152
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC ---------------------------- DƯƠNG MẠNH THẮNG VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ – XÃ BA VÌ HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH VĂN HÓA HỌC

i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

1

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA HỌC----------------------------

DƯƠNG MẠNH THẮNG

VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT

TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ – XÃ BA VÌ

HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH VĂN HÓA HỌC

Page 2: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

2

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA HỌC----------------------------

DƯƠNG MẠNH THẮNG

VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT

TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ – XÃ BA VÌ

HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

Chuyên ngành: Nghiên cứu Văn hóa

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH VĂN HÓA HỌC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S. NGUYỄN THÀNH NAM

Hà Nội - 2014

Page 3: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan

tâm, giúp đỡ và động viên. Vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã

dõi theo và sát cánh bên tôi, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Nguyễn

Thành Nam, giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Thầy là người trực tiếp tư vấn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực

hiện đề tài.

Xin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba

Vì và Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì, thị trấn Tây Đằng – Ba Vì –

Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu có liên quan đến đề tài.

Xin cảm ơn gia đình ông Triệu Tiến Thi, thôn Hợp Nhất – xã Ba Vì –

huyện Ba Vì – Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và thu thập

thông tin cần thiết cho đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Dương Mạnh Thắng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 4: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA SINH THÁI VÀ KHÁI

QUÁT VỀ NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ,

XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI..........................................................9

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA SINH THÁI............9

1.1.1 Thuyết sinh thái văn hóa và khái niệm văn hóa sinh thái........................9

1.1.2 Đặc trưng của văn hóa sinh thái.............................................................13

1.1.3 Cấu trúc của văn hóa sinh thái...............................................................15

1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC

GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI...................................21

1.2.1 Lịch sử người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì – xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội.....................................................................................21

1.2.2 Khái quát về địa bàn sinh sống của người Dao Quần Chẹt....................25

Chương 2. GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN

CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ – HUYỆN BA VÌ –

HÀ NỘI..........................................................................................................28

2.1 GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI VẬT THỂ.......................................28

2.1.1 Nhà ở......................................................................................................28

2.1.2 Trang phục..............................................................................................34

2.1.3 Ẩm thực..................................................................................................40

2.1.4 Dược liệu................................................................................................44

2.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI PHI VẬT THỂ..............................52

2.2.1 Lối sống, phong tục tập quán ứng xử với tự nhiên.................................52

2.2.2 Nghệ thuật dân gian................................................................................55

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 5: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

5

2.2.3 Tín ngưỡng, lễ hội dân gian...................................................................60

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN

CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ.......................................................64

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO

QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA

VÌ – HÀ NỘI..................................................................................................64

3.1.1 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt thể hiện tư tưởng

sống hòa hợp với tự nhiên...............................................................................64

3.1.2 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp phần bảo vệ,

cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực...............................................................66

3.1.3 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế, xã hội...........................................................................67

3.2 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA

SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA

BA VÌ..............................................................................................................68

3.2.1 Giải pháp từ phía cộng đồng người DaoQuần Chẹt tại khu vực Vườn

quốc gia Ba Vì.................................................................................................68

3.2.2 Giải pháp từ phía các cấp chính quyền...................................................73

3.3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI

DAO QUẦN CHẸT HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI

VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI........76

KẾT LUẬN....................................................................................................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................83

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 6: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

6

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môi trường tự nhiên là điều kiện sống vô cùng quan trọng và không thể

thiếu của con người. Con người là một phần của giới tự nhiên, muốn tồn tại

được con người cần phải thích ứng và hòa hợp với môi trường tự nhiên. Ngày

nay, khi môi trường đã trở thành vấn đề của toàn cầu vẫn tồn tại hai quan

điểm đối lập nhau: một là tuyệt đối hóa việc bảo vệ môi trường đến mức cực

đoan; hai là chỉ quan tâm tới việc tăng trưởng kinh tế mà không cần quan tâm

tới môi trường tự nhiên.

Do ảnh hưởng và tác động của Cách mạng Công nghiệp vào đầu thế kỷ

XVIII, đặc biệt là cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ từ giữa thế kỷ XX

cho đến nay, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã có sự thay đổi sâu sắc cả

về bề rộng lẫn chiều sâu.. Để thoả mãn nhu cầu vật chất ngày càng tăng của

mình, con người đã tìm mọi biện pháp để thúc đẩy, mở rộng các hoạt động

sản xuất và trong suốt một thời gian dài, tăng trưởng kinh tế trở thành mục

tiêu trung tâm, chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của

các quốc gia trên thế giới. Theo đó, phạm vi và mức độ tác động của con

người vào giới tự nhiên ngày càng gia tăng. Từ việc khai thác vừa đủ cho nhu

cầu, con người bắt đầu khai thác tài nguyên một cách ồ ạt dẫn đến sự hủy hoại

môi trường tự nhiên. Việc vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên khiến cho hàng triệu

hecta rừng trên thế giới bị tàn phá, khai thác khoáng sản làm biến đổi bề mặt

tự nhiên, môi trường sống của con người và sinh vật, phá hủy môi trường sinh

thái hay các khu công nghiệp mọc lên như nấm ở khắp các quốc gia khiến cho

bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozôn

hay động đất, sóng thần… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống được ví như

sự trừng phạt bởi cơn thịnh nộ của tự nhiên giáng xuống nhân loại. Từ một

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 7: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

7

góc độ nào đó ta có thể thấy sự phát triển về kinh tế đem lại những chuyển

biến cho xã hội, đánh dấu sự thành công trong việc trinh phục tự nhiên của

con người. Tuy nhiên, dưới góc độ sinh thái học chúng ta có thể thấy rằng

những thành công đó đang “chống lại” con người.

Trước những bức bách của vấn đề môi trường sinh thái, sự lo ngại về

triển vọng phát triển của con người trong hiện tại và tương lai, nhận thức về

tự nhiên, về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người đã có những thay

đổi căn bản. Thay vì coi tự nhiên là nguồn của cải vô tận và chỉ biết khai thác

từ đó những gì có lợi cho mình như trước đây, con người ngày nay đã nhận ra

rằng, tự nhiên là một thể thống nhất và sức chịu đựng của nó trước những tác

động của con người không phải là vô hạn, bên cạnh việc sử dụng, khai thác tự

nhiên, con người còn phải bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, phải

“chung sống hài hòa” với tự nhiên.

Ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển kinh tế cũng là một trong những

trọng tâm phát triển đất nước hướng tới sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại

hóa. Việc phát triển kinh tế chủ yếu tập trung ở các khu vực trọng điểm và

đều là các thành phố lớn, các khu đô thị. Bên cạnh đó, nhiều khu vực rừng núi

lại gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Nhưng cũng chính những

khu vực rừng núi là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số lại có những giá trị

văn hóa sinh thái được hình thành từ lâu đời và đang được lưu giữ, trao truyền

qua nhiều thế hệ. Các giá trị văn hóa sinh thái này đang chịu tác động mạnh từ

nền kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật, hội nhập và đổi mới theo cả hướng

tích cự và tiêu cực. Một vấn đề cấp thiết đặt ra đó là phát triển kinh tế, cải

thiện đời sống cộng đồng các tộc người thiểu số nhưng vẫn giữ lại các giá trị

văn hóa sinh thái quý giá trở thành bài học giáo dục cho sự phát triển kinh tế

phải gắn liền với bảo vệ môi trường tự nhiên.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 8: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

8

Khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì thuộc xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội

là nơi sinh sống của cộng đồng người Dao Quần Chẹt. Trải qua thời gian dài

sinh sống tại đây, người Dao Quần Chẹt đã hình thành nên những nét văn hóa

sinh thái đặc thù. Những giá trị văn hóa sinh thái này được lưu truyền trong

cồng đồng người Dao Quần Chẹt từ đời này qua đời khác, nó gắn liền với

cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ. Với phương thức sinh hoạt kinh tế

nông nghiệp nương rẫy và săn bắn hái lượm, cộng đồng người Dao Quần Chẹt

phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Đối với họ thiên nhiên là nguồn sống, là yếu

tố quyết định đến sự tồn vong và phát triển của họ. Những giá trị văn hóa sinh

thái đó được xem như văn hóa ứng xử của người Dao Quần Chẹt với môi

trường, văn hóa sinh thái góp phần định hướng, điều chỉnh hành vi của con

người tác động đến tự nhiên. Người Dao Quần Chẹt tận dụng, khai thác tự

nhiên phục cho cuộc sống của mình, đồng thời họ cũng bảo vệ và cải tạo tự

nhiên theo hướng tích cực. Việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại đây không chỉ nhằm phát triển kinh

tế, đời sống mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển bền vững tại khu

vực Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội trong tương lai.

Chính vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Văn hóa sinh thái của

người Dao Quần Chẹt tại Vườn Quốc gia Ba Vì xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà

Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và văn hóa đã được

quan tâm trong nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố như: Cơ sở văn

hóa Việt Nam – Trần Quốc Vương; Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc

Thêm; Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa – Ngô Đức Thịnh (Nhà xuất bản

Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993)…. Các công trình nghiên cứu này đề cập đến

vấn đề lý luận chung của văn hóa, tập trung vào việc nghiên cứu các hệ thống

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 9: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

9

lý thuyết, khái niệm, cấu trúc, đặc trưng của văn hóa. Đây là những công trình

cần thiết cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa nói chung và định hình

văn hóa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa khu vực.

Những công trình nghiên cứu về văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng

được thực hiện rất nhiều. Nghiên cứu về văn hóa của tộc người Dao ở Việt

Nam có: Người Dao ở Việt Nam – Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng,

Nguyễn Nam Tiến (1971); Xác minh tên gọi và phân nhóm các ngành Dao ở

Tuyên Quang – Phạm Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn (1971); Vấn đề phân loại

các nhóm Dao ở Việt Nam – Nguyễn Khắc Tụng (1995); Nhà cửa của người

Dao xưa và nay – Nguyễn Khắc Tụng (1977); Văn hóa truyền thống của

người Dao ở Hà Giang – Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (1999); Văn

hóa truyền thống các dân tộc ở Hà Giang – Hùng Đình Quý (Nhà xuất bản

Hà Giang, 1994)… Các công trình nghiên cứu trên đã khảo tả lại bức tranh

sinh động về lịch sử, văn hóa, phương thức sinh hoạt, tôn giáo, tín ngưỡng, tri

thức dân gian… của người Dao ở Việt Nam. Qua đó, cung cấp cho chúng ta

những kiến thức cần thiết, sự am hiểu về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật

thể của người Dao. Nhưng những nhóm Dao ở địa phương lại có nhiều bản

sắc riêng. Chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về nhóm Dao Quần Chẹt

ở khu vực Vườn quốc gia Ba Vì – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội.

Nghiên cứu vấn đề về môi trường và sinh thái ở nước ta ít được đề cập

đến. Vấn đề này chỉ thực sự được quan tâm ở những thập niên cuối của thế kỉ

XX cho đến nay, đó là khi chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc

bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái gắn liền với sự tăng trưởng

kinh tế, phát triển bền vững đất nước. Có thể kể đến các công trình như: Môi

trường sinh thái – Vấn đề và giải pháp của Phạm Ngọc Trầm (Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia Hà Nội 1997); Sinh thái học và môi trường của Bộ Giáo

dục và Đào tạo (Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2002); Sinh thái và môi

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 10: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

10

trường – Nguyễn Văn Tuyên (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998)… Từ

các công trình này, vấn đề sinh thái học và môi trường được quan tâm, đồng

thời các cảnh báo và dự đoán xu hướng cho các vấn đề về môi trường đặc biệt

quan tâm. Đó như là những hồi chuông cảnh tỉnh cho sự lạm dụng khai thác

thiên nhiên một cách không khoa học ở nước ta.

Vấn đề về văn hóa sinh thái chỉ thực sự được quan tâm trong thời gian

gần đây khi liên tiếp những sự việc, những vấn đề về môi trường có liên quan

đến văn hóa xảy ra. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Văn hóa

sinh thái – Nhân văn của Trần Lê Bảo chủ biên (Nhà xuất bản Văn hóa –

Thông tin, Hà Nội, 2001); Một số vấn đề về văn hóa sinh thái ở miền núi phía

Bắc nước ta hiện nay – Trần Thị Hồng Loan (2002); Vấn đề văn hóa sinh thái

trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay – Trần Thị Hồng Loan,

Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội, 2012… Nhìn chung các công trình

nghiên cứu trên vấn đề văn hóa sinh thái chỉ được đề cập đến dưới góc độ là

tác động của con người vào tự nhiên, hay mối quan hệ giữa phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trường.

Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao và văn hóa sinh thái,

nhưng chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu về Văn hóa sinh thái của

người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện

Ba Vì – Hà Nội. Vì vậy luận văn không trùng lặp với bất kì công trình nghiên

cứu nào ở trên. Các tài liệu, công trình nghiên cứu đó chỉ phục vụ mục đích

tham khảo của tác giả.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là những giá trị văn hóa sinh thái của

người Dao Quần Chẹt bao gồm: Văn hóa sinh thái vật thể và Văn hóa sinh

thái phi vật thể.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 11: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

11

Giá trị văn hóa sinh thái vật thể cần xem xét và nghiên cứu về: kiến trúc,

nhà ở, ẩm thực, trang phục, dược liệu, đồ dùng sinh hoạt.

Giá trị văn hóa phi vật thể cần nghiên cứu: đạo đức sinh thái, phong

tục, tập quán ứng xử với tự nhiên, nghệ thuật dân gian, lễ hội và tín ngưỡng

dân gian.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian của đề tài là khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì thuộc

xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội.

Phạm vi về thời gian được xác định khi nghiên cứu các giá trị văn hóa

sinh thái truyền thống là những giá trị được hình thành và ổn định từ trước

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hiện nay là những giá trị được hình thành

trong những năm đổi mới có sự tác động, ảnh hưởng bởi các chính sách quản

lý của Nhà nước.

4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Mục đích của đề tài:

Thông qua việc điều tra, nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái của

người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện

Ba Vì – Hà Nội đề tài nhằm khẳng định những nét đẹp và giá trị văn hóa sinh

thái truyền thống của tộc người Dao Quần Chẹt. Từ đó góp phần giúp các cán

bộ địa phương có những giải pháp thiết thực, hợp lý nhằm bảo lưu các giá trị

văn hóa sinh thái truyền thống đang dần mai một.

Nhiệm vụ của đề tài:

Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ:

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về sinh thái học, văn hóa sinh thái của người

Dao Quần Chẹt ở Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội

nói riêng và văn hóa sinh thái nói chung để đưa ra những nhận định về các giá

trị văn hóa sinh thái.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 12: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

12

Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh

thái truyền thống, đòng thời hướng đến sự phát triển bền vững của người Dao

Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp luận: Là phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử, duy

vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin nhằm phân tích, đánh giá những

giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt và sự tác động của những

giá trị văn hóa sinh thái đó đến đời sống văn hóa tinh thần, sinh hoạt xã hội,

kinh tế… của cộng đồng người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia Ba

Vì, xã Ba Vì – Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp nghiên cứu liên

ngành Văn hóa học với Dân tộc học được vận dụng để nghiên cứu về người

Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nôi.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được áp dụng

nhằm hệ thống các thông tin, tư liệu thu thập được thông qua việc nghiên

cứu lý thuyết, thư tịch, tài liệu và phỏng vấn trực tiếp về người Dao Quần

Chẹt ở xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội. Phân tích nhằm làm rõ các vấn

đề từ nhiều góc độ, tổng hợp và khái quát vấn đề giúp tác giả dễ dàng nắm

bắt thông tin.

Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng để

thực hiện đề tài. Từ việc nghiên cứu thực địa khu vực Vườn quốc gia Ba

Vì, khu vực sinh sống và sản xuất của người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì –

huyện Ba Vì – Hà Nội nhằm thu thập các thông tin liên quan, hữu ích cho

đề tài. Các thao tác cụ thể được sử dụng là quay phim, ghi âm, chụp ảnh…

đặc biệt là phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng với các thông tín viên

là người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 13: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

13

6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài bước đầu chỉ ra những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của

người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện – Ba Vì

– Hà Nội. Qua đó chỉ ra những nét đẹp cần lưu giữ, bảo tồn và phát huy

trong thời kỳ đổi mới đất nước trong văn hóa sinh thái của người Dao Quần

Chẹt nơi đây.

Đề tài cung cấp những thông tin chính xác làm tư liệu tham khảo để

các nhà nghiên cứu, các cán bộ văn hóa hay các cán bộ hoạch định chính

sách từ đó đưa ra những phương án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa sinh

thái truyền thống của người Dao Quần Chẹt, gắn với việc phát triển bền

vững của người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba

Vì – huyện – Ba Vì – Hà Nội.

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu và Tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa sinh thái và khái quát về người Dao

Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì, xã ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội

Chương 2: Giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của người Dao Quần

Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa sinh thái truyền thống của người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba

Vì, xã Ba Vì – huyện – Ba Vì – Hà Nội

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 14: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA SINH THÁI VÀ KHÁI QUÁT

VỀ NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ,

XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA SINH THÁI

1.1.1 Thuyết sinh thái văn hóa và khái niệm văn hóa sinh thá

Thuyết sinh thái văn hóa: (Cultural ecology)

Thuyết sinh thái văn hóa, tức thuyết Tiến hóa đa tuyến hay Tiến hóa đa

hệ (Multilinear evolution) được cho là ra đời vào khoảng năm 1950, tập trung

nghiên cứu mối liên hệ giữa con người – môi trường – văn hóa, gắn liền với

tên tuổi của nhà nhân học người Mỹ Julian Steward (1902 – 1972). Phương

pháp của sinh thái văn hóa có nhiệm vụ làm rõ quan hệ giữa văn hóa với môi

trường tự nhiên từ quan điểm con người là chủ thể tồn tại, thích ứng với môi

trường thông qua văn hóa, còn văn hóa thì chịu ảnh hưởng lớn của các loại tài

nguyên môi trường mà con người sử dụng. Trong những khu vực khác nhau

nhưng có môi trường giống nhau và phương thức khai thác môi trường giống

nhau thì có khả năng có những nền văn hóa giống nhau phát triển song hành.

Chính vì hiện tượng phát triển song hành như vậy của văn hóa mà Julian

Steward còn đặt tên khác cho lý thuyết của mình là thuyết Tiến hóa đa hệ. Khi

sử dụng thuyết Sinh thái văn hóa cần quan tâm đến tương quan giữa văn hóa

và môi trường, coi môi trường là nhân tố quan trọng trong học thuyết. Tiến

hóa đa tuyến đồng nghĩa với việc thích nghi những yếu tố nòng cốt của văn

hóa như tổ chức xã hội, cơ cấu chính trị, tôn giáo… là những yếu tố chịu ảnh

hưởng trực tiếp của môi trường cụ thể, chứ không xem trọng những yếu tố

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 15: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

15

văn hóa nghệ thuật mà Steward xem là những yếu tố không nòng cốt, không

chịu ảnh hưởng gì mấy của môi trường.

Con người trải nghiệm cuộc sống của mình và phải thích nghi với các

môi trường tự nhiên thông qua bối cảnh văn hóa. Sinh thái văn hóa là các

dạng thức văn hóa hình thành và phát triển tương ứng với những môi trường

nhất định như sinh thái biển đảo, sinh thái đồng bằng châu thổ, sinh thái cao

nguyên… Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình sinh thái tự nhiên tương ứng với

các khu vực cư trú của các tộc người. Những tộc người sinh sống lâu đời tại

một môi trường sinh thái, họ sẽ có những trải nghiệm, thích nghi, sáng tạo,

hình thành những kỹ năng sống và thể hiện sắc thái tâm lý cũng như các dạng

thức văn hóa phù hợp với môi trường sinh thái ấy, đó là văn hóa sinh thái tộc

người. Trong quá trình sinh tồn của mình, con người phụ thuộc rất nhiều vào

tự nhiên. Những thành tựu văn hóa đạt được từ việc thích nghi với môi trường

sống, con người hình thành nên những loại hình văn hóa như là những tập

hợp sắc thái văn hóa đặc trưng và tạo nên cốt lõi của nền văn hóa. Ngoài ra

cũng trong chính sự thích nghi với môi trường, con người đã hình thành nên

những hình thức sinh hoạt kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội… Con người

tồn tại bằng tri thức dân gian mà họ tích lũy được để lưu truyền từ đời này

sang đời khác. Tri thức dân gian của các tộc người ở Việt Nam hết sức đa

dạng và phong phú, phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa của cư dân vốn chịu

ảnh hưởng rất nhiều từ tự nhiên.

Sử dụng khung lý thuyết về Sinh thái học văn hóa của nhà nhân học Mỹ

Julian Steward để nghiên cứu về những giá trị văn hóa sinh thái của người

Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì đáp ứng được những yêu

cầu về lý luận và thực tiễn của đề tài, góp phần làm rõ hơn về văn hóa sinh

thái các tộc người ở Việt Nam.

Khái niệm văn hóa sinh thái:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 16: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

16

Văn hóa sinh thái là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời

sống, nhưng để có thể hiểu “văn hóa sinh thái” là gì trước tiên chúng ta cần

phải hiểu rõ về “văn hóa” và “sinh thái”.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều những định nghĩa, quan niệm khác

nhau về văn hóa. Mỗi một định nghĩa, quan niệm về văn hóa đó được các học

giả đưa ra khi xem xét văn hóa gắn liền với một lĩnh vực cụ thể, nhất định.

Chính vì vậy việc đưa ra một định nghĩa chung nhất, khái quát nhất về văn

hóa là vô cùng khó bởi lẽ văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống. Dưới

góc độ triết học: “Văn hóa được xem là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh

thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử - xã hội và

tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội”.

