14
1 * ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN TUY PHONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 26 /BC-UBND Tuy Phong, ngày 10 tháng 02 năm 2020 BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2019 Thực hiện Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường; Thực hiện Công văn số 4547/UBND-KT ngày 29/11/2019 của UBND tỉnh về việc xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019; Căn cứ Công văn số 5602/STNMT-CCBVMT ngày 04/12/2019 của Sở Tài nguyên và môi trường về việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019. UBND huyện Tuy Phong báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019, cụ thể như sau: I. Giới thiệu chung: Thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương: 1. Điều kiện tự nhiên: Tuy Phong là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, huyện lỵ đặt tại thị trấn Liên Hương cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên 77.372,39 ha (chiếm 9,90% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh); có chiều dài bờ biển 50 km, chiều dài Quốc lộ 1A đi qua 43 km, chiều dài đường sắc Bắc Nam chạy qua 38 km. Dân số năm 2019 là 144.972 người, được tổ chức thành 10 xã và 02 thị trấn (nay chỉ còn lại 09 xã và 02 thị trấn). Tọa độ địa lý của Huyện: Phía Bắc giáp : Huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Phía Nam giáp : Biển Đông. Phía Đông giáp : Biển Đông. Phía Tây giáp: Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tuy Phong có địa hình phức tạp, phần lớn lãnh thổ là đồi núi xen lẫn đồng bằng nhỏ hẹp và các cồn cát ven biển; khí hậu chia thành 2 mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng đó là tháng 8, 9, 10, vì vậy mùa khô ở đây thường kéo dài; các sông chính của Tuy Phong là: Sông Lòng Sông và Sông Lũy nhưng ngắn và dốc; có sự đa dạng về chủng loại đất như: Đất đỏ, đất xám, đất cát, đất mặn, ...

Số: 26 /BC-UBND Tuy Phong, ngày 10 tháng 02 n

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

*

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN TUY PHONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 26 /BC-UBND Tuy Phong, ngày 10 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO

CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2019

Thực hiện Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

Thực hiện Công văn số 4547/UBND-KT ngày 29/11/2019 của UBND tỉnh về

việc xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019;

Căn cứ Công văn số 5602/STNMT-CCBVMT ngày 04/12/2019 của Sở Tài

nguyên và môi trường về việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019.

UBND huyện Tuy Phong báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019, cụ thể

như sau:

I. Giới thiệu chung:

Thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương:

1. Điều kiện tự nhiên:

Tuy Phong là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, huyện lỵ đặt tại

thị trấn Liên Hương cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên

77.372,39 ha (chiếm 9,90% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh); có chiều dài bờ biển 50 km,

chiều dài Quốc lộ 1A đi qua 43 km, chiều dài đường sắc Bắc Nam chạy qua 38 km. Dân

số năm 2019 là 144.972 người, được tổ chức thành 10 xã và 02 thị trấn (nay chỉ còn lại

09 xã và 02 thị trấn).

Tọa độ địa lý của Huyện:

Phía Bắc giáp : Huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Phía Nam giáp : Biển Đông.

Phía Đông giáp : Biển Đông.

Phía Tây giáp: Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Tuy Phong có địa hình phức tạp, phần lớn lãnh thổ là đồi núi xen lẫn đồng bằng

nhỏ hẹp và các cồn cát ven biển; khí hậu chia thành 2 mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa

và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến

tháng 5 năm sau, nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng đó là tháng 8, 9,

10, vì vậy mùa khô ở đây thường kéo dài; các sông chính của Tuy Phong là: Sông Lòng

Sông và Sông Lũy nhưng ngắn và dốc; có sự đa dạng về chủng loại đất như: Đất đỏ, đất

xám, đất cát, đất mặn, ...

2

2. Kinh tế - xã hội:

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ổn định và công

nghiệp năng lượng phát triển. Sản lượng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

chủ yếu đạt chỉ tiêu đề ra. Các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp của huyện chủ

yếu nhà máy nhiệt điện than, điện mặt trời, điện gió, khai thác nước khoáng, khai thác

khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, sản xuất gạch không nung từ xỉ than,

chế biến hải sản, chế biến gỗ, sản xuất nước đá, nước uống đóng chai, sản xuất tôm

giống, may mặc, ...

- Nông nghiệp:

Cơ cấu cây trồng có bước chuyển biến, nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất phù

hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của huyện. Trong năm 2019 đã đạt kết quả bước

đầu, có chuyển biến tích cực so với năm trước, chuyển đổi một số diện tích cây màu

trên đất cát, đất thuê nông lâm và số ít diện tích đất trồng lúa gò cao sang trồng cây

Thanh Long, nâng diện tích cây Thanh long lên hiện nay là 609 ha, nhất là thanh long

ruột đỏ; chuyển một số diện tích đất chưa sử dụng sang trồng cây trôm lấy mủ hiện nay

491 ha; chuyển trồng cây bưởi, cam trên vùng đất đồi của Phong Phú, Phan Dũng; trồng

cây quýt lai trên vùng đất bạc màu, đất cát, khô hạn đem lại hiệu quả tại Vĩnh Hảo, ...

