40
Tháng 9, 2010

Tháng 9, 2010 - nguoidan.netnguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2011/01/ngd-241.pdfngười Việt phải chấp nhận cộng sản. 2. Đảng viên Cộng Sản tranh giành,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tháng 9, 2010

Người Dân Số 241Trang 2

Hiện nay, chúng tôi nhận định như sau:1. Đảng Cộng Sản Việt Nam có lãnh thổ, có nhà nước, được các nước công nhận / bang giao, và là hội viên Liên Hiệp Quốc.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để khuyến dụ người Việt phải chấp nhận cộng sản. 2. Đảng viên Cộng Sản tranh giành, đấu đá về địa vị, về quyền lợi, và móc ngoặc làm ăn bất chính nên đã giầu có, tiền rừng bạc biển nhưng tối đại đa số đồng bào vẫn bị tước đoạt quyền tư hữu, quyền sống, quyền mưu sinh, quyền suy nghĩ, và miễn cưỡng khuất phục bạo quyền.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để nói là đã có những thành phần ngoài Đảng có tiền, có quyền, đất nước đã có đấu tranh chính trị và có mầm mống tự do dân chủ.3. Đảng Cộng Sản và bạo quyền tự đồng nhất hóa với Tổ Quốc, Quốc Gia, Dân Tộc. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa cho rằng những ai còn chống Đảng, chống Nhà Nước là không ái quốc và cản trở công cuộc phát triển đất nước.4. Quốc Tế Cộng Sản đã tan, nay Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung, đảng viên cộng sản nói riêng, ra sức ca tụng công lao của Hồ Chí Minh và của Đảng, gán hết tội lỗi cho Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và những kẻ thất thế, để duy trì quyền bính và địa vị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa hùa theo, bày ra chuyện “đa nguyên” để duy trì sự hiện hữu của Đảng, hòng tâng công và được cho ăn ké.5. Đảng Cộng Sản Việt Nam bày kế phản tỉnh, chống đối cuội, để trong trường hợp nào cũng chỉ lọt sàng xuống nia: Vẫn cộng sản phe này, phe nọ thống trị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa ca tụng phe phản tỉnh cuội là những... chiến sĩ tự do dân chủ, để quyền bính có vào tay phe này, thì họ vẫn có cơ ăn có.6. Bạo quyền cộng sản kêu gọi lòng thương yêu đất nước, tôn giáo, đồng bào của người gốc Việt Nam, để những người này bùi tai mang công của về đóng góp. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa xúi người gốc Việt Nam theo tình tự về nguồn, dụ dỗ đầu tư tiền bạc, chất xám, gửi tiền nhiều thêm về cho thân nhân để xây dựng quê hương, thực chất là để tư bản đỏ và tay sai bỏ túi.7. Bạo quyền cộng sản Việt Nam phát động mạnh chiến dịch hòa hợp hòa giải dân tộc bịp bợm để lường gạt những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp sức bằng những lời lẽ ‘cao thượng’ xóa bỏ hận thù, quên quá khứ để ru ngủ người gốc Việt Nam ở hải ngoại.

8. Đảng Cộng Sản, bạo quyền và đảng viên cộng sản tiếp tục lên án những người thực tâm chống bạo quyền là Việt gian, phản quốc, tay sai, gián điệp để tạo ấn tượng bất lợi ở những người không am tường vấn đề.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa đồng tấu, cho những người chống bạo quyền là chống cộng lạc hậu, xơ cứng, ngoan cố và quá khích.9. Cộng sản tung sách báo, băng dĩa, gửi văn công đi trình diễn để lung lạc những thành phần tò mò, dễ tính và chuộng lạ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay bằng việc cổ võ giao lưu đối thoại một chiều, loan tin, phỏng vấn các thành phần cộng sản, thiên cộng, phản đối việc chống đối giao lưu một chiều là không tôn trọng dân chủ và thiếu tinh thần tự do.10. Cộng sản thuê mướn những kẻ đón gió trở cờ ở mọi lãnh vực, từng bước lũng đoạn cộng đồng người Việt Nam hải ngoại.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tâng bốc những tay sai đón gió trở cờ này là thức thời, phóng khoáng, cởi mở, yêu nước và biết thương xót đồng bào.11. Cộng sản cho bọn tu sĩ quốc doanh ra ngoại quốc bòn tiền tín hữu về xây dựng cơ sở buôn thần bán thánh.-Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay xúi giục cộng đồng gốc Việt đóng góp hậu hĩ. 12. Cộng sản làm tay sai cho Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Cộng bành trướng. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa lập lờ kêu gọi chống Trung Cộng, củng cố chế độ để cộng sản đắc lực trong vai trò tay sai.13. Cộng sản được Hoa Kỳ yểm trợ vào WTO, khuyến khích tư bản Mỹ vào Việt Nam đầu tư để có tay sai, để được trao quyền khai thác dầu lửa và để Việt Cộng mang tiền bạc, nhân sự sang làm ăn ở Hoa Kỳ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa kêu gọi cộng đồng gốc Việt về nước kinh doanh, chấp nhận người và vốn trong nước mang ra kinh doanh tại hải ngoại.

Trước bất kỳ lời lẽ, hành động nào của cộng sản và của những ai tự xưng là yêu nước, là trí thức, chuyên gia, chính trị gia, đoàn thể, đảng phái, nếu chúng ta thử suy xét theo những nhận định trên đây, thì rất có thể thấy rõ họ thuộc thành phần nào, muốn cái gì, và người Việt Nam trong và ngoài nước có lợi gì hay không.

Chúng tôi hi vọng là các thân hữu/độc giả sẽ đóng góp thêm các nhận định khác vào bài nhận định đăng thường trực này, để chúng ta cùng suy gẫm và để khỏi bị bè lũ phản bội quốc gia, dân tộc lường gạt, khiến đất nước và dân tộc chóng thoát ách thống trị của chúng.

Kính Chiếu YêuNgười Dân

Tháng 9, 2010 Trang 3

Trong Số Này

Tranh dân gian, tr.1

Kính chiếu yêu, Người Dân, tr. 2

Dân Với Dân. Người Dân, tr. 3

KY KY

Tịnh Tâm, tr.6

THÚY NGA VÀ NHÀ GIÁO

Thi Sơn, tr.7

CHỪNG NÀO NỀN DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAMMỚI CHUYỂN ĐỘNG,

Đại Dương, tr. 14

CÓ TA ĐÂY

Kim Bảng, tr. 16

CÔNG NỢ HẬU QUẢ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘIĐại Dương, tr. 21

TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ THÁCH ĐỐTẠI VÙNG BIỂN CHÂU Á

Đại Dương, tr. 22

TỘI NGHIỆP LỊCH SỬ

Huỳnh Thị Nữ, tr. 24

VIỆT NAM CẦN THÁO GỠ VÒNG KIM CÔ TQ Đại Dương, tr., 27

NĂM MƯƠI NĂM XƯA NĂM 1960ÐỐI VỚI ÐỆ NHẤT CỘNG HOÀ

Lê Xuân Nhuận, tr. 30

thơ PHẠM CÂY TRÂM ,tr. 38

Lý do NgD hiện diện là vì tình trạng bế tắc, chẳng biết làm gì cho có ích hơn. Thì đành thu vào là cơ quan ngôn luận, ít nhất, để mọi người có phương tiện nói về việc về người của đất nước. Nếu không sử dụng được ngay bây giờ, cũng dành làm tài liệu để những thế hệ mai sau biết sự thực là gì và tại sao những thế hệ chúng ta đã để tình trạng đất nước như thế. Vì có quá nhiều khó khăn, trở lực mà những người có lòng đành phải bó tay.

Cũng vì thế NgD chỉ mong được nhiều người viết, nhiều người đọc, cố giữ giá báo mỗi số 1$50 suốt 20 năm không thay đổi. Tuy nhiên, vật giá tăng, nhất là bưu phí ngày càng tăng, quá cao đối với NgD con nhà nghèo, nội địa hiện bulk rate 0$60, first class 1$50/số, tạm còn gồng được; hải ngoại 4$50/số, gồng hết nổi. Do đó, bắt đầu từ năm mới 2009, NgD đành phụ lòng một số bạn đọc ngoài Hoa Kỳ, ngưng gửi báo biếu. Xin mong được thông cảm.

Đồng thời, để đối phó với tình trạng... kinh tế khủng hoảng, NgD lợi dụng khả năng quảng bá của internet, dự trù kể từ tháng Ba năm nay, sẽ có mặt trên:

* Địa chỉ www.nguoidan.net gồm: - các bài vở mới cũ (đã đăng trên NgD từ số đầu trở

đi), lựa chọn xếp thành từng đề mục, - bài vở lấy từ tạp chí NgD hàng tháng (bản in) trong

mục đích đã hài ra, - ấn bản điện tử (dạng PDF) của các số tạp chí NgD cũ,

- các tác phẩm do Tủ Sách Người Dân ấn hành, phổ biến dần dần qua hình thức ấn bản điện tử (dạng PDF).

* Địa chỉ www.nguoidan.com gồm - các bài vở cũ trên NgD từ số 151 (3.2003) tới 184

(12.2005), hiện diện cho đến hết năm. Vậy, các thân hữu/độc giả có thể đọc cả tạp chí cùng

các sách của NgD trên mạng (web), vừa đầy đủ vừa đỡ tốn kém (hoặc chỉ tốn giấy mực, nếu tự lấy xuống (down-load) và in lấy.

*Có một số độc giả mới muốn mua đủ NgD từ số 1. Điều này bất khả vì NgD không có kho chứa nên hàng

Dân Với Dân

Người Dân Số 241Trang 4

năm dịp chợ Tết thường mang biếu hết.Tuy nhiên chúng tôi có dự phòng và sắp xếp phần

lớn các bài vở thành từng mục liên hệ và in thành sách.

*Hiện nay bộ sách, theo thứ tự, gồm:

DĨ VÃNG, Sĩ Quốc, 310 trang, $10.00LŨY TRE XƯA, Hoàng Thị, 330 trang, $10.00MÙA THU CUỐI LỐI, Hoàng Hôn, 370 tr., $12.00ĐỜI VÀO THU, Hồng Vân, 310 trang, $10.00ĂN ỐC NÓI MÒ, Hoàng Hôn, 640 trang, $20.00NGHĨ QUẨN VIẾT QUANH, Hoàng Hôn, 610 trang, $20.00DÂN NGHĨ, VIẾT, ĐỌC VÀ NÓI, Hoàng Hôn, 610 trang, $20.00DÂN Ý, Hoàng Hôn, 690 trang, $22.00DÂN LUẬN, Hoàng Hôn, 670 trang $22.00CỘNG SẢN ĐANG LỪNG LỮNG TRỞ LẠI, Đại Dương, 660 trang, $20.00 Ngoài ra còn có hai tác phẩm Anh ngữ Autumn, Mai Phương, 300 trang, $10.00 Vietnamese Communists, Việt Thường, 450 trang, $20.00.

Nay mai sẽ tái bản Behind the bambo hedges, Mai Phương, sẽ in Stories of a time, Mai Phương; 40 năm Việt Nam, Hoàng Hôn; Dân Bàn, Hoàng Hôn.

*Mua sách cộng chung trên $100.00

chỉ phải trả 50% giá đề.*

Đính chính 1:Trong bài “Lũ Việt Gian Nô Lệ” của Trần Bảo

Quốc:- trang 14, cột 2 dòng cuối cùng, xin bỏ mấy chữ

“Tháng 8, 2010 Trang 15”- trang 15 cột 1, dòng 6 từ dưới lên, xin đọc:

“Chúng tôi thưa và bị chất vấn đại khái:”- trang 19, cột 1 dòng 19 từ trên xuống, xin đọc:

“còn can thiệp (chấm xuống dòng).

Đàng khác, sau đệ nhị thế chiến, nưóc Pháp chằng còn”...

Tạp chí Người Dân xin cáo lỗi cùng độc giả và tác giả.

Đính chính 2:Trong bài “Lịch sử thật Việt tộc” của Việt Tử,

trang 4, cột 1, dòng 4, xin đọc:V. Sử Việt Trong Chính Cổ Sử Trung Quốc.Tạp chí Người Dân xin cáo lỗi cùng độc giả và

tác giả.* * *

Bùi Thanh Hà, Garden Grove, CA: Chúng tôi kính gửi check mong được đọc tiếp

một năm NgD.Kính chúc NgD vững bước trong giai đoạn hiện

tại có lắm khó khăn trở ngại

BPT Người Dân: Hết sức mang ơn sự khích lệ của quí hữu.

Khó khăn trở ngại gì mà trúng cái số cỡ nửa triệu là cũng vượt qua hết trơn hết trọi à!

Nguyễn Quốc Anh, Anaheim, CA:

Tôi hoàn toàn đồng ý với độc giả Trịnh Tùy trong số vừa qua.

Xin quí ông bà đọc lại bức thư ở trang bìa sau của tạp chí. Quí ông bà đã đi quá xa chủ trương của tờ báo.

Có thể quí ông bà cho rằng những thế lực đó có ảnh hưởng đến cục diện thế giới, tức cũng ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhưng tôi thiết tưởng những nguồn gốc sâu xa kiểu Vatican, Hồi Giáo, Do Thái, Liên Xô, Trung Cộng,... đã, đang và sẽ là những nhức nhối của nhân loại, tuy nhiên vẫn là chuyện của thế giới, mình có lo cũng chẳng nổi. Giản dị là ngay chuyện mình lo về tụi nhóc Việt Cộng cũng còn chưa xong.

Chúng tôi đọc NgD là vì cái chuyện lo cho Việt Nam lúc này, để có mai sau, do đó chuyện ôn cố tri tân, nhắc lại những sự việc của Việt Nam quá khứ có cái cần thiết của nó. Chứ những chuyện nói trên, mình chưa có thì giờ nghĩ đến, bàn đến. Trừ phi quí

Tháng 9, 2010 Trang 5

ông bà bế tắc, hết đề tài thì là chuyện khác. Và nếu đúng thế thì có lẽ chúng ta nên tính với nhau, chứ chẳng nên lang bang như hiện nay. Nhất là dụng ý trong loạt bài này bài Do Thái khá rõ rệt.

Không ai không biết ít nhiều về dân tộc Do Thái. Quốc giáo của họ nhắm thống trị hoàn cầu, nên họ bị Giáo Hội La Mã dùng làm dê tế thần. Họ phải lang thang, khổ nhục. Có lẽ chính vì vậy mà họ có nhiều nhân tài và nhúng tay vào nhiều sự việc quan trọng trên thế giới trong quá khứ.

Nhưng ngày nay quyền lực không còn tập trung, kiến thức con người mở rộng, ngay những người Do Thái cũng đổi khác nhiều, thì các việc làm có tính cách kỳ thị chủng tộc chẳng là điều nên làm. Chưa kể các bài trong mục này quá nhiều chi tiết, chỉ thích hợp với việc sưu khảo của một cuốn sách, chứ không phải cho bài trong một tạp chí.

Trung ngôn nghịch nhĩ, xin quí ông bà hiểu cho.

BPT Người Dân: NgD xin ghi nhận những điều quí hữu chỉ giáo. Nếu còn khuyết điểm, xin quí hữu lượng thứ bỏ qua. Nhân tiện, chúng tôi xin có đôi lời về chủ trương, thực hiện đường lối, và đối diện với thực tế của Người Dân.

Khi khai sinh NgD, chúng tôi nghĩ rằng đa số người dân thầm lặng không có điều kiện tuy vẫn có nhiều điều muốn nói, muốn đóng góp, và có rất nhiều khả năng. Do đó, chúng tôi cố gắng, trong khả năng hết sức giới hạn của mình, để tạo nên Tạp Chí Người Dân như một trong các phương tiện để những ai quan tâm về đất nước, về con người Việt Nam đều có thể lên tiếng: người nêu vấn đề, người góp ý, người tìm giải quyết. Hi vọng thì như vậy, nhưng sau hơn 20 năm thì thực tế cho thấy: người quan tâm nêu vấn đề, nêu thắc mắc thì có, nhưng người góp ý thì hiếm hoi, còn người đưa ra giải quyết, tìm giải pháp thì còn hiếm hơn.

Người Dân buổi đầu liên lạc với khá nhiều anh em trẻ, hi vọng có cộng tác của họ, vì họ mới tất nhiên là chủ của tương lai đất nước. Nhưng rồi thực tế cho thấy là người trẻ không am tường gì nhiều về Việt Nam, lại có nhiều mối quan tâm khẩn thiết khác cũng như khó nói, khó đọc, khó viết nổi Việt ngữ, nên dần dần họ rút lui. Chỉ còn lại lũ trung niên bản lề thì thực yếu kém về đủ mọi mặt: nghề nghiệp tầm thường, kiến thức hạn

hẹp, quốc ngữ nghèo nàn, nói gì đến ngoại ngữ.Theo chúng tôi, nếu phân tích sơ sài thì có thể nói

như sau:- Đối với người đọc NgD thạo Việt ngữ, một số

người băn khoăn, có tinh thần tích cực thì, sẵn với phương tiện trên diễn đàn NgD, họ đã có thể thử nêu lên vấn đề, góp ý, biết đâu chẳng có người giải giùm. Nhưng người đọc một phần có thể chỉ để giết thì giờ, hoặc đọc xong rồi quên, bỏ qua, hoặc không bỏ công trao đổi, hoặc cũng bí, bế tắc, chẳng biết trao đổi cái gì. Còn những vị thừa trí óc, thừa khả năng thì phần có lẽ chưa bao giờ ngó tới một tạp chí của giới bình dân; hoặc có ngó tới thì cũng không quan tâm. Chưa kể đối với một số quí vị này thì cái gì cũng phải có giá: việc làm có đưa tới danh giá, địa vị, tiền bạc không?

- Đối với người đọc không thạo Việt ngữ, thì có thể họ cho rằng đọc sách vở, báo chí Anh ngữ là đủ rồi, không ngó tới báo chí Việt. Kể ra thì phần lớn cũng là do tự “cái gọi là báo chí Việt”. Nhưng có lẽ là vì số người đọc không thạo Việt ngữ này không biết rằng phần lớn các “học giả” ngoại quốc, cũng như những tài liệu của họ -- ít nhất là về Việt Nam -- vô cùng hời hợt, nếu không nói là sai lầm (đến mức ông McNamara, tổng trưởng quốc phòng một siêu cường, người sáng giá nhất – “the brightest”, chỉ đạo cuộc chiến Việt Nam, rồi sau bao nhiêu năm tuyên bố không biết gì về địch thủ, ân hận về chuyện tham gia!).

Vậy thì có thể tạm nói người có tâm huyết không có khả năng, người có khả năng không quan tâm. Thế cho nên thân hữu Nguyễn Quốc Anh nói bế tắc quả không sai. Chính chúng tôi cũng đã thú nhận bế tắc từ lâu rồi.

Mong rằng được quí thân hữu/độc giả chỉ giáo thêm.

(TB: Việc bù lỗ cho tờ NgD trong tình trạng kinh tế hiện nay cũng thành khá nặng nề. Anh chị em NgD bao nhiêu năm nay vẫn mỗi tháng chung nhau một số tiền nhỏ để... mua vé số. Mơ tưởng mà trúng thì sẽ làm một tờ tạp chí thật hùng hậu; thù lao thật hậu hĩ để các chuyên viên đặc trách từng ngành nghề, đề nghị mọi chương trình kế hoạch thực tiễn cho một Việt Nam hậu cộng sản, dịch các tác phẩm Việt giá trị với người ngoài để họ hiểu mình mà giúp đỡ. Dĩ nhiên đó chỉ là chuyện cầu âu).

Người Dân Số 241Trang 6

KY KY

Tịnh Tâm Ngày thứ bảy, 31.7.2010 có “đám cưới của thế

kỷ”. Chú rể là Marc Mezvinsky, 32 tuổi. Cô dâu là Chelsea Clinton, 30 tuổi, ái nữ của đương kim ngoại trưởng Hillary Clinton và cựu tổng thống Bill Clinton (có thời nổi tiếng về vụ ngoại tình với Mon-ica Lewinsky).

Té ra ông bố có một Ky, cô con cũng có một Ky, cả hai Ky Ky đều là Do Thái chính cống. Bà Tuyết Mai cũng có một Ky (không bỏ dấu, đọc theo kiểu chơi chữ của Tây già sỏ lá De Gaulle “Qui est Ky?”), chẳng gì cũng là phó tổng thống nhưng Ky này thích mắm tôm cà pháo nên về già bị chứng thối mồm

Song thân cô dâu Chelsea thì chả cần nói, cả thế giới đều biết rõ. Nhưng chú rể Marc Mezvinsky thì tương đối vô danh hơn (nhưng không tiểu tốt, mỗi năm kiếm đến $3.8 triệu). Ông nội chú chỉ là một chủ tiệm bán chạp phô tên là Abe Mezvinsky, một di dân người Do Thái từ Ukraine. Phú quý đã bắt đầu với thân phụ chú là Edward Mezvinsky, dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, tb Iowa, từ 1972 đến 1976. Edward Mezvinsky ly dị với vợ đã lấy nhau 10 năm, tên là Myra Schulman, hai tuần sau khi tái đắc cử năm 1764 và cưới Marjorie Margolies (mẹ chú rể Marc Mezvinsky), một ký giả truyền hình NBC, sau cũng là dân biểu tb Pennsylvania từ 1993 đến 1995. Hai người cũng ly dị sau khi ông bị truy tố, vào tháng 3.2001, về tội gian lận ngân hàng, bưu chính và điện tín lên đến gần $10 triệu và vào tù đến 11.4.2008 mới được thả. Ông bà Clinton đã lưỡng lự trước khi chấp thuận cho con gái lấy con một người đã từng ngồi tù và ly dị hai lần.

Nhưng rồi tại Astor Courts -- một tòa lâu đài được kiến trúc sư Stanford White thiết kế cách nay 1 thế kỷ trên một khu đồi cỏ 20 mẫu tây ở làng Rhinebeck, New York, cách Manhattan 100 dặm, cho triệu phú John Jacob Astor IV (chết trên tàu Ti-

tanic) và vợ Ava -- hôn lễ đã được cử hành trọng thể theo nghi thức lưỡng giáo, do giáo sĩ Do Thái giáo (rabbi) James Ponet và mục sư Tin Lành Methodist William Shillady cử hành. Chú rể khoác khăn cầu nguyện Do Thái tallit và một cái nón che thóp Do Thái yarmulke. Chú rể và các phù rể, cũng như nhạc phụ Bill Clinton, mặc tuxedo do Chirstopher Bailey của nhà Barberry vẽ kiểu. Cô dâu và các phù dâu mặc lễ phục của nhà thiết kế thời trang Tàu Vera Wang.

500 thân nhân và tân khách tham dự hôn lễ. Người ta để ý không thấy có hiện diện của cựu PTT Al Gore và TT Obama, nhưng cựu ngoại trưởng, Madeleine Albright (Do Thái), cũng lọm khọm đến dự. Các phóng viên không được phép bén mảng đến lâu đài Astor Courts. Máy bay cấm bay trên làng Rhinebeck trong 12 giờ khi cử hành hôn lễ. Làng Rhinebeck có 4000 cư dân. Họ được gia đình Clin-ton lịch sự gửi thiếp cám ơn kèm với chai rượu vang để đền bù những phiền toái mà đám cưới đã gây ra cho họ.