Ở Việt Nam, trên cơ sở phân tích các định nghĩa về văn hóa, GS.Trần

Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu

cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua

quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi

trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”. [12; tr.10]

Văn hóa được xem là những giá trị, bao gồm cả giá trị vật chất hoặc tinh

thần được con người tích lũy và sáng tạo trong hoạt động sống, thích ứng với

môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Con người vừa là chủ thể, vừa là

khách thể của văn hóa. Những sản phẩm văn hóa được con người tạo ra nhằm

mục đích phục vụ cho chính cuộc sống của con người.

Như vậy, hiểu theo một cách khái quát nhất: “Văn hóa là những giá trị

vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống

nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người. Các giá trị văn hóa được

lưu giữ và truyền thụ từ đời này qua đời khác”.

Còn “Sinh thái” trong tiếng Hi Lạp là “Oikos” có nghĩa là nhà ở, nơi cư

trú, nơi sinh sống của mọi sinh vật, trog đó có cả con người. Môi trường sinh

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 17: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

17

thái chính là ngôi nhà của các loài sinh vật, là môi trường sống. Dưới góc độ

sinh thái học, môi trường sinh thái bao gồm các yếu tố: Thổ quyển, thủy

quyển, khí quyển và các loài sinh vật. Đây là những yếu tố quan trọng không

thể thiếu trong một hệ sinh thái.

Từ sự tìm hiểu về “văn hóa” và “sinh thái” có nhiều quan niệm về văn

hóa sinh thái khác nhau được đưa ra:

Một cách khái quát có thể hiểu: “Văn hóa sinh thái là tất cả những giá

trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và

cải biến tự nhiên nhằm tạo ra một môi trường sống tốt hơn”.

Theo TS. Trần Thị Hồng Loan: “Văn hóa sinh thái là toàn bộ những

phương thức và những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo,

tích lũy và phát triển trong quá trình ứng xử với các loài sinh vật khác, nhằm

tác động và cải biến tự nhiên vì sự tồn tại của cả con người và giới tự nhiên ở

cả hiện tại và tương lai. Nó được thể hiện thông qua trình độ nhận thức của

con người về môi trường tự nhiên, tình yêu sâu đậm cũng như qua những

hành vi của họ đối với tự nhiên trong hoạt động thực tiễn của chính bản thân

con người”. [14; tr.50]

Trước hết, văn hóa sinh thái được hiểu là những sản phẩm vật chất và

tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự

nhiên. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của tự nhiên, con người

cũng giống như vô vàn các loài sinh vật khác trên trái đất mối tồn tại và phát

triển thì không thể không có mối liên hệ nào với tự nhiên. Những nhu cầu cơ

bản nhất của con người như được ăn, uống cũng cần có sự tác động đến tự

nhiên. Cùng với sự phát triển của con người, đã có giai đoạn con người quan

niệm rằng mình là bá chủ của muôn loài, là kẻ thống trị giới tự nhiên bằng

những hoạt động, những tác động vào môi trường tự nhiên một cách thái quá,

con người cho rằng tự nhiên phải khuất phục trước trí tuệ của con người.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 18: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

18

Nhưng không, đó là một trong những quan niệm hết sức sai lầm của con

người trong mối quan hệ với tự nhiên. Sớm nhận thức được tầm quan trọng

của tự nhiên và sợi dây liên kết giữa con người và tự nhiên, những cư dân

phương Đông hiểu rằng con người không phải là bá chủ vạn vật, là kẻ thống

trị tự nhiên mà con người chỉ là một phần của tự nhiên mà thôi. Lịch sử Triết

học phương Đông đã cho thấy các học thuyết như: “Tam tài”, “Thiên – Nhân

hợp nhất”… chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự

nhiên. Con người phụ thuộc vào thiên nhiên, khai thác và cải tạo tự nhiên theo

mục đích của cuộc sống và hướng tới một môi trường sống tốt đẹp hơn.

Như vậy, chính trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người đã

không ngừng cải biến tự nhiên theo mục đích có lợi nhất cho mình. Qua đó

con người sáng tạo ra các giá trị vât chất và tinh thần khác nhau. Các giá trị

này một mặt đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của con người, mặt khác thể

hiện sự hiểu biết và cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Văn

hóa sinh thái xét về nguồn gốc chính là sự sáng tạo của con người trong quá

trình tác động và cải tạo tự nhiên vì sự tồn tại và phát triển của chính con

người. Văn hóa sinh thái được thể hiện thông qua chính trình độ nhận thức

của con người đối với tự nhiên, qua những hành vi ứng xử của con người với

tự nhiên.

Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động, tác động của con người cải biến

môi trường tự nhiên đều trở thành giá trị văn hóa sinh thái. Những giá trị văn

hóa sinh thái được hình thành và lưu giữ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ

khác tự chứng minh được sự tốt đẹp của nó cũng như sự cần thiết đối với

cuộc sống của con người. Những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải

tương đối ổn định, thể hiện được bản sắc của tộc người thông qua cách ứng

xử với môi trường tự nhiên.

1.1.2 Đặc trưng của văn hóa sinh thái

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 19: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

19

Văn hóa sinh thái cũng như văn hóa nói chung mang trong mình những

đặc trưng cơ bản:

Tính sáng tạo là đặc trưng thứ nhất của văn hóa sinh thái. Tính sáng tạo

của văn hóa sinh thái cũng như của văn hóa mà nói thì đây là đặc tính cốt lõi

nhất. Trong hoạt động cải biến tự nhiên phục vụ mục đích sống, con người

với tư duy đã sáng tạo ra các cách thức nhằm thích nghi với môi trường tự

nhiên. Con người có tư duy không ngừng sáng tạo ra những giá trị vật chất và

tinh thần, điều này đem đến sự thích nghi cao nhất với tự nhiên, đem lại lợi

ích cho cuộc sống của con người. Những sáng tạo này đã hình thành nên các

giá trị văn hóa sinh thái.

Tính nhân văn là đặc trưng thứ hai của văn hóa sinh thái. Tính nhân văn

được thể hiện thông qua hoạt động, hành vi của con người tác động vào môi

trường tự nhiên. Trong quá trình sống con người không ngừng khai thác và

tác động vào tự nhiên. Những hoạt động mang tính quá mức làm hủy hoại

môi trường tự nhiên, môi trường sống của các loài là trái với tính nhân văn.

Mọi hoạt động khai thác tự nhiên đều phải có một điểm dừng, phải có một

giới hạn. Nếu vượt quá giới hạn là điều không thể chấp nhận, nó sẽ gây ra

những ảnh hưởng tiêu cực đến tự nhiên. Thông qua các giá trị văn hóa sinh

thái, con người điều chỉnh được các hành vi, sự tác động của mình vào tự

nhiên khiến cho những hoạt động đó không đi quá mức cho phép, đảm bảo

môi trường được bảo vệ. Tính nhân văn của văn hóa sinh thái được thể hiện

qua đó.

Tính dân tộc cũng là một đặc trưng của văn hóa sinh thái. Tính dân tộc

trong văn hóa sinh thái mang những bản sắc riêng của từng dân tộc được thể

hiện thông qua cách ứng xử của con người với tự nhiên, thông qua những giá

trị vật chất và tinh thần được hình thành và lưu giữ, trao truyền qua nhiều đời,

nhiều thế hệ. Mỗi một tộc người lại có những cách ứng xử với môi trượng tự

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 20: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

20

nhiên khác nhau, thể hiện trình độ nhận thức của tộc người đó trong việc khai

thác và tận dụng tự nhiên.

Tính trường tồn là đặc trưng thứ tư của văn hóa sinh thái. Những giá trị

văn hóa sinh thái được hình thành từ rất lâu, trải qua thử thách với thời gian,

những giá trị nào mang tính tốt đẹp, thực sự hữu ích với cuộc sống của con

người sẽ được lưu giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ. Chính sự lưu giữ và

trao truyền qua nhiều thế hệ tạo nên sự ổn định tương đối của các giá trị văn

hóa sinh thái. Tính trường tồn của văn hóa sinh thái giúp tạo ra sự đan xen

giữa những giá trị truyền thống và hiện đại giúp cho con người kế thừa truyền

thống, từng bước cải tiến và sáng tạo ra những giá trị mới thích hợp với từng

thời đại.

1.1.3 Cấu trúc của văn hóa sinh thái

Văn hóa là một chỉnh thể phức tạp gồm đa dạng các thành tố. Tùy theo

việc phân chia theo những tiêu chí khác nhau mà có sự nhận diện về cấu trúc

của văn hóa theo các cách khác nhau. Văn hóa sinh thái cũng vậy, dưới các

góc độ khác nhau sẽ có các cấu trúc văn hóa sinh thái tương ứng.

Từ góc độ hình thái giá trị, cấu trúc của văn hóa sinh thái bao gồm:

- Văn hóa sinh thái vật thể

- Văn hóa sinh thái phi vật thể

Từ góc độ xã hội học, cấu trúc của văn hóa sinh thái bao gồm:

- Văn hóa sinh thái cá nhân

- Văn hóa sinh thái cộng đồng

Từ góc độ lịch sử, cấu trúc của văn hóa sinh thái bao gồm:

- Văn hóa sinh thái truyền thống

- Văn hóa sinh thái hiện đại

Giáo sư Trần Ngọc Thêm xem xét văn hóa dưới góc độ văn hóa ứng xử

đã đưa ra các cấu trúc văn hóa sau:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 21: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

21

Văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên Văn hóa ứng xử với môi trường

xã hội

Văn hóa tận dụng

môi trường tự nhiên

Văn hóa ứng phó với

môi trường tự nhiên

Văn hóa tận

dụng môi

trường xã hội

Văn hóa ứng

phó với môi

trường xã hội

Như vậy, cấu trúc văn hóa của Giáo sư Trần Ngọc Thêm có thể xem là

một cấu trúc văn hóa sinh thái. Theo đó, Giáo sư Trần Ngọc Thêm đã chỉ rõ

mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người là một phần của giới tự

nhiên. Sự tận dụng và ứng phó với môi trường tự nhiên của con người được

thể hiện trong cơ cấu bữa ăn, kiến trúc ngôi nhà ở, phương thức sản xuất, các

tập quán sinh hoạt… cũng chính là những biểu hiện của các giá trị văn hóa

sinh thái.

Từ việc tìm hiểu cấu trúc văn hóa sinh thái dưới các góc độ khác nhau

cho thấy cấu trúc văn hóa sinh thái dưới góc độ hình thái giá trị phù hợp với

hướng tiếp cận của đề tài trong việc phân tích và đánh giá các giá trị văn hóa

sinh thái của người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội.

Văn hóa sinh thái vật thể bao gồm:

Kiến trúc: Khi thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc, con người

bao giờ cũng phải chú ý đến một số điểm cơ bản như: đặt hướng chính, hình

dáng tổng thể, thiết kế xung quanh, trang trí nội thất, kết cấu vật liệu... sao

cho phù hợp với điều kiện địa lý, mặt bằng xây dựng, điều kiện về khí hậu,

ánh sáng,... và còn phải tạo ra được sự tương xứng cân đối, hài hòa giữa các

công trình đó với cảnh quan xung quanh như một chỉnh thể thống nhất.

Những công trình này không những phải đúng, bền về nội dung mà còn phải

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 22: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

22

đẹp, hài hòa về hình thức. Các công trình kiến trúc là sản phẩm vật chất phản

ánh một cách rõ nét nhất giá trị văn hóa sinh thái của con người thông qua

việc thích nghi với môi trường tự nhiên. Con người tạo ra những công trình

kiến trúc là nơi ở, nơi trú ngụ tranh mưa nắng, những tác động của tự nhiên.

Đây vừa là cách thức con người tận dụng tự nhiên ở chỗ lấy các nguyên vật

liệu xây dựng từ thiên nhiên mà còn là cách ứng phó với những khó khăn,

thiên tai mà tự nhiên đem đến cho con người. Những kiến trúc do con người

tạo ra dần không chỉ để ở mà còn có nhiều chức năng khác nữa. Nhưng điều

quan trọng nhất để tạo ra một kiến trúc tốt đó là sự hòa hợp với thiên nhiên.

Trang phục: Có thể nói trang phục là một trong những hình thức biểu

hiện rõ nhất của văn hóa sinh thái. Các hình thức trang phục đã thể hiện được

sự hiểu biết về môi trường và khả năng vận dụng những điều kiện cụ thể của

môi trường vào công việc thiết kế trang phục của con người. Trang phục được

sáng tạo và thiết kế phải vừa phù hợp với hoàn cảnh vừa tạo điều kiện tốt

nhất, thoải mái, dễ chịu nhất trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các

hoạt động khác. Không chỉ có vậy, trang phục còn thể hiện rõ khả năng thẩm

mỹ, sự sáng tạo và sự khéo léo của con người, hướng đến sự hòa hợp với

thiên nhiên. Trang phục không chỉ để bảo vệ, để che đi phần thân thể nhạy

cảm khi con người ý thức được về cái tôi tự trọng của mình mà nó còn thể

hiện được cái đẹp về hình thức bên ngoài và cái đẹp trong tâm hồn của mỗi

con người. Việc con người sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên, thiết kế trang

phục và màu sắc thích hợp cho thây sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Dược liệu: Đây cũng là một trong những giá trị của văn hóa sinh thái,

thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Tự nhiên không

chỉ cung cấp nguồn lương thực, dinh dưỡng cho con người, cung cấp cho con

người nguyên vật liệu làm nhà…mà với sự phong phú, đa dạng của thực vật

đã trở thành một kho thuốc quý báu giúp con người tồn tại, chống lại được

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 23: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

23

nhiều căn bệnh. Trải qua những quá trình lâu dài nghiên cứu, sử dụng thử

nghiệm trong cuộc sống con người đã biết được công dụng của các loài thảo

mộc, thực vật có ích trong việc chữa bệnh. Con người ngày càng biết được

nhiều tính năng, công dụng của nhiều loại động, thực vật khác nhau, và từ đó

vận dụng những động, thực vật này vào trong lĩnh vực y học để bảo vệ và

chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Con người cần phải nhận thức được rằng,

nguồn dược liệu không phải là vô tận nên bên cạnh việc khai thác, sử dụng nó

một cách hợp lý, phải có ý thức tái tạo lại những dược liệu đó trong chừng

mực. Những giá trị văn hóa sinh thái giúp con người nhận thức được điều này

và có những hành động thiết thực hơn với tự nhiên.

Ẩm thực: Việc con người lấy các sản vật từ tự nhiên làm thức ăn đã diễn

ra từ ngàn đời nay, ngay từ khi lịch sử loài người bắt đầu. Hầu hết các thức ăn

của con người đều là dạng vật chất tự nhiên được khai thác từ môi trường

sống. Nhưng mỗi tộc người sinh sống tại các khu vực, các vùng lãnh thổ khác

nhau lại có văn hóa ẩm thực khác nhau. Sở dĩ như vậy bởi họ chịu tác động,

ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống sinh hoạt của mình. Điều đó

chi phối cách thức chế biến các món ăn cũng như giới hạn các sản phẩm khai

thác từ thiên nhiên theo các khu vực nhất định. Điều này lý giải sự khác nhau

về khẩu vị của cư dân các vùng khác nhau, cũng giống như việc cư dân vùng

biển chủ yếu ăn hải sản, ăn cay và chua. Còn cư dân vùng núi chủ yếu ăn các

loài thực vật, động vật trong rừng…

Đồ dùng sinh hoạt: Công cụ lao động cũng là một nhân tố không thể

thiếu trong hoạt động cải tạo tự nhiên của con người, và trình độ của công cụ

lao động sẽ góp phần quyết định hiệu quả của hoạt động đó. Công cụ lao động

được tạo ra ngày càng hữu hiệu trong việc cải tạo, khai thác tự nhiên cho thấy

sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Nhưng không phải như vậy mà

con người lạm dụng khoa học vào khai thác tự nhiên một cách ồ ạt. Cần có sự

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 24: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

24

điều chỉnh sao cho hài hòa, vừa khai thác vừa bảo vệ và xây dựng lại hướng

tới sự phát triển bền vững.

Văn hóa sinh thái phi vật thể bao gồm:

Đạo đức sinh thái: Đạo đức sinh thái là những quan niệm, những cách

thức ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường sống xung

quanh họ. Đạo đức sinh thái có vai trò đặc biệt quan trọng, nó điều chỉnh hành

vi của con người, xã hội loài người đối với tự nhiên. Mối quan hệ giữa con

người và tự nhiên là vô cùng mật thiết và sâu sắc, dựa trên cơ sở nền tảng là

nhu cầu và lợi ích. Đạo đức sinh thái của một tộc người, một nhóm xã hội trở

nên đúng đắn nếu như nó được hình thành xuất phát trên cơ sở đảm bảo lợi

ích của cả tự nhiên và con người. Việc lạm dụng tự nhiên phục vụ cho lợi ích

của con người là trái với đạo đức sinh thái, vi phạm đọa đức sinh thái.

Phong tục, tập quán sinh thái: Phong tục, tập quán, thói quen, lối sống

của một tộc người là thứ đã được hình thành từ rất lâu. Nó có thể được ghi

chép cụ thể hoặc không nhưng trong cộng đồng người mà nó tồn tại, tất cả

mọi thành viên đều mặc định phải tuân theo. Phong tục, tập quán sinh thái

cũng gắn liền với cộng đồng, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên

trong cộng đồng đó. Phong tục tập quán sinh thái của một cộng đồng phải phù

hợp với môi trường tự nhiên hay chính xác hơn là do điều kiện tự nhiên quy

định. Biểu hiện của phong tục, tập quán sinh thái là những quy định, những

điều cấm kỵ con người không được làm với tự nhiên. Các phong tục tập quán

đó đã góp phần định hướng những hành vi và cách ứng xử của con người với

tự nhiên, thể hiện rõ văn hóa sinh thái của cộng đồng.

Nghệ thuật dân gian: Nghệ thuật là một hình thức biểu hiện của văn

hóa. Trong các tác phẩm nghệ thuật dân gian, yếu tố văn hóa sinh thái được

thể hiện thông qua các tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học có sự sáng

tác, ghi chép lại đều thể hiện tâm tư, tình cảm của con người đối với tự nhiên.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 25: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

25

Chủ đề về tình yêu lứa đôi ít thấy trong các tác phẩm văn học dân gian nhưng

chủ đề về thiên nhiên, môi trường lại xuất hiện rất nhiều. Trong các thể loại

như truyện cổ tích, thần thoại, thơ ca… hình ảnh thiên nhiên và cách ứng xử

của con người đối với tự nhiên luôn được khắc họa, lột tả chân thực. Bởi lẽ,

trong thời kỳ đầu khi xã hội chưa đạt đến trình độ phát triển, con người chưa

trinh phục được các thửu thách của tự nhiên thì tự nhiên trở thành các thế lực

siêu nhiên, thần thánh mà con người phái tôn thờ, khuất phục. Các tác phẩm

văn học nghệ thuật không chỉ thể hiện sự hiểu biết của con người về tự nhiên

mà còn đánh dấu khả năng chinh phục tự nhiên của con người. Mặt khác, với

hình thức biểu đạt sinh động nhưng cũng đầy chất tư duy, trừu tượng, các thể

loại văn học, nghệ thuật dân gian truyền tải các gái trị văn hóa sinh thái đến

với người tiếp nhận một cách hết sức gần gũi, thân thuộc. Chính vì thế, nghệ

thuật dân gian góp phần gìn giữ và lưu truyền các giá trị văn hóa sinh thái.

Tín ngưỡng, lễ hội dân gian: Việt Nam là một đất nước nông nghiệp.

Việc phải phụ thuộc vào thiên nhiên trong hoạt động nông nghiệp từ sớm đã

hình thành trong tâm thức người Việt tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh.

Người Việt quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự sống và linh

hồn. Khi những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán ập đến làm cho mùa màng bị

ảnh hưởng mà con người vẫn chưa giải thích được các hiện tượng đó một

cách khoa học thì họ trở nên tôn thờ các hiện tượng tự nhiên. Họ tôn thờ mây,

mưa, sấm chớp… Nhưng xét về bản chất thì đây chính là việc con người

không thể đối đầu với tự nhiên. Các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên được ra đời.

Tín ngưỡng và lễ hội là hai thành tố không thể tách rời, chúng thường song

hành cùng với nhau. Các tín ngưỡng, lễ hội có nội dung hướng về thiên nhiên

thể hiện sự tôn trọng của con người đối với tự nhiên, không những thế nó còn

thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 26: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

26

Như vậy, dù được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng

những giá trị văn hóa sinh thái luôn được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang

thế hệ khác trong một cộng đồng người. Các giá trị văn hóa sinh thái được

hình thành qua chính kinh nghiệm sống của con người, nó thể hiện sự hiểu

biết của con người với tự nhiên, khả năng chinh phục tự nhiên của con người

nhưng nó cũng là những quy chuẩn, là thước đo giới hạn điều chỉnh những

hành vi của con người nhằm duy trì mối quan hệ tương hỗ, hướng đến lợi ích

chung cho cả con người và tự nhiên.

1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC

GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI.

1.2.1 Lịch sử người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì – xã Ba

Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội

Người Dao hay còn gọi là Mán, Động, Dạo, Kiềm Mùn, Kiềm Miền…

sinh sống tại nhiều tỉnh thành trên khắp nước Việt Nam. Các tên goi như

Mán, Dạo, Xá… là tên gọi dân gian của các tộc người khác gán cho người

Dao. Các tên gọi này có ý miệt thị, dành cho người của những dân tộc bị coi

là man ri, không thuộc vùng sinh sống của người Hán tại Trung Quốc.

