1
13 Xuân Giáp Ngọ T ính toán chung, Đà Nẵng đã đầu tư khoảng 900 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trong vòng 5 năm để xây dựng các cơ sở hạ tầng và chỉ tính trong năm 2013, đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Và với tốc độ phát triển CNTT hiện nay thì trong 10 năm tiếp theo CNTT TP vẫn đáp ứng được nhu cầu. Năm 1997-1998, Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình Đề án 112, tạo cú hích đáng kể cho tiến trình tin học hóa, đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ. Tuy mới mang tính khu trú trong từng địa phương, nhưng cũng một phần đã tác động đến tư duy và nhận thức của cán bộ, công chức và lãnh đạo. Đến năm 2009, thành phố mới thực sự có định hướng rõ ràng phát triển CNTT dựa trên những tiêu chí rõ ràng, đảm bảo tính đồng bộ, có lộ trình. Trong đó, phát triển hạ tầng CNTT được xem là xương sống để chính quyền điện tử phát triển. Hàng loạt những công trình đã được định hướng và đưa vào sử dụng như: môi trường mạng Man có chiều dài 300km trải dài từ UBND TP đến các sở, ban, ngành, quận, huyện với băng thông 10 gb; hệ thống trung tâm dữ liệu -180 máy chủ có thể lưu trữ 100Tb. Ngoài ra, Đà Nẵng còn phủ sóng wifi tại 300 điểm phát sóng với tốc độ 100Mb... Hiệu quả của sự đầu tư ấy mang lại những tiện ích thiết thực cho cả người dân và bộ máy Nhà nước địa phương. Đặc biệt, các văn bản, chỉ thị, chính sách... của lãnh đạo thành phố được phổ biến đến từng địa phương một cách nhanh nhất; ngược lại các thông tin lưu trữ ở trung tâm dữ liệu trở thành những con số biết nói phục vụ cho công tác định hướng phát triển kinh tế, chính trị của bộ máy chính quyền TP. Nói về CNTT, không thể không nhắc đến Công viên phần mềm TP Đà Nẵng được đầu tư 230 tỷ đồng, hiện nay đã khai thác đến 97%, tập trung 57 doanh nghiệp với 15 doanh nghiệp nước ngoài trong đó có đến 7 doanh nghiệp Nhật Bản. Tại đây, các doanh nghiệp nhận gia công phần mềm, đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Trong đó, có một số công ty IT lớn như: Softech, Unitech, Toàn cầu xanh. Ngoài ra, có thể kể đến khu công nghệ tập trung RockLair được đầu tư 250 triệu USD đang trong quá trình xây dựng với 131 ha. Hiện nay TP cũng đang triển khai phương án thi thiết kế cho khu công viên phần mềm thứ 2 ở khu đô thị Đa Phước có diện tích 10 ha... Đây chính là những yếu tố về hạ tầng cơ bản để Đà Nẵng phát triển chính quyền điện tử trong tương lai. Việc sử dụng mô hình chính quyền điện tử Hàn Quốc (đứng thứ 1 theo bình chọn của Liên hợp quốc) đã giúp Đà Nẵng rất nhiều trong việc hoạch định chính quyền điện tử TP đến năm 2020. Và với việc sử dụng mã nguồn mở, Đà Nẵng đã dễ dàng hơn trong việc phát triển phần mềm theo yêu cầu, dự đoán được nguồn kinh phí phát triển. Nguồn nhân lực cũng luôn được đảm bảo khi hằng năm 30 trường đại học, cao đẳng, trung cấp cho ra lò hơn 5.000 sinh viên chuyên ngành CNTT. Đây là nền tảng để thành phố đón nhận làn sóng đầu tư của các nước tiên tiến trên thế giới, khi lựa chọn Đà Nẵng để đầu tư và phát triển CNTT. Tuy nhiên, điều quyết định then chốt để Đà Nẵng 5 năm liền đạt chỉ số IT dẫn đầu cả nước đó chính là nhận thức tầm