41

Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 1/41

Page 2: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 2/41

 

Page 3: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 3/41

15/03/2012

Huế Bình Dân

05

18

24

05. Vì sao gọi Huế.06. 200 năm Cấm thành.07. Cửu đỉnh - Bảo vật Quốc gia.10. Vết xưa Cần Chánh Điện.12. Màu ngói xưa.14. 100 cây ngô đồng.16. Hổ Quyền - Nơi Voi Hổ tranh đấu.

18. Phận Thái giám ở Hậu cung.20. Hậu cung... rắc rối!21. Bản lĩnh vua Minh Mạng.22. Ẩm thực cung đình - Tinh hoa ẩm

 thực Huế.

Trầm mặc cung đình

10

 Đời sống Hoàng Cung

24. Mưa Huế.25. Mùa nước Bạc27. Phượng vĩ bên thành cổ.

Không gian Huế 28

28. Độc đáo nhà vườn.

29. Những ngôi nhà tạ trong kiến trúc Huế.30. Lăng tẩm các vua triều Nguyễn.31. Tìm về Thôn Vĩ.

32

32. Chè heo quay bột lọc.33. Bánh canh Nam Phổ.34. Nhớ thương Bánh Huế.35. Cơm Hến - vị dân dã xứ Huế.36. Bún bò Huế - tinh túy ẩm thực bình dân

   Ẩm thực bình dân

38Phỏng vấn nhà báo Trần Trọng Thức

Page 4: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 4/4104

Tạp chí 

rưởng nhóm biên tậpBất Hối Mục Đồng

[email protected]

Phó nhóm biên tậpLưu Thanh Nguyên

Biên tập nội dung Thanh Nguyên, Khắc Huy

Tuấn Đặng

rình bàyPhan Khắc Huy

Phụ trách kỹ thuật chung 

Nguyễn Minh Vũ[email protected]

Phụ trách bạn đọc Minh Quân

[email protected]

Tư từ góp ý xin gửi về:[email protected]

Bạn muốn tham gia thực hiệntạp chí? Hãy liên lạc với chúng 

tôi qua Email:[email protected] hoặc

 [email protected]

 Ảnh bìaKhắc Huy

Bản quyền © 2012 - lophocvuive.com

Tặng em.

  Mỗi lần nghĩ đến Huế, tôi không biết rằng mình đang vềvới Huế hay Huế đang về trong tôi.

Người ta thường nhớ Huế với nguồn tình cảm miênman, sụt sùi và sướt mướt, nhưng Huế riêng tôi vừa là nơi điđể mà nhớ, vừa là di lụy trong suốt cả một đời. Khi tôi đi giữaHuế thì chơi vơi như đang lạc giữa quê người; khi tôi đi giữaxứ người lại ngỡ ngàng như đang xăm xăm bước vô ThànhNội. Khi tôi cố quên Huế thì Huế lại hiển hiện trong tôi, dịudàng như một bà mẹ hiền và bâng khuâng như người tình cũcười ngậm ngùi vì chợt nhớ về dĩ vãng. Khi tôi nhớ Huế thì Huế chỉ còn là một bóng dáng êm đềm mất hút rất xa xăm.

Nếu không em, có lẽ suốt đời tôi sẽ không biết rõ Huế đã về trong tôi tự bao giờ, một cách âm thầm mà tự nhiên vàmãnh liệt. Không có em, tôi sẽ không bao giờ Về Huế. Dù tôicó ở tận Sài Gòn thì cũng mới chỉ là Ra Huế. Có ra Hà Nội thì rồicũng Vô Huế. Và, có xuống tận biển Thuận An thì cũng sẽ LênHuế mà thôi. Còn với người khách lạ viễn phương thì cũng chỉTới Huế là cùng.

Huế dạy cho tôi dám nhìn thẳng nhưng đừng nhìn aikhi sa cơ thất thế cho đến khi vươn lên trong cô đơn và tự đứng vững trên đôi chân cứng cáp của chính mình.

Huế ơi! Huế khó khăn như một bà già trầu. Huế thíchnghe chuyện Đi Chùa Hương của thiên hạ, nhưng lại khôngthích con gái của mình mới 15 tuổi đã “lưng đeo giải yếmđào, quần lĩnh áo the mới...” như cô bé đi chùa Hương trongTruyện Ngày Xưa của Nguyễn Nhược Pháp. Huế cũng khó khănnhư một ông già nệ cổ, thích con mình thà đậu tú tài mà vềlàm thuê còn hơn là lên hàng phú ông mà đánh vần xuôi chưađược, vần ngược chưa xong.

Huế đối với những người yêu Huế cũng giống như Việt

Nam đối với những người con Việt Nam. Đất nước, quê hươngkhông phải chỉ là hoàng thành, là lăng tẩm, là thái miếu, là núirừng hay danh lam thắng cảnh. Đất nước trước hết là mẹ giàngồi chờ con trên bộ phản kê bên khung cửa của căn nhà láđơn sơ. Tổ quốc là người cha già lưng còng tóc bạc ngồi trôngcon mòn mỏi từng giờ. Tôi có niềm thâm tín rằng, nhữngngười nói yêu tổ quốc mà không yêu cha mẹ, chẳng lưu luyếnvới hàng tre, phố chợ, cổng làng thường là những người mắcbệnh ngụy tín. Họ không có được niềm hạnh phúc vô biênvà trẻ thơ được ngủ say trong tiếng ru “à, ơi” của mẹ; hay đã

quên đi giọt sữa đầu đời như quên đi phải có một ngọn tháctrên nguồn cho dòng sông quê hương lớn dậy.  Huế đối với tôi là mẹ quê của tôi. Huế là người tình của tôi.

Lưu Thanh Nguyên.

Huế của tôi

Page 5: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 5/4105

Trầm mặc cung đình

Hiện nguồn gốc tên gọi này được một số nhà “Nghiên cứu Huế” kiến giải như sau:

Học giả Tái Văn Kiểm kiến giải: “Căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thìcó thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từchữ Hóa trong địa danh Tuận Hóa. Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, theo ông,có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc - công thần của nhàĐinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Tị Hoa, chánh cungcủa vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Tiệu rị- vì Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóaphải đổi thành Huế. “

Kiến giải của Cadière: “Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hoá. Huế đãbắt dầu có từ thời Huế-Kim Long với cái tên là Hóa.”

BS. Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả củaừ Điển Nguồn Gốc iếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: “Huế đã cótên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dínhgì đến Hóa của châu Hóa hay Tuận Hóa.”

Nghiêm Đức Tảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn “Tậpgiới cô hồn quốc ngữ văn” của Lê Tánh ông. Ông kết luận: “phải nói địa danh Huế cótrước khi vua Lê Tánh ông ghé đến, ít ra là trước năm 1497.”

Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: “Một địa phương Việt Nam thường có hai tên,một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. rong trường hợpnhư thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu NhàNguyễn. Quốc ngữ thời A. de Rhodes là loại quốc ngữ chưa định hình...Sự hiện hữu củahai âm “hóa”, “huế” về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (tùy theo cáchgọi của dân chúng). Những cái tên Kehue hay Kehoá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dướinhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (ây phương), cho đến

khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ 18, theo cách của Pháp là Hué.”

Vì sao gọi “Huế” ?Nguồn: Wikipedia

Page 6: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 6/4106

Trầm mặc cung đình

ử Cấm thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia triều Nguyễn.

ử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Tái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3(1804) gọi là Cung thành và các vua triều Nguyễn xây dựng thêm. Đến năm MinhMạng thứ 3 (1822), vua đổi tên là ử Cấm thành, nghĩa là thành cấm màu tía. Teonghĩa hán tự, chữ ử có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: ử Vi Viên ở trêntrời là nơi ở của rời, Vua là con rời nên nơi ở của Vua cũng gọi là ử, Cấm Tànhlà khu thành cấm dân thường ra vào. rong ử Cấm thành có khoảng 50 công trìnhkiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau được phân chia làm nhiều khu vực, tổng sốcông trình đó biến động qua các thời kỳ lịch sử.

Không gian kiến trúc Hoàng thành và ử Cấm thành có mối liên quan chặt chẽ với

nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng. ử Cấmthành nằm trong lòng Hoàng thành, cả hai vòng thành này với một hệ thống cungđiện ở bên trong thường được gọi chung là Hoàng cung hay Đại Nội.

Xét về bình diện, ử Cấm thành là một hình chữ nhật có cạnh là 324 x 290,68m; chu vi là 1.229,36m; thành cao 3,72m; dày 0,72m xây hoàn toàn bằng gạch vồ.

Bên trong ử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với qui mô lớnnhỏ khác nhau, phân chia làm nhiều khu vực. Đại Cung môn là cửa chính vào ửCấm thành được xây vào năm 1833.

ử Cấm thành có 7 cửa: nam là Đại cung (Đại Cung môn) kết cấu hoàn toàn bằnggỗ, lợp ngói hoàng lưu ly; đông là của Hưng Khánh và cửa Đông An, về sau lấp cửaĐông An, mở thêm cửa Duyệt Tị ở phía đông Duyệt Tị Đường, ở mặt này cũngmở thêm cửa Cấm Uyển nhưng rồi lại lấp; tây là cửa Gia ường và ây An; bắc làcửa ường Loan và Nghi Phụng (trước năm 1821 mang tên ường Lân), dưới thờiBảo Đại, sau khi xây lầu Ngự iền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng.

LHVV tổng hợp

Page 7: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 7/4107

Trầm mặc cung đình

Cửu ĐỉnhBảo vật Quốc gia

rong kho tàng văn hóa vật thể của cố đô Huế, Cửu đỉnh là mộttrong những công trình nghệthuật đặc sắc nhất, một tượng đài

 văn hóa Việt.

Ai đã từng tham quan Đại nộiHuế, đến trước sân Hiển Lâm Cácđối diện với Tế Miếu (nơi thờcác vua triều Nguyễn) đều không

khỏi ngỡ ngàng, thán phục trước 9chiếc đỉnh đồng đồ sộ, uy nghi nhưchứng nhân của lịch sử của một vương triều tồn tại 143 năm.

 Về Cửu đỉnh

Teo sách “Đại Nam thực lụcchính biên”, bộ Cửu đỉnh được

  vua Minh Mạng cho khởi đúc vào tháng 12/1835 và hoàn thànhtháng 6/1837, do những nghệ nhânPhường đúc Huế thực hiện. ất cả9 đỉnh đều có hình dáng chunggiống nhau, thân bầu tròn, cổthắt, miệng loe, trên miệng có haiquai, dưới có ba chân. Nhưng kíchthước và khối lượng (khối lượngcác đỉnh được ghi rõ bên trái cổ

đỉnh) lại không giống nhau, đỉnhcao nhất (Cao đỉnh) 2,5m, nặng2.061 kg; đỉnh thấp nhất (Huyềnđỉnh) 2,3m; nặng 1.935 kg.

Bộ Cửu đỉnh biểu trưng cho sựthống nhất, sự giàu đẹp của giangsơn cẩm tú, thể hiện ước mơ triềuNguyễn sẽ được bền vững, trường

tồn. Bộ đỉnh được vua Minh Mạngđặt tên bằng chữ Hán, trong đóbảy đỉnh mang thụy hiệu của bảy  vua triều Nguyễn (tức tên thụy của vua sau khi băng hà).

LHVV tổng hợp

Page 8: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 8/4108

Trầm mặc cung đình

Cửu Đỉnh - Bảo vật Quốc gia

Cửu đỉnh bao gồm:

- Cao đỉnh (vĩ đại): tiêu biểu choTế tổ Cao hoàng đế, vị vua đầu

tiên của triều Nguyễn, niên hiệucủa vua Gia Long 1802-1820.

- Nhân đỉnh (nhân ái): tiêu biểucho Tánh tổ Nhân hoàng đế,niên hiệu của vua Minh Mạng1820-1840.

- Chương đỉnh (ánh sáng): tiêubiểu cho Hiến tổ Chương hoàng

đế, niên hiệu của vua Tiệu rị1840-1847.

- Anh đỉnh (hiển đạt): tiêu biểucho Dực tông Anh hoàng đế,niên hiệu của vua ự Đức 1847-1883.

- Nghị đỉnh (cương quyết): tiêubiểu cho Giản tông Nghị hoàng

đế, niên hiệu của vua Kiến Phúc1883-1884.

- Tuần đỉnh (tinh khiết): tiêubiểu cho Cảnh tông Tuần

hoàng đế, niên hiệu của vuaĐồng Khánh 1885-1888.

- uyên đỉnh (sáng tỏ): tiêu biểu

cho Hoằng tông uyên hoàngđế niên hiệu của vua Khải Định1916-1925.

- Dụ đỉnh (phong phú) vàHuyền đỉnh (sâu xa) khôngtiêu biểu cho vị vua nào. riềuNguyễn còn sáu vị vua khác:Dục Đức (lên ngôi ba ngày năm1883), Hiệp Hòa (lên ngôi bốn

tháng năm 1883), Hàm Nghi(1884-1885), Tành Tái (1889-1907), Duy ân (1907-1916) vàBảo Đại (1925-1945).

ất cả chín đỉnh đều có dángchung giống nhau, bầu tròn, cổthắt, miệng loe, trên miệng cóhai quai, dưới có bầu ba chân. Ởphần cổ đỉnh, bên phải ghi năm

đúc Minh Mạng thập lục niên ẤtMùi (1835), bên trái ghi trọnglượng từng đỉnh.

Quanh hông mỗi đỉnh đều chạm

trổ 17 cảnh vật mô tả phongcảnh sông núi, địa danh, các sản

 vật (động, thực vật), vũ khí, xe,thuyền, các hiện tượng tự nhiên...tập hợp thành một bức tranhtoàn cảnh đất nước Việt Namthống nhất thời nhà Nguyễn.ổng cộng có 153 cảnh vật đượcchạm nổi trên Cửu đỉnh.

Về mặt kỹ thuật, Cửu đỉnh Huế được coi là những tuyệt tác củanghề đúc đồng triều Nguyễn, cógiá trị cao về mặt lịch sử và vănhóa của dân tộc Việt Nam, chứađựng những nội dung tư tưởngcủa một thời đại, tâm tư và ý nguyện của con người về vũ trụ,thiên nhiên và đất nước. Cửuđỉnh góp phần tô điểm thêmcho thành phố Huế nét trangnghiêm và cổ kính.

9 loài hoa trên Cửu đỉnh

Tử vi hoa (Cao đỉnh)

Đây là loài hoa của cây ử vi,thuộc họ ử vi (Lythraceae).Hoa to 3-4cm, màu hồng tươi,hồng tím hoặc trắng, mọc thành

chùm dài 10-20cm, sáu cánhhoa rời nhau, phiến quăn và uốnlượn ở mép. Hương thơm dịu,nhẹ, hoa thường nở vào mùaTu. Ở phương ây, hoa ử vi cótên là Little Chief Mixed và đượccoi là một loại kỳ hoa dị thảo.

Liên hoa (Nhân đỉnh)

Liên hoa tức hoa của cây Sen,còn gọi là Hà hoa, Tủy chi hoa,ịnh khách hoa, Lục nguyệtxuân, Bó bua (Tái), Ngậu (ày).Hoa Sen được người Việt Nam

LHVV tổng hợp

ranh vẽ Cửu đỉnh và Tế miếu trong tận san Những người bạn Cố đô Huế năm 1914

Page 9: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 9/41

Trầm mặc cung đình

09

Cửu Đỉnh - Bảo vật Quốc gia

yêu quý vì nó biểu trưng cho sựthanh khiết, cao quý, tượng trưngcho khí tiết của người quân tử(liên hoa chi quân tử). Hình ảnhhoa Sen được chạm khắc trênnhiều công trình xây dựng, đình,chùa... được vẽ trên những bứctranh, được ca ngợi trong nhữngáng thơ văn tuyệt tác đã nói lêngiá trị văn hóa của hoa Sen.

 Mạt ly hoa (Chương đỉnh)

Mạt ly hoa tức hoa Nhài, còn gọilà Mạt lợi, Mạt lệ, Mộc lệ hoa...Loài hoa này có nguồn gốc ở ẤnĐộ, được trồng ở nhiều nơi củachâu Á để làm cảnh, lấy hoa ướptrà và làm thuốc. Hoa nở màutrắng, thơm ngát, có loại đơn, cóloại kép. Vì mùi thơm đậm củahoa (nhất là lúc đêm khuya) nênmột số văn nhân thi sĩ ví loài hoanày với kỹ nữ.

 Mai khôi hoa (Anh đỉnh)

Mai khôi hoa tức hoa Hồng, còngọi là Tích mai hoa, Bút đầuhoa, Nguyệt quy hoa... Ở ViệtNam có nhiều giống hồng như

hồng trắng, hồng đỏ, hồng phấn,hồng nhung (đỏ thẫm), hồng vàng, hồng cam... Hoa Hồng códáng đẹp mỹ miều, hương thơmdịu, được người phương Đôngquý chuộng vì nó là biểu tượngcủa sự hoàn mỹ, thanh cao, sựthành đạt, vinh hiển, quyền quý.

Hải đường hoa (Nghị đỉnh)

Hoa Hải đường là một loài hoa códáng đẹp, cánh hoa cân đối, cứngcáp, màu đỏ hồng tươi thắm. HoaHải đường nở từ cuối Đông đến

cuối Xuân, bất chấp các khí lạnhbuốt của mùa Đông, cương quyếtđứng vững trước những cơn giórét để dâng tặng cho đời nét đẹp

hài hòa, tươi thắm và đầy cươngnghị của mình.

