kim loại là a 

        Số oxi hóa cao nhất (max) của kim loại là n 

         Số mol electron nhận ở (2) là t mol 

Ta có : 

      M   –   n e      M+n         Số mol electron nhường là na (mol) 

  25 

      a na

Theo định luật bảo toàn electron ta có:  natmm

81   

Nhân cả hai vế với M ta được : 

).(.8

)( 1 aMntMmmM

           mntMnMmM

..8

.

8

. 1  

 

8

..8

1

Mn

tMmM

m

   (1) 

- Nếu kim loại đã cho là Fe có M = 56, n = 3 ta được m = 0,7.m1 + 5,6.t (1) 

- Nếu kim loại đã cho là Cu có M = 84, n = 2 ta được m = 0,8.m1+ 6,4.t (2) 

Khi biết 2 trong 3 đại lượng m, m1, t ta tính được ngay đại lượng còn lại. 

Phạm vi áp dụng : 

- Chỉ áp dụng khi HNO3 (hoặc H2SO4 đặc nóng) lấy dư hoặc vừa đủ. 

- Công thức kinh nghiệm trên chỉ áp dụng với hai kim loại là Fe và Cu. 

Các bước giải : 

- Tìm tổng số mol electron nhận ở giai đoạn khử N+5 hoặct S+6 

- Tìm tổng khối lượng hỗn hợp kim loại và oxit kim loại. 

- Áp dụng công thức (1) và (2). 

Ngoài  ra,  trong  quá  trình  giải  bài  tập  ta  còn  có  thể  xây  dựng  được  rất  nhiều 

công thức kinh nghiệm dành cho những dạng bài toán khác nhau 

1.4.4.12. Phương pháp ghép ẩn số

Nội dung : 

Phương pháp ghép ẩn  số giúp học  sinh hiểu  rõ hơn về bản chất hóa học, đặc 

biệt khi dạy các bài tập tiền đề khi học về hóa học. 

Phương  pháp  này  áp  dụng  cho  bài  toán  mà  số  phương  trình  ít  hơn  số  ẩn,  ta 

không thể tìm được nghiệm của từng ẩn mà phải thế từ những phương trình đơn giản 

vào phương trình phức tạp để tìm ra giá trị cần tìm. 

Cách giải: 

- Viết phương trình phản ứng 

- Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tìm 

  26 

- Tính theo các phương trình phản ứng và các ẩn số để lập ra phương trình đại 

số. 

- Giải phương trình đại số hoặc hệ phương trình bằng cách ghép ẩn và biện luận 

kết quả cần tìm. 

1.4.5. Quá trình giải bài tập hóa học

Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau: 

Giai đoạn 1: Nghiên cứu đầu bài 

         - Đọc kỹ đầu bài .

         - Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (nên tóm tắt dưới dạng sơ đồ cho 

dễ sử dụng). 

         - Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản. 

         - Viết các phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra. 

Giai đoạn 2:  Xây dựng tiến trình luận giải 

         Thực chất là tìm con đường đi từ cái cần tìm đến cái đã cho. Bằng cách xét một 

vài các bài toán phụ liên quan. Tính logic của bài toán có chặt chẽ hay không là ở giai 

đoạn này. Nếu GV biết  rèn  luyện cho HS  tự xây dựng cho mình một  tiến  trình  luận 

giải tốt, tức là GV viên đã cung cấp  cho HS con đường tối ưu để chiếm lĩnh tri thức. 

Thông qua đó HS không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giải mà còn có được một 

cách thức suy luận, lập luận để giải bất kỳ một bài tập nào khác.  

Giai đoạn 3: Thực hiện tiến trình giải

          Quá  trình này ngược với quá  trình giải, mà thực chất  là  trình bày  lời giải một 

cách tường minh từ giả thiết đến cái cần tìm. Với các bài tập định lượng, phần lớn là 

đặt ẩn số, dựa vào mối  tương quan giữa các ẩn số để  lập phương  trình, giải phương 

trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả (nếu cần). 

Giai đoạn 4: Đánh giá việc giải 

           Bằng cách khảo sát lời giải đã được tìm, kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải. Có 

thể đi đến kết quả bằng cách khác không ? Tối ưu hơn không ? Tính đặc biệt của bài 

toán là gì ?... Trên thực tế ngay cả với những học sinh giỏi, sau khi tìm ra cách giải và 

trình bày lập  luận của mình một cách sáng sủa, cũng xem như việc giải đã kết  thúc. 

Như vậy chúng ta đã bỏ mất một giai đoạn quan trọng và rất bổ ích cho việc học hỏi. 

Việc nhìn lại cách giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, HS có thể củng 

  27 

cố kiến thức và phát triển khả năng giải bài tập của mình. Người GV phải hiểu và làm 

cho HS hiểu: không có một bài tập nào hoàn toàn kết thúc, bao giờ cũng còn lại một 

cái gì để suy nghĩ. Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu khó suy nghĩ thì có thể hoàn thiện 

cách giải và trong mọi trường hợp, bao giờ cũng hiểu được cách giải sâu sắc hơn, sau 

một số bài tập nhất định giáo viên có thể gợi mở cho HS một số vấn đề phát triển mới 

của bài tập, hướng phát triển mới có  thể có của bài tập mà HS có thể tự tìm ra cách 

giải quyết. 

1.4.6. Quan hệ giữa bài tập hóa học và phát triển tư duy cho học sinh;

  Theo thuyết hoạt động có đối tượng thì năng lực chỉ có thể hình thành và phát 

triển trong hoạt động. Để giúp HS phát triển năng lực tư duy thì cần phải tập luyện cho 

HS hoạt động tư duy sáng tạo, mà đặc trưng cơ bản nhất là tạo ra những phẩm chất tư 

duy mang tính mới mẻ. Trong học tập hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để 

phát triển tư duy cho HS là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện 

để thông qua hoạt động này các năng lực trí tuệ được phát triển, HS sẽ có những sản 

phẩm tư duy mới, thể hiện ở: 

- Năng lực phát hiện vấn đề mới. 

- Tìm ra hướng đi mới. 

- Tạo ra kết quả mới. 

Để làm được điều đó, trước hết người giáo viên cần chú ý hoạt động giải BTHH 

để tìm ra đáp số không phải chỉ là mục đích mà chính là phương tiện hiệu nghiệm để 

phát triển tư duy cho HS. BTHH phải đa dạng phong phú về thể loại và được sử dụng 

trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện 

tập, kiểm tra, … Thông qua hoạt động giải BTHH, mà các thao tác tư duy như so sánh, 

phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, … thường xuyên được rèn luyện và 

phát triển, các năng lực: quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, suy nghĩ độc lập, … không 

ngừng được nâng cao, biết phê phán nhận xét đúng, tạo hứng thú và lòng say mê học 

tập, … để  rồi  cuối cùng  tư duy của HS được  rèn  luyện và phát  triển  thường xuyên, 

đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của HS lên 

một tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách của HS 

Để nâng cao năng lực tư duy đa hướng cho HS thì biện pháp tốt nhất là sử dụng 

các bài toán có nhiều cách giải. Bài toán hoá học mà có thể giải được bằng nhiều cách 

  28 

với những phương pháp giải khác nhau thì bài toán đó được gọi là bài toán hoá học có 

nhiều cách giải. Bài toán được giải với các cách giải khác nhau nhưng vẫn  có cùng kết 

quả thì bài toán hoá học nhiều cách giải mang đến tính hứng thú cho HS lẫn GV hướng 

dẫn HS giải. Khi được GV yêu cầu làm bài tập với nhiều cách giải khác nhau thì HS 

có cơ hội vận dụng tất cả các phương pháp giải toán hoá học đã được GV giảng dạy, tư 

duy của HS cũng phát triển. Với những bài toán hoá học mà việc chọn cách giải phù 

hợp  sẽ  làm  tiết  kiệm  thời  gian  giải  bài  điều  này  rất  tốt  với  cách  giải  bài  toán  trắc 

nghiệm như hiện nay. 

 

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:    

1. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học: Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp 

dạy học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học và phương hướng đổi mới PPDH 

hóa học.  

2. Vấn đề rèn luyện tư duy, tư duy đa hướng: Định nghĩa, tầm quan trọng, đặc điểm, 

phẩm chất của  tư duy,  tư duy khoa học  tự nhiên,  tư duy hóa học, mối quan hệ giữa 

BTHH và rèn luyện tư duy 

3. Cơ sở lý luận bài tập hóa học: Khái niệm, tác dụng, phân loại bài tập hóa học, 12 

phương pháp giải bài toán hóa học. 

Tất cả các vấn đề trên là nền tảng cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên một số vấn 

đề, cần được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, góp phần phát triển năng 

lực tư duy HS lên một mức cao nhất. 

 

 

  29 

CHƯƠNG 2

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY ĐA HƯỚNG CHO HỌC SINH

2.1. Những kiến thức trọng tâm và hệ thống kỹ năng cơ bản phải đạt được từ

phần Kim loại lớp 12

2.1.1. Đại cương kim loại

2.1.1.1. Kiến thức

* Biết được:

- Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ 

biến, liên kết kim loại. 

- Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy...), ứng 

dụng của một số hợp kim 

- Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. 

* Hiểu được: 

- Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. 

- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim,  ion H+  trong nước, dung 

dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối). 

- Quy  luật sắp xếp  trong dãy điện hóa các kim  loại  ( các nguyên tử được sắp 

xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần 

tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó. 

- Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá. 

- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại. 

-  Nguyên  tắc  chung và  các  phương  pháp điều  chế kim  loại  (điện  phân,  nhiệt 

luyện, dùng kim loại mạnh khử  ion kim loại yếu hơn). 

2.1.1.2. Kĩ năng

- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị. 

- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử  dựa vào dãy điện hoá . 

- Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim 

loại, PTHH điều chế kim loại cụ thể 

- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp, trong hợp kim 

  30 

- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá 

- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào 

những đặc tính của chúng. 

- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp. 

- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo 

hiệu suất hoặc ngược lại. 

2.1.2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

2.1.2.1. Kiến thức

* Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm, kim 

loại kiềm thổ, nhôm 

-  Một  số  ứng  dụng  quan  trọng  của  kim  loại  kiềm  và  một  số  hợp  chất  như 

NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3, Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O  

-  Tính  chất  vật  lí  và  ứng  dụng  của  một  số  hợp  chất:  Al2O3,  Al(OH)3  ,  muối 

nhôm. 

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của 

nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng. 

- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch. 

 

* Hiểu được  

- Tính chất hoá học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 

- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác 

dụng với bazơ mạnh;  

-  Phương  pháp  điều  chế  kim  loại  kiềm,  kiềm  thổ  (điện  phân  muối 

halogenua nóng chảy). 

- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy  

- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.

2.1.2.2. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và 

một số hợp chất kim loại kiềm, kiềm thổ 

  31 

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương 

pháp điều chế. 

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm, 

kiềm thổ và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm. 

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học 

chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2. 

- Dự đoán,  kiểm  tra  bằng  thí  nghiệm và kết  luận được  tính chất hóa học  của  

nhôm, nhận biết ion nhôm  

- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết 

ion nhôm  

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm, hợp chất nhôm 

- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm. 

-  Tính  thành  phần  phần  trăm  về  khối  lượng  muối  kim  loại  kiềm,  kiềm  thổ, 

nhôm trong hỗn hợp phản ứng. 

2.1.3. Sắt và một số kim loại quan trọng

2.1.3.1. Kiến thức

* Biết được: 

- Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt. 

- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, 

clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối). 

- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2). 

- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt. 

- Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu,...) 

-  Vị  trí,  cấu  hình  electron hoá  trị,  tính  chất  vật  lí  (độ  cứng, màu,  khối  lượng 

riêng) của crom, số oxi hoá; tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, 

clo, lưu huỳnh, dung dịch axit). 

- Tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3  (tính  tan,  tính oxi hoá và 

tính khử, tính lưỡng tính); Tính chất của hợp chất crom (VI),  K2CrO4, K2Cr2O7 (tính 

tan, màu sắc, tính oxi hoá). 

- Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí, ứng dụng của đồng. 

  32 

- Đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, axit có tính oxi hoá 

mạnh). 

- Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính bazơ, tính tan), CuSO4.5H2O (màu sắc, tính 

tan, phản ứng nhiệt phân). ứng dụng của đồng và hợp chất. 

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron hoá trị của niken, kẽm, chì và 

thiếc. 

- Tính chất vật lí (màu sắc, khối lượng riêng). 

- Tính chất hoá học (tính khử : tác dụng với phi kim, dung dịch axit), ứng dụng 

quan trọng của chúng. 

* Hiểu được :  

- Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO,  Fe(OH)2, muối sắt (II). 

- Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III). 

2.1.3.2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt. 

- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt. 

- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào 

số liệu thực nghiệm. 

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất 

của sắt. 

- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn  minh hoạ tính chất hoá học của  sắt 

- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch. 

- Tính  % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.  

- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm. 

- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá 

trình sản xuất gang, thép. 

- Viết các PTHH phản ứng oxi hoá - khử  xảy ra trong lò luyện gang. 

- Sử dụng và bảo quản hợp lí được một số hợp kim của sắt. 

- Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo 

hiệu suất 

- Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất, của đồng 

và hợp chất của đồng; 

  33 

- Viết các PTHH thể hiện tính chất của crom và hợp chất crom. 

- Tính thể tích hoặc nồng độ dung dịch K2Cr2O7  tham gia phản ứng. 

-  Viết  được  các phương  trình hoá học  minh  hoạ  tính  chất   Sử dụng  và bảo 

quản đồng hợp lí dựa vào các tính chất của nó. 

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng đồng hoặc hợp chất đồng trong hỗn 

hợp. 

- Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim loại niken, kẽm, thiếc 

và chì. 

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng. 

 

2.2. Những nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài hóa học có nhiều cách giải để

rèn luyện tư duy

Bài tập SGK Hóa học được coi là một trong những nguồn cung cấp tri thức cơ 

bản cho HS và là phương tiện để GV tổ chức các hoạt động dạy học nhằm nâng cao 

chất lượng kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy cho HS. Để định hướng cho việc xây 

dựng hệ thống bài tập Hóa học nhằm rèn luyện tư duy đa hướng cho học sinh, chúng 

tôi đề xuất các nguyên tắc sau : 

  - Hệ thống bài tập phải bám sát mục tiêu môn học. 

  - Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. 

  - Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng. 

  - Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, từ cơ bản đến nâng cao 

  - Hệ thống bài tập phải có nhiều cách giải. 

  - Hệ thống bài tập phải đảm bảo góp phần rèn luyện năng lực tư duy cho HS 

nhất là tư duy đa hướng, nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học  

2.3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập

Quy trình  thiết kế hệ  thống bài  tập  trong luận văn này được thực hiện 9 bước 

sau đây : 

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học, kiến thức trọng tâm. 

Bước 2: Nghiên cứu tìm hiểu trình độ của HS. 

Bước 3: Nghiên cứu nội dung bài  tập  trong SGK, BT Hóa học  lớp 12 và  tìm 

đọc tài liệu tham khảo có liên quan. 

  34 

Bước 4: Lựa chọn những bài tập Hóa học có nhiều cách giải hay. 

Bước 5: Xây dựng  và bổ sung  thêm các dạng bài  tập Hóa học có nhiều cách 

giải. 

Bước 6: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp. 

Bước 7: Chỉnh sửa, sắp xếp theo các dạng bài, theo mức độ từ cơ bản đến nâng 

cao 

Bước 8: Thực nghiệm. 

Bước 9: Hoàn thiện hệ thống bài tập đã xây dựng. 

  Dưới đây là một số ví dụ về bài tập hóa học nhiều cách giải được sử dụng nhằm 

nâng cao năng lực tư duy đa hướng cho HS. Các ví dụ được lựa chọn và  sắp xếp theo 

các dạng bài tập thường gặp trong phần kim loại như:  

- Kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng với nước 

- Kim loại tác dụng với dung dịch axit không có tính oxi hóa như HCl, H2SO4 

loãng 

- Kim loại tác dụng với dung dịch axit có tính oxi hóa như HNO3, H2SO4 đặc 

- Kim loại tác dụng với muối 

-  Hợp  chất  của  kim  loại  tác  dụng  với  axit  không  có  tính  oxi  hóa  như  HCl, 

H2SO4 loãng 

-  Hợp  chất  kim  loại  tác  dụng với  dung  dịch  axit  có  tính  oxi  hóa  như HNO3, 

H2SO4 đặc 

- Dung dịch kiềm tác dụng với CO2, SO2 

- Muối cacbonat 

-  Bài  toán  về  tính  chất  lưỡng  tính  của  nhôm  hidroxit  Al(OH)3,  Cr(OH)3, 

Zn(OH)2 

- Bài toán nhiệt luyện 

2.4. Một số ví dụ về bài tập hóa học nhiều cách giải phần kim loại lớp 12

Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B nằm kế tiếp nhau trong nhóm IA. Lấy 

6,2g X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít H2 (đktc). Xác định A, B? 

Lời giải

Cách 1: Phương pháp đại số

PTHH:       A + H2O      AOH + 1/2 H2 

  35 

B + H2O      BOH + 1/2 H2    

Đặt số mol A là x, số mol B là y. Theo đầu bài ta có hệ phương trình:                    

. . 6, 2

2, 242. 0, 2

22, 4

A x B y

x y

 

Vì A, B nằm kế tiếp nhau trong nhóm IA  

* Giả sử    : 7 23 6,2

0: 0,2

A Li x yy

B Na x y

: Không thỏa mãn 

* Giả sử     : 23 39 6,2 0,1

: 0,2 0,1

A Na x y x

B K x y y

 (thỏa mãn) 

* Giả sử :

:

A Rb

B C s

 hoặc :

:

A Rb

B Cs

   (đều không thỏa mãn) 

Vậy A là Na, B là K 

Cách 2: Phương pháp trung bình

Đặt công thức chung của A và B là R 

                                       B + H2O       AOH + 1/2 H2    

                                  0,2 mol                                0,1mol 

  236,2

31( / )390,2

A

B

MM g mol

M

     (Thỏa mãn) 

Vậy A là Na, B là K 

Cách 3: Phương pháp trung bình kết hợp bảo toàn mol electron

Đặt công thức chung của A và B là R 

        R     R+ +  1e                                       H2O +  1e     OH- + 1/2H2 

   0,2 mol           0,2 mol                                           0,2 mol            0,1 mol 

                   236,2

31( / )390,2

A

B

MM g mol

M

     (Thỏa mãn) 

Vậy A là Na, B là K 

  36 

Nhận xét: Thông thường HS giải bài toán theo cách 1, tuy nhiên cách 1 học sinh phải

biện luận và đa số HS lúng túng. Tuy nhiên nếu HS tinh ý và tư duy tốt, biết phương

pháp trung bình thì với cách 2 và cách 3 việc giải bài toán sẽ dễ dàng hơn. 

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được 7,84 lít 

khí (đktc) và dung dịch A. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần để trung hòa hết dung 

dịch A? 

Lời giải

Cách 1: Phương pháp đại số

Gọi số mol Na và Ba lần lượt là x và y 

  2Na   +   2H2O             2NaOH    +    H2           (1) 

                x                                         x              0,5x 

              Ba   +    2H2O             Ba(OH)2   +    H2           (2) 

                y                                         y                 y 

              NaOH    +    HCl           NaCl     +    H2O          (3) 

                x                  x                    

              Ba(OH)2   +   2HCl           BaCl2     +    2H2O    (4) 

                x                    2x    

Theo phương trình (1), (2) ta có: 2

7,840,5 0,35( )

22,4Hn x y mol    

                                                     x + 2y = 0,7 (mol)      

Theo phương trình (3), (4): nHCl =  x + 2y = 0,7 (mol) 

                                             0,7

0,35( )2

HClV l   

Cách 2: Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn

                            H2O     OH-  +  ½ H2   

    (mol)                               0,7        0,35 

                            H+   +   OH-       H2O 

     (mol)              0,7         0,7              

                         0,7

0,35( )2

HClV l  

  37 

Nhận xét: Nếu giải bằng cách 1 thì HS sẽ phải viết rất nhiều phương trình phản ứng,

đặc biệt nếu bài tập này cho hỗn hợp axit thì việc viết phương trình phản ứng trở nên

phức tạp hơn, dễ dẫn tới HS bế tắc không giải được. Nếu giải bằng cách 2 thì sẽ đơn

giản hơn, HS còn hiểu được bản chất của phản ứng trung hòa.

Ví dụ 3: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung 

dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau 

phản ứng?  

Lời giải

Cách 1: Phương pháp đại số

Nếu HS chưa được trang bị nhiều về phương pháp giải toán thì thường các em đều làm 

theo cách này. 

Theo bài ra :  2Hn 0,1mol  

Phương trình hóa học các phản ứng : 

2 4 2 4 3 22Al 3H SO Al (SO ) 3H 

2 4 4 2Zn H SO ZnSO H  

  x      1,5x            0,5x        1,5x            y         y            y          y 

Từ đó ta có hệ phương trình : 

27x 65y 3,68 x 0,04

1,5x y 0,1 y 0,04

 

Vậy  2 4 3 4Al (SO ) ZnSOn 0,5x 0,02mol; n y 0,04mol  

muèim 0,02.342 0,04.161 13,28g    

Giải  toán  bằng  phương  pháp  đại  số  thường  dài  nhưng  sẽ  rèn  cho  HS  kỹ  năng  viết 

phương trình phản ứng, hiểu rõ hơn bản chất của bài toán. 

Cách 2: Bảo toàn electron

3Al Al 3e        2Zn Zn 2e     22H 2e H  

  x                      3x                 y                          2y                       0,2        0,1  

Từ đó ta có hệ:  

27x 65y 3,68 x 0,04

3x 2y 0,2 y 0,04

 

Vậy  2 4 3 4Al (SO ) ZnSOn 0,5x 0,02mol; n y 0,04mol  

  38 

muèim 0,02.342 0,04.161 13,28g  

Phương pháp bảo toàn electron sẽ giúp HS tư duy bài toán dưới góc độ phản ứng oxi 

hóa - khử từ đó khắc sâu bản chất của các phản ứng. 

