128
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƢU VĂN YÊN QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Quang Sơn HÀ NỘI - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LƢU VĂN YÊN

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI

PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số : 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Quang Sơn

HÀ NỘI - 2010

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3

5. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 3

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3

7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3

8. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT

TRONG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƢỜNG THPT ....................................

5

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................... 5

1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 7

1.2.1. Quản lý .............................................................................................. 7

1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường ......................................... 14

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học ............................................................... 16

1.2.4. Phương pháp dạy học ...................................................................... 17

1.2.5. Đổi mới phương pháp dạy học ........................................................ 18

1.2.6. Công nghệ thông tin.......................................................................... 18

1.2.7. Biện pháp quản lý ............................................................................. 20

1.3. Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT ................ 20

1.3.1 Môi trường học tập đa phương tiện .................................................... 20

1.3.2. Phần mềm dạy học ............................................................................. 25

1.3.3. Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và

giáo án dạy học tích cực điện tử ..................................................................

26

1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp

dạy học ở trường THPT ...............................................................................

33

1.4.1. Quản lý việc sử dụng phòng học đa phương tiện ............................. 33

1.4.2. Quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học ................................... 35

1.4.3. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích có ứng

dụng công nghệ thông tin ............................................................................

36

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm (2008-2010) học tập và nghiên cứu tại trường Đại học

Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã hoàn thành chương trình khóa

học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn thành luận văn: “quản lý

ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở các

trường THPT huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Ban giám hiệu, các

thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận

tình giảng dạy, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đặc

biệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của người thầy hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Quang Sơn đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Sở Giáo Dục và

Đào tạo Vĩnh Phúc, lãnh đạo huyện Tam Đảo, Ban giám hiệu và các thầy cô

giáo của các trường THPT huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện

cho tác giả học tập, nghiên cứu và cung cấp nhiều tư liệu quan trọng giúp tác

giả hoàn thành luận văn này.

Do khả năng của bản thân và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên

luận văn chắc chắn còn có thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp của quí thầy cô và đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn.

Vĩnh Phúc, tháng 11 năm 2010

Tác giả

Lƣu Văn Yên

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBGV Cán bộ giáo viên

CBQL Cán bộ quản lý

CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

CLDH Chất lượng dạy học

CNTT Công nghệ thông tin

CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông

CSVC Cơ sở vật chất

ĐHQG Đại học Quốc gia

ĐPT Đa phương tiện

GADHTC Giáo án dạy học tích cực

GV Giáo viên

HS Học sinh

Nxb Nhà xuất bản

PPDH Phương pháp dạy học

QLGD Quản lý giáo dục

TBDH Thiết bị dạy học

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3

5. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 3

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3

7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3

8. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT

TRONG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƢỜNG THPT ....................................

5

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................... 5

1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 7

1.2.1. Quản lý .............................................................................................. 7

1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường ......................................... 14

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học ............................................................... 16

1.2.4. Phương pháp dạy học ...................................................................... 17

1.2.5. Đổi mới phương pháp dạy học ........................................................ 18

1.2.6. Công nghệ thông tin.......................................................................... 18

1.2.7. Biện pháp quản lý ............................................................................. 20

1.3. Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT ................ 20

1.3.1 Môi trường học tập đa phương tiện .................................................... 20

1.3.2. Phần mềm dạy học ............................................................................. 25

1.3.3. Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và

giáo án dạy học tích cực điện tử ..................................................................

26

1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp

dạy học ở trường THPT ...............................................................................

33

1.4.1. Quản lý việc sử dụng phòng học đa phương tiện ............................. 33

1.4.2. Quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học ................................... 35

1.4.3. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích có ứng

dụng công nghệ thông tin ............................................................................

36

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 40

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT

TRONG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƢỜNG THPT CỦA HUYỆN

TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC ..............................................................

42

2.1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, thực trạng

giáo dục THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc .........................................

42

2.1.1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của

huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................

42

2.1.2. Thực trạng giáo dục THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc .... 44

2.1.3. Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính

sách của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để phát triển ứng dụng

CNTT trong giáo dục THPT ở huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc ................

54

2.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, đội ngũ GV về việc ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT của huyện Tam Đảo .....................

56

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường

THPT của huyện Tam Đảo ..........................................................................

57

2.3.1. Thực trạng sử dụng phòng học đa phương tiện ................................. 57

2.3.2. Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học ..................................................... 57

2.3.3. Thực trạng thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng

dụng công nghệ thông tin ............................................................................

58

2.4. Thực trạng QL ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường

THPT của huyện Tam Đảo ..........................................................................

60

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học đa

phương tiện ..................................................................................................

60

2.4.2. Thực trạng quản lý việc sử dụng phần mềm ứng dụng trong dạy học .... 60

2.4.3. Thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích

cực có ứng dụng công nghệ thông tin ..........................................................

61

2.5. Phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các

trường THPT huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc ...........................................

64

2.5.1. Mặt mạnh ........................................................................................... 64

2.5.2. Mặt yếu .............................................................................................. 64

2.5.3. Phân tích nguyên nhân tồn tại ............................................................ 65

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 67

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT

GÓP PHẦN ĐỎI MỚI PPDH Ở CÁC TRƢỜNG THPT CỦA

HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC ..............................................

69

3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................. 69

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ........................................................................ 69

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................... 69

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi .......................................................................... 70

3.2. Các biện pháp QL ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các

trường THPT huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................

70

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của

việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH .................................................

70

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho GV ở các trường THPT về

kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản ................................................................

72

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm ứng

dụng trong DH cho GV ...............................................................................

74

3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng quy trình thiết kế giáo án dạy học tích

cực có ứng dụng công nghệ thông tin ..........................................................

76

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng quy trình sử dụng GADHTC có ứng dụng

CNTT trong các bài dạy ..............................................................................

81

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây

dựng phòng học ĐPT để ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học ............

84

3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH của GV ...........................................................

88

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 92

3.4 Khảo nghiệm tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 102

1. Kết luận .................................................................................................... 102

2. Khuyến nghị ............................................................................................. 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 105

PHỤ LỤC

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Trang Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý ............................................................... 10

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý và người quản lý các cấp ............ 12

Sơ đồ 1.3: Sự tương tác diễn ra trong qua trình dạy học bằng

GADHTC có ứng dụng CNTT ...................................................................

30

Sơ đồ 1.4: Sự tương tác diễn ra trong qua trình dạy học bằng

GADHTC điện tử. ......................................................................................

32

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của các trường (Tại thời điểm tháng 9

năm 2010) ....................................................................................................

45

Bảng 2.2: Sự phát triển về quy mô trường lớp, số lượng HS ..................... 46

Bảng 2.3: Bảng thống kê điểm tuyển sinh vào lớp 10 của các trường ................. 46

Bảng 2.4: Xếp loại về học lực của HS các trường những năm gần đây .............. 47

Bảng 2.5: Xếp loại về hạnh kiểm của HS các trường những năm

gần đây ........................................................................................................

48

Bảng 2.6: Tỉ lệ % HS đỗ tốt nghiệp THPT lần 1 của hai trường

những năm gần đây ....................................................................................

48

Bảng 2.7: Tỉ lệ HS đỗ Đại học, Cao đẳng hằng năm tính theo nguyện vọng 1 ........... 49

Bảng 2.8: Trình độ chuyên môn của CBQL, GV và công nhân viên

của các trường (Tại thời điểm tháng 9 năm 2010) ......................................

49

Bảng 2.9: Thống kê cơ sở vật chất, TBDH hiện đại của các trường

(Tại thời điểm 9/ 2010) ...............................................................................

51

Bảng 2.10: Thống kê mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học của

CBQL, CBGV các trường ...........................................................................

52

Mô hình 3.1: Mô hình ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ................... 76

Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra đánh giá ....................................................... 89

Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................ 94

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất .................. 95

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất ..................... 97

Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi

của các biện pháp ........................................................................................

99

Biểu đồ 3.1 : Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp ...............................................................................................

100

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự bùng nổ của CNTT, lượng tri thức của nhân loại

tăng nhanh như vũ bão. Vào những năm cuối của thế kỷ XX lượng tri thức

của nhân loại chỉ tăng lên gấp đôi sau 10 năm, nhưng bước sang những năm

đầu của thế kỷ XXI chỉ cần sau 2 năm lượng tri thức của nhân loại đã tăng lên

gấp đôi. Với lượng tri thức khổng lồ như vậy, cùng với thời gian ngắn ngủi

học tập trong các nhà trường thì PPDH truyền thống theo kiểu ghi nhớ - tái

hiện đã không còn phù hợp. Vì vậy đổi mới nội dung dạy học và đổi mới

PPDH theo hướng hiện đại hóa, công nghệ hóa là tất yếu. Trên thế giới nói

chung và ở Việt Nam nói riêng, sự đổi mới PPDH đang diễn ra hết sức mạnh

mẽ theo ba xu hướng chính: tích cực hóa, cá biệt hóa và công nghệ hóa nhằm

góp phần nâng cao CLDH.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, tri thức mà

mà mỗi người có được trong khoảng thời gian học tập ở các nhà trường trở

nên lạc hậu rất nhanh. Do đó vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà trường hiện

nay là phải trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, đồng thời dạy cách

học cho người học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập

suốt đời. Để làm được điều này, các nhà trường cần phải có những giải pháp

cụ thể trong việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH.

Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001–2010” của Chính phủ đã

nhận định: “Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở qui mô toàn cầu

tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới,

tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy

hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển”. [29]

Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2009 của Thủ Tướng chính

phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

2

2015 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh việc ứng dụng

CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo

hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn

tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần

mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”. [34]

Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH là hết sức cần thiết. Tuy nhiên

trong những năm qua tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhất

là các trường ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn như các trường THPT

của huyện Tam Đảo, công việc này vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Tính đến

năm học 2008 – 2009, tất cả các trường THPT của tỉnh Vĩnh Phúc đều đã

được trang bị các phòng máy vi tính và ở một số trường còn được trang bị cả

máy chiếu đa năng cho HS học tập và GV của nhà trường sử dụng trong giảng

dạy. Nhưng hiệu qủa của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH còn rất

thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: GV chưa nhận thức được

hết vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH; GV

chưa có kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản; Một số CBQL do trình độ tin học

còn hạn chế nên chưa có khả năng định hướng cho GV nhận thức đúng về bản

chất của GADHTC có ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử và vì thế đã dẫn

đến thực trạng có một số GV lạm dụng CNTT trong dạy học. Phòng máy tính

của các trường mới sử dụng để dạy tin học như một môn học còn việc sử

dụng phòng máy, mạng máy tính, các phần mềm dạy học để tạo môi trường

dạy học ĐPT thì vẫn chưa được quan tâm...

Với những lí do trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý ứng

dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT huyện Tam Đảo, tỉnh

Vĩnh Phúc”

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT để góp

phần đổi mới PPDH ở các trường THPT huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

3

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH và quản lý ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH ở các trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên

cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.

- Khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở

các trường THPT huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT để góp phần đổi

mới PPDH ở các trường THPT huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu chọn lựa, đề xuất và áp dụng một số biện pháp quản lý ứng dụng

CNTT phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới

PPDH ở các trường THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, tác giả chỉ tập trung

nghiên cứu về các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH

thông qua việc thiết kế và sử dụng các GADHTC có ứng dụng CNTT ở các

trường THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trường THPT Tam Đảo;

Trường THPT Tam Đảo 2)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

4

- Nghiên cứu luật giáo dục, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về định

hướng phát triển giáo dục - đào tạo và định hướng phát triển việc ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH.

- Nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và

Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan đến TBDH, đổi mới PPDH, ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH.

- Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thông qua các phiếu trưng cầu ý

kiến, tìm hiểu nhận thức, nguyện vọng của CBQL, CBGV và HS để thu thập

thông tin về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các

trường THPT.

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh

vực quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.

- Phương pháp bổ trợ: Trực tiếp đi dự một số giờ dạy có ứng dụng

CNTT; tiến hành phỏng vấn HS, GV và CBQL; rút ra được những nhận xét

về công tác quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường

THPT.

7.3. Những phương pháp hỗ trợ khác

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lý các số liệu

khảo sát.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đàu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội

dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới

PPDH ở các trường THPT

Chƣơng 2: Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở

các trường THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

5

Chƣơng 3: Một số biện pháp qủn lý ứng dụng CNTT góp phần đổi mới

PPDH ở các trường THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG

TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Ở nước ta CNTT đã được ứng dụng vào trong quá trình dạy học từ

những năm 90 của thế kỷ trước. Và cho đến nay CNTT vẫn đang được nghiên

cứu, ứng dụng hết sức rộng rãi trong tất cả các cơ sở giáo dục từ Trung ương

đến địa phương. Đã có những đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy

học bước đầu thu được những kết quả khả quan, thúc đẩy việc ứng dụng

CNTT vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm qua việc ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức

hoạt động dạy học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Gần đây

các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài khoa học nghiên cứu về CNTT đã

đề cập nhiều đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục và khả năng

áp dụng vào môi trường Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam như:

*Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện

Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại

học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa

học về ứng dụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

*Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT “Các giải pháp công nghệ

và quản lý trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp dạy học”

Trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-

10/12/2006 tại Trường ĐHSP Hà Nội. Những cuộc hội thảo này đều tập trung

bàn về vai trò của CNTT đối với giáo dục và các giải pháp nhằm thúc đẩy

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

6

nhanh việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Nội dung chính của hội thảo khoa

học này tập trung bàn về các vấn đề:

+ Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp giảng dạy

(phổ thông, đại học và trên đại học): công nghệ tri thức, công nghệ mã nguồn

mở, các hệ nền và công cụ tạo nội dung trong elearning, các chuẩn trao đổi

nội dung bài giảng, công nghệ trong kiểm tra đánh giá, ...

+ Các giải pháp, chiến lược phát triển trong ứng dụng CNTT&TT vào

đổi mới phương pháp dạy học: chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lý, mô

hình tổ chức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử, . . .

+ Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học: xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho tư liệu điện tử,

courseware…

Các cuộc hội thảo trên đều tập trung bàn về vai trò của CNTT trong

giáo dục và các giải pháp đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Có một số luận văn thạc sỹ khoa học nghiên cứu về quản lý việc ứng

dụng CNTT trong dạy học ở các trường phổ thông:

Tác giả Nguyễn Văn Tuấn với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo việc

thúc đẩy ứng dụng CNTT trong công tác quản lý dạy học tại các trường

THPT”.

Tác giả Đào Thị Ninh nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lý ứng

dụng CNTT trong giảng dạy ở các trường THPT quận Cầu Giấy – Hà Nội”.

Tác giả Trần Thị Đản với đề tài: “Một số biện pháp tổ chức triển khai

việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của hiệu trưởng trường THCS Văn Lang

thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ”.

Tác giả Hoàng Bình với đề tài: “Một số biện pháp quản lý việc thiết kế

và sử dụng giáo án điện tử ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Bắc Giang”.

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

7

Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề thấy rằng các hội thảo, các đề tài về ứng

dụng CNTT từ trước đến nay, đều khẳng định vai trò của ứng dụng CNTT trong

dạy học . Thực tế việc đưa CNTT vào hoạt động dạy học còn tồn tại nhiều vấn đề

cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Trình độ tin học cơ bản của đội ngũ giáo

viên còn hạn chế và gặp nhiều lúng túng khi thiết kế GADHTC có ứng dụng

CNTT. Cho đến nay, ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Tam Đảo nói

riêng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT. Việc nghiên cứu đề xuất các

biện pháp quản lý ứng dụng CNTT nhằm góp phần đổi mới PPDH ở các

trường THPT huyện Tam Đảo đang là vấn đề cần giải quyết.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

1.2.1.1. Khái niệm

Có thể nói quản lý có nguồn gốc xa xưa như chính nguồn gốc của con

người. Ngay từ khi xuất hiện loài người, con người cần phải có sức mạnh của tập

thể để cùng nhau săn bắn, cùng nhau chống lại thú giữ… như thế cần phải có

những hoạt động chung mang tính tập thể để cùng nhau tồn tại, đây có thể được

coi là nguồn gốc của quản lý. Quản lý ban đầu xuất hiện một cách tự phát với hình

thức và qui mô đơn giản nhưng trải qua hoạt động thực tiễn, cùng với sự phát triển

của xã hội loài người, hoạt động quản lý cũng có sự phát triển mạnh mẽ mà cho

đến ngày nay nó đã trở thành một khoa học, thậm chí là một trong những ngành

khoa học quan trọng nhất, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội.

Trong quá trình hình thành lý luận về quản lý, các nhà nghiên cứu với

những cách tiếp cận khác nhau cũng đã đưa ra những định nghĩa khác nhau.

Theo tác giả Trần Kiểm: “quản lý là những tác động của chủ thể quản

lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

8

nguồn lực trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm

đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”. [14, tr8]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “quản lý là tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là

khách thể QL) nhằm thực hiện dược những mục tiêu dự kiến” [ 17, tr24].

Còn theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Bản chất của hoạt động quản lý là

nhằm làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng

thái có tính chất lượng mới.

Quản lý = Quản + Lý

Trong đó : - Quản là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định .

- Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới và phát triển.

Tuy nhiên hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suy thoái,

còn hệ phát triển mà không ổn định tất yếu dẫn đến rối ren. Vì vậy quản lý là

làm cho tổ chức luôn giữ được sự ổn định và phát triển. [1, tr.15]

Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu: quản lý là quá trình tác động

có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng

việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt

được mục đích của tổ chức.

1.2.1.2. Chức năng quản lý

Khi phân loại về chức năng quản lý, các nhà nghiên cứu lý luận về

quản lý cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều đề

cập tới bốn chức năng chủ yếu đó là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

và trong đó thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để thực hiện chức

năng quản lý.

Chức năng kế hoạch hóa: Đây là công việc đầu tiên mà mỗi người

quản lý phải làm khi tiến hành công việc quản lý của mình. Thực hiện chức

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

9

năng này có nghĩa là người quản lý phải xác định mục tiêu, mục đích đối với

thành quả đạt được ở tương lai của tổ chức và các con đường cũng như cách

thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.

Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc

quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể giúp

cho tổ chức đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả. Nhờ tổ chức hiệu quả

mà người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn nguồn nhân lực và các

nguồn vật lực. Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng

lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả.

Chức năng lãnh đạo: Lãnh đạo là một chức năng quản lý. Thực hiện

chức năng này đòi hỏi người quản lý phải dùng ảnh hưởng của mình tác động

đến mỗi thành viên trong tổ chức làm cho họ tự giác, nhiệt tình và nỗ lực

phấn đấu để giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Ngoài ra người quản lý còn phải

biết vận dụng một cách linh hoạt chức năng lãnh đạo để chuyển được ý tưởng

của mình vào nhận thức của các thành viên trong tổ chức, hướng họ về với

mục tiêu chung của tổ chức.

Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó

một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả

hoạt động và tiến hành những điều chỉnh, uốn nắn nếu cần thiết để tiếp tục

chu trình quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

Để người quản lý có thể thực hiện được bốn chức năng trên thì yếu tố

thông tin là rất quan trọng. Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời là căn cứ

để hoạch định kế hoạch. Thông tin có thể được xem như là chất liệu tạo nên

mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnh lệnh

chỉ đạo của người quản lý và phản hồi diễn tiễn hoạt động của các cá nhân,

các bộ phận trong tổ chức giúp cho người quản lý xem xét mức độ đạt mục

tiêu của họ từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.

Page 18: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

10

Các chức năng trên lập thành một chu trình quản lý. Người quản lý khi

tiến hành công việc của mình có thể thực hiện theo chu trình này.

Page 19: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

11

Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý

1.2.1.3. Kỹ năng quản lý

Hoạt động quản lý là một công việc đòi hỏi phải mang tính mềm dẻo,

linh hoạt và sáng tạo vì vậy mỗi CBQL hình thành nên các kỹ năng quản lý

cho bản thân là hết sức quan trọng. Khi tiến hành làm công việc quản lý, mỗi

CBQL cần phải có những kỹ năng sau đây:

Các kỹ năng kỹ thuật: Mỗi một tổ chức có thể hoạt động liên quan đến

nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, vì thế người quản lý cần phải biết vận

dụng các phương pháp, kỹ thuật, biện pháp hay quy trình cụ thể phù hợp với

từng lĩnh vực chuyên môn. Trong khi đó một người dù tài giỏi đến mấy cũng

không thể am hiểu hết mọi lĩnh vực được , cho nên người quản lý sẽ phải sử

dụng các kỹ năng kỹ thuật ở nhiều cung bậc, nhiều cấp độ và họ phải học hỏi

những kỹ năng ấy ở nhiều người trong tổ chức.

Các kỹ năng liên nhân cách: Đây là những kỹ năng đòi hỏi người quản

lý phải có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn cho nhân viên làm việc và giải

quyết xung đột trong tổ chức. Người quản lý có kỹ năng liên nhân cách giỏi là

người biết khuyến khích, động viên nhân viên của mình vào quá trình ra quyết

định, để giúp họ tự thể hiện, tự trình bày quan điểm của mình đối với công

Thông tin

Chi đạo

Kiểm tra Tổ chức

Kế hoạch

THÔNG TIN

Page 20: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

12

việc của tổ chức. Muốn làm được điều này đòi hỏi người quản lý phải có uy

tín đối với nhân viên của mình, biết tôn trọng, quý mến và tạo được niềm tin

đối với họ.

Các kỹ năng khái quát hóa: Các kỹ năng khái quát hóa đòi hỏi biết nhìn

nhận, đánh giá tổ chức như một thể thống nhất và thấy được các bộ phận

trong một tổ chức có liên hệ hữu cơ với nhau. Tức là đánh giá được mức độ

ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bộ phận trong tổ chức. Kỹ năng khái quát hóa

rất cần thiết đối với việc giải quyết các tình huống xung đột trong tổ chức

hoặc khi phải phân phối nguồn lực hay khi thương thuyết và đàm phán. Có

thể nói kỹ năng khái quát hóa thể hiện tầm nhìn của người quản lý về cơ hội

cũng như thách thức có thể có ở tương lai của tổ chức mình.

Các kỹ năng giao tiếp: Một công việc mà mỗi người quản lý phải làm

thường xuyên nhất đó chính là giao tiếp. Giao tiếp là công việc hết sức quan

trọng để các nhà quản lý triển khai công việc cần phải làm của tổ chức và xác

nhận thông tin phản hồi một cách trực tiếp. Trong khi giao tiếp người quản lý

cần phải có kỹ năng giao tiếp cơ bản về nói, viết và diễn đạt bằng cử chỉ (nét

mặt, các cử chỉ bằng tay… ).

Nếu như đòi hỏi mỗi người quản lý giỏi về tất cả các kỹ năng trên, đó là

một điều không thể. Cho nên tùy thuộc vào các cấp độ quản lý thì yêu cầu các

mức độ về kỹ năng quản lý cũng có sự khác nhau. Các nhà quản lý có thể tham

khảo mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý và người quản lý các cấp dưới đây:

Page 21: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

13

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý và ngƣời quản lý các cấp

1.2.1.4. Các nguyên tắc quản lý

Khi thực hiện các chức năng quản lý của mình, các nhà lãnh đạo phải

tuân thủ các nguyên tắc quản lý sau:

* Nguyên tắc tập trung dân chủ: Để thực hiện nguyên tắc này các nhà lãnh

đạo phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của cơ quan quyền lực với sức

mạnh sáng tạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý.

Tập trung trong quản lý được hiểu là toàn bộ hoạt động của hệ thống được tập

trung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụ vạch đường lối, chủ

trương, phương hướng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ

yếu để tiến hành thực hiện. Nguyên tắc tập trung được thể hiện thông qua chế độ

một thủ trưởng - người chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ, công nhân viên về

toàn bộ hoạt động của đơn vị, tổ chức mình. Dân chủ trong quản lý được hiểu là

sự huy động trí lực của mọi thành viên trong tổ chức để tiến hành quản lý. Dân

chủ trong quản lý được thể hiện ở chỗ: Các chỉ tiêu, phương án xây dựng tổ chức

đều được tập thể tham gia bàn bạc, có những ý kiến đóng góp và những kiến

nghị cho các biện pháp thực thi trước khi đi đến quyết định cuối cùng của nhà

lãnh đạo. Ngoài ra tính dân chủ trong một tổ chức còn được thể hiện ở chỗ: mỗi

Chuyên môn – Kỹ thuật

Liên nhân cách – Giao tiếp

Nhận thức – Khái quát

CBQL cấp cao CBQL cấp trung gian CBQL cấp thấp

Page 22: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

14

nhân viên điều được tham gia thực hiện các chức năng quản lý: tham gia xây

dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát...

Tập trung và dân chủ có quan hệ mật thiết với nhau, tính dân chủ được

đề cao sẽ phát huy tốt khả năng sáng tạo của nhân viên, động viên họ tích cực

lao động và tham gia bàn bạc, thống nhất các công việc của tổ chức thì tính

tập trung càng cao và ngược lại. Khi thực hiện nguyên tắc này, các nhà lãnh

đạo cần lưu ý nó thường nảy sinh hai thái cực: tập trung quá dẫn tới quan liêu,

độc đoán, chuyên quyền và dân chủ quá (dân chủ quá chớn) dẫn tới vô chính

phủ. Cả hai thái cực này đều gây nhiều bất lợi cho tổ chức và làm suy yếu

hiệu lực quản lý. Để tránh được tình trạng này, các nhà lãnh đạo phải có sự

phối hợp hài hoà nguyên tắc tập trung và dân chủ.

* Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội: Mỗi hoạt động quản lý

thường liên quan đến việc quản lý nguồn lực con người. Đây là một công việc

khó, bởi mỗi người là một nhân cách với những đặc điểm riêng biệt có những

lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định trong cuộc sống.

Trong đó lợi ích là một động lực to lớn nó có thể phát huy được tính tích cực,

chủ động, sáng tạo trong công việc của nhân viên. Do vậy các nhà lãnh đạo

cần phải hết sức chú ý đến lợi ích của mỗi người trong tổ chức của mình trên

cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể và lợi ích

chung toàn xã hội.

* Nguyên tắc hiệu quả: Mỗi tổ chức muốn tồn tại và phát triển đi lên

đều phải tạo ra hiệu quả trong quá trình hoạt động. Đặc biệt hiệu quả kinh tế

là một trong những mục tiêu quan trọng của mỗi tổ chức. Vấn đề đặt ra là làm

thế nào để với cơ sở vật chất kỹ thuật, với nguồn tài sản, với lực lượng lao

động hiện có của tổ chức có thể tạo ra một thành quả lớn nhất, chất lượng tốt

nhất và hiệu quả cao nhất. Hiệu quả không chỉ là nguyên tắc quản lý mà còn

là thước đo trình độ tổ chức, lãnh đạo và tài năng của người quản lý.

