26
Too Big To Fail: The Role of For-Profit Colleges and Universities in American Higher Education by William G. Tierney Although for-profit colleges and universities have had a long history in the United States, they have garnered significant attention only in the last decade. In the early 20th century, career colleges existed primarily in urban areas to provide training for specific trades or professions—plumbing, restaurant management, art and design, cosmetology, paralegal work, and the like. These institutions were largely small institutions that offered a few classes in rented buildings. They charged relatively low fees to their customers, who in turn learned specific skills that led directly to jobs. Even in the 1960s, career colleges were still a microscopic part of the higher education universe. In 1967 approximately seven million students attended degree- granting institutions in the United States, and fewer than 22,000 of these students, or less than one-third of 1 percent, attended for-profit institutions. Indeed, the term “for-profit college” was not generally employed; instead they Quá lớn nên không thể thất bại: Vai trò của các trường đại học vì lợi nhuận tại Mỹ 3 William G. Tierney Mặc dù các trường đại học và cao đẳng vì lợi nhuận ở Mỹ đã có một lịch sử lâu dài, chúng chỉ mới bắt đầu được nhiều người chú ý từ thập niên trước. Trong những năm đầu thế kỷ 20, các trường cao đẳng nghề tồn tại chủ yếu ở khu vực đô thị để đào tạo những ngành nghề cụ thể, như thợ sửa ống nước, quản lý nhà hàng, nghệ thuật và thiết kế, thẩm mỹ, hỗ trợ pháp lý, và những ngành nghề tương tự. Các trường này phần lớn là trường nhỏ chỉ có vài lớp học trong các tòa nhà được thuê mướn. Học phí tại các trường này tương đối thấp và người học đến đây để học những kỹ năng cụ thể nhằm kiếm việc làm. Ngay trong thập niên 1960, các trường cao đẳng nghề vẫn chỉ là một phần nhỏ trong nền giáo dục đại học Mỹ. Năm 1967 có khoảng 7 triệu người họctại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ, và trong số này chỉ có gần 22.000 người học tại các trường vì lợi nhuận, tức chưa đến 0.3%. Thật ra, thuật ngữ “đại học/cao đẳng vì lợi nhuận" khi ấy vẫn chưa được sử dụng; thay vào đó chúng được gọi là trường cao đẳng nghề hoặc cao đẳng kỹ thuật. Trong vài thập niên sau đó, các trường này vẫn thuộc sở hữu tư nhân và

Too Big to Fail

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Too Big to Fail

Citation preview

Page 1: Too Big to Fail
Page 2: Too Big to Fail

Too Big To Fail: The Role of For-Profit Colleges and Universities in American Higher Education

by William G. Tierney

Although for-profit colleges and universities have had a long history in the United States, they have garnered significant attention only in the last decade. In the early 20th century, career colleges existed primarily in urban areas to provide training for specific trades or professions—plumbing, restaurant management, art and design, cosmetology, paralegal work, and the like. These institutions were largely small institutions that offered a few classes in rented buildings. They charged relatively low fees to their customers, who in turn learned specific skills that led directly to jobs.

Even in the 1960s, career colleges were still a microscopic part of the higher education universe. In 1967 approximately seven million students attended degree-granting institutions in the United States, and fewer than 22,000 of these students, or less than one-third of 1 percent, attended for-profit institutions. Indeed, the term “for-profit college” was not generally employed; instead they were called “career” and “technical” colleges. For the next few decades, these institutions remained privately owned and largely operated below higher education's radar screen. They were mostly unaccredited, seeking neither federal nor state financing.

The situation began to change with the founding of the University of Phoenix in 1976—now America's second largest postsecondary institution, with over 400,000 students. Today, the mom-and-pop career shops of a half century ago still exist, but they are swamped by Phoenix and other publicly traded entities1 such as Corinthian Colleges Inc. and DeVry University, with over 80,000 students each.

This history is captured in the development of one of the more well-known early career colleges, the Katherine Gibbs School. Founded

Quá lớn nên không thể thất bại: Vai trò của các trường đại học vì lợi nhuận tại Mỹ3

William G. Tierney

Mặc dù các trường đại học và cao đẳng vì lợi nhuận ở Mỹ đã có một lịch sử lâu dài, chúng chỉ mới bắt đầu được nhiều người chú ý từ thập niên trước. Trong những năm đầu thế kỷ 20, các trường cao đẳng nghề tồn tại chủ yếu ở khu vực đô thị để đào tạo những ngành nghề cụ thể, như thợ sửa ống nước, quản lý nhà hàng, nghệ thuật và thiết kế, thẩm mỹ, hỗ trợ pháp lý, và những ngành nghề tương tự. Các trường này phần lớn là trường nhỏ chỉ có vài lớp học trong các tòa nhà được thuê mướn. Học phí tại các trường này tương đối thấp và người học đến đây để học những kỹ năng cụ thể nhằm kiếm việc làm.

Ngay trong thập niên 1960, các trường cao đẳng nghề vẫn chỉ là một phần nhỏ trong nền giáo dục đại học Mỹ. Năm 1967 có khoảng 7 triệu người họctại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ, và trong số này chỉ có gần 22.000 người học tại các trường vì lợi nhuận, tức chưa đến 0.3%. Thật ra, thuật ngữ “đại học/cao đẳng vì lợi nhuận" khi ấy vẫn chưa được sử dụng; thay vào đó chúng được gọi là trường cao đẳng nghề hoặc cao đẳng kỹ thuật. Trong vài thập niên sau đó, các trường này vẫn thuộc sở hữu tư nhân và ít bị dư luận săm soi. Đa số các trường này không được kiểm định, và cũng chẳng tìm kiếm sự tài trợ của liên bang hoặc tiểu bang.

Tình hình bắt đầu thay đổi với sự ra đời của Đại học Phoenix vào năm 1976, hiện nay là cơ sở giáo dục sau trung học lớn thứ hai của Mỹ, với hơn 400.000 sinh viên. Ngày nay, các trường cao đẳng nghề nhỏ theo kiểu “gia đình” vẫn còn tồn tại, nhưng chúng lọt thỏm trong số những trường lớn khác như Đại học Phoenix và các trường giao dịch công cộng khác như Đại học Corinthian và Đại học DeVry, mỗi trường có hơn 80.000 sinh viên.

Lịch sử phát triển của đại học tư vì lợi nhuận thể hiện rõ qua trường hợp của một trong những trường cao đẳng nghề nổi tiếng ở giai đoạn đầu,

1

3 http://www.changemag.org/Archives/Back%20Issues/2011/November-December%202011/too-big-full.html

Page 3: Too Big to Fail

in 1911 in Providence, Rhode Island, it originally provided secretarial training to young women. The school eventually developed into a chain of successful career colleges on the Eastern seaboard that taught skills such as typing, stenography, and how to comport oneself in a business setting. In 1997 the Career Education Corporation, a gigantic for-profit, bought the Katherine Gibbs Schools.

Phoenix and other institutions began to experiment with the meaning and purpose of higher education in a number of ways. Part-time working adults were not simply the main focus of the institutions—they were seen as a potentially huge customer base that traditional higher education had either ignored or disdained. These students did not need a campus and the related accoutrements—fitness and student centers, athletics, and so on. Rather than a smörgåsbord of courses whose utility for future work was not apparent, students took a finite number of classes, offered at convenient times and in convenient locations, in as efficient and focused a manner as possible.

