124
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU - XÂY DỰNG 720 THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. ĐÀM THỊ PHONG BA NGUYỄN PHƯƠNG THẢO MSSV: 4053632 Lớp: Kế toán tổng hợp K31 Cần Thơ - 2009 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net

luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU - XÂY DỰNG

720 THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS. ĐÀM THỊ PHONG BA NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

MSSV: 4053632

Lớp: Kế toán tổng hợp K31

Cần Thơ - 2009

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 2: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ để

tiến đến hội nhập với nền kinh tế thế giới, thì sự cạnh tranh khốc liệt là quy luật

tất yếu không thể tránh khỏi. Đó không chỉ là sự cạnh tranh trong phạm vi các

doanh nghiệp trong nước, mà còn mở rộng trên toàn thế giới. Doanh nghiệp cần

phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, để bắt kịp và thích nghi với sự

vận động không ngừng ấy, doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt

về sản xuất và kinh doanh. Trong đó, thì chất lượng và giá cả là 2 yếu tố quan

trọng trong việc xây dựng một thương hiệu. Ta có thể thấy rõ rằng, các doanh

nghiệp không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân, đổi

mới máy móc thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật… Tất cả đều

nhằm mục đích là lựa chọn yếu tố đầu vào sao cho phù hợp để tạo sản phẩm đầu

ra tốt, chất lượng cao với chi phí và giá thành hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả

kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Chính vì thế kế toán tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục và quan hệ mật thiết với nhau.

Thông qua chỉ tiêu chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được

nguyên nhân biến động chi phí và giá thành là do đâu và từ đó tìm ra biện pháp

khắc phục. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là

một trong những mục tiêu quan trọng không những với mọi doanh nghiệp mà

còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

Đặc biệt, trong tình hình nền kinh tế toàn cầu năm 2009 được dự báo sẽ có

nhiều biến động và suy thoái, thì vấn đề quản lý chi phí lại càng trở thành một

vấn đề cấp bách.

Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt

nghiệp là “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

cổ phần vật liệu - xây dựng 720 TP Cần Thơ”.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 3: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

2

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với thị trường. Các

doanh nghiệp cần nắm bắt thị trường để quyết định vấn đề then chốt là sản xuất

cái gì, cho ai, với chi phí bao nhiêu và giá thành như thế nào là phù hợp?

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ giữa ba yếu tố:

tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo sản phẩm mà doanh

nghiệp mong muốn. Khi quyết định sản xuất một sản phẩm nào đó đều cần tính

đến khối lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều

đó có nghĩa là doanh nghiệp cần tập hợp chính xác và đầy đủ chi phí sản xuất.

Những biến động thay đổi của giá thành đều là biểu hiện kết quả của việc sử

dụng nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị, tiền vốn … Nó phụ thuộc vào

quá trình tập hợp chi phí của doanh nghiệp. Khả năng ứng xử giá linh hoạt, tính

toán chính xác chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm

chi phí tới mức thấp nhất là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại của một doanh

nghiệp.

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Hiện nay, thành phố Cần Thơ đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở

thành đô thị loại một vào năm 2010. Muốn như vậy, thành phố phải không ngừng

nâng cấp cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục… Trong đó, kinh tế là một trong

những nhân tố quyết định. Bất cứ trên một quốc gia hay lãnh thổ nào, khi nói đến

phát triển kinh tế không thể không nói tới vai trò của các doanh nghiệp. Muốn có

một nền kinh tế mạnh thì phải có khu vực doanh nghiệp phát triển. Đây là một cơ

hội lớn cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự điều

hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để có thể

tự đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn như vậy các doanh

nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên

kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy,

tổ chức tốt công tác kế toán và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn. Kế

toán chi phí cung cấp thông tin cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp.

Đặc biệt nó giúp cho nhà quản trị nắm bắt và phân tích tình hình sản xuất một

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 4: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

3

cách chính xác, kịp thời. Từ đó, nhà quản trị có thể đề ra những điều chỉnh, biện

pháp hữu hiệu và quy định phù hợp cho sự phát triển sản xuất.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty

cổ phần vật liệu - xây dựng 720 TP Cần thơ. Từ đó, đề ra một số biện pháp nhằm

quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất mang lại lợi nhuận tối ưu cho Cty.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung đã đề ra, ta có những mục tiêu cụ thể sau:

- Khái quát thực trạng và hoạt động của đơn vị.

- Tập hợp các chi phí sản xuất theo từng khoản mục và hạch toán tính giá

thành sản phẩm.

- Phân tích biến động chi phí và giá thành.

- Nhận xét về biến động chi phí và giá thành để tìm giải pháp hạ giá thành

sản phẩm.

- Nhận xét về biến động chi phí và giá thành để tìm giải pháp nâng cao hiệu

quả sử dụng chi phí.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Không gian: trong phạm vi Cty CP vật liệu xây dựng 720 TP Cần Thơ.

- Thời gian: từ ngày 02/02/2009 đến 25/04/2009.

- Đối tượng nghiên cứu: chỉ nghiên cứu việc hạch toán chi phí (bao gồm:

chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và

tính giá thành sản phẩm của hai loại: xi măng PCB.40 và xi măng PCB.30 từ năm

2006-2008. Đồng thời, phân tích biến động chi phí và giá thành sản phẩm của 2

loại xi măng trên.

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

- Sinh viên Trương Ngọc Diễm Thuý (2004). Kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An

Thái. Nội dung luận văn hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi

phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm. Từ

đó, tìm biện pháp giảm chi phí. Đề tài trên khác đề tài của em ở điểm, nó không

phân tích biến động chi phí và giá thành.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 5: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

4

- Sinh viên Trình Quốc Việt (2005). Kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại công ty dược phẩm An Giang. Nội dung luận văn là tìm hiểu

các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm và cách tính chi phí sản xuất, giá thành

sản phẩm của đơn vị. Từ đó đưa ra biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Đề tài trên

khác với đề tài của em ở điểm nó không phân tích sự biến động chi phí và giá

thành kế hoạch với thực tế, giữa thực tế thực hiện qua các kỳ.

- Nguyễn Anh Khoa (2008). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài

chính của Cty cổ phần vật liệu xây dựng 720”. Nội dung luận văn là phân tích

tình hình tài chính của Cty thông qua báo cáo tài chính và một số tỷ số tài chính.

Đề tài cung cấp cho em thông tin khái quát về cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính

và kinh doanh của Cty cổ phần vật liệu xây dựng 720.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 6: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

5

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm, mục đích kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm

2.1.1.1 Khái niệm

Kế toán chi phí là một lãnh vực của kế toán có liên quan chủ yếu với việc

ghi chép và phân tích các khoản mục chi phí và dự toán chi phí cho kỳ kế hoạch.

Đôi khi kế toán chi phí còn được gọi là kế toán quản trị vì nó cung cấp thông tin

phục vụ cho chức năng quản trị, trong đó chủ yếu cho chức năng kiểm soát và

đánh giá chi phí kinh doanh cả quá khứ và tương lai.

2.1.1.2 Mục đích

- Phục vụ cho việc đề ra các chiến lược tổng quát và kế hoạch dài hạn bao

gồm quá trình phát triển đầu tư vào sản phẩm mới và đầu tư tài chính cho tài sản

hữu hình, vô hình . . .

- Cung cấp thông tin liên quan đến các giai đoạn phân bổ nguồn lực như sản

phẩm, trọng tâm khách hàng và định giá, thường được thực hiện qua các báo cáo

về khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ, khách hàng, kênh phân phối…

- Phục vụ cho việc lập kế hoạch chi phí và kiểm soát chi phí của các mặt

hoạt động được thực hiện qua các báo cáo về các khoản thu, chi và trách nhiệm

của các bộ phận và những khu vực chịu trách nhiệm khác.

- Đo lường kết quả và đánh giá con người bằng việc so sánh kết quả thực tế

với kế hoạch dựa vào các thước đo tài chính và phi tài chính.

- Thỏa mãn các quy định và yêu cầu pháp lý, các quy định và chế độ

thường ấn định các phương pháp kế toán phải tuân thủ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 7: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

6

2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ

tính giá thành

2.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp

chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào (phân xưởng, bộ phận, quy trình

sản xuất …) và thời kỳ chi phí phát sinh (trong kỳ hay kỳ trước) để ghi nhận vào

nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B)

Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

+ Địa bàn sản xuất.

+ Cơ cấu tổ chức.

+ Tính chất, quy trình công nghệ sản xuất.

+ Loại hình sản xuất.

+ Đặc điểm sản phẩm.

+ Yêu cầu quản lý.

+ Trình độ và phương tiện của kế toán.

2.1.2.2 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn

thành nhất định mà cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.

Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành có thể dựa vào:

+ Quy trình công nghệ sản xuất.

+ Đặc điểm sản phẩm.

+ Yêu cầu quản lý.

+ Trình độ và phương tiện của kế toán.

Mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí sản

xuất:

+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính

giá thành sản phẩm.

+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng

tính giá thành sản phẩm.

+ Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng

tính giá thành sản phẩm.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 8: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

7

2.1.2.3 Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi

phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm

kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể

xác định khác nhau.

Việc xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời

gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để

thu thập, cung cấp thông tin cho việc báo cáo kế toán, ra quyết định và đánh giá

hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời kỳ.

Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực

tế, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm.

2.1.3 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo

chi phí thực tế

Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí

thực tế có thể trình bày qua các bước cơ bản sau:

- Bước 1: xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá

thành, kỳ tính giá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại

hình doanh nghiệp.

- Bước 2: tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí

- Bước 3: tổng hợp chi phí sản xuất.

- Bước 4: tính tổng giá thành, giá thành đơn vị từng sản phẩm.

2.1.4 Phân loại chi phí và xác định giá thành sản phẩm

2.1.4.1 Phân loại chi phí

a/ Khái niệm

Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động

vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Phát sinh một cách khách quan.

- Luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất.

- Gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình kinh doanh.

- Được xem là một trong những chỉ tiêu để đáng giá hiệu quả quản lý hoạt

động sản xuất kinh doanh.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 9: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

8

b/ Phân loại chi phí

* Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí: cho biết

tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo

yếu tố.

- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản

xuất kinh doanh trong kỳ.

- Chi phí nhân công: là tiên lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích

theo lương và các khoản phải trả công nhân viên chức trong kỳ.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố

định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại,

thuê mặt bằng …

- Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa

được phản ánh trong các chi phí nói trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp

khách, hội nghị . . .

* Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: gồm 2 loại chi phí sản xuất

và chi phí ngoài sản xuất.

- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm,

dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp.

+ Chi phí sản xuất chung.

- Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ

sản phẩm và quản lý chung doanh nghiệp.

+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản

phẩm, hàng hoá.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí chi ra cho việc tổ chức

và quản lý trong toàn doanh nghiệp.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 10: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

9

2.1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm

a/ Khái niệm

Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, đơn vị thành phẩm.

Giá thành phản ánh hiệu quả sản xuất và phục vụ sản xuất.

Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm

Cùng nội dung kinh tế: hao phí của các nguồn lực

Liên quan với thời kỳ sản xuất. Liên quan với khối lượng sản phẩm.

Riêng biệt của từng kỳ sản xuất. Có thể là chi phí sản xuất của nhiều kỳ.

Liên quan với thành phẩm, sản phẩm

dở dang.

Liên quan với thành phẩm.

b/ Phân loại giá thành

* Phân loại giá thành theo thời điểm xác định

- Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất, cho

một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức.

- Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho

tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức.

- Giá thành thực tế: là giá thành được tính sau khi sản xuất hoàn thành, theo

chi phí sản xuất thực tế.

* Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành

- Giá thành sản xuất: chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng thành

phẩm.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp.

+ Chi phí sản xuất chung.

- Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

của khối lượng thành phẩm tiêu thụ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 11: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

10

2.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.1.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp

a/ Khái niệm

Chi phí NVL trực tiếp là biểu hiện bằng tiền của những nguyên liệu chủ yếu

tạo thành thực thể của sản phẩm và nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc để

cùng kết hợp với NVL chính để sản xuất ra sản phẩm hay làm tăng chất lượng

sản phẩm.

Chi phí NVL trực tiếp phát sinh có thể liên quan tực tiếp đến từng đối tượng

tập hợp chi phí như chi phí nguyên vật liệu chính, hoặc có thể liên quan đến

nhiều đối tượng tập hợp chi phí như NVL phụ, nhiên liệu …

b/ Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho (02-VT).

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (07-VT).

c/ Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản 621

dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên

liệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất.

(1)

(2)

Hình 1: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

TRỰC TIẾP.

(1) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất từ kho.

(2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp mua ngoài xuất dùng trực

tiếp không nhập kho.

TK152

TK111,112,331

TK621

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 12: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

11

2.1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công (NC) trực tiếp

a/ Khái niệm

Chi phí NC trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính

vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH của công nhân trực tiếp chế tạo

ra sản phẩm.

Chi phí NC trực tiếp có thể liên quan trực tiếp từng đối tượng tập hợp chi

phí hoặc có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí.

b/ Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công (01a-LĐTL).

- Bảng chấm công làm thêm giờ (01-LĐTL).

- Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL).

- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành (05-LĐTL).

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (06-LĐTL).

- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài giờ (07-LĐTL).

- Hợp đồng giao khoán (08-LĐTL).

- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (09-LĐTL).

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL).

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (11-LĐTL).

c/ Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng: 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 13: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

12

(1)

(2)

(3)

(4)

Hình 2: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP.

(1) Tập hợp chi phí tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất.

(2) Trích các khoản KPCĐ, BHYT, BHXH tính vào chi phí.

(3) Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.

(4) Nếu doanh nghiệp phân bổ khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho

công nhân trực tiếp sản xuất, khi phát sinh phán ánh vào tài khoản142 và sau đó

định kỳ phân bổ vào tài khoản 622.

2.1.5.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (SXC)

a/ Khái niệm

Chi phí SXC là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi

phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí

sản xuất chung:

- Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân

xưởng.

- Chi phí NVL dùng cho máy móc, thiết bị.

- Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất.

TK334

TK338

TK622

TK335

TK142

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 14: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

13

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong sản

xuất.

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất.

b/ Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho.

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Bảng phân bổ tiền lương.

- Bảng phân bổ khấu hao.

- Hoá đơn dịch vụ.

c/ Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 15: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

14

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

Hình 3: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG.

(1) Tập hợp chi phí tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT của bộ phận quản lý,

phục vụ sản xuất.

(2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu liên quan đến quản lý, phục vụ

quản lý.

TK334, 338 TK627

TK152

TK 153

TK214

TK 331

TK 111, 112

TK142, 242

TK335

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 16: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

15

(3) Tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ dùng trực tiếp sản xuất, quản lý phục

vụ sản xuất.

(4) Tập hợp chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định dùng sản

xuất, phục vụ sản xuất.

(5) Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan phục vụ sản xuất.

(6) Tập hợp chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ sản xuất.

(7) Trích trước chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất.

(8) Phân bổ chi phí sản xuất liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất.

2.1.6 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.1.6.1 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế

Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế cần thực hiện 2 bước sau:

- Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí sản xuất thực tế.

- Tổng hợp chi phí thực tế theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm.

a/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

Tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ cho từng đối tượng liên quan để tính giá

thành theo chi phí thực tế đã phát sinh sau khi trừ phần chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.

b/ Chi phí sản xuất chung

- Biến phí sản xuất chung: được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn

vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh sau khi trừ phần biến phí vượt trên

mức bình thường.

- Định phí sản xuất chung: được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn

vị sản phẩm dựa trên mức công suất bình thường của máy móc sản xuất.

+ Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường, thì

định phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực

tế phát sinh.

+ Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường, thì

định phí sản xuất chung được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản

phẩm theo mức công suất bình thường. Phần định phí sản xuất chung không phân

bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ và được hạch toán vào

TK 632. Phần định phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến được tính

như sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 17: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

16

Định phí SXC Định phí SXC thực tế

tính vào chi phí = × Mức sản xuất thực tế

chế biến Mức sản xuất bình thường

c/ Tài khoản sử dụng:

* Sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (hạch toán

hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)

TK 154

CPSXDD

CPSXDD

- Các chi phí NVL trực tiếp,

chi phí sử dụng máy thi công,

chi phí SXC kết chuyển cuối

kỳ.

- Kết chuyển chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang cuối kỳ

(trường hợp doanh nghiệp hạch

toán hàng tồn kho theo phương

pháp kiểm kê định kỳ).

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị SP

hỏng không sửa chữa được.

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu,

hàng hoá gia công xong nhập lại

kho.

- Giá thành thực tế SP đã chế tạo

xong nhập kho hoặc chuyển đi

bán.

- Kết chuyển CPSXDD đầu kỳ

(trường hợp doanh nghiệp hạch

toán hàng tồn kho theo phương

pháp kiểm kê định kỳ)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 18: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

17

(1)

(2)

Hình 4: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT.

(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)

(1) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp.

(2) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường.

(3) Kết chuyển chi phí NC trực tiếp.

(4) Kết chuyển chi phí NC trực tiếp vượt trên mức bình thường.

(5) Kết chuyển (phân bổ) chi phí sử dụng máy thi công.

(6) Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường.

(7) Kết chuyển (phân bổ) chi phí SXC.

(8) Kết chuyển biến phí SXC vượt trên mức bình thường.

(9) K/c định phí SXC không phân bổ vào giá thành đơn vị sản phẩm..

TK621 TK154 TK632

TK622

TK623

TK627

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

TK621 TK154 TK632

TK622

TK623

TK627

(3)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 19: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

18

2.1.6.2 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành

Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi

phí sản xuất nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí phát

sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính (chi phí thiệt hại sản xuất, chi phí

sản phẩm hỏng …). Tùy thuộc tính chất trọng yếu của các khoản giảm giá thành,

kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo những nguyên tắc nhất

định.

- Nếu phát sinh nhỏ, không thường xuyên và không ảnh hưởng trọng yếu

đến thông tin giá thành thực tế, có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo

nguyên tắc doanh thu. Kế toán điều chỉnh giảm giá thành sản phẩm trực tiếp trên

tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo giá bán ở kỳ bán.

- Nếu phát sinh giá trị lớn, thường xuyên và ảnh hưởng trọng yếu đến thông

tin giá thành, thì kế toán sẽ đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo nguyên

tắc giá vốn. Theo nguyên tắc này, kế toán điều chỉnh giảm giá thành trực tiếp trên

tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo giá vốn hoặc tách biệt chi phí

khỏi các tài khoản chi phí ở kỳ phát sinh.

2.1.6.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

a/ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp

Chi phí CPNVLTT CPNVLTT

sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ SL Tỷ lệ

dở dang SL SP SL Tỷ lệ SPDD hoàn

cuối kỳ hoàn thành + SPDD × hoàn cuối kỳ thành

trong kỳ cuối kỳ thành

Chú ý: Nếu chi phí NVL trực tiếp được sử dụng toàn bộ ngay từ đầu của

quy trình sản xuất, thì tỷ lệ hoàn thành của khoản phục chi phí này là trong sản

phẩm dở dang cuối kỳ được tính là 100%.

b/ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương

đương

Chi phí SX SL SP dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất tính cho

dở dang = qui đổi theo sản phẩm × mỗi sản phẩm hoàn thành

cuối kỳ hoàn thành tương đương tương đương

=

+

× ×

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 20: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

19

Tính khối lượng hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

(theo phương pháp trung bình cộng)

- Những chi phí sản xuất sử dụng toàn bộ ngay từ đầu quy trình sản xuất,

tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng một mức

độ được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức

Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất

sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ

dở dang Số lượng SP hoàn Số lượng SP dở

cuối kỳ thành trong kỳ dang cuối kỳ

- Những chi phí sản xuất sử dụng theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản

phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành thì được tính vào

chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức

Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất

sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ SL Tỷ lệ

dở dang SL SP SL Tỷ lệ SPDD hoàn

cuối kỳ hoàn thành + SPDD × hoàn cuối kỳ thành

trong kỳ cuối kỳ thành

c/ / Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức

Phương pháp này áp dụng khi hệ thống định mức chi phí có độ chính xác

cao.

Chi phí sản Số lượng Tỷ lệ Định

xuất dở dang = SP dở dang × hoàn × mức

cuối kỳ cuối kỳ thành chi phí

2.1.6.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

a/Phương pháp giản đơn

Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất

giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành.

Tổng giá Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX Giá trị khoản

thành thực = dở dang + phát sinh - dở dang - điều chỉnh

tế SP đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giảm giá thành

+ =

+ ×

Số lượng SP dở dang cuối kỳ

=

+

× ×

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 21: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

20

Giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế SP

đơn vị SP Số lượng SP hoàn thành

b/ Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số được sử dụng trong trường hợp sản xuất nhiều loại sản

phẩm khác nhau, giữa những sản phẩm có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí. Đối

tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là những nhóm sản phẩm gắn liền với

quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là những sản phẩm trong

nhóm.

Tổng giá CPSXDD CPSXPS CPSXDD Giá trị khoản

thành thực tế = đầu kỳ của + trong kỳ của - cuối kỳ của - điều chỉnh giảm

nhóm SP nhóm SP nhóm SP nhóm SP giá thành nhóm SP

Tổng sản phẩm chuẩn =

r

i 1Số lượng SP i hoàn thành × Hệ số qui đổi SP i

Với i là loại sản phẩm trong nhóm Hệ số qui đổi Giá thành định mức SP i

SP i Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại SP trong nhóm

Giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm

đơn vị SP chuẩn Tổng sản phẩm chuẩn

Giá thành thực tế Giá thành thực tế Hệ số quy đổi

đơn vị SP i đơn vị SP chuẩn SP i

Tổng giá thành Số lượng SP i Giá thành thực tế

thực tế SP i hoàn thành đơn vị SP i

c/ Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp tỷ lệ được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình

công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm

cấp, quy cách khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ kết cấu chi phí

tương ứng tỷ lệ.

