11
Kinh tế Môi trường 1 Hoso Lee 1. Môi trường theo định nghĩa của Lut bo vmôi trường Vit Nam: a. Bao gm các yếu ttnhiên và yếu tvt cht nhân to b. Bao gm tt ccác yếu tbên ngoài tác động đến một đối tượng hay svt c. Bao gm yếu ttnhiên, nhân to và xã hi 2. Môi trường sng của con người theo chức năng được chia thành: a. Môi trường tnhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân to b. Môi trường tnhiên và môi trường nhân to c. Môi trường tnhiên, môi trường xã hi d. Môi trường nhân tạo, môi trường xã hi 3. Môi trường gm các chức năng cơ bản a. Là không gian sống, nơi cung cấp tài nguyên và chứa đựng cht thi b. Chlà không gian sng của con người c. Nơi giảm nhcác tác động ca tnhiên đến con người và sinh vt d. Nơi lưu trữ và cung cp thông tin cho con người 4. Theo quan điểm hthống, môi trường bao gồm các đặc trưng: a. Tính cơ cấu, tính động, tính mb. Tính cơ cấu, tính động c. Tính md. Tính cơ cấu, tính động, tính mvà khnăng tự tchc tđiều chnh 5. Trong 4 đặc trưng cơ bản ca môi trường, đặc trưng quan trọng nht là a. Tính cơ cấu phc tp b. Tính động c. Tính md. Khnăng tự tchc tđiều chnh e. C4 đặc trưng đều quan trọng như nhau. 6. Tính cơ cấu phc tp ca hthống môi trường được hiu a. Là mt hthng gm nhiu phn thp thành b. Là mt hthng gm nhiu phn tcó thđược phân chia theo chức năng và theo thang cấp c. Là hthng ca nhiu phn tcó mi liên hđan xen nhiều chiu 7. Tính động ca hthống môi trường nói lên a. Svận động ca các phn ttrong hthống môi trường b. Svận động ca các phn tvà mi liên hgia các phn ttrong hthống môi trường c. Svận động ca các phn tvà mi liên hgia các phn tđể thiết lp mt trng thái cân bng 8. Ô nhiễm môi trường là: a. Slàm thay đổi tính cht vt lý, hóa hc và sinh hc của môi trường b. Slàm thay đổi tính cht của môi trường, vi phm tiêu chuẩn môi trường c. Sdi chuyn các chất độc hi hoặc năng lượng vào môi trường đến mc có khnăng gây hại đến sc khỏe con người và sinh vt d. Cb và c.

KTMT_HosoLee

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

1 Hoso Lee

1. Môi trường theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam: a. Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo b. Bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài tác động đến một đối tượng hay sự vật c. Bao gồm yếu tố tự nhiên, nhân tạo và xã hội

2. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành: a. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo b. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo c. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội d. Môi trường nhân tạo, môi trường xã hội

3. Môi trường gồm các chức năng cơ bản a. Là không gian sống, nơi cung cấp tài nguyên và chứa đựng chất thải b. Chỉ là không gian sống của con người c. Nơi giảm nhẹ các tác động của tự nhiên đến con người và sinh vật d. Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

4. Theo quan điểm hệ thống, môi trường bao gồm các đặc trưng: a. Tính cơ cấu, tính động, tính mở b. Tính cơ cấu, tính động c. Tính mở d. Tính cơ cấu, tính động, tính mở và khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh

5. Trong 4 đặc trưng cơ bản của môi trường, đặc trưng quan trọng nhất là a. Tính cơ cấu phức tạp b. Tính động c. Tính mở d. Khả năng tự tổ chức tự điều chỉnh e. Cả 4 đặc trưng đều quan trọng như nhau.