Page 23: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

15

* Nguyên tắc nắm khâu trọng yếu: Thực hiện nguyên tắc này, các nhà

lãnh đạo phải phân tích một cách chính xác các tình thế của tổ chức để tìm ra

các khâu, các công việc chủ yếu và những vấn đề then chốt có ý nghĩa quan

trọng, quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Các nhà lãnh đạo cần phải

khắc phục được tình trạng dàn trải chung chung, để tập trung nguồn lực của

tổ chức vào việc giải quyết những vấn đề then chốt ấy, tạo cơ sở cho việc thực

hiện các nhiệm vụ còn lại và thực hiện được mục tiêu chung của tổ chức.

* Nguyên tắc kiên định mục tiêu: Công việc mà mỗi nhà lãnh đạo đều

phải làm đó là xây dựng mục tiêu cho tổ chức và tìm cách để thực hiện được

mục tiêu ấy. Để làm được điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có ý chí kiên

định thực hiện cho được mục tiêu đã xác định. Các nhà lãnh đạo phải hết sức

kiên định với mục tiêu mà tổ chức của mình đã xác định, bởi vì một tổ chức

dù có mục tiêu đúng đắn nhưng không phải lúc nào cũng được xã hội chấp

nhận, đồng tình ủng hộ. Nếu người quản lý thiếu tự tin, không có ý chí quyết

tâm thì chắc chắn sẽ không thể đạt được mục tiêu như mong muốn.

Trong khi thực hiện những nguyên tắc quản lý trên, các nhà lãnh đạo

cần phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, tránh áp đặt các nguyên tắc một cách

cứng nhắc lên nhân viên trong tổ chức của mình. Một nhà lãnh đạo quá

nguyên tắc, xử lý các sự việc diễn ra trong tổ chức nếu chỉ đạt lí mà không

thấu tình thì sẽ gây nên bầu không khí căng thẳng trong tổ chức, gây ra nhiều

khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức.

1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

1.2.2.1. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người và quản lý giáo dục là

một loại hình của quản lý xã hội. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý

giáo dục.

Theo Trần Kiểm, đối với cấp vĩ mô “QLGD là sự tác động liên tục, có

tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra

Page 24: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

16

tính trồi của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của

hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện

bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động‟‟. [14, tr.37]

Trong quan điểm giáo dục hiện đại của các tác giả Nguyễn Quốc Chí –

Nguyễn Thị Mỹ Lộc, chỉ rõ: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế

hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất

cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành

nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã

hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực

và tâm lý của con người. Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo

nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục phải nói đến quản lý nhà trường cùng

với hệ thống quản lý giáo dục”. [5, tr.71]

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá

VIII cũng đã viết: “quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý tới

khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới

kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”. [28]

Từ những định nghĩa trên cho thấy: QLGD là hệ thống những tác động

có mục đích, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý

mà chủ yếu nhất là quá trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

1.2.2.2. Quản lý nhà trường

Trường học là hình thức thể hiện của hệ thống giáo dục trên qui mô

toàn xã hội, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động giáo dục của hệ thống giáo

dục quốc dân.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của

các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và

các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo

dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.[20, tr.205]

Page 25: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

17

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp

những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ

khác,nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội

đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi

hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực

hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên

trạng thái mới". [17, tr.43]

Vậy bản chất của hoạt động quản lý nhà trường là quản lý hoạt động

dạy học để đưa hoạt động này phát triển đi lên theo xu thế tất yếu của thời đại

và đạt tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo. Trong đó cần lưu ý, quản lý

nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những những lí luận

chung của khoa học quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng của nó.

Quản lý nhà trường khác với việc quản lý các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực

sản xuất, kinh doanh và các tổ chức xã hội khác, bởi nhà trường là một tổ chức

đặc biệt, là nơi tạo ra những “sản phẩm” cũng hết sức đặc biệt, đó là nhân cách

của con người.

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học

Dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học.

Trong đó hoạt động dạy của thầy là quá trình truyền thụ tri thức, tổ chức, điều

khiển hoạt động nhận thức của HS, giúp HS nắm được kiến thức, hình thành

kỹ năng và thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều

khiển nội dung dạy học theo chương trình quy định. Còn hoạt động học của

trò là quá trình người học tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của thầy nhằm

chiếm lĩnh những tri thức khoa học. Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ

mật thiết biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau.

Xét theo quan điểm hệ thống, dạy học là một quá trình sư phạm đặc thù,

nó tồn tại như một hệ thống chỉnh thể bao gồm nhiều thành tố như: mục đích dạy

học, nội dung dạy học, PPDH, các hình thức tổ chức dạy học…

Page 26: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

18

Tóm lại quản lý hoạt động dạy học là sự tác động có kế hoạch, có mục

đích của chủ thể quản lý (hiệu trưởng nhà trường) đến khách thể quản lý (HS,

đội ngũ GV công nhân viên nhà trường và các lực lượng giáo dục khác) nhằm

huy động tối đa các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng

và phát triển nhân cách của người học.

1.2.4. Phương pháp dạy học

Như chúng ta đã biết PPDH là một thành tố hết sức quan trọng của quá

trình dạy học vì nó quyết định trực tiếp đến chất lượng cũng như hiệu quả của

quá trình này. Cùng một nội dung dạy học trong những hoàn cảnh, điều kiện

tương tự nhau nhưng sự hứng thú học tập, tính tự giác, tích cực của HS có thể

không giống nhau vì còn phụ thuộc vào PPDH.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “PPDH là tổng hợp các cách thức

hoạt động phối hợp của GV và HS, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo

phương pháp học, nhằm giúp HS chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học

và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng taọ”. [20, tr.93]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên các định nghĩa về PPDH có thể tóm tắt

dưới ba dạng sau đây:

- Theo quan điểm điều khiển học, PPDH là cách thức tổ chức hoạt động nhận

thức của HS và điều khiển hoạt động này.

- Theo quan điểm lôgíc, PPDH là những thủ thuật lôgíc được sử dụng để giúp

HS nắm kiến thức kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác.

- Theo bản chất của nội dung, PPDH là sự vận động của nội dung dạy học.

[19, tr.107]

Từ những định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu PPDH là tổ hợp các cách

thức hoạt động của người dạy và người học trong những điều kiện nhất định

nhằm đạt được mục đích dạy học.

Page 27: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

19

1.2.5. Đổi mới phương pháp dạy học

Theo quan điểm chung, đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào trong

nhà trường để phát huy tính sáng tạo, tích cực và tự giác học tập của HS, giúp

HS nâng cao khả năng tự học và biết cách vận dụng những tri thức đã lĩnh hội

được vào trong thực tiễn cuộc sống. Đổi mới không đồng nghĩa với sự thay

đổi hoàn toàn cái cũ bởi cái mới. Đổi mới PPDH không phải là thay đổi hoàn

toàn PPDH cũ bởi những PPDH mới mà đó là sự thay đổi trên cơ sở có chọn

lọc, kế thừa và phát huy các ưu điểm của PPDH trước đây.

Mục đích cuối cùng của việc đổi mới PPDH đó là hướng tới hoạt động

chủ động, chống lại thói quen dạy học thụ động của GV. Tăng cường dạy

cách tự học, tự tìm tòi sáng tạo cho HS.

Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là một chỉnh thể thống nhất bao

gồm nhiều nhân tố, các nhân tố của quá trình dạy học quy định, chế ước lẫn

nhau. Chẳng hạn: mục đích dạy học quy định nội dung dạy học, nội dung dạy

học quy định PPDH, đến lượt mình PPDH lại quy định các hình thức tổ chức

và các phương tiện dạy học… Vì vậy khi tiến hành đổi mới PPDH cần phải

đặt trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố của quá trình dạy học.

1.2.6. Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và

công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan

niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học,

công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và

hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử

dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế,

xã hội, văn hoá... của con người. Như chúng ta đã biết, thông tin mà mỗi

người thu nhận được chỉ trở thành tri thức, kiến thức của họ khi những thông

tin ấy được họ sắp xếp, biến đổi và đặt trong mối liên hệ đa chiều với những

tri thức trước đó. Cho nên có thể nói, việc xử lí thông tin là hết sức quan

Page 28: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

20

trọng. Khi thông tin, dư liêu con it con ngươi co thê tư minh xư ly. Song ngay

nay, mọi mặt của đời sống xã hội đều phát triển nhanh chóng ké o theo sư

bùng nổ của thông tin làm con người gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý

thông tin. Khi ấy may vi tinh là một trong những giải pháp tốt nhất trong việc

giúp con người xử lý th ông tin môt cach tư đông , nhanh chong và chính xác ,

điều này đa giúp con người tiêt kiêm được rât nhiêu thơi gian va công sưc.

Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “CNTT là tập hợp

các phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức

khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và

tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội ”. [12, tr.90]

Việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông và Internet… trong

giáo dục hiên nay đã phát triển nhanh chóng góp phần tạo ra nhiều hình thức

dạy học hết sức đa dạng và phong phú. Công nghệ thông tin là một công nghệ

tạo khả năng, nghĩa là giúp con người có thêm khả năng trong hoạt động trí

tuệ chứ không phải thay thế con người trong hoạt động trí tuệ ấy. Có thêm

nhiều phương tiện hỗ trợ trong việc dạy học nghĩa là giúp cho giáo viên có

thêm thời gian và điều kiện để chăm lo những công việc đòi hỏi chất lượng trí

tuệ cao hơn hoạt động dạy học theo phương pháp truyền thống. Trong nền

giáo dục mới, không chỉ đòi hỏi người học biết thêm nhiều tri thức, mà còn

phải có năng lực tìm kiếm tri thức và tạo ra tri thức mới cho bản thân. Vì vậy,

người giáo viên phải làm tốt vai trò người hướng dẫn quá trình tìm kiếm tri

thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức. Qua đó trau dồi khả năng

độc lập và tư duy sáng tạo cho học sinh. Để công nghệ thông tin được ứng

dụng hiệu quả vào dạy học trong điều kiện của xã hội tri thức, khi mà khối

lượng tri thức tăng lên nhanh chóng, những tri thức mà học sinh cần đến và sử

dụng trong cuộc sống của mình trong tương lại có thể là những tri thức mà

hiện tại nằm ngoài hiểu biết của giáo viên. Thì vốn quý của giáo viên là

Page 29: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

21

truyền lại cho học sinh những phương pháp suy nghĩ, độc lập tìm kiếm và

phát hiện tri thức chứ không nhất thiết là tri thức và kỹ năng cụ thể của mình.

1.2.7. Biện pháp quản lý

Biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản

lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong

công tác quản lý, tức là người quản lý sử dụng các chức năng quản lý, công cụ

quản lý một cách khéo léo đem lại hiệu quả cao nhất cho từng tình huống mà

mình quản lý, làm cho quá trình quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể

quản lý đã đề ra. Muốn làm được điều này đòi hỏi người quản lý phải có trình

độ về lý luận khoa học quản lý, có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản

lý để có thể xây dựng được những biện pháp quản lý đem lại hiệu quả như

mong muốn.

1.3. Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT

1.3.1. Môi trường học tập đa phương tiện

Thuật ngữ ĐPT được dịch ra từ cụm từ Multimedia. Theo từ điển Anh

– Việt: Multi có nghĩa là nhiều, đa chiều và Media có nghĩa là phương tiện

truyền thông. Vì thế ta có thể hiểu Multimedia có nghĩa là tổ hợp của nhiều

phương tiện truyền thông gộp lại. Và môi trường học tập ĐPT là môi trường

học tập được trang bị, lắp đặt các phương tiện truyền thông (Multimedia) và

các điều kiện đảm bảo cho các phương tiện đó hoạt động tốt. Ở đó diễn ra sự

tương tác đa chiều:

Tương tác hai chiều giữa GV – HS

Tương tác hai chiều giữa phương tiện – HS

Tương tác hai chiều giữa GV – phương tiện

Chiều thứ ba bao gồm: những tác động qua lại giữa GV và mối quan hệ HS –

phương tiện, giữa HS và mối quan hệ GV – phương tiện, giữa phương tiện

với mối quan hệ GV – HS.

Page 30: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

22

Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam: TBDH là thuật

ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người dạy sử

dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của người

học. Còn đối với người học thì TBDH là nguồn tri thức, là các phương tiện

giúp họ lĩnh hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học... hình thành ở họ

các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.

TBDH bao gồm phương tiện kỹ thuật dạy học và TBDH bộ môn.

TBDH = Phương tiện kỹ thuật dạy học(TBDH dùng chung) + TBDH bộ môn.

Trong đó:

+ Phương tiện kỹ thuật dạy học:

1. Máy tính

2. Máy chiếu qua đầu

3. Máy chiếu đa năng

4. Bảng thông minh/ Bảng kỹ thuật số

........

+ TBDH bộ môn:

1. Tranh ảnh giáo khoa

2. Bản đồ, biểu bảng giáo khoa

3. Mô hình, mẫu vật

4. Dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học bộ môn

5. Phim đèn chiếu

6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu

7. Băng, đĩa ghi âm

8. Băng, đĩa ghi hình

9. Phần mềm dạy học

10. Website dạy học

11. GADHTC có ứng dụng CNTT, GADHTC điện tử

12. Phòng thí nghiệm ảo

Page 31: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

23

13. Mô hình dạy học điện tử

14. Thư viện điện tử/ Thư viện ảo

..........

Trong 14 loại hình TBDH chính đã nêu ở trên thì 4 loại hình TBDH đầu

được gọi là TBDH truyền thống với các đặc điểm sau:

+ TBDH truyền thống đã được GV và HS sử dụng từ rất lâu ngay từ khi

nghề dạy học phát triển.

+ Giá thành các TBDH truyền thống không đắt nên có thể trang bị đại

trà cho các trường.

+ GV và HS dễ sử dụng và dễ bảo quản.

Các loại hình TBDH từ 5 đến 14 là các thiết bị mang thông tin (Khối

mang thông tin) có đặc điểm chung và khác biệt là muốn khai thác lượng

thông tin chứa đựng trong từng thiết bị đơn lẻ phải sử dụng cùng với các máy

móc chuyên dùng tương ứng (Khối chuyển tải thông tin tương ứng).

Những thiết bị mang thông tin và những thiết bị chuyển tải thông tin

tương ứng tạo thành hệ thống TBDH ĐPT (TBDH hiện đại)

So với TBDH truyền thống thì TBDH hiện đại có một số điểm khác:

+ Mỗi TBDH hiện đại bao gồm 2 khối: Khối mang thông tin và khối

chuyển tải thông tin tương ứng.

Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông tin tƣơng ứng

Phim Slide, phim chiếu bóng ----> Máy chiếu Slide, máy chiếu phim

Bản trong ----> Máy chiếu qua đầu

Băng, đĩa ghi âm ----> Radio Cassette, Đầu đĩa CD

Băng, đĩa ghi hình ----> Đầu Video, Đầu đĩa hình,

Phần mềm dạy học ----> Máy tính, Máy chiếu đa năng, Màn

chiếu, Bảng kỹ thuật số, Bảng thông minh

GADHTC có ứng dụng CNTT, ---->Máy tính, Máy chiếu đa năng

GADHTC điện tử Màn chiếu, Bảng kỹ thuật số

Page 32: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

24

Website dạy học ----> Máy tính, Máy chiếu đa năng,

Màn chiếu, Bảng kỹ thuật số

+ Để sử dụng được các phương tiện truyền thông phải có điện lưới

+ Đắt tiền hơn rất nhiều so với các TBDH truyền thống

+ Phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt

+ Phải có phòng ốc chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản.

Nếu xét về chức năng thì TBDH truyền thống hay TBDH hiện đại đều được

sử dụng nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức của người học. Tuy nhiên

TBDH hiện đại với nhiều chức năng quan trọng mà TBDH truyền thống

không thể có được chẳng hạn như : đem đến cho người học nhiều thông tin,

kiến thức phong phú, vượt qua giới hạn thời gian và không gian. Nhờ phương

tiện nghe nhìn trong khoảnh khắc người học có thể quan sát từ đối tượng này

sang đối tượng khác. Người học có thể quan sát được các thí nghiệm hoặc các

hiện tượng tự nhiên mà họ không thể đến gần được như các phản ứng của các

chất độc hại, các vụ nổ hạt nhân, các thảm họa thiên tai (sóng thần, núi lửa

đang phun trào)… Từ đó cho thấy nếu người dạy sử dụng các TBDH hiện đại

một cách hợp lí trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học thì chắc chắn sẽ

làm cho các giờ dạy của mình trở nên sinh động hơn, làm giảm bớt được tính

trừu tượng của nội dung kiến thức cần truyền đạt đến với người học, trên cơ

sở đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đáp

ứng được một số yêu cầu cơ bản của việc đổi mới PPDH. [12, tr.75-80]

Việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi HS nhận được

lượng thông tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau và trong hoạt động riêng

của mình, tổng hợp và chọn lọc những nguồn tin đó. Tác dụng của mỗi giác

quan ở HS cũng có sự khác nhau. Theo cuốn sách “Phương tiện dạy học” của

Tô Xuân Giáp, NXB Giáo dục 1997, đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của các

giác quan trong quá trình truyền thông như sau:

- Sự tiếp thu tri thức khi học đạt được là:

Page 33: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

25

1 % qua nếm

1,5 % qua sờ

3,5 % qua ngửi

11% qua nghe

83% qua nhìn.

- Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học đạt được là:

20% qua nghe được

30% qua nhìn được

50% qua nghe và nhìn được

80% qua nói được

90% qua nói và làm được. [8]

Từ những nhận định trên cho thấy TBDH hiện đại đóng vai trò hết sức

quan trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo dục, nó là công

cụ hỗ trợ cho GV đổi mới PPDH. Khi các TBDH hiện đại được tích hợp vào

trong các phòng học để tạo ra môi trường học tập ĐPT cho HS thì nhiệm vụ đổi

mới PPDH của các nhà trường phổ thông sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn:

- Sử dụng ĐPT trong dạy học mang lại cho đối tượng người học nguồn thông

tin phong phú và sinh động, mỗi giờ dạy sẽ trở nên trực quan hơn, giảm bớt

tính trừu tượng của các nội dung kiến thức, thu hút sự tập trung, niềm say mê,

hứng thú của người học, làm cho người học hiểu bài hơn và nhớ lâu hơn.

- ĐPT giúp người dạy có thể cung cấp nội dung kiến thức cho người học bằng

nhiều con đường khác nhau. Việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên có hiệu quả hơn

khi người học nhận được lượng thông tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau.

- Ứng dụng CNTT và truyền thông trong môi trường dạy học ĐPT đã trở

thành một yếu tố quan trọng, là một công cụ hữu hiệu để đổi mới PPDH nhằm

nâng cao CLDH. Nó làm tăng tính tích cực, chủ động của người học trong

quá trình tư duy lĩnh hội tri thức mới. [12, tr.92]

Page 34: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

26

1.3.2.Phần mềm dạy học

Phần mềm máy tính là toàn bộ các chương trình dùng để vận hành một

máy vi tính. Muốn khai thác các tính năng của phần cứng máy tính thì buộc

phải có phần mềm ứng dụng tương ứng. Khi khoa học công nghệ về máy tính

càng phát triển thì các phần mềm, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng xuất

hiện ngày càng nhiều, giúp cho máy vi tính trở nên vô cùng hữu dụng. Cho

đến nay, có thể nói các tính năng của máy vi tính đã được ứng dụng trong mọi

mặt của đời sống xã hội. Khi CNTT bùng nổ, lượng tri thức của nhân loại

tăng lên nhanh chóng làm cho các PPDH truyền thống trước đây đã không

còn phù hợp, đòi hỏi các nhà giáo dục phải nghiên cứu tìm ra các PPDH phù

hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Đó là các PPDH tích cực, đặc trưng

của các PPDH tích cực là tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,

nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Để xây dựng

được PPDH thỏa mãn các đặc trưng trên thì việc sử dụng các phần mềm ứng

dụng vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Hiện nay đã có rất nhiều

phần mềm được xây dựng với mục đích là hỗ trợ quá trình dạy học. Các phần

mềm có thể hỗ trợ cho GV soạn giáo án, thiết kế các đoạn phim, các bức ảnh

tĩnh, bức ảnh động, tạo ra các hình ảnh 3D, mô phỏng thí nghiệm, tạo ra

phòng thí nghiệm ảo … Các phần mềm có những chức năng kể trên được gọi

chung là phần mềm dạy học. Trong số những phần mềm dạy học có những

phần mềm được ứng dụng vào trong dạy học cho hầu hết các môn học như

phần mềm Office, phần mềm Macromedia Flash (dùng để soạn thảo văn bản

và trình chiếu văn bản); phần mềm Total Video Converter 3.12 dùng để thiết

kế các đoạn Video; Phần mềm Proshow Gold 4.51 dùng để thiết kế và trình

chiếu các bức ảnh, các đoạn Video Clip… Cũng có một số phần mềm ứng

dụng được xây dựng để ứng dụng cho từng môn học riêng biệt, như phần

mềm Cabri, Mapble, Geometer‟s Sketchpad … được ứng dụng trong dạy học

môn Toán; Phần mềm Study English 1.0 được ứng dụng trong dạy học môn

Page 35: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

27

Tiếng Anh; Phần mềm Crocodile Physics 605 được ứng dụng trong dạy học

môn Vật Lý…

Một trong những mục tiêu của việc đổi mới PPDH đó là làm cho mỗi

giờ dạy của GV trở nên sinh động, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng

tạo của của HS. Để thực hiện được mục tiêu này, thì việc sử dụng những tính

năng của các phần mềm dạy học là hết sức cần thiết. Với đặc tính của mình,

các phần mềm dạy học có thể tạo ra những nguồn thông tin phong phú và đặc

biệt là rất trực quan, sống động. So với các bức ảnh tĩnh có trong sách giáo

khoa thì những bức ảnh động, những đoạn Video Clip sẽ giúp học sinh tiếp

nhận kiến thức của bài học một cách chân thực hơn, giúp HS hiểu bài sâu sắc

hơn. Thậm chí còn có một số phần mềm dạy học cho phép HS tương tác với

máy tính. Để HS không chỉ được nghe thấy, được nhìn thấy mà còn có thể

được trực tiếp thao tác trên máy vi tính, tự mình khám phá tìm ra nguồn tri

thức mới cho bản thân. Điều này là hết sức quan trọng. Theo ngạn ngữ Việt

Nam: „„Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm‟‟,

hoặc câu ngạn ngữ của Ấn Độ: „„Tôi nghe tôi quên, tôi nhìn tôi nhớ, tôi làm

tôi hiểu‟‟. Hơn nữa khi sử dụng một cách hợp lý những tính năng các phần

mềm dạy học còn giúp GV tránh được tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy

học do chỉ quá chú trọng đến việc chạy chữ trên màn hình, nặng về trình

chiếu, làm phân tán nội dung chính của bài học…

Vậy quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học vào quá trình tổ chức

hoạt động dạy học của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của

CBQL nhà trường trong việc quản lý ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH.

1.3.3 Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án

dạy học tích cực điện tử

1.3.3.1. Giáo án

Giáo án - kế hoạch bài học (Lesson Plan) là dàn ý lên lớp của GV bao

gồm đề bài của giờ lên lớp, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung,

Page 36: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

28

phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra

đánh giá…tất cả được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế sẽ diễn ra trong giờ

lên lớp. Giáo án được giáo viên biên soạn để chuẩn bị lên lớp và quyết định

phần lớn sự thành công của bài học”[24, tr.119]

1.3.3.2. Giáo án dạy học tích cực

Theo tác giả Ngô Quang Sơn : GADHTC là giáo án (kế hoạch bài học)

được thiết kế theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học; biến quá trình dạy

học thành quá trình dạy học tích cực; tích cực hóa quá trình nhận thức, quá

trình tư duy của HS.

Cấu trúc của một GADHTC bao gồm :

- Mục đích, yêu cầu theo kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Chuẩn bị TBDH: TBDH truyền thống và TBDH hiện đại (TBDH có ứng

dụng CNTT, TBDH nghe, nhìn và tương tác).

- Những PPDH, biện pháp dạy học sẽ được sử dụng trong bài dạy: những

phương pháp, biện pháp dạy học tích cực.

- Tiến trình dạy học (Với mục đích giải quyết các nhiệm vụ nhận thức của HS).

Chia thành các nhiệm vụ nhận thức của HS để lĩnh hội kiến thức cơ bản

Nhiệm vụ nhận thức 1 của HS :

- Thao tác định hướng của GV:

- Thao tác thi công của HS:

- Thao tác định hướng của GV:

- Thao tác thi công của HS:

.....

Cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ nhận thức 1 này

Nhiệm vụ nhận thức 2 của HS:

- Thao tác định hướng của GV:

- Thao tác thi công của HS:

- Thao tác định hướng của GV:

Page 37: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

29

- Thao tác thi công của HS:

.....

Cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ nhận thức 2 này.

.....

[12, tr. 159-160]

GADHTC thiết kế được phải thể hiện những đặc trưng cơ bản của các

PPDH tích cực, đó là:

- Người học được đặt vào trong các tình huống có vấn đề, được trực tiếp quan

sát, làm thí nghiệm, thảo luận để giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của bản thân.

Từ đó không những nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn nắm được

cách thức và con đường đi tới tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ấy.

- Tạo cho người học động cơ hứng thú học tập, rèn kỹ năng, thói quen ý chí tự

học để khơi dậy nội lực vốn có ở họ.

- Nâng cao khả năng học tập hợp tác ở người học trong hoạt động học tập theo

nhóm, bằng việc tạo ra các tình huống học tập có vấn đề mà để giải quyết các

tình huống có vấn đề này phải có sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.

- Phát triển ở người học kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, từ

đó hình thành được kỹ năng tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

1.3.3.3. Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT

Trên thực tế, hầu hết GV đều coi bản trình chiếu được thiết kế trên

phần mềm trình diễn MS. PowerPoint chính là giáo án điện tử, họ thiết kế

giáo án dạy học trên các phần mềm trình diễn có sẵn mà không chú ý đến việc

tích hợp được các phương pháp, biện pháp sư phạm vào trong giáo án. Sử

dụng cả 45 phút trong 1 tiết học để trình chiếu nội dung dạy học thông qua hệ

thống dạy học đa phương tiện (Máy tính – Máy chiếu đa năng – Màn chiếu),

không có sự linh hoạt trong việc sử dụng các bảng tĩnh (bảng truyền thống,

Page 38: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

30

bảng phụ), bảng động… Với hình thức dạy học như trên, không những không

đem lại hiệu quả mà thậm chí còn làm giảm chất lượng của các giờ dạy. Để

khắc phục nhược điểm này, CBQL cần giúp GV hiểu rõ bản chất của

GADHTC có ứng dụng CNTT.