Chi phí cho đám cưới dự trù là $2 triệu nhưng có thể lên đến $5 triệu, trung bình $6,000 cho mỗi người khách. Thiếp mời giá $150 một chiếc, hoa do Jeff Leatham trưng bầy tốn $500,000, những chiếc lều tạm có gắn máy điều hòa không khí cho khách nghỉ tốn $600,000, buồng tắm tạm tốn $15,000, vân vân...

Phí tổn này khiến một vài người chỉ trích, như nhà bình luận Lauren Beckham Falcone của tạp chí Boston Globe: “Thật là quá khổ. Không trang nhã mà là thô lậu (This is out of control. This isn’t tasteful. It’s tacky). Nhưng phần đông chia sẻ cảm tình với Nhà Clinton và mong cho “đôi trẻ” được trăm năm hạnh phúc.

Riêng tôi hay nghĩ lẩn thẩn, lại nhìn thấy trong “đám cưới của thế kỷ” này ý nghĩa tượng trưng của vài sự kiện: “Ấn tượng” nhất là nghi thức lưỡng giáo, Do Thái giáo và Methodist, cho thấy Hoa Kỳ không thể thoát khỏi vòng tay Do Thái. Áo cưới cô dâu do một nhà thiết kế thời trang Tàu cho thấy “made in China” là điều tất yếu trong sinh hoạt Mỹ. Một cổ đôi tròng làm gì mà Mỹ không khổ.

Tháng 9, 2010 Trang 7

THÚY NGA VÀ NHÀ GIÁO

Thi SơnMấy hôm nay người không được khoẻ, tôi bảo

con cháu soạn cho mấy đĩa nhạc nằm nghe cho “thư giãn”. Video đầu tiên mở xem là Thúy Nga Paris by Night 99, chủ đề “Tôi là Người Việt Nam”. Lập tức thư giãn biến mất khi thấy MC Nguyễn Ngọc Ngạn toàn xưng hô “chú cháu” với những người Việt Nam thành công ở hải ngoại.

Giáo sư tiến sĩ Luật Đinh Đồng Phụng Việt, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp (Assistant Attorney General) Hoa Kỳ từ 2001 đến 2003, sinh ngày 22.2.1968 tại Sài Gòn, đã nghiêm nét mặt xưng “chúng tôi” khi trả lời. Thế mà ông Ngạn vẫn tiếp tục “Cháu ơi!”

Ông Lê Chí Huy, chủ nhân tiệm ăn danh tiếng Indochine ở West Village, Manhattan, tp New York, cũng đã xưng “tôi” khi trả lời “ông chú”.

Buồn cười nhất là nhà sáng chế lông mi giả Dan-iel Phú Đinh, khi ông Ngạn bắt đầu “Cháu ơi!” liền trả lời đốp chát ngay là “anh Ngọc Ngạn” khiến ông Ngạn đành hạ giọng “Anh em”.

Ông Nguyễn Ngọc Ngạn sinh ngày 9.3.1946, năm nay 64 tuổi, kể ra về tuổi tác cũng đáng cha chú ông Việt (kém ông Ngạn 22 tuổi) nhưng nếu ông Việt là cháu ông Ngạn thì phải là cháu cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, sinh ngày 30.6.1969, vì cô Duyên “anh anh, em em” với ông Ngạn ngọt sớt. Cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, kém ông Ngạn 23 tuổi, hơn ông Việt 1 tuổi. Tôi nhớ lúc mới làm việc với nhau cô đã lúng túng định gọi ông Kỳ bằng chú. Về phương diện xưng hô có lẽ ông Ngạn nên học cô Kỳ Duyên.

Trong “tiếng nước tôi, bốn ngàn năm dòng dã

buồn vui” phép xưng hô Việt Nam rất tế nhị, chủ yếu là nhã nhặn, nhún nhường. Cho đến bây giờ, suốt đời hơn 80 năm rồi, theo gương ông bàbá, cha mẹ, tôi chưa hề dám xưng cha chú, ngay cả anh, với người ngoài và gọi người ta là con, cháu hay em. Thiển nghĩ trong việc giao tế, khi người đối thoại đáng bực cha chú thì gọi là cụ (theo người Bắc) hay bác (theo người Nam) còn thì cứ gọi nhau bằng ông, bà và xưng tôi là tiện nhất. Đó là cách tôi vẫn theo.

Ông Ngạn là nhà giáo, trên các băng Thúy Nga hay lên tiếng cổ võ bảo tồn văn hóa Việt Nam. Phép xưng hô cũng là một nét độc đáo của văn hóa nước nhà, thiết tưởng không nên coi thường. Dường như ông Ngạn không quan tâm hay không biết điều này. Khi xưng hô với người lạ, những người mà chắc ông mới gặp lần đầu và nhiều phần đúng là sẽ chẳng có lần thứ hai, ông thường tự đặt lên vai trên. Phải chăng ông muốn hạ người khác để tự đề cao? Hay ông “thấy sang bắt quàng làm họ”? Không biết còn giải thích nào nữa không chứ cứ như hai giả thuyết này thì cách cư xử như vậy không xứng đáng với một nhà mô phạm.

Ông Ngạn “cháu ơi, cháu à!” với giáo sư Phụng Việt, với dân biểu Cao Quang Ánh và với đa số người khác được mời lên sân khấu Paris by Night 99. Đến lượt giám mục VN đầu tiên và trẻ nhất Gia Nã Đại, Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, sinh ngày 8.5.1956, kém ông Ngạn 10 tuổi, tôi đã thấp thỏm sợ ông Ngạn gọi ngài là cháu hay em, xưng chú hay anh. Tôi thở phào khi thấy ông gọi ngài là đức cha và xưng con. Trong cuộc phỏng vấn ngày 27.3.2010, ký giả Nguyễn Trung của đài VOA gọi ngài là ông, xưng tôi, ngài không tỏ vẻ gì bất bình cả. Tôi nghe kể lại nhà văn kiêm nhà thơ Duyên Anh (1935-1997) nóng tính hơn, khi “bị” một MC trẻ gọi bằng “anh” đã “quạt” lại, “A, cái thằng này hỗn nhỉ! Hồi trước mày học với con tao phải không?”

Tôi biết một người có cách xưng hô ngược hẳn

Người Dân Số 241Trang 8

lại với ông Ngạn, tâng bốc người đối thoại quá đáng. Hồi mới ngoài 40, tôi quen một người buôn đồ cổ ở gần Kho Đạn, cuối đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Hắn sàn sàn tuổi tôi. Một hôm có mấy món tốt mới đem ở Huế vào, hắn đến nhà tôi để mời mua, gặp vợ tôi, hỏi, “Thưa cô, cụ con có nhà không ạ?” “Cụ con” là tôi đấy, còn vợ tôi mới ngoài 30, tuy là vợ “cụ con”, không thể là “cụ bà” được, đành là “cô”. Đến khi hắn giầu lên, có cửa hàng lớn ở đường Đinh Tiên Hoàng, thì tôi xuống chức là “thầy” tuy đã già hơn mấy tuổi; hắn không còn là “con” nữa, tự phong là “em”. Đến khi hắn ra vào Dinh Gia Long bán đồ cổ cho cụ Diệm, thì tôi bị hạ xuống còn là “anh” thôi. Hắn không “mi mi, tau tau” là may rồi!

Ông Tô Văn Lai tức To Lai Peter cũng là một nhà giáo, cũng “nhấn mạnh những chủ đề của Trung Tâm Thúy Nga lúc nào cũng muốn ghi lại những kỷ niệm của người Việt trong những tháng năm xa xứ, trong đó chủ yếu là để góp phần vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc” (Giáo Sư Tô Văn Lai và Nhạc Sĩ Thanh Sơn). Ông “bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc” thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ.

Sau khi DVD Paris By Night 99 “Tôi là Người Việt Nam” xuất hiện, ông cho biết “Chủ đề này cũng nhạy cảm lắm. Chúng tôi vừa công bố tên chủ đề ra là vài ngày sau có người gọi chúng tôi là ‘Tôi là người Việt gian’. Ở trong nước thì họ tố cáo chúng tôi làm chương trình chống Cộng gần ngày 30 Tháng Tư”.

***

Vào chiều 20.1.2010, Người Việt Online tổ chức một buổi “Chuyện Trò Trên Mạng” để ông Lai trả lời hơn 170 câu hỏi của khán thính giả. Tôi không đếm hết nhưng dám quả quyết là có đến 150 câu trả lời của ông là ngắn gọn “Cám ơn đã có ý kiến”.

Dưới đây là một số câu hỏi của khán thính giả

và những câu đáp của ông Lai, sắp xếp lại vào từng vấn đề cho dễ theo dõi:

Câu hỏi: Ông Lai, khi học lớp đệ I/B6 N/K 1957-1958 TH/CVA Saigon, tôi có một người bạn cùng lớp tên Tô Văn Lai. Lai lai Pháp, có TT/I Pháp, nên Pháp Văn rất khá. Trong một buổi học, Lai đã kéo tôi theo làm nhân chứng để thử trình độ Pháp Văn cùa g/s toán Võ Thế Hào, bằng một câu Pháp Văn khá lắt léo về văn phạm. Xin cho biết người bạn mà tôi đề cập trên đây có phải là ông hay không? Đa tạ, (Vũ Huy Thám – Florida).

Trả lời: Thưa ông, đúng như vậy, chính tôi đây, xin liên lạc với tôi qua e-mail [email protected]

Câu hỏi: Thưa bác Lai gia đình bác theo tôn giáo nào? Cháu là một fan luôn trung thành với Thuý nga Paris by Night. Chúc Thuý Nga luôn mạnh tiến. Chào. Joseph. (Joseph do - garden grove, USA)

Trả lời: Gia đình bác Lai theo Thiên Chúa Giáo. Cám ơn cháu đã có ý kiến tốt.

Câu hỏi: Video Paris By Night là video dành cho gia đình thưởng thức và giải trí, nhưng tôi thấy các nữ ca sĩ ăn mặc quá hở hang, tôi không dám đề cập tới tính cách khiêu dâm trên sân khấu. Tôi có đứa con gái rất ghét Paris By Night video, vì cách ăn mặc hở hang của các cô ca sĩ. Tôi cũng thấy mắc cở là vì các cô ca si ăn mặc hở hang và trình diễn trước các bậc Ông Bà, Cha Mẹ....thật là lố lăng. Xin ông cho biết ý kiến. Cám ơn. (khanh nguyen – USA).

Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến, TTTN sẽ cứu xét việc này.

Câu hỏi: Theo nhận xét của tôi, từ ngày sang Mỹ đến giờ. Nghệ thuật Trung Tâm Thúy Nga bò nhai cỏ. Thực chất, VN thế giới CS, làng văn nghệ phát triển mạnh mẽ, với những giai điệu và sáng tác mới lạ. Vậy Ông Tô Văn Lai và Trung Tâm Thúy Nga đã có sáng kiến gì để mang lại sự đổi mới của người

Tháng 9, 2010 Trang 9

Việt sang nước ngoài hấp thụ văn hoá tây âu để sáng tạo làm đẹp nền văn hóa VN? (Độc giả - USA)

Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến, TTTN sẽ cứu xét việc này.

Câu hỏi: Tôi rất trung thành với TT PbN. Tôi ủng hộ băng thật và quyết liệt lên án việc sang băng lậu như là ăn cướp giữa ban ngày. Nhưng câu hỏi cho ông là tại sao PbN hay sửa lời nhạc? Có phải chăng ông sợ CS hay muốn bảo vệ những ca sĩ và MC Kỳ Duyên hay đi về VN? Nếu họ bị dị ứng thì đừng nên hát nó và PbN không nên đem vào chương trình thay vì đổi lời. (Khach Do - Chicago, IL)

Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến. Câu hỏi: Nếu thay thế hai MC NNN và NCKD

thì người ta sẽ mua băng nhiều hơn (tran van nam - usa)

Trả lời: Không phải vậy đâu, những sản phẩm của TN không có MC NNN (sic) [?!?]

Câu hỏi: Theo dư luận trong nước cũng như ỡ haĩ ngoại, Thuý Nga sẽ về hợp tác vơí chính quyền Việt Cộng trong nước, vấn đế chĩ còn là thơì gian, dĩ nhiên MC Nguyễn Ngọc Ngạn sẽ không từ bõ cơ hội này đễ chính thức lên đài danh vọng cho thoã lòng mơ ước của ông ta, (Phillips Pham-USA).

Trả lời: Cám ơn đã có ý kiếnCâu hỏi: Thưa ông Tô văn Lai, ông nghĩ sao khi

Thúy Nga mướn Kỳ Duyên, con ông Kỳ cục, một người thân cộng, làm MC? Tại sao hơn mười năm mà hầu như băng Thúy Nga nào cũng ông Ngạn và cô Kỳ Duyên làm MC? Khán giả cần sự thay đổi và đã chán hai nhân vật này lắm rồi. Cám ơn, (Quang Nguyen - Viet Nam).

Trả lời: Việc cha làm bắt con chịu có đúng công bình hay không? Xin quý vị xét lại. Cám ơn.

Câu hỏi: Ông Giáo Sư Thân Mến. Là một người trí thức, tài giỏi trong vấn đề thương mại, ông có thể giải thích cho mọi người biết Hai mặt, hai lòng là gì... có lợi và có hại như thế nào... Tất cả mọi

người cũng muốn biết.. Thân kính (lee – us)Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến, TTTN sẽ cứu xét

việc này.Câu hỏi: Tôi không có câu hỏi, nhưng là 1 khán

thính giả, tôi muốn thấy Thúy Nga có 1 thái độ dứt khoát hơn, không nên đứng giữa như Thúy Nga đã và đang làm. Nói như vậy, tôi có ý muốn nói TN nên:

* 1 là đứng về phía CSVN* 2 là theo VNCH.Riêng tôi thấy và các bạn bè tôi cũng có ý kiến

như tôi, là TN cứ đứng giữa làm cho khán thính giả như tôi càng ngày càng chán nản, không muốn tiếp tục ủng hộ TN nhiều nữa, nếu TN có thái độ dứt khoát, thì chắc sẽ có nhiều khán giả hơn bây giờ nhiều (ho cao gia – USQ).

Trả lời: Theo tôi nghĩ, chỉ có văn hóa.Câu hỏi: Bác Lai có biết Trần Thu Hà và gia

đình là Việt Cộng không? Bác Lai có biết khán giả ít ủng hộ công ty Thuý Nga là vì có quá nhiều ca sĩ thân Cộng sản? (son nguyen - Florida, USA)

Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến.Câu hỏi: Ông có đồng ý rằng càng ngày càng có

nhiều ca sĩ ĐỎ ( Thu Phương, Trần Thu Hà v,v..) xuất hiện trên sân khấu TNBN nên mất dần khán giả ủng hô. (Dave Nguyen - Midwest, USA)

Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến.Câu hỏi: Thưa ông Tô văn Lai, trong những cuốn

DVD gần đây của Thuý Nga, tôi thấy xuất hiện rất nhiều ca sĩ từ VN, đa số là người miền Bắc VN, có phải là Ông có dự tính đưa Paris by night của ông về VN trình diễn hay không ? (MinhTran - orlando, florida)

Trả lời: Vâng, nhưng đa số những người này đã định cư tại Mỹ. Cám ơn đã có ý kiến.

Câu hỏi: TN 99, ‘Tôi là người Việt Nam’. Ông Tô văn Lai, ông Nguyễn Ngọc Ngạn là người Việt Nam. Và ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn

Người Dân Số 241Trang 10

Dũng cũng là người Việt Nam. Nhưng có sự khác biệt lớn: đó là người Việtnam tự do và người Việt Nam Cộng sản. Tiêu đề TN 99 có ‘tính cách mập mờ đánh lận con đen’ như ‘bó lúa đỏ’ ở TN 39. Ông Tô văn Lai giải thích như thế nào? Cám ơn. (Phan Vũ - Westminster Ca)

Trả lời: Thưa ông, chủ đề ‘Tôi Là Người Việt Nam’ là dùng để nói đến cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Còn nếu ở trong nước chủ đề này không có giá trị. Cám ơn đã có ý kiến.

Câu hỏi: Ủa! Vừa rồi tổ chức ở Las Vegas, nghe nói cả chục ngàn người tấp nấp đến xem show HOÀNH tráng cũng không đủ chi phí. Như vậy toàn là vé free cho cán bộ Việt cộng và công nhân lao động, du học sinh Việt cộng và vân vân đến xem không sao ? Xin cho lời giải thích . (Ha Thanh Lich - NPC)

Trả lời: Xin đừng chụp mũ, TTTN không làm việc này. Cám ơn đã có ý kiến.

Câu hỏi: TN ĐÃ BÁN BỚT CỖ PHẦN CHO NGƯỜI TRONG NƯỚC? TN CÓ SÁNG KIẾN MUA CA SĨ ĐỂ ĐỘC QUYỀN? TẠI SAO TN ĐỨNG BÊN LỀ ĐNH/TPB/VNCH VÀ CA SĨ CỦA THUÝ NGA KHÔNG THAM GIA, DÙ CÓ MỘT SỐ LÀ CON CỦA HO HOẶC QN/VNCH? TN CÓ LẦN NÀO THƯƠNG THẢO VỚI CQ/CSVN ĐỂ ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRONG NƯỚC? CÓ BAO GIỜ TN MẮC MỨU VỀ TÁC QUYỀN TÁC GIẢ HAY KHÔNG? (quang huynh - usa)

Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến. Câu hỏi: Paris by Nights sẽ đổi thành Ha Noi by

Nights? (timothy nguyen - california, usa)Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến.Câu hỏi: Ông có nghĩ TN bị như ngày hôm nay

là do hợp tác nhiều với ca sĩ quốc danh (cong san ) không? Tôi cũng yêu thích nhạc thúy nga lắm nhưng TN thích cộng sản VN quá nên tôi cũng cầu nguyện TT Thúy Nga sớm sụp đổ, đó là những gì làm ngược

lại với chân, thiện, mỹ (an - usa)Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến.Câu hỏi: TT không biết chọn nhân tài chương

trình bạn thiếu đỉnh cao trí tuệ, đỉnh cao nghệ thuật, đỉnh cao đạo đức. TN mất hết tấtcả hậu thuẩn cuả nhân dân dẩn đến kiệt quệ tài chánh phải đóng cửa. Chúngtôi muốn biết TT có cần sự cố vấn về thương mại không? Chúng tôi muốn biết TN có cần góp vốn của chúng tôi để duy trì tên tuổi quí vị (KIM CƯƠNG Empire - NPC)

Trả lời: Cám ơn đã có ý kiến, TTTN sẽ cứu xét việc này.

Câu hỏi: Kính gởi ông tô văn lai... tôi đọc báo trên người việt online ông tuyên bố cuốn paris by night 100 ông sẽ đóng cửa sao? tôi đọc trong mau tam online lại đăng tuyển giọng ca mới cho trung tâm thúy nga do đài truyền hình VBS thực hiện có thể là nhầm lẫn hay thế nào......?????? (hieu tran - oregon U.S.A)

Trả lời: Thưa ông, tuyển lựa ca sĩ là của đài VBS, TTTN sẽ dùng kết quả này nếu quý vị kêu gọi người thân và bạn bè đừng mua băng lậu thì TTTN sẽ tiếp tục 101, 102, v.v…

Câu hỏi: Xin hỏi Bác Lai từ những cuốn trước Bác đã nói là sau cuốn này sẽ là cuốn cuối cùng và Bác đã nói như vậy là mấy lần rồi bây giờ Bác lại nói nữa, xin hỏi đây có phải là marketing gimmick để bán ticket không ? Chúng tôi ủng hộ Thúy Nga but we want to be treated with respect and honesty not some gimmicks to sell tickets........ (Gossip - BOLSA)

Trả lời: Sau những lần nói trước, chúng tôi đã chuyển qua nghề Cargo để từ từ rút khỏi cái nghiệp này, tưởng những lần nói trước có thể cảm hóa được việc mua băng lậu, nhưng càng ngày băng lậu càng tràn lan nên không thể tiếp tục được nữa.

***

Tháng 9, 2010 Trang 11

Ông Tô Văn Lai luôn luôn nhấn mạnh vào việc Thúy Nga có thể phải đóng cửa vì nạn băng đĩa lậu tràn lan khiến không bán DVD được. Theo Wiki-pedia tiếng Việt, “Trong khi vợ ông, bà Thúy Nga mở một cửa hiệu nhỏ để sang lại các băng thành băng cassette, kiên nhẫn đi phát hành trong cộng đồng người Việt thì ông đi làm nhân viên bơm xăng cho một cây xăng ở Paris”. Bà Thúy Nga “sang lại các băng” làm như thế có phải là sang băng lậu hay không? Nếu phải vậy, thì bà là tổ sư nghề này và bây giờ PbN có chết vì băng lậu thì cũng chỉ là nghiệp chướng.

Sau cuộc nói chuyện của ông Tô Văn Lai, đã có những phản hồi trên mạng như sau, xin chép nguyên văn, không sửa gì cả, kể cả lỗi chính tả hay chấm câu:

- Đóng cửa thì đóng của đi, loan báo tùm lum cho người mua củm động cha.y di mua hả... ra 99&100 đi .. tui copy lậu để ủng hộ cho.

- Tui cũng mua băng gốc không mà là gốc ...... cây

- Ông này trả lời sao tui thấy hơi bị hách dịch. Tui không có cảm tình với trung tâm Thúy Nga vì Thúy Nga tự coi mình là trung tâm lớn thích lấy tiền ra đè mấy trung tâm nhỏ khác. Ca sĩ nào ở trung tâm nhỏ bắt đầu nổi tiếng là Thúy Nga bỏ tiền ra kêu ca sĩ đó về hát độc quyền cho Thúy Nga bỏ trung tâm đã đào tạo ra mình. Hôm bửa coi Vân Sơn trả lời phỏng vấn trên SBTN nghe Vân Sơn nói trong chương trình in Florida đáng lý ra là có Phi Nhung nhưng đến giờ chót Phi Nhung gọi là không đến được vì bận phải hát cho show của Thúy Nga. Chắc Thúy Nga lại bỏ tiền ra kêu Phi Nhung về. Trong các trung tâm tui thấy trung tâm Vân Sơn đáng để support hơn vì Vân Sơn còn biết nghĩ đến những người Việt Nam khác. Tổ chức liveshow free ở Đài Loan với Philippines cho người Việt Nam ở đó coi. Còn Thúy Nga chỉ biết có tiền với tiền. Làm

cho hòang tráng nhưng coi phải skip nhiều hơn play. Thúy Nga có đóng cửa thì tui chả tiếc. Nhưng Vân Sơn thì tui sẽ ráng mua băng gốc để support Vân Sơn. Hồi mới qua Mỹ coi mấy hài kịch của Vân Sơn là vui nhất.

Trên Diễn đàn X-cafe:Nối tiếp truyền thống tốt đẹp của bác Diên Vỹ

nhằm đánh giá các tác phẩm nghệ thuật ca vũ nhạc của TT Thúy Nga, tôi xin mạn phép đưa ra cuốn DVD mới nhất của trung tâm này để các bác ném đá. Và tôi xin xung phong là kẻ ném đá trước... Sau cuốn DVD #98 làm ở Las Vegas mà tôi cho là “hoành tráng” về mặt dàn dựng nhưng nhạt nhòa về chất lượng bài hát, thì cuốn mới nhất, Paris By Night #99, có thể nói là hoàn toàn lạc đề. Tôi không hiểu những người cầm đầu của trung tâm này đã và đang có những suy nghĩ gì, nhưng một chương trình mang tên đánh dấu 35 năm ngày người Việt tị nạn, không đem lại ý nghĩa nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng này của người Việt tị nạn ở HN?