6. Tính cơ cấu phức tạp của hệ thống môi trường được hiểu a. Là một hệ thống gồm nhiều phần tử hợp thành b. Là một hệ thống gồm nhiều phần tử có thể được phân chia theo chức năng và theo thang cấp c. Là hệ thống của nhiều phần tử có mối liên hệ đan xen nhiều chiều

7. Tính động của hệ thống môi trường nói lên a. Sự vận động của các phần tử trong hệ thống môi trường b. Sự vận động của các phần tử và mối liên hệ giữa các phần tử trong hệ thống môi trường c. Sự vận động của các phần tử và mối liên hệ giữa các phần tử để thiết lập một trạng thái cân bằng

8. Ô nhiễm môi trường là: a. Sự làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường b. Sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường c. Sự di chuyển các chất độc hại hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người và sinh vật d. Cả b và c.

Page 2: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

2 Hoso Lee

9. Sự cố môi trường do a. Tác động bất thường của tự nhiên: bão, lũ, hạn hán, động đất, núi lửa… b. Tác động tiêu cực của con người: hỏa hoạn, sự cố trong tìm kiếm thăm dò vận chuyển và khai thác dầu khí, khoáng sản; sự cố trong các nhà máy nguyên tử. c. Chủ yếu do con người gây ra d. Cả a và b

10. Tài nguyên thiên nhiên theo quan điểm của kinh tế môi trường được phân loại gồm: a. tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật b. tài nguyên vô hạn và tài nguyên hữu hạn c. tài nguyên có khả năng tái tạo và tài nguyên không có khả năng tái tạo d. Không có ý nào đúng

11. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển a. Là đối lập nhau theo kiểu loại trừ b. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi môi trường c. Phát triển chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường d. Là mối quan hệ qua lại hai chiều và muốn có được sự phát triển bền vững thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển và môi trường. 12. Phát triển bền vững a. Là sự phát triển cân đối giữa ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường b. Là sự phát triển mà khía cạnh kinh tế luôn được coi trọng c. Là mong muốn của các quốc gia song không thể thực hiện được vì phát triển và môi trường luôn đối kháng nhau d. Là sự phát triển có tính đến công bằng giữa các thế hệ e. Cả a và d 13. Chất lượng môi trường được coi là hàng hóa khi a. Kinh tế hàng hóa phát triển, có thể tiền tệ hóa được các chi phí của quá trình sản xuất chất lượng môi trường b. Chất lượng môi trường được mua – bán trong nền kinh tế thị trường c. Cả a và b. 14. Ngoại ứng trong kinh tế được hiểu a. là sự tác động lên đối tượng khác b. là hiện tượng không thể tránh được trong nền kinh tế thị trường c. là những ảnh hưởng lên đối tượng khác nhưng không được tính vào hệ thống kinh tế d. là những tác động lên đối tượng khác tạo ra lợi ích hoặc tổn thất cho họ nhưng xét trên quan điểm xã hội thì ngoại ứng không gây tổn thất phúc lợi xã hội. 15. Thất bại thị trường do Ngoại ứng gây ra là a. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội b. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức thấp hơn mức tối ưu xã hội