Tổng sản lượng khai thác hải sản gần 58.000 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản

2.200 tấn; sản lượng tôm giống: 20,82 tỷ post; tổng số tàu cá trên địa bàn huyện là

1.454 chiếc/207.424 cv; bình quân công suất 142,66 cv/tàu. Tập trung chỉ đạo quyết

liệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là kiểm

tra, xử lý khai thác hải sản bằng chất nổ, xung điện, các thuyền hành nghề giã cào bay

hoạt động sai tuyến.

Tổng sản lượng lương thực có hạt (thóc) 30.000 tấn. Các loại cây trồng sản xuất

bình thường (các loại cây chủ lực như: Cây Nho 80 ha, cây Thanh long 609ha, cây

Trôm 491 ha); Tình hình chăn nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra; công tác trồng

rừng được thực hiện tốt; tỷ lệ độ che phủ của rừng được duy trì hiện nay đạt 64,5%.

- Dịch vụ, du lịch:

Hoạt động du lịch có những chuyển biến tích cực; công tác tuyên truyền, quảng

bá du lịch của huyện ngày càng được quan tâm hơn. Tiếp tục khai thác tốt các tiềm

năng, lợi thế về các giá trị lịch sử văn hóa của huyện, nhất là tổ chức và nâng cao chất

lượng các lễ hội truyền thống, các lễ hội tín ngưỡng truyền thống mang tính đặc thù

riêng của huyện; đã đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường ven biển Chí Công – Hòa

Minh; bước đầu hình thành kết nối các điểm du lịch của địa phương, hình thành nên các

tour du lịch đi từ vùng ven biển đến vùng đồi núi hoặc ngược lại; khai thác, phát huy lợi

thế về du lịch tại Khu bảo tồn Hòn Cau, tuyến du lịch Tà Năng - Phan Dũng. Thu hút du

khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng tăng, tỷ lệ tăng bình quân 8,62%/năm

Dịch vụ - du lịch phát triển khá toàn diện.

II. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

3

1. Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi

trường:

a) Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường:

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019, Tuy Phong có diện tích đất tự nhiên

77.372 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 89,38%, đất phi

nông nghiệp chiếm 6,21%, đất chưa sử dụng chiếm 4,41%, độ che phủ rừng 64,5%.

Diện tích đất nông nghiệp bị giảm dần do tốc độ của đô thị hóa.

Tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt: Nước mặt tại cửa Sông Lũy, Sông Lòng

Sông ở 02 thị trấn có dấu hiệu ô nhiễm do nước thải trong khu đô thị đổ ra vì chỉ có hệ

thống thu gom nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các đô thị.

Ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật: Chưa có dấu hiệu tồn lưu hóa

chất, thuốc bảo vệ thực vật.

b) Các nguồn gây ô nhiễm môi trường (quy mô, tính chất và các tác động xấu lên

môi trường):

- Từ các khu dân cư, đô thị tập trung.

- Từ các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh của các cơ sở trong khu dân cư

(chế biến hải sản, mộc dân dụng, hàn tiện, thu mua phế liệu, nước uống đóng chai, ...)

- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn

huyện có 04 dự án nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động được xem là nguy cơ điểm

nóng về môi trường.

- Từ hoạt động chăn nuôi heo: Trên địa bàn huyện chưa có khu chăn nuôi tập

trung nhưng có khoảng 62 hộ gia đình chăn nuôi heo với khoảng 1.448 con và chưa xử

lý triệt để chất thải, nước thải.

- Từ các hoạt động khai thác khoáng sản: Bụi phát tán trong quá trình chế biến

khoáng sản (chủ yếu là chế biến đá xây dựng).

Từ quá trình xây dựng: Địa bàn huyện có nhiều dự án đang triển khai giải phóng

mặt bằng, thi công xây dựng.

c) Tình hình phát sinh chất thải (quy mô, tính chất của chất thải):

- Chất thải rắn nguy hại: Phát sinh trên địa bàn chủ yếu dẻ lau dính dầu, mực in

thải, dầu thải, dầu cặn, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp, chất thải rắn y

tế nguy hại, ... tải lượng phát sinh khoảng 150 tấn/năm.

- Chất thải rắn sinh hoạt: Khoảng 110 - 120 tấn/ngày.

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Khoảng 15 triệu tấn/năm (tập trung

chủ yếu tro xỉ các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân).

d) Các vấn đề môi trường chính:

- Tình trạng ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung tại

Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, đây được xem là điểm nóng về môi trường.

4

- Tình trạng xả rác thải sinh hoạt, xây dựng không đúng nơi quy định dọc các

tuyến đường giao thông, khu dân cư, sông suối, bờ biển, ... cũng là vấn đề ô nhiễm môi

trường bức xúc.

- Tình trạng hoạt động chế biến hải sản, thu mua phế liệu, sản xuất công nghiệp,

cơ khí của những cơ sở trong khu dân cư.

2. Tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường:

a) Cơ cấu tổ chức và nguồn lực bảo vệ môi trường:

- Ở huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường là đơn vị tham mưu cho UBND

huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, hiện tại có 01 biên chế làm

nhiệm vụ này.

- Ở cấp xã: Hiện chưa có bán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường, chức năng

quản lý nhà nước về môi trường do cán bộ địa chính kiêm nhiệm.

b) Công tác tuyên truyền: Tuyên truyền các văn bản pháp luật về bảo vệ môi

trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trong thời gian pháp động

hưởng ướng “ngày chủ nhật xanh”, “ngày môi trường thề giới”, “tuần lễ nước sạch và

vệ sinh môi trường”, ... với nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên các phương tiện

thông tin đại chúng, ra quân làm vệ sinh, treo panô, băng rôn tuyên truyền, qua các hội

thi, hội thảo về bảo vệ môi trường, ...

c) Công tác thanh, kiểm tra:

- Chủ trì và phối hợp Tổ giám sát của tỉnh giám sát 22 lần tại các dự án thuộc

Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, bãi xỉ than và Cảng tổng hợp quốc tế Vĩnh Tân.

- Kiểm tra xuyên suốt việc chế biến cá hấp tại xã Phú Lạc từ tháng 5 - 10, kiểm

tra việc khắc phục nhiễm mặn đồng muối Thông Thuận.

- Phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra kiểm tra công tác bảo vệ môi trường

đối với 15 cơ sở sản xuất kinh doanh.

d) Các hoạt động bảo vệ môi trường (thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước

thải sinh hoạt; cải tạo, phục hồi các khu vực bị ô nhiễm tồn lưu; hoạt động bảo vệ môi

trường khác trên địa bàn):

Chất thải rắn sinh hoạt: Được thu gom 11 xã, thị trấn, do 02 đơn vị có chức năng

thu gom, vận chuyển đến bãi rác để chôn lấp; đối với xã vùng cao (Phan Dũng) chưa

được thu gom, xử lý, chủ yếu hộ dân tự chôn đốt. Đối với rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi,

định kỳ đều được các địa phương ra quân tổng vệ sinh thu gom, xử lý.

Nước thải sinh hoạt trong dân cư chủ yếu được các hộ dân xử lý trong các hầm tự

hoại, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp thải ra môi trường bên ngoài; rác thải ven

biển được thu gom định kỳ.

3. Đánh giá chung về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

* Về kết quả đạt được:

5

Trong năm 2019, công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường được

UBND huyện chỉ đạo các ngành và địa phương triển khai thường xuyên, dưới nhiều

hình thức như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn, thi tìm hiểu

pháp luật về bảo vệ môi trường, ra quân làm sạch môi trường, ... góp phần nâng cao

nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cá nhân và các cơ sở

sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện; đồng thời, khuyến khích người dân tham gia,

phát hiện và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật về bảo vệ môi

trường được quan tâm và duy trì thường xuyên; chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường trên địa bàn huyện được tăng cường.

Các dự án mới đã đăng ký và được xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, một số

cơ sở sản xuất kinh doanh đã lập đề án bảo vệ môi trường đơnm giản.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều đã hợp đồng đơn vị chức năng thu gom, vận

chuyển rác thải sinh hoạt; có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt; các cơ sở sản xuất

công nghiệp đa số đều có đầu tư xây dựng hệ thống khí thải, nước thải sản xuất trước

khi thải ra môi trường; có báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

* Tồn tại, hạn chế:

Vẫn còn một số cơ sở phát sinh nước thải sản xuất nhưng chưa được xử lý hiệu

quả, kịp thời; chưa thực hiện đúng chương trình giám sát môi trường định kỳ; một số cơ

sở có phát sinh chất thải nguy hại nhưng chưa được thu gom, xử lý triệt để.

Nước mặt tại một số khu vực trên địa bàn có dấu hiệu ô nhiễm như tại cửa Sông

Lũy, Sông Lòng Sông, kênh Hiệp Đức; tình trạng khí thải gây mùi khó chịu; bụi, tiếng

ồn của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn còn xảy ra gây bức xúc trong

nhân dân.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ còn nằm đan xen trong khu dân cư, tiềm ẩn

nguy cơ ô nhiễm môi trường như: mộc, cơ khí, sửa chữa ô tô, chế biến hải sản, thu mua

phế liệu, chăn nuôi heo, ...

* Nguyên nhân của những hạn chế:

Nhận thức của một bộ phận nhân dân và các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong

việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường có phần hạn chế.

Sự quan tâm của một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa thường xuyên,

thường chỉ quan tâm khi có sự vụ phát sinh (đơn thư phản ánh, kiến nghị); trong phát

triển kinh tế tuy có chưa quan tâm đến phát triển bền vững nhưng còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về môi trường còn thiếu ở cấp huyện và xã,

chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, còn

hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản

lý nhà nước về môi trường ở cấp xã.

