48
TỪ PHƯƠNG ĐÔNG LUẬN VỀ HỮU CỦA ST. THOMAS AQUINAS NỘI DUNG CHƯƠNG I HỮU - NHỮNG KHẲNG ĐỊNH..................................2 1. Sử Dụng Lý Luận - Kiếp Nhân Sinh.....................3 2. SỬ Dụng Lý Trí – Cõi Huyền Nhiệm.....................7 CHƯƠNG II MINH BIỆN CHO THỰC THỂ HỮU.............................13 1. Hữu Đích - Diệu Pháp................................13 1.1. Tính Hướng Đích...................................14 1.2. Tiêu Dao Diệu KỲ..................................16 2. Chân Thiện Mỹ Hay Là Trung Tri Hòa..................18 2.1. Chân Kết Cùng Trung...............................19 2.2. Thiện Hợp Với Tri.................................21 2.3. MỸ Hiệp Nơi Hòa...................................23 3. Tri Thức Lòng Tin – Cái Tâm.........................25 3.1. Tri TỪ Tấm Lòng...................................25 3.2. Cái Tâm Bởi Tri Thức Tin..........................27 CHƯƠNG III KẾt LUẬN............................................... 28 1

HuuThomas

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HuuThomas

TỪ PHƯƠNG ĐÔNG LUẬN VỀ HỮU CỦA ST. THOMAS AQUINAS

NỘI DUNG

CHƯƠNG I

HỮU - NHỮNG KHẲNG ĐỊNH................................................................................2

1. Sử Dụng Lý Luận - Kiếp Nhân Sinh..................................................................3

2. SỬ Dụng Lý Trí – Cõi Huyền Nhiệm.................................................................7

CHƯƠNG II

MINH BIỆN CHO THỰC THỂ HỮU....................................................................13

1. Hữu Đích - Diệu Pháp.......................................................................................13

1.1. Tính Hướng Đích...........................................................................................14

1.2. Tiêu Dao Diệu KỲ..........................................................................................16

2. Chân Thiện Mỹ Hay Là Trung Tri Hòa..........................................................18

2.1. Chân Kết Cùng Trung...................................................................................19

2.2. Thiện Hợp Với Tri.........................................................................................21

2.3. MỸ Hiệp Nơi Hòa..........................................................................................23

3. Tri Thức Lòng Tin – Cái Tâm..........................................................................25

3.1. Tri TỪ Tấm Lòng..........................................................................................25

3.2. Cái Tâm Bởi Tri Thức Tin............................................................................27

CHƯƠNG III

KẾt LUẬN..................................................................................................................28

1

Page 2: HuuThomas

Chương I

Hữu - Những Khẳng Định.Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Kiều - Nguyễn Du.

Con người luôn có các vấn đề về chính bản thân mình, đó là Tài - Mệnh của người

Phương đông. Vấn đề trăm năm này được gọi là vấn đề kim cổ, như Khổng Tử đã nói

‘ôn cố nhi tri tân, - 溫 故 而 知 新.’ Kim cổ không có nghĩa là Duy, vì lẽ duy cổ sẽ

kìm bước tiến, kìm hãm sự phát triển của con người, đó là cổ hủ; duy kim tạo ra đà

tiến, nhưng không kìm hãm được mình, đó là bật rễ. Cả hai đều phiến diện và rồi dẫn

đến một thứ duy gọi là hình thức độc tài trong tư tưởng. Duy cổ sẽ nhắm mắt trước

những thực tế hiện tại, duy kim lại không kể gì đến dĩ vãng, muốn phớt tỉnh dĩ vãng là

đi ngược lại với khoa học. Như thế cần phải vượt lên trên kim cổ để ‘khả dĩ vi sư hỹ -

可 以 為 師 矣.’ Ôn cái cũ, khám phá cái đặc thù, rút ra cái tinh túy để áp dụng cho

thời mới đó là cách học xứng đáng làm chủ thiên hạ.’1

Tương đồng như thế, người Phương tây có ghi lại trong cuốn De Anima ‘chúng ta

thấy con người ước ao hiện hữu mãi mãi. Và muốn như thế là muốn cách hữu lý, vì

hiện hữu nguyên là nó đáng ham muốn, cho nên phải được linh hồn ước ao cách đơn

thuần, và theo mọi thời gian, vì trí khôn thâu nhận hiện hữu cách tuyệt đối, chứ không

phải ở đây và bây giờ.’2

Cõi người ta là như thế đó, cần vượt lên chính mình để hòa hợp tài và mệnh nơi Kiếp

Nhân Sinh này.

1 KIM ĐỊNH - Cửa Khổng – Ca Dao 1973, tr. 57.2 ST. THOMAS AQUINAS – De Anima, a.14 – trích lại trong Nguyễn Văn Liêm, Tổng Luận Thần Học, Phần I, Vấn Đề Con Người, dẫn nhập, tr 25.

2

Page 3: HuuThomas

1. Sử Dụng Lý Luận - Kiếp Nhân Sinh.

Linh Khí Âm với tất cả con người sống trong đó, nơi đây con người đi vào trong

chính thực tại của cuộc sống; với Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín trong Nho giáo; với ‘Chủ

Thể Tính’ có tính hiện sinh nơi Triết sư Kant và Triết sư Descartes, với ‘Tướng’ của

Phật giáo, là một thực tại để con người ‘phục quy kỳ căn’ về tận trong sâu thẳm của

lòng mình. Theo Kant Tử3 thì ‘Chủ Thể Tính’ chính là tất cả con người mà cuộc sống

họ đòi buộc như họ đòi buộc. Đó chính là bổn phận: ‘Bổn phận là một quy luật tiên

thiên của lý trí và bó buộc mọi vật hữu tri. Nó hiện diện trong tâm giới như một sự

kiện lý trí, được bộc lộ trong lương tâm bằng tuyệt đối lệnh.’4

‘Bổn phận! ôi danh từ cao cả vĩ đại, mi không hàm ý một cái gì khoái trá, cũng

không quanh co, nhưng mi đòi quy phục (…) mi chỉ thẳng thắn đặt một quy luật

tự nó chiếm được tâm hồn con người và nắm được niềm kính trọng. Niềm kính

trọng này làm các xu hướng phải im bặt, mặc dầu chúng phải âm thầm chống lại.

Nguyên lai nào xứng với mi? và nguồn gốc nào phát sinh ra sự cao quý của mi,

một sự cao quý đã gạt bỏ không chịu có gì chung với những xu hướng, và chính

sự cao quý này là điều kiện làm nên giá trị duy nhất mà con người dám tự nhận

cho mình. Nguồn gốc ấy là cái nâng con người lên cao hơn mình nó (…) nguồn

gốc ấy chính là nhân cách con người, tức tự do và độc lập đối với bản chất duy

cơ của toàn thể thế giới khả giác, nhưng lại quy phục chính nhân cách của mình

xét như đồng thời con người cũng thuộc về thế giới khả niệm nữa.’5

Đây cũng chính là điều nói trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là ‘tất cả các

loài chúng sanh (…), tướng, (…) tu bồ đề nếu bồ tát có ngã tướng, nhơn tướng, chúng

sanh tướng, thọ giả tướng ắt chẳng phải Bồ Tát,’ con người tựu trung cố gắng đạt đến

điều gọi là vĩnh viễn tồn tại trong thời gian là Như Lai, là Phật. Đồng thời, Linh Khí

Âm trong ‘cõi người ta’ với tất cả cuộc sống của con người hiện tại cũng được Lão

Tử cho đó là căn cốt của cõi người ta, được gọi là ‘Vô’ trong ‘Vô thiên địa chi thủy -

3 Ở đây dùng chữ ‘Tử’ trong truyền thống Đông phương, khi thêm vào đằng sau tên một người, để tỏ lòng kính trọng tài đức nơi họ (Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Thánh Tử (Kim thánh thán), Mặc Tử, Liệt Tử, Trang Tử, Dương Tử, Quân Tử ,…). 4 TƯ CÙ - Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Thời Cận Đại Và Hiện Đại, Emmanuel Kant - Học viện Đa minh, lưu hành nội bộ, tr. 217.5 TƯ CÙ – Sđd , tr. 218

3

Page 4: HuuThomas

無 天 地 之 始 .’6 Và khi đã sống kiếp người thì phải sống sao cho xứng đáng là

‘chính nhân quân tử,’ như cây trúc đứng giữa trời mà reo, mà đón gió, để mãi mãi

nương theo dòng đời nhân sinh. Vì lẽ ‘bậc quân tử xử được với tất cả mọi người, vì

chẳng có lòng tư vị - quân tử châu nhi bất tỷ - 君 子 舟 而 不 比 .’7 Hơn thế nữa trong

cuộc đời nhân sinh này, cái ‘thằng tôi’ luôn phải sống cho ra người, vì ‘tôi’ là một chủ

thể và là một nhân vị tự do là một cái gì rất là ‘độc đáo’8, rất là ngang tàng; cái ‘thằng

tôi’ ngang tàng là vì ‘thằng tôi’ đã ý thức rằng ‘tôi’ là một kỳ diệu của Đấng thấu hiểu

ngọn nguồn do lai của tầng gió, là Đấng từ nơi đó phát xuất ra huyền vi diệu ảo của

vũ trụ, Đấng minh định được Linh Khí Âm với tất cả huyền nhiệm của nó. Huyền

nhiệm Linh Khí Âm nơi người phương Đông không thể diễn ra bằng ngôn từ được,

mà phải dùng đến ý ngôn để cảm nhận. Đó là ‘phương pháp tượng trưng và khêu gợi,’

‘có đồng thanh mới tương ứng, đồng khí mới tương cầu.’9 Vì lẽ Kinh dịch đã ghi lại

‘thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý - 書 不 儘 言 言 不 儘 意 ,’ lời nói ra không bao giờ

diễn tả được hết cái âm linh huyền ảo đó vậy.

Quân tử tính cũng chính là chủ thể tính, là lẽ sống và là căn cốt sống của người

Phương đông; nên người quân tử phải ‘hành,’ một hành tự nhiên nội khởi trong chân

thực; và người quân tử còn phải đi đến nguyên lai của huyền nhiệm đời quân tử, để

không bị cô lập khỏi sự chở che của trời đất. Đó không phải là những gì Descartes Tử

nói sao: ‘tôi nhận thấy trong tôi vô số những ý tưởng về sự vật không thể coi là hư vô

thuần túy, mặc dù chúng không có hiện hữu nào ngoài tư duy của tôi, những ý tưởng

đó không do tôi tạo ra, mặc dù tôi được tự do suy tưởng hay không suy tưởng chúng,

vậy các ý tưởng đó có bản tính đích thực và bất biến,’10 để rồi thấy dường như mọi

thứ đều sai lạc, người quân tử mới thấy được chân tính của con người chính mình.

Chân tính này dường như đã tạo nên ‘phong trào tư tưởng nhân bản trong triết học tây

6 LÃO TỬ - Đạo Đức Kinh, Thiên Thượng, 1 - Nguyễn Hiến Lê dịch, Nxb Văn Hóa tái bản 1998, tr. 161.7 KHỔNG TỬ - Luận Ngữ 論 語, Vi Chính Đệ Nhị 為 政 弟 二, câu 14 - Đoàn Trung Còn dịch, Trí Đức tòng thơ 5 xuất bản, tr. 22.8 TRẦN THÁI ĐỈNH - Triết Học Hiện Sinh - Thời Mới xuất bản 1966, tr. 22.9 NGUYỄN DUY CẦN - Nhập Môn Triết Học Đông Phương - tủ sách Thu Giang 1971, tr.138.10 RENÉ DESCARTES - Những Suy Niệm Siêu Hình - Trần Thái Đỉnh dịch, Bộ Quốc Gia Giáo Dục 1962, tr. 126.