Page 3: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

3 Hoso Lee

c. Luôn tạo ra động cơ để người sản xuất/ tiêu dùng đẩy chi phí cho xã hội d. Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực và Sản xuất/ tiêu dùng ở mức thấp hơn mức tối ưu xã hội trong trường hợp ngoại ứng tích cực. 16. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực a. Chi phí biên xã hội lớn hơn chi phí biên của cá nhân do xã hội phải chịu thêm chi phí ngoại ứng b. Chi phí biên cá nhân cũng là chi phí biên xã hội c. Lợi ích biên xã hội nhỏ hơn lợi ích biên cá nhân do cá nhân đã đẩy được chi phí ngoại ứng cho xã hội 17. Tổn thất phúc lợi xã hội trong trường hợp xảy ra ngoại ứng tiêu cực a. Là không có vì thiệt hại của người này là lợi ích của người khác b. Là do có sự chênh lệch giữa mức hoạt động tối ưu cá nhân và mức hoạt động tối ưu xã hội c. Thể hiện sự chênh lệch giữa chi phí của xã hội với chi phí của cá nhân 18. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực a. Cần có chính sách trợ cấp đối với người sản xuất/tiêu dùng để họ hoạt động ở mức tối ưu xã hội b. Cần áp dụng chính sách thuế để điều tiết hoạt động sản xuất/tiêu dùng về mức tối ưu xã hội c. Cần có chính sách để người gây ra ngoại ứng phải khắc phục ngoại ứng d. Cả b và c 19. Khi xảy ra ngoại ứng tích cực a. Lợi ích xã hội luôn lớn hơn lợi ích của cá nhân do xã hội nhận được thêm lợi ích ngoại ứng b. Lợi ích xã hội không thay đổi c. Chi phí của xã hội nhỏ hơn chi phí của cá nhân do xã hội nhận được lợi ích ngoại ứng 20. Hàng hóa công cộng a. Là hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người trong cùng một thời điểm b. Là hàng hóa mà việc tiêu dùng của người này không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác. c. Là hàng hóa không loại trừ và không thể loại trừ một cá nhân nào ra khỏi việc tiêu dùng d. Cả a và c e. Cả b và c 21. Hàng hóa công cộng có thể gây thất bại thị trường do a. Xu hướng tiêu dùng quá mức b. Không có kinh phí để tiếp tục sản xuất hàng hóa công cộng do tất cả đều được tiêu dùng miễn phí. c. Xuất hiện hiện tượng “người ăn theo” khi hàng hóa này được cung cấp ra thị trường. 22. Giải pháp thuế ô nhiễm a. Không điều tiết được mức sản xuất/ tiêu dùng về mức tối ưu mà chỉ làm tăng chi phí sản xuất b. Là công cụ kinh tế giúp điều tiết mức sản xuất/tiêu dùng về mức tối ưu xã hội. c. Được đánh cố định tại mọi mức sản lượng d. Làm cho đường chi phí cá nhân biên và chi phí xã hội biên trùng nhau

Page 4: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

4 Hoso Lee

23. Thuế ô nhiễm tối ưu (t* = MEC(Q*)) có ưu điểm a. Tạo động cơ kinh tế để đạt được mức sản xuất hiệu quả xã hội b. Giảm chi phí sản xuất c. Tạo nguồn thu để đầu tư cho bảo vệ môi trường d. Cả a và b e. Cả a và c 24. Thuế ô nhiễm tối ưu (t* = MEC(Q*)) có nhược điểm a. Khó xác định vì chi phí ngoại ứng khó thể tính được b. Không tạo động cơ kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải vì việc đánh thuế không quan tâm đến mức thải của doanh nghiệp c. Mức thuế thường thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi sản lượng d. Không công bằng với người gây ô nhiễm e. Cả a và d 25. Chuẩn mức thải a. được xác định dựa trên mức thải trung bình của doanh nghiệp b. được xác định dựa trên mức ô nhiễm tối ưu c. được xác định dựa trên sức chịu tải của môi trường d. không ý nào đúng

26. Phí thải a. Luôn làm tăng chi phí giảm thải của doanh nghiệp b. Tạo ra động cơ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư giảm thải c. Buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa đầu tư giảm thải hay chấp nhận nộp phí d. Không điều tiết được mức thải về mức ô nhiễm tối ưu do doanh nghiệp luôn chấp nhận nộp phí tại mọi mức thải. e. Cả b và c 27. Chuẩn thải nên được sử dụng trong trường hợp sau để đạt hiệu quả kinh tế a. Khi không có đủ thông tin về MAC, MDC và đường MAC dốc hơn đường MDC b. Khi có đủ thông tin về hàm MAC và MDC c. Khi không đủ thông tin về MAC, MDC và đường MAC thoải hơn đường MDC d. Không có trường hợp nào 28. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng a. Là sự kết hợp của công cụ chuẩn thải và phí thải b. Giúp tối thiểu hóa chi phí giảm thải của các doanh nghiệp c. Sẽ không có tác dụng khi có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường mua bán giấy phép d. Luôn đạt được mức ô nhiễm tối ưu trong một ngành sản xuất hay một khu vực vì tổng lượng thải không thay đổi e. Cả a, b và c f. Cả a, b và d