Quỳ hoa (Tuần đỉnh)

Hoa quỳ tức hoa Hướng dương,còn gọi là Hướng nhật quỳ hoa,Vọng nhật quỳ hoa, Nghinhdương hoa, Tái dương hoa, hoaMặt trời... Hoa Hướng dương

có nguồn gốc ở rung Mỹ, đượctrồng nhiều ở châu Âu vào thế kỷ 16 để lấy hạt làm dầu. Đây là mộtloài hoa vừa đẹp vừa có giá trịthiết thực cho đời sống.

rân châu hoa (uyên đỉnh)

rân châu hoa tức hoa Sói, còngọi là Kim tác lan. Hoa Sói là

hoa kép (gié) ở ngọn, màu xanhhay vàng xanh. Do trái cây sóicó hình tròn, nhỏ, màu đẹp nhưhạt ngọc nên người xưa gọi làrân châu.

Tuấn hoa (Dụ đỉnh)

Tuấn hoa tức hoa Dâm bụt, còngọi là Râm bụt, Bông bụt, Bông

cẩn, Bông bụp, Đăng uyển hoa,Phiên ly hoa, riêu khai mộ lạchoa (sáng nở, chiều rụng), Mộccẩn hoa. Có nguồn gốc ở vùngĐịa rung Hải, được trồng làmcảnh, làm hàng rào (phiên ly), lấy hoa, lá, rễ cây để làm thuốc. HoaDâm bụt to, có năm cánh, màuhồng, đỏ, đỏ thẫm, hồng nhạt...tươi thắm, rực rỡ, thanh tú.

Ngọc lan hoa (Huyền đỉnh)

Hoa Ngọc lan là một loại hoa màutrắng, hương thơm ngát, thườngnở rộ vào mùa Hè. Cây Ngọc lancòn gọi là Ngọc lan hoa trắng,Bạch ngọc lan, Bạch lan hoa, Bạchlan... Do dáng hoa đẹp, thanh nhã,trắng tinh khiết nên Ngọc lan

thường được trồng làm cảnh trong vườn để thưởng thức hương hoa.Hoa Ngọc lan còn được dùng để bày tỏ lòng thành kính sâu xa khidâng cúng lên rời Phật, tổ tiên.

LHVV tổng hợp

 Mai Khôi Hoa chạm trên Anh Đỉnh

Page 10: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 10/4110

Trầm mặc cung đình

  Vết xưa 

Cần Chánh Điện Cần Chánh là ngôi điện dùng làm nơi thường triềucủa vua Nguyễn. Điện được xây dựng năm Gia Long thứ

3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Đây vốn là ngôiđiện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong ử Cấm Tành.

Về tổng thể, Điện Cần Chánh được bố trí trên trục chính(đường “Dũng đạo”) của Đại Nội - nằm giữa điện Tái Hoà

(nơi thiết triều chính) và điện Càn Tành (nơi ở của vua).rước Điện Cần Chánh có “Sân bái mạng”, là nơi tập hợp văn võ bá quan khi chầu vua, dâng biểu. Điện cùng với nhàtả vu, hữu vu (phục vụ việc chuẩn bị nghi lễ và chiêu đãikhách) họp thành bố cục kiến trúc hình chữ môn. Điệnđặt trên một nền đài cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch vồ và đáthanh. Diện tích mặt nền gần 1000m2. Chính điện 5 gian,2 chái kép, tiền điện 7 gian, 2 chái đơn, hai bên đông tây có4 hồi lang nối qua điện Văn Minh, Võ Hiển và qua ả Vu,Hữu Vu. oàn bộ bộ khung gỗ gồm 80 chiếc cột bằng gỗlim. Phần lớn kết cấu bộ khung bên trên đều được chạmtrổ trang trí rất tinh xảo, công phu.

Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào cácngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng. Ngoài rađiện còn là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan trọng,nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ.rong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bêntreo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và

bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính. ĐiệnCần Chánh còn là nơi trưng bày nhiều báu vật của triềuNguyễn như các đồ sứ quý hiếm của rung Hoa, các hòmtượng ấn vàng, ấn ngọc của triều đại...

Vạc đồng nặng 1552 kg đặt trước điện CầnChánh, đúc năm 1662.

 Ảnh trên: Bức tường phía sau còn sót lại củaĐiện Cần Chánh sau khi bị cháy năm 1947 

LHVV tổng hợp

Page 11: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 11/4111

Trầm mặc cung đình

Những bức ảnh xưa của 

Cần Chánh Điện LHVV sưu tầm

 Nội thất bên trong 

Bá quan lạy khi vào tới điện Cần Chánh

Page 12: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 12/4112

Trầm mặc cung đình

M  à u n      g  ó  i 

Ngọ Môn năm cửa, chín lầu, Một lầu vàng, tám lầu xanh,Ba cửa thẳng, hai cửa quanh,

Sinh em ra phận gái, hỏi chốn KinhThành làm chi?

 Câu ca dao “gói ghém” từ nỗi niềm của “phậngái” ở cố đô xưa: “Làm thân con gái, chớ nênbén mảng đến chốn thành quách, cung điệnlàm chi?” cho đến việc khái quát Ngọ Môn,một biểu tượng cho quyền lực của triều đìnhnhà Nguyễn ở Huế. Ở đây có thấy một điềulạ : tại sao cùng một tòa Ngũ Phụng Lâu lạiđược lợp hai màu ngói xanh vàng khác nhau?

Teo quy định của triều Nguyễn, tất cả cácngôi điện chính, tọa lạc trên trục dũng đạocủa Hoàng Tành và ử Cấm Tành (nhưTái Hòa Điện, Cần Chánh Điện, Càn TànhĐiện...) hay trên trục thần đạo của các lăngtẩm; hoặc các công trình nằm ở các khu vựckhác nhưng dành cho nhà vua sử dụng hay dùng để thờ cúng các vua chúa nhà Nguyễn(như riệu Miếu, Tái Miếu, Hưng Miếu, Tế Miếu, Phụng iên Điện... thì mái được lợpngói hoàng lưu ly (ngói tráng men vàng). Còncác công trình kiến trúc nằm hai bên dũng đạo/ thần đạo; các công trình dành cho hoàng gia,quan lại sử dụng (như rường Sanh Cung, ảVu, Hữu Vu, hệ thống trường lang...) thì mái

chỉ được lợp ngói thanh lưu ly (ngói tráng menxanh). Teo Đại Nam Tực Lục chính biên đệ nhất, kỷ triều Gia Long thì tháng 12 năm 1810, nhà vua

đã cho mời một số chuyên gia làm gạch ngóitừ rung Quốc đến Huế. Sách có đoạn: Saibang trưởng Quảng Đông là Hà Đạt Hoà thuê3 người thợ làm ngói ở Quảng Đông, khiếnnung ngói lưu ly các sắc xanh, vàng, lục ở KhốTượng để công tượng học chế đúng theo nhưkiểu, xong rồi hậu thưởng cho về. Được sựchỉ đạo, hướng dẫn của các thợ người Hoa ấy,những người thợ Việt Nam đã tiếp thu kỹ thuậtmột cách nhanh chóng.

Ngói lưu ly được sản xuất tại Khố Tượng(ngày nay là Long Tọ) liên tiếp trong 75 năm(1810-1885), dưới 8 thời vua từ Gia Longđến Hàm Nghi, đã phải dừng lại do biến cố“thất thủ kinh đô” gây ra. Vào năm 1885, khi

 vua Hàm Nghi xuất bôn, quân đội bị giải tán,những biến cố chính trị khiến cho các đội thợsành sứ trở về quê quán của họ, một số người

đã thiết lập một số lò nhỏ ở Quy Nhơn, TanhHóa để sản xuất một vài vật dụng đơn sơ. rậnbão năm Tìn (1904) cũng đã làm cho cơ sởsản xuất ngói lưu ly ở Long Tọ bị sụp đổ vàsuốt 25 năm sau đó nghệ thuật sành sứ đã đàothoát khỏi vùng Long Tọ.

   x    ư    a   

Thanh Nguyên

Page 13: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 13/41

Trầm mặc cung đình

13

  M  à  un    g  ó i x  ư a  

Ngói lợp trong các cung điện ở Huế do lò LongTọ sản xuất gồm có hai loại: ngói mộc vàngói tráng men.Ở đây ta chỉ lạm bàn đến ngóitráng men hay cụ thể hơn là ba loại: thanh lưuly, hoàng lưu ly, bích lưu ly.

Hai màu xanh và vàng (thanh lưu ly và hoànglưu ly) vẫn là hai màu được sử dụng cho ngóitráng men. Như đã đề cập phần ở trên, cáccung điện chính, dành cho nhà vua thì đượclợp ngói hoàng lưu ly, còn các công trình phụ,công trình dành cho quan lại và hoàng gia thìdùng ngói thanh lưu ly. Nhưng từ triều vuaTành Tái (1889 - 1907) trở đi, do kinh phíeo hẹp, nên khi tu bổ một số công trình, dù là

chính điện như Long An Điện (thờ vua Tiệurị), Tế Miếu (thờ các vị vua nhà Nguyễn),thậm chí cả Tái Hòa Điện, triều đình buộcphải dùng ngói mộc, thay cho ngói tráng men.Sang triều Khải Định (1916 - 1925), do lò LongTọ tạm ngưng hoạt động vì các biến cố xảy ra trước đó, ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly không còn được sản xuất, nên khi xây dựngứng Lăng, sơn phần của nhà vua sau này, vua

Khải Định đã mua ngói ardoise (màu đen) từPháp về để lợp các công trình kiến trúc như BiĐình và Tiên Định Cung.

Chữ thanh lưu ly được ghi trong sử sách nhàNguyễn và được các nhà nghiên cứu và bảotồn di tích ở Huế dùng để gọi những thứ gạch

ngói tráng men màu xanh lá cây. uy nhiên,năm 2005, từ một nghiên cứu tại Tiên Đànở Bắc Kinh, nơi tế trời của các vị hoàng đế hai triều Minh - Tanh của rung Quốc, đượcbiết ngói thanh lưu ly hóa ra không phải là

ngói tráng men lục. Ở Tiên Đàn Bắc Kinh,gạch và ngói thanh lưu ly đều có màu xanh datrời. Khi người hướng dẫn giải thích: “ất cảcác công trình chính của Tiên Đàn Bắc Kinhđều lợp ngói thanh lưu ly, tức là ngói màuxanh da trời, còn loại ngói lợp cho các côngtrình phụ ở Tiên Đàn lại có tên là “lục lưuly”. “Ngói thanh lưu ly rất quý, do chất phátra màu xanh da trời là oxide cobalt, phải muatừ xứ Ba ư về, giá rất đắt. Còn chất phát ra

màu lục là oxide đồng, rung Hoa có thể làmđược. Vì thế, chỉ có Tiên Đàn và điện CànTanh trong ử Cấm Tành mới được lợpngói thanh lưu ly”. Chữ Tanh (?) trong Hántự chỉ màu xanh da trời. Càn Tanh là trờixanh, là nơi vua ở. Hợp lý quá chừng. Hóa raxưa nay, người Huế đã gọi lục lưu ly thành rathanh lưu ly, rồi lại dùng gạch ngói có cái màuthanh lưu ly “kiểu Huế” ấy để kiến tạo những

công trình thứ yếu của Huế, không đúng với ý nghĩa cao quý của màu thanh lưu ly theo cáchhiểu của người rung Hoa. Nguyên do chuyệnnày, phải chăng là vì oxide cobalt quá đắt, nêncác quan xưởng của triều Nguyễn đã khôngnhập chất liệu này về để làm nên những viêngạch, viên ngói thanh lưu ly đúng nghĩa?

Page 14: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 14/4114

Trầm mặc cung đình

Một trăm cây  Ngô Đồng

Cuối cùng, cội ngô đồng bách lão bên hông nhà ả Vu Đại NộiHuế lá đã vàng don don. Sắc vàng rỗ hoa xanh chơm chớmnhững đường gân nhỏ li ti như mạch máu trên bàn tay người.Lá ngô đồng Huế vàng như vậy rất lâu. Có khi kéo dài đến mấy tháng trời như một nỗi buồn ít nhiều thầm lặng. Lá có khi u

sầu như một người tương tư, rơi xuống thảm cỏ với gương mặtơ thờ vàng ửng. Cây ngô đồng Huế thường rụng lá cuối đông.ừng chiếc một rơi, rơi lần lượt. Không một chút vội vàng. Cáchrơi thảnh thơi, lưu luyến, dè dặt như không muốn rời thân mẹ,khiến những tâm hồn đa cảm mang mang. Nếu không có chiếccuống dài thanh mảnh, chiếc lá ngô đồng sẽ mang hình hài củamột giọt lệ lớn vạm vỡ, những giọt lệ không tan buồn vương vương như dấu vết cổ tích của một thành phố rất nhiều chim và hoa.

Cái dáng lao thẳng lên trời xanh như một thanh bảo kiếm củacây ngô đồng, là lời ngụ cương trực, tiếng nói vô ngã hồn nhiêncủa một nhân- cách-cây. Lạ thay, lá ngô đồng vàng vọt ủy mị baonhiêu thì vóc cây lại dũng mãnh cương cường bấy nhiêu. Ngườixưa yêu và thích trồng cây ngô đồng có lẽ là ở dáng cây thẳngđộc nhất vô nhị. Cây như thay lòng người mang khát vọng lớncủa con chim hồng, chim hộc, chỉ nhận sự gửi thân của bầy chimphượng hoàng. ích xưa con chim phượng hoàng thường chọncây ngô đồng làm chỗ dung thân. Đó là sự lựa chọn tri kỷ của

một bản năng cao cả đã được lập trình. Ở đâu có cây ngô đồngmọc, ở đó có sựkhang khác, nhưlà cuộc sống này đã nguyên sơ vàtrinh bạch hơn.

Teo Đại Nam Nhất Tống Chí, cây ngô đồng đầu tiên có mặtở Huế, là vào thời vua Minh Mạng. Ông đã cho mang cây ngô

đồng từ Quảng Đông về trồng hai bên góc Điện Cần Chánh. Sauđó, nhà vua còn lệnh binh biền vào rừng sâu rường Sơn tìmloại cây mang về trồng trong khu vực Đại Nội. Teo nhà nghiêncứu Đỗ Xuân Cẩm thì hiện nay 8 cây ngô đồng sau Điện TáiHoà, khu vực ả, Hữu Vu không phải có từ thời Minh Mạng màtuổi cây chỉ vài ba mươi năm trở lại đây. rong 8 cây ngô đồng ấy chỉ có 3 cây có kích cỡ lớn và chiều cao từ 16-18m, đường kínhtối thiểu là 0,7m.

Đẹp và đặc trưng nhất là cây ngô đồng ả Vu, cao to, tán đều,

cành nhánh phát triển cân đối, hoa nở rộ khi lá đã rụng hết.Ngoài khu vực sau Điện Tái Hoà- Đại Nội, còn có một số cây ngô đồng ở Công viên Tương Bạc, Phu Văn Lâu, ứ ượng vàcác lăng tẩm Minh Mạng, ự Đức.

Theo Nguyễn Xuân Hoàng

Page 15: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 15/4115

Trầm mặc cung đình

Ở công viên ứ ượng, trước đây có một cây ngô đồng lớn, mọc ngay lối vào công viên.Cây ngô đồng này có từ thời Pháp thuộc. Đếnnhững năm sáu, bảy mươi thì đã rất cao to.Mỗi năm cây ra hoa, những cựu học sinh Vănkhoa từng học ở rường đại học Khoa học-

tức khách sạn Sài Gòn Morin bây giờ, giờ rachơi vẫn thường ra ban công ngắm hoa ngôđồng nở ngang tầm cửa. Màu hoa tím xa xôitrên nền trời mời mọc những bức tình thư.Gió từ ngoài sông Hương run rẩy thổi quangàn nhuỵ hoa, đưa hương vào tận giảngđường. Những người em Văn khoa áo tímduyên dáng guốc mỏng vẫn thường về dướicây ngô đồng ngày cây nở những nụ hoa đầu

tiên.ừ truyền thuyết đến hiện thực, cây ngô đồngđã đi vào nghệ thuật và thơ ca với những hìnhảnh đẹp không kể xiết. Nó đã có mặt từ mấy nghìn năm trước trong Kinh Ti “Ngô đồngsinh lý, Vu bí triêu dương” và Đỗ Phủ nhữngngày giang hồ dọc sông Hoàng Hà nhiều ngày đói lả người, lạnh rét thấu xương nhưng tìnhyêu thiết tha cuộc sống đã cho ông một cái

nhìn tráng lệ qua đôi câu thơ: Hương đạo trắcdư anh vũ lạp / Bích Ngô thê lão phượng hoàng 

chi (Chim anh vũ đã ăn những hạt lúa còn sót lại / Chim phượng hoàng già thường về đậutrên cành ngô đồng xanh.)

Phong trào thơ mới cũng đã đặc tả cây ngôđồng với hình ảnh nổi tiếng trong thơ Bích

Khê: Ô hay buồn vương cây ngô đồng / Vàng thu, vàng thu rơi mênh mông .