=

=

=

=

× =

×

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 22: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

21

Trình tự thực hiện

- Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi

phí sản xuất.

Tổng giá CPSXDD CPSXPS CPSXDD Giá trị khoản

thành thực tế = đầu kỳ của + trong kỳ của - cuối kỳ của - điều chỉnh giảm

nhóm SP nhóm SP nhóm SP nhóm SP giá thành nhóm SP

- Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục

chi phí sản xuất.

Tổng giá thành Số lượng SP Giá thành

KH của nhóm SP hoàn thành trong nhóm định mức SP

- Tính tỷ lệ giá thành nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất.

Tỷ lệ tính giá thành Tổng giá thành thực tế của nhóm SP

của nhóm SP Tổng giá thành kế hoạch của nhóm SP

- Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm.

=

r

i 1

×

Tổng giá thành Số lượng SP Giá thành thực tế

thực tế SP hoàn thành đơn vị SP

d/ Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất có

kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm

phụ có thể tính theo giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu …

Tổng Chi phí Chi phí Chi phí Giá trị khoản Giá trị

giá thành = SXDD + SXPS - XSDD - điều chỉnh - ước tính

thực tế SP đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ giảm giá thành SP phụ

* Giá thành thực tế đơn vị của từng loại sản phẩm sẽ được tính tương tự như

phương pháp giản đơn, phương pháp hệ số hay phương pháp tỷ lệ.

= ×

=

Giá thành

thực tế

đơn vị SP

Tỷ lệ tính giá thành

của nhóm SP (từng

khoản mục CPSX)

Giá thành định mức

SP (từng khoản mục

CPSX)

= ×

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 23: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

22

e/ Phương pháp phân bước

Phương pháp này áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất gồm

nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước còn gọi là

bán thành phẩm là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tập hợp chi

phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính

giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm và thành phẩm.

Có 2 phương pháp tính giá thành:

* Phương pháp không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí

song song).

CPSXDD đầu kỳ GĐ 1 CPSX phát sinh

Chi phí trong CPSXDD đầu kỳ + trong kỳ của

SX của từ GĐ 1 đến GĐ n GĐ 1 Số lượng

GĐ 1 trong Số lượng Số lượng SPDD cuối kỳ thành phẩm

giá thành SP thành phẩm từ GĐ 1 đến GĐ n

CPSXDD đầu kỳ GĐ 2 CPSX phát sinh

Chi phí trong CPSXDD đầu kỳ + trong kỳ của

SX của từ GĐ 1 đến GĐ n GĐ 2 Số lượng

GĐ 2 trong Số lượng Số lượng SPDD cuối kỳ thành phẩm

giá thành SP thành phẩm từ GĐ 2 đến GĐ n

- Tính tương tự đến giai đoạn cuối (n).

- Chú ý: số lượng sản phẩm dở đang cuối kỳ được tính như sau

+ Theo mức độ hoàn thành 100%, nếu chi phí sản xuất được sử dụng toàn

bộ ngay từ đầu quy trình sản xuất.

+ Theo mức độ hoàn thành tương đương, nếu chi phí sản xuất được sử dụng

theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang

theo tỷ lệ hoàn thành.

- XĐ tổng giá thành thực tế thành phẩm theo từng khoản mục chi phí.

Tổng CPSX của CPSX của CPSX của

giá thành = GĐ1 trong + GĐ2 trong + . . . + GĐ n trong

thực tế SP giá thành TP giá thành TP giá thành TP

= +

×

= +

×

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 24: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

23

- Xác định giá thành thực tế đơn vị thành phẩm theo từng khoản mục chi

phí.

* Phương pháp tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự).

- Tính giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 1

+ Đánh giá bán thành phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 1.

+ Tính giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 1: sử dụng phương pháp

giản đơn hay phương pháp tỷ lệ hoặc hệ số.

Tổng giá thành CPSXDD CPSXPS CPSXDD Giá trị các

thực tế BTP = đầu kỳ + trong kỳ - cuối kỳ - khoản điều chỉnh

GĐ 1 GĐ1 GĐ1 GĐ1 giảm giá thành GĐ1

- Tính giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 2 (và các giai đoạn tiếp

theo) tương tự giai đoạn 1.

- Chú ý: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí giai đoạn 1

chuyển sang và chi phí phát sinh ở giai đoạn 2.

g/ Phương pháp đặt hàng

Phương pháp này áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá trình sản

xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn vị đặt

hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng.

Phương pháp này thường được áp dụng tính giá thành ở những doanh

nghiệp chuyên thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng như

hoạt động xây lắp, gia công chế biến …

Tổng giá thành Tổng chi phí sản xuất Giá trị các khoản

thực tế SP từng = thực tế tập hợp theo - điều chỉnh giảm

đơn đặt hàng đơn đặt hàng giá thành

Giá thành Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng

đơn vị SP Số lượng sản phẩm hoàn thành

=

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 25: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

24

2.1.7 Phân tích biến động chi phí và giá thành

2.1.7.1 Phân tích chung

a/ Phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị

Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, xác định mức chênh lệch và tỷ

lệ chênh lệch.

Gọi Z là giá thành đơn vị sản phẩm

- Xác định mức chênh lệch của giá thành đơn vị.

Z = ZTT – ZKH

% chênh lệch = KHZZ × 100

Ta có thể so sánh giá thành đơn vị thực tế năm nay với giá thành đơn vị

thực tế năm trước bằng phương pháp tính toán trên

b/ Phân tích tình hình biến động của tổng giá thành

Phân tích sự biến động của tổng giá thành thực chất là phân tích tổng chi phí

trong sản xuất.

Tổng CPSX = j

n

jj qZ

1

Trong đó

Zj : giá thành đơn vị sản phẩm quý thứ j

qj : số lượng sản phẩm quý thứ j

- Xác định mức chênh lệch tổng giá thành

Tổng CPSX = Tổng CPSXTH – Tổng CPSXKH

Cách xác định này mới cho biết được tổng giá thành thực tế tăng giảm so

với tổng giá thành kế hoạch, nhưng để đánh giá chính xác việc thực hiện giá

thành phải điều chỉnh theo sản lượng thực tế.

Tổng CPSXđ/c = Tổng CPSXTH – Tổng CPSXKHđ/c

Tổng CPSXKHđ/c =

n

jjTHq

1 × jKHZ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 26: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

25

Trong phân tích có thể so sánh tổng giá thành điều chỉnh theo sản lượng

thực tế qua các kỳ khác nhau, từ dó xác định kế h oạch hạ giá thành cũng như tình

hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của đơn vị.

- Về kế hoạch hạ giá thành

Mức hạ thấp Tổng giá thành sản lượng Tổng giá thành sản lượng

KH kế hoạch theo ZKH kế hoạch theo ZNT

KHq × ZTT - KHq × ZNT

Mức hạ thấp KH

Tổng giá thành của sản lượng KH theo ZNT

- Về thực hiện kế hoạch hạ giá thành

Mức hạ thấp Tổng giá thành sản lượng Tổng giá thành sản lượng

TT kế hoạch theo ZTT Kế hoạch theo ZNT

TTq × ZTT - TTq × ZNT

Mức hạ thấp TT

Tổng giá thành của sản lượng TT theo ZNT

Trong đó

ZNT : giá thành đơn vị sản phẩm năm trước

ZKH : giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch

ZTT : giá thành đơn vị sản phẩm thực tế.

Ta so sánh mức hạ, tỷ lệ hạ thực tế so với mức hạ, tỷ lệ hạ kế hoạch có thể

đánh giá được tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của đơn vị.

Khi phân tích xác định mức chênh lệch , % thực hiện dựa vào số năm trước

hoặc kế hoạch chỉ cho chúng ta biết được thực tế giá thành toàn bộ sản phẩm

tăng giảm so với kỳ trước, so với kế hoạch là bao nhiêu, nhưng khi xác định dựa

trên kế hoạch điều chỉnh với cùng khối lượng sản xuất cho chúng ta biết việc

quản lý chi phí trong sản xuất như thế nào do giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi

và từ đó có thể biết được tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

= -

=

Tỷ lệ hạ thấp KH =

= -

=

Tỷ lệ hạ thấp KH =

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 27: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

26

2.1.7.2 Các chỉ tiêu về chi phí

a/Tổng chi phí sản xuất sản phẩm

Chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất SP là chỉ tiêu nói lên quy mô của chi phí.

Tổng chi phí = CP NVL trực tiếp + CP NC trực tiếp + CP SXC

b/ Tỷ trọng chi phí

Tỷ trọng chi phí từng khoản mục là chỉ tiêu tương đối phản ánh khoản mục

chi phí đó chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm.

- Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tỷ trọng Tổng của khoản chi phí

khoản mục CP Tổng chi phí sản xuất sản phẩm

2.1.7.3 Phân tích biến động chi phí theo từng khoản mục

a/ Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành

sản phẩm, cho nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa to

lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm.

- Chỉ tiêu phân tích

CP NVLKH = qTT × mKH × GKH

CP NVLTT = qTT × mTT × GTT

Trong đó

CPNVL: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

q: số lượng sản phẩm sản xuất.

m: mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra 1 sản phẩm.

G: giá mua 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp.

Ghi chú: biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không ảnh hưởng bởi

số lượng sản phẩm sản xuất, nên chi phí nguyên vật liệu kế hoạch xác định bằng

số lượng sản phẩm sản xuất thực tế.

- Biến động chi phí

∆CPNVL = CPNVLTT - CPNVLKH

- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

+ Biến động lượng

∆CPNVLm = (mTT - mKH) × qTT × GKH

= = × 100

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 28: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

27

+ Biến động giá

∆CPNVLG = (GTT - GKH) × qTT × mTT

b/ Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

* Trả tiền lương theo thời gian

- Chỉ tiêu phân tích

CPNC KH = qTT × tKH × GKH

CPNC TT = qTT × tTT × GTT

Trong đó

CPNC: chi phí nhân công trực tiếp

t: lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra 1 sản phẩm.

G: giá 1 giờ lao động trực tiếp.

Ghi chú: biến động chi phí nhân công trực tiếp không ảnh hưởng bởi số

lượng sản phẩm sản xuất, nên chi phí nhân công kế hoạch xác định bằng số lượng

sản phẩm sản xuất thực tế.

- Biến động chi phí

∆CPNC = CPNCTT - CPNCKH

- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

+ Biến động lượng

∆CPNCt = (tTT - tKH) × qTT × GKH

+ Biến động giá

∆CPNCG = (GTT - GKH) × qTT × tTT

* Trả tiền lương theo sản phẩm

- Chỉ tiêu phân tích

CPNC KH = qTT × GKH

CPNC TT = qTT × GTT

Trong đó

G: giá lao động trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm.

Ghi chú: biến động chi phí nhân công trực tiếp không ảnh hưởng bởi số

lượng sản phẩm sản xuất, nên chi phí nhân công kế hoạch xác định bằng số lượng

sản phẩm sản xuất thực tế.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 29: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

28

- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

+ Biến động giá

∆CPNCG = (GTT - GKH) × qTT

c/ Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, khoản

mục chi phí sản xuất chung có đặc điểm sau:

- Gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, do đó phải qua phương pháp phân bổ.

- Gồm nhiều nội dung kinh tế, do nhiều bộ phận quản lý khác nhau.

- Gồm cả biến phí và định phí.

* Phân tích biến động biến phí sản xuất chung

- Xác định chỉ tiêu phân tích

BPSXCKH = qTT × tKH × bKH

BPSXCTT = qTT × tTT × bKH

Trong đó:

t: là lượng thời gian chạy để sản xuất 1 sản phẩm.

b: là biến phí sản xuất chung cho 1 giờ máy sản xuất.

Ghi chú: Biến động biến phí sản xuất chung không ảnh hưởng bởi số lượng

sản phẩm sản xuất, nên biến phí sản xuất chung kế hoạch xác định bằng số lượng

sản phẩm thực tế.

- Xác định đối tượng phân tích:

C = C1 – C0

- Xác định ảnh hưởng các nhân tố

+ Biến động lượng

Ct = qTT × bKH × (tTT - tKH)

+ Biến động giá

CG = qTT × tTT × (bTT - bKH)

* Phân tích biến động định phí sản xuất chung

- Xác định chỉ tiêu phân tích

ĐPSXCKH = qKH × đKH

BPSXCTT = qTT × đKH

đ: là định phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 30: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

29

Ghi chú: Biến động định phí sản xuất chung có ảnh hưởng bởi số lượng sản

phẩm sản xuất, nên biến phí sản xuất chung kế hoạch xác định bằng số lượng sản

phẩm kế hoạch.

- Xác định ảnh hưởng các nhân tố

+ Biến động lượng

Ct = - đKH × (qTT – qKH)

Do biến động của lượng sản phẩm sản xuất có quan hệ tỷ lệ nghịch với biến

động của định phí sản xuất chung.

+ Biến động giá

CG = qTT × đTT – qKH × đKH

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thực tế từ phân xưởng sản xuất và phòng kế toán.

- Tham khảo sách và giáo trình có liên quan đến đề tài.

- Tìm hiểu tình hình đơn vị thông qua quan sát thực tế và hỏi cán bộ đơn vị.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong toàn bộ luận văn em chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh (tuyệt đối

và tương đối) số liệu. Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng

cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

Điều kiện so sánh

Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian,

cùng nội dung kinh tế, cùng đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và

điều kiện kinh doanh.

Phương pháp so sánh

- Phương pháp số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

- Phương pháp số tương đối

Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể

hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc

để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Cụ thể trong luận văn em sử dụng phương pháp so sánh để phân tích biến

động của các khoản mục chi phí và giá thành giữa thực tế các năm.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 31: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

30

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU - XÂY DỰNG 720

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

- Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU – XÂY DỰNG 720.

- Tên tiếng Anh: CONSTRUCTION MATERIAL JOINT STOCK

COMPANY No 720.

- Tên viết tắt : CMC 720.

- Logo :

- Vốn điều lệ: 12.615.540.000 đồng.

- Trụ sở chính : đường Lê Hồng Phong, Q.Bình Thủy, Tp.Cần Thơ.

- Điện thoại : (071) 841 099 Fax: (071) 841 398.

- Một số sản phẩm của công ty

+ Gạch lát đường màu Tây Ban Nha (Ký hiệu : CM-1).

+ Gạch chữ I (Ký hiệu : CM-4).

+ Gạch ZicZắc mặt nhám (Ký hiệu: CM-11).

+ Gạch vạn thọ (Ký hiệu: CM-10).

+ Gạch lục giác trơn (Ký hiệu : CM-3).

+ Gạch đồng tiền (Ký hiệu : CM-7).

+ Xi măng PCB 30 & Xi măng PCB40.

+ Ngói chính kiểu 1: FUJI

+ Tấm đan ép máy.

+ Cửa giả gỗ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 32: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

31

3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

- Công ty cổ phần vật liệu – xây dựng 720 tiền thân là công ty công trình

4/3 trực thuộc xí nghiệp liên hiệp công trình 4 – Bộ giao thông vận tải, được

thành lập theo quyết định số 365/LĐTL/HC ngày 07/06/1976 của bộ giao thông

vận tải trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị do Mỹ để lại gồm:

+ Mỏ đá Núi Sập – An Giang

+ Công ty VECCO – Cần Thơ

+ Trung tâm thí nghiệm vật liệu, địa chất công trình (AWHNTB – Miền

Tây)

+ Hãng RMK (Công ty Việt Nam Kỹ thuật và Xây cất)

- Ngày 20/04/1983, Công ty đổi tên thành Xí nghiệp cấu kiện công trình

giao thông 720.

- Ngày 26/12/1991, Công ty đổi tên thành Xí nghiệp đại tu đường bộ 720.

- Ngày 31/03/1993, Công ty đổi tên thành Công ty bê tông xi măng 720 với

nhiệm vụ chính là sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, gia công lắp ráp kết

cấu thép, vận chuyển vật liệu máy móc thiết bị, đại tu sửa chữa nâng cấp các loại

công trình giao thông vận tải.

- Ngày 16/12/1997 theo Quyết định số 4803/1997/QĐ/TCCB-TĐ của Bộ

Giao thông Vận tải, Công ty đổi tên thành “Công ty Vật liệu & Sửa chữa Công

trình Giao thông 720” trực thuộc Khu Quản lý Đường bộ VII.

- Ngày 23/08/2002, Công ty Vật liệu & Sửa chữa Công trình Giao thông

720 chính thức được chuyển sang hình thức công ty cổ phần theo Quyết định số

2628/2002/QĐGTVT của Bộ Giao thông Vận tải. Đổi tên công ty thành “Công

ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720”.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 33: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

32

3.3 NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Các phòng ban trong đơn vị

Hình 5 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. Ghi chú : Quan hệ tương tác phục vụ sản xuất

: Quan hệ thông tin liên lạc trực tuyến

Phòng VTTB

Phòng KTSX

Phòng TCHC

Phòng KD

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

P. Giám đốc nội chính

P. Giám đốc kỹ thuật

Xưởng SX VLXD1

Xưởng SX VLXD2

Xưởng Cơ điện

Đội Thi công

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

Phòng TCKT

P. Giám đốc tài chính

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 34: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

33

3.3.1.1 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ

quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết

định trả cổ tức hàng năm, phê chuẩn báo cáo tài chính hàng năm, bầu và bãi

nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát, bổ sung và sửa đổi điều lệ, quyết định

loại và số lượng cổ phần phát hành, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty, tổ chức

lại và giải thể công ty, …

3.3.1.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa 2 kỳ đại hội

cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan

đến mục đích, quyền lợi của công ty và những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội

đồng quản trị.

3.3.1.3 Ban kiểm soát (gồm 3 người)

Trong ban kiểm soát có ít nhất một thành viên có trình độ chuyên mộn về

tài chính kế toán. Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do

đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động kinh doanh, báo

cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị

và bộ máy điều hành của ban giám đốc.

3.3.1.4 Ban giám đốc (gồm 4 người)

- Ban Giám đốc gồm giám đốc và 03 phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ

nhiệm và bãi nhiệm. Các thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm thành viên ban

giám đốc.

- Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu trước hội đồng quản trị về

việc tổ chức, quản lý, điều hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hằng ngày

của công ty theo nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.

- Các phó giám đốc được giám đốc phân công, ủy nhiệm quản lý và điều

hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Phó giám đốc chịu trách

nhiệm trước giám đốc và liên đới trách nhiệm với giám đốc trước hội đồng quản

trị trong phạm vi được phân công, ủy nhiệm.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 35: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

34

3.3.1.5 Phòng kinh doanh (10 người)

- Tiêu thụ sản phẩm, lập các hợp đồng bán sản phẩm

- Tham mưu cho ban giám đốc về giá cả sản phẩm, hàng hóa, . . .

- Lập và trình kế hoạch sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo công ty.

- Tìm kiếm và mở rộng thị trường.

3.3.1.6 Phòng kỹ thuật sản xuất (8 người)

- Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất sản phẩm của công ty.

- Thiết kế công nghệ và nghiên cứu sản phẩm mới.

- Kiểm tra và loại trừ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

- Quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đăng ký

3.3.1.7 Phòng tài chính kế toán ( 6 người)

- Quản lý các nguồn vốn, quỹ để đạt hiệu quả cao nhất.

- Cân bằng nguồn tài chính của công ty.

- Quản lý thu chi và trả công lao động.

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán.

- Lập các báo cáo kế toán tài chính – tín dụng, các báo cáo đột xuất theo yêu

cầu của ban giám đốc và tham mưu cho giám đốc các vấn đề về tài chính kế toán.

3.3.1.8 Phòng vật tư thiết bị (6 người)

- Lập hợp đồng mua vật tư thiết bị.

- Lập kế hoạch dự trữ vật tư.

- Quản lý kho vật tư, thành phẩm.

- Quyết toán định mức tiêu hao vật tư trong sản xuất.

- Lập báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư, thành phẩm, . . .

3.3.1.9 Phòng tố chức hành chính ( 5 người)

Phòng tổ chức hành chính là nơi tổ chức nhân sự của công ty, bố trí và sắp

xếp nhân sự gồm các công việc như sau :

- Tiếp nhận quản lý và lưu trữ các tài liệu hành chính quan trọng.

- Tính toán các chế độ liên quan đến lao động như : BHXH, BHYT, . . .

- Soạn thảo đề xuất kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.

- Tuyển dụng và tổ chức đào tạo, huấn luyện cho lực lượng lao động mới

vào nghề cũng như lao động đã làm việc lâu năm.

- Định mức tiền lương, . . .

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 36: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

35

3.3.1.10 Các phân xưởng sản xuất

- Hai phân xưởng sản xuất các loại sản phẩm của công ty.

- Một phân xưởng quản lý, sửa chữa máy móc thiết bị, xe cơ giới, phương

tiện vận tải thủy của công ty

- Một đội thi công được thành lập khi khách hàng có yêu cầu mua hàng

dạng chìa khoá trao tay.

3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán

3.3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Hiện nay tổng số cán bộ nhân viên trong phòng kế toán 6 người: 1 kế toán trưởng và 5 kế toán viên kể cả thủ quỹ.

Hình 6: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. Ghi chú Quan hệ trực tiếp Quan hệ đối chiếu

a/ Kế toán trưởng Kế toán trưởng là người tổ chức, điều hành công việc trong phòng kế toán,

có nhiệm vụ:

- Kiểm tra, phản ánh tình hình sử dụng tài chính của công ty.