Page 5: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

5 Hoso Lee

29. Một doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường mua bán giấy phép xả thải khi a. chi phí giảm thải biên cao hơn giá giấy phép b. chi phí giảm thải biên thấp hơn mức giá giấy phép c. chi phí giảm thải biên bằng mức giá giấy phép d. Cả a và b e. Cả a, b và c 30. Thỏa thuận mức ô nhiễm thông qua thị trường chỉ xảy ra khi a. Quyền tài sản MT thuộc về cả người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm b. Quyền tài sản MT thuộc về phía chịu ô nhiễm c. Quyền tài sản MT thuộc phía gây ô nhiễm hoặc phía chịu ô nhiễm

31. Kinh tế môi trường ứng dụng các lý thuyết và kỹ thuật phân tích kinh tế để: a.Lý giải và giải quyết các vấn đề kinh tế b.Lý giải và giải quyết các thất bại của thị trường c.Lý giải và giải quyết các vấn đề môi trương d.Nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường

32. Tài nguyên có thể tái tạo là tài nguyên: a. đc khai thác từ trong đại dương b. có khả năng tự duy trì hoặc bổ sung liên tục nếu đc quản lý hợp lý c. sẽ bị cạn kiệt hoặc hoàn toàn bị biến đổi sau quá trình sử dụng d. có khả năng tự bổ sung nếu không bị cạn kiêt sau quá trình sử dụng

33. Sự thay đổi trong thành phần môi trường và cấu trúc môi trường là: a. biến đổi môi trường b. sự cố môi trường c. suy thoái môi trường d. ô nhiễm môi trường

34. Phát triển là quá trình: a. Nâng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người b. Nâng cao thu nhập của con người c. Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo d. Không có câu nào đúng

35. Đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không trở ngại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai là: a. Phát triển b. Phát triển bền vững c. Phát triển kinh tế d. Bảo tồn môi trường

36. Nhận định nào dưới đây không phải là chức năng của môi trường đối với con người: a. Cung cấp nguồn tài nguyên cân thiết cho cuộc sống và sản xuất của con ng b. Chứa đựng một phần chất thải

Page 6: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

6 Hoso Lee

c. Cung cấp dịch vụ, cảnh quan thiên nhiên d. Tạo không gian sống cho con ng e. Không có câu nào ở trên

37. Lợi ích ròng của xã hội a. Chênh lệch giữa lợi ích của ng tiêu dung vs giá xh phải trả b. Chênh lệch giữa doanh thu và chi phí xh c. Chênh lệch giữa lợi ích tiêu dung với chi phí sản xuất d. Chênh lệch giữa lợi ích xã hội và chi phí xh

38. Trong trường hợp ngoại ứng tích cực, giá hàng hóa mà xh mong muốn: a. Thấp hơn giá thị trường b. Cao hơn giá thị trường c. Bằng giá thị trường d. Không có đáp án đúng

39. Thuế ô nhiễm tối ưu: a. Nên áp dụng cho mọi doanh nghiệp vì họ gây ô nhiễm môi trường b. Nên áp dụng trong mọi trg hợp vì ô nhiễm môi trường là bất hợp pháp c. Có thể áp dụng trong trường hợp khi quyền tài sản về môi trường đc phân định rõ ràng và chi phí giao dịch là không đáng kể d. Không nên sử dụng vì nó tạo ra sự bất công đv doanh nghiệp e. Không đáp án nào đúng

