12
NAÊM THÖÙ 36 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏ T Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected] BAÙ O LAÂ M ÑO À NG PHA Ù T HA Ø NH THÖ Ù HAI, THÖ Ù BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙ U VAØ CUOÁ I TUAÀ N Baùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn CUOÁI TUAÀN SOÁ 246 THÖÙ BAÛY 11 - 7 2015 1 TUAÀN CON SOÁ CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG V ấn đề cuối tuần 5 (XEM TIẾP TRANG 2) 6 (XEM TRANG 8) Công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được duy trì; toàn tỉnh có 12/12 huyện, thành phố (100%) và 144/147 xã, phường, thị trấn (97,96%) được công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi Nguồn: UBND tỉnh Còn đó Tô Hoài Sổ gạo Truyện ngắn: HỒ THỦY GIANG 7 LADO Taxi và mục tiêu “giá rẻ, chất lượng tốt” Đường lên Đồng Nai Thượng (XEM TRANG 4) Nâng cao chất lượng để thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng D u lịch Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt có vị trí nổi bật trong bản đồ các điểm đến của du lịch Việt Nam. Trong những năm qua, ngành du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách du lịch qua các năm đều tăng. Tuy nhiên, chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Đà Lạt so với một số địa phương khác đi sau đang là bài toán đặt ra cho ngành du lịch cũng như những người yêu quý Đà Lạt. Lời giải của bài toán này là cách tiếp cận đa chiều để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và có tính xã hội hóa cao, do đó tính cạnh tranh của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới góc độ kinh tế du lịch, hiệu quả của ngành du lịch không chỉ dựa vào số lượng khách đến hay tỷ lệ khách quay trở lại mà chủ yếu được đánh giá qua các chỉ số như: đối tượng, thời gian lưu trú bình quân, chi tiêu bình quân của khách và đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP, nghĩa là chú trọng về yếu tố chất lượng. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tính cạnh tranh của ngành du lịch được xác định bởi các chỉ số cơ bản: đóng góp của du lịch vào GDP, thu nhập từ khách du lịch, thời gian lưu trú qua đêm, giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch, năng suất lao động, sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tài nguyên văn hóa, mức độ thỏa mãn của du khách và chương trình hành động của chính quyền và ngành Du lịch. Ngoài ra còn có một số chỉ số khác như: nguồn nhân lực, mức độ kết nối hàng không và các phương tiện khác, phân bổ ngân sách... Vòng hoa trên biển 9 Lang Biang phải là điểm du lịch sinh thái đặc sắc

NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

NAÊM THÖÙ 36 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected]

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

CUOÁI TUAÀN

SOÁ 246 THÖÙ BAÛY

11 - 7

2015

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNGTIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

5

(XEM TIẾP TRANG 2)

6

(XEM TRANG 8)

Công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được duy trì; toàn tỉnh có 12/12 huyện, thành phố (100%) và 144/147 xã, phường, thị trấn (97,96%) được công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi

Nguồn: UBND tỉnh

Còn đóTô Hoài

Sổ gạoTruyện ngắn:

HỒ THỦY GIANG

7LADO Taxi và mục tiêu“giá rẻ, chất lượng tốt”

Đường lên Đồng Nai Thượng

(XEM TRANG 4)

Nâng cao chất lượng để thu hút khách du lịch đến Lâm ĐồngDu lịch Lâm Đồng, đặc biệt là

Đà Lạt có vị trí nổi bật trong bản đồ các điểm đến của du

lịch Việt Nam. Trong những năm qua, ngành du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách du lịch qua các năm đều tăng. Tuy nhiên, chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Đà Lạt so với một số địa phương khác đi sau đang là bài toán đặt ra cho ngành du lịch cũng như những người yêu quý Đà Lạt. Lời giải của bài toán này là cách tiếp cận đa chiều để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và có tính xã hội hóa cao, do đó tính cạnh tranh của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới góc độ kinh tế du lịch, hiệu quả của ngành du lịch không chỉ dựa vào số lượng khách đến hay tỷ lệ khách quay trở lại mà chủ yếu được đánh giá qua các chỉ số như: đối tượng, thời gian lưu trú bình quân, chi tiêu bình quân của khách và đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP, nghĩa là chú trọng về yếu tố chất lượng.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tính

cạnh tranh của ngành du lịch được xác định bởi các chỉ số cơ bản: đóng góp của du lịch vào GDP, thu nhập từ khách du lịch, thời gian lưu trú qua đêm, giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch, năng suất lao động, sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tài nguyên văn hóa, mức độ thỏa mãn của du khách và chương trình hành động của chính quyền và ngành Du lịch. Ngoài ra còn có một số chỉ số khác như: nguồn nhân lực, mức độ kết nối hàng không và các phương tiện khác, phân bổ ngân sách...

Vòng hoa trên biển

9

Lang Biang phải là điểmdu lịch sinh thái đặc sắc

Page 2: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 11 - 7 - 20152

tin töùc - söï kieän

... nhà nước dành cho ngành du lịch, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch...

Sức thu hút khách du lịch lại liên quan đến mức độ đáp ứng các nhu cầu về khám phá những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền văn hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau… của đối tượng. Đối với các nước phát triển, du lịch là một nhu cầu thiết yếu, họ dành nhiều thời gian, tiền bạc cho du lịch vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa để khám phá những điều mới lạ, tăng thêm vốn sống và mở rộng tầm hiểu biết cho mình. Trên cơ sở các nhu cầu đặt ra, khách du lịch sẽ chọn điểm đến phù hợp nhất.

Tham chiếu những yếu tố nêu trên, Du lịch Lâm Đồng, nhất là Đà Lạt có những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học với khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều danh lam thắng cảnh đã trở thành thương hiệu nổi tiếng; tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, mà cốt lõi là văn hóa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên, cùng với đó là di sản kiến trúc đa dạng và độc đáo. Hơn nữa, du lịch Đà Lạt đã trở thành thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả quốc tế; dịch vụ du lịch khá phát triển, cơ bản đáp ứng được nhiều loại đối tượng; khách du lịch không ngừng tăng lên, nếu cả giai đoạn 2005-2010 đạt 11.963.000 lượt khách thì chỉ riêng năm 2014 đã đạt khoảng 4,8 triệu lượt khách; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch gần đây được đầu tư phát triển... Tuy nhiên, một số chỉ số quan trọng khác lại chưa thực sự nổi bật như: số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng hàng năm tăng bình quân từ 8-10%/năm nhưng chủ yếu là khách bình dân đi theo đoàn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 2,4 ngày - đêm), khả năng chi trả các dịch vụ thấp (khoảng 1,8 triệu đồng/khách), giá trị thặng dư chưa cao; trong khi đó đối tượng có khả năng chi trả cao, khách quốc tế còn chiếm tỷ lệ thấp; đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP còn hạn chế, chưa khẳng định được vai trò động lực, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển; giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch không đáng kể, năng suất lao động ở mức độ trung bình; sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, mức độ thỏa mãn của du khách…vẫn còn khiêm tốn... Nguyên nhân có nhiều nhưng đáng quan tâm nhất là dịch vụ du lịch chất lượng cao phát triển còn chậm; hàng hóa, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa hấp dẫn du khách; hoạt động du lịch chưa đáp ứng được cả mục tiêu du lịch, tham quan và mục tiêu công việc (trong khi các nơi khác đã chú ý đầu tư phát

triển đồng đều cho các mục tiêu này); công tác quy hoạch du lịch chưa đồng bộ, thiếu điểm nhấn; các dự án đầu tư vào du lịch còn dàn trải, thiếu những dự án lớn, tiến độ thực hiện chậm; việc bảo tồn, khai thác danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch hiệu quả chưa cao, tình trạng xuống cấp còn xẩy ra; công tác quản lý các hoạt động liên quan đến du lịch chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả; môi trường du lịch có lúc, có nơi chưa thực sự lành mạnh; hệ thống hạ tầng du lịch, nhất là giao thông còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch chất lượng cao… Đó là những yếu tố liên quan đến chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng.

Phương hướng khắc phục hiện nay là phải nâng cao chất lượng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng. Chiến lược phát triển du lịch phải nằm trong tổng thể của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như chiến lược phát triển du lịch của vùng và cả nước, tham gia vào các mối liên kết, chuỗi giá trị. Điều này đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề bất cập, mâu thuẫn phát sinh để tạo ra động lực phát triển mới có tính đột phá. Trước mắt, cần tập trung thực hiện có hiệu quả một số việc như: Đề cao trách nhiệm của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong việc phát triển du lịch; tăng cường quản lý giá cả, công khai niêm yết giá, đảm bảo chất lượng dịch vụ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; bảo đảm trật tự an ninh, an toàn, ứng xử văn minh, lịch sự với khách, phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, tạo hình ảnh đẹp đối với khách du lịch; đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch…

Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố, ngoài quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức, đòi hỏi sự tích cực, năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tự giác tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự đồng hành của các cơ quan thông tin truyền thông… để du lịch Lâm Đồng khẳng định thương hiệu vốn được khách du lịch trong và ngoài nước yêu mến nhưng đã bị suy giảm trong những năm gần đây.

KHÁNH LINH

HĐND huyện Di Linh khóa X vừa họp kỳ thứ XV để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm; bàn nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2015; phê chuẩn tổng quyết toán thu, chi ngân sách năm 2014; bầu bổ sung 1 thành viên UBND huyện và triển khai một số nội dung quan trọng khác.

Theo báo cáo của UBND huyện Di Linh trình tại kỳ họp: Trong 6 tháng đầu năm 2015, tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển tốt; đời sống, an sinh xã hội và an ninh trật tự luôn ổn định. Sản xuất nông - lâm nghiệp đạt được yêu cầu đề ra. Trong những tháng đầu năm, huyện đã tập trung chống hạn, bảo vệ cây trồng. Vụ đông xuân vừa qua, nông dân toàn huyện đã gieo trồng 1.436ha lúa và hoa màu, vượt kế hoạch 12%; hiện đang tiếp tục gieo trồng vụ hè thu. Cây cà phê và các loại cây trồng khác được đầu tư trồng và chăm sóc. Huyện đang

tích cực triển khai Chương trình tái canh cà phê. Nhờ kiểm soát được dịch bệnh, nên đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định có xu hướng tăng trở lại. Huyện tập trung tăng cường các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng; phối hợp với các huyện giáp ranh để thành lập các chốt kiểm tra, kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị trên 363 tỷ đồng, tăng 6,12% so cùng kỳ năm ngoái. Ngân sách địa phương thu được 79,7 tỷ đồng, chỉ mới đạt gần 42,5% kế hoạch cả năm. Việc triển khai các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và các hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… đảm bảo theo yêu cầu đề ra.

Tại kỳ họp lần này, HĐND huyện Di Linh đã dành thời gian thảo luận ở tổ; chất vấn và nghe các cơ quan Nhà nước trả lời chất vấn những vấn đề mà cử tri quan tâm kiến nghị trước kỳ họp; biểu quyết, nhất trí thông qua các nghị quyết.

XUÂN LONG

Hội Chữ thập đỏ huyện Di Linh cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, Hội Chữ thập đỏ huyện đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn tổ chức được 4 đợt hiến máu tình nguyện để cung cấp cho Bệnh viện I và Bệnh viện II Lâm Đồng. Trong cả 4 đợt, toàn huyện đã hiến được gần 400 đơn vị máu, đạt gần 60% kế hoạch cả năm.

Theo kế hoạch, từ ngày 20 - 30/7/2015, Hội Chữ thập đỏ huyện sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức 2 đợt

hiến máu tình nguyện tại xã Gia Hiệp (cung cấp cho Bệnh viện I Lâm Đồng ) và tại xã Đinh Lạc (cung cấp cho Bệnh viện II Lâm Đồng). Để duy trì và tiếp tục phát triển phong trào hiến máu nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ huyện tiếp tục phát triển mạng lưới tình nguyện viên hiến máu, “ngân hàng” máu sống, xây dựng các câu lạc bộ hiến máu tình nguyện. Trước mắt, Hội sẽ tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hiến máu tình nguyện xã Gung Ré. BÙI TRƯỞNG

Theo Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc, đến hiện tại, gói thầu số 1 Dự án hồ Nam Phương II (phường I, TP Bảo Lộc) đã thực hiện được giá trị 5,8/14 tỷ đồng. Đây là gói thầu gồm các hạng mục: Xác định ranh phạm vi và đào đắp trong lòng hồ với diện tích khoảng 28 - 30ha, san lấp lòng hồ, xây kè quanh hồ, đắp tiểu đảo giữa hồ và dẫn nước từ hồ Nam Phương I về. Hiện tại, gói thầu này đang gặp một số khó khăn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Trong tổng số 60 hộ dân phải giải tỏa, chỉ có 17 hộ đăng ký nhận tiền đền bù, còn lại 43 hộ chưa đăng ký nhận tiền đền bù.

Dự án hồ Nam Phương II được khởi công từ tháng 9/2014

do Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc làm chủ đầu tư. Dự án này được UBND TP Bảo Lộc phê duyệt đầu tư tháng 5/2013 với tên gọi là Dự án Khu nghỉ dưỡng và Công viên hồ Nam Phương II. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2016 với tổng kinh phí đầu tư hơn 39 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành gói thầu số 1, Dự án sẽ triển khai gói thầu số 2 với các hạng mục xây dựng cầu qua tiểu đảo, hoàn thiện hệ thống cầu, cống trong công viên, xây quảng trường trung tâm đường Nguyễn Công Trứ, công viên. Giai đoạn 3 sẽ kêu gọi đầu tư cho các phân khu chức năng và hoàn thiện các hạng mục công trình còn lại.

ĐÔNG ANH

Tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 mới đây, Bảo tàng Lâm Đồng cho biết: Trong 6 tháng qua, Bảo tàng Lâm Đồng đã đón hơn 24.560 khách đến tham quan, nghiên cứu; trong đó, có hơn 760 khách nước ngoài.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2015, Bảo tàng Lâm Đồng đã sưu tầm được 195 hiện vật, hình ảnh, tư liệu bổ sung cho kho hiện

vật của Bảo tàng để phục vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày; phối hợp triển lãm theo các chủ đề: Một số tư liệu hình ảnh về chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, Tục ăn trầu, Khát vọng hòa bình và triển lãm một số hình ảnh về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...

TRỊNH CHU

Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã cấp 117 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV cho các cá nhân, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

Sau khi tiếp nhận các hồ sơ, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã tổ chức thẩm định thực tế điều kiện kinh doanh thuốc BVTV của 117 cơ sở và kết quả 117/117 cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện và được Chi cục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV.

Được biết, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV là quy định bắt buộc đối

với tất cả các đơn vị, cá nhân có hoạt động buôn bán thuốc BVTV. Từ ngày 25/2/2015, các đơn vị, cá nhân không thực hiện quy định này có thể bị xử lý vi phạm hành chính, mức xử phạt từ 5 triệu - 10 triệu đồng theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong 6 tháng cuối năm 2015, Chi cục BVTV Lâm Đồng sẽ tiếp tục thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV cho các cơ sở có đầy đủ hồ sơ và đảm bảo điều kiện kinh doanh theo quy định.

D.THƯƠNG

Ngày 7/7, giải vô địch cờ vua trẻ toàn quốc 2015 tranh Cúp Dragon Capital do Liên đoàn Cờ vua Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức tại Đà Lạt đã kết thúc sau 10 ngày thi đấu. Tham dự giải năm nay có trên 850 VĐV của 8 nhóm tuổi nam nữ từ 6 đến 20 tuổi của 33 đơn vị tỉnh, thành, ngành trong cả nước - đông nhất từ trước đến nay. Các VĐV tham gia thi đấu ở 4 nội dung cờ nhanh, cờ chớp, cờ tiêu chuẩn và cờ truyền thống theo hệ Thụy Sỹ 9 ván.

Ban tổ chức đã trao 128 bộ huy chương cho các VĐV đoạt giải trong 4 nội dung theo các nhóm tuổi, trao giải toàn đoàn cho các địa phương, đơn vị dẫn đầu về số huy chương đạt được,

trong đó nổi bật nhất là đoàn TP HCM và Hà Nội.

Chủ nhà Lâm Đồng tại giải này đã cử đoàn VĐV tham dự khá hùng hậu với 82 VĐV, thi đấu ở hầu hết các nhóm tuổi trong 4 nội dung, giành được tổng cộng 22 huy chương các loại, trong đó có 2 huy chương vàng (gồm 1 huy chương vàng cá nhân của VĐV Đào Thanh Hào trong nội dung cờ truyền thống nam U 17 và tấm huy chương vàng còn lại trong nội dung cờ truyền thống U17 cũng của Đào Thanh Hào và VĐV Phạm Anh Tuấn).

Căn cứ kết quả giải đấu này, Liên đoàn Cờ vua Việt Nam cho biết sẽ chọn các VĐV thi đấu xuất sắc tại giải để chuẩn bị cho các giải trẻ quốc tế. VT

Kết thúc giải vô địch cờ vua trẻ toàn quốc 2015 tại Đà Lạt

117 cơ sở được cấp Giấy chưng nhânđủ điêu kiên kinh doanh thuốc bảo vê thực vât

DỰ ÁN HỒ NAM PHƯƠNG II: 43/60 hộ dân chưa đăng ký nhân tiên đên bù

Bảo tàng Lâm Đồng đón hơn 24.560 khách đến tham quan

HĐND huyên Di Linh khóa X họp kỳ thư XV° Thu ngân sách chỉ đạt 42,5% kế hoạch cả năm

DI LINH: Hiến gần 400 đơn vị máu

Nâng cao chất lượng... (TIẾP TRANG 1)

Page 3: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 11 - 7 - 2015 3

kinh teá - xaõ hoäi

Bạn cần biết

H iệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết

tắt TPP) là một hiệp định/ thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào tháng 6/2005 và có hiệu lực tháng 6/ 2006. Ngày 14 tháng 11/ 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước đã tán thành lời đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ.

Khởi thủy, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được Tổng thống Chile,Thủ tướng Singapo,Thủ tướng New Zealand đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 4 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4).

Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 1 tháng 1, năm 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền, đặc biệt chú ý tới mâu thuẫn lợi ích giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Hiện thời TPP chỉ có 4 thành viên chính thức là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Tuy nhiên, năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham

gia vào đàm phán mở rộng của P4. Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đề này.

Tháng 9/2008, Hoa Kỳ chính thức thông báo quyết định của quốc gia này tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Tháng 11 cùng năm, các nước Australia, Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số thành viên tham gia lên 8 nước. Việt Nam đến 13/11/2010 tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác quyết định tham gia chính thức ngay từ đầu. Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và có thêm một số quốc gia khác tiếp tục tham gia đàm phán.

Tính đến nay, Hiệp định TPP khởi động từ tháng 3/2010 và đã trải qua gần 5 năm đàm phán với sự tham gia của 12 nền kinh tế năng động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gồm New Zealand, Chile, Brunei, Singapore, Hoa Kỳ, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Australia, Mexico và Nhật Bản. 12 quốc gia đàm phán TPP đều là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

TPP được đánh giá là một trong những liên kết kinh tế tiềm năng, có quy mô rộng lớn hàng đầu thế giới, đóng góp khoảng 40% GDP thế giới và hơn 30% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Tới tháng 5/2015, việc đàm phán đang đi đến giai đoạn cuối cùng và dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2015. Giới phân tích nhận định, nếu việc đàm phán TPP thành công, hiệp định được ký kết sẽ mang lại lợi ích lớn cho các thành viên trong khối. TPP có thể tạo ra một thị trường tiềm năng rất lớn đối với các doanh nghiệp trong khối, đẩy mạnh dòng vốn đầu tư và sự tăng trưởng kinh tế của các thành viên. D.QUỲNH

Theo ông Bảy, việc đầu tư xây dựng mô hình trồng các loại cây kiểng lá như hiện tại không phải là “cơ duyên”, mà

chính là kế hoạch được ông xây dựng từ trước. Từ kinh nghiệm 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa lan, ông Bảy đã nhận ra rằng, bất kể một bó hay lẵng hoa dù lớn hay nhỏ đều cần phải dùng đến các loại lá để trang trí. Đặc biệt, trong nghệ thuật trang trí hoa tươi, thì các loại lá chính là phụ liệu để làm nền tô điểm cho sắc hoa trở thành đẹp và nổi bật hơn. Cũng vì thế mà nhu cầu các loại lá kiểng trên thị trường khá lớn. Trong khi đó, nguồn cung ứng các loại lá này hiện còn khan hiếm.

Đầu năm 2014, ông Bảy đã mạnh dạn chuyển 4.000m2 đất trồng cà phê sang trồng kiểng lá trong nhà kính với tổng vốn đầu tư ban đầu gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn đầu tư xây dựng bể chứa nước và hệ thống tưới nước phun sương tự động. Nói về việc đầu tư xây dựng mô hình, ông Bảy cho biết: “Nhà kính trồng

Trồng kiểng lá ở Bảo Lộcª KHÁNH PHÚC

Với tâm huyết làm giàu, ông đã mạnh dạn đầu tư gần 2 tỷ đồng xây dựng nhà kính trồng các loại cây lấy lá cắm hoa (hay còn gọi là kiểng lá) như dương xỉ, thiên môn (đuôi chồn), trúc đốm, chanh Hà Lan… theo hướng công nghệ cao. Ông là Nguyễn Văn Bảy (53 tuổi, ngụ tại tổ IV, phường I, TP Bảo Lộc).

Tâp huấn kiến thưc hội nhâp quốc tế

Chuyển giao 1.500 mô hình trồng trọt, chăn nuôi

các giống kiểng lá này đều có tuổi thọ từ 7 - 10 năm. Tuy mới đầu tư mô hình này được hơn 1 năm, nhưng đến nay, nhiều giống kiểng lá của ông Bảy đã cho thu hoạch với “đầu ra” ổn định và lợi nhuận tương đối cao.

Ông Bảy chia sẻ: “Tôi đã đi nhiều nơi để tìm hiểu, nhưng các loại kiểng lá chủ yếu được trồng tại các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Bến Tre và TP Cần Thơ. Còn ở Lâm Đồng, mô hình trồng kiểng lá còn ít và chưa đa dạng. Đến thời điểm này, tôi đã ký hợp đồng bán các loại lá kiểng với hơn 10 đầu mối tại Đà Lạt, Huế, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Để cung ứng nguồn lá đủ cho các mối, ngoài sản phẩm của gia đình, tôi còn phải thu mua thêm ở các vườn tại Lâm Hà, Đơn Dương và Bảo Lâm. Nhưng, đến các dịp lễ, tết thì nguồn lá kiểng mà tôi cung ứng cho các mối cũng chỉ đạt từ 75 - 80% nhu cầu. Mới đây, có nhiều công ty ở Đà Lạt mà đặc biệt là Công ty DaLat Hasfarm đang liên kết với tôi để ký các hợp đồng xuất khẩu các loại lá kiểng ra nước ngoài”.

Ngoài việc trồng các loại kiểng lá, ông Bảy còn đầu tư trồng các giống hoa treo để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện, các giống hoa treo mà ông đang chú trọng đầu tư là Dạ yên thảo, lan Vũ nữ và Cẩm chướng. Với mô hình sản xuất này, hàng năm, ông Bảy giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.ª

kiểng lá được tôi thiết kế theo dạng mái đổ và kết hợp với bể chứa nước hơn 500m3 nên các loại kiểng lá trong vườn luôn được đảm bảo nguồn nước tưới tương đối sạch. Riêng hệ thống tưới phun sương tự động cung cấp lượng nước đồng đều để giúp cây dưỡng và nuôi lá xanh tốt”.

Hiện, các loại kiểng lá mà đặc biệt là cây dương xỉ được ông Bảy trồng trong nhà kính với chế độ chăm sóc theo quy trình kỹ thuật cao, nên màu lá rất nõn nà, mềm mại, dễ uốn và có độ bền lâu.

Trong tổng diện tích 4.000m2, ông Bảy dành hơn 1/2 diện tích để trồng cây dương xỉ. Dương xỉ ông đang trồng có nhiều loại giống là dương xỉ Pháp, dương xỉ mềm và dương xỉ rồng… Các giống dương xỉ được ông nhập về từ Nhật Bản và Hà Lan. Sở dĩ dương xỉ là loại được ông chú trọng đầu tư, vì lá cây này được thị trường tiêu thụ nhiều và có giá bán cao. Hiện, trung bình 1 bó lá dương xỉ (100 lá/bó) được ông bán với giá từ 100 - 250 ngàn đồng.

Theo ông Bảy, tất cả các loại

kiểng lá phải được trồng trong môi trường sạch mới cho năng suất và chất lượng lá tốt nhất. Đất dùng trồng kiểng lá được ông mua từ nơi khác về trộn với xơ dừa và trấu đốt rồi đem ủ từ 3 tuần đến 1 tháng mới đưa vào luống để xuống giống. Hầu hết tất cả giống kiểng lá mà ông Bảy đang trồng như dương xỉ, trúc đốm, thiên môn hay chanh Hà Lan… thì từ lúc xuống giống đến lúc thu hoạch phải mất từ 8 - 12 tháng. Thời gian cắt lá theo các đợt cách nhau từ 10 - 15 ngày. Trung bình, tất cả

Hiêp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

° Ông Bảykiểm tracây dương xỉ.

Sở Công thương Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Chi cục Hải quan Đà Lạt và Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu chi nhánh Đà Nẵng tổ chức tập huấn đào tạo kiến thức hội nhập quốc tế. Thành viên các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh được cập nhật thông tin về nghiệp vụ, các quy định mới trong lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu như công ước quốc tế về hệ thống hài

hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa cơ quan hải quan, cơ quan phân tích chất lượng với doanh nghiệp. Đây là một trong những hoạt động hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng, thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những vướng mắc từ thiếu cập nhật thông tin thay đổi từ chính sách.

DQ

5 năm qua, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã xây dựng và chuyển giao hơn 1.500 mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật mới, trong đó điển hình những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như: sản xuất lúa theo hướng VietGAP cánh đồng mẫu ở Đạ Tẻh, Cát Tiên; trồng dâu tây trên giá thể tại phường 11, Đà Lạt; ớt ngọt VietGAP ở Đơn Dương; sản xuất nấm xanh phòng trừ rầy nâu ở vùng lúa các huyện phía Nam…Đồng thời đã thực hiện hơn 3.100

lớp tập huấn, gần 2.800 cuộc hội thảo về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, thu hút gần 257.000 lượt người nông dân tham gia.

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 1.200ha rau, 240ha chè, 70ha lúa được chứng nhận VietGAP; 6.800 con gà, gần 5.500 con heo, 760 con bò sữa đạt tiêu chuẩn VietGAHP; hơn 53% cơ sở chế biến, kinh doanh nông - lâm - thủy sản được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm… VŨ VĂN

Cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt cho biết, đến nay, toàn thành phố đã có 187 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn 28.310 tỷ đồng, trong đó 48 dự án đã triển khai, 69 dự án đang triển khai xây dựng với tổng vốn trên 11 ngàn tỷ đồng. Hiện còn 70 dự án đang chuẩn bị đầu tư, với tổng vốn ước khoảng trên 15 ngàn tỷ đồng.

Nhiều dự án, công trình trọng điểm đã cơ bản hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng. Riêng dự án Quảng trường trung tâm đã hoàn thành các gói thầu sân quảng trường, đường giao thông, điện chiếu sáng; hạng mục lợp mái khối hoa đang tiếp tục triển khai, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2015.

NGUYỆT THU

ĐÀ LẠT:187 dự án được cấp chưng nhân đầu tư

Page 4: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

4

kinh teá - xaõ hoäiCUOÁI TUAÀN Ngaøy 11 - 7 - 2015

Theo dòng sự kiện Công tác quản lý,

“Dấu lặng” Trường SaTrong suốt chiều dài lịch

sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, ông cha ta đã đương đầu với biết bao khó khăn, thử thách. Bên cạnh thiên nhiên cuồng phong vô cùng khắc nghiệt là các thế lực ngoại bang ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước ta hết sức trắng trợn. Trong lòng biển khơi, hàng trăm anh hùng liệt sĩ của đất mẹ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại. Máu của họ đã hòa nước biển Đông và thân xác họ đã hóa những rạng san hô trầm tích. Ngàn năm sau, tiếng hô “hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ vinh quang của Tổ quốc” của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương trong trận quyết tử để bảo vệ đảo đá ngầm Gạc Ma (ngày 14/3/1988) còn vọng mãi trong tiếng sóng biển Trường Sa…

Trong chuyến công tác về Trường Sa, tôi may mắn được gặp và trò chuyện với một sĩ quan Hải quân - ông là một trong số ít những nhân chứng sống sót sau lần “đụng độ” quyết tử trong trận chiến đấu bảo vệ cụm đảo Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin với quân đội Trung Quốc (tháng 3/1988). Đó là Trung tá Phạm Văn Hưng, Trưởng tàu HQ 957 đưa đoàn đại biểu liên bộ ngành Trung ương và tỉnh Lâm Đồng ra thăm Trường Sa lần này. Dù trận chiến ác liệt đã lùi xa hơn 1/4 thế kỷ rồi, nhưng trong giọng kể của vị sĩ quan Hải quân có thâm niên trên 30 năm gắn bó với biển sạm màu sương gió cứ chùn lại, nghẹn ngào…

Trung tá Hưng kể lại: những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng trái phép một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ và Xu Bi. Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc tiếp tục tăng số tàu chiến, hạm đội gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ và một số tàu hỗ trợ khác… ở khu vực Trường Sa.

Hải quân Việt Nam xây dựng thế trận phòng thủ ở các đảo Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan và Núi Le. Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam xác định các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao có vị trí rất quan trọng, nếu nước ngoài chiếm đóng sẽ gây khó khăn cho việc tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của ta. Do vậy, chúng ta phải quyết tâm bảo vệ các đảo này. Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều tàu vận tải HQ 605 từ đảo Đá Đông đến giữ đảo Len Đao; tàu HQ 604 và HQ 505 từ đảo Đá Lớn cũng được lệnh về Gạc Ma, Cô Lin để bảo vệ hai đảo này. Chúng ta bố trí lực lượng phòng thủ và treo cờ Tổ quốc trên các đảo. Các tàu chiến của Trung Quốc đã áp sát và bao vây tàu HQ 604 tại đảo Gạc Ma và dùng loa khiêu khích. Các chiến sỹ Hải quân Việt Nam hết sức kiềm chế, kiên trì neo giữ đảo.

Không xua đuổi được chiến sĩ

Vòng hoa trên biểnª Ghi chép: THANH DƯƠNG HỒNG

Về Trường Sa hôm nay, chúng ta vui mừng trước những đổi thay trên từng điểm đảo; song, có lẽ còn ít người biết về những hy sinh xương máu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ ttrong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo… của Tổ quốc.

ta rời đảo, ngày 14/3/1988, Trung Quốc cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma. Lính Trung Quốc xông vào định giật cờ của ta, cướp đảo, Thiếu úy Trần Văn Phương và Hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng kháng cự, lập thành đội hình “vòng tròn bất tử”. Quân Trung Quốc đã dùng lê đâm và bắn Hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh trọng thương, Thiếu úy Phương

lao vào cứu đồng đội đã bị chúng bắn hy sinh… Khi thấy tàu HQ 604 bị quân Trung Quốc bắn chìm dần, tình thế mất đảo trong gang tấc, Trưởng tàu HQ 505 đã chỉ huy lao hết tốc độ ủi được hai phần ba thân tàu lên bãi đảo Cô Lin thì bị trúng đạn bốc cháy. Tại đảo Len Đao, tàu HQ 605 của Việt Nam cũng bị đạn pháo Trung Quốc bắn dữ dội bốc cháy và bị chìm…

Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988, ta giữ được đảo Len Đao và Cô Lin nhờ tinh thần quả cảm, mưu trí và thông minh của chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã cho tàu “ủi bãi” quyết hy sinh giữ lấy đảo. Trong trận chiến giữ đảo này, Hải quân Việt Nam có 3 chiến sĩ hy sinh, 9 chiến sĩ bị quân Trung Quốc bắt và 61 cán bộ, chiến sĩ mất tích. Thân xác các anh mãi mãi nằm lại trong lòng biển khơi…

Tiếp tục cuộc hành trình đến đảo Trường Sa Đông; xuồng cứu hộ vừa cập cầu cảng, chúng tôi chựng lại trước ba ngôi mộ liệt sĩ nằm im lìm đầu hướng ra biển Đông. Mộ chí các anh được sơn trắng, hàng chữ ghi trên các bia như vừa mới viết; hoa quả, nhang khói dường như cũng vừa mới thắp đây thôi… Cả ba liệt sĩ tuổi đời còn rất trẻ đã hy sinh ngay trong những ngày đầu khó khăn xây dựng đảo. Liệt sĩ Quách Hoàng Lâm (sinh năm 1984, quê ở TP.HCM) hy sinh năm 2006 vừa tròn 22 tuổi đời; liệt sĩ Nguyễn Văn Thi (sinh năm 1975 tại Thanh Hóa) hy sinh năm 2004, mới 26 tuổi đời và liệt sĩ Vương Viết Mão (người con Nghệ

An, sinh năm 1975) hy sinh năm 2004… Trở lại đảo Trường Sa Lớn, chúng tôi gặp hai mộ liệt sĩ cũng được ai vừa mới thắp hương nằm lặng lẽ bên chân tháp pháo đài giữ đảo cùng với gió ngàn…

Vòng hoacho người nằm lạiChúng tôi ra thăm Trường

Sa và rồi trở về lại đất liền. Phía sau lưng biển cả mênh mông với những đảo nổi, đảo chìm, những nhà giàn DKI và những người chiến sĩ ở lại ngày đêm canh giữ biển trời. Ở đó, tuổi đời của các anh được tính qua từng mùa bão nổi và từng mùa cây bàng quả

vuông nở hoa, kết trái. Ngoài hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh xương máu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo, còn có biết bao người con đã hy sinh trong các trận cuồng phong, bão dữ khắc nghiệt, vô tình.

Trong hai cơn bão dữ (cơn bão số 10 năm 1990 và bão số 8 năm 1998) đã tràn qua khu vực nhà giàn DKI/6 và DKI/3 tại bãi Phúc Nguyên và Phúc Tần xô ngã các nhà giàn này và hất tung 17 cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ canh giữ khu vực thềm lục địa của Tổ quốc xuống biển khơi. Trong đó, 6 sĩ quan, chiến sĩ tuổi đời đang còn rất trẻ đã anh dũng hy sinh, thân xác các anh mãi mãi nằm lại giữa lòng biển cả của đại dương bao la. Đó là Anh hùng liệt sĩ - Đại úy Vũ Quang Chương (Trưởng nhà giàn DKI/6, bãi Phúc Nguyên); Chuẩn úy chuyên nghiệp Ra đa - liệt sĩ Lê Đức Hồng; Chuẩn úy chuyên nghiệp cơ điện - liệt sĩ Nguyễn Văn An (nhà giàn DKI/6, bãi Phúc Nguyên); Trung úy - liệt sĩ Nguyễn Hữu Quảng; Trung úy chuyên nghiệp - liệt sĩ Trần Văn Là; Hạ sĩ quân Y - Liệt sĩ Hồ Văn Hiền (nhà giàn DKI/3, bãi Phúc Tần)... Đây là những “dấu lặng” trong khúc tráng ca về tình yêu biển đảo Trường Sa, về tinh thần đấu tranh gian khổ và hy sinh để bảo vệ biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc của bộ đội Hải quân Việt Nam anh hùng!