“Động” là tên được dùng phổ biến của người Dao ở các tỉnh miền núi phía

Bắc trước đây. “Động” là tên gọi của một đơn vị cư trú trước đây của người

Dao giống như làng của người Kinh. Tên “Dào” hay “Dạo” là sự goi chệch

của từ “Dao” mà thành. Tên “Xá” chỉ thấy ở Yên Bái và Lào Cai, một bộ

phận Dao quần trắng có tên là “Xá họ”. Tên gọi “Mán” là từ chữ “Man” trong

tiếng Hán mà ra. Nhìn chung các tên gọi như Mán, Dạo, Xá… là các tên gọi

phiếm xưng mang tính chất miệt thị.

Tên tự nhận của người Dao là “Kiềm Miền” hay “Kiềm Mùn”. “Kiềm” có

nghĩa là rừng, còn “Miền” hay “Mùn” có nghĩa là người. “Kiềm Miền”, “Kiềm

Mùn” được hiểu là “Người ở rừng”. Tên gọi này cũng chỉ là cách gọi phiếm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 27: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

27

xưng rất chung chung bởi lẽ người cư trú ở khu vực rừng núi không chỉ có người

Dao mà còn có nhiều tộc người khác. Ở nước ta cũng có nhièu trường hợp tên

gọi như vậy như: Vân-kiều, Bru, Xinh mun… Trong nhiều thư tịch, sách cổ ngữ

của Trung quốc có đề cập đến tên “Dao” như trong Quế Hải Ngu Hành Chí có

viết: “Người Dao vốn là dòng dõi Bàn Hồ ở Ngũ Khê…” hay trong Lĩnh Ngoại

Đại Đáp viết: “Người Dao có nhiều thôn lạc, mạnh nhất là người Dao la man,

người Ma viên… Hang núi càng xa thì người Dao càng nhiều”.

Như vậy tên Dao là tên tự nhận của người Dao, nó gắn liền với lịch sử

hình thành của dân tộc Dao. Ở Việt Nam hiện nay, tên “Dao” đã được thống

nhất gọi chung cho người Dao, trong đó lại có các nhóm Dao khác nhau cư

trú tại các khu vực khác nhau trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Về nguồn gốc của dân tộc Dao, cho đến nay người Dao vẫn lưu truyền

truyền thuyết về “Bàn Hồ” hay “Bàn Vương”. Chuyện Bàn Hồ không chỉ là

câu chuyện truyền miệng mà nó còn được ghi chép trong rất nhiều những

cuốn “Bảng văn” và trong các sách cúng của người Dao:

“Bàn Hồ là con long khuyển mình dài ba thước, lông đen, vằn vàng,

mướt như nhung, từ trên trời giáng xuống được Bình Hoàng yêu quý nuôi

trong cung. Một hôm Bình Hoàng nhận được chiến thư của Cao Vương, nên

đã cho họp bàn bá quan văn võ để tính kế tiêu diệt Cao Vương nhưng không

ai hiến được kế sách gì. Trong khi đó, Bàn Hồ từ trong cung điện nhảy ra sân

rồng quỳ lạy xin được đi giết Cao Vương. Trước khi Bàn Hồ đi, Bình Hoàng

có hứa nếu giết được Cao Vương sẽ gả công chúa cho. Bàn Hồ bơi qua biển

bày ngày bảy đêm mới tới nơi Cao Vương ở. Cao Vương thấy con chó đẹp

đến phủ phục dưới sân rồng thì cho là điềm lành nên đem vào cung nuôi.

Nhân một hôm Cao Vương uống rượu say, Bàn Hồ cắn chết Cao Vương rồi

ngoạm lấy đầu Cao Vương đem về báo công với Bình Hoàng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 28: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

28

Bàn Hồ lấy được công chúa đem vào núi Cối Khê (Chiết Giang) ở,

không lâu sau vợ chồng Bàn Hồ sinh được 6 con trai và 6 con gái. Bình

Hoàng ban cho 12 người con của Bàn Hồ thành 12 họ khác nhau. Riêng

người con cả được lấy họ cha, các con thứ lấy tên làm họ gồm: Bàn, Lan,

Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu. Con cháu

Bàn Vương sinh sôi ngày càng nhiều, cho đến đời Hồng Vũ (khoảng cuối thế

kỷ XIV) do hạn hán kéo dài suốt ba năm không có gì để ăn, nhà vua phải cấp

cho con cháu Bàn Vương mỗi người một cái búa, một con dao quắm để đốn

cây rừng làm rấy. Con cháu Bàn Vương phát hết núi của vua nên vua lại phải

sắc cấp để phân tán đi các nơi kiếm ăn”.

Như vậy, Bàn Hồ chỉ là một nhân vật huyền thoại truyền thuyết nhưng

lại được người Dao thừa nhận là “ông tổ” và thờ tự rất tôn nghiêm. Qua

truyền thuyết trên ta cũng phần nào hiểu được về lịch sử phát triển của người

Dao và các cuộc thiên di của họ đến các khu vực khác để sinh sống. Người

Dao ở Việt Nam có thể khẳng dịnh rằng họ có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư

đến nước ta. Thời điểm chính xác khi người Dao di cư đến Việt Nam cho đến

nay vẫn chưa thể khẳng định được. Có nhiều tài liệu cho rằng người Dao đã

đến Việt Nam rất sớm từ khoảng thể kỷ thứ XII, XIII. Nhưng bên cạnh đó

nhiều tài liệu lại đưa ra những bằng chứng chứng minh người Dao di cư đến

Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XVII.

Người Dao Quần Chẹt hiện nay sinh sống tại Yên Bái, Hòa Bình, Hà

Nội, Tuyên Quang đã từ Quảng Đông (Trung Quốc) vào Vĩnh Phúc nước ta

rồi di cư đến các địa điểm trên. Tên gọi Dao Quần Chẹt còn gắn liền với một

truyền thuyết cổ: “Ngày xưa có một cô gái người Dao, mẹ bị ốm nặng nên cô

phải vào rừng tìm thuốc cứu mẹ. Cô lặn lội trong rừng sâu tìm hái thuốc cho

mẹ, khi đã tìm được thuốc quay trở về thì cô bị cây rừng, dây gai vướng vào

váy không sao đi về nhanh được. Khi về được đến nhà thì mẹ cô đã chết. Cô

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 29: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

29

đau khổ và thề sẽ không bao giờ mặc váy nữa”. Từ đó, người phụ nữ Dao

nhóm này mặc quần hẹp bó sát chân dài đến mắt cá, gấu có thêu hoa văn.

Ba Vì là một vùng đất có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa

dạng, thuận lợi cho việc mưu sinh nên người Dao Quần Chẹt đã đến đây sinh

sống. Hiện nay vẫn chưa có một tài liệu nào ghi chép chính xác thời gian

người Dao đặt chân đến Ba Vì – Hà Nội. Toàn xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà

Nội có sáu họ người Dao là: Triệu, Bàn, Lý, Dương, Phùng, Đặng. Ban đầu

chỉ có vài hộ gia đình, cho đến khi thành lập xã Ba Vì năm 1948 cả xã đã có

25 hộ sinh sống. Năm 1963 người Dao Quần Chẹt bắt đầu định canh định cư,

đến năm 1967 đã ổn định cuộc sống, toàn xã lúc này có khoảng 70 hộ dân.

Hiện nay toàn xã Ba Vì có 461 hộ dân phân bố trong ba thôn là: Yên Sơn,

Hợp Sơn và Hợp Nhất. Toàn xã Ba Vì có gần hai nghìn người sinh sống gồm

ba dân tộc chính là Dao, Kinh và Mường. Trong đó người Dao chiếm 98%,

còn lại là người Mường và người Kinh.

Người Dao Quần Chẹt tại khu vực xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội có

tập quán sống thành thôn, làng. Trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt,

những gia đình cùng họ thường có xu hướng liên kết, xích lại gần nhau.

Người Dao Quần Chẹt có truyền thống đoàn kết trong sinh hoạt, các gia đình

trong thôn, làng tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong các công việc lớn nhỏ

như ma chay, cưới xin, xây nhà… Theo quan niệm của người Dao Quần Chẹt,

cứ từ ba đến năm nóc nhà tạo thành một làng. Trước đây, người Dao Quần

Chẹt sinh sống thành các làng ở lưng chừng vùng núi Ba Vì có độ cao khoảng

từ 200m đến 1000m. Hiện nay, người Dao Quần Chẹt đã sinh sống định cư ở

vùng chân núi Ba Vì, có sự xen kẽ với các tộc người khác như người Kinh,

người Mường nhưng họ chỉ là số ít, còn người Dao Quần Chẹt có số lượng

đông hơn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 30: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

30

Người Dao Quần Chẹt cũng có các phong tục tập quán giống với các

nhóm Dao khác như Lễ cấp sắc, lễ Tết nhảy. Lễ cấp sắc là một trong những

nghi lễ quan trọng của người Dao Quần Chẹt. Người Dao Quần Chẹt quan

niệm rằng người con trai dù có lớn khôn, có lấy vợ sinh con mà chưa qua lễ

cấp sắc thì vẫn không được coi là người lớn, không được tham gia bàn bạc

các công việc quan trọng của làng và khi chết không được về với tổ tiên,

không phải là con cái Bàn Vương. Lễ cấp sắc được tổ chức cho con trai 14, 15

tuổi. Khi tổ chức xong lễ cấp sắc người con trai mới được lấy vợ, mới có tên

âm. Nhưng đồng bào người Dao Quần Chẹt chỉ tổ chức lễ cấp sắc khi người

đàn ông đã có vợ. Lễ cấp sắc là một lễ lớn nên việc tổ chức rất cầu kỳ và cần

có điều kiện về kinh tế gia đình mới làm lễ cấp sắc.

Lễ Tết nhảy hay còn gọi là lễ Nhảy lửa của người Dao Quần Chẹt không

có thời gian tổ chức cố định. Việc tổ chức lễ tết nhảy tùy thuộc vào gia đình

có người con trai lấy vợ cúng Bàn Vương, hứa đến khi nào tổ chức lễ Tết

nhảy để tạ ơn Bàn Vương. Lễ Tết nhảy không chỉ có các thành viên trong gia

đình tham gia mà còn có sự góp mặt của những gia đình trong làng được mời,

đặc biệt không thể thiếu một nhân vật quan trọng đó là thầy cúng, thầy mo.

Trong lễ Tết nhảy có sự tham gia của hai thầy cúng, một người cúng còn một

người nữa nhảy múa. Lễ Tết nhảy là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo

của người Dao nói chung và người Dao Quần Chẹt nói riêng, có sự kết hợp

của các yếu tố nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng và tôn giáo.

1.2.2 Khái quát về địa bàn sinh sống của người Dao Quần Chẹt

Xã Ba Vì là một xã miền núi nằm dưới chân núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì.

Phía đông giáp xã Vân Hòa phía bắc giáp xã Tản Lĩnh, Ba Trại. Phía tây giáp xã

Minh Quang, Khánh Thượng. Phía Nam là núi Ba Vì. Với tổng diện tích tự

nhiên là 2538,01 ha, dân số chiếm 98% là người đồng bào Dao Quần Chẹt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 31: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

31

Xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba

Vì. Ngày 16 tháng 01 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Nay là Chính

phủ) ban hành Quyết định số 17/CT phê duyệt luận chứng kinh tế thành lập

khu rừng cấm quốc gia Ba Vì. Đến ngày 18 tháng 12 năm 1991 Chủ tịch Hội

đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 407/CT về việc

đổi tên rừng cấm quốc gia Ba Vì thành Vườn quốc gia Ba Vì. Tháng 5 năm

2003 Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng quy hoạch

sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 ha thuộc địa

giới hành chính của 16 xã thuộc 3 huyện của thành phố Hà Nội và hai huyện

của tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Thủ đô 60 km về phía Tây.

Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong tọa độ từ 20 độ 55′ đến 21 độ 07′ vĩ độ

bắc. Từ 105 độ 16′ đến 105 độ 25′ kinh đông. Bao gồm 3 phân khu là: Phân

khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và Phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt

400, phân khu dịch vụ hành chính. Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện

tích trên 35.000 ha thuộc địa phận 16 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì, Thạch

Thất, Quốc Oai của Hà Nội và Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình.

Vườn Quốc gia Ba Vì có chức năng trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên

thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, nghiên cứu khoa học kết hợp với du lịch

và học tập. Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa

ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á

nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.

Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã

ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý

hiếm như: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis), thông tre (Podocarpus

nerrifolius), sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên. Ở Vườn quốc

gia cũng đã thống kê được 503 loài cây thuốc.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 32: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

32

Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều

cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng

Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên sơn – suối Ngà, Ao Vua, Khoang

Xanh, hồ Tiên Sa. Đây còn là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền

Thượng, đền Trung, đền Hạ đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc

Hoa.. Chính những điều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu

đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 33: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

33

Chương 2

GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT

TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ – HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

2.1 GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI VẬT THỂ

2.1.1 Nhà ở

Nhà ở cổ truyền, nhà ở truyền thống của các dân tộc nói chung và của

người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội nói riêng được coi là

một trong những đối tượng nghiên cứu phức tạp và quan trọng nhất trong

nghiên cứu văn hóa sinh thái vật chất. Hơn nữa, để có thể làm rõ mối quan hệ

giữa con người với tự nhiên, yếu tố và các giá trị văn hóa sinh thái tộc người

thể hiện trong kiến trúc ngôi nhà thì việc nghiên cứu không thể tách rời điều

kiện khách quan đã tác động đến nó như: điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa,

các tập tục cổ truyền…

Người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội là một cộng

đồng riêng biệt. có tập quán sống thành từng làng, thôn. Theo quan niệm của

họ, cứ ba nhà tạo thành một làng, chỉ cần cư trú trên một khu vực nhất định là

tạo thành làng. Tính cộng đồng, tương trợ lẫn nhau trong làng xã người Dao

Quần Chẹt rất cao, họ giúp đỡ lẫn nhau những khi có khó khăn hoạn nạn hoặc

trong những dịp có công việc lớn như ma chay, cưới hỏi, dựng nhà… Người

Dao Quần Chẹt ở Ba Vì sinh sống ở vùng giữa và vùng cao suốt từ chân núi

lên đến đỉnh núi Ba Vì. Phần lớn những gia đình người Dao Quần Chẹt cùng

họ có xu hướng thắt chặt quan hệ khăng khít, gần gũi hơn. Bộ máy vận hành

của làng theo chế độ tự quản giống như nhiều tộc người khác ở nước ta., trong

làng có một người đứng đầu là trưởng làng, trưởng bản (chẩu, giằng) do dân

làng bầu chọn. Chẩu – giằng là người có uy tín trong làng, am hiểu các phong

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 34: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

34

tục tập quán truyền thống, biết cúng bái. Người này có quyền quyết định cao

nhất trong các hoạt động của làng, đứng ra giải quyết các mâu thuẫn của làng

theo tục lệ.

Có nhiều cách phân loại nhà ở dựa trên các tiêu chí khác nhau, nếu dựa

trên cấu tạo của nền nhà thì nhà của người Dao Quần Chẹt được chia thành ba

loại: nhà nền đất, nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất. Nhà của người Dao Quần

Chẹt thường có kết cấu từ ba đến năm gian, từ hai đến bốn mái, bộ khung

được làm khá vững chắc bằng gỗ, chân cột được kê trên đá tảng, có nhiều loại

mọng. Vì kèo của những nhà này có nhiều cột, kể cả nhưng cột chốn mái có

thể lợp ngói, lợp dạ, lợp bằng ván gỗ. Nhà người Dao Quần Chẹt thường có từ

hai đến ba bếp, ít cửa ra vào và cửa sổ. Cửa lớn thường được mở ở gian chính,

nếu là ba gian thì gian giữa là gian chính. Với nhà năm gian, gian chính

thường là gian thứ ba từ trái sang hoặc từ phải sang. Với nhà sàn, toàn bộ gian

chính có thể cả gian bên cạnh dùng để thờ cúng tổ tiên, tiếp khách, làm nơi

ngủ cho con trai lớn tuổi. Đối với nhà trệt nền đất, gian chính và các gian bên

cạnh thường được ngăn làm hai theo chiều ngang của nhà. Phần trước được

dùng để tiếp khách, thờ cúng, là nơi ngủ của con trai lớn tuổi, phần sau là nơi

ngủ của vợ chồng gia chủ và các thành viên khác. Các kiểu nhà của người

Dao Quần Chẹt cũng được xây dựng dựa trên điều kiện tự nhiên, đất, khí hậu

sao cho thích hợp với loại nhà sàn, nhà nền đất hoặc nhà nửa sàn nửa đất.

Việc khai thác gỗ và các vật liệu làm nhà là rất vất vả, tốn nhiều công

sức. Người Dao Quần Chẹt khai thác gỗ và nguyên liệu phải vào sâu trong

rừng. Khi tìm được cây gỗ ưng ý người ta dùng rìu chặt hạ cây, thường thì

phải phát quang quanh khu vực thân cây đổ trước đó, phải quan sát hướng địa

hình để chọn khu vực thích họp cho cây đổ. Mùa khai thác nguyên liệu làm

nhà thường trùng với mùa khô cuối năm là thời điểm nông nhàn, đặc biệt là

khai thác các loại cây họ tre, nứa còn phải tránh ngày trăng sáng, không phải

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 35: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

35

bất kể ngày nào cũng đi khai thác được. Người Dao Quần Chẹt còn có ngày

kiêng không đi rừng lấy cây gỗ.

Giống như gỗ, các loại cây họ tre nữa như tre gai, mai, vầu, diễn... được

người Dao Quần Chẹt sử dụng không chỉ làm nhà mà còn làm lán, lều trại.

Thời gian khai thác các loại nguyên liệu tre nứa là bất cứ khi nào trong năm

đều có thể được. Người ta quan niệm tre, nứa khai thác vào các ngày không

trăng nghĩa là đầu và cuối tháng âm lịch thì sẽ tốt hơn, không bị mọt. Người

Dao Quần Chẹt chỉ khai thác cây tre, nứa ở các khu rừng non cạnh khu vực

nương rẫy của họ chứ không khai thác trong rừng giá, tránh sự ảnh hưởng tới

sinh thái môi trường. Thông thường để dựng được một ngôi nhà gỗ tương đối

ổn định, chắc chắn người Dao Quần Chẹt phải mất từ hai đến ba năm tìm

nguyên liệu, chuẩn bị các điều kiện vật chất. Qua một thời gian, khi cưa, xẻ

đủ số lượng gỗ dự kiến, đồng thời chuẩn bị xong khả năng kinh tế người Dao

Quần Chẹt mới chọn đất làm nhà bằng cách bói gạo. Việc dựng nhà nhanh

hay chậm,tốn bao nhiêu thời gian phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị nguyên

vật liệu xây nhà.

Đối với kiều nhà nền đất (nhà trệt): Nhà nền đất được cất ở nơi tương

đối bằng phẳng dưới chân núi, đôi khi cũng thấy xuất hiện nhà nền đất ở bên

sườn núi dốc. Nguyên vật liệu xây nhà nền đất chủ yếu là gỗ, cây que, các

loại dây rừng, cỏ tranh. Nguồn nguyên vật liệu này có sẵn và được khai thác

từ tự nhiên. Dụng cụ làm nhà rất đơn giản chỉ là cưa, các loại đục, bào. Cách

làm nhà nền đất của người Dao Quần Chẹt gần giống với cách làm nhà của

người Mông. Tường được trình bằng đất hoặc thưng ván, mái nhà được lợp

bằng cỏ, rơm rạ hoặc ngói âm dương. Bộ sườn của nhà nền đất được cấu tạo

khá đơn giản. Thông thường, mỗi vì kèo chỉ có hai hoặc ba cột, một quá giang

và một bộ kèo đơn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 36: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

36

Mặt cắt nền nhà đất

Chú thích:

1: Cửa chính

2: Lối ra vào gian bếp

3: Cửa phụ

4: Bàn thờ tổ tiên

5: Bàn tiếp khách

6: Tủ

7: Giường ngủ của con trai

8: Giường ngủ của khách

9: Bếp nấu ăn

10: Buồng ngủ của vợ chồng gia chủ

11: Buồng ngủ của vợ chồng trẻ

13: Trạn bát

14: Nơi dự trữ lương thực

15: Máng nước

Nhà nửa sàn nửa đất: Đây là kiều nhà được xây dựng dựa trên việc lợi

dụng địa thế đất dốc, không bằng phẳng. Phần nền đất của ngôi nhà được dựa

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 37: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

37

vào núi, phần sàn được làm bằng gỗ hoặc tre, có nhà được làm từ hai đến ba

tầng, cầu thang được bố trí bên trong ngôi nhà. Điều đặc biệt của loại hình

nhà nửa sàn nửa đất này là tận dụng được địa hình, địa thế đất. Đây là kiểu

nhà có kiến trúc khá độc đáo và thú vị của người Dao. Nhà nửa sàn nửa đất

tận dụng tối ưu các đặc điểm, lợi thế của môi trường tự nhiên.

Mặt cắt nền nhà nửa sàn nửa đất

Chú thích:

A: Nền đất, B: Nền sàn

1: Cầu thang

2, 3: Cửa giáp ranh giữa nền sàn và nền đất

8: Phòng ngủ của con trai lớn và

khách nam

9: Phòng ngủ của gia chủ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 38: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

38

4: Bàn thờ tổ tiên

5: Bếp khách

6: Bếp nướng

7: Bàn tiếp khách

10: Phòng ngủ của vợ chồng trẻ

11: Trạn bát

12: Bếp lò

13: Nơi để củi, cối giã gạo

14: Sàn phơi, máng nước

Nhà sàn: Nhà sàn của người Dao cũng giống như nhà sàn của nhiều dân

tộc khác từ cách làm đến nguyên vật liệu được chọn. Khung nhà được làm

bằng gỗ, xung quanh thưng ván hoạc tre, vầu, mái lợp gỗ hoặc ngói âm

dương. Cầu thang được đặt bên ngoài ngôi nhà.