4. Phương hướng và giải pháp:

a) Nhiệm vụ trọng tâm:

6

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020 và

Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và tập trung để giải quyết

các điểm nóng về ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra,

nhất là tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, môi trường tại khu vực sông Hiệp Đức-Chí

Công, các khu dân cư ven biển.

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi

trường khi xem xét, chấp thuận các dự án đầu tư. Tổ chức phát động phong trào hành

động bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển, trong khu dân cư.

- Chú trọng phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt

động sản xuất công nghiệp.

- Quan tâm xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn về môi

trường tại khu chế biến thủy sản Rừng Đạo, xã Phú Lạc.

- Đẩy nhanh việc triển khai, đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp nhằm sớm

di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, để ổn định sản xuất lâu dài.

- Tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, chăn nuôi trong khu dân cư từng

bước di dời vào khu sản xuất tập trung, xa khu dân cư hoặc chuyển đổi ngành nghề phù

hợp.

- Tranh thủ các nguồn vốn từ trung ương, tỉnh để đầu tư xây dựng hệ thống kè

biển ở những nơi xung yếu, chống xói lở, xâm thực bờ biển, nhất là khu vực khu phố

13, 14- Liên Hương, bờ biển thôn Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Tân.

b) Các giải pháp chính:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy; nâng cao hiệu lực và tăng

cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về bảo vệ

môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, kiên quyết xử lý nghiêm các trường

hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Từng bước tăng đầu tư nguồn chi sự nghiệp môi trường; ưu tiên bố trí, hỗ trợ

cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; tăng cường, thúc đẩy xã hội hóa về bảo

vệ môi trường.

- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến

mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn

thể, cán bộ đảng viên, nhân dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của

các cơ quan thông tin đại chúng và đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền.

- Duy trì phong trào ra quân tổng vệ sinh định kỳ trong khu dân cư, vận động

người dân giữ vệ sinh môi trường, trước mắt là rác thải, nước thải; duy trì đội ngũ

chuyên trách làm vệ sinh môi trường ở các thôn, khu phố.

7

III. Số liệu báo cáo về môi trường

Số liệu báo cáo về môi trường được thu thập trên địa bàn theo bảng 1 và bảng 2

các danh mục kèm theo.

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Sở Tài nguyên và Môi trường (b/c); PHÓ CHỦ TỊCH - TT. Huyện ủy (b/c);

- TT. HĐND huyện (b/c);

- Chủ tịch, các PCT/UBND huyện;

- Phòng TN-MT;

- Lưu: VT, KT.

Nguyễn Trung Trực

8

Bảng 1. Danh mục chỉ tiêu báo cáo về môi trường cấp huyện năm 2019

(kèm theo Báo cáo số 26 /BC-UBND ngày 10 /02/2020 của UBND huyện Tuy Phong)

S

TT

số Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Ghi chú

I Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường

1 Môi trường đất

1 1.1 Diện tích đất tự nhiên 77.372 ha Tổng hợp

2 1.2 Diện tích đất trồng lúa, hoa màu 18.826 ha Tổng hợp

3 1.3 Diện tích đất rừng 5.3197 ha Tổng hợp

4 1.4 Diện tích đất chưa sử dụng 3.405 ha Tổng hợp

5 1.5 Diện tích, tỷ lệ đất nông nghiệp bị mất do chuyển đổi mục đích

sử dụng đất, hoang mạc hóa 1.945 ha Tổng hợp

2 Môi trường nước

6 2.1 Diện tích mặt nước, đất ngập nước (ao, hồ, kênh, sông, suối, …) 718 ha Tổng hợp

7 2.2 Diện tích mặt nước (ao, hồ, kênh, mương, sông) trong các đô

thị, khu dân cư 433 ha Tổng hợp

4 Đa dạng sinh học

8 4.1 Diện tích rừng 53.197 ha Tổng hợp

9 4.2 Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 30.665 ha Tổng hợp

10 4.3 Diện tích rừng ngập mặn Tổng hợp

II Các nguồn gây ô nhiễm môi trường

1 Đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung

11 1.1 Số lượng và diện tích đô thị (01 đô thị loại 4 và 01 đô thị loại 5) 02 đô thị,

13.060 ha Tổng hợp

12 1.2 Số lượng và diện tích khu dân cư nông thôn tập trung (gồm khu

dân cư hiện hữu có từ trước và khu dân cư được quy hoạch)

64 khu dân

cư, 625 ha Tổng hợp

13 1.3 Tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh 9.250

m3/ngày

Thu thập

14 1.4 Tổng lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn phát sinh 7.886

m3/ngày

Tổng hợp

15 1.5 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh 37 tấn/ngày Thu thập

16 1.6 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư nông thôn phát

sinh 55 tấn/ngày Tổng hợp

17 1.7 Số hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm 1.446 hộ Tổng hợp