Tác giả Ngô Quang Sơn đã quan niệm: “Giáo án dạy học tích cực có

ứng dụng CNTT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên

chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương

tác giữa GV và HS, HS và HS (Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung

kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học

lại quá trìu tượng đối với các em mà các loại hình TBDH truyền thống (tranh

ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thật...) không

thể hiện nổi thì sẽ được số hoá (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm

ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng đơn giản hay các đoạn Video

Clip...để trình chiếu trong một thời gian rất ngắn cho HS, đảm bảo phù hợp

với nhu cầu nhận thức của HS, giúp cho HS tự mình chiếm lĩnh các kiến thức

và kỹ năng mới”[18].

Chúng ta có thể hiểu GADHTC có ứng dụng CNTT trước hết đó phải

là một GADHTC, thể hiện được đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một

GADHTC. Ngoài ra trong GADHTC có ứng dụng CNTT còn phải tích hợp

thêm được các bức ảnh tĩnh, ảnh động, các đoạn Video Clip… khi có nhu cầu

thực sự cần thiết.

Để phát huy hiệu quả của GADHTC có ứng dụng CNTT thì GV nên

giảng dạy trong môi trường học tập ĐPT. Vì trong môi trường học tập ĐPT

tạo ra được sự tương tác giữa GV và HS, giữa GV và các phương tiện truyền

thông, giữa HS và các phương tiện truyền thông tạo nhiều thuận lợi để GV

thực hiện bài giảng.

Page 39: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

31

1.3.3.3. Giáo án dạy học tích cực điện tử

Trong quá trình thiết kế và sử dụng GADHTC nếu GV ứng dụng

CNTT ở mức nâng cao, tức là không chỉ dừng lại ở việc tích hợp được các

ảnh tĩnh, ảnh động, các đoạn Video Clip... như một GADHTC có ứng dụng

CNTT mà còn là một giáo án có tính “mở”, cho phép người học trực tiếp

tương tác với các nội dung kiến thức có trong giáo án, để có thể tự mình khám

phá, tìm hiểu những nội dung kiến thức ấy. Chẳng hạn khi GV dạy về ảnh

hưởng của khí hậu và thổ nhưỡng đối với cây trồng bằng GADHTC điện tử

thì GV có thể sử dụng phần mềm Macromedia Flash để thiết kế được một thí

nghiệm mô phỏng (tư liệu điện tử) mô tả về sự ảnh hưởng của khí hậu và thổ

nhưỡng đối với mức độ sinh trưởng và phát triển của một loại cây trồng. Ví

dụ trong tư liệu điện tử về sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua cho

phép HS tương tác được với tư liệu điện tử này, tức là khi HS thay đổi những

thông số về nhiệt độ, ánh sáng... khác nhau thì sẽ cho những kết quả sinh

trưởng, ra hoa kết trái của cây cà chua là khác nhau.

Người dạy

Người học TBDH

Môi trường

học tập ĐPT

TBDH: bao gồm TBDH

truyền thống và TBDH

hiện đại

Từ đó ta có thể hiểu:

GADHTC có ứng dụng CNTT= GADHTC + ứng dụng CNTT ở mức cơ bản

Sơ đồ 1.3: Sự tƣơng tác diễn ra trong qua trình dạy học bằng

GADHTC có ứng dụng CNTT

Page 40: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

32

Vậy giáo án dạy học tích cực điện tử (GADHTC điện tử) là kế hoạch

bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên

lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và HS, HS và HS

(Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng

cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trìu tượng đối với các

em mà các loại hình TBDH truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ,

mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thật...) không thể hiện nổi thì sẽ được số hoá

(ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô

hình mô phỏng... (tư liệu điện tử) và tạo được sự tương tác của HS với các tư

liệu điện tử này. HS có thể thay đổi các thông số đưa vào nội dung tư liệu điện

tử để thu được những kết quả nghiên cứu khác nhau. Các tư liệu điện tử này tạo

được sự tương tác của HS với máy tính đã giúp HS tự mình phát hiện kiến thức

và hình thành kĩ năng mới.

Xét về hình thức, GADHTC điện tử cũng giống như GADHTC có ứng

dụng CNTT vì chúng đều là những GADHTC có tích hợp thêm yếu tố công

nghệ.

Để phát huy hiệu quả của GADHTC điện tử thì GV cũng nên giảng dạy

trong môi trường học tập ĐPT. Sự tương tác diễn ra trong khi giảng dạy bằng

GADHTC điện tử ở môi trường học tập ĐPT cũng tương tự như khi giảng dạy

bằng GADHTC có ứng dụng CNTT.

Page 41: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

33

1.3.3.4. Một số lưu ý về mức độ ứng dụng CNTT trong thiết kế GADHTC có

ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử

Đến nay việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học đã không còn xa lạ

đối với GV. Tuy nhiên nếu GV không nẵm vững đặc điểm môn học, đặc điểm

của đối tượng người học thì ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ không hợp lí và

dẫn đến tình trạng lạm dụng CNTT trong quá trình dạy học. Cho nên việc

hiểu như thế nào cho đúng về bản chất của GADHTC có ứng dụng CNTT và

GADHTC điện tử là một yêu cầu quan trọng đối với đối với đội ngũ CBQL

và đội ngũ GV trong các nhà trường.

Khi ứng dụng CNTT trong dạy học, các chuyên gia UNESCO PROAP

chia ra 2 mức độ:

Mức độ 1: Ứng dụng CNTT ở mức độ thấp, mức độ phổ cập, mức độ

đại trà (GV có kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản). Cho đến nay đại bộ phận

(85%) cán bộ QLGD và GV trong cả nước đã làm được và làm tốt. GV ứng

dụng CNTT ở mức độ 1 có thể thiết kế và sử dụng được GADHTC có ứng

dụng CNTT.

Người dạy

Người học TBDH

Môi trường

học tập ĐPT

TBDH: bao gồm TBDH

truyền thống và TBDH

hiện đại

Từ đó ta có thể nhận định:

GADHTC điện tử = GADHTC + ứng dụng CNTT ở mức nâng cao.

Sơ đồ 1.4: Sự tƣơng tác diễn ra trong qua trình dạy học bằng

GADHTC điện tử.

Page 42: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

34

Mức độ 2: Ứng dụng CNTT ở mức độ nâng cao, hiện nay chỉ có

khoảng 10% - 15% cán bộ QLGD và GV có quyết tâm học và sử dụng

Macromedia Flash trong việc thiết kế thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng,

mô hình mô phỏng… tạo sự tương tác cao của HS với máy tính. GV có kiến

thức, kĩ năng tin học nâng cao. Ở mức độ 2 nhiều khi cần có sự hợp tác rất

chặt chẽ giữa GV bộ môn với GV tin học hay chuyên gia CNTT trong việc

thiết kế thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng… Nếu GV

có khả năng ứng dụng CNTT ở mức độ 2 thì có thể thiết kế và sử dụng được

GADHTC điện tử.

Từ những nhận định trên cho thấy hiện nay hầu hết CBGV trong các trường

THPT đều có thể thiết kế và sử dụng được GADHTC có ứng dụng CNTT.

1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phƣơng pháp

dạy học ở trƣờng THPT

1.4.1. Quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học đa phương tiện

1.4.1.1. Quản lý việc xây dựng phòng học đa phương tiện

Để tiến hành quản lý việc xây dựng phòng học ĐPT, CBQL nhà trường

cần phải lưu ý những điểm sau:

- Phòng học ĐPT, trước hết phải là một phòng học với đầy đủ các chức năng

của một phòng học truyền thống đồng thời có tích hợp thêm các TBDH ĐPT

(TBDH hiện đại) như: máy chiếu bóng, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa

năng, màn chiếu, bản trong, bảng kỹ thuật số, hệ thống loa, tai nghe, máy ghi

âm, máy quay phim, bảng cảm ứng... và đặc biệt là không thể thiếu các giàn

máy vi tính có kết nối mạng Internet, và kết nối mạng Lan với nhau.

- Phòng học ĐPT được xây dựng phải đảm bảo có sự kết hợp hài hòa giữa yếu

tố sư phạm và yếu tố công nghệ một cách khoa học. Đồng thời các phòng học

ĐPT phải phù hợp với việc tổ chức hoạt động dạy học cho hầu hết các môn

học hiện có trong các nhà trường phổ thông hiện nay.

Page 43: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

35

- Để xây dựng được một phòng học ĐPT là hết sức tốn kém, với khả năng tài

chính của các nhà trường phổ thông, đặc biệt là các trường ở vùng xâu vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn thì khó có thể xây dựng được một phòng học ĐPT

chứ nói gì đến việc xây dựng cả hệ thống các phòng học ĐPT cho nhà trường.

Điều này đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng phải hết

sức năng động. Một mặt tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, các

ban ngành đoàn thể, mặt khác cũng phải khôn khéo tuyên truyền, vận động để

nhận được sự đồng tình ủng hộ của gia đình các em HS. Tức là hiệu trưởng

cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tranh thủ tối đa sự đồng tình

ủng hộ cả về tinh thần lẫn CSVC cho nhà trường.

- Tìm các đối tác chuyên nghiệp và có uy tín trong lĩnh vực cung cấp các

TBDH hiện đại (các phương tiện truyền thông). Tiến hành đấu thầu rộng rãi

và công khai gói thầu cung cấp hệ thống TBDH hiện đại cho các phòng học

ĐPT của nhà trường.

Khi tiến hành xây dựng phòng học ĐPT cho nhà trường, CBQL cần

phải nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thực tế của nhà trường về CSVC, trang

thiết bị dạy học hiện có, nhu cầu thực tế về TBDH hiện đại cho nhà trường

(có tính đến tiến trình phát triển của nhà trường và sự lạc hậu của các TBDH

hiện đại trong 3 đến 6 năm tới). Trên cơ sở thực tế của nhà trường, hiệu

trưởng mới lập kế hoạch cho tiến hành xây dựng phòng học ĐPT sao cho

tránh được những lãng phí không cần thiết và phục vụ tốt cho nhu cầu dạy

học của nhà trường.

1.4.1.2. Quản lý việc sử dụng phòng học đa phương tiện

Ngay sau khi quản lý thành công việc xây dựng các phòng học ĐPT thì

Hiệu trưởng phải tiến hành quản lý đưa các phòng học này vào sử dụng sao

cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn các phòng học ĐPT hoạt động có hiệu quả,

Hiệu trưởng nhà trường cần phải làm tốt những công việc sau:

Page 44: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

36

- Lên kế hoạch cho toàn bộ cán bộ GV, công nhân viên của nhà trường tham

gia lớp tập huấn về cách sử dụng hiệu quả các TBDH hiện đại được trang bị

trong phòng học ĐPT.

- Cử một GV có trình độ tin học của nhà trường chẳng hạn như một số GV tin

học làm nhân viên phòng học ĐPT để hỗ trợ GV về mặt kỹ thuật trong quá

trình GV sử dụng phòng học ĐPT tổ chức hoạt động dạy học.

- Nghiên cứu đề ra nôi quy của phòng học ĐPT một cách chặt chẽ để cho tất

cả mọi người đều có ý thức bảo vệ các thiết bị có trong phòng học ĐPT. Để

bảo vệ các phương tiện truyền thông hiện đại có trong phòng học ĐPT, nếu

chỉ dựa vào ý thức sử dụng của GV và HS không thôi thì chưa đủ mà còn cần

phải có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ những phương tiện này.

- Phải thường xuyên quan tâm đến CLDH của GV và HS khi họ tham gia

giảng dạy và học tập trong phòng học ĐPT. Nếu kết quả diễn ra theo ý muốn

của mình thì tìm cách phát huy, tiến hành áp dụng cho toàn trường. Ngược lại

kết quả không được như ý muốn thì nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và biện

pháp khắc phục. Phải làm sao đó để GV và HS thấy thực sự hứng thú và

mong muốn được giảng dạy và học tập trong phòng học ĐPT, chứ không phải

là thực hiện một cách miễn cưỡng.

1.4.2. Quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học

Muốn thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT thì phải biết sử

dụng các chức năng của một số phần mềm máy tính. Trên thị trường hiện nay

đã xuất hiện rất nhiều phần mềm với nhiều chức năng mà GV có thể ứng dụng

vào việc tổ chức hoạt động dạy học trong môi trường học tập ĐPT. Việc tìm

hiểu, khai thác tính năng của các phần mềm là một công việc khó. Muốn tìm

được những phần mềm hay, phù hợp với đặc điểm, nội dung môn học thì đòi

hỏi người GV vừa phải có trình độ tin học, vừa phải có kỹ năng sư phạm tốt

và được nhà trường tạo điều kiện về thời gian nghiên cứu tìm hiểu. Để quản

lý việc sử dụng các phần mềm dạy học được hiệu quả, hiệu trưởng các nhà

Page 45: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

37

trường cần phải phân công cho mỗi tổ trưởng bộ môn cử một GV trong tổ bộ

môn của mình tìm hiểu các phần mềm dạy học bộ môn mà mình đang tham

gia giảng dạy. Tất nhiên những GV này cần phải được sắp xếp thời gian cũng

như số lượng tiết dạy hợp lý, đồng thời được hưởng nhiều chính sách đãi ngộ

và sự động viên khen thưởng của nhà trường. Mỗi hiệu trưởng cần phải hiểu

đây là một công việc khó đòi hỏi phải mất nhiều thời gian công sức cho nên

nhà trường cần phải dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến vấn đề này.

Để GV của nhà trường có thể khai thác tính năng của các phần mềm

được diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mỗi nhà trường nên nhờ thêm sự hỗ

trợ từ phía các chuyên gia tin học. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về

các phần mềm dạy học, những GV này phải có trách nhiệm về triển khai

những điều mà họ tìm hiểu được cho các thành viên trong tổ bộ môn, cùng

những GV khác trong tổ bộ môn tiếp tục nghiên cứu và đi đến thống nhất một

số nội dung cơ bản của việc ứng dụng các phần mềm để soạn giảng trong môi

trường học tập ĐPT, sau đó báo cáo lại cho hiệu trưởng. Hiệu trưởng căn cứ

vào kết quả báo cáo của các tổ bộ môn và quan trọng hơn là phải căn cứ vào

hiệu quả thực tế mà mỗi tổ bộ môn có được khi tiến hành hoạt động dạy học

trong môi trường học tập ĐPT có sử dụng các phần mềm dạy học để có sự

động viên, khen thưởng kịp thời đối với những tổ bộ môn và những cá nhân

điển hình đã làm tốt. Còn đối với những tổ bộ môn chưa làm tốt thì hiệu

trưởng cùng với những tổ bộ môn ấy bàn bạc tìm ra nguyên nhân để tìm cách

khắc phục.

1.4.3. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích có ứng dụng

công nghệ thông tin

1.4.3.1. Quản lý việc thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT

* Lập kế hoạch thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT

Trong kế hoạch thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải đảm bảo

mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung ấy,

Page 46: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

38

CBQL chỉ đạo cho các tổ bộ môn lập kế hoạch thực hiện và đẩy mạnh việc

thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Khi lập kế hoạch thiết kế GADHTC

có ứng dụng CNTT CBQL cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đội ngũ CBGV nhà trường.

- Gắn với từng chủ đề, từng bài cụ thể.

- Sử dụng hiệu quả PTDH hiện đại.

- Phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng HS nhà trường.

Mỗi tổ bộ môn tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc

thực hiện các mục tiêu thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT; đồng thời trên

cơ sở đó giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong

những điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.

* Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT

Khi CBQL tiến hành chỉ đạo việc thiết kế GADHTC có ứng dụng

CNTT phải định hướng cho GV tuân thủ các nguyên tắc của một GADHTC

và ứng dụng CNTT một cách phù hợp đối với tùng nội dung kiến thức có

trong bài dạy. Để làm được điều này, CBQL cần hướng dẫn GV làm tốt

những công việc sau:

+ Tìm hiểu nội dung chủ đề, xác định mục tiêu, soạn giáo án (GADHTC).

+ Xác định phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của CNTT.

+ Thu thập và xử lý chi tiết các tư liệu liên quan đến bài dạy

+ Kết quả: Đảm bảo sự chính xác về kiến thức, hình thức trình bày bài giảng

trực quan, khoa học có sự cân đối giữa yếu tố công nghệ và yếu tố sư phạm.

Trong đó cần lưu ý:

- Đảm bảo nguyên tắc về mục tiêu bài dạy, thời gian và các bước lên lớp.

- Cân nhắc khi sử dụng các TBDH hiện đại cho các nội dung kiến thức có

trong bài dạy (không nên sử dụng trong toàn bộ tiết học).

- Các kiến thức, đoạn Video, Audio đưa vào trình chiếu phải được chọn lọc

chính xác, dễ hiểu, thể hiện được logic cấu trúc của bài dạy.

Page 47: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

39

- Tổ chức những hội thảo trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy

học nhằm tranh thủ các ý kiến đóng góp của các nhà giáo, nhà nghiên cứu,

các chuyên gia đầu ngành và của người học để GADHTC có ứng dụng CNTT

của GV nhà trường thiết kế sẽ ngày một chất lượng hơn.

* Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT

Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT với mục

đích đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả quá trình thiết kế

GADHTC có ứng dụng CNTT của GV.

Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo

khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng

phù hợp nhằm khuyến khích động viên CBGV tham gia quy trình thiết kế

GADHTC có ứng dụng CNTT.

1.4.3.2 . Quản lý việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

* Lập kế hoạch sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

Để làm tốt nhiệm vụ này, CBQL cần lập kế hoạch tập trung vào giải

quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng kế hoạch cho việc đầu tư CSVC, TBDH đặc biệt là những TBDH

hiện đại phục vụ cho các tiết dạy sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.

Triển khai đến cán bộ phụ trách cơ sở vật chất để bố trí các phòng học đảm

bảo yêu cầu bài giảng.

- Có kế hoạch hội giảng, hội diễn, giao lưu học hỏi nhằm nâng cao trình độ

CBGV.

- Xây dựng các quy trình, nguyên tắc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.

* Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

- Hiệu trưởng lên kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng GADHTC

có ứng dụng CNTT về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ

chức dạy học. CBQL các trường cần có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho

GV về quy trình sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Tổ chức các hoạt động

Page 48: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

40

dự giờ của các tiết dạy học có sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT, sau đó

tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm những tiết dạy học này.

- Thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để GV tham khảo lẫn nhau, sử

dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù hợp với lớp

mình dạy.

- Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời đối với GV sử dụng GADHTC có

ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao để nhân rộng điển hình, khích lệ động viên

các GV khác cùng tham gia.

* Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

Để làm tốt công việc này, CBQL cần xây dựng được các tiêu chí đánh

giá việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Việc kiểm tra, đánh giá phải

được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra

đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm động viên GV hăng hái sử

dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong đổi mới

PPDH.

1.4.3.3. Một số lưu ý khi quản lý việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng

dụng CNTT

Để có thể thiết kế được một GADHTC có ứng dụng CNTT đòi hỏi phải

tốn nhiều thời gian, công sức cho nên hiệu trưởng nhà trường cần phải phân

công giảng dạy cho GV nhà trường một cách hợp lý nhất, tránh tình trạng

phân công cho một GV soạn nhiều giáo án trên một tuần vì như thế thì GV sẽ

không có nhiều thời gian đầu tư cho giáo án. Để tạo điều kiện cho GV trong

quá trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT nhà trường phải xây dựng

một phòng máy vi tính dành riêng cho GV và tất cả các máy vi tính trong

phòng ấy phải luôn đảm bảo hoạt động tốt, đồng thời mỗi máy đã được cài đặt

sẵn những phần mềm dạy học. Ngoài ra cũng cần phải có một chuyên gia về

CNTT luôn thường trực ở phòng này để quản lý phòng máy và hỗ trợ GV

trong việc khai thác và sử dụng các phần mềm mỗi khi GV cần.

Page 49: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

41

Muốn có được một GADHTC có ứng dụng CNTT hay và hấp dẫn đối

với HS thì trong quá trình thiết kế loại giáo án này, hiệu trưởng phải lưu ý cho

GV của nhà trường rằng họ phải là người luôn chủ động về phương pháp

giảng dạy cho từng nội dung bài học để khi muốn ứng dụng CNTT vào trong

việc giảng dạy nội dung bài học ấy thì họ phải là người đưa ra ý tưởng. Với ý

tưởng như vậy, nếu họ gặp khó khăn trong việc ứng dụng CNTT để thiết kế

thì khi ấy họ mới nên tìm đến các chuyên gia về CNTT để được giúp đỡ.

Đồng thời nhà trường cần tạo điều kiện để GV được thường xuyên giao lưu

trao đổi về phương pháp giảng dạy và các ý tưởng cũng như những kinh

nghiệm trong việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

Sau khi GV nhà trường đã có thể thiết kế được GADHTC có ứng dụng

CNTT thì hiệu trưởng cũng cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề quản lý họ sử

dụng giáo án ấy như thế nào để tổ chức hoạt động dạy học trong môi trường

học tập ĐPT sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Để đạt được kết quả như vậy, hiệu

trưởng cần phải kết hợp với các tổ trưởng bộ môn thường xuyên giám sát giờ

dạy của GV và căn cứ vào chất lượng thực tế mỗi giờ dạy ấy để nhận xét,

đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời khi cần.

Song song với quản lý việc xây dựng phòng học ĐPT, hiệu trưởng nhà

trường cũng cần phải triển khai ngay công việc quản lý sử dụng các phần

mềm dạy học. Và ngay sau đó cần cho triển khai ngay việc thiết kế GADHTC

có ứng dụng CNTT. Để đảm bảo rằng ngay sau khi các phòng học ĐPT được

xây dựng xong thì GV có thể tổ chức được hoạt động dạy học trong phòng

học ĐPT. Tránh để xảy ra tình trạng phòng học ĐPT đã xây dựng xong mà

GV của nhà trường lại chưa thể dạy học được ở trong đó. Điều này vừa làm

lãng phí, vừa làm cho khí thế đổi mới PPDH trong nhà trường bị giảm sút.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý đổi mới PPDH để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là

một yêu cầu tất yếu trong các nhà trường hiện nay, thế nhưng bắt đầu đổi mới

từ đâu, quản lý sự đổi mới ấy bằng cách nào và cách thức thực hiện ra sao thì

Page 50: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

42

lại không hề đơn giản. Để quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới phương

pháp được diễn ra thuận lợi, CBQL cần phải lưu ý một số điểm sau:

Trước hết CBQL cần phải giúp GV của nhà trường nhận ra rằng công

nghệ có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được vai trò chủ đạo của

GV trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Thiết bị có hiện đại đến đâu

thì cũng vẫn chỉ là những máy móc vô hồn, không có cảm xúc, không có tư

duy sáng tạo như con người.

CBQL cần phải làm cho đội ngũ GV nhà trường hiểu được rằng, không

có phần mềm nào có thể thiết kế được giáo án dạy học. Máy vi tính không thể

hoàn toàn thay thế được vai trò của GV, nó chỉ là công cụ hỗ trợ cho GV

trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Cho nên CBQL giáo dục cần phải

lưu ý GV là không được ỷ lại vào máy vi tính mà tự đánh mất vai trò quan

trọng của chính mình trong các giờ dạy.

Thực tiễn cho thấy, hầu hết GV hiện nay rất ngại ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH một phần vì trình độ tin học của GV hiện nay còn hạn

chế, cuộc sống của đa số GV còn khó khăn nên chưa thực sự tâm huyết với

nghề. Nhưng chủ yếu vẫn do nhận thức của GV về ứng dụng CNTT trong dạy

học chưa đúng. Rất nhiều GV có tính bảo thủ cho rằng cần gì phải ứng dụng

CNTT trong dạy học vì từ trước đến nay với các TBDH truyền thống họ vẫn

có thể đào tạo được rất nhiều thế hệ HS trưởng thành và trở thành nhân tài

cho đất nước. Những GV có suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT trong dạy học

như vậy là do họ chưa nắm được cơ sở lý luận về vấn đề này. Do vậy để tiến

trình quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường phổ thông

được diễn ra mà không gặp phải nhiều khó khăn trở ngại thì một việc quan

trọng nữa mà mỗi hiệu trưởng nhà trường cần phải làm đó là làm tốt công tác

tư tưởng cho CBGV, công nhân viên của nhà trường để họ nhận thấy rằng đổi

mới PPDH và đặc biệt ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH là một yêu cầu tất

yếu, là khâu đột phá trong việc nâng cao CLDH.

Page 51: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

43

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG

THPT CỦA HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, thực

trạng giáo dục THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của

huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Đảo là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh

Phúc được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 23.589 ha, dân số 69.099 người, trong

đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 44,75%. Huyện có 8 xã và 1 thị trấn

đều là miền núi, có 3 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính

phủ. Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập với định hướng phát

triển về du lịch dịch vụ bởi Tam Đảo là một điểm đến nổi tiếng với các địa

danh như: Khu nghỉ dưỡng Tam Đảo ở độ cao 1000m so với mực nước biển,

nhiệt độ trung bình về mùa hè chỉ khoảng 200C đến 22

0C rất thích hợp cho

khách tham quan đến nghỉ mát, điều dưỡng vào mùa hè. Tam Đảo còn có khu

du lịch tâm linh Tây Thiên – Thiền Viện Trúc Lâm là một trong những cái nôi

của Phật Giáo Việt Nam.

Tam Đảo có vị trí địa lí khá thuận lợi để phát triển. Vì giáp danh với

nhiều khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Bình Xuyên; Khu công

nghiệp Bá Thiện; Khu công nghiệp Khai Quang… nên có nhiều cơ hội cung

cấp nguồn nhân lực cho những khu công nghiệp này. Đây là thời cơ đồng thời

cũng là thách thức đối với ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và

của huyện Tam Đảo nói riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là

nguồn nhân lực có tay nghề cao.