Hàng năm, tất cả các đoàn công tác từ đất liền ra thăm các đảo, nhà giàn trên quần đảo Trường Sa đều neo tàu dừng lại trang nghiêm làm lễ tưởng niệm

các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên các đảo và thềm lục địa phía Nam. Mọi người lặng đi rất lâu trong tiếng nhạc buồn mênh mang, trong điếu văn truy điệu của người Trưởng đoàn. Đã có nhiều đại biểu xúc động không cầm được nước mắt. Và, những vòng hoa ngút ngàn hương khói, những bông hoa tươi… được thả xuống biển cùng với những lời khấn cầu hương hồn các liệt sĩ siêu thoát. Đoàn người lặng im và những vòng hoa cứ bồng bềnh trôi đi, trôi xa mãi đến vô cùng của đại dương mênh mông…

Kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ năm nay, hồi ức những ngày có mặt cùng cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa, qua bài viết này xin làm đóa hoa tươi của phố núi ngàn hoa gởi về hương hồn các liệt sĩ trên quần đảo Trường Sa lời tri ân sâu sắc…ª

S au hơn một tháng Vinh đi công chuyện từ miền Nam trở về, gia đình anh có một biến cố nhỏ. Nói biến cố có thể cũng không

hoàn toàn đúng, nhưng mà thôi, cũng khó tìm một từ ngữ để thay thế cho sự việc này, cho nên cứ tạm chấp nhận như vậy. Đó là cái việc khi Vinh vắng nhà, vợ anh đã bán quyển sổ gạo từ thời bao cấp mà mấy chục năm nay Vinh vẫn kín đáo cất trong một ngăn tủ. Nói tới sổ gạo thấy cũng cần phải có đôi lời giải thích, nếu không, các bạn trẻ hôm nay sẽ rất khó hình dung. Đó là một quyển sổ hình thù na ná giống như quyển sổ liên lạc của học sinh hoặc quyển sổ khám bệnh bây giờ. Trong sổ, ghi rõ tên tuổi, ngày tháng năm sinh, cơ quan, nghề nghiệp của người được cấp và đặc biệt là tiêu chuẩn gạo của từng đối tượng được hưởng với đầy đủ các loại chữ ký, dấu má. Xin nói thêm, ngày ấy quyển sổ gạo quí như vàng. Tuy chỉ là một quyển sổ in ấn lem nhem nhưng đối với cán bộ, công nhân viên nó giống như cái phao cứu sinh giữa sông nước, mất nó gần như là tuyệt đường sinh sống. Vì thế một thời đã xuất hiện câu thành ngữ “Mặt nghệt như mất sổ gạo”. Dần dần, sau khi chấm hết thời bao cấp, quyển sổ gạo mới mất thiêng, coi như một thứ bỏ đi.

Vậy mà mấy năm gần đây trong xã hội bỗng xuất hiện một số người giầu sang tự nhiên sinh ra cái ý thích sưu tầm những thứ đồ đã từng được lưu hành từ thời xa xưa. Họ mua những thứ đó với cái giá không hề rẻ. Không phải để dùng cho những việc cần thiết mà hình như bỏ ra cả một đống tiền chỉ để phục vụ cho sở thích sưu tầm, bảo tàng đồ cổ gì đó, nghĩa là thỏa nguyện chuyện chơi sang, chơi ngông của họ. Chính vì vậy mà bỗng nhiên những đồ dùng như cái bát

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Trịnh Thị Thủy cho biết, vấn đề gây bức xúc dư luận năm nay

chính là các hội làng còn duy trì, phục dựng những nghi thức tạo ý kiến trái chiều như lễ hội làng Ném Thượng (Bắc Ninh) với nghi thức “chém lợn”; lễ hội Cầu trâu ở Hương Nha, Xuân Quang (Tam Nông, Phú Thọ) với nghi thức “đập đầu trâu”... hoặc hiện tượng “cướp phết” ở Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ.

“Không có chuyện Bộ VHTTDL cấm các hội làng có tục hiến sinh...”, Chánh Thanh tra Vũ Xuân Thành khẳng định. Tuy nhiên, hình thức hiến sinh như thế nào để không tạo nên sự phản cảm hay nhìn nhận sai lệch về văn hóa truyền thống

Việt Nam là điều cần thiết. Ông Vũ Xuân Thành khẳng định, thế giới bây giờ đã “phẳng” hơn trước rất nhiều, chỉ cần có một điện thoại thông minh thì “việc riêng” của cộng đồng làng, xã đã tác động mạnh đến những cộng đồng rộng lớn, thậm chí tới toàn thế giới. Báo cáo tổng hợp hai cuộc tọa đàm “Tiếp cận nghiên cứu tục hiến sinh trong hội làng truyền thống ở Việt Nam” của Hội Di sản văn hóa Việt Nam, ông Thành nhấn mạnh quan điểm: “... tục hiến sinh luôn có sự biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội.

Vì vậy, cần phải nghiên cứu, giải quyết hài hòa, có lý, có tình về tục hiến sinh. Cái gì tốt thì giữ lại và phát huy, cái gì không còn phù

Các lễ hội có tục hiến sinh trong thời gian qua nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của dư luận. Có ý kiến phản đối, có ý kiến bảo vệ vì cho rằng điều đó cũng thể hiện một phần truyền thống văn hóa. Từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 diễn ra ngày 2/7, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu các địa phương có lễ hội hiến sinh chấm dứt duy trì những nghi thức, tập tục phản cảm như chém lợn, đập đầu trâu... “Trong xã hội hội nhập, không lý lẽ nào biện minh được cho sự tồn tại của những yếu tố phản văn minh. Chưa kể, những nghi thức, tập tục đó còn dẫn đến cách nhìn nhận sai lệch đối với các giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

° Nhữngvòng hoa tươi tưởng niệmtrên biển.

tâp tục phản cảm

Page 5: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

5 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 11 - 7 - 2015

Vaên hoùa - Ngheä thuaät

Vinh bỗng thấy trong tim nhói đau một cái. Nhưng rồi tất cả cũng chỉ thoáng qua. Vài giây đồng hồ sau, môi Vinh đã vội nở một nụ cười đầy mãn nguyện. Cái cười của anh tuy thấp thoáng buồn nhưng không hề giả dối. Không vui sao được khi từ nay bàn tay vợ anh sẽ không còn phải bầm tím, tê buốt vì ngâm trong nước lạnh để giặt giũ cho cả nhà. Không vui sao được khi cặp mắt các con anh sẽ sáng rực lên trước những cốc nước mát trong những ngày nắng hè thiêu đốt. Mấy năm gần đây, nhiều gia đình trong cái ngõ phố anh đang sinh sống đều đã có đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt, thậm chí toàn đồ xịn, vậy mà một

cái máy giặt, một cái tủ lạnh bình thường đối với gia đình Vinh bấy lâu nay vẫn chỉ là trong mơ ước. Cho nên, chuyện vợ anh quyết định bán cái sổ gạo rõ ràng là một hành động khôn ngoan, thức thời, biết tận dụng thời cơ để cải thiện đời sống gia đình.

Mọi sự đều đúng như vậy, nhưng chẳng hiểu sao, buổi tối hôm ấy khi chỉ có một mình ở nhà, Vinh vào buồng lặng lẽ mở cái ngăn tủ mà ngày trước vẫn cất quyển sổ gạo, nhìn ô tủ trống không, lòng anh lại tan loãng ra, giống như vừa mất đi một bảo vật quí giá của cuộc đời.

Nói quyển sổ gạo là bảo vật không biết có chính xác với mọi

người không, nhưng với Vinh thì rất đúng.

Hơn ba mươi năm trước, Vinh là một thầy giáo trường làng. Cũng giống như bất cứ một cán bộ, công nhân viên nào trong thời bao cấp, tháng tháng Vinh đều phải mang sổ gạo đến cửa hàng lương thực để mua theo tiêu chuẩn. Những người ở vào độ tuổi năm, sáu mươi trở lên chắc đến tận bây giờ vẫn chưa ai có thể quên những tháng ngày xếp hàng rồng rắn để mua lương thực, thực phẩm theo sổ, theo tem phiếu. Cổ nhân thường ví hạt gạo như hạt ngọc thì có lẽ nó chính xác nhất vào cái thời bao cấp. Hồi ấy, trong chuyện mua bán, cân kẹo chỉ cần thiếu, thừa một lạng thôi là đã có thể xảy ra cãi vã một mất một còn. Người mua và người bán luôn phải chống mắt lên để điều chỉnh từng nửa mi li mét trên cái tay đòn bàn cân và sẵn sàng đôi co khốc liệt nếu như có sự gian dối nào đó.

Nhưng Vinh lại hơi khác người. Anh không bao giờ quan tâm đến cái chuyện mà mọi người luôn xét nét, soi mói kia. Khi đến lượt, Vinh đưa hóa đơn, chờ bà nhân viên bán hàng hất hàm ra hiệu là đã cân xong, anh vội vã bê suất gạo mười ba cân tháng nào cũng như tháng nào đưa lên xe đạp.

Vậy mà một người dễ tính như anh lại có một lần va chạm với bà nhân viên bán gạo.

Hôm ấy, sau khi bê suất gạo mười ba cân định đặt lên poóc - ba - ga xe đạp, Vinh có cảm giác hình như trĩu tay hơn mọi lần. Nhấc bao gạo để kiểm tra lại một lần nữa, Vinh biết là bà nhân viên lương thực đã cân nhầm số gạo cho anh. Vinh vội bê bao gạo trở lại bàn cân, dè dặt nói:

- Chị cân lại suất gạo này giúp tôi.

Bà nhân viên lương thực gạt mồ hôi trán, quắc cặp mắt bọ róm nhìn Vinh, gắt tướng lên:

- Rách việc! Chúng tôi không cân điêu đâu mà anh thắc mắc! Mất thì giờ! Còn cả một đống người đang đợi đây!

Vinh khẽ lắc đầu, phân vua:- Tôi không nghi bà cân gian mà

có lẽ bà đã cân thừa thì phải.Nghe rõ hai tiếng “cân thừa” bà

bán gạo tá hỏa như bị điện giật:- Thật không? Vất gạo lên cân,

tôi cân lại!Sau khi kiểm tra lại số cân, bà ta

mừng rú lên, rồi nói như ra lệnh:

- Đúng rồi. Mười tám cân. Anh xúc trả lại năm cân! Nhanh tay lên cho tôi nhờ!

Vinh lặng lẽ làm theo. Mấy người đứng quanh đó bấm nhau tủm tỉm cười. Vài giọng nói rất khẽ nhưng cũng đủ cho Vinh và mọi người nghe thấy:

- Ông này hâm rồi.- Đúng là ngớ ngẩn quá! Đã thế

lại chẳng được một lời cảm ơn.Xong xuôi, Vinh lặng lẽ bê bao

gạo lên xe trước những cặp mắt nửa thương hại, nửa giễu cợt của nhiều người đứng đó.

Vinh đang lúng túng không buộc nổi bao gạo lên chiếc pooc - ba - ga lủng lẳng thì có một bàn tay giúp anh giữ thăng bằng lại chiếc xe đạp. Vinh ngẩng nhìn. Một cô gái trẻ và khá xinh đẹp. Vinh hơi cúi mặt, nói với cô gái:

- Chắc cô cũng nghĩ tôi là một thằng ngớ ngẩn như mấy người kia phải không?

Cô gái bật cười. Tiếng cười vô tư và trong vắt:

- Anh không hề ngớ ngẩn. Chuyện này anh hoàn toàn đúng. Còn họ nghĩ sao kệ họ!

Nghe mấy lời phát ra từ miệng cô gái mới quen, anh phải kìm nén để nước mắt cảm kích khỏi ứa ra.

Cô gái đó chính là vợ anh bây giờ. Có một buổi tối Vinh hỏi: “Cớ sao mới quen nhau, chưa hiểu anh được bao nhiêu mà em đã dám nhận lời cầu hôn?”. Vợ anh đã trả lời không hề đắn đo: “Chỉ cần duy nhất cái lần cân gạo ở cửa hàng lương thực hôm ấy là em đã có thể yên tâm nhận lời làm vợ anh!”. Ừ! Hóa ra ngày ấy con người trong veo như suối ngàn vậy.

Có lẽ vì thế mà suốt mấy chục năm sau Vinh đã lưu giữ lại cuốn sổ gạo như một kỉ niệm sâu sắc khó phôi pha.

Hơn ba mươi năm trôi qua. Ba mươi năm ấy, đã bao lần Vinh được chứng kiến cặp mắt buồn buồn của vợ như thêm sẫm lại khi nhìn thấy hàng xóm khênh khênh vác vác những đồ dùng tiện nghi gia đình đắt tiền vào những căn nhà sang trọng của họ. Ba mươi năm ấy, đã bao lần Vinh được chứng kiến những cặp mắt hau háu của con trai nhìn lũ con hàng xóm khoái chí cầm trên tay những cốc sữa chua được lấy ra từ những chiếc tủ lạnh của nhà chúng. Nhiều đêm Vinh mất ngủ vắt tay lên trán nghĩ đủ mọi kế có thể kiếm ra tiền để đời sống gia đình được khá giả hơn mà vẫn mịt mù. Vì vậy, nay vợ anh chỉ bán cái sổ gạo ố vàng mà đã mua nổi cái tủ lạnh và chiếc máy giặt thì có thể nói đó là niềm vui khôn xiết của cả nhà. Nhưng sao lúc này nhìn vào ô tủ trống không, tim anh lại bỗng nhói đau? Bán đi một kỉ niệm tươi đẹp của cuộc đời ư? Chao ôi! Giữa lúc này mà còn có ý nghĩ “bất bình thường” như vậy thì có phải là người hâm hâm, ngớ ngẩn không? Giống như ngày xưa anh từng “dại dột” trả lại số gạo thừa cho bà nhân viên lương thực để rồi phải hứng chịu những cái nhìn thương hại và những lời bình phẩm gay gắt. Đúng! Bây giờ nếu anh tỏ ra phản ứng việc làm của vợ thì rõ ràng anh sẽ là một kẻ ngớ ngẩn không hơn không kém. Bất giác, Vinh khẽ thở dài. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, Vinh vẫn thầm ao ước giá như lại được nghe vợ anh nói cái câu cách đây hơn ba mươi năm: “Anh không hề ngớ ngẩn. Chuyện này anh hoàn toàn đúng. Còn họ nghĩ sao kệ họ!”.

Vinh lặng lẽ đóng cửa ngăn tủ như đóng lại một dĩ vãng mờ xa, đầy nuối tiếc.ª

° Minh họa: P.N

Sổ gạo

ª Truyện ngắn:HỒ THỦY GIANG

sắt, chiếc bình tông, chiếc đồng hồ cũ, thậm chí chỉ là những tờ tem phiếu mua đường, mua thịt, mua vải vóc… nếu ai còn giữ được thì đều trở nên có giá. Nhiều người bảo đó là một việc làm mang ý nghĩa văn hóa, nhưng cũng không ít người cho rằng thực chất chỉ là sự rải tiền của những người giàu sang phú quí không biết ném của vào đâu cho hết. Vợ Vinh thì chẳng cần quan tâm đến những ý nghĩa này, ý nghĩa nọ. Với cô ấy, cái giá mười triệu họ trả cho quyển sổ gạo bấy lâu nay vẫn nằm lăn lóc trong xó tủ là quá sức tưởng tượng, giống như một giấc mơ. Lâu nay, vợ chồng Vinh vẫn thường bàn bạc, động viên nhau cố tiết kiệm từng đồng lương hưu ba cọc ba đồng mong sao mua nổi một cái tủ lạnh, một cái máy giặt để cải thiện đời sống cho bằng anh bằng em mà vẫn không thực hiện nổi. Cứ hết tháng là tiền đã hết veo. Chuyện mua sắm chỉ là ảo tưởng. Vậy mà đùng một cái, chỉ với cuốn sổ gạo cũ kĩ ố vàng, rách nát, vứt đi chả bõ mà đã có thể sắm được đầy đủ những thứ đang ước ao. Quả là như trúng số độc đắc.

Vinh về tới nhà, đờ mặt nhìn cái tủ lạnh và cái máy giặt sừng sững giữa bếp. Khi được vợ cho biết tất cả đều từ quyển sổ gạo mà có, Vinh lại đờ mặt thêm một lần nữa. Và

hợp hoặc cản trở sự phát triển của xã hội thì phải có sự điều chỉnh theo hướng vừa đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa phù hợp với hoàn cảnh xã hội trong thời đại ngày nay”.

Đại diện xã Khắc Niệm (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), ông Nguyễn Đình Lợi, Phó BTC lễ hội làng Ném Thượng tâm tư, 16 năm tổ chức lễ hội có nghi thức chém lợn, cho đến hai năm 2013 - 2014, người dân Ném Thượng “lên báo nhiều quá”... “Lễ hội trước nay là của làng Ném Thượng, không bán vé, không quảng cáo, ai muốn về thì về. Vả lại, hội làng cũng như các nghi thức truyền thống trong đó từ bao đời nay đã thấm vào máu thịt của từng người dân, nói bỏ cũng không thể một sớm một chiều...”, ông Lợi trần tình. Rồi ông cũng thừa nhận, xã hội hiện đại, công nghệ thông tin phát triển, chuyện quê đã không còn là riêng của quê ông nữa.

Hai năm 2013, 2014, việc chém lợn từ giữa sân đình đã chuyển vào “hậu cung”. “Các nhà quản lý, nhà khoa học cũng quan tâm nhiều đến lễ hội làng Ném Thượng. Nhưng để tìm được một tiếng nói chung thì cần thận trọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động nhân dân tìm hình thức thay thế phù hợp, vừa giữ được nghi lễ truyền thống,

tổ chưc lễ hội: “Chấm dưt các nghi thưc,trong các lễ hội có tục hiến sinh”

của người dân địa phương là muốn duy trì lễ hội truyền thống này, tuy nhiên những nghi thức gây phản cảm sẽ được nghiên cứu, tìm hình thức thay thế. Giám đốc Sở VHTTDL Phú Thọ Nguyễn Ngọc Ân cũng khẳng định, Sở VHTTDL Phú Thọ sẽ cùng với cộng đồng địa phương tìm hình thức thay thế nghi thức “đập đầu trâu”...

(XEM TIẾP TRANG 11)

vừa đảm bảo yếu tố văn minh trong lễ hội”, ông Nguyễn Đình Lợi cho hay.

Còn đại diện xã Hương Nha (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), nơi có lễ hội Cầu trâu với nghi thức “đập đầu trâu” cho biết, sau cuộc đối thoại trực tiếp của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, chính quyền xã đã tổ chức lấy ý kiến các bậc cao niên và người dân. Nguyện vọng

Kinh nghiêm ưng xử của các nướcvới tục hiến sinh

Trên thế giới, tục hiến sinh động vật cũng đang đối diện với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận:

- Nepal với tục hiến sinh lớn nhất thế giới hiện nay: Lễ hội Gadhimai (5 năm/lần) thực hiện nghi lễ hiến sinh hàng trăm con trâu, lợn, dê, cừu, gà, bồ câu. Chính phủ đã cắt giảm ngân sách của lễ hội, nhiều tổ chức tại Nepal cũng như trên thế giới phản đối tục hiến sinh của lễ hội này.