Đó là hình ảnh cây ngô đồng được kế thừađẹp đẽ nhất trong lịch sử văn chương hiện đạiViệt Nam. Màu vàng thu mà trái tim đa cảmBích Khê đã thấm buồn, trong một nỗi ngạcnhiên đột khởi. Về sắc vàng, lá ngô đồng cóthể cạnh tranh với lá thông để giành ngôi chủ

đệ nhất mùa thu.Cũng đã sắp đến mùa ngô đồng Huế nở hoa.rời vẫn còn se lạnh và nắng đã nhạt ngoàisông vắng. ôi thảnh thơi lần đọc lại cổ thi:“Ngô đồng nhất diệp lạc...” Bây giờ thì thànhphố Huế đã có một trăm cây ngô đồng. Cònchờ gì nữa mà chim phượng hoàng không bay 

 về đậu. Còn chờ gì nữa trong giấc mơ của tôi,một trăm con phượng hoàng bay về phố Huế 

đậu trên những cành ngô đồng cho cuộc đờisinh hỷ và thiên hạ thái bình.

Page 16: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 16/4116

Trầm mặc cung đình

Hổ Quyềnnơi Voi - Hổ tranh hùng

Loài voi thể hiện choVOi là cái “thiện” còn hổ

biểu hiện cho cái “ác” vìhổ thường bắt người vàgia súc, sức mạnh của nó

làm cho người ta kinhsợ. Và lẽ đương nhiên,

cái “thiện” bao giờ cũng chiến thắng cái “ác”.

Theo Phùng Hưng - Báo SGGP

Khi nghiên cứu về Hổ quyền, cóngười đã ví von rằng: Ngoài đấutrường giác đấu nổi tiếng thời LaMã cổ đại như Coloseum, khôngđâu tìm được một đấu trườngquy mô như Hổ quyền.

rong cuộc quyết đấu đầu tiêngiữa voi và cọp (năm 1750) tạicồn Dã Viên trên sông Hương,40 con voi đã giết chết 18 concọp trước sự chứng kiến của chúaNguyễn Phúc Khoát và triều thầnngồi xem trên 12 chiếc thuyền.

Sau này, để đảm bảo an toàn,năm Canh Dần (1830), vua Minh

Mạng đã hạ chiếu cho xây dựngmột đấu trường lớn gần đồi LongTọ phía ây kinh thành Huế lấy tên là “Hổ quyền”. Việc xây dựngđấu trường này mang nhiều ý nghĩa. Tứ nhất, thường các cuộcđấu giữa voi và hổ trên bãi đấttrống trông rất nguy hiểm, dù chocon hổ trước khi thi đấu đã bị cắtnanh, bẻ vuốt và buộc chặt vào

cột nhưng tai nạn đôi khi vẫn xảy ra.rong cuốn hồi ký Souvenirsde Hue của một người Pháp có

 viết: “Dưới thời Gia Long, tôi cóxem một trận đấu giữa voi và hổ.

Con hổ quá dữ và đầy sức mạnh,nó đã bứt đứt dây cột, nhảy lênđầu voi tát ông nài rớt xuống, ôngnày liền bị voi giẫm chết tại chỗ.Con cọp dữ này còn làm nhiềubinh sĩ bị thương và gây cho vuaquan một phen khiếp đảm...”.

Qua thời Minh Mạng, năm 1829nhân dịp lễ ứ uần Đại Khánh,triều đình tổ chức một trận đấutrên bờ Bắc Hương Giang. Nhà

 vua đậu thuyền rồng gần bờ ngồixem. Bất ngờ con mãnh thú dứtđứt dây, nhảy xuống sông bơi vềphía thuyền ngự. Chính tay MinhMạng phải dùng sào đẩy lui con

hổ. Cuối cùng, mấy người línhchèo thuyền ra, dùng giáo máckết liễu con vật.

Nguyên nhân thứ hai, Hổ quyềnđược xây dựng vì đấu trườngnày ở cách Long Châu Miếu chỉkhoảng 200m. Đây là điện thờnơi cúng tế các con voi trận bịchết trong các cuộc chiến tranh.

Dân gian thường gọi nơi này làĐiện Voi ré. Hổ quyền xây dựngđể biểu thị sức mạnh vô địch củaloài voi, và đó cũng là biểu trưngsức mạnh vương quyền.

Nhà cầm quyền phong kiến coiloài voi thể hiện cho cái “thiện”còn hổ biểu hiện cho cái “ác” vì hổ thường bắt người và giasúc, sức mạnh của nó làm chongười ta kinh sợ. Và lẽ đươngnhiên, cái “thiện” bao giờ cũng

chiến thắng cái “ác”. Vì vậy trong các cuộc đấu, hổ luôn bịdồn vào thế yếu, bị tước bỏ các vũ khí lợi hại như nanh vuốt vàbị voi xé nát.

Với vật liệu xây dựng khá giảnđơn, chỉ bao gồm gạch vồ, đáthanh, vôi vữa nhưng trải gần200 năm, di tích Hổ quyền vẫn

khá toàn vẹn. Được thiết kế theo kiến trúc hình vành khăn, vòng tường bên trong cao 5,9m, vòng tường ngoài cao 4,75m, bềdày đỉnh tường ngoài 35cm vàđỉnh tường trong 47cm. Giữa 2 vòng tường được đổ dày đất nénchặt thành một lối đi rộng 4mchạy xung quanh đấu trường để khán giả có thể coi được những

pha chiến đấu gay cấn giữa voi và cọp. Ở bên dưới thành Hổquyền được trổ 5 chuồng cọp vàmột cửa lớn cao 4m; rộng 1,9mlàm lối cho voi vào.

Page 17: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 17/41

Trầm mặc cung đình

17

Tật đáng tiếc là chưa có sử liệunào ghi chép cụ thể có bao nhiêutrận đấu giữa voi và cọp đã diễnra ở đây. Teo một số truyềnthuyết dân gian thì nơi này cũngđã từng diễn ra các cuộc đấu củacác mãnh tướng chống lại triều

đình với những con cọp dữ.ương truyền rằng, năm 1904dưới thời Tành Tái, nhà vuacho tổ chức một trận đấu. Hômđó, một con voi cái hiên ngang đi

 vào trường đấu, con voi cất tiếngrống to. Nhìn thần thái con vật,nhà vua buông lời: “Con voi này can đảm lắm”. rong trận đấu, con

cọp lớn dữ tợn nhảy lên tát mạnh vào đầu voi, con vật lắc mạnhnhưng con hổ vẫn cố sức bámchặt hòng cắn xé giết chết địchthủ. rong cơn giận dữ, con chiếntượng đã dùng cả uy mãnh ngàncân của mình húc thẳng đầu vàothành Hổ quyền, ép mạnh concọp vào đó. Lúc voi ngẩng đầulên, con dã thú rơi phịch xuống

đất. Nó đã bị chà nát.Đó là trậnđấu cuối cùng của dã thú diễn ratại Hổ quyền.

Dưới bóng tịch dương 

Cụ bà Nguyễn Tị Huê, 76 tuổi,là người đã sống trọn cuộc đời ở vùng đất này. Lúc còn nhỏ, bà đãtừng gánh chuối qua điện LongChâu Miếu mỗi lần có lễ trọng.Teo như lời của bà Huê, dònghọ của bà đã 4 đời lo coi sóc

Long Châu Miếu. Ông NguyễnHữu Kiệt, cha của bà Huê làngười cuối cùng lo việc cúng tế ở đây. Kể chuyện cho tôi nghe vềnhững con voi chiến, bà vẫn nhớrất rõ như chuyện mới hôm qua.

“rước năm 1945, Hổ quyền vẫnlà nơi nuôi voi cho triều đìnhnhà Nguyễn. Vì nhà ở gần nên

tôi thường xuyên qua Hổ quyềnbẻ mía cho voi ăn. Mấy “ông” rấtthích. Nhà nào đẻ con ra nhằmtrúng giờ “quan sát”, chân tay teo nhỏ, chỉ biện khay cau trầu và mía nhờ “ông” giúp là khỏiliền. Con trai “ông” lấy vòi đưalên, đưa xuống 7 cái còn con gái“ông” đưa lên đưa xuống 9 cái.Mấy đứa bé sợ hãi khóc ré, “ông”

đưa cái vòi như bàn tay mềmxoa xoa vào mặt là hết khócliền...” rồi bà cụ chỉ cho tôi thấy cái mả voi to đùng chôn ngay sau chân Hổ quyền chìm lấp

trong cỏ cây hoang phế: “Cáimả đó là của “ông” voi chết khiđánh nhau trong Hổ quyền này,có nhiều đêm tôi nghe thấy trong giấc mơ, mấy ông gầmthét nghe ghê lắm.

Sau Cách mạng Táng 8, chẳngbiết mấy “ông” voi bị đưa đi đâukhông rõ. Sau này, các ông nài voi (quản tượng) là ông CửuBé, ông Quyền cũng chết. Câuchuyện về các “ông” voi cũnglắng dần...”. Các vị cao niên kháccho biết, mỗi viên gạch của Hổquyền rất linh thiêng. Nghe đồntrước đây có nhiều người đem

gạch ở đây về xây nhà, chẳnghiểu vì lý do gì có người làm ănlụn bại, người bị tai nạn chết, từđó chẳng còn ai dám lấy gạch ởHổ quyền về làm nhà nữa.

Những truyền thuyết, dã sử xoay quanh Hổ quyền còn rất nhiềunhưng thực tế chỉ có một. Đó làdi tích văn hóa quý giá này đang

ngày một xuống cấp nghiêmtrọng. Lớp phong mờ của thờigian và sự tàn phá của con ngườiđã và đang làm cho nơi đây hoang tàn nhanh chóng...

Đấu trường với với năm cổng thông với chuồng hổ. - Nguồn: Wikipedia.org 

Hổ Quyềnnơi Voi - Hổ tranh hùng

Page 18: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 18/4118

 Đời sống Hoàng cung

Phận Thái giám ở Hậu cung

Phận đời thái giám đã khiến họkhông còn sợ hãi cái chết, nhưng lại

sợ chết không toàn thây. Và vị tháigiám cuối cùng đã bị dòng thác lịchsử cuốn về với cõi trần ai gió bụi, khi

chết vẫn thiếu đi mảnh da thịt tộinghiệp ấy…

ại các vùng nông thôn Từa Tiên Huế ngày nay 

người ta vẫn còn nhớ câu tục ngữ: “Vui như làng đẻđược ông Bộ”. Ông Bộ tức là người con trai có bộ phậnsinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên khôngcó khả năng quan hệ với phụ nữ.

Gia đình nào may mắn “đẻ được ông Bộ” thì phải khaibáo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên sẽbẩm báo với bộ Lễ, bộ sẽ cho nuôi nấng đứa trẻ theonghi lễ trong cung, khi khôn lớn bộ sẽ đưa đứa trẻ vào

Nội làm Tái giám phục vụ công việc thường ngày trong cung cấm.

Làng nào đẻ “ông Bộ” sẽ được tha thuế trong ba năm.Vì thế mà dân làng vui mừng khi biết địa phương mình vừa có “ông Bộ”.

Những người mới sinh đã “bán nam bán nữ” gọi là“giám sanh” (mới sinh ra đã giám). Nhiều người đànông vì sinh kế tự nguyện cắt bỏ cái “của quí” của mình

để được tiến vào Cung làm Tái giám, thì gọi là “Giámlặt”. Người làm Tái giám trong Cung gọi là hoạn quan.Hoạn có nghĩa là làm tôi tớ. Nhưng do cái tên hoạnquan làm cho người ta hiểu từ hoạn là thiến. Ví dụ nhưhoạn heo có nghĩa là cắt bỏ cái tinh hoàn của heo.

 Nhiệm vụ của Tái giám

Công việc đặc biệt nhất và nặng nề nhất của các Tái

giám là việc sắp đặt cho việc ân ái của nhà vua. Banđêm, sau giờ vua làm việc, đọc sách, làm thơ, hoặc xemHát bội, Tái giám đệ lên vua một cái khay đựng cácphiến thạch ghi tên các bà phi tần của vua. Vua đọc vàchọn những phiến thạch ghi tên người vua muốn gặp.

Tái giám có bổn phận đem miếng phiếnthạch được chọn treo trước cửa phòng củangười được chọn. Người được chọn mừng rỡ

“đội ơn mưa móc” liền đi tắm rửa sạch sẽ vàxức một loại nước hoa đặc biệt do các bà tựtạo. ắm rửa trang điểm xong bà choàng lênmình một tấm vải lớn và ngồi chờ Tái giámđến vác bà lên điện Càn Tành để được vuadùng. rong lúc vua “ngự dâm”, Tái giámphải ghi chép tên tuổi người đươc vua ân ái,ngày giờ ngự dâm để báo cho Quốc sử quánghi vào sổ để theo dõi những chuyện về sau.

Việc chọn lựa người để ân ái là do vua quyếtđịnh. Nhưng các Tái giám cũng có nhiều“mánh khóe” để có thể “tiếp thị” với nhà vuanên chọn bà nào.

Theo Báo KHoa học và Đời sống

Page 19: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 19/4119

 Đời sống Hoàng cung

Do đó nhiều Tái giám rất đượccác bà đút lót quà bánh để được

 vua “sủng ái” nhiều lần. Có nhiềubà khinh thường Tái giám nên

suốt đời chưa bao giờ được nhìnthấy mặt vua.

uy tất cả đều là tôi tớ nhưng độingũ Tái giám cũng được phânchia (kể từ thời Minh Mạng) làm5 bậc (ngũ đẳng). Mỗi bậc đềuđược lãnh tiền và gạo khác nhau(từ cao xuống thấp). Về trang

phục của Tái giám cũng giốngnhư các quan khác đều có lễ phục và thường phục. Lễ phục của Táigiám bằng lụa màu lục dành chonhững vị có đẳng cấp cao, và màuxanh da trời dành cho nhữngngười đẳng cấp thấp. rước ngựcáo Tái giám có thêu một cáihoa màu lục trên nền đỏ để phânbiệt với các quan văn thêu chim

muông và quan võ thêu con thúbốn chân (quadrupède). Mũ quanTái giám không có cánh chuồn.Tường phục của Tái giám là áodài đen, quần trắng, đầu bịt khănđóng màu đen.

Tái giám là những người thâncận nhất của vua và biết rõ đời tưcủa vua. Để tránh sự lộng quyềncủa các Tái giám, nhà Nguyễndùng Tái giám để sai vặt chứkhông cho dự vào chính sự. NămMinh Mạng thứ 17 (1836), vua

cho dựng tại Văn thánh Huế mộttấm bia khắc rõ chỉ dùng Táigiám để “sai khiến truyền lệnhtrong chốn nội đình mà thôi,

không được dự một chút nào mọi việc triều chính bên ngoài. Aiphạm phải điều này đều bị trừngtrị nặng không chút khoan tha”.

 Những năm cuối đời

Tái giám là người được cấu tạokhông bình thường về mặt tâm

sinh lý nên nét mặt nhợt nhạt, vócdáng mảnh mai, giọng nói khaokhao, bộ điệu rụt rè, tính tìnhnhút nhát khác với người bìnhthường. rong thời gian tại chức,các Tái giám phải ngày đêm sốngtrong Cung để phục vụ vua và cácbà vợ vua, hoặc sống ở các lăngđể phục vụ cho các bà vợ góa của

 vua quá cố. Những khi đau ốm

hoặc về già các Tái giám phải ranằm chữa bệnh hoặc sống tiếpquãng đời còn lại của mình tại

 viện Cung Giám ngay phía Đôngbắc bên ngoài Hoàng Tành. CácTái giám không được chết trongTành Nội hoặc các lăng .

Vì không thể lập gia đình để cócon nối dõi, nhiều Tái giám kết

 với nhau làm bạn trăm năm để tâm sự, chuyện trò an ủi nhau hầulàm nguôi ngoai nỗi cô quạnh củađời mình. Cũng có người nuôi

con nuôi để thờ phụng họ sau này.

Đầu thế kỷ 19, tại vùng núi xãDương Xuân có một thảo am

mang tên An Dưỡng Am phongcảnh hết sức nên thơ do Hoàthượng Nhất Định lập. Đếnthời vua Tiệu rị (1843), Táigiám Châu Phước Năng đứngra vận động các Tái giám triềuGia Long, Minh Mạng và dânchúng đóng góp xây dựng thảoam An Dưỡng thành một ngôi

chùa khang trang. Về sau được vua ự Đức sắc phong với biểnngạch “Sắc tứ ừ Hiếu tự”. Đếntriều Tành Tái nhiều Tái giámkhác lại quyên góp tiền bạc tu sửathêm một lần nữa. Họ hiến hếtcho chùa ừ Hiếu số ruộng GiámĐiền mà trước đây nhà vua đã cấpcho họ. ừ đó ruộng Giám Điềntrở thành ruộng Hiếu Điền. Do

các Tái giám trùng tu và hiếnruộng đất để canh tác, chùa đượcxem như chùa của Tái Giám.

Người Tái giám được thờ trântrọng nhất tại chùa ừ Hiếu là tảquân Lê Văn Duyệt. rong khuôn

 viên chùa hiện nay còn thấy được20 ngôi mộ của các Tái giám cócông với chùa. Vì thế trước đây các nhà nghiên cứu Pháp gọi chùaừ Hiếu là Pagode des Eunuques(chùa của các Tái giám hay chùacủa các Hoạn quan).

“Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khiđau ốm chúng tôi đến lánh

 mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống haychết ở đây chúng tôi đềuđược yên tĩnh”.