Cách 3: Bảo toàn điện tích

Ta có:  224

®t ©m HSO Hn 2n n 2n 0,2mol  

Trong dung dịch sau phản ứng : 

3 2®t d­¬ng Al Znn 3n 2n 3x 2y

 (Với x, y lần lượt là số mol Al và Zn) 

Sau phản ứng số mol SO42- không đổi nên áp dụng bảo toàn điện tích cho dung dịch 

sau phản ứng ta có: 3x + 2y = 0,2 

Mặt khác    mhh = 27x + 65y = 3,68. Từ đó ta có hệ phương trình : 

27x 65y 3,68 x 0,04

3x 2y 0,2 y 0,04

 

Vậy  2 4 3 4Al (SO ) ZnSOn 0,5x 0,02mol; n y 0,04mol  

muèim 0,02.342 0,04.161 13,28g  

Phương pháp này giúp HS hiểu rõ hơn bản chất của các ion trong dung dịch. 

Cách 4: Phương pháp số học

* Giả sử hỗn hợp 3,68 g chỉ có Al ta có :

Al

3,68 92n mol

27 675         

2H Al

3 46n n mol

2 225 

Vậy số mol H2 thoát ra nhiều hơn so với thực tế là :  46 47

0,1 mol225 450

 

Khi chuyển 1 gam Al thành 1 gam Zn thì số mol H2 thoát ra sẽ giảm một lượng là : 

3 1 1 47

. mol2 27 65 1170

 

Vậy trong phép giả sử trên ta đã chuyển lượng Zn thành Al là : 47 47

: 2,6g450 1170

 

Do đó trong hỗn hợp đầu có 2,6g Zn và 3,68 – 2,6 = 1,08g Al 

Vậy  2 4 3Al (SO ) Al

1 1 1,08n n . 0,02mol

2 2 27                 

4ZnSO Zn

2,6n n 0,04mol

65 

muèim 0,02.342 0,04.161 13,28g  

  39 

*Giả sử 3,68g hỗn hợp chỉ có Zn 

2Zn H Znn n 0,1mol m 6,5g

Khối lượng lớn hơn so với thực tế là 6,5 – 3,68 = 2,82g 

Nếu đổi 1 mol H2 do Al sinh ra thành 1 mol H2 do Zn sinh ra thì khối lượng tăng lên là 

2

65 .27 47g3

 

Như vậy trong phép giả sử trên ta đã đổi lượng Al thành Zn là  2,82

0,06mol47

 

Do đó số mol H2 do Al sinh ra là 0,06 mol; số mol H2 do Zn phản ứng sinh ra là 0,04 

mol. 

Zn Aln 0,04mol; n 0,04mol  

Vậy  2 4 3Al (SO ) Al

1n n 0,02mol

2; 

4ZnSO Znn n 0,04mol  

muèim 0,02.342 0,04.161 13,28g  

Phương pháp số học tuy dài nhưng có tác dụng tốt trong việc rèn tư duy logic toán học 

cho HS. 

Cách 5: Phương pháp trung bình

Đặt công thức chung của hỗn hợp là  M  ta có phản ứng : 

* Kết hợp viết phương trình hóa học của phản ứng

22 4 4 2n2M nH SO M (SO ) nH  

0,2/n   0,1                  0,1/n          0,1 

Ta có:  KL

0,2 Mm .M 3,68 18,4 (1)

n n 

muèi

0,1 Mm 2M 96n 0,2. 0,1.96 (2)

n n 

Thay (1) vào (2) ta có mmuối = 13,28g 

* Kết hợp với bảo toàn electron và bảo toàn điện tích

n

M M ne3,68 3,68

nM M

 22H 2e H

0,2 0,1

 

  40 

Áp dụng bảo toàn electron ta có:        3,68

n 0,2 M 18,4nM

 

Mặt khác theo bảo toàn điện tích ta có:  2 n

4SO M

n n 3,68n n 0,1mol

2 2 M 

Vậy  24

muèi M SOm m m 3,68 0,1.96 13,28g  

Cách 6. Bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố

Áp dụng bảo toàn nguyên tố H ta có : 2 4 2H SO Hn n 0,1mol  

Mặt khác theo bảo toàn khối lượng : 

2 4 2muèi KL H SO Hm m m m 3,68 0,198 0,1.2 13,28g  

Cách 7. Bảo toàn nguyên tố, tăng giảm khối lượng

Áp dụng bảo toàn nguyên tố H và S ta có : 

22 4 24

H SO HSOn n n 0,1mol

 

24

muèi KL SOm m m 3,68 0,1.96 13,28g  

Nhận xét: Ngoài ra bài toán này còn có thể giải bằng phương pháp sơ đồ chéo hay

công thức trung bình để tìm ra khối lượng mỗi muối. Tuy nhiên nếu bài toán chỉ yêu

cầu tính tổng khối lượng muối thì giải bằng cách 7 là đơn giản và nhanh hơn cả.

Các phương pháp bảo toàn không những giúp ta giải nhanh nhiều bài toán hóa

học mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục triết học duy vật biện chứng từ đó

phát triển tư duy biện chứng cho HS.

Ví dụ 4: Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 

đặc  nóng  dư,  thu  được  10,08  lit  khí  SO2  (sản  phẩm  khử  duy  nhất,  đktc)  và  m  gam 

muối. Tính m. 

Lời giải

Theo bài ra ta có:  2SO

10,08n 0,45mol

22,4

Cách 1: Phương pháp đại số

Đặt x, y lần lượt là khối lượng của Fe và Al trong hỗn hợp đầu 

Phương trình  hóa học của các phản ứng : 

 

  41 

0t

2 4 2 4 3 2 22Fe 6H SO Fe (SO ) 3SO 6H O

   x                                 0,5x           1,5x 

0t

2 4 2 4 3 2 22Al 6H SO Al (SO ) 3SO 6H O

   y                                 0,5y         1,5y 

Từ đó ta có hệ phương trình : 

56x 27y 11 x 0,1

1,5x 1,5y 0,45 y 0,2 

2 4 3 2 4 3Fe (SO ) Al (SO )n 0,5x 0,05mol; n 0,5y 0,1mol  

Vậy m = 0,05.400 + 0,1.342 = 54,2 g 

Cách 2: Bảo toàn electron

Các quá trình oxi hóa - khử: 

3 3

Fe Fe 3e Al Al 3ex 3x y 3y

   

6 42

S 2e S (SO ) 0,9 0,45

 

Theo bảo toàn electron ta có : 3x + 3y = 0,9 

Mặt khác mhh = 56x + 27y = 11 

Giải hệ 2 phương trình trên ta được: x = 0,1; y = 0,2 

2 4 3 2 4 3Fe (SO ) Al (SO )n 0,5x 0,05mol; n 0,5y 0,1mol  

Vậy m = 0,05.400 + 0,1.342 = 54,2 

Cách 3: Dùng công thức trung bình

Đặt công thức chung của 2 kim loại là M  

* Kết hợp với viết phương trình phản ứng

22 4 4 2 2n

2M 6H SO M (SO ) 3SO 3H O

0,3 0,15 0,45 

hh

11m 0,3M 11 M

0,3 

Vậy  muèim 0,15.(2M 96.3) 0,3M 0,35.96 54,2g  

Vậy m = 54,2. 

* Kết hợp với bảo toàn electron

Các quá trình oxi hóa - khử: 

  42 

3 6 42

M M 3e S 2e S (SO )x 3x 0,9 0,45

 

Áp dụng bảo toàn electron ta có: 3x = 0,9   x = 0,3 mol 

2 4 3M (SO )m 0,15.(2M 3.96) 0,3M 0,45.96 11 43,2 54,2g  

Vậy m = 54,2 

* Kết hợp với bảo toàn electron và bảo toàn điện tích

Tương tự cách 3.2 ta có 3M

n 0,3mol  

Theo bảo toàn điện tích:  2 34SO trong muèi M

3 3n n .0,3 0,45mol

2 2 

Vậy  2n

4muèi trong muèi MSOM

m m m m 0,45.96 11 43,2 54,2g  

Đáp án: m = 54,2 

* Kết hợp với sơ đồ chéo

Từ 3.1 ta có  11

M0,3  

Ta có sơ đồ chéo: 

Fe (M = 56)

Al (M = 27)

M = 

58

29n

Fe

nAl

11

0,3

3

3

2=

1

 

Như vậy nếu gọi số mol Fe là x thì số mol Al là 2x. Khi đó: 27x + 56.2x = 11 

x = 0,1. 2 4 3 2 4 3Fe (SO ) Fe Al (SO ) Al

1 1n n 0,05mol; n n 0,1mol

2 2

 

Vậy m = 0,05.400 + 0,1.342 = 54,2. 

Cách 4: Phương pháp bảo toàn khối lượng

Ta có:  2 4 2 2KL H SO p­ muèi SO H Om m m m m  

           

2 4 2 2muèi KL H SO p­ SO H Om m m (m m )  

Mặt khác theo phương trình phản ứng trên ta có:  2 2 4 2H O H SO p­ SOn n 2n 0,9mol  

m = 11 + 0,9.98 – (0,45.64 + 0,9.18) = 54,2 

Cách 5: Phương pháp bảo toàn điện tích

  43 

Quá trình khử : 

24 2 24H SO 2e SO 2H O 

Áp dụng bảo toàn điện tích ta có  224

SOe trao ®æiSO t¹o muèi

1n n n 0,45mol

2  

Như vậy  24

muèi KL SO t¹o muèim m m 11 0,45.96 54,2g

Cách 6: Phương pháp số học

*Giả sử 11 gam hỗn hợp chỉ có Fe

2Fe SO Fe

11 3 16,5n mol n n (mol)

56 2 56  

Như vậy số mol SO2 giảm so với thực tế là:  16,5 8,7

0,45 (mol)56 56  

Mặt khác nếu ta chuyển 1 gam Al thành 1 gam Fe thì số mol SO2 tạo thành sẽ giảm đi 

một lượng: 

3 1 1 29mol

2 27 56 1008  

Như vậy trong phép giả sử trên ta đã chuyển lượng Fe thành Al là: 8,7 29

: 5,4g56 1008  

Vậy trong hỗn hợp đầu có 5,4g Al và 11 – 5,4 = 5,6g Fe 

2 4 3 2 4 3Fe (SO ) Fe Al (SO ) Al

1 1n n 0,05mol; n n 0,1mol

2 2  

Vậy m = 0,05.400 + 0,1.342 = 54,2. 

* Giả sử 0,45 mol SO2 là do Fe sinh ra

2Fe SO Fe

2n n 0,3mol m 16,8g

Trong thực tế: khối lượng hỗn hợp là 11g nên trong phép giả sử trên đã làm tăng 5,8g 

hỗn hợp 

Mặt khác cứ thay 1mol SO2 được tạo ra do Al bằng 1 mol SO2 được tạo ra do Fe thì 

khối lượng hỗn hợp tăng một lượng là : 2 2 58

.56 .27 g3 3 3

 

Như vậy trong phép giả sử trên ta đã thay số mol SO2 sinh ra do Al bằng SO2 sinh ra 

do Fe một lượng là:  58

5,8 : 0,3mol3

 

  44 

Như vậy số mol SO2 do Al tạo ra là 0,3 mol nên 

2Al SO Fe

2 11 0,2.54n n 0,2mol n 0,1mol

3 56 

2 4 3 2 4 3Fe (SO ) Fe Al (SO ) Al

1 1n n 0,05mol; n n 0,1mol

2 2  

Vậy m = 0,05.400 + 0,1.342 = 54,2. 

Ví dụ 5: Hòa tan hoàn toàn 7,56 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 

8,064 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4 đặc, 

nóng  thu được 0,12 mol một sản phẩm duy nhất  chứa  lưu huỳnh. Hãy xác định sản 

phẩm khử đó? 

Lời giải

Bài toán này có hai giai đoạn tính: 

* Tính số mol của Mg, Al 

Cách 1: Phương pháp đại số

Gọi số mol Mg, Al lần lượt là x, y 

              Mg  +  2HCl      MgCl2  +  H2   

               x                                            x 

             2Al   +   6HCl        2AlCl3  +  3H2  

               y                                               1,5y  

Theo đề bài ta có hệ phương trình 

             

24 27 7,560,18

8, 0641,5 0,36 0,12

22, 4

x yx

x y y

  

Cách 2: Phương pháp bảo toàn mol electron

 Mg        Mg+2  +  2e                                      2H+  +  2e     H2 

  x                           2x                                                 0,72      0,36 

 Al          Al+3   +  3e 

  y                           3y 

Ta có:      24 27 7,56 0,18

2 3 0,72 0,12

x y x

x y y

 

* Xác định sản phẩm khử của S+6 

  45 

Cách 1: Bảo toàn mol electron kết hợp thử đáp án

Sản phẩm khử của S+6 có thể là SO2, S hay H2S 

Trường hợp 1: Sản phẩm khử là SO2 

              Mg        Mg+2  +  2e                         S+6   +  2e     S+4 

             0,18                       0,36                                  0,72      0,36   0,12 (loại) 

              Al          Al+3   +  3e 

             0,12                       0,36 

Trường hợp 2: Sản phẩm khử là S 

              Mg        Mg+2  +  2e                         S+6   +  6e     S 

             0,18                       0,36                                  0,72     0,12 (nhận) 

              Al          Al+3   +  3e 

             0,12                       0,36 

Trường hợp 3: Sản phẩm khử là H2S 

              Mg        Mg+2  +  2e                         S+6   +  8e     S-2 

             0,18                       0,36                                  0,72     0,09  0,12 (loại) 

              Al          Al+3   +  3e 

             0,12                       0,36 

Vậy sản phẩm khử là S 

Cách 2: Bảo toàn mol electron, dạng tổng quát

Gọi số oxi hóa của S trong sản phẩm cần tìm là x 

              Mg        Mg+2  +  2e                         S+6   +  (6 – x)e     Sx 

             0,18                       0,36                                  0,12(6 - x)     0,12  

              Al          Al+3   +  3e 

             0,12                       0,36 

Theo định luật bảo toàn mol electron, ta có: 

            0,12(6 - x) = 0,72    x = 0 

Vậy sản phẩm khử là S 

Nhận xét: Thông thường HS sẽ giải bài toán theo hai giai đoạn và sử dụng một trong

hai cách trên cho từng giai đoạn, tuy nhiên với HS thông minh, có khả năng tư duy

khái quát sẽ dễ dàng nhận ra tính chất bắc cầu cho hai TN như sau

ne do S+6 nhận = ne do (Mg, Al) nhường = ne do H+ nhận

  46 

do đó S+6 + (6 – x)e Sx 2H+ + 2e H2

0,12(6 - x) 0,12 0,72 0,36

Ta có: 0,12(6 - x) = 0,72 x = 0

Vậy sản phẩm khử là S

Ví dụ 6: Hòa tan hoàn toàn 28,8 g kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí 

NO  thu  được  đem  oxi  hóa  thành  NO2  rồi  sục  vào  nước  có  dòng  oxi  để  chuyển  hết 

thành HNO3. Tính thể tích khí oxi ở đktc đã tham gia vào quá trình trên? 

Lời giải

Cách 1: Phương pháp đại số:

3 Cu + 8HNO3  3Cu (NO3)2 + 2NO + 4 H2O   (1) 

2NO + O2  2NO2          (2) 

4NO2 + O2 + 2H2 O  4HNO3      (3) 

nCu = 28,8

0,4564

 (mol) 

Theo phương trình (1): nNO = 23 nCu = 

23 0,45 = 0,3 (mol) 

(2): 2 2NO NO O (2) NO

1n n 0,3(mol) n n 0,15(mol)

2  

(3) 2 2O NO

1 0,3n n 0,075(mol)

4 4  

2O ph¶n øngn 0,15 0,075 0,225(mol)  

2O ph¶n øngV 0,225x22,4 5,04 lÝt (®ktc)  

Cách 2: Phương pháp bảo toàn electron:

Vì trong quá trình phản ứng N ban đầu ở mức oxi hóa +5, sau về lại +5 nên có thể xem 

N không tham gia quá trình trao đổi electron. 

2 22

Cu Cu 2e O 4e 2O

0,45 0,9 x 4x

 

Áp dụng bảo toàn electron ta có: 4x = 0,9  x = 0,225 

 2OV 0,225.22,4 5,04lit  

Cách 3: Bảo toàn nguyên tố:

* Xét cho quá trình chuyển NO → HNO3.

  47 

Từ phản ứng: 3 Cu + 8HNO3  3Cu (NO3)2 + 2NO + 4 H2O  (1) 

Ta có  NO Cu

2n n 0,3mol

3  

Mặt khác: trong cả quá trình: NO + O2 + H2O → HNO3. 

Bảo toàn nguyên tố N ta có: 3HNO NOn n 0,3mol  

Bảo toàn nguyên tố H: 2 3H O HNO

1n n 0,15mol

2  

Bảo toàn nguyên tố O: 2 2 3NO O H O HNOn 2n n 3n  

2O

3.0,3 (0,3 0,15)n 0,225mol

2

 

2OV 0,225.22,4 5,04lit  

* Xét cho cả quá trình.

Thực chất của toàn bộ quá trình chuyển hóa là: 

2Cu + 4HNO3 + O2 → 2Cu(NO3)2 + 2H2O 

Theo sơ đồ: 2O Cu

1 0,45n n 0,225mol

2 2   

2OV 0,225.22,4 5,04lit  

Cách 4: Bảo toàn khối lượng kết hợp với bảo toàn nguyên tố

Ta có: Cu + HNO3 + O2 → Cu(NO3)2 + H2O. 

Bảo toàn nguyên tố Cu: 3 2Cu(NO ) Cun n 0,45mol  

Bảo toàn nguyên tố N: 3 3 2HNO Cu(NO )n 2n 0,9mol  

Bảo toàn nguyên tố H: 2 3H O HNO

1n n 0,45mol

2  

Bảo toàn khối lượng: 2 3 2 2 3O Cu(NO ) H O Cu HNOm m m m m  

        = 0,45.188 + 0,45.18 – 0,45.64 – 0,9.63 = 7,2g 

2O

7,2n 0,225mol

32

2OV 0, 225.22, 4 5,04lit

(Hoặc có thể bảo toàn nguyên tố O: 3 2 2 3

2

Cu(NO ) H O HNO

O

6n n 3nn 0,225mol

2

Cách 5: Bảo toàn điện tích:

  48 

Sau phản ứng chỉ còn các ion: H+, Cu2+, NO3-. 

23NO H sau Cu

n n 2n (1) 

Mặt khác: 3H ®Çu NO

n n 2 3

H (t¹o H O) H ®Çu H sau NO H saun n n n n (2) 

Từ (1) và (2) ta có:  22H (t¹o H O) Cu

n 2n 0,9mol 2H On 0,45mol  

Mặt khác theo bảo toàn nguyên tố O ta có     2 2O H O

1n n 0,225mol

2  

2OV 0,225.22,4 5,04lit

 

Ví dụ 7: Cho 4,1 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch 

HNO3 thu được 784 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và m gam muối. Tính m? 

Lời giải

Cách 1: Phương pháp đại số:

Phương trình hóa học của các phản ứng: 

3 3 3 2Fe 4HNO Fe(NO ) NO 2H O (1)  

3 3 2 23Cu 8HNO 3Cu(NO ) 2NO 4H O (2)  

3 3 23Ag 4HNO 3AgNO NO 2H O (3)  

Đặt số mol của Fe, Cu, Ag lần lượt là x, y, z ta có: 

56x 62y 108z 4,1

2 1x y z 0,035

3 3

                 

56x 62y 108z 41

3x 2y z 0,105

 

Đến đây gặp hệ 2 phương trình 3 ẩn sẽ không giải tìm được các ẩn riêng biệt khi đó ta 

dùng phương pháp ghép ẩn số để tìm ra khối lượng muối: 

mmuối = x.(56+62.3) + y.(64+62.2) + z.(108+62) 

= (56x + 64y + 108z) + 62(3x + 2y + z) = 41 + 62.1,05 = 10,61g 

Cách 2: Dùng công thức trung bình:

* Giải đại số thông thường

Đặt công thức chung của 3 kim loại là  M với hóa trị là  n ta có phản ứng: 

3 3 2n3M 4nHNO 3M(NO ) nNO 2nH O  

Theo phản ứng ta có 3 n

NOM M(NO )

3 0,105n n n

n n  

  49 

3 nM(NO )

0,105 0,105m (M 62n) M 0,105.62

n n  

3 nM(NO )

m 4,1 0,105.62 10,61 gam  

Vậy m = 10,61 

* Kết hợp với tăng giảm khối lượng:

Nhìn vào phản ứng ta thấy:  

3NONO (trongmu )

n 3n 0,105èi

mol m = 4,1 + 0,105.3 = 10,61 

     (∆m tăng = 3NO trong muèi

m ) 

Vậy m = 10,61 

Cách 3: Phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố:

Gọi số mol HNO3 phản ứng là x ta có số mol H2O là 0,5 x (Bảo toàn nguyên tố H) 

  33HNO . NONO ( trongmu )

n n n x 0, 035 p ­èi 3NO t mu

m 62(x 0,035) ¹o èi  

 Áp dụng BTKL cho cả phản ứng ta có: 

3 2kim lo¹i HNO muèi NO H Om m m m m 33 2HNO NO H ONO t¹o muèi

m m m m  

 63x = 62(x - 0,035) + 0,035.30 + 9x   x = 0,14 

Thay vào ta có 3

4,1 62(0,14 0, 035) 10,61muèi kim lo¹i NO trong muèim m m gam  

Vậy m = 10,61 

Cách 4: Phương pháp bảo toàn electron kết hợp với biến đổi đại số:

Fe → Fe3+ + 3e;              Cu → Cu2+ + 2e;          Ag → Ag+ + 1e. 

