8
Nỗi lo phòng, chống đuối nước ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Tận diệt chim sẻ giữa phố TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5094 - THỨ BA NGÀY 17/7/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY KINH TẾ Trách nhiệm với cà phê sạch TRANG 3 VĂN HÓA - XÃ HỘI Chú trọng nhân rộng các điển hình tiên tiến TRANG 4 Giải quyết 4 thủ tục hành chính về phòng, chống tham nhũng TRANG 6 TRANG 7 TRANG 5 TRANG 5 Xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, thời gian qua, Đảng bộ xã Mê Linh (huyện Lâm Hà) luôn chú trọng việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), qua đó góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của địa phương. TRANG 2 XEM TIẾP TRANG 2 dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch theo tinh thần Nghị quyết 06 của Thành ủy. Đồng thời, xây dựng mạng lưới bán hàng nhằm đưa các sản phẩm của địa phương vào phục vụ du lịch, tạo niềm tin cho khách hàng khi đến tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm các sản phẩm đặc sản của Đà Lạt. Chương trình Điểm mua sắm chất lượng cao với mục đích đáp ứng yêu cầu đa Liên kết sản xuất nông sản an toàn xuất khẩu Người lao động tại Hợp tác xã Bình Lộc tuyển chọn mặt hàng chanh dây tươi xuất khẩu. Ảnh: K.P Đảng bộ xã Mê Linh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Đà Lạt tập trung xây dựng điểm mua sắm chất lượng cao Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. (ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, 12/1958, T. 9, TR. 285, 286, 288, 290) THÀNH ỦY BẢO LỘC: Sơ kết công tác giữa nhiệm kỳ Sáng 16/7, Thành ủy Bảo Lộc đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ (2015 - 2020) về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng - hệ thống chính trị từ năm 2016 đến tháng 6/2018. Đồng chí Lê Hoàng Phụng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc, chủ trì hội nghị. Chủ đề hoạt động nhiệm kỳ: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, đoàn kết, đổi mới, phát huy các nguồn lực xây dựng thành phố Bảo Lộc phát triển bền vững, đạt tiêu chí đô thị loại II. Theo báo cáo tại hội nghị, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ thành phố Bảo Lộc đã tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức, thực hiện đạt và vượt một số chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bảo Lộc đề ra. Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Bảo Lộc có tốc độ tăng trưởng đạt 9,7%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn từ năm 2016 - 2018 ước đạt 2.409 tỷ đồng, tăng bình quân 8,6%; tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 9.552 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm đạt 550 triệu USD; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 12.065 tỷ đồng, tăng 9%/năm... Bên cạnh đó, ngành thương mại dịch vụ của thành phố Bảo Lộc có giá trị sản xuất đạt 21.087 tỷ đồng, tăng bình quân 11% năm;...

Liên kết sản xuất nông sản - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201807/28615_Bao_Lam... · Liên kết sản xuất nông sản an toàn xuất khẩu Người

  • Upload
    others

  • View
    16

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Nỗi lo phòng, chống đuối nước

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTTận diệt

chim sẻ giữa phốTRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5094 - THỨ BA NGÀY 17/7/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

KINH TẾTrách nhiệm

với cà phê sạch TRANG 3

VĂN HÓA - XÃ HỘIChú trọng nhân rộng các điển hình tiên tiến

TRANG 4

Giải quyết 4 thủ tục hành chính về phòng, chống

tham nhũngTRANG 6

TRANG 7

TRANG 5

TRANG 5

Xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, thời gian qua, Đảng bộ xã Mê Linh (huyện Lâm Hà) luôn chú trọng việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), qua đó góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của địa phương.

TRANG 2

XEM TIẾP TRANG 2

dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch theo tinh thần Nghị quyết 06 của Thành ủy. Đồng thời, xây dựng mạng lưới bán hàng nhằm đưa các sản phẩm của địa phương vào phục vụ du lịch, tạo niềm tin cho khách hàng khi đến tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm các sản phẩm đặc sản của Đà Lạt.

Chương trình Điểm mua sắm chất lượng cao với mục đích đáp ứng yêu cầu đa

Liên kết sản xuất nông sản an toàn xuất khẩu

Người lao động tại Hợp tác xã Bình Lộc tuyển chọn mặt hàng chanh dây tươi xuất khẩu. Ảnh: K.P

Đảng bộ xã Mê Linh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

Đà Lạt tập trung xây dựng điểm mua sắm chất lượng cao

Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.(ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, 12/1958, T. 9, TR. 285, 286, 288, 290)

THÀNH ỦY BẢO LỘC: Sơ kết công tác giữa nhiệm kỳSáng 16/7, Thành ủy Bảo Lộc đã tổ chức

Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ (2015 - 2020) về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng - hệ thống chính trị từ năm 2016 đến tháng 6/2018. Đồng chí Lê Hoàng Phụng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc, chủ trì hội nghị.

Chủ đề hoạt động nhiệm kỳ: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ,

đoàn kết, đổi mới, phát huy các nguồn lực xây dựng thành phố Bảo Lộc phát triển bền vững, đạt tiêu chí đô thị loại II. Theo báo cáo tại hội nghị, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ thành phố Bảo Lộc đã tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức, thực hiện đạt và vượt một số chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bảo Lộc đề ra. Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Bảo Lộc có tốc độ tăng trưởng đạt 9,7%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên

địa bàn từ năm 2016 - 2018 ước đạt 2.409 tỷ đồng, tăng bình quân 8,6%; tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 9.552 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm đạt 550 triệu USD; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 12.065 tỷ đồng, tăng 9%/năm... Bên cạnh đó, ngành thương mại dịch vụ của thành phố Bảo Lộc có giá trị sản xuất đạt 21.087 tỷ đồng, tăng bình quân 11% năm;...

2 THỨ BA 17 - 7 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Bằ n g n h ữ n g g i ả i pháp, việc làm cụ thể, thiết thực với quyết tâm cao độ,

thời gian qua, Đảng bộ xã Mê Linh đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong quán triệt học tập, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường, xây dựng chỉnh đốn Đảng tới toàn thể cán bộ, đảng viên; tích cực phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đồng chí Dương Thị Lâm - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Mê Linh cho biết: “Nhằm khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tư tưởng, đạo đức, lối sống; đấu tranh với biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Đảng bộ xã tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về

việc “xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm” và Quy định 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Đưa việc thực hiện các quy định của cấp ủy các cấp vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của cấp ủy, chi bộ, đồng thời công khai những điều đảng viên không được làm để quần chúng nhân dân biết và giám sát đảng viên thực hiện”.

Bên cạnh việc chú trọng công tác giáo dục chính trị góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên; một trong những giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở Mê Linh là phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu. Quá trình nêu gương được thực hiện thường xuyên, liên tục, trên tất cả các mặt từ công tác chuyên môn đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống, tác

phong của người đảng viên, người lãnh đạo. Cấp trên nêu gương cho cấp dưới, đảng viên nêu gương cho quần chúng, phù hợp với vị trí, trình độ chuyên môn của từng đảng viên.

Đối với tình hình thực tế của xã Mê Linh hiện nay có 17 chi bộ, với 127 đảng viên; trong đó có 10 chi bộ thôn. Trong sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ phân công từng đồng chí cấp ủy phụ trách từng chi bộ, thường xuyên dự sinh hoạt, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên; tham mưu cho Đảng ủy những vấn đề nổi cộm, trọng tâm, được nhân dân quan tâm để kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ. Xã Mê Linh hiện có 4 thôn là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đối với những thôn này, Đảng bộ xã phân công các đồng chí cấp ủy có kinh nghiệm, chuyên môn, sâu sát với bà con; giúp giải quyết những vướng mắc hay hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để xóa đói, giảm nghèo. Nhờ

Đảng bộ xã Mê Linh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4Xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, thời gian qua, Đảng bộ xã Mê Linh (huyện Lâm Hà) luôn chú trọng việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), qua đó góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của địa phương.

đó, trong những năm gần đây, tình hình ở một số thôn như Hang Hớt, Cổng Trời, Buôn Chuối được cải thiện một cách rõ rệt.

Cùng với đó, Đảng bộ xã Mê Linh, các chi bộ thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát nhiệm vụ thực tiễn ở địa phương để ban hành các nghị quyết phù hợp với thực tiễn và điều kiện từng chi bộ. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy tăng cường kiểm tra, giám sát việc khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm của từng tập thể, cá nhân giúp các cấp ủy đánh giá, bình xét, phân loại chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên đảm bảo khách quan, dân chủ và chất lượng.

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã tạo chuyển biến đáng kể trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên đáng kể, góp phần xây dựng Đảng bộ Mê Linh ngày càng trong sạch vững mạnh.

ĐỨC TÚ

KHỐI THI ĐUA CÁC CƠ QUAN NỘI CHÍNH TỈNH: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2018Ngày 16/7, Khối thi đua Các

Cơ quan Nội chính tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Trong 6 tháng qua, phong trào thi đua của Khối thi đua Các Cơ quan Nội chính tỉnh Lâm Đồng nói chung và các đơn vị trong khối nói riêng được tổ chức chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ, xây dựng đơn vị làm thước đo

của phong trào thi đua, nhiều đơn vị chuyển biến mạnh mẽ, hoàn thành tốt chỉ tiêu thi đua đã xác định. Các đơn vị trong khối cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của tỉnh; triển khai nghiêm túc, đồng bộ Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Hoạt động thi đua của các đơn vị trong Khối cũng gắn với cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của địa phương và từng ngành. Trong thực hiện phong trào thi đua, các đơn vị thường xuyên đẩy mạnh thực hiện văn hóa nơi công sở, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nội quy, quy chế, quy tắc ứng xử của ngành, cơ quan, đơn vị; góp phần tích cực vào kết quả phong trào thi đua của Khối.

Trong thời gian còn lại của năm 2018, phát huy những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm và tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính trị được giao cũng như chủ đề thi đua năm 2018 là: “Các ngành trong Khối Nội chính đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, để tổ chức phát động và ra sức thi đua, hoàn thành các chỉ tiêu, nội dung nhiệm vụ được giao.