- Hướng dẫn và kiểm tra kế toán viên phản ánh nghiệp vụ kinh tế chính xác

kịp thời.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN

THANH TOÁN

KẾ TOÁN VẬT TƯ

THÀNH PHẨM

KẾ TOÁN TSCĐ

NGÂN HÀNG

THỦ

QUỸ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 37: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

36

- Theo dõi tất cả các loại sổ sách chứng từ, các hợp đồng các khoản nợ lớn

để thu nợ kịp thời.

- Kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tính toán, quyết toán

các khoản ngân sách.

- Tham mưu ban giám đốc công ty về tình hình tài chính, hàng hóa, tài sản

của công ty để ban giám đốc có giải pháp phù hợp trong quản lý.

- Tổ chức kiểm kê tài sản, hướng dẫn xử lý kết quả kiểm kê.

b/ Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh, tính toán ghi chép đối chiếu các tài khoản có liên quan, xác định kết quả

kinh doanh của công ty và lập báo cáo tài chính.

c/ Kế toán thanh toán

- Kiểm tra tính hợp pháp hợp lý của chứng từ ban đầu lập phiếu thu chi

hàng ngày. Thanh toán giảm nợ tạm ứng, thanh toán lương, bảo hiểm, . . .cho cán

bộ công nhân viên.

- Hàng ngày phải kiểm tra tổng kết và đối chiếu quỹ tiền mặt và có xác nhận

của kế toán trưởng.

- Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả.

- Lập báo cáo chi tiết các tài khoản liên quan đến phần hành kế toán của

mình.

d/ Kế toán vật tư, thành phẩm

- Hàng ngày theo dõi và mở sổ nhập, xuất kho vật tư, thành phẩm, theo dõi

hóa đơn bán hàng.

- Cuối tháng lập báo cáo nhập, xuất tồn kho vật tư, thành phẩm, … đối

chiếu số liệu với phòng vật tư về tình hình vật tư, thành phẩm.

- Phân bổ chi phí tiêu hao nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm theo quy

định công ty.

- Lập báo cáo chi tiết các tài khoản liên quan đến phần hành kế toán của

mình.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 38: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

37

e/ Kế toán tài sản cố định và ngân hàng

- Hàng ngày theo dõi và mở sổ quản lý thu - chi ngân hàng, cập nhật số liệu

và báo cáo kế toán trưởng theo dõi các khoản liên quan thanh toán qua ngân

hàng, thực hiện thu chi qua ngân hàng khi có lệnh của kế toán trưởng hoặc giám

đốc, theo dõi các khoản vay, lập hồ sơ vay, thanh toán nợ vay các ngân hàng.

Báo cáo kịp thời các khoản vay, lãi vay đến hạn trả để lãnh đạo có biện pháp

thanh toán.

- Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, trích khấu hao, . .

- Lập báo cáo chi tiết các tài khoản liên quan đến phần hành kế toán của

mình.

f/ Thủ quỹ

- Mở sổ theo dõi thu chi quỹ tiền mặt theo đúng qui định hàng ngày kiểm tra

lại quỹ, đối chiếu với kế toán thanh toán xác định số dư quỹ đảm bảo chính xác

và phù hợp.

- Hàng ngày, phối hợp với kế toán thanh toán tiến hành kiểm kê quỹ tiền

mặt đúng qui định phân công của kế toán trưởng.Cuối tháng, kiểm kê quĩ tiền

mặt, lập biên bản có sự giám sát của kế toán trưởng.

- Chỉ được phép xuất quỹ, nhập quỹ khi có phiếu thu và phiếu chi đã được

duyệt của kế toán trưởng và giám đốc công ty .

- Bảo đảm thu chi đúng, đủ không được để ngoài sổ sách, quỹ đen, tiền

không rõ nguồn gốc. Vào sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gởi ngân hàng.

- Không được để quỹ tiền mặt tồn lớn hơn số tiền mà kế toán trưởng đã quy

định, những trường hợp ngoại lệ phải có ý kiến của kế toán trưởng.

3.3.2.2 Hình thức kế toán

a/ Các phương pháp kế toán cơ bản

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính giá xuất kho : Phương pháp nhập trước xuất trứớc

(FIFO).

- Nguyên tắc đánh giá tài sản : Theo nguyên giá và giá trị tồn lại

- Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng.

- Thuế GTGT: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 39: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

38

b/ Tổ chức sử dụng chế độ sổ sách kế toán

- Công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình

tập trung. Theo mô hình này, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ

ban đầu, định khoản kế toán, lập báo cáo đều được tập trung tại phòng kế toán

của công ty.

- Như vậy cách tổ chức bộ phận kế toán của công ty đảm bảo sự tập trung

thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán.

- Hệ thống tài khoản kế toán công ty đang thực hiện hiện nay theo Quyết

định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính.

- Hệ thống sổ tại công ty được tổ chức theo hình thức chứng từ ghi sổ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 40: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

39

Hình 7: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ.

c/ Trình tự ghi sổ

- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc

hợp lệ trước khi ghi vào sổ như: hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu,

phiếu chi, … Sau đó lên bảng tổng hợp chứng từ gốc.

- Kế toán chi tiết vào sổ chi tiết cho từng tài khoản.

- Kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

sau đó vào các sổ cái tài khoản có liên quan.

Chứng từ gốc

Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc

cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Ghi chú :

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 41: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

40

- Cuối tháng kế toán dựa vào chứng từ ghi sổ đối chiếu với sổ chi tiết, để lập

bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính trình giám đốc duyệt.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị, tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng.

d/ Chương trình kế toán máy

- Để đảm bảo công việc kế toán được nhanh chóng, chính xác, kịp thời,

công ty thực hiện công việc kế toán trên chương trình phần mềm kế toán trên

máy vi tính. Chương trình kế toán được công ty sử dụng là Visual Fox của Công

ty CADS – Hà Nội dựa trên hình thức chứng từ ghi sổ và trình tự xử lý như sau:

Hình 8: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KẾ TOÁN MÁY.

Nhập liệu hằng ngày

In các sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm.

Đối chiếu kiểm tra

- Trình tự ghi và nhập vào máy

+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, xét duyệt,

phân loại, xác định các tài khoản ghi Nợ - Có nhập vào máy theo biểu mẫu có sẵn

của từng phân hệ kế toán.

+ Mỗi kế toán chỉ mở được phân hệ về phần hành mình theo dõi. Thông tin

sẽ tự động xử lý ghi vào sổ, thẻ liên quan như thẻ kho, sổ chi tiết vật tư, bảng kê

CHỨNG TỪ

KẾ TOÁN

-Bảng TT tạm ứng.

-UNC, hóa đơn

GTGT

- Giấy đề nghị tạm

ứng

- . . . Ghi - .......

PHẦN MỀM KẾ

TOÁN

SỔ

KẾ TOÁN

- Sổ chi tiết

- Sổ tổng hợp

- Sổ cái

- . . . - Báo cáo tài chính - Báo cáo KT quản trị - . . .

MÁY VI TÍNH Gh

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 42: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

41

nhập xuất tồn ... của các phân hệ mua hàng, hàng tồn kho, vốn bằng tiền ... và các

sổ cái tổng hợp ...

+ Cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm nào, kế toán tổng hợp thực hiện thao tác

khóa sổ cập nhật để kiểm tra và lập báo cáo cần thiết. Việc đối chiếu số liệu tổng

hợp với sổ chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực

theo thông tin đã được nhập. Kế toán tổng hợp kiểm tra sổ chi tiết, sổ tổng hợp

và đối chiếu số liệu giữa sổ cái với báo cáo tài chính, sau đó in ra giấy.

+ Các sổ in từ máy sẽ được sắp xếp lưu theo trình tự và đóng lưu thành

quyển, thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định về sổ kế toán ghi bằng

tay.

- Các loại sổ sử dụng tại công ty

Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dựa trên hình thức

chứng từ ghi sổ, biểu mẫu chủ yếu như sau: chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ

ghi sổ, các sổ thẻ kế toán chi tiết, sổ cái tổng hợp tài khoản, ...Và các biểu mẫu

báo cáo tài chính như sau: bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh, báo

cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CTY TRONG NĂM

2006, 2007, 2008

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp gắn

liền với kết quả hoạt động kinh doanh, mà chỉ tiêu quan trọng để đánh giá là lợi

nhuận. Chỉ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới có điều

kiện để mở rộng và phát triển sản xuất. Ngược lại nếu thua lỗ sẽ có nguy cơ dẫn

đến phá sản. Vì vậy cần phải xem xét và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 43: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

42

Bảng 1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD CỦA CTY CP VẬT LIỆU - XÂY DỰNGNĂM 2006, 2007, 2008

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006, 2007, 2008 Đvt: ngàn đồng

Chênh Lệch Chỉ tiêu MS Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Mức % Mức % 1.Doanh thu bán hàng và cung cầp dịch vụ 01 25.779.864 33.400.666 39.713.683 7.620.802 29,56 6.313.017 18,90 2.Các khoản giảm trừ DT 02 503.515 6.221 8.764 -497.293 -98,76 2.543 40,87 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 25.276.349 33.394.445 39.704.919 8.118.095 32,12 6.310.474 18,90 dịch vụ (10 = 01-02) 4.Giá vốn hàng bán 11 21.187.515 28.952.177 34.237.298 7.764.662 36,65 5.285.121 18,25 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 20 4.088.833 4.442.267 5.467.620 353.434 8,64 1.025.353 23,08 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 161.756 177.919 193.477 16.163 9,99 15.558 8,74 7.Chi phí tài chính 22 50.637 45.967 39.783 -4.670 -9,22 -6.184 13,45 8.Chi phí bán hàng 24 1.028.755 771.337 959.314 -257.418 -25,02 187.977 24,37 9.Chi phí quản lý DN 25 1.780.595 2.134.312 2.199.165 353.717 19,87 64.852 3,04 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1.390.601 1.668.569 2.462.834 277.969 19,99 794.265 47,60 {30 = 20 + (21-22) – (24 + 25)} 11.Thu nhập khác 31 41.673 594.267 45.577 552.594 1.326,01 -548.690 -92,33 12. Chi phí khác 32 781 938 910 157 20,16 -28 -3,00 13. Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 40 40.892 593.329 44.666 552.437 1.350,95 -548.662 -92,47 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1.431.493 2.261.898 2.507.501 830.405 58,01 245.603 10,86 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 400.818 633.331 702.101 232.513 58,01 68.769 10,86 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50-51) 60 1.030.675 1.628.567 1.805.401 597.892 58,01 176.834 10,86

(nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 44: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

43

Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2006 tăng

7.620.802 ngàn đồng tương đương tăng 29,56%; năm 2008 tăng so với năm 2007

là 6.313.017 ngàn đồng tương đương 18,90%. Như vậy, tổng doanh thu của Cty

có xu hướng tăng qua 3 năm 2006-2008, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm

dần. Trong đó :

+ Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2007 so 2006 giảm 497.293 ngàn

đồng tương đương giảm 98,76%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.543 ngàn

đồng tương đương 40,87%.

+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so 2006 tăng

8.118.095 ngàn đồng tương đương tăng 32,12%, năm 2008 so với năm 2007 tăng

6.310.474 ngàn đồng tương đương 18,90%.

+ Giá vốn hàng bán năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.764.662 ngàn đồng

tương đương 36,65%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.285.121 ngàn đồng

tương đương 18,25%. Như vậy giá vốn hàng bán đều tăng qua 3 năm. Tuy nhiên,

mức độ tăng có giảm. Mức tăng giá vốn trong năm 2007 so với năm 2006 là cao

hơn doanh thu, nhưng sang đến năm 2008, thì tốc độ tăng đã bằng doanh thu.

Như vậy doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí.

- Từ đó, làm cho lợi nhuận gộp năm 2007 so năm 2006 tăng 353.434 ngàn

đồng tương đương tăng 8,64%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.025.353 ngàn

đồng tương đương 23,08% cho thấy lợi nhuận năm sau có xu hướng cao hơn năm

trước. Đây được xem là thành công của công ty.

- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 so với năm 2006 tăng 16.162

ngàn đồng tương đương tăng 9,99%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 15.558

ngà đồng tương đương 8,74%. Như vậy, dù doanh thu từ hoạt động tài chính có

tăng qua 3 năm, nhưng tốc độ tăng giảm.

- Chi phí tài chính năm 2007 so với năm 2006 giảm 4.670 ngàn đồng tương

9,22%, năm 2008 so với năm 2007 giảm 6.184 ngàn đồng tương đương 13,45%.

Do Cty giảm các hoạt động đầu tư tài chính trong năm 2008. Nguyên nhân là vì

biến động bất ổn của tình hình lãi suất.

- Chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng một

lượng 257.418 ngàn đồng tương đương tăng 25,02%. Nguyên nhân là do năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 45: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

44

2007 công ty cắt giảm chi phí quảng cáo. Nên đã làm cho chi phí bán hàng năm

2007 giảm so với năm 2006. Tuy nhiên, sang năm 2008 do chính sách phát triển

của Cty là mở rộng địa bàn kinh doanh trên một số tỉnh, vì vậy chi phí bán hàng

tăng 187.977 ngàn đồng tương đương 24,37%.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 353.717

ngàn đồng tương đương tăng 19,87% đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp

giảm xuống. Do Cty mua thêm máy vi tính và thiết bị phục vụ công tác quản lý.

Đến năm 2008 chi phí tăng so với năm 2007 là 64.852 ngàn đồng tương đương

3,04%. Nguyên nhân, do mức lương tối thiểu năm 2008 (540.000 đồng) tăng so

với năm 2007 (450.000 đồng) và phát sinh một số chi phí khác.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2007 so với năm 2006

tăng 277.969 đồng tương đương tăng 19,99%, năm 2008 so với năm 2007 tăng

794.265 ngàn đồng tương đương 47,60%. Ta nhận thấy lợi nhuận thuần có tốc độ

tăng mạnh từ năm 2006-2008. Nguyên nhân chính là do công ty tiết kiệm chi phí

so với năm trước. Đồng thời, lợi nhuận tăng phần lớn l à do doanh thu năm 2007,

2008 tăng và ít có các khoản giảm trừ.

- Lợi nhuận khác năm 2007 tăng đột biến so với năm 2006 đã làm cho lợi

nhuận tăng một lượng quá cao là 552.437 ngàn đồng tương đương tăng

1.350,95%. Nhưng sang đến năm 2008 lợi nhuận giảm mạnh -548.690 ngàn đồng

tương đương giảm -92,33%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 có các khoản

thu về thanh lý máy móc thiết bị.

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty trong năm 2007 so với năm

2006 tăng 830.405 ngàn đồng tương đương tăng 58,01%, năm 2008 so với năm

2007 tăng 245.603 ngàn đồng tương đương 10,86%. Mặc dù tốc độ tăng giảm,

nhưng không phải do Cty kinh doanh không có hiệu quả. Nguyên nhân là vì năm

2007 có khoản thu nhập khác tăng đột biến, còn lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh tăng rất cao 47,60%. Điều này cho thấy công ty làm ăn rất hiệu quả.

+ Thuế TNDN phải nộp của năm 2007 so với năm 2006 tăng 232.513 ngàn

đồng tương đương tăng 58,01%, năm 2008 tăng 68.769 ngàn đồng tương đương

10,86% so với năm 2007. Cty đạt được nhiệm vụ thu nộp ngân sách Nhà nước.

+ Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2007 so với năm 2006 tăng

597.892 ngàn đồng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 176.834 ngàn đồng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 46: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

45

3.5 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

CỦA CTY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.5.1 Chức năng

Do điều kiện xã hội phát triển, nhu cầu về vật liệu xây dựng, nhà ở tăng cao,

nắm bắt được nhu cầu đó Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định chuyển doanh

nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm giúp cho công ty có điều kiện phát

triển hơn để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

3.5.2 Nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của Cty trong thời gian tới

- Nhiệm vụ chính được giao trước đây của Công ty là khôi phục, xây dựng

làm mới, sửa chữa lớn các công trình giao thông vận tải phía Nam. Đồng thời,

công ty còn tổ chức sản xuất các loại vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn

phục vụ xây dựng các công trình về giao thông vận tải. Năm 1980, Công ty đã

được Bộ Khoa Học cấp phép xây dựng 1 dây chuyền sản xuất xi măng để đáp

ứng cho nhu cầu xây dựng các công trình giao thông của ngành. Hoạt động vào

thời kỳ đó, Công ty chủ yếu sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao.

- Hiện nay, khi đã trở thành một đơn vị kinh doanh độc lập, công ty càng

cần phải xác định rõ nhiệm vụ và phương hướng của mình trong thời gian tới.

Việc hoạch định chiến lược không chỉ để tồn tại mà còn là biện pháp để công ty

phát triển một cách vững chắc và lâu dài. Nhiệm vụ và phương hướng phát triển

của công ty trong thời gian tới bao gồm :

+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách

hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà

nước có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi về hoạt động kinh doanh của công

ty.

+ Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ

Luật lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo cho người lao động

tham gia quản lý Công ty bằng thỏa ước lao động tập thể và các qui chế khác.

+ Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp

với chức năng nhiệm vụ của công ty và nhu cầu thị trường.

+ Tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho công

ty.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 47: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

46

+ Có kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị để nâng cao

chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao trình độ sản xuất của địa phương và cả

nước.

+ Tổ chức đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ văn hoá và nghiệp vụ

đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên công ty.

+ Thực hiện các qui định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường

an ninh quốc gia và phòng cháy chữa cháy.

+ Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo qui

định và chịu trách nhiệm về sự xác thực của các báo cáo.

+ Bảo đảm sự hoạt động có hiệu quả của các tổ chức Đảng, Công đoàn và

Đoàn thanh niên nhằm phát huy tinh thần kỷ luật và đoàn kết nội bộ.

3.6 QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ

XI MĂNG PCB.30

Hai loại xi măng PCB.40 và PCB.30 có cùng một quy trình công nghệ và

phương thức sản xuất. Điểm khác biệt trong việc sản xuất hai loại xi măng trên

chính là thành phần của nguyên vật liệu đầu vào.

- Xi măng PCB.40 có thành phần nguyên vật liệu đầu vào bao gồm:

+ 80% clincer.

+ 2% thạch cao.

+ 18% đá puzolan.

- Xi măng PCB.30 có thành phần nguyên vật liệu đầu vào bao gồm:

+ 75% clincer.

+ 3% thạch cao.

+ 22% đá puzolan.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 48: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

47

Hình 9: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT XI MĂNG CỦA CTY.

1 2 3

5

6 7 8

9

10

11

4

13

14

16

15

18

25

17

12

19

23

22

24

26

21

29

27

Băng tải hổn hợp Máy đập búa

Băng cán

số 1 clinker

Băng cán số

2 đá Puzolan

Băng cán số 3

thạch cao

Linker

Bunker

Bunker

đá Puzolan Bunker

Thạch cao

Xe xúc

Kho đá Puzolan

Kho đá clinker

Kho thạch cao

28

Phòng điều khiển

băng cán

Băng tải vào máy

nghiền bi 16T/h

Máy hút bụi 1

Máy hút

bụi 2

Máy nghiền bi

16T/h Gàu tải

Máy phân ly

20 Bồn nước

làm mát Kho vỏ bao

Máy hút bụi 3

Bunker chứa

Máy đóng

bao

Phòng điều khiển điện

Băng tải

xi-măng

Kho xi-măng

bao

(1)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 49: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

48

CHƯƠNG 4

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU - XÂY DỰNG 720

4.1 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành

Công ty cổ phần vật liệu – xây dựng kinh doanh trong hai lĩnh vực là: sản

xuất các loại vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, ngói, tấm đan ép, cửa giả gỗ) và

sửa chữa các công trình.

Đối với việc sản xuất vật liệu xây dựng, công ty sử dụng loại hình sản xuất

hàng loạt với khối lượng lớn, đặc điểm sản xuất là có phân xưởng do vậy yêu cầu

về trình độ quản lý là rất cao. Bên cạnh đó, tại công ty mỗi phân xưởng đảm nhận

hầu hết các khâu từ khi nhập nguyên liệu đến khi sản xuất ra sản phẩm. Trong

từng phân xưởng, quy trình công nghệ lại được xây dựng theo kiểu liên tục. Với

đặc điểm như vậy, nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty được xác

định cho từng loại sản phẩm, theo từng phân xưởng.

Do thời gian và trình độ của em còn hạn hẹp, vì vậy trong luận văn này em

chỉ tìm hiểu quá trình tập hợp chi phí và hạch toán tính giá thành của sản phẩm xi

măng. Công ty hiện đang sản xuất hai loại xi măng là : xi măng PCB.40 và xi

măng PCB.30.

4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hàng tháng, căn cứ vào tình hình sản xuất trong kỳ trước và kết hợp với tình

hình thực tế trong kỳ này, cán bộ định mức của công ty dựa vào hệ thống định

mức tiêu dùng gửi sản lượng và kế hoạch xuống các xí nghiệp. Đó là cơ sở để

cán bộ xuống kho lĩnh vật tư, đồng thời là căn cứ để thủ kho xuất đủ số lượng

theo yêu cầu sản xuất.

Trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng 720, việc sản xuất 2 loại xi măng

là hoàn toàn tách biệt. Chỉ sử dụng cùng một quy trình công nghệ. Còn trong quá

trình sản xuất, thì từng loại xi măng được sản xuất lần lượt. Vì vậy chi phí

nguyên vật liệu được phân bổ riêng cho từng loại sản phẩm.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 50: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

49

Bảng 2: BẢNG CHỨNG TỪ GHI SỔ CP NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 Q4/2008.

CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng

Số CT Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú Nợ Có

XVT1783 02/10 Xuất clinker sx xi măng PCB.40 621 1521 90.240.000

XVT1789 02/10 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.40 621 1522 1.264.500

XVT1790 03/10 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.40 621 1522 2.721.600

XVT1810 09/10 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.40 621 1528 664.136

XVT1827 12/10 Xuất clinker sx xi măng PCB.30 621 1521 331.425.000

XVT1840 15/10 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.30 621 1522 9.657.000

XVT1847 16/10 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.30 621 1522 16.170.000

XVT1893 25/10 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.30 621 1528 2.867.531

XVT1953 05/11 Xuất clinker sx xi măng PCB.40 621 1521 108.945.200

XVT1957 07/11 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.40 621 1522 1.598.700

XVT1967 08/11 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.40 621 1522 3.217.860

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 51: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

50

Số CT Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú Nợ Có

XVT1988 17/11 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.40 621 1528 808.032

XVT2015 19/11 Xuất clinker sx xi măng PCB.30 621 1521 438.459.600

XVT2027 21/11 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.30 621 1522 12.139.400

XVT2030 22/11 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.30 621 1522 20.773.600

XVT2060 28/11 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.30 621 1528 3.422.383

XVT2076 02/12 Xuất clinker sx xi măng PCB.40 621 1521 127.727.600

XVT2081 04/12 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.40 621 1522 2.968.300

XVT2082 04/12 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.40 621 1522 6.224.940

XVT2122 15/12 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.40 621 1528 940.860

XVT2129 17/12 Xuất clinker sx xi măng PCB.30 621 1521 346.677.900

XVT2132 18/12 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.30 621 1522 10.062.850

XVT2133 18/12 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.30 621 1522 17.207.200

XVT2165 26/12 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.30 621 1528 2.865.935

156 31/12 KC chi phí NVL 621 vào 154 (xi măng PCB.40) 154:XMBS 621 347.321.728

KC chi phí NVL 621 vào 154 (xi măng PCB.30) 154:XMPC 621 1.211.728.399 (Nguồn: phòng kế toán cty CP vật liệu – xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 52: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

51

Bảng 3: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 “CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP” CỦA XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 Q4/2008. CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

SỔ CÁI Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008

TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ĐVT: đồng

Số CT Ngày Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có

XVT1783 02/10 Xuất clinker sx xi măng PCB.40 1521 90.240.000

XVT1789 02/10 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.40 1522 1.264.500

XVT1790 03/10 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.40 1522 2.721.600

XVT1810 09/10 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.40 1528 664.136

XVT1827 12/10 Xuất clinker sx xi măng PCB.30 1521 331.425.000

XVT1840 15/10 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.30 1522 9.657.000

XVT1847 16/10 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.30 1522 16.170.000

XVT1893 25/10 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.30 1528 2.867.531

XVT1953 05/11 Xuất clinker sx xi măng PCB.40 1521 108.945.200

XVT1957 07/11 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.40 1522 1.598.700

XVT1967 08/11 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.40 1522 3.217.860

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 53: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

52

Số CT Ngày Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có

XVT1988 17/11 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.40 1528 808.032

XVT2015 19/11 Xuất clinker sx xi măng PCB.30 1521 438.459.600

XVT2027 21/11 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.30 1522 12.139.400

XVT2030 22/11 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.30 1522 20.773.600

XVT2060 28/11 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.30 1528 3.422.383

XVT2076 02/12 Xuất clinker sx xi măng PCB.40 1521 127.727.600

XVT2081 04/12 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.40 1522 2.968.300

XVT2082 04/12 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.40 1522 6.224.940

XVT2122 15/12 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.40 1528 940.860

XVT2129 17/12 Xuất clinker sx xi măng PCB.30 1521 346.677.900

XVT2132 18/12 Xuất thạch cao sx xi măng PCB.30 1522 10.062.850

XVT2133 18/12 Xuất đá puzolan sx xi măng PCB.30 1522 17.207.200

XVT2165 26/12 Xúc liệu xi măng và vật tư khác sx xi măng PCB.30 1528 2.865.935

156 31/12 KC chi phí NVL 621 vào 154 (xi măng PCB.40) 154:XMBS 347.321.728

KC chi phí NVL 621 vào 154 (xi măng PCB.30) 154:XMPC 1.211.728.399

(nguồn: phòng kế toán cty CP vật liệu – xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 54: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

53

4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: tiền lương chính, lương

ngoài giờ, phụ cấp độc hại và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,

KPCĐ).Cty thực hiện trả lương theo số lượng xi măng sản xuất ra. Cty thực trả

lương theo hình thức khoán sản phẩm. Cả hai sản phẩm đều có chi phí nhân công

trực tiếp là 25.000 đ/ tấn sản phẩm làm ra (phần lương này chưa bao gồm trợ cấp

độc hại và các khoản trích theo lương).

Trợ cấp độc hại được tính 10% trên lương chính.

Các khoản trích theo lương do công ty chi trả bao gồm:

- 15% BHXH và 2% BHYT được tính trên lương cơ bản của nhân công.

- 2% KPCĐ được tính trên tổng lương của công nhân (bao gồm: lương

chính, lương làm thêm giờ và trợ cấp độc hại).

Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương chính,

lương ngoài giờ, bảng phụ cấp độc hại và bảng báo cáo sản lượng xi măng nhập

kho.

Trong Q4/2008, CPNC trực tiếp để sản xuất xi măng PCB.40 phát sinh là:

- Lương chính = tiền lương / 1 tấn xi măng × SL xi măng trong quý

= 25.000 × 440,78

= 11.019.500 (đồng)

- Trợ cấp độc hại = tiền lương chính × 10%

= 11.019.500 × 10%

= 1.101.950 (đồng)

- Lương của CN trực tiếp đã bao gồm trợ cấp độc hại: 12.121.450 đồng

- Các khoản trích theo lương:

+ KPCĐ = Lương đã bao gồm trợ cấp × 2%

= 12.121.450 × 2%

= 242.429 (đồng)

+ BHXH = tiền lương chính × 15%

= 11.019.500 × 15%

= 1.652.925 (đồng)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 55: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

54

+ BHYT = tiền lương chính × 2%

= 11.019.500 × 2%

= 220.390 (đồng)

- Lao động thuê ngoài, tiền thưởng và chi phí khác liên quan đến nhân công

trực tiếp 2.556.425 đồng.

Trong quý 4 năm 2008, chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất xi măng

PCB.30 phát sinh là:

- Lương chính = tiền lương / 1 tấn xi măng × SL xi măng trong quý

= 25.000 × 2.165,85

= 54.146.250 (đồng)

- Trợ cấp độc hại = tiền lương chính × 10%

= 54.146.250 × 10%

= 5.414.625 (đồng)

- Lương của CN trực tiếp đã bao gồm trợ cấp độc hại: 59.560.875 đồng

- Các khoản trích theo lương:

+ KPCĐ = Lương đã bao gồm trợ cấp × 2%

= 59.560.875 × 2%

= 1.191.218 (đồng)

+ BHXH = tiền lương chính × 15%

= 54.146.250 × 15%

= 8.121.938 (đồng)

+ BHYT = tiền lương chính × 2%

= 54.146.250 × 2%

= 1.082.925 (đồng)

- Lao động thuê ngoài, tiền thưởng và các chi khác liên quan đến nhân công

trực tiếp: 8.857.285 đồng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 56: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

55

Bảng 4: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN

XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 Q4/2008.

Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008

ĐVT: đồng

Diễn giải Chi phí nhân công trực tiếp

Xi măng PCB.40 Xi măng PCB.30

Lương 12.121.450 59.560.875

KPCĐ 242.429 1.191.218

BHXH 1.652.925 8.121.938

BHYT 220.390 1.082.925

CP khác 2.556.425 8.857.285

Tổng 16.793.619 78.814.240 (Nguồn: phòng kế toán công ty CP vật liệu- xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 57: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

56

Bảng 5: BẢNG CHỨNG TỪ GHI SỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 Q4/2008

CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng

Số CT Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú Nợ Có

PBBHQ4.1 28/10 Lương NCTT sx xi măng PCB.40 T10 622 334 3.335.823

KPCĐ sx xi măng PCB.40 T10 622 3382 66.716

BHXH sx xi măng PCB.40 Q4 T10 622 3383 454.885

BHYT sx xi măng PCB.40 Q4 T10 622 3384 60.651

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 622 111 703.528

PBBHQ4.1 28/10 Lương NCTT sx xi măng PCB.30 T10 622 334 18.000.264

KPCĐ sx xi măng PCB.30 T10 622 3382 360.005

BHXH sx xi măng PCB.30 Q4 T10 622 3383 2.454.582

BHYT sx xi măng PCB.30 Q4 T10 622 3384 327.278

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 622 111 2.676.815

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 58: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

57

Số CT Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú Nợ Có

PBBHQ4.2 28/11 Lương NCTT sx xi măng PCB.40 T11 622 334 4.059.474

KPCĐ sx xi măng PCB.40 T11 622 3382 81.189

BHXH sx xi măng PCB.40 Q4 T11 622 3383 553.565

BHYT sx xi măng PCB.40 Q4 T11 622 3384 73.809

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 622 111 856.147

PBBHQ4.2 28/11 Lương NCTT sx xi măng PCB.30 T11 622 334 22.920.337

KPCĐ sx xi măng PCB.30 T11 622 3382 458.407

BHXH sx xi măng PCB.30 Q4 T11 622 3383 3.125.500

BHYT sx xi măng PCB.30 Q4 T11 622 3384 416.733

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 622 111 3.408.478

PBBHQ4.3 31/12 Lương NCTT sx xi măng PCB.40 T12 622 334 4.726.153

KPCĐ sx xi măng PCB.40 T12 622 3382 94.523

BHXH sx xi măng PCB.40 Q4 T12 622 3383 644.475

BHYT sx xi măng PCB.40 Q4 T12 622 3384 85.930

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 622 111 996.750

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 59: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

58

Số CT Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú Nợ Có

PBBHQ4.3 31/12 Lương NCTT sx xi măng PCB.30 T12 622 334 18.640.274

KPCĐ sx xi măng PCB.30 T12 622 3382 372.805

BHXH sx xi măng PCB.30 Q4 T12 622 3383 2.541.856

BHYT sx xi măng PCB.30 Q4 T12 622 3384 338.914

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 622 111 2.771.991

156 31/12 KC chi phí NVL 622 vào 154 (xi măng PCB.40) 154:XMBS 622 16.793.619

KC chi phí NVL 622 vào 154 (xi măng PCB.30) 154:XMPC 622 78.814.240 (Nguồn: phòng kế toán cty CP vật liệu – xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 60: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

59

Bảng 6: SỔ CÁI TÀI KHOẢN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 Q4/2008.

CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

SỔ CÁI Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. ĐVT: đồng

Số CT Ngày Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có PBBHQ4.1 28/10 Lương NCTT sx xi măng PCB.40 T10 334 3.335.823

KPCĐ sx xi măng PCB.40 T10 3382 66.716

BHXH sx xi măng PCB.40 Q4 T10 3383 454.885

BHYT sx xi măng PCB.40 Q4 T10 3384 60.651

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 111 703.528

PBBHQ4.1 28/10 Lương NCTT sx xi măng PCB.30 T10 334 18.000.264

KPCĐ sx xi măng PCB.30 T10 3382 360.005

BHXH sx xi măng PCB.30 Q4 T10 3383 2.454.582

BHYT sx xi măng PCB.30 Q4 T10 3384 327.278

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 111 2.676.815

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 61: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

60

Số CT Ngày Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có PBBHQ4.2 28/11 Lương NCTT sx xi măng PCB.40 T11 334 4.059.474

KPCĐ sx xi măng PCB.40 T11 3382 81.189

BHXH sx xi măng PCB.40 Q4 T11 3383 553.565

BHYT sx xi măng PCB.40 Q4 T11 3384 73.809

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 111 856.147

PBBHQ4.2 28/11 Lương NCTT sx xi măng PCB.30 T11 334 22.920.337

KPCĐ sx xi măng PCB.30 T11 3382 458.407

BHXH sx xi măng PCB.30 Q4 T11 3383 3.125.500

BHYT sx xi măng PCB.30 Q4 T11 3384 416.733

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 111 3.408.478

PBBHQ4.3 31/12 Lương NCTT sx xi măng PCB.40 T12 334 4.726.153

KPCĐ sx xi măng PCB.40 T12 3382 94.523

BHXH sx xi măng PCB.40 Q4 T12 3383 644.475

BHYT sx xi măng PCB.40 Q4 T12 3384 85.930

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 111 996.750

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 62: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

61

Số CT Ngày Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có PBBHQ4.3 31/12 Lương NCTT sx xi măng PCB.30 T12 334 18.640.274

KPCĐ sx xi măng PCB.30 T12 3382 372.805

BHXH sx xi măng PCB.30 Q4 T12 3383 2.541.856

BHYT sx xi măng PCB.30 Q4 T12 3384 338.914

CP NC thuê ngoài, tiền thưởng và CP khác 111 2.771.991

156 31/12 KC chi phí NVL 622 vào 154 (xi măng PCB.40) 154:XMBS 16.793.619

KC chi phí NVL 622 vào 154 (xi măng PCB.30) 154:XMPC 78.814.240

(nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 63: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

62

4.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Phân xưởng của Cty được sử dụng để sản xuất tất cả những sản phẩm như:

Cửa giả gỗ, Gạch lát đường, ngói, xi măng … nên những chi phí chung của toàn

phân xưởng như: điện, nước, chi phí tiền lương cho quản đốc … được phân bổ

dựa trên tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp.

Do việc sản xuất hai sản phẩm xi măng PCB.40 và PCB.30 được sử dụng

cùng 1 dây chuyền thiết bị công nghệ và trong cùng 1 phân xưởng, vì vậy công ty

đã tiến hành phân bổ những chi phí chung của 2 loại sản phẩm (chi phí bảo

dưỡng máy, chi phí thử nghiệm xi măng …) dựa vào tỷ lệ chi phí nhân công trực

tiếp của từng loại sản phẩm trong kỳ.

Ta có:

- Tổng chi phí nhân công trực tiếp của Cty trong quý 4/2008:

1.199.113.701đ.

- Tổng chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất 2 sản phẩm xi măng PCB.40

và xi măng PCB.30 của Cty trong quý 4/2008: 95.607.859 đồng.

- Chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất xi măng PCB.40 của Cty trong

quý 4/2008: 16.793.619 đồng.

- Chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất xi măng PCB.30 của Cty trong

quý 4/2008: 78.814.240 đồng.

Như vậy:

- Tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất xi măng PCB.40 trong tổng

chi phí nhân công trực tiếp của Cty trong Q4/2008:

16.793.619

1.199.113.701

- Tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất xi măng PCB.30 trong tổng

chi phí nhân công trực tiếp của Cty trong Q4/2008:

78.814.240

1.199.113.701

- Tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất xi măng PCB.40 trong tổng

chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 2 loại xi măng của Cty trong Q4/2008:

16.793.619

95.607.859

× 100 = 1,40%

× 100 = 6,57%

× 100 = 17,57%

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 64: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

63

- Tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất xi măng PCB.30 trong tổng

chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 2 loại xi măng của Cty trong Q4/2008:

78.814.240

95.607.859

Trong quý 4/2008. Chi phí sản xuất chung liên quan đến 2 loại xi măng

PCB.40 và PCB.30 phát sinh như sau:

- Chi phí phát sinh chung toàn phân xưởng:

+ Chạy máy phát điện 87.067 đ

+ Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 10 T10/08 3.880.785 đ

+ Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 11 T11 4.759 927 đ

+ Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 12 T12 3.423.975 đ

+ CCDC xuất dùng trong Q4/08 3.501.462 đ

+ Nhập kho vật tư không sử dụng hết (21.652.393 đ)

+ Phân bổ lương Q4/08 đợt 1 89.077.614 đ

+ Phân bổ tiền thưởng Q4/08 đợt 1 15.171.074 đ

+ Phân bổ KPCĐ Q4/08 3.587.047 đ

+ Phân bổ BHXH Q4/08 17.820.810 đ

+ Phân bổ BHYT Q4/08 2.376.108 đ

+ Phân bổ lương Q4/08 đợt 2 31.820.562 đ

+ Hạch toán tiền điện SX Q4/08 120.075.172 đ

+ Trích khấu hao TSCĐ Q4/2008 139.862.184 đ

- Chi phí phát sinh chung chỉ liên quan đến 2 loại xi măng PCB.40 và

PCB.30:

+ Chi tiền lấy kết quả TN xi măng tại TTKTƯD.TPCT 2.710.000 đ

+ Châm nhớt 76.043 đ

+ Chi phí xúc clinker lên 45.408 đ

+ Xúc liệu SX+thay nhớt 362.880 đ

+ Bảo dưỡng máy 122.273 đ

+ Châm nhớt 283.873 đ

+ Thay nhớt động cơ + vệ sinh chi tiết 878.685 đ

× 100 = 82,43%

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 65: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

64

- Ta tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của từng loại xi măng như

sau:

+ Xi măng PCB.40

Đối với chi phí phát sinh chung toàn phân xưởng:

Khoản mục chi phí SXC × 1,40%

Đối với chi phí phát sinh chung chỉ liên quan đến 2 loại xi măng

Khoản mục chi phí SXC × 17,57%

+ Xi măng PCB.30

Đối với chi phí phát sinh chung toàn phân xưởng

Khoản mục chi phí SXC × 6,57%

Đối với chi phí phát sinh chung chỉ liên quan đến 2 loại xi măng

Khoản mục chi phí SXC × 82,43%

Các chỉ tiêu chi tiết của chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại

sản phẩm theo công thức trên. Kế toán tính và lập bảng phân bổ chi phí sản xuất

chung như sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 66: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

65

Bảng 7: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CỦA XI MĂNG

PCB.40 & PCB.30 Q4/2008

ĐVT: đồng

Diễn giải

Chi phí sản xuất chung

xi măng

PCB.40 PCB.30

Chi tiền lấy kết quả TN xi măng tại TTKTƯD.TPCT 476.014 2.233.986

Chạy máy phát điện 1.219 5.720

Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 10 T10/08 54.331 254.968

Châm nhớt 13.357 62.686

Chi phí xúc clinker lên 7.976 37.432

Xúc liệu SX+thay nhớt 63.740 299.140

Bảo dưỡng máy 21.477 100.796

Châm nhớt 49.863 234.010

Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 11 T11 66.639 312.727

Thay nhớt động cơ + vệ sinh chi tiết 154.342 724.343

Giảm nợ tạm ứng - 480.000

Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 12 T12 47.936 224.955

CCDC xuất dùng trong Q4/08 49.020 230.046

Nhập kho vật tư không sử dụng hết -303.134 -1.422.562

Phân bổ tiền lương Q4/08 đợt 1 1.247.087 5.852.399

Phân bổ tiền thưởng Q4/08 đợt 1 212.395 996.740

Phân bổ KPCĐ Q4/08 50.219 235.669

Phân bổ BHXH Q4/08 249.491 1.170.827

Phân bổ BHYT Q4/08 33.266 156.110

Phân bổ lương Q4/08 đợt 2 445.488 2.090.611

Hạch toán tiền điện SX Q4/08 1.681.052 7.888.939

Trích khấu hao TSCĐ Q4/2008 1.958.071 9.188.945

Vật tư khác dùng trong quý 422.509 1.504.328 (Nguồn: phòng kế toán Cty Cp vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 67: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

66

Bảng 8: BẢNG CHỨNG TỪ GHI SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 Q4/2008

CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng

Số CT Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú Nợ Có

PC1076 06/10 Chi tiền lấy kết quả TN xi măng tại TTKTƯD.TPCT 627 111 2.710.000

XV1796 06/10 Chạy máy phát điện 627 1523 6.939

PC1093 11/10 Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 10 T10/08 627 111 309.299

XV1842 15/10 Châm nhớt 627 1523 76.043

XV1883 24/10 Chi phí xúc clinker lên 627 1523 45.408

XV1893 25/10 Xúc liệu SX+thay nhớt 627 1523 362.880

XV1912 28/10 Bảo dưỡng máy 627 1523 122.273

XV1962 08/11 Châm nhớt 627 1523 283.873

PC1222 14/11 Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 11 T11 627 111 379.366

XV2039 25/11 Thay nhớt động cơ + vệ sinh chi tiết 627 1523 878.685

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 68: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

67

Số CT Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú Nợ Có

LMQ11 30/11 Giảm nợ tạm ứng (xi măng PCB.30) 627 141 480.000

PC1318 10/12 Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 12 T12 627 111 272.891

CCDC.4 21/12 CCDC xuất dùng trong Q4/08 627 153 279.066

NKVT.4 31/12 Nhập kho vật tư không sử dụng hết 627 1528 -1.725.696

PBL4.2 31/12 Phân bổ tiền lương Q4/08 đợt 1 627 3341 7.099.486

PBL4.2 31/12 Phân bổ tiền thưởng Q4/08 đợt 1 627 3342 1.209.135

PBH4.3 31/12 Phân bổ KPCĐ Q4/08 627 3382 285.888

PBH4.3 31/12 Phân bổ BHXH Q4/08 627 3383 1.420.318

PBH4.3 31/12 Phân bổ BHYT Q4/08 627 3384 189.376

PBL4.3 31/12 Phân bổ lương Q4/08 đợt 2 627 3341 2.536.099

PBDI.4 31/12 Hạch toán tiền điện SX Q4/08 627 331 9.569.991

TKH.4 31/12 Trích khấu hao TSCĐ Q4/2008 627 2141 11.147.016

VTK.4 31/12 Vật tư khác dùng trong quý 627 1528 1.926.837

PBCPC.4 31/12 KC chi phí NVL 627 vào 154 (xi măng PCB.40) 154:XMBS 627 7.002.358

PBCPC.4 31/12 KC chi phí NVL 627 vào 154 (xi măng PCB.30) 154:XMPC 627 32.862.815 (nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 69: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

68

Bảng 9: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 “CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG” CỦA XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 Q4/2008 CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

SỔ CÁI Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008

TK 627: Chi phí sản xuất chung. ĐVT: đồng

Số CT Ngày Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có PC1076 06/10 Chi tiền lấy kết quả TN xi măng tại TTKTƯD.TPCT 111 2.710.000

XV1796 06/10 Chạy máy phát điện 1523 6.939

PC1093 11/10 Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 10 T10/08 111 309.299

XV1842 15/10 Châm nhớt 1523 76.043

XV1883 24/10 Chi phí xúc clinker lên 1523 45.408

XV1893 25/10 Xúc liệu SX+thay nhớt 1523 362.880

XV1912 28/10 Bảo dưỡng máy 1523 122.273

XV1962 08/11 Châm nhớt 1523 283.873

PC1222 14/11 Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 11 T11 111 379.366

XV2039 25/11 Thay nhớt động cơ + vệ sinh chi tiết 1523 878.685

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 70: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

69

Số CT Ngày Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có

LMQ11 30/11 Giảm nợ tạm ứng (xi măng PCB.30) 141 480.000

PC1318 10/12 Thanh toán tiền sử dụng nước kỳ 12 T12 111 272.891

CCDC.4 21/12 CCDC xuất dùng trong Q4/08 153 279.066

NKVT.4 31/12 Nhập kho vật tư không sử dụng hết 1528 -1.725.696

PBL4.2 31/12 Phân bổ tiền lương Q4/08 đợt 1 3341 7.099.486

PBL4.2 31/12 Phân bổ tiền thưởng Q4/08 đợt 1 3342 1.209.135

PBH4.3 31/12 Phân bổ KPCĐ Q4/08 3382 285.888

PBH4.3 31/12 Phân bổ BHXH Q4/08 3383 1.420.318

PBH4.3 31/12 Phân bổ BHYT Q4/08 3384 189.376

PBL4.3 31/12 Phân bổ lương Q4/08 đợt 2 3341 2.536.099

PBDI.4 31/12 Hạch toán tiền điện SX Q4/08 331 9.569.991

TKH.4 31/12 Trích khấu hao TSCĐ Q4/2008 2141 11.147.016

VTK.4 31/12 Vật tư khác dùng trong quý 1528 1.926.837

PBCPC.4 31/12 KC chi phí NVL 627 vào 154 (xi măng PCB.40) 154:XMBS 7.002.358

PBCPC.4 31/12 KC chi phí NVL 627 vào 154 (xi măng PCB.30) 154:XMPC 32.862.815 (Nguồn: phòng kế toán Cty Cp vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 71: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

70

4.2 HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM

4.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Cty thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp. Đồng thời, vì chi phí nguyên liệu trực tiếp được sử dụng toàn bộ

ngay từ đầu quy trính sản xuất, nên tỷ lệ hoàn thành trong sản phẩm dở dang cuối

kỳ được tính là 100%.

- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

+ Cuối kỳ nhập kho 440,78 tấn xi măng PCB.40 đã đóng bao. Còn dở dang

59,62 tấn xi măng PCB.40 chưa đóng bao.

CPNVLTT dở CPNVLTT

dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ

SL SP hoàn SL SP dở dang

thành trong kỳ cuối kỳ

10.298.981 + 347.321.728

440,78 + 59,62

= 42.610.061 (đồng)

+ Cuối kỳ nhập kho 2.165,85 tấn xi măng PCB.30 đã đóng bao và nhập kho.

Còn dở dang 71,654 tấn xi măng PCB.30 chưa đóng bao.

CPNVLTT dở CPNVLTT

dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ

SL SP hoàn SL SP dở dang

thành trong kỳ cuối kỳ

132.610.004 + 1.211.728.399

2.165,85 + 71,654

= 43.051.196 (đồng)

4.2.2 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế

CPSX dở dang

cuối kỳ của =

xi măng PCB.40

+

+ ×

SL

SPDD

cuối kỳ

= × 59,62

CPSX dở dang

cuối kỳ của =

xi măng PCB.40

+

+ ×

SL

SPDD

cuối kỳ

= × 71,654

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 72: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

71

Bảng 10: BẢNG CHỨNG TỪ GHI SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG CỦA XI MĂNG PCB.40 V À PCB.30

TRONG Q4/2008

CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng

Số CT Ngày Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú Nợ Có

175 31/12 K/C chi phí NC 622:XMBS vào 154:XMBS 154:XMBS 622:XMBS 16.793.619

K/C chi phí NC 622:XMPC vào 154:XMPC 154:XMPC 622:XMPC 78.814.240

176 31/12 K/C chi phí NVL 621:XMBS vào 154:XMBS 154:XMBS 621:XMBS 347.321.728

K/C chi phí NVL 621:XMPC vào 154:XMPC 154:XMPC 621:XMPC 1.211.728.399

PBCPC.4 31/12 Phân bổ chi phí SXC 627:XMBS vào 154:XMBS 154:XMBS 627:XMBS 7.002.358

Phân bổ chi phí SXC 627:XMPC vào 154:XMPC 154:XMPC 627:XMPC 32.862.815

NK.4 31/12 Nhập kho thành phẩm Q4/2008 (xi măng PCB.40) 155:XMBS 154:XMBS 338.806.625

Nhập kho thành phẩm Q4/2008 (xi măng PCB.30) 155:XMPC 154:XMPC 1.412.964.262 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 73: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

72

Bảng 11: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 “CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG” CỦA XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG Q4/2008

CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

SỔ CÁI Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008

TK 154: Chi phí sản xuất chung. ĐVT: đồng Số CT Ngày Diễn giải Trang NKC TK ĐƯ PS nợ PS có

Số dư đầu kỳ 142.908.985

175 31/12 K/C chi phí NC 622:XMBS vào 154:XMBS 31 622:XMBS 16.793.619

K/C chi phí NC 622:XMPC vào 154:XMPC 31 622:XMPC 78.814.240

176 31/12 K/C chi phí NVL 621:XMBS vào 154:XMBS 31 621:XMBS 347.321.728

K/C chi phí NVL 621:XMPC vào 154:XMPC 31 621:XMPC 1.211.728.399

PBCPC.4 31/12 Phân bổ chi phí SXC 627:XMBS vào 154:XMBS 31 627:XMBS 7.002.358

Phân bổ chi phí SXC 627:XMPC vào 154:XMPC 31 627:XMPC 32.862.815

NK.4 31/12 Nhập kho thành phẩm Q4/2008 31 155:XMBS 338.806.625

Nhập kho thành phẩm Q4/2008 31 155:XMPC 1.412.964.262

Tổng phát sinh 1.694.523.159 1.751.770.887

Số dư cuối kỳ 85.661.257 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 74: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

73

4.2.3 Tính giá thành sản phẩm

Cty Cp vật liệu – xây dựng 720 tính giá thành đơn sản phẩm theo sản lượng

thực tế kiểm kê nhập.

CPSX phát CP NVL CP nhân công CP sản xuất

sinh trong kỳ trực tiếp trực tiếp chung

Tổng giá thành CPSX dở CPSX phát CPSX dở

thực tế SP dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ

Giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế SP

đơn vị SP SL sản phẩm hoàn thành nhập kho

- Xi măng PCB.40:

Cuối kỳ nhập kho 440,78 tấn xi măng PCB.40 đã đóng bao.

CPSX phát sinh trong kỳ = 347.321.728 + 16.793.619 + 7.002.358

= 371.117.705 (đồng)

Tổng giá thành thực tế = 10.298.981 + 371.117.705 – 42.610.061

= 338.806.625 (đồng)

Giá thành thực tế 338.806.625

đơn vị SP 440,78

= 768.652 (đồng/tấn)

- Xi măng PCB.30:

Cuối kỳ nhập kho 2.165,85 tấn xi măng PCB.30 đã đóng bao.

CPSX phát sinh trong kỳ = 1.211.728.399 + 78.814.240 + 32.862.815

= 1.323.405.454 (đồng)

Tổng giá thành thực tế = 132.610.004 + 1.323.405.454 – 43.051.196

= 1.412.964.262 (đồng)

Giá thành thực tế 1.412.964.262

đơn vị SP 2.165,85

= 652.383 (đồng/tấn)

=

+ - -

Giá trị

khoản điều

chỉnh

giảm giá

thành

=

= + +

=

=

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 75: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

74

Bảng 12: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 TRONG Q4/2008 CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Loại sản phẩm: Xi măng PCB.40

Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng

Khoản mục chi phí CPSXDD đầu

kỳ

CPSXPS trong

kỳ

CPSXDD cuối

kỳ

Điều chỉnh

giám giá thành

Tổng giá thành

thực tế

Giá thành thực

tế đơn vị

1 2 3 4 5 6=1+2+3-4-5 7=6/SLTP

Chi phí NVL trực tiếp 10.298.981 347.321.728 42.610.061 - 315.010.648 -

Chi phí NC trực tiếp - 16.793.619 - - 16.793.619 -

Chi phí SXC - 7.002.358 - - 7.002.358 -

Tổng 10.298.981 371.117.705 42.610.061 - 338.806.625 768.652 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 76: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

75

Bảng 13: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.30 TRONG Q4/2008 CÔNG TY QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG 720

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Loại sản phẩm: Xi măng PCB.30

Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng

Khoản mục chi phí CPSXDD đầu

kỳ

CPSXPS trong

kỳ

CPSXDD cuối

kỳ

Điều chỉnh

giám giá thành

Tổng giá thành

thực tế

Giá thành thực

tế đơn vị

1 2 3 4 5 6=1+2+3-4-5 7=6/SLTP

Chi phí NVL trực tiếp 132.610.004 1.211.728.399 43.051.196 - 1.301.287.207 -

Chi phí NC trực tiếp - 78.814.240 - - 78.814.240 -

Chi phí SXC - 32.862.815 - - 32.862.815 -

Tổng 132.610.004 1.323.405.454 43.051.196 - 1.412.964.262 652.383 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 77: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

76

4.3 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM

Theo trình tự phân tích, trước hết ta cần phân tích biến động tổng giá thành,

giá thành đơn vị và chi phí theo từng khoản mục giữa kế hoạch và thực tế. Từ đó,

có thể đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra của Cty. Đưa ra kết luận việc

lập kế hoạch của bộ phận kế toán có sát với thực tế hay không. Tuy nhi ên, tại Cty

CP vật liệu – xây dựng 720 bộ phận kế toán không lập kế hoạch chi phí và giá

cho từng mặt hàng cụ thể. Nguyên nhân là do:

- Cty thực hiện sản xuất và bán nhiều mặt hàng với các chủng loại khác

nhau. Bên cạnh đó, hiện nay Cty đang có ý định phát triển một số mặt hàng vật

liệu xây dựng mới.

- Cty đang có chính sách phát triển mở rộng địa bàn kinh doanh.

Vì 2 yếu tố chính đã nêu trên đã làm cho công việc kế toán ngày càng tăng

trong khi đội ngũ kế toán viên không tăng. Chính điều này đã làm cho công ty

không thể đề ra kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng cụ thể. Cty chủ yếu dựa và

tình hình kinh doanh của kỳ trước để làm cơ sở cho việc sản xuất trong kỳ sau

một cách linh hoạt. Chính vì vậy, trong phân tích biến động chi phí sản xuất và

giá thành sản phẩm, em chỉ phân tích biến động chi phí và giá thành thực tế qua

các năm 2006, 2007 và 2008.

Để đánh giá khái quát tình hình kế toán tập hợp chi phí và hạch toán tính giá

thành 2 sản phẩm xi măng PCB.40 và PCB.30, ta cần phân tích tình hình biến

động chi phí sản xuất. Tức là xem xét sự biến động về giá thành của 2 loại xi

măng trong năm 2006, 2007, 2008 theo từng khoản mục chi phí.

Phiếu tính giá thành sản phẩm xi măng PCB.40 và PCB.30 trong năm 2006,

2007 và 2008 được để ở phần phụ lục trang 116, 117, 118.

4.3.1 Phân tích chung chi phí sản xuất

4.3.1.1 Phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 78: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

77

Bảng 14: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30

TRONG NĂM 2006, 2007, 2008

ĐVT: đồng

Sản phẩm Giá thành đơn vị 2007/2006 2008/2007

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Mức % Mức %

1 2 3 4=2-1 5=4*100/1 6=3-2 7=6*100/2

Xi măng PCB.40 510.001 601.297 718.496 91.296 17,90 117.199 19,49

Xi măng PCB.30 492.353 566.242 673.794 73.889 15,01 107.552 18,99 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 79: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

78

- Từ bảng phân tích trên ta thấy:

+ Giá thành đơn vị sản phẩm xi măng PCB.40 năm 2007 tăng so với năm

2006 là 91.296đ/tấn tương đương 17,90%, trong năm 2008 tăng 117.199đ/tấn

tương đương 19,49%.

+ Giá thành đơn vị sản phẩm PCB.30 năm 2007 tăng so với năm 2006 là

73.889đ/tấn tương đương 15,01%, trong năm 2008 tăng 107.552đ/tấn tương

đương 18,99%.

- Qua phân tích sơ bộ về biến đồng giá thành đơn vị sản phẩm xi măng

PCB.40 và PCB.30, ta nhận thấy rằng:

+ Tốc độ tăng giá thành của hai loại sản phẩm đều cao (từ 17,90% lên

19,49% và từ 15,01% lên 18,99%). Tuy nhiên, do giá thành của sản phẩm phải

chịu tác động của nhiều yếu tố trong và ngoài Cty. Vì vậy, giá thành tăng chưa

thể kết luận Cty thực hiện việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành hiệu quả hay

không.

+ Bên cạnh đó, ta nhận thấy tốc độ tăng khá đồng đều. Nguyên nhân là do

hai sản phẩm này đều sử dụng những yếu tố đầu vào tương tự nhau để tạo sản

phẩm đầu ra. Vì vậy, khi chi phí tăng/giảm đều tác động làm thay đổi giá thành

đơn vị sản phẩm của cả 2 mặt hàng.

4.3.1.2 Phân tích tình hình biến động của tổng giá thành

a/ Phân tích tình hình biến động của tổng giá thành

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 80: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

79

Bảng 15: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TỔNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30

TRONG NĂM 2006, 2007, 2008

ĐVT: đồng

SP 2006 2007 2007 2007/2006 2008/2007

Tổng CP Tổng CP Tổng CP Mức % Mức %

1 2 3 4=1-2 5=4×100/1 6=3-2 7=6×100/2 Xi

măng

PCB.40

793.561.741 1.094.961.292 1.359.394.039 301.400.281 37,98 264.432.595 24,15

Xi

măng

PCB.30

2.988.582.580 3.943.877.240 5.552.066.200 955.292.820 31,96 1.608.187.030 40,78

(Nguồn: Bảng ting giá thành xi măng PCB.40 và PCB.30 phòng kế toán Cty Cp vật liệu-xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 81: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

80

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

+ Đối với sản phẩm xi măng PCB.40 thì tổng giá thành trong năm 2007

tăng 301.400.281đ tương đương 37.98% năm 2008 so với năm 2007 tăng

264.432.595đ tương đương 24,15%.

+ Đối với sản phẩm xi măng PCB.30 thì tổng giá thành trong năm 2007

tăng 955.292.820đồng tương đương 31,96% năm 2008 so với năm 2007 tăng

1.608.187.030đ tương đương 40,78%.

Sau khi phân tích ta có thể đưa ra nhận định:

Tổng giá thành tăng có mức độ tăng cao. Như vậy, Cty chưa thực hiện một

cách hữu hiệu việc hạ giá thành, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, ta cần phân tích biến động tổng giá thành đã điều chỉnh để hiểu rõ

thêm:

b/ Phân tích tình hình biến động của tổng giá thành đã điều chỉnh

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 82: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

81

Bảng 16: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TỔNG GIÁ THÀNH ĐÃ ĐIỀU CHỈNH CỦA SẢN PHẨM XI MĂNG

PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007, 2008

ĐVT: đồng

Sản Phẩm

SL

2008

Tổng Z theo Q08 2007/2006 2007/2006

2.006 2.007 2.008 Mức % Mức %

1 2 3 4 5=3-2 6=5×100/2 7=4-3 11=7×100/3

Xi măng PCB.40 1.892 964.921.892 1.137.653.924 1.359.394.432 172.732.032 17,90 221.740.508 19,49

Xi măng PCB.30 8.240 4.056.988.720 4.665.834.080 5.552.062.560 608.845.360 15,01 886.228.480 18,99

(Nguồn: phòng kế toán Cty Cp vật liệu-xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 83: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

82

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

+ Đối với sản phẩm xi măng PCB.40 thì tổng giá thành đã điều chỉnh trong

năm 2007 tăng 172.732.032đ tương đương 17.90% năm 2008 so với năm 2007

tăng 221.740.508đ tương đương 19,49%.

+ Đối với sản phẩm xi măng PCB.30 thì tổng giá thành đã điều chỉnh trong

năm 2007 tăng 608.845.360đồng tương đương 15,01% năm 2008 so với năm

2007 tăng 886.228.480đ tương đương 18,99%.

Sau khi phân tích ta có thể đưa ra nhận định:

Tổng giá thành đã điều chỉnh vẫn tăng, nhưng mức độ tăng có giảm so với

tốc độ tăng của tổng chi phí chưa điều chỉnh. Như vậy, Cty chưa thực hiện một

cách hữu hiệu việc hạ giá thành, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, không thể dừng lại ở đây và kết luận rằng Cty không thực hiện tốt

chính sách hạ giá thành. Ta cần phải phân tích nguyên nhân của vấn đề là do

khoản mục chi phí nào, mức độ và tỷ lệ là bao nhiêu. Có đi sâu phân tích mới tìm

ra được thực chất nguyên nhân và có hướng giải quyết thích hợp.

4.3.1.3 Phân tích biến động chi phí theo từng khoản mục trong giá

thành

Mục đích phân tích tình hình biến động các khoản mục giá thành nhằm

đánh giá chung mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của các khoản mục chi phí

trong Q4/06, Q4/07 và Q4/08. Từ đó, làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng

khoản mục đến giá thành sản phẩm.

a/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Do doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang cuối

kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vì vậy giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

và cuối kỳ có thể được xem như giá trị của nguyên vật liệu. Từ đó, ta có thể tính

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/tấn xi măng theo công thức:

CPSX dở dang CP NVL phát sinh CPSX dở dang

đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Số lượng SP nhập kho

+ - CPNVL

cho 1 =

đơn vị SP

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 84: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

83

b/Chi phí nhân công trực tiếp

Vì chi phí nhân công trực tiếp được tính dựa trên số lượng sản phẩm sản

xuất (hình thức giao khoản sản phẩm). Chỉ trong trường hợp có đơn đặt hàng với

số lượng lớn, thì Cty mới thuê thêm lao động thời vụ. Tuy nhiên, chi phí thuê

ngoài này cũng được phân bổ dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất. Vì vậy chi

phí nhân công trực tiếp tính cho 1 đơn vị sản phẩm được tính bằng công thức

sau:

CP nhân công CPNC trực tiếp phát sinh trong kỳ

cho 1 đvị SP Số lượng SP nhập kho

c/ Chi phí sản xuất chung

Do trong Q4/2006, Q4/2007 và Q4/2008 mức sản phẩm thực tế sản xuất

nằm trong công suất bình thường. Vì vậy chi phí SXC được phân bổ vào chi phí

chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên mức công suất bình thường của máy

móc sản xuất. Tương tự, ta có chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm:

CP SXC CP SXC phát sinh trong kỳ

cho 1 đvị SP Số lượng SP nhập kho

=

=

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 85: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD:Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

84

Bảng 17: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ CỦA XI MĂNG PCB.40 VÀ

PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008.

ĐVT: đồng

Sản

phẩm

Khoản

mục

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền

Tỷ

trọng

%

Số tiền

Tỷ

trọng

%

Số tiền

Tỷ

trọng

%

2007/2006 2008/2007

Mức % Mức %

Xi măng

PCB.40

NVLTT 697.067.957 87,84 987.933.851 90,23 1.244.012.131 91,51 290.865.894 41,73 256.078.280 25,92

NCTT 59.562.124 7,51 72.521.325 6,62 79.520.760 5,85 12.959.201 21,76 6.999.435 9,65

SXC 36.931.660 4,65 34.506.116 3,15 35.861.148 2,64 -2.425.544 -6,57 1.355.032 3,93

Tổng 793.561.741 100,00 1.094.961.292 100,00 1.359.394.039 100,00 301.399.551 37,98 264.432.747 24,15

Xi măng

PCB.30

NVLTT 2.647.206.423 88,58 3.562.032.036 90,32 5.080.019.878 91,50 914.825.613 34,56 1.517.987.842 42,62

NCTT 210.720.050 7,05 258.735.820 6,56 328.537.040 5,92 48.015.770 22,79 69.801.220 26,98

SXC 130.656.107 4,37 123.109.384 3,12 143.509.282 2,58 -7.546.723 -5,78 20.399.898 16,57

Tổng 2.988.582.580 100,00 3.943.877.240 100,00 5.552.066.200 100,00 955.294.660 31,96 1.608.188.960 40,78

(Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 86: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

85

- Qua bảng phân tích biến động các khoản mục giá thành của xi măng

PCB.40 trong năm 2006, 2007 và 2008 ta thấy khoản mục có mức độ tăng nhiều

nhất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (năm 2007 so với năm 2006 tăng

290.865.894đ tương đương tăng 41,73%, sang năm 2008 so với năm 2007 tăng

256.078.280đ tương đương 25,92%). Khoản mục có tốc độ hạ cao nhất là chi phí

sản xuất chung (năm 2007 so với 2006 giảm 2.425.544đ tương đương 6,57%,

sang năm 2008 so với năm 2007 lại tăng 1.355.032đ tương đương 3,93%). Bên

cạnh đó chi phí nhân công trực tiếp có xu hướng tăng khá cao. Trong năm 2007

so với năm 2006 chi phí nhân công trực tiếp tăng 12.959.201đ tương đương

21,76%, năm 2008 so với năm 2007 tăng lên đến 6.999.435đ tương đương 9,65%.