N+5 + 3e → N+2 (NO) 

Từ đó ta có hệ phương trình: 56x 62y 108z 41

3x 2y z 0,105

 

Tiến hành tách ghép ẩn như cách 1 ta được m = 10,61

Cách 5: Phương pháp bảo toàn electron kết hợp với công thức trung bình:

nM M ne

5 2N 3e N NO

n NOM M

3 0,105n n n

n n

      3 nM(NO )

0,105 0,105m (M 62n) M 0,105.62

n n  

  50 

3 nM(NO )

m 4,1 0,105.62 10,61 gam  

Vậy m = 10,61 

Cách 6: Bảo toàn điện tích:

Ta có: 3 2  NO 2H O4H NO 3e

Để bảo toàn điện tích thì 3

e NONO (trongmu )n n 3n 0,105 nhËnèi

mol  

Vậy m = 4,1 + 0,105.3 = 10,61 

Ví dụ 8: Cho  3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành 

dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06g so với XCl3. Xác định 

công thức muối của XCl3. 

Lời giải

Cách 1: Phương pháp tăng giảm khối lượng

Khối lượng chất tan trong dung dịch giảm 4,06g nên khối lượng kim loại tạo thành là: 

4,06 + 3,78 = 7,84 g 

Phương trình ion thu gọn: 

                                             Al + X3+     Al3+  +  X 

            3, 78 7,84

0,14( ) 5627 0,14

X Al Xn n mol M  X là Fe 

Cách 2: Phương pháp đại số

                                3, 78

0,14( )27

Aln mol  

                                Al   +   XCl3     AlCl3  +  X 

                               0,14      0,14          0,14      0,14 

335,5.3XClM X                                          

327 35,5.3AlClM  

                        3 3

4,06XCl AlClm m    

                       0,14 (X + 35,5.3) - 0,14 ( 27 + 35,5.3) = 4,06 

                       X – 27 = 29 

                        X = 56.           

Vậy X là Fe 

  51 

Cách 3:

                              Al   +   XCl3     AlCl3  +  X 

1 mol Al phản ứng, sinh ra 1 mol X, khối lượng giảm (X - 27) gam 

0,14 mol Al  phản ứng, sinh ra 0,14 mol X, khối lượng giảm 4,06 gam 

Ta có phương trình: 

                   (X - 27) 0,14 = 4,06 

                       X – 27 = 29 

                        X = 56  

Vậy X là Fe 

Ví dụ 9: Cho 1,52 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Al2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml 

dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A và làm khô thu được 3,92 

gam muối khan. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng. 

Lời giải

Cách 1: Phương pháp đại số

Đặt số mol các oxit trong 15,2 gam hỗn hợp: {Al2O3: x ; MgO: y ; ZnO: z} 

102x + 40y + 81z = 1,52         (1) 

Từ các phản ứng: 

2 3 2 4 2 4 23Al O 3H SO Al SO 3H O  

2 4 4 2MgO H SO MgSO H O  

2 4 4 2ZnO H SO ZnSO H O  

Muối khan gồm {Al2(SO4)3: x ; MgSO4: y ; ZnSO4: z} 

342x + 120y + 161z = 3,92          (2) 

Nhận thấy, ở đây chỉ có 2 phương trình đại số, mà có đến 3 ẩn, nên không tìm 

được giá trị cụ thể của x, y, z   cần phải tách ghép ẩn: 

Số mol:  zyx3n42SOH  

LÊy(2) (1) ta cã: 240x 80y 80z 2,4 3x y z 0,03

M1,03,0

03,0C03,0zyx3n )SOH(MSOH 4242

 

Với HS nắm vững kiến thức hoá học thì nhận thấy  OHSOH 242nn , giải theo cách 2. 

  52 

Cách 2: Bảo toàn khối lượng

BTKL: 2 4 2 2 4 2 4oxit H SO muèi H O H SO H SOm m m m 2,81 98n 5,21 18n  

2 4 2 4H SO M(H SO )

0,03n 0,03 mol C 0,1M

0,3  

2 24O (oxit ) SO (muèi )

n n , làm theo cách 3. 

Cách 3: Phương pháp tăng giảm khối lượng

gam)81,221,5(ng¨tîng­lkhèiSOmolxng»bthÕoxittrongOmolx

gam)1696(ng¨tîng­lkhèiSOmol1ng»bthÕoxittrongOmol1

4

4

 

4 2 4 2 4O SO H SO M(H SO )

2,4 0,03x n n n 0,03 C 0,1M

80 0,3  

Cách 4: Bảo toàn điện tích

HS có tư duy logic, khả năng suy luận, nhận thấy số oxi hóa của kim loại trong oxit và 

trong muối không đổi nên theo định luật bảo toàn điện tích:  2 24O SO

n n  

Mặt khác:2

2 24

24

oxit cation O

muèi oxit so omuèi cation SO

m m mm m m m

m m m

 

2 24 4SO SO

5,21 2,81 (96 16)n n 0,03  

2 4 2 4H SO M(H SO )

0,03n 0,03 mol C 0,1M

0,3  

Cách 5: Phương pháp trung bình:

Gọi công thức chung hỗn hợp là 2n

M O ( n hóa trị trung bình của hỗn hợp) ta có: 

2 22 4 4 2n nM O nH SO M SO nH O  

Theo PTHH của phản ứng trên ta có: 

2 2 4n nM O M (SO )

1,52 3,92 3,92n 2.n 2.

M 16n 2M 96n M 48n

 

n 15 15 hay n M

64 64M  (*) 

22 4 nH SO M O

n 1 1,52nMÆt kh¸c : n n .

2 2 M 16n

 

Kết hợp với (*) ta có 2 4 2 4H SO M(H SO )

0,03n 0,03 mol C 0,1M

0,3  

  53 

Ta cũng có thể kết hợp công thức trung bình với các phương pháp trên để giải bài toán 

này. 

Ví dụ 10: Một phoi bào sắt có khối lượng m gam để ngoài không khí bị oxi hóa thành 

hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4,  Fe2O3 có khối lượng 12g. Cho A tan hoàn toàn trong 

HNO3 sinh ra 2,24lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Tìm giá trị của m. 

Lời giải

Đây được xem là bài toán “kinh điển” đã được rất nhiều GV và HS tìm tòi đưa 

ra được rất nhiều cách giải hay, là bài tập khá tiêu biểu để rèn luyện phương pháp giải 

cho cả GV và HS vì vậy ở ví dụ này tôi xin tổng hợp lại và trình bày khá chi tiết lời 

giải của bài toán này.  

Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra : 

- Khi cho Fe tác dụng với O2 : 

22Fe O 2FeO   2 3 43Fe 2O Fe O   2 2 34Fe 3O 2Fe O  

- Khi cho hỗn hợp A tác dụng với HNO3: 

                  3 3 3 2Fe 4HNO Fe(NO ) NO 2H O  

                 3 3 3 23FeO 10HNO 3Fe(NO ) NO 5H O  

                 3 4 3 3 3 23Fe O 28HNO 9Fe(NO ) NO 14H O  

                 2 3 3 3 3 23Fe O 6HNO 2Fe(NO ) 3H O  

Cách 1. Phương pháp đại số

Đặt x, y, z, t lần lượt là số mol của Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3: 

Phương trình đã cho: 

            mhh = 56x + 72y + 232z + 160t = 12  (1) 

            ne cho= 3x + y + z = 0,3      (2) 

Biểu thức cần tìm: m = 56(x + y + 3z + 2t)  (3) 

Trong bài tập này, số ẩn cần tìm là 4 trong khi chỉ có 2 phương trình đã biết, do đó, bài 

toán không thể giải bằng phương pháp đại số thông thường (đặt ẩn – giải hệ) để tìm ra 

giá trị của mỗi ẩn mà chỉ có thể bằng cách ghép ẩn số, đi từ phương trình đã cho đến 

biểu thức cần tìm bằng các cách sau: 

* Đồng nhất hệ số 

Gọi A và B là hệ số của các phương trình (1) và (2) sao cho : 

  54 

A × (1) + B × ( 2) = (3) 

 A (56x + 72 y + 232z + 160t ) + B (3x + y + z ) = 56( x + y + 3z + 2t ) 

Tiến hành đồng nhất hệ số của x, y, z, t ở 2 vế của phương trình trên, ta có : 

56A 3B 56

72A B 56

232A B 168

160A 112

 

m = 0, 7 (1) + 5, 6 ( 2) = 10, 08g 

* Tách ghép ẩn

Trong bài tập này, phương pháp ghép ẩn – giải hệ được thực hiện với 2 biểu thức sau : 

nFe= x + y + 3z + 2t    (4) 

nO = y + 4z+ 3t      (5) 

Với 2 biểu thức đã cho và dữ kiện đề bài, ta có : 

hh

e cho

m 56x 72y 232z 160t 56(x y 3z 2t) 16(y 4z 3t) 12

n 3x y z 3(x y 3z) 2(y 4z 3t) 0,3  

Coi 2 biểu thức (4) và (5) là 2 ẩn của một hệ 2 phương trình, giải hệ ta có : 

x y 3z 2t 0,18

y 4z 3t 0,12

 

Từ đó, có kết quả: m = 56 ( x + y + 3z + 2t ) = 10, 08g 

Phương pháp đại số có nhược điểm là đã "toán học hóa" bài toán hóa học khá 

nhiều,  tuy nhiên nền tảng của nó vẫn  là những hiểu biết hóa học. Hơn nữa, việc rèn 

luyện các kỹ năng tính toán và biến đổi biểu thức đại số cũng góp một vài trò không 

nhỏ trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho HS. 

Cách 2: Phương pháp bảo toàn khối lượng

Cho  hỗn  hợp  A  tác  dụng  với  dung  dịch  HNO3,  theo  định  luật  bảo  toàn  khối 

lượng, ta có :

3 3 3 2A HNO Fe(NO ) NO H Om m m m m (6)  

Trong đó, số mol các chất lần lượt là :     3 3Fe(NO ) Fe

mn n

56  

3 3 3 3HNO t¹o NO NO HNO t¹o muèi Fe(NO )

mn n 0,1 mol; n 3n 3.

56

 

  55 

3HNO p ­

3mn 0,1

56

          2 3H O HNO p­

1 1 3mn n (0,1 )

2 2 56

 

Tính khối lượng các chất và thay vào (6), ta được: 

3m m 1 3m

12 (0,1 ).63 .242 0,1.30 (0,1 ) 1856 56 2 56  

Giải ra được m = 10,08 

Cách 3: Phương pháp bảo toàn nguyên tố

Dựa vào bán phản ứng khử: 3 24H NO 3e NO 2H O  

Ta thấy có thể giải lại bài toán theo phương pháp bảo toàn nguyên tố và khối lượng đối 

với oxi như sau: 

3 2O(trong A) O (trong HNO NO) O(trong NO) O(trong H O)m m m m  

Giải ra được m = 10,08 

Cách 4: Phương pháp bảo toàn electron

Ở bài toán này, chất nhường e là Fe, chất nhận e là O2 và N+5 trong HNO3.

3

Fe Fe + 3em m

356 56

   

22O 4e 2O

12 m 12 m

32 8

5 2

N 3e N (NO) 0,3 0,1 : mol

 

Ta có:  e nh­êng e nhËnn n

m 12 m

.3 0,356 8

m = 10,08 

Cách 5: Phương pháp trung bình

* Hóa trị trung bình kết hợp với bảo toàn electron

Gọi  hóa  trị  trung  bình  của  Fe  trong  cả  hỗn  hợp  A  là  n ,  khi  đó,  công  thức  của  A 

là2 n

Fe O 

Áp dụng định luật bảo toàn electron cho phản ứng của A với HNO3, ta có : 

n 32 n

2Fe (Fe O ) 2Fe 2(3 n)e12 12

2.56.2 16n 56.2 16n

   

5 2

N 3e N (NO) 0,3 0,1 : mol

 

2 4/3

12 4 2. 0,3 n A cã CTPT trung b×nh lµ : Fe O

356.2 16n

VậyFe

12n 2. 0,18 mol m 10,08

56.2 16.(4 / 3)

  56 

* Công thức phân tử trung bình kết hợp với bảo toàn electron

Gọi công thức phân tử trung bình cả hỗn hợp A là x y

Fe O

Áp dụng định luật bảo toàn electron cho phản ứng của A với HNO3, ta có : 

3 2

x y

Fe O xFe yO (3x 2y)e

12 12 (3x 2y).

56x 16y 56x 16y

5 2

N 3e N (NO) 0,3 0,1 : mol

Ta có phương trình: 

3 2

12 x 3(3x 2y). = 0,3 CTPT trung b×nh : Fe O

256x 16y y  

3 2Fe Fe O

12n 3n 3. 0,18 mol m=10,08

200

 

* Dùng công thức trung bình kết hợp với bảo toàn điện tích

Gọi công  thức chung của  cả hỗn  hợp A  là x y

Fe O ,  ta  có PTHH  biểu diễn  phản  ứng 

dưới dạng ion thu gọn là: 

33 2x y

Fe O (4 2y)H NO xFe NO 2 yH O  

Bảo toàn điện tích 2 vế phản ứng, ta có:  4 2y 1 3x 3x 2y 3 (7)  

Theo PTHH của phản ứng ta có: 

x yFe O NO

12n n 0,1 mol=

56x 16y

56x+16y=120 (8) 

Từ (7) và (8), ta có: x = 1,8;  y = 1,2. 

Vậy m = 56.1,8 + 16.1,2 = 10,08 

Cách 6: Phương pháp quy đổi

* Quy đổi phân tử

Có rất nhiều cách quy đổi CTPT các oxit của Fe, vì thực ra, kết quả quy đổi nào cũng 

chỉ là một giả định và không ảnh hưởng đến kết quả bài toán. 

Do khi hỗn hợp A phản ứng với HNO3 thì chỉ có Fe cho nhiều electron nhất và Fe2O3 

không cho electron, nên cách đơn giản nhất là quy đổi hỗn hợp A thành Fe và Fe2O3 

(do 3FeO→ Fe. Fe2O3 

  57 

Như vậy khi cho A + HNO3 chỉ có Fe phản ứng cho khí NO 

3 3 3 2

Fe 4HNO Fe(NO ) NO 2H O0,1 0,1 : mol

 

Vậy2 3 2 3Fe O Fe Om 12 56.0,1 6,4g n 0,04 mol (Bảo toàn nguyên tố Fe)

 

2 3Fe ®Çu Fe trong A Fe O trong An n 2n 0,18 mol  m = 10,08 

Lưu ý: Sau khi quy đổi có thể kết hợp với phương pháp bảo toàn electron để giải bài 

toán này 

* Phương pháp quy đổi nguyên tử

Hỗn hợp A gồm Fe và các oxit của nó có  thể quy đổi  thành một hỗn hợp chỉ 

gồm nguyên tử Fe và O có số mol tương ứng là x và y.

Áp dụng phương pháp bảo toàn electron ta có : 

3

Fe Fe 3ex 3x

   

2

O O 2ey 2y

 

5 2

N 3e N (NO) 0,3 0,1

 

Từ đó ta có phương trình: 3x + 2y = 0,3 (*) 

Mặt khác mhh = 56x + 16y = 12 (**) 

Giải hệ (*) và (**) ta có x = 0,12; y = 0,18 m = 10,08 

Phương pháp quy đổi  là phương pháp rất hay và phù hợp để giải quyết nhanh 

những bài toán loại này. 

Chú ý: ta hoàn toàn có thể thay đổi các phương án quy đổi mà không ảnh

hưởng đến kết quả bài toán. Đối với cách làm 4.1, ta có thể quy đổi hỗn hợp A là hỗn

hợp của (Fe, Fe3O4), (Fe, FeO), (FeO, Fe2O3),... hay như với cách làm 4.2, ta cũng có

thể quy đổi hỗn hợp A là hỗn hợp của (Fe, O2) , (O, FeO), (O, Fe3O4) cũng được (lẽ

tất nhiên là không thể quy đổi thành (O, Fe2O3) vì khi đó sẽ không còn chất cho

electron). Mặc dù trong một vài trường hợp kết quả của 1 trong 2 giá trị có thể âm,

nhưng điều đó là sự bù trừ cần thiết và kết quả cuối cùng của bài toán vẫn được đảm

bảo. (xem thêm bài "hiểu đúng hơn về phương pháp quy đổi" – Báo hóa học và ứng

dụng số 15/2010).

Cách 7: Phương pháp số học

* Giả sử lượng Fe phản ứng với O2 chỉ tạo ra Fe2O3

Từ số mol O2 phản ứng ta tính được số mol Fe: 4Fe + 3O2→ 2 Fe2O3

  58 

Fe

4 12 mn .

3 32

 

Số mol Fe còn lại tác dụng với HNO3 thì nFe= nNO. 

Ta có phương trình:m 4 12 m

. 0,1  m 10,08g56 3 32

 

* Giả sử tất cả lượng Fe tác dụng hết chỉ tạo ra Fe2O3

Khối lượng hỗn hợp A đạt mức tối đa phải là: m 10m

.16056.2 7

 

Số mol O2 còn thiếu là:2O

10m 1n ( 12).

7 32  

Vì số mol e do  lượng  O2  còn  thiếu phải bằng số mol e do N+5  trong HNO3  nhận để 

giảm xuống N+2 trong NO nên ta có phương trình : 

10m 1( 12). .4 0,1.3  m 10,08

7 32

 

Ví dụ 11: Hòa  tan hoàn  toàn hỗn hợp rắn X gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S vào 

một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn 

toàn thu được dung dịch A (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO là sản phẩm khử duy 

nhất. Tính khối lượng muối sunfat trong dung dịch A. 

Lời giải

Cách  mà  đa  số  HS  hay  dùng  là  phương  pháp  đại  số,  cân  bằng  phương  trình 

phản ứng hóa học và lập phương trình đại số. Tuy nhiên việc cân bằng hai phản ứng 

hóa học trong bài này không phải là đơn giản, ngay cả khi cân bằng thành công rồi HS 

cũng chưa chắc đã làm được tiếp, nguyên nhân chủ yếu là không đọc kĩ đề bài, không 

biết sử dụng triệt để các cụm từ đầu bài cho “HNO3 vừa đủ”, “Dung dịch A chỉ chứa 2 

muối sunfat” 

Cách 1: Phương pháp đại số

* Dùng phương trình phân tử

2 3 2 4 2 4 232FeS 10HNO Fe SO 10NO H SO 5H O 1 0,12 0,06 0,06

 

2 3 2 4 4 23Cu S 10HNO 3H SO 6CuSO 10NO 8H O 2 x x 2x

 

Để dung dịch A sau phản ứng chỉ chứa muối sunfat thì số mol H2SO4 sinh ra ở 

(1) phải bằng số mol H2SO4 phản ứng ở (2)  x = 0,06  

  59 

Dung dịch A chứa các muối {Fe2(SO4)3: 0,06 ; CuSO4: 0,12} 

 mmuối = 400.0,06 + 160.0,12 = 43,2gam 

* Dùng phương trình ion rút gọn

3 22 3 4 2FeS 4H 5NO Fe 2SO 5NO 2H O

0,12 0,48 0,6 0,12 0,24 

2 22 3 4 23Cu S 16H 10NO 6Cu 3SO 10NO 8H O

x 16x / 310x / 3 2x x 

Vì dung dịch A chỉ chứa các muối sunfat và HNO3 dùng vừa đủ nên ta phải có: 

06,0x3/x106,03/x1648,0nn3NOH

 

Dung dịch A {Fe3+: 0,12 ; Cu2+: 0,12 ;  }3,0:SO24  

 mmuối = 56.0,12 + 64.0,12 + 96.0,3 = 43,2gam 

* Viết 1 phản ứng

Dung dịch A chỉ chứa 2 muối sunfat, nên ta viết cùng một phản ứng 

Phương trình phản ứng xẩy ra là: 

2 2 3 2 4 4 236FeS 3Cu S 40HNO 3Fe SO 6CuSO 40NO 20H O0,12 0,06 0,06 0,12

 

 x = 0,06 

Dung dịch A chứa các muối {Fe2(SO4)3: 0,06 ; CuSO4: 0,12} 

 mmuối = 400.0,06 + 160.0,12 = 43,2gam 

Với HS có năng lực suy luận, dung dịch A chỉ chứa 2 muối sunfat, nên số mol nguyên 

tử Fe, Cu, S được bảo toàn, giải theo cách 2. 

Cách 2: Bảo toàn số mol nguyên tử

Dung dịch A chứa các muối {Fe2(SO4)3: 0,06 ; CuSO4: 2x} 

Bảo toàn nguyên tử S ta có:         2.0,12 + x = 3.0,06 + 2x  x = 0,06 

Dung dịch A chứa các muối {Fe2(SO4)3: 0,06 ; CuSO4: 0,12} 

 mmuối = 400.0,06 + 160.0,12 = 43,2gam 

Một  số HS khác  nhận  thấy  dung  dịch  luôn  trung  hoà  về  điện,  nên  áp  dụng  phương 

pháp bảo toàn điện tích, giải theo cách 3. 

Cách 3: Bảo toàn điện tích

Dung dịch A {Fe3+: 0,12 ; Cu2+: 2x ;  )}x24,0(:SO24  

  60 

Bảo toàn điện tích ta có: 3.0,12 + 2.2x = 2(0,24 + x)  x = 0,06 

Dung dịch A {Fe3+: 0,12 ; Cu2+: 0,12 ;  }3,0:SO24  

 mmuối = 56.0,12 + 64.0,12 + 96.0,3 = 43,2gam 

Cách 4: Phương pháp quy đổi

Ta quy đổi hỗn hợp thành Fe, Cu và S khi đó: 

2 2Fe FeS Cu Cu Sn n 0,12 mol; n 2n 2x mol; 2 2S FeS Cu Sn 2n n (0,24 x)mol.