Faculty life was also very different at these institutions. Tenure, shared governance, and academic freedom were absent. Whereas in traditional institutions the professor developed his or her syllabus—so that the same course might have very different foci, objectives, and goals, depending on the instructor—at the for-profits, the syllabi were standardized and teaching styles were more similar than different.

Accreditation became an important benchmark for many for-profit institutions. The awarding of accreditation implied more than simply a degree of sector respectability, although that was certainly important. Insofar as the for-profits' clientele were not only part-time working adults

Trường Katherine Gibbs. Được thành lập vào năm 1911 tại Providence, Rhode Island, ban đầu trường này đào tạo nghề thư ký cho phụ nữ trẻ. Sau đó, trường Katherine Gibbs phát triển thành một chuỗi các cơ sở cao đẳng nghề khá thành công ở bờ Đông nước Mỹ, đào tạo các kỹ năng như đánh máy, tốc ký, và kỹ năng ứng xử trong môi trường kinh doanh. Năm 1997, Tập đoàn Giáo dục nghề nghiệp (Career Education Corporation), một tổ chức vì lợi nhuận khổng lồ đã mua lại Trường Katherine Gibbs.

Đại học Phoenix và các trường tư vì lợi nhuận khác bắt đầu thử nghiệm quá trình thay đổi ý nghĩa và mục đích của giáo dục đại học bằng nhiều cách khác nhau. Người học là những người trưởng thành đã đi làm và học bán thời gian không chỉ là đối tượng trọng tâm của các trường này, mà được xem là một nguồn khách hàng tiềm năng khổng lồ vốn bị các trường đại học truyền thống hoặc bỏ qua hoặc xem thường. Đối tượng người học này không cần các trường lớp truyền thống với các điều kiện hoạt động văn thể mỹ liên quan – các phòng tập thể dục, hội quán sinh viên, sân thi đấu điền kinh, v.v... Thay vì phải chọn trong rất nhiều môn học mà lợi ích của chúng đối với nghề nghiệp tương lai không rõ ràng, người học chỉ cần chọn một số môn học hữu hạn, được tổ chức giảng dạy tại các thời điểm và địa điểm thuận tiện, theo một cách làm rất hiệu quả và tập trung cao độ.

Vai trò của giảng viên tại các trường này cũng rất khác. Biên chế chính thức, quyền tham gia các hoạt động quản trị, và quyền tự do học thuật hoàn toàn vắng mặt. Trong khi tại các đại học truyền thống, giảng viên có toàn quyền tự xây dựng nội dung môn học, khiến cho cùng một học có thể có những trọng tâm, mục tiêu và mục đích rất khác nhau tùy thuộc vào giảng viên, thì tại các trường đại học tư vì lợi nhuận nội dung môn học được chuẩn hóa và phong cách giảng dạy của các giảng viên thường là giống nhau.

Tình trạng được kiểm định trở thành một chuẩn mực quan trọng đối với nhiều cơ sở giáo dục vì lợi nhuận. Điều này không chỉ có ý nghĩa như một sự công nhận về chất lượng, mặc dù điều đó là chắc chắn quan trọng. Đối tượng người học của các trường này không chỉ là những người

Page 4: Too Big to Fail

but also increasingly first-generation college-goers from low-income families, the tuition that these institutions charged could be prohibitive. But accreditation enabled their students to tap into federal aid; eventually, some states, such as California, allowed students attending accredited for-profit institutions to apply for state aid as well. If federal and state aid had been unavailable to attendees of the for-profit colleges and universities, their growth would not have been anything akin to what it has been.

As profit-seeking enterprises, the for-profits represent a business model that fundamentally differentiates them from traditional colleges and universities. They seek the profitability that results from a combination of growth in both volume and unit margins (the difference between expenditures and revenues). The result is that their incentives and measures of success differ from those of traditional colleges and universities.

By the end of the first decade of the 21st century, the number of students enrolled in for-profit degree-granting institutions had increased to nearly 1.2 million, or approximately 6.5 percent of the total. If non-degree, certificate-granting, for-profit institutions and their students are included in these statistics, the market share of for-profit institutions is estimated to be approximately 12 percent. These institutions also offer more online course offerings than their public and private non-profit counterparts. This is the fastest-growing sector in postsecondary education.

Selling EducationAlthough customer satisfaction, product development, and community relations may be important, if a profit-making company does not generate revenue, it will eventually go out of business. Thus, over the last generation for-profit postsecondary institutions have figured out ways to do so. Accreditation and the student aid and access to subsidized loans that come

học trưởng thành đang có việc làm, mà ngày càng có nhiều lớp sinh viên thế hệ đầu tiên từ những gia đình nghèo. Đối với những sinh viên này, học phí tại các trường tư vì lợi nhuận ở mức cao đến khó chấp nhận. Nhưng tình trạng được kiểm định sẽ cho phép các sinh viên này nhận hỗ trợ tài chính từ liên bang, và sau này, một số tiểu bang như California, cũng cho phép sinh viên của các trường tư được kiểm định nộp đơn xin hỗ trợ tài chính của tiểu bang nữa. Nếu không có hỗ trợ tài chính của liên bang và tiểu bang thì sự phát triển của loại trường này chắc chắn sẽ không thể cao như hiện nay.

Là doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận, các trường tư vì lợi nhuận đại diện cho mô hình kinh doanh khác biệt căn bản với các trường đại học và cao đẳng truyền thống. Những trường này tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kết hợp tốc độ tăng trưởng cả về số lượng lẫn về tỷ lệ lợi nhuận tính theo đơn vị (chênh lệch giữa chi phí và doanh thu). Kết quả là sự đãi ngộ và thước đo sự thành công của loại trường này cũng khác với các trường đại học và cao đẳng truyền thống.

Tính đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, số sinh viên theo học các cơ sở giáo dục vì lợi nhuận đã tăng lên đến gần 1,2 triệu người, tương đương khoảng 6,5% tổng số sinh viên trên toàn nước Mỹ. Nếu tính cả những chương trình cấp chứng chỉ, thị phần của các trường vì lợi nhuận được ước tính là khoảng 12%. Các trường này cũng cung cấp nhiều khóa học trực tuyến hơn các trường đại học công hoặc đại học tư phi lợi nhuận. Đây là khu vực phát triển nhanh nhất trong khu vực giáo dục sau trung học.

Bán dịch vụ giáo dụcCho dù sự hài lòng của khách hàng, việc phát triển sản phẩm, và quan hệ cộng đồng có thể là quan trọng, nhưng một công ty kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà không tạo ra được doanh thu, thì cuối cùng nó cũng không thể tồn tại. Vì vậy, trong vòng khoảng ¼ thể kỷ vừa qua, các cơ sở giáo dục đại học vì lợi nhuận đã tìm ra những cách để tạo doanh thu. Tình trạng được

Page 5: Too Big to Fail

with it are one way.

Consumers carry their aid and tuition with them, and they need to want to buy the product. In the marketplace, sometimes products already exist, and the new entrant needs to carve out a niche or make the argument that their product is better than the competitor's. At other times, the purveyor needs to create a new niche. The automobile industry is full of models that claimed to be either an improvement over existing cars or a new type altogether. The new model a company rolls out every year is an example of the former and sports utility vehicles of the latter. Obviously, if the product is not an improvement or the consumer decides that the new niche is unnecessary, the product or company will founder and likely go out of business.