Page 52: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

44

Mặc dù mới được thành lập nhưng được sự quan tâm ưu ái của Tỉnh ủy

và UBND tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo đã có những bước phát triển vững

chắc. Về kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích

cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 18,53%. Về các lĩnh vực văn

hóa - xã hội cũng có nhiều tiến bộ, nhất là lĩnh vực giáo dục đào tạo, chăm

sóc sức khỏe nhân dân, chính sách xóa đói giảm nghèo được quan tâm thực

hiện tốt. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong toàn huyện

đã từng bước được cải thiện và ngày một nâng cao. Tình hình an ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Đảo, Đảng

ủy, Hội đồng nhân dân và UBND huyện Tam Đảo đã xác định nhiệm vụ phát

triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của huyện là: Phát triển hợp lý, đa dạng

quy mô, loại hình trường lớp các cấp học đáp ứng nhu cầu học tập của nhân

dân. Tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Thực hiện

giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống tốt

đẹp cho học sinh. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học. Tăng cường ứng

dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường, tăng cường công

tác quản lý giáo dục, chú trọng xây dựng kỷ cương nề nếp trong mọi hoạt động

giáo dục phát huy vai trò của gia đình nhà trường và xã hội trong phát triển

giáo dục. Tăng cường đầu tư xây dựng cở sở vật chất trường học, chú trọng

phát triển đào tạo nghề, đẩy mạnh xã hội hoá Giáo dục - Đào tạo.

Trên đây là những điều kiện thuận lợi giúp cho huyện Tam Đảo phát

triển đi lên nhất là đối với lĩnh vực giáo dục. Song bên cạnh đó do Tam Đảo

là một huyện miền núi, với gần 1 nửa dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số.

Người dân nơi đây sinh sống bằng nghề nông (trồng trọt, chăn nuôi) là chủ

yếu chiếm 96% trong cơ cấu nền kinh tế của huyện, hơn nữa toàn huyện

không có làng nghề truyền thống và trình độ dân trí của người dân cũng rất

thấp cho nên cuộc sống của người dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn,

Page 53: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

45

điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của

huyện Tam Đảo nói chung và của các trường THPT trên địa bàn huyện Tam

Đảo nói riêng.

2.1.2. Thực trạng giáo dục THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2.1. Lịch sử phát triển và những thực trạng chung của các trường

Tính đến năm học 2010 – 2011, trên địa bàn huyện Tam Đảo có 2

trường THPT đó là Trường THPT Tam Đảo và Trường THPT Tam Đảo 2.

Hai trường này đều có chung đặc điểm là trường non trẻ mới thành lập.

Trường THPT Tam Đảo thành lập từ ngày 23 tháng 08 năm 2000 (tính đến

nay mới thành lập được 10 năm) trên cơ sở tách ra từ Trường THPT Tam

Dương của huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Khi mới thành lập Trường

THPT Tam Đảo có tên là Trường THPT Tam Dương 2 (vì là phân hiệu 2 của

trường THPT Tam Dương) và đến tháng 1 năm 2003 nhà trường được chính

thức có tên là Trường THPT Tam Đảo cho đến nay. Còn Trường THPT Tam

Đảo 2 được thành lập từ tháng 6 năm 2007 (Tính đến nay mới thành lập được

3 năm) trên cơ sở tách ra từ Trường THPT Tam Đảo. Vì cả huyện mới có 2

trường THPT nên quy mô của hai trường là tương đối lớn, có số lớp, số HS

đông trong khi đó do là trường mới thành lập nên CSVC còn thiếu thốn. Tính

đến năm học 2010 – 2011 cả hai trường vẫn chưa có sân vận động để HS học

môn thể dục, trong các giờ thể dục HS vẫn phải học ngay trong khuôn viên

của nhà trường, số lớp học, phòng học không đáp ứng được nhu cầu học tập

của HS. Số phòng học thiếu nên nhà trường buộc phải bố trí dạy chính khóa

cả buổi sáng và buổi chiều (Buổi sáng dành cho khối 11 và 12, buổi chiều

dành cho khối 10). Các TBDH thiếu đồng bộ, đặc biệt là TBDH hiện đại còn

ít chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Các trường chưa xây dựng được các

phòng học ĐPT nên các TBDH hiện đại vẫn chưa có phòng học hợp lí để sử

dụng. Thư viện trong các nhà trường chưa được đầu tư xây dựng, số lượng

đầu sách trong trong thư viện của các nhà trường còn ít, trong đó chủ yếu là

Page 54: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

46

sách giáo khoa còn sách tham khảo thì có rất ít. Chất lượng đầu vào lớp 10

thấp. Hơn thế nữa hầu hết GV của cả hai trường là những GV có tuổi đời còn

rất trẻ, họ là GV mới ra trường, chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Với nhiều

khó khăn thử thách như vậy chắc chắn cả hai trường sẽ gặp không ít khó khăn

trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

2.1.2.2. Quy mô số lượng và chất lượng của các trường THPT huyện Tam Đảo

a, Về cơ cấu tổ chức

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của các trƣờng (Tại thời điểm tháng 9 năm 2010)

Trường CBQL Tổ bộ môn GV

Nhân viên

Y tế

học

đường

Kế

toán

Thủ

quỹ

Thư

viện

Bảo

vệ

Phục

vụ

THPT

Tam Đảo

1 hiệu trưởng

2 hiệu phó

5 tổ trưởng

5 tổ phó 68 1 1 1 1 3 4

THPT

Tam Đảo 2

1 Hiệu trưởng

2 Hiệu phó

5 tổ trưởng

5 tổ phó 54 1 1 1 1 2 2

* Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu tổ chức của hai trường đã đủ về số lượng. Số

lượng CBQL ở mỗi trường đã đủ so với qui định. Đây là điều kiện tốt để các

nhà trường hoàn thành được nhiệm của năm học. Tuy nhiên trong tổng số 6

CBQL của hai trường thì có đến 4 CBQL (là hiệu phó của các trường) có tuổi

đời còn rất trẻ (từ 30 đến 35 tuổi), mới được bổ nhiệm làm công tác quản lý,

cho nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Hơn nữa cả 6 CBQL của hai

trường chưa có CBQL nào được đào tạo qua trường lớp về khoa học quản lý.

Đây chắc chắn là một trong những thách thức không nhỏ đối với công tác

quản lý của hai trường.

b, Quy mô trường lớp: Sự phát triển về quy mô trường lớp và số lượng HS

của các trường được thể hiện ở bảng sau:

Page 55: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

47

Bảng 2.2: Sự phát triển về quy mô trƣờng lớp, số lƣợng HS

Đơn vị trường

Năm học

2008-2009

Năm học

2009-2010

Năm học

2010-2011

Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS

Trường THPT

Tam Đảo 32 1452 34 1493 34 1497

Trường THPT

Tam Đảo 2 23 984 26 1179 26 1172

* Nhận xét: Từ bảng 2.2 cho thấy, số lượng HS và số lớp học của cả 2 trường

qua các năm đều tăng, tuy nhiên số lượng tăng thêm không đáng kể. Cho nên

có thể nói quy mô trường lớp, số HS của hai trường qua các năm học là tương

đối ổn định.

c, Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 của các trường:

Bảng 2.3: Bảng thống kê điểm tuyển sinh vào lớp 10 của các trƣờng

Đơn vị trường Năm học

2008-2009

Năm học

2009-2010

Năm học

2010-2011

Trường THPT Tam Đảo 12,5 điểm 10, 5 điểm 10 điểm

Trường THPT Tam Đảo 2 12 điểm 10,5 điểm 10,5 điểm

Điểm xét tuyển là tổng điểm của 3 môn: Hai môn Văn và Toán bắt buộc, môn

thứ 3 thường là môn Tiếng Anh hoặc các môn như: Lý, Sinh, Sử... Đề thi

tuyển sinh vào lớp 10 là đề thi chung toàn tỉnh (nếu dự thi vào THPT chuyên

thì phải thi đề riêng). Trong 3 môn thi thì điểm thi môn Toán và môn Văn

được nhân đôi. Có nghĩa là tổng điểm xét tuyển vào lớp 10 là hệ số 5 và cộng

với những điểm ưu tiên hoặc điểm khuyến khích (nếu có).

Page 56: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

48

* Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy chất lượng tuyển sinh đầu vào của hai

trường là quá thấp. Tính ra chưa được 2,5 điểm/ 1 môn. Huyện Tam Đảo là

một trong những huyện của tỉnh Vĩnh Phúc có điểm xét tuyển vào lớp 10 thấp

nhất. Với chất lượng tuyển sinh vào 10 của hai trường như vậy đã gây ra rất

nhiều khó khăn cho hai trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện của nhà trường.

d, Chất lượng Giáo dục – Đào tạo của các trường

Bảng 2.4: Xếp loại về học lực của HS các trƣờng những năm gần đây

Năm học

Trƣờng

THPT

Tổng số

Số HS

Học lực

Giỏi Khá TB Yếu Kém

2007-2008

Tam Đảo 1394

29

2,1 %

219

15,7 %

1117

80,1 %

24

1,7 %

5

0,4 %

Tam Đảo 2 712 8

1.1 %

128

18 %

556

78,1 %

17

2,4 %

3

0,4 %

2008-2009

Tam Đảo 1452 33

2,3 %

241

16,6 %

1150

79,2 %

21

1,4 %

7

0,5 %

Tam Đảo 2 984 14

1.4 %

159

16,2 %

788

80,1 %

19

1,9 %

4

0,4 %

2009-2010

Tam Đảo 1493 36

2,4 %

253

16,9 %

1176

78,8 %

24

1,6 %

4

0,3 %

Tam Đảo 2 1179 19

1,6 %

187

15,9 %

948

80,4 %

21

1,8 %

4

0,3%

* Nhận xét: Xét về mặt trí dục của HS hai trường nhìn chung là rất thấp, Số

lượng HS có học lực giỏi của các trường thường chỉ chiếm từ 1,5 đến 2,5 %.

Trong khi đó số lượng HS có học lực yếu, kém còn tương đối nhiều.

Page 57: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

49

Bảng 2.5: Xếp loại về hạnh kiểm của HS các trƣờng những năm gần đây

Năm học

Trƣờng

THPT

Tổng số

Số HS

Hạnh kiểm

Tốt Khá TB Yếu

2007-2008

Tam Đảo 1394

417

29,9 %

949

68,1 %

28

2 %

0

0 %

Tam Đảo 2 712 221

31 %

479

67,3 %

12

1,7 %

0

0 %

2008-2009

Tam Đảo 1452 459

31,6 %

962

66,3 %

31

2,1 %

0

0 %

Tam Đảo 2 984 336

34,1 %

632

64,2 %

16

1,6 %

0

0 %

2009-2010

Tam Đảo 1493 477

31,9

991

66,4 %

25

1,7 %

0

0 %

Tam Đảo 2 1179 411

34,9 %

755

64 %

13

1,1 %

0

0 %

* Nhận xét: Nhìn chung HS của hai trường là tương đối ngoan, điều này tạo

nhiều thuận lợi trong công tác quản lý HS của các trường.

Bảng 2.6: Tỉ lệ % HS đỗ tốt nghiệp THPT lần 1 của hai trƣờng những

năm gần đây

Trƣờng

Năm học

2007-2008

Năm học

2008-2009

Năm học

2009-2010

% HS thi đổ % HS thi đổ % HS thi đổ

Trường THPT Tam Đảo 68,8 % 74,4 % 78,6 %

Trường THPT Tam Đảo 2 64,7 % 71,7 % 76,4 %

* Nhận xét: Từ bảng 2.6 cho thấy tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp của hai trường trong

những năm qua đều tăng nhưng nhìn chung tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp như vậy

vẫn còn thấp, có thể nói là thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Page 58: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

50

Bảng 2.7: Tỉ lệ HS đỗ Đại học, Cao đẳng hằng năm tính theo nguyện vọng 1

Đơn vị trƣờng

Năm học

2007-2008

Năm học

2008-2009

Năm học

2009-2010

Tổng Số

HS

Khối 12

%

Thi

đỗ

Tổng Số

HS

Khối 12

%

Thi đỗ

Tổng Số

HS

Khối 12

%

Thi

đỗ

Trường THPT Tam Đảo 451 28,6

% 462 29,4 % 483

32,2

%

Trường THPT Tam Đảo 2 219 19,3

% 301 21,7 % 379

26,8

%

Bảng 2.8: Trình độ chuyên môn của CBQL, GV và công nhân viên của

các trƣờng (Tại thời điểm tháng 9 năm 2010)

Trường CBQL GV

Nhân viên

Y tế

học

đường

Kế

toán

Thủ

quỹ

Thư

viện

Bảo

vệ

Phục

vụ

THPT

Tam Đảo

1 hiệu trưởng

2 hiệu phó 68 1 1 1 1 3 4

Trình độ

chuyên môn

Đại học: 2

Thạc sỹ: 1

Đại học: 66

Thạc sỹ: 2

Trung

cấp

Trung

cấp

Trung

cấp

Trung

cấp

THPT

Tam Đảo 2

1 Hiệu trưởng

2 Hiệu phó 54 1 1 1 1 2 2

Trình độ

chuyên môn

Đại học: 3

Thạc sỹ: 0

Đại học: 54

Thạc sỹ: 0

Trung

cấp

Trung

cấp

Trung

cấp

Trung

cấp

* Nhận xét chung về quy mô số lượng và chất lượng của các trường THPT

huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Từ những số liệu thống kế trên cho ta thấy chất lượng giáo dục THPT

của huyện Tam Đảo còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Hằng

năm tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THCN

Page 59: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

51

còn quá ít. Chất lượng của đội ngũ GV trong các nhà trường chưa cao, số

lượng GV dạy giỏi cấp tỉnh của hai trường mới chỉ chiếm 2%, cả hai trường

điều chưa có GV dạy giỏi cấp quốc gia. Tỉ lệ GV trên chuẩn của 2 trường

cũng còn thấp, tính đến hết năm học 2009-2010 mới chỉ chiếm 2.3% (3 trên

tổng số 128 CBGV của hai trường có trình độ Thạc sỹ, 125 CBGV còn lại có

trình độ Đại học). Bên cạnh đó đội ngũ CBQL của hai trường do mới được bổ

nhiệm nên còn thiếu kinh nghiệm quản lý, đồng thời cũng chưa có CBQL nào

được đào tạo về khoa học quản lý. Trong tổng số 6 CBQL của 2 trường chỉ có

1 CBQL có trình độ Thạc sỹ Vật lí, 5 CBQL còn lại có trình độ Đại học về

các chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp (1), Ngữ văn (2), Toán (2). Với thực

trạng như vậy, để phấn đấu đến năm 2015 trường THPT Tam Đảo trở thành

trường chuẩn Quốc gia và đến năm 2017 trường THPT Tam Đảo 2 trở thành

trường chuẩn Quốc gia thì hai trường cần phải có một bước phát triển vượt

bậc và phải tạo được khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

của hai trường. Trong báo cáo chiến lược phát triển giáo dục nhà trường đến

năm 2020 của trường THPT Tam Đảo đã chỉ ra: Xây dựng nhà trường thành

trung tâm giáo dục của huyện, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ

GV, đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT và

truyền thông để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

2.1.2.3. Về tình hình CSVC và thực trạng dạy học ở các trường

a, Về tình hình CSVC

Đến năm học 2010-2011 cả hai trường đều đã có phòng máy vi tính, tuy

nhiên các phòng máy này mới chỉ sử dụng để dạy thực hành môn tin học còn

việc sử dụng phòng máy, mạng máy tính, các phần mềm dạy học để tạo môi

trường dạy học ĐPT thì chưa có nhà trường nào làm được. Trong khi đó như

chúng ta đã biết, công nghệ hiện đại giúp HS có cơ hội được tiếp xúc với kiến

Page 60: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

52

thức qua nhiều kênh nhận thức hơn; ví dụ qua Internet, các em có thể tự tìm

tư liệu để phục vụ cho các môn học.

Bảng 2.9: Thống kê cơ sở vật chất, TBDH hiện đại của các trƣờng (Tại

thời điểm 9/ 2010)

CSVC – TBDH hiện đại Đơn vị tính

Số lượng

Trường THPT

Tam Đảo

Trường THPT

Tam Đảo 2

Phòng học ĐPT Phòng 0 0

Phòng máy vi tính Phòng 2 2

Phòng thư viện điện tử Phòng 0 0

Phòng truy cập Internet cho GV Phòng 1 1

Bảng kỹ thuật số Chiếc 0 0

Máy chiếu đa năng Chiếc 2 1

Đài Cassette Chiếc 2 2

Máy quét ảnh – Scaner Chiếc 0 0

Máy ảnh kỹ thuật số Chiếc 0 0

Máy tính xách tay (Laptop) Chiếc 3 3

Đường truyền Internet Đường 1 1

Tăng âm, loa Bộ 1 1

Qua bảng thống kê 2.9 ta thấy về cơ bản các trường đều có phòng máy vi

tính. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế để tạo điều kiện cho GV chủ động

giảng dạy ứng dụng CNTT trong dạy học thì rõ ràng chưa đáp ứng được. Cả

hai trường đều chưa có phòng học ĐPT, phòng thư viện điện tử và máy quét

ảnh. Vì vậy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong những giờ dạy có ứng

dụng CNTT.

Page 61: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

53

Hơn nữa, cán bộ thư viện của các trường chưa được đào tạo cơ bản về tin

học. Năm học 2008 – 2009 với chủ đề là ứng dụng CNTT&TT trong dạy học

thì các trường đã được đầu tư thêm máy móc, TBDH, nhưng mới chỉ được

trang bị thêm một vài máy tính, một vài máy Cassette. GV chưa có máy tính

riêng để nghiên cứu, thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT và truy cập mạng

phục vụ tra cứu thông tin, tải dữ liệu, tham khảo các trang giáo dục, các bài

giảng mẫu của các đồng nghiệp trong cả nước.

Nhìn chung các TBDH hiện đại, đặc biệt là số lượng máy tính, số

lượng máy chiếu đa năng của hai trường đang có là quá ít, không đáp

ứng được nhu cầu sử dụng trong dạy học của các trường. Cho nên đã

dẫn đến thực trạng tỉ lệ các giờ dạy có ứng dụng CNTT ở các trường

còn thấp. Điều này được thể hiện qua mức độ ứng dụng CNTT trong dạy

học của GV các trường

Bảng 2.10: Thống kê mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học của CBQL,

CBGV các trƣờng

Tổng số CBQL,

CBGV được điều tra Các mức độ Số lượng Tỉ lệ %

48

Thường xuyên 5 10,4 %

Đôi khi 32 66,7 %

Chưa bao giờ 11 22,9 %

Qua bảng thống kê 2.10 có thể thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã

được GV ở các trường thực hiện nhưng không thường xuyên và rất ít. Từ đó

cho thấy GV chưa tích cực tự học, tự nghiên cứu hay tham gia các lớp tập huấn

về ứng dụng CNTT trong dạy học.

Page 62: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

54

b, Thực trạng dạy học ở các trường

Qua thực tế khi đi kiểm tra và nghe lãnh đạo của hai trường báo cáo về

tình hình bài soạn của GV tác giả nhận thấy:

GV ở các trường đã soạn bài một cách đầy đủ, chi tiết, nêu được trọng tâm

của kiến thức cơ bản của bài. Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm dạy học để thiết kế

tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC thì chưa thành thạo. Nhiều GV còn ôm đồm,

tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh,... làm mất thời gian nhưng hiệu

quả giờ dạy không cao.

* Về mục tiêu bài học

Đa số GV chép như sách bài soạn (sách hướng dẫn), ít có sự tìm tòi

nghiên cứu phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương, của

trường, của lớp, mức độ yêu cầu thì chung chung chưa cụ thể với đối tượng

người học. Chưa hiểu cặn kẽ trọng tâm của bài học, chưa làm rõ các mức độ

yêu cầu đó là: Hiểu, Biết, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Và phần

lớn GV còn chưa xác định được cụ thể các cấp độ, do đó việc dự kiến cách đo

lường xác định mục tiêu không sát với thực tế, dẫn đến hiệu quả bài dạy chưa

cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới PPDH.

* Về nội dung

Chủ yếu sao chép lại các nội dung trong sách bài soạn, sách hướng dẫn

là chính. Nhiều GV còn sử dụng một số cuốn sách soạn mẫu bán ở thị trường

chép vào làm bài soạn của mình, dẫn đến nhiều nội dung chưa chính xác,

phương pháp không hợp lý, không thể hiện được sự sáng tạo, phù hợp với yêu

cầu. Nhiều bài soạn không có hệ thống câu hỏi phát huy khả năng sáng tạo

của HS. Không có những tình huống làm cho bài giảng sinh động, khắc sâu

được nội dung bài giảng. Bài soạn chưa dự kiến các tình huống sư phạm xảy

ra. Một số GV khi lên lớp chỉ học thuộc bài soạn theo sách hướng dẫn, chứ

chưa hiểu bản chất của vấn đề.

Page 63: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

55

* Về phương pháp

Đa số các môn học vẫn vận dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp

làm việc theo cặp, theo nhóm và có sử dụng phương pháp nêu vấn đề nhưng

các câu hỏi nêu lên chưa cụ thể, sát thực, rõ ràng.

* Phần củng cố và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà

Đa số GV coi trọng việc giao bài về nhà. Song chưa chú ý đến việc

hướng dẫn, gợi ý những bài tập khó cho HS. Nội dung bài soạn chưa thể hiện

phần hướng dẫn làm bài tập cụ thể.

* Về hình thức

Nhìn chung giáo án của GV sạch sẽ, rõ ràng, đa số các bài soạn đã trình

bày cột dọc nhưng chưa thật khoa học.

Như vậy, thực chất hiện nay soạn giáo án nặng về hình thức, chưa phục

vụ mục tiêu dạy học tích cực. Với một giáo án như thế thật khó có thể đảm

bảo cho một giờ học chất lượng. Một số GV còn có tư tưởng soạn bài mang

tính đối phó với quy chế chuyên môn chỉ cốt sao có đủ bài, đủ các cột mục và

nội dung yêu cầu mà ít có sáng tạo.

* Về sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại

Trong những năm gần đây, các trường đều được trang bị CSVC, TBDH

hiện đại nhằm đổi mới PPDH. Nhưng một số GV chưa tích cực trong việc sử

dụng TBDH hiện đại, chỉ quen dùng TBDH truyền thống đã được sử dụng trong

nhiều năm, bởi ngại nghiên cứu, ngại thay đổi, hoặc họ đổ lỗi cho việc không có

thời gian chuẩn bị hoặc phương tiện không đầy đủ, không biết gì về CNTT... Số

GV này chủ yếu là những người cao tuổi, ngại đổi mới.

2.1.3. Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách

của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để phát triển ứng dụng CNTT

trong giáo dục THP ở huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Về cơ chế chính sách: Nhìn chung đã có những văn bản quy định,

khung pháp lý cho giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng như Luật

giáo dục, Điều lệ trường trung học, quy định trường chuẩn, chế độ lương

Page 64: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

56

bổng, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật... Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế vẫn

còn thiếu rất nhiều các quy định cụ thể để thúc đẩy chất lượng giáo dục, một

số quy định đã được triển khai thực hiện cũng còn tồn tại những vấn đề bất

cập. Công tác kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục của các trường còn

nhiều lúng túng. Lương của hầu hết giáo viên trong các nhà trường còn thấp

chưa đảm bảo được cuộc sống cho GV để GV yên tâm công tác. Ngân sách

cấp cho các trường còn quá hạn hẹp, trong khi đó để ứng dụng CNTT trong

dạy học lại hết sức tốn kém. Nguyên nhân của thực trạng này đó là: Nhận

thức của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa đúng mức, chưa đầy đủ về

vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục - đào tạo, chưa tập trung cao trong

công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội

trong việc giáo dục học sinh trong các nhà trường chưa chặt chẽ, việc thực

hiện cuộc vận động kỷ cương - tình thương - trách nhiệm trong ngành giáo

dục chưa thật hiệu quả. Các chỉ thị, nghị quyết của nhà nước chưa được các

cấp lãnh đạo quan tâm thực hiện đầy đủ.

Về công tác xã hội hóa giáo dục: Ở huyện Tam Đảo công tác xã hội

hóa giáo dục đã được thực hiện tương đối tốt, giữ được vai trò rất quan trọng

trong việc đẩy nhanh tiến độ phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo

dục THPT của huyện Tam Đảo nói riêng. Huyện uỷ, HĐND, Uỷ ban nhân

dân huyện Tam Đảo đã có kế hoạch chỉ đạo các địa phương đánh giá kết quả

công tác khuyến học, biểu dương gia đình dòng họ hiếu học tiêu biểu, chuẩn

bị tích cực cho hội nghị tổng kết chỉ thị 50 của Trung ương về công tác

khuyến học, gắn với việc biểu dương gia đình dòng họ hiếu học tiêu biểu, thể

hiện sự quan tâm sâu sắc của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đối với sự

nghiệp Giáo dục của huyện.

Từ công tác xã hội hoá được triển khai thực hiện tốt đã làm cho nhân

dân có nhận thức đầy đủ hơn về giáo dục, đồng cảm, chia sẻ khó khăn với

giáo dục: nhận thức về đổi mới sự nghiệp giáo dục, tham gia thực hiện công

Page 65: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

57

tác phổ cập, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn, hàng năm

kinh phí huy động được từ xã hội hoá tới hàng trăm triệu đồng. 100% các xã,

thị trấn có quỹ khuyến học, nhiều dòng họ có quỹ khuyến học. Có thể nói, do

làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mà các trường THPT huyện Tam Đảo đã

vượt qua được rất nhiều khó khăn để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngành giáo dục của huyện Tam Đảo đạt được những kết quả trên là do

có sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm phấn đấu bền bỉ của của các thầy cô giáo, các

nhà quản lý giáo dục, cán bộ nhân viên và các em học sinh trong toàn ngành.