Mặt cắt nền nhà sàn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 39: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

39

Chú thích:

1: Cầu thang

2: Cửa chính

3: Bàn thờ

4: Phần dành cho con trai và khách

5: Phần dành cho gia chủ

6: Bếp khách

7: Nơi ngủ của bà hoặc con gái

8: Nơi dành cho con gái lớn hoặc

vợ chồng trẻ

9: Bếp nấu ăn

10: Trạn bát, chum đựng rượu

11: Cối xay

12: Thùng đựng nước rửa chân

13: Sàn phơi

14: Cửa phụ

Người Dao Quần Chẹt không có thợ chuyên làm nhà. Tất cả mọi người

trong thôn xóm đều biết làm mộc, biết làm nhà. Phụ nữ Dao Quần Chẹt không

thua kém gì đàn ông, họ biết sử dụng đục, cưa, bào, đẽo bằng rìu như những

người đàn ông. Khi trong thôn xóm có người xây nhà, tất cả các hộ gia đình

đều cử người đến giúp đỡ. Tập quán tương trợ lẫn nhau đã được người Dao

Quần Chẹt hình thành từ lâu đời trong bất cứ công việc gì nên việc cất nhà

được giúp đỡ nhiệt tình và hoàn thành rất nhanh chóng.

Nhìn chung, với cả ba loại hình nhà ở truyền thống của người Dao Quần

Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội ít nhiều đã phản ánh được điều kiện

địa lý, hoàn cảnh sản xuất và sự giao lưu văn hóa của người Dao Quần Chẹt

với các tộc người khác. Ngôi nhà là một trong những kiến trúc đặc trưng nhất,

thể hiện rõ nét nhất sự thích nghi, tận dụng và ứng phó với môi trường tự

nhiên của con người. Ngôi nhà còn được coi là một phức hợp văn hóa, là sự

kết hợp của các yếu tố kiến trúc, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt…

của con người. Mặc dù có ba loại hình nhà ở khác nhau nhưng với mỗi một

loại hình nhà ở, người Dao Quần Chẹt luôn có thiết kết thuận tiện và hợp lý

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 40: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

40

nhất cho những sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Không chỉ có

vậy, bên cạnh kiến trúc nhà sinh hoạt chính, một số ngôi nhà của người Dao

Quần Chẹt còn có các kiến trúc phụ. Vườn trồng rau hay trồng cây thuốc

thường thấy xuất hiện ở nhiều loại hình nhà cả nhà trệt, nhà nửa sàn nửa đất

và nhà sàn. Với loại hình nhà sàn thường ít có chuồng gia súc, thường chuồng

gia súc được đặt dưới gầm nhà sàn. Với loại hình nhà nửa sàn nửa đất và nhà

nền đất (nhà trệt) thì khu vực chường gia súc được xây dựng riêng biệt.

Ngôi nhà của người Dao Quần Chẹt trở thành một không gian văn hóa,

nó là một minh chứng cho những giá trị văn hóa sinh thái của người Dao

Quần Chẹt, thể hiện sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên.

2.1.2 Trang phục

Cùng với nhà ở, trang phục là một trong những hình thức biểu hiện rõ

nét của văn hóa sinh thái. Các hình thức trang phục thể hiện sự hiểu biết về

môi trường và khả năng vận dụng những điều kiện cụ thể của môi trường vào

công việc thiết kế trang phục của con người.

Văn hóa trang phục: là những ý nghĩa, giá trị của văn hóa tộc người

được thể hiện thông qua trang phục. Các thành tố tạo nên văn hóa trang phục

là y phục, đồ trang sức và cách con người lựa chọn, ứng xử với việc sử dụng

chúng. Trong văn hóa trang phục, đặc biệt là trang phục của người phụ nữ thì

bản sắc dân tộc được thể hiện rõ nét, thường xuyên và lâu bền nhất. Người

Dao Quần Chẹt đã tạo ra những nét văn hóa tiêu biểu và của riêng họ. Một

trong những yếu tố tạo nên đặc trưng của văn hóa Dao Quần Chẹt đó là trang

phục. Trang phục của người Dao Quần Chẹt được đánh giá là thấm đẫm văn

hóa tộc người, là sản phẩm cần thiết đối với đời sống.Trang phục của người

Dao Quần Chẹt chứa đựng những tư tưởng, tình cảm, phản ánh sinh động và

chân thực nhiều khía cạnh của văn hóa tộc người cũng như của đời sống

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 41: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

41

người Dao Quần Chẹt. Trên một bộ trang phục đẹp, không thể không nhắc

đến sự kết hợp tài tình giữa hoa văn, họa tiết trang trí và màu sắc trên trang

phục của người thiết kế. Hoa văn là một dạng thức tái hiện các yếu tố tự

nhiên, được ghi chép qua ấn tượng, được sàng lọc và định hình qua tư duy và

được biểu hiện qua xúc cảm thẩm mỹ. Tín ngưỡng và tư duy thẩm mỹ của

người Dao Quần Chẹt luôn gắn với ngũ sắc. Trong quan niệm dân gian của

người Dao Quần Chẹt, ngũ sắc mang tính nguồn gốc thủy tổ của tộc người và

sự may mắn. Màu sắc trên trang phục của người Dao Quần Chẹt thể hiện sự

hòa hợp với môi trường sống, môi trường tự nhiên. Ngũ sắc rở thành màu sắc

chủ đạo được trang trí trên trang phục tạo ra nét độc đáo trong văn hóa mặc

của người Dao Quần Chẹt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Trang phục cổ truyền

Thường phục Lễ phục Đồ trang sức

Nam phục

Nữ phục

Y phục

trẻ em

Thầy cúng

Cô dâu

Chú rể

Page 42: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

42

Phân loại trang phục của dân tộc

STT Thường phục Lễ phục

Khăn đội đầu Khăn đội đầu

Áo dài Áo dài

Yếm Yếm

Dây lưng Dây lưng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 43: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

43

1 Nữ phục Cô dâuXà cạp Xà cạp

Quần Quần

2

Nam phục

Khăn

Chú rể

Khăn

Áo Áo

Quần Quần

3

Y phục

trẻ em

Thầy cúng

Mũ, áo dài

Áo Dây lưng

Quần Váy

Các loại trang phục của người Dao Quần Chẹt

Tên gọi Dao Quần Chẹt khiến ta liên tưởng đến bộ trang phục của người

phụ nữ. Trang phục thường ngày của người phụ nữ gôm có khăn đội đầu, áo

dài, yếm, dây lưng, quần và xà cạp. Khăn đội đầu không có hoa văn trang trí,

phải rất khéo léo người phụ nữ Dao Quần Chẹt mới đội lên đầu chiếc khăn có

tạo hình như hai chiếc sừng nhọn hai bên. Sau đó dùng chiếc khăn nhỏ có

thêu hoa văn ở hai đầu để đội bên ngoài, chiếc khăn này được để từ cằm buộc

lên đỉnh đầu. Áo dài của người phụ nữ Dao Quần Chẹt có màu chàm, không

có công thức cắt may nào cụ thể. Nhưng bằng sự khéo léo của mình, khi cắt

may cho ai người đó tự ướm mình vào để biết số lượng vải cần dùng. Hai thân

trước và hai thân sau của áo đều có hoa văn, họa tiết trang trí. Trên áo có

trang trí các hoa văn như xương rồng, cũi lợn, hình cây cối, con người, các

môtip hoa văn hình học, hình chim thú, hình sao tám cánh… Hoa văn trên

trang phục của người Dao Quần Chẹt không được dệt theo vải mà chủ yếu là

họ tự thêu hoặc gắn lên.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 44: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

44

Đặc điểm dễ nhận biết trên trang phục của người phụ nữ Dao Quần Chẹt

đó là chiếc quần chỉ dài quá gối một chút và được bó sát. Quần cũng được

nhuộm màu chàm, dưới gấu có thêu hoa văn. Phụ nữ Dao Quần Chẹt chủ yếu

sử dụng các loại trang sức bằng bạc, ít sử dụng đồ trang sức bằng vàng hay đá

quý. Các loại trang sức thường được dùng phổ biến như vòng tay, vong chân,

vòng cổ, nhẫn, khuyên tai.

Sách Sưu thần ký của Cao Bản thời Tấn có ghi chép: “Ngườn Man kéo

vỏ cây lấy sợi, dùng quả nhuộm màu, thích quần áo ngũ sắc…” Như vậy, tư

duy màu sắc gắn liền với nhiều mặt đời sống xã hội của người Dao và nó đã

được xuất hiện trên trang phục của người Dao. Người Dao còn có sự ảnh

hưởng của Nho giáo, nhiều học giả đã đưa ra giả thuyết rằng năm màu trên

trang phục của người Dao là tượng trưng cho ngũ hành, là biểu hiện của Kim,

Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi sự kết hợp màu và họa tiết trang trí trên trang

phục của người Dao đều mang triết lý của cuộc sống.

Ngoài linh hồn trên thân thể con người, người Dao Quần Chẹt cũng

quan niệm cây cối, sông suối, rừng núi cũng đều có những loại ma riêng.

Những loại ma này cùng với linh hồn của những người chết không bình

thường trở thành ma dữ, thường gây hại cho con người, mùa màng và gia súc

nên đồng bào phải thường xuyên cúng bái. Vì vậy biểu tượng cây cối, sông

nước, rừng núi được biểu hiện khá rõ nét, dày đặc và thành kính trên trang

phục lễ hội, sinh hoạt của người Dao Quần Chẹt cũng như của thầy cúng.

Những biểu tượng đó luôn được người Dao Quần Chẹt trân trọng, trau truốt

mang theo bên mình mọi nơi, mọi lúc.

Cuộc sống của người Dao Quần Chẹt giữa thiên nhiên bao la, rộng lớn đất

trời cùng với sự hiện diện của muôn loài sinh vật đã trở thành chủ đề cho những

trang trí trên trang phục của người Dao Quần Chẹt. Khi con người hòa mình vào

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 45: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

45

thiên nhiên, cảm nhận tình yêu và cuộc sống, vốn có nguồn cảm xúc dồi dào, các

hình tượng thiên nhiên được in đậm trong trí nhớ, trở thành ấn tượng sâu sắc

trong tâm thức. Cỏ cây, hoa lá gắn liền với người Dao bởi họ luôn tìm trong cỏ

cây, hoa lá đó sự sống, sự che chở, bảo vệ. Hơn nữa cây cỏ hoa lá còn là nguồn

dược liệu quý gắn liền với cuộc sống người Dao Quần Chẹt. Cỏ cây đem đến

cho người Dao Quần Chẹt sức khỏe, sự sống, sự tồn vong. Vì vậy, hình ảnh cỏ

cây hoa lá luôn được tái hiện một cách sinh động, có hồn trên từng đường kim

mũi chỉ thêu nên trang phục của người Dao Quần Chẹt.

Cùng với hình tượng cỏ cây, hoa lá thì chim thú cũng là người bạn thân

thiết của cư dân sinh sống nơi núi rừng. Mỗi hình trang trí của một con vật lại

được kết cấu đa dạng trong sự sắp xếp thành cụm hoa văn phúc hợp. Có

những hình ảnh chim thú đứng đơn lẻ nhưng đi cùng với nó lại là những họa

tiết trang trí bổ sung khác như cây cối hoặc chim thú nhỏ khác. Biểu tượng

chim thú được diễn tả cùng cây cỏ, hoa lá và con người đã khẳng định thêm

tình yêu thiên nhiên, môi trường của người Dao Quần Chẹt. Hình chim thú

thấp thoáng trong sự rậm rạp của cây cối, rừng già cho thấy sự quan sát tinh tế

và sự giao cảm giữa con người và thiên nhiên. Sự sống được đồng bào người

Dao Quần Chẹt nâng niu, gìn giữ và bảo vệ, người Dao coi thiên nhiên là lẽ

sống, trở thành thông điệp được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những giá trị văn hóa sinh thái luôn hiện hữu và được nhắc nhở trong cuộc

sống của người Dao Quần Chẹt trong mọi mặt của đời sống, ngay từ những

điều bình dị nhất.

Trên trang phục cổ truyền của người Dao Quần Chẹt, bên cạnh hoa văn

hình cây cỏ, muông thú thì hoa văn hình người cũng giữ một vị trí quan trọng.

Hoa văn hình người thường được sắp đặt ở vị trí cao nhất. Ở vị trí đó con

người sống trong thiên nhiên,cỏ cây, chim thú với muôn màu sắc. Hình ảnh

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 46: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

46

con người không bao giờ xuất hiện đơn lẻ mà thường thành nhóm và đan xen

với các họa tiết cây cỏ, chim thú. Điều này cho thấy sự mong ước gắn kết các

nhóm người, gắn kết trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt và sự hòa hợp,

gắn bó với thiên nhiên. Các giá trị văn hóa sinh thái đã được người Dao Quần

Chẹt đúc kết qua nhiều đời, nhiều thế hệ, thể hiện rõ nét trên trang phục

thường ngày cũng như trang phục lễ hội của người Dao Quần Chẹt.

2.1.3 Ẩm thực

Khu vực sinh sống của người Dao Quần Chẹt nằm trong khu vực bảo tồn

của Vườn Quốc gia Ba Vì, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thiên nhiên ưu

đãi nên từ lâu đồng bào người Dao Quần Chẹt đã biết khai thác những sản vật

trong tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Bên cạnh việc khai thác tự

nhiên, người Dao Quần Chẹt còn sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và trao đổi

hàng hóa với các dân tộc khác.

Người Dao Quần Chẹt thường ăn hai bữa chính trong ngày là bữa sáng

và bữa tối. Họ thường ăn bữa phụ vào buổi trưa vì thường đi làm nương rẫy

xa nên thường ăn sáng trước rồi mang theo cơm ăn trưa. Lương thực chính là

gạo, bao gồm cả gạo tẻ và gạo nếp. Sau gạo, nguồn lương thực quan trọng thứ

hai là ngô. Ngô thường được xay thành bột để nấu cháo đặc. Ngoài ra, khi

thiếu đói họ còn tìm các loại củ như củ mài, củ bấu hoặc các loại bột như bột

đao, bột báng để chế biến đồ ăn. Người Dao Quần Chẹt cũng thường xuyên

đồ xôi để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc

trong những ngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa,

làm chuồng trại gia súc. Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi

nhiều màu.

Ngoài các nguồn lương thực chính là gạo và ngô, người Dao Quần Chẹt

cũng có nhiều món chế biến từ thịt và cá rất đa dạng. Món xào: khi thịt gà,

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 47: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

47

thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao Quần Chẹt thường đem xào gừng và nghệ.

Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước và thường

cho thêm gừng. Một số món như thịt bò, thịt trâu còn tươi cũng được đem xào

chín với gừng. Chỉ có lòng gan lợn. thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng được

xào khô và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít rượu.

Trường hợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như thảo

quả, quế, gừng, sả... Món luộc: để làm món thịt luộc, người Dao Quần Chẹt

thường rửa sạch thịt và cắt thành miếng to bằng bàn tay. Sau đó bỏ vào nồi

hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồi bắc lên bếp lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc

vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chín đều thì vớt ra. Nước luộc thịt được đem

nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với rau ngót, mồng tơi. Trước khi ăn, thịt

luộc chín được đem thái hoặc chặt thành miếng nhà xếp vào bát, đĩa hay đổ

thịt ra lá dong, lá chuối. Món hầm: thịt hầm cũng được người Dao Quần Chẹt

ưa thích. Món thịt hầm thường phải có thêm những thứ bổ trợ như đu đủ,

khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, su hào... Tuỳ theo đặc điểm của món thịt

hầm, họ có cho thêm một số gia vị như rượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng,

gừng... Món nấu: trong các món ăn của người Dao Quần Chẹt, nếu so sánh

với các món xào, luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng không phải là ít.

Họ rất thích ăn thịt lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng. Nhiều

khi đậu phụ, trứng gà cũng được đem nấu canh. Ngoài ra, họ còn hay nấu

canh thịt lợn nạc với phở hoặc miến dong, nấu xương lợn với bí đao... Khi bắt

được những con cá to họ cũng hay đem nấu canh với gia vị. Nhìn chung,

trong những ngày Tết hoặc lễ thường thấy xuất hiện nhiều món thịt nấu. Với

ốc đồng hoặc ốc suối, họ thường đem rửa sạch, chặt đuôi rồi nấu canh nghệ,

khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ. Món rán được chế biến khá đơn giản. Khi thấy

chảo nóng thì cho mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá

xuống rán cho đến khi chín thì vớt ra. Món nướng: Trước đây khi thịt lợn,

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 48: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

48

người Dao Quần Chẹt có thói quen lấy ít gan có cả mật và thịt nạc đem ướp

muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng. Khi chín gan được

thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia cho mọi người cùng ăn,

thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn. Đối với các món rau, trong các món thức

ăn hàng ngày, món rau nấu canh mặn hoặc nhạt là món chính. Bất kể loại rau

nào cũng được người Dao Quần Chẹt đem nấu canh, chẳng hạn như rau cải,

cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền, măng, mướp, bầu, bí, khoai

sọ.... Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá non của cây sắn, rau cải

làn, rau đớn thường được xào, ít dùng nấu canh. Tuy gọi là rau xào nhưng vẫn

phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tránh cho rau bị cháy. Hiện nay, do

ảnh hưởng văn hoá, người Dao Quần Chẹt cũng ưa thích món rau luộc. Rất

nhiều loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền...được họ đem luộc ăn với

nước chấm.

Người Dao Quần Chẹt có tập quán uống rượu từ lâu đời. Tuy vậy, chỉ có

đàn ông Dao Quần Chẹt là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách. Còn nữ

giới chỉ uống rượu thuốc để chữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có

bạn bè. Nước uống thường ngày của người Dao Quần Chẹt là nước lã đun sôi

với một loại rễ, lá cây rừng hoặc hạt vối, vừa mát vừa bổ. Hiện nay, nhiều gia

đình người Dao Quần Chẹt đã tự trồng chè nên nước chè xanh cũng bắt đầu

trở thành đồ uống phổ biến của họ. Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả

các thành viên trong gia đình đều phải ngồi vào mâm cùng ăn uống. Về vị trí

ngồi, hàng phía trên là nơi ngồi của đàn ông, còn hàng phía dưới hoặc tiếp

giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ và trẻ con. Việc chia ra thành nhiều mâm để

ăn uống thường chỉ xảy ra khi trong nhà có khách hoặc các thành viên quá

đông, không đủ chỗ ngồi ăn cùng mâm. Tuy vậy, hiện nay cũng có một số gia

đình thích chia ra thành 2 mâm để ăn uống cho thuận tiện. Khi đó, mâm trong

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 49: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

49

gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháu nhỏ, còn mâm trong gian khách

có ông, bố cùng các con trai và các cháu trai lớn tuổi.

Trong ăn uống của người Dao Quần Chẹt, khi mọi người ngồi vào mâm

phải chờ cho đủ cả gia đình mới được cầm bát đũa. Người Dao Quần Chẹt có

thói quen trong bữa ăn mời, nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau. Bố mẹ gắp

cho ông bà và con cái, ông bà gắp cho các cháu nhỏ. Khi thịt gà dù to hay bé đều

đành bộ gan cho ông bà, đùi chân cho những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để

cho những đứa lớn hơn. Trong bữa ăn, nếu có khách chủ nhà cũng không quên

mời và luôn tay gắp miếng ăn ngon cho khách. Người Dao Quần Chẹt vừa ăn

cơm vừa uống rượu, khách thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng

chén mời nhưng không chạm chén. Do vậy, khách cần dựa theo khả năng của

mình mà uống nhiều hay ít mỗi khi nhấc chén uống rượu. Khi uống cạn chén

khách cứ tự nhiên để cho chủ nhà rót rượu xuống. Nếu cảm thấy không muốn

uống nữa thì lấy tay đẩy nhẹ miệng chai lên mỗi khi thấy chủ nhà định rót rượu

xuống chén của mình. Khi ăn cơm xong hoặc đang ăn không được để đũa lên

miệng bắt, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ trong những ngày ma chay hoặc xới

cơm cúng vong hồn người chết mới được để đũa như vậy.

Đối với các nghi lễ của người Dao Quần Chẹt như đám cưới, vào nhà

mới, đám ma, có một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã

được tập quán cộng đồng quy định. Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải

có các món như: xôi, thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số

món như măng, đậu tương hầm... Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá

nhiều món và được chế biến như trong những ngày Tết Nguyên đán. Trong lễ

cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt gà cùng với một số món như cá suối và thịt

sóc để cúng lễ. Còn trong đám ma có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu,

nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc bi chuối rừng nấu với xương lợn. Về

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 50: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

50

cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong mâm, vị trí ngồi, ngôi thứ, vị thế

trong dòng họ, chỗ ngồi theo tuổi tác và địa vị của khách… thì tuỳ theo sự

quy định của từng loại nghi lễ.

Cũng như nhiều dân tộc khách, người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì biết tận

dụng những ưu đã của thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên mà sinh tồn. Con

người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết, khăng khít không thể tách rời.