4

Page 5: HuuThomas

phương.’11 Bởi lẽ con người có tự do, là một nhân vị tự do, vậy nên ‘tự do ngay cả

trong tâm linh của mình’12: ‘sự hoàn hảo chính yếu của con người chính là có tự do,

nhờ ý chí, ta hành động một cách tự do, nhân đó được coi là chủ những hành động

của mình.’13

Như thế, người quân tử, với chủ thể tính của mình, được thể hiện trong đời sống hằng

ngày với nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và được Học giả Jaspers gọi là vượt lên đến ‘Siêu

Việt’ : ‘một hiện sinh không vươn lên đến siêu việt là một hiện sinh không trung

thực.’14 Hơn nữa, đã là người quân tử thì phải biết được tài mệnh, như Mạnh tử nói

‘bất tri thiên mệnh, vô dĩ vi quân tử - 不 知 天 命 無 以 為 君 子 ,’15 và quân tử tính

phải như lời giải thích của Quân sư Trình Di về Kinh Dịch ‘hay không gì bằng hay

bằng cứng giữa, mềm giữa chỉ là không đến mềm quá thôi, cứng giữa thì là giữa mà

có tài – dư thoát bức, trung vô vưu dã - 輿 訊 輻 中 旡 尤 也. ’16 Bởi lẽ quân tử tính

cũng chính là khả năng tương quan với các thường hằng, các biến đổi trong ‘trăm

năm’ nhân thế của mình, mặc dù cách tương quan thì có nhiều mức độ, tùy theo khả

năng như Mạnh tử đã chia ra:

Thiện nhân: khả dục chi vị Thiện - 可 欲 之 為 善

Tín nhân: hữu chư kỷ chi vị Tín - 有 諸 己 之 為 信

Mỹ nhân: sung thực chi vị Mỹ - 充 實 之 為 美

Đại nhân: sung thực nhi hữu quang huy chi vị Đại - 充 實 而 有 光 煇 之 謂 大

Thánh nhân: đại nhi hóa chi, chi vị Thánh - 大 而 化 之 之 謂 聖

Thần nhân: thánh nhi bất khả tri chi, chi vị Thần - 聖 而 不 可 知 之 之 謂 神 17

Tận Tâm Hạ, 25 11 TƯ CÙ – Sđd, tr 75.12 RENÉ DESCARTES – Sđd, tr. 69.13 TƯ CÙ – Sđd, tr 75.14 TRẦN THÁI ĐỈNH – Sđd, tr. 190.15 KIM ĐỊNH – Nhân Bản, Quân Tử - Triết Lý An Vi, tr. 251.16 NGÔ TẤT TỐ - Kinh Dịch, Đại Xúc – Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nxb tp HCM tái bản 1991, tr.372.17 KIM ĐỊNH – Sđd, tr. 257.

5

Page 6: HuuThomas

Đáng ưa thì gọi là Lành,

Có ở nơi mình gọi là Tin,

Đầy đủ thực sự gọi là Đẹp,

Đầy đủ thực sự mà có sáng chiếu gọi là Lớn,

Lớn mà biến đổi thì gọi là Thánh,

Đến Thánh cũng không thể biết gọi là Thần.18

Thomas Tử gọi đây là phẩm tính, (…) và do thể chất, mỗi người là thế nào cũng nghĩ

về mục đích như thế ấy, vì do sự chỉnh bị này con người có khuynh hướng để chọn

lựa hay tẩy chay điều nào đó.’19 Đó cũng chính là cách hoạt động của con người trong

một môi trường vật chất. Vì vật chất cũng chính là môi trường hoạt động của người

quân tử, xứng với điều mà Phật gọi là ‘ứng hóa phi chân.’20

Kiếp thường hằng với tất cả đổi thay, xoay vần cùng vũ trụ nơi người quân tử, và với

quân tử tính đó là Linh Khí Âm, mà Thomas Tử gọi là Ngôi vị. Vì ‘chỉ ngôi vị mới có

tự do, mới làm chủ hành vi của riêng mình, chúng không hoàn toàn bị động như

những thụ tạo khác, nhưng tự mình hành động’21 và hành động trong cõi người ta. Vì

‘trong mỗi trường hợp, toàn thể con người đã hoạt động thông qua những năng lực

của mình. Chỉ có thứ gì lập hữu mới có thể hoạt động,’22 và hoạt động nơi kiếp trăm

năm của mình. Thánh nhân cũng đã nói ‘quyền tự do tự quyết là căn nguyên của sự tự

chuyển động, vì nhờ quyền tự do tự quyết mà con người tự huy động để làm việc.’23

18 THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG - Tứ Thư Giải Luận IV, Mạnh Tử, Sáu Bậc Xuất Chúng – Minh Đức 1970, bản rônêô tr. 182.19 ST. THOMAS AQUINAS – Summa Theologiae, q83, a.1; Tổng Luận Thần Học, Về Con Người, Phần I, Vấn Đề 83, bản dịch Nguyễn Văn Liêm, tgk. Tp. HCMC 2003.trang 395. 20 Trích lại trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - bản dịch tiếng Việt Tỳ Kheo Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ Xuất Bản.21 ST. THOMAS AQUINAS – Summa Theologiae, q29, a.1, c. – trích lại trong Siêu Hình Học, Đỗ Ngọc Bảo OP dịch, tr.139.22 TOMAS ALVIRA, LUIS CLAVELL, TOMAS MELENDO – Siêu Hình Học - Fr. Đỗ Ngọc Bảo OP dịch, Trung Tâm Học Vấn Đa Minh 2005, tr.136.23 ST. THOMAS AQUINAS – Sđd, tr. 393.

6

Page 7: HuuThomas

Chính bởi thế, người quân tử được trọn vẹn nghênh đón gió trời lồng lộng thổi đến,

rồi nương theo làn gió để trở nên chính nhân quân tử, và mang trong mình Linh Khí

tính gọi là Tự Do Ý Chí. Quân tử có khả năng tri hành hiệp nhất nơi tài mệnh của

mình, không phải do sự can thiệp của thế nhân, nhưng là do sự chọn lựa của chính

mình, gọi là tự do. Một chọn lựa do bởi ý định có mục đích chính, gọi là ý chí. Mà ý

chí thì tự do, nên con người không thể thoát khỏi chính nó khi mất đi Linh Khí Âm

của kiếp trăm năm, khi nó không mang trong mình Linh Khí tính. Nhờ có Tự Do Ý

Chí con người hiểu được ‘cõi huyền nhiệm’ của đời mình, hiếu được, nắm được trọn

vẹn Tinh Anh Dương của đất trời.

2. Sử Dụng Lý Trí – Cõi Huyền Nhiệm.

Tinh Anh Dương, là Siêu Việt của Vị ngã, một Vị ngã của đất trời, được kiếp trăm

năm của Linh Khí Âm làm cho trở nên hoàn thiện. Nói theo kiểu các nhà Kinh viện

sau Thomas Tử, đó là cách mà yếu tính đón nhận hiện hữu, hay rõ hơn là yếu tính chỉ

hiện diện nhờ việc hiện hữu ‘bởi, khi chưa có esse (hiện thế), nó chưa là gì cả, ngoại

trừ trong trí tuệ Đấng Tạo Hóa, ở đấy nó không phải là một thụ tạo, nhưng chính là

yếu tính sáng tạo.’24 Đó là siêu nhiệm của kiếp người, là có nguyên nhân thì có hậu

quả.

Thiên nhân tương dữ - trời giúp con người ta hiểu được nỗi thống khổ của phận

người, hiểu được niềm hoan lạc của kiếp nhân sinh. Trời đất, quỷ thần đều ảnh ưởng

đến công việc của con người, rất công bình, rất vô ưu, không thiên tư, chỉ giúp những

người đức hạnh - quỷ thần phi nhân thực thân, duy đức thị y (…) hoàng thiên cô thân,

duy đức thị phó.’25 Chính hiểu được như thế, nên người Phương đông đã sống hòa

hợp với đất trời, mặc dù rằng cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn, để đến nỗi

Giáo sư Pierre Gourou ngạc nhiên và thán phục và gọi là ‘nền văn minh nông dân’:

‘một trong những nét đáng yêu của châu thổ là sự hòa hợp hài hòa giữa con người với

thiên nhiên, nam nữ nông dân có dáng điệu mềm mại và thoải mái của những người

24 TOMAS ALVIRA - Sđd, tr. 124.25 THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG – Ngài Ở Đâu, Lịch Sử Nhân Loại, tập 2, Tây và Đông Phương – Đa Minh Thiện Bản, tr. 238.

7

Page 8: HuuThomas

vốn đã có những cử chỉ quen thuộc của tổ tiên để lại, họ gánh nặng trên vai nhưng

vẫn giữ vẻ lanh lợi (…) sống trong thiếu thốn, nhưng không phải trong tuyệt vọng,

người nông dân nghèo túng đã tạo ra một nền văn minh phức tạp chung quanh cá

nhân trong một mạng lưới các quan hệ (…) nền văn minh đó đã hòa nhập làm một với

một môi trường trong đó nó phát triển.’26

Con người với tất cả Huyền Đồng của nó, không thể nào thông tri cho thế nhân hiểu

được cảm nghiệm đang diễn ra trong niềm hoan lạc của mình, khi không có ngôn từ

để biểu tả. Biết rằng ngôn bất tận ý, nhưng con người vẫn phải dùng đến nó, nếu

không muốn nói ‘giao tiếp là hoạt động chính yếu của con người, và con người dùng

đến ngôn ngữ để diễn tả tinh thần, cảm xúc của mình cách cụ thể.’27 Nhờ có công cụ

diễn tả tư tưởng là ngôn từ, nên kiếp trăm năm mới tận dụng nó, và tận dụng triệt để,

đến nỗi mà ngôn từ của quân tử Đông phương thì trở nên luôn thanh tao và thi vị, đến

mức đi vào và trở nên Vô ngôn. Đó là đặc trưng của dòng ngôn ngữ Phương đông, là

ngôn ngữ của ngữ ý, của ngữ dụng, của ngữ tượng. Đó cũng là lối diễn tả trong Kinh

Dịch, một loại ngữ có đủ cả ý, tượng, dụng trong Vô ngôn. Để rồi được gọi là ‘Linh

Thể.’