Dung dịch thu được chỉ gồm gồm 2 muối sunfat: Fe2(SO4)3 và CuSO4 nên ta có: 

3 2 4 S 2HNO H SO 2NO

0,24 x 0,24 x

 

3 2 4 2 4 3 22Fe 2HNO 3H SO Fe (SO ) 2NO 4H O

0,12 0,18 0,06

 

3 2 4 4 23Cu 2HNO 3H SO 3CuSO 2NO 4H O

2x 2x 2x

 

Theo các PTHH trên ta thấy: 

0,24 + x = 0,18 + 2x   x = 0,06  

muèim 0,06.400 2.0,06.160 43,2g  

Cách 5: Biện luận

Trong FeS2 có 0,12 mol Fe và 0,24 mol S. Trong sắt (III) sunfat 0,12 mol Fe kết hợp 

với 0,18 mol  24SO , còn dư 0,24 – 0,18 = 0,06 mol  2

4SO  

Có x mol Cu2S để tạo ra CuSO4 còn thiếu x mol S. Vậy x = 0,06 

Cách 6: Dựa vào bản chất của các quá trình hóa học

3 22 4FeS Fe 2SO

0,12 0,12 0,24 : mol 

Để tạo muối Fe2(SO4)3: 0,12 mol Fe3+ cần (0,12 .3) : 2 = 0,18 mol  24SO  

Số mol  24SO  còn thừa để tạo muối CuSO4 là : 0,24 – 0,18 = 0,06 mol. 

Với 0,06 mol  24SO  vừa đủ để cho 0,06 mol Cu2S chuyển hoàn toàn thànhCuSO4. 

Nhận xét: Cách 5 và cách 6 có tác dụng rất tốt trong việc rèn suy luận cho HS từ đó

phát triển tư duy phân tích, tổng hợp và tư duy logic.

  61 

Ví dụ 12: Hoà tan hoàn toàn 3,76gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm FeS, FeS2 và S trong 

HNO3 đặc, đun nóng  thu được 10,752lít  khí NO2  (đktc,  sản phẩm khử duy nhất) và 

dung dịch D. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào D thu được kết tủa E, lọc tách lấy kết tủa 

E và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính 

giá trị của m. 

Lời giải

Cách 1: Phương pháp đại số

Đặt số mol FeS, FeS2 và S lần lượt là x, y và z. 

Phương trình hóa học các phản ứng: 

X + HNO3: 

  3 23 4 2 2FeS   10H 9NO Fe    SO    9NO 5H O  

  3 22 3 4 2 2FeS     1  4 H   15 NO    Fe   2SO  + 15NO      7H O  

 

23 4 2 2S        4  H       6 NO     SO    6NO      2H O  

D + Ba(OH)2 : 

33Fe  3OH Fe(OH)     2 2

4 4Ba    SO   BaSO           

Nung kết tủa xảy ra phản ứng : 2 3 232Fe OH Fe O  3H O

 Theo PTHH các phản ứng ta có: 

Chất rắn thu được {Fe2O3: 0,5.(x + y) = 0,015 ; BaSO4: (x + 2y + z) = 0,065} 

m =160.0,015 + 233.0,065 = 17,545gam 

Cách 2: Bảo toàn số mol electron

Đặt số mol các chất trong 3,76gam X {FeS: x ; FeS2: y ; S: z} 

56(x + y) + 32(x + 2y + z) = 3,76    

Bảo toàn số mol electron 

3 6FeS     Fe    S  +  9e  x                  x          x         9x

   

3 62FeS    Fe  + 2S  + 15e

 y                   y          2y       1  5y

 

6S   S    6ez              z          6z

       5 4

2        

N      1  e   N (NO )            0, 48 0,48

 

 9x + 15y + 6z = 0,483x + 5y + 2z = 0,16 (x + y) + 2(x + 2y + z) = 0,16 

Từ đóx + y = 0,03 ; x + 2y + z = 0,065 

Chất rắn thu được {Fe2O3: 0,5.(x + y) = 0,015 ; BaSO4: (x + 2y + z) = 0,065} 

  62 

  m =160.0,015 + 233.0,065 = 17,545gam 

Cách 3: Phương pháp quy đổi

* Quy đổi phân tử

Coi FeS2     FeS.S 

X gồm {FeS: x ; S: y} 88x + 32y = 3,76   

Bảo toàn số mol electron 

3 6FeS     Fe    S  +  9e  x                  x          x         9x

   

6S   S    6ey              y          6y

 

5 42

        N      1  e   N (NO )            0, 48 0,48

 

  9x + 6y = 0,48 

Từ đó   x = 0,03 ; y = 0,035 

Chất rắn thu được {Fe2O3: 0,5.x = 0,015 ; BaSO4: (x + y) = 0,065} 

  m = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545gam 

* Quy đổi nguyên tử

Giả sử trong X gồm 2 nguyên tử {Fe: x ; S: y}5x + 32y = 3,76 

Bảo toàn số mol electron 

3Fe   Fe  +3ex                x          3x 

 6S   S    6e

y              y          6y

   5 4

2        

N      1  e   N (NO )            0, 48 0,48

 

  3x + 6y = 0,48 

Từ đó  x = 0,03 ; y = 0,065 

Chất rắn thu được {Fe2O3: 0,5.x = 0,015 ; BaSO4: y = 0,065} 

  m = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545gam 

Ngoài ra, sau khi quy đổi ta cũng có thể giải bài toán bằng phương pháp đại số. 

Cách 4: Phương pháp trung bình:

* Đặt công thức chung của FeS và FeS2 là n

FeS

X gồm {n

FeS : x ; S: y}  

(56 + 32n)x + 32y = 3,7656x + 32( nx + y) = 3,76  

Bảo toàn số mol electron 

  63 

3 6

nFeS    Fe     nS   +   (6n+3)e

 x         x             nx          (6n+3)x 

 

6S   S    6ey              y          6y

 

5 42

        N      1  e   N (NO )            0, 48 0,48

 

 (6n + 3)x + 6y = 0,483x + 6(nx + y) = 0,48 

Từ đó suy ra:  x = 0,03 ; nx + y = 0,065 

Chất rắn thu được {Fe2O3: 0,5.x = 0,015 ; BaSO4: (nx + y) = 0,065} 

  m = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545gam 

* Coi 3 chất trong X có công thức là n

FeS (x mol)

 (56 + 32n)x = 3,76 

Bảo toàn số mol electron 

3 6

nFeS    Fe      nS   +   (6n+3)e

 x         x            nx          (6n+3)x 

   5 4

2        

N      1  e   N (NO )            0, 48 0, 48

 

 (6n + 3)x = 0,48    x = 0,03   n = 6,5/3 

Chất rắn thu được {Fe2O3: 0,5.x = 0,015 ; BaSO4: nx = 0,065} 

 m = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545gam 

Ví dụ 13: Dẫn từ từ 448 ml CO2 (đktc) vào 1,5 lit dung dịch Ca(OH)2 0,01M thu được 

a gam kết tủa và dung dịch X. Đun sôi dung dịch X đến phản ứng hoàn toàn thu được 

b gam kết tủa. Tính a và b. 

Lời giải

Ta có: 2 2CO Ca(OH) OH

n 0,02mol; n 0,015mol n 0,03mol  

Đun  sôi  dung  dịch  X  lại  được  kết  tủa  nên  phản  ứng  tạo  2  muối  do  đó  cả  CO2  và 

Ca(OH)2 đều phản ứng hết. 

Cách 1: Phương pháp đại số 

* Dùng phản ứng nối tiếp

Phản ứng nối tiếp giúp HS hiểu rõ hơn thứ tự phản ứng khi cho từ từ một oxit 

axit (hoặc một đa axit) với dung dịch kiềm. Do ban đầu oxit axit thiếu, NaOH dư nên 

phản ứng thu được muối  trung hòa. Sau đó muối  trung hòa sẽ tác dụng với oxit axit 

dư. 

  64 

Khi cho từ từ CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 ta có các phản ứng 

2 2 3 2

CO Ca(OH) CaCO H O (1)

0,015 0,015 0,015 

2 3 2 3 2

CO CaCO H O Ca(HCO ) (2)

0,005 0,005 0,005 

0t

3 3 2 22

Ca HCO CaCO H O CO (3)

0, 005 0, 005 

Theo các phản ứng trên ta có: 

3CaCO cßn sau (1) vµ (2)n 0,015 0,005 0,01mol  

3CaCO (3)n 0,005mol  

Vậy a = 0,01.100 = 1; b = 0,05.100 = 0,5 

* Dùng phản ứng song song

Cách viết phản ứng này sẽ giúp HS hiểu rõ hơn các  trường hợp tỉ  lệ các chất 

phản ứng khác nhau thì thu được sản phẩm khác nhau. 

2 2 3 2

CO Ca(OH) CaCO H O (1)

x x x

 

2 2 3 2 2

2CO Ca(OH) Ca(HCO ) H O (2)

y 0,5y 0,5y

 

0t

3 3 2 22Ca HCO CaCO H O CO (3)  

Theo bài ra ta có hệ phương trình: 

x y 0,02 x 0,01

x 0,5y 0,015 y 0,01

 

Theo phản ứng ta có: 

3 3CaCO (1) CaCO (3)n x 0,01mol; n 0,5y 0,005mol  

Vậy a = 0,01.100 = 1; b = 0,05.100 = 0,5 

Ngoài ra ta cũng có thể dùng phương trình ion rút gọn dưới dạng nối tiếp hoặc 

song song để giải bài toán này: 

Cách 2: Bảo toàn nguyên tố

Đặt số mol của CaCO3 là x; số mol Ca(HCO3)2 là y ta có : 

  65 

Bảo toàn nguyên tố C: 2C COn n = x + 2y = 0,02. 

Bảo toàn nguyên tố Ca: 2Ca Ca(OH)n n x = y = 0,015 

Từ đó ta có x = 0,01; y = 0,005 

Vậy a = 0,01.100 = 1; b = 0,05.100 = 0,5 

Cách 3: Bảo toàn điện tích kết hợp với bảo toàn nguyên tố

Trong dung dịch X gồm có các ion Ca2+ và HCO3-; 

Đặt số mol Ca2+ là x thì số mol HCO3- trong dung dịch X là 2x (bảo toàn điện tích) 

Do đó số mol CaCO3 là 0,015 – x (bảo toàn nguyên tố Ca) 

Mặt khác bảo toàn nguyên C ta có: 2 3 3

CO CaCO HCOn n n 0,015 x 2x 0,02  

x = 0,005 nên 3 3CaCO Ca(HCO )n 0,01mol; n 0,005mol  

Vậy a = 0,01.100 = 1; b = 0,05.100 = 0,5 

Cách 4: Phương pháp sơ đồ chéo

2

2

CO

Ca(OH)

nÆt T

nĐ ta có: 

               2 2 3 2 1CO Ca(OH) CaCO H O cã T 1  

               2 2 3 2 22CO Ca(OH) Ca(HCO ) cã T 2  

Theo bài ra 0,02 2

T0,015 3

 

Áp dụng sơ đồ chéo ta có: 

CaCO3 (T1 = 1)

Ca(HCO3)2 (T2 = 2)

T = 4/3

nCaCO3

nCa(HCO3)2

2/3

1/3

2

1

=

2

3

1

3  

Mặt khác bảo toàn nguyên tố Ca ta có: 3 3 2 2CaCO Ca(HCO ) Ca(OH )n n n 0,015mol  

3 3 2CaCO Ca(HCO )n 0,01mol; n 0,005mol  

Vậy a = 0,01.100 = 1; b = 0,05.100 = 0,5 

Cách 5: Phương pháp trung bình

Tương tự cách 4 ta có :  

  66 

Phản ứng tạo CaCO3 (T1 = 1); tạo Ca(HCO3)2 (T2 = 2) và  T= 4/3 

Đặt % theo mol của CaCO3 là x  % theo mol của Ca(HCO3)2 là 1 – x ta có : 

T = x + 2(1 – x) = 4/3  x = 2/3. 

Mặt khác: 3 3 2 2CaCO Ca(HCO ) Ca(OH)n n n 0,015mol  

3 3 2CaCO Ca(HCO )

2n 0,015. 0,01mol; n 0,005mol

3

 

Vậy a = 0,01.100 = 1; b = 0,05.100 = 0,5 

Cách 6: Phương pháp đồ thị

 

nCaCO3

nCO2

0,015

00,015 0,02

0,01

 

Dựa vào đồ thị ta có: 3 3 2CaCO Ca(HCO )n 0,01mol; n 0,005mol

 

Vậy a = 0,01.100 = 1; b = 0,05.100 = 0,5 

Ví dụ 14: Hòa  tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim  loại 

nhóm IIA và thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl ta 

thu được dung dịch X và 672 ml CO2 (đktc). 

a. Xác định tên hai kim loại? 

b. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 

Lời giải

a. Xác định tên các kim loại 

Cách 1: Phương pháp đại số

     Gọi A, B là các kim loại cần tìm     

 Hai muối cacbonat là ACO3 (x mol) và BCO3 (y mol) 

PTHH của các phản ứng xảy ra là: 

           ACO3 + 2HCl     ACl2 + CO2 + H2O     (1) 

(mol)      x         2x               x          x        x 

  67 

           BCO3 + 2HCl     BCl2 + CO2 + H2O      (2) 

(mol)      y         2y               y          y        y 

( 6 0 ) ( 6 0 ) 2 , 8 4. . 1, 0 4

0 , 6 7 20 , 0 3 0 , 0 3

2 2 , 4

A BA B

M x M yM x M y

x y x y

 

Vì A, B nằm kế tiếp nhau trong nhóm IIA  

* Giả sử    : 4 24 1,04

0: 0,03

A Be x yx

B Mg x y

: Không thỏa mãn 

* Giả sử     : 24 40 1,04 0,01

: 0,03 0,02

A Mg x y x

B Ca x y y

 (thỏa mãn) 

* Giả sử :

:

A Ca

B Sr

 hoặc :

:

A Sr

B Ba

   (đều không thỏa mãn) 

Vậy A là Mg, B là Ca 

Cách 2: Phương pháp trung bình

Gọi CTPT chung của hai muối cacbonat của hai kim loại nhóm IIA là XCO3 

                      XCO3 + 2HCl     XCl2 + CO2 + H2O         (3) 

                            3 2

0,6720,03( )

22, 4XCO COn n mol   

                        3

3

3

2,8494,67

0,03

XCO

XCO

XCO

mM

n   

                        MX + 60 = 94,67         MX = 34,67 

Mà  MA   <  MX  <  MB       MA   <  34,67  <  MB     

Vì thuộc hai chu kỳ liên tiếp nên hai kim loại đó là Mg (M = 24) và Ca (M = 40) 

b. Tính khối lượng muối thu được 

Cách 1: Phương pháp đại số

Từ phương trình (1), (2), sau khi đã xác định được hai kim loại ta có: 

                 2 2

0, 01.95 0, 02.111 3,17MgCl CaClm m m g   

Cách 2: Phương pháp trung bình

Từ phương trình (3) ta có: 

                m = (34,67 + 71). 0,03 = 3,17g 

  68 

Cách 3: Phương pháp tăng giảm khối lượng

Ta có: 

1 mol XCO3 phản ứng, sinh ra 1 mol XCl2 thì khối lượng tăng 11 gam   

0,03 mol XCO3 phản ứng, sinh ra 0,03 mol XCl2  thì khối lượng tăng 11.0,03 = 0,33 

gam 

             Vậy khối lượng muối clorua tạo ra là:  m = 2,84 + 0,33 = 3,17g  

Ví dụ 15: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại A, B đều hoá 

trị 2. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp chất rắn Y. 

Cho Y tác dụng hết với HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch 

Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam 

muối khan. 

1. Tính giá trị của m. 

2. Nếu A, B là 2 kim loại thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II (MA< 

MB). Xác định 2 kim loại A, B. 

Lời giải

Vì chất rắn Y tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có khí thoát ra  Trong chất rắn Y 

có muối cacbonat còn dư. 

Cách 1: Phương pháp đại số

Đặt số mol các chất trong m gam X {ACO3: x mol; BCO3: y mol} 

Nung X xảy ra các phản ứng: 

0t

3 2

1 1 1

ACO AO CO x x x    

0t

3 2

1 1 1

BCO BO CO y y y

 

Theo bài ra: 2CO 1 1

3,36n x y 0,15

22,4  

Chất rắn Y gồm {AO: x1 mol; BO: y1 mol; ACO3: (x - x1) mol; BCO3: (y - y1) mol} 

Y + HCl: Xảy ra các phản ứng 

2 2AO 2HCl ACl H O  

2 2BO 2HCl BCl H O  

3 2 2 2ACO 2HCl ACl H O + CO  

3 2 2 2BCO 2HCl Cl H O + CO  

  69 

2 3 22Ca OH CO CaCO H O 0,15 0,15

 

Ta có:  3,0)yx(15,0)yx()yx(n 11CO2  

Muối khan gồm { ACl2: x mol; BCl2: y mol} 

 (A + 71)x + (B + 71)y = 32,5  Ax + By = 11,2  

1. X gồm { ACO3: x mol; BCO3: y mol} 

 m = (Ax + By) + 60(x + y) = 11,2 + 60.0,3 = 29,2gam 

2. Ta có:  3,37A0AB

A3,02,11y

2,11ByAx

3,0yx

 

Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 

40 (Ca) 

Việc giải một cách trân phương như trên khá dài dòng, số ẩn lại nhiều, nếu khả 

năng tư duy toán học không tốt, chưa chắc đã làm được ý 2 

Cách 2: Phương pháp trung bình

* Biến đổi đại số:

Đặt công thức chung của 2 muối là  molz:COM 3  

3 2MCO MO   CO  

150422

36312

,,

,znCO ; chất rắn Y { OM : z1 ;  3

MCO : z - z1} 

Y + HCl: Xảy ra các phản ứng 

2 2MO 2HCl MCl H O  

3 2 2 2MCO 2HCl MCl H O CO  

2 3 22Ca OH CO CaCO H O  

Có:  3015012,z,zznCO  

Muối khan  2MCl z mol 3,37M5,32z)71M(  

1.  m (M 60)z (37,3 60).0,3 29,2  

2. Ta có:  3,37M  

Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 

40 (Ca) 

  70 

Với HS có năng lực quan sát, nhận  thấy 2 muối  3COM  và  2ClM khác nhau ở 2 gốc 

axit, dùng phương pháp tăng giảm khối lượng, làm theo cách 2.2. 

* Bảo toàn số mol nguyên tử + Tăng giảm khối lượng

Đặt công thức chung của 2 muối là 3MCO  

Bảo toàn nguyên tử C:  3,015,015,0nnnn3232 CaCOCOCOMClM  

T¨ng 11 gam3 2

T¨ng 11.0,3 gam3 2

1 mol MCO 1mol MCl0,3mol MCO 0,3mol MCl

 

1. m + 11.0,3 = 32,5  m = 29,2gam 

2.  3,37M3,0

3,2960M  

Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 

40 (Ca) 

* Bảo toàn số mol nguyên tử

Đặt công thức chung của 2 muối là 3MCO  

Bảo toàn nguyên tử C: 2 32 3 CO CaCOMCl MCOn n n n 0,15 0,15 0,3  

32,5 112M 71 M 37,3

0,3 3  

1.  m (M 60).0,3 29,2  

2.Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B 

= 40 (Ca) 

* Phương pháp bảo toàn điện tích

223

COCOn n 0,15 0,15 0,3 mol  

1. Theo bảo toàn điện tích thì  _ 23COCl

n 2n 2.0,3 0,6 mol  

Vậy  23

muCl COm m m m 32,5gèi  

23CO Cl

m 32,5 m m 32,5 0,3.60 0,6.35,5 29,2  

2. Ta có 2MCl Cl

1n n 0,3 mol

2  

32,5 112M 71 M 37,3

0,3 3  

  71 

Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 

40 (Ca) 

Ví dụ 16:  Trộn  100ml  dung  dịch  AlCl3  1M  với  200ml  dung  dịch  NaOH  1,8M  thu 

được kết tủa A và dung dịch B. 