Sometimes, a confluence of events exists: A company carves out a new niche at the same time there is a growing need for the product. But frequently the consumers do not know that they need it until an advertising campaign makes a successful pitch. The ubiquitous “Post-its” and “Crocs” were embraced by the public even though no one was clamoring for such products prior to their arrival.

For-profit colleges and universities have grown in just such a manner. Traditional institutions have neither marketed nor catered to first-generation, low-income working adults. But for the last generation there has been a proliferation of studies pointing out that a high school degree is no longer sufficient to ensure a middle-class life and that postsecondary education leads to higher wages. The for-profits recognized the niche that this new perception of the value of postsecondary education potentially created but

công nhận kiểm định là một trong những cách ấy, vì nó sẽ cho phép các trường được nhận hỗ trợ tài chính hoặc được vay ưu đãi cho sinh viên.

Ở Mỹ, số tiền hỗ trợ học phí cho người học là do chính người học định đoạt, vì vậy cần phải làm sao để họ chọn mua dịch vụ giáo dục của nhà trường. Trên thị trường, đôi khi các sản phẩm đã tồn tại sẵn, và doanh nghiệp mới tham gia thị trường cần phải tạo ra một thị trường ngách hoặc thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm của họ tốt hơn sản phẩm của đối thủ. Đôi khi, những nhà cung cấp mới tạo ra một phân khúc hoàn toàn mới. Ngành công nghiệp ô tô luôn đưa ra các kiểu dáng mới được cho là đã cải tiến so với chiếc xe hiện tại hoặc một loại xe mới hoàn toàn. Những kiểu xe mới hàng năm, và loại xe ô tô tiện ích thể thao, chính là những ví dụ từ ngành công nghiệp ô tô. Rõ ràng, nếu các sản phẩm mới không có sự cải tiến hoặc nếu khách hàng cho rằng phân khúc thị trường mới là không cần thiết thì sản phẩm đó hoặc cả công ty sẽ chới với và có thể phải chấm dứt kinh doanh.

Đôi khi có thể kết hợp nhiều cách: một công ty có thể tạo ra một phân khúc hoàn toàn mới cùng một lúc với sự gia tăng nhu về sản phẩm đó. Nhưng thông thường khách hàng không biết rằng sản phẩm này cần cho họ, cho đến khi có một chiến dịch quảng cáo thành công. Loại giấy có dán keo nhãn hiệu “Post-its” và loại dép có quai nhãn hiệu “Crocs” là những sản phẩm hiện nay có thể thấy nhan nhản khắp nơi mặc dù trước khi những sản phẩm này được đưa ra thị trường thì chẳng có ai có vẻ cần đến những sản phẩm này cả.

Các trường đại học và cao đẳng vì lợi nhuận đã phát triển y hệt như thế. Các trường đại học truyền thống không tiếp thị, cũng chẳng quan tâm đến những người học trưởng thành, những người thuộc thế hệ đầu tiên học đại học từ các gia đình thu nhập thấp. Nhưng trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tấm bằng tốt nghiệp trung học không còn đủ để đảm bảo một cuộc sống trung lưu, và việc tham gia học tập sau trung học sẽ dẫn đến những mức lương cao hơn. Với sự thay

Page 6: Too Big to Fail

recognized that they needed to market their product in order to realize that potential.

Public institutions' admissions offices have traditionally engaged in minimal marketing because they had a natural clientele and did not care about attracting the one the for-profit institutions were going after. Meanwhile, the elite private institutions marked their prestige in part by how many students they rejected. The for-profits needed to appeal to people who may have never considered a college education or even set foot on a campus.

The result has been admissions practices that many have claimed are at best irregular and at worst unethical and illegal. Rather than engage in a leisurely admissions process that begins in the summer prior to 12th grade and culminates with an acceptance letter in the spring and a financial aid award letter soon after, the for-profit institutions speed up the process. They find potential consumers, try to convince them of the worth of the product, explain the financing that will enable them to attain it, and get them to sign up. Courses may begin in a manner of days.

Problems arise when consumers do not understand the true costs of the product, what is entailed to attain it, or what the outcome of having it will be. If the for-profit sector offers a product of similar or lesser value at a larger expense than the non-profit sector does, then market mechanisms may be presumed to take care of the problem. But they will do so only if the consumer is accurately informed about the costs and benefits of the product.

On the one hand, those who work in the for-profit sector argue that such misrepresentations

đổi nhận thức về giá trị của giáo dục sau trung học trong xã hội, các trường vì lợi nhuận đã nhận ra được phân khúc thị trường mới này, nhưng họ cũng hiểu rằng cần phải tiếp thị sản phẩm để biến tiềm năng đó thành hiện thực.

Văn phòng tuyển sinh của các trường công lập thường rất ít tiếp thị vì họ đã có một nguồn khách hàng tự nhiên nên không quan tâm đến việc thu hút đối tượng người học mà những trường vì lợi nhuận quan tâm. Trong khi đó, những trường tư phi lợi nhuận ưu tú lại đánh dấu uy tín của mình qua tỷ lệ những sinh viên mà họ từ chối. Vì vậy, các trường vì lợi nhuận cần phải thu hút những người chưa bao giờ nghĩ đến việc đi học đại học, thậm chí cũng chẳng nghĩ đến việc bước chân vào khuôn viên của một trường đại học.

Kết quả là những trường vì lợi nhuận đã áp dụng những cách tuyển sinh mà nhiều người cho là kỳ lạ, thậm chí là vô đạo đức hoặc trái pháp luật. Thay vì tham gia vào quá trình tuyển sinh kéo dài từ mùa hè trước năm lớp 12 và kết thúc bằng một thư chấp thuận vào mùa xuân, rồi thư hỗ trợ tài chính ngay sau đó, các trường vì lợi nhuận đã đẩy nhanh tiến độ tuyển sinh. Họ tìm khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng về giá trị của sản phẩm, giải thích các chi phí và thủ tục tài chính, và thuyết phục khách hàng đăng ký nhập học. Các môn học có thể bắt đầu ngay vài ngày sau đó.

Vấn đề phát sinh khi người tiêu dùng không hiểu chi phí thực của sản phẩm, những chi phí sẽ phát sinh để hoàn tất việc học, hoặc những gì họ sẽ đạt được sau khi tốt nghiệp. Nếu các trường vì lợi nhuận cung cấp một sản phẩm có giá trị tương đương hoặc thấp hơn mà chi phí lại cao hơn so với các trường phi lợi nhuận thì hẳn là cơ chế thị trường sẽ tự giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, cơ chế thị trường chỉ có tác dụng nếu người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ về chi phí và lợi ích của sản phẩm.

Một mặt, những người làm việc trong các trường vì lợi nhuận lập luận rằng việc đưa thông tin sai

Page 7: Too Big to Fail

have been minimal and that by and large, the sector has reached consumers who benefit from a degree by increased earnings that dwarf the loans they have encumbered themselves with. On the other hand, federal agencies and consumer watchdogs allege that the debt burden for many of those consumers is unmanageable, given the wages they are able to earn with the degree they have been granted—if indeed they are able to get to the finish line in the first place.

Another concern is unique to the product that the for-profits offer. At about the time of the creation of the University of Phoenix, a fledgling airline, Southwest Airlines, also began. In some respects, they are similar for-profit companies. Both decided to function in a different manner from their standard competitors. Both catered to different constituencies and deployed their staffs in different ways than their counterparts. Both needed to turn a profit. Both have been hugely successful. But the comparison pretty much ends there, in large part because of the products they deliver.