Linh thể là cái vượt phạm vi của giác quan, của lý trí…Khi đã đi theo dòng lịch

sử và trạng thái tâm linh để thoát ra tự Linh Thể sẽ nhận ra tất cả những hình thể

của vạn vật chẳng qua là những khía cạnh bé nhỏ không đủ làm nên những bản

thể riêng biệt. Sự riêng biệt có nhưng là tùy thuộc vòng ngoài, rồi lý trí giữ lại

cách cố định, nay muốn hủy bỏ cũng lại là việc của lý trí phải từ bỏ, lý trí không

từ bỏ mà lại đi hủy bỏ…thì là lấy bóng làm thực, nên là mê ngủ…khi tôn phong

thể thành nào đó lên đến bậc thể sinh thì dù gọi nó là tinh thần tuyệt đối hay bất

cứ tên nào cao trọng nhất, nó cũng chỉ là một vật hạn hẹp nên sẽ phủ nhận hủy

diệt những cái khác và như vậy còn ở trạng thái dị biệt ý hệ. Chỉ khi nào cảm

26 PIERRE GOUROU – Les Paysans Du Delta Tonkinois, Études De Geographíe Humaine; Người Nông Dân Châu Thổ Bắc Kỳ – Nxb Art et Historie 1936, bản dịch Viện Viễn Đông Bác Cổ Và Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, Nxb Trẻ 2003, tr. 522 -523. Mặc dù đây chỉ là một dẫn chứng nhỏ, nhưng rất quan trọng, xét qua khía cạnh tương quan nhân thế. Bởi lẽ hiện nay các nhà khoa học xã hội, các nhà khảo cổ học đều đồng ý rằng: nền văn minh của các Tộc Việt có ảnh hưởng rộng khắp Đông Phương. Ai dám nghi nghờ các Thánh nhân Phương đông (Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Dương Tử, Trang Tử, Mặc Tử…) không bị ảnh hưởng tinh thần, tư tưởng và không có nguồn gốc Việt Tộc- Bách Việt.27 F.C. COPLESTON – Aquinas – A Peclican Book Inc. 1957, tr.228.

8

Page 9: HuuThomas

nghiệm được cái căn đê linh thiêng thì mới thâu gồm tất cả vào Nhất Thể, điều

gọi là Linh thể. Đó là minh triết của ‘vô’ trong ‘dịch vô thể.’28

‘Vô’ trong Kinh dịch là vô ngôn, vô vi lúc thủa ban sơ như chính nó ‘thiên hạ chi

động, trinh phù nhất giả dã - 天 下 之 動 貞 夫 一 者 也, cho dù thế nhân cả là một

huyền ảo thì tất cả cuối cùng thì cũng như sơ nguyên của chính nó. Ngay cả khi nó

biến hóa trong càn khôn này thế nào đi chăng nữa, thì nó phải giữ được đúng mệnh

tính để hợp được khí thái hòa, đó mới là tự toàn - Kiền đạo biến hóa, các chính tính

mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh - 乾 道 變 化 各 正 性 命 保 合 太 和 乃 利 貞.’

29 Chính vì Dịch Kinh tính quá huyền nhiệm với chính nó, nên vượt qua được Nguyên

sơ của thiên hạ, trở nên Tinh Anh Dương của chính nó, là cái Siêu việt nơi Vị ngã.

Như thế là Tự minh, là Linh thể, là trở vào trong Linh Khí Âm để khám phá hay tiếp

nhận lại Tinh Anh Dương. Đó là Dung Thái sống thiêng liêng hơn chính nó, để đến

nỗi chính ‘Siêu việt Phương đông thì sáng đến nỗi đạo sỹ lóa mắt không dám nhìn

thẳng vào và không thể nhìn rõ.’30

Hơn nữa ‘có mà không hiện hữu, trống rỗng mà không hư vô - thực nhi bất hữu, hư

nhi bất vô.’31 ‘Tri tính thì phải tất yếu phát sinh từ vô chất, càng vô chất bao nhiêu thì

càng có tri tính bấy nhiêu.’32 ‘Nhất thể đồng quán’ cũng chính là đây; bởi lẽ ‘Như Lai

nói các tâm, đều là phi tâm, thị danh tâm là tâm (…). Tâm quá khứ bát khả đắc, tâm

hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc.’33 Cái Huyền Nhiệm tính nơi quân tử tính

của người Đông phương được Thomas Tử gọi là ‘phức hợp’: ‘trong một thụ tạo, còn

có một phức hợp thực sự giữa một chủ thể tự lập và các mô thể đệ nhị được thêm

vào.’34 Sự phức hợp tiến đến mức độ hợp lý, đó là hiện hữu, được nhận biết do bởi lý

trí. Mà lý trí được hiểu là cái xảy ra trước, để đạt đến hiện hữu, ‘ý chí thì đi sau chứ

không đi trước (…) sự lựa chọn tùy thuộc vào sự phán đoán thực tiễn sau cùng, và

28 KIM ĐỊNH - Dịch Kinh Linh Thể - Tủ Sách Ra Khơi 1969, tr. 88-9129 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, tr. 77.30 HOÀNH SƠN HOÀNG SĨ QUÝ -Vấn Đề Đối Thoại Tôn Giáo – Ra Khơi xb, 1972, tr. 69.31 TĂNG TRIỆU – trích lại trong Hoành Sơn, Sđd, tr. 72.32 TƯ CÙ – Sđd, Luận Đề 18, tr 193.33 Trích lại trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Ban La Mật, Sđd, 34 TƯ CÙ – Sđd,Luận Đề 5, tr. 188.

9

Page 10: HuuThomas

cho dù phán đoán thực tiễn là sau cùng, nhưng lại được thực hiện do chính ý chí.’35

Đã biết rằng Huyền Nhiệm tính là như thế, thì cái Siêu Việt, như quan điểm của

Trang Tử, phải là cái ‘này’ cũng là ‘kia’. ‘Kia’ cũng là ‘này’, phải chăng có sự phân

biệt kia và này? Có sự phân biệt này và kia? Quân tử hiểu mọi diễn tiễn, mọi hoạt

động của huyền nhiệm phức hợp, ‘dựa vào cái chính của trời đất, cỡi trên sự biến hóa

của lục khí mà dong chơi trong cõi vô cùng.’36

Phải chăng đó không phải là điều mà Học giả Karl Jaspers gọi là ‘tính cách phù ảo

của vũ trụ,’

vì ‘mọi hình thái thực tại khả nghiệm đều mông lung, mọi vũ trụ quan đều tương

đối, và biết tức là giải thích,’ ‘đó là đường lối tri thức của ta (…) sự hữu ta biết

được kia không phải sự hữu tự nội hay sự hữu toàn diện.

Rồi chính sự phù ảo trên cũng không có tính cách xác định, vì ta không thể khảo

nghiệm một cách khác quan được, nên mới cần một tác động vượt bậc; vì khi có

khả năng vượt bậc, không thể lý tính không nhìn thấy tính cách phù ảo ấy. Nhưng

ở đây không phải lý tính đem lại một kiến thức mới đặc biệt hơn cộng thêm vào

kiến thức đã có sẵn. Trái lại, lý tính phải gây lên trong ta một chấn động toàn

diện để ta ý thức về Hữu. Do đó, mỗi khi ta nỗ lực suy tư về sự hữu trong vũ trụ

thì đều thấy bỗng nhiên vọt ra luồng ánh sáng chớp nhoáng, nhưng lại không lưu

những vết tích không thể xóa nhòa đi được.’37

Nói thế thì cuộc hành trình đi tìm cái Siêu Việt thẳm sâu của lý trí đã bị đứt đoạn. Vì

lo sợ con đường xa xăm diệu vợi, vì nỗi khổ nhọc công khốn cùng trong kiếp nhân

sinh, vì sự thiếu thốn không thể bù đắp từ nơi thiên hạ, vì thiếu mất cái để chuyển tải -

chỉ vu khâu a, đạo chi vân viễn, ngã lao như hà, ẩm chi tự chi, giáo chi hối chi, mệnh

bỉ hậu xa, vị chi tái chi - 止 于 丘 阿 道 之 云 遠 我 勞 如 何 飲 之 食 之 教 之 誨

之 命 彼 後 車 謂 之 載 之 .’38 Tuy nhiên lý trí tính của người quân tử luôn như âm

35 TƯ CÙ – Sđd, Luận Đề 21, tr. 194.36 PHÙNG HỮU LAN - Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc, Trang Tử - Nguyễn Văn Dương dịch, Ban Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh ấn hành 1968, tr. 126.37 KARL JASPERS - Triết Học Nhập Môn – Lê Tôn Nghiêm dịch, Tủ Sách Dịch Thuật, Trung Tâm Học Liệu 1969, tr. 81.38 KHỔNG TỬ - Kinh Thi 涇 詩 , Quyển Trung, Bài Thứ 236, Miên Man - Tạ Quang Phát dịch, Nxb Văn Học, 2004, tr. 462.

10

Page 11: HuuThomas

thanh líu lo mà diệu vời - miên man hoàng điểu, úy bất năng cực- nên không thể

ngừng bước được trên con đường tìm về cái Tinh Anh Dương nơi Linh Khí Âm. Để

rồi lại nhận được từ thẳm sâu điều ‘vô ngôn’ cần thiết, ‘để cung kính trước siêu việt

vượt quá những gì lý trí nhận được dưới khía cạnh ngôn từ, là đạt tới thinh lặng trước

Hữu,’39 cũng như khi ‘tri kiến như như nhất hợp, bất sanh tướng lý do nhân nhờ bởi

bất động, để được pháp hội.’

Do đó Siêu việt tính có khả năng điều hướng mọi hoạt động của Linh Khí Âm với

quân tử tính, đến Tinh Anh Dương trong tận sâu thẳm của cõi Huyền Nhiệm Vô Vi.

Đó cũng chính là Ngôi Vị. Là điều mà Thomas Tử đã định nghĩa ‘Ngôi vị là một bản

thể cá biệt có bản chất lý tính. Một ngôi vị là một kiểu mẫu đặc thù của suppositum:

đó là một suppositum chiếm hữu bản chất thiêng liêng.’40 Mà ngôi vị cũng chính là

việc nó hiện hữu xét như nó là hiện hữu. Mà ‘Hữu thể là thực tại đầu tiên mà trí khôn

ta hiểu và tất cả những tri thức khác đều phải giải kết về đó.’ Nên ‘Khái niệm hữu thể

xâm nhập bất kỳ loại tri thức nào mà ta thủ đắc…mặt khác, ta không thể thêm vào

khái niệm hữu thể một điều gì xa lạ với bản chẩt của hữu thể.’41

Như vậy, Linh Khí Âm của Tinh Anh Dương trong cõi người ta nơi kiếp quân tử

không thể nào cảm nghiệm được hiện hữu của chính hiện hữu, khi trong cõi người ta

không có những khía cạnh siêu việt của nó, vì hiện hữu là tùy theo mức độ nó có, hay

còn có thể nói là hoàn bị trong mức độ chính nó, đến mức độ Lão Tử đã thốt lên ‘hữu

sinh ư vô,’ và Thomas Tử nói ‘như linh hồn thông chính hiện hữu trong đó nó lập hữu

cho chất thể hữu hình, chất thể này cùng linh hồn làm thành một hiện hữu, đến độ

chính hiện hữu của toàn thể phúc thể cũng là hiện hữu của chính linh hồn…dù theo

yếu tính linh hồn là mô thể của thân thể.’ ‘Vì linh hồn là điều trước tiên nhờ đó chúng

ta được nuôi dưỡng,’42 và được Heiddeigger cho là ‘Ngôn ngữ-Lời,’ là Ngôi Nhà cho

Tính Thể. Điều này Phật giáo Đại thừa gọi là ‘Chân Tâm.’ Thế nên Nhân Sinh tính

cũng chính là Tướng của Phật giáo, được Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật khởi

thỉnh pháp hội nhân do khi thiện hiện để đạt đến đại thừa chánh tông mà không nương

39 KARL JASPERS – Sđd, tr. 42-45.40 TOMAS ALVIRA, TGK – Sđd, tr. 137. 41 TOMAS ALVIRA, TGK - Sđd, tr. 144-145.42 ST. THOMAS – Sđd, q 76, a 1, tr.80- 89.