1. Tính khối lượng kết tủa A 

2. Tính nồng độ mol của các chất trong B 

Lời giải

Ta có: 3NaOH AlCln : n 0,36 : 0,1 3,6 :1 Có tạo thành NaAl(OH)4 (NaAlO2) 

Cách 1: Viết phản ứng song song

3 3

AlCl 3NaOH Al OH 3NaCl (1)

x 3x x 3x 

3 4

AlCl 4NaOH NaAl OH 3NaCl (2)

y 4y y 3y 

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 

x y 0,1 x 0,043x 4y 0,36 y 0,06

 

1. Khối lượng kết tủa: 

3Al(OH)m 0,04.78 3,12g  

2. Nồng độ mol các chất trong B trong dung dịch B: 

4 4NaAl(OH) M(NaAl(OH) )

0,06n y 0,06mol C 0,2M

0,3  

NaCl M(NaCl)

0,3n 3x 3y 0,3mol C 1M

0,3  

Cách 2: Viết phản ứng nối tiếp

3 3

AlCl 3NaOH Al OH 3NaCl (3)

0,1 0,3 0,1 0,3 

3 4

Al(OH) NaOH NaAl OH (4)

0,06 0,06 0,06 

1. Tính khối lượng kết tủa: 

Theo (3) và (4) ta thấy 

3Al(OH)n 0,1 0,06 0,04mol 3Al(OH)m 0,04.78 3,12g  

  72 

2. Tính nồng độ mol các muối trong dung dịch B. 

Theo (3) và (4) ta có: 

4 4NaAl(OH) M(NaAl(OH) )

0,06n 0,06mol C 0,2M

0,3  

NaCl M(NaCl)

0,3n 0,3mol C 1M

0,3  

Cách 3: Bảo toàn nguyên tố

Trong dung dịch sau phản ứng còn lại muối NaCl và Na[Al(OH)4] nên ta có: 

Bảo toàn nguyên tố Cl: 3NaCl AlCln 3n 0,3mol  

Bảo toàn nguyên tố Na: 4NaCl NaAl(OH) NaOHn n n  

4NaAl(OH) NaOH NaCln n n 0,36 0,3 0,06mol  

Bảo toàn nguyên tố Al:  3 3 4AlCl Al(OH) NaAl(OH)n n n  

    3 3 4Al(OH) AlCl NaAl(OH)n n n 0,1 0,06 0,04mol  

Vậy  1. Khối lượng kết tủa  3Al(OH)m 0,04.78 3,12g  

2. Nồng độ mol các muối trong dung dịch B. 

4M(NaAl(OH) ) M(NaCl)

0,06 0,3C 0,2M; C 1M

0,3 0,3  

Cách 4: Bảo toàn điện tích

Sau phản ứng còn các ion Na+, Cl- và Al(OH)4- nên áp dụng bảo toàn điện tích ta có: 

34 4NaOH AlClNa Cl Al(OH) Al(OH) Na Cl

n n n n n n n 3n 0,06mol  

3 3 4Al(OH) AlCl Al(OH)

n n n 0,04mol  

Vậy:  1. Khối lượng kết tủa  3Al(OH)m 0,04.78 3,12g  

2. Nồng độ mol các muối trong dung dịch B. 

4 44NaAl(OH) M(NaAl(OH) )Al(OH)

0,06n n 0,06mol C 0,2M

0,3  

NaCl M(NaCl)Cl

0,3n n 0,3mol C 1M

0,3  

Cách 5: Phương pháp sơ đồ chéo

  73 

Đặt 3

NaOH

AlCl

nT

n  ta có: Theo bài ra: T = 3,6 

Các phản ứng: 

3 13AlCl 3NaOH Al OH 3NaCl T 3  

3 24AlCl 4NaOH NaAl OH 3NaCl T 4  

Do đó ta có sơ đồ chéo: 

Al(OH)3 (T1 = 3)

NaAl(OH)4 (T2 = 4)

T = 3,6

0,04

0,06

nAl(OH)3

nNaAl(OH)4

0,04

0,06

=2

3

 

Mặt khác: 3 4 3Al(OH) NaAl(OH) AlCln n n 0,1mol  

Từ đó ta có: 3 4Al(OH) NaAl(OH)n 0,04mol; n 0,06mol  

Vậy:  1. Khối lượng kết tủa  3Al(OH)m 0,04.78 3,12g  

2. Nồng độ mol các muối trong dung dịch B. 

4M(NaAl(OH) )

0,06C 0,2M

0,3 ;  3NaCl AlCl M(NaCl)

0,3n 3n 0,3mol C 1M

0,3  

Cách 6: Phương pháp trung bình

Phản ứng tạo Al(OH)3     

3

NaOH1

AlCl

nT 3

n ;          

phản ứng tạo NaAlO2                

3

NaOH2

AlCl

nT 4

n  

Theo bài ra ta có  T  = 3,6 

Gọi % theo mol của Al(OH)3 là x % Theo mol của NaAlO2 là 1 – x 

Ta có:  T  = 3x + 4(1 – x) = 3,6  x = 0,4 

Mặt khác: 3 4 3Al(OH) NaAl(OH) AlCln n n 0,1mol  

Từ đó ta có: 3 4Al(OH) NaAl(OH)n 0,4.0,1 0,04mol n 0,06mol  

Vậy:  1. Khối lượng kết tủa 3Al(OH)m 0,04.78 3,12g  

2. Nồng độ mol các muối trong dung dịch B. 

  74 

4M(NaAl(OH) )

0,06C 0,2M

0,3  

3NaCl AlCl M(NaCl)

0,3n 3n 0,3mol C 1M

0,3

 

Cách 7: Phương pháp đồ thị

n

nNaOH

a

0 3a 4a

Al(OH)3

 

n

nNaOH

0,1

00,3 0,4

Al(OH)3

0,36

0,04

 

Theo đồ thị ta có: 

3 3Al(OH) Al(OH)n 0,04mol m 0,04.78 3,12g

Ví dụ 17: Hòa tan vừa hết m gam Al vào dung dịch NaOH thì thu được dung dịch A 

và 3,36 lít H2 (đktc)  

a. Tính m? 

b. Rót từ từ dung dịch HCl 0,2M vào A thì thu được 5,46g kết tủa. Tính thể tích dung 

dịch HCl đã dùng 

Lời giải

a. Phương trình phản ứng 

                             2Al + 2H2O + 2NaOH   2NaAlO2 + 3H2 

Theo phương trình:    Aln   = 2

2Hn  = 0,1 mol 

                    m = 2,7 gam 

  75 

PTHH của những phản ứng lần lượt xảy ra như sau 

                        HCl + NaAlO2 + H2O       Al(OH)3 + NaCl   (1) 

                       3HCl + Al(OH)3         AlCl3 + 3H2O   (2) 

b. Theo giả thiết: Số mol Al(OH)3 = 5,46 : 78 = 0,07 (mol) 

Cách 1: Phương pháp đại số

Trường hợp 1 : Chỉ có phản ứng (1) xảy ra, tức là NaAlO2 dư 

Theo phương trình ta có: 

              Số mol HCl = Số mol Al(OH)3 = 0,07 (mol) 

        Vậy,           VHCl = 0,07 : 0,2 = 0,35 (lít) 

Trường hợp 2: Cả hai phản ứng xảy ra, tức là NaAlO2 hết 

                     Số mol Al(OH)3 ở (1) = Số mol NaAlO2 = 0,1 (mol) 

                     Số mol Al(OH)3 ở (2) = 0,1 – 0,07 = 0,03 (mol) 

Theo phương trình (1), (2):  

                      nHCl = 0.1 + 3.0,03 = 0,19 (mol) 

 Vậy,           VHCl = 0,19 : 0,2 = 0,95 (lít) 

Cách 2: Phương pháp đồ thị 

     Số mol Al(OH)3 

                                          0,07   0,1             0,19                                0,4      Số mol HCl   

Dựa vào tỉ lệ phản ứng ở phương trình (1) và (2) ta vẽ được đồ thị biểu diễn lượng kết 

tủa thu được theo lượng HCl đã phản ứng như trên 

Nếu sau phản ứng thu được 0,07 mol kết tủa thì: 

   Trường hợp 1: Số mol HCl = 0,07 (mol)        VHCl = 0,35 (lít) 

   Trường hợp 2: Số mol HCl = 0,19 (mol)      VHCl = 0,95 (lít) 

Cách 3: Sử dụng công thức kinh nghiệm

0,1 

0,07 

  76 

   Trường hợp 1:   0,07( )HCln n mol

         VHCl = 0,35 (lít) 

   Trường hợp 2:  2NaA4 3 0,19( )HCl lOn n n mol

     VHCl = 0,35 (lít) 

Ví dụ 18  : Thực hiện  phản ứng nhiệt nhôm hoàn  toàn 9,66g hỗn hợp X gồm Al và 

FexOy  thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu 

được dung dịch Z, 0,672 lít khí H2 (đktc) và phân không tan D. Sục từ từ khí CO2 đến 

dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối  lượng không đổi 

thu được 5,1 gam chất rắn T. Xác định công thức của oxit FexOy? 

Lời giải

Bài toán này đòi hỏi HS trước hết phải nẵm vững tính chất hóa học cơ bản của 

các chất. Vì chất rắn Y tác dụng với dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra nên trong Y 

phải có Al dư, oxit FexOy bị khử hoàn toàn  thành Fe. Đây là điểm mấu chốt của bài 

toán này. 

Chất rắn T là Al2O3   2 3

5,10, 05

102Al On   

Cách 1: Phương pháp đại số

                2yAl   +   3FexOy      yAl2O3  +  3xFe 

                2ay               3a                ay            3ax 

Chất rắn Y gồm: Fe (3ay mol); Al2O3 (ay mol); Al dư (b mol) 

* Y tác dụng với dung dịch NaOH dư 

                         Al2O3   +  2NaOH      2NaAlO2   +   H2O 

                            ay                                    2ay 

                         2Al  +  2NaOH  +  2H2O      2NaAlO2   +   3H2 

                            B                                                b                  1,5b 

2

0,6721,5 0,03 0,02

22,4Hn b b   

Dung dịch Z gồm: NaAlO2 (2ay + 0,02 mol); NaOH dư 

* Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Z 

                          NaOH  +  CO2       NaHCO3  

                          NaAlO2   +  CO2   +   H2O       NaHCO3  +  Al(OH)3   

                      (2ay + 0,02)                                                       (2ay + 0,02) 

                             2Al(OH)3     ot     Al2O3   +  3H2O 

  77 

                             (2ay + 0,02)            (ay + 0,01) 

2 3( 0, 01) 0,05 0,04Al On ay ay (1) 

Chất rắn X gồm: FexOy (3a mol); Al (2ay + b = 0,1 mol) 

 (56x + 16y) 3a + 27.0,1 = 9,66    ax = 0,03  (2) 

Lấy (1) : (2) ta có         0.03 3

0,04 4

ax x

ay y   

Vậy công thức oxit là Fe3O4  

  Với HS có khả năng quan sát  tốt,  nhận  thấy  trong các phản ứng khử oxit  sắt 

bằng kim loại Al, ta luôn có:  nO trong FexOy = nO trong Al2O3 và giải theo cách 2 

Cách 2: Bảo toàn số mol nguyên tử + bảo toàn số mol electron

Bảo toàn số mol nguyên tử:  2 3( ) 2 2.0,05 0,1Al bd Al On n   

Bảo toàn số mol electron: 

3nAl(d) = 2

2 Hn  = 2.0,03   nAl (d) = 0,02   nAl(pu) = 0,08    2 3

0,04Al On   

Bảo toàn số mol nguyên tử O: 

                      2 3( ) ( )

0,123.0,04 0,12

x y x yO Fe O O Al O Fe On n ny

 

Cách 2.1:  ( )

9,66 27.0,1 16.0,12 0,09 30,09

56 0,12 4x y

FeFe Fe O

O

nn

n

   

Cách 2.2: 0,12 3

(56 16 ). 9,66 27.0,1 6,964x yFe O

xm x y

y y   

Cách 2.3: 6,96 3

56 16 58 56 420,12 4x yFe O

xM x y y y x y

y   

Vậy công thức oxit là Fe3O4  

Cách 3: Bảo toàn khối lượng + Bảo toàn số mol nguyên tử + Bảo toàn số mol

electron

Bảo toàn số mol nguyên tử:  2 3( ) 2 2.0,05 0,1Al bd Al On n   

Bảo toàn số mol electron: 

3nAl(d) = 2

2 Hn  = 2.0,03   nAl (d) = 0,02 (mol)  nAl(pu) = 0,08    2 3

0,04Al On  

Bảo toàn khối lượng: 

  78 

mY = mX = 9,66g     56.nFe + 27.0,02 + 102.0,04 = 9,66    nFe = 0,09 

Fex+2y  +   2ye                xFe                                      Al      Al+3  +  3e 

               0,24                0,12x/y                                 0,08                    0,24 

   0,12 3

0,094

x x

y y      Vậy công thức oxit là Fe3O4  

Cách 4: Phương pháp bảo toàn + Quy đổi

Bảo toàn số mol nguyên tử:  2 3( ) 2 2.0,05 0,1Al bd Al On n   

Bảo toàn số mol electron: 

3nAl(d) = 2

2 Hn  = 2.0,03   nAl (d) = 0,02 (mol)  nAl(pu) = 0,08    2 3

0,04Al On  

Giả sử trong X gồm: Al (0,1 mol); Fe (x mol); O (y mol) 

Bảo toàn số mol electron: 3nAl pu =2nO   3.0,08 = 2y    y = 0,12 

mX = 56x + 16y + 27.0,1 = 9,66   56x + 16y = 6,96   x = 0,09 

 0,09 3

0,12 4

x

y               Vậy công thức oxit là Fe3O4 

Ví dụ 19: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và 

Fe2O3  đốt  nóng.  Sau  khi  kết  thúc  thí  nghiệm  thu  được  chất  rắn  B  gồm 4  chất  nặng 

4,784 gam. Khí ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062 

gam kết tủa. Hoà tan hết chất rắn B vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy có V lít (đktc) 

khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra. Tính giá trị của V? 

Lời giải

Khí ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư xảy ra phản ứng: 

                         Ba(OH)2     +   CO2         BaCO3   +  H2O 

Kết tủa thu được là 046,0197

062,9n

3BaCO 046,0n2CO  

Bảo toàn khối lượng:2COB)­p(COA mmmm  

22 COCOA n.44784,4n.28m 52,5046,0.16784,4m A  

Đặt số mol các chất trong A là{ FeO: a;Fe2O3: b } 

Ta có:

03,0b

01,0a

52,5b160a72

04,0ba 

Cách 1: Phương pháp đại số

  79 

PTHH của các phản ứng xảy ra: 

2 3 3 4 23Fe O CO 2Fe O CO     3 4 2Fe O CO 3FeO CO  

2FeO CO Fe CO  

Chất rắn B gồm{Fe2O3: x mol; Fe3O4: 3y mol; FeO: 3z mol; Fe: t mol} 

784,4t56z3.72y3.232x160m B         (I) 

Bảo toàn số mol nguyên tửFe: 

)A(Fe)B(Fe nn 2x + 9y + 3z + t = a + 2b = 0,07        (II) 

B + HNO3 dư: Xảy ra các phản ứng 

2 3 3 3 23Fe O 6HNO 2Fe NO 6H O  

3 4 3 3 233Fe O 28HNO 9Fe NO NO 14H O  

3 3 233FeO 10HNO 3Fe NO NO 5H O  

3 3 23Fe 4HNO Fe NO NO 2H O    

  tzyn NO                 (III) 

Chỉ có 3 phương trình mà có 4 ẩn, do đó ta không tìm được giá trị cụ thể của x, y, z, t. 

Thực tế ta chỉ cần tính tổng (y + z + t) nên ta có thể biến đổi như sau: 

          

034,0tzy054,0z3y12x3n

07,0tz3y9x2n 3/)n2n3(

O

Fe OFe

 

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

Cách 2: Bảo toàn khối lượng

OHNO)NO(FeHNOB 2333mmmmm  

Trong đó:  07,0nn Fe)NO(Fe 33 ; NONO)NO(FeHNO n21,0nn3n

333

)n21,0(5,0n5,0n NOHNOOH 32

Thay số: 4,784 + 63(0,21 + nNO) = 0,07.242 + 30nNO + 18.0,5(0,21 + nNO) 

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

Cách 3: Bảo toàn nguyên tố:

Áp dụng bảo toàn nguyên tố O ta có:

)OH(O)NO(O))NO(Fe(O)HNO(O)B(O 2333mmmmm  

  80 

Trong đó:  07,0nn Fe)NO(Fe 33 ;

NONO)NO(FeHNO n21,0nn3n333

)n21,0(5,0n5,0n NOHNOOH 32

Thay số: 

(4,784 – 56.0,07) + 16.3.(0,21 + nNO) = 16.9.0,07 + 16.nNO + 16.0,5.(0,21 + nNO) 

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

Cách 4: Phương pháp bảo toàn electron

2 3

Fe Fe 1e0,01 0,01

 

2 42

C (CO) C (CO ) 2e 0,046 2.0,046

 

5 2N 3e N (NO) 3x x

 

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 0,01 + 2.0,046 = 3x  x = 0,034 

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

Cách 5: Phương pháp trung bình

* Hoá trị trung bình kết hợp với phương pháp bảo toàn số mol electron

Gọi hóa trị của Fe trong hỗn hợp là  n , khi đó công thức của B là  n2OFe  

7/8,10n784,4035,0).n162.56(m;035,0n BOFe n2  

 Bảo toàn số mol electron 

2n 32 n

2Fe (Fe O ) 2Fe 2 3 n e

0,035 0,07 3 n    

5 2N 3e N (NO) 3x x

 

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 0,07 n3  = 3x  x = 0,034 

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

* Công thức trung bình kết hợp với phương pháp bảo toàn electron

Đặt công thức trung bình của các chất trong B là  yxOFe  

7/4,5x/y784,4x/07,0).y16x56(m;x/07,0n BOFe yx  

Các quá trình oxi hóa - khử: 

2y 3

x yxFe (Fe O ) xFe 3x 2y e

0,07 / x 0,07 3x 2y / x

 

5 2N 3e N (NO) 3x x

 

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:  x/y2x307,0  = 3x  x = 0,034 

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

  81 

* Công thức trung bình kết hợp với bảo điện tích

Đặt công thức trung bình của các chất trong B là  yxOFe  

Từ phản ứng: 

3x y 3 2Fe O 4 2y H NO xFe NO 2 y H O  

Bảo toàn điện tích 2 vế:  3y2x3x31y24  

Và17

27y;

17

35x

4,5

7

y

x

054,0n

07,0n

O

Fe

 

NO

0,07 0,07n .17 0,034 V 0,034.22,4 0,7616

x 35  

Cách 6: Phương pháp quy đổi

* Quy đổi phân tử

** Quy đổi hỗn hợp B thành Fe: x mol và Fe2O3: y mol

Ta có: 

018,0y

034,0x

07,0y2x

784,4y160x56 

Bảo toàn số mol electron 

3

Fe Fe 3e0,034 3.0,034

 

5 2N 3e N (NO) 3z z

 

Ta có: 3.0,034 = 3z  z = 0,034 

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

** Quy đổi hỗn hợp B thành FeO: x mol và Fe2O3: y mol

72x 160y 4,784 x 0,102

x 2y 0,07 y 0,016

 

2 3

Fe Fe 1e0,102 0,102

   

5 2N 3e N (NO) 3z z

 

Vậy 3z = 0,102   z = 0,034  

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

** Quy đổi hỗn hợp B thành Fe: x mol và FeO: y mol

56x 72y 4,784 x 0,016

x y 0,07 y 0,054

 

3

Fe Fe 3e0,016 3.0,016

 

2 3

Fe Fe 1e0,054 0,054

 

5 2N 3e N (NO) 3z z

 

  82 

Vậy 3z = 3.0,016 + 0, 054   z = 0,034 

NOn 0,034 mol V 0,034.22,4 0,7616  

* Quy đổi nguyên tử

Hỗn hợp B gồm Fe và các oxit sắt có thể quy đổi thành hỗn hợp gồm 2 nguyên tử Fe: 

0,07 mol và O: x mol 

 56.0,07 + 16.x = 4,784  x = 0,054 

Bảo toàn số mol electron 

3

Fe Fe 3e0,07 3.0,07

  2 O 2e O

0,054 2.0,054

 

5 2N 3e N (NO) 3z z

 

Ta có: 3.0,07 = 3z + 2.0,054  z = 0,034 

NOn 0,034 mol V 0,034.22, 4 0,7616  

Sau  khi  quy  đổi  có  thể  viết  PTHH  của  phản  ứng  thay  cho  phương  pháp  bảo  toàn 

electron. 

4 3 3 4NaAl(OH) AlCl Al(OH) M(NaAl(OH) )

0,06n n n 0,06mol C 0,2M

0,3

 

4NaCl NaOH NaAl(OH) M(NaCl)

0,3Vµ n n n 0,3mol C 1M

0,3

 

Ví dụ 20: Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 16g bột FexOy nung nóng, sau khi 

phản ứng kết thúc (giả sử xảy ra phản ứng khử trực tiếp oxit sắt thành sắt kim loại), 

toàn bộ khí  thoát ra được dẫn vào bình đựng nước vôi  trong dư  thấy có 30g kết  tủa 

trắng. Xác định công thức FexOy? 

Lời giải

Cách 1: Phương pháp đại số

Gọi số mol FexOy là a, ta có  (56x + 16y)a = 16 

Các phản ứng xảy ra 

                       FexOy    +   yCO                     xFe  +  yCO2  

                           a                                                      ay 

                        CO2   +   Ca(OH)2                CaCO3 

                          ay                                          ay           

  83 

Ta có     3

30 20,3 0, 2

100 3CaCO

xn ay ax

y

  

Vậy oxit sắt cần tìm là Fe2O3 

Cách 2: Phương pháp bảo toàn

2.1: Bảo toàn khối lượng 

2

2

( )

( )

16 28.0,3 56. 44.0,3 0,2x y

CO pu CO

Fe FeFe O CO pu Fe CO

n nn n

m m m m

  

 mO = 16 – 56.0,2 = 4,8     nO = 0,3    0,2 2

0,3 3Fe

O

n

n   

Vậy oxit sắt cần tìm là Fe2O3 

2.2: Bảo toàn khối lượng + Bảo toàn số mol nguyên tử Fe 

2

2

( )

( )

16 28.0,3 56. 44.0,3 0,2x y

CO pu CO

Fe FeFe O CO pu Fe CO

n nn n

m m m m

 

0, 2 16 16 256 16 . 80 24 16

0,2 24 3x y x yFe O Fe O

xn M x y x x x y

x y   

Vậy oxit sắt cần tìm là Fe2O3 

Cách 3:

Xét thấy bản chất của phản ứng:     CO + O(trong oxit)    CO2 

 2

0,3 16 16.0,3 11, 2 0, 2O CO Fe Fen n m n   

0, 2 2

0,3 3Fe

O

n

n        Vậy oxit sắt cần tìm là Fe2O3 

2.6. Hệ thống bài tập Hóa học có nhiều cách giải nhằm nâng cao năng lực tư duy

đa hướng cho HS

  Trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình xây dựng đã có, chúng tôi đã xây dựng 

được một hệ thống bài tập có nhiều cách giải phần kim loại lớp 12 - THPT như sau: 

Bài 1: Cho một mẫu hợp kim Na - Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X 

và 3,36  lít H2  (đktc). Tính  thể  tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để  trung hoà 

dung dịch X?  

ĐS: 75ml 

Bài 2: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A 

  84 

và 0,672 lít khí H2 (đktc). Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết 1/3 

dung dịch A?  

ĐS: 200 ml   

Bài 3: Cho 1,15 gam một kim loại kiềm X tan hết vào nước. Để trung hoà dung dịch 

thu được cần 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Xác định kim loại X? 

ĐS: Na.    

Bài 4: Khi cho khí oxi tác dụng với 14 gam hỗn hợp X gồm Cu, Zn và Mg thu được 

20,4 gam hỗn hợp 3 oxit. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M tối thiểu để có thể hoà tan 

hết hỗn hợp các oxit đó?  