Có sự quan tâm giúp đỡ của Sở Giáo dục - Đào tạo, sự quan tâm lãnh đạo chỉ

đạo của Huyện uỷ, HĐNH, UBND huyện, sự giúp đỡ của các ngành, sự vào

cuộc của lãnh đạo các xã thị trấn và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

2.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, đội ngũ GV về việc ứng

dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT của huyện Tam Đảo

Có thể nói việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH đã không còn xa lạ

đối với đội ngũ CBQL và đội ngũ GV ở các trường phổ thông. Tuy nhiên

nhận thức về đổi mới PPDH và nhất là việc ứng dụng CNTT để đổi mới

PPDH ở họ vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Toàn bộ CBQL của hai

trường THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo đều cho rằng cần thiết phải đổi

mới PPDH nhưng khi đề cập đến cách thức để đổi mới PPDH thì họ còn lúng

túng, họ thừa nhận rằng làm công tác quản lý đổi mới PPDH là một công việc

khó khăn đối với họ và khi được hỏi đến vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy

học thì CBQL của cả hai trường đều cho rằng đội ngũ GV của trường mình

đều đã có sự ứng dụng CNTT để tổ chức hoạt động dạy học nhưng còn chưa

phổ biến, mới chỉ thực hiện đối với các tiết dạy thực tập và các tiết dạy thao

giảng để chào mừng những ngày lễ lớn trong năm như ngày 20 tháng 10, ngày

20 tháng 11, ngày 8 tháng 3, ngày 26 tháng 3. Và khi được hỏi đội ngũ GV

của các nhà trường đã ứng dụng CNTT trong dạy học ra sao thì đều nhận

được câu trả lời là dạy học bằng máy chiếu. Đối với đội ngũ GV của hai

Page 66: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

58

trường khi được hỏi đến sự cấn thiết phải đổi mới PPDH thì chỉ có 92% cho

rằng phải đổi mới PPDH, 8% cho rằng không nhất thiết phải đổi mới PPDH,

có nghĩa là theo họ đổi mới PPDH cũng được mà không đổi mới PPDH cũng

được miễn là HS khi thi cử đạt kết quả cao.

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trƣờng

THPT của huyện Tam Đảo

2.3.1. Thực trạng sử dụng phòng học đa phương tiện

Tính đến tháng 08 năm 2010, tất cả các trường THPT của huyện Tam

Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đều chưa xây dựng được phòng học ĐPT, cho nên việc

ứng dụng CNTT trong các giờ dạy của GV vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Trong những giờ dạy của GV có sử dụng máy chiếu đa năng thì GV phải mất

khá nhiều thời gian bưng bê các thiết bị có liên quan lên lớp học, sau khi dạy

xong lại phải mất thời gian đem đi cất giữ, quá trình vận chuyển nếu không cẩn

thận có thể sẽ làm hư hỏng những thiết bị này , điều này gây ra nhiều bất tiện

cho GV, nhất là đối với những GV bộ môn Tiếng Anh, trong các giờ dạy

thường phải cho HS nghe băng đĩa hoặc xem hình, xem các đoạn hội thoại

trong khi đó vì không có phòng học ĐPT nên họ rất ngại phải ứng dụng CNTT

trong dạy học dẫn đến chất lượng các giờ dạy môn Tiếng Anh chưa được tốt.

2.3.2. Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học

Khi tiến hành điều tra về các giờ dạy của GV có sử dụng máy chiếu đa

năng thì 100% GV soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint. Trong quá trình

soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint, mới chỉ có 14% GV có khai thác

thêm một số phần mềm ứng dụng, trong đó môn Toán có sử dụng phần mềm

Cabri, môn Vật lí có sử dụng phần mềm Crocodile Physics 605 , 86% số GV

còn lại mới chỉ dừng lại ở việc thay vì trước kia viết lên bẳng để HS chép, nay

chiếu lên màn chiếu để HS chép.

Khi tiến hành dự giờ của một số giờ dạy có sử dụng máy chiếu, hầu hết

chỉ thấy toàn chữ được chiếu lên có kết hợp với các hiệu ứng đơn điệu có sẵn

Page 67: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

59

trong phần mềm PowerPoint để chiếu lên cho HS xem. Sau giờ học, chúng tôi

có tiến hành phát phiếu điều tra kết quả các giờ dạy (có trong phụ lục) thì

nhận được kết quả: Trong số những HS được điều tra có:

100% HS thích học trong các giờ dạy bằng máy chiếu 89% HS cho rằng ấn

tượng nhất trong giờ dạy là các hiệu ứng khi trình chiếu còn nội dung bài học

thì khó nắm bắt hơn so với các giờ học truyền thống trước đây.

Chỉ có 11 % HS cho rằng học trong các giờ dạy bằng máy chiếu thấy hiểu bài

hơn và chỉ có 57% HS ghi chép kịp.

Với thực trạng trên chứng tỏ GV vẫn chưa thực sự đầu tư thời gian và

công sức khi soạn một giáo án để dạy bằng máy chiếu đa năng, việc GV sử

dụng các phần mềm dạy học để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC

còn rất hạn chế. Và thay vào đó trong quá trình soạn giáo án để dạy học bằng

máy chiếu đa năng GV lại quá chú trọng đến các hiệu ứng, âm thanh và hình

ảnh mà chưa thực sự tạo được điểm nhấn về nội dung kiến thức trọng tâm của

bài dạy. Trong khi đó hiện nay trên thị trường CNTT đã xuất hiện thêm rất

nhiều phần mềm có những tính năng hay mà GV có thể ứng dụng vào trong

quá trình dạy học.

2.3.3. Thực trạng thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng

công nghệ thông tin

Để thiết kế được một GADHTC có ứng dụng CNTT đòi hỏi GV phải

mất rất nhiều thời gian và công sức, GV vừa phải có PPDH tốt đồng thời cũng

cần phải có trình độ tin học cơ bản cho nên số lượng GV của hai trường

THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng

CNTT còn chiếm tỉ lệ quá ít. Trong kết quả điều tra của chúng tôi về vấn đề

này cho thấy trong số những GV được điều tra có:

80% đã từng soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT; 20% còn lại

chưa bao giờ soạn giảng bằng loại giáo án này.

Page 68: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

60

Trong số 80% GV đã từng soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT thì có

đến 96% chỉ soạn giảng trong các giờ dạy thực tập hoặc là khi đi thi GV dạy giỏi

(tức là mỗi năm chỉ soạn khoảng 2 giáo án loại này) và 4% số GV còn lại thì

thỉnh thoảng soạn giảng bằng loại giáo án này khi nào thấy cần thiết.

Qua việc quan sát, chỉ đạo chuyên môn và tiếp xúc với đội ngũ GV của

hai trường tác giả nhận thấy đa số GV đều cảm thấy chưa tự tin khi thiết kế và

sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Vẫn còn có bộ phận GV tồn tại tư

tưởng ngại đổi mới PPDH, còn có nhiều GV và CBQL ở các trường chưa hiểu

về bản chất cũng như qui trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng

CNTT. Hơn nữa thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ phía CBQL về việc thiết kế và

sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT, GV thiết kế hầu như mang tính tự

phát, vừa làm vừa học, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Chất lượng bài giảng phụ

thuộc rất lớn vào sự đầu tư thời gian, công sức và khả năng tin học của mỗi

GV. Ngược lại cũng có GV biết thiết kế nhưng lại không có điều kiện để sưu

tầm tư liệu, mà nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo

lại không có kho tư liệu điện tử hỗ trợ GV mà họ phải tự làm, nên nhiều khi có

thể làm được nhưng họ cũng ngại, không tự tin. Lại có khá nhiều GV của các

trường xác định rõ GADHTC có ứng dụng CNTT là một hướng đi tất yếu

nhưng lại rơi vào tình trạng quá lạm dụng CNTT. Thậm chí có GV đã lầm

tưởng GADHTC là thay thế cho việc thầy viết lên bảng, trò ghi bằng việc

"chiếu chữ ". Mặt khác, GV chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp

dạy học, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo những kiến thức có sẵn trong

sách giáo khoa. Mặc dù đã có sự tăng cường sử dụng các TBDH hiện đại,

song cũng chưa phát huy hiệu quả cao trong dạy học. Nhận thức về quy trình

dạy học mới chỉ dừng lại ở mức độ làm sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và

làm theo cho đúng mà chưa thấy cái đích cuối cùng là: dạy cho học sinh cách

học, phương pháp học, làm cho học sinh tự tìm đến tri thức và vận dụng sáng

tạo, gắn mọi hoạt động vào với thực tiễn. Cùng với tâm lý chung việc soạn bài

Page 69: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

61

là việc làm từ xưa đã trở thành thói quen ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của

nhiều GV. Cho nên để thích ứng với yêu cầu đổi mới là rất khó khăn do tâm lí

ngại thay đổi, không đầu tư suy nghĩ tìm tòi, ít đọc tài liệu thiếu cập nhật

thông tin. Đó là những trở ngại lớn cho việc chỉ đạo thiết kế và sử dụng

GADHTC có ứng dụng CNTT của GV.

2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các

trƣờng THPT của huyện Tam Đảo

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học ĐPT

Tính đến hết năm học 2009-2010 cả 2 trường THPT trên địa bàn huyện

Tam Đảo đều chưa xây dựng được phòng học ĐPT và trong bản báo cáo kế

hoạch năm học 2010-2011 của hai trường mạc dù có đề cập đến việc tăng

cường đầu tư CSVC, mua sắm các trang TBDH hiện đại phục vụ cho công tác

giảng dạy và học tập của đội ngũ GV và HS nhà trường, tuy nhiên chưa có

báo cáo cụ thể về việc xây dựng phòng học ĐPT. Khi chúng tôi tiến hành điều

tra đối với đội ngũ CBQLGD (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) của hai trường

đã thu được kết quả như sau: Trong tổng số 6 CBQLGD giáo dục của hai

trường THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo được điều tra đều nhận thấy rằng

việc xây dựng phòng học ĐPT thực sự là cần thiết. Trong đó có 4 CBQLGD

cho rằng để nhà trường có thể xây dựng được một phòng học ĐPT là hết sức

khó khăn, cho đến hết năm học 2010-2011 là chưa có tính khả thi.

Vì cả hai trường THPT của huyện Tam Đảo đều chưa có phòng học

ĐPT nên chúng tôi đã không tiến hành điều tra đối với thực trạng quản lý việc

sử dụng phòng học ĐPT của hai trường.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc sử dụng phần mềm dạy học

Việc nắm bắt về các tính năng của những phần mềm dạy học đối với

đội ngũ CBQLGD trẻ không phải là vấn đề khó khăn nhưng nó lại hết sức khó

khăn đối với đội ngũ CBQLGD lâu năm. Cả hai hiệu trưởng của hai trường

THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo đều là CBQL lâu năm nên việc tiếp cận

Page 70: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

62

với CNTT của họ là khó khăn hơn thế hệ trẻ. Và vì vậy thực trạng quản lý

việc sử dụng phần mềm dạy học ở hai trường còn nhiều hạn chế. Trong quá

trình điều tra thực tế ở hai trường cho thấy: Trong tổng số 6 CBQL của hai

trường thì chỉ có 2 CBQL quan tâm đến các phần mềm dạy học. Từ thực trạng

về việc sử dụng các phần mềm dạy học của đôi ngũ GV của hai nhà trường

cũng nói lên điều ấy. Trong số những GV của hai trường được hỏi về sự quan

tâm của CBQL đối với việc sử dụng phần mềm dạy học của họ thì thu được

kết quả:

100% GV cho rằng việc có sử dụng hay không sử dụng các phần mềm dạy

học là không bắt buộc.

94% GV cho rằng họ chưa bao giờ được tạo điều kiện để tham gia các lớp tập

huấn để nghiên cứu về các phần mềm dạy học.

100% GV cho rằng họ không nhận được sự hỗ trợ về CNTT khi họ tiến hành

soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT.

Từ những kết quả điều tra ở trên trên cho thấy việc sử dụng các phần

mềm dạy học của đội ngũ GV ở hai trường THPT của huyện Tam Đảo chưa

được đội ngũ CBQL của hai trường quan tâm. Trong khi đó muốn thiết kế

được một GADHTC có ứng dụng CNTT thì việc sử dụng các phần mềm dạy

học để thiết kế các tư liệu điện tử phù hợp với một số nội dung của GADHTC

có ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết. Vì các nhà trường còn yếu ở khâu này

nên đây là một trong những nguyên nhân khiến cho vẫn còn quá ít GV tham

gia soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT.

2.4.3. Thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực

có ứng dụng công nghệ thông tin

2.4.3.1. Công tác lập kế hoạch

Các trường đều đã căn cứ vào văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào

tạo Vĩnh Phúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo để lên kế hoạch cho việc thực hiện

ứng dụng CNTT, cũng như việc soạn GADHTC có ứng dụng CNTT, có kế

Page 71: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

63

hoạch tổ chức các buổi thao giảng, các hội thi về giảng dạy bằng GADHTC

có ứng dụng CNTT, đề ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch đó, đồng thời

cũng có kế hoạch mua sắm TBDH hiện đại và đưa việc thiết kế và sử dụng

GADHTC có ứng dụng CNTT vào tiêu chí thi đua khen thưởng. Tuy nhiên kế

hoạch vẫn ở mức chung chung, chưa thực sự bám sát vào tình hình thực tế về

năng lực sư phạm, trình độ tin học của đội ngũ GV và CSVC, TBDH hiện đại

của nhà trường.

2.4.3.2. Tổ chức thực hiện

Khâu tổ chức thực hiện của các trường chưa được thống nhất, phần lớn do

các văn bản chỉ đạo vẫn còn rất chung chung, chỉ là tăng cường, tích cực..., còn

các tài liệu liên quan đến ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học

lại chưa được cung cấp đầy đủ, mà đa số là giáo viên tự sưu tầm, tự nghiên

cứu. Đồng thời quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT như thế nào

cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, làm cho CBQL các trường rất lúng túng trong

khâu tổ chức thực hiện từ việc lên kế hoạch bồi dưỡng GV về CNTT, mua sắm

TBDH hiện đại đến khâu kết hợp điều phối các nguồn lực.

2.4.3.3. Công tác chỉ đạo

Công tác chỉ đạo thực hiện còn nhiều khâu vướng mắc, bất cập như khâu

định hướng cho GV về thiết kế và sử dụng hiệu quả GADHTC có ứng dụng

CNTT thì chưa có hướng chỉ đạo cụ thể. Việc dạy trên lớp như thế nào? Dạy

cái gì? Bài soạn ra sao? Ý tưởng và cách thiết kế như thế nào? Chưa có sự chỉ

đạo nhất quán từ phía CBQLGD do đó khi tổ chức tập huấn bồi dưỡng thiết

kế GADHTC có ứng dụng CNTT hầu hết là theo kiểu trình chiếu, đa số GV

sử dụng Microsoft Office PowerPoint để thiết kế trình chiếu cả giờ dạy 45

phút thay cho viết bảng, ngay cả những cuộc thi GV dạy giỏi, các buổi

chuyên đề, hội giảng,… có nhiều giáo án sử dụng toàn bộ bài là trình chiếu

Page 72: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

64

dẫn đến lạm dụng CNTT trong dạy học. Thực trạng này xảy ra là do những

hạn chế của khâu định hướng và tổ chức chỉ đạo của CBQL trong việc thiết kế

và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.

2.4.3.4. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản

lý. CBQL của các trường đẫ đề ra ngay từ khâu lập kế hoạch và tổ chức thực

hiện qua các đợt thao giảng, dự giờ hay các hội thi...Tuy nhiên hoạt động điều

chỉnh sửa chữa và uốn nắn việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng

CNTT lại chưa được thực hiện có hiệu quả bởi thực tế nhiều khi chỉ phát động

rồi lên kế hoạch tổ chức triển khai. Chưa tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm

quá trình thực hiện.

* Nhận xét chung

Quản lý giáo án của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của

đội ngũ CBQL nhà trường. Giáo án là hồ sơ bắt buộc đối với mỗi GV khi lên

lớp, việc kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là giáo án của GV được diễn ra thường

xuyên. Thực tế ở hai trường THPT của huyện Tam Đảo cho thấy, CBQL cùng

tổ trưởng của các tổ bộ môn mới chỉ quan tâm đến số lượng của giáo án, mới

chỉ kiểm tra xem GV đã soạn đủ giáo án theo tiến độ quy định hay chưa, còn

chất lượng giáo án của mỗi GV ra sao thì chưa thể kiểm định được. Cả hai

trường THPT của huyện Tam Đảo đều không bắt buộc GV của trường mình

soạn GADHTC có ứng dụng CNTT cho nên cả hai trường đều chưa có kế

hoạch cụ thể triển khai việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

cho đội ngũ GV. Khi tiến hành điều tra về vấn đề này đã thu được kết quả:

100% số CBQL của hai trường cho rằng muốn nâng cao chất lượng của các

giờ dạy thì cần phải quản lý chặt chẽ việc thiết kế và sử dụng giáo án của GV

thế nhưng đây là một công việc hết sức khó khăn đối với đội ngũ CBQL vì số

Page 73: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

65

lượng giáo án của đội ngũ GV của mỗi trường phải soạn là rất lớn. Trong tổng

số 6 CBQL của hai trường thì có 4 CBQL cho rằng việc áp dụng cho toàn bộ

đội ngũ GV nhà trường soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT là

không thể thực hiện được. Còn trong số những GV của hai trường được điều

tra về vấn đề này có: 100 % GV cho rằng nhà trường chưa có sự hướng dẫn

về quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Từ kết quả

điều tra này cho thấy quản lý việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng

CNTT vẫn chưa được đội ngũ CBQL của hai trường thực sự quan tâm.

2.5. Phân tích thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong đổi

mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

Từ những nghiên cứu trên về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý

ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Tác giả thấy những mặt mạnh, mặt yếu

và nguyên nhân sau:

2.5.1. Mặt mạnh

Đội ngũ cán bộ quản lý và phần lớn đội ngũ GV của các trường đã

nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và đổi

mới phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất thiết bị cần thiết cho việc ứng dụng

CNTT bước đầu đã được đầu tư. Việc kết nối Internet với đường truyền

ADSL - một điều kiện quan trọng cho việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng

ứng dụng CNTT vào dạy học đã được cả hai trường THPT của huyện Tam

Đảo thực hiện.

2.5.2. Mặt yếu

Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng CNTT và quản lý

ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT huyện Tam Đảo

tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập:

- Mặc dù CSVC, TBDH hiện đại phục vụ cho ứng dụng CNTT vào dạy học đã

được đầu tư mua sắm nhưng còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế ở các

trường: Số phòng học ĐPT; Phòng thư viện điện tử... cả hai trường đều chưa có.

Page 74: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

66

Việc khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng CSVC, hạ tầng CNTT còn rất

thấp, số giờ dạy có sử dụng TBDH hiện đại còn ít. Kỹ năng sử dụng TBDH

hiện đại chưa thành thạo, nhuần nhuyễn.

- Hầu hết CBGV thiếu kiến thức kỹ năng tin học cơ bản. Chưa biết cách khai

thác thông tin, tư liệu điện tử trên mạng Internet để tích hợp vào các

GADHTC có ứng dụng CNTT.

- Một số CBGV chưa nhận thức đúng bản chất của GADHTC có ứng dụng

CNTT nên quá lạm dụng vào việc chạy chữ trên màn hình, sử dụng cả tiết

dạy bằng trình chiếu, gây “choáng” cho HS, làm phân tán nội dung chính

của bài học.

- Chưa có sự thống nhất, đồng thuận của CBGV trong việc thiết kế và sử dụng

GADHTC có ứng dụng CNTT.

2.5.3. Phân tích nguyên nhân tồn tại

Những hạn chế, bất cập của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT huyện Tam Đảo có cả

nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

CSVC nói chung và các trang TBDH nói riêng đóng một vai trò hết sức

quan trọng trong việc đổi mới PPDH ở trong các nhà trường. Nhất là để ứng

dụng CNTT trong đổi mới PPDH thì các trang TBDH hiện đại giữ vai trò then

chốt. Nhà trường không có phòng máy vi tính cho GV và HS, nhà trường

không xây dựng được phòng học ĐPT, nhà trường không mua sắm được các

TBDH hiện đại thì không thể ứng dụng CNTT vào trong quá trình tổ chức

hoạt động dạy học được và đương nhiên là không thể đổi mới được PPDH

theo hướng công nghệ hóa. Trong khi đó cả hai trường THPT trên địa bàn

huyện Tam Đảo đều là những trường mới thành lập, CSVC còn nhiều thiếu

thốn. Hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH là tương đối khó và

còn khá mới mẻ đối với đội ngũ GV của hai trường. Đời sống của GV còn

Page 75: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

67

gặp nhiều khó khăn, nhiều GV còn chưa tự trang bị được máy tính để sử

dụng, phần lớn GV của hai trường vì nhà ở xa trường nên phải trọ lại.

Bên cạnh đó để có được một giờ dạy có ứng dụng CNTT thì GV phải

chuẩn bị mất rất nhiều thời gian, công sức, vất vả ngay từ khâu soạn giáo án.

Mỗi GV thường phải soạn từ 3 đến 6 giáo án/ 1 tuần, thậm chí có một số GV

dạy ở một số bộ môn như Toán, Văn, Ngoại ngữ còn phải soạn nhiều hơn.

Chẳng hạn như GV dạy môn Toán nếu phải dạy 2 khối thì phải soạn 10 giáo

án/ 1 tuần. Trong khi đó, ngoài việc soạn giáo án ra, GV còn phải làm rất

nhiều loại sổ sách có trong hồ sơ của GV, đấy là còn chưa kể đến các loại

giáo án chuyên đề, giáo án nghề phổ thông, giáo án hoạt động ngoài giờ…

Theo quy định hiện hành, mỗi GV phải dạy 17 tiết/ 1 tuần, nhưng trên thực tế

GV của hai trường thường phải dạy nhiều hơn so với quy định, do thiếu GV

cục bộ. Vào đầu mỗi năm học mặc dù hai trường đã lên kế hoạch tuyển đủ

GV nhưng vào giữa năm học lại có một số GV đi học nâng cao, một số GV

chuyển công tác và một số GV nữ được nghỉ chế độ nên hai trường lại rơi vào

tình trạng thiếu GV. Chẳng hạn tại thời điểm tháng 9 năm 2010 Trường

THPT Tam Đảo thiếu 4 GV còn Trường THPT Tam Đảo 2 thiếu 5 GV.

Những nguyên nhân khách quan trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc

ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở hai trường THPT trên địa bàn huyện

Tam Đảo.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nhìn từ góc độ quản lý, CBQL của hai trường THPT trên địa bàn

huyện Tam Đảo chưa có sự quan tâm sát sao đến đến việc ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH. chưa có kế hoạch quản lý cụ thể vấn đề này, mới chỉ coi

việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH như một phong trào. Đội ngũ cán

bộ quản lý trước yêu cầu mới vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự chủ động

sáng tạo, còn trông chờ ỷ lại, tính hiệu quả trong công tác quản lý điều hành

chưa cao, do chưa tích cực học tập để nâng cao trình độ, năng lực, chưa làm

Page 76: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

68

tốt công tác dân chủ trong nhà trường để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp

làm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ, cá biệt còn có hiện tượng vi phạm nguyên tắc

quản lý, chưa quy tụ và khai thác được thế mạnh trong đội ngũ giáo viên.

Đối với đội ngũ GV của hai trường, trong kết quả điều tra của chúng tôi

cho thấy họ còn rất lúng túng khi ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Một

phần là do trình độ tin học của đội ngũ GV còn hạn chế, nhưng chủ yếu vẫn là

do họ chưa có sự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để tìm ra các PPDH hay

trong đó có sự ứng dụng CNTT. Hơn thế nữa đội ngũ GV của hai trường có

tuổi đời còn rất trẻ ( trên 90% trong tổng số GV của hai trường nằm trong độ

tuổi từ 25 đến 30 tuổi) nên chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Sự nỗ lực ở một

số giáo viên còn hạn chế, chưa tâm huyết, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu

cầu nâng cao chất lượng toàn diện; việc phối hợp giữa nhà trường và các tổ

chức khác trong việc giáo dục học sinh còn chưa hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 2

Tam Đảo là một huyện có nhiều tiềm năng để phát triển về kinh tế - xã

hội nói chung và đặc biệt là phát triển về giáo dục đào tạo, trong khi đó chất

lượng giáo dục đào tạo của huyện Tam Đảo nói chung và chất lượng giáo dục

đào tạo THPT của huyện Tam Đảo nói riêng còn thấp chưa tương xứng với

tiềm năng phát triển. Do vậy, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đặc

biệt là giáo dục THPT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu

hết sức cần thiết đối với huyện Tam Đảo trong giai đoạn hiện nay. Và muốn

nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông thì phải có sự đột phá trong khâu đổi

mới PPDH.

Thực tiễn cho thấy đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay là tất yếu

khách quan và ứng dụng CNTT để góp phần đổi mới PPDH đang là hướng đi

đúng đắn của các nhà trường. Trong khi đó từ kết quả điều tra về thực trạng

ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT của huyện Tam

Đảo cho thấy việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH ở các trường còn nhiều

Page 77: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

69

hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Nói không với đọc

chép”, thế nhưng đổi mới PPDH không đúng cách, có phần lạm dụng CNTT

trong dạy học ở các trường thì chỉ đổi từ “đọc chép” sang “nhìn chép” mà

thôi. Để thay đổi thực trạng này đòi hỏi CBQL của hai trường phải phải

nghiên cứu đề xuất được các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH cho đội ngũ GV để góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục của nhà trường nơi mình đang quản lý.

Page 78: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

70

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THPT

CỦA HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, CBQL cần phải lưu ý đến

những điểm sau: Xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các

biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực

thi các biện pháp. Chẳng hạn khi xây dựng biện pháp quản lý ứng dụng

CNTT, CBQL cần phải chú ý đến các yếu tố như: TBDH hiện đại, PPDH của

GV, đặc điểm về tâm sinh lí và trình độ nhận thức của đối tượng HS. Chỉ khi

nào các biện pháp được thực hiện một cách đồng bộ thì mới phát huy được

hết thế mạnh của từng biện pháp và sự hỗ trợ giữa các biện pháp với nhau.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và cũng là tiêu chuẩn của lý

luận, lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu

cầu của thực tiễn. Hồ Chí Minh đã nói: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý

luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với

thực tiễn là lý luận suông” [19, tr.496].

Việc đảm bảo tính thực tiễn cho các biện pháp là một một yêu cầu hết

sức quan trọng. Chỉ khi tính thực tiễn của các biện pháp được đảm bảo thì các

biện pháp mới thực sự đem lại hiệu quả và sự tồn tại của nó ở trong thực tiễn.

Căn cứ vào cơ sở lý luận này, CBQL nhà trường khi xây dựng biện pháp quản

lý ứng dụng CNTT cần phải lấy thực tiễn về việc ứng dụng CNTT trong các

nhà trường làm cơ sở, cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể về CSVC, trình độ

ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV, trình độ nhận thức của HS

Page 79: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

71

nhà trường nơi mình quản lý. Trên cơ sở ấy mới xây dựng các biện pháp quản

lý ứng dụng CNTT nhằm đưa các nhà trường phát triển đi lên phù hợp với xu

thế phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của các biện pháp được đảm bảo khi các biện pháp có thể

áp dụng được vào trong thực tiễn một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả

trong quá trình hoạt động thực tiễn ấy. Để làm được điều này, khi xây dựng

các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình xây dựng, với các

bước tiến hành cụ thể, chính xác.