(Trích bia chùa Từ HIếu) Một góc khu mộ địa Tái Giám. Ảnh: Văn Hiếu

Page 20: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 20/4120

 Đời sống Hoàng cung

 Hậu cung ...  rắc   rối Vua Gia Long là người can trường, táo bạo. Ông đã từng đánhđông dẹp bắc, nằm gai nếm mật suốt mấy mươi năm dài mới gâydựng lại được cơ nghiệp nhà Nguyễn, thu tóm quyền lực cảnước trong tay mình. Với một người như thế tưởng chừng như trên cõi trời Nam lúc ấy không thể có một mãnh lực nào dám đingược lại ý muốn của ông.... Thế Nhưng...

… ai có thể ngờ được trong chốnnội cung đã xảy ra những chuyệnthật rối rắm.

Chính vua Gia Long, ông chủnhân đầy quyền lực của chốnthâm cung ấy đã lắc đầu tâm sự

 với một triều thần gốc ngườiPháp là J.B.Chaigneau (Se-nhô)như sau: “rị nước thật dễ dàng,không khó nhọc bằng trị chốnnội cung của mình”.

rong một cuộc gặp gỡ riêng,nhà vua nói với Se-nhô: “Ôngtưởng rằng sau khi bãi triều, vàthanh toán xong mọi việc chínhtrị và hành chính trong ngày làcông việc tôi đã xong và thế là tôicó thể nghỉ ngơi trong hậu cungsao? Ông lầm đó. Ông không thể tưởng cái gì đang chờ tôi ở đấy (vua chỉ về phía hậu cung) sau

khi tôi ra khỏi nơi này. Ở đây, tôithích thú vì được nói chuyện vớinhững người hiểu biết, người biếtnghe, hiểu tôi và nếu cần vânglời tôi! Vào trong ấy, tôi gặp phảinhững con quỷ dữ. Chúng gây gổ,đánh đập nhau, cấu xé nhau…rồi sau cùng kéo nhau đến đòi tôiphân xử. Nếu làm đúng thì tôi

phải trị tội cả bọn, vì không biếtrõ trong cả bọn ấy có đứa nàokhông độc ác bằng mấy đứa nào!”

Sau một hồi im lặng, Gia Long

nói tiếp: “Này đây, một chốc nữa,tôi sẽ phải đứng giữa một bầy quỷ cái, chúng nó sẽ gào thét làm tôiđiếc cả tai”. Nhà vua giả giọng

một người đàn bà đang cơn giậngiữ: “Xin Ngài xét cho, xin Ngàixét cho! Con ấy nó chửi tui, nóxài xể tui, xin Ngài xét cho!”. Mộttá khác, lát nữa sẽ đến rỉ vào taitôi: “Hoàng đế bỏ tui, con kiađược lòng Hoàng đế, tui đòi xinphần tui!”.

Bỗng nhà vua cười ha hả, rồi nhìn vào kẻ đối thoại với mình như để hỏi một ý kiến. Ông quan ngườiPháp, trước đó đã cười nôn ruột

 về cái điệu bộ đóng trò của vua vàtiếng hét của nhà vua nhại lại sựlồng lộn của các bà vợ, liền nói:

- âu, Hoàng đế không phải khónhọc để đỡ bớt sự phiền hà của

mình bằng cách hạn chế số cungphi?- Xuỵt! – Vua ngắt lời – Ông hãy nói nho nhỏ, hãy nói nho nhỏ.

Rồi vua truyền cho bọn quân hầu và thị vệ lui ra, đoạn nói tiếp:“Này, ông C. ơi, nếu các quanđồng triều mà nghe được những

lời ông vừa nói đó, thì họ sẽ trởthành kẻ thù của ông ngay. Tì raông không biết, vua nói tiếp, rằngcác phi, tần hầu hết đều là congái các quan sao? Đây này, cách

nay không lâu, một ông đòi dângcon gái cho tôi, mặc dầu tuổi táccủa tôi, tôi đã không thể từ chối,

 vì nếu làm như vậy thì tôi sẽ làm

cho ông ta tức giận vô cùng. Ởđây, là một vinh dự khi một ôngquan có được một cô con gáitiến vào nội cung và đối với tôi,đó là một bảo đảm về lòng trungthành của ông ta. ôi muốn cósự êm thấm với mọi người, nhấtlà với đàn bà, vì họ đáng sợ hơnđàn ông! Nếu tôi bỏ bê một nàng,

cô ta sẽ lập tức phàn nàn với chamình, và ông này, nếu khôngnguyền rủa sự già yếu của tôi, thìcũng sẽ tìm cách gieo rắc mộtcách khéo léo giữa các bạn đồngliêu những tiếng xì xào làm chotôi trở thành trò cười trước mắtdân chúng”.

Ngoài hai bà hậu là Từa Tiên

(mẹ hoàng tử Cảnh) và TuậnTiên (mẹ vua Minh Mạng), vua Gia Long còn sắc phongcho bà Lê Tị Ngọc Bình (con vua Hiển ông và là em NgọcHân công chúa) làm đệ amcung. Vua Gia Long có tất cả 13người con trai và 18 người congái, không kể năm người con

trai là Chiêu, Xương, Khải, Đại,Nhật đã chết sớm. Nếu so vớicác vua Minh Mạng và Tiệurị thì Gia Long là ông vua cósố con ít nhất.

LHVV sưu tầm

Page 21: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 21/4121

 Đời sống Hoàng cung

bản lĩnH  vua MinH Mạng 

Vị vua nhiều cái nhất.

Vua Minh Mạng sinh năm 1791,là con thứ 4 của vua Gia Long,

năm 30 tuổi (1820), thái tửNguyễn Phúc Đảm (thường gọiTái tử Đảm) lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng. MinhMạng là vị vua anh minh nhấtcủa nhà Nguyễn. Được xem làmột ông vua năng động và quyếtđoán, Minh Mạng đã đề xuấthàng loạt cải cách từ nội trị đến

ngoại giao.rong nước, ông đã có nhữngcải đổi lớn lao nhiều định chế công quyền, hành chính, phápluật, thuế khóa, đinh điền, tusoạn sử sách, địa lý và lập cáccơ sở dưỡng tế. Minh Mạngcũng đã cho thành lập Quốc tửquán, ấn định học hiệu và thi

cử, cải tiến cơ cấu triều đìnhthành nội các với Lục bộ và Cơmật viện, bãi bỏ chức tổng trấnBắc thành và Gia Định thành,đổi trấn thành tỉnh và chia vịtrí đất nước thành 31 tỉnh, củngcố chế độ lưu quan ở miền núi.Dưới thời ông, quân đội đượctổ chức lại, chia thành bộ binh,

thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Vua còn cửquan ra chỉ đạo khai hoang ở venbiển Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Là ngườitinh thông Nho học và sùng đạo

Khổng Mạnh, Minh Mạng rấtquan tâm đến việc học tập vàcủng cố thi cử, năm 1822 ông mởlại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh

đô để tuyển chọn nhân tài.

Dưới triều Minh Mạng có nhiềucuộc nổi dậy diễn ra: Phan BáVành, Lê Duy Lương, Nông VănVân, ở miền Bắc và Lê Văn Khôiở miền Nam, song đều bị dẹp tan.

Ngoài việc trừ nội loạn, Minh

Mạng còn chủ trương mở mangthế lực ra nước ngoài. Ông đổitên Việt Nam thành Đại Nam,

 và muốn cho đất nước trở thànhmột đế quốc hùng mạnh. Nhà

 vua lập các phủ rấn Ninh, LạcBiên, rấn Định, rấn Man nhằmkhống chế Ai Lao; và thực sựkiểm soát Chân Lạp, đổi NamVang (Phnôm Pênh ngày nay)

thành rấn ây thành; kết quả làĐại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả.

Bản lĩnh... đàn ông 

Vua rất mạnh mẽ, phong phútrong đời sống thường nhật, cólẽ Minh Mạng là người đượchưởng nhiều vui thú nhất trong

các vua Nguyễn ở chốn phòngthe. Số phi tần nhiều vô kể, đếnnỗi ngày nay nhiều người còn kể  về chuyện phòng the phong phúcủa vị vua này.

Teo sử sách, vua không chỉnổi tiếng ở tài thao lược, màcòn vang danh hậu thế nhờ cósức khoẻ hơn người. Vua Minh

Mạng hoạt động chăn gối vềđêm đều đặn nhưng hằng ngày  vẫn thiết triều, cưỡi ngựa khôngbiết mệt. Không chỉ có thế, vuathường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy vuaMinh Mạng có một “thể chấttiên thiên” - cường tráng bẩmsinh. Chính sự khỏe mạnh do

rèn luyện cơ thể đó đã góp phầnkhông nhỏ làm nên trí lực của vị vua này. Hoàng đế Minh Mạngcó số lượng con nhiều nhấttrong 13 đời vua Nguyễn. Vuacó sức khoẻ phục vụ tam cunglục viện, một đêm có thể “chiều”đến 5 – 6 cung tần. Bởi vậy màngười ta thường nói Hoàng đế Minh Mạng là vị vua nổi tiếng

có sức khoẻ cường tráng. Vua cónhiều vợ và rất đông các phi tần;có tới 142 người con, gồm 78hoàng tử và 64 công chúa.

Cũng do đó mà đã có giai thoạirằng, để vua Minh Mạng có “sứcđàn ông” phi thường như thế là nhờ các ngự y trong triều đã

ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năngtráng dương bổ thận cho thiêntử dùng. Song có lẽ nó chỉ làhuyền thoại!

Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có một“thể chất tiên thiên”, các ngự y trong triều đã ngàyđêm nghiên cứu, bào chế ra những bài thuốc có tínhnăng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng, trongđó nổi tiếng là: nhất dạ ngũ giao và nhất dạ lục giaosinh ngũ tử.

LHVV tổng hợp

Page 22: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 22/4122

 Đời sống cung đình

Ẩm thực cung đình“Đến khi thưởng thức những món ăn này, tôi mới

hiểu rằng trước đây người Pháp đã không hiểu gì vềsức mạnh văn hóa Việt Nam”

Nói đến ẩm thực xứ Huế, người ta thườngnghĩ đến lối ăn cung đình, một phong cách ẩmthực được hình thành để phục vụ triều đình

nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ đóng đô ởđây.

Teo số liệu thống kê gần đây, Việt Nam cókhoảng 1.700 món ăn, trong đó riêng vùng đấtTừa Tiên Huế có tới 1.300 món, cho thấy ẩmthực Từa Tiên Huế nói chung và ẩm thựccung đình nói riêng rất đa dạng và phong phú.

Tành lập năm 1802, đến năm 1808, dưới triềuMinh Mạng, bộ phận bếp núc chính thức cótên gọi là Tượng Tiện đội, chuyên lo việc bếpnúc, từ mua sắm thức ăn, nấu nướng, chuẩnbị bát đĩa, tăm, thìa cho bữa ăn của vua vàcúng giỗ của hoàng gia. Nhân viên đội TượngTiện có khoảng 50 người, phải chịu nhiềuđiều cấm để bảo đảm an toàn trong việc ănuống và đặt dưới sự giám sát của viện Tái Y.Bên cạnh đội Tượng Tiện, trong cung còn có

 viện Tượng rà chuyên trách việc cung cấp đồuống cho vua và cúng giỗ của hoàng gia.

Bữa cơm vua không những chỉ trình bày tỉ mỉđẹp mắt, màu sắc hài hoà thanh nhã mà phảilo chăm chút từng món ăn cho phù hợp, mónnày không kiêng kỵ món kia, phải biết kết hợpgiữa các loại thực phẩm và gia vị một cáchtinh tế của nóng và lạnh, của sự cân bằng âm và dương, nước uống phải tinh sạch, gạo thơmlựa từng hạt để cho bữa Ngự Tiện được hoànmỹ. Đồ ngự dụng gồm chén, bát, dĩa bằng menlam, những đôi đũa vua dùng được vót bằngtre vừa trổ đủ lá một ngày thay một lần…

tinh hoa ẩm thực Huế LHVV tổng hợp

Page 23: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 23/41

 Đời sống cung đình

23

Đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế phảikể đến những yến tiệc được tổ chức vào những dịphưng quốc, đại khách, lễ đăng quang, lễ sinh nhật nhà vua (hoặc hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàng tử, côngchúa…), thiết đãi tân khoa, tiếp thần sứ nước ngoài…

Teo sách Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ do Nộicác nhà Nguyễn biên soạn, cỗ bàn được chia làm nhiềuloại: cỗ hạng lớn gồm 161 phẩm vị, cỗ ngọc soạn có 30dĩa, cỗ quý có 50 phẩm vị, cỗ điểm tâm có 12 phẩm vị.Ngoài ra còn có các cỗ chay để cúng chùa hạng nhất có25 món, hạng hai có 20 món…. Mỗi loại cỗ, yến đềuđược quy định thứ bậc và định giá.

Teo lời người già trong hoàng tộc kể lại thì có mộtmón ăn lạ là “sâu mây” rất được các vua nhà Nguyễnưa chuộng. Đây là một loại ấu trùng sống trong thâncây mây mọc trên rừng. Người ta chặt mây, lấy những

con sâu đó về, đem thả vào ngọn cây mía trồng trong vườn. Con nhộng đục thân mía để ăn. Chờ đúng ngày nhộng vừa lớn mới chẻ cây mía ra, lấy nhộng làm thứcăn. Ngoài ra còn có một loại thức ăn được vua chúanhà Nguyễn ưa thích, đó là con đuông, một loại ấutrùng sống trên ngọn cây dừa, vì vậy mang vị ngọt củacùi dừa, muốn lấy con đuông phải chặt cả cây dừa,chỉ những vùng trồng dừa ở miền Nam mới lấy được.Đuông hẳn là một món ăn quý, chẳng thế mà hình ảnh

 và tên của nó đã được khắc trên Cửu đỉnh trước TáiMiếu của kinh thành Huế với cái tên “hồ da tử”.

Nhìn chung, ngoài những món ăn thông thường đượcđội Tượng Tiện tinh chế cầu kỳ, mỗi bữa Ngự thiệnthường có thêm vài ba món ăn quý hiếm, trong đó có8 món đặc biệt được gọi là “bát trân”: nem công, chảphượng, da tây ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đườiươi, thịt chân voi, yến sào. 8 món này dành riêng chocác bậc vua chúa để bồi bổ thần kinh, tăng cường sinhlực, dẻo dai gân cốt và kéo dài tuổi thọ. Ngày nay một sốthú rừng nói trên gần như tuyệt chủng, cần phải đượcbảo vệ thay vì giết để lấy thịt, chỉ món yến sào và hảisâm còn được phổ biến.

Món ăn được ưa thích của mẹ vua Bảo Đại vẫn chỉ là cá bống kho, canh cá óc mó,

canh rau dại nấu với tôm… Vua Gia Longcũng được ghi nhận là ăn uống giản dị

nhất, không bao giờ uống rượu, bữa ăn chỉgồm ít thịt, cá, cơm, rau, bánh, trái…

Người ta thường ngỡ những món ăn của vua chúa ngày xưa như “nem công chảphụng” chỉ còn trong những câu dân gianlưu truyền chỉ sự xa hoa của vua chúa thờiphong kiến ngày xưa. Tế nên ít ai ngờ ởHuế ngày nay vẫn có người giữ được bíquyết làm những món ăn “trong mơ” ấy.Đó là bà ôn Nữ Tị Hà (còn có tên là ônNữ Hà), ngụ tại hẻm 28, phố Lê Tánh ôn,

thành phố Huế, tỉnh Từa Tiên - Huế.

Bà Hà kể lại, vốn là con cháu thuộc hoàngtộc, bà được những người cô ruột lànhững phu nhân quan Tượng thư bộLại, Tượng thư bộ Lễ và Đốc phủ trongtriều đình truyền dạy cho những kỹ thuật,mẹo nấu ăn cung đình. Bà Hà cho biết,“Công thức chỉ có tính tương đối, phải

tuỳ theo đặc tính từng loại thực phẩm để nêm gia vị cho phù hợp” như lời bà nói.Khác với chế biến món ăn thông thường,khi chế biến món ăn cung đình ngườiđầu bếp phải nêm gia vị nhiều lần nhằmđảm bảo mùi vị vừa miệng, lại giữ đượcchất tươi nguyên của thực phẩm. “Sau khinêm gia vị ướp thực phẩm, đầu bếp cầnnêm bổ sung lúc thức ăn đang sôi. Khi tắtlửa phải nêm thêm lần nữa và cuối cùng

trước khi bày ra dĩa phải nêm lần cuối.Một món ăn cung đình phải nêm gia vịkhông dưới ba đến bốn lần khi nấu”, nghệnhân ôn Nữ Hà “bật mí”.

Page 24: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 24/4124

Huế bình dân

 Mưa    HuếAi đó đã nói rất đúng rằng đếnHuế mà chưa được thăm lăng tẩmHoàng cung thì coi như chưa đếnHuế. ôi vẫn muốn nói thêm: đếnHuế mà chưa được rong ruổi trêncác con đường để tắm mình trongnhững cơn mưa thì cũng coi nhưchưa một lần đến Huế.