Từ đó tổng chi phí trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 301.399.551đ

tương đương 37,98%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 264.432.747đ tương

đương 24,15%.

- Qua bảng phân tích biến động các khoản mục chi phí của xi măng PCB.30

trong năm 2006, 2007 và 2008 ta thấy khoản mục có mức độ tăng nhiều nhất là

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (năm 2007 so với năm 2006 tăng 914.825.613đ

tương đương tăng 34,56%, sang năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.517.987.842đ

tương đương 42,62%). Khoản mục có tốc độ hạ cao nhất là chi phí sản xuất

chung (năm 2007 so với năm 2006 giảm 7.548.032đ tương đương 5,78%). Tuy

nhiên, sang năm 2008 so với năm 2007 lại tăng 20.401.207đ tương đương

16,57%. Bên cạnh đó chi phí nhân công trực tiếp có xu hướng tăng khá cao.

Trong năm 2007 so với năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp tăng 48.015.770đ

tương đương 22,79%, sang năm 2008 so với năm 2007 tiếp tục tăng 69.801.220đ

tương đương 26,98%.

Từ đó tổng chi phí trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 955.294.660đ

tương đương 31,96%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.608.188.960đ tương

đương 40,78%.

Sau khi phân tích số liệu thực tế, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm – thường chiếm tỷ trọng xấp

xỉ 90%. Do vậy, sự biến động của khoản mục này sẽ tác động mạnh đến tổng giá

thành sản phẩm. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu không ngừng tăng lên và

có xu hướng ngày càng tăng cao. Chỉ có chi phí sản xuất chung là giảm với chiều

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 87: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

86

hướng tích cực. Tuy nhiên, vì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong

giá thành, nên tổng giá thành vẫn tăng nhanh. Chi phí nhân công trực tiếp của xi

măng PCB.40 và PCB.30 liên tục tăng. Do ở đây ta phân tích biến động tổng chi

phí, nên không thể đưa ra kết luận chính xác được. Bởi vì chi phí tăng có thể do

Cty sản xuất sản phẩm nhiều hơn hoặc do Cty thực hiện không tốt việc quản lý

chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy tiếp đến, ta cần phân tích biến động

từng khoản mục chi phí trong giá thành đơn vi sản phẩm.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 88: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

87

Bảng 18: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG GIÁ THÀNH ĐƠN VI CỦA XI MĂNG

PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008.

ĐVT: đồng

Sản

phẩm

Khoản

mục

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền

Tỷ

trọng

%

Số tiền

Tỷ

trọng

%

Số tiền

Tỷ

trọng

%

2007/2006 2008/2007

Mức % Mức %

Xi măng

PCB.40

NVLTT 447.987 87,84 542.523 90,23 657.512 91,51 94.536 21,10 114.989 21,20

NCTT 38.279 7,51 39.825 6,62 42.030 5,85 1.546 4,04 2.205 5,54

SXC 23.735 4,65 18.949 3,15 18.954 2,64 -4.786 -20,16 5 0,03

Tổng 510.001 100,00 601.297 100,00 718.496 100,00 91.296 17,90 117.199 19,49

Xi măng

PCB.30

NVLTT 436.113 88,58 511.419 90,32 616.507 91,50 75.306 17,27 105.088 20,55

NCTT 34.715 7,05 37.148 6,56 39.871 5,92 2.433 7,01 2.723 7,33

SXC 21.525 4,37 17.675 3,12 17.416 2,58 -3.850 -17,89 -259 -1,47

Tổng 492.353 100,00 566.242 100,00 673.794 100,00 73.889 15,01 107.552 18,99

(Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 89: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

88

Qua bảng phân tích biến động các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vi

sản phẩm ta có những nhận thấy:

- Đối với xi măng PCB.40: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2007 so

với năm 2006 tăng 94.536đ/tấn tương đương 21,10%, năm 2008 tăng so với năm

2007 là 114.989đ/tấn tương đương 21,20%. Chi phí nhân công trực tiếp năm

2007 so với năm 2006 tăng 1.546đ/tấn tương đương 4,04%, đến năm 2008 chi

phí nhân công tăng 2.205đ/tấn tương đương 5,54% so với năm 2007. Chỉ có chi

phí sản xuất chung có xu hướng giảm, năm 2007 giảm so với năm 2006 là

4.786đ/tấn tương đương 20,16%, năm 2008 so với năm 2007 tuy tăng nhưng chỉ

5đ/tấn tương đương 0,03%.

Từ đó, làm giá thành đơn vị sản phẩm trong năm 2007 so với năm 2006

tăng 91.296đ/tấn tương đương 17,90%, năm 2008 so với năm 2007 tăng

117.199đ/tấn tương đương 19,49%.

- Đối với xi măng PCB.30: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2007 so

với năm 2006 tăng 75.306đ/tấn tương đương 17,27%, năm 2008 tăng so với năm

2007 là 105.123đ/tấn tương đương 20,56%. Chi phí nhân công trực tiếp năm

2007 so với năm 2006 tăng 2.433đ/tấn tương đương 7,01%, đến năm 2008 chi

phí nhân công tăng 2.723đ/tấn tương đương 7,33% so với năm 2007. Chỉ có chi

phí sản xuất chung có xu hướng biến động tích cực, năm 2007 giảm so với năm

2006 là 3.850đ/tấn tương đương 17,89%, năm 2008 so với năm 2007 tuy tăng,

nhưng mức tăng chỉ 259đ/tấn tương đương 1,47%.

Từ đó, làm giá thành đơn vị sản phẩm trong năm 2007 so với năm 2006

tăng 73.889đ/tấn tương đương 15,01%, năm 2008 so với năm 2007 tăng

107.587đ/tấn tương đương 19,00%.

Qua phân tích về giá trị các khoản mục chi phí trong giá thành ta thấy rằng:

nhìn chung chí phí nguyên vật liệu trực tiếp có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày

càng cao trong giá thành sản phẩm (đối với cả 2 loại xi măng PCB.40 và

PCB.30). Trong khi đó, tỷ trọng của chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung

lại ngày càng giảm. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò then

chốt quyết định giá thành sản phẩm. Thực tế, chi phí phí nguyên vật liệu trực tiếp

có tốc độ tăng khá cao qua 3 năm 2006, 2007 và 2008. Chỉ có chi phí sản xuất

chung có chiều hướng giảm tích cực. Tuy nhiên, vì chi phí sản xuất chung chiếm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 90: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

89

tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm, nên giá thành đơn vị sản phẩm vẫn

tăng nhanh. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do những nhân tố

khách quan hay chủ quan? Để giải quyết câu hỏi này, ta cần đi sâu phân tích biến

động chi phí của từng khoản mục về lượng và giá. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và

giải pháp hiệu quả nhất.

4.3.2 Phân tích biến động chi phí chi tiết theo từng khoản mục giá thành

4.3.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Để tạo ra sản phẩm xi măng 50kg/bao, quy trình gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn

chính là sản xuất xi măng, giai đoạn phụ là đóng bao. Nguyên vật liệu trực tiếp

được đưa vào máy chế biến để tạo ra xi măng. Xi măng tạo ra được chứa trong

bunker và lần lượt đươc đóng bao. Trong thực tế, chi phí dở dang đầu kỳ và cuối

kỳ thường là do xi măng đã tạo ra và chứa trong bunker nhưng chưa kịp đóng

bao. Nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất xi măng bao gồm: clinker, puzolan và

thạch cao.

Trong phần phân tích này, do Cty tính chi phí dở dang cuối kỳ theo chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp, vì vậy phần dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được đưa vào

khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, chính phần dở dang đầu

kỳ và cuối kỳ này làm cho việc phân tích biến động lượng và biến động giá trong

kỳ không chính xác. Vì vậy ta chỉ phân tích những chi phí nguyên vật liệu phát

sinh trong kỳ với sản lượng xi măng sản xuất được trong kỳ đó. Ta tính sản

lượng xi măng sản xuất trong kỳ theo công thức sau:

SL trong kỳ = SL nhập kho trong kỳ - SLDD đầu kỳ + SLDD cuối kỳ

Từ bảng số liệu: Bảng báo cáo tình hình sản lượng xi măng PCB.40 và

PCB.30 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục); Bảng NVL trực tiếp sản xuất

xi măng PCB.40 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục); Bảng NVL trực tiếp

sản xuất xi măng PCB.30 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục) ta áp dụng

công thức tính toán để lập bảng sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 91: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

90

Bảng 19: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG

PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008.

ĐVT: đồng

Sản phẩm Vật tư

Chênh lệch giữa năm 2007/2006 Chênh lệch giữa năm 2008/2007

BĐ lượng

(t07–t06) ×Q07×P06

BĐ giá

(P07-P06)×Q07×t07

Tổng biến

động

BĐ lượng

(t08–t07) ×Q08×P07

BĐ giá

(P08-P07)×Q08×t08

Tổng biến

động

1 2 3=1+2 4 5 6=4+5

Xi măng

PCB.40

Clinker 7.563.153 141.200.976 148.764.129 -8.106.390 243.223.786 235.117.396

Thạch cao 3.256.986 2.014.091 5.271.077 -4.619.122 413.147 -4.205.975

Puzolan 3.974.340 14.906.541 18.880.881 -7.876.250 -22.524 -7.898.774

Xi măng

PCB.30

Clinker 24.721.857 503.982.999 528.704.856 -84.062.366 891.156.784 807.094.418

Thạch cao -9.136.004 6.104.667 -3.031.337 0 497.779 497.779

Puzolan -39.875.906 53.021.577 13.145.671 -1.327.029 8.492.469 7.165.440 (Nguồn:Bảng báo cáo sản lượng và bảng báo cáoNVL trực tiếp sản xuất xi măng PCB.40 và PCB.30 trong năm 2006, 2007, 2008 của Cty CP VL-XD 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 92: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 91 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy:

a / Xi măng PCB.40

* Biến động chi phí trong năm 2007 so với năm 2006

- Biến động lượng của clinker là 7.563.153đ nguyên nhân là do mức tiêu

hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,811tấn clinker/tấn xi măng lên

(năm 2006) lên 0,819 tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động

giá cũng tăng là 141.200.976đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ

512.281đ/tấn (năm 2006) lên 605.703đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến

động tăng là 148.764.129đ.

- Biến động lượng của thạch cao là 3.256.986đ nguyên nhân là do mức tiêu

hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,022tấn th.cao/tấn xi măng lên

(năm 2006) lên 0,026tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá

cũng tăng là 2.014.091đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao từ

441.216đ/tấn (năm 2006) lên 483.192đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến

động tăng là 5.271.077đ.

- Biến động lượng của đá Puzolan là 3.974.340đ nguyên nhân là do mức

tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,195tấn puzolan/tấn xi măng

lên (năm 2006) lên 0,212.tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến

động giá cũng tăng là 14.906.541đ nguyên nhân là do giá thu mua đá puzolan từ

126.681đ/tấn (năm 2006) lên 164.782đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến

động tăng là 18.880.881đ.

Nguyên nhân

- Biến động lượng của 3 loại vật tư clinker, thạch cao và đá puzolan đều có

xu hướng tăng. Như vậy, doanh nghiệp đã không thực hiện tốt chính sách sử

dụng tiết kiệm chi phí. Thực trạng của vấn đề này là do trong năm 2007 nhu cầu

về xi măng tăng đột biến, Cty muốn tăng sản lượng sản xuất, nên phải thuê ngoài

một lượng lao động. Số lao động này chưa thật sự có tay nghề và kinh nghiệm

dẫn tới tình trạng hao phí nguyên vật liệu. Đặc biệt, là trong Q2/2007 khi xuất

kho đá puzolan để đưa vào sản xuất xi măng PCB.40, thì phát hiện đá không đảm

bảo phẩm chất như quy định, vì vậy trong quá trình sản xuất cần tiêu hao lượng

đá nhiều hơn so với mức thông thường (mức tăng là 17kg puzolan/tấn xi măng).

Tình hình trên cho thấy công tác quản lý nguyên vật liệu tại Cty là chưa tốt.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 93: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 92 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Tuy một phần là do nhân tố khách quan tác động, nhưng Cty cần có một kế

hoạch cụ thể hơn trong sản xuất tránh tình trạng bị động trước sự thay đổi của thị

trường vật liệu xây dựng.

- Biến động giá cũng có mức tăng khá cao. Một phần là Cty tăng sản lượng

sản xuất xi măng ở mức cao nhằm đáp ứng những đơn đặt hàng bất thường.

Chính vì nhu cầu vật tư phải mua trong thời gian ngắn, nên Cty phải chịu mức

giá do nhà cung cấp đề ra và hưởng chiết khấu ít. Tuy nhiên, nguyên nhân chính

của việc tăng giá này là do thị trường mua bán nguyên vật liệu trong năm 2007

có nhiều biến động bất thường tăng giá đột ngột. Đặc biệt là clinker, một loại vật

tư nhập khẩu, thì biến động trên thị trường tỷ giá hối đoái cũng tác động không

nhỏ đến giá thành của nó. Ngoài ra, việc giá xăng đầu tăng cao cũng là chi phí

vận chuyển tăng gây nên việc tăng giá vật tư. Tuy nguyên nhân chủ yếu của việc

biến động giá tăng mạnh trong năm 2007 là do khách quan, nhưng doanh nghiệp

cũng cần điều chỉnh chính trách dữ trữ tồn kho nguyên vật liệu để chủ động hơn

trong vấn đề giá.

* Biến động chi phí trong năm 2008 so với năm 2007

- Biến động lượng của clinker là -8.106.390đ nguyên nhân là do mức tiêu

hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,819tấn clinker/tấn xi măng

(năm 2007) xuống còn 0,812 tấn clinker/tấn xi măng (năm 2008). Bên cạnh đó

biến động giá lại có xu hướng tiếp tục tăng tăng là 243.223.786đ nguyên nhân là

do giá mua giá thu mua clinker từ 605.703đ/tấn (năm 2007) lên 762.371đ/tấn

(năm 2008). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 235.117.396đ.

- Biến động lượng của thạch cao là -4.619.122đ nguyên nhân là do mức tiêu

hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,026tấn th.cao/tấn xi măng lên

(năm 2006) lên 0,021tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2007). Bên cạnh đó biến động

giá lại có xu hướng tiếp tục tăng tăng là 413.147đ nguyên nhân là do giá mua giá

thu mua thạch cao từ 483.192đ/tấn (năm 2006) lên 493.482đ/tấn (năm 2007). Từ

đó, làm tổng biến động giảm là 4.205.975đ.

- Biến động lượng của đá Puzolan là -7.876.250đ nguyên nhân là do mức

tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,212tấn puzolan/tấn xi măng

lên (năm 2006) xuống còn 0,187tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời

biến động giá cũng giảm là -22.524đ nguyên nhân là do giá thu mua đá puzolan

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 94: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 93 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

giảm từ 164.782đ/tấn (năm 2006) xuống còn 164.719đ/tấn (năm 2007). Từ đó,

làm tổng biến động tăng là -7.898.774đ.

Nguyên nhân

- Biến động lượng của của 3 loại vật tư trong năm 2008 so với năm 2007

đều có xu hướng giảm rất tích cực. Để đạt được thành quả này Cty đã phải nỗ lực

rất nhiều trong việc thu mua, quản lý cũng như sử dụng nguyên vật liệu. Trong

năm 2007, Cty nhận thấy lượng nguyên vật liệu hao phí cho một đơn vị sản phẩm

là cao so với mức thông thường. Chính vì vậy đến năm 2008, Cty đã thực hiện

tăng cường công tác quản lý và dự trữ. Đồng thời, cải tạo máy móc thiết bị,

thường xuyên duy tu bảo dưỡng để hạn chế hao phí không cần thiết trong quá

trình chạy máy. Bên cạnh đó còn tổ chức khen thưởng để động viên cho những tổ

lao động nào làm ra sản phẩm tốt với chi phí nguyên vật liệu đầu vào thấp nhất.

Nhũng biện pháp này đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực cho Cty.

- Biến động giá của 3 loại vật tư trong năm 2008 lại có chiều hướng khác

nhau. Trong khi giá clinker và thạch cao có xu hướng tăng, thì đá puzolan lại có

chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do sau khi gặp tình trạng đá puzolan không

đảm bảo chất lượng trong năm 2007 nên sang năm 2008 Cty đã tích cực tìm kiếm

những đối tác mới. Cty đã tìm được một số nhà cung cấp gần TP Cần Thơ hơn, vì

vậy giảm chi phí vận chuyển giúp hạ giá đá puzolan xuống. Mặc dù cả 3 loại

nguyên vật liệu đều chịu sự tác động của việc thị trường nguyên vật liệu tăng giá.

Trong năm 2008, giá xăng dầu vẫn tiếp tục tăng với mức độ cao. Bên cạnh đó, tỷ

lệ lạm phát năm 2008 cũng được đánh giá là khá cao, nên đã đẩy giá rất nhiều

mặt hàng trong đó có vật liệu xây dựng.

b/ Xi măng PCB.30

* Biến động chi phí trong năm 2007 so với năm 2006

- Biến động lượng của clinker là 24.721.857đ nguyên nhân là do mức tiêu

hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,761tấn clinker/tấn xi măng từ

(năm 2006) lên 0,768tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động

giá cũng tăng là 503.982.999đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ

511.681đ/tấn (năm 2006) lên 606.757đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến

động tăng là 528.704.856đ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 95: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 94 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

- Biến động lượng của thạch cao là -9.136.004đ nguyên nhân là do mức tiêu

hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,033tấn th.cao/tấn xi măng (năm

2006) xuống còn 0,03tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2007). Bên cạnh đó, biến động

giá lại tăng là 6.104.667đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao từ

441.216đ/tấn (năm 2006) lên 470.698đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến

động giảm là 3.031.337đ.

- Biến động lượng của đá Puzolan là -39.875.906đ nguyên nhân là do mức

tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,268tấn puzolan/tấn xi măng

lên (năm 2006) lên 0,223tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến

động giá cũng tăng là 53.021.577đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua đá

puzolan từ 128.385đ/tấn (năm 2006) lên 162.833đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm

tổng biến động tăng là 13.145.671đ.

* Biến động chi phí trong năm 2008 so với năm 2007

+ Biến động lượng của clinker là -84.062.366đ nguyên nhân là do mức tiêu

hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,768tấn clinker/tấn xi măng lên

(năm 2006) lên 0,751 tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động

giá cũng tăng là 89.115.6784đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ

606.757đ/tấn (năm 2006) lên 752.362đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến

động tăng là 808.141.345đ.

+ Biến động lượng của thạch cao là 0đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật

tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ năm 2006 đến năm 2007 là không đổi.

Biến động giá tăng là 497.779đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao

từ 470.698đ/tấn (năm 2006) lên 472.734đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến

động tăng là 497.779đ.

+ Biến động lượng của đá Puzolan là -1.327.029đ nguyên nhân là do mức

tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,223tấn puzolan/tấn xi măng

(năm 2006) xuống 0,222tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến

động giá tăng là 8.492.469đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua đá puzolan

từ 162.833đ/tấn (năm 2006) lên 167.527đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến

động tăng là 7.165.440đ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 96: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 95 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Nguyên nhân

Vì việc sử dụng nguyên liệu để sản xuất xi măng PCB.40 và PCB.30 là

tương tự nhau. Vì vậy, những biến động của xi măng PCB.40 cũng là những biến

động của xi măng PCB.30. Do đó, trong phần phân tích nguyên nhân biến động

lượng và biến động giá vật tư sản xuất xi măng PCB.30 ta không đề cập đến

những tác nhân đó nữa. Mà chỉ đi sâu giải thích những khác biệt dẫn đến những

biến động không đồng nhất giữa hai loại xi măng này.

- Về biến động lượng: ta nhận thấy dù cùng sản xuất trên một dây chuyền

công nghệ, xí nghiệp và với cùng đội ngũ nhân công như nhau. Tức là quá trình

sản xuất xi măng PCB.30 cũng phải chịu những tác động như đã nêu trong phần

phân tích biến động lượng của xi măng PCB.40. Tuy nhiên, mức hao phí vật tư

để sản xuất 1 tấn xi măng của xi măng PCB.30 lại có mức tăng không cao

(clinker) và một số vật tư khác (thạch cao, đá puzolan) lại có chiều hướng giảm.

Thực tế nghịch lý này là do đặc điểm tổ chức sản xuất của Cty, thường sản xuất

xi măng PCB.40 và đầu tháng và sản xuất xi măng PCB.30 vào khoảng giữa

tháng, vì vậy việc sản xuất xi măng PCB.40 thường gặp nhiều vấn đề hơn xi

măng PCB.30. Bên cạnh đó, do xi măng PCB.30 là mặt hàng sản xuất chính yếu

của Cty, thường sản xuất với số lượng lớn, nên việc kiểm tra giám sát được chú

trọng hơn.

- Về biến động giá: vì Cty thường mua nguyên vật liệu nhập kho và xuất

dùng khi sản xuất nên giá nguyên vật liệu dùng cho cả hai loại xi măng là tương

đương nhau. Tuy nhiên, do Cty áp dụng xuất kho theo phương pháp FIFO (nhập

trước xuất trước), nên chi phí vật tư trên 1 tấn xi măng của hai loại có chênh lệch

nhau ở mức độ vừa phải. Riêng thạch cao là mặt hàng sử dụng với số lượng

không nhiều. Trong trường hợp thuận lợi Cty mua với số lượng lớn để hưởng

chiết khấu thì gần như chi phí thạch cao sản xuất một tấn xi măng là không đổi

giữa hai loại xi măng. Ngoài yếu tố trên, thì giá vật tư để sản xuất xi măng

PCB.30 cũng chịu tác động của các nhân tố như đã nêu trong phần phân tích biến

động giá xi măng PCB.40.