Khi xây dựng các biện pháp, các nhà quản lý cần phải nhớ rằng cả ba

nguyên tắc trên phải luôn được đảm bảo, không được phép vi phạm bất cứ

một nguyên tắc nào. Bên cạnh đó còn phải biết đặt ba nguyên tắc trên trong

mối quan hệ biện chứng với nhau để có sự cân nhắc trong khi xây dựng các

biện pháp.

3.2. Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các

trƣờng THPT huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của việc

ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Làm cho CBGV thấy được vai trò to lớn của việc đổi mới PPDH, từ đó mỗi

CBGV xác định được việc đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan

trọng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học.

- Làm cho CBGV thấy được tầm quan trọng, tính tích cực và hiệu quả của

việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.

- Làm cho CBGV nhận thức đúng vai trò của GADHTC có ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH hiện nay, để từ đó tích cực thiết kế và sử dụng loại giáo

án này.

Page 80: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

72

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện

Hành động được diễn ra trên cơ sở của nhận thức, muốn có hành động

đúng trước hết phải có nhận thức đúng về những vần đề có liên đến hành

động. Vì vậy xây dựng biện pháp: “Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan

trọng của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH” có ý nghĩa hết sức quan

trọng, nó quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của những biện

pháp còn lại.

Thực tế cho thấy CBGV của hai trường THPT trên địa bàn huyện Tam

Đảo chưa thấy được hết vai trò của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới

PPDH. Vì vậy nhiệm vụ mà CBQL của hai trường cần phải làm ngay đó là

làm cho đội ngũ GV, HS, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường

nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong

dạy học. Để làm được điều này, CBQL cần có những việc làm cụ thể:

Tổ chức cho CBGV nhà trường đi tham quan thực tế ở một số trường

THPT trong và ngoài tỉnh đã có sự thành công khi ứng dụng CNTT trong đổi

mới PPDH.

Tổ chức bồi dưỡng cho GV những kiến thức về vai trò của CNTT trong

đổi mới PPDH, giúp cho GV thấy được tính tất yếu, sự cần thiết phải ứng

dụng CNTT trong dạy học. Cũng cần phải chỉ cho GV thấy rõ những lợi ích

mà mỗi GV có được khi tiến hành ứng dụng CNTT trong dạy học.

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa GV với các chuyên gia

trong lĩnh vực giáo dục và CNTT để GV được trực tiếp học hỏi, trao đổi cùng

các chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến đổi mới PPDH và ứng dụng

CNTT trong dạy học.

Trong mỗi nhà trường cần xây dựng thành công những tập thể, cá nhân

điển hình đi tiên phong trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học tạo niềm tin

cho CBGV nhà trường. Đối với những tập thể và cá nhân điển hình này, nhà

Page 81: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

73

trường cần phải có chính sách đãi ngộ tốt để động viên khích lệ tinh thần dám

sông pha của họ.

Nâng cao ý thức tự giác của GV trong việc thiết kế và sử dụng

GADHTC có ứng dụng CNTT bằng cách:

+ Chỉ ra cho CBGV thấy được việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng

dụng CNTT là khâu đột phá trong đổi mới PPDH ở các trường THPT hiện

nay.

+ Phân công giảng dạy và bố trí thời khóa biểu cho CBGV sao cho hợp lí nhất

để họ có nhiều thời gian trong việc soạn giáo án.

+ Chia sẻ khó khăn đối với những GV có trình độ tin học còn hạn chế.

+ Có chính sách khích lệ động viên đối với những tập thể và cá nhân đã có

nhiều cố gắng trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho GV ở các trường THPT về kiến

thức, kỹ năng tin học cơ bản

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đến năm học 2011-2012, 100% GV THPT của huyện Tam Đảo sử dụng

thành thạo máy vi tính và một số TBDH hiện đại như máy chiếu đa năng,

bẳng cảm ứng… đồng thời cũng có một số ký năng cơ bản trong việc khai

thác, tìm kiếm các tư liệu trên mạng Internet.

- Đến năm học 2012-2013, 90% GV THPT của huyện Tam Đảo có thể tự thiết

kế được GADHTC có ứng dụng CNTT và có khả năng sử dụng một số phần

mềm dạy học để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện

Trình độ tin học của GV có một vai trò hết sức quan trọng đối với việc

ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Nếu GV không có trình độ tin học cơ

bản thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng

CNTT. Ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là cứ sử dụng các TBDH

hiện đại chiếu thật nhiều kiến thức lên màn chiếu để HS nhìn và chép mà mỗi

Page 82: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

74

GV cần phải biết chắt lọc những thông tin và kết hợp một cách khéo léo

những hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh, mầu sắc… để làm nổi bật lên nội dung

kiến thức cần truyền đạt đến HS và quan trọng là phải làm sao để giờ dạy của

mình trở nên sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập và kích thích tư duy

sáng tạo ở HS. Để làm được điều này ngoài việc nắm được các PPDH tích

cực mỗi GV cần phải được bồi dưỡng để nắm vững các kỹ năng tin học cơ

bản sau:

- Kỹ năng sử dụng máy tính: Biết sử dụng những chức năng cơ bản của hệ

điều hành Windows mà phổ biến là WinXP, ngoài ra còn phải biết thay thế,

sửa chữa những hỏng hóc đơn giản của máy vi tính và đặc biệt là phải biết cài

đặt một số hệ điều hành thông dụng (chẳng hạn như WinXP) mỗi khi máy

tính của mình bị lỗi hệ điều hành.

- Kỹ năng sử dụng một số chức năng thông dụng của TBDH hiện đại như máy

chiếu đa năng; bảng cảm ứng… và cách vận hành những thiết bị này trong

phòng học ĐPT.

- Kỹ năng sử dụng các phần mềm văn phòng như MS Word, MS Excel (nên

hướng dẫn toàn bộ CBGV trong trường sử dụng cùng một phiên bản vì như

thế trong quá trình sử dụng những phần mềm này GV có thể dễ dàng học hỏi,

chia sẻ kinh nghiệm với nhau).

- Kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng Internet: hướng dẫn

CBGV một số thủ thuật tìm kiếm thông tin nhanh, chính xác trên Google và

một số thủ thuật download nhanh những thông tin tìm kiếm được về máy tính

cá nhân để sử dụng làm tư liệu trong quá trình dạy học.

- Kỹ năng sử dụng phần mềm trình chiếu như phần mềm MS Powerpoint;

phần mềm Macromedia Flash; phần mềm Violet… Tuy nhiên trong mỗi nhà

trường nên thống nhất lựa chọn một trong số những phần mềm này để hướng

dẫn cho CBGV sử dụng, còn những phần mềm trình chiếu khác GV tự tham

khảo. Thông qua thực tiễn cho thấy trong số những phần mềm trình chiếu kể

Page 83: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

75

trên thì phần mềm Macromedia Flash được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn

và nó có thể khắc phục được khá nhiều nhược điểm của những phần mềm

trình chiếu ra đời trước đó. Do vậy nên tổ chức bồi dưỡng cho CBGV kỹ năng

sử dụng phần mềm trình chiếu Macromedia Flash.

Tuy nhiên nếu mỗi GV chỉ có những kỹ năng tin học cơ bản như trên

không thôi thì chưa đủ, tất cả những kỹ năng tin học kể trên chỉ là những công

cụ giúp GV ứng dụng vào trong dạy học, nó sẽ trở nên vô nghĩa thậm chí là

phản tác dụng nếu như GV không có ý tưởng sáng tạo trong mỗi bài dạy. Xây

dựng ý tưởng cho mỗi đơn vị kiến thức mà GV muốn truyền đạt đến HS mới

là điều quan trọng nhất. GV có trình độ tin học, thường xuyên ứng dụng

CNTT trong dạy học nhưng chưa chắc đã đổi mới được PPDH theo đúng

nghĩa của nó. Cho nên CBGV cần phải hết sức lưu ý rằng những TBDH có

hiện đại, tiện nghi đến đâu thì cũng không thể thay thế hoàn toàn được GV

trong quá trình dạy học.

Để việc tổ chức bồi dưỡng những kỹ năng tin học trên cho CBGV được

diễn ra nhanh và hiệu quả, CBQL của mỗi trường cần phải căn cứ vào tình

hình thực tế của nhà trường như trình độ tin học hiện có của mỗi CBGV,

những TBDH hiện có của nhà trường, khối lượng công việc mà mỗi GV đang

đảm nhiệm để bố trí các buổi học tập cho toàn thể CBGV trong trường một

cách hợp lí nhất, phải đảm bảo sao cho mỗi CBGV đều có điều kiện tham gia

học tập. Đầu tiên mỗi trường cử một số GV tin học đi tham gia tập huấn, dự

các buổi hội thảo về vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học. Sau đó về hướng

dẫn lại cho CBGV của nhà trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm dạy học cho GV

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- CBGV có khả năng sử dụng những chức năng cơ bản của một số phần mềm

dạy học như: Total Video Converter 3.12; Cabri; Mapble; Study English 1.0;

Crocodile Physics 605; Geometer‟s Sketchpad…

Page 84: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

76

- CBGV có khả năng sử dụng những phần mềm dạy học kể trên vào việc thiết

kế các tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện

Đối với CBGV việc tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được các chức năng

cơ bản của một số phần mềm dạy học đã khó và khéo léo sử dụng những chức

năng ấy vào việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT còn khó hơn nhiều.

Một giờ dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT có thực sự đạt được mục

tiêu đổi mới PPDH hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng các

phần mềm dạy học của GV. Nếu GV chỉ đơn thuần sử dụng phần mềm trình

chiếu, chiếu toàn bộ những nội dung kiến thức có trong giáo án dạy học

truyền thống thì không thể gọi đó là đổi mới PPDH được, mà đó chỉ là sự thay

đổi về cách thức truyền đạt kiến thức cho HS vì mới chỉ đổi được từ hình thức

“đọc chép” sang “nhìn chép”. Do vậy CBQL nhà trường cần phải coi việc

nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm dạy học cho GV là một trong

những nhiệm vụ quan trọng nhất khi tiến hành quản lý đổi mới PPDH theo

hướng công nghệ hóa. Muốn làm được điều này, CBQL nhà trường cần phải

làm tốt những công việc sau:

- Mỗi tổ bộ môn cử ra một số GV vừa có trình độ tin học cơ bản, vừa có kỹ

năng giảng dạy tốt đi tham dự các lớp tập huấn, các buổi hội thảo… về vấn đề

sử dụng các phần mềm dạy học, sau đó về hướng dẫn lại cho toàn bộ CBGV

trong tổ bộ môn của mình.

- Mời các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng về hướng dẫn cho

CBGV các kỹ năng khai thác phần mềm dạy học.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT

giữa GV trong một tổ bộ môn và giữa các tổ bộ môn trong toàn trường.

- Tổ chức các buổi giao lưu giữa CBGV trong trường hoặc giữa các trường,

để CBGV chia sẻ với nhau những kinh nghiệm sử dụng các phần mềm dạy

học.

Page 85: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

77

- Kịp thời khen thưởng và động viên khích lệ đối với những cá nhân, hay tổ

bộ môn có nhiều thành tích trong việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng các

phần mềm dạy học.

3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực có

ứng dụng công nghệ thông tin

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được một quy trình chuẩn áp dụng cho GV THPT giảng dạy

ở tất cả các bộ môn khi thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện

CBQL nhà trường giới thiệu cho GV mô hình ứng dụng CNTT trong

đổi mới PPDH:

Mô hình 3.1: Mô hình ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH

Sau khi nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cơ

bản và trình độ sử dụng các phần mềm dạy học cho CBGV thì công việc tiếp

theo khó khăn hơn đó là làm thế nào để giúp CBGV ứng dụng được những

điều họ đã học vào việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Và những

GV thiết kế GADHTC

Môi trường ứng dụng CNTT

Mức 1: Ứng dụng CNTT ở mức

đơn giản, mức phổ cập (mức cơ

bản). GV có kiến thức kĩ năng tin

học cơ bản

Mức 2: Ứng dụng CNTT ở mức

nâng cao. GV có kiến thức kĩ

năng tin học nâng cao hoặc GV

có thể kết hợp với GV tin học

hay các chuyên gia CNTT

GADHTC có

ứng dụng CNTT

GADHTC

điện tử

Page 86: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

78

giáo án ấy có thể sử dụng để tổ chức hoạt động dạy học trong phòng học ĐPT

mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay ở các

trường THPT của huyện Tam Đảo. Qua điều tra thực tế ở các trường cho

thấy, cả hai trường THPT của huyện Tam Đảo chưa có quy trình hướng dẫn

GV thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Cho nên tác giả đã mạnh dạn đề

xuất quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT như sau:

Trước hết mỗi GV cần nắm được bản chất của GADHTC có ứng dụng

CNTT:

Để thiết kế được GADHTC phải trải qua 4 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học

Để xác định được mục tiêu của bài học GV cần phải làm tốt những việc sau:

- Tìm hiểu những yêu cầu chung của chương trình môn học, căn cứ vào nội

dung bài học và năng lực hiện có của HS.

- Trên cơ sở đó xác định mục tiêu của bài học ở các phương diện về kiến thức,

kỹ năng, thái độ cần đạt ở HS.

+ Những yêu cầu về nắm vững tri thức, gồm các cấp độ: Biết, hiểu, ứng dụng,

phân tích, tổng hợp, đánh giá.

+ Những yêu cầu về kỹ năng, có các kỹ năng: nhận biết, vận dụng, thực

hành…

+ Những yêu cầu về giáo dục thái độ cho HS, có các cấp độ: Tiếp thu, hưởng

ứng, đánh giá, tổ chức giá trị mới, hành động theo giá trị…

GADHTC có ứng dụng CNTT=GADHTC + ứng dụng CNTT ở mức cơ bản

Giai đoạn 1

Xác định

mục tiêu bài

học

Giai đoạn 4

Thiết kế các

hoạt động

nhận thức của

HS

Giai đoạn 3

Lựa chọn và

phối hợp các

PPDH

Giai đoạn 2

Lựa chọn

TBDH

Page 87: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

79

+ Những yêu cầu về phát triển nhận thức cho HS như: Chú ý, quan sát, tưởng

tượng, tư duy, cảm xúc, khả năng sáng tạo…

* Giai đoạn 2: Lựa chọn TBDH

Khi lựa chọn TBDH GV cần phải căn cừ vào CSVC hiện có của nhà

trường, cần phải xác định được các TBDH mà mình cần dùng trong bài dạy

đồng thời có các phương án dự phòng khi các TBDH có thể bị hỏng khi đang

sử dụng. Ngoài ra GV cũng cần phải có sự lựa chọn TBDH phù hợp với nội

dung bài học, ý đồ sư phạm của mình và trình độ nhận thức của HS.

* Giai đoạn 3: Lựa chọn và phối hợp các PPDH

Lựa chọn và phối hợp các PPDH để có một giờ dạy đạt hiệu quả, GV

cần phải căn cứ vào:

- TBDH

- Nội dung kiến thức cần truyền đạt

- Đặc điểm về đối tượng người học

- Đặc điểm của các PPDH.

Khi lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong một bài dạy, GV cần

lưu ý: Không có PPDH nào là vặn năng. Mỗi một PPDH đều có ưu nhược

điểm riêng của nó cho nên cần phải phối hợp giữa các phương pháp để lấy ưu

điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp kia.

* Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động nhận thức của HS

Các hoạt động được thiết kế trong bài học cần phải được GV thực hiện

theo tiến trình bài dạy, các hoạt động này phải phù hợp với phương tiện,

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà GV đã lựa chọn trước đó.

Có thể có những loại hoạt động sau:

- Loại hoạt động khởi động: Đây là loại hoạt động được thực hiện vào đầu giờ

học với mục đích gây hứng thú học tập để HS hứng khởi bước vào bài học

mới hoặc ôn lại kiễn thức cũ có liên quan đến nội dung bài học mới hoặc cung

cấp những thông tin chính của bài học mới. Ngoài ra GV cũng có thể khởi

Page 88: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

80

động giờ học bằng hình thức tổ chức trò chơi mà thông qua đó GV vừa có thể

nhắc lại kiến thức, kỹ năng cũ đồng thời cũng có thể giới thiệu kiến thức, kỹ

năng mới. Việc lựa chọn khởi động giờ học cho HS ra sao không nên dập

khuôn máy móc mà mỗi GV cần phải căn cứ vào nội dung bài mới, vị trí của

bài mới trong chương trình, căn cứ vào TBDH và cũng cần phải căn cừ vào

trình độ nhận thức của đối tượng người học… để làm sao có thể lựa chọn

được hình thức khởi động giờ học phù hợp nhất, giúp cho HS có được tâm thế

tốt nhất để bước vào bài học mới.

- Loại hoạt động thực hiện những mục tiêu cơ bản của bài học:

Loại hoạt động này được thực hiện vào thời gian chính của giờ học, bao

gồm các hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

- Loại hoạt động kết thúc bài học:

Loại hoạt động này diễn ra vào cuối giờ học, bao gồm các hoạt động

với mục đích:

+ Tổng kết nội dung chính, kiến thức trọng tâm của giờ học

+ Hoạt động vận dụng kiến thức, kỹ năng mới học vào giải quyết các vấn đề

có liên quan.

+ Tiếp nhận những nhiệm vụ nối tiếp về bài học ở nhà và chuẩn bị bài mới.

Để thiết kế được các hoạt động đem lại hiệu quả trong quá trình dạy

học, GV cần phải lưu ý những điểm sau:

Không nên chia một bài học thành qúa nhiều hoạt động, vì như thế sẽ không

thể làm nổi bật lên nội dung kiến thức và kỹ năng ở mỗi hoạt động, đồng thời

cũng rất khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học.

Khi viết từng hoạt động nhận thức, GV cần nêu đủ những thông tin sau:

(1) Tên của hoạt động nhận thức (nhiệm vụ nhận thức)

(2) Mục tiêu của hoạt động nhận thức

(3) Các việc làm cụ thể của GV và HS sẽ diễn ra

(4) TBDH cần sử dụng

Page 89: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

81

(5) Dụ kiến thời gian

(6) Kết quả của hoạt động nhận thức

Trên cơ sở GV đã nắm vững việc thiết kế GADHTC, CBQL có thể hướng dẫn

GV thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT theo quy trình sau:

* Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị chu đáo trước khi soạn giáo án sẽ giúp cho quá trình thiết kế

giáo án của GV được diễn ra thuận lợi và nâng cao được chất lượng của giáo

án. Để chuẩn bị cho việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT, GV cần làm

tốt những công việc sau:

- Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy để nắm được nội dung kiến thức trọng tâm của

bài dạy.

- Soạn trước giáo án cho bài dạy theo cấu trúc của GADHTC

* Bước 2: Xây dựng ý tưởng cho việc thiết kế nội dung tư liệu điện tử sẽ tích

hợp vào GADHTC

Ý tưởng là khởi nguồn của mọi sự thành công cho nên đây là bước hết

sức quan trọng. Ở bước này, GV cần thực hiện những công việc sau:

- Hình dung được toàn bộ tiến trình hoạt động sư phạm sẽ diễn ra trong giờ dạy.

- Căn cứ vào mục tiêu của bài học và các hoạt động trong giờ dạy đã xác định.

Trên cơ sở đó xác định xem phần nào, nội dung nào của bài dạy cần đến sự hỗ

trợ của CNTT.

- Đối với những nội dung, đơn vị kiến thức cần đến sự hỗ trợ của CNTT thì ý

tưởng ứng dụng CNTT vào đó như thế nào, cần thiết ở mức độ nào. Để giải

quyết tốt những vấn đề này phải phụ thuộc vào trình độ tin học, năng lực sư

phạm của mỗi GV.

* Bước 3: Thực hiện các ý tưởng trên máy (Thiết kế nội dung tư liệu điện tử)

- Xử lý chuyển các nội dung trên vào máy tính để được một GADHTC có ứng

dụng CNTT bằng các phần mềm dạy học.

Page 90: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

82

- Ý tưởng cho việc thiết kế nội dung các tư liệu điện tử tích hợp vào

GADHTC là do GV nghĩ ra, tuy nhiên để biến những ý tưởng ấy thành hiện

thực, tức là có thể thể hiện được những ý tưởng trên máy tính lại là một việc

không hề đơn giản, bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ tin học của GV, chức

năng của các phần mềm dạy học. Khi thực hiện ý tưởng của mình không được

nếu là do trình độ tin học còn hạn chế thì GV có thể tìm đến đồng nghiệp hoặc

các chuyên gia tin học để được tư vấn, giúp đỡ. Còn nếu là do hạn chế của

công nghệ, tức là với công nghệ hiện tại vẫn chưa thể thực hiện được thì GV

buộc phải từ bỏ ý tưởng ban đầu và tìm đến với ý tưởng khác. Điều này hoàn

toàn phụ thuộc vào khả năng nỗ lực và sự linh hoạt, tùy cơ ứng biến của GV.

- Khi tiến hành thiết kế trên máy phải luôn chú ý đến yếu tố thời gian, tính

khoa học, tính sư phạm

* Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện công việc thiết kế nội dung tư liệu điện tử

- Chạy thử nội dung tư liệu điện tử đã thiết kế được trên máy tính để điều

chỉnh những sai xót về mặt kỹ thuật và sự bất hợp lí trong thiết kế.

- Cuối cùng sau khi đã hoàn thiện nội dung tư liệu điện tử để tích hợp vào

GADHTC cần phải có phương án sao lưu dự phòng (lưu lại trên máy tính, lưu

vào USB, lưu vào đĩa CD… và lưu trên mạng Internet dưới dạng thư điện tử

cũng rất tiện lợi và an toàn).

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng quy trình sử dụng giáo án dạy học tích cực có

ứng dụng CNTT

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được một quy trình chuẩn áp dụng cho GV THPT giảng dạy ở

tất cả các bộ môn khi sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT trong các bài dạy.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện

Sau khi GV đã thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT thì việc

hướng dẫn họ sử dụng giáo án ấy vào các giờ dạy cũng hết sức quan trọng.

Giáo án có thiết kế tỉ mỉ đến mấy nếu như không nắm được cách thức sử dụng

Page 91: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

83

nó thì chắc chắn giờ dạy sẽ không đem lại hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu

đổi mới PPDH như mong muốn. Để giúp GV sử dụng có hiệu qủa GADHTC

có ứng dụng CNTT, CBQL có thể hướng dẫn họ sử dụng loại giáo án này

theo quy trình sau:

* Bước 1: Chuẩn bị cho các giờ dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT

Để có thể tiến hành dạy học được bằng GADHTC có ứng dụng CNTT

GV cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị sau : Máy vi tính (máy tính để bàn

hoặc máy tính xách tay); Máy chiếu đa năng, màn chiếu; hệ thống loa phát

thanh… Vì vậy nếu GV tiến hành dạy học trong phòng học ĐPT mà có đầy

đủ những thiết bị kể trên thì chỉ cần mất ít phút xác minh rằng những thiết bị

ấy vẫn hoạt động tốt là được, còn nếu GV tiến hành dạy trên các lớp học

thông thường chưa được trang bị sãn những thiết bị kể trên thì trước khi vào

giờ học, GV phải nhanh chóng cùng với sự hỗ trợ của người khác lắp đặt

nhanh hệ thống máy tính, máy chiếu đa năng, loa phát thanh… vào phòng học

để sẵn sàng tiến hành dạy học ở trong phòng học này. GV lưu ý là công việc

chuẩn bị này cần phải được thực hiện nhanh và hết sức cẩn thận. Ngoài ra

trong khâu chuẩn bị, GV cũng phải lường trước tình huống không mong

muốn đó là giờ dạy đang tiến hành thì bị mất điện đột ngột. Để xử lý sự cố

này tốt nhất là tất cả các TBDH hiện đại đều phải được cắm qua bộ lưu điện.

Còn trong điều kiện nhà trường chưa có bộ lưu điện, thì GV cần phải tìm cách

báo ngay cho nhân viên nhà trường khởi động hệ thống máy phát điện. GV

cũng cần phải tính đến trường hợp xấu nhất đó là không thể khác phục được

tình trạng mất điện. Khi ấy GV phải hết sức bình tĩnh, tùy cơ ứng biến sao

cho giờ dạy của mình vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.

* Bước 2: Tiến hành hoạt động dạy học bằng GADHTC có ứng dụng CNTT

CBQL nhà trường cần quán triệt cho đội ngũ GV trong suốt giờ dạy

thực hiện tốt những nguyên tắc sau:

Page 92: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

84

- GV phải luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức hoạt động học tập cho

HS, không được quá ỷ lại vào công nghệ. Tránh để xảy ra tình trạng GV ngồi

một chỗ bấm máy và thuyết trình đọc lại toàn bộ những gì đang trình chiếu ở

trên màn chiếu. GV cần phải kết hợp sử dụng thêm bảng phụ để phân tích,

làm rõ những nội dung kiến thức mà GV chưa thực hiện được ở trên máy tính,

đồng thời phân tích các ý tưởng sáng tạo của HS.

- Trong mỗi hoạt động học tập của HS, GV cần lưu ý là không nên quá tập

trung vào yếu tố công nghệ mà quan trọng là GV phải biết sử dụng CNTT

đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ rồi kết hợp khéo léo với năng lực sư phạm

của bản thân để sao cho phát huy được tính chủ động, tích cực và khả năng

sáng tạo của HS.

* Bước 3: Rút kinh nghiệm sau giờ dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT:

Kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn và nhận thức là một quá trình do

vậy làm tốt khâu rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy bằng GADHTC có ứng

dụng CNTT sẽ giúp cho GV tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết

kế và sử dụng loại giáo án này. Đối với những giờ dạy có CBQL và GV dự

giờ, để công việc rùt kinh nghiệm được diễn ra thuận lợi, CBQL cần tiến hành

cho rút kinh nghiệm ngay sau khi giờ dạy kết thúc. Khi tiến hành họp rút kinh

nghiệm thì bắt buộc phải có mặt của GV đã trực tiếp giảng dạy giờ học đó,

cùng với những CBGV đã tham dự giờ dạy cần rút kinh nghiệm. Trong khi

họp rút kinh nghiệm cho mỗi giờ dạy cần làm tốt công việc sau:

- Chỉ rõ những hạn chế của giờ dạy cả về mặt phương pháp và yếu tố công

nghệ.

- Cách khắc phục những hạn chế có trong giờ dạy.

- Đóng góp thêm những ý tưởng khác để GV tham khảo

- Chỉ rỏ những ưu điểm của giờ dạy để những GV khác học tập làm theo.