- Tây Ban Nha với lễ hội “ném dê” ở làng Manganeses, Polvorosa. Dân làng cho rằng lễ hội mà không ném dê thì cũng như Giáng sinh không có cây thông Noel, nhưng từ năm 2001, việc ném dê đã được thay thế bằng hình nộm do có biện pháp xử phạt hành chính mạnh tay của chính quyền.

- Lễ hội đâm bò Toro De La Vega (Tây Ban Nha): một sự kiện quy tụ hơn 45 ngàn người (vào năm 2014 tại Madrid) đã yêu cầu dẹp bỏ lễ hội này.

- Sau quần đảo Canary, nơi đầu tiên của Tây Ban Nha bãi bỏ tục đấu bò, Catalan cũng đã ban hành lệnh cấm đấu bò (năm 2010), dù tục lệ này được nhiều người dân Tây Ban Nha coi là biểu tượng văn hóa của đất nước.

- Tại Pháp: Bộ luật Hình sự quy định trừng phạt mạnh tay với những hành động lạm dụng, hành xử tàn ác với vật nuôi và động vật được thuần hóa. (Theo Cục Di sản văn hóa)

Page 6: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

Cuoái tuaàn Ngaøy 11 - 7 - 20156 VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

T ên tuổi Tô Hoài đã lẫy lừng từ trước năm 1945, khi ông chưa đến tuổi đôi mươi với tư cách nhà văn tác giả Dế mèn phiêu

lưu ký, nhưng sau Cách mạng tháng Tám và thời kháng chiến chống Pháp công việc chính của ông là làm phóng viên báo Cứu Quốc, tiền thân của Đại Đoàn Kết ngày nay. Một trong những bí quyết thành công của Tô Hoài, theo tôi, là ông kết hợp tài tình nghề báo nghiệp văn và nghề văn nghiệp báo. Bên cạnh năng lực tưởng tượng phi thường, văn phong giàu bản sắc, Tô Hoài là người dày vốn sống thực tiễn đời thường tới mức lạ lùng. Nhận xét sắc sảo và quá trình tích cóp không mệt mỏi những chi tiết lớn nhỏ thậm chí tưởng chừng vụn vặt từ cuộc sống hàng ngày, nỗi đam mê chuyển dịch cùng cái tài ngồi đâu cũng viết, viết lúc nào cũng được, viết tự nhiên như nói mà nhiều khi làm bạn đọc thú vị đến ngẩn người.

Tô Hoài hiểu biết rộng, trí nhớ tuyệt vời, chuyện gì ông cũng biết, và đã biết thì hiểu đến nơi đến chốn. Biết rộng, khôn ngoan nhờ tài quan sát và ghi nhận - đặc biệt có trường hợp Tô Hoài cùng những người khác cùng tiếp cận một cảnh quan, gặp gỡ một nhân vật, ngắm nhìn một đồ dùng, và họ đều là những bậc tài năng vậy mà ít người có nhiều ghi nhận tinh tế, ngoài Tô Hoài ra chẳng mấy ai chú ý. Hiểu sâu và lịch lãm nhờ đi nhiều, say mê đọc sách, bù vào chỗ thiệt thòi là hoàn cảnh thời trẻ không cho phép ông ngồi nhiều năm tại ghế học đường.

Một lần thấy tôi diện đôi giày da mới mua trong một chuyến công du nước ngoài, Tô Hoài nói: “Màu này là sáng tạo của riêng hãng giày Bata. Trước kia, giày da thường chỉ có màu đen tuyền hoặc màu vàng sáng. Gan gà ăn khách, màu này là đặc sản của Bata” - “Sao anh biết?”. Ông cười: “Hồi trẻ làm thuê kiếm sống, có thời mình làm chân bán hàng cho hãng Bata”. Rồi cười tủm tỉm: “Ngài vừa đi Praha về?” Thử hỏi có mấy ai để ý Hãng giày Bata khởi nghiệp tại Tiệp Khắc từ cuối thế kỷ 19, và người sáng lập có tên là Thomas Batas!

Tôi làm phóng viên nông nghiệp ba mươi năm, lặn lội hầu khắp các vùng quê, đồng nghiệp bảo anh chàng này hiểu biết nông thôn ta khá. Đó là nói về đường lối, chủ trương, chính sách chung chung và sự vận dụng chúng trong thực tiễn. Còn đi vào chi tiết cây, con, cục, cái, về cách làm ăn ngày xưa, phong tục tập quán làng quê thì phải học cụ Tô Hoài. Có nhiều câu chuyện, giá

Còn đó Tô Hoàiª PHAN QUANG

Nhà văn Tô Hoài đã ra đi, chuyến đi cuối cùng và vĩnh viễn, mới đó mà đã đến ngày giỗ đầu ông (6-7). Ra đi ở tuổi 95, Tô Hoài lưu lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ với 130 đầu sách đã in, thật hiếm có, đáng tự hào, và thiết nghĩ được vậy chẳng còn gì phải bịn rịn lắm. Vậy mà tin buồn nhà văn giã từ cõi thế khởi đầu lan từ báo mạng điện tử qua phát thanh, truyền hình đến báo in rất nhanh, rất rộng, rất xa khiến bao người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đang ở trong nước hoặc sống tại nước ngoài ngẩn ngơ thương tiếc vị thân sinh chú Dế Mèn cùng vợ chồng A Phủ và cụ già Chiều chiều tản bộ hoài niệm bạn bè.

tôi không phải là người trong cuộc mà chỉ nghe ai kể lại, chắc hẳn đã nửa tin nửa ngờ.

Nhà văn Tô Hoài thôi học sớm. Sau khi thành nhà văn nổi tiếng, ông vẫn không xin được Thẻ đọc để vào xem sách tại Thư viện Trung ương, nay là Thư viện Quốc gia phố Trường Thi, Hà Nội vì thiếu bằng cấp, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã mời ông đến tha hồ đọc tại tủ sách riêng của gia đình cụ ở ấp Thái Hà. Tô Hoài kể lại - và hình như đã có dịp viết ra - một lần ông cùng nhà văn Nguyễn Tuân sang thăm nước bạn Lào, được Chủ tịch nước Hoàng thân Xuphanavông mời cơm thân. “Nhìn Hoàng thân và cụ Nguyễn chuyện trò thoải mái, cười hể hả với nhau qua tiếng Pháp, mình cũng thèm nhưng tham gia hơi khó đành ngồi nghe và túc tắc uống rượu. Mấy khi có được loại rượu ngon đến thế!” - ông cười.

Xin đừng nghĩ nhà văn không thạo ngoại ngữ. Một lần, cách đây mấy chục năm, tôi đang điều trị tại Bệnh viện Việt Xô, nghe tin nhà văn Tô Hoài vào cấp cứu vội chạy sang. Ông có vẻ mệt lắm, vậy mà vẫn cười như không: “Có gì đâu, huyết áp tăng đột ngột, vào đây mai lại ra thôi”. Mấy ngày ở bệnh viện, sau bữa cơm và bác sĩ khám bệnh, ông nằm dài trên giường đọc cuốn sách dày cộm, ít chuyện trò với ai. Vài hôm sau, ông bước sang phòng tôi tươi cười: “Bác sĩ bảo cuối tuần xuất viện”. Rồi dí vào mũi tôi cuốn sách tiếng Pháp: “Phan Quang đã

thấy cuốn này chưa? Tay này hiện đang nổi đình đám đấy. Nếu chưa thì tranh thủ đọc nhanh, mình mang về trả thư viện”.

Tôi còn nhớ, đó là một tác phẩm nổi tiếng của văn hào Ý Alberto Moravia, và phải chờ nhiều năm sau nước ta mới có bản dịch tiếng Việt qua một ngôn ngữ khác.

Chuyện nhà văn Tô Hoài về già ngày nào đến giờ cũng ngồi vào bàn làm việc, một cái bàn thực sự giản đơn tại nhà ông trước ở phố Đoàn Nhữ Hài, nhiều báo đã nói tới. Ông bảo, ngồi vào bàn viết đúng giờ cũng là vận động, như thể đi bộ sáng sớm và chiều hôm quanh hồ Thiền Quang. Đang chuyện trò việc ấy, bỗng dưng ông đột ngột chuyển sang kể về một cô cứ lẽo đẽo theo bên cạnh khi ông tản bộ. Tưởng chuyện đùa, hóa ra ông nói kinh nghiệm lắng nghe và nhặt ngôn từ dân gian, từ cuộc sống đời thường: “Về nhà, mình ghi luôn vào sổ tay mấy từ ấy (của cô gái giang hồ)”. Ngẫm ngợi thấy văn phong Tô Hoài viết dù khi đã rất cao tuổi, vẫn hồn nhiên, dân giã và cập nhật, phải chăng một phần nhờ vậy.

Sự uyên bác, khôn ngoan lịch lãm của nhà văn Tô Hoài là do ông tự học, tự bồi đắp, chan hòa cuộc sống đất nước và lao động miệt mài, chứ đâu có phải trời cho như cái duyên hóm nơi ông.

Tô Hoài là cây đại thụ văn học đồng thời là một tên tuổi quen thuộc của báo chí cách mạng ta. Ông thường khuyên nhà văn cần viết báo, và nhà báo cũng nên thử tài qua văn; tuy nhiên cần phân biệt rạch ròi văn học với báo chí. “Vẫn có sự giao thoa văn học - báo chí chứ, thưa anh” - có lần tôi lý sự. “Cuộc sống tựa dòng sông, nước mang phù sa bồi đắp cả đôi bờ, và có sông nào chẳng đổi dòng khiến bờ sông khi lở khi bồi?”. Nụ cười hóm đột ngột ngưng lại, nét mặt ông trở nên nghiêm trang thật sự: “Đúng. Rất đúng. Tôi hoàn toàn nhất trí với anh. Anh cứ đọc hết Tô Hoài sẽ rõ”.

Quả vậy, ngoài những tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thiếu nhi thể loại rạch ròi, còn có nhiều tác phẩm của Tô Hoài khó phân định là nặng về thể báo hay đậm chất văn hơn.

Còn nhớ năm năm về trước, vào tuổi 90, một lần ông lâm bệnh nặng. Mọi người thật sự lo âu, ngỡ cụ chuẩn bị lên đường, may sao qua khỏi. “Hôn mê bốn ngày đêm. Như ác mộng vậy” - ông nói khi tôi tới thăm tại nhà sau ngày ông ra viện. Cữ ấy trời rét đậm. Đang nằm nghỉ ở giường, nhìn thấy tôi ông chồm dậy ôm bạn: “Quý hóa quá”, rồi dẫn tôi ra ngồi xuống bộ ghế tiếp khách, dáng điệu thoải mái đáng kinh ngạc. Sau mấy câu loanh quanh chuyện thuốc men, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, đi bộ, những hôm đầu phải chống gậy tập đi, nay đã bỏ gậy, vv., tự dưng ông chuyển sang chuyện khác: “Cữ này tôi đọc báo. Anh em gửi cho đủ thứ. Có những tờ mình thuộc “tiêu chuẩn lão thành” trước nay vẫn nhận đều đều nhưng ít khi đụng đến (cười). - “Và vẫn viết?” - tôi ngỡ hỏi cho vui. Ai ngờ nụ cười hóm lại nở trên môi ông: “Mình đang chạy sô hàng

Tết”. Và giải thích luôn: “Các cậu ấy đến thăm, tiện thể đặt bài cho số báo Xuân”.

Tôi vẫn chưa tin: “Anh viết thật?” - “Tôi lấy từ sổ tay. Mọi thứ ghi sẵn trong đó rồi. Chọn mấy trang, thủng thẳng chép chữ thật to rồi giao cho các cậu ấy tùy nghi”.

Tết năm ấy, báo chí có đăng vài bài ngắn của nhà văn Tô Hoài. Nhưng chỉ ít lâu sau, tại cuộc họp mừng nhà văn đại thọ 90 tổ chức tại phố Hàng Buồm, ông tươi tỉnh chuyện trò, dí dỏm trả lời phỏng vấn như thể chưa hề có chuyện gì đáng lo âu vừa xảy ra trước đó chưa lâu.

Nhà văn Tô Hoài là vậy. Biết bao người mến ông, phục ông, mê văn ông, thích nghe ông trò chuyện, khai thác kho hiểu biết nơi ông, và như sự đương nhiên ở đời, cũng có người không hợp chuyện này việc nọ. “Ai nói gì cứ nói. Ai viết gì cứ viết. Tô Hoài vẫn là Tô Hoài” - ông cười hóm.

Lần này ông đã ra đi, đi hẳn rồi. Nhưng Tô Hoài vẫn là Tô Hoài, vẫn còn đó Tô Hoài của văn học, báo chí, văn hóa Việt Nam.ª

° Nhà văn Tô Hoài.

HỒ SƠ TƯ LIỆU

Ngày còn tuổi đôi mươi, nghe nói lên xứ Thượng là trong lòng nôn nao khó tả. Lúc ấy,

tôi cứ tưởng tượng con người, cuộc sống ở vùng cao có điều gì đó khác với miền xuôi, rồi nhớ bài học thuộc lòng thời tiểu học “Tôi còn nhớ những ngày lên xứ Thượng/ Theo bạn bè lên rẫy giữ nai heo/ Trên chòi cao trơ trọi giữa lưng đèo/ Ôi! Phong cảnh sao mà hoang vắng quá/ Mái chòi lợp vài ba tấm rạ/ Sàn chòi bằng một vỉ tre thưa/ Ngồi dựa lưng ngủ thiếp giữa trưa hè/ Để đêm thức giữ heo về phá lúa”.

Đồng Nai Thượng bây giờ là thành phố du lịch, hàng ngày khách Tây, ta đi đến rộn ràng. Một số già làng, trưởng bản ở Langbian nói tiếng Tây như gió, mở laptop khởi động rào rào. Mới nhìn thấy đã sợ. Bà con dân tộc gốc Tây Nguyên thực sự đổi đời là nhờ cà phê, nhờ chính sách chuyển đổi cây trồng của Nhà nước, nhưng không phải người dân tộc nào cũng thế, có người còn rất nghèo, vì họ không chịu thay đổi cách làm ăn, thay đổi nếp nghĩ của mình.

Chứng tích một thờiMiền Nam xứ mình là vùng đất hoang,

mới được khai phá vài trăm năm. Vì vậy, ở những giao lộ, tiền nhân thường chừa lại cây lớn để ngồi nghỉ mệt như người Tây Nguyên luôn để lại cây Kơ nia giữa rẫy. Ở Nha Trang có ngã ba Cây Dầu đôi, Bình Dương có Thủ Dầu Một, ở Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng... và Đồng Nai có

T ừ giữa tháng 6/2015, tại thành phố Đà Lạt hữu tình, thơ mộng, đạo diễn Đỗ Phú

Hải cùng đoàn làm phim Thủy Cơ tất bật chọn phim trường để quay các bối cảnh về bộ phim truyền hình dài 30 tập (dự kiến phát sóng trên toàn quốc vào tháng 11/2015). Với mô týp tình - tiền, bộ phim hứa hẹn sẽ mang lại cho khán giả một câu chuyện thú vị, đặc sắc. Chúng tôi đã trao đổi đôi điều với vị đạo diễn nổi tiếng này.

PV: Lâu lắm rồi tôi mới gặp được tên phim ấn tượng, nhân vật Thủy Cơ hẳn có nhiều nguồn cảm hứng để anh bắt tay thực hiện dự án phim này?

Đạo diễn Đỗ Phú Hải: Thủy Cơ kể về cuộc đời một người đẹp, vì muốn giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu nên phải chấp nhận cuộc sống đầy cơ cực. Số phận của cô gắn liền với nhiều mặt trái của xã hội: chạy chức, chạy quyền, mê tín dị đoan, liên minh giữa tội phạm với một số cán bộ thực thi pháp luật… Trong vũng bùn của đời vũ nữ, Thủy Cơ khắc khoải mối tình thầm lặng với một sĩ quan cảnh sát, để rồi hụt hẫng, thất vọng khi biết anh đồng lõa với tội ác. Cuối cùng thì Nhạc Lửa - tên viên sĩ quan cảnh sát (do diễn viên Cao Minh Đạt thủ vai) cũng tìm lại được chính mình và thừa nhận những rung động với cô vũ nữ năm xưa…

PV: Thủy Cơ là một truyện vừa, hấp dẫn của nhà văn - nhà báo Lại Văn Long, anh lấy nguyên mẫu các nhân vật chính trong câu chuyện này vào phim chứ?

Đạo diễn Đỗ Phú Hải: Phải nói rằng cốt truyện rất dễ thương, hấp dẫn. Bạn tôi - những người viết kịch bản (Trúc Linh - Quế Ngọc) đã làm cầu nối giới thiệu tôi với nhà văn Lại Văn Long, chúng tôi hợp thành bộ ba kết nối ý tưởng, giữa tác giả truyện - người viết kịch bản - đạo diễn. Tôi trung thành với diễn biến các nhân vật trong truyện của nhà văn Lại Văn Long. Truyện có 64 trang, để làm 30 tập phim, chúng tôi và các biên kịch đã phát triển câu chuyện, xây dựng thêm các tuyến nhân vật, dựa theo các nhân vật chính, trong đó có cô nhà báo Lê Trang (diễn viên Hồng Ánh thủ vai) - vợ Nhạc Lửa, mặc dù là “kẻ thù”, tình địch với Thủy Cơ, nhưng cô không ghen tuông theo lẽ thường mà thôi thúc mình tìm hiểu, khám phá về cuộc đời đầy trắc trở, biến động của Thủy Cơ để rồi còn lại là sự cảm thông, chấp nhận.

PV: Sự cao thượng hay khác thường trong cái ghen rất đàn bà của nhân vật nhà báo này quả khiến tôi cũng thấy tò mò, muốn theo dõi qua bộ phim của anh. Người mẫu Diệu Huyền vào vai nữ chính Thủy Cơ, anh hài lòng với sự chọn lựa này chứ?