Ngay sau màn diễn đầu tiên, đã có lời đối thoại hài vô duyên giữa hai MC NNN & NCKD...Và tôi cảm thấy một nhóm từ sơ sài mà ông NNN diễn tả cuộc ra đi của người Việt tị nạn như “một định mệnh” là hoàn toàn không chính xác với sự thật của lịch sử. Nếu đã nói là “định mệnh,” phải chăng TT Thúy Nga ám chỉ rằng đó là do ông Trời sắp đặt cho dân VN phải chịu một định mệnh oan nghiệt như thế? Và hóa ra, những đau khổ mà người dân Việt chịu đựng sau biến cố 1975 là do lỗi ông Trời, chứ không phải là do tập đoàn của cái gọi là ĐCSVN gây nên?...

So với chương trình đánh dấu “30 Năm Viễn Xứ” cũng của TT TN đã làm tôi phải rơi lệ, thì chương trình này đã làm tôi phải ngáp dài, thất vọng. Nếu TT Thúy Nga thật sự không muốn đụng chạm đến chế độ cai trị tại VN, it is fine, nhưng đừng lợi dụng

Người Dân Số 241Trang 12

tình cảm của người Việt tị nạn để làm bàn đạp vào thị trường VN.

Hình như, TT TN đang có khuynh hướng đi đến con đường này bằng phương thức “gặm nhấm.” Trong cuốn DVD này, họ có quảng cáo về phát hành về DVD của ca sĩ Minh Tuyết trở lại VN hát cách đây vài tháng. Việc TT Thúy Nga phát hành dùm nhiều nghệ sĩ, ca sĩ trong hay ngoài nước làm các chương trình văn nghệ được trình diễn ở trong nước không có gì sai trái. Nhưng chương trình của Minh Tuyết, vốn đã được advertised như là một “private event” do cô ca sĩ này và gia đình tự tổ chức, nhưng lại được hỗ trợ hùng hậu của dàn vũ công của TT TN, cho thấy TN có sự đầu tư trực tiếp vào chương trình này, chứ không phải chỉ đơn giản là phát hành dùm cho cô ca sĩ “cưng” của trung tâm mình.

Nhìn về khía cạnh kinh tế, thị trường trong nước chỉ vẫn là “tiềm năng” chứ không thể lớn như thị trường hải ngoại, mặc cho những kêu ca về nạn băng giả mà chúng ta đã tốn khá nhiều nước miếng để bàn luận. Tôi không phản đối hay cảm thấy có vấn đề về việc TT TN muốn tiếp cận thị trường này, nhưng tôi muốn họ nên rạch ròi, transparent, thay vì cứ úp úp mở mở như hiện nay.

Tất nhiên, tìm một điểm trung hòa để có thể tiếp thị những tác phẩm văn nghệ cho cả hai thị trường với thị hiếu văn nghệ lẫn suy nghĩ chính trị khác nhau là không hề dễ dàng chút nào. TN có thể mất cả chì lẫn chài trong việc này: một bước đi sai lầm có thể khiến người Việt HN sẻ quay lưng lại với trung tâm này. Và chẳng may nếu thị trường trong nước không tiến triển được bao nhiêu, thì lúc đó TT TN muốn quay lại với người Việt HN sẻ hoàn toàn không thể hay ít nhất sẽ vô cùng khó khăn.

Thận trọng là tốt, nhưng thận trọng không có nghĩa là dấu diếm động cơ của mình cho dù nhiều khi động cơ ấy không có gì sai. Nhưng khi khán giả cảm thấy mình bị gạt, thì sản phẩm của TT này dù

có hay mấy cũng sẽ bị tẩy chay.Trở lại với tác phẩm mang tên “Tôi Là Người

Việt Nam,” tôi xem xong mà lòng không có một chút lắng đọng hay ấn tượng gì từ sản phẩm này: tôi chẳng hề cảm thấy tự hào hơn mình là người Việt Nam. Tóm lại, sản phẩm này không mang đúng nội dung mà tựa đề đã được đặt cho nó (hay hơn thế nữa là điều mà TT Thúy Nga muốn chuyển tải.) Nó chỉ là một sản phẩm văn nghệ bình thường như bao chương trình văn nghệ tạp kỹ bình thường khác của trung tâm này, được dán một nhãn hiệu nhằm lợi dụng tình cảm của người Việt tha hương. Đáng buồn thay! Unknown

Khach Do, Jan 17, 2010: Tôi đồng ý rằng Paris by Night không đi theo

cộng đồng hải ngoại, họ thương mại quá mức và không còn no longer để ý đến cái needs của cộng đồng hải ngoại nữa. Âm thanh họ không phải dở nhưng nghe không lọt tai đ/v người audience hải ngoại vì họ đi theo trào lưu của tụi thanh niên trong nước. Bà con thử nghe nhạc trong nước thì biết. Nhạc nghe chác tai nhức đầu và phản cảm. Paris còn mướn mấy ca sĩ gốc từ trong nước hát chát tai, rống cả gân cổ nghe nổi da gà. Nếu không tin thì thử xem bài “Hướng về Hà Nội” do Thu Phương hát so vơi chị Khánh Hà hát thì sẽ rõ. Paris còn chạy theo ca từ trong nước… nên ca từ càng ngày càng tệ và giống như cái máy assembly line. Tôi từng đi học dưới mái trường XHCN nên càng hiểu cái loại ca từ “bắc kỳ dzến” khó nghe và giả dối. Cái tồi tệ tàn canh của Paris by Night là đổi lời nhac nhất là của những ca sĩ quá cố. Đây là điều làm hết sức thất đức vì những nhạc sĩ đó không còn có thể nói lời phản đối. Họ bắt đầu làm các điều tồi bại như thế càng ngày càng nhiều. Tôi là người nói có sách mách có chứng. Một trong hàng trăm ví dụ là bài “Chuyện một chiếc cầu đã gẫy” của Trầm

Tháng 9, 2010 Trang 13

Tử Thiêng, lời cuối bị sửa lại “đẹp đời mai sau” thay vì lời original là “rửa hờn cho nhau” hay là một bài nhạc xuân trong cuốn băng xuân bởi bà ca sĩ... Hương Lan, hầu như 90% hoàn toàn sửa lời chỉ vì bả hay đi về VN. Theo tôi dù bài nhạc được viết ra vào thời kỳ nào, mỗi lời nhạc là một giọt mồ hôi đựơc nân niu và nặng ra bởi người nhạc sĩ. Nếu mình bị dị ứng với nó thì không nên hát hay đem vào chương trình thay vì đem nó ra đấu tố hay tẩy não nó bằng cách đổi lời một cách có giả tâm và trắng trợn như thế. Điều này có tác động rất xấu đến người nghe và cho thấy Paris by Night không tôn trọng bài hát, nhạc sĩ, và lẫn những người ngưỡng mộ bài hát đó đ/v người nhạc sĩ (không chỉ là những audience trung thành lâu năm của Paris by Night, nhất là những người lúc nào cũng mua băng thiệt). Họ cố ý hay vô tình cho mọi người thấy họ… cứ tưởng người nghe bị bịnh tâm thần phân liệt hay ngu xuẩn ngây thơ. Thật là ungrateful and disrespectful nếu nói theo lối Mỹ. Và bây giờ bỗng dưng DVD của họ trở nên vô giá trị vì lời nhạc bị thay đổi. Khi tôi nghe bài “chuyện một chiếc cầu đã gẫy” trong đầu tôi mường tượng ra sự đau thưong và uất hận của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, một người chống cộng cho đến ngày nhắm mắt. Thế mà Paris by Night lại trớ trêu trếu cẳng ngổng đổi lại sự thật, và nhẫn tâm twisted cái suy nghĩ của ông T.T.T và làm tôi bị phân tâm và tức giận khi thấy cái tâm yêu nước, yêu miền Nam của người nhạc sĩ kính quí của tôi bị tẩy rửa và làm nhục một cách vô phép vô phạt như thế.

Có điều đáng ngạc nhiên là CSVN cũng “tố” Thúy Nga. Trên Văn Nghệ ngày 10.1.2008, có bài “DVD Paris By Night 90: Xuyên tạc chân dung người phụ nữ Việt Nam”:

... Cũng cần nhắc lại rằng, để hoàn thành bộ DVD Paris By Night 90 đích thân Giám đốc Trung tâm Thúy Nga Paris Tô Văn Lai (tên gọi khác là To

Lai Peter), 71 tuổi, người Việt, quốc tịch Mỹ cùng vợ là Nguyễn Thị Tuyết Nhi, đã lợi dụng chuyến du lịch nhập cảnh Việt Nam vào tháng 10/2007, để thực hiện một số cảnh quay trái phép tại một số địa phương thuộc các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, giở trò ‘phỏng vấn’ một số gia đình có con lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan làm ‘tư liệu sống’ lồng ghép vào DVD Paris By Night 90 với ý đồ xấu, như đã nói ở trên.

Do nắm bắt được ý đồ xấu của vợ chồng Tô Văn Lai, hồi 16h30’ ngày 12/11/2007, các lực lượng bảo vệ văn hóa của Việt Nam đã sớm phát hiện và phối hợp với lực lượng Hải quan Cụm Cảng hàng không quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất tiến hành kiểm tra hành lý vợ chồng Lai, đã phát hiện 9 băng Betacam SP chuyên dùng (ghi lại hình ảnh quay lén tại Việt Nam), 4 băng mini DV, 14 CD không dán tem, 3 DVD và lập biên bản thu giữ toàn bộ những sản phẩm kể trên.

Tô Văn Lai thừa nhận hành vi trái pháp luật và ký vào biên bản vi phạm. Sau đó vợ chồng Tô Văn Lai tiếp tục được xuất cảnh bình thường.

Đây không phải lần đầu tiên Trung tâm Thúy Nga Paris có hành động xấu như trên. Tháng 4/2006, các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam cũng đã phát hiện và xử lý một số ca sỹ ruột của Thuý Nga, cũng đã lợi dụng chuyến nhập cảnh từ Mỹ về Việt Nam du lịch để thực hiện một số cảnh quay trái phép tại Đà Nẵng, Đồng Nai, Đà Lạt (Lâm Đồng)…

Các đoạn phim mà số ca sỹ này quay lén, trái pháp luật đó đã nhiều khả năng được chuyển về Mỹ để sao chép, lồng ghép để sản xuất phim ca nhạc phát hành ở hải ngoại rồi tìm cách đưa lậu về Việt Nam.

Những năm gần đây, trước việc Trung tâm Thuý Nga Paris bị thao túng, lũng đoạn trở thành nơi chuyên lợi dụng biểu diễn nghệ thuật lồng ghép một số nội dung xuyên tạc, chống phá công cuộc xây

Người Dân Số 241Trang 14

dựng và phát triển ở Việt Nam, đã bị nhiều văn nghệ sỹ người Việt ở hải ngoại lên án là ‘mang tư tưởng phản động, kích động sự hằn thù dân tộc’…

Trong đó, riêng ông chủ Tô Văn Lai cũng đã gây ra nhiều vụ scandal liên quan đến các hoạt động biểu diễn nghệ thuật như quỵt tiền của ca sỹ, vi phạm bản quyền tác giả v.v...

Điển hình như trong buổi họp báo ngày 4/5/2006, tại quận Cam, bang California (Mỹ), nhà báo Nguyên Huy đã phản đối Tô Văn Lai mạt sát báo giới là ‘làm báo nói láo ăn tiền’, chỉ vì một số tờ báo phát hành trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, đã phanh phui việc làm ăn luộm thuộm về tiền bạc của ông Lai đối với một số văn nghệ sỹ trong nước ra hải ngoại biểu diễn.

Cụ thể, nghệ sỹ Minh Cảnh đã đến toà soạn Việt Weekly (một tòa báo phát hành trong cộng đồng người Việt tại quận Cam, bang California) để nhờ can thiệp (Theo Bá Trình).

Ông Lai trách người sang băng Thuý Nga lậu nhưng ông thì bị CSVN tố cáo “vô tư” quay phim lậu và lậu nhiều thứ khác. Thế này là thế nào? Mỹ nó bảo “enough is enough!”

CHỪNG NÀO NỀN DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM

MỚI CHUYỂN ĐỘNG

Đại Dương

Từ ngữ dân chủ đầy dẫy trong các văn kiện của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và dồi dào nơi ngôn từ của cán bộ cộng sản. Người Việt trong và ngoài nước thường xuyên đòi hỏi dân chủ. Cộng đồng quốc tế cũng tạo áp lực lên Nhà nước Việt Nam.

Tại sao nền dân chủ tại dải đất hình cong như chữ S vẫn chưa chuyển động?

Người Việt Nam ở mọi tầng lớp, trong cũng như ngoài nước, đều không lạ mà còn sính dùng từ ngữ dân chủ khi đề cập đến lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, chúng ta rất khác biệt về nhận thức, quan điểm và phương pháp thực thi dân chủ.

Kể từ khi đảng cộng sản xuất hiện trên chính trường Việt Nam, không biết bao nhiêu cuộc tranh luận liên quan đến nền dân chủ đã dấy lên, nhưng ích lợi mang lại cho dân tộc còn quá khiêm tốn.

Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tư duy và thực hành dân chủ như kỳ thời Hồ Chí Minh mới được Đệ tam Quốc tế thâu nhận và huấn luyện.

Hồi tháng 6/2010, Tổng bí thư đảng cộng sản Nông Đức Mạnh tuyên bố Việt Nam nhất định không theo cơ chế tam quyền phân lập, một nền tảng của nền dân chủ phổ cập trên thế giới.

Trong báo cáo nửa năm 2010 với Quốc hội, Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng phát biểu “Ðể phát huy dân chủ, phải bảo đảm hai điều kiện: (1) tạo cơ hội cho mọi người được học tập, xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí; (2) thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua các thiết chế bảo đảm dân chủ trong mọi mặt của đời sống xã

Tháng 9, 2010 Trang 15

hội, mở rộng dân chủ trực tiếp. Dân chủ phải gắn với kỷ luật, kỷ cương”.

Do đó, rất nhiều giải thưởng được Nhà nước trao do kết quả học tập tư tưởng và noi gương Hồ Chí Minh càng làm cho nền dân chủ Việt Nam bị tập trung nhiều hơn. Hồ Chí Minh đã giảng giải về dân chủ tập trung cho các đồ đệ “các cô chú có thứ gì đưa cho Bác bỏ vào rương khóa lại, Đó là dân chủ tập trung” (phỏng theo Viết Cho Mẹ Và Quốc hội của Nguyễn Văn Trấn). Từ đó, đám đệ tử trung thành cứ rập khuôn theo “Bác” mà làm để được thăng quan tiến chức, tài lộc thừa mứa.

Nguyễn Đăng Tấn dẫn lời Hồ Chí Minh mà trước đây chưa một ai nghe, thấy, biết: “Dân chủ thật ra có nghĩa là: để cho dân được mở miệng. Dân chủ là đừng bịt miệng dân”.

Từ lúc nhô lên trên chính trường Việt Nam cho đến lúc xuống địa phủ chầu “ông Mác, ông Lê”, Hồ Chí Minh đã xây dựng và duy trì một nền dân chủ bịt miệng tuyệt đối. Do đó, những đối thủ chính trị không bị đưa đi mò tôm thì cũng rơi vào tay mật thám Pháp.

Đám đệ tử HCM thời hiện đại cũng bịt miệng đối thủ trước Tòa án, ném những người chống đối vào ngục thất, giật sập nhiều trang nhật ký điện tử, lùa báo chí đi đúng lề đường bên phải theo Nguyễn Tấn Dũng xác định “Dân chủ phải gắn với kỷ luật, kỷ cương”.

Tư duy về dân chủ của trí thức xã hội chủ nghĩa được nữ văn sĩ Trần Thị Trường thể hiện trong đề tài “Dân chủ: Nhìn từ... một cuộc họp cơ quan” trên Tuần Việt Nam 17/07/2010. Lãnh đạo cơ quan dành nói suốt thời gian họp, cử tọa thấy sai chỉ dám nói lén, vì khinh thường cấp trên nên chỉ mong được tham gia thi tuyển, “phương thức cao nhất của dân chủ là thi tuyển”.

Chiếc vòng lẩn quẩn khi Ban Tổ chức đảng cộng sản điều khiển thi tuyển, lại chọn người theo tiêu chuẩn “hồng hơn chuyên”. Người được chọn muốn duy trì địa vị phải chứng tỏ năng lực “hồng hơn

chuyên”. Cuối cùng, thi tuyển tại Việt Nam chỉ nhằm tuyển mộ những “đỉnh cao trí tuệ” có nhiều chất hồng trong khi đa số người trẻ mất dần hào khí theo năm tháng, rồi rơi vào hoàn cảnh cam chịu.

Đã đến lúc trí thức xã hội chủ nghĩa cũng như đồng bào quốc nội phải rũ bỏ tư duy chờ đợi “dân chủ ban phát” từ giới lãnh đạo các cấp.

Bộ Chính trị CSVN đã sai lầm khi nới lỏng quyền dân chủ trong đảng để lan truyền sang quần chúng. Đây là một chiêu bài mị dân hoàn toàn trái với nguyên tắc dân chủ. Có trao quyền cho người dân thì mới tạo điều kiện để bầu chọn những cá nhân, đoàn thể có chính sách, đường lối, kế hoạch ích quốc lợi dân.

Từ một cá nhân ý thức rõ ràng về thể chế dân chủ được nhân lên hàng ngàn, hàng triệu người như các dân tộc khác đã thành công trên bước đường dân-chủ-hóa.

Không một ai, kể cả cộng đồng người Việt hải ngoại, có khả năng và nhiệm vụ xây dựng một nền dân chủ đích thực cho Việt Nam, ngoại trừ người Việt quốc nội.

Thao thức trước tiền đồ của “Con Rồng Cháu Tiên” nên nhiều người gốc Việt ở những độ tuổi khác nhau, không nề gian khổ đã lao vào cuộc đấu tranh triền miên nhằm thúc đẩy việc xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ, phú cường. Nhưng khát vọng chính đáng đó vẫn ấp ủ theo năm tháng mà chưa thành sự thật.

Mặc dù đa số người Việt ly hương được sống trong các thể chế dân chủ nhất, nhì thế giới mà nhiều người vẫn chưa tôn trọng một số nguyên tắc sơ đẳng thành văn hoặc bất-thành-văn trong sinh hoạt cộng đồng.

Bất đồng ý kiến trong sinh hoạt cộng đồng thường biến thành đả kích cá nhân nặng về xúc cảm, nhẹ về lý trí, thay vì tập trung vào so sánh đối chiếu quan điểm, đường lối, chính sách của mỗi cá nhân, đoàn thể. Vì thế, sứt mẻ tình cảm rất khó hàn gắn, tạo tình trạng chia rẽ, ly tán, làm giảm sức mạnh cần thiết

Người Dân Số 241Trang 16

cho công cuộc đấu tranh trường kỳ. Cộng đồng người Việt hải ngoại ít lập ra kế

hoạch đấu tranh dài hạn nên thường chạy theo trào lưu sớm nở tối tàn. Có kẻ hăm hở hôm nay bỗng nhiên không còn thấy bóng dáng trong sinh hoạt cộng đồng.

Tư duy lãnh tụ trong cộng đồng người Việt ly hương còn khá nặng nề khiến cho một vài tổ chức bị phân tán hoặc trì trệ khi thiếu hoặc thay đổi người cầm lái. Cộng đồng người Việt cần thiết lập những cấu trúc để sinh hoạt không bị gián đoạn khi xảy ra tình trạng khủng hoảng lãnh đạo.

Người Việt hải ngoại không nên dựa hoàn toàn vào người ngoại quốc vì mục đích đấu tranh cho nền dân chủ tại Việt Nam của hai bên có phần khác biệt. Vì thế, chủ trương ngoại vận chỉ khai thác những điểm có lợi cho người Việt trong đường lối chính sách của quốc gia cưu mang mà tránh đào sâu khác biệt.

Mỗi quốc gia trên thế giới đòi Việt Nam dân-chủ-hóa theo quyền lợi dân tộc riêng tư, có thể không cùng khát vọng với dân tộc Lạc Hồng.

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Michael Michalak, trả lời BBC hôm 15/07/2010: “Chúng tôi có cơ chế đối thoại về nhân quyền với Chính phủ Việt Nam và luôn luôn đề cập tới các chủ đề tự do báo chí, tự do thông tin khi thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội. Đáng tiếc, quá trình này có thể chậm chạp hơn mong đợi của một số người”.

Để Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng, bền vững và dân tộc hài hòa thì ưu tiên số 1 là cần phải thiết lập cho bằng được một chế độ dân chủ thực sự.

Như thế, không thể kéo dài mãi tình trạng “quá độ dân chủ” mà Nhà nước Việt Nam, đồng bào quốc nội và hải ngoại phải có chung quan điểm, tư duy, hành động dân chủ phổ cập trong đời sống văn minh của nhân loại.

CÓ TA ĐÂY!

Kim BảngCô láng giềng ơi!Không biết cô còn nhớ đến tôi.Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ. Hoàng Quý“Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây

thơ” thì ta Giang Trạch Dân cùng hô vang 12 chữ vàng: “Mục lân hữu hảo, Toàn diện hợp tác, Trường kỳ ổn định, Diện hướng vị lai” (Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai).. Nhưng ngày 17.5.2010, Tàu đã đưa lên báo mạng 10 chữ máu: “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” (Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ cho trận chiến Nam Sa). Cô láng giềng bèn hết ngây thơ, tạt vào mặt tên khốn nạn 6 chữ: “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam” (*).

Theo tin Reuters từ Hà Nội, thì ngày 5.8.2010, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết các chiếc tàu của Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động khảo sát gần quần đảo Hoàng Sa cũng như tại một số các lô dầu khí 141, 142, và 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam kể từ cuối tháng năm tới nay. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa để xây dựng công trình trên đảo. Bà Nga nói rằng phía Việt Nam đã nhiều lần đề cập đến việc này với các giới chức Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp diễn các hoạt động này. Báo chí trong nước trích dẫn phát biểu của người đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Trung Quốc vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, thềm lục địa, cũng như vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vẫn theo lời người phát ngôn, việc làm của Bắc Kinh đã đi ngược lại ‘Tuyên Bố Chung Về Quy Tắc Ứng Xử Giữa Các Bên Ở Biển Đông’ (DOC) và nhận thức chung của giới lãnh đạo Việt-Trung trong việc ổn định hòa bình, không gây phức tạp thêm tình hình tại đây.

Tháng 9, 2010 Trang 17

Phát ngôn nhân Phương Nga nêu rõ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay và không tái diễn các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Tháng 6 vừa qua, Hà Nội đã phản đối việc Bắc Kinh tăng cường mở tuyến du lịch hàng không-hàng hải ra quần đảo Hoàng Sa. Đến cuối tháng 7, lực lượng hải quân Trung Quốc tiến hành một loạt các cuộc tập trận tại Biển Đông.

Ngày 10.6.2010, Thông Tấn Xã VN loan tải bài “Quan hệ thương mại Việt-Mỹ ngày càng phát triển” thuật lại cuộc nói chuyện ngày 10.6 của của Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Demetrios Ma-rantis với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương nhân kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ bằng một giọng tâng bốc trước kia chỉ giành cho đàn anh Nga Tàu: “Ngài Demetrios Marantis cho biết mối quan hệ của Hoa Kỳ và Việt Nam trong 10 năm qua phát triển rất tốt. Việt Nam đã tham gia vào WTO; đặc biệt, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ là những cơ hội để các nhà đầu tư tiếp cận. Theo ngài Phó Đại diện Thương mại, hai bên cần liên kết với nhau chặt chẽ hơn nữa để các nhà đầu tư thấy được các cơ hội đầu tư của họ tại Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực thương mại”.