Southwest Airlines was a for-profit company that faced immediate legal and regulatory counter-attack by its competitors. Those already in the airline industry saw no need to welcome, and thought it unwise to ignore, a new competitor and instead tried first to stop, and then to stifle, its growth. The University of Phoenix was largely ignored by its competitors. Whereas Southwest Airlines today is seen by its peers as a successful company, the University of Phoenix and its confreres2 are frowned on, not only because of allegations of wrongdoing but because for many people, the very notion that education is a product that should be bought and sold is anathema.

Education has been thought of instead as a public good. When there has been a need to grow because of a state's priorities or an influx of new constituencies, the assumption has been

lệch là rất hiếm; nhìn chung việc học tập tại các trường vì lợi nhuận đã đem lại lợi ích cho người học vì thu nhập của họ tăng lên rất nhiều khiến cho khoản nợ mà họ đã phải vay cho việc học đại học trở thành không đáng kể. Mặt khác, các cơ quan liên bang và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cáo buộc rằng khoản nợ học tập đối với nhiều người học là quá mức chịu đựng, khi so mức lương mà họ được nhận với tấm bằng mà họ được trao - nếu quả thật họ có thể hoàn tất được việc học để lấy được tấm bằng.

Một vấn đề nữa rất đặc thù đối với các sản phẩm từ các trường vì lợi nhuận. Vào cùng khoảng thời gian Đại học Phoenix ra đời, một hãng hàng không non trẻ, Southwest Airlines, cũng đã bắt đầu. Ở nhiều khía cạnh, cả hai công ty vì lợi nhuận này khá giống nhau. Cả hai đều quyết định hoạt động một cách khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh truyền thống. Cả hai đều phục vụ cho đối tượng khác hàng khác, và sử dụng nhân viên của theo những cách không giống với các đối thủ của mình. Cả hai đều cần có lợi nhuận. Cả hai đã cực kỳ thành công. Nhưng sự giống nhau giữa hai công ty này kết thúc ở đây, mà lý do chính là vì các sản phẩm mà hai công ty này cung cấp.

Southwest Airlines ngay lập tức phải đối mặt với đòn phản công pháp lý của đối thủ cạnh tranh của mình. Các hãng hàng không đang tồn tại thấy rằng ngành hàng không chẳng cần có thêm một đối thủ cạnh tranh mới, và ban đầu đã cố gắng ngăn chặn rồi sau đó thì kiềm chế sự tăng trưởng của nó. Đại học Phoenix đã được các đối thủ cạnh tranh của mình làm ngơ. Trong khi Southwest Airlines ngày nay được các công ty hàng không khác nhìn nhận là một công ty thành công, thì Đại học Phoenix và những trường tương tự đều bị mọi người nhíu mày chê trách, không chỉ vì các cáo buộc về hành vi sai trái mà còn vì đối với nhiều người, ý nghĩ rằng giáo dục là một sản phẩm có thể mua vào bán ra là một điều không thể chấp nhận. .

Người ta thường nghĩ về giáo dục như là hàng hóa công. Khi nhu cầu học đại học tăng lên do những ưu tiên của tiểu bang hoặc của các cử tri thì mọi người đều cho rằng cần phải xây thêm

2 colleague, comrade

Page 8: Too Big to Fail

that new public campuses should be built. Over 20 years ago, for example, discussions began about the need for a new University of California (UC) campus. Eventually, after the state had expended approximately $500 million, UC Merced opened its doors and now educates 5,000 students. During the 20 years of discussion and debate there was little, if any, serious thought given to whether a for-profit college might be a better way to accommodate the needs of these and other potential students.

The Role and Size of the For-Profit SectorA generation ago no one, even those working in the for-profit sector, would have predicted that 12 percent of the postsecondary population would be attending for-profit colleges and universities in 2011. And there has been no discussion of what the size of this sector should be to meet the public's need for postsecondary opportunities.

Given their growth and their problems, what might be the realistic and optimal size of the for-profit sector? The need for a postsecondary education will help determine the size of for-profit higher education. If the market is saturated, then expansion seems foolhardy. But the problem would be self-correcting: Those in the for-profit sector would not turn a profit, and they would downsize or go out of business. However, one can easily make the case that the country is moving in the opposite position: The United States has an increased need for more college-educated citizens that traditional colleges and universities cannot meet.

As has been argued in the pages of this magazine before, as the United States gradually evolves from a national industrial economy to a global knowledge economy, a significantly higher level of education for much larger proportions of society is becoming a necessity—for each individual and for the collective benefit. Thus we have the President's goal that the United States will rise again to the top of the Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) nations in the proportion

những trường đại học công mới. Ví dụ, trong vòng 20 năm qua, người ta đã thảo luận về nhu cầu xây dựng một cơ sở mới của hệ thống Đại học California (UC). Cuối cùng, sau khi chính quyền tiểu bang phải chi ra khoảng 500 triệu đô, trường Đại học UC Merced cũng đã mở cửa hoạt động và bây giờ đã có 5.000 sinh viên. Cũng trong 20 năm đó, hầu như không ai nhắc đến hoặc tranh luận về việc phải chăng một trường đại học vì lợi nhuận có thể là cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của 5000 sinh viên này cũng như các sinh viên tiềm năng khác.

Vai trò và quy mô của khu vực vì lợi nhuậnHơn 20 năm trước đây, chẳng ai - kể cả những người làm việc trong khu vực vì lợi nhuận - có thể đoán được rằng có đến 12 % số người học đại học sẽ theo học tại các trường đại học vì lợi nhuận vào năm 2011. Và cho đến nay, vẫn chưa ai xác định khu vực này sẽ có quy mô ra sao để đáp ứng nhu cầu học tập sau trung học của công chúng.

Với tốc độ phát triển cũng như những vấn đề hiện nay của khối trường đại học tư vì lợi nhuận, chúng ta cần một quy mô như thế nào cho khu vực vì lợi nhuận để đạt được sự tối ưu? Nhu cầu học tập sau trung học sẽ giúp xác định quy mô của giáo dục đại học vì lợi nhuận. Nếu thị trường đã bão hòa, thì rõ ràng là không cần mở rộng thêm nữa. Nhưng vấn đề này thật ra không đáng quan tâm vì nó sẽ được tự giải quyết: Lúc ấy, khu vực vì lợi nhuận sẽ không tạo ra được lợi nhuận, nên sẽ tự giảm bớt hoặc đóng cửa. Tuy nhiên, dễ thấy rằng mọi việc đang diễn ra theo chiều ngược lại: nước Mỹ đang cần ngày càng nhiều những công dân có bằng đại học những các trường đại học truyền thống sẽ không thể đáp ứng nhu cầu ấy.

Như đã từng được nêu trên tạp chí này4, khi Hoa Kỳ chuyển dần từ một nền kinh tế công nghiệp trong phạm vi một quốc gia sang nền kinh tế tri thức toàn cầu, nó sẽ cần một tỷ lệ người có học vấn cao hơn trong nhiều khu vực kinh tế khác nhau – điều này cần thiết đối với từng cá nhân cũng như toàn xã hội. Vì vậy, Tổng thống Hoa Kỳ đã đưa ra mục tiêu sẽ vượt lên thành tốp đầu trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) các quốc gia về tỷ

4

Page 9: Too Big to Fail

of college graduates in its population. By most estimates, the country needs to increase college participation by one million students a year for the next decade in order to meet this goal. And it cannot do so without significantly increased participation from working adults with little or no college experience and few realistic college options—that is, the majority of citizens in this country.