Thủy Cơ - bộ phim tình cảm, tâm lý xã hội được quay tại Đà Lạt

“Phim khai thác những góc khuất, mặt trái đầy bi kịch của xã hội, mà ở đó - có những số phận con người lầm đường lỡ bước, tưởng chừng không qua nổi khúc quanh nghiệt ngã của đời mình. Song, số phận đó nên được cảm thông, chia sẻ và nhìn nhận để cuộc sống được tiếp diễn, vươn tới giá trị tốt đẹp hơn. Dù bất cứ hoàn cảnh xã hội nào, tồn tại song song với những điều tầm thường, nhơ nhuốc là một trái tim quả cảm, ý chí mạnh mẽ không khuất phục hoàn cảnh, tình yêu thương giữa những con người cùng khổ, tình yêu gia đình, tình mẫu tử…” (theo Chủ nhiệm phim - Hoàng Quốc Thắng).

Page 7: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

Cuoái tuaàn Ngaøy 11 - 7 - 2015 7 VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

Lời hay - Ý đẹpDanh vọng càng nhiều thì càng gian nan khó nhọc.

Tương lai càng tươi sáng thì cạm bẫy càng nhiều

ª NGUYỄN THÁNH NGÃ

Những cánh chim không mỏi* Tưởng niệm 5 cố nhạc sĩ ra đi trong mùa hè 2015

Đất nước tôi mênh mông hồn nhạcKhắc khoải rơi... “thon thả giọt đàn bầu”...Từng nhạc cụ biến mình thành tiếng nóiDòng kẻ - dòng đời vất vả gian lao...

Một Trần Văn Khê cả đời tích gópÂm nhạc Việt Nam, một dân tộc yêu đờiTừ nhã nhạc đến xẩm xoan kẻ chợNgười làu thông từng nốt, từng lời

Một Phan Huỳnh Điểu chắp cánh thơ lan tỏa“Bóng cây Kơ nia” che “sợi nhớ sợi thương”Một Hàn Ngọc Bích với thiếu nhi còn đó:“Em đưa cơm cho mẹ đi cày”. Mãi vấn vương...

Một Phan Nhân “Hà Nội niềm tin và hy vọng”Ôi “cây đàn của Victo Hara...”Một An Thuyên “chẻ đôi câu thơ...” lữ thứ...“Chiều sông Thương, neo đậu bến quê” nhà...

Nhạc sĩ - Người là tiếng đàn réo rắtDu dương tâm hồn bay vượt dốc thời gianMùa hè này... nốt rơi dòng lệ thắmKhóc khoảng trống buồn đất mẹ thở than

Người đã chọn cánh bay làm lẽ sốngThì chính người không mỏi. Những cánh chimĐất nước vinh quang có tên người lặng lẽPhổ khúc tình ca thao thức mọi trái tim...

Ngày còn tuổi đôi mươi, nghe nói lên xứ Thượng là trong lòng nôn nao khó tả. Lúc ấy,

tôi cứ tưởng tượng con người, cuộc sống ở vùng cao có điều gì đó khác với miền xuôi, rồi nhớ bài học thuộc lòng thời tiểu học “Tôi còn nhớ những ngày lên xứ Thượng/ Theo bạn bè lên rẫy giữ nai heo/ Trên chòi cao trơ trọi giữa lưng đèo/ Ôi! Phong cảnh sao mà hoang vắng quá/ Mái chòi lợp vài ba tấm rạ/ Sàn chòi bằng một vỉ tre thưa/ Ngồi dựa lưng ngủ thiếp giữa trưa hè/ Để đêm thức giữ heo về phá lúa”.

Đồng Nai Thượng bây giờ là thành phố du lịch, hàng ngày khách Tây, ta đi đến rộn ràng. Một số già làng, trưởng bản ở Langbian nói tiếng Tây như gió, mở laptop khởi động rào rào. Mới nhìn thấy đã sợ. Bà con dân tộc gốc Tây Nguyên thực sự đổi đời là nhờ cà phê, nhờ chính sách chuyển đổi cây trồng của Nhà nước, nhưng không phải người dân tộc nào cũng thế, có người còn rất nghèo, vì họ không chịu thay đổi cách làm ăn, thay đổi nếp nghĩ của mình.

Chứng tích một thờiMiền Nam xứ mình là vùng đất hoang,

mới được khai phá vài trăm năm. Vì vậy, ở những giao lộ, tiền nhân thường chừa lại cây lớn để ngồi nghỉ mệt như người Tây Nguyên luôn để lại cây Kơ nia giữa rẫy. Ở Nha Trang có ngã ba Cây Dầu đôi, Bình Dương có Thủ Dầu Một, ở Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng... và Đồng Nai có

chùa Cây Dầu, ngã ba Dầu Giây. Cây Dầu ở miền Đông Nam bộ trở thành nỗi nhớ một thời.

Tại ngã ba Dầu Giây, điểm xuất phát lên Đồng Nai Thượng bây giờ không còn cây Dầu nữa, chỉ có rừng cao su và phố xá. Nơi đây đã và đang hình thành cứ điểm giao thông nối các thành phố lớn miền Đông Nam bộ bằng đường cao tốc.

Con đường dẫn đến vương quốc trà B’Lao này, tôi đã đi nhiều lần nhưng vẫn thấy lạ. Vì bây giờ mặt đường thênh thang rộng đến bốn làn xe, được tráng bê tông nhựa nóng phẳng lì. Chỉ mới năm ngoái thôi, chủ và khách từ xứ Hạ lên xứ Thượng áo quần bê bết bụi đường, thì nay ngồi trong xe nghe tiếng rào rào khi lướt qua những khu rừng cao su, giã tỵ.

Điểm đến đầu tiên, chúng tôi ghé quán cơm chay mang tên Hội Ngộ, cách ngã ba Dầu Giây vài trăm mét. Tôi hỏi ông chủ quán tên Nghĩa: “Được biết, bố mẹ em được sinh ở ngay ngã ba Dầu

Giây, vậy em có nghe ông bà nói vì sao ngã ba này mang tên Dầu Giây không?”. Nghĩa vui vẻ: “Tuần nào em cũng bị hỏi câu này! Nhất là mấy ông mang máy ảnh. Nghe ba em nói, ngày xưa ở ngã ba có cây dầu to lắm, nhiều dây leo lên sống bám nên mới gọi thế! Nhưng cũng có người nói: Năm 1955 người Bắc di cư vào mang theo giống trầu giây, họ trồng ngay ngã ba nên gọi là Dầu Giây. Theo em nghĩ ba em nói đúng hơn, vì tuổi thơ bố mẹ em chơi đùa dước gốc dầu mà!”.

Rời ngã ba, chúng tôi chạy về hướng Đà Lạt. Dọc theo con đường này có khá nhiều nhà thờ lớn, sân rộng, tháp chuông cao ngất, biểu thị cho cuộc sống phồn thịnh của các xứ đạo.

Đèo Chuối, cửa khẩu của khu VI cũCon đèo đầu tiên chào đón khách lên

Đồng Nai Thượng, mang tên đèo Chuối, vì có chuối hoang mọc lơ thơ trên đồi. Về địa hình, đèo Chuối dài 4km là bước chuyển tiếp khí hậu với độ cao 350m, khí hậu khá êm dịu do còn rừng nguyên

sinh. Tuy nhiên, đây là đoạn đường khá nguy hiểm không phải vì độ dốc, chiều cao mà do nhiều khúc cua liên tiếp, vì vậy tai nạn giao thông thường xảy ra. Do vị trí địa lý hiểm trở dễ tấn và lui, lại xa khu dân cư nên trong chiến tranh đèo Chuối trở thành cứ điểm tập kích chớp nhoáng.

Xung quanh đèo Chuối có nhiều hang động nằm sâu trong núi đá. Vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là tổng kho cửa khẩu đèo Chuối, một khu dự trữ quan trọng trên con đường huyết mạch từ Sài Gòn đi Đà Lạt do cách mạng lập ra để thu thuế và nhận tiếp tế từ các nơi gửi về phục vụ kháng chiến. Theo tư liệu Lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Đạ Huoai (1945 - 2005) do Đảng bộ huyện biên soạn (trang 63, 64), trong 3 năm duy trì cửa khẩu Đèo Chuối, từ tháng 6 năm 1965 đến năm 1968 chúng ta đã thu, cất giữ và chuyển cho Khu VI một lượng lớn hàng hóa và nhu yếu phẩm, tại đây còn tiếp nhận lượng tiền mặt được quy đổi là 65kg vàng.

Theo Tướng Phạm Xuân Thệ cho biết: Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một bộ phận Fulro ở Nam Lâm Đồng tập kết khu vực đèo Chuối. Bọn chúng lúc ẩn lúc hiện để chặn xe cướp tài sản của dân. Vì vậy, sau khi chiếm cứ điểm Dinh Độc Lập, Sư đoàn 304 điều Trung đoàn 66 của ông chuyển về đường 20 để tiêu diệt Fulro đèo Chuối.

Sau tết năm nay, ông KPreỏh dân tộc K’Ho, là nhân chứng dẫn đường cho bộ đội vào hang ổ Fulro năm 1975, điện thoại mời tôi vào nhà ăn nhậu. Khi có rượu ngà ngà, ông kể: “Cuối tháng 5 năm 1975, ông Thệ là trung đoàn phó, ông ta cho lính đi vận động, truy quét, tiêu diệt “đội quân trời đất” ở vùng này. Ban ngày, ông cho bộ đội cùng với dân lên rẫy trồng tỉa, thu hoạch lúa bắp. Ban đêm tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ buôn làng. Tết 1976, bộ đội và bà con cùng nhau ăn tết theo từng hộ. Tết đó được chuẩn bị đầy đủ lắm à nha! Có bánh chưng, thịt heo, giò, dưa hành. Mỗi gia đình dân tộc K’Ho đều có 3 chiến sỹ đến cùng ăn, ở, sinh hoạt và chuẩn bị tết với không khí đầm ấm vui vẻ. Kết quả “trận chiến tết” ấm tình quân dân đã làm cho lực lượng Fulro bị cảm hóa, bớt hung hăng đến khi tan rã.”

* * *Đường 20, đoạn từ Dầu Giây đến khu

Bauxit Tân Rai dài 123km hiện nay rất đẹp, xe lên xuống rộn ràng, nghe được cả tiếng rào rào của bánh xe chạm đất. Sau lễ thông đường ngày 28 tháng 4 năm 2015, tôi được đi song hành với ông cán bộ già về hưu. Ông nhỏ nhẹ nói “Mình sống ở mặt tiền quốc lộ này đã trên 30 năm. Mấy năm qua, xe chạy trước nhà mình gặp ổ gà, ổ voi kêu ầm ầm không ngủ được. Nay đường rộng đẹp thênh thang quá mừng cho địa phương, mừng cho đất nước”!ª

Đường lên Đồng Nai Thượngª Ký sự: TrầN Đại

Đồng Nai Thượng là tên cũ của tỉnh Lâm Đồng. Ngày 1 tháng 11 năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định thành lập tỉnh mới nằm ở thượng lưu sông Đồng Nai, nên gọi là Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï). Ngày 31 tháng 5 năm 1927 người Pháp mở con đường rải đá rộng 4m từ Dầu Giây lên Đà Lạt. Và ngày 28/4/2015, Bộ GTVT và lãnh đạo 2 tỉnh Đồng Nai-Lâm Đồng đã làm lễ thông xe dự án từ Dầu Giây lên Bảo Lộc thuộc công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20, rộng 4 làn xe với kinh phí 4.466 tỷ đồng.

PV: Thủy Cơ là một truyện vừa, hấp dẫn của nhà văn - nhà báo Lại Văn Long, anh lấy nguyên mẫu các nhân vật chính trong câu chuyện này vào phim chứ?

Đạo diễn Đỗ Phú Hải: Phải nói rằng cốt truyện rất dễ thương, hấp dẫn. Bạn tôi - những người viết kịch bản (Trúc Linh - Quế Ngọc) đã làm cầu nối giới thiệu tôi với nhà văn Lại Văn Long, chúng tôi hợp thành bộ ba kết nối ý tưởng, giữa tác giả truyện - người viết kịch bản - đạo diễn. Tôi trung thành với diễn biến các nhân vật trong truyện của nhà văn Lại Văn Long. Truyện có 64 trang, để làm 30 tập phim, chúng tôi và các biên kịch đã phát triển câu chuyện, xây dựng thêm các tuyến nhân vật, dựa theo các nhân vật chính, trong đó có cô nhà báo Lê Trang (diễn viên Hồng Ánh thủ vai) - vợ Nhạc Lửa, mặc dù là “kẻ thù”, tình địch với Thủy Cơ, nhưng cô không ghen tuông theo lẽ thường mà thôi thúc mình tìm hiểu, khám phá về cuộc đời đầy trắc trở, biến động của Thủy Cơ để rồi còn lại là sự cảm thông, chấp nhận.

PV: Sự cao thượng hay khác thường trong cái ghen rất đàn bà của nhân vật nhà báo này quả khiến tôi cũng thấy tò mò, muốn theo dõi qua bộ phim của anh. Người mẫu Diệu Huyền vào vai nữ chính Thủy Cơ, anh hài lòng với sự chọn lựa này chứ?

Đạo diễn Đỗ Phú Hải: So với dàn diễn viên chuyên nghiệp, như Chi Bảo (vai trùm giang hồ Tám Beo), Hồng Ánh, Cao Minh Đạt… người mẫu Diệu Huyền lần đầu đóng phim, nhưng cô ấy khiến chúng tôi rất hài lòng vì sự cầu thị, nhập vai của cô ấy. Từ ngoại hình và cách biểu đạt cảm xúc của cô rất giống với hình tượng nhân vật Thủy Cơ. Thêm một lợi thế nữa là Diệu Huyền đã có 6 năm học múa chuyên nghiệp (Thủy Cơ xuất thân là diễn viên múa) nên sẽ dễ dàng và không mất nhiều thời gian tập múa cho các phân đoạn diễn xuất của Thủy Cơ. Diệu Huyền chia sẻ: Cô cảm thấy rất hạnh phúc và may mắn khi được chọn vào vai Thủy Cơ, đây là cơ hội rất lớn cho cô thỏa niềm đam mê nghệ thuật và tiếp cận với đông đảo khán giả cả nước. Chúng tôi tin tưởng cô ấy sẽ không làm khán giả thất vọng.

PV: Vì sao anh chọn Đà Lạt để quay cảnh phim Thủy Cơ?

Đạo diễn Đỗ Phú Hải: Chúng tôi chọn Đà Lạt cho bối cảnh thời thiếu nữ của Thủy Cơ. Cô sống trong một căn nhà với đầy ắp tình thương yêu của người mẹ, có mối tình trong sáng với một chàng trai trẻ, giữa họ đầy những kỷ niệm đẹp của thời mộng mơ. Chính điều đó đã khiến Thủy Cơ luôn day dứt về một mái ấm gia đình và vùng vẫy, khắc khoải để giữ cho tâm hồn thanh cao, dù số phận đưa đẩy khiến cô phải sống quãng đời dài đầy sóng gió. Nửa tháng trước, Đà Lạt chìm trong những ngày mưa tầm tã, lạnh lẽo. Chúng tôi lấy đó làm thử thách để quay được những cảnh đẹp trong phim và để phim kịp ra mắt khán giả đúng theo kế hoạch. Phim chúng tôi quay bối cảnh tại hai thành phố Đà Lạt và TP.HCM, hi vọng bộ phim sẽ thu hút được sự quan tâm của khán giả.

PV: Xin cảm ơn đạo diễn và chúc đoàn làm phim thành công!ª

Thủy Cơ - bộ phim tình cảm, tâm lý xã hội được quay tại Đà Lạt

“Phim khai thác những góc khuất, mặt trái đầy bi kịch của xã hội, mà ở đó - có những số phận con người lầm đường lỡ bước, tưởng chừng không qua nổi khúc quanh nghiệt ngã của đời mình. Song, số phận đó nên được cảm thông, chia sẻ và nhìn nhận để cuộc sống được tiếp diễn, vươn tới giá trị tốt đẹp hơn. Dù bất cứ hoàn cảnh xã hội nào, tồn tại song song với những điều tầm thường, nhơ nhuốc là một trái tim quả cảm, ý chí mạnh mẽ không khuất phục hoàn cảnh, tình yêu thương giữa những con người cùng khổ, tình yêu gia đình, tình mẫu tử…” (theo Chủ nhiệm phim - Hoàng Quốc Thắng).

° Đoàn làm phim Thủy Cơ.

ª MiNH Tú

Page 8: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

Cuoái tuaàn Ngaøy 11 - 7 - 20158 DU LÒCH Tiềm năng thế mạnh Thông điệp Phó Chủ tịch

Phạm S gửi các ngành, địa phương liên quan, nhất là ngành văn hóa - du lịch là giá trị của KDTSQ Lang Biang hơn hẳn 8 KDTSQ khác ở Việt Nam. Đó là, nó nằm ngay thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt; có độ cao nhất và mang các giá trị tổng hợp như đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa… Lâm phần Lang Biang là một mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, đặc trưng cho vùng cao nguyên, trở thành một trong số ít các khu rừng nguyên sinh còn lại ở Việt Nam. Chỉ dẫn chứng 2 tuyến DLST đang được Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (gọi tắt là VQG) tổ chức cho thấy đầy những kỳ thú và hấp dẫn. Tuyến thác Thiên Thai, có đến 42 loài chim, trong đó có những loài đặc hữu như Mi Langbiang, Sẻ thông họng vàng…; tuyến Hòn Giao - Giang Ly, du khách sẽ được nhận dạng 5 ngành thực vật với 43 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm như lan, thông hai lá dẹt, pơ mu, trà mi...

Ngoài vùng lõi nằm địa phận huyện Lạc Dương có trục đường lớn nối du lịch biển Nha Trang với du lịch rừng Đà Lạt, KDTSQ Lang Biang rộng tới 275.439ha bởi có vùng đệm và vùng chuyển tiếp thuộc Đà Lạt, các huyện Lâm Hà, Đam Rông, Đức Trọng, Đơn Dương. Đây là điều kiện để ngành du lịch và VQG phối hợp tổ chức các tour, tuyến, điểm du lịch trong KDTSQ và kết nối với các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh. Bức tranh DLST của Lâm Đồng, rộng hơn là cả vùng Đông Nam bộ, Trung Nam bộ trở nên hấp dẫn, trong đó một trong những điểm nhấn đặc sắc là Lang Biang. Lang Biang là một quần thể sinh

Lang Biang phải là điểm du lịch sinh thái đặc sắc

ª MiNH ĐạO

thái đa dạng và phong phú; một không gian sinh tồn với 2 báu vật của thế giới: di sản về vật chất, đó là KDTSQ và di sản về tinh thần, đó là không gian văn hóa cồng chiêng.