Mới chỉ là Phó Đại diện Thương mại mà đã là “ngài” thì đủ thấy ân tình nồng thắm xiết bao.

Theo đài VOA, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam hôm 14.7.2010 đã lần đầu tiên cùng nhau tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước ở thủ đô Washington. Nhiều giới chức của hai bên đã tham dự sự kiện này trong đó có Cựu Tổng thống Bill Clinton, Thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và Thượng nghị sĩ John McCain. Mở đầu buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng đánh giá rằng quan hệ song phương Hà Nội-Washington trong 15 năm qua đã “phát triển mạnh cả về chiều sâu và bề rộng”. Ông Phụng nói: “Các cuộc gặp thường xuyên giữa các giới chức cấp cao hai nước trong những năm vừa qua đã củng cố sự hiểu biết và lòng tin lẫn nhau, đồng thời xác định rõ hướng đi phát triển tương lai của mối quan hệ Việt-Mỹ. Hai nước hiện cũng duy trì các cuộc đối thoại thường niên về chính trị, an ninh, quốc phòng

và nhân quyền. 15 năm qua đã đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ song phương. Sự phát triển của mối quan hệ phục vụ cho lợi ích của người dân và hai quốc gia, đồng thời đóng góp vào sự ổn định và hoà bình của khu vực cũng như thế giới”.

Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell, nói rằng “Có lẽ ít người từng hình dung ra được những gì Hà Nội và Washington đã đạt được trong vòng 15 năm qua... Trong số tất cả các bè bạn ở Đông Nam Á, viễn ảnh quan hệ tương lai giữa Hoa Kỳ và Việt Nam rất tốt đẹp”.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton mau nước mắt bầy tỏ cảm xúc chân tình: “Chúng ta không được quên quá khứ nhưng chúng ta không bị ép buộc phải lặp lại lịch sử. Chúng ta tự do mở một trang sử mới, và đó là điều Hoa Kỳ và Việt Nam đã và đang thực hiện. Khi tôi tới Việt Nam năm 2000, tôi có một số kỷ niệm không thể nào quên. Đó là sự mến khách của người dân. Khi tôi đi ăn trưa tại một nhà hàng ở TP HCM, hàng chục nghìn người đã đứng bên đường để chào đón tôi. Nhưng có một chuyện đáng nhớ nữa là khi tôi tới một trong những nơi khai quật, tôi thấy người dân Việt Nam lội trong bùn đất sâu quá đầu gối để tìm kiếm hài cốt của một phi công Hoa Kỳ”.

Theo tin Thông Tấn Xã Việt Nam, cựu đệ nhất phu nhân, đương kim ngoại trưởng HK Hillary Rod-ham Clinton đã đến thủ đô Hà Nội ngày 22.7.2010 để tham dự Diễn Đàn Khu Vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) lần thứ 17 từ 17 đến 23.7. Chuyến công du lần này cũng trùng với thời điểm Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao ngoại trưởng Clinton đến Việt Nam tham dự Diễn đàn An Ninh Khu Vực ASEAN, tin tưởng sự đóng góp của Mỹ và nỗ lực của các nước ASE-AN sẽ góp phần đảm bảo an ninh khu vực. Ngoại trưởng Clinton khẳng định Tổng thống Obama cam kết nâng mối quan hệ hai nước lên mức cao hơn là hợp tác và đối thoại, trong đó tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, y tế, ứng phó biến đổi khí hậu (climate change) và cho rằng hai nước còn nhiều tiềm năng để triển khai quan hệ đối tác vì lợi ích chung của

Người Dân Số 241Trang 18

mỗi quốc gia. Bà cho biết cuối tháng 10, bà sẽ quay lại Hà Nội tham dự cuộc họp Thượng Đỉnh Đông Á và tham vấn thể thức cho việc tham dự vào năm 2011. Đề cập vấn đề trên Biển Đông, bà cho rằng các nước cần hợp tác cùng nhau để đảm bảo hòa bình, an ninh hàng hải theo đúng luật pháp quốc tế, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với các nước trong khu vực về việc tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề này, trước hết phải tuân thủ nghiêm túc ‘Tuyên Bố Chung Về Quy Tắc Ứng Xử Giữa Các Bên Ở Biển Đông’(DOC). Thủ tướng Dũng và ngoại trưởng Clinton “nhất trí” cho rằng hai bên cùng nhau nỗ lực phấn đấu đưa quan hệ lên tầm cao mới, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và lưỡng lợi. Mọi vướng mắc sẽ thông qua đối thoại hợp tác để giải quyết.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và cũng là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái là 15,4 tỷ USD. Quan hệ quân sự cũng có tiến triển kể từ năm 2003, khi tàu chiến đầu tiên của Mỹ cập bến thành phố Sài Gòn. Hai bên đã có những đối thoại cấp cao và chương trình huấn luyện quân sự.

Đài VOA ngày 23.7 loan tin bà Clinton nói với các bộ trưởng ASEAN rằng tương lai của nước Mỹ gắn chặt với vùng châu Á Thái Bình Dương: “Hoa Kỳ là một Quốc gia ở ven Thái Bình Dương và chúng tôi cam kết là một đối tác với ASEAN và với tất cả quý vị. Quan hệ đối tác của chúng tôi bắt nguồn từ các lợi ích chung. Chúng tôi cam kết trợ giúp các quốc gia ở Đông Nam châu Á duy trì sự vững mạnh và độc lập và mỗi quốc gia an hưởng hòa bình, ổn định, thịnh vượng, và tiếp cận với các quyền phổ cập của con người”. Bà Clinton nêu ra rằng khu vực này là thị trường lớn hàng thứ sáu cho các mặt hàng xuất cảng của Hoa Kỳ và có các đầu tư kinh doanh Mỹ nhiều hơn so với Trung Quốc. Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Obama, đã trở nên tích cực hơn ở Đông Nam châu Á.

Đài VOA ngày 4.8.2010 bình luận thêm: “Ða phương là cách duy nhất khả thi cho vụ tranh chấp Biển Ðông. Tại cuộc họp hôm 23 tháng 7 của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, phái đoàn Việt Nam đã cùng với 11 phái đoàn khác, trong đó có Hoa Kỳ, lên tiếng cổ xướng cho việc áp dụng đường lối

đa phương để tìm kiếm giải pháp cho vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông. Tại cuộc họp này Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã chính thức tuyên bố rằng hòa bình ổn định, tự do đi lại và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Ðông là ‘quyền lợi quốc gia’ của Hoa Kỳ. Diễn tiến được mô tả là ‘quốc tế hóa’ tranh chấp biển Ðông và sự can dự Mỹ vào vấn đề này đã gặp phải chỉ trích dữ dội từ phía Trung Quốc”.

Trong khi đó thì theo baodatviet.vn ngày 6.8.2010, Ngũ Giác Đài khẳng định “tàu sân bay” USS George Washington sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân chung tại Hoàng Hải bất chấp phản đối quyết liệt của Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg cho rằng, sự trì hoãn của Bắc Kinh trong thái độ phản ứng đối với Bình Nhưỡng về vụ nổ tàu Cheonan là nguyên nhân chính dẫn đến việc Mỹ-Hàn tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn kéo dài bốn ngày cuối tháng trước trên biển Nhật Bản có tàu George Washington tham gia. Quan hệ Trung Mỹ đang có những dấu hiệu “xuống cấp” trầm trọng. Giới truyền thông Bắc Kinh tỏ ra khó chịu với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Clinton về quan điểm của Mỹ xung quanh tranh chấp trên biển Đông. Bắc Kinh cũng liên tiếp tổ chức các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở biển Đông mà dư luận cho rằng đó là phản ứng của Trung Quốc đối với các cuộc tập trận chung của Mỹ-Hàn. Ít ngày sau cuộc tập trận này, hàng không mẫu hạm George Washington - một trong những con tàu lớn nhất thế giới, có thể chở đến 70 phi cơ chiến đấu, hơn 5.000 thủy thủ và lính không quân, mang theo 1,8 triệu kg bom - đã tới gần bờ biển Việt Nam, đi lại ở vùng biển cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 200 hải lý, có các chiến hạm của Tàu bám sát... từ xa. Ngày 7.8.2010, một nhóm các quan chức CSVN cùng với đại sứ Mỹ đã bay ra và hạ cánh trên tàu George Washington.

Đài VOA ngày 9.8.2010 bình luận: “VN hoan nghênh chuyến thăm của chiến hạm Mỹ George Washington. Sự kiện này chuyển đi tín hiệu rằng Trung Quốc không phải là một đại quốc duy nhất trong vùng... Việc này cũng phản ánh mối quan tâm cao của Hoa Kỳ trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực Á châu Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra trong khu

Tháng 9, 2010 Trang 19

vực, sau vụ chiếc tàu chiến của Nam Triều Tiên bị đánh chìm hồi tháng Ba, gây thiệt mạng cho 46 thủy thủ”, và

“VN, các nước ÐNÁ đứng giữa ảnh hưởng của 2 cường quốc Mỹ-Trung. Các bài viết đăng trên tờ The Phnompenh Post và The Washington Post hôm 9/8 nhận xét rằng Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á đang tăng cường củng cố quân sự, mua sắm thiết bị, và ngày càng đứng về phía Hoa Kỳ về mặt chiến lược như một hàng rào trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và những lời tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền toàn bộ Biển Đông. Theo các dữ liệu của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc tế Stockholm, các hợp đồng mua bán võ khí trong khu vực gần như tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2005 tới năm 2009, so với năm năm trước đó, với các thương vụ mua bán trang thiết bị quân sự đang tiếp tục gia tăng. Trong số này, Việt Nam đã đồng ý chi 2,4 tỷ đô la mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và một chục chiến đấu cơ Su-30MKK. Australia cam kết mua hoặc chế tạo thêm 9 tàu ngầm, đồng thời củng cố không lực với 100 chiếc F-35 của Hoa Kỳ. Malay-sia cũng chi hơn 1 tỷ đô mua 2 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel của Pháp. Mới đây, Indonesia tuyên bố sẽ mua các tàu ngầm mới. Trong khi đó, tin của AP cùng ngày trích phát biểu của một tướng hàng đầu Trung Quốc kêu gọi thắt chặt quan hệ với quân đội Australia và đẩy quan hệ quân sự song phương lên một tầm mới trong bối cảnh các mối liên hệ quân sự giữa Bắc Kinh với Washington tiếp tục bị ngưng trệ” (Nguồn: The Phnompenh Post, Washington Post, AP, AFP).

Trong bài “Quan chức Việt Nam thăm tàu sân bay”, VN Express ở Việt Nam ngày 9.8.2010, bình luận: “Chặng dừng chân của tàu sân bay USS George Washington ở ngoài khơi giáp thành phố Đà Nẵng được các quan chức Mỹ cho là sự kiện chào mừng 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên thời điểm của sự kiện này cũng cho thấy mối quan tâm ngày càng lớn của Washington đến việc duy trì an ninh và ổn định ở châu Á Thái Bình Dương”. Đại úy Ross Myers, tư lệnh phi đội chiến đấu (air wing) trên hàng không mẫu hạm George Washington, phát biểu: “Ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng của biển Đông, và quyền tự do

hàng hải là điều quan trọng đối với cả Việt Nam và Mỹ. Một điều quan trọng là Việt Nam và các đối tác cần khẳng định rằng họ cũng có quyền bình đẳng đối với sự phồn vinh về kinh tế và hòa bình trong khu vực”.

Arthur Waldron, một học giả về quan hệ quốc tế, đại học Pennsylvania, nhận xét rằng: “Việc Trung Quốc tuyên bố chủ qyền đối với toàn bộ biển Đông sẽ ngày càng khó khăn hơn. Chúng ta [Mỹ] đang nhắc nhở người Trung Quốc rằng chúng ta chưa rơi vào tình trạng suy sụp hậu cường quốc, và chúng ta có những người bạn khác trong khu vực”.

Đài VOA ngày 10.8.2010 phổ biến bản tin của Đệ Thất Hạm Đội trong bài “Hạm đội 7 Hoa Kỳ hợp tác hải quân với Việt Nam”:

Hạm đội 7 của Hoa Kỳ sẽ tiến hành một loạt các hoạt động hợp tác hải quân với Quân chủng Hải quân Việt Nam trong thời gian một tuần kể từ ngày 8/8... Tàu khu trục USS John S. McCain (DDG 56) thăm Đà Nẵng từ 10/8... Hai bên sẽ tiến hành các hoạt động phối hợp giúp xây dựng quan hệ giữa các thành viên tham gia chương trình, trong đó có các dự án dự án y tế, nha khoa, kỹ sư dân dụng và các hoạt động phục vụ cộng đồng khác... Chuẩn đô đốc Ron Horton, Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 73 và Chỉ huy Nhóm Hậu cần Tây Thái Bình Dương, phát biểu: ‘Đây là biểu hiện của mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Các hoạt động trao đổi như thế này có vai trò tối cần thiết giúp hải quân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cũng như cho việc xây dựng các mối quan hệ quan trọng trong tương lai’... Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều chuyến thăm đến Việt Nam trong những năm gần đây, trong đó có hai chuyến thăm cảng năm 2008. Năm 2009, lần đầu tiên một phái đoàn Việt Nam ra thăm tàu sân bay của Hoa Kỳ-tàu USS John C. Stennis (CVN 74). Cũng trong năm 2009, tàu đô đốc chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ USS Blue Ridge (LCC 19) và tàu khu trục có trang bị hoả tiễn USS Lassen (DDG 82) do hạm trưởng người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy đã thăm cảng Việt Nam. Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) cũng đã thăm Việt Nam tháng 5/2010 trong khuôn khổ một chương trình trợ giúp nhân đạo có quy mô lớn. Bên cạnh các chuyến thăm cảng, hai tàu thuộc Bộ

Người Dân Số 241Trang 20

Tư lệnh Hải vận Quân sự Hoa Kỳ cũng đã được sửa chữa tại các xưởng đóng tàu của Việt Nam. Trong tháng 2 và 3 năm 2010, tàu tìm kiếm cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50) và tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) đã được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh (cảng Hòn Khói, vịnh Vân Phong). Các đơn vị tham gia hoạt động trao đổi tại Việt Nam gồm tàu khu trục USS John S. McCain (DDG 56) và Lực lượng Đặc nhiệm 73. Lực lượng tấn công thuộc tàu USS George Washington, bao gồm khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54), USS Chung-Hoon (DDG 93), và USS McCampbell (DDG 85), sẽ neo đậu ngoài khơi trong thời gian diễn ra các sự kiện.

Hải quân HK đem tàu đến sửa chữa tại Cam Ranh không biết có nằm trong kế hoạch trở lại địa điểm chiến lược quan trọng nhất trong vùng này hay không, trong lúc Nhật muốn đóng cửa căn cứ TQLC Mỹ Futenna ở Okinawa. Trong chuyến thăm Tokyo ngày 22.10.2009, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố: “Không có sự sắp xếp lại ở Futenma, sẽ không có việc di dời địa điểm qua Guam. Và không có việc di dời qua Guam thì sẽ không có sự củng cố các lực lượng và trả lại đất ở Okinawa” (Without the Futenma realignment... there will be no relocation to Guam. And without relocation to Guam, there’ll be no consolidation of forces and return of land in Okinawa).

Ở lại Okinawa xem ra khó, di dời về Guam bất lợi, chỉ có trở lại Cam Ranh là ổn hơn cả.

Lê Quỳnh, trên BBCVietnamese.com ngày 27.6.2009, phổ biến bài “Lá bài Cam Ranh và tranh chấp Biển Đông”:

Giữa lúc tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, lại xuất hiện tin đồn Hoa Kỳ muốn thuê cảng Cam Ranh của Việt Nam làm căn cứ quân sự.

Tờ Văn Hối Báo ở Hong Kong, được cho là chuyển tải quan điểm thân Bắc Kinh, mới đây nêu rằng Hoa Kỳ đang tìm cách thuê Cam Ranh, để hoàn tất chiến lược ‘bao vây’ Trung Quốc ở Biển Đông... Văn Hối Báo lý luận rằng tại Thái Bình Dương, Mỹ đã có hai cảng hải quân ở Guam và Changi (Sin-gapore) và sẽ hoàn tất cụm tam giác bao vây Trung Quốc nếu thuê được Cam Ranh.

Tờ báo nói ‘so với mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc, Vịnh Cam Ranh vẫn có nhiều khả năng hơn

để điều quân ra bất kỳ đảo nào ở Nam Hải’.Nhưng nói chuyện với tôi, ông David Brewster,

Trung tâm Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược (Đại học Quốc gia Úc), cho rằng khả năng Mỹ thuê Cam Ranh hiện nay là ‘vô cùng khó tin’.

Ông nói: ‘Khó tin là Việt Nam sẽ dùng con bài chiến lược chính của mình trong môi trường an ninh hiện nay’...

Chuyên gia kỳ cựu người Úc, chuyên về Việt Nam, Carlyle Thayer, cũng nói Mỹ quan tâm ‘địa điểm hơn là căn cứ’, nghĩa là Mỹ sẽ không thuê Cam Ranh, nhưng muốn được quyền tiếp cận các cảng của Việt Nam khi cần thiết... GS Thayer cũng nhận định Cam Ranh là ‘một trong những cảng nước sâu tốt nhất trong vùng’, nhưng đã xuống cấp nặng từ thời Liên Xô và Nga đồn trú... Kịch bản thực tế hơn, theo GS Carl Thayer, là Việt Nam có thể trở thành ‘điểm quá cảnh’ cho các đội tàu nước ngoài.

Nhìn đi nhìn lại, có vẻ Cam Ranh là món quà mà Việt Nam có thể hứa hẹn cho các đại cường nhòm ngó an ninh vùng. Tiến sĩ David Scott, ở Đại học Brunel, và đã viết ba tập sách về Trung Quốc, nói với BBC Việt ngữ: ‘Việt Nam thận trọng không muốn làm Trung Quốc quá mất lòng, nhưng cũng sẵn sàng đem quyền tiếp cận Cam Ranh ra như củ cà rốt quân sự – thương mại, trong lúc gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.’

Tướng Trương Lê, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc... bình luận hải quân Trung Quốc hiện chỉ có tám con tàu có thể điều ra Biển Đông, nên rất khó phản ứng trong tình huống khẩn cấp....

Phải chăng bây giờ là đến tình huống khẩn cấp khi Hoa kỳ không úp mở gì cả, bằng những vận động tới tấp như đèn cù ở Hà Nội, đã hô to, “Có ta đây!” CSVN có lẽ thoát được áp lực Tàu, nhưng lại bắt đầu gặp một loạt vấn đề mới, đối nội và đối ngoại. Chờ xem họ sẽ đối phó ra sao.

Chú thích của Tác Giả:(*) Bản thông cáo của Việt Tân viết: “Bên ngoài đền Ngọc Sơn trên hồ Hoàn Kiếm, đảng viên Việt Nam phát áo thun và mũ với hàng chữ ‘Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam’ với ý nghĩa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.”

Tháng 9, 2010 Trang 21

CÔNG NỢ: HẬU QUẢ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Đại Dương

Sau cơn suy thoái kinh tế toàn cầu, bỗng dưng nhân loại khám phá ra một mối họa mới, bị che đậy từ lâu hoặc không được giải quyết đúng mức, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển bền vững và hùng mạnh. Đó là khối CÔNG NỢ (public debt).

Công nợ leo thang tại Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ đã vượt mức chịu đựng của quốc gia, buộc các nhà chính trị can đảm đành phải áp dụng biện pháp cắt giảm thâm thủng ngân sách, dù có bị mất lòng dân.

Khối sử dụng đồng Euro dốc lòng áp dụng biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm công nợ, đã được ủng hộ tại Thượng đỉnh G-20 ở Ontario, Gia Nã Đại hồi cuối tháng 6/2009. Mà chẳng nước nào mặn mà với ý tưởng tiếp tục kế hoạch kích thích kinh tế do Tổng thống Barack Obama đề ra. Nào ai muốn trở thành Hy Lạp thứ hai vốn bị phá sản do tiêu pha quá mức?

Lãnh tụ đảng Bảo Thủ Anh, David Cameron, được Nữ Hoàng ủy quyền điều khiển Chính phủ Luân Đôn kể từ 11/05/2010, đã áp dụng biện pháp cắt giảm chi tiêu công, tăng thuế nhằm giải quyết khối công nợ đã lên tới 44% GDP.

Nhật Bản công nợ gần 200% Tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product –GDP), nhưng đảng Dân Chủ đang cầm quyền đã bị mất ghế trong cuộc bầu cử bán phần Thượng viện 11/07/2010 vì Thủ tướng Naoto Kan gợi ý tăng 5% thuế tiêu thụ vào 3 năm sau, mặc dù được nhật báo Yomiuri, nhiều độc giả nhất Xứ Phù Tang, khen về hành động can đảm này.

Pháp, Đức đang áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng nghiêm ngặt để giảm khối công nợ vốn chiếm tuần tự 64% và 65% GDP.

Gia Nã Đại công nợ chiếm 75% GDP, nên Thủ

tướng Stephen Harper đã gửi thư cho các nguyên thủ G-20 trước ngày Thượng đỉnh Ontario kêu gọi cắt giảm thâm thủng ngân sách phân nửa vào năm 2013.

Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga chưa muốn cắt giảm thâm thủng ngân sách mạnh mẽ vì trái với ý đồ xây dựng, duy trì một bộ máy cai trị đồ sộ để kiểm soát mọi sinh hoạt trong xã hội.

Sau một năm rưỡi cầm quyền, Obama đã thuê thêm 300,000 công chức, bổ nhiệm nhiều Đặc sứ, Sa hoàng (Czar) để báo cáo trực tiếp với Tổng thống, theo chủ trương “chính quyền cần hữu hiệu bất chấp đồ sộ hay thu hẹp”.

Tham vọng cải tạo xã hội của Tổng thống Obama thể hiện rất rõ ràng qua các kế hoạch “nắm” các hãng chế tạo xe hơi, kế hoạch kích thích kinh tế$862 tỉ USD và tiếp tục luồn lách để chi thêm hàng trăm tỉ mỹ kim mà tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức hơn 9.5%. Kế hoạch cải tổ y tế tiêu tốn hàng ngàn tỉ USD. Chính phủ Obama không rót tiền đủ để khuyến khích lĩnh vực sản xuất tư nhân, và đe dọa đánh thuế nhà giàu, buộc nhiều doanh nhân phải chạy sang Trung Quốc hoặc các nơi khác trên thế giới để “lánh nạn”. Trong một năm rưỡi, Chính quyền Obama đã bơm vào khối công nợ của Mỹ 3 ngàn-tỉ (3 trillions) mỹ kim, tức mỗi người Mỹ phải gánh $43,000 USD.

Công nợ của Hoa Kỳ đã lên tới 60% GDP. TuyTổng thống Obama và Quốc hội tiêu tốn một

số tiền lớn mà 13% dân Mỹ vẫn cảm thấy những kế hoạch kinh tế của Chính quyền chẳng giúp được gì cả (theo kết quả thăm dò của CBS vào giữa tháng 7/2010).

