74
TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ NHÓM 6 A. TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ: I. Trái phiếu quốc tế: 1. Khái niệm: Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ do nhà phát hành bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổ chức tài chính quốc tế phát hành trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư trên thế giới. 2. Đặc điểm của trái phiếu quốc tế: Trái phiếu quốc tế không trực tiếp phụ thuộc vào thị trường vốn trong nước. Giá cả của nó được xác định trên cơ sở điều kiện của thị trường vốn quốc tế và hệ số tín nhiệm của chủ thể phát hành. Đặc điểm này phản ánh đúng mối quan hệ về vốn theo lí thuyết về nền kinh tế mở. Trái phiếu được trao đổi mua bán qua lại bằng nhiều loại ngoại tệ khac nhau, điều này đi kèm với một số loại rủi ro mà trái phiếu nội địa không có, như rủi ro tỷ giá, rủi ro quốc gia…. Trái phiếu quốc tế được giao dịch ở nhiều trung tâm tài chính khác nhau trên thế giới, nên việc mua bán trao đổi diễn ra không ngừng , kể cả diễn ra trên thị trường thư cấp và sơ cấp … 3. Phân loại trái phiếu quốc tế: Phân loại theo thị trường phát hành: 1

Trai Phieu Quoc te

Embed Size (px)

DESCRIPTION

kinh tetai chinhngan hang

Citation preview

Page 1: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

A. TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ:

I. Trái phiếu quốc tế:

1. Khái niệm:Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ do nhà phát hành bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế của một nước hay các tổ chức tài chính quốc tế phát hành trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư trên thế giới.

2. Đặc điểm của trái phiếu quốc tế: Trái phiếu quốc tế không trực tiếp phụ thuộc vào thị trường vốn trong nước. Giá cả của nó được xác định trên cơ sở điều kiện của thị trường vốn quốc tế và hệ số tín nhiệm của chủ thể phát hành. Đặc điểm này phản ánh đúng mối quan hệ về vốn theo lí thuyết về nền kinh tế mở.

Trái phiếu được trao đổi mua bán qua lại bằng nhiều loại ngoại tệ khac nhau, điều này đi kèm với một số loại rủi ro mà trái phiếu nội địa không có, như rủi ro tỷ giá, rủi ro quốc gia….

Trái phiếu quốc tế được giao dịch ở nhiều trung tâm tài chính khác nhau trên thế giới, nên việc mua bán trao đổi diễn ra không ngừng , kể cả diễn ra trên thị trường thư cấp và sơ cấp …

3. Phân loại trái phiếu quốc tế: Phân loại theo thị trường phát hành:

Trái phiếu nước ngoài (Global bonds)

Trái phiếu châu Âu (Eurobond)

Phân loại theo lãi suất:

- Trái phiếu có lãi suất cố định: là trái phiếu có lãi suất cố định và không thay đổi trong thời hạn của trái phiếu. Loại trái phiếu này thường hưởng lãi hàng năm, bằng loại tiền tệ ghi trên trái phiếu.

1

Page 2: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

- Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): trái phiếu này khác với các trái phiếu thôn thường vì nó không chào giá cả cố định. Đặc điểm của trái phiếu này là việc hứa hẹn sẽ trả cho nhà đầu tư một khoản tiền lãi thay đổi cùng với lãi suất chuẩn. Lãi suất thay đổi theo từng kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng trong thời hạn của trái phiếu. Lãi suất thường được dựa trên một lãi suất tham khảo nào đó, thông thường là LIBOR đối với trái phiếu định giá bằng USD và EURIBOR đối với trái phiếu định giá bằng euro, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng. Loại trái phiếu này có tiền lãi được nhận hàng năm hoặc quý, bằng loại tiền tệ ghi trên trái phiếu.

- Trái phiếu có lãi suất bằng không: là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

Phân loại theo nhà phát hành:

- Trái phiếu Chính phủ: Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chủa Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường nên trái phiếu chính phủ có ít rủi ro nhất.

- Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.

- Trái phiếu của doanh nghiệp: là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu của doanh nghiệp có rát nhiều loại và đa dạng.

Phân loại theo mức độ đảm bảo của người phát hành:

- Trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị là vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền mà người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường gồm một số loại chủ yếu sau:

+ Trái phiếu có tài sản cầm cố: là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một số bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.

2

Page 3: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

+ Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem kí quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo.

- Trái phiếu không bảo đảm (trái phiếu thả nổi): là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu:

- Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.

- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.

Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu:

- Trái phiếu chuyển đổi: là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu công ty theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước. Thông thường người phát hành trái phiếu chuyển đổi bao giờ cũng dành cho người mua quyền quyết định có chuyển đổi thành cổ phiếu hay không.

- Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: là loại trái phiếu có thèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.

- Trái phiếu có thể mua lại: là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

4. Xếp hạng tín dụng:Xếp hạng tín dụng trái phiếu quốc tế là hệ số đánh giá khả năng tài chính là khả năng thanh toán của một tổ chức đối với các khoản tiền nghĩa vụ, cả gốc và lãi của các công cụ nợ mà nó phát hành. Đánh giá mức tín dụng là kết quả đánh giá tổng hợp các rủi ro về kinh doanh và tài chính của tổ chức phát hành trong thời hạn thanh toán các khoản nợ.

Các yếu tố đánh giá mức tín dụng:

- Môi trường kinh tế

- Môi trường chính trị.

3

Page 4: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

- Môi trường xã hội...

Thang điểm đánh giá mức độ tín dụng.:

Mood's Standard & Poor's

Fitch Nội dung

Aaa

Aa1

Aa2

Aa3

AAA

AA+

AA

AA-

AAA

AA+

AA

AA-

Điểm tối cao. Khoản nợ này được đánh giá vào hạng mạnh nhất, có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi cực mạnh.

Điểm cao. Mức độ này được đánh giá là cao trong việc trả nợ cả gốc và lãi, chỉ khác với mức trên rất nhỏ.

A1

A2

A3

A+

A

A-

A+

A

A-

Điểm trung bình là khá. Khoản nợ này được đánh giá là có khả năng trả nợ gốc và lãi là mạnh, nhạy cảm hơn với các tác động bất lợi của điều kiện và hoàn cảnh kinh tế so với các nhóm trên.

Baa1

Baa2

Baa3

BBB+

BBB

BBB-

BBB+

BBB

Điểm trung bình. Khoản nợ này được đánh giá là vó khả năng vừa đủ mạnh để hoàn trả gốc và lãi, nhạy cả mạnh hơn trước các tác động bất lợi của các điểu kiện và hoàn cảnh kinh tế so với các nhóm trên.

Ba1

Ba2

Ba3

BB+

BB

BB-

BB+

BB

BB-

Điểm đầu cơ. Khoản nợ này được đánh giá là ít rủi ro vỡ nợ, song lại phải đối mặt với khả năng thanh toán gốc và lãi thấp do những điều kiện tài chính kinh tế bấp bênh của nhà phát hành.

Caa CCC CCC Khoản nợ này được đánh giá khá cao là có khả năng rủi ro vỡ nợ lớn, việc thanh toán gốc và lãi phụ thuộc vào điều kiện tài

4

Page 5: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

chính, kinh tế của nhà phát hành.

Ca CC CC Khoản nợ này có tính chất đầu cơ cao nhưng thường bị vỡ nợ hoặc những khiếm khuyết đáng lưu ý khác.

C C C Khoản nợ được xác định có khả năng thanh toán cả gốc và lãi thấp, khả năng vỡ nợ lớn.

D DDD

DD

D

Khoản nợ này có khả năng vỡ nợ cực lớn, hoặc sẽ bị vỡ nợ khi đến hạn thanh toán.

II. Tổng quan về thị trường trái phiếu quốc tế:

1. Khái niệm :Thị trường trái phiếu quốc tế là thị trường nơi mua bán trái phiếu giữa các chủ thể cư trú và không cư trú. Thị trường trái phiếu quốc tế bao gồm:

Thị trường trái phiếu nước ngoài: trái phiếu nước ngoài là trái phiếu do người không cư trú phát hành, ghi bằng đồng nội tệ, và được phát hành tại nước có đồng tiền ghi trên trái phiếu.

Ví dụ: chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu được định danh bằng đồng USD và bán trên thị trường Mỹ.

Thị trường trái phiếu châu Âu – Eurobond market: trái phiếu châu Âu là trái phiếu được phát hành bởi người không cư trú (các chính phủ, các tổ chức tài chính, các công ty) bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước phát hành.

Ví dụ: một trái phiếu được định danh là đồng USD và được bán trên thị trường châu Âu thì trái phiếu đó là trái phiếu Euro phát hành bởi chính phủ Việt Nam.

2. Vai trò của thị trường trái phiếu quốc tế: Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy sự

tăng trưởng và ổn định kinh tế của các nước.

5

Page 6: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Đáp ứng khả năng thanh toán của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế.

Góp phần hình thành và phát triển hệ thống thị trường tài chính quốc tế.

3. Các chủ thể trong thị trường trái phiếu quốc tế:

a. Chủ thể phát hành

- Chính phủ các nước:

Chính phủ và các cơ quan chức năng được uỷ quyền

Chính quyền các địa phương hay tiểu bang

- Các tổ chức quốc tế

Ngân hàng thế giới (WB)

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Ngân hàng châu Âu (EIB)

- Các doanh nghiệp lớn

IBM, Deutsche bank, v.v…

b. Chủ thê đầu tư

- Đầu tư trái phiếu quốc tế chủ yếu là khu vực tư nhân

Các cá nhân

Các doanh nghiệp

Các định chế tài chính

- Ngân hàng trung ương hay chính phủ các nước cũng tham gia đầu tư vào trái phiếu chính phủ của các nước khác.

4. Thị trường trái phiếu quốc tế :- Thị trường trái phiếu quốc tế từ sau khi hình thành cho tới nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

6

Page 7: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

- Tổng giá trị thị trường của thị trường trái phiếu thế giới lớn hơn 50% so với các thị trường nợ khác.

- Hầu hết được định danh bởi USD, EUR, và JPY.

Loại ngoại tệ (U.S.$ billions) Phần trăm(%)

U.S.Dollar 22,423.2 43.6%

Euro 13,270.9 25.8%

Yen 8,633,6 16.8%

Other 7,068.1 13.8%

Total 51,395.8 100%

Nguồn:EUN/RESNICK,the International Financial Management .McGraw Hill Co.,2007

Ngoại tệ Nội địa Quốc tế Tổng

U.S.dollar $ 17,930.7 $ 4,492.5 $ 22,423.2

Euro $ 8,436.4 $ 4,834.5 $ 13, 270.9

Pound $ 1,274.6 $ 778.7 $2,053.3

Yen $ 8,145.0 $ 488.6 $ 8,633.6

Other $ 4,506.6 $ 508.2 $ 5,104.8

Total $ 40,293.3 $ 11,102.5 $ 51,395.8

Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007

( As of Year-End 2004 in U.S $ Billions)

Loại ngoại tệ dùng phát hành trái phiếu quốc tế

Currency 2003

U.S.dollar 51%

Euro 32%

7

Page 8: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Yen 6%

Pound Sterling 7%

Swiss franc 2%

Other 2%

Total 100%

( As of Year-End 2003 in U.S $ Billions)

Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007

Phân loại trái phiếu quốc tế theo quốc gia

Quốc gia 2003

Australia 162

Canada 276.2

France 700.8

Germany 1,810.3

Italy 510.5

Japan 255.5

Netherlands 532.8

United Kingdom 1,032.1

United States 3,011.8

Total 11,102.5

(U.S $ Billions)

Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007.

Phân loại người phát hành trái phiếu quốc tế

8

Page 9: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Người phát hành 2003

Chính Phủ 1,122.3

Các định chế tài chính 8,032.5

Doanh nghiệp 1,446.6

Tổ chức quốc tế 501.1

Tổng 11,102.5

(As of Year-End 2003 in U.S $ Billions)

Nguồn:EUN/RESNICK, the International Financial Management . Mc Graw Hill Co.,2007

B. TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH TRÁI PHI U M T S QU C GIA TRÊNẾ Ở Ộ Ố Ố TH GI IẾ Ớ

1. TRUNG QU CỐTháng 10/1987, Trung Quốc lần đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế với tổng trị giá 0,3 tỷ mark Đức. Đây là một thành công lớn của Trung Quốc khi giới tài chính quốc tế đánh giá Trung Quốc là một thị trường có sức hấp dẫn cao.

Tuy nhiên, trong 10 năm đầu cải cách, Trung Quốc đã vấp phải những sai lầm trong việc sử dụng các khoản vốn vay nước ngoài như: Nhà nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát quy mô nợ nước ngoài, vấn đề trả nợ gặp khó khắn, rủi ro tỷ giá trở nên nghiêm trọng được thể hiện qua việc điều chỉnh tỷ giá liên tục giữa đồng nhân dân tệ và USD gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc vay và trả nợ vay của Trung Quốc, việc sử dụng các khoản vay kém hiệu quả cùng với việc vay nợ tràn lan đã đẩy các khoản lãi vay hàng năm lên quá cao dẫn đến tình trạng phải vay nợ mới để trả nợ cũ. Đứng trước tình hình đó, đầu những năm 90, Trung Quốc đã có nhiều điều chỉnh trong chính sách vay nợ:

Nếu trước kia học đặt trọng tâm vấn đề vay trực tiếp từ các tổ chức như Ngân hàng thế giới hay các quốc gia khác thì nay Trung Quốc đã chuyển hướng vay nợ sang phát hành trái phiếu quốc tế với thời hạn của các khoản vay thường là trung và dài hạn.