DUY DANH

Trao quyết định nâng ngạch chuyên viên chính cho 47 cán bộ, công chức, viên chức

Trao quyết định nâng ngạch chuyên viên chính cho các cán bộ, công chức, viên chức.

Vừa qua, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định nâng ngạch chuyên viên chính, giảng viên chính cho 47 cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh Lâm Đồng.

Kỳ thi nâng ngạch công chức khối Đảng, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Lâm Đồng năm nay được tổ chức trong tháng 1/2018 vừa qua với 99 cán bộ dự thi, trong đó tỉnh Lâm Đồng có 70 cán bộ, tỉnh Ninh Thuận có 29 cán bộ xin thi ghép. Kết quả, riêng tỉnh Lâm Đồng có 40/70 thí sinh trúng tuyển và được công bố, trao quyết định nâng ngạch chuyên viên chính đợt này. Ngoài 40 thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi vừa qua còn có 7 giảng viên Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng cùng được xét đạt giảng viên chính và công bố trao quyết định.

Được biết, đây là lần đầu tiên Ban Tổ chức Trung ương giao cho Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức kỳ thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính cơ quan Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội. Kỳ thi có sự tham dự thi ghép của các thí sinh tỉnh Ninh Thuận. Kỳ thi đã được tổ chức thành công và tuyển đủ chỉ tiêu cho tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.

D.NGUYỄN

Thành ủy Bảo Lộc... TIẾP TRANG 1

... thành phố Bảo Lộc có 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 5/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, tính đến nay, thành phố Bảo Lộc có 111 dự án đầu tư ngoài vốn ngân sách vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, với tổng nguồn vốn hơn 8.255 tỷ đồng và 46 triệu USD. Trong đó, 8 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là hơn 609 tỷ đồng.

Trong công tác xây dựng Đảng, số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh hàng năm luôn đạt trên 50%; tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 85%. Nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ thành phố Bảo Lộc đã kết nạp 140 quần chúng ưu tú vào Đảng; công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; tình hình quốc phòng - an ninh được giữ vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội của thành phố Bảo Lộc.

Hội nghị cũng đã triển khai các hoạt động trong thời gian tới. Nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra là hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách theo kế hoạch, thu hút tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện 9.500 tỷ đồng, tăng thu nhập bình quân đầu người và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới xuống dưới 0,75%.

TRỊNH CHU

Hội nghị trực tuyến công tác đảm bảo an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2018Chiều ngày 16/7, UBND tỉnh

Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình an toàn giao thông 6 tháng đầu năm và phương hướng, kế hoạch hoạt động những tháng cuối năm 2018. Đầu cầu UBND tỉnh do ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì và đầu cầu 12 huyện, thành với sự có mặt của đầy đủ thành viên Ban ATGT.

Sáu tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 113 vụ TNGT làm chết 69 người, bị thương 80 người. Trong đó có 6 vụ TNGT rất nghiêm trọng làm

11 người chết và 1 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm chết 5 người. So với cùng kỳ 2017, số vụ tăng 12 vụ, số người chết giảm 12 người và số người bị thương tăng 22 người. Có 8 trẻ em chết vì TNGT. Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu vẫn do vi phạm làn đường, phần đường, vi phạm quy trình thao tác lái xe. Các địa phương có tỷ lệ TNGT tăng cao là: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; địa phương giảm sâu TNGT là: Lạc Dương, Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc.

Mặt khác, cũng trong 6 tháng

đầu năm 2018, lực lượng CSGT đã xử lý 29.434 trường hợp vị phạm, tạm giữ 161 xe ô tô, 3.638 xe mô tô, tước 1.666 GPLX, thu phạt xấp xỉ 20 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải xử lý 231 trường hợp vi phạm, xử phạt với số tiền trên 1,1 tỷ đồng. Các ngành chức năng siết chặt công tác quản lý phương tiện vận tải, chú trọng phương tiện vận tải hành khách công cộng nhằm bảo vệ an toàn cho hành khách. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức ATGT cho cộng đồng được thực hiện xuyên suốt.

Trong thời gian 6 tháng cuối

năm 2018, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các ngành chức năng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để kìm hãm TNGT, giảm TNGT trên cả 3 mặt: số vụ, số người chết và bị thương; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý vận tải, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động giám sát ATGT, tăng cường tuần tra kiểm soát, kịp thời đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng hạ tầng giao thông; chú trọng hoạt động tuyên truyền để toàn cộng đồng nêu cao tinh thần đảm bảo ATGT cho trẻ em và người lớn.

D.Q

3 3 THỨ BA 17 - 7 - 2018KINH TẾ

Cà phê xuất hàng đều đạt tiêu chuẩn 4CMột ngày tháng 6 mùa mưa năm

2018, phóng viên đến khu vực thu mua, phân loại, chế biến cà phê với diện tích hơn 5.000 m2 của Doanh nghiệp Tám Trình (thôn Quang Trung, xã Gia Lâm, Lâm Hà) khi đang khẩn trương chất hàng tấn cà phê hạt nhân lên chuyến xe vận chuyển xuống cảng biển thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang châu Âu. Trong lúc điều hành nhân công khuân vác từng bao tải cà phê, anh Đoàn Mạnh Trình, chủ Doanh nghiệp Tám Trình đưa tay phác thảo các khu vực hoạt động trong diện tích 5.000 m2, trong đó có 2.500 m2 bố trí các dây chuyền máy móc chế biến cà phê ướt, phân loại cà phê khô, chế biến và đóng gói sản phẩm cà phê bột mang thương hiệu Golden Bird (Chim Vàng). Và 2.500 m2 còn lại cải tạo thành mặt bằng sân phơi cà phê, lắp đặt trạm cân tải trọng xuất - nhập hàng cà phê…

“Tất cả mặt hàng cà phê từ sản xuất, phân loại, chế biến ướt, chế biến dạng bột… của doanh nghiệp chúng tôi đều thực hành theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn sạch 4C, UTZ… của thế giới trước khi cung ứng đến người tiêu dùng trong và ngoài nước”, chủ doanh nghiệp Đoàn Mạnh Trình nói thay lời cam kết với phóng viên. Rồi hướng dẫn phóng viên tham quan từng dây chuyền của doanh nghiệp, chủ nhân Đoàn Mạnh Trình cho biết thêm công suất tối đa dây chuyền chế biến cà phê ướt đạt 4 tấn tươi/giờ; chế biến, phân loại nguyên liệu cà phê khô 12 tấn/giờ; 2 dây chuyền rang xay cà phê (1 dây chuyền ở thành phố Hồ Chí Minh và 1 dây chuyền ở Gia Lâm, Lâm Hà), mỗi dây chuyền đạt thành phẩm 50 kg cà phê bột/giờ…

Đáng kể với Doanh nghiệp Tám Trình nhờ nâng cao kỹ thuật canh tác trên diện tích 2 ha cà phê mô hình hữu cơ tại xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà trồng từ 25 - 30 năm tuổi, nên đã duy trì năng suất đạt hơn 3,5 tấn nhân/ha trong niên vụ 2017 - 2018 vừa qua. Đây là

Trách nhiệm với cà phê sạchDoanh nghiệp Tám Trình ở xã Gia Lâm, Lâm Hà đã và đang hợp tác với hàng trăm hộ nông dân cùng cam kết và thực hành trách nhiệm sản xuất, chế biến các sản phẩm cà phê đạt chuẩn sạch theo hướng hữu cơ, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Kết quả được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

diện tích cà phê mô hình hợp tác với Công ty Nestle Việt Nam sản xuất theo quy trình organic (hữu cơ) từ năm 2011 đến nay. Cụ thể không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc diệt cỏ; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt chú trọng chế biến phân hữu cơ ủ bằng men sinh học với vỏ cà phê cung cấp dinh dưỡng tại chỗ cho vườn cây; khi thu hoạch phải đảm bảo độ chín của trái cà phê…

Sản xuất theo chuỗi giá trị cà phê sạchĐảm bảo chất lượng nêu trên,

gần như 100% sản phẩm cà phê thu hoạch của Tám Trình lúc đó đều được Công ty Nestle thu mua với giá cao hơn giá thị trường từ 10 - 15%. Từ kinh nghiệm sản xuất cà phê hữu cơ này, Tám Trình thường xuyên trao đổi, chia sẻ với hàng trăm hộ nông dân trong huyện Lâm Hà áp dụng nhân rộng quy trình kỹ thuật trên diện tích cà phê của mình.

Đến nay, ước tính có hơn 200 hộ nông dân sản xuất từ 1-3 ha cà phê ở các xã Nam Hà, Đông Thanh, Gia Lâm, thị trấn Nam Ban… thuộc huyện Lâm Hà đã nhân rộng mô hình canh tác cà phê theo hướng hữu cơ và trở thành đối tác liên kết với Doanh nghiệp Tám Trình theo chuỗi sản phẩm ổn định, lâu dài.

Vào thời điểm mùa mưa tháng 6 năm 2018, nông dân sản xuất cà phê liên kết với Doanh nghiệp Tám Trình bước vào giai đoạn chăm sóc tỉa cành, tạo tán, bón phân dinh dưỡng hữu cơ để nuôi cành lớn, trái non. Đồng thời sử dụng các dụng cụ, máy móc cơ khí nhỏ để làm sạch cỏ, đắp bồn đất xung quanh từng gốc cây… Theo những hộ nông dân ở đây, với quy trình sản xuất cà phê sạch theo hợp đồng với Doanh nghiệp Tám Trình, vụ mùa vừa qua

đạt năng suất trung bình 3,5 tấn - 4 tấn nhân/ha. Nông dân khi thu hoạch chọn đúng thời điểm trái cà phê chín rộ, Doanh nghiệp Tám Trình kiểm tra chất lượng lại một lần nữa rồi bao tiêu toàn bộ sản phẩm cao hơn giá thị trường khoảng hơn 10%, đồng thời cộng thưởng thêm hàng ngàn đồng giá tiền thu mỗi ký…

Hiện tại, công suất dây chuyền máy móc chế biến các dòng sản phẩm cà phê sạch hạt nhân, bột rang xay của Doanh nghiệp Tám Trình mới vận hành chưa quá 70% công suất. Bởi vậy Doanh nghiệp Tám Trình đang tiếp bước xây dựng liên kết với nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm cà phê hữu cơ trong và ngoài huyện Lâm Hà. Đây được xem là một trong những cơ hội thuận lợi cho người nông dân huyện Lâm Hà nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung tiếp cận và thực hành hoàn chỉnh quy trình sản xuất cà phê hữu cơ, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị thu nhập hàng năm của mình.