quan trọng của CNTT trong giai đoạn phát triển hiện nay và tương lai, bao gồm cả nhận thức của người dân và các cấp lãnh đạo. Người dân Đà Nẵng đã nhanh chóng "tương thích" với 350 dịch vụ công sử dụng CNTT nên việc xử lý các thủ tục hành chính ngày càng giảm thiểu thời gian và tiền bạc, mức độ hài lòng ngày càng cao. Với nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 20 của TP Đà Nẵng về phát triển CNTT trong thời gian đến, đã đánh dấu sự chuyển mình rất lớn của TP. Với mục tiêu hàng đầu là chính quyền điện tử, trong đó các tiện ích như sử dụng điện tự động, cung cấp nguồn nước tự động, tự động hóa các quy trình sản xuất... sẽ ngày càng đưa Đà Nẵng đứng ngang hàng trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng CNTT với các thành phố lớn trên thế giới. N.Q.T (LÊ ANH TUẤN ghi) NGUYỄN QUANG THANH Tòa nhà Công viên phần mềm Đà Nẵng. Ảnh: S.T Giải mã làn sóng đầu tư Nhật Bản vào Đà Nẵng XUÂN ĐƯƠNG Năm 2013, Đà Nẵng đón nhận thêm 7 dự án đầu tư của Nhật Bản trị giá hơn 44,56 triệu USD, chiếm 95% tổng vốn đầu tư mới vào Đà Nẵng. Ẩn sau con số ấn tượng này là gì? V iệc lãnh đạo TP Đà Nẵng đích thân “khăn gói” sang tận Nhật để xúc tiến đầu tư mang đến cho Đà Nẵng những quả chín trong làn sóng đầu tư từ Nhật Bản. Ông Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc Sở KH & ĐT cho biết, chính quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nhật Bản đã mang lại cơ hội gắn kết bền chặt và sự tin cậy giữa chính quyền TP Đà Nẵng và DN Nhật. Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại hải ngoại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, Nhật Bản đang trong quá trình chuyển dịch khu vực đầu tư và hàng loạt DN vừa và nhỏ Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, trong đó Đà Nẵng như một điểm sáng mà DN Nhật hướng đến. Ông Takhashi, Chủ tịch Cty Việt Nam Tokai chia sẻ, Đà Nẵng ngoài những ưu ái của tự nhiên, có sức trẻ dồi dào của thế hệ mới, thì còn được sự cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi của nhiều cơ quan ban, ngành TP, do đó Tập đoàn Tokai Kogyo Nhật Bản (chuyên sản xuất linh kiện ô-tô) quyết định chọn Đà Nẵng để đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên và cũng là nhà máy thứ 7 trên thế giới... Khi được hỏi lý do vì sao chọn Đà Nẵng để đầu tư, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc phát triển hải ngoại của Tập đoàn Tokyo Keiki (Tập đoàn đầu tiên đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng) cho biết, tại Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng giao thông và công cộng tốt, nguồn nhân lực ổn định phù hợp với định hướng phát triển ngành công nghệ cao, có đội ngũ tiếng Nhật hùng hậu, có tuyến vận tải đường biển trực tiếp, trong tương lai sẽ có đường bay trực tiếp Đà Nẵng –Nhật Bản... Đây là những lợi thế được nhìn rõ. Ông Yuichi Bamba, Phó Trưởng đại diện JETRO cho biết, khuynh hướng các nhà đầu tư Nhật Bản đổ vốn vào nhiều hơn. Hiện tại, Đà Nẵng đang xếp thứ 8 trong 36 tỉnh thành được Nhật Bản chọn để đầu tư với làn sóng mới từ Nhật Bản, có cơ sở để tin rằng, Đà Nẵng sẽ cải thiện đáng kể thứ bậc này trong tương lai gần. X.Đ Mở cửa tương lai