40. CBA là việc xác định và so sánh: a. Thặng dư của ng sản xuất vs thặng dư của ng tiêu dung b. Doanh thu vs tổng chi phí của dự án c. Doanh thu với tổng số vốn đầu tư dự án d. Sự tăng, giảm trong phúc lợi kinh tế của xã hội e. Ko có đáp án đúng

41. Nhà quản lý sẽ ưu tiên dự án nào: a. Dự án trồng rừng vì đem lại nhiều lợi ích cho môi trg b. Dự án xử lý rác thải vì giảm đc ô nhiễm môi trường c. Dự án nuôi tôm trên cát vì thu được lợi nhuận cao d. Chưa có đủ cơ sở để lựa chọn

42. Giá trị hiện tại ròng là: a. Tổng các dongg lợi ích quy về thời điểm hiện tại b. Tổng các giá trị của dòng tiền quy về thời điểm hiện tại c. Tổng các chênh lệch giữa lợi ích và chi phí của dong tiền d. Ko có đáp án đúng

43. Đánh giá kinh tế các tác động của môi trường a. Nhằm giải quyết các tranh chấp pháp luật về thiệt hại môi trường b. Bị phê phán vì kết quả không chính xacs

Page 7: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

7 Hoso Lee

c. Thừa nhận giá trị kinh tế của môi trường d. Đánh giá chỉ mang tính định tính

44. Khi ng trồng rừng khai thác gỗ để bán, tiền bán gỗ là giá trị a. Công sức lao động của ng đó b. Giá trị sử dụng trực tiếp c. Giá trị sự lựa chọn d. Giá trị tồn tại

45. Khi ng trồng rau đc hưởng lợi từ khả năng ngăn xói mòn đất của rừng, giá trị đó là a. Giá trị sử dụng b. Giá trị sử dụng gián tiếp c. Giá trị sử dụng trực tiếp d. Giá trị lực chọn

46. Giá trị có từ việc sử dụng trực tiếp hàng hóa dịch vụ môi trường cho mục đích sinh sống, mục đích thương mại và giải trí là a. giá trị sử dụng trực tiếp b. giá trị sử dụng gián tiếp c. giá trị lựa chọn d. ko có đáp án đúng

47. Khi ng đc hưởng lợi từ các chức năng môi trường, giá trị đó là a. Giá trị kế thừa b. Giá trị sử dụng trực tiếp c. Giá trị tồn tại d. Giá trị sử dụng gián tiếp

48. Số tiền mà một tổ chức bỏ ra để duy trì một ng lực ko liên quan đến việc sủ dụng ở thời điểm hiện tại hay tương lai. Số tiền này phản ánh a. Nguồn lực này có giá trị bảo tồn b. Nguồn lực này là vô giá c. Ng lực này sẽ tồn tại theo thời gian d. Ko có đáp án đúng

49. Khi có sự thay đổi sản lượng do sự thay đổi chất lượng môi trường nên sử dụng a. Phg pháp thay đổi năng suất b. Phg pháp chi phí y tế c. Phg pháp chi phí phòng ngừa d. Phg pháp chi phí thay thế

50. Phương pháp chi phí thay thế đc sử dụng khi a. Biến đổi môi trường làm thay đổi năng suất đánh bắt cá của ngư dân b. Tránh những tác động bất lợi do duy thoái môi trường c. Những ng dân sống ở gần khu vực san bay lắp kính chống ồn d. Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng tới sức khỏe con ng

Page 8: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

8 Hoso Lee

51. Để bảo tồn vùng đất ngập nước, Chính phủ nên quan tâm thông tin từ kết quả của phg pháp nào dưới đây: a. Đánh giá ngẫu nhiên và đánh giá hưởng thụ b. Chi phí du hành và đánh giá thụ hưởng c. Đánh giá ngẫu nhiên và chi phí du hành d. Đánh giá ngẫu nhiên