2 Công nghiệp

18 2.3 Tổng số và diện tích cụm công nghiệp 3 cụm; 66ha Thu thập

19 2.12 Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp khác nằm ngoài khu công

nghiệp, cụm công nghiệp 119 cơ sở Thu thập

20 2.13 Tổng lượng nước thải công nghiệp phát sinh 15.000.000

m3/ngày

Thu thập

21 2.14 Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh 2.200

tấn/ngày Thu thập

3 Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, thủy điện

9

22 3.4 Tổng diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích do khai

thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, công trình thủy điện 132 ha Tổng hợp

23 3.5 Tổng diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bị mất do khai

thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, công trình thủy điện

4 Giao thông vận tải

24 4.4 Số lượng và tổng diện tích bến bãi, nhà ga, bến cảng Số lượng 08,

144 ha Thu thập

25 4.5

Tổng số các cơ sở kinh doanh và lượng xăng, dầu bán ra 25 cơ sở,

30.000

tấn/năm

Thu thập

5 Xây dựng

26 5.1 Số công trình hạ tầng đô thị đang thi công 11 công trình Thu thập

6 Thương mại dịch vụ, du lịch

27 6.1 Số lượng khách sạn 12 khách sạn Thu thập

28 6.2 Số lượng phòng lưu trú 900 phòng Thu thập

29 6.3 Số lượng nhà hàng được cấp phép kinh doanh và lượt khách 25 nhà hàng Tổng hợp

30 6.4 Số lượng khu thương mại, dịch vụ tập trung Số lượng 01 Thu thập

31 6.5 Số lượng chợ dân sinh Số lượng 09 Tổng hợp

32 6.6 Số lượng, diện tích khu vui chơi giải trí công cộng Số lượng 06 Thu thập

7 Y tế

33 7.1 Tổng số các cơ sở y tế 13 cơ sở Thu thập

34 7.2 Tổng số giường bệnh 240 giường Thu thập

35 7.3 Tổng lượng nước thải y tế 100 m3/ngày Thu thập

36 7.4 Tổng lượng chất thải rắn y tế thông thường 0,3 tấn/ngày Thu thập

37 7.5 Tổng lượng chất thải y tế nguy hại 0,2 tấn/ngày Thu thập

8 Nông nghiệp

38 8.1 Tổng diện tích đất trồng trọt 14.271 ha Tổng hợp

39 8.2 Tổng sản lượng lương thực 30.000 tấn Tổng hợp

40 8.3 Tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng 350 tấn Tổng hợp

41 8.4 Tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng 350 tấn Tổng hợp

42 8.5 Tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp thải bỏ (rơm, rạ, tro, trấu,

vỏ, củ, quả…)

140.000

tấn Tổng hợp

43 8.6 Số cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô tập trung 0 Tổng hợp

44 8.7 Số cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô tập trung 0 Tổng hợp

45 8.8 Tổng số gia súc của hộ gia đình 17 nghìn con Tổng hợp

46 8.9 Tổng số gia cầm của hộ gia đình 44 nghìn con Tổng hợp

47 8.10 Tổng diện tích đồng cỏ chăn nuôi 200 ha Tổng hợp

48 8.11 Tổng lượng nước thải chăn nuôi phát sinh 30 m3/ngày Thu thập

49 8.12 Tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi phát sinh 0,7 tấn/ngày Thu thập

50 8.13 Tổng diện tích mặt nước, sản lượng nuôi trồng thủy sản 677 ha,

3.500 tấn Tổng hợp

51 8.14 Tổng lượng thuốc thú y sử dụng 0,15 tấn Thu thập

52 8.15 Tổng lượng thuốc thủy sản sử dụng 50 tấn Thu thập

53 8.16 Tổng lượng thức ăn thủy sản sử dụng 12.000 tấn Thu thập

9 Làng nghề

10

54 9.1 Tổng số làng nghề sản xuất, tái chế kim loại và tổng sản lượng

sản phẩm 0 Tổng hợp

55 9.2 Tổng số làng nghề sản xuất, tái chế nhựa và tổng sản lượng sản

phẩm 0 Tổng hợp

56 9.3 Tổng số làng nghề sản xuất, tái chế giấy và tổng sản lượng sản

phẩm 0 Tổng hợp

57 9.4 Tổng số làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm và tổng sản

lượng sản phẩm 0 Tổng hợp

58 9.5 Tổng số làng nghề sản xuất sản phẩm thuộc da và tổng sản

lượng sản phẩm 0 Tổng hợp

59 9.6 Tổng số làng nghề sản xuất dệt nhuộm và tổng sản lượng sản

phẩm 0 Tổng hợp

60 9.7 Tổng số làng nghề sản xuất đồ mỹ nghệ và tổng sản lượng sản

phẩm 0 Tổng hợp

61 9.8 Tổng số làng nghề sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng và tổng

sản lượng sản phẩm 0 Tổng hợp

62 9.9 Tổng số làng nghề khác và tổng sản lượng sản phẩm 0 Tổng hợp

63 9.10 Tổng lượng nước thải làng nghề phát sinh 0 Tổng hợp

64 9.11 Tổng lượng chất thải rắn làng nghề phát sinh 0 Tổng hợp

65 9.12 Tổng lượng chất thải nguy hại làng nghề phát sinh 0 Tổng hợp

10 Khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung

66 10.1 Số lượng khu xử lý, điểm, bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung 02 Tổng hợp