Xuân Giáp Ngọ Mở cửa tương laicadn.com.vn/data_news/EPage-242-99.pdf · trong đó có đến 7 doanh nghiệp Nhật Bản. Tại đây, các doanh nghiệp nhận gia

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xuân Giáp Ngọ Mở cửa tương laicadn.com.vn/data_news/EPage-242-99.pdf · trong đó có đến 7 doanh nghiệp Nhật Bản. Tại đây, các doanh nghiệp nhận gia

13Xuân Giáp Ngọ

Tính toán chung, Đà Nẵng đã đầu tư khoảng 900 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trong vòng 5

năm để xây dựng các cơ sở hạ tầng và chỉ tính trong năm 2013, đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Và với tốc độ phát triển CNTT hiện nay thì trong 10 năm tiếp theo CNTT TP vẫn đáp ứng được nhu cầu.

Năm 1997-1998, Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình Đề án 112, tạo cú hích đáng kể cho tiến trình tin học hóa, đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ. Tuy mới mang tính khu trú trong từng địa phương, nhưng cũng một phần đã tác động đến tư duy và nhận thức của cán bộ, công chức và lãnh đạo. Đến năm 2009, thành phố mới thực sự có định hướng rõ ràng phát triển CNTT dựa trên những tiêu chí rõ ràng, đảm bảo tính đồng bộ, có lộ trình. Trong đó, phát triển hạ tầng CNTT được xem là xương sống để chính quyền điện tử phát triển. Hàng loạt những công trình đã được định hướng và đưa vào sử dụng như: môi trường mạng Man có chiều dài 300km trải dài từ UBND TP đến các sở, ban, ngành, quận, huyện với băng thông 10 gb; hệ thống trung tâm dữ liệu -180 máy chủ có thể lưu trữ 100Tb. Ngoài ra, Đà Nẵng còn phủ sóng wifi tại 300 điểm phát sóng với tốc độ 100Mb... Hiệu quả của sự đầu tư ấy mang lại những tiện ích thiết thực cho cả người dân và bộ máy Nhà nước địa phương. Đặc biệt, các văn bản, chỉ thị, chính sách... của lãnh đạo thành phố được phổ biến đến từng địa phương

một cách nhanh nhất; ngược lại các thông tin lưu trữ ở trung tâm dữ liệu trở thành những con số biết nói phục vụ cho công tác định hướng phát triển kinh tế, chính trị của bộ máy chính quyền TP.

Nói về CNTT, không thể không nhắc đến Công viên phần mềm TP Đà Nẵng được đầu tư 230 tỷ đồng, hiện nay đã khai thác đến 97%, tập trung 57 doanh nghiệp với 15 doanh nghiệp nước ngoài trong đó có đến 7 doanh nghiệp Nhật Bản. Tại đây, các doanh nghiệp nhận gia công phần mềm, đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Trong đó, có một số công ty IT lớn như: Softech, Unitech, Toàn cầu xanh. Ngoài ra, có thể kể đến khu công nghệ tập trung RockLair được đầu tư 250 triệu USD đang trong quá trình xây dựng với 131 ha. Hiện nay TP cũng đang triển khai phương án thi thiết kế cho khu công viên phần mềm thứ 2 ở khu đô thị Đa Phước có diện tích 10 ha... Đây chính là những yếu tố về hạ tầng cơ bản để Đà Nẵng phát triển chính quyền điện tử trong tương lai. Việc sử dụng mô hình chính quyền điện tử Hàn Quốc (đứng thứ 1 theo bình chọn của Liên hợp quốc) đã giúp Đà Nẵng rất nhiều trong việc hoạch định chính quyền điện tử TP đến năm 2020. Và với việc sử dụng mã nguồn mở, Đà Nẵng đã dễ dàng hơn trong việc phát triển phần mềm theo yêu cầu, dự đoán được nguồn kinh phí phát triển. Nguồn nhân lực cũng luôn được đảm bảo khi hằng năm 30 trường đại học, cao đẳng, trung cấp cho ra lò hơn 5.000 sinh viên chuyên ngành CNTT. Đây là nền tảng để thành phố đón nhận

làn sóng đầu tư của các nước tiên tiến trên thế giới, khi lựa chọn Đà Nẵng để đầu tư và phát triển CNTT.