 ĐS: 400 ml 

Bài 5: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng 

hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Tính thể 

tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y?  

ĐS: 75 ml 

Bài 6: Cho 5,1 g hỗn hợp A gồm hai kim loại Al, Mg dạng bột tác dụng hết với O2 thu 

được hỗn hợp oxit X có khối lượng 9,1g. Xác định số mol HCl ít nhất để hòa tan hoàn 

toàn X?  

ĐS: 0,5 mol  

Bài 7:  Cho m gam kim loại R tan hoàn toàn vào 200 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 

dung  dịch X và  2,016  lít  H2  (đktc).  Cho  dung dịch  AgNO3  dư vào  dung dịch  X  thì 

lượng kết tủa thu được là bao nhiêu? 

ĐS: 23,63 gam 

Bài 8: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và 

Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m 

gam chất rắn Y. Tính m? 

ĐS: 4,08  

Bài 9: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra 

hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Tính m? 

 ĐS: 2,88  

Bài 10: Cho 6,5 gam Zn vào 200 ml dung dịch chứa FeCl3, sau phản ứng hoàn  toàn 

thu được 1,4 gam Fe (Zn tan hết). Tính nồng độ mol/lit của dung dịch FeCl3?  

  85 

 ĐS: 0,75M 

Bài 11: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 

1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion 

kim loại. Xác định giá trị của x thoả mãn trường hợp trên?  

ĐS: 1,2.  

Bài 12: Cho a gam bột Al vào dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3; 0,15 mol Cu(NO3)2 và 

0,1 mol Fe(NO3)3 thu được dung dịch X và kết tủa Y. Để kết tủa Y thu được chứa 3 

kim loại, giá trị của a nằm trong khoảng nào?  

ĐS: 5,4 < a < 7,2  

Bài 13: Cho hỗn hợp gồm a mol Al và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol AgNO3 và 

d mol Cu(NO3)2 thu được dung dịch chứa 2 muối và kết tủa chứa 3 kim loại. Thiết lập 

biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa a, b, c, d  

ĐS: 3a < c + 2d < 3a + 2b. 

Bài 14: Lấy 2 thanh kim loại M (hóa trị II) cùng khối lượng, nhúng vào 2 dung dịch 

Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau một thời gian, khối lượng của thanh 1 nhúng vào Cu(NO3)2 

giảm đi 0,1% và thanh 2 nhúng vào dung dịch AgNO3 tăng 15,1% so với khối lượng 

ban đầu. Cho biết số mol muối M(NO3)2 tạo thành từ 2 dung dịch đều bằng nhau. Hãy 

xác định tên kim loại M ?  

  Đáp số: Zn.  

Bài 15: Nhúng một  thanh kim  loại M hóa  trị II vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M. 

Sau phản ứng, khối lượng M tăng lên 0,4g trong khi nồng độ CuSO4 giảm còn 0,1M.  

 1. Xác định M  

 2. Khuấy m(g) bột kim loại M vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng 

nồng  độ  0,1M.  Sau  khi  phản  ứng  hoàn  toàn  thu  được  phần  không  tan  (A)  có  khối 

lượng 15,28 gam. Tính m(g).  

Đáp số: 1. Fe ; 2. m = 6,72 gam.  

Bài 16: Cho 2,48 g hỗn hợp 3 kim  loại Fe, Al, Zn phản ứng vừa hết với dung dịch 

H2SO4 loãng thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch, tính khối lượng muối 

khan thu được ? 

                                                                                                      ĐS: 5,84g 

  86 

Bài 17: Hoà tan 2,57g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 

loãng thu được 1,456 lít khí X (đktc), 1,28g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung 

dịch Z thu được m g muối khan. Tính m? 

                                                                                                         ĐS: 7,53 

Bài 18: Cho 17,5 g hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch 

H2SO4  loãng  thu  được  5,6  lít  khí H2  (ở  0oC,  2  atm). Cô  cạn  dung  dịch,  khối  lượng 

muối khan thu được là bao nhiêu? 

ĐS: 65,5g 

Bài 19: Hòa  tan  hoàn  toàn  2,01  gam  hỗn  hợp gồm Mg  và Al  trong HCl dư  thì  thu 

được V lit khí (đktc) và dung dịch A. Cô cạn A thu được 8,755 gam muối khan. Tính 

giá trị V? 

ĐS: 2,128 

Bài 20: Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu vào HCl dư  thì  thu được 2,688  lit khí 

(0oC, 1atm) và 2,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 

11,82 gam muối khan. Tính m? 

ĐS 5,7 

Bài 21: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. 

Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Xác định V? 

ĐS: 40 

Bài 22:  Hòa  tan  hoàn  toàn  m  gam  Fe  bằng dung  dịch H2SO4  loãng  (dư),  thu  được 

dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch K2Cr2O7 0,5M. Tính 

m?                                                                                                                     ĐS: 13,44. 

Bài 23: Hòa tan hoàn toàn một oxit FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 

2,24 lit SO2 (đktc), phần dung dịch cô cạn được 120 gam muối khan. Xác định công 

thức của oxit?  

 ĐS: Fe3O4  

Bài 24: Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H 

gồm Fe và các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng thu 

được  672 ml khí NO duy nhất (đktc). Xác đinh giá trị x? 

  ĐS: 0,21 

Bài 25: Cho 5,6 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch HNO3 2,4M thu được dung dịch X. 

  87 

Thêm 100 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch X thu được dung dịch Y (trong các 

phản ứng oxi hoá-khử, NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Lượng Cu tối đa có 

thể hoà tan trong Y là bao nhiêu?  

ĐS: 9,92 gam.  

Bài 26: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu ( có tỉ lệ khối lượng là 3:7) vào HNO3, sau 

phản ứng thu được 6,72 lit khí không màu hóa nâu trong không khí (ở 00 C, 2atm) và 

0,75m gam chất rắn. Tính m?  

  ĐS: 201,6.  

Bài 27: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu 

được V  lít  (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai 

muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V? 

 ĐS: 5,60  

Bài 28: Một hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3. Cho hỗn hợp trên vào 200 ml dung dịch HCl, 

thấy còn lại 0,56 gam chất rắn không tan là sắt. Lọc bỏ phần rắn không tan, cho dung 

dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau phản ứng thì thu được 39,5 gam kết tủa. Tính nồng 

độ mol/l của dung dịch HCl?  

ĐS: 1,0 M  

Bài 29: Cho 61,2 gam hỗn hợp  X gồm Cu  và Fe3O4  tác dụng  với  dung  dịch HNO3 

loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 

lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. 

Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Tính m? 

ĐS: 151,5. 

Bài 30: Cho  m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và 

H2SO4  0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp 

bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m và V   

  ĐS: 17,8 và 2,24. 

Bài 31: Hỗn hợp A gồm Fe và ba oxit của nó. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A 

bằng HNO3 loãng, thì thu được 672 ml NO duy nhất (đktc) và dung dịch D. Cô cạn D 

thu được 50,82 gam muối khan. Tính m? 

  ĐS: 16,08    

Bài 32: Một lượng bột kim loại sắt không bảo quản  tốt đã bị oxi hóa tạo hỗn hợp B 

  88 

gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để tái tạo sắt, người ta dùng 0,22 mol H2 để khử hết 15,84 

gam hỗn hợp A ở  nhiệt độ cao. Nếu cho 15,84 gam hỗn hợp A tan hoàn  toàn trong 

H2SO4  đặc, nóng thì thu được V lít khí SO2 (đktc). Tính giá trị V?  

  ĐS: 2,464 

Bài 33: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Fe và các oxit của Fe trong H2SO4 đặc, nóng  dư  

thu được 0,448 lit khí SO2 (đktc) và 32 gam muối khan. Tính m? 

  ĐS: 12,48 

Bài 34: Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 13,6 gam 

hỗn hợp B. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit sunfuric đặc, nóng thấy thoát 

ra 3,36 lit khí duy nhất SO2 (đktc). Tính m?  

  ĐS: 11,2  

Bài 35: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 hòa tan vừa hết trong 700 ml 

HCl 1M thì thu được 3,36 lit H2 (đktc) và dung dịch D. Cho D tác dụng với NaOH dư, 

lọc kết tủa tạo thành và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m 

gam chất rắn. Tính m? 

  ĐS: 24 

Bài 36: Hòa tan hoàn toàn 5,04 gam Fe và 7,02 gam Al vào 200 ml dung dịch HNO3 

aM thì thu được dung dịch X và V lit khí NO duy nhất (đktc). Dung dịch X hòa tan tối 

đa 2,88 gam Cu. Tính V và a? 

 ĐS: 7,84  và 7.0  

Bài 37: Hòa tan hoàn toàn 4,2 gam Fe trong 400ml dung dịch HNO3 bM thì thu được 

dung dịch Y và V(lit) NO duy nhất  (đktc). Dung dịch Y hòa  tan  tối đa 2,4 gam Cu. 

Tính giá trị V và b?  

 ĐS: 1,68 và 0,75.         

Bài 38 (đh kb 2014): Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl 

(dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí 

Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Tính m? 

ĐS: 18,035 

Bài 39: Hòa  tan hoàn  toàn m gam Fe vào 200ml dung dịch HNO3 3M  thì  thu  được 

dung dịch Y và khí NO duy nhất. Y hòa tan tối đa 7,2 gam Cu. Tính m? 

ĐS: 6,3 

  89 

Bài 40: Hòa tan hoàn toàn  0,96 gam Mg bằng HNO3(l) thì thu được 224 ml một sản 

phẩm khử khí X duy nhất chứa nitơ (đktc). Xác định X?  

  ĐS: N2O  

Bài 41: Hòa tan hoàn toàn 0,96 gam Mg bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được 0,224 (lit) 

một sản phẩm khử khí Y duy nhất chứa lưu huỳnh (đktc). Xác định Y? 

  ĐS: H2S 

Bài 42: Hỗn hợp X gồm Al và một kim  loại R. Cho 1,93 gam X tác dụng với dung 

dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 1,456 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 1,93 gam X tác dụng 

hết với dung dịch HNO3  đặc, nóng (dư),  thu được 3,36  lít khí NO2 (đktc). Xác định 

kim loại R?  

 ĐS: Fe. 

Bài 43: Hòa tan hoàn toàn 0,9 gam hỗn hợp Mg và Al (mMg : mAl = 2 : 3) bằng HNO3 

loãng thì thu được 672 ml khí X duy nhất (đktc). Xác định X?  

  ĐS: NO. 

Bài 44: Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 8 gam 

hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho A vào HNO3 loãng thì thu được 0,672 lit 

khí NO duy nhất (đktc) và 2,24 gam kim loại không tan. Tính m? 

 ĐS: 7,28 

Bài 45: Cho m gam hỗn hợp B gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4  vào HNO3  thì  thu được 

0,896 lit khí NO duy nhất (đktc), 0,728 gam kim loại không tan và dung dịch A. Cô 

cạn A thu được 13,5 gam muối khan. Tính m? 

  ĐS: 5,168  

Bài 46: 44,08 gam một oxit sắt FexOy được hòa tan hết bằng dung dịch HNO3 loãng 

thu được dung dịch A. Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa  D. Nung D 

trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1 oxit kim loại. Dùng H2 để khử 

hoàn  toàn  lượng oxit  này  thì  thu được  31,92  gam chất  rắn. Xác định  công  thức  của 

oxit? 

 ĐS: Fe3O4  

Bài 47: Để m gam bột Fe ngoài không khí một thời gian, thu được 2,792 gam hỗn hợp 

A gồm Fe và các oxit. Hòa  tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 loãng,  thu được 

một muối sắt (III) duy nhất và 380,8 ml khí NO duy nhất (đktc). Tính m? 

  90 

 ĐS: 2,24 

 

Bài 48: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol FeO, 0,3 mol Fe2O3, 0,4 mol Fe3O4 

vào dung dịch HNO3 2M vừa đủ, thu được dung dịch muối và 5,6 lít khí hỗn hợp khí 

NO và N2O4 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 33,6. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã tham 

gia phản ứng? 

ĐS: 3,2 lit 

Bài 49: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch 

HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và một khí duy nhất là 

NO. Tính a? 

ĐS: 0,06 mol 

Bài 50: Hấp thụ hoàn toàn 6,16 lit CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M 

và Ba(OH)2 1M thì thu được m gam kết tủa. Tính m? 

  ĐS: 4,925 

Bài 51 (đh kb 2014): Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 

0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa . Tính m? 

ĐS: 19,700. 

Bài 52: Hấp thụ hoàn toàn 8,4 lit SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm KOH 1M và 

Ca(OH)2 aM thì thu được 15 gam kết tủa. Tính a? 

 ĐS: 2,00.  

Bài 53: Hấp thụ hoàn toàn 5,04 lit SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch KOH 4M thu được 

dung dịch A. Tính nồng độ mol/lit của K3SO3 có trong A?  

  ĐS: 1,75 M 

Bài 54: Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M thu 

được 10 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, đun nóng dung dịch lại thu thêm kết tủa nữa. 

Tính V?   

 ĐS: 4,48  

Bài 55: Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch gồm NaOH 1,5M và 

Ca(OH)2 0,75M thì thấy khối lượng dung dịch giảm 6,16 gam. Tính V? 

  ĐS: 2,464 

  91 

Bài 56: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CaCO3, MgCO3 (tỉ lệ số mol 1:1). 

Toàn bộ lượng khí sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 1,5 M thì 

thu được 9,85 gam kết tủa. Tính m? 

 ĐS: 23,0 

Bài 57: Cho m gam Na2SO3 vào HCl dư, toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn 

toàn vào 100ml dung dịch KOH 1M và Ba(OH)2 2M thì thu được 17,36 gam kết tủa, 

đun nóng dung dịch sau phản ứng thấy xuất hiện thêm kết tủa nữa. Tính m? 

 ĐS: 52,92 

Bài 58: Cho V lít (đktc) CO2 hấp thu hết vào dung dịch nước vôi có hòa tan 3,7gam 

Ca(OH)2, thu được 4 gam kết tủa trắng. Xác định V? 

         ĐS: 0,896 lít hoặc 1,344 lít 

Bài 59 (đh kb 2014): Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 

0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m? 

ĐS: 19,7 

Bài 60: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M, thu được 7,5 gam 

kếttủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định V? 

     ĐS: 1,68 lít hoặc 2,80 lít 

Bài 61:   Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm NaOH 

2M và Ba(OH)2 bM thì thu được  17,36 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung 

dịch A thu thêm kết tủa nữa. Tính b? 

  ĐS: 1,15 

Bài 62: Hấp thụ hoàn toàn V lit khí CO2 (ở 00C, 2atm) vào 150ml dung dịch NaOH 

1M và Ca(OH)2 1,25M thì thu được 7 gam kết tủa  và dung dịch X. Thêm từ từ HCl 

vào dung dịch X thì thấy khí thoát ra ngay lập tức. Tính giá trị V?  

  ĐS: 5,096 

Bài 63: Có 3,5 gam hỗn hợp (X) gồm 2 muối Na2CO3 và K2CO3 hòa  tan vào nước. 

Thêm từ từ 80ml dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch thu được, tạo thành 224ml khí 

(A) ở đkc và dung dịch  (Y). Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch (Y)  thu được kết  tủa 

(B). Tính khối lượng kết tủa (B)?  

ĐS: m = 2 gam. 

  92 

Bài 64: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Cho 1lít dung 

dịch HCl 0,6 M vào 47,5 gam hỗn hợp X  giải phóng 8,96 lít CO2 (đktc) và dung dịch 

Y. Để trung hoà HCl dư trong dung dịch Y phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,8 M, 

được dung dịch Z  . Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Z đến dư  thu được 114,8 

gam kết tủa. Xác định kim loại M?  

ĐS: Na    

Bài 65: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M 

tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Xác định kim loại 

M?  

ĐS: Na 

Bài 66: Hòa tan hoàn toàn 21,6   gam hỗn hợp gồm M2CO3, MHCO3 (M là kim loại 

kiềm) bằng dung dịch HCl, thấy thoát ra 6,72lít CO2 (đktc). Xác định kim loại M?  

ĐS: Li      

Bài 67: Hòa  tan hoàn  toàn 10g hỗn hợp 2 muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch 

HCl ta thu được dung dịch N và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch N thì thu được 

m(g) muối khan. Tính m? 

 ĐS: 10,33g 

Bài 68: Cho hỗn hợp 3 muối ACO3 , BCO3 và XCO3 tan trong dung dịch HCl 1M vừa 

đủ tạo ra 0.2 mol khí. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng? 

ĐS: 400ml 

Bài 69: Hòa tan hết 4,52 gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc 2 

chu kì kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng  dung dịch HCl dư. Sau phản 

ứng thu được 1,54 lít CO2 ( ở 27,30C và 0,8 atm). Xác định công thức 2 muối? 

ĐS: MgCO3 và CaCO3  

Bài 70: Hoà tan hoàn toàn 19,2 hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl 

dư thấy thoát ra V (lít) CO2 (đktc) và dung dịch có chứa 21,4 gam hỗn hợp muối. Tính 

V? 

ĐS: 4,48  

Bài 71: Cho 26,8g hỗn hợp 2 muối XCO3 và YCO3 tan trong dung dịch H2SO4 vừa đủ. 

Sau phản ứng thu được 6,72  lít khí  (đktc) và dung dịch A. Tính khối lượng chất rắn 

thu được khi cô cạn A? 

  93 

ĐS: 37,6 gam 

Bài 72: Nhỏ từ từ 125ml dung dịch KOH 2,56 M vào dung dịch gồm 0,04mol H2SO4 

và  a mol ZnSO4 thì thu được 10,89 gam kết tủa. Xác định a?  

  ĐS: 0,115 

Bài 73: Nhỏ từ từ 225ml dung dịch H2SO4 2M vào 100 ml dung dịch gồm KOH 1,5M 

và KAlO2 bM thì thu được 13,26 gam kết tủa. Xác định b?  

  ĐS: 3,15 

Bài 74: Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 165 ml dung dịch 

KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 210 ml dung dịch KOH 

2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Tính giá trị m? 

ĐS: 31,1875.  

Bài 75: Hoà tan hết m gam Cr2(SO4)3  vào nước được dung dịch X. Cho 150 ml dung 

dịch NaOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 250 ml dung dịch 

NaOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Tính m? 

ĐS: 29,4 

Bài 76: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch HCl thu được dung 

dịch X. Cho dung dịch X vào 200 ml dung dịch NaAlO2 0,2M thu được 2,34 gam kết 

tủa. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch HCl?  

ĐS: 1,15M và 1,35M.     

Bài 77: Tính thể tích Ba(OH)2 2M tối thiểu cho vào 10ml dung dịch HCl 2M và ZnCl2 

để thu được 1,485 gam kết tủa? 

  ĐS: 12,50ml 

Bài 78: Cho a mol NaOH vào dung dịch chứa 0,05 mol AlCl3 thu được 0,04 mol kết 

tủa Al(OH)3. Tính giá trị lớn nhất của a?  

 ĐS: 0,16  

Bài 79: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu 

được 0,6 mol H2 và dung dịch Y. Thổi khí CO2 đến dư vào dung dịch Y thấy có 62,4 

gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tính m? 

ĐS: 31,2 

Bài 80: Cho 100ml dung dịch CrCl3 0,75M vào 100ml dung dịch gồm NaOH 1M và 

KOH 1,5M thì thu được m gam kết tủa. Tính m?  

  94 

  ĐS: 5,150 

Bài 81: Cho 20ml dung dịch NaOH 1,5M vào 80ml H2SO4 2M được dung dịch A. Cho 

dung dịch A vào 100ml dung dịch K2ZnO2 1,2M thì thu được m gam kết tủa. Tính m? 

  ĐS: 9,405 

Bài 82: Sục khí CO2 dư vào 20ml dung dịch gồm Na2ZnO2 1,5M và NaCrO2 1M thì 

thu được m gam kết tủa. Tính m?  

 ĐS: 5,03 

Bài 83: Sục khí CO2 dư vào 100ml dung dịch gồm NaCrO2 2M thì thu được m gam 

kết tủa. Tính m?  

ĐS: 20,60  

Bài 84: Cho 100ml dung dịch AlCl3 2M vào 200ml dung dịch Na2ZnO2 2M  thì  thu 

được m gam kết tủa. Tính giá trị m?  

 ĐS: 45,3  

Bài 85: Hấp  thụ hoàn  toàn 1,792  lit CO2  (đktc) vào 100ml dung dịch gồm Ba(OH)2 

0,125M và Ba(AlO2)2 0,375M thì thu được m gam kết tủa. Tính m?    

  ĐS: 9,79.  

Bài 86: Nhỏ từ từ 0,25 lit dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,06mol H2SO4 

và a mol Al2(SO4)3 thì thu được 1,56 gam kết tủa. Tính m?  

  ĐS: 0,02 

Bài 87: Nhỏ từ từ 0,25 lit dung dịch NaOH 1,12M vào dung dịch gồm 0,07mol HCl và 

a mol CrCl3 thì thu được 3,09 gam kết tủa. Tính giá trị a? 

  ĐS: 0,06 

Bài 88: Dẫn khí CO dư đi qua 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeCO3 nung nóng 

đến phản ứng hoàn  toàn  thu được Fe và hỗn hợp khí gồm CO2 và CO. Đem hòa  tan 

hoàn toàn lượng Fe thu được trong 400 ml dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thấy thoát 

ra 5,6 lít NO duy nhất (đktc). Dung dịch sau phản ứng trên có thể hòa tan tối đa 17,6 

gam Cu (biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- trong các phản ứng trên). 

Tính nồng độ mol/lit của HNO3 đã dùng?   

ĐS: 3,5M 

Bài 89: Thổi một luồng CO dư qua ống sứ đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng 

đến phản ứng hoàn  toàn,  ta  thu được 2,32 g hỗn hợp kim  loại. Khí  thoát  ra cho vào 

  95 

bình đựng nước vôi trong dư, thấy có 5g kết tủa trắng. Tính khối lượng hỗn hợp 2 oxit 

kim loại ban đầu?   