52. Khi tiến hành đánh giá kinh tế các địa điểm thường đc các di khách tới thăm (Công viên, khu bảo tồn thiên nhiên, bãi biển…) Phương pháp nào thường đc sử dụng: a. Đánh giá hưởng thụ b. Đánh giá ngẫu nhiên c. Chi phí phòng ngừa d. Chi phí du lịch

53. Ưu điểm của công cụ kinh tế: a. Có tính cưỡng chế cao b. Kiểm soát đc chất thải độc hại c. Có tính linh hoạt cao d. Luôn đạt mức ô nhiễm tối ưu

54. Chi phí chữa bệnh hen suyễn do có lượng không khí xấu gây ra chi phí này được ước lượng thông qua phương pháp a. Chi phí thay thế b. Thay đổi năng suất c. Chi phí phòng ngừa d. Chi phí y tế

55. Sử dụng tín hiệu giá cả và các tín hiệu thị trường để tác động đến lơi ích và chi phí cỉa các cá nhân có liên quan đến hành vi của họ nhằm điều chỉnh các quyết định trong việc tìm kiếm thị trường thuộc nhóm công cụ a. Mệnh lệnh kiểm soát b. Kinh tế c. Giáo dục và truyền thông môi trường d. Tất cả các đáp án trên

56. Khi cơ quan quản lý môi trường quy định chủ thể gây ô nhiễm môi trường phải trả cho mỗi đơn vị ô nhiễm/ đơn vị chất thải mà họ thải vào môi trường, đây là công cụ a. Chuẩn mức thải b. Mệnh lệnh kiểm soát c. Giáo dục và truyền thông môi trường d. Phí xả thải

57. Quy định về lượng chất thải tối đa mà một doanh nghiệp đc phép thải vào môi trường thuộc công cụ a. Chuẩn mức thải b. Phí xả thải

Page 9: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

9 Hoso Lee

c. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng d. Ko có đáp án đúng

58. Hạn chế của công cụ mệnh lệnh kiểm soát (CAC) là a. Chỉ áp dụng đc ở cá nc phát triển b. Ko kiểm soát ddc chất thải độc hại c. Tính cưỡng chế thấp d. Đòi hỏi hệ thống pháp luật về môi trường phải đầy đủ

59. Nhà nước cần thực hiện quản lý môi trường vì a. Sự thất bại của thị trường đối với vấn đề môi trường b. Mức độ quan trọng, trên bình diện rộng và sự phức tạp của những vấn đề môi trường c. Những vấn đề môi trường toàn cầu d. Tất cả các đáp án trên.

60. Đánh giá giá trị môi trường được dùng để a. Đo lường các tác động môi trường trong các dự án b. Đo lường giá trị sử dụng của các tác động môi trường trong các dự án c. Đo lường mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và số người chết d. Đo lường giá trị sử dụng và không sử dụng của tài nguyên môi trường

61. Các kĩ thuật đánh giá môi trường thuộc nhóm phát biểu sở thích (stated preference) suy ra giá trị bằng cách hỏi những câu hỏi mang tính giả định. Phương pháp nào dưới đây thuộc nhóm này: a. Phân tích câu hỏi mở b. Đánh giá ngẫu nhiên c. Đánh giá hưởng thụ d. Chi phí du hành

62. Các kĩ thuật thuộc nhóm phát biểu sở thích a. Tập trung đo lường giá trị không sử dụng b. Tập trung đo lượng giá trị sử dụng c. Tập trung đo lường tác động thị trường d. Phát biểu trên không đúng

63. Kĩ thuật đánh giá môi trường thuộc nhóm bộc lộ sở thích (revealed preference) dựa trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng, cho rằng cá nhân đánh giá giá trị môi trường đựa trên đặc điểm của hàng hóa thị trường. Phương pháp nào dưới đây đúng với phát biểu trên: a. Phương pháp chi phí du hành b. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên c. Phương pháp đánh giá hưởng thụ d. Không có phương pháp nào kể trên