VĂN VIỆT

Khách nước ngoài tham quan vườn cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ của Doanh nghiệp Tám Trình. Ảnh: V.Việt

Phổ biến pháp luật trong kinh doanh

Mới đây, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND

thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương đã tổ chức hội nghị

tuyên truyền phổ biến pháp luật trong kinh doanh phân bón,

thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu trên địa bàn.

Tại hội nghị, các đơn vị, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động

kinh doanh trên các lĩnh vực phân bón, xăng dầu, thuốc bảo

vệ thực vật sẽ được nắm bắt các quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phân bón; Nghị định

về quản lý phân bón. Riêng về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, các hộ kinh doanh sẽ được tìm hiểu về điều kiện kinh doanh; Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm

của tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu; Điều kiện được cấp

giấy chứng nhận kinh doanh và các hành vi thường gặp trong

kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được ngành chức năng giải đáp một số thắc mắc về những quy

định của pháp luật trong sản xuất - kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và xăng dầu. Thông qua hội nghị sẽ giúp

các hộ sản xuất - kinh doanh và các tổ chức, cá nhân hoạt động

trong lĩnh vực này thực hiện những quy định của pháp luật

nhằm đảm bảo quyền của người tiêu dùng.

DIỄM THƯƠNG

ĐÀ LẠT: 700 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

67 tỷ đồng hỗ trợ diện tích điều bị bọ xít muỗi gây hạiThông tin từ Chi cục Trồng trọt

và BVTV cho biết, trong 6 tháng đầu năm Chi cục đã kiểm tra, hướng dẫn Trung tâm Nông nghiệp 3 huyện phía Nam điều tra và báo cáo 2 tuần/lần tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư trên điều; tuyên truyền hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ không để

lây lan thành dịch. Đồng thời, chi hỗ trợ diện tích cây điều bị thiệt hại do dịch bệnh bọ xít muỗi gây hại năm 2017 từ ngân sách đã cấp đợt 1 là hơn 77,7 tỷ đồng. Đến nay, đã chi 67,1 tỷ đồng (86,3% KH). Trong đó, huyện Cát Tiên đã cấp 18,5 tỷ đồng (đạt 100% KH), huyện Đạ Tẻh đã cấp 24,4 tỷ đồng/ 30,2

tỷ đồng (đạt 80,9% KH) và huyện Đạ Huoai đã cấp 24 tỷ đồng/28,9 tỷ đồng (đạt 83,12% KH).

Chi cục Trồng trọt và BVTV cũng đã tổ chức 22 lớp cho 920 nông dân tại huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên về phòng trừ dịch hại và chăm sóc cây điều thời kỳ ra hoa đậu trái. Phối hợp với Công ty CP Việt Nông thực hiện 3

thí nghiệm phòng trừ bọ xít muỗi bằng máy hun khói tại xã Madaguoi và thị trấn Madaguoi trên diện tích 13,8 ha. Kết quả, sau 2 lần xử lý, hiệu quả phòng trừ đối với bọ xít muỗi trưởng thành đạt trung bình 75% và có khả năng áp dụng để tổ chức phòng dịch trong điều kiện đất đồi dốc, xa khu dân cư. H.YÊN

UBND TP Đà Lạt đã dành 700 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc chương trình nông thôn mới do trung ương phân bổ để hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Hiện thành phố đang phát triển mới 3 dự án phát triển chuỗi liên kết giá trị, gồm chuỗi sản xuất và tiêu thụ cà phê tại xã Tà Nung, chuỗi sản xuất và tiêu thụ khoai lang sấy cũng tại xã Tà Nung và chuỗi sản xuất,

cung ứng chè tại xã Trạm Hành. Đồng thời, Đà Lạt cũng củng cố

và nâng cấp 3 chuỗi liên kết giá trị hiện có, gồm chuỗi sản xuất và kinh doanh rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến và HTX Phước Lộc; chuỗi

sản xuất và kinh doanh cà phê của HTX Trường Gia Phát và Công ty Arabica Cầu Đất Phú Vinh; chuỗi sản xuất và kinh doanh cà phê, hồng ăn quả của HTX Đất Làng và Công ty Arabica Cầu Đất Phú Vinh. VT

Trên 23 tỷ đồng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ

Sở Công thương Lâm Đồng cho biết, 6 tháng đầu năm

2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tỉnh Lâm Đồng đạt gần 23.170 tỷ

đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ.

Trong đó, kinh tế nhà nước đạt gần 1.940 tỷ đồng, tăng gần

23%; kinh tế ngoài nhà nước đạt trên 20.930 tỷ đồng, tăng

gần 13% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.297

tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, có 6 nhóm tác động làm tăng chỉ số CPI

của tỉnh như nhóm giao thông tăng 1,8%; nhóm hàng dịch vụ ăn uống tăng 1,1%; nhóm nhà

ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,35%; nhóm

may mặc, mũ nón, dày dép tăng 0,07% và nhóm thiết bị

đồ dùng gia đình tăng 0,03%. Riêng các nhóm thuốc, dịch vụ

y tế, bưu chính viễn thông, giáo dục, văn hóa, giải trí, du lịch, hàng hóa và dịch vụ khác ổn

định so với tháng trước.SONG AN

4 THỨ BA 17 - 7 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thời gian qua, Đảng ủy xã Tân Thành (huyện Đức Trọng) đã có nhiều cách làm hiệu quả trong việc nhân rộng các tấm gương, mô hình điển hình về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một t rong những cách làm hiệu quả đó, có thể kể đến ngành giáo dục của

địa phương. Thực hiện chỉ đạo của ngành, của Đảng ủy xã Tân Thành, các trường trên địa bàn xã đã nghiêm túc học tập các chuyên đề, cũng như tiếp tục xây dựng những gương điển hình và mô hình tiên tiến về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên trong trường. Đồng thời, các trường cũng đã xây dựng thêm nhiều mô hình như: Tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, thi viết, thi kể chuyện, thi sưu tầm ảnh về Bác, thi Bài ca dâng Bác... trong giáo viên và học sinh. Ngoài ra, tất cả các trường học cũng đều tổ chức lồng ghép tuyên truyền mô hình thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi chào cờ đầu tuần; tiến hành đổi mới phương pháp, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong dạy và học; nâng cao trách nhiệm và tấm gương người thầy cho học sinh noi theo.

Song song với đó, ngành giáo dục địa phương triển khai tốt cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động. Trọng tâm là tăng cường giáo dục đạo đức nhà giáo, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức học sinh, chống bạo lực học đường, nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục qua các phong trào thi đua như: “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... 100% các trường trên địa

Chú trọng nhân rộng các điển hình tiên tiến

Nhiều năm qua, người dân Tân Thành đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật mớiđể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi làm tăng hiệu quả kinh tế.

Trong ảnh: Với mô hình nuôi thỏ, anh Vương Quân (bên trái) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: T.V

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về cải cách hành chính (CCHC) năm 2018 trong toàn tỉnh Lâm Đồng.

Mục tiêu đặt ra cho cuộc thi năm nay nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức viên chức trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như chủ trương, chính sách của trung ương và địa phương trong công tác CCHC; góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về tinh thần, thái độ làm việc, ý thức rõ trách nhiệm phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Qua cuộc thi, tỉnh cũng tìm ra và chọn lọc được những sáng kiến, ý tưởng, các giải pháp hữu ích, thiết

thực, góp phần định hướng, áp dụng vào thực tiễn công tác CCHC tại địa phương hiện nay.

Với đối tượng là tất cả cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, huyện đến xã; các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn; trọng tâm của các câu hỏi dự thi lần này là tìm hiểu về công tác CCHC đang thực hiện hiện nay và các giải pháp về CCHC có thể áp dụng được trong thực tế tại đơn vị hoặc trong tỉnh Lâm Đồng. Các giải pháp này phải chưa từng được công bố trên báo đài, trên các phương tiện truyền thông đại chúng và ở các cuộc thi khác.

Theo kế hoạch, cuộc thi được tổ chức qua 2 vòng sơ khảo và chung khảo theo hình thức thi viết, mỗi cá nhân tham gia một bài dự thi,

không giới hạn số lượng trang, khuyến khích viết tay, nếu được nên có hình ảnh minh họa. Tỉnh cũng nêu rõ đơn vị nào không có bài dự thi phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Ban tổ chức.

Cuộc thi năm nay có 2 vòng, vòng sơ khảo bắt đầu từ 1/8 đến 30/9; vòng chung khảo trong tháng 10; trao giải vào cuối tháng 10. Tổng cộng có 28 giải thưởng, trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba và 20 giải khuyến khích; giải nhất được thưởng 4 triệu đồng, giải nhì 2,5 triệu đồng, giải ba 1,5 triệu đồng, giải khuyến khích thưởng 500 nghìn đồng.

UBND tỉnh yêu cầu tất cả các sở, ban, ngành của tỉnh; các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn phải quán triệt kế hoạch, thể lệ cuộc thi viết CCHC đến toàn thể cán

bộ, công chức, viên chức đơn vị mình để tham gia cuộc thi, chọn một số bài tiêu biểu xuất sắc của đơn vị mình tham gia vòng chung khảo cấp tỉnh.

Tương tự, tất cả 12 huyện, thành trong tỉnh cũng phải triển khai cuộc thi đến tất cả các phòng - ban chuyên môn, các xã - phường - thị trấn để cán bộ, công chức, viên chức biết và tham gia cuộc thi, sau đó chọn ra bài tốt để tham dự vòng tỉnh.