Văn hóa ẩm thực của đồng bào Dao Quần Chẹt cũng là một mặt biểu hiện của

văn hóa sinh thái. Tuy được thể hiện dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác

nhau nhưng dưới góc độ nào di chăng nữa thì những giá trị văn hóa sinh thái

luôn gần gũi và xuất hiện với tần xuất cao trong đời sống sinh hoạt của đồng

bào Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì.

2.1.4 Dược liệu

Người Dao Quần Chẹt tại xã Ba vì, huyện Ba Vì – Hà Nội có một kho

tàng tri thức dân gian hết sức phong phú. Người Dao Quần Chẹt đã biết vận

dụng những tri thức dân gian đúc kết từ bao đời nay vào trong hoạt động sản

xuất nông nghiệp như dự báo thời tiết, khí hậu để biết thời vụ giao trồng, chăn

nuôi gia súc gia cầm sao cho phù hợp. Điều đặc biệt trong kho tàng tri thứ dân

gian của người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội mà không

thể không nhắc đến đó là các bài thuốc nam cổ truyền. Nghề thuốc và chế dược

liệu của người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì được coi là nghề “truyền thừa”. Gắn

bó cả cuộc đời với nghề thuốc cổ truyền dân tộc, lương y Triệu Thị Thanh ở

bản Dao Hợp Sơn cho biết là đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người. Để biết

làm nghề, ngay từ lúc còn nhỏ bà đã theo bà, theo mẹ của mình đi hái cây

thuốc trong vùng rừng núi Ba Vì. Lớn lên, với những kiến thức kinh nghiệm

học hỏi từ bà và mẹ được tích lũy lại, bà Thanh bốc thuốc, chữa bệnh không

lấy tiền cho người dân trong bản, trong xã và các địa phương lân cận. Từ đó,

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 51: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

51

bà khổ luyện thành người có tay nghề cao. Hiện nay, bà là lương y có tiếng ở

bản người Dao Quần Chẹt, am hiểu tường tận về từng loài cây, vị thuốc và

công dụng của nó.

Bà Triệu Thị Hòa, nguyên là chủ tịch hội Đông y xã Ba Vì khi được

phỏng vấn về nghề thuốc cổ truyền nói rằng: “Chẳng ai biết chính xác những

bài thuốc chữa bệnh của người Dao có từ bao giờ, chỉ biết khi lớn lên là được

cha mẹ truyền cho. Trẻ con người Dao trên núi Ba Vì, có đứa còn chưa sõi

nhưng chỉ cây thuốc nào hỏi tên là cây gì, chữa bệnh gì thì nói vanh vách.

Nghề làm thuốc được người Dao truyền miệng, không ghi chép vào sách vở...

Một số bài thuốc phổ biến thì có cách chế biến và liều lượng giống nhau,

nhưng cũng có bài thuốc lại khác nhau do cách phối vị thuốc của mỗi gia

đình theo bí quyết riêng. Bởi vậy, thuốc Nam của dân tộc Dao gọi là cổ

truyền cũng được mà gia truyền cũng đúng”.

Theo bà Triệu Thị Bảy, một trong những lương y có tiếng ở bản Hợp

Nhất (có trên 40 năm làm nghề thuốc) cũng cho biết: “Cách truyền nghề của

người Dao ở Ba Vì là theo cách trực quan. Người mới vào nghề phải theo

chân các bậc tiền bối có nhiều kinh nghiệm lên núi tìm kiếm cây thuốc. Khi

nhận biết được các loại cây thuốc thì mới được dạy cách xem bệnh và bốc

thuốc để chữa bệnh”.

Như vậy, nghề thuốc của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì là sự kế thừa

kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, lớp trước “truyền thừa” cho lớp sau,

lớp sau “kế thừa” tri thức đã có từ lớp trước. Không những “truyền thừa” về

kỹ thuật, người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì còn truyền thừa về y lý của nghề.

Theo đó, khi dùng thuốc chữa bệnh, lương y đều có bốn bước xử lý theo

nguyên tắc là trị bệnh, khỏi bệnh, chống tái phát và tiệt nọc bệnh. Tính

“truyền thừa” nghề thuốc của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì còn thể hiện ở

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 52: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

52

chỗ trước hết họ làm thuốc là để chữa bệnh cho bản thân mình, dân tộc mình,

sau đó mới là chữa cho mọi người.

Thầy thuốc Triệu Thị Thanh cho biết rằng khi người Dao Quần Chẹt đến

vùng núi Ba Vì để "an cư lập nghiệp", họ phải ở tít trên lưng chừng núi cao và

dựa vào rừng Ba Vì để kiếm sống. Vì thế khi lâm bệnh, người Dao Quần Chẹt

phải tìm cây rừng để tự chạy chữa. Với kinh nghiệm dân gian truyền từ đời

này qua đời khác, người Dao Quần Chẹt Ba Vì biết bốc thuốc chữa những

bệnh thường gặp như phong, thấp khớp, sỏi thận, đái buốt, đái dắt, đái tháo

đường, ho hen, ho lao, ho ra máu, trĩ nội, trĩ ngoại, hậu sản, dạ dày, viêm

phổi… Lúc đầu, người Dao Quần Chẹt Ba Vì có phong tục bốc thuốc cứu

người không lấy tiền, ai khỏi bệnh thì đến nhà thầy thuốc tạ ơn tổ tiên bằng

sản phẩm nông nghiệp như con gà, gạo nếp, chai rượụ… Về sau, nhờ danh

tiếng của thuốc dân tộc Dao Quần Chẹt ở Ba Vì lan xa, nghề thuốc của người

Dao Quần Chẹt trở thành kế sinh nhai.

Nghề thuốc của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì là sự kết hợp “truyền

thống dân gian” và “môi trường sinh thái”. Vùng rừng núi Ba Vì là vùng núi

trung bình và thấp, tiếp giáp với vùng bán sơn địa, nổi lên giữa đồng bằng

(cách hợp lưu sông Đà và sông Hồng 20 km về phía nam). Trong Vườn quốc

gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m như Đỉnh Vua (1296m),

đỉnh Tản Viên (1227m), đỉnh Ngọc Hoa (1131m), đỉnh Viên Nam (1081m) và

một số đỉnh thấp hơn. Núi Ba Vì gồm hai dải chính là dải chạy theo hướng

Đông - Tây  qua đỉnh Tản Viên dài 9 km và dải chạy theo hướng Tây Bắc –

Đông Nam cũng qua đỉnh Tản Viên dài 11 km. Ba Vì là một vùng núi rừng có

độ dốc khá lớn, sườn phía Tây do đổ xuống sông Đà nên dốc hơn so với sườn

Tây Bắc và sườn Đông Nam. Địa hình càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ

cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là 350, và có vách đá lộ thiên nên việc đi

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 53: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

53

lại là rất khó khăn. Không chỉ là nơi có điều kiện địa lý tự nhiên nguyên sơ,

vùng núi Ba Vì còn là nơi có hình thái khí hậu thủy văn khá đặc biệt. Sự phối

hợp giữa gió mùa và vĩ độ đã tạo nên khí hậu trong vùng là nhiệt đới ẩm với

mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,40C. Ở

vùng thấp, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 2,70C. Nhiệt độ cao nhất có khi lên tới

420C. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,60C; từ độ cao 1000m trở

lên nhiệt độ chỉ còn 160C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,20 C. Nhiệt

độ cao tuyệt đối chỉ là 33,10C. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố

không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7 tháng 8. Độ ẩm không khí

là 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m

trở lên không có mùa khô. Chính nhờ môi trường sinh thái tự nhiên đặc biệt

và thuân lợi như vậy vùng rừng núi Ba Vì là vùng thực vật lý tưởng đối với

nghề thuốc truyền thống. Theo thống kê ở sách Cây thuốc người Dao Ba Vì,

trong số 1.209 loài thực vật có trong rừng Quốc gia Ba Vì, có tới 507 loại cây

cỏ người Dao Quần Chẹt dùng làm thuốc chữa bệnh  Trong số những loài

dược liệu này, có những cây thuộc loại quý và hiếm. Trong danh sách thống

kê mà Tiến sĩ Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật trường Đại học Dược

Hà Nội công bố, mỗi loại thảo dược quí đều có tên thường dùng, tên theo

tiếng Dao và tên khoa học (VD: cây “bình vôi” tên gọi theo tiếng Dao là “đìa

đòi pẹ”). Với việc mỗi loại thảo dược dùng để chữa bệnh đều có tên gọi bằng

tiếng Dao cùng với tên gọi phổ thông như thế, nó xác nhận rằng người Dao

Quần Chẹt ở Ba Vì là những chủ nhân thực sự của nguồn dược liệu quý giá

này. Như vậy, có thể nói điều kiện tự nhiên (địa lý và khí hậu) vùng núi Ba Vì

là vùng lý tưởng cho những loài thực vật sinh trưởng. Trong môi trường ấy,

người Dao Quần Chẹt với kinh nghiệm truyền thống của mình đã nhận ra

công dụng của nhiều loại dược liệu quý hiếm được lưu giữ trong vùng. Vì thế

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 54: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

54

có thể nói rằng nghề thuốc của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì chính là sự kết

hợp giữa truyền thống dân gian và môi trường sinh thái.

Đối với người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì, làm nghề thuốc không đơn thuần

chỉ là việc sử dụng dược liệu để bốc thuốc. Họ kiêm luôn cả công việc tìm

kiếm cây thuốc, chế biến dược liệu và xem bệnh bốc thuốc. Như vậy, thầy

thuốc người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì vừa làm nhiệm vụ của người tìm kiếm

và chế biến dược liệu, vừa là người xem bệnh để bốc thuốc. Để có được một

khả năng như thế, rõ ràng chỉ có thể là nhờ sự kế thừa tri thức cổ truyền của

dân tộc cũng như kế thừa kinh nghiệm gia truyền của mỗi một gia đình mà có.

Thường thường, những vị thuốc quý hiếm vẫn ẩn mình trên núi cao hùng vĩ.

Vì thế, người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì khi làm thuốc phải khổ công lặn lội

trong rừng sâu núi thẳm mới tìm kiếm được chúng. Có thể nói, việc tìm kiếm

dược liệu là một kỳ công của người làm thầy thuốc ở nơi đây. Sau khi thu hái

được, người ta mang về và băm hay chặt thành những kích cỡ khác nhau, phù

hợp với mỗi loại dược liệu. Sau đó, dược liệu đã sơ chế này được rửa sạch để

phơi hay sấy khô. Mỗi loại dược liệu có cách phơi sấy khô rất khác nhau, sao

cho việc phơi sấy vẫn đảm bảo trọn vẹn công dụng của mỗi một loại dược

liệu. Đây là công đoạn đòi hỏi người làm thuốc phải xử lý dược liệu một cách

rất công phu, tỷ mỷ. Sau công đoạn này, thuốc được lưu giữ như đóng gói, cất

trong những dụng cụ bảo quản để sau đó dùng bốc thuốc hay chế biến thành

những dạng khác. Những công việc như thế là công đoạn “làm” thuốc hay “sơ

chế” thuốc của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì.

Hiện nay, người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì có ba cách “sử dụng” thuốc để

chữa bệnh. Cách thông dụng nhất đối với thuốc đông y là “sắc thuốc” để

uống. Cách thứ hai là sử dụng thuốc theo hình thức “tắm thuốc”. Cách dùng

này phụ thuộc vào thể trạng của một số người; hoặc liên quan đến một số

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 55: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

55

bệnh đặc thù (như phục hồi sức khỏe sản phụ sau sinh nở…). Khi dùng theo

cách tắm thuốc, người Dao Quần Chẹt thường phối hợp những loại dược liệu

cần thiết khác nhau, đun sôi với một lượng nước cần cho người tắm, sau đó để

đến khi còn ấm khoảng 300C thì ngâm mình vào tắm. Thuốc tắm của người

Dao Quần Chẹt Ba Vì nổi tiếng nhất là loại thuốc tắm đẻ truyền thống. Loại

thuốc này giúp cho người sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sạch máu

huyết và sau khi sinh nở từ 7 đến 10 ngày, sản phụ có thể lao động bình

thường như trước khi sinh. Hai cách dùng thuốc vừa nói ở trên là hai cách

dùng thuốc truyền thống của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì. Cách thứ ba là

dùng dưới dạng “cao thuốc” hay “cao lá”. Theo những thầy thuốc người Dao

Quần Chẹt ở Ba Vì, loại thuốc “cao lá” mới chỉ xuất hiện khoảng mấy chục

năm gần đây. Đây có thể coi là cách sử dụng thuốc “cải tiến” của người Dao

Quần Chẹt Ba Vì, khác với hai cách dùng truyền thống đã nói ở trên, vừa tiện

dụng mà vẫn giữ được công dụng của thuốc. Theo đó, người ta phối hợp rất

nhiều loại dược liệu khác nhau, đun nấu chúng liên tục trong nhiều tuần liền

để cô lại thành cao. Có nhiều loại cao chữa những bệnh khác nhau và cũng rất

công dụng. Sau khi thuốc nấu thành cao, người dùng có thể ngâm rượu để

uống, nuốt từng miếng nhỏ, hấp với nước cơm để uống… Như vậy, cách thức

chế biến và sử dụng dược liệu của người Dao Quần Chẹt là rất đa dạng. Nó

vừa lưu giữ cách thức chế biến và sử dụng theo lối truyền thống, vừa có

những “cải tiến” cho phù hợp và tiện lợi.

Trong điều kiện hiện nay, nghề thuốc của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì

đã có sự thay đổi. Theo đó, người ta vừa tiếp tục “thu hái” cây thuốc trong tự

nhiên vừa chủ động “trồng thuốc” để có nguồn dược liệu. Và nghề thuốc nơi

đây không còn là nghề “tự cung, tự cấp” nữa mà đã trở thành một “nghề” để

thu nhập. Cần có sự kết hợp giữa tri thức dân gian và y học hiện đại để đạt

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 56: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

56

được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các loại dược liệu. Nghề thuốc của

người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì bây giờ có nguy cơ thất truyền là do nguồn cây

thuốc trên rừng đã ngày càng cạn kiệt. Hơn nữa, rừng Quốc gia Ba Vì đã trở

thành khu rừng cấm khai thác nên người Dao Quần Chẹt không được tùy tiện

lên núi hái thuốc. Để tránh không làm cho nghề thất truyền, những lương y

như bà Triệu Thị Thanh, Triệu Thị Bảy cùng nhiều người Dao Quần Chẹt

khác đã tìm kiếm cây thuốc trong rừng về trồng tại vườn nhà. Tuy nhiên, có

những loài rất quý hiếm như cây hoa tiên, củ dòm, cây bổ máu huyết rồng,

cây dào xị, cây đìa sản, cây đìa ùi, cây xạ đen, cây kim ngân… phải trồng từ

mười đến hai mươi năm mới sử dụng được. Cho nên, theo những thầy thuốc

này, có gần 280 loài thảo dược ở Ba Vì đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt,

trong đó 120 loài đứng trên bờ bị tuyệt chủng.

Trước tình trạng ấy, với tài trợ của những quỹ phát triển như Quỹ

Rockerfeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và phát triển cộng đồng,

Dự án “Phát triển mô hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại huyện Ba

Vì, thành phố Hà Nội”, người Dao Quần Chẹt ở Ba vì đang tìm cách bảo tồn

nguồn dược liệu hiện có. Theo đó, người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì tham gia

tích cực gìn giữ môi trường thiên nhiên làm nên đặc trưng cây thuốc của

người Dao Quần Chẹt nơi đây. Cộng đồng người Dao Quần Chẹt tham gia

tích cực vào những hoạt động tập huấn, nâng cao tri thức cho người dân bản

địa. Theo đó, những dự án nói trên còn xuất bản sách thuốc và giúp người

Dao Quần Chẹt thành lập công ty dược của cộng đồng để phát triển nguồn

dược liệu quý hiếm. Dự án “Phát triển mô hình du lịch sinh thái và du lịch

cộng đồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” đã mời Dược sỹ từ các trường

Đại học Y, Dược Hà Nội tới tập huấn cho các thầy thuốc người Dao Quần

Chẹt ở ba bản Yên Sơn, Hợp Nhất và Hợp Sơn xã Ba Vì. Nội dung tập huấn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 57: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

57

là cách thức bảo tồn bền vững, thu hái chế biến sản phẩm thảo dược để tiến

tới đăng ký “thương hiệu Làng nghề thuốc”. Những Quỹ và dự án nói trên đã

giúp những hộ gia đình người Dao Quần Chẹt lập vườn ươm nhân giống cây

thuốc có sẵn, cung cấp giống thuốc mới, hỗ trợ chế biến, sử dụng dụng cụ

phơi sấy đơn giản. Đặc biệt, khuyến khích người Dao Quần Chẹt Ba Vì thành

lập công ty thuốc, khác với mô hình hợp tác xã đã có trước đây.

Ngày 28/2/2012, công ty Cổ phần thuốc người Dao Quần Chẹt Ba Vì đã

chính thức đi vào hoạt động. Công ty này tồn tại dưới dạng bao gồm những

công ty nhỏ của cộng đồng người Dao Quần Chẹt, do người Dao Quần Chẹt

góp vốn, góp đất, góp bí quyết bài thuốc, góp nguyên vật liệu xây dựng…

Những công ty nhỏ của cộng đồng người Dao Quần Chẹt chiếm hơn 50% vốn

của cả Công ty lớn. Có những bài thuốc gia truyền được nghiên cứu một cách

khoa học tại trường Đại học Dược Hà Nội rồi sau đó chuyển giao lại cho các

lương y dưới dạng góp cổ phần. Với cách làm này, người Dao Quần Chẹt có

thể tham gia hoạt động như nhân viên công ty, hợp đồng trồng và cung cấp

dược liệu cho công ty. Nhưng có một khó khăn là những lương y người Dao

Quần Chẹt Ba Vì hiện không có bằng cấp hành nghề do pháp luật chưa quy

định cơ quan nào có quyền cấp bằng hành nghề cho những người làm nghề

thuốc cổ truyền dân tộc. Điều đó khiến cho việc công nhận làng nghề thuốc

và lập công ty thuốc cổ truyền dân tộc gặp không ít khó khăn.

Cần phát triển nghề thuốc của người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì trở

thành một nghề có thể tạo ra thu nhập chính, đáp ứng được đời sống vật chất

của đồng bào Dao. Trước đây, những thầy thuốc người Dao Quần Chẹt Ba Vì

lặn lội trên những nẻo đường để bán thuốc. Vì không có thương hiệu, nên họ

cứ lang thang bán thuốc từ năm này qua năm khác, từ nơi này sang nơi khác

với bao gian truân, cơ cực. Họ đã từng hát “Người Dao ta không có đất/ Lam

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 58: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

58

lũ chạy theo núi rừng/ Đói nghèo bám chặt vào lưng”. Hiện nay, nhờ định cư

và nhờ những dự án bảo tồn và phát triển y học cổ truyền, người Dao Quần

Chẹt ở Ba Vì có triển vọng về một cuộc sống ấm no dựa vào chính vốn liếng

quý báu của dân tộc mình. Lấy trường hợp thầy thuốc Triệu Thị Hòa, hiện là

chủ tịch hội Đông y xã Ba Vì làm ví dụ: Từ năm 1994 sau khi được nghỉ hưu

đến nay, bà lấy nghề làm thuốc gia truyền dân tộc Dao Quần Chẹt là nghề

sinh sống. Theo bà, nghề này có triển vọng làm giầu được. Bà cho biết, sau

khi bán thuốc cổ truyền được ba năm, bà đã xây được một ngôi nhà bốn gian

đổ mái bằng và ba gian nhà bếp. Từ đó, bà đề nghị Ủy ban nhân dân xã cho

phép thành lập Hội đông y xã Ba Vì và được tỉnh đồng ý quyết định thành lập

ngày 30/6/1996. Từ đó, với khoảng hai mươi năm làm nghề thuốc dân tộc

Dao, gia đình bà đã xây được hai nhà hai tầng và mua sắm trong nhà những

tiện nghi đầy đủ. Các con của bà hiện cũng đang theo nghề thuốc cổ truyền

của dân tộc Dao là nghề sinh sống.

Như vậy, dựa vào tri thức dân gian cổ truyền, kết hợp với môi trường

sống thích hợp là vùng núi Ba Vì (đỉnh núi cao nhất 1296m, có nhiều cây

thuốc quý), người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội vừa duy

trì được truyền thống văn hóa dân tộc, vừa đảm bảo cuộc sống ấm no hạnh

phúc của mình. Qua việc bảo lưu và phát triển được nghề thuốc cổ truyền,

những người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì cho chúng ta thấy một một ví dụ

điển hình về việc bảo vệ văn hóa sinh thái nơi cộng đồng người Dao Quần

Chẹt cư trú. Từ đó phát huy được giá trị của nghề cổ truyền dân tộc để làm

giàu cho dân tộc mình và phục vụ cho xã hội.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 59: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

59

2.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI PHI VẬT THỂ

2.2.1 Lối sống, phong tục tập quán ứng xử với tự nhiên

Các hình thái văn hoá đầu tiên của loài người liên quan đến nhu cầu căn

bản nhất của con người đó là nhu cầu sinh tồn. Để sinh tồn họ phải ăn, ở và

mặc. Đó cũng là những quan hệ đầu tiên của con người với môi trường.

Thông qua những hoạt động cơ bản nhất đáp ứng nhu cầu của đời sống hằng

ngày là ăn, mặc, ở và đi lại con người đã tác động qua lại với tự nhiên. Trải

qua nhiều thế hệ, những thói quen, lối sống của con người hình thành và được

trao truyền trở thành những phong tục, tập quán mang tính cộng đồng.