Nhờ duyên hạnh ngộ, tôi đã hò hẹnđược với những cơn mưa ở mọi nẻođường đất nước. Cơn mưa Sài Gònrộ lên rồi tắt làm người ta chưa kịpnhận ra độ nặng nhẹ của giọt mưa;mưa xứ Bắc thì phơi phới bay, thiếuđi độ nặng, độ dày. Nhưng mưaHuế là một thứ rất khác, - là tặngphẩm tạo hoá ban cho để muôn đờicố đô nâng niu, thương nhớ...

Huế đã mưa thì có thể tối trời thốiđất. Mưa từ sáng đến trưa. Mưađến tối mịt. Mưa ngày mưa đêm.Mưa dầm suốt tháng. Mưa phả kínHoàng thành. Mưa vuốt mặt khôngkịp, cất mặt không lên. Mưa đếnmức không thấy ai ra đường. Mưa vãi nát nhàu dòng Hương và xóa

mất dải ràng iền.Nhưng mưa Huế cũng duyên dáng,nũng nịu, đủ để cho người dân Huế tự xưa âu yếm gọi hạt mưa xứ mình

là “hạt mưa tình”. Cũng như cô gáiHuế, mỗi mùa đi qua, mưa Huế gọi về những giọt nhớ, giọt thương,nhẹ nhàng và sâu lắng, trầm tư tựanhư nét duyên thầm, nghe nhưtiếng dạ thưa ngọt lịm.

Những vỉa đường ngắm mưa. Nghenói đó là ý tưởng của nhà văn rần

Tùy Mai. Chị đã gợi ý rồi nhưngHuế chưa làm được. Những vỉađường Huế sẽ có mái che, đó lànhững vỉa đường ngắm mưa, để aiai nếu muốn đều có thể thong dongsuốt tháng ngày giữa thành phốmưa não nề này. Nghe thì có vẻ hay nhưng đối với tôi, một người kháchxa thi thoảng dừng chân đất Huế thì ngắm mưa thích nhất là ở đồi

Vọng Cảnh.

Có một dạo vào mùa mưa, tôi ghéthăm Huế, bước lên đồi VọngCảnh để... ngắm mưa. Mà quả làngắm mưa Huế ở đồi Vọng Cảnhthật lạ. rong màn mưa xám giănggiăng, nước sông Hương như trườnlên đồi, còn ở phía xa là những

bóng núi Bình Ðiền mờ khuất. ỞHuế còn một số vị trí ngắm mưa vào hàng “tiên chỉ”. Một, là lầu NgũPhụng Ngọ Môn. Hai, là cái đỉnhcao 100 mét Ngự Bình. Ba, là tầng

bốn khách sạn Hương Giang vọng về Ngã Ba Sình. Và bốn là...cái gácchuồng cu sinh viên “toạ lạc” gầnchân cầu Nam Giao, có một cánhcửa sổ duy nhất nhìn ra sông AnCựu. Cố nhiên là vẫn còn nhiềulắm những điểm ngắm mưa Huế thú vị. Nhưng khi đã nói mưa Huế ở trong lòng mưa ra thì chuyện

ngắm mưa Huế vạ vật ở một quáncóc bên đường đã là vạn hạnh.

Nhưng cái hồn của mưa Huế khôngphải ở chỗ ngắm, mà là ở chỗ nghe.Mưa Huế là một cách chơi đàncủa trời (thiên vũ cầm), phép cộngcủa những sự va đập tinh tế và vôthường. Có lúc lặng lẽ như tiếngnói thầm trên mái lá, có lúc xa xôi

như một câu chuỵên xưa, hay cólúc cười nắc nẻ. Mưa Huế bí ẩn nhưmột con người.

Còn gì hạnh phúc hơn, khi mộtngày sống không có gì vướng bận,thong thả đi dưới trời mưa Huế để thưởng thức những giai điệu củamột bản nhạc cổ xưa. Mưa gột đi

trong tâm tưởng bao nhiêu phiềnmuộn. Rồi bất chợt dừng lại dướihàng hiên nhà ai, ngửa tay hứngnhững giọt mưa rơi tí tách và lặnglẽ đợi ngày nắng lên.

Nghiêu Hương

Page 25: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 25/41

Huế bình dân

25

Ký ức tuổi thơ là một thung lũngxanh, mà nơi đó thời gian đãphủ lên từng phiến đá, gốc cây một lớp sương mù lãng đãng.Dù thực tế có gai góc đến đâu,nhưng khi nghĩ về kỷ niệm ấu

thời, những người lớn - hiểunhư là khách trần gian đang lầnbước đến tuổi già - khi nào cũngthấy “ngày xưa đó” một cách rấtêm đềm và dịu ngọt.

Phải chăng vì thế mà nhữngngười Huế cố cựu, mỗi nămchịu hơn 5 trận lụt nhỏ to, vẫncảm thấy những cơn lụt đã qua

trong đời một cảm thức... tĩnhmà mê, xuôi tay theo “trời xanhquen thói...” (!)

Huế lụt chứ không lũ. Tế nêncó lúc sáng dậy thò chân xuốngkhỏi giường thấy ướt sũng, biếtlà mưa đêm qua cho giấc ngủngon và gió cho mơ mộng phiêu

diêu nhưng nước thì đang sắpnâng bổng ta lềnh khênh khắpnhà. Tứ nước lụt mà ngườiHuế gọi là “nước bạc” là một thứnước đục nhờ nhờ, trẻ con hay người lớn cũng chỉ biết lờ mờ“trên nguồn chảy xuống” nhưnghỏi “nguồn” ở đâu thì không aibiết. Giữa dòng thì nước chảy 

cuồn cuộn đáng sợ, nhưng khilên đến đường, tràn vào hóchẻm mọi nhà thì nước hiền lànhtrở thành bạn của trẻ nhỏ.

Huế lụt và cái cồn Dã Viên

khuất dần dưới tầm nước làphương đối diện dễ thấy nhất.Huế chật hẹp hằng ngày dườngnhư thênh thang ra khi nướctràn lênh láng khỏa lấp nhữnghố hang, cây cỏ trong vườn tạpbộn bề lô nhô đầy rác. Lụt nhưbản tình ca thổi bùng lên chútbiến chuyển của lòng người theogam mùa vốn nhiều dấu lặng

thường nhật.

Lụt như là kẻ ham chơi, bất chợtnhớ mình cần phải dọn dẹp chothành phố này nên thơ hơn. Nónhiệt tình lôi hết ra biển đôngnhững tị hiềm, rác rến và đôi khicả chút công tâm của đôi loàicây cỏ, vật dụng hữu ích nhưng

người đời vô tình hoặc hờ hữngbỏ quên. Lụt cho ta cảm giácnước thật mênh mông. Mùamưa lụt Huế như trong một câuhát miền rung “trời hành cơnlụt mỗi năm” nghe sao mà phũphàng, phân biệt. Họ đâu biếtngười Huế yêu lụt và sống vớilụt. Lụt đi hết quãng thời ấu thơ,

đến già lụm cụm còn bắc thangchống dột, chặn tôn hay cơi lạicái dần cho cao thêm tí.

rong lụt, người sung sướngnhất chắc chắn là trẻ nhỏ. rong

khi người lớn nhìn trời ngónggió, nếu họ buột miệng nói mưanày là mưa lụt đây, gió này là gióngược sông đây, sắp lụt to đây thì trẻ con lại khấp khởi mừngthầm. Người lớn chuẩn bị đônbàn ghế lên, trẻ con lại đi sửasoạn chiếc tàu con, chiếc vợtbằng vải mùng để bắt tép, thaunhôm đựng cá.

“(Úi cha) Sông Ngân Hà (mà) vịt lội có ngời, (Chơ) Cá to, cá nhỏlên trời (mà) đớp sao (á...a)” 

rong thứ nước bạc có cơ mannào là tép, đưa rổ xuống là xúcđược tép. Tỉnh thoảng may mắn còn câu được cá ngạnh,

bụng đầy trứng. Mùa lụt đượcăn cá ngạnh, cá chình. Cá ngạnhgiống cá trê nhưng nhỏ hơn,nghe nói cũng “trên nguồn”đổ xuống. Nghiệm lại thì thấy dường như những thứ gì khôngai biết xuất xứ thì được ngườiHuế cho là “trên nguồn” đổxuống cả.

M   ù a    n   ư  ớ  c    b ạ

  c  T h a

 n h  N g u y ê n

Page 26: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 26/4126

Huế bình dân

Cá chình cũng là thứ cánguồn, có con to như bắpđùi, mùi thịt rất lạ, mỗi nămchúng tôi chỉ ăn được một hailần. rong thứ nước bạc đụcngầu đó, sợ nhất là rắn đẽn.Người lớn nói ai bị rắn đẽncắn là chết liền. Nước tràn lênbờ thì dĩ nhiên trường học

đóng cửa, con nít nghỉ học,chúng tôi tha hồ chơi. ròchơi của con nít xứ Huế bốnmươi năm trước chỉ là thảtàu bằng cái lon sắt tây đựngcá mòi, đôi khi có buồm làmbằng vải rẻo. Người lớn bày cột một miếng xà-phòng sautàu, xà- phòng nhả ra mộtthứ bọt lăn tăn, có sức đẩy tàu

tiến lên. Cứ thế mà chơi từsáng đến chiều.

Tành quách, đền đài lăngtẩm khi đó ngâm chânxuống nước. Những cơn lụtthường nối những khu vườnlại với nhau không còn đâu làbến là bờ nữa. Vườn Huế vốn

rộng thênh thang thế, nay lụtxóa nhòa ranh giới. rẻ conngồi trên những chiếc thauchậu chèo đi và leo trèo háinhững trái chín trong vườn

nhà mình hay vườn nhà hàngxóm. Những chiếc bè chuốichở đầy chiến lợi phẩm làcóc, ổi, trần bì, bưởi, nhãnhay đu đủ, chuối, mít... rẻcon cùng nhau tìm một xóxỉnh nào đó đánh chén nonê. Khế chua ép vào sau cánhcửa sổ cho tan nát vị chua lè

mà chơi với đường đen bánhchặt chôm của mẹ thì ngọtthanh từng khúc ruột. Để rồitối về không ăn được cơm bịba la cho tơi tả.

Tế nhưng, lụt ở Huế chỉkéo dài chừng vài ba ngày lànhiều, lúc chân trời hừng sánglà lúc nước rút, lòng trẻ con

buồn như chiều mồng hai tết.Nước rút rồi thì người lớn rútchổi rành ra quét bùn non,con nít lấy sách vở ra học lại.

Đó là những kỉ niệm xưa màtôi góp nhặt được ít nhiều từnhững người bạn Huế của tôi.Bây giờ, vẫn là những chiếc

ghe bằng cót phết dầu rái. Tế nhưng chúng vẫn đủ sức chởđầy người và hoa quả. Ghehướng về Bao Vinh, vẫn thứnước bạc trăm năm không

hề thay đổi. Nước sông chảy mạnh, người ta rớ cá cũng vẫnbằng chiếc rớ với bốn cây trebuộc chụm lại. Người lớn kéolưới, một đám trẻ con bu lạiđứng coi. Có tiếng chửi thề,càm ràm năm nay ít cá.

Người ta vẫn đi lội lụt, áo

tơi lá ngày xưa đã nhườngchỗ cho những chiếc áo mưamang chữ sport. é ra cũngcó thay đổi. Con nít chơi với những chiếc tàu hẳn hoibằng ni-lông, có thứ chạy bằng pin. Tau nhôm ngày xưa không còn, ngày nay người ta xài thau ni-lôngxanh đỏ, nhiều kích cỡ khác

nhau, cái này nằm gọn trongcái kia. Nhưng các vạn nhàđò đã bị giải tỏa, những cuộcđời nhỏ bé và ướt át đó nay đã đi về đâu?

Cảnh cũ có thể còn nhưngngười xưa nay đâu. Chỉ cònmột chút an ủi là tâm lí trẻ

con bây giờ vẫn thế,chúng sẽlớn lên, chúng sẽ nhớ nhữngchiếc tàu xanh đỏ đó, chúng sẽbồi hồi trong một ngày nướcdâng ngập bờ.

Thành quách, đền đàilăng tẩm ngâm chân xuống nước. Những cơn lụt thường nối

những khu vườn lại vớinhau không còn đâu

là bến là bờ nữa. Vườn Huế vốn rộng thênh

thang thế, nay lụt xóanhòa ranh giới.

 Măng chua nấu cá (lụt) ngạnh nguồn,Cơm ngon canh ngọt còn buồn nỗi chi?!

Page 27: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 27/41

Huế bình dân

27

Tình cờ đọc một bài viết về việc đã tìm ra“Đường phượng bay” của tác giả họ Trịnh,lòng tôi chợt chùng xuống một cách lạlùng. Tôi và bạn - hai đứa con trai rặt Nambộ - từng cãi nhau kịch liệt chỉ vì ai cũng cho là mình rành rẽ về Huế và những mùaphượng vĩ thắm đỏ đất Thần kinh hơn.

“Chắc chắn phải là đường Đoàn Thị Điểm -

con đường men dọc bờ thành bên trái của Đại Nội Huế”. “Không thể được, chính làcon đường mà người con gái tên A. Ở “bêntê” sông An Cựu, “đêm đêm trốn nhà sang Phủ Cam về Bến Ngự thăm anh Sơn”. Rồisau đó tiễn về, Trịnh đưa chị đi theo conđường bên kia sông “có hai hàng phượng chụm đầu vào nhau. Anh gọi đó là đường Phượng Bay, con đường tình yêu của anh,con đường nhớ nhung một đời của chị…”.

Bây giờ khi mọi tranh cãi đã ngã ngũ thìchợt nhận ra có khi vẻ đẹp của một vật hay điều gì đó một phần còn ở lớp sương khói bản lãng xung quanh nó, một sự nhậpnhoạng - chưa rõ ràng...

Ở Huế, giữa tháng ba, mùa hạ của đất trờiđã bắt đầu. Mỗi ngày, sau bình minh, những 

sợi nắng hoe vàng đã trải dày trên các lốiđi, nhuộm sáng các mái nhà trong thànhphố. Ánh nắng phủ tràn ánh bạc óng ánhtrên tán lá của những cây cổ thụ, và tuyệt diệu hơn, những sợi nắng đuổi nhau trênmặt nước Hương-giang còn đậm màu lụcbiếc sau một đêm nằm ngủ. Tôi vẫn nhớnhư in, trong tiết trời chớm hạ đó, một đôicây kim phượng mới lớn cũng đã vội vã nẩy ra một đôi chùm hoa búp bé xíu.

Màu phượng Huế rất đặc biệt. Nó không phải là một màu hoa đỏ, nếu tìm sắc đỏbạn nên đến với Hải Phòng. Đây là một sắc

độ của riêng thiên nhiên - sắc thắm. Ngay cả trí thông minh nhân tạo tối tân nhất với khả năng sinh ra hàng triệu màu cũng không bao giờ cho được một gam màu đủđậm đà để gọi là “thắm”.Cây phượng lákép lông chim xanh bóng, giữa những tánlá màu xanh khỏe mạnh là những cụm hoađỏ rực. Những ngày hè chói chang nắng lạilàm cho hoa phượng càng sáng, càng tươi,

càng rực rỡ hơn, càng thắm.

Theo lệ thường, ta hay gắn những mùaphượng vĩ với ngày hè tưởng như bất tận,với kì thi nhọc nhằn, niềm vui tuổi xanhvà đánh dấu buổi chia tay đầu đời. Nhưng đã là người yêu Huế, yêu những mùa hoađỏ thì luôn biết nhìn phượng vĩ dưới một “ánh sáng” khác. Dấn bước vào những cung đường hẻo lánh hơn của thành nội Huế,

phượng sánh bước bên những bức tường thành cổ loang rêu xanh. Những bức tường dày cả thước, tuổi già hai trăm năm cóhơn, thầm lặng làm chỗ dựa cho những cây phượng sung mãn và trẻ trung. Hoaphượng lay động theo gió, rầm rì kể chuyệnvới rêu xanh. Phượng vĩ bên thành cổ! Sứcsống thanh niên và sắc màu rực rỡ đối diệnvới bề dày quá khứ, với đất đá vô sinh, với

những điều đã chết, với sự ngậm ngùi câmlặng. Thành cổ đã chứng kiến bao cơn bađào của lịch sử, ngắm nghía những lần biểnlúa hoá nương dâu. Thành cổ là sự quávãng của thời gian, cái đang tràn trề sứcsống là hoa phượng này đây. Thế nhưng,hoa sẽ chóng tàn và thành cổ thì trường tồnvới thời gian. Sống và chết, tĩnh và động đang nằm hài hoà bên nhau. Và nhất là sự tĩnh mịch!

Trong sự tĩnh mịch này, vắng mọi thứ tiếng của thế gian, phượng vĩ và thành cổ đang giaohoà trong một giai điệu chung của thời gian.

Phượng vĩ bên thành cổ Tiểu Nguyên

Page 28: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 28/4128

Không gian Huế 

Có một thuật ngữ được đặt ra để chỉ mối quan hệ hữu cơ giữakiến trúc và vườn xứ Huế: “Nhà vườn”. Mọi kiến trúc ở đây, từnhà cửa dân gian, đến đình chùa, miếu vũ trong kiến trúc tôngiáo, đến cung điện, lăng tẩm trong kiến trúc cung đình đều gắnliền với yếu tố vườn.