Bên cạnh đó CBQL cũng cần lưu ý cho GV, không phải chỉ có những

giờ dạy có đồng nghiệp dự giờ hay những giờ dạy thực tập thì mới cần tiến

Page 93: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

85

hành rút kinh nghiệm mà công việc này phải luôn được tiến hành ngay sau

mỗi giờ dạy. Tức là mỗi GV phải biết tự rút kinh nghiệm ngay sau mỗi giờ

dạy của mình bằng cách luôn đem theo quyển sổ “Rút kinh nghiệm sau mỗi

giờ dạy”. CBQL sẽ phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá quyển sổ này và

tiến hành quản lý nó như những loại hồ sơ khác của GV.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây dựng

phòng học ĐPT để ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Phát triển hệ thống TBDH hiện đại đáp ứng được yêu cầu xây dựng

phòng học ĐPT và phục vụ tốt nhu cầu soạn giảng bằng GADHTC có ứng

dụng CNTT của đội ngũ GV các trường THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo

tỉnh vĩnh Phúc.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện

Công việc đầu tiên mà CBQL cần phải thực hiện khi tiến hành quản lý

việc mua sắm những TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT đó là phải rà

soát lại toàn bộ những TBDH hiện đại mà trường mình đang có, kiểm tra kỹ

lưỡng xem những thiết bị ấy còn có khả năng sử dụng hay không. Sau đó

CBQL căn cứ vào yêu cầu cụ thể về số lượng, chủng loại các TBDH hiện đại

cần thiết cho việc xây dựng các phòng học ĐPT của nhà trường rồi mới tiến

hành lập danh sách để mua. Đảm bảo rằng những thiết bị khi được mua về đủ

về số lượng, đúng về chủng loại và tránh được sự lãng phí không cần thiết.

Trên cơ sở những thiết bị cần mua sắm, CBQL dự trù kinh phí phải chi

trả cho việc mua sắm những trang thiết bị này. Đầu tư mua sắm các trang

TBDH hiện đại và xây dựng các phòng học ĐPT là rất tốn kém. Hơn nữa

quản lý việc sử dụng các TBDH hiện đại và các phòng học ĐPT sao cho hiệu

quả cũng hết sức khó khăn. Để thực hiện được mục tiêu của việc tăng cường

đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT CBQL nhà trường

cần làm tốt những công việc sau:

Page 94: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

86

* Huy động cộng đồng đầu tư CSCV, TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT

Xã hội hoá giáo dục là một công tác cần tiến hành thường xuyên đối với

tất cả CBQL giáo dục các cấp. Để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong

lĩnh vực này, nhà trường cần tập trung trước hết vào công tác tuyên truyền,

nâng cao nhận thức không chỉ với CBQL mà đặc biệt đội ngũ CBGV và đi

đôi với đó là việc nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là nâng cao hiệu quả

các giờ dạy có ứng dụng CNTT.

* Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn

phúc lợi đào tạo của đơn vị để đầu tư, nâng cấp CSVC, TBDH hiện đại

Với điều kiện hiện tại của các trường THPT, muốn áp dụng GADHTC

có ứng dụng CNTT vào giảng dạy, cần tập trung một lượng kinh phí thường

xuyên vào việc đầu tư cho việc mua sắm các thiết bị phục vụ thiết kế và sử

dụng loại giáo án này như các phần mềm mới, các đĩa hình ảnh, truy cập

mạng, Download phần mềm, dữ liệu vv... Do vậy, hằng năm đơn vị phải lập

kế hoạch mua sắm chi tiết, giải ngân và làm các thủ tục hành chính kịp thời để

trình các cấp quản lý cấp kinh phí kịp thời. Công tác thẩm định giá, thẩm định

chất lượng thiết bị , công tác chỉ định thầu, đấu thầu cần được làm theo đúng

quy trình và nên mời các tổ chức tư vấn có uy tín tham gia.

* Cải tiến công tác quản lý, bảo dưỡng TBDH hiện đại

Công tác quản lý và bảo dưỡng các TBDH hiện đại là nhiệm vụ rất

quan trọng. Công tác này quyết định rất lớn đến thành công của việc ứng

dụng CNTT vào dạy học. Đây là yếu tố chính để khắc phục tình trạng có

TBDH mà hiệu suất sử dụng chưa cao trong các cơ sở giáo dục. Đối với

trường THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc tác giả đề xuất một

số biện pháp quản lý sau:

* Thành lập bộ phận chuyên trách để quản lý TBDH hiện đại

Page 95: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

87

Nhiệm vụ của bộ phận này là: quản lý, hướng dẫn, vận hành, bảo dưỡng

các TBDH hiện đại.

* Xây dựng những qui định về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng

tập thể đơn vị và từng cá nhân trong trường về việc xây dựng, mua sắm, trang

bị, sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH hiện đại

- Xây dựng những nguyên tắc, thể thức, qui chế sử dụng và bảo quản TBDH

hiện đại.

- Xây dựng văn bản qui trình kỹ thuật trong thao tác vận hành và bảo dưỡng,

đảm bảo tuổi thọ của mỗi loại thiết bị cho cán bộ quản lý TBDH hiện đại.

- Đưa việc sử dụng hiệu quả TBDH hiện đại vào tiêu chuẩn đánh giá

giáo viên. Đây là giải pháp nhằm tăng cường, củng cố ý thức, thái độ và sự

say mê của người thầy đối với việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách

có hiệu quả để đổi mới phương pháp dạy học.

* Tổ chức bồi dưỡng cho CBGV về kỹ năng sử dụng và bảo quản TBDH hiện đại

- Hằng năm, tổ chức các chuyên đề về vai trò, ý nghĩa của TBDH hiện đại

đối với việc đổi mới PPDH, bồi dưỡng lý thuyết, tập huấn cho GV trong các

trường về nguyên tắc và kỹ năng sử dụng và bảo quản TBDH hiện đại theo

hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá.

- Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về sử dụng TBDH hiện đại.

- Khuyến khích CBGV truy cập Internet để cập nhật thông tin, tự nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .

- Hằng năm, tổ chức các cuộc thi, hội thảo, xemine, báo cáo khoa học về

ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học.

- Mỗi năm vào dịp hè, cần định kỳ bổ túc kiến thức, kỹ năng và nghiệp

vụ bảo quản, bảo dưỡng, tu bổ máy móc thiết bị theo đúng tiêu chuẩn đã định

ra của nhà sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,..) cho bộ phận chuyên trách

quản lý TBDH.

- Bố trí thời khoá biểu hợp lý, không để lãng phí TBDH.

Page 96: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

88

- Đầu tư kinh phí duy trì hoạt động và phát triển TBDH hiện đại cả về số

lượng và chất lượng.

* Xây dựng và sử dụng phòng học ĐPT

- Lập kế hoạch phát triển phòng học ĐPT

Có thể hiểu lập kế hoạch phát triển phòng học ĐPT là quá trình thiết lập

các mục tiêu, hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các

mục tiêu đã nêu là: phát triển phòng học ĐPT hỗ trợ giảng dạy nhằm đổi mới

PPDH của nhà trường theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá.

- Tổ chức thực hiện việc phát triển phòng học ĐPT

Xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, cần có sự phân công cụ thể

cho các phòng ban chức năng liên quan mua sắm lắp đặt các phương tiện kỹ

thuật dạy học hiện đại (cái gì đã có, cái gì còn thiếu, cái gì lạc hậu cần thanh

lý, mua cái gì, với số lượng bao nhiêu, từ nguồn tài chính nào, thời gian thực

hiện và các biện pháp quản lý cần thiết,...) cho các phòng học ĐPT mới cũng

như việc bảo trì các thiết bị dạy học hiện có.

Cập nhật các thông tin về các TBDH mới để thường xuyên có kế hoạch

bổ sung theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hóa.

* Chỉ đạo triển khai việc mua sắm và lắp đặt các TBDH hiện đại

- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước

- Ký hợp đồng mua sắm, hợp đồng bảo hành sản phẩm...

- Lắp đặt thiết bị

* Chỉ đạo triển khai việc sử dụng phòng học ĐPT

- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ chuyên trách có khả năng

hiểu biết về tính năng, tác dụng của các phòng học ĐPT.

- Tổ chức tập huấn cho tất cả đội ngũ GV trong trường về tính năng, tác

dụng của các TBDH hiện đại.

- Giám sát chặt chẽ việc sử dụng các TBDH hiện đại. Tránh lạm dụng

những thiết bị này trong quá trình dạy học.

Page 97: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

89

* Chỉ đạo việc bảo quản TBDH hiện đại

Hướng dẫn các thao tác sử dụng đúng qui trình vận hành và thời gian sử dụng

của mỗi loại TBDH hiện đại cho người sử dụng để tránh hỏng hóc và mất an toàn.

Cất giữ các TBDH hiện đại theo đúng tiêu chuẩn đã định ra của nhà sản

xuất (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,...)

Thường xuyên bảo dưỡng (lau chùi, tra dầu mỡ, sấy nóng, hút bụi và

chạy bảo dưỡng,...)

* Kiểm tra, đánh giá về việc sử dụng và quản lý phòng học ĐPT

Đây là khâu cuối cùng của qui trình quản lý phòng học ĐPT. Đặt ra tiêu

chí đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học ĐPT. Đặt ra tiêu chí đánh

giá khả năng khai thác tối đa tính năng, tác dụng của từng TBDH được lắp đặt

trong phòng học ĐPT. Hiệu quả sử dụng của một phòng học ĐPT phải được

đánh giá thông qua kết qủa học tập của các lớp khi giáo viên dạy học theo

phương pháp mới so với PPDH truyền thống.

Thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ và hoạt động đánh

giá nhằm tìm ra các sai lệch trong khâu nào (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hay

chính bởi khâu kiểm tra) của hoạt động quản lý phòng học ĐPT; từ đó có các

quyết định điều chỉnh kịp thời.

3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH của GV

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá được kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH

của GV một cách chính xác để làm cơ sở đưa ra những quyết định khen

thưởng, kỷ luật hợp lý, từ đó nâng cao ý thức tự giác của GV trong việc ứng

dụng CNTT vào đổi mới PPDH.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện

Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH của đội

ngũ GV một cách chính xác, khoa học sẽ góp phần tạo nên sự thành công

Page 98: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

90

trong công tác quản lý của CBQL nhà trường về vấn đề này. Để có thể thực

hiện tốt được nhiệm vụ này, CBQL cần thực hiện theo quy trình sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra đánh giá

Bước 1: Xác định chuẩn

CBQL phải xây dựng hoặc xác định những chuẩn mà mỗi GV cần đạt

được khi ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH. Chuẩn này cần được xây dựng

trên cơ sở thực tế của nhà trường về CSVC, TBDH hiện đại, trình độ của HS.

CBQL có thể đánh giá kết quả ứng dụng CNTT của GV nhà trường thông qua

các tiêu chí:

- Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học (ít, thỉnh thoảng, thường xuyên). Để

đánh giá được tiêu chí này, CBQL phải quản lý chạt chẽ các giờ dạy của GV,

có thể giao cho các tổ trưởng bộ môn theo dõi việc sử dụng các TBDH hiện

đại thông qua quyển sổ nhật ký sử dụng TBDH của phòng thiết bị. Hàng

tháng các tổ trưởng bộ môn phải có tổng hợp, báo cáo cụ thể việc sử dụng

TBDH hiện đại của từng GV trong tổ bộ môn của mình để CBQL nắm được.

Xác

lập

chuẩn

Đo lường

thành tích

So sánh

thành tích

với chuẩn

Xử lý

Phát huy

thành tích

Uốn nắn lệch lạc

Không

Page 99: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

91

- Chất lượng giờ dạy của mỗi GV. Tiêu chí này rất khó đánh giá vì CBQL

không thể đi dự giờ của tất cả các giờ dạy của GV được. Nếu CBQL chỉ căn

cứ vào các giờ dạy thực tập của GV để đánh giá về chất lượng giờ dạy của

GV thì cũng không thể chính xác. Do vậy CBQL phải xây dựng chuẩn đánh

giá cho tiêu chí này từ nhiều kênh thông tin khác nhau: Từ một số giờ dạy dạy

thực tập của GV, từ các quyển sổ dự giờ của những GV khác, từ tổ trưởng bộ

môn, từ phía HS… trên cơ sở đó, CBQL căn cừ vào tất cả những thông tin từ

các kênh thông tin trên để có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá một

cách chính xác, khách quan nhất đối với mỗi GV.

- Kết quả học tập môn học của HS do GV giảng dạy. Để xây dựng chuẩn đánh

giá cho tiêu chí này, CBQL phải xem xét mức độ tiến bộ trong học tập của

HS. Trước khi phân công cho GV giảng dạy ở khối lớp nào, CBQL phải cho

tiến hành điều tra về chất lượng thực tế của môn học của HS ở khối, lớp đó.

Sau hàng tháng hoặc sau mỗi kỳ học tiến hành cho khảo sát để xem xét sự

tiến bộ của HS do GV ấy giảng dạy. Công việc này cần phải được thực hiện

chính xác và công khai.

Bước 2: Đo lường thành tích

Số lượng GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo là khá

đông. Trường THPT Tam Đảo có 68 GV; Trường THPT Tam Đảo 2 có 59

GV. Trong khi đó mỗi trưởng lại chỉ có 3 CBQL nên chỉ có CBQL nhà

trường tham gia làm công tác kiểm tra mức độ đạt chuẩn của mỗi GV trong

việc ứng dụng CNTT vào dạy học là không thể thực hiện được. Vì vậy CBQL

phải tổ chức được một lực lượng tham gia trong quá trình kiểm tra sao cho

đảm bảo được những yêu cầu đo đạc, thu thập được những thông tin kịp thời,

chính xác, khách quan. Lực lượng tham gia trong quá trình kiểm tra có thể

bao gồm: CBQL; tổ trưởng và tổ phó của các tổ bộ môn, các ban ngành đoàn

thể trong nhà trường, một số GV dạy giỏi có uy tín, có trình độ chuyên môn.

Page 100: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

92

Bước 3: Đánh giá các kết quả kiểm tra được

Thực hiện nhiệm vụ này, CBQL xem xét sự phù hợp giữa kết qủa đo

lường ở bước 2 so với hệ tiêu chuẩn đã xây dựng ở bước 1. Để làm tốt bước

này đòi hỏi CBQL phải có kỹ năng, kỹ thuật cao đồng thời nhạy bén để có

khả năng xác định đúng đắn kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH

của từng GV. Từ kết quả đó, CBQL phải đưa ra được nhận xét cụ thể đối với

từng GV xem họ ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH như thế đã phù hợp,

chưa phù hợp hay hoàn toàn không phù hợp.

Bước 4: Ra quyết định điều chỉnh

Trên cơ sở đã xác định được kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mới

PPDH của mỗi GV, CBQL đưa ra những quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

- Phát huy thành tích: Nếu việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH của GV

là phù hợp với các tiêu chuẩn thì cần có sự động viên, khích lệ và nếu GV nào

đạt được ở mức độ xuất sắc có thể đề nghị khen thưởng hoặc tổng kết thành

các bài học, thành những tấm gương điển hình để những GV khác học tập và

làm theo.

- Uốn nắn sửa chữa: Nếu việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH của GV

nào lệch lạc so với chuẩn quy định, trong điều kiện cho phép thì CBQL cần

tác động tới hành vi, thái độ của những GV này để họ nỗ lực hơn nữa hoặc tự

điều chỉnh lại hành vi, ý thức của chính mình để đạt được yêu cầu đề ra.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu CBQL xét thấy những chuẩn đánh giá

đã xây dựng ở bước 1 chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh lại hoặc có sự hỗ trợ

đối với những GV này để họ có thể đạt được kết quả tốt hơn khi ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH. Tuy nhiên sau khi uốn nắn sửa chữa cần có sự đo

đạc, đánh giá lại.

- Xử lý: Nếu thấy kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH của GV nào

không phù hợp so với chuẩn đánh giá, có những vi phạm nghiêm trọng về các

nguyên tắc trong việc ứng dụng CNTT chẳng hạn như quá lạm dụng CNTT.

Page 101: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

93

Khi ấy CBQL cần phải đưa ra các quyết định xử lý đối với những GV này

một cách thấu tình, đạt lí.

Việc, CBQL đưa ra các quyết định điều chỉnh đối với kết quả ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH của GV phải tuân thủ các yêu cầu sau:

+ Chỉ điều chỉnh nếu thấy thực sự cần thiết để đảm bảo tính ổn định

trong công tác giảng dạy của đội ngũ GV nhà trường.

+ Điều chỉnh phải đúng mức độ, tránh vội vã, nôn nóng. Tránh điều

chỉnh một cách tùy tiện thiếu cân nhắc tạo nên sự hoang mang trong đội ngũ

GV nhà trường.

+ Bất cứ một sự điều chỉnh nào từ phía CBQL đều tạo ra những sự biến

động nhất định đối với GV nhà trường cho nên CBQL cần lường trước các

hậu quả có thể có ngay sau khi mình ra quyết định điều chỉnh. [10, tr. 85-90]

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để phát huy được hiệu quả của một số biện pháp quản lý ứng dụng

CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT của huyện Tam Đảo, tỉnh

Vĩnh Phúc, CBQL nhà trường cần phải thấy được mối quan hệ mật thiết giữa

các biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp.

Đồng thời CBQL còn phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp

có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các

nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trước hết CBQL nhà trường cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan

trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi biện pháp 1 đề cập

đến vấn đề nhận thức. Trong cuộc sống, con người có nhận thức ra sao thì sẽ

hành động như vậy. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động

đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra

được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL

cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải

kiên trì thực hiện.

Page 102: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

94

Cơ sở để mỗi GV có thể ứng dụng CNTT trong dạy học đó là trình độ

tin học của họ. Trình độ tinh học của GV có thể giúp GV trong việc tìm hiểu

về thế giới số, thế giới công nghệ, giúp GV trong việc khai thác thông tin trên

mạng Internet, giúp GV tìm hiểu về các phần mềm dạy học để từ đó GV có

thể thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT và có khả năng sử dụng loại

giáo án này để dạy học trong môi trường học tập ĐPT. Cho nên có thể nói,

nếu GV không có trình độ tin học cơ bản thì chắc chắn sẽ không thể ứng dụng

CNTT vào trong quá trình dạy học. Từ điều này cho thấy biện pháp 2 là cơ sở

để hỗ trợ cho biện pháp 3, 4, và 5.

Biện pháp 3 có nội dung là nâng cao khả năng sử dụng một số phần

mềm dạy học. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp cho GV có kĩ năng khai

thác các phần mềm dạy học từ đó có thể thiết kế được các tư liệu điện tử tích

hợp vào GADHTC. Và đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế GADHTC

có ứng dụng CNTT.

Biện pháp 4 và 5 sẽ giúp GV nắm vững quy trình thiết kế và sử dụng

GADHTC có ứng dụng CNTT trên cơ sở đó giúp GV tránh được tình trạng

lạm dụng CNTT trong đổi mới PPDH.

Như chúng ta đã biết, phần lớn các TBDH hiện đại có giá thành tương

đối cao và cách thức sử dụng, bảo dưỡng các TBDH hiện đại cũng phức tạp

hơn so với các TBDH truyền thống. Thực hiện tốt biện pháp 6 là để nâng cao

được hiệu quả của các TBDH hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để GV ứng

dụng CNTT vào dạy học.

Thực hiện biện pháp 7 chính là thực hiện một chức năng quan trọng trong

việc quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Thông qua kiểm tra, đánh

giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV giúp cho CBQL có những

căn cứ điều chỉnh về cách thức ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH của họ.

Có thể nói, mỗi biện pháp trong số 7 biện pháp có trong đề tài đều có

những ảnh hưởng nhất định đối với các biện pháp còn lại. Do đó CBQL nhà

trường cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận

dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lý của mình.

Page 103: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

95

Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản

lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT trên địa bàn

huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã đề xuất ở trên. Tác giả đã lấy ý kiến đánh

giá của 6 CBQL, 16 tổ trưởng và tổ phó các tổ chuyên môn và 6 GV dạy giỏi

cấp tỉnh. Tổng số CBQL và CBGV được điều tra về việc đánh giá tính cần

thiết, tính khả thi của các biện pháp là 28. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả

thi của các biện pháp quản lý đề xuất ở các mức độ.

* Nhận thức về mức độ cần thiết của 7 biện pháp được đề xuất có 4 mức

độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết

Biện

pháp 3

Biện

pháp 2

Biện

pháp 4

Biện

pháp 5

Biện

pháp 7

Biện

pháp 6

Biện pháp 1

Sự tác động trực tiếp

Sự tác động gián tiếp

Page 104: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

96

* Nhận thức về mức độ khả thi của 7 biện pháp được đề xuất có 4 mức

độ: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

Bước 3: Phát phiếu điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu:

* Kết quả khảo nghiệm được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau:

- Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi: 4 điểm

- Mức độ 2: Cần thiết và khả thi: 3 điểm

- Mức độ 3: Ít cần thiết và ít khả thi: 2 điểm

- Mức độ 4: Không cần thiết và không khả thi: 1 điểm

* Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc.

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất

TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết

X Thứ

bậc 1 2 3 4

1

1

Nâng cao nhận thức cho

GV về tầm quan trọng của

việc ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH

27 1 0 0 111 3,96 1

1

2

Xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng cho GV ở các trường

THPT về kiến thức, kỹ

năng tin học cơ bản

26 1 1 0 109 3,89 3

3

3

Nâng cao khả năng sử

dụng một số phần mềm

ứng dụng trong dạy học

cho GV.

20 6 2 0 102 3,64 6

4

4

Xây dựng quy trình thiết

kế GADHTC có ứng dụng

CNTT.

24 2 2 0 106 3,78 4

5

5

Xây dựng quy trình sử dụng

GADHTC có ứng dụng

CNTT trong các bài dạy.

22 4 2 0 104 3,71 5

Page 105: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

97

6

6

Tăng cường đầu tư mua

sắm TBDH hiện đại, xây

dựng phòng học ĐPT để

ứng dụng hiệu quả CNTT

trong dạy học.

26 2 0 0 110 3,92 2

7

7

Tăng cường đánh giá kết

quả ứng dụng CNTT trong

đổi mới PPDH của GV.

20 4 4 0 100 3,57 7

Kết quả khảo nghiệm: Qua việc kiểm định nhận thức mức độ cần thiết

của các biện pháp đề xuất của tác giả đã được đánh giá rất cần thiết, thể hiện

điểm trung bình X = 3,78 và có 7/7 biện pháp (100%) có điểm trung bình X > 3.

Trong đó: “Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của việc ứng

dụng CNTT trong đổi mới PPDH” được đánh giá rất cần thiết với X =3,96,

xếp thứ bậc 1; biện pháp “Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây

dựng phòng học ĐPT để ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học.” với

X =3,92, xếp thứ bậc 2; biện pháp “Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có

ứng dụng CNTT”, với X =3,78, xếp thứ bậc 3; biện pháp “Xây dựng quy

trình sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT trong các bài dạy.”, với X =3,71,

xếp thứ bậc 4.

Page 106: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

98

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

TT Tên biện pháp Mức độ khả thi

X Thứ

bậc 1 2 3 4

1

1

Nâng cao nhận thức cho

GV về tầm quan trọng của

việc ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH

27 1 0 0 111 3,96 1

1

2

Xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng cho GV ở các

trường THPT về kiến

thức, kỹ năng tin học cơ

bản

26 1 1 0 109 3,89 2

3

3

Nâng cao khả năng sử

dụng một số phần mềm

ứng dụng trong dạy học

cho GV.

18 5 5 0 97 3,46 6

4

4

Xây dựng quy trình thiết

kế GADHTC có ứng dụng

CNTT.

22 3 2 0 101 3,6 4

5

5

Xây dựng quy trình sử

dụng GADHTC có ứng

dụng CNTT trong các bài

dạy.

23 2 3 0 104 3,71 3

6

6

Tăng cường đầu tư mua

sắm TBDH hiện đại, xây

dựng phòng học ĐPT để

ứng dụng hiệu quả CNTT

trong dạy học.

18 4 4 2 94 3,35 7

7

7

Tăng cường đánh giá kết

quả ứng dụng CNTT trong

đổi mới PPDH của GV.

20 4 4 0 100 3,57 5

Page 107: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

99

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy các khách thể đánh giá những biện

pháp đề xuất ở mức độ rất khả thi, được thể hiện bằng điểm trung bình

X =3,65 và có 7/7 biện pháp (100%) có điểm trung bình X > 3.

Theo ý kiến đánh giá, mức độ khả thi của các biện pháp rất khả thi có 3

biện pháp: biện pháp “Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của

việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH” với X =3,96, xếp thứ bậc 1; biện

pháp“Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV ở các trường THPT về kiến

thức, kỹ năng tin học cơ bản” với X =3,89, xếp thứ bậc 2; biện pháp “Xây

dựng quy trình sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT trong các bài dạy”, với

X =3,71, xếp thứ bậc 3.

Biện pháp“Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây dựng

phòng học ĐPT để ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học” với X =3,35 xếp

thứ bậc 7, có mức độ khả thi thấp nhất. Tuy nhiên biện pháp này lại có mức

cần thiết cao (Tính cần thiết với X = 3,92 ). Sau khi thực hiện phân tích tính

cần thiết và tính khả thi sẽ kiểm chứng sự phù hợp của các biện pháp quản lý

bằng phương pháp thống kê Toán học để tính mối tương quan giữa tính cần

thiết và tính khả thi của các biện pháp theo công thức Spearman.

Page 108: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

100

Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của

các biện pháp

TT Tên biện pháp

Tính

cần

thiết

(X)

Tính

khả thi

(Y)

Thứ

bậc

(X)

Thứ

bậc

(Y)

Hiệu số

D D2

1

1

Nâng cao nhận thức cho

GV về tầm quan trọng

của việc ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH

3,96 3,96 1 1 0 0

1

2

Xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng cho GV ở các

trường THPT về kiến

thức, kỹ năng tin học cơ

bản

3,89 3,89 3 2 1 1

3

3

Nâng cao khả năng sử

dụng một số phần mềm

ứng dụng trong dạy học

cho GV

3,64 3,46 6 6 0 0

4

4

Xây dựng quy trình thiết

kế GADHTC có ứng

dụng CNTT

3,78 3,6 4 4 0 0

5

5

Xây dựng quy trình sử

dụng GADHTC có ứng

dụng CNTT trong các bài

dạy

3,71 3,71 5 3 2 4

6

6

Tăng cường đầu tư mua

sắm TBDH hiện đại, xây

dựng phòng học ĐPT để

ứng dụng hiệu quả CNTT

trong dạy học

3,92 3,35 2 7 -5 25

7

7

Tăng cường đánh giá kết

quả ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH của

GV

3,57 3,57 7 5 2 4

D2 = 34

Page 109: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

101

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

r = 1 - )1(

62

2

NN

D

Với r là hệ số tương quan.