Người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì cũng có lối sống sinh thái văn hóa mang

tính nhân văn sâu sắc. Là dân tộc có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

nương rẫy, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, người Dao Quần Chẹt từ sớm đã

biết rõ vai trò của tự nhiên với sự sống, sự sinh tồn của họ. Việc làm nương,

làm rẫy, chăn nuôi và thu thập sản vật từ tự nhiên là những hoạt động đảm

bảo cho đời sống của người Dao Quần Chẹt. Qua nhiều thế hệ đúc kết lại

những kinh nghiệm, người Dao Quần Chẹt có những quy định bất thành văn

trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên. Việc khai thác rừng hay săn bắt

vẫn được diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của người Dao Quần Chẹt,

nhưng họ đồng bào đã có cách khai thác hợp lý tài nguyên rừng, vừa khai thác

nhưng vừa kết hợp bảo vệ, bảo tồn. Ví dụ như việc khai thác, chuẩn bị nguyên

vật liệu cho xây nhà, tìm gỗ, chặt cây… người Dao Quần Chẹt không xâm

phạm, không phá hủy các khu vực rừng già, rừng nguyên sinh mà chỉ khai

thác ở khu rừng non bên ngoài gần nương rẫy của họ. Khi khai thác gỗ, người

Dao Quần Chẹt chỉ khai thác những cây phù hợp sử dụng, không phải khai

thác, chặt phá một cách ồ ạt, bên cạnh đó đồng bào còn trồng lại cây con để

phát triển rừng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 60: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

60

Việc săn bắt cũng tương tự, với thú rừng trước đây người Dao Quần

Chẹt chỉ săn bắt các con thú rưởng thành mà thôi, những con nhỏ thì được thả

lại về rừng, đó cũng là một cách ứng xử thân thiện, tích cực với tự nhiên trong

mối quan hệ tự nhiên – con người. Hoạt động khai thác các nguồn dược liệu

diễn ra mạnh mẽ trong đời sống của người Dao Quần Chẹt với thiên nhiên,

khu vực rừng trong Vườn quốc gia Ba Vì. Nhưng đã hình thành tập quán từ

lâu đời, đồng bào Dao Quần Chẹt nơi đây khai thác rất có ý thức bảo vệ, bảo

tồn các loại cay dược liệu quý. Theo đồng bào Dao Quần Chẹt, có những loại

dược liệu quý phải từ mười đến hai mươi năm mới có thể khai thác sử dụng.

Nếu như khai thác hết những cây dược liệu đó mà không có biện pháp bảo tồn

thì sẽ có lúc không còn chúng nữa để sử dựng, mà đối với người Dao Quần

Chẹt thì thiếu thuốc, thiếu dược liệu như thiếu đi tấm bùa hộ mệnh cho cuộc

sống của họ.

Những quy đinh bất thành văn tồn tại trong cộng đồng thôn, bản người

Dao Quần Chẹt ở Ba Vì là biểu hiện của một nền văn hóa sinh thái lành

mạnh. Những quy định ngầm, bất thành văn ấy quy định và điều chỉnh những

hành vi, cách thức ứng xử của mỗi người Dao Quần Chẹt với tự nhiên. Mặc

dù chỉ là những sự cưỡng chế mặc nhiên bất thành văn nhưng sức mạnh của

những phong tục, tập quán này rất lớn vì nó gắn liền với đời sống cộng đồng

và ăn sâu vào tiền thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng đó.

Những phong tục tập quán ứng xử với tự nhiên có thể tồn tại qua nhiều

thế hệ thì phải thích hợp với điều kiện tự nhiên, thích hợp với lối sống của

cộng đồng và được cả cộng đồng thừa nhận, bảo vệ. Con người với tự nhiên

có mối quan hệ rất mật thiết, những phong tục tập quán ứng xử với tự nhiên

của con người bị chi phối bởi chính điều kiện tự nhiên nơi con người sinh

sống. Nhưng ngược trở lại, chính con người cũng nhận ra và điều chỉnh

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 61: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

61

những hoạt động, hành vi của mình đối với tự nhiên theo hướng tích cực, có

lợi cho nhu cầu của cả con người và tự nhiên. Những phong tục, tập quán từ

lâu đời đã định hướng cho những hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong

cộng đồng người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì mang đậm tính sinh thái, đồng thời

góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức sinh thái cho cộng đồng người

Dao Quần Chẹt nơi đây.

2.2.2 Nghệ thuật dân gian

Trong đời sống văn hóa của mỗi tộc người, những hình thức nghệ thuật

là không thể thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị về tinh

thần của con người. Mỗi một tộc người lại có những giá trị văn hóa tinh thần,

những hình thức nghệ thuật dân gian đặc trưng riêng biệt. Trong đó, thơ ca

dân gian là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con

người. Thơ ca là hình thức nghệ thuật đặc biệt sử dụng chất liệu ngôn từ,

thông qua hình tượng nghệ thuật mà khắc họa nên những bức tranh muôn màu

muôn vẻ của cuộc sống con người, thiên nhiên, tình yêu đôi lứa.

Nguồn gốc của thơ ca không hề xa lạ mà nó bắt nguồn ngay từ chính

trong những hoạt động lao động sản xuất của con người. Đối với cư dân nông

nghiệp mà đặc biệt là những tộc người cư trú nơi núi rừng hoang vắng thì thơ

ca là hình thức văn nghệ giúp họ xua tan những phiền toái, mệt mỏi, căng

thẳng những khi lao động. Ban đầu, đơn giản chỉ là những câu nói có vần, có

điệu. Sau đó, qua thời gian phát triển những câu thơ, câu hát đó được tập hợp

lại theo những chủ đề trong cuộc sống tạo thành những bài thơ, bài ca được

truyền thụ cho nhiều thế hệ. có thể nói, trước hết thơ ca dân gian là sản phẩm

của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Không chỉ có nguồn gốc ra đời xuất phát

từ lao động sản xuất, thơ ca dân gian còn chịu tác động trực tiếp và bị tri phối

bởi các hình thức thái tôn giáo, tín ngưỡng. Cũng chính vì thế cho nên trong

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 62: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

62

thơ ca của các dân tộc ta thường thấy có sự phân biệt thể loại giữa thơ ca phản

ánh đời sống sinh hoạt, tình yêu con người, yêu thiên nhiên với các thể loại

thơ ca phục vụ cho nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng.

Người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội cũng có một

kho tàng thơ ca dân gian hết sức phong phú và đa dạng. Các bài thơ của người

Dao Quần Chẹt cho đến ngày nay vẫn được lưu truyền rộng rãi. Thơ của

người Dao Quần chẹt tuy đơn giản về kết cấu nhưng lại phản ánh rất chân

thực và sâu sắc đời sống sinh hoạt của họ. Người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì

cũng giống như nhiều nhóm Dao ở các địa phương khác, họ vẫn lưu truyền

trong cộng đồng những truyền thuyết, thần thoại về nguồn gốc dân tộc mình

và về cuộc di cư tìm vùng đất mới, tìm sự sống mới của cộng đồng Dao. Cùng

với các truyện thần thoại, cổ tích đó thì thơ ca dân gian của người Dao Quần

Chẹt là tiếng ca ai oán cho thân phận của những người mồ côi bất hạnh. Qua

phần khái quát về lịch sử tộc người Dao đã trình bày trên chương một chúng

ta đã biết người Dao từ Trung Quốc di cư đến Việt Nam, con đường họ đi gặp

phải biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ. Người Dao đi để tìm nguồn sống, đi

để được sinh tồn. Những bài thơ, bài ca này miêu tả nỗi khổ đâu bất hạnh, cơ

cực của những người mồ côi cha mẹ, mồ côi đất nước, không nơi nương tựa.

Đa phần những bài thơ ca này đều mang tính chất tự than.

Người Dao Quần Chẹt còn có những bài thơ ca dùng trong nghi lễ và

phong tục tập quán khác nhau. Từ quan niệm về con người và vũ trụ, thần

linh mà người Dao Quần Chẹt đã sáng tác ra những bài thơ ca sử dụng trong

các dịp lễ, cúng riêng biệt. Khi đứa trẻ mới được sinh ra đời, người Dao Quần

Chẹt tổ chức lễ cúng cho đứa trẻ đó. Người cha của đứa trẻ trong lễ cúng sẽ

trực tiếp múa và hát các bài ca, bài thơ với nội dung cầu mong thần linh phù

hộ cho đứa trẻ khỏe mạnh, không bệnh tật, tránh khỏi những điều xấu xa…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 63: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

63

Hay các bài thơ sử dụng trong lễ Cấp sắc cũng rất đa dạng. Khi đứa trẻ trai

trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt sắp đến tuổi trưởng thành (khoàng từ

10 đến 17 tuổi) sẽ được tổ chức lễ Cấp sắc. Trong lễ Cấp sắc có nhiều lễ khác

nhưng với mỗi lễ, thầy cúng lại truyền cho đứa trẻ cấp sắc những bài kinh

dưới dạng thơ ca. Ngoài ra, người Dao Quần Chẹt còn có thơ ca sử dụng

trong các hoạt động khác như lễ tang, ma chay, lễ cưới, lễ mừng nhà mới…

Một phần không thể không nhắc đến trong kho tàng thơ ca dân gian của

người Dao Quần Chẹt đó là thơ ca phản ánh lao động và tình yêu thiên nhiên.

Đây là thể loại mang nhiều những giá trị sâu sắc, thể hiện nhận thức, tình yêu,

sự gắn bó của con người với tự nhiên. Công việc lao động của người Dao

Quần Chẹt rất vất vả:

“Con người lao động phải dậy sớm

Gà gáy mình đã phải dậy rồi

Cho gà, cho lợn ăn đã muộn

Khi đến giờ thìn phải lên nương”

Người Dao luôn phải vất vả dậy sớm làm các công việc nhà, chăn gia

súc xong rồi lên nương. Người Dao chỉ ăn cơm hai bữa chính là bữa sáng và

bữa tối. Buổi trưa người Dao mang theo cơm ăn tạm trên nương, điều này cho

thấy họ phải lao động cực nhọc, khó khăn mới có được cái để ăn, để mặc.

“Tháng giêng hoa đào nở trong vườn

Tháng hai hoa mận ở trong vườn

Tháng ba cây trẩu hoa nở trắng

Tháng tư phù dung nở màu vàng

Tháng giêng đến xuân đã phải lo

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 64: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

64

Nam nữ cầm dao đi phát rừng

Tháng hai dắt trâu cày ruộng mạ

Tháng ba cây mạ mọi nơi xanh

Tháng tư cây mạ cấy xuống ruộng

Tháng năm làm cỏ phát bờ ruộng

Tháng sáu trồng chuối chẳng nên trồng

Tháng bảy trồng hành phải đất tốt

Tháng tám trồng tỏi ở đồn khô

Tháng chín thu lúa về cất giữ

Tháng mười trồng trè lên núi đồi

Tháng mười một lập đông mọi thứ khô

Tháng mười hai rồng con chạy về biển

To nhỏ mọi người ở trên đời

Lập đông mọi thứ trồng không nên”.

(Bài ca mười hai tháng – Bài một)

Qua “Bài ca mười hai tháng – Bài một” thơ ca dân gian của người Dao

cho thấy họ đã có những nhận thức về tự nhiên qua mười hai tháng trong

năm. Người Dao Quần Chẹt biết cách nhìn thời tiết, khí hậu để xác định các

khoảng thời gian trong năm. Ứng với đó, người Dao Quần Chẹt có những

phương thức lao động và chăn nuôi hợp lý, phù hợp với từng mùa trong năm.

“Tháng giêng đến xuân đã phải lo

Nam nữ cầm dao đi phát rừng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 65: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

65

Tháng hai dắt trâu cày ruộng mạ”

Tháng Giêng mùa xuân đến cây cỏ lên trong rừng, nam nữ người Dao

Quần Chẹt cầm dao lên rừng phát quang. Đến tháng Hai dắt trâu đi cày, tháng

Ba cây mạ mọi nơi xanh… cứ thế tuần tự lần lượt hết các tháng trong năm

người Dao Quần Chẹt lao động không biết mệt mỏi, mong cho bản làng no ấm,

đủ đầy.

“Lập đông mọi thứ trồng không nên”.

Mùa đông đến cái giá lạnh bao trùm khắp bản làng, nương rẫy, người

Dao Quần Chẹt biết được điều đó nên đã đúc kết rằng khi mùa đông tới không

thích hợp để trồng chọt bất cứ loại cây nào.

“Tháng giêng con rắn hóa thành rồng

Tháng hai con lợn nhảy khỏi chuồng

Tháng ba ngựa trắng đi chơi chợ

Tháng tư chuột con đi trên mây

Tháng năm dê đen đứng trên tảng đá

Tháng sáu nghé con nở như hoa nở

Tháng bảy khỉ đen kêu trên cây

Tháng tám hổ hoang đi trên núi

Tháng chín gà vàng gáy trong lồng

Tháng mười mèo con ngủ gần bếp

Tháng mười một chó con chạy khắp thôn

Tháng 12 rồng vàng lui về biển”.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 66: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

66

(Bài ca mười hai tháng – Bài hai)

Khác với Bài một, trong “Bài ca mười hai tháng – Bài hai” của người

Dao Quần Chẹt lại thể hiện sự hiểu biết của con người với tự nhiên thông qua

các loài vật nuối, các loài chim thú trên rừng. Điều này cho thấy sự gần gũi,

gắn bó của con người đối với tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và tự

nhiên là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.

Như vậy có thể thấy thơ ca của người Dao Quần Chẹt cũng thể hiện sự

hiểu biết, trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Thông qua việc phản

ánh tình hình lao động, thơ ca người Dao Quần Chẹt còn đồng thời thể hiện

được tình yêu thương, gắn bó của con người với tự nhiên. Đây là một trong

những biểu hiện của văn hóa sinh thái rõ nét.

2.2.3 Tín ngưỡng, lễ hội dân gian

Trong lịch sử phát triển của loài người, con người luôn phải nương tựa,

lệ thuộc vào thiên nhiên để sinh sống. Vũ trụ và thiên nhiên luôn là những bí

ẩn mà con người cần giải đáp. Trước thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn, con người

dường như trở nên nhỏ bé. Người Dao Quần Chẹt cũng như nhiều dân tộc

khác ở Việt Nam, hoạt động kinh tế cổ truyền chủ yếu là nông nghiệp nương

rẫy du canh du cư kết hợp với săn bắn, hái lượm thì việc họ phải chịu những

tác động, những sự chi phối của thiên nhiên là tất yếu. Và khi họ không thể

giải thích các hiện tượng tự nhiên theo khoa học thì những hiện tượng đó trở

thành những thế lực siêu nhiên, siêu phàm với những năng lực đặc biệt có khả

năng quyết định đến vận mệnh của họ.

Trong tâm thức của người Dao Quần Chẹt đã được hình thành từ bao đời

nay, thế giới được cai quản bởi các vị thần linh. Trong quan niệm của người

Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, lực lượng thế giới siêu nhiên vô cùng phức tạp,

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 67: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

67

các lực lượng siêu nhiên này có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống của con

người, với những hoạt động của thôn bản. Ngoài việc quan niệm con người có

12 hồn trên các bộ phận cơ thể ra thì đối với thiện nhiên, người Dao Quần

Chẹt quan niệm mọi sự vật đều có linh hồn. Người Dao Quần Chẹt quan niệm

rằng sông sối, cây cối, núi rừng đều có những loại ma riêng. Những loại ma

này cùng với linh hồn của những người chết không bình thường trở thành ma

dữ, thường gây hại cho con người, mùa màng và gia súc nên đồng bào phải

thường xuyên cúng bái. Việc thờ cúng các thần linh, các loại ma có liên quan

đến tự nhiên biểu hiện sự nhớ ơn và tôn thờ sức mạnh, cầu ban phúc cho con

người, gia súc của người Dao Quần Chẹt đến tự nhiên.

Gắn liền với các tín ngưỡng tôn thờ tự nhiên của người Dao Quần Chẹt

là những lễ hội cộng đồng. Lễ hội dân gian là một bộ phận đặc sắc không thể

thiếu trong kho tàng di sản văn hóa của người Dao Quần Chẹt. Cũng như lễ

hội của các tộc người khác, lễ hội của người Dao Quần Chẹt là một sinh hoạt

tổng hợp gồm các mặt tinh thần, vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa

nghệ thuật. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa không thể thiếu

của tộc người. Lễ hội chiếm một khoảng thời gian khá lớn với nhiều hoạt

động phong phú và nó hướng con người tới niềm tin, mơ ước về một cuộc

sống tốt đẹp hơn, sức khỏa dồi dào, mùa màng bội thu… Nội dung chính

trong các lễ hội của người Dao Quần Chẹt mang đậm tính nhân sinh, tập trung

vào việc cầu tài lộc, cầu mùa, cầu mưa, cầu thần linh, trừ tà ma…

Trình tự diễn ra lễ hội cũng bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội.

Phần lễ bao gồm hoạt động, nghi thức cầu, cúng, lễ, tế. Phần hội là các sinh

hoạt văn hóa văn nghê,trò diễn. Địa điểm diễn ra lễ hội là một không gian

rộng lớn trong thôn, nơi có môi trường tự nhiên sạch, trong lành thoáng đãng.

Trong lễ hội thầy cúng đọc bài cầu cúng cho mưa thuận gió hòa, mùa màng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 68: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

68

tươi tốt, sức khỏe mạnh mẽ, dẻo dai. Cầu mong mọi sự yên bình, mọi người

an lành, con người thi nhau bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, phát triển sản

xuất cho người Dao Quần Chẹt hết đói nghèo.

Ngoài những lễ hội mang tính đặc trưng như lễ “Cấp sắc”, lễ “Nhảy

lửa” thì các lễ hội mang tính cộng đồng của người Dao Quần Chẹt đều hướng

về thiên nhiên, các vị thần rừng, sông suối. Điều nay cho thấy trong tín

ngưỡng và lễ hội của người DaoQuần Chẹt, những giá trị văn hóa sinh thái

được thể hiện rõ nét. Thông qua việc thờ cúng các lực lượng tự nhiên đã cho

thấy con người có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Các giá trị văn hóa

sinh thái được thể hiện, lồng ghép đan xen với các giá trị văn hóa, tín ngưỡng

truyền thống khiến cho văn hóa sinh thái được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Trong thời gian một năm, người Dao Quần Chẹt có bốn lễ lớn. Thứ nhất là lễ

Thanh Minh được tổ chức vào đầu mùa xuân nhằm cảm tạ ơn đức của tổ tiên

đã phù hộ, che chở cho gia đình trong suốt một năm qua. Thứ hai là lễ Cầu an,

lễ Cầu an được tổ chức vào mùa hè. Khi lễ Cầu an diễn ra, mọi thành viên

trong gia đình, các hộ trong làng đều một lòng hướng về tổ tiên, các vị thần

linh và Bàn Vương để cầu mong cho sự no ấm của bản làng. Thứ ba đó là lễ

Giằm tháng bảy được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch hằng năm. Đây là

lễ cúng giao mùa, người Dao Quần Chẹt cầu mong sức khỏe và mùa màng

tươi tốt, bội thu. Và thứ tư đó là lễ tết Nguyên Đán.

Nét đặc trưng trong các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội của người

Dao Quần Chẹt đó là tục thờ Tản Viên Sơn Thánh. Đệ nhất phúc thần Tản

Viên hay còn gọi là Nam thiên thần tổ, vị tổ của bách thần, vị thần đứng đầu

trong Tứ bất tử. Tản Viên Sơn Thánh là vị thần có công trị thủy, đánh giặc

ngoai xâm, là biểu tượng của khối đoàn kết bộ tộc, khi chết trở thành phúc

thần che chở, trừ họa cho nhân dân. Theo truyền thuyết, Đức Thánh Tản Viên

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 69: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

69

ngự ở đỉnh núi Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội. Đức Thánh Tản Viên được thờ

tại Đền Và (Đông cung) thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Tại

Đền Và, bài vị Tản Viên Sơn Thánh được thờ cùng với bài vị của Cao Sơn và

Quý Minh, tục gọi là Tam Vị Đức Thánh Tản. Theo truyền thuyết kể lại Tản

Viên, Cao Sơn và Quý Minh là ba anh em họ. Tản Viên là con ông bác còn

Cao Sơn và Quý Minh là hai anh em ruột con ông chú. Ba anh em con chú

con bác gắn bó ruột thịt cùng cai quản vùng núi Ba Vì. Ở huyện Ba Vì, Tản

Viên Sơn Thánh được thờ tại Đền Thượng nằm trên núi đỉnh Ba Vì có độ cao

1227m, theo truyền thuyết và Ngọc Phả thì ngôi đền này được xây dựng từ

thời An Dương Vương.

Người Dao Quần Chẹt có tục thờ Tản Viên Sơn Thánh từ khi đến sinh

sống tại vùng rừng núi Ba Vì. Tản Viên Sơn Thánh là vị thần cai quản vùng

núi Ba Vì, người Dao Quần Chẹt sinh sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,

họ khai thác sản vật của rừng núi Ba Vì nên việc thờ tự Tản Viên Sơn Thánh

là để cảm tạ sự che chở và bảo vệ của Đức Thánh Tản tới cộng đồng người

Dao Quần Chẹt nơi đây. Tục cúng thần núi Tản Viên được người Dao Quần

Chẹt thường được tổ chức năm lần trong một năm trong các khoảng thời gian:

ngày mùng 3 tháng 1, ngày mùng 3 tháng 3, ngày mùng 6 tháng 6, ngày mùng

2 tháng 8 và vào dịp cuối đông tháng 12 theo âm lịch. Thần núi Tản Viên

được người Dao Quần Chẹt thờ cúng tại Miếu làng. Miếu làng không chỉ thờ

thần núi Tản Viên mà còn thờ các vị thần linh cai quản các quả đồi, các dòng

chảy, dòng suối. Mỗi một làng người Dao Quần Chẹt lại có một Miếu thờ.