Trong dịp này tỉnh cũng đưa danh sách phân bổ cụ thể số lượng bài thi vòng chung khảo cho từng cơ quan, đơn vị và 12 huyện, thành trong tỉnh với tổng cộng 495 bài, trong đó cấp tỉnh 255 bài (mỗi sở 10 bài, các đơn vị 5 bài), cấp huyện 240 bài (mỗi huyện 20 bài)

VIẾT TRỌNG

Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh có 2.670 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 14,1% so với cùng kỳ; trong đó, số người từ địa phương khác chuyển đến Lâm Đồng nộp hồ sơ đề nghị hưởng là 694 người.

Nguyên nhân thất nghiệp: do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) là 2.480 người, chiếm 92,9%; hết hạn hợp đồng, hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ là 56 người, chiếm 2,1%; mất việc làm do doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu là 50 người, chiếm 1,9%; người lao động bị xử lý kỷ luật, sa thải theo quy định của Luật Lao động là 12 người, chiếm 0,4%; và mất việc làm do nguyên nhân khác là 72 người, chiếm 2,7%.

Số người đăng ký đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ở trình độ đại học và trên đại học là 470 người, chiếm 17,6%; trình độ cao đẳng là 252 người, chiếm 9,4%; trung cấp là 273 người, chiếm 10,2%; sơ cấp nghề và chứng chỉ nghề là 86 người, chiếm 3,2%; và lao động phổ thông 1.589 người, chiếm 59,5%. LHT

Nhiều hình thức vận động xây dựng “Quỹ tấm lòng vàng khuyến học”

Thời gian qua, Hội Khuyến học (HKH) các cấp trong tỉnh đã có nhiều hình thức vận động xây dựng “Quỹ tấm lòng vàng khuyến học” để trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Tiêu biểu như: chương trình “Tiết kiệm hàng tháng xây dựng quỹ khuyến học” của các chi hội trường học huyện Đạ Huoai được duy trì, mở rộng, đóng góp vào quỹ học bổng khuyến học, khuyến tài năm sau cao hơn năm trước; Nhóm từ thiện bà Xuân - xã Bảo Thuận, Công ty Prudential, Công ty TNHH Bảo Trâm huyện Di Linh tiếp tục đồng hành cùng HKH huyện. Ngoài ra, các chi hội trường học huyện Đức Trọng vận động được các tổ chức thiện nguyện trợ cấp cho 300 học sinh nghèo của huyện với mỗi em 10 kg gạo/tháng... VIỆT HÙNG

Đại học Đà Lạt công bốmức điểm nhận hồ sơxét tuyển đại học năm 2017

Trường Đại học Đà Lạt vừa thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học hệ chính quy năm 2018. Theo đó, mức điểm nhận hồ sơ ĐKXT từ 13,5 điểm đến 17 điểm. Mức điểm nhận hồ sơ ĐKXT trên là tổng điểm 3 môn trong Tổ hợp môn ĐKXT, không nhân hệ số, đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

Các ngành nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển với mức điểm 17 điểm gồm: Luật; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Riêng các ngành Sư phạm, mức điểm nhận hồ sơ ĐKXT theo quy định của Bộ GDĐT.

Năm 2018, Trường Đại học Đà Lạt tuyển 2.690 chỉ tiêu ở 31 ngành đào tạo đại học hệ chính quy. Sau khi có kết quả trúng tuyển qua các lần lọc ảo trên hệ thống phần mềm của Bộ GDĐT, Trường Đại học Đà Lạt sẽ đưa ra điểm chuẩn xét tuyển của từng ngành.

Đường dây nóng tư vấn, hỗ trợ thí sinh: 0263. 3825091.

Website: www.dlu.edu.vn; Email: [email protected].

TUẤN HƯƠNG

Toàn tỉnh có 2.670 ngườinộp hồ sơ đề nghị hưởngtrợ cấp thất nghiệp

Phát động cuộc thi tìm hiểu về cải cách hành chính

bàn xã xây dựng phong trào thi đua Dạy tốt - học tốt, phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp bạn vượt khó; biểu dương, khen thưởng tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong học tập. Qua đó, chất lượng giáo dục ở các trường học năm sau cao hơn năm trước. Ngoài ra, còn tổ chức nhiều nội dung tuyên truyền linh hoạt, phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh. Đồng thời, góp phần đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực, hành vi đạo đức xấu trong học sinh, tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm kỷ luật trong nhà trường giảm, không có học sinh bị kỷ luật đuổi học.

Theo Đảng ủy xã Tân Thành, hàng năm, cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị lãnh đạo đều thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác trong toàn thể đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Nội dung bám sát mục đích, yêu cầu, các nhiệm vụ trọng tâm nêu trong Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và theo từng chuyên đề cụ thể từng năm. Từ đó, phát

động các phong trào thi đua yêu nước, chỉ đạo cán bộ, đảng viên đăng ký nội dung làm theo Bác. Đồng thời, xây dựng những mô hình làm theo sát thực, hiệu quả trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là những mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, mang lại hiệu quả, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững và phát triển các tiêu chí nông thôn mới.

Cụ thể, thực hiện nghị quyết các cấp gắn với Chỉ thị 05-CT/TW, Đảng ủy lãnh, chỉ đạo chính quyền, mặt trận và các đoàn thể xã xây dựng kế hoạch tiếp tục vận động nhân dân trên địa bàn tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi; đảm bảo trật tự tại cơ sở...; qua đó tạo sự đồng thuận, hưởng ứng cao và nhân dân tích cực tham gia. Ngoài ra, các đoàn thể xã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức những lớp tập huấn kỹ thuật chuyển giao khoa học công nghệ với nội dung sát thực, góp phần làm chuyển biến nhận thức và thay đổi tập quán canh tác cũ, sản xuất

nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi làm tăng hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Từ đó, lồng ghép việc thực hiện những nội dung làm theo Bác trong xây dựng các mô hình.

Trong quá trình thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu có những việc làm, nghĩa cử cao đẹp trong đời sống. Nhiều gương điển hình, mô hình trên các lĩnh vực cũng đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự trên toàn địa bàn. Trong năm qua, toàn xã xây dựng được 11 mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, trong đó, có 2 mô hình được xã biểu dương, 4 mô hình được huyện khen thưởng và 4 mô hình được tỉnh khen thưởng. Về cá nhân có thể kể đến cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Ngân (Trường THCS Tân Thành), chị Vy Thị Bình (thôn Tân Liên)...

NHẬT MINH

5 THỨ BA 17- 7 - 2018

NHÂN NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Chương trình Điểm mua sắm chất lượng cao của TP Đà Lạt bắt đầu triển khai từ năm 2013. Phòng

Văn hóa - Thông tin TP Đà Lạt đã triển khai chương trình đến các đối tượng tham gia là tất cả các cửa hàng, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và tổ chức trưng bày mặt hàng đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng. Đó là các sản phẩm từ nông nghiệp như: rau, hoa, chè, cà phê, mứt...; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: len, tranh thêu, hoa khô, cưa lọng...; các chế phẩm như: rượu vang, rượu cần...

Tiêu chí xét chọn công nhận Điểm mua sắm chất lượng cao của thành phố Đà Lạt tập trung về lợi thế địa điểm kinh doanh, giao dịch; các tiêu chuẩn hàng hóa; không gian trưng bày; đảm bảo thực hiện tốt các quy định pháp lý; có chương trình hậu mãi chăm sóc khách hàng; việc thực hiện đào tạo chuyên môn và phong cách ứng xử phục vụ, thể hiện văn hóa kinh doanh của người quản lý và nhân viên bán hàng.

Qua quá trình tích cực vận động các cơ sở tham gia Chương trình Điểm mua sắm chất lượng cao năm 2017, đã có 34 đơn đăng ký tham gia. UBND TP Đà Lạt ra quyết định thành lập đoàn thẩm định chương trình điểm mua sắm chất lượng cao năm 2017 gồm: Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Kinh tế, Phòng Y tế, Đài Truyền thanh Truyền hình thành phố, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh. Đoàn đã tiến hành thẩm định 34 cơ sở của các tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng đặc trưng của Đà Lạt. Kết quả có 17/34 đơn vị đáp ứng được các tiêu chí Điểm mua sắm chất lượng cao năm 2017.

Đà Lạt tập trung xây dựng điểm mua sắm chất lượng caoChương trình Điểm mua sắm chất lượng cao với mục đích đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch theo tinh thần Nghị quyết 06 của Thành ủy. Đồng thời, xây dựng mạng lưới bán hàng nhằm đưa các sản phẩm của địa phương vào phục vụ du lịch, tạo niềm tin cho khách hàng khi đến tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm các sản phẩm đặc sản của Đà Lạt.

Theo đánh giá của Phòng Văn hóa - Thông tin Đà Lạt, chương trình vận động xây dựng Điểm mua sắm chất lượng cao đã góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng văn minh đô thị trong hoạt động kinh doanh dịch vụ - du lịch - thương mại trên địa bàn. Từ chương trình này, nhiều cơ sở không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến việc nâng cấp đầu tư cơ sở vật chất, quảng bá thương hiệu, đào tạo lao động về kỹ năng phục vụ, giao tiếp, ngoại ngữ... Điển hình như: hệ thống cửa hàng đặc sản Thông Đà Lạt, chuỗi cửa hàng L’Angfarm

Thái Bảo, Siêu thị Rừng Hoa Đà Lạt, Cửa hàng Quỳnh Mai...

Xây dựng hệ thống cửa hàng đặc sản Thông Đà Lạt nhiều năm được công nhận là Điểm mua sắm chất lượng cao, bà Dương Thị Hạnh - Giám đốc Công ty Thông Đà Lạt - Space cho biết: “Tâm huyết của tôi trong kinh doanh đặc sản Đà Lạt cao cấp, chính gốc, đảm bảo mang đến lợi ích thực sự cho người tiêu dùng, bởi thực trạng hàng nhái, hàng giả, hàng Trung Quốc rất lan tràn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Tôi tâm niệm mình phải chặn đứng ngay từ bây giờ đối với

hàng kém chất lượng để góp phần hạn chế những mặt hàng gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng, nên về mặt nào đó tôi rất khó tính trong tuyển chọn sản phẩm đầu vào, kinh doanh vì sự an toàn, nhờ vậy khách hàng đã đến thì không quên chuỗi cửa hàng đặc sản Thông Đà Lạt. Việc được UBND TP Đà Lạt công nhận là “Điểm mua sắm chất lượng cao” rất thuận lợi cho công ty, tạo điều kiện cho khách hàng an tâm là đã vào đúng nơi, an tâm về chất lượng, bán niêm yết giá vì không qua cò, giá luôn ổn định, thậm chí rẻ hơn ngoài chợ”.