The for-profit institutions are responding to this challenge more aggressively than any other segment of higher education. Non-profit private institutions have been less focused on the concomitant and increasing demand for “employment-relevant” postsecondary education in a job market rife with unemployment, while public institutions have been struggling with budgetary shortfalls and organizational intransigence.

Public two- and four-year institutions are currently struggling to serve the same number of students as last year, and in some instances, they intend to serve fewer. The California State University system, for example, is serving about 10,000 fewer students than it did last year. The University of California system enrolled the same number of students, but it accepted many more from out of state in order to generate revenue. The California Community College system is serving as many as 400,000 fewer students.

Thus, just when there are calls to increase participation in higher education, public institutions are maintaining or downsizing their student bodies. And when they manage to maintain current enrollments, it is at a cost. Classes are bigger, fewer courses are offered, and summer classes are frequently curtailed. The public institutions, in short, will not be able to absorb the increase in participation largely because they are at capacity as they are currently configured.

Two alternative scenarios are possible. First, states could raise taxes specifically to enable public institutions to increase their enrollments. Second, the public institutions could radically

lệ sinh viên tốt nghiệp đại học trong dân số. Theo ước tính trong vòng 10 năm tới, nước Mỹ sẽ cần tăng thêm mỗi năm một triệu sinh viên nhằm đáp ứng mục tiêu này. Và điều này sẽ không thể đạt được nếu không có sự tham gia đáng kể của các nhóm sinh viên sau đây: những người trưởng thành đang có việc làm, những người mà trước đó chưa bao giờ học đại học và cũng có rất ít những cơ hội lựa chọn – và đó cũng chính là đa số công dân của đất nước này.

Các trường đại học vì lợi nhuận đang tìm cách đáp ứng với thách thức này mạnh mẽ hơn bất cứ loại trường nào khác. Các trường tư phi lợi nhuận thường không quan tâm đáp ứng các chính sách của nhà nước hay sự gia tăng nhu cầu đối với các ngành đào tạo định hướng nghề nghiệp rõ ràng trong một thị trường việc làm đầy rẫy thất nghiệp, còn các trường công lập thì đang phải vật lộn với sự cắt giảm ngân sách và những bất ổn trong tổ chức của mình.

Các trường cao đẳng và trường đại học đào tạo cử nhân công lập hiện đang gặp nhiều khó khăn để tiếp tục giữ được số lượng sinh viên như trước đây, và một vài trường đã có ý định giảm lượng sinh viên. Ví dụ, hệ thống đại học California State University (CSU), hiện đã giảm khoảng 10.000 sinh viên so với năm trước, đồng thời cũng chấp nhận nhiều sinh viên từ bên ngoài tiểu bang vào học để thu học phí cao hơn. Hệ thống trường Cao đẳng cộng đồng California (CCC) thì đã giảm 400.000 sinh viên.

Như vậy, trong khi chính phủ đang kêu gọi gia tăng số người có bằng đại học, thì các trường đại học công lập lại đang giữ nguyên số lượng hoặc thậm chí giảm lượng sinh viên. Mà để giữ lượng sinh viên như hiện nay thì các trường này cũng đang phải trả giá. Sĩ số lớp học lớn hơn, số môn học ít hơn, và các lớp học mùa hè thường xuyên bị cắt giảm. Nói chung các trường đại học công, sẽ không thể đáp ứng nhu cầu học tập đang gia tăng bởi vì họ đã hoạt động hết công suất với cấu trúc hiện nay.

Có hai kịch bản thay thế có thể xảy ra. Trước hết, các tiểu bang có thể tăng thuế để cho phép các trường nhận thêm sinh viên. Thứ hai, các trường đại học công có thể thay đổi cơ bản cách

Page 10: Too Big to Fail

alter the way they do business, cut inefficiencies, and serve significantly more students. Neither scenario seems within the realm of possibility. For better or worse, the citizenry and its elected officials evince no appetite for increasing taxes. Similarly, administrators, faculty, and the unions have shown just as little interest in dramatically reconfiguring their campuses.

If we agree that increased participation in higher education is critical for the country's economic and social well-being and we acknowledge that 1) the public sector is unlikely to increase its enrollments significantly and 2) the private non-profit sector is not able to meet the ambitious goals that have been set, what alternatives exist other than to ensure that the for-profit sector expands in a way that conforms to ethical industry standards?

Like it or not, the country needs the for-profit sector to ensure economic viability. If we concur, either begrudgingly or happily, that it has a role to play in maintaining the health of American higher education, then what are the key sticking points that ensure that it will do so responsibly?

Doing it RightEnsuring Ethical Admissions PracticesIf we acknowledge that recruiting unlikely students to higher education necessitates new ways of reaching out to people, how do we ensure that those practices are ethical as well as effective? Critics of the for-profits have alleged over the last several years that the entire sector is corrupt. The sector's spokespeople and lobbyists have responded that “it's just a few bad apples” and have resisted regulatory oversight. Although we surely need research in this area, states need to put in place standards that acknowledge new kinds of practices but also ensure consumer protection.

As an element of state licensure, college admissions counselors could be required to

vận hành, cắt giảm chi phí, để có thể phục vụ nhiều sinh viên hơn. Cả hai kịch bản này dường như lại rất khó xảy ra. Dù thế nào đi nữa, thì các công dân và các đại biểu dân cử của các tiểu bang cũng không thích thú gì với việc tăng thuế. Tương tự như vậy, tại các trường thì cả nhà quản lý, giảng viên lẫn công đoàn đều tỏ ra rất ít quan tâm đến việc tái cấu trúc lại nhà trường.

Nếu chúng ta đồng ý rằng sự gia tăng tham gia vào giáo dục đại học là rất quan trọng đối với kinh tế và phúc lợi xã hội của đất nước và thừa nhận rằng 1) khu vực nhà nước không có khả năng tăng lượng sinh viên một cách đáng kể và 2) đại học tư phi lợi nhuận không thể đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng đã được thiết lập, liệu chúng ta sẽ có những lựa chọn thay thế nào để đảm bảo rằng các trường đại học tư vì lợi nhuận có thể mở rộng mà vẫn phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức của ngành giáo dục?

Dù muốn hay không, thì nước Mỹ vẫn cần khu vực vì lợi nhuận để đảm bảo khả năng phát triển kinh tế. Nếu chúng ta đồng ý – dù là một cách thích thú hay miễn cưỡng – rằng khu vực vì lợi nhuận có vai trò trong việc đảm bảo sự phát triển của giáo dục đại học Mỹ, thì chúng ta cần quan tâm đến những điều gì để đảm bảo rằng khu vực này sẽ hoạt động một cách có trách nhiệm?

Phải làm thế nào cho đúng?Đảm bảo tuyển sinh có đạo đứcNếu chúng ta thừa nhận rằng việc tuyển người học phi truyền thống đòi hỏi phải có những cách thức mới, thì cần làm như thế nào để đảm bảo rằng việc tuyển sinh vừa có hiệu quả vừa có đạo đức? Những người chỉ trích khu vực vì lợi nhuận trong những năm qua đã cáo buộc rằng toàn bộ khu vực này là tệ hại. Các phát ngôn viên và những người vận động hành lang của những trường tư vì lợi nhuận đã đáp lại rằng "đó chỉ là một số trường hợp cá biệt" và phản đối việc bị nhà nước giám sát. Mặc dù cần nghiên cứu thêm về việc này, các tiểu bang cũng vẫn nên phải đặt ra các tiêu chuẩn để vừa chấp nhận những cách thực hành mới, vừa đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng giáo dục.