9

Page 10: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Trung Quốc chú trọng tới hình thức vay theo dự án, không vay để bù đắp nợ cũ, các khoản vay chủ yếu tập trung vào nhũng ngành cơ sở hạ tầng như năng lượng, giao thông hoặc đầu tư vào các dự án then chốt của ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, các dự án phát triển khoa học.

Nếu nguồn vốn vay trong giai đoạn trước được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng ở các thành phố mới thành lập hoặc các đặc khu kinh tế thì nay được tập trung vào đầu tư ở miền Tây hoặc miền Trung.

Những điều chỉnh kịp thời nó mà Trung Quốc đã tránh được rủi ro nợ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của họ luôn thấp hơn mức độ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế.

2. Th tr ng trái phi u Nhân Dân T :ị ườ ế ệNgày 19/10/2010 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết lần đầu tiên ADB phát hành tại Hong Kong (Trung Quốc) trái phiếu có thời hạn 10 năm bằng đồng nhân dân tệ (NDT), lãi suất 2,85%/năm, đáo hạn ngày 21-10-2020. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) quyết định tăng lượng phát hành từ 1 tỷ NDT lên 1,2 tỷ NDT do nhu cầu của các nhà đầu tư tăng cao. Đây là lần đầu tiên trái phiếu Nhân dân tệ được phát hành bởi một ngân hàng siêu quốc gia.Lượng trái phiếu phát hành trị giá 1,2 tỷ Nhân dân tệ ( 181 triệu USD). Lãi suất trái phiếu ấn định ở mức 2,85% và 2,9%.Trước đó, các trái phiếu Nhân dân tệ quốc tế được phát hành tại Hồng Kông chỉ có thời hạn từ 5 năm trở xuống.Quyết định của ADB trong việc phát hành trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ đóng vai trò quan trọng giúp đồng tiền này trở nên có tính quốc tế hơn.

Số khách thực mua đông gấp hai lần số khách đăng ký trước đó, khiến ADB phải tăng lượng trái phiếu phát hành từ 1 tỉ lên 1,2 tỉ NDT. Độ tin cậy của đợt phát hành này được xếp hạng “AAA” (an toàn cao nhất).

Việc một định chế tài chính quốc tế như ADB chọn đồng NDT làm “bản vị” cho các trái phiếu của mình chính là đưa đồng NDT chính thức bước vào vũ đài quốc tế. Từ nay, ADB, và không chỉ ADB, sẽ còn phát hành những đợt trái phiếu nữa bằng đồng NDT thay cho đồng USD xanh như thường thấy. Vụ phát hành trái phiếu này cho thấy trọng lượng thực tế của đồng NDT. Đúng là đã và đang có một nhu cầu tích vốn bằng đồng NDT thay vì các ngoại tệ cố hữu khác mà nay đang ngày càng mất giá. ADB cho biết sẽ sử dụng số tiền thu được qua đợt phát hành lần này để chi cho các dự án của ADB tài trợ ở Trung Quốc như năng lượng sạch, nhất là năng lượng gió, xử lý

10

Page 11: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

nước và hạ tầng cơ sở...Làm thế nào ADB lại phải vay nợ để tài trợ ODA cho Trung Quốc, nước đang là chủ nợ của thế giới?

Không chỉ ADB, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã và đang tài trợ một số dự án phát triển cho Trung Quốc. Nhật cũng thế... Tân Hoa xã vẫn đều đều loan những tin như “WB cung cấp 1,51 tỉ USD tín dụng cho tài khóa 2008... qua bốn dự án giúp Trung Quốc giải quyết các thách thức xã hội và môi trường của mình”. Nghịch lý “nhà giàu đi vay” chính là điều mà từ lâu các nước nghèo cần viện trợ thầm “khiếu nại” khi cho rằng mình bị tước mất cơ may được thêm viện trợ. Trong khi Trung Quốc đang tích lũy đến 2.400 tỉ USD và đang viện trợ hàng tỉ USD cho một số nước, thì Trung Quốc cũng nhận từ Tổ chức Global Fund 1 tỉ USD gọi là để chống bệnh AIDS, lao phổi và sốt rét, chiếm vị trí thứ tư trong danh sách các nước nhận tài trợ từ quỹ này, còn đứng cả trên những nước đang phải chịu nhiều các gánh nặng này như Ethiopia, Tanzania, Nam Phi...Trong khi đó, Trung Quốc năm nay lại cam kết viện trợ 10 tỉ USD cho châu Phi.Thật ra không có gì lạ, trái lại rất hợp lý! Trung Quốc góp vốn nhiều cho các định chế tài chính quốc tế thì cũng có quyền vay vốn nhiều. Song đó lại là những điều mà các nước góp vốn lớn nhất khác như Mỹ, Nhật, Đức... không làm! Theo bản tin của ADB, ADB phát hành trái phiếu bằng NDT để... tài trợ phát triển cho Trung Quốc, quả là “hai mặt”!

Trong tháng 12/2010, JSC VTB Bank của Nga là tổ chức phát hành đầu tiên ngoài Châu Á đưa ra sản phẩm trái phiếu đồng Nhân dân tệ. Các tập đoàn đa quốc gia như McDonald’s và Caterpillar cũng nằm trong số những công ty nước ngoài đầu tiên không thuộc lĩnh vực tài chính gia nhập vào thị trường trái phiếu đồng Nhân dân tệ.

Theo Giám đốc điều hành Cơ quan tiền tệ Hồng Kông, 28 tỷ nhân dân tệ (4,3 tỷ USD) trái phiếu nhân dân tệ được phát hành trong 5 tháng đầu năm 2011.Số trái phiếu nhân dân tệ này được 28 tổ chức phát hành tại Hồng Kông trong 5 tháng đầu năm nay. Con số 28 tỷ nhân dân tệ này tương đương hơn một nửa tổng giá trị của cả năm 2010 (Năm 2010,16 tổ chức đã phát hành 36 tỷ nhân dân tệ trái phiếu tại Hồng Kông) . Năm 2007, con số này mới chỉ là 10 tỷ nhân dân tệ.

Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ mang tới một kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chóng trong thương mại và liên kết đầu tư với thế giới của Trung Quốc. Hồng Kông cũng góp phần trong câu chuyện tăng trưởng của Trung Quốc.

Năm 2010, thương mại bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đạt 506 tỷ nhân dân tệ, trong đó 73% thông qua các ngân hàng tại Hồng Kông.Trong quý 1 năm nay, giá

11

Page 12: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

trị thương mại bằng nhân dân tệ của Trung Quốc đạt khoảng 360 tỷ nhân dân tệ, với 86% đi qua Hồng Kông.

Phạm vi của các tổ chức phát hành mở rộng theo thời gian, từ các tổ chức tài chính ban đầu, tới Bộ Tài chính Trung Quốc và chi nhánh đại lục của các ngân hàng Hồng Kông trong năm 2009, và tiếp đến là các tổ chức tài chính quốc tế, tập đoàn đa quốc gia và Hồng Kông.

HSBC đi tiên phong phát hành trái phiếu nhân dân tệ tại London

Ngày 18/4/2012, HSBC đã ban hành hướng dẫn cho trái phiếu đồng NDT kì hạn 3 năm tại 3-3,25%. Đây sẽ là trái phiếu bằng đồng NDT đầu tiên tại London, đặt dấu mốc trong nỗ lực của thành phố này để trở thành trung tâm giao dịch NDT đầu tiên nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Theo thỏa thuận đầu tư phát hành bởi HSBC, đợt phát hành này sẽ là một giao dịch tham chiếu, với giá trị ít nhất 500 triệu NDT (79,4 triệu USD). Trên thị trường giao dịch NDT ngoài Trung Quốc, một đợt phát hành trị giá 200 triệu đã được coi là một giao dịch cỡ lớn.

Sau một hiệp định giữa chính phủ Anh và Trung Quốc vào cuối năm 2011, London hiện đang bắt tay vào xây dựng để trở thành một trung tâm giao dịch NDT đầu tiên nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc, bên cạnh thị trường Hồng Kông.Tiền gửi bằng đồng NDT tại các ngân hàng trên thị trường London đã đạt 109 tỷ NDT vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thua xa 566 tỷ NDT huy động trên thị trường Hồng Kông, cho thấy đặc khu này vẫn là một trung tâm giao dịch NDT quan trọng của thế giới.

London và các trung tâm tài chính khác như Singapore đang tìm cách huy động vốn để có được đà tăng trưởng nhanh chóng như thị trường giao dịch NDT tại Hồng Kông, thị trường dù mới được thành lập chưa đầy 2 năm.

Các ngân hàng khác cũng đang có kế hoạch huy động vốn trên thị trường London bao gồm Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc.

3. M t s qu c gia trên th gi iộ ố ố ế ớTỷ lệ trái phiếu Chính phủ của các nước đã phát hành so với GDP và so với tổng lượng trái phiếu đã phát hành của nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á:

12

Page 13: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

% GDP % Toàn bộ trái phiếu

Năm 1990 2000 2010 Sep-11 1990 2000 2010 Sep-11

Úc 20.3% 17.5% 27.7% 26.4% 59.9% 32.1% 32.9% 37.8%

Canada 67.3% 59.7% 66.3% 61.0% 77.6% 65.4% 70.4% 70.5%

Pháp 22.5% 44.6% 64.8% 64.8% 29.9% 55.5% 53.1% 53.2%

Đức 20.0% 31.5% 52.4% 50.7% 35.0% 34.7% 66.2% 68.5%

Nhật 46.9% 76.4% 211.9% 221.1% 52.7% 63.5% 84.7% 85.7%

Thuỵ Điển 28.7% 42.6% 28.8% 22.8% 34.6% 53.4% 32.1% 29.1%

Thuỵ Sĩ 8.8% 21.3% 23.8% 19.6% 13.5% 33.8% 43.1% 41.4%

Anh 24.9% 28.8% 58.6% 58.8% 63.3% 62.0% 80.4% 82.1%

Mĩ 54.0% 41.3% 81.5% 83.2% 43.7% 29.9% 45.8% 47.9%

Trung bình

30.8% 35.9% 50.5% 48.4% 44.7% 45.8% 53.0% 53.8%

Trung Quốc

2.1% 9.3% 27.9% 20.9% 43.1% 54.7% 53.5% 45.7%

Indonesia NA 10.8% 5.4% 4.9% NA 95.6% 88.7% 88.3%

Malaysia 56.6% 30.2% 50.2% 47.2% 72.0% 47.4% 45.3% 44.0%

Philippines 22.9% 25.5% 30.9% 28.5% 100% 99% 96.4% 96.5%

Hàn Quốc 14.4% 21.4% 46.8% 45.2% 32.0% 30.3% 42.8% 43.4%

Thailand 3.4% 13.6% 52.1% 49.2% 32.9% 54.3% 73.6% 73.7%

Trung bình

21.7% 22.7% 43.1% 39.9% 54.1% 55.3% 60.8% 59.5%

Nguồn: tính toán từ số liệu trái phiếu của BIS và GDP của EIU.

13

Page 14: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Ghi chú: (1) ngoại trừ Nhật; (1) ngoại trừ Indonesia.

Từ bảng trên cho thấy, tính đến tháng 9 năm 2011, trung bình nhóm các nước phát triển (trừ Nhật Bản) có tỷ lệ trái phiếu chính phủ khoảng 48% GDP, trong khi nhóm các nước đang phát triển (trừ Indonesia) khoảng 40%. Ngược lại các nước phát triển có tỷ lệ phân khúc trái phiếu chính phủ khoảng 54% của tổng lượng trái phiếu nội địa đã phát hành, thấp hơn 60% của nhóm các nước đang phát triển. Trên thực tế thị trường tài chính càng phát triển thì tỷ lệ trái phiếu chính phủ càng giảm, trừ những nuóc có tỷ lệ nợ công quá cao như Nhật Bản. Như vậy sau ba mươi năm trở về đây, các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á đã và đang tiệm cận dần với các nước phát triển xét về quy mô và cấu trúc của thị trường trái phiếu.

C. TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Vì vậy, Việt Nam đã mạnh dạn tham gia thị trường trái phiếu Quốc tế và đã thu được những tín hiệu đáng mừng song song với những lo ngại và thách thức! Đặc biệt là lần phát hành Trái phiếu quốc tế đầu tiên của Việt Nam ra thị trường thế giới.

I. Năm 2005:TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Điều kiện kinh tế

Đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã được Bộ Tài chính “thai nghén” từ cách đây hơn 10 năm. Năm 1994, ngay sau khi Trung Quốc phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra thị trường thế giới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính bắt tay vào nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng đề án này.