Khách hàng dùng thử sản phẩm tại chuỗi cửa hàng đặc sản Thông Đà Lạt -điểm mua sắm chất lượng cao của TP Đà Lạt. Ảnh: A.N

Theo Phòng Văn hóa - Thông tin Đà Lạt, do yêu cầu thực tế và tiêu chí chương trình qua mỗi năm không ngừng được nâng cao nên một số đơn vị, cơ sở vẫn còn chưa đáp ứng được nội dung xét chọn. Một số cửa hàng có sử dụng một số mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, quy định nhãn mác, sử dụng nhiều mặt hàng chưa mang tính đặc trưng của địa phương, chưa có chương trình khuyến mãi, hậu mãi, kỹ năng phục vụ chưa đạt yêu cầu. Chương trình Điểm mua sắm chất lượng cao mặc dù được tuyên truyền, vận động nhưng việc thực hiện theo tiêu chí chương trình, nhất là tiêu chí chất lượng hàng hóa có ít cơ sở đạt được, vì vậy, số lượng cơ sở, đơn vị tham gia không nhiều.

Phương hướng thời gian tới là thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 06 của Thành ủy Đà Lạt về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Đà Lạt nhằm phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh; xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch, trung tâm du lịch chất lượng cao, điểm đến an toàn - thân thiện. Nghiên cứu phát triển tiêu chí chương trình theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sáng tạo, đổi mới trong công tác triển khai để thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia, đảm bảo chương trình Điểm mua sắm chất lượng cao thực sự là giải thưởng uy tín, niềm tự hào của doanh nghiệp được bình chọn, nơi cung cấp dịch vụ, mua sắm, tham quan chất lượng cao dành cho du khách.

AN NHIÊN

Di Linh là địa phương có khá nhiều sông, khe, suối; trên 40 công trình hồ (đập) thủy lợi và gần 6.000 ao, hồ do dân tự đào. Vào mùa mưa, mực nước ở các sông, khe, suối, ao, hồ đều dâng cao. Ngoài ra, hàng năm, trên địa bàn huyện còn có những cơn mưa lớn, gây lũ quét và ngập nước cục bộ. Đây chính là những mối đe dọa về tình trạng đuối nước không chỉ đối với học sinh mà cả người lớn tuổi nữa.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh Lâm Thị Phước Linh, năm nào cũng

vậy, trên địa bàn huyện Di Linh đều xảy ra tình trạng đuối nước, phổ biến là vào dịp nghỉ hè và vào mùa mưa bão. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra nhiều vụ, khiến 6 em (ở lứa tuổi học sinh) chết đuối. Đây là nỗi đau thương, mất mát và là nỗi lo chung của cả huyện.

Nỗi lo phòng, chống đuối nướcCũng như các năm trước, hè năm

2018 này, Ban Chỉ đạo hè của huyện đã đưa nội dung phòng, chống đuối nước là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình hoạt động hè. Với nhiệm vụ được giao, Huyện Đoàn Di Linh đã phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện cùng các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn triển khai tổ chức các lớp học bơi lội và rèn luyện kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh.

Bí thư Huyện Đoàn Di Linh Vũ Thành Công cho chúng tôi biết: “Triển khai chương trình hoạt động hè năm 2018, bằng nguồn Quỹ “Kế hoạch nhỏ” từ “Chương trình Măng non” và Quỹ “Bảo trợ trẻ em”, chúng tôi đã mua 2 bể bơi di động (mỗi bể gần 50 triệu đồng) để trong dịp hè này tổ chức luân phiên 10 lớp học bơi cho học sinh tại 10 cụm xã trong toàn huyện. Sau dịp hè, 2 bể bơi di động này sẽ được bàn giao lại cho Phòng Giáo dục Đào tạo huyện quản lý để vào năm học mới tổ chức cho học sinh học bơi tại các trường học trong huyện”. Cũng theo Bí thư Huyện Đoàn Di Linh, sắp đến, Huyện Đoàn

sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành và các xã, thị trấn tổ chức, vận động theo hình thức “xã hội hóa” nhằm tạo kinh phí để trang bị thêm nhiều hồ bơi di động hoặc xây dựng thêm nhiều hồ bơi cố định để vừa tạo điều kiện cho học sinh có thêm “sân chơi” vừa rèn luyện thể chất và kỹ năng bơi lội, phòng, chống đuối nước.

Trong số 6 học sinh bị chết đuối vào những tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã Tam Bố đã có tới 2 em. Do đó, vào ngày 4/7 vừa qua, Ban

Chỉ đạo hè của huyện đã chọn xã Tam Bố làm địa điểm tổ chức lễ khai mạc và phát động phong trào thanh, thiếu niên trong huyện tham gia học bơi lội và rèn luyện kỹ năng phòng, chống đuối nước. Tại lớp học bơi đầu tiên này có 45 học sinh tham gia. Trong thời gian 2 tuần lễ học tập, các em học sinh được hướng dẫn lý thuyết và thực hành kỹ năng bơi lội; cách xử lý tình huống khi bị rơi xuống ao, hồ, sông, suối hoặc gặp phải dòng nước lớn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, huyện Di Linh đã quan tâm và đang tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước. Tuy nhiên, hiện chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu và cũng chỉ giới hạn trong phạm vi học đường. Bởi lẽ, hiện nay, trên địa bàn huyện đã phát sinh khá phổ biến giao thông đường thủy nội địa, nhưng việc quản lý và phòng, chống đuối nước chưa thật nghiêm ngặt.

Ban An toàn giao thông huyện chỉ mới tổ chức kiểm tra thực trạng hoạt động; tổ chức học tập, phổ biến luật giao thông đường thủy và hướng dẫn thủ tục cấp phép sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy nội địa... tại những sông, hồ (đập) lớn. Còn rải rác tại những sông, suối, hồ (đập) nhỏ, việc tự phát sử dụng đò, ghe, thuyền không đảm bảo an toàn kỹ thuật; không sử dụng áo phao khi đi lại, đánh bắt thủy sản hoặc chuyên chở nông sản từ nương rẫy... còn khá phổ biến, chưa được các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ. Từ đó, thỉnh thoảng đã xảy ra một số vụ tai nạn đuối nước, gây chết người rất đáng thương tâm.

XUÂN LONG

Học tập kỹ năng bơi lội trong dịp hè 2018 tại xã Tam Bố. Ảnh: X.Long

6 THỨ BA 17 - 7 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Đủ cách bẫy rậpChúng tôi được Nguyên (một

người chuyên bẫy chim sẻ bán cho các quán nhậu, ngụ tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) cho đi theo bẫy chim sẻ trên địa bàn TP Đà Lạt vào một ngày đầu tháng 7. Nhóm của Nguyên gồm 2 người, thường rong ruổi đi khắp địa bàn các huyện, thành phố trên địa bàn để bẫy chim và đã có thâm niên 2 năm trong nghề. Với chiếc xe máy cùng với bộ “đồ nghề” bẫy chim khá đơn giản, gồm 3 đoạn ống nhựa dài 2-2,5m có thể đấu nối, rút ngắn hay kéo dài tùy ý. Trên xe máy của Nguyên còn có bịch nhựa dính, lồng đựng chim và một chiếc máy điện thoại cỡ lớn, có gắn thẻ nhớ ghi hình tiếng chim mồi.

“Nhựa này anh mua 1,5 triệu đồng/kg tận ngoài Bắc, đắt hơn các loại nhựa thông thường nhưng xắt ra miếng đấy. Nhựa không bị nóng chảy dưới trời nắng, chim đậu vào là không thể thoát và đặc biệt là có thể tái sử dụng cả trăm lần cũng được” - Nguyên vừa khoe vừa cùng Hùng, người đi cùng rục rịch đem đồ nghề bẫy chim xuống khu vực ngay trước Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt, đường Yersin (Phường 9, TP Đà Lạt).

Bước đầu tiên Nguyên đưa bịch nhựa màu xám vào thau nước nhỏ, từ từ kéo dài và quấn vào ống nhựa sau đó treo lên cột điện cách mặt đất 3m, còn Hùng thì bật máy phát tiếng chim mồi để dụ chim về. Xong xuôi, cả nhóm kiếm một chỗ kín đáo cách nơi đặt bẫy 4m ngồi đợi. Chỉ chưa đầy 3 phút sau, nghe tiếng gọi của đồng loại, con chim sẻ đầu tiên đã bay về. Tiếp theo là một, hai rồi ba con... vừa đáp xuống ống nhựa, ngay lập tức chúng bị dính nhựa và bị lộn ngược, càng giẫy giụa càng bị nhựa dính chặt vào bộ lông cánh. Những con chim sẻ khác đậu quanh chẳng kịp nhận ra cái bẫy chết chóc, tiếng chim mồi cứ “ríu rít” phát ra, cả chục con khác vẫn tiếp tục lao vào như “con thiêu thân”.

Chừng 15 phút trôi qua, quan sát thấy số chim kiếm được đã “đủ dùng”, Nguyên và Hùng vội vã chạy ra hạ ống nhựa xuống. Lần lượt từng con sẻ bị bàn tay thô ráp của hai thanh niên xé ra khỏi lớp nhựa và đút vào lồng sắt. Do quá hoảng sợ, gần như những chú chim sẻ nào cũng cố vẫy vùng thoát thân khi bị dính nhựa nên lông cánh, mình mẩy rướm máu.

Tận diệt chim sẻ giữa phốThời gian gần đây, nhiều người đã dùng các loại bẫy tự chế, keo dính… để bắt chim sẻ trên địa bàn TP Đà Lạt đem bán cho các quán nhậu với giá 7.000 đồng - 10.000 đồng/con tùy từng thời điểm. Nhiều khu phố, con đường trước kia chim ở khá nhiều giờ đã giảm hẳn bởi “đội quân” tận diệt chim sẻ.