Cộng đồng quyết định Giám đốc VQG Nguyễn Văn

Hương hào hứng cho tôi biết: Hướng đi của VQG là bảo tồn

Du lịch sinh thái (DLST) luôn gắn với các vườn quốc gia trên thế giới. Theo Liên hiệp thế giới bảo tồn thiên nhiên (IUCN), chức năng của Vườn quốc gia là bảo vệ hệ sinh thái và giải trí ngoài trời. Với Lâm Đồng, Lang Biang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQ) có quyền kỳ vọng như cách đặt vấn đề của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S hôm đầu tháng 7, rằng: sẽ tăng trưởng đột biến về du lịch, nhất là du lịch quốc tế, như Tràng An của Ninh Bình, Sơn Đoòng của Quảng Bình…

để phát triển, phát triển để bảo tồn. Theo đó, quan tâm đến đời sống của cư dân sống trong và quanh VQG. Đây là một trong những tiêu chí đã thuyết phục được Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển (ICC MAB) của UNESCO. Trong nhiều chương trình, dự án của nước ngoài giúp đỡ VQG, tôi rất tâm đắc đến Dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng cho VQG Bidoup - Núi Bà” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, tổ chức JICA và Ban quản lý VQG thực hiện. Có Dự án JICA song hành là sự hơn hẳn về mặt quản lý so với 8 KDTSQ ở Việt Nam, đó là khẳng định của Phó Giám đốc VQG Đỗ Văn Ngọc. Mục tiêu của Dự án này là nâng cao năng lực để có thể quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và tạo nguồn thu cho cộng đồng nhằm giảm áp lực lên nguồn tài nguyên rừng. Dự án có 3 hợp phần chính: quản lý hợp tác; cải thiện sinh kế thân thiện với môi trường và DLST dựa vào cộng đồng. Dự án trang bị kiến thức và cách thức khai thác thế mạnh của cộng đồng để người dân bản địa tham gia làm du lịch. Đó là các lớp tập huấn múa cồng chiêng, dệt may thổ cẩm, kỹ năng giao tiếp với khách, diễn giải tại điểm tham quan, các tuyến du lịch như thác Thiên Thai, Langbiang, Bidoup, study tour, xem chim, thăm làng Đưng Iar Jiêng, tour dệt thổ cẩm - sản xuất trồng cà phê tại Đa Nhim, tour tham quan, cắm trại thác Thàm Thàm sau núi Lang Biang. Chất lượng sản phẩm du lịch do cộng đồng cư dân bản địa và du khách cùng

tạo nên, thông qua quan hệ tương tác văn hóa giữa khách và chủ. Trong đó, cộng đồng cư dân quản lý điều hành và hình thức hoạt động du lịch đặt trên nền tảng môi trường thiên nhiên.

Giám đốc Trung tâm DLST và Giáo dục môi trường của VQG Nguyễn Lương Minh cho biết: Lượng khách đến tham quan VQG năm 2013 so năm 2012 tăng gần 95%; năm 2014 so năm 2013 tăng gần 31% với 6.800 lượt và 6 tháng đầu năm 2015 đã đạt 4.200 lượt khách, tăng 114% so với cùng kỳ. Trong số đó, 30% khách quốc tế và 50% là học sinh, sinh viên.

Một triệu du khách đến Vườn?Ông Nguyễn Lương Minh

cũng cho biết, kế hoạch phát triển DLST của VQG đang tiếp tục tích cực hướng đến phát triển đa dạng hoạt động; nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến; nối dài tour tham quan khám phá; khảo sát và phát triển tour du lịch tiềm năng mới; phát triển sản phẩm lưu niệm từ cộng đồng... Cụ thể hơn, đó là khảo sát, tập huấn và mở tuyến du lịch study tour; tuyến đi xe đạp Đa Đum II vào Trung tâm Du khách; tuyến DLST thác Gừng đến cây Pơmu 1.300 năm tuổi; tuyến đa dạng sinh học Hòn Giao và Giang Ly. Cùng đó là kết nối, đón các đoàn Fam trip khảo sát tham quan tại VQG; quảng bá và marketing bằng nhiều hình thức đa dạng... Đối tượng nhắm đến trước hết là các đơn vị kinh doanh lữ hành, nhà hàng, khách sạn và trường học.

Hiện, VQG đang tập trung hoàn thành công trình Vườn thực vật tiêu chuẩn quốc tế phục vụ Festival Hoa Đà Lạt 2015. Vườn tích hợp các mục tiêu bảo tồn ngoại vi, nghiên cứu khoa học, diễn giải môi trường và du lịch theo Biên bản ký kết giữa VQG với Quỹ các Vườn thực vật hoàng gia Úc và Viện Bảo tồn thực vật quốc gia Brest nước Pháp. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới VQG Tôn Thất Minh cho biết: Giai đoạn 1 xây dựng 5ha, trồng khoảng 1.000 loài, bao gồm các loài đặc hữu, các loài quý hiếm của địa phương và nhập từ các nước. Chỉ tiêu của VQG trong năm 2015 là đón trên 7.800 lượt khách, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng.

Trong điều kiện còn hạn chế tài chính, để DLST phát triển cần lồng ghép các chương trình, dự án, nhất là hợp tác quốc tế. Mặt khác, tạo điều kiện để kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) vào các dịch vụ phù hợp. Tháng 12/2012, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 2675 phê duyệt kết quả quy hoạch phát triển DLST tại VQG giai đoạn 2013-2020 là định hướng thuận lợi để các ngành, địa phương dốc lòng vào cuộc. Phát triển DLST phải đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững theo hướng sử dụng (không tiêu thụ) các dịch vụ hệ sinh thái, chia sẻ lợi ích cộng đồng. Hiệu quả của DLST phải góp phần tích cực cho các hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa...

Tuần trước, Giám đốc VQG Nguyễn Văn Hương đã thông qua kế hoạch tuyên truyền quảng bá và công bố danh hiệu KDTSQ Lang Biang từ nay đến Festival Hoa 2015. Phó Chủ tịch Phạm S chỉ đạo ngành du lịch và truyền thông tỉnh phối hợp với VQG bắt đầu triển khai từ trong tháng 7. Trả lời phỏng vấn Báo Lâm Đồng, tiến sĩ Phạm S cho rằng: “KDTSQTG Lang Biang được UNESCO công nhận là tiền đề để Lâm Đồng phát triển bền vững thông qua việc khai thác các giá trị tổng hợp của dịch vụ hệ sinh thái mà trọng tâm là phát triển du lịch và dịch vụ, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch, đào tạo, nghiên cứu khoa học của cả nước, là trung tâm nghiên cứu quốc tế về rừng nhiệt đới...”.

Được biết, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đồng ý về chủ trương cho VQG liên kết với công ty cổ phần du lịch lập dự án xây dựng Bidoup - Núi Bà Safari với nguồn vốn xã hội hóa 200 tỷ đồng. Nhiều điều kiện khách quan đã có, nhưng phát triển DLST tại các VQG ở Việt Nam nói chung, Bidoup - Núi Bà nói riêng còn nhiều thách thức. Để mục tiêu đến năm 2020 đạt gần 1 triệu du khách đến tham quan VQG, ngành du lịch tỉnh và Ban quản lý, các tổ chức chuyên môn của KDTSQ Lang Biang nhanh chóng hành động tích cực và đồng bộ.ª

° Sự tương tác văn hóa giữa chủ và khách làm nên chất lượng sản phẩm du lịch.

° Lang Biang vừa là quần thể sinh thái đa dạng vừa là không gian văn hóa đặc sắc.

Page 9: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

Cuoái tuaàn Ngaøy 11 - 7 - 2015 9 GIA ÑÌNH - ÑÔØI SOÁNG

Chuyên mục Thanh niên ([email protected])

Sức lôi cuốn, hấp dẫn diễn ra ngay từ phần thi giới thiệu mở màn. Chỉ trong 5 phút, các

đội thi đã lồng ghép thơ ca, hò, vè, tiểu phẩm sinh động nêu bật lên ý nghĩa của hội thi, khéo léo giới thiệu đặc thù công việc của mình một cách dí dỏm, hài hước. Nhiều bạn trẻ thể hiện rõ nét năng khiếu văn nghệ, khả năng thuyết trình, sự hiểu biết sâu sắc và phương pháp tiếp cận rất khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giải thích mối liên hệ thực tiễn cũng như vận dụng sáng tạo linh hoạt vào cuộc sống...

Phần thi kiến thức diễn ra sôi động, mỗi đội cũng chỉ với 5 phút cho 20 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi đọc lên tạo ra một không khí hào hứng khiến hội thi như một cuộc học tập rộng lớn, đó là những phút giây sôi nổi, người thi thể hiện kiến thức của mình, người cổ vũ ôn lại những gì đã học. Rồi cùng nhau như “vỡ òa” trước các đáp án. Cả 8 đội thi đều nắm vững kiến thức, thẩm thấu sâu sắc những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự am hiểu sâu rộng, từng câu trả lời đã thể hiện bản lĩnh chính trị của đoàn viên thanh niên, cán bộ trẻ trong thời đại mới. Không chỉ hiểu rõ, hiểu sâu, các bạn còn khẳng định giá trị đúng

đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cả 8 đội cùng trả lời đúng từ 15 - 19/20 câu, chỉ có 1 đội trả lời đúng 15/20 câu cho thấy một sự tìm hiểu, học tập nghiêm túc.

Ở phần thi kể chuyện Bác Hồ, cả hội trường dường như lắng xuống, từng câu chuyện giản dị mang ý nghĩa sâu sắc, những bài học lớn, đã có những phút giây lắng đọng để suy để ngẫm công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, tấm gương đạo đức vì nước, vì dân của Người mà lớp lớp cán bộ cần noi theo. Không chỉ chọn được những câu chuyện hay phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, công việc, người kể còn diễn đạt câu chuyện bằng cả cảm xúc, tình cảm kính yêu của mình với Bác Hồ. Qua câu chuyện “Các chú có ăn bớt phần cơm của con mình không”, bạn Trần Hoài Giang (Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đại diện Cụm đoàn Nội chính) đã kể tình huống và câu hỏi giản dị của Bác đặt ra đối với

những cán bộ bòn rút, bớt xén tiền của của nhân dân để “đút túi” làm của riêng, rồi liên hệ đến “bệnh” tham ô, tham nhũng; qua đó nhấn mạnh sự cần thiết về cần, kiệm, liêm, chính của những người cán bộ làm “công bộc” của dân. Câu chuyện “Cụ Hồ của chúng ta là như thế đó” của Cụm đoàn Các đơn vị sự nghiệp được sân khấu hóa bằng tiểu phẩm sống động qua câu chuyện Chuẩn bị đón Bác về thăm, đã phê phán thói xấu “làm láo báo cáo hay”, quan liêu của một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở, và nổi bật lên hình ảnh của Bác gần dân, yêu dân, thăm dân để hiểu rõ cuộc sống của nhân dân. Không khí như chùng xuống, cả hội trường như rưng rưng khi nghe bạn Phạm Ngọc Uyên Thao (Trung tâm Văn hóa tỉnh, đại diện Cụm đoàn Văn xã - Khoa học công nghệ) truyền cảm xúc đưa hình ảnh của Bác gần gũi mà cao quý vào tâm khảm người nghe... Phần thi đã làm cho hội thi thêm tròn đầy và trọn vẹn.

Có thể nói, hội thi là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn nhưng không khô cứng mà hấp dẫn, cuốn hút và đầy hứng khởi. Nhận thức chính trị được nâng cao, lý tưởng cách mạng được bồi đắp, niềm tin vào con đường mà Đảng và Bác đã vạch ra được các bạn trẻ củng cố, giữ vững và phát huy. Từ đó vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống, công tác, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cuộc thi tiếp tục khẳng định ánh sáng, lý tưởng, chân lý, niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Là lực lượng nòng cốt thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc đối với công dân, đội ngũ cán bộ trẻ tham dự hội thi đã tiếp nhận thêm nhiều bài học về thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng các cơ quan nhà nước ở tỉnh trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu quả...ª

Tuổi Trẻ các cơ quan Tỉnh Lâm Đồng:

Sôi nổi hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ª QUỲNH UYỂN

Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo đã tìm ra 5 đội xuất sắc nhất trao giải thưởng, trong đó: giải nhất: Cụm đoàn Tham mưu - Tổng hợp, giải nhì: Cụm đoàn khối Đảng, giải ba: Cụm đoàn Văn xã - Khoa học công nghệ, 2 giải khuyến khích: Cụm đoàn Các đơn vị sự nghiệp và Cụm đoàn Y tế. Ngoài ra, BTC đã trao giải phần thi tự giới thiệu hay nhất cho Cụm đoàn Kinh tế - Kỹ thuật, phần thi kể chuyện Bác Hồ xuất sắc nhất cho Cụm đoàn Văn xã - Khoa học công nghệ.

Ngày 7/7, hơn 200 đoàn viên thanh niên Khối Các cơ quan tỉnh là những cán bộ trẻ ưu tú đang công tác trên mọi lĩnh vực đã hội tụ về Hội trường Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cùng tranh tài trong một hội thi lớn. 8 cụm Đoàn trở thành 8 đội thi mang theo nhiệt huyết, hiểu biết và sức trẻ trải qua 3 phần “đua” gay cấn (giới thiệu, kiến thức, kể chuyện Bác Hồ) đã làm nên một hội thi không còn là những kiến thức khoa học khô khan, mà rất lôi cuốn và xúc động.

° Phần thi giới thiệu sống động của Cụm đoàn Kinh tế - Kỹ thuật.

Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Bảo hiểm xã hội Lâm Đồng cho biết, mới đây nhất (ngày 8/6/2015), BHXH Việt Nam đã có Công văn số 2085 gửi các tỉnh, thành về việc đơn giản thủ tục tham gia bảo hiểm y tế. Nội dung Công văn này nhằm khắc phục những bất cập trong việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình mà báo chí phản ánh thời gian qua. Theo đó, trong khi chờ Bộ Y tế hướng dẫn việc lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện 2 vấn đề. Thứ nhất, trong giai đoạn hiện nay, khi

người tham gia bảo hiểm theo hộ gia đình không phải photocopy thẻ của những thành viên đã tham gia bảo hiểm y tế; không phải xuất trình giấy tạm vắng, giấy xác nhận ly hôn, hoặc các giấy tờ khác thuộc về trách nhiệm quản lý của UBND cấp xã. Thứ hai, BHXH các tỉnh, thành phố cần phổ biến đến ủy ban nhân dân cấp xã và đại lý thu phí để tổ chức thực hiện, đồng thời thông báo rộng rãi đến từng hộ gia đình biết về thủ tục, địa điểm mua bảo hiểm y tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi người dân khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. N.THU

Mua bảo hiểm y tế đã đơn giản thủ tục

Khai trương ngày 8 tháng 7 năm 2013, LADO Taxi chỉ có 20 xe tại thị

trường Đức Trọng. Sau 2 năm hoạt động, LADO Taxi đã tăng lên 350 xe, có mặt ở hầu hết các huyện và thành phố trong tỉnh Lâm Đồng. Tính ưu việt của LADO Taxi là dàn xe mới, hiện đại, dáng đẹp nhập khẩu từ nước ngoài. Với đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, kinh nghiệm, được đào tạo căn bản về kỹ năng lái xe an toàn, văn hóa giao thông và nghiệp vụ taxi. Công ty có xưởng bảo trì sửa chữa, với

Lado Taxi và mục tiêu“giá rẻ, chất lượng tốt”

ª Hà HữU NếT

Ngay từ khi ra đời, hãng Taxi Lâm Đồng (LADO Taxi) đã tạo niềm hân hoan cho người dân và du khách thập phương. Bởi, LADO Taxi giá rẻ, nhưng chất lượng dịch vụ tốt.

thiết bị công nghệ hiện đại, thợ lành nghề, luôn đảm bảo dàn xe trong tình trạng tốt nhất. Giá cước của LADO Taxi rẻ, nhưng nổi trội về chất lượng dịch vụ trên xe như Wifi, khăn lạnh miễn phí, luôn sạch đẹp, phục vụ chu đáo, mọi lúc mọi nơi. LADO Taxi đã tạo việc làm cho hơn 700 lao động địa phương, thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Mọi quyền lợi của người lao động, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hoạt động công đoàn, công tác từ thiện - xã hội được Công ty thực hiện rất tốt.

Giám đốc LADO Taxi, ông Nguyễn Ngọc Đồng là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Lâm Đồng và anh nhận thấy nhu cầu đi lại bằng taxi của người dân là rất lớn. Đây là thị trường tiềm năng, nhưng chưa được các hãng taxi chú ý khai thác. Tuy nhiên, giá cước taxi ở địa phương còn khá cao so với thu nhập của người dân, nên việc sử dụng taxi vẫn còn tương đối “xa xỉ”. Sau thời gian nghiên cứu, trăn trở, anh đưa ra giá cước tuyến Đức Trọng - Đà Lạt và ngược lại chỉ 150 ngàn đồng/lượt (giới hạn 35km đầu và bao phí cầu đường). Đây là mức giá rẻ nhất, thu hút ngày càng đông người dân sử dụng LADO Taxi trên tuyến đường này. Cùng với cước rẻ, anh tổ chức nhiều sự kiện, như tri ân khách hàng, tặng học bổng hiếu học, tặng gối trẻ sơ sinh, hậu mãi tiếp thị, miễn phí thường xuyên 2 xe phục vụ đám tang tại Đà Lạt. Với sự khác biệt đó, chỉ trong thời gian ngắn, LADO Taxi đã khẳng định thương hiệu và tín nhiệm với người dân Lâm Đồng và du khách thập phương. Nhiều khách hàng đánh giá cao và gắn bó với LADO Taxi.