64. Để đánh giá giá trị của việc cải thiện chất lượng hồ nước, có thể dùng các phương pháp sau: a. Phương pháp dựa vào giá thị trường b. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Page 10: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

10 Hoso Lee

c. Phương pháp chi phí du hành d. Cả ba phương pháp trên

65. Không cần thiết phải xây dựng hàm số liều lượng đáp ứng khi sử dụng các phương pháp đánh giá thuộc nhóm phương pháp dựa vào thị trường bởi vì chỉ cần quan sát lượng hàng hóa thay đổi (∆Q) khi môi trường thay đổi (∆E) để từ đó tính ra giá trị môi trường thay đổi a. Đúng b. Sai

66. Khi dùng các phương pháp đánh giá trong nhóm các phương pháp dựa vào thị trường, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng thế nào để đánh giá giá trị a. Giá thị trường b. Giá ẩn của hàng hóa môi trường c. Giá mờ d. Giá trên thị trường quốc tế

67. Phương pháp đánh giá hưởng thụ dùng để a. Đánh giá giá trị không sử dụng b. Xác định ai là người trả tiền c. xác định tác động của khoảng cách đến nhu cầu giải trí d. Tách giá trị môi trường từ giá nhà đất

68. Hàm giá nhà (house price function) diễn tả mối quan hệ giữa a. Giá nhà, các đặc tính của căn nhà và khu vực xung quanh, giá yếu tố môi trường b. Giá nhà, các đặc tính của căn nhà và khu vực xung quanh, yếu tố môi trường c. Giá nhà, mối quan tâm của người mua đối với căn nhà d. Các đặc tính của căn nhà và yếu tố môi trường

69. Có thể dùng trực tiếp hàm giá nhà để đánh giá giá trị chất lượng môi trường a. Đúng b. Sai

70. Vé vào cổng của một công viên quốc gia là 10$/ngày. Nếu đường cầu giải trí hàng ngày của công viên là Q = 40 – 0.5P, thặng dư tiêu dùng của du khách đến công viên là 1225$/ngày. a. Đúng b. Sai

71. Giá trị kế thừa (Bequest value) và giá trị lựa chọn (option value) khác nhau ở điểm: a. Giá trị lựa chọn là giá trị sử dụng, giá trị kế thừa là giá trị phi sử dụng b. Giá trị lựa chọn đề cập đến giá trị đa dạng sinh học, giá trị kế thừa là giá trị đa dạng sinh học dành cho tương lai. c. Có thể dùng giá thị trường để đánh giá giá trị tùy chọn, trong khi phải dùng phương pháp CVM để đánh giá giá trị kế thừa. d. Giá trị lựa chọn là giá trị sử dụng cá nhân để dành cho tương lai, giá trị kế thừa là giá trị để dành cho thế hệ tương lai.

Page 11: KTMT_HosoLee

Kinh tế Môi trường

11 Hoso Lee

72. Cách thức đặt câu hỏi nào sau đây tạo ra động lực để người được hỏi trả lời đúng giá sẵn lòng trả của họ nhất a. Câu hỏi mở (open – ended question) b. Câu hỏi dùng thẻ (payment card) c. Câu hỏi có/ Không d. Mọi cách thức đều cho cùng một giá trị WTP

73. Quản lý nhà nước về môi trường có một số điểm khác so với quản lý môi trường của các tổ chức a. Chủ thể quản lý là Nhà nước b. Mang tính tổ chức cao, tính điều chỉnh và tính cưỡng chế c. Không dùng các công cụ kinh tế trong quản lý d. Không dùng biện pháp giáo dục tuyên truyền e. Cả a và d f. Cả a và b

74. Các công cụ trong quản lý nhà nước về môi trường gồm a. công cụ luật pháp b. công cụ dựa vào tín ngưỡng tôn giáo, phong tục. c. công cụ luật pháp chính sách, công cụ kinh tế và công cụ giáo dục truyền thông môi trường