Hùng đếm thử lượt bẫy trên được đúng 19 con chim sẻ và cho biết không phải nơi nào chim sẻ cũng thấy tiếng chim mồi là dính bẫy.

“Hiện giờ TP Đà Lạt gần như đều có thợ bẫy chim ở nhiều nơi. Chỗ nào đã bẫy, chim sẻ ít dần và những con còn lại rất khôn, khó sập bẫy lần thứ 2. Nhiều chỗ bật loa cả nửa giờ cũng không có con nào vào đậu” - Hùng giải thích.

Theo Hùng, kiểu bẫy lưới sập vẫn còn được một số người dùng để bẫy chim sẻ tại bãi đất trống trên đồng hoặc khu dân cư, trường học, nhà máy xay xát... vì chim bẫy lưới còn lông cánh đầy đủ, bán được giá cao cho các chủ buôn để làm chim phóng sanh. Tuy nhiên, khoảng vài năm qua, “công nghệ” tiếng chim mồi dụ chim cùng với nhựa dính được nhiều nhóm lựa chọn hơn. Kiểu bẫy này có thể mở rộng địa bàn hoạt động gần như ở tất cả các nơi. Có thể bẫy từ trên cây, lên cột điện... thậm chí chỉ cần cột bẫy vào khung xe, để dựng đứng bên đường là đã có thể ngồi chờ... “hái” chim trời.

Quán nhậu đắt kháchHơn 2 tiếng đồng hồ đặt bẫy

tại nhiều khu phố trên địa bàn Phường 9, Phường 11, Phường

10 (TP Đà Lạt), nhóm của Nguyên đã bắt được gần 90 con chim sẻ. Nguyên cho hay mỗi ngày bỏ ra 4 - 7 giờ thì bắt được khoảng 100 - 130 con chim sẻ, đem bán ở các quán nhậu trên địa bàn với giá 7.000 tới 10.000 đồng/con tùy thời điểm thì tiền công mỗi người được khoảng 500.000 đồng/ngày. “Những ngày mưa chim sẻ xuống nhiều, mùa khô thì rất khó bẫy hơn. Trước đây, bẫy ngày thu cả triệu đồng thì giờ nhiều người bẫy nên chim lờn, phải để nửa năm mới đánh lại chúng mới dính” - Nguyên lý giải.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên địa bàn TP Đà Lạt, hiện nay cách thức đánh chim theo kiểu tận diệt như nhóm Nguyên không phải là hiếm gặp. Mỗi chuyến đi bẫy, một tay thợ có thể bắt được cả trăm con chim sẻ là chuyện bình thường. Ngay cả ở các thôn, các xã Trạm Hành, Tà Nung, Xuân Thọ và Xuân Trường, các nhóm bẫy chim cũng tìm tới bẫy rập, không để sót.

Có người đánh thì có người thu mua. Theo một số người bẫy chim sẻ, những lồng sắt đầy ắp chim sẻ cuối chiều sẽ được mang thẳng tới một số quán nhậu. Tại TP Đà Lạt, một số quán nhậu trên đường Mê Linh (Phường 9), đường Phù Đổng Thiên Vương (Phường 8) hay đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,… Trong thực đơn tại đây luôn có nhiều món làm

từ chim sẻ giá khoảng 200.000 đồng/món. Ngoài món chim sẻ roti, chim sẻ chiên sả ớt... thì món nhậu dùng tiết chim sẻ pha rượu uống đang được ưa chuộng vì một số người cho rằng tiết chim sẻ có công dụng dưỡng âm, bổ huyết!? Do đắt khách, một số quán khách muốn ăn phải gọi điện trước để đặt hàng vì số lượng chim sẻ sống không phải khi nào cũng có sẵn.

Bà Nguyễn Thị Mai (60 tuổi, một người dân tại Phường 2, TP Đà Lạt), phản ánh: Trên địa bàn TP Đà Lạt hiện nay có nhiều nhóm bẫy chim sẻ nhưng không bị ai ngăn cấm. Ở các khu phố, trên đường trước đây nhiều chim sẻ nay đã không còn nhiều như trước. Nguyên nhân là bởi nhiều người tỏ ra rất thích món chim sẻ này mà không biết chính họ đã tiếp tay cho những người bẫy chim. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì chẳng bao lâu nữa loài chim sẻ sẽ biến mất khỏi thành phố.

Không riêng gì bà Mai, nhiều người dân tại TP Đà Lạt cho rằng chim sẻ là loại ăn côn trùng mạnh, việc những tay bẫy chim vô tội vạ đã và đang và sẽ khiến loài chim sẻ đứng trước nguy cơ bị tận diệt, gây mất cân bằng sinh thái. Với tình trạng bẫy chim như hiện nay, người dân lo ngại về lâu dài ở nhiều nơi sẽ vắng bóng chim sẻ và cả những loài chim khác. C.PHONG

Những con chim sẻ hoảng sợ vẫy vùng, cánh bị dính chặt vào keo dính. Ảnh: C.P

ĐÀ LẠT: Xây dựng các “Điểm tư vấn pháp luật” ở phường, xã

Để kịp thời tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân tại chỗ khi có yêu cầu, các chi hội luật gia xã, phường của thành phố Đà Lạt đã xây dựng các “Điểm tư vấn pháp luật” tại hầu hết các trụ sở UBND các xã, phường. Thành Hội Luật gia Đà Lạt còn phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng của các phường, xã tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật và tư vấn pháp luật tại các trung tâm; đồng thời, phối hợp và huy động cán bộ đảng ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ dân phố đến tham dự các buổi nói chuyện về pháp luật do Hội Luật gia tổ chức. Hội Luật gia thành phố Đà Lạt đã phối hợp với Chi hội Luật gia Phường 10 và Hội Luật gia tỉnh soạn đề cương về Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hướng dẫn cho một số cán bộ Hội cốt cán của phường để đi tuyên truyền tại các tổ dân phố… VIỆT HÙNG

Trong tổng số vốn trên 77,4 tỷ đồng (ngân sách của tỉnh 36 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp của huyện trên 41,4 tỷ đồng) đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học năm 2018, đến nay, huyện Di Linh đã bố trí trên 23,3 tỷ đồng xây dựng 24 hạng mục công trình trường học trên địa bàn huyện.

Từ nguồn vốn nói trên, cùng với việc đầu tư xây dựng mới 5 trường THCS, mẫu giáo và mầm non, huyện Di Linh còn xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp trên 30 phòng học, xây dựng khu hiệu bộ, phòng bộ môn, phòng chức năng cho các trường học trên địa bàn huyện. Ngoài ra, còn đầu tư xây

dựng các hạng mục bếp ăn, nhà ăn, khu bán trú cho học sinh; xây dựng nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên; nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới hệ thống nước sinh hoạt cho các trường học còn bức xúc về nước sinh hoạt giai đoạn 2018 - 2020…

Được biết, hiện nay, các hạng

mục công trình nói trên đang trong giai đoạn thi công và tập trung ưu tiên cho các trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học thuộc các xã hoàn thành nông thôn mới và các trường bức xúc về cơ sở vật chất đã xuống cấp.

NDONG BRỪM

Di Linh: Trên 23,3 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học

Chọn nhà thầu cung cấp phân bón cà phê

Huyện Đam Rông vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp phân bón chăm sóc cà phê tại 2 xã Rô Men và Đạ M’rông từ nay đến cuối năm 2018, tổng giá trị gần 1,1 tỷ đồng.

Trong đó, UBND xã Đạ M’rông làm chủ đầu tư tổ chức triển khai 2 gói thầu với tổng mức đầu tư gần 640 triệu đồng. Cụ thể, gói thầu thứ nhất gần 140 triệu đồng được lựa chọn nhà thầu theo quy trình rút gọn, thời gian thực hiện trọn gói 1 tháng. Và gói thầu thứ hai gần 500 triệu đồng, lựa chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường, hợp đồng với thời gian 2 tháng.

Còn lại gần 460 triệu đồng được giao chủ đầu tư là UBND xã Rô Men với trách nhiệm lựa chọn nhà thầu theo quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường, sau đó thiết lập hợp đồng trọn gói thời hạn 2 tháng.

Được biết, tổng kinh phí gần 1,1 tỷ đồng hỗ trợ phân bón chăm sóc cây cà phê nói trên được trích từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia huyện Đam Rông năm 2018. VŨ VĂN

Giải quyết 4 thủ tục hành chính về phòng, chống tham nhũng

Bộ phận tổ chức cán bộ của các sở, ban, ngành và UBND tỉnh Lâm Đồng vừa được giao thẩm quyền giải quyết 4 thủ tục hành chính (TTHC) về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể, 2 TTHC đầu tiên là kê khai tài sản, thu nhập phải hoàn thành giải quyết chậm nhất vào ngày 31/12 hàng năm và giao nhận bản kê khai vào ngày 31/3 năm sau; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện từ khi hoàn thành việc kiểm tra bản kê khai đến ngày 31/3 hàng năm.

Hai TTHC còn lại xác minh tài sản, thu nhập với thời hạn 15 ngày làm việc; trường hợp phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 30 ngày làm việc. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình với thời hạn 5 ngày ra thông báo tiếp nhận hoặc từ chối giải trình. MẠC KHẢI

7 THỨ BA 17 - 7 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Mỗi tháng thu mua gần 200 tấn chanh dâyDẫn chúng tôi tham quan vườn

chanh dây rộng hơn 6 ha của HTX trồng tại xã Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm), ông Nguyễn Trường Xiêm, Giám đốc HTX Bình Lộc bộc bạch: “Hiện tại, HTX chúng tôi có gần 14 ha chanh dây trồng tại 2 xã Lộc Bảo và B’Lá (huyện Bảo Lâm). Toàn bộ diện tích này được chúng tôi sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP (tiêu chuẩn quốc tế về nông sản sạch). Vì thế, trong quá trình chăm sóc vườn chanh dây, chúng tôi sử dụng các loại phân bón vi sinh để bón cho cây và hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Sản phẩm chanh dây sau khi được thu hái, chúng tôi sẽ tuyển chọn những trái có mẫu mã đẹp, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của đối tác để xuất khẩu. Sản lượng còn lại, chúng tôi tiếp tục tuyển chọn xuất đi các thị trường trong nước như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội…; đồng thời, bóc tách, cấp đông để xuất khẩu mặt hàng nước cốt”.