Hồi tháng 2, Obama dựng lên Ủy Ban Quốc Gia Về Cải tổ và Trách nhiệm Tài chính (National Commission on Fiscal Responsibility and Reform) do Erskine Bowles, thuộc đảng Dân Chủ, và Alan Simpson, Cộng Hòa, đồng lãnh đạo, với nhiệm vụ trình lên Tổng thống những khuyến nghị về cân bằng ngân sách, loại trừ lãi suất nợ nần vào năm 2015.

Vào năm 2011, công nợ Mỹ lên tới 14 trillions, tức mỗi người Mỹ phải gánh $47,000 USD. Đến 2020, Hoa Kỳ phải trả món lãi 2 trillions USD cho ngoại quốc.

Người Dân Số 241Trang 22

Mặc dù đã từng tham dự việc cân bằng ngân sách tốt đẹp năm 1997, nhưng hai đồng chủ tịch đều nói “không tin tưởng thành công 100% trong đợt này”. Dân Mỹ sợ Tổng thống Obama dùng tiền tăng thuế để thực hiện các mục tiêu chính trị nên 2/3 chống tăng thuế, đòi giảm chi tiêu công.

Nhằm cạnh tranh với chủ nghĩa cộng sản lan tràn khắp thế giới, các chế độ tư bản đã gia tăng biện pháp cải tạo xã hội, đặc biệt khi có các chính quyền thiên tả. Tình trạng cải tổ xã hội quá đà khiến nhiều chính phủ trở thành con tin cho các tổ chức, nhóm quyền lợi trong xã hội.

Nghiệp đoàn lớn mạnh đã thường xuyên tạo áp lực về lương bổng, phúc lợi lên giới chủ nhân và chính phủ. Ngân sách quốc gia đã mất một số thu quan trọng từ khối doanh nghiệp. Nhiều vụ tổng đình công của các nghiệp đoàn làm tê liệt hoạt động xã hội Châu Âu và chính phủ đã phải gánh chịu thiệt hại làm khối công nợ gia tăng.

“Mô hình Xã hội Châu Âu” ngày càng gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 2005-2030, số người ở tuổi lao động tại Liên Âu (European Union) teo còn 20 triệu trong khi hạng tuổi quá 65 tăng thành 40 triệu. Vì thế, Anh Quốc và Hà Lan đã đề nghị chỉ trả lương hưu ở tuổi 67 hoặc 70 mà vẫn không bị phản đối dữ dội.

Phúc lợi dồi dào khiến cho nhiều kẻ không muốn đi làm cho nhọc xác. Chính phủ Bỉ thừa nhận chỉ có 35% công dân ở độ tuổi 55 đến 64 còn làm việc, tỉ lệ này gấp đôi tại Thụy Điển.

Di dân bất-hợp-pháp ngày càng trở thành gánh nặng cho khối công nợ tại Châu Âu và Hoa Kỳ, vì họ không đóng thuế lại được hưởng thụ phúc lợi, tiện nghi xã hội do người thọ thuế chịu, trong khi tiền mặt kiếm được lại gửi hết về sinh quán.

Hầu hết di dân ngày nay không muốn hội nhập hoàn toàn vào xã hội, mà có xu hướng thành lập các “sứ quân chính trị, văn hóa, tôn giáo” như những dấu hiệu ly khai, chia rẽ tại quê hương thứ hai.

Sự thay đổi môi trường chính trị trên thế giới đã bộc lộ hai xu hướng bình đẳng phúc lợi hoặc bình đẳng cơ hội. Bình đẳng phúc lợi tại Châu Âu và Nhật Bản làm giảm khả năng cạnh tranh trong thời đại toàn-cầu-hóa. Ngược lại, bình đẳng cơ hội buộc

mỗi cá nhân phải lao vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, nên thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt trong xã hội.

Các chính trị gia Châu Âu, Hoa Kỳ nếu không đủ can đảm loại bỏ thái độ mị dân thì chính quyền ngày càng phình to vô hạn; mạng lưới phúc lợi mở rộng với nhiều dự án đồ sộ, nhưng không làm cho kinh tế tăng trưởng, hoặc cản trở kinh tế phát triển.

Vì quá chú tâm đến gia tăng phúc lợi quá đáng cho người dân nên Châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ đang đứng trước nguy cơ công nợ ngày càng nhiều; khả năng cạnh tranh bị hạn chế; bị Châu Á, đặc biệt Trung Quốc, chiếm lĩnh thị trường trong thời đại toàn-cầu-hóa.

TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ THÁCH ĐỐ NHAU

TẠI VÙNG BIỂN CHÂU Á

Đà phát triển kinh tế nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã kích thích tham vọng bành trướng và chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa Đại Hán. Hy vọng Trung Quốc trở thành cường quốc hòa bình ngày càng phai nhạt.

Chính sách “bảo đảm chiến lược” của Tổng thống Barack Obama cam kết không tìm cách ngăn cản tham vọng trở thành siêu cường của Trung Quốc đã khuyến khích Bắc Kinh tuyên bố khu vực Biển Hoa Nam là “lợi ích cốt lõi”, giống như đối với Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng.

Thái độ khiêu khích và bất chấp công pháp quốc tế của Bắc Kinh làm cho cộng đồng nhân loại ngày càng khó tin Trung Quốc đang phát triển trong hòa bình.

Bắc Kinh cho phép quấy nhiễu chiến hạm Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Châu Á; tuyên bố chủ quyền 80% Biển Hoa Nam; phái tàu Ngư Chính tuần tra thường xuyên, kể cả vùng biển quanh hai Quần đảo Paracels (tức Tây Sa hay Hoàng Sa) và Spatly (tức Nam Sa hay Trường Sa); mở nhiều cuộc tập trận Hải Quân bằng đạn thật.

Hoa Kỳ không thể bỏ mặc cho Trung Quốc múa gậy vườn hoang nên nhân tham dự Diễn đàn Cấp vùng Đông Nam Á (ASEAN Regional Forum- ARF) với ASEAN và 17 quốc gia trong vùng Châu

Tháng 9, 2010 Trang 23

Á Thái Bình Dương hôm 24/07/2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố “giải pháp hòa bình cho vụ tranh chấp Biển Hoa Nam là ‘lợi ích quốc gia’ của Hoa Kỳ”.

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì phản bác “Lời của bà Clinton gần như đòn tấn công vào Trung Quốc; và sự can thiệp của Mỹ chỉ làm cho mọi việc xấu đi và khó giải quyết hơn”.

Cộng đồng Đông Nam Á ý thức rõ ràng về khả năng chống Trung Quốc rất hạn chế, đặc biệt trên phương diện quân sự, dù cho có được tụ họp lại, nên cần một đối trọng đủ hoặc vượt cân lượng của chủ nghĩa Đại Hán.

Cuộc tập trận Hỗn Hợp của Giải Phóng Quân Trung Quốc, PLA, hôm 26/07/2010, không tiết lộ địa điểm, dưới giám sát của Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức để chuẩn bị “sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn”.

Hồi đầu tháng 7, PLA cũng đã tập trận bằng đạn thật ở Biển Hoa Đông. Hôm 29 tháng 7, báo chí Trung Quốc tiết lộ thêm hai vụ diễn tập gần Hoàng Hải.

Tuy nhiên, sự kết hợp của 10 quốc gia ASEAN đã hàm ý chia rẽ do chủ trương “đèn nhà ai nấy rạng”. Thái độ hung hãn của Bắc Kinh làm các quốc gia trong ASEAN sực tỉnh và buộc phải chọn giải pháp chung.

Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ nhất đối với chính sách Biển Hoa Nam của Bắc Kinh, nhưng vẫn không đánh tan được mối ngờ vực của quốc tế về quan hệ chiến lược Việt-Trung.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng từ tháng 2/2009, hình như đang dọn đường cho một chức vụ cao hơn, đã được tờ Bưu báo Hoa Nam Buổi sáng (South China Norn-ing Post) phỏng vấn hôm 29/07/2010.

Nguyễn Chí Vịnh trả lời “không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đồng thời Việt Nam có đủ khả năng để đối phó”.

Phúc trình Quốc phòng Việt Nam công bố hôm 29/07/2010 cho biết hồi tháng 12/2009, Việt Nam đã có hợp đồng mua 6 tiềm thủy đỉnh loại Kilo, kể cả xây dựng cơ sở và đào tạo, huấn luyện thủy thủ

đoàn; 12 phản lực cơ tiêm kích Su-30 của Nga trị giá trên 2 tỉ USD. Hồi tháng 1/2010, Việt Nam đặt mua thêm 12 chiếc Su-30 nữa. Hà Nội cũng đặt mua 6 phi cơ hải tuần DHC-6 Twin Otter của Gia Nã Đại. Đồng thời, Hà Nội muốn mua trực thăng và vận tải cơ của Pháp trong tiến trình hiện đại hóa quân đội.

Phúc trình cũng cho biết sẽ nhanh chóng phát triển kỹ nghệ quốc phòng để cung cấp trang bị cho quân lực mặc dù tỉ lệ phát triển GDP trong năm 2010 chỉ có 5.8%.

Việt Nam gia tăng trang bị quân sự với trợ giúp huấn luyện của Nga, siết chặt quan hệ chính trị và ngoại giao với Trung Quốc, đang làm gia tăng mối quan ngại của quốc tế.

Hoan hô chủ trương quốc-tế-hóa Biển Đông, nhưng Trần Công Trực, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, vẫn không loại bỏ kiểu đàm phán song phương với Trung Quốc từng gây thiệt hại nặng nề cho Việt Nam.

Nguyễn Chí Vịnh cũng như Trần Công Trực đều kêu gọi minh bạch trong quan hệ Việt-Trung để gia tăng niềm tin, nhưng các cuộc đàm phán song phương về lãnh thổ, lãnh hải không hề được làm sáng tỏ trước dư luận quốc nội cũng như trên thế giới.

Biển Đông rộng 3.5 triệu km2, trải dài từ Tân Gia Ba tới Eo Biển Đài Loan, đang cần một giải pháp tổng quát mà mọi quốc gia có liên hệ đều đồng ý tuân hành theo các Công ước quốc tế về Luật Biển cũng như Quy tắc Ứng xử Giữa Các Bên Trên Biển Đông.

Bắc Kinh phải từ bỏ yêu sách chủ quyền 80% Biển Hoa Nam cũng như không nên có cuồng vọng bắt buộc quốc tế tuân theo luật lệ của Trung Quốc. Hà Nội phải từ bỏ yêu sách chủ quyền toàn bộ hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nếu không đưa ra được bằng chứng cụ thể được quốc tế công nhận.

Hoa Kỳ cùng các cường quốc đồng minh nên có kế hoạch và hành động cụ thể nhằm thúc đẩy khối ASEAN hợp tác chặt chẽ để làm nản lòng tham vọng thôn tính Biển Đông của bộ ba Nga-Tàu-Việt.

Người Dân Số 241Trang 24

TỘI NGHIỆP LỊCH SỬ

Huỳnh Thị NữÍt lâu nay đọc tờ Người Dân, có những bài nói về

lịch sử Việt Nam của ông Việt Tử làm tôi thấy tội nghiệp cho lịch sử nước nhà quá!

Lịch sử nước ta trước thời tự chủ, chẳng biết đúng sai ra sao, nhưng nhiều phần là dựa theo sách Tàu, nên tôi thấy vô cùng thê thảm: tổ tiên ta là con cháu Tàu (vua Thần Nông). Rồi Hùng Vương suốt 18 đời chẳng biết làm ăn ra sao mà đất đai mất trơn mất trọi, còn một mẩu tí xíu cũng bị con cháu vua Thục chiếm luôn. Cuối cùng là bị ông Triệu Đà sát nhập vào nước Nam Việt của ông ta. Tiếp theo là bắc thuộc cả ngàn năm, mọi thứ hầu như thành Tàu.

Nhưng có lẽ xét ra có nhiều chuyện đầy vẻ thần thoại, cho nên các sử gia Việt đều cho đó là truyền thuyết. Có nghĩa là ta nên nghe chơi rồi bỏ, mà chỉ cần quan tâm kể từ thời tự chủ là đủ rồi.

Dĩ nhiên là tạm đủ, nhưng con người nào mà chẳng muốn tò mò về cái quá khứ xa xưa. Lịch sử càng xa xưa, trí tò mò càng lớn. Chứ tỉ như người Hoa Kỳ thì họ có cần đào bới gì về cái xa xưa của nước Mỹ, vả làm gì có mà đào! Còn xứ mình “bốn ngàn năm văn hiến”, thế cho nên tất có sự băn khoăn dân tộc: ta vốn vẫn ở đất nước hiện nay ngay từ đầu hay tự đâu di đến, trước thời có sử thì tổ tiên ta sống ra sao, vv... Có tệ mạt như ông Tàu viết không?

Điều này cũng tốt thôi. Nhưng có vẻ như đa số đều muốn cổ sử dân tộc mình phải huy hoàng mới được, cho nên có một khuynh hướng cố chứng minh trước đây tổ tiên ta có nhiều điều vô cùng rực rỡ nhưng đã bị thiên hạ cướp đoạt hết cả. Đó là khuynh hướng của linh mục Kim Định: ông, giải thích mọi sự bằng... huyền sử học: Bao nhiêu chữ nghĩa sách

vở của Tàu -- nghĩa là toàn bộ nền văn minh Trung Quốc, nếu không nói là cả Á Đông -- vốn là của ta mà họ chiếm mất. Tôi không biết gì về huyền sử học, nhưng nghĩ cái gì cũng phải được chứng minh một cách hợp lý.

Nói là ông cha ta vốn đã có một nền văn minh rực rỡ với những Hà Đồ Lạc Thư, Hồng Phạm Cửu Trù, Tứ Thư Ngũ Kinh,... mà bị Tàu cướp mất, thì ít nhất tổ tiên chúng ta phải vốn ở Hoa Bắc. Rồi lại phải chung sống lâu dài với người Tàu, thì họ mới có đủ thời gian để tiêu hóa cái văn minh và tiêu diệt tổ tiên ta. Nhưng có vị giải thích rằng vào cỡ 2300 năm trước công nguyên, người Mông Cổ lai Turc từ phương tây tràn vào Trung Quốc cổ. Đó là họ Hữu Hùng (Hữu Hùng Thị), do ông Hiên Viên/Hoàng Đế lãnh đạo đánh đuổi dân thổ trước Cửu Lê [1], do Xi Vưu cầm đầu, phải bỏ chạy.

Bỏ ra ngoài những chi tiết lặt vặt, thì luận cứ kể trên phải chứng minh được rằng đám người xâm lăng đông đảo ghê lắm, để chiếm hết đất đai. Và đám bỏ chạy đã vô cùng văn minh, có đủ những thứ kể trên để cho nhóm Hữu Hùng chiếm đoạt. Vì cả một đất nước Trung Hoa mênh mông là thế mà không còn chỗ nào cho kẻ bại trú chân sao? Đến nỗi họ phải xuống đến tận Việt Nam. Mà chạy gì đến nỗi văng cả chữ nghĩa sách vở? Chữ nghĩa, văn minh đâu có giống như cái nồi cái niêu? Dù sao, trong trường hợp này thì đám Cửu Lê hay Tam Miêu hay... Việt Tộc [2] phải cùng là một, mà mỗi người gọi một cách khác thôi.

Có điều là xưa nay không hề thấy ai nói đến cái nhóm Việt Tộc ở Hoa Bắc mà chỉ biết rằng có những quốc gia, bộ lạc, thị tộc ở miền Lĩnh Nam bị nhà Tần thôn tính, và do không biết gì nhiều về họ, nên nhà Tần gọi gồm luôn tất cả là Bách Việt.

Thế thì rất có thể Tàu (nhà Tần) chiếm đoạt cái gì là chiếm đoạt của đám Bách Việt ở Hoa Nam. Còn tổ tiên ta ở tận châu thổ sông Hồng thì mãi đến đời Tây Hán họ mới tới và cai trị.

Rất có thể Việt Nam cũng có một nền văn minh,

Tháng 9, 2010 Trang 25

có văn tự, nhưng rồi bị nhà Hán cấm đoán, đồng hóa nên tự nó biến mất. Wikipedia Tiếng Việt cho biết, từ lâu rồi, ông Hà Văn Tấn, giám đốc Viện Khảo Cổ (Bắc Việt) đã khám phá ra cả hàng nghìn tài liệu viết bằng văn tự cổ Việt. Các dân tộc Mên, Mường, Thái,... dở hơn ta, vẫn có đủ những thứ đó, nhưng họ không bị Tàu đô hộ nên vẫn còn duy trì được. Còn ta thì không được phép hoặc không cần, nên mai một mà thôi. Bằng chứng là chỉ mấy chục năm người Pháp cai trị, mà rồi chữ Nho, chữ Nôm của ta ngày nay hầu như không mấy người còn biết (vì “chữ quốc ngữ” ngon lành hơn); mấy thế hệ nữa nhắc đến tất họ phải ngạc nhiên.

Còn ông Việt Tử, nếu tôi hiểu không lầm, thì lại cho là mọi chuyện của Trung Quốc trước nhà Thương đều là thần thoại không có thực, người Tàu chỉ có từ đời nhà Thương: “Vậy trước đời nhà Thương (1600TC) không có dân Tàu nào cả ở lưu vực sông Hoàng Hà, mà chỉ có dân Bách Việt thôi.” (Lịch Sử Việt Tộc Qua Mực Di Truyền, Người Dân 232, trang 34, cột 2); nước Tàu chỉ có từ đời nhà Tần: “Trước năm 231TC, không có cái gì là nước Tàu cả, mà chỉ có một hình ảnh đẫm máu ‘Vạn Quốc’ đánh giết nhau liên miên.” (sđd, trang 35, cột 2).

Như vậy tức “Việt Tộc” [3] (Bách Việt) vốn ở miền Hoa Bắc (nếu không là toàn đất nước Trung Hoa) và vẫn ở lại Hoa Bắc, không thấy ông Việt Tử nói là bị ai đánh đuổi, mà chỉ bị nhà Thương chiếm đoạt văn minh văn tự.

Nhưng chính ông lại nhận là có họ Hồng Bàng, có nước Văn Lang, có vua Hùng (từ năm 2789TCN). Tức nước ta lập quốc trước nhà Thương cả hơn ngàn năm, nhưng ở vùng Động Đình Hồ. Chưa kể ông còn kê ra mọi nền văn minh Sơn Vi (20,000-12,000), Hoà Bình (12,000-10,000), Bắc Sơn (10,000-8,000), Quỳnh Văn (8,000-6,000), Đa Bút (6,000-5,000), Phùng Nguyên (5,000-4,000), Đồng Đậu (4,000-2,500), Gò Mun (2,500-2000), Đông Sơn (2000-200), Sa Huỳnh (1,000TCN-200CN), Ốc Eo (1-630CN) và khẳng

định “Việt Nam là trung tâm, từ đó Mitochondrial DNA Á Châu (Asian Mitochondrial DNA) lan tỏa ra chung quanh vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo, đến tận Hawaii, New Guinea, French Polynesia, rồi sang lục địa Mỹ Châu” (Người Dân 233, trang 27, cột 2 và trang 30, cột 1), thì làm sao mà nhà Thương và nhà Tần đuổi được, cướp được hả trời? [4]

Ông theo gương linh mục Kim Định, đưa ra những chứng luận cứ động trời. Chỉ xin tạm nêu một thí dụ thôi: về loại chữ, mà ông bảo là “người Việt xưa của ông”, gọi là khoa đẩu, ông thế tử nước Lỗ dốt, gọi là nòng nọc, còn “bọn nhà Chu” đánh lạc hướng, không cho gọi là khoa đẩu, mà gọi là đại triện, không cho nhắc tới, không cho học, không cho viết, đốt hết sách khiến ngày nay không còn ai biết đến nó là chữ khoa đẩu, chữ nòng nọc, mà chỉ biết là chữ đại triện mà thôi.

Điều này hoàn toàn sai. Chữ đại tiểu triện gì cũng không phải là do chữ khoa đẩu ra, mà là phát triển từ chữ giáp cốt, có thể theo trình tự giáp cốt/đại triện (những hình vẽ), chữ lệ (viết bằng thanh tre hay ngón tay), chữ chân phương/đằng tả (viết bằng bút lông, chữ thảo (viết tháu). Chữ khoa đẩu thì phải giống con nòng nọc/cung quăng đầu to đuôi nhỏ, chứ không chỉ ngoằn ngoèo. Triện là loại chữ tượng hình, là một bức vẽ. Nhưng cứ cho “chữ nho” (Hán tự, chữ Tàu) là do chữ triện ra đi, thì khi còn nhỏ tôi có học, vẫn nghe nói đến chữ khoa đẩu, nôm na là chữ nòng nọc hay chữ cung quăng, lại trông thấy và biết chắc ông cha ta khi học đều phải rành cả bốn loại chữ: Chân, Thảo, Lệ, Triện. Và bất cứ người nào hơi lớn tuổi đôi chút tất đều biết ở ngay trong nhà, ở đình chùa miếu mạo đều có đầy hoành phi câu đối gồm đủ bốn loại chữ đó. Bằng sắc nào chẳng có dấu ấn kiểu chữ triện đỏ loét. Kẻ hào hoa phong nhã nào chẳng thủ “củ triện” riêng khắc tên thực, hoặc tên hiệu kiểu chữ triện để ịn vào giấy tờ, thư tín của mình. Thế thì Tàu đâu có đốt sách, cấm sách, cấm viết, cấm đọc chữ “khoa đẩu của Việt Tộc”?

Người Dân Số 241Trang 26

Tóm lại là tất cả người Trung Hoa cũng như người Đông Nam Á rất có thể cùng chung một đại chủng (Mông Cổ), cùng DNA như ông Việt Tử trình bày. Cùng một chủng tộc không có nghĩa là cùng một dân tộc, một văn minh. Cùng một chủng tộc nhưng khác dân tộc vẫn tàn sát tiêu diệt nhau. Nước Sở là Việt, nước Ngô (Phù Sai) là Việt, nước Việt (Câu Tiễn), nước Ngô (Tôn Quyền), nước Đại Việt, nưóc Chiêm Thành, vân vân đều là... Việt cả. Nhưng mỗi dân tộc phát triển riêng rẽ, khác thời kỳ, khác hình thức. Rồi khi có sự tiếp xúc, sự lưu thông thuận tiện thì vay mượn của nhau. Chẳng ai cướp đoạt được văn minh, văn hóa, chữ nghĩa của ai. Nói chuyện cướp đoạt chỉ chứng tỏ đầu óc chặtchật hẹp, chẳng hiểu biết gì cả, người ta cười cho.

Riêng về Việt Nam ta, thì lại không chắc gì là... Việt. Nhà Tần chưa biết gì đến nước ta. Mà nước ta cũng chẳng biết gì về nước Tàu. Thì không thể gồm trong nhóm Bách Việt mà nhà Tần đặt cho và phái người đến trị nhậm. Người Mên, người Mường, người Thái có thể cùng chủng Mông Cổ, cùng DNA, cùng là... Việt Tộc, nhưng vẫn không nhất định phải là người Việt.

Riêng dân tộc ta, mãi khi nhà Tần bị dẹp, Triệu Đà (người Tàu, quan nhà Tần) tự xưng vương ở đất của người Việt (Quảng Đông, Quảng Tây), đánh chiếm nước ta, gộp lại, đặt tên nước là Nam Việt, ý chừng với nghĩa là nước của người Việt phía nam. Vì còn có người Việt ở phía bắc, phía tây. Triệu Đà thần phục nhà Hán, rồi Nam Việt thuộc nhà Hán, nước ta bị nhà Hán cai trị mà bị coi và tự coi là người Việt luôn! Đến đời nhà Nguyễn (1802), vua Gia Long xin nhà Thanh phong quốc hiệu là Nam Việt, chắc cũng vẫn nhận mình là người Việt ở phương nam. Thế mà nhà Thanh không chấp nhận, chỉ “ban” cho quốc hiệu là... Việt Nam. Rõ ràng có cái ý chỉ nước ta, đồng bào ta là nước, là người ở phía nam nước Việt, người Việt (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam). Nghĩa là chúng ta không phải là người Việt.