ĐS: 3,12 gam 

Bài 90: Thổi từ từ hỗn hợp khí X gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 g hỗn hợp Y 

gồm 3 oxit gồm CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 

m g chất rắn Z và một hỗn hợp khí T, hỗn hợp T nặng hơn hỗn hợp X là 0,32 g. Tính 

m? 

                                  ĐS: 16,48g  

Bài 91: Khử hoàn toàn m g hỗn hợp CuO, Fe3O4 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, thu được 

hỗn hợp kim loại và khí CO2. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 g kết 

tủa và dung dịch A, lọc bỏ kết tủa, cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thu được 89,1 g 

kết tủa nữa. Nếu dùng H2 khử hoàn toàn m g hỗn hợp trên thì cần bao nhiêu lít khí H2 

(đktc) ? 

    ĐS : 17,92 lít 

Bài 92: Để khử hoàn toàn 27,2 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 cần vừa đủ 

6,72 lít CO (đktc). Tính khối lượng Fe thu được? 

            ĐS: 22,4 g  

Bài 93: Khử hoàn  toàn 24 g hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 dư ở nhiệt độ cao  thu 

được 17,6 g hỗn hợp hai kim loại. Tính khối lượng nước tạo thành? 

            ĐS: 7,2 g  

Bài 94: Để tác dụng hết 5,44 g hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng vừa đủ 

90ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 5,44 g hỗn hợp trên bằng khí 

CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng sắt thu được là bao nhiêu? 

ĐS: 4,72g 

Bài 95: Khử hoàn toàn 4g hỗn hợp CuO, PbO bằng CO ở t0 cao, khí sinh ra sau phản 

ứng được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10g kết tủa. Tính khối 

lượng chất rắn thu được sau khi nung?   

 ĐS: 2,4 gam 

Bài 96: Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm CO và H2 (lấy dư) qua ống sứ 

đựng 24 g hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe2O3 và Fe3O4 đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, 

khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là bao nhiêu? 

  96 

            ĐS: 22,4 g 

Bài 97 (đh kA 2014) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai 

oxit sắt  trong khí trơ,  thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư,  thu 

được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 ((đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, 

thu được 7,8 gam kết  tủa. Cho Z  tan hết vào dung dịch H2SO4,  thu được dung dịch 

chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩn khử duy nhất của 

H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m? 

  ĐS: 6,96 

Bài 98: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Các chất 

sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo ra 0,672 lít khí (đktc). Xác 

định giá trị của m?  

ĐS: 1,080 gam. 

Bài 99:  Trộn  0,54  gam  bột  Al  với  bột  CuO  và  Fe2O3  rồi  tiến  hành  phản  ứng  nhiệt 

nhôm (không có không khí). Hoà tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HNO3 dư được 

V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2, với tỉ lệ mol tương ứng là 1: 3. Xác định giá 

trị của V? 

   ĐS: 0,896 lít  

Bài 100: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không 

khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với 

dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục 

khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Xác định giá trị của m?   

 ĐS: 48,3 

2.6. Một số biện pháp sử dụng bài tập nhằm nâng cao năng lực tư duy đa hướng

cho học sinh

Sau khi tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập nhiều cách giải, chúng tôi 

xin đề xuất một số cách để sử dụng bài toán hóa học nhiều cách giải một cách hữu hiệu 

nhằm nâng cao năng lực tư duy đa hướng cho HS. GV có thể sử dụng hệ thống bài tập 

này  trong các tiết ôn  tập,  luyện tập, các  tiết tự chọn;  trong việc  tự học của học sinh; 

trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi 

2.6.1.Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán hóa học theo nhiều cách

  97 

Với một bài toán hóa học có thể được giải theo các cách khác nhau, GV có  thể 

hướng dẫn cho HS giải theo nhiều cách bằng những hình thức sau:  

- GV cho HS giải bài  toán  theo cách quen  thuộc HS  thường  làm,  sau đó GV 

hướng dẫn thêm các cách giải khác nhưng vẫn tìm được đáp số đúng.  

- GV hướng dẫn tất cả các cách giải cho bài toán hóa học, sau đó HS tự trình 

bày.  

2.6.2. Học sinh chọn lựa, đề xuất nhiều cách giải cho một bài toán

Với một bài  toán GV cho HS tự đề xuất các cách giải khác nhau,  sau đó GV 

nhận xét và bổ sung cách giải còn thiếu hay bỏ đi những cách giải trùng lặp hoặc cách 

giải bị mắc sai lầm.  

2.6.3. Học sinh làm việc theo nhóm để tìm ra các cách giải khác nhau

GV chia lớp ra thành nhiều nhóm và dạy HS giải bài toán bằng nhiều cách như 

sau:  

 - GV cho mỗi nhóm những bài tập giống nhau, HS mỗi nhóm tìm các cách giải 

khác nhau cho những bài tập được giao.  

- GV cho mỗi nhóm những bài tập khác nhau, HS mỗi nhóm tìm các cách giải 

khác nhau cho những bài tập được giao.  

2.6.4. Học sinh làm báo cáo chuyên đề theo nhóm

Trong quá trình giảng dạy, GV có thể cho các nhóm làm báo cáo theo chuyên 

đề:  

Ví dụ: một số chuyên đề về bài toán nhiều cách giải như: bài toán hóa học nhiều 

cách giải cho kim loại kiềm và hợp chất của nó; bài toán hóa học nhiều cách giải cho 

sắt và các hợp chất của nó;...  

2.6.5. Học sinh tự chọn lựa cách giải nhanh bài toán trong thời gian cho phép

GV có thể dạy HS bằng các hình thức sau: 

- GV cho HS làm bài tập chạy trong thời gian cho phép khi đó HS sẽ cố gắng 

giải cách nào nhanh nhất.  

- GV cho HS làm kiểm tra trong thời gian ngắn để kiểm tra độ nhanh nhạy của 

các em về việc sử dụng phương pháp khác nhau trong giải bài tập cũng như việc chọn 

lựa phương pháp giải tối ưu cho bài toán.   

2.6.6. Học sinh sưu tầm các bài toán hóa học nhiều cách giải

  98 

GV cho HS sưu tầm các bài toán hóa học nhiều cách giải dưới nhiều hình thức: 

internet, sách, báo,… Phương pháp này giúp HS có ý thức tìm kiếm, thu thập thông tin 

trong học tập cũng như giúp HS bước đầu trong việc hình thành các phương pháp giải 

khác nhau cho một bài toán. 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này chúng tôi đã trình bày :  

             - Những kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong phần Kim loại lớp 12 

- Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập Hóa học có nhiều cách giải.   

- Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Hóa học có nhiều cách giải.   

- Xây dựng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải, với 20 bài tập có nhiều 

cách giải được hướng dẫn cụ thể từng bài và từng cách giải, tuyển chọn và  xây dựng 

100 bài tập có nhiều cách giải phần kim loại lớp 12 - THPT phù hợp với tình hình thực 

tiễn.  

- Một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập Hóa học có nhiều cách giải để rèn 

luyện tư duy đa hướng  

Chỉ có người sử dụng mới làm cho BTHH thật sự có ý nghĩa, một bài tập hay 

nhưng sử dụng không đúng chưa chắc đã có tác dụng tích cực.  

Suy cho cùng cần phải làm thế nào để HS tự mình tìm ra cách giải bài toán một 

cách nhanh nhất, tự tìm ra cái hay của bài toán, lúc đó tư duy của học sinh sẽ trở nên 

mềm dẻo và linh hoạt hơn, óc thông minh, sáng tạo được bồi dưỡng và phát triển.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  99 

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích

Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành TNSP nhằm giải 

quyết một số vấn đề sau: 

   - Bước đầu thử nghiệm dùng bài tập hóa học theo nhiều mức độ khác nhau để 

thăm dò hứng thú học tập bộ môn hóa học và đánh giá mức độ rèn luyện tư duy của 

HS THPT. 

- Xác định hiệu quả của hệ thống bài tập đề ra, từ đó đánh giá khả năng sử dụng 

hệ thống bài tập này ở trường THPT nhằm rèn luyện tư duy cho HS. 

3.1.2. Nhiệm vụ

Chúng tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau:  

- Lựa chọn nội dung và địa bàn TNSP. 

- Biên soạn tài liệu TNSP theo nội dung của luận văn, hướng dẫn GV thực hiện 

theo nội dung và phương pháp của tài liệu. 

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tài liệu và cách sử dụng nó trong dạy học. 

- Xử  lí, phân tích kết quả TNSP (chấm điểm,  thu  thập số  liệu)  từ đó rút  ra kết 

luận về: 

+ Kết quả nắm kiến  thức, hình  thành kĩ năng giải các BTHH của nhóm TN và 

nhóm ĐC. 

+ Sự phù hợp về mức độ nội dung, số lượng và chất lượng của các BTHH trong 

hệ thống do tác giả đưa ra với yêu cầu của việc phát triển tư duy cho HS THPT. 

3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 

Do nội dung của đề tài là nghiên cứu về là các bài toán nên chủ yếu chọn TN ở 

các tiết ôn tập, luyện tập và các tiết tự chọn. 

Tại lớp ĐC, GV dạy theo phương pháp thông thường, tại lớp TN, GV dạy theo 

hướng sử dụng một số bài toán đã biên soạn của luận văn. 

Lấy ý kiến nhận xét của GV bộ môn về tính thực tiễn và khả thi của hệ thống 

BTHH giải bằng nhiều cách đã đề ra phương pháp rèn tư duy cho HS. 

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

  100

3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

Khi tiến hành TNSP, chúng tôi đã thực hiện các công việc sau: 

3.3.1.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Do  hạn  chế về  thời gian,  thời điểm và điều  kiện  cho phép chúng  tôi  tiến  hành 

thực nghiệm vào năm học 2013- 2014 tại 2 trường trong huyện: 

1. Trường THPT Hai Bà Trưng – Thạch Thất – Hà Nội 

2. Trường THPT Phùng Khắc Khoan – Thạch Thất – Hà Nội 

3.3.1.2. Chọn GV thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn các GV dạy thực nghiệm theo tiêu chuẩn sau:

- Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và thâm niên công tác. 

- Nhiệt tình và có trách nhiệm.  

Cụ thể là: GV Nguyễn Thị Thu Hương, trường THPT Hai Bà Trưng và GV Kiều 

Cao Nam, trường THPT Phùng Khắc Khoan 

3.3.1.3. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại các trường trên với khối 12. Chúng tôi đã 

chọn cặp lớp TN và ĐC tương đương nhau về các  mặt sau:    

- Số lượng HS và chất lượng học tập bộ môn. 

- Cùng một GV giảng dạy. 

Trường TN  ĐC 

GV thực hiện Lớp  Số HS  Lớp  Số HS 

THPT Hai Bà Trưng  12A10  45  12A11  45  Nguyễn T Thu Hương 

THPT Phùng Khắc 

Khoan 

12A1  46  12A2  45  Kiều Cao Nam 

12A5  42  12A6  44  Kiều Cao Nam 

 

(Quy ước: Lớp 12A10 và 12A11 của cô Nguyễn Thị Thu Hương là cặp TN1 và ĐC1

Lớp 12A1 và 12A2 của thầy Kiều Cao Nam là cặp TN2 và ĐC2

Lớp 12A5 và 12A6 của thầy Kiều Cao Nam là cặp TN3 và ĐC3)

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

  Chúng tôi đã trao đổi với GV giảng dạy về hướng sử dụng hệ thống BTHH theo 

các hướng đề xuất của luận văn GV tiến hành dạy các bài TN ở lớp TN. Sau đó chúng 

  101

tôi tiến hành kiểm tra đồng thời ở lớp TN và lớp ĐC để xác định hiệu quả, tính khả thi 

của phương án TN. 

Ở các lớp khối 12 này, chúng tôi tiến hành dạy ở các tiết ôn tập, luyện tập và tự 

chọn ở phần hóa học vô cơ (học kỳ II). 

Phương pháp đánh giá chất lượng hệ thống bài tập gồm các bước sau: 

- Ra bài kiểm  tra với  thời gian 40 phút, kiểm  tra bằng hình  thức  trắc nghiệm 

khách quan (25 câu) 

- Chấm bài kiểm tra. 

- Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ điểm 0 đến 10 và phân loại theo 4 nhóm: 

+ Nhóm giỏi: Có các điểm 9, 10. 

+ Nhóm khá: Có các điểm 7, 8. 

+ Nhóm trung bình: Có các điểm 5, 6. 

+ Nhóm yếu kém: Có các điểm dưới 5. 

- Phân tích, nhận xét kết quả thực nghiệm.   

3.4. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm  

3.4.1. Tính các tham số đặc trưng

* Trung bình cộng  )X( : n

nx

n...nnn

xn...xnxnxnX

k

1iii

k321

kk332211

* Phương sai (Si2) và độ lệch chuẩn (S): Tham số đo mức độ phân tán của các số liệu 

quanh giá trị trung bình cộng 

  

2

i i2

i

n X XS

n 1

 ;   2

i iS S  (n: là số HS của mỗi lớp) 

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. 

* Hệ số biến thiên (V): Cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ 

số biến thiên. Nghĩa là nhóm nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng 

đều hơn:  

iSV .100%

X   - Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy. 

         - Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy. 

* Sai số tiêu chuẩn m 

  102

              S

mn

 ;      giá trị  X  sẽ biến thiên trong đoạn [ X - m;  X + m] 

* Chuẩn Studen’t (t) 

                               1 2 2 21 2

( )( )

TN

nt X X

S S

   

Trong đó:  21 XvµX là điểm trung bình cộng của nhóm TN và nhóm ĐC 

S1 và S2 là độ lệch chuẩn của nhóm TN và nhóm ĐC 

           Sau đó so sánh giá trị  LTTN tvíit  ( = 0,05 và f = n1 + n2 – 2)  

- Nếu  LTTN tt  chứng tỏ sự khác nhau giữa  21 XvµX do tác động của phương 

án thực nghiệm là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05. 

- Nếu  LTTN tt  chứng tỏ sự khác nhau giữa  21 XvµX do tác động của phương 

án thực nghiệm là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05. 

3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Nhập các công thức tính vào bảng Excel ta có kết quả được ghi ở bảng sau: 

Bảng 3.1: Bảng mô tả số liệu thực nghiệm sư phạm

Lớp PA TS

HS

Điểm xi

0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 

12A TN1  45  0  0  0  0  1  3  9  14  11  5  2 

ĐC1  45  0  0  1  1  4  5  14  12  6  2  0 

12A TN2  46  0  0  0  1  2  8  11  13  7  3  1 

ĐC2  45  0  0  0  2  4  11  14  9  4  1  0 

12A TN3  42  0  0  0  0  2  4  8  12  11  4  1 

ĐC3  44  0  0  1  1  4  8  12  10  6  2  0 

Bảng 3.2: Bảng tần số và tần suất theo loại

Loại  Giỏi  Khá  TB  Yếu, kém 

Tần số 

12A TN1  7  25  12  1 

ĐC1  2  18  19  6 

12A TN2  4  20  19  3 

ĐC2  1  13  25  6 

12A TN3  5  23  12  2 

ĐC3  2  16  20  6 

  103

Tần suất 

(%) 

12A TN1  15.56  55.56  26.67  2.22 

ĐC1  4.44  40.00  42.22  13.33 

12A TN2  8.70  43.48  41.30  6.52 

ĐC2  2.22  28.89  55.56  13.33 

12A TN3  11.90  54.76  28.57  4.76 

ĐC3  4.55  36.36  45.45  13.64 

Từ đó ta có biểu đồ: 

 

0

5

10

15

20

25

Giỏi Khá TB Yếu, kém

TN1

ĐC1

 

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (theo từng loại) của HS lớp 12A10

và lớp 12A11 trường THPT Hai Bà Trưng

0

5

10

15

20

25

Giỏi Khá TB Yếu, kém

TN2

ĐC2

 

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (theo từng loại) của HS lớp 12A1 và 12A2

trường THPT Phùng Khắc Khoan

 

  104

 

0

5

10

15

20

25

Giỏi Khá TB Yếu, kém

TN3

ĐC3

 

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (theo từng loại) lớp 12A5 và 12A6 trường

THPT Phùng Khắc Khoan

Bảng 3.3: Bảng tần số lũy tích

Lớp  PA TS 

HS 

Điểm từ xi trở xuống 

0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 

12A TN1  45  0  0  0  0  1  4  13  27  38  43  45 

ĐC1  45  0  0  1  2  6  11  25  37  43  45  45 

12A TN2  46  0  0  0  1  3  11  22  35  42  45  46 

ĐC2  45  0  0  0  2  6  17  31  40  44  45  45 

12A TN3  42  0  0  0  0  2  6  14  26  37  41  42 

ĐC3  44  0  0  1  2  6  14  26  36  42  44  44 

Bảng 3.4: Bảng tần suất lũy tích

Lớp  PA TS 

HS 

% điểm từ xi trở xuống 

0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 

12A TN1  45  0.0  0.0  0.0  0.0  2.2  8.9  28.9  60.0  84.4  95.6  100.0 

ĐC1  45  0.0  0.0  2.2  4.4  13.3  24.4  55.6  82.2  95.6 100.0 100.0 

12A TN2  46  0.0  0.0  0.0  2.2  6.5  23.9  47.8  76.1  91.3  97.8  100.0 

ĐC2  45  0.0  0.0  0.0  4.4  13.3  37.8  68.9  88.9  97.8 100.0 100.0 

12A TN3  42  0.0  0.0  0.0  0.0  4.8  14.3  33.3  61.9  88.1  97.6  100.0 

ĐC3  44  0.0  0.0  2.3  4.5  13.6  31.8  59.1  81.8  95.5 100.0 100.0 

 

Dựa vào bảng tần số lũ tích ta có đồ thị đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra các lớp 

thực nghiệm và đối chứng như sau: 

  105

 Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích so sánh HS lớp 12A10 và 12A11

trường THPT Hai Bà Trưng

 

Hình 3.5: Đồ thị đường lũy tích so sánh HS lớp 12A1 và 12A2

trường THPT Phùng Khắc Khoan

 

  106

Hình 3.6: Đồ thị đường lũy tích so sánh HS lớp 12A5 và 12A6

trường THPT Phùng Khắc Khoan

Bảng 3.5: Một số đại lượng thống kê

Lớp  PA TS 

HS 

Σ(xi)  TB 

(x) 0  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 

12A TN1  45  0  0  0  0  4  15  54  98  88  45  20  7.2 

ĐC1  45  0  0  2  3  16  25  84  84  48  18  0  6.2 

12A TN2  46  0  0  0  3  8  40  66  91  56  27  10  6.5 

ĐC2  45  0  0  0  6  16  55  84  63  32  9  0  5.9 

12A  TN3  42  0  0  0  0  8  20  48  84  88  36  10  7.0 

ĐC3  44  0  0  2  3  16  40  72  70  48  18  0  6.1 

 

Bảng 3.6: Một số đại lượng thống kê

Lớp  PA  TS HS  Si2  V(%)  m  S2  tTN 

tLT 

(p=0.05, f =∞) 

12A TN1  45  1.72  18.19  0.20 

1.94  3.33  1.96 ĐC1  45  2.17  23.69  0.22 

12A TN2  46  2.07  22.01  0.21 

1.91  2.27  1.96 ĐC2  45  1.74  22.42  0.20 

12A TN3  42  1.86  19.47  0.21 

2.07  2.82  1.96 ĐC3  44  2.28  24.71  0.23 

  107

3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Từ kết quả xử lý số liệu TNSP cho thấy: chất lượng học tập của HS ở các nhóm 

TN cao hơn nhóm ĐC tương ứng, cụ thể là: 

   - Tỉ lệ % học sinh yếu, kém và trung bình (từ 3  6 điểm) của các nhóm TN 

luôn thấp hơn so với nhóm ĐC tương ứng (bảng 5). 

   - Tỉ lệ % học sinh khá, giỏi (từ 7  10 điểm) của các nhóm TN luôn cao hơn so 

với nhóm ĐC tương ứng (bảng 5). 

- Đồ thị các đường luỹ tích của nhóm TN luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ 

thị các đường luỹ tích của nhóm ĐC.  

- Điểm trung bình cộng của HS khối  lớp TN luôn cao hơn so với điểm trung 

bình cộng của HS khối lớp ĐC. 

- Hệ số biến  thiên (V) đều nhỏ hơn 30% chứng tỏ  là độ dao động là đáng tin 

cậy. Hệ số biến thiên ở lớp TN nhỏ hơn so với hệ số biến thiên ở lớp ĐC cho thấy kết 

quả ở lớp TN đồng đều hơn. 

-  LTTN tt  chứng tỏ sự khác nhau giữa  C§TN XvµX do tác động của phương án 

thực nghiệm là có ý nghĩa với mức độ ý nghĩa 0,05. 

Nhận xét:

Từ kết quả TNSP và các biện pháp khác như: dự giờ xem xét các hoạt động của 

GV và HS trên lớp, trao đổi với GV và HS, xem vở bài tập… cho phép chúng tôi rút ra 

một số nhận xét sau đây: 

- Qua  việc  sử dụng  BTHH  thông qua  việc  lựa  chọn  và  tổ  chức để HS  tìm  ra 

cách giải BTHH, sẽ giúp HS thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn, điều đó cho 

thấy chính người sử dụng bài tập mới làm cho bài tập có ý nghĩa thật sự. 

- Đã xây dựng được tiến trình luận giải giúp cho HS biết phải bắt đầu giải bài 

toán từ đâu, kịp  thời bổ sung những lỗ hổng kiến thức, hiểu được từng từ,  từng câu, 

từng khái niệm của bài toán, giúp HS vượt qua được những chướng ngại nhận thức. 