4.3.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Do công ty thực hiện việc trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Vì vậy,

ta chỉ phân tích biến động giá.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 97: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

96

Bảng 20: BẢNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30

TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008

ĐVT: đồng

Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

SL Giá Chi phí SL Giá Chi phí SL Giá Chi phí

Xi măng PCB.40 1.556 38.279 59.562.124 1.821 39.825 72.521.325 1.892 42.030 79.520.760

Xi măng PCB.30 6.070 34.715 210.720.050 6.965 37.148 258.735.820 8.240 39.871 328.537.040

(Nguồn: bảng lương tổng hợp các năm 2006, 2007 và 2008 của Cty CP VL-XD 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 98: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 97 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 21: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA CHI PHÍ

NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30

QUA CÁC NĂM 2006, 2007 VÀ 2008

ĐVT: đồng

Sản phẩm Năm 2007 so với năm 2006 Năm 2008 so với năm 2007

(P07 - P06) × Q07 (P08 - P07) × Q08

Xi măng PCB.40 2.815.266 4.171.860

Xi măng PCB.30 16.945.845 22.437.520 (Nguồn: Bảng chi phí NCTT sản xuất xi măng PCB.40 và PCB.30 của Cty CP VL-XD 720)

Qua bảng phân tích biến động giá ta nhận thấy rằng:

- Đối với xi măng PCB.40:

Năm 2007 so với năm 2006 chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng

2.815.266đ. Nguyên nhân là do chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 1 tấn xi

măng tăng từ 38.279đ/tấn (năm 2006) lên 39.825đ/tấn (năm 2007). Tương tự,

trong năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng 4.171.860đ so với

năm 2007 cũng là do chi phí nhân công trực tiếp năm 2008 tăng lên với giá là

42.030đ/tấn.

- Đối với xi măng PCB.30:

Năm 2007 so với năm 2006 chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng

16.945.845đ. Nguyên nhân là do chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 1 tấn xi

măng tăng từ 34.715đ/tấn (năm 2006) lên 37.148đ/tấn (năm 2007). Tương tự,

trong năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng 22.437.520đ so với

năm 2007 cũng là do chi phí nhân công trực tiếp năm 2008 tăng lên với giá là

39.871đ/tấn.

Về tổng quan, chi phí nhân công tăng liên tục từ năm 2006-2008. Và việc

tăng này đã làm tăng đáng kể chi phí nhân công trực tiếp. Những nguyên nhân

chủ quan và khách quan dẫn đến biến động này

Xét về phía Cty, chi phí nhân công trực tiếp được áp dụng theo hình thức

giao khoán trả lương theo sản lượng sản phẩm làm ra. Vì vậy việc kiểm soát chi

phí nhân công trực của những lao động chính trong xí nghiệp là điều có thể thực

hiện được một các đễ dàng. Tuy nhiên trong tình hình thực tế, nhu cầu vật liệu

xây dựng mà đặc biệt là xi măng trong năm 2007 tăng mạnh. Chính vì vậy, Cty

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 99: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 98 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

đã thực hiện thúc đẩy tăng sản lượng. Việc tăng sản lượng này đòi hỏi Cty phải

sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Tuy nhiên, do vấn đề này không được dự trù

một cách phù hợp, nên những công nhân thuê ngoài làm việc chưa thật sự hiệu

quả. Điều đã dẫn đến hậu quả là chi phí nhân công trực tiếp tính tên một đơn vị

sản phẩm tăng. Đặc biệt là với xi măng PCB.30, loại xi măng có sản lượng lớn.

Rút kinh nghiệm từ thực tế năm 2007, đến năm 2008 Cty đã có kế hoạch cụ để

giải quyết vấn đề lao động thuê ngoài. Vì vậy, trong gần nửa năm đầu 2008 dù

Cty vẫn tiếp tục tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhưng không

làm tăng chí phí nhân công nhiều. Tuy nhiên, trong năm 2008 chính phủ thực

hiện chính sách tăng lương cơ bản 2 lần vào táng 1 và tháng 10. Cty muốn đảm

bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời đây cũng là biện pháp hiệu quả để

tăng năng suất lao động cũng như tinh thần của người lao động. Do dó, Trong

tháng 10/2008 Cty đã thực hiện tăng giá chi phí nhân công trực tiếp/tấn xi măng.

Điều này giải thích vì sao chi phí nhân công của xi măng PCB.40 và PCB.30

trong năm 2008 đều tăng và mức độ tăng là tương đương.

4.3.2.3 Chi phí sản xuất chung

Trong thực tế, xí nghiệp sản xuất cùng lúc nhiều loại mặt hàng, chi phí sản

xuất chung bao gồm rất nhiều yếu tố. Vì vậy mỗi kỳ, phòng kế toán tập hợp chi

phí sản xuất chung và phân bổ dựa trên chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản

xuất chung sẽ được tổng hợp theo 2 hướng: chi phí sản xuất chung cho tất cả các

sản phẩm (điện, nước, lương quản đốc,…) và chi phí sản xuất chung cho từng

loại sản phẩm. Đặc biệt, trong việc sản xuất 2 loại xi măng lại có nhiều loại chi

phí sản xuất chung sử dụng chung cho 2 loại xi măng này. Chính vì vậy mà việc

tính toán mức tiêu hao định phí (hoặc biến phí) sản xuất chung trên một đơn vị

sản phẩm là một việc hết sức phức tạp và mất nhiều thời gian. Đó là nguyên

nhân, mà Cty chỉ phân chia chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm đến

mức độ định phí và biến phí. Do đó, trong phần phân tích biến động này ta chỉ

phân tích biến động giá định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung.

Hệ thống máy sản xuất xi măng tại đơn vị có công suất là 15 tấn/h. Tuy

nhiên, để đảm bảo chất lượng của máy, nên thông thường xí nghiệp chỉ điều

chỉnh công suất ở mức từ 75%-90% công suất tối đa của máy.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 100: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 99 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

a/Phân tích biến động biến phí sản xuất chung

Từ Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất chung sản xuất xi măng PCB.40

trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục trang 123) và Bảng tổng hợp chi tiết chi

phí sản xuất chung sản xuất xi măng PCB.30 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ

lục trang 123) ta tiến hành phân tích biến động lượng và biến động giá chi phí

sản xuất chung của xi măng PCB.40 như sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 101: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 100 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 22: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG BIẾN PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ĐỂ SẢN XUẤT XI MĂNG

PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008

ĐVT: đồng

Sản phẩm

Chênh lệch giữa năm 2007/2006 Chênh lệch giữa năm 2007/2008

BĐ lượng

(t07–t06) ×Q07×P06

BĐ giá

(P07-P06)×Q07×t07 Tổng biến động

BĐ lượng

(t08–t07) ×Q08×P07

BĐ giá

(P08-P07)×Q08×t08 Tổng biến động

1 2 3=1+2 4 5 6=4+5

Xi măng

PCB.40 -965.995 151.995 -814.000 0 47.493 47.493

Xi măng

PCB.30 -1.996.702 3.339.606 1.342.904 -1.407.244 276.246 -1.130.998

(Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết xi măng PCB.40 và PCB.30 Cty CP vật liệu-xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 102: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 101 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy:

- Xi măng PCB.40:

+ Trong năm 2006 so với năm 2007 biến phí sản xuất chung giảm

814.000đ. Nguyên nhân là do lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm

từ 0,08h/tấn (2006) xuống còn 0,077h/tấn (2007) làm biến động lượng giảm

965.995đ. Bên cạnh đó, biến phí sản xuất chung cho 1h máy sản xuất lại tăng từ

176.825đ/h (2006) lên 177.909đ/h (2007) làm biến động giá tăng 151.995đ.

+ Trong năm 2008 so với năm 2007 biến phí sản xuất chung tăng 47.493đ.

Nguyên nhân là do biến phí sản xuất chung cho 1h máy sản xuất tăng 177.909đ/h

(2007) lên 178.235đ/h (2008) làm biến động giá tăng 47.493đ. Còn biến động

lượng là 0đ vì lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn xi măng không đổi từ năm

2007-2008 là 0,077h/tấn .

- Xi măng PCB.30:

+ Trong năm 2006 so với năm 2007 biến phí sản xuất chung tăng

1.342.904đ. Nguyên nhân là do lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn xi măng

giảm từ 0,078h/tấn (2006) xuống còn 0,076h/tấn (2007) làm biến động lượng

giảm 1.407.244đ. Bên cạnh đó, biến phí sản xuất chung cho 1h máy sản xuất lại

tăng từ 164.473đ/h (2006) lên 170.728đ/h (2007) làm biến động giá tăng

3.339.606đ.

+ Trong năm 2007 so với năm 2008 biến phí sản xuất chung giảm

1.130.998đ. Nguyên nhân là do lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn xi măng

giảm từ 0,076h/tấn (2007) xuống còn 0,075h/tấn (2007)làm biến động lượng

giảm 1.407.244đ. Đồng thời, biến phí sản xuất chung cho 1h máy sản xuất lại

tăng từ 170.782 đ/h (2007) xuống còn 171.229 đ/h (2008) làm biến động giá

giảm 276.246đ.

Nguyên nhân

- Ta nhận thấy Cty đã thực hiện chính sách tiết kiệm biến phí chi phí sản

xuất chung rất hiệu quả trong năm 2006, 2007 và 2008. Để đạt được như vậy là

nhờ trong năm 2006-2008 Cty tăng sản lượng sản xuất (vẫn trong hạn mức) tận

dụng tốt hơn công suất máy vì vậy nên thời gian sản xuất 1 tấn sản phẩm giảm

tích cực. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là khi sản xuất nhiều hơn thì chi phí cho

1 h máy sản xuất lại tăng lên. Đặc biệt là đối với chi phí điện và nước. Đây là loại

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 103: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 102 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

chi phí có giá bậc thang. Tức là doanh nghiệp sử dụng càng nhiều thì lại phải chi

trả với mức giá cao hơn. Chính vì vậy mà tổng biến động thường không lớn và

biến động theo chiều hướng tích cực. Nguyên nhân là do hai đại lượng trên đã

tăng giảm bù trừ lẫn nhau.

* Phân tích biến động định phí sản xuất chung

Từ Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất chung sản xuất xi măng PCB.40

trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục trang 123) và Bảng tổng hợp chi tiết chi

phí sản xuất chung sản xuất xi măng PCB.30 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ

lục trang 123) ta tiến hành phân tích biến động lượng và biến động giá chi phí

sản xuất chung của xi măng PCB.40 như sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 104: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 103 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 23: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ĐỂ SẢN XUẤT XI MĂNG

PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008.

ĐVT: đồng

Vật tư

Chênh lệch giữa năm 2007/2006 Chênh lệch giữa năm 2007/2006

BĐ lượng

-(Q07–Q06) × ĐP/t SPKH

BĐ giá

ĐPSXC07 - ĐPSXC06

Tổng biến

động

BĐ lượng

-(Q08–Q07) × ĐP/t SPKH

BĐ giá

ĐPSXC08 - ĐPSXC07

Tổng biến

động

1 2 3=1+2 4 5 6=4+5

Xi măng

PCB.40 -2.541.085 -5.360.234 -7.901.319 -372.750 334.910 -37.840

Xi măng

PCB.30 -7.782.920 -20.077.080 -27.860.000 -5.987.400 4.982.120 -1.005.280

(Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết xi măng PCB.40 và PCB.30 Cty CP vật liệu-xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 105: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 104 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Nhận xét:

- Xi măng PCB.40

+ Năm 2006 so với năm 2007: tổng biến động định phí sản xuất chung

giảm 7.901.319đ. Nguyên nhân là do biến động lượng của định phí sản xuất

chung giảm 2.541.085đ. Đồng thời biến động giá của định phí sản xuất chung

giảm 5.360.234đ.

+ Năm 2007 so với năm 2008: tổng biến động định phí sản xuất chung

giảm 37.840đ. Nguyên nhân là do biến động lượng của định phí sản xuất chung

giảm 372.750đ. Tuy nhiên, biến động giá của định phí sản xuất chung lại tăng

334.910đ. Vì 2 đại lượng này bù trừ lẫn nhau nên biến động giảm không lớn.

Xi măng PCB.30

+ Năm 2006 so với năm 2007: tổng biến động định phí sản xuất chung

giảm 27.860.000đ. Nguyên nhân là do biến động lượng của định phí sản xuất

chung giảm 7.782.920đ. Đồng thời biến động giá của định phí sản xuất chung

giảm 20.077.080đ.

+ Năm 2007 so với năm 2008: biến động lượng của định phí sản xuất chung

giảm 5.987.400đ. Mặt khác, biến động giá định phí sản xuất chung lại tăng

4.982.120đ. Vì vậy mà tổng biến động định phí sản xuất chung năm 2008 so với

năm 2007 chỉ giảm 1.005.280đ.

Nguyên nhân:

Ta thấy rằng, nhìn chung biến động định phí sản xuất chung của xi măng

PCB.40 và PCB.30 đều co xu hướng giảm tích cực. Nguyên nhân chính là do

năm 2007 Cty đã bán đi một số máy móc không còn cần thiết nữa. Vì vậy, góp

phần giảm đáng kể chi phí khấu hao. Mặt khác, khi doanh nghiệp tăng sản lượng

trong định mức phù hợp, thì những phần thuộc chi phí cố định sẽ được sử dụng

hiệu quả hơn. Nó góp phần làm giảm định phí sản xuất chung/tấn xi măng. Đồng

thời, đay cũng cho thấy chủ trương tiết kiệm chi phí sản xuất chung của doanh

nghiệp là có hiệu quả.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 106: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 105 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP

5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

5.1.1 Cơ cấu bộ máy trong phòng kế toán

Tại phòng kế toán Công ty Cổ phần Vật liệu – Xây dựng 720 bố trí lao động

hợp lý. Nhưng do công ty ngày càng mở rộng sản phẩm, khối lượng công việc

ngày càng nhiều thêm. Vì thế khó mà tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình

nhập liệu ghi chép sổ sách.

5.1.2 Đội ngũ kế toán của công ty

Đội ngũ kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm của công ty. Phòng kế toán

có 6 người, trong đó 1 kế toán trưởng, 5 kế toán viên. Tất cả đều đã qua đào tạo

chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, thành thạo trong công việc, không ngừng

nâng cao trình độ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đây là cơ sở

đảm bảo cho việc quản lý số liệu, cũng như việc cung cấp thông tin kịp thời và

chính xác cho nhà quản trị và cơ quan chức năng. Tuy vậy, trong xu hướng hiện

nay, khi công ty ngày càng mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm, thì

công việc kế toán sẽ không được đảm bảo hoàn thành tốt với đội ngũ chỉ có 6

người.

5.1.3 Trang bị phục vụ công tác kế toán

Để sản xuất hay kinh doanh đạt hiệu quả cao, yếu tố quan trọng không thể

thiếu được đó là máy móc thiết bị phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh. Máy

móc thiết bị phục vụ càng hiện đại thì hiệu quả công việc kế toán sẽ càng cao,

cũng như luôn đáp ứng được yêu cầu của nhà kinh doanh là nhanh, kịp thời và

chính xác cao. Chính vì thế, mà lãnh đạo công ty luôn chú trọng đến nhân tố này,

luôn đầu tư máy móc thiết bị mới.

Công ty đã ứng dụng chương trình kế toán Visual Fox của Công ty CADS –

Hà Nội. Chương trình này đã hỗ trợ rất lớn cho công tác kế toán: đảm bảo tính

hợp lý trong việc lưu trữ chứng từ và sổ sách, giảm bớt quá trình tính toán và

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 107: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 106 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

nhập liệu, hạn chế sai sót (khi số liệu giữa các bảng, biểu bảng có liên quan

không khớp nhau máy sẽ báo lỗi), thuận tiện cho công việc kiểm toán. Bên cạnh

đó, công ty còn thực hiện kết nối Internet. Điều này đã tạo điều kiện cho nhân

viên nắm bắt được những thông tin mới nhất về các chuẩn mực, cũng như ban

hành các luật mới trong công tác kế toán. Tuy vậy, vẫn còn có mặt hạn chế do số

lượng máy vi tính không đủ chỉ có 2 máy, mà công việc thì càng nhiều đòi hỏi

nhập vào phần mềm kế toán công việc của cả 6 người. Nên máy vi tính không đủ

đáp ứng.

5.1.4 Sổ sách, chứng từ và tổ chức luân chuyển chứng từ

Công ty Cổ phần Vật liệu – Xây dựng 720 sử dụng các loại sổ sách đúng theo

quy định của bộ tài chính. Sổ sách cụ thể rõ ràng, phục vụ báo cáo nhanh chóng,

kịp thời. Chương trình kế toán cho in ra biểu mẫu sạch đẹp.

Việc luân chuyển chứng từ cũng là nhân tố quan trọng, vì nếu biết tổ chức

thực hiện tốt, chặt chẽ, khoa học sẽ tiết tiệm được chi phí cũng như thời gian. Nó

mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất

kinh doanh, cũng như tạo điều kiện logic cho mối quan hệ giữa các phòng ban,

bộ phận với nhau.

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

5.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán

Để việc báo cáo kết quả doanh thu được nhanh chóng, chính xác đòi hỏi công

ty phải có bộ máy kế toán hợp lý, công việc được giải quyết hàng ngày không ứ

đọng. Hiện nay, 6 nhân viên kế toán kể cả kế toán trưởng có thể đảm nhiệm

tương đối tốt các công việc kế toán trong công ty, nhưng trước tình hình khi công

việc ngày càng nhiều thì đơn vị cần bổ sung nhân lực cho phòng kế toán. Phải

phân đúng người đúng việc. Tránh tình trạng một kế toán viên phải kiêm nhiệm

nhiều công việc. Do đó, mà không tránh khỏi công việc ứ đọng, hiệu quả làm

việc không cao. Chính vì vậy việc bổ sung thêm 1 kế toán viên là cần thiết. Khi

đó phòng kế toán sẽ có 7 người thì công ty sắp xếp như sau : 1 nhân viên sẽ đảm

nhận các công việc thủ quỹ ghi sổ quỹ và sổ ngân hàng, 1 kế toán đảm nhận kế

toán thanh toán và theo dõi nợ phải trả người bán, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán tiêu

và theo dõi thuế đầu ra,1 kế toán ngân hàng và theo dõi TSCĐ, 1 kế toán tổng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 108: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 107 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

hợp, và kế toán trưởng. Kế toán trưởng quản lý chung hàng ngày kiểm tra sổ

sách, chứng từ. Cuối mỗi tháng, quý kế toán tổng hợp có nhiệm vụ báo cáo tài

chính, quyết toán thuế. Với việc tăng thêm nguồn nhân lực, thì công việc sẽ được

đảm bảo chính xác, đạt được hiệu quả cao.

5.2.2 Trang bị cho phòng kế toán

Hiện nay, phòng kế toán của công ty chỉ có 2 máy vi tính. Trong đó, chỉ có 1

máy dùng phần mềm kế toán, vì vậy chỉ có 1 nhân viên kế toán thao tác trên phần

mềm kế toán, những nhân viên kế toán còn lại luân phiên chờ thay. Đó là nguyên

nhân chính làm giảm hiệu quả công tác kế toán. Công ty Cổ phần Vật liệu – Xây

dựng 720 nên trang bị cho phòng Kế toán ít nhất thêm 2 bộ máy vi tính nữa.

Đồng thời, liên hệ với nhà cung cấp phần mềm cài đặt chương trình kế toán dùng

chung được cho cả 4 máy, lúc này việc nhập liệu sẽ tăng lên gấp 4 lần, công việc

sẽ tăng năng suất lên rất cao, do công việc kế toán chủ yếu phần lớn phải xử lý

trên máy tính.

5.2.3 Lập quy trình kế toán rõ ràng

a/ Giảm sai sót nhờ quy trình kế toán rõ ràng

Trong một tổ chức kinh doanh doanh hay sản xuất kinh doanh, quy trình kế

toán mà được viết rõ ràng và việc đối chiếu các số liệu kế toán thường xuyên sẽ

giúp giảm bớt các giao dịch hạch toán không chính xác hoặc không nhất quán, do

đó giảm thời gian phải giải quyết các sai sót này và đồng thời cung cấp số liệu kế

toán đáng tin cậy hơn. Nếu các quy trình kế toán không được viết rõ ràng, phòng

kế toán thường vận dụng các quy trình kế toán không nhất quán và có nhiều khả

năng là các trách nhiệm không được phân công rõ ràng và thậm chí trong một số

trường hợp những trách nhiệm quan trọng không được xác định, kết quả dẫn đến

là một tỷ lệ hạch toán sai ở mức không cần thiết.

Vì vậy : Để khắc phục sai sót kế toán trưởng nên viết ra quy trình kế toán cho

nhân viên mình thực hiện và làm theo. Ở đây là quy trình nhập kho và quy trình

xuất kho vật tư, công cụ, thành phẩm.

b/ Số liệu đáng tin cậy hơn nhờ chính sách kế toán rõ ràng

Chính sách kế toán được xác định rõ ràng cũng giúp cung cấp số liệu kế toán

đáng tin cậy vì các giao dịch và các chi phí khác nhau sẽ được hạch toán nhất

quán dựa trên các chính sách kế toán chung.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 109: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 108 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

- Giải phóng thời gian cho cấp lãnh đạo kế toán

Các quy trình kế toán rõ ràng, trách nhiệm được phân công rõ ràng và hệ

thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp các kế toán làm việc độc lập hơn.

Điều này sẽ giải phóng cho Kế toán trưởng khỏi các công việc hàng ngày và cho

phép họ tập trung vào những công việc hay những phân tích tạo ra giá trị cao

hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp mà Kế toán Trưởng

bị quá tải bởi công việc.