Do những biến động của thị trường tài chính-tiền tệ thế giới, đề án đã nhiều lần bị trì hoãn do chưa hội đủ các điều kiện thuận lợi. Năm 2005, thời cơ đã đến khi các yếu tố “thiên-thời-địa-lợi” chín muồi: Kinh tế trong nước phát triển, nợ nước ngoài ở mức an toàn, thị trường tài chính thế giới ổn định cộng với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày một lớn.

14

Page 15: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Việc Việt Nam lựa chọn thời điểm cuối tháng 10/2005 để phát hành trái phiếu là hết sức đúng đắn bởi trong khi vay thương mại từ các ngân hàng trong nước đang ở một mặt bằng lãi suất cao thì việc huy động nguồn ngoại tệ từ bên ngoài với lãi suất thấp hơn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đang ngày càng bị thu hẹp dần và dự kiến đến năm 2010 sẽ “biến mất” khỏi cơ cấu vốn vay, thì trái phiếu sẽ trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

Thực trạng phát hành

"Hiếm thấy lần phát hành trái phiếu Chính phủ đầu tiên nào thu được thành công như của Việt Nam" là nhận định được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đưa ra. Bằng chứng là số lượng nhà đầu tư đặt mua trái phiếu lên tới trên 255 nhà đầu tư lớn (so với 150 nhà đầu tư mua trái phiếu của Chính phủ Indonesia đầu tháng 10/2005). Tính trung bình, mỗi nhà đầu tư chỉ mua được khoảng 20% lượng đặt mua, thậm chí có nhà đầu tư không mua được trái phiếu. Việc nhiều nhà đầu tư lớn tham gia mua trái phiếu Việt Nam sẽ là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo.

Ngay ngày đầu tiên tại Hồng Kông (19/10), số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã đạt khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chính phủ Việt Nam định phát hành. Đến ngày 26/10, sau khi Chính phủ quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã tăng lên tới hơn gấp 3 lần từ mức trên 1 tỷ USD lên khoảng 3 tỷ USD. Ngày định giá trái phiếu, 29/10, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã lên tới con số kỷ lục 4,5 tỷ USD, tức là gấp 6 lần mức Chính phủ Việt Nam phát hành trong đợt này. Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm tham gia đặt mua trái phiếu của Chính phủ VN với số lượng lớn. Đặc biệt lần này một số Ngân hàng trung ương và các tổ chức đầu tư của Chính phủ các nước trong khu vực Châu Á đặt mua tới 50 - 100 triệu USD. Trong đó có Ngân hàng dự trữ quốc gia Malaysia tính đến nay chưa từng mua trái phiếu Chính phủ của quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu của Chính phủ VN. Đặc biệt, còn dùng cả tiền dự trữ để tham gia mua 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ, sức hút mạnh mẽ của trái phiếu Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.

Kết quả

15

Page 16: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Kết quả, 750 triệu USD trái phiếu đã được bán hết với lãi suất danh nghĩa là 6,875%/năm; trong đó các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ là 30%. Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%).

Lãi suất coupon là 6,875%, giá bán là 99,223 USD. Điều này có nghĩa là lãi suất thực mà Việt Nam phải trả cho trái phiếu này là 7,13%/năm. Mức lãi suất này được coi là thấp so với các nước có mức tín nhiệm tương đương với Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, lãi suất trái phiếu chính phủ của Indonesia là 7,717%/năm, Philippines là 8,59%. Hầu hết các nước Nam Mỹ như Brasil, Argentina, Colombia đều phải chịu mức lãi suất cao hơn 7,5%. So với một số nền kinh tế mạnh như Hàn Quốc, Úc, Nga thì mức lãi suất mà Việt Nam phải chịu chỉ cao hơn từ 1,32-1,65%.

30 giây sau khi được định giá phát hành ở thị trường sơ cấp, trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp và giá trái phiếu đã tăng khoảng 5 điểm, sau 15 phút tăng lên 10 điểm và đến ngày 1/11 vẫn giữ ở mức tăng 10 điểm so với lúc định giá phát hành....

Đây là đợt phát hành TPQTCP lần đầu tiên của VN ra thị trường vốn quốc tế và giao dịch này khẳng định cam kết của VN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới. Đây là bước đi "khai phá" đầy thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận vào thị trường vốn quốc tế. Tín hiệu vui là thị trường quốc tế đã đón nhận mạnh mẽ và hi vọng giao dịch lần này sẽ khuyến khích hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với VN.

Mục đích phát hành trái phiếu :

Trước mắt, trong đợt huy động 750 triệu USD trái phiếu lần này, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là doanh nghiệp đầu tiên đã được lựa chọn giải ngân. Tổng công ty Điện lực Việt Nam cũng muốn được vay vốn trái phiếu, nhưng do chưa có phương án, vay và trả nợ khả thi nên không được chấp thuận. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm, trong đoàn đi tiếp thị chào hàng trái phiếu lần này, ngoài Vinashin còn có Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Đây là những đơn vị đang có kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trong tương lai không xa.

16

Page 17: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam thành công là một tín hiệu tích cực. Điều này thể hiện mức tín nhiệm của Việt Nam đã gia tăng làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Có thể sau sự kiện này, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FPI) sẽ gia tăng, thúc đẩy hơn nữa kinh tế Việt Nam tăng trưởng.

Việc trái phiếu bán chạy trên thị trường quốc tế cũng là điều kiện để Việt Nam có thể huy động thêm nguồn vốn, tăng cường đầu tư, thúc đẩy cỗ máy tăng trưởng, khi mà nguồn vốn trong nước đang đi dần đến điểm bão hòa, khó huy động hơn.Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam sẽ có những tác tích cực. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp hợp lý, những bất lợi sẽ nổi lên, đôi khi triệt tiêu hẳn những tác động tích cực, thậm chí còn làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn.

Huy động trái phiếu có nghĩa là chính phủ đi vay ở nước ngoài. Đã đi vay thì phải trả mà còn phải trả với lãi suất cao. Một khoản đi vay chỉ có thể trả được khi suất sinh lợi mà nó làm ra tối thiểu phải bằng lãi suất đi vay. Con số cụ thể ở đây là 7,125%.Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với khoản vay này là phải sử dụng một cách hiệu quả. Có nghĩa là, việc sử dụng khoản vốn này không được rơi vào vết xe đổ của các khoản vốn vay ODA.

Nhìn vào Vinashin, đơn vị được ủy thác gánh vác trọng trách này, thấy rằng vào cuối năm 2004, tổng tài sản của họ hơn 750 triệu đô la Mỹ một chút, tương đương với số vốn vừa được giao, tổng doanh thu khoảng chừng 350 triệu đô la, và hệ số ROE (suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu thấp hơn con số 7,13% rất nhiều). Hoạt động của Vinashin mới có sự khởi sắc trong những năm gần đây. Trong kế hoạch được phê duyệt trong năm 2001, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30% thì đến năm 2010, quy mô về doanh thu, tài sản của Vinashin sẽ gấp 4 lần hiện nay là một sự thành công vô cùng lớn lao, nhưng kế hoạch mới được duyệt sẽ là gấp 5 lần. Tốc độ phát triển này đòi hỏi phải có một cách tổ chức cực kỳ năng động và khả năng thích ứng vô cùng lớn. Nếu không, sẽ dẫn tới tình trạng “dục tốc bất đạt".

Để triển khai kế hoạch phát triển này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt lại Điều lệ tổ chức và hoạt động, đồng thời cho phép Vinashin thí điểm thuê tổng giám đốc nước ngoài. Đây là bước chuẩn bị tốt và hợp lý. Số tiền trên đã được Vinashin phân bổ đều cho các đơn vị trong tổng công ty. Cụ thể, các đơn vị đóng tàu được 60%, các dự án phát triển công nghiệp 30% và các dự án phát triển đội tàu là 10%. Do được đầu tư công nghệ mới, Vinashin đã đóng tàu đến 53 ngàn tấn vàđã ký nhận đóng các tàu tải trọng 100 – 150 ngàn tấn. Bên cạnh đó, Vinashin cũng đầu tư mạnh cho công nghiệp

17

Page 18: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

phụ trợ nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và tăng khả năng cạnh tranh của  ngành công nghiệp này trong tương lai. Bằng nguồn tiền trái phiếu quốc tế, Vinashin cũng đã đầu tư phần mềm thiết kế để nâng cao năng lực tự thiết kế. Nếu như trước đây, Việt Nam chỉ có thể thiết kế tàu dưới 20 ngàn tấn thì trong năm qua đã tự thiết kế tàu 53 ngàn tấn và tới đây sẽ tự thiết kế tàu 105 ngàn tấn.

Về triển khai đầu tư, hiện nay Vinashin đang đầu tư hàng loạt công trình nhằm hình thành 3 cụm công nghiệp tàu thủy ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Cụ thể, Vinashin đang đầu tư vào khu công nghiệp An Hồng – Hải Phòng chuyên sản xuất động cơ, sản xuất nồi hơi, nội thất tàu thủy và các cơ sở về cơ khí khác. Khu công nghiệp Lai Vu – Hải Dương tập trung vào cơ khí và sản xuất container. Khu công nghiệp Cái Lân đang triển khai dự án cán nóng thép tấm 500 ngàn tấn phục vụ đóng tàu và sang năm sẽ có sản phẩm thay thế nhập khẩu. Khu công nghiệp  Dung Quất đầu tư nhà máy đóng tàu có năng lực đóng tàu 100 – 150 ngàn tấn và nâng lên đến 300 ngàn tấn, có thể sản xuất các giàn khoan dầu khí…

Tuy nhiên, khó khăn nhất của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là vấn đề quản trị công ty, xử lý mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người điều hành. Trong trường hợp thuê người nước ngoài, nếu không có cơ chế hợp lý thì có thể xảy ra tình trạng lợi dụng nguồn lực của chúng ta để tìm kiếm lợi ích cho bản thân họ. Còn nhiều vấn đề khác, song trên đây là hai vấn đề đáng lưu ý nhất trong việc triển khai chiến lược phát triển Vinashin nói riêng, ngành công nghiệp đóng tàu nói chung.

Đợt huy động vốn từ Quốc tế lần đầu tiên của Việt Nam đã mang lại những dấu hiệu tốt song bên cạnh đó cần phải xem xét để sử dụng nguồn vốn ấy thật hợp lí, để không trở nên lãng phí, thành gánh nặng cho thế hệ sau.

II. Năm 2007Điều kiện kinh tế :

Huy động vốn qua phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế đang được xem là xu hướng phát triển tất yếu của thị trường vốn Việt Nam

Năm 2005, lần đầu tiên Chính phủ VN phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế đã thành công rực rỡ. Số lượng các nhà đầu tư quốc tế tham gia mua trái phiếu đạt mức kỷ lục trên thị trường vốn trong nhiều năm trở lại đây. Sau đợt phát hành thành công cuối năm 2005, việc tìm nguồn vốn trên thị trường quốc tế trở thành một kênh huy động đầy hứa hẹn với nhiều tổng công ty lớn và các doanh nghiệp Việt Nam.

18

Page 19: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Sau đợt phát hành, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Đầu tháng 6/2007, Bộ Tài Chính đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án... Trong khi đó, năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến cần phải huy động cho đầu tư phát triển khoảng 554.000 tỷ đồng, tương đương 41,5% GDP (tăng 19,6% so với ước thực hiện năm 2007) nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9%. Thế nhưng vấn đề này đang gặp phải khó khăn khi mà ngân sách chỉ có khả năng đáp ứng được 17,5% tổng nguồn vốn. Việc huy động từ các nguồn khác, đặc biệt huy động qua phát hành trái phiếu ngoài nước cũng được tính đến.

Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần có nguồn vốn đầu tư khoảng 140 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước là 91 tỷ USD – chiếm tỷ trọng 65%, phần còn lại khoảng 49 tỷ USD dự kiến huy động bổ sung từ các nguồn vốn bên ngoài như FDI – 13 tỷ USD, ODA – 11 tỷ USD và vay thương mại của Chính phủ, doanh nghiệp khoảng 25 tỷ USD.

Song thực tiễn việc huy động vốn thời gian qua cho thấy, hình thức huy động vốn vay thương mại qua ngân hàng, thị trường vốn trong nước và một số kênh huy động vốn thương mại khác đã bộc lộ sự hạn chế như: hệ thống ngân hàng trong nước chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn bằng ngoại tệ cho các dự án lớn; các khoản vay của ngân hàng thương mại trong nước hiện tại có lãi suất dao động từ Sibor 6 tháng cộng với lãi suất phụ trội từ 1,9-2,9% (khoảng 7,35% - 8,35%/năm) là quá cao so với huy động trên thị trường quốc tế nói chung và so với phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng; nguồn vốn ODA có hạn và có xu hướng giảm đi khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức cao; thị trường chứng khoán đang trong quá trình hình thành và phát triển chỉ có khả năng huy động bằng nội tệ, quy mô còn nhỏ, kỳ hạn ngắn...