Để được tiểu bang cấp phép hoạt động, có thể yêu cầu các nhân viên tư vấn của các trường phải có chứng chỉ để đảm bảo họ hiểu rõ các tiêu

Page 11: Too Big to Fail

receive certification that ensures their understanding of ethical standards and acceptable and unacceptable admissions practices. Any institution that provides false information on its website or through advertising should not only have these unethical practices brought to light but face fines and eventually closure by states' consumer-protection offices. But since there are states in which institutional licensure regulations are weak or non-existent (see below), the federal government may need to work through the regional accreditors to make sure that institutions train admissions staff appropriately and represent the institution and its programs accurately in both online and print marketing materials.

Educating Consumers about Debt BurdenOther than flim-flam artists out to make a quick buck, no one benefits when individuals assume so much debt that they never climb out from under college loans. The taxpayer loses millions of dollars if consumers default on their loans and the government must repay them. For-profit providers that want to stay in business know that consumers will not continue to flock to them if the costs are too high. And the individual will have spent thousands of dollars on an undertaking that ultimately has been of negligible benefit.

The federal government needs to ensure that consumers enter into agreements with full knowledge of what they are required to pay back. The government's role is, on the one hand, to educate the consumer and on the other, to stop fraudulent practices. Cigarettes have a warning attached to them, and there has been an intense public education campaign about the dangers of smoking. When a harmful product has been sold, the US Consumer Product Safety Commission issues a recall. Potential consumers of higher education should have similar protection.

Two key questions pertain to student loans and debt.

First, what are students told when they apply for a federally backed loan, and whose obligation is it to educate the consumer? Students may be provided with what seems to be sufficient

chuẩn đạo đức cũng như cách thực hành tuyển sinh nào là chấp nhận được và không chấp nhận được. Bất kỳ trường nào cung cấp thông tin sai lệch trên website hoặc quảng cáo sai đều cần phải bị vạch rõ về các hành vi phi đạo đức này, đồng thời bị phạt tiền và cuối cùng có thể bị cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của tiểu bang đóng cửa. Tuy nhiên hiện đang có những tiểu bang hầu như không có quy định về giấy phép mở trường, và trong vì vậy chính quyền liên bang có thể phải làm việc thông qua các tổ chức kiểm định khu vực để đảm bảo rằng nhân viên tuyển sinh của các trường được huấn luyện thích hợp và cung cấp chính xác các thông tin về nhà trường chính xác cả trên trang web lẫn các ấn phẩm quảng cáo.

Thông tin cho người học về khoản nợ phải vay

Ngoài những kẻ lường gạt để kiếm lợi, sẽ chẳng ai được ích lợi gì khi người học phải vay một khoản nợ học tập rất lớn để rồi không thể trả được. Người nộp thuế sẽ mất hàng triệu đô la nếu người học không có khả năng trả nợ và chính phủ phải gánh chịu. Các trường vì lợi nhuận muốn tiếp tục hoạt độngđều biết rằng người học sẽ không tiếp tục đến học nếu chi phí học tập quá cao. Còn người học thì phải trả hàng ngàn đô la cho một nỗ lực mà cuối cùng không có lợi gì cả.

Chính phủ liên bang cần phải đảm bảo rằng người học hiểu biết đầy đủ về nghĩa vụ trả nợ khoản vay học tập của mình khi quyết định đăng ký học. Vai trò của chính phủ là vừa giáo dục người tiêu dùng vừa ngăn chặn các hành vi lừa đảo. Thuốc lá bắt buộc phải in lời cảnh báo có hại cho sức khỏe, và đã có một chiến dịch giáo dục công chúng rầm rộ về sự nguy hiểm của thuốc lá. Khi một sản phẩm độc hại được bán ra, thì Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ phải ra quyết định thu hồi. Người tiêu dùng tiềm năng của giáo dục đại học cũng cần được bảo vệ tương tự.

Có hai câu hỏi quan trọng liên quan đến các khoản vay nợ học tập của sinh viên.

Trước hết họ cần được cung cấp những thông tin gì khi họ nộp đơn xin vay hỗ trợ học tập của liên bang, và ai sẽ có nghĩa vụ cung cấp những thông

Page 12: Too Big to Fail

information, but because the financial literacy skills of low-income, first-generation students are generally quite low, that information may be meaningless to them.

Although all institutions could be required to have students take a financial literacy tutorial prior to enrollment, the effectiveness of a one-shot tutorial would be minimal and impossible to assess. By way of analogy, restaurants might be required to list the number of calories with their offerings, but no one suggests that it is the obligation of the restaurant to educate its customers about caloric intake and healthy foods. Financial literacy is a process that takes place over a number of years. So the burden of such an educational service needs to lie largely with both federal and state levels of government, which should create and fund programs about loans, scholarships, debt, and the like for potential consumers of higher education—and not just those attending the for-profits.

Second, whose job is it to protect the consumer? If a pattern exists of an institution's students amassing unacceptable levels of debt, any number of remedies are possible: consumer warnings, mandated statements on the institution's websites and in promotional materials (akin to warnings on cigarette labels), and so forth. Both the federal and state levels of government play a role here, because some for-profit institutions are national in reach, whereas others operate within a single state.

And third, what might occur to an institution at which students incur excessive debt? The federal government's role would be to eliminate the ability of the institution to access federal grants and loans; the state should do the same for state financial aid. The states could also monitor the debt burden students assume at every institution and, when an institution exceeds a certain average debt level, issue consumer warnings. Ultimately, it is the states' responsibility, under their licensure powers, to put fraudulent companies out of business.

tin này cho họ? Người học có thể đã được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng do sự thiếu hiểu biết của các sinh viên thế hệ đầu tiên từ các gia đình có thu nhập thấp, nên những thông tin ấy có thể chẳng có ý nghĩa gì đối với họ.

Mặc dù tất cả các trường đều được yêu cầu tổ chức những buổi hướng dẫn về tài chính cho sinh viên trước khi đăng ký nhập học, nhưng hiệu quả của chỉ một đợt hướng dẫn là rất nhỏ và khó có thể đánh giá. Điều này cũng tương tự như việc các nhà hàng được yêu cầu liệt kê lượng calories trong từng món ăn, nhưng chẳng ai cho rằng họ phải có trách nhiệm hướng dẫn cho thực khách những hiểu biết về dinh dưỡng. Hiểu biết về tài chính là một quá trình phải mất nhiều năm. Vì vậy, gánh nặng của việc hướng dẫn người học về tài chính chủ yếu là trách nhiệm của chính quyền tiểu bang và liên bang, những nơi cần đưa ra và hỗ trợ tài chính cho các chương trình hướng dẫn người học về các khoản vay, học bổng, khoản nợ, v.v… và cũng chẳng phải chỉ riêng những người học ở những trường vì lợi nhuận.

Hơn nữa, ai phải chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng? Nếu nhiều sinh viên của một trường có khuynh hướng mắc phải những khoản nợ cao ngất ngưởng đến khó chấp nhận, thì có thể giải quyết bằng nhiều cách: gửi thông báo đến người học, đăng thông tin bắt buộc trên trang web của trường và trên các ấn phẩm giới thiệu trường (tương tự như lời cảnh báo trên bao thuốc lá), v.v... Ở đây, cả chính quyền tiểu bang lẫn liên bang đều phải có vai trò, bởi vì một số trường đại học tư vì lợi nhuận hoạt động trên toàn quốc, trong khi một số khác chỉ hoạt động trên phạm vi một tiểu bang.