67 10.2 Tổng lượng chất thải rắn tiếp nhận trong các bãi chôn lấp. 85 tấn/ngày Thu thập

III Tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường

1 Ban hành văn bản định hướng, quy phạm pháp luật và các

văn bản khác

68 1.1 Số lượng nghị quyết, chỉ thị về bảo vệ môi trường do các cấp ủy

Đảng ban hành 0

Thu thập,

tổng hợp

69 1.2 Số lượng nghị quyết về bảo vệ môi trường do Hội đồng nhân

dân ban hành 0

Thu thập,

tổng hợp

70 1.3 Số lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án

về bảo vệ môi trường được ban hành 02

Thu thập,

tổng hợp

71 1.4 Số lượng quy chế, quy định về bảo vệ môi trường của Ủy ban

nhân dân được ban hành 0

Thu thập,

tổng hợp

72 1.6 Số lượng hương ước, quy ước, quy chế về bảo vệ môi trường

của cộng đồng được ban hành 01

Thu thập,

tổng hợp

2 Thực hiện cơ chế, công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về

bảo vệ môi trường

73 2.1

Số lượng dự án đầu tư được xác nhận kế hoạch bảo vệ môi

trường (cam kết bảo vệ môi trường, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn

bảo vệ môi trường trước đây)

Số lượng

128 Thu thập

74 2.2 Số lượng và tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được xác

nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản Số lượng 50 Thu thập

3 Kiểm soát, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường

3.1 Đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung

75 3.1.1 Số lượng và tỷ lệ đô thị (phân cấp từ 1 đến 5) có hệ thống xử lý 0 Thu thập

11

nước thải tập trung

76 3.1.2 Số lượng và tỷ lệ khu dân cư nông thôn có hệ thống xử lý nước

thải tập trung 0 Thu thập

77 3.1.3 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn môi

trường 0 Thu thập

78 3.1.4 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn được xử lý đạt

quy chuẩn môi trường 0 Thu thập

79 3.1.5 Tỷ lệ hộ gia đình đô thị phân loại rác thải tại nguồn 0 Thu thập

80 3.1.6 Tỷ lệ các khu vui chơi công cộng có phân loại rác thải tại nguồn 0 Thu thập

81 3.1.7 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn phân loại rác thải tại nguồn 0 Thu thập

82 3.1.8 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu 78 % Thu thập

83 3.1.9 Số lượng, tỷ lệ chợ dân sinh được thu gom chất thải rắn 91 % Tổng hợp

3.2 Công nghiệp

84 3.2.4 Tỷ lệ cụm công nghiệp có kết nối hạ tầng thu gom và xử lý nước

thải tập trung 0 Thu thập

85 3.2.5 Tỷ lệ cụm công nghiệp có khu tập kết chất thải rắn công nghiệp 0 Thu thập

3.4 Giao thông vận tải

86 3.4.3 Số lượng, tỷ lệ bến bãi, nhà ga, bến cảng được thu gom chất thải

rắn 100 % Thu thập

87 3.4.4 Số lượng và tỷ lệ bến bãi, nhà ga, bến cảng có hệ thống thu

gom, xử lý nước thải, nước chảy tràn 70 % Thu thập

3.6 Nông nghiệp

88 3.6.1 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung có hầm biogas 0 Thu thập

89 3.6.2 Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có hầm biogas 35% Thu thập

3.7 Làng nghề

90 3.7.1 Số lượng làng nghề được khuyến khích phát triển 0 Thu thập

91 3.7.2 Số lượng, tỷ lệ làng nghề có kết cấu hạ tầng đảm bảo thu gom,

phân loại, lưu giữ chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường 0 Thu thập

92 3.7.3 Số lượng, tỷ lệ làng nghề được phê duyệt phương án bảo vệ môi

trường 0 Thu thập

4 Quản lý chất thải

93 4.1 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom 95 % Thu thập

94 4.4 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom 85 % Thu thập

95 4.7 Số lượng, tỷ lệ phường/xã có đội, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân

tham gia thu gom rác thải 83 % Thu thập

96 4.18 Tổng lượng và tỷ lệ nước thải chăn nuôi được sử dụng sản xuất

biogas 35 % Thu thập

97 4.19 Tổng lượng và tỷ lệ nước thải chăn nuôi được xử lý đạt quy

chuẩn môi trường 35 % Thu thập

98 4.20 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn chăn nuôi được thu gom, sử dụng 90 % Thu thập

99 4.21 Số lượng, tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom, xử lý đạt quy

chuẩn môi trường 0 Tổng hợp

100 4.22 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn làng nghề được thu gom, xử lý đạt

quy chuẩn môi trường 0 Tổng hợp

101 4.23 Số lượng, tỷ lệ chất thải nguy hại làng nghề được thu gom xử lý

đạt quy chuẩn môi trường 0 Tổng hợp

12

102 4.28 Số lượng lò đốt chất thải y tế Số lượng 02 Thu thập

103 4.30 Số lượng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt 0 Thu thập