Bộ Tài chính đánh giá việc phát hành trái phiếu lần này sẽ tiếp tục khả quan do hệ số tín nhiệm của Việt Nam năm 2006 - 2007 đã được cải thiện. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Moody’s nâng đánh giá về triển vọng cho Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” là tiền đề cho việc nâng hạng cho Việt Nam thời gian tới. Ngoài ra, OECD cũng đã nâng mức phân loại rủi ro cho Việt Nam từ bậc 5 lên bậc 4 giúp mức bảo hiểm tín dụng cho các khoản vay của Việt Nam giảm được khoảng 3%.

Bên cạnh đó, tình hình giao dịch trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp sau đợt phát hành năm 2005 cũng khả quan. Trái phiếu Chính phủ sau khi phát hành tăng giá

19

Page 20: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

liên tục lên 104% (tương đương mức lãi suất 6,4-6,5%) trong suốt thời gian dài. Từ đầu năm đến nay, giá trái phiếu có xu hướng tăng ổn định, tại thời điểm ngày 24/4/2007, mức giá đã đạt tới 107,5% - tương đương lãi suất 5,766%.

Căn cứ vào các biến động thị trường và lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, Bộ Tài chính nhận định rằng năm 2007 là thời điểm thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.

Ngày 5.6, Chính phủ đã thông qua đề án phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế năm 2007 với giá trị khoảng 1 tỉ USD có thời hạn 15 và 20 năm. Sau khi Văn phòng Chính phủ đã hoàn chỉnh các thủ tục để trình lên Thủ tướng, Thủ tướng ký ban hành nghị quyết về vấn đề này.

Mục đích phát hành trái phiếu quốc tế

Bộ Tài chính lựa chọn khoảng 3 ngân hàng đầu tư nước ngoài hàng đầu làm đồng bảo lãnh chính - đồng quản lý sổ đăng ký đầu tư theo hình thức chào thầu trực tiếp. Nguồn vốn 1 tỉ USD từ việc phát hành trái phiếu dự kiến được phân bổ cho dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 700 triệu USD (thời hạn vay 16 năm); cho dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 là 60 triệu USD (thời gian thu hồi vốn khoảng 10 năm) và cho dự án mua tàu vận tải của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) là 240 triệu USD.

Chủ trương phát hành trái phiếu ra nước ngoài nhằm hai mục tiêu. Một là, tạo ra hình ảnh của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, huy động thêm nguồn lực để phát triển vốn trong nước, trong điều kiện doanh nghiệp chưa trực tiếp tham gia được thị trường vốn quốc tế. Hai là, giúp doanh nghiệp làm quen và tiến tới tự huy động được vốn quốc tế.

Có thể nói, năm 2007, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá khả quan, bất chấp thị trường tài chính Việt Nam biến động, với quy mô tăng từ 11% GDP năm 2006 lên 13% GDP cuối 2007. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể, khối này đã mua 50% khối lượng trái phiếu phát hành. Mặc dù tính thanh khoản của Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam vẫn bị hạn chế do tồn tại quá nhiều loại nhưng tới năm 2008, khả năng phát triển của thị trường này vẫn được đánh giá là khá lớn. Đây sẽ là động lực cơ bản cho sự thành công của các kế hoạch phát hành Trái phiếu Quốc tế.

Kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế bị hoãn lại

20

Page 21: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Mặc dù nhận thức rõ các lợi ích có thể đem lại từ phát hành trái phiếu quốc tế, song hiện nay, việc phát hành loại trái phiếu này đang gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt. Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại, và vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp tục thực hiện được hoạt động này. Bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác.

Về phía bản thân các chủ thể trong nước, để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì hiện tại doanh nghiệp vẫn đang gặp các trở ngại nhất định về định giá hệ số tín nhiệm, về năng lực tài chính, về khâu kiểm toán... Điều quan trọng nhất lúc này là các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành và chờ đến khi thị trường phục hồi trở lại sẽ chớp lấy thời cơ. doanh nghiệp Việt Nam phải xác định được nhà đầu tư vào trái phiếu là ai để công bố công khai kế hoạch phát hành, mục đích huy động vốn, tình hình hoạt động... một cách minh bạch. Đây là điều kiện tối cần thiết để đẩy nhanh tiến trình thâm nhập thị trường vốn quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo tiền lệ mở đường cho phát hành cổ phiếu và niêm yết quốc tế.

III. Năm 2009:

1. Nghị quyết mở đường ra thị trường vốn Quốc tế 2009:Ngày 04/06/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định Số 53/2009/NĐ-CP qui định về phát hành trái phiếu Quốc tế với những qui định cụ thể về việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ và doanh nghiệp mở ra hướng đi mới đến thị trường vốn Quốc tế.

Nghị định này qui định rõ:

Nguyên tắc phát hành

1. Chính phủ chỉ phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm của quốc gia, các dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng trả nợ. Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ cần có phương án rõ ràng, bảo đảm hiệu quả hơn so với danh mục nợ hiện tại.

2. Việc phát hành chỉ thực hiện khi điều kiện thị trường quốc tế thuận lợi, bảo đảm thành công với chi phí hợp lý.

21

Page 22: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

3. Các doanh nghiệp trực tiếp phát hành trái phiếu quốc tế phải tuân thủ nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động được từ phát hành.

4. Việc phát hành phải tuân thủ các quy định về quản lý nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối theo pháp luật hiện hành và phù hợp với luật pháp quốc tế.

6 Điều kiện phát hành

Trái phiếu quốc tế chỉ được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Đối với trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ, đề án phát hành phải được Chính phủ phê duyệt, bao gồm cả phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ của Chính phủ.

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, đề án phát hành trái phiếu phải được Hội đồng quản trị thông qua và phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.

Đối với các đề án phát hành trái phiếu của các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, đề án phát hành phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên, đại diện chủ sở hữu vốn thông qua.

2. Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

3. Các chương trình, dự án được xác định là trọng điểm quốc gia hoặc các dự án đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định là có hiệu quả, đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Đối với các trường hợp phát hành theo các hình thức trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu bảo đảm bằng các hình thức khác nhau cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

5. Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành (trong trường hợp phát hành cần có hệ số tín nhiệm).

6. Người phát hành đã hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp nước ngoài áp dụng cho từng đợt phát hành, cho từng loại hình phát hành và luật pháp Việt Nam.

22

Page 23: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Điều 7. Tổ chức phát hành

1. Việc tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế chỉ được thực hiện khi đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

2. Trình tự tổ chức phát hành có thể bao gồm các bước sau đây:

a) Lựa chọn tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành: Người phát hành lựa chọn một số ngân hàng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu làm tổ hợp ngân hàng bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cơ sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các ngân hàng do các tạp chí uy tín quốc tế (như Tạp chí tài chính International Financial Review) bình chọn;

b) Lựa chọn các tư vấn pháp lý: Người phát hành phối hợp với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh lựa chọn các công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Người phát hành và Người bảo lãnh phát hành;

Riêng tư vấn pháp lý trong nước cho Người phát hành phụ thuộc vào hình thức trái phiếu, cụ thể:

- Đối với trái phiếu Chính phủ: là Bộ Tư pháp do Chính phủ ủy quyền tư vấn cho Người phát hành về các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch phát hành và là người đưa ra ý kiến pháp lý cho giao dịch;

- Đối với trái phiếu doanh nghiệp: là công ty luật có đầy đủ năng lực pháp lý được lựa chọn làm tư vấn về các quy định liên quan đến giao dịch phát hành và là người đưa ra ý kiến pháp lý cho giao dịch.

c) Hoàn thiện hồ sơ phát hành: người phát hành chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh, các tư vấn pháp lý quốc tế và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý liên quan nêu tại Điều 4 Nghị định này, phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam;

d) Đánh giá hệ số tín nhiệm: người phát hành chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam tổ chức làm việc với các cơ quan đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm quốc gia trước đợt phát hành (trong trường hợp phát hành trái

23

Page 24: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

phiếu Chính phủ). Đối với doanh nghiệp, việc xác định hệ số tín nhiệm tùy thuộc vào yêu cầu của từng đợt phát hành.

e) Tổ chức quảng bá và thực hiện phát hành: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Người phát hành thực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng hình thức phát hành, cụ thể:

- Người phát hành phối hợp với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành tổ chức chiến dịch quảng bá trái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu.

- Người phát hành quyết định các điều kiện, lãi suất danh nghĩa (lãi suất coupon), các điều khoản phát hành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành đã được phê duyệt;

- Người phát hành tổ chức việc tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hành theo đúng các thỏa thuận đã ký.

f) Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Người phát hành hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành.

Đối với doanh nghiệp:

Các hình thức trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường vốn quốc tế có các hình thức sau:

1. Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ: là trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh hoặc kết hợp giữa bảo lãnh Chính phủ và các hình thức bảo đảm khác.

2. Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh Chính phủ: là trái phiếu do các doanh nghiệp tự phát hành, kể cả khi được một bên thứ ba bảo lãnh, nhưng không phải là Chính phủ.

Điều kiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được quy định tại Điều 23 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14-10-2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:

24

Page 25: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Đối với trái phiếu không chuyển đổi, doanh nghiệp phát hành có thời gian hoạt động tối thiểu là ba năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động và đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ba năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành trong ba năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần.

2) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành.

3) Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước xác nhận thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hằng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4) Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm có hệ số tín nhiệm tối thiểu bằng hệ số tín nhiệm quốc gia.

5) Phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 24 và Điều 26 nghị định này.

6) Doanh nghiệp phát hành đã hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp của thị trường phát hành áp dụng cho từng đợt, từng hình thức phát hành.

Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền, doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định như doanh nghiệp phát hành trái phiếu không chuyển đổi nêu trên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

1) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền.

2) Bảo đảm tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

3) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng.

25

Page 26: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Sử dụng tiền phát hành

1. Doanh nghiệp phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn từ phát hành, bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành về ngoại hối của Nhà nước.

2. Đối với các trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện việc giám sát sử dụng vốn theo các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện hành.

.Nghị định này trở thành một cánh cửa mở ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Với những hướng dẫn cụ thể về cách thức tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu Quốc tế, đây là một bước đi lớn đối với thị trường vốn của nước ta.

2. Vincom phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế:Ngày 18/11, Công ty cổ phần Vincom thông báo đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế, kỳ hạn 5 năm. Đây là đợt trái phiếu chuyển đổi quốc tế đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam phát hành thành công trên thị trường vốn quốc tế và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore.

Đặc thù của đợt trái phiếu chuyển đổi này là không có tài sản bảo đảm, được phát hành nhằm đa dạng hóa kênh huy động vốn và cung cấp nguồn vốn dài hạn cho công ty. Việc phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn phục vụ việc triển khai các dự án bất động sản lớn tại Hà Nội là Royal City và Eco City.

Trái phiếu này có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của Vincom với mức giá chuyển đổi sẽ được tính toán trên cơ sở giá đóng cửa của cổ phiếu Vincom là 108.000 đồng vào ngày phát hành. Trái phiếu được phát hành bằng đôla Mỹ và sẽ hưởng lãi suất coupon hàng năm là 6%/năm, thanh toán 6 tháng một lần vào cuối kỳ.

Trái phiếu chuyển đổi của Vincom đã được chấp nhận để chính thức niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Singapore từ ngày 11/11/2009. Số cổ phiếu được phát hành thêm sau khi chuyển đổi từ trái phiếu sẽ được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, nơi cổ phiếu của Vincom hiện đang được giao dịch./.

IV. Năm 2010

1. Trái phiếu chính phủĐiều kiện kinh tế: Khó khăn

26

Page 27: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Bội chi ngân sách cao năm 2010 ước khoảng 117.100 tỷ đồng, bằng khoảng 5,95% GDP

Sự thiếu ổn định của tiền tệ và tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai đã lên tới 8,4 tỷ USD, hay 9,3% GDP năm 2008.

Trong nhiều tháng, VNĐ được giao dịch chính thức ở mức đáy của biên độ cho phép và vào tháng 3, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới rộng biên độ từ 3 lên 5%, giá trị đồng VNĐ giảm xuống mức thấp mới

Nhưng việc đồng tiền tiếp tục yếu đi khiến doanh nghiệp Việt Nam khó vay vốn từ thị trường và chính phủ khó huy động vốn cho kế hoạch kích thích 8 tỷ USD - lượng trái phiếu bán ra, cả bán le và bán buôn, đã giảm mạnh.

Thực trạng việc phát hành

Qua phối hợp với tổ hợp bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, Deutsche Bank, sau khi tổ chức quảng bá quảng bá tại các thị trường châu Á (Hồng Kông), châu Âu (London) và châu Mỹ (Boston, New York), ngày 25/1, tại New York (Mỹ), Bộ Tài chính sẽ xúc tiến việc giới thiệu chào bán khoảng 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong những ngày cuối tháng 1/2010. Lãi suất của đợt phát hành này theo dự kiến không quá 7% và có thời hạn 10 năm.

Theo Bloomberg, trong đợt phát hành, Việt Nam có thể phải nâng mức lãi suất trái phiếu ít nhất thêm 1% so với lãi suất trái phiếu của Philippines và Indonesia, trong khi đồng nội tệ suy yếu và làn sóng phát hành trái phiếu của các nước đang phát triển khiến các nhà đầu tư tìm kiếm mức bảo hiểm cao hơn.