Vườn cây tại Huế là mảng màu xanh để xoá dịu bớt cái rực rỡ củakiến trúc, là nét bút của tạo hoá có tác dụng uốn mềm những mảngkiến trúc gai góc, sắc cạnh vạch ra giữa bầu trời. Những vườn cây Huế có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của conngười Huế từ trước đến nay. Phần lớn các gia đình, dù ở nội thànhhay ngoại thành cũng đều cố gắng tạo nên một mảnh vườn, dùlớn hay nhỏ. Lớn thì trồng những cây lưu niên, cây ăn trái, nhỏ thìtrồng hoa, trồng rau cải; không có đất thì tạo nên một “vườn treo”

 với những chậu cảnh, những giò lan, những bonsai như một vũ trụthu nhỏ của riêng mình. Vườn Huế là một khoảng không gian biệtlập để cho con người tìm đến trạng thái thư dãn tinh thần sau mộtngày làm việc vất vả hay sau một chặng đời vật lộn với cuộc sống,

toan tính những danh lợi, thiệt hơn.

Vườn cây xứ Huế được biết đến không phải vì những loại hoamuôn màu, muôn vẻ, như những làng Hoa Nghi àm, Ngọc Hà,Yên Phụ ở ngoại thành Hà Nội. Vườn Huế rất giản dị. Đó là chỗdừng chân giữa mưa và nắng, là toà lâu đài của những loài chim,là bóng mát của khách vãng lai, là tứ thơ của giai nhân mặc khách.Đây cũng là nơi trú ngụ của những mảnh tâm hồn thanh cao,thuần khiết, nơi di dưỡng của những quan lại Huế khi về già.Những người dân Huế tạo nên một mảnh vườn không phải mongthu lợi lộc khiêm tốn của mình, mà trước tiên, để được đắm mìnhtrong cái màu xanh thanh thản của lá, của hoa, cuả trái cây ngonngọt, của thiên nhiên siêu thoát dành cho họ.

 Ảnh: Nhà vườn An Hiên và Phú Lộc. Nguồn: Internet.

Trần Hưng

Nhà vườnĐộc đáo

Page 29: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 29/4129

Không gian Huế 

Không có mặt trong những cung điện quan trọng nhất - nơi tổchức các điển lễ của Hoàng triều - hay chốn miếu mạo thâmnghiêm - nơi thờ cúng thần linh và các vị hoàng đế - quy môkiến trúc cũng không bề thế, hoành tráng nhưng nhà tạ (tạgia hay thuỷ tạ) vẫn là một loại hình kiến trúc rất quan trọng

 và đặc sắc; góp phần tạo nên sự phong phú cùng vẻ đẹp thanhthoát, lãng mạn của quần thể kiến trúc cung đình Nguyễn tạikinh đô Huế. Chúng là những kiến trúc tương đối đơn giản,được dựng bên bờ mặt nước như hồ, ao, sông, suối (nguyên

chữ tạ có nghĩa là ngôi nhà dựng trên mặt nước - vì thế mà còngọi là thuỷ tạ). Đáng tiếc là trải qua thời gian cùng sự tàn phácủa chiến tranh, đến nay, trong quần thể kiến trúc cung đìnhchỉ còn vẻn vẹn lại 4 ngôi nhà tạ.

Ảnh nhỏ 1 và 2: rường Du ạ - Đây là ngôi nhà tạ nằm trongtổ hợp kiến trúc cung Diên Tọ, khu vực dành riêng cho cácbà Tái hậu triều Nguyễn. rường Du ạ được dựng năm 1849để chuẩn bị cho lễ Ngũ tuần đại khánh của bà Tái hậu ừ Dụ.

Ảnh nhỏ 3: Nghênh Lương ạ - Nằm soi bóng trên bến PhuVăn Lâu. Ca dao xứ Huế có câu: “Chiều chiều trước bến VănLâu, Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm, Ai thương ai cảm ai nhớ aitrông...” chính là chỉ vị trí thơ mộng này. Chữ Nghênh Lươngạ có nghĩa là nhà Tủy ạ để hóng mát, dành cho vua.

Ảnh lớn và ảnh nhỏ 4: Xung Khiêm ạ và Dũ Khiêm ạ nằmtrong quần thể Khiêm Lăng, nơi an nghỉ của vua ự Đức. Khác

 với Dũ Khiêm ạ ở phía bờ hồ đối diện vốn là một bến thuyền

của nhà vua, Xung Khiêm ạ là toà nhà lớn hơn dành làm nơiông câu cá, ngắm trăng, làm thơ... Nhìn chung, tuy cấu trúcđơn giản, quy mô cũng không lớn nhưng do khéo chọn vị trínên cả hai ngôi nhà tạ ở lăng ự Đức đều tạo nên được vẻ đẹphài hoà tuyệt vời với cảnh trí xung quanh.

 Những ngôi nhà Tạ  Trong kiến Trúc Huế

Dư địa chí Thừa Thiên HUế 

Page 30: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 30/4130

Không gian Huế 

Các vua triều Nguyễn đều xây dựng lăng mộ cho mình ngay khi còn sống vì quan điểm sốnggởi thác về của nhà Nho và triếtlý sắc không vô thường của nhàPhật. Các khu lăng mộ xây sẵn cóhai chức năng: là nơi khi thỉnhthoảng còn sống các vua lui tới

để vui chơi và nơi chôn cất khihọ mất.ất cả các lăng điều đượcxây dựng, quy hoạch theo đúngtriết lý Phong Tủy phương Đông:bất cứ lăng nào cũng tuân thủ cácnguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiềnán hậu chẩm, tả long hữu hổ ...đã làm cho các lăng này có đượcnhững kiến trúc rất đẹp và thơ

mộng. uy triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do kinhtế chính trị chỉ 7 lăng được xây dựng.

Lăng Gia Long 

Địa điểm: Xã Hương Tọ, huyệnHương rà, tỉnh Từa Tiên Huế.toàn bộ khu Lăng là một quần sơn

 với 42 ngọn đồi lớn nhỏ có tên gọiriêng, trong đó Đại Tiên Tọ làngọn lớn nhất được chọn làm tiềnán và là tên gọi chung cho cả quầnsơn này: Tiên Tọ Sơn.

Lăng Minh Mạng 

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cáchthành phố Huế khoảng 14km, gầnngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồntạo thành sông Hương. Lăng đượckhởi công xây dựng vào tháng 9

năm 1840 và được vua Tiệu rịtiếp tục xây dựng hoàn tất vàonăm 1843.

Lăng Minh Mạng là một mô hìnhkiến trúc quy mô gồm 40 côngtrình lớn nhỏ, bao gồm cung điện,đền miếu và đài tạ... Lăng Minh

mạng với hai hồ và kiến trúc tranghoàng tuyệt đẹp, là một trongnhững lăng tẩm uy nghi, đườngbệ nhất trong các lăng tẩm của

 vua nhà Nguyễn.

Lăng Tự Đức

Lăng ự Đức (Khiêm Lăng)

được xây dựng trong một thunglũng hẹp thuộc làng Dương XuânTượng (nay là thôn TượngBa, xã Tủy Xuân, thành phốHuế). Đây là một trong nhữngcông trình đẹp nhất của kiếntrúc cung đình thời Nguyễn. Cáccông trình trong Lăng ở cả haikhu vực tẩm điện và lăng mộ đềucó chữ Khiêm đặt tên gọi.

Lăng Thiệu Trị

Ngày 11/2/1848 Lăng được khởicông xây dựng và chỉ trong 10tháng đã hoàn thành. ổng thể lăng gồm có hai khu vực: Lăng vàẩm (điện thờ). Lăng Tiệu rị

 với vẻ đẹp giản đơn, gần gũi, dựa

lưng vào chân núi Tuận Đạo, gầntrước mặt Lăng là cả một vùngđất bằng phẳng cây cối xanh tươi,ruộng đồng mơn mởn trải dài từbờ sông Hương tới tận cầu Lim.

Lăng Đồng Khánh

Lăng Đồng Khánh (ư Lăng)được xây dựng trên vùng đấtthuộc làng Cư Sĩ, nay là thônTượng Hai, xã Tủy Xuân, thànhphố Huế. Nhìn chung lăng ĐồngKhánh mở đầu cho thời kỳ kiến

trúc pha trộn Âu Á, ân cổ.

Lăng Dục Đức

Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăngtọa lạc tại thôn ây Nhất, làngAn Cựu, xưa thuộc huyện HươngTủy, nay thuộc phường An Cựu,thành phố Huế, cách trung tâm

thành phố chưa đầy 2km; là nơian táng của 3 vua nhà Nguyễn:Dục Ðức, Tành Tái và Duy ân.

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định (Ưng Lăng)được xây dựng trên triền núiChâu Chữ (còn gọi là Châu Ê)cách Huế 10km. Lăng khởi công

ngày 4/9/1920 và kéo dài trong11 năm mới hoàn thành.VuaKhải Định cử người sang Phápmua sắt, thép, xi măng, ngói ácđoa, sang rung Quốc, Nhật Bảnmua đồ sứ, thủy tinh để kiếnthiết công trình. So với các Lăngtrong hệ thống lăng tẩm ở Huế,lăng Khải Định có diện tích nhỏ

(117m x 48,5m) nhưng rất côngphu và tốn nhiều thời gian. Nó làkết quả hội nhập của nhiều dòngkiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổđiển và hiện đại.

Lăng tẩm của các vua nhà NguyễnLHVV tổng hợp

Page 31: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 31/41

Không gian Huế 

31

Tìm về Thôn Vĩ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà…” 

Đối với tôi, một người gốcNam bộ, có lẽ những câu thơcủa Hàn Mặc ử đã vẽ trong tôinhững nét phác họa đầu tiên về xứ Huế. Sinh ra và lớn lên ởSài Gòn, tình yêu của tôi dành

cho Huế bắt đầu từ câu chuyệntình được viết thật hay trongbài “Đây Tôn Vĩ Dạ”. ôi đãhình dung về một Huế rất lãngmạn, rất mộng mơ với “thuyềnchở trăng”, “áo trắng” của ngườicon gái, hay “sương khói mờnhân ảnh”. Cũng vì lẽ đó, lầnđầu tiên có dịp tới Huế, tôi đãnhất định phải tới nơi này, để 

xem thôn Vĩ Dạ trong thực tế ra sao. Chuyến đi đã để lại chotôi những cảm xúc rất riêng, vànhững suy nghĩ đặc biệt về cáiđẹp của Vĩ Dạ. ôi tìm về Vĩ Dạ một buổichiều thứ bảy, sau khi chỗ ởtại Huế đã ổn định. Xem bản

đồ thành phố Huế, tôi chỉ thấy có một nơi gọi là “phường VĩDạ”. Hỏi nhiều người gần nơitôi ở, họ chỉ nói qua loa thônVĩ Dạ bây giờ không còn nữa,

người ta cất nhà và gọi chungkhu đó là phường Vĩ Dạ. Cảmthấy một chút tiếc nuối, tôi vẫnquyết định thuê một chiếc xe,lần theo bản đồ về “phường VĩDạ” này. ừ đường Nguyễn riPhương, tôi đi về hướng ngãsáu, rồi về đường Bà riệu, chạy thẳng một lúc là gặp cây cầu tên

rất đặc biệt: cầu Vĩ Dạ. Sau khiquẹo xuống dưới chân cầu, tôitìm tới con đường với cái tênkhông lẫn vào đâu được: đườngHàn Mặc ử.

ôi dừng xe để hỏi một số ôngbà cụ, và họ khẳng định với tôinơi đây từng là thôn Vĩ. ôi rấtđỗi vui mừng, vì cuối cùng đã

tới được một địa danh đã đi vàothơ văn như thế này. Nhữngcăn nhà với những khu vườnlàm thể hiện lại hình ảnh “vườnxanh như ngọc” hay “lá trúc chengang mặt chữ điền”. Chạy thêmmột lúc là tới sông Hương, vàcó thể thấy những chiếc thuyềnđậu cập bờ. Đối diện là những

ngôi nhà nhỏ, mà có lẽ Hàn Mặcử đã từng ngồi nơi đây và chắpbút cho 2 câu thơ: “Tuyền aiđậu bến sông trăng đó / Có chởtrăng về kịp tối nay?”

uy nhiên, tôi đã không chứngkiến được hình ảnh đẹp nhấttrong bài: “sương khói mờ nhânảnh”. Cũng phải thôi, Huế mùalạnh thì đôi lúc có sương, chứmùa hè thì làm sao có được.Tế nhưng, có lẽ cái hay của thơHàn Mặc ử là người ta khôngbiết đây là sương hữu hình, hay 

cái cảm giác “sương khói” vôhình mà mỗi người phải tự cảmnhận. Chính sự mập mờ này,sự “mờ nhân ảnh” này đã làmthôn Vĩ Dạ đẹp hơn và thơ hơnrất nhiều lần. Phải chăng chínhsự mập mờ của hai câu thơ,hình ảnh “áo em trắng quá nhìnkhông ra” của người con gái, vàmột mối tình có nhiều dấu lặng

đã tạo nên cái sự “mờ nhân ảnh”của nơi đây?

Vẻ đẹp của thôn Vĩ mang mộtnét tiềm ấn, một vẻ đẹp màdu khách phải tìm tới nó chứkhông ẩn ra ngoài. Đó là vẻ đẹpcủa mối tình dang dở của chàngtrai Hàn Mặc ử, của những

cảnh vật rất thơ, ẩn mình trongmột Huế rất mơ mộng. Vì thế,hãy tới thôn Vĩ một lần để cócảm nhận của riêng bạn về địadanh bước ra từ trong thơ này.

Bài và ảnh: Lê Tuấn

Page 32: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 32/4132

 Ẩm thực bình dân

Món Huế độc đáo Chè heo quay bột lọc

Chè bột lọc thịt quay hay còn được gọi ngắngọn bằng cái tên chè thịt quay, là món chè độc

đáo được xem là “độc nhất vô nhị” của Huế.Về cơ bản, cách làm không khác gì chè bột lọcthông thường. Điều làm nên sự độc đáo và khácbiệt lớn nhất chính là bên trong viên bột, thay vìlà một hột đậu phụng rang thì đó là một “viên”thịt nạc heo quay.

Để có một nồi chè bột lọc nhân thịt heo quay,nguyên liệu gồm có bột lọc (bột năng, bột khoai

mì) thịt đùi heo quay, đường, mè rang vàng giãnhuyễn, gừng non cắt sợi. Tịt đùi heo quay cắthạt lựu, trộn đường phèn, đổ nước vào (xămxắp mặt) đặt lên bếp rim nhỏ lửa cho thịt ngấmđường, (nước đường rim xong đổ bỏ vì có màngmỡ) vớt ra đem phơi nơi bóng râm để thịt heotrở nên trong. Khi thịt trong mới trộn vào mộtít ngũ vị hương để nhân có mùi thơm đặc trưng.

Cái tinh tế của món chè lọc quay này là ngườiăn chè đang nhai nhè nhẹ viên bột để thưởngthức cảm giác dai dai, dòn dòn pha lẫn vị ngọtthanh thanh của đường phèn thì bất ngờ nhậnra vị béo nhẹ, đậm đà của vị thịt quay. Viên thịt

trộn lẫn với vị ngọt chè làm thành một thứ mùi vị rất lạ miệng.

Món chè này thường được làm khi trong giađình có giỗ chạp hay đám tiệc lớn, vì thờiđiểm này, món heo quay luôn có mặt và một vài miếng thịt nạc heo quay nho nhỏ sẽ đượcthẻo bớt, chuyển qua những người phụ tráchcác món chè, bánh ngọt. Một viên chè chỉ cầnmột mẩu thịt nhỏ xíu thì có nấu cả vài chụcchén chè cũng chẳng tốn đến nửa lạng thịt.Nhưng món ăn ngọt nhân thịt mặn này đã

có ít nhiều thêm thắt khi có người làm phầnnhân thịt quay với nấm mèo và măng luộc cắtnhỏ. Họ xào lại ba loại thực phẩm này với gia vị thành một loại nhân riêng biệt để làm mónchè bột lọc thịt quay.

Bằng sự sáng tạo tuyệt vời, người Huế đã tạonên một món chè món chè mang phong cách“rất Huế”. Và đương nhiên, món chè lạ này luôn

được sắp hàng đầu trong thực đơn những mónăn ngọt của bữa cơm mang phong cách cungđình. Ngày nay, có thể tìm thấy món chè độcđáo này một cách dễ dàng ở hầu hết các conhẻm của thành phố Huế.

LHVV tổng hợp

Page 33: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 33/4133

 Ẩm thực bình dân

Ở Huế, có một món ăn mà ít nhiều du khách đãđược nghe qua và thưởng thức. Đó là món “Bánhcanh Nam Phổ”. Gọi là bánh canh Nam Phổ bởi vìnó có xuất xứ từ làng Nam Phổ, cũng bởi vì cáchnấu đặc trưng, khác với những món bánh canhkhác ở Huế. Ngày xưa, muốn ăn bánh canh Nam

Phổ, phải chờ sau buổi trưa, thấy mấy o gánh từnggánh đem đi bán rong thì gọi vào. Lắm kẻ nghiệnmón này, cứ canh giờ mà đứng sẵn ngoài đường,hướng dẫn các o vào tận nhà để được ăn cho thỏathích.