104 5 Khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường

105 5.1 Tổng số, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch 100 % Thu thập

106 5.2 Tổng số, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt

hợp vệ sinh 98 % Thu thập

107 5.3 Tổng diện tích, tỷ lệ diện tích cây xanh trong các đô thị, khu dân

cư 0,4 % Thu thập

108 5.5 Diện tích và tỷ lệ đất hoang mạc hóa được cải tạo, phục hồi 0 Tổng hợp

109 5.6 Số lượng, tỷ lệ ao, hồ, kênh, mương, sông trong các đô thị, khu

dân cư bị ô nhiễm được xử lý, cải tạo, phục hồi 0 Thu thập

6 Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học

110 6.1 Tổng diện tích, tỷ lệ rừng đặc dụng, phòng hộ trên diện tích đất

rừng

30.665 ha,

đạt 57,6% Thu thập

111 6.5 Số lượng, diện tích các vườn chim, sân chim, vườn sinh thái,

khu cảnh quan sinh thái được công nhận, bảo vệ 0 Tổng hợp

112 6.9 Diện tích rừng thay thế khi thực hiện dự án 0 Thu thập

113 6.12 Số cây di sản được vinh danh 0 Tổng hợp

114 6.13 Số giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm 0 Tổng hợp

IV Nguồn lực về bảo vệ môi trường

1 Nguồn nhân lực

115 1.1 Số tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường 02 Thu thập

116 1.3 Số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

16 Thu thập,

tổng hợp

117 1.4 Số lượt cán bộ được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ

bảo vệ môi trường 16 Thu thập

2 Nguồn tài chính

118 2.1 Tổng số, tỷ lệ kinh phí đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

cho bảo vệ môi trường

Triệu đồng,

%

Thu thập,

tổng hợp

119 2.2 Tổng số, tỷ lệ ngân sách nhà nước chi hoạt động sự nghiệp bảo

vệ môi trường

5.200

triệu đồng Thu thập

120 2.13 Tổng kinh phí đầu tư thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 2.600

triệu đồng Thu thập

121 2.16 Tổng kinh phí chi cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng

cao nhận thức về bảo vệ môi trường

210

triệu đồng Thu thập

13

Bảng 2. Các chỉ tiêu về môi trường cấp huyện chi tiết

(kèm theo Báo cáo số 26 /BC-UBND ngày 10 /02/2020 của UBND huyện Tuy Phong)

STT Chỉ số Kết quả thực hiện 2019

1.

Tỷ lệ đô thị (loại IV trở lên) có

hệ thống xử lý nước thải

tập trung

Số lượng đô thị loại IV trở lên

có hệ thống xử lý nước thải tập

trung: 0 (đô thị)

Tổng số đô thị loại IV

trở lên: 1 (đô thị)

Kết quả

0 %

2.

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị

(loại IV trở lên) được xử lý

đạt quy chuẩn môi trường

Khối lượng nước thải sinh hoạt

đô thị loại IV trở lên được xử lý

đạt quy chuẩn môi trường:

800.000 (m3/năm)

Khối lượng nước thải

sinh hoạt đô thị loại IV

trở lên phát sinh

1.626.0000 (m3/năm)

Kết quả

49 %

3.

Số lượng, tỷ lệ hộ gia đình nông

thôn có công trình vệ sinh đạt

yêu cầu

Số lượng hộ gia đình nông thôn

có công trình vệ sinh đạt yêu

cầu: 13.737 (hộ)

Số lượng hộ gia đình

nông thôn: 17.676 (hộ)

Kết quả

77,7 (%)

4.

Tỷ lệ các khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu công

nghệ cao có hệ thống xử lý nước

thải tập trung

Số lượng các khu công nghiệp,

khu chế xuất, khu công nghệ

cao có hệ thống xử lý nước thải

tập trung: 0 (khu)

Số lượng các khu công

nghiệp, khu chế xuất,

khu công nghệ cao: 1

(khu)

Kết quả

0 (%) (chỉ có

1 khu công

nghiệp nhưng

chưa hoạt

động)

5.

Tỷ lệ các khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu công

nghệ cao có hệ thống quan trắc

nước thải tự động, liên tục

Số lượng các khu công nghiệp,

khu chế xuất, khu công nghệ

cao có hệ thống quan trắc nước

thải tự động, liên tục: 0 (khu)

Số lượng các khu công

nghiệp, khu chế xuất,

khu công nghệ cao: 1

(khu)

Kết quả

0 (%)

6.

Số lượng các trạm quan trắc tự

động, liên tục chất lượng môi

trường không khí xung quanh

Ghi số lượng các trạm quan trắc

tự động, liên tục chất lượng môi

trường không khí xung quanh

(trạm)

- -

7.