Ngày 7/1, Philippines đã phát hành trái phiếu quốc tế lãi suất 5,67%, đáo hạn vào năm 2020, Indonesia cũng chào bán nợ chính phủ với lãi suất 6%/năm. Theo Standard & Poor’s, hai quốc gia này có thứ tự xếp hạng dư nợ thấp hơn Việt Nam.

Đánh giá của các chuyên gia tài chính quốc tế:

Western Asset Management Co cho rằng, Việt Nam cần đưa ra mức lợi tức thấp nhất là 7% sau khi hai quốc gia đang phát triển trên đã phát hành hơn 13 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế trong năm nay, và thị trường vốn quốc tế đang “căng” ít nhất trong một thập kỷ tới. Indonesia đã giảm lượng phát hành xuống còn 2 tỷ USD và hoãn đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 30 năm.

27

Page 28: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Ông Dennis Shen, nhà phân tích tại Alliance Bernstein – Quỹ đầu tư quản lý 496 tỷ USD trên toàn cầu và là một chi nhánh của hãng bảo hiểm Pháp Axa SA nói: “Chúng tôi sẽ xem xét khả năng tham gia đầu tư khi lãi suất trái phiếu Việt Nam ở mức 7 – 7,25%."

Ổn định và tăng trưởng

Việt Nam đang nỗ lực đưa ra các quyết sách nhằm hài hòa giữa thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế. Moody's Investors Service cho biết, hệ số tín nhiệm của Việt Nam được Moody’s xếp hạng Ba3, dưới 3 cấp mức độ có thể đầu tư. Mức xếp hạng này ngang bằng với Philippines và thấp hơn một bậc so với Indonesia. Trong khi đó, S&P xếp hạng Việt Nam ở mức BB, cao hơn một bậc so với mức BB- của Indonesia và Philippines.

Nguồn cung dồi dào

Làn sóng phát hành trái phiếu quốc tế ồ ạt của nhiều nước đang phát triển với mức lãi suất ngày càng hấp dẫn khiến việc thu hút các nhà đầu tư mua trái phiếu của VN trở nên khó khăn. Ông Rajeev de Mello – thuộc quỹ Western Asset, lại cho rằng, Việt Nam có thể đưa ra mức lãi suất trong khoảng 7,25% – 7,5%.

Sau Philippines, Mexico, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Sloveni, Albania đang có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu trong năm nay. Theo EMBI Global Composite Index, mới đây các nhà đầu tư đã đưa ra tỷ lệ bảo hiểm 2,97% đối với trái phiếu của các nước đang phát triển, giảm từ mức 4,14% ở 6 tháng trước.

Vấn đề tỷ giá

Theo nghiên cứu của JPMorgan Chase & Co, năm ngoái, trái phiếu thanh toán bằng ngoại tệ của Việt Nam đem lại thặng dư 25%, trong khi Philippines là 21%, Indonesia là 56%, và 29% cho EMBI Global index, quỹ đầu tư vào trái phiếu của 37 quốc gia đang phát triển.

Các hợp đồng hoán đổi nợ xấu của Việt Nam đạt điểm cơ sở là 236, hơn Philippines 41% và Indonesia 24%. Đây là thang giá trị của các khế ước nhằm bảo vệ nhà đầu tư nếu bên vay không tuân thủ các hợp đồng.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã giảm giá đồng nội tệ khoảng 5,4% vào năm ngoái khi cán cân thương mại cả năm 2009 đạt mức thâm hụt kỷ lục 12,25 tỷ USD. VND

28

Page 29: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

đang được giao dịch ở mức 1 USD = 18.474 VND. Chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 4,35% vào tháng 11/2009 lên 6,52% vào tháng 12/2009.

Nếu đợt phát hành trái phiếu này không thành công, Việt Nam sẽ phải dựa vào các nhà tài trợ quốc tế cho các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng, ông John T. Sullivan, người sáng lập Kerry Emerging Global Opportunities LL nhận xét.

Kết quả

Ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế có lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm và lợi tức phát hành 6,95%/năm.

Trái phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020. Vào ngày 29/1/2010, 1 tỷ USD phát hành trái phiếu quốc tế đã về tài khoản của Việt Nam.

Cuống lãi (nominal coupon) hay lãi suất danh nghĩa (nominal interest) là lãi suất mà người vay trả cho người cầm trái phiếu theo mệnh giá của nó. Trái phiếu là một loại chứng khoán và được giao dịch trên các thị trường, cụ thể trái phiếu lần này của Việt Nam được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore và đáo hạn vào ngày 29.1.2020. Những ai cầm trái phiếu này vào ngày đáo hạn được trả số tiền bằng mệnh giá (gốc) và lãi còn lại (nếu có). Hàng năm người cầm trái phiếu được trả lãi bằng lãi suất danh nghĩa nhân với mệnh giá.

Lợi tức, suất thu nhập (yield) 6,95% (khác với 6,75%) là gì?

Giá mua trái phiếu không nhất thiết bằng mệnh giá. Nếu giá mua thấp hơn thì lợi suất cao hơn lãi suất danh nghĩa và ngược lại. Thí dụ, nếu mệnh giá là 100USD và lãi suất danh nghĩa là 7,5%, nhưng người mua chỉ phải trả 75USD, thì lợi tức là 7,5/75 = 10%. Nói cách khác VN phát hành trái phiếu có tổng mệnh giá 1 tỉ USD nhưng người mua chỉ trả (hay chúng ta chỉ nhận được) 971,223 triệu USD.

Sau khi phát hành thành công, trái phiếu được giao dịch trên thị trường và giá trao đổi có thể khác xa giá ban đầu khi phát hành và khác xa mệnh giá, tuỳ thuộc vào khả năng trả nợ của người đi vay, vào lãi suất thị trường, vào thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn, vào số lượng giao dịch. Đối với các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp này, lãi suất danh nghĩa vẫn y nguyên (6,75%) nhưng lợi tức có thể cao hơn hay thấp hơn (tuỳ vào giá mua lại mà họ phải trả cho người sở hữu trái phiếu trước đó).

29

Page 30: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Đối với người đi vay tiền cả lãi suất danh nghĩa và lợi tức phát hành đều quan trọng. Đối với người cho vay, các nhà đầu tư, lợi tức là quan trọng nhất.

Vay được vốn là một thành công, nhưng thành công cũng nên được xem xét cả ở khía cạnh lãi suất danh nghĩa và nhất là lợi tức nữa. Nước không ổn định, không có khả năng chi trả thì có vống lãi suất lên thật cao các nhà đầu tư vẫn không muốn cho vay. Xét ở khía cạnh đó, Việt Nam đã thành công. Nước ta cũng thành công ở khía cạnh tiếp cận được đến thị trường vốn quốc tế không dễ, ngoài uy tín của đất nước còn cần đến những kiến thức chuyên gia cao trong đàm phán.

Lợi tức 6,95% chúng ta phải trả là cao. Người ta thường lấy lợi tức của tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ cùng kỳ hạn làm chuẩn. Hiện nay chênh lệch lợi tức của các trái phiếu của các nước mới nổi phát hành so với lợi tức của tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ cùng thời hạn 10 năm, là 300 điểm phần trăm. Mức 6,95% của chúng ta tương đương với mức chênh lệch 333 điểm, cao hơn mức chung 300 này.

Hai nước có đánh giá uy tín tín dụng tương tự như VN là Indonesia và Philippines. Indonesia mới phát hành 2 tỉ USD trái phiếu quốc tế với mức chênh lệch 228 điểm phần trăm (tức là với 5,90% lợi tức), còn Philippines phát hành 650 triệu USD và phải trả mức chênh lệch 184 điểm phần trăm (hay 5,45% lợi tức). Hai nước này đã thành công hơn Việt Nam khá nhiều. Nhìn từ khía cạnh này chúng ta chưa hẳn đã thật thành công. Đó cũng là một thước đo về uy tín quốc gia, và có lẽ kinh nghiệm của chúng ta trên thị trường vốn quốc tế còn chưa nhiều.

Với hơn 971 triệu USD thu được trong đợt phát hành này việc sử dụng vốn đó có hiệu quả vẫn là vấn đề cốt lõi.

Vay được vốn trên thị trường vốn quốc tế là việc tốt, vay với điều kiện thuận lợi hơn thì còn tốt hơn nữa, song sử dụng hiệu quả đồng vốn vay mới có tính quyết định.

Thông báo về kết quả phát hành trái phiếu quốc tế ngày 25/1 vừa qua, Bộ Tài chính cho biết đối tượng mua trái phiếu Chính phủ Việt Nam chủ yếu là các quỹ đầu tư, công ty quản lý tài sản (mua 73%). Các đối tượng khác như quỹ bảo hiểm, hưu trí mua 10%, ngân hàng mua 7%... Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ châu Mỹ (56%), châu Á chiếm 28% trong khi nhà đầu tư châu Âu chỉ mua 16%.

Mục đích phát hành trái phiếu :

30

Page 31: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các mục tiêu: (i) hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, (ii) giao Bộ Kế hoạch&Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển).

Số tiền thu được từ việc bán trái phiếu quốc tế lần này theo kế hoạch dự kiến dùng một phần để hoàn trả ngân sách nhà nước và một phần giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp, có hiệu quả.

2. Tập đoàn nhà nước: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) hoãn kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 1 tỷ USD vào những ngày cuối năm 2010.

Tuy vậy, vốn quốc tế vẫn là động lực quan trọng với doanh nghiệp Việt Nam và động thái của các doanh nghiệp lớn sẽ có ảnh hưởng mạnh tới thị trường vốn nội địa.

PVN đã chính thức dừng việc phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường Mỹ trong quý IV/2010 như dự kiến trước đó do thời điểm không thuận lợi.Một số tập đoàn của Việt Nam dự kiến phát hành cũng không thành công như: Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) và Tập đoàn Điện lực (EVN). Hai nơi này cùng với PVN đều có kế hoạch gọi vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế trong năm 2010, với mức chào bán từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD và cùng thời gian dự kiến trong quí IV/2010.

Chuẩn bị cho phát hành trái phiếu quốc tế, cả ba tập đoàn nêu trên đều đã thực hiện xếp hạng tín nhiệm quốc tế với các tổ chức uy tín như Standard & Poor's, Moody's… Việc xếp hạng đã hoàn tất từ giữa quý II/2010. Tuy nhiên, sự đổ vỡ của Vinashin hồi tháng 6/2010 đã ảnh hưởng lớn đến các dự định gọi vốn. TKV bị hạ bậc tín nhiệm từ BB xuống BB- (theo đánh giá của Standard & Poor's), là mức dưới điểm đầu tư, vì tổ chức tư vấn căn cứ vào khả năng Chính phủ hỗ trợ cho TKV cũng như các tập đoàn khác trong việc trả nợ là thấp. Cùng trong thời điểm đó, PVN đã phải bổ sung, đánh giá lại xếp hạng tín dụng (theo chiều hướng thấp đi) do tiếp nhận một số công ty làm ăn thua lỗ từ Vinashin chuyển qua.

Huy động vốn quốc tế tiếp tục là đòi hỏi cần thiết nếu Việt Nam mốn phát triển nhanh, mạnh. Theo tổng giám đốc một tổ chức tài chính lớn tại Việt Nam, chỉ có trái phiếu quốc tế mới có khối lượng đủ lớn và thời gian đủ dài với các dự án tầm cỡ. Liệu tình hình có xoay chuyển trong năm 2011? Ông Đinh La Thăng cho biết, năm 2011,

31

Page 32: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

PVN cần 5 - 6 tỷ USD để đầu tư các dự án và chỉ 30% trong số này là vốn tự có của Tập đoàn. Thị trường thuận lợi, PVN sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu 1 tỷ USD.

EVN không là ngoại lệ. Trong 5 năm qua, Tập đoàn đã xây dựng và đưa vào vận hành 21 dự án nguồn điện, với tổng công suất 6.280 MW (kể cả 770 MW công suất mua điện từ Trung Quốc); trong đó, riêng năm 2010 là 10 nhà máy, với tổng công suất 2.078 MW. Bên cạnh đó, EVN đang triển khai xây dựng 15 dự án, với tổng công suất 10.581 MW; trong đó có 6 dự án nguồn điện khởi công năm 2010, với tổng công suất 5.356 MW. Tổng vốn đầu tư cho 15 dự án là 9 tỷ USD, gồm các dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1, Mông Dương 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Thủy điện Sông Bung 4, Thủy điện Lai Châu… Ngoài ra, EVN còn có 11 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, với tổng công suất 7.285 MW và đang thực hiện các thủ tục đầu tư 5 dự án nguồn điện khác để khởi công trong giai đoạn 2011 - 2015 gồm 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1&2 (hơn 4.000 MW) và 3 dự án thủy điện tích năng (Bắc Ái, Hàm Thuận Bắc, Mộc Châu, tổng công suất 3.600 MW). Với những dự án như vậy, khó có thể chỉ trông chờ vào vốn nội địa.