D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh.

N là số các biện pháp quản lý đề xuất.

Và qui ước: Nếu r > 0 là tương quan thuận.

r < 0 là tương quan nghịch.

Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ.

Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.

Thay các giá trị vào công thức ta thấy: r = 17.7

34.61

2 = 0.39

Với hệ số tương quan r = 0,39 cho phép kết luận: mối tương quan trên là

tương quan thuận. Có nghĩa là mức độ cần thiết và mức độc khả thi phù hợp nhau.

Biểu đồ 3.1: Mối tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp

3

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

4

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7

Tính cần thiết

Tính khả thi

Page 110: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

102

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy cả 7 biện pháp mà tác giả đề xuất đều có

tính tương quan thuận. Biện pháp 1,2,5,7 tính đồng thuận rất cao, chỉ có biện

pháp số 6 có sự chênh lệch khá cao giữa tính cần thiết và khả thi. Qua kết quả

khảo nghiệm, chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa, để quản lý ứng

dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT huyện Tam Đảo đạt

hiệu quả cao cần thực hiện các biện pháp cơ bản đã nêu. Các biện pháp đó

vừa cần thiết vừa khả thi cho hiện tại, lại mang tính chiến lược lâu dài mà

công tác QLGD trong các nhà trường cần hướng tới.

Page 111: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thế kỉ 21 là thế kỉ của CNTT - một thế kỉ mà được các nhà khoa học

dự báo là sẽ có nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực phát triển mạnh mẽ. Và

giáo dục là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất, bởi cùng với

sự phát triển của khoa học công nghệ các phương tiện, kĩ thuật hiện đại đã

được ứng dụng một cách rộng rãi để phục vụ cho ngành giáo dục. Cho nên

ứng dụng CNTT để góp phần đổi mới PPDH đang là một xu thế tất yếu của

các nhà trường hiện nay. Tuy nhiên ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy

học không phải là một việc làm đơn giản. Nếu ứng dụng CNTT không hợp lý

thì sẽ trở thành lạm dụng CNTT. Khi ấy không những không đạt được mục

đích đổi mới PPDH mà còn làm cho phương pháp dạy và học của GV và HS

có sự sáo trộn dẫn đến hiệu quả của quá trình dạy học không cao. Để tránh

được thực trạng này CBQL nhà trường cần phải coi quản lý ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục nhà

trường, từ đó dành nhiều thời gian, công sức hơn cho công việc này. Trong

khi đó từ việc nghiên cứu thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT

trong đổi mới PPDH ở các trường THPT của huyện Tam Đảo cho thấy còn

nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy luận văn đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ

thống về lý luận quản lý nói chung, lý luận quản lý nhà trường và đặc biệt là lý

luận quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Trên cơ sở này tác giả đã

nghiên cứu thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới

PPDH ở các trường THPT của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất được

một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH phù hợp với các

trường THPT của huyện Tam Đảo. Những biện pháp ấy bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của việc ứng

dụng CNTT trong đổi mới PPDH

Page 112: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

104

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV ở các trường THPT về

kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản

Biện pháp 3: Nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong

dạy học cho GV

Biện pháp 4: Xây dựng quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT

Biện pháp 5: Xây dựng quy trình sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

trong các bài dạy

Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây dựng phòng

học ĐPT để ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học

Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong

đổi mới PPDH của GV.

Từ kết quả khảo nghiệm tình cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

cho thấy các biện pháp đã đề xuất hoàn toàn phù hợp để áp dụng vào công tác

quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THPT huyện Tam

Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Việc quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH

muốn đạt được hiệu quả cao đòi hỏi các nhà quản lý không chỉ nắm vững các

biện pháp quản lý cụ thể có trong đề tài này mà còn cần nắm chắc các quy

luật cơ bản về sự phát triển giáo dục cũng như các khoa học liên quan như:

Triết học, Tin học, Kinh tế học…

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục

- Cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với việc: ứng dụng

CNTT trong dạy học ở các nhà trường, thống nhất trong việc hiểu khái niệm

giáo án điện tử (GADHTC có ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử).

- Chỉ đạo cho các trường Sư phạm hoặc các trường có đào tạo chuyên ngành

sư phạm, có kế hoạch nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT

trong dạy học cho sinh viên. Coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng

để xét tốt nghiệp cho sinh viên được đào tạo về chuyên ngành sư phạm.

Page 113: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

105

- Tăng cường đầu tư mua sám những TBDH hiện đại cho các nhà trường.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

- Có chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực CNTT làm việc cho ngành

giáo dục.

- Thành lập đội ngũ các chuyên gia chuyên nghiên cứu về việc ứng dụng

CNTT để đổi mới PPDH cho từng môn học ở từng cấp học.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các lớp bồi dưỡng về việc ứng

dụng CNTT trong đổi mới PPDH cho CBGV của các trường.

- Tạo điều kiện cho CBGV được đi tham quan thực tế ở những trường trong

nước cũng như những trường của các nước trong khu vực và trên thế giới đã

có nhiều thành công trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ứng dụng

CNTT vào dạy học của các nhà trường.

2.3. Đối với CBQL của các trường THPT trên địa bàn huyện Tam Đảo tỉnh

Vĩnh Phúc

Mỗi CBQL của các trường cần xác định quản lý là một công việc khó,

nhất là quản lý việc đổi mới PPDH còn khó khăn hơn. Vì vậy để có thể quản

lý thành công việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, mỗi CBQL cần nỗ

lực cố gắng trong công tác quản lý của mình và có những việc làm cụ thể sau:

- Đảm bảo các điều kiện cho nhà trường để thực hiện tốt các biện pháp mà đề

tài này đã xây dựng.

- Tự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ lý luận cho bản thân về quản lý

giáo dục nói chung và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho CBGV nhà trường và tạo mọi điều kiện

để CBGV nhà trường được đi học tập nâng cao trình độ.

- Xây dựng nhà trường thành một tổ chức có văn hóa.

Page 114: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo. Bài giảng phát triển nhà trường – Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội, 2003

2. Đặng Quốc Bảo. Cẩm năng nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb

Chính trị quốc gia, 2007.

3. Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai

vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004.

4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý, Tài

liệu bài giảng cao học, Hà Nội, 2004.

5. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng những quan điểm

giáo dục hiện đại, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội, 2003

6. Ngô Thu Dung. Bài giảng lý luận dạy học, 2005.

7. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, 2008.

8. Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục, 1997.

9. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong QLGD/QLNT,

Chuyên đề cao học, Hà Nội, 2004.

10. Nguyễn Trọng Hậu. Bài giảng đại cương khoa học quản lý giáo dục, 2009.

11. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Tập bài giảng lý luận dạy học hiện đại, 2008.

12. Phó Đức Hòa-Ngô Quang Sơn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học tích cực, Nxb Giáo dục, 2008.

13. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thế Ngữ. Giáo dục học tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội.

14. Trần Kiểm. Khoa học quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb Giáo dục, 2004.

15. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền. Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường

16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý theo cách tiếp cận hành vi tổ

chức, tài liệu cho các lớp cao học Hà Nôi, 2001.

17. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD,1989.

Page 115: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

107

18. Ngô Quang Sơn. Thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án điện tử trong môi

trường học tập đa phương tiện, Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.

19. Thái Duy Tuyên. Giáo dục hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001

20. Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007.

21. Phạm Viết Vƣợng. Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb ĐHSP

Hà Nội, 1996

22. Hồ Chí Minh Toàn tập : Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995.

23. Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sính

không thuộc chuyên ngành Triết học). Nxb Chính trị - Hành chính, 2008

24. Từ điển bách khoa Việt Nam (quyển 2), Nxb Từ điển Bách Khoa HN, 2002

25. Bộ Giáo dục và Đào tạo,Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường

giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005.

26. Quốc hội nƣớc cộng hoà XHCN Việt Nam. Luật Giáo dục, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội 2005

27. Quốc hội nƣớc cộng hoà XNCN Việt Nam. Luật Công nghệ Thông tin.

28. Nghị quyết Hội nghị Trung ương II khoá VIII.

29. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001–2010

30. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Chiến lược phát triển Giáo dục -

Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015.

31. Bản tin Tam Đảo. Số ra tháng 6 năm 2010

32. Trang Web www.echip.com.vn

33. Trang Web www.keypesss.com

34. Trang Web www.edu.vn

35. Trang Web www.petalia.org

36. Trang Web tulieudayhoc.com

37. Trang Web www.vinhphuc.gov.vn

Page 116: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

108

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý của các trường THPT)

Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý ứng

dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Xin quý

thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây.

Cách chọn câu trả lời là gạch chéo vào ô trống phù hợp nhất hoặc viết

vào chỗ trống đối với những câu hỏi mở.

Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của quí thầy (cô)

Chúc quí thầy (cô) sức khỏe và sự thành đạt.

Câu 1: Xin quí thầy (cô) cho biết mức độ cần thiết đối với việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

A. Rất cần thiết □

B. Cần thiết □

C. Không cần thiết □

Câu 2: Xin quí thầy (cô) cho biết cán bộ giáo viên của trường mà quí thầy (cô)

đang quản lý đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như thế nào?

A. Soạn giáo án bằng máy vi tính ………………………………………..□

B. Sử dụng máy chiếu đa năng để dạy học bằng trình chiếu PowerPoint …□

C. Ý kiến khác (nếu có) …………………………………………………

…………………………………………………………………………...

Câu 3: Xin quí thầy (cô) cho biết cán bộ giáo viên của trường mà quí thầy

(cô) đang quản lý, thường xuyên sử dụng phần mềm dạy học nào nhất:

A. Microsoft Office ……………………………………………………... □

B. Macromedia Flash ……………………………………….…………... □

C. Violet …………………………………………………….…………... □ D. Các phần mềm dạy học khác: ………………………………………….

Page 117: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

109

Câu 4: Xin quí thầy (cô) cho biết mức độ cần thiết đối với việc sử dụng các

phần mềm dạy học:

A. Không cần thiết………………………………………………….….....□

B. Rất cần thiết ……………….…………………………….…………....□

C. Cần thiết …...…………………………………………….…………...□

Câu 5: Xin quí thầy (cô) cho biết trong các giờ dạy thực tập của cán bộ

giáo viên trong trường mà quí thầy (cô) đang quản lý thường:

A. Sử dụng TBDH truyền thống ………...............……..………….….....□

B. Sử dụng máy chiếu đa năng …………………….……….…………....□

C. Ý kiến khác (nếu có) ………………….………………….…………...□

Câu 6: Xin quí thầy (cô) hãy đánh giá về mức độ sử dụng máy chiếu đa

năng của cán bộ giáo viên khi dạy học:

A. Rất nhiều giáo viên thường xuyên sử dụng …………………………...□

B. Chỉ thấy một số giáo viên sử dụng trong các giờ dạy thực tập ..……...□

C. Chỉ có những giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi mới sử dụng ……… □

Câu 7: Theo quí thầy (cô) ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới

phương pháp dạy học là:

A. Giáo viên soạn giáo án bằng mày vi tính …………...………….….....□

B. Sử dụng máy chiếu để trình chiếu kiến thức của bài học …….............□

C. Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………

……………………………………………………………………………

Page 118: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

110

Xin quí thầy (cô) vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân (nếu được)

Họ và tên: …………………………………………………

Năm sinh: …………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Đơn vị công tác: …………………………………………………………..

Trình độ chuyên môn: ………………………….…………………………

Chức vụ hiện tại: …………………………………………………………

Số năm đã công tác trong ngành giáo dục: ….... năm

Một lần nữa chân thành cảm ơn quí thầy cô rất nhiều

Câu 8: Xin quí thầy (cô) cho biết nhà trường đã bao giờ hướng dẫn cán bộ

giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công

nghệ thông tin chưa?

A. Chưa bao giờ hướng dẫn …………………..…….…..………….….....□

B. Đã từng hướng dẫn cho một số giáo viên ……….……….…………....□

C. Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………

……………………………………………………………………………

Page 119: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

111

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho đội ngũ giáo viên các trường THPT)

Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý ứng

dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Xin quý

thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây.

Cách chọn câu trả lời là gạch chéo vào ô trống phù hợp nhất hoặc viết

vào chỗ trống đối với những câu hỏi mở.

Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của quí thầy (cô)

Chúc quí thầy (cô) sức khỏe và sự thành đạt.

Câu 1: Xin quí thầy (cô) cho biết mức độ cần thiết đối với việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

A. Rất cần thiết □

B. Cần thiết □

C. Không cần thiết □

Câu 2: Xin quí thầy (cô) cho biết cán bộ giáo viên của nhà trường đã ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học như thế nào?

A. Soạn giáo án bằng máy vi tính ………………………………………..□

B. Sử dụng máy chiếu đa năng để dạy học bằng trình chiếu PowerPoint ...□

C. Ý kiến khác (nếu có) …………………………………………………

…………………………………………………………………………...

Câu 3: Xin quí thầy (cô) cho biết trong quá trình dạy học, quí thầy (cô)

thường xuyên sử dụng phần mềm dạy học nào nhất:

A. Microsoft Office ……………………………………………………... □

B. Macromedia Flash ……………………………………….…………... □

C. Violet …………………………………………………….…………... □

D. Các phần mềm ứng dụng khác: …………………………………………

Page 120: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

112

Câu 4: Xin quí thầy (cô) cho biết mức độ cần thiết đối với việc sử dụng các

phần mềm dạy học:

A. Không cần thiết………………………………………………….….....□

B. Rất cần thiết ……………….…………………………….…………....□

C. Cần thiết …...…………………………………………….…………...□

Câu 5: Xin quí thầy (cô) cho biết trong các giờ dạy thực tập của mình, quí

thầy (cô) đã:

A. Sử dụng TBDH truyền thống …………….................………….….....□

B. Sử dụng máy chiếu đa năng …………………….……….…………....□

C. Ý kiến khác (nếu có) ………………….………………….…………...□

Câu 6: Xin quí thầy (cô) cho biết mức độ sử dụng máy chiếu đa năng khi

dạy học?

A. Chưa bao giờ ………………………………………..………….….....□

B. Trong các giờ dạy thực tập ….………………….……….…………....□

C. Thỉnh thoảng sử dụng khi nào thấy thật cần thiết………..…………...□

D. Thường xuyên sử dụng…………………………………..…………...□

Câu 7: Xin quí thầy (cô) cho biết từ khi về trường công tác đến nay, quí

thầy (cô) đã bao giờ được hướng dẫn để thiết kế và sử dụng giáo án dạy

học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin chưa?

A. Chưa bao giờ được hướng dẫn ………………….…..………….….....□

B. Đã từng được hướng dẫn …....………………….……….…………....□

C. Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………

……………………………………………………………………………

Page 121: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

113

Xin quí thầy (cô) vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân (nếu được)

Họ và tên: …………………………………………………

Năm sinh: …………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Đơn vị công tác: …………………………………………………………..

Trình độ chuyên môn: ……………………………………………………

Số năm đã công tác trong ngành giáo dục: ….... năm

Một lần nữa chân thành cảm ơn quí thầy cô rất nhiều !

Page 122: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

114

PHỤ LỤC 3

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho đối tượng là học sinh THPT)

Để cho chất lượng các giờ dạy của các thầy cô giáo trong nhà trường

ngày càng được nâng cao. Các em hãy vui lòng trả lời hết những câu hỏi dưới

đây.

Cách chọn câu trả lời là em hãy gạch chéo vào ô trống phù hợp nhất

hoặc viết vào chỗ trống đối với những câu hỏi mở.

Cảm ơn sự nhiệt tình hợp tác của các em!

Chức các em luôn mạnh khỏe và có nhiều thành tích trong học tập.

Thông qua giờ dạy môn: ……..….Tiết: ..., thứ: …, ngày…..tháng...., năm…...

Tại lớp: ………... Trường THPT………………………………………………

Câu 1: Theo em nội dung kiến thức trọng tâm của tiết học là:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

Câu 2: Em hãy so sánh mức độ hiểu bài của em về tiết học này với những tiết

học của môn học này trước đó:

A. Hiểu bài hơn ………………………………………………………...… □

B. Không hiểu bằng ………………………………………………………. □

C. Vẫn thế ………………………………………………………………… □

Câu 3: Trong giờ học này điều gì đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất

A. Phong cách giảng dạy của thầy cô ……………………………………… □

B. Hiệu ứng âm thanh và hình ảnh ……………………………………........ □

C. Ý kiến khác ……………………………………………………………... □

Page 123: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

115

Câu 4: Theo em, thầy cô dạy với tốc độ như vậy là:

A. Hơi nhanh ………………………………………………………............. □

B. Hơi chậm ……………………………………………………………….. □

C. Vừa phải ………………………………………………………………… □

Câu 5: Nếu được lựu chọn, em sẽ:

A. Mong muốn được học tất cả các giờ học bằng máy chiếu đa năng ..…… □

B. Các thầy cô dạy như thế nào cũng được miễn là em hiểu bài ……………□

C. Ý kiến khác (nếu có): ………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 6: Nếu được phép, em sẽ đánh giá giờ dạy này của thầy cô là:

A. Khá ………………………………………………………………………□

B. Giỏi ………………………………………………………….………….. □

C. Trung bình ……………………………………………………………… □

Một lần nữa cảm ơn sự hợp tác của các em!

Page 124: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

116

PHỤ LỤC 4

(Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT)

Tên bài dạy: PHÉP VỊ TỰ (Thời gian 1 tiết)

A.Mục tiêu:

- Kiến thức: Nắm được định nghĩa của phép vị tự, tâm vị tự, tỉ số vị tự và

các tính chất của phép vị tự.

- Kỹ năng: Biết dựng ảnh của một số hình đơn giản qua phép vị tự, đặc

biệt là ảnh của đường tròn. Biết xác định tâm vị tự của hai đường tròn cho

trước.

- Tư duy: từ định nghĩa và tính chất của phép vị tự kiểm tra được các

phép đối xứng tâm, đối xứng trục, phép đồng nhất, phép tịnh tiến có phải là

phép vị tự hay không.

- Thái độ: tích cực, chủ động trong các hoạt động.

B. Chuẩn bị TBDH:

- TBDH truyền thống: Bảng phụ, com pa, thước kẻ...

- TBDH hiện đại: Máy vi tính, máy chiếu đa năng.

C. Phương pháp giảng dạy: Kết hợp một số PPDH tích cực: hoạt động học tập

theo nhóm nhỏ, đưa HS vào các tình huống có vấn đề, gợi mở vấn đáp...

D. Tiến trình tiết dạy:

* Hoạt động nhận thức 1: Đặt vấn đề, nêu định nghĩa phép vị tự

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ứng dụng CNTT

Hs quan sát. Đưa ra

nhận xét đều là các

hình trái tim giống

nhau nhưng kích

thước khác nhau

- HS lắng nghe, hiểu.

1)- Chiếu Slide

- Nhận xét gì về các

hình trái tim (H),

(H1), (H2) ?

- Nhắc lại khái niệm

hai hình đồng dạng.

- Giới thiệu về phép vị

tự: phép biến hình

không làm thay đổi

hình dạng của hình.

2) Nêu định nghĩa

phép vị tự:

O: cố định, k 0, k

không đổi.Phép biến

hình biến mỗi điểm M

thành điểm M‟ sao

cho

Dùng máy chiếu đa năng

chiếu Slide trên.

Page 125: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

117

HS suy nghĩ về câu

hỏi nhưng chưa phải

trả lời.

- Hs theo dõi, đưa ra

nhận xét tâm vị tự là

giao điểm của 2

đường thẳng nối 2

điểm với 2 điểm ảnh

tương ứng, hs biết

cách xác định tỉ số k.

- HS thực hiện nhiệm

vụ

- HS trả lời CH

OMk'OM gọi là

phép vị tự tâm O tỉ số

k.

- Chú ý: k có thể âm

hoặc dương. k R.

CH: Nhận xét gì về vị

trí của M và ảnh M‟

của nó qua phép vị tự

tâm O, tỉ số k trong

trường hợp k > 0, k <

0?

3) Hướng dẫn HS

cách xác định phép vị

tự biến hình (H) thành

hình (H1). Xác định

tâm O và tỉ số k

- Yêu cầu HS xác định

phép vị tự biến hình

(H) thành (H2)

4) Chiếu Slide

- Nhận xét câu trả lời

CH của HS

Dùng máy chiếu chiếu Slide

trên

* Hoạt động nhận thức 2: Từ định nghĩa đưa ra các tính chất của phép vị tự

VĐ1) Phép vị tự V(O;k) biến hai điểm M,N lần lượt thành M‟,N‟. Tìm

mối liên hệ giữa MN và 'N'M , MN và M‟N‟ ?

VĐ2) Cho A,B,C là 3 điểm thẳng hàng theo thứ tự đó. Phép vị tự V(O;k)

biến ba điểm A,B,C lần lượt thành A‟,B‟,C‟. Kiểm tra xem A‟,B‟,C‟ có thẳng

hàng không và tuân theo thứ tự như thế nào?

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ứng dụng CNTT

Hs tìm được mối liên

hệ:

OMk'OM ,

ONk'ON dựa vào phép trừ

vectơ

suy ra được

1) V(O;k): M M‟

N N‟

Yêu cầu HS dựa vào

định nghĩa để giải quyết

VĐ1

Chú ý lấy giá trị tuyệt

đối của k vì độ dài

không âm.

- Chiếu Slide và chạy

Dùng máy chiếu đa năng để

chiếu các Slide:

Định lý 1: Nếu phép vị tự tỉ số k

biến hai điểm M và N lần lượt

thành hai điểm M‟ và N‟ thì:

MNk'N'M và M‟N‟=| k|MN Định lý 2: Phép vị tự biến ba điểm

thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng

và không làm thay đổi thứ tự của ba

điẻm thẳng hàng đó.

Page 126: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

118

'N'M =k MN

và M‟N‟=|k|MN.

- Hs thảo luận, vẽ hình

theo nhóm 2 người.

Đưa ra được kết quả ở

định lý 3

các hiệu ứng: Nêu định

lý 1

2) Qua phép vị tự tâm

O, tỉ số k, 3 điểm A,B,C

thẳng hàng theo thứ tự

đó lần lượt biến thành

A‟,B‟,C‟. Xác định

A‟,B‟,C‟.

- Chạy hiệu ứng của các

Slide : nêu định lý 2.

- Rút ra hệ quả của định

* Hoạt động nhận thức 3: Củng cố định nghĩa, tính chất.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ứng dụng

CNTT

- HS suy nghĩ, trả lời

- Hs thảo luận, trả lời. Từ

đó có được sự đối chiếu

phép vị tự với các phép đối

xứng tâm, đối xứng trục,

phép đồng nhất, phép tịnh

tiến

1)- Cho học sinh trả lời Câu hỏi

1 SGK/25

- Cho HS khác nhận xét, GV

hướng dẫn( nếu cần) để đưa ra

câu trả lời đúng

2) Yêu cầu HS trả lời Bài tập 25

SGK/29. Chỉ ra tâm vị tự, tỉ số k

nếu có.

Qua HĐ này, khắc sâu cho HS

tính chất của phép vị tự.

* Hoạt động nhận thức 4: Xây dựng ảnh của đường tròn qua phép vị tự.

+Giải quyết lần lượt các câu hỏi sau:

CH1: Phép vị tự biến đường tròn thành đường gì?

CH2: Phép vị tự tỉ số k biến đường tròn bán kính R thành đường tròn

có bán kính R‟ bằng bao nhiêu?

CH3: Phép vị tự biến tâm đường tròn thành tâm đường tròn?

+Tiến hành HĐ1 SGK/26

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ứng dụng CNTT

- Hs suy nghĩ, trả lời

CH1

1)- Treo bảng phụ vẽ sẵn hai

đường tròn

HỆ QUẢ:

Phép vị tự tỉ số k biến

đường thẳng thành đường

thẳng song song (hoặc

trùng) với đường thẳng đó,

biến tia thành tia, biến đoạn

thẳng thành đoạn thẳng mà

độ dài được nhân lên với |

k|, biến tam giác thành tam

giác đồng dạng với tỉ số

đồng dạng là |k|, biến góc

thành góc bằng nó.

Page 127: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

119

- Hs dưới sự hướng dẫn

(nếu cần) của GV tích

cực chủ động vận dụng

kiến thức đã học để trả

lời CH2

- Trả lời CH3

- HS tiến hành HĐ1, vẽ

lên bảng phụ.

- Hướng dẫn HS chủ động,

tích cực xác định tâm vị tự

biến đường tròn thành đường

tròn kia trong hình vẽ bảng

phụ, dựa vào định nghĩa để

tìm R‟.

- Yêu cầu trả lời CH3.

2) Cho HS tiến hành HĐ1/26

- Cho Hs khác nhận xét.

- GV quan sát, hướng dẫn.

- GV nhận xét, giả thích.

* Hoạt động nhận thức 5: Đưa ra Bài toán để xác định được phương pháp tìm

tâm vị tự của hai đường tròn cho trước.

Bài toán: Cho hai đường tròn (I; R) và (I‟; R‟) phân biệt. Hãy tìm các

phép vị tự biến đường tròn (I; R) thành đường tròn (I‟; R‟).

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ứng dụng CNTT

R

'Rk

- HS quan sát, nghe,

hiểu nhiệm vụ, tích

cực hoạt động và

lĩnh hội tri thức.

- HS nắm được cách

xác định tâm vị tự

của hai đường tròn.

- Yêu cầu HS xác

định tỉ số của phép vị

tự.

- Chia làm 3 trường

hợp:

+ I I‟ và R R‟.

+ I không trùng I‟

và R=R‟.

+ I không trùng I‟

và RR‟.

- Trong từng trường

hợp, HD HS cách

xác định tâm vị tự.

- Treo bảng phụ

trong từng trường

hợp

Chiếu các Slide thể hiện các nội

dung:

R'

RM'

M

M"

OI

M

I'

M'

O2 I'

M'2

I

M

O1

M'1

* Củng cố : Cần nắm được định nghĩa, tính chất của phép vị tự, biết cách xác

định tâm vị tự của hai đường tròn.

* BTVN: Bài tập 26, 27, 28, 29, 30 SGK Trang 29

Page 128: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4571/1/00050000281_Noi... · học Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục và hoàn

120