Sự hình thành phát triển của

LADO Taxi là câu chuyện dài về những trở ngại phải vượt qua. Anh Nguyễn Ngọc Đồng thổ lộ, ngày đầu thành lập Công ty, mình anh phải lo đủ thứ, làm mọi việc, từ thiết kế mô hình Công ty, giá cước, logo, hình ảnh xe, tuyển chọn lao động, đến xây dựng cơ sở hạ tầng, đối nội, đối ngoại… Từ lúc có ý tưởng đến khi LADO Taxi đi vào hoạt động, chỉ vỏn vẹn 20 ngày, quả là kỷ lục phi thường. Hỏi về chiến lược của Công ty thời gian tới? Anh vui vẻ khẳng định: “Công ty sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, định vị thương hiệu - uy tín - văn hóa Công ty, gia tăng 600 xe tại Lâm Đồng vào năm 2020, cải thiện đời sống CB-NV tốt lên từng ngày”.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh chị em, tuổi

thơ cơ cực, vừa đi học vừa đi làm, nên anh Nguyễn Ngọc Đồng rất tâm đắc làm việc thiện. Những ngày đầu, anh tặng quà nhu yếu phẩm gồm gạo, mắm, đường, bột ngọt, dầu ăn cho 50 CB-NV có hoàn cảnh khó khăn. Anh vẫn trăn trở, liệu những quà tặng đó, có giảm bớt khó khăn không? Rồi, anh nảy ra ý tưởng mới “Anh em cần gì mình giúp đó”. Thế là những chiếc ti vi, máy giặt, tủ lạnh, xe máy, nồi cơm điện, sách vở hoặc tiền mặt… được trao tận tay những gia đình CB-NV khó khăn. Anh làm việc thiện bằng cái tâm thiện của mình. Đặc biệt, anh đã trao tặng 3 xe ôtô thanh lý (giá trị 500 triệu đồng) cho 3 lái xe có hoàn cảnh khó khăn nhất. Đó là gia đình các anh Nguyễn Quang Tuấn ở Đà Lạt, Trịnh Huy Hùng ở Đức Trọng và Nguyễn Đăng Luân ở Bảo Lộc, có “cần câu cá” hàng ngày. Anh còn hỗ trợ mua 9 lô đất cho 9 CB-NV để họ an cư lập nghiệp, gắn bó lâu dài với Công ty. Quan niệm sống của anh thật giản dị “Làm giàu để làm việc thiện”. Tôi thật sự khâm phục nghị lực và tấm lòng nhân ái của anh “Thương người như thể thương thân”. Anh chọn chữ TÂM và chữ TÍN làm lẽ sống đời mình.

Trên đường từ Đức Trọng về Đà Lạt, tôi hỏi tài xế Trần Nhật Hoàng (sinh năm 1991 tại Đà Lạt) về thu nhập, chính sách và về Giám đốc Nguyễn Ngọc Đồng. Nhật Hoàng hồn nhiên bảo, em đã lái xe nhà mấy năm nhưng thấy chán, vào LADO Taxi hơn 1 năm nay “Càng đi càng thích”. Lương bình quân 6 triệu đồng/15 ngày thực lái, Công ty ký hợp đồng lao động minh bạch, có hỗ trợ, khen thưởng kịp thời. Còn anh Đồng là một Giám đốc tuyệt vời, thương bọn em lắm!”.ª

° Giám đốc Nguyễn Ngọc Đông bên dàn xe LADO Taxi mới nhập.

Page 10: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

Cuoái tuaàn Ngaøy 11 - 7 - 201510 TOØA SOAÏN - BAÏN ÑOÏC

Vượt qua khó khănNăm 2000, sau khi tốt nghiệp Đại học

Luật TP HCM chuyên ngành Quản lý hành chính, Trần Thị Vũ Loan về công tác ở phường 5, TP. Đà Lạt. “Đó là một quyết định rất khó khăn, đấu tranh tư tưởng rất nhiều khi về làm việc ở phường” - Chủ tịch UBND phường 5, TP. Đà Lạt Trần Thị Vũ Loan nhớ lại. Là người Đà Lạt, cả gia đình đều sinh sống ở thành phố này nên cả gia đình ai cũng muốn chị trở về làm việc ở Đà Lạt nhưng lúc đó có một số văn phòng luật tại TP HCM tuyển chị vào làm. Thôi thì về Đà Lạt, chị nộp hồ sơ vào nhiều cơ quan trong đó có UBND phường 5. Phường là nơi gọi chị đi làm trước tiên. Thấy chị phân vân, bố chị trước đây cũng công tác ở UBND phường 5 động viên con gái cứ nhận việc làm. Công việc của chị ở đây là cán bộ văn phòng. Một tháng sau, một cơ quan cấp tỉnh gọi chị đi làm, nhưng đã lỡ nhận việc ở phường, chị đắn đo thôi không đi nữa.

Rất nhiều khó khăn cho những năm đầu làm việc ở phường này. Trong khi các bạn mình ra trường làm việc ở cơ quan hàng tỉnh, nhiều người ở lại TP HCM được đi đây đi đó, còn chị cứ cắm đầu với trăm công nghìn việc của một cán bộ văn phòng ở phường. Lương cực thấp, có bằng cấp đại học nhưng cũng không được xếp ngạch bậc gì. Phải 4 năm sau đó chị mới cầm được tấm thẻ Bảo hiểm Y tế. Đã rất nhiều lúc chị phân vân có nên tiếp tục làm ở phường hay không? Làm ở phường, chị được sống gần nhà, có thời gian sớm hôm giúp đỡ gia đình, cha mẹ nên cũng thuận tiện nên chị cứ chần chừ. Rồi chị lập gia đình, gia đình chồng cũng người trong phường, thế là “an tâm” làm việc ở phường luôn.

Cho đến nay đã 15 công tác ở phường, qua nhiều vị trí trước khi là Chủ tịch UBND phường như hiện nay, và là nữ duy nhất trong số các chủ tịch UBND khối phường, xã của Đà Lạt. Điểm thuận lợi của nữ, theo chị Loan đó là mềm mỏng, nhẹ nhàng, dễ nói chuyện hơn khi tiếp xúc với mọi người trong rất nhiều việc. Chẳng hạn như chuyện lập lại trật

tự trong xây dựng trên địa bàn phường vốn khá phức tạp và nhạy cảm, những chỗ khó chính chị cùng cán bộ phường phải đến tận nơi thuyết phục, trực tiếp giải quyết. “Tất nhiên, nữ cũng có điểm hạn chế hơn nam giới như mức độ quan hệ xã hội chẳng hạn, sự mạnh mẽ, quyết đoán nhưng nữ giới cũng có sức mạnh của mình như cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo trong mọi việc” - chị nói.

Điểm thuận lợi khi công tác ở phường theo chị là được mọi người ủng hộ, từ cán bộ phường đến các tổ dân phố, hầu hết người dân đều quen biết nên mọi việc theo chị đều phải có tình có lý. Chính sách cho cán bộ xã phường hiện nay đã thay đổi rất nhiều nhưng theo chị vẫn còn có những người rất khó khăn như cán bộ bán chuyên trách, nữ văn thư, phó đoàn thể với mức lương còn rất thấp. Bận rộn công việc phường nhưng gia đình chị, cụ thể là chồng chị luôn tạo điều kiện giúp đỡ cho chị hoàn thành

công việc. Hiện chị đã tốt nghiệp Cao học luật tại TP HCM.

Vẫn còn ít lãnh đạo nữ Đánh giá của Hội Liên hiệp Phụ nữ

(LHPN) Lâm Đồng cho biết đã có những tiến bộ nhất định trong thực hiện “Bình đẳng giới” tại Lâm Đồng những năm qua. Cấp ủy Đảng các cấp trong tỉnh hiện đã chú ý hơn đến công tác tạo nguồn cán bộ nữ thông qua qui hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, đặc biệt là cán bộ nữ người dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, như một thống kê cho biết tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, tham gia công tác lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan đơn vị trong tỉnh tuy có tăng lên nhưng vẫn còn thấp, chưa đạt yêu cầu so với Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị. Cụ thể, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy trong khối chính quyền tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chỉ đạt gần 17,3% (321/1.856 người), trong đó có 41 nữ là

Vẫn còn những khoảng cách trong “bình đẳng giới” ª ViếT TrọNG

Ủy viên Ban Thường vụ, 8 nữ Bí thư, 15 nữ Phó Bí thư, 4 Chủ tịch UBND, 28 Phó Chủ tịch UBND, 7 Chủ tịch HĐND, 28 Phó Chủ tịch HĐND. Với cấp huyện tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 12,9% (64 người/496), trong đó có 11 nữ là Ủy biên Ban Thường vụ, 3 Phó Chủ tịch UBND, 3 Phó Chủ tịch HĐND. Đối với cấp tỉnh, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy chỉ đạt 9% (5/55 người), trong đó có 1 nữ là Ủy viên Ban Thường vụ, 1 Phó Chủ tịch HĐND. Với khối cơ quan ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, ở cấp tỉnh chỉ có 8/39 nữ Giám đốc, Trưởng phòng ban, đạt 23%; có 31/97 nữ Phó Giám đốc, phó trưởng phòng ban, đạt 32%. Ở cấp huyện có 65/452 là trưởng phòng ban, đạt trên 14,%; cấp phó có 139/581 người, đạt gần 33%. Ở cấp xã, phường, thị trấn có 235/925 là cấp trưởng Mặt trận đoàn thể, chỉ đạt trên 25%.

Rất nhiều nguyên do được chỉ ra cho sự thiếu “bình đẳng giới” này tại Lâm Đồng hiện nay. Trước nhất là công tác qui hoạch cán bộ nữ vẫn còn thiếu chủ động, chưa đảm bảo tính kế thừa, còn khép kín, đối phó; tỷ lệ nữ đưa vào diện quy hoạch nhiều chỗ còn làm cho có, thiếu tính khả thi, việc đề bạt, bổ nhiệm còn thấp so với yêu cầu, nhất là ở cấp huyện và tỉnh; tỷ lệ nữ đào tạo về lý luận chính trị của một số cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp còn thấp; chưa có sự hỗ trợ thích đáng khi tham gia đào tạo bồi dưỡng. Cùng đó, bản thân giới nữ nhiều người vẫn chấp nhận an phận, chưa đủ tự tin để vươn lên.

Theo tinh thần Nghị Quyết 11 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Lâm Đồng phấn đấu đến 2020 cán bộ nữ tham gia các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đạt từ 35-40%; các cơ quan có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên nhất thiết phải có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Để đạt được điều này, theo Hội LHPN Lâm Đồng, trong công tác cán bộ nữ hiện nay cần tránh định kiến giới; nên mạnh dạn đề bạt cán bộ nữ vào các chức vụ quan trọng trong các cơ quan. Cùng đó, các cơ quan đơn vị cần xây dựng một kế hoạch dài lâu trong công tác cán bộ nữ, tránh tư duy nhiệm kỳ. Các cấp cũng cần làm tốt công tác phát hiện nguồn cán bộ nữ từ cơ sở, nhất là các đơn vị sự nghiệp vì lực lượng nữ ở đây chiếm tỷ lệ cao, tránh việc cử đi đào tạo bồi dưỡng nhưng lại không sử dụng.ª

Dù Đã ĐượC CảI THIệN RấT NHIềU TRONG NHữNG NăM GầN Đây NHưNG Tỷ Lệ Nữ LàM LãNH ĐạO TRONG CáC Cơ QUAN, ĐơN Vị TạI LâM ĐồNG VẫN CòN KHá THấP.

° Ngành y tế có tỷ lệ nữ làm việc khá cao.

Buổi sáng đẹp trời, trong vai khách hàng, tôi dạo qua một vòng

xem hàng hóa bày bán trên vỉa hè ngay trước quán cà phê Nhật Minh mới vỡ lẽ ra rằng: Những người bán nấm linh chi ở đây là những đầu nậu - con buôn người Kinh chứ không như một số bà con dân tộc thiểu số thu hái lượm các loại lan rừng, dớn, củi ngo mang ra phố bán dạo để mưu sinh.

Có hai vợ chồng trẻ đang bày bán nấm linh chi với những tai nấm rất to, sau một lúc hỏi han, tôi lấy một tai nấm

Linh chi xuống phốª DiỆU HiỀN

Trên vỉa hè cuối đường Quang Trung - Đà Lạt, thỉnh thoảng nấm linh chi được tập kết về bán xen giữa những sản phẩm khác từ rừng như: sâm rừng, dớn, các loại lan rừng. Có điều lạ là người bán nấm linh chi không phải đồng bào dân tộc thiểu số hay gùi trên vai để ra phố bán dạo mà là các “đầu nậu” chào hàng.

to nhất để lên cân nặng gần 1,5kg. Hỏi bao nhiêu một ký thế này, cô bán hàng tên Nhung đon đả: “Đây là nấm hồng chi, quý lắm, có giá 250.000 đồng/kg, nhưng chị mua thì em bớt cho 220.000 đồng/kg chốt giá luôn”. Anh chồng ngồi bên cạnh trông có vẻ “đại gia” cũng tiếp

thị nhiệt tình: “Mua đi chị ơi, bọn em bán chắc giá, không ai bán giá này đâu, nấm này đẹp, khô, sạch sẽ, dùng rất tốt cho sức khỏe, chữa ung thư và bách bệnh luôn!”.

Tôi tò mò hỏi, có bán loại chưa khô để mua về phơi khô không, vì nghe nói ở đây hay

bán loại nấm linh chi mới lấy từ rừng ra còn tươi nguyên? Chị Nhung phân trần: “Ôi chị ơi, mua loại nấm đó về mất công phải rửa sạch, phơi khô, 2-3 ký tươi mới được 1 ký khô mà làm gì cho nhọc công. Bọn em đã làm sạch sẽ rồi đây này, mua ngay loại khô này về dùng có phải sướng hơn không!”. Một

vài người đi bộ, trông có vẻ là khách du lịch phương xa đến Đà Lạt dạo qua hàng nấm linh chi của vợ chồng chị Nhung, một bà khách cầm tai nấm mân mê, ngắm nghía một hồi rồi hỏi vài câu về giá cả, nguồn gốc. Chị Nhung lại nhanh nhẩu: “Nấm này được lấy từ rừng vùng Đưng K’Nớh đấy, chất lượng rất tốt, nhìn tai nấm có màu hồng, mùi thơm không?”...

° Nấm linh chi bày bán trên đường Quang Trung, Đà Lạt.

Một số tác dụng chính của linh chiBSCK II Nguyễn Văn Trịnh - Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Phạm

Ngọc Thạch Lâm Đồng cho biết: Các loại nấm linh chi bày bán ở vỉa hè Đà Lạt là nấm linh chi tự nhiên, lấy từ rừng, phần lớn đã hóa gỗ nên các hoạt chất không còn bao nhiêu. Tuy nhiên, nấu nước uống đều tốt cả, bây giờ nấm linh chi nuôi trồng cũng có các hoạt chất đảm bảo. Cần phải phân biệt rõ nấm linh chi tự nhiên với các loại nấm độc không phải là linh chi.

Linh chi được người Trung Quốc gọi là Thần thảo, Tiên thảo, Bất tử thảo; người Nhật gọi linh chi là nấm Vạn niên - Mannentake. Thời cổ đại, con người đã biết sử dụng linh chi, được chia làm 6 loại dựa trên màu sắc: Thanh chi (linh chi xanh), hồng chi (linh chi đỏ), hoàng chi, bạch chi, hắc chi và tử chi (linh chi tím). Một số tác dụng chính của linh chi: Tăng cường miễn dịch, tăng cường thể chất; điều tiết hệ thần kinh trung ương giúp thăng bằng cơ năng; cải thiện mỡ máu, phòng xơ cứng động mạch và chống đông máu; ổn định huyết áp; bảo vệ gan; ngăn ngừa bệnh đái tháo đường; bổ não, tăng trí thông minh, tăng trí nhớ; giảm nhẹ các tác dụng phụ ở bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa chất hoặc tia xạ; kéo dài tuổi thanh xuân, chống lão hóa, tăng tuổi thọ.

(XEM TIẾP TRANG 11)

Page 11: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 11 - 7 - 2015 11

nhìn ra boán phöông

... đang khiến dư luận bức xúc trong suốt mùa qua.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chỉ đạo: “Cần kiên quyết chấm dứt các nghi thức, tập tục gây phản cảm trong lễ hội. Xã hội hiện đại ngày nay không có chỗ cho những hủ tục và vì vậy, không lý lẽ nào biện minh được cho sự tồn tại của những yếu tố phản văn minh vưa gây bức xúc cho dư luận, vưa ảnh hưởng nghiêm trong đến hình ảnh và giá trị của văn hóa Việt Nam nói chung. Cần sớm có hình thức thay thế phù hợp để mùa lễ hội tới không còn tái diễn những nghi thức, tập tục phản cảm này nữa...”.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng và các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, nghiên cứu để có biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội; chú trong nội dung, hình thức phù hợp với tình hình thực tiễn trên tinh thần “gạn đục, khơi trong”; bảo tồn có chon loc, loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đề xuất các hình thức thay thế phù hợp với truyền thống văn hóa, đảm bảo giá trị nhân văn của lễ hội. TS tổng hợp (theobaovanhoa.vn)

Công tác quản lý... (TIẾP TRANG 5) ... Tranh thủ tôi dạo qua hàng

khác, chị chủ tên là Duy bán nhiều thứ hơn: Sâm đất, hồng chi và một loại nấm trông xù xì xấu xí hơn - hỏi ra thì được biết đó là nấm mộc chi (hay còn được goi là nấm gỗ). Tôi hỏi giá cả, chị Duy cho biết: Nấm hồng chi này 250.000 đồng/kg không giảm đồng nào. Tôi thầm nghĩ trông nấm này không đẹp bằng nấm của vợ chồng chị Nhung bán bên kia cách nhau có 10 bước chân mà giá thì cũng đắt hơn. Tôi bèn hỏi loại nấm bên cạnh là gì mà lạ vậy, chị Duy nói: “Đấy cũng là nấm linh chi, có tên là mộc chi, hay nấm gỗ, chị mua đi 100.000 đồng/kg; nếu chị mua nhiều, em bán cho 60.000 đồng/kg”. Tôi giật hết cả mình, tự hỏi sao mà giá cả giảm đến chóng mặt không biết! Vưa lúc anh chồng chị Nhung bên gian hàng nấm phía đầu kia chạy lại hỏi chị Duy còn nấm này không (mộc chi) để đóng

hàng và anh ta cho biết: Nấm này có bao nhiêu cũng đóng hàng hết để gởi cho mối ở ngoài Bắc, nghe đâu ho bán đi Trung Quốc hoặc xay ra để làm thực phẩm chức năng. Vưa nói, anh ta vưa goi điện thoại và đến xem xét những bao tải đóng hàng để ở đầu con hẻm kế bên quán cà phê Nhật Minh. Tôi tò mò đi theo bắt chuyện, mới biết, những bao này có chứa đến 3 tạ nấm linh chi do chị Duy cung cấp hàng cho anh ta để chuyển đi các mối tiêu thụ.