Còn TKV, trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư của Tập đoàn lên tới 261.316 tỷ đồng, với các dự án cải tạo mở rộng mỏ than, nâng công suất mỏ, dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả I, II, Nhiệt điện Mạo Khê, Thủy điện Đồng Nai 5… Trong đó, TKV xác định vay thương mại là 183.869 tỷ đồng, vốn khác chỉ có 32.447 tỷ đồng.

3. Tập đoàn tư nhân:Không chỉ các tập đoàn nhà nước cần đến dòng vốn quốc tế, các tập đoàn tư nhân như Hoàng Anh Gia Lai, Vincom cũng đang khẩn trương triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế khi nguồn vốn trong nước khá hạn hẹp.

Tạo thế chủ động của các tập đoàn

Nhận xét về sự kiện Moody's hạ bậc tín nhiệm các tập đoàn sau sự kiện Vinashin, tổng giám đốc một tổ chức tài chính lớn tại Việt Nam cho rằng, không nên quá bi quan, thực tế động thái này chỉ làm chậm quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp. Ngược lại, sau sự kiện này, các tập đoàn nhìn nhận được những điểm yếu, điểm mạnh, những vấn đề cần xem xét sửa đổi. Bài học Vinashin không quá muộn.

Thổi lửa vào thị trường vốn

32

Page 33: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Nền kinh tế sẽ được tiếp sức khi các tập đoàn huy động thành công vốn trái phiếu quốc tế. Ý nghĩa lớn hơn là thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế được cải thiện. Vì thế, cần thiết phải có những cơ chế hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp huy động vốn ở nước ngoài. Đồng thời, tự làm mới mình, tăng khả năng hoạt động hiệu quả của khối doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu thiết yếu.

V. Năm 2012

1. Ngân hàng thương mại:Tín hiệu xấu từ nền kinh tế vĩ mô đang là thách thức với các ngân hàng khi phát hành trái phiếu quốc tế.

Trong ngành Ngân hàng, cuộc "trường chinh" hút vốn ngoài biên giới lãnh thổ cũng đang được xây dựng. Mới đây, VietinBank đã mở màn một loạt roadshow tại các thị trường Singapore, Hong Kong, London, Boston, New York, Los Angeles và San Francisco nhằm chuẩn bị cho đợt phát hành trái phiếu quốc tế. Đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần này của VietinBank có trị giá 500 triệu USD, được tư vấn bởi hai ngân hàng lớn của Anh là Barclays và HSBC. Đây là trái phiếu quốc tế đầu tiên của một định chế tài chính Việt Nam, đóng góp vào việc thiết lập một chuẩn mực quan trọng cho thị trường vốn đang phát triển của Việt Nam.

Sau khi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) bán hết 250 triệu đô la Mỹ trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm với lãi suất cuống phiếu 8%/năm và lợi suất 8,25%. Giới chuyên môn cho rằng các tín hiệu xấu từ tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam và sự thay đổi liên tục của thị trường thế giới đang là thách thức với các ngân hàng đi sau Vietinbank.

Không riêng Vietinbank, xu hướng tìm vốn ngoại tệ dài hạn trên thị trường quốc tế đã manh nha hình thành từ cuối năm 2010. BIDV (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), Vietcombank (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam), ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) và STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín) đều có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong năm nay với lý do muốn thay đổi cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ dài hạn trước nhu cầu trong nước đang tăng cao.

Với Vietcombank, đại hội cổ đông mới đây của ngân hàng này cũng có một phần về việc phát hành trái phiếu quốc tế. Theo dự kiến, khối lượng trái phiếu quốc tế của Vietcombank tối đa là 1 tỷ USD, với kỳ hạn tối đa 10 năm. Ngày phát hành dự kiến trong năm 2012 hoặc thời điểm phù hợp. Còn tại ĐHCĐ của ACB ngày 30/3/2012, ACB có kế hoạch phát hành 100 triệu USD trái phiếu quốc tế.BIDV muốn ít nhất 500

33

Page 34: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

triệu đô la Mỹ. Sacombank tại Đại hội đồng cổ đông ngày 26-5 cũng đã trình phương án phát hành 200 triệu đôla Mỹ trái phiếu quốc tế, kỳ hạn 5 năm, dự kiến phát hành vào quí 2 hoặc quí 3 tới.

Các ngân hàng trên là những ngân hàng có thế mạnh về ngoại tệ nhưng vẫn phải tính đường tăng thêm nguồn vốn ngoại tệ dài hạn. Bởi họ đã nhìn thấy nguy cơ cạn kiệt dòng vốn dài hạn ngoại tệ trong nước, khi mà nền kinh tế có nhu cầu đầu tư cho các dự án quy mô lớn mà sự có mặt của ngân hàng đôi khi mang tính sống còn. Nếu các ngân hàng trong nước không đủ sức, thị phần tài trợ vốn ngoại tệ dài hạn sẽ vào tay khối ngân hàng ngoại.

Xu hướng phát hành trái phiếu quốc tế của các ngân hàng thương mại được giới ngân hàng coi là xu hướng tất yếu. Nguồn vốn đô la Mỹ giá re trong nước đang khan hiếm, nhất là sau khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động 2% đối với đô la Mỹ, những nguồn vốn lớn và dài hạn khó huy động trong nước nhưng nhu cầu tín dụng ngoại tệ của nền kinh tế không suy giảm. Vì thế, việc huy động vốn ngoại tệ dài hạn và ổn định là cần thiết với ngân hàng. Chúng tôi cho rằng vấn đề lớn nhất với các ngân hàng Việt Nam hiện nay khi phát hành trái phiếu quốc tế là đưa ra được mức lãi suất vừa hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế nhưng lại đảm bảo chi phí không quá đắt để có thể kinh doanh có lãi khi dùng nguồn vốn này cho vay tại thị trường trong nước.

Một trong đại diện các ngân hàng đang chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế cho biết, cơ cấu vốn ngoại tệ trong các ngân hàng Việt Nam không khác nhiều cơ cấu nguồn vốn nội tệ, trung bình 85-90% ngắn hạn và còn lại là vốn dài hạn. Trong khi nhu cầu vay của thị trường tối thiểu nửa tổng nguồn vốn là dài hạn. Ví dụ với Vietinbank, họ cần bù đắp thiếu hụt về nguồn vốn đô la Mỹ hiện tại của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu vay đô la Mỹ còn cao ở thị trường trong nước. Theo Báo cáo trái phiếu của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt, các khoản cho vay bằng đô la Mỹ của ngân hàng trị giá 2,5 tỉ đô la Mỹ, trong khi tổng lượng tiền gửi bằng đô la Mỹ chỉ có 1,3 tỉ. Vì vậy, ngân hàng phải vay thêm 1,2 tỉ từ các tổ chức tín dụng khác.

2. Tập đoàn nhà nước:Tập đoàn Than và Khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Dầu khí (PVN) và nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đều có kế hoạch huy động vốn trái phiếu quốc tế từ hai năm qua.

34

Page 35: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí PVD cũng lên kế hoạch phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế có thời hạn từ 5 đến 10 năm để đầu tư một giàn khoan tự nâng mới hoàn toàn hoặc mua lại một giàn khoan cũ.

Vinacomin đã ra nước ngoài thực hiện một số chương trình giới thiệu (roadshows) năm 2010 song phải từ bỏ việc phát hành vì tín hiệu thị trường quá yếu. PVN cũng phải dừng lại kế hoạch gọi vốn trái phiếu quốc tế vì vụ việc Vinashin "bùng lên", sự quan tâm của thị trường gần như không còn. Sang năm 2011, tình hình thị trường tài chính ngày càng khó khăn và lãi suất đi vay đô la Mỹ của Việt Nam trên thị trường quốc tế trong nhiều tháng đã lên mức rất cao, 11%/năm. Một số doanh nghiệp đành quay sang thực hiện những khoản vay thông thường bằng ngoại tệ nhưng giá vốn và các điều kiện đi kèm cũng không hề re.

"Khẩu vị" thị trường luôn thay đổi

Không phải ngẫu nhiên mà tại các roadshow với nhà đầu tư quốc tế về đợt phát hành theo benchmark size (khối lượng chuẩn, theo thông lệ thị trường benchmarke size vào cỡ là 200-500 triệu đô la Mỹ) của Vietinbank cuối tháng 3/2012 ở Singapore, Hongkong, London, Boston, New York và Los Angeles, một phần ba các câu hỏi được giới đầu tư quan tâm đều liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tình hình các tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước, tình hình trả nợ của Vinashin, các vấn đề của hệ thống ngân hàng Việt Nam, sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và thế giới...

"Khi họ đầu tư bất kỳ khoản nào, rủi ro phải được minh bạch hóa để sau đó, nếu họ quyết chấp nhận thì sẽ mua. Cái mà họ sợ là nói thì không rủi ro mấy nhưng thực tế xảy ra sau đó lại rất rủi ro", ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam nói. "Điều mà giới tài chính quốc tế băn khoăn là liệu rằng việc ứng xử với các khoản nợ quốc tế của Vinashin thời gian qua có phải là thói quen và tiền lệ của Việt Nam hay không? Với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, khi doanh nghiệp không trả được nợ thì sự hỗ trợ của nhà nước là gì?".

Vietinbank bán trái phiếu có ve suôn se hơn các tổng công ty nhà nước .Cùng là doanh nghiệp quốc doanh nhưng giới đầu tư quốc tế nhìn thấy ngân hàng là một đặc thù so với công ty nhà nước khác ở Việt Nam. Vinashin sụp đổ, ảnh hưởng nặng nhất với lĩnh vực đóng tàu nhưng ngân hàng thì khác. Ngân hàng mất tiền không chỉ mất vốn của chủ sở hữu mà mất tiền của người dân đang gửi ở đó. Vietinbank có thị phần

35

Page 36: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

tín dụng và tiền gửi khoảng 14% toàn hệ thống, lớn thứ hai trong nước về giá trị vốn hóa và giới đầu tư tin Chính phủ không để ngân hàng sụp đổ".

Song, nhìn về dài hạn, ba vấn đề nhà đầu tư quốc tế luôn đặt dấu hỏi và coi như nút thắt cổ chai với nền kinh tế Việt Nam là: sự ảnh hưởng ngày càng rộng của khu vực nhà nước, đầu tư công và tái cấu trúc nền kinh tế và các ngân hàng. Kinh tế vĩ mô là cái bóng bao phủ mà các tổ chức phát hành không thể không đối mặt khi muốn vay nợ tại bất cứ đâu. Doanh nghiệp có tốt đến mấy mà môi trường kinh doanh bất ổn thì nhà đầu tư vẫn lo ngại. So với các quốc gia như Sri Lanka, Philippines, Thái Lan, Indonesia thì Việt Nam vẫn bị coi là thị trường nhiều rủi ro hơn, bởi các quốc gia này sau khi giải quyết những bất ổn chính trị đã bật lên rất nhanh trên thị trường vốn quốc tế.

Theo báo cáo mới đây của Nomura về đợt phát hành của Vietinbank, các ngân hàng Việt Nam cần đặc biệt quan ngại hơn về 2 yếu tố: Tính minh bạch về chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam là khá yếu do sự dễ dãi trong việc phân hạng nợ xấu theo chuẩn mực; Sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam cho các doanh nghiệp quốc doanh có thể không mạnh mẽ như thị trường kỳ vọng, sau sự việc Vinashin vỡ nợ vào cuối năm 2010. Với mức nợ nần cao của các doanh nghiệp tại Việt Nam (sau một thập kỷ tăng trưởng tín dụng quá nóng), tình hình lạm phát, lãi suất cao, và tính thanh khoản yếu trong một số lĩnh vực, Nomura vẫn đang rất để phòng khả năng còn nhiều doanh nghiệp nhà nước sẽ vỡ nợ, khi mà Chính phủ có thể không cung cấp sự hỗ trợ tới toàn bộ các doanh nghiệp này.

Bộ phận nghiên cứu của Citigroup nhận định trong một báo cáo phát hành ngày 11-5: "Với tình hình tài chính yếu, được xếp hạng tín nhiệm ở nhóm thấp nhất trong hệ thống ngân hàng toàn cầu, kế hoạch của chính phủ sẽ bán thêm cổ phần tại Vietinbank, và sự thực về khả năng trả nợ của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam vẫn đang gây quan ngại, chúng tôi tin rằng các ngân hàng Việt Nam nên giao dịch ở mức giống như là mức rủi ro của trái phiếu ngân hàng của Mông Cổ với kỳ hạn 5 năm, tức khoảng 9-10%".

Trong nước, việc huy động nguồn vốn đô la Mỹ trung dài hạn là hầu như không khả thi, đặc biệt là tại các kỳ hạn ba năm trở lên trong khi các ngân hàng cần ngoại tệ dài hạn, mà đợi thì đến bao giờ? Trong khi kinh tế thế giới xì xụp cả năm qua và các tín hiệu xấu từ châu Âu chưa biết bao giờ chấm dứt? Ở trong nước, tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn. Đó là lý do nhiều đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ đang nhấp nhổm trên bàn các ngân hàng, doanh nghiệp lớn.

36

Page 37: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

3. Tập đoàn tư nhân:Công ty Cổ phần Vincom

Công ty Cổ phần Vincom đã phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế đợt đầu tiên trong năm 2012 với khối lượng 185 triệu USD, kỳ hạn 5 năm, lãi suất coupon 5%/năm.Trước đó, công ty này đã công bố kế hoạch phát hành từ 150 đến 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế trong năm 2012.