Có thuyết nói là vì vua Gia Khánh nhà Thanh sợ cái hùng khí của vua Quang Trung lây sang vua Gia Long, nên nhập nhằng xưng là Nam Việt của Triệu Đà để đòi hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Lại cũng chỉ là một thứ tự hào dân tộc vô hại.

Tổ quốc, ông cha chúng ta thừa điều để tự hào rồi: Dựng nước, giữ nước, xây dựng một nền văn hóa trong sáng: sống tình nghĩa, sống thanh đạm, người hiểu biết giầu có có trách nhiệm, người dốt nghèo lo bổn phận. Trong giai đoạn thực dân xâm lăng, nền văn hóa trọng tinh thần của ta bị chiến thuyền thần công áp đảo. Ngày nay, trình độ con người cho phép con người, quốc gia lựa chọn lối sống mà không bị trắng trợn ép buộc, thì tiếc thay đất nước chúng ta lại bị ngay cái nạn nội xâm: chính người Việt Nam lại đè nén bóc lột đồng bào tàn bạo hơn ngoại nhân. Như vậy, vấn đề là giải quyết cái tập đoàn hiện đang đè đầu đè cổ dân tộc: bè lũ cộng sản. Mà không phải ngồi bịa nhảm những chuyện hào nhoáng không có thật.

Vậy, “đã đến lúc hãy trả lại cho César những gì của César” như ông Việt Tử kết luận.

Chú Thích của Tác Giả:[1]. Có sách lại nói là nhóm Tam Miêu.[2]. Của ông Việt Tử.[3]. Ông Việt tử viết: “Vậy cái gọi là Trung Quốc hiện tại là lãnh thổ của dân Bách Việt thời tiền sử” và “Vậy, trước nhà Thưong (1600TC) không có dân Tàu nào cả ở lưu vực sông Hoàng Hà, mà chỉ có dân Bách Việt.” (Người Dân 232, trang 34, cột 1, 2).[4]. Trước nhà Thương (1600TCN) thì ông Việt Tử cho chuyện nưóc Tàu chỉ là thần thoại và truyền thuyết, nhưng họ Hồng Bàng nhà ta (2879-258TCN) thì là chuyện có thật. Thời kỳ này, ta có liên tiếp các nền văn minh Đồng Đậu (4000-2500TCN), Gò Mun (2500-2000TCN), Đông Sơn (2000-TCN-300CN) thì Tàu chẳng thể cướp được cái gì. Nước ta chỉ bắc thuộc kể từ 111TCN, bất quá Tàu chỉ có thể “cướp”, hay tiêu diệt, nền văn minh Đông Sơn là cùng. Vậy nền văn minh Đông Sơn có Hà Đồ Lạc Thư, Hồng Phạm Cửu Trù, Tứ Thư Ngũ Kinh, Chử Khoa Đẩu (đại triện) để cho Tàu cướp và tiêu diệt chăng?

Tháng 9, 2010 Trang 27

VIỆT NAM CẦN THÁO GỠ VÒNG KIM CÔ TRUNG QUỐC

Đại Dương

Suốt chiều dài ngàn năm lịch sử, Trung Quốc vẫn không thể biến Việt Nam thành một tỉnh biên trấn, cũng chưa đồng hóa được Việt tộc dù đã áp dụng biết bao nhiêu mưu ma, chước quỷ.

Nòi giống Hồng Lạc tuy ít, nhưng, biết cách thoát khỏi vòng cương tỏa của người láng giềng Phương Bắc “nhân lúc bên Tàu có loạn” khi đủ ý chí chính trị.

Ngoại giao pháo hạm quá xưa, ngoại giao khai hóa quá cũ, ngoại giao ý thức hệ đã trôi qua. Bước vào thế kỷ thứ 21, ngoại giao kinh tế đang được Trung Quốc khai thác và áp dụng triệt để.

Từ Trung Á, xuống Đông Dương, thọc vào Đông Nam Á, nhảy sang Châu Phi, lên Trung Đông, băng sang Nam Mỹ đều bị ảnh hưởng nhiều hay ít do đường lối ngoại giao kinh tế của Bắc Kinh. Nhờ nguồn vốn tập trung dồi dào vào tay Nhà nước, không chịu sự kiểm soát của quần chúng, Bắc Kinh cố gắng phát triển, bảo đảm các thị trường năng lượng và tiêu thụ hàng hóa khắp nơi mà không can thiệp vào vấn đề nội trị. Kiểu ngoại giao kinh tế này giúp cho Trung Quốc chinh phục thành công các thị trường trong khi những nhà độc tài bản xứ hối hả lèn chặt túi.

Hầu hết các quốc gia đang phát triển hoặc chưa phát triển ngày càng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nền kinh tế phôi thai bị chết dần, chết mòn khi giao dịch với Trung Quốc.

Năm 2009, Trung Quốc tiêu thụ 2.3 tỉ tấn dầu hỏa, vượt Hoa Kỳ 80 triệu tấn. Ngày nay, Sudan đã cung cấp 7% lượng dầu hỏa tiêu thụ của Trung Quốc, đồng thời, tiếp nhận người Tàu huấn luyện cho binh sĩ và cảnh sát. Trong 5 năm qua, Trung

Quốc đầu tư vào Châu Phi 2 tỉ mỹ kim, tăng gấp 10 lần. Năm ngoái, các ngân hàng Trung Quốc bảo đảm cấp 10 tỉ USD tín dụng để đầu tư vào Châu Phi.

Giống nhau về thể chế chính trị, song hành về mô hình phát triển kinh tế, quan hệ đồng chí, láng giềng hữu nghị tạo điều kiện tốt nhất để Bắc Kinh áp dụng thành công kiểu ngoại giao kinh tế tại Việt Nam. Với 16 chữ vàng do Giang Trạch Dân ban cho Lê Khả Phiêu năm 2000 “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai” đã đưa Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc.

Liệu Việt Nam có thể thoát khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc như khát vọng và thao thức của hơn 80 triệu Con Rồng Cháu Tiên hay không?

Tình hình thế giới, đặc biệt tại khu vực Châu Á, ngày càng bộc lộ tham vọng điên cuồng và thô bạo của Bắc Kinh khiến cho nhiều dân tộc trên thế giới không còn tin vào lời đường mật “Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình”.

Gazeta Wyborcza, nhật báo trung-tả hàng đầu của Ba Lan hôm 06/08/2010 đã chạy tiêu đề “Hãy cẩn thận, Trung Quốc đang đến” vì tranh chấp giữa Trung Quốc và Tây Phương không thể tránh khỏi trong những thập niên tới. Nó không phải chiến tra-nh mà một sự tranh cãi gay go về chính trị, kinh tế và tri thức. Tờ báo nhận định “sự bành trướng của mô hình ngoại giao kinh tế tạo ra mối nguy hiểm cho Âu Châu trong thế kỷ thứ 21 mà đơn độc lục địa này không có cơ may chặn đứng”.

Ở Hoa Lục, nhiều người bày tỏ nghi ngờ chủ trương sử dụng sức mạnh đồng tiền để đạt tới mục tiêu chiến lược.

Thiếu tướng Liu Yazhou, con trai một sĩ quan cao cấp, và con rể của cựu Chủ tịch Lý Tiên Niệm mới được cử giữ chức Chính ủy Học viện Quốc phòng viết trên tạp chí Phoenix ở Hồng Kông kêu gọi Trung Quốc phải đi theo nền dân chủ kiểu Mỹ hoặc bị sụp đổ như Liên Xô vì “Dân chủ là điều cấp thiết nhất, mà không thiếu nó, sẽ không có sự trỗi dậy bền vững”.

Người Dân Số 241Trang 28

Việt Nam đang đứng trước vận hội lịch sử để thoát khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc vì mối đe dọa quân sự ngày càng tăng lẫn sự chi phối mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa từ Bắc Kinh đã kích động tinh thần quật cường của dân tộc.

Mỹ đã trở lại Đông Nam Á không do lời nói mà bằng hành động sau hơn 30 năm lơ là. Việt Nam đang nằm trong tiêu điểm chiến lược Đông Nam Á của Hoa Kỳ nên các mối quan hệ quân sự được nâng cấp thường xuyên kể cả không ngăn cản Việt Nam tái chế và tinh luyện các thanh nguyên liệu hạt nhân phụng sự hòa bình.

Ảo tưởng phát triển mạnh mẽ nhờ “Hợp tác toàn diện” với Trung Quốc đã làm cho cán cân thương mại Việt-Trung ngày càng mất cân đối. Năm 2001, nhập siêu từ Trung Quốc 200 triệu USD lên 12 tỉ của 2009, tăng 55 lần, bằng 97% tổng số nhập siêu của Việt Nam bất chấp nhưng lời hứa hẹn cân bằng mậu dịch tại các phiên đàm phán song phương. Hà Nội sử dụng xuất siêu với các thị trường Mỹ, Anh, Đức, Úc để bù 93% thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc.

Việt Nam không có quy định nào đối với hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc nên người Tàu có thể thông qua bất cứ cửa khẩu nào trong khi hàng hóa của Việt Nam phải đi qua các cửa khẩu do người láng giềng Phương Bắc chỉ định.

Hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc từ các thương hiệu nổi tiếng và khoáng sản. Ngược lại, hàng hóa của Trung Quốc vào Việt Nam thuộc loại phẩm chất thấp do các địa phương sản xuất được bán với giá rẻ mạt gây lủng đoạn thị trường. Ngoài ra, buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới được sự câu kết của cán bộ địa phương làm cho kinh tế Việt Nam lao đao.

Đầu tư Trực tiếp Ngoại quốc (Foreign Direct In-vestment, FDI) của Trung Quốc vào Việt chỉ đứng hàng thứ 15/91 quốc gia và lãnh thổ với các dự án từ dưới 100,000 USD đến 10 triệu nên chỉ sử dụng công nghệ thấp chẳng giúp gì cho sự phát triển. Khoảng 90% FDI của Trung Quốc tập trong vào

lĩnh vực thầu khoán công trình nên tuy chỉ chiếm 1.5% tổng số đầu tư ngoại quốc tại Việt Nam mà lại đảm trách 90% các công trình liên quan mật thiết đến tài nguyên quốc gia và an ninh năng lượng.

Ngoài các hợp đồng khai khoáng chính thức, Trung Quốc còn khuyến khích dân Việt với sự bao che của cán bộ địa phương để thu mua bán-công-khai khoáng sản khai thác lậu phục vụ cho nền sản xuất công nghiệp Bắc Phương.

Văn hóa tham nhũng của chủ nghĩa Đại Hán giúp cho Trung Quốc dễ dàng chinh phục các thị trường vắng bóng nền dân chủ thực sự được sự cộng hưởng của chế độ độc tài đảng trị Việt Nam tạo thành vết thương trí mạng đối với dân tộc.

Tổ chức Tham vấn Đầu tư Quốc tế, PERC, ở Hồng Kông xếp Việt Nam vào hạng tham nhũng số 3 ở Châu Á-Thái Bình Dương, sau Cambodia và Indonesia.

Thành công về kinh tế của Trung Quốc có sự góp sức của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam chẳng thành rồng, thành hỗ trong một thời gian ngắn như Tân Gia Ba, Nam Hàn, Hồng Kông, Đài Loan không thể thiếu bàn tay của Trung Quốc.

Con đường thoát khỏi sự kiềm chế kinh tế từ Bắc Kinh đang ở trước mặt, chỉ cần ý chí quật cường của giới lãnh đạo và dân tộc Việt Nam.

Phải cương quyết và dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa vốn sản sinh và nuôi dưỡng hệ thống kinh tế tư bản độc quyền, thân hữu với bản chất mờ ám, bất-bình-đẳng, thiếu tinh thẩn cạnh tranh công bình để phát ra sự sáng tạo vô biên. Thành tựu kinh tế của Trung Quốc thường được thổi phồng như độc nhất vô nhị mà sự thật vẫn còn thua Nhật Bản, Tây Đức và những con rồng Châu Á. Xét kỷ, Trung Quốc thất bại trên phương diện dân sinh, hạnh phúc so với các nước kể trên.

Chỉ học hỏi, thu thập kiến thức kinh tế trực tiếp từ các xã hội tiên tiến và văn minh trên thế giới mới không bị biến dạng những tư duy và kinh nghiệm thành công mang tính chất phổ cập.

Chuyển đổi một nền kinh tế cần đến các chuyên

Tháng 9, 2010 Trang 29

gia lỗi lạc, dạn dày kinh nghiệm tại các môi trường kinh tế thế giới nên cần trọng dụng khối chất xám của người Việt hải ngoại với sự chọn lọc thận trọng.

Mô hình chính trị xã hội chủ nghĩa bám vào xã hội Việt Nam hơn nửa thế kỷ đã chứng tỏ không đáp ứng được khát vọng của toàn dân, nuôi dưỡng hận thù giai cấp công khai hoặc che đậy tạo ra tình trạng nhân tâm ly tán. Mô hình này đã phá sản trên bình diện toàn cầu lại được giới lãnh đạo Bắc Kinh và Hà Nội ra sức chống đỡ.

Nhiều chuyên gia quân sự, chính trị của Trung Quốc cũng bất bình đối với hệ thống chính trị hiện hành.

Liu Yazhou tiên đoán “Nếu một hệ thống thất bại trong việc để cho người dân của mình được hít thở trong bầu không khí tự do và phát huy sức sáng tạo ở mức cao nhất, và thất bại trong việc đưa những người tốt nhất đại diện cho hệ thống và người dân của mình vào vị trí lãnh đạo, thì hệ thống ấy sẽ đi đến diệt vong”.

Tờ International International Herald Leader vốn có quan hệ chặt chẽ voi Tân Hoa Xã vừa chạy một loạt bài cảnh cáo tính tự kiêu của Trung Quốc.

Chuyên gia Diệp Hải Lâm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội viết “Trung Quốc đang hiểu sai thế giới, và quan trọng hơn là hiểu sai chính mình”.

Dương Nhuệ, người điều khiển chương trình của đài CCTV9 nói “Kinh tế Trung Quốc lớn nhưng không mạnh, giới tinh anh thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức và ý thức pháp luật. Ngày nay, Trung Quốc đang tự say mê với văn hóa, tự lừa dối về kinh tế, và tự cao về chính trị”.

Dân Việt khó dốc tâm xây dựng đất nước khi vẫn ngờ vực giới lãnh đạo vì tư lợi mà cắt đất, nhượng biển để cầu thân với Bắc Kinh. Làm sao dân có thể tin vào Chính phủ nếu không có thực quyền kiểm soát công việc của Nhà nước.

Gần đây, hoạt động của Hoa Kỳ rất nhộn nhịp tại Biển Đông Bắc Á và Biển Đông Nam Á như đưa hàng không mẫu hạm USS George Washington, lớn và tối tân nhất thế giới, tập trận chung với Nam Hàn

tại Biển Nhật Bản, ngoài khơi bờ biển Triều Tiên trong 3 ngày kể từ 25/07/2010.

USS George Washington cũng đậu ngoài khơi Đà Nẵng để phối hợp hoạt động với Hải Quân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong 1 tuần lễ kể từ 08/08/2010, kể cả chuyến thăm viếng của nhiều viên chức quân sự cao cấp và báo chí.

Khu trục hạm USS John McCain cũng vào hải cảng Tiên Sa để thăm viếng thiện chí từ 10 đến 14/08/2010.

USS Blue Ridge, Soái hạm thuộc Đệ thất Hạm đội 7 đã ở hải cảng Busan để cùng các quan chức Nam Hàn tham gia một cuộc tập trận giả mang tên “Người bảo vệ Tự do Ulchi (UFG)”, với 56,000 binh sĩ Nam Hàn và 30,000, kéo dài 11 ngày theo quy định hàng năm.

Tướng Walter Sharp, Tư lệnh luân phiên của Lực lượng Hỗn hợp Nam Hàn-Mỹ cho biết “Với các đơn vị đặt tại Hàn Quốc, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương và nhiều nơi ở nước Mỹ, UFG 10 là một trong các cuộc dàn dựng quân sự hỗn hợp lớn nhất trên thế giới”.

Giới nón sắt và học giả Trung Quốc phản pháo dữ dội, đồng thời, nghiêm khắc cảnh cáo Việt Nam.

Đô đốc Dương Di trả lời kênh truyền hình Phượng Hoàng ở Hồng Kông “Việt Nam đang chơi trò nguy hiểm khi kích động hai cường quốc đối đầu nhau nhằm hưởng lợi ... rồi sẽ chỉ là quân tốt thí trong ván cờ của Mỹ”.

Sun Zhe, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ Trung-Mỹ tại Đại học Thanh Hoa nói “Việt Nam đã không thể dựa vào ông anh trai Soviet 31 năm trước, và ông anh trai Mỹ cũng chẳng phải đáng tin cậy gì”.

Việt Nam cần xác định theo dữ kiện để biết Hoa Kỳ hay Trung Quốc đáng tin hơn trên phương diện thống trị, cướp đất, lấn biển, sang đoạt tài nguyên thiên nhiên và đồng hóa.

Hoa Kỳ đang nỗ lực thúc đẩy sự đoàn kết trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á nhằm duy trì và bảo đảm sự ổn định và phát triển trong vùng phải chăng phù hợp với chủ trương mà Việt Nam đang

Người Dân Số 241Trang 30

theo đuổi. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tìm cách chia rẽ

ASEAN khi nói “tranh cãi về quyền hàng hải và lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN không nên coi như với toàn Khối” nhằm tách Phi Luật Tân, Việt Nam, Brunei, Mã Lai Á với Thái Lan, Tân Gia Ba, Indonesia, Myanmar, Lào, Miên.

Trung Quốc cũng đã cùng hợp tác với Hoa Kỳ để chống Liên Xô nên mới có thành quả bây giờ. Bắc Kinh cũng đã xua 300,000 quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam gây thương vong hơn 100,000 người cả hai bên.

Dù cố hết sức, lực lượng quân sự của Việt Nam cũng không có cách nào sánh với Trung Quốc. Trên biển và không trung, Việt Nam hoàn toàn lép vế nên cần một đồng minh hoặc đối tác chiến lược hùng hậu để làm đối trọng cũng là mối quan hệ quốc tế bình thường.

Thiếu vũ khí của Liên Xô, chẳng có Hiệp ước Phòng thủ với Mạc Tư Khoa thì cộng sản Việt Nam có dám đương đầu với Trung Quốc hay không?

Đất nước Việt Nam đang rệu rã toàn diện, chỉ còn cái vỏ hào nhoáng bên ngoài nên cần tới một đội ngũ chuyên viên tài ba từng tham gia vào các sinh hoạt quốc tế để khuôn nắn thành một mô hình mang bản sắc Việt tộc, độc lập, tự chủ, thân thiện với mọi quốc gia trên toàn thế giới.

Giới lãnh đạo cộng sản và người Việt quốc nội hãy gạt bỏ thành kiến coi người Việt hải ngoại như loại làm tay sai ngoại bang, có ý đồ thống trị đất nước. Thực tế, người Việt hải ngoại không đủ sức và cũng chẳng có tham vọng cai trị ở quốc nội.

Suốt 35 năm qua, người Việt hải ngoại chỉ nuôi khát vọng nhìn thấy quê cũ trở thành một quốc gia không lệ thuộc vào ý thức hệ ngoại bang, có một nền kinh tế phát triển và lành mạnh, một xã hội bình đẳng và văn minh, một dân tộc ấm no và hạnh phúc.

Thời cơ đang tới, nếu ai còn dám bỏ lỡ sẽ đắc tội với dân tộc.

NĂM MƯƠI NĂM XƯA NĂM 1960

ÐỐI VỚI ÐỆ NHẤT CỘNG HOÀ

Lê Xuân Nhuận LTS Điện báo Dân Nam: Khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, theo sự hiểu biết và nhận định của thường dân Việt, thì, đối với Pháp, việc quan trọng là tái chiếm các thuộc địa (qnan trọng nhất là Đông Pháp); đối với Nga Xô là bành trướng quốc tế cộng sản; đối với Mỹ là ngăn chặn Nga. Pháp chưa ý thức nổi nguy cơ cộng sản, vì Nga Xô quá xa Đông Pháp. Mỹ thì cho Pháp dư sức ngăn chặn, với sự tiếp tay của mình. Cả hai đều không tính đến lòng yêu nước của dân Việt cũng như quyết tâm của khối cộng sản. Sau Triều Tiên thì đến Đông Dương, cho nên Pháp đành bỏ cuộc, Mỹ phải trực tiếp nhúng tay vào Đông Dương.

Không cần băn khoăn ai chủ động trong việc lựa chọn ông Diệm về làm thủ tướng. Điều chắc chắn là Mỹ, Pháp và cả ông Bảo Đại đều cho ông Diệm là người của thời cuộc, đáng tin cậy. Vì ông là nguời công giáo. Mà công giáo là đạo chống cộng.

Chính phủ ông Diệm ra mắt ngày Song Thất (7-7-1954). Hai tuần sau Hội Nghị Genève chia đôi đất nước.

Trái với Hồ Chí Minh, lập chính phủ hoàn toàn với những con số không to tướng, ông Diệm có một thời cơ bằng vàng: Một (nửa) quốc gia được nhiều nước lớn công nhận; một cơ cấu chính quyền, quân đội vững chắc; một phần đất phì nhiêu không cộng sản; một triệu người di cư không ưa cộng sản; một thời gian dài phe cộng sản chủ trương sống chung hòa bình (co-existence); Mỹ viện trợ tối đa; vv...

Tuy nhiên việc chống hay ngăn cộng sản không xong, vì giản dị là muốn chống hay ngăn cộng sản thì phải làm ngược lại cái mà người dân đã chán ghét

Tháng 9, 2010 Trang 31

về cộng sản gian dối và tàn bạo, tức phải thành tín, trọng pháp. Bản chất ông Diêm không coi trọng hai điều này. Ông cho là chống cộng thì cần phải học theo sách của cộng sản: độc tài, gian dối.

Do đó, sau 6 năm (1954-1960, khi Nga Xô trở lại đường lối bành trướng, Hồ Chí Minh thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (20-12-1960), đương nhiên chính phủ Ngô Đình Diệm đi vào thất bại.

Dưới đây, tác giả ghi lại những sự kiện của năm 1960, tính đến nay, tháng Tám 2010, là 50 năm, nên có cái tựa là Năm Mươi Nam Xưa. Điện báo Dân Nam được phép tác giả lục đăng để độc giả có tài liệu nghiên cứu.

Nhìn lại chế-độ Ðệ-Nhất Cộng-Hoà của cố Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm, ta thấy có sự khác-biệt rõ-ràng giữa hai thời-kỳ, trước và sau năm 1960. Ðúng ra thì có thể có sự thay đổi mặt này mặt nọ trước năm ấy hoặc sau năm ấy, nhưng nói chung thì năm ấy là năm đánh dấu sự thoái-trào, xuống dốc quá mức của chế-độ Ngô Ðình Diệm. Sau đây là một vài (trong nhiều) dấu chỉ.