- Cung cấp thông tin cho nhà quản trị

Cung cấp thông tin quản trị hữu ích và cập nhật cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Một hệ thống kế toán vững mạnh sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và đáng tin

cậy cho ban lãnh đạo, chẳng hạn như các báo cáo quản trị hàng tháng. Các

báocáo này giúp cho ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý đúng đắn.

- Đối với thuế

+ Giảm đáng kể rủi ro tiền phạt tránh thuế

Một hệ thống kế toán vững mạnh và việc cung cấp thống tin chính xác cho cơ

quan thuế sẽ làm giảm đáng kể rủi ro liên quan đến việc tránh thuế. Thông

thường thì rủi ro này sẽ tăng lên khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Lập kế hoạch thuế

Lập kế hoạch thuế hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các khoản thuế

phải nộp bằng những cách thức hợp pháp.

- Vay vốn ngân hàng một cách dễ dàng hơn

Giống như các nước khác, trong những năm tới các ngân hàng Việt Nam sẽ

cho vay vốn trung và dài hạn chủ yếu dựa trên khả năng doanh nghiệp tạo ra

luồng tiền trong tương lai. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nào có hệ thống kế

toán minh bạch sẽ dễ dàng vay vốn ngân hàng hơn vì ngân hàng có độ tin cậy cao

hơn về dự toán nguồn tiền của những doanh nghiệp này.

Có thể nói việc áp dụng “Hệ thống Kế toán Vững mạnh” giúp cho các doanh

nghiệp rất nhiều lợi. Nhà nước hỗ trợ rất lớn trong hiệu quả, chất lượng trong

công tác kế toán của Công ty CP vật liệu – xây dựng 720 nói riêng, và các chủ

thể kinh tế trong nước và ngoài nước nói chung

Hiện nay hệ thống chứng từ tại Công ty phần Vật đang áp dụng các mẫu biểu

do bộ tài chính quy định, hợp pháp và hợp lệ, phương pháp luân chuyển chứng từ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 110: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 109 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

của công ty rất phù hợp và tốt với hình thức chứng từ ghi sổ là tương đối đơn

giản dễ thực hiện so với các hình thức khác. Điều này cũng tạo thuận lợi cho kế

toán viên hạch toán sổ sách báo cáo nhanh chóng, tiện lợi cho việc kiểm tra đối

chiếu các chứng từ, sổ sách với nhau.

3.2.4 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán của công ty

Hiện nay Cty kinh doanh khá nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại khác nhau.

Vì vậy để tiện cho công tác ghi chép số liệu, kế toán chỉ thực hiện ghi chép tổng

quát về những loại chi phí phát sinh trong từng phân xưởng. Tuy nó giúp cho

công tác kế toán đơn giản hơn, nhưng lại rất khó cho việc kiểm tra và quản lý. Vì

vậy, công ty nên lập bảng phân bổ chi tiết cho từng loại sản phẩm và bổ sung sổ

chi tiết cho từng sản phẩm. Vì có phần mềm lưu trữ nên việc lưu trữ số liệu sẽ

không ảnh hưởng nhiều đến diện tích hay chi phí.

VD: Đối với 2 loại xi măng PCB.40 và PCB.30, có một số chi phí phát sinh

chung cần được phân bổ. Vì vậy kế toán nên bổ sung thêm một bảng phân bổ chi

tiết cho từng loại sản phẩm.

Hiện tại, Cty chủ yếu dựa vào chi phí và giá thành kỳ trước làm căn cứ cho kỳ

sau. Việc này giúp giảm lượng công việc của kế toán. Tuy nhiên, nếu bộ phận kế

toán có thể thiết lập chi phí và giá thành kế hoạch 2 quý/1 lần hay 1 năm/lần, thì

sẽ giúp cty có kế hoạch sử dụng chi phí hiệu quả và sát thực tế hơn.

5.3 BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ GIẢM GIÁ THÀNH SẢN

PHẨM

5.3.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu chính để sản xuất xi măng là clinker. Trên thực tế, nguồn

clinker sản xuất trong nước chỉ đáp ứng một phần, phải nhập khẩu thêm từ nước

ngoài. Tuy nhiên, nguồn clinker của các nước ASEAN rất hạn hẹp, nên các

doanh nghiệp phải nhập khẩu ngoài ASEAN. Hiện nay, doanh nghiệp được tạo

điều kiện hết sức thuận lợi, vì ngày 26/05/2008 Bộ tài chính đã giảm mức thuế

suất nhập khẩu clinker xuống 0%. Bên cạnh đó, xi măng là loại sản phẩm tiêu thụ

theo thời điểm, được tiêu thụ nhiều vào mùa khô và hạn chế vào mùa mưa. Chính

vì vậy, công ty cần có chính sách thu mua và dự trữ nguyên vật liệu đầu vào một

cách hợp lý, đúng thời điểm và hiệu quả nhất.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 111: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 110 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Đối với chi phí cho thạch cao, đá puzolan và bao bì tuy không chiếm tỷ trọng

lớn, nhưng công ty cũng cần có kế hoạch dự trữ. Trong điều kiện xem xét thấy

thích hợp công ty có thể mua với số lượng lớn để hưởng chiết khấu và giảm chi

phí vận chuyển.

Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao vì họ chính là

người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi công

nhân. Không ngừng kiểm tra, giám sát nhân viên đảm bảo công việc được hoàn

thành tốt nhất. Cần phải có chính sách khuyến khích người lao động hoàn thành

tốt nhiệm vụ: tuyên dương, thưởng tiền hoặc hiện vật, … Bên cạnh khen thưởng

cần phải gắn với trách nhiệm bằng những hình thức như: nhắc nhở nếu sai phạm

trong phạm vi nhỏ và hậu quả không lớn, kỷ luật tuỳ theo mức độ.

5.3.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Nhân tố con người trong sản xuất là hết sức quan trọng. Việc tiết kiệm chi phí

nhân công ở đây không phải là giảm các khoản lương, phụ cấp hay tiền thưởng

của nhân viên để giảm chi phí. Mà vấn đề cần thực hiện là giúp người công nhân

hiểu và ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công việc. Nếu tạo

được một môi trường làm việc tốt với chính sách đãi ngộ hợp lý, thì sẽ giúp cho

người lao động gắn bó lâu dài với công ty và làm việc với tinh thần nhiệt tình,

tích cực nhất. Vì đặc điểm của Cty là thông thường chi cho chạy máy sản xuất xi

măng 2-3 lần/tháng. Công nhân sau khi chạy máy sẽ được điều động sang sản

xuất những mặt hàng khác. Số lượng lao động được duy trì ở mức vừa đủ. Chính

vì vậy, khi cần tăng sản lượng của mặt hàng nào đó thì xí nghiệp có thể tạm

ngưng sản xuất mạt hàng khác hoặc thuê thêm lao động thời vụ. Cty cần có chính

sách để quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thuê ngoài này, vì

đay là những đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc dễ dẫn đến

hao phí.

5.3.3 Đối với chi phí sản xuất chung

Tuỳ theo giá trị của máy móc, công cụ mà chọn số lần phân bổ cho phù hợp,

những máy móc, công cụ đã khấu hao hết, nhưng còn giá trị sử dụng thì nên tận

dụng để tiết kiệm chi phí. Nên chọn mua những sản phẩm có chất lượng tốt và uy

tín để có thể sử dụng trong thời gian dài.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 112: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 111 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Đối với những chi phí bất biến, dù công ty sản xuất ít hơn so với công suất thì

chi phí đó vẫn không giảm. Khi công ty sản xuất với công suất cao, thì chi phí

bất biến phân bổ cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ hơn góp phần hạ giá thành sản

phẩm.

Định kỳ sửa chữa máy móc thiết bị, tránh tình trạng ngưng sản xuất để sửa

chữa ngoài kế hoạch. Vì nó có thể gây tổn thất rất lớn cho công ty. Đặc biệt là

khi nhận trước một đơn đặt hàng lớn và cần hoàn thành trong thời gian ngắn. Bên

cạnh đó, việc thực hiện tốt công tác trên sẽ giúp kịp thời phát hiện hư hỏng. Công

ty sẽ có biện pháp sữa chữa, thay thế đảm bảo máy móc thiết bị luôn trong tình

trạng tốt nhất để phục vụ sản xuất.

Công ty có nhiều máy móc sử dụng điện. Mức tiêu hao phụ thuộc phần lớn

vào loại máy và tay nghề công nhân, nên công ty cần trang bị máy móc hiện đại

để hạn chế lượng điện tiêu hao. Một công nhân có tay nghề cao sẽ sử dụng máy

móc thành thạo giúp giảm chi phí điện.

Sử dụng tiết kiệm nước và điện thoại tại phân xưởng. Chỉ sử dụng khi cần

thiết và phục vụ cho công tác sản xuất.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 113: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 112 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập, em đã được tiếp cận và làm việc tại bộ phận kế toán

của công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720. Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết đã

được học trên ghế nhà trường với tình hình thực tế tại công ty, em xin đưa ra một

số kết luận về công tác tổ chức, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, nên rất gọn nhẹ, tiết

kiệm và không bị chồng chéo trong công việc chuyên môn. Với nguồn nhân lực

là đội ngũ kế toán đều đã qua đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, thành

thạo trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ, lao động nhiệt tình và có

tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là cơ sở để kiểm soát và cung cấp

thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản trị và cơ quan chức năng.

Công ty cổ phần vật liệu – xây dựng 720 kinh doanh nhiều chủng loại mặt

hàng, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Vì vậy, công ty đã trang bị cho

phòng kế toán máy tính hiện đại với chương trình kế toán Visual Fox của Công

ty CADS – Hà Nội đã đơn giản các nghiệp vụ phát sinh và nâng cao hiệu quả

trong việc xử lý số liệu. Nhờ đó, các phần hành được thực hiện một cách khoa

học và đúng quy định.

Quy trình luân chuyển chứng từ trong công ty tương đối ngắn ngọn, hợp lý.

Đồng thời, các chứng từ kế toán của công ty được lưu trữ và bảo quản tốt theo

quy định pháp luật.

Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất cũng như yêu cầu của công tác

quản lý, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như hiện nay là

hợp lý, đảm bảo cho việc tập hợp chi phí, định giá thành sản phẩm và công tác

quản lý.

Nhờ việc áp dụng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên có

thể kịp thời nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, toàn diện. Từ đó, có thể kịp thời

đưa ra những giải pháp và chiến lược phù hợp khi có biến động.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 114: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 113 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

6.2 KIẾN NGHỊ

Quy trình kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành tại Cty đơn giản gọn

nhẹ. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó kiểm tra giám sát những chi phí ở cấp độ

nhỏ, vì kết quả trên sổ sách thường là kết quả tổng hợp. Cty nên có biện pháp

hoàn chi tiết hơn chi phí từng sản phẩm.

Trong sản xuất sản phẩm Cty không xây dựng hệ thống chi phí và giá

thành kế hoạch. Mức sản xuất và chi phí sản xuất của kỳ này chủ yếu dựa và tình

hình sản xuất của kỳ trước. Qua phân tích biến động giá thành và chí phí ở các

năm đều có biến động rất lớn dẫn đến tăng giá bán. Nó làm giảm khả năng cạnh

tranh của Cty. Mặt khác vì Cty không thể tăng giá sản phẩm cao hơn “mặt bằng”

giá chung của thị trường, nên sẽ bị giảm doanh thu. Do đó, Cty cần thực hiện

việc lập giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức cho sản phẩm để từ đó có

hướng điều chỉnh các khoản mục chi phí, hạ giá thành hợp lý.

Bên cạnh đó, Cty cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu

mua cũng như sử dụng nguyên vật liệu để giáp bớt chi phí mua vào và tiết kiêm

nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất. Duy trì quan hệ với những nhà

cung cấp có chất lượng và không ngừng tìm kiếm những nhà cung cấp mới nhằm

kiểm soát giá cả và chất lượng một các tốt nhất. Cần có hướng mua và dự trữ

nguyên vật liệu một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Đối với đội ngũ xán bộ công nhân viên, Cty cần xem đây là nhân tố quan

trọng và có kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt là nâng

cao trình độ hiểu biết và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới để sử

dụng thiết bị hiệu quả và kịp thời bảo trì, sửa chữa khi cần thiết. Đồng thời, cần

thường xuyên nhắc nhở giúp công nhân ý thức được việc tiết kiệm chi phí.

Từ những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế. Công ty cổ phần vật liệu

– xây dựng 720 đang hoàn thiện công tác kế toán cho tốt hơn với lĩnh vực kinh

doanh của mình. Mục đích là giảm thiểu tối đa chi phí, nhưng vẫn đảm bảo hiệu

quả chất lượng của công việc theo đúng chuẩn mực của công tác kế toán. Công ty

xem bộ phận kế toán không chỉ là ghi chép lưu trữ sổ sách, mà còn có nhiệm vụ

thông báo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty sau một chu kỳ kinh

doanh. Có thể xem đây là một bộ phận không thể thiếu để nhà kinh doanh đưa ra

những giải pháp giảm tối đa chi phí và những chiến lược để chiếm lĩnh thị trường

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 115: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 114 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

thu hút khách hàng. Nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất thu được lợi

nhuận góp phần cải thiện một số lượng công nhân, đóng góp vào quỹ ngân sách

nhà nước.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 116: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 115 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Thị Cẩm Tú. Bài giảng Kế toán chi phí.

2. ThS Bùi Văn Trường (2005). Kế toán chi phí, NXB Thống kê.

3. ThS Huỳnh Lợi (2002). Kế toán chi phí, NXB Thống kê.

4. GVC Nguyễn Thị Mỵ, TS Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh

doanh (Lý thuyết, bài tập và bài giải), NXB thống kê.

5. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê.

6. PGS.TS Phạm Văn Dược (2006). Kế toán quản trị, NXB Thống kê.

7. Bùi Văn Trường (11/2005). Kế toán quản trị, NXB Thống kê.

8. Th.S Bùi Văn Trường (2006). Kế toán quản Trị, NXB lao động xã hội.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 117: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

PHỤ LỤC

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 118: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 2 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 1: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/10/ 2006 đến ngày 31/12/2006

ĐVT: đồng

Sản phẩm Khoản mục chi phí

CPSXDD

đầu kỳ

CPSXPS

trong kỳ

CPSXDD

cuối kỳ

Đ/chỉnh

giám giá

thành

Tổng giá

thành thực tế

Giá thành

thực tế đơn

vị

1 2 3 4 5=1+2-3-4 6=5/SLTP

Xi măng

PCB.40

Chi phí NVL trực tiếp 11.573.679 694.647.898 9.153.620 - 697.067.957 -

Chi phí NC trực tiếp - 59.562.124 - - 59.562.124 -

Chi phí SXC - 36.931.660 - - 36.931.660 -

Tổng 793.561.741 510.001

Xi măng

PCB.30

Chi phí NVL trực tiếp 80.913.025 2.663.572.748 97.279.350 - 2.647.206.423 -

Chi phí NC trực tiếp - 210.720.050 - - 210.720.050 -

Chi phí SXC - 130.656.107 - - 130.656.107 -

Tổng 2.988.582.580 492.353 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 119: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 3 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 2: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2007

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/10/ 2007 đến ngày 31/12/2007

ĐVT: đồng

Sản phẩm Khoản mục chi phí

CPSXDD

đầu kỳ

CPSXPS

trong kỳ

CPSXDD

cuối kỳ

Đ/chỉnh

giám giá

thành

Tổng giá

thành thực tế

Giá thành

thực tế đơn

vị

1 2 3 4 5=1+2-3-4 6=5/SLTP

Xi măng

PCB.40

Chi phí NVL trực tiếp 9.153.620 1.003.132.139 24.351.908 - 987.933.851 -

Chi phí NC trực tiếp - 72.521.325 - - 72.521.325 -

Chi phí SXC - 34.506.116 - - 34.506.116 -

Tổng 1.094.961.292 601.297

Xi măng

PCB.30

Chi phí NVL trực tiếp 97.279.350 3.564.417.288 99.664.602 - 3.562.032.036 -

Chi phí NC trực tiếp - 258.735.820 - - 258.735.820 -

Chi phí SXC - 123.109.384 - - 123.109.384 -

Tổng 3.943.877.240 566.242 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 120: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 4 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 3: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2008

PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008

ĐVT: đồng

Sản phẩm Khoản mục chi phí

CPSXDD

đầu kỳ

CPSXPS

trong kỳ

CPSXDD

cuối kỳ

Đ/chỉnh

giám giá

thành

Tổng giá

thành thực tế

Giá thành

thực tế đơn

vị

1 2 3 4 5=1+2-3-4 6=5/SLTP

Xi măng

PCB.40

Chi phí NVL trực tiếp 24.351.908 1.262.270.284 42.610.061 - 1.244.012.131 -

Chi phí NC trực tiếp - 79.520.760 - - 79.520.760 -

Chi phí SXC - 35.861.148 - - 35.861.148

Tổng 1.359.394.039 718.496

Xi măng

PCB.30

Chi phí NVL trực tiếp 99.664.602 5.023.406.472 43.051.196 - 5.080.019.878 -

Chi phí NC trực tiếp - 328.537.040 - - 328.537.040 -

Chi phí SXC - 143.509.282 - - 143.509.282

Tổng 5.552.066.200 673.794 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 121: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 5 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 4: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008.

ĐVT: tấn

Sản phẩm Năm Dở dang đầu kỳ Dở dang cuối kỳ SL nhập kho SL trong kỳ SX

1 2 3 4= -(1-2-3)

Xi măng PCB.40

2006 26.13 15.24 1,556.00 1,545.11

2007 15.24 39.70 1,821.00 1,845.46

2008 39.70 59.62 1,892.00 1,911.92

Xi măng PCB.30

2006 218.61 224.88 6,070.00 6,076.27

2007 224.88 162.02 6,965.00 6,902.14

2008 162.02 71.65 8,240.00 8,149.63 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

Bảng 5: SẢN LƯỢNG XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 ĐÃ

NHẬP KHO TRONG NĂM 2006, 2007, 2008.BẢNG NHẬP KHO

ĐVT: tấn

Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Xi măng PCB.40 1.556 1.821 1.892

Xi măng PCB.30 6.070 6.965 8.240 (Nguồn: phòng kế toán Cty Cp vật liệu-xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 122: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 6 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 6: BẢNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008.

ĐVT: đồng

Vật tư

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá VL/tấnSP

(tấn) Chi phí Giá

VL/tấnSP

(tấn) Chi phí Giá

VL/tấnSP

(tấn) Chi phí

1 2 3=1×2×Q06 4 5 6=4×5×Q07 7 8 9=1×2×Q08

Xi

măng

PCB.40

SL 1.544,11 1.845,46 1.911,92

Clinker 512.281 0,811 641.515.772 605.703 0,819 915.477.742 762.371 0,812 1.183.564.998

Thạch cao 441.216 0,022 15.047.404 483.192 0,026 23.184.474 493.482 0,021 19.813.460

Puzolan 126.681 0,195 38.230.291 164.782 0,212 64.468.831 164.719 0,187 58.891.826

Tổng 694.793.467 1.003.131.047 1.262.270.284

Xi

măng

PCB.30

SL 6.076,27 6.902,14 8.149,63

Clinker 511.681 0,761 2.366.034.163 606.757 0,768 3.216.323.912 752.362 0,751 4.604.735.416

Thạch cao 441.216 0,033 88.471.269 470.698 0,030 97.464.705 472.734 0,030 115.578.216

Puzolan 128.385 0,268 209.067.316 162.833 0,223 250.628.844 167.527 0,222 303.092.840

Tổng 2.663.572.748 3.564.417.461 5.023.406.472

(Nguồn: Bảng tính giá thành, bảng tổng hợp vật tư tạiCty CP VL-XD 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 123: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 7 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 7: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30

TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008.

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Xi măng PCB.40 Xi măng PCB.30

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Biến phí 22.011.176 24.945.866 25.965.988 77.871.387 90.401.744 105.819.522

Định phí 14.920.484 9.560.250 9.895.160 52.784.720 32.707.640 37.689.760

Tổng 36.931.660 34.506.116 35.861.148 130.656.107 123.108.075 143.509.282 (Nguồn: phòng kế toán Cty Cp VL-XD 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 124: luan van tot nghiep ke toan (45).pdf

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 8 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Bảng 8: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BIẾN PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SẢN XUẤT XI MĂNG PCB. 40 VÀ PCB.30

TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008. ĐVT: đồng

Sản phẩm

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

B.Phí SXC/h

Tgian/tấnSP (tấn) Chi phí B.Phí

SXC/h Tgian/tấnSP

(tấn) Chi phí B.Phí SXC/h

TGian/tấnSP (tấn) Chi phí

1 2 3=1×2×Q06 4 5 6=4×5×Q07 7 8 9=1×2×Q08

Xi măng PCB.40 176.825 0,08 22.011.176 177.909 0,077 24.945.866 178.235 0,077 25.965.988

Xi măng PCB.30 164.473 0,078 77.871.387 170.782 0,076 90.401.744 171.229 0,075 105.819.522

(Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

Bảng 9: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 V À PCB.30

TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008. ĐVT: đồng

Sản phẩm

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Đ.Phí

SXC/tấn SP SL Chi phí

Đ.Phí

SXC/tấn

SP

SL Chi phí

Đ.Phí

SXC/tấn

SP

SL Chi phí

1 2 3=1×2 4 5 6=4×5×Q07 7 8 9=1×2×Q08

Xi măng PCB.40 9.589 1.556 14.920.484 5.250 1.821 9.560.250 5.230 1.892 9.895.160

Xi măng PCB.30 8.696 6.070 52.784.720 4.696 6.965 32.707.640 4.574 8.240 37.689.760 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net