Sau gần hai tháng triển khai, vào ngày 27/3/2012, trong đợt phát hành đầu tiên, Vincom đã phát hành được 185 triệu USD. Đây là loại hình trái phiếu không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 5 năm, phát hành bằng USD, lãi suất coupon 5%/năm và thanh toán 6 tháng một lần vào cuối kỳ. Trái phiếu này cũng được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Singapore ngay sau khi phát hành.

Vincom cũng cho biết giá chuyển đổi cho đợt phát hành này là 112.200 VND/cổ phiếu. Quyền chuyển đổi của các trái chủ sẽ được thực hiện từ ngày thứ 41 kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.

Thông cáo báo chí của Vincom về sự kiện này nói trong điều kiện thị trường tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn thì kênh huy động vốn thông qua trái phiếu chuyển đổi quốc tế là một hướng đi mới của công ty, đặc biệt trong bối cảnh ở trong nước doanh nghiệp đang phải huy động vốn với lãi suất rất cao và phải có tài sản bảo đảm thì trái phiếu chỉ phải trả lãi suất 5% và không cần tài sản thế chấp.

Đây là lần thứ hai Vincom huy động vốn trên thị trường quốc tế thông qua hình thức trái phiếu chuyển đổi. Lần đầu tiên, vào tháng 12/2009, Vincom đã huy động được 100 triệu USD và đến tháng 6/2011, 99,9% số trái phiếu của đợt phát hành này đã được chuyển đổi thành cổ phiếu.

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN)

Trước đó ngày 28/2/2012 - Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) thông báo đã đạt được thỏa thuận chính thức về việc huy động 235 triệu USD nguồn vốn dài hạn cho Masan và các công ty con. Giao dịch này bao gồm công cụ nợ có khả năng chuyển đổi bằng cả 2 loại tiền USD và VND có thời hạn 4 năm với trị giá 155 triệu USD cho Tập đoàn, và một khoản vay 80 triệu USD cho Công ty Tài nguyên Masan Thái Nguyên.

37

Page 38: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai mua lại số trái phiếu đã phát hành năm 2011:

9/2012 Quyết định mua lại 15 triệu USD trái phiếu quốc tế trong tổng số 90 triệu USD sau khi phát hành chỉ hơn một năm đồng thời hủy niêm yết trái phiếu này tại Singapore. Đồng thời tập đoàn này lại tăng mạnh các khoản vay trái phiếu trong nước.

Theo HAG, 90 triệu USD trái phiếu quốc tế này sẽ được đầu tư vào các dự án thủy điện, cao su và hoạt động kinh doanh khác của tập đoàn. Ngày 12/5/2011, HAGL phát hành trái phiếu có kỳ hạn 5 năm tổng giá trị 90 triệu USD thanh toán 1 lần vào đáo hạn. Lãi suất danh nghĩa (coupon) là 9,875%. Giá phát hành ban đầu là 95,76 USD với lợi suất đáo hạn là 11%.Trái phiếu này có thể được mua lại vào tháng 5/2014 tại mức giá 104,9375 USD hoặc năm tiếp theo tại mức giá 102,4688 USD.Tổ chức Credit Suisse là tổ chức bảo lãnh duy nhất và chứng khoán Sài Gòn là tổ chức tư vấn cho đợt phát hành này. Mặc dù khối lượng không lớn, động thái này của Hoàng Anh Gia Lai cho thấy Việt Nam đang tái tiếp cận với các thị trường vốn quốc tế sau sự kiện Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin vỡ nợ vào cuối năm 2010.

Tuy nhiên một trong các điều khoản của hợp đồng vay trái phiếu là chỉ số Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và khấu trừ (EBITDA)/ Tổng lãi vay của tập đoàn không thấp hơn 3,5 lần. Nếu chỉ số này xuống thấp hơn, khả năng vay vốn của HAG sẽ bị giới hạn ở một mức đã định trong hợp đồng.

Trong khi tổng lãi vay là một con số có thể dự báo tương đối chính xác thì EBITDA hay nói cách khác là lợi nhuận của HAG lại khó dự báo và nếu không đạt kế hoạch, tập đoàn này sẽ ‘vi phạm’ hợp đồng vay trái phiếu. Và thông thường, các trái chủ khi đó có quyền thoái vốn trước hạn.

Thực tế là ngay trong năm 2011, HAG chỉ đạt 1.702 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch 3.000 tỷ. Còn trong 6 tháng đầu năm nay, HAG mới chỉ đạt 210 tỷ đồng LNTT so với kế hoạch năm 1200 tỷ.

Trong 4 năm gần đây, nguồn doanh thu từ bán căn hộ chiếm trung bình 65% doanh thu của HAG. Và khi thị trường bất động sản ở trạng thái đóng băng, nhu cầu mua hầu như không phục hồi trong hai năm qua đã làm giảm doanh thu và lợi nhuận của HAG.

Kết quả là chỉ số EBITDA/ Tổng lãi vay của HAG liên tục ở dưới mức 3,5 trong khoảng 1 năm qua. Trong báo cáo phân tích HAG công bố hồi tháng 4/2012, CTCK

38

Page 39: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Bản Việt cũng dự báo chỉ số này của HAG gần như không thể đạt mức 3,5 lần cho đến năm 2016.

Vào ngày 5/7 và 13/7, HAG đã quyết định mua lại tổng cộng 15 triệu USD trái phiếu quốc tế của Credit Suisse với giá bằng 97% mệnh giá, đây chính là tổ chức bảo lãnh duy nhất trong đợt phát hành năm ngoái của HAG.

Việc mua lại này đã giúp HAG giải tỏa phần lớn các tài sản thế chấp và dỡ bỏ điều khoản đảm bảo chỉ số EBITDA/ Tổng lãi vay trên 3,5 lần. Điều này giúp HAG có thể vay nợ thêm mà không bị giới hạn đồng thời có thêm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

HAG cho biết sẽ tiếp tục mua vào trái phiếu để giảm dự nợ của Credit Suisse nhằm giảm bớt rủi rỏ tỷ giá. Tuy nhiên, điều tương tự có thể sẽ diễn ra với các trái chủ còn lại, nhất là khi số trái phiếu này bị hủy niêm yết.

Nếu điều này diễn ra HAG sẽ phải cần thêm khoảng 1.500 tỷ để đáp ứng nhu cầu thoái vốn của trái chủ. Đây có thể là lý do tại sao HAG đã liên tiếp phát hành hai đợt trái phiếu trong nước trong thời gian ngắn với tổng giá trị 2.550 tỷ đồng.

Đợt đầu tiên là ngày 25/4, HAG bán 450 tỷ cho NH Việt Nam Thương Tín, 450 tỷ cho CTCK ACB và 800 tỷ cho Eximbank. Một trong các mục đích sử dụng nguồn vốn này là tái cấu trúc nợ vay của công ty.

Đợt phát hành trái phiếu mới đây nhất diễn ra ngày 17/8 với giá trị 850 tỷ. Số tiền này được sử dụng để bổ sung vốn kinh doanh và thanh toán các khoản nợ của công ty. Theo một báo cáo công bố ngày 31/8 của CTCK Bản Việt, toàn bộ trái phiếu này được bán cho BIDV, chủ nợ lớn nhất của HAG hiện nay.

VI. Nh ng tác đ ng tích c c c a phát hành trái phi u ra th tr ng tráiữ ộ ự ủ ế ị ườ phi u qu c t :ế ố ế

Cầu nối giữa thị trường vốn trong nước với thị trường tài chính quốc tế.

Việc phát hành trái phiếu quốc tế mở ra một kênh huy động vốn có khả năng đáp ứng các dự án có quy mô lớn, thời gian dài và nguồn lực hầu như không hạn chế. Trong bối cảnh các nước đang phát triển có giới hạn về nguồn vốn tiết kiệm, thì nguồn vốn huy động từ hoạt động phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế có một ý nghĩa to lớn. 

39

Page 40: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường vốn trong nước với thị trường vốn nước ngoài.

Khi phát hành trái phiếu, chủ thể phát hành trái phiếu chấp nhận điều kiện chung của thị trường tài chính quốc tế, chấp nhận sự cạnh tranh và các điều kiện ràng buộc tín dụng. Không chỉ dừng lại ở thị trường vốn mà còn có cơ hội xác định chi phí sản xuất hàng hóa trong nước, khả năng cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước với hàng hóa nước ngoài. 

Trái phiếu quốc tế cho phép xác định điểm chuẩn của quốc gia phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế và sẽ là điều kiện tài chính đầu vào của các dự án đầu tư trong nước. Điều này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước lựa chọn khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư, các loại tài sản tài chính để phòng ngừa rủi ro. 

Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia. Thông qua việc phát hành mới trái phiếu ra thị trường quốc tế, chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ để thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ.  

Kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp:

Nếu muốn tìm nguồn vốn re nhất thì nhà phát hành sẽ không xem xét kênh huy động thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Vay vốn trong nước hoặc vay một ngân hàng nước ngoài thường có chi phí vốn re hơn. Tuy nhiên, kỳ hạn có thể không phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và nguồn vốn ngoại tệ trong nước sẽ cạn dần, hạn mức các ngân hàng nước ngoài cho vay các doanh nghiệp/ngân hàng Việt Nam chỉ có hạn và đa phần dành cho các khoản vay ngắn hạn. Ngoài ra, khủng hoảng nợ của châu Âu hiện nay sẽ ảnh hưởng tới khả năng cung cấp vốn trên thị trường trong nước.

Việc phát hành trái phiếu quốc tế sẽ phù hợp nhất nếu nhà phát hành đặt mục tiêu tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn, nâng cao các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh và tăng cường quan hệ với cộng đồng đầu tư quốc tế, hình thành kênh thu hút vốn mới cho doanh nghiệp, phát huy thương hiệu của tổ chức phát hành và hội nhập với thị trường quốc tế.

VII. Nh ng thách th c đ i v i k ho ch phát hành trái phi u ra thữ ứ ố ớ ế ạ ế ị tr ng qu c tườ ố ế

Chấp nhận lãi suất thị trường:

40

Page 41: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế sẽ được quyết định theo thị trường quốc tế và sẽ phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác. Với chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa quốc gia cần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lãi suất trái phiếu quốc tế sẽ phản ánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên thị trường và sẽ giúp cho chính phủ cũng như các công ty tính toán đầu tư vào các dự án có hiệu quả, đảm bảo sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường. Đây là một bước đi chiến lược đảm bảo tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế VN trong quá trình hội nhập.

Lãi suất có thể cao hơn lãi suất danh nghĩa của các khoản vay ưu đãi, tín dụng xuất nhập khẩu và vay qua ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên theo dự đoán nguồn ODA sẽ giảm trong tương lai tín dụng xuất nhập khẩu thường kèm theo các ràng buộc đẩy phí vay lên cao, trong khi hệ thống ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế sẽ đa dạng hóa các nguồn vốn vay, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn, nếu được quản lý thận trọng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính quốc gia, hình thức huy động mới này sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế:

VN phải đảm bảo tính công khai minh bạch và cập nhật thông tin thường xuyên đối với cộng đồng đầu tư quốc tế. Đồng thời cũng phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu, những yêu cầu về tính công khai và tuân thủ các luật quốc tế.

Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ được thu về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần có kế hoạch cụ thể để giải ngân ngay cho đầu tư, tránh ứ động vốn sẽ làm tăng chi phí, gây nên lãng phí trong đầu tư.

Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn:

Chính phủ cần phải có kế hoạch cân đối nguồn thu và chuẩn bị nguồn ngoại tệ đủ để thanh toán lãi và vốn gốc khi đáo hạn. Nếu việc thanh toán không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín của VN trên trường quốc tế, và đến các đợt phát hành tiếp sau.

Chớp thời điểm để phát hành trái phiếu quốc tế là điều không dễ dàng:

41

Page 42: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Hiện thị trường thế giới đang biến động rất mạnh do tình hình bất ổn tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu và kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng rất chậm. Ngoài ra, Trung Quốc đang giảm dần tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nên lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang biến động rất nhanh và chúng ta không thể chắc chắn được năm sau, tình hình kinh tế thế giới có khả quan hơn thời điểm hiện nay hay không. Do đó, việc chọn thời điểm ra thị trường quốc tế là hết sức quan trọng và cần được xem xét kỹ.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu vốn trung và dài hạn và muốn mở một kênh huy động vốn mới từ thị trường vốn quốc tế, các doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn các yếu tố cần thiết như sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước, các tài liệu liên quan đến quá trình phát hành trái phiếu như bản cáo bạch, báo cáo tài chính có kiểm toán… Bất cứ khi nào thị trường có cơ hội phát hành do có tin tức tốt, doanh nghiệp cần chớp thời cơ. Rất nhiều khả năng cửa sổ cơ hội chỉ được mở trong thời gian rất ngắn.