KẾ HOẠCH 5 NĂM Chính-phủ Liên-Bang Hoa-Kỳ giao cho Tiểu-

Bang Michigan đảm-trách hầu hết mọi việc trong mối hợp-tác Mỹ-Việt (chính-trị, quân-sự, kinh-tế, văn-hoá, xã-hội...), thể-hiện qua các lãnh-vực của ngành ngoại-viện (tổ-chức, huấn-luyện, xây-dựng, tái-thiết, trang-bị, tài-trợ...), cụ-thể là để thành-lập một bộ máy hành-chánh lành-mạnh và hữu-hiệu và một quân-lực thống-nhất và hùng-mạnh, mục-đích là nhằm ngăn-chận đà tiến của cộng-sản từ phương Bắc cũng như thành-lập và phát-triển một nước cộng-hoà gương-mẫu tại Miền Nam Việt-Nam.

Cơ-quan đại-diện của Tiểu-Bang Michigan mang tên là Phái-Bộ MSU (Michigan State University). MSU yểm-trợ cho “Kế-Hoạch 5 Năm” đầu tiên của chính-phủ Ngô Ðình Diệm.

Năm 1960 là năm đúc-kết kết-quả 5 năm đầu

tiên, để rút-tỉa ưu-khuyết-điểm dọn đường cho “Kế-Hoạch 5 Năm” tiếp theo.

Chính-sách của chính-phủ Hoa-Kỳ đối với chính-phủ Ngô Ðình Diệm tốt xấu thế nào phần lớn là tuỳ vào kết-quả của “Kế-Hoạch 5 Năm” đầu tiên, tức là vào năm 1960.

TÌNH-TÌNH VIỆT-NAM GẦN ĐẾN THỜI ĐIỂM 1960 * Về phía cộng-sản:Ban Chấp-Hành Trung-Ương Ðảng Lao-Ðộng

Việt-Nam (Cộng-Sản) mở đại-hội lần thứ 15, họp từ tháng 1, đến ngày 13/5/1959 thì ra Nghị-Quyết số 15 thống-nhất đất nước (xâm-lăng Miền Nam) bằng vũ-lực.

Tức là từ sau Ngưng Bắn năm 1954, cộng-sản Bắc Việt bận chuyện nội-bộ (Cải Cách Ruộng Ðất, v.v...), chưa thật-sự “đánh” Miền Nam, nên Miền Nam mới có được một thời-kỳ tạm yên. Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm đã biết rõ điều đó nên mới ban-hành Luật 10/59, chứ nếu không thì tại sao chống Cộng mà không ban-hành luật ấy từ khi mới lên cầm quyền (từ 1954-55) mà phải đợi cho đến năm 1959?

Báo “Nhân Dân” của CSBV tố-cáo Diệm giết hơn 1,000 “đồng-bào yêu nước” ở trại giam Phú Lợi (Bình Dương). Võ Nguyên Giáp yêu-cầu Uỷ-Hội Quốc-Tế điều-tra vụ này. “Mặt Trận Tổ Quốc” phát-động phong-trào đấu-tranh, và Hà Nội tổ-chức biểu-tình, phản-đối vụ tàn-sát ở Phú Lợi.

Quốc Hội Bắc Việt thông qua Hiến Pháp mới. Bắc Việt phản-đối với Ủy-Hội Quốc-Tế về cuộc

bầu-cử Quốc-Hội của VNCH vào ngày 30/8/1959. Phạm Văn Ðồng vận-động Anh và Liên Xô, yêu-

cầu Mỹ chấm dứt can-thiệp vào Việt Nam. Hoa-Cộng gay-gắt đả-kích chủ-nghĩa đế-quốc

xâm-lược (Hoa Kỳ). CSVN gây được chú ý của thế-giới qua các đề-

tài “nóng bỏng” kể trên. Hồ Chí Minh qua Mạc Tư Khoa dự Ðại Hội thứ

Người Dân Số 241Trang 32

21 của Ðảng Cộng-Sản Liên-Xô, rồi về Hà Nội họp Ðảng học-tập về Ðại Hội ấy; lại qua Bắc Kinh “làm việc” với cộng-sản Trung Hoa.

Cộng-Sản quốc-tế bắt đầu phối-hợp chặt-chẽ hơn trong mưu-đồ thôn tính Miền Nam.

* Về phía Hoa-Kỳ: Bộ Ngoại-Giao Mỹ xác-nhận là cộng-sản bắt

đầu sử-dụng bạo-lực, ám-sát công-chức, tấn-công đồn-điền, đánh phá chương-trình cải-cách điền-địa hay tài-trợ nông-dân....

Phó Phụ-Tá Graham Parsons, đặc-trách Viễn Ðông của Ngoại-Trưởng Mỹ, qua gặp Phó Tổng-Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ-Trưởng Nguyễn Ðình Thuần và Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm. Ðại-Sứ Mỹ Elbridge Durbrow yêu-cầu Parsons mang theo một cây gậy khi vào gặp Diệm.

Chính-phủ Mỹ không chịu gia-tăng quân-viện vì Diệm không chịu cải-thiện bang-giao với Cao Miên.

Nhà báo Albert Colgrove viết một loạt bài về Việt Nam, nhất là về Ðảng Cần Lao, khiến Thượng-Nghị-Viện chất-vấn Bộ Ngoại-Giao, Ðại-Sứ Dur-brow phải bàn thảo với Cố-Vấn Ngô Ðình Nhu, và tướng Creighton Williams, Tư-Lệnh MAAG, phải về điều-trần trước Quốc-Hội.

Lãnh-Sự Mỹ Theodore Heavner tại Huế (Miền Trung) điều-tra các hoạt-động kinh tài của Ðảng Cần Lao tại Huế, Quảng Trị, Ðà Nẵng, Quảng Ngãi; phản ảnh những lời giải-thích của ông Nhu, tiếp-xúc với ông Cẩn.

Ðại-Sứ Durbrow nghiên-cứu vai trò của quân-đội Việt-Nam, tìm một khuôn mặt quân-sự có thể thay Diệm; tạm-thời ủng-hộ Nguyễn Ngọc Thơ.

BANG GIAO MỸ VIỆT CĂNG THẲNG HƠN * Về phía Việt-Nam Cộng-Hòa: Tướng Dương Văn Ðức từ-chức để chống lại

kế-hoạch của Cố-Vấn Nhu đưa chính-trị vào quân-đội; các tướng chắc không hài lòng với việc Diệm thăng thưởng chỉ tuỳ theo sở-thích cá-nhân và dựa

vào lòng trung-thành riêng với mình (Ðức tuyên-bố “thà làm bồi bàn ở Paris hơn là làm tướng cho Diệm”).

Ông Nhu lên tiếng phê-bình các tướng. Tướng Williams (dù là thân Diệm) cực-lực bài-

bác lời phê-bình của Nhu; Williams xác-nhận khả-năng của các tướng (Việt-Nam Cộng-Hoà) xuất-sắc hơn các tướng ở Ðông Nam Á hay Nam Mỹ.

Phó Tổng-Thống Nguyễn Ngọc Thơ không đồng ý với chủ-trương thuần dùng vũ-khí quân-sự để chống Việt-Cộng mà Diệm áp-dụng theo lời cố-vấn của Nhu; Thơ muốn đáp-ứng đòi-hỏi của nông-dân và lôi-kéo họ về với chính-phủ bằng cách thuyết-phục. Lê Văn Ðồng, Bộ-Trưởng Canh Nông, một cán-bộ Cần Lao cao-cấp, đồng ý với Thơ.

Hai nhân-vật đối-lập Phan Quang Ðán và Hoàng Cơ Thụy bị gạch tên trong danh-sách ứng-cử-viên Quốc-Hội.

Do áp-lực của Ðại-Sứ Durbrow, Tổng-Thống Diệm cho phép họ tranh-cử, nhưng báo trước là nếu đắc-cử, kết-quả kiểm-phiếu có thể bị huỷ bỏ. Rốt cuộc, Ðán và Nguyễn Trân (cũng là đối-lập) đắc-cử, nhưng bị loại bỏ.

Hai đại-đội của Sư-Ðoàn 23 bị Tiểu-Ðoàn 2 Giải-Phóng phục-kích, thiệt-hại nặng ở Ðồng Tháp Mười. Một tiểu-đoàn của VC đánh chiếm Ðầm Dơi ở Cà Mau.

Tổng-Thống Diệm gặp khó-khăn dồn-dập đối với các tướng trong quân-đội của mình, các thành-viên cao-cấp trong nội-các của mình, các lãnh-tụ đối-lập trong dân-chúng, và đồng-minh Hoa Kỳ lẫn kẻ thù cộng-sản Việt-Nam.

TRONG NĂM 1960: * Về phía cộng-sản:Hồ Chí Minh ký Sắc Lệnh số 1/SL ban-hành

Hiến Pháp mới. Ngày 17/2/60, Ban Bí-Thư Ðảng Lao-Ðộng Việt-

Nam ra chỉ-thị đẩy mạnh công-tác chống bọn “phản cách-mạng” (gồm có “Mỹ+Ngụy” Miền Nam).

Tháng 9, 2010 Trang 33

Ngày 5/4/60, Quốc-Hội Bắc Việt thông-qua luật nghĩa-vụ quân-sự (tăng-cường quân-số để đưa vào Nam).

Ngày 8/5/60, CS Bắc Việt bầu-cử Quốc-Hội Khoá II (quyết-định mới, cho tình-hình mới).

Tháng 8/60, Tổng Bí-Thư Liên-Xô Khruschev tiếp-kiến Hồ Chí Minh tại Yalta.

Ngày 9/5/60, Thủ-Tướng Hoa-Cộng Chu Ân Lai qua thăm Bắc Việt (thắt chặt thêm tình hữu-nghị, nhất là viện-trợ cho VNDCCH).

Ngày 5/9/60, Ðảng Lao Ðộng Việt Nam họp Ðại Hội lần thứ III, mệnh-danh là Ðại Hội Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa và Ðấu Tranh Thực Hiện Thống Nhất Nước Nhà (giải-phóng Miền Nam bằng vũ-lực).

* Về phía Hoa-Kỳ: Hội-Ðồng Phối-Hợp Hành-Ðộng của Mỹ soạn-

thảo kế-hoạch mới, về Việt-Nam. Kế-hoạch này nhằm dung-hoà dị-biệt giữa các Bộ trong liên-hệ với Việt-Nam. (Kế-hoạch mới, tức là có những đổi mới. Xem phần cụ-thể dưới đây).

* Về phía Việt-Nam Cộng-Hoà: Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tiếp tân đầu năm,

tỏ vẻ thân-thiết đặc-biệt với Ðại-Sứ Pháp Roger La-louette.

Ngày 9/1/60, Diệm gặp riêng Lalouette, câu chuyện kéo dài 2 giờ (Pháp muốn phá Mỹ, trung-gian hoà-giải giữa Ngô và Hồ).

Ngày 26/1/60, VC đột-kích Bộ Chỉ-Huy Trung-Ðoàn 32 của Sư-Ðoàn 21, ở Tây Ninh, gây cho 23 quân-nhân tử-thương và cướp đi hằng ngàn vũ-khí.

Tư-Lệnh Sư-Ðoàn là Trung-Tá Trần Thanh Chiêu và Trung Ðoàn Trưởng liên-hệ bị cách chức và giáng cấp, đình thăng thưởng trong 5 năm.

Ðầu năm Canh Tý, nhật-báo Tự Do (mặc dù ấn-hành nhờ tiền Mật-Vụ của Cố Vấn Ngô Ðình Nhu), số Xuân, đăng lên bìa trước một bức họahoạ của hoạ-sĩ Phạm Tăng, vẽ 6 con chuột đang gậm nhấm trái dưa hấu Việt-Nam (ám chỉ gia-đình họ Ngô: Diệm, Thục, Nhu, bà Nhu, Cẩn, Luyện).

Ngày 29/1/60, VC xâm-chiếm Ðồng Xoài, ở Bình Long, và cướp của của một chủ đồn-điền Pháp.

Tháng 2/60, Ngô Ðình Nhu ra lệnh Cảnh-Sát, Hiến-Binh và An-Ninh Quân-Ðội trừng-trị những người chủ-trương báo Tự Do; toà soạn bị đập phá, nhân-viên bị lùng bắt.

Ngày 8/2/60, Lalouette báo-cáo về Pháp nội-tình Miền Nam Việt-Nam.

Ngày 24/2/60, Wolf Ladejinsky, Cố-Vấn cho Diệm về Cải-Cách Ðiền-Ðịa, thảo-luận với Nguyễn Ngọc Thơ, Lê Văn Ðồng và Võ Văn Hải (Bí-Thư riêng của TT Diệm), bày tỏ quan tâm về sự suy-thoái an-ninh, hoạt-động ám-muội của Ðảng Cần Lao, nạn tham-nhũng trong giới lãnh-đạo cao-cấp của đảng này (thí-dụ vụ Trần Quốc Bửu với công-ty Sterling Oil), lòng bất-mãn của nông-dân, những thất-bại mới đây của quân-đội, tình-trạng bất-mãn trong hàng-ngũ sĩ-quan, và ý muốn loại bỏ Nhu.

Ngày 24/2/60, Lalouette báo-cáo về tình-hình Miền Nam.

Ngày 5/4/60, Khmer (Miên) chiếm hai đảo phía bắc quần-đảo Les Pirates ở Cà Mau.

Ngày 6/4/60, Ðại-Sứ Mỹ Durbrow trực-tiếp than phiền với TT Diệm, vào ngày 6/4, về lộng-hành của Ðảng Cần-Lao.

Ngày 8/4/60, Lalouette báo-cáo về Ðảng Cần Lao.

Ngày 9/4/60, Cố-Vấn Parsons nêu lên với Bộ-Trưởng Thuần các vấn-đề tham nhũng và liên-hệ giữa chính-phủ Diệm với dân-chúng.

Ngày 13/4/60, Ðại-Sứ Durbrow gặp Trần Trung Dung, Phụ-Tá Quốc-Phòng, thắc-mắc về lời phát-biểu của Chánh Văn Phòng của Dung. Theo Dung, kẻ kia là đảng-viên Cần Lao, tay chân của Cẩn, có thể được gài vào Bộ Quốc-Phòng để phá Nhu và Thuần.

Ngày 19/4/60, Tổng-Thống Diệm xin Mỹ cho tướng Edward Lansdale, nguyên là “cột trụ chống đỡ” của mình từ những ngày đầu, trở lại Việt-Nam giúp mình, nhưng bị Durbrow phản-đối; hiềm-khích

Người Dân Số 241Trang 34

cá-nhân giữa hai người này gia-tăng. Ngày 21/4/60, Thuần xin gặp Durbrow về vụ

hãng đường Hiệp Hoà. Ngày Lễ Hai Bà Trưng (mồng 6 tháng 2 âm-lịch

= 3/3/60), Lê Xuân Nhuận, người vốn tích-cực ủng-hộ Ngô Ðình Diệm (một mình chống lại tập-đoàn Nguyễn Văn Hinh & Trương Văn Xương của Quân-Ðội Quốc-Gia tại Ðệ Nhị Quân Khu) từ những ngày đầu Diệm gặp khó-khăn lúc mới về nước, đã đứng lên trong lớp học-tập “chính-trị và công-dân giáo-dục” tại cơ-quan Cảnh-Sát Huế, tố-cáo các sai-trái của chế-độ Diệm (xin xem thêm “Nữ-sĩ Vi Khuê”, http://lexuannhuan.tripod.com/ViKhue.html). Biến-cố này xảy ra trước cả chuỗi những biến-cố khác.

Ngày 26/4/60, 18 nhân-vật tên tuổi họp báo ở khách-sạn Caravelle, Saigon, ra kháng-thư phản-đối chế-độ độc-tài của Diệm.

Ðó là các ông: Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Trần Văn Ðỗ, Trần Văn Văn, Trần Văn Lý, Lê Quang Luật, Nguyễn Lưu Viên, Trần Văn Tuyên, Huỳnh Kim Hữu, Nguyễn Tiến Hỉ, Lê Ngọc Chấn, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Hồ Văn Vui (trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng của chính Ðệ-Nhất Cộng-Hoà).

Ngày 30/4/1960, Phan Khắc Sửu và Trần Văn Văn họp báo, phân-phối bản kháng-thư ký ngày 26/4/60.

Ngày 30/4/60, Trưởng Phái-Bộ MSU, Wesley Fishel, viết thư cho Diệm, cho biết là Trần Văn Chương, Ðại-Sứ VNCH tại Mỹ, chống-đối Diệm và Nguyễn Phú Ðức, Ðệ-Nhất Thư-Ký của Toà Ðại-Sứ ấy, đã khiến cho Diệm mất dần những người bạn Mỹ. Dư-luận ở Mỹ chú ý kháng-thư của Nhóm Caravelle.

Ngày 3/5/60, Durbrow thấy đã đến lúc “thêm răng cho lời thuyết-phục”, nói thẳng với Diệm, về các vấn-đề: nạn tham-nhũng, sự lộng-hành của Ðảng Cần-Lao, chuyện không tận-dụng tài-lực

trong công-cuộc chống Cộng, việc nên ngưng kh-iêu-khích và thù-hận với Miên. Nếu Diệm không thay-đổi, sẽ tạm ngưng gia-tăng viện-trợ.

Ngày 9/5/60, Ladejinsky báo-cáo với Durbrow: Diệm không coi trọng tuyên-cáo của nhóm Cara-velle, không chịu hoà-hoãn với Miên. Nguyễn Ngọc Thơ và Lê Văn Ðồng lo ngại Diệm mất dần lòng dân.

Ngày 9/5/60, Bộ Ngoại-Giao Hoa-Kỳ đồng-ý cho Ðại-Sứ Durbrow cảnh-cáo Diệm về các tệ-nạn.

Ngày 9/5/60, Phan Quang Ðán và các chính-hữu gửi Thư Ngỏ cho Ngô Ðình Diệm.

Ngày 13/5/60, Durbrow gặp Diệm, nói về Cần Lao và liên-hệ với Miên. Diệm bảo Cần Lao chỉ chống tham-nhũng, chứ không tham-nhũng.

Ngày 28/5/60, VC tấn-công quận-lỵ Ðức Hoà ở Gia-Ðịnh.

Ngày 22/6/60, VC chạm súng với Biệt-Ðộng-Quân tại Ðức Huệ ở Long An.

Ngày 6/7/60, VC xúi dân nổi dậy tại quận Mõ Cày ở Kiến Hoà.

Ngày 11/7/60, Ladejinsky nói chuyện về Diệm với các Trưởng Sở Việt-Miên-Lào của Nha Hợp-Tác Quốc-Tế: Diệm quá tự-kiệu tự-đại, ngày một xa rời đám đông, công-khai che-chở Cần-Lao và các thân-thuộc. Người thay-thế Diệm có thể là Thơ. Mỹ cần cứng-rắn với Diệm. Diệm chẳng còn nơi nương-tựa.

Ngày 1/8/60, Phan Khắc Sửu (Mặt Trận Quốc-Gia Ðoàn-Kết) và một số nhân-sĩ yêu-cầu Diệm chấm dứt quốc-sách Khu Trù Mật.

Ngày 20/8/60, VC tràn ngập quận-lỵ Hiệp Ðức, rồi phục-kích đả-viện, ở Quảng-Nam.

Ngày 22/8/60, Ðại-Sứ Lalouette báo-cáo tình-hình chính-trị Miền Nam ngày càng suy-thoái.

Ngày 23/8/60, theo bản Ước-Lượng Tình-Báo của Mỹ tại Washington DC thì sự chống-Diệm ngày càng gia-tăng, hoạt-động cộng-sản cũng ngày càng tăng.

Ngày 5/9/60, Durbrow báo-cáo tình-hình an-

Tháng 9, 2010 Trang 35

ninh ngày càng suy-thoái: bất-mãn trong mọi giới, đặc-biệt trong quân-đội và trong cộng-đồng giáo-dân Ky-Tô-Giáo di-cư. Giáo-dân dự-định biểu-tình vào ngày 19/8 (nhưng bị ngăn chận).Dương Văn Minh tuyên-bố: giết được 1 tên VC thì chúng tăng-cường 10 tên.

Ngày 16/9/60, Durbrow sợ rằng đảo-chính sẽ xảy ra: bất-mãn trong mọi tầng-lớp dân-chúng; người dân tin vào dư-luận về vợ chồng Nhu; nên gửi Nhu làm đại-sứ đâu đó, cũng như Trần Kim Tuyến.

Ngày 21/9/60, Hội-Ðồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ họp phiên thứ 460, quyết-định Diệm phải mở rộng chính-phủ.

Ngày 23/9/60, Loyd Musolf, Trưởng Ðoàn Chuyên-Viên MSU, báo-cáo: tình-hình Việt-Nam ngày càng tồi-tệ. Mỗi tháng có khoảng 5,000 tù-nhân chính-trị bị bắt.

Ngày 6/10/60, Phan Quang Ðán lại gửi thư ngỏ cho Diệm.

Ngày 7/10/60, XLTV Ngoại-Trưởng Mỹ, Clar-ence Dillon, chỉ-thị Durbrow khéo-léo khuyên Diệm đưa Nhu đi làm đại-sứ.

Ngày 14/10/60, Durbrow trao Diệm văn-thư yêu-cầu thi-hành một chính-sách cởi-mở hơn, và tuyên-bố đổi mới trong bài diễn-văn nhân Ngày Quốc-Khánh 26/10 sắp tới.

Ngày 21/10/60, VC tấn-công hàng loạt tiền-đồn VNCH tại Dakpek, Daksut, và Dakse ở Kontum. Quận-lỵ Toumorong bị CSBV chiếm giữ nhiều ngày.

Ngày 24/10/60, Lalouette lại báo-cáo tình-hình Miền Nam tồi-tệ.

Ngày 28/10/60, VC lại tấn-công vào công-trường xây đường Kontum/Quảng-Ngãi.

Ngày 11/11/60, Ðại-Tá Nguyễn Chánh Thi, Chỉ-Huy-Trưởng Nhảy Dù, làm đảo-chính: Tham-dự có các Trung-Tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Ðông, các Thiếu-Tá Phan Trọng Chinh và Phạm Văn Liễu.

03g30, Lực-lượng nòng-cốt gồm 4 tiểu-đoàn Dù

và Liên-Ðoàn Biệt-Ðộng-Quân của Thiếu-Tá Lữ Ðình Sơn, dưới quyền Thiếu-Tá Chinh, đóng tại vườn Tao Ðàn. Ðại-Uý Phan Lạc Tuyên, một nhà thơ, cùng tham-dự.

Ngoài ra, còn có một tiểu-đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến do Ðại-Uý Nguyễn Kiên Hùng chỉ-huy.

Lúc 12g, phe đảo-chính chiếm Ðài Phát-Thanh Quốc-Gia, công-bố danh-sách Uỷ-Ban Cách-Mạng, có các tướng Phạm Xuân Chiểu và Lê Văn Kim. Hoàng Cơ Thuỵ (luật-sư) và Phan Quang Ðán (lãnh-tụ Tự Do Dân Chủ) lên đài phát-thanh, ra thời-hạn cho Diệm phải đầu hàng trước 14g.

Thương-thuyết tiếp-tục. Durbrow góp ý là hai bên nên hoà-giải, nhấn mạnh là tránh nội-chiến, và cho biết không thể đưa Thủy-Quân Lục-Chiến Mỹ vào như Diệm yêu-cầu.

Nhu muốn Durbrow can-thiệp để phe cách-mạng đồng ý giữ Diệm làm Tổng-Thống. Durbrow nói rằng Mỹ muốn phe Cách-Mạng vẫn giữ Diệm làm Tổng-Thống, và duy-trì đoàn-kết để chống Cộng, nhưng không muốn can-thiệp vào nội-tình Việt-Nam, để hai phe tự dàn-xếp với nhau.