Bánh canh ngon cũng bởi cách chế biến khá côngphu, người ta không dùng cá để nấu mà dùngtôm và cua, và nhất thiết tôm cua phải thật tươi(thường mới được vớt lên từ phá am Giang đem

bán tại các chợ đầu mối), gạo làm bánh canh phảilà gạo ngon, xay thật mịn. Người ta sẽ cho bột gạohòa với nước lạnh, trộn đều để được một thứ bộtsền sệt, sau đó chưng cách thủy trong nước nhiềulần, nước không được sôi, bởi nếu sôi sẽ làm hỏngnồi bột. Bột sau khi đóng thành một lớp mỏngdưới đáy nồi sẽ đem ra trộn đều cho đến khi nồibột tạo thành một hỗn hợp làm nên các sợi bánhdài, phải làm thật khéo để sợi bánh không bị gãy,

lại tiếp tục rê thành sợi nhỏ hơn để cho ra nhữngsợi bánh đẹp và đều, vớt ra, ngâm với nước âm ấm,sợi bột sẽ to lên một chút, khi ăn sẽ mềm hơn. Đólà công đoạn tạo con bột.

Có con bột rồi người ta sẽ tiến hành tạo hồ chocon bột bằng cách lấy nước luộc tôm, nêm gia vị vừa miệng, cho một ít bột lọc, một chút màu, trộnhỗn hợp này với bột sẽ tạo thành con bánh. ômcua sau khi luộc chín, bóc vỏ, vắt khô, giã nhuyễn

 với chả heo, bắt thành từng viên nhỏ khoảng bằngđầu ngón tay (gọi là viên nhụy). Người ta sử dụngnước luộc tôm cua, nêm gia vị vừa ăn, cho nhụy  vào nồi nước, thêm bột lọc và màu để nước có màu

hồng tươi, cho con bánh vào, bỏ một ít rau răm,hành, ngò, ớt trái và múc ra tô cho khách thưởngthức.

Công đoạn nấu đã lắm công phu, thế nên kháchthưởng thức cũng phải biết cách, không phải cứ

múc cho nhiều, cho đầy là ngon. ô để ăn bánhcanh không quá to, cũng không quá nhỏ, chỉ múclưng tô, và phải ăn nhanh bởi nếu để nguội tô bánhcanh sẽ có mùi tanh rất khó chịu. Ngồi ăn, múctừng miếng cho vào miệng, thấy vị ngọt của tôm,cua, vị cay cay của ớt, vị thơm của hành ngò quyện  vào nhau, con bánh cho vào cứ tan dần trongmiệng, trôi tuột xuống cuống họng. Tế mới biếtđược cái vị đặc trưng của món ăn như thế nào. Ănrồi lại muốn ăn thêm. Đến khi no cả bụng vẫn thấy 

cái vị ngọt nơi đầu lưỡi.

Bánh canh Nam Phổ ngon là thế, nên có nhà thơmê món này đến nỗi đặt luôn “Câu hò Bánh canhNam Phổ” và dạy cho cô gái út, thi sĩ ôn Nữ Hỷ Khương, ngâm nga mỗi khi có khách đến nhà cùnglão thi sĩ thưởng thức món ăn Huế mộc mạc này:

“Mời chị mời anh chén bánh canh Nam Phổ 

 Xơi vô khỏi cổ có chất bổ có mùi hương Lại thêm mát mẻ can trường Sâm Cao Ly cũng sút, rượu Quỳnh ương cũng không bì” (Nhà thơ lão thành Ưng Bình Túc Giạ Tị)

Bánh canh Nam Phổ xưa là thế, nhưng nay một sốnơi đã chế biến khác đi, một phần cũng vì chạy đuatheo giá cả. Nhiều nơi thay thế tôm cua bằng cácloại cá, chính vì thế mà hương vị giảm đi rất nhiều.

Du khách nếu không biết sẽ rất dễ bị nhầm. Nóitheo cách của người sành ăn thì món bánh canhnày nếu nấu với cá thay vì nấu với tôm sẽ khácnhau một trời một vực.

Bánh canhNam Phổ

LHVV tổng hợp

Page 34: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 34/4134

 Ẩm thực bình dân

Nhớ thươngbánh HUế 

Mỗi lần có dịp ghé Huế công tác,cô bạn người Huế bao giờ cũngđưa tôi tới ngôi nhà nhỏ trongmột kiệt (hẻm) nhỏ số 7/5 đườngLê Quý Đôn, đoạn gần sân vậnđộng Huế, thưởng thức mónbánh bèo, bánh nậm, bánh lọc do

một phụ nữ đứng tuổi tên Gái,người Huế gọi là “o Gái”, làm vàbán tại nhà.

Căn nhà nhỏ sạch sẽ, bếp cũngnhỏ, nhìn bề ngoài không khácgì những căn nhà bình thườngkhác nhưng lúc nào cũng rấtđông khách. Bạn tôi nói đây toànkhách mối ruột của o Gái nhiều

năm rồi, ăn một lần rồi nghiền vàquay lại hoài luôn. Cũng phải, vì

nếu không rành thì khó mà tìmđược nhà o bởi không có biểnhiệu, không quảng cáo gì. Nhưngcác món bánh Huế do tay o làmthì ngon tuyệt. Có lẽ không đâu trên đất nướcnày lại có nhiều món ăn chơi tớithành thương hiệu như xứ Huế.Không chỉ ở Huế, những món ăndân gian này còn nổi tiếng và trởnên phổ biến khắp nơi, và dù cóthưởng thức hay chưa hầu nhưai cũng từng nghe nói tới. Ngay tại Sài Gòn, tìm một nơi bán cácmón bánh Huế cũng không hềkhó khăn gì. Bánh của o cũng làm cùng công

thức chung như các nơi khác,nhưng bí quyết chắc chỉ nằm ởchỗ lúc nào cũng dùng nguyênliệu là những con tôm sông tươirói, thịt cũng thật tươi và cácmón mắm chấm được chủ quánlựa toàn loại rất ngon, lại phongphú cho khách lựa chọn theokhẩu vị mình. Như món bánhbèo, ngoài thịt và tôm tươi giã

nhuyễn rắc trên chén bột thìkhách không thể cưỡng lại mùi

thơm quyến rũ của gia vị hànhphi và miếng tép mỡ giòn tan;món mắm cá và nuớc mắm ruốcdành để chấm mắm được nêmthêm bởi vị cay và thơm rất đặctrưng của trái ớt xanh hay món satế tự chế. Món bánh nậm, bánh lọc của oGái được tôi dùng đến no bụngchứ không thể chán miệng. Bởi

 vậy dù giá cả có đắt vào hàngnhất nhì Huế (ví dụ như mónbánh bèo nơi đây bán 35.000đồng/ khay so với các nơi khácgiá chỉ 25.000 đồng, bánh nậm- bột lọc 2.000 đồng so với cácnơi giá từ 1.000 - 1.500 đồng)nhưng căn nhà nhỏ của o Gái

luôn luôn nhộn nhịp thực kháchra vào. Những người tới Huế cũng thường đặt bánh ở tiệm này để mang về Sài Gòn làm quà chongười thân. Về Sài Gòn, mỗi khi nhớ Huế vàcác loại bánh Huế, tôi lại điệnthoại cho cô bạn đùa: “Nhớ o Gáiquá bạn ơi!”

Bánh bột lọc với nguyên liệu chính là bột lọc, làm từ củ sắn hay còn gọi làcủ khoai mì. Bột sắn saukhi đã lọc đem luộc mộtphần vớt ra để nguội rồinhào với phần bột còn sống, tiếp theo bỏ vào

 một con tôm sông nhỏ,ít thịt rim và gia vị gói láchuối hấp cách thủy nhưbánh nậm. Tại Huế, bánhbột lọc thường đượcdùng kèm nước mắm nhĩ từ mắm ruốc, rất thơm ngon đặc trưng hoặc

có thể dùng với mắm ớtcũng được.

Theo Hương Vũ - SGTT

Page 35: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 35/4135

 Ẩm thực bình dân

Cơm HếnVị dân dã xứ Huế

Cúng tổ nghề hến được tổ chức vào các ngày 24 và 25 tháng 6 Âmlịch hàng năm. ại cồn Hến hiện

 vẫn còn lưu giữ ngôi nhà thờ tổtại xóm Giang Phường Hến. Vàodịp cúng tổ, nhà thờ được bài trítôn nghiêm, lễ phẩm, trầm hươngnghi ngút.

Ngày chánh tế, một vị bô lãođứng chủ tế trước hương án trênmột chiếc thuyền gọi là thuyềncầu nghề. rên hương án có “sắcbằng”(?) tổ nghề vốn vẫn đượclưu giữ từ xưa tại nhà thờ họHuỳnh, dòng họ đã khai sinhnghề hến. Tuyền được cho chạy 

quanh cồn Hến để thỉnh ổ, sauđó rước về nhà thờ và hành lễ.Nghe nói, trước đây thuyền cầunghề còn được cho chạy về tớitận ngã ba Sình mới quay lên và

 vòng quanh cồn Hến, nay thì cóphần giản lược. Sau khi tế lễ xong,“sắc bằng” tổ nghề lại được trangtrọng hoàn thỉnh về tại nhà thờhọ Huỳnh. Dù không còn kiêng

làm nghề trong ngày cúng ổ nhưtrước, nhưng dịp 24-25 tháng 6hàng năm vẫn được những ngườilàm nghề hến vọng về với tất cả sựthành kính.

ừ con hến, người ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn khácnhau: nấu canh, nấu cháo, xào,trộn xúc bánh tráng, song nổitiếng nhất vẫn là món cơm hến.Món này thuộc loại đặc sản độcquyền. Dân “mệ” mười ngườithì đến chín người rưỡi “ghiền”.

Người các tỉnh ngoài cũng khônghiếm người hễ nghe đến cơm hếnlà không khỏi... nuốt nước bọt.

Dân Huế thạo chuyện vẫn kháonhau, thật ra cơm hến là mónăn bình dân nhất trong các mónăn bình dân. Huế xưa có tiếng là

sang, đất kinh đô mà. Nhưng lại...nghèo. Nghèo thì nhiều khi phảiăn cơm nguội. Đã cơm nguội rồimà lại còn... ít nữa, rứa mới buồn.Vậy là “mệ” tẩn mẩn sáng chế, độnrau độn rán vào cho nó khỏi lỏngcái bụng. Têm đôi con hến chobắt mắt và tất nhiên có chút đạm.Cũng tất nhiên nữa là phải nêm

ớt vô cho thiệt cay để mà “đánhlừa cái lưỡi”. Rứa mà cái món ăn“mệ” sáng chế thời tu huy tu huýtnăm nào tới chừ lại bỗng thànhđặc sản. Tế mới thiệt kỳ tài, mớithiệt là “mệ”. Xưa, cơm hến đượcmấy chị, mấy mệ gánh chạy đi bánhết đường này qua ngõ khác. Aimuốn ăn, gọi cả gánh vào. Tậmchí gặp ngang đường, kêu dừng

lại, sà xuống mượn cái đòn kêngồi, đẩn vài tô. Xong trả tiền, aiđi đường nấy. Nay cũng còn hếngánh, nhưng đã hơi ít.

Cơm hến thời hiện đại đã đượcbày hàng bày quán, có ghế có bànhẳn hòi. Lại còn được cách điệuthêm mấy món bún hến, mì tômhến, cháo hến. Nhưng cho dùcó cách điệu kiểu chi, cơm hến

 vẫn là món chủ đạo. Cách nêmnếm với những gia vị “rin” theolối truyền thống với nào ớt, nào

ruốc, đậu phụng chiên, tóp mỡ,rau sống vẫn không gì có thể thay thế. Càng “rin”, càng truyền thốngcàng đắt khách.

Ngoài vùng cồn Hến đã có tiếngxưa nay, bây giờ thêm đườngrương Định, đường Phạm Hồng

Tái được xem là “trung tâm cơmhến” của Huế. Sáng sáng, đặc biệtlà thứ bảy, chủ nhật, người đi ăncơm hến chen chân như hội. Ngồichờ ăn cho đựơc tô cơm hến phảinói là... toát mồ hôi.

Vậy mà không thể bỏ được. Cơmhến nổi tiếng không chỉ do ngon

mà còn cả do rẻ nữa. Quá rẻ làđằng khác. ôi cứ nhớ mãi cái dạođược hân hạnh mời một vị linhmục từ một nhà thờ khu vực SàiGòn-Chợ Lớn đi ăn điểm tâm.Món cơm hến là lạ hình như đãngay lập tức chinh phục vị khách.Ngài dùng một lèo 3 tô mà trôngchừng vẫn còn lưng lẻo. ôi mờidùng thêm, nhưng vì tế nhị, lại có

lẽ cũng do sợ tôi tốn tiền, nên vịkhách một mực từ chối. Đến lúcthấy tôi rút ví: 3 tô 9 ngàn (hồi ấy còn 1 tô 3 ngàn đồng), ông ngẩnngơ không thể hiểu nổi. Quáilạ cái xứ, sao lại có một món ănngon mà lại rẻ đến kỳ cục? Bây giờ cũng tại điểm mà tôi từngmời khách, cơm hến đã tăng giá.Nhưng chất lượng thì vẫn giữđược, vẫn đủ sức “mê hoặc” nhiềungười. Cỏn con và rẻ tiền như conhến, ai dám bảo nó không làmnên thương hiệu của xứ Huế?

Theo Diên Thống

Page 36: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 36/4136

 Ẩm thực bình dân

Bún bò Huế tinh túy ẩm thực bình dân 

ô bún bò Huế mới thoạt nhìn,có vẻ đạm bạc và thanh lịch nhưchiếc áo dài phin trắng nõn nà. ôbún chỉ lớn hơn bàn tay búp măngxoè ra một tí. Nước bún trong để 

lộ những tép bún trắng nằm sóngsoãi vươn lên miệng tô. Nước búnkhông mỡ màng, không bị vẫnđục vì gia vị. Vài lát ớt màu đỏnhạt, quyện với dầu sả nổi đốmsao trên mặt tô không che đượcmiếng giò heo búp, mỏng bằng haiphần lóng tay. Miếng giò heo trắngngả màu vàng với lớp da mỏng,

ôm khoanh thịt nạc và mảnhxương tròn ở giữa như nhụy hoanằm bắt mắt và mời gọi, nửa chìmnửa hở trong tô bún. Che mái chotô bún là ba bốn lát thịt bò bắp xắtmỏng, những lát bò bắp với thớthịt chắc nịch nâu đỏ và nhữngđường vân vàng nhạt của nạm,gầu, gân, sách.

rên bàn đã có sẵn đũa tre, muỗngsành, nước mắm, ớt tương và rauhành chanh múi. Một dĩa nhỏhành củ trắng phau và hành lá,rau thơm xanh mưót điểm thêmngò ta xắt mỏng để rắc lên mặt tôbún cho thêm nồng nàn hương vị.Rau hành của bún không phải làrau sống cuả phở, rau chỉ đóng vai

trò “nước hoa” cho tô bún. rênmột góc dĩa là ớt tươi xắt lát. Cáicay của ướt tươi là đậm đà, mọngnước, đủ sức khống chế nhữngcao thủ ớt đã nếm đủ vị giang hồ

mà vẫn còn thấy nhạt. Cạnh đó làdĩa ớt tương nhỏ xíu màu huyếtdụ; ớt tương của bún bò Mụ Rớtcũng được liệt vào hàng “gia vịbún bò bắc đẩu”, nhìn thì có cái

 vẻ mềm như nhung với màu đỏsẫm, điểm những hột ớt vàng hoenhưng nếm vào mới biết thế nàolà cái “hiền” của Huế. Gắp một tíớt tương đầu múi đũa bỏ vào tôlà ớt từ từ bung ra như nhụy hoatrên mặt nước bún. Hoa hồngthường có gai, nên nhụy hoa búncũng làm cho biết bao người cay 

giọt ngắn, giọt dài!

Cung cách nêm tô bún trước khiăn cũng thể hiện phần nào phongthái của người ăn. Vẻ e dè chờ đợicủa khách mới, dáng khoan thaicủa giới nhàn du, sự xông xáo củangười đói bụng, cách lịch lãm củakẻ từng quen... là những biểu hiệnthường tình trước tô bún.

Khi đã nêm xong, húp một muỗngnước bún khai vị để cảm nhậnđược cái chất ngọt thanh pha đủmùi gia vị. Mùi sả, mùi ruốc, mùixương hầm, mùi thịt luộc, mùichanh, mùi rau, mùi tiêu hànhnước mắm... đã biến chất, đãquyện vào nhau tạo thành mùi

bún bò có sức hấp dẫn lạ lùngriêng của nó. Miếng giò heo thanhnhã trong tô bún với lớp da mỏngcó bìa da úp quanh miếng thịt nạcnhư đài hoa chưa nở nên thường

gọi là giò “búp”. Cắn miếng giò,những sợi thịt trắng vừa béo, vừangọt vẫn còn thơm mùi thịt tươimới chín nhẹ nhàng bốc hơi trênhai cánh mũi. Gắp lát thịt bò bắp.

Lát thịt bò mỏng với những đườnggân, sớ thịt và viền mỡ dòn tangiữa hai kẻ răng và vị ngọt béomiên man trên đầu lưỡi. ô búnbò Huế vơi dần nửa như tháchthức, nửa như mời gọi khách rằng,chưa cạn hết tô chưa gác đũa.