11

Page 12: HuuThomas

bởi tịnh độ, vượt qua được trang nghiêm của chánh tín y pháp để thật kiến cùng như

lý - xuất ý tận trong tâm khi kiếp trăm năm đi vào, song hành nơi cõi người ta, xả thân

vì ý thức được Tâm Minh Tính, nên được thanh thản hạnh phúc bình an, nhờ đó đến

được với Huyền Nhiệm Tự Minh. Như thế, Kiếp Nhân Sinh cần trước tiên phải được

Cõi Huyền Nhiệm diễn đạt qua các khía cạnh Chân, Thiện, Mỹ.

12

Page 13: HuuThomas

Chương II

Minh Biện Cho Thực Thể Hữu

1. Hữu Đích - Diệu Pháp.

Như đã biết, Linh Khí Âm được bày tỏ qua kiếp nhân sinh với tất cả quân tử tính của

chính nó. Quân tử tính luôn mãi đi tìm cái huyền nhiệm trong cõi người ta, để rồi nhờ

cuộc đi tìm này đã đưa Linh Khí tính nơi kiếp trăm năm về với Tinh Anh Dương, là

vượt ra khỏi chính nó, là không còn chấp tướng, là ứng hóa phi chân, là để trở nên Vô

Vi, là trở nên Linh Thể Vô Vi. Một Linh Thể Vô Vi Tự Minh.

Đồng thời Tinh Anh Dương đã đưa Siêu việt tính trở nên Dịch, là trở thành Nguyên

Sơ của chính nó. Mà Nguyên sơ đây cũng chính là Dung Thái thiêng liêng của Tinh

Anh tính. Dung thái không thể là ‘này’ hay là ‘kia’ được, cũng không thể là ‘phù ảo

của vũ trụ’ không lưu lại những vết tích không thể xóa nhòa. Nhưng Dung Thái đã

bộc lộ bằng Vô ngôn, bằng Huyền Nhiệm Vô Vi; Huyền Nhiệm Vô Vi tính đã lắng

đọng trước chính nó trong vô ngôn, trong cõi Thái Vô cùng nơi chính nó. Nơi mà nó

đã nhận được cái Linh Thể Vô Vi Tự Minh với Huyền Nhiệm Vô Vi Dung Thái. Tất

cả được đón nhận theo kiểu ‘Bí tích’, được Giáo sư Đặng Chí San (Đặng Không Sơn)

diễn tả: tất cả các tướng của Kitô giáo đều phải được đón nhận theo kiểu ‘Bí Tích,’

vừa là dấu chỉ, vừa là thực tại vô biên. Ngay trong Tướng có Thực Tại Vô Cùng, vượt

trên tất cả, nên gọi là ‘Mầu Nhiệm Đức Tin’ (Thực Tại Đức Tin.)43

43 ĐẶNG CHÍ SAN – Tam Giáo – lưu hành nội bộ, tr. 108.

13

Page 14: HuuThomas

Tính hướng Đích.

Sơn hạ hữu hỏa bí quân tử dĩ minh thứ chính vô cảm chiết ngục - 山 下 有 火 賁 君

子 以 明 庶 政 旡 敢 折 獄44 - hướng đến nhau trong tận nơi thẳm sâu của cõi người

ta làm cho kiếp trăm năm càng trở nên tuyệt vời đến huyền nhiệm. Quân tử tính đi

vào cõi Vô Vi và nên ‘Hằng’ trong ‘hằng hanh lợi trinh vô cữu cửu ư kỳ đạo dã - 恆

亨 利 貞 旡 咎 久 於 其 道 也’, tại nơi đây không còn gì có thể nguyên sơ, nguyên

ủy hơn nữa, tất cả đã trở thành hoàn hảo, không phải để mất đi nhưng là để được

nhiều hơn. Khi là Hằng thì trở nên Linh Thể Vô Vi. Để rồi có được quá trình của

Hằng tính, cũng chính là khái niệm về ‘đa bội,’

mà ‘đa bội thì không quy chiếu vào tính đơn nhất chỉ bằng việc phủ nhận đơn

nhất (…) và tính đa bội luôn luôn ám chỉ một tính đơn nhất nào đó, (…) trong

một cách thức đa bội và bị phân chia, vũ trụ cho thấy một sự tương hợp nào đó

với hoàn bị vô tận, cực kỳ đơn thuần của Thiên Chúa. Vì lý do này trong tư cách

một tính đơn nhất bất toàn và một hoàn bị giới hạn, tính đa bội mời gọi chúng ta

xét đến tính nhất hoàn bị và sự hoàn hảo vô giới hạn, chính là Thiên Chúa.’45

Điều người Đông phương gọi là ‘linh thể tính,’ đã được Thomas Tử gọi là ‘đơn nhất’

‘một hữu thể là đơn nhất theo mức độ nó là một hữu thể.’46 Chính linh thể tính dịch

chuyển để Hằng tính đi theo một quy luật đặc thù của Dung thái, là quy luật này được

thể hiện trong quá trình phát triển của Lạc thư với Hà đồ, vì ‘hình thể Lạc thư vuông

nhưng lại dùng tròn; Hình thể Hà đồ tròn nhưng lại vuông – hà đồ thể viên nhi dụng

phương, lạc thư thể viên nhi dụng viên.’47 Đây không chỉ là ‘biến hóa dịch chuyển

phương vị’ để trở nên huyền ảo của kiếp trăm năm, của Dung Thái tính, mà đây là

một thể hiện rất đặc thù của Dịch, trong việc trở nên nguyên sơ, trở nên thành phần

của cả Hằng trong cõi vô vi mà không phải bị phân tách, không cần tạo ra một cái nào

khác với chính nó - ‘nhu đắc trung nhi thượng hành tuy bất đáng vị lợi dụng ngục dã -

柔 得 中 而 上 行 雖 不 當 位 利 用 獄 也.’48

44 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Bí, tr. 328.45 TOMAS ALVIRA, TGK – Sđd, tr. 168.46 TOMAS ALVIRA, TGK – Sđd, tr. 160.47 KIM ĐỊNH - Lạc Thư Minh Triết - Nguồn Sáng 1971, tr.17.48 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Phệ Hạp, tr. 316.

14

Page 15: HuuThomas

Quá trình để tiến đến cõi Thái cùng, để trở nên Linh Thể Vô Vi Tự Minh thì kiếp

nhân gian luôn mãi cần đi sâu vào huyền nhiệm nơi cõi người ta. Trong cõi người ta

đó, có chuyển biến của không gian và thời gian, của ngũ hành, của âm dương, của trật

tự để tiến theo chính quy luật của nó, quy luật để vận chuyển, để nhận ra Linh Thể

tính. Các chuyển biến đã làm cho càn khôn luân chuyển ngay từ thủa đầu đó là Lạc đồ

khí, một khả năng tự mình tiến tới thay đổi hoàn hỏa hơn, nhẹ nhàng thanh thoát,

tương đồng với Vô vi, mở rộng đón Tự minh, nương theo Hằng mở ra huyền vi diệu

ảo của Linh thể - tốn nhi nhĩ mục thông minh nhu tiến nhi thượng hành đắc trung nhi

ứng hồ cương thị dĩ nguyên hanh - 巽 而 耳 目 聰 明 柔 進 而 上 行 得 中 而 應 乎

剛 是 以 元 亨.’49

Như thế, càn khôn hựu, hựu càn khôn đã làm cho cả khối được coi là Minh triết của

Phương đông không thể không có sự tương phản chính nó, cũng như nó đã từng thâu

hòa cả hai phương diện trái ngược nhau. Mà mọi cái nghịch thuận cũng chỉ là những

cái đích tính của cái phân cực trong cùng một toàn thể. Điểm nghịch thuận này được

triết gia Kim Định gọi là ‘chân lý khai mở,’ ‘với Kinh dịch, chân lý không có một mà

là hai, một cho dân tức con người sống trong xã hội, một cho nhân tức con người

trong liên hệ với càn khôn trời đất; là Dân con người phải theo chân lý trùng hợp theo

luật đồng nhất; là Nhân lại phải theo chân lý khai mở, theo luật thái hòa chân lý đồng

nhất được bày tỏ theo lối luận lý, nghĩa là ý tưởng nọ liên kết với ý kia, để cấu kết

thành tư tưởng, nhiều tư tưởng kết thành ý hệ, đọc lên xoắn xuýt. Chân lý thái hòa

được trình bày theo lối tiền niệm, nghĩa là trước lúc kết hợp lại thành ý niệm, và khi

đọc lên nó như rời rạc. Chính sự rời rạc này làm nên nét đặc trưng của chân lý khai

mở.’50

Vậy điều mà Thomas Tử gọi là ‘trở về với yếu tính của chính ta,’ cũng chính là vận

chuyển thuận nghịch nơi thường hằng và có người gọi đó là ‘hoạt động nội tại’

‘chúng ta không luôn nhận biết và yêu thương chúng ta cách ý thức, tính cách tự đồng

hóa nơi chúng ta thì không liên tục (…). Ngay cả khi chúng ta suy tư về chính mình,

49 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Đỉnh, tr. 628.50 KIM ĐỊNH – Sđd, tr.50.

15

Page 16: HuuThomas

chúng ta cũng không ý thức được chúng ta cách toàn diện, nhưng chỉ là ý thức về

hoạt động của tâm trí chúng ta trong hành vi tự suy tư về chính mình (…). Chúng ta

chỉ ý thức về bản thân mình sau khi đã ý thức được đối tượng ngoại giới, vận động ý

thức của chúng ta tiên vàn là hướng ngoại, sau đó mới hướng nội.’51 Nói ngắn gọn,

con người luôn có tính hướng về những tính cách tương đồng hơn nữa đến một chiều

kích Vô Vi Linh Thể Tự Minh Huyền Nhiệm Siêu Việt, là điều mà Giáo sư Đặng Chí

San (Đặng Không Sơn) gọi là‘ một Chân Tâm bất sinh bất diệt’, ‘đi vào tâm tức thông

qua những niệm niệm sinh diệt bất tận hằng giờ hằng phút trong bầu trời nội tâm của

mình. Tâm chính là con đường đi của Phật. Từ đó, khi vượt qua tức không chấp,

không dừng lại ở những dòng niệm tưởng sinh diệt, người ta sẽ chứng ngộ Chân Tâm

bất sinh bất diệt.’ Vượt trên tất cả trong kiếp trăm năm, nhưng không phải để mất đi,

mà để và có được Tiêu Dao Diệu Kỳ tính nơi cõi người ta. Nói khác đi, sự sống là

bước đi đầu tiên của vật chất tiến về tính cách tương đồng nhiều hơn nữa với Thiên

Chúa.

Tiêu dao Diệu kỳ.

Khả dĩ vi sư hỹ - 可 以 為 師 矣’. Ôn cái cũ, khám phá cái đặc thù, rút ra cái tinh

túy để áp dụng cho thời mới đó là cách học xứng đáng làm cho thiên hạ nhận ra được

tính cách uyển chuyển và đầy Vi biến của kiếp trăm năm. Vi biến chính là một khía

cạnh để đi vào lòng nhân gian, để đến với cõi thiên hạ không phải bằng thái độ hay

khía cạnh xa vời đối với Huyền nhiệm nơi Linh thể. Nhưng đó nên như lời của luận

sư Trình Di khi bàn về Tượng trong Kinh Dịch ‘quyết phu giao như tín dĩ phát chi dã

uy như chi cát dị nhi vô bị dã - 厥 孚 交 如 信 以 發 志 也 威 如 之 吉 易 而 旡 備

也 – chí của kẻ dưới vẫn theo trên, người trên dùng tín mà tiếp đón kẻ dưới, thì kẻ

dưới cũng lấy lòng thành tín mà thờ kẻ trên, cho nên tín của hai dường như giao nhau,

bởi người trên có sự phu tín để mở ý, trí kẻ dưới, thì kẻ dưới theo người trên, nên

vang theo tiếng. dường như oai nghiêm vậy mà được tốt, là vì nếu không uy nghiêm,

51 J.F.DONCEEL – Phylosophical Psychology – Sheed and Ward, New York 1955, tr. 30; bản dịch Đỗ Ngọc Bảo, tr. 46.

16

Page 17: HuuThomas

thì kẻ dưới dễ nhờn, mà không răn sợ phòng bị, nghĩa là họ không kính sợ, phòng bị

người trên cầu trách đến họ.’52

Mặt khác, cái ‘thằng tôi’ luôn phải nhận ra rằng Linh thể tính không thể nào tách ra

khỏi Dung thái tính, vì ‘quyết phu giao như tín dĩ’ luôn mãi nằm sẵn trong Hằng tính,

và nó cần nhẹ nhàng đi vào ‘cái mà nhờ đó nó được hoàn bị’ trong vô cực. Không chỉ

như thế, nó còn được ‘tự thiên hựu chi cát vô bất lợi’ biết thuận theo dòng đời nhân

sinh, biết nương theo cánh gió rì rào, biết uốn mình theo dòng nước quanh co làm cho

Linh Thể Vô Vi trở nên Tự minh, trong huyền diệu của Dịch, trong ý vị của Thi. Thi

được diễn tả trong Kinh Thi, được cho là Khổng Tử để lại, luôn mãi là tâm ngôn, vì

thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý, ý bất tận tâm, để rồi tâm này đã được hòa theo tiếng

vang của muôn loài trong bình thản, trong thanh thoát với tất cả tấm lòng tràn dâng

nơi người quân tử như cánh chim bay vút trên cao và lượn trong không gian bao la,

buông thả để cho dòng khí nâng lên hạ xuống mà không phải để vấn vương trong lòng

– ‘phiên phiên giả truy, tái phi tái hạ.’53 Đó là ‘một điều gì khác – aliquid - không

phải như một khái niệm đối lập với hư vô, nhưng theo một ý nghĩa chuyên biệt hơn về

hữu thể là một điều gì khác, có nghĩa là một bản chất khác.’54

Mặc dù thế, ‘điều gì khác’ không thể không khác dịch và tính của dịch. Bởi lẽ cấn,

chấn, tốn, ly, khảm, càn, khôn, đoái chính là cái khía cạnh làm cho huyền đồng trong

các thái cực được biến hóa khôn lường ‘dịch có thái cực, sinh ra lưỡng nghi, lưỡng

nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.’ Tuy nhiên, không một vật nào luôn là

chính mình cách hoàn hảo, cho nên điều này đã tạo ra được nhiều cách nhìn, dưới

nhiều khía cạnh, tương ứng với những các cấp độ của kiếp trăm năm, theo vòng vần

chuyển của càn khôn.

Biết rằng ‘các siêu nghiệm là những thực tại vừa thuần túy vừa những khái niệm. Là

những sự vật thuần túy, chúng đồng nhất với hữu thể, tính đơn nhất, chân thực, thiện

hảo, vẻ mỹ quan và những siêu nghiệm khác, không là những thực tại phân biệt khỏi

hữu thể nhưng chỉ là những khía cạnh hoặc những đặc điểm của hữu thể.’55 52 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Đại Hữu, tr. 252.53 KHỔNG TỬ - Sđd, tr. 18.54 TOMAS ALVIRA, TGK – Sđd, tr. 152.55 TOMAS ALVIRA, TGK – Sđd, tr. 152.

17

Page 18: HuuThomas

Như vậy, khi nói rằng Linh Thể Vô Vi Tự Minh Huyền Nhiệm Siêu Việt nơi Tinh

Anh Dương trên Linh Khí Âm một cách vô biên thì vẫn được, theo quan điểm của

người Đông phương. Chính vì thế nên trong tâm thức, người Đông phương không

đóng khung cái nhìn trong một kiểu khái niệm bất biến và vĩnh cửu, dưới một cái nhìn

hạn hẹp và giới hạn của ngũ quan, nhưng luôn mở rộng lòng ra đón nhận mọi thứ

trong cuộc sống mà họ hòa vào. Dường như người phương Đông luôn thấy mọi vật và

cả vũ trụ đều chuyển động, chuyển động trong hai cực đối kháng, để rồi đi đến với

nhau. Càng chuyển động thì càng có hòa điệu, càng tương quan sâu sắc đến mức vạn

vật là vũ trụ và vũ trụ là vạn vật, tương sinh tương hóa, tương khắc tương nhập. Chỉ là

cõi người ta khi có kiếp trăm năm, và chỉ là kiếp trăm năm khi có cõi người ta, người

với ta tuy hai mà một, ta với người tuy một mà hai. Đó dường như là định luật của

cuộc sống, của cái tình nơi người Phương đông.

Vậy sự chuyển động hay là Vi biến luôn hướng đích. Luôn hướng về đối cực, tìm về

hòa hợp với đối cực, nhưng không phải biến mất trong vô cực, mà là trở nên hoàn hảo

hơn ở Tinh Anh Dương với Dung Thái tính nơi Linh Khí Âm.

2. Chân Thiện Mỹ hay là Trung Tri Hòa.

Theo Triết gia Kim Định, các khía cạnh được biểu lộ để đi đến được với Chân Thiện

Mỹ chính là Nhân. Mà Nhân trong Đại học thư, câu X đã nói ‘hữu đức thử hữu nhân,

hữu nhân thử hữu thổ, hữu thổ thử hữu tài, hữu tài thử hữu dụng, đức giả bản dã, tài

giả mạt dã,’56 đã là người thì phải cho hoàn thiện hơn nữa không phải chỉ bằng những

việc không thể hoàn thiện. Mà người quân tử phải Dũng, tức là phải đi đến cùng cực,

đến huyền nhiệm, đã trung thì nhập trung đến thái cùng, đã tri phải tâm tri tới huyền

đồng, đã hòa thì trinh hòa tận nguyên sơ.

Bản chất của hữu nơi người Phương đông thường được diễn ra dưới các điểm mà

Triết Kim Ðịnh tiên sinh cho là Chí, Trung và Hòa. Học giả Trần Văn Đoàn đã tóm

gọn trong 3 từ: Nhân, Trung và Siêu (Việt), và đã trả lời vắn tắt ‘trọng điểm (…) là

56 KIM ĐỊNH – Thái Bình Minh Triết - Triết Lý An Vi, chi tiết xin coi website Vietnamese Missonaries in Taiwan http://www.catholic.org.tw/vntaiwan.html.

18

Page 19: HuuThomas

con người, cũng như con người tương quan với con người, con người tương giao với

Thiên Nhiên, con người đối diện với Thượng Ðế. Do đó, làm sao để giải đáp những

vấn nạn phát xuất từ sự tương quan giữa con người, giữa con người và thiên nhiên và

giữa con người và Thượng Ðế, chúng ta bắt buộc phải phát triển kiến thức, lợi ích, đòi

hỏi và hy vọng của con người. Tiếp theo, khi mà tri thức, lợi ích và hy vọng con

người phong phú hơn, tương giao giữa con người cũng phức tạp hơn nhiều. Lý do này

bắt buộc chúng ta cần phải có một lối tư duy siêu việt, một hành động biện chứng siêu

việt, mới có thể phát hiện những tương giao mới, và tiếp theo là những kiến thức mới,

những lối giải quyết mới có hiệu năng hơn, v.v....’57 Ở đây chỉ nói lên một thực tại

được Thomas Tử gọi là Chân Thiện Mỹ với Trung Tri Hòa.

Chân kết cùng Trung.

Khi nói đến Trung trong suy tư của người Phương đông thì sách Trung Dung, có viết:

‘Bất phiên chi vị trung, Bất dịch chi vị dung. Trung giả thiên hạ chi chính đạo, Dung

giả thiên chi định lí’.

‘Tuy các học giả cho đạo trung dung, hay đạo chấp trung là do Khổng Tử truyền lại

và được đồ đệ ghi lại, nhất là từ thời nhà Tống. Thực sự, như Khổng Khâu tiên sinh

từng khiêm tốn chỉ nhận cái công lao ghi chép và san định lại những tư tưởng của cổ

nhân, tư tưởng trung dung đã có trước đó, ít nhất vào những thời Hạ hay Châu. Trong

cái đạo này, chúng ta nhận thấy hai điểm: "Bất phiên" và "bất dịch", không nghiêng

về bên nào, cũng không lệch về bên nào cả. Nói cách khác, đó là đạo công chính,

nhân chính và cảm chính. Nói là công chính, vì là chính đạo của người quân tử, của

vua tôi (quân thần), của quan dân, của bằng hữu, phu thê, sư sinh (thầy trò), v.v...

Làm thế nào để giữ được những mối tương quan trên, đó là đạo công chính. Nói là

nhân chính, vì chỉ có những tình cảm chân thật, và chính đáng mới có thể cảm hóa

cũng như thông thiên, thông nhân và thông địa. Cũng chính vì tính chất quan trọng

không thể thiếu sót của trung và dung trong cái đạo làm người, song cũng chính vì

nhận thấy đây là một đạo lý khó có thể thực hiện, mà Khổng Tử đòi hỏi chúng ta phải

57 TRẦN VĂN ĐOÀN - Tổng Quan Về Triết Học và Việt Triết - chi tiết xin coi website Vietnamese Missonaries in Taiwan http://www.catholic.org.tw/vntaiwan.html

19

Page 20: HuuThomas

học hỏi cái đạo này (Trung Dung, chương 1) và nhất là trong chương 20: "Hiếu học

cận hồ tri, lực hành cận hồ nhân, tri sĩ cận hồ dũng, tri tư tam giả, tắc tri sở dĩ tu

thân...."58

Đã rõ kiếp trăm năm phải ‘hiếu học cận hồ chi’ để đạt được đến Trung, phải trở nên

chính đạo, trở nên chính Linh thể với Dung thái tính. Thái cùng của Trung đã được

người Phương đông biểu cảm rất nhẹ nhàng và mơn man như làn gió thoảng giữa trưa

hè oi bức. Trung đã đưa Dịch tính đi vào huyền đồng, vào tận cõi Vô vi của Linh Khí

Âm. Chính Linh khí tính khi xoay chuyển nơi cõi Vô vi đã đi đến được và nhận được

Tinh Anh tính. Bởi lẽ, Trung chi chính đạo, Dung chi định lý nên Thomas Tử đã nói

rằng ‘chân lý cũng như tính thiện hảo, có thể được hoàn chuyển với hữu thể,’59 Chính

thế, khi Tinh Anh tính được Linh Khí tính đón nhận, thì huyền nhiệm của cõi người ta

đã đến được với Tinh Anh Dương Vô Vi Tự Minh Huyền Nhiệm. Điều này được xem

như là nền tảng cho khả năng để đạt đến Vô Vi Tự Minh tính, mà Kant Tử gọi là tiên

thiên nơi trí não con người, và các nhà Kinh viện sau Thomas Tử ‘chủ trương rằng

khả năng của trí năng trong việc nhận biết chân lý, hoặc việc mở rộng tới hữu thể, thì

không phải là một điều gì xa lạ với hữu thể, như thể nó là một thứ gì tiên thiên của

tinh thần con người. Nó là một điều gì đó nảy sinh từ việc hiện hữu, vốn là nền tảng

cho chân lý.’60

Để rồi Trang Tử viết ‘phù chí nhạc giả, tiên ứng chi dĩ nhơn sự, thuận chi dĩ thiên lý,

hành chi dĩ ngũ đức, ứng chi dĩ tự nhiên, nhiên hậu điều lý tứ thời, thái hòa vạn vật -

夫 至 樂 者 先 應 之 以 人 事 順 之 以 天 理 行 之 以 五 德 應 之 以 自 然 燃 後

調 理 四 時 太 和 萬 物,’61 đi vào và vượt được giới hạn của tâm thức, thì thấy và

nhận được huyền đồng của kiếp quân tử, của Linh Khí tính. Đó chính là Dịch, là

Huyền đồng được Tinh Anh Dương Vô Vi Tự Minh đặt vào nơi cõi người ta, đến

mức người quân tử đã nhận ra mình đang nương theo làn gió thoảng qua của dòng

đời, của thiên hạ, để đi vào Hà đồ với nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Và với phép tĩnh điền

58 TRẦN VĂN ĐOÀN – Sđd, website.59 ST. THOMAS AQUINAS- Sđd, I,q16,a.3,c. trích lại trong Tomas Alviral, Tgk – Sđd, tr. 177.60 TOMAS ALVIRA – Sđd, tr. 182.61 KIM ĐỊNH – Sđd, tr. 22.

20

Page 21: HuuThomas

trong cuộc sống thường hằng của Việt tộc, Dung thái tính đã đạt đến Trung của cả đất

trời. Và với Dịch kinh: Trung đã đưa người phiêu du qua kiếp mây ngàn để xả thân

cho Dung thái tính của mình nơi nhân gian, để nhận được khả năng vượt qua cái kìm

hãm mình, để tạo cho thiên hạ được cái cõi Vô Vi Tự Minh của mình ‘lợi hữu du

vãng, trung chính hữu khách – 利 有 攸 往 中 正 有 慶. ’62 Đó là Trung vậy.

Trung là như thế đó, là tất cả với Dịch tính, với Dung thái tính… và được Thomas Tử

trình bày cách tóm tắt: ‘(1) trí năng Thiên Chúa ấn định sự vật nhưng lại không bị bất

cứ sự vật nào ấn định – memsurans non mensuratus (2) những sự vật tự nhiên xác

định trí tuệ con người và đến lượt mình lại được xác định hoặc được đo lường bởi trí

năng Thiên Chúa – mensurans et mensurata (3) trí năng của chúng ta được xác định

bởi những sự vật, và không đo lường sự vật – mensuratus non mensurans.’63

Thiện hợp với Tri.

Kinh dịch có câu ‘trinh, đại nhân cát, dĩ cương trung dã,’64 Nguyên sơ làm cho Nhân

được trở nên tốt hơn do bởi đã đạt được Trung, đạt thấu được Nguyên sơ tính. Đó là

quá trình được Vi biến để thấu đạt được Huyền đồng, để đồng hành với kiếp nhân

sinh và làm cho Linh Thể nhận được Tự Minh tính của cả đất trời như ‘đỉnh tượng dã,

dĩ mộc tốn hỏa, phanh nhẫm dã, thánh nhân hanh dĩ hưởng thượng đế, nhị đại hanh dĩ

dưỡng thánh hiền - 鼎 象 也 以 木 巽 火 烹 飪 也 聖 人 亨 以 享 上 帝 而 大 亨 以

養 聖 賢 .’65

Về điểm này, Thomas Tử đã trình bày ‘yếu tính Thiên Chúa chính là thiện hảo, nhưng

điều này không phải là trường hợp của những thứ khác. Thiên Chúa là thiện hảo do

chính yếu tính, đang khi những vật khác thiện hảo do thông dự. Mỗi sự vật là thiện

hảo chiếu theo tính thực hữu của nó. Do đó, duy mình Thiên Chúa mới là việc hiện

hữu riêng của Ngài, nên chỉ mình Ngài mới là thiện hảo riêng của Ngài.’66 Hơn nữa,

62 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Ích, tr.535.63 ST. THOMAS AQUINAS – Sđd, qI, a2, trích lại trong Tomas Alvira, Tgk, sđd, tr. 181.64 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Ích, tr. 535.65 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Đỉnh, tr. 627.66 ST. THOMAS AQUINAS – De Divinis Nominibus, ch. IV, lect. 1 – trích lại trong Tomas Alvira, Tgk, sđd, tr. 185.

21

Page 22: HuuThomas

Thomas Tử còn dựa vào lời của Augustinus ‘phàm ai hiểu biết mình thì cũng thấu

hiểu mình,’ để nói rằng ‘Thực vậy, mỗi vật có thể được hiểu biết theo cách thức hiện

hữu của nó, ta không thể hiểu biết điều gì như nó ở trong tiềm thể mà như trong hiện

thể. Mà tính hiện thể của Thiên Chúa thế nào thì năng lực tri thức của người như thế.

Vì sở dĩ Thiên Chúa nhận biết là bởi Người ở trong hiện thể và hoàn toàn cách biệt

với mọi chất thể và tiềm thể. Cho nên hiển nhiên là Thiên Chúa khả tri thế nào thì

Người cũng nhận biết mình như thế. Vậy Thiên Chúa hiểu biết mình, cho nên cũng

thấu hiểu mình cách hoàn bị.’67

Đó cũng chính là Thiện mà người phương đông biểu diễn bằng cái nhìn Huyền đồng

qua Vi biến, và được Lão Tử trình bày trong Đạo Đức Kinh ‘Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư,

vi thiên hạ khê, vi thiên hạ khê thường đức bất ly, phục quy ư anh nhi. Tri kì bạch thủ

kỳ hắc vi thiên hạ thức, vi thiên hạ thức thường bất thắc, phục quy ư vô cực - 知 其

雄 守 其 雌 為 天 下 谿 為 天 下 谿 常 德 不 籬 復 歸 於 嬰 兒 知 其 白 守 其 黑

為 天 下 式 為 天 下 式 常 不 忒 復 歸 於 無 極.’68 Thấu hiểu được huyền nhiệm

của cả đất trời, của cả thiên hạ trong và qua luật biến chuyển càn khôn, qua ‘này’

‘kia,’ qua dịch với âm dương trong luân chuyển ngũ hành tương sinh tương khắc.

Dịch tính đã đi vào Hằng để trong cõi Thái cùng nhận thấy được Vô Vi tính, và trở

nên thức tỉnh nhờ ‘trùng minh dĩ lệ hồ chính, nãi hóa thành thiên hạ’69 tận Vô Vi Tự

Minh. Chính vậy nên Vi biến đã diễn tỏ cho cõi người ta, thấu hiểu được Tinh Anh

Dương Vô Vi Tự Minh, nhưng không phải nhờ bởi Dung thái với Nguyên sơ, cũng

như chẳng cậy dựa vào lẽ thường của kiếp trăm năm, mà phải cùng Nguyên Sơ Dung

Thái với Vi biến tính đi đến sâu thẳm nơi Tinh Anh Dương Vô Vi Tự Minh Huyền

Nhiệm. Đó là Tri vậy.

Nói theo cách của các nhà Kinh viện sau Thomas Tử thì ‘bất cứ điều gì vốn hiện hữu

đều là thiện hảo; điều gì đạt tới mục đích là thiện hảo; điều gì quảng bá sự thiện hảo

cũng chính là thiện hảo’70 và như Thomas Tử đã nói ‘vì cũng như chiếu soi thì tốt hơn

67 ST, THOMAS AQUINAS – Sđd, PI, q14, a3, tr. 580.68 LÃO TỬ - Đạo Đức Kinh, XXVIII - Nguyễn Hiến Lê dịch, Nxb Văn Hóa 1998, tr. 206.69 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Ly, tr. 408.70 TOMAS ALVIRA, TGK – Sđd, tr. 190 -193.

22

Page 23: HuuThomas

là chỉ sáng lên, cho nên chân lý cũng là tốt hơn nếu làm cho người ta nhận biết chân

lý mà mình chiêm niệm, hơn là chỉ chiêm niệm những chân lý đó.’ Đây là ý nghĩa ẩn

sau phương châm bonum est diffusivum sui - sự thiện hảo có khuynh hướng tuôn trào

mình ra chia sẻ.’71

Mỹ hiệp nơi Hòa.

‘Nhìn thấy mọi sự trong Thiên Chúa, và theo người là phán đoán mọi sự, vì chính ánh

sáng tự nhiên của lý trí là một thứ thông dự thần linh.’ Như thế ‘ánh sáng của trí khôn

trong con người càng cao cường, thì nhận thức, được thể hiện bởi những giác tượng,

do giác quan theo đường lối thông thường cung cấp, hoặc do Thiên Chúa kiến tạo

trong óc tưởng tượng, càng cao trọng hơn. Vì thế nhờ sự phú ban ánh sáng thần linh

qua mặc khải, từ những giác tượng ta đạt được những giác tượng đầy đủ hơn.’72 Vậy

điều này cho thấy khả năng thấu tri của nhân linh vạn vật sẽ được hoàn bị nhờ sự hiện

hữu theo mức độ nó có, và nó phải được biểu lộ cách cân xứng, đầy đủ, tỏ tường

trong cách thế nó hiện diện, và được gọi là Mỹ.

Mặt khác, cách thức hiện diện của Linh Khí Âm đã được Vi biến tính đưa vào

Nguyên sơ, nên Dung thái không thể không đón nhận Tự Minh tính nơi Vô vi, và

Triết Kim Định tiên sinh gọi là ‘Loại Tụ’ theo kiểu ‘thủy lưu thấp, hỏa tựu táo.’ 73 Đó

là cách mà Dịch kinh đã nói ‘tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh. Dịch viết: ‘lý

sương, kiên băng chí, cái ngôn thuận dã - 履 霜 堅 冰 至 至 蓋 言 順 也’74 hòa hợp,

đi đến cùng cực với kiếp trăm nơi cõi người ta, nhận ra được khả năng đạt đến Thuận,

chính là thấy được khả năng tự tri lấy mình, tự mình cảm thấu huyền đồng, qua Vi

biến, để thành Hòa trong Vô Vi mà không phải mất đi Dung thái tính. Và rồi hiện thị

trong Linh Khí Âm một cách trọn vẹn. Đó là Hòa của Dịch kinh, với nghĩa là Kiền

trong ‘kiền nguyên hanh lợi trinh - 乾 元 亨 利 貞’ với ‘kiền nguyên giả thủy, nhi

hanh giả dã – 乾 元 者 始 而 哼 者 也 ,’75 nhờ Siêu việt với tiếp biến của Hà đồ, làm

71 ST. THOMAS AQUINAS – Summa Theologiae, PII-II, q188, a6, c – trích lại trong Tomas Alvira, Tgk, sđd, tr.192.72 ST. THOMAS AQUINAS – Sđd PI, q12, a11-a13, tr. 465-473.73 KIM ĐỊNH – Sđd, tr.42.74 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Khôn, tr. 121.75 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Kiền, tr.66- 97.