Theo ông Xiêm, trung bình mỗi tháng, HTX xuất khẩu qua thị trường nước ngoài từ 50 - 60 tấn chanh dây tươi. Đối với mặt hàng này, các đối tác có những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Ngoài việc đảm bảo mẫu mã đẹp, thì sản phẩm chanh dây xuất khẩu không được tồn dư thuốc BVTV và các chất kích thích khác. Vì thế, các lô hàng chanh dây xuất khẩu trái tươi đều phải được test - kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói. “Suốt nhiều tháng qua, do nhu cầu nguồn hàng trái tươi xuất khẩu quá lớn, nên gần 14 ha chanh dây của HTX không thể đáp ứng cho các đối tác. Vì vậy, HTX phải liên kết với hàng chục hộ trồng chanh dây ở TP Bảo Lộc, Bảo Lâm và cả tỉnh Đắk Nông để thu mua sản phẩm. Mỗi tháng, ngoài nguồn hàng sẵn có, để tuyển chọn được từ 30 - 40 tấn chanh dây đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, HTX phải thu mua từ 150 - 170 tấn chanh dây thô. Hiện, chanh dây loại 1 đang được HTX thu mua với giá 26 ngàn đồng/kg (cao hơn giá thị trường 4 ngàn đồng/kg). Riêng hàng xô, được chúng tôi thu mua với giá từ 14 - 18 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, sản phẩm loại 1 chỉ có ở những hộ nông dân đã ký hợp đồng với HTX (sản xuất theo quy trình sản phẩm sạch) nên sản lượng rất hạn chế” - ông Xiêm cho biết thêm.

Liên kết sản xuất nông sản an toàn xuất khẩuThành lập từ đầu năm 2017, Hợp tác xã (HTX) Bình Lộc (Thôn 11, xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc) đang bao tiêu một số lượng lớn nông sản sản xuất theo hướng an toàn cho người nông dân tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, với sản phẩm chanh dây, mỗi tháng HTX thu mua từ 150 - 200 tấn xuất khẩu đi các thị trường châu Âu, Mỹ và Úc.

Để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu, thời gian qua, HTX đã đặt vấn đề với nhiều hộ dân trồng chanh dây ở TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm cùng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm sạch. Tuy nhiên, do những yêu cầu “khắt khe” về chất lượng sản phẩm mà HTX đưa ra và do giá cả thị trường thường xuyên biến động nên bà con chưa mặn mà ký hợp đồng với HTX. Đây cũng chính là khó khăn mà HTX đang phải đối diện. Anh Nguyễn Đình Khương, một hộ dân trồng chanh dây (ngụ xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) cho hay: “Gia đình tôi trồng hơn 2 ha chanh dây đã 3 năm nay. Trước đây, sản phẩm chanh dây được tôi bán cho các thương lái. Nhưng từ cuối năm 2017 đến nay, tôi đã ký hợp đồng với HTX Bình Lộc bao tiêu sản phẩm. Mỗi tháng tôi xuất bán cho HTX từ 5 - 6 tấn chanh dây, với giá từ 20 - 26 ngàn đồng/kg (tùy từng thời điểm). Từ khi ký hợp đồng với HTX, buộc tôi phải ghi nhật ký sản xuất, hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV để đảm bảo sản phẩm sạch nên tốn nhiều thời gian chăm sóc hơn trước. Đổi lại, có bao nhiêu sản lượng đều được HTX bao tiêu nên tôi không lo lắng về sự biến động giá cả và thị trường tiêu thụ”.

Hướng tới xuất khẩu nhiều mặt hàngCùng với việc xuất khẩu chanh

dây tươi, HTX Bình Lộc còn sơ chế và xuất khẩu cả sản phẩm nước cốt chanh dây. Nhằm đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu, buộc HTX phải thuê thêm lao động để sơ chế, bóc tách và cấp đông sản phẩm.

Theo ông Xiêm, nhu cầu của các đối tác về sản phẩm nước cốt chanh dây là rất lớn từ 100 - 120 tấn/tháng. Tuy nhiên, hiện tại do nguồn hàng khan hiếm, nên mỗi tháng HTX cũng chỉ đáp ứng được từ 40 - 50 tấn.

Hiện tại, chỉ riêng mặt hàng chanh dây xuất khẩu, HTX Bình Lộc đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 70 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 4 - 6,5 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, có 10 lao động chuyên chăm sóc vườn chanh dây và gần 60 lao động chuyên tuyển chọn, bóc tách và cấp đông sản phẩm chanh dây xuất khẩu.

Với uy tín đã và đang mang lại, ngoài sản phẩm chủ lực là chanh dây, HTX Bình Lộc đang được

các đối tác nước ngoài đặt vấn đề để cung cấp thêm các mặt hàng nông sản khác như chanh không hạt, cà phê, gừng và tiêu…

“Thời gian qua, chúng tôi đã được các đối tác ở Mỹ, Úc và một số nước châu Âu đặt vấn đề cung cấp cho họ thêm một số mặt hàng nông sản khác. Cũng giống như chanh dây, tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu đòi hỏi phải được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện tại, HTX chưa tìm được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, nên chúng tôi chưa thể ký hợp đồng với khách hàng. Để đảm bảo uy tín làm ăn lâu dài, tới đây, các thành viên trong HTX sẽ chủ động đầu tư sản xuất chanh không hạt và gừng theo hướng hữu cơ cung cấp cho khách hàng. Đối với các sản phẩm khác, HTX sẽ trực tiếp làm việc với các hộ dân để thu mua. Để quảng bá nông sản Việt Nam nói chung và nông sản Lâm Đồng nói riêng với bạn bè quốc tế, chúng tôi mong muốn, người dân có sự hợp tác cùng sản xuất; đồng thời, nhận được sự quan tâm, tạo điệu kiện của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để HTX chủ động được những sản phẩm nông sản tốt nhất phục vụ cho xuất khẩu” - các thành viên trong HTX Bình Lộc mong muốn.

KHÁNH PHÚC

Người lao động tại HTX Bình Lộc tuyển chọn mặt hàng chanh dây tươi xuất khẩu. Ảnh: K.P

Hơn 14.000 việc làm chờ người lao động

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm, trong 6 tháng đầu năm 2018 có 1.820 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng

lao động qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh với nhu cầu tuyền dụng 14.230

vị trí việc làm, tăng 15% so với cùng kỳ.Trong đó, yêu cầu trình độ đại học có

739 vị trí, chiếm tỷ lệ 5,19%; trình độ cao đẳng có 2.272 vị trí, chiếm tỷ lệ 15,97%; trình độ trung cấp có 3.188 vị trí, chiếm tỷ lệ 22,4%; công nhân kỹ thuật có 811 vị trí, chiếm tỷ lệ 5,7% và lao động phổ

thông có 7.220 vị trí, chiếm tỷ lệ 50,74%. Nhu cầu tuyển dụng đối với các vị trí yêu

cầu trình độ từ trung cấp trở lên chủ yếu tập trung ở các nhóm ngành như: kinh

doanh, marketing, bán hàng; kế toán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; nông nghiệp,

nông lâm, sinh học; du lịch, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ; điện, điện tử, cơ khí,

kỹ thuật… Trong khi các vị trí có yêu cầu trình độ thấp hơn chủ yếu tập trung ở các

nhóm ngành như: bảo vệ, vệ sĩ, lái xe, may mặc, dệt đan, xe sợi…

Trong khi đó, số lượt lao động đăng ký tìm việc làm chỉ có 2.657 người,

giảm 30% so cùng kỳ bao gồm: trình độ đại học có 900 lao động, chiếm tỷ lệ 33,87%; trình độ cao đẳng có 499 lao động, chiếm tỷ lệ 18,78%; trình

độ trung cấp có 279 lao động, chiếm tỷ lệ 10,5%; công nhân kỹ thuật có

116 lao động, chiếm tỷ lệ 4,37%; và lao động phổ thông có 863 lượt lao

động, chiếm tỷ lệ 32,48%.TỨ KIÊN

BẢO LỘC: 23 người khuyết tật được khám bệnh miễn phí

23 người khuyết tật thuộc Hội Người khuyết tật TP Bảo Lộc vừa được các y,

bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa TP Quy Nhơn (tỉnh

Bình Định) khám bệnh, phát thuốc miễn phí tại TP Bảo Lộc.

Qua đó, các y, bác sĩ đã khám tổng quát, tư vấn cách điều trị một số bệnh liên

quan đến khuyết tật vận động, di chứng chấn thương, bại liệt, bại não và cấp phát

thuốc miễn phí cho các bệnh nhân. Trên cơ sở kết quả tầm soát, 12 bệnh

nhân khó khăn trong việc đi lại được các y, bác sĩ hỗ trợ chi phí để ra Bệnh viện Đa khoa TP Quy Nhơn làm dụng cụ giày nẹp

chỉnh hình miễn phí; qua đó, giúp giảm bớt khó khăn trong việc đi lại.

T.ĐỒNG

ĐẠ HUOAI: 380 triệu đồng hỗ trợ giống cây trồng cho đồng bào DTTS

Từ đầu năm đến nay, nguồn vốn sự nghiệp của huyện Đạ Huoai và Chương

trình hàng chính sách miền núi đã chi 380 triệu đồng để triển khai các dự án hỗ trợ

giống cây trồng nhằm nâng cao đời sống cho hộ đồng bào DTTS trong huyện.

Bên cạnh đó, giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 550 hộ đồng bào DTTS, vận

động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp dạy nghề cho người

dân và đưa nguyên liệu xuống tận các làng buôn cho các hộ nhận đan gia công.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội, từ đầu năm nay huyện đã cấp 4.154 thẻ

bảo hiểm y tế cho các hộ đồng bào DTTS trong huyện.