Trong làng của người Dao Quần Chẹt luôn có một thầy Mo, thầy Mo là người

trực tiếp chịu trách nhiệm thờ cúng thần núi Tản Viên. Khi đến ngày tổ chức

lễ cúng thần núi Tản Viên, các gia dình trong làng tập trung ở nhà ông thầy

Mo để chuẩn bị. Vật phẩm cúng thần núi Tản Viên là gà, lợn, rượu, cơm tẻ…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 70: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

70

Với mỗi làng khác nhau lại có một chu kỳ tổ chức cúng Đại lễ thần núi Tản

Viên khác nhau, thời gian giữa các lần Đại lễ là khoảng từ năm năm hoặc

mười năm một lần. Đại lễ được tổ chức bởi trưởng làng, do trưởng làng khao

vọng. Tục thờ thần núi Tản Viên và các nghi lễ liên quan là một trong những

biểu hiện của giá trị văn hóa sinh thái trong đời sống của người Dao Quần

Chẹt, thể hiện lòng biết ơn tới thần núi Tản Viên đồng thời cũng là hoạt động

thắt chặt mối quan hệ với tự nhiên của người Dao Quần Chẹt

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY CÁC

GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT

TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

Việt Nam là một đất nước có nhiều tộc người sinh sống và có sự đa dạng

về các loại địa hình khác nhau. Những tộc người cư trú tại các khu vực có

diều kiện tự nhiên giống nhau có thể hình thành nên những nền văn hóa tương

đồng, tồn tại song hành với nhau. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng, quyết định

và chi phối của tự nhiên đến đời sống con người. Con người tác động ngược

trở lại tới tự nhiên thông qua văn hóa sinh thái.

Người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – Hà

Nội có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ đã di cư đến vùng Vĩnh Yên, Phú Thọ

nước ta từ khoảng thế kỷ thứ XVII, XVIII rồi dần di chuyển lên sinh sống tại

vùng núi Ba Vì hiện nay. Qua quá trình thích nghi với điều kiện tự nhiên tại

khu vực rừng núi Ba Vì, người Dao Quần Chẹt đã hình thành nên những mối

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 71: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

71

quan hệ mật thiết, khăng khít với tự nhiên, môi trường. Biểu hiện cho mối

quan hệ mật thiết đó chính là những giá trị văn hóa sinh thái của người Dao

Quần Chẹt. Những giá trị văn hóa sinh thái này góp phần điều chỉnh, quy định

hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên.

3.1.1 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt thể hiện tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên

Để đáp ứng được những nhu cầu trong sinh hoạt của mình, người Dao

Quần Chẹt cần có những lượng vật chất để tồn tại. Người Dao Quần Chẹt phải

khai thác các sản vật từ tự nhiên, khu vực rừng núi Ba Vì. Không chỉ có việc

khai thác tự nhiên, người Dao Quần Chẹt còn có những hoạt động mang tính

chủ động cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực, phục vụ cho nhu cầu của cuộc

sống. Đối với mỗi tộc người khác nhau, tùy thuộc vào trình độ nhận thức của

tộc người đối với việc tác động vào tự nhiên mà hình thành nên những quan

niệm khác nhau trong mối quan hệ tự nhiên – con người. Có những quan niệm

cho rằng con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, có quan niệm lại cho

rằng thiên nhiên là tùy ý con người khai thác sử dụng… Nhưng người Dao

Quần Chẹt tại Ba Vì lại có tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên. Điều này cho

thấy trong nhận thức của cộng đồng Dao Quần Chẹt đã hiểu rất rõ vai trò của

tự nhiên với cuộc sống của con người. Con người không phải là kẻ thống trị

vạn vật mà chỉ là một phần trong tự nhiên mà thôi. Chung sống hài hòa, thiết

lập mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ giữa con người với tự nhiên là điều cấp thiết

nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Tư tưởng sống hòa

hợp với tự nhiên là một giá trị văn hóa sinh thái truyền thống nổi bật, hình

thành từ lâu đời, được truyền thụ qua nhiều thế hệ của người Dao Quẩn Chẹt.

Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên đã làm cho con người có một lối sống sinh

thái lành mạnh, có sự tôn trọng và bảo vệ các điều kiện tự nhiên cần cho sự

sống, không gây ảnh hưởng tới môi trường. Để tồn tại và phát triển, không còn

cách nào khác con người phải chung sống hòa hợp với tự nhiên.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 72: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

72

Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên của người Dao Quần Chẹt thể hiện

rõ nét trên các giá trị văn hóa của họ, cả trong những giá trị vật thể và phi vật

thể. Ngôi nhà ở hay bộ trang phục của người phụ nữ Dao Quần Chẹt là minh

chứng cho sự chung sống hòa hợp với thiên nhiên của họ. Thông qua việc

nghiên cứu kiến trúc, kết cấu ngôi nhà ở đã cho thấy sự thích ứng của người

Dao Quần Chẹt với môi trường sống, họ biết cách làm sao tạo ra sự thuận tiện

nhát trong sinh hoạt nhưng vẫn hài hòa giữa tự nhiên, tận dụng mà cũng là

ứng phó với tự nhiên. Hoa văn trang trí, màu sắc hay kiểu dáng của bộ nữ

phục người Dao Quần Chẹt lại thể hiện óc thẩm mỹ cao, sự thực dụng và trình

độ hiểu biết về tự nhiên của họ, tất cả như hòa cùng với dòng chảy sự sống

của tự nhiên.

3.1.2 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp

phần bảo vệ, cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực

Được hình thành từ lâu đời, trao truyền qua nhiều thế hệ, các giá trị văn

hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt ăn sâu vào các sinh hoạt của cộng

đồng và tiềm thức mỗi con người. Có những giá trị văn hóa sinh thái hiện hữu

dễ dàng nhận thấy được, nhưng cũng có những giá trị tiền ẩn, sâu xa. Thông

qua lối sống, phong tục tập quán hay những quy định bất thành văn về việc

ứng xử với tự nhiên tồn tại trong trong cộng đồng góp phần điều chỉnh, định

hướng cho hành vi của con người. Hay nói cách khác, các giá trị văn hóa sinh

thái giúp cho người Dao Quần Chẹt có lối sống sinh thái lành mạnh, thân

thiện với tự nhiên hơn. Từ việc có những cách ứng xử hài hòa với tự nhiên,

người Dao Quần Chẹt đã có những hành động bảo vệ môi trường. Trong lao

động sản xuất, việc làm nương rẫy người Dao Quần Chẹt không đốt rừng, hủy

hoại hệ sinh thái nữa mà có những biện pháp bảo vệ tự nhiên như chỉ khai

thác rừng non, định canh định cư làm nương rẫy ở một khu vực, trồng mới

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 73: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

73

các khu vực rừng đã khai thác… Văn hóa sinh thái là kết quả của quá trình

người Dao Quần Chẹt tác động và cải biến tự nhiên. Các giá trị của văn hóa

sinh thái là những mặt tích cực góp phần tạo ra cho người Dao Quần Chẹt có

một môi trường sống tốt đẹp, hài hòa hơn với tự nhiên. Môi trường tự nhiên

được bảo vệ, các nguồn tài nguyên được khai thác có biện pháp bảo tồn song

song giúp đảm bảo không phá hoại hệ sinh thái, gìn giữ được các nguồn lực

cho những thế hệ mai sau.

3.1.3 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Văn hóa sinh thái yêu cầu con người trong các hoạt động sản xuất phải

có sự kết hợp hài hòa với tự nhiên. Lợi ích của con người dựa trên lợi ích của

xã hội. Các giá trị văn hóa sinh thái có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động

sản xuất kinh tế của người Dao Quần Chẹt. Muốn cộng đồng phát triển thì

việc đầu tiên cần quan tâm đó là nâng cao đời sống vật chất của cộng đồng đó

bằng cách phát triển kinh tế. Đối với cộng đồng Dao Quần Chẹt có hoạt động

kinh tế chủ đạo là nông nghiệp nên việc phụ thuộc vào tự nhiên là tất yếu.

Phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo các

nguồn lực không bị suy thoái. Hay nói cách khác, bảo vệ tự nhiên song song

với việc khai thác giúp con người sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

lâu hơn, khoa học hơn, vừa đáp ứng nhu cầu của con người lại giúp cải thiện

tự nhiên theo hướng tích cực hơn. Không chỉ có vậy, các tri thức dân gian của

người Dao Quần Chẹt nằm trong những bài thuốc cổ truyền là nội dung của

văn hóa sinh thái tộc người đã phát triển trở thành nghề thuốc. Người Dao

Quần Chẹt dựa vào nghề bốc thuốc và chữa bệnh có thể tạo ra của cái vật

chất, đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Việc đời sống vật chất của cộng đồng được

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 74: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

74

nâng cao, kinh tế phát triển tạo ra nguồn vốn, nguồn quỹ trong cộng đồng

phục vụ cho việc phát triển xã hội. Nguồn quỹ này có thể được sử dụng trong

việc xây dựng các công trình văn hóa, hoặc sử dụng cho các nhu cầu ưu tiên

như y tế, giáo dục… góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Nhìn chung, các giá trị văn hóa sinh thái vật thể và phi vật thể của người

Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – Hà Nội có

những nét đặc trưng độc đáo. Các giá trị văn hóa sinh thía này góp phần quy

định và điều chỉnh hành vi ứng xử của cộng đồng Dao Quần Chẹt với môi

trường tự nhiên. Đồng thời, các giá trị văn hóa sinh thái còn góp phần thúc

đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới từng

ngày như hiện nay, việc duy trì các giá trị văn hóa sinh thái và trao truyền góp

phần giáo dục, nâng cao nhận thức cho các thế hệ mai sau thêm hiểu biết về

mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Với sự phát triển của xã hội, sự giao

lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra mạnh mẽ, các giá trị văn hóa sinh thái

của người Dao Quần Chẹt phái đối đầu với nhiều thách thức để duy trì và phát

huy, một mặt phải đảm bảo phù hợp với xã hội, mặt khác phải giữ gìn được

bản sắc dân tộc. Trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng của người Dao Quần

Chẹt, các giá trị văn hóa sinh thái vẫn luôn được quan tâm và giữ một vị trí

quan trọng, tạo nên bản sắc văn hóa tộc người.

3.2 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA

SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA

BA VÌ

3.2.1 Giải pháp từ phía cộng đồng người DaoQuần Chẹt tại khu vực

Vườn quốc gia Ba Vì

Văn hóa là sản phẩm của con người, do con người tạo ra thông qua hoạt

động sống của mình. Bản chất của văn hóa chính là sự sáng tạo. Con người là

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 75: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

75

chủ thể sáng tạo ra văn hóa nhưng đồng thời cũng là khách thể chịu sự chi

phối của văn hóa. Văn hóa cộng đồng góp phần điểu chỉnh hành vi của mỗi cá

nhân những cũng chính mỗi cá nhân trong cộng đồng sẽ là người đưa ra quyết

định ảnh hưởng tới sự tồn vong của mỗi giá trị văn hóa. Những giá trị văn hóa

mang tính tích cực, phù hợp với đời sống sinh hoạt của cộng đồng sẽ được gìn

giữ và trao truyền cho thế hệ khác. Còn những giá trị văn hóa không phù hợp

với cộng đồng sẽ dần mai một và mất đi qua các giai đoạn lịch sử.

Người Dao Quần Chẹt tại Ba Vì là chủ nhân của những giá trị văn hóa

sinh thái đặc sắc. Những giá trị văn hóa sinh thái này được hình thành và trao

truyền qua nhiều thế hệ người Dao Quần Chẹt, nó đã khẳng định được vai trò

và vị trí của mình đối với đời sống cộng đồng Dao Quần Chẹt. Chính vì vậy,

mỗi cá nhân trong cộng đồng Dao Quần Chẹt đều có ý thức giữ gìn và phát

huy những nét đẹp trong văn hóa sinh thái của họ.

Nâng cao trình độ dân trí:

Cộng đồng người Dao Quần Chẹt tại Ba Vì là chủ nhân của những giá trị

văn hóa sinh thái. Để giữ gìn cũng như phát huy hiệu quả của những giá trị

văn hóa sinh thái này thì chính cộng đồng người Dao Quần Chẹt là đối tượng

cần quan tâm nhiều nhất, họ có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ họ là chủ thể

sáng tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái đó, những giá trị văn hóa sinh thái

này phục vụ cho lợi ích của họ và nó chỉ được giữ gìn khi chính họ cần nó.

Nâng cao trình độ dân trí là yêu cầu bắt buộc và cần thiết để mỗi cá

nhân trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt ý thức được tầm quan trọng của

việc gìn giữ các giá trị văn hóa sinh thái, phát huy các giá trị đó gắn liền phát

triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường. Việc nâng cao trình độ dân trí cho

người Dao Quần Chẹt cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền, đưa ra

các biện pháp hợp lý đối với từng đối tượng. Cần có sự giúp đỡ của đội ngũ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 76: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

76

cán bộ văn hóa và những người hiểu biết về kho tàng tri thức dân gian, các

giá trị văn hóa sinh thái là người Dao Quần Chẹt. Đối với đối tượng là thế hệ

trẻ, những người sống trong sự tương đối đầy đủ về vật chất, họ chưa ý thức

được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa sinh thái với đời sống cần thực

hiện giáo dục các giá trị văn hóa sinh thái cho họ thông qua nhiều kênh thông

tin khác nhau. Cần có sự phối hợp giữa nhà trường với cơ quan chức năng

lồng ghép các giá trị văn hóa sinh thái tộc người vào giảng dạy trong chương

trình học của học sinh trên địa bàn. Cần phát triển công tác giáo dục và mở

rộng hệ thống tuyên truyền để nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng người

Dao Quần Chẹt, giúp họ có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con

người và tự nhiên và về vai trò của con người trong hệ thống con người – xã

hội – tự nhiên.

Thực hiện giáo dục, tuyên truyền các giá trị văn hóa sinh thái cho thế

hệ trẻ:

Song song với việc cộng đồng người Dao Quần Chẹt có ý thức giữ gìn

các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống thì vấn đề nảy sinh hiện nay đó là:

sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ giữa các tộc người, sự phát triển của

kinh tế dựa trên khoa học kỹ thuật tiến bộ, sự lơ là của thế hệ trẻ đối với văn

hóa dân tộc đã ảnh hưởng tới việc phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền

thống của người Dao Quần Chẹt tại Ba Vì.

Sự giao lưu văn hóa là điều tất yếu xảy ra giữa các tộc người trong cùng

một khu vực lãnh thổ hoặc trong các vùng lân cận. Giao lưu văn hóa mang

đến nhiều điều mới lạ, các tộc người có sự ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau, có

khi yếu tố văn hóa nội sinh lấn át nhưng cũng có khi yếu tố văn hóa ngoại

sinh lấn át nội sinh. Với trường hợp người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì, huyện

Ba Vì – Hà Nội thì trong địa bàn xã gồm 3 thôn Yên Sơn, Hợp Nhất, Hợp

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 77: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

77

Nhất có 98% dân số là người Dao Quần Chẹt nhưng sự giao lưu văn hóa vẫn

diễn ra mạnh mẽ với các vùng lân cận. Đặc biệt phải kể đến sự giao lưu văn

hóa giữa người Dao và người Kinh. Văn hóa của người Kinh có sự ảnh hưởng

nhất định tới cộng đồng người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì trong đời sống và sinh

hoạt hằng ngày. Biểu hiện của sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa Kinh – Dao

Quần Chẹt thông qua những kiến trúc nhà mới theo kiểu nhà người Kinh,

cách thức lao động hay trong sinh hoạt ăn, mặc ở của người Dao. Sự giao lưu

văn hóa này dẫn đến việc những nét văn hóa cổ truyền của người Dao Quần

Chẹt có xu hướng mờ nhạt đi. Đồng thời sự lơ là của giới trẻ trong cộng đồng

người Dao Quần Chẹt càng khiến cho những giá trị văn hóa sinh thái không

được coi trọng. Nhưng người Dao Quần Chẹt cư trú thành từng thôn bản có

tính cố kết cộng đồng cao, các gia đình cùng họ có xu hướng xích lại gần

nhau hơn nên những nét văn hóa vẫn được duy trì và gìn giữ nhưng sự giao

lưu văn hóa sẽ là khó tránh khỏi. Chính vì vậy, việc thực hiện giáo dục và

tuyên truyền các giá trị văn hóa sinh thái rộng rãi trong cộng đồng người Dao

Quần Chẹt, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ là vô cùng cần thiết. Trong những

thập niên gần đây, khu vực Vườn quốc gia Ba Vì đã trở thành khu bảo tồn, dự

trữ sinh quyển quốc gia. Chính vì vậy những giá trị văn hóa sinh thái của

người Dao Quần Chẹt cần được giữ gìn và phát huy để góp phần bảo vệ thiên

nhiên, môi trường khu vực rừng bảo tồn.

Để thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị

văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt, các cấp chính quyền cần phối

hợp với người dân ưu tiên hoạt động truyền thông bằng trên các kênh như đài,

báo, truyền hình, tranh tuyên truyền cổ động... Trực tiếp thực hiện các hoạt

động thiết thực góp phần giáo dục văn hóa sinh thái như việc mở các lớp giáo

dục nhận thức về văn hóa sinh thái cho thế hệ trẻ, đưa vấn đề văn hóa sinh

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 78: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

78

thái gắn liền với bản sắc văn hóa tộc người và sự phát triển bền vững vào các

cuộc họp, các sinh hoạt cộng đồng. Thế hệ trẻ người Dao Quần Chẹt hiểu rõ

về nét đẹp trong các văn hóa sinh thái là điều kiện cần thiết để lưu truyền và

phát huy các giá trị văn hóa sinh thái.

Xây dựng mô hình du lịch sinh thái gia đình, làng bản:

Hiện nay, du lịch trở thành một hoạt động gắn liền với phát triển kinh tế

và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Hình thức du lịch sinh thái và du lịch

văn hóa tộc người hiện nay đang rất được ưa thích và phát triển mạnh. Đã có

nhiều mô hình du lịch sinh thái được xây dựng, hoạt động và rất thành công.

Việc áp dụng xây dựng các mô hình du lịch sinh thái tư nhân cá thể và du lịch

sinh thái làng bản có thể được thực hiện từ phía cộng đồng người Dao Quần

Chẹt kết hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì. Các mô hình du lịch sinh

thái như vậy sẽ góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao

Quần Chẹt. Không chỉ có vậy, phát huy các giá trị văn hóa sinh thái gắn liền

với hoạt động du lịch góp phần cải thiện kinh tế, tạo ra nguồn thu nhập cho

người Dao Quần Chẹt. Khi kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện thì các

vấn đề của cộng đồng, xã hội sẽ được giải quyết, tạo tiền đề hướng tới sự phát

triển bền vững tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì của người Dao Quần Chẹt.

Xây dựng khu trưng bày, nhà truyền thống bảo tồn và giới thiệu các

giá trị văn hóa sinh thái:

Xây dựng khu trưng bày giới thiệu nét đẹp trong các giá trị văn hóa sinh

thái là hoạt động có tính khả thi cao. Kết hợp với việc trưng bày các sản phẩm

đặc trưng cho văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt có thể bày bán các

vật phẩm quà lưu niệm như trang phục, đồ thủ công, các phương thuốc cố

truyền… Việc xây dựng khu trưng bày về văn hóa sinh thái sẽ góp phần tích

cực trong hoạt động phát triển du lịch. Để có thể thực hiện được cần có sự kết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 79: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

79

hợp giữa các cơ quan văn hóa và cộng đồng người Dao Quần Chẹt. Các cơ

quan văn hóa đảm bảo việc hoạt động và nội dung của khu trưng bày, cộng

đồng người Dao Quần Chẹt đóng góp các sản phẩm trưng bày và cùng cộng

tác với cán bộ chuyên môn nghiên cứu nội dung trung bày các giá trị văn hóa

sinh thái, tạo ra các hoạt động triển lãm theo chủ đề…

Tổ chức và duy trì các hoạt động văn hóa, lễ hội cộng đồng, thi tìm

hiểu về văn hóa sinh thái:

Việc duy trì và tổ chức các lễ hội mang tính cộng đồng là hoạt động

nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của người Dao

Quần Chẹt. Hoạt động lễ hội có sự tích hợp của nhiều dạng sinh hoạt văn hóa,

các lễ hội mang tính cộng đồng diễn ra định kỳ là tạo điều kiện cho các giá trị

văn hóa sinh thái được lưu truyền rộng rãi.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các giá trị văn hóa nói chung là văn hóa

sinh thái tộc người nói riêng dành cho cộng đồng người Dao Quần Chẹt.

Thông qua những cuộc thi đó, các giá trị văn hóa sinh thái tộc người được

tuyên truyền rộng rãi, giúp cho văn hóa sinh thái thấm dần trong tiềm thức

của mỗi người. Chỉ khi người Dao Quần Chẹt hiểu rõ và ý thức về sự cần

thiết và vai trò quan trọng của văn hóa sinh thái đối với việc phát triển kinh tế,

bảo vệ môi trường thì họ mới trân trọng và có ý thức bảo tồn những giá trị

văn hóa đó.

3.2.2 Giải pháp từ phía các cấp chính quyền

Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa sinh thái đặc trưng của

người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, không chỉ xuất phát

từ phía chủ nhân của những giá trị văn hóa đó mà cần có sự kết hợp của các

cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có liên quan trong lĩnh vực văn hóa.