Tuy nhiên, điều quyết định then chốt để Đà Nẵng 5 năm liền đạt chỉ số IT dẫn đầu cả nước đó chính là nhận thức tầm quan trọng của CNTT trong giai đoạn phát triển hiện nay và tương lai, bao gồm cả nhận thức của người dân và các cấp lãnh đạo. Người dân Đà Nẵng đã nhanh chóng "tương thích" với 350 dịch vụ công sử dụng CNTT nên việc xử lý các thủ tục hành chính ngày càng giảm thiểu thời gian và tiền bạc,

mức độ hài lòng ngày càng cao. Với nghị quyết Đại hội Đảng bộ

lần thứ 20 của TP Đà Nẵng về phát triển CNTT trong thời gian đến, đã đánh dấu sự chuyển mình rất lớn của TP. Với mục tiêu hàng đầu là chính quyền điện tử, trong đó các tiện ích như sử dụng điện tự động, cung cấp nguồn nước tự động, tự động hóa các quy trình sản xuất... sẽ ngày càng đưa Đà Nẵng đứng ngang hàng trong lĩnh vực phát triển, ứng dụng CNTT với các thành phố lớn trên thế giới.

N.Q.T (LÊ ANH TUẤN ghi)

NGUYỄN QUANG THANH

Tòa nhà Công viên phần mềm Đà Nẵng. Ảnh: S.T

Giải mã làn sóng đầu tư Nhật Bản vào Đà Nẵng XUÂN ĐƯƠNG

Năm 2013, Đà Nẵng đón nhận thêm 7 dự án đầu tư của Nhật Bản trị giá hơn 44,56 triệu USD, chiếm 95% tổng vốn đầu tư mới vào Đà Nẵng. Ẩn sau con số ấn tượng này là gì?

Việc lãnh đạo TP Đà Nẵng đích thân “khăn gói” sang tận Nhật để xúc tiến đầu tư mang đến cho Đà Nẵng những quả chín trong

làn sóng đầu tư từ Nhật Bản. Ông Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc Sở KH & ĐT

cho biết, chính quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng với các địa phương của Nhật Bản đã mang lại cơ hội gắn kết bền chặt và sự tin cậy giữa chính quyền TP Đà Nẵng và DN Nhật. Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại

hải ngoại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, Nhật Bản đang trong quá trình chuyển dịch khu vực đầu tư và hàng loạt DN vừa và nhỏ Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, trong đó Đà Nẵng như một điểm sáng mà DN Nhật hướng đến.

Ông Takhashi, Chủ tịch Cty Việt Nam Tokai chia sẻ, Đà Nẵng ngoài những ưu ái của tự nhiên, có sức trẻ dồi dào của thế hệ mới, thì còn được sự cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi của nhiều cơ quan ban, ngành TP, do đó Tập đoàn Tokai Kogyo Nhật Bản (chuyên sản xuất linh kiện ô-tô) quyết định chọn Đà Nẵng để đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên và cũng là nhà máy thứ 7 trên thế giới...

Khi được hỏi lý do vì sao chọn Đà Nẵng để đầu tư, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc

phát triển hải ngoại của Tập đoàn Tokyo Keiki (Tập đoàn đầu tiên đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng) cho biết, tại Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng giao thông và công cộng tốt, nguồn nhân lực ổn định phù hợp với định hướng phát triển ngành công nghệ cao, có đội ngũ tiếng Nhật hùng hậu, có tuyến vận tải đường biển trực tiếp, trong tương lai sẽ có đường bay trực tiếp Đà Nẵng –Nhật Bản... Đây là những lợi thế được nhìn rõ.

Ông Yuichi Bamba, Phó Trưởng đại diện JETRO cho biết, khuynh hướng các nhà đầu tư Nhật Bản đổ vốn vào nhiều hơn. Hiện tại, Đà Nẵng đang xếp thứ 8 trong 36 tỉnh thành được Nhật Bản chọn để đầu tư với làn sóng mới từ Nhật Bản, có cơ sở để tin rằng, Đà Nẵng sẽ cải thiện đáng kể thứ bậc này trong tương lai gần.

X.Đ

Mở cửa tương lai