- HS ở khối lớp TN không chỉ phát triển được năng lực tư duy nhanh nhạy, sáng 

tạo mà còn rèn được cả cách nói và trình bày lập luận của mình một cách lôgic, chính 

xác, khả năng độc lập suy nghĩ được nâng cao dần. 

  108

- Với HS các lớp ĐC gặp khó khăn trong việc xác định nhanh hướng giải bài 

toán,  hầu  hết  đều  sử dụng  phương  pháp  truyền  thống để  giải  vừa  mất  thời  gian  mà 

nhiều bài gặp bế tắc khó có thể giải được. 

- Năng lực tư duy của HS khối lớp TN cũng không rập khuôn máy móc mà linh 

hoạt,  mềm  dẻo  hơn,  có  khả  năng  nhìn  nhận  vấn  đề,  bài  toán  dưới  nhiều  góc  độ  và 

nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản. 

- Như vậy phương án TN đã nâng cao được năng lực tư duy đa hướng của HS, 

khả năng làm việc độc lập và tự lực, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức 

đã học vào những bài toán là những tình huống mới, biết nhận ra cái sai của bài toán 

và bước đầu xây dựng những bài toán nhỏ góp phần phát triển năng lực tư duy và bồi 

dưỡng trí thông minh, óc tìm tòi sáng tạo cho HS, gây được không khí hào hứng trong 

quá trình học tập bộ môn. Đối với mỗi bài toán các em thường đề xuất được các cách 

giải từ đó chọn cho mình cách giải tối ưu nhất. 

Theo kết quả của phương án thực nghiệm, sau khi trao đổi với các GV tham gia 

TNSP, tất cả đều khẳng định sự cần thiết và hiệu quả của các BTHH có nhiều cách giải 

để góp phần nâng cao khả năng thông hiểu kiến  thức, năng lực nhận  thức và  tư duy 

cho HS và tất cả đều nhất trí rằng:  

- Nếu biết cách sử dụng bài tập, ngay từ đầu môn học, cộng với sự nỗ lực, tự 

giác của học sinh cao hơn nữa, thì hiệu quả dạy học chắc chắn sẽ cao hơn nhiều.        

- Sau một thời gian làm quen với phương pháp giải BTHH bằng nhiều cách học 

sinh  rất  có  hứng  thú  với  phương  pháp  này  do  đó  kích  thích  được khả  năng  tìm  tòi, 

khám phá của học sinh. Khi đưa ra bài toán tương tự học sinh có nhu cầu tìm nhiều lời 

giải khác nhau và  tìm ra được những cách giải hay, ngắn gọn. Điều này cho thấy hệ 

thống BTHH đã xây dựng và sưu tầm có tính vừa sức phù hợp với khả năng tư duy của 

học sinh. 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

  Trong chương này chúng tôi đã trình bày quá trình và kết quả TNSP 

  - Những kết quả cụ thể: 

+ Đã tiến hành TNSP tại 2 trường THPT. 

+ Số lớp đã tiến hành TN: 6 lớp 12 (3TN; 3ĐC) 

  109

+ Số bài TN: mỗi lớp 2 tiết luyện tập, 2 tiết tự chọn, 1 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm 

tra. 

+ Số học sinh tham gia TN: 267 

+ Số bài kiểm tra đã chấm: 267 bài 

- Dùng toán học thống kê để xử lí các kết quả TNSP. 

- Rút ra những kết luận rút ra từ việc đánh giá kết quả TNSP đã xác nhận giả 

thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài 

  

  

  110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau  một  thời  gian  tiến  hành  tìm  hiểu,  nghiên  cứu  đề  tài:  “Tuyển chọn, xây

dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 - Trung học phổ

thông nhằm nâng cao năng lực tư duy đa hướng cho học sinh”, chúng tôi đã thực 

hiện được các nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể là :  

  - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về các vấn đề: Đổi mới phương pháp dạy 

học, dạy học hướng vào người học, dạy học bằng hoạt động người học, các phương 

pháp giải bài tập hóa học, quá trình giải bài tập hóa học, các thao tác tư duy, mối quan 

hệ giữa bài tập hóa học và rèn luyện tư duy...  

- Đề xuất 7 nguyên tắc xây dựng hệ thống BTHH có nhiều cách giải.  

- Đề xuất quy trình 9 bước  xây dựng bài tập Hóa học có nhiều cách giải.  

- Tuyển chọn và xây dựng được 120 bài tập nhiều cách giải phần kim loại trong 

chương trình hóa học lớp 12 THPT.   

- Đề xuất một số hình thức sử dụng hệ thống bài tập hóa học đã xây dựng để rèn 

luyện tư duy đa hướng cho HS.  

-  Đã tiến hành TNSP tại 6 lớp thuộc 2 trường ở huyện Thạch Thất, thành phố 

Hà Nội. Đã chấm được 267 bài kiểm tra của HS - đây là một số lượng bài phù hợp để 

có thể có được những kết luận mang tính tin cậy.  

- Xử lí các số liệu TNSP bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học 

giáo dục, phân  tích kết  quả TNSP để có  được những kết  luận  mang  tính  chính  xác, 

khoa học. Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ thống bài tập Hóa học đã xây dựng có tác 

dụng nâng cao kết quả dạy học và góp phần rèn luyện tư duy đa hướng cho HS.  

- Trao đổi, lấy ý kiến của các GV và một số HS tham gia các lớp TN để khẳng 

định tính thực tế, tính ứng dụng của đề tài.  

 Với những kết quả thực tế có được cho thấy những đóng góp nhất định của đề 

tài trong việc nâng cao năng lực tư duy đa hướng cho học sinh lớp 12 trung học phổ 

thông.  

Qua  quá  trình  nghiên  cứu  đề  tài,  chúng  tôi  thấy  rằng:  Hệ  thống  bài  tập  là 

phương tiện để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, củng cố, mở rộng, 

hệ  thống hoá kiến  thức, rèn luyện kĩ năng, khả năng sáng tạo, đồng thời để kiểm tra 

  111

kiến  thức,  kĩ  năng  cũng  như giáo  dục  rèn  luyện  tính  kiên  nhẫn,  tác phong  làm việc 

sáng tạo. Tuy nhiên, muốn phát huy được hết các tác dụng của hệ thống bài tập trong 

quá  trình  dạy  học,  mỗi  GV  không  những  cần  thường  xuyên  học  tập,  tích  luỹ  kinh 

nghiệm, nâng cao  trình độ chuyên môn mà còn cần  tìm  tòi, cập nhật những phương 

pháp dạy học mới phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, hoà nhịp với sự 

phát triển của xã hội.   

2. Khuyến nghị

Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học trong trường THPT 

nói chung, từ những nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin có một số kiến nghị sau :  

a. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo & Sở Giáo dục và Đào tạo   

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề bài tập cho GV.  

- Khai thác các đề tài nghiên cứu của GV về các chuyên đề bài tập.  

- Tạo điều kiện thuận lợi cho GV nghiên cứu, học tập để nâng cao tay nghề.  

b. Với trường THPT   

-  Bố  trí  một  số  tiết  thao  giảng  bài  luyện  tập  (hay  khuyến khích  GV  khi  thao 

giảng chọn bài luyện tập) để GV có điều kiện trao đổi và học hỏi lẫn nhau  

c. Với giáo viên   

- Không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao tay 

nghề.   

- Giáo viên cần phải thay đổi các bài giảng của mình theo hướng dạy học tích 

cực, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, chủ động trong học tập và chú ý rèn luyện 

khả năng suy luận logic, rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh từ những câu hỏi và 

bài tập cơ bản, đến những bài tập khó hơn, khuyến khích học sinh động não, vận dụng 

các kiến thức cơ bản để có các cách giải sáng tạo, ngắn gọn, thông minh.  

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi  mới  nghiên cứu được hệ thống bài tập 

hóa học có nhiều cách giải phần kim loại ở lớp 12 trường THPT, nên kết quả còn hạn 

chế. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các phần còn lại để có thể rèn luyện 

và phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS THPT thông qua hệ thống bài tập 

hóa học có nhiều cách giải. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý 

báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để việc nghiên cứu tiếp của chúng 

tôi đạt được những kết quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 

  112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Bằng, Vũ Khắc Ngọc, Hoàng Thị Bắc, Từ Sỹ Chương, Lê Phạm

Thành...  (2009), 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm

môn hóa học.  Nxb ĐHSP Hà Nội. 

2. Trịnh Văn Biều (2004),  Lý luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP.TPHCM.  

3. Trịnh Văn Biều  (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP. 

TPHCM. 

4. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp

dạy học hóa học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

5. Lê Văn Dũng  (2001),  Phát triển năng lực trí tuệ cho HS thông qua BTHH. 

Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.  

6. Cao Cự Giác  (2001),  Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, tập 1. Nxb 

ĐHQG Hà Nội. 

7. Cao Cự Giác  (2001),  Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, tập 2. Nxb 

ĐHQG Hà Nội. 

8. Cao Cự Giác (2009), Cẩm nang giải toán trắc nghiệm hóa học. Nxb ĐHQG Hà 

Nội. 

9. Nguyễn Thị Long (2010), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có

nhiều cách giải để phát triển tư duy cho HS trong dạy học hóa học ở trường

THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 

10. Nguyễn Thì Ngân (2008), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán

hóa học vô cơ có nhiều cách giải để rèn tư duy và trí thông minh cho HS ở

trường trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 

11. Vũ Khắc Ngọc, "18 cách giải cho một bài toán hóa học", Tạp chí hóa học và

ứng dụng, số 3/2009. 

12. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lý luận

dạy học hoá học, Tập 1. Nxb ĐHSP, Hà Nội. 

13. Dương Thị Kim Tiên (2010), Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách

giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học

phổ thông Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP thành phố HCM 

  113

14.  Lương Công Thắng (2010), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhiều cách

giải để rèn tư duy cho HS lớp 12 THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP 

thành phố HCM 

15. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao

Thị Thặng  (2008), Sách giáo khoa hóa học 12 nâng cao. Nxb Giáo Dục, Hà 

Nội. 

16. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Thị Anh (2011), Tài liệu bồi dưỡng HSG môn

hóa học trung học phổ thông. Nxb ĐHQG Hà Nội. 

17. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy

học hóa học ở trường phổ thông. Nxb ĐHSP Hà Nội. 

18. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung

Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV trung học phổ thông chu

kỳ III (2004-2007), Hà Nội. 

19. Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển tư

duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trường trung học phổ thông. 

Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. 

20. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2010)

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học lớp 12. Nxb Giáo 

dục 

21. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb 

Giáo dục.  

22. Huỳnh Văn Út (2008), 333 bài tập trắc nghiệm hay và khó hoá học 12. Nxb 

Đại học Quốc gia TP HCM.  

23. Huỳnh Văn Út  (2008), Giải bằng nhiều cách các bài toán hoá học 12. Nxb 

Đại học Quốc gia TP HCM. 

24. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007), Giáo trình

Tâm lí học đại cương. Nxb ĐHSP Hà Nội 

25. Đào Hữu Vinh (1987), 500 bài tập hóa học. Nxb Giáo dục 

26. M.N. Sacđacốp (1979) , Tư duy của HS, Nxb Giáo dục Hà Nội. 

27. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Đề thi tuyển sinh đại học khối A 

28. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Đề thi tuyển sinh đại học khối B 

  114

PHỤ LỤC 

Phụ lục 1: Đề kiểm tra minh họa   

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI                                  ĐỀ KIỂM TRA   

TRƯỜNG THPT ………..                      MÔN: HÓA HỌC 12  

                                                                   Thời gian: 40  phút.   

                                                                  (25 câu trắc nghiệm) 

Họ và tên học sinh:.....................................................................   

Lớp: .............................  

Cho biết: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố là:  

H = 1; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;  

S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Zn = 65; Sr = 88; Ba = 137, Cr =52.  

Câu 1: Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa là  

A. Fe2+, Ag+, Cu2+, Fe3+                     B. Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+ 

C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+                      D. Fe2+, Cu2+, Ag+, Fe3+                

Câu 2: Cho 20,25 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư  dung 

dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X 

và 11,76 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) 

được m gam muối khan. Giá trị của m là  

A. 68,25.                   B. 63,9.                    C. 70,65.                     D. 73,23  

Câu 3: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có  

A. kết tủa trắng xuất hiện.                        B. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.  

C. bọt khí bay ra.                                      D. bọt khí và kết tủa trắng.  

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 9,52 gam Fe vào 400ml HNO3 aM thu được dung dịch X. 

Dung dịch X hòa tan tối đa được 11,2 gam Cu (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của 

NO3-). Giá trị a là  

A. 2,30.                           B. 2,87.                     C. 0,58.                          D. 0,54.  

Câu 5: Cho 32,16 g hỗn hợp 2 muối XCO3 và YCO3 tan trong dung dịch H2SO4 vừa 

đủ. Sau phản ứng thu được 8,064 lít khí (đktc) và dung dịch A. Khối lượng chất rắn 

thu được khi cô cạn A là  

A. 45,12 gam.            B. 66,72 gam.           C. 67,44 gam.          D. 51,6 gam.  

  115

Câu 6: Cho một mẩu bột Fe vào AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 

được dung dịch chứa các chất là:  

A. Fe(NO3)2, AgNO3                                         B. Fe(NO3)3, AgNO3 

C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3                                      D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.  

Câu 7: Cho Na dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là  

A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.  

B. Chỉ có kết tủa keo trắng.  

C. Sủi bọt khí, có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan.  

D. Sủi bọt khí, có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa không tan. 

Câu 8: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch 

có H2SO4 loãng làm môi trường là  

A. 29,6 gam.              B. 59,2 gam.               C. 24,9 gam.             D. 29,4 gam.  

Câu 9: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion  

A. Ca2+, Mg2+            B. Al3+, Fe3+                C. Cu2+, Fe3+             D. Na+, K+  

Câu 10: Khi cho Na vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M và HCl, người ta thu được 4,48 

lít H2 (đktc) và 7,8 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol/l của dung dịch HCl là  

A. 2,5M.                     B. 0,5M.                     C. 2M.                       D. 1M.  

Câu 11: Cho Mg, Fe, Cu, Zn vào dung dịch gồm AgNO3 và Fe(NO3)3, thu được dung 

dịch X gồm 4 cation. X gồm các ion là:  

A. Mg2+, Fe3+, Zn2+, Cu2+                        B. Mg2+, Zn2+, Cu2+, Ag+ 

C. Mg2+, Fe2+, Cu2+, Ag+                         D. Mg2+, Fe2+, Zn2+, Cu2+ 

Câu 12: Cấu hình electron của ion Cr3+ là  

           A. [Ar] 3d4                 B. [Ar] 3d2                C. [Ar] 3d5                    D. [Ar] 3d3 

Câu 13: Hấp  thụ hoàn  toàn 5,6  lít khí CO2  (ở đktc) vào  625  ml dung dịch hỗn  hợp 

gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là  

A. 22,1625.                B. 24,6250.               C. 12,3125.                  D. 14,7750.  

Câu 14: Cho hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO vào HNO3, thì thu được dung dịch 

X và một kim loại không tan. X gồm các chất:  

A. Fe(NO3)3.                                                 B. Fe(NO3)2.  

C. Fe(NO3)2., Fe(NO3)3.                               D. HNO3, Fe(NO3)3 

  116

Câu 15: Thêm m gam KOH vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M 

thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M 

thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là  

A. 2,80.                   B. 2,46.                    C. 2,28.                 D. 1,68.   

Câu 16: Cho hỗn hợp gồm Cu, Fe, Zn vào HNO3 đặc, nguội dư, sau khi phản ứng xảy 

ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Y là:  

A. Fe.                      B. Fe, Zn.                 C. Cu.                   D. Cu, Fe, Zn.  

Câu 17: Dẫn CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Fe3O4, Fe2O3, Al2O3, ZnO. Sau khi 

phản ứng xảy  ra hoàn  toàn  thu được hỗn hợp chất  rắn X. Cho X vào NaOH dư  thu 

được chất rắn Y. Y gồm các chất là:  

A. MgO, Fe, Cu, Zn.                                 B. Cu, Fe, MgO, Al2O3.  

C. Cu, Mg, Fe.                                           D. Cu, MgO, Fe.  

Câu 18: Hoà tan hết m gam Cr2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Cho 150 ml dung 

dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết  tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dịch 

KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là  

A. 24,5.                          B. 53,9.                       C. 44,1.                     D. 19,6.  

Câu 19: Thể  tích HCl 2M lớn nhất để cho vào 100ml dung dịch gồm NaOH 1,5M và 

NaAlO2 2M  thu được 9,75 gam kết tủa là  

A. 287,5 ml.           B. 275,0 ml.               C. 475,0 ml.              D. 375,5 ml.  

Câu 20: Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam 

hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho A vào HNO3 loãng thì thu được 1,008 lit 

khí NO duy nhất (đktc) và 3,36 gam kim loại không tan. Giá trị m là  

A. 7,56.                           B. 10,92.                     C. 8,4.                         D. 16,8.  

Câu 21: Cho 2,4 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M 

tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là  

A. Rb.             B. Li.        C. K.       D. Na.  

Câu 22: Hòa tan hoàn toàn  0,768 gam Mg bằng HNO3 (l) thì thu được 179,2 ml một 

sản phẩm khử khí X duy nhất chứa nitơ (đktc). X là  

A. N2O.                      B. N2.                      C. NO2.                     D. NO.  

Câu 23: Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 

7,84 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là  

  117

A. 54,8 gam.                    B. 39,4 gam.               C. 50,6 gam.           D. 35,2 

gam.  

Câu 24: Điện  phân  dùng điện  cực  trơ dung  dịch muối  sunfat kim  loại  hoá  trị  2  với 

cường độ  dòng điện 3A. Sau  1930 giây  thấy  khối  lượng catot  tăng 1,92 gam. Muối  

sunfat đã điện phân là  

A. CuSO4.             B. NiSO4.                   C. FeSO4.                 D. ZnSO4.  

Câu 25: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch KAlO2. Hiện tượng xảy ra là  

A.  có kết tủa trắng dạng keo xuất hiện.  

B. có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan và thu được dd trong suốt.  

C. có kết tủa lục xám sau đó kết tủa tan và thu được dd màu lục.    

D. có kết tủa trắng dạng keo xuất hiện và có khí bay lên. 

 

Phụ lục 2: Giáo án minh họa   

Tự chọn : Nhôm và hợp chất của Nhôm         

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

  - Củng cố và khắc sâu kiến thức: Tính chất hóa học, điều chế Nhôm và hợp chất của 

Nhôm 

2. Kĩ năng 

  -  Rèn kỹ năng viết PTHH các phản ứng, nhận biết, giải một số dạng bài tập về Al và 

h/chất. 

 - Rèn kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm, trình bày trước đám đông 

 - Rèn kĩ năng biết giải quyết vấn đề bằng nhiều cách và lựa chọn cách tối ưu 

3. Thái độ

 - Làm tăng hứng thú học tập của HS đối với môn hóa học. 

II. Phương pháp: Đàm thoại, làm việc nhóm 

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

  118

- Hệ thống câu hỏi và bài tập 

- Máy tính, máy chiếu 

2. Học sinh

- Ôn lại kiến thức về Nhôm và hợp chất 

- Bảng phụ, bút dạ 

IV.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

 Hoạt động 1

- Giáo viên sử dụng kĩ thuật « công 

não » yêu cầu HS lần lượt trả lời nhanh 

sơ lược các phản ứng (tác dụng với chất 

gì) 

- HS trả lời sau đó viết các PTHH cụ thể 

vào vở 

- Từ sơ đồ HS lựa chọn các cách điều 

chế Al(OH)3 

+ Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch 

muối Nhôm 

+ Dung dịch NaOH (vừa đủ) tác dụng 

với dung dịch muối Nhôm 

+ Sục CO2 vào dung dịch muối 

Aluminat 

+ Dung dịch HCl (vừa đủ) tác dụng với 

dung dịch muối Aluminat 

- GV có thể hỏi thêm: Trong dãy chuyển 

hóa đó phương trình nào minh họa tính 

chất của Nhôm, hợp chất Nhôm ; điều 

Bài tập 1:

- Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy 

chuyển hóa sau 

Al   AlCl3 Al(OH)3NaAlO2 

Al(OH)3   Al2O3   Al 

- Để thu được Al(OH)3 chúng ta có thể sử 

dụng những cách nào? 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  119

chế Nhôm, điều chế hợp chất của Nhôm  

 

Hoạt động 2: 

- GV chiếu lên màn hình đề bài tập số 2 

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và 

yêu cầu HS mỗi nhóm giải bài tập bằng 

nhiều cách khác nhau, trình bày vào 

bảng phụ. 

 - Sau 15 phút HS lên bảng trình bày 

- GV nhận xét, bổ sung thêm nếu cần 

  

- GV phát phiếu bài tập số 3 cho mỗi 

HS, yêu cầu HS giải bài tập theo một 

cách tùy chọn và nộp bài.  

- GV theo dõi thời gian làm bài của HS.  

- GV gọi HS lên bảng chữa, GV bổ sung 

các cách giải. 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3

GV củng cố lại nội dung bài 

Bài tập 2 : Hòa tan vừa hết m gam Al vào dung dịch 

NaOH thì thu được dung dịch A và 3,36 lít 

H2 (đktc)  

a. Tính m? 

b. Rót từ từ dung dịch HCl 0,2M vào A thì 

thu được 5,46g kết  tủa. Tính  thể  tích dung 

dịch HCl đã dùng? 

 

Bài tập 3: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 

hoàn  toàn  9,66g  hỗn  hợp  X  gồm  Al  và 

FexOy  thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y 

tác  dụng  hết  với  dung  dịch  NaOH  dư  thu 

được  dung  dịch  Z,  0,672  lít  khí  H2  (đktc) 

và  phân  không  tan  D.  Sục  từ  từ  khí  CO2 

đến  dư  vào  dung  dịch  Z,  lọc  lấy  kết  tủa 

nung  trong  không  khí  đến  khối    lượng 

không  đổi  thu  được  5,1  gam  chất  rắn  T. 

Xác định công thức của oxit FexOy?