Các cơ quan chức năng có vai trò định hướng để người Dao Quần Chẹt nhận

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 80: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

80

thức đúng đắn và vai trò quan trọng của những giá trị văn hóa sinh thái trong

đời sống sinh hoạt. Từ đó có sự kết hợp từ hai phía giữa người quản lý hoạt

động văn hóa và chủ nhân những giá trị văn hóa sinh.

Phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống

cho đồng bào người Dao Quần Chẹt trong vùng:

Đây được xem là giải pháp quan trọng nhất, là cơ sở kinh tế cần thiết để

đảm bảo cho hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái đạt

hiệu quả cao nhất. Khi khắc phục được vấn đề kinh tế khó khăn, cuộc sống

của người Dao được đảm bảo hơn, các nhu cầu về vật chất được nâng cao sẽ

góp phần giảm đi những hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt không còn thích hợp

với xã hội hiện đại nữa. Khi kinh tế không còn khó khăn nữa tạo điều kiện

cho các hoạt động giáo dục, y tế… giúp cho người Dao Quần Chẹt nâng cao

hiểu biết, nâng cao nhận thức về vai trò và nội dung của việc bảo tồn và phát

huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống. Mặt khác còn tạo điều kiện

giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ giữa cộng đồng người Dao Quần

Chẹt và tự nhiên, tránh các hiện tượng như phá rừng, khai thác tài nguyên

một cách kiệt quệ…

Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế cho cộng đồng người Dao

Quần Chẹt tại Ba Vì, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần:

Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong

việc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực

miền núi khó khăn, vùng 135…

Vận động đồng bào người Dao Quần Chẹt thay đổi phương thức sản

xuất nông nghiệp du canh sang định canh định cư, hạn chế mô hình kinh tế tự

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 81: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

81

cấp tự túc. Tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường hòa nhập phát triển trong

đời sống cộng đồng.

Giúp đỡ vốn, cây giống và khoa học kỹ thuật cho người Dao Quần Chẹt

trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh việc trồng cây nông nghiệp ngắn ngày

có thể phát triển các loại cây công nghiệp thích hợp với điều kiện tự nhiên của

vùng. Hỗ trợ con giống gia súc cho đồng bào người Dao Quần Chẹt kết hợp

chăn nuôi gia súc với sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái của

người Dao Quần Chẹt:

Đây là một trong những điều kiện quan trọng cần thiết cho việc bảo tồn

các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt. Bời vì, đội ngũ cán bộ

chuyên môn, các nhà khoa học nghiên có những nghiên cứu chính xác về văn

hóa sinh thái giúp nhận biết được những giá trị nào cần được bảo tồn và phát

huy. Từ đó giúp đưa ra các biện pháp thích hợp khắc phục những hạn chế, yếu

kém trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa sinh thái truyền thống.

Đồng thời giúp cho chúng ta giữ lại những giá trị văn hóa sinh thái truyền

thống đích thực còn phù hợp với xã hội, loại bỏ đi những hủ tục không còn

phù hợp với sự phát triển của xã hội nữa.

Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái truyền

thống của người Dao Quần Chẹt cần đảm bảo:

Đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật, các phương tiện cần thiết trong việc

nghiên cứu, đánh giá các giá trị văn hóa sinh thái.

Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, chuyên viên trong

lĩnh vực văn hóa.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 82: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

82

Đầu tư cải thiện và nâng cao cơ sở vât chất hạ tầng ở khu vực người

Dao Quần Chẹt sinh sống:

Cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng tại khu vực xã Ba Vì, huyện

Ba Vì – Hà Nội là ưu tiên hàng đầu trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi

thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế trong vùng và với các vùng lân cận. Xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội là một xã vùng núi, việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ

tầng, khắc phục những khó khăn còn tồn đọng còn giúp cho hoạt động khai thác,

sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý hơn. Để góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng

tại địa bàn xã Ba Vì , huyện Ba Vì – Hà Nội cần thực hiện:

Có sự chuẩn bị về thiết kế, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho

phù hợp với điều kiện thực tế của xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội.

Ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, không chỉ sử dụng

nguồn vốn của Nhà nước, cần huy động và tận dụng các nguồn vốn khác.

Sử dụng hợp lý, khoa học các nguồn vốn đầu tư cho việc cải thiện và

nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Nhìn chung, để hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh

thái được thực hiện tốt cần có sự kết hợp giữa cộng đồng người Dao Quần

Chẹt và các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền. Từ trong chính cộng

đồng người Dao Quần Chẹt cần ý thức được tầm quan trọng trong việc giữ

gìn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái của mình. Đồng thời các cấp

chính quyền, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh nghiên cứu vận dụng các

giá trị văn hóa sinh thái vào trong hoạt động phát triển kinh tế, nâng cao chất

lượng đời sống xã hội theo hướng bền vững, đưa ra các giải pháp thích hợp

cho từng trường hợp cụ thể quyết định gìn giữ những nét văn hóa còn phù hợp

hay loại bỏ những hủ tục lạc hậu không còn thích hợp với xã hội.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 83: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

83

3.3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI

DAO QUẦN CHẸT HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI

VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

Quan điểm về Phát triển bền vững bắt đầu được quan tâm từ Hội nghị

quốc tế về môi trường do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Stockhom (Thụy Điển)

năm 1972 với việc đưa ra khái niệm “Phát triển phù hợp với sinh thái” và

quan điểm này chỉ thực sự ra đời với sự xuất hiện của Báo cáo “Tương lai của

chúng ta” của Ủy ban Brundtland do WCED (Ủy Ban môi trường và Phát

triển thế giới) soạn thảo và công bố năm 1987. Khi xem xét khái niệm “Phát

triển bền vững”, tùy theo góc độ nghiên cứu và nội hàm nghiên cứu của nó

được xác định ở phạm vi, mức độ khác nhau. Cho đến nay đã có khoảng 70

định nghĩa về phát triển bền vững.

Với quan điểm này, phát triển bền vững là sự phát triển có sự kết hợp hài

hòa giữa sự đáp ứng của nhu cầu của thế hệ hiện tại với cả nhu cầu của thế hệ

tương lai, tuyệt đối không vì thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vi phạm

đến lợi ích của các thế hệ mai sau.

Có quan niệm cho rằng: “Phát triển bền vững là quy luật phổ biến của

thế giới vật chất. Phát triển bền vững là quá trình vận động tích cực mà trong

đó nguồn lực của sự phát triển luôn luôn được tái sinh, môi trường và hệ sinh

thái luôn luôn có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu của con người, kể cả con

người của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai”.

Hay quan niệm: “Sự phát triển bề vững của một xã hội là một một quá

trình vận động của xã hội theo khuynh hướng các nguồn lực của sự phát triển

ngày càng được duy trì để chất lượng cuộc sống và điều kiện môi trường sống

của con người ngày càng được đảm bảo và nâng cao”.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 84: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

84

Các quan niệm, khái niệm trên đều có chung một đặc điểm đó là mục

tiêu của phát triển bền vững nhằm tận dụng, khai thác các nguồn lực của xã

hội một cách có kế hoạch, khoa học. Sử dụng các nguồn lực ở thế hệ hiện tại

phải đồng thời đảm bảo các nguồn lực không bị kiệt quệ, không mất đi, từ đó

không gây ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững của

một xã hội là việc gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi

trường. Để một xã hội đạt đến sự phát triển bền vững cần có sự phát triển bền

vững ở các linh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và phát triển bền

vững cả về con người – chủ nhân của xã hội. Trong đó, phát triển bền vững về

kinh tế, văn hóa, môi trường luôn được quan tâm đặc biệt và có mối liên hệ

mật thiết, khăng khít giữa các lĩnh vực. Giữa văn hóa sinh thái và phát triển

bền vững của một xã hội cũng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái hướng tới sự phát

triển bền vững:

Trong sự phát triển nhanh chóng của đất nước hiện nay về mọi mặt kinh

tế, chính trị, xã hội… thì phát triển kinh tế đang là ưu tiên hàng đầu, trở thành

mục trọng tâm phát triển của đất nước. Kinh tế phát triển tạo tiền đề cho

những lĩnh vực khác được phát triển, hay nói cách khác tạo ra càng nhiều của

cải vật chất càng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Nhưng để

phát triển kinh tế, xã hội phải đầu tư và sử dụng toàn bộ các nguồn lực, khai

thác mạnh mẽ tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, nguồn tài nguyên thiên

nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo những vấn đề về sinh thái, môi

trường ô nhiễm…

Để phát triển kinh tế mà không gây ảnh hưởng tới môi trường, không tạo

ra những tác động tiêu cực đến đời sống của con người cần có một kế hoạch

phát triển bền vững. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 85: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

85

minh con người luôn chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên, phụ thuộc vào

tự nhiên để sinh tồn. Vì vậy cần đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ giữa con

người – văn hóa – tự nhiên. Con người trong hoạt động cải tạo và tận dụng tự

nhiên đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái. Từ đó con người ứng xử

với tự nhiên, môi trường một cách có văn hóa, những giá trị văn hóa sinh thái

này góp phần điều chỉnh hành vi của con người tác động vào tự nhiên. Như

vậy, văn hóa sinh thái có một vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan

hệ giữa con người và tự nhiên. Văn hóa sinh thái phải là một văn hóa ứng xử

với môi trường phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững. Văn hóa sinh

thái được biểu hiện ở những giá trị về mối quan hệ hài hòa giữa con người với

tự nhiên, các giá trị đạo đức, tâm lý, tập quán, lối sống… Đồng thời nó còn

được thể hiện qua sự quản lý khoa học môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Cộng đồng người Dao Quần Chẹt sinh sống tại địa bàn xã Ba Vì, huyện

Ba Vì – Hà Nội có phong tục, tập quán sinh hoạt phụ thuộc nhiều vào tự

nhiên. Vùng rừng núi Ba Vì nơi họ sinh sống có nguồn tài nguyên thiên nhiên

hết sức phong phú và đa dạng, nhưng hiện nay khu vực rừng núi Ba Vì đã

được quy hoạch thành Vườn quốc gia Ba Vì, là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển

lớn trong nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tập quán sinh hoạt, sản

xuất của người Dao Quần Chẹt. Người Dao Quần Chẹt không thể tự do khai

thác nguồn tài nguyên như trước đây nữa thì vấn đề đặt ra hiện nay đối đó là

phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào

người Dao Quần Chẹt những vẫn giữ gìn và phát huy được nét đẹp trong văn

hóa sinh thái, văn hóa tộc người, hướng đến sự phát triển bền vững tại khu

vực Vườn quốc gia Ba Vì.

Vận dụng các giá trị văn hóa sinh thái phục vụ cho việc nâng cao chất

lượng đời sống, phát triển kinh tế theo hướng bền vững của người Dao Quần

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 86: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

86

Chẹt ở khu vực Vườn quốc gia Ba Vì cần tạo ra sự cân bằng trong hiệu quả

kinh tế với vấn đề môi trường. Để một cộng đồng hay một xã hột đạt đến sự

phát triển bền vững cần có sự phát triển bền vững từ nhiều lĩnh vực: Kinh tế,

Văn hóa, Con người, Môi trường.

Phát triển bền vững về kinh tế: Cần có sự hài hòa trong mối quan hệ giữa

con người và tự nhiên trong việc khai thác các nguồn tài nguyên. Nhưng hiện

nay người Dao Quần Chẹt không được khai thác, thậm chí việc sử dụng đất

trong khu vực bảo tồn cũng có nhiều khó khăn thì cần phải thay đổi phương

thức sản xuất, thay đổi phong tục tập quán sinh hoạt. Nếu như trước đây có

thể khai thác các nguồn tài nguyên rừng như gỗ, dược liệu… thì hiện nay cần

có kế hoạch đổi mới trong hoạt động sản xuất. Người Dao Quần Chẹt có thể

định canh tại một khu vực nương rẫy nhất định, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

xóa bỏ hình thức “độc canh” trong sản xuất nông nghiệp. Đối với việc sử

dụng gỗ hay các loại lâm sản có thể khai thác tại các ku rừng non không nằm

trong khu vực bảo tồn. Đồng thời quy hoạch, hình thành các khu vườn chuyên

trồng các loại dược liệu cần thiết trong các bài thuốc của người Dao Quần

Chẹt. Các khu vườn thuốc này không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của

người Dao Quần Chẹt mà còn góp phần bảo tồn các loại thực vật, sinh vật.

Song song với việc chuyển đổi phương thức sản xuất, sinh hoạt người Dao

Quần Chẹt cần hòa nhập với nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh giao lưu buôn

bán trong khu vực cũng như với các khu vực khác. Kinh tế thị trường giúp

nâng cao đáng kể chất lượng đời sống, dần xóa bỏ hình thức sinh hoạt tự cấp

tự túc của người Dao Quần Chẹt. Như vậy sẽ tạo ra được sự bền vững trong

kinh tế, người Dao Quần Chẹt không gây những tác động tiêu cực đến môi

trường sinh thái. Những giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 87: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

87

vẫn được suy trì và giữ vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, điều

chỉnh hành vi ứng xử của con người với tự nhiên.

Phát triển bền vững về văn hóa: Đây cũng là một vấn đề cần đề cập đến.

Trong bối cảnh giao lưu văn hóa giữa các tộc người, giữa các khu vực diễn ra

mạnh mẽ thì những giá trị văn hóa nói chung và văn hóa sinh thái của người

Dao Quần Chẹt nói riêng cần được quan tâm đặc biệt. Mỗi một tộc người sinh

sống tại một khu vực khác nhau sẽ hình thành nên những nét văn hóa đặc

trưng. Việc duy trì những nét văn hóa tộc người đó tạo nên sự đa dạng trong

cái chung của nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa sinh thái của người Dao Quần

Chẹt góp phần xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, mang bản sắc riêng của tộc

người. Để đạt được sự phát triển bền vững về văn hóa, cộng đồng người Dao

Quần Chẹt cần có ý thức giữ gì và phát huy những giá trị văn hóa của mình,

đồng thời tiếp thu các giá trị văn hóa của các tộc người khác, từ đó phát huy

những giá trị văn hóa tốt đẹp, còn phù hợp với xã hội.

Phát triển bền vững về môi trường: Vai trò của văn hóa sinh thái rất quan

trọng trong việc phát triển môi trường bền vững. Con người luôn luôn tác

động, cải biến tự nhiên phục vụ cho mục đích và nhu cầu của cuộc sống.

Chính vì vậy giới tự nhiên phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ những hoạt

động của con người. Chúng ta cần biết rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

không phải là vô tận, những thứ con chúng khai thác mạnh mẽ cho những nhu

cầu của cuộc sống có những loại tài nguyên tái sinh và những loại tài nguyên

không tái sinh. Để phát triển bền vững về môi trường tại khu vực Vườn quốc

gia Ba Vì thì cộng đồng người Dao Quần Chẹt có kế hoạch khai thác và sử

dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý kết hợp với công tác khôi phục, bảo tồn tài

nguyên thiên nhiên. Con người thiết lập được mối quan hệ hài hòa với tự

nhiên thì tự nhiên, môi trường mới đạt đến sự phát triển bền vững.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 88: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

88

Phát triển bền vững về con người: Đây không chỉ là mục tiêu hướng đến

sự bền vững của cộng đồng người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia

Ba Vì mà nó còn là mục tiêu chung của toàn xã hội. Đầu tư cho việc phát

triển con người, phát triển nguồn nhân lực là việc làm đúng đắn cho sự phát

triển của xã hội: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Đối với cộng đồng

người Dao Quần Chẹt để có sự phát triển bền vững về con người cần: Nâng

cao chất lượng đời sống, tập trung đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe

cộng đồng. Bên cạnh đó cần tổ chức các hoạt động, sinh hoạt văn hóa đáp ứng

nhu cầu tinh thần của con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn

diện. Trong đó, nâng cao trình độ dân trí và sức khỏe cộng đồng là nhiệm vụ

hàng đầu cần được quan tâm.

Như vậy, để đạt đến sự phát triển bền vững của cộng đồng Dao Quần

Chẹt tịa khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – Hà Nội trước hết cần có sự

phát triển bền vững về kinh tế, môi trường, con người và văn hóa. Để đạt

được thành công cần có sự kết hợp giữa các cấp chính quyền và cộng đồng

người Dao Quần Chẹt, trong đó người Dao Quần Chẹt giữ vai trò quyết định

dối với vận mệnh của mình.

KẾT LUẬNTrong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội,

con người tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên. Điều này gây ra nhiều

ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, các vấn đề về môi trường có liên quan

đến văn hóa được đề cập đến thường xuyên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về

môi trường sinh thái và văn hóa sinh thái ở nước ta được quan tâm. Văn hóa

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 89: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

89

sinh thái là một nội dung của văn hóa, những giá trị văn hóa sinh thái có vai

trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử của con người đối với

môi trường tự nhiên, thể hiện trình độ hiểu biết và khả năng chinh phục tự

nhiên của con người. Đồng thời văn hóa sinh thái còn giữ vai trò thiết lập mối

quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường tự nhiên.

Người Dao Quần Chẹt là một bộ phận của cộng đồng người Dao ở Việt

Nam. Người Dao Quần Chẹt vẫn còn nhiều khó khăn trong đời sống cần được

các cấp chính quyền quan tâm. Sinh sống tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì,

xã Ba Vì – Hà Nội, người Dao Quần Chẹt đã hình thành nên những giá trị văn

hóa sinh thái đặc trưng. Văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt thấm

đẫm tình yêu thiên nhiên, tư tưởng sống hòa hợp giữa con người và môi

trường tự nhiên. Chính tư tưởng này hình thành nên mối quan hệ qua lại theo

hướng tích cực giữa người Dao Quần Chẹt với môi trường tự nhiên. Những

giá trị văn hóa sinh thái đã tác động mạnh đến hoạt động bảo vệ và cải tạo tự

nhiên của người Dao Quần Chẹt. Cải tạo và bảo vệ tự nhiên chính là một

trong những phương thức sinh tồn của con người, góp phần tái tạo những

nguồn lực từ tự nhiên, đảm bảo cho lợi ích của thế hệ hiện tại cũng như các

thế hệ tương lai. Vận dụng những giá trị văn hóa sinh thái này giúp cho người

Dao Quần Chẹt tại Ba Vì phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng đời

sống. Chính vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp bảo tồn và phát huy

những giá trị tốt đẹp trong văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt hướng

đến sự phát triển bền vững tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Phụng, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao

ở Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Sinh thái học và môi trường, Nhà xuất bản

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 90: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

90

Giáo dục, Hà Nội.

3. Hùng Đình Quý (1994), Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang, Sở

Văn hóa Thông tin Hà Giang xuất bản.

4. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt

Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Anh Cường (2001), Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt

Nam, Luận án TS Lịch sử, Viện dân tộc học.

6. Nguyễn Khắc Tụng (1977), Nhà cửa của người Dao xưa và nay.

7. Nguyễn Ngọc Ân (2011), Hoa văn trên trang phục cổ truyền của người

Dao ở miền núi phía bắc Việt Nam, Luận án TS Văn hóa học, Viện

Khoa học xã hội.

8. Phạm Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn (1971), Xác minh tên gọi và phân nhóm

các nghành Dao ở Tuyên Quang.

9. Phạm Minh Phúc (2012), Nhà người Dao áo dài ở Hà Giang, Luận án TS

Nhân học, Viện Khoa học xã hội.

10. Phạm Ngọc Trầm (1997), Môi trường sinh thái – Vấn đề và giải pháp,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Quang Hoan - Hùng Đình Quý (1999), Văn hóa truyền thống

người Dao ở Hà Giang, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

12. Trần Lê Bảo (Chủ biên), Nguyễn Xuân Kính, Vũ Minh Tâm, Phạm

Thị Ngọc Trầm (2001), Văn hóa sinh thái - nhân văn, Nhà xuất bản

Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

13. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo

dục, Hà Nội.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 91: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

91

14. Trần Quốc Vương (Chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm

Mỹ Dung, Trần Thuý Anh (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Thị Hồng Loan (2012), Vấn đề văn hóa sinh thái trong sự phát triển

bền vững ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS Triết học, Viện Khoa học

xã hội.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 92: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

92

DANH SÁCH CÁ NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN

Họ tên Tuổi Địa chỉ Nghề nghiệp

Triệu Thị Bảy 60 Thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội

Thầy thuốc

Triệu Tiến Thi 60 Thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội

Nông nghiệp

Triệu Thị Hòa 60 Thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội

Thầy thuốc

Triệu Thị Đông 59 Thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội

Thầy thuốc

Dương Đức Nguyên 68 Thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội

Thầy thuốc

Triệu Thị Thanh 68 Thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội

Thầy thuốc

Dương Đức Tiến 66 Thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì,

huyện Ba Vì – Hà Nội

Thầy Mo

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 93: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

93

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA HỌC----------------------------

DƯƠNG MẠNH THẮNG

VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT

TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ – XÃ BA VÌ

HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

PHỤ LỤC

Hà Nội - 2014

Page 94: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

94

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 95: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

95

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 96: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

96

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 97: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

97

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 98: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

98

Nhà nền đất của người Dao Quần Chẹt

(Ảnh tác giả)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 99: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

99

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 100: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

100

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 101: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

101

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 102: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

102

Vườn cây thuốc của người Dao Quần Chẹt

(Ảnh tác giả)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 103: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

103

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 104: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

104

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 105: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

105

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 106: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

106

Quần và áo nữ người Dao Quần Chẹt

(Ảnh tác giả)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Page 107: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/31/van_hoa_sinh... · Web viewXin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và

107

Quang cảnh Vườn quốc gia Ba Vì

(Ảnh internet)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí