29
1 BLAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HI VBO HIM XÃ HI -------------------------- Hà Ni, tháng 10/2013 Người trình bày: Trn ThThúy Nga Vtrưởng VBo him xã hi Ttrưởng TBiên tp Lut BHXH (sa đổi) MT SNI DUNG CHÍNH TRONG DTHO LUT BO HIM XÃ HI (SA ĐỔI)

MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BẢO …duthaoonline.quochoi.vn/.../1452/Mot_so_noi_dung_chinh_trong...doi.pdf · KẾT CẤU BÀI TRÌNH BÀY I Quan điểm,

  • Upload
    lekiet

  • View
    216

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI

--------------------------

Hà Nội, tháng 10/2013

Người trình bày: Trần Thị Thúy Nga

Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội Tổ trưởng Tổ Biên tập Luật BHXH (sửa đổi)

MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO

LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)

KẾT CẤU BÀI TRÌNH BÀY

Quan điểm, định hướng XD Luật BHXH (sđ) I

Những nội dung chính trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) II

2

Một số vấn đề cần tập trung thảo luận III

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT BHXH (sửa đổi)

Quan điểm của Đảng về xây dựng hệ thống BHXH và sửa đổi Luật BHXH được thể hiện ở các Nghị quyết, Văn kiện sau: 1. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X). 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 3. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

4. Trong Kết luận số 23-KL/TW tại Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”.

3

Cụ thể một số quan điểm lớn của Đảng về BHXH được thể hiện trong các Nghị quyết, Văn kiện nêu trên:

-  Mở rộng đối tượng tham gia BHXH: “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH”.

-  Xây dựng hệ thống BHXH đa dạng và linh hoạt…

-  Xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện…

- Tuân thủ nguyên tắc đóng-hưởng và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội…

4

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT BHXH (sửa đổi)

5

Theo kết quả rà soát có trên 60 Điều, khoản Luật

BHXH cần sửa đổi, bổ sung

Một số nội dung sửa đổi chính.....

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Ø  Chuyển nội dung bảo hiểm thất nghiệp trong Luật BHXH sang Luật Việc làm.

Phạm vi điều chỉnh 1

6

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Điều 2): Ø Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đến người lao động có HĐLĐ từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Ø Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành HTX không hưởng tiền lương. Ø  Chủ hộ kinh doanh cá thể.

Đối tượng áp dụng 2

7

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Bổ sung đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (Điều 2):

Ø  Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (không khống chế tuổi trần).

Đối tượng áp dụng (tiếp) 2

8

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi quy định về mức hưởng trợ cấp ốm đau trong trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày sau 180 ngày hưởng với mức thấp hơn (bỏ quy định mức trợ cấp thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung) Bổ sung quy định về mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chi cho 24 ngày.

Chế độ ốm đau 3

9

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi, bổ sung điều kiện hưởng chế độ thai sản:

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

-  Bổ sung đối tượng là lao động nam có vợ sinh con.

-  Bổ sung trường hợp lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai cơ sở y tế yêu cầu phải nghỉ việc thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Chế độ thai sản 4

10

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: theo tuần tuổi của thai Sửa đổi, bổ sung quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con: -  Tăng thời gian hưởng chế độ khi sinh con lên 6 tháng. -  Bổ sung quy định lao động nam khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc trong vòng 30 ngày đầu vợ sinh con hoặc 7 ngày làm việc đối với trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật.

11

Chế độ thai sản (tiếp) 4

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Bổ sung điều kiện lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con: Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 4 tháng.

12

Chế độ thai sản (tiếp) 4

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện hưởng chế độ TNLĐ: -  Cụ thể hóa các trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc. -  Bổ sung quy định về các trường hợp bị loại trừ: Do bệnh lý, do mâu thuẫn cá nhân không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động, do tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, do sử dụng ma túy và chất gây nghiện khác.

Bổ sung quy định về điều chỉnh trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng: trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế.

13

Chế độ TNLĐ-BNN 5

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi quy định về tuổi nghỉ hưu: - Từ năm 2016 trở đi, tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi (PA2: cứ 4 tháng tăng thêm 1 tháng tuổi) cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam (PA 2: 62 đối với cả nam và nữ).

- Từ năm 2020 trở đi, tuổi đời hưởng lương hưu của những người lao động còn lại cứ 3 năm tăng thêm 1 tuổi (PA2: cứ 1 năm tăng thêm 4 tháng tuổi) cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam (PA 2: 62 đối với cả nam và nữ).

Chế độ hưu trí 6

14

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:

-  Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi trở lên, có 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (tăng 5 tuổi so với quy định hiện hành).

-  Bổ sung trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Chế độ hưu trí (tiếp) 6

15

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi quy định về mức lương hưu hàng tháng: -  Quy định lộ trình thực hiện điều chỉnh công thức tính tỷ lệ % hưởng lương hưu, từ 2016 trở đi số năm đóng tương ứng với mức lương hưu hằng tháng 45% sẽ tăng thêm 1 năm cho đến khi đạt 20 năm đóng BHXH tương ứng với 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75% (Từ năm 2031 khi tuổi nghỉ hưu của nam và nữ tương đồng nhau thì thực hiện tỷ lệ tăng thêm chung là 2%). -  Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, mỗi tuổi giảm 2% (hiện hành mỗi tuổi giảm 1%).

Chế độ hưu trí (tiếp) 6

16

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi quy định về giải quyết BHXH một lần:

- Sửa đổi theo hướng hạn chế đối tượng hưởng BHXH một lần, trừ một số trường hợp đặc biệt như là định cư ở nước ngoài, hết tuổi lao động hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế.

- Mức hưởng BHXH một lần được sửa theo hướng tăng thêm, cứ mỗi năm được tính bằng: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2,0 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

17

Chế độ hưu trí (tiếp) 6

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Bổ sung quy định về thời điểm hưởng lương hưu:

-  Đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc là thời điểm hưởng lương hưu ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

-  Đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc là người quản lý DN, người quản lý điều hành HTX không hưởng tiền lương, chủ hộ kinh doanh cá thể, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu được tính bắt đầu từ tháng liền kề sau tháng người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

18

Chế độ hưu trí (tiếp) 6

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Bổ sung quy định về tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp BHXH:

-  Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

-  Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

19

Chế độ hưu trí (tiếp) 6

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Bổ sung quy định về trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư:

- Người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.

- Chính phủ quy định chi tiết mức hưởng trợ cấp một lần đối với nhóm đối tượng trên.

20

Chế độ hưu trí (tiếp) 6

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất một lần:

- Thân nhân của người lao động chết thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp có thân nhân là con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Trường hợp người lao động không có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Chế độ tử tuất 7

21

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi quy định về mức trợ cấp tuất một lần:

Theo hướng tăng mức trợ cấp tuất một lần để phù hợp với điều chỉnh tăng mức đóng và phù hợp với sửa đổi mức hưởng BHXH một lần (các năm đóng BHXH trước năm 2014, mỗi năm bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; các năm đóng từ năm 2014 trở đi mỗi năm bằng 2,0 tháng).

22

Chế độ tử tuất (tiếp) 7

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

-  Chế độ hưu trí, tử tuất: được sửa đổi, bổ sung để thống nhất với những nội dung sửa đổi ở hai chế độ hưu trí và tử tuất trong BHXH bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện 8

23

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

- Quỹ BHXH tự nguyện được nhập vào quỹ hưu trí và tử tuất; - Bỏ quy định để lại 2% tiền đóng vào quỹ ốm đau và thai sản tại doanh nghiệp - Sửa đổi, bổ sung quy định về mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện: + Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ. Chính phủ quy định cụ thể mức thu nhập tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH và việc hỗ trợ tiền đóng BHXH đối với một số trường hợp đặc biệt. + Phương thức đóng được bổ sung một năm một lần hoặc một lần cho nhiều năm

Quỹ Bảo hiểm xã hội 9

24

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Bổ sung quy định về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

- PA1: Hết thời hạn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng BHXH và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

- PA2: Hết thời hạn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng BHXH và không phải đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

Quỹ Bảo hiểm xã hội (tiếp) 9

25

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc:

-  Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

-  Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương ghi trên hợp đồng lao động theo pháp luật lao động.

Quỹ Bảo hiểm xã hội (tiếp) 9

26

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

Sửa đổi, bổ sung quyền của người lao động: - Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc trừ trường hợp đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất; -  Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; -  Hưởng BHYT trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; trong thời gian hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày. Sửa đổi trách nhiệm của NSDLĐ: Trả sổ BHXH cho người lao động khi người đó không còn làm việc trừ trường hợp đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

Quyền và trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ 10

27

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG DỰ THẢO LUẬT BHXH (sđ)

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG THẢO LUẬN

1. Quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

2. Những nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong các chế độ BHXH

3. Vấn đề về lồng ghép giới trong chính sách BHXH (chế độ thai sản, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu,…)

4. Những nội dung sửa đổi trong quy định về mức đóng và phương thức đóng BHXH

5. Những nội dung liên quan đến Quyền và Trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động về BHXH.

28

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

SỰ THEO DÕI CỦA QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU!

29