Sự tò mò khiến tôi quay lại chỗ chị Nhung bán nấm hồng chi đầu tiên để hỏi sao chị không bán loại nấm mộc chi như bên kia giá rẻ hơn, chỉ có 60.000 đồng/kg à? Chị Nhung nghe vậy nói: “Ôi, loại nấm gỗ đó mua trong bà con rẻ lắm, có 17-18.000 đồng/kg thôi, mua bao nhiêu cũng có, bà con dân tộc lấy ở vùng rưng Tuyền Lâm và Măng Ling thiếu gì!”. Đúng là linh chi

được thu mua tại buôn làng bà con thì giá rẻ mạt. Tôi nhớ lại trong chuyến đi công tác vào xã Đưng K’Nớh - huyện Lạc Dương, nghe anh Rơ Ông Ha Tang (sinh năm 1971) nhà ở thôn 2 kể rằng nghề của anh là đi lấy lan rưng và các sản phẩm tư rưng. Anh đi cùng với nhiều người trong làng thành nhóm vào vùng rưng rất xa, giáp với Đắc Lắc để lấy lan rưng và nấm linh chi, đi cả tuần mới về. Ha Tang cho biết: “Lấy lan rưng thì dễ chứ lấy được nấm linh chi khổ lắm, vì phải trèo lên cây cao, ở đó dễ gặp rắn nguy hiểm lắm mà về bán tại quán ở trong làng, tính ra 1 ngày công đi rưng chỉ mua được 5 ký gạo thôi!”.

Dân gian có câu: “Ăn của rưng rưng rưng nước mắt” - với những bà con dân tộc như anh Ha Tang đúng là như vậy, nhưng với các đầu nậu thu mua nấm linh chi mà tôi biết thì ho sống khỏe biết bao!?ª

Linh chi... (TIẾP TRANG 10)

Những món đồ bình thường được đấu giá

Khoai tây 13,6 triệu đồngGiống khoai tây La Bonnotte sinh trưởng tại đảo

Noirmoutier được ghi nhận là thực phẩm đắt nhất thế giới với giá cắt cổ có thể lên đến 400 bảng Anh (khoảng 13,6 triệu VNĐ/kg).

Cái giá trên trời của giống khoai tây không chỉ đến tư hương vị mặn thơm đậm đà đặc biệt do phân bón là các loại rong biển mà nó thực sự rất hiếm.La Bonnotte chỉ được trồng tại đảo Noirmoutier, miền Tây nước Pháp, sản lượng chỉ khoảng 100 tấn mỗi năm và được thu hoạch bằng tay. La Bonnotte có củ gắn liền với thân cây vì thế rất dễ trầy xước khi thu hoạch bằng máy, không mang lại nhiều lợi ích đối với công ty sản xuất sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn, nhưng lại rất được lòng những thực khách yêu khoai tây của Pháp.

La Bonnotte còn được goi là vua của khoai tây, La Bonnotte được trồng vào tháng 2 và được thu hoạch vào tuần đầu tiên của tháng 5. Tất cả chúng được vận chuyển đến nơi chế biến ngay trong ngày thu hoạch để giữ được hương vị tươi ngon nhất.

TS tổng hợp (theo khampha.vn)

Chú gấu nhồi bông 3,7 tỷ đồngHãy để con bạn đứng cách xa “em”

Teddy Girl này nếu con bạn là tín đồ của thú bông bởi nó có giá cắt cổ 110.000 bảng Anh (khoảng 3,7 tỷ VNĐ).

Teddy Girl được coi là một trong phiên bản gấu nhồi bông đầu tiên do hãng Steiff của Đức sản xuất năm 1904 sau một năm khi hãng này ra đời và được bán cho gia đình Colonel Bob Henderson nhân ngày sinh nhật của ông.

Mặc dù là phái mạnh nhưng ông rất yêu quý Teddy Girl, ông luôn mang theo bên mình thậm chí cả trong những cuộc chiến khốc liệt trong thế chiến thứ II.

Tháng 12/1994, trong phiên đấu giá tại Christie, South Kensington, London, Teddy Girl được doanh nhân người Nhật Yoshihiro Sekiguchi mua lại với giá 100.000 bảng Anh (khoảng 3,4 tỷ VNĐ).

Gấu nhồi bông mang tên Teddy được lấy cảm hứng tư cố Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt, người có biệt danh Teddy sau khi ông tư chối bắn một con gấu bị thương trong cuộc đi săn.

Trong lịch sử thế giới, có những món đồ rất đỗi bình thường đã được đấu giá với giá cao khá kỉ lục…

Có lẽ đây là vật dụng có giá trị nhất trong lịch sử làng cricket thế giới khi được bán với giá 170.000 bảng Anh (khoảng 5,7 tỷ VNĐ) năm 2003 cho Tim Serisier - người chiến thắng trong trò chơi

Ai là triệu phú của Australia.Mũ lưỡi trai được vận động viên

cricket huyền thoại Donald Bradman đội năm 1948 trong chuỗi thi đấu 34 trận bất bại năm 1948 với đội tuyển Australia mà ông làm đội trưởng.

Mũ lưỡi trai huyền thoại 5,7 tỉ đồng

Chỉ có 200 con mèo vân hoa California trên thế giới, chúng thuộc loài mèo hiếm với vân hoa như báo đốm được nhà biên kịch, nhà văn Paul Arnold Casey gây giống sau chuyến đi công tác ở Tanzania.

Mặc dù có nguồn gốc hoang dã nhưng loài mèo này lại rất hiền lành và thân thiện, chúng có màu lông như một tuyệt tác nghệ thuật với những đốm tròn hoặc vằn, màu sắc đa dạng như đồng, xanh, vàng, nâu, tha, đỏ, đen, bạc, trắng.

Một chú mèo vân hoa California đã được bán với giá 15,925 bảng Anh (khoảng 540 triệu VNĐ) năm 1987.

Mèo vân hoa California 540 triệu đồng

Một chú cá cảnh giống Koi của Nhật dài 76cm được ghi vào kỉ lục Guinness thế giới khi có giá 50,000 bảng Anh (khoảng 1,7 tỉ đồng) năm 1980.

Chú cá này liên tiếp giành chức vô địch trong các cuộc thi cá cảnh tại Nhật Bản các năm 1976, 1977, 1979, 1980.

Sáu năm sau Derry Evans chủ sở hữu Kent Koi Centre, Anh đã mua chú cá tỉ đồng này và không tiết lộ giá cả nhưng không may chú cá đã qua đời không lâu sau, người chủ sử dụng nhiều phương pháp khoa hoc để lưu giữ vẻ đẹp của chú cá cho đến nay.

Chú cá cảnh Nhật Bản 1,7 tỉ đồng

Page 12: NAÊM THÖÙ 36 Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: …baolamdong.vn/upload/others/201507/13987_so_cuoi_tuan_11.7.2015.pdf · hoạch du lịch chưa đồng bộ, ... cuối

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 11 - 7 - 201512

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THEÅ THAO Góc ảnh đẹp

Một tình yêu bóng đáCó một thống kê khá thú vị của

Ban tổ chức giải hạng nhì quốc gia 2015 về các trận đấu của đội Lâm Đồng trên sân Đà Lạt. Sân nhà Lâm Đồng luôn thu hút một lượng khán giả chưng 500 người, khá đông so với rất nhiều các trận đấu còn lại tại 2 bảng A, B của giải hạng nhì, có những trận khán giả Lâm Đồng còn lên đến cả nghìn người.

Thú vị vì trong một thế giới ngập tràn các sự kiện thể thao, các giải đấu bóng đá lớn nhỏ tư trong nước đến quốc tế hiện nay, người yêu bóng đá Lâm Đồng - Đà Lạt đã không quên đội bóng đá Lâm Đồng dù đang lặn ngụp ở hạng nhì - giải đấu rất thấp trong hệ thống thi đấu quốc gia. Chỉ cần bật truyền hình trong nhà sẽ có các trận đấu của V- League nếu yêu bóng đá nội, rồi Ngoại hạng Anh, Champions League của châu Âu, tất cả đều trực tiếp. Vậy thì hà cớ gì ho phải đến sân xem hạng nhì thi đấu nhì nhằng. Cần biết rằng các trận đấu của hạng nhì Lâm Đồng thường vào dịp các ngày trong tuần, rất ít rơi vào dịp cuối tuần, nhiều ngày mưa gió ngập trời, truyền thông cũng làm không tốt về các trận đấu của đội cho người xem, ho chỉ đi xem thông qua rủ nhau.

Tất cả vì một tình yêu bóng đá, ở đây là bóng đá Lâm Đồng. Trong số khán giả đó trong mỗi buổi chiều khi hạng nhì Lâm Đồng ra quân, người viết vẫn thấy rất nhiều khuôn mặt “thân quen” , tưng “gắn bó” với đội Lâm Đồng tư thời bóng đá Lâm Đồng còn ở đỉnh cao quốc gia. Những ngày đó, sân bóng Đà Lạt luôn đông nghịt người, không chỉ người Đà Lạt mà khắp các huyện trong tỉnh cũng đổ về. Nay chỉ còn khán giả đa số là người Đà Lạt, nhưng cũng có không ít những người tư Đức Trong, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà lặn lội lên dự khán. Cũng vỗ tay cổ vũ nhiệt tình cho đội nhà, cho tưng pha bóng đẹp, cho tưng cầu thủ thi đấu khi bị thay ra, cũng xuýt xoa trước các pha bóng bị bỏ lỡ đáng tiếc.

Đáng nói nhất trong số người

Một cơ hội bị bỏ lỡ ª VIẾT TRỌNG

Liên tục nằm trong tốp đầu bảng A giải hạng nhì quốc gia năm nay nhưng lại để tuột mất suất dự vòng chung kết trong những trận cuối, Lâm Đồng đã tự mình đánh mất cơ hội giành tấm vé lên chơi giải hạng nhất trong mùa giải năm sau.

đến sân này có không ít khán giả là người đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện lân cận. Ho đến để cổ vũ cho con em, người làng của mình đang thi đấu trên sân. Gần nửa trong đội hình Lâm Đồng hiện nay là người dân tộc thiểu số như K’Bos (mang áo số 2), K’Bung (3), Jơ Nung Sang Ru Ben (6), Ha Si (7), Dơng Gur Ha Sa Tô (10), Kon Sơ Ha Duy (11), Cil Mup Ha Let (12), K’Lưu (13), Kon Sơ Ha Sinh (14). Như Ha Si cho biết, gần như cả làng của anh ở Đức Trong và nửa ngôi làng của vợ anh tại Đơn Dương đã lên dự khán mỗi khi anh thi đấu trên sân nhà. Ha Si tưng giới thiệu với tôi đại gia đình của anh sau một trận đấu, tư chị ruột của anh, các em ruột, rồi vợ chồng con chú, con bác, con dì… tổng cộng 28 thành viên, tất cả đội mưa đi xe máy vượt đường xa lên cổ vũ cho anh. Có phải vì sự cổ vũ nhiệt tình này mà Ha Si thi đấu rất hay dù lớn tuổi nhất nhì trong đội, là tấm gương về động lực thi đấu cho các cầu thủ trẻ.

Đây là năm đầu tiên giải hạng nhì quốc gia cải tiến lịch thi đấu.Thay vì đá vội vàng cho có như những mùa giải trước, năm nay hạng nhì thi đấu giống như các giải vô địch hay hạng nhất quốc gia, cũng sân nhà, sân khách 2 lượt và thay vì chon sân Đức Trong như nhiều năm trước, sân cỏ nhân tạo

Đà Lạt đã thành sân nhà và khán giả Lâm Đồng lại có dịp dự khán khi đội về nhà. Đến sân xem bóng đá hạng nhì để thấy rằng bóng đá nếu chơi thật sẽ không chết dù ở bất cứ cấp độ nào. Rất nhiều người khi gặp tôi trên sân đã bày tỏ hy vong một ngày nào đó bóng đá Lâm Đồng trở lại với hạng cao nhất quốc gia. Thôi thì cứ hy vong!

Khi cơ hội bị bỏ lỡ Trong niềm hy vong của khán

giả này có thể nói hạng nhì Lâm Đồng đã để tuột mất một cơ hội rất đáng tiếc để giành một suất vào vào chung kết tranh tấm vé lên lại hạng nhất ngay trong năm nay.

Ngay trong lượt đi, hạng nhì Lâm Đồng đã thi đấu rất thăng hoa, luôn bám đuổi rất tốt đội dẫn

đầu bảng A là Viettel, có lúc còn vượt qua đội này để giành vị trí nhất bảng, bỏ xa các đội phía sau. Viettel là một đội bóng được đầu tư khá tốt bài bản, lực lượng đồng đều nên ho xứng đáng dẫn đầu bảng A, tuy nhiên so với các đội còn lại trong bảng này thì Lâm Đồng không hề thua sút, hoàn toàn có thể bảo vệ vị trí nhì bảng để vào vòng chung kết tranh suất lên hạng. Thế nhưng, moi việc đã không theo ý muốn trong lượt về, bắt đầu tư trận thua 1- 2 trước Trẻ Đồng Nai trên sân Biên Hòa trong lượt 10, rồi cả 2 trận sân nhà sau đó trước Bình Thuận và cả đội yếu nhất bảng là Kon Tum, Lâm Đồng đã không giải quyết được trận đấu. Để đội khách cầm hòa cả 2 trận (hòa Bình Thuận 1 - 1, hòa Kon Tum 0-0) trong khi các đội phía sau tiến sát, Lâm Đồng đã không thể làm gì được trong trận đấu cuối cùng quyết định tấm vé thứ hai của bảng A khi gặp Bình Định trên sân Qui Nhơn. Dù dẫn trước 1 bàn do công của Ha Si trong hiệp 1 nhưng lối đá “tử thủ” trước cầu

môn đã không bảo vệ được tỷ số trước nắng nóng và quyết tâm của đội bóng đất võ. Bình Định sau đó đã ghi liền 2 bàn trong hiệp 2 để giành vị trí nhì bảng A, giành quyền vào chơi chung kết.

“Rất tiếc khi chúng tôi để mất cơ hội” - HLV trưởng Đoàn Quốc Việt bày tỏ sự tiếc nuối sau trận đấu này. Nhưng Lâm Đồng chỉ có thể tự trách mình khi cơ hội đến lại không tận dụng được. Dù đã chuẩn bị khá tốt trước giải nhưng các cầu thủ đã không đủ thể lực cho một chặng đường dài, đặc biệt đuối sức ở các trận cuối trong khi đó đội đã không điều chỉnh chiến thuật hợp lý hơn cho những trận sau cùng.

Hạng nhì năm nay đã khép lại với 3 tấm vé lên hạng nhất thuộc về Viettel ở bảng A; Xi măng Fico Tây Ninh và Cà Mau ở bảng B khi Bình Định không thắng được Cà Mau trong loạt đá luân lưu. Với Lâm Đồng ở lại hạng nhì có vẻ phù hợp vì đa số cầu thủ còn rất trẻ, mới tư U19 và U21 của năng khiếu bóng đá Lâm Đồng đẩy lên, tuy nhiên để tuột mất cơ hội như năm nay quả rất đáng tiếc. ª

° Đội hạng nhì Lâm Đồng.

Thông BáoSở Giao thông Vận tải Lâm Đồng có nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng

của Công ty TNHH XD Tài Lộc Nguyễn tại địa chỉ 51C Lê Văn Tám - Liên Nghĩa - Đức Trong - Lâm

Đồng nhưng do chủ phương tiện không có đầy đủ hồ sơ gốc của các phương tiện theo danh sách dưới đây:

Tên xe Nhãn hiệu Số máy Số khungMáy lu tĩnh bánh thép SaKai 25455 49S150001 (đóng mới)

Máy lu tĩnh bánh thép SaKai R2 77231 R2-30590

Vậy, Sở Giao thông Vận tải thông báo sau 7 ngày kể tư ngày đăng thông báo này, nếu các xe máy

chuyên dùng trên không có tranh chấp, Sở Giao thông Vận tải sẽ tiến hành đăng ký cấp biển số cho các

xe máy chuyên dùng trên.

° Thu hoạch - Ảnh: NGUYỄN TẤT THẮNG

Thông báo cấp GCN QSD đấtUBND phường Lộc Tiến thông báo với nội dung như sau:Ông Nguyễn Đình Hồng đã được UBND thị xã Bảo Lộc cấp

giấy CNQSD đất số H 037979 ngày 02/01/1997, thuộc thửa đất số 24, tờ bản đồ số E.110.III, diện tích 2.164m2 đất nông nghiệp.

Ngày 15/6/1997, ông Nguyễn Đình Hồng và vợ Hoàng Thị Nguyệt chuyển nhượng thửa đất trên cho ông Lê Xuân Phát, sinh năm 1963, hiện đang cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đình Hồng và vợ Hoàng Thị Nguyệt sang nhượng bằng giấy viết tay, chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Lê Xuân Phát. Hiện, ông Lê Xuân Phát đang giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên và không rõ địa chỉ hộ ông Nguyễn Đình Hồng đang ở đâu.

Qua kiểm tra xác minh thực tế hiện trạng sử dụng đất thì toàn hộ thửa đất nói trên đang trồng cà phê và chè.

Nay UBND phường Lộc Tiến thông báo cho hộ ông Nguyễn Đình Hồng đang ở dâu và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thửa đất chuyển nhượng trên liên hệ với UBND phường Lộc Tiến để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo quy định.

Trong thời gian 30 ngày kể tư ngày đăng thông báo trên các phương tiện truyền thông, nếu không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất chuyển nhượng trên thì UBND phường Lộc Tiến sẽ chuyển hồ sơ về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Thành phố Bảo Lộc lập thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Lê Xuân Phát theo quy định của pháp luật.