GIA KHÁNH

Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng cho biết, 10 tỷ đồng của Chương trình dành thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển

hệ thống ao, hồ nhỏ đã được phân bổ hết xuống địa phương và các đơn vị thụ hưởng đang giải ngân hiệu quả. Theo đó, nhà nước sẽ hỗ trợ dân cư xây dựng những ao hồ nhỏ trữ nước tại

những vùng chưa được sử dụng hệ thống thủy lợi kênh mương, tận dụng nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.

Được biết, hệ thống ao hồ nhỏ đã giúp các địa phương sử

dụng nguồn nước tưới hiệu quả, nhất là những vùng trồng cây công nghiệp lớn như Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.

D.Q

10 tỷ đồng hỗ trợ phát triển ao, hồ nhỏ

8 THỨ BA 17 - 7 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Không cần cúp vàng, người Nga cũng đã có chiến thắng cho riêng mình

Không khí bóng đá tràn ngập nước Nga trong 1 tháng qua. Ảnh minh họa: Internet

Trong cơn mưa xối xả ở SVĐ Quốc gia Luzhniki ngày 15/7 dường như không có người

thua cuộc. Người Pháp chiến thắng vì họ xứng đáng bởi những gì đã thể hiện, phía bên kia các cầu thủ và cả dân tộc Croatia cũng có quyền ngẩng cao đầu bởi cái cách họ thua trận. Hơn tất cả, trên 144 triệu người Nga đã thêm một lần nữa tự hào, bởi họ chưa bao giờ là người thua cuộc, chiến thắng luôn đứng về phía họ từ rất lâu ở quá khứ, từ 4 năm trước khi họ giành quyền đăng cai ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, từ sau một World Cup quá đỗi thành công và có lẽ cả ở phía tương lai và bởi lẽ dân tộc Nga chưa bao giờ thôi hết vĩ đại.

Sự cô lập, những định kiến không mấy tốt đẹp về nước Nga, con người Nga dưới con mắt thiếu thiện chí của phương Tây và nhiều quốc gia khác có lẽ phần nào đã được xóa nhòa chỉ sau hơn một tháng “sứ giả” World Cup đặt chân đến mảnh đất rộng lớn và đầy màu sắc này.

Hình ảnh một nước Nga tươi đẹp, những con người Nga thân thiện đã được thay đổi rất nhiều sau 4 năm cấm vận và vô số các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất.

Trong khó khăn, một lần nữa người ta mới thấy sự đoàn kết, niềm tin của người dân Nga. Sự bủa vây về kinh tế, sự ghẻ lạnh trong các mối quan hệ ngoài biên giới không làm nước Nga chùn bước, trái lại nó càng làm cho nước Nga vững vàng hơn, thêm một lần nữa khẳng định được chỗ đứng của mình trên bình diện quốc tế.

Tràn ngập hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, trong

Không nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới này có thể định hình cho mình một tính cách, một bản sắc rất riêng, không thể trộn lẫn như người Nga. Qua nhiều thăng trầm biến thiên của lịch sử, dù ở trong hoàn cảnh, giai đoạn nào, “tính cách Nga” vẫn luôn được thể hiện, điều ấy càng được khẳng định một cách tròn vẹn hơn sau cơn mưa tầm tã ở Luzhniki khi trận chung kết World Cup khép lại.

những ngày này là hình ảnh người Nga trên mọi nẻo đường, từ những con hẻm nhỏ đến những quảng trường trung tâm nhộn nhịp, khoác lên mình cờ Tổ quốc và hô vang “Rossyia, Rossyia” (nước Nga, nước Nga) đầy tự hào và kiêu hãnh.

“Chuyến đi khám phá” là slogan chủ đạo của người Nga dành cho bạn bè quốc tế trong World Cup 2018. Họ muốn thế giới hiểu về họ hơn, hiểu về một “tính cách Nga” can trường và đầy rộng lượng, như cái cách họ đã bất khuất đi qua cuộc chiến vệ quốc vĩ đại để tạo nên một định nghĩa về “chủ nghĩa anh hùng

xô viết” thần thánh trong lịch sử. Không có nhiều bánh mì, trứng

cá hồi muối và vodka trong những ngày tháng bị cô lập, nhưng với người Nga, họ vẫn thường nói “có gì đâu, dân tộc chúng tôi đã từng trải qua những điều còn tồi tệ hơn trong quá khứ, nhưng rồi vẫn sống sót, đứng dậy và mạnh mẽ hơn”.

Rất nhiều các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã đến với nước Nga bằng nhiều con đường, chính thức và không chính thức. Và cũng không ai biết rằng phía sau nụ cười hay những cái bắt tay đầy nghi thức ngoại giao của họ với Vladimir

Putin - vị tổng thống biểu tượng của nước Nga là những cam kết hay quyết nghị quan trọng nào. Chỉ biết rằng, đó đều là những thiện chí để họ đến gần hơn với nước Nga, như cái cách mà Tổng thống Putin đã từng nói: Chúng tôi cần họ hiểu hơn về nước Nga, chỉ có điều đó mới khiến chúng tôi gần họ hơn được.

Hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ diễn ra chỉ sau hơn 1 ngày trận chung kết World Cup kết thúc. Ở đó, dường như người Mỹ mà đại diện là Tổng thống Donald Trump đang muốn thay đổi quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp với nước

Nga. Rất có thể là sự thừa nhận với Crimea, sự trở lại G8, sự thỏa thuận mang tới tương lai cho Ukraine, Syrie … và hàng loạt quyết định mang yếu tố quyết định cho bản đồ chính trị thế giới. Dù thế nào đi nữa, có lẽ nước Nga vẫn có thể vượt qua được khó khăn để lấy lại vị thế, tiếng nói của họ, theo như đúng suy nghĩ của TT Trump: hợp tác với Moscow là điều tốt, bởi thế giới cần họ.

Đội tuyển Nga đã dừng chân ở tứ kết trước Croatia, nhưng không nhiều người Nga buồn về điều đó. Cơn mộng mị nào rồi cũng phải qua đi, “Adeline bóng đá” của người Nga rồi cũng phải hết, bởi người Nga rất ít tin vào cổ tích, họ tin những gì họ đang có bởi từ sự tạo dựng. “Nếu không phải chủ nhà, chúng tôi còn không có lấy một phần trăm cơ hội để đến World Cup. Chúng tôi biết thực lực của đội tuyển, nhưng có sao đâu, những gì diễn ra đã là điều quá tuyệt vời”, rất nhiều người Nga khi được hỏi đã nói như thế.

Bóng đá là một trò chơi, World Cup là ngày hội lớn nhất của trò chơi ấy. Người Nga đang khiêu vũ và ăn mừng trong trò chơi ấy theo cách rất riêng của mình, đẹp và đáng được tôn trọng, như Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã nói: “World Cup 2018 là giải đấu thành công nhất từng được tổ chức và thế giới phải nhìn về nước Nga nhiều hơn”.

Sẽ có rất nhiều điều khi World Cup đi qua mà nước Nga phải đối mặt, nhưng có một điều rất khó để thay đổi, “tính cách Nga” vẫn sẽ lên tiếng bởi thế giới cần họ.

ĐẶNG TUẤN LINH

Lễ mừng công tại Pháp và Croatia được lên kế hoạch ra sao?Ngày 16/7, những nhà vô địch

Pháp trở về quê hương trong một lễ rước vô cùng hoành tráng.

Tân vương của làng túc cầu thế giới hạ cánh xuống sân bay Charles-de-Gaulle vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày (giờ địa phương - tức khoảng 9h tối giờ Việt Nam) và họ sẽ tiến thẳng về đại lộ Champs Elysées.

Lễ diễu hành trên xe buýt 2 tầng bắt đầu sau đó 90 phút. Thầy trò huấn luyện viên Didier Deschamps sẽ từ cổng Khải Hoàn Môn tiến ra và đi dọc đại lộ danh tiếng này để ăn mừng cùng người hâm mộ nước nhà.

Sau đó, các tuyển thủ Pháp cùng gia đình được diện kiến Tổng thống Emmanuel Macron tại Điện Elysée.

Hàng trăm nghìn người đã đổ về đại lộ Champs Elysées để ăn mừng chiến thắng lịch sử của

Người dân mừng chiến thắng của đội tuyển Pháp tại World Cup 2018 ở đại lộ Champs Elysées, thủ đô Paris, Pháp ngày 15/7.

Les Bleus sau 20 năm chờ đợi. Các con đường xung quanh đại lộ đông nghẹt người và xe. Tiếng reo hò, tiếng hát, tiếng kèn vang khắp thành phố. Tất cả vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.

Chính quyền thủ đô Paris đã điều động tối đa lực lượng an ninh để đảm bảo cho lễ mừng công diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp.

Theo cảnh sát Paris, lệnh cấm giao thông tại đại lộ Champs Elysées và khu vực lân cận vốn đã áp dụng từ trước khi trận chung kết diễn ra được duy trì đến hết ngày 16/7. Pháo khói, pháo hoa, chai thủy tinh và đồ uống chứa cồn đều bị cấm trong khu vực này. Túi xách hoặc đồ vật cồng kềnh cũng không được khuyến khích mang theo người.

Trong khi đó, thầy trò huấn luyện viên Zlatko Dalic cũng sẽ được chào

đón như những người hùng khi họ về nước, dù để thua Pháp với tỷ số 2-4 trong trận chung kết World Cup 2018.

Cổ động viên Miroslav Blazevic nói: “Đối với chúng tôi, việc góp mặt ở trận chung kết mang nhiều ý nghĩa hơn là chiến thắng. Sau tối

nay, cả thế giới sẽ biết về đất nước Croatia của chúng tôi”.

Một màn diễu hành cũng đã được lên kế hoạch để đón mừng Á quân thế giới khi họ trở về từ Moskva trong ngày 16/7.

Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic đã yêu cầu các công ty cho nhân viên nghỉ sớm để họ có thể tham gia ngày hội này.

Ông Plenkovic cũng có mặt ở quảng trường lớn ở thủ đô Zagreb cùng người hâm mộ, thay vì góp mặt trong phái đoàn đến Nga.

Trong khi đó, nữ Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic đã trở thành tâm điểm chú ý trong hành trình của “Vatreni” tại đấu trường bóng đá lớn nhất hành tinh bởi niềm đam mê bóng đá và cổ vũ các cầu thủ một cách cuồng nhiệt.

TTXVN