23

Page 24: HuuThomas

cho Hằng của cõi Vô vi đã chấp nhận soi tỏ cho Tự minh thấy tinh khí của đất trời

luôn tìm cách trở về, đi tìm chính cái thiện nơi nó qua vẻ đẹp. Gọi là đến với Mỹ nhờ

hòa đồng cùng nguyên khí tinh tuyền, do Tinh Anh Dương biểu lộ.

Như thế, đến với Mỹ không thấy được nét tinh tuyền nguyên thủy, nguyên sơ hàm

chứa tất cả các Vị biến nơi Tri, nhưng cũng không phải là chứa đựng hết các nguyên

sơ đó. Mà còn nương theo càn khôn, biến hòa cùng dịch, để cùng Hà đồ Lạc thư đi

vào Hằng với nét Khôn trong ‘khôn chí nhu động dã cương, chí tĩnh nhi đức phương,

hậu đắc, chủ lợi nhi hữu thường, hàm vạn vật nhi hóa quang - 坤 至 柔 而 動 也 剛

至 靜 而 德 方 後 得 主 利 而 有 常 含 萬 物 而 化 光’ từ nơi cõi Vô Vi đó, Tự

Minh đã Vi biến cùng Huyền đồng của cõi người ta, để đưa ra Dịch, và biến chuyển

Huyền nơi Trinh sơ, để được trở nên Hằng tính nơi Linh thể. Đó là Hòa vậy.

Tắt một lời, đơn nhất - unum với chính mình tự tại – res, cùng với các tương quan

này kia – aliquid, nơi chân –verum, thiện – bonum, mỹ - pulchrum, được coi như là

một khía cạnh để đạt tới một mức độ, xét trong khía cạnh ảnh hưởng đến tình trạng

đang có, được các nhà Kinh viện sau Thomas Tử coi đây là Hữu và hiện hữu của nó,

là khả năng thông chia với cái khác. Mà người Đông phương biểu diễn qua các sắc

thái Trung, Chi, Hòa: Dung thái tính đã vận chuyển cùng Dịch tính trong Nguyên sơ

để đi đến tận Linh Thể Vô Vi Tự Minh với Tinh Anh Dương trong Linh Khí Âm của

cõi người ta cùng với Vi biến.

3. Tri Thức Lòng Tin – Cái Tâm.

Dịch tính nơi Linh Khí Âm đã chuyển vận, khi Kiền thể hiện cùng với Dung thái tính

một cách uyển chuyển, và Dịch kinh gọi là ‘chung nhật kiền kiền, dữ thì giai hành.’

Khi thay đổi trong Thái cùng làm cho Tinh Anh Dương càng trở nên dễ dàng đến với

Vô Vi Tự Minh Huyền Nhiệm, thì nảy sinh khả năng gạt bỏ Tinh Anh tính của Linh

Khí Âm càng cao. Nhưng khả năng này càng được Vi biến bao nhiêu thì càng chứng

tỏ sự khiếm khuyết của Linh Khí Âm, hay nói đúng hơn Dung thái tính luôn đòi hỏi,

24

Page 25: HuuThomas

nơi Tinh Anh Dương, một tiến trình Siêu việt, một Chánh Tâm của Kinh Kim Cang

Bát Nhã Ba La Mật Đa, đã được ‘an trụ hàng phục dòng tâm,’ nhờ bởi ‘diệu hạnh vô

trụ’ khi đạt được ‘vô đoạn vô diệt’ do ‘khởi thỉnh’, không tồn tại trong tương lai khi

biến đổi quá khứ với hiện tại đang Tri Tâm nơi Cung Lòng qua Minh Thức Tin.

Tri từ Tấm Lòng.

Chấn kinh bách lý, kính viễn nhi cụ nhỉ dã76 xa xa đã nghe thấy tiếng, làm cho lòng

thêm nao nao, chứng tỏ ảnh hưởng của Vô Vi Tự Minh luôn làm cho kiếp quân tử

thấy được huyền đồng không phải là gì xa lạ. Như Học giả Kim Định cho rằng, con

người cần nắm được cái ‘trí tri để hiểu rõ vai trò của con người trong vũ trụ.’ ‘Trí tri

là cái biết tâm linh ngược với cái biết thông tục của lý trí, là cái biết hang ngang xoay

quanh hiện tượng (…) có cái biệt trí tri sẽ nhận ra rằng chìa khóa mở dây xích định

mệnh không nằm ở hiện tượng hạ trí, nhưng là ở đợt nội ngã tâm linh, ở đợt chí, đợt

tâm. Chỉ có ở đợt đó mới hiểu được rằng con người phát xuất từ đợt Thần, mà bản

chất của Thần là quyết định lấy đường hướng tiến hóa cho mình. Mà con đường tiến

hóa có hai ngã: ngã thiên và địa.’77

Ngã nào để chọn lựa cho hợp và đúng với cái cứu cánh cho mình, nếu không là tấm

lòng mình, với tất cả kiếp nhân gian ở đây, với quân tử tính phải hiện rõ nơi này. Do

đó cần phải nhìn bằng ý ngôn của Dịch, bằng tâm ý của Hằng. Không thể hiện một

lúc bất chợt, không bùng phát như là một điều kiện để thay đổi, mà là một quá trình

dài lâu theo dòng thời gian gọi ‘lịch sử tính.’ Đó cũng chính là quá trình Vi biến vậy.

Quá trình nhận được khả năng tự Tri, cũng đồng nghĩa với khả năng thấu cảm được

Huyền nhiệm của kiếp trăm năm. Từ quá trình trí Tri này, Linh Khí Âm được gọi là

đã thể hiện tất cả trong Dung thái của cách Tự Minh. Vì thế nên người quân tử phải

khiêm cung để có thể biết được nhiều hơn nữa, phải giữ cho mình luôn chính trực,

không vướng bận chi hết, và cái thật tận trong sâu thẳm của con người là cái luôn làm

76 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, Chấn, tr. 638.77 KIM ĐỊNH – Sđd, tr. 102.

25

Page 26: HuuThomas

cho người ta yên tâm hơn, như Mạnh Tử đã ghi lại- tồn hồ nhân giả, mạc lương ư mâu

tử - 存 乎 人 者 莫 良 於 眸 子.’78

Như thế Lương Tri, hay là Tấm Lòng nơi người Phương đông ‘chính là cái lòng phải

trái, không đợi nghĩ mà biết, không đợi học mà hay, thế gọi là lương tri, ấy là cái tính

của thiên mệnh, cái bản thể của tâm ta, tự nhiên linh chiêu minh giác vậy. Phàm ý

niệm phát ra cái gì thì lương tri tự biết cả. Thiện chăng? Lương tri tự biết; không thiện

ư? Lương tri cũng tự biết cả.’79 Tri của phương đông là thế đó, là phương để Vị biến

nơi Huyền nhiệm trong cõi thiên hạ, là Huyền để đi vào Vô vi, là Vi tận trong Thái

cùng, là Thái với Tự Minh tính. Chính đây cũng được các nhà Kinh viện sau Thomas

Tử gọi là ‘căn nguyên gương mẫu (exemplary causality): các căn nguyên gương mẫu

được tìm thấy nơi mọi tiến trình kiến tạo.’80

Cái Tâm bởi tri thức Tin.

Các nhà Kinh viện sau Thomas Tử ghi nhận ‘Căn nguyên tác thành là nguyên lý cơ

bản hoặc nguồn gốc cho bất cứ hoạt động nào khiến cho một vật hiện hữu, hoặc hiện

hữu theo cách nào nhất định.’ ‘Và hiện hữu là nguồn mạch tối hậu cho hoạt động.’81

Người Phương đông gọi là cái Tâm ‘tâm, nhất tâm dã - 心 一 心 也 ,’ tâm thì thiêng

liêng, cùng có cái lý sáng suốt tự minh ‘nhân tâm chí linh, thử lý chí minh – 人 心 至

靈 此 理 至 明.’82

Chính nhờ Minh Tâm nên người quân tử nhận thấy mình đã đang trường tồn mãi

trong không gian và thời gian, trong cõi người ta, với Linh Khí Âm. Và Dịch nơi Vi

biến của Tinh Anh Dương được thể hiện ra, để cho kiếp nhân gian cần hướng về,

hướng lên, thấu cảm tận nơi Vô vi đã có Tâm minh, đã có Âm tính của Linh Khí Âm,

đang trường tồn nhờ Dương tính của Tinh Anh Dương, rất uy linh tràn đầy - thị chưng

thị hưởng, tất tất phân phân, tự sự khổng minh, tiên tổ thị hoàng, báo dĩ giới phúc, vạn

78 TRẦN TRỌNG KIM – Nho Giáo, Quyển Thượng - Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu xuất bản 1971, trích ở phần Mạnh Tử, tr. 205.79 TRẦN TRỌNG KIM – Nho Giáo, Quyển Hạ - Bộ Giáo Dục, Trung Tân Học Liệu xuất bản 1971, tr. 271.80 TOMAS ALVIRA, TGK – Sđd, tr. 242.81 TOMAS ALVIRA, TGK – Sđd, tr. 249, 267. 82 TRẦN TRỌNG KIM – Sđd, tr. 174.

26

Page 27: HuuThomas

thọ vô cương - 是 烝 柿 享 必 必 芬 芬 祀 事 孔 明 先 祖 是 皇 報 以 介 愊 萬 壽

無 疆.’83 Thiên Địa Chi Tâm của Dịch cũng như thế đó. Bởi lẽ nhờ Vi biến nên Dung

thái không những không mất đi, mà còn được Đồng cùng càn khôn, Đồng để làm cho

mình trở nên hoàn hảo hơn trong chính trạng thái của mình trong Nguyên Sơ, trong

Thái Cực, trong Vi Tâm, được xem như là Tâm của Nội theo kiểu- tỵ chi tự nội, bất

tự thất dã - 圮 之 自 內 不 自 失 也.’84

Khi Tâm được Nội đưa vào Hành trong ngũ hành, thì hiểu rằng Dịch đã đạt đến chỗ

huyền vi diệu ảo, đạt đến Vi Tâm. Mặc dù thế, Hành của Vi Tâm không bị đóng

khung lại trong các giới hạn, trong các hạn từ, Hành cũng không tự mình trở nên Vi

biến cho chính mình. Mà Hành được Linh Thể Vô Vi Tự Minh Huyền Nhiệm dùng ý

ngôn của Thái cùng tính để diễn đạt theo Tâm minh, giúp đạt đến Thi trong tận Vi,

thấy lung linh nhưng không mờ ảo. Nhưng phải cảm nhận được, thấu hiểu được Vũ

Trụ Huyền Đồng, cùng nương theo dòng đời nhân sinh, cùng đung đưa theo làn gió

thoảng, để trường tồn mà không bị đóng khung, ở ngoài nhưng không bị bỏ rơi – ‘tri

chu hồ vạn vật nhi đạo tế thiên hạ, cố bất quá, bàng hành nhi bất lưu’85.