VIII. Các gi i phápả

Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng có hai mặt, việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế cũng mang lại những lợi thế cho quốc gia phát hành đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ gây mất an ninh tài chính. Với các quốc gia đang phát triển như VN, mới tiếp cận với kênh huy động vốn này, cần thận trọng, nghiên cứu và chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho việc lập kế hoạch phát hành trái phiếu nhằm đạt hiệu quả cao.Vì vậy, các yếu tố cơ bản cần phải đặc biệt quan tâm trong kế hoạch phát hành trái phiếu gồm:  

1. Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia: 

Hệ số tín nhiệm là đánh giá khả năng về tài chính cũng như khả năng hoàn trả tiền gốc và lãi của chính phủ phát hành. Hệ số tín nhiệm không chỉ cần thiết đối với việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các khoản vay thương mại. Với các nước phát triển hệ số tín nhiệm cao có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay thương mại. Còn đối với các nước đang phát triển, đang được hưởng ưu đãi qua các khoản vay ODA nên việc đưa ra hệ số tín nhiệm thấp có thể gây khó khăn cho các khoản vay thương mại, còn nếu càng cao thì thuận lợi cho vay thương mại nhưng ngược lại sẽ giảm đi những ưu đãi về vay ODA. Công tác đáng giá về hệ số tín nhiệm quốc gia được thực hiện bởi công ty xếp hạn tín nhiệm do Chính phủ lựa chọn thuê.

42

Page 43: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Kết quả xếp hạng tín nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến khả sự thành công của các đợt phát hành, cũng như lãi suất của trái phiếu. Đối với các nước đang phát triển như Việt nam, giai đoạn đầu khi tiếp cận với kênh huy động vốn này, nên cần phải được một công ty xếp hạng có huy tín trên thế giới thực hiện. Điều này, nhằm tạo niềm tin tưởng cho các nhà đầu tư. Vì vậy, Chính phủ có thể chọn thuê các những công ty như: CBRS ( Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada- Canadian Bond Service), JBRI (Tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật- Japanese Bond Intitute), Standard&Poor’s, Moody’s hoặc Fitch’s. Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hạng mức tín nhiệm như: 

+) Điều hành chính sách tài khoá chủ động, hạn chế thâm hụt ngân sách dưới 5% GDP, kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý dưới hai con số.

+) Tiếp tục đổi mới về cơ chế quản lý điều hành theo định hướng kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái. Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến các đánh giá về xếp hạng tín nhiệm, thông qua các chỉ số về lãi suất và tỷ giá sẽ phản ánh thực trạng về cung cầu vốn, về năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường thế giới.

+) Tăng tốc cho tiến trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, trong thời gian quan tiến trình này còn rất chậm, chưa sát với các chuẩn mực quốc tế, cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính bao cấp, chưa thật sự linh hoạt và thích ứng với tiến trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế. 

+) Xây dựng dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh, mức dự trữ ngoại tệ là một yếu tố quan trọng làm cơ sở đánh giá rủi ro về khả năng thanh toán. Dự trữ VN trong thời gian qua dù có tăng nhưng trong dài hạn vẫn khó vượt mức mười tuần; nhập khẩu vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn là bốn tháng nhập khẩu theo quan điểm truyền thống về dự trữ ngoại hối.

+) Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Kể từ năm 1998, VN đã có những tiến bộ đáng kể thông qua các chương trình cải cách được sự hỗ trợ từ các nước phát triển, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực không ngừng được nâng cao, đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường. Tuy nhiêm, trong các cơ quan nhà nước hiện nay nạn quan liêu, tham nhũng đang có dấu hiệu gia tăng, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, chất lượng các công trình đầu tư giảm, làm n?n lòng các nhà đầu tư. Đồng thời, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động kinh doanh, cũng như bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.  

2. Lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành:

43

Page 44: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Để nâng cao mức tín nhiệm của chủ thể phát hành trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cần thiết phải có người bảo lãnh phát hành. Thông thường có thể là một tập đoàn tài chính hoặc một ngân hàng đầu tư có uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường vốn quốc tế, đã từng giúp một số quốc gia trong khu vực phát hành. Việc lựa chọn sẽ thông qua phương thức đấu thầu cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhất cho chính phủ phát hành. Vì vậy các định chế tài chính quốc tế, hoặc các ngân hàng lớn sẽ là tổ chức mà chúng ta lựa chọn làm nhà bảo lãnh phát hành. 

Thông thường, tổ chức phát hành sẽ lựa chọn 2 - 3 nhà tư vấn phát hành có nhiều kinh nghiệm phát hành trái phiếu quốc tế, có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư quốc tế. Đồng thời, các nhà tư vấn sẽ có sức mạnh tương hỗ cho nhau. Ở đây, tổ chức phát hành nên lựa chọn nhà tư vấn dựa trên thực lực sức mạnh và kinh nghiệm hơn là cần đóng mức phí thấp nhất hoặc dựa trên mối quan hệ. Tuy nhiên, các tổ chức phát hành Việt Nam cũng cần thực tế trong việc hoạch định cho mình những mục tiêu, cũng như lựa chọn tổ chức tư vấn phù hợp, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến thành công của giao dịch và uy tín của tổ chức phát hành.

3. Phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế: 

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả của trái phiếu phát hành là tình hình lãi suất thực tế trên thị trường tài chính quốc tế tại thời điểm phát hành. Thông thường giá trái phiếu được tính dựa trên trái phiếu kho bạc của Mỹ, mà một trong những yếu tố cấu thành lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ là mức lãi suất cơ bản do Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố. 

Lựa chon thời điểm phát hành:Việc phát hành trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam không thuận lợi bằng các doanh nghiệp tại các nước có hệ số tín nhiệm cao hơn Việt Nam. Do đó, chiến lược thực hiện giao dịch và lựa chọn “điểm rơi” thị trường hết sức quan trọng và sẽ quyết định thành công của giao dịch.

Ngoài ra, chính phủ phát hành còn phải tìm hiểu về quy mô, giá cả của các loại trái phiếu mới phát hành, cũng như dự tính quy mô của các đợt phát hành tiếp theo để có thể đánh giá chính xác mức cung trái phiếu trên thị trường. 

4. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến việc phát hành trái phiếu: 

Yêu cầu về các loại tài liệu thông thường gắn với hình thức phát hành. Trong trường hợp phát hành rộng rãi ra công chúng gồm cả các nhà đầu tư tư nhân, thì các yêu cầu về thủ tục đăng ký, niêm yết cũng như các tài liệu có liên quan rất khắt khe, bắt buộc phải cung cấp. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài rất coi trọng sự minh bạch và trung thực trong việc công bố thông tin. Tổ chức phát hành thậm chí có thể công khai

44

Page 45: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

một số điểm chưa thực sự hoàn hảo nhưng cần đi kèm với kế họach để cải thiện tình hình. Khi đó sẽ tạo được lòng tin với nhà đầu tư.

Tài liệu có liên quan đến công tác phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế được chia làm hai loại:

Những tài liệu liên quan đến việc phát hành, bảo lãnh, lệ phí và phân phối trái phiếu:

- Bảng cáo bạch, bao gồm các nội dung: 

+ Các báo cáo tài chính. 

+ Tên trái phiếu và các điều kiện cơ bản. 

+ Ngày phát hành trái phiếu. 

+ Giới thiệu các bên tham gia phát hành trái phiếu. 

+ Các chi tiết về hạn chế đối với việc bán trái phiếu. 

+ Thông tin chung về những tài liệu cần kiểm tra.

Bảng cáo bạch là một tập tài liệu công khai, được cung cấp cho các nhà đầu tư, đồng thời trình lên trung tâm chứng khoán nơi có trái phiếu niêm yết.

Ý kiến pháp lý: 

+ Tư vấn pháp lý của chính phủ phát hành đưa ra ý kiến về việc phát hành trái phiếu chính phủ là tuân thủ pháp luật trong nước hiện hành.

+ Tư vấn pháp lý của nhà bảo lãnh phát hành đưa ra ý kiến về việc phát hành trái phiếu là tuân thủ theo luật quốc tế. 

Những tài liệu có liên quan khác: 

- Thỏa thuận của cơ quan tài chính. 

- Chứng thư bảo đảm, chứng thư bảo lãnh…. 

- Thực hiện chiến dịch quảng bá, xúc tiến với các nhà đầu tư.

45

Page 46: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cần gặp trực tiếp ban lãnh đạo của tổ chức phát hành để hiểu rõ về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược hoạt động, kinh tế vĩ mô… Roadshow, chiến dịch quảng cáo thường diễn ra tại các thị trường tài chính lớn như Singapore, Hồng Kông, London và Boston, New York hoặc có thể cả Los Angeles và San Francisco. Ở đây, vai trò của tổ chức tư vấn sẽ phát huy khi họ có khả năng sắp xếp được các cuộc gặp trực tiếp với từng nhà đầu tư lớn của khu vực.

Quá trình quảng bá xúc tiến việc phát hành trái phiếu với các nhà đầu tư được thực hiện qua các phương thức:

- Quảng bá qua nhà bảo lãnh phát hành. 

- Hướng dẫn nội bộ cho bộ phận bán trái phiếu: bộ phận nghiên cứu của nhà bảo lãnh phát hành sẽ có chương trình nội bộ hướng dẫn bộ phận bán trái phiếu, trong đó nhấn mạnh thế mạnh của trái phiếu, truyền tải đến nhà đầu tư. Việc này phải đảm bảo tính chính xác, thống nhất khi với thiệu trái phiếu đến nhà đầu tư. 

- Các chuyên gia nghiên cứu của người bảo lãnh sẽ liên tục xuất bản những ấn phẩm nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế, các bước tiến tích cực của quốc gia phát hành để duy trì thường xuyên sự quan tâm của các nhà đầu tư.

- Kết hợp giữa chính phủ phát hành và nhà bảo lãnh. 

Chiến dịch quảng bá được tổ chức dưới nhiều hình thức như: 

- Tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư tới các trung tâm tài chính lớn để giới thiệu trái phiếu. Các nhà lãnh đạo chính phủ trực tiếp tiếp xúc với các nhà đầu tư, đây là cách hiệu quả nhất.

- Tổ chức các diễn đàn đầu tư tại các trung tâm tài chính quan trọng. 

- Sử dụng các phương tiện điện tử viễn thông để cung cấp các thông tin cần thiết đến cho các nhà đầu tư không có điều kiện tiếp xúc gặp gỡ với đoàn xúc tiến có được những thông tin về phát hành trái phiếu.

Có thể kết luận rằng, phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu đối với nền kinh tế các nước đang phát triển. Cũng như mọi vấn đề điều tồn tại hai mặt, nguồn vốn dồi dào của thị trường vốn quốc tế đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, nhưng cũng chính nguồn

46

Page 47: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

vốn này nếu không có những biện pháp quản lý sử dụng tốt sẽ gây những tác động đảo ngược, tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, để tiếp cận, khai thác nguồn vốn này Nhà nước cần thận trọng, nghiên cứu phân tích diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế, nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cũng như những nội dung cần thiết đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế thành công.

47

Page 48: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

N i dungộA. TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ:.......1

I. Trái phiếu quốc tế:....................................................................................................................1

1. Khái niệm:.............................................................................................................................1

2. Đặc điểm của trái phiếu quốc tế:...........................................................................................1

3. Phân loại trái phiếu quốc tế:..................................................................................................1

4. Xếp hạng tín dụng:................................................................................................................3

II. Tổng quan về trái phiếu quốc tế:...............................................................................................5

1. Khái niệm :............................................................................................................................5

2. Vai trò của thị trường trái phiếu quốc tế:...............................................................................6

3. Các chủ thể trong thị trường trái phiếu quốc tế:....................................................................6

4. Thị trường trái phiếu quốc tế :...............................................................................................7

B. TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI......................................9

1. TRUNG QUỐC............................................................................................................................9

2. Thị trường trái phiếu Nhân Dân Tệ:........................................................................................10

3. Một số quốc gia trên thế giới..................................................................................................13

C. TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM...........................................14

I. Năm 2005:...............................................................................................................................14

II. Năm 2007................................................................................................................................19

III. Năm 2009:...........................................................................................................................21

1. Nghị quyết mở đường ra thị trường vốn Quốc tế 2009:.......................................................21

2. Vincom phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế:................................................................26

IV. Năm 2010............................................................................................................................27

1. Trái phiếu chính phủ............................................................................................................27

2. Tập đoàn nhà nước:.............................................................................................................31

3. Tập đoàn tư nhân:................................................................................................................33

48

Page 49: Trai Phieu Quoc te

TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

NHÓM 6

V. Năm 2012................................................................................................................................33

1. Ngân hàng thương mại:.......................................................................................................33

2. Tập đoàn nhà nước:.............................................................................................................35

3. Tập đoàn tư nhân:................................................................................................................37

VI. Những tác động tích cực của phát hành trái phiếu ra thị trường trái phiếu quốc tế:..........40

VII. Những thách thức đối với kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế................41

VIII. Các giải pháp.......................................................................................................................42

1. Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia:....................................................................................43

2. Lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành:....................................44

3. Phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế:..............................................................44

4. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến việc phát hành trái phiếu:.....................................45

49