Và cuối cùng, nếu sinh viên của một trường bị mắc nợ quá nhiều thì trách nhiệm của trường ấy là như thế nào? Vai trò của chính quyền liên bang chính là truất quyền được hỗ trợ và vay nợ học tập của trường ấy; chính quyền tiểu bang cũng cần làm tương tự với những khoản hỗ trợ của tiểu bang. Các tiểu bang cũng có thể giám sát các khoản nợ của người học tại từng trường, khi một trường đã vượt quá mức nợ trung bình, thì sẽ được nhận một thư cảnh báo. Về lâu về dài, chính các tiểu bang phải có trách chấm dứt hoạt động của các công ty hoạt động gian lận

Page 13: Too Big to Fail

Skills that Lead to Good JobsStudents primarily attend a proprietary school in 2011 for the same reason young women went to Katherine Gibbs in 1911: to learn skills that lead to jobs. A student who wants to become a chef and pays money to acquire the requisite skills will be disappointed to learn that the only employment available with the degree is to wash dishes.

To be sure, such an observation comes with caveats. Jobs are easier to find in a good economy rather than a bad one. Some careers necessitate that the individual work his or her way up the ladder. And there is not always a linear relationship between what one learns in school and the employment one initially finds.

However, to assume that there is no relationship is also fallacious. Policies need to be put in place that acknowledge the various contextual factors that exist for students looking for jobs but that also protect consumers and the taxpayers.

Few postsecondary issues over the last year have been more contentious than those pertaining to gainful employment. There are those who think that institutions should be held accountable for the sorts of jobs students find and others who think that they should not. While the graduate always plays an important role in finding a job, students should not be assured that they will find jobs when none exist or when the sort of job promised pays significantly less than what the student has been led to believe.

Accreditors should ensure that institutions educate potential students not only about the costs of a degree but about the sorts of employment that are likely to exist upon its completion—and this is true for both for-profit and non-profit colleges and universities. Some

bằng cách sử dụng quyền cấp phép hoạt động của mình.

Đào tạo kỹ năng cần thiết cho thị trường lao độngCác sinh viên theo học tại các trường tư vì lợi nhuận vào năm 2011 cũng vì lý do tương tự như các phụ nữ trẻ đi học tại trường Katherine Gibbs cách đó một thế kỷ: hòng được đào tạo các kỹ năng cần thiết cho thị trường. Một người muốn học nghề đầu bếp và bỏ tiền ra để học những kỹ năng cần thiết sẽ cảm thấy thất vọng khi biết rằng công việc duy nhất mà họ có thể kiếm được với tấm bằng chỉ là rửa chén mà thôi.

Tất nhiên nhận xét này không phải lúc nào cũng đúng. Kiếm việc khi kinh tế thuận lợi tất nhiên sẽ dễ dàng hơn khi kinh tế đang khó khăn. Một số nghề đòi hỏi người vào nghề phải bắt đầu từ bậc thấp nhất. Và không phải lúc nào cũng có một mối quan hệ tuyến tính giữa những gì được học ở trường và công việc đầu tiên mà người học tìm được.

Tuy nhiên, nói rằng không có mối liên hệ nào giữa việc học ở trường và công việc sau khi tốt nghiệp cũng là ngụy biện. Cần phải có những chính sách sao cho những yếu tố tác động bên ngoài đã được tính đến nhưng vẫn bảo vệ được người tiêu dùng và người đóng thuế.

Chưa có vấn đề nào liên quan đến đại học tư lại gây tranh cãi cho bằng quy định sinh viên tốt nghiệp phải có việc làm xứng đáng. Có người cho rằng các trường phải chịu trách nhiệm về loại công việc mà người học sẽ kiếm được sau khi ra trường, còn người khác thì không đồng ý. Mặc dù trách nhiệm trong việc tìm được công việc cho mình chủ yếu là của người tốt nghiệp, nhưng các trường không được quyền làm cho người học tin rằng họ sẽ tìm được việc khi trên thực tế đang không có việc, hoặc khi những công việc được hứa hẹn có mức lương thấp hơn nhiều so với những gì mà người học mong đợi dựa trên thông tin mà nhà trường cung cấp.

Các tổ chức kiểm định cần phải đảm bảo rằng các trường cung cấp cho người học tiềm năng không chỉ các thông tin về chi phí của toàn khóa học mà còn về những công việc mà họ có thể kiếm được sau khi hoàn tất – và yêu cầu này là cho cả các trường đại học vì lợi nhuận lẫn những

Page 14: Too Big to Fail

students need to be informed that a certificate in massage therapy from a small for-profit provider will only generate $40,000 a year in salary, with no health benefits and little opportunity for advancement; others may need to be told that a faculty position may not await them when they earn a PhD in Victorian literature from an elite private university. Then, whatever decisions they make will be informed ones. But gainful employment also needs to be pegged to wage earnings over a longer time horizon than the first job after graduation.

The student, the institution and the larger economic environment are inextricably intertwined in ways that may not have been the case a generation ago. We no longer have the luxury of letting students figure out on their own what they should study and hope that they will find a job at some point. Colleges and universities are doing more than simply training people for the workforce, but they also have a vital role in enabling individuals to have high-skill jobs and careers at high wages.

The Regulatory Role of GovernmentOver the last few years, the for-profit industry has fought virtually every regulation that the Department of Education has proposed. While it has begun to reform itself to some degree and is more open to external research than when I first began studying it a decade ago, its philosophy is largely libertarian and market-driven. The assumption is that the market has self-correcting mechanisms that will take care of any problems and that disreputable institutions will go out of business. The role of the government, in this view, is little more than to provide subsidies to students/consumers to facilitate the growth of the companies.

If we are going to increase college going, we need a healthy postsecondary sector, which will not happen either if the for-profits are regulated out of business or if market mechanisms are expected to solve all problems. If we are going to create a vibrant for-profit sector, the following broad policies need to come into play.

trường truyền thống. Chẳng hạn, người học cần được biết rằng chứng chỉ về mát-xa trị liệu do một trường nghề vì lợi nhuận cung cấp sẽ chỉ kiếm được mức lương $ 40,000/ năm, không có bảo hiểm y tế và cũng hầu như không có cơ hội thăng tiến; cũng như một sinh lấy bằng Tiến sĩ về văn học thời Victoria từ một trường tư phi lợi nhuận ưu tú cũng cần được biết rằng sẽ không có vị trí giảng viên nào chờ đợi họ đâu. Rồi sau đó, người học sẽ có những quyết định với đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, “việc làm xứng đáng” cũng phải được xác định dựa trên mức lương trong một khoảng thời gian dài chứ không thể xác định trên mức lương của công việc đầu tiên ngay sau khi tốt nghiệp.

Những mối liên hệ qua lại và chặt chẽ giữa người học, nhà trường, và môi trường kinh tế bên ngoài hiện nay không còn giống với như cách đây vài thập niên. Hiện nay chúng ta không còn có thể để mặc cho sinh viên tự quyết định họ sẽ học ngành gì rồi hy vọng rằng sau đó họ sẽ có lúc tìm được việc. Quả là không thể đòi hỏi các trường đại học chỉ nhằm vào việc đào tạo nhân lực cho nền kinh tế, nhưng các trường cũng phải có vai trò thiết yếu trong việc cung cấp cho người học những kỹ năng ở trình độ cao và nghề nghiệp với mức lương xứng đáng.