Tỷ lệ cụm công nghiệp có kết

nối hạ tầng thu gom và xử lý

nước thải tập trung

Số lượng cụm công nghiệp có

kết nối hạ tầng thu gom và xử lý

nước thải tập trung: 1 (cụm)

Số lượng cụm công

nghiệp: 3 (khu)

Kết quả

33,3 (%)

8. Tỷ lệ các cơ sở y tế có hệ thống

xử lý nước thải y tế

Số lượng các cơ sở y tế (gồm

phòng khám đa khoa, trung

tâm y tế, bệnh viện) có hệ thống

xử lý nước thải y tế: 2 (cơ sở)

Số lượng các cơ sở y

tế, bao gồm phòng

khám đa khoa,

trung tâm y tế, bệnh

viện: 02 (cơ sở)

Kết quả

100 (%)

9. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn

hợp vệ sinh

Số lượng bãi chôn lấp chất thải

rắn hợp vệ sinh theo quy hoạch

đang hoạt động: 1 (bãi)

Số lượng bãi chôn lấp

chất thải rắn theo

quy hoạch đang hoạt

động: 2 (bãi)

Kết quả

50 (%)

10.

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng hoàn thành

biện pháp xử lý triệt để

Số lượng cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng đã hoàn

thành biện pháp xử lý triệt để:

0 (cơ sở)

Số lượng cơ sở gây ô

nhiễm môi trường

nghiêm trọng: 0 (cơ sở)

11. Số lượng khu vực ô nhiễm môi

trường tồn lưu được xử lý

Số lượng khu vực ô nhiễm môi

trường tồn lưu được xử lý:

0 (khu)

Số lượng khu vực ô

nhiễm môi trường tồn

lưu: 0 (khu)

14

12.

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô

thị được xử lý, chôn lấp hợp

vệ sinh

Khối lượng chất thải

rắn sinh hoạt đô thị được xử lý,

chôn lấp hợp vệ sinh:

13.505 (tấn/năm)

Khối lượng chất thải

rắn sinh hoạt đô thị

phát sinh:

14.180 (tấn/năm)

Kết quả

95,2 (%)

13.

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt

nông thôn được xử lý, chôn lấp

hợp vệ sinh

Khối lượng chất thải

rắn sinh hoạt nông thôn được xử

lý, chôn lấp hợp vệ sinh: 20.075 (tấn/năm)

Khối lượng chất thải

rắn sinh hoạt nông thôn

phát sinh:

29.200 (tấn/năm)

Kết quả

69 (%)

14. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử

lý đạt quy chuẩn môi trường

14a: Ghi khối lượng chất

thải nguy hại được xử lý

đạt quy chuẩn môi trường: 150 (tấn/năm)

Khối lượng chất

thải nguy hại phát sinh:

170 (tấn)

Kết quả

88 (%)

15. Số lượng cơ sở xử lý chất

thải nguy hại

Ghi số lượng cơ sở xử lý chất

thải nguy hại được cơ quan có

thẩm quyền cấp phép: 0 (Cơ sở)

- -

16. Tỷ lệ dân số đô thị

được cung cấp nước sạch

Tổng hộ dân đô thị

được cung cấp nước sạch:

13.573 (hộ)

Tổng hộ dân đô thị:

15.794 (hộ)

Kết quả

97,3 (%)

17.

Tỷ lệ dân số nông thôn

được cung cấp nước sinh hoạt

hợp vệ sinh

Tổng hộ dân nông thôn

được cung cấp nước sinh hoạt

hợp vệ sinh: 18.135 (hộ)

Tổng hộ dân nông

thôn: 18.636 (hộ)

Kết quả

97,3 (%)

18. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có

công trình vệ sinh đạt yêu cầu

Tổng số hộ gia đình nông thôn

có công trình vệ sinh đạt yêu

cầu: 13.958 (hộ)

Tổng số hộ gia đình

nông thôn: 18.636

(hộ)

Kết quả

74,9 (%)

19. Số lượng và diện tích

các khu bảo tồn thiên nhiên

Ghi số lượng các khu bảo tồn

thiên nhiên: 01 (khu)

Ghi tổng diện tích

các khu bảo tồn thiên

nhiên: 12.500 (ha)

-

20. Số loài nguy cấp, quý, hiếm

được ưu tiên bảo vệ

Ghi số loài nguy cấp, quý, hiếm

được ưu tiên bảo vệ (loài) - -

21.

Tỷ lệ cán bộ trên 1 triệu dân làm

công tác quản lý nhà nước về

bảo vệ môi trường

Số lượng cán bộ làm công tác

quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường: 16 (người)

Tổng số dân: 0,14 (triệu người)

Kết quả

0,01 (%)

22.

Tỷ lệ ngân sách nhà

nước chi hoạt động sự nghiệp

bảo vệ môi trường

Tổng số chi ngân sách nhà

nước cho hoạt động sự nghiệp

bảo vệ môi trường: 8 (tỷ đồng)

Tổng số chi ngân sách

nhà nước: 269

(tỷ đồng)

Kết quả

2,97 (%)