Vậy, Tâm minh Tri thức của Kiếp trăm năm được Kinh Dịch diễn tả trọn vẹn ‘đại tai

kiền hồ, cương kiện trung chính, thuần, túy, tinh, dã. Lục hào phát huy, bàng thông

tình dã. Thì thừa lục long, dĩ ngự thiên dã. Vân hành vũ thí, thiên hạ bình dã,’86 nương

theo cảnh sắc của cõi phiêu bồng, rong chơi trong thiên hạ mà không bị hãm lại bởi

bất cứ điều gì. Đó chính là Tâm minh đã được Dung của Thái cùng dùng Vi biến để

chuyển Huyền Đồng nơi Dịch, để nương theo mệnh trời qua Tri thức Tâm minh. Kinh

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật nói là ‘oai nghi tịch tịch nhờ bởi pháp thân phi tướng

khi ứng hóa phi chân, nhưng không vô đoạn vô diệt, cũng chẳng khả đắc hành thiện,

hay thông hóa vô pháp với pháp giới tịnh tâm.’ Đó, căn nguyên tính mà các nhà Kinh

viện và Thomas Tử đã gọi là như thế.

83 KHỔNG TỬ - Sđd, tr. 362.84 KHỔNG TỬ - Sđd, tr. 187.85 KIM ĐỊNH – Vũ Trụ Nhân Linh – Khai Trí xuất bản, trích lại tr. 131.86 NGÔ TẤT TỐ - Sđd, tr. 66-90.

27

Page 28: HuuThomas

Chương III

Kết Luận

Thomas Tử đã ghi lại rằng ‘nơi con người, lý trí và trí khôn không thể là những tiềm

năng khác nhau (…) việc hiểu biết là thâu nhận cách đơn thuần chân lý khả hội, còn

lý luận diễn tiến từ điều đã hiểu biết đến điều khác, để cảm nhận chân lý khả hội (…)

việc lý luận so sánh với hiểu biết, thì như sự di chuyển sánh với an nghỉ, hay là như

tìm kiếm với chiếm hữu.’87 Đó cũng như là quá trình chuyển dịch của kiếp trăm năm

để đi tìm và vươn khỏi những gì còn bị thế giới khả giác này níu kéo. Nói cách khác,

Linh Khí Âm nhờ bởi Tinh Anh Dương, đã phiêu diêu tự tại trong chốn pháp thân,

nhưng không nương tướng, chẳng để mình bị chấp, cũng không nương quán xá lợi tử

đến ngũ uẩn, nên đã phát kiến bồ tát nhờ bởi bát nhã. Đó yết đế yết đế, bồ đề tát bà ha

của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là như thế. Và rồi với lý trí, kiếp trăm năm đã

thấu hiểu được khiếm khuyết của vật chất, nên luôn mãi đi đến Huyền Nhiệm Thái

Cùng nơi ‘Vô,’ một ‘Vô’ ‘bất thọ bất tham, do đứng ở ngoài những gì là pháp, là

thuyết, cũng chẳng đoạn diệt cửu kính, hay tri kinh chánh giáo, như thế mới gọi là

trọng pháp công đức, có phước tri công đức, nên vô tỷ nghiệp chướng trở nên vô

ngã,’ của Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.

Qua quá trình Tự minh, Linh Khí Âm đã phát kiến khả thị đến tận Chân tâm, một

‘trực giác tâm linh’ của Huyền Nhiệm Vô Vi Tự Minh nơi Tinh Anh Dương, nên thấu

hiểu được Nguyên sơ, với Dung thái tính, bộc lộ bằng Vô ngôn tuyệt đối, được Học

giả Đặng Chí San gọi là Ngôn Ngữ Không Khái Niệm theo kiểu ‘”ngôn ngữ” của Trí

Huệ Siêu Việt là Ngôn Ngữ Vô Ngôn Tuyệt Đối, Ngôn Ngữ Không Khái Niệm, Ngôn

Ngữ Im Lặng Tuyệt Đối, thứ Im Lặng “sáng tạo” ra toàn thể “vũ trụ,”’ và Trí Huệ

Siêu Việt này được diễn đạt ‘Trí Huệ Siêu Việt là Siêu Thời, là Phi Thời, Vô Thời.

Trí Huệ Siêu Việt, Lời Hằng Hữu, là “vĩnh cửu,” hôm qua cũng như hôm nay, và mãi

mãi đến vô biên vô tận. (…) với Trí Huệ Siêu Việt ‘có sẵn’ và có đày đủ nơi con

87 ST. THOMAS AQUINAS – Sđd, P.I, vđ. 79, tr.292.

28

Page 29: HuuThomas

người, nên mọi người đã “ẩn chứa” Tuyệt đối, ẩn chứa Siêu Việt Thể mà Vô Thể, “ẩn

chứa” Ngôi Lời Yêu thương và Sáng Tạo.’88

Mặt khác, người Tây phương và Đông Phương gọi chính cái mà con người còn đang

mải miết khám phá và tìm về là Thực Tại. ‘Tất cả đều hiện hữu, tất cả là toàn thể, tất

cả là một, ‘là hiện diện, là tương giao là tương hào, tương biến. Không có bất cứ điều

gì có thể rời nhau trong thế giới hiện tướng này, nhờ bởi chuyển động trong thế tương

giao tương hòa tương tác vô cùng mật thiết với nhau’89 ở nơi Huyền Nhiệm Vô Vi

Dung Thái của Linh Thể Vô Vi Tự Minh. Chính vì thế, khi Thomas tử nói ‘sự thiện

hảo có khuynh hướng tuôn trào mình ra chia sẻ’ để đạt đến Thiện hảo với nét Tinh

tuyền Nguyên sơ của Dung thái, và là Chân Thiện Mỹ với Trung Tri Hòa. Cũng chính

là quay về với tận thẳm sâu diệu vợi nơi mình, là vật lập tự hữu tại ngã, là phục quy

kỳ căn, là Chân Tâm, là Tánh Phật, là Như Lai Chân . Tánh này là hữu tri tính hướng

đích của Thomas Tử. ’Như cách thức của những mô thể nơi những vật hữu tri thì

hoàn bị hơn cách thức của những mô thể tự nhiên, thì cách thức khuynh hướng nơi

những vật ấy cũng phải hoàn bị hơn cách thức của khuynh hướng tự nhiên, gọi là dục

vọng tự nhiên (…) hướng về điều gì đó phù hợp với mình, và phải có một tiềm năng

phân minh nào đó.’90 ‘Mà tự lập tự hữu là điều phù hợp tuyệt mức với Thiên Chúa.’91

Vậy đó, ‘Ứng hóa phi chân ly ly tịch tịch, oai nghi săc tướng, khả đắc Như Lai,’ nơi

Kim Cang Kinh, hay là Tuyệt Đối Vô Ngã (Brahman) và Tuyệt Đối Hữu Ngã nơi Ấn

Độ Giáo,92 và cũng là Hữu Tự Minh, như lời của Học giả Copleston ‘học thuyết của

Thánh Thomas chính là học thuyết về Hữu.’

88 ĐẶNG CHÍ SAN – Tam Giáo – lưu hành nội bộ - tr. 105.89 ĐẶNG CHÍ SAN – Sđd, tr.104.90 ST. THOMAS AQUINAS – P.I, vđ. 80-81 – Sđd , tr 329.91 ST. THOMAS AQUINAS – P.i, vđ 14 – Sđd, tr.579.92 TRẦN MINH CẨM - Đại Cương Lịch Sử Triết Học Ấn Độ - lưu hành nội bộ, tr 192-200.

29

Page 30: HuuThomas

Sách Tham Khảo

1 ĐẶNG CHÍ SAN – Tam Giáo – lưu hành nội bộ

2F.C. COPLESTON – Aquinas – A Peclican Book Inc. 1957

3 HOÀNH SƠN HOÀNG SĨ QUÝ -Vấn Đề Đối Thoại Tôn Giáo – Ra Khơi

xb, 1972

4 J.F.DONCEEL – Phylosophical Psychology – Sheed and Ward, New York

1955

5 KARL JASPERS - Triết Học Nhập Môn – Lê Tôn Nghiêm dịch, Tủ Sách

Dịch Thuật, Trung Tâm Học Liệu 1969

6 KHỔNG TỬ - Kinh Thi 涇 詩 , Quyển Trung - Tạ Quang Phát dịch, Nxb

Văn Học, 2004

7 KHỔNG TỬ - Luận Ngữ 論 語 - Đoàn Trung Còn dịch, Trí Đức tòng thơ 5

xuất bản

8 KIM ĐỊNH - Cửa Khổng – Ca Dao 1973

9 KIM ĐỊNH - Dịch Kinh Linh Thể - Tủ Sách Ra Khơi 1969

10 KIM ĐỊNH - Lạc Thư Minh Triết - Nguồn Sáng 1971

11 KIM ĐỊNH – Nhân Bản, Quân Tử - Triết Lý An Vi

12 KIM ĐỊNH – Thái Bình Minh Triết - Triết Lý An Vi,

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan.html.

13 KIM ĐỊNH – Vũ Trụ Nhân Linh – Khai Trí xuất bản

14 LÃO TỬ - Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê dịch, Nxb Văn Hóa tái bản

1998

15 NGÔ TẤT TỐ - Kinh Dịch, Đại Xúc – Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nxb tp

HCM tái bản 1991

16 NGUYỄN DUY CẦN - Nhập Môn Triết Học Đông Phương - tủ sách Thu

Giang 1971

17 PHÙNG HỮU LAN - Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc, Trang Tử -

Nguyễn Văn Dương dịch, Ban Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh ấn hành

1968

18 PIERRE GOUROU – Les Paysans Du Delta Tonkinois, Études De

30

Page 31: HuuThomas

Geographíe Humaine; Người Nông Dân Châu Thổ Bắc Kỳ – Nxb Art et

Historie 1936, bản dịch Viện Viễn Đông Bác Cổ Và Hội KH Lịch Sử Việt

Nam, Nxb Trẻ 2003

19 RENÉ DESCARTES - Những Suy Niệm Siêu Hình - Trần Thái Đỉnh dịch,

Bộ Quốc Gia Giáo Dục 1962

20 ST. THOMAS AQUINAS – Summa Theologiae; Tổng Luận Thần Học, Về

Con Người, bản dịch Nguyễn Văn Liêm, tgk. Tp. HCMC 2003

21 THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG – Ngài Ở Đâu, Lịch Sử Nhân Loại, tập 2,

Tây và Đông Phương – Đa Minh Thiện Bản

22 THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG - Tứ Thư Giải Luận IV, Mạnh Tử – Minh

Đức 1970, bản rônêô

23 TOMAS ALVIRA, LUIS CLAVELL, TOMAS MELENDO – Siêu Hình

Học - Fr. Đỗ Ngọc Bảo OP dịch, Trung Tâm Học Vấn Đa Minh 2005

24 TRẦN MINH CẨM - Đại Cương Lịch Sử Triết Học Ấn Độ - lưu hành nội

bộ

25 TRẦN THÁI ĐỈNH - Triết Học Hiện Sinh - Thời Mới xuất bản 1966

26 TRẦN TRỌNG KIM – Nho Giáo - Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu xuất

bản 1971

27 TRẦN VĂN ĐOÀN - Tổng Quan Về Triết Học và Việt Triết,

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan.html

28 TƯ CÙ - Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Thời Cận Đại Và Hiện Đại,

Emmanuel Kant - Học viện Đa minh, lưu hành nội bộ

Sài Gòn 2006Nguoingoaidao

NGUYỄN NHẬT KÝ[email protected]

31