20g30, Ðài Saigon phát-thanh mỗi 15 phút, một thông-báo của tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham-Mưu-Trưởng, cho biết Diệm đã ký giấy-tờ chuyển-giao chính-quyền cho Tỵ và 18 người khác.

Ba nhân-vật quan-trọng của chế-độ đều vắng mặt: Tướng Nguyễn Văn Là, Tổng-Giám-Ðốc Cảnh-Sát Công-An (đi trốn), Trần Kim Tuyến, Giám-Ðốc Sở Nghiên-Cứu Chính-Trị (đến trưa ngày 12 mới ra mặt), các Trung-Tá Lê Quang Tung, Tư-Lệnh Lực-Lượng Ðặc-Biệt, và Nguyễn Văn Châu, Giám-Ðốc Nha Chiến-Tranh Tâm-Lý (trốn vào nhà thờ cho đến chiều ngày 11).

Phe thân Diệm: Nguyễn Ðình Thuần, Bộ-Trưởng Phủ Tổng-Thống kiêm Quốc-Phòng, liên-lạc với Ðại-Sứ Durbrow.

Tướng Raymond Nguyễn Khánh leo qua cổng hậu vào Dinh Ðộc-Lập. Võ Văn Hải, Chánh Văn-Phòng của Diệm, ra ngoài vòng thành trực-tiếp

Người Dân Số 241Trang 36

thương-thuyết với nhóm Vương Quang Ðông. Ngày 12/11/60, 06g20 Ðài phát-thanh Saigon

phát hiệu-triệu của Diệm gửi đồng-bào, tuyên-bố giải-tán chính-phủ, kêu gọi các tướng chỉ-huy quân-đội thành-lập một chính-phủ lâm-thời.

Trong khi chờ-đợi, Diệm sẽ hợp-tác với Uỷ-Ban Cách-Mạng để thành-lập một chính-phủ liên-hiệp.

Diệm cũng cho lệnh ngưng bắn để tránh đổ máu.

Thuần báo cho tướng Lionel McGarr, Tư-Lệnh MAAG, là một chính-phủ quân-nhân, với Diệm làm Tổng-Thống, đã được thành-lập.

07g00, Ðại-Sứ Durbrow báo tin hai phe đã đạt thoả-ước:

1/ Diệm làm Tổng-Thống (không có thực-quyền).

2/ Tướng Lê Văn Tỵ làm Thủ-Tướng một chính-phủ quân-sự. Ðông nói là các tướng Mai Hũu Xuân, Phạm Xuân Chiểu (Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quân-Quan), Dương Văn Minh, Trần Văn Ðôn, Lê Văn Kim, đã được chọn vào chính-phủ.

3/ Hội-Ðồng Cách-Mạng sẽ được duy-trì, gồm có: Nguyễn Chánh Thi, Vương Quang Ðông, Nguyễn Huy Lợi, và Hoàng Cơ Thụy (Ki-Tô-Giáo).

Ðông yêu-cầu chính-phủ Mỹ ra tuyên-cáo yểm-trợ tân-chính-phủ; Durbrow xin Bộ Ngoại-Giao duyệt-xét bản thông-cáo.

Bộ Ngoại-Giao Mỹ đồng ý, chỉ sửa vài chữ và chờ Durbrow xác-nhận lại trước khi phổ-biến cho báo-chí Mỹ, thì tình-hình thay đổi.

08g30, Nguyễn Khánh từ Dinh Ðộc-Lập thuyết-phục các tướng đứng ngoài hãy nhập cuộc để ổn-định tình-thế, ra lệnh cho lực-lượng Dù của Nguyễn Chánh Thi di-chuyển về Bộ Tổng Tham-Mưu, và ngưng bắn; nhưng các đơn-vị của Sư-Ðoàn 5 của Trần Thiện Khiêm từ Mỹ Tho thì tăng-cường cho lực-lượng trung-thành với Diệm tại Saigon, đánh lại phe đảo-chính.

18g Diệm đọc diễn-văn trên Ðài Saigon, tuyên-bố là đã ra lệnh Quân-Ðội Cộng-Hoà thanh-toán lực-

lượng phản-loạn, hứa sẽ tiếp-tục phục-vụ đất nước và dân-tộc theo đường lối Cộng-Hoà và Nhân-Vị.

Trong ngày, các cơ-quan an-ninh của Dỉệm âm-thầm bắt giữ các chính-khách đối-lập, như Trần Văn Hương, v.v...

Ngày 13/11/60, Ðại-Uý Phan Phụng Tiên, Trưởng Phi-Ðoàn 1 Vận-Tải, lái C-47 bay qua Nam Vang (Miên) chở theo 15 nhân-vật cầm đầu cuộc đảo-chính (trong đó có Ðại-Tá Nguyễn Chánh Thi, Trung-Tá Vương Quang Ðông, Thiếu-Tá Phạm Văn Liễu, v.v...). Phan Lạc Tuyên thì dùng xe Jeep vượt biên qua theo.

Tóm lại, Diệm đã nhượng-bộ, đồng ý giải-tán chính-phủ để thành-lập một chính-phủ liên-hiệp với các tướng, nhưng chỉ trì-hoãn để chờ phản-công lại phe đảo-chính. Ðó là kinh-nghiệm cho phe cách-mạng 1/11/1963 sau này.

Ngày 25/11/60, Lalouette báo-cáo, đại-ý từ ngày cầm quyền, Diệm phải tạo nên màng lưới liên-hệ ngoại-giao; cuộc đảo-chính này làm mất mặt cho Diệm ở trên phương-vị quốc-trưởng. Trong hai ngày 11 và 12 báo-chí quốc-tế hầu như đồng-thanh đã nói nhiều về yếu-kém và sai-lầm của chế-độ Diệm.

Nhật-Bản ngần-ngại trong việc bồi-thường chiến-tranh, kế-hoạch xây đập thủy-điện Ða Nhim.

Các quốc-gia viện-trợ cho Diệm, đặc-biệt là Ðức, tự đặt vấn-đề.

Bộ Ngoại-Giao Mỹ chúc mừng Diệm thoát cơ nguy nhưng đã nhắc Diệm phải đặt quyền-lực trên những căn-bản rộng-rãi hơn, thực-hiện những cải-cách cấp-tiến, hành-động nghiêm-khắc đối với tệ-nạn tham-nhũng.

Bắc Việt tưởng bở, nhưng phe đảo-chính có lập-trường chống Cộng, nên giữ im-lặng.

Ngày 4/12/60, Ðại-Sứ Durbrow nhận-định là dân-chúng ngày càng bất-bình Diệm vì thiếu khả-năng chống Cộng và dùng chính-sách bàn tay sắt với các nhóm đối-lập. Nếu Diệm không thay đổi, có lẽ phải nghiên-cứu việc thay-đổi lãnh-đạo trong một tương-lai không xa.

Tháng 9, 2010 Trang 37

Ngày 9/12/60, Cơ-quan CIA báo-cáo về những nhân-vật có thể thay Diệm.

Ngày 14/12/60, Durbrow thuyết-phục Diệm cởi mở hơn nhưng Diệm vẫn bào-chữa cho chế-độ và vợ+chồng Nhu.

Ngày 16/12/60, Bộ Ngoại-Giao Mỹ chỉ-thị Dur-brow gặp Diệm, hỏi về những đề-nghị cải-cách đã trao cho Diệm từ ngày 14/10/60 (trao thêm quyền cho Quốc-Hội và nới lỏng kiểm-duyệt báo-chí).

Ngày 20/12/60, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chính-thức ra mắt (thành-lập từ ngày 12/12) tại chiến-khu Dương Minh Châu ở Tây Ninh.

(Nhiều đoạn trên đây được trích từ tác-phẩm “Việt-Nam Niên-Biểu (Tập I-C: 1955-1963” của Chính Ðạo, do Văn Hoá ở Texas xuất-bản, năm 2000)

CÔNG ĐỒNG VATICAN II Ngày 05/6/1960, Giáo Hoàng John XXIII thiết

lập Văn Phòng Xúc Tiến Thống Nhất Thiên Chúa Giáo, và giao cho Văn Phòng này nhiệm vụ hoà hợp với các tôn giáo khác, bắt đầu với Hồi Giáo.

Ðồng thời với Hồi Giáo, các tôn giáo phi-Thiên-Chúa cũng được Vatican tìm cách gây thiện-cảm, trong đó có Phật-Giáo.

Biến-cố này đưa đến Công Ðồng Vatican II (sẽ chính thức khai diễn vào năm 1962 trở đi) mà trong Tuyên Ngôn Về Mối Tương Quan Giữa Giáo Hội Ky Tô Giáo La Mã Với Các Tôn Giáo Không Thờ Chúa, gọi là Nostra Aetate, kết quả của Công Ðồng Vatican II, có đề cập đến Phật Giáo như sau:

“2. ... Religions, however, that are bound up with an advanced culture have struggled to answer the same questions by means of more refined concepts and a more developed language... .

Buddhism, in its various forms, realizes the radi-cal insufficiency of this changeable world; it teach-es a way by which men, in a devout and confident spirit, may be able either to acquire the state of

perfect liberation, or attain, by their own efforts or through higher help, supreme illumination... .

The Church, therefore, exhorts her sons, that through dialogue and collaboration with the fol-lowers of other religions, carried out with prudence and love and in witness to the Christian faith and life, they recognize, preserve and promote the good things, spiritual and moral, as well as the socio-cultural values found among these men... .

5. ... No foundation therefore remains for any theory or practice that leads to discrimination be-tween man and man or people and people, so far as their human dignity and the rights flowing from it are concerned.

The Church reproves, as foreign to the mind of Christ, any discrimination against men or harass-ment of them because of their race, color, condition of life, or religion... .”

(Nguồn:http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_decl_19651028_nostra-aetate_en.html)

Tức là Toà Thánh Vatican không chấp nhận việc kỳ thị, huống gì đàn áp, Phật Giáo tại Việt Nam. Trong biến-cố Phật-Giáo 1963, Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm, Tổng-Giám-Mục Ngô Ðình Thục, và cả chế-độ Ðệ-Nhất Cộng-Hoà, trông đợi mà không được hậu-thuẫn của Vatican.

Còn Quốc Sách “Ấp Chiến Lược”, mà nhiều người hiện nay vẫn cho là hàng rào chống Cộng hữu hiệu nhất của Ðệ Nhất Cộng Hòa và chê trách các Tướng cầm đầu biến cố 1-11-1963 đã phá bỏ quốc sách ấy, thì chính cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm (và cả cố Cố Vấn Ngô Ðình Nhu) không hề nghĩ đến, mãi đến ngày 3-2-1962, sau ngót 8 năm cầm nắm chính quyền, lúc chế độ đã sắp lụi tàn, mới chịu ban hành (Nguồn: Ðoàn Thêm, “Hai Mươi Năm Qua - Việc từng ngày (1945-1964)”, Houston: Xuân Thu, 1965, trang 314 và Chính Ðạo, “Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập I-C: 1955-1963”, Houston: Văn Hóa, 2000, trang 241).

Người Dân Số 241Trang 38

thơ PHẠM CÂY TRÂM Suy TưNăm tháng phương trời cảnh nhục vinhXa quê thương nhớ tủi thân mìnhNắng mưa vương vấn đời lưu xứDâu bể đau thương thuở nhục hìnhQuốc sử từng trang vinh quá khứQuê thôn mấy lúc được thanh bìnhĐất trời hôm sớm vô thường lẽBạc tóc qua ngày tạm chấp kinh. *Giờ ai kiếm báu trắng đêm màiTròn khuyết vầng trăng sáng rã vaiĐội đá hùng tâm băng núi thẳmVá trời cả chí vượt sông dàiSăn hươu hận mãi thời chưa đếnChém rắn đau hoài thất bại laiVận mạt lưu vong thân khổ lụyĐành an phận số sống an bài. Trùng Trùng Tâm SựHơn mười năm sống ở quê ngườiLực tận còn đâu mộng vá trờiĐau đáu quê xa năm tháng khuấtBuồn thương ngày cũ nắng mưa phơiTrường Sơn một dãy sầu mây phủĐông bể ngàn năm thét sóng khơi...Tâm sự trùng trùng muôn ngã đếnNon sông đâu nữa lúc tàn hơi? Vọng Cố HươngVọng cố hương hề, vọng cố hươngNon sông cẩm tú nghĩ mà thươngCành Nam chim nhớ kêu bi thảmGió Bắc hồ đau hí đoạn trườngMù mịt quê xưa đời bão táp

Long đong viễn xứ kiếp tha phươngCanh tàn rượu cạn đêm thao thức Tổ quốc sao hoài cảnh gió sương!Về Cùng Dân, Một Tâm Chung Cứu NướcTâm chia rẽ là xa lìa dân tộcLà vô tình xa nghĩa cả cứu dânCòn đâu nay mộng Diên Hồng hội nghịDiệt độc tài, giành đất nước canh tânXin tất cả đêm đêm ngồi xám hốiHỏi vì đâu bỗng nước mất tan nhà?Và vì đâu nay chưa có lối ra?Dân vẫn khổ, nước tang thương Cộng chiếmPhải nơi đây đã ảo mơ quyền lợiÍch kỷ, ma tâm, bè phái, rẽ chia...Gây hệ quả đấu tranh xa đích đếnĐã ba lăm năm mù mịt giữa khuyaPhải nơi đây nhân quyền không đích đếnCảnh vàng thau lẫn lộn khó chia phânLại não trạng cứng xơ ngày tháng rụngThì bảo sao diệt cộng sản nay thành?Về cùng dân một tâm chung cứu nướcChung sức, chung lòng không phút tư riêngKhông vọng ngoại, tự cường, tự lựcVực dậy trong ngoài sức sống Rồng TiênHãy ném hết những vinh hoa phú quíNhũng ảo danh quyền lợi phá tâm hồnHãy quay về làm con dân Đại ViệtGiữ cội nguồn, xây dựng nước sắt son. *Tâm thuần khiết tôi xin cầu Chúa PhậtCầu hồn thiêng sông núi chứng ngay gianLoại tâm ma, đưa người về một mốiChí cả, hùng tâm quang phục Việt Nam.

Tháng 9, 2010 Trang 39

BƯU ẤN PHÍ TạiHoaKỳ:$US2.00/số,haycho12số: gửiBulkRate$US18.00 gửiFirstClass$US30.00 (xinvuilòngghirõFirstClass) TạiCanada,Âuchâu:$US34.00 (12số,gửiAirMail) TạiÚc,ávàPhichâu:$US40.00(12số,gửiAirMail)Saukhinhậnđượcchiphiếu,NgDsẽgửisốbáođầutiênvàolầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượcbáotrongvòngmộttháng,xinvuilòngliênlạcvớiBanPhụTráchđểtìmnguyênnhân.Khiđổiđịachỉ,xinvuilòngthôngbáotrướctốithiểu30ngàyđểkịpđiềuchỉnhdanhsáchcholầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượcbáosaukhiđếnđịachỉmới,xinbáochoNgDđượcrõ.

Chiphiếu,thưtừ,liênlạcxinđề:Người Dân

PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USATel: 1-714-549 3443 - Fax: 1-714-549 3443

ISSN # 1065 6871Đại Diện : Ban Phụ Trách Nguời DânChọn bài : Vương ĐạoThực hiện : Đức & MỹPhân phối : Mai Văn & Ân

THỂ LỆ CHUNGXingửibàiđếnNguờiDânbằngEmailhoặcfloppydisk(tốtnhấtlàđĩaCDđểtránhhưhạidọcđường,vàxinchobiếtđãdùngloạitiếngViệtnào,cùngloạiprogramnào).Trườnghợpviếttayhoặcđánhmáy,xinchỉdùngmộtmặtgiấy.Tácgiảcóthểdùngnhiềubúthiệu,nhưngphảichobiếttênthật,địachỉ,sốđiệnthoạiđểtiệnliênlạckhicần.BàigửichoNguờiDânxinđừnggửichocácbáokhácvàngượclại.NguờiDânkhôngtrảlạibảnthảo,floppydisk.Bàimuốnđăngkịpsố,xingửitớitrướcngày15thángtrước.Ngoại trừnhữngbàicóghi rõ làLờiTòaSoạn(LTS),hoặcBanPhụTráchNgườiDân(BPTNgD),mọiýkiếnlàcủangườiviết,khôngnhấtthiếtlàcủaNguờiDân.BàitríchđăngtừNguờiDân,xinnêurõxuấtxứ.

C Ả M Ơ NBPTthànhthậttriâncácthânhữu/độcgiảnhiệttìnhủnghộ,mua,hoặcmuatặngbáodàihạndướiđây:

BPTcũngthànhthậtmangơncácđồngnghiệpvàthânhữugửichoNgDcáctàiliệu,bảntin,báo:Ti Vi Tuần San 1268-9 mỗi số 1$50/2$00 Úc (49 Victoria Parade, Collingwood, Vic 3066, Úc); Florida Việt Báo 198 không đề giá (P.O Box 277625, Miramar, FL 33027-7625).

Sách Mới

VIETNAMESE COMMUNISTSViet Thuong, 500 pages, $20.00

AUTUMNMai Phuong, 300 pages, $10.00

tủ sách Người Dân

Cónhữngtrườnghợpchiphiếuđếnlúcbáođãlênkhuônhoặcpháthànhrồi,nênnếucácbạnkhôngthấyliệtkêtênmàvẫnnhậnđược...hồngthiệp,xinvuilòngxátộivàbỏquacho.

Tran Van Than, Vancouver WA, 1 năm 20.00Pham Tu Thien, Arlington TX, 1 năm 20.00Bui Thuc Khan, Garden Grove CA, 1 năm 30.00Tran Q. Dat, Santa Ana CA, 1 năm 20.00Tran Toan, Charlotte NC, 1 năm 20.00Nguyễn Xuân Tín, Orange CA, 1 năm 20.00Nguyen Van Linh, Santa Ana CA, 1 năm 20.00Lã Hoàng Trung, Westminster CA, 100.00Trần Thế Kiệt, Los Angeles CA, 100.00

Người Dân Số 241

Từ bao lâu nay, người thường dân chưa hề có tiếng nói. Chỉ có các nhà báo, nhà văn chuyên nghiệp, các vị khoa bảng, các tổ chức, đảng phái nói giùm.

Những tiếng nói trên không sai, nhưng không đủ. Phải có sự lên tiếng của người dân ở mọi thành phần, để tạo một sự đồng thuận cho tương lai đất nước. Nếu không, mọi việc sẽ lại diễn ra như cũ: một thiểu số lãnh đạo lại vẫn quyết định số phận của dân tộc, bất chấp những đòi hỏi thiết thực của đa số.

Biến cố ngoạn mục nhất của năm 89 là sự tan rã liên tục của khối cộng sản. Cao trào đòi giải phóng con người để được tự do dân chủ của những người cùng khổ trong các nước cộng sản đang tấn công vào thành trì chủ nghĩa Mác.

Sự tan rã của cộng sản tại Việt Nam là điều tất yếu. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Khi cộng sản đổ, vấn đề lớn lao cấp bách cho Việt Nam là làm sao hồi sinh được một dân tộc mỏi mệt, nghèo đói, mất niềm tin. Và, từ đó, tạo dựng một đất nước ấm no, tự do, dân chủ.

Trong lúc này, những ý kiến khác nhau của mọi tầng lớp ở khắp nơi cần phải được trao đổi và thảo luận một cách nghiêm trang, trong tinh thần thành khẩn, tôn trọng lẫn nhau, nhằm đạt sự đồng thuận về một mẫu mực tốt đẹp cho xã hội Việt Nam mai sau.

Nói cách khác, chúng ta muốn nghe từ nhau, muốn nói với nhau về những khát vọng: Làm sao thúc đẩy lẹ hơn tiến trình sụp đổ của cộng sản? Làm sao để đất nước ấm no, để tự do được tôn trọng, để dân chủ được thi hành?

Cũng xin thưa:Những người khởi xướng tạp chí Người Dân chưa bao

giờ có kinh nghiệm làm báo nên những trông đợi ở một tờ báo chuyên nghiệp sẽ là điều mọi người không thấy ở Người Dân,

Vì mục đích là tạo tiếng nói cho mọi tầng lớp, nên nội dung các bài vở không nhất thiết cùng một quan điểm. Người Dân không có chủ biên, trợ bút, ban biên tập mà gồm bài vở của bạn đọc khắp nơi.

***Rõ là Người Dân đang làm việc ngược đời: làm báo

mà không chuyên nghiệp, không sống bằng quảng cáo, không cả triển vọng sống bằng tiền bán báo, lại không có chủ biên, trợ bút, ban biên tập!

Tạp chí Người Dân ra đời với mục đích tạo phương tiện cho những người dân bình thường nói lên sự suy nghĩ của mình về những mong ước, ưu tư đối với bản thân, đất nước.

Thói thường, người viết báo phải thuộc loại tài năng, học rộng biết nhiều, mang sở trường ra để mua vui hoặc chỉ dẫn người đọc. Người ta không chờ đợi những người tầm thường viết những cái tầm thường.

Người Dân không nghĩ thế. Sự lầm lẫn to lớn của những người bình thường là đã không phổ biến những ưu tư, thắc mắc, những mong ước, đòi hỏi bình thường nhưng vô cùng thiết đáo, khiến mọi việc đã được giải quyết một cách xa vời, không liên quan đến đa số, đúng hơn, luôn luôn thiệt hại cho đa số.

Đó là tình trạng chung của đất nước và dân tộc trong giai đoạn lịch sử gần đây: một nước nông nghiệp mà nông dân không có tiếng nói. Cho nên, nếu ở trong nước, tất Người Dân là của nông dân chất phác. Nay ở hải ngoại, Người Dân là của người trẻ học tập, làm ăn, đóng góp cho xứ sở cưu mang và hướng về việc quang phục quê hương.

Vì:Khi ra đi, mỗi gia đình ít nhất có một vài em, năm,

mười tuổi. Nay tuổi trẻ là thành phần đa số của cộng đồng di tản. Họ còn có một chút quá khứ, còn được sự kềm cặp của phụ huynh để có động lực cố gắng và mãn nguyện với sự thăng tiến tương đối.

Lớp đàn em họ, sinh trưởng nơi xứ người, sẽ không còn những điều kiện tương tự, trong khi thu nhận một nền văn hóa bản xứ mà không thể xoá bỏ những kỳ thị đương nhiên. Sẽ có những khó khăn và dằn vặt nếu không ngay tự bây giờ tạo nổi niềm hãnh diện về nguồn gốc, ý thức được phải làm gì, làm như thế nào.

Cho nên Người Dân hiện diện, làm diễn đàn chung để cùng nhau trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, tri thức trong mọi ngành nghề, phác họa mô thức tương lai. Vì thế, nó không trừu tượng, mà nôm na thiết thực giúp đỡ nhau học tập.

Và sự tích cực tham gia về mọi mặt của người đọc là điều mà Người Dân thiết tha mong đợi. Vì Người Dân là của Bác, của Chú, của Anh, của Chị, của Em và của chúng ta.

Vậy xin mời. Người Dân là diễn đàn của Bạn. Nó tùy thuộc Bạn để tồn tại.

PRESORIEDSTANDARDU.S.POSTAGEPAIDSANTAANA,CAPERMITNO.4085

TạpchíNgườiDânP.O.Box2674CostaMesa,CA92628USA