ô bún bò Mụ Rớt được xem là

đặc trưng cho tô bún Huế là vìnó mang những nét thanh đạm và đơn giản. Có thể nói cái thanhcủa bún Huế ví như những nétđan thanh của tà áo trắng, tà áodài mỏng manh cửa đóng thengài ngỡ như là tử cấm thành củaphái đẹp thần kinh, nhưng lạikín đáo phô bày trọn vẹn nhữngnét đẹp trên thân thể của người

mặc. Người mặc áo Kimono củaNhật chỉ cần một khuôn mặtđẹp, nhưng người mặc áo dàiViệt Nam khó mà che dấu đượcnhững nét mỹ miều hay thôthiển của thân hình.

Linh hồn của tô bún bò Huế lànước bún. Nước bún là nước được

hầm từ xương heo, xương bò, gàtươi, và có khi là cây, củ... Phần khónhất trong việc nấu nước bún là giữcho nước trong, ngọt thanh, khôngmỡ màng, không lềnh bềnh gia vị. 

Lược theo Trần Kiêm Đoàn

Page 37: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 37/4137

 Ẩm thực bình dânNhững “trường phái” bún bòkhác nhau ở Huế thường dấu bíquyết nấu nước bún vừa trong vừangọt, nhưng tất cả đều có điểm cơbản khá giống nhau là cách chọnxương hầm, cách luộc tái rồi đổ

nước đầu tiên, cách vớt và lọaibỏ bọt thải đúng lúc, đúng điệu,thường là yếu tố quyết định trìnhđộ cao thấp của “tay nghề”. Búnsợi thật sự là bún tươi, trắng ngà,có độ dẻo và độ lớn vừa phải. Tịtheo trong tô bún chỉ đơn giản một

lát giò có đủ da, đủ nạc và xương.Giò luộc vừa chín, không quálửa làm cong queo, mềm nhũn,

thoang thoảng gia vị vừa ăn; thơmnhưng không mất mùi thịt heonguyên thủy.Tịt bò trong tô búnlà bò bắp luộc vừa chín, xắt látmỏng, xào nhẹ lại với đồ màu vàtránh tình trạng quá lửa làm “bòteo, heo nở”.

Gia vị chủ lực của bún bò Huế là

sả, ruốc và ớt, nước mắm. inhdầu của cây sả có mùi thơm rấtnồng, đủ mạnh để làm trung hòamùi ruốc và giúp cho mùi thịttrộn tiêu hành nước mắm trở nên

dịu và ngào ngạt hơn. Dầu sả nhẹhơn dầu mỡ nên làm cho nướcbún nổi sao óng ánh, tránh đượcnhững váng mỡ nặng nề làm chongười ăn ái ngại. Một cây sả tươicần chọn đoạn giữa vừa thơm,

 vừa phong phú tinh dầu. Đừngquên sả gốc nồng và chát, sả ngọnít thơm và dễ làm cho nước búnnhiễm màu xanh của lá.

rong nồi bún, nếu sả quyết địnhcho hương thì ruốc quyết định

cho vị. Ruốc phải đánh loãng vàthải hết chất bã. Ruốc nêm lúcnước còn lạnh để khỏi nặng mùi.

Ruốc nêm đúng phân lượng sẽlàm cho nước bún có vị ngọt đậmđà và mùi thơm phảng phất chấtmắm muối quen thuộc của đồ ănViệt Nam.

Ngoài ra, rau hành, gia vị...thường được các bà Huế nêm theokiểu “luyện công” nên mọi thứ

đều được tính toán chi li vừa đủphân lượng cần thiết. Có dịp nhìnmột bà Mỹ vào bếp với dáng kíchđộng như muốn nhảy “Disco” vớisoong chảo, một bà Nam nếm đồ

ăn trên lò, miệng chưa tắt nụ cười vui sau câu cải lương mùi mẫn....mới thấy được hình ảnh tay cầmđũa, mắt đăm đăm, môi chút chípnêm đi nếm lại như đang “truyềntâm ấn” của một bà Huế trước

nồi bún đang sôi là “thục nữ thầnkinh”. Chính yếu tố địa phương,hoàn cảnh và tâm lý đã làm chotô bún bò Huế trở thành ngon vàđộc đáo hơn vì nó được chuẩnbị, phục vụ và thưởng thức trongmức độ vừa đủ về lượng cũng như

 về phẩm.

Bún bò Huế càng tiến về Nam

càng được thêm thắt như tà áotrắng biến thành áo gấm vớiphượng vẽ rồng thêu. Bún Huế chỉ cần vượt đèo Hải Vân vào ĐàNẵng là đã đổi khác: ô lớn hơn,mỡ màng và thịt, gân, rau hànhnhiều hơn. Bún Huế tiến vào SàiGòn thành tô “phở bún” xe lửatàu bay với nước béo, rau sống,

giá sống, thịt chả ê hề. Chính búnbò Mụ Rớt Huế vào Nam cũng đãchuyển mình thành “bún bò MụRớt Nam Bộ”. Bún bò Huế càngđược chiếu cố rộng rãi chừngnào, sự “sáng tạo” và biến thể càng nẩy mầm trăm hoa đua nởchừng đó. Cũng có người muốn“ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng”lên tiếng cho rằng, tại sao những

món ăn truyền thống của thế giớinhư Pizza của Ý, Kabob của Baư, aco của Mễ, Kentucky FriedChicken của Mỹ, Mì riều Châucủa àu... đi đâu cũng nghe cùngmột hương vị, mà Bún Bò Huế lạicó người nấu Sở kẻ nêm ần như

 vậy, sợ một ngày kia “mất giống”tìm đâu!? Có lẽ không ai trả lời

được câu hỏi đó vì món ăn là mộtphần của văn hóa mà gốc của vănhóa là con người. Khi đất nước

 và con người còn đó thì ngại gì tôbún đổi thay.

Page 38: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 38/4138

Phỏng vấn

Nhà báo Trần Trọng Thức:

Cám dỗ&

Nhà báo (NB) kỳ cựu Trần Trọng Thức, sinh năm 1943 tại Huế.Ông là người người có nhiều đóng góp với các tờ Tin Sáng, Tuổi Trẻ, Lao

Động, Thời báo Kinh tế Sài Gòn... và hiện nay là thư ký tòa soạn tờDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần. Tạp chí đã có bài Phỏng vấn bác qua email.Khắc Huy: Bác đã rời Huế được bao lâu rồi? 

  NB rần rọng Tức: Câu hỏi của bạn khiến tôikhông khỏi giật mình: tính đến nay tôi đã rời Huế gần nửa thế kỷ! Những năm đầu, tôi vừa đi học vừabươn chải kiếm sống.

Cũng như bất cứ người Huế xa xứ nào, tôi luôn tận

dụng mọi cơ hội có thể để về thăm quê nhà. rước1975, nhờ điều kiện làm việc thuận lợi, tôi thườngxuyên kết hợp công tác về Huế thăm gia đình.Nhưng về sau, một phần vì chuyện cơm áo gạo tiềnkhiến mình trở nên bận rộn, phần khác do ngườithân và bạn bè ngoài ấy không còn nhiều nên vài banăm tôi mới có dịp ra Huế một lần.

Khắc Huy: Huế ngày nay có khác gì Huế mấy mươi

năm trước trong cảm nhận của bác không? 

 NB rần rọng Tức: ất nhiên là có nhiều điều kháclắm bởi cảm nhận của chúng ta tùy thuộc nhiều vàohoàn cảnh, không gian và thời gian mình sống. Tời

đi học, Huế trong cảm nhận của tôi là một thành phốrất lãng mạn không chỉ cảnh vật mà cả con người, nhấtlà những bạn bè cùng trang lứa. ôi may mắn học ởngôi trường có bề dày lịch sử đáng tự hào là trườngQuốc học, ở đó tôi có được những người bạn thânthiết, tuy xa nhau 50 năm rồi mà gặp lại vẫn tay bắtmặt mừng, ngồi khề khà cùng nhắc lại chuyện xưa.

Bây giờ thì cảm nhận của tôi về Huế buồn nhiều hơn vui, khi thấy nhiều giá trị cũ đã mất đi còn cái mớithì chưa rõ nét - ở đây tôi không có ý nói đến nhữngđổi thay bề ngoài. Có vẻ như Huế không bắt kịp nhịpđập của các đô thị phát triển. Huế có những giá trịtruyền thống rất đáng quí, nhưng nhịp sống trầmmặc đến mức thời gian như bị chậm lại, theo tôi đókhông phải là điều hay trong thời buổi hội nhập này.Hai năm một lần Festival Huế được tổ chức có sự góp

mặt của bạn bè quốc tế nhằm tôn vinh nét đẹp vănhóa và cũng là dịp để khẳng định thế mạnh du lịch, vậy mà sản phẩm du lịch Huế vẫn còn nghèo nàn, sứchấp dẫn vẫn chưa bằng một số địa phương vốn khôngcó điều kiện thuận lợi như Huế.

giữ mìnhKhắc Huy thực hiện

Page 39: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 39/4139

Phỏng vấnKhắc Huy: Vì sao bác chọn nghề báo? ính cách Huế có hợp vớinghề này không? 

 NB rần rọng Tức: Đơn giản vìtôi yêu nghề này, chính vì vậy màsuốt 45 năm qua tôi vẫn luôn gắnbó với nghề báo.

Về tính cách Huế, chắc bạn từngnghe nói phần đông người Huế 

 vốn trầm lặng nên có thế mạnh vềthơ. Còn hoạt động báo chí lại sôiđộng, luôn phải quay cuồng theonhững chuyển biến không ngừngcủa đời sống xã hội. Một số bạn tôi

là nhà văn, nhà thơ ở Huế vào SàiGòn chơi vài ba tuần lễ thì thấy vui,nhưng rồi cũng không chịu nỗi vớitốc độ dịch chuyển quá vội vàngmà họ nói là “chóng mặt”. ôi thìlại thích và thấy phù hợp với cuộcsống ở đây. Có khi xét về tính cáchthì tôi là một người Huế… mất gốc.

Khắc Huy: Nghề báo có nhiều

cám dỗ, theo bác cái nào là đáng sợ nhất? 

  NB rần rọng Tức: “Cám dỗ”trong ngữ cảnh này phải chăngbạn muốn nói đến những tiêu cựccủa nhà báo, và nếu trong ý nghĩađó thì cám dỗ nào cũng đáng sợnhư nhau bởi đều có thể làm chongòi bút bị bẻ cong, con người ta

bị tha hóa. Đây là một vấn đề lớntrong hoạt động báo chí hiện nay mà nếu có dịp mới mổ xẻ tới nơitới chốn được, bởi nói theo sách

 vở thì “kết quả nào cũng là sự tổnghòa của nhiều nguyên nhân”, hay “không có nghề hèn, chỉ có ngườihèn”. C ó người cho rằng đây là vấnđề “nhạy cảm” (một từ đang bị lạmdụng). ôi thì không nghĩ như vậy.

Gần 20 năm đi dạy học, tôi luônđề cập tệ nạn này một cách thẳngthắn với sinh viên báo chí.

Khắc Huy: Với tình hình hoạt 

động báo chí hiện nay, phảichăng đang có một sự suy giảmvăn hóa trầm trọng? 

  NB rần rọng Tức: Nếu nhìnsự suy giảm văn hóa trong báochí qua nhận thức chưa đầy đủ vềlương tâm chức nghiệp, qua cáchkhai thác và xử lý thông tin thuộcloại “lá cải”, qua hình ảnh xấu củamột số nhà báo kém phẩm chấtđạo đức, thì rõ ràng đây là một

 vấn đề đáng báo động. Báo chí vớinhững sản phẩm thiếu lành mạnhcũng làm cho tình hình văn hóaxấu đi, nhưng báo chí là một sản

phẩm của xã hội nên không thể không bị tác động bởi tình hìnhxã hội, chẳng hạn như nạn thamnhũng và những tiêu cực tronghoạt động kinh doanh, sự quanliêu của bộ máy hành chánh, sựxuống cấp của văn hóa giao tiếp…

Khắc Huy: Bác có thường “chơi” với các bạn trẻ không? 

  NB rần rọng Tức: ôi có rấtnhiều bạn bè trẻ tuổi, đó nhữngsinh viên sau khi ra trường vẫn giữmối liên hệ thường xuyên với tôi,không phải để nhờ vả hay hỏi han

  về những vướng mắc trong công việc, mà tìm gặp nhau để uống ly cà phê, ăn bữa cơm trưa văn phòng,thoải mái chia sẻ cùng nhau những

câu chuyện đời thường, bàn luận  vài vấn đề kinh tế xã hội… Mộtsố trong những bạn trẻ này nay làđồng nghiệp của tôi thì tình thâncàng gắn bó hơn. Chơi với các bạnấy tôi “được” rất nhiều, trước hếtlà thấy mình trẻ hơn so với tuổi,sau nữa là hiểu được những suy nghĩ của lớp trẻ để không bị lạchậu, đặc biệt tôi cũng học được

nhiều điều từ suy nghĩ rất mới mẻcủa các bạn ấy. Lớp trẻ ngày nay cóđiều kiện tiếp cận được nhiều kiếnthức phong phú hơn thế hệ chúngtôi trước đây nên phần lớn khá tự

tin khi vào đời.

Khắc Huy: Các bạn trẻ ngày nay dường như đang lạc lõng giữamột rừng “giá trị” từ nội địađến ngoại nhập. Teo bác giá trịnào là quan trọng nhất mà cácbạn phải kiên quyết giữ trên conđường khẳng định mình? 

  NB rần rọng Tức: ôi khôngdám trả lời những điều mìnhkhông biết hoặc chưa tìm hiểu thấuđáo, chẳng hạn như tình trạng lạclõng của các bạn trẻ giữa một rừnggiá trị mà bạn đề cập. Về điều bạn

đặt ra, tôi chỉ có thể đối chiếu quacác con cháu trong nhà, mà trongchừng mực cũng là những người“bạn trẻ”, để tìm lời giải đáp. ôikhông thấy con cái của mình bị bơlạc lõng, có lẽ nhờ được giáo dụctrong một môi trường tốt của giađình. Chúng vào đời thành côngnhờ hiểu rõ và biết giữ gìn giá trịcủa bản thân cũng như gia đình

để sống tử tế trong một xã hội màthang giá trị bị đảo lộn. ôi chorằng đây là điều may mắn đồngthời còn là sự phấn đấu của chúngđể tự khẳng định mình.

Khắc Huy: Hình như bác cũng làPhật tử, vậy “học Phật” có phải là

 phương pháp tốt để “giữ mình?” 

  Nhà báo rần rọng Tức: NếuPhật tử là người qui y, có pháp danh và thường xuyên đi chùa tụng niệmthì tôi không được may mắn đó,nhưng tôi ngưỡng mộ Đức Phật vàcố gắng làm theo những điều Phậtdạy. uy không là Phật tử nhưng

  vợ chồng chúng tôi có được cơduyên một lần khăn gói lên đườngđến viếng bốn thánh tích của Phật

ở Ấn Độ và Nepal. Sau chuyến đinày chúng tôi nhận thức đời sốngtâm linh rõ nét hơn, và tôi tin họcHọc Phật là một trong nhữngphương pháp tốt để  giữ mình. 

Page 40: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 40/41

Lời cám ơn&cáo lỗi

Kính gửi: Quý tác giả có bài đăng tạp chí và bạn đọc.

Tạp chí LHVVđược sáng lập và xuất bản trên mạng là một nỗ lực cá nhân nhằm phổ biến đếnđộc giả nói chung và giúp các bạn trẻ Việt Nam nói riêng những kiến thức cơ bản, cần thiết vềlịch sử, văn hóa, du lịch, ẩm thực nước nhà. Với phương châm “Lan truyền tinh hoa Việt”, tạpchí xuất bản không vì mục đích lợi nhuận. Với tư cách là người sáng lập tạp chí, tôi xin gửi lờicảm ơn đến tất các bạn đã ủng hộ, cổ võ tinh thần, gửi bài cho tạp chí.

Về vấn đề tác quyền, tôi xin cáo lỗi với quý tác giả đã có bài, ảnh đăng trên tạp chí nhưngchưa nhận được liên lạc xin phép từ LHVV. Bài vở trên tạp chí rút từ diễn đàn lophocvuive.comdo các bạn thành viên đóng góp, LHVV đã cố gắng truy tầm tài liệu gốc và ghi rõ tên tác giả.Những tác giả phổ biến e-mail trên mạng, LHVV sẽ liên lạc trực tiếp, gửi thư xin phép sử dụngbài viết kèm lời xin lỗi và một bản tạp chí. Ngoài ra do khuôn khổ trang, Bất Hối xin phép biêntập lại câu chữ cho tinh gọn, vừa vặn mà không ảnh hưởng đến nội dung truyền tải. Cuối cùngdo mục đích phi lợi nhuận, LHVV cũng không có nguồn thu để hỗ trợ tác quyền. Vậy kính mongquý tác giả vì tinh thần hiếu học, phổ biến kiến thức cho cộng đồng mà thông cảm cho LHVVvề vấn đề quyền tác giả.

Xin trân trọng cám ơn và mong muốn nhận được nhiều hơn sự ủng hộ cũng như cộng tác từquý bạn.

Bất Hối Mục Đồng - Phan Khắc Huy

Page 41: Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

8/2/2019 Tạp chí Lớp Học Vui Vẻ số 10

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-lop-hoc-vui-ve-so-10 41/41

10Trầm mặc cung đình

 Đời sống Hoàng cungHuế bình dân

Không gian Huế  Ẩm thực bình dân

Phỏng vấn nhà báo kỳ cựu

15/03/2012