Vai trò điều tiết của Chính phủ Trong vài năm qua, khối trường đại học tư vì lợi nhuận đã phản ứng lại với hầu hết các quy định mà Bộ Giáo dục đề xuất. Trong khi bản thân các trường này cũng có các cải cách ít nhiều và bắt đầu chấp nhận những nghiên cứu từ bên ngoài so với thời kỳ cách đây một thập niên, nhưng nhìn chung các trường vì lợi nhuận vẫn giữ triết lý về tự do thương mại và định hướng thị trường. Giả định của họ là thị trường có cơ chế tự điều chỉnh và nó sẽ giải quyết mọi vấn đề; các trường tai tiếng sẽ tự động bị loại khỏi cuộc chơi. Theo quan điểm này, chính phủ hầu như không có vai trò gì ngoài việc trợ cấp cho người học để tạo thuận lợi cho sự phát triển của các công ty.

Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn tăng số lượng người tốt nghiệp đại học thì cần phải giữ cho khu vực giáo dục đại học có sự cạnh tranh lành mạnh, và điều này sẽ không thể xảy ra nếu có các quy định quá khắt khe khiến các trường tư vì lợi nhuận không hoạt động được cũng như nếu

Page 15: Too Big to Fail

First, the for-profit sector needs to be drawn into states' higher education system planning, either by including them among the institutions coordinated by state higher education boards or through the development of separate state councils. Planning is impossible if the sectors of an industry have no formalized means of communication. Then, all institutions need to communicate with consumers and policymakers by providing them data on costs, retention rates, graduation rates, and the employment of graduates.

Some states also need to strengthen their capacity to regulate for-profit institutions. At present, for example, California has a handful of public employees monitoring the activities of hundreds of them. They have very little time in which to discover fraud, never mind to inform the public about it or close fraudulent institutions and deal with the consequent litigation. Moreover, in an age when technology enables organizations to cross borders with ease, the states need to develop cooperative mechanisms to regulate regional and national institutions, as well as to support their legitimate growth.

Although education and profit may not be oxymoronic, educating our citizenry is not the same as making ice cream. The country may be less happy without ice cream, but our economic and social well-being will not be put at risk without double-dip rocky road. Advanced education—whether offered by private non-profit, public, or for-profit providers—is crucial to the country's future.

For-profit colleges and universities have a vital role to play in the 21st century, for without them we will not reach the goals for college attainment that have been set. But while the for-profit institutions should—indeed, must—have a place at the postsecondary table, they also need to accept the responsibility and oversight that participation in postsecondary education

chúng ta cho rằng cơ chế thị trường sẽ giải quyết mọi vấn đề. Còn nếu chúng ta muốn khối trường tư vì lợi nhuận hoạt động tốt, thì chúng ta cần có những chính sách tổng quát sau đây.

Trước hết, cần phải đưa khối trường tư vì lợi nhuận vào trong kế hoạch phát triển hệ thống giáo dục của tiểu bang – có thể thêm vào danh sách các trường đang được điều phối bởi các Ủy ban giáo dục đại học của tiểu bang, hoặc thông qua những hội đồng riêng biệt khác. Việc hoạch định sẽ không thể xảy ra nếu như các khu vực trong cùng một ngành công nghiệp không có cách thức để nắm được thông tin chính thức. Đến lúc ấy, tất cả mọi loại hình trường sẽ cần phải cung cấp thông tin cho cả người tiêu dùng lẫn nhà chính sách qua các dữ liệu về chi phí, tỷ lệ tiếp tục học, tỷ lệ tốt nghiệp và việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Một số tiểu bang cũng cần tăng cường năng lực quản lý các trường đại học tư vì lợi nhuận. Ví dụ, hiện nay ở Califorina chỉ có vài công chức phải giám sát hoạt động của hàng trăm trường tư vì lợi nhuận. Những công chức này có quá ít thời gian để tìm ra những vụ gian lận, chứ đừng nói đến việc thông báo cho công chúng hoặc đóng cửa các trường này và giải quyết những kiện tụng về sau. Hơn nữa, trong thời đại khi công nghệ cho phép các tổ chức hoạt động xuyên biên giới một cách dễ dàng, các tiểu bang cần phải có cơ chế hợp tác để quản lý các trường hoạt động trong khu vực và trên toàn quốc, cũng như hỗ trợ sự tăng trưởng hợp pháp của chúng.

Mặc dù giáo dục và lợi nhuận không hẳn là không thể đi được với nhau, nhưng việc giáo dục các công dân của một đất nước cũng chẳng thể giống với việc sản xuất kem. Đúng là nếu không có kem, thì dân chúng có thể hơi buồn một chút, nhưng điều đó không đe dọa sự ổn định của kinh tế và xã hội. Giáo dục đại học – dù là phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận – là điều tối cần thiết cho tương lai của đất nước.

Các trường đại học vì lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong thế kỷ 21, bởi vì nếu không có chúng, thì chúng ta không thể đạt được tỷ lệ người có bằng đại học như mong muốn. Tuy nhiên, mặc dù nền giáo dục đại học của nước Mỹ nên - nói đúng hơn là phải - bao gồm cả các trường vì lợi nhuận, những trường này cũng cần

Page 16: Too Big to Fail

demands.

Resources1. Hentschke, G. C., Lechuga, V. M. and Tierney, W. G. (eds) (2010) For-profit colleges and universities: Their markets, regulation, performance, and place in higher education, Stylus, Sterling, VA.2. Tierney, W. G. and Hentschke, G. C. (2007) New players, different game: Understanding the rise of for-profit colleges and universities, Johns Hopkins University Press, Baltimore, MD.3. Tierney, W. G. and Hentschke, G. C. (2011) Making it happen: Increasing college access in California higher education: The role of private postsecondary providers, National University System Institute for Policy Research, La Jolla, CA. Retrieved from http://www.nusinstitute.org/assets/resources/pageResources/NUSIPRMakingItHappen.pdf4. Weisbrod, B. A., Ballou, J. P. and Asch, E. D. (2008) Mission and money: Understanding the university, Cambridge University Press, Cambridge, UK.

phải chấp nhận trách nhiệm và sự giám sát cần thiết đối với tất cả những ai tham gia vào ngành công nghiệp giáo dục đại học.

Tài liệu tham khảo1. Hentschke, G. C., Lechuga, V. M. and Tierney, W. G. (eds) (2010) For-profit colleges and universities: Their markets, regulation, performance, and place in higher education, Stylus, Sterling, VA.2. Tierney, W. G. and Hentschke, G. C. (2007) New players, different game: Understanding the rise of for-profit colleges and universities, Johns Hopkins University Press, Baltimore, MD.3. Tierney, W. G. and Hentschke, G. C. (2011) Making it happen: Increasing college access in California higher education: The role of private postsecondary providers, National University System Institute for Policy Research, La Jolla, CA. Retrieved from http://www.nusinstitute.org/assets/resources/pageResources/NUSIPRMakingItHappen.pdf4. Weisbrod, B. A., Ballou, J. P. and Asch, E. D. (2008) Mission and money: Understanding the university, Cambridge